Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Người Việt đang rất xấu

Hiệp định Biên giới Việt-Trung có những khuất tất gì?

Trung Quốc đang mở chiến dịch tháo dỡ toàn bộ các cột mốc bên giới cũ theo Hiệp định Pháp – Thanh năm 1887, hiện nay đang nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, chiến dịch này đã được chính quyền Trung Quốc phát động vào ngày 20/07/2010. 
 
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fa/Carte_du_Tong-king_1879.JPG/300px-Carte_du_Tong-king_1879.JPG
Hàng loạt những cột mốc lịch sử quốc giới Việt – Trung có từ hàng trăm năm nay đã bị chính quyền Trung Quốc tất bật tháo gỡ đưa vào các bảo tàng lịch sử địa phương mà họ gọi là chiến dịch “bài trừ các mốc biên giới cũ”.
Mốc số 17 (đoạn Vân Nam-Hà Khẩu)




Cột mốc “Đại Nam Quốc Giới” tại Phòng Thành, Quảng Tây



Khuân vác dời cột mốc quốc giới Viêt Nam- Trung Quôc đem về bảo tàng

Tìm hiểu các mô hình mốc giới được cắm trên đường biên giới Việt – Trung theo các công ước Pháp – Thanh 1887 và 1895:
Những ngày vừa qua, trên một số trang blog và báo chí, có đăng tải một số hình ảnh và phụ chú theo đó phía Trung Quốc đang có phong trào đào lấy các cột mốc biên giới cắm theo công ước Pháp Thanh 1887 để đưa vào viện bảo tàng. Đây là một việc làm khuất tất vì các cột mốc này là các di vật lịch sử, thuộc chủ quyền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc (ngoại trừ một số mốc kép cắm dọc theo sông Ka Long ở vùng giáp ranh Móng Cái). Phía Trung Quốc không thể đơn phương tự tiện lấy các mốc này làm của riêng.

Tuy nhiên, không thể loại trừ trường hợp Hiệp ước phân định biên giới mà hai bên Việt-Trung ký năm 1999 đã làm thay đổi đường biên giới lịch sử, khiến những cột mốc này nằm sâu vào trong lãnh thổ Trung Quốc. Nếu các mốc này đã nằm sâu trong lãnh thổ của TQ thì họ có thể có quyền làm các việc này.

[...]
Trong bài viết nhỏ này người viết mô tả sơ lược về hình thể và nội dung của các cột một được cắm theo công ước 1887. Từ đó, mọi người có thể quan sát các tấm hình các mốc bị đào lên (được đăng trên BBC hay blog Phạm Viết Đào), để có thể đoán cột mốc ấy ở đâu, vùng nào, từ đó suy luận đường biên giới ở các nơi đó phía VN có bị thiệt hại hay không.

Đường biên giới giữa hai nước Việt-Trung đã được phân định rõ rệt theo hai công ước: 1/ Công ước phân định biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ (Convention relative à la délimitation de la frontière entre la Chine et le Tonkin) do ông Constans ký tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 6 năm 1887 và 2/ Công ước bổ túc do ông Gérard cũng ký tại Bắc Kinh ngày 20 tháng 6 năm 1995.

Người Pháp thay mặt triều đình nhà Nguyễn ký kết với nhà Thanh (Trung Hoa) các kết ước này chiếu theo tinh thần điều 1 của Hiệp ước bảo hộ (Traité Protectorat): “L’Annam reconnaît et accepte le Protectorat de la France. La France représentera l’Annam dans toutes ses relations extérieures. Nước An Nam nhìn nhận và chấp nhận sự bảo hộ của nước Pháp. Nước Pháp sẽ đại diện cho An Nam trong mọi liên hệ với các nước khác”.

Theo “Convention sur le Droit des Traité de Vienne – Công ước về Luật của các kết ước ký tại Vienne (thủ-đô Áo-Quốc) ngày 29 tháng 5 năm 1969 – (Vienna Convention on Succession of States in respect of Treaties): một nước có thể ngưng thi hành một kết ước đã ký cũng như có thể hủy bỏ toàn bộ nội dung các kết ước nầy do tính bất bình đẳng của nó (trường hợp các kết ước ký dưới thời một nước bị bảo hộ). Tuy nhiên, Ðiều 11 của Công ước Vienne có nội dung:

“Boundary regimes: A succession of States does not as such affect: (a) a boundary established by a treaty; or (b) obligations and rights established by a treaty and relating to the regime of a boundary.”
“Thể lệ về biên giới: Một sự kế tục của Quốc Gia không đặt lại vấn đề về: a) biên giới xác định do một hiệp ước và b) nghĩa vụ và quyền lợi xác định do một hiệp ước có liên hệ với một thể lệ về biên giới.”

Ðiều nầy cho thấy, trên quan điểm công pháp quốc tế, các kết ước về biên giới Việt-Trung ký giữa Pháp và nhà Thanh năm 1887 và 1895 vẫn còn giá trị pháp lý, nếu hai bên Việt-Trung không có các kết ước khác thay thế. Mặt khác, ngoài một số địa phương đã bị Pháp nhượng cho Trung Hoa để được quyền lợi về kinh tế, đường biên giới này thể hiện thực tế lịch sử giữa hai nước Việt-Trung từ nhiều ngàn năm qua.

Nhà nước CSVN đã ký lại Hiệp ước phân định biên giới trên đất liền với Trung Quốc vào tháng 12 năm 1999 vì nhiều lý do: “Do lời văn công ước 1887 mô tả đơn giản, không rõ ràng, do nội dung không phù hợp với thực địa, bản đồ tỷ lệ nhỏ, nhiều địa danh, khu vực không thể hiện… nhiều khu vực chưa được phân giới cắm mốc hoặc cắm mốc quá thưa. Ngoài ra, qua hơn trăm năm, hệ thống mốc cũng bị hư hại, xê dịch, phá hủy do chiến tranh và thời gian…”
Những lý do này đưa ra thì phù hợp với thực tế. Nhưng việc có cần phân định lại biên giới hay không và phân định trên căn bản nào thì còn nhiều điều cần bàn luận (nhưng không phải là chủ đề viết ở bài này).

Việc phân định lại biên giới năm 1999 làm vô hiệu hóa hiệu lực các kết ước lịch sử 1887 và 1895 về biên giới.

Nhưng theo điều I của hiệp ước 1999: “Hai Bên ký kết lấy các Công ước lịch sử về biên giới hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc làm cơ sở, căn cứ vào các nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận cũng như các thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán về vấn đề biên giới Việt – Trung, đã giải quyết một cách công bằng, hợp lý vấn đề biên giới và xác định lại đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.”

Các công ước lịch sử liên quan đến biên giới hai nước chỉ gồm có hai công ước 1887 và 1895. Theo nội dung điều I, đường biên giới 1999 như thế sẽ trùng hợp với đường biên giới 1887 ở những đoạn (hay điểm) mà nó thể hiện rõ ràng. Dĩ nhiên ngoại trừ những đoạn (hay điểm), mặc dầu thể hiện rõ ràng trên thực địa, nhưng đã được dời đổi theo các “thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán” giữa hai bên Việt-Trung.

Các mốc giới được cắm theo các công ước Pháp-Thanh có nhiều mô hình khác nhau. Tùy theo (a) vùng biên giới, (b) thời kỳ cắm mốc, hay (c) đoạn biên giới mà hình thức các mốc giới hoàn toàn khác nhau.

(a) Vùng biên giới:

Có ba vùng biên giới: vùng tiếp giáp các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Ở thời kỳ phân định và cắm mốc 1885-1897, vùng tự trị Choang tỉnh Quảng Tây chưa thành lập. Phủ Khâm Châu thuộc tỉnh Quảng Đông.

- Vùng biên giới thuộc tỉnh Quảng Đông: bắt đầu từ biển (Trúc Sơn-Trà Cổ) cho đến Bắc Cương Ải.

- Vùng biên giới thuộc tỉnh Quảng Tây: từ Bắc Cương Ải cho đến “Nham Động Hà Ca” là giao điểm hai vùng biên giới Quảng Tây và Vân Nam.

- Vùng biên giới thuộc tỉnh Vân Nam: từ Nham Động Hà Ca cho đến sông Cữu Long. Theo tinh thần của công ước Gérard 1895 thì Lào thuộc về Việt Nam.

(b) Thời kỳ phân giới: Có hai thời kỳ:1/ phân định và 2/ phân giới và cắm mốc:

- Thời kỳ phân định: Bắt đầu buổi họp phân định biên giới lần đầu tiên tại Đồng Đăng ngày 12 tháng 1 năm 1886 và chấm dứt ở ngày ký công ước 26-6-1887.

- Thời kỳ phân giới và cắm mốc: chia làm 5 thời kỳ. 1/ thời kỳ do ông Chiniac de Labastide (1889-1890) làm chủ tịch ủy ban Pháp, phân định vùng biên giới Quảng Đông. 2/ Thời kỳ do ông Frandin (1890-1891) làm chủ tịch, phân định vùng Quảng Tây. 3/ Thời kỳ do ông Servière (1892-1893) tiếp tục công trình của Frandin. 4/ Thời kỳ do Galliéni (1893-1894) làm chủ tịch, kết thúc phân giới, cắm mốc và công nhận công trình của các ủy ban trước (vùng Lưỡng Quảng). 5/ Thời kỳ do Pennequin (1895-1897) làm chủ tịch, phân giới, cắm mốc vùng Vân Nam và kết thúc công trình phân giới toàn bộ, qua việc trao đổi giác thư (nghị định thư) công nhận đường biên giới ngày 2 tháng 10 năm 1897.

Các cột mốc cắm ở các thời kỳ 1, 2 đều là cột mốc tạm vì lý do các viên chức phụ trách (De Labastide, Frandin…) thì không có thẩm quyền. Các kết quả cắm mốc phải đưa về Bắc Kinh để Tổng Lý Nha Môn (tương đương bộ ngoại giao) và Đặc sứ toàn quyền Pháp phê duyệt. Các công trình của ông Frandin sau này được công nhận bởi ông Galliéni, do đó các biên bản mô tả vị trí các cột mốc do ê-kíp Frandin phụ trách thì có giá trị và hiệu lực pháp lý. Các thời kỳ sau (thời Galliéni và Pennequin), người phụ trách có toàn quyền quyết định mà không cần phải đưa về Bắc Kinh nữa.

(c) Các đoạn biên giới:

- Vùng biên giới tỉnh Quảng Ðông chia làm hai đoạn. Đoạn 1 từ biển cho đến hợp lưu sông Ka Long, đoạn này trung tuyến dòng sông là đường biên giới. Gồm có 20 cột mốc, mỗi bên có 10 cột mốc (mốc kép) được cắm dọc theo hai bờ sông, được đánh số từ 1 đến 10, theo thứ tự từ đông sang tây, do ủy ban Chiniac de Labastide thực hiện năm 1890.

Đoạn 2 từ có 23 cột mốc được cắm, theo thứ tự từ đông sang tây.
Mô hình cột mốc vùng Quảng Đông, cắm bên phía bờ Việt Nam:

http://img521.imageshack.us/img521/2273/94324432.jpg

Trên mốc có ghi chú: Frontière Sino-Annamite, 1890, Đại Nam (chữ Hán)

Cột mốc cắm phía bờ Trung Quốc:

http://img547.imageshack.us/img547/5489/31702153.jpg

Trên mốc ghi: Hàng giữa ghi: Đại Thanh Quốc Khâm Châu Giới. Hàng phải: Quang Tự Thập Lục Niên Nhị Nguyệt Lập (làm năm Quang Tự thứ 16, tháng hai). Hàng trái: Tri Châu Sự Lý Thọ Đổng Thư (do tri châu Lý Thọ Đổng viết).

- Vùng biên giới tỉnh Quảng Tây được chia làm hai đoạn. Ðoạn 1 từ Bình Nhi, trên sông Kì Cùng, cho đến biên giới Quảng Ðông có 67 cột mốc, cắm từ Tây sang Ðông. Ðoạn thứ 2 từ Bình Nhi đến biên giới Vân Nam có 140 cột mốc, cắm từ Ðông sang Tây.

Sơ đồ mô hình mốc giới vùng Quảng Tây do ủy ban Frandin thực hiện:

http://img23.imageshack.us/img23/8651/50923185.jpg

Ký tên trên sơ đồ mốc giới là đại úy Didelot ngày 30 tháng 3 năm 1891 tại Bình Nhi. Nội dung mốc được ghi theo hình sau:

http://img404.imageshack.us/img404/1664/22175134.jpg

Trên mốc có ghi: hàng trên chữ Pháp Frontière Sino-Annamite (Biên giới Trung-Việt). Hàng dưới chữ hán: An Nam Quốc Biên Giới. Năm 1891.

Hình dưới đây là mô hình một loại cột mốc khác cắm trên vùng Quảng Tây.

http://img530.imageshack.us/img530/3527/45898947.jpg


Hình này chụp từ cuốn “Au Tonkin et sur la frontière du Kwang-si” của Commandant Famin. Trên mốc có ghi: Trung Quốc Quảng Tây Giới.

- Vùng biên giới tỉnh Vân Nam: Trên vùng biên giới Vân Nam thì được phân chia ra làm năm đoạn .

Vùng hữu ngạn sông Hồng, là đoạn thứ 5, được phân định lại theo công ước Gérard năm 1895. Theo công ước nầy, phần thượng Lào thuộc về Việt Nam. Từ Sông Hồng đến sông Ðà (Rivière Noire) thì không cắm mốc. Từ sông Ðà đến biên giới Lào có 4 cột mốc được cắm theo thứ tự từ Ðông sang Tây. Cột thứ 1 ở mệng núi Phúc Ngỏa, cột thứ 2 ở miệng núi Chỉ Sưởng, cột thứ 3 giáp Mường Sa và Mường Bun, cột thứ 4 ở cửa trại Sông Mặc Ô. Vùng nầy đã được ông Auguste Pavie, trong lúc nhận công tác nghiên cứu vùng thượng Lào để chuẩn bị cho một Quốc Gia trái độn (Etat tampon), thì đã vẽ họa đồ. Vùng tả ngạn sông Hồng thì được chia làm bốn tiểu đoạn. Ðoạn thứ nhứt, từ hợp lưu của sông Hồng với sông Lũng Pô qua sông Nậm Thi, biên-giới là dòng sông thì không cắm mốc. Ðoạn 1 đến sông Kosso (Qua Sách) thì có 21 cột mốc. Ðoạn hai từ sông Qua Sách đến Cao Mã Bạch có 19 cột mốc được cắm. Ðoạn 3 và 4 từ Cao Mã Bạch đến biên giới Quảng Tây gồm có 24 cột mốc được cắm. Như thế tổng cộng gồm có: Từ sông Hồng đến biển có 314 cột mốc. Từ sông Hồng đến biên giới Lào có 4 cột mốc. Tức là có 318 cột mốc tất cả.

Mô hình cột mốc vùng Vân Nam:

http://img842.imageshack.us/img842/4735/57339860.jpg

Trên mốc có ghi: Hàng trên số mốc, hàng kế Chine-Annam, hai hàng (viết dọc) ở dưới bằng chữ Hán, hàng phải: Đại Pháp Quốc Việt Nam; hàng trái Đại Thanh Quốc Vân Nam.

Các cột mốc được làm bằng xi măng, vôi, gạch, đá… tùy theo có sẵn ở địa phương. Ngoài ra còn có một số mốc thiên nhiên làm bằng những tảng đá lớn, trên đỉnh núi hay đèo.

Kết luận:

Quan sát các cột mốc đăng trên BBC:

Hình thứ nhất mốc có đề chữ Hán: Đại Nam. Theo ghi chú trên BBC thì mốc này ở Đông Hưng (Quảng Tây). Thực ra mốc này là mốc kép, cắm dọc theo sông Ka Long, phía bờ Việt Nam, thuộc đoạn biên giới Quảng Đông (nay thuộc Quảng Tây) giáp ranh với Đông Hưng. Phía Trung Quốc cho người đào như thế cho thấy vùng đất này thuộc về họ, mặc dầu theo công ước 1887 là trên đất Việt Nam (nếu cột mốc còn ở đúng vị trí cũ).

Hình thứ 4, chụp cột mốc số 17. Theo nội dung và hình dáng thì cột mốc thuộc vùng biên giới Vân Nam như không biết đoạn nào vì có đến 3 cột mốc cùng mang số 17 sau đây:

Ðoạn thứ 1: Từ hợp lưu sông Long Bác (Lũng Pô) (龍賻) với sông Hồng (紅河) đến sông Qua Sách (戈索河)

Cột số 17: ở giữa đèo, trên đường từ Nhai Đầu (崖頭) đến Ðường Tử Biên (塘子邊).

Ðoạn biên-giới thứ 2: Từ Qua Sách Hà (戈 索 河 ) đến Cao Mã Bạch (膏 馬 白 ) thuộc Bắc Kỳ và Tân Nhai (新 崖) thuộc Vân Nam.

Cột số 17: đường từ Thạch Duẫn (石筍) đến Tie-Tchang.

Các đoạn biên giới thứ 3 và thứ 4: Từ Tân Nham 新 岩 (Trung Hoa) và Cao Mã Bạch 高 馬 白 (Việt Nam) đến biên giới Quảng-Tây廣 西.
Cột số 17: trên đèo, trên con đường nối Long Qua Ca 龍 戈 卡 (Trung-Hoa) với Long Cô 龍 姑 (Việt Nam).

Trong nhất thời ta không thể xác định cột mốc trong hình thuộc về đoạn biên giới nào, nhưng điều chắc chắn là mốc này, theo công ước 1887, thì nằm trên biên giới và thuộc chủ quyền của hai nước.

Hình thứ 5: mốc có ghi Đại Thanh Quốc Khâm Châu Giới. Mốc này là mốc kép, cắm dọc theo sông Ka Long, cắm ở phía bờ Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo: Tập tài liệu “Biên Giới Việt-Trung 1885-2000 Lịch sử thành hình và những tranh chấp” NXB Dũng Châu, in năm 2005, của Nhân-Tuấn Ngô Quốc Dũng.
———————-
1. Như các vùng tổng Tụ Long (Hà Giang, diện tích 700km², có nhiều mỏ kim loại quí), Đèo Lương (hay Luông) (Cao Bằng, diện tích khoảng 300km²), các xã thuộc hai tổng Kiến Duyên và Bát Trang (thuộc Hải Ninh), vùng mũi Bạch Long (phía bắc Móng Cái…)

2. “Việt-Trung và Đường biên giới pháp lý, công bằng và hữu nghị”, nguồn http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/01/821775/, tác giả TS Nguyễn Hồng Thao.
(BauxiteVietnam)

TS Alan Phan - Kền kền lợi dụng giá BĐS đang xuống?

 Luôn có dòng đầu tư “cá mập”, “kền kền” lợi dụng giá BĐS đang xuống, nhiều nhà đầu tư trong nước đang kẹt tiền sẽ bán lại dự án để tháo chạy.
 
Chuyên gia kinh tế TS Alan Phan nêu quan điểm trước thực tế các dòng vốn của các doanh nghiệp nước ngoài đổ vào lĩnh vực bất động sản ngày càng nhiều trong đó nhiều nhà đầu tư đã mua lại các dự án bất động sản của các doanh nghiệp trong nước.

Kền kền nhặt xác chết bất động sản

PV: - Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong nửa đầu năm nay đã có 10% trong tổng số 5,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tương đương 570 triệu USD được giải ngân đã đổ vào lĩnh vực bất động sản trong đó có các dự án nhà ở thương mại, trung tâm thương mại, resort… dẫn đến hàng loạt các dự án BĐS đã được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo ông tiềm năng của những phân khúc đó hiện nay ở Việt Nam như thế nào? Thực tế kinh tế khó, du lịch giảm; nhà ở thương mại giá cao không có người mua nhưng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn mua lại những “xác chết” này để làm gì, thưa ông? Theo ông, những hoạt động này có cho thấy bất động sản đang có tín hiệu phục hồi, ấm lên hay vẫn tiếp tục bất động?
TS Alan Phan: - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ Singapore, Hông Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã bắt đầu mua lại các dự án bất động sản của các doanh nghiệp trong nước đang ở thế kẹt. Luôn luôn có dòng đầu tư “cá mập”, “kền kền” lợi dụng giá bất động sản đang xuống, nhiều nhà đầu tư trong nước đang kẹt tiền sẽ bán lại dự án để tháo chạy.

Nếu họ mua được những dự án đã đầu tư 100 đồng, giờ mua lại 50 đồng thì có thể lời nhiều vì nếu trụ được vài ba năm may ra giá sẽ lên đến 70-80% trong khi họ không mất công xin dự án, đầu tư xây dựng… vì tất cả đã có sẵn, có thể chỉ cần hoàn thành phân đoạn chót.

Chuyện này xảy ra rất bình thường, chẳng hạn ở Thái Lan sau khủng khoảng kinh tế năm 1997-1999 đã làm sập hệ thống bất động sản của Thái Lan. Theo kinh nghiệm Thái Lan, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn tiền đã nhảy vào và chỉ phải chịu đựng khoảng 3-5 năm khi kinh tế hồi phục dần dần, họ bán ra và kiếm được nhiều lời.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào việc mua lại bất động sản của doanh nghiệp Việt Nam còn vì mặt bằng lãi suất nước ngoài tương đối rẻ nên dòng tiền đầu tư cũng dối dào.

Theo tôi, hiện nay, kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào 3 yếu tố chính là kiều hối, FDI, ODA. Trong đó, kiều hối tương đối ổn định vì người Việt ở nước ngoài dù không tăng số lượng nhưng mỗi năm vẫn chuyển về nước khoảng 10-12 tỷ USD chính thức, thậm chí có thể nhiều hơn trong các kênh không chính thức. Nó là phần quan trọng giúp GDP tương đối vững vàng.

Về đầu tư nước ngoài (FDI) phía Chính phủ đang ưu đãi rất tốt trong vấn đề đất đai, giấy phép, thuế… Trong những ngành cần nhiều nhân công rẻ hoặc để đón đầu Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP), các dự án FDI sẽ gia tăng. Ngoài ra, thời gian gần đây, khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng tương đối ổn định.

Tuy nhiên, ở khía cạnh đối ngược, nền kinh tế nội địa đang suy giảm, doanh nghiệp nội “vất vưởng”, hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng gặp khó. Thành ra triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn là 50-50 khi doanh nghiệp nước ngoài mua lại những “xác chết” bất động sản. Đây là một đánh cược, ai có máu phiêu lưu thì nhảy vào.
Chuyên gia kinh tế - TS Alan Phan
Chuyên gia kinh tế - TS Alan Phan
Kinh tế nếu nhờ kiều hối, FDI, ODA… ổn định thì bất động sản có thể hồi phục sau 3-5 năm, nếu không kiếm được 100% cũng thì các nhà đầu tư “kền kền” này cũng kiếm trung bình mỗi năm 20%. Vì vậy, để khẳng định bất động sản phục hồi, ấm lên hay vẫn tiếp tục bất động, chúng ta phải chờ đợi vì tùy thuộc nhiều vào nền kinh tế vĩ mô đi lên, bình bình hay đi xuống.

PV: - Thông thường khi đầu tư vào những dự án như vậy, các nhà đầu tư sẽ xử lý tái cơ cấu như thế nào? Thời gian vừa qua đã ghi nhận hiện tượng xin chuyển đất xây trung tâm thương mại thành đất phân lô bán nền, liệu kịch bản này có xảy ra hay không thưa ông? Nếu như vậy các doanh nghiệp bất động sản trong nước sẽ gặp khó khăn hay không?
TS Alan Phan: - Thường các nhà đầu tư không ào ạt làm ngay mà họ vừa làm vừa chờ đợi. Việc triển khai nhanh hay chậm phụ thuộc vào nguồn tài chính của họ nhiều hay ít.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài rất khôn ngoan và đầy kinh nghiệm, không có chuyện họ bỏ cục tiền lớn vào mà sẽ làm từ từ, nếu tiến triển tốt sẽ đẩy thêm cho đến khi dự án hoàn tất và bán ra nếu thị trường tốt. Còn nếu thị trường yếu kém quá, vẫn trì trệ thì họ sẽ vẫn găm găm tiền, chậm chạp vì họ không có ràng buộc phải hoàn thành trong bao nhiêu năm.

Việc các doanh nghiệp nước ngoài có xin chuyển đất xây trung tâm thương mại thành đất phân lô bán nền hay không vấn đề là tùy định giá của mỗi người, tùy phân khúc.

Có những định giá ở Việt Nam đôi khi là quá đà vì nghĩ đây là khu “đất vàng”. Đối với người nước ngoài họ có những quan tâm và mục tiêu khác mình không biết được. Mỗi nhà đầu tư có cái nhìn riêng, đánh giá riêng và quyết định lớn nhất là vấn đề giá họ mua có được “hời” hay không. Nếu không mua được giá hời tốt, so với rủi ro, thì đầu tư bên Âu Mỹ ổn định sao phải mang tiền qua Việt Nam?

Nhìn chung, mấy trăm triệu đầu tư bất động sản Việt Nam vừa nhận thực sự không nghĩa lý gì. Trong 12 tháng vừa rồi đã có tổng cộng gần 7 tỷ USD của Trung Quốc đổ vào mua bất động sản Mỹ, chưa tính FDI đến từ những nước khác.

Về việc các doanh nghiệp bất động sản trong nước lợi hay hại cũng tùy từng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào có tài chính vững vàng thì họ có thể bám trụ, còn doanh nghiệp nào chuyên đi vay tiền, thì lãi trả ngân hàng cũng đủ phá sản. Cho nên, vấn đề doanh nghiệp có gặp khó khăn hay không sẽ tùy tài chính mỗi doanh nghiệp, tùy tầm nhìn và tùy may mắn.

Những dự án có những điều kiện phát triển tốt có thể bán được ngay sẽ may mắn hơn còn những chỗ không được từ người tiêu dùng ưa chuộng sẽ khó khăn hơn. Nói chung sẽ tùy thị trường, tùy năng lực của từng doanh nghiệp nên không thể nói chung chung được.

Chưa chắc người dân mua được nhà giá rẻ

PV: - Được biết, các doanh nghiệp nước ngoài mua lại các dự án bất động sản nhà ở thương mại của doanh nghiệp trong nước với giá rẻ, như vậy có thể đặt kỳ vọng về việc giá bất động sản trong thời gian tới sẽ giảm theo và người dân mua nhà sẽ được hưởng lợi hay vẫn mất thuế đóng về ngân sách sau đó ưu đãi quá nhiều cho doanh nghiệp nước ngoài, thưa ông? Nếu không phải người dân liệu ai có thể được hưởng lợi từ việc này?

TS Alan Phan: - Doanh nghiệp nước ngoài sẽ coi tình hình ra sao mới đưa ra giá bán phù hợp nhất và có lợi nhất cho họ. Vì vậy, người mua không nên có những mong đợi quá đáng. Ai cũng muốn thu lợi tối đa, người ngoài hay người Việt. Nếu tình hình FDI, kiều hối tăng và kinh tế tốt đẹp, không có khủng hoảng Biển Đông, nợ công, sức khỏe ngân hàng tốt… nhà đầu tư sẽ giữ giá bán cho lời nhiều không hạ giá lắm.
Luôn có dòng đầu tư “cá mập”, “kền kền” lợi dụng giá BĐS đang xuống, nhiều nhà đầu tư trong nước đang kẹt tiền sẽ bán lại dự án để tháo chạy.
Luôn có dòng đầu tư “cá mập”, “kền kền” lợi dụng giá BĐS đang xuống, nhiều nhà đầu tư trong nước đang kẹt tiền sẽ bán lại dự án để tháo chạy.
Tuy nhiên nếu họ kẹt hàng thì họ cũng sẵn sàng giảm giá vì họ có đủ room khi giá vốn thấp. Hiện giờ ngay những doanh nghiệp lớn trong nước có tiền cũng đang đi thâu tóm những dự án dang dở. Nếu họ muốn kiếm lời nhiều, sẽ bám trụ để bán giá cao còn không họ bán ít lời. Giá cả còn tùy thuộc thị trường có chấp nhận mức giá đó hay không. Dù sao, cũng tốt chung cho thị trường vì tạo thanh khoản.

Ngoài ra, ảnh hưởng có tới được người dân hay không thì chỉ có thể khẳng định là nó sẽ gián tiếp như việc thuê nhân công, thuê nhà thầu phụ… tức là sẽ có ảnh hưởng nhất định nào đó nhưng không nhiều. Ngân sách cho các địa phương cũng sẽ tăng chút đỉnh nhờ các đấu tư này.

PV: - Có ý kiến lo ngại về việc nước ngoài chiếm bất động sản ở những vị trí quan trọng điều mà nhiều nước đã lên tiếng về Trung Quốc, theo ông trường hợp của Việt Nam có loại trừ hay không?
TS Alan Phan: - Thuần túy về kinh tế, anh nào có sẵn tiền sẽ mua, theo giá thị trường. Capital flight từ Trung Quốc và vị trí lân cận khiến đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc dẫn đầu trong số các nước tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Tuy nhiên tại Trung Quốc bong bóng bất động sản cũng lớn theo quy mô khủng khiếp vì Trung Quốc có tiền nhiều nên hoang phí hơn Việt Nam nhiều. Bong bóng nào vỡ cũng gây ảnh hưởng và khi bong bóng lớn, ảnh hưởng kinh tế mạnh hơn nhiều. Còn Việt Nam bong bóng có nổ thì thế giới cũng không ảnh hưởng gì. Nếu bong bóng bất động sản Trung Quốc nổ, nợ địa phương, nợ doanh nghiệp, nợ công bùng nổ ra cả các nền kinh tế thế giới.

PV: - Ông có thể dự đoán kịch bản cho thị trường bất động sản thời gian tới?

TS Alan Phan: - Dù có sự mua bán lại giữa các doanh nghiệp bất động sản nhưng cũng phải 3-5 năm để thị trường Việt Nam phục hồi. Với Trung Quốc tiến trình thể mất 5-10 năm.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguyên Thảo (thực hiện)
( Đất Việt ) 

Nguyễn Quốc Khải - Không trả tự do cho Tù Nhân Lương Tâm, không có TPP và võ khí sát thương

(VNTB) Chiến dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm do BPSOS phát động đã đạt được nhiều kết quả cụ thể trong vòng đúng một năm kể từ ngày khởi đầu.

Còn quá nhiều Tù Nhân Lương Tâm


Trước hết chúng ta nói đến chương trình đỡ đầu Tù Nhân Lương Tâm. Hiện nay trên thế giới có 30 Tù Nhân Lương Tâm được các dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu. Trong số đó có 13 Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, kể cả ba trường hợp mới nhất là Tù Nhân Lương Tâm Võ Minh Trí tức Nhạc Sĩ Việt Khang được DB Michael McCaul (Cộng Hòa, Texas) đỡ đầu và hai Tù Nhân Lương Tâm khác là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương được DB Chris Van Hollen (Dân Chủ, Maryland) đỡ đầu cùng một lúc vào tháng Bẩy vừa qua.

Mười Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam còn lại gồm TS. Cù Huy Hà Vũ (David Price), Đỗ Thị Minh Hạnh (Chris Van Hollen), Nguyễn Tiến Trung (Alan Lowenthal), Mục Sư Nguyễn Công Chính (Alan Lowenthal), Mục Sư Dương Kim Khải (Ted Poe), Linh Mục Nguyễn Văn Lý (Christopher Smith), Trần Huỳnh Duy Thức (Zoe Lofgren), Nguyễn Văn Lía (Zoe Lofgren), Tạ Phong Tần (Sheila Jackson Lee), và Ls. Lê Quốc Quân (Loretta Sanchez). Trong số mười người vừa kể, có ba Tù Nhân Lương Tâm đã được trả tự do vô điều kiện là TS Cù Huy Hà Vũ, Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, và KS Nguyễn Tiến Trung. 
Hình (Nguyễn Quốc Khải): Sau khi ra khỏi tù và sang đến Mỹ, TS Cù Huy Hà Vũ viếng thăm DB David Price (Dân Chủ, North Carolina), người đã bảo trợ ông từ khi còn là người Tù Lương Tâm tại Việt Nam. Từ trái: TS Nguyễn Đình Thắng (BPSOS/CAMSA), LS Gia Hartman (BPSOS), cô Elise Xuân Phương (BPSOS), DB David Price, LS Nguyễn Thị Dương Hà, TS Cù Huy Hà Vũ và ô. Nguyễn Quốc Khải (BPSOS/CAMSA).
Tại Việt Nam có khoảng 200 Tù Nhân Lương Tâm. Đây là những người vì lương tâm mà tranh đấu một cách ôn hòa cho quyền làm người của những người khác, chống lại bất công trong xã hội mà những nạn nhân điển hình là những dân oan mất nhà mất đất, những nạn nhân của nạn buôn người, những công nhân bị bóc lột lao động, những người bị tước đoạt những quyền tự do căn bản. Họ bị tù đầy vì bị CSVN khép vào tội hình sự theo các Điều Khoản 88, 79, và 279 của Luật Hình Sự. Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đoàn Huy Chương là những trường hợp điển hình. Cà ba người này bị chế độ CSVN kết án tổng cộng 23 năm tù vì tranh đấu cho quyền lợi của người lao động và dân oan bị cưỡng chiếm nhà đất.

Trong thời gian tới Chương Trình Đỡ Đầu Tù Nhân Lương Tâm và BPSOS sẽ đặc biệt tranh đấu đòi trả tự do cho sáu Tù Nhân Lương Tâm sau đây: Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, Trần Vũ Anh Bình, Hồ Thị Bích Khương, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đoàn Huy Chương.

Quốc hội chiếm ưu thế

Để tạo sức ép đòi CSVN trả tự do cho tất cả các Tù Nhân Lương Tâm, Chiến dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm liên tục vận động với Quốc Hội Hoa Kỳ để yêu cầu các nhà lập pháp Hoa Kỳ đặt điều kiện về nhân quyền, đặc biệt là quyền lao dộng, khi cứu xét cho Việt Nam tham dự vào Thương Ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership).

Qua sự vận động ráo riết của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ (Coalition for Free and Democratic Vietnam – viết tắt là CFDV) , trong đó có BPSOS và CAMSA, cho đến nay đã có 255 dân biểu lên tiếng chính thức phản đối cho Việt Nam vào TPP. Đa số nêu lý do chính là Việt Nam vi phạm quyền lao động. Một nhóm gồm 36 dân biểu không chấp nhận Việt Nam tham gia vào thương ước này vì Việt Nam cạnh tranh bất công trong ngành dệt may. Ngoài ra còn có 39 dân biểu khác không lên tiếng chính thức và không nêu đích danh Việt Nam nhưng chống TPP. Con số 255 dân biểu chính thức chống TPP đã vượt xa một nửa con số 435 thành viên của Hạ Viện. Nếu không kể 36 dân biểu chống TPP vì ngành dệt, chúng ta vẫn còn 119 phiếu chống, nghĩa là vẫn quá bán. Do đó Việt Nam không thể vào được TPP dù Tổng Thống Obama đồng ý. Một khi hầu hết các dân biểu Dân Chủ đều chống TPP cho Việt Nam, ông Tổng Thống Dân Chủ cũng khó có thể làm trái ý được.

Cuộc vận động Quốc Hội Hoa Kỳ của CFDV vẫn tiếp tục.

Điều kiện tiên quyết

Việt Nam từng thương thuyết với Hoa Kỳ cho Việt Nam một thời gian 5 năm để sửa đổi luật Lao Động cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhất là về quyền hội họp, quyền lập hội, và quyền thành lập công đoàn độc lập. Việt Nam cũng từng đề nghị cho các công đoàn ở cấp địa phương được tự trị, nhưng vẫn trực thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN), một tổ chức của Đảng CSVN. Hai đề nghị này không có giá trị. Chúng chỉ cho thấy rằng CSVN vẫn không từ bỏ chủ mưu muốn kìm kẹp công nhân. Vào năm 2008, CSVN cũng đã từng đưa ra những ý kiến tương tự, nhưng đã bị Hoa Kỳ bác bỏ, khi họ muốn xin Hoa Kỳ cho hưởng Quy Chế Ưu Đãi Phổ Quát (Generalized System of Preferences) về thuế quan, để có thể xuất khẩu khoảng 5.000 sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ miễn thuế. Từ 2008 đến nay đã 6 năm, Luật Lao Động Việt Nam vẫn không thay đổi. TLĐLĐVN vẫn chứng tỏ là một tổ chức của Đảng CSVN, không đem lại một lợi ích thiết thực cho công nhân cả.

Vấn đề cải thiện tình trạng nhân quyền một cách cụ thể cũng là một điều kiện tiên quyết để Hoa Kỳ xóa bỏ cấm vận võ khí đối với Việt Nam - một điều mà CSVN rất mong muốn trước sự xâm lăng trắng trợn của Trung Quốc. Tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Ted Osius chủ trương bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Tuy nhiên, ông đã nhắc nhở rằng lệnh cấm vận này sẽ không được dỡ bỏ nếu Việt Nam không có những tiến triển đáng kể về nhân quyền.

CSVN sửa đổi luật Lao Động và trả tự do cho các Tù Nhân Lương Tâm, đặc biệt là hai nhà bênh vực quyền lao động Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, là phương cách nhanh chóng nhất để giải quyết vấn đề TPP. Trong trường hợp này CSVN cũng sẽ có thể đạt được Hoa Kỳ thỏa thuận bán võ khí sát thương và quan hệ giữa hai nước sẽ tốt đẹp hơn, có lợi cho cả đôi bên.

Không trả tự do cho Tù Nhân Lương Tâm, không có TPP và võ khí sát thương

Hai dân biểu chủ xướng chương trình đỡ đầu cho Tù Nhân Lương Tâm là các ông Frank Wolf (Cộng Hòa, Virginia) và James McGovern (Dân Chủ, Massachusetts). Cả hai vị này là đồng chủ tịch của Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos của Hạ Viện Hoa Kỳ. Những nhà lập pháp Hoa Kỳ khác đã ủng hộ mạnh mẽ chương trình đỡ đầu Tù Nhân Lương Tâm Tù Nhân Lương Tâm là DB Ed Royce (Cộng Hòa, California), TNS Ben Cardin (Dân Chủ, Maryland), DB David Price (Dân Chủ, North Carolina), DB Alan Lowenthal (Dân Chủ, California), DB Chris Smith (Cộng Hòa, New Jersey), DB Sheila Jackson Lee (Dân Chủ, Texas).

Từ 2008 đến cuối năm 2013, BPSOS đã vận động được một ngân khoản 168 ngàn Mỹ kim và đã chuyển tất cả số tiền này đến 46 nhà tranh đấu nhân quyền bị tù đầy hoặc lâm nạn tại Việt Nam.

Song song với chương trình đỡ đầu Tù Nhân Lương Tâm, Quốc Hội Hoa Kỳ còn yểm trợ chiến dịch chống tra tấn do BPSOS phát động từ 2010. Mục tiêu là bảo vệ các tù nhân, đặc biệt là Tù Nhân Lương Tâm. Việt Nam đã ký Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn (U.N. Convention Against Toture viết tắt là CAT) vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, Chiến Dịch Chống Tra Tấn vẫn tiếp tục để bảo đảm rằng CSVN nghiêm chỉnh thi hành CAT. Theo những tin tức chúng tôi nhận được từ thân nhân của một số tù nhân lương tâm, những người này không còn bị tra tấn thể xác hay đánh đập nữa. Nếu ai có bằng chứng về việc CSVN còn tiếp tục tra tấn tù nhân lương tâm, xin vui lòng thông báo cho báo chí, các tổ chức nhân quyền, và BPSOS.

Về phía người Việt hải ngoại, chúng ta có chương trình kết nghĩa và bảo trợ các Tù Nhân Lương Tâm. Theo đó người Việt ở nước ngoài yểm trợ tinh thần và vật chất một Tù Nhân Lương Tâm ở trong nước qua gia đình của Tù Nhân Lương Tâm để họ có phương tiện chăm sóc và tranh đấu đòi tự do cho Tù Nhân Lương Tâm. Người kết nghĩa cũng có thể trợ giúp Tù Nhân Lương Tâm một cách gián tiếp qua Quỹ Tù Nhân Lương Tâm của BPSOS. Chương trình kết nghĩa và bảo trợ này của người Việt ở nước ngoài tỏ ra rất có hiệu quả vì mang đến gia đình Người Tù Lương Tâm những yểm trợ thiết thực.
  Nguyễn Quốc Khải
( Việt Nam Thời Báo )

Huỳnh Văn Sơn - Người Việt đang rất xấu

Trong vài năm trở lại đây số lượng người VN đi du lịch nước ngoài mỗi năm một tăng nhanh, nhất là những 'mùa' du lịch như hè, Giáng sinh - tết Tây, tết ta... Và cũng từ đây, trong mắt của người nước ngoài, nhiều hình ảnh không hay của người VN đã xuất hiện và ngày càng rõ nét.
Một thói xấu thường thấy: tiểu tiện nơi công cộng - Ảnh: Diệp Đức Minh
Điều này không những tạo nên sự trăn trở của những người bản xứ - nơi mà người Việt đến tham quan mà còn trở thành mối bận lòng của nhiều người có trách nhiệm với văn hóa Việt hôm nay.

“Xin mời ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu”

Hè năm ngoái, khi đi du lịch Thái Lan, vào một nhà hàng ăn buffet, tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cái biển ghi chữ tiếng Việt: “Xin mời ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht đến 500 baht. Xin cảm ơn!”.

Chuyện ăn uống này đã thành câu chuyện buồn của khách du lịch Việt không chỉ ở Thái Lan mà còn cả ở Singapore. Tại Singapore, biển ghi bằng tiếng Việt (và chỉ có duy nhất tiếng Việt): “Lấy vừa đủ ăn”. Quả thật, phải vào tận nơi mới biết tại sao người ta phải trưng những cái biển đấy. Nhà hàng đông khách, ai ai cũng xếp hàng đợi đến lượt mình lấy đồ ăn. Bỗng dưng một cặp đôi người Việt từ đâu ùa tới chen ngang. Những người xung quanh chỉ biết lắc đầu cười. Hai người này lấy những năm, sáu con hàu, trong khi người phục vụ bàn đang tách từng con hàu một cho khách. Vào một nhà hàng khác thì lại gặp một anh người Việt ăn tham, bê mấy đĩa đồ ăn đầy bự về bàn, cứ như kiểu không lấy thì sợ ai “hốt” hết, ăn không hết rồi bỏ bê luôn.

Có thể nhìn nhận đây đã trở thành một thói quen xấu của người VN. Một thói xấu gần như khó sửa. Người Việt bất chấp cái bụng của mình có thể ăn được bao nhiêu, mà ăn bằng “mắt”, lấy cho sướng tay, kể cả những món ăn lạ, không hợp khẩu vị, và để trên bàn ngồi ngắm nhìn như thành tích, rồi bỏ đi, trong ánh mắt vừa khó chịu vừa kinh ngạc của những người xung quanh. Lý giải cho điều này thật nhiều chuyện phải bàn. Thói quen? Sự nhận thức lệch pha về khả năng ước lượng? Hay sự sang trọng tức thời? Hoặc một yếu tố nào khác?
 
Những tiếng xấu về ứng xử thiếu văn hóa của người VN ngày càng lan truyền mạnh mẽ. Sự thụt lùi về văn hóa đang trở thành một nạn lớn đối với thế hệ trẻ của đất nước. Đầu tiên chỉ là sự thiếu tôn trọng cá nhân nhưng sau đó sẽ thành sự thiếu tôn trọng, phân biệt đối xử cho quốc thể
“Đi vệ sinh nhớ dội nước”
 
Thêm một lần choáng nữa ở nhà vệ sinh khi tôi bắt gặp cái biển to tướng, đánh máy bằng tiếng Việt hẳn hoi “đi vệ sinh nhớ dội nước” được gắn trên một nhà hàng đồi cát trên đất Thái. Vẫn đáng chú ý là chỉ có mỗi tiếng Việt mà không có ngôn ngữ khác.

Chuyện đi vệ sinh cũng là chuyện tế nhị, và với du khách người Việt thì phải luôn có sự nhắc nhở “giữ vệ sinh chung”, như nhắc trẻ mẫu giáo, nhưng cũng chỉ là “nước đổ lá khoai”. Họ cứ thẳng tiến “vào”, và đi “ra” tự nhiên, để người đến sau phải nhăn mặt bởi những gì người đi trước để lại. Đã có những chuyện cười ra nước mắt ở châu Âu, du khách Việt bị nhốt trong toilet, bởi muốn cửa mở ra thì phải có động tác giật nước xả.

Còn chuyện xả rác bừa bãi thì nhiều vô kể. Hay gặp nhất là ở sân bay. Có lần tôi đang ở sân bay Đài Loan, vì thời tiết xấu nên bị hoãn chuyến bay lại 2 giờ. Sân bay đông người không đủ chỗ ngồi, rất nhiều người nước ngoài phải đứng. Thế mà một đoàn người Việt, toàn những người trẻ 8X, 9X lôi báo ra trải dưới sàn ngồi, lôi bài ra đánh reo hò ầm ĩ. Đến khi đứng dậy thì báo mỗi chỗ một mảnh, mặc đấy cho nhân viên sân bay dọn dẹp. Đúng hôm ấy, chủ đề tôi chia sẻ lại là: bản sắc văn hóa và mối quan hệ với hành vi ứng xử.

Bài nói làm tôi ngậm ngùi lâu không hẳn chỉ vì sự cảm xúc quá lên khi trình bày về văn hóa người Việt mà đó là những gì thuộc về lòng tự trọng.

“Sorry, turn back please”

Tôi ít khi nói về những gì mình trải qua nếu mình có điều kiện hơn những cá nhân khác dù chỉ là một nhóm. Nhưng kinh nghiệm học tập tại Singapore từ những năm sau đại học khoảng 1999 - 2000 đến những cơ hội tập huấn về tư vấn ở một vài quốc gia như: Philippines, Malaysia hay xa hơn là Đan Mạch thì chuyện ứng xử đặc thù của người Việt vẫn là sự trăn trở tất bật trong suy nghĩ mỗi khi tình cờ gặp đồng hương xa xứ. Vừa mừng, vừa lo vì không biết mình có phải nhạy cảm quá đáng... Hay chuẩn bị gặp một tình huống đặc biệt nào đó trong cuộc sống từ người đồng hương ấy.
Dép trong nhà vệ sinh công cộng cũng bị lấy cắp
Có lần tôi lang thang ở Singapore và tình cờ gặp một sinh viên rất trẻ được một giải thưởng công nghệ. Vốn đang nghiên cứu về nghệ thuật nói trước công chúng, tôi sẵn sàng nhận lời mời để tham gia buổi nhận thưởng của bạn ấy cách trung tâm TP 3 km. Cùng lên chuyến xe taxi do một tài xế người gốc Malaysia lái. Anh ta từ chối thẳng thắn, không chịu chở cả tôi và cậu sinh viên ấy khi hai lần đề nghị cài dây an toàn nhưng chàng trai cứ giả vờ không nghe thấy. Tôi hỏi cậu ta không nghe rõ à. Cậu bảo: Nghe chứ, nhưng bên mình có cần cài đâu. Đi có chút xíu cài chi cho mệt. Không chở thì đi xe khác...

Có lần tôi lang thang ở Disneyland từ sáng sớm đến khuya chỉ để làm một thao tác khá đơn giản. Vốn khi học sau đại học ngành quản trị hành vi trong tổ chức, tôi muốn xem xét hành vi giám sát thương mại ở các khu vui chơi. Chọn Disneyland làm điểm đến, tôi kiên nhẫn chờ đợi, quan sát.

Mọi sự cứ lặng lẽ trôi nếu như không có cảnh nao lòng và buốt dạ. Một du khách bị tống cổ ra khỏi vị trí cuối cùng khi chuẩn bị được dạo chơi để hàn huyên cùng chị hằng. Người phụ trách giám sát trưng ra bằng chứng là một hình ảnh. Ban đầu, vị khách ấy đứng sau khoảng 8 người khách Tây và 4 trẻ em trong nước (có lẽ là người Hồng Kông hay Trung Quốc). Nhưng hình ảnh ghi nhận từ camera cho thấy anh ta đã len lỏi hai lần để tiến hơn 12 bậc để được lên sớm. Hành vi ấy được thực hiện bằng cách khều người phía trước để ra hiệu tìm người quen, nhưng rồi khi đến vị trí mới, anh ấy lại “sorry” để tiếp tục thực hiện. Và người cuối cùng tìm được cũng không phải người quen.

“Sorry, turn back please”. Câu hỏi “Anh đến từ VN?” cất lên bởi giọng lơ lớ của cô nhân viên giám sát làm tôi điếng người. Cái đau như vọng từ tiềm thức về hành vi công cộng bị xem thường hay sự xem thường chính mình của người Việt? (Còn tiếp)

Và một chuyện xấu nữa có thể kể đến là việc đi mua sắm. Người Việt đi du lịch và mua sắm nhưng gần như không có nhiều kiến thức về hàng hóa. Do đó khi mua sắm, nhiều người đã trở thành “trưởng giả học làm sang”, mua sắm vô tội vạ, đua nhau mua theo kiểu “anh có gì ả có đó”, khi mua, lấy hàng chọn hàng vứt bừa bãi lộn xộn, bới tung cả lô hàng... chưa kể chuyện “rình” để ăn cắp vặt.

Tháng 6.2013, một bức ảnh chụp biển cảnh cáo hành vi ăn cắp vặt có in tiếng Việt (dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật) gây xôn xao. Tấm biển cảnh cáo có nội dung: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức”.

 
Tiếng xấu ngày càng lan truyền mạnh mẽ

Tất nhiên không thể đánh đồng tất cả người VN đều mang những "tật" trên, nhưng đó cũng là một bộ phận không nhỏ. Và trong mắt không ít người ngoại quốc, nhiều trường hợp khách du lịch VN đã trở thành "con sâu làm rầu nồi canh". Những tiếng xấu về ứng xử thiếu văn hóa của người VN ngày càng lan truyền mạnh mẽ. Sự thụt lùi về văn hóa đang trở thành một tệ nạn lớn đối với thế hệ trẻ của đất nước. Đầu tiên chỉ là sự thiếu tôn trọng cá nhân nhưng sau đó sẽ thành sự thiếu tôn trọng, phân biệt đối xử cho quốc thể. Thử hỏi, với những tiếng xấu về văn hóa đó, làm sao thế hệ trẻ có đủ tự tin để hòa nhập và phát triển đất nước?

Tính cách có một phần yếu tố di truyền, song một phần lớn khác là do ảnh hưởng của sự giáo dục (trong gia đình, nhà trường) và môi trường xã hội tác động đến. Do đó, tính cách ấy không thể bất biến được. Muốn thay đổi tính cách, con người cần phải đặt trong môi trường nhất định. Nếu như trong một cộng đồng, một xã hội được thắt chặt kỷ cương, đạo đức xã hội, pháp luật nghiêm minh, người thực thi pháp luật không nể nang bất cứ ai, tạo ra xã hội thực sự dân chủ, minh bạch thông tin thì những thói xấu như tham ăn, háo danh, sĩ diện, tùy tiện... sẽ khó có đất mà tồn tại.

Ngoài ra, xã hội cần có sự tuyên truyền mạnh mẽ về việc chống lại các thói quen xấu đã, đang và có xu hướng được hình thành. Bản thân mỗi cha mẹ cần là một tấm gương sáng để con cái noi theo. Nhà trường cần chú trọng khâu rèn luyện đạo đức, nếp sống, thói quen cho trẻ. Bên cạnh dạy kiến thức, nhà trường và gia đình cần dạy dỗ nhiều hơn về văn hóa giao tiếp và ứng xử. Có như vậy mới góp phần đưa văn hóa VN trở thành một điểm sáng trong mắt bạn bè thế giới.
PGS-TS Huỳnh Văn Sơn
(Phó chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội VN)
( Thanh Niên )

Liệu Bắc Kinh có thực thi dân chủ ở Hồng Kông?

Năm 2007, Bắc Kinh hứa với người dân Hồng Kông rằng cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu cho vị trí Trưởng Đặc khu sẽ được diễn ra vào năm 2017, và phương pháp tương tự sẽ áp dụng cho toàn bộ cơ quan lập pháp vào năm 2020. Năm ngoái, phong trào ủng hộ dân chủ bắt đầu chiến dịch đấu tranh buộc Bắc Kinh phải thực hiện lời hứa trên.
Gần nửa triệu người dân Hồng Kông xuống đường biểu tình đòi dân chủ ngày 1 tháng Bảy, 2014. Ảnh: scmp.com
Gần nửa triệu người dân Hồng Kông xuống đường biểu tình đòi dân chủ ngày 1 tháng Bảy, 2014. Ảnh: scmp.com

Nhưng tư thế của các nhà chức trách Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn kể từ năm 2007. Các quan chức [Trung Quốc] đưa ra yêu cầu rằng các ứng cử viên vào chức vụ này phải ‘yêu Trung Quốc, yêu Hồng Kông’. Bắc Kinh cũng sẽ đề ramột ủy ban đề cử để hoàn tất công việc “đề cử tổ chức, triển khai thực hiện ý chí số đông’. Một số ý kiến cho rằng Bắc Kinh đề ra hướng này nhằm cố ý tạo cơ hội để đưa một số thành phần ưu tú ủng hộ Bắc Kinh vào nắm các số ghế trong ủy ban đề cử, sau đó sẽ kiểm soát danh sách các ứng cử viên cho chức vụ Trưởng Đặc khu trong cuộc bầu cử. Việc yêu cầu các ứng cử viên phải ‘yêu Trung Quốc, yêu Hồng Kông’ sẽ trở thành cơ sở đầu tiên trong quá trình sàng lọc chính trị.

Sự không thành thật của chính quyền Trung Quốc đã làm cho phong trào ủng hộ dân chủ mất kiên nhẫn. Tình hình đang ngày càng trở nên đối đầu khi Bắc Kinh cho thấy họ không có khuynh hướng lùi bước: đề xuất cho sự thỏa hiệp được khởi xướng bởi các nhóm trung dung đã bị Bắc Kinh thẳng thừng từ chối. Đáng chú ý hơn,mặt trận ủng hộ Bắc Kinh đã thành lập nhiều “tổ chức yêu nước” và tham gia vào nhiều cuộc đối đầu trong các cuộc hội thảo chính trị và các cuộc tụ họp. Tình hình chính trịvăn minh tại đây đang bị suy giảm và điều này lại góp phần gây ra sự phân cực chính trị trong xã hội Hồng Kông.

Ngoài ra còn có các yếu tố mang tính cấu trúc có thể được nhìn thấy trên khắp khu vực Đông Á, và các yếu tố bất bình này đang ngày càng tích lũy nhiều thêm. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế với đại lục Trung Quốc đã dẫn đến khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng lớn. Và đối với phần lớn dân số, đặc biệt là đối với sinh viên trẻ vừa tốt nghiệp đại học, mức lương thực tế của họ cũng đã bị suy giảm rất nhiều trong hơn một thập kỉ qua. Nhiều người trẻ ở Hồng Kông ngày nay không có đủ khả năng mua nhà riêng – và cũng phàn nàn về những khó khăn trong việc lập gia đình và sinh con.

Trong bối cảnh bất bình xã hội ngày càng lan rộng, người dân Hồng Kông cũng lo lắng nghiêm trọng về sự thông đồng giữa các quan chức hàng đầu trong chính phủ và các doanh nghiệp lớn. Trong quá khứ, đây là một mối quan tâm rất mơ hồ nhưng với các cuộc điều tra liên quan đến cựu giám đốc Donald Tsang và cựu ủy viên độc lập Timothy Tong dính líu đến các vụ tham nhũng, cũng như trường hợp tham nhũng mà tòa án đang xét xử liên quan đến thư ký của cựu giám đốc chính quyền – Rafael Hui và ông trùm bất động sản Hung Kai Properties – thì sự thông đồng đã trở nên rõ ràng hơn.

Người dân ngày càng nhận ra rằng các chính sách đặc biệt dành cho các doanh nghiệp lớn đến từ tiền thuế của họ, đặc biệt là những ai liên quan đến việc bán đất, quản lý quỹ quan phòng, sự thiếu vắng đối với quyền thương lượng tập thể cho công đoàn và sự thiếu cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả siêu thị.

Kể từ khi các cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra vào ngày 1 tháng Bảy năm 2003 phản đối đề xuất Luật Cơ bản Điều 23, các nhà chức trách Trung Quốc đã gia tăng sự can thiệp của họ trong nền chính trị Hồng Kông, dẫn đến một vòng luẩn quẩn: các lãnh đạo Trung Quốc càng lo lắng thì họ càng can thiệp mạnh hơn dẫn đến nhiều sự bất bình [trong dân chúng] hơn, và như vậy chính quyền Trung Quốc lần lượt tin rằng họ phải can thiệp nhiều hơn nữa.

Các chiến dịch giáo dục chống yêu nước trong năm 2012 là một ví dụ điển hình. Cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho rằng ‘trái tim của người dân Hồng Kông đã không quay trở lại quê hương [Đại lục]’. Do đó, họ cần phải được giáo dục tốt hơn. Nhưng chương trình giáo dục lòng yêu nước đã bị các bậc phu huynh và học sinh từ chối bởi họ cho rằng như Bắc Kinh muốn áp dụng chính sách tẩy não, và như vậy sẽ đi ngược lại giá trị cốt lõi của cộng đồng ở Hồng Kông.

Ngày 10 tháng Sáu năm 2014, Văn phòng Thông tin của Hội đồng Nhà nước phát hành bài viết về việc thực hiện mô hình “một quốc gia, hai hệ thống’, với ý định hạ thấp kỳ vọng của người dân Hồng Kông về các cuộc cải cách chính trị. Thông điệp cơ bản là bất cứ điều gì Hồng Kông có được đều bắt nguồn từ Bắc Kinh. Văn bản này cũng khẳng định rằng ‘thẩm phán địa phương phải đạt các “yêu cầu chính trị cơ bản” về lòng yêu nước’. Điều này đã làm người dân Hồng Kông bất bình vì sự độc lập của ngành tư pháp là một trong những giá trị cốt lõi quan trọng nhất đối với họ. Văn bản do Văn phòng Thông tin đưa ra đã góp phần dẫn đến cuộc biểu tình rầm rộ (khoảng nửa triệu người) ủng hộ dân chủ ngày 1 tháng Bảy vừa qua.

Có vẻ như Bắc Kinh sẽ không cho phép Hồng Kông được thực sự dân chủ. Nhưng tình trạng bất ổn cũng khó lan rộng: hầu hết mọi người ở Hồng Kông đều có thái độ ôn hòa và coi trọng ổn định và thịnh vượng. Tuy nhiên, chính phủ sẽ mất tính hợp pháp trong mắt người dân và xã hội sẽ tiếp tục phân cực.
 
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Joseph Cheng, City University of Hong Kong/EAF

* Joseph Cheng là giáo sư Khoa học Chính trị tại Hong Kong City University.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Tăng lương tối thiểu: Liệu có thực hiện đúng lộ trình?

Tăng lương 15,1% vào năm 2017 là phương án được Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt trình Chính phủ. Đây là con số mà theo đại diện giới sử dụng lao động là cả một sự “nhượng bộ”, bởi hiện nhiều doanh nghiệp (DN) đang khó khăn. Song, vấn đề đặt ra là trong bối cảnh đó liệu phương án này có thực hiện đúng lộ trình?
Tăng lương tối thiểu: Liệu có thực hiện đúng lộ trình?
Tăng lương như thế nào để người lao động có thể sống được nhưng vẫn không tạo gánh nặng cho DN là một bài toán nan giải. Nguồn: internet

Tăng lương = thỏa hiệp + nhượng bộ?

Theo phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2015 được Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất để trình Chính phủ, mức tăng lương tối thiểu vùng được đề xuất tăng vào năm 2015 ở khu vực DN cụ thể như sau: Lương tối thiểu vùng I là 3,1 triệu đồng (tăng 400 ngàn đồng so với năm 2014); vùng 2 là 2,75 triệu đồng (tăng 350 ngàn đồng); vùng 3 là 2,42 triệu đồng (tăng 320 ngàn đồng); vùng 4 là 2,2 triệu đồng (tăng 300 ngàn đồng).

Đánh giá về mức đề xuất trên, ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ VN) cho biết: Ban đầu Tổng LĐLĐ VN đưa ra mức 3.400.000 đồng/người/tháng cho vùng 1, nhưng sau đó đã căn cứ vào nhiều yếu tố giảm xuống mức 3.200.000 đồng/người/tháng. Song cuối cùng đại diện giới người sử dụng lao động đề xuất là 3.100.000 đồng/người/tháng. Với mức này, lương tối thiểu ở mỗi vùng đều thấp hơn 100.000 đồng so với phương án được Tổng liên đoàn đưa ra.

“Chúng tôi không đồng ý với phương án tăng lương này, phương án này sẽ được Hội đồng Tiền lương quốc gia báo cáo trình Chính phủ quyết định. Do vậy, trong thời gian tới, Tổng Liên đoàn sẽ tiếp tục có đề xuất kiến nghị lên Chính phủ, đề nghị xem xét lại phương án tăng lương tối thiểu theo hướng ít nhất phải đạt 3,2 triệu đồng/người/tháng” – ông Chính nói .

Tuy nhiên đại diện giới sử dụng người lao động lại cho rằng: mức tăng 15,1% so với năm 2014 là sự nhượng bộ lớn của phía đại diện người sử dụng lao động.

Ông Hoàng Văn Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia, Phó Chủ tịch thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: "Quan điểm ban đầu của VCCI là đề xuất mức 11%, nhưng cuối cùng, chúng tôi đã nhượng bộ tới mức 15,1%”.

Hi vọng và chờ

Theo lộ trình tới năm 2017 lương tối thiểu sẽ bảo đảm mức sống tối thiểu. Tuy nhiên đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, nếu trong năm 2015 không tăng lương tối thiểu vùng đạt được ở mức 80% thì năm 2017 không thể đạt được ở mức 100%, nghĩa là đạt mục tiêu lương phải đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người lao động. Điều đó cũng có nghĩa, lộ trình tăng tiền lương tối thiểu vùng sẽ phá sản.

Liên quan tới vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội Phạm Minh Huân thừa nhận, với mức tăng 15,1% so với năm 2014 như đề xuất thì cũng chỉ mới đáp ứng được 75% mức sống tối thiểu của người lao động.

Trước thực tế khó khăn như hiện nay, việc tăng lương như thế nào để người lao động có thể sống được nhưng vẫn không tạo gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp đang là một bài toán nan giải, còn nhiều tranh cãi.

Song có một thực tế là chúng ta không thể cứ mãi vin vào lý do kinh tế đang khó khăn nếu tăng lương sẽ gây áp lực cho doanh nghiệp, rồi “sợ” tăng lương đồng nghĩa với thất nghiệp thì rất khó thực hiện được cam kết tăng lương tối thiểu bằng mức sống tối thiểu cho người lao động, nhất là những công nhân không có khoản thu nhập nào khác ngoài lương.
Theo Thứ trưởng Phạm Minh Huân: “Nếu điều kiện thuận lợi thì  lộ trình này sẽ thực hiện được. Theo đó, chúng ta phải đẩy tốc độ tăng lương tối thiểu vùng cao hơn trong năm 2016 và 2017. Song  nếu tình hình khó khăn thì có thể lùi thời gian, nhưng chắc chỉ 1 năm”.
 ( Thời Báo Tài Chính Việt Nam )
 

Nông nghiệp VN hiện nay không thể xuất cho ai ngoài TQ!

Nguyên văn phát biểu báo chí của TNS John McCain tại Hà Nội ngày 08.08.14

Dân Luận: Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng (BPOS) thì các bản tin quốc tế về buổi họp báo của TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse ngày 8 tháng 8 ở Hà Nội đã không nêu lên hai điểm quan trọng: cải thiện nhân quyền phải ở mức căn bản và tiến trình phát triển quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang tính cách tiệm tiến, tuỳ thuộc mức cải thiện nhân quyền. Một số bản tin Việt ngữ phạm thiếu sót vì lấy tin từ các bản tin quốc tế. Vì vậy Dân Luận xin công bố nguyên văn bản lời phát biểu của TNS John McCain tại Hà Nội hôm 08.08.2014 để độc giả tham khảo.

Phát biểu báo chí của TNS John McCain ở Hà Nội ngày 8 tháng 8, 2014
Tôi là Thượng Nghị Sĩ John McCain, và luôn luôn cảm thấy hân hoan mỗi khi trở lại Việt Nam. Có Thượng Nghị Sĩ Sheldon Whitehouse của tiểu bang Rhode Island đi cùng tôi.

Chúng tôi đến Hà Nội vào một thời điểm quan trọng: Sang năm sẽ đánh dấu 20 năm từ ngày bình thường hoá quan hệ giữa chúng ta. Đối với những người trong chúng ta đã góp phần trong tiến trình này, tiến triển mà chúng ta đạt được trong thời gian ấy là đáng ngạc nhiên. Cùng lúc, chúng tôi ghi nhận rằng chúng ta còn có thể làm thêm nhiều hơn biết bao như là những thành phần đối tác, và chúng ta cần một chương trình nghị sự đầy tham vọng khi tiến vào năm tới, đặc biệt là trong bối cảnh của những sự kiện đáng lo gần đây ở Biển Đông. Tóm lại, bây giờ là thời gian cho Việt Nam và Hoa Kỳ cùng nhau thực hiện một bước nhảy vọt chiến lược lớn. Đó là lý do tại sao chúng tôi có mặt ở đây.

Về phần chúng tôi, Hoa Kỳ đã sẵn sàng để đáp ứng thách đố này với suy nghĩ và hành động mới. Chúng tôi đã sẵn sàng để hoàn tất một Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương ở tiêu chuẩn cao, với Việt Nam là một đối tác trọn vẹn. Chúng tôi đã sẵn sàng, trong bối cảnh của TPP, làm việc với Việt Nam để đáp ứng các tiêu chí để được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường. Chúng tôi sẵn sàng tăng cường hợp tác quân sự giữa chúng ta và số lần chiến thuyền Hoa Kỳ cặp bến Việt Nam theo như Việt Nam cho phép - không phải bằng cách thiết lập các căn cứ, đó không là điều chúng tôi mưu cầu, mà là thông qua các thỏa thuận để tăng sự tiếp cận, như chúng tôi đang hoàn tất thương thảo với các nước khác trong khu vực. Chúng tôi cũng đã sẵn sàng để tăng cường hỗ trợ an ninh nhằm giúp Việt Nam nâng cao khả năng theo dõi trong lĩnh vực hàng hải và xây dựng năng lực bảo vệ quyền chủ quyền của mình.

Trong mục đích ấy, tôi tin rằng đã đến lúc Hoa Kỳ bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Điều này sẽ không, và không nên, xảy ra toàn bộ cùng một lúc. Thay vào đó, nó nên được giới hạn trước hết trong phạm vi khả năng phòng thủ, chẳng hạn như bảo vệ bờ biển và các hệ thống hàng hải, hoàn toàn thuộc về an ninh đối ngoại.

Chúng ta có thể làm đến bao nhiêu trong lĩnh vực này, cũng giống như trong các mục tiêu thương mại và an ninh tham vọng nhất khác của chúng ta, tuỳ thuộc nhiều vào hành động thêm nữa của Việt Nam về nhân quyền. Chúng tôi đánh giá cao những tiến bộ gần đây Việt Nam đã thực hiện, bao gồm việc ký Công Ước Chống Tra Tấn và đăng ký sinh hoạt cho nhiều nơi thờ phượng.

Đồng thời, các nhà lãnh đạo của Việt Nam thừa nhận còn nhiều việc phải làm, vì một lý do trên hết: Nó là điều tốt cho Việt Nam - cho sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam. Như Thủ Tướng Chính Phủ cho biết trong lời phát biểu đầu năm của mình, "Dân chủ là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại." Chế độ ở Việt Nam, ông nói, "phải làm tốt hơn về dân chủ, và đảng phải giương cao ngọn cờ dân chủ."

Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ chuyển những lời đáng ghi nhận này thành những hành động mạnh dạn, chẳng hạn như trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối cùng làm rõ trong pháp luật và chính sách rằng quyền lực nhà nước là hạn chế và các nhân quyền phổ quát -- các tự do phát biểu, lập hội, thờ phượng, xuất bản, và truy cập thông tin -- được bảo vệ cho tất cả công dân.

Trong thế kỷ cạnh tranh này, tất cả các nước phải đối mặt với cùng một câu hỏi: Điều gì khiến chúng ta khác biệt? Những gì chúng ta có để cống hiến? Tôi tin rằng Việt Nam có thể cống hiến một câu trả lời đầy uy lực - mẫu mực về một nhà nước đáp ứng những kỳ vọng gia tăng của người dân về một nền dân chủ, quản trị tốt và pháp quyền, sự thịnh vượng và phát triển xã hội, môi trường trong lành, và sức mạnh dân tộc để bảo vệ độc lập. Đó là một mẫu mực mà sẽ truyền cảm hứng cho những dân tộc khác trong khu vực, bao gồm cả láng giềng của các bạn ở phương bắc, để phải tự hỏi: tại sao chúng ta không thể giống như Việt Nam hơn?

Trong gần hai thập kỷ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã xây dựng được một mối quan hệ vững chãi dựa trên các mục tiêu chung và các lợi ích chung. Chúng tôi hy vọng trong những năm tới chúng ta sẽ có thể xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược dựa trên những giá trị chung - vì đó là quan hệ hữu nghị chặt chẽ nhất, vững mạnh nhất và lâu bền nhật mà hai quốc gia có thể có.

Bản dich của Mạch Sống
-----
Nguyên bản tiếng Anh:
Washington, D.C. ­– U.S. Senator John McCain (R-AZ) today delivered the following statement at a press conference in Hanoi, Vietnam:

“I am Senator John McCain, and it is always a pleasure to be back in Vietnam. I am joined by my colleague Senator Sheldon Whitehouse of Rhode Island.

“We have come to Hanoi at an important time: Next year is the 20th anniversary of the normalization of our relations. For those of us involved in that process, the progress we have made in this time has been astounding. At the same time, we recognize that we can do so much more together as partners, and that we need an ambitious agenda as we head into next year, especially in light of troubling recent events in the East Sea. In short, now is the time for Vietnam and the United States to take a giant strategic leap together. That is why we are here.

“For our part, the United States is ready to meet this challenge with new thinking and action. We are ready to conclude a high-standard Trans-Pacific Partnership, with Vietnam as a full partner. We are ready, in the context of TPP, to work with Vietnam to meet the criteria for U.S. recognition as a market economy. We are ready to increase our military cooperation and ship visits as much as Vietnam permits – not by establishing bases, which we do not seek, but through agreements for increased access, as we are concluding with other countries in the region. We are also ready to increase our security assistance to help Vietnam improve its maritime domain awareness and build its capacity to defend its sovereign rights.

“To that end, I believe the time has come for the United States to begin easing our lethal arms embargo on Vietnam. This will not, and should not, happen all at once. Rather, it should be limited at first to those defensive capabilities, such as coast guard and maritime systems, that are purely for external security.

“How much we can do in this regard, as with our other most ambitious trade and security objectives, depends greatly on additional action by Vietnam on human rights. We appreciate the recent progress Vietnam has made, including signing the Convention Against Torture and registering more places of worship.

“At the same time, Vietnam's leaders acknowledge there is more to be done, for one reason above all: It is good for Vietnam – for its stability, prosperity, and success. As the Prime Minister said in his New Year's address, ‘Democracy is the inevitable trend in the development process of humankind.’ The Vietnamese regime, he said, ‘must be much better in terms of democracy, and the party must hold high the banner of democracy.’

“It is our hope that Vietnam will translate these remarkable words into bold actions, such as releasing prisoners of conscience, creating space for civil society, and ultimately by making it clear in law and policy that state power is limited and universal human rights – the freedom to speak, associate, worship, publish, and access information – are protected for all citizens.

“In this competitive century, all countries face the same question: What sets us apart? What do we have to offer? I believe Vietnam can offer a powerful answer – the example of a state that delivers on its peoples' rising expectations for democracy, good governance and rule of law, prosperity and social development, a clean environment, and the national strength to defend its independence. That is an example that would inspire others in this region, including your neighbors to the north, to ask: why can't we be more like Vietnam?

“Over nearly two decades, Vietnam and the United States have built a strong relationship based on common goals and shared interests. We hope in the years to come to be able to build a strategic partnership based on shared values as well – for that is the closest, strongest, and most enduring friendship two nations can have.”

Nguồn: http://www.mccain.senate.gov/public/index.cfm/press-releases?ID=f5fd4b07-3d87-4a9f-a892-03018c779888
  (Dân luận) 

Nông nghiệp VN hiện nay không thể xuất cho ai ngoài TQ!

(Thị trường) - Một nền nông nghiệp đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp thì không có nước nào dám mua sản phẩm của nền nông nghiệp ấy.
PGS.TS Vũ Trọng Khải, chuyên gia độc lập về kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguyên Hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II tại TP.HCM nhận xét.
Hám lợi chụp giật thì chỉ có thể bán cho Trung Quốc!
Theo Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm nay cả nước xuất khẩu được 33 nghìn tấn chè, với giá trị đạt 51 triệu USD, giảm 13,2% về khối lượng và giảm 10,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam là một trong 5 nước sản xuất chè lớn nhất thế giới, tuy nhiên, giá xuất khẩu lại ở mức thấp nhất thế giới, thậm chí chè Việt Nam còn bị một số thị trường chê, trả lại hàng. Tình trạng của cây chè cũng giống như nhiều mặt hàng nông sản khác của Việt Nam như gạo, sắn, cao su... khi có một nền thương mại buôn chuyến, có gì bán nấy với giá rẻ.
Chè bẩn
Vụ việc chế biến chè bẩn tại một số tỉnh phía Bắc năm 2011 khiến ngành chè lao đao
Đây không phải là nghịch lý mà là điều đương nhiên bởi một nền nông nghiệp không được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm là một nền nông nghiệp đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp thì không có nước nào dám mua sản phẩm của nền nông nghiệp ấy. Hàng ngày chúng ta đều buộc phải ăn chất độc.
Một nền nông nghiệp mà nông dân sản xuất một cách manh mún và tùy tiện, công nghiệp chế biến nông phẩm lạc hậu, doanh nghiệp làm ăn chộp giật, chỉ biết lợi ích trước mắt, không tạo dựng được liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thì tất nhiên điều đó phải xảy ra.
Còn nhớ 1, 2 năm trước, hàng loạt lô chè xuất khẩu sang châu Âu bị trả về do có hàm lượng hóa chất vượt quá mức quy định. Điều đáng nói các hợp chất này vẫn được Việt Nam cho phép sử dụng nhưng lại cấm bị sử dụng ở các nước châu Âu. Chính vì thế những sản phẩm như vậy chỉ có thể xuất sang Trung Quốc. Tình trạng này kéo dài nhiều năm khiến người nông dân và doanh nghiệp cũng trở nên lười thay đổi, do đó chất lượng và khối lượng nông phẩm không thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường các nước phát triển, buộc phải bán rẻ cho các thị trường dễ tính như Trung Quốc.
Có người từng hỏi, Bộ Nông nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường để giảm xuất khẩu sang Trung Quốc được không? Câu trả lời có thể khẳng định là không, Việt Nam không thể xuất cho ai ngoài Trung Quốc với nền nông nghiệp hiện nay.
Ngành chè và nông dân Việt đã phải nhận nhiều "quả đắng" khi bị thương lái Trung Quốc chơi xấu. Đó là đầu những năm 2000, thương lái Trung Quốc đổ xô thu mua chè vàng nguyên liệu tại Việt Nam với giá quá cao rồi mang về Trung Quốc sản xuất chè vàng chính hiệu. Lợi nhuận trước mắt đã làm người trồng chè đổ xô đi hái chè không tuân theo kĩ thuật. Người dân còn trộn cả các loại chè khác không phải chè Shan Tuyết, bỏ lẫn tạp chất vào và thương lái Trung Quốc không thu mua.
Một bài học cay đắng khác là vào năm 2011 thương lái Trung Quốc cố tình thu gom chè bẩn khiến người dân đã trộn cả trộn phân lân, bột đá, bùn, chất thải làm ngành chè lao đao.
Đây không phải là hành vi thương mại bình thường mà là hành vi phá hoại mang tính chất lưu manh. Không phải tự dưng mà mấy thương lái Trung Quốc sang Việt Nam làm việc này, nếu không có chính quyền bảo lãnh họ chẳng dám làm.
Trong khi đó, cơ quan chức năng Việt Nam lại phản ứng quá yếu ớt. Thương lái Trung Quốc xúi nông dân Việt làm tầm bậy tầm bạ tại sao chính quyền Việt Nam không trừng trị theo luật pháp? Theo quy định của WTO, từ năm 2011, doanh nhân nước ngoài có quyền vào Việt Nam mua nông sản nhưng họ phải lập một pháp nhân có quốc tịch Việt Nam. Thương nhân Trung Quốc không lập pháp nhân mà họ đưa người len lỏi vào, thuê thương lái Việt Nam làm trung gian gom mua nên đã gây ra những hậu họa như nói ở trên.
Thương nhân bình thường không ai làm việc đó. Bởi điều đó không những không mang lại lợi nhuận mà còn gây bất an cho tính mạng của họ. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nông dân Việt Nam hám lợi, muốn kiếm tiền dù biết đó là tiền bẩn, tiền bất chính nên thương lái Trung Quốc mới có cơ hội làm bậy.
Phải có Nông dân lớn và Doanh nghiệp lớn
Nhiều người bảo nền kinh tế Việt Namn không muốn lệ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc thì phải xây dựng được thương hiệu. Muốn thế, nền nông nghệp phải thực hiện GlobalGAP. Khi đó, nông sản Việt Nam không cần bán cho thị trường Trung Quốc mà có thể bán thẳng cho thị trường EU, Nhật, Mỹ mang lại giá trị gia tăng cao hơn rất nhiều.
PGS.TS Vũ Trọng Khải
PGS.TS Vũ Trọng Khải
Muốn vậy phải xây dựng mối liên kết bền vững giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp, tạo thành chuỗi giá trị ngành hàng từ trang trại đến bàn ăn. Trong đó, nhà nông phải là người sản xuất hàng hóa lớn nhờ tích tụ ruộng đất và thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.
Doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản phải được áp dụng công nghệ cao. Doanh nghiệp phải đóng vai trò nhạc trưởng trong mối liên kết này, thể hiện qua việc: cung ứng giống xác nhận cho nông dân theo nhu cầu thị trường; hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình GlobalGAP hoặc ít nhất là VietGAP; có thể cung ứng vật tư hoặc làm trung gian để ngân hàng cho nông dân vay tiền mua vật tư. Cuối cùng là doanh nghiệp phải mua hết nông sản cho nông dân và có công nghệ chế biến hiện đại.
Như vậy doanh nghiệp sẽ có chất lượng và khối lượng nông sản đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường các nước phát triển như EU, Nhật Bản, Mỹ. Khi đó, doanh nghiệp mới chiếm lĩnh được những thị trường này và dần dần tạo dựng được thương hiệu của mình.
Mặt khác, Nhà nước phải có chính sách để khuyến khích phát triển liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp. Nhà nước phải có khung pháp lý để cho việc mua bán quyền sử dụng đất đai một cách thuận lợi. Đào tạo miễn phí cho thanh niên nông dân để họ trở thành những nông dân chuyên nghiệp, những “thanh nông tri điền” chứ không phải nông dân cha truyền con nối,“lão nông tri điền”.
Nhà nước có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ chế biến và bảo quản nông sản bằng việc tài trợ lãi suất khi họ đầu tư mua sắm các thiết bị công nghệ hiện đại và thực hiện liên kết với nông dân. Có thể giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vài ba năm đầu khi họ thực hiện mối liên kết với nông dân ở những vùng sản xuất hàng hóa theo quy hoạch của Nhà nước. Làm được điều này Việt Nam sẽ có hàng nông sản chất lượng cao và ổn định.
Chọn mua rẻ, bán rẻ:Việt Nam chủ động phụ thuộc Trung Quốc?
Thành Luân (ghi)

Xã hội dân sự Trung Quốc: Một tham khảo

Mặc dù xã hội dân sự Trung Quốc có môi trường hoạt động nhiều thách thức hơn Việt Nam nhưng có lẽ có tới 90-95% các nhận định về xã hội dân sự ở Trung Quốc đồng thời cũng có thể áp dụng được vào bối cảnh ở Việt Nam.
Về mặt lịch sử, văn hóa, và chính trị, Trung Quốc là quốc gia có truyền thống gắn bó gần gũi nhất với Việt Nam. Dĩ nhiên, nói như thế không có nghĩa hai quốc gia tương đồng trên mọi khía cạnh. Trung Quốc là một nước lớn, xét cả về nghĩa đen và nghĩa bóng, tuy vậy, sự ảnh hưởng giữa hai quốc gia không diễn ra theo một chiều đơn nhất, và cả hai đều cùng tham gia vào một quá trình đồng tiến hóa và thích nghi chung.1 Điều này cũng đúng với trường hợp chặng đường hình thành và phát triển xã hội dân sự diễn ra song song tại Trung Quốc và Việt Nam trong mấy thập kỷ gần đây. Rất nhiều tài liệu liên quan bằng tiếng Trung và tiếng Anh ở Trung Quốc đã đề cập một bối cảnh mà trong đó các tổ chức và mạng lưới chính thức cũng như phi chính thức đã và đang gia tăng nhanh chóng, dù rằng khung pháp lý vẫn chưa kịp hoàn thiện. Trong bối cảnh này, xã hội dân sự tồn tại trong mối quan hệ nửa phụ thuộc, nửa độc lập với chính quyền nhà nước, và công dân tham gia sinh hoạt chính trị bằng vô vàn cách thức sáng tạo khác nhau, thông qua các kênh chính thống và ngoại lai.2 Có lẽ có tới 90-95% các nhận định về xã hội dân sự ở Trung Quốc đồng thời cũng có thể áp dụng được vào bối cảnh ở Việt Nam.
Nộ Giang đoạn chảy qua tỉnh Vân Nam
Nộ Giang đoạn chảy qua tỉnh Vân Nam 
Tuy thừa nhận những điểm tương đồng trên, song khi so sánh giữa hai quốc gia, các nhà phân tích vẫn cho rằng xã hội dân sự Trung Quốc có môi trường hoạt động nhiều thách thức hơn Việt Nam. Việc thi hành luật pháp ở đây thường diễn ra quyết liệt hơn theo mô hình nhà nước nghiệp đoàn.3 Tất cả các tổ chức xã hội đều phải đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước cấp trung ương hoặc tỉnh/địa phương, trong đó các “GONGO” (tức các tổ chức phi chính phủ do nhà nước đứng ra thành lập, chẳng hạn như các tổ chức quần chúng) thường được đối xử ưu ái hơn. Một tổ chức mới muốn đăng ký cần được sự hậu thuẫn kép của một bộ phận hành chính chủ quản đóng vai trò “bà đỡ” và một cơ quan chuyên môn, tuy rằng một số tỉnh như Quảng Đông hay Thượng Hải mới đây đã áp dụng những quy định mới nhằm đơn giản hóa quy trình này. Nguyên tắc mỗi khu vực chỉ có một đoàn thể được phép đại diện cho cử tri tại chính khu vực đó được theo dõi sát sao, do vậy, các tổ chức phi chính phủ không thể điều hành văn phòng chi nhánh ở các tỉnh khác với tỉnh nơi họ đăng ký hoạt động. Các nhà tài trợ cũng chịu sự giám sát ngặt nghèo nên hoạt động quyên góp trở nên khó khăn hơn: một số tổ chức đã bị đóng cửa hoặc bị dọa đóng cửa vì tiếp nhận sự hỗ trợ từ những tổ chức không được chào đón ở đây. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế còn hiếm hoi hơn, và phần lớn đều hoạt động mà không có đăng ký hợp pháp.
Dẫu vậy, vẫn có những yếu tố cho thấy tiềm năng phát triển xã hội dân sự mạnh mẽ ở Trung Quốc. Nhiều tổ chức phi chính phủ, cơ quan truyền thông, và viện nghiên cứu hoạt động rất chuyên nghiệp trên quy mô toàn quốc, hoạt động của họ được hoan nghênh từ những năm 1990 hay lâu hơn nữa. Hệ thống trường đại học ở Trung Quốc rất vững chắc và không ngừng nâng cao những hỗ trợ về tài chính cho cả một số trung tâm nghiên cứu xã hội dân sự nổi tiếng tại các học viện quốc gia lớn. Nền kinh tế ngày một thịnh vượng cũng giúp nuôi dưỡng sự phát triển của khu vực các tổ chức tư nhân trong nước, có tiềm năng làm thay đổi hoạt động quyên góp và làm từ thiện. Xét về khía cạnh này và nhiều khía cạnh khác, xã hội dân sự Trung Quốc có những kinh nghiệm có mối liên quan mật thiết với xã hội dân sự ở Việt Nam.
Trường hợp điển hình sau đây về một mạng lưới dân sự ở Trung Quốc có thể dùng làm minh họa cho những sự kiện tương tự ở Việt Nam.
Sự xuất hiện của Mạng lưới Sông ngòi Trung Quốc
Tháng 8/2003, truyền thông Trung Quốc thông báo một kế hoạch xây dựng 13 con đập trên sông Nộ Giang chảy qua Tây Tạng và tỉnh Vân Nam.
Giới khoa học, học giả, các nhà hoạt động phi chính phủ (NGO), và báo giới ở cả khu vực nhà nước và tư nhân đều hết sức sửng sốt trước thông tin này, và họ quyết định hành động. Trong “một chiến dịch vô tiền khoáng hậu, thu hút sự tham gia của các tổ chức NGO, các nhà khoa học, quan chức chính phủ, và cả quần chúng”, một mạng lưới hoạt động phi chính thức nổi lên nhằm tận dụng truyền thông và công luận Trung Quốc để phản đối ý tưởng xây đập.4 Giới khoa học và NGO công khai đả phá việc xây dựng những con đập này, và được giới truyền thông nhiệt tình đưa tin. Họ cũng nhận được sự ủng hộ công khai ở chính quyền trung ương, đặc biệt là Bộ Môi trường, và họ đã tranh thủ sự ủng hộ này để đối phó với chính quyền các địa phương cũng như các tập đoàn thủy điện.5 Các nhà hoạt động vì môi trường tiến hành thu thập chữ ký của trên 10.000 sinh viên, nhà khoa học, nghệ sĩ, và nhà báo để gửi một kiến nghị công khai: “Hãy bảo tồn Nộ Giang – con sông sinh thái cuối cùng”.6 Tổ chức Tình nguyện viên vì thế giới xanh bắt tay vào tổ chức các “salon phóng viên” định kỳ 2 tuần/lần với khách mời là các diễn giả đến từ các tổ chức NGO khác và các cơ quan chính phủ.7
Sự tham gia của giới truyền thông đã cho ra đời hàng trăm bài viết đăng tải trên truyền thông Trung Quốc và quốc tế. Có rất nhiều ý kiến cho rằng nhờ có sự phối hợp giữa các lá đơn kiến nghị với hoạt động vận động hành lang trực tiếp và áp lực từ truyền thông mà Thủ tướng Ôn Gia Bảo phải ra quyết định hoãn dự án vào hồi tháng 4/2004 vì cho rằng dự án này đã làm dấy lên “những mối lo ngại lớn về xã hội.” Như vậy, sông Nộ Giang đã được bảo tồn, chí ít là trong thời gian trước mắt.
Tháng 8/2004, tiếp nối thành công bước đầu, bảy tổ chức NGO đã hợp tác để chính thức hóa Mạng lưới Sông ngòi Trung Quốc (China Rivers Network – CRN).8 Ý tưởng xây dựng một mạng lưới chính thức khi đó vẫn còn mới mẻ ở quốc gia này. Mục tiêu của CRN là chủ động giải cứu các con sông chứ không chỉ thụ động phản ứng trong những trường hợp khẩn cấp.
Trong năm đầu hoạt động, các thành viên CRN đã cho ra đời một series các báo cáo của giới truyền thông về sông Nộ Giang, một bộ phim tài liệu, và một website đăng tải các ký sự ảnh cùng nhiều thông tin khác. CRN vạch ra một chương trình nghiên cứu và phát triển sinh thái cho các cộng đồng ven sông, trong đó vừa tập trung vào việc bảo tồn sự đa dạng sinh học lại vừa giúp loại bỏ hay giảm nhẹ chi phí tái định cư. Họ hy vọng sẽ quyên góp được tiền để tài trợ cho các dự án nghiên cứu độc lập của các nhà khoa học làm đối trọng với các nghiên cứu của chính phủ, vốn bị cho rằng không khách quan, và sau đó công bố các kết quả nghiên cứu trên internet nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng về tác hại do những con đập này gây ra.
Bước lùi chiến thuật
Mặc dù có những mục tiêu đầy tham vọng như vậy, song theo chia sẻ của một thành viên sáng lập, CRN chưa bao giờ thực sự hoạt động. Trong năm đầu tiên, họ cũng thực hiện các cuộc họp hằng quý giữa các thành viên, tổ chức một vài sự kiện cùng một số buổi giảng bài, song tất cả đều “không mang lại những thành công đáng chú ý.” Khó khăn của họ nằm ở việc xác định danh nghĩa để hoạt động, bởi họ không thể đăng ký hoạt động chính thức, không có con dấu hay tài khoản ngân hàng. Các lãnh đạo không có kinh nghiệm hình thành hay quản lý mạng lưới, và cũng không có đường hướng chiến lược rõ ràng để vận hành nó. Các vấn đề về quản lý, đặc biệt là về cơ cấu nhân sự và lãnh đạo, đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. CRN hoạt động mà không hề có sự hỗ trợ từ bên ngoài: thay vào đó, các tổ chức thành viên (một số tổ chức được quốc tế tài trợ) tự đầu tư nguồn lực vào phát triển mạng lưới. Quyết định “tự lực cánh sinh” này rất đáng ngưỡng mộ, song nguồn lực mà họ có thể đưa vào khó mà đủ để duy trì mạng lưới.
Những khó khăn về mặt tổ chức vừa mới xuất hiện thì CRN lại phải đối mặt với thách thức mới. Bắt đầu từ năm 2005, những người ủng hộ việc xây đập lên tiếng một cách mạnh mẽ để chỉ trích các nhà hoạt động vì môi trường, và nói rằng các thành viên CRN đã ấu trĩ khi cản đường sự phát triển của dân tộc. Những lập luận này còn được sự hậu thuẫn bởi việc chính phủ xiết chặt chính sách đối với các hoạt động NGO và đưa ra những cáo buộc rằng CRN bị điều khiển bởi các nhóm lợi ích nước ngoài. Một tổ chức thành viên từng bị điều tra vì nhận tài trợ từ một tổ chức nước ngoài. Các tổ chức thành viên khác bị dọa đóng cửa, và cá nhân các lãnh đạo CRN ở tỉnh Vân Nam phải đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ bất kỳ lúc nào.
Vì những khó khăn về mặt hoạt động và khó khăn trong việc kêu gọi tài trợ, nên vào tháng 1/2006, các thành viên CRN quyết định chấm dứt hoạt động chính thức, và quay trở lại với cơ cấu phi chính thức trước kia, khi mạng lưới hình thành từ năm 2003. Song việc giải tán mạng lưới chính thức chỉ là một bước lùi về mặt chiến thuật. Các thành viên CRN nhận thấy rằng những hành động công khai của mình đang ngày càng thu hút sự chú ý của những người chống đối, nên họ quyết định thực hiện một động thái chiến lược là lùi về hậu trường. Kể từ năm 2006, các thành viên mạng lưới vẫn tiếp tục họp mặt khi cần thiết, và cùng chung lưng đấu cật trong rất nhiều vấn đề liên quan tới việc bảo vệ môi trường và các dòng sông.
Sau khi quay trở về với cơ cấu hoạt động phi chính thức, các thành viên mạng lưới lựa chọn một cơ cấu mới linh động hơn, theo đó họ tổ chức theo mô hình chuyên môn hóa và sự hợp tác được mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Một nhà hoạt động chính trong mạng lưới cho biết: “Chúng tôi đã nỗ lực bằng mọi cách để vận hành nó theo mô hình một mạng lưới chính thức, song điều đó lại không xảy ra như mong đợi. Rồi chúng tôi nghĩ: “Chúng ta có thể hoạt động theo bất kỳ phương thức nào! Trước đây chúng ta cũng từng làm thế rồi cơ mà, đâu nhất thiết phải bó mình trong một phương thức!”…
Cơ cấu mạng lưới phi chính thức hiện nay được cá nhân các thành viên đánh giá là có hiệu quả cao. “Mạng lưới vô hình” thì rất linh hoạt, giảm thiểu rủi ro và sự nhạy cảm về mặt chính trị, và đồng thời cũng cho phép các thành viên cùng sở hữu và tham gia vào mạng lưới.
Các chiến lược kêu gọisự ủng hộ
Chiến lược kêu gọi sự ủng hộ đầu tiên mà CRN sử dụng là hình thức thư ngỏ, tức là một bản kiến nghị được đồng thời gửi tới các lãnh đạo chính quyền và công khai (hoặc rò rỉ) sang các kênh truyền thông và/hoặc trên internet. Kể từ lần đầu tiên sử dụng trong chiến dịch sông Nộ Giang năm 2003, hình thức kêu gọi công chúng ký tên vào thư kiến nghị đã được sử dụng trong hầu hết các hoạt động kêu gọi sau này. Vì được gửi tới cả những người ủng hộ và đối lập, nên thường các lá thư ngỏ này sẽ mang lại kết quả như mong muốn. Chẳng hạn, tháng 8/2005, 61 tổ chức và 99 nhà hoạt động cá nhân cùng ký tên vào một thư kiến nghị để kêu gọi việc tiết lộ công khai bản Đánh giá Tác động Môi trường của Sông Nộ Giang (EIA) và các kế hoạch phát triển thủy điện lớn khác. Tháng 10 cùng năm, Ủy ban Trung ương Đảng thay đổi cách dùng từ trong Kế hoạch Năm năm lần thứ 11 từ “chủ động phát triển các dự án thủy điện” thành “phát triển các dự án thủy điện một cách hợp lý đồng thời bảo vệ môi trường.”9 Tới cuối năm 2007, các công ty xây đập bắt đầu công khai các thông tin EIA trên website bảo vệ môi trường tỉnh Vân Nam.
Thư ngỏ là một chiến thuật hiệu quả để thu hút sự ủng hộ của các tổ chức NGO, học thuật, và tổ chức quốc tế hoạt động theo đường lối ôn hòa. Thư ngỏ cũng được viết nhằm khiến cho lời kêu gọi của CRN mang tính đại diện cho quan điểm của tất cả các nhà ủng hộ môi trường, bất kể lập trường chính trị của họ ra sao, từ đó giảm thiểu rủi ro cho mỗi cá nhân tham gia ký tên.
Thư ngỏ cũng được gửi tới các tập đoàn thủy điện. Việc công kích vào các tập đoàn khả thi hơn so với việc trực tiếp tìm cách thay đổi hành vi của chính phủ, vì các nhà hoạt động có thể nói rằng họ đang ủng hộ chính sách xây dựng “một xã hội hài hòa” của chính phủ, trong khi vẫn có thể chỉ trích rằng các hành động vi phạm pháp luật của các công ty, thậm chí là công ty nhà nước, đang gây ra những bất ổn về xã hội. Xét trong nhiều trường hợp, việc xây đập không phải do các công ty tư nhân – chí ít là trên danh nghĩa – thực hiện; sự nhập nhằng này cho phép CRN lên tiếng chỉ trích công khai bởi vì các công ty đó không trực tiếp do nhà nước sở hữu.
Thành tố chính thứ hai trong hoạt động kêu gọi của CRN liên quan tới truyền thông trong nước và truyền thông trực tuyến. Những thành viên cốt cán chịu trách nhiệm phát triển chiến lược truyền thông cho mạng lưới trước tiên coi chính bản thân họ là những nhà báo, và sau đó là với tư cách thành viên NGO. Mối quan hệ của các nhà hoạt động với truyền thông nhà nước giúp họ có được một “vị trí độc đáo” trước giới cầm quyền. Sức mạnh của truyền thông, theo lời một lãnh đạo một tổ chức phi chính phủ về môi trường, là “không thể coi thường.”
Truyền thông đôi khi có thể giúp tiếp cận các lãnh đạo chính quyền Trung Quốc, đặc biệt là khi thông tin được đăng tải nổi bật trên đúng tờ báo, vào đúng thời điểm. Chẳng hạn, sau khi các thành viên CRN mời một vị phó giám đốc về hưu của Đài phát thanh Trung ương Trung Quốc tham gia chuyến đi thực tế tới các khu vực chịu sự ảnh hưởng của các con đập, vị này đã đăng tải một bài báo trên các tờ nhật báo lớn ở Bắc Kinh và Thượng Hải, kêu gọi các quan chức chính phủ chú ý hơn tới chính sách xây đập. Theo tổ chức Tình nguyện viên vì thế giới xanh, bài báo này đã có tác động lớn tới nhận thức của giới cầm quyền Trung Quốc, lớn hơn nhiều so với khi nó do một nhà báo bình thường viết.
Truyền thông trực tuyến và blog cũng là một hợp phần không thể thiếu trong chiến lược kêu gọi. Hầu hết các bài viết đều xuất hiện trên báo in trước, song sau đó chúng được đăng tải lại trên nhiều website khác nhau, khiến chúng có đời sống tồn tại lâu hơn, và tiếp cận nhiều người hơn so với một tờ nhật báo đơn lẻ.
Thứ ba, các thành viên CRN khẳng định rằng, việc xây dựng mối liên hệ với các cộng đồng ở các khu vực chịu ảnh hưởng của đập là cần thiết, xét cả về mặt nguyên tắc và trong vai trò là rào chắn trước sự công kích của những người ủng hộ xây đập. Mối liên hệ với các cộng đồng địa phương luôn là xương sống trong hoạt động của CRN, mà bắt đầu là những chuyến thực tế của họ tới sông Nộ Giang giai đoạn năm 2003 – 2004. Tổ chức có mối liên hệ gần gũi nhất với các cộng đồng địa phương sinh sống ở khu vực sông Nộ Giang là Lưu vực xanh ở tỉnh Côn Minh. Họ đã tổ chức nhiều chuyến đi thực tế học hỏi lẫn nhau giữa các cộng đồng cùng chịu ảnh hưởng của đập, thậm chí còn đưa lãnh đạo các cộng đồng tới Bắc Kinh để tham gia các hội thảo quốc tế.
Việc lôi kéo sự tham gia của các cộng đồng sở tại là cần thiết để tranh thủ sự ủng hộ của công luận và tác động tới các chính sách của chính phủ. Sự liên hệ với các cộng đồng còn giúp chặn đứng những luận điệu của các thế lực chống đối rằng các nhà hoạt động vì môi trường chỉ là những người theo chủ nghĩa lý tưởng viển vông, chỉ quan tâm tới việc bảo tồn danh lam thắng cảnh mà không quan tâm tới mong muốn phát triển của người dân. Những nỗ lực của các thành viên CRN trong việc dạy chữ và triển khai các dự án phát triển cho khu vực sông Nộ Giang và Kim Sa còn có thể được coi là những tuyên ngôn về tình đoàn kết, bên cạnh những lợi ích hữu hình mà chúng mang lại.
Cơ hội hành động mới
Những thành tích ban đầu của CRN trong việc đẩy lùi các con đập trên sông Nộ Giang đã mở rộng không gian chính trị cho hoạt động ủng hộ môi trường, song nó vẫn chưa trở thành một bước đột phá cho xã hội dân sự như kỳ vọng của một số người. Áp lực từ phía những người ủng hộ xây đập ngày càng gia tăng khi mà Trung Quốc đang phải đối mặt với cơn khát năng lượng ngày một bức bách hơn, nhất là đối với những nguồn năng lượng tái sinh như thủy điện. Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo hết nhiệm kỳ vào năm 2013, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc lật lại vấn đề xây dựng đập và bật đèn xanh cho dự án sông Nộ Giang được tiếp tục. Đây là một quyết định không mong muốn đối với các thành viên của CRN, song nó cũng là hồi chuông nhắc nhở rằng việc phát triển xã hội dân sự không tuần tự tịnh tiến, không có người thua kẻ thắng rõ ràng. Dù thành công hay thất bại thì một sự kiện đơn lẻ không bao giờ là phần kết của câu chuyện, bởi công cuộc kêu gọi chính sách kéo dài theo nhiều thời kỳ, nhiều chu kỳ khác nhau. Các nhà hoạt động không chỉ không thể ra quân trận nào là chắc thắng trận.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng đường lối kêu gọi của CRN đã thúc đẩy môi trường sinh hoạt “dân chủ”.10 Thoạt nghe, có vẻ như đây là một sự phóng đại. Nhưng nếu nhìn nhận dân chủ không trên cương vị là một hình thức thể chế, mà là sự nâng cao sự tham gia của dân chúng vào hệ thống chính trị Trung Quốc hiện thời, thì những nhận xét trên cũng có ý nghĩa. Rõ ràng, các thành viên của CRN đã khẳng định quyền được tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của nhà nước. Nhờ những thông tin công khai trên truyền thông, một bộ phận công chúng được nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường – trong trường hợp này là những con đập. Các cộng đồng ở những khu vực bị ảnh hưởng cũng có thêm thông tin, và ở một số trường hợp, họ còn tích cực chủ động tham gia, dù mới chỉ ở mức hạn chế. Bất chấp những rào cản về chính trị và hạn chế về nguồn lực cũng như sự tài trợ từ bên ngoài, CRN vẫn duy trì hoạt động kêu gọi của mình trong một thời gian dài, và đóng góp vào việc thay đổi dần môi trường chính trị, hướng tới quá trình ra quyết định công khai hơn trong vấn đề xây đập – vốn là một mối quan tâm chính của phong trào hoạt động vì môi trường ở Trung Quốc. Trong khía cạnh này và nhiều khía cạnh khác, kinh nghiệm của CRN đã mang lại những bài học quý giá cho những nhà hoạt động xã hội dân sự ở các nước láng giềng.
Andrew Wells-Dang
Bùi Thu Trang dịch – Nguồn: tiasang.com.vn
----------------------------------
1 Brantly Womack, Trung Quốc và Việt Nam: Chính trị đối xứng, 2006.
2 Để tìm hiểu thêm thông tin về xã hội dân sự và các tổ chức NGO ở Trung Quốc, mời xem thêm: Wang Ming, ed. Xã hội dân sự mới nổi ở Trung Quốc, 2011; Peter Ho và RL Edmunds, China’s Embedded Activism, 2008; Lu Yiyi, Các tổ chức phi chính phủ ở Trung Quốc: sự trỗi dậy của nền tự chủ độc lập, 2008 (và nhiều nguồn khác).
3 Jonathan Unger, Các hiệp hội và Nhà nước Trung Quốc, 2008.
4 Liang Congjie and Yang Dongping, eds. Niêm giám môi trường Trung Quốc: Khủng hoảng và bước đột phá trong môi trường Trung Quốc, 2007, trang 63-88; Andrew Wells-Dang, Mạng lưới xã hội dân sự ở Trung Quố và Việt Nam, 2012, chương 6.
5 Sun Yanfei and Zhao Dingxin, ‘Các chiến dịch môi trường,’ trong O’Brien K, ed. Phản đối công khai ở Trung Quốc, 2008, trang 144-62.
6 Yan Yan, ‘Quyền lực truyền thông ở Trung Quốc qua phong trào phản đối xây đập,’ Kexue Xinwen [Tin khoa học], 22/10/2009.
7 Yang Guobin and Craig Calhoun, ‘Truyền thông, xã hội dân sự, và sự trỗi dậy của không gian công luận xanh ở Trung Quốc,’ trong Ho and Edmonds, eds. Trào lưu hoạt động ở Trung Quốc, 2008, trang 69-88.
8 Bảy thành viên đầu tiên trong mạng lưới bao gồm các tổ chức: Những người bạn của tự nhiên, Ngôi làng toàn cầu Bắc Kinh, Tình nguyện viên vì trái đất xanh, Lưu vực xanh, Viện Môi trường và phát triển, Viện giáo dục Brooks, và Hãng phim Thiên nhiên hoang dã Trung Quốc. Mạng lưới này có tổng cộng 10 tổ chức tham gia. Để tìm hiểu thông tin về thời gian xuất hiện của các phong trào hoạt động chống việc xây đập ở Trung Quốc, mời truy cập http://www.fon.org.cn/content.php?aid=11750.
9 Yang Dongping, ed. Báo cáo thường niên về môi trường và phát triển ở Trung Quốc (Zhongguo Huanjing Lupishu). Bắc Kinh: Nhà xuất bản Khoa học xã hội hàn lâm, 2009.
10 Xu Nan, ‘Lịch sử hình thành các tổ chức NGO vì sự nghiệp bảo vệ môi trường ở Trung Quốc,’ Tuần báo Nam Phương Chu Mạt, 9/10/2009, Andrew Mertha, Những thủy binh Trung Quốc: Hành động của công dân và sự thay đổi chính sách, 2008.

Trung Quốc sẽ bỏ Biển Đông để lên Bắc Cực?

Theo tờ “National Interest”, hành động hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông của Trung Quốc cho thấy nước này đang nhắm đến vùng Bắc Cực, nơi chiếm khoảng 13% dầu mỏ và 30% khí đốt tự nhiên của thế giới. 
Tàu cứu hộ Xue Long của Trung Quốc tham gia cứu hộ ở Bắc Cực hồi đầu năm 2014.
Theo tính toán của các nhà khoa học, tới tháng 9/2030, phần lớn các núi băng ở Bắc Cực đã tan chảy và để lộ ra một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng lớn. Rất nhiều cường quốc trên thế giới đã rục rịch chuẩn bị cho “giờ G” này và Trung Quốc cũng không muốn bị chậm chân thêm một phút nào.

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc hiện đang phải nhập khẩu khá nhiều năng lượng để duy trì nền kinh tế phát triển nóng và rất tốn nhiêu liệu của mình.

Trong tương lai, Trung Quốc sẽ phải đi ngày một xa hơn để tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay. Điều này giải thích các động thái gần đây của họ tại Biển Đông và sự quan tâm của họ tại khu vực châu Phi.

Nhưng ở Biển Đông, các chiến dịch bắt nạt láng giềng của Trung Quốc đã không thu được nhiều kết quả. Trong khi đó, nếu nước này gây chiến ở Biển Đông, nền kinh tế Trung Quốc sẽ đứng trước nguy cơ sụp đổ trên quy mô lớn bởi gần như toàn bộ trao đổi thương mại của nước này đều đang phải đi qua eo biển Malacca vào Biển Đông trước khi có thể cập cảng của đại lục. Nguy cơ bị một số nước Đông Nam Á bóp nghẹt yết hầu sinh tử ở Biển Đông không phải là viển vông và điều đó buộc Bắc Kinh phải tính toán đến các phương án khác an toàn hơn.

Dựa trên những toan tính của Bắc Kinh, tuyến đường Biển Bắc (The Northern Sea Route - TNSR) đi qua vành đai Bắc Cực sẽ cung cấp cho Trung Quốc một giải pháp đa dạng hóa các tuyến đường thương mại và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đó.

Hơn nữa, việc giao thương giữa Trung Quốc và châu Âu bằng tuyến TNSR sẽ nhanh hơn và rẻ hơn. TNSR rút ngắn khoảng cách giữa Rotterdam và Thượng Hải khoảng 3.000 dặm và giúp tiết kiệm hàng nghìn USD chi phí nhiên liệu. Một số tính toán cho thấy tới năm 2020 sẽ có khoảng 5-15% giá trị thương mại của Trung Quốc được vận chuyển qua vùng biển Bắc Cực. Có lẽ chính vì lý do này mà thời gian qua Trung Quốc đã rất tích cực “làm thân” với các quốc gia nằm trên tuyến đường này.

Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng là Trung Quốc không phải là một quốc gia có chân trong Hội đồng Bắc Cực. Ở vị trí là một quan sát viên, Trung Quốc đã tránh được các tranh chấp mà Nga đang vấp phải với các quốc gia thành viên của Hội đồng này. 
Tuyến đường vòng qua Biển Bắc sẽ giúp Trung Quốc rút ngắn thời gian giao thương với châu Âu. (Trong ảnh: Nếu đi từ cảng Đại Liên đến Rotterdam (Hà Lan) qua kênh đào Suez sẽ mất 48 ngày nhưng qua đường Biển Bắc chỉ mất 35 ngày)
Để chuẩn bị cho “giờ G” ở Bắc Cực, hiện Trung Quốc đang lên kế hoạch rót 60 triệu USD mỗi năm cho hoạt động nghiên cứu Bắc Cực tại một Trung tâm Nghiên cứu đặt ở Thượng Hải. Ngoài ra, mặc dù không phải là quốc gia thành viên nhưng Trung Quốc cũng đã cam kết sẽ thực hiện nhiệm vụ cứu hộ ở Bắc Cực. Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực này của Trung Quốc đã để lộ lý do Trung Quốc hiện diện ở Bắc Cực: tài nguyên thiên nhiên và thương mại. Tăng cường mối quan hệ song phương với các nước thành viên Hội đồng Bắc Cực là điều rất quan trọng đối với Bắc Kinh.

Thông qua các mối quan hệ song phương kiểu này, Trung Quốc có thể dùng sức mạnh kinh tế của mình để vừa mua chuộc vừa dọa dẫm. Một thỏa thuận thương mại tự do mới với Iceland và một chương trình hỗ trợ trao đổi tiền tệ quy mô hơn 500 triệu USD dành cho các ngân hàng Iceland mới chỉ là sự khởi đầu. Các nước nhỏ này càng phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc thì họ càng dễ dàng hơn trong việc ủng hộ Bắc Kinh có được một ghế thường trực tại Hội đồng Bắc Cực, ngay cả khi nước đó không phải là một quốc gia có biên giới tại Bắc Cực.

Các sự kiện gần đây trên thế giới cũng diễn biến theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Nga sẽ tiếp tục bị phương Tây cô lập do cuộc khủng hoảng Ukraine. Các công ty Nga, bị các đối tác phương Tây cô lập, sẽ phải quay sang Bắc Kinh để làm ăn và để được hỗ trợ ở Bắc Cực.

Trung Quốc chủ trương tiếp cận trữ lượng dầu mỏ chưa được khai thác trong khu vực, bởi hầu hết các mỏ dầu dọc theo TNSR nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Nga. Những xu hướng này chắc chắn sẽ tiếp tục khi nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc gia tăng.

“Cuộc đua đến Bắc Cực đã được khởi động và phương Tây cần nhận ra tham vọng của Trung Quốc”, tờ The National Interest kết luận.
Lương Minh
(Infonet)