Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Tin thứ Bảy, 13-10-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tặng 80 bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa (TT). – Nâng cao chất lượng dân số vùng biển, đảo, ven biển (TTXVN).
- Việt Nam tuyên bố hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông ‘vô giá trị’ (VOA). Trung Quốc xây văn phòng hành chánh trên đảo Vĩnh Hưng (Vĩnh Hưng là tên của đảo Phú Lâm, tức Woody Island. Có lẽ VOA nên chú thích là đảo Phú Lâm, thay vì dùng tên gọi của TQ) =>
- Nhật Bản sẽ đưa tranh chấp Takeshima/Dokdo ra Tòa án quốc tế (VOV). - Nhật Bản, Trung Quốc nhất trí thảo luận tranh chấp lãnh thổ (Tin tức).   - Trung-Nhật cam kết nối lại đàm phán về chủ quyền biển đảo (DT).  – Nhật – Trung tìm lối thoát tranh chấp đảo (ANTĐ). - Bài toán Senkaku – Điếu Ngư vẫn chưa có lời giải (RFA).  – Căng thẳng giữa Trung-Nhật đã lan sang cả âm nhạc (TTXVN).  – Trung Quốc từ chối cấp visa cho nghệ sĩ Nhật (VNE).
Báo Trung Quốc khoe ảnh hải giám tuần tra sát Điếu Ngư (PN Today). - Đài Loan “đục nước béo cò” với tranh chấp Senkaku? (TTXVN).
Trung-Mỹ tăng cạnh tranh chiến lược ở châu Á-TBD (TTXVN).
Hải quân miền đông Indonesia tập trận bắn đạn thật (TTXVN).
- Hai Bà Trưng và bài học “ việc nước trước việc nhà ” (RFI).  – Ba triều đại Việt Nam nối tiếp đòi Trung Hoa trả đất (Hữu Nguyên).
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa cho phép Ngân hàng Trung Quốc mở văn phòng tại Việt Nam (TTXVN).
- Đoàn Đảng cộng sản VN dự ĐH Đảng Bangladesh (TTXVN). Có vẻ như các đảng CS láng giềng Trung Quốc, Ấn Độ không muốn làm mếch lòng đảng cầm quyền nước này nên không cử đoàn tham dự.
THỨ 2 CÁC ‘ĐẦY TỚ NHỎ’ SẼ ĐƯỢC THÔNG BÁO… (VLB).  - NGÀY HỌP CUỐI CÙNG CỦA HỘI NGHỊ TƯ 6 KHÓA XI (15/10/2012) SẼ THÔNG BÁO TRƯỚC BAN CHẤP HÀNH HÌNH THỨC KỶ LUẬT ĐẢNG VÀ XỬ LÝ VỀ MẶT CHÍNH QUYỀN ĐỐI VỚI THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG (Cầu Nhật Tân).
- Trung ương Đảng ‘thay đổi nhân sự lớn’? (BBC). “Thay lãnh đạo có lẽ rất quan trọng, có thể là việc đầu tiên phải làm, nhưng không có nghĩa là con người này sẽ có thể sửa hệ thống này để mọi người có thể đi theo một đường tốt hơn trong một vài năm thôi”.  – GS Thuyết nói về khả năng thay đổi nhân sự (BBC).
- CHỦ DÒM TỚ TẮM (Huỳnh Ngọc Chênh). “Ai tranh dòm vào mấy cái lỗ ấy chứ tớ đây đếch thèm. Tớ về dòm cái khác còn hay hơn. Đám ấy, đứa nào dơ, đứa nào ít dơ, đứa nào lên, đứa nào xuống thì chỉ ảnh hưởng đến bè nhóm lợi ích riêng của chúng thôi chứ có ảnh hưởng gì đến tớ. Chỉ khi nào thay đổi hệ điều hành thì tớ mới hy vọng…”
- Canh bạc (FB Trần Minh Khôi/ BS). “Vấn đề khủng hoảng hiện nay không phải là vì do một cá nhân nào mà là sự khủng hoảng có tính hệ thống. Khủng hoảng là do quyền lực tập trung quá lớn vào chính phủ trong sự thiếu vắng một cơ chế kiểm soát hữu hiệu“.  – Mày phải ở lại chơi ván khác cho tao gỡ (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
- Quy trình xử lý đảng và chính quyền đối với Thủ tướng (Cầu Nhật Tân).  – Chuyện tin đồn (Đông A). “Dường như ai cũng ngoảnh mặt với Thủ tướng, từ những người trí thức đến những lão nông.  Lòng dân đã như thế, mà Thủ tướng cứ tại vị thì chỉ còn nước, giải tán nhân dân, bầu lại những thần dân khác cho Thủ tướng”.
Căn nhà đã mục nát rồi. Cột, kèo đã bị bọn sâu, mọt gặm nát bét rồi, bây giờ nếu giữ lại con “sâu chúa”, để cho nó tiếp tục gặm với tốc độ như thế này thì căn nhà sẽ sớm sập, không cần tới bọn “diễn biến hòa bình” hay “thế lực thù địch” giúp một tay nữa. Nhưng đó là vấn đề của bọn “đầy tớ”, còn vấn đề của những “ông chủ” căn nhà là cần tính toán, dự định sẽ phải làm gì sau khi căn nhà sập? Xây lại nhà mới như thế nào? Nền, móng ra sao? Sườn nhà làm bằng “xi măng cốt sắt” hay “xi măng cốt tre” để chỉ vào ở vài năm thì nó lại sập tiếp?
Cho nên vào lúc này, có lôi được con “sâu chúa” ra khỏi căn nhà hay không, có lẽ không quan trọng lắm cho bằng kế hoạch cho tương lai sắp tới của căn nhà này, bởi không sớm thì muộn nó cũng sẽ sập, không sập ngay bây giờ thì 5-10 năm nữa, hoặc may mắn thì nó có thể kéo dài đến 20-30 năm nữa, nhưng sau khi nó sập rồi thì chủ nhà phải làm gì, đó mới là điều quan trọng.  Mời bà con tham gia thảo luận chủ đề này, không nên phí thời gian, ngồi đó chờ tin về số phận của con “sâu chúa”.
- Dân Choa: Thực sự ông Nguyễn Phú Trọng muốn gì? (FB Dân Choa). “Người dân nhìn nhận về đảng không còn là một tổ chức chính trị, nơi tập trung người lao động và bảo vệ quyền lợi cho họ như ngày xưa nữa, mà là một tổ chức quyền lực bao trùm cả nhà nước.  Đảng đã biến chính quyền nhà nước thành một bộ máy cai trị nhân dân, làm người dân xa rời đảng và cảm thấy đảng cộng sản ngày càng đối lập với nguyện vọng của họ.  Câu hỏi đặt ra cho chính đảng cộng sản ở Việt Nam là tương lai sẽ ra sao nếu số đông quần chúng không còn ủng hộ đảng?
- KHẢO CỔ: Cuộc đấu tranh đẩy lùi tham nhũng, lãng phí (Phair Zios). Xin mượn lời của cố TT Nguyễn Văn Thiệu mà nói bà con rằng: Đừng nghe những gì thủ tướng nói, mà hãy nhìn những gì thủ tướng làm!
-  Nhận diện “bộ mặt thật” của Quanlambao (Bùi Văn Bồng).
<- Chỉnh đốn đảng và cuộc chiến trên các trang web (RFA).- Hội nghị Trung ương 6 sẽ không có một kết quả thực sự (RFA).
“Đã phê và tự phê thì đừng che đậy khuyết điểm” (DV).
Bữa nay, trước khi kết thúc Hội nghị TƯ 6, thiết nghĩ, để cho công bằng, cũng cần nói ra vài ý kiến thiểu số, trái chiều với luồng dư luận chung không có lợi cho ông thủ tướng của đại đa số độc giả.
1- Ông TT ít có biểu hiện thân Tàu, với dẫn chứng quan trọng nhất là bài trả lời chất vấn trước Quốc hội về Biển Đông cuối năm ngoái, trong khi đó thì các vị lãnh đạo đảng, điển hình là ông tổng bí thư lúc nào cũng giương cao khẩu hiệu “16 chữ vàng, 4 tốt”. Luận điểm này ngày càng mờ nhạt, rõ nhất qua chuyến gặp gỡ họ Tập ở Nam Ninh 20-21/9 và phiên tòa xử 3 blogger ở SG, bị tuyệt đại đa số độc giả ở đây coi là “ô nhục”.  
2- VN rất cần những người lãnh đạo quyết đoán, nắm được quyền lực thực sự, mà hiện tượng này dường như chỉ xảy ra ở thời TBT Lê Duẩn, mấy năm nay thì có vẻ như đó là ông TTNTD. Cứ lối lãnh đạo tập thể, nhất là một tập thể kém năng lực, chẳng ai chịu trách nhiệm, thì chỉ kéo lùi bước tiến xã hội. Những người ủng hộ lập luận này hình như mê mẩn với những hình tượng Yeltsin, Putin. Luận điểm yếu dần đi khi những thông tin về tham nhũng khủng khiếp cứ được tung lên mạng, minh họa thêm bao nghi vấn, cho thông tin chính thống, cho thấy sự “quyết đoán”, “quyền lực thực sự” đã kéo theo độc tài tham nhũng, lũng đoạn chính trị tới đâu.  
3- “Lỗi hệ thống” mới là nguyên nhân chính đưa đất nước tới thảm cảnh này, còn ông TT chỉ là một nạn nhân. Muốn thay đổi căn bản, phải phá bỏ cái “hệ thống” đó. Luận điểm này vẫn là thứ “muôn thuở”, vốn được nói mãi hàng chục năm nay, đặc biệt ở những người chống cộng cực đoan, chỉ muốn sau một đêm, trở dậy thì không còn có … ĐCSVN, mà quên rằng muốn thay đổi một thiết chế chính trị đã tồn tại dai dẳng suốt hơn 80 năm qua, rất cần những bước tiến dần tới dân chủ.
4- Trong cuộc “chỉnh đốn” này, đảng CSVN đứng trước mối nguy từ mất niềm tin nghiêm trọng của dân, rất cần một cú “xả sú páp”. Vậy thì hãy hình dung: hoặc không để cho nó được “xả”-bằng cú thay máu một chính phủ quá tệ, khi lòng dân phẫn uất đã đến cao độ, nó sẽ mau sụp đổ hơn. Hoặc để cho nó “xả”, nó sẽ sống dai hơn bởi niềm tin của dân lại được tiêm chích một liều thuốc an thần, để rồi sẽ lại tái diễn màn “xả sú páp” tương tự trong tương lai. Người dân hãy cắn răng chịu đựng cơ cực thêm nữa, để nhìn xa hơn. Luận điểm này không dễ đánh đổ được!
5- Không rõ ràng một luận điểm bênh vực ông TT, mà là hàng loạt những phân tích sâu, bàn lẽ thiệt hơn trên nhiều phương diện, để đi tới luận điểm cuối cùng là hãy cứ để yên cho tình trạng hiện nay tiếp diễn, để kêu gọi ĐCSVN phải thay đổi mạnh mẽ chính mình.
Và bài viết “Canh bạc” mới đăng hôm nay là một ví dụ điển hình. Dường như để dẫn dắt độc giả tới chỗ bị thuyết phục, gãi đúng chỗ ngứa nhất bao năm nay của đại đa số người dân, là sự tồn tại của ĐCSVN, tác giả đã cường điệu hóa hàng loạt vấn đề liên quan tình hình chính trị VN. Ví dụ như thổi phồng sức mạnh của “các lực lượng âm binh”; nói quá rằng dư luận cho là ông TT ra đi, có ai đó thay thế thì ĐCSVN giải quyết được tình trạng khủng hoảng hiện nay; đề cao một cách hài hước rằng trong gần hai thập niên qua, trung tâm quyền lực chuyển dần từ đảng qua chính phủ là tín hiệu tốt đẹp cho một nhà nước pháp quyền, từ đó coi việc khôi phục Ban Kinh tế TƯ, Ban Nội chính là bước lùi …
Từ lối biện luận “tinh quái” đó, tác giả đưa ra lời khuyên là ĐCSVN phải “bước ra khỏi sự sợ hãi mất quyền lực”, “để tiếp tục cố gắng xây dựng xây dựng một hệ thống pháp quyền ở VN”, mà hình như cố quên rằng quyền lực hiện nay của nó đang nằm trong, được chia sớt cho cái … “băng đảng” nào, nên chính nó đã không còn có thể  ảo tưởng “xây dựng” cái gì được nữa. Chìa khóa két sắt dân chủ giờ đang nằm trong tay hai kẻ mạnh, thay vì một như 80 năm qua. Hay thử hình dung, con quái vật mẹ, đẻ ra con quái vật con, khó bảo nhưng cũng rất “có giá”. Giờ thì mẹ giết con. Không phải là tốt cho DÂN ư? “Tọa sơn quan … cẩu đấu!” 
Thử bóc tách một giá trị ảo (Bùi Văn Bồng).
Hai bản Kiến nghị của luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và luật sư Hà Huy Sơn đề nghị Quốc hội giải thích Điều 88 (boxitvn). – Nguyễn Thị Từ Tuy:  Sự mất tự do của một số người là điều kiện cho tự do của mọi người (boxitvn).
- Viết sau 3 cuộc làm việc với công an (Trương Duy Nhất). “Tôi không phải tội phạm. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang ‘cõng rắn cắn gà nhà’, những ‘nhóm lợi ích’ đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những ‘bầy sâu ăn hết phần của dân’, những ‘bộ phận không nhỏ’ trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ”.
- Thương binh Hà tĩnh kéo về Hà nội khiếu kiện, tố cáo bị cướp đất (Xuân VN). “Những súng ống dùi cui roi điện hãy đem ra mà giữ Hoàng sa, Trường sa đi, hãy đem sức cường tráng đó ra mà bảo vệ ngư dân ngoài khơi để họ giữ lấy tàu, giữ lấy cá, giữ lấy biển đảo của chúng ta …   Mong lắm các người hãy tôn trọng và đối xử tử tế với những người thương binh đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của họ để chúng ta có cái đất nước này!” =>
- Dự thảo Luật Đất Đai gây thất vọng lớn (RFA).   – Nạn nhân Hoàng Đức Doanh: Đạo đức xã hội xuống cấp là vì nhiều người không biết xấu hổ (vô liêm sỉ) (Nguyễn Tường Thụy). – Kính gửi Chương trình Dân Hỏi Bộ Trưởng Trả Lời (DLB).  – Đề xuất bảo vệ đất rừng của người thiểu số (RFA).
- Thu giữ hàng loạt tài sản người khác mà không lập biên bản thì gọi là gì? (Nguyễn Tường Thụy). Cướp cạn!
- Tội nghiệp cô giáo (hay là) nghiệp chướng giáo dục (Nguyễn Thông).  – Thêm một chứng cứ về tội ác của VnExpress (Chu Mộng Long).  – Trần Duy Huỳnh: Củng cố niềm tin hay hoang mang bất định (DLB).
- Bộ Xây dựng: Đập thủy điện Sông Tranh 2 “đảm bảo an toàn” (TT).  – Cái lắc đầu của Quảng Nam (Đào Tuấn). “Ít ra, thủy điện cũng có một tác dụng lật tẩy những trá ngụy mang danh nghiên cứu khoa học, những lời lẽ an dân nổ như sấm từ tầm cỡ quản lý to đoành như bộ trưởng, cho đến những vị khoác áo khoa học gia với giày cộp những danh hiệu giáo sư, tiến sĩ”.
- Khuất tất xung quanh vụ án “Cố ý gây thương tích…” tại TAND huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình: Xét xử sót người, lọt tội, ông Chánh án được gì? (NCT).  – Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội: Những khuất tất qua một phiên tòa (NCT). – Vụ đòi tài sản tại Phước Long, Bình Phước: Tác nghiệp lạ lùng của “quan” thẩm phán! (NCT).
- TÌNH TIẾT MỚI VỤ THU GIỮ TRẦM Ở KHÁNH HÒA: Hứa ăn chia 50:50 rồi… “xù” (NLĐ). “Những người đi tìm trầm được một số cá nhân trong đội liên ngành cho phép vào đào và chia tỉ lệ 50:50. Khi người dân tìm được trầm đã giao cho một số cán bộ, chiến sĩ công an để bán và chia cho mỗi người thuộc huyện đội 20 triệu đồng”. – Thanh Hóa: Bắt 2 cán bộ huyện tham nhũng (PLVN).  - Đình chỉ chức vụ, điều tra quan chức có 21 nhà (TP).
- Yên Mỹ (Hưng Yên): Trưởng Công an xã bị tố dùng dùi cui đánh dân (Thanh tra).
<- Đắk Lắk: Hành trình gần 20 năm đi đòi công lý của hai giáo viên (CATP).
- Quận Hoàn Kiếm lập đoàn kiểm tra vụ tranh chấp tường nhà 27 Hàng Phèn (DT).  - Tống đạt quyết định tạm đình chỉ điều tra quá chậm (TT).  - Đừng lấy hộ khẩu cản trở người nhập cư (PLTP). - Ra tòa vì tên công ty giống nhau (PLTP).
- Phỏng vấn nạn nhân, anh Vũ Minh Đức từ Nam Định: Công ty Victoria tại Nga sa thải nhân viên bị nghi tiết lộ thông tin cho truyền thông (RFI). “Chủ nhân công ty may mặc Victoria, Nguyễn Văn Lập, người bị tố cáo ép buộc nhân viên làm việc mỗi ngày từ 14 đến 16 giờ, nghi ngờ công nhân này là người báo động về tình trạng nô lệ mới cho truyền thông quôc tế. Chủ nhân tịch thu điện thoại và không trả hai tháng lương cuối“.  – Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: “Tôi nghe luật mà thấy chán quá” (DĐCN).  - Gỡ “nút thắt” về chỗ ở cho công nhân (QĐND).
- Tiền đâu ra? (Nguyễn Vạn Phú). “không ai tin rằng đi cùng với tăng thu ngân sách theo kiểu tăng mức thu thuế thu nhập doanh nghiệp hay thu nhập cá nhân là sự tăng chi cho an sinh xã hội. Bởi nhiều người nghĩ các khoản tăng thu rồi sẽ lãng phí cho tham nhũng, cho trợ cấp doanh nghiệp nhà nước, được đổ vào các công trình đầu tư công lãng phí hay để giải quyết gánh nặng nợ nần của nhiều doanh nghiệp nhà nước từng đổ vỡ như Vinashin”. - Khoản nợ hơn 1.000 tỷ đồng ai trả? (TP).
“Lại ảo thuật gian lận xăng dầu”: kỷ luật một loạt (TT).
Giảm lao động cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc: Tăng mức xử phạt (ANTĐ).
- Nghiêm cấm công chức Thanh tra Chính phủ can thiệp việc xử phạt giao thông (HNM).
- Xót xa công trình “ngàn năm” (NLĐ).   – Công viên Hòa Bình nhếch nhác đâu chỉ do thiếu kinh phí (ANTĐ).
Hà Nội tăng thêm 8.000 taxi: Giao thông sẽ rối loạn? (TP). - Hà Nội: di chuyển chợ trời chỉ mới là chủ trương (TT).
Siết chặt nhập cư trong Luật Thủ đô: Có tăng Chất lượng sống cho Hà nội? (NB&CL).  -  Có hay không thanh lịch người Hà Nội? Bài 1: Một Hà Nội không được yêu (HNM).   - Huế: Méo mó những đô thị kiểu mẫu (TP).
- TKV sẽ thoái gần 620 tỉ đồng vốn đầu tư ngoài ngành (TBKTSG).
- Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đến Việt Nam (VNN).
- Giới sản xuất Mỹ đặt vấn đề về việc Việt Nam tham gia TPP (VOA).
- Thỉnh nguyện thư yêu cầu chặn tôm đông lạnh không an toàn từ VN nhập vào Mỹ (VOA).   – Hãy nói với cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) không nương tay với thực phẩm nhập khẩu không an toàn: Tell the FDA to Crack Down on Unsafe Imported Seafood (ForceChange).
- MẶT TRẬN BÌNH DÂN VÀ NHỮNG UẨN KHÚC LỊCH SỬ (1) (Nhật Tuấn).
- Tiến sĩ Trần Nhơn – Nghĩ về Bạc Hy Lai… (Dân Luận). “Dù thay cả ‘Tứ trụ triều đình’,/ Đảng vi tối thượng dân vi khinh;/ ‘Vua tập thể’ ngồi trên luật pháp,/ Hy vọng gi lấy lại niềm tin!
- Mạc Ngôn mong Lưu Hiểu Ba ‘được tự do’ (BBC).  – Trung Quốc: Nobel Văn học mong muốn Nobel Hòa bình được tự do (RFI).  – Khôi nguyên giải Nobel văn chương kêu gọi phóng thích ông Lưu Hiểu Ba (VOA).   – Hoan hô bác Mạc Ngôn! (Quê Choa). “Chợt nghĩ nếu ai đó trong 1.200 nhà văn Việt đương đại đoạt giải Nobel thì họ sẽ nói gì khi được nhắc đến ông Cù Huy Hà Vũ, đến Điếu Cày và nhiều người khác nữa? Chẳng biết họ sẽ nói gì nhưng chắc chắn họ không ‘dại mồm’ như bác Mạc Ngôn, mình xin cá 1 ăn một trăm đấy! Được cái giải nhà nước đã cảm ơn Đảng rối rít, nói gì đòi tự do cho ai!” – Bọ Lập nói hay đếch chịu được (Nguyễn Thông).
- Mạc Ngôn, ông là ai ?  (RFI).  - MẠC NGÔN – GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG 2012 (Trần Nhương). – Mạc Ngôn nói về giải Nobel Văn học (BBC).  – TRÒ CHUYỆN VỚI THƯỢNG QUAN KIM ĐỒNG CỦA MẠC NGÔN (Nguyễn Trọng Tạo). – Giải Nobel văn học 2012 gây ra tranh cãi tại Trung Quốc (RFA).  – Ải Vị Vị chỉ trích Giải Nobel Văn học cho Mạc Ngôn (Spiegel/ Phan Ba).  – Bị cáo buộc thân chính quyền, Khôi nguyên Nobel Văn học Mạc Ngôn biện minh (RFI).  – Nhà văn Mạc Ngôn đoạt giải Nobel Văn Học nói lên điều gì? (BBC).  - Nobel Văn chương: “Người Trung Quốc đã đợi quá lâu” (VNN).  - Quyền lực văn hóa và những lo toan (TP). - Nhà văn 8X đòi Mạc Ngôn chia tiền thưởng Nobel (VTC). Nhà văn 8X Trương Nhất Nhất =>
- Chúc mừng đồng chí Ngôn Nô-ben (Nguyễn Xuân Hưng). “Còn một điều tôi không thích đồng chí, là đồng chí cạnh tranh với một ứng viên Nô-ben là đồng chí Thuận đồng bào của tôi. Có lẽ đồng chí Thuận vận động hành lang kinh quá, khiến hội đồng Nô-ben bực mình, còn đồng chí Ngôn ‘không nói’ thì ngậm miệng ăn tiền. May cho đồng chí Ngôn là Hội đồng Nô-ben không vướng ‘lợi ích nhóm’, không tham nhũng, nên đồng chí Ngôn được, còn đồng chí Thuận thì rơi”.  – Trần Lê Hoa Tranh – Mạc Ngôn và H. Murakami (Dân Luận).
- Liên hiệp châu Âu được Nobel Hòa bình (BBC).  – Giải Nobel Hòa bình 2012 được trao tặng cho Liên Hiệp Châu Âu (RFI).  – Bất ngờ giải Nobel Hòa bình 2012 (TQ).  – Phản ứng trái chiều về giải Nobel hòa bình 2012 (TT). - Thế giới nói về giải Nobel Hòa bình của EU (VnE).
- Canada không muốn Huawei đầu tư (BBC).  – Những rắc rối của Huawei ở Ấn Độ (NLĐ).
Cảnh báo về một trận “Trân Châu cảng trên không gian mạng” (PLVN).

- Trung Quốc đẩy mạnh du lịch phi pháp ở Hoàng Sa (TN). còn ta cứ tiếp tục điệp khúc phản đối ^:)^
- Lê Hồng Kỹ: Doanh nhân và trọc phú (Quê Choa).
KINH TẾ
- Phỏng vấn ông Deepak Mishra, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: “Kinh tế Việt Nam cũng bị tác động bởi thế giới” (VTV).
- Tái cơ cấu để phát triển doanh nghiệp (Tin tức).
- Doanh nhân “vượt bão”(NLĐ).  - Doanh nhân và trọc phú (DT). - Thử thách niềm tin doanh nhân (VNN). - Có “chí” thì nên… đại gia (DV).
- Khi đại gia ngân hàng “cảm nắng”(GDTĐ).  - Ngân hàng xuống phố tiếp thị cho vay (VnE).
Biến nguồn lực vàng thành vốn đầu tư (TVN).  - Không nên “ôm” vàng (NLĐ).
- Phó Chủ tịch UBCKNN: Thị trường khó khăn nảy sinh nhiều tiêu cực (HNM).
<- Náo loạn thị trường địa ốc (SGGP). “Chưa bao giờ thị trường địa ốc tại TPHCM lại loạn như hiện nay.”
Để cà phê không còn là “giọt đắng” (DNSG).  - Sản lượng cà phê có thể giảm (TP).
Đường nội gây tranh cãi (TN).
- Thêm làn sóng giảm giá căn hộ (NLĐ).  - Hà Nội tìm lối thoát cho giá dịch vụ chung cư (VnM).
Hãng Shell Gas rút khỏi Việt Nam vì gas lậu (Người Việt).
- Châu Âu vẫn còn bất đồng về thời gian cắt giảm công nợ (VOA).
Brics: Những người hùng đang yếu dần (VEF).
Nguy cơ từ khối nợ công trong ngân hàng Nhật (ĐTCK).

- Ngân sách nhà nước: Thu giảm mạnh nhưng chi vẫn tăng (SGTT).
- Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực công nghệ: Cần bàn tay của các tập đoàn lớn (SGTT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhiều ngôi chùa là di tích QG bị cháy: Báo động về tình trạng thờ ơ với công tác PCCC (VH).
- Phát hiện bãi đá tiên tri khắc hình bí ẩn tại Sa Pa (Kỳ I) (Soha).
- Đường Lâm: một thoáng hương xưa (CATP).
Người Mày ở Quảng Bình – Bài 2: Những chiến binh núi Ku Lôông (PLTP).
Về thăm Pác Bó (ANTĐ).
Ông Phan… sứt mẻ (LĐ).
- Ng. Tuyền (Minh Thu): Ba tôi (VHNA).
Số phận cuốn nhật ký bị chôn vùi gần 50 năm (Petrotimes).
-  Mạng ảo, tổn thương thì thật (TT). Nhưng “chết” và “bị thương” thì vẫn ảo, vì không thấy nhắc tới … Quan làm báo mà toàn kể chuyện cô giáo.
- TÙNG BÁCH – NIỀM TRẮC ẨN DẤU SAU NỤ CƯỜI (Nguyễn Trọng Tạo).
- Thi Vũ: Ngắn nhất, súc tích nhất, thơ mười bốn chữ (VHNA).
Lữ hành chỉ trích ‘thói hư’ của du lịch Việt (VEF).
- Khi Đại sứ sành tiếng Việt và mê phở bò (VNN).
- Siết chặt hoạt động nghệ thuật, biểu diễn (SGGP).
- Cải lương không lặng lẽ (NLĐ). Cảnh trong vở Tiếng vạc sành do Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng =>
Phước Sang và hành trình đại gia khốn khó (DV).
-  Tại sao phim “Thái sư Trần Thủ Độ” bị “treo”? (Gocomay).
Phát sóng phim “chùa” (NLĐ).
VTV giúp K+ duy trì thế độc quyền? (DV).
- Nhà Ngoại giao viết văn thơ (TG&VN).
- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và những ca khúc về phụ nữ Việt Nam (NCT).  - Nhạc sỹ Thanh Tùng: “Một mình” giữ lại tình yêu (GĐVN). - Nhạc sỹ Phó Đức Phương: “Nhạc điện tử không làm ảnh hưởng đến chất lượng nhạc phim” (TGĐA).
- Nghệ nhân gần 30 năm gìn giữ nghệ thuật dân tộc (Tin tức).  – Bảo tồn di sản văn hóa hát then (Tin tức). – “Đệ nhất nghệ nhân” vẽ tranh trên kính (NĐT).
- Thú chơi nghệ sĩ Việt – Ồn ào và lặng lẽ (TGĐA).
- Lê Hiếu thừa nhận đi xe, Chung Minh rút đơn tố cáo (VTC).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Ai gánh chịu những rủi ro giáo dục trong tương lai? (NĐT).
Muốn giáo dục toàn diện phải đầu tư xứng đáng (TVN).
Kỳ vọng quyết sách của Hội nghị Trung ương 6 (TP).
- Phép vua thua… lệ làng? (GD&TĐ).
Xử lý các sai phạm về dạy thêm, lạm thu (SGGP). - Thu học phí cao: Phải cắt ngân sách (PLTP).  - Thanh Hóa: Thêm các khoản chi ‘liều’ của Hiệu trưởng trường Đông Vệ 1 (Infonet).
Giật mình an ninh trường học sau vụ bắt con tin ở trường mầm non (DV).
- Dạy tiếng Anh các môn khoa học, trường tự “bơi” (Tin tức).
- ĐH Huế: Rút kinh nghiệm sâu sắc từ vụ trưởng khoa nâng điểm thi ĐH (DT).
Từ chối thủ khoa, tuyển sinh viên loại khá (TT).  - Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Trường nghề “chết đứng”.
- Bài văn nhập vai Cám: Nữ sinh đóng vai ác rất đạt (Zing).  - Nữ sinh nhập vai Cám bị ghét là đã thành công (GDVN).  -  Bài văn đóng vai Cám 3 điểm: ‘Khó đỡ’ nhưng rất đạt (Tiin). – Nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Hùng Vĩ: Nữ sinh nhập vai Cám bị ghét là đã thành công! (VTC).  – Ai cẩu thả? (Bùi Văn Bồng).
Vụ “canh gà Thọ Xương”: Chưa quyết định cho cô Thủy nghỉ việc (PLTP).  - Vụ “canh gà Thọ Xương”: Thầy giáo gây sốt trên mạng bảo vệ cô Hà  (GDVN).
<- Bình Định: Chàng trai 4 năm chăm sóc người hàng xóm bại liệt nhận học bổng (DT).
- Nụ cười của thầy tiếp thêm nghị lực cho tôi (TT).
- Bệnh học đường: Không thể thờ ơ (SK&ĐS).
- Học cách xin lỗi… con (PN).
- Sai lầm của phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ (GD&TĐ).
- Nữ sinh tỉnh lẻ và những hiểm họa dưới mái nhà trọ (NĐT).
- Doanh nhân trẻ và giấc mộng cường quốc robot VN (VTC).
Doanh nhân Cần Thơ góp tiền xây trường (PLTP).
Toàn cầu hóa tri thức và giáo dục (VNN).
- Bài học làm khoa học có đạo đức (Giải Nobel Y sinh 2012) (Nguyễn Văn Tuấn).
- Ca ghép gan thành công bước đầu (TT).  – Kịch tính ca ghép gan (NLĐ).
- Đã xác định được cấu tạo của hành tinh kim cương (AFP/Tia sáng).  - NASA bất ngờ vì một viên đá trên sao Hỏa (VnE).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Vỡ đập chắn Thủy điện Đakrông 3 (TP).
- Ngăn chặn buôn bán gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc (Thanh tra).  – Nhận biết trái cây Trung Quốc (NLĐ).  – Nghi vấn có hóa chất độc hại từ dép trung quốc (NĐT).
Khởi động dự án giải quyết vật liệu chưa nổ tại Quảng Nam (TN).
- Tin đồn về sữa nội có sinh vật lạ: Âm mưu gì? (SK&ĐS).
- Kiến ba khoang độc tố gấp 10 lần rắn hổ (KP).
- Cảnh giác với hình thức lừa đảo mới qua thư điện tử (ND).
- ‘Làng đu dây’ qua sông (VNE). Đường sông “cao tốc” ở xứ ta đây bà con ơi=>
Thương hiệu… nghèo trên đỉnh Mẫu Sơn (NĐT).
Hà Nội, bao giờ hết lội? (PetroTimes).
- Hà Tĩnh: Khắc phục xong sự cố nguy hiểm tại hồ chứa Nước Xanh (SGGP).
Bỏ làng vì sạt lở (TN).
- Ngăn chặn người dân xả rác trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (PetroTimes).
1 tháng, 3 vụ cướp chấn động TPHCM (Bee).
4000 tấn vàng ở Bình Thuận chỉ là tin đồn ? (VnM).
Bi hài sừng tê và những người đàn bà! (TVN).  - Vụ bò tót Vườn quốc gia Cát Tiên bị sát hại: Hoàn tất hồ sơ khởi tố vụ án (SGGP).  – Bò tót bàn chuyện dự thi đua bò (DV).
Phát hiện vụ vận chuyển xác hổ trái phép (TT).
- Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và Vườn Quốc gia Yook Ðôn bị xâm hại nghiêm trọng (ND).   – Quyết liệt giữ rừng Tây Nguyên (Tin tức).
- Sỹ Văn: Kho vàng ở núi Tàu là kho gì? (Nguyễn Thông).
- Phát hiện hổ nhe nanh trong xe ô tô (ANTĐ).
- Hải Phòng: Cứu nạn kịp thời hai ngư dân Trung Quốc (TTXVN).

QUỐC TẾ
- Syria trong toan tính của các cường quốc (TG&VN).  – Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ đến biên giới Xyri  (Tin tức).  – Thổ Nhĩ Kỳ đưa máy bay tới khu vực giáp giới Syria (TTXVN).  – Thổ Nhĩ Kỳ: Máy bay bị chận bắt chở vũ khí của Nga cho Syria (RFI).  – Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ nói máy bay Syria bị chặn chở đạn dược (VOA).  - Syria: Nhóm liên quan al-Qaeda chiếm căn cứ tên lửa (TTXVN). - Thế giới 24h: Phi cơ Thổ Nhĩ Kỳ áp sát Syria (VNN). - Quân nổi dậy Syria cắt đứt tuyến quốc lộ huyết mạch (SGGP).
Nga xác nhận máy bay bị Thổ chặn chở thiết bị radar (TTXVN).  - Nga lên tiếng về máy bay Syria bị ép hạ cánh tại Thổ Nhĩ Kỳ (VOV).
Iraq mua 28 máy bay chiến đấu của CH Séc (DT).
Đụng độ tại Ai Cập làm 100 người bị thương (VOV).
Bão lớn, hơn 1000 người Bangladesh mất tích (VOV).
- Tranh luận giữa hai ứng viên phó tổng thống (VOA).  – Hai ứng viên phó tổng thống Mỹ tranh luận (BBC).  – Bầu cử Mỹ: Tranh luận bất phân thắng bại giữa Joe Biden và Paul Ryan (RFI).  – Phân tích: Ryan vững, nhưng Biden quyết đoán đã thắng cuộc tranh luận: Analysis: Ryan was solid, but feisty Biden won the debate (Reuters).  – Biden’s qualified debate victory (CBS News).
Tàu sân bay lớp Ford của Mỹ trang bị F-35C sẽ “vô đối” trong tương lai (GDVN).
Tư tưởng chống Hồi giáo gia tăng ở Mỹ (SGGP). – Bảy thanh niên Hồi giáo cực đoan Pháp bị cáo buộc âm mưu khủng bố (RFI).
<- Tổng thống Pháp công du châu Phi (RFI).
Varyag 011- soái hạm tên lửa của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga (GDVN).
10.000 người Đức sơ tán vì bom sót lại từ thế chiến 2 (VOV).
- Indonesia kỷ niệm 10 năm các vụ khủng bố Bali (RFI).
- Tình trạng sức khỏe của cô gái Pakistan bị Taliban bắn đã ổn định (VOA).
- Nhà sư Miến Điện phản đối OCI giúp đỡ người Rohingya (RFI).
- Nhật: Tepco đã giảm nhẹ nguy cơ sóng thần (RFI).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 12/10/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 12/10/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 12/10/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 12/10/2012;  + Thời sự 19h – 12/10/2012.

1304. Canh bạc

FB Trần Minh Khôi

Trần Minh Khôi
11-10-2012
Một vị trưởng lão trong giang hồ, một giáo sư đáng kính và là người xưa nay vẫn có thái độ thân thiện với chính quyền Việt Nam, nói với tôi, giọng kinh miệt, “Chừng nào hắn [Nguyễn Tấn Dũng] còn ngồi đó thì tôi sẽ không về Việt Nam”.
Có vẻ như nhiều người cũng không muốn ông thủ tướng ngồi ở đó nữa. Nhiều tiếng nói trên không gian mạng không ngần ngại bày tỏ công khai điều này. Thái độ hân hoan dè dặt của một mảnh tin nhỏ trên trang Basam sáng sớm hôm nay, trước khi thay bằng một mảnh tin khác, cũng chứng tỏ điều đó.
Vì nhiều lý do, cũng dễ hiểu, người ta tin rằng nếu ông Dũng ra đi thì Đảng và Nhà nước Việt Nam giải quyết được các vấn đề khủng hoảng hiện nay, trong đó khủng hoảng lớn nhất vẫn là khủng hoảng tính chính đáng lãnh đạo. Việc ông Dũng rời khỏi ghế thủ tướng lúc này có thể đem đến một cảm giác thở phào cho nhiều người nhưng niềm tin cho rằng có ai đó đến thế chổ ông có khả năng giải quyết khủng hoảng là một niềm tin không có cơ sở. Khủng hoảng hiện nay ở Việt Nam là khủng hoảng định chế chứ không phải khủng hoảng nhân sự. Những người lãnh đạo Đảng Cộng sản hiểu điều này và nếu họ khôn ngoan thì họ sẽ để ông Dũng ngồi yên đó.
Ông Dũng ra đi giúp được gì cho Đảng, ngoài việc làm giảm đi áp lực của bức xúc xã hội trong một thời gian ngắn? Không giúp được điều gì chắc chắn cả. Đó là chưa nói đến những rủi ro khác, mà rủi ro lớn nhất là Đảng sẽ mất luôn khả năng kiểm soát các lực lượng âm binh của ông Dũng trong an ninh và kinh tế mà từ trước đến nay Đảng vẫn không kiểm soát được. Đám âm binh này do ông Dũng tạo nên, ông sống với chúng và hiện nay nếu trong Bộ Chính trị có ai có khả năng điều khiển chúng thì người đó chính là ông Dũng. Những người lãnh đạo đảng cộng sản có thể xung đột đến mức loại trừ nhau nhưng họ chỉ loại trừ nhau khi không gây rủi ro cho quyền lãnh đạo của đảng. Một khi quyền lãnh đạo đó bị đe dọa, bởi bất cứ thế lực nào, thì một sợi dây vô hình sẽ buộc chặt họ lại với nhau. Lúc này không có lý do gì để tin rằng cái gọi là “trận chiến Ba-Tư”, nếu thật sự có thật một trận chiến như thế, sẽ đưa đến kết quả làm phân hóa Đảng.
Túm lại: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ không đi đâu cả. Và đó là điều tốt.
Sự xuất hiện trở lại của Ban Kinh tế Trung ương và việc Ban Chỉ đạo Chống Tham nhũng nay thuộc về Đảng là những tín hiệu xấu cho tiến trình pháp quyền hóa ở Việt Nam. Phải mất gần hai thập niên, và phải cần đến những vị tổng bí thư yếu bóng vía như Nông Đức Mạnh, để Việt Nam có thể chuyển trung tâm quyền lực từ Đảng sang phía hành pháp của chính phủ. Đây là một bước tiến lớn trong tiến trình pháp quyền hóa, dù chưa phải là dân chủ hóa, đời sống chính trị quốc gia. Vấn đề khủng hoảng hiện nay không phải là vì do một cá nhân nào mà là sự khủng hoảng có tính hệ thống. Khủng hoảng là do quyền lực tập trung quá lớn vào chính phủ trong sự thiếu vắng một cơ chế kiểm soát hữu hiệu. Ở các nước dân chủ, quyền kiểm soát này nằm trong tay quốc hội. Ở Việt Nam, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản nghĩ rằng qua cơ chế “cung vua – phủ chúa”, và từ các cơ chế của Đảng, họ có thể kiểm soát được hoạt động của chính phủ. Họ đã sai lầm. Ngay cả khi chính phủ là do đảng cầm quyền dựng nên trong một nhà nước độc đảng thì nó luôn vận hành theo một logic chức năng và quyền hạn mà đảng cầm quyền không thể kiểm soát được. Chỉ có một hệ thống pháp lý hoàn thiện mới có khả năng kiểm soát quyền lực của chính phủ. Đưa chức năng kiểm soát này về lại với Đảng là một bước đi thụt lùi, phản động.
Có thể trong một thời gian ngắn, bằng một số biện pháp hành chánh nào đó, như “phê và tự phê” chẳng hạn, Đảng  có thể kìm hãm sự vô độ của chính phủ nhưng về lâu về dài Đảng sẽ không giải quyết được những khủng hoảng tiếp theo: khủng hoảng pháp lý! Nên nhớ, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tồn tại và hoạt động ngoài vòng pháp luật. Cho đến giờ phút này vẫn không tồn tại một đạo luật nào quy định vai trò và trách nhiệm của Đảng đối với chính phủ.
Đáng lẽ ra, thay vì hoảng hốt đưa các ban bệ với chức năng kiểm soát chính phủ đó về lại trong các cơ cấu của Đảng, Đảng nên mạnh dạn chuyển chúng sang cho Quốc hội. Tại sao phải nặn ra những thứ ban bệ trong khung quyền lực của Đảng khi mà đã tồn tại những ủy ban tương tự như thế ở Quốc hội? Tại sao không để Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội kiểm soát hoạt động kinh tế, tài chính của chính phủ? Tại sao phải không giao cho Ủy ban Pháp lý của Quốc hội trách nhiệm chống tham nhũng?
Đảng phải bước ra khỏi sự sợ hãi mất quyền lực truyền thống để tiếp tục cố gắng xây dựng một hệ thống pháp quyền ở Việt Nam. Việt Nam đang đi trên con đường chuyển từ đảng quyền sang pháp quyền. Quay trở lại lúc này, dù trong giai đoạn khủng hoảng, chứng tỏ những người lãnh đạo Đảng thiếu bản lĩnh.
Trở lại với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…
Ông Dũng cũng chỉ là nạn nhân của quyền lực không bị kiểm soát. Khủng hoảng do ông gây ra là khủng hoảng định chế. Cần chuyển hóa định chế chứ không phải chuyển đổi nhân sự. Định chế phải được chuyển hóa theo hướng pháp quyền hóa chứ không phải quay trở lại với đảng quyền hóa đời sống chính trị quốc gia. Những người lãnh đạo Đảng lúc này phải có đủ bản lĩnh và quyết đoán để:
  1.  Chặt hết những vây cánh do sự lạm dụng quyền lực tạo nên xung quanh ông Dũng.
  2. Trả lại cho Quốc hội quyền kiểm soát quyền lực chính phủ, nhanh chóng thông qua những đạo luật có tính hồi tố để chống tham nhũng.
  3. Luật hóa sự tồn tại và quyền lực của Đảng để tránh khủng hoảng pháp lý trong tương lai.
Như đã nói, đảng cầm quyền, ngay cả trong cơ chế độc đảng, không bao giờ có khả năng kiểm soát quyền lực chính phủ của chính nó đẻ ra. Những khủng hoảng hiện nay là sự tiếp tục của chuỗi khủng hoảng mang tính hệ thống đối với những nhà nước độc tài. Nếu không xây dựng được một hệ thống pháp quyền, với sự chia sẻ và giám sát quyền lực hữu hiệu, Đảng và nhà nước sẽ đi từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác cho đến khi sụp đổ.
Canh bạc của Đảng hiện nay không phải là chuyện ai thắng ai trong “trận chiến Ba-Tư”, hay trong bất cứ xung đột quyền lực và quyền lợi của cá nhân lãnh đạo nào. Canh bạc của Đảng chính là là sự lựa chọn bản lĩnh và thông minh để tiếp tục tồn tại và cầm quyền.
Thời gian của sự lựa chọn này không nhiều.
Nguồn: FB Trần Minh Khôi

1303. Những điểm xung đột trên biển Tây Thái Bình Dương

The Mindanao Examiner

Tác giả: Perry Diaz – California
Người dịch: Thủy Trúc
6-10-2012
Nơi mà xưa từng là một vùng biển tương đối thanh bình ở Tây Thái Bình Dương, giờ đã trở thành cái mồi lửa sẵn sàng nổ tung. Tôi đang nói về một khu vực trải dài, vượt ra khỏi biển Nhật Bản, xuống tới tận biển Hoa Đông, xuyên eo biển Đài Loan và kéo dài tới Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam), với tổng diện tích khoảng 5,8 triệu km2 (2,2 triệu dặm vuông).
Vùng biển ấy chi chít những đảo, đảo nhỏ, đảo san hô, bãi cạn, và đá. Ngoại trừ một vài đảo ra, những cấu trúc đá nhô lên trên biển này đều không có người ở. Nhưng biển rất giàu dầu, khí tự nhiên và hải sản. Và đó là lý do tại sao các nước trong vùng rất muốn sở hữu một phần – nếu không phải là tất cả – vùng biển khổng lồ này.
Biển Đông
Do vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi quốc gia lớn nhất trong khu vực đã ra tay. Vào tháng 3-2010, Trung Quốc – trong một hành động táo bạo – đơn phương tuyên bố toàn bộ Biển Đông là “lợi ích quốc gia cốt lõi”, và yêu cầu các nước khác, đặc biệt là Mỹ, tránh ra! Theo cách nói thông thường của Trung Quốc thì “lợi ích quốc gia cốt lõi” có nghĩa là không thể thương lượng được, không thể chuyển nhượng được (non-negotiable).
Tháng 6 năm ngoái, sau hơn hai tháng xô xát với tàu hải quân Philippines, tàu vũ trang của Trung Quốc đã thực sự chiếm được bãi cạn Scarborough Shoal (bãi cạn Panatag) khi họ ngăn cản, không cho tàu canh gác bờ biển (tuần duyên) và tàu cá của Philippines tiến vào vùng nước phía bên trong bãi.
Sau đó, vào ngày 24-7-2012, trong một động thái liều lĩnh nhất từ trước tới nay, Trung Quốc thành lập chính quyền cấp tỉnh ở thành phố Tam Sa (Sansha) trên đảo Phú Lâm (Woody Island), để cai quản toàn bộ các quần đảo Hoàng Sa (Paracel), Trường Sa (Spratly) và Trung Sa (Macclesfield). Đảo Phú Lâm – từng là nơi không người ở khi bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ tay Việt Nam, cách đây 38 năm – bây giờ đã có dân cư với hơn 1000 thường dân Trung Quốc, đường xá, một ngân hàng, một bưu điện, một siêu thị và một bệnh viện.
Điều thú vị là, Tam Sa là thành phố cấp tỉnh nhỏ nhất cả về dân số và diện tích (13 km2 hay 5 dặm vuông), nhưng lại có biển rộng nhất, 2 triệu km2 (772.000 dặm vuông). Bên cạnh việc lập chính quyền thành phố, Trung Quốc cũng sẽ xây một đơn vị quân sự đồn trú ở Tam Sa để bảo vệ chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông.
Với việc thành lập thành phố Tam Sa, Trung Quốc làm được điều họ muốn mà không phải bắn một hòn đạn: toàn bộ Biển Đông! Việt Nam và Philippines ngay lập tức phản đối hành động của Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc cảnh cáo hai nước, yêu cầu đừng can thiệp vào công việc nội bộ của họ.
Động thái tiếp theo của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ là gì? Nếu Trung Quốc tiếp tục sử dụng xảo thuật “cắt salami” – tức là, từ từ, chậm rãi lấy dần từng phần lãnh thổ, biển, đảo – thì động thái tới đây của họ sẽ là chiếm hữu quần đảo Trường Sa, mỗi lúc một đảo. Nhưng vấn đề ở đây là có 5 nước khác cũng đang có yêu sách đòi một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Trong 6 bên yêu sách, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Philippines có hiện diện quân sự ở một số đảo. Philippines có khoảng 1000 quân đóng ở nhóm đảo Kalayaan, trong đó đảo Pag-asa còn có một bãi đáp nhỏ dành cho máy bay.
Câu hỏi đặt ra là: Liệu Trung Quốc có nguy cơ đối đầu quân sự với Philippines không, nếu họ đưa quân đội đến Kalayaan? Nếu có, hải quân Philippines đóng ở đó có chống lại Trung Quốc được không?
Thật thú vị nếu ta để ý rằng mặc dù Mỹ có hiệp ước phòng thủ chung với Philippines, nhưng đầu năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có một tuyên bố chính sách, nói Mỹ sẽ tiếp tục giữ thái độ trung lập trong các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên, bà Clinton cảnh báo Trung Quốc là phải mở rộng các tuyến đường biển cho hàng hải quốc tế. Trung Quốc đáp lại rằng họ sẽ bảo vệ chủ quyền của mình.
Biển Hoa Đông
Trong khi đó, Trung Quốc đang tiến hành một cuộc chiến ngôn từ với Nhật Bản, xoay quanh tranh chấp chủ quyền giữa hai nước đối với quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài), một tập hợp 5 đảo nhỏ (islet) và 3 bãi đá (rock) trên biển Hoa Đông, cách đều giữa Okinawa và Đài Loan, và cách Trung Hoa lục địa khoảng 320 km. Mặc dù quần đảo Senkaku không người ở này do Okinawa quản lý, nhưng cả Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố đó là một phần lãnh thổ Trung Hoa xưa.
Nhưng điều thú vị về chuyện Senkaku là, theo Cục Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, biển Hoa Đông có trữ lượng từ 1 đến 2 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên – tiềm năng và/hoặc đã được thăm dò.
Gần đây, Mỹ đã phái hạm đội không quân sẵn sàng chiến đấu (battle-ready), bộ binh và hải quân đến Tây Thái Bình Dương. Tổ hợp tàu sân bay quân sự George Washington đã bắt đầu hoạt động ở biển Hoa Đông, trong tầm tấn công của quần đảo Senkaku. Tàu sân bay siêu hạng, chạy bằng năng lượng hạt nhân này là tàu sân bay tấn công (forward-deployed – có người dịch là “triển khai phía trước” – ND) của Mỹ. Nó là một phần của Hạm đội 7 hiện đang đóng ở Yokosuka, Nhật Bản.
Một tổ hợp tàu sân bay tấn công khác mà dẫn đầu là tàu John C. Stennis đang hoạt động hơi xa về hướng nam, xuống phía Biển Đông. Một tàu sân bay siêu hạng, chạy bằng năng lượng hạt nhân, có thể chở hơn 80 máy bay chiến đấu, và một tổ hợp tấn công điển hình sẽ có cả tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển (guided-missile cruiser) và tàu khu trục, tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân, và tàu chở hàng.
Tại vùng biển Philippines, khoảng 2.200 hải quân đang đóng trên tàu đổ bộ Bonhomme Richard. Họ là một phần trong lực lượng đặc nhiệm trên không-trên bộ, lực lượng này có hai tàu khu trục nhỏ (frigate).
Mặc dù Mỹ giữ lập trường trung lập trong tranh chấp lãnh thổ Nhật-Trung, nhưng giới chức Mỹ đã nói rõ rằng quần đảo Senkaku nằm trong khuôn khổ quản lý của hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, theo đó Mỹ phải bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp Nhật bị tấn công. Thật thú vị khi ta biết rằng Mỹ và Nhật vừa mới kết thúc một cuộc tập trận bảo vệ đảo gần Guam. Trùng hợp chăng?
Biển Nhật Bản
Trong khi đó, tại biển Nhật Bản (mà Hàn Quốc gọi là biển Đông), Nhật Bản đang bị lôi vào một cuộc tranh chấp chủ quyền khác với Hàn Quốc, xoay quanh quần đảo Dokdo (Nhật gọi là Takeshima), nằm giữa hai nước. Dokdo bao gồm hai đảo nhỏ, bao quanh là 33 vỉa đá còn nhỏ hơn thế, tổng diện tích 187.450 mét vuông.
Hàn Quốc rất gắn bó với những hòn đảo này, về mặt tình cảm. Yêu sách chủ quyền của Nhật Bản đối với Dokdo gợi cho người Hàn Quốc nhớ về thời kỳ đen tối khi Nhật chiếm Hàn Quốc làm thuộc địa trong thế kỷ 20.
Hồi tháng tư, một trận khẩu chiến đã bùng nổ khi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bay sang quần đảo tranh chấp này. Sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda triệu hồi đại sứ Nhật ở Seoul về nước để tỏ sự phản đối.
Nhiều người cho rằng Nhật muốn sở hữu Dokdo vì lượng lớn “khí hydrat”, hay là methane đông lạnh trong nước, nằm trên hoặc trong đáy biển Nhật Bản. Mặc dù chưa thể khai thác “khí hydrat” với số lượng lớn để mua bán, sử dụng làm nhiên liệu trong vòng 10 năm tới, nhưng các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng vùng đáy biển quanh quần đảo Dokdo là một khu vực đầy hứa hẹn. Điều đó càng khiến cho Dokdo trở nên rất giá trị cả với Nhật Bản lẫn Hàn Quốc – hai quốc gia vốn có nhu cầu cao về nguồn năng lượng.
Điểm bùng phát
Những điểm xung đột kể trên ở Biển Đông, biển Hoa Đông và biển Nhật Bản đã đặt Mỹ vào tình thế khó xử. Một mặt, họ có quan hệ đồng minh quân sự với Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Mặt khác, Trung Quốc lại là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của họ. Trong khi chưa có gì chắc chắn là Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ để xảy ra đối đầu quân sự, thì tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông là rất dễ thay đổi.
Vậy, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đây? Như câu thành ngữ xưa đã nói, “phòng thủ tốt nhất là cách tấn công tốt nhất”. Thành ngữ ấy rất có tác dụng đối với Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh. Lần này nó cũng nên phát huy tác dụng.
Nguồn: The Mindanao Examiner