Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

HOT - Tin nóng trong ngày

ĐƯỜNG DÂY MAFIA PHẠM QUÝ NGỌ - THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

Bài 1: Tướng Ngọ & Tiền còi 'cướp' Trụ sở Tổng cục cảnh sát!
QLB - Chúng tôi sẽ lần lượt đăng loạt bài về đường dây của bố già Kiên - Phạm Quý Ngọ, mong các bạn đón xem. 
Phạm Quý Ngọ nguyên giám đốc công an tỉnh Thái Bình, nay được phong hàm Trung Tướng, giữ chức Thứ Trưởng Bộ công an. Vốn không có tài cán gì nổi trội nhưng Ngọ lên rất nhanh bằng tiền. Các chiêu thức làm tiền của Ngọ có thể nói là vô tiền khoáng hậu. Không ai ước lượng được gia sản của Ngọ là bao nhiêu chỉ biết Ngọ hiện có hai căn nhà tại toà nhà Pacific. Con trai Ngọ, Hùng “ngọ” cũng nghiễm nhiên ở một căn hộ giá triệu đô tại chung cư Vincom.
Tuy nhiên đặc điểm của Ngọ là làm việc rất kín tiếng nên ít ai biết được bản chất mafia của hắn. Cách đây vài năm khi sốt đất vẫn lên cao bằng mọi thủ đoạn Ngọ đã chuyển toàn bộ hơn 13.300m2 trụ sở của Tổng cục Cảnh sát tại khu vưc đất vàng của Hà Nội cho Tiền “còi”, một đại phú đồng hương Thái Bình. Ở Việt Nam không một ai không biết đại gia 'nông dân' tiền 'còi' - Người có đặc quyền có thể trèo cả hai chân nhảy lên ngồi tót trên ghế tại nhà Thủ Tướng nguyễn Tấn Dũng để đàm đạo. Theo thông tin từ chính Tiên còi thì anh ta đã phải tốn 70 triệu USD để rải từ Thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở để lấy được Quyết định của Thủ Tướng cho phép hoán đổi lấy khu đất vàng của Tổng cục cảnh sát làm dự án. Nhưng chẳng có dự án nào cả. Tiền còi bán sang tay ngay 150 triệu đô la cho một Tập đoàn nước ngoài, sau khi trừ chi phí, Tiền còi bỏ túi 80 triệu đô la, may mà có số tiền Trời cho này mà Tiền đã đưa vào cứu Ngân hàng An Bình của chính Tiền còi đã bị hắn rút tiền cho vay các dự án của mình tới 30 năm!
Tuy nhiên trong phạm vi bài này sẽ chỉ bó hẹp lại ở Trung Tướng Phạm Quý Ngọ.
Tại thời điểm này Tướng Ngọ đang bị bệnh ung thư gan, không biết  sống chết thế nào. Rồi bỗng dưng Ngọ lên trung tướng, béo tốt hồng hào!
Để có được sự sống ngày hôm nay, Tướng Ngọ đã lừa lấy phần lớn lá gan của một người bạn của con trai mình. Người này cũng có tên là Hùng học khoá D31 Học viện an ninh. Để đổi lại Ngọ nhận Hùng là con nuôi và nâng đỡ trên con đường công danh. Ngọ hứa chỉ lấy một phần lá gan của Hùng để vẫn đảm bảo sự sống cho Hùng. Tuy nhiên ngay sau khi Hùng bị gây mê thì Ngọ ra lệnh cho kíp bác sỹ lấy phần lớn lá gan của Hùng để ghép cho mình. Hệ quả là giờ dù Hùng tuy được lên phó phòng, được cho đi học nhưng không biết còn sống tiếp được bao lâu. Một tháng thì Hùng ở trong viện đến 20 ngày để điều trị. Nhưng vì sợ thói bạo tàn của Ngọ, lại thêm sự hèn nhát vốn có của mọi tầng lớp quan chức Việt Nam, nên Hùng không dám phản ứng trước sự chiếm đoạt cuộc sống dã man của người “cha nuôi” đó. Trong khi Hùng chuẩn bị đi về cõi chết ở tuổi 29 thì Ngọ nghiễm nhiên hồng hào béo tốt ở cương vị thứ trưởng Bộ Công an.
Một kẻ phi nhân tính như thế nắm toàn bộ hệ thống cảnh sát trong tay thì không có gì khó hiểu khi xã hội đen lũng đoạn xã hội Việt Nam. Cho dù tội ác nào, việc phi pháp đến thế nào cũng có thể giải quyết bằng tiền. 
Ngọ cũng chính là người được Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cử đi điều tra bố già Kiên khi Kiên còn đang là đường dây của Thủ Tướng Phan Văn Khải và đang chống đối 3 Dũng. Nhưng tiền đã gắn kết Kiên và Ngọ. Từ chỗ điều tra thì Ngọ và Kiên lại trở thành cặp bài trùng. Chính Kiên và Tiền còi là người đã bỏ tiền ra để mua cho Ngọ chức Thứ Trưởng và chính Tiền còi -thông qua thương vụ 'cướp' trắng Trụ sở Tổng cụ cảnh sát bằng cách dùng từ mỹ miều hoán đổi lấy 03 Trụ sở mới - đã móc nối để Phạm Quý Ngọ trở thành tay chân của Thủ Tướng NGuyễn Tấn Dũng.
Tướng Ngọ thường đi du hí TP. HCM,  Mỗi lần Ngọ vào ở tại khách sạn Caravel và các doanh nghiệp xếp hàng để lên nộp tô thuế cho Ngọ.
Cậy quyền cậy thế Ngọ đã ăn cướp của rất nhiều người. Câu chuyện về Ngọ còn rất dài. Đọc thư của đại gia Dương Bạch Diệp để hiểu thêm về thủ đoạn của Ngọ.

 Thư của đại gia Dương Thị Bạch Diệp

Đại gia Bạch Diệp cùng chiếc Roll Royce là mỏ vàng của vợ chồng Trung Tướng Phạm Quý ngọ
Quanlambao - Bà Bạch Diệp là một đại gia bất động sản nổi tiếng tại TP. Là người sở hữu chiếc Roll Royce với biển cực độc 77L-7777.HCM và nổi tiếng bởi kiên quyết không bán miếng đất kế bên VICOM tại Đồng Khởi cho ông Vượng chỉ vì không muốn mất mặt đại gia Sài gòn bị Soái Nga về thôn tính!
Mời đọc thư của bà Bạch Diệp để thấy rõ thủ đoạn ăn tiền của vợ chồng Tướng Ngọ và Nhã.



Có âm mưu sau các thương nhân Trung Quốc?


Bộ trưởng Bộ Công thương - Vũ Huy Hoàng

Trong phiên chất vấn sáng nay (14/6), đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đặt câu hỏi: Liệu đằng sau các lừa gạt kinh tế của thương lái Trung Quốc còn có âm mưu về chính trị hay không.
Tuy nhiên, theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng không đưa ra câu trả lời. Cũng liên quan đến quan đến quan hệ thương mại Việt – Trung, đại biểu Vũ Thị Hương Sen (Hải Dương) đề nghị Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản, không phải “đơn thương độc mã” chống lại áp lực từ phía Trung Quốc. 
Về vấn đề này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, Bộ Công thương đang triển khai một số công việc để giải quyết, gồm: Thí điểm tăng cường hệ thống dịch vụ kỹ thuật gần biên giới (logistic - bến bãi, kho chứa, phân loại hàng hóa…) để kéo dài thời gian lưu trữ sản phẩm ở Đồng Đăng, Móng Cái; Cùng ký với Bộ Thương mại Trung Quốcthỏa thuận khung để Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam; Cuối cùng, tăng cường trách nhiệm của Bộ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp các chính sách, thủ tục và thay đổi trong hoạt động nhập khẩu nông sản của Trung Quốc.
2022 sẽ hết độc quyền phân phối điện?
Một trong những vấn đề được quan tâm trong buổi chất vấn sáng nay liên quan đến ngành điện. Trong đó, đáng lưu ý nhất là thông tin của của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về xóa bỏ độc quyền trong ngành điện. Cụ thể, theo lộ trình, tới năm 2022, nhiều doanh nghiệp được tham gia thị trường bán lẻ điện.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thùy (Bình Định) nêu vấn đề đang có hiện tượng đánh đổi rừng làm thủy điện nhỏ và có nên tiếp tục, lộ trình khắc phục ra sao? Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ sẽ căn cứ quy hoạch, kiểm tra dự án đang xây dựng, nếu dự án nào có vi phạm về 4 vấn đề: môi trường, rừng, tái định cư, an toàn có thể đình chỉ. Bổ sung cho câu trả lời của Bộ trường Vũ Huy Hoàng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho biết, Nhà nước có chủ trương trồng bù lại số rừng bị mất do làm thủy điện và việc trồng bù rừng được thực hiện linh hoạt. Theo đó, nếu địa phương làm thủy điện không có đủ diện tích để tái trồng rừng, con số sẽ được đưa lên Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn để triển khai ở địa phương khác.
Một câu chuyện nóng của ngành điện là sự cố ở đập Thủy điện Sông Tranh 2 được đại biểu Trần Xuân Vinh (Quảng Nam) nhắc tới và đặt vấn đề tính an toàn của thiết kế tương tự. Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, trong cả nước có tất cả 12 dự án thủy điện sử dụng công nghệ bê tông đầm lăn để xây dựng đập. Riêng ở Quảng Nam, ngoài Thủy điện Sông Tranh 2 còn có Thủy điện A Vương và Sông Côn 2, cả hai đều hoạt động an toàn. “Do đó, sự cố ở Sông Tranh 2 là sự cố hy hữu, phải khắc phục”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Bộ trưởng Vũ Hoàng còn giải trình về việc các biện pháp khắc phục mặt trái dự án thủy điện ảnh hưởng tới sinh kế lâu dài của người dân. Cụ thể, bên cạnh những biện pháp của chủ đầu tư và địa phương còn có chương trình khuyến công (phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn), bước đầu cho thấy có hiệu quả trong việc “nhân, cấy nghề” mới vào các khu tái định cư.
Không có cơ sở cho tác động lợi ích nhóm tới hoạt động kinh doanh xăng, dầu
Đại diện cho cử tri cả nước, đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) bức xúc: Vì sao, giá xăng dầu thế giới tăng, trong nước tăng cao, thế giới hạ, trong nước hạ không đáng kể. Vấn đề này có tác động của lợi ích nhóm hay không?
Trả lời sau khi đại biểu Lê Đắc Lâm nhắc lại câu hỏi lần thứ hai, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tuyên bố: “Không có cơ sở để nói có tác động của lợi ích nhóm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu”. Theo giải trình của bộ trưởng, trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, có sự tham gia của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có doanh nghiệp ngoài quân đội, có doanh nghiệp địa phương, có doanh nghiệp do Nhà nước quản lý nghĩa là có sự tham gia của toàn xã hội. Sắp tới đây, theo quyết định Chính phủ, dự án lọc dầu ở Nghi Sơn có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, kể cả trong phạm vi phân phối sản phẩm, bộ trưởng cho biết thêm. Giải thích lại về việc tăng – giảm giá xăng dầu trong nước. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, hiện nay, việc việc điều hành xăng dầu thực hiện theo Nghị định 84, yêu cầu các thương nhân, đầu mối nhập khẩu xăng dầu khi có biến động giá, trên cơ sở mức giá của 30 ngày trước đó phải quyết định tăng – giảm giá với khoảng cách tăng giá tối thiểu là 10 ngày, giảm giá tối đa 10 ngày. Có con số 30 ngày là do Chính phủ yêu cầu các đầu mối xăng dầu phải có dự trữ cho lưu thông, dẫn tới độ trễ về giá.
Bộ trưởng cho biết thêm, Bộ Công thương đang đang nghiên cứu quỹ bình ổn giá, và thúc đẩy trách nhiệm doanh nghiệp đầu mối. Cùng với đó, việc điều hành xăng dầu giao cho đầu mối liên bộ (Bộ Công thương và Bộ Tài chính) làm hết trách nhiệm, hết sức chặt chẽ. Về chính thống, không có sự khác nhau, nếu có ý kiến chỗ này chỗ kia là do phát biểu từ các hội thảo.
Buôn lậu: Càng chống càng phức tạp
Cũng trong phiên chất vấn sáng nay, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đánh giá hiệu quả phòng chống hoạt động buôn lậu, trốn thuế. Trả lời thắc mắc của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) về vấn đề này, bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, đây là vấn đề bức xúc, cấp bách, đòi hỏi Bộ thông qua lực lượng quản lý thị trường và địa phương tìm cách giảm thiểu tối đa trong quá trình triển khai con đường thương mại trong nội địa. Bởi nó ảnh hưởng sức khỏe, quyền lợi chính đáng người tiêu dùng, doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, uy tín hàng hóa Việt Nam.
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu đối với ngành công thương phải tìm giải pháp hữu hiệu để giảm dần hành vi gian lận thương mại vì lợi ích quốc gia. Đã làm không ít việc, số vụ việc phát hiện, xử lý rất nhiều, mỗi năm là hàng chục nghìn vụ nhưng tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp.
Nguyên nhân khách quan, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, do thực hiện quá trình hội nhập, biên giới trên đất liền rất là dài, tình hình thẩm lậu hàng nước ngoài rất phức tạp. Các lực lượng biên phòng, hải quan, công an, thuế, quản lý thị trường ở các tỉnh biên giới đã nỗ lực hết sức mình nhưng tác dụng và hiệu quả còn nhiều hạn chế.
Còn nguyên nhân chủ quan là công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều kẽ hở. Quy định về xử phạt gian lận chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm. Do đó, Bộ Công thương tiếp tục đề nghị bổ sung sửa đổi chế tài xử phạt. Thêm vào đó, khả năng của lực lượng quản lý thị trường còn có hạn và còn tiêu cực khiến hành vi gian lận còn có đất để phát triển. “Đây là vấn đề sống còn, không còn cách nào khác là tiếp tục sử dụng các biện pháp kiên quyết để khắc phục”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Tuấn Linh
Đất Việt

CHUYỆN LỊCH SỬ QUỐC KÌ VÀ NGƯỜI YÊU NƯỚC (KÌ 1)


Nếu như Ngu mỗ được hỏi thôn dân Việt ai là người yêu nước Việt xin giơ tay thì cứ dô chắc trăm phần trăm là giơ tay, thậm chí các quý vị “mặt to” còn giơ cả hai tay là đằng khác.

Ấy vậy mà nếu Ngu mỗ hỏi câu tiếp theo: Hỡi những thôn dân Việt yêu nước, ai là người biết về lịch sử quốc kì cờ đỏ sao vàng – hồn của dân tộc Việt – xin giơ tay! Không phải trăm phần trăm mà là trăm phần trăm cộng một (thêm Ngu mỗ) thú thật là chẳng biết gì cả.
Sao lạ vậy? Người Việt yêu nước Việt mà lại chẳng hiểu gì về hồn Việt vậy. Nói dại miệng với các bạn đã giương quốc kì, quấn quốc kì làm nên 9 cuộc biểu tình vừa qua nhé: Lỡ nó chính là vật để hậu thế Việt khạc nhổ vào đó thì hỏng bét. Nói dại miệng vậy thôi chứ cứ nhìn ba ngọn cờ ngạo nghễ trên đảo Gạc Ma năm 1988 cũng như hàng triệu đồng bào, chiến sĩ ta đã nguyện quốc kì bọc thây thì hẳn biết nó thiêng liêng vô giá đến độ nào. Họ chết rồi. Mà người chết là một trong hai loại người không bao giờ sai. Chỉ tiếc rằng họ đã khuất cả rồi! Người chết thì không biết nói, thành ra Ngu mỗ không thể hỏi việc họ đã hy sinh, đã lấy máu mình tô thắm ngọn quốc kì vì nó có ý nghĩa như thế nào đối với họ và liệu có phải chỉ có người chết mới hiểu được ý nghĩa quốc kì hay không chứ giờ Ngu mỗ tuổi đã xế tà mà vẫn không hiểu gì cả. Mấy chục năm trước dạy con về ý nghĩa quốc kì, bài học vỡ lòng làm người yêu nước chẳng có gì khác ngoài hai tiếng không biết là Ngu mỗ đã biết có một thế hệ người Việt không biết yêu nước Việt. Giờ đây, con của Ngu mỗ đang phải chuẩn bị trả lời câu hỏi này cho đứa cháu nội của Ngu mỗ sau mỗi thứ hai chào cờ đầu tuần ở trường tiểu học về nhà. Ngu mỗ đang lo lắm. Sự bất quá tam. Thế hệ Ngu mỗ là một, con Ngu mỗ là hai, cháu Ngu mỗ là ba mà bài học vỡ lòng về yêu nước không thuộc thì quả là nguy to. Không khéo thế hệ thứ tư trở thành thế hệ “thẻ xanh” thì còn gì là nước Việt hả trời!
Ngu mỗ phải dù trời sinh ra thế, không phải là kẻ say, người say thường không biết mình say chứ Ngu mỗ biết mình đích thực là người Việt yêu nước. Yêu nước có bao giờ là độc quyền của người khôn đâu! Nhưng yêu nước mà không hiểu tí ti gì về quốc kì thì trời sinh ra Ngu mỗ quả không lầm. Chỉ tức là gần ba chục xuân trước Ngu mỗ đã cố gắng học bài vỡ lòng yêu nước nhăm để trả lời thắc mắc của thằng con đầu cho đến tận bây giờ mà vẫn cứ u u mê mê, chẳng khôn lên được chút nào.
Mà không u mê làm sao được, quý thôn dân yêu nước cứ lên còm tra cứu thử xem. Từ năm 1981, NHT chuyện ra đời thì tác giả quốc kì được cho là NHT với giải thích ý nghĩa là “máu đỏ da vàng, năm cánh sao tượng trưng cho năm giai cấp sĩ – nông – công – thương – binh đoàn kết”; hoặc là “màu đỏ là màu cách mạng, năm cánh sao tượng trưng cho năm giai tầng xã hội sĩ – nông – công – thương – binh đoàn kết”, không thấy nói ý nghĩa màu vàng. Năm 2001, lại có cái đạo dụ mang số 1393 của một cơ quan cấp cung đình mà rằng “không có tài liệu nào chứng minh đồng chí NHT là người đã vẽ lá cờ tổ quốc”. Tháng 4/2005, cung đình chỉ dụ rằng: Nay triều đình phát động cuộc thi tìm hiểu “60 năm nước Việt”. Nay sức cho các phủ, châu, bộ, huyện tổ chức sao cho được rầm rộ, có gửi kèm theo bộ câu hỏi và đáp án cho tiện bề sử dụng. Có một phủ nọ nhận được chỉ dụ bèn tức tốc dâng sớ lên triều đình mà rằng: Dân bổn phủ đều biết tác giả quốc kì là ông Lê Quang Sô chứ không phải là NHT, có tư liệu, nhân chứng đủ cả. Vậy cấp báo triều đình cho chỉ dụ. Triều đình chỉ dụ mà rằng: Đối với câu tác giả quốc kì, người dự thi trả lời là Lê Quang Sô hay NHT đều được, đều chấm đủ số điểm của câu.
Khi bắt đầu có cái máy vi tính, các cơ quan cung đình thi nhau lập “quép” đặng kiếm tiền cũng đều đưa thông tin giải thích tác giả quốc kì là NHT rồi đến khoảng tháng 9/2008 lại lần lượt gỡ bỏ không thèm nói lí do.
Các trang giáo án điện tử của các bậc “lão sư” thì trang nào đi lề phải vẫn cứ tác giả quốc kì là NHT, trang nào đi nhằm “con lươn” giữa đường thì thòng “giả thuyết thứ nhất, giả thuyết thứ hai…”.
Bài giảng kiều vậy thì học sao cho nổi hả trời? Ngu mỗ tự nhận thấy mình học bài học vỡ lòng yêu nước kiểu này mà không hóa điên đã là may. Tạ ơn trời đất, tổ tiên độ trì! Mà khôn làm sao nổi khi mà càng học càng thấy như lạc vào mê cung vậy. Này nhé: Máu đỏ da vàng mà máu chảy hết ra bên ngoài da thì rõ ràng là không ổn rồi (sự không ổn này, năm 1945, Trần Văn Giàu, nghe đâu là một học trò hay một thủ hạ của ông Lê Quang Sô đã sửa lại thành cờ vàng sao đỏ năm cánh trong nỗ lực thực hiện tham vọng lập quốc Nam kì và xưng vương của mình. Tham vọng mất thành, Giàu bị triệu tập ra Việt Bắc quản thúc, cờ vàng sao đỏ chết yểu chỉ sau khi ra đời chưa đầy tháng, ngay khi Nam bộ kháng chiến nổ ra.). Năm cánh sao tượng trưng cho sĩ – nông – công – thương – binh đoàn kết cũng không ổn nốt, có mà té giếng thì có. Dân tộc Việt ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết một khối chống ngoại xâm thì hà cớ gì đất nước đang bị đô hộ lại chi khối đoàn kết đó ra làm năm mảnh rồi cất công kêu gọi “Hỡi sĩ – nông – công – thương – binh đoàn kết lại như sao vàng năm cánh”. Đó là chưa kể đố tránh khỏi có ngày năm “ông cánh” sẽ có ông so đọ là ông nào nằm ở vị trí nào; “ông” nào ngỏng cổ lên trời; “ông” nào cắm mặt xuống đất.
Riêng về chuyện “Tại sao năm cánh sao?” (TT). Và dự liệu bất đồng sẽ nảy sinh giữa năm “ông cánh”, ngày 7/8/2011, ngồi xem truyền hình trực tiếp quý thôn dân yêu nước chốn kinh kì biểu tình lần thứ chín, Ngu mỗ càng thêm nghĩ quẩn quanh chuyện năm cánh sao trên quốc kì. Này nhé: “Công” hiện nay liệu có phải là “công (an)”. Vậy ý nghĩa mới của năm cánh sao cần được giải thích lại là: Sĩ – nông – công (an) – thương – binh. Cũng chưa ổn vì Ngu mỗ còn thấy rất nhiều những thiếu (thiếu phụ, thiếu nữ, thiếu niên, thiếu nhi…), những bô (lão). Chẳng lẽ “tác giả quốc kì NHT” lại có dự liệu rằng xã hội ngày càng phát triển, các giai tầng xã hội mới phát sinh ngày càng nhiều thêm, ranh giới giữa các giai tầng xã hội ngày càng mờ nét nên ngôi sao trên nền quốc kì của NHT được xem như một đáp án mở cho mỗi giai đoạn nhằm điều chình phù hợp, kịp thời để không một ai, không một tầng lớp nào trong xã hội cảm thấy mình bị đặt ra ngoài sự nghiệp chung của dân tộc Việt. Ví dụ: Trước năm 1940, ngôi sao chỉ cần bốn cánh tượng trưng cho “nam - phụ - lão - ấu”. Đến khởi nghĩa Nam kì thì “sĩ – nông – công – thương – binh”, thêm một cánh nữa. Rồi thời của các “vệ út” 1946 “sĩ – nông – công - thiếu - thương – binh”, lại thêm một cánh nữa. Như vậy chẳng hóa dân tộc Việt thành dân Do Thái à? Rồi hiện nay liệu có nên sửa quốc kì thành sao vàng bảy cánh chưa để cho trọn vẹn “công – sĩ – nông – thiếu – bô – thương – binh”. Xin lỗi vì Ngu mỗ tạm xếp theo trật tự về số lượng thực tế tham gia 9 cuộc biểu tình vừa qua và công (an) lần nào cũng nhiều nhất.
Nhưng cái quan trọng nhất: Ai là tác giả quốc kì? Nếu căn cứ vào chỉ dụ của triều đình cho phủ nọ năm nước Việt thứ 60 kiểu A hay B đều được thì chẳng phải mấy chục triệu thôn dân nước Việt đều có thể là tác giả quốc kì hay sao? Mà không chừng cũng đúng vì có người Việt nào, cả những người đã khuất và những người đang sống, có người nào không sẵn lòng lấy máu mình tô thắm đỏ thêm hồn Việt đâu. Ngồi lẩn thẩn Ngu mỗ bèn gõ lên còm: “Không phải là tác giả quốc kì”. Trời ạ! Chỉ có đáp án duy nhất: “NHT không phải là tác giả quốc kì”.
Ngu mỗ học bài vỡ lòng về yêu nước ra kết quả như vậy đấy. Nhưng chẳng lẽ khi con cháu hỏi về quốc kì thì ta lại chua chát mà rằng: Khó lắm cháu ạ! Khó hơn cả làm “thẻ xanh” nữa.
Ngu công nước Việt gởi cho QLB

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN: KIỂM ĐIỂM VIỆC ĐỂ DƯƠNG CHÍ DŨNG BỎ TRỐN




Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang: Làm rõ nguyên nhân ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, xem có lộ lọt thông tin hay không

QLB - Khổ thân Trần Đại Quang đang trở thành bánh kẹp 'BẮT HAY KHÔNG'. Không biết đến khi nào mới sáng mắt, sáng lòng để lôi cổ cái tên Dương Chí Dũng về để vạch mặt quan thầy đứng sau hắn?

 Khác với không khí hỏi đáp có phần ít kịch tích buổi sáng, phiên chất vấn Bộ trưởng Công an chiều nay ngay mở đầu đã nóng với câu hỏi của ĐB Đỗ Mạnh Hùng: Tại sao lại để Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng trốn thoát?

ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đặt câu hỏi: Trong khi người dân đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, lòng dũng cảm của các chiến sĩ công an trong đấu tranh chống tội phạm thì cũng bức xúc trước việc bị can Dương Chí Dũng bỏ trốn trước thời điểm tạm giam. Trách nhiệm Bộ trưởng như thế nào khi để xảy ra việc đó? Tại sao lại để Dương Chí Dũng trốn thoát? Biện pháp để sớm bắt? Biện pháp để ngăn chặn trường hợp tương tự?

Bộ trưởng Trần Đại Quang bày tỏ ông chia sẻ với sự quan tâm của đại biểu và cử tri với trường hợp Dương Chí Dũng bỏ trốn trước khi thi hành lệnh bắt tạm giam. 
Kiến nghị sửa luật, được điều tra bí mật
Ông cho hay, thông qua công tác nghiệp vụ, cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an đã phát hiện ông Dương Chí Dũng cùng một số cá nhân khác có dấu hiệu vi phạm tội cố ý làm trái, gây thiệt hại nghiêm trọng. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã làm việc với ông Dương Chí Dũng và một số cá nhân liên quan.
Ông Dương Chí Dũng có thừa nhận đã có những hành vi cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng, tất nhiên là bước đầu. Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu được, căn cứ vào quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý cán bộ, những quy định của pháp luật, cơ quan Cảnh sát điều tra đã báo cáo cấp có thẩm quyền, cho phép khởi tố bắt khám xét ông Dương Chí Dũng và những cá nhân liên quan để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.
Sau khi được cấp có thẩm quyền đồng ý, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, ngay trong buổi chiều hôm đó, có thể nói rất nhanh, trong vài chục phút thôi, cơ quan cảnh sát điều tra triển khai các tổ công tác đến để thi hành lệnh bắt khám xét đối với ông Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, nguyên TGĐ Vinalines, sau này là Vụ phó Vụ vận tải - Bộ GTVT, ông Trần Hữu Chiều, Phó TGĐ Vinalines.
Cơ quan cảnh sát đã bắt ông Phúc và ông Chiều, còn bị can Dương Chí Dũng thì không có ở cơ quan, không có ở nhà. Cơ quan cảnh sát điều tra đã mời ông Dũng về làm việc nhưng sau khi xác minh thấy bỏ trốn, đã động viên gia đình vận động ông Dũng ra đầu thú, làm việc với cơ quan điều tra, nhưng không có kết quả.
Ngay sau đó, cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với các tổ chức cảnh sát quốc tế, cơ quan phòng, chống tội phạm các nước có liên quan để truy bắt ông Dũng nếu như trốn ở nước ngoài.
Những biện pháp truy bắt, truy nã ông Dũng đã triển khai khẩn trương.
Vụ việc này chúng tôi đã chỉ đạo cơ quan CSĐT làm rõ nguyên nhân ông Dũng bỏ trốn, xem có lộ lọt thông tin hay không. Nếu có thì phải điều tra xử lý theo pháp luật, đồng thời chúng tôi cũng chỉ đạo cơ quan Cảnh sát điều tra kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm túc về các biện pháp công tác nghiệp vụ, mặc dù theo quy định của pháp luật, trước khi khởi tố bị can, ra lệnh bắt, khám xét đối với ông Dương Chí Dũng, thì chưa được áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
Nhân vụ việc này, chúng tôi xin kiến nghị với QH, cơ quan chức năng sau này, khi nghiên cứu sửa đổi luật hình sự và luật phòng, chống tham nhũng, cho phép cơ quan điều tra được áp dụng một số biện pháp ngăn chặn cần thiết và được tiến hành điều tra bí mật đối với những cá nhân đã có chứng cứ dấu hiệu, phạm tội tham nhũng, để tránh tình trạng có những đối tượng tìm cách bỏ trốn. Việc này đối với tội phạm ma túy, xâm phạm an ninh quốc gia thì pháp luật đã cho phép.
Chúng tôi kiến nghị sau này sửa đổi luật Phòng, chống tham nhũng, luật Tố tụng hình sự, đề nghị QH cho phép cơ quan điều tra được phép áp dụng biện pháp điều tra trinh sát và biện pháp ngăn chặn cần thiết. Người ra quyết định đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với quyết định của mình.
Ghi nhận sự thẳng thắn nhận trách nhiệm của Bộ trưởng Trần Đại Quang, ĐB Đỗ Mạnh Hùng hỏi lại, với nguyên nhân có phần pháp luật hạn chế, không cho biện pháp ngăn chặn sớm, Bộ trưởng có thể cho biết bao giờ bổ sung được những quy định này, để phát huy trong thực tiễn, kịp thời ngăn chặn tội phạm kinh tế?
“Câu hỏi không thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng. Đề nghị Bộ trưởng chuẩn bị trình Chính phủ, để Chính phủ gửi QH. Bộ trưởng trả lời ngay bây giờ thì khó thật”, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói.
Kẻ tham nhũng 'mua bán lợi ích quốc gia'
Không chỉ trường hợp Vinalines, tình hình chống tham nhũng cũng được nhiều đại biểu nêu với Bộ trưởng Quang. ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nhấn mạnh, “trong các loại tự diễn biến của công chức, tham nhũng là tự diễn biến nguy hiểm, không nhất là nhì. Với họ, tiền là trên hết, mua bán lương tâm, lợi ích quốc gia”.
ĐB Trương Trọng Nghĩa: Với kẻ tham nhũng, tiền là trên hết, mua bán lương tâm, lợi ích quốc gia
Thế nhưng, 5 năm qua, tham nhũng chưa bị đẩy lùi.
ĐB Đỗ Văn Đương cùng đoàn TP.HCM nói thêm, "số vụ được khởi tố ít. Các vụ tham nhũng lớn chủ yếu điều tra, khởi tố với tội danh cố ý làm trái”.
Bộ Công an gặp phải khó khăn, vướng mắc gì, tới đây có cách gì thu hồi tài sản thất thoát, phòng ngừa quan chức phạm tội, đem tiền bạc của dân, của nước ra nước ngoài? - ông Đương hỏi.
Chia sẻ mối lo này, Bộ trưởng cho hay có nhiều khó khăn khiến các vụ tham nhũng điều tra, xử lý khéo dài.
“Các vụ việc phức tạp, liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn, thủ đoạn tinh vi, phức tạp, việc phát hiện, điều tra, xử lý đều khó khăn. Việc điều tra được thực hiện thận trọng vì liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn”, Bộ trưởng nói.
Hơn nữa, hệ thống pháp luật còn bất cập. Thời gian để có kết quả các giám định tư pháp kéo dài, lại chưa có quy định thời gian trả lời.
“Có vụ khởi tố rồi vậy mà nhiều tháng chưa có kết quả giám định tư pháp, khiến vụ việc kéo dài”.
Bộ trưởng đề nghị sắp tới thành lập cơ quan giám định tư pháp nhất là liên quan đến kinh tế, tham nhũng, để xử lý kịp thời.
Riêng với ngành công an, ông Trần Đại Quang khẳng định, quan điểm của Bộ là “bảo vệ pháp luật, đấu tranh chống tham nhũng, trước hết lực lượng phải trong sạch, vững mạnh”.
Vietnamnet 

Chưa thỏa mãn


QLB - Đến các ông bà Nghị còn thấy chưa thoả mãn, liệu cử tri của các ông bà chắc chắn còn buồn bực thế nào. Nhưng điều quan trọng là làm được gì? Các ông bà có đủ can đảm có ý kiến đa chiều vạch trần thói mỵ dân và giả hiệu dân chủ của cái gọi là Uỷ ban Thường vụ Quóc Hội mà thực chất chỉ là những con rối của Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng?
Trao đổi với Thanh Niên sau ngày chất vấn đầu tiên tại kỳ họp QH, một số ĐBQH cho biết chưa thỏa mãn với nội dung giải trình của các bộ trưởng. Điều đáng nói là thay vì giải đáp trực tiếp các câu hỏi được cho là hóc búa của ĐB, các bộ trưởng lại "khất" bằng việc hứa hẹn gửi văn bản trả lời sau.
2 bộ trưởng né tránh trả lời câu hỏi
Tôi chưa thỏa mãn với câu trả lời chất vấn của Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường (TN -MT) về câu hỏi của tôi. Tôi chỉ hỏi một việc, đó là có bao nhiêu diện tích đất rừng cho doanh nghiệp nước ngoài thuê và hiện nay còn bao nhiêu tỉnh cho thuê đất rừng như vậy? Nhiệm kỳ trước, Ủy ban Quốc phòng - An ninh sau khi giám sát đã đưa ra cảnh báo về tình trạng những khu vực rừng cho thuê là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và là khu vực nhạy cảm về an ninh. Vấn đề này ĐBQH cũng đã đưa ra cảnh báo từ nhiệm kỳ QH trước.
 Ông Lê Như Tiến
Bộ trưởng TN-MT né tránh câu hỏi này của tôi đến mức Chủ tịch QH phải nhắc đi nhắc lại và đề nghị Bộ trưởng trả lời rõ có bao nhiêu tỉnh cho thuê đất rừng, diện tích cho thuê là bao nhiêu? Còn Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư khi trả lời, một là có thể không nắm được số liệu cụ thể, hoặc cũng có thể muốn hoãn binh nên hứa trả lời tôi bằng văn bản sau.
Nhiệm kỳ QH trước, tôi thấy Bộ trưởng 3 bộ: TN-MT, Kế hoạch - Đầu tư và NN-PTNT đã hứa trước QH sẽ giải quyết sự việc này. Tôi là một trong những ĐB đeo bám rất kỹ sự việc này và đến bây giờ vẫn tiếp tục, vì đây là những bức xúc của cử tri, của nhân dân cả nước.
(Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên Nhi đồng của QH Lê Như Tiến)
Tôi đâu hỏi với tư cách cá nhân
Trả lời chất vấn của Bộ trưởng TN-MT chưa đi thẳng vào vấn đề, chưa rõ, cho nên tôi đã phải hỏi lại. Tôi hỏi Bộ trưởng dư luận cả nước đang quan tâm nhiều vụ việc liên quan đến cưỡng chế thu hồi đất vừa qua như vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, rồi vụ ở Văn Giang (Hưng Yên), Nam Định, Cần Thơ..., trong từng vụ việc một thì ai đúng, ai sai, xử lý thế nào nhưng Bộ trưởng không làm rõ được.
Bây giờ Bộ trưởng hứa trả lời tôi bằng văn bản, tôi lại phải chờ, mà không rõ thời hạn trả lời là khi nào. Bộ trưởng còn nói mời tôi đến cơ quan để giải đáp, nhưng tôi sẽ không đến vì tôi hỏi là đại diện cho cử tri chứ có hỏi với tư cách cá nhân đâu mà đến gặp riêng? Cho nên Bộ trưởng phải trả lời tôi trước cử tri mới đúng.
(ĐBQH Bùi Thị An - Hà Nội)
Bảo Cầm (ghi)
Thanh niên

'RẤT ĐÁNG TIẾC' & 'THẢM GAI CHO NÔNG DÂN'!

ĐB Bùi Thị An (Hà Nội)

QLB - Với cái Luật đất đai sở hữu toàn dân 'giả hiệu' thì có đến 10 ông bộ Trưởng bộ tài nguyên môi trường cũng chẳng làm gì hơn được. Quý vị Đại biểu có đủ can đãm để phản bác lại Nghị Quyết TW5 của Đảng để bảo vệ cử tri của mình không?
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường trả lời chất vấn: Từ “bài học sâu sắc” đến việc “trải thảm”

Phần lớn các câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường sáng qua 13.6 đều tập trung vào vấn đề bức xúc trong việc thu hồi, sử dụng đất.

Do mâu thuẫn lợi ích
ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) mở đầu phiên chất vấn với câu hỏi: “Việc thu hồi, đền bù đất thời gian qua gây bức xúc, bất ổn trong xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân với chính quyền. Vấn đề này đã nóng, đang nóng và tiếp tục sẽ còn rất nóng trong thời gian tới. Bộ trưởng đã và sẽ có những giải pháp cụ thể gì để giải quyết vấn đề này?”. Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang thừa nhận lĩnh vực đất đai rất phức tạp.


Mâu thuẫn, bất đồng lợi ích giữa 3 bên là lợi ích của nhà nước, của người có đất và nhà đầu tư là nguyên nhân cơ bản gây ra những bức xúc, khiếu kiện kéo dài trong thời gian qua

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang

“Giá đất bồi thường còn thấp, chưa có quy định bắt buộc phải xây dựng khu tái định cư, tạo việc làm mới, chuyển nghề cho người bị thu hồi đất trước khi thu hồi”, Bộ trưởng Quang nhận định. Theo ông Quang, mâu thuẫn, bất đồng lợi ích giữa 3 bên là lợi ích của nhà nước, của người có đất và nhà đầu tư là nguyên nhân cơ bản gây ra những bức xúc, khiếu kiện kéo dài trong thời gian qua. Nếu có cơ chế tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người dân có đất thì giá thỏa thuận sẽ cao hơn so với giá đất mà nhà nước đứng ra thu hồi. Khi sửa luật Đất đai cần phải xem xét và quy định nhà nước sẽ quyết định thu hồi, lợi ích của mỗi bên cụ thể là gì, ông Quang nói. Cũng liên quan tới khiếu kiện về đất đai, ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Tiền Giang) đặt vấn đề: tại sao sau khi có kết quả giải quyết, trên 90% người dân vẫn tiếp tục khiếu nại? Trong khi chờ sửa luật Đất đai, Bộ trưởng sẽ làm gì để tham mưu Chính phủ giải quyết những điểm nóng đất đai, nhất là những vụ kéo dài thời gian qua?”. Bộ trưởng Quang hứa: “Số vụ khiếu kiện kéo dài còn nhiều. Thời gian tới chúng tôi sẽ tập trung chỉ đạo giải quyết”.
Đề cập thẳng vào một số vụ việc thu hồi đất gây bức xúc trong thời gian gần đây như vụ Tiên Lãng (Hải Phòng), vụ Văn Giang (Hưng Yên), vụ 2 mẹ con khỏa thân để phản ứng tại Cần Thơ, ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) đề nghị Bộ trưởng trả lời cho QH và cử tri cả nước được biết những vụ việc đó đúng - sai thế nào và bao giờ giải quyết xong? Thừa nhận để xảy ra các vụ việc đó rất đáng tiếc, “vụ Tiên Lãng là bài học sâu sắc đối với chúng tôi trong việc quản lý ngành”, Bộ trưởng Quang cho hay đã  thấy rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên - Môi trường, của địa phương trong việc thanh tra giải quyết các vụ việc này. “Còn việc đúng - sai thì phải được làm rõ và giải quyết trên cơ sở pháp luật chứ không có cách nào khác”, Bộ trưởng khẳng định.
“Thảm đỏ” cho nhà đầu tư, “thảm gai” cho người dân?
ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng: các địa phương “trải thảm đỏ” cho nhà đầu tư nhưng lại “trải thảm gai” cho nông dân. Người dân không có đất sản xuất trong khi các tài nguyên đất đai ở các khu công nghiệp, khu đô thị “ma” để hoang hóa. Bộ trưởng có biện pháp nào để hạn chế lãng phí này? Bộ trưởng Quang cho rằng: việc “trải thảm đỏ” cho nhà đầu tư là chủ trương lớn, trong giai đoạn hiện đại hóa, công nghiệp hóa thì vẫn phải tiếp tục “trải thảm đỏ”, nhưng sẽ không làm việc này bằng mọi giá mà phải tính đến lợi ích của người dân.
Thừa nhận việc đất bỏ hoang hóa trong các khu công nghiệp, khu đô thị là vấn đề bức xúc nhưng Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định: không có chuyện trải thảm đỏ cho nhà đầu tư mà lại trải thảm gai cho nông dân. “Trải thảm” cho lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, theo ông Dũng, cũng là để có nguồn lực tái đầu tư cho tam nông. “Việc làm đô thị hiện tại còn tự phát, theo phong trào, dẫn đến lãng phí. Nguyên nhân đầu tiên do quy hoạch chậm, bị động so với quá trình phát triển. Chất lượng quy hoạch thấp so với yêu cầu, thiếu nhiều quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị. Quản lý từ T.Ư đến địa phương trong quản lý đô thị đều có vấn đề. Bộ Xây dựng là cơ quan chịu nhiều trách nhiệm trong việc này” - Bộ trưởng Dũng thừa nhận.
Ông Dũng cho hay: Bộ đang soạn thảo những văn bản quy phạm pháp luật trong đó phân bổ rõ lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Trong đó, đặc biệt chú ý đến lợi ích của người dân có đất  bị thu hồi.
Tuệ Nguyễn
Thanh niên

Vinalines sai phạm, Bộ không thể nắm được

QLB - Làm sao hai ông Bộ trưởng bù nhìn này có thể biết được khi mà mọi quyết định của Vinaline và Vinashin đều do trực tiếp Thủ Tướng chỉ đạo! Nếu có biết thì cũng phải nói không để còn giữ cái ghế cho chứ!

Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư (KH-ĐT) được các ĐBQH “xoáy” sâu vào trách nhiệm của Bộ trong quản lý nhà nước khi để xảy ra sai phạm trong đầu tư tại các tập đoàn - tổng công ty (TĐ-TCT).
Những cơ chế cần thay đổi
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thẳng thắn nhận trách nhiệm, nhưng chưa nói rõ được trách nhiệm ở đâu, mức nào mà chủ yếu nêu những lỗ hổng từ cơ chế và chính sách.
 ĐB Lê Thị Nga
Đại biểu Lê Thị Nga tại phiên chất vấn - Ảnh: Ngọc Thắng
ĐB Lê Thị Nga làm nóng hội trường ngay từ đầu khi chất vấn về trách nhiệm của Bộ KH-ĐT trong quản lý nhà nước khi đã không thể phát hiện được những vi phạm của Vinalines. Bộ trưởng Vinh thẳng thắn nhận ngay một phần trách nhiệm nhưng chỉ về mặt nguyên tắc vì cho rằng Bộ không có quyền và không được can thiệp vào quyết định đầu tư của Vinalines. Ông Vinh giải thích do trong các đạo luật và nghị định (NĐ) hiện hành trao quyền cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nhiều hơn, quản lý thông thoáng hơn. Riêng các dự án (DA) đầu tư, văn bản dưới luật quy định các TĐ-TCT khi triển khai DA tự chịu trách nhiệm quyết định và quản lý. “Thẩm quyền của TĐ-TCT được quyết định các DA, TĐ-TCT không báo cáo nên hoạt động của Vinashin và Vinalines, Bộ không biết”, ông nói.


Một nguồn lực lớn của nhân dân giao cho nhà nước, cơ quan tham mưu là Bộ KH-ĐT phân bổ, tôi xin hỏi Bộ trưởng có xót xa mà dùng tiền đó không, hay xem tiền đó như tiền của riêng các ông này mà không phải của nhân dân? Sự chậm trễ trong sửa luật như thế nào, hay là chúng ta tiếp tục để Bộ KH-ĐT vô can trong tất cả sự thất thoát nữa?

ĐB Trần Du Lịch - TP.HCM

Chưa vừa ý, ĐB Nga hỏi lại: “Bộ trưởng nói TĐ-TCT không báo cáo, Bộ không nắm được, đề nghị Bộ trưởng giải trình rõ lý do và nguyên nhân? Bộ tham mưu gì cho Chính phủ để chống tham nhũng thất thoát và trách nhiệm cụ thể của Bộ trong vụ Vinalines?”. Bộ trưởng Vinh đáp: “Về trách nhiệm, hiện chúng tôi đã báo cáo và được Chính phủ chấp nhận. Về tham mưu, QH đã đồng ý sửa đổi luật DN và luật Đầu tư. Vinalines sai phạm, Bộ không nắm được vì trong luật cho họ quyết định các DA đầu tư, Bộ đến xin họ cũng không cho. Có lần Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư đến, họ không tiếp, vì họ bảo không có trách nhiệm báo cáo. Tôi đã nhận trách nhiệm trong quản lý chung, còn nói không có trách nhiệm là không được, nhưng cụ thể như thế nào rất khó”.
ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) tiếp tục chất vấn: “Hai năm trước tại hội trường này, giữa Bộ trưởng Bộ KH-ĐT và một vị thường trực QH tranh luận với nhau về trách nhiệm liên quan tới Vinashin, và Bộ KH-ĐT khẳng định vô can trong sự việc này. Vừa rồi, Bộ trưởng cho biết theo quy định hiện nay thì chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc quyết hết không ai biết. Thế thì một nguồn lực lớn của nhân dân giao cho nhà nước, cơ quan tham mưu là Bộ KH-ĐT phân bổ nguồn lực, tôi xin hỏi Bộ trưởng có xót xa mà dùng tiền đó không, hay xem tiền đó như tiền của riêng các ông này mà không phải của nhân dân? Sự chậm trễ trong sửa luật như thế nào, hay là chúng ta tiếp tục để Bộ KH-ĐT vô can trong tất cả sự thất thoát nữa?”. Bộ trưởng trả lời: “Tôi nghĩ rằng vốn ở DNNN là vốn của nhà nước, của người dân, kể cả vốn chủ sở hữu và vốn DN đi vay. Khi DN đổ bể, nhà nước phải cứu trợ, bảo lãnh, không thể để DN ấy “chết” được. Các quyết định đầu tư DA lớn đều phải báo cáo, chứ không thể nói không được. Phải có người giám sát, chứ không thể nào trao quyền quá lớn như vậy, luật quy định rồi, nhưng rõ ràng cần thay đổi cơ chế để giám sát chặt chẽ hơn”. 


Tôi nghĩ rằng vốn ở DNNN là vốn của nhà nước, của người dân, kể cả vốn chủ sở hữu và vốn DN đi vay. Khi DN đổ bể, nhà nước phải cứu trợ, bảo lãnh, không thể để DN ấy “chết” được. Các quyết định đầu tư DA lớn đều phải báo cáo, chứ không thể nói không được. Phải có người giám sát, chứ không thể nào trao quyền quá lớn như vậy, luật quy định rồi, nhưng rõ ràng cần thay đổi cơ chế để giám sát chặt chẽ hơn

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh

Chưa hài lòng, ĐB Trần Du Lịch tiếp tục hỏi lại: “Trước đây Chủ tịch QH có nói sau vụ Vinashin dẫn tới lỗ hổng pháp lý và dẫn tới lỗ hổng trách nhiệm. Các bộ có liên quan gồm Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành không nhận trách nhiệm, tất cả dồn hết Thủ tướng và Thủ tướng phải nhận trách nhiệm trước QH. Thủ tướng chỉ đạo phải sửa lỗ hổng này, nhưng rất tiếc kéo dài đến bây giờ. Tôi xin đề nghị Bộ trưởng xem lại bao giờ xác định lại trách nhiệm, cơ chế quản lý không thể loại bỏ trách nhiệm của các bộ”. Mặc dù câu hỏi cụ thể, sát với vấn đề nhưng đáp lại, Bộ trưởng Vinh nói: “Bộ KH-ĐT được giao soạn thảo sửa đổi NĐ 132 về quản lý vốn đầu tư tại DNNN khi nào được thông qua sẽ làm rõ được trách nhiệm. Chúng tôi đã làm ngay trong năm 2010, đã trình Chính phủ thảo luận 1, 2 lần rồi nhưng không quyết định được. Tôi tin rằng thời gian ngắn Thủ tướng sẽ phê duyệt trong 1, 2 tháng tới”.
Lúng túng trong quản lý tập đoàn, tổng công ty
Được mời hỗ trợ thêm cho Bộ trưởng Vinh, Bộ trưởng Bộ Tài chính (TC) Vương Đình Huệ cho biết, theo quy định hiện hành, các kế hoạch SXKD trong 5 năm tại các TĐ-TCT đều được Thủ tướng phê duyệt, Vinalines không ngoại lệ, khi kế hoạch được phê duyệt từ năm 2006. Đối với vi phạm của TCT này, ông Huệ cho biết, thanh tra đã có kết luận việc đầu tư không hiệu quả, sai phạm khi mua ụ nổi, trách nhiệm chính của Chủ tịch và Tổng giám đốc Vinalines. “Báo cáo thanh tra không nói đến trách nhiệm của Bộ TC và KH-ĐT”, ông nói và khẳng định, yếu kém hiện nay trong quản lý tại các TĐ-TCT là lúng túng trong tách bạch quản lý hành chính nhà nước và vai trò chủ sở hữu. Để khắc phục tình trạng này, hiện Bộ KH-ĐT đã hoàn thành xong NĐ quản lý, tách bạch rõ. Bên cạnh đó, Bộ TC thành lập Tổng cục Quản lý giám sát tài chính DN làm cơ quan chịu trách nhiệm tổng hợp, theo dõi, đánh giá hiệu quả của DNNN kể cả TĐ-TCT, hiện đã trình Thủ tướng. Thứ hai, trước kia vai trò giám sát thực tế tại các TĐ-TCT còn lỏng lẻo, sắp tới sẽ tăng cường giám sát.
Liên quan đến hiệu quả hoạt động của Vinalines, ông Huệ cho biết, thực tế trong kết quả nghiên cứu báo cáo tài chính 2010 của TCT này, Bộ đã có văn bản báo cáo tình hình hoạt động của TCT trong 2009 và 2010 và khuyến cáo cụ thể. Tiếp đó, đến 27.7.2011, Bộ TC có văn bản báo cáo tình hình tài chính Vinalines, cảnh báo tình hình tài chính của công ty mẹ rất khó khăn, và đề xuất nhiều phương án xử lý.
Về trách nhiệm của Bộ TC, ông Huệ nói: “Trách nhiệm của Bộ TC là trong việc tham mưu trong ban hành quản lý giám sát TĐ-TCT nói chung. Bộ được giao ban hành các NĐ liên quan, trong 2011 đã trình Chính phủ NĐ 59 thay thế NĐ 109 về tình hình chuyển đổi công ty TNHH MTV sang cổ phần, trình quy chế, giám sát đánh giá hiệu quả DNNN... Các quyết định này đã trình Thủ tướng”.
Thanh niên

Vũ khí của Mỹ có đủ mạnh với một Trung Quốc tham vọng



Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta chí ít đã thể hiện được quyết tâm đằng sau tham vọng Thái Bình Dương của chính quyền Obama. Nhưng liệu số tàu mới bổ sung thêm có thị uy được tham vọng biển của Trung Quốc?


Cuối tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có bài diễn văn quan trọng đầu tiên khi tham dự Đối thoại Quốc phòng Shangri-La tại Singapore, một hội nghị thường niên quy tụ các quan chức quốc phòng của các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương.
Năm ngoái, hội nghị tập trung thảo luận những cáo buộc về cách hành xử quyết liệt của Trung Quốc đối với các tàu khảo sát của Việt Nam gần quần đảo Trường Sa và căng thẳng đã lên cao khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt kịch liệt bảo vệ hành động của Trung Quốc. Còn năm nay, ông Lương không gây nhiều sự chú ý và mọi con mắt đổ dồn về phía Panetta khi ông trình bầy các kế hoạch quân sự của Mỹ để cho thấy quyết tâm trong chiến lược "xoay trục" về châu Á được nói đến nhiều của chính quyền Obama, do Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton công bố trên tờ Foreign Policy hồi tháng 11 năm ngoái.
Panetta đã sử dụng vị thế chính trị nổi bật của mình (bully pulpit) để tái khẳng định quyết tâm của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Ông nói, bất chấp những khó khăn về ngân sách, Washington vẫn sẽ "tái cân bằng" lực lượng để giữ vững niềm tin đối với các đồng minh trong khu vực, như Philippine. Mỹ vẫn sẽ tự đảm nhận là người bảo vệ tài nguyên chung trong khu vực - vùng biển và vùng trời ngoài quyền tài phán của bất cứ quốc gia ven biển nào, là nơi các quốc gia xa biển có thể tiến hành các hoạt động thương mại và thể hiện sức mạnh quân sự. Từ nhiều thập niên trở lại đây, việc bảo vệ các nguồn tài nguyên chung này luôn là nền tảng để xây dựng các chiến lược của Mỹ.


Tuy nhiên, trên thực tế, việc tái triển khai chậm các lực lượng hải quân mà Panetta dự tính cũng diễn ra khá khiêm tốn - chỉ có chút hào hứng trong giới bình luận truyền thông (một học giả nổi tiếng để ý thấy sự thay đổi cách dùng thuật ngữ từ "xoay trọng tâm" sang "tái cân bằng" trước khi kết luận, "dù là thuật ngữ nào thì nó cũng có nghĩa là một sự thay đổi rất lớn"). Nhưng sự điều chỉnh đó có đủ để theo kịp tình thế đang thay đổi nhanh chóng ở cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương - đặc biệt là sự trỗi dậy trở thành cường quốc hải quân của Trung Quốc - hay không vẫn là điều cần phải xem xét.
Dự toán ngân sách của Lầu năm góc do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công bố ghi nhận "dấu mốc đầu tiên trong chuỗi đầu tư và quyết định chiến lược lâu dài nhằm củng cố năng lực quân sự Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Ông kiến nghị các thành viên cấp cao tham gia hội nghị nên đánh giá "biện pháp hoàn chỉnh về hiện diện quân sự và cam kết an ninh của Mỹ", không chỉ dựa trên số lượng tàu trong hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ mà con dựa trên cả các công nghệ có thể khiến thế giới ngỡ ngàng trang bị trên các tàu và máy bay chiến đấu của Mỹ. Ông chỉ rõ, mỗi thế hệ vũ khí mới có khả năng cao hơn nhiều thế hệ cũ. Chỉ số lượng thôi có thể gây hiểu lầm.
Ông nói thêm, người dân trong khu vực cũng nên đánh giá quyết tâm của Mỹ ở tầm nhìn của nước này đối với khu vực - hiện diện tức đã là nửa trận chiến rồi. Panetta giải thích: "Trong vòng vài năm tới, chúng tôi sẽ tăng cường số lượng và quy mô các cuộc tập trên trên Thái Bình Dương". Hải quân Mỹ sẽ đẩy mạnh các cuộc viếng thăm cảng biển không chỉ ở Thái Bình Dương mà còn cả ở Ấn Độ Dương.
Nhưng thông tin đáng chú ý nhất chính là các con số mà vị bộ trưởng quốc phòng này đưa ra kèm theo trong phát biểu của mình. Ông tuyên bố, đến năm 2020, "Hải quân Mỹ sẽ tái bố trí các lực lượng từ khoảng 50/50 chia đều giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương sang tỷ lệ 60/40 giữa hai đại dương này. Tổng cộng sẽ có 6 tàu sân bay... phần lớn tàu tuần dương, tàu khu trục, tầu chiến đấu Littoral, và tàu ngầm". Mục tiêu của hải quân Mỹ tăng tổng số tàu chiến lên tổng cộng khoảng 300 chiếc, nhiều hơn một chút so với số tàu hiện có (285 chiếc, kể cả tàu hộ tống). Kế hoạch của Panetta do đó đồng nghĩa với việc sẽ phải điều chuyển khoảng 30 tàu nữa vào hạm đội Thái Bình Dương trong vòng 8 năm nữa.
Nhưng như thế sẽ là đủ hay chưa? Theo Chiến lược Hải quân Mỹ 2007 - một chỉ thị thời chính quyền Bush mà chính quyền Obama còn giữ lại - hải quân, thủy quân lục chiến và cảnh sát biển của Mỹ cam kết sẽ duy trì "sức chiến đấu đáng tin cậy" ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trong tương lai gần. Theo đó, các nhà hoạch định chiến lược ám chỉ khả năng "áp đặt kiểm soát biển khu vực ở bất cứ nơi nào cần thiết trong trường hợp bắt buộc". Hải quân Mỹ vẫn là hải quân hai đại dương từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng đại dương thứ hai hiện nay là Ấn Độ Dương - chứ không phải Đại Tây Dương, biển Trung Đông, hay các đại dương quen thuộc khác đối với người Mỹ. Washington nắm giữ quyền chỉ huy tại các vùng biển châu Á ở thời điểm và vị trí lựa chọn.
Điều này đặt ra hai câu hỏi liên quan. Thứ nhất, một phần mười số hải quân Mỹ chuyển tới Thái Bình Dương sẽ lấy từ đâu? Gần 60% hạm đội tàu ngầm hiện đang đóng tại các cảng biển Thái Bình Dương, theo đợt tái triển khai bắt đầu vào năm 2006. Một tàu sân bay sẽ được điều chuyển qua hạm đội Thái Bình Dương. Một số tàu, tức các tàu chiến mặt nước - tàu tuần dương, tàu khu trục, và tài chiến đấu Littoral mà Panetta đưa vào danh sách - sẽ chiếm phần lớn số tàu mới tới hạm đội Thái Bình Dương. Một đạo quân phần nhiều là tàu tuần tra, và tàu khu trục - các tàu trang bị hệ thống kiểm soát radar/tên lửa và một loạt các tên lửa dẫn đường - sẽ tạo thành một cú đấm mạnh hơn một lực lượng với phần lớn là các tàu chiến Littoral.
Tàu chiến Littoral là loại tàu nhẹ, trang bị vũ khí hạng nhẹ. Nó thực hiện nhiệm vụ duy nhất ở một thời điểm - từ chiến đấu chống tàu ngầm cho tới chống thủy lôi. Hải quân Mỹ hy vọng sẽ có 55 tàu này, chiếm một phần lớn trong cơ cấu hải quân 500 tàu. Bốn trong số các tàu nhỏ này sẽ triển khai tiền tiêu sang Singapore trong thời gian tới, trong khi 8 chiếc khác được cho là sẽ đóng tại Vịnh Ba Tư. Như vậy là tổng cộng 12 chiếc. Theo nguyên tắc hải quân trước đây, hạm đội cần 3 tàu tại mỗi căn cứ. Một ở biển. Một chuẩn bị được triển khai. Một nữa đang ở xưởng tàu để đại tu và hoàn toàn chưa thể phục vụ.
Với công thức này có nghĩa là khoảng 30-40 tàu Littoral nữa sẽ gia nhập đội tàu Thái Bình Dương trong thời gian tới. Sức chiến đấu được tăng thêm ở số tàu này là bao nhiêu còn là điều còn gây tranh cãi. Tàu Littoral có các mục địch sử dụng ngoại giao quan trọng chứ không được thiết kế để chống lại có hiệu quả các đội tàu chiến của đối phương. "Những tàu này không phải là tàu chiến mặt nước lớn sẽ bơi ra Biển Đông và thách thức quân đội Trung Quốc; đó không phải là mục tiêu chúng được làm ra để hướng tới", Đô đốc Jonathan Greenert, người đứng đầu chiến dịch hải quân và nhân viên hải quân Mỹ cấp cao của Mỹ, thừa nhận hồi tháng 4.
Như Panetta quan sát tại Singapore, việc đếm số lượng tàu trong khi bỏ qua những trang thiết bị được bố trí trên tàu sẽ gây ra những hiểu lầm. Sức chiến đấu đáng tin cậy được chống cướp biển trên những chiếc xuồng máy tốc độ cao - loại nhiệm vụ mà các tàu Littoral phù hợp nhất - khác với sức chiến đấu đáng tin cậy chống lại Hải quân của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc. Nói tóm lại, lực lượng "nhẹ" hơn có thể phù hợp với các nhiệm vụ phi chiến đấu như chống cướp biển và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, chứ không phải để chiến đấu trong các trận chiến trên biển. Sự kết hợp tàu mà hải quân Mỹ đang hướng tới cho hạm đội Thái Bình Dương sẽ có liên quan nhiều hơn đến hiệu quả công cuộc tái điều chuyển của Panetta.
Câu hỏi thứ hai: "Tại sao chỉ tập trung 60% hải quân trong khu vực rộng lớn của sân khấu Ấn Độ - Thái Bình Dương", khi mà - xét từ chiến lược hải quân Mỹ - lãnh đạo hải quân, thủy quân lục chiến và cảnh sát biển Mỹ vẫn coi Đại Tây Dương là khu vực biển an toàn? Tại sao không phải là hơn thế?
Ngoài vấn đề cướp biển trên Vịnh Guinea, ngoài khơi phía tây châu Phi, khó có thể kể ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với khu vực phụ trách của hạm đội Đại Tây Dương của Mỹ. Tại sao không giữ lại hầu hết các tàu hạng nhẹ Littoral phục vụ các nhiệm vụ Đại Tây Dương, cùng với một nhóm tác chiến trên bộ và dưới nước để đối phói khi thiên tai hay khủng hoảng nhân đạo xảy ra? Một cơ cấu hải quân như vậy có thể phù hợp với môi trường "thoải mái" và tương đối ít đe dọa chiến lược ở đây trong khi lại giúp các tàu hạng nặng có thể ra khu vực châu Á đang ngày càng cạnh tranh hơn.
Như Panetta lưu ý, hải quân Mỹ trước nay vẫn thực hiện việc phân chia các hạm đội đối xứng. Nghĩa là, các hạm đội phải tương đối cân bằng số lượng và thực lực. Tuy nhiên, truyền thống đó có lẽ đã không còn phù hợp. Một hải quân hai đại dương không cần những hạm đội giống hệt nhau. Và nếu điều gì thực sự kinh khủng xảy ra ở Thái Bình Dương, tạo ra nhu cầu triển khai các lực lượng hạng nặng, các đơn vị hạm đội Thái Bình Dương có thể di chuyển qua qua kênh đào Panama.
Lầu năm góc do đó có thể tái cân bằng hải quân bằng cách không cần duy trì bằng nó. Hạm đội Đại Tây Dương không cần phải là một phiên bản sao chép nhỏ hơn của hạm đội Thái Bình Dương. Sự đánh đổi và quản lý rủi ro không phải là điều gì mới. Thực vậy, những sắp xếp đối xứng như vậy sẽ là một sự tụt lùi trở lại lịch sử trước Chiến tranh thế giới thứ hai, trước khi Mỹ lựa chọn đầu tư vào một hải quân độc lập cho mỗi vùng bờ biển.
Đến năm 1914, ba bậc thầy của quyền lực biển của Mỹ - cựu tổng thống Theodore Roosevelt, chủ tịch trường Chiến tranh Hải quân Alfred Thayer Mahan, và Thứ trưởng Hải quân Mỹ Franklin Roosevelt - tranh luận về việc bố trí các hạm đội chiến đấu chưa thống nhất của Mỹ ở đâu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Họ kết luận, nên để hạm nội này neo ở Thái Bình Dương. Hải quân châu Âu đang rời khỏi các vùng biển này để tham gia chiến đấu ở quê hương. Nhật Bản có thể nhân cơ hội này để chen vào. Một lực lượng ít ỏi còn lại có thể bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Thái Bình Dương trong khi hạm đội chiến đấu chạy dọc Thái Bình Dương để ngăn chặn.
Các tranh luận như vậy thường thấy trước kỷ nguyên hải quân hai đại dương. Quá khứ của hải quân do đó có thể cũng chính là tương lai của nó. Liệu có thể như vậy không? Mọi thứ phụ thuộc nhiều vào sự vươn lên của hải quân Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh thực hiện kiềm chế, nó có thể làm dịu đi những nghi ngại ở Washington và những nước châu Á khác. Nếu ngăn chặn mối đe dọa hống hách của Trung Quốc đòi hỏi một phản ứng mau lẹ, có lẽ cần phải bàn nhiều hơn đến một sự chuyển dịch chậm và quyết tâm sang tầm nhìn cân bằng chiến lược ở châu Á của Panetta. Nó tránh được báo động quá mức đối bạn bè của Mỹ và những người xung quanh - và là thứ thuốc đối kháng về sau.
Sự thay đổi đáng kể cũng sẽ đòi hỏi giới lãnh đạo hải quân Mỹ tạo ra những thay đổi thực sự. Sau 7 thập niên, hải quân hai đại dương đã đóng chặt trong các chiến lược, chiến dịch, và thói quen quan liêu của hải quân Mỹ. Thật khó có thể vứt bỏ các tập quán lâu đời trừ khi người ta bị bắt buộc phải bỏ.
Ngoài hải quân, "Ưu tiên châu Âu trước" cũng là một điểm lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tháng 5, học giả Hội đồng Quan hệ đối ngoại Leslie Gelb đã ca ngợi học thuyết chuyển trọng tâm - nhưng có lẽ là hơi sớm. Việc phân bổ lượng không đồng đều giữa các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương - trên tỷ lệ 40/60 - sẽ là một khoảnh khắc quyết định chính trị quan trọng của bất kỳ tổng thống nào.
Đình Ngân theo Foreign Policy
Tuanvietnam

THƯƠNG LÁI TRUNG QUỐC NGANG NHIÊN THU MUA HÀNG HOÁ TRÁI PHÉP Ở VIỆT NAM

ớt




QLB - Có lẽ chỉ còn biết kêu 'Trời ơi' tại sao có thể đến nông nỗi này???? Bên ngoài bờ cõi Chính phủ Trung Nam Hải phùng mang trợn má gây sức ép, bên trong thì lũ con buôn Tàu dọc ngang tung hoành, mua tranh, mua cướp với các bà lão, con trẻ kiếm sống bằng nghề buôn thúng, bán bưng. Đã đói và thất nghiệp phần vì những Vinashin, Vinaline, Sông Đà... phần vì các Bố già Kiên, 'Mẹ già' Phượng thâu tóm tài chánh, ngân hàng làm cho nền kinh tế suy thoái nặng nề, vài trăm ngàn doanh nghiệp phá sản. Đến nay chỉ còn cái cần câu kiếm cháo nuôi con cái cũng không biết ngày nào bị đám con buôn Tàu ô kia được đám 'đầy tớ' sang giật luôn? Biết bao nhiêu vụ nào là tranh thu mua khóm, mua khoai, rồi mua cua quỵt nợ, lại tới việc gần đây dân Bến Tre phải đốn bỏ dừa cũng chỉ vì chúng... Hỏi ông Trời xem ai gây ra cơ sự này? Trong nhà nếu ông bố bà mẹ đàng hoàng thì liệu có khi nào ăn của đút lót để cho thằng ngoại lai chui vào giường con gái mình không? Các quan Việt Nam đều tự xưng là đầy tớ trung thành của nhân dân, nhưng xem ra những 'đầy tớ ' này ngày càng bán rẻ nhân dân. Đầy tớ lớn thì đục khoét lớn, bán đất biên giới, cấm dân không được biểu tình kẻ ức hiếp mình, làm gương cho các 'đầy tớ nhỏ' cấp Tỉnh, Huyện, Xã noi theo bán luôn cả cái 'cần câu cơm' của chủ cho bọn Tàu ô  thế này thì đã đến lúc cần phải thay hết đám đầy tớ 'cõng rắn về cắn gà nhà' đi để cho bà con ta tự bầu ra 'Cha mẹ' của mình. Nhân dân KHÔNG cần những 'đầy tớ' bán chủ thế này! 



Mời các bạn xem tin từ trong nước:

Theo quy định, thương nhân nước ngoài không được trực tiếp thu mua nông, thủy sản tại VN. Nhưng thực tế nhiều thương lái Trung Quốc (TQ) đã thu mua, đánh bắt, nuôi trồng ở khắp nơi.
Một tàu... vẫn tung hoành
Ông Hoàng Đình Yên, Cục phó Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết, đến thời điểm này cơ quan hữu trách Việt Nam mới chỉ cấp phép cho 2 tàu của TQ được vào vùng biển của VN để vận chuyển thủy sản thu mua từ VN. Tuy nhiên, giấy phép của một tàu đã hết hạn và không được gia hạn thêm nên hiện chỉ còn tàu Việt Điện Bạch đang thực hiện việc này. 

Ớt cũng là mặt hàng thương lái TQ  thu mua - Ảnh: Hoàng Trọng
Dù chỉ còn 1 nhưng con tàu Việt Điện Bạch 8366 vẫn ngang dọc khắp nhiều vùng biển nước ta. Theo thống kê của Đồn biên phòng (BP) cửa khẩu Vũng Rô (Bộ đội BP Phú Yên), từ năm 2007 đến nay con tàu trên đã có 39 lần với khoảng 314 lượt thuyền viên ra vào Vũng Rô cung cấp giống và thu mua hải sản. Đã có 643 tấn cá tại Vũng Rô xuất đi nước ngoài bằng đường biển qua tàu này. Đáng nói, chúng ta hầu như không thu được đồng thuế nào từ việc xuất đi lượng thủy hải sản này.


Không chỉ dưới biển, thương lái TQ còn "đổ bộ" lên rừng, tung hoành ngang dọc khắp nơi mua từ ớt, tiêu, dừa, cho tới gạo, cà phê, điều...

Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội BP tỉnh Phú Yên, cho biết: “Tàu TQ thu mua cá ở Vũng Rô là có giấy phép của Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN-PTNT). Tàu này mỗi khi vào thu mua ở Vũng Rô đều trình báo. Do thuế thủy sản 0% nên họ cứ thu mua thoải mái rồi báo cáo lỗ nên ta không được đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào”.
Đó là mới chỉ tính lượng thu mua ở Vũng Rô, nếu tính lượng thủy, hải sản mà Việt Điện Bạch thu mua trên các vùng biển khác của ta, số tiền ngân sách thất thu là rất lớn.
Chưa có thương lái TQ nào được cấp phép
Không chỉ dưới biển, thương lái TQ còn "đổ bộ" lên rừng, ngang dọc khắp nơi mua từ ớt, tiêu, dừa, cho tới gạo, cà phê, điều... Ở đâu họ cũng dùng "chiêu" mua giá cao, thống lĩnh thị trường rồi ép giá khiến người dân điêu đứng, thậm chí phá sản. Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, theo quy định, với những thương nhân không hiện diện thương mại tại VN được đăng ký thực hiện quyền xuất khẩu theo cam kết phải được Bộ Công thương cấp phép và không được trực tiếp thu mua mà phải thu mua qua thương nhân VN.
Đáng chú ý, hiện tại chưa có thương nhân nước ngoài hay thương lái TQ nào đăng ký và Bộ Công thương cũng chưa cấp phép cho thương nhân nào thuộc diện này. Nhưng trên thực tế, rất nhiều thương lái TQ vào VN dưới đường du lịch, hoạt động thương mại trái phép, mượn danh nghĩa của người VN để thu mua trái phép. Đơn cử như với mặt hàng dừa ở Bến Tre, theo thống kê, mỗi năm có khoảng 1/4 sản lượng dừa khô Bến Tre được xuất sang TQ, khoảng 80 - 90% sản lượng thạch dừa thô và phần lớn các mặt hàng chỉ xơ dừa, than gáo dừa được thương lái nước này thu mua.



Chưa từng cấp phép cho tàu cá nước ngoài vào đánh bắt trên lãnh hải nước ta

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Vũ Văn Tám cho biết, đã thành lập đoàn công tác tiến hành rà soát, kiểm tra hiện trạng người nước ngoài nuôi trồng, thu mua, chế biến hải sản. Từ đó sẽ đề xuất và triển khai các biện pháp kiểm soát ngày càng tốt hơn việc cấp phép và giám sát người nước ngoài tham gia hoạt động thủy sản tại VN. Còn theo ông Nguyễn Ngọc Oai, Cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), từ trước đến nay, VN chưa từng cấp phép cho bất kỳ một tàu cá của nước nào vào đánh bắt hợp pháp trên lãnh hải nước ta.

Các thương nhân TQ tham gia trực tiếp vào quá trình thu mua các mặt hàng dừa khô và một số mặt hàng chế biến từ dừa như thạch dừa, chỉ xơ dừa, than gáo dừa. Để có thể trực tiếp tham gia vào quá trình thu mua, mà thực chất là đứng ra tổ chức quá trình này, thương lái TQ thông qua một số doanh nghiệp tại chỗ. Các doanh nghiệp này ký kết hợp đồng giao hàng cho đối tác nhưng lại “tiếp tay”, tạo điều kiện cho đối tác trực tiếp tham gia vào việc tuyển chọn hàng, cũng như định giá.
Theo ông Nguyễn Văn Đắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre, thực chất, nhiều chủ cơ sở thu mua của tỉnh chỉ hưởng hoa hồng trên sản phẩm, còn lại đều do thương lái TQ định đoạt. Để hợp pháp hóa việc này, một số thương lái TQ móc nối với người trong nước đứng ra đăng ký kinh doanh.
Đây cũng là cách họ áp dụng để thu mua nông sản, thủy hải sản ở thị trường trong nước.
Cần quy hoạch tổng thể vùng nuôi, trồng
Ông Võ Văn Quyền cho rằng, cần siết lại hoạt động quản lý lưu trú đối với người nước ngoài tại các địa phương, thông qua việc liên thông giữa các lực lượng chức năng để kiểm tra, kiểm soát. Mặt khác, về lâu dài, các hội ngành nghề phải tăng cường thông tin chia sẻ rủi ro. Bộ Công thương cũng đã yêu cầu các sở địa phương phải có đường dây nóng, khi có người nước ngoài vào thu mua nông sản, thì người dân phải nhanh chóng phản ảnh để kiểm tra và xử lý, tránh bị lừa đảo.
Nhưng muốn giải quyết tận gốc vấn đề, điều quan trọng nhất là phải có một quy hoạch tổng thể về nuôi, trồng song song với việc xây dựng ngành công nghiệp chế biến nông sản thật mạnh. Bởi trên thực tế, văn hóa "trồng- chặt" hay lao theo xu hướng thị trường là do ngành nông nghiệp của chúng ta vẫn còn manh mún, rời rạc, lại thiếu các nhà máy chế biến nằm trong vùng nguyên liệu. Nên mỗi khi được mùa, lại rớt giá vì thị trường ứ hàng, nông dân phải bán tống, bán tháo. Nếu có các nhà máy chế biến nằm trong vùng nguyên liệu, bên cạnh bán thô, hệ thống nhà máy này sẽ thu mua nông sản, thực phẩm để chế biến, vừa tạo giá trị gia tăng cao cho người dân, vừa tránh tình trạng rớt giá, cũng không còn phụ thuộc vào một đầu ra là thương lái TQ như hiện nay.
Quy hoạch các vùng nuôi - trồng và xây dựng hệ thống nhà máy chế biến là chiến lược không thể thiếu của nước hàng đầu thế giới về nông sản như VN chứ không chỉ đối phó với các thương lái TQ.
Nhóm PV Kinh tế
Thanh niên

“Mua chui, bán lén” cổ phiếu Sacombank


QLB - Mỗi ngày qua đi các báo trong nước càng bóng gió về việc thôn tính ngân hàng Samcombank một cách mờ ám. Ngân hàng nhà nước và Uỷ ban chứng khoá hình như đều cố tình lờ đi... Vậy đến khi nào Bộ công an mới làm rõ vụ thâu tóm đầy bí ẩn này?

Mời các bạn xem báo VNEconomy viết dưới đây cùng một loạt bài trên Tuổi Trẻ để phần nào thấy những thông tin QLB đăng tải đang từng bước được khẳng định...

pictureMột chi nhánh của Sacombank.
Gần một tuần nay, câu chuyện của Sacombank (mã STB-HOSE) lại tiếp tục gây “sóng gió” trên thị trường, khi các cổ đông lớn vẫn bất chấp bị xử phạt ngấm ngầm thực hiện việc giao dịch mua bán cổ phiếu STB. 

Sau khi nhận quyết định xử phạt hành chính với mức phạt 60 triệu đồng do mua “chui” chưa đầy 1 tuần, chính các cổ đông lớn này lại tiếp tục vi phạm vì bán “chui”. Sau đại hội cổ đông của Sacombank diễn ra vào cuối tháng 5 vừa qua, dường như nhiều bí ẩn xung quanh câu chuyện thâu tóm, sáp nhập ở Sacombank vẫn đang tiếp tục gây sốc trên thị trường.

Cụ thể, ngày 7/6/2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành cùng lúc 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ báo cáo và công bố thông tin liên quan đến việc giao dịch cổ phiếu STB. 

Theo đó, cả ba cổ đông lớn này đều thực hiện việc giao dịch mua cổ phiếu STB dẫn đến làm tăng tỷ lệ sở hữu vượt mức 5% nhưng không thực hiện báo cáo, vi phạm quy hiện hành. 

Sau đó 5 ngày, ngày 12/6/2012, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM công bố thông tin về việc cổ đông lớn của Sacombank vi phạm công bố thông tin. Cụ thể là, Công ty Cổ phần đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu là cổ đông lớn của Sacombank đã bán 900.000 cổ phiếu STB, làm giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ xuống 47.883.623 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 4,92% số lượng cổ phiếu lưu hành và không còn là cổ đông lớn của Sacombank nhưng không công bố thông tin và báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn. 

Bên cạnh đó, ông Trần Phát Minh là cổ đông lớn của Sacombank đã bán 876.450 cổ phiếu STB làm giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ xuống 48.123.557 cổ phiếu STB, chiếm tỷ lệ 4,94% số lượng cổ phiếu lưu hành và không còn là cổ đông lớn của Sacombank nhưng không công bố thông tin và báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn.

Như vậy, sau gần nửa tháng kết thúc thương vụ thâu tóm Sacombank, cơ quan quản lý mới công bố xử phạt những tổ chức và cá nhân sai phạm khi mua gom cổ phiếu STB cách nay hơn... ba tháng. Tuy nhiên, điều mà các nhà đầu tư bức xúc là suốt quá trình diễn ra vụ thâu tóm Sacombank, các cơ quan quản lý và điều hành thị trường chứng khoán vẫn luôn im lặng. 

Cuối tháng 2, khi những tin tức đầu tiên hé lộ chuyện Sacombank bị thâu tóm, rồi chuyện thư từ qua lại ầm ĩ giữa Sacombank và một nhóm cổ đông nắm quyền kiểm soát của Sacombank, dư luận đã không khỏi giật mình và lo lắng tìm đến các cơ quan quản lý để mong nhận được câu trả lời. Tuy nhiên, sự phản ứng khá chậm và có phần “thờ ơ” khiến cho nhà đầu tư và những cổ đông của Sacombank hơi phiền lòng. 

Trước sức ép của dư luận, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quan điểm của mình vào chiều muộn ngày 22/2/2012, sau khi sự việc diễn ra trước đó cả tuần lễ. Song sự lên tiếng của cơ quan này cũng chỉ là khẳng định Sacombank vẫn đang tiếp tục hoạt động bình thường và Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương làm rõ các nguồn thông tin vừa qua để có biện pháp xử lý thích hợp.

Trong khi đó, phía Ủy ban chứng khoán Nhà nước, ngày 1/3/2012 mới có công văn  yêu cầu cả Eximbank và Sacombank báo cáo về vụ việc, nhưng sau đó không có bất kỳ một thông tin nào từ cơ quan quản lý cung cấp ra thị trường.

Trả lời câu hỏi về việc tại sao Ủy ban Chứng khoán lại không phát hiện và xử phạt các cổ đông của Sacombank sớm hơn, lãnh đạo Thanh tra chứng khoán, chia sẻ rằng: việc xử phạt các cổ đông của Sacombank cũng giống như các trường hợp vi phạm chế độ báo cáo và công bố thông tin khác, nghĩa là việc xử phạt được thực hiện theo đúng quy trình. Nếu có gì khuất tất thì Uỷ ban chứng khoán đã không đăng công khai như vậy...

Giải thích về câu hỏi tại sao khoảng thời gian kể từ lúc vi phạm đến khi bị phạt lại quá lâu như vậy (từ 3-5 tháng), lãnh đạo Thanh tra chứng khoán cho biết: khoảng thời gian lâu nhất là mời đối tượng xử phạt lên làm việc, lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp các trường hợp vi phạm của Sacombank là đến ngày 29/5 họ mới ký biên bản vi phạm hành chính vì họ có nhiều giải trình dẫn đến vi phạm của họ. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu được các đối tượng vi phạm đưa ra là STB mua cổ phiếu quỹ làm khối lượng cổ phiếu lưu hành giảm xuống mà theo họ thì họ không nắm được nên vẫn tính tỷ lệ sở hữu trên vốn cũ dẫn đến vượt tỷ lệ 5% mà không báo cáo.
VNEconomy




Đổ xô vào rừng tìm cây thuốc bán cho Trung Quốc (DV)   —-Tại vịnh Cam Ranh: Ụ nổi hàng trăm tỷ đồng bị bỏ hoang (DV)
Thay đổi thái độ, gạt bỏ lòng tham để khôi phục niềm tin (Hồ bất Khuất)



PHẨM CÁCH CHỢ TRỜI (Mai xuân Dũng) -….Dân Bắc Hà biết thừa rằng dẫu chẳng phải chợ Trời thì ối cơ quan nhà nước cho đến Quốc hội vẫn cứ có đám “chân gỗ” len vào kiếm chác, diễn kịch như ma, nhất hô bá ứng…..

Ừ thì tự do (Nguyễn Thông)

Vài suy nghĩ về “Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng” -Nguyễn Hữu Quý -Boxitvn

VỀ MỘT LỐI PHÊ BÌNH TÙY TIỆN CỦA PGS-TS CHU VĂN SƠN (Trần mạnh Hảo/Phamvietdao)

ĐẢNG CẦN LAO NHÂN VỊ VỚI NHỮNG CHIẾN TÍCH TÀN SÁT … (Phamvietdao) -Trần Quang Diệu trích thuật    -Tổng Thống Diệm còn thua xa Mao-Stalin- Hít le….Mà TT Diệm thì làm có tuyên bố “đối tượng”- còn mấy ông cố nội kia là “chơi” thẳng dân mình mà cứ nói “vì giai cấp” và vì “thế giới đâị đồng”…..
 ÔI, THẬT ĐÁNG TIẾC VÀ XÓT XA (Bùi văn Bồng blog).….Thế nhưng, cử tri cả nước theo dõi truyền hình trực tiếp và tin thời sự trên VTV  ngày 13-6 mới thấy tá hỏa vì chính phủ ta có một số bộ trưởng rất vô trách nhiệm, nói năng lắp bắp và chủ yếu là ta thán, rên rẩm, thể hiện kém bản lĩnh và quá “lùn” về trình độ, năng lực. ….
+ Lại thấy một hậu họa Vinashin (Bùi văn Bồng)-   —-Từ kết quả điều tra, trưng cầu giám định liên ngành, Cơ quan An ninh điều tra đã làm rõ hành vi sai phạm của các bị can trên trong 4 nhóm vụ việc: Vụ mua tàu Hoa Sen của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên vận tải viễn dương Vinashin, gây thiệt hại khoảng 470 tỷ đồng của Nhà nước; vụ bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang tại Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, làm thiệt hại 28 tỷ đồng; Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng của Công ty nhiệt điện Hoàng Anh gây thiệt hại 313 tỷ đồng và Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezen Cái Lân, gây thiệt hại 64 tỷ đồng của Nhà nước. Thế mà nay lại lòi ra ụ nổi gỉ sét của Vinashin ở cảng Cam Ranh làm thiệt hại hàng trăm tỉ đồng… (thêm: Bà con nhớ là giá trị tiền này hơn 5 năm về trước,không phải hôm nay)
Lại thấy một hậu họa Vinashin:  TIỀN NHÀ NƯỚC THÀNH RÁC BÃI BIỂN(!?) (Danviet) -….Hải quan Khánh Hòa cho biết, chiếc ụ nổi này trị giá 11,5 triệu USD (khoảng hơn 230 tỷ đồng), nhập cảnh vào vịnh Cam Ranh ngày 9.8.2008 từ Singapore…..
Độc quyền điện, xăng dầu: “Tôi chưa làm hết trách nhiệm” (VnEc) -Bộ trưởng Bộ Công Thương xin nhận trách nhiệm trong việc chậm trễ thực hiện cơ chế thị trường, cạnh tranh đối với mặt hàng điện và xăng dầu…
Sai phạm Vinalines: Bộ nào cũng nói mình không biết (PL)- thì “làm bộ ” mà!! Chuyện tày Trời mà Quan thượng không biết,vậy không biết ngồi “ghế” làm giống gì?? chắc mắc gãi dái quá?
Ai đang quản lý ụ nổi Venture Dock 2?(Tamnhin.net) – Bốn năm sau khi ụ nổi Venture Dock 2 (VD2) được nhập vào Việt Nam, neo tại vịnh Cam Ranh, chủ VD2 vẫn chưa hoàn thành bản khai hải quan, cơ quan chức năng cũng không rõ ai đang thực sự quản lý ụ nổi này.  …..Từ 4 năm nay, người dân vùng phía Bắc vịnh Cam Ranh đã quá quen thuộc với một ụ nổi neo đậu trên vịnh, bên sườn sơn hàng chữ lớn “Venture Dock 2”. Cứ mỗi ngày qua đi, VD2 lại thêm mốc meo, cũ kỹ. …..VD2 với giá 11,5 triệu đô la…….
Nghiệp vụ giỏi sao để Dương Chí Dũng trốn?    TTO – Đó là nội dung chất vấn của phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng đặt ra cho Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang tại phiên họp Quốc hội diễn ra chiều 14-6.

‘Công an không cưỡng chế giải phóng mặt bằng’ (VNN)

Đại lộ nghìn tỷ, toàn cảnh… nhếch nhác (VNN)    —-Vụ Sông Tranh 2 chỉ là ‘sự cố hi hữu’ (VNN)  -Bộ trưởng Công thương khẳng định rò đập thủy điện Sông Tranh 2 “chỉ là sự cố hi hữu”, trong khi Bộ trưởng Xây dựng nói đây chỉ là “hiện tượng thấm nước”, không phải “sự cố”, trong phiên chất vấn sáng 14/6.    —-Điều tra khẩn DN lữ hành… mất tích! (VEF) trốn mẹ nó rồi!
Ngành y tế không thể đổ lỗi cho cái này, cái kia…   SGTT.VN - Tiến sĩ y khoa Nguyễn Văn Tiên, phó chủ nhiệm uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nói trước thực trạng tai biến sản khoa ngành y tế phải suy nghĩ, phải có giải pháp, không thể đổ lỗi cho cái này cái kia được.
Nhiều tuyến phố thành sông, giao thông hỗn loạn sau trận mưa lớn
Nhiều tuyến phố thành sông, giao thông hỗn loạn sau trận mưa lớn(Dân trí) – Sau trận mưa lớn kéo dài vào chiều tối nay 14/6, nhiều tuyến phố trong nội thành Hà Nội biến thành…sông khiến giao thông trở nên hỗn loạn. Ô tô, xe máy “bơi” trong nước lớn chết máy la liệt, mắc kẹt khắp mọi nơi trước sự bất lực của công nhân cấp thoát nước.=====================>>>

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thẳng thắn nhận trách nhiệm  (Tamnhin.net) – Bộ trưởng Bộ Công Thương thừa nhận, nếu kéo dài tình trạng độc quyền của EVN, Petrolimex…

Thiếu hạ tầng,  khu công nghiệp “trống vắng”  TT – Sau nhiều năm triển khai, các khu công nghiệp (KCN) Bình Đông và Soài Rạp (Tiền Giang) vẫn vắng bóng nhà đầu tư do hàng loạt dự án hạ tầng kết nối vẫn còn nằm trên giấy.
‘Nếu CSGT vòi vĩnh đòi hối lộ thì kiên quyết tố cáo’   (VTC News) – “Nếu CSGT vòi vĩnh đòi hối lộ thì kiên quyết tố cáo với cơ quan chức năng để chúng tôi xử lý“ – Bộ trưởng Công an nhấn mạnh.
Thông tin mới nhất vụ CSGT hành hung tài xế xe tải   (VTC News) – Công an tỉnh Ninh Bình đã xác định nội dung sự việc và danh tính Thiếu tá CSGT hành hung tài xế xe tải, công bố trước công luận.

Việt Nam xếp hạng 34/158 về Chỉ số Hòa bình Toàn cầu (VOA)   -Việt Nam đứng thứ 34 trên tổng số 158 nước được khảo sát trên bảng xếp hạng Chỉ số Hòa bình Toàn cầu 2012

Dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết hoành hành ở miền nam Việt Nam (VOA)   —Thêm 20 phụ nữ Việt bị bắt ở Malaysia (VOA)

Ai nguy hiểm hơn ai? (Nguyễn hưng Quốc-VOA) -  Mấy tuần vừa rồi, báo chí trong nước làm ồn ào khá nhiều về việc một số người Trung Quốc nuôi cá bè lậu ở cảng Cam Ranh

Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp (phần 2) (Trần vinh Dự -VOA)  -Kinh tế học quan tâm đến hai khía cạnh của một thị trường – trong trường hợp này là thị trường mại dâm. Thứ nhất là từ góc độ thực nghiệm, kinh tế học tìm cách khảo sát các hiện tượng của thị trường này, phát hiện các nghịch lý, các điểm không dễ giải thích chỉ dựa vào cảm quan, các quy luật và các cách thức vận hành của thị trường mại dâm. Thứ hai,…..

Bộ Công an Việt Nam nhận trách nhiệm vụ nguyên lãnh đạo Vinalines bỏ trốn (RFI)   ——Kinh nghiệm đối lập thời VNCH (BBC)

Việt – Triều ca ngợi lẫn nhau (BBC) -Một phái đoàn cao cấp của Bắc Hàn ca ngợi ‘con đường đúng đắn’ của Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội.

‘Không tin lời hứa Bộ trưởng Quang’ (BBC/nghe) -……..Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh, người vốn theo dõi chặt chẽ các vụ việc cưỡng chế đất đai trong thời gian gần đây, nói ông không tin vào những hứa hẹn của ông Quang…

Lãi suất huy động VND lên mốc 13,5%/năm (VnEc)   —Tăng tới 4%, lãi suất liên ngân hàng sắp “đuổi kịp” huy động (VnEc)   —-Việt Nam cần 7 tỷ USD nếu thanh lọc nợ xấu kiểu Mỹ (DDDN)

“Mưa tiền”: Bơm hơn 70.000 tỷ đồng/tháng từ nay đến cuối năm?  (DĐDN) Lãi suất huy động chỉ còn 9%/năm. Ngân hàng quyết tâm “tung” tiền vào nền kinh tế. Như vậy, thị trường hoàn toàn có thể tin tưởng sẽ có một đợt “bão” tín dụng trong thời gian tới.    —Bơm hơn 70.000 tỷ đồng/tháng từ nay đến cuối năm? (VEF)

“Bão tín dụng”: Bơm hơn 70.000 tỷ đồng/tháng từ nay đến cuối năm (Stockbiz.vn) – Bài này lấy lại trên DDDN mà còn kèm câu sau:   Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Thị trường phát điện cạnh tranh sẽ hoạt động từ ngày 1/7  (DDDN)   —-Lãi suất huy động VND lên 13,5%/năm (DDDN)  —-Quỹ đầu tư mê Indo, bỏ Việt Nam(DDDN)   —DN đường cùng: Bán tháo hàng tồn, đóng nhà máy (VEF)   —Đấu thầu 5.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ ngày 22/6 - Stox.vn    ——Lãi suất tiết kiệm vọt lên 14% một năm - Stox.vn
Xuất khẩu hàng dệt may, thuỷ sản sang châu Âu suy giảm   SGTT.VN – Ba gọng kìm đang đẩy doanh nghiệp vào thế bí là: doanh nghiệp phải chịu áp lực từ lượng hàng xuất khẩu giảm, tỷ giá đồng EUR so với USD và đồng tiền Việt Nam giảm; chi phí đầu vào sản xuất từ trong nước lại tăng giá.
Muốn phá ‘đáy’nhưng chọc đâu… nợ xấu ngoi lên đến đó? (VNN) – Nhiều ý kiến về BĐS “chạm đáy hay chưa?”
Thanh khoản cạn kiệt, chứng khoán vẫn “đổ đèo”  (PL)  -Ngày 14/6, thị trường chứng khoán chứng kiến một phiên giao dịch ảm đạm, lực cầu gần như cạn kiệt, bên cạnh đó áp lực cung giá rẻ vẫn không ngừng gia tăng, khiến cả hai sàn niêm yết cùng chìm trong sắc đỏ.
Hà Nội: Nguồn cung khan hiếm, rau xanh tăng giá  (VTC News)    —-“Mua nợ xấu” ai là người hưởng lợi? (RFA)

Dân Hồng Kông biểu tình đòi điều tra cái chết của ông Lý Vượng Dương(VOA)  —Tổng thống Obama trao tặng Huân chương tự do cho Tổng thống Israel (VOA)  -Tổng thống Obama ca ngợi ông Peres là ‘cốt cách của Israel, một tinh thần bất khuất không thể bị khuất phục’

Tổng giám đốc ngân hàng Hoa Kỳ xin lỗi vì thua lỗ (VOA)  —-Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo về ngân sách và phá hoại trên mạng (VOA)

Ông Karzai: Afghanistan là địa điểm hợp tác chống khủng bố(VOA)  —Ít nhất 72 người thiệt mạng trong các đợt tấn công có phối hợp ở Iraq(VOA)   —Ngư dân Philippines, Trung Quốc bị kẹt do tranh chấp ở Biển Đông(VOA)    —–TQ làm căng với Anh vì Dalai Lama (BBC) -Trung Quốc dường như đã ngưng mọi liên hệ cấp cao với Anh Quốc vì tức giận Thủ tướng Anh đã gặp riêng Đức Dalai Lama.
Philippines sẽ đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền ở bãi đá Scarborough ra trước tòa án quốc tế (RFI)

Tiền của Đảng (BBC) -Hàng triệu bảng của Đảng Cộng sản Anh ở đâu từ khi giải tán?

Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc bán giàn phóng tên lửa cho Bắc Triều Tiên (RFI)   —-Amnesty International : Chính quyền Syria phạm tội ác chống nhân loại (RFI)    ——Pháp – Ý phối hợp tìm cách thúc đẩy tăng trưởng tại châu Âu(RFI)  —-Chìa khóa cải cách của tổng thống F.Hollande nằm trong tay cử tri Pháp(RFI)
Ghen tuông xen vào chính trị: Chính phủ Pháp khó xử về phát biểu của First Girlfriend(RFI) —-Đệ nhất Phu nhân Pháp gây tranh cãi (VOA)