Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Tin Chủ Nhật, 10-08-2014 - HỌC HÀN LÂM VÀ HỌC THỰC TIỄN THÀNH TRÍ THỨC CON NGƯỜI

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT - Trung Quốc chỉ trích Việt Nam trang bị vũ khí cho lực lượng kiểm ngư (RFI). “Trang tin tiếng Anh của Trung Quốc Tân Văn Xã đã chỉ trích Việt Nam trang bị vũ khí cho lực lượng kiểm ngư và coi quyết định này là một sự ‘vi phạm các công ước quốc tế‘.” – Bản tin tiếng Trung trên Tân Hoa xã: Trung Quốc khuyến khích ngư dân đến sinh sống ở những đảo TQ chiếm đóng, sẽ được trợ cấp 35 NDT/ ngày nếu sống ở Hoàng Sa trên 180 ngày.
H1- Trung Quốc sẽ xây 5 ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa? (BizLive). – Trung Quốc ngang ngược biện minh việc xây hải đăng ở Hoàng Sa (BizLive). – Bộ Ngoại giao TQ bảo vệ việc xây hải đăng trái phép trên Hoàng Sa (GTVT). – Bắc Kinh biện minh cho việc lập hải đăng trong vùng Hoàng Sa (RFI). – Bà Hoa Xuân Oánh trả lời nhà báo về những lời nói của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ về Trung Quốc hoàn thành việc lựa chọn nơi xây dựng ngọn hải đăng (CRI).
- ASEAN không thảo luận đề xuất của Mỹ về tranh chấp Biển Đông (RFA). “Ông Lê Lương Minh cũng lưu ý rằng đây không phải là vấn đề của ASEAN vì tổ chức này đã có những cam kết cùng với Trung Quốc tự kềm chế trong các hoạt động vào năm 2002.  Ông Lê Lương Minh trong vai trò Tổng thư ký ASEAN cũng cho rằng các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông chỉ có thể được giải quyết giữa các bên có liên quan“. Bọn Mỹ này đúng là dại thật, chuyện Biển Đông giữa VN với TQ là chuyện anh em trong nhà, giận hờn nhau, đuổi nhau, đâm va tí, đâu cần người ngoài như Mỹ xen vào? Bộ trưởng Quốc phòng VN, ông Phùng Quang Thanh cũng đã khẳng định “Tình hữu nghị Việt-Trung không bao giờ thay đổi“, không có chuyện để Mỹ vào “phá đám” cái tình “hữu nghị anh em đời đời bền vững” này đâu!
H2- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ (CP). – John Kerry mong muốn quan hệ Mỹ-Việt phát triển hơn nữa (RFI). – Ngoại trưởng John Kerry ca ngợi quan hệ Mỹ – Việt Nam (RFA). – Đèn xanh đã bật (TBKTSG). – Quan hệ Việt-Mỹ: Những tín hiệu khả quan (Trần Kinh Nghị). “Nước Mỹ đã sẵn sàng để kết thúc quá trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt và hai nước có thể bắt đầu một trang mới. Vấn đề còn lại là phía Việt Nam sẽ hưởng ứng như thế nào.  Những ai  bảo rằng cơ hội đối với VN đã hết thì có lẽ họ đã nhầm. Nhưng đối với những ai còn nghi ngờ liệu VN có sẵn sàng để đón nhận cơ hội hay không thì  xem ra họ vẫn còn có lý“. – Roger Hilsman: Hoa Kỳ là đồng minh đầu tiên của Việt Minh (Phan Ba).
- Khi chiếc nỏ thần đã trao vào tay giặc (Trần Kinh Nghị). “Không có gì sai để Việt Nam (cả chính quyền và người dân) hy vọng vào một sự thay đổi đường lối hữu nghị láng giềng đúng đắn từ phía nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng hy vọng nhiều hơn thực tế là ảo vọng. Do đó, hy vọng là một chuyện, nhưng chủ động xúc tiến mọi biện pháp cần thiết để giành thế chủ động còn quan trọng hơn nhiều. Những  ai còn tiếp tục hy vọng hão huyền vào sự thay đổi hoặc sự nương nhẹ nào đó từ Trung Nam Hải sẽ không cần đợi lâu để lại thất vọng“.
- ‘Ngày khởi đầu hoàng hôn của VNCH’ (BBC). “Trong những giờ phút cuối cùng, TT Nixon vẫn còn quan tâm đến VNCH. Ông viết về cuộc họp với ông Ford sáng ngày 8 tháng 8: ‘Chúng tôi nói tới những vấn đề ông Ford sẽ phải đối đầu khi ông lên chức Tổng thống đúng 24 giờ nữa. Quan trọng nhất là chớ có để cho những người lãnh đạo ở Moscow hay Bắc Kinh nắm lấy việc từ chức của tôi để thử thách Hoa Kỳ tại Việt Nam và những nơi khác trên thế giới’.”
- Bill Clinton trên đường phố Việt Nam (Quê Choa). “Đám đông dân chúng đón ông, tất cả đều giơ tay về phía ông, những ánh mắt nhìn ông thân thiện, hồ hởi và ngưỡng mộ! Dường như họ đã chờ đợi giây phút này từ lâu lắm. Vì sao nguyên thủ (và ở những chuyến sau là cựu nguyên thủ) của một quốc gia mà mới vài chục năm trước bị chính giới và hàng chục triệu người dân Việt Nam coi là kẻ thù, bây giờ lại được tất cả những người gặp ông trên đường phố đón mừng với sự mong đợi và tình cảm chân thành như vậy?
- Heli de Saint Marc: “Chúng tôi sống một cuộc sống như trong truyện cổ tích” (Phan Ba). “Năm 1954 có hiệp định ngưng bắn ở Genève. Ở đó, người ta không đau đầu suy nghĩ nhiều cho lắm, mà chia cắt đất nước đó ra và mỗi một bên của cuộc chiến nhận được một nửa – như ở Triều Tiên và Đức… Ngay trong năm của Hiệp định Genève, chúng tôi đã nhìn thấy những “boat people” đầu tiên, những người đã bỏ trốn sau khi chúng tôi rút quân khỏi Bắc Việt Nam, những người không muốn khuất phục người Cộng sản. Họ cố bơi hay dùng bè đến với chúng tôi“.
- VNCH CÓ TRA TẤN TÙ “BINH” CỘNG SẢN KHÔNG? (TMN).  – VĂN HOÁ QUÂN SỰ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT (TNM). “1. Tước khí giới, lục soát, tịch thâu tài liệu và canh giữ nghiêm ngặt.  2.Đối xử tử tế, bảo vệ tính mạng, không đánh đập tra tấn, hay sỉ nhục họ và không xâm phạm trinh tiết đối với Nữ Tù Phiến Cộng.  3.Cấp thời điều trị nếu họ bị thương hay đau ốm.  4.Lập tức di tản họ khỏi nơi nguy hiểm chiến trường và bàn giao cho giới chức có thẩm quyền.  5.Cấp giấy biên nhận khi cất giữ bảo vật, tư trang của họ.  6.Giam giữ nam nữ riêng biệt.  7.Che chở họ trong suốt thời gian giam giữ. Không được trả thù dưới bất cứ hình thức nào“.
- GIẤY MỜI NỘP ÁN PHÍ ĐỂ ĐƯỢC ĐẶC XÁ ĐỐI VỚI NHÀ BÁO TỰ DO ĐIẾU CÀY – NGUYỄN VĂN HẢI LÀ CÁI BẨY THỪA NHẬN TỘI (Ngày Đêm).
- Người dân oan có nhiều huân chương chiến công nhất, vừa bị công an đập nát đầu xe, gia tài duy nhất của cụ! (DLB).
- HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM THƯ CẢM ƠN VÀ KIẾN NGHỊ gởi đến Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng (TNM).
- Chọn trả phí công đoàn hay lập Công đoàn độc lập? (Bài 3) (VNTB).
- Nguyễn Tường Thụy đối thoại với báo Petrotimes (VNTB). – Chu Vĩnh Hải: ĐỪNG MÙ QUÁNG VÀ CHỦ QUAN, PETROTIMES Ạ! (VNTB). “Tôi đã có 24 năm làm báo chuyên nghiệp trong môi trường báo chí quốc doanh, là hội viên Hội nhà báo Việt Nam, đã 5 lần được Bộ Văn hóa (trước đây) và Bộ Thông tin-truyền thông (hiện tại) cấp thẻ nhà báo… Petrotimes có biết chăng, trong nhiều năm trời tôi đã âm thầm viết bài cho BBC, VOA và nhiều tờ báo ở nước ngoài để được giải tỏa uẩn khúc?
H3- Trần Đĩnh và tác phẩm Đèn Cù (RFA). “Tôi nói dân ta hèn là vì như thế này: dân ta anh hùng nhưng sợ từ anh tổ trưởng sợ đi, sợ anh công an, sợ các thứ. Tôi cũng cảm thấy chính mình cũng hèn. Mình sợ nhiều thứ quá. Đấy là một tâm lý rất Việt. Bom đạn không sợ nhưng rất sợ quyền lực. Chính điều đó đẻ ra việc chúng ta khó có dân chủ là vì dân trí thấp. Chúng ta đinh ninh rằng chúng ta anh hùng trước mặt ‘kẻ thù’ nhưng đụng đến chính quyền, đến nhà nước là ta im re hết. Tôi gọi hèn là vì vậy”.
- Xuất khẩu đạo đức… Hồ Chí Minh (Nguyễn Hoa Lư). Tài nguyên thiên nhiên đã hết, rừng vàng, biển bạc thì bị TQ tìm mọi cách chiếm đoạt, khai thác. Nông dân mất đất, ngư dân mất biển, công nhân xuất khẩu lao động thì cũng không yên, đưa lao động qua các nước bị chiến tranh đuổi, lại phải đưa họ trở về.  Cũng may mà blogger Nguyễn Hoa Lư chộp được mấy bài giảng của TS Hoàng Chí Bảo, nên nghĩ ra cách kiếm ngoại tệ làm giàu cho đất nước bằng cách xuất khẩu … đạo đức Hồ Chí Minh!  Mong đảng và nhà nước chú ý tới ý tưởng này, sớm triển khai dự án để giải vây cho tình hình kinh tế đang bế tắc. Hãy tìm cách đưa các bài giảng của ông tiến sĩ ra nước ngoài, nghe xong, chắc chắn bọn “giẫy chết” sẽ đặt hàng mua “tư tưởng đạo đức” của ông cụ ngay!
- Tìm Khúc Rưng Rưng Giải Nhục (Đinh Tấn Lực). “Người kỹ tính còn nghĩ xa hơn: Phải giáo dục sâu sát thêm để con cháu đừng lầm lẫn rưng rưng với xưng xưng, thậm chí, tưng tưng.  Nhất định là chỉ có thể (duy nhất) rưng rưng, để có cái chứng minh: Nếu đất nước chưa mạnh đi nữa thì chí ít, lãnh đạo đảng và nhà nước này đã cực giàu!
- Nguyễn Văn Thạnh: HẠ TẦNG VIỆT NAM CÓ ỦNG HỘ CHO NHÂN TÀI CẤT CÁNH? (BS). “Vừa rồi báo chí đưa tin 4 vị lãnh đạo trẻ tuổi tài cao, đẹp trai như tài tử nhưng có một thực tế, các vị đó, không một ai tranh cử và được dân bầu cả. Đơn giản để lên lãnh đạo là do các vị có bố làm to và qua con đường cơ cấu nội bộ. Cơ hội nào cho nhân tài nếu chỉ biết có tài phụng sự dân mà không có bố làm to?
- Phạm Chí Dũng: TPP: Thời gian không phải vô hạn (BBC). “Riêng với TPP cho Việt Nam, quy chế gần như “đặc cách” này vẫn phải nhận được sự tán đồng của cả lưỡng viện trong Quốc hội Hoa Kỳ. Nếu không được đa số ủng hộ ở Hạ viện hoặc chỉ cần 1 thành viên trong Thượng viện chặn lại thì Việt Nam cũng không vào được TPP. Ngay thời điểm này, lại có đến 260 nghị sĩ Mỹ giương cao lá cờ ‘Không nhân quyền, không TPP!’.”
Thạch Sô Phách kể lại chuyện bị ông Hưng dùng nhục hình.
Thạch Sô Phách kể lại chuyện bị ông Hưng dùng nhục hình.
- Khởi tố 3 cán bộ gây oan sai cho 7 người ở Sóc Trăng (MTG). – Vụ oan sai xôn xao dư luận ở Sóc Trăng: Ám ảnh vì bị nhục hình (NLĐ). “Riêng Trần Văn Đỡ thì nói anh liên tục kêu oan vì nạn nhân là bà con nhưng vẫn bị cán bộ điều tra đánh đập. Cả anh và Phách cùng bị treo 2 tay lên cửa sổ và chỉ cho đầu những ngón chân chạm đất rồi họ thay phiên nhau đánh“. – ‘Tôi bị điều tra viên nhồi nước đá vào vùng kín’ (Zing). “Thật oan cho tôi, nhưng nói vô tội thì điều tra viên không nghe. Đại úy Triệu Tuấn Hưng dùng nước đá nhồi bóp vào vùng kín khiến bìu và dương vật co lại như hạt đậu vì lạnh“. Đã ký công ước chống tra tấn rồi mà còn tra tấn dân như thời trung cổ thế này?!
- Công an dùng… kiếm tra khảo người dân? (NĐT). “Vợ gặng hỏi thì được biết, khi đi đến cổng UBND, anh bị lực lượng Công an ngang nhiên cưỡng chế vào trụ sở đấm đá túi bụi cho đến lúc anh Dinh gục xuống mới chịu buông tay. Trưởng Công an xã còn dùng cả kiếm để tra khảo“.
- Bắt Phó ban Tổ chức Quận ủy liên quan vụ giết người giữa phố (TP). “2 nghi can gồm Nguyễn Quốc Văn (54 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần đầu tư xây dựng thương mại tổng hợp và kinh doanh bất động sản), Lê Trung Kiên (33 tuổi, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Phó trưởng ban Tổ chức Quận uỷ Cầu Giấy)“.
- Bộ trưởng Thăng phê bình “quan” đường sắt nói mà chưa làm (ĐV).
- Bạc Liêu: Nhà đài “biếu không” cho doanh nghiệp gần 30 tỷ đồng (CATP).
- Chu Vĩnh Khang mưu sát vợ chỉ vì muốn cưới cô bồ trẻ đẹp? (DV).

- Dân Da Vàng – Đảng CSVN và những ngày đang tới của dân tộc Việt (DLB). “Tương lai Việt nam không phải do Mỹ, hay Trung cộng quyết định mà do chính toàn dân Việt Nam quyết định, đảng viên CSVN là những người trong số đó. Đảng viên CSVN sẽ làm gì trong những ngày tới, khi mà những dân lành đã nhìn thấu mấy chữ “Đảng CSVN” là gì?
- Âu Dương Thệ: Tưởng nhớ quá khứ để mở cửa tương lai! Hay khép lại quá khứ để đóng cửa tương lai? (Việt Báo). “Đối với đồng bào ruột thịt, những người cầm đầu chế độ toàn trị CSVN, xuyên qua nhiều thế hệ, cũng giữ thái độ ‘khép lại quá khứ’, không đủ lí trí và ý chí để dám nhìn thẳng vào lịch sử để nhận ra những sai trái lỗi lầm; nhưng lại chỉ tìm cách tô hồng, boi son và nếu bất đắc dĩ phải nhận những khuyết điểm thì lại tự bào chữa đổ cho tình thế lúc đó, chứ lãnh đạo luôn luôn đúng đắn!
- “Đặc xá Điếu Cày” có ý nghĩa gì? (VNTB). “Xét về ‘nhân thân’ và ‘quá trình công tác’, Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải chính là một trong những tù nhân lương tâm kỳ cựu và có tiếng nhất ở Việt Nam, bị bắt và bị xử án đến hàng chục năm tù giam chỉ vì đấu tranh phản kháng Trung Quốc“.
- CHỐNG CỘNG SẢN HAY CHỐNG ĐỘC TÀI (Nguyễn Văn Thạnh). “Nhiều người hỏi tôi ‘có phải anh là người chống cộng?’. Tôi trả lời: không, tôi chỉ là người lên tiếng tranh đấu cho những quyền cơ bản của con người, tranh đấu cho nền dân chủ. Họ nói, vậy anh là người chống cộng rồi. Câu trả lời của họ làm tôi ngạc nhiên. Tôi tự hỏi mình: tôi chống cộng ư? Tôi chống cộng vì cái gì? Tôi suy nghĩ nhiều về điều này. Tại sao cứ phải chống cộng?“.
- Phơi Trần Mặt Trơ Bằng Những Ngọn Gió Đứt Đầu (Đinh Tấn Lực). “Hệ thống chính trị VN đương đại là một xưởng đẻ danh ngôn. Sòn sòn từng tập, người ta mót được hàng giạ danh ngôn ở mỗi kỳ hội nghị. Hội nghị càng rôm rả, phong bì càng dày cộp, thực đơn càng ngậy bùi, bia bọt càng vung vãi… thì danh ngôn càng rậm rật ngáng chân giật chỏ dẫm đạp nhau nhung nhúc”.
- Danh chính thì ngôn mới thuận (TBKTSG). “Sự nhập nhằng trong vai trò của các đại biểu Quốc hội, vừa là người tham gia chính quyền, vừa là đại diện cho ý nguyện người dân mà chúng ta gọi là kiêm nhiệm, trong chừng mực nào đó cũng như chuyện vừa đá bóng vừa thổi còi“.
- Về “bốn lãnh đạo Việt tuổi trẻ, tài cao lại đẹp trai như tài tử”: Vua Quan Đẹp Như Đào Kép (Đinh Tấn Lực). Do lãnh đạo “đẹp như đào kép, nên thân phận người VN mới như thế này: THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY (2) (BVN).
- Lựa chọn nguy hiểm của Thu Trang (TT). ” ‘Khi chúng tôi đến nhà Nguyệt – người mua bé Lãi, ngôi nhà chật chội chỉ kê chiếc giường và chiếc võng đã hết chỗ mà Nguyệt dám mua ba đứa trẻ, làm lại giấy khai sinh với chứng sinh giả, dám đưa Lãi đi Thái Lan ‘chữa bệnh’ thì tôi có niềm tin rằng đó là một trạm trung chuyển trẻ em và có thể có những điều kinh khủng hơn nữa’ – Trang nói”. – Cần làm rõ nguồn gốc những đứa trẻ đang được nuôi tại nhà nghi can Nguyệt (ANTĐ).
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 9-8-2014 (VietFin).
- Về chương trình cho vay đánh bắt xa bờ: Tiền thôi, chưa đủ! (TBKTSG).
- Nhà giàu đi xin… ưu đãi (NLĐ).
- Giải quyết khủng hoảng với khách hàng: Xử lý bằng tình hay lý? (ĐTCK).
- Phí ơi là phí! (NLĐ). – Mệt mỏi vì thuế, phí (NLĐ). “Thuế, phí là chuyện buồn muôn thuở đối với doanh nghiệp. Càng kêu than; thuế, phí càng “đẻ” thêm nhiều loại hoặc biến tướng dưới nhiều hình thức khiến doanh nghiệp kêu… trời!
- Bắc Kinh cấm nhập gạo từ Việt Nam qua biên giới (RFI).
- WB cấp khoản vay 500 triệu USD cải tổ các ngân hàng Ukraine (TTXVN).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Phạm Cao Dương – CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI NGÔ, ĐINH VÀ TIỀN LÊ hay VĂN MINH VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ THỨ MƯỜI (DĐTK).
- Vở Kịch Độc Diễn Triều Trần (Unplugged) Đến Garden Grove (Da Màu).
- HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 173 – Nghe nói Việt Nam là tụi nó chạy mất dép !!! (Nhật Tuấn).
- Vũ Thế Thành – Thằng ăn hại (Khoahocnet).
- Trư cuồng của Nguyễn Xuân Khánh (Văn Việt).
- HAI BÀI THƠ CHUNG MỘT NỖI BUỒN (Trần Kỳ Trung).
- Oregonian: Những ngày “khổ sai” đầu đời trên nước Mỹ (Hiệu Minh).
- Zeus và Leda hay câu chuyện về văn hóa – truyền thông (VDK).
- Câu chuyện văn học Việt Nam 13. Phê bình ĐOÁN MÒ (Inrasara).
- Xác định đúng trọng tâm cuộc đời, rồi ta sẽ không bao giờ còn cảm thấy chông chênh (THĐP).
- Thơ Phạm Tiến Duật tặng Khánh Ly (FB Nguyễn Đình Bổn).
- Khánh Ly lại bật khóc trong đêm diễn ở Đà Nẵng (DT). – Bị mời khỏi liveshow Khánh Ly, nhạc sĩ Phó Đức Phương nói gì? (GDVN).
- Xin hãy tử tế với những người đã chết ở làng cổ Đường Lâm (DT).
- NHỮNG ĐỨA CON CỦA MẸ (Văn Công Hùng). “Tôi cũng đã thử đặt mình vào vai đứa bé được bố rạch bụng mẹ lôi ra ấy, và quả thật, tôi chả nghĩ được gì, nó khủng khiếp quá, vượt qua cả khả năng tưởng tượng của tôi, một nhà thơ…”. – Tặng những người mẹ nhân ngày Vu Lan (NS). – Mùa Vu lan… con lại về với mẹ! (KP). – Chùm thơ VU LAN NHỚ MẸ của Mai Văn Lạng (Tễu).
- Hà Nội nghi ngút khói vì đốt vàng mã dịp Vu lan (KP). – Lễ Vu lan: “Đốt vàng mã không là cách hiếu kính duy nhất” (KP). – Phiếm đàm: Dân ta giầu nhất thế giới (DT).  – Mời xem lại: Chuyên đề đặc biệt: LỄ VU LAN – NGUỒN GỐC, PHONG TỤC VÀ VĂN HÓA (Tễu).  – Hàng nghìn người ngồi kín đường vái vọng vào chùa Phúc Khánh ngày lễ Vu lan (LĐ).
- Thư giãn cuối tuần: CHUYỆN CON LỪA, GÁI VÀ SƯ THỜI @ (Tễu).
- Cục Xuất bản sẽ xử lý nghiêm vụ Truyện cổ tích 18+ (DT).
- Lan man chuyện siêu thị và chợ (Blog RFA).
- GK Vua đầu bếp Việt đuổi thẳng thí sinh vì… rửa rau bẩn (TTT).
- Cây ổi cười ở Khu di tích Lam Kinh – Thanh Hóa (DT).

- Qui Nhơn- Tháng Bảy Âm Lịch Thả Thuyền Giấy Tưởng Niệm Người Thân Vượt Biển Mất Tích (Việt Báo). “Tháng Bảy Âm Lịch- mùa Vu Lan, mùa tưởng nhớ cha mẹ và cửu huyền thất tổ đã qua đời và cũng là mùa tưởng nhớ tới người những người đã khuất bóng, trong đó có những thuyền nhân bỏ mình trên biển cả“.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đóng cửa trường tư thục? (NLĐ). – Cần tư thục hóa giáo dục Việt Nam (BBC). Các mô hình giáo dục ở những nước thành công bao nhiêu năm qua như Mỹ và châu Âu, VN không chịu học, vì sao cứ phải loay hoay đi tìm mô hình mới để rồi bế tắc? Cũng giống như xây dựng CNXH, chẳng thấy nước nào xây được, vậy mà VN vẫn “kiên định con đường đi lên CNXH” để đưa cả nước đi vào ngõ cụt. – Còn đâu giá trị cốt lõi của Hoa Sen! (NLĐ).
- Phương pháp học tập hiệu quả của Đại học Massachusetts (TTT).
- Sự nguỵ tạo ác ý trong “Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa” (TCTP).
- Học sinh nghèo làm nghề bưng bê trở thành Á khoa ĐH Quốc tế (GĐVN).
- GS Nguyễn Đăng Hưng lên tiếng về việc ĐH Tôn Đức Thắng khởi kiện (DT).
- Bí quyết ra trường “nhảy” đúng việc (GDTĐ).
- Clip ‘học sinh cứng nhất Việt Nam’ khiến dân mạng bật cười (Zing).
- Tô Văn Trường: HỌC HÀN LÂM VÀ HỌC THỰC TIỄN THÀNH TRÍ THỨC CON NGƯỜI (BS). “Về lò đốt rác để phát điện đâu phải là chuyện mới, mọi thông số tính toán và thiết kế của ông Kiên thì chỉ toàn là … áng chừng. Những khiếm khuyết tồn tại trong lò đốt rác của ông Kiên là điều dễ hiểu cho nên rất cần các nhà khoa học chuyên ngành và nhà quản lý có trách nhiệm hợp tác, phối hợp khắc phục những khiếm khuyết...”
- Khủng long tuyệt chủng là do số phận sắp đặt (DT).

- GS Nguyễn Văn Tuấn: Không thể lắp “cỗ máy” đại học nước ngoài vào Việt Nam (BS). “Nhưng cho dù có hiểu tự trị và tự chủ là gì và bao gồm những gì, thì những lí giải trên cho thấy không thể nào “lắp đặt” cái cơ chế đó vào các đại học Việt Nam. Lí do đơn giản là vì khác thể chế. Ở các nước tư bản theo chế độ đa đảng, nhưng đảng không có vai trò lãnh đạo tuyệt đối trong xã hội, và Nhà nước chủ trương không can thiệp sâu vào các hoạt động chuyên môn“.
- Về bài toán “đầu cừu, đuôi thuyền trưởng”: Người xin lỗi đáng ra phải là ông Thực!  (Baron Trịnh). Mời xem lại bài của nhạc sĩ Tuấn Khanh: Bài toán con cừu và ông thuyền trưởng – Lời xin lỗi dù muộn màng” (MTG). – GS Nguyễn Văn Tuấn Bài Toán “con cừu và ông thuyền trưởng” (Ba Sàm). “Sẽ rất thú vị nếu chúng ta có con số thống kê trong số hàng triệu em thi, bao nhiêu em làm được câu hỏi đó. Nếu kết quả là 1% hay thậm chí 5% thì có thể xem là một chứng cứ hùng hồn nhất cho sự thất bại của câu hỏi“.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bác sỹ “quay lưng” với bệnh viện công: “Qua cầu rút ván”? (ĐSPL). “Để được rời khỏi bệnh viện công, các bác sỹ ở Quảng Ngãi đã tìm đủ lý do ‘chính đáng’ như muốn tự hành nghề để… nâng cao thu nhập và bớt đi sức ép“.
- Cái chết bi hùng của một tài xế (DT). – “Có chết, anh em cùng chết…” (DT). “Dù tài xế kêu dồn xuống sau để tránh nguy hiểm nếu xe đâm vào vách núi, tuy nhiên người phụ xe vẫn không bỏ mặc để rồi cùng nhận lấy cái chết…”. – Phó Thủ tướng biểu dương tài xế hy sinh mình cứu hàng chục hành khách (DT).
- Cái chết bí ẩn của hai vợ chồng và nghi vấn bị sát hại vì lô đề (ĐSPL).
- Thoát chết hy hữu nhờ kẻ sát nhân… lên cơn suyễn! (DT).
- Có một nghề… sởn da gà: Sống cõi dương, làm việc “cõi âm” (ĐSPL).
H2- Bệnh lạ khiến người phụ nữ có mụt thịt mọc khắp người (KP). =>
- Ảo vọng kiều nữ và đại gia (NLĐ).
- Xóm Việt kiều lay lắt “sống được ngày nào hay ngày đó” (ĐSPL). “Sau hàng chục năm tha phương mưu sinh bên nước bạn Camphuchia, họ trở về quê hương không một mảnh giấy tùy thân. Họ khát khao một mái nhà để an cư lạc nghiệp, con cháu có cơ hội cắp sách đến trường. Nhưng cuộc sống hiện tại của họ vẫn còn đầy những gian truân, vất vả…”
- Ớn lạnh quy trình chế biến cơm bình dân từ thực phẩm bẩn (LĐ).
- Nội tình chuyện bắt đỉa bán cho Trung Quốc 600.000đ/kg (DT).
- Tối nay, đưa 184 lao động Việt tại Libya về nước (KP).  – Đã có tổng cộng 269 lao động từ Libya về tới Việt Nam (TTXVN).
- Rời Libya trong kinh hoàng (NLĐ). “7 ngày đêm di tản khỏi Libya là cả hành trình khổ ải của 25 lao động. Họ phải tránh đạn bom, xin ăn, sống cảnh màn trời chiếu đất“. – 25 lao động Libya về tới Việt Nam: “Có lúc nghe súng nổ đùng đùng mà vẫn phải đi làm” (LĐ). – Có 3 công nhân Việt Nam làm việc tại Lybia bị bắt cóc ở biên giới Ai Cập (PLTP).
- Cảnh báo nguy cơ tử vong do nhiễm vi khuẩn ăn thịt người ở biển (ĐSPL).
- Một loại virus giết người đang trở lại! (PT). – Dịch Ebola có thể tràn vào Việt Nam (GDVN). – Thủ tướng: Dùng mọi biện pháp ngăn chặn dịch Ebola (KP). – Dịch Ebola : Vì sao bệnh nhân Phi Châu chưa được dùng thuốc đặc trị ? (RFI). – Thế giới đang “chống chọi” với dịch Ebola (KTĐT).

QUỐC TẾ
- Iraq: Hình ảnh kinh hoàng về tội ác của khủng bố ISIS (KP). – Mở chiến dịch quân sự tại Irak, quyết định khó khăn của Obama (RFI). – Mỹ dội bom các phần tử Hồi giáo cực đoan ở miền bắc Iraq (VOA). –  Tại sao Mỹ quyết định không kích Iraq? (NLĐ). – Sao lại Iraq, không là Syria? (NLĐ). – Quân chính phủ Iraq chuẩn bị phản công phiến quân Hồi giáo (RFA).  – Iraq: người Yazidi chạy trốn chiến tranh bị đói khát nghiêm trọng (RFA). – Không quân Mỹ thả đồ cứu trợ nhân đạo xuống miền bắc Irak (RFI).
- Các nhà sản xuất Nga “hân hoan” khi Moskva đáp trả phương Tây (TTXVN).  – Nga sẽ cạn tiền nếu tiếp tục đọ sức với phương Tây (RFI).  – Pháp muốn Châu Âu đền bù nông dân do Nga cấm nhập nông sản (RFI).  – Ai đang hưởng lợi từ cuộc chiến cấm vận phương Tây-Nga? (DT). – Tài phiệt Nga, chia đôi và đối lập vì Putin (DT).
- Ukraina : Nga sẽ can thiệp nhân danh cứu trợ nhân đạo ? (RFI). – Ukraine chặn đứng một đoàn xe Nga tại biên giới (NLĐ). – Ukraine ngăn chặn âm mưu lính Nga cải trang xâm nhập lãnh thổ (RFA).  – Phương Tây cảnh báo Nga không “viện trợ” quân vào Ukraine (NLĐ).
- Israel và Hamas tiếp tục giao tranh với nhau (VOA). – Thêm người chết ở Gaza do không kích (BBC).
- Nhật – Hàn hội kiến bên lề Hội nghị Asean mở rộng (RFI).
- Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Tổng thống Miến Điện gia tăng cải cách (RFI).
- Thăm dò dư luận : Uy tín của chính phủ Đức cao nhất kể từ năm 1997 (RFI).
- Nagasaki tưởng niệm 69 năm thảm họa nguyên tử (RFI).

* RFA: + Sáng 09-08-2014; + Tối 09-08-2014
* RFI: 09-08-2014
* Video RFA: + Bản tin video sáng 09-08-2014; + 7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 09.08.2014

2849. HỌC HÀN LÂM VÀ HỌC THỰC TIỄN THÀNH TRÍ THỨC CON NGƯỜI

Tô Văn Trường

Sự học mở đường cho trí tuệ. Học hàn lâm, kinh điển là có sách, có thầy, học kinh nghiệm là từ thực tiễn. Hai sự học nầy gắn kết với nhau tạo thành trí tuệ của con người. Gắn kết sớm và chặt chẽ thì kinh tế xã hội sẽ phát triển nhanh.

Những người khoa học nông dân
Nông dân là tầng lớp nghèo khổ nhất, cống hiến hy sinh nhiều nhất cả trong thời chiến và thời bình nhưng cũng là tầng lớp chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Nhiều nông dân không được học hành tử tế, không bằng cấp nhưng say mê sáng tạo, bỏ cả tiền túi ra thực hiện hoài bão của mình.
Người nông dân trở thành “Nhà tư vấn” để Nhà nước hỏi họ “Nên trồng cây gì, nuôi con gì và bán cho ai”? thì họ phải tự mày mò làm ra công cụ, máy móc …mà họ cần, vì không đủ tiền nhập khẩu, hoặc có những thiết bị nhập khẩu mà họ sắm không phù hợp với điều kiện sản xuất của ta. Trong thực tế, nhiều nông dân Việt Nam văn hóa chỉ cấp 1 nhưng nhờ có trải nghiệm với thực tế, kiên nhẫn, sáng tạo, thông minh đã phát kiến nhiều thành quả rất đáng trân trọng như làm giống lúa mới, cải thiện các công cụ cho nông nghiệp, thắp đèn để thanh long ra trái quanh năm, dùng tời quay và đường ray kéo thuyền trọng tải nhỏ qua các con đê ở đồng bằng sông Cửu Long, làm hệ thống tưới tiết kiệm cho cây tiêu (ông Trần Hữu Thắng –Đồng Nai), “thần đèn” di chuyển những ngôi nhà, ngôi chùa nặng hàng chục tấn (ông Nguyễn Cẩm Lũy- Đồng Tháp) vv…

Tuy nhiên, có những sáng kiến của người nông dân gây nên 2 luồng dư luận khác nhau, ủng hộ và phản đối, điển hình gần đây là lò đốt rác của ông Bùi Khắc Kiên ở Thái Bình.
Luồng ý kiến ủng hộ
Đi tiên phong cổ vũ, động viên cho thành quả của ông Bùi Khắc Kiên là loạt bài báo có tít rất kêu đã phê phán mạnh mẽ các cơ quan chức năng của Thái Bình đã quan liêu, sợ trách nhiệm, trù dập “phát minh của nông dân” đồng thời ca ngợi “phát minh tầm cỡ thế giới của ông Kiên” như: Nông dân Thái Bình làm nhà máy điện cạnh tranh EVN; Thảm cảnh lò đốt rác phát điện: Người Nhật thấy ngọc; Lò đốt rác ông Kiên địa phương mất, nước ngoài …hưởng ngọc thay; Doanh nghiệp ca ngợi muốn hợp tác làm lò đốt rác ông Kiên; Lò đốt rác ông Kiên Hải Phòng triển khai, Thụy Điển để mắt vv…
Được sự hướng dẫn về quy trình thủ tục của một nhà quản lý khoa học, ông Bùi Khắc Kiên đã làm đơn đăng ký cho sáng chế của mình đã được chấp nhận là đơn hợp lệ theo quyết định số 31704/QĐ-SHTT ngày 21/6/2012 tại Cuc Sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học & Công nghệ.
Luồng ý kiến phản đối
Luồng ý kiến phản đối lò đốt rác của ông Kiên tập trung mấy ý chính coi đây chỉ đơn giản là một chu trình rankin bình thường biến nhiệt năng thành cơ năng và chuyển cơ năng thành điện năng. Nếu cái máy này ra đời thế kỉ 16- 17 thì quả là một thành tựu của khoa học. Còn bây giờ thì nó rất khó ứng dụng vì nhiên liệu là rác thu thập về không được phân loại xử lý gây ra ô nhiễm môi trường tại nơi tập kết là nhà ông nằm giữa khu dân cư.
Nhiều nhà khoa học quan ngại là việc đốt rác không đúng quy cách có thể sinh ra dioxin từ sự nhiệt phân các chất hữu cơ (nhất là các chất nhựa). Ngay cả các lò đốt rác theo quy trình công nghệ vẫn có thể sản sinh dioxin là chất rất độc hại theo nồng độ tính bằng phần tỉ. Nó hiện diện trong hóa chất khai quang mà trước kia quân đội Mỹ phun tràn lan ở miền Nam Việt Nam, gây ra nhiều hậu quả cực kỳ tệ hại và lâu dài. Vì vậy, quy định về các yêu cầu của lò đốt rác đã được đặt ra khá chi tiết bao gồm lò cần có 2 giai đoạn đốt sơ cấp và thứ cấp trong đó buồng đốt thứ cấp cần có nhiệt độ cao trên 1050 độ C và thời gian lưu là hơn 2 giây để có thể phân hủy hết thành phần này. Lò đốt rác của ông Kiên chỉ đạt được 01 yêu cầu là cho rác vào là đốt được mà thôi, không để ý đến vấn đề lọc bụi cho khói, đồng thời có cơ cấu lọc bụi kiểu thô sơ không để ý đến việc xử lý thành phần độc hại trong khói. Lò khó vận hành, rất thủ công, không khử được mùi, người vận hành luôn ở trong môi trường độc hại, khó chịu.  Cái lò hơi và sử dụng nhiệt từ đốt rác để sinh hơi nhưng không biết gì về vận hành an toàn lò hơi, do đó rất nguy hiểm, dễ gây cháy nổ vv…Phần lò hơi và phát điện vốn vô cùng phức tạp, đắt tiền và đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu trong nhiều lĩnh vực, các thông số kỹ thuật được chỉ ra ở các bài báo về nhiệt độ, điện năng sản xuất đều do ông Kiên cung cấp mà không được kiểm chứng về mặt nguyên lý.
Phân tích đánh giá khách quan và thực tế
Bản thân người viết bài này cũng xuất thân từ gia đình nông dân ở Thái Bình nên rất đồng cảm, chia sẻ với ông Kiên văn hóa chỉ lớp 4 nhưng rất ham mê, sáng tạo kiên trì nghiên cứu lò đốt rác trong khoảng 6 năm trời với nguồn kinh phí hoàn toàn do tiền túi còm cõi của gia đình bỏ ra. Ông Kiên là người dám nghĩ, dám làm, chỉ riêng điều đó cũng rất đáng trân trọng hơn nhiều người được đào tạo, học hành tử tế.
Để có góc nhìn thật khách quan và khoa học, tôi đã tìm hiểu và tham vấn nhiều người liên quan, đặc biệt là ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Xuân Quang là thành viên trong đoàn của Bộ Khoa học & Công nghệ đã về Thái Bình khảo sát thực tế, đánh giá về lò đốt rác nói trên, được tổng hợp như sau:

Mô hình lò đốt rác
Mô hình sản xuất điện từ rác thải của ông Bùi Khắc Kiên gồm 01 buồng đốt rác thải tự chế có cấu tạo hình trụ tròn đường kính trong khoảng 50cm chiều dày khoảng 15cm. Bên trong lò được xây bằng gạch chịu lửa, bên ngoài bọc tôn không có cách nhiệt. Buồng đốt được thiết kế với 01 cửa nhập liệu từ phía trên, 01 cửa nhìn và nhóm lửa ở phía dưới và 01 cửa ra xỉ ở dưới cùng. Không khí cấp cho lò là không khí nóng được đi qua bộ sấy không khí tận dụng nhiệt thừa khói thải thông qua 1 quạt gió để cấp gió vào từ dưới ghi.
Lò được thiết kế với một số lỗ có thể cho phép các thanh sắt có thể dịch chuyển nhằm giúp cho rác vào không rơi ngay xuống mặt ghi mà có thể phân bố khắp chiều dài thân lò để công đoạn sấy được thực hiện dễ dàng. Cơ cấu tích nhiệt của lò sử dụng các miếng gạch chịu lửa rời giúp lò có khả năng tích lũy lượng nhiệt cao với nhiệt độ ổn định để có thể đốt các loại nhiên liệu có độ ẩm cao và khó cháy như các loại rác sinh hoạt ẩm (rau củ quả tươi, giẻ vải ướt vv…).
Phía trên buồng đốt có lắp đặt 01 lò hơi được chế tạo bởi một chi nhánh của công ty cổ phần nồi hơi và thiết bị áp lực Đông Anh có mã hiệu LHT D0,05/15 có công suất sản xuất hơi là 50kg/giờ với áp suất định mức là 15 bar sản xuất hơi bão hòa. Lò hơi có mục đích tận dụng nhiệt thải ra từ buồng đốt rác thải để sản xuất hơi cho mục tiêu phát điện. Khói thải sau lò hơi được đi qua bộ sấy không khí rồi qua một bể sục đến một khay chứa rác dùng rơm ướt nhằm lọc bụi cho khói lò trước khi thải khói ra ngoài môi trường.
Về cơ cấu phát điện, hơi sinh ra từ lò hơi được dẫn tới 01 tua bin tự chế mô phỏng theo một số thiết bị quay hiện có với 1 tầng cánh không có điều chỉnh tốc độ. Tua bin sau đó được nối với máy phát 3kW của Trung Quốc thông qua bộ đai truyền. Điện sinh ra từ máy phát được đưa tới các bóng điện sợi đốt 100W để có thể phát sinh ánh sáng nhằm chứng minh khả năng sinh ra điện từ hệ thống.
Phương pháp thực hiện mô hình
Phương pháp thực hiện mô hình của ông Kiên chủ yếu là phương pháp thử – sai – sửa- thử lại cho đến khi thành công. Trong quá trình thực hiện mô hình, các ý tưởng dẫn đến việc chỉnh sửa, sửa đổi chủ yếu đến từ việc tham khảo các thiết bị tương tự ở các nơi mà không có thiết kế tổng thể, hợp lý.
Việc đốt rác và sử dụng nhiệt thừa phát điện theo mô hình của ông Bùi Khắc Kiên là hoàn toàn có thể thực hiện được về mặt nguyên lý. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn về kiến thức chuyên môn và nguồn lực thực hiện, mô hình do tác giả dựng lên có những vấn đề tồn tại như : Việc phát điện chỉ là mang tính trình diễn có thể làm sáng các bóng đèn sợi đốt. Chất lượng điện ra không đảm bảo về mặt tần số để có thể sử dụng cho các việc khác. Mô hình được lắp đặt tại nhà nằm trong khu dân cư thiếu tính an toàn cháy nổ, an toàn lao động và có thể gây ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường. Việc phát điện cần được tính toán trước về mặt công suất để hệ thống mang tính kinh tế khả thi. Nếu công suất lò đốt rác quá nhỏ, việc phát điện không thực hiện được vì không có thiết bị thích hợp và không có tính kinh tế khi triển khai.
Tua bin hơi nước
Tua bin hơi nước là thiết bị sử dụng năng lượng của hơi nước ở áp suất và nhiệt độ cao đi qua một hệ thống cánh quay để biến đổi thành cơ năng làm quay trục nối với máy phát để phát điện. Nhìn chung, Tua bin là thiết bị thuộc loại cơ khí chính xác cao mà Việt Nam chưa chế tạo được. Để phát điện, nhìn chung các tua bin hơi nước được thiết kế chế tạo với số vòng quay là 3000 vòng/phút rồi nối với máy phát để có thể phát ra được dòng điện có tần số 50 Hz. Với tốc độ quay lớn như vậy, tua bin hơi nước cần được chế tạo với độ cân bằng tốt và độ chính xác thiết bị hết sức cao. Tua bin cũng là thiết bị đắt tiền. Hệ thống điều khiển tốc độ quay của tua bin là một hệ thống phức tạp. Các Tuabin cỡ nhỏ cũng có nhưng khó mua.
Tua bin tự chế của ông Kiên là sự mô phỏng các thiết bị quay kiểu guồng nước, không có tính toán thiết kế mà chỉ là thử – sai – sửa. Tua bin không có bình ngưng đi kèm, không điều khiển được tốc độ quay trục, tốc độ quay thấp.
Lò hơi và hệ thống hơi.
Lò hơi và đường ống dẫn hơi được chế tạo và lắp đặt bởi công ty cổ phần nồi hơi và thiết bị áp lực Đông Anh. Đây là một cơ sở chế tạo có năng lực và được phép chế tạo các thiết bị áp lực nên lò hơi và hệ thống ống dẫn hơi là đảm bảo về mặt an toàn thiết bị. Tuy nhiên, hệ thống lò hơi được bảo quản bằng bông cách nhiệt có bọc vải bên ngoài và nằm ngoài trời nên với ảnh hưởng của thời tiết có mưa, bông cách nhiệt bị ướt gây nên tổn thất nhiệt lớn. Một số đoạn ống trần có khả năng gây bỏng khi tiếp xúc.
Hệ thống giàn dáo được lắp đặt thủ công bằng tre, ván gỗ không chắc chắn dẫn đến nhiều khó khăn trong việc xử lý sự cố nếu cần. Thiết bị được thiết kế với áp suất làm việc là 15 bar nhưng ông Kiên luôn nói đến việc vận hành lò ở áp suất lên tới 70 cân (tương đương với khoảng 70 bar). Khi vận hành rất nguy hiểm và có thể gây mất an toàn khi sự cố nổ lò xảy ra. Việc tận dụng nhiệt thừa từ rác thải để sinh hơi cũng cần để ý đến tính ăn mòn cao của môi trường khói thải có nhiều chất gây ăn mòn như khói thải từ rác.
Lò đốt rác thải
Lò đốt rác thải đã có sự để ý đến việc lọc khói, tận dụng nhiệt thừa khói thải để sấy không khí cấp cho quá trình cháy trong lò. Hệ thống tích nhiệt có thể giúp cho lò đốt được những loại rác khó cháy. Tuy nhiên, do chỉ có 01 quạt gió cấp không khí vào lò nên áp suất trong lò là áp suất dương dẫn đến sự phì lửa ra ngoài khi đốt gây nguy hiểm. Khói thải cũng dễ dàng bị xì ra ngoài gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Cần có phương án lắp đặt quạt hút khói ở đầu ra lò nhằm tránh khuyết điểm này.
Khói thải của lò mặc dù được lọc bụi khá tốt ở cường độ đốt gián đoạn không liên tục nhưng chưa có cơ chế để loại bỏ các khí thải độc hại sinh ra trong quá trình cháy. Cấu tạo của lò cũng sẽ dẫn tới nhiều khó khăn trong vận hành trong trường hợp lò hoạt động liên tục. Khi đó người vận hành sẽ gặp khó khăn hơn trong việc lấy nước bẩn của quá trình lọc bụi ra và lấy ra khay rác vốn được đưa vào lò với mục đích lọc bụi.
Thay cho lời kết
Những người khoa học nông dân như ông Bùi Khắc Kiên rất đáng quý trọng vì năng nổ, dám nghĩ, dám làm với mục đích góp phần vào sự nghiệp phát triển những cơ cấu ứng dụng trong đời sống kinh tế, xã hội cho đất nước. Đặc biệt là nông dân Nam bộ thì càng có ý chí tự lực, tự cường trên “con đường Thiên lý” về phương Nam mưu sinh.
Về lò đốt rác để phát điện đâu phải là chuyện mới, mọi thông số tính toán và thiết kế của ông Kiên thì chỉ toàn là … áng chừng. Những khiếm khuyết tồn tại trong lò đốt rác của ông Kiên là điều dễ hiểu cho nên rất cần các nhà khoa học chuyên ngành và nhà quản lý có trách nhiệm hợp tác, phối hợp khắc phục những khiếm khuyết, giúp đỡ, kết hợp luận cứ khoa học và thực tiễn, tiến hành thử nghiệm để nếu thành công có thể đưa sáng chế đi đúng hướng, tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội.

2850. HẠ TẦNG VIỆT NAM CÓ ỦNG HỘ CHO NHÂN TÀI CẤT CÁNH?

Nguyễn Văn Thạnh
09-08-2014
1. Hiện tượng
H1Báo chí đưa tin có đến 12 trong tổng số 13 quán quân chương trình đường lên đỉnh Olympia quyết định ở lại Úc. Đây là một tổn thất rất lớn cho dân tộc Việt Nam, bỡi lẽ “hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh, quốc gia mạnh; nguyên khí suy quốc gia yếu hèn,…”.

Trong thời gian qua, các cơ quan chính quyền Việt Nam cũng nhận ra vấn đề này, họ thực hiện nhiều chính sách chiêu hiền đãi sĩ, trải thảm đỏ đón nhân tài,…nhưng nhìn chung không thành công. Việt Nam vẫn không là mảnh đất lành để chim nhân tài đậu.

2. Tư duy hệ thống
Ngày nay, xã hội phát triển theo hướng chuyên môn hóa rất cao. Một người, dù tài năng đến mấy cũng chỉ có thể thực hiện một công việc rất nhỏ trong phạm vi hẹp. Lấy ví dụ, ngày xưa một nghệ nhân có thể thực hiện hết các công đoạn từ thiết kế đến thi công lắp ráp, chạm trỗ để ra một bộ bàn ghế. Ngày nay, để làm ra một bộ bàn ghế cần sự hợp tác của hàng chục người với những chuyên môn khác nhau. Thậm chí làm ra một bộ bàn ghế đẹp vẫn chưa đủ, còn cần đến người giỏi tiếp thị, bán buôn để tiêu thụ được, mang lại lợi nhuận. Chỉ khi nào những con người riêng rẻ trong hệ thống phối hợp với nhịp nhàng thì mới tạo ra thành công cho tất cả họ. Rất dễ để chúng ta thấy rằng, trong hệ thống đó dù có một người tài xuất chúng, còn tất cả còn lại bất tài, trì trợ thì cũng không thành công. Khi đó người tài chấp nhận tài năng bị vùi dập nếu ở lại hệ thống đó hoặc ra đi tìm kiếm một hệ thống tốt hơn để cùng hợp tác, phát triển tài năng.
Chúng ta có thể lấy ví dụ về chiếc máy bay, tự nó không thế cất cánh được. Nó cần một hệ thống đồng bộ hỗ trợ như: một đường băng tốt, hệ thống tin hiệu rada, đài kiểm soát không lưu,…. Chỉ có một chiếc máy bay thật tốt thì cũng vô dụng.
3. Sự cất cánh của nhân tài.
Để thấy rõ hơn hệ thống ảnh hưởng thế nào đến sự cất cánh của nhân tài, chúng ta phân tích một trường hợp:
Năm 2008, nước Mỹ chìm trong khủng hoảng kinh tế với hàng loạt ngân hàng, đại công ty thi nhau sụp đổ, tuyên bố phá sản. Cả nước Mỹ gần như chìm đắm trong sự hoảng loạn. Cuộc khủng hoảng được đánh giá là nghiêm trọng hơn cuộc đại khủng hoảng trong những năm 1930. Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến cuộc đại chiến thế giới 2.
Khi đó Barak Obama chỉ là một thượng nghị sĩ vô danh ở bang Ilinoi, ông chỉ là một chấm nhỏ trên màn hình rada chính trị nước Mỹ lúc đó với rất nhiều vì sao. Với khẩu hiệu tranh cử “The change we need”, Obama đã vụt nổi lên như một ngôi sao sáng và đắt cử tổng thống Hoa Kỳ năm đó, dù ông là một người da màu trong một xã hội mà ưu thế thuộc về người da trắng. Bằng tài năng của mình, ông đã đưa nước Mỹ dần thoát khỏi khủng hoảng, phục hồi tăng trưởng chỉ vài năm sau đó. Có thể xem Obama là một nhân tài chính trị của nước Mỹ.
Obama cất cánh vì hạ tầng nước Mỹ rất tốt và đồng bộ. Chúng ta thử phân tích.
Trước hết, ở Mỹ có tự do chính trị, có cạnh tranh chính trị. Dù không phải là cây đa, cây đề trong đảng Dân chủ nhưng ông được đề cử để tranh cử tổng thống với đối thủ John McCain của đảng cộng hòa, sau khi ông vượt qua ứng cử viên Hillary Clinton cùng đảng. Vì có cạnh tranh chính trị nên các đảng phái buộc phải đề cử người tài nhất đảng mình đi tranh cử. Sẽ không có cơ hội cho Obama nếu hạ tầng độc đảng. Độc đảng một mình một chợ thì còn cạnh tranh với ai?
Kế nữa, ở Mỹ có tự do ngôn luận. Khi nhận thấy sai lầm của chính quyền tổng thống Bush, Obama có thể tự do phát biểu chính kiến, phê phán chính quyền mà không phải gặp rắc rối với an ninh. Dù tấn công, vạch trần sai lầm của người đang cầm quyền-có sinh quyền sát trong tay nhưng ông không gặp bất sự đe dọa, sợ hãi nào. Trong cuốn hồi ký ông viết, ông bắt đầu sự nghiệp tranh cử bằng cách chia sẻ quan điểm của ông bất cứ ai ông gặp. Ông thấy nơi nào có người tụ tập, dù một nhóm 2-3 người ông cũng tiến đến để nói chuyện chính trị với họ. Trong xã hội có tự do ngôn luận thì người dân hào hứng bàn chuyện chính trị mà không phải nhìn trước ngó sau. Chính điều này mà quan điểm của ông được nhiều người đón nhận, ủng hộ. Obama nhanh chóng xây dựng được một đội ngũ hùng hậu ủng hộ mình. Các bạn thừa biết, nếu ở VN, Obama sẽ không có được sự hỗ trợ này. Dù tài năng đến mấy, ông cũng chỉ có hai lựa chọn: hoặc im lặng hoặc rước vạ vào thân, thậm chí là đi tù. Nếu ông có dũng cảm, chấp nhận nói thì cũng không mấy ai dám chia sẻ ủng hộ; trong môi trường cả xã hội sợ hãi thì ông làm được gì?
Sau cùng, Obama ngồi vào ghế tổng thống là do sự quyết định của người dân Mỹ. Bằng lá phiếu người dân Mỹ quyết định ai là người xứng đáng lãnh đạo họ. Bạn xem ở Việt Nam có được thế không? Tôi biết ông tổng bí thư là người lãnh đạo cao nhất nước ta nhưng tôi và hàng chục triệu người Việt Nam không có một cơ hội nào để bỏ phiếu cho ông. Không cần dân bỏ phiếu mà ông vẫn nghiễm nhiên ở ngôi cao thì ông cần gì ở dân?
Vừa rồi báo chí đưa tin 4 vị lãnh đạo trẻ tuổi tài cao, đẹp trai như tài tử nhưng có một thực tế, các vị đó, không một ai tranh cử và được dân bầu cả. Đơn giản để lên lãnh đạo là do các vị có bố làm to và qua con đường cơ cấu nội bộ. Cơ hội nào cho nhân tài nếu chỉ biết có tài phụng sự dân mà không có bố làm to?
Vài nét chấm phá để các bạn thấy hạ tầng nước Mỹ hỗ trợ cho nhân tài cất cánh còn ở ta thì không.
4. Tình hình Việt Nam
Hiện nay, nhà cầm quyền thu hút nhân tài bằng cách hỗ trợ họ tiền, ưu đãi nhà cửa, đất đai,…không khác gì mua một chiếc máy bay rồi đặt trên một đường băng đầy ổ gà. Không bao giờ chiếc máy bay cất cánh được. Cách làm như vậy chỉ lãng phí ngân sách, tiền thuế của nhân dân mà thôi, chưa nói là rủi ro thu hút những kẻ có vẻ bề ngoài lấp lánh nhân tài-bằng cấp cao-nhưng bên trong rỗng tếch.
Từ phân tích trên cho thấy, để nhân tài về phụng sự đất nước chúng ta cần một hạ tầng đồng bộ, hỗ trợ cho việc cất cánh của thiên tài. Hạ tầng cho nhân tài cất cánh đó chính là tự do chính trị, tự do kinh tế, tự do báo chí và quản lý xã hội bằng luật.
Chừng nào Việt Nam chưa có được những hạ tầng này thì nhân tài còn bỏ nước ra đi.

2851. Không thể lắp “cỗ máy” đại học nước ngoài vào Việt Nam

GS Nguyễn Văn Tuấn
10-08-2014
Tôi nghĩ những đề nghị cải cách giáo dục theo hướng các nước “tiên tiến” sẽ không bao giờ thành công ở VN. Xin nói rõ “tiên tiến” ở đây là các nước Âu Mĩ hay các nước theo thể chế và hệ thống Âu Mĩ, nói thẳng ra là các nước theo tư bản chủ nghĩa (TBCN). Vì thể chế VN căn bản vẫn là XHCN, nên không thể nào lắp đặt bộ máy của TBCN vào XHCN được. Chính sự khác biệt căn bản này có thể giải thích cho rất nhiều bất cập hiện nay ở VN.
Thử nhìn cái vỏ tắc ráng ở miền Tây. Nó được thiết kế chở khoảng 4-5 người hoặc ít hơn, dài độ 5 thước, bề ngang khoảng là 1.5 m. Vỏ tắc ráng có máy đuôi tôm như máy BS9 hay BS10. Thử tưởng tượng, chúng ta đem đầu máy xe hơi như Toyota gắn vào vỏ tắc ráng thì chuyện gì sẽ xảy ra. Thứ nhất là họ gây ô nhiễm môi trường, rất ồn ào, tiếng máy lớn đến nỗi đinh tai nhức óc cư dân hai bên bờ sông. Nó chạy rất nhanh, nhưng đồng thời gây sóng lớn, và làm chìm xuồng và gây thiệt hại cho những người bơi xuồng. Về thẩm mĩ, cái đầu máy bự “tổ chảng” trong khi cái vỏ thì chỉ nhỏ thó, nhìn rất dị hợm, chẳng giống ai. Nói tóm lại, gắn cái đầu máy xe hơi vào vỏ tắc ráng chẳng những làm cho hình ảnh cái vỏ bị méo mó, mà còn gây tác hại đến môi trường và người dân. Điều này chắc không khó hiểu, vì cái động cơ đó được thiết kế cho xe hơi trên đường bộ, chứ đâu được thiết kế cho vỏ tắc ráng trên sông.


Dùng hình tượng trên, tôi nghĩ việc áp đặt hay áp dụng các cơ chế về giáo dục ở các nước TBCN vào Việt Nam XHCN sẽ khó thành công. Trước hết, có thể lấy việc tự trị đại học làm ví dụ để hiểu vấn đề. Ở nước TBCN như Úc chẳng hạn, mỗi đại học ra đời là có một đạo luật riêng cho đại học đó, và đạo luật dĩ nhiên là do Quốc hội thông qua (rất khác với VN, đại học thường do Bộ GDĐT phê chuẩn). Trong đạo luật không có ghi rõ về autonomy (mà thường hay được dịch sang tiếng Việt là “tự trị”), nhưng trong thực tế, không chỉ là tự trị mà còn tự chủ. Tôi có thể lấy ví dụ như sau:
• Đại học tự trị bởi có một cái board (có nơi gọi là council), và thành viên trong board là hiệu trưởng đại học VÀ các nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng được chọn hàng năm. Các nhân vật này có thể là cựu chánh án, CEO của các tập đoàn nổi tiếng, giám mục, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, thậm chí có cả cựu chính trị gia. Nói chung, họ thật sự là “khuôn mặt” của cộng đồng. Một số thành viên là do Bộ trưởng Giáo dục bổ nhiệm, một số thì do bầu cử, một số do chỉ định. Thời gian phục vụ trong board cũng có giới hạn chứ không vô hạn định.
• Đại học tự chủ về mặt tài chính, hoạt động đào tạo và nghiên cứu, và nhân sự. Trường chịu trách nhiệm về thu chi tài chính trước board của đại học. Trường hoạch định chương trình giảng dạy và đào tạo, nhưng có tham khảo với các hiệp hội chuyên môn. Nghiên cứu khoa học do mỗi nhà khoa học tự định hướng. Trường bổ nhiệm và đề bạt nhân sự khoa bảng. Tất cả các hoạt động trên đều không có sự can thiệp của chính phủ.
Giả dụ như đại học VN được cho quyền tự trị và tự chủ, hiểu theo nghĩa Bộ Giáo dục & Đào tạo không điều khiển và không can thiệp vào chương trình đào tạo, tuyển sinh, và tuyển dụng / đề bạt nhân sự. Đó có lẽ là những gì nhiều người đang lớn tiếng đòi. Nhưng vấn đề là sau đó thì họ sẽ làm gì? Thử tưởng tượng nếu họ đem cái thiết chế của nước ngoài (mà tôi vừa mô tả) “lắp” vào một đại học ở VN mới được trao quyền tự trị và tự chủ, chuyện gì sẽ xảy ra.
Ở VN tất cả đều chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Đại học cũng chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản, và chi bộ là một thể hiện sự lãnh đạo đó. Mấy năm gần đây, đại học cũng có hội đồng quản trị, trên danh nghĩa giống như board ở đại học nước ngoài, nhưng thực chất thì không. Làm sao hội đồng quản trị có sự đại diện của các tổ chức cộng đồng thực sự, khi mà tất cả các tổ chức cộng đồng đều chịu sự lãnh đạo của đảng. Cho dù có tổ chức tôn giáo hay tổ chức dân sự độc lập với đảng, nhưng đảng và Nhà nước không công nhận, thì họ sẽ không bao giờ có đại diện trong board của đại học. Hay như thành viên là chánh án, nhưng chánh án ở VN thì lại không độc lập với Nhà nước và thường là đảng viên. Do đó, trong cái hệ thống thể chế hiện nay, đại học VN sẽ KHÔNG BAO GIỜ có một board / council như các đại học phương Tây.
Bây giờ thử bàn về tự chủ. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của tự chủ là bổ nhiệm các chức vụ điều hành đại học và giáo sư. Ở các đại học nước ngoài, như tôi nói, các đại học toàn quyền bổ nhiệm và đề bạt giáo sư. Người kí giấy bổ nhiệm tôi là hiệu trưởng, và qui trình đánh giá và bổ nhiệm tôi là việc của một hội đồng khoa bảng của trường. Ở trường UNSW, việc bổ nhiệm hiệu trưởng là do board đảm nhận. Thường, họ lập một “uỷ ban tìm hiệu trưởng”, họ quảng cáo khắp thế giới và trên các tập san khoa học quốc tế. Uỷ ban đó có nhiệm vụ xem xét và đánh giá đơn của ứng viên, đến khi có danh sách các ứng viên có tiềm năng cao, uỷ ban trình lên board, và phỏng vấn sẽ được thực hiện. Ứng viên tốt nhất sẽ được board bổ nhiệm – tức kí hợp đồng 5 năm. Quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng hay giáo sư không có can thiệp của Chính phủ. Một qui trình như thế tốn khoảng 1-2 năm.
Nhưng một qui trình tự chủ như thế không thể thực hiện ở VN trong điều kiện hiện nay. Theo qui định, hiệu trưởng phải là đảng viên (ngay cả đại học tư thục, hiệu trưởng vẫn phải là đảng viên), nên việc tìm hiệu trưởng nước ngoài là điều không thể. Còn ở trong nước thì phải theo qui trình ở trong nước: đó là “qui hoạch” cán bộ. Mà, qui hoạch thì phải chịu sự chi phối của đảng và Nhà nước. Còn việc bổ nhiệm hay tuyển dụng giáo sư cũng không thể làm theo nước ngoài. Thứ nhất, VN chưa có đủ số giáo sư có khả năng giảng dạy và nghiên cứu để trường đại học có thể quảng cáo. Nếu quảng cáo tìm giáo sư nước ngoài thì các đại học VN không có tiền để trả lương, và ngay cả có tiền trả lương thì các giáo sư nước ngoài có thể sẽ không đến VN vì đại học VN chưa có cái prestige để thu hút họ. (Ít ai dám hi sinh sự nghiệp đang lên cho một nơi mình chưa biết tương lai ra sao). Thứ hai, cho dù không có sự can thiệp của Bộ GDĐT (vì đã tự chủ) nhưng vẫn có sự can thiệp của đảng, bởi vì chi bộ đảng vẫn còn ở trường và họ phải có tiếng nói. Do đó, các đại học VN không thể tự chủ trong vấn đề tuyển dụng nhân sự ở đại học như các đại học phương Tây.
Có thể lấy chương trình đào tạo ra làm một minh hoạ khác. Ở các đại học nước ngoài, một chương trình đào tạo được thiết kế có sự tham vấn của các hiệp hội chuyên môn (các hiệp hội này độc lập với Nhà nước). Lí do đơn giản là trường đại học đào tạo sinh viên để đáp ứng nhu cầu của kĩ nghệ, nên các course học chuyên môn mang tính ứng dụng cao cần phải có sự tham vấn của giới kĩ nghệ. Còn ở VN hiện nay, các đại học VN muốn xây dựng một chương trình giảng dạy cao học chẳng hạn thì phải có sự phê chuẩn của Bộ GDĐT. Nhưng giả dụ nay thì đại học đã được tự chủ nên đại học có quyền thiết kế chương trình. Tuy nhiên, ở VN vẫn chưa có các hiệp hội chuyên môn đúng nghĩa, nên họ chưa thể đóng vai trò tham vấn chuyên môn. Cho dù có hiệp hội đúng nghĩa thì cũng không thể độc lập với đảng và Nhà nước. Hoặc giới kĩ nghệ chưa có tương tác tốt với đại học thì việc tham vấn về chương trình giảng dạy chưa thể xảy ra một cách thích hợp.
Thật ra, nhiều người ở VN, kể cả trong giới quản lí đại học, nói đến tự trị đại học nhưng rất có thể họ cũng chưa hiểu thấu khái niệm này, và chưa biết được thực hành ra sao hay bao gồm những gì. Ngay cả tôi ở nước ngoài và làm việc trong hệ thống đại học ở đây trên 20 năm, đã và đang ngồi trong hội đồng faculty, mà tôi cũng không hiểu hết tự trị và tự chủ đại học cụ thể bao gồm những gì (bởi tôi đâu phải là hiệu trưởng hay ngồi trong board của đại học). Chẳng ai hiểu khái niệm và không biết nó bao gồm những gì, mà đem “tự trị” vào đại học VN là một việc làm có thể nói là nguy hiểm.
Nhưng cho dù có hiểu tự trị và tự chủ là gì và bao gồm những gì, thì những lí giải trên cho thấy không thể nào “lắp đặt” cái cơ chế đó vào các đại học Việt Nam. Lí do đơn giản là vì khác thể chế. Ở các nước tư bản theo chế độ đa đảng, nhưng đảng không có vai trò lãnh đạo tuyệt đối trong xã hội, và Nhà nước chủ trương không can thiệp sâu vào các hoạt động chuyên môn. Với chủ trương đó và theo thời gian, các nước tư bản đã xây dựng được một “critical mass” về nhân lực và một nền tảng cho các thiết chế xã hội. Và, khi một đại học hình thành, họ có đủ điều kiện để tự trị và tự chủ, mà không cần can thiệp của chính phủ. Còn ở VN, đảng lãnh đạo tuyệt đối và chi phối đến tất cả các hoạt động xã hội, kể cả giáo dục và đào tạo. Do đó, một đại học mới hình thành sẽ không thể nào có sẵn thiết chế tự trị (hay có thì cũng không đúng nghĩa), không thể nào tự chủ vì không có điều kiện và một “pool of critical mass” (hiểu nôm na là nguồn nhân lực và cơ sở vật chất) để lựa chọn. Trong một xã hội như thế thì không thể nào “lắp đặt” các thiết chế của các nước tư bản vào đại học, và dù có gượng ép cài đặt thì cũng không thể thành công. (Ở đây tôi không nói thể chế TBCN sai hay XHCN đúng, mà chỉ nói sự khác biệt để thấy cái khó khăn trong việc chuyển giao những thiết chế của TBCN sang XHCN). Nói ví von một chút là hai cỗ máy khác nhau về thiết kế, thì không thể lấy cơ phận của cỗ máy kia lắp vào cỗ máy nọ. Nói chuyện có lẽ hơi ngoài lề nhưng có liên quan: cầu thủ Lee Nguyen có thể xuất sắc ở Mĩ nhưng khi về VN anh bị cỗ máy trong nước “chặt chém” [chữ của báo chí]. Tương tự, không thể nào lấy cơ chế vận hành của đại học phương Tây áp dụng vào các đại học VN.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

Góc nhìn Việt Nam của Mỹ từ 1 báo cáo tình báo

http://dantri4.vcmedia.vn/yT0YJzvK8t63z214dHr/Image/2013/08/81/snowden-fec94.jpg

Nguồn tin từ:
1. Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại VN Claire Pierangelo,
2. Cán bộ chính trị của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Gary
3. Thiếu tá pháo binh Greg
4. Đại úy Thủy quân Lục chiến Chuck

Người làm báo cáo:
Cục 16 Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng (dự đoán)
Nội dung:
Phó Đại sứ Hoa Kỳ đánh giá tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam:
1. Đáng ra nền kinh tế VN phải phát triển vững vàng trong những năm qua chứ k vá víu như hôm nay;
2. Nhà nước XHCN đã phạm sai lầm khi xây dựng một nền kinh tế tiếng là có các tập đoàn nhà nước làm đầu tàu nhưng đó lại là nơi có hoạt động tham nhũng trầm kha nhất. Hoạt động đầu tư của khu vực này k hiệu quả;
3. Các công ty tư nhân trong xã hội VN hoạt động hiệu quả hơn nhưng k được quan tâm hỗ trợ nên gặp khó khăn;
4. Lãnh đạo VN và chuyên gia nêu được vấn đề nhưng lợi ích nhóm và cá nhân chủ nghĩa nên bị mờ mắt chậm đổi mới;
5. Hạn chế tư duy của lãnh đạo VN là tính chất phe nhóm, nhiệm kỳ. Do đó, các chính sách mang tính thời vụ, tạm thời, k có tính chiến lược, dài hạn;
6. Vấn đề VN phải đối mặt cần nhiều thời gian để khắc phục;
7. Tuy nhiên, trái lại thái độ tích cực, lãnh đạo VN lại che đậy căn nguyên trong khi dân ai cũng biết;
8. Cụm từ “tái cơ cấu” nền kinh tế đang được giới lãnh đạo VN và phương tiện truyền thông sử dụng lan tràn nhưng đi đôi với nó, k có nội dung và hành động cụ thể;
9. Bên cạnh vấn đề tham nhũng, vấn đề đất đai gây ra bất mãn sâu sắc và phản ứng gay gắt;
10. Giới nghiên cứu nói vấn đề VN giống TQ nhưng ĐSQ Mỹ đánh giá thực tế còn tệ hơn vì lãnh đạo VN k dám thẳng tay giải quyết, thậm chí bao che, dung túng cho các tệ nạn. Đây chính là yếu tố then chốt “diễn biến hòa bình tự nhiên”.
11. Diện mạo VN 20 năm nữa sẽ thay đổi hoàn toàn. 10 năm tới sẽ là giai đoạn tranh tối, tranh sáng, 10 năm tiếp theo là sự chuyển dịch chóng mặt. Sau 20, có thể Nhà nước XHCN 1 Đảng k còn tiếp tục tồn tại.
Trên cơ sở nhìn nhận xã hội VN như vậy, phía Hoa Kỳ đã cử 3 cán bộ tốt nghiệp Học viện John Hopkins (nôi điệp viên CIA) tên là Gary, Greg và Chuck sang VN nghiên cứu tình hình VN.
Sau một thời gian ngắn, báo cáo của họ gửi về nước được đánh giá xuất sắc. Họ được chỉ thị tiếp tục ở lại VN làm việc. 
Báo cáo của họ có một số thông tin ấn tượng:
1. Tâm lý bất mãn chế độ trong xã hội VN cao. Người VN mở miệng là thể hiện sự oán hận đối với chế độ, chính quyền trung ương, địa phương về đạo đức, văn hóa, chính sách kinh tế, đối ngoại. Những câu chuyện như vậy ở khắp các quán cà phê, quán ăn ...
2. Tâm lý ghét TQ trong xã hội VN rất sâu sắc, thường trực. Một phần do cách hành xử của TQ đối với chủ quyền VN. Một phần do thái độ của Nhà nước XHCN đối với TQ, sự tràn ngập lãnh thổ của người Hoa vào lao động phổ thông, đầu tư, khai khoáng, làm ăn, buôn bán, phá thị trường, cản trở nền công nghiệp phụ trợ phát triển. K những vậy, dân VN thấy Nhà nước ngại can thiệp hoạt động của người Hoa trên lãnh thổ VN.
3. Tốc độ Mỹ hóa tại VN rất nhanh. Đây là thành công của nền văn hóa Mỹ. Người VN k ghét Mỹ như 20 năm trước đây. Trái lại họ coi Mỹ là bạn, thậm chí là cứu cánh cho mối quan hệ bất đối xứng VN-TQ. Greg cho rằng nếu các nhà làm chính sách Mỹ hiểu VN như họ thì chắc có cách gần VN hơn. Sự hiểu biết của họ còn hạn chế vì chưa đến VN tiếp xúc người VN. Hiện tại, VN đã rất gần Mỹ.
Trên cơ sở những thông tin về VN như trên, 4 người có chung kết luận:
1. Mỹ chỉ cần có những hành động cụ thể, đúng giai đoạn phù hợp và hoản cảnh nhất định sẽ đạt được tất cả các mục tiêu Mỹ ở VN;
2. Giới trẻ của VN độ tuổi trên dưới 32 là lớp người mới có thiên hướng độc lập, dám nghĩ, dám làm, có cảm tình với văn hóa Mỹ, tự chịu trách nhiệm đối với suy nghĩ và hành vi của mình k bị phụ thuộc vào suy nghĩ, tư tưởng, thái độ, lối sống của tiền nhân. Đây chính là khu vực Mỹ cần ưu tiên. Quan hệ xã hội rộng sẽ thu được những thông tin giá trị khác xa so với nhưng thông tin của Chính phủ;
3. Mối lo lắng của người Mỹ khi đến với VN là mối quan hệ VN–TQ. Tuy nhiên, trên thực tế, k phải như vậy. Sự bài xích TQ luôn xuất hiện trong tư duy và hành động của người VN.
Tổng cục 2 kiến nghị cấp trên cảnh giác việc Mỹ để ý thái độ bài TQ, thực trạng kinh tế tồi tệ, tâm lý bất mãn chế độ, cảm tình với Mỹ và cú hích đúng lúc, đúng chỗ để hiện thực hoá mục đích Mỹ.
Vương Quế Phương ghi chép
Hà Nội, ngày 27/5/2014
(FB. Vương Quế Phương)

Chính trị – Xã hội

Khi TQ không muốn ‘đóng băng’ khiêu khích  -(VNN)   —   Úc không được khoanh tay nhìn Biển Đông rơi vào tay Trung Quốc  -(GDVN)
Vạch trần thủ đoạn “khảo sát”, “khảo cổ” biển Đông của TQ    -(ĐV)   >>>   Việt Nam-Mỹ trao đổi về Biển Đông,Trung Quốc ngoan cố
Biển Đông trong Thông cáo chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN  -(TNO)   — ASEAN ra thông cáo chung, yêu cầu kiềm chế ở Biển Đông   -(VnEx)
 Australia phản ứng vụ tiền polymer  -(VNN)   —  Gần 200 lao động Việt Nam từ Lybia về đến Hà Nội   -(VnEx)  —   Vì đâu có ‘lùm xùm’ đêm nhạc Khánh Ly?  -(TVN)   >>>    Bồ Đề và bức tranh đời lệch, chùa nghiêng  —   Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn đòi bồi thường gần 10 tỷ đồng?  -(VNN)
Chậm đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Đừng đổ lỗi cho dân  -(VNN)   —  Lên phương án chuyển toàn bộ trẻ khỏi chùa Bồ Đề  -(VnEx)
Tái khởi động việc lấy phiếu tín nhiệm  -(VnEc)   —  Cô dâu Việt ở Đài Loan: “Cuộc sống đã dễ chịu hơn trước”  -(VnEc)
Dồn dập thông điệp cải cách thể chế kinh tế  -(GDVN)   >>>   Thi công chức ở Bộ Công Thương, con cháu lãnh đạo trúng tuyển
Liên đoàn Luật sư phản ứng vì bị ‘xử ép’  -(TN)

Biển Đông : ASEAN kiên quyết hơn dưới tác động của Việt Nam ?  -(RFI) -Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 47 (AMM 47) tại thủ đô Miến Điện Naypyidaw (Myanmar) vào hôm nay 10/08/2014 đã công bố bản Thông cáo chung, trong đó có 8 điểm liên quan đến Biển Đông. Điều được giới quan sát chú ý là các Ngoại trưởng ASEAN đã có lập trường chung kiên quyết hơn về tình hình Biển Đông. Hãng tin Nhật Kyodo đặc biệt ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề này.
Nhật giúp ASEAN tăng cường năng lực tuần duyên  -(RFI)
‘Từ Watergate đến sụp đổ Sài Gòn’  -(BBC)   —   Chuẩn bị cho Đại hội La Vang lần thứ 30   -(RFA)
*************
Tưởng nhớ quá khứ để mở cửa tương lai! Hay khép lại quá khứ để đóng cửa tương lai?  –   Âu Dương Thệ (Danlambao)
Đảng CSVN và những ngày đang tới của dân tộc Việt   -(DLB)
Chất vấn CA về hành vi bao vây khách sạn, khủng bố phụ nữ  -(DLB)

Buổi phát quà cho Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa và người nghèo nhân mùa Vu Lan 2014 tại chùa Liên Trì.  -Lê Thị Kim Thu (Danlambao)

 http://youtu.be/i_7sJcbsQXc
Phát quà Thương Phế Binh VNCH, 2014, Chùa Liên Trì 
Nhân cách kẻ sĩ miền Nam: Nhà văn Bình Nguyên Lộc  – (Du tử Lê – NV)    – Nhân cách kẻ sĩ miền Nam của nhà văn Bình Nguyên Lộc, phần nào rửa được những vết nhơ của thiểu số người cầm bút miền Nam, ngay sau biến cố tháng 4, 1975, vì lý do này hay lý do khác, đã tự nguyện điểm chỉ bắt bớ anh em hay, tự nguyện đi từng nhà dân, để thu gom “văn hóa đồi trụy” miền Nam chất lên những chiếc xe ba gác, giao nộp cho phường khóm, để quăng ném chúng vào ngọn lửa “phần thư” mù quáng hận thù!    >>>   Nhà văn Bình Nguyên Lộc, ‘Tam kiệt Việt Nam’
Chùa   – (Bùi bảo Trúc -NV)

Kinh tế

Giá vàng tuần tới có thể lên 1.322 USD/oz?   -(VOV)
Ngân hàng có sẵn lòng nắm người “không có tóc”?  -(VnEc)
Nhờ Ấn Độ, dệt may Việt Nam giảm phụ thuộc Trung Quốc?    -(ĐV)
Metro “bán mình”, sụp đổ tham vọng thành đại gia trên đất Việt  -(GDVN)

Thế giới

Trung Quốc tuyên bố sẽ phạt nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài  -(VOV)   —  Gần 20 nghi phạm vụ tấn công đẫm máu ở Tân Cương ra đầu thú  -(TTXVN)
Vụ Chu Vĩnh Khang: Thêm hai kiều nữ CCTV bị điều tra   -(ĐV)   >>>   Phương Tây đẩy Nga làm “con tin” cho Trung Quốc?   -Lệnh trừng phạt phương Tây áp đặt lên Nga đẩy nước này xích lại gần Trung Quốc. Nguy cơ Nga thành “con tin” của Trung Quốc đang hiện hữu.
Nga trục xuất tàu ngầm Mỹ  -(VNN)   —  Dự án đường sắt cao tốc TQ: “kinh đô” Đông Nam Á ở Côn Minh?  -(MTG)
Nga và Trung Quốc đạt được thỏa thuận giao dịch bằng nội tệ  -(VOV)   —  Trung Quốc: biên chế tàu hộ vệ Type 056, phóng thử hàng loạt tên lửa  -(GDVN)   >>> Tàu chiến Mỹ, TQ “luyện” cách giao tiếp khi gặp nhau bất ngờ
Quân đội Triều Tiên xuống cấp nặng, số phận Kim Jong-un có vững?  -(MTG)
Người Kurd giải thoát cho 5000 người Yazidi khỏi mối họa diệt chủng  -(GDVN
Máy bay chở khách rơi ở Iran, 48 người chết  -(VNN) -Hơn 40 người, gồm cả vài trẻ em, đã thiệt mạng khi một máy bay chở khách nhỏ đâm xuống gần thủ đô Tehran.
 Mục sư Anh tin Siêu Mặt Trăng xuất hiện “báo hiệu Ngày tận thế“  -(MTG)   —  Kỳ 38: Trận hải chiến Hoàng Sa 19.1  -(MTG)
_____________________________________________
Mỹ tiếp tục trợ giúp người tị nạn Iraq  -(VOA)
Mỹ, Nhật, Hàn liên kết đối phó với Bắc Triều Tiên  -(RFI)   —   Nhật – Hàn hội kiến bên lề Hội nghị Asean mở rộng -(RFI)
Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Myanmar về sự thoái bộ nhân quyền  -(VOA)
18 nghi can « đầu hàng » công an ở Tân Cương -(RFI) —  Người đứng dưới 1 người và trên cả muôn người ở TQ là ai?  -(Soha)   >>   Quan chức TQ xếp hàng đi thăm nhà tù   >>>   Vì sao phát biểu chống tham nhũng chấn động của ông Tập bị gỡ?

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

‘Run tim’ vì một thay đổi tác động hàng triệu người  -(TVN)
Quy định mới về cách tính điểm ưu tiên  -(VNN)
Học sinh không nên hoang mang về đề thi THPT theo phương án mới  -(VOV)

Tạm giữ cán bộ Quận ủy vụ giết người trong ô tô  -(VNN)   —  Phó ban tổ chức Quận uỷ Cầu Giấy bị bắt trong vụ truy sát tài xế   -(VnEx)
Nhiễm độc khó lường từ món bình dân dưa cà muối xổi  -(VEF)   —   Cắt cổ, quăng mìn đòi nợ đại gia ‘chúa chổm’  -(VNN)
Tìm vàng trong 4 căn nhà bị thiêu rụi ở Sài Gòn   -(VnEx)  >>>   Thi thể hai vợ chồng cháy đen, nắm tay nhau   >>  Ba cán bộ bị khởi tố trong vụ bắt oan 7 thanh niên    >>>   Nghi can cướp tiệm vàng bị đánh bất tỉnh
Thêm 3 nhà thầu giao thông bị cấm cửa  -(VOV)   >>>   Thi thể người đàn ông cạnh chiếc xe đạp bên lề đường ven biển  >>> 4 căn nhà cháy rụi: Người dân đối diện với cảnh ‘màn trời chiếu đất’   >>>   Lễ Vu Lan, cơm chay 400.000 – 800.000 đồng hút khách   >>>   Du ngoạn bằng thuyền buồm, 2 du khách bị rơi xuống biển
Cục phó ‘lái xe’ đi đăng kiểm bắt sống bọn hối lộ    -(ĐV)   >>>  Địa phương đồng loạt bắt xe ‘hổ vồ’ cùng Bộ trưởng Thăng     >>>   Náo nhiệt mại dâm: Ai vớ vẩn, ai dở hơi?

Thòng lọng cho Thủ tướng

Không nhanh chân, nhanh tay Thủ tướng sẽ đi về đâu?
Viết nhân ngày xá tội vong nhân.
Thủ tướng, từ đầu năm đến nay, đã có quá nhiều thông điệp hay ho như đổi mới thể chế, người dân có quyền làm những gì luật pháp không cấm, chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng bất khả đổi chác bán mua, quan hệ với Tầu Cộng chỉ là thứ hữu nghị viễn vông, vân vân.
Nhưng nhìn trên thực tế, xem ra những chiều hướng mà Thủ tướng muốn chưa thấy có một biểu hiện nhúc nhích nảy mầm nào. Mọi sự thay đổi vẫn y như cũ.
Từ đó bắt buộc dân chúng phải nghĩ: Thủ tướng nói mà không làm. Thủ tướng biết nói hay nhưng làm thì Hãy đợi đấy.

Tình thế đất nước vẫn như cũ là cái thòng lòng đang từ từ hạ và ngày một tiến sát đến cổ Thủ tướng, vì rằng, những khuyết điểm hay dân vẫn gọi là tội của Thủ tướng thì vẫn luôn là một đống kếch sù trong lòng nhiều người, từ nhân quyền - bắt bỏ tù nhiều nhà dân chủ, kinh tế suy thoái nợ nần ngập đầu, tham ô, tham nhũng ngập lối… Thủ tướng lại còn thỉnh thoảng ký nghị quyết này, chỉ thị kia nhằm ngăn chặn phong trào dân chủ nữa… Những khuyết điểm này của Thủ tướng đang là vũ khí trong tay những lực lượng muốn hạ bệ Thủ tướng. Thủ tướng không nhanh tay hóa giải, thay đổi theo những gì Thủ tướng đã tuyên ngôn có khác gì Thủ tướng tiếp tục để những điểm huyệt chết người của Thủ tướng nằm trong tay kẻ thù, nó sẽ dần dần bao vây, không chế và từng bước hạ nốc ao Thủ tướng.
Không nghi ngờ gì nữa khi giàn khoan HD- 981 của Tầu Cộng rút khỏi biển Đông, đất nước lại như như con thuyền bình yên chòng chành giữa hướng Bắc và hướng Tây; cứu cánh dựa lưng vào Nhật, Mỹ… lại đang từng bước tuột khỏi tay Thủ tướng. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao không được đi ngoại giao sang Mỹ mà là một thượng cấp trong đảng, Ủy viên Bộ Chính trị đảng, ông Phạm Quang Nghị được thay thế Bộ trưởng Ngoại giao sang Mỹ đã thể hiện điều đó. Sự thành công trong chuyến đi của ông Nghị lập tức được biểu lộ.
Chỉ sau đó một tuần có hai thượng nghị sĩ Mỹ danh tiếng, ông John McCain và ông Sheldom Whitehouse đã lập tức có mặt tại Hà Nội. Điều này nói lên: Người cầm át chủ bài thân Nhật, Mỹ… sẽ là nhóm đối thủ của Thủ tướng chứ không phải là Thủ tướng và nhóm của Thủ tướng nữa.
Người Mỹ dường như bắt đầu cảm nhận rằng, bắt tay với đối thủ của Thủ tướng thì những yêu cầu cụ thể của Mỹ, đặc biệt là vấn đề nhân quyền được dễ dàng và nhanh chóng được đáp ứng hơn là quan hệ với Thủ tướng. Năm tù nhân lương tâm được thả (Vi Đức Hồi, Nguyễn Đăng Định, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Thị Minh Hạnh…) là một ví dụ về sự đáp ứng mau lẹ sau chuyến sang Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Hiện tại một tù nhân lương tâm bất khuất nhất, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải với án tù 17 năm ( kể cả quản chế 5 năm), sắp được thả, lại thêm một biểu hiện mà người Mỹ thấy có hiệu quả hơn khi quan hệ với nhóm đối trọng với Thủ tướng.
Người xưa nói, mưa dầm thấm lâu, nước chảy đá mòn, một con mọt không thể hạ đổ một cây cao cổ thụ nhưng nhiều con mọt thì có thể hạ đổ.
Lê Lợi và tùy túng Nguyễn Trãi cũng đã nói trong Bình Ngô Đại Cáo: Tổ kiến hổng sụp toang đê vỡ. Thời gian đang là vũ khí ngày một bất lợi cho Thủ tướng.
Đối thủ của Thủ tướng hiện đang từng bước thực hiện chiến thuật này để loại Thủ tướng ra khỏi cuộc chơi. Chẳng biết thủ tướng có nhận ra không?
Thủ tướng đừng bào giờ quên mối hận không bao giờ tan trong lòng họ về những thất bại của họ muốn loại Thủ tướng trong những lần trước đây đến độ mặt Tổng lú cắt không còn hạt máu khi đọc điếu văn kết thúc hội nghị Trung ương 6; tâm thần bấn loạn của ông Tư Sang khi lúng búng gọi Thủ tướng là “đồng chí X”, phe cánh của Thủ tướng “là một bầy sâu”.
Thủ tướng hãy đọc lại sử Tầu về sự kiện Hồng Môn để đừng ngã ngựa như Hạng Vũ rồi ân hận mãi ngàn thu.
Phạm Thành
(FB. Phạm Thành)

Đinh Tấn Lực – Phơi Trần Mặt Trơ Bằng Những Ngọn Gió Đứt Đầu

Tác giả gửi tới Dân Luận

toilet-mug.jpg
Hệ thống chính trị VN đương đại là một xưởng đẻ danh ngôn. Sòn sòn từng tập, người ta mót được hàng giạ danh ngôn ở mỗi kỳ hội nghị. Hội nghị càng rôm rả, phong bì càng dày cộp, thực đơn càng ngậy bùi, bia bọt càng vung vãi… thì danh ngôn càng rậm rật ngáng chân giật chỏ dẫm đạp nhau nhung nhúc. Đặc biệt là những kỳ hội nghị râu ria (lòng thòng tên gọi) là dịp trồi mặt rặn lời của các thứ nguyên lão lãnh đạo, như Hội nghị Góp ý Dự thảo Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam lần VIII mới đây, chẳng hạn.
Ở đó, dù đã mấy đận lọt sàng ngu ngơ xuống nia ngờ nghệch, người ta vẫn nhặt nhạnh được đó đây cả bồ mã tấu chặt bùn như chém gió.
Ở đó, cựu lãnh đạo gốc mỏ quê cạnh vùng Dung Quất đã kêu gọi đảng và nhà nước này “Phải thực hiện tốt hơn nữa vấn đề dân chủ xã hội thông qua hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội bằng cách phải tổ chức thực hiện tốt hơn việc giám sát xã hội và phản biện xã hội”. Mới nghe thoáng cứ ngỡ tay này hành nghề bện thừng làm dây neo cho dàn khoan 981:

Vế 1 – Dân chủ xã hội (tốt hay xấu) tùy thuộc vào hoạt động của MTTQ;
Vế 2 – Cần cải thiện ngay việc giám sát xã hội và phản biện xã hội của MTTQ;
Vế 3 (tam đoạn luận) – MTTQ giám sát xã hội tốt hơn và phản biện xã hội tốt hơn thì dân chủ xã hội mới… tốt hơn.
Rồi tự đóng khằn nắp hũ bằng một câu chốt hồn nhiên: “Phản biện cực khó!”. Âu cũng là một kinh nghiệm bản thân trước hàng ngàn phản biện dân sự đối với dự án Dung Quất quê nhà, so với các dự thảo Nghi Sơn, thành Tuy Hạ, Long Sơn, Đầm Môn, Hòn La… từ đầu thập niên cuối của thế kỷ 20.
Nhìn góc khác, “Phản biện cực khó!” cũng có nghĩa là chức năng Giám Sát Xã Hội vẫn còn thực thi được.
Cạnh đó, một cựu lãnh đạo khác (là người nữ duy nhất ký tên vào hiệp định Paris 1973) giải thích rõ hơn vì sao phản biện cực khó: Yêu cầu là phản biện phải “phản ánh một cách trung thành để các lãnh đạo có quyết sách phù hợp”. Tức, vừa phải nói ra điều sai quấy của trên, lại vừa phải chứng tỏ lòng trung thành với trên, rõ là cái khó nó bó chỗ đặt cái mông!
Thế là toi một ngọn gió đứt đầu.
Tới phiên một cựu lãnh đạo từng chèo lái cái MTTQ ngoan hiền nhưng đầy nhiêu khê này (từ đận Thái Bình khói lửa hồi cuối thế kỷ trước). Mới cách đây không lâu, tay này từng gióng tiếng kêu đòi thống nhất hai dân tộc ở hai bên thác Bản Giốc. Nay, lại đòi đảng và nhà nước phải giữ lấy uy tín. Bằng cách nào? “Chỉ có dân chủ mới tạo được đồng thuận, chỉ có đồng thuận mới có được hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Trong điều kiện hiện nay phải giữ bằng được uy tín của Đảng”.
Đọc ngược, để hiểu thấu đáo lời nhận định chân tình và đầy tính “lịch sử” này, người ta thấy ngay: Đảng hoàn toàn tuột tay: Uy tín đã bị chính lãnh đạo giật nước cuốn trôi. Vì sao? Chính yếu là vì lãnh đạo thiếu sự đồng thuận (cho dù là biểu kiến để) tạo hình ảnh đoàn kết gắn bó, với nhau, và với đảng viên các cấp. Nói cho vuông là bởi… keo khô hồ rã.
Điều này không có gì mới, tính từ thời những ngọn roi “giáo trừng” quật ngược tới giờ. Nhất là, gần đây, khi BCT không dám bạch hóa sự kiện Thành Đô như nhân dân đòi hỏi ngay sau vụ dàn khoan 981, cũng chẳng hề dám bạch hóa 5 phiếu chống kiện tàu và 2 phiếu trắng kia là của ai. Chẳng lẽ lại tự mình cầm đèn chạy trước ô tô mà chính thức công bố cái danh sách lãnh đạo đảng khóa tới, ngay trên cái kết quả thiếu đồng thuận giữa nhiệm kỳ này?
Như vậy, cái mới, nếu có, chính là mức độ nâng cấp tình trạng giành giật chiếc míc trên bục chủ tọa đoàn để nhao nhao lên tiếng, vừa tỏ ra quan tâm đến vận mệnh đảng, vừa biểu lộ lòng trung thành nhất mực, lại vừa cố chuyển tải ra ngoài một thứ “chỉ dấu” bâng quơ có đội mũ bảo hiểm “vì dân”.
Còn, cái động cơ (rã bèng) bên trong thì bàn dân thiên hạ có ai mà chẳng rõ:
Tham nhũng chia chác không đều thì làm sao tập thể lãnh đạo nghiến răng đồng thuận? Trừ phi bị thằng WikiLeaks từ Nam bán cầu nó chơi xỏ thốc ngược lên đến tận Ba Đình!
Ơi, thương biết bao những ngọn gió…
Đến lúc cụt đầu vẫn chưa kịp nhìn mặt chủ nhân các đường đao tuyệt kỹ kia thuộc đám nguyên lão nhơn nhơn cao giọng “Ta vẫn còn đây” hay “Ta vẫn còn ngu”.
08/08/2014 – Tròn 6 năm ngày khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh, và 6 năm 4 tháng tù của Blogger Điếu Cày.
Blogger Đinh Tấn Lực
 
  • 'Ngày khởi đầu hoàng hôn của VNCH' (BBC) - Vì sao ngày 8/8/1974 lại khởi đầu cho 'hoàng hôn' của chính thể Việt Nam Cộng hòa, theo cựu Tổng trưởng Kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng?
  • Hoa Kỳ tăng cường không kích tại Iraq (BBC) - Hoa Kỳ tiến hành đợt oanh tạc thứ hai nhằm vào IS tại Iraq, đồng thời xác nhận phiến quân Hồi giáo đã chiếm được con đập lớn thứ nhì ở nước này.
  • Trần Đĩnh và tác phẩm Đèn Cù (RFA) - Trong chương trình VHNT hôm nay Mặc Lâm xin giới thiệu tác phẩm Đèn Cù của nhà văn nhà báo Trần Đĩnh. Sách dày 600 trang sẽ được nhà xuất bản Ngưởi Việt phát hành vào hạ tuần tháng 8 này.
  • Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Tổng thống Miến Điện gia tăng cải cách (RFI) - Hôm nay 09/08/2014, theo AFP, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đang tham dự hội nghị Asean mở rộng tại Miến Điện, có lời kêu gọi Tổng thống Miến Điện đẩy mạnh cải cách dân chủ. Các giới chức ngoại giao Mỹ đặc biệt cảnh báo tình trạng bạo lực tôn giáo gia tăng và xâm phạm tự do báo chí tại Miến Điện.
  • John Kerry mong muốn quan hệ Mỹ-Việt phát triển hơn nữa (RFI) - Tới dự hội nghị Ngoại trưởng các nước Asean và các đối tác tại Naypyidaw, hôm nay 09/08/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tỏý mong muốn quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam phải được"phát triển mạnh mẽ" hơn nữa. Tới thủ đô Miến Điện đêm qua, hôm nayông Kerry đã có cuộc tiếp xúc đầu tiên với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh bên lề hội nghị Ngoại trưởng Asean và các đối tác.
  • Đối thoại với báo Petrotimes (RFA) - Ngày 5/8/2014, Petrotimes cho đăng bài viết thứ 2 công kích Hội Nhà báo độc lập, tít là "Ngụy độc lập", tác giả Minh Nghĩa. Bài báo này đã được Liên Sơn và Chu Vĩnh Hải vạch ra sự non kém, hồ đồ khi nói xấu Hội Nhà Báo Độc Lập.
  • Nhà giàu đi xin... ưu đãi (BaoMoi) - Sau khi báo cáo lãi 82,3 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm, mới đây, Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam khẩn thiết xin Chính phủ cho thêm ưu đãi do thiệt hại lớn từ diễn biến căng thẳng trên biển Đông
  • Dịch Ebola : Vì sao bệnh nhân Phi Châu chưa được dùng thuốc đặc trị ? (RFI) - Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố« tình trạng khẩn cấp» toàn cầu, ngày hôm qua 08/08/2014, để ngăn chặn dịch Ebola đang bùng phát tại miền Tây Châu Phi, khiến gần 1.000 người chết kể từ đầu năm, nhiều quốc gia trên thế giới đã có các biện pháp mạnh hơn để đối phó với loại virusác hiểm cho đến nay chưa có thuốc đặc trị được chính thức sử dụng.
  • Nga sẽ cạn tiền nếu tiếp tục đọ sức với phương Tây (RFI) - Báo chí Pháp ra hôm nay đều quan tâm bình luận các biện pháp trả đũa của Nga đối với phương Tây, đồng thời phân tích những hậu quả mà kinh tế Nga sẽ hứng chịu. Libération phỏng vấn kinh tế gia Sergueï Gouriev.Ông nhận định :"Nếu tiếp tục đeo đuổi các biện pháp cứng rắn thì Nga sẽ cạn tiền" từ nay đến năm 2018. Trong cuộc"đọ sức trừng phạt này, Nga sẽ thảm bại hơn phương Tây".
  • Pháp muốn Châu Âu đền bù nông dân do Nga cấm nhập nông sản (RFI) - Trong lĩnh vực kinh tế, việc Nga trả đũa cấm vận của phương Tây qua việc đóng cửa thị trường đối với các mặt hàng nông sản của ChâuÂu, đã gây ra nhiều lo ngại cho giới sản xuất. Paris cho biết sẽ đề nghị Bruxelles có những biện pháp đền bù,"phù hợp" để khắc phục hậu quả.
  • Ukraina : Nga sẽ can thiệp nhân danh cứu trợ nhân đạo ? (RFI) - Hôm nay, 09/08/2014, chính quyền Kiev bày tỏ lo ngại về nguy cơ Nga can thiệp quân sự vào Ukraina, dưới danh nghĩa cứu trợ nhân đạo cho vùng phía đông nước này, trong lúc chiến sự vẫn diễn raác liệt ở những nơi đông dân cư, như Donetsk, một trong những thành trì của lực lượng ly khai thân Nga.
  • Không quân Mỹ thả đồ cứu trợ nhân đạo xuống miền bắc Irak (RFI) - Sau khi quyết định mở các đợt không kích vào lực lượng Hồi giáo cực đoan vào hôm qua, 08/08/2014, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo đã điều không quân thả đồ cứu trợ nhân đạo xuống cho dân thường thuộc cộng đồng Yazidi đang trốn chạy lực lượng thánh chiến Hồi giáo trong vùng núi Sinjar.
  • Mở chiến dịch quân sự tại Irak, quyết định khó khăn của Obama (RFI) - Sau một thời gian khá dài cân nhắc có nên can thiệp quân sự trực tiếp để giải quyết khủng hoảng Irak hay không, cuối cùng hôm qua, 8/8/2014, Tổng thống Mỹ đã ra lệnh cho không quân mở chiến dịch oanh kích ngăn chặn bước tiến của lực lượng phiến quân Hồi giáo về thành phố Erbil, thủ phủ vùng tự trị của người Kurd ở miền bắc Irak.
  • Bắc Kinh cấm nhập gạo từ Việt Nam qua biên giới (RFI) - Theo website Oryza.com chuyên về gạo, Bắc Kinh đã chính thức cấm nhập khẩu gạo từ Việt Nam qua biên giới (tiểu ngạch), nhằm tăng cường kiểm tra thu thuế đối với các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Giới kinh doanh gạo ở các tỉnh miền bắc Việt Nam cho biết là Trung Quốc đã ra lệnh cấm vì nhận thấy nhiều thương lái Trung Quốc đã trốn thuế.
  • Bão Halong khiến hơn 400 chuyến bay bị hủy (RFI) - Hôm nay 09/08/2014, theo AFP, miền tây nam Nhật Bản báo động đỏ trước cơn bão Halong, khoảng 470 chuyến bay bị hủy, cản trở hàng ngàn người chuẩn bị đi nghỉ hè.
  • Nagasaki tưởng niệm 69 năm thảm họa nguyên tử (RFI) - Sáng nay 09/08/2014, theo AFP, hàng chục nghìn người tập hợp tại Nagasaki để tưởng niệm 69 năm thảm họa nguyên tử giết chết 70.000 người tại thành phố này. Thị trưởng Nagasaki có bài phát biểu kêu gọi chính phủ Nhật từ bỏý định thay đổi Hiến pháp chủ hòa.
  • Ấn Độ lo ngại virus ebola xâm nhập (RFA) - Tại Ấn Độ nơi có dân số 1 tỷ 200 triệu người và có hơn 45 ngàn Ấn kiều sinh sống tại các nước Trung Phi nên nỗi lo dịch bệnh tràn vào là ưu tiên hàng đầu cho đất nước này.
  • Bộ trưởng Ngoại giao Việt-Mỹ bàn về Biển Đông (BaoMoi) - Gặp gỡ bên lề hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 47 tại Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Việt - Mỹ đã trao đổi về hợp tác song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông.
  • Bộ Y tế cảnh báo Virus Ebola có thể vào Việt Nam (RFA) - Virus Ebola có thể tiến vào Việt Nam. Đó là cảnh báo của Bộ Y tế Việt Nam trong cuộc họp với Thủ tướng chính phủ tìm biện pháp đối phó với đại dịch này đang có dấu hiệu lây lan tại khu vực Đông Nam Á sau khi Philippines phát hiện có người mang mầm bệnh vào hai ngày trước đây.
  • Tranh chấp Biển Đông phủ bóng Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 47 (RFA) - Các vấn đề Biển Đông một lần nữa phủ bóng lên hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 47. Mặc dù không chính thức bàn thảo vần đề này nhưng các vấn đề tranh chấp và sự quyết đoán của Trung Quốc vẫn phủ lên hội nghị làm mờ nhạt tất cả các vấn đề khác.
  • Ngoại trưởng Trung Quốc phớt lờ quốc tế, làm khó ASEAN (BaoMoi) - Trong diễn đàn khu vực ASEAN, vấn đề căng thẳng tại Biển Đông thu hút sự chú ý lớn nhất. Philippines đã đưa ra gói kế hoạch gồm hành động 3 phần để giúp giảm các hành vi khiêu khích gây căng thẳng. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ và còn giở giọng trách cứ Philippines.
  • Bắc Kinh đe dọa phản ứng mạnh về Biển Đông (RFI) - Hôm nay, 09/08/2014, sau hội nghị cấp Ngoại trưởng ASEAN– Trung Quốc, tại Miến Điện, Bắc Kinh đe dọa sẽ có phản ứng mạnh, nếu như quyền lợi của tại Biển Đông bị xâm phạm. Sau cuộc gặp với 10 đồng nhiệm thành viên ASEAN, tại thủ đô Miến Điện, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố :« Lập trường của Trung Quốc trong việc bảo đảm chủ quyền, các quyền hàng hải và quyền lợi của mình là kiên quyết và không lay chuyển».
  • Biển Đông trên bàn nghị sự ASEAN+1 (BaoMoi) - Biển Đông là một trong những chủ đề trên bàn nghị sự của một loạt hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+1 với các đối tác: TQ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada ngày 9/8 tại Naw Pyi daw, Myanmar.
  • Biển Đông sôi sục tại Myanmar (BaoMoi) - Những diễn biến phức tạp gần đây trên biển Đông khiến nghị trường ASEAN nóng bỏng với một loạt giải pháp khẩn cấp nhằm hạ nhiệt tình hình được nêu ra.
  • Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (BaoMoi) - Như Báo Nhân Dân đã đưa tin, từ ngày 8 đến ngày 10-8, tại thủ đô Nây Pi Đô của Mi-an-ma diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 (AMM-47) và chuỗi các hội nghị lớn giữa ASEAN với các đối tác cũng như các cuộc tiếp xúc song phương và đa phương giữa các đối tác. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các sự kiện liên quan hội nghị AMM-47.
  • Trung Quốc cứng rắn trong tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Bắc Kinh hôm nay khăng khăng cho rằng họ không hành động hung hăng, mà sẽ "có các phản ứng vững chắc và rõ ràng" vì lợi ích ở Biển Đông, trong khi Mỹ yêu cầu các bên tranh chấp hết sức kiềm chế.
  • Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi bước tiến của Việt Nam (BaoMoi) - (NLĐO)- Cuộc gặp với Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 9-8 đã mở đầu các cuộc thảo luận của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với giới chức các quốc gia Đông Nam Á trước thềm Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN tại Myanmar.
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) – Tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc tiếp Thượng Nghị sỹ John McCain, thành viên Ủy ban Đối ngoại và Quân vụ; Thượng Nghị sỹ Sheldon Whitehouse, thành viên các Ủy ban Tư pháp, Ngân sách, Kinh tế, Lao động-Tiền lương, Môi trường và Công chính, Thượng viện Hoa Kỳ đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
  • Mỹ kêu gọi chấm dứt leo thang ở biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc họp với những người đồng cấp ASEAN chiều nay (9.8) kêu gọi tự giác kiềm chế những hành động gây phức tạp tình hình biển Đông.
  • ASEAN ưu tiên xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (BaoMoi) - PNO - Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Myanmar đã không thảo luận đề xuất của Mỹ về việc “đóng băng” các hoạt động khiêu khích ở Biển Đông, một nỗ lực của Washington trong việc kiềm chế các hành động quyết đoán của Trung Quốc, mà nhấn mạnh việc hối thúc Bắc Kinh sớm cùng ASEAN đi đến Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
  • Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 8/8, tại Nay Pyi Taw, Myanmar, nhân dịp dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 (AMM-47) và các hội nghị liên quan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét