Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Lại bàn về cái Gốc (Phần II) - Việt Nam chọn đồng minh chiến lược mới

Lại bàn về cái Gốc (Phần II) - Việt Nam chọn đồng minh chiến lược mới

Hiện nay trong nhân dân đang nảy sinh những ý kiến mâu thuẫn nhau về nhiều vấn đề quốc tế, trong đó rõ nhất là “Chọn đồng minh chiến lược số 1”... Chẳng cần úp mở làm gì, hiện nay, rõ ràng VN đang đứng trước sức ép trong nước và thế giới về sự lựa chọn Mỹ hay Trung Quốc làm Đồng minh quan trọng nhất của mình.

Đặt vấn đề

1/ TQ đã từng là đồng minh chiến lược của VN suốt mấy chục năm vừa qua, khi mục tiêu quốc gia của VN và TQ trùng hợp với nhau. Hơn thế VN và TQ còn dựa vào nhau và tận tình giúp đỡ nhau thực hiện mục tiêu (việc VN giúp trở lại TQ - tạo bàn đạp chiến lược cho TQ - thì hầu như chỉ có những nhà chiến lược của các nước mới thấy rõ và đã ghi nhận). Nhưng nay, khi mục tiêu của TQ đã khác mục tiêu của VN (TQ muốn gấp rút trỗi dậy để thế chân Mỹ trong thế kỷ XXI ), thì VN lại ngẫu nhiên, trên quan điểm của TQ, trở thành “vật cản” tự nhiên của TQ trên đường đi của họ. Vì vậy, trên thực tế hành động, TQ đã đối xử với VN không khác một kẻ thù. Chính đó là cái khó cho VN, vì thực chất bây giờ là cần/phải từ bỏ quan hệ đồng minh chiến lược vốn có với TQ, để chống đỡ lại một TQ đang tự thể hiện như là kẻ thù của mình. Do vậy VN cần chọn thêm một đồng minh chiến lược mới cho giai đoạn cách mạng hiện nay.

2/ Mỹ đã từng là kẻ thù lớn nhất của VN suốt mấy chục năm qua cho đến năm 1975. Nhưng sau khi Mỹ đã nhận ra sai lầm chiến lược do nhầm lẫn tệ hại ngay từ năm 1945 đối với bản chất của Chính phủ VNDCCH, nên Mỹ đã có thái độ tích cực tham gia khắc phục những hậu quả sai lầm tại VN, và đặc biệt từ năm 2013, Mỹ đã bắt tay với VN trong quan hệ “đối tác hợp tác toàn diện”, đang ủng hộ và hỗ trợ VN chống lại bành trướng bá quyền Đại Hán/TQ. Vì vậy, hiện nay, Mỹ rất xứng đáng để VN chọn mời làm đồng minh chiến lược với mình, ngoài những đồng minh rất quan trọng đã có.

Như trên đã nói, trong thế giới phẳng ngày nay, nếu lãnh đạo một nước cần một sự lựa chọn lớn mà sai lầm, không chỉ bị nhân dân phê phán, chống đối, mà còn bị nhân dân thế giới chê cười và không đồng tình ủng hộ. Vì vậy, chọn đồng minh chiến lược số một là một bài toán rất lớn cho người lãnh đạo và cho đất nước. Rõ ràng, vừa qua VN đã từng chọn TQ là đồng minh chiến lược. Vậy nay giới lãnh đạo TQ tự biến mình thành kẻ thù của VN, thì có nghĩa tự họ đã vứt bỏ cái mác đồng minh chiến lược ấy đi. Còn Mỹ, bằng hành động và các quyết định cấp nhà nước của mình, thực tế là đã quên đi thời gian nhầm lẫn đen tối trước đây để bắt tay xây dựng mối quan hệ mới tốt đẹp với VN. Bản chất vấn đề đã sáng tỏ như vậy, thì nếu VN có luyến tiếc cái cũ hay sợ hãi cái mới cũng chẳng giúp ích gì, mà lại còn bị chê cười là kỳ dị, lú lẫn hay tránh né một sự thật!

Tình thế hiện nay bắt buộc VN phải nghiêm chỉnh xem xét tìm một đồng minh chiến lược số 1 mới để có chỗ dựa trong cuộc chiến đấu lâu dài xây dựng và bảo vệ đất nước trong thế kỷ XXI.

Để khách quan, tin tưởng quyết định của mình là đúng, và để nhân dân TQ (láng giềng hữu nghị) cũng phải thừa nhận sự thật và không thể phản đối, sau đây chúng tôi xin đưa ra một phương án (chủ quan, sơ bộ) so sánh lại cho cẩn thận ngay giữa TQ (đồng minh chiến lược số 1 cũ) với Mỹ (đồng minh chiến lược số 1 mới đang được đưa ra lựa chọn) không chỉ ở thời điểm hiện tại, mà tính đến cả những diễn biến trong tương lai ngắn hạn và trung hạn nữa.

I. Bàn về tiêu chuẩn chung

Rõ ràng cạnh tranh phát triển là một đặc điểm bẩm sinh. Mà cạnh tranh để chiếm ngôi “Đứng đầu thế giới” giữa các nước có tiềm năng là không thể tránh khỏi và gay go nhất. Tất nhiên chúng ta lựa chọn các đồng minh chiến lược, nhất là đồng minh chiến lược số một – tuy không phải là yếu tố bất biến – phải là sự lựa chọn giữa những nước đang đứng hàng đầu thế giới và đang ủng hộ chúng ta phù hợp quan điểm và lợi ích của đất nước chúng ta. Nhưng trước đó, để không mơ hồ, nhầm lẫn, và khách quan, chúng ta hãy xem xét vấn đề này theo một hệ tiêu chí chung của toàn cộng đồng Nhân loại.

Tiêu chí để lựa chọn đồng minh chiến lược văn minh theo lẽ đương nhiên là:

1. Thể chế chính trị, mô hình phát triển tiên tiến nhất, hay tiên tiến hơn;

2. Sức mạnh kinh tế, quân sự, văn hóa xã hội… ưu việt hơn;

3. Thái độ chính trị và các mặt quan trọng khác của họ đối với nước đang tìm chọn phải là tốt hơn. Đây có lẽ là điều quan trọng nhất;

4. Thái độ của thế giới, của khu vực đối với nước được lựa chọn là tốt hơn;

5. Ảnh hưởng của những yếu tố gắn bó quan hệ truyền thống, lịch sử giữa 2 bên.

Điều cần lưu ý ngay là, các tiêu chuẩn trên chủ yếu được đánh giá tại thời điểm hiện nay.Vì vậy, rất cần thêm điểm phân tích thứ 6:

6. Sự thay đổi trong tương lai gần và trung hạn các tiêu chí nói trên của từng nước được đưa ra lựa chọn.

II. Đi vào cụ thể

Về tiêu chuẩn 1 và 2: Đến thời điểm hiện nay2014, thì chính TQ cũng phải thừa nhận rằng, về tổng thể, Mỹ đang vượt trội hơn TQ. Vì vậy, thế giới và chính TQ mới gọi Mỹ là siêu cường đứng đầu thế giới, thừa nhận thế giới còn đang “độc cực”, còn TQ mới đang phấn đấu “mở hết tốc lực” để đuổi kịp, và tự gọi mình là “nước đứng đầu thế giới tiềm năng” (xem trong “Giấc mộng Trung Hoa” của chính TQ). Vậy nếu chỉ xét điểm 1 và điểm 2, cộng với thái độ cụ thể rất rõ rệt không cần bàn cãi về vấn đề thời sự Biển Đông của TQ đối với nước ta hiện nay (TQ thì chèn ép, xâm lược, dã man tàn bạo), còn Mỹ, và thế giới thì bênh vực, ủng hộ VN (nội dung thời sự quan trọng của điểm 3 và 4), nên nếu chúng ta không chọn Hoa Kỳ là đồng minh chiến lược số một, trong khi Mỹ đã sẵn sàng, để đối phó lại với TQ thì thế giới và nhân dân nước ta có thể coi đó là một điều kỳ lạ, hay kỳ dị!

Có lẽ điều kỳ lạ đó được giải thích như sau: Để chọn đồng minh chiến lược số 1, ta không nên chỉ dựa vào tình thế hiện tại. Vấn đề Biển Đông như vậy mà bị xem chỉ là một “đụng chạm nhỏ” (!), mà cần xét kỹ cả những yếu tố quan hệ lịch sử nữa (điểm 5, đã nói ngắn gọn trong phần mở đầu) và chiều hướng chuyển biến toàn cục trong tương lai ngắn hạn và trung hạn (điểm 6).

Vì vậy, sau đây, để hoàn toàn an tâm, tôi sẽ phân tích ngắn gọn toàn diện lịch sử và triển vọng diễn biến phát triển (về điểm 6), của Trung Quốc và Mỹ trong tương lai:

Về so sánh cụ thể mạnh hay yếu và diễn biến sắp tới của 2 nước ứng viên

2.1. Hoa Kỳ

- Về tiêu chuẩn thể chế chính trị: Thể chế chính trị của Mỹ là thể chế mà tại thế kỷ XXI này mọi quốc gia trên thế giới đang hướng tới, đó là “Nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập, Thị trường tự do hướng tới thị trường xã hội và Xã hội dân sự hiện đại” (dẫn đầu xu thế tất yếu trung hạn: Toàn cầu hóa TBCN). Bởi thế ngay từ khi Mỹ ra Tuyên ngôn lập nước, Các Mác đã viết: “Hoa Kỳ là nơi đầu tiên sản sinh ra tư tưởng của nước cộng hòa dân chủ vĩ đại”, Mác coi “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của Hoa Kỳ là “Tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên của Nhân loại”. Mác cũng đánh giá rất cao “Tuyên ngôn giải phóng” nô lệ của Mỹ năm 1863, vì vậy ông đã “thay mặt Quốc tế Cộng sản I phát đi lời chúc mừng đầy nhiệt huyết”. Còn Tôn Trung Sơn sau khi quan sát nghiên cứu kỹ tình hình nước Mỹ, đã ca ngợi: “Mỹ là nước văn minh tiên tiến, là nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới”, ông đã khuyến khích người TQ học tập Mỹ, trước hết là học tập tinh thần cách mạng và xây dựng đất nước của Mỹ. Còn Mao Trạch Đông thì “quyết tâm đuổi kịp và vượt Mỹ trong vòng 15 – 20 năm”. Hồ Chí Minh ngay từ 1945 đã vận dụng mô hình chính trị của Hoa Kỳ. Hiện nay những chính khách tầm cỡ của giới tư bản Mỹ đã nhận định: Hoa Kỳ hiện nay đã chuyển từ CNTB đế quốc sang CNTB dân chủ. Còn chính giới Trung Quốc hiện nay thì nhận định rằng: “Hoa Kỳ đã tự do dân chủ một nửa, là tự do dân chủ đối với trong nước, còn vẫn là bá quyền đối với nước ngoài”, vả lại, Mỹ mới chỉ có “dân chủ theo chiều ngang” (xem giải thích tại phụ lục (*)). Như vậy có thể kết luận: Về mặt thể chế, chưa có nước nào được các chính khách lớn trên thế giới đánh giá cao như vậy. Tuy nhiên: Cái sai lớn nhất của Mỹ là: a) đã để hình thành các “tập đoàn kinh tế” toàn cầu không có cơ chế kiểm soát hữu hiệu và ngăn chặn độc quyền ngay từ đầu. Các tập đoàn này đã biến thành “Siêu quyền lực” điều khiển cả Chính phủ Mỹ và Thế giới; b) Thái độ ứng xử với thế giới rất chủ quan, tự mãn kiêu căng; nhiều khi lợi dụng thực hiện chức năng sen đầm thế giới để trục lợi quốc gia và các tập đoàn…; c) Khi bị nhân dân thế giới chống lại, đã có thời kỳ thi hành chính sách phản động: “Không theo ta là kẻ thù”, gây chiến tranh bảo vệ quyền lợi quốc gia và đồng minh với rất nhiều nước; d) Nhầm lẫn trong chủ trương chống “CSVN” (tưởng rằng Hồ Chí Minh tuân theo đường lối QTCS III), đó là sai lầm chiến lược trong chiến tranh ở VN.

Với tất cả những thành công to lớn từ khi lập nước và những thất bại nặng nề đã trải qua tại nửa sau thế kỷ XX, nước Mỹ đã đủ thông minh – và đủ tiềm lực – để bắt đầu “Tìm lại giấc mơ cũ”. Từ cuối thế kỷ XX, Mỹ đang chuyển dần từ “Chủ nghĩa tư bản đế quốc” sang “Chủ nghĩa tư bản Dân chủ” mà Obama là đại diện (theo sự chứng minh của John Perkins, một chính trị gia nổi tiếng của Mỹ). Mỹ cũng đã nhận thấy sai lầm ở VN và đang tự giác đền bù lại sai lầm của mình, đã quyết định coi VN là “đối tác hợp tác toàn diện”.

- Về các nội dung kinh tế, KHCN, quân sự, văn hóa, xã hội dân sự…: hầu như nước Mỹ đều đứng đầu bảng, hoặc vẫn vào tốp đầu, ví dụ về thu nhập bình quân đầu người của Mỹ còn kém một số nước. Chính vì vậy Mỹ mới được thừa nhận rộng rãi là siêu cường hùng mạnh nhất thế giới.

Vậy tại sao Mỹ lại có được vị trí như vậy? Cái lòng tham phổ quát toàn cầu nó đóng góp vào thành tựu này của Mỹ như thế nào?

Quả thật, với lòng tham vốn có của con người và sự dũng cảm vượt đại dương sang kiếm sống tại lục địa Hoa Kỳ của những người Châu Âu đầu tiên đã dựng nên nước Mỹ hơn 200 năm trước đây. Bản thân cái tên “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” đã nói lên rằng, nước này không có gì trong quá khứ để tự hào, luyến tiếc, và cũng chẳng phải là nô lệ của một cái gì xấu xa trước đó, hay một lịch sử dân tộc “hàng mấy ngàn năm” trì trệ. Vì vậy, khi những công dân Mỹ đầu tiên (mang theo mình những trí thức khai sáng của Châu Âu là chính, nơi vừa rũ bỏ thành công chủ nghĩa phong kiến tập quyền mất dân chủ tự do, đang bắt đầu xây dựng chủ nghĩa tư bản với những đặc điểm cơ bản như chúng ta đã thấy: Nhà nước pháp quyền, thị trường tự do và xã hội dân sự) họ sang mảnh đất hoang sơ này để được hoàn toàn tự do dân chủ bình đẳng cạnh tranh lao động kiếm sống. Và để hòa bình, yên ổn làm ăn, họ đã tự mình xây dựng một thể chế tổ chức quản lý đất nước, đấu tranh “thống nhất giang sơn’ và chống xâm lược. Mô hình của Châu Âu Tư bản chủ nghĩa đã được người dân Mỹ tham khảo và nhanh chóng được họ cải tiến tốt hơn cho chính nước họ. Trong quá trình phát triển TBCN, Tư bản Mỹ, với “lòng tham của con người” và với hoàn cảnh thuận lợi – tự mình làm chủ – như đã nói, nước Mỹ đã nhanh chóng trở nên hùng cường, đủ “khôn” để bành trướng ra thế giới. Nhưng tại sao họ không đi chiếm thuộc địa, mở mang bờ cõi, xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải của các nước xung quanh? Bởi lẽ họ có đủ thông minh: a) Vì họ tôn trọng bản đồ thế giới đã hình thành, và học được bài học thất bại của các nước TBCN thực dân đi trước; b) Vì với KHKT tiên tiến nhất thế giới, với những sản phẩm chất lượng, tinh xảo hàng đầu, Mỹ nhận thấy rằng, cứ thuyết phục các nước “mở cửa” thị trường thì Mỹ sẽ thống lĩnh được kinh tế thế giới không cần chiến tranh (cái ý ấy là đặc sệt “cá nhân chủ nghĩa”, khôn ngoan, nhưng là tiên tiến cho đến tận ngày hôm nay). Mỹ đã cố gắng đứng ra làm “Sen đầm” giữ trật tự thế giới để cùng cạnh tranh trong hòa bình, yên tâm rằng, chừng nào KHCN và sản phẩm công nghệ cao của Mỹ vấn đứng đầu thế giới. Thái độ chống CNCS gay gắt cũng chính là vì Mỹ sợ cái đường lối đưa công nông (nghèo khó, ít học) lên lãnh đạo, xóa bỏ thị trường tự do thì nó sẽ chặn đứng, thậm chí tiêu diệt cái chủ trương tự do dân chủ cạnh tranh thị trường theo tài trí sáng tạo của mọi công dân; c) Vì một điều may mắn: đất Mỹ đã đủ rộng cho khoảng 2-300 triệu dân.

Tất cả những cái xấu xa cũ đã thúc ép, và tất cả những cái tốt đẹp vốn có đang tạo ra khả năng để Hoa Kỳ có thể chuyển dần từ CNTB đế quốc, về CNTB Dân chủ, cơ hồ có thể tìm lại giấc mơ cũ trong các bản Tuyên ngôn nổi tiếng của nước Mỹ. Mỹ rất xứng đáng là đồng minh chiến lược số 1 của VN.

2.2. Trung Quốc

Khác hẳn với Mỹ, nếu đem hệ thống thang bậc tiến hóa abc của thế giới ra áp vào TQ, thì hầu như TQ đang đứng ở bậc trung bình về hầu hết các nội dung, trừ tổng lực kinh tế đứng thứ hai (của 1,3 tỷ dân, trong khi Mỹ chỉ có trên 300 triệu dân), chinh phục vũ trụ và số lượng trang bị quân sự là đạt được hàng thứ ba, thứ tư thế giới. Trung quốc có lịch sử chí ít cũng đến 3, 4 ngàn năm. “Hiện nay tại TQ đang nổi lên trạng thái tâm lý rất cực đoan đang thịnh hành ở nước này liên quan đến cái gọi là tính ưu việt về chủng tộc của Trung Quốc, chủ nghĩa quân phiệt, và trường phái lý luận coi ý chí chính trị đóng vai trò quyết định tối hậu của nước này” (Theo TTX VN). Tâm lý ấy đang động viên Trung Quốc “chạy hết tốc lực” để trở thành “quốc gia số một” hay “cường quốc đứng đầu thế giới” thay thế Mỹ. Nhưng vì cái gì, để cho ai, thì các nhà lý luận chiến lược của TQ chưa trả lời được rõ ràng. Một số chuyên gia TQ nói rằng, “để TQ làm mẫu, tạo mô hình tân tiến “dẫn dắt” thế giới” (!).

Trên cơ sở nào xuất hiện tư duy nôn nóng, vội vã độc đáo ấy? Đây là truyền thống thông minh, sáng tạo, tiên tiến đặc sắc; hay ý muốn chủ quan siêu hình, lập dị, ảo tưởng; là sự bừng tỉnh của một số người TQ tiên phong đã từng đi tham quan khảo sát ở các nước phương Tây; hoặc đơn giản chỉ là biểu hiện của lòng tham không đáy, muốn có sức mạnh để lặp lại những sai lầm của CN thực dân đế quốc hay phát xít trước đây?

Sau đây là điểm qua mấy nguyên nhân:

1. TQ là nước lớn nhất cả về dân số lẫn đất đai và lịch sử văn hóa lâu đời. Vậy thì TQ hèn kém gì mà không đặt cho mình mục tiêu trở thành một nước đứng đầu thế giới? (**)

2. Trung quốc đã từng là cường quốc kinh tế thế giới. Đã từng có nền văn minh Trung Hoa nổi tiếng “nhân đạo và hòa bình” (!) thời Trung Đại, đã phát minh ra giấy, thuốc súng, la bàn, đã tự sáng tạo ra chữ viết và các triết giáo nổi tiếng như Đạo Lão, Đạo Khổng; TQ có định hướng thể chế tân tiến (XHCN đặc sắc TQ), có mô hình hiện đại là “Dân chủ theo chiều dọc” (xem phụ lục), có sức mạnh của “Trung Quốc vương đạo” không bao giờ phai lạt… Vậy TQ có quyền “lập chí” đứng đầu thế giới!

Nhưng TQ đã cố bỏ qua cái Gốc: Vì lý do gì TQ đã từng có vị trí đứng đầu thế giới phong kiến, nhưng sau đó đã để mất tư thế đó, thậm chí đã trở thành “một nước nghèo yếu nhất thế giới để cho các nước tư bản phương Tây sâu xé suốt gần một thế kỷ”, như Tôn Trung Sơn đã từng nói? Đó là vì: a) Trung Quốc đã chìm sâu vào Chủ nghĩa phong kiến, đã hoàn thiện, chăm chút, tô điểm, nâng cấp cái chủ nghĩa “Trung quân Vương đạo” này đến mức tinh xảo, ưu việt nhất trong “Thế giới phong kiến” toàn cầu. Nếu Chủ nghĩa phong kiến trên thế giới có những đặc điểm gì cản trở sự tiến hóa văn minh, thì chủ nghĩa phong kiến của TQ luôn thuộc loại đứng đầu. Người TQ vẫn tự hào về nền văn hóa cổ kính của mình, đặc biệt cái đỉnh cao của nó là Đạo Khổng, chuyên dạy người ta phải sống có nhân nghĩa, đạo đức (đó là cái tốt), nhưng thực chất trước hết là để hết lòng trung thành với nhà vua (Chủ nghĩa Trung quân) (mâu thuẫn với nhân nghĩa, đạo đức); b) Các vua chúa phong kiến rất ghét tư duy Dân chủ, độc lập, sáng tạo, sự tự do, thậm chí ghét đến mức rất nhiều triều đại cho quân lính tịch thu đốt hết sách vở, bắt giết cả trí thức có ý vươn ra ngoài quy chế lễ giáo phong kiến, nhất là tại các “thuộc quốc” để triệt tiêu sự nổi dậy. Bởi họ coi những thứ đó là rất nguy hiểm cho chế độ vương đạo, cho ngai vàng của họ; c) Nói về cái bệnh phổ quát của con người là bệnh tham lam, thì có lẽ TQ là tập hợp chứa chấp một số nhóm người tham lam nhất thế giới. Không ai dám bịa: Chính những nhóm người này là hạt nhân cực kỳ lợi hại, nguy hiểm của Chủ nghĩa bành chướng bá quyền phong kiến cực đoan Trung Hoa. Do lòng tham vô độ, nhưng thay vì nghiên cứu sáng tạo KHCN, làm ra sản phẩm mới, thì họ lại không ngừng nghỉ “sáng tác” ra mọi mục tiêu và mưu mẹo xảo trá dã man thâm độc để “mở mang” bờ cõi, xâm chiếm đất đai, đồng hóa các dân tộc khác chung quanh, không để cho người ta sống hòa bình, yên ổn. Đó là nguyên nhân dẫn đến kết quả không ngờ: Từ một vùng đất rộng lớn, trên đó cư trú trên hai chục quốc gia độc lập (như kiểu các quốc gia độc lập Châu Âu tồn tại cho đến hiện nay), họ đã đánh chiếm bằng cả quân sự lẫn mưu mẹo, rồi bằng mọi cách đồng hóa bên bị thua để các nước thua không thể đòi tách ra độc lập trở lại như cũ được nữa (Dấu vết của cái dã tâm xâm chiếm đồng hóa này vẫn còn chưa kịp hoàn thành đến giờ này, đó là các vùng Tân Cương, Tây Tạng và Nội Mông…)(***); g) Chính vì Chủ nghĩa trung quân được điêu luyện trên đất TQ, nên nó đã triệt tiêu đến tệ hại mọi ý chí vươn lên sáng tạo và cạnh tranh phát triển KHCN, sản xuất sản phẩm cao cấp hiện đại, đời sống văn hóa và thể chế chính trị phi phong kiến…, làm cho đất nước Trung Hoa ngày càng tụt hậu so với thế giới hiện đại như Tôn Trung Sơn đã nhận xét (người đã rất nhiều lần tìm đường sang phương Tây quan sát, học hỏi).

Bây giờ một số giới TQ với đầu óc dân tộc rất cao, có chí hướng lớn, có tầm nhìn rất “chiến lược”… đã gợi dậy tinh thần xô vanh nước lớn của Nhân dân TQ để thực hiện ý đồ chính trị của mình (“nước mà đứng đầu, thì dân sẽ rất có lợi”). Tôn Trung Sơn đã từng nói: “Người TQ phải làm nên những kỳ tích vĩ đại nhất của Nhân loại” (!), “Phải xây dựng TQ trở thành quốc gia “4 nhất’: Mạnh nhất thế giới, giàu nhất thế giới, nền chính trị tốt nhất thế giới, dân chúng hạnh phúc nhất thế giới”. Những tư tưởng đó thật vĩ đại, thật đặc sắc. Và Tôn Trung Sơn cũng đã nói: “Thế giới phải hòa bình, thế giới phải đại đồng. Mong muốn người TQ sẽ đảm bảo hạnh phúc lớn nhất cho nhân loại, làm nên kỳ tích lớn nhất cho nhân loại, không chỉ mang lại lợi ích cho một dân tộc, một quốc gia, mà là cho toàn thể nhân loại”. Giải pháp của Tôn Trung Sơn đưa ra là theo bước chân của Hoa Kỳ.

Vậy tại sao bây giờ TQ đi ngược lại 180 độ những lời chỉ giáo của lãnh tụ của mình, phải “tăng tốc tận lực” bóc lột nhân dân TQ, phải dùng biện pháp bành trướng bá quyền ra chung quanh, chà đạp lên luật pháp quốc tế và quyền lợi các nước khác để thực hiện mục tiêu phát triển thành một “nước lớn đứng đầu” thế giới?

Có rất nhiều lý do khác nhau:

1. Về chính trị. Tôn Trung Sơn đã dạy: Muốn phát triển, TQ phải thực thi Tam quyền phân lập (Lập pháp, tư pháp, hành pháp) như các nước phương Tây, thậm chí cần sáng tạo thêm, thực hiện “Ngũ quyền phân lập”, tức phải thêm “hai quyền phân lập” nữa, là thêm chế độ chất vấn và thi cử (như chất vấn quốc hội, tranh cử nghị sĩ và tổng thống). Tôn Trung Sơn còn nói: “Nếu TQ có thể đi theo con đường cách mạng của Mỹ, thì kết quả tương lai đương nhiên sẽ tốt đẹp hơn Mỹ”. Nói tóm lại, đáng lẽ là phải Tự do dân chủ đa nguyên như phương Tây, và hơn phương Tây. Nhưng Mao Trạch Đông và phe phái của Mao cầm quyền thì lại rất nôn nóng, tôn sùng, học theo nhà độc tài Stalin và lãnh chúa khát máu Tần Thủy Hoàng… để thực hiện ý đồ không lành mạnh “chạy cho thật nhanh” để soán ngôi cường quốc chủ trì thế giới nhằm trục lợi! Vậy bao giờ TQ mới “dẫn dắt” được thế giới về chính trị, về mô hình phát triển?

2. Về kinh tế. Để phát triển trỗi dậy, đương nhiên phải tự chăm sóc nội lực và quan hệ tốt với thị trường quốc tế. Nhưng với phương châm nóng vội “chạy cho thật nhanh” thì TQ không thể theo mô hình dân chủ cạnh tranh bình đẳng tự nhiên như các nước, vì cái này đòi hỏi thời gian dài. Vì thế TQ đã dùng mọi mưu ma chước quỷ dụ dỗ các nước phương Tây, sau khi Mỹ thua tại VN nên gặp nhiều khó khăn, để họ sẵn sàng giúp biến TQ thành “công xưởng của thế giới” để TQ tự bóc lột mấy trăm triệu nhân dân nước mình, thông qua thu hút đầu tư, công nghệ và giải quyết thị trường bên ngoài. Việc TQ coi thường luật pháp quốc tế và các quan hệ láng giềng, đã hung hăng bành trướng bá quyền ra các nơi chung quanh không cần dấu diếm như đang thấy, chính là nằm trong chiến lược “chạy thật nhanh” để chiếm “vị trí đứng đầu thế giới” nói trên. Sự nôn nóng, ăn xổi đó đã dẫn đến tác hại mà chính một chuyên gia TQ đã cho biết: “Nền kinh tế TQ có 16 cái “tử huyệt”, nếu phương Tây mà “trừng phạt” vào đấy, thì kinh tế TQ có thể gục ngay sau vài tháng”. Vậy bao giờ TQ mới ở vị trí “Dẫn dắt” thế giới về kinh tế như họ muốn ?

3. Về KHCN và kỹ thuật quân sự. Sự lạc hậu về KHCN và KT quân sự của TQ có nguyên nhân sâu xa từ chế độ tập quyền phong kiến, như đã nói (nên mới bị các nước phương Tây và Nhật “bắt nạt”). Vì việc tự lực nâng trình độ KHCN và kỹ thuật QS lên không thể nhanh, cho nên TQ đã có cực nhiều sáng kiến “sao chép” mọi lĩnh vực KHCN của thế giới, đã khôn khéo lôi kéo được các chuyên gia KHCN và KT quân sự LX chạy sang, đồng thời cũng huy động được các trí thức chuyên gia TQ học tại các nước phương Tây trở về. Tình báo thu thập thông tin KHCN và KT QS của TQ cũng phát triển rất mạnh. Một chân lý: Khi đã ngang bằng, mà muốn vượt lên, thì phải bằng chính trí tuệ và sức lực của mình. Nhưng chính các chuyên gia chiến lược KHCN, Kỹ thuật quân sự của TQ cũng mới chỉ hy vọng rằng: TQ sẽ sớm bỏ qua vị trí thứ ba trong lĩnh vực sức mạnh này. Vậy bao giờ TQ mới “dẫn dắt” được thế giới về những mặt KHCN và KT quân sự ?

Tóm lại, cái mối lo và đáng ngại nhất của thế giới đối với TQ thực chất là sự hung hăng và ý chí nóng vội “chạy thật nhanh”. Cái đáng gờm thứ hai là sự tàn bạo mưu mô sảo quyệt dã man của TQ, không chỉ đối với bên ngoài, mà họ dám làm đối với ngay trong nước họ, để diệt những ý tưởng chống đối sự mất dân chủ và bất chính. Nhưng 2 cái đó chỉ là sức mạnh đe dọa tạm thời, không cơ bản, chỉ có thể hữu hiệu cho những mục tiêu cụ thể trước mắt. Trước đây, TQ chê Mỹ và phương Tây là Cường đạo dã man, còn TQ sẽ là Cường đạo văn minh. Nhưng nay, thực tế đang diễn ra là đã đảo ngược lại. Điều đó không có gì khó hiểu: TQ đi sau phương Tây khoảng một thế kỷ. Họ không thể không trải qua những bước tiến hóa theo trật tự quy luật, nhưng vì nôn nóng, để rút thật ngắn, họ buộc phải tìm cách nhảy cóc bằng “cơ bắp” và thủ đoạn gian dối.

Mặc dù TQ đã có thời đứng hàng đầu thế giới, nhưng nên nhớ, đó là hàng đầu trong thể chế và văn minh phong kiến. Nên thực tế không thể chối cãi là TQ hiện nay đang giống nhiều nước phương Tây trước thế chiến một và thế chiến hai. Vì vậy, trong khi Mỹ đã chuyển sang CNTB Dân chủ, thì Tàu mới bắt đầu đi vào giai đoạn Tiền TBCN, để rồi sau đó sang nửa đầu thế kỷ XXI này mới “định hướng” đạt đến giai đoạn CNTB đế quốc như Mỹ tại nửa sau của thế kỷ XX vừa qua. Chính Mao Trạch Đông, sau khi thất bại nặng nề trong “Đại nhẩy vọt” đã điều chỉnh thời gian cần để TQ vượt Mỹ từ 15 – 20 năm lên 50 – 100 năm. Còn Đặng Tiểu Bình thì nêu thời gian để TQ tiến lên vượt trước Mỹ, đứng đầu thế giới là “nửa sau của thế kỷ XXI”. Chúng tôi, căn cứ sự tiến hóa văn minh của Nhân Loại, thấy rằng, mỗi thế kỷ tiếp sau, các thế hệ CON NGƯỜI mới sinh ra lại có bao điều mới mẻ, tiến bộ thông minh hơn các thế hệ trước, do đó nếu Bồ Đào Nha chỉ giữ được vị chí “đứng đầu thế giới” gần 1 thế kỷ, Hà Lan giữ được “cường quốc đứng đầu” trên 1 thế kỷ, nước Anh đứng đầu thế giới khoảng 2 thế kỷ, thì Mỹ có thể đủ thông minh, tài trí để giữ được vị trí đứng đầu thế giới khoảng từ 2 đến 2,5 thế kỷ. Còn TQ, vì bắt đầu tham gia vào cuộc đua quá chậm, không đi từ CNTB Dân chủ hàng ngang, mà từ “CNTB đặc sắc Dân chủ hàng dọc”. Điều đó bắt buộc TQ phải đi từ giai đoạn, về thực chất, là “Tiền TBCN” (ít nhất vài chục năm như đang tiếp tục diễn ra trong nước), sau đó mới “tiến” lên CNTB đế quốc (nửa thế kỷ nữa), rồi sau nhiều thất bại (như TB phương Tây trước đây) mới tỉnh ngộ để tham gia phấn đấu tiến tới CNTB Dân chủ (dự kiến 1 thế kỷ). Hiện nay, 2014, đối với trong nước, thì TQ vẫn đang ở giai đoạn Tiền TBCN, đối với ngoài nước thì TQ đã bắt đầu “nhảy cóc” đi vào giai đoạn CNTB đế quốc. Có kết quả lệch pha như vậy, chính là do “ý chí vươn lên đuổi kịp và vượt” ghê gớm của giới cầm quyền, bắt đầu từ Mao Trạch Đông. Theo quy luật thế giới, TQ cần trải qua một số thất bại mang tính quyết định, cái đó tuỳ tình hình lực lượng các bên trên thế giới, sau đó – theo đúng quy luật – có thể TQ mới bước vào giai đoạn CNTB Dân chủ như Mỹ hiện nay được. Nên nhớ: Thất bại của “Đại nhảy vọt” 1958 của Mao Trạch Đông chưa phải là thất bại của CNTB đế quốc Trung Quốc, mà mới là thất bại của “ảo tưởng” công xã nhân dân trong giai đoạn hướng theo chế độ XHCN.

Lịch sử trỗi dậy của những nước lớn không phải ở dân số đông, diện tích rộng, mà là ở chí hướng, ở sức mạnh trí tuệ, trình độ văn hóa xã hội của nhân dân, và tầm nhìn nhân bản của lãnh đạo nước họ. Một khi chí hướng đã bị đặt sai lệch, trí tuệ không đầy đủ, đạo đức lại yếu kém, thậm chi điên rồ, dã man… thì chẳng được chính nhân dân nước mình ủng hộ, nói gì có sức mạnh thật sự để sớm vươn lên thành “nước lớn vĩ đại”, có mô hình “dấn dắt” để được chúng ta tự nguyện chọn làm “Đồng minh chiến lược”.

Tuy nhiên, cần thấy trên đây chỉ là đạo lý nghiêm chỉnh, là tư duy của những người có thần kinh bình thường. Còn TQ là một nước lớn sát ngay biên giới và biển đảo với VN, từ ngàn xưa đã nhiều lần xâm chiếm VN, nay rất muốn chi phối, bắt VN thành thuộc quốc, phên dậu cho họ, dắt mũi được lãnh đạo VN nhiều năm dài, nên VN không thể không tính đến, không thể không đề phòng tình hình bất trắc đối với một TQ “đồng chí” dởm như vậy, khi họ bị VN gạt ra khỏi “vị trí” vẫn muốn có của họ. Để khắc phục sự lo lắng, băn khoăn, dẫn đến lưỡng lự, mâu thuẫn nội bộ, bỏ lỡ cơ hội mà chính TQ và Thế giới đã mở ra cho VN nắm lấy, thì chúng ta cần trước hết phải dũng cảm thuyết phục, loan báo được cho toàn dân, toàn đảng và bạn bè thế giới biết về bản chất cái Gốc của vấn đề như đã trình bày ở trên.

Cuối cùng, nếu có lo rằng, liệu Mỹ có duy trì lâu dài được vai trò “đứng đầu thế giới”, thì đó là một tư duy chiến lược nghiêm chỉnh, nhưng cái đó không chỉ phụ thuộc chính vào nước Mỹ. Nếu TQ chẳng hạn, sau này sẽ vươn lên đạt tiêu chuẩn, chúng ta sẽ lại đem ra xem xét và điều chỉnh sự lựa chọn đồng minh chiến lược số 1 của mình. Cái khó cho VN trong việc hoán đổi đồng minh chiến lược hiện nay là TQ thì không muốn VN từ bỏ đồng minh số một với TQ, để TQ có thể tiếp tục thực hiện Dân chủ chiều dọc tới VN (như Dương Kiết Trì vừa mới thực hiện, sang chỉ thị cho lãnh đạo VN nhưng không dám công khai cho nhân dân biết), còn VN thì cần dũng cảm thực thi Dân chủ chiều ngang đầy đủ để nhân dân Mỹ cho phép chính phủ Mỹ nhận VN là đồng minh chiến lược. Vì vậy, đây chính là cái Gốc cực kỳ quan trọng hàng đầu trong quan hệ quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước chính nghĩa của VN, mà chúng ta phải nắm được.

Tóm lại, chúng ta vẫn chân thành hữu nghị với nhân dân TQ, chúc họ sẽ sớm đạt danh hiệu mà họ mong muốn là “Quốc gia hàng đầu” và tham gia “dẫn dắt thế giới”, nhưng tại giai đoạn này, nhân dân ta cần cương quyết, cố gắng, dứt điểm tiếp nhận thời cơ trăm năm có một và những tư vấn chân tình của bạn bè quốc tế để chọn một đồng minh chiến lược số 1 của mình, đó là Hoa Kỳ - nước đứng đầu CNTB Dân chủ, đương kim siêu cường thế giới.

Mặt khác, cũng rất mong muốn thế giới sẽ từ bỏ “Mô hình” độc cực một siêu cường đứng đầu, phấn đấu để toàn cầu trở nên đa cực nhiều siêu cường, từ đó thế giới sẽ có thể tồn tại cân bằng trong hòa bình dân chủ và văn minh.

Hà Nội, ngày 28 tháng 7, năm 2014

Vũ Duy Phú

Chú thích: Đây là phương án sơ bộ (dự thảo) về “chọn Đồng minh”. Nếu ai có thời gian và quan tâm, xin đưa ra phương án “chọn Đồng minh” tốt hơn để nhân dân và chính quyền tham khảo, chắc chắn sẽ được mọi người hoan nghênh.

------------------------
Phụ lục

(*) Xin giải thích rõ, đi từ hình ảnh cực đoan để diễn tả:

Dân chủ theo chiều ngang điển hình đầu tiên là dân chủ tại một cái chợ thời xã hội hoang sơ, Dân làm chủ thật sự, nhưng tự phát, thiếu kỷ cương, đôi khi hỗn loạn. Bây giờ Dân chủ chiều ngang đã tiến tới Dân làm chủ có tổ chức, cạnh tranh đa nguyên, đa đảng, nhà nước pháp quyền, thị trường tự do có kiểm soát và xã hội dân sự lành mạnh.

Dân chủ theo chiều dọc từ trên xuống, điển hình nhất là chế độ tù trưởng, lãnh chúa, vua quan đứng đầu, vương triều chỉ đạo, có tham khảo ý kiến một số thần dân. Sau đó nâng cao bằng học thuyết Khổng Tử, Đến bây giờ là độc đảng toàn trị, có “bầu bán dân chủ” dưới sự “lãnh đạo liên tục của một đảng “sáng suốt” độc quyền duy nhất”.

Thực ra hiện nay, thể chế dân chủ tự do đa nguyên phương Tây là đã có kết hợp nhuần nhuyễn Dân chủ chiều dọc với Dân chủ chiều ngang rồi. Cụ thể là, Dân chủ chiều ngang dùng để toàn dân lựa chọn Thể chế, Hiến pháp, và lựa chọn tự do công bằng một đảng cầm quyền vừa ý nhất theo nhiệm kỳ, sau khi Dân đã dân chủ chiều ngang lập ra Hiến pháp và chọn ra một đảng cầm quyền rồi, thì đảng đó được quyền thực hiện Dân chủ chiều dọc theo quyền lực tập trung trong phạm vị một hoặc hai nhiệm kỳ. Nếu nhân dân thấy chưa ổn ở chỗ nào thì lại thực hiện Dân chủ chiều ngang để tìm cách sửa chỗ đó, tức là sửa Hiến pháp, hay thay đổi, lật đổ thủ lĩnh đảng đang cầm quyền.

Hiện nay, chính nhân dân TQ, và Đảng CSTQ cũng rất băn khoăn, dao động về cái khái niệm thể chế CNXH hay CNTB. Người ta nói, Trung quốc đang là “đầu Ngô, mình Sở”. Có nghĩa đầu thì vẫn muốn tự gọi là, hay phấn đấu để đi theo (định hướng) XHCN đặc sắc TQ “Dân chủ chiều dọc”, nhưng mình và chân tay thì đã hoạt động theo cái thể chế TBCN rồi, cụ thể nhất là TQ đang thuyết phục các nước tư bản “công nhận TQ có cơ chế thị trường đầy đủ”; Xã hội dân sự thì đã phát triển tràn lan “khắp hang cùng ngõ hẻm” và “chiếm lĩnh không gian mạng” rồi (hai cái thứ mà CN Mác – Lê “kỵ” nhất, ghét nhất). Còn Mỹ thì, nói ngắn gọn là: Sau nhiều thất bại nặng nề do tư tưởng đế quốc mới phát sinh, với thái độ huênh hoang, ngạo mạn, chủ quan do địa vị “siêu cường độc cực” trên thế giới mang lại, nay, sau nhiều lần thất bại, và trước sự giác ngộ và áp lực của toàn dân và thế giới, nước Mỹ đã và đang chuyển từ CNTB đế quốc trở về CNTB dân chủ đúng như “Tuyên ngôn lập nước” và Hiến pháp Dân chủ của Mỹ bắt đầu từ nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama (như “Tìm lại giấc mơ Mỹ”). Như vậy, để khách quan, và để dùng đúng cái chuẩn khái quát nhất của phát triển, tức là nhận dạng cho đúng cái tương lai “sẽ” đến của thể chế chính trị, cái mà các nước đang quan tâm so sánh rõ nhất trong cạnh tranh là “Mô hình phát triển”. Chúng ta nên đem “Mô hình phát triển” của Mỹ và “Mô hình phát triển” của Trung Quốc hiện nay và cách thức họ đang triển khai đã trình bày ở trên ra để xem xét là tiện nhất.

(**) Nếu so sánh với Bồ Đào Nha khi trỗi dậy trở thành “nước lớn” ở thế kỷ 16, đất đai chỉ có 92 ngàn km2, với dân số hơn 1 triệu người. Hà Lan nước nhỏ làm nên nghiệp lớn, đứng đầu thế giới ở thế kỷ 17, khi dân số Hà Lan chỉ có 1,7 triệu người. Sau đó đến nước Anh, một đảo quốc không lớn, dân số mấy chục triệu người, vậy mà cũng đứng đầu thế giới suốt 2 thế kỷ. Nước Mỹ có diện tích và dân số vừa phải, mới lập quốc vài trăm năm, nhưng họ đã trở thành một đất nước vĩ đại của thế kỷ XX.

(***) Matteo Ricci, một nhà nghiên cứu phương Tây đã lục lọi trong tàng thư của TQ và ghi chép lại: “Trước kia TQ chỉ là một nước nhỏ”, nằm quanh khu vực Bắc Kinh hiện nay, với Vạn lý trường thành để bảo vệ phía Tây chỉ cách Bắc Kinh mấy chục cây số. “Khi đó, phía đông TQ có 3 nước, phía tây có 53 nước, phía nam có 55 nước, phía Bắc có 3 nước, vị chi là 114 nước”. Vậy nếu quả thật TQ là một nước tồn tại hòa bình có văn hóa, thì tại sao đến bây giờ chung quanh TQ lại còn lại chỉ có 8-9 nước như đang thấy? Không phải ngẫu nhiên Bà Mac Kell đã tặng Ông Tập Cận Bình một tấm bản đồ cổ, trong đó TQ chưa có đất Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Hải Nam và Đài Loan…, đương nhiên càng chưa có Hoàng Sa và Trường Sa.

Đảng CSVN và những ngày đang tới của dân tộc Việt

Tương lai Việt nam không phải do Mỹ, hay Trung cộng quyết định mà do chính toàn dân Việt Nam quyết định, đảng viên CSVN là những người trong số đó. Đảng viên CSVN sẽ làm gì trong những ngày tới, khi mà những dân lành đã nhìn thấu mấy chữ "Đảng CSVN" là gì? Những đảng viên có còn muốn mang nhãn hiệu "đảng viên Cộng sản" hay không? và một xã hội dân chủ, tự do đang chờ đợi để VN bước vào... có thể đảng viên Cộng sản là người sau cùng bước vào nó?...

Trong giới hạn của một bài viết ngắn, tôi chỉ muốn nêu lên vài điểm chính yếu trong suy nghĩ khi đọc Bức thư ngỏ của 61 đảng viên CSVN.

Bức thư có nói đến đảng CSVN đã dẫn dắt dân Việt đi vào con đường sai lầm, vậy những sai lầm này là sai lầm gì?

Kark Marx (1818 1883): trong Das Kapital, dẫn giải chủ nghĩa Tư bản sẽ bị tự hủy và sẽ thay vào đó là một hệ thống không tài sản tư hữu (mỗi người sẽ vô sản), và tài sản chung được tập trung quản lý, hoạt động kinh tế được tập trung kế hoạch. Hệ thống này được gọi là "Cộng sản".

Hoạt động kinh tế ở giai đoạn sơ khai con người trao đổi hàng hóa, sản phẩm làm được và tập hợp nhau thành một dân tộc hay một nước. Rồi đồng tiền được phát triển cho sự dễ dàng trong trao đổi. Hoạt động kinh tế trong thời đại "sử dụng đồng tiền trong trao đổi với nhau", việc đối diện với làm sao có tiền để mua những thứ mình cần có hàng ngày hay bán đi những thứ mình làm ra là ở mỗi người, được quyết định tự ở mỗi cá nhân, hay trong một nhóm cùng sản xuất như hãng, xưởng có ban quản lý hãng xưởng kế hoạch.

Tập trung kế hoạch kinh tế (central plan) của chủ nghĩa Cộng sản được nêu lên đưa đến mỗi người không cần phải nghĩ ngợi mình phải mua gì, làm gì, bán gì. Trung ương quốc gia hay Trung ương của loài người (trong quốc tế CS) sẽ kế hoạch, quyết định cho mỗi người. Vì vậy những phiếu thẻ ăn hay có vật dụng tiêu xài được cấp phát không, thay vì phải dùng tiền mua; và hãng xưởng, phương tiện sản xuất, đất đai là những công ty quốc doanh, dưới sự quản lý, kế hoạch của một nhóm người trung ương.

Nhìn như vậy, ta thấy trong thế giới Cộng sản mỗi cá nhân sẽ không cần vận dụng cái đầu của mình, làm gì, ăn gì, xài gì. Mọi thứ sẽ do Trung ương của Cộng sản quyết định và chỉ thị. Mọi người chỉ việc làm theo như vậy.

Trung ương của Cộng sản là ai? Là đảng Cộng sản.

Thế giới chúng ta sống, mỗi một nơi ngay cả trong một nước có những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế (việc sản xuất, việc làm ra sản phẩm tiêu dùng, việc trao đổi sản phẩm làm ra, việc tiêu thụ). Những yếu tố đó là:

1. Thời tiết: Cơ quan dự báo thời tiết có thể dự báo chính xác trong vài tuần ở mức chính xác nào đó (30% 90%) như chúng ta đã biết trong thực tiễn.

Ở mỗi nơi những cơn lốc, bão, động đất đến bất ngờ mùa màng thất thu hay thu hoạch thành công khó mà tiên đoán trước. Làm thế nào sự tập trung kế hoạch có thể nhìn thấy, dự trù, và nhanh chóng có phương hướng giải quyết thích ứng cho việc thay đổi trong sản xuất, trong việc tiêu thụ một cách đúng đắn? Vì phải qua 1 hệ thống báo cáo từ nhiều cấp đẳng rồi mới tới trung ương. Tại trung ương cần thời gian để tìm hiểu thấu đáo rồi ra chỉ thị tìm phương cách giải quyết, xem xét những phương cách giải quyết, chọn lọc phương cách rồi mới có quyết định. Trung ương chỉ là một nhóm người trên hàng tỷ người ngồi chờ đợi. Và phải làm hàng tỷ quyết định, trong khi hàng tỷ cái đầu không cần suy nghĩ không cần rèn luyện chỉ cần chờ chỉ thị. Và hiểu biết của những người trong nhóm Trung ương có thể bằng hiểu biết của dân địa phương sống bao đời tại nơi có vấn đề phải giải quyết để có thể đưa ra phương án thích hợp như chính dân sống lâu đời tại địa phương đó không?

Như vậy tập trung kế hoạch của chủ nghĩa Cộng sản là một sai lầm trên phương diện môi trường sống của con người.

2. Mỗi một biến động nào đó trong chuỗi sản xuất, sự tiêu dùng, hay chính trị, phong trào,... ở một nơi sẽ kéo theo những biến động ở những hoạt động sản xuất, tiêu dùng khác. Sự biến động này, khó mà có thể nắm bắt sẽ như thế nào một cách toàn diện trong cái bản kế hoạch hữu hạn hàng năm của Trung ương.

Như vậy sự tập trung kế hoạch của chủ nghĩa Cộng sản sai lầm vì không thể linh hoạt đối phó cho toàn diện những biến động trong chuỗi hoạt động của tập đoàn, quốc gia, trong toàn thế giới (trong Quốc tế Vô sản).

3. Nhu yếu phẩm được phát không, thu thập nào để Trung ương có thể có những gì đem phát không trong quan điểm Karl Marx? Hãng xưởng quốc doanh làm ra lợi tức đem đến thu nhập cho Trung ương. Trong thực tế điều hành những hãng xưởng quốc doanh không đem lại được lợi tức. Vì những lý do: kế hoạch không thích ứng, hàng hóa không chất lượng, không linh hoạt theo những thay đổi của môi trường, mánh mung, hối lộ, để biến cái chung thành cái riêng trong tập đoàn quốc doanh.

Chủ nghĩa Cộng sản sai lầm được chứng minh qua thực tế, qua sự thua lỗ và phải bù vốn cho sự thua lỗ của công ty quốc doanh. Tại VN, sự buông ra cho tư nhân quản lý và chờ đợi một ngày để quốc doanh trở lại dưới cái gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa vì XHCN phải đi qua sự quá độ của tư bản rồi mới vào Cộng sản được như lý luận của CSVN là một sự mị dân, mị đảng viên CS để vẫn tiếp tục duy trì đảng CS khi mà trong thế giới nhiều quốc gia Cộng sản đã từ bỏ nó khi thực tế cho thấy sự sai lầm của chủ nghĩa.

4. Bản ngã con người: yêu thương, ganh ghét, kiêu ngạo, sợ hãi...

Đối với thành phần bị trị:

Dân lành là những người không xu hướng bạo động. Sống và làm như một con người có văn hóa trong xã hội con người. Muốn họ phải làm theo chỉ thị của Trung ương có hai cách: quyến dụ, hay đàn áp. Cả hai sẽ đưa đến một thế hệ những người dân ngu ngốc vì những tuyên truyền trong cái gọi là "định hướng thông tin"; thực tiễn là bóp méo sự thật để tôn vinh giới thống trị. Từ sự ngu ngốc không biết sự thật đi đến sự ỷ lại trông chờ mọi thứ vào "Trung ương chỉ thị". Dân bị trị hoàn toàn là những con cừu có thể đem lên thớt bất kỳ lúc nào. Hơn nữa những con cừu nào cảm nhận mình sắp bị làm thịt có phản ứng thì dùng "đàn áp" để dẹp tan phản đối. Dân bị trị lâu dần đã trở thành những con người bạc nhược, luôn trong phập phồng hãi sợ, sợ hãi không có cơm ăn, sợ hãi việc làm bị mất, sợ hãi tập đoàn thống trị.

Chủ nghĩa Cộng sản sai lầm vì đã tạo ra một khối dân bị trị ngu ngốc, với sự sợ hãi dưới đàn áp bằng bạo lực.

Đối với thành phần thống trị (trung ương):

Nhóm thống trị là đảng Cộng sản cho mình là trí tuệ tối cao để dẫn dắt dân lành đi vào thế giới lý tưởng của con người, tự suy nghĩ này là sự "kiêu ngạo", bất kỳ những gì ngược lại với cái đường hướng vẽ sẵn của cha đẻ ra thế giới lý tưởng này đều là phản động, từ đó đưa đến sự ngu ngốc cực độ như sự mê tín. Từ "kiêu ngạo" đến bịt tai, bịt mắt để không thấy bao người chết chóc, đói khổ trong những bước dẫn dắt của thành phần thống trị đưa đến sự tàn bạo, bất nhân; chỉ biết có "đảng quyền" mà không thể nào hiểu nỗi "nhân quyền" là gì cả. Chà đạp lên "nhân quyền" đưa đến cái nhìn về thành phần thống trị như một hình ảnh của đảng phái vô nhân đạo trong con mắt của những dân tộc sống trong chủ nghĩa dân chủ tự do trên thế giới. Như VN trước họa xâm lăng của TC, VN đang bị câu hỏi: VN có xứng đáng để được sự giúp đỡ của phương Tây, của các nước dân chủ tự do không?

Với độc quyền thống trị, không người phản biện sửa sai: Yêu người nào, tôi cấp phiếu ăn tốt hơn, nhiều hơn cho người đó (hay trong thực tiễn ai hối lộ thì sẽ có giấy cho phép, không hối lộ thì không có cơm ăn). Hối lộ nhiều hay ít, ít hơn hay không hối lộ thì đi vào nhóm của dân oan, thắt cổ tự tử, hay tự hủy diệt dần. Xã hội VN hiện trạng là một bức tranh điển hình.

Có hối lộ thì thuế đóng sẽ ít hơn, có hối lộ thì sẽ được giấy phép sản xuất, có hối lộ thì có thể mua bằng cấp, đất rừng biển VN. Hối lộ như một bài học vỡ lòng đúng đắn của người dân Việt nam, và những người thiết tha mua rừng đất biển VN.

Đất rừng biển Việt Nam dần dần sang tay Trung cộng trong bao năm nay trong sự đồng ý của đảng CSVN. Những gì trong bóng tối CSVN đã làm... đang dần được phô bài bởi TC. Theo Chủ nghĩa Cộng sản là sai lầm, chủ nghĩa Cộng sản đã đưa đảng viên Cộng sản VN trở thành những tội đồ dân tộc: Bán nước cho Trung Cộng.

Tại sao Đảng Cộng sản vẫn còn tồn tại tại VN khi mà đa số đảng viên về hưu đã không còn thiết tha gì với CNXH?

Giai cấp thống trị của VN, đảng CSVN ỷ lại vào TC cho những sách lược: đàn áp dân, mị dân, ngu dân,... và sự tồn tại khởi đầu cũng như kết thúc của đảng CS là ở quyết định của TC. Khi TC vẫn còn cần sự tồn tại này thì nó vẫn còn hiện diện trên đất Việt.

Sau bao thập niên dưới chế độ thống trị của Cộng sản, làm to lên con số những người dân bạc nhược, ỷ lại trông chờ người thống trị bảo sao tôi làm vậy, không cần suy nghĩ, không cần biết những người thống trị đang làm gì? chỉ thấy những hào nhoáng trước mắt như ánh đèn màu trên đường phố, những cuộc vui hoan lạc trong vũ trường, những khách sạn mọc lên,..., và đơn giản cho hành động của sự sống là muốn gì thì "hối lộ". Năng lực của người dân Việt có được bao nhiêu?

Trước họa xâm lăng của TC, hay còn có thể gọi là họa diệt vong vì con số quá lớn người dân Việt như những con cừu chờ ngày đem bán hay lên thớt không có một năng lực gì, không còn khả năng suy nghĩ để nhận biết mình có thể làm gì để bảo tồn dân tộc mình, để dân Việt có thể ngẩng cao đầu trên thế giới. Đảng CSVN, do vậy vẫn còn tồn tại đến nay, dù người Việt đa số đã thấy họa diệt vong của dân tộc Việt từ bao lâu nay rồi.

Một tia sáng le lói nhóm lên giữa những người Việt thức tỉnh, là những can trường của những nhóm XHDS, tranh đấu cho dân chủ tự do, cho nhân quyền.

Tại sao dân chủ, tự do, và nhân quyền cần có trên đất Việt mới có thể giúp người Việt thoát khỏi họa diệt vong?

1. VN trong con mắt quốc tế sẽ là quốc gia chân chính, là một quốc gia cần được sự giúp đỡ, và xứng đáng được sự giúp đỡ thoát khỏi họa xâm lăng.

2. Người dân Việt tại hải ngoại sống trong những quốc gia dân chủ, tự do mới có thể thấy sự đúng đắn cho những hy sinh trong kết hợp cùng dân Việt trong nước chống lại sự xâm lăng của TC.

3. Mô hình của một nước VN dân chủ, tự do, với nhân quyền là một mô hình phát huy năng tài, gạn lọc thoái hóa, đầy tính nhân đạo:

a. Thu nhập/Chi tiêu quốc gia công khai có đảng đối lập theo dõi kiểm soát, cũng như dưới con mắt kiểm soát của toàn dân.

b. Mọi người dân có quyền ứng cử. Sự tuyển cử, quyết định vận mệnh quốc gia nằm trong lá phiếu của dân. Người dân yêu nước cần phải động não trong quyết định cho lá phiếu của mình.

c. Ba quyền phân lập: Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Giúp thoát khỏi tình trạng luật rừng như hiện tại trong Hiến pháp "dưới sự chỉ đạo của đảng CS"; quốc hội do đảng đề cử đảng viên để dân bỏ phiếu bầu. Từ đó quốc hội hay các cơ quan khác chỉ là 1 của cái "Trung ương". Bộ óc của đảng viên không cần hoạt động, chỉ theo chỉ thị của Trung ương và Trung ương thì ngay cả cũng không cần động não, chờ chỉ thị của TC.

d. Thông tin tự do là phương tiện để người dân có thể có cái nhìn đúng đắn trong phán đoán cho tất cả quyết định của mình, đưa đến sự đúng đắn cho lá phiếu bầu, sự đúng đắn trong hành động cụ thể.

e. Quân đội Việt nam, công an Việt nam dưới sự chỉ đạo của chính quyền được dân bầu, không dưới sự chỉ đạo của đảng phái chính trị. Quân đội Việt nam phục vụ cho tổ quốc Việt nam, công an Việt nam là bạn dân, bảo vệ người dân, hành động theo luật pháp, không phải là phục vụ cho đảng phái, theo chỉ thị của đảng như hiện trạng của Việt nam. Một đảng phái thắng cử sẽ rời khỏi vị trí của chính quyền sau 4 năm tại chức, nhưng quân đội và công an mãi mãi vẫn là người phục vụ cho tổ quốc VN, không vì đảng phái thất cử mà bị chết theo đảng phái.

f. Sự an sinh xã hội: khi Ngân sách quốc gia được công khai, được kế hoạch đúng đắn, hệ thống thuế và chi tiêu cho an sinh xã hội, học đường, quốc phòng là yếu tố làm an lòng dân.

...

Từ những điểm chính yếu này, người Việt sẽ nhanh chóng hồi phục lại những cần thiết để có thể chống ngoại xâm.

Tại sao đảng Cộng sản VN đã nhận thức chủ nghĩa Cộng sản là sai lầm, tìm cách thay đổi, và bây giờ thì xã hội hầu như đi vào một thể chế chuyên chế tư sản đỏ mà người trong đảng vẫn muốn mang nhãn hiệu "đảng viên Cộng sản VN"? vẫn không muốn bỏ đi cái nhãn hiệu này và đeo vào cái nhãn hiệu mới, chẳng hạn như "đảng độc tài tư sản đỏ bán nước"?

Giờ đây, internet đã mở đường cho thông tin đa chiều đến người dân VN, cái gọi là "thông tin định hướng" của "đảng độc tài tư sản đỏ", không còn nơi đứng của nó. Những người chưa có thể tiếp cận được internet vẫn còn cần những giúp đỡ của người thức tỉnh trước để nắm bắt kiến thức mình cần phải có cho một dân tộc đang đối diện ngoại xâm.

Những tổ chức XHDS manh nha đang thực hành những gì mà bản "Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền" đề cập đến và chính quyền của một quốc gia trong Liên Hiệp Quốc phải cam kết thực hiện nó. Công an hay đảng viên Cộng sản vẫn còn u mê cố tình đàn áp họ thay vì cần phải khuyến khích toàn dân thực hành "Quyền con người" để bảo vệ dân tộc Việt nam truớc họa xâm lăng. Những người u mê này là tội đồ phản quốc đang chặn lại những bước đi lên của người Việt, và cũng chính là tự bôi nhọ lấy gương mặt của chính mình, một "kẻ chó săn" cho TC thay vì là ở cương vị "bạn dân" như công an ở những quốc gia dân chủ, tự do khác.

Tương lai Việt nam không phải do Mỹ, hay Trung cộng quyết định mà do chính toàn dân Việt nam quyết định, đảng viên CSVN là những người trong số đó.

Đảng viên CSVN sẽ làm gì trong những ngày tới, khi mà những dân lành đã nhìn thấu mấy chữ "Đảng CSVN" là gì? Những đảng viên có còn muốn mang nhãn hiệu "đảng viên Cộng sản" hay không? và một xã hội dân chủ, tự do đang chờ đợi để VN bước vào... có thể đảng viên Cộng sản là người sau cùng bước vào nó?
  Dân Da Vàng 
  (Dân luận)

Trần Đĩnh và tác phẩm Đèn Cù

QUANGCAODENCU_BK-305.jpg
Bích chương quảng cáo Tác phẩm Đèn Cù.
Hình do tác giả cung cấp
Trong chương trình VHNT hôm nay Mặc Lâm xin giới thiệu tác phẩm Đèn Cù của nhà văn nhà báo Trần Đĩnh. Sách dày 600 trang sẽ được nhà xuất bản Ngưởi Việt phát hành vào hạ tuần tháng 8 này.

Tác giả Đèn Cù là nhà báo kỳ cựu của tờ Sự Thật từ những ngày đầu tiên khi báo này thành lập do Trường Chinh làm Tổng biên tập. Ông sinh năm 1930 và tham gia Việt Minh vào năm 1946 tức lúc mới 16 tuổi, Trần Đĩnh thuộc lớp đảng viên tiên phong gia nhập đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1948. Ông là người chấp bút tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chấp bút những tự truyện của nhiều nhân vật như Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm, Nguyễn Đức Thuận.
Những phân tích tinh tế

Do làm việc trong một cơ quan báo chí cao nhất của Đảng ông có cơ hội gặp gỡ hầu hết các khuôn mặt của chế độ từ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, tới Lê Đức Thọ, Hoàng Tùng, Đỗ Mười … và những quan hệ này đã giúp ông sớm nhận ra khuôn mặt thật phía sau chiếc mặt nạ của các chóp bu cộng sản.

Sau khi vụ án “Xét lại chống đảng” diễn ra ông cũng là một nạn nhân tuy mức độ lao tù nhẹ hơn người khác nhưng đủ để ông thấy được sự đấu tranh gay gắt, sống còn giữa Mao Trạch Đông và Liên Xô cùng với nghị quyết 9 ra đời dẫn dắt cả hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng rơi sâu vào vòng kềm tỏa của Trung Quốc.

Là người theo học tại Bắc Kinh 5 năm trời, ông có những phân tích tinh tế trong “Đèn Cù” từ hành động tới cách đối xử của Mao đối với Lê Duẩn, Võ Nguyễn Giáp hay ngay cả Hồ Chí Minh trong những ngày chiến tranh chống Mỹ. Những ghi chép của ông tuy không phải là những bí mật to lớn nhưng cũng giúp cho lịch sử cận đại Việt Nam có cái nhìn chuẩn xác hơn về sự lệ thuộc của Việt Nam vào hai đầu tàu Cộng sản thế giới là Liên Xô và Trung Quốc.
Cuộn dây thừng trong tay anh tuột ra văng trên mặt nước như một lằn roi sáng quắc. Và chỉ một dìm xuống rồi một nhồi thúc lên là anh lính liền mất tăm.  - Trích Đèn Cù
Những ghi chép ấy nằm trong một văn phong tưởng chừng như hờ hững nhưng thật ra chất lửa tiềm ẩn từ trang đầu tiên tới những giòng cuối cùng. Trần Đĩnh tỏ ra không dễ dãi như cách kể chuyện của nhiều người, nhất là những người danh giá. Ông là nhà báo có cách viết của một nhà văn đậm chất trữ tình qua nhịp đập của trái tim thi sĩ.

Diễn tả sự việc cô đọng, nén thông tin đến mức có thể, nhà báo Trần Đĩnh tỏ ra rành rẽ kỹ thuật thông tin của thế kỷ 21 mặc dù ông là người đã cầm bút gần 70 năm từ ngày đầu tiên trình diện báo Sự Thật.

Khi đọc những giòng văn sau đây khó ai có thể nghĩ rằng tác giả Đèn Cù là một nhà báo, ông viết:

“Cuộn dây thừng trong tay anh tuột ra văng trên mặt nước như một lằn roi sáng quắc. Và chỉ một dìm xuống rồi một nhồi thúc lên là anh lính liền mất tăm. Khi anh dội ngược trở lên lần cuối, hai mắt anh mở đã dại đờ. Cái chết chớp nhoáng nhưng những nghi thức đi kèm nó lại từ tốn rất mực. Cặp mắt dại kia như mơ màng khép lại, tóc trên trán anh thong thả tách ra từng sợi lượn lờ rồi ngoan ngoãn theo nước mơn trớn phân chia để lần lượt rẽ trái rẽ phải hai bên, quá đều, quá phân miêng, khơi ra một đường ngôi quá thẳng, quá sạch, quá trắng ở chính ngay giữa đỉnh đầu anh. Tôi khẽ nấc và cắn chặt môi. Tôi thấy lại anh ba bốn tuổi đang ngửa mặt lên cho bàn tay mẹ định hình đường ngôi đầu tiên trong đời để anh giữ lấy mãi, đường ngôi mà nay con lũ trung thành đang tỉ mẩn xếp lại cho đúng nguyên mẫu ban đầu.”

Trong Đèn Cù không hiếm những câu văn tinh tế như vậy do đó khi đọc nó người ta thấy cảm xúc thi ca được vuốt ve và những hiện tượng chính trị thanh trừng, trù dập, bợm bãi với nhau trở nên dễ chấp nhận hơn đối với người khó tính.
Nhân chứng lịch sử

Trần Đĩnh viết trước hết cho ông, sau đó mới tới người đọc ông và cuối cùng là những thước phim tài liệu có khả năng đứng vững như nhân chứng lịch sử, lịch sử của dối trá và che dấu triệt để sự thật. Để che dấu nó, đảng Cộng sản Việt Nam rập khuôn Liên Xô và Trung Quốc, cơ quan báo chí quan trọng nhất phải có tên Sự Thật.

A-TranDinh-250.jpg
Hình chụp tại tòa soạn báo Sự Thật năm 1948, từ trái sang: Diên Hồng, Nguyễn Địch Dũng, Kỳ Vân, Lê Quang Đạo, Trần Đĩnh, Trường Chinh, Lê Xuân Kỳ, Thép Mới, Hồng Vũ. Hình do Tác giả cung cấp.
Xuyên suốt 600 trang của Đèn Cù là hai mảng quan trọng diễn ra sau khi cộng sản cướp chính quyền. Lần thứ nhất đấu tố địa chủ, cũng là dân chúng bị ép lên miễn cưỡng trở thành địa chủ qua “Cải cách ruộng đất”. Lần thứ hai đấu tố, giam cầm những đảng viên cộng sản có khuynh hướng thân Liên Xô và chống đối cuộc chiến tranh tương tàn qua tên gọi “Vụ án xét lại chống đảng”.

Trần Đĩnh không vẽ ra toàn cảnh bức tranh theo thứ tự thời gian sự kiện như thông thường. Ông kéo từng mảng nhỏ mà ông chứng kiến, tham gia ra miêu tả lại với những chi tiết sâu lắng dẫn dắt câu chuyện như mục tử nghêu ngao trên cánh đồng hoàng hôn đầy ắp những nhân chứng lịch sử. Họ tuần tự kể lại hay qua Trần Đĩnh, minh họa lại từng chi tiết với giọng văn tỉnh táo, trầm tư và rất thông minh của một cây viết kinh nghiệm lão luyện về tự thuật.

Qua lời một người bạn thân theo chân Lê Duẩn sang Trung Quốc xin Bắc Kinh giải tỏa số hỏa tiển do Liên Xô viện trợ bị Trung Quốc chặn lại vì muốn dằn mặt Việt Nam, Trần Đĩnh nhìn thấy ở Lê Duẩn một sự ê chề, bị làm nhục vì dám sang Moskva trước khi tới Bắc Kinh.

Chính ông, vào năm 1958 khi học tại Trung Quốc đã chứng kiến tận mắt sự khinh bỉ của sinh viên Trung Quốc đối với chế độ Việt Nam qua câu chuyện rất ngắn nhưng gói ghém rất nhiều sự thật về tình đồng chí quốc tế vô sản, ông kể:

“Một hôm Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân đến Bắc Kinh đại học nói chuyện với cả nghìn sinh viên. Bọn tôi nghe. Các mẩu câu hỏi, thắc mắc của sinh viên tới tấp truyền tay nhau đưa lên trên bàn Chu Ân Lai. Đến một mẩu, ông đọc to: Trung Quốc nghèo, dân Trung Quốc đói, sao cứ phải giúp Việt Nam?

Tôi thật tình xấu hổ. Sinh viên Trung quốc đòi chấm dứt viện trợ cho Việt Nam trước đông đủ các nước, nhất là trước sinh viên Hồi Giáo sáng sáng bốn năm giờ ra hành lang tụng kinh giập đầu thình thình xuống đất không ai ngủ nổi. Mà sao Chu Ân Lai không ỉm đi? Tôi hơi ức.

Chu Ân Lai giải đáp ngắn gọn, thẳng thắn. Viện trợ cho Việt Nam là nghĩa vụ quốc tế nhưng có lợi cho Trung Quốc: nên đẩy chiến tranh và đế quốc ra xa Trung Quốc hay để cho chúng nó áp sát bên cạnh?”

Trần Đĩnh chứng kiến việc Mao Trạch Đông giả vờ “Chỉnh đảng” để tiêu diệt thành phần chống đối với y. Báo chí được lệnh kêu gọi phải đốt rụi những gì mà đảng sai lầm, phải “thiêu cháy đảng” để đảng tái sinh…Thế là vô số người đứng lên làm theo sự kêu gọi này mà có hay đâu đó là mồi nhử những người có tư tưởng đòi thay đổi đảng. Mao Trạch Đông dưới mắt Trần Đĩnh là một gã đồ tể máu lạnh. Cử chỉ nhỏ nhẹ, ăn nói từ tốn nhưng là để đối phương có thời gian bày tỏ ngưỡng mộ hơn là bản chất của y, một gã cộng sản có dã tâm muốn thế giới biến động để Trung Quốc đứng giữa hưởng lợi.
Những con rối không tự biết mình là rối

A-Photo-chien-khu-250.jpg
Hàng đầu từ trái qua: vợ Hà Xuân Trường, Lê Ðạt, Hồ Chí Minh, ngoài cùng bên phải là Trường Chinh, hàng sau đứng đầu bên trái là Hà Xuân Trường. Hình do Tác giả cung cấp.
Đèn Cù, ngay cái tên của tác phẩm đã nói lên sự vắt kiệt tư duy của tác giả vào quyển sách này.

Khi nói đến Đèn Cù người ta nghĩ ngay tới cái tên gốc của nó: Đèn kéo quân. Cái gốc đó phát xuất từ Tàu và người Việt sau nhiều thế kỷ đã làm theo nó một cách tự nguyện. Đèn Cù trở thành văn hóa Việt Nam, thay đổi chất liệu nhưng nội dung thì y như nguyên bản.

Nếu nhìn trên mặt bằng văn hóa thì Đèn Cù được diễn giải là hội nhập, là hòa tan và hàng chục khái niệm khác. Tuy nhiên đối với Trần Đĩnh, Đèn Cù được khai mở trong một ý niệm khác: Đảng cộng sản Việt Nam theo đuôi nhau chạy vòng tròn dưới bầu khí bị đốt lên bởi ánh nến ý thức hệ của đàn anh Trung Quốc. Họ như những con rối không tự biết mình là rối. Không những thế họ muốn mọi người phải như họ, tức là bịt tai, bịt mắt bịt cả tư duy để tin vào Trung Quốc một cách mù quáng. Sự mù quáng vì ý thức hệ sai khiến ấy trở thành bi kịch cho đất nước chỉ vì một nhóm nhỏ người lũng đoạn, thao túng mà phải chịu cảnh nồi da xáo thịt trong nhiều chục năm trời.

Trần Đĩnh không chấp nhận bị sai khiến và có chân trong cái đám đông tôn sùng Mao Trạch Đông của các lãnh đạo Việt Nam. Ông tách ra đứng riêng chấp nhận tư thế của một người ngoại cuộc, ngoại cuộc với sự tôn sùng lãnh tụ nhưng không ngoại cuộc với số phận Việt Nam:

Sau năm năm du học tôi bắt đầu thấy đuợc một điều khôn lớn nhất: hãy cảnh giác với thần tượng và bỏ thần tượng! Do đó hãy tin trước hết ở lương tri, bản chất mình, gắng là chính mình, chớ nghe sai phái. - Trần Đĩnh
“Sau năm năm du học tôi bắt đầu thấy đuợc một điều khôn lớn nhất: hãy cảnh giác với thần tượng và bỏ thần tượng! Do đó hãy tin trước hết ở lương tri, bản chất mình, gắng là chính mình, chớ nghe sai phái. Do đó dám phê phán, dám lên tiếng và dám chịu đựng... Cái đó nhờ phong trào phái hữu - mà tôi say sưa, sung suớng chứng kiến - phủ nhận chủ nghĩa xã hội, độc quyền lãnh đạo, những mỹ tự có tính bùa phép khiến một lớp người ít ỏi bỗng trở thành thần thánh.”

Những gì mà Trần Đĩnh tự nói với mình nhiều chục năm về trước vẫn theo đuổi suốt cuộc đời ông. Xóa dấu vết thần tượng Trung Quốc không quá khó đối với ông nhưng hai thần tượng khác bao vây trí tuệ nhà báo Trần Đĩnh thật không dễ xóa chút nào.

Người thứ nhất là Hồ Chí Minh và người thứ hai là Trường Chinh.

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh rơi xuống trong lòng Trần Đĩnh vì tuy ông không ký vào nghị quyết 9 ủng hộ Trung Quốc nhưng trong tư cách lãnh tụ ông đã bị phe Lê Duẩn khống chế để không dám lên tiếng khiến Trần Đĩnh tỉnh ra trước sự thật này. Nghị quyết 9 chỉ là giọt nước tràn ly khi trước đó qua Phạm Văn Khoa, một người bạn của tác giả tháp tùng với Hồ Chủ tịch sang Trung Quốc về kể lại nguyên văn rằng: “Ông Cụ sang kiểm thảo với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai!”.

Trường Chinh cũng thế, tuy là bậc thầy trong nghề báo đối với Trần Đĩnh nhưng tư cách tránh né vấn đề Cải cách ruộng đất cũng như hành xử trong đời sống đã làm sự kính trọng của ông dành cho Trường Chinh hoàn toàn phá sản.

Và rồi những diễn biến trong hậu trường chính trị của Đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc đối với Việt Nam đã gây đổ vỡ hoàn toàn trong con người nhà báo Trần Đĩnh. Ông phát hiện ra rằng Mao Trạch Đông là người vận động Stalin thôi không có thái độ phủ nhận đối với Hồ Chí Minh trong cái gọi là cộng sản quốc tế. Chính Stalin đã phân công cho Trung Quốc “phụ trách” Việt Nam, mà trong ngôn ngữ công sản “phụ trách” đồng nghĩa với chỉ đạo, định hướng, kể cả ra lệnh.

Tác giả Đèn Cù viết: “Hệ lụy đã nằm lại sâu bền trong vô thức đảng viên cộng sản Việt Nam: vị trí đàn em, bên dưới, yên phận biết ơn đã thành nền móng cho một tư thế ứng xử với Trung Quốc. Xuân Trường cho biết Bác nhà mình chủ động khẳng định với Bác Mao quan hệ môi răng giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

Sự lệ thuộc vào Trung Quốc như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm Đèn Cù. Do chạy theo một cách vô thức như những hình nhân mà nhiều đời Tổng bí thư sau Trường Chinh, Trung Quốc vẫn chiếm một vị trí cao chất ngất trong quan hệ giữa hai đảng kể cả sau cuộc chiến 1979 nhuốm đầy máu do Trung Quốc gây ra.

A-TranDinh-ToHoai-250.jpg
Trần Đĩnh chụp cùng Tô Hoài. Hình do Tác giả cung cấp.
Do cùng thời với các danh tài như Nguyễn Tư Nghiêm, Tô Hoài, Quang Dũng, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Xuân Diệu, Phan Kế  An, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng. Tế Hanh, Xuân Tửu, Đặng Thái Mai…Trần Đĩnh có cơ hội nhìn thấy cách ứng xử của từng cá nhân trong mỗi con người của họ. Chuyện sợ hãi của những người sống trong chế độ cộng sản đã trở thành quen thuộc nhưng ám ảnh sau vụ Cải cách ruộng đất như Tô Hoài thì có lẽ đã lên tới thể loại hài hước khó ngăn tiếng thở dài. Trần Đĩnh kể lại:

“Khoảng hai trăm tù binh phi công Mỹ xếp hàng đầy hết lòng đường đi tới. Quần áo bà ba mầu xám khói nhạt. Tôi giật mình: tất cả đoàn người bị trói kia sao quá giống hệt nhau? Ở chiều cao, ở khổ người, ở dáng đi, ở nét mặt, ở tư thế và thần thái. Lầm lũi ngửng đầu nhìn thẳng vào cái không gian bao quanh đằng đằng sát khí và tiếng la ó. Thoáng rất nhanh tôi ngỡ xem một tập quần tượng đài di động được một đạo diễn tài ba điều khiển. Nhà đạo diễn đó là ý thức về giá trị tự thân. Và rất nhanh lại nghĩ ai đó đã dựng nên tập thể điêu khắc này để đối lại tượng đài Nạn nhân các trại tập trung Quốc xã.

Dân hai bên đường hò hét, đánh đấm, ném đá. Những cái đầu tù binh quay ngoắt tránh đá, tránh đấm rất nhanh. Những con mắt không một lúc nào cầu van, nao núng...

Ba chúng tôi đứng lặng trên hè. Tương quan sức mạnh quá chênh nhau tự nhiên làm se lòng. Đoàn tù binh đã đến đoạn cuối, chợt Tô Hoài nhào xuống đường, nhảy vội lên đấm một cái trượt vào mặt một người tù binh đi ở ngoài cùng.

Anh trở lại, tôi hỏi khẽ: - Đánh người ta làm gì?

Xung quanh căm thù như thế chả lẽ ba đứa mình đứng yên? - Tô Hoài che miệng tủm tỉm cười.”

Cái mỉm cười của Tô Hoài sau đó thể hiện lại một cách sắc sảo qua các cuộc đấu tố trong tiểu thuyết “Ba người khác”.

Đọc Đèn Cù cần một sự kiên nhẫn. Kiên nhẫn như người nông phu cần mẫn nhặt từng hạt giống hư bỏ ra trước khi gieo giống. Những “hạt giống” trong Đèn Cù cũng vậy, có thể làm người đọc ngơ ngác vì nó tiết lộ những sự thật nao lòng, đến nỗi khó tin, nhưng tiếc thay nó lại là sự thật.
Thất tình Hồ Chí Minh?

Mặc Lâm: Tiếp tục về tác phẩm Đèn Cù xin nhà báo, nhà văn Trần Đĩnh vui lòng cho biết tại sao tới giờ này ông mới quyết định ra mắt tác phẩm này? Động lực nào đã giúp ông ngồi xuống tiếp tục viết những giòng cuối cùng của 600 trăm trang đầy ắp tư liệu lịch sử như thế?

Trần Đĩnh: “Lê Đạt là người khuyến khích, cổ động. Tôi đã định viết rồi và cũng đã viết rồi nhưng tôi không cho Lê Đạt biết là tôi đã viết. Tôi nói là viết phải cô đơn vì anh viết trong khi người ta mời anh cả ngày ra đồn, ra trạm thì anh không làm được gì cả. Phải hết sức khiêm tốn chứ tôi nói anh đừng có phổng mũi lên. Anh muốn đi đường xa thì phải chuẩn bị cho kỹ chứ đừng ầm ĩ lên thì anh sẽ thiệt. Cứ lặng lẽ, lặng lẽ như thế này. Tôi viết từ năm 1990 cho đến bây giờ, cứ lặng lẽ. Lê Đạt thấy tôi sống và viết như thế và nói “mày không viết thì tao là người thất bại” một cách để khuyến khích nhau thôi.”

TranDinh-1998-250.jpg
Nhà văn nhà báo Trần Đĩnh, ảnh chụp năm 1998. Hình do ông cung cấp.
Mặc Lâm: Trong Đèn Cù có đoạn ông đã tỏ ra thất vọng và than rằng ông đã thất tình với Trường Chinh và cả Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều gì đã làm ông tuyệt vọng về họ đến nỗi phải dùng hai từ thất tình để mà miêu tả như vậy?

Trần Đĩnh: “Thứ nhất là ông Trường Chinh ấy nói với tôi là ông ấy hoàn toàn tán thành vấn đề sống hòa bình dân chủ. Ông ấy nói với tôi rằng đồng chí Krouchev chủ trương hòa bình thì làm sao mà chửi đồng chí ấy? Cho đến lúc ông ấy gọi tôi viết hồi ký tôi biết là ông ấy nhắm tôi vì tôi với ông ấy nhiều cái hợp nhau. Thứ nhất là ông ấy thích văn tôi. Thứ hai là ông biết lập trường của tôi là giống ông ấy chứ không theo Lê Duẩn, cứng rắn theo Trung Quốc.

Lúc bấy giờ đảng Cộng sản Việt Nam đứng trước hai ngả đường: theo Liên Xô hay theo Trung Quốc? Lúc đó Trung Quốc kéo mạnh lắm, kéo người bên cạnh với sức quyết tâm rất mạnh. Hơn nữa là ông Stalin nói là để Mao Trạch Đông phụ trách Việt Nam cho nên là đã có đường mòn thế rồi. Anh nên nhớ Nghị quyết 9 cụ Hồ không bỏ phiếu. Không bỏ phiếu tức là không tán thành, coi tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng Lenin thời đại này. Ông Lê Duẩn cũng đã xác định trong quyển sách coi tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng của Lenin trong thời đại cách mạng này. Thế mà cụ Hồ không bỏ phiếu là không tán thành rồi.

Ông Trường Chinh thì tán thành và nói rằng Trung Quốc đã đấm 9 cú đấm Thôi sơn, đánh tan chủ nghĩa Krouchev. Tôi thấy ông ấy đi ngược lại mình nên tôi có cảm giác là thất tình! Bây giờ thì mình có tuổi nên cũng hiểu là con người ta cũng có lúc lắt léo thế này thế nọ. Cuối cùng ông ấy mới kiến nghị nên mới có cái đổi mới sau này đấy chứ. Đổi mới được một tí thì ông Lê Đức Thọ lại bắt ông ấy phải về. Cụ Hồ cũng thế. Tôi thần thánh cụ Hồ vì tôi tôi nghĩ cụ sẽ nói ra sự thật. Ai ngờ đâu cụ cũng im nốt. Té ra mình là thằng bướng bỉnh cứ nói. Thất tình là như thế!”

Mặc Lâm: Sau khi Lê Duẩn bị Trung Quốc làm cho ê mặt trong chuyến đi xin Bắc Kinh cho phép hỏa tiến viện trợ từ Nga được thông cảng sang Việt Nam, phải chăng Lê Duẩn rất căm Bắc Kinh và tỏ thái độ chống Trung Quốc một cách mạnh mẽ sau này thưa ông?
Tôi tin là nếu đảng có một tí khôn ngoan thì sẽ thấy cái nguy hiểm của mình. Cứ tiếp tục cái đà này thì không ai chịu nỗi. Anh nói một đàng, anh làm một nẻo.  - Trần Đĩnh
Trần Đĩnh: “Ông ấy chưa chống đâu, nhất định chưa chống đâu. Sau này khi Cách mạng Văn hóa thì ông ấy mới giật mình. Ông bảo không cẩn thận thì lôi thôi nhưng ông ấy cũng chưa chống. Sau này Trung Quốc lớn giọng quá  ông ấy bắt đầu giật mình. Anh nên nhớ lúc bấy giờ tôi có viết là Việt Nam như gót giày Achilles, luôn luôn đứng dưới bóng đa bóng đề của Trung Quốc chứ không thể đứng một mình được. Chúng ta cứ nói là chúng ta anh hùng nhưng chúng ta thua thằng hèn là thế. Không thể đứng một mình được. Ngay đến bây giờ cần các ông ấy đứng một mình tức là anh dám đi một mình hay không, nhưng lại không dám nên vẫn nhìn ngó anh Trung Quốc. Cái bóng đó lớn đến nỗi chúng ta không thể ra khỏi nó được.”

Mặc Lâm: Lãnh đạo Việt Nam hôm nay có vẻ chưa rút ra được kinh nghiệm thân thiện với Trung Quốc cách nào đi nữa thì vẫn bị họ khinh thường, dẫn dắt theo quyền lợi của họ. Ông đã từng biết nhiều về việc Trung Quốc coi thường Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn thậm chí với chủ tịch Hồ Chí Minh, ông lý giải thế nào về hiện tượng lãnh đạo hôm nay?

Trần Đĩnh: “Lúc đầu cái chủ nghĩa Cộng sản Quốc tế nó làm cho người ta đinh ninh rằng phải có phe và có người đỡ lưng cho mình cho nên có gì thì cái xe vẫn phải chạy và có người lái vẫn phải đi tiếp. Vì vậy khi Đặng Tiểu Bình lên ta bắt đầu hy vọng. Đấy là những điều ảo tưởng hết. Đinh ninh rằng Việt Nam đã đứng trên cái xe thì phải có đầu tàu, hoặc Liên Xô hoặc Trung Quốc rồi thì chúng ta sẽ tiến lên. Trước mắt họ có làm xấu thì chắc họ sẽ phá ra được, cũng như Đặng Tiểu Bình đánh Mao Trạch Đông để lên đấy. Tất cả đều bị chủ nghĩa Quốc tế vô sản làm cho bị lóa đi. Cứ đinh ninh là như vậy nên không thể đứng một mình được.

Quả thật Việt Nam có bao giờ đứng một mình được đâu. Ngày xưa chưa có gì thì đảng Cộng sản Pháp phụ trách. Tất cả những ông lãnh đạo không biết tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, chỉ biết tiếng Pháp thôi. Nga giúp tiền cho mình thì lại qua Pháp. Sau này năm 1949 thì đi sang xin  Trung Quốc. Mình không thể hiểu cái ràng buộc về ý thức hệ nó kinh khủng lắm. Con người ta không dám vượt khỏi cái  ranh giới của ý thức hệ  đã qui định được đâu. Anh phải có phe. Anh phải có đầu tàu, đầu tàu cách mạng ấy, Liên Xô lãnh đạo anh không được vi phạm không được phản bội. Anh nên nhớ ngày xưa trong đảng Cộng sản quốc tế, chi bộ của quốc tế là chi bộ của Liên Xô. Anh mà phản bội chi bộ ấy thì còn ra cái gì nữa, đúng không?

Cho nên cái tâm thức luôn luôn phục tùng, luôn luôn sợ hãi kỷ luật ấy làm cho người ta bị tù túng ghê lắm. Anh bị khống chế trước những quy luật tự anh đặt ra. Anh nên nhớ là bất kỳ một ông lãnh tụ cộng sản nào cũng đều không được phép tự lập ra đảng. Phải có Stalin bảo lập mới được lập. Anh mà tự lập anh chết ngay. Phải có sự xem xét của Stalin để nghiên cứu xem tay này được hay không. Ghê lắm. Đó là một uy lực kinh khủng.”

Mặc Lâm: Qua vụ án xét lại chống đảng, ông nhận xét thế nào về vai trò của hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ?

Trần Đĩnh: “Trước hết chính ông Duẩn xác định tư tưởng Lenin vào thời đại này. Ông Duẩn rất tán thành câu Mao Trạch Đông nói rằng “Thiên hạ đại loạn Trung Quốc được nhờ.” Có nghĩa là bạn bè mà đánh khắp thế giới, đại loạn thì chính Trung Quốc mới thoát được ra mà hưởng trong đại loạn ấy. Cái câu ấy đầy trong sách vở của Trung Quốc. Ngày xưa tôi ở Trung Quốc tôi biết. Ông Duẩn rất tâm đắc câu ấy. Bây giờ lái theo quĩ đạo ấy, chiến tranh các thứ... thì họ là người tổ chức còn ông ấy cứ theo đúng đường lối ấy. Tổ chức như vậy thì làm thế nào chống lại. Ông Thọ thì tính cách là người gian hùng làm dữ dằn lên. Bố vợ tôi do chính ông ấy giết chứ chả thấy xét lại gì cả. Có xét lại thì ông ấy cũng đã chết từ năm 46-47 rồi, Đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc ông ấy thịt hết. Ông Lê Giản chống tổng giám đốc công an xin khiếu nại mà không được.”
Anh hùng hay anh hèn?

Mặc Lâm: Trong gần cuối cuốn sách có một đoạn rất buồn: Ông khóc vì dân ta hèn và vì nghĩ như thế liên can tới cha mẹ nên ông bị mặc cảm là hỗn láo với tiền nhân, ông có thể chia sẻ thêm về việc này?

Trần Đĩnh: “Tôi nói dân ta hèn là vì như thế này: dân ta anh hùng nhưng sợ từ anh tổ trưởng sợ đi, sợ anh công an, sợ các thứ. Tôi cũng cảm thấy chính mình cũng hèn. Mình sợ nhiều thứ quá. Đấy là một tâm lý rất Việt. Bom đạn không sợ nhưng rất sợ quyền lực. Chính điều đó đẻ ra việc chúng ta khó có dân chủ là vì dân trí thấp. Chúng ta đinh ninh rằng chúng ta anh hùng trước mặt “kẻ thù” nhưng đụng đến chính quyền, đến nhà nước là ta im re hết. Tôi gọi hèn là vì vậy. Tại sao tôi khóc vì tôi cảm giác nhân dân như bố mẹ mình mà mình nói xúc phạm như vậy là mình có lỗi với bố mẹ mình. Bây giờ dần trưởng thành rồi mình cảm thấy không phải như vậy nữa.”

Mặc Lâm: Và nhìn lại hoàn cảnh sống hiện nay tại Việt Nam thì ông có cảm thấy sự hèn ấy có bớt đi phần nào hay không?

Trần Đĩnh: “Bây giờ bắt đầu khá lên đấy. Dân mình bắt đầu khá lên là vì sự thật đã được cởi tất. Theo tôi tất cả đều là sự thật hết. Người ta nhìn thấy ra sự thật, cái gì là nguyên nhân. Trước đây người ta thấy nguyên nhân là đế quốc nhưng dần dần thì không phải. Dần dần thì người ta thấy nguyên nhân chính là mất dân chủ nhân dân không được coi trọng. Nhân dân chỉ có tiếng là gốc, là chủ thôi chứ không hề có quyền lực gì hết. Người ta thấy ra sự thật thôi. Người ta thấy đảng đã tước quyền của người ta. Trong quyển sách, tôi có nói với anh cục trưởng cục A25 chuyên về an ninh văn hóa, tuyên truyền là đảng có yếu kém về trí tuệ. Tôi nói với các anh ấy là đảng rất yếu kém trí tuệ mà câu này không phải tôi sáng tạo ra mà chính đảng nhận như vậy. Đảng duy ý chí mà chính vì anh kém trí tuệ nên anh duy ý chí. Anh tưởng anh có thể cầm que diêm anh có thể đun nỗi ly nước, đó là anh duy ý chí hoặc là anh kém trí tuệ.

Đảng nhận, và tôi nói theo, đảng nhận nhưng đảng không bao giờ làm, đấy là bi kịch lớn nhất của đảng. Đảng nhận dân là gốc, là chủ nhưng không bao giờ coi dân là gốc, là chủ. Đảng nói là nhìn thẳng vào sự thật và nói thẳng sự thật nhưng đảng không bao giờ làm. Ai nói thẳng với đảng là bị đàn áp.

Tôi tin là nếu đảng có một tí khôn ngoan thì sẽ thấy cái nguy hiểm của mình. Cứ tiếp tục cái đà này thì không ai chịu nỗi. Anh nói một đàng, anh làm một nẻo. Anh thử tưởng tượng một show về thời của thế giới New York, Paris mà anh đưa ra người mẫu toàn bằng tre bằng nứa thì ai người ta chịu được. Ở cuộc đời, anh phải luôn luôn làm cho người ta tin. Tôi nghĩ đảng phải rút cái bài học này đấy. Nói thẳng sự thật mà ai người ta nói ra thì đàn áp luôn rồi nói rằng mày nói láo!”

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-08-09

Nguyễn Văn Minh - Đầu “dân chủ giả cầy”, mình…bất hợp pháp

Cố tình bóp méo, hiểu sai các quy định của Hiến pháp, pháp luật về tự do thông tin, tự do báo chí, những người khởi xướng và tham gia Hội nhà báo độc lập Việt Nam đang hoạt động bất hợp pháp. Từ những nguyên tắc, mục tiêu, đường hướng hoạt động do họ đề ra đến những hoạt động của họ gần đây đã và đang lún sâu vào những vũng lầy của sự sai trái.
 
Từ vi phạm pháp luật về lập hội
 
Là một chuyên gia nghiên cứu về nhân quyền PGS, TS Phạm Hữu Nghị (Viện Nhà nước và Pháp luật) cho rằng, các tổ chức xã hội dân sự dạng như Hội nhà báo độc lập Việt Nam đã cố tình bóp méo, hiểu sai cả công ước quốc tế và Hiến pháp, pháp luật Việt Nam để biện minh cho hoạt động bất hợp pháp của họ.Theo các tuyên bố của HNBĐLVN, họ là “tổ chức xã hội dân sự nằm trong xã hội dân sự Việt Nam, vì một Việt Nam tiến bộ xã hội, dân chủ và đa nguyên, văn minh và giàu mạnh”. Ngay tuyên bố này đã thể hiện sự vi hiến vì Hiến pháp nước ta không hiến định đa nguyên chính trị. Cơ sở hoạt động của HNBĐLVN được họ viện dẫn khá hùng hồn, dựa trên “Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên có nghĩa vụ tuân thủ”; “các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội được minh định trong Hiến pháp Việt Nam”.
 
Tuy nhiên, sự thật có phải như vậy không?
 
PGS, TS Phạm Hữu Nghị cho rằng, ngay trong Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự năm 1966, ở khoản 1, Điều 22 đã nêu rõ: “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình”. Song cũng ở khoản 2, Điều 22 đã chỉ ra: “Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác…”.
 
Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.  Như vậy, Hiến pháp ghi nhận quyền lập hội nhưng việc lập hội phải do pháp luật (bao gồm Hiến pháp, các luật, văn bản dưới luật) qui định. Quyền lập hội được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Không thể tuỳ tiện lập hội nếu việc lập hội đó phương hại đến lợi ích quốc gia, công cộng và những quyền tự do của người khác. Ở đây, với tôn chỉ, mục đích hoạt động có nhiều điểm trái pháp luật như đa nguyên chính trị; đòi huỷ bỏ một số điều trong Bộ Luật Hình sự, Vận hành một trang báo mạng dành cho các nhà báo và cộng tác viên.
 
Lập hội là một quyền cơ bản của công dân. Quyền này được quy định lần đầu tiên ở Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và cũng trong năm 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh số 52 về lập hội (15 Điều). Hiện nay, Quốc hội đang trong lộ trình xây dựng Luật về hội, dự kiến sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 10 năm 2015. Để thực hiện quyền lập hội, hiện có hai Nghị định hướng dẫn là Nghị định số 45/2010/N Đ-CP, ngày 21-4-2010 quy định về việc tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13-4-2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định 45. Tại các nghị định này quy định rất rõ ràng về điều kiện thành lập hội. Nếu lập ở phạm vi một tỉnh, thành  phải được chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đó phê chuẩn và nếu hội hoạt động trên nhiều các tỉnh thành khác nhau thì phải do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê chuẩn. Quá trình thành lập phải có đăng ký, vận động song HNBĐLVN trên thực tế tuyên bố hoạt động mà không đăng ký, không được Bộ Nội vụ phê chuẩn thành lập, thể hiện sự coi thường pháp luật. Nó hoàn toàn không hề tuân thủ Công ước quốc tế và Hiến pháp, pháp luật như họ tự tuyên bố. Ông Phạm Văn Ba, Phó chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo về nhân quyền cảu Chính phủ cũng cho rằng, việc lập hội phải “do pháp luật quy định” theo đúng Hiến pháp. Cho nên, những tổ chức như HNBĐLVN là bất hợp pháp.
Nghiên cứu các đạo luật về hội của nhiều nước trên thế giới, có thể thấy việc có những chế tài quản lý chặt chẽ vì lợi ích cộng đồng là vấn đề phổ biến ở nhiều quốc gia, không riêng Việt Nam. Luật về tổ chức phi chính phủ Nga 2006, Luật về hội của Mi-an-ma, Malaysia,  Luật Tổ chức xã hội của Indonesia đều có những điều kiện quản lý chặt chẽ các hội.
        
 …đến vi phạm Luật Báo chí và trái quy chuẩn của hội nghề nghiệp
 
Hoạt động của cái gọi là HNBĐLVN, theo lãnh đạo Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) còn vi phạm Luật Báo chí và nghị định về quản lý Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ thông tin điện tử. Hiện nay, tổ chức này đã và đang quản lý, phát tán hai web và facebook. Trong đó, trang web được họ xưng là báo điện tử, “cơ quan ngôn luận của hội NBĐLVN”.

Trước hết, có thể thấy rất rõ, cái gọi là tờ báo điện tử của HNBĐLVN đã vi phạm điều 1, Luật Báo chí. Điều này quy định rõ: “Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức) ; là diễn đàn của nhân dân”. HNBĐLVN không phải là tổ chức hoạt động hợp pháp nên hoàn toàn không đủ tư cách pháp nhân để thành lập một tờ báo. Tại Điều 18 quy định: “Tổ chức muốn thành lập cơ quan báo chí phải có đủ các điều kiện sau đây: Có người đủ tiêu chuẩn để đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định tại Điều 13 của Luật này; xác định rõ tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng và ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí; có trụ sở chính và có các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí”.  Điều 19 quy định:”Cơ quan báo chí phải có giấy phép do cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí cấp mới được hoạt động”.
         
 Như vậy, cái gọi là báo điện tử của HNBĐLVN là trang web hoạt động bất hợp pháp, không có giấy phép, không đăng ký xin phép ra báo điện tử, cần bị xử lý, chấm dứt hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
            Về phía những người tự xưng “nhà báo”, “ban biên tập”, “tổng biên tập” của HNBĐLVN, theo pháp luật hiện hành, những danh xưng này cũng hoàn toàn bất hợp pháp. Điều 14 Luật Báo chí quy định: “Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo”. Ở đây, trong số 80 người được công bố là hội viên HNBĐLVN, không ai có đủ các tiêu chí được quy định tại điều 14 của Luật Báo chí. Hầu hết họ không được cấp thẻ nhà báo, không đủ tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghiệp vụ; trong đó có tới 17 người không có địa chỉ thường trú tại Việt Nam. Thật nực cười khi họ đã tuỳ tiện mạo nhận là “nhà báo” dù nhiều người chưa hề có một tác phẩm báo chí đúng nghĩa, thậm chí nhiều người viết lách còn chưa sạch nước cản, sai chính tả, không biết gì về nghiệp vụ báo chí. Nực cười hơn trong một thông cáo, HNBĐLVN còn đưa ra tiêu chí kết nạp hội viên quá dễ dãi, tạp nham: “Hội viên phải là người có ít nhất 5 tác phẩm báo chí đã công bố…” mà không biết tác phẩm này công bố ở đâu, dựa theo tiêu chí nào hay chỉ là những bài viết linh tinh trên face book cá nhân cũng được coi là “tác phẩm” báo chí.

Những người tự xưng “nhà báo” ở đây đã tuỳ tiện lạm dụng danh từ này với một thái độ thiếu tôn trọng nghề nghiệp. Họ vỗ ngực là “hội nghề nghiệp” nhưng lại ngồi xổm lên các quy chuẩn nghiệp vụ của nghề nghiệp. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, ở nhiều nước, không phải ai cũng có thể vỗ ngực tự xưng là nhà báo mà chỉ những người hoạt động báo chí thực sự mới được gọi là nhà báo, những người mới tốt nghiệp hoặc mới hành nghề báo chí chỉ có thể bắt đầu bằng công việc trợ lý phóng viên.  Anh Phạm Văn Thái, một du học sinh ở Úc cho biết: “Qua đây đã cho thấy là một tổ chức “lôm côm”, không giống ai. Ngay cả ở nhiều nước phát triển như ở Úc, được cấp chứng chỉ. Hiện nay Úc vẫn chưa công nhận blogger là nhà báo mà chỉ công nhận là những người cung cấp tin tức. Vậy mà ở những người thuộc HNBĐLVN ngộ nhận mình là nhà báo tuỳ tiện như vậy thì quả là vô lối”.

Với giao diện “tối tăm” và những nội dung cũng “tối” không kém, cái gọi là báo điện tử của HNBĐLVN còn vi phạm nghiêm trọng Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Điều 5 của Nghị định này đã quy định rõ các hành vi bị cấm, trong đó có việc: Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích: Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân…”.

Tìm hiểu một số nội dung trên trang web tự xưng là báo điện tử của HNBĐLVN, có thể thấy ngay có rất nhiều bài chứa nội dung chống lại Đảng, Nhà nước, phương hại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội cũng như xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức, cá nhân. Chẳng hạn như bài “Lựa chọn duy nhất của dân tộc Việt Nam”đã xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kích động, gây hận thù. Ngày 31-7 vừa qua, trong bài “Dấu hiệu về cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Việt Nam?”, Phạm Chí Dũng tiếp tục tung ra nhiều thông tin sai sự thật về các ngân hàng – một lĩnh vực nhạy cảm, có thể gây hoang mang, ảnh hưởng tới an ninh kinh tế và lợi ích của nhân dân.
      
 Nguy hiểm hơn, trong một bài đăng trên trang web của họ ngày 2-8 và nhiều bài viết của Phạm Chí Dũng gần đây về chuyến đi thăm Mỹ của ông Phạm Quang Nghị đã đưa ra nhiều thông tin bịa đặt, phân tích suy diễn về các phe phái trong Bộ Chính trị, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cá nhân một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trên trang web này còn dẫn nguồn nhiều bài báo có nội dung chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam từ các báo nước ngoài như BBC, RFI, các blog cá nhân khác. Đây là hành vi bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm trong sử dụng trang thông tin điện tử.

Tại Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp duy nhất của những người làm báo Việt Nam, được pháp luật công nhận, hoạt động theo Hiến Pháp và pháp luật, không chấp nhận xu hướng tự do báo chí lệch lạc, vi phạm pháp luật, đi ngược lại Hiến pháp, nguyện vọng của nhân dân như Hội NBĐLVN. Chính vì vậy, ngày 6-7 vừa qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã có Công văn số 225 TB/ HNBVN đề nghị các cấp Hội thông báo tới các hội viên âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động của tổ chức bất hợp pháp này, rà soát lại đội ngũ của mình, kể cả những người làm báo đã nghỉ hưu, yêu cầu không tham gia, không cổ vũ cho cái gọi là Hội của các nhà báo độc lập.
       
Trong bài tiếp theo với tiêu đề “Những bàn tay chàm và vết xe đổ”, NVM sẽ cung cấp cho bạn đọc chân dung đen về những gương mặt lãnh đạo của HNBĐLVN và những “nhà báo” mà họ tự tấn phong.
( Nguyễn Văn Minh Blog )

Hai lý do vì sao Bộ Y tế nên soạn lại dự thảo rượu bia

Các quan chức thường hay dùng cụm từ “nước ngoài họ cũng làm như thế” mà không có những số liệu hay bằng chứng đi kèm nên cách so sánh này không thuyết phục cho lắm khi muốn đưa ra một quy định hay một lệnh cấm nào đó.

Thậm chí dư luận thường nhắc câu nói “tôi đi nước ngoài nhiều cũng thấy...” để chê trách cách so sánh khá chủ quan này.

Vì thế lần này khi Bộ Y tế đưa ra dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia trong đó có quy định cấm bán rượu bia từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, dư luận phản đối và tỏ ra không tin khi một quan chức thuộc Vụ Pháp chế của Bộ này nói các nước khác như Thái Lan hay Singapore cũng có lệnh cấm như thế.
http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/xuanhai/2014_07_22/Quy_dinh_cam_ban_ruou_bia_infonetvn.jpg

Tuy nhiên lần này có vẻ dư luận không chính xác.

Nói chung việc bán rượu ở các nước chịu nhiều hạn chế, nếu chịu khó tìm quy định từng nước (ở nhiều nước phải tìm quy định từng bang, từng vùng) thì cũng ra các quy định cụ thể. Ở đây chỉ xin lấy ví dụ ở bang New South Wales của Úc.

Quy định mới nhất của bang này vào đầu năm nay là: 1/cấm bán rượu sau 10 giờ đêm (tức mua rượu rồi mang đi nơi khác để uống); 2/các quán rượu không được bán thêm rượu cho khách sau 3 giờ sáng (tức mua rượu để uống tại chỗ); 3/ngưng cấp phép mở tiệm bán rượu trong hai năm tới.

Ở nhiều nước, việc uống rượu ở chốn công cộng bị cấm và chỉ cần đang cầm chai rượu mở nắp đi ngoài đường cũng đủ là bằng chứng bị phạt vì vi phạm lệnh cấm này.

Vì thế một đạo luật nghiêm khắc để hạn chế việc tiêu thụ rượu bia quá đáng ở nước ta là đều đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên để một đạo luật như thế đi vào cuộc sống và có tác dụng thật sự, cần chú ý đến hai điểm quan trọng.

Một là phân biệt mục đích cấm lạm dụng rượu bia trước hết là nhằm bảo vệ trật tự công cộng, bảo vệ người dân trước những tác động xấu của người uống rượu bia có thể gây ra cho người khác. Mục đích này quan trọng hơn mục đích bảo vệ sức khỏe người uống rượu bia. Vì thế lệnh cấm cần cụ thể, dựa trên kinh nghiệm của các nước. Ví dụ, có thể cấm bán rượu đem đi nơi khác sau 10 giờ đêm nhưng các tiệm ăn, khách sạn, quán bar có thể đến 12 giờ hay 1 giờ sáng mới bắt đầu cấm bán rượu cho khách dùng tại chỗ.

Cách phân biệt như thế sẽ giải tỏa gần hết những lập luận đang phản đối dự thảo vì sợ có mâu thuẫn giữa cho phép hàng quán mở cửa đến 12 giờ đêm mà không cho bán rượu hay sợ ảnh hưởng đến khách du lịch...

Thứ hai là thay đổi biện pháp chế tài để người bán rượu cân nhắc thiệt hơn giữa nỗi sợ bị phạt rất nặng và lòng tham lợi nhuận có thể làm họ cố tình vi phạm luật.

Lấy ví dụ ở nhiều nước có lệnh cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi bất kể giờ giấc. Người ta có thể tự hỏi làm sao một lệnh cấm như thế mang tính khả thi khi trên đất nước họ có cả trăm ngàn điểm bán rượu, kiếm đâu ra người để thanh tra, kiểm tra lệnh cấm. Thế nhưng cứ thử vào tiệm rượu, bảo trẻ 15, 16 mua rượu cho mà xem, sẽ không có ai dám bán rượu cho chúng mặc cho chúng thuyết phục mua về cho bố mẹ. Đó là bởi văn hóa tôn trọng pháp luật của nước họ và văn hóa tôn trọng pháp luật ấy dựa vào thực tế mức phạt nghiêm khắc cho những ai vi phạm.

Cả trăm tiệm bán rượu, chỉ cần bắt quả tang một tiệm vi phạm lệnh cấm bán rượu cho thanh niên dưới 18 tuổi sau đó phạt nặng, tịch thu giấy phép kinh doanh thì 99 tiệm còn lại sẽ nghiêm túc chấp hành.

Còn trăm tiệm bán rượu, bắt được 10 vụ bán cho trẻ vị thành niên mà cả 10 “chạy” cửa sau chỉ chịu mức phạt nhẹ hều thì cả 100 tiệm sẽ sẵn sàng tiếp tục vi phạm, sẵn sàng chịu phạt cửa sau.

Như vậy, vấn đề không phải là chìu theo dư luận phản đối hay đồng tình; vấn đề là có luật rồi, phải có cơ chế thực thi nghiêm, trong đó chú ý đến yếu tố con người, kể cả khuyến khích đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, thì mới giải quyết được gốc rễ của tệ nạn lạm dụng rượu bia.
  Nguyễn Vạn Phú
  (Blog Nguyễn Vạn Phú)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét