Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Lượm tin ngày 03/7/2012

http://www.youtube.com/watch?v=vdViZkSx8TM&feature=player_embedded

Chính trị – Xã hội

Huế, Sài Gòn, Hà Nội đồng loạt biểu tình chống Trung Quốc (RFA)   —-VN vẫn chủ trương đàn áp biểu tình chống TQ(RFA)  —Giới trẻ HN ngại biểu tình trời mưa (BBC)  —-Biểu tình phản đối TQ ở Sài Gòn (BBC)  —Ngăn chư tăng Phật tử biểu tình chống TQ?(BBC)   —Biểu tình chống TQ tại Hà Nội và Sài Gòn (BBC) -Ảnh biểu tình chống Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (01-07-2012).

Trung Quốc phản ứng trước các cuộc biểu tình ở Việt Nam  (VOA) -Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hãy hành động có lợi cho mối quan hệ song phương, nền hòa bình và ổn định tại Biển Đông

Luật Biển giúp Việt Nam tranh thủ hậu thuẫn quốc tế về Biển Đông (RFI)  —Trung Quốc đưa tàu ra tuần tra Trường Sa(VOA)  —Philippines muốn Mỹ đưa máy bay do thám hỗ trợ tại Biển Đông(VOA)  —Âm mưu của Bắc Kinh(RFA)
Thứ trưởng quốc phòng tiếp Tùy viên quốc phòng Mỹ (TTXVN).   —Tàu cá Bình Định bị đâm chìm, 3 ngư dân mất tích (TT).

Các học giả chỉ trích vụ CNOOC (Trung Quốc) mời thầu gay gắt (NLĐ) -Vừa trở về từ Hội nghị An ninh biển Đông (CSIS, Mỹ), ông Carlyle A. Thayer, giáo sư chính trị học tại Học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia về châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam, trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động về một số vấn đề mới liên quan đến tranh chấp trên biển Đông

Âm mưu Tam Sa của Trung Quốc (TN)   —Núm ruột đứt ở Trường Sa   SGTT.VN – Đến bây giờ, nỗi đau vẫn còn lại trong bà Trương Thị Ngò (85 tuổi), ở Quảng Nam. Nỗi đau ấy đến từ ngày 14.3.1988, khi con trai út của bà vĩnh viễn nằm lại ở Trường Sa trong cuộc chiến chỉ một bên nổ súng.
Đối phó với chiến lược “chờ thời” của Trung Quốc  (SGTT)
VN lập Uỷ ban phòng chống “bệnh lạ”(RFA)     —Củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên (NLĐ)   —-Sẽ cưỡng chế trạm gác của thủy điện Sông Tranh 2 (TN)
Cơ chế giá xăng dầu thay đổi nửa vời    TT – Bộ Tài chính vừa có công văn chính thức trao lại quyền quyết định giá xăng dầu cho các doanh nghiệp đầu mối. Quyết định này nhằm đưa giá trong nước diễn biến sát hơn với biến động giá xăng dầu thế giới.
Tài nguyên đất đai: Lãng phí khủng khiếp!   SGTT.VN – Tổng số đất mà các nông lâm trường quốc doanh đang nắm giữ có giá trị ít nhất khoảng 47 tỉ đôla Mỹ, nhưng được sử dụng rất kém hiệu quả, làm lãng phí tài nguyên của đất nước.

Kinh tế

Total Supply mua lại Vinagas(RFA)    —31,000 doanh nghiệp giải thể- 93 ngàn DNNN “ma”(RFA)
Tổng nợ DNNN trên 1 triệu tỷ đồng(RFA)  —Vụ Barclays thao túng lãi suất liên ngân hàng đe dọa uy tín nền tài chính Anh (RFI)
Viện thẩm kế Pháp cảnh báo : Paris cần quản lý chặt chẽ ngân sách 2012-2013 (RFI)
Lép vế trên sân nhà: Tìm đường sống (NLĐ) -Các ngành nghề bị thất thế trước những “đối thủ” nước ngoài đang chật vật xoay trở, rất cần thêm những chính sách hỗ trợ của Nhà nước
Cây xăng niêm yết giá cao hơn quy định (TN)  —-Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Thay đổi mô hình tăng trưởng (TN)
Tận thu phí trước bạ nhà đất (TN) -Cục Thuế TP.HCM vừa đề xuất thu lệ phí trước bạ (LPTB) nhà đất theo giá thị trường khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với mức phí tăng cao.

Văn hóa – Giáo dục

“Đuối” vì… thông tư (NLĐ)   —-Khoảng 500.000 thí sinh làm thủ tục thi đại học (VnEx)

Thế giới

Hàn quốc khánh thành thủ đô ‘mini’(RFA)  —Trung Quốc chống việc Bắc Hàn phóng thử hoả tiễn(RFA)   —Nga khánh thành cầu treo dài nhất thế giới (RFA)   –Iran sắp phóng thử hằng chục ngàn hoả tiễn(RFA)  —Iran tập trận phóng tên lửa tấn công mục tiêu ở nước ngoài (RFI)
LHQ kêu gọi tránh quân sự hóa Syria thêm nữa(VOA)  —LHQ kêu gọi giảm vũ trang ở Syria(BBC)  —Lũ lụt ở Ấn Ðộ, 79 người chết, 2 triệu người thất tán  (VOA)  —Libya thả nhân viên Tòa Hình sự ICC(BBC)
Airbus sắp lập nhà máy A320 tại Mỹ(BBC) -Hãng Airbus khẳng định sắp lập nhà máy chế tạo phi cơ dân dụng A320 đầu tiên của hãng này ở Alabama, Mỹ.
Châu Âu : không còn là mô hình lý tưởng đối với châu Á(RFI)  —Miến Điện sắp chấm dứt kiểm duyệt báo chí (RFI)   —Thêm 85 tướng phản bội, Tổng thống Assad lao đao (VnM)

XH-MT

Bắt giữ người, đánh dập 2 quả thận để đòi nợ (TN  —Khởi tố, bắt tạm giam nghi phạm tấn công CSGT (TN)
Nghi vấn kiếm chác từ túi thử độ cồn (TN)  —Tử hình nguyên cán bộ NH tham ô 45 tỉ đồng  (TT)

1115. VỀ NAM HẢI, NĂM ẤY ĐÃ VẼ ĐƯỜNG CHÍN ĐOẠN ĐẾN TẬN CỬA NHÀ NGƯỜI TA NHƯ THẾ NÀO?

BTV: Do bài gốc được viết bằng tiếng Trung, nên chúng tôi xin giữ nguyên văn các cụm từ như “Nam Hải”, “Nam Sa”, “Tây Sa”…
——–
Baidu

VỀ NAM HẢI, NĂM ẤY ĐÃ VẼ ĐƯỜNG CHÍN ĐOẠN ĐẾN TẬN CỬA NHÀ NGƯỜI TA NHƯ THẾ NÀO?

Tác giả:  Thiên nam địa bắc song phi yến
Người dịch: Băng Tâm
17-04-2012
Cái gọi là vấn đề Nam Hải1, bao gồm cả vấn đề Tây Sa2 và Nam Sa3, chủ yếu chỉ vấn đề Nam Sa, rốt cuộc đã xuất hiện ra sao? Ai là người đầu tiên tuyên bố Nam Hải là lãnh thổ của Trung Quốc? Và rồi căn cứ vào cái gì? 
Nghe nói năm 1946, Lâm Tuân dẫn đầu hạm đội đi thu phục nhiều đảo, gọi là thu phục, chứ tôi thấy còn có cả việc tiếp nhận phần tài sản của người thua cuộc, có những hòn đảo thực ra không biết là của ai, người Nhật chiếm, rồi lại thua chúng ta, thế là tự nhiên chúng ta liền vui vẻ đi theo hạm đội ra biển, có một vị quan chức cấp giám đốc ở Bộ địa chất-khoáng sản (?) phóng bút vẽ một cái, dùng 9 đường chấm chấm vẽ thành một cái túi lớn, cái túi này lớn đến nhường nào? Trên bản đồ của chúng ta đành mở ra một cửa sổ mới tinh, chuyên để hiển thị nó. Khi quay trở về đưa in lên bản đồ của chính phủ Dân quốc, công bố với thiên hạ, và đường biên giới đã được tháo cũi sổ lồng như vậy đấy.      
Vốn cái bản đồ mà chúng ta vẽ cứ nói sân nhà mình đến đâu, đến đâu, hàng xóm thấy gì thì nói đi, không nói, nghĩa là các anh chẳng có ý kiến gì, nhưng mấy cha hàng xóm gần như im hơi lặng tiếng suốt hàng chục năm trời, rồi từ giữa thập kỉ 50 đến thập kỉ 70 mới thi nhau nhảy ra đòi chủ quyền, chúng ta tự nhiên đã phải lý sự cùn:  “Các ông có ý kiến gì thì sao không nói từ sớm đi? Bây giờ chúng tôi quản những ngần ấy năm rồi còn gì, hừm hừm”.    
Hội mấy cha hàng xóm ấy cũng đã rất oan ức. Thì ra năm 1946, Philippines vẫn còn chưa độc lập, Mỹ vẫn phải bảo vệ họ, cần để Mỹ thay mặt họ đứng ra. Mỹ bị dân bản địa chửi cho mất mặt, đang chuẩn bị quẳng gánh giữa đường để họ được độc lập, thì đâu còn có tâm trạng nào mà quản mấy cái chuyện đảo, cho nên đã không tỏ thái độ. Tình hình ở Malaysia và Indonesia cũng tương tự, Đảng ** vừa chui ở rừng ra, hoặc cũng có thể còn chưa chui ra khỏi được, còn chưa hiểu mô tê gì, vậy thì ai đã nhìn thấy được tấm bản đồ Trung Quốc in ra? Rồi thì đã có ai biết được sự phản đối này? Việt Nam khi ấy còn đang đánh nhau hừng hực khí thế, vua Bảo Đại mải lo giữ thân, chạy tới nước Pháp cầu cứu khắp nơi, cũng đâu có quan tâm được đến việc quản hồ sơ này.  
Nói gì thì nói, cái trò chơi chủ quyền này nhiều khi cũng giống như chuyện kết hôn kiểu Phương Tây, phải thông báo cho một thằng cha. Vị mục sư trịnh trọng tuyên bố:  “Có ý kiến gì thì đưa ra luôn bây giờ, còn không thì không bao giờ được nói nữa”. “Sao? Không ai có ý kiến gì thì cứ định như thế! Xin chúc phúc các con, amen”.   
Nhưng cái đường 9 đoạn này thực ra đã vẽ hơi quá đáng, về cơ bản đều là vẽ men theo đường bờ biển của người ta, cuộc nội chiến trong nhà người ta kết thúc, đương nhiên là cần phải đứng ra tranh luận thôi, tranh chấp Nam Sa, thế là trở nên ngày càng gay gắt.   
  
Cái đường 9 đoạn này rốt cuộc là gì? Nó không phải là đường cơ sở lãnh hải, mà cũng chẳng phải là đường lãnh hải, ý nghĩa pháp lý của nó rốt cuộc là gì? Chính trong nhà chúng ta cũng cảm thấy hết sức chột dạ, cho nên khi công bố đường cơ sở lãnh hải vào năm 1995, ta đã không hề nhắc nhỏm gì đến nội bộ giới luật học về biển, mà gọi luôn đó là 9 đường đứt đoạn, trong số các chư vị đồng bào yêu nước có ai đó đã thử đi đếm xem từ ven biển Việt Nam đến vịnh Subic, xung quanh cái túi lớn này rốt cuộc là dùng tới mấy đường?  
Về hành động cụ thể, người ta nhìn thấy các chiến sĩ đóng quân trên đảo san hô, ngư dân giả dạng đánh bắt cá, phần lớn những người trên các tàu ngư chính và tàu quân sự đi hộ tống không biết được rằng 10 năm trước, Bộ địa chất-khoáng sản, Cục biển quốc gia và Tổng công ty dầu khí hải dương đã hợp tác làm một cuộc điều tra thăm dò địa-vật lý ở vùng biển Nam Sa. Bộ ngoại giao bận bở hơi tai, cho nên phương án thực thi cuối cùng đã không dựa theo phương pháp thăm dò địa-vật lý là bắt đầu khai thác thăm dò từ một phía, mà lại làm ở chính giữa trước, rồi bay đi về một vòng ở khu vực được khẳng định là không có tranh chấp, thử xem có ai phản đối không, rồi lại lấn sang phải, sang trái một chút, lại lấn thêm một chút nữa, kết quả là sau khi khảo sát một lượt chẳng thấy hàng xóm đánh tiếng gì, thế là đắc thắng trở về. Thực sự thì sao? Xung quanh đó toàn những nước láng giềng nghèo, rất có thể là không có lực lượng giám sát không trung, nên không biết anh đang làm gì. Nếu là ở Đông Hải4 ư, vậy thì sớm soạn thảo thư trả lời hết các công hàm phản đối của hàng xóm đã rồi hãy ra biển nhé, họ đâu có phải là không nhìn thấy.   
Chín đường đứt đoạn bao quanh Nam Hải này là hạn mức tối đa mà chúng ta đã nói thách thấu trời khi giành lại quyền lợi biển ở Nam Sa, vượt quá phạm vi này, chắc chắn chúng ta sẽ không còn nêu yêu cầu gì thêm nữa, bên trong đường này thực ra là có thể thương lượng. Vấn đề nằm ở chỗ là đã không thông báo rõ với người dân.  
Đường 9 đoạn này, ý nghĩa luật pháp của nó rốt cuộc là gì? Là lãnh hải? Vùng biển quần đảo? Vùng biển mang tính lịch sử? Chẳng ai biết.
Trước hết, có phải là lãnh hải không? Không phải. Như trên đã nói, quyền lực về biển của nhà nước là dựa vào đất liền, cũng có nghĩa là dựa vào quyền lực đất liền. Muốn xác định lãnh hải, đầu tiên phải thiết lập được đường cơ sở lãnh hải, muốn vạch được đường cơ sở lãnh hải, đầu tiên phải xác định được các điểm cơ sở lãnh hải. Điểm cơ sở lãnh hải phải là các đảo hoặc đất liền không có tranh chấp chủ quyền; khoảng cách trực tuyến giữa các điểm cơ sở không được vượt quá 24 hải lý, cũng có nghĩa là lãnh hải cộng thêm khoảng cách các vùng tiếp giáp; các rạn đá san hô và bãi cạn lúc ẩn lúc hiện, chỉ nổi lên khi thủy triều rút không được tính vào đó; nói một cách chặt chẽ hơn, tốt nhất là trên đảo phải có đủ điều kiện cho con người cư trú.
Nam Sa phù hợp về điểm nào? Ngoài một phần đã bị Quốc Dân đảng chiếm giữ hồi đó ra, hầu như đều không phù hợp cho lắm. Trong sách giáo khoa của chúng ta khi nói về quần đảo Nam Sa đều chỉ nói một câu “phía nam đến bãi ngầm Tăng Mẫu5”. Bãi ngầm Nam Sa là rạn san hô ngầm không nổi lên, rạn san hô ngầm đến ngay cả đất cũng không có, nói gì đến quyền lợi biển. Cho nên câu này không thể đứng vững về mặt luật pháp. Thế nhưng từ ngày bổn triều lập quốc đến nay, chúng ta lại cứ giáo dục cho người dân như vậy, hôm nay đột nhiên lại nói câu này không đứng vững được về mặt luật pháp, người dân sẽ không chấp nhận nổi, đành phải dùng chiêu xập xí, xập ngầu, chúng ta không nêu ra liệu có được không?                                    
Bao quanh đường 9 đoạn này chắc chắn không phải là lãnh hải, vậy phải tìm lý do khác, vậy thì nhiều đảo đá ngầm có thể nói được thành là vùng biển quần đảo không? Indonesia thì được, chúng ta cũng có thể đến được đất nước nghìn đảo này mà!  
Vùng biển quần đảo là vùng biển chủ quyền được “Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển” thừa nhận. Theo “Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển”, sự cấu thành vùng biển quần đảo đòi hỏi phải có mấy điều kiện sau đây:
1.  Tỉ lệ giữa diện tích nước và diện tích đất liền (kể cả đảo san hô) phải nằm trong khoảng từ 1:1 đến 9:1.      
2.  Chiều dài đường cơ sở không được vượt quá 100 hải lý, cho phép vượt chuẩn 30%, phần vượt chuẩn cũng không được quá 125 hải lý.
Ở Nam Sa đảo đá ngầm lại ít, khoảng cách giữa các đảo lại xa, nên không đạt 2 tiêu chuẩn trên.
Nói một cách nhún nhường, cứ coi là chúng ta miễn cưỡng tuyên bố đường cơ sở, các nước láng giềng cũng không có ý kiến gì, thì phiền phức lại sẽ tới. Sau khi xác định được đường cơ sở, thì vùng biển bao quanh đường cơ sở sẽ trở thành nội thủy, bên trên nội thủy là không phận. Sự quản lý của nhà nước đối với nội thủy không phải chỉ chặt chẽ một cách thông thường, mà hoàn toàn phải dựa vào luật trong nước, chứ không phải là luật quốc tế. Về nguyên tắc, tàu thuyền nước ngoài, kể cả tàu quân sự, không được tự do đi qua, nếu muốn đi qua, phải thông báo và xin phép trước, phải nổi trên mặt nước, treo cờ, chạy nhanh, không được dừng lại, không được neo lại, nếu làm không tốt, sẽ yêu cầu anh phải giải giáp vũ trang. Muốn không bị phiền phức như vậy, thì phải mở đường thủy và đường hàng không ở quần đảo cho tàu thuyền và máy bay nước ngoài đi qua.  
Đường này có đôi chút khiên cưỡng, song cứ thử tranh luận xem sao. Lý do của luật sư mà! Dưới chân mà không có đất chắc, thì chỉ cần một mảnh gỗ cũng tốt rồi. Nhưng điều đó là chưa đủ, còn phải tìm thêm những lý do khác nữa.
Chúng ta có thể tuyên bố Nam Sa là “vùng biển mang tính lịch sử” của chúng ta! Nơi này là nơi chúng ta từng kinh doanh trong lịch sử, ngư dân dựa vào đó mà mưu sinh, buôn bán làm ăn dựa vào đường này, không thể rời bỏ. Lý do này xem ra cũng không tồi. Người khác cũng có kiểu vùng biển như thế, như vịnh Hudson của Canada, mọi người thử nhìn vào bản đồ Bắc Mỹ mà xem, cái túi ấy thực ra rất lớn, nếu chiếu theo chế độ lãnh hải 12 hải lý, thì ở giữa đều là vùng biển quốc tế, thế nhưng Canada lại tuyên bố đây là vùng biển mang tính lịch sử, rạch chiếc túi một cái là bên trong đều là những thứ của nước mình.  
Chủ trương này của chúng ta vừa mới thử, chưa thấy nhiều nước xung quanh có phản ứng, thì mấy nước vận chuyển hàng hải và hàng không lớn, bao gồm cả Mỹ, Nhật đều tới hỏi: “Nghe nói các anh muốn tuyên bố đây là vùng biển mang tính lịch sử? Vậy thì chẳng lẽ sau này chúng tôi có đi qua lại phải thỉnh thị, báo trước hay sao?” Thì ra đây là con đường trọng yếu của vận chuyển hàng hải quốc tế, hàng ngày tàu thuyền qua lại tấp nập.
Một khi đã tuyên bố là vùng biển mang tính lịch sử, thì sự quản lý của nhà nước đối với nó cũng gần như sự quản lý đối với nội thủy, không chỉ quản lý vùng biển, mà còn phải quản lý cả vùng trời, rồi lại còn phải quản lý theo luật pháp quốc tế. Nếu như vậy là được, thì chẳng lẽ mọi quyền sinh, quyền sát đều nằm ở ta? Muốn bắt thì bắt, muốn xét thì xét, chưa nói đến tàu quân sự đi qua, cả thương gia đi qua cũng sẽ không để yên sao? Cách làm như vậy thực chẳng khác gì tuyên bố đường cao tốc đi qua cửa nhà chúng tôi là phần đất lưu không của nhà chúng tôi, tôi muốn ngồi hóng mát thì hóng, muốn làm sân phơi thì phơi, người nào đi qua là dứt khoát sẽ có ý kiến đấy. Nếu cứ liều mạng tuyên bố, thì phần nhiều sẽ trở thành kẻ thù chung của thế giới.         
Chính vì thế mà ở phần trước đã nói, chúng ta phê chuẩn “Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển” là sẽ chịu thiệt, ít ra là vấn đề Nam Hải cũng sẽ chẳng có cách gì để giữ vững được lập trường vốn có, mà chỉ có thể thương lượng được với láng giềng. Nhưng trước khi thương lượng, vẫn phải cố tìm cho được một chỗ đứng, phải mặc cả nhiều hơn một chút, lý do mà, kệ họ!
Hoạt động cưỡng chiếm của các nước xung quanh Nam Hải thực ra cũng giống như việc tháo dỡ những tòa nhà bất hợp pháp trước đây ở trong nước chúng ta. Tất nhiên là phi pháp rồi, nhà nước cũng không thừa nhận, nhưng đến khi bồi thường, thì lại vẫn được xem xét. Không chỉ hàng xóm tranh địa bàn như thế, mà tranh chỗ ngồi trên xe buýt lại càng như vậy, ném trước lên một cái bao, người khác muốn ngồi, liền kêu lên: “Có người rồi!” Câu này có căn cứ pháp luật gì? Không có, kỳ quặc là ở chỗ mọi người nhìn thấy cái bao ấy, nghe thấy câu ấy, mà phần đông đều ngoan ngoãn tránh ra, tìm một chỗ khác. Mọi người thừa nhận là được rồi, đây gọi là sức mạnh của lệ.
——-
Ghi chú:
1   Tức Biển Đông.
2   Tức Hoàng Sa.
3   Tức Trường Sa.
4  Tức Biển Hoa Đông. BTV: Không rõ ý tác giả ở đây, đang nói “Nam Hải” lại chuyển qua “Đông Hải”.
5   Tiếng Anh:  James Shoal ; tiếng Việt: Bãi ngầm James.
Nguồn: Baidu
Bản tiếng Việt © BS2012
Bản tiếng Việt © Băng Tâm

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY - VIKILEAK

CUỘC HÔN NHÂN MA QUỶ NGUYỄN TẤN DŨNG & CÁC "SÓI NGA'' NGUYỄN ĐĂNG QUANG - HỒ HÙNG ANH



 MASAN, Chủ nhân thua lỗ tay trắng từ Nga trở về, dựa thế Nguyễn Văn Hưởng cướp được tiền thành lập  công ty vốn 300 tỷ được Bản Việt tiếp tay phù phép thành vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng! Trong thành phần cổ đông: Hai nhân vật chính Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh chỉ đứng tên 10 cổ phiếu! còn lại chỉ là đại diện!? Tại sao trước khi lên sàn hai ‘sói Nga’này phải làm trò như vậy? Lý do đơn giản: Không ai rõ thực trạng công ty hơn chính kẻ chủ nhân và kẻ nhào nặn ra nó là Công ty Chứng Khoán Bản Việt. Chính vì vậy, chúng đã tính toán từ trước với mục đích duy nhất: Tự do bán cổ phiếu để thu tiền mặt về. Do vậy nhóm ‘sói’ này đã để cho người nhà đứng tên để dễ dàng bán ra.
Thực chất những ngày niêm yết chúng đã bán ra thu về vài ngàn tỷ với sự tiếp tay của Bản Việt. Các nhà đầu tư nước ngoài vì nhìn thấy Bản Việt là thấy con ‘Hổ chúa’ ngồi đó bảo vệ - Chẳng có bảo hiểm đầu tư nào tốt hơn thứ bảo hiểm này, chính vì vậy đám sói này đã bán cho Các nhà đầu tư nước ngoài thu vài tram triệu USD, trong đó Nguyên Thanh Phượng cũng đã được nhóm sói này tặng cho 100.000.000 cổ phiếu để trả công cho thứ bảo hiểm vô hình mà vững chắc.

Trò chơi được tiếp tục với những trò phù phép lừa đảo người tiêu dùng để bán nước tương Chin-sun chứa chất ung thư gấp 2.215 lần được phép ( để có thể bảo quản được lâu, không bị huỷ bỏ do chất lượng kém và bị nhiêm khuẩn) đến bán mỳ gói và các sản phẩm chứa chất độc hại “Tartranzine 102 (E 102)” … nhưng đỉnh cao vẫn là vụ thôn tính Núi Pháo từ tay nhà đầu tư nước ngoài đang niêm yết tại nước ngoài trị giá trên 2 tỷ USD! Ngay khi lên vị trí Thủ Tướng, năm 2007, Nguyễn Tấn Dũng đã kéo quân lên thăm Thái Nguyên – Một Tỉnh hoang vắng chẳng có mấy Uỷ viên TƯ Đảng mà cũng chẳng có mấy Đại biểu Quốc Hội để phải tranh thủ ‘lấy phiếu’!  Chỉ đến khi ngài Thủ Tướng nằng nặc đòi ra thực địa thăm Núi Pháo thì dân Thái Nguyên   mới hiểu vì sao! Đứng tại núi pháo, Thủ Tướng hùng hồn công bố rằng là : Nhà đâu tư nước ngoài được cấp giấy phép 03 năm mà chưa triển khai nên buộc phải thu hồi giấy phép đâu tư!
Chỉ sau câu tuyên bố tại nơi đèo heo hút gió này, bộ máy của Chính Phủ chạy tít, dưới sự điều hành bởi cái hợp đồng tư vấn của Bản Việt!
Báo Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 21/6/2010:
‘Được sự cho phép của Chính phủ và các bộ, ngành chức năng, hiện 100% số vốn và quyền làm chủ đầu tư dự án Núi Pháo Vica từ phía nước ngoài đã được chuyển cho công ty TNHH Núi Pháo Vica - doanh nghiệp trong nước do tập đoàn Masan Group có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Nguyên thành lập. Đây cũng là vụ mua bán doanh nghiệp tầm cỡ nhất trong vòng ba năm trở lại đây.
Ngay sau khi Masan đàm phán thành công mua lại 75% cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh Nuiphaovica, phương án tái cấu trúc công ty do Masan đề xuất đã được Chính phủ chấp thuận.

Theo đó, công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên (Batimex) sẽ không nắm giữ quyền góp 15% cổ phần tại liên doanh cũ nữa, thay vào đó sẽ được hoàn trả 100 nghìn USD vốn điều lệ đã góp cùng với khoản lãi suất tính theo lãi suất trái phiếu Chính phủ. Công ty TNHH Nuiphaovica mới sau khi được tái cấu trúc sẽ kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ của công ty liên doanh Khai thác khoáng sản Nuiphaovica đã được quy định trong các giấy phép, chứng nhận đầu tư hiện có, kể cả các quy định về ưu đãi.
Hiện nay, ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang thực hiện việc đăng ký chuyển nhượng khoản vay nước ngoài 79 triệu USD của Nuiphaovica từ đối tác nước ngoài trong liên doanh Nuiphaovica sang cho Masan. Ngoài ra, Masan công bố sẽ tiếp tục triển khai dự án Núi Pháo với quy mô vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng (510 triệu USD) để khai thác và chế biến sâu khoáng sản theo yêu cầu của Chính phủ.’
Nếu là bạn liệu có được ưu ái: Vừa lấy được mỏ Niken với trữ lượng lớn nhất nhì thế giới, lại được NHNN chuyển ngay cho khoản vay 79 triệu USD! Nhưng chưa hết, hãy xem đây:
Ngày 25/1/2011, Báo SGTT đăng tin:
‘Masan đã kí một thỏa thuận với ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) cho một khoản vay có đảm bảo thời hạn 8 năm, giá trị 2.376,9 tỉ đồng. Theo Masan, công ty đã cố gắng giảm thiểu rủi ro cho dự án mỏ Núi Pháo bằng việc huy động tổng cộng 4.477 tỉ đồng từ Mount Kellett và VDB.’
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NH PTVN) Là một ngân hàng chính sách được Chính Phủ rót vốn hoặc được tiếp nhận các nguồn vốn ưu đãi từ các nước rất thấp chuyên phục vụ cho các doanh nghiệp nhà nước và tài trợ vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia với lãi suất ưu đãi. Vậy tại sao Masan lại được ưu ái đến vô lý như vậy? Được 100% mỏ tài nguyên khoáng sản quan trọng bậc nhất của Việt Nam, rồi lại được cấp vốn ưu đãi từ nguồn của Chính Phủ!
Tiếp theo, cũng qua môi giới của Bản Việt, Masan đã bán cho nước ngoài – Cũng theo báo SGTT đăng ngày 25/1/2011
“Masan huy động được 2.100 tỉ đồng đầu tư vào Núi Pháo
SGTT.VN - Tập đoàn Mount Kellett (Mỹ) vừa đầu tư khoảng 2.100 tỉ đồng để đổi lấy 20% cổ phần của công ty tài nguyên Masan, công ty con của công ty cổ phần tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN). Sau giao dịch này, công ty cổ phần Masan sẽ sở hữu 64%, công ty Tiberon Minerals Pte Ltd và Mount Kellet lần lượt nắm giữ 16% và 20% vốn chủ sở hữu tại công ty tài nguyên Masan.
Công ty tài nguyên Masan hiện đang nắm toàn quyền sở hữu dự án mỏ khai thác vôn-fram Núi Pháo thuộc tỉnh Thái Nguyên, dự án đình đám mà Dragon Capital thua lỗ và đã chuyển nhượng cho Masan trong năm nay.
Theo thỏa thuận, công ty cổ phần tập đoàn Masan có quyền mua lại số cổ phần của Tiberon trong 3 năm tới với giá trị từ 1.260-1.890 tỉ đồng. Theo ông Jason Maynard, đồng sáng lập viên của Mount Kellett, họ đã đầu tư với kỳ vọng Masan sẽ trở thành tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực tài nguyên tại Việt Nam và Đông Dương nói chung.”
Tất cả những bất thường trên chỉ được lý giải bởi một hợp đòng 150 triệu USD tiền tư vấn của Nguyễn Thanh Phượng, cùng việc cam kết nhận nợ cho Vinashin của Masan. Và mối tình giũa Masan – Nguyễn Tấn Dũng còn được thể hiện ở việc Masan và Techcombank tài trợ xây dựng trường cho Kiên Giang. Ngày 28/6/2012, đồng loạt các báo Đảng cộng sản, Nhân dân, Công An nhân dân … đăng tin:
‘Trường THPT Minh Thuận được xây dựng mới trên diện tích 34.000m2, bao gồm 14 phòng học, 8 phòng hiệu bộ, 24 nhà công vụ… với tổng vốn trên 28,8 tỷ đồng do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang thông qua Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đồng chí Lê Hồng Anh - Thường trực Ban Bí thư vận động Tập đoàn MASAN, Ngân hàng Tecombank tài trợ 20,5 tỷ đồng, số còn lại ngân sách địa phương.’
Vụ buôn bán Núi Pháo chỉ là bước tiếp theo của cuộc hôn nhân ma quỷ giửa các ông chủ ‘Sói Nga’ của Masan – Techcombank & Nguyễn Tấn Dũng.
Mời các bạn xem tiếp các bài sau.
Detective



MASAN CHÈN ÉP DÂN ĐỂ LẤY NÚI PHÁO!


QLB - Mời độc giả hãy xem bài Trên Đại đoàn kết để thấy rõ bộ mặt thật của nhóm thôn tính tài sản NGUYỄN THANH PHƯỢNG - NGUYỄN ĐĂNG QUANG - HỒ HÙNG ANH. Hãy đọc bài này để thấy phương cách hành xử côn đồ để cướp đất của dân đã được lặp lại tại Văn Giang! Cùng một nhóm 'Sói Nga' về Việt Nam, với sự bảo kê của Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Hưởng, chủ của các dự án đã thuê côn đồ đanh đập dân... nhưng không hề bị trừng trị! Công lý ở đâu? Có phải công lý nằm trông tay Hổ chúa' xuất thân từ anh y tá????  

Xung quanh vụ kiện kéo dài tại dự án Núi Pháo - Thái Nguyên Quyền lợi của dân không được quan tâm (08/03/2012)
Báo Đại Đoàn Kết đầu năm 2012, có bài "Có khuất tất trong đền bù giải phóng mặt bằng?” phản ánh việc hàng chục hộ gia đình ở xã Hà Thượng, một trong 4 xã nằm trong dự án xây dựng khu khai thác, chế biến khoáng sản thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, gửi đơn khiếu nại - tố cáo đến cơ quan chức năng từ địa phương và Trung ương xung quanh việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên đến nay, vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/68/2012_68_T11_A1.jpg

Lực lượng vệ sĩ phục vụ cho việc giải phóng mặt 
bằng đã có những hành động trái pháp luật

Người dân ở đây khiếu nại về việc không được giao quyết định thu hồi đất chi tiết theo điều 32, Luật Đất đai - 2003 cho từng hộ có đất bị thu hồi; áp giá đền bù thiếu công bằng, không đúng, không đủ theo quy định của pháp luật; ép buộc giao đất khi chủ dự án chưa thực hiện bồi thường, hỗ trợ... Thậm chí dùng lực lượng công an, dân phòng... cưỡng chế giao đất, gây bức xúc dư luận...
Cho đến nay, tình hình khiếu kiện vẫn chưa giảm, an ninh trật tự diễn biến phức tạp. Đáng chú ý là việc liên tiếp xảy ra xô xát, ẩu đả giữa người dân bị thu hồi đất với lực lượng gọi là... "vệ sỹ” (mặc đồng phục có biển hiệu "An ninh quốc gia” có công cụ hỗ trợ). Công ty Núi Pháo Vica đã thuê hàng chục vệ sĩ bảo vệ đã trực tiếp trấn áp những ai "dám” ngăn cản việc giải phóng mặt bằng... Một số vụ điển hình như ngày 25-10- 2011, lực lượng "vệ sỹ” này đã làm anh Trần Hoàng Hải (xóm Sơn Hà, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ) ngất xỉu. Khi ấy anh Hải cùng chị gái là Trần Thị Huyền cùng các chị Hồng; chị Bình... có đất bị thu hồi, nhưng chưa được nhận tiền đền bù, hỗ trợ đã ngăn cản lực lượng của công ty giải phóng mặt bằng. Riêng anh Hải bị còng tay bằng khóa số 8 (việc này cán bộ Công an huyện Đại Từ đã lập biên bản; Công an xã Hà Thượng cùng một số người làm chứng xác nhận...).

Sáng ngày 23-11-2011, bà Hoàng Thị Năm trú tại xóm 2, xã Hà Thượng, một trong hàng trăm hộ gia đình có đất bị thu hồi vào thắp nhang tại ngôi mộ bố chồng nằm trong diện giải tỏa, chưa di dời, đã bị lực lượng vệ sỹ ngăn cản phải đưa đi bệnh viện A - Thái Nguyên điều trị. Nghiêm trọng hơn, ngày 24-2-2012 khi 5 mẹ con bà Lương Thị Nhung (còn gọi là Ly), trú tại xóm 4, xã Hà Thượng ra ngăn cản việc Công ty Núi Pháo Vica chưa thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ đúng, đủ tiền cho bà Nhung, chủ hộ sử dụng đất, bị thu hồi 3.921m2 đất (gồm: Ao, bãi, ruộng vườn, đồi và đất ở), lực lượng "vệ sỹ” đã xô đẩy khiến anh Nguyễn Khánh Duy (con bà Nhung) bị thương. Anh Duy hiện vẫn đang điều trị tại bệnh viện...

Đến nay, các "khổ chủ” nêu trên vẫn tiếp tục kiên trì "đội” đơn đi gõ cửa công quyền, với hy vọng được giải quyết quyền lợi chính đáng và đề nghị cơ quan pháp luật cần làm rõ, xử lý đúng pháp luật đối với những "vệ sỹ ” của Núi Pháo Vica có hành vi trái pháp luật. Đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên, Ban giải phóng đền bù dự án nói trên khẩn trương kiểm tra, giải quyết có tình có lý, đảm bảo quyền lợi cho công dân, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, tránh xô xát, hậu quả đáng tiêc xảy ra.

Vi Quốc Trần

MASAN - BẢN CHẤT LỪA ĐẢO

Ngày 7/7/2011 Báo VNExpress đăng bài ‘Quảng cáo mì gói kiểu ‘gậy ông đập lưng ông’
“Nhiều nhãn mì gói của chính Masan vẫn chứa E 102, chất mà công ty này gọi là phẩm màu độc hại nên không đưa vào sản phẩm mới Mì Tiến Vua bò cải chua”
Rõ rang để cạnh tranh với các thương hiệu khác, trong đó đặc biệt thương hiệu Ace có tiếng tăm, Masan đã bịa ra cả những thông điệp để đánh lừa dư luận lầm tưởng sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn Nhật Bản, trong khi chính sản phẩm của mình lại đang sử dụng chính những hương liệu độc hại.
Dưới đây chỉ là một trường hợp ‘bị bắt tận tay day tận mặt’, còn hàng trăm sản phẩm khác thì sao? Nước Tương Chin – Sun bị Phần Lan bắt quả tang cũng chối đây đẩy, đến khi nước tương lấy ngay tại chính cơ sở sản xuất của Công ty, chất gây ung thư gấp 2.215 lần cho phép, cao nhất Việt Nam thì càng thấy rõ BẢN CHẤT: Một Tập đoàn với những chủ nhân là kẻ bất nhân thì liệu có thể làm được điều gì tử tế ngoài việc lừa đảo người dân để làm giàu cho chính họ?
Mời đọc
Trong thư trả lời VnExpress.net về clip quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua bị Công ty Acecook tố là đưa thông tin gây nhầm lẫn, đại diện của Masan cho biết nên chờ sự phân xử của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, Masan lại rất sẵn lòng thông tin thêm về sản phẩm mì Tiến Vua bò cải chua với sợi mì không phẩm màu độc hại E 102 (còn có tên gọi màu tổng hợp Tartranzine 102).
Đại diện của Masan cho biết đây là một sản phẩm đáp ứng yêu cầu của Nhật Bản, quốc gia đầu tiên đưa ra công nghệ sản xuất mì. Vị này còn bổ sung, Nhật đã cấm không cho sử dụng phẩm màu hóa học tổng hợp E 102 trong mì ăn liền và thực phẩm nói chung. Kèm theo phần trả lời này, Masan gửi thêm một tài liệu rất chi tiết với các dẫn chứng về sự độc hại của E 102 từ các văn bản của Nhật, Mỹ và một số quốc gia châu Âu.
Vì thế mà trong clip quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua, Masan đã phát đi thông điệp mì có màu đậm là chứa phẩm màu độc hại.
Mì Omachi của Masan vẫn đang chứa E 102. Ảnh minh họa: Nhật Minh

Trong khi đó, theo khảo sát của VnExpress.net, trên thị trường, các sản phẩm đang được bán rộng rãi của chính Masan tại siêu thị, điểm bán lẻ… gồm mì Tiến Vua (loại cũ) và mì Omachi đều chứa E 102. Trên bao bì Omachi và Tiến Vua (loại cũ) đều in rõ ràng thành phần: Màu tổng hợp Tartranzine 102 (E 102).
Trả lời về chất E 102 có trong các sản phẩm mì Omachi, Tiến Vua (loại cũ) đang bán trên thị trường, nguồn tin từ Masan cho biết, công ty dự kiến thay thế E 102 trong tất cả các sản phẩm mì khác trong thời gian tới.
Về việc Masan quảng bá mì Tiến Vua bò cải chua không chứa phẩm màu “độc hại” E 102, kèm việc cung cấp nhiều thông tin về tác động của chất này tới sức khỏe con người, nhưng vẫn sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm chứa chất này tới người tiêu dùng trong nhiều năm qua, đại diện nói trên cho biết sẽ nghiên cứu và có câu trả lời sau.
Trong khi đó, một lãnh đạo của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm cho biết, nói phẩm màu E102 là độc chất có hại cho sức khỏe là không thông tin đầy đủ. “Nếu loại phẩm màu này là độc chất, có hại cho sức khỏe người tiêu dùng thì Bộ Y tế đã cấm sử dụng chứ không để cho các công ty làm như hiện nay. Ngay cả công ty mới có sản phẩm mì gói không chứa E102 thì hiện tại họ vẫn đang sử dụng ở các sản phẩm khác”, ông nói.
Chiều 6/7, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm đã chính thức phát đi thông tin về thực phẩm màu E102. Thông báo nêu rõ, phẩm mầu E102 được sử dụng đúng hàm lượng thì vẫn đảm bảo an toàn. Hiện tại, chỉ có một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hạn chế việc sử dụng do lo ngại vấn đề dị ứng thức ăn vốn ở một tỷ lệ cao trong cộng đồng dân cư mà khó phân biệt dị ứng có thể do E102 hay do bản thân thực phẩm. Còn lại, hầu hết các nước của EU, Mỹ và các nước khác vẫn cho phép sử dụng E102 trong chế biến thực phẩm.
Bình luận về mẫu quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua ‘tố cáo’ Omachi, giám đốc sáng tạo của một công ty quảng cáo lớn tại TP HCM (người có kinh nghiệm trong ngành mì ăn liền) cho rằng, công ty Masan chuẩn bị chưa kỹ cho chiến dịch. Việc đưa ra thông điệp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, trong khi vẫn bán các sản phẩm mà mình quảng cáo có hại cho sức khỏe là điều cấm kỵ.
“Omachi là sản phẩm mì cao cấp vẫn còn chứa chất E102 thì hiệu ứng phản cảm của quảng cáo mì Tiến Vua (phân khúc bình dân) sẽ còn nặng nề hơn. Thêm vào đó, khi chất E102 được cơ quan về an toàn thực phẩm khẳng định không độc hại cho sức khỏe mà lại quảng cáo như vậy thì làm cho người tiêu dùng không tin vào thông điệp được đưa ra nữa. Như vậy là quảng cáo mì Tiến Vua đã tự tay bóp chính mình rồi”.
VNEXPRESS

 Câu chuyện Ba Dũng đang tháo chạy có cái lý của nó hay không ????





Có lý chứ, rất có lý là đằng khác.
Ngoài những chuyện chúng ta biết rồi (tôi sẽ viết sau), những yếu tố sau đây (có thể nói là quan trọng theo thứ bậc từ trên xuống dưới):
1. Sự xuất hiện của QLB mà ngày hôm nay tôi biết là do bàn tay Nguyễn Phú Trọng (Trọng Lú TL) đặt ra vì bài này..
Còn chuyện tư Sang khè ba Dũng hổm rày là rõ như ban ngày, tức là 4S và TL cùng nhau chỉa 3 Dũng, có thể để hiệp thương với 3 Dũng sau này trên xương máu của DN và 90 triệu dân VN


2. Kinh tế ngày càng lộ ra bét nhè và tất cả mọi người, không ai che chở hay chối cải được, DN vẫn phá sản với mức độ tàn khốc (3 Dũng càng ở lâu từ đây tới cuối năm thì hình ảnh càng tệ), thất nghiệp là hơn 2 triệu và tăng nhanh. 

3. Ngày càng lộ ra trên mặt báo lề phải về nợ xấu NH (không còn là 106 ngàn tỉ như NVBinh từng bao che) mà là ít nhất công nhận 400 ngàn tỉ (điều này làm phương án mua nợ xấu với 100 ngàn tỉ phá sản từ trong trứng nước. Nợ xấu của DNNN từ 415 ngàn tỉ bây giờ chúng nó công nhận là hơn 1 triệu tỉ (Bùi Quang Vinh công nhận ngày 01.07.2012), tôi thì cho rằng nợ xấu NH là 740 ngàn tỉ ít nhất và nợ xấu DNNN là 2 triệu 400 ngàn tỉ ít nhất. TTCK sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về những con số này.

3. Đàn em như Nguyễn văn Bình, NV Giàu bắt đầu trở mặt và hợp tác với dư luận, xì nhiều bằng chứng cáo buộc 3 Dũng và sự môi giới của vợ chồng con gái Thanh Phượng rất rõ ràng.

4. Những mắc xích của Mafia như tướng Hưởng, Quang, Lê Hùng Anh, Trầm Bê, bầu Kiên, Tiền còi v…v…. lần lượt được phanh phui mà sức của 3 Dũng và Hưởng không làm câm miệng quan làm báo nữa rồi.

5. Chỉ cần Ủy ban chỉ đạo chống tham nhũng hay cơ quan đảng hành trọng trong lần chỉnh đốn Đảng tháng 7 là 3 Dũng sẽ đi tù cùng con cái và mất tất cả

6. BCT, BBT, UVTW, CCB, QĐND v.v.. đều lo sợ về những cuộc biểu tình trong những tháng ngày sắp tới, người dân đang rất oán hận về kinh tế, lạm phát, mất việc của 3 Dũng, nên BCT phải hành động để cứu Đảng không sụp đổ bởi người dân.
——————-
Bên trên là những lý do, và sau đây là những triệu chứng

1. Con gái rút khỏi đại diện Pháp Luật Bản Việt để khi vắng mặt thì đừng ai thắc mắc.
2. Giao tất cả DNNN về cho Bộ chủ quản quản lý (chó chê c.. ??) Các doanh nghiệp nhà nước đang nợ hơn 1.000.000 tỷ đồng!
3. Giao cho Tướng Hưởng công việc thành lập Con Đường VN, con đường này bị cộng đồng mạng cày nát bấy (tôi cũng là một trong những thủ phạm, thật tình mà nói, tôi là thủ phạm nhiều chuyện trên đây lắm…). Con đường VN dùng để thương lượng hạ cánh an toàn rẻ hơn nhiều so với thương lượng với 4S và TL.
4. Cty mua nợ bây giờ đổ thừa là cần quá nhiều tiền nên tạm hoãn, thực chất là không có 100 ngàn tỉ để thực hiện và chống đối trong QH, trong BCT, trong dân quá mạnh mẽ vì dùng tiền thuế của dân mà cứu Mafia banking.
——————————-
Những chuyện mà 90 triệu người dân phải làm:
1. Hãy đề cao cảnh giác 4S và TL thỏa hiệp với 3 D về hạ cánh an toàn cùng vài tỉ usd trao tay, 3 Dũng phải trả giá cho những gì tổn thương đến cuộc sống của 90 triệu dân và nợ nần 215 tỉ (4 triệu 300 ngàn tỉ, 120% GDP) mà đời con cháu chắt, chút chít phải trả
2. Hãy sẵn sàng xuống đường biểu tình giải thể ĐCS vì một CP Hậu CS tài năng , trong sạch (minh bạch, trung thực) đã sẵn sàng để đem lại cuộc sống cho người dân (cho dầu tôi không tham gia).
3. Cuộc suy thoái này là 7 năm, Alan Phan dám nói thế vì ông ấy ở ngoại quốc như tôi, còn những kinh tế gia VN đầu biết 7 năm nhưng không dám nói. Không khó mà phán đoán bao nhiêu năm, cứ nhìn chuyện sát nhập nhà băng để giải quyết nợ xấu mà từ hơn 1 năm nay, chỉ sát nhập 4 trong số cả trăm tổ chức tín dụng, còn giải quyết nợ của DNNN càng lâu hơn nữa. BĐS không thấy lối thoát dù đã giảm lãi suất 5 lần, từ 14% còn 9%.
4. Hãy theo dõi sát trang CXN này để biết sự thật hiện tình kinh tế, tất cả những gì dự báo từ trước đều diễn ra như thế, lòng tin phải đặt đúng chổ thì mới có cơ sở để hành động.
Melbourne
02.07.2012
Châu Xuân Nguyễn


TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN CỦA LIÊN HIỆP QUỐC

(Được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10/12/1948)

Lời nói đầu

Với nhận thức rằng:
- Việc thừa nhận nhân phẩm vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hoà bình trên thế giới;
- Sự xâm phạm và coi thường nhân quyền đã dẫn đến những hành động tàn bạo xúc phạm tới lương tâm của nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trong đó con người được tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn phải chịu nỗi sợ hãi và cùng cực được coi là khát vọng cao nhất của loài người,
- Nhân quyền phải được pháp luật bảo vệ để con người không buộc phải nổi dậy như là biện pháp cuối cùng nhằm chống lại chế độ cường quyền và áp bức.
- Cần phải khuyến khích việc phát triển quan hệ bằng hữu giữa các dân tộc,
Nhân dân các nước thành viên Liên Hợp Quốc trong bản Hiến Chương đã một lần nữa khẳng định niềm tin của mình vào những quyền cơ bản của con người, vào nhân phẩm, vào giá trị của mỗi người, vào quyền bình đẳng nam nữ, và đã bày tỏ quyết tâm thúc đẩy tiến bộ xã hội cũng như xây dựng các điều kiện sống tốt hơn, tự do hơn.
Các nước thành viên đã cam kết, cùng với Liên Hợp Quốc, phấn đấu thúc đẩy mọi người tôn trọng và thực hiện các quyền cũng như những tự do cơ bản của con người.
Sự nhận thức thống nhất về các quyền và tự do của con người kể trên là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện đầy đủ cam kết này.
Nay, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố:
Bản Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền này là thước đo chung cho tất cả các quốc gia và các dân tộc đánh giá việc thực hiện mục tiêu mà mội cá nhân và mọi tổ chức trong xã hội, trên cơ sở luôn ghi nhớ Bản Tuyên ngôn này, và sẽ phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người thông qua truyền bá và giáo dục, cũng như sẽ phấn đấu đảm bảo cho mọi người dân, ở chính các nước thành viên của Liên Hợp Quốc và ở các lãnh thổ thuộc quyền quản lý của mình, công nhận và thực hiện những quyền và tự do đó một cách có hiệu quả thông qua những biện pháp tích cực, trong phạm vi quốc gia hay quốc tế.
Điều 1
Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền. Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu.

Điều 2

Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc các quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác.
Ngoài ra, cũng không có bất cứ sự phân biệt nào về địa vị chính trị, pháp quyền hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà một người xuất thân, cho dù quốc gia hay lãnh thổ đó có được độc lập, được đặt dưới chế độ ủy trị, chưa tự quản hay có chủ quyền hạn chế.

Điều 3

Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.

Điều 4

Không ai phải làm nô lệ hoặc bị cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm.

Điều 5

Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm.

Điều 6

Mọi người đều có quyền được thừa nhận tư cách là con người trước pháp luật ở khắp mọi nơi.

Điều 7

Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt nào. Tất cả mọi người đều có quyền được bảo vệ như nhau chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử vi phạm Bản Tuyên ngôn này, cũng như chống lại mọi hành vi xúi giục phân biệt đối xử như vậy.

Điều 8

Mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bênh vực theo pháp luật trước những hành vi vi phạm các quyền cơ bản do hiến pháp hay pháp luật quy định.

Điều 9

Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày đi nơi khác một cách độc đoán.

Điều 10

Mọi người, với tư cách bình đẳng về mọi phương diện, đều có quyền được một tòa án độc lập và vô tư phân xử công bằng và công khai để xác định quyền, nghĩa vụ hoặc bất cứ một lời buộc tội nào đối với người đó.

Điều 11

Mọi người, nếu bị cáo buộc về tội hình sự, đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi một tòa án công khai, nơi người đó đã có được tất cả những đảm bảo cần thiết để bào chữa cho mình, chứng minh được tội trảng của người đó dựa trên cơ sở luật pháp.
Không ai bị kết tội hình sự vì một hành vi hay sự tắc trách không bị coi là một tội hình sự theo quy định của luật pháp quốc gia hay quốc tế vào thời điểm đó. Cũng như không cho phép áp dụng hình thức xử phạt đối với một tội hình sự nặng hơn so với quy định của luật pháp lúc bấy giờ cho mức độ phạm tội cụ thể như vậy.

Điều 12

Không ai phải chịu sự can thiệp một cách độc đoán đối với cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín của cá nhân người đó, cũng như không bị xâm phạm tới danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những hành vi can thiệp và xâm phạm như vậy.

Điều 13

Mọi người đều có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia.
Mọi người đều có quyền rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình, cũng như có quyền trở về nước mình.

Điều 14

Mọi người đều có quyền tìm kiếm và được lánh nạn ở nước khác khi bị ngược đãi.
Quyền này không được áp dụng trong trường hợp đương sự bị truy tố về những tội phạm không mang tính chất chính trị hay vì những hành vi đi ngược lại với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.

Điều 15

Mọi người đều có quyền có quốc tịch của một nước nào đó.
Không ai bị tước quốc tịch hoặc bị khước từ quyền được đổi quốc tịch một cách độc đoán.

Điều 16

Nam và nữ khi đủ tuổi thành niên đều có quyền kết hôn và xây dựng gia đình mà không có bất kỳ sự hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam và nữ có quyền bình đẳng trong việc kết hôn, trong cuộc sống vợ chồng và khi ly hôn.
Việc kết hôn chỉ được tiến hành với sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cả hai bên.
Gia đình là tế bào tự nhiên và cơ bản của xã hội, được nhà nước và xã hội bảo vệ.

Điều 17

Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản của riêng mình hoặc tài sản sở hữu chung với người khác.
Không ai bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán.

Điều 18

Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền bá, thực hành, thờ phụng hay lễ tiết, với tư cách cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư.

Điều 19

Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới.

Điều 20

Mọi người đều có quyền tự do hội họp và tham gia hiệp hội một cách hoà bình.
Không ai bị ép buộc phải tham gia vào bất cứ hiệp hội nào.

Điều 21

Mọi người đều có quyền tham gia vào chính quyền quản lý đất nước mình, một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại diện mà họ được tự do lựa chọn.
Mọi người đều có quyền được tiếp cận các dịch vụ công cộng ở nước mình một cách bình đẳng.
Ý chí của nhân dân phải là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí đó phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, được tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, hoặc bằng những thủ tục bầu cử tự do tương tự.

Điều 22

Với tư cách là một thành viên của xã hội, mọi người đều có quyền được hưởng an sinh xã hội cũng như được hưởng các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá không thể thiếu để bảo đảm nhân phẩm và tự do phát triển về nhân cách; thông qua những nỗ lực quốc gia và sự hợp tác quốc tế; phù hợp với hệ thống tổ chức và nguồn lực của mỗi quốc gia.

Điều 23

Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp.
Mọi người đều có quyền được trả công ngang nhau cho những công việc như nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.
Mọi người lao động đều có quyền được hưởng chế độ thù lao công bằng và hợp lý nhằm bảo đảm sự tồn tại của bản thân và gia đình xứng đáng với nhân phẩm, và được hỗ trợ thêm từ các hình thức bảo trợ xã hội khác, nếu cần thiết.
Mọi người đều có quyền thành lập hoặc gia nhập công đoàn để bảo vệ các quyền lợi của mình.

Điều 24

Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và thư giãn, kể cả quyền được giới hạn hợp lý số giờ làm việc và được hưởng những ngày nghỉ định kỳ có hưởng lương.

Điều 25

Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để đảm bảo sức khoẻ và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng đối phó của họ.
Các bà mẹ và trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Tất cả trẻ em, dù sinh ra trong hay ngoài giá thú, đều phải được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau.

Điều 26

Mọi người đều có quyền được học hành. Giáo dục phải miễn phí, ít nhất là ở các bậc tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải là bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề phải mang tính phổ thông và giáo dục đại học hay cao hơn phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có khả năng.
Giáo dục phải nhằm giúp con người phát triển đầy đủ về nhân cách và thúc đẩy sự tôn trọng với các quyền và tự do cơ bản của con người. Giáo dục cũng phải nhằm tăng cường sự hiểu biết, lòng khoan dung và tình hữu nghị giữa tất cả các dân tộc, các nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, cũng như phải nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Liên Hợp Quốc về duy trì hoà bình.
Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn các hình thức giáo dục cho con cái họ.

Điều 27

Mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ những tiến bộ khoa học cũng như những lợi ích xuất phát từ những tiến bộ khoa học.
Mọi người đều có quyền được bảo vệ các quyền lợi vật chất và tinh thần phát sinh từ bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học hay nghệ thuật nào mà người đó là tác giả.

Điều 28

Mọi người đều có quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự quốc tế mà trong đó các quyền và tự do cơ bản nêu trong bản Tuyên ngôn này có thể được thực hiện một cách đầy đủ.

Điều 29

Mọi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất mà ở đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và đầy đủ.
Khi thực hiện các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo sự công bằng và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.
Trong bất cứ trường hợp nào, việc thực hiện các quyền tự do này cũng không được đi ngược lại với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.

Điều 30

Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản Tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hoặc cá nhân nào được quyền tham gia vào bất cứ hoạt động hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm mục đích phá hoại bất kỳ quyền hoặc tự do nào nêu trong bản Tuyên ngôn này.


MÈO CON BỊ 'TÓM', HỔ CHÚA CƯỠI ĐẦU NHÂN DÂN!

  Qlb - Đọc bài dưới đây để thấy chỉ có những con mèo thì bị lôi ra làm 'thịt', còn những con hổ chưa nói đến hổ chúa thì lại cưỡi lên đầu nhân dân và miệng lưỡi thì giả giọng 'hươu vàng'! 

6 tháng thanh tra phát hiện tham nhũng 132,7 tỷ đồng

Theo Thanh tra Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm 2012, toàn ngành đã phát hiện 49 vụ, 67 người có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tài sản 132,7 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 132 tỷ đồng.

Trong số này, ngành đã thu hồi được 60,2 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 8 tập thể, 29 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra hình sự 27 vụ, 35 người, xử lý trách nhiệm 6 người đứng đầu.

Nhiều bộ, ngành, địa phương đã phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang, Tiền Giang…

Cơ quan điều tra trong công an nhân dân cũng đã thụ lý điều tra 248 vụ, 572 bị can phạm tội về tham nhũng (trong đó khởi tố mới 117 vụ, 217 bị can) với tổng số tiền thiệt hại lên đến 657,9 tỷ đồng và 1,2 triệu USD; đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước 13,05 tỷ đồng, chiếm 2%. Trong số này, 102 vụ đã có kết luận điều tra đề nghị truy tố với 260 bị can; tạm đình chỉ điều tra 7 vụ, 14 bị can; đình chỉ điều tra 3 vụ, 6 bị can và hiện đang điều tra 136 vụ, 292 bị can.

Sáu tháng qua, ngành Thanh tra đã triển khai 6.065 cuộc thanh tra hành chính và kiểm tra chuyên ngành tại trên 333.000 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 6.480 tỷ đồng, 1.290 ha đất (đã thu hồi được 141 tỷ đồng); xử phạt vi phạm hành chính 258 tỷ đồng (đã thu 215 tỷ đồng); xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý hơn 31.200 tỷ đồng.

Ngành kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 425 tập thể, 697 cá nhân; ban hành 134.520 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 27 vụ, 35 người.

Từ nay đến cuối năm, toàn ngành tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, nhất là trong những lĩnh vực dư luận xã hội đang quan tâm; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các đoàn thanh tra; công khai kết luận thanh tra chính xác, đúng bản chất, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận và xử lý sau thanh tra.

Ngành tập trung xử lý kịp thời các vụ việc khiếu kiện đông người, đồng thời giải quyết cơ bản những vụ việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài; tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đôn đốc việc tổ chức thi hành quyết địnhh giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

Toàn ngành cũng tập trung sửa đổi, bổ sung các giải pháp, cơ chế đi đôi với thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, chú trọng việc công khai minh bạch hoạt động của cơ quan nhà nước; thanh kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thúc đẩy công tác phòng, chống tham nhũng ở các cấp, các ngành…/.


Chu Thanh Vân (TTXVN)


'cường hào mới' ở Việt Nam

Bình quân khoảng 20 người dân nuôi một "cán bộ", và rất nhiều các loại phí khoảng "19 loại phí" cho một gia đình thử hỏi có Không nghèo được không? không biết mối lo ngại về "cường hào mới" đã đến chưa để người dân lo "tẩm bổ" sức khỏe để chuẩn bị "chu đáo" cho việc mưu sinh trong điều kiện hoàn cảnh mất đất và tư liệu sản xuất cũng chảy mòn theo thời gian vào tay "cường hào mới" ngày nay chứ không phải ngày xưa?



Một người dân xã Quảng Vinh, Quảng Xương, Thanh Hóa, nơi một xã có tới ngót nghét 500 cán bộ. Ảnh NNVN



Khoảng cách phân hóa giàu nghèo hiện nay đang là con số báo đông không chỉ ở thành thị mà ngay ở vùng nông thôn đã có không ít cẩm cảnh lại thời buổi "kéo cày thay trâu" về lại vùng quê nhưng có điều  ruộng thời nay, trâu thời nay lại phải tìm kế mưu sinh khác vì đất hết  trâu cũng chẳng còn? 
Bài viết "Rùng mình xã có 500 cán bộ" trên báo Nông nghiệp Việt Nam,đúng là rùng mình thật! Xã Quảng Vinh (huyện Quảng Xương, tỉnh ThanhHóa) có 15 thôn, 2.000 hộ, 9.500 dân. Như vậy gần 20 người dân è lưng ranuôi một cán bộ. Mỗi gia đình phải gánh 19 loại phí. Không nghèo saođược! Làm gì để đóng 19 loại phí cho một gia đình?
Hiện nay hệ thống hành chính được thiết kế 4 cấp, trung ương, tỉnh, huyện vàxã. Xã là cấp cơ sở trong hệ thống hành chính, cấp cơ sở là cấp gần dânnhất,hiểu dân nhất,vì thế được phân câp giải quyết những việc bức xúchàng ngày đối với đời sống của dân và họ cũng cần có bộ máy và "trình độ" cán bộ để thực thi luật pháp đối với dân nhất  không biết là nguồn kinh phí nào để chi lương cho cán bộ hành chính cấp xã mà một xã có tới 500 cán bộ hành chính như bài báo đề cập trên đây " không biết có phải cán bộ hành chính sinh gia để "hành là chính không ? nhưng với
Trọng trách là vậy, tin cậy là vậy. Thế nhưng gầy đây qua phát hiện,phanh phui của báo chí về những chuyện bê bối của chính quyền cơ sở quảlà đáng lo ngại nếu thậm chí còn phải dùng đến từ đáng báo động hoặc một vài địa phương đã kéo dài tình trạng này quá lâu cần phải ở mức "báo động khẩn cấp".
Điển hình như việc ăn chặn tiền tết của Chính phủ trợ cấp cho ngườinghèo, tiền hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, theo điều tra được ví vonchua xót hột lúa củ khoai cõng gần bốn chục loại lệ phí. Nhiều lệ phí cực kỳ phi lý.Đó là ở vùng ven biển.
Còn chuyện ở Tỉnh miền Trung du cũng có những "động tác" ăn chặn tiền công quỹ nhà nước hỗ trợ cho Cựu chiến Binh, hay những hộ nghèo thậm chí còn cả chuyện "bỏ tiền ra để chạy được vào hộ nghèo" hay rồi cơ chế xin cho đã biến những mục tiêu hỗ trợ của nhà nước thành miếng bánh, mồi ngon của những ông quan cấp cơ sở ? Buồn không kể xiết cảm cảnh đói nghèo lại càng "nghèo đói " Còn cán bộ cấp cơ sở không hiểu thu nhập từ đâu nhưng thời này hẳn không có ai là không có "nhà lầu xe hơi, một vài trang trai... thậm trí còn khách sạn, nhà hàng riêng " Người dân chỉ biết hỏi "ông trời" sao ông không phân biệt được đúng sai mà bắt dân đen chúng con khổ quá thấy cảnh bất công mà đành chịu  nhị nhục thưa ông !
Còn một chuyện cỏn con là ngay một xã nay thuộc thủ đô, dù không hề có kênh mương dẫn nước dânvẫn phải đóng thủy lợi phí; ai không đóng sẽ không được chứng giấy tờ.
Gần đây nhiều chính quyền cơ sở của nhiều địa phương lại "ưu ái" cấpsổ chứng nhận nghèo cho hộ giàu để họ được hưởng các chế độ trợ cấpgiành cho người nghèo, trong khi đó người nghèo thực sự cho thoát nghèođể đủ cái gọi là chỉ tiêu!?...
Lâu nay, từ cán bộ công chức bình thường đến lãnh đạo các cấp hầu nhưđều nói, cơ sở rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại của sự nghiệpchung. Thế nhưng  trong hành động và việc điều hành ở mọi cấp khônghiếm lối suy nghĩ và hành động chỉ lo tập trung phát triển phần ngọn.
Suy cho cùng cũng có cái lý của nó. Vì làm như vậy dễ thấy những kếtquả tức thời, thoả mãn ngay bệnh thành tích vì 1 hay 2 nhiệm kỳ rất ngắnvà thật ra đỡ tốn công sức, đầu tư suy nghĩ...



Lối suy nghĩ và hành động này thường được biện minh là xuất phát từlợi ích chung, là vì bộ mặt Quốc gia... Tuy nhiên nếu xem xét thật côngtâm, tính toán trên phương diện lâu dài, tính bền vững của sự pháttriển, thì lối suy nghĩ và hành động trên không kém phần nguy hại. Nhữngbài học về nguy cơ mất ổn định chính trị ở một số vùng quê những nămtrước đây vẫn còn nhức nhối.
Công bằng mà nói, sau những sự kiện đáng tiếc đó thực hiện nghị quyếtcủa Đảng, Chính phủ ban hành Quy chế dân chủ cơ sơ và sau đấy nâng lênthành Pháp lệnh như thổi một luồn sinh khí mới dân chủ XHCN vào nôngthôn đang có nguy cơ vệ sự xuất hiện đâu đó vấn nạn "cương hào mới" như "giặc nội xâm". Tuy nhiên do sự thiếu kiên trì, thiếu kiểm tra, chưathật thấm nhuần, kiên quyết và tổ chức triển khai mang tính phong trào,tình hình thực thi dân chủ cơ sở theo tinh thần của Pháp lệnh có phần"chùn xuống".
Còn chuyện "buôn vua,bán chúa" đã nở rộ ngay tại cơ sở ? Ví như hiện tương "Ủy ban một nhà, chi bộ một họ"  là hoàn toàn không hiếm có những "cán bộ Đảng, chính quyền cấp cơ sở kéo dài đến 03 nhiệm kỳ " để rồi lớp kế vị toàn là người thân trong gia đình ,dòng họ kiểu "cha truyền con nối" thời @ hôm nay  ?
Có thể nhận định nguyên nhân gây bất cập trong tổ chức và hoạt động của chínhquyền cơ sở cấp xã có thể khái quát ở các điểm:
Một là, HĐND cấp xãthực chất vẫn là cơ quan nặng về hình thức. Do trình độ học vấn nóichung ở nông thôn thấp, cho nên rất khó cho người có đủ năng lực làm đạibiểu. Trong khi đó số người có năng lực khá hơn, có học vấn lo làm kinhtế, không thiết tha tham gia chính quyền. Mặc dù là cơ quan quyền lựcNhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủcủa nhân dân nhưng HĐND trên thực tế vẫn không khẳng định được vị trícủa mình trong thực tiễn hoạt động.
Thứ hai, tính hình thức của các nghị quyết do HĐND xã thông qua cũngkhông tạo được cơ sở thực tiến đối với việc chấp hành của UBND. Khả năngkiểm soát của HĐND xã đối với hoạt động của UBND rất hạn chế. Chưa cómột cơ chế kiểm soát hữu hiệu, nhất là không có biện pháp thực hiện chếtài.
Thứ ba: Đội ngũ cán bộ cơ sở đông nhưng không mạnh, vừa thừa vừathiếu. Hầu hết cán bộ ở cơ sở chỉ được đào tạo cơ bản về chính trị chungchung, ít được đào tạo về nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước. Cán bộxã khá lúng túng trong triển khai hoạt động, thụ động , giải quyết côngviệc kém hiệu quả, nhiều khi không đúng luật pháp.
Ngoài ra, tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân có thể nói làkhá phổ biến đáng báo động. Mặt khác, vẫn còn tình trạng giải quyếtcông việc tùy tiện, tham nhũng nhất là trong lĩnh vực đất đai, tìnhtrạng mất đoàn kết nhiều nơi còn kéo dài, có khi gay gắt không hiếmchuyện ủy ban một nhà, chi bộ một họ.
Để xóa bỏ được các bất cập trên rất cần có những giải pháp căncơ nâng cao năng lực của chính quyền cơ sở để cho nó đủ sức triển khaicác chủ trương chính sách trên địa bàn nông thôn.Mọi vấn đề vẫn không nằm ngoài chính sách "ba trong một" khâu tổ chức cán bộ từ cấp cơ sở đến cấp trung ương đều cần được thực hiện chính sách tuyển chọn công khai minh bạch tìm được người cán bộ có "tâm. có tầm" và phải công tâm vì dân phục vụ? Cụ thể
Thứ nhất, công khai minh bạch mọi hoạt động của chính quyềntrước nhân dân, có cơ chế bảo đảm để cho nhân dân tham gia thảo luận,quyết định và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.
Thứ hai, nâng cao năng lực giám sát của HĐND xã.có cơ chế giám sát thật hiệu quả,biện pháp chế tài nghiêm đủ sức răn đe.
Muốn vậy, đề nghị về cơ cấu đại biểu nên tính toán một tỷ lệ hợp lýtheo hướng mở rộng đại biểu ngoài Đảng, đại biểu là dân, bớt đại biểuquản lý nhà nước để HĐND thực hiện tốt hơn chức năng kiểm tra giám sát.
Thứ ba, triệt để tuân thủ Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong mỗihoạt động của chính quyền cơ sở theo đúng quy định về "Dân biết, dânbàn, dân kiểm tra"
Thứ tư, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút được sinh viên được đào tạo bài bản tham gia chính quyền cơ sở.
Thứ năm, thi tuyển công khai, cạnh tranh vào làm công chứcxã, tiến đến thực hiện nghiêm túc quy định bỏ phiếu tín nhiệm các chứcdanh chủ chốt của xã.
Hội nghị Trung ương 5 khoá IX đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở. Nghị quyết về "đẩynhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ2001-2010" cũng nhấn mạnh phải "đặc biệt quan tâm xây dựng, đào tạo độingũ cán bộ đảng viên và củng cố các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vữngmạnh, coi đây là nhân tố quan trọng bảo đảm sự thành công sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn".
Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền, nếu chỉ quan tâm đến đội ngũ cánbộ công chức ở Trung ương, tỉnh, huyện mà không quan tâm đến việc đàotạo bồi dưỡng, giáo dục đạo đức phẩm chất chính trị, chăm lo chế độchính sách cho đội ngũ cán bộ cơ sở phường xã thì sẽ không có một chínhquyền trong sạch vững mạnh.
Chăm lo chế độ chính sách thiết thực, minh bạch, không để tự tung tựtác, bổ chi phí vào đầu dân phải gánh chịu, như chuyện ở xã Quang Vinhthì chính quyền dù đông đến bao nhiêu cũng rất yếu, không ít những kẻ ănbám, ăn theo. Chính quyền cấp trên dù có tài giỏi đến đâu cũng khôngthể làm thay và lấp chỗ trống hụt hẫng này.
Vì vậy cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương Chủ Tịch Hồ Chí Minh cần được triển khai đồng bộ ngay tại cấp cơ sở  những cán bộ của dân, gần dân và phải do dân bầu chọn công khai minh bạch chứ không phải như lời kể lại của những người dân ở một Đảng bộ, Chính quyền cấp Phường ở một tỉnh giáp Thủ Đô mà việc bầu, chọn đều do xếp đặt từ trước thậm chí ban chỉ đạo còn cử người ngồi hướng dẫn người dân "gạch bỏ " người này bầu bán người kia theo chỉ đạo chung rồi?   Muốn có thành công trong điều hành chính sách từ cơ sở đến trung ương đều cần thiết phải thực hiện "công khai minh bạch" theo tiêu chí và trách nhiệm đề ra.
                                                                                                     Mai Phương TH 
Theo Tamnhin


Bốn "không" ở Singapore

 Singapore là thành viên của Hiệp hội các nước ASEAN không chỉ được ca ngợi là quốc gia có nền kinh tế phát triển mà còn được đánh giá có một Chính phủ trong sạch. Singapore có bốn kinh nghiệm chống tham nhũng có hiệu quả. Tamnhin.net xin giới thiệu đến độc giả bốn kinh nghiệm của Singapore trong chống tham nhũng.

1. Làm cho quan chức không dám tham nhũng.

Ở Singapore khi một người được tuyển vào làm công chức, quan chức Chính phủ thì hằng tháng phải trích một phần tiền lương để gửi tiết kiệm. Thoạt đầu trích 5%, sau tăng dần. Người có chức vụ càng cao, thì phần trăm trích ra gửi tiết kiệm càng lớn, có thể lên tới vài chục phần trăm lương tháng. Số tiền này do Nhà nước quản lý. Bất kỳ công chức, quan chức nào phạm tội tham nhũng dù nhẹ ở mức xử phạt ra khỏi ngạch công chức thì toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm bị trưng thu. Quan chức càng to thì số tiền bị trưng thu càng lớn. Vì vậy, mỗi quan chức khi nảy ý định tham nhũng đều phải tính toán: Nếu tham nhũng, nhận hối lộ mấy trăm, thậm chí cả ngàn đô mà bị tịch thu hàng chục ngàn đô, bị sống trong hoàn cảnh không lương bổng cho đến lúc chết thì mất lại nhiều hơn được. Vì thế, đại đa số chọn giải pháp không tham nhũng; quan chức cấp càng cao, lương càng nhiều càng sợ không dám tham nhũng.

2. Làm cho quan chức không thể tham nhũng.

Chính phủ Singapore quy định và thực hiện mỗi năm công chức, viên chức, quan chức phải khai báo một lần với Nhà nước về tài sản của bản thân hoặc của vợ (chồng) bao gồm: Tiền thu nhập, tiền gửi tiết kiệm, tiền cổ phiếu, đồ trang sức, ô tô, nhà cửa… Những tài sản tăng lên phải khai rõ nguồn gốc, cái gì không rõ nguồn gốc có thể coi là tham ô, tham nhũng. Nhà nước còn quy định: Quan chức Chính phủ không được phép nợ nần; không được vay một khoản tiền lớn vượt quá tổng ba tháng lương. Singapore có thị trường mua bán cổ phiếu, nhưng quan chức Chính phủ muốn mua cổ phiếu phải được lãnh đạo cơ quan chủ quản đồng ý và chỉ được phép mua cổ phiếu của công ty trong nước. Với cổ phiếu của các công ty nước ngoài đang kinh doanh ở Singapore cũng được phép mua, nhưng với điều kiện các công ty đó không có quan hệ lợi ích với Chính phủ. Công chức và quan chức Chính phủ không được phép đến các sòng bạc, nhà chứa.

Luật Báo chí Singapore quy định những điều khoản nhằm chống tham nhũng trong lĩnh vực này. Theo đó, các nhà báo, ký giả muốn gửi bài viết của mình ra nước ngoài phải qua tổng biên tập xem xét. Khi được trả tiền nhuận bút, nhà báo đó phải báo cáo với cơ quan chức năng của Chính phủ trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được tiền, v.v...

3. Làm cho quan chức không cần tham nhũng.

Singapore có chế độ trả lương chênh lệch khá cao giữa quan chức cấp cao với cấp thấp, với công chức và giữa công chức với nhân viên, công nhân. Thu nhập thấp nhất là người bảo mẫu mỗi tháng 400 đô la (Singapore). Nữ công nhân lắp ráp điện tử mỗi tháng từ 600 đến 900 đô la. Công chức cơ quan chính phủ tất cả đều tốt nghiệp đại học, lương khởi điểm khoảng 1.300 đô la. Cấp thứ trưởng lương tháng từ 10.000 đô la đến 20.000 đô la. Thủ tướng lương tháng hơn 40.000 đô la (thời điểm năm 2000). Với mức lương như vậy, quan chức đủ sống và chu cấp cho gia đình mà không cần tham nhũng. Hơn nữa cách trả lương như vậy công chức và quan chức Chính phủ luôn có sự so sánh: Mình được trả lương cao hơn người lao động bình thường rất nhiều. Nếu mình tham ô, tham nhũng nữa thì là kẻ vô đạo lý, mất hết liêm, sỉ. Sự so sánh và tự vấn đó đã làm cho quan chức tự tiêu huỷ những tham vọng không trong sáng của mình.

4. Làm cho quan chức không muốn tham nhũng.

ở Singapore muốn tham nhũng một thứ gì đó, dù nhỏ cũng rất phiền hà. Ví dụ, khi khách nước ngoài đến Singapore, nếu họ muốn tặng các quan chức nước chủ nhà một món quà để cảm ơn về sự đón tiếp và thắt chặt mối quan hệ thì món quà đó phải mang ý nghĩa văn hoá với giá trị tiền không nhiều. Món quà nào có giá trị 100 đô la Singapore trở lên là họ từ chối hoặc phải xin phép lãnh đạo cơ quan, nếu đồng ý mới được nhận. Nhưng khi nhận rồi lại phải báo cáo với lãnh đạo cơ quan xem xét. Nếu món quà đó có giá trị tiền quá mức quy định và quan chức đó vẫn muốn nhận thì phải nộp tiền. Số tiền nộp thêm đưa vào tài khoản quỹ “nộp phạt” của Chính phủ.

Chuyện kể rằng, một phái đoàn quan chức của Chính phủ Singapore được cử sang một nước nọ để ký một hiệp định liên doanh sản xuất. Nhận thấy hiệp định này đem lại nhiều lợi ích cho mình, giới chức nước chủ nhà đã tặng những món quà lưu niệm có giá trị cao cho quan chức đoàn Singapore. Bởi sự quá nhiệt thành của chủ nhà, họ không sao từ chối được. Nhưng cứ nghĩ đến việc khi về nước lại mang quà biếu này đến cơ quan khai báo, phải mua lại và chuyển tiền vào tài khoản quỹ “nộp phạt” thì quả là phiền toái. Cả đoàn đều phải “đành lòng” viết thư cảm ơn và gửi lại quà ở sân bay trước khi trở về Singapore.

Nước ta đã trải qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhưng tệ nạn tham nhũng đã được gọi là quốc nạn mà cả xã hội lên án vẫn phát triển ngày càng tinh vi. Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ chín (khoá IX), cùng với việc khẳng định những thành tựu to lớn đã đạt được, cũng đã nghiêm khắc chỉ rõ: “Điều làm cho nhân dân còn bất bình và lo lắng nhiều là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất, đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên vẫn còn nghiêm trọng và khá phổ biến”.

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp và tích cực chỉ đạo chống tham nhũng. Trên diễn đàn Quốc hội, các cuộc đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với báo chí đều khẳng định quyết tâm tuyên chiến với tham nhũng. Nhưng đến nay, hiệu quả đem lại còn hạn chế.

Trông người mà nghĩ đến ta, có thể nói, cách làm của Singapore là gợi ý tốt để chúng ta suy ngẫm, vận dụng trong quá trình xây dựng “Luật chống tham nhũng” của Nhà nước ta. Những biện pháp, những điều khoản điều chỉnh của Luật phải có tính bao quát, toàn diện và phải đồng bộ với các chính sách, bảo đảm tính khả thi. Chú trọng yếu tố kinh tế, sao cho tính ngăn chặn, phòng ngừa cao và tính nghiêm khắc, nghiêm minh trong xử lý vi phạm phải mạnh mẽ. Phương châm và mục tiêu của việc chống tham nhũng nên theo hướng: Làm cho quan chức không dám, không thể, không muốn và không cần tham nhũng mà Singapore đã làm có hiệu quả.

TS. PHAN HỮU TÍCH
Tam nhin



ÔNG TỔ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN LÀ QUỶ SA - TĂNG

Qlb - Mời độc giả hãy đọc lại bài đăng của Danlambao Blog để thấy rõ bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam tại sao chỉ có quỹ dữ là tồn tại, phát triển, người tử tế, lương thiện không có đất sống!
Giáo chủ Cộng Sản: Karl Marx là người thờ quỷ Sa Tăng
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjDoE09ZWZ0ZZOMFDC7DJWYZ6E-Sve4Mp0VpcR5uPIx6-KotXWiEAIio6NbhbBh1YmO4_FyypFTZmHWbba7s2LI1-ERKMXBChL3sfZvKP91YNZd56RtM6BfMHFAYoPU_ov3GGz8VhNNups/s1600/KarlMarx2-danlambao.jpg
Tanyth Lawless (bạn đọc danlambao) Người Trung Quốc và Việt Nam từ nhỏ đến lớn bị cưỡng chế truyền bá lý luận chủ nghĩa Marx, gọi là triết học Marx-Lenin – bác bỏ sự tồn tại của thần linh (vô thần luận) và tôn thờ vật chất. Tuy nhiên bản thân chúng ta lại không hề chân chính hiểu rõ Marx. Trong viện nghiên cứu Marx ở Nga có hơn 100 đầu sách do Marx viết, tuy nhiên chỉ có 13 quyển được xuất bản. Marx viết nhiều như vậy, rốt cuộc là về điều gì? Vì sao không cho xuất bản? Muốn giấu giếm điều gì đây?
Gần đây, xem thấy trên mạng lưu truyền một số bài viết về Marx và Sa-tăng giáo, tôi đã tìm được mấy cuốn sách tiếng Anh nói về sinh hoạt và công tác của Marx [1,2], nhờ đó mới biết bình sinh không để nhiều người biết của Marx.

Ngày 5 tháng 5 năm 1818, Marx sinh ra trong một gia đình luật sư người Do Thái giàu có. Khi Marx lên 6 tuổi, gia đình ông ta quy y Cơ Đốc giáo. Thời trẻ Marx là một giáo đồ Cơ Đốc và tín ngưỡng Thượng Đế. Sau khi tốt nghiệp trung học, thành tích của Marx rất tốt và tất cả đều xem ra bình thường. Cha Marx cũng đặt kỳ vọng rất lớn vào ông ta.
Tuy nhiên trong thời gian học đại học, tính cách Marx biến đổi lớn, trong tâm đầy rẫy thù hận và cuồng vọng tự đại, khiến cha mẹ ông ta trở nên bất an và đau khổ.
Với sự giàu có của gia đình, trong thời gian Marx học đại học, cha Marx đã cấp cho ông ta rất nhiều tiền để tiêu xài [3]. Tuy nhiên Marx và Jenny (Jenny von Westphalen) đã bí mật đính hôn (gia cảnh Jenny tốt hơn Marx, người vừa cao vừa xinh xắn, là đối tượng theo đuổi của nhiều chàng trai). Chiếu theo lý thường, cuộc đời Marx lúc này lẽ ra nên theo chiều hướng tích cực. Vậy vì sao Marx bỗng chốc trở nên đầy thù hận? Nguyên là sau khi vào đại học, Marx đã gia nhập giáo hội Sa-tăng (Satanist Church) do Joanna Southcott chủ trì [2] (người tự xưng là có giao tế với ma quỷ Shiloh), và trở thành một thành viên của giáo phái ma quỷ.
Theo tôn giáo Tây phương giảng, Sa-tăng là thiên sứ sa ngã (fallen angel), từ đó trở thành ma quỷ, chứa đầy thù hận và tật đố với Thượng Đế (God). Giáo hội Sa-tăng tuyên truyền thù hận đối với Thượng Đế, đồng thời cũng đầy thù hận đối với nhân loại (bởi vì Thượng Đế đã sáng tạo ra loài người).
Giai đoạn đầu học đại học, Marx dự định học tập thơ ca và hí kịch. Từ một số bài thơ và kịch bản mà ông ta viết, người ta có thể thấy sự thù hận của Marx đối với Thần và nhân loại. Ví như trong bài thơ “Câu ma chú của kẻ tuyệt vọng” (Invocation of One in Despair) biểu đạt sự tuyệt vọng của bản thân, Marx viết: “Ta không còn lại gì ngoài thù hận!” (Nothing but revenge is left to me!), “Ta sẽ dựng ngai của ta ở trên trời cao, Lạnh lẽo và kinh khiếp làm sao khi ở trên đỉnh, Cho bức tường thành của sự mê tín khủng khiếp, Sự thống khổ đen tối nhất cho kẻ ngồi trên…” (I shall build my throne high overhead, Cold, tremendous shall its summit be. For its bulwark– superstitious dread, For its Marshall–blackest agony.) Trong bài thơ này, tác giả đã bày tỏ tâm tư: Mơ ước trở thành Đại vương Khủng bố để hủy diệt cả thế giới. Marx còn thích lặp lại câu nói của ác ma Mephistopheles: “Hết thảy những gì tồn tại đều nên bị hủy diệt”. Trong bài thơ “Sự kiêu ngạo của con người” (Human Pride), Marx viết: “Rồi ta sẽ quăng đôi găng tay sắt lên, Khinh bỉ trước khuôn mặt mở rộng của thế giới, Dưới người lùn khổng lồ khóc thút thít, Lao xuống, nhưng không thể diệt niềm hạnh phúc của ta. Giống như Thượng Đế mà ta dám làm, Xuyên qua vương quốc hoang tàn trong khải hoàn, Mỗi lời nói là chiến công và ngọn lửa, Và ngực ta sẽ giống của Đấng Tạo Hóa.” (Then the gauntlet do I fling, Scornful in the World’s wide open face. Down the giant She-Dwarf, whimpering, Plunges, cannot crush my happiness. Like unto a God I dare, Through that ruined realm in triumph roam. Every word is Deed and Fire, And my bosom like the Maker’s own.) Tác giả bài thơ này đã có được khoái cảm từ việc hủy diệt thế giới, mức độ thù hận và cuồng vọng có thể thấy được từ đó.
Mikhail Bakunin (một người Nga theo chủ nghĩa vô chính phủ, cùng Marx sáng lập “quốc tế thứ nhất”, cũng là một giáo đồ Sa-tăng), người từng có thời là bạn thân của Marx, viết: “Người ta nhất định phải sùng bái Marx. Người ta ít nhất cũng phải sợ ông ta để có được sự khoan dung của ông ta. Marx là người tự đại cực độ, tự đại đến mức ghê tởm và điên cuồng”.

Có một điểm cần phải chỉ rõ ở đây, đó là thành viên giáo hội Sa-tăng không phải là người theo chủ nghĩa duy vật; họ không chỉ không vô thần, mà còn tin rằng có sự sống sau khi chết. Tín đồ Sa-tăng giáo tin vào sự tồn tại của Thần, chỉ là họ thù hận Thần, muốn vượt qua Thần, leo lên trên cả Thần (ít nhất là ngồi ngang hàng với Thần). Ví dụ trong kịch bản “Oulanem” nói về quan hệ giữa mình và Sa-tăng giáo (“Oulanem” là một danh xưng nghi thức tôn giáo của Sa-tăng, “Oulanem is a ritualistic name for Satan [2]“), Marx không phủ nhận sự sống sau khi chết, mà cho rằng sự sống sau khi chết chứa đầy thù hận với Đấng Tối Cao. Trong vở kịch này, tác giả đã bán linh hồn mình cho ma quỷ [1].
Sau khi Marx chết không lâu, người hầu gái cũ của Marx là Helen Demuth nói: “Ông ta (Marx) là một người rất kính sợ thần. Khi mắc trọng bệnh, ông ta một mình trong căn phòng, đầu cuốn dây băng và cầu khấn trước ngọn nến đang cháy”. Theo phân tích, nghi thức cầu khấn của Marx không phải là của Do Thái giáo (cũng không phải của Cơ Đốc giáo), mà rất có thể là một loại nghi thức ma quỷ bí mật nào đó của Sa-tăng giáo. Thực sự Marx không phải là một người vô thần.
Tháng 3 năm 1854, người con trai Edgar của Marx đã xưng hô như sau trong câu mở đầu bức thư gửi cha mình: “Ác quỷ thân ái của con (My dear devil)”. Bởi vì giáo đồ Sa-tăng giáo chính là gọi người mình thương yêu như vậy, liệu có thể là trùng hợp chăng? Không chỉ có vậy, người con rể yêu quý Edward Eveling của Marx cũng là một tín đồ Sa-tăng. Người bạn thâm giao Proudhon (nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa người Pháp) của Marx cũng sùng bái Sa-tăng như vậy. Nhà thơ Đức nổi tiếng Heinrich Heine, một người bạn thân khác của Marx, cũng là một người sùng bái Sa-tăng, hơn nữa trong thơ còn công khai ca ngợi Sa-tăng, nói Sa-tăng “là một người đàn ông, khả ái mê ly”.
Mặc dù Marx công khai bày tỏ sự thù hận đối với chủ nghĩa tư bản trong các tác phẩm của mình, nhưng ông ta lại đầu cơ cổ phiếu vào thị trường Luân Đôn và thua một lượng lớn tiền. Lúc may mắn thắng được, tháng 6 năm 1864, Marx viết trong bức thư gửi người chú Leon Phillips rằng ông ta thắng được 400 bảng Anh trên thị trường cổ phiếu [2].
Marx được trợ giúp một lượng lớn tiền từ Engels, nhưng rõ ràng là vẫn không thỏa mãn. Khi một người bác vợ 90 tuổi sắp chết, Marx viết như sau trong bức thư gửi Engels: “Nếu như con chó già (old dog) đó chết, thì tôi không ngại gì nữa”. Engels phúc đáp như sau: “Chúc mừng ông, chướng ngại đối với di sản kế thừa của ông mắc bệnh rồi, tôi hy vọng ông ta vạ đến nơi rồi”. Sau khi cụ già 90 tuổi mà Marx gọi là “con chó già” qua đời, Marx lại viết: “Đây là một việc mừng. … Nếu không phải con chó già đó đem một đống của giao cho bà chủ giữ nhà, thì vợ tôi còn có thể được nhiều hơn”.
Marx và Engels đều là phần tử trí thức cao cấp, thế nhưng người ta phát hiện rằng, thư từ qua lại giữa họ đầy rẫy những từ ngữ hạ lưu thấp hèn. Ngoại trừ một lượng lớn ngôn từ dâm ô ra, giữa họ không hề có bất cứ bức thư nào trao đổi về niềm mơ ước chủ nghĩa xã hội nhân đạo.
Giờ lại xem thái độ của Marx đối với mẹ và vợ mình. Tháng 12 năm 1863, Marx viết trong bức thư gửi Engels: “Hai giờ trước, tôi đã nhận được một bức điện báo, nói mẹ tôi đã chết rồi. … dưới rất nhiều tình huống, điều mà tôi cần không phải là một người đàn bà già đó, mà là những cái khác. Tôi nhất định phải lên đường đến Trier để tiếp thu di sản (ghi chú của người viết: Trier là nơi Marx sinh ra).” Điều mà Marx quan tâm chỉ là di sản mà thôi. Ngoài ra, quan hệ giữa Marx và người vợ Jenny là không tốt, bà đã hai lần ly thân ông ta, nhưng sau đó lại trở về. Khi Jenny chết, Marx thậm chí còn không tham dự lễ tang.
Marx không bao giờ thực hiện nghĩa vụ nuôi gia đình; bất chấp mình có đủ tiền, Marx vẫn dựa vào Engels để sinh hoạt. Marx và vợ sinh được sáu người con, trong đó ba người chết vì thiếu dinh dưỡng, còn hai người con gái và một con rể thì tự sát (người con gái Eleanor từng nói khi Engels sắp chết rằng cô suy sụp khi biết Marx có con riêng và sau đó tự sát) [2]. Marx còn nát rượu nghiêm trọng [1].
Marx đối với người thân của chính mình còn tuyệt tình như vậy, đối với người khác thì có thể tưởng tượng được. Ai cũng biết Marx là người Do Thái, nhưng ông ta lại căm thù người Do Thái, còn viết riêng một cuốn sách bài Do Thái, gọi là “Về vấn đề Do Thái” (On the Jewish Question). Ông ta thù hận người Đức, người Trung Quốc, miệt thị: “Người Đức, người Trung Quốc, người Do Thái đều là kẻ bán hàng rong”. Ông ta gọi người Nga là “bị cơm”, gọi người Xla-vơ là “nhân chủng cặn bã”, là chủng tộc “phản động”, và nên bị hủy diệt trong cơn bão táp cách mạng thế giới.
Trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” và các cuốn sách khác, Marx tuyên bố phấn đấu vì giai cấp vô sản, thế nhưng lại gọi giai cấp vô sản là “ngu xuẩn, lưu manh, khó ngửi”, còn gọi người da đen là “đần độn”, thậm chí ủng hộ chế độ nô lệ ở Bắc Mỹ…
Ngày 9 tháng 1 năm 1960, tờ báo Đức “Reichsruf” đã tiết lộ một vụ bê bối lớn: Thủ tướng Áo Raabe đã từng bí mật gửi lãnh đạo Khrushchev của Liên Xô một phong thư gốc của Marx. Trong thư đã chứng thực Marx từng là một kẻ mật báo lĩnh thưởng của cảnh sát Áo, ông ta từng là gián điệp trong đội ngũ cách mạng lưu vong tại Luân Đôn. Mỗi lần cung cấp một tin tức, Marx nhận được 25 đồng tiền thưởng. Phạm vi mật báo của Marx liên quan đến những người cách mạng lưu vong tại Luân Đôn, Paris và Thụy Sỹ [1].
Marx chết ngày 14 tháng 3 năm 1883, và được mai táng tại nghĩa trang Highgate (Highgate Cemetary) ở Luân Đôn, với chỉ 6 người tham dự tang lễ. Thế nhưng nghĩa trang Highgate này là trung tâm sùng bái Sa-tăng ở Luân Đôn, rất nhiều nghi thức đen tối sùng bái ma quỷ đã được cử hành tại nghĩa trang này.
Sự thực đã chứng tỏ rõ Marx là một tín đồ Sa-tăng giáo. Tất nhiên Marx không dám thừa nhận, và để che đậy, ông ta mới nói dối mình là người vô thần. Marx vận dụng thuần thục các mánh khóe của Sa-tăng — bịa đặt và lừa dối. Ở một góc độ khác, Marx là giáo chủ của đảng cộng sản, dùng vô thần luận, duy vật luận để che đậy diện mạo thật sự của ma giáo cộng sản, để mong đạt được mục đích hủy diệt tâm linh của nhân loại.
Mở đầu “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, Marx viết: “Một bóng ma, bóng ma chủ nghĩa cộng sản đang làm run sợ lục địa Châu Âu”. Không ít người cảm thấy nghi hoặc về đoạn này. Hiện tại chúng ta đã minh bạch rồi, “bóng ma chủ nghĩa cộng sản” này kỳ thực là Sa-tăng trong tâm Karl Marx. “Cửu bình cộng sản đảng” đã nói rõ điều này cho mọi người, gọi là “tà linh cộng sản”.
Marx đối với nhân loại không hề có yêu thương, mà chỉ có thù hận. Hơn 100 năm qua, chủ nghĩa cộng sản thực tiễn thực hiện giấc mộng của tín đồ Sa-tăng Marx đã đem đến cho nhân loại tai ương và thống khổ lớn phi thường. May có “Cửu bình cộng sản đảng” khiến ngày càng nhiều người Trung Quốc thức tỉnh, thoái xuất đảng, đoàn, đội của Trung Cộng, thoát khỏi khống chế của Sa-tăng, từ đó được tân sinh.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjKNoFxRAjsndryCDZhHUxyl_8l0m1T2Ok0M_NwyXvPxqTuTgS7ND053jTjQmjsYelwSospLxrNFPUD_NX0wJoJxe3fZ5yAM-EEbLR_wuKRRXCLocGBvisTiiyg5FpLc06AGgu9vge6nLU/s1600/Traitimxanh-sig.png
Tham khảo tư liệu:
[1] Von Richard Wurmbrand, Marx and Satan (Marx và Sa-tăng), Living Sacrifice Book Co (December 1986).
[2] David Allen Rivera, Final Warning: A History of the New World Order, Conspiracy (February 2004). Chương 6: Khởi nguyên của chủ nghĩa cộng sản.
[3] Rolv Heuer trong cuốn sách “Thiên tài và phú ông” đã giới thiệu khi Marx học đại học Berlin, cha Marx cấp cho Marx mỗi năm 700 đồng bạc tiền tiêu vặt. Đây là một con số rất lớn, bởi vì thời bấy giờ, chỉ 5% người có thu nhập hơn 300 đồng bạc/năm.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
“Con đường thành ma của Karl Marx” (trích bộ phận quan trọng)
(Trích đoạn)
Trong bài thơ “Câu ma chú của kẻ tuyệt vọng” (Invocation of One in Despair), Marx viết:
Thượng Đế đã lấy đi của ta tất cả,
Trong sự nguyền rủa và tra tấn của định mệnh.
Tất cả thế giới đã ra đi không trở lại!
Ta không còn lại gì ngoài thù hận!
Ta sẽ dựng ngai của ta ở trên trời cao,
Lạnh lẽo và kinh khiếp làm sao khi ở trên đỉnh,
Cho bức tường thành của sự mê tín khủng khiếp,
Sự thống khổ đen tối nhất cho kẻ ngồi trên.
Kẻ nhìn vào nó với đôi mắt khỏe mạnh,
Sẽ trở thành xanh đen như chết và câm lặng;
Chiếm cứ bởi sự mù quáng và lạnh lẽo của tử vong,
Có lẽ niềm hạnh phúc sẽ chuẩn bị phần mộ cho hắn.
Toàn văn bản tiếng Anh bài thơ có thể được tra cứu tại:
(Trích đoạn)
Vào thời học sinh, Marx đã viết một kịch bản, có lẽ là đáp án. Kịch bản này tên gọi là “Oulanem”. Để hiểu được đầu đề này thì phải biết sự việc như sau:
Sa-tăng giáo có một loại nghi thức tế lễ gọi là “tụ hội đen tối”. Trong nghi thức này, thầy tế của Sa-tăng giáo tiến hành tụng niệm vào lúc nửa đêm. Cây nến màu đen bị đảo ngược và đặt lên giá cắm nến, trong khi thầy tế mặc ngược áo trường bào, nhìn vào cuốn sách cầu nguyện và tụng niệm, nhưng thứ tự niệm là hoàn toàn đảo lại, bao gồm thánh danh của Thần, Chúa Jesus, và Đức Mẹ Maria, đều đảo lại để niệm. Một cây thập tự giá được treo ngược hoặc bị giẫm ở dưới chân; một vật thâu trộm thánh khí của giáo đường được khắc tên của Sa-tăng, dùng để trao đổi giả. Trong “tụ hội đen tối” này, một bộ Thánh Kinh sẽ bị thiêu hủy. Tất cả những người có mặt sẽ phát thệ phạm vào bảy tội tổ tông trong giáo nghĩa của Thiên Chúa giáo, đồng thời thề vĩnh viễn không làm việc tốt. Sau đó, họ sẽ tiến hành túng dục cuồng hoan.
“Oulanem” chính là đem Thánh danh “Emmanuel” ra viết bậy bạ. “Emmanuel” là một tên của Chúa Jesus trong Thánh Kinh, theo tiếng Hebrew thì có nghĩa là “Thần đồng tại với chúng ta”. Phép thuật hắc ám cho rằng loại đảo ngược này là hữu hiệu.
Tác phẩm “Oulanem” của Marx có thể tra cứu trên mạng Marxist:
Dù sao đây cũng chỉ là màn kịch đầu tiên (Act I), nội dung đằng sau vẫn còn chưa đưa lên mạng, tại sao vậy?
(Trích đoạn)
Để lý giải kịch bản “Oulanem”, chúng ta nhất định phải dựa vào một màn tự bạch kỳ dị của Marx. Trong bài thơ “Người diễn tấu” (The Fiddler), Marx viết:
Sao vậy! Ta lao xuống, lao xuống mà không trượt
Thanh kiếm đen máu của ta đâm vào tâm hồn ngươi.
Thượng Đế khéo léo kia không muốn hay là quản,
Nó nhảy vào não từ đám sương đen của địa ngục.
Tới khi trái tim mê mẩn, tới khi cảm xúc dâng trào:
Ta đã bán mình cho ma quỷ Sa-tăng.
Ngài viết các ký hiệu, bấm thời gian cho ta,
Ta chơi khúc quân hành Thần Chết nhanh và rảnh.
Đoạn này càng thể hiện rõ hơn nữa, Marx đã thừa nhận mình có khế ước với Sa-tăng. (Người viết bổ sung thêm: Marx đã thừa nhận “Sa-tăng cấp cho ông ta một thanh kiếm, lại cấp ấn ký cho ông ta” [1])
Bản tiếng Anh tác phẩm “Người diễn tấu” (The Fiddler) của Marx có thể được tham chiếu tại:
Những câu này mang theo một hàm nghĩa đặc thù: Trong nghi lễ thăng cấp của Sa-tăng giáo, để thực hiện thuật phù thủy, một thanh kiếm sẽ được bán cho người thăng cấp. Còn kẻ thăng cấp trả tiền và dùng máu của mình để ký tên trên khế ước với ác ma; sau đó, khi người này chết, linh hồn anh ta sẽ thuộc về Sa-tăng.
Dưới đây là trích dẫn kịch bản “Oulanem” của Marx:
Họ cũng là Oulanem, cũng là Oulanem!
Có cái chết vang trong cái tên đó, vang lên
Cho tới khi người ti tiện mang nó kết thúc.
Nhưng đợi xem, ta đang có nó! Rõ như không khí,
Chắc như xương ta, nó thăng lên từ linh hồn ta.
Nhưng ngươi, trong cánh tay trẻ khỏe của ta,
Và chúng xoắn lên điên cuồng ở trước ngực.
Trong bóng đêm, vực không đáy mở ra và nuốt trọn chúng ta,
Nếu ngươi chìm xuống, hãy cười, ta sẽ theo ngươi,
Và thì thầm với ngươi: “Đi xuống! Đi xuống với ta! Đồng chí!”
Trong Thánh Kinh mà Marx học ở đại học nói ma quỷ bị một vị thiên sứ quăng vào vực không đáy (Khải Huyền, 20:3). Vực không đáy này là dành cho ma quỷ và các thiên sứ sa ngã. Marx muốn đưa toàn nhân loại vào trong địa ngục này.
Trong kịch bản này, ai đang đại biểu cho lời thoại của Marx? Từ ngôn ngữ của người trẻ tuổi, chúng ta có lý do để nghĩ rằng: Ông ta muốn ném toàn nhân loại vào ngục không đáy, còn bản thân ông ta đang cười những người bị thuyết vô thần dụ dỗ. Ngoại trừ nghi lễ thăng cấp của giáo hội Sa-tăng ra, trên thế giới không có bất cứ một loại lý niệm nào như vậy.
Trong kịch bản “Oulanem”, khi Oulanem chết, Marx mô tả:
Tất cả đã mất! Thời giờ đã mãn, và thời gian
Dừng lại. Vũ trụ tầm thường này sụp đổ.
Ngay khi ta siết chặt vĩnh hằng và hét lên,
Câu nguyền rủa thật lớn vào tai con người.
Marx thích lặp lại câu nói của ác ma Mephistopheles: “Hết thảy những gì tồn tại đều nên bị hủy diệt”. Ông ta thích trích dẫn câu nói đó.
Hết thảy những thứ này là chỉ điều gì? Công nhân, nông dân, trí thức, thương nhân? Người tin chủ nghĩa cộng sản? Hay là toàn nhân loại? (Người viết bổ sung thêm: Nguyền rủa cả nhân loại đều bị hủy diệt, chỉ có ma quỷ Sa-tăng mới có ý tưởng như vậy [2])
(Trích đoạn)
Thành viên Sa-tăng giáo không phải là người duy vật, họ tin rằng có sự sống sau khi chết. … cho rằng sự sống sau khi chết chứa đầy thù hận đối với Đấng Tối Cao. Đối với ma quỷ, “vĩnh hằng” đồng nghĩa với “khổ hình”. Chính vì vậy ma quỷ mới trách mắng Chúa Jesus: “Hỡi Con Đức Chúa Trời, chúng tôi nào có gây sự gì với Ngài chăng? Ngài đến đây để hình phạt chúng tôi trước kỳ sao?” (Phúc Âm Matthew, 8:29). Marx cũng có cùng một loại bất an như vậy. Trong “Oulanem”, ông ta viết:
Vĩnh hằng! Nó là nỗi đau vĩnh hằng,
Cái chết không thể tưởng tượng, đo lường được!
Một mưu kế tà ác được trù tính để chế nhạo chúng ta,
Không gì ngoài máy đồng hồ, cỗ máy câm lặng rung lên
Trở thành lịch — trò hề của thời gian; trở thành,
Chỉ là thứ gì đó nhờ đó ít nhất có thể xảy ra;
Và để hủy diệt, chỉ có thể là hủy diệt!
(Trích đoạn)
Khi Marx viết “Oulanem”, cậu thanh niên trẻ này mới chỉ gần 18 tuổi. Lúc ấy, kế hoạch ấp ủ cả một đời của ông ta đã thể hiện rất rõ ràng. Marx không hề ảo tưởng vì nhân loại, vì giai cấp vô sản, hoặc vì chủ nghĩa xã hội mà phục vụ. Ông ta muốn hủy diệt cả thế giới, làm rung động cả thế giới, lấy đau đớn, rối loạn làm cơ sở để dựng ngai của ông ta.
Lời kết:
Mars, chủ nghĩa cộng sản, đảng cộng sản, là tổ chức hữu hình mà Sa-tăng kiến lập tại thế gian con người. Kể từ khi sinh ra, nó đã lấy phản đối tín ngưỡng chính thống và văn hóa truyền thống làm mục đích, lấy phá hoại luân lý chính thường và đạo đức nhân loại làm căn bản, giết người hại mệnh, họa loạn thế gian. Ai mà người gia nhập tổ chức này, thì chính là thành viên của ma giáo (bị nhận ấn ký), chắc chắn phải uống rượu thịnh nộ của Thượng Đế, trở thành vật hy sinh của ma giáo. Bởi vậy xóa thú ấn, thoái xuất ma giáo cộng sản là điều rất quan trọng để được tân sinh.