Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Ngày 07/4/2014 - 'Phải chấm dứt thả người sắp chết ra tù’ - Ăn cắp đồ đến bán hộ chiếu: Không thể tưởng tượng!

  • Thực hư chuyện TQ làm ăn 'mờ ám' ở VN (BBC) - Đâu là căn nguyên và giải pháp ứng phó với những hành vi được cho là làm ăn, đầu tư và di cư lao động 'mờ ám', 'thủ đoạn' của Trung Quốc ở Việt Nam?
  • Chấm dứt 'để sắp chết' mới thả ra tù (BBC) - Việt Nam phải ngưng ngay việc đợi tù nhân 'sắp chết' mới chịu 'phóng thích', 'đặc xá' họ, cũng như phải đóng cửa ngay các trại cải tạo, theo nhà quan sát trong nước.
  • Lễ tang thầy giáo Đinh Đăng Định (RFA) - Vào lúc 9 giờ 35 phút tối 03 tháng 04 năm 2014 thầy giáo Đinh Đăng Định một người bất đồng chính kiến nổi tiếng đã từ trần vì chứng bệnh ung thư. Sự ra đi của ông đã để lại thương tiếc cho nhiều người biết ông trực tiếp hay gián tiếp qua các cơ quan truyền thông quốc tế hay trên trang mạng xã hội.
  • TNS Ngô Thanh Hải trả lời RFA về cuộc gặp gỡ TT Nguyễn Thanh Sơn (RFA) - Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với đài Phố Bolsa TV, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã tiết lộ về nội dung cuộc gặp gỡ với Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải hôm 12/3, trong đó có những chi tiết đã làm một số người Việt trong cộng đồng hải ngoại bất mãn và nghi ngờ về quan điểm của Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải.
  • Ca nhạc sĩ trẻ Khắc Việt (RFA) - Chàng trai trẻ Khắc Việt quê gốc Yên Bái dù mới bước sang tuổi 27 nhưng đã sở hữu hàng trăm ca khúc mà đa phần được đông đảo giới trẻ mến mộ… Những sáng tác của anh thường đi kèm với cái tên của những ca sĩ và ban nhạc khá nổi danh hiện tại như Nam Cường, Nhật Tinh Anh, Quỳnh Nga, Quang Hà, Cao Thái Sơn, The Men…
  • Mỹ đưa thêm hai tàu chiến trang bị tên lửa Aegis đến Nhật (RFI) - Ghé thăm Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 06/04/2014 không chỉ trấn an đồng minh bằng lời nói suông.Ông còn loan báo quyết định sẽ cho triển khai thêm tại Nhật hai khu trục hạm được trang bị hệ thống chống tên lửa Aegis. Hai tàu chiến hiện đại này sẽ tăng cường cho lực lượng vốn đã hùng hậu của Mỹ tại Nhật Bản.
  • Bình Nhưỡng : Chiến dịch thử nghiệm tên lửa của Seoul là « trò hề » (RFI) - Hai ngày sau khi Hàn Quốc thông báo thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo có thể bắn trúng mọi mục tiêu trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng ngày 06/04/2014, đã gọi đó là một« trò đùa», nhằm diễu võ dương oai trong chiến dịch tuyên truyền để hù dọa Bắc Triều Tiên.
  • Áo Đỏ tiếp tục biểu tình ở ngoại ô Bangkok để ủng hộ Thủ tuớng Thái Lan (RFI) - Ngày 06/04/2014, hàng chục ngàn người thuộc phe ủng hộ chính phủ Thái Lan - còn gọi là pheÁo Đỏ - tiếp tục tập hợp ở một khu ngoạiô Bangkok, để biểu thị sự ủng hộ đối với nữ Thủ tướng Yingluck Shiwanatra.Đây là ngày biểu tình thứ hai của pheÁo Đỏ, chủ yếu gồm những người nghèo và nông dân ở phía bắc và đông bắc Thái Lan.
  • Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các láng giềng (RFI) - Đang công du Nhật Bản, sau cuộc gặp với đồng nhiệm Nhật Bản Itsunori Onodera, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel hôm 06/04/2014, đã nhắc đến tiền lệ Nga sáp nhập vùng Crimée để cảnh báo Trung Quốc không nên có những hành động đơn phương nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản cũng như với các nước ChâuÁ khác.
  • Indonesia sẽ 'đấu' Trung Quốc về Biển Đông? (BaoMoi) - Việc Indonesia công khai tuyên bố tranh chấp trên biển với Trung Quốc có tiềm năng trở thành một nhân tố làm thay đổi cục diện ở Biển Đông. Với việc chính thức phản đối yêu sách của Trung Quốc, sự mơ hồ chiến lược từng cho phép Indonesia đóng vai trò nhà hòa giải giữa Trung Quốc và ASEAN đã không còn.
  • Trung Quốc đề xuất đưa Điếu Ngư vào sách giáo khoa (BaoMoi) - Các chuyên gia Trung Quốc đề xuất nên đưa vào sách giáo khoa những bằng chứng được ghi trong văn chương dưới thời nhà Thanh (1644-1911) về việc Trung Quốc phát hiện quần đảo Điếu Ngư (Tokyo gọi là Senkaku).
  • Chủ tịch Quốc hội Đài Loan nhượng bộ sinh viên biểu tình (RFI) - Ngày 06/04/2014, chủ tịch Quốc Hội Đài Loan, Vương Kim Bình thúc giục sinh viên chấm dứt việc chiếm đóng trụ sở của cơ quan Lập pháp tại Đài Bắc. Đồng thờiông hứa không thảo luận về hiệp ước thương mại với Trung Quốc trước khi thông quan một bộ luật để giám sát về hiệp ước nói trên. Tuyên bố trên của chủ tịch Quốc hội nhằm thỏa mãn một trong những đòi đòi của người biểu tình.
  • BÓNG ĐÁ THẾ GIỚI 2014: Quân đội Brazil tiến vào (RFI) - Hôm qua, 05/04/2014, gần ba nghìn binh lính, cùng các đơn vị xe bọc thép, đã tiến vào khu phố nghèo Maré tại Rio de Janeiro, gần sân bay quốc tế, để thay thế cho lực lượng cảnh sát. Chiến dịch này nằm trong kế hoạch bảo vệ an ninh cho Cúp bóng đá thế giới mà trọng tâm là các khu phố nhạy cảm.
  • Kigali tố cáo Paris tham gia vào vụ thảm sát Rwanda 1994 (RFI) - Pháp vừa hủy kế hoạch dự lễ kỷ niệm 20 năm vụ thảm sát cộng đồng người Tutsi tại Rwanda trong cuộc nội chiến năm 1994. Paris phản ứng như trên hôm 05/04/2014 sau khi Tổng thống Rwanda tố cáo quân đội Pháp là« đồng lõa» và là« tác giả» của các vụ thảm sát nhắm vào 800.000 người Rwanda trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7/1994.
  • Venezuela : Đọ sức chính quyền - đối lập thêm gay gắt (RFI) - Phong trào biểu tình chống chính phủ Venezuela kéo dài từ hai tháng qua và đã làm 39 người thiệt mạng. Lãnh đạo đối lập Leopoldo Lopez vẫn bị bắt giam : Tư pháp Venezuela cáo buộcông Lopez kích động bạo lực, đốt phá. Tại thủ đô Caracas, cuộc biểu tình đòi trả tự do cho lãnh đạo đối lập ngày 04/04/2014, không thu hút được đông đảo người tham gia.
  • Cử tri Costa Rica đi bầu tổng thống (VOA) - Cử tri đang đi bỏ phiếu bầu tổng thống ở Costa Rica, mặc dù kết quả đã rõ ràng. Cuộc đầu phiếu hôm nay là vòng bầu cử tổng thống chung quyết của quốc gia trung mỹ này
  • Vụ MH370 : Úc dồn sức tìm kiếm hộp đen sau ba lần nhận được tín hiệu (RFI) - Hôm 06/04/2014, chính quyền Canberra đã cho chuyển hướng tìm kiếm vào khu vực mà tàu Trung Quốc vàÚc đã thu được các tín hiệu có thể là được phát đi từ hộp đen của chiếc Boeng 777 bị mất tích. Việc tìm kiếm trở nên gấp rút vì tai nạn xẩy ra từ ngày 08/03 và các hộp đen chỉ có thể phát sóng trong vòng trên dưới một tháng.
  • Mỹ tỏ ý hài lòng về cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan (RFI) - Cử tri Afghanistan đã tham gia đông đảo cuộc bầu cử tổng thống ở vòng 1. Theo giới quan sát đây là một thắng lợi đầu tiên của nền dân chủ trong bối cảnh quân Hồi giáo taliban sát hại nhiều đại diện của chính quyền vào báo giới và kể cả thường dân. Tổng thống Mỹ, Barack Obama ngày 05/04/2014 đã khen ngợi bầu cử Afghanistan đã diễn ra suôn sẻ.
  • Afghanistan: gần 60% cử tri đã bỏ phiếu bầu tổng thống (RFA) - Cuộc bầu cử tổng thống ở Afghanistan đã kết thúc, tất cả các thùng phiếu đã được đưa về thủ đô Kabul để đếm, và người dân nước này đang chờ đợi kết quả xem ai là người được dân chúng tín nhiệm để lãnh đạo quốc gia trong 5 năm tới.
  • Ủy Hội Sông Mekong Quốc tế ra Tuyên bố TPHCM (RFA) - ‘Tuyên bố thành phố Hồ Chí Minh’ của Hội nghị Ủy Hội Sông Mekong Quốc tế được đưa ra hôm thứ bảy 5 tháng 4 vừa qua. Đây là tuyên bố hết sức quan trọng đối với giới chuyên gia môi trường đang theo dõi tình hình lưu vực sông Mekong.
  • Hungary tiến hành bầu cử quốc hội (VOA) - Cử tri đang đi bỏ phiếu ở Hungary trong cuộc bầu cử quốc hội mà chắc chắn sẽ mang lại cho Thủ tướng Viktor Orban thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa
  • Trung Quốc “không lập ADIZ ở biển Đông” (BaoMoi) - Ngày 5.4, tờ Mainichi dẫn một số nguồn tin chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc nói Bắc Kinh quyết định không lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Đông trong thời điểm hiện nay.

'Phải chấm dứt thả người sắp chết ra tù’

BBC

Tù nhân Việt Nam
Nhà hoạt động đề nghị quốc tế xem xét lại chế độ đối xử với tù nhân nói chung và tù chính trị nói riêng ở Việt Nam.
Việt Nam phải chấm dứt ngay tình trạng đợi cho các tù nhân bị rơi vào tình trạng bệnh tật, sức khỏe suy yếu quá nghiêm trọng, tới mức ‘sắp chết’ hoặc khó cứu vãn tính mạng mới chịu phóng thích cho họ về nhà hoặc cộng đồng để điều trị, hoặc để chết, theo nhà quan sát từ trong nước.
Việc làm này tạo ra cảm giác chính quyền ‘đạo đức giả’ khi ‘đặc xá’ tù nhân già yếu, bệnh tật, vừa làm cho cộng đồng đặt dấu hỏi nhà nước chuyển giao trách nhiệm, chi phí chạy chữa trọng bệnh, hoặc lo các đám tang cho các tù nhân hoặc gia đình của các tù nhân này, theo Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, nhà quan sát nhân quyền và xã hội dân sự từ Sài Gòn.

Trao đổi với BBC hôm 05/4/2014, nhân sự kiện nhà giáo Đinh Đăng Định qua đời không lâu do bệnh ‘ung thư dạ dày’ chỉ non 3 tháng rưỡi sau khi được phóng thích khỏi nhà tù, Tiến sỹ Dũng yêu cầu nhà nước phải chấm dứt ngay tình trạng này, đồng thời công khai, minh bạch hóa các thông tin về điều kiện giam giữ tù nhân từ thường phạm tới tù chính trị, tù nhân lương tâm trong hệ thống nhà tù, trại giam ở Việt Nam.

‘Lộ trình với tù chính trị’

Ông Dũng nhân dịp này cũng đề nghị các tổ chức từ cộng đồng trong nước hoặc quốc tế, khu vực có những động thái mới yêu cầu Việt Nam đóng cửa các trại ‘cải tạo lao động’, các trung tâm ‘giáo dục, phục hồi nhân phẩm’ v.v… mà theo ông là những nơi giam giữ trá hình thường xảy ra tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bên cạnh việc đóng cửa nhiều cơ sở giam giữ khác có thể dưới dạng bí mật…
Nhà hoạt động cũng đưa đề xuất đề nghị các tổ chức quốc tế và khu vực yêu cầu Việt Nam trao danh sách các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm đang bị giam giữ, giam giữ không qua xét xử, kể cả quản thúc tại gia, để quốc tế và cộng đồng có điều kiện giám sát, theo dõi dựa trên cơ sở và nguyên tắc của những công ước, quy phạm quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.
Ông Dũng cũng đề nghị Việt Nam cứu xét lại các án tù với tù chính trị, tù nhân lương tâm và đi tới xem xét một lộ trình trao trả tự do cho những tù nhân này, như Myanmar đã từng thực hiện mới đây.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm thứ Bảy, ông Dũng bình luận về cái chết và đám tang của tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, một cựu giáo viên hóa học, người đã bị kết án 6 năm tù giam vào năm ngoái, sau khi bị bắt từ năm 2011 vì tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 của Bộ luật hình sự.
Ông Định bị bắt vì đã viết một số bài báo và vận động người dân ký kiến nghị yêu cầu nhà nước dừng lại các dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên có hợp tác với Trung Quốc, mà theo ông có thể gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, sinh thái, môi trường sống ở địa phương, cũng như an ninh của đất nước.

Ăn cắp đồ đến bán hộ chiếu: Không thể tưởng tượng!

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/168967/an-cap-do-den-ban-ho-chieu–khong-the-tuong-tuong-.html
Kẻ bán và người mua hộ chiếu phải biết rằng họ đang vi phạm pháp luật cả trong và ngoài nước một cách nghiêm trọng.
>>Tiếp viên là nghề phụ, đi buôn mới là… chính?
Câu chuyện bắt đầu từ hôm 2/4/2014, khi tôi nhận được mail từ con trai một anh bạn đang du học tại Nhật Bản hỏi về vấn đề mất hộ chiếu. Vốn từng là phóng viên VOV thường trú tại Tokyo, tôi nắm rõ thủ tục và tư vấn cho cháu đầy đủ.

Ngay sau đó tôi nhận được mail trả lời và nội dung khiến tôi giật mình. “Dạ, cháu thì không mất bác ạ. Bạn cháu bị mất, đã báo với cả cảnh sát nhưng bây giờ bên này phát sinh vấn đề người Việt mình bán hộ chiếu nên họ bảo phải điều tra thủ tục này khác. Có khi nửa năm vẫn chưa được cấp lại bác ạ “.
Tôi giật mình, vì tôi mới về nước được vài năm, mà hồi còn ở bên đó, lưu học sinh và người lao động Việt Nam vẫn được đánh giá rất cao. Giờ đến mức bán cả hộ chiếu của mình thì thật không tưởng tượng nổi!
Ăn cắp
Đang lúc băn khoăn, thì một chị chuyên gia hiệu đính người Nhật đến. Không ngồi ngay vào bàn làm việc, chị đến bàn tôi nhờ giải nghĩa cho từ “cảnh cáo” trong tiếng Việt. Tôi đang say sưa giải thích thì chị ngắt lời: “Thế, trong ảnh này thì nghĩa là gì?” và chìa cho tôi xem bức ảnh chụp tấm bảng có cả tiếng Việt và tiếng Nhật với nội dung: “Cảnh cáo: ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt sẽ bị phạt tù dưới 10 năm…
Chị nói thêm: “Gần đây tại nhiều siêu thị, cửa hàng Nhật Bản nơi có người Việt Nam sinh sống người ta niêm yết những bản này đấy. Chả là người Việt…” rồi chị ngắt ngang câu, chắc là do nhìn thấy nét mặt sững sờ của tôi lúc đó hoặc cảm thấy ngại ngùng.
Tại Nhật, các niêm yết chỉ dẫn (tạm gọi là chính thống và lành mạnh, không phân biệt đối xử) chủ yếu là bằng tiếng Nhật và tiếng Anh. Vài năm lại đây để thu hút thêm khách du lịch Hàn Quốc, ở một vài nơi mới sử dụng cả tiếng Hàn.
Còn niêm yết (tạm gọi là cực đoan) bằng tiếng Việt như thế này là ngoại lệ đầu tiên. Nó cho thấy mối bức xúc thực sự của người Nhật – những người vốn tính biết nhẫn nhịn, thông cảm và rất ít khi tỏ thái độ kỳ thị.
Tìm hiểu thêm qua truyền thông Nhật Bản, tôi mới biết là gần đây xảy ra hàng loạt vụ bắt giữ người Việt Nam tại Nhật Bản do ăn cắp tại siêu thị. Nghiêm trọng hơn là vụ cảnh sát Tokyo tạm giữ một nữ tiếp viên Vietnam Airlines vì tình nghi cô này buôn lậu đồ ăn cắp, đồng thời khám xét văn phòng của VNA tại Tokyo.
Chỉ cần có khả năng tư duy ở mức “nhị đoạn luận” cũng có thể suy ra cảnh sát Nhật Bản sẽ đặt giả thuyết là có một tổ chức tội phạm khép kín, liên hoàn của người Việt Nam tại Nhật Bản trong việc ăn cắp, tiêu thụ hàng hóa từ các siêu thị và mở rộng điều tra theo hướng này.
Nhật Bản, trộm đồ siêu thị, tiếp viên hàng không, đồ xách tay, VNA, hộ chiếu, du học sinh
Tấm biển cảnh báo tại siêu thị Nhật viết cả tiếng Việt
Chuyện nghiêm trọng hơn
Ngay trong chiều 2/4, tôi lại được nghe một câu chuyện khiến tôi tự thấy có trách nhiệm phải viết bài này như một hồi còi báo động.
Chị bạn tôi có 2 con đang du học Nhật, kể lại con trai cả đã tốt nghiệp đại học tại Nhật và hết hạn Visa. Đáng lẽ phải về nước nhưng cháu trốn ở lại với mục đích làm việc kiếm thêm tiền rồi mới về.
Sau đó em gái cháu cũng sang du học. Tại Nhật, cháu gặp và yêu một nam sinh viên VN. Qua một thời gian, thấy tính cách và nhiều thứ không hợp nhau, cháu muốn chia tay thì anh chàng kia quay ra đe dọa: “Nếu mày không yêu tao, không cho tao nữa, tao sẽ báo cảnh sát bắt anh trai mày v.v… và v.v…“.
Từ câu chuyện trên tôi rút ra hai dữ kiện. Một là, ở Nhật Bản đã xuất hiện người VN cư trú bất hợp pháp và coi chuyện đó là thường tình. Hai là, ngay trong cộng đồng người Việt tại Nhật Bản cũng có lối hành xử như anh chàng người yêu cũ của con chị bạn tôi – đi tìm bạn đời bằng phương pháp… “cưỡng hiếp”.
Móc nối dữ kiện đầu với việc có người bán cả hộ chiếu như lời kể của con trai anh bạn tôi, tôi thấy chúng thật logic. Người cư trú bất hợp pháp thì hộ chiếu làm gì còn hạn, vả lại, có muốn gia hạn cũng không được. Có cầu thì có cung. Đó là quy luật.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Tư pháp Nhật Bản, tính đến cuối tháng 3/2013, có tới 1.110 người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại nước này và còn chưa rõ tung tích.
Cả kẻ bán và người mua hộ chiếu phải biết rằng họ đang vi phạm pháp luật cả trong và ngoài nước một cách nghiêm trọng. Bởi, hộ chiếu không chỉ là giấy tờ tùy thân của một cá nhân, mà còn là tài sản quốc gia. Điều này được ghi rất rõ trong các loại hộ chiếu mà nước ta phát hành hiện nay.
Hệ lụy
Trước tiên, phải khẳng định, những hiện tượng nêu trên chỉ là “con sâu bỏ rầu nồi canh”. Và một vài vụ ăn cắp, tham nhũng, vi phạm pháp luật thông thường không thể gây đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao, nhưng ảnh hưởng xấu là chắc chắn.
Như chúng ta đều biết, mối quan hệ Việt – Nhật đang ở trong giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Người dân hai nước dành những tình cảm thân thiện cho nhau.
Hai nước cũng vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao một cách thành công rực rỡ, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng các bạn Nhật. Thế nhưng chỉ sau chưa đầy ba tháng đã xảy ra hàng loạt sự kiện nhức nhối. Chẳng lẽ những người vi phạm không lường trước hậu quả?
Thiệt hại đầu tiên và trực tiếp là: nếu bị phát hiện, người vi phạm sẽ chịu những hình phạt thích đáng của pháp luật hai nước. Tiếp theo là những thiệt hại về kinh tế cho cả cộng đồng. Nếu tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục vi phạm pháp luật và hiện tượng này lan rộng ra thì hậu quả chắc chắn là Nhật Bản sẽ dừng tiếp nhận lao động Việt Nam để đảm bảo an toàn cho người dân trong nước. “Cái ổ mà đổ thì trứng làm gì còn”.
Và, trên hết là những ảnh hưởng tới hình ảnh của người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Chắc nhiều người trong số chúng ta còn nhớ những câu chuyện tiếu lâm, hò vè về những lao động xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu cách đây hai ba mươi năm, đại loại như: “Ăn nhanh đi chậm hay cười, chuyên mua đồ cũ là người Việt Nam“…
Nhưng đó là cái thời bao cấp đói kém, ra nước ngoài chỉ chăm chăm mua hàng gửi về giúp đỡ gia đình trong nước, mà cũng chỉ mua đồ cũ thôi chứ ăn cắp thì ít lắm. Vậy mà ngày nay khi đất nước ngày một lớn mạnh, vị thế của Việt Nam đang lớn dần lên, những chuyện “mất mặt” lại xuất hiện ở mức độ nghiêm trọng, lan rộng hơn.
Thay lời kết
Khi viết bài viết này, tôi quyết định sẽ nhờ một tờ báo điện tử đăng tải với mục đích là để các bạn trẻ, vốn thông thạo Internet, dù có ở Nhật Bản hay sắp đi nước ngoài đọc được và rút ra những điều bổ ích cho mình. Từ “quốc sỉ” không hề xa xôi, viển vông hay giáo điều, mà nó nằm ngay trong tay các bạn, trong những hành vi nhỏ nhất của bạn, những “Đại sứ nhân dân” của Việt Nam.
Cũng đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những biện pháp tuyên truyền giáo dục, những quy định cụ thể đối với công dân Việt Nam khi ra nước ngoài, bao gồm cả khách du lịch ngắn ngày để giúp mọi người ý thức được đầy đủ hơn hai từ “Quốc sỉ”.
Tuấn Nhật

Lượm lặt -Tức nước nhưng chưa thể vỡ bờ - Đặc khu kinh tế Phú Quốc: Những tin vui dồn dập bất thường - Ðối phó với Trung Cộng

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh: Hơn một nửa số vụ khiếu nại, tố cáo thời gian qua là sai (VOV).
Trung Quốc hoãn lập ADIZ ở biển Đông?  -(TN)
Dân biểu Mỹ yêu cầu Đại sứ Shear bảo vệ chức sắc tôn giáo VN   -(VOA)  – Trong thư đề ngày 2/4 gửi đại sứ Shear, Chủ tịch Ủy hội Tom Lantos cũng là chủ tọa của buổi điều trần, dân biểu Frank Wolf, nói ông cảm phục hai chức sắc tôn giáo đã can đảm phơi bày tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam.  Linh mục Phan Văn Lợi và nữ Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng thuộc đạo Cao Đài hôm 26/3/14, qua một video thu trước, trình bày thực trạng các nhóm tôn giáo độc lập tại Việt Nam bị sách nhiễu và bức hại.
Bản Kiến Nghị Đòi Được Hưởng Quyền Tự Do tôn Giáo Trong Nhà tù  -(RFA)  -Lời kêu gọi của giáo dân Tù Nhân Lương Tâm Yêu Nước, thuộc Giáo Phận Vinh nhưng đã bị nhà nước Việt Nam tuyên án về tội “ Tuyên Truyền Chống Phá vá Hoạt Động Lật Đổ nhà Nước CHXHCNVN”.
‘Chính quyền nợ cha tôi một lời xin lỗi’  -(BBC) – Ngay tại đám tang của ông Đinh Đăng Định, gia đình của tù nhân lương tâm này nói chính quyền Việt Nam nợ ông ‘một lời xin lỗi’.
Cô Đinh Phương Thảo
‘Không loại trừ bố tôi bị đầu độc’  -(BBC /nghe) -  Con gái đầu lòng của tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, cô Đinh Phương Thảo, nói với BBC rằng gia đình của cô không loại trừ khả năng ông Định đã bị đầu độc trong thời gian ở tù, dẫn tới ông bị ủ bệnh và thiệt mạng không lâu sau khi được ‘đặc xá’ sớm để về với gia đình.
Cô Đinh Phương Thảo, con gái ông Định, nói chính quyền nợ cha cô một lời xin lỗi vì ông không có tội.  ===>>>
Hai huyện ở Bình Định tan nát vì khai thác titan  -(NV)
Khai thác Titan ở Bình Định: Để lại hậu quả kinh hoàng   -(TT)  >>>   Vơ vét titan: Tàn phá làng ven biển


Tức nước nhưng chưa thể vỡ bờ  -(Lê diễn Đức -RFA)   —    Ðối phó với Trung Cộng -(Ngô nhân Dụng -NV)
Những bí ẩn trong bí ẩn về vụ máy bay Malaysia mất tích  -(NV)
Merkel, tấm bản đồ và lời nhắn gởi Trung Quốc?  – Rachel Lu  -(DCVOnline)
Xã hội khá giả  – Hu Zi -(DCVOnline)    —    Những bụi gai trên lối về[1] »  -    -(ĐCV)
Bút Tre – Cồn Dầu: “Mất tổ bầy chim dáo dác bay”  -(DL)
Ông Lương Quang, Chánh án TAND TP Tuy Hòa: Vụ 5 công an dùng nhục hình: “Chúng tôi chịu rất nhiều áp lực”  – (NLĐ /Danluan)
Ông Lương Quang, chánh án TAND Tuy Hòa: Vụ 5 công an đánh chế nghi can: Tòa đã làm hết trách nhiệm(!)  – (PLTP / Danquyen /DL)
Sài Gòn: Chuyển địa điểm tang lễ thầy giáo Đinh Đăng Định do CA quấy phá  – (DLB)

Linh cữu thầy giáo Đinh Đăng Định đã được gia đình và bạn bè đưa về nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn vào lúc 18h30 tối ngày 5/4/2014
Thầy giáo Đinh Đăng Định bị đầu độc trong tù? CTV Danlambao -
Video: Thầy giáo Đinh Đăng Định kể lại việc bị đầu độc trong tù và bị công an trại giam đánh đập khi thầy yêu cầu được đưa đi khám chữa bệnh.
Con gái thầy giáo Đinh Đăng Định: ‘Không loại trừ bố tôi bị đầu độc’  -(DLB)
BBC – Con gái đầu lòng của tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, cô Đinh Phương Thảo, nói với BBC rằng gia đình của cô không loại trừ khả năng ông Định đã bị đầu độc trong thời gian ở tù, dẫn tới ông bị ủ bệnh và thiệt mạng không lâu sau khi được ‘đặc xá’ sớm để về với gia đình.
Tiểu sử Thầy giáo Đinh Đăng Định  -  Châu Văn Thi (Danlambao)
http://basam.info/wp-content/uploads/2014/04/H11.jpg
Xin thông báo: những ai đến đám tang để quấy rối, giáo dân sẽ bắt lại, sau khi đám tang kết thúc mới giải quyết- Linh cữu thầy Đinh Đăng Định quàn tại 38 Kỳ Đồng, Quận 3, Saigon,  -(Tin Vui FB / Trần Hoàng)
THAY ĐỔI GIỜ CHÓT NƠI QUÀN THẦY PHÊRÔ ĐINH ĐĂNG ĐỊNH   -  (Tưởng nhớ Thầy Đinh Đăng Định FB)   >>>   ƯỚC MƠ CỦA NGUYỄN PHAN  - Ai chịu trách nhiệm về cái chết của thầy? / – Vì chống Bauxite Tây Nguyên thầy đi tù và mất mạng
ĐÔI LỜI CHIA SẺ.  -(Lưu gia Lạc FB)
Sau này, mỗi khi nhắc đến dự án bôxit lầm lỗi như một tội ác chống lại tương lai, hậu thế không thể nhắc đến Ông  -(Thùy Linh FB)
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC VĨNH BIỆT THẦY GIÁO ĐINH ĐĂNG ĐỊNH!  -(Đặng đăng Phước FB)
Từ giấc mộng Putin của Nguyễn Tấn Dũng đến việc lùi 1 bước của đảng CSVN  -(DLB)    —  Tinh thần dân tộc  -(DLB)  
Ngô Vương Toại – người chết hai lần-(DLB)    —    Ngô Vương Toại, một người mê làm báo -(DLB)
Học tập cải tạo hay Tù giam Thế kỷ!?-(DLB)   —  Tâm sự người tù -(DLB)
Chỉ lo mũ bảo hiểm cho người, chẳng chịu lo áo mũ bảo hiểm cho … thằng nhỏ!  – (Chepsuviet)
Ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn có thật là “chân thành” để “xóa hố sâu thù hận”?  – (Chepsuviet)
VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA VĂN BẢN HỌC VÀ SỬ LIỆU HỌC  – (Chepsuviet)
Ban chỉ đạo cải cách tư pháp họp và “Bản án bị phản đối toàn diện” cho 5 công an đánh chết người  – (Chepsuviet)
Đặc khu kinh tế Phú Quốc: Những tin vui dồn dập bất thường  – (Chepsuviet)

Crưm và ngoại giao Biển Đông -(VNN)   —   Sẽ mở bưu cục tại Trường Sa  -(TT)
Thủ tướng đi bộ cùng người khuyết tật  -(VNN)    —  Đề nghị Lào tham vấn trước khi xây đập thủy điện -(VNN)
Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát  -(TT)   -Đó là ý kiến của bà Lê Thị Thu Ba – phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương – khi trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ ngày 5-4.    —   Vụ 5 công an đánh chết người: Lọt người, lọt tội?-(VNN)     —    Tuổi Trẻ 6-4: Bàng hoàng, phẫn nộ và thất vọng  -(TT)  -Đó là cảm nhận của ông Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó TGĐ VTV về bài trả lời phỏng vấn của Chánh án Tòa án TP Tuy Hòa, khi trả lời báo chí về phiên tòa xử 5 công an dùng nhục hình đánh chết một công dân.    —   Phổ biến Hiến pháp bài bản trên cả nước-(VNN)
Bất chấp   -(TT) -  Đó là những gì còn đọng lại sau phiên tòa xét xử năm công an TP Tuy Hòa (Phú Yên) đánh chết anh Ngô Thanh Kiều. Đúng là phiên tòa này không những bất chấp nỗi đau oan khiên của gia đình nạn nhân thấp cổ bé miệng, mà còn bất chấp cả dư luận, đưa ra phán quyết không phù hợp pháp luật lẫn luân    >>>  Bản án không thuyết phục   >>>  Bàng hoàng, phẫn nộ và thất vọng
Vụ 5 công an dùng nhục hình: Hoan hô ông chánh án!  _(NLĐ)   — Vụ công an dùng nhục hình: ‘Có dấu hiệu tội giết người  -(ĐV)
Ăn cắp đồ đến bán hộ chiếu: Không thể tưởng tượng!  -(TVN)   >>>   Bị cấm cửa, mới giật mình  — Ôi, quốc thể!   -(PLTP)
Hàng trăm phu vàng ùn ùn chạy trốn khỏi mỏ vàng
Xấu hổ cho xứ sở mình!   -(ĐV)
Hàng trăm phu vàng ùn ùn chạy trốn khỏi mỏ vàng  -(TT)  ===>>>
Lo ngại bệnh viện thành ổ dịch sởi  -(TN)    —   Đến hẹn lại… bị động   -(TN) – Kể từ cách đây 1 tháng, các bệnh viện đã không còn được công bố các ca tử vong có liên quan đến sởi như vốn vẫn làm, ai quan tâm xin mời “hỏi Bộ Y tế”. Cũng kể từ đó, không có bất cứ số liệu về ca tử vong do sởi hoặc nghi sởi nào được thông tin nữa.

Đòi bệnh viện bồi thường vì con tử vong bởi nhiễm sởi  -(NLĐ)

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Tham nhũng cũng là ăn cắp!   -(ĐV)    >>>   Nhân viên hàng không ăn cắp, buôn lậu có hệ thống?
Không cách nào chống Trung Quốc bành trướng Biển Đông ngoài pháp luật  -(GDVN)   >>>  “Trung Quốc đang từng bước hoàn thiện chiến lược tác chiến Biển Đông”   >>>   Báo Nhật: Trung Quốc tạm hoãn tuyên bố nhận diện phòng không Biển Đông
Thanh Hóa: Chung cư muốn “chết” cũng …còn lâu mới được  -(GDVN)    >>>   Truyền hình trả tiền: 5 năm tăng giá 360%, chất lượng ngày cảm giảm
Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc gia  - (PLTP)
Nhật: TQ chưa đủ sức kiểm soát vùng trời Biển Đông   -(ĐV)
Quy định đăng ký giữ quốc tịch VN: Nên mở, không nên đóng   -(TP)
Phải tuân thủ luật chơi chung  – (TBKTSG) Vụ lao động Tàu tràn lan.

Báo chí Việt Nam dùng hình ảnh công an đàn áp biểu tình để minh họa cho côn đồ  -(Nguyễn tường Thụy)

Tưởng niệm ba ngày lịch sử  19-1-1974, 17-2-1979, 14-3-1988  -(Diễn đàm) – Cao huy Thuần.
Vĩnh biệt nhà đấu tranh - (Phi Vũ)  >>>  Mùa Quốc Nạn


TNS Ngô Thanh Hải trả lời RFA về cuộc gặp gỡ TT Nguyễn Thanh Sơn  -(EFA)
Lễ tang thầy giáo Đinh Đăng Định   -(RFA)

KINH TẾ
Công ty chứng khoán: Kẻ ngán người thèm  -(VEF)   >>>   Nợ lòng vòng, DN kéo nhau chết chìm
Gạo siêu sạch, gạo thảo dược hút người dùng  -(TT)   —    Giá tăng cao, bán cả chuối non  -(TN)
Nông dân Quảng Ngãi đắng lòng nhìn dưa hấu chín rục ngoài đồng   – (NLĐO)   –   Video: Dưa hấu ế lăn lóc cho trâu ăn, hàng nghìn người dân khốn đốn   -(Infonet)   —   Trâu bò chê dưa hấu, nông dân đổ lệ vì đâu?    -(ĐV)
EVN đã mua bao nhiêu điện từ Trung Quốc?  -(GDVN)   >>>   Ôm “núi” nợ xấu gần 43.000 tỷ đồng, VAMC đang xử lý thế nào?
Nguồn vốn ODA – không phải của cho không   -(ANTĐ)

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Ai giúp chúa Nguyễn xây dựng quân đội? (KT).
- Con thú lạ (VHNA).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Chọn môn thi tốt nghiệp: Sử, ngoại ngữ cùng chung ‘số phận’ (MTG).
- Giáo dục “tự nhiên”: ưu và khuyết (Người đô thị/VHNA).
Làm mới bài học lịch sử  -(TN)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
 Dịch sởi bùng phát do trẻ không được tiêm phòng (PT). Những trào lưu phản cảm của giới trẻ Photo  -(VNN)    >>>   Cốm thơm xanh: Đặc sản Hà Thành bị nhuộm độc   >>>  Tủi nhục người phụ nữ Hà Nội bị bán đến 3 lần   >>>   Mê tình, hàng loạt quý ông ‘sập bẫy’ trong nhà nghỉ   >>>   Bệnh viện chó mèo đặc biệt ở Hà thành Photo
‘Kiều Nữ Hải Dương’ đòi báo Người Ðưa Tin bồi thường $18,000  -(NV)    –   Làm tờ khai xuất khẩu 50 triệu/tờ, nguyên cán bộ Hải quan bị bắt  -(Soha)
Thịt lợn luộc chuyển màu đỏ máu chứa vi khuẩn gây viêm màng não  -(VNN)   —  Dùng di động nhiều dễ bị trục trặc ‘cậu nhỏ’  -(VNN)
Phát hiện thi thể bé gái sơ sinh bị bóp cổ   -(TT)    —  Tuồn điện thoại “xịn” ra khỏi sân bay bằng đường rác thải   -(TT)    —    Truy tìm 1 phụ nữ bắt cóc trẻ em trong bệnh viện  -(TT)   —  Vào bệnh viện nhi, dụ dỗ bé gái   – (NLĐO)
Giao thông hỗn loạn ở phố Tây ba lô  -(TN)   >>>   Học viên cai nghiện cắt cổ tự tử    >>>   Ngộ độc thực phẩm, 1 người tử vong   —   Giết chết hàng xóm vì… cái quần đùi  -(PT)
Bắt một vệ sĩ chuyên… trộm xe!  -(NLĐ)   >>>   Đu quay rơi xuống đất, 6 học sinh nhập viện: Không có gì ghê gớm cả   —  Nhân viên nhà máy xi măng Hoàng Mai bị bắt quả tang đánh bạc  -(NLĐO)-   >>>   Một giám đốc bị truy sát tại bàn nhậu

QUỐC TẾ
Vatican chủ trì hội nghị chống buôn người cùng với Interpol  -(RFI)
Phe Áo Đỏ ủng hộ chính phủ xuống đường biểu tình tại Bangkok, ngày 5/4/2014.
Phe Áo Đỏ xuống đường biểu tình ủng hộ chính phủ  -(VOA)===>>>
Cử tri Afghanistan hoàn tất bỏ phiếu bầu tổng thống mới-(VOA)
Phụ nữ Afghanistan lo lắng đợi kết quả bầu cử tổng thống-(VOA)
Trung Quốc chặn tin tức về biểu tình bạo động ở Quảng Đông-(VOA)
Mỹ trấn an Nhật Bản về các mối quan hệ an ninh -(VOA)
Israel: Hòa đàm Trung Đông đang gặp ‘khủng hoảng’ -(VOA)
Mỹ đánh giá lại vai trò trong hòa đàm Trung Đông-(VOA)
Tàu Trung Quốc nghe tiếng ‘ping’ có thể là của máy bay mất tích -(VOA)    —  Boeing được phép bán một số linh kiện máy bay cho Iran-(VOA)
Đám đông tấn công địa điểm chữa trị Ebola ở Guinea-(VOA)    —  Nghị sĩ California cùng hai chục người bị truy tố  -(NV)
Thủ tướng Nhật khẳng định quan hệ đồng minh với Mỹ   -(TTXVN)    —  Campuchia cảnh cáo Sam Rainsy về hành động khi quân (TTXVN)
Triều Tiên phủ nhận liên quan tới UAV rơi ở Hàn Quốc  -(VNN)
TQ xin hoạt động dưới trướng Australia  -(VNN)    —   Thế giới 24h: Động đất rúng động tây nam TQ  -(VNN)
Vì sao Trung Quốc dửng dưng với khủng hoảng Ukraine?   – (TNO)   >>>  Ukraine tuyên bố phá âm mưu cướp chính quyền ở một tỉnh giáp Nga
Máy bay Malaysia mất tích: Bắt được tín hiệu mới cách nơi nhận tín hiệu đầu 2 km  -(TN)

Mỹ đưa thêm hai tàu chiến trang bị tên lửa Aegis đến Nhật  -(RFI)    —   Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các láng giềng  -(RFI)   —   Mỹ tỏ ý hài lòng về cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan  -(RFI)   —  Mỹ cảnh báo TQ trong tranh chấp chủ quyền với các nước Châu Á  -(RFA)   —   Mỹ điều thêm 2 chiến hạm có trang bị phi đạn phòng thủ đến Nhật  -(VOA)
Afghanistan: gần 60% cử tri đã bỏ phiếu bầu tổng thống  -(RFA)   —    Ông Karzai ca ngợi cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan  -(VOA)    —  Đánh bom xe chở thùng phiếu ở Afghanistan, 3 người thiệt mạng   -(VOA)
Áo Đỏ tiếp tục biểu tình ở ngoại ô Bangkok để ủng hộ Thủ tuớng Thái Lan  -(RFI)  —  Thái Lan: phe áo đỏ biểu tình ngày cuối tại Bangkok  -(RFA)
Bình Nhưỡng : Chiến dịch thử nghiệm tên lửa của Seoul là « trò hề »  -(RFI)    —   Nam Hàn xác nhận máy bay không người lái xuất phát từ Bắc Hàn  -(RFA)   —   Nhật sẽ bắn hạ tất cả những hỏa tiễn xuất phát từ Bắc Hàn -(RFA)
Matxcơva đòi Riga cấp tốc cải thiện tình hình người nói tiếng Nga tại Latvia  -(RFI)
Quân đội Brazil tiến vào ‘bình định’ Rio de Janeiro, chuẩn bị cho World Cup 2014  -(RFI)
Kigali tố cáo Paris tham gia vào vụ thảm sát Rwanda 1994   -(RFI)    —Venezuela : Đọ sức chính quyền – đối lập thêm gay gắt  -(RFI)
Chủ tịch Quốc hội Đài Loan nhượng bộ sinh viên biểu tình  -(RFI)   —  Đài Loan: Chủ tịch QH gặp đại diện sinh viên biểu tình  -(RFA)
Đại sứ quán Mỹ cảnh báo công dân không nên du hành đến Iraq   -(VOA)   —   Cử tri Costa Rica đi bầu tổng thống   -(VOA)
Vụ MH370 : Úc dồn sức tìm kiếm hộp đen sau ba lần nhận được tín hiệu  -(RFI)

Tức nước nhưng chưa thể vỡ bờ

 Lê Diễn Đức

Người dân Đại Từ, Thái Nguyên khoả thân giữ đất - Ảnh: OnTheNet

Trong những ngày cuối tháng 3 đã nổ ra liên tục những cuộc biểu tình của dân chúng phản đối lệnh cưỡng chế thu hồi đai đất của nhà cầm quyền.
Kể từ khi Uỷ ban tỉnh Ninh Thuận cho phép Công ty Quang Thuận khai thác titan đã thường xuyên có các cuộc biểu tình của dân chúng địa phương ở thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, chống lại việc khai thác gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt làm sụt lở mạch nước ngầm, khiến người dân không có nước sạch để sinh hoạt.
Ngày 27 và 28 tháng 3 họ tiếp tục xuống đường. Thái độ thờ ơ và vô trách nhiệm của nhà cầm quyền đã dẫn đến hành động thái quá của dân chúng. Họ tức giận, đập phá nhà của chủ công ty Quang Thuận. Nhà cầm quyền đã điều động công an, cảnh sát cơ động để trấn áp. Dân chúng kháng cự mạnh mẽ. Một số người đã bị bắt, hai thiếu úy cảnh sát bị thương.
Cùng ngày 28 tháng 3 năm 2014, dân chúng tỉnh Đồng Nai dã kéo hàng trăm người về biểu tình ở Sài Gòn phản đối việc thu hồi đất ở Sông Ray.
Ngày 29 tháng 3 tại Hà Tĩnh có khoảng 3.000 người biểu tình chống lại kế hoạch cưỡng chế 180 Ki-ốt của dân ở Hải Phong, thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, vì dân cho rằng quyết định cưỡng chế này là trái phép.
Vũng Áng, huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh là một điểm đặc biệt. Rất nhiều người Trung Quốc đến kinh doanh, lao động bất hợp pháp ở đây, biến nơi này thành những "làng" Trung quốc với đầy ắp các biển hiệu bằng tiếng Hoa. Cuộc xô xát giữa người dân với lực lượng công quyền đã khiến cho Nguyễn Văn Bổng, chủ tịch huyện và hai cảnh sát cơ động và một nhân viên điện lực bị thương.
Ngày 28 tháng 3 tại Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu, Nghệ An cũng đã nổ ra một cuộc biểu tình với quy mô hàng ngàn người, phản đối lệnh cưỡng chế. Ba người bị nhà cầm quyền bắt giữ nhưng được thả ngay sau đó vì sự phản ứng của dân chúng.
Ngày 28 tháng 3 năm 2014, hàng ngàn người dân Đại Từ, Thái Nguyên, biểu tình giữ đất chống lại dự án Núi Pháo, có người đã "khỏa thân" biểu hiện sự phẫn uất, lặp lại trường hợp hai mẹ con bà Phạm Thị Lài trước đây ở Cần Thơ năm 2012.
Cuộc tranh đấu giữ đất của bà con nông dân Dương Nội, Hà Tây diễn ra bền bỉ từ nhiều năm nay. Họ thường xuyên tập hợp lên Hà Nội khiếu kiện và kiên trì bám trụ giữ đất, nhưng không kết quả. Sáng ngày 26 tháng 3, nhận được tin do công an thông báo rằng, hai người dân bị công an bắt giữ đã cắn lưỡi tự tử trong đồn. Đêm 29/3/2014, họ tập trung ở trụ sở công an quận Hà Đông để đòi trả lời về tính mạng của hai người này.
Như vậy vào cùng một thời gian, đã có tới 6 cuộc biểu tình xảy ra từ miền Bắc (Thái Nguyên), miền Trung (Nghệ An, Ninh Thuận) tới miền Nam (Đồng Nai). Một số cuộc biểu tình có quy mô lớn, lên tới hàng ngàn người và đối tượng tham dự không chỉ bao gồm những người có liên quan đến đất đai. Có sự đụng độ với chính quyền và cho thấy thái độ "chùn tay" của nhà cầm quyền trước những lực lượng lớn.
Các cuộc biểu tình đã chỉ ra rằng, mâu thuẫn của người nông dân với nhà cầm quyền đã hết sức sâu rộng, trở thành thái độ đối kháng quyết liệt. Họ đã vượt qua nỗi sợ hãi thuờng trực, sẵn sàng đối đầu để bảo vệ quyền lợi sống còn của mình: đất.
Chính sách "đất là sở hữu của toàn dân" thực chất là thâu tóm quyền chiếm đoạt, thu hồi, ban phát tài nguyên đất vào tay một bộ phận nhỏ cầm quyền. Sự bất công, phi lý và tắc trách trong vấn đề đền bù vá tái định cư của nhà cầm quyền dẫn mức độ đối kháng lên đỉnh điểm. Hàng triệu dân oan khắp ba miền liên tục kêu than, khiếu nại, biểu tình ròng rã hơn hai thập niên nay. Đất đai là phương tiện làm giàu nhanh nhất đối với các nhóm thân hữu, lợi ích gắn bó với nhà cầm quyền bao nhiêu, thì cũng bấy nhiêu bi kịch với người dân.
Chính sách toàn cục ở "trên" đã sai, nhưng bên "dưới", nhà cầm quyền sử dụng một lực lượng công an, an ninh để bảo vệ nó bằng bạo lực, thậm chí côn đồ hoá sự đàn áp. Điều này càng đổ thêm dầu vào ngọn lửa phản kháng, bởi vì lực lượng bảo vệ trật tự trị an đã chấm dứt vai trò của mình, hiện nguyên hình là những tay vô học, tàn ác nhất.
Rất tiếc, các cuộc biểu tình phản kháng đều tự phát, có chút ít tổ chức ở mức cục bộ, gói gọn trong từng địa phương.
Ý thức về việc bất công cao nhưng ý thức chính trị của những người tham gia biểu tình kém. Họ thấu hiểu được sự tham nhũng, cựa quyền, coi dân không ra gì của các quan chức địa phương, nhưng vẫn giương hình Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Giáp ra như những cái bùa hộ mệnh, biểu tượng cho sự minh bạch, liêm khiết. Trong khi đó, ông Hồ và ông Giáp là những người đầu tiên đã dựng xây lên hệ thống chính trị bất nhân này. Nghĩ rằng chế độ cộng sản ngày xưa tốt đẹp, bây giờ mới thoái hoá, biến chất là sai lầm cơ bản. Đảng cộng sản là một, một băng đảng trộm cướp có tổ chức, dối trá và lừa mị để cướp chính quyền, khi quyền lực đã hoàn toàn nằm trong tay mới bộc lộ hết bản chất mà thôi.
Trong không khí ngột ngạt của sự kiểm soát và khủng bố của nhà cầm quyền, rất khó hình thành một tổ chức tập hợp hàng triệu dân oan lại để tranh đấu, nhưng không phải không khả thi. Trước mắt có thể phải bí mật. Trong cuộc tranh đấu giành dân chủ ở các nước Đông Âu, nhà cầm quyền cộng sản cũng cấm đoán, nhưng các tổ chức dân sự vẫn cứ hình thành, hoạt động ngoài vòng pháp luật của chế độ và thu hút đông đảo quần chúng.
Cùng tắc biến, biến tắc thông. Xã hội đã quá ư nhũng loạn, nhiễu nhương, bất bình đẳng, đòi hỏi bức thiết một sự thay đổi. Phải nhóm lên những đống lửa lớn, quy tụ dân oan, công nhân nổi dậy thay đổi số phận của mình. Lực lượng hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người, đồng loạt và đều khắp, sẽ có tiếng nói mạnh mẽ với nhà cầm quyền và sẽ buộc nhà cầm quyền run sợ ra tay đàn áp.
Cuộc vận động thành lập Hiệp hội Dân oan Việt Nam mới chỉ dừng lại ở lời kêu gọi, chưa thực sự tiến tới một mục đích và rất dễ trở nên hữu danh vô thực. Cụ Lê Hiền Đức là trung tâm của sự đoàn kết, cần phải tận dụng thế mạnh này và phải cố gắng hơn nữa, cho đến khi không quá trễ vì cụ đã cao tuổi.
Cộng sản là tổ sư của sự đàn áp và phá hoại. Nếu những cuộc biểu tình co cụm trong các địa phương, nhà cầm quyền sẽ dễ dàng bằng mọi cách, vừa khủng bố vừa mua chuộc dụ dỗ, để ngặn chặn sự lan toả. Vụ Thái Bình năm 1997 là một điển hình. Nhà cầm quyền đã điều động một mực lượng dân sự và quân đội hùng hậu nằm vùng, vừa tuyên truyền mị dân, vừa bí mật bắt giữ và thủ tiêu các đối tượng tích cực.
Sự uất ức, bất bình của dân chúng đã làm tức nước, nhưng chưa đủ áp lực làm vỡ tung bờ. "Lỗ kiến hổng đục toang đê vỡ", như Nguyễn Trãi nói, chính là một tổ chức đúng nghĩa, chặt chẽ, có thể liên kết và phát động thành một cao trào phản kháng.
© Lê Diễn Đức - RFA Blog

Đặc khu kinh tế Phú Quốc: Những tin vui dồn dập bất thường

Có những 3 cái “bất thường” xảy ra chỉ trong 2 tuần qua quanh thông tin về “Đặc khu kinh tế Phú Quốc” trong tương lai.
Hai tuần trước, hay tin Thủ tướng làm việc với Ban kinh tế trung ương, thấy là lạ, có cái gì đó … lấn cấn.

Ban kinh tế trung ương là một ban của đảng, vậy Thủ tướng làm việc không rõ trong vai trò là thủ tướng, tức là không thể như “thượng cấp” của ban này được, hay vai trò ủy viên Bộ chính trị xuống chỉ đạo?
Đọc kỹ cả một bài báo dài, chi tiết trên Báo điện tử của Chính phủ thì có những câu sau:
“Về thực hiện kế hoạch công tác năm 2014 và những năm tới, Ban Kinh tế Trung ương xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với một số nhiệm vụ trọng tâm …”
Thế nhưng, khi phát biểu, Thủ tướng đã tỏ ra rất … chuẩn, không có “chỉ đạo” gì cả (vì thủ tướng đâu phải là cấp trên của Ban này?), mà toàn là “cho rằng”, “mong muốn”, “đề nghị”, “nêu rõ”, “nêu quan điểm”, “nhấn mạnh”.  Và đặc biệt là Thủ tướng cũng chỉ đề cập tới việc của Ban này là bám sát “Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương”, “kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương”. Còn với Chính phủ thì rất khiêm tốn, chỉ “hết sức ủng hộ, chủ động phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương trong thực hiện nhiệm vụ”.
Nên cái “bất thường” ở đây là mặc dù Thủ tướng rất chuẩn, giữ nguyên tắc chỉ “phối hợp” như vậy (nếu cái “chuẩn” đây chỉ là do phóng viên viết bài hay biên tập viên của báo thì cũng là tốt rồi), nhưng về phía Ban kinh tế lại đi … xa hơn, tích cực “xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ” (rõ là bên Đảng khó có thể thắc mắc gì, khi chính một vị lãnh đạo của mình chơi kiểu “xé rào” như vậy, “xin chỉ đạo” bên chính quyền).
Cái “bất thường” thứ hai, xảy ra sau đó đúng 10 ngày, có vẻ chưa liên quan tới “bất thường” trên mấy, nhưng nó sẽ được “giải mã” ở “bất thường” thứ ba. Đó là thông tin “kỳ họp bất thường lần thứ 11, bầu ông Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang” của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang, ngay sau khi ông Nghị được “luân chuyển” tới để nhận chiếc ghế Phó bí thư Tỉnh ủy.
“Bất thường” thứ ba, tiếp sau “bất thường” thứ hai đúng 5 ngày, chính là “thông tin từ UBND tỉnh Kiên Giang cho biết Ban Kinh tế T.Ư vừa đề nghị tỉnh Kiên Giang bổ sung, hoàn thiện đề án thành lập đặc khu kinh tế Phú Quốc trực thuộc tỉnh, trình Ban Cán sự Đảng, Chính phủ để Bộ Chính trị sớm cho chủ trương thành lập” trên báo Thanh niên sáng nay
Nói nó “bất thường” bởi nhiều lẽ. Thứ nhất, đây có lẽ là một “chỉ đạo” sát sao đến bất thường đầu tiên của một Ban của đảng còn “non trẻ” sau khi tái lập. Thứ hai, nó cho thấy tiến trình tái hiện “giấc mơ” đặc khu kinh tế quá nhanh. Nhiều năm trước đã làm, rồi thất bại, chẳng thấy tổng kết xem vì sao, tốn kém đến đâu, giờ làm lại quá mau lẹ, thật là … bất thường. Nó còn mau lẹ tới độ chỉ mới 10 ngày trước, tức 5 ngày sau khi Thủ tướng làm việc với Ban kinh tế trung ương, cơ quan này đã tổ chức một cuộc Hội thảo “bàn cách chọn đặc khu kinh tế“, diễn ra ở Vân Đồn, một trong 3 nơi định chọn lựa. Thứ ba, là không hiểu sao, Phú Quốc lại nhanh chóng được “chọn” trước để Ban này chỉ đạo thực hiện, chỉ sau cuộc hội thảo có 5 ngày. Và thứ tư, chính là nó đã “giải mã” cho 2 cái “bất thường” ở trên. 
Tất nhiên, tất cả cái “bất thường” đó sẽ trở nên … bình thường, nếu như được giải thích, làm rõ ông Nguyễn Thanh Nghị là ai.
Càng bình thường hơn nếu như ai đó nhớ lại bản Thông điệp đầu năm của Thủ tướng và am hiểu … trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” trên Truyền hình Hà Nội. Bởi vì trong “thông điệp” có nhấn mạnh nhiều lần hai chữ “thể chế“, chính là … “Đặc khu kinh tế“, phải được tái lập thật nhanh (?).

Ðối phó với Trung Cộng


Ngô Nhân Dụng
Sau biến cố Nga chiếm Crimea và đe dọa Ukraine, nhiều người đã chỉ trích chính phủ Mỹ bỏ rơi Châu Âu từ năm 2003 vì các nước ở đó chống chiến tranh Iraq. Hơn mười năm qua Mỹ đã phó mặc số phận của các nước nằm sát biên giới Nga cho các nước Châu Âu lo lấy. Nhưng ai cũng biết Nga là một đế quốc đang xuống, mà các nước châu Âu đủ mạnh để tự vệ. Trong khi đó thì mối đe dọa của nước Trung Hoa cộng sản đang lớn mạnh đối với vùng Á Ðông ngày càng tăng lên, mà các nước trong vùng này thì không đồng lòng trong một chiến lược chung để đối phó với chương trình bành trướng của Trung Cộng.
Các nước Á Ðông quan tâm đến biến cố Crimea, vì lo rằng chính quyền cộng sản Trung Hoa sẽ bắt chước ông Vladimir Putin. Ông Tập Cận Bình cũng như các lãnh tụ cộng sản Trung Hoa, từ thời Mao Trạch Ðông, vẫn nuôi giấc mộng làm bá chủ cả vùng Ðông Á; như các lãnh tụ điện Kremlin nuôi giấc mộng tái lập đế quốc của các Nga hoàng. Ðài Loan đã nhập vào Trung Quốc từ cuối thế kỷ đời Nhà Thanh, cũng giống như Crimea được các Nga hoàng chiếu cố; Bắc Kinh vẫn coi Ðài Loan là một tỉnh trong nước Trung Hoa. Nếu cần, họ cũng có thể nói Việt Nam vốn thuộc lãnh thổ Trung Quốc suốt mười thế kỷ, từ thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, sau khi quân nhà Hán chiếm đóng và cai trị!

Ngày Thứ Năm vừa qua, trước ủy ban đối ngoại của thượng viện Mỹ, ông Danny Russel, phụ tá bộ trưởng ngoại giao phụ trách vùng Á Ðông đã nói đúng những gì mà nhiều người đang muốn nghe. Ông nói rằng những biện pháp trừng phạt Nga sau vụ Crimea cũng là lời cảnh cáo Trung Cộng không nên nghĩ đến việc bắt chước hành động của ông Putin ở Crimea. Ông Russel nhấn mạnh rằng chính phủ Mỹ vẫn cam kết thi hành những hiệp ước phòng thủ với các đồng minh như Nhật Bản, Nam Hàn và Philippines.

Ông Russel không nhắc đến Ðài Loan. Từ năm 1979, chính phủ Mỹ trên nguyên tắc không coi Ðài Loan là một “quốc gia” nữa. Họ vẫn có bổn phận bảo vệ Ðài Loan, nhưng không vì một hiệp ước nào giữa hai bên, mà chỉ vì bị ràng buộc bởi một đạo luật được Quốc Hội thông qua sau khi Mỹ quyết định công nhận Trung Cộng. Nhưng Ðài Loan khó biến thành Crimea. Dân chúng xứ này sẽ không bao giờ bỏ phiếu đòi nhập vào Trung Quốc. Ông cũng không nhắc đến Việt Nam, Malaysia, Indonesia, không nước nào có hiệp ước phòng thủ với Mỹ.

Vùng Biển Ðông của nước ta có thể sẽ thành nơi tranh hùng trong thế kỷ 21; tất cả đều lo lắng về ý đồ bành trướng của Trung Cộng tại Ðông Nam Á trong khi Mỹ sẽ tìm cách giúp các nước Ðông Nam Á ngăn chặn. Nhưng chính phủ Mỹ vẫn giữ lập trường “trung lập” không muốn góp ý kiến về vấn đề chủ quyền trên các quần đảo trong vùng này; chỉ muốn các nước giữ nguyên tình trạng hiện có, và giải quyết các xung đột theo luật pháp một cách hòa bình. Nhưng Trung Cộng không quan tâm đến luật pháp quốc tế; họ tiếp tục đóng vai “mèo vờn chuột” mà các nước Ðông Nam Á đóng vai các con chuột. Những lời tuyên bố của ông Russel cho thấy chính phủ Mỹ muốn cảnh cáo Bắc Kinh để chứng tỏ họ không hoàn toàn đóng vai khách bàng quan; trước khi ông Obama qua miền Ðông Châu Á. Thái độ cứng rắn tăng lên sau khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập một vùng kiểm soát không phận (ADIZ) ở phía Bắc Thái Bình Dương, bao gồm cả các quần đảo thuộc Nhật Bản và Nam Hàn.

Ngay sau đó, Washington đã cảnh cáo Bắc Kinh không nên có hành động tương tự trong vùng biển phía Nam.

Trong hai tuần nữa Tổng Thống Barack Obama sẽ đi thăm bốn nước Á Ðông: Nhật Bản, Nam Hàn, Malaysia và Philippines. Ông sẽ phải xác nhận lại, là chính sách “chuyển trục” về châu Á, Thái Bình Dương không thay đổi. Thủy quân lục chiến Mỹ mới vừa tập trận chung với thủy quân lục chiến Nam Hàn ở vùng biển phía Ðông Nam nước này. Cuộc diễn tập mang tên Song Long (Sang Yong trong tiếng Ðại Hàn) là cuộc tập trận lớn nhất của hai nước từ trước đến nay, đông gấp đôi cuộc tập trận năm ngoái; với 3,000 quân Hàn Quốc,10,000 quân Mỹ trong đó ba phần tư từ Okinawa tới, phần còn lại từ San Diego, California. Cuộc tập trận “đổ bộ” này lấy đề tài là tái chiếm một miền đất Nam Hàn đã bị “địch quân” chiếm, không nói là từ nước nào. Theo chương trình của bộ quốc phòng Mỹ, đến năm 2017 số thủy quân lục chiến trong vùng Á Châu, Thái Bình Dương từ 19,000 sẽ tăng lên thành 22,000. Mỹ cũng tăng số lần tập trận cùng với quân Úc và quân Nhật; hai nước đang tăng thêm số lượng quân đổ bộ. Hiện nay lực lượng thủy quân lục chiến của Trung Quốc có 10,000 người và đang làm thêm nhiều tàu đổ bộ.

Ngày Thứ Sáu, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở Berlin, cũng có ý đáp lại các lời lẽ của ông Russel, nói rằng chính phủ ông sẽ không gây ra một xáo trộn nào trong vùng “Nam Hải,” tức vùng Biển Ðông của nước ta. Nhưng cả thế giới đều biết câu “đừng nghe những gì Trung Cộng nói, mà hãy nhìn kỹ những gì họ làm.”
Ngoài việc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Cộng còn liên tiếp gây sự với Philippines. Chính phủ Philippines cho thấy nếu mèo vờn chuột được thì chuột cũng có thể chọc mèo. Chủ Nhật vừa rồi, Manila đưa vấn đề tranh chấp các hòn đảo vùng Ðông Nam Á ra trước tòa án thế giới ở Den Haag (The Hague, Hòa Lan.) Lập tức Bắc Kinh tuyên bố sẽ không tham dự phiên tòa xử, và không quan tâm đến quyết định của tòa án này. Trong tuần qua, một cuộc chơi mèo vờn chuột diễn ra ở ngoài biển Philippines tại mỏm đá là hòn đảo Second Thomas Shoal, nơi Trung Cộng đang đòi chiếm. Chính phủ Phi đã đánh chìm một chiếc tàu cũ ở đây từ năm 1999 để chứng tỏ đây là đất nước họ. Trên tàu có tám anh lính đồn trú, ba tháng lại đổi phiên. Từ ngày 9 Tháng Ba, tàu chiến Trung Cộng đã tới bao vây, ngăn không cho tiếp tế tám anh lính này; người Phi phải thả dù xuống cho họ. Nhưng Chủ Nhật vừa rồi, một nhóm hải quân Phi mặc thường phục đã lái một chiếc ca nô vượt qua hàng rào phong tỏa của hải quân Trung Cộng, đem đồ tiếp tế đến cho đồng đội. Tàu chiến Trung Cộng đuổi theo, ra lệnh ngừng, nhưng chiếc thuyền nhỏ đi vào vùng nước nông khiến chiến hạm của Trung Cộng phải đứng ngoài nhìn theo. Trong thời gian đó, có máy bay của Philippines, của Trung Cộng và cả của Mỹ bay trên không theo dõi cuộc đuổi bắt. Dân chúng Philippines coi đây là một cuộc chơi mèo vờn chuột mà hải quân Phi đóng vai mèo.

Năm 2012, Bắc Kinh đã làm áp lực với chính phủ Philippines bằng cách ngăn không cho nhập cảng chuối nước này, lấy cớ chuối thiếu vệ sinh. Nhưng sau cùng họ cũng chịu nhường, để người Trung Hoa được ăn chuối Phi trở lại. Những đòn qua lại giữa các nước đang tranh chấp trong vùng biển Ðông Nam Á sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm tới. Tháng trước, Trung Cộng đã gây trở ngại ở biên giới Hoa Việt, khiến hàng chục xe hàng chở dưa hấu của thương gia Việt Nam không qua được biên giới, bao nhiêu nhà buôn mất hết vốn liếng. Tuần này, chính quyền Ðà Nẵng ở Việt Nam đã ra lệnh bỏ hết các bảng hiệu viết toàn chữ Hán trong thành phố, cả những bảng hiệu viết chữa Hán lớn hơn chữ Việt. Ghép hai sự kiện lại, có thể thấy giống như những đòn trả đũa với nhau giữa hai nước đang có tranh chấp.

Các nước Ðông Nam Á sẽ còn phải trả đòn lại Trung Cộng trong thời gian tới. Một cách quang minh chính đại nhất là đưa tất cả các vấn đề tranh cãi ra tòa án quốc tế, để được trọng tài xét xử. Một giải pháp tốt cho cả vùng Ðông Nam Á là các nước giữ nguyên trạng, như chính phủ Mỹ đề nghị, trong khi cùng khai thác các tài nguyên trong vùng biển này, chia nhau theo tình trạng đang có. Nhưng chính quyền Trung Cộng không chấp nhận giải pháp này, vì họ không thể bỏ được tham vọng đế quốc, muốn một mình ăn cả! Trong khi chính quyền Bắc Kinh không chấp nhận cuộc chơi quang minh chính đại, thì tất cả các nước cũng phải sẵn sàng dùng các thủ đoạn mà người Trung Hoa có thể hiểu được.

Làm như thế nào thì người Trung Hoa có thể hiểu được? Chúng ta có thể rút kinh nghiệm từ một viên tướng thời Pháp thuộc, Joseph Galliéni.

Khi còn đeo lon đại tá, Galliéni chỉ huy cả vùng biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng ở nước ta, từ năm 1892 đến 1896. Ông ta luôn phải đi tiễu trừ những đoàn “thổ phỉ” bên Tàu sang cướp bóc dân Việt. Những toán thổ phỉ này phần lớn là lính đi ăn cướp. Một hôm, Galliéni sang bên kia biên giới, gặp viên tướng nhà Thanh, yêu cầu ngăn cấm không cho lính sang “An Nam” ăn cướp. Viên tướng Tàu đáp: “Tôi rất ân hận, và xin ông tha lỗi. Nhưng lính của tôi chúng nó vô kỷ luật, không thể nào ngăn cấm được! Nếu ông bắt được đứa nào, tôi xin ông, cứ việc bắn. Bắn, không cần đem ra xử làm gì!”

Tất nhiên, khó bắt được thổ phỉ, mà nếu có người bị bắt thì cũng bắn rồi. Sau đó, Galliéni đã đổi cách đối phó. Ông ta cho quân “Lê Dương” lên đồn trú ở sát biên giới. Những người lính ngoại quốc trong quân đội Pháp này được lệnh lâu lâu sang cướp phá mấy làng bên kia biên giới. Cho đến lúc viên tướng nhà Thanh phải sang than phiền với Galliéni. Ông đại tá Pháp bèn trả lời: “Tôi rất ân hận, tôi xin ông tha lỗi. Nhưng lính của tôi toàn người ngoại quốc không phải người Pháp, chúng nó vô kỷ luật, không thể nào ngăn cấm được! Nếu ông bắt được đứa nào, tôi xin ông, cứ việc bắn. Bắn, không cần đem ra xử làm gì!” Viên tướng Tàu khen ngợi Galliéni: Ông đáng lẽ phải là người Tàu mới phải! [Theo sách Extrême Orient của Claude Farrère, in năm 1934, được kể lại trong cuốn Lịch Sử Binh Ðoàn Lê Dương, của Douglas Porch, 1991, trang 243].

Joseph Galliéni đã hành động theo cách mà người Trung Hoa có thể hiểu được.