Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Ngày 11/8/2014 - 'Từ Watergate đến sụp đổ Sài Gòn'

  • Biển Đông : ASEAN kiên quyết hơn dưới tác động của Việt Nam ? (RFI) - Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 47 (AMM 47) tại thủ đô Miến Điện Naypyidaw (Myanmar) vào hôm nay 10/08/2014 đã công bố bản Thông cáo chung, trong đó có 8 điểm liên quan đến Biển Đông. Điều được giới quan sát chúý là các Ngoại trưởng ASEAN đã có lập trường chung kiên quyết hơn về tình hình Biển Đông. Hãng tin Nhật Kyodo đặc biệt ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề này.
  • Chuẩn bị cho Đại hội La Vang lần thứ 30 (RFA) - Đại hội La Vang lần thứ 30 sẽ diễn ra trong 3 ngày 13, 14 và 15 tháng 8 này. Kỳ đại hội ba năm một lần như thế là một sinh hoạt lớn, quan trọng đối với hầu hết các tín hữu Công giáo La Mã tại Việt Nam.
  • Nhật giúp ASEAN tăng cường năng lực tuần duyên (RFI) - Ngoại trưởng Nhật Bản vào hôm qua, 09/08/2014 đã xác nhậný định gia tăng hợp tác với các nước ASEAN để giúp Đông NamÁ nâng cao hiệu năng của lực lượng tuần duyên. Mảng quan trọng trong công cuộc hợp tác này là việc Tokyo sẵn sàng cung cấp tầu tuần tra cho các đối tác.
  • Tchad rút giấy phép thăm dò một tập đoàn dầu khí Trung Quốc (RFI) - Chính quyền Tchad đã quyết định rút giấy phép thăm dò của tập đoàn dầu khí quốc doanh Trung Quốc CNPC, bị lênán là đã ngang nhiên vi phạm các luật lệ về môi trường, đồng thời còn cóý định khởi kiện tập đoàn này. Hãng tin AFP hôm nay 10/08/2014 cho biết như trên.
  • May bay chở khách của Iran rớt 38 người thiệt mạng (RFA) - Tin từ các hãng thông tấn nhà nước Iran cho biết chiếc phi cơ 2 cánh quạt của hãng hàng không Sepahan Airlines vừa cất cánh rời Tehran được vài phút đồng hồ thì viên phi công thông báo gặp trở ngại kỹ thuật và rớt lúc đang trên đường quay trở lại phi trường.
  • Gaza tiếp tục hứng bom đạn, hy vọng hưu chiến rất mong manh (RFI) - Người dân Palestine trên dải Gaza vào hôm nay, 10/08/2014, tiếp tục phải hứng chịu các cuộc oanh kích của Israel. Chiến sự tiếp diễn vào lúc khả năng hai bên Hamas và Israel đạt được một cuộc hưu chiến mới nhân cuộc đàm phán tại Ai Cập càng lúc càng xa vời.
  • Thủ tướng Erdogan cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ 5 năm nữa trong vai Tổng thống (RFI) - Trong cuộc bầu cử hôm nay 10/08/2014 Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan có thể trở thành Tổng thống đầu tiên được bầu lên bằng phương thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Như vậyông Erdogan lại tiếp tục đứng đầu chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ thêm năm năm nữa, mặc cho các đối thủ củaông cảnh báo về nạn độc tài.
  • Donetsk bị oanh kích, phương Tây cảnh báo Nga không nên can thiệp (RFI) - Donetsk, thủ phủ quân ly khai thân Nga hôm nay, 10/08/2014, bị quân chính phủ bắn pháp, trong lúc đó phương Tây cảnh cáo Nga không nên tiến hành bất kỳ một« chiến dịch nhân đạo» nào - được coi là cái cớ cho một cuộc can thiệp quân sự vào Ukraina.
  • Mỹ tiếp tục không kích quân thánh chiến ở bắc Irak, thả dù thực phẩm cứu trợ (RFI) - Hoa Kỳ hôm nay 10/08/2014 tiếp tục không kích các vị trí quân thánh chiến ở miền bắc Irak, đồng thời thả dù thực phẩm cứu trợ. Anh quốc cũng bắt đầu thả dù hàng cứu trợ cho những người dân đang bị kẹt trên vùng núi. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius hôm nay đến Bagdad, kêu gọi thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia để đối phó với quân thánh chiến.
  • Hoa Kỳ, - Ấn Độ tăng cường hợp tác quốc phòng (RFA) - Quan hệ giữa 2 quân đội, quan hệ hợp tác công nghệ quốc phòng, cùng mở rộng quan hệ quân sự với các nước khác trong khu vực là 3 điểm được ông Tổng trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel nói đến trong những cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Ấn Độ.
  • ASEAN kêu gọi kiềm chế ở Biển Đông nhưng không nhắc đến TQ (RFA) - Than trách việc Bắc Kinh tiếp tục có những hành động gây thêm căng thẳng ở Biển Đông nhưng lại không trực tiếp nêu đích danh Trung Quốc trong bản tuyên bố chung mới được phổ biến sau Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng Ngoại Giao ASEAN vừa kết thúc ngày hôm qua ở Naypyidaw, Miến Điện.
  • ASEAN kêu gọi kiềm chế ở Biển Đông (RFA) - Một viên chức ngoại giao Hoa Kỳ cho hay các nước Đông Nam Á bày tỏ quan ngại về chuyện căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông ở mức cao nhất, đề nghị nên tăng cường thảo luận với Trung Quốc để sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử COC.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Những người chủ sở hữu của các loại xe Citroen tham gia vào một cuộc diễu hành loại xe Citroen trong "Euro Citro 2014", miền tây nước Pháp, ngày 10 tháng Tám, năm 2014. Gần 2500 các loại xe Citroen - DS, Traction Avant, TUB, 2 CV - đã tham gia sự kiện.
  • Kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 và các Hội nghị liên quan (BaoMoi) - Chiều ngày 10/8, tại Nay Pyi Taw (Myanmar) đã diễn ra Lễ Bế mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 và các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao giữa ASEAN với các Đối tác. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả của Hội nghị. Xin trân trọng giới thiệu.
  • Nỗ lực để Biển Đông “lặng sóng” (BaoMoi) - QĐND - Rạng sáng 10-8, Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 (AMM 47), đã được chính thức công bố. Bên cạnh những nội dung liên quan đến việc đẩy nhanh việc hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, Thông cáo chung đã nêu rõ quan điểm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về vấn đề Biển Đông. Và Biển Đông cũng chính là vấn đề được các nước quan tâm và dành nhiều thời gian trao đổi trong ngày 10-8, ngày cuối cùng của AMM 47 và các hội nghị liên quan tại Nây Pi Tô, Mi-an-ma.
  • Trung Quốc “thiếu nghiêm túc” (BaoMoi) - Một quan chức cấp cao Mỹ nhận định lo ngại của ASEAN trước các hành động trên biển của Trung Quốc đang ở mức cao nhất lịch sử
  • Trưng bày 200 bức ảnh về Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - Ngày 10-8, tại Nhà văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Triển lãm chủ đề “Hoàng Sa- Trường Sa, biển đảo Việt Nam”. Triển lãm trưng bày 200 bức ảnh về Hoàng Sa, Trường Sa được lựa chọn trong cuốn sách ảnh cùng tên của Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á. Mỗi bức ảnh là mỗi câu chuyện về cuộc sống, lao động của các ngư dân, hình ảnh sinh hoạt và chiến đấu của các chiến sĩ đang canh giữ vùng biển vùng trời Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, Triển lãm cũng dành nhiều hình ảnh đặc tả, cận cảnh các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ trên biển Hoàng Sa, trong thời gian Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
  • Trung Quốc lại “mặt dày” ở diễn đàn ASEAN (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tất cả những đề xuất của Mỹ, Philippines nhằm chấm dứt các hành động khiêu khích ở Biển Đông, hạ nhiệt căng thẳng ở khu vực đều bị Trung Quốc sổ toẹt.
  • ASEAN ra thông cáo chung, yêu cầu kiềm chế ở Biển Đông (BaoMoi) - Hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước Đông Nam Á đã ra bản tuyên bố chung, trong đó thúc giục các bên trong tranh chấp Biển Đông kiềm chế, tránh gây phức tạp tình hình, sau một loạt hành động quyết liệt mới đây của Trung Quốc.
  • Mỹ kêu gọi dừng gây hấn trên Biển Đông (BaoMoi) - Ngoại trưởng John Kerry đã đưa ra đề xuất của phía Mỹ về việc làm giảm những căng thẳng trên Biển Đông bằng cách kiềm chế trước những hành động có thể làm phức tạp hay làm leo thang căng thẳng./ Ông Obama cảnh báo về "hành động gây hấn" của Trung Quốc
  • ASEAN kêu gọi đàm phán thực chất về COC (BaoMoi) - (NLĐO) – Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về những diễn biến phức tạp và căng thẳng ngày càng gia tăng ở biển Đông, kêu gọi đẩy nhanh tiến trình đàm phán, ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
  • ASEAN lo ngại 'cực độ' về biển Đông, nhưng 'tránh' nhắc tên Trung Quốc (BaoMoi) - (TNO) Trong các cuộc thảo luận riêng, đại diện các nước thành viên ASEAN bày tỏ mối lo ngại "cực độ" về tình hình biển Đông, nhưng lại không đề cập trực tiếp Trung Quốc trong tuyên bố chung, theo tiết lộ của một quan chức cấp cao Mỹ có mặt tại hội nghị các ngoại trưởng ASEAN ở Myanmar.
  • Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra thông cáo chung (BaoMoi) - (VTV Online) - Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 đã thông qua thông cáo chung với những điểm tích cực đối với tình hình khu vực, đặc biệt thể hiện sự đoàn kết, thống nhất và quyết tâm của ASEAN trong việc giải quyết những thách thức mà khu vực đang đối mặt về an ninh và phát triển.

'Từ Watergate đến sụp đổ Sài Gòn'

TT Richard Nixon
Tổng thống Mỹ Richard Nixon rời Nhà trắng sau khi từ chức vì vụ scandal Watergate
Trong phần tiếp theo của Bấm bài viết nhìn lại sự kiện Tổng thống Mỹ Richard Nixon từ chức (ngày 8/8/1974), tác giả Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng trưởng Kinh tế của Việt Nam Cộng hòa, đề cập hệ quả vụ scandal chính trị Watergate với sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng thể chế VNCH chưa tới một năm sau.
 
BBC giới thiệu sau đây phần hai và cũng là phần cuối của bài viết nhân bốn mươi năm xảy ra sự kiện này:

Mấy ngày sau khi nhận được thư của Tổng thống (TT) Gerald Ford, sau một buổi họp của Hội Đồng Tổng Trưởng tại Dinh Độc Lập, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bảo tôi ở lại nói chuyện thêm.

Ông hỏi qua loa về cá nhân ông Ford, vì ông này quá mới mẻ đối với VNCH.

Tôi nói với ông Thiệu về cái thông lệ của Hoa Kỳ là một tân Tổng Thống thường được Quốc Hội dành cho một “tuần trăng mật” chỉ dài khoảng 100 ngày, đôi khi lâu hơn.

Trong thời gian này, họ dành mọi sự dễ dàng cho vị tân Tổng Thống. Không những TT Thiệu mà tất cả Nội Các cũng hết sức lo âu.
    ""Không có nhân vật cao cấp nào trong chính phủ để ý đến vấn đề Việt Nam nữa!" Câu nói của Giáo sư Nutter làm TT Thiệu bỏ dở tô hủ tiếu"

Nguyễn Tiến Hưng

Câu chuyện mọi người bàn bạc lúc ăn trưa trong những buổi họp hàng tháng vào sáng thứ Tư tại Phủ Thủ Tướng cũng đều xoanh quanh Watergate và viện trợ Hoa Kỳ.

Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình và xem Việt Nam Cộng Hòa phải xoay xở ra sao, chúng tôi đề nghị Tổng Thống Thiệu mời Giáo sư Warren Nutter sang thăm.

Ông là cựu Phụ tá Tổng Trưởng Quốc Phòng, đặc trách phần tài chính của chương trình Việt Nam Hoá.

Ông cũng là người thầy kính mến của chúng tôi tại Đại Học Virginia. Ông rất am hiểu đường đi nước bước của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và vấn đề quân viện.
 
'Bỏ dở tô hủ tiếu'

Giáo sư Nutter dự điểm tâm với TT Thiệu và chúng tôi sáng ngày 23 tháng 8 tại Dinh Độc Lập. Tổng Thống Thiệu nói về tình hình đang trở nên hết sức nguy ngập và bày tỏ sự lo ngại về viện trợ Hoa Kỳ.

Là người ủng hộ ông Thiệu từ lâu, ông Nutter cũng rất bối rối. Ông cảm thấy khó khăn khi giải thích hành động của Quốc hội. Ông hứa khi về đến Washington sẽ cố gắng trình lên Tổng Thống Ford tình trạng nguy ngập ở Việt Nam.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
TT Thiệu không còn nhận được nhiều viện trợ và hậu thuẫn của người Mỹ vào cuối cuộc chiến.

Ông than phiền: "Không có nhân vật cao cấp nào trong chính phủ để ý đến vấn đề Việt Nam nữa!" Câu nói của GS Nutter làm TT Thiệu bỏ dở tô hủ tiếu.

Về tới Washington, ông viết một lá thư cho bạn ông là John O. Marsh, Phụ Tá của TT Ford. Nutter nhất quyết rằng miền Nam sẽ tồn tại được nếu có phương tiện chống trả các cuộc tấn công của quân đội chính quy Bắc Việt.

Nhưng nếu Hoa Kỳ ngưng viện trợ thì sẽ gây hậu quả trầm trọng cả về vật chất lẫn tinh thần. Nutter viết cho ông Marsh và đưa cho tôi một bản sao:

“Tôi chưa thấy ông Thiệu và các tướng lãnh Việt nam có khí sắc u sầu như vậy bao giờ. Họ sẽ càng mất tinh thần nếu Bắc Việt tiếp tục gây áp lực...

“Tôi tin rằng hành động của Quốc hội và hậu quả tai hại của việc cắt viện trợ là đầu mối của những xáo trộn chính trị và biểu tình trong vài tuần lễ gần đây (tại Sàigòn).

“Tình hình sẽ bất ổn về cả chính trị lẫn quân sự, và mọi sự có thể đổ vỡ nếu không xoay ngược được chiều hướng này. Nếu phải lựa chọn, ta nên viện trợ quân sự trước, rồi kinh tế sau, để đương đầu với những đe dọa quân sự trước mắt...
    "Để cho Miền Nam Việt Nam rơi vào đổ vỡ và thảm cảnh chỉ vì hơn kém nửa tỷ đôla sẽ có hậu quả còn sâu xa hơn, đó là sẽ xé nát lương tâm của Hoa Kỳ. Nó sẽ là ngọn gió thổi bay ảnh hưởng của Hoa Kỳ tuy còn mạnh nhưng đang yếu dần trên chính trường quốc tế"
Giáo sư Warren Nutter
“Để cho Miền Nam Việt Nam rơi vào đổ vỡ và thảm cảnh chỉ vì hơn kém nửa tỷ đôla sẽ có hậu quả còn sâu xa hơn, đó là sẽ xé nát lương tâm của Hoa Kỳ. Nó sẽ là ngọn gió thổi bay ảnh hưởng của Hoa Kỳ tuy còn mạnh nhưng đang yếu dần trên chính trường quốc tế.”

Thêm vào đó, Đại sứ Martin cũng cố gắng vận động tại Quốc Hội Hoa Kỳ, nhưng chẳng ai làm được gì vì ông Kissinger đã trở nên một ông Quan Toàn Quyền.
 
Hoàng hôn nền Cộng Hòa

Cuối Hè vào Thu, chân trời Miền Nam đã tím lại.

Chỉ vài ngày sau khi TT Ford viết bức thư cho TT Thiệu khuyên ông đừng có lo nghĩ gì cả vì "sau cùng VNCH sẽ được đầy đủ cả quân viện lẫn kinh viện,” Ủy Ban Chuẩn Chi Thượng Viện đã cắt thêm nữa: từ mức quân viện cho Tài khóa 1973 là 2.2 tỷ đôla bây giờ cắt xuống còn 700 triệu.

Điều chỉnh theo lạm phát thật cao lúc ấy thì mãi lực của số tiền này chẳng còn bao nhiêu. Thực là tin sét đánh cho Bộ Tổng Tham Mưu VNCH. Đối với TT Thiệu một chút hy vọng khi nhận được thư đầu tiên của vị Tân Tổng thống Mỹ đã tan biến đi như mây khói.
Chiến tranh Việt Nam
Có những nỗ lực theo chiều hướng khác nhau để tiếp tục hoặc dừng lại tài trợ của Mỹ cho VNCH.
Ngoài chiến trường thì tình hình bắt đầu sôi động, đặc biệt là ở Đức Dục và Thường Đức.

Tới cuối năm 1974 thì đạn dược và xăng nhớt đã cạn kiệt. Theo dự tính của Bộ Tổng Tham Mưu: dự trữ đạn dược tồn kho chỉ còn cung ứng được từ 30 tới 45 ngày.

Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng kết luận rằng “nếu tình hình chiến sự cứ tiếp tục xảy ra theo cùng một nhịp độ thì: “số đạn tồn kho sẽ hết vào tháng 6, 1975 nếu không nhận được thêm viện trợ.”

Tình hình chiến sự đã tiếp tục xảy ra, lại theo một nhịp độ gia tăng. Không nhận được thêm viện trợ, lại còn bị Quốc Hội biểu quyết cúp hết quân viện, Miền Nam đã sụp đổ trước tháng 6, 1975.
 
Về Miền Cali

Sau khi từ chức và trao quyền cho TT Ford, trưa ngày 9 tháng 8, 1974 nguyên TT Nixon và gia đình rời cửa trước Tòa Bạch Ốc từ từ đi trên tấm thảm đỏ dài dẫn tới Marine One, chiếc trực thăng của tổng thống.

Sau đây là những dòng cuối cùng của cuốn ‘Nhật Ký Richard Nixon’ – viết về lúc giã từ Thủ đô:

“Tôi bắt tay Jerry (Ford) – Pat ôm Betty (Phu nhân TT Ford) – rồi hôn Julie (con gái) – và tạm biệt David (con trai). Rồi tôi đứng một mình. Lên hết cầu thang, tôi quay mình, nhìn lại một lần cuối…
    "Không ai nói năng gì. Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Tôi ngả đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại. ‘Thật là buồn, thật là buồn’ tôi nghe thấy Pat lẩm bẩm nói bâng quơ"
Nhật ký Richard Nixon

“Tôi giơ tay vẫy chào lần cuối cùng. Tôi vẫn cười. Tôi bước vào trực thăng, cửa đóng lại, chiếc thảm đỏ được cuộn nhanh. Động cơ bắt đầu nổ. Cánh quạt bắt đầu quay. Tiếng động cơ ầm ầm mạnh lên hầu như lấn át cả những suy nghĩ của tôi.

“Bất chợt chiếc trực thăng từ từ bay lên. Những người ở dưới vẫy tay chào. Rồi chúng tôi đổi hướng. Bây giờ thì Tòa Bạch Ốc đã nằm phía sau chúng tôi. Chúng tôi bay thấp và ngang qua Washington Monument. Một lần đổi hướng nữa và Hồ Tidal Basin đã nằm ở dưới. Rồi tới Jefferson Memorial.

“Không ai nói năng gì. Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Tôi ngả đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại. ‘Thật là buồn, thật là buồn’ tôi nghe thấy Pat lẩm bẩm nói bâng quơ.”

“Sau một lần đổi hướng nữa chúng tôi đã bay về hướng phi trường Andrew, ở đó chiếc Air Force One đã đợi để đưa chúng tôi về California. Tiếng động cơ ầm ầm mạnh lên hầu như lấn át cả những suy nghĩ của tôi.”

Chắc chắn rằng trong những suy nghĩ của TT Nixon về những gì đã xảy ra, ông không khỏi hối hận vì đã sơ xuất để phải chết đuối trong vũng lầy.
Dinh Độc lập 30/4/1975
Chín tháng sau ngày TT Nixon từ chức, Sài Gòn thất thủ hôm 30/4/1975.
Vào mùa bầu cử 1972, ông đã quá mạnh để thắng nhiệm kỳ hai, không cần phải cho nghe lén ở trụ sở Đảng Dân Chủ.

Thành tích của ông vẻ vang vì mở cửa Bắc Kinh, lại rút hầu hết quân đội Mỹ khỏi Việt Nam. Chương trình Việt Nam Hóa – chứng minh cho ‘Học Thuyết Nixon’ - đang thành công.
 
'Từ mảnh băng trên khóa'

Nhìn theo một khía cạnh tâm linh nào đó, ta có thể cho Ngày Song Bát (8 tháng Tám) cũng chỉ là điểm chốt của vận mệnh TT Nixon.

Từ một chuyện nhỏ nhặt đã gây nên thảm cảnh. Một thanh niên người da màu tên là Frank Wills, 24 tuổi, làm nhân viên bảo vệ cho một cao ốc văn phòng tại khuôn viên Watergate.

Đêm ngày 17 tháng 6, 1973, anh thủng thẳng đi quanh tòa nhà để xem xét, bất chợt anh thấy có miếng băng nhỏ dán vào ổ khóa một cánh cửa.
    "Ta thử hỏi giả như anh Wills không vòng lại lần thứ hai thì lịch sử đã như thế nào? Vô tình, chỉ trong giây phút anh đã là người khởi sự quá trình dẫn đến ngày Song Bát (8/8). Một quá trình đã chấm dứt sự nghiệp của người Tổng thống lừng danh"
Nguyễn Tiến Hưng
Chẳng nghi ngờ gì, anh lấy tay gỡ miếng băng ra, đóng chặt cửa rồi tiếp tục đi kiểm tra như thường lệ. Ba mươi phút sau anh vòng lại chỗ cũ. Ấy chết, lại có thêm băng dán vào chốt cửa.

Vội vàng, anh chạy lên lobby lấy điện thoại gọi cho cảnh sát Khu Vực II. Cảnh sát ập tới, bắt được năm người trong văn phòng Đảng Dân Chủ đang cài giây nghe lén. Thế là chỉ trong giây phút “Water - gate” đã bắt đầu - cửa đập đã mở ra cho nước lũ tràn xuống.

Ta thử hỏi giả như anh Wills không vòng lại lần thứ hai thì lịch sử đã như thế nào?

Vô tình, chỉ trong giây phút anh đã là người khởi sự quá trình dẫn đến ngày Song Bát. Một quá trình đã chấm dứt sự nghiệp của người Tổng thống lừng danh.
 
'Đến con thuyền lênh đênh'

Ông đã đại thắng trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ hai – một đại thắng ‘landslide’ - long trời lở đất. Để rồi đại bại, sụp đổ.
Thuyền nhân Việt Nam
Chẳng bao lâu sau khi Sài Gòn sụp đổ, làn sóng thuyền nhân VN tị nạn bắt đầu bùng nổ trên biển.
TT Nixon đã ra đi và giã từ Thủ đô để trở về miền California, nơi có nắng âm hiền hòa hơn Washington

Chưa tới chín tháng sau ngày Song Bát, Miền Nam Việt Nam cũng sụp đổ theo ông.

Những con thuyền bé nhỏ lênh đênh trên mặt Biển Đông trông giống như những chiếc lá tre trôi dạt dào.

Bao nhiêu người quay lại giã từ Sài Gòn một lần chót.

Mệt lả, họ lẩm bẩm ‘thật là buồn, thật là buồn – It’s so sad, it’s so sad!’

Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Không có lưng ghế, họ ngả đầu vào nhau, nhắm mắt lại, phó mặc cho số phận.

Với chút may mắn, một số người đã vượt qua được đại dương. Từng đợt rồi lại từng đợt, họ kéo nhau về Miền Cali, nơi có nắng ấm hiền hòa.

Thêm một sự trùng hợp lạ lùng nữa: phần đông lớp người ra đi đầu tiên lại được đưa tới Camp Pendleton, gần ngay khu nhà Casa Pacifica của TT Nixon ở San Clemente. Cả hai đều nằm sát Đường Xuyên Bang – Intertate 5.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa (1973-1975), người đồng thời là tác giả của các cuốn sách "Khi đồng minh tháo chạy" và "Tâm tư Tổng thống Thiệu". Mời quý vị theo dõi phần đầu Bấm tại đây.
Nguyễn Tiến Hưng
Cựu Tổng trưởng VNCH, gửi cho BBC từ Mỹ.
( BBC ) 

Đức Thành - Hậu giàn khoan và những việc phải làm của Việt Nam hôm nay

Kể từ sau khi Trung Quốc rút giàn khoan khổng lồ khỏi thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đến nay, chưa thấy có bất cứ phân tích đánh giá nào về vai trò của đảng cộng sản VN với tư cách là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân Việt Nam có công trạng đến đâu trong vấn đề này.

Cứ theo cách hành xử của lãnh đạo đảng trong hơn hai tháng giàn khoan ấy cắm ở biển Đông của Việt Nam thì ĐCS VN hoàn toàn bất lực trước ông bạn vàng bốn tốt của đảng, nên ông bạn vàng đã ngang nhiên bất chấp công pháp quốc tế, bất chấp dư luận tiến bộ thế giới, bất chấp cả thói xu nịnh bợ đỡ của chính đảng anh em, cắm cho bằng được bộ mặt gian giảo, xảo quyệt nhất mọi thời đại là bành trướng bá quyền nước lớn lên tấm thân gầy dằng dặc đau thương của dân tộc Việt Nam. Và với cách hành xử như thế thì rõ ràng việc giàn khoan của TQ rút đi khỏi VN không có tý công trạng nào của đảng cả.

Hiện nay đảng đang dùng các nguồn từ ngân sách nhà nước, từ nguồn thuế của dân và từ tiền bán rẻ công thổ quốc gia cho những tập đoàn nước ngoài để xây dựng lộ trình cho một nhiệm kỳ đại hội mới của đảng.

Vấn đề là ở đại hội này, họ có quan tâm đến những lợi ích nguyện vọng chính đáng của dân tộc, mà đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết thảy mọi quyền lợi khác của họ hay không?

Đã từ rất nhiều nhiệm kỳ đại hội đảng, dân tộc ta dường như đã buông xuôi cho họ muốn làm gì thì làm, đã chấp nhận họ lãnh đạo một cách tuyệt đối dù biết rất rõ trong đảng của họ còn đầy rẫy suy thoái, biến chất. Thực tế họ đã là những con sâu dân, mọt nước, nên đất nước mới kiệt quệ về kinh tế, phân hóa về nội bộ, lòng dân bất an, thế lực nước ngoài nhòm ngó xâm lấn như hiện nay!

Để đất nước sớm có con đường phát triển, đoàn kết dân tộc cùng nhau một lòng xây dựng đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì công việc trước tiên của tổ quốc cần là phải định vị lại vị trí vai trò của ĐCS VN trong tiền đồ dân tộc, để có cách nhìn nhận đúng đắn về đảng này, xem xét xem họ có còn phù hợp với lợi ích chính đáng của dân tộc VN nữa hay không.

Nếu họ không còn phù hợp nữa thì cần tạo đà để cho các lực tiến bộ khác phát triển cùng nhau gánh vác công việc của non sông đất nước. Ai, lực lượng nào phù hợp với lợi ích của dân tộc nhất người đó sẽ là lực lượng dẫn dắt dân tộc.

Cung cách đảng đang lựa chọn nhân sự cho đại hội nhiệm kỳ tới là theo tiêu chí bó đũa chọn cột cờ, có nghĩa là đảng vẫn cam tâm chỉ chọn một nhúm người trong đảng, trong đó có cả một bộ phận thoái hóa biến chất đứng ra gánh vác công việc đất nước của một dân tộc có đến hơn 90 triệu dân. Với cách lựa chọn như thế thì làm sao cho dân tộc ta phát triển?

Thế nào là phù hợp với lợi ích của dân tộc?

Đương nhiên con đường phát triển của dân tộc là đường đi của một dân tộc phải đến được hùng cường giàu mạnh, ở đó không thể có điểm dừng để lực lượng dẫn dắt dân tộc tự mãn theo kiểu sau mỗi chặng đường do mình vẽ ra lại bắt dân tộc phải suy tôn mình, ghi nhận công lao của mình như đảng đang làm và mặc cả với dân tộc trong giai đoạn vừa qua và cho đến tận hôm nay.

Nguyện vọng chung nhất của bất cứ dân tộc nào trên thế giới là bình đẳng bình quyền cùng nhau quản lý lãnh đạo đất nước mình, phát huy cao độ mọi sức mạnh của toàn dân trong việc xây dựng đất nước và giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc mình, hòa đồng với thế giới văn minh tiến bộ.

Một nguyện vọng như thế mà đảng không dám nêu cao, không dám phát huy cổ súy cho nó hình thành thì đảng đó sẽ sớm trở thành tội đồ của dân tộc. Trước sau gì thì dân tộc ấy cũng nhận ra và sẽ có phán xét kịp thời về nó.

Vấn đề ở đây là: Với dân tộc, đã để cho ai thay mặt mình lãnh đạo gánh vác đất nước thì cũng cần phải tỉnh táo, cân nhắc giao cho lộ trình cần làm, đúc rút kinh nghiệm trong một hai nhiệm kỳ để mà chỉnh sửa, hoặc thay thế bằng lực lượng khác có uy tín hơn. Không thể nhắm mắt làm ngơ khi họ đã công khai những thối nát nhất, suy thoái nhất, mục nát nhất không có cách gì và lộ trình nào khắc phục để tài sản công sức của dân tộc sau bấy nhiêu năm có cơ hồ mất trắng bởi “nền hòa bình độc lập của Việt Nam đang bị đe dọa” - như phát biểu của chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Còn với với riêng đảng, cũng cần nhận thức trong đợt phân tích đánh giá của dân tộc đối với đảng mình thì cần phải nghiêm túc soi sét mình đã làm được gì cho dân tộc này, nguyên nhân nào đảng bị đánh giá lại, sách lược, chính cương, nghị quyết của mình có còn phù hợp với lợi ích của dân tộc mình hay không để mà điều chỉnh phù hợp đối với nguyện vọng của dân tộc này.

Sự soi xét này yêu cầu đảng phải làm hết sức nghiêm túc mới tìm ra được những cái lệch lạc, sai lầm. Thậm chí đảng sẽ nhận ra cả những đòi hỏi phi lý của mình trong điều 4 hiến pháp mà đảng mà đảng cố tình lái cho bằng được trong đợt xây dựng hiến pháp vừa qua.

Để có tiêu chí đánh giá chung nhất nhưng cũng rất khách quan công bằng khoa học cho một công cuộc đánh giá lại vai trò của đảng CS VN, cần nhận thức theo các hướng sau đây:

1. Đảng ra đời và dẫn dắt dân tộc trong lúc khủng hoảng xã hội Việt Nam sâu sắc nhất, khi nhà nước phong kiến thì ươn hèn, còn tư bản thì tận dụng tối đa cơ hội này khai thác bóc lột đến thậm tệ dân tộc Việt Nam. Thời kỳ này đảng đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ bình quyền và chính sách hợp lòng dân là người cày có ruộng. Đây là một công lao cần ghi nhận.

2. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ: Thời kỳ này do không vượt thoát bởi ý thức hệ phe phái giữa các nước lớn đại diện cho hai phe TBCN và XHCN, đảng đã nhắm mắt làm ngơ tiến hành một cuộc chiến tranh được gọi là giải phóng dân tộc nhằm vào chính đồng bào mình, mà hệ quả là đất nước bị dìm trong bể máu chiến tranh, suốt 30 năm huynh đệ tương tàn dẫn đến suy yếu thậm tệ khối đại đoàn kết của dân tộc, khiến kẻ thù của dân tộc hiện đang ngư ông đắc lợi trên biển Đông. Đây là điểm yếu hạn chế nhất của đảng trong giai đoạn này.

3. Cần nhận thức rõ, nhận thức lại rằng cuộc chiến tranh 30 năm 1945-1975 tại Việt Nam chính là cuộc chiến tranh phe phái TBCN và XHCN để Trung Quốc không còn cớ cậy công rằng đã giúp dân tộc Việt Nam chiến thắng Pháp và Mỹ. Việt Nam trong cuộc chiến tranh này chỉ là nạn nhân, do đó bất luận trong trong hoàn cảnh nào không được nói thắng thua trong lòng một dân tộc. Làm được như thế tự nhiên chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc đã được giải quyết.

4. Phải làm cho dân hiểu rõ Cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, Cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam là sai lầm. Sai lầm do nôn nóng, chủ quan duy ý chí hoặc sức ép từ bên ngoài trong điều kiện hoàn cảnh bị nước ngoài lợi dụng chứ không phải ý chí cuối cùng tối thượng của đảng để được nhân dân thông cảm.

5. Về cuộc chiến tranh biên giới 1979: Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, qua đó đòi lại những phần đất đã bị TQ lấy mất tại ải Nam Quan, Thác Bản Giốc… theo nguyên tắc của hiệp định Pháp - Thanh. Phần nào đã bị lấn chiếm mất bao nhiêu diện tích so với hiệp định Pháp - Thanh cần có bảng chỉ dẫn lập bia để hậu thế biết được.

Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Đảng ngay tức khắc phải có mọi biện pháp đòi lại chủ quyền không thể tẩm ngẩm tầm ngầm mãi như thời gian vừa qua được nữa.

6. Trong bang giao đối ngoại dù với nước nào cần phải triệt để nguyên tắc có đi có lại, bình đẳng hữu nghị cùng có lợi. Tuyệt nhiên không được đem vận mệnh dân tộc làm vật tế thần mặc cả với những thế lực ngoại bang. Là người hiểu rõ dã tâm của Trung Quốc hơn bao giờ hết cần phải cho thế giới thấy hết dã tâm này của Trung Quốc. Qua đó họ sẽ có đối sách phù hợp với chính TQ và thông cảm giúp đỡ nhân dân Việt Nam hơn.

7. Với nhân dân trong nước cần mở rộng lộ trình dân chủ bình đẳng bình quyền đến mọi tầng lớp trong xã hội, khuyến khích những thành phần ưu tú tham gia quản lý, cùng gánh vác các công việc quốc gia đại sự.

8. Cần triệt để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong chương trình phát triển kinh tế biển, hợp tác phát triển lĩnh vực kinh tế biển. Mạnh dạn đầu tư tàu dịch vụ hậu cần nghề cá hiện đại làm nơi tập trung thu mua khai thác cá của nhân dân, góp phần nâng cao giá trị phẩm chất và năng suất cá. Đầu tư cho lực lượng này đủ lớn để cung ứng hậu cần bằng máy bay cho ngư dân cũng như xuất thẳng sang những nước có tỷ giá cao.

9. Với xu thế bất lợi hiện nay trên biển Đông và biển Hoa Đông đã manh nha một hiệp ước phòng thủ, phòng vệ tập thể nhằm ngăn ngừa những kẻ cậy lớn cắn trộm. Việt Nam cần nghiên cứu kỹ loại hình hợp tác này trên nguyên tắc phòng ngừa xung đột xảy ra.

Vài tiêu chí viết vội trên đây chắc chắn sẽ còn rất nhiều thiếu sót, nhưng chỉ cần căn cứ những tiêu chí này sẽ đánh giá về đảng, cách nghĩ của đảng hiện nay một cách chính xác nhất. Các tiêu chí này đảng có thể tự nhìn nhận để đúc rút cho mình, hòng đáp ứng hơn đối với đòi hỏi của dân tộc, từ đó mà lấy lại lòng tin từ dân tộc mình. Còn với dân tộc Việt có tấm lòng vị tha bao dung sẵn sàng giao phó cho những chính đảng dám đáp ứng và phục vụ lợi ích tối đa của dân tộc.

Mong rằng qua bài viết này, toàn thể dân tộc, và mỗi con người Việt Nam chúng ta dù trong nước hay hải ngoại luôn nặng nòng với non sông đất nước đánh giá lại vị trí vai trò của đảng hiện nay có còn đủ uy tín lãnh đạo đất nước nữa hay không.
Luật gia Đức Thành
Tác giả gửi BVN
(Bauxitevn)

Hội An cấm phong bì, ai tin ông Bí thư Nguyễn Sự?

Họ nói đúng cả đấy, mà sao tôi càng đọc thấy buồn. Buồn vì ai đã để cho người dân mất lòng tin đến thế vào những việc làm đúng đắn? 
a
Hội An- thành phố du lịch nổi tiếng với con người chân chất, hiền hòa.
Ông Nguyễn Sự- Bí thư Thành ủy Hội An vừa ký thông báo cấm cán bộ, công chức, viên chức nhận phong bì của các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan khi thực thi công vụ. Có người nói vui bảo ông Sự ơi, sao ông “nhà quê” thế, thời nay ai biếu xén phong bì nữa.

Ai chứ ông Nguyễn Sự thì tôi tin là ông ký cái Thông báo số 326-TB/TU của Thành ủy Hội An về việc “Tuyệt đối cấm cán bộ, công chức, viên chức nhận phong bì của các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan khi thực thi công vụ” với một thái độ thực tâm muốn làm điều tốt cho dân thật.

Ông Nguyễn Sự- người lãnh đạo hiếm hoi của thời buổi này còn giữ cái tinh thần “đức trị” và hơi có phần gia trưởng của quan lại phong kiến đời xưa, chẳng biết thế là tốt hay xấu, nhưng đó là người hiểu cặn kẽ đời sống người dân trên địa bàn mình quản lý. Đó là một con người đã nói là làm.

Ông Sự nói: “Cấm thẳng chứ không phải vận động “nói không”. Cán bộ công chức đâu phải là người làm thuê cho doanh nghiệp mà đi nhận tiền của họ? Trách nhiệm công chức là phục vụ dân, sao lại đi lấy tiền của dân? Cái bất thường đó lâu ngày biến thành cái bình thường, và do mình không làm quyết liệt nên biến thành thói quen”.

Nhưng dưới bài báo viết về cái Thông báo số 326 của Thành ủy Hội An đăng trên báo Thanh niên, tôi đọc thấy chỉ có ý kiến của bạn đọc chê cười, giễu cợt, mỉa mai ông Nguyễn Sự. Có người nói: “Thế hóa ra từ trước đến giờ không cấm thì công chức thoải mái nhận phong bì à?”, “Tiền chỉ bỏ trong vali, không bỏ trong phong bì nữa, xưa rồi”.

Họ nói đúng cả đấy, mà sao tôi càng đọc thấy buồn. Buồn vì ai đã để cho người dân mất lòng tin đến thế vào những việc làm đúng đắn? Ai đã khiến cho người dân, trước những nỗ lực “muốn lội ngược dòng tham nhũng” của quan chức một thành phố nhỏ, đã không còn thiết tha động viên khích lệ, mà chỉ nhìn nó không hơn không kém một trò hề?

Là bởi vì cái tệ nạn phải biếu xén, phải hối lộ mới xong việc đã ăn sâu vào tận gốc rễ nhiều mặt trong đời sống xã hội, khiến tất cả mọi người dân đều cảm thấy đó là chuyện “bình thường như cân đường hộp sữa”. Thật là xót xa.

Chẳng có người nào lọt lòng mẹ ra đã biết luồn lách, khúm núm, biếu xén, biết chạy cửa sau để cho xong việc của mình. Những việc làm không đoan chính ấy, môi trường sống đã “huấn luyện”, rèn rũa anh ta.

Và chua xót làm sao khi mà người dân đã được “huấn luyện” một cách kỹ càng đến mức không còn có tinh thần phản kháng nữa, đến mức khi có một ông cán bộ tuyên bố cấm cấp dưới của mình nhận phong bì, thì họ bĩu môi khinh khi. Họ không tin, họ bảo ông Sự định cấm ai, cấm thế nào.

Tôi đâm lo cho ông Nguyễn Sự. Cái thành phố Hội An nhỏ bé xinh đẹp bên bờ sông Hoài còn chưa bị thương mại hóa cho đến hôm nay, còn có những vụ tận mắt tôi chứng kiến, hai người lỡ đụng phải nhau, một người bị đổ cả gánh mì ra đường, thay vì lao vào cắn cấu nhau, họ cùng nhau xúm vào quét tước, để cho đường sá người qua lại khỏi bẩn, cũng một phần nhờ có những người lãnh đạo còn biết giữ đạo làm người.

Thế mà giờ đây, đang yên đang lành lại đi tuyên chiến với nạn phong bì như thế, ông Sự có làm nổi không, có trụ nổi không hay rồi sẽ buông xuôi, sẽ nhận về thất bại và đương nhiên là mất uy tín.

Cái thành phố của ông nhỏ bé lắm, nó liệu có cưỡng lại được cái trào lưu mà một bộ phận những người có chức quyền đang dùng nó như một lợi thế để nhũng nhiễu, bắt người dân phải quỵ lụy mà làm tiền họ, đang xảy ra ở khắp nơi?

Mà ông Sự đúng là “nhà quê” thật. Giờ đây mấy cái phong bì thì thấm tháp vào đâu. Người ta ăn phần trăm dự án ngàn tỷ, ăn những tòa biệt thự, những khu đất vàng, ăn những tài khoản mở ở ngân hàng, ăn những suất học bổng hàng trăm ngàn đô cho con cái đi du học. Ai lại “nhà quê” đến mức đi dúi vào tay nhau những đồng bạc lẻ ở cái phong bì.

Tôi không biết ông Sự đã từng đọc câu chuyện về hòn đảo Utopia của ngài Thomas More- một nhà triết học xã hội, một luật sư người Anh nổi tiếng thời Phục Hưng hay chưa?

Câu chuyện về một hòn đảo nhỏ biệt lập và không tưởng ở vùng biển Đại Tây Dương, trên hòn đảo này có một cuộc sống biệt lập với thế giới, ở đó tồn tại một xã hội mơ ước, không có tư hữu, không phân chia giai cấp, giàu, nghèo, ai cũng lao động và ai cũng có cuộc sống hạnh phúc.

Với cái thông báo chống lại nạn phong bì này, phải chăng ông định biến Thành phố Hội An thành ốc đảo Utopia biệt lập, thành một câu chuyện “không tưởng” trong xã hội hôm nay? Người dân nào sẽ tin theo ông, cấp dưới nào sẽ ủng hộ ông, hay họ sẽ oán thán ông?

Utopia chưa bao giờ tồn tại, nó chỉ là một giấc mơ đẹp đẽ của con người. Nhưng tham nhũng, hối lộ thì không còn là một khái niệm mơ hồ mà đã trở thành căn bệnh ung thư trầm kha đủ sức tàn phá bất cứ quốc gia nào, cho dù nó hùng mạnh đến đâu.

Có ai bệnh tới mức ung thư rồi mà lại đem một giấc mơ, dù nó đẹp đẽ tới đâu để mà làm thuốc chữa bệnh được không, thưa bạn đọc?  Mi An
(Đất Việt)

Hiệu trưởng Đh Hoa Sen bị lật đổ - phải chăng “lợi ích nhóm” lên ngôi?

Lịch sử nhân loại đã đúc kết một chân lý đơn giản về sự thành bại của một thể chế quốc gia từ cổ chí kim là: Một chế độ chỉ có thể bền vững nếu có ba lĩnh vực mà người tham gia không được lấy vụ lợi làm mục đích đó là chính trị, y tế và giáo dục.
Chính vì vậy người nào muốn hành ba nghề này hay nói đúng hơn là muốn phụng sự ba nghề này phải có lời tuyên thệ, lời thề trước những Đấng tối cao hay trước những giá trị tối cao.
Sau chuyện lình xình tranh chấp quyền lợi, quyền lực ở nhiều trường đại học dân lập làm cho những ai quan tâm đến nền giáo dục nước nhà phải đặt những câu hỏi nghiêm túc về vai trò của các nhà đầu tư giáo dục và phẩm chất của họ. Sự kiện đang xảy ra ở Trường đại học dân lập Hoa Sen một lần nữa lại làm nóng lên câu hỏi này. Dư luận ồn ào không chỉ ở khía cạnh một cuộc lật đổ nào đó mà còn ở khía cạnh tính phi vụ lợi trong kinh doanh giáo dục có bị vi phạm hay không.Tính phi vụ lợi ở đây cần được hiểu là các nhà đầu tư tức những ông chủ, bà chủ của mái trường đại học mang tên một loại hoa tinh khiết Việt, biểu tượng của tâm hồn và văn hóa thanh tao Việt là có đặt lợi ích của mình lên trên hết, tức là lên trên cả lợi ích của công việc giáo dục hay không?
Đã nhiều năm hình ảnh Đại học Hoa Sen gắn với hình ảnh một “người đương thời” – nữ nhà giáo Bùi Trân Phượng tận tâm cho việc “trồng người”. Một thời gian không ngắn Đại học Hoa Sen có nhiều bước đi đổi mới khá mạnh mẽ bước đầu thể hiện được tính nhân văn, tính giải phóng tư duy, tính phản biện khoa học, tính tôn trọng chủ thể của đội ngũ sư phạm trong công việc giáo dục của mình, với mong ước có thể tạo môi trường tốt cho những hạt giống công dân tốt phát triển.
Rõ ràng bước đầu đạt được một môi trường có không ít yếu tố tích cực như thế giữa một không gian còn ngột ngạt, nhiều giá trị văn hóa, nhân văn, tư duy, kiến thức xuống cấp trầm trọng, là một việc không dễ, và nó thể hiện phần nào tâm huyết của đội ngũ quản lý cũng như giáo viên ở đây. Và đương nhiên môi trường trên chỉ có thể có được nhờ các nhà giáo dục tạm thời dành được sự thắng thế khi không đặt quá lệch lợi ích của mình và lợi ích của các nhà đầu tư lên trên lợi ích của sự nghiệp giáo dục. Ở đây chưa thể kết luận về “nguyên tắc phi vụ lợi trong giáo dục được nghiêm túc tôn trọng” vì nguyên tắc ấy khó là hiện thực trong mặt bằng thực tế nền kinh tế, xã hội hiện nay.
 
Đại học Hoa Sen có nhiều bước đi đổi mới khá mạnh mẽ thể hiện được tính nhân văn, tính giải phóng tư duy, tính phản biện khoa học... Ảnh: TL
Nhưng điều gì đang xảy ra khi Hội nghị cổ đông của Trường Hoa Sen vừa nhóm họp và với đa số phiếu đã đi đến quyết định truất quyền lãnh đạo Trường của nhà giáo Bùi Trân Phượng? Người ta chỉ biết rằng Hội nghị cổ đông này có sự “vùng lên” của các nhà đầu tư thiên về lợi nhuận của mình, dẫn đến công việc quan trọng nhất của một quốc gia liên quan sống còn, đến sự phát triển quốc gia đó là công việc “trồng người” lại chỉ thấy những cuộc tranh cãi như mổ bò về việc chia lợi tức thế nào cùng những tố giác về những sơ sót quản lý đồng vốn mà ở đó người có tiền tha hồ được quyền nói còn đại diện người bị nói trong đó có các nhà sư phạm không có cơ hội để phản biện, tranh luận đúng sai.
Tức là “phẩm chất giáo dục” - điều tất yếu phải có của các nhà đầu tư cho giáo dục đã bị vi phạm. Điều này càng thể hiện rõ khi trong Hội nghị cổ đông quyền lực của các ông bà chủ này không thấy ai bàn đến chất lượng đào tạo bấy lâu nay, các hoạt động xã hội mang tính tích cực hay tiêu cực cho đất nước tức sản phẩm đầu tư tốt xấu thế nào của Đại học Hoa Sen.
Qua sự kiện này một lần nữa cái nguyên lý về tính vụ lợi trong ba lĩnh vực đời sống con người trong đó có lĩnh vực giáo dục hơn lúc nào hết cần được vang lên như một hồi còi cảnh báo.
Lưu Trọng Văn
(Một thế giới)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét