Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Tại sao pha một gói G7 thì thơm lừng cả nhà thơm hơn rất nhiều một phin cafe sạch hay một ấm Espresso

Tại sao cứ ra hàng làm một hớp cafe thì lại say say đơ đơ mà ở nhà làm cả một phin hay làm một ấm espresso suất cho 3 người chỉ thấy khỏe khoắn hơn? Say cafe hay say hóa chất. Bạn sẽ hiểu sau khi đọc bài này.
Mình thì cứ hạt rang tự xay rồi tự pha thoai.

CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN : Một Ngõ Cụt Dối Trá.
Cách đây ít lâu, tôi tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó thể hiện rằng người Việt Nam rất tự hào là có một ly cà phê “đậm, đắng, đặc quẹo mà người nước ngoài không uống được”.
2011-06-03.10.39.20-trung-nguyen
Thế nhưng, họ không biết rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá.
Để mở đầu, tôi có thể nói sơ lược như sau: về nguyên thuỷ thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá . Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp.
Và thế là các nhà sản xuất tìm đủ mọi cách để tăng đắng và tăng mùi hương.
Nhưng cuối cùng, Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả.
Song song đó, TN đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như không có mặt của một chất cầm hương, đó là gelatin. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu – bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên TN đã sử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương.
Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives.
Thế nhưng, những điều đó của riêng Trung Nguyên thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê TN được coi là tiêu chuẩn, thì tất cả các cơ sở sản xuất cà phê khác đều noi theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được.
Và như thế, không ngoa khi nói rằng, TN đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá.
P/S: Nếu bạn không tin, cứ dùng phin pha một ly cà phê TN bằng nước lạnh, rồi nếm thử cà phê nước ấy xem có vị gì.
Ký ninh từ lâu đã được sử dụng làm tác nhân gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được sử dụng trong cà phê TN nói riêng và TẤT CẢ CƠ SỞ cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin.
Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm chức năng nghe và nhiều triệu chứng mang tính cơ hội khác.
Còn chuyện bạn hỏi về “tại sao không có ai lên tiếng” – well, Chi cục Y tế dự phòng Đaklak biết rõ mọi chuyện n ày – nhưng ở Việt Nam nói chung trong mọi vấn đề đều rất khó lên tiếng, và luôn luôn có một kênh nào đó để “bịt”. Cho nên, điều nhỏ nhất mà tôi nghĩ có thể làm được là tự mình không uống cà phê, và khuyến khích những người mình biết không uống cà phê.
Tôi chỉ nói những gì tôi chắc chắn hiểu rõ. Tôi không có ý vơ đũa cả nắm. Và cũng hy vọng các bạn không nghĩ thế .
Nhưng về sự giả dối trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút.
So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml.
img-compare3
Và chính nước đá mới là nguồn gốc của mọi tai hoạ.
Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ sánh để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá.
Cho nên, trước Trung Nguyên từ lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.
Cách chế biến truyền thống như sau:Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang.
Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ.
Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu thành caramel.
Trung Nguyên chỉ là nhà sản xuất đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất, và biến nó thành chuẩn mực “cà phê ngon” mà thôi.
Điều đáng nói nhất là khi nó đã thành chuẩn mực, thì sự giả dối nghiễm nhiên lộng giả thành chân.
Về phía các cơ sở sản xuất, thì họ nghĩ – khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà phê – độ đắng, mùi hương, độ sánh – đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng cà phê thật làm gì?
Về phía người uống, khi đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê ngon thực sự. Và tôi tin chắc rằng, nếu được uống một ly cà phê Blue Mountains hay Hawaii Kona, họ sẽ chửi thề.
Và thế là người Việt, đa phần, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ ca` phê ” có văn hoá đặc biệt nhất “.
Đến đây chính là một ngõ cụt – Ngõ cụt dối trá.
Câu hỏi cuối cùng – chính xác ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đó? Sự dễ dãi của người uống? Sự xu thời của Trung Nguyên? Hay là trình độ quản lý chất lượng thực phẩm của Nhà nước ?
P/S: Một điểm cuối cùng, bạn uống ly cà phê Việt, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê như bạn vẫn nghĩ.
Nguồn: Facebook Miên Du Ðàlạt Nguyen

“Tín giả, giao hữu chi bản” và công thức 4 + 6 = 209

Xuân Dương
 
(GDVN) - Người Việt đã dùng “lễ” đón ông Tập Cận Bình, thế nhưng hành động của ông ở Singapore đã khiến người Việt mất đi “Tín giả, giao hữu chi bản” với ông rồi. 


Trước và sau chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc luôn có một giọng điệu quen thuộc, tuyên bố tại Mỹ: “Quần đảo Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại đến nay, chúng tôi có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý để chứng minh điều đó”.

Tại Anh Quốc trong bài trả lời phỏng vấn viết sẵn gửi cho hãng tin Reuters trước chuyến thăm, ông Tập nói: "Chủ quyền các đảo ở Biển Đông có từ cổ đại, do tổ tông để lại". Còn tại Singapore ông Tập nói “các đảo ở Biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại”. [1]
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: TTXVN)
Báo News Week dẫn lời một quan chức Trung Quốc giấu tên nói "còn 209 thực thể đất đai ở Biển Đông vẫn "còn trống" và chúng tôi có thể chiếm tất cả chúng. Chúng tôi có thể chiếm lấy chúng trong vòng 18 tháng?".[2]

Phát biểu tại Quốc hội Việt Nam, ông Tập nói đến “Lễ chi dụng, hòa vi quý” (trong phép đối xử thì lấy lễ nghĩa, hòa thuận, qúy trọng  nhau làm đầu); “Tín giả, giao hữu chi bản” (lòng tin là cái gốc để xây dựng tình bạn).

Nhận xét phát biểu của ông Tập, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng: “Có một câu mà ông ấy nhắc đến là chúng ta có vận mệnh chung. Tôi không nghĩ vậy. Tôi nghĩ nhân loại có vận mệnh chung chứ quốc gia thì không. Mỗi quốc gia có vận mệnh của mình và làm chủ điều đó”. [3]

Đọc kỹ toàn văn bài phát biểu của ông Tập mà truyền thông quốc tế đăng tải còn thấy rất nhiều cái “chung” mà ông Tập lồng ghép vào như “một khối chung, chung sinh mạng, chung mục tiêu,…”.

Mong muốn cuối cùng của ông Tập là Việt Nam và Trung Quốc “tránh việc quan hệ song phương giữa hai nước đi lệch khỏi quỹ đạo”.

Phải chăng cái “quỹ đạo” mà ông Tập muốn là Việt Nam cần đi theo Trung Quốc, đồng thời công nhận “chủ quyền lịch sử của Trung Quốc với toàn bộ vùng nước nằm trong đường “lưỡi bò” mà họ vẽ bừa ra năm 1949?

Đến thăm Việt Nam, ông Tập không dùng giọng điệu như đã nói tại Mỹ và Anh.
Ông đã khôn khéo lờ đi những gì mà người dân Việt muốn biết về “tình huynh đệ” mà ông đề cập.
Rõ ràng là ông Tập không vì “4 tốt” hay “16 chữ” mà bỏ qua cái gọi là “lợi ích cốt lõi” mà ông nhận là do “tổ tông” ông để lại.

Với người Việt, lãnh đạo Trung Quốc nói gì không quan trọng, quan trọng là họ làm gì. Nói họ “làm gì” là nói giới lãnh đạo sẽ chỉ thị cho máy bay, tàu chiến, tàu ngầm và các loại tàu binh trá hình tàu cá ngày đêm trên Biển Đông thực sự vì mục đích gì? Nên hiểu như thế nào?

Đó có phải là để tiếp tục cướp tài sản và đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa hay tiếp tục hút cát phá hoại môi sinh ở Trường Sa để làm cho “tổ tông” rạng rỡ vì đã có công “mở mang bờ cõi” đến gần sát bờ biển Việt Nam, Mã Lai và mấy nước Đông Nam Á khác?

Với cách nói của vị quan chức giấu tên người Trung Quốc, có thể các quân sư đã chuẩn bị sẵn cho ông Tập cái công thức toán học 4 + 6 = 209.
Nghĩa là vì đại cục, vì tình hảo hảo giữa hai bên, để chống sự “bành trướng, can thiệp” của Mỹ, Nhật, Ấn, Úc… Việt Nam và các nước ven Biển Đông nên để cho Trung Quốc chiếm nốt 209 thực thể còn lại.
Nếu được như thế thì “con đường tơ lụa” sẽ thông thương, hàng hóa dùng vài ngày là hỏng, hoa quả, thực phẩm nhiễm độc sẽ được cung cấp thường xuyên, liên tục đến tận các hang cùng ngõ hẻm mỗi quốc gia!

Con cháu Tôn Tử vốn là bậc thầy về binh pháp, trong đó hai chiêu “Tiên lễ hậu binh” và “Bất chiến tự nhiên thành” luôn được vận dụng triệt để.

Truyền thông quốc tế không thể không đặt câu hỏi, vì sao ngay khi rời khỏi Việt Nam, ông Tập Cận Bình chọn Singapore để lặp lại câu nói về chủ quyền các đảo, đá trên Biển Đông? Có nhiều đáp án cho câu hỏi này.

Tình hình nội bộ Trung Quốc

Chiến dịch mà ông Tập Cận Bình phát động “đả hổ, đập ruồi, săn cáo” với mục đích công khai là làm trong sạch Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhưng không khó để nhận thấy mục đích thật sự tiềm ẩn bên trong.

Sau khi thành công trong việc xử lý 2 cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương là Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, ông Tập Cận Bình đã thông qua Nhân dân Nhật báo đã "cảnh cáo" các vị tiền bối "không can thiệp vào chính trị khi đã về hưu".

Dư luận quốc tế còn đồn đại về âm mưu đảo chính đối với ông Tập Cận Bình, tuy chỉ là lời đồn thổi song chính bản thân việc đồn thổi đó cho thấy ông còn quá nhiều việc phải bận tâm ngay trên chính đất nước ông và việc sử dụng chiêu bài “Biển Đông” chính là cách hướng dư luận trong nước ra bên ngoài.

Trung Quốc tiếp tục kiên trì yêu sách bành trướng “có từ thời cổ đại”

(GDVN) - Không thể nghi ngờ về yêu sách bành trướng "đường lưỡi bò", vấn đề còn lại là tìm mọi cách chặn đứng tham vọng và các hành động, thủ đoạn áp đặt yêu sách đó.

Việc giới nhà giàu Trung Quốc tìm cách kéo nhau ra nước ngoài sinh sống hoặc chuyển tiền ra nước ngoài cho thấy tâm trạng bất an của tầng lớp giàu có tại quốc gia này.

JPMorgan ước tính trong khoảng thời gian từ quý 3/2014 tới quý 2/2015, khoảng 235 tỷ USD “tiền nóng” của Trung Quốc đã “chảy” ra nước ngoài.
Sự bất an không phải chỉ xuất phát từ tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút và thị trường chứng khoán lao dốc mà còn là sự lo ngại những bất ổn chính trị có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Nhiều thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đã thành công trong việc nhồi nhét tư tưởng đại Hán, bành trướng cho người dân nước này.

Liệu nó có khiến cho người Trung Quốc quên đi những thảm họa đang hàng ngày đe dọa cuộc sống của họ như nạn tham nhũng, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tấn công khủng bố xảy ra ở nhiều nơi (Tân Cương, Quảng Châu… )?

Tạo dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo đầy quyền lực không chỉ của Trung Quốc mà còn của  thế giới thông qua các hành động và tuyên bố bất chấp luật pháp quốc tế về chủ quyền trên Biển Đông có thể đáp ứng tư tưởng dân tộc cực đoan của không ít người Trung Quốc nhưng nó là con dao hai lưỡi vì nhân loại ngày nay luôn cảnh giác, chơi dao sẽ có lúc bị đứt tay.

Dư luận quốc tế

Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) vừa ra phán quyết rằng, PCA có quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về chính sách bành trướng ở Biển Đông.

Đây là một thất bại ngoại giao đáng kể của Trung Quốc kể từ khi ông Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Dù Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố không công nhận kết quả phiên xử thì tính pháp lý các kết luận mà PCA đưa ra vẫn được quốc tế công nhận.

Đó là một khích lệ cho Việt Nam trong trường hợp cần vận dụng công cụ luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đang bị Trung Quốc xâm chiếm và đe dọa xâm chiếm tiếp trên Biển Đông.

Bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Quốc hội Việt Nam

(GDVN) - Sáng 6/11, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIII.
Nhiều nước trước đây im lặng để giữ quan hệ kinh tế với Trung Quốc như Malaysia nay đã lên tiếng phản đối Trung Quốc.
Tư lệnh Lực lượng vũ trang Malaysia, Zulkefli Mohd Zin bất ngờ lên án hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên các bãi đá ở Biển Đông là “sự khiêu khích phi pháp không thể chấp nhận”.

Mỹ đã phản đối đòi hỏi chủ quyền vô lý, phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông bằng cách cho tàu chiến tuần tra trong phạm vi 12 hải lý các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp tại Biển Đông ngày 27/10/2015…

Dù vẫn ngang ngạnh bất chấp công luận song những người lãnh đạo Bắc Kinh không thể không nhận thấy sự cô lập của mình.
Củ cà rốt mà Bắc Kinh đưa ra qua các hợp đồng kinh tế không làm cho các nước bớt nghi ngại về sự bành trướng và tham vọng thống trị thế giới của giới cầm quyền Trung Nam Hải.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng cùng 8 đối tác khu vực (AMD+) không ra được tuyên bố chung cho thấy không phải là Trung Quốc thành công trong việc chia rẽ ASEAN mà là sự bất đồng quan điểm đã trở nên trầm trọng.

Nhiều nước tuy nhận rõ bản chất cố hữu của giới cầm quyền Trung Quốc nhưng vì lợi ích kinh tế buộc họ phải nhắm mắt làm ngơ nhưng nhân loại không thể không cảnh giác.

Chủ nghĩa bành trướng và tư tưởng dân tộc cực đoan chính là mầm họa mà nhân loại đang phải đối mặt khi bước sang thiên niên kỷ mới.

Quan hệ Việt - Trung

Trước khi ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam, quân đội Trung Quốc liên tục diễn tập thực binh trên Biển Đông.
Người ta còn úp mở chuyện các máy bay tham gia diễn tập mang tên lửa cất cánh từ đường băng sân bay quân sự ở Hoàng Sa
Đây là gì nếu không phải là một cách diễu võ giương oai trợ lực cho chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc, một cách gây sức ép với các đối tác mà họ luôn muốn nắm trong vòng tay của mình?

Việt Nam đã đáp lễ Trung Quốc, chúng ta đã dành cho ông Tập Cận Bình nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia, có thiếu nhi mang cờ hoa và hai mươi mốt loạt đại bác, có chiêu đãi và đội quân danh dự…

Vấn đề là trong trái tim, mỗi người Việt luôn trân trọng câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phóng viên quốc tế khi thăm làm việc tại Philippines từ 21-22/5/2014:
Việt Nam sẽ không sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết căng thẳng trên biển Đông hiện nay; song, Việt Nam cũng không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng để  nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. [3]

Muốn bạn bè quý mến thì đừng tham lam, muốn người khác tin tưởng mình thì đừng dối trá, muốn kết bạn thì đừng ăn cướp của bạn, muốn làm người vĩ đại thì đừng nhỏ nhen, muốn nâng tầm dân tộc mình thì đừng giẫm lên vai dân tộc khác.

Đến Việt Nam đừng nói dối hay đánh trống lảng. Đến Việt Nam đừng hứa hẹn bằng những lời hoa mỹ. Đến Việt Nam đừng nghĩ rằng đó là quốc gia nhược tiểu. Đến Việt Nam đừng cho rằng thời thế ngày nay vẫn như những năm 70 của thế kỷ trước.

Điều quan trọng cần phải hiểu là niềm tin phải mất nhiều năm tháng, phải qua nhiều thế hệ mới tạo dựng được nhưng chỉ cần một hành động xâm phạm thì điều đó sẽ biến mất, cho dù nó không mất hoàn toàn thì cũng không còn như trước.

Sử dụng chiêu cũ “tiên lễ hậu binh”, ở Việt Nam, ông Tập nói về đại cục và hữu nghị, ông còn đọc thơ Hồ Chủ Tịch, ký kết các hiệp định về đào tạo cán bộ, ngay sau đó ông tái khẳng định các đảo, đá trên Biển Đông là của Trung Quốc, phải chăng sau “lễ” sẽ là “binh”?  

Với lời tuyên bố của ông Tập tại Singapore chỉ một ngày sau khi rời Việt Nam, chúng ta không thể không chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất khi mà Trung Quốc đang lăm le xâm chiếm 209 thực thể còn lại trên Biển Đông.

Một văn bản khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế cần phải được chuẩn bị thật hoàn chỉnh, một chiến dịch tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam với bạn bè quốc tế cần phải tiến hành ngay thay vì dành tiền xây trụ sở cơ quan hay tượng đài hoành tráng.

Người viết rất mong muốn Nhà nước có quyết định xây dựng lực lượng tự vệ biển, hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ sắt để có thể chống lại những tàu cá trá hình Trung Quốc mà tạp chí DefenseNew gọi là China’s "Little Blue Men" (dân quân áo xanh).

Như lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói, người Việt không ai tin vào “một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” mà lơ là cảnh giác, càng không thể tin rằng những lời hữu nghị của ông Tập sẽ mang lại hòa bình cho ASEAN nói riêng và thế giới nói chung.

Người Việt đã dùng “lễ” đón ông Tập Cận Bình, thế nhưng hành động của ông ở Singapore đã khiến người Việt mất đi “Tín giả, giao hữu chi bản” với ông rồi.
Tài liệu tham khảo:
 [1] http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Thien-chi-chot-luoi-dau-moi-post163188.gd
[2] http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Trung-Quoc-se-danh-chiem-not-209-thuc-the-chua-nuoc-nao-chot-giu-o-Bien-Dong-post162428.gd
[3] http://vneconomy.vn/thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-nhan-xet-phat-bieu-cua-ong-tap-can-binh-20151106062232843.htm
[4] http://laodong.com.vn/chinh-tri/thu-tuong-nguyen-tan-dung-khong-danh-doi-chu-quyen-lay-thu-huu-nghi-vien-vong-202740.bld
Xuân Dương

“Bệnh đồng phục” đang tàn phá xã hội Việt Nam

Ngọc Quang
 
(GDVN) - GS.Nguyễn Minh Thuyết: “Chúng ta không thể nào bắt ép Trần Đăng Khoa phải giỏi Toán như Ngô Bảo Châu, không thể bắt Ngô Bảo Châu giỏi thơ như Trần Đăng Khoa".

Nhiều người chỉ nói lấy được
“Bệnh đồng phục” không có trong thuật ngữ y học, nó không giống với bệnh ung thư, HIV… nhưng mức độ nguy hiểm lại đứng đầu trong tất cả các “bệnh”. Vì nó ẩn sâu trong mỗi con người, nhưng có phát tác hay không còn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh, phụ thuộc nhiều vào việc con người đó được dạy dỗ thế nào, tính cách ra sao.
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, căn bệnh này có lẽ bắt nguồn từ nếp sống nhất nhất tuân phục lệnh trên, nhất nhất tung hô “những lời vàng ngọc” của người trên trong thời phong kiến.
“Rồi khi làm cách mạng dân tộc dân chủ, nước ta phải đối diện với các cuộc chiến tranh kéo dài quá nhiều năm. Ở nước ta hình thành hai chế độ; thế giới cũng hai phe. Và để đảm bảo cho chiến thắng của cách mạng thì việc thống nhất ý chí, hành động của mọi người là hết sức quan trọng. Xã hội thời đó không chấp nhận những ý kiến ngược lại, thậm chí không chấp nhận thái độ lừng khừng.
Điều đó có thể thông cảm được trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, nhưng kéo dài sang tận thời bình thì không ổn. Nó khiến chúng ta liên tưởng tới một “xã hội đồng phục”, tức là mặc chỉ một kiểu, một màu.
Chúng ta không thể nào bắt ép Trần Đăng Khoa phải giỏi Toán như Ngô Bảo Châu và cũng không thể có chuyện Ngô Bảo Châu lại giỏi thơ như Trần Đăng Khoa. Và, cả nước không thể chỉ có những người giỏi toán, giỏi thơ. Cùng với họ, phải có những người giỏi trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ, thương mại, quản trị”, GS Thuyết chia sẻ.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết bình luận: "Bệnh đồng phục" ngày càng hủy hoại xã hội Việt Nam. ảnh: Ngọc Quang.
Xã hội muốn phát triển thì tự do cá nhân của mỗi con người phải được tôn trọng. Nhưng trên thực tế có khi đưa ra một quan điểm trái chiều, không cẩn thận còn bị quy chụp là “suy thoái tư tưởng”. Có lần Đại biểu Quốc hội Đồng Hữu Mạo (đoàn Thừa Thiên Huế) cũng đã đặt ra vấn đề khi thảo luận về dự án Luật trưng cầu ý dân rằng: Nếu người dân không đồng tình và đưa ra ý kiến khác thì có bị cho là xuyên tạc không?
Theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, muốn mọi người suy nghĩ giống nhau, nói giống nhau đã và sẽ càng tạo nên một xã hội giả dối. Trong cuộc sống, chúng ta gặp nhan nhản những chuyện như vậy. Khi lãnh đạo đã nói là A thì cấp dưới ít khi dám nói đó là B. Chuyện này xảy ra ở thời bao cấp rất nhiều, và ngay cả ở thời bây giờ cũng vậy. Nhất là trong cuộc họp, nếu lãnh đạo nói trước thì cấp dưới không dám nói khác nữa, mặc dù trong bụng biết thừa là lãnh đạo sai.
GS Thuyết chia sẻ: “Bệnh đồng phục bây giờ nặng đến mức lan ra cả những người cổ vũ cho xã hội dân sự. Trên mạng và trong các cuộc trao đổi, họ sẵn sàng ném đá vào những người nói khác với mình. Tôi cũng đã từng trải qua cảm giác ấy. Dạo trước có sự kiện ông bố sống trong ống cống nuôi các con đỗ vào đại học điểm rất cao. Rồi có phóng viên hỏi tôi: “Nếu thí sinh đó được gọi đi nghĩa vụ quân sự thì sao?” Tôi trả lời: Đã là luật thì ai cũng phải chấp hành. Vậy mà có người ném đá tôi luôn.
Trong thâm tâm, tôi chỉ nghĩ là chúng ta đang đứng trước yêu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tình cảm yêu nước đã lôi cuốn rất nhiều người, nhiều giới xuống đường, vậy thì sẵn sàng nhập ngũ là điều thể hiện rõ nhất lòng yêu nước của mỗi thanh niên. Và là một người từng làm việc trong cơ quan lập pháp, tôi hiểu pháp luật là tối thượng, mọi người đều phải bình đẳng trước yêu cầu thực thi pháp luật.
Hay như chuyện tinh giản biên chế, ai cũng nghĩ đó là chủ trương đúng, nhưng nếu động đến người thân của mình là nhảy dựng lên ngay”.
 “Bệnh đồng phục” tàn phá thế hệ trẻ
Điều nguy hiểm là “bệnh đồng phục” dường như ngày càng nặng lên trong xã hội Việt Nam. Với kinh nghiệm nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, GS. Nguyễn Minh Thuyết đặt ra vấn đề rất đáng suy ngẫm, đó là “căn bệnh” này nhiều khi làm lẫn lộn hết các giá trị thật, ảnh hưởng xấu tới con trẻ.
“Trẻ con rất thông minh, chúng sẽ phát hiện ra ngay rằng, người lớn dạy chúng phải trung thực, nhưng chúng lại thấy thực tế cuộc sống khác xa với những gì được dạy.

Bộ trưởng Thăng, bằng chứng đâu?

Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ là khi hướng dẫn giáo viên dạy tập làm văn, chúng tôi luôn nhắc nhở giáo viên tuyệt đối không được yêu cầu trẻ làm theo văn mẫu, mà phải khuyến khích các em tự do sáng tạo.
Sợ “lời nói gió bay”, lời nhắc này còn được in vào sách hướng dẫn. Nhưng trong thực tế, hiện tượng dạy văn mẫu vẫn rất phổ biến, nhất là trước mỗi kỳ thi.
Điều đó có thể giúp “giảm tải” công việc cho giáo viên hoặc giữ cho kết quả thi đua được “an toàn”, nhưng sẽ làm cho trẻ em bị nhiễm bệnh “đồng phục” ngay từ trên ghế nhà trường – một nơi đáng lẽ phải rất tôn trọng sự sáng tạo”, GS Thuyết bày tỏ.
"Bệnh đồng phục" giờ đã phổ biến trong ngành giáo dục.
Nhìn ở một góc độ khác, các nhà quản lý của đất nước hẳn sẽ rất lo lắng khi mà kết quả khảo sát năm nay của Tổ chức hướng tới sự minh bạch cho biết, rất nhiều thanh niên sẵn sàng thỏa hiệp với những điều sai trái, mặc dù họ biết rõ làm như vậy không đúng. Vậy phải chăng chúng ta chỉ có các bài phát biểu đầy tính giáo điều, nhưng không giải quyết được bản chất của vấn đề?
Cụ thể, kết quả khảo sát năm nay của Tổ chức hướng tới sự minh bạch tại Việt Nam đã chỉ ra rằng có hơn 90% thanh niên được hỏi đánh giá cao về giá trị liêm chính, nhưng cũng có tới 35% thanh niên sẵn sàng thỏa hiệp với tham nhũng (năm 2011 là 29%). Đấy mới là hỏi thôi, còn tôi tin là trong thực tế phải lên tới gần 100%.
GS. Thuyết phân tích: “Có rất nhiều lý do khiến cho người ta không thể giữ được liêm chính, ví dụ như đưa người nhà vào bệnh viện cấp cứu, trong lúc lo lắng như vậy mà lại có sự vòi vĩnh thì chắc là người nhà bệnh nhân phải thỏa mãn thôi, vì tính mạng của người thân họ quan trọng hơn cả tinh thần liêm chính lúc ấy.
Nhưng đó là chuyện có thể xảy ra ở xã hội ta mà thôi, còn ở những nước văn minh mà giúi phong bì thì là hành động xúc phạm người thầy thuốc”.
Dưới góc nhìn của GS. Nguyễn Minh Thuyết, trước khi chúng ta đặt vấn đề đưa giáo dục liêm chính vào trường học, đã có rất nhiều nội dung giáo dục liêm chính trong chương trình từ tiểu học trở lên rồi. Không phải chỉ môn Đạo đức hay Giáo dục công dân, mà ngay môn Tiếng Việt cũng có những nội dung ấy.
Ví dụ, sách Tiếng Việt lớp 4 có kể hai mẩu chuyện về ông Tô Hiến Thành: Chuyện thứ nhất là trước khi mất, Vua Lý Anh Tông di chiếu cho ông phò Thái tử Long Cán làm Vua. Khi Vua mất rồi, Chiêu Linh Thái hậu cho mang vàng bạc đến đút lót để ông chấp thuận đưa con đẻ mình là Hoàng tử Long Xưởng lên làm Vua. Nhưng Tô Hiến Thành kiên quyết từ chối, cứ theo di chiếu lập Thái tử Long Cán.
Chuyện thứ hai là khi Tô Hiến Thành ốm nặng, Thái hậu và Vua vào thăm, hỏi ông tiến cử ai thay vị trí của mình. Tô Hiến Thành tiến cử Gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Thái hậu hỏi, vì sao không tiến cử Tham tri chính sự Vũ Tán Đường là người ngày đêm thăm nom ông bên giường bệnh. Tô Hiến Thành trả lời: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.”
Những câu chuyện như vậy trong chương trình giáo dục phổ thông nhiều lắm. Nhưng vì sao thanh niên vẫn không thấm nhuần được tinh thần liêm chính ấy? GS. Thuyết đánh giá, đó là vì kết quả nghèo nàn của đấu tranh phòng chống tham nhũng đã hạn chế kết quả giáo dục của nhà trường. Khi đi học, trẻ con được dạy nhiều thứ tốt đẹp, nhưng rồi khi ra cuộc sống thì đâu có phải như vậy. Chúng sẽ thấy xung quanh mình có rất nhiều người chỉ hô khẩu hiệu và thế là chẳng ai bảo ai, cứ hành xử giống nhau, nói giống nhau cho an toàn, còn làm thì mỗi người một kiểu.
Trước một loạt những tồn tại ấy, câu hỏi được đặt ra là phải làm làm gì để giải quyết được căn “bệnh đồng phục” trong xã hội?
GS.Thuyết nhận định: “Trị bệnh này rất khó, vì nó ăn sâu vào xã hội ta quá nhiều năm rồi. Hơn nữa, khi mà xã hội vẫn chưa trở lại trạng thái bình thường, tức là vẫn còn “các thế lực thù địch” hoặc ta nghĩ rằng “các thế lực thù địch” ấy vẫn đang rình rập thì rất có thể chính lãnh đạo cũng chưa sẵn sàng lắng nghe nhiều thông tin trái chiều. Mà như vậy thì “bệnh đồng phục” vẫn còn có đất tồn tại.
Nhưng đất nước giành được độc lập đã 70 năm và thống nhất đã 40 năm rồi, chẳng lẽ chúng ta cứ kiễng chân mãi? Đại hội XI của Đảng đã đặt một mốc son trong lịch sử khi đưa hai chữ “dân chủ” lên hàng đầu. Bác Hồ cũng từng nói: “Dân chủ là để cho dân được mở miệng ra”.
Còn người sáng lập chủ nghĩa cộng sản là ông K. Marx thì nói: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Nếu hiểu tự do, dân chủ có ý nghĩa quyết định như thế nào đối với sự phát triển của mỗi người và đất nước thì chắc chắn chúng ta phải khắc phục nhanh chóng và triệt để căn bệnh đồng phục đáng buồn”.
Ngọc Quang

Thói hư tật xấu của người Việt: Mê muội hưởng lạc, Lười nhác, ốm yếu, Tệ nạn

Vương Trí NhànThể thao & Văn hóa (2006)

Mê muội hưởng lạc
(Nguyễn Trường Tộ, tám việc cần làm gấp, 1867)
Có những người nộp một quan tiền thuế mà tựa hồ bị cắt mất một miếng thịt, rên siết than vãn, thế mà đến sòng bạc thì cầm nhà bán cửa không tiếc. Có những hạng giàu có phong lưu, ăn mày chầu chực trước nhà không xin nổi một đồng điếu, người làng thiếu thuế không vay lợi được một quan, thế mà đến chỗ ăn chơi thì ngàn vàng mua một trận cười, trong cơn sát phạt, trăm vạn chỉ đặt một tiếng. Hạng người này nhiều lắm, không xe nào chở hết...
Cũng có nhiều người mới học kha khá đã truy hoan, ngày nào cũng mài miệt trong cuộc đỏ đen, thường lui tới các chủ nợ hứa với người ta rằng "Đợi tôi dạ một tiếng trước cổng trường(1) thì mọi việc sẽ đâu vào đấy". Rắp tâm hành động như thế, rõ ràng là quan trộm cướp của công chứ còn gì?
(1) tức là thi đỗ, rồi ra làm quan tha hồ kiếm chác.

Lười nhác, ốm yếu
(Phan Bội Châu, Bàí diễn thuyết tại trường Quốc học Huế, 1926)
Người nước ta quý trọng các ông thầy đồ lưng dài tốn áo ăn no lại nằm đã thành ra một cái bệnh gần chết không có thuốc chữa. Đến lúc sóng Âu Châu ập vào, người ta coi chừng đã tỉnh dậy, nhưng mà công phu về đường thể dục còn chưa nghiên cứu đến nơi. Cái căn tính lười nhác đã quen nết lâu ngày, lại nhiều điều thói đãng tính dâm dê(1) cho hại đến sinh mệnh, người ta lấy thế làm sự thường, không lo đường cải cách nào là công khóa2) về đường thể thao, nào là lợi ích về cách vận động. Trong một ngày có 12 giờ nửa ngồi chết trước cuộc tài bàn(3), nửa nằm chết bên đèn thuốc phiện. Vận động đã không có công phu thì huyết mạch lấy gì làm lưu thông, huyết mạch đình trệ thì thân thể phải hèn ốm cho rồi, dân mới hóa ra dân nô lệ, nước mới hóa ra nước bạc nhược.
(1) thói đãng là cách sống buông thả, riêng dàm dê là gì, chúng tôi chưa tra cứu được, không rõ có phải là dàm dê hay không?
(2) những công việc khi vào học phải làm là công, những học trò phải học là khóa, gọi chung là công khóa (Theo Đào Duy Anh , Hán Việt từ điển).
(3) một loại tổ tôm, nhưng chỉ có ba người, và đánh không có chừng mực nào cả (theo cách giải thích của Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục).

Đầy rẫy tệ nạn
(Đỗ Đức Dục, vấn đề tổ chức những thì giờ nhàn rỗi của người bình dân ở xứ ta, Thanh Nghị, 1945)
Thử nhìn vào đám dân quê dư dật xem họ có việc gì, ta thấy ngoài công cuộc làm ăn, họ chỉ còn quân bài lá bạc thuốc phiện hay cô đầu. Đám dân nghèo cũng vậy, không phải là họ không biết cờ bạc, ngược lại càng nghèo họ càng lăn vào cuộc đỏ đen, hòng kiếm thêm ít tiền mà mồ hôi nước mắt không đủ mang lại cho họ. Thành ra, từ trên xuống dưới, giàu cũng như nghèo, không to thì nhỏ, cờ bạc đã trở nên một tập quán ăn sâu vào đầu óc dân chúng, đó thực là một mối tai ương cho dân tộc ta vậy.
Ngoài ra nếu không cờ bạc thì người ta lại đua nhau đồng bóng, lễ bái nhảm nhí, từ đó sinh ra biết bao nhiêu mối tệ đoan khác.
Thể thao & Văn hóa (2006)

Sáu hành động giải thoát theo quan điểm Phật giáo

Saigon Gompa

Nếu một người kết hợp cả sáu hoạt động này, từng bước từng bước đưa nó trở thành một thói quen trong đời sống hàng ngày của một người, thì sau đó đời sống bắt đầu, bằng chính nó, và sẽ ngày càng trở nên có định hướng hướng về lợi lạc của tất cả chúng sinh...
Người theo Phật giáo là một người không chỉ muốn sống tốt, mà còn muốn đạt tới giác ngộ và giải thoát. Con đường ngắn nhất để đạt tới đích này là xem tất cả mọi người cũng là những vị Phật và hành động giống như là một vị Phật cho tới khi bản thân thật sự trở thành một vị Phật. Sống trong một xã hội luôn luôn mang tới cho chúng ta những thử thách và yêu cầu mới, những gì xung quanh chúng ta chuyển biến rất nhanh. Những chuyển biến này giúp thiết lập một định hướng cho đời sống hàng ngày của chúng ta.
Sáu hành động giải thoát (Stk. Paramitas – Ba la mật đa) được Đức Phật dạy, chỉ ra bằng cách nào mà một người với động lực chính đáng có thể hành động một cách khéo léo vì lợi ích của tất cả chúng sinh và biến cuộc sống đời thường thành có ý nghĩa, hướng tới giác ngộ và giải thoát. Một mặt, các Paramitas là một chỉ dẫn cho chúng ta cách chuyển biến những hoàn cảnh đời thường thành có ý nghĩa. Mặt khác, chúng phản chiếu lên chúng ta bằng cách triệt tiêu những khuôn mẫu thói quen và tự coi mình là trung tâm, bởi vì điều cuối cùng đánh bẫy hoặc giải thoát chúng ta là con đường mà chúng ta giải quyết những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Nếu mội người cố gắng để duy trì thái độ tò mò và nhớ tự cười bản thân trong khi điều phục tâm mình, người đó sẽ tạo nên những khám phá đầy kinh ngạc: Một người không chỉ càng lúc càng thường nghỉ ngơi một cách hạnh phúc trong cuộc đời mà còn thật sự tận hưởng đời sống đầy ý nghĩa vượt lên trên cả vùng thoải mái của bản thân.
1. LÒNG TỐT
Nói chung, bố thí là nền tảng căn bản cho tất cả mọi sự phát triển. Nó là sự thừa nhận cao nhất của mối tương quan của chúng ta và là một biểu hiện cho Phật tính của chúng ta. Nó bắt đầu với một nụ cười và một cái ôm mà chúng ta dành cho bạn đời của mình và cũng là rất thật cho sự phát triển của chính chúng ta, khi chúng ta từ bỏ những góc nhìn cũ kỹ. Chúng ta có thói quen nắm chặt lấy tất cả mọi thứ, bao gồm: vật chất, cảm xúc và trải nghiệm của chúng ta hoặc ý tưởng của chúng ta về bản thân, về người khác, và về thế giới. Thật ra, thay vì làm cho chúng ta hoặc người khác trở nên nhỏ bé, chúng ta có thể chỉ cần từ bỏ những khái niệm về chúng ta, về người khác. Chừng nào chúng ta còn đấu tranh chống lại cuộc đời, thay vì khám phá nó theo một cách tò mò và không sợ hãi, thì chúng ta còn không nhận ra rằng tất cả chúng sinh là giống nhau trên con đường tìm kiếm hạnh phúc và rằng mọi thứ, bản thân nó đã rất phong phú và đầy tiềm năng.
Ngay khi chúng ta nhận ra bản chất căn bản của chúng sinh là tâm từ bi thay vì gây gổ, mối quan hệ của chúng ta với thế giới thay đổi hoàn toàn. Chúng ta nhận nhiều và nhiều hơn nữa niềm tin vào những giá trị tốt bẩm sinh của mỗi người và chúng ta phát triển nhiều và nhiều hơn nữa tâm từ bi thực tế. Từ đó, lòng tốt trở nên tự biểu lộ. Một người sẵn sàng cho đi, chia sẻ và từ bỏ là những người đã bắt đầu trở nên hạnh phúc hơn. Một người cho đi một cách tự tin những vật phẩm, cảm xúc tốt – ví dụ như là: sự thân thiết, bảo vệ và thời gian cho mọi người, hoặc những kiến thức giải thoát. Ở đây, điều quan trọng là không phá hỏng sự cởi mở được tạo lên từ lòng tốt và những mối liên hệ tốt bằng việc thực hiện những hành động xấu và gặt hái những hậu quả khó chịu.
2. THÁI ĐỘ CƯ XỬ VỚI MỌI NGƯỜI
Để thực hành chống lại những thói quen xấu, một người cần cải thiện thái độ cư xử với mọi người. Không có hy vọng có hạnh phúc và mãn nguyện nếu không từ bỏ những thái độ tiêu cực. Trách nhiệm của chính chúng ta là phải tạo ra nguồn gốc của hạnh phúc. Nếu chúng ta hiểu rằng thái độ chánh niệm, dựa trên tình thương và lòng từ bi là nền tảng cho những ấn tượng và kinh nghiệm tốt đẹp trong tâm chúng ta thì chúng ta bắt đầu hành xử, nói năng và suy nghĩ một cách có ý thức.
Khi cân nhắc 10 điều răn của Phật về thân – khẩu – ý, chúng ta thích nghĩ tới những giây phút phi thường nhưng chúng ta hoàn toàn bỏ lỡ mất những khả năng nhỏ trong đời sống hàng ngày để thực hành và phát triển. Nếu cần phải
  • (1) bảo vệ người khác, chúng ta thích tưởng tượng ra những hình ảnh anh hùng và quên mất rằng cần phải đảm bảo rằng mọi người đều khỏe mạnh và đã đội nón bảo hiểm khi đi xe máy. Trong thế giới dư thừa vật chất, cần phải có một sự am hiểu sáng suốt về người khác để có thể
  • (2) cho họ cái mà họ thật sự cần. Đồng thời, nếu một người tôn trọng không gian và đồ đạc cá nhân của người khác, người đó đã tiến bộ được rất nhiều. Hành động có ý nghĩa thứ ba là
  • (3) trao tặng yêu thương tại nơi cần điều đó mà không làm hỏng mối quan hệ đối tác. Bốn mặt tích cực của lời nói là:
  • (4) nói sự thật hoặc giữ im lặng;
  • (5) đưa mọi người xích lại gần nhau hoặc hỗ trợ mọi người bên nhau;
  • (6) nói năng một cách có suy nghĩ và có sự tôn trọng dành cho mọi người; và cuối cùng là
  • (7) nói chuyện một cách có ý nghĩa để hỗ trợ người khác khám phá thế giới để từ đó, họ đạt tới những hạnh phúc và ý nghĩa lớn lao hơn. Khi chuyển hóa tâm mình, một người
  • (8) phát triển lòng tự tin và ước mong điều tốt cho tất cả mọi người, hoặc
  • (9) hạnh phúc về những gì mà người khác đã đạt được và bất kỳ điều gì có ý nghĩa mà họ đang làm và một người
  • (10) cố gắng hơn nữa để suy nghĩ một cách lô-gíc, để hiểu nguyên lý của luật nhân quả và để nhận thấy sự phong phú không giới hạn trong vạn vật.
Một cách căn bản, mười hành động tích cực là những hành động nhìn xa trông rộng và là phổ biến. Chúng thể hiện lòng can đảm, tính linh động, và không cứng nhắc hoặc không sự tự xem mình là đúng. Ở đây, điều quan trọng là thái độ hoặc mục đích xác định phẩm chất của hành động.
3. KIÊN NHẪN
Để không đánh bạc một cách thiếu suy nghĩ những vật chất và các điều kiện tốt cần thiết cho sự phát triển mà, thay vào đó, có thể nắm chắc chúng trong dài hạn, cần phải có kiên nhẫn. Sự giận dữ và ghen ghét là những cản trở lớn nhất. Một người tràn đầy hận thù và giận dữ sẽ không thể gieo trồng hạnh phúc trong dài hạn vì nếu chúng ta nhân nhượng thì chỉ trong ít phút, nó sẽ phá hỏng những ấn tượng tốt đẹp đã được nỗ lực xây dựng trong một thời gian dài. Chỉ những ai xóa bỏ được giận hờn và đam mê mới có thể luôn luôn hạnh phúc tại giờ phút này và sau này.
Kiên nhẫn không phải là kéo dài một điều gì đó hoặc chịu đựng một cách lặng lẽ ở góc nhà mà là ngồi một cách can đảm giữa ngọn lửa, hoặc duy trì được sự an lạc trong nội tâm và tạo cho mọi thứ và chúng ta một khoảng không gian và thời gian. Cuối cùng, tùy thuộc vào cách nhìn của chúng ta mà những điều chúng ta trải nghiệm là thiên đường hay địa ngục. Bằng cách không xem hận thù là nghiêm trọng, một người để cho cảm xúc này hòa vào không gian rộng mở và nhận thức rằng mọi thứ mang tới đau khổ ít có ý nghĩa hơn. Khi phải đối mặt với một hoàn cảnh khó khăn và mâu thuẫn, một người nên đợi cho tới khi gặp điều kiện thuận lợi và ngăn chặn một cách tuyệt đối những giận hờn, phẫn nộ, buồn chán trước khi hành động. Để có thể hành động một cách kiên định trong hoàn cảnh khó khăn, và chấp nhận một cách công bằng vô tư các hoàn cảnh không thể thay đổi được là một bằng chứng cụ thể của sức mạnh và sự trưởng thành. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta điều phục tâm mình. Thay đổi thói quen và thái độ ít khi nào có thể xảy ra chỉ sau một đêm và để thói quen hoặc thái độ mới trở thành không thay đổi cần sự bền bỉ và kiên trì. Bởi vì, với tất cả sự tự giác, ở đây, sự thân thiện và hài hước dành cho một người là phần thưởng lớn lao.

4. NHỮNG NỖ LỰC MANG LẠI NIỀM VUI
Hành động thứ tư mô tả cách mà một người có thể xóa bỏ sự lười nhác, tính tự mãn và cách nhìn sai lầm bằng những phương pháp của “nỗ lực mang lại niềm vui”. Tuy nhiên, trong thời đại của chúng ta, lười biếng đồng nghĩa với việc chúng ta làm hàng ngàn những việc không quan trọng. Thế giới của chúng ta tràn ngập những hoạt động sôi nổi tới mức chúng ta còn quá ít thời gian cho những việc quan trọng. Năng lực và sự kiên định nội tâm không phải là chìa khóa duy nhất dẫn đến thành công do sự phát triển chỉ được nhận thấy thông qua việc vượt lên sức ì của chính chúng ta, sự tự thán và những thói quen xấu. Sự phát triển này xuất hiện tại thời điểm chúng ta ở ngoài vùng thoải mái của mình. Nếu một người không trông đợi sự ngợi ca cho những nỗ lực của mình và nếu một người tự do, không vướng vào những cảm xúc của sự quan trọng hoặc chủ nghĩa hoàn hảo, niềm hạnh phúc sâu sắc và đầy đủ sẽ hiện lên. Con đường có ý nghĩa duy nhất để tận dụng những điều kiện tốt của một người chính là thực hiện những khả năng tốt nhất của người đó một cách hạnh phúc và một cách vững vàng, với tất cả trách nhiệm mà không có hy vọng hoặc mong đợi nào.
5. THIỀN ĐỊNH
Bất cứ ai muốn phát triển những khả năng của mình một cách lâu bền và không muốn là một quả bóng cho cảm xúc và ý nghĩ đá lăn lóc cần giữ khoảng cách trong tâm. Thiền định tạo nên khoảng không gian và tự do cho ý thức của chúng ta và bắt đầu với việc làm dịu tâm thức và sự phát triển của nhận thức. Thông qua quá trình này, một người sẽ học cách để trở về với thời điểm hiện tại và quan sát cách mà cảm xúc và ý nghĩ tự trỗi dậy, thay đổi, và biết mất đi. Nếu một người đã hiểu rằng nguyên nhân chính để có hạnh phúc nằm trong tâm của chính mình và các điều kiện ngoại cảnh chỉ là biểu hiện của những điều kiện có hại hay có lợi thì từ đó, người đó sẽ không thấy những những biểu hiện bên ngoài là khổ đau và thay đổi. Tâm trở nên cân bằng, khó bị xáo trộn và sự sáng suốt nội tâm khởi sinh.
Chúng ta càng thực hành thiền định, chúng ta càng dễ duy trì góc nhìn tối cao và dựa vào đó mà cư xử trong các tình huống hàng ngày. Những điều dễ thương được xem như là niềm hạnh phúc và những điều khó khăn được xem như là một quá trình học tập và thanh lọc các tội lỗi. Nếu một người trải nghiệm điều gì đó tốt, người đó mong rằng tất cả mọi người đều trải nghiệm điều này hoặc điều gì đó tốt hơn và một người truyền đạt kinh nghiệm của những tình huống khó khăn cho người khác. Khi một người càng bỏ qua những vấn đề nhỏ và không lấy bản thân làm trung tâm và làm bạn với bất kỳ điều gì theo một cách cởi mở, không sợ hãi; người đó càng hiểu rằng làm điều tốt là một chuyện rất tự nhiên. Thêm vào đó, thiền định tạo nên những ấn tượng tốt sâu xa hơn trong tâm và do đó, là một điều kiện đặc biệt cho sự phát triển của tuệ giác.
6. TUỆ GIÁC
Sự phát triển tâm trí được đánh dấu bằng hai bước, đôi khi được mô tả như là sự tạo thành của hai sự tích tụ: sự phát triển của những ấn tượng tốt trong tâm (1 tới 5) và sự phát triển sâu sắc của tuệ giác (6). Những ấn tượng tốt đẹp không giới hạn được lưu chứa trong tâm thông qua những ý nghĩ, lời nói và hành động có ý nghĩa, và tại điểm này, tâm đạt tới một mức độ của bình an. Tại đây, những tư tưởng và cảm xúc bất an có thể được giải tỏa bằng cách ít chú tâm tới chúng ngay khi chúng trở nên rõ rệt, và đồng thời, duy trì một thái độ tốt. Chất lượng của những ấn tượng tốt cho phép một bước nhảy vọt về chất lượng. Khi những khả năng bị kìm hạm bởi những trạng thái nội tại cứng nhắc được giải phóng, một người hiểu được bản chất của sự vật một cách trực giác và rõ ràng. Người đó nhận ra rằng thực tế là chủ thể, vật thể và hành động là những phần của cùng một tổng thể. Từ đó, tuệ giác là sự thể hiện tự phát của tâm. Nếu vượt thoát ra khỏi tất cả mọi giới hạn, thuộc tính không có điều kiện của sự không sợ hãi, an lạc và lòng từ bi sẽ được biểu lộ. Sự hiểu biết này giải thoát tất cả mọi hoạt động từ bất kỳ sự hẹp hòi nào và biến nó thành không thể sử dụng cho sự khuếch đại của các nguyên mẫu lấy bản thân làm trung tâm.
Nếu một người kết hợp cả sáu hoạt động này, từng bước từng bước đưa nó trở thành một thói quen trong đời sống hàng ngày của một người, thì sau đó đời sống bắt đầu, bằng chính nó, và sẽ ngày càng trở nên có định hướng hướng về lợi lạc của tất cả chúng sinh. Đời sống của một người bắt đầu có nhiều ý nghĩa hơn và người đó càng mang lại nhiều lợi ích cho thế giới. Do đó, câu hỏi không phải là liệu một người có liên quan vào sự hối hả của đời sống hàng ngày hay không mà là liên quan như thế nào.
Saigon Gompa

"Trung Quốc đã bố trí máy bay chiến đấu J-11B ở đảo Phú Lâm của Việt Nam"

Đông Bình
 
(GDVN) - Trung Quốc đã đưa "thùng thuốc súng" vào nhà của Việt Nam, đây là một mối đe dọa trực tiếp, hết sức nguy hiểm. Mỹ cũng bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 10 tháng 11 dẫn tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ ngày 8 tháng 11 đưa tin, những hình ảnh tình nghi máy bay chiến đấu Trung Quốc lắp đạn diễn tập ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) đã gây chú ý đặc biệt.
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc bị tình nghi là đã triển khai và vừa tập trận ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Theo bài báo, máy bay chiến đấu tiên tiến Trung Quốc bố trí ở đảo Phú Lâm (một cách bất hợp pháp) sẽ gây phiền phức cho các máy bay trinh sát EP-3 và P-8 của Mỹ khi thực hiện nhiệm vụ thường lệ ở Biển Đông.
Năm 2001, máy bay trinh sát EP-3 đã va chạm với máy bay chiến đấu Trung Quốc ở khu vực gần đảo Hải Nam. Năm 2014, một chiếc máy bay chiến đấu Trung Quốc đã quấy rối máy bay trinh sát P-8 của Mỹ ở gần đảo Phú Lâm, bị Lầu Năm Góc mạnh mẽ phản đối.
Điều trùng hợp là, máy bay chiến đấu lắp đạn huấn luyện lần này đến từ đơn vị của phi công Vương Vĩ – phi công này chết trong sự kiện va chạm máy bay với Mỹ trong năm 2001.
Đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất ở Biển Đông, bị Trung Quốc đặt trụ sở bất hợp pháp của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, điều này không có bất cứ cơ sở pháp lý nào, đã liên tục bị Việt Nam kiên quyết phản đối, bác bỏ - PV.
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc bị tình nghi là đã triển khai và vừa tập trận ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Theo bài báo, đảo Phú Lâm (Việt Nam) cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 350 km, khi tiến hành tuần tra Biển Đông (bất hợp pháp), máy bay chiến đấu triển khai ở Hải Nam của lực lượng đường không Hải quân Trung Quốc có thể coi đảo này là “căn cứ trung chuyển”, tăng rất lớn thời gian “tuần tra” trên bầu trời Biển Đông, nâng cao năng lực kiểm soát Biển Đông.
Bài báo cho rằng, trong tương lai, khi đưa vào sử dụng (bất hợp pháp) sân bay mới do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì sẽ tiếp tục nâng cao năng lực “bảo vệ quyền lợi biển” (thực chất là ăn cướp quyền lợi biển của Việt Nam và nước khác).
Sân bay trên đảo Phú Lâm đã bị Trung Quốc mở rộng vào năm 2014, đường băng dài tới 3.000 m, có thể cất hạ cánh các loại máy bay trong đó có máy bay vận tải cỡ lớn, là một sân bay quân dụng-dân dụng quan trọng mà Trung Quốc cố tình xây dựng bất hợp pháp để phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông - PV.
Ngày 9 tháng 11, chuyên gia Không quân Trung Quốc Phó Tiền Tiếu trả lời phỏng vấn cho rằng, về lý luận, chỉ cần bán kính tác chiến đạt 1.500 km, máy bay chiến đấu Trung Quốc sẽ có thể vươn tới quần đảo Trường Sa (Việt Nam).
Máy bay chiến đấu J-11B Trung Quốc bị tình nghi là đã triển khai và vừa tập trận ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Chẳng hạn nói máy bay chiến đấu J-11B và máy bay chiến đấu ném bom JH-7 đều có năng lực này. Trước đây chúng cất cánh từ các sân bay ở các tỉnh như Quảng Đông, Hải Nam, nếu máy bay chiến đấu có thể cất cánh (bất hợp pháp) từ đảo Phú Lâm (Việt Nam), cự ly sẽ gần hơn, thời gian hoạt động (bất hợp pháp) sẽ dài hơn.
Phó Tiền Tiếu cho rằng, máy bay chiến đấu của hải, không quân Trung Quốc đều có năng lực “tuần tra” Biển Đông, trong tương lai chắc chắn sẽ tăng cường huấn luyện tuần tra biển xa, mật độ sẽ lớn hơn.
Phó Tiền Tiếu ngang nhiên cho rằng: “Trung Quốc bay trên bầu trời các vùng biển, mọi nước khác đều không có lý do nói ra nói vào”.
Nói như vậy, nhưng việc Trung Quốc bố trí máy bay chiến đấu ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) hay bất cứ sân bay nào đang xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong tương lai đều bất hợp pháp, đều đang đưa thùng thuốc súng “vào nhà” của Việt Nam, đây là mối đe dọa trực tiếp, hết sức nghiêm trọng - PV.
Hành động bố trí thùng thuốc súng ở đảo đá của Việt Nam, tức là bố trí ở “trong nhà” của Việt Nam mà Trung Quốc đang tiến hành như bài báo nêu là không thể chấp nhận được, phải kiên quyết phản đối và tìm mọi biện pháp ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả, nhất là chuẩn bị về mặt quân sự - PV.
Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông
Báo chí Mỹ bày tỏ hết sức lo ngại đối với việc Trung Quốc triển khai máy bay quân sự trên quần đảo Trường Sa - triển khai thùng thuốc súng ở trong “nhà” của Việt Nam.
Theo bài báo, Trung Quốc đang xây dựng các công trình sân bay và bến cảng ở đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Có người cho rằng, những công trình này không quan trọng.
Nhưng, chủ tịch công ty tư vấn Global Strategies & Transformation Paul Giarra cho rằng, tàu chiến và tên lửa Trung Quốc “tung hoành” Biển Đông có thể có một loạt chức năng quan trọng, những chức năng này đều bất lợi cho Mỹ và đồng minh.
Theo chuyên gia Bonie Glaser thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ, những máy bay chiến đấu này chỉ triển khai ngắn hạn (bất hợp pháp), không khí ẩm mặn ảnh hưởng rất lớn đến thân máy bay.
Tờ “Lợi ích quốc gia” Mỹ ngày 9 tháng 11 bình luận, Washington đã “đọc nhầm” tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Tình hình Biển Đông từng bước xấu đi trong năm 2015.
Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông
Các bên theo dõi chặt chẽ cuộc đấu này, không chỉ là nó có thể gây ra xung đột giữa các nước lớn, mà nó còn cho thấy tình hình cạnh tranh giữa Trung-Mỹ ở khu vực này.
Trừ phi Mỹ và đồng minh của họ ý thức được toàn bộ đòi hỏi của Trung Quốc và tiến hành phản ứng chiến lược thỏa đáng, Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động với tiền đề “Biển Đông là của tôi” (một yêu sách vớ vẩn, lố bịch - PV).
Đối với vấn đề này, theo thường lệ, báo chí Trung Quốc lại “đổ lỗi” cho Mỹ khiêu khích ở Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel gần đây tái khẳng định, Mỹ sẽ không thừa nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, không thừa nhận “đường chín đoạn”.
Ông Daniel Russel còn tuyên bố, đối thoại với Trung Quốc đã mở ra cánh cửa hợp tác “chưa từng có” trên rất nhiều lĩnh vực, nhưng, Trung Quốc còn muốn làm cho Mỹ “đi lại miễn phí” trong vấn đề “lợi ích cốt lõi” của họ, đây không phải là thứ mà Mỹ có thể hoặc sẽ thỏa hiệp.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russell (ảnh tư liệu)
Đông Bình

Hai luật sư bị hành hung gửi thư tới Tướng Chung

- Đoàn Luật sư HN sẽ có văn bản kiến nghị gửi Công an Hà Nội, đồng thời 2 luật sư bị hành hung ở Chương Mỹ cũng có thư gửi Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Phó Bí thư Thành ủy, GĐ Công an Hà Nội. Phó chủ nhiệm, Trưởng ban Bảo vệ luật sư (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) Trần Đình Triển cho biết: Đoàn Luật sư HN sẽ có văn bản kiến nghị Công an Hà Nội (CAHN) về thông tin hai luật sư bị hành hung với nguyên nhân "phóng xe nhanh làm bụi bắn vào nhóm người hành hung" vì những thông tin này, theo ông Triển, là "không chính xác".
Luật sư Trần Đình Triển cho hay, ông sẽ tham gia nhóm luật sư bảo vệ quyền lợi cho hai luật sư bị hành hung - luật sư Lê Văn Luân và Trần Thu Nam.
luật sư, luat su, Tran Dinh Trien, Trần Đình Triển, Công an Hà Nội, Cong an Ha Noi, Do Dang Du, Tran Vu Hai, Nguyen Duc Chung, Nguyễn Đức Chung
Nhóm luật sư bảo vệ quyền lợi cho 2 luật sư bị hành hung tại Chương Mỹ, Hà Nội.
Theo các luật sư Trần Đình Triển, Trần Vũ Hải, họ biết được thông tin CAHN tổ chức họp báo nhưng Đoàn Luật sư HN và hai luật sư bị hành hung không được thông báo nội dung này. Khi đến nơi, các luật sư không được vào tham gia buổi họp báo.
“Người bị hại phải được biết những thông tin từ CQĐT kết luận về vụ việc liên quan đến mình” - luật sư Triển cho biết.
Luật sư Lê Văn Luân nói nội dung công an Hà Nội công bố có một vài điểm đúng, như số lượng (8 người) hành hung, nhưng nhiều thông tin khác không được nhắc đến.
“Tôi và anh Nam đã nhận dạng được công an xã tên Cửu đánh mình nhưng nội dung họp báo chỉ nói là “đi ngang qua”; kết luận va chạm do mâu thuẫn phóng nhanh làm bụi bẩn, khu vực xảy ra vụ việc gần chợ nên xe không thể phóng nhanh, và cũng không có bụi để trở thành nguyên nhân chính vụ việc" - luật sư Luân cho hay.
luật sư, luat su, Tran Dinh Trien, Trần Đình Triển, Công an Hà Nội, Cong an Ha Noi, Do Dang Du, Tran Vu Hai, Nguyen Duc Chung, Nguyễn Đức Chung
Luật sư Lê Văn Luân: Nhiều nội dung được CAHN đưa ra không chính xác.
Ông Luân khẳng định mình và luật sư Nam không có va chạm với bất kỳ ai. Việc có một nhóm người chờ sẵn gần nhà bà Mai, mẹ của Đỗ Đăng Dư là chính xác.
Về chiếc điện thoại bị mất trong khi bị hành hung, luật sư Luân cho hay: người dân cho biết sau khi sự việc xảy ra, một trong số những người đánh hội đồng đã quay lại nhặt. Chi tiết này đủ yếu tố cấu thành hành vi trộm cắp tài sản.
Luật sư Trần Vũ Hải, trưởng nhóm luật sư bảo vệ quyền lợi cho hai đồng nghiệp bị hại cho biết nội dung công an Hà Nội cung cấp mới hoàn toàn dựa vào lời khai của 8 người và cá nhân công an xã tên Cửu. CAHN cần có sự so sánh, đối chiếu với bản tường trình của hai luật sư Nam - Luân.
Luật sư Trần Vũ Hải nhận định, vụ việc cần được CAHN khởi tố điều tra vụ án hình sự về tội danh: "Cố ý đánh người gây thương tích" và "đánh người có tổ chức, có dấu hiệu côn đồ" trong vụ hai luật sư bị hành hung.
Gửi thư tới tướng Chung
Hai luật sư bị hành hung ở Chương Mỹ vừa có thư gửi Giám đốc Công an TP Hà Nội - ông Nguyễn Đức Chung.
Theo như nội dung bức thư này, 2 luật sư Lê Văn Luân và Trần Thu Nam cho rằng nội dung mà công an Hà Nội cung cấp cho các cơ quan báo chí trong chiều 10/11 là thiếu chính xác, thiếu cẩn trọng do chỉ căn cứ vào lời khai từ một phía, trái ngược hoàn toàn lời khai mà các luật sư đã cung cấp cho Cơ quan điều tra.
luật sư, luat su, Tran Dinh Trien, Trần Đình Triển, Công an Hà Nội, Cong an Ha Noi, Do Dang Du, Tran Vu Hai, Nguyen Duc Chung, Nguyễn Đức Chung
Thư 2 luật sư gửi GĐ Công an Hà Nội
Cũng theo nội dung bức thư này, 2 luật sư cho rằng: để có kết luận chính xác, Cơ quan CSĐT cần đánh giá toàn diện các chứng cứ, tình tiết của vụ việc một cách khách quan; nếu có mâu thuẫn cần thiết phải đối chất và tiến hành các hoạt động điều tra cần thiết khác.
Cuối thư, luật sư Lê Văn Luân và Trần Thu Nam mong muốn được gặp gỡ Tướng Chung để trao đổi với tư cách công dân với người đứng đầu Công an TP Hà Nội; hoặc với tư cách cử tri với đại biểu Quốc hội.
Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
2 luật sư Trần Thu Nam - Lê Văn Luân cho rằng việc 8 người không quen biết đã:
 -Tập trung chờ sẵn từ trước để đánh là hành vi có tổ chức;
- Đánh nhiều người cùng lúc (02 luật sư);
- Chặn đánh giữa ban ngày với lý do "không thể biết", khi được thông báo là luật sư đi tác nghiệp. Đó là hành vi có tính chất côn đồ, coi thường pháp luật.
Với những lý lẽ trên, 2 luật sư cho rằng việc khởi tố vụ án hình sự đối với vụ án cố ý gây thương tích trong 3 trường hợp trên không cần tỷ lệ thương tích từ 11% trở lên mới khởi tố theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự.
Do đó, 2 luật sư vừa có đơn yêu cầu cơ quan điều tra Công an Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với nhóm người (8 người) về:
1. Tội có ý gây thương tích (theo điểm c, điểm e, điểm i khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 (khoản áp dụng của điều này có thể được thay đổi sau khi có giám định thương tích).
2. Tội cướp tài sản tại Điều 133 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009.
Kiên Trung - Hoàng Sang

Tin khó tin: “Bụi Chương Mỹ” - tour du lịch mạo hiểm nhất hành tinh

Luật sư Lê Văn Luân và Trần Thu Nam bị đánh.

Anh Từ Văn Thức chiều tối qua đã vội vàng bắt tàu ngầm Trường Sa trở về Hóa Châu. “Tôi cam đoan đã dzô dzô rất nhiều! Cõi tiên của các bạn quả nhiên rất nhiều vịt, người dân rất chi là gà. Tôi cũng đi Ném Thượng xem đâm lợn, chọi trâu ở Đồ Sơn, và nghiện cả thịt chó. Nhưng tôi phải về - anh Từ Văn Thức nói với TKT - Các bạn hỏi tại sao ư? Vì tôi phóng xe ngoài đường không thể không gây bụi”.

1. Phóng xe gây bụi
Đây là cụm từ gây sốt nhất suốt từ chiều tối qua, thưa các bạn, chỉ ngay sau khi cuộc họp báo về vụ 2 luật sư bị “côn đồ” tấn công.
Những tờ nhật báo lớn nhất ngay lập tức giật tít:
Luật sư bào chữa cho Đỗ Đăng Dư bị đánh là do phóng ô tô gây bụi. Nguyên do: Bị 7 người làm ruộng đánh hội đồng. Và “Công an xã đi ngang qua nhưng không đánh luật sư” Xem tại đây
Chúng tôi mời bạn đọc thêm 2 bản tin của An ninh thủ đô và Công an Nhân dân để biết chắc là “chỉ do mâu thuẫn bộc phát” và hoàn toàn “không có căn cứ xác định điện thoại bị cướp". Xem tại đây
Xem tại đây
Công an TP Hà Nội họp báo thông tin về vụ 2 luật sư bị hành hung.
Nhìn nhận một cách lạc quan sự kiện “Bụi Chương Mỹ” đang chỉ minh họa cho “bản tính sạch sẽ” ở ta. Rửa bát bẩn- bị đánh chết. Phóng xe gây bụi- bầm dập mặt mày. Một cách lạc quan, có lẽ đây là những bản tin trào phúng có tác dụng giải tỏa, xả stress rất nhiều khi bỗng nhiên và hoàn toàn miễn phí, chúng ta được môt vé đi tuổi thơ. Lên ba chẳng hạn. Và sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu “trong một diễn biến khác”, các luật sư đồng loạt treo biển bán ô tô với lý do đường sá xứ ta quá nhiều bụi! Còn chàng Từ Thức trứ danh của chúng ta, nếu được phỏng vấn về nhân vật gây ấn tượng nhất, có lẽ anh không thể chọn ai khác ngoài diễn viên hài Công Lý.
2. Mỗi ha đất được 10kg gạo
Chẳng biết có liên quan đến bụi không, nhưng hôm qua, vấn đề quản lý và sử dụng 7,5 triệu ha, tức là gần ¼ diện tích đất tự nhiên của cả nước mà các nông lâm trường quản lý đã được đưa ra thảo luận trước QH.
Bạn có thể phát ngốt với những con số bị lấn chiếm, bị sử dụng sai mục đích, bị nọ bị kia. Tôi chỉ xin bạn nhớ giùm đúng một con số thôi. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển bảo thế này “Hàng triệu ha đất mà trong mười năm chỉ nộp ngân sách được 1.800 tỉ đồng… tôi tính ra mỗi ha chỉ có 90.000 đồng, tức là khoảng 10kg gạo”. Xem tại đây
Hôm qua, không thấy vị ĐBQH nào thắc mắc như ông Hiển, đại khái “Tại sao kém hiệu quả như vậy mà người ta cứ khư khư giữ lấy, có lợi ích gì ở đây không?” Hay là vì hỏi như thế cũng có nghĩa là đã trả lời?
Hôm qua cũng không thấy ai nhắc tới những người nông dân đang thậm chí không có nổi một mảnh đất cắm dùi.
Chắc bạn sẽ mang máng con số 1.800 tỉ. Đúng là rất quen. Và bạn không phải bóp đầu. Đó chỉ là con số tối thiểu để xây một cái trụ sở thôi, và cái trụ sở ấy chỉ bằng 1/5 số tiền mà lãnh đạo TP Hoa Phượng Đỏ đã “cải chính” hôm qua.

 3. Đại gia vào viện tâm thần

Tôi cực kỳ ấn tượng trước phát ngôn phải nói là lóng lánh ánh vàng của một quan chức TP Cảng, rằng: “Nếu dùng cả 10.000 tỉ xây trung tâm hành chính - chính trị thì chúng tôi có thể dát vàng từng viên gạch ở đấy”. Hôm qua, Hải Phòng đã tổ chức họp báo để “nói lại cho rõ”.
Không có anh đánh máy nào có lỗi. Bởi ừ thì vẫn là 10 ngàn tỉ, nhưng là gồm cả A, cả B, và cả : chứ không phải chỉ một cái "lâu đài" Xem tại đây
Lãnh đạo Hải Phòng trả lời trong buổi họp báo chiều 10.11
Lương tâm trỗi dậy là phải thôi, trong tình cảnh mà ngay cả các đại gia không xộ khám thì cũng vào viện tâm thần. Xem tại đây
(Tờ VietNamNet khuyên rất “tiên sư anh Tào Tháo” trong thời điểm hiện nay: Có người nhà là doanh nhân thì phải để ý các biểu hiện của trầm cảm). Thành ngữ @ ngày càng phong phú với “vào viện tâm thần”. Và trước đó là “đi nước ngoài chữa bệnh” và “du lịch Campuchia một chiều”.

 4. Quyền đóng thuế là không thể tranh cãi

Nhưng dân tình cũng không ngồi đó mà cười được đâu.
Bởi song song tới tin nóng hổi hổi là đã thu xếp được 11.000 tỉ đồng để tăng lương. Với mức tăng lương cơ sở là 60 ngàn đồng. Xem tại đây
Những tin tức đắng lòng cũng xuất hiện.
Sau kết thúc đàm phán TPP, nhân dân anh hùng đang lơ lửng trên mây khi báo chí dẫn Bờ Lom bơc lẫn Phóc bơ khẳng định như dao chém xuống nước rằng: VN được hưởng lợi nhất từ TPP. Hôm qua, tôi bắt đầu tin rằng đúng. Quyền đóng thuế, và cả phí nữa - tất nhiên đúng là không thể tranh cãi mà ngay cả láng giềng tốt cũng không thể vào đây mà tranh được.
Bạn nên đọc bản tin với tựa đề: (Sẽ) tăng thuế thu nhập để bù hụt thu ngân sách. Cái số hụt thu ấy mà, nhất là 25 tỉ dollar chứ không phải 25 tỉ VNĐ. Xem tại đây
Sẽ bỏ ngay thuế với gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật, Mỹ khi TPP có hiệu lực
5. Nụ cười khẩy của những… cái ô
Trên Dân trí, nhà báo Bùi Hoàng Tám đang rất hăng máu với câu hỏi tại sao phải tăng lương cho công chức cắp ô? Cho lạm phát cấp phó? Cho những lười biếng, vô dụng và “hành là chính”. Xem tại đây
Đây nhé! Trước nghị trường hôm qua, có một tin gây sốt là sẽ có tinh giản ít nhất 10% biên chế ở các bộ, ngành, địa phương. Xem tại đây
Nguồn tăng lương là chính ở đó chứ đâu. Cải cách bộ máy chính là tinh giảm chứ còn gì nữa. Nhưng công chức cắp ô có lẽ sẽ chỉ cười khẩy thôi. Cuộc chiến tinh giản năm nào chẳng có tiếng cồng, súng cũng nổ rất to, nhưng chẳng đồng chí nào chịu ngã xuống.
Cười khẩy, trước “thực tiễn” tinh giản: Chẳng hạn sau 5 năm thực hiện tinh giản, tổng số cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện tăng hơn 42.000 biên chế; cán bộ, công chức cấp xã tăng hơn 14.000 biên chế. Xem tại đây
6. Cú đạp đoạt mạng vì 10 ngàn đồng
Hôm qua, có những tin tức rất xót xa mà đúng là người “Cõi Tiên” như Từ Thức thì chịu không thấu. Ở Hà Tĩnh, một người phụ nữ đã đoạt mạng chồng khi phát hiện “mất 10 ngàn đồng trong túi áo”. Xem tại đây
Chỉ vì mất 10 ngàn đồng, Thủy đã mất kiểm soát, đánh chết chồng và phải lĩnh án .
Tôi không thấy phẩm chất côn đồ trong khuôn mặt cô ấy. Tôi nhìn thấy sự đói nghèo, khốn khổ, cùng quẫn trên vai một người phụ nữ phải làm nghề bốc vác mà cả một buổi sáng chỉ kiếm được 2 tờ 10 ngàn.
Ở TP HCM, những hộp cơm cho bệnh nhân nghèo bị cướp giữa thanh thiên bạch nhật. Xem tại đây
Tôi nhìn thấy trong những hộp cơm mà người ta cướp về “nấu cho lợn ăn ấy” cái câu “Người ta ăn của dân không từ thứ gì”. Người chắc răng ngấu nghiến đất đai, tài nguyên, xi măng, sắt thép, tiền cho người nghèo. Kẻ cùng đường thì cướp luôn cả những hộp cơm từ thiện.
Cho nên, người Đà Nẵng hoàn toàn có quyền tự hào với lực lượng CSGT trong sạch nhất hành tinh.
Trưởng phòng CSGT Đà Nẵng vừa khẳng định rồi: CSGT Đà Nẵng không bao giờ nhận phong bì. Xem tại đây
Bạn đừng hỏi rằng tiền tươi thì có phải là phong bì không. Nếu phát hiện “cứ chụp ảnh quay phim gửi cho tôi”.
Câu hỏi hôm nay của chúng tôi lấy cảm hứng từ chuyện “Bụi Chương Mỹ”: Cứ với cái “bản tính sạch sẽ” như này thì phải chăng chúng ta sẽ qua mặt Singapore để ẵm giải sạch nhất thế giới?