Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY -VIKILEAK

Bố nắm chính trị, con giữ kinh tế : Cả nước xuống hố !

Qlb - Mời mọi người đọc bài đã đăng từ lâu để thấy dư luận đã lên tiếng về việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vi phạm Điều lệ Đảng, vi phạm 19 điều Đảng viên không được làm và dự báo hậu quả của nó... Song ỷ vào thế lực của mình nên Nguyễn Tấn Dũng không những phớt lờ mà còn tiếp tay cho con gái và các nhóm lợi ích thâu tóm kinh tế như thực tế thời gian vừa qua đã diễn ra và hậu quả đúng như lời dự báo...
Bố nắm chính trị, con giữ kinh tế :
Cả nước xuống hố !

Ở Việt Nam, không ai lạ gì ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức vụ Thủ Tướng nước CHXHCNVN quyền uy chính trị một cõi. Tuy nhiên, ít ai biết về mặt kinh tế, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng, tức Nguyễn Thanh Phượng lại là người có thể nắm giữ và ảnh hưởng đến kinh tế cả nước. 
 
Nguyễn Thanh Phượng năm nay 29 tuổi, từng du học nước ngoài, có bằng quản trị kinh doanh (MBA) Đại học Thụy sĩ và là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty VN Holding Asset Management, một công ty đầu tư với số vốn từ 500 - 800 tỉ đồng và có khả năng vận động vốn nóng lên cả 100 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài nhờ uy tín và quan hệ; chỉ vì Nguyễn Thanh Phượng là con gái của Nguyễn Tấn Dũng. Một cô gái trẻ, tuổi đời còn non, kinh nghiệm còn mõng mà có thể thành công về quan hệ thương trường có tính quốc tế như vậy thì hoặc là Thanh Phượng có thực tài, hoặc là chỉ vì nhờ cậy quyền uy của bố Dũng mà lên theo công thức "Bố nắm Chính trị - Con giữ Kinh tế - Cả Nước Xuống Hố".

Câu hỏi đặt ra là ở tuổi 29, nếu Nguyễn Thanh Phượng không phải là con của Nguyễn Tấn Dũng thì liệu có ai dám đưa cho cô ấy cả trăm triệu mỹ kim để đầu tư không? Có doanh nhân nào ở VN dám bỏ tiền vào quĩ đầu tư Việt Capital Fund với số vốn 700 – 800 tỉ đồng không? Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ hồi tháng 10 năm 2006, Phượng cho biết ”Trong công việc, cái luôn thiếu nhất của người trẻ là kinh nghiệm. Kinh nghiệm thì cần có thời gian, đây là điều mà những người trẻ không thể nóng vội. Tôi nghĩ đánh giá thực lực của một người không nhất thiết chỉ nhìn vào tuổi đời mà phải dựa vào quá trình học tập và đặc biệt là kinh nghiệm hay những việc cụ thể mà họ đã làm. Hơn nữa, phải tiếp xúc trực tiếp thì qua đó các tố chất của họ mới có cơ hội bộc lộ. Còn việc một công ty quản lý quĩ huy động được vốn là do các nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường, vào chiến lược, vào cách tổ chức hoạt động..., quan trọng nhất là họ phải tin vào đội ngũ lãnh đạo công ty, trong đó trình độ, kinh nghiệm, uy tín và vai trò của mỗi thành viên đều được đặc biệt quan tâm. Tôi tin rằng tuy là thành viên lãnh đạo trẻ nhất của công ty nhưng tôi cũng có những đóng góp thiết thực vào việc thành lập, tổ chức, tuyển chọn thành viên thích hợp vào các vị trí then chốt cho VCFM, cũng như huy động vốn cho quĩ đầu tư Viet Capital Fund.”

Vậy thì kinh nghiệm của Nguyễn Thanh Phượng có được gì mà nắm trong tay một số tiền khổng lồ để đầu tư và khuynh đảo thị trường VN? Hai năm qua thị trường chứng khoán VN đã bị lũng đoạn, thổi phổng để giới đại gia trong lãnh vực tài chánh, có quan hệ mật thiết với Đảng CSVN làm mưa làm gió thị trường chứng khoán. Họ đã nhanh chóng làm giàu bằng những thủ đoạn “phù phép”, mà trong cơ chế tài chánh minh bạch ở các nước phương Tây không cho phép. Nhờ vào những quan hệ chồng chéo và thủ đoạn “tay trong tay ngoài”, chứng khoán VN một sớm một chiều cất cánh.

Hiện nay, thị trường đã đổ, giá sàn cổ phần rớt trung bình 60% và còn có khả năng tuột dốc thê thảm, kéo theo biết bao kẻ mất trắng, dẫn đến tình trạng suy sụp và lụn bại về kinh tế. Không riêng gì giới tài chánh VN, mà cả giới đầu tư nước ngoài ham ăn xổi cũng ôm đầu máu. Tài phiệt Đại Hàn, Đài Loan đã bốc hơi cả tỷ dollars cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện nay, vốn của Capital Fund còn lại bao nhiêu? bản lãnh và kinh nghiệm cũa Nguyễn Thanh Phượng nằm ở chổ nào thì lúc này là lúc cả nước cần biết. Hãy công bố minh bạch số tiền còn lại từ quỹ Capital Fund do Thanh Phượng quản lý. Hãy cho nhân dân VN biết rõ từ năm 2006 đến nay Thanh Phượng đã đầu tư vào lảnh vực nào? Capital Fund có trách nhiệm và góp phần làm sụp đổ chứng khoán VNkhông? những việc gì cụ thể như Thanh Phượng đã phát biểu trên tờ Thanh Niên? Nhân dân VNcần biết rõ là có phải Thanh Phượng thành công nhờ tài năng của chính mình hay chỉ nhờ dựa vào cái bóng của bố Nguyễn Tấn Dũng.

Về mặt đạo đức, bố Nguyễn Tấn Dũng giữ vai trò Thủ tướng thì con gái Nguyễn Thanh Phượng không thể hoạt động “độc lập” trong lãnh vực tài chánh, đầu tư chứng khoán và các lãnh vực kinh tế trọng yếu cả nước được. Cho dù không có bằng chứng để cáo buộc sự liên hệ về gia đình, ảnh hưởng chính trị và kinh tế, tuy nhiên tính minh bạch (transparency) và mâu thuẩn về quyền lợi (conflict of interests) không cho phép một đìều như vậy có thể hiện hữu. Đối với các quốc gia Phương Tây, trên căn bản luật pháp công minh và độc lập, quan hệ bố con về chính trị và kinh tế còn là vấn đề cần phải giải thích, thuyết phục trước công luận; thì trong cơ chế độc đảng như ở VN, khi đảng CS nắm giữ vai trò quyền lực, đứng trên luật pháp thì quan hệ bố nắm chính trị, con hoạt động về kinh tế là một quan hệ có tính mờ ám và mang chỉ dấu tham nhũng cao. Đìều này chưa nói đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đối tác về tài chánh tại VN, trong đó Thanh Phượng nhờ ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng có thể qua mặt và không có đối thủ trên thương trường.

Thủ tướng Thái đã bị nhân dân Thái phản đối, bị mất uy tín, dẫn đến mất hẳn quyền lãnh đaọ cũng vì quan hệ mập mờ trong liên hệ giữa kinh tế gia đình và chính trị quốc gia. Nhờ quyền lực và ảnh hưởng của vai trò Thủ tướng Thái, ông và gia đình đã nắm giữ những công ty kinh tế mang tầm vóc quốc gia. Trong quá trình đìều hành chính trị cả nước, gia đình ông đã thừa hưởng vị thế chính trị của ông để lủng đoạn và làm giàu. Giọt nước tràn ly làm nhân dân Thái nổi giận khi ông và gia đình đã bán đi công ty tư nhân trong lãnh vực truyền thông cho giới đầu tư Tân Gia Ba. Cuộc mua bán đã không minh bạch và trốn tránh tiền thuế. Hậu quả của mối liên hệ chồng chéo chính trị và kinh tế gia đình này đã dẫn đến sự kiện ông Thủ tướng Thái và vợ con đã phải chạy trốn lưu vong khi Thái nổ ra cuộc đảo chánh.

Mối quan hệ kinh tế chồng chéo này không chỉ thể hiện ở quan hệ gia đình, huyết thống như: bố -con, vợ- chồng, anh- em trong bối cảnh đất nước nằm trong tay bộ máy lãnh đạo do đảng CSVN độc quyền. Nó phát triển và mang tầm vóc rộng ở lãnh vực quốc doanh – tư nhân trong đó các công ty quốc doanh do nhà nước đở đầu, mở rộng ảnh hưởng và vai trò của nó qua việc tạo ra hàng loạt các công ty kinh doanh "tư nhân" trong những lãnh vực kinh tế khác.

Những công ty quốc doanh khổng lồ như tập đoàn dầu khí VN(Vietnam Oil & Gas Corp) chuyển hướng đầu tư thêm vào ngân hàng và khách sạn, tập đoàn điện lực (Vietnam Electricity Corp) thì nhảy vào lãnh vực du lịch với số vốn 250 triệu mỹ kim, công ty tàu thủy VN(Vinashin), được ưu đãi vay 3 tỷ dollars từ ngân hàng nhà nước để đầu tư vào kinh doanh hàng hải, giao dịch chứng khoán và cả nấu rượu bia. …

Khi mối quan hệ chân rết bắt đầu hình thành, độc quyền kinh tế do vai trò quốc doanh, cộng thêm ảnh hưởng và quan hệ chính trị vì là con cưng của đảng trên bình diện kinh tế. Những đứa con quốc doanh này vươn vòi bạch tuột ra để lũng đoạn nền kinh tế. Vô hình chung, một mặt trận công ty quốc doanh hình thành, với số vốn và tài sản từ quốc gia, với quan hệ chính trị vì là người của đảng và với thành phần điều hành bất tài, vô trách nhiệm; họ đã và đang phá nát nền kinh tế VN.

Nền kinh tế tại VN không mang tính cạnh tranh, công khai “lành mạnh” mà chỉ có tính quan hệ quyền lực ngầm “gia đình trị và đảng trị”. Một nền kinh tế mang bản chất “kinh tế thị trường” nhưng lại dựa vào quan hệ “quyền lực ngầm”, tay trong tay ngoài, thì về lâu dài phải dẫn đến tệ trạng phá sản, bị lũng đoạn và chi phối từ nhiều thế lực. Khi mà Lê Nam Thắng, con trai Lê Đức Thọ nắm Bộ Bưu Chính Viễn Thông, Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh nắm sở Bưu chính - Viễn Thông Tp. Hồ chí Minh, Trương Gia Bình, con rể Võ Nguyên Giáp làm tổng giám đốc công ty FPT, Ngô Hoàng Hải con rể Nông Đức Mạnh giữ phòng tư vấn PMU18, và Nguyễn Thanh Phượng con gái Nguyễn Tấn Dũng nắm Việt Capital Fund v.v… thì bức tranh kinh tế, chính trị tại VNđã biểu lộ quá rõ.

Nói cách khác, quan hệ cha con cũa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Thanh Phượng và nhiều quan hệ khác đã giải thích rỏ bản chất của cái goị là nền “kinh tế thị trường” theo định hướng “chủ nghĩa xã hội” tại VN.

VN đang trong giai đoạn thử thách, viễn ảnh sụp đổ khó tránh khỏi mà nạn nhân trực tiếp chính là nhân dân lạo động. Khi lạm phát đã qua mặt 25%, thị trường chứng khoán sụp, nhập khẩu thâm thủng, tiền mất giá và xăng dầu không còn được nhà nước có khả năng bù lỗ trong thời gian gần, VN có mời ông Chủ tịch Quỹ dự trữ Liên bang Mỹ về làm cố vấn cũng không cứu vãn kịp. Với số tiền dự trử 20 tỷ dollars, ông Nguyễn Tấn Dũng đang kỳ vọng có thể đưa VNvượt cơn khó khăn mà không cần Quỹ tiền tệ quốc tế trợ giúp. VN như một cái thùng lủng đáy, đổ bao nhiêu cũng không vừa vì bản chất của nền kinh tế "man dại" và thiếu một cơ chế độc lập để kiểm soát. Cuộc thăm viếng tại Hoa Thịnh Đốn hôm 24/6 vừa qua có thể ông Dũng đang nhờ Mỹ một lời hứa hẹn nếu VN phải đưa tay mượn nợ. Còn một đối tác có thể giúp ông Dũng qua cơn khó khăn hiện nay nhưng rất khó thuyết phục, trừ trường hợp ông Dũng và lãnh đạo đảng CSVN phải sửa đổi cơ chế chính trị; đó là tập thể người Việt hải ngoại.

Theo con số không chính thức, năm ngoái người Việt hải ngoại đã gửi về VNgần 10 tỷ dollars, một số tiền cho không biếu không giúp nền kinh tế VN sống "kiếp tầm gửi". Lãnh đạo đảng CSVN vẫn muối mặt xin viện trợ từ Trung Quốc và chấp nhận làm thân phận chư hầu. Điều nghịch lý là số tiền Trung Quốc viện trợ chắng thấm gì so với số ngoại tệ của người Việt gửi về. Vậy mà họ vẫn cứ giữ thái độ thù nghịch với Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại.

Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng thuyết phục được người Việt hải ngoại gửi thêm 50% số tiền so với năm ngoái, VNcó thể sống sót qua cơn khủng hoảng. Nhưng nếu người Việt Hải ngoại nhận ra sức mạnh kinh tế, họ chỉ cần giãm 50% số tiền gửi về trong năm 2009, giãm chứ không cắt thì VN sẽ khốn đốn ra trò.

Trần Nam - Đảng DCND


Liệu sẽ có quan hệ đồng minh Việt-Mỹ?


Hải quân Mỹ
Trong những ngày gần đây, căng thẳng trên khu vực biển Đông lại gia tăng.
Ngày 21 tháng 6, Bộ Dân chính Trung Quốc cho biết Quốc vụ viện nước này đã phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Và buổi sáng cùng ngày, Quốc hội Việt Nam thông qua luật Biển, trong đó khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngay lập tức, ngày 23 tháng 6, Trung Quốc đã cho mời thầu quốc tế 9 lô thăm dò dầu khí trên khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Đồng thời Trung Quốc đã cho bốn tàu hải giám tiến hành diễn tập ở khu vực quần đảo Trường Sa. Việt Nam đã điều tàu cảnh sát biển để ngăn chặn hành động xâm phạm chủ quyền này.
Ngày 4-7, báo Thanh Niên trích lại tin của tờ Liên Hợp của Đài Loan nói rằng Trung Quốc đã thành lập một lữ đoàn tên lửa mang số hiệu 827 đặt căn cứ tại thành phố thiều Quang, tỉnh Quảng Đông. Căn cứ này được trang bị tên lửa Đông Phong 16 có tầm bắn 1200km, trong khi khoảng cách từ Thiều Quang đến Hà Nội chỉ là 1000km.
Trung Quốc cũng tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa và xây dựng bộ chỉ huy quân sự Tam Sa.
Tờ Tin báo Hong Kong đánh giá thêm rằng việc xuất hiện thông tin thành lập lữ đoàn 827 cùng những tuyên bố nói trên có ý nghĩa tương hỗ lẫn nhau, nằm trong âm mưu “đe dọa, giương oai” nhằm vào các bên có tranh chấp trên biển.
Bất kể một người Việt Nam nào còn một chút lương tâm và trách nhiệm với đất nước thì đều không khỏi lo lắng cho chủ quyền biển đảo của quốc gia, sinh mạng của ngư dân và của các chiến sĩ cảnh sát biển, hải quân đang bảo vệ lãnh hải.
Bên trong, giặc nội xâm là các tập đoàn tham nhũng, các nhóm lợi ích đang ngày đêm tàn phá đất nước. Chúng liên kết với nhau vơ vét của cải, tham nhũng tiền thuế của nhân dân, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường, hủy hoại và làm tha hóa chuẩn mực đạo đức xã hội…
Bên ngoài giặc bành trướng đang rình rập chờ cơ hội để xâm chiếm biển đảo của Tổ quốc.
Chiến tranh trên biển Đông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. An ninh, chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong khi đó, về quan hệ bang giao quốc tế, đảng Cộng sản không có đồng minh, có một vài nước đồng chí thì họ cũng là đồng chí của Trung Quốc.

Tại sao cần đồng minh?

Ở châu Âu, các cường quốc về kinh tế và quân sự như Anh, Đức, Pháp, Ý thì họ đều là đồng minh với nhau và là đồng minh với Hoa Kỳ. Các nước này không chỉ chia sẻ giúp đỡ nhau về kinh tế khi một thành viên nào đó gặp khó khăn.

 

"Chúng ta cùng nhìn ra thế giới thì thấy rằng hầu hết các cường quốc về kinh tế, quân sự trên thế giới đều là đồng minh hoặc là bạn bè, đối tác tin cậy của Hoa Kỳ."
Mà điều quan trọng hơn họ cùng nhau chia sẻ những lợi ích về an ninh, cùng nhau hợp tác để duy trì hòa bình và giải quyết các xung đột trên thế giới vì lợi ích của cả khối và lợi ích chung của cả nhân loại.
Mối quan hệ đồng minh này tạo nên sức mạnh to lớn hơn rất nhiều so với sức mạnh của mỗi quốc gia riêng lẻ. Khi có mối đe dọa nhằm vào bất kỳ thành viên nào của khối, thì họ sẽ tập chung toàn bộ sức mạnh về kinh tế, quân sự để bảo vệ lẫn nhau.
Trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, các cường quốc về kinh tế và quân sự như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia. Họ đều xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ và là đối tác của nhau trong việc bảo vệ lợi ích chung. Cường quốc kinh tế và quân sự Ấn Độ cũng đang hướng đến xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia.
Trong cộng đồng Asean, Phillipines là đồng minh của Hoa Kỳ. Điều quan trọng nhất trong mối quan hệ đồng minh đó là khi một bên bị đe dọa, bị tấn công bằng quân sự, thì quốc gia đồng minh có trách sử dụng mọi tiềm lực quân sự để bảo vệ đồng minh của mình.
Điều này khác xa so với mối quan hệ bạn bè hay đối tác chiến lược. Khi một nước là bạn bè hay đối tác chiến lược bị tấn công quân sự thì nước kia cùng lắm thì họ cũng chỉ lên tiếng bênh vực về mặt ngoại giao.
Thực tế cho thấy là có nhiều nước đang là đối tác chiến lược của nhau những vẫn đang đe dọa lẫn nhau và sẵn sàng xung đột với nhau.
Rõ ràng việc các quốc gia có cùng lợi ích xây dựng mối quan hệ đồng minh với nhau là vô cùng cần thiết. Việc này sẽ làm cho sức mạnh của mỗi quốc gia thành viên được nhân lên trong việc bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia của mình.

Đồng minh để bảo vệ chủ quyền

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên cạnh Tổng thống Barack Obama
Trong điều kiện của đất nước chúng ta, việc lựa chọn đối tác để xây dựng mối quan hệ đồng minh là hết sức cần thiết. Việc chúng ta xây dựng mối quan hệ đồng minh không phải nhằm mục đích để chống lại các quốc gia khác. Mà mục đích chỉ tăng cường sức mạnh của quốc gia nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình và của nước đồng minh.
Việt Nam muốn có được mối quan hệ láng giềng hữu nghị và bình đẳng với Trung Quốc đồng thời bảo vệ được chủ quyền và lợi ích của chúng ta ở biển Đông. Theo quan điểm của tôi, chúng ta phải dựa vào hai trụ cột trong quan hệ quốc tế:
Một là xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, dựa vào đó mở rộng quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Khi có quan hệ đồng minh với các nước trên, chúng ta sẽ mua được và nhận được sự giúp đỡ về trang thiết bị quân sự tiên tiến và hiện đại, sự hỗ trợ trong huấn luyện, cung cấp và trao đổi thông tin.
Có mối quan hệ đồng minh, chúng ta không chỉ hợp tác trong lĩnh vực quân sự, mà chúng ta sẽ có mối quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế mạnh mẽ. Nhờ vào mối quan hệ đồng minh mà kinh tế, thương mại của chúng ta cũng sẽ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng.
Hai là, dựa vào quan hệ đồng minh với các cường quốc nói trên. Chúng ta sẽ nâng cao được sức mạnh quân sự và có thể trở thành quốc gia lãnh đạo trong cộng đồng Asean trong lĩnh vực quân sự. Chúng ta sẽ cùng với các quốc gia có chung lợi ích trong Asean xây dựng mối quan hệ về quân sự gắn bó hơn. Từ đó có thể cùng nhau bảo vệ lợi ích chung trên biển Đông.
Như vậy dựa trên quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia cùng với cộng đồng Asean, chúng ta sẽ nâng cao được tiềm lực quốc phòng và phát triển kinh tế. Nhờ đó chúng ta mới có thể duy trì được hòa bình và bảo đảm được quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc.
Việt Nam có mất chủ quyền quốc gia khi có quan hệ đồng minh với các nước lớn?
Chắc chắn là không. Thực tế của các mối quan hệ đồng minh trên thế giới cho thấy rằng các nước đồng minh không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Chủ quyền quốc gia của các nước thành viên luôn được tôn trọng măc dù có quân đội của nước này đóng trên lãnh thổ của nước khác.
Tại sao Việt Nam phải chọn Hoa Kỳ để xây dựng mối quan hệ đồng minh?
Điều quan trọng đầu tiên mà chúng ta thấy được đó là cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều có chung lợi ích với nhau trên biển Đông: Với Việt Nam là chủ quyền quốc gia và lợi ích kinh tế; với Hoa Kỳ là tự do hàng hải, lợi ích kinh tế và vai trò cường quốc trong khu vực. Hai nước không có bất kỳ tranh chấp hay mâu thuẫn nào trên khu vực này.
Điều quan trọng thứ hai là Hoa Kỳ thực sự mong muốn xây dựng mối quan hệ đồng minh với một nước Việt Nam dân chủ. Gần đây nhất là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã tới thăm quân cảng Cam Ranh, và mong muốn quân cảng này cung cấp dịch vụ cho quân đội Hoa Kỳ.
Chúng ta cùng nhìn ra thế giới thì thấy rằng hầu hết các cường quốc về kinh tế, quân sự trên thế giới đều là đồng minh hoặc là bạn bè, đối tác tin cậy của Hoa Kỳ.

Trở ngại chính

Mỹ vẫn đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền
Trong việc xây dựng quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ thì vấn đề dân chủ và nhân quyền là trở ngại duy nhất.
Hiện nay chính quyền do đảng Cộng sản lãnh đạo đang giam giữ và cầm tù rất nhiều người hoạt động dân chủ và nhân quyền. Quyền thành lập báo chí tư nhân và quyền thành lập đảng phái, tổ chức chính trị chưa được chính quyền tôn trọng. Không chỉ riêng chính phủ Hoa Kỳ quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, mà chính phủ các nước trong EU, Australia, Canada, … cũng quan tâm và luôn kêu gọi chính phủ Việt Nam cải thiện nhân quyền.
Yêu cầu mà Hoa Kỳ đưa ra cho chính phủ Việt Nam để nâng cao mối quan hệ với Hoa Kỳ đó là chính phủ Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền, tôn trọng các quyền chính trị của nhân dân.
Chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ quốc gia đang bị đe dọa và đã bị xâm phạm nghiêm trọng.
Đứng trước thực tiễn đòi hỏi chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ. Mỗi một công dân Việt Nam cần phải có lương tâm và trách nhiệm với Tổ quốc.
Tôi mong rằng những quí vị độc giả ủng hộ quan điểm này của tôi, chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng kêu gọi, cổ vũ và ủng hộ đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ trong việc cải thiện tình trạng nhân quyền. Đó là thả tự do cho tất cả các tù chính trị, tôn trọng và cho phép thành lập báo chí tư nhân, thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị khác.
Tất cả những người Việt Nam yêu nước đều mong muốn rằng đảng Cộng sản Việt Nam hãy đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích đảng phái để thực thi cải cách dân chủ và nhân quyền.
Không chỉ vì lợi ích của các thế hệ người Việt Nam hôm nay mà cho cả các thế hệ mai sau, trong đó có các thế hệ đảng viên đảng Cộng sản.

Lượm tin ngày 10/7/2012

http://www.youtube.com/watch?v=8H2SBixHNXw&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=3T2om81RAyQ&feature=player_embedded

Chính trị – Xã hội

Bốn tàu hải giám TQ vị phạm chủ quyền VN (RFA)   —Biển Đông & Nhân quyền trong chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Mỹ(RFA)  —-ASEAN quyết tâm giữ hòa bình trong khu vực(RFA)  —COC là mục tiêu chính của ASEAN(RFA)  —ASEAN đồng ý các điểm chính của bộ Quy tắc Ứng xử về Biển Đông  (VOA)   —ASEAN trước phép thử trong tranh chấp hàng hải với TQ (VNN)
ASEAN trước ‘ván bài’ ở Biển Đông với Trung Quốc (VNN) -Vị Tổng thư ký ‘cảnh tỉnh’ một thực tế: các cường quốc sẽ không nhảy vào cuộc xung đột này này nếu như trong nội bộ ASEAN thực sự có giải pháp cho chính các bất đồng của riêng mình.
Trung Quốc sẵn sàng thảo luận về bộ qui tắc ứng xử tại Biển Đông(RFA)  —Asean ‘thống nhất Quy tắc Biển Đông’ (BBC)
Cựu quan chức ngoại giao Mỹ David Brown: “Người Mỹ không thích những kẻ đi bắt nạt” (TN)  —Biển Đông nóng tại Hội nghị ASEAN (TN)
Biển Đông: Thùng thuốc súng? (TVN) - (theo South China Morning Post) -Nhìn vào toàn bộ căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines về bãi đá cạn trên biển và các chiến dịch ngoại giao truyền thông trong những ngày gần đây giữa Bắc Kinh và Hà Nội, các chuyên gia phân tích chiến lược và các nhà ngoại giao thấy rõ nguy cơ của một cuộc tranh chấp leo thang về khai thác dầu khí quốc tế tại biển Đông.
Ngoại trưởng ASEAN quan ngại về tình hình Biển Đông (VNN)  —-Hiệp ước Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân chưa trấn an được 5 cường quốc nguyên tử (RFI)  —Muốn phát triển kinh tế thị trường phải phát triển dân chủ(RFA)
Blogger Nguyễn Hữu Vinh kể lại chuyện bị hành hung(RFA) -Hôm Chủ Nhật 8/7 vừa rồi, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh bị một nhóm côn đồ xông vào hành hung ngay tại nhà ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Hư vô hóa bất hạnh (Nguyễn hưng Quốc-VOA) -   Nhìn lại dân tộc Việt Nam, chúng ta rất dễ bắt gặp vô số các nghịch lý. Một trong những nghịch lý đó là: một mặt, lịch sử Việt Nam đầy những bất hạnh, xã hội Việt Nam đầy những tai ương, kinh tế Việt Nam đầy những khó khăn, và tương lai Việt Nam đầy những bất trắc, vậy mà, mặt khác, người Việt Nam, theo các cuộc điều tra của nhiều tổ chức quốc tế, lại được xem là rất lạc quan, thậm chí, thuộc loại lạc quan nhất thế giới.

Niềm vui thêm nhiều bạn (Bùi Tín -VOA) – Hè năm nay tôi ghé thăm các bạn ở phía Tây Hoa Kỳ, vùng Nam và Bắc bang California, được coi là thủ đô của người Việt tỵ nạn

Dân biểu Mỹ lên án Đại sứ ở VN (BBC) -  Một dân biểu Mỹ, Frank Wolf, kêu gọi cách chức Đại sứ Mỹ ở Việt Nam, ông David Shear, với cáo buộc không quan tâm nhân quyền.
Đánh giá chuyến thăm VN của bà Clinton (BBC/nghe) -Nhận định về chuyến đi này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, từ Đại học George Mason ở Hoa Kỳ cho rằng vấn đề Biển Đông sẽ được nói tới tuy hai bên có thể sẽ không công bố chính thức.
‘Diều hâu Bắc Kinh ngày càng cô độc’  Andre Menras -Gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn - Cho đến nay nhiều người vẫn còn tin rằng những cuộc diễu võ dương oai và phô trương của Trung Quốc chỉ là trò bịp chẳng có nguy hiểm thật sự nào.
Cử tri Hà Nội muốn bớt thủ tục về đất đai (VNN)
Bệnh nhân nhí bị thu phí ‘giá cắt cổ’? (VNN) -Nằm viện 29 ngày, bệnh nhi đã ra viện với số tiền viện phí lên đến gần 100 triệu đồng! Không chỉ riêng trường hợp này, nhiều bệnh nhi khác cho biết cũng phải trả giá quá cao cho những dịch vụ mà họ nhận được
Bất ngờ vụ người Trung Quốc “mua” đất trồng thanh long (TN)

Trung Quốc bắt giữ tàu cá Việt Nam (TN)

Kinh tế

Thị trường lương thực, thực phẩm vẫn tăng giá đều(RFA)  —OECD: Kinh tế toàn cầu đang chậm lại(VOA)  —Nợ xấu VN ‘là cực kỳ nguy hiểm’ (BBC/nghe) – điểm lại PV Ông Bùi kiến Thành.   —2015: Tập đoàn nhà nước rút hết vốn đầu tư ngoài ngành(VEF)
‘Trần’ lãi suất nợ cũ 15%: NH hi sinh để cứu mình?(VEF)  —Tạo sức ép để DNNN vươn lên(VEF)  –Xóa độc quyền điện: 17 năm vì nhạy cảm, phức tạp (VEF)  —-EVN vẫn nợ PVN 10.000 tỷ chưa trả (VNN)
‘Bó tay’ với chiêu thổi giá thực phẩm của thương lái  (VEF.VN)  —Giảm lãi nợ cũ: Không bán được hàng tiền đâu trả nợ (VNN)
Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 8: Không để nhóm lợi ích trì hoãn (TN)

Văn hóa – Giáo dục

Con thi trường học, phụ huynh thi trường đời (VNN) -Không trực tiếp làm bài thi nhưng nhiều phụ huynh đưa con đi thi cũng bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi trên gương mặt sau nhiều ngày lo lắng thức cùng con.  –Đề sử nặng ‘trả bài’, thí sinh nhẹ nhõm (VNN)  —Đề văn luận bàn về ‘kẻ cơ hội’ và thần tượng(VNN)
Có cần phải dạy cách chọn chồng?(VNN)   —Phim Hồng Kông đội mồ sống dậy nói tiếng Việt(VNN)  —”Cuộc đua” danh hiệu UNESCO ở Việt Nam(VNN)
Thành nhà Hồ: Phía sau câu chuyện di sản thế giới(VNN)   —-Cậu ấm cô chiêu đi thi để “đốt” tiền cha mẹ (VNN)

Thế giới

Ðặc sứ LHQ, Tổng thống Syria thảo luận kế hoạch hòa bình(VOA)

Phe đối lập Syria: Nga mang tiếng xấu dưới mắt người Syria (VOA)

Quân đội Ai Cập trông đợi TT Morsi tuân thủ phán quyết của tòa án (VOA)

Tòa án Tối cao Ai Cập giữ nguyên phán quyết giải tán tân quốc hội(VOA)
Facebook tham gia dự án mạng cáp quang biển tại châu Á Thái Bình Dương (RFI)
Pháp : Con đường cải cách còn lắm gian nan (RFI)
Cam Bốt: « Bệnh lạ » do virut biến dạng của bệnh tay chân miệng gây nên (RFI)
Romney vượt Obama về khoản gây quỹ (BBC) -Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mitt Romney quyên được 106 triệu đôla trong tháng Sáu, hơn Tổng thống Obama đến 35 triệu đôla.
Bức tranh trái ngược về Miến Điện (BBC) -Tình hình chính trị dễ thở hơn, nhưng có cảnh báo về hạn chế trong chính sách đầu tư.
Thế giới 24h: Putin chỉ trích phương Tây (VNN)

VH-XH-MT


Khống chế, hãm hiếp nữ công nhân nhiều lần (VNN)

Trung Quốc khẳng định không để Nhật mua đảo tranh chấp (TN)  —-PVN vẫn triển khai hoạt động dầu khí bình thường (TN)  —COC là mục tiêu hàng đầu ASEAN (TNO)   —–Philippines mơ có chiến hạm “ong độc” của Việt Nam? (DDDN)

Trung Quốc “chỉ muốn cùng khai thác ở Biển Đông”  (NLĐO)- Một quan chức cấp cao của Philippines cho rằng Trung Quốc thực ra chỉ muốn cùng khai thác dầu khí ở các khu vực tranh chấp với các nước láng giềng, chứ không muốn đối đầu quân sự.

Vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (VOA)  —-Bàn cờ Asean (BBC)   —-Cần bớt ‘nhạy cảm’ (BBC)   —-Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN: Cần sớm có bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (RFI)
Đừng bội phản cha ông chúng ta (RFA) -Trong thời gian gần đây, dù có tuyên bố “trỗi dậy hoà bình” như thế nào đi chăng nữa, TQ ngày càng không che giấu hành động xâm lược ở Biển Đông -……..Nguy cơ lãnh hải Việt Nam bị mất dần vào tay Phương Bắc khiến blogger Nguyễn Thông không khỏi báo động “Bớ làng nước ơi, giặc vào tận trong nhà rồi”, để “tự dưng cứ chập chờn hình ảnh cha con An Dương Vương quất ngựa vào núi Mộ Dạ khi đã quá muộn”…..

Doanh nghiệp Trung Quốc “âm thầm” mua 100 ha đất tại Bình Thuận (NLĐ)  —Một “đại gia” sang nhượng hơn 100 ha đất cho tập đoàn Trung Quốc(PL)- Ngày 8-7, một nguồn tin cho biết Công ty TNHH Nguyên Long Sơn (thuộc Tập đoàn Nguyên Hinh, Trung Quốc) vừa có văn bản gửi các ngành chức năng tỉnh Bình Thuận đề nghị can thiệp và cho phép công ty trồng thanh long và xây văn phòng, nhà xưởng ở tỉnh này

Đầy vơi nước mắt người nhà ngư dân (Đất Việt) -Cái chết của ngư dân Vũ Ngọc Uẩn, cộng với sự kiện ngư dân Bình Định bị tàu lạ đâm chìm, chết người mới đây làm ngư dân hoang mang.  —-Ngư dân Quảng Ngãi bị thương nặng trên biển (VnEx)
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan:Làm dân mới được nghe thật lòng (PL) -Từng điều hành Chính phủ, nay ông Vũ Khoan (nguyên bí thư Trung ương Đảng, nguyên phó thủ tướng) thường lên tiếng trước những vấn đề “nóng” với tư cách một công dân tích cực và có trách nhiệm với dân với nước. Trả lời PV, ông Vũ Khoan nói:
Nan giải việc giảm tải cho bệnh viện(TNO)    —-Có thể cấp phép trong thời gian dài cho nghệ sĩ hải ngoại (NLĐ)  —Nhạc sĩ Lữ Liên – cha của ca sĩ Tuấn Ngọc qua đời (NLĐ)  —-Nợ công nhân hơn một năm tiền lương (PL)  —Nhiều sản phụ ở Quảng Ngãi hết dám sinh tại địa phương  (Danviet)   —Hà Nội: Sản phụ chết oan do bác sỹ nhầm  (ĐV)
Piếng Mòn – bản “4 không” (Dân Việt) – Chỉ cách trung tâm huyện Quế Phong (Nghệ An) hơn 15km nhưng hàng trăm người dân bản Piếng Mòn (xã Quế Sơn) phải chịu cảnh “4 không”: Không đất sản xuất, không điện, không nước sinh hoạt, không sóng điện thoại.
Thu đất của người “có công với nước” tại Bình Lục: Chính quyền xã có dấu hiệu làm trái  (Dân Việt) – Nhiều năm liền, UBND xã Đồng Du (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) đã tự ý lấy ao có diện tích gần 1 mẫu 2 sào Bắc Bộ của 2 cụ Phạm Quang Thính – Lưu Thị Kiến ở thôn Ngoại, xã Đồng Du để đem cho thuê.
Nguyễn Phú Trọng trong lễ đón Raul CastroHà Nội đón Castro ‘như anh em ruột’ (BBC) -Chủ tịch Cuba Raul Castro thăm hữu nghị Việt Nam và trao đổi kinh nghiệm chuyển sang mô hình kinh tế thị trường XHCN.=====>>>
Chủ tịch Cuba Raul Castro viếng thăm Việt Nam  (RFI)   —-Thuyền nhân cưỡng bức hồi hương vẫn bị phân biệt đối xử (RFI)

Một quả trứng năm lần đóng phí: Phí chồng phí kiểm dịch  (DV) >>>>ĐBSCL: Dân chăn nuôi long đong theo quả trứng
Chung cư nhỏ: Đổ xô bán cắt lỗ (Bee)  —Đâu là ngưỡng nợ nước ngoài an toàn của Việt Nam?  (DDDN)
‘Tuýt còi’ ngân hàng mẹ bơm vốn cho công ty chứng khoán (VnEx)   —-Kinh tế Việt Nam nửa năm: Những gì đáng chú ý? (RFA)
Nợ xấu VN ‘là cực kỳ nguy hiểm’ (BBC/nghe) -Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành tỏ ra quan ngại về thực trạng nợ xấu trong khối ngân hàng tại Việt Nam và khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước nên có động thái mà ông gọi là “thanh tra kiểm tra như thế nào cho chính xác”.

Người phụ nữ bí ẩn bên cạnh ông Kim Jong-un (NLĐ)  —-Bắc Triều Tiên : Người đàn bà bên cạnh Kim Jong Un là ai ?  (RFI)  —Chiến đấu cơ tự lái của Anh sắp cất cánh (Dân trí)
Trung Quốc âm thầm thu mua đất hiếm (Bee)  —-Lại biểu tình vì nhà máy đồng Tứ Xuyên (BBC) -Lại xảy ra biểu tình ở Thập Phương để phản đối cách chính quyền giải quyết các biểu tình trước đó quanh vụ nhà máy đồng.  —Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc  (RFI)
Đánh Syria, các cường quốc sẽ thảm bại? (VnM)   —Bà Clinton: Tăng trưởng kinh tế bền vững ở châu Á tùy thuộc vào dân chủ (VOA)   —-Ngoại trưởng Mỹ thăm Mông Cổ  (RFI)
Tổng thống Afghanistan lập lại lời kêu gọi đối thoại với Taliban(VOA)  —TT Assad: Mỹ cản trở tiến trình hòa bình ở Syria (VOA)   —-Miến Điện: Dân biểu Aung San Suu Kyi lần đầu tiên họp Quốc hội (RFI)

Clip bạn đọc: Taxi bốc cháy dữ dội giữa phố Video   TTO TIN NÓNG – Ban đọc H.N vừa gửi về Tuổi Trẻ Online ảnh và clip một taxi 7 chỗ đang bốc cháy dữ dội lúc 21g tối 8-7 ở đường Trường Chinh, đoạn cầu Tham Lương, phía quận Tân Phú, TP.HCM.  —Ẩu đả, đốt cháy bốn xe ba bánh giữa phố (TT)
Gặp nạn trên đường chở con đi thi đại học (NLĐ)  —Hai vợ chồng chết thảm vì kẻ tâm thần (TN)  —Chánh thanh tra Sở GD-ĐT té cây chết(TN)   —-Cháu bé 6 tuổi tử vong sau khi tiêm thuốc(TN)
Sợ mang bầu nhưng vẫn vô tư  TT – Giờ tan ca, hàng trăm bao cao su đặt ở cổng ra vào Công ty Freetrend (Khu chế xuất Linh Trung 1, Q.Thủ Đức, TP.HCM) nhoáng cái đã được lấy hết veo. “Các bạn công nhân rất cần được hỗ trợ về tình dục an toàn”.
Khách hàng tố sữa Vinamilk mốc đen như có sâu (Infonet)   —-Mua sữa tươi TH Truemilk biến thành sữa… đặc (Infonet)  -Mặc dù mua các hộp sữa tươi TH Truemilk có hạn sử dụng đến 23/10/2012 nhưng khi mở ra uống, khách hàng bất ngờ phát hiện hộp sữa có mùa “lạ”, có hộp chỉ còn 1/3 và phần sữa nước đã biến thành sữa đặc sệt.
Bắt 13 người Trung Quốc trong đường dây buôn bán phụ nữ (Infonet)  —Lừa “chạy” biển số đẹp, nguyên cán bộ công an vào tù (TN)   —Xe chở khách VN du lịch Campuchia bị lật, 1 người chết, 9 người bị thương(TN)   —Một phụ xe bị đánh nhập viện(TN)
Tôi đi làm… khán giả “thuê”  (TNO) -Có khá nhiều khán giả trong hầu hết các gameshow, talkshow, chương trình truyền hình là được… thuê.
Trung Quốc: Phát hoảng với bánh bao nhân sắt! (NLĐ)  —Xe chở xăng bốc cháy dưới vực thẳm, 2 người thương vong (NLĐ)  —-Chủ quán nhậu hiếp dâm bé gái xin việc (NLĐ)   —-Hai vợ chồng bị sát hại dã man (DV)  —-Án mạng kinh hoàng giữa ban trưa, cô gái chết thảm (DV)
Một cán bộ kiểm lâm bị lâm tặc chém gãy tay (DV)    —-Đâm chết người yêu trong quán karaoke (Bee)   —36 nữ tỉ phú Trung Quốc cùng tuyển chồng (Bee)   —Người đàn ông đòi “yêu” cả ngày ở Nghệ An (Bee)    —Giả vờ mua hàng để ăn cắp tiền (VnEx)



Lượm tin ngày 10/7/2012

  • Thiếu quan tâm tới sinh mạng dân (Ngô Nhân Dụng) – “…Chế độ vô pháp, vô thiên đó đã được rước vào ta cũng chỉ vì người ta say mê tôn sùng một chủ nghĩa mà “thiếu quan tâm tới sinh mạng của nhân dân!…”
  • Dân Biểu Wolf đòi thay đại sứ Mỹ ở Hà Nội (Nguoi viet) – Dân Biểu Frank Wolf hôm Thứ Hai viết thư cho Tổng Thống Barack Obama đòi cách chức Ðại Sứ David Shear hiện đang đứng đầu đoàn ngoại giao tại Việt Nam và thay bằng một người Mỹ gốc Việt “biết bản chất đàn áp của chính phủ này”.
  • Phòng chống tham nhũng từ đâu?  (Quốc Anh) – Thế giới nhân sinh quan vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đã làm thay đổi nhiều quan niệm nhờ những thành tựu của các cuộc cách mạng…
  • Trung Quốc đi dây qua vùng biển khó khăn (X-cafe) – Khi cả Trung Quốc và Việt Nam cùng xử dụng lối tiếp cận ba chiều để củng cố các khiếu nại của mình về quền đảo Trường Sa, những thay đổi về địa chính trị đang làm xáo trộn các khu vực Biển Đông.
  • Việt Nam cần thay đổi (Roger Mitton) – Tổng cục Thống kê của chính Việt Nam báo cáo vào tháng trước: “Nền kinh tế đang đối diện với những thử thách nghiêm trọng.” Một khi chính nhà nước nói thế, ta nên hiểu rằng tình hình thật là tuyệt vọng. Và đúng như vậy. Theo Tổng cục Thống kê, 70% doanh nghiệp trong cả nước đã báo cáo thua lỗ trong 6 tháng đầu năm và gần 22 nghìn doanh nghiệp bị phá sản.
  • Thư Bác Sĩ Quế gửi Bà Ngoại Trưởng Clinton (Tiếng nói VN) - Nhân dịp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm Hà Nội vào ngày 10 tháng Bảy, 2012, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đã gửi cho Bà Clinton một văn thư, mà toàn thể nội dung được chuyển sang Việt ngữ như sau:
  • Chân lý quý hơn thầy (Bà đầm xòe) – Nhìn tấm hình một vị cử tri tóc bạc phơ, đứng sát Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai tay cung kính để trước trong tư thế khoanh tay của trẻ con trước người lớn, mắt đăm đăm nhìn cấp trên đầy vẻ thành kính, ngưỡng mộ, sùng bái
  • Những chuyện chỉ có ở Việt Nam (Tin thể thao) – “… kỳ này, với danh sách đến Anh tham dự Olympic 2012 cũng thế, khi thể thao VN chỉ có vỏn vẹn 18 VĐV nhưng danh sách đoàn lên đến 56 người!”
  • “Đất nước này loạn mẹ nó mất rồi (Mai Xuân Dũng) – “Không ngạc nhiên khi gần đây, người dân Thủ đô bắt đầu hình thành một nếp sống ‘thời chiến’ là:  Sẵn sàng lên đường bất kỳ lúc nào đến ngay ‘hiện trường’ khi nhận được tin báo ‘có khủng bố đỏ đen’ xảy ra để cứu nhau chứ không thể trông chờ vào pháp luật được nữa“.
  • Kinh nghiệm đọc báo (Người buôn gió) -  Tao đọc báo lề phải thấy ca sĩ, đạo diễn, người mẫu yêu nhau, đồn đại con này sắp cưới thằng kia, rồi hiếp dâm, lừa tình, cháy nhà nghỉ lộ chuyện vợ ngoại tình…tao đoán racó Biểu tình.
  • Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc (RFI) – Từ Tokyo, Nhật Bản, nơi ông tham dự Hội nghị các nhà tài trợ Afghanistan vào hôm qua, ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã đến Trung Quốc …
  • Ngoại trưởng Mỹ thăm Mông Cổ (RFI) – Chuyến viếng thăm ngắn ngủi của bà Hillary Clinton tại Ulan Bator diễn ra trong bối cảnh các đảng phái chính trị tại Mông Cổ đang thương lượng để thành lập …
  • Romney vượt Obama về khoản gây quỹ (BBC) – Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mitt Romney quyên được 106 triệu đôla trong tháng Sáu, hơn Tổng thống Obama đến 35 triệu đôla.
  • COC là mục tiêu chính của ASEAN (RFA) – Thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, nên đặt ưu tiên cho việc giảm căng thẳng với Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.
  • Philadelphia: 1 Trường Học Rao Bán Trên eBay, Với Giá 599,595 MK Vì Hết Tiền (VietBao)Một trường trung học ở khu vực thành phố Philadelphia đã rao bán chính trường này trên eBay để có tiền bù đắp lại các cắt giảm ngân sách. Trung Tâm Học Tập – một trường thay thế cho các học sinh vị thành niên nguy cơ – tự mô tả rằng “sử dụng nhẹ nhưng thành công cực lớn” trong danh sách rao bán, theo tường trình của ABC.
  • Bank of America Di Chúc: Ứng Phó Khi Sụp Tiệm (VietBao)Theo luật định, Bank of America đã trình bản di chúc sống. Trong di chúc nói rằng nếu Bank of America sụp tiệm, công ty muốn đưa các hoạt động về ngân hàng tại Hoa Kỳ của công ty sang cho Sở Bảo Hiểm Tài Khoản Ký Thác Liên Bang FDIC quản trị,
  • Làm dân mới được nghe thật lòng (Tuổi Trẻ) – Từng điều hành Chính phủ, nay ông Vũ Khoan (nguyên bí thư Trung ương Đảng, nguyên phó thủ tướng) thường lên tiếng trước những vấn đề “nóng” với tư cách một công dân…
  • Đồng minh tự nhiên của Việt Nam (SGTT) – Kiểu dụ nước ngoài vào đấu thầu chín lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến quan hệ quốc tế có nguy cơ quay lại thời kỳ trung…
  • Việt Nam có thể tự tin trên biển Đông (Lao Động) - Nguyên là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu từ năm 1993 đến 1996 và làm việc, tìm hiểu Trung Quốc (TQ) trong nhiều năm, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy là người rất am tường vấn đề TQ.

 

Nhìn nhận về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông hiện nay


Kami
-
Vấn đề quan hệ Việt nam – Trung quốc trong những ngày gần đang ngày càng dần bộc lộ bản chất thật của nó, đó là bằng mặt nhưng không bằng lòng. Không chỉ riêng chuyện chính quyền Việt nam bật đèn xanh cho cuộc biểu tình chống Trung quốc lần thứ 2, ngày 8.7.2012 một cách công khai, hay đồng thời với việc Ban Tuyên giáo Trung ương ra lệnh cho báo chí và các phương tiện truyền thông của họ đồng loạt phản đối Trung quốc. Để kiểm chứng điều này, bạn có thể dễ dàng search trên mạng google cụm từ “phản đối Trung quốc” sẽ có khoảng 18.200.000 kết quả trong 0,28 giây.
Nếu khi chúng ta tổng hợp các sự kiện liên quan gần đây một cách có hệ thống, thì sẽ dễ dàng thấy điều đó, đặc biệt là việc một Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng CSVN phát biểu trong cuộc họp Bộ Chính trị, chiều ngày 06.7.2012 khi nhận định rằng “… trong thời gian tới sẽ có tranh luận và phản đối qua con đường ngoại giao và truyền thông. Sẽ có những chuyện ầm ĩ và thậm chí là va chạm trên biển, nhưng chỉ mang tính sự vụ nhỏ lẻ, tranh chấp có giới hạn. Nhà cầm quyền lạ tiếp tục thăm dò, thử thách và vu khống, bóp méo thông tin về ta…” và “… các đồng chí sẽ ngạc nhiên về số lượng và tốc đô hiện đại hoá trang bị vũ khí của chúng ta, ngay cả anh em ở đơn vị cũng không ngờ ta mua sắm nhiều thế, bây giờ ta chỉ lo là anh em không kịp làm chủ pphương tiện kỹ thuật mới để có thể tác chiến hiệu quả ngay…”. Qua đó để thấy vấn đề cũng đã khá rõ ràng, Việt nam đã hiểu và lường trước mối hiểm họa lấn át của Trung quốc trong vấn đề chủ quyền trên biển, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng sa – Trường sa.
Tuy nhiên do hậu quả của việc thông tin không minh bạch trong một thời gian kéo dài, đã khiến dư luận xã hội cộng đồng người Việt nam trong và ngoài nước vẫn có các suy đoán khác nhau và đặt nhiều câu hỏi nghi ngờ về quan điểm của chính quyền Việt nam trong vấn đề này. Có luồng dư luận ở mức độ nhẹ thì cho rằng Việt nam sợ Trung quốc, ở mức độ nặng hơn thì cho rằng chính quyền Việt nam bạc nhược, dâng biển bán đảo cho Trung quốc? Trên thực tế, không sợ sao được khi Trung quốc hiện nay là một cường quốc nặng ký, với lực lượng quân sự áo đảo nếu so sánh với Việt nam. Đơn cử với ngân sách cho quốc phòng chính thức năm 2011 của Trung quốc khoảng 100 tỷ USD (1,7% GDP) so với Việt nam 27.000 tỷ đồng năm 2008 (1,8% GDP) theo công bố của Sách Trắng Quốc phòng 2009. Với số lượng binh lính quân số thường trực (TQ) 2.250.000 người so với 482.000 người (VN), quân số dự bị (TQ) 0,8 triệu người so với (VN) 5 triệu  người. Tuy nhiên trong thời đại toàn cầu hóa, sức mạnh quân sự của mỗi quốc gia không còn là yếu tố quyết định như thời kỳ trước đây. Chắc chắn việc nổ ra chiến tranh trên Biển Đông là một điều khó xảy ra, đặc biệt là đối với một quốc gia có nền kinh tế khổng lồ như Trung quốc.
Người Trung quốc phải công nhận rằng đánh chiếm Trường Sa thì dễ, nhưng giữ được Trường Sa thì lại vô cùng khó, họ đã tự đặt câu hỏi rằng điều gì sẽ xảy ra đối với các phương tiện quốc phòng, tàu điện cao tốc hay ngành công nghiệp điện tử v.v… của Trung quốc sẽ không có phụ tùng và thiết bị thay thế cần thiết trong thời gian bị cấm vận trong vòng 03 năm và Trung quốc sẽ xử lý việc chở dầu từ Trung Đông về mỗi năm hơn 200 triệu tấn dầu bằng cách nào khi mà cửa ngõ phía tây nam thông qua Myanmar đã bị Mỹ đóng cửa? Hơn nữa vào thời điểm này phía Trung quốc cũng chưa hội đủ mọi điều kiện để phát động chiến tranh, đặc biệt là mặt chuẩn bị điều kiện quân sự. Ví dụ Trung quốc thừa nhận máy bay hiện đại nhất của họ vừa đến Trường Sa sẽ phải quay về nếu không được tiếp dầu, có nghĩa họ phải rút ngắn cự ly bằng việc cải tạo mở rộng và hoàn thành sân bay trên các đảo hoặc trang bị thêm các tàu sân bay. Điều mà ai cũng biết rằng không phải sẽ dễ thực hiện được trong vòng thời gian ngắn.
Do đó có thể nói, chiến tranh lớn trên Biển Đông sẽ khó có khả năng xảy ra trong thời gian gần đây, cho dù hơn 30 năm qua, người dân Trung quốc đã được truyền thông nhuộm đen cách nhìn của họ về Việt nam, khi họ ngang nhiên nói rằng Việt nam chiếm đất, chiếm biển của họ. Mà thay vào đó sẽ là các tranh chấp mang tích tranh chấp cục bộ về chủ quyền giữa các quốc gia trong khu vực, chủ yếu là giữa Trung quốc và các quốc gia Asean có liên quan đến vấn đề tranh chấp. Có lẽ chính vì lẽ đó mà ngày 7/7, tại Bắc Kinh, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã buộc phải xuống giọng khi nói, Trung Quốc sẽ tiếp tục xử lý ổn thoả những bất đồng, cọ xát với nước hữu quan, cùng giữ gìn toàn cục ổn định quan hệ với các nước xung quanh và trong khu vực trên cơ sở kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Trung quốc. Điều đó cũng đúng khi mọt số ý kiến cho rằng những biến cố trên Biển Đông gần đây do phía Trung quốc tạo nên chủ yếu phục vụ cho mục đính dọn đường cho việc ông Tập Cận Bình lên nắm vị trí số 1 của Trung quốc trong đại hội đảng CSTQ vào cuối năm nay.
Trên mặt trận ngoại giao, phía Việt nam cũng đã có những kết quả thành công nhất định trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Tuy còn khá xa mới đến được chỗ các bên ký kết COC – Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông, nhưng như vậy đã là một động thái khá tích cực khi Trung quốc chịu ngồi vào bàn đàm phán với các nước Asean có xung đột để bàn tiếp từ DOC – Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (gọi tắt Quy tắc Hướng dẫn DOC) sang COC tại diễn đàn thường niên ASEAN tổ chức tại Phnom Penh ngày 09.7.2012.
Mặc dù chiến tranh trên Biển Đông khó có thể nổ ra, nhưng ban lãnh đạo đảng CSVN đã tính tới khả năng không cần chiến tranh, nhưng giả sử Trung quốc triển khai khoảng  1 triệu quân ở biên giới Việt – Trung, thì khi đó chắc chắn phía Việt nam cũng phải triển khai không ít hơn 500 ngàn quân dọc biên giới. Hãy so sánh khi 1,2 tỷ dân Trung quốc nuôi 1 triệu quân  và hơn 80 triệu  người Việt nam nuôi 500 ngàn quân ở chế độ sẵn sàng chiến đấu trong thời gian dài thì điều gì sẽ xảy ra, nếu không nói là khi ấy ăn mày sẽ đầy đường? Do vậy, bài học cách hành xử với Trung quốc là không thể nôn nóng để dàn trận mà đánh trực diện vào mặt kiểu phiêu lưu như nhiều người muốn được, mà phải vận dụng triệt để điểm yếu của họ, lựa thời cơ chín mùi để đánh cho tan tác như hồi 1979. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay Việt nam không còn lựa chọn khác trong vấn đề Biển Đông, có chăng là hy vọng vào chuyến thăm Việt nam ngày mai 10.7.2012 của bà Ngoại trưởng Hoa kỳ Hilary Clinton mà có nhiều đánh giá cho rằng sẽ có những sự thỏa thuận và mặc cả rõ ràng hơn giữa hai quốc gia vốn từng là cựu thù.
Có người đạt câu hỏi vậy tại sao chính quyền Việt nam có cách ứng xử kiểu một quốc gia, hai chế độ trong các cuộc biểu tình chống Trung quốc trong thời gian gần đây. Thả cửa ở Hà nội nhưng đóng cửa ở Sài gòn? Ngoài yếu tố lo ngại về sự bất ổn chính trị hoặc sức ép hay quan điểm khác nhau của các cơ quan an ninh, các nhà bảo thủ trong đảng và các phần tử thân Trung quốc, thì câu trả lời sẽ là phía chính quyền có cách ứng xử như vậy nhằm mục đích chuyển thông điệp tới các bên trong và ngoài nước rằng họ đang làm chủ cuộc chơi, nghĩa là mở hay đóng “cuộc chơi dân chủ” là quyền trong tay họ. Cũng không thể không nhắc đến sự bất phục tùng mang tính cát cứ của các các quan chức địa phương trong việc đi ngược lại chủ trương của chính quyền trung ương. Điều này trùng hợp với các sự kiện àn áp các phong trào tôn giáo độc lập, như phong trào Tin lành, phong trào Thiên Chúa giáođiển hình là vụ Giáo điểm Con cuông – Vinh xảy ra ngay trước chuyến thăm Hà nội của Ngoại trưởng Mỹ. Còn chuyện đối xử với blogger Huỳnh Thục Vi trong mấy ngày vừa qua được giới đánh giá phân tích cho rằng, đó chỉ là chuyện mượn gió bẻ măng, nhằm nắn gân để thử lửa đối với một blogger nữ vừa thành hôn. Vì đơn giản họ nghĩ rằng blogger Huỳnh Thục Vi khi có gia đình mới cô ấy sẽ an phận và giã từ “vũ khí” để trở về với một cuộc đời mới yên lặng như cô Lê Thị Công Nhân trước đây. Nhưng họ đã nhầm.
Sự vận động của lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Việt nam hầu như gắn chặt với sự o ép của Trung quốc, không kể tới nghìn năm Bắc thuộc. Có điều mà con người ta không tự chọn được là người sinh ra mình, cũng giống như một dân tộc không thể chọn được anh bạn láng giềng.  Dẫu láng giềng họ có xấu xa đến mấy mình cũng cứ phải ở với nó, đời đời kiếp kiếp, không thể li dị hay tách nhau ra được. Vậy cho nên trong lịch sử ông cha ta phải lựa chiều đối phó vì sự tồn vong của dân tộc cho đến hôm nay, theo nguyên tắc bị ép quá thì phải bật lại, nhưng khi đánh xong rồi lại phải sang cầu hòa, điều đó bất kể triều đại nào cũng đã từng làm nhiều lần. Do vậy, việc chính quyền Việt nam để cho các nhà thầu Trung quốc trúng thầu hầu hết các công trình như thuỷ điện, nhiệt điện, hay để người Trung quốc được phép nuôi trồng hải sản khắp nơi, cho thuê rừng đầu nguồn biên giới v.v… thực chất là một hình thức triều cống hòng mong yên ổn.  Nhưng đến mức Trung quốc ỷ mạnh đòi đảng CSVN Việt nam và chính quyền của họ phải cống nốt vùng biển Trường sa và các khu vực xung quanh là không thể được. Vì chấp nhận đòi hỏi này là chấp nhận tự sát. Bởi lịch sử Việt nam cho thấy, bất kỳ triều đại nào chấp nhận sự thống trị của ngoại bang thì sẽ không có khả năng tồn tại, vấn đề chỉ là thời gian nhanh hay chậm. Chỉ khi đó nó sẽ tạo thành ngòi nổ cho một cuộc cách mạng, dưới hình thức khởi nghĩa nông dân hay dưới một hình thức khác. Những người lãnh đạo đảng CSVN họ ý thức được điều đó và luôn tỏ ra thận trọng trong việc nhún nhường khi hành xử trước tham vọng của Trung Quốc.
Tham vọng bành trướng kiểu bá quyền Đại Hán luôn tồn tại gắn liền với lịch sử của Trung quốc, không phải chúng ta cứ lùi bước thông qua việc triều cống các lợi ích kinh tế ở Việt nam như thời gian vừa qua mà đảng CSVN và chính quyền của họ đã làm. Với hy vọng để cho họ (Trung quốc) thôi không gây sự nữa là suy nghĩ sai lầm và lạc hâu. Không phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Vì Việt nam dù có có nhún nhường hay lùi mãi, dẫu cho họ hết thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế nằm trong 200 hải lý đi chăng nữa thì Trung quốc vẫn tiếp tục gây sự. Vì từ ngàn đời nay Trung quốc chỉ muốn người dân Việt biến khỏi dải đất hình chữ S, điều đó cho thấy mục đích lâu dài của họ là đất đai chứ không phải đơn thuần là tranh chấp biển Đông. Do vậy biện pháp duy nhất để thoát khỏi hiểm họa này là Việt nam phải nhanh chóng tiến hành cải cách và thực thi dân chủ, trước hết để huy động và tập hợp sức mạnh đoàn kết của toàn thể nhân dân Việt nam trong và ngoài nước. Sau đó là tranh thủ được sự ủng hộ của gần 150 quốc gia đang có quan hệ và ủng hộ Việt nam, trong số đó đặc biệt là Hoa kỳ.
Nhưng có lẽ không thể bỏ qua yếu tố con người, là một trong những yếu tố quan trọng mang tính quyết định mà phía Việt nam đang có những lỗ hổng lớn. Cụ thể ở đây là những người lính Hải quân Nhân dân Việt nam họ có suy nghĩ và hành động như thế nào trước hiểm họa mất biển, mất đảo vào tay Trung quốc. Vì hiện nay tình trạng tiêu cực phổ biến trong các đơn vị Hải quân Việt nam thường trực trên biển là một nguy cơ lớn cần phải khắc phục khẩn trương. Đó là tình trạng các cấp chỉ huy tự ý rút bớt các chuyến tàu tuần tra trên biển hoặc cho tàu tuần tra đỗ nghỉ xa bờ, một mặt cho bộ đội nghỉ tự túc làm kinh tế lấy tiền đóng cho đơn vị. Còn các sĩ quan rút dầu bán chác để chia nhau là một hiện tượng rất phổ biến
Những việc tưởng chừng nhỏ, nhưng đây nó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, nếu không kịp thời chấn chỉnh thì sẽ là một hậu họa khó lường hết.
Ngày 09 tháng 7 năm 2012
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
KINH TẾ
Vì sao có những “nút thắt” làm kinh tế suy giảm? (Tamnhin.net). VĂN HÓA-THỂ THAO
Thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (Bee). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Thi ĐH 2012: Khối D Toán dễ, khối C Sử dài, khối B Toán khó (GDVN). - Đề Sinh vừa sức, đề Văn hay (LĐ). - Buổi thi đầu đợt II: 65 thí sinh, một cán bộ vi phạm (TTXVN). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Viện phí mới đề xuất: tăng “kịch trần” (SGTT). QUỐC TẾ
Số phận của chính phủ Syria ‘được tính bằng ngày’? (ĐV).- 3 chiến hạm của NATO tuần tra gần bờ biển Syria (VTC). - Ảnh độc: Syria thử nghiệm tất cả tên lửa khủng của Nga (PNTD).