Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Tin thứ Bảy, 17-08-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” tại TP Hồ Chí Minh (QĐND).   - Triển lãm tư liệu về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (TTXVN).  - Chủ quyền không thể tranh cãi! (NLĐ).  - Gần 24 tỷ đồng ủng hộ Trường Sa (VOV).  - Hơn 211 triệu đồng ủng hộ ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa (NLĐ).  -
Đàm phán COC với ASEAN – một chiến thuật của Trung Quốc (RFA).
- Phạm Trần: Liên kết quân sự Việt-Nga có ngăn được Trung cộng? (Dòng Chúa Cứu Thế).
Philippines bất đồng về việc quân đội Mỹ đồn trú (Tin tức).
Tầu Trung Quốc lại xâm nhập vùng đảo tranh chấp với Nhật (RFI). - Nhật Bản phát hiện tàu Trung Quốc vào vùng biển tranh chấp (VOV).

Xét xử hai đối tượng tuyên truyền chống Nhà nước (TTXVN). Không một lời, như thông lệ, rằng vì sao mà họ được giảm án.
1Bất ngờ lớn trong phiên phúc thẩm : Phương Uyên được trả tự do, Nguyên Kha giảm án còn 4 năm tù (RFI).  - Phỏng vấn Phương Uyên: Tôi yêu Tổ quốc, nhưng xin đừng đánh đồng với Đảng (RFI/ BS).  - Phương Uyên hưởng án treo, Nguyên Kha được giảm án (RFA). - Phương Uyên trở về từ một bản án.   - Bản án được biết trước.   - Sinh viên Nguyễn Phương Uyên được trả tự do sau phiên tòa phúc thẩm (VOA).  - Sinh viên Phương Uyên hưởng án treo (BBC). “Mức giảm án như trên là chưa từng thấy, nhất là trong các vụ án có yếu tố chính trị, đặc biệt khi kết thúc phiên xử sáng, Viện Kiểm sát còn đề nghị giữ nguyên án của Phương Uyên (6 năm tù giam) và chỉ giảm án cho Nguyên Kha từ 8 năm xuống còn 5-6 năm”.  Phỏng vấn Phương Uyên: ‘Chưa thể dừng ở đây’ (BBC). Sinh viên Nguyễn Phương Uyên được gia đình và bạn bè đón về nhà =>
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: ‘Chính quyền lắng nghe dư luận’ (BBC). - Phỏng vấn TS Phạm Chí Dũng: Thả Phương Uyên vì áp lực của Mỹ? (BBC).
- Phạm Chí Dũng: Ơn Đảng, ơn Chính phủ (RFA).  Tưởng là một lời mai mỉa, nhại câu cửa miệng đầy dẫy trên TV mỗi ngày. Nhưng không! Đọc vào bài mới thấy đó là một lời cám ơn chân thành, nức nở. Hay mối ngờ vực của ta đã quá lớn mà không nhận ra chất trào phúng được ẩn chứa trong đó rất kín đáo nhỉ? Nếu vậy thì thật nguy nếu như rất nhiều độc giả cũng lại như ta, để lại góp phần cho cái bi kịch khổng lồ của Dân tộc cứ  được diễn đi diễn lại trong trăm ngàn màn nho nhỏ, hơn nửa thế kỷ qua …
Chợt nhớ tới cú “vỡ òa” cách đây chưa lâu, khi ngài Thủ tướng hiên ngang dõng dạc trên diễn đàn Quốc hội, lên tiếng về chủ quyền biển đảo. Nhớ cả một niềm vui … gần “vỡ òa” khác sau khi nghe kết luận của Thủ tướng về vụ Đoàn Văn Vươn, nhưng rồi lại phải … “khóc òa” sau những phiên tòa mới đây … Để rồi nghĩ về cái chất kịch tính hấp dẫn cho mỗi màn kịch, đau đớn, căm hận, rồi là vỡ òa trong niềm vui bất tận, rồi lại bừng tỉnh, lại đau đớn, … cứ thế … Đến bao giờ?
Lại nhớ tới câu ngạn ngữ “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”, nay biết đâu nó lại phải được bổ sung: “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi … thoát“?
Thôi, ta hãy về hỏi thêm kinh nghiệm các bà già đi chợ, xem cách đối phó với nạn hét giá, rồi cách trả giá thế nào, và niềm vui “vỡ òa” khi được xuống giá chút xíu ra sao … Học cả chiêu tâng giá trên trời, rồi hút khách bằng tấm bảng giảm giá 50% nữa … Mình sẽ khôn ra hơn!
Dân Việt xem Phương Uyên là người nhà của mình (Chúa Cứu Thế).  - Kết quả phiên tòa xử 2 sinh viên yêu nườc – bước thành công ban đầu của tinh thần dân chủ. - Bịt miệng thiên hạ ! Ôm cả bầu trời !!!   - Và chúng ta cùng nhau ăn mừng chiến thắng…  - Phương Uyên đã về với Dân Tộc bằng bước chân trên nền tảng Công Lý. - Chúc mừng chiến thắng của những người yêu nước. - Thơ:  Lòng Yêu Nước rốt cục rồi đã thắng.   - Lời các em đã trở thành Hiệu Triệu. - Phương Uyên về với vòng tay thương yêu. Không kịp tìm hiểu, đành đặt câu hỏi nho nhỏ: trong bữa tiệc nhỏ mừng vui này, có mặt những người thân của 2 em Kha, Uy hay không? 
ĐỪNG ĐI NGƯỢC XU THẾ XÃ HỘI DÂN SỰ ! (Bùi Văn Bồng).
Hà Nội: Công an đàn áp nhóm tiếng Anh của sinh viên biểu tình chống TQ (RFI).
Nông dân nghèo vì Đảng sai lầm chiến lược (RFA). Quá chuẩn không cần chỉnh! Chỉ ghi chú thêm chút xíu: “sai lầm” này chẳng phải vô tình, cũng chẳng phải ngu, mà là rất khôn.
Tình trạng thuyền nhân trên đảo Manus (RFA).
Phạm nhân trại Nam Hà ‘bị biệt giam’? (BBC).
Vận động thành lập đảng Dân chủ Xã hội (BBC). “… chính đảng mới sẽ không nhằm chống đối Đảng CSVN, mà cùng hợp tác để thúc đẩy “xây dựng dân chủ cho nước Việt Nam”. –  Lê Hiếu Đằng (Hồ Thị Hồng Nhung). “Quả thật, theo mình cảm nhận đây là con người có sức cuốn hút, tập trung nhiều người và là người có khả năng lãnh đạo khối đông dân chúng tạo ra sức mạnh như nước vỡ bờ, vậy nên xem báo thấy ông là giới lãnh đạo SVHS biểu tình trước 75 thì có gì lạ đâu. Mình chưa từng gặp vị lãnh đạo nào, hay ai có phong thái như Lê Hiếu Đằng. “
- Nhiếp Vinh Trang: CUỘC “SO GĂNG” LỊCH SỬ (tiếp theo kỳ III) (Bà Đầm Xòe).
Thủy điện bỏ mặc dân (NLĐ).
RÕ RÀNG LÀ… “đóng kịch” (Cu Vinh). - Khen thưởng cho có !? (NLĐ).
Vì sao Hà Nội lại “vướng” trong giải phóng mặt bằng? (TTXVN).
TRÀN LAN NHÀ XÂY TRÁI PHÉP: Xử lý chưa rốt ráo (NLĐ).
Khởi tố một phóng viên chiếm đoạt tài sản (VNN).
3<- Bộ Công an cấm, CSGT nhiều nơi vẫn lập chốt! (LĐ).
Kỷ luật Trưởng ban quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (TN).
Kỷ luật một cán bộ làm giả hồ sơ chiếm đất dân (TN).
Hành pháp, lập pháp Mỹ có khác biệt trong quan hệ với Việt Nam (VOA).
Lãnh đạo vi hành để nghe dân (VNN).
Giữ nguyên án với em vợ Lưu Hiểu Ba (BBC).  - Tòa án Trung Quốc y án cho thân nhân nhà văn Lưu Hiểu Ba (VOA).
“Tên lửa Triều Tiên ở lễ duyệt binh chỉ là mô hình” (TTXVN).
Campuchia thắt chặt an ninh (NLĐ).  - Lãnh tụ đối lập Kampuchea về nước trong không khí chính trị căng thẳng (VOA). - Bầu cử Cam Bốt : Mỹ lo bạo lực, đối lập đe biểu tình (RFI).
Miến Điện sẽ sửa Hiến pháp : Aung San Suu Kyi có thể ứng cử tổng thống (RFI).
Trung Quốc : Tòa y án em vợ ông Lưu Hiểu Ba (RFI). - Chính Quyền Địa Phương Trung Quốc Hoảng Loạn Vì Đợt Kiểm Toán Sắp Tới (ĐKN).  - Tư tưởng hà khắc trong báo chí nhà nước đang nỗ lực định hướng đường lối chính trị của Trung Quốc.

- Trao thưởng cho người dám chống tiêu cực tại BV Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội): Chỉ ra điều sai trái là ý nghĩa vô giá của việc khen thưởng (LĐ). – Lễ khen thưởng buồn bã (TT).
- Phiếm: Cua “thắp hương” (LĐ).
- Nông dân đóng góp làm đường giao thông: Hạn chế dồn gánh nặng lên dân (TP).

- David Thiênngoc Phương Uyên đã về với Dân Tộc bằng bước chân trên nền tảng Công Lý. (Bà Đầm Xòe). – Tạ Ơn (Đinh Tấn Lực).
- Tưởng Năng Tiến: Thơ & đơn giữa thời mắc dịch (pro&contra).
KINH TẾ
Ngân hàng chưa “khai” hết nợ xấu (LĐ).  - Nước ngoài đã “đánh tiếng” mua nợ xấu Việt (VnEco).
Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp để tăng trưởng (ĐBND).
- VỐN FDI KHÔNG PHẢI QUẢ NGỌT: Sửa luật để ngăn chặn chính sách bị lợi dụng (NLĐ).
- Tin bị sống, tức tin chưa chín! (Nguyễn Vạn Phú). - Thời tiền mặt là vua (DĐDN).
Petrolimex lãi lớn từ kinh doanh xăng dầu (VnEco).  - Sáu tháng, Petrolimex lãi gần 900 tỉ đồng (TT).
Việt Nam tiêu thụ 20 tấn vàng trong quí 2 (TBKTSG).
4Gói 30.000 tỷ đồng: Chậm giải ngân không vì thiếu tiền (TTXVN).  - Giải ngân gói 30.000 tỷ: 4 địa phương chiếm 8/10 (VnEco). Theo đại diện Bộ Xây dựng, Đà Nẵng là một trong những địa phương dẫn đầu về số lượng dự án nhà xã hội, nhà thu nhập thấp =>
Hàng TQ “dỏm” xâm nhập thị trường VN hợp pháp? (RFA).
Ký thỏa thuận giao đất cho dự án lọc dầu 4,5 tỷ USD (VnEco).
Thêm nhiều thương hiệu Mỹ vào Việt Nam (VOA).
EU đưa tranh chấp thép ống với Bắc Kinh ra WTO (RFI).

- Quy chế mới về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước: Đánh giá đúng và kịp thời thực trạng doanh nghiệp (PT).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Hỗn loạn khai thác tàu cổ (NLĐ).  - Hình ảnh cổ vật trong tàu cổ mới phát hiện ở Quảng Ngãi (VOV).  – Video: Quảng Ngãi phát hiện thêm tàu cổ chứa cổ vật (VTV).
- Giáo sư Hoàng Chương – Tổng giám đốc Trung tâm Bảo tồn nghiên cứu văn hóa dân tộc Việt Nam: Nghệ thuật truyền thống: Phải hiểu mới yêu (GD&TĐ).
Thư giãn cuối tuần: Văn chương, chẳng có gì trầm trọng cả (Inrasara).
- TƯƠI MỚI “PHIM XƯA”: Giữ hồn xưa không dễ (NLĐ).
5<- Người có nhiều vợ và bồ bậc nhất Sài Gòn: Từ nghệ sĩ tài hoa đến ngôi mộ nhỏ ven đường làng (LĐ).
-  BÀI PHÁT BIỂU ĐẦY TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG NGUYỄN ĐỨC CẢNH (Youtube/ Nguyễn Quang Thạch).
- Trần Thọ Thanh: CLB Yêu Thơ – 2 (Bùi Văn Bồng).  - Hoàng Quang Khang: CLB Yêu Thơ – 3.
Bà Tưng hét giá “500 triệu” để làm đại sứ game (GamK). Liệu Bộ 4T có học tập Bộ Văn Thể Du, cấm “Bà Tưng” tham gia Game Online trên toàn quốc?
Chuyện ‘Nhổ bọt vào đồ ăn vì được ít tiền bo’ xôn xao Facebook tuần này (Thơ trẻ).
Một nữ diễn viên bị tố cáo “cướp chồng” (TT).
Nhộn nhịp mùa liên hoan phim (NLĐ).
Aranjuez, ghi ta hoà quyện khúc đàn thôi miên (RFI).

- Hội họa sơn dầu: thịnh và suy (Nguyễn Đình Đăng).
- Nghệ sĩ Đức Hải: Thành công nhất là thành một ông bố tử tế (DNSG/TVN).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Chuyện lạ: 1 xã có 9 trường học (GD&TĐ).
Nhiều chính sách mới cho GV, HS vùng khó (GD&TĐ).  - Duyên nợ Tây Nguyên (GD&TĐ).  - Cô giáo người Jrai và lớp học đặc biệt (GD&TĐ).
- SGK đang định hướng ngay từ nhỏ chỉ cần bán tài nguyên đi mà ăn (Đào Tuấn). – Hiểu được chết luôn.  - Thị trường SGK trước thềm năm học mới: Sách cũ đắt khách, sách mới tăng giá (GĐ).
6Khuyến khích không chấm điểm đối với học sinh lớp 1 (Tin nóng).
Trăm hay không bằng tay quen (Nhân sinh quan).
Vụ ‘mặc quần ống bó không được đi học’: Trường không sai nên không xử lý (TN).  – Vụ kiểm tra quần học sinh: Mua quần nhà trường bán thì được vào (?) (TT). =>
Th.s tâm lý Vũ Thu Hà: Giới trẻ cần hành trang khi tham gia mạng xã hội (GD&TĐ).
Sinh viên VN được học tư tưởng Mác Lê, Hồ Chí Minh miễn phí (VOV).
‘Học sinh Việt Nam bỏ xa học sinh Ấn Độ nhiều năm’ (TN).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Thức ăn có giòi, công nhân ngừng làm việc (TT).  - Bún, bánh tươi ế ẩm (NLĐ).
- VỤ 4 THUYỀN VIÊN NHẢY TÀU BỎ TRỐN: Thuyền viên đòi đối chất (NLĐ).
7<- VỤ “NGƯỜI RỪNG” & TIỀN: NGUYÊN NHÂN GỐC (Cu Vinh). –  “NGƯỜI RỪNG”, KHÔNG Ở TRONG RỪNG (Mai Thanh Hải). - Người rừng – Hạnh phúc vs Bất hạnh (Hiệu Minh).  - Kinh doanh… “người rừng” (NLĐ).
Hai tháng, gọi hơn 10.000 cuộc quấy nhiễu Cảnh sát 113 (TN).
Nở rộ phòng trọ và ngoại tình ở tỉnh lẻ (RFA).
Có lộ trình cho hôn nhân đồng giới? (LĐ).
Một người Việt bị tù 12 tháng do nhập cảnh Singapore trái phép (TN).
“Sa tặc” bị tóm giữa đêm (NLĐ).
Giữ rừng không lương (NLĐ).

- VỤ BỐN THUYỀN VIÊN NHẢY XUỐNG BIỂN: Công an xã mời thuyền viên Hậu đến làm việc (PLTP).

- HY VỌNG… (Mai Thanh Hải).
QUỐC TẾ
Bạo lực lại tiếp diễn ở Cairo (BBC).  - Huynh Đệ Hồi Giáo : Mối đe dọa với nhiều nước Ả Rập (RFI). - Ai Cập: Mấy mươi người chết trong cuộc biểu tình ủng hộ ông Morsi (VOA). - Ai Cập cảnh báo dùng đạn thật để dẹp loạn (Tin tức). - Ai Cập: Biểu tình rầm rộ hưởng ứng “Ngày thịnh nộ”(TTXVN). - Mỹ có nguy cơ mất đối tác chiến lược Ai Cập (NLĐ).  - Căng thẳng Ai Cập gây phẫn nộ cho Tổng thống Indonesia (VOV).
8Trừng phạt kinh tế gây ảnh hưởng tồi tệ tới Iran (VOV).
Khủng bố tại căn cứ địa của Hezbollah ở Liban : Hơn 20 người chết (RFI). =>
- Ấn Độ : Tìm được thi thể 4 thủy thủ của chiếc tàu ngầm bị nổ (RFI). - Chuyên gia Trung Quốc nói gì về vụ nổ tàu ngầm Ấn Độ? (Soha).  - Thi hài được thu hồi từ chiếc tàu ngầm bị cháy ở Ấn Độ (VOA).  - Ấn Độ và Trung Quốc chuẩn bị Đối thoại chiến lược (TTXVN).  -
Thượng nghị sĩ Mỹ nói chuyện về thương mại ở Ðài Loan (VOA).
Nổ bom ở Lebanon, ít nhất 16 người chết (BBC).  - Số tử vong trong vụ nổ bom ở Beirut tăng tới 22 người (VOA).
Mọi cơ sở hạt nhân ở Mỹ đều dễ bị tấn công khủng bố (NLĐ).
Xuất hiện nhiều đảng độc đáo trước bầu cử Australia (TTXVN).
Trung Quốc sẽ từ từ ngưng thu hoạch nội tạng tử tù (VOA).


1961. HỢP TÁC HẢI QUÂN ẤN ĐỘ-ASEAN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 14/8/2013
TTXVN (Niu Đêỉi 12/8)
Tổ chức tư vấn độc lập Observer Research Foundation (ORF) của Ấn Độ vừa đăng bài phân tích của tác giả Darshana M. Baruah, cho rằng hợp tác hàng hải là một lĩnh vực quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ-ASEAN.

Tác giả nhận định tranh chấp lãnh thổ hiện nay giữa một số nước ASEAN với Trung Quốc tại biển Đông là thách thức đối với hòa bình và ổn định của khu vực. Ấn Độ đang có “lợi ích quan trọng” về tự do hàng hải tại Biển Đông, đồng thời có lợi ích kinh tế trong hoạt động khai thác dầu khí tại khu vực này, với việc ONGC Videsh Ltd. (OVL), chi nhánh toàn cầu của tập đoàn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên Ấn Độ Oil và Natural Gas Ltd. (ONGC) đang thăm dò hai lô dầu 127, 128 thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Việc lực lượng hải quân Trung Quốc ngày càng thể hiện sức mạnh tại biển Đông làm cho Ân Độ nhận thấy sự cần thiết phải “duy trì vị thế” và “bảo vệ lợi ích” của mình trong khu vực. Điều này có nghĩa là Ấn Độ cần tiếp tục tăng cường sự can dự của lực lượng hải quân đối với vùng biển này. Ấn Độ có thể trở thành một đối tác chính trong việc duy trì an ninh, hòa bình tại Biển Đông. Chính vì vậy, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Ấn Độ phải tăng cường hơn nữa hợp tác hàng hải với các nước ASEAN.
Sự hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Quốc
Biển Đông là một tuyến đường lưu thông thương mại quan trọng và là tuyến đường vận tải trên biển chính yếu với sáu quốc gia và vùng lãnh thổ (gồm Trung Quốc, Đài Loan, Philíppin, Việt Nam, Brunây và Malaixia) đang tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong khu vực. Trung Quốc là nước hiếu chiến nhất, coi toàn bộ Biển Đông nằm trong ranh giới hình lưỡi bò (đường chín đoạn) là lãnh thổ của họ. Trung Quốc đòi chủ quyền cả các vùng đặc quyền kinh tế của những nước có tranh chấp. Những tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ mạnh mẽ của Trung Quốc đã gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế vì nó ảnh hưởng đến tuyến giao thông quan trọng. Thậm chí, Trung Quốc còn phản đối việc Ấn Độ hợp tác với Việt Nam khai thác dầu khí tại lô 128 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh còn tiến xa hơn khi mời thầu quốc tế mà phớt lờ sự thật rằng khu vực đó Ấn Độ đang thăm dò khai thác. Vụ tranh cãi giữa Trung Quốc và Philíppin về bãi Scarborough năm 2012 là một điển hình về việc Trung Quốc ngày càng thể hiện sự hiếu chiến và bành trướng. Trong khi Trung Quốc phản đối quốc tế hoá vấn đề Biển Đông và cho rằng các tranh chấp trên phải được giải quyết song phương thì các quốc gia như Việt Nam và Philíppin muốn quốc tế hoá, giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chính vì điều đó, các nước trên đang tìm cách lôi kéo các cường quốc khác trong khu vực nhằm tạo sự cân bằng trong bối cảnh hiện nay.
Hp tác hải quân Ấn Đ-ASEAN
Hợp tác hải quân giữa Ấn Độ với các quốc gia Đông Nam Á là một lĩnh vực quan trọng trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ. Quan hệ Ấn Độ-ASEAN cải thiện mạnh mẽ trong những năm gần đây, với việc Ấn Độ đã trở thành Đối tác đối thoại theo từng lĩnh vực năm 1992 và Đối tác đối thoại đầy đủ, cũng như thành viên Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 1996. Tháng 12/2012, Ấn Độ và ASEAN đã kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Đối tác đối thoại và 10 năm Đối tác cấp cao. Hiện nay, quan hệ Ấn Độ-ASEAN đã được nâng cấp thành Đối tác chiến lược.
Lực lượng Hải quân Ấn Độ đã và đang tham gia các cuộc tập trận chung với lực lượng hải quân của các nước Đông Nam Á trong một thời gian dài. Ấn Độ đã nâng cấp quan hệ hợp tác hải quân với các quốc gia ASEAN và mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng với các nước này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã cảnh báo sự tăng cường quan hệ quốc phòng của Ấn Độ với các nước ASEAN và cho rằng điều này là một chiến lược nhằm chống lại sự nổi lên của Trung Quốc. Những quan ngại đó ngày càng tăng khi những nước như Việt Nam, Philíppin đang tìm kiếm các cường quốc khác trong khu vực nhằm duy trì sự hiện diện của họ và khuyến khích tăng cường sự can dự vào khu vực. Quan hệ hợp tác hải quân giữa Ấn Độ và các nước ASEAN đã được thiết lập từ những năm 1990. Mặc dù Ấn Độ và các đối tác ASEAN có thể chưa triển khai đầy đủ tiềm năng hợp tác hải quân, song đã đạt được tiến bộ đáng kể ở lĩnh vực này trong những năm qua. Sự xuất hiện của Ấn Độ tại khu vực không chỉ do các cuộc tranh chấp hàng hải hiện nay. Sự xuất hiện của Ấn Độ tại Biển Đông đã có từ trước năm 2000, với việc triển khai lực lượng hải quân ra nước ngoài của Ấn Độ đến khu vực này cũng như sự tham gia các cuộc tập trận chung giữa hải quân Ấn Độ và Xingapo (SIMBEX).
Ấn Độ thường xuyên triển khai tàu hải quân, các hạm đội Đông Bắc đến các nước Đông Nam Á và khu vực biển Đông. Niu Đêli cũng triển khai tàu hải quân giám sát tại khu vực eo biển Malacca, Sunda và Biển Đông trong tháng 5/2003. Vừa qua, Ấn Độ đã đưa tàu sân bay INSViraat tới khu vực Đông Nam Á nhằm đánh dấu sự hiện diện của lực lượng hải quân nước này và tăng cường quan hệ với lực lượng hải quân của các nước ASEAN cũng như việc tăng cường các chuyến viếng thăm quốc phòng cấp cao giữa Ấn Độ và các nước ASEAN. Năm 2003, Bộ trưởng Quốc phòng Xinhgapo thăm Ấn Độ và ký một thoả thuận về hợp tác quốc phòng. Một thoả thuận song phương về hợp tác huấn luyện và tham gia các cuộc tập trận chung giữa hai nước được ký năm 2007. Ấn Độ đã tổ chức cuộc đối thoại an ninh đầu tiên với Việt Nam năm 2003 và ký bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm 2009. Ấn Độ cũng tham gia một cuộc đối thoại an ninh với Philíppin năm 2003 và thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng năm 2012. Ngoài ra, Hải quân Ấn Độ thường xuyên viếng thăm các cảng chính của Xinhgapo, Thái Lan, Việt Nam, Philíppin, Campuchia và Inđônêxia khi triển khai tại Biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ năm 2012, tàu huấn luyện Hải quân Ấn Độ Sudarshini đã có chuyến thăm hữu nghị tới các nước ASEAN, từ 15/11/2012 đến 25/3/2013. Lộ trình của tàu kéo dài từ Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á, tới thăm các cảng hiện đại cũng như lâu đời của các nước ASEAN. Cuộc hành trình này là biểu tượng cho sự hợp tác chiến lược giữa hải quân Ấn Độ và các nước ASEAN cũng như đánh dấu mốc lịnh sử vươn ra xa của lực lượng hải quân Ấn Độ.
Ngoại giao quốc phòng
Các chuyến thăm hữu nghị của lực lượng hải quân là một yếu tố quan trọng trong ngoại giao quốc phòng. Sự can dự quốc phòng rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì lòng tin, đồng thời góp phần ngăn chặn và giải quyết xung đột. Ấn Độ và ASEAN có nhận thức chung trong vấn đề này bởi cả hai bên đều tìm cách duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực. Điều này đã được phản ánh qua tuyên bố của Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm thiết lập Quan hệ Đối thoại Ấn Độ-ASEAN năm 2012, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh hàng hải, cam kết tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo an ninh, tự do hàng hải và an toàn cho các tuyến giao thông trên biển đối với các hoạt động thương mại trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tuyên bố này nhấn mạnh sự quan ngại về tự do hàng hải ở Biển Đông và sự cần thiết phải tuân theo luật pháp quốc tế.
Các quốc gia ASEAN đã hoan nghênh sự hiện diện của lực lượng hải quân Ấn Độ tại khu vực và mong muốn Ấn Độ can dự sâu hơn vào khu vực. Cả hai bên đã nhận thấy tầm quan trọng của hợp tác Ấn Độ-ASEAN. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường quan hệ trong một phát biểu mạnh mẽ tháng 5/2013 rằng các nước ASEAN là đối tác chiến lược của Ấn Độ và có một cơ hội lớn để mở rộng thương mại, đầu tư … giữa hai bên.
Việt Nam đã phản ứng mạnh mẽ khi Bắc Kinh gọi thầu quốc tế lô dầu 128. Sau đó Việt Nam đề nghị OVL tiếp tục ở lại, cam kết hỗ trợ thông tin và giúp đỡ khai thác thành công lô dầu trên. Tháng 1/2013, Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Văn Ninh đã mời các công ty của Ấn Độ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.
Yếu tố ổn định
Tranh chấp hàng hải hiện nay ở Biển Đông là quan ngại chính đối với các nước ASEAN. Điều này đã gây rạn nứt trong ASEAN khi các nước bị chia rẽ về cách thức giải quyết tranh chấp trên. Các nước như Xinhgapo và Việt Nam tin tưởng rằng Ấn Độ có thể đóng vai trò tích cực trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình ở khu vực. Ấn Độ quan ngại về tranh chấp trên biển và sự dính líu của họ. Tranh chấp hàng hải và an toàn cho các tuyến đường biển đã được thảo luận trong các diễn đàn chính giữa Ấn Độ và ASEAN như Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN hay Đối thoại Niu Đêli. Sự hiện diện của Niu Đêli tại khu vực trên không phải là chiến lược nhằm chống lại Trung Quốc mà là sự cần thiết để đảm bảo lợi ích của Ấn Độ trước sự bành trướng ngày càng tăng của Bắc Kinh. Ấn Độ muốn tăng cường liên kết với các nước ASEAN và ngược lại các nước Đông Nam Á muốn tìm kiếm sự hiện diện của Ấn Độ nhằm ổn định khu vực. Mặc dù Ấn Độ và ASEAN có nỗ lực phối hợp nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải, nhưng Niu Đêli phải thận trọng không để Trung Quốc đe doạ sự hợp tác này.
Do sự thay đổi nhanh chóng về địa chính trị tại châu Á và tầm nhìn của Ấn Độ về hợp tác đã được tăng cường, Ấn Độ sẽ có lợi trong việc duy trì sự hiện diện trong khu vực và bảo vệ những lợi ích của mình. Niu Đêli phải tiếp tục tăng cường can dự và hợp tác với các nước ASEAN nhằm triển khai đầy đủ quan hệ đối tác chiến lược. Điều này có nghĩa là Ấn Độ sẽ tăng cường hơn nữa về hợp tác hải quân với các nước đóng vai trò quan trọng của ASEAN và với các cường quốc khác nhằm chia sẻ lợi ích của Ấn Độ trong việc bảo vệ tự do hàng hải và duy trì an ninh và ổn định tại khu vực. Niu Đêli phải nhận thấy quyết tâm chính trị sẽ là yếu tố tạo ra sự ổn định mà ASEAN tìm kiếm./.

1962. TRUNG QUỐC NÊN TỪ BỎ CHIẾN LƯỢC NĂNG LƯỢNG Ở CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 14/8/2013
TTXVN (Niu Yoóc 24/7)
Mạng tin East by Southeast” ngày 24/7 cho biết, cuối năm nay các loại xe ô tô và xe tải chở đầy hàng hóa từ Trung Quốc và Thái Lan có thể đi qua một chiếc cầu bắc qua sông Mekong, nối liền tỉnh Chiang Rai của Thái Lan với tỉnh Bokeo của Lào và nối liền với các tuyến đường cao tốc trong nội địa Trung Quốc.

Nhờ các khoản đầu tư của chính phủ Trung Quốc và Thái Lan, chiếc cầu được hoàn thành sau 10 năm lập kế hoạch và 2 năm xây dựng đã gây nhiều tranh cãi ở các nước và khu vực. Nhiều năm qua, Thái Lan lưỡng lự đầu tư xây dựng chiếc cầu do nhận thấy lợi ích không đồng đều giữa Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Về phía Thái Lan, một tổ chức phi chính phủ (NGO) có tên “Rak Chiang Khong” nhiều lần cảnh báo chiếc cầu sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế của khu vực Tam giác Vàng và phá hủy các ngư trường trên sông Mekong. Chiếc cầu Tam giác Vàng tạo nên nhiều thách thức cho Trung Quốc, khi các nhà lãnh đạo mới của nước này có ý định cân bằng nền kinh tế hiện không ổn định và tăng trưởng chậm, đồng thời tạo sự ổn định trong nước bằng cách duy trì các mối quan hệ kinh tế hài hòa với các nước láng giềng.
Chiến lược khu vực của Trung Quốc
Ông Xu Ningning, chủ tịch Hội đồng Kinh doanh của Tiểu vùng Mekong Lớn hơn (GMS), nói: “Trong năm 2012 mức tăng trưởng thương mại và đầu tư bên ngoài của Trung Quốc với 5 nước khác thuộc khu vực sông Mekong, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, đã vượt mức tăng trưởng thương mại và đầu tư của tất cả các nước thành viên Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Chắc chắn tốc độ tăng trưởng thương mại và đầu tư lớn hơn sẽ tiếp tục cùng với sự đẩy mạnh hợp tác và các cơ hội đầu tư cùng thắng trong khu vực. Trong 3 năm qua, các tỉnh GMS Trung Quốc như Vân Nam và Quảng Tây đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 12-15%, mức cao nhất so với các địa phương ở Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở các nước khu vực sông Mekong. Chiến tranh Lạnh chấm dứt trong những năm 1990 đã tạo môi trường thuận lợi cho Trung Quốc phát triển các chiến lược hợp tác kinh tế với khu vực sông Mekong. Tình trạng không rõ ràng và mở cửa các đường biên giới trước kia đã khuyến khích các nhà kinh doanh Trung Quốc cũng như các nước Đông Nam Á đề nghị các chính quyền địa phương và trung ương tạo điều kiện tốt hơn cho các hoạt động thương mại và di cư. Chính phủ Trung Quốc đã đáp lại bằng 20 năm thực hiện các chính sách đầu tư và tự do hóa thương mại do nhà nước lãnh đạo nhằm thúc đẩy hợp tác cả ở khu vực nhà nước lẫn tư nhân. Các chiến lược hợp tác kinh tế của Trung Quốc với 4 nước láng giềng Mekong đã trở thành một chiến lược phù hợp với nhu cầu phát triển hiện nay của Trung Quốc. Ông Liu Jinxin, nhà phân tích chính sách và là chuyên gia hậu cần ở Trung Quốc, cho biết không giống như Mỹ hiện đang dẫn đầu thế giới về lĩnh vực tài chính và công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp theo hướng dịch vụ giá trị cao, Trung Quốc, công xưởng của thế giới, đang đẩy mạnh sản xuất hàng hóa để thúc đẩy tăng trưởng của tầng lớp trung lưu và phục vụ các thị trường xuất khẩu trên thế giới. Để tồn tại, “công xưởng” Trung Quốc cần có nguồn đầu vào như năng lượng và nguyên liệu thô. Hiện nay Trung Quốc đã và tiếp tục xây dựng nhiều đường ống dẫn dầu và khí đốt chiến lược đi qua các nước châu Á, trong đó đặc biệt là dự án đường ống dẫn dầu khí của công ty PetroChina bắt đầu từ bờ biển Ấn Độ Dương của Mianma chạy đến Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc, cũng như một hệ thống năng lượng thủy điện mở rộng đến Lào và Mianma. Ông Liu nói: “Chúng tôi xây dựng mạng lưới điện này để đảm bảo ổn định năng lượng. Nguồn đầu vào mạnh mẽ đó chỉ có thể được đảm bảo bằng cách duy trì quan hệ hòa bình với tất cả các nước láng giềng”. Nhưng liệu cách tiếp cận dựa trên cơ sở hợp tác địa-kinh tế sẽ là chiến lược lâu dài và bền vững cho Trung Quốc và các nước láng giềng Mekong hay không? Đường ống dẫn dầu của công ty PetroChina chạy qua Mianma sẽ là một sự thử thách cam kết của khu vực đối với chiến lược địa- kinh tế của Trung Quốc. Không những Chính phủ Mianma có quyền ngăn chặn nguồn năng lượng chiến lược đến Trung Quốc, mà một công ty Nhật Bản hiện đang nắm giữ quyền sở hữu phần lớn bến cảng của Mianma ở cuối đường ống dẫn dầu Ấn Độ Dương. Tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của người dân Trung Quốc có thể tố cáo Chính phủ Trung Quốc bị Nhật Bản và Mianma “nắm thóp”, do đó đe dọa sự ổn định được đảm bảo bằng đường hướng địa-kinh tế của Trung Quốc. Trong cuộc trò chuyện năm ngoái, một quan chức làm việc cho cơ quan Chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Mekong tỏ ra thất vọng trước thực trạng hiện nay. Quan chức này nói: “Chúng tôi đã tài trợ cho các quốc gia này rất nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy thương mại, nhưng họ tiếp tục muốn lợi dụng chúng tôi hoặc đe dọa xóa bỏ các thỏa thuận của chúng tôi”. Thực tế, quan hệ Trung Quốc-Mianma đã lạnh nhạt trong những năm gần đây từ khi Mianma chuyển sang chế độ dân chủ và đình chỉ một dự án đập thủy điện được Trung Quốc tài trợ vốn. Bên cạnh đó, quan hệ Việt Nam- Trung Quốc cũng đang trong tình trạng tương tự do Việt Nam áp dụng nhiều hạn chế thương mại đối với một số mặt hàng nhất định của Trung Quốc. Năm nay, các đoàn đại biểu cấp bộ trưởng của Việt Nam không đến dự hội chợ thương mại khu vực của Côn Minh.
Trung Quốc xuất khẩu mô hình “tăng trưởng đầu tiên” sang các nước Mê Kông
Bằng nhiều cách, Trung Quốc đã xuất khẩu mô hình tăng trưởng bằng mọi giá do nhà nước lãnh đạo sang các nước khu vực sông Mekong. Các nước kém phát triển được hưởng lợi kinh tế nhờ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng được Trung Quốc hỗ trợ vốn như dự án đường sắt cao tốc trị giá 7,2 tỷ USD chạy từ Bắc Lào đến Viêng Chăn và các dự án thủy điện trên sông Mekong tại Lào và Campuchia. Tuy nhiên, sự phân chia công bằng các lợi ích đó chỉ có thể được thực hiện một khi Lào và Campuchia trả hết các khoản nợ khổng lồ của họ cho Trung Quốc. Hơn nữa, việc Trung Quốc xây dựng 8 dự án thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong ở tỉnh Vân Nam đã khẳng định với Lào rằng Trung Quốc có thể phớt lờ sự phản đối của các nước khu vực hạ nguồn sông Mekong về tác động tiêu cực từ các con đập của Trung Quốc, bất chấp các dự án có thể gây nhiều rủi ro môi trường cho các nước láng giềng Mekong. Tại Trung Quốc, các nhà phát triển thủy điện có thể dễ dàng bỏ qua luật môi trường và đưa ra các đánh giá tác động môi trường sai lệch. Tiến sĩ Zhou Dequn, nhà nghiên cứu bảo tồn sinh học của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh, lập luận rằng những hành động xấu như vậy cũng đã xảy ra đối với các dự án thủy điện do Trung Quốc tài trợ tại Lào. Ông nói: “Trung Quốc đang xuất khẩu hành vi kinh doanh và không chấp hành các quy định luật pháp ngang các nước láng giềng ở khu vực sông Mekong. Các nhà kinh doanh giàu có của Trung Quốc ở nước ngoài không quan tâm hoặc không có khả năng kỹ thuật để thúc đẩy các hoạt động bền vững. Họ cũng không coi trọng tính pháp lý của các hành động của họ”.
Thủy điện đe dọa an ninh lương thực
Lào có kế hoạch phát triển 11 con đập trên dòng chảy chính của sông Mekong và hơn 70 con đập trên các nhánh phụ của nó để xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc và Thái Lan. Mặc dù kế hoạch này sẽ thúc đẩy danh mục đầu tư nguồn năng lượng của Lào, nhưng sẽ có nguy cơ hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các loại thủy sản. ông Eric Baran thuộc Viện nghiên cứu Cá Thế giới cho biết sông Mekong là nguồn cá nội địa lớn nhất thế giới và hiện đang chiếm gần 10% toàn bộ sản lượng cá nước ngọt của thế giới. 60% dân số Lào và Campuchia dựa vào nguồn cá để bảo đảm 100% lượng đạm hàng ngày của họ. Do đó các con đập trên sông Mekong tại Lào có thể phá hủy các mô hình đi cư tự nhiên của hơn 110 loài cá và gây thất thoát tới 800.000 tấn cá được đánh bắt (42% sản lượng đánh bắt cá của sông Mekong) mỗi năm, từ đó gây khó khăn rất lớn cho an ninh lương thực tại Lào và Campuchia. Hơn nữa, việc Trung Quốc nhập khẩu thủy điện của các nước Đông Nam Á là một phần nỗ lực cắt giảm lượng khí thải cácbon ở trong nước bằng cách đầu tư vào các nguồn năng lượng mới. Nhưng để bù đắp sự thiếu hụt về chất đạm từ các loại thủy sản của sông Mekong, Lào và Campuchia phải đầu tư cho các chương trình chăn nuôi gia súc công nghiệp chứa nhiều cácbon, do đó lượng khí thải cácbon của Trung Quốc sẽ được đưa xuống khu vực hạ nguồn sông Mekong. Trong cuộc hội thảo về an ninh lương thực ở khu vực sông Mekong tại Chiang Rai vào tháng 3/2013, cựu thượng nghị sĩ Thái Lan Kraisak Choonhavan tuyên bố: “Những gì chúng ta phải làm là bảo đảm an ninh lương thực trong suốt các giai đoạn phát triển nhanh và đưa ra các quyết định khôn ngoan và bền vững về tương lai của khu vực Mekong”.
Chiến lược do nhà nưóc lãnh đạo đang ngăn chặn các giải pháp bền vững
Người ta chỉ trích chiến lược địa-kinh tế do nhà nước lãnh đạo của Trung Quốc là mặc dù Bắc Kinh ủng hộ an ninh và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên cơ sở các mối quan hệ kinh tế sâu sắc, nhưng không thể thúc đẩy sự gắn kết giữa các mối quan hệ phức tạp của các bên liên quan ở Trung Quốc và khu vực nói chung. Việc loại bỏ các bên liên quan trong các cuộc thảo luận chính sách tạo ra một sân chơi không bình đẳng không chỉ phân bổ sai các nguồn tài nguyên dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả mà còn tước đi quyền của các cá nhân và tổ chức có thể mang lại các giải pháp bền vững nhằm giải quyết các thách thức khu vực. Tiến sĩ Yu Xiaogang, giám đốc tổ chức NGO “Green Watershed” có ảnh hưởng ở Trung Quốc chuyên đánh giá tác động của các dự án thủy điện đối với các cộng đồng địa phương, nói: “Nhiệm vụ cơ bản của cáo NGO là đảm bảo các bên tham gia dự án quan tâm đánh giá các tác động xã hội, môi trường và bồi thường thỏa đáng trước khi công việc xây dựng bắt đầu. Các NGO phải điều tra chắc chắn, chính xác và xác định các vấn đề mâu thuẫn trong việc thực hiện chính sách. Chúng ta nên coi chính phủ như một đối tác và báo đảm các nhà hoạch định chính sách bị thuyết phục trước các bằng chứng thực tế”. Nếu Trung Quốc muốn cải thiện hình ảnh đang xấu đi trong khu vực, nước này sẽ phải xem xét lại chiến lược địa-kinh tế của mình. Một trong những yếu tố đó là Trung Quốc cần thúc đẩy các hoạt động có phạm vi rộng của các bên liên quan và cho các nước láng giềng Mekong thấy mình thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật, đặc biệt khi tiến hành đánh giá các tác động xã hội và môi trường của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Nếu không thực hiện những thay đổi đó, chiến lược khu vực của Trung Quốc và sự bền vững của khu vực sông Mekong sẽ bị thách thức nghiêm trọng./.

1963. LÝ DO KHIẾN MỸ THAY ĐỔI SỰ HỖ TRỢ CHO CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO HỒI GIÁO

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 15/8/2013
TTXVN (Cairô 14/8)
Các cơ quan tình báo Nga và Angiêri đứng đằng sau sự thay đổi về sự hỗ trợ của Mỹ cho các nhà lãnh đạo Hồi giáo của- Cata và Ai Cập cũng như các quốc gia tiến hành “Mùa Xuân Arập”. Thật vậy, Tổng thống Mỹ Barack Obama trong tháng 5 vừa qua đã quyết định “loại bỏ” hai quan chức hàng đầu Cata, Quốc vương Hamad bin Khalifa và Thủ tướng Hamad bin Jassim.

Quyết định này liên quan đến các tài liệu buộc tội hai ông này mà cơ quan tình báo Nga, với sự hỗ trợ của tình báo Angiêri, đã gửi cho một vài thượng nghị sĩ và các nhà báo Mỹ của “Washington Post” và “New York Times”. Theo tạp chí “Afrique Asie” sự kiện này đáng ra sẽ bị dập tắt nếu không có sự quyết tâm của Thượng nghị sĩ James Inhofe, người đã thuyết phục thành công nhiều đồng nghiệp của ông trong đảng Cộng hòa. Thượng nghị sĩ James thuyết phục họ rằng lần này phải đi tới cùng việc buộc tội Tổng thống Obama, và do đó Tổng thống sẽ phải giải thích trước Thượng viện Mỹ.
Cuộc tấn công của Al-Qaeda vào lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi
Từ đầu tháng 5 vừa qua, James Inhofe đã thuyết phục nhiều Thượng nghị sĩ, đồng nghiệp của ông, bắt đầu một thủ tục luận tội đối với Tổng thống Obama, bị cáo buộc che giấu sự thật về cuộc tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libi, trong đó Đại sứ Christopher Stevens bị sát hại. Nỗ lực che giấu sự thật về cuộc tấn công tại Benghazi của Nhà Trắng được mô tả là “lời nói dối trắng trợn nhất của chính phủ trong lịch sử nước Mỹ”. Nhưng sáng kiến của thượng nghị sĩ để kết tội tổng thống đã trở thành “ủy ban điều tra đặc biệt của Thượng viện” về vụ Benghazi hay chính xác hơn là về bản báo cáo của CIA đã được Chính quvền Obama chỉnh sửa lại nhằm che giấu sự thật mà công chúng Mỹ cần được biết. Vai trò của Thượng nghị sĩ bang Arizona John McCain rất lớn trong sự thay đổi này. Theo nguồn tin trên, 12 phiên bản của báo cáo CIA, do phóng viên Jonathan Karl của kênh truền hình ABC thu thập được, cho thấy thuật ngữ “chủ nghĩa khủng bố” và “Al-Qaeda” đã cố tình bị xóa từ bản gốc. Báo cáo cuối cùng đã trình bày các cuộc tấn công vào lãnh sứ quán Mỹ tại Benghazi là hành động tự phát do bị xúc phạm bởi một đoạn video nhạo báng nhà tiên tri Muhammad, không phải là một cuộc tấn công khủng bố có kế hoạch của Al-Qaeda, nhân kỷ niệm cuộc tấn công khủng bố vào tòa tháp đôi ở Niu Yoóc. Những phát hiện này mâu thuẫn trực tiếp với văn bản do Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney đưa ra. Hơn nữa, theo một bản ghi nhớ bị rò rỉ ngày 2/5/2013 mà phóng viên Jonathan Karl có trong tay, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland yêu cầu các đồng nghiệp của mình tránh nói đến việc CIA đã cảnh báo Bộ Ngoại giao Mỹ về cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra nhân dịp ngày 11/9. Trong hơn hai tuần lễ, việc phủ nhận cuộc tấn công Benghazi là ” khủng bố” của ông Obama đã khiến nhiều nhà quan sát suy đoán rằng yêu cầu tránh nói về chủ nghĩa khủng bố của phát ngôn viên Victoria Nuland là do đề nghị của chính bản thân ông Obama. Những phát hiện này được nghị sỹ Ted Yoho của bang Florida nêu ra. Ngày 26/6 vừa qua, ông Ted Yoho đã trình một dự luật nhằm ngăn cấm bất kỳ cơ quan nào của Mỹ, cung cấp viện trợ quân sự cho lực lượng đối lập Xyri. Phát biểu trước ủy ban đối ngoại của Hạ viện, nghị sỹ Yoho nhắc lại những gì ông đã nói trước đó: “Bất cứ ai nghĩ rằng vũ trang cho quân nổi dậy thuộc phe đối lập ở Xyri là một ý tưởng lốt cần phải ôn lại những bài học đã qua. Các chính sách như thế đã tạo ra những con quái vật ở Irắc, Ápganixtan và những nước khác. Phe đối lập Xyri là một đội quân ô hợp gồm các nhóm như tổ chức Anh em Hồi giáo ở Xyri và các tổ chức khác đã cam kết trung thành với Al-Qaeda”.
Al-Qaeda, một chi nhánh dịch vụ của Cata
Mối quan hệ giữa Ai Qaeda và Cata có từ nhiều năm nay. Ngoài việc hỗ trợ tài chính cho các tổ chức khủng bố do các doanh nhân Cata gần gũi với Hamad bin Jassim thực hiện, kênh truyền hình Al-Jazeera đã trở thành phương tiện truyền thông chính của “Sheikh Osama bin Laden”, như cách gọi cửa những người dẫn chương trình của kênh truyền hình Hồi giáo khủng bố. Tất cả các cơ quan tình báo phương Tây đều biết sự hợp tác chặt chẽ giữa các đầu sỏ mafia và các tổ chức khủng bố… cho đến khi mối quan hệ này đã trở nên quá lộ liễu để có thể tiếp tục. Trên thực tế, mặc dù, ông Obama vẫn cần đến các dịch vụ Al-Qaeda tại Xyri, Irắc và Bắc Phi, cũng như mối quan hệ quí báu giữa tổ chức phi chính phủ này của Bin Laden và tổ chức từ thiện Cata, nhưng ý thức rõ tính nghiêm trọng của vụ buộc tội ông nói ở trên, Tổng thống Mỹ đã nhanh chóng loại bỏ hai đồng phạm và tay sai của mình đã trở nên quá vướng víu: Hamad Bill Khalifa và Hamad bin Jassim. Tuv nhiên, ông Obama đã không báo trước cho Tổng thống Pháp Hoilande, điều này có thể ngăn cản ông Hollande đến Đôha 24 giờ trước khi hai quan chức Cata bị hạ bệ chính thức. Obama đã thay đổi hai người đứng đầu quyền lực tại Cata để tránh cho tổng thống của “nền dân chủ hàng đầu” trên thế giới không bị buộc tội hỗ trợ cho chủ nghĩa khủng bố, nhất là Al-Qaeda, được xem là kẻ thù số một của Mỹ và thế giới. Ông Obama biết rằng Hamad Bin Khalifa và Hamad bin Jassim tài trợ cho tổ chức Anh em Hồi giáo, Al-Qaeda và các nhóm khủng bố khác, nhưng chừng nào điều này còn phục vụ lợi ích chiến lược của đế quốc Mỳ, thì chừng đó ông còn để cho các tay sai tự do hành động. Nếu sự hợp tác này giữa Cata và Al-Qaeda vẫn còn chưa rõ ràng ở Tuynidi tại thời điểm tháng 1/2011, thì việc này đã hoàn toàn trở nên rõ ràng ở Libi, sau đó là Xyri. Chính vì lý do này mà người Pháp đã quyết định thực hiện các chiến dịch truy quét với qui mô lớn ở Mali. Những biện pháp do Tamim bin Hamad al-Thani tiến hành đã chứng minh lý do tại sao cha mình bị loại bỏ: trục xuất ngay lập tức Thủ lĩnh phong trào Hamas Khaled Meshaal và các nhà lãnh đạo khác của tổ chức này sống tại Đôha sau khi hưởng lợi lâu dài từ sự rộng lượng Xyri, đóng cửa văn phòng đại diện “ngoại giao” của Taliban tại Đôha, sỉ nhục và trục xuất Yusuf al-Qaradawi, bề ngoài tỏ ra trung lập đối với công việc nội bộ của Ai Cập…
Bất ngờ Ai Cập
Việc thực hiện thay đổi ở cấp lãnh đạo Cata trong khi vội vã của ông Obama có thể đã tác động tức thì đối với Ai Cập. Đây chính là hiệu ứng lan tỏa về chiến lược. Các sĩ quan của quân đội Ai Cập đã tận dụng cơ hội này để phế truất Tổng thống Mohamed Morsi vào ngày 3/7. Hơn thế, họ nhận được sự hỗ trợ của đông đảo người dân Ai Cập, lật đổ tổ chức Anh em Hồi giáo vốn nắm quyền nhờ sự ủng hộ tài chính, truyền thông của Cata và hỗ trợ ngoại giao của Mỹ. Đối với Tướng Abdel Fattah al-Sissi, đây thực sự là một cuộc chạy đua với thời gian ngay sau thông cáo đầu tiên của ông vào ngày 26/6, tổ chức Anh em Hồi giáo đã ra quyết định bắt giữ ông và giải tán hội đồng quân sự tối cao. Trước bối cảnh hoàn toàn không thể đoán trước và sự việc đã rồi này, ông Obama lần đầu tiên đã nói về một “cuộc cách mạng thứ hai” chứ không phải là một cuộc đảo chính. Trong lần thứ hai, không biết phải làm gì, ông tuyên bố rằng “luật pháp của Mỹ không cho phép hỗ trợ tài chính một quốc gia tiến hành đảo chính”, đề cập đến sự viện trợ hàng năm (1,5 tỷ USD) mà Mỹ cấp cho quân đội Ai Cập từ nhiều năm nay. Gần đây, quan điểm của Mỹ đã ổn định xung quanh một giải pháp trung dung: ghi nhận sự thay đổi ở Ai Cập, nhưng phải trả tự do cho Mohamed Morsi và không được đàn áp tổ chức Anh em Hồi giáo. Không phải số phận của Mohamed Morsi, mà là những bí mật của vị tổng thống này cam kết đối với Ixraen và Mỹ làm chính phủ Mỹ lo ngại. Cam kết (bằng văn bản) kỳ quặc nhất, gây ra sự tức giận và phẫn nộ của người Ai Cập, là sự từ bỏ của Ai Cập đối với 40% lãnh thổ của nước này tại bán đảo Sinai cho những người tị nạn Palextin. Trường hợp này sẽ không thành vấn đề nếu đó là một hành động hào hiệp đối với người Palextin Hồi giáo. Nhưng trên thực tế, đó là một “thỏa thuận bán”, theo đó tổ chức Anh em Hồi giáo nhận được 8 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ. Văn bản xác nhận giao dịch “thực sự” đã được Tướng Al-Sissi gửi cho Thượng viện Mỹ. Tài liệu này có chữ ký của tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi; lãnh tụ tối cao của tổ chức Anh em Hồi giáo Mohamed Badi và al-Khairat Chater, thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo và là một trong những người giàu có nhất Ai Cập. Như thú nhận của Abdullah Al-Ashaal, cựu nhân vật số hai của Bộ Ngoại giao Ai Cập dưới thời Chính quyền Morsi, giao dịch này có sự sắp đặt của Obama, Ixraen, tổ chức Anh em Hồi giáo và Hamas, Chính tài liệu này mà các thượng nghị sĩ Mỹ của đảng Cộng hòa có trong tay đã làm cho Barack Obama lo ngại nhiều, hơn nữa những thượng nghị sĩ này đòi hỏi hoàn trả ngay 8 tỷ USD. Tổng thống Mỹ vẫn có thể viện dẫn lý do nhà nước và quyết tâm của mình để “giải quyết” dứt điểm cuộc xung đột Ixraen-Palextin, bằng việc cung cấp cho Hamas – chứ không phải chính quyền Palextin hợp pháp – một phần lãnh thổ thuộc về Ai Cập. Ông Obama cũng có thể sử dụng vận động hành lang Do Thái để tự bảo vệ mình, nhưng ông không thể làm gì để cứu Mohamed Morsi, người có thể bị xét xử và hành quyết vì tội phản quốc. Trả lời chất vấn tại Thượng viện, ông Obama thú nhận rằng chính phủ của ông đã dành 25 tỷ USD, trước và sau cuộc cách mạng Ai Cập, để tổ chức Anh em Hồi giáo nắm được quyền lực, nhất là trong các cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống”. Ông Obama nói thêm: “Chúng tôi cũng hỗ trợ những người Salafi – nhưng ít hơn so với tổ chức Anh em Hồi giáo – những người rất muốn nắm quyền, họ đề nghị được làm việc vì lợi ích của chúng ta và những người Do Thái”. Ông Obama còn cho biết: “tổ chức Anh em Hồi giáo có quan hệ chặt chẽ với Hamas và các tay súng cực đoan ở Sinai. Do đó, họ đã giảm bớt được các cuộc tấn công chống lại Ixraen. Mohamed Morsi đã nhanh chóng thực hiện một dịch vụ to lớn trong cuộc khủng hoảng ở Xyri khi ông tuyên bố cắt đứt quan hệ với nước này và kêu gọi ngưòi Ai Cập tiến hành thánh chiến chống lại Xyri”. Thượng nghị sĩ Mỹ James đã hỏi rằng chính sách này lại là một thất bại vì chính quyền của tổ chức Anh em Hồi giáo đã sụp đổ và dựa vào những dữ liệu nào mà Chính phủ Mỹ chấp nhận chính sách này, Obama trả lời ông tin tưởng vào báo cáo tình báo và phân tích của bà Patterson (Đại sứ Mỹ tại Ai Cập), ngưòi đã thuyết phục “chúng tôi tin rằng Chính phủ Ai Cập nhất định sẽ thuộc về tổ chức Anh em Hồi giáo”./.