Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Tin ngày 06/11/2012 - TIN NÓNG TRONG NGÀY

  • Tiểu sử Yersin đoạt giải văn học Pháp Femina (RFI) - Tại Paris hôm nay 05/11/2012, giải thưởng văn học Pháp Femina được trao cho nhà văn Patrick Deville, tác giả quyển sách Peste et Choléra (Dịch hạch và Thổ tả) kể lại cuộc đời của bác sĩ Alexandre Yersin.
  • Đài Loan muốn mua hai khu trục hạm của Mỹ (RFI) - Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Cao Hoa Trụ (Kao Hua Chu) hôm nay 05/11/2012 cho biết, Đài Bắc muốn mua hai chiến hạm của Hoa Kỳ, trong nỗ lực hiện đại hóa lực ...
  • New York thiếu xăng dầu nghiêm trọng (VOA) - Tình trạng khan hiếm xăng dầu đã trở thành một thách thức ngày càng lớn đối với những người lái xe tại thành phố New York bị tàn phá bởi siêu bão Sandy
  • Nổ tại Bahrain, 2 người chết (VOA) - Một loạt các vụ nổ tại thủ đô nước này gây tử vong cho ít nhất 2 người và làm 1 người khác bị thương.
  • ‘Chân lý sẽ thắng ở Tây Tạng’ (BBC) - Đạt Lai Lạt Ma trả lời phỏng vấn trước Đại hội Đảng Trung Quốc trong lúc chính quyền Tây Tạng loan báo bảo hiểm miễn phí cho người dân.
  • Obama-Romney bám đuổi sát nút (BBC) - Các ứng viên tổng thống Mỹ đang dồn hết sức lực trong các nỗ lực vận động cuối cùng trước ngày bầu cử.
  • 'Có âm mưu chống lại con gái tôi' (BBC) - Thân phụ của sinh viên bị bắt Nguyễn Phương Uyên không tin vào cáo buộc của cơ quan điều tra và cho rằng có âm mưu chống lại con gái mình.
  • TQ khai trừ Đảng ông Bạc Hy Lai (BBC) - Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức khai trừ ông Bạc Hy Lai, mở đường cho xử lý hình sự vị cựu Ủy viên Bộ Chính trị.
  • Cha mẹ Phương Uyên 'khâm phục' con (BBC) - Bố của sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói ông "khâm phục" lòng yêu nước của con gái và không tin vào cáo buộc của cơ quan điều tra.
  • Giá dầu Mỹ tiếp tục giảm mạnh (BBC) - Giá dầu tiếp tục giảm trước nguồn cung lẫn đồng đôla Mỹ tăng mạnh sau bão Sandy và tâm lý thị trường trước bầu cử tổng thống Mỹ.
  • Give Someone a Leg up (BBC) - Cụm từ "to give someone a leg up" nghĩa là gì và cách dùng cụm từ này, đồng thời phân biệt với cụm từ "to pull someone’s leg".
  • Hải quân Trung Quốc phô trương thanh thế trước Nhật Bản? (BaoMoi) - (GDVN) - Giới truyền thông Trung Quốc hôm nay 5/11 đưa tin, quân đội nước này vừa công bố hình ảnh hoạt động của biên đội tàu chiến hạm đội Bắc Hải cơ động từ biển Hoa Đông qua eo biển Miyako, Nhật Bản để ra Tây Thái Bình Dương diễn tập. Hoạt động diễn tập của hạm đội Bắc Hải được cho là mới diễn ra gần đây, đúng lúc quan hệ Nhật - Trung căng thẳng liên tục xung quanh tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku. Trong đợt diễn tập này, biên đội tàu chiến Trung Quốc thực hiện các khoa mục huấn luyện liên tục ngày đêm, huấn luyện theo giờ, diễn tập đối kháng tại các vùng biển "quan trọng". Trước đó Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đã từng lên tiếng thừa nhận 7 chiến hạm của họ đã hoạt động tại vùng biển gần nhóm đảo Senkaku.
  • Philippines kêu gọi giải pháp quốc tế cho Biển Đông (BaoMoi) - Theo AFP, Philippines ngày 5/11 đã kêu gọi một giải pháp quốc tế cho các tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông tại Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 9, đồng thời cho rằng các tuyến vận tải biển chủ chốt toàn cầu đang bị đe dọa.
  • Nhật – Trung đồng ý tiếp tục đàm phán (BaoMoi) - PNO – Các quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Nhật Bản và TQ hôm 5/11 đã đồng ý tiếp tục đối thoại trong bối cảnh quan hệ hai nước tiếp tục xấu đi do mâu thuẫn về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
  • Tàu hải giám Trung Quốc lại quấy rối Nhật Bản (BaoMoi) - PN - Ngày 4/11/2012, bốn tàu hải giám Trung Quốc đã xuất hiện tại vùng biển không xa đảo Uotsurijima, đảo chính trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo báo cáo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật, các tàu này tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo vào khoảng gần trưa. Trước đó ngày 3/11, sáu tàu hải giám của Trung Quốc cũng đã xâm nhập vùng biển này.
  • Nhật - Trung nhất trí tiếp tục đàm phán về lãnh thổ (BaoMoi) - Theo hãng tin Kyodo, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết các quan chức ngoại giao cấp cao nước này và Trung Quốc đã nhất trí tiếp tục đối thoại trong bối cảnh quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh trở nên xấu đi vì những tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku trên Biển Đông.
  • 10 lý do khiến ASEAN muốn Obama tái cử (BaoMoi) - (Petrotimes) – Ngày mai, cộng đồng quốc tế sẽ biết sự lựa chọn của cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2012, Tổng thống đương nhiệm Barack Obama hay ứng cử viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney. Theo tờ Nation (Thái Lan), có 10 lý do khiến các nước ASEAN sẽ bỏ phiếu cho ông Obama nếu được lựa chọn.
  • Mỹ giúp đào tạo cảnh sát biển các nước vùng vịnh Thái Lan (BaoMoi) - (TNO) Sáng nay (5.11), tại Hà Nội, Cục Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp chuyên viên - Sáng kiến hợp tác thực thi pháp luật trên biển các nước vùng Vịnh Thái Lan. Chủ đề của Hội nghị là “Tăng cường hợp tác qua các biện pháp an ninh tập thể để duy trì an ninh, an toàn trên biển”.
  • Philippines sẽ nói về tranh chấp Biển Đông tại ASEM (BaoMoi) - Hôm qua, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết ông sẽ đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Tây Philippines (Biển Đông) ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) diễn ra tại Lào trong tuần này.
  • Bốn tàu Trung Quốc lại tới Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - (NLĐO)- Tờ Japan Times hôm nay đưa tin 4 tàu khảo sát Trung Quốc lại đi vào khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hôm 4-11. Đây là lần thứ 11, tàu Trung Quốc xuất hiện tại khu vực này kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc Senkaku từ giữa tháng 9.
  • Tin vắn Quốc tế (BaoMoi) - TP - Ngày 4-11, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản thông báo, trong ngày, bốn tàu hải giám Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Nhật - Ấn liên minh đối phó Trung Quốc (BaoMoi) - Truyền thông Nhật Bản cho hay Thủ tướng Yoshihiko Noda sẽ tìm cách liên minh với Ấn Độ về an ninh nhằm đối phó với đối thủ Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
  • Nhịp sống biển Đông (BaoMoi) - TT - Tính đến chiều 30-10, ban tổ chức cuộc thi Nhịp sống biển Đông đã nhận được 97 ảnh tham dự.
  • Nhật tăng sức mạnh trên biển trước các nguy cơ? (BaoMoi) - Cáo buộc tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên “xâm phạm lãnh hải của Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku”, tờ Yomiuri Shimbun hôm nay (5/11) đã kêu gọi chính phủ Tokyo củng cố sức mạnh của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển.
  • Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư trái phép trên đảo Phú Lâm của Việt Nam (BaoMoi) - (Dân trí) - Ngoài việc gấp rút hoàn thiện “chính quyền phi pháp Tam Sa”, Trung Quốc còn mạnh tay chi hơn 10 tỷ Nhân dân tệ (NDT) nâng cấp cơ sở hạ tầng dân-quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, động thái vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
  • “Chiến tranh hao mòn” ở Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - ANTĐ - Lực lượng phòng vệ Bờ biển Nhật Bản ngày 4-11 cho biết, 4 tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải mà Tokyo tuyên bố kiểm soát ở khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Tàu của Trung Quốc đã đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh đảo Uotsurijima - hòn đảo chính trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • TQ định tiếp tục xâm phạm Hoàng Sa như thế nào? (BaoMoi) - Trung Quốc vừa công bố kế hoạch trái phép chi hơn 10 tỷ Nhân dân tệ để nâng cấp cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự tại những khu vực trên đảo Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
  • Trung Quốc – To nhưng không lớn! (BaoMoi) - (Dân trí) - Một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, có dân số đông nhất thế giới, lãnh thổ cũng vào hàng rộng nhất thế giới, có tiềm năng kinh tế, quân sự hàng đầu thế giới. Đáng lý, họ phải là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất cho những quốc gia yếu…
  • “TQ áp dụng chiến tranh hao mòn với vụ Điếu Ngư” (BaoMoi) - Trong những ngày qua, lực lượng tuần duyên Nhật Bản thông báo các tàu của Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập vào vùng biển 22 km xung quanh quần đảo Senkaku do Tokyo quản lý (Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư), trong khi nhiều tàu khác của Trung Quốc gần như hiện diện thường trực ở gần khu vực này.
  • Trung Quốc gấp rút hoàn thiện “Tam Sa” (BaoMoi) - ANTĐ - Các mạng Nhân dân và Tân Hoa của Trung Quốc đưa tin, ngày 2-11, “thành phố Tam Sa” đã tổ chức gặp gỡ báo chí “nhân 100 ngày thành lập” và cho biết “chính quyền thành phố” này đang gấp rút đi vào xây dựng một loạt công trình như bến cảng, sân bay, cầu tàu, tàu chấp pháp, văn phòng hành chính...
Bản tin tiếng Anh


  • Food safety on the menu (Washington Post) - Food companies in China and abroad have stepped up their efforts to guarantee quality, especially with regard to identifying its source.
  • iPhone 5 on shelf, Apple still highly sought after (Washington Post) - Employees at Shenzhen's newly opened Apple store cheer and give presents to customers as they enter the store on Nov 3, 2012. Apple opened its 7th store on the Chinese mainland in the southern boomtown of Shenzhen on Nov 3. Apple fans were enthusiastic about the new store, forming long lines before its opening. Some customers had to wait for half an hour before they could enter the store.
  • Have work, need help (Washington Post) - The uncoordinated creation of job opportunities with the supply of workers has already presented a tough challenge for the development of SMEs in China.
  • Pick-me-up for groggy weightlifters (Washington Post) - Business is beginning to look up again for foreign crane makers in China as the country loads more money into large-scale infrastructure projects.
  • UK 'welcomes' Chinese capital (Washington Post) - The British Ambassador to China told an audience in Beijing on Friday that his government continues to welcome investment from China.
  • Zhang Lan cooks up beautiful success (Washington Post) - South Beauty Group, an upscale Chinese dining chain that has tasted success in the domestic market, plans to become the "Louis Vuitton" of the global dining market.
  • Exports facing tough 2013 (Washington Post) - China may suffer an even worse environment for exports next year, in the wake of sluggish global demand, especially in the United States and Japan.
  • Hainan expands duty-free program (Washington Post) - South China's Hainan province on Thursday launched an expanded version of its duty-free purchase program in order to encourage more Chinese to buy imported luxury items at home.
  • Storm strands tourists at Great Wall, killing 3 (Washington Post) - Many parts of North China were hit by heavy snowfall on Sunday, leaving cars stranded on highways and leading to the deaths of three tourists who were stranded overnight on the Great Wall.
  • Changing his tune (Washington Post) - Songwriter, author and social commentator Gao Xiaosong says his drunken driving arrest has inspired him to rethink about his life and work.
  • The Tao of tea (Washington Post) - Started in 1991 to sell fine tea blends to connoisseurs directly from farmers on the Chinese mainland, LokCha has grown from a small tea retail shop into a center promoting Chinese tea and culture.
  • China's English ability lagging behind (Washington Post) - A recent survey shows that China has a low proficiency in English, according to Education First's English Proficiency Index, a ranking of English-language abilities worldwide.
  • Divorcee remarries her ex to save him (Washington Post) - A divorcee who remarried her ex-husband to donate part of her liver to save his life can leave the hospital in a week after a successful 15-hour operation in Beijing.
  • China's largest salt water lake expands (Washington Post) - Qinghai Lake has been expanding for eight consecutive years to more than 4,400 square kilometers due to precipitation and environmental protection.
  • CPC delegates arrive in Beijing (Washington Post) - Delegates of the 18th National Congress of the Communist Party of China (CPC) from Tibet Autonomous Region arrive in Beijing, capital of China, on Nov 5, 2012.
  • China, Laos pledge to enhance strategic partnership (Washington Post) - Chinese Premier Wen Jiabao and Lao Prime Minister Thongsing Thammavong pledged here Monday to strengthen bilateral cooperation in various fields to promote their countries' comprehensive strategic partnership of cooperation.
  • Handicapped CPC delegate serves villages (Washington Post) - Ma Gongzhi, a handicapped delegate of the 18th CPC National Congress, is a film projectionist in rural areas of Bolin town, Yongxing county, Hunan province.
  • Sandstorm hits parts of NW China (Washington Post) - Strong wind brought a sandy weather and sharp drop of temperature to parts of northwest China on Nov 2, 2012.
  • China pledges maritime cooperation with ASEAN (Washington Post) - Chinese maritime authorities have pledged to push forward cooperation in maritime search and rescue operations with their counterparts from members of the Association of Southeast Asian Nations.
  • Overseas media view China's progress (Washington Post) - Visitors from overseas media organizations on Wednesday toured a photo exhibition on China's achievements over the past decade.

Chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những tiếng nói phản đối Trung Quốc

Người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội bị bắt lên xe bus ngày 21/8/2011

Vụ xử ba blogger Điếu Cày, Anhbasg, Tạ Phong Tần, tiếp đến là vụ xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình và bây giờ là vụ bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đều có mẫu số chung, đó việc bóp nghẹt những tiếng nói phản đối những hành động xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngày 03/11/2012, tức là ba tuần sau khi gần như là bắt cóc nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Công an tỉnh Long An cùng với Công an Thành phố Hồ Chí Minh mới tổ chức họp báo công bố việc bắt và khởi tố sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì “ hành vi rải truyền đơn, tuyên truyền chống phá Nhà nước”.

Cùng bị khởi tố với Nguyễn Phương Uyên, còn có anh Đinh Nguyên Kha, người mà công an cho là đã “cấu kết” với Nguyễn Phương Uyên, dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Thiện Thành, được mô tả là “đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam trốn ra nước ngoài”, để tiến hành các hoạt động “tuyên truyền chống Nhà nước”. Công an Long An còn khẳng định là nhóm người nói trên “đã chuẩn bị thuốc nỗ để tiến hành hoạt động phá hoại ở một số nơi”. Nói cách khác, cô nữ sinh viên chân yếu tay mềm Phương Uyên được mô tả như là một tay khủng bố nguy hiểm.

Như vậy là có vẻ như chính quyền Việt Nam sẽ rất nặng tay với những người như Phương Uyên, cho dù vụ bắt giữ cô nữ sinh viên Đại học Công nghệ Thực phẩm Thành phố HCM đã gây rất nhiều phản ứng bất bình.

Sau khi nghe tin Phương Uyên bị bắt giữ, một tập thể sinh viên trường Đại học Công nghệ Thực phẩm Thành phố HCM, đã gởi thư đề ngày 20/10, cầu cứu lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về vụ bắt giữ người bạn của họ. Một nhóm gồm 144 nhân sĩ trí thức tên tuổi trong và ngoài nước cũng đã ký một bức thư khẩn đề ngày 30/10 gởi lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để yêu cầu ông can thiệp trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên.

Trong bức thư, các nhân sĩ trí thức này đề nghị Chủ tịch nước « chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do ngay cho Nguyễn Phương Uyên, cũng như xem xét lại những bản án đã xử rất nặng những người yêu nước biểu tỏ sự bất đồng chính kiến bằng tư tưởng mà không có hành vi bạo động nào nguy hại đến lợi ích quốc gia như người ta đã quy kết ». Theo bức thư của các nhân sĩ, trí thức, những bản án đó « phá hoại uy tín của Nhà nước, bôi xấu hình ảnh của Việt Nam trước thế giới hơn bất cứ hành động phá hoại nào mà công an đang ra sức truy lùng và đàn áp ».

Trong số những người ký tên vào bức thư nói trên, có nhà thơ Hoàng Hưng ở Sài Gòn. Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại ngày 02/11 vừa qua, ông Hoàng Hưng nêu lên những suy nghĩ của ông về vụ này :

RFI : Kính chào nhà thơ Hoàng Hưng, trước hết xin ông cho biết lý do nào đã thúc đẩy ông ký tên vào bức thư gởi chủ tịch nước Trương Tấn Sang về vụ Phương Uyên ?

Nhà thơ Hoàng Hưng : Ngay sau khi cháu Phương Uyên bị bắt và nhất là sau khi có bức thư của hơn một trăm em, bạn của Phương Uyên, gởi lên chủ tịch nước, chính tôi cũng đã viết lên mạng, đề nghị là những người lớn tuổi nên có một bức thư để hưởng ứng việc này và tôi sẽ là một trong những người ký tên ngay lập tức. Sau đó tôi nhận được thư do một số trí thức khởi xướng và tôi đã ký ngay.

Trong thời gian gần đây, việc trấn áp những người yêu nước biểu tình và những người bất đồng chính kiến , bất chấp đạo lý, thậm chí bất chấp cả pháp luật, tăng lên rất nhiều, ngày càng trắng trợn rõ rệt. Điều đó rất nguy hiểm.

Thật ra tôi cũng đã cao tuổi nên không thể nào mà cái gì cũng lên tiếng được, nhưng đây là lần thứ hai tôi lên tiếng về việc bắt người với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ».Lần đầu tiên tôi lên tiếng là về vụ Cù Huy Hà Vũ, vì đó là một trí thức đã có những hành động mà tôi cho là can đảm. Ông là một người có thể nói là rất đủ điều kiện để được vinh thân phì gia, nhưng đã chấp nhận con đường đấu tranh rất thẳng thắng và kiên trì, cho nên tôi rất cảm phục. Việc bắt ông Cù Huy Hà Vũ cũng đã diễn ra một cách rất là trái đạo lý.

Lần này là lần thứ hai tôi lên tiếng. Đây là một nữ sinh viên rất là trong sáng, hồn nhiên, nhưng lòng yêu nước của em rất là rõ. Việc bắt Phương Uyên cũng diễn ra hết sức là tùy tiện, không theo luật pháp gì cả. Việc này thách thức lương tri của một người dân bình thường. Mức độ bất chấp luật pháp ngày càng tăng lên. Cho nên tôi không thể không lên tiếng.

RFI: Ông có thể lý giải được phần nào việc chính quyền Việt Nam gia tăng trấn áp không chỉ đối với những người chỉ trích chính quyền, mà ngay cả đối với những người có những hành động, biểu hiện phản đối hành động xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông ?

Nhà thơ Hoàng Hưng: Có nhiều cái thật ra tôi rất khó hiểu. Tôi chỉ là một người dân bình thường, không phải là nhà nghiên cứu, cũng như không tham gia các hoạt động chính trị, nhưng tôi cũng có suy nghĩ, cũng có tham khảo các thông tin, vậy mà tôi cũng không hiểu nổi tại sao Nhà nước lại hành xử như thế.

Trước tình hình càng ngày càng cần phải dựa vào dân và tạo khối đoàn kết chặt chẽ giữa người dân với chính quyền, họ lại tăng cường những hành động làm do dân xa chính quyền, không tin vào chính quyền và oán ghét những lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, tức là lực lượng công an.

Quả thật là một lương tri bình thường cũng không thể hiểu nổi. Tôi chỉ có thể lý giải là có thể có một bộ phận, không biết chiếm tỷ lệ là bao nhiêu, cảm thấy quá lúng túng và sợ hãi trước việc những cái xấu xa, vô lý trong cách điều hành của họ, trong chủ trương của họ, bị phơi bày mà không gì có thể lý giải và biện minh được với nhân dân. Cho nên họ còn một cách là đàn áp, với sự lo sợ là nếu ngày càng có nhiều người lên tiếng, đối kháng, bất đồng, thì sẽ dẫn đến nguy cơ sụp đổ quyền thống trị của họ.

Nhưng tôi cho là cách suy nghĩ như thế cũng cực kỳ phi lý, bởi vì lịch sử xưa nay, cũng như hiện tình thế giới, cho thấy là càng trấn áp thì càng dễ dẫn đến bạo loạn, cũng giống như giải khát bằng thuốc độc. Quả thật là tôi cũng không hiểu nổi vì sao họ lại hành xử như vậy.

RFI: Thưa nhà thơ Hoàng Hưng, phải chẳng việc bắt giữ một nữ sinh chân yếu tay mềm như Phương Uyên cho thấy chính quyền muốn răn đe những người nào có ý định tập hợp thành những phong trào, tổ chức dần dần đe doạ đến độc quyền lãnh đạo của Đảng ?

Nhà thơ Hoàng Hưng: Đương nhiên tôi nghĩ là họ nghĩ như thế, nhưng như tôi đã nói như trên, cách suy nghĩ như vậy không mang tính biện chứng một chút nào cả. Những hành động như thế chỉ càng thúc đẩy nhanh sự đối kháng. Từ những ý kiến cá nhân, người ta tập hợp lại thành tổ chức, thành phong trào, đó là lẽ đương nhiên của sự phát triển lịch sử. Chúng tôi phải lên tiếng bởi vì nếu họ làm một cách đàng hoàng, minh bạch, đúng luật pháp thì còn là khả dĩ. Đằng này họ lại bắt bớ và xét xử hết sức tùy tiện, trái với cả chính luật pháp của họ. Tôi cho là đầu óc của họ cũng không bình thường.

RFI: Khi tham gia ký tên vào bức thư gởi Chủ tịch nước, trong thâm tâm ông có nghĩ là ông Trương Tấn Sang có thể làm được gì để cứu Phương Uyên khỏi lao tù, hay là bức thư đó cũng sẽ chẳng có tác dụng gì đối với chính quyền ?

Nhà thơ Hoàng Hưng: Tôi đã là người từng tham gia hoặc chủ động thảo một số kiến nghị và thỉnh nguyện thư trước đây. Đến nay tôi cũng vẫn sẳn sàng ký tên vào những kiến nghị nào hợp với ý kiến của tôi. Cũng có những bạn bè nói với tôi rằng làm những việc này cũng vô ích, vì họ chẳng thèm nghe đâu, như nước đổ lá khoai thôi, mà có khi lại mang hoạ vào thân. Nhưng tôi nghĩ rằng mình trước hết là một nhà trí thức, một người cầm bút, ít nhiều cũng có người biết đến. Trước hiện tình của đất nước, trước những bất công, phi lý, mình không lên tiếng tức là mình đồng loã.

Trước hết, lương tâm không cho phép tôi im tiếng. Thứ hai, tôi không bao giờ tuyệt vọng đến mức nghĩ rằng những điều mình làm là vô ích, bởi vì tôi nghĩ rằng, chỉ một giọt nước chảy cũng đủ làm đá mòn. Bất cứ việc làm nào của mình dù nhỏ nhất, nhưng đứng về phía chính nghĩa, về phía tích cực, thì nó sẽ có tác động không ít thì nhiều.

Việc gởi thư hay kiến nghị lên các lãnh đạo Nhà nước cũng vậy thôi. Nó không có tác động ngay bây giờ, không đạt thành công cụ thể, thì cũng sẽ có tác động dần dần, lâu dài. Cụ thể trong việc này, tại sao tôi lại ký vào thử gởi ông Trương Tấn Sang ? Lâu nay tôi cũng tự hỏi và hỏi nhiều bạn bè rằng : trong số những người Cộng sản đang nắm chính quyền các cấp, nhiều người xưa kia đã thể hiện lòng yêu nước, đã hy sinh gia đình, bản thân họ, chẳng lẽ không còn những người vẫn đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên hết, sẳn sàng hy sinh vì dân tộc hay sao ?

Chẳng lẽ tất cả trong số họ hay con cháu họ đều đã biến chất, thoái hóa thành những kẻ hại dân, sẵn sàng bán rẻ quyền lợi Tổ quốc để bảo vệ lợi ích cá nhân của mình. Tôi không tin vào điều đó. Tôi nghĩ là trong số họ vẫn còn những người giữ được cái mà thiền sư Nhất Hạnh gọi rất hay là « cái tâm ban đầu ». Có điều là họ chưa làm đuợc, họ chưa đủ mạnh, hoặc bị một sai lầm nào đó. Cho nên,chúng tôi lên tiếng kiên trì, không mỏi mệt, để thúc giục họ suy nghĩ, để họ có quyết tâm sửa những cái sai. Có những cái sai gây tổn thất rất lớn. Nhưng tôi không cho cái gì là quá chậm hay quá muộn, cái gì là vô ích.

Tất nhiên thư này không phải chỉ gởi đích danh ông Trương Tấn Sang, mà cũng là tiếng nói để tất cả những người đang nắm trách nhiệm trong chính quyền phải suy nghĩ. Hành động này cũng nhắm vào những người cũng đang chịu sự lãnh đạo, nhưng chưa chắc đã có suy nghĩ thấu đáo, mà còn rất mơ hồ về hiện tình của đất nước. Lâu nay, cách tuyên truyền của chính quyền làm cho khá nhiều người vẫn còn rất là mơ hồ về tình hình chính trị, xã hội, thậm chí ngại ngùng, né tránh. Những lá thư kiến nghị như thế này, ngoài việc gởi trực tiếp cho các nhà lãnh đạo, cũng sẽ có tác động đến suy nghĩ, ý thức về chính trị xã hội của người dân nói chung.

RFI: Xin cám ơn nhà thơ Hoàng Hưng.

Vụ bắt giữ và khởi tố Nguyễn Phương Uyên xảy ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam gia tăng trấn áp những người tham gia biểu tình hoặc hoạt động phản đối Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Mới đây nhất, hai nhạc sĩ Việt Khang ( tên thật Võ Minh Trí ) và Trần Vũ Anh Bình đã bị kết án tù 4 năm và 6 năm cũng với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”, chỉ vì hai nhạc sĩ này là tác giả những bài hát thể hiện lòng yêu nước và bày tỏ thái độ phẩn nộ trước các hành vi xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông, cũng như bày tỏ sự bất bình về chính sách của chính phủ Việt Nam trên vấn đề này.

Vụ xử hai nhạc sĩ nói trên đã gặp sự phản đối từ các tổ chức nhân quyền quốc tế, cũng như từ các chính phủ phương Tây như Mỹ và Pháp. Trong một bản thông cáo báo chí đề ngày 01/11, Phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho rằng bản án đó là biểu hiện mới nhất của “một loạt các vụ bắt giữ và kết án tại Việt Nam nhắm vào những người chỉ muốn bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hòa”. Theo ông Toner, đó cũng là ví dụ mới nhất về tình hình “nhân quyền ngày càng xấu đi tại Việt Nam”.

Trước đó, trong một thông cáo đề ngày 31/10/2012, đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Pháp, Paris cũng đã chỉ trích việc kết án tù hai nhạc sĩ Việt Nam và nhắc lại là Pháp vẫn ủng hộ quyền tự do báo chí. Bản thông cáo của Bộ Ngoại giao Pháp cũng nhắc lại rằng vụ xử hai nhạc sĩ Việt Khkang và Trần Vũ Anh Bình diễn ra sau vụ kết án tù nặng nề ba blogger ngày 24/09, đó là các blogger Điếu Cày ( Nguyễn Văn Hải ) Anhbasg ( Phan Thanh Hải ) và Tạ Phong Tần. Ba blogger nói trên cũng là những người đã tích cực tham gia các phong trào biểu tình phản đối Trung Quốc hoặc có những bài viết theo nội dung đó.

Báo chí chính thức của Việt Nam trong thời gian qua cũng đã có nhiều bài khẳng định là « các thế lực thù địch » đang lợi dụng lòng yêu nước để kích động dân chúng chống Đảng, chống Nhà nước, như bài viết « Phản động nhân danh Nhà nước » đăng trên tờ Nhân Dân ngày 16/10.
Thanh Phương RFI

Nước mắt nghị trường và “khoan sức dân” trong luật

Người dân cần những tiếng khóc nghị trường biến thành sự việc ”khoan sức dân” trong luật, chứ không cần những lo toan vĩ mô, những thành tích ảo trong giấy tờ.

Ngay trước khi QH có phiên bàn thảo về thuế TNCN, tờ Tuổi trẻ công bố thông tin Tập đoàn Dầu khí (PVN) sẽ phải nộp trả vào ngân sách 11.000 tỷ đồng mà họ đã “quên” nộp. PVN cũng đang bị đề nghị phạt gần 500 tỉ đồng vì “không nộp thuế”. Đây hẳn hoi là ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, sau khi Bộ Tài chính đã 2 lần ra công văn thúc nộp.

“Quên nộp”! “Không nộp thuế”! Hay cho ngôn ngữ. Chẳng hạn không phải PVN là một tập đoàn nhà nước “hàng khủng”, thì liệu có loại doanh nghiệp nào khác dám cãi chày cãi cối với Bộ Tài chính? Hay hẳn nhiên sẽ có một vụ án hình sự được khởi tố vì tội trốn thuế?

Nếu nói chuyện “con cọp tha con heo” thì PVN đang là một con cọp đúng nghĩa.
Thế mà trong phiên thảo luận về luật thuế Thu nhập cá nhân chiều nay, ngay cả khi mức khởi điểm 9 triệu đồng, giảm trừ 3,6 triệu đã được Chính phủ đề xuất, và sau đó, cơ quan thẩm tra cũng đã miễn cưỡng gật đầu, vẫn cứ có ý kiến “lo bò trắng răng” rằng “mức khởi điểm thuế thu nhập cá nhân (trong luật) mới, mang ý nghĩa thuế thu nhập cao”. Nỗi lo toan vĩ mô đến mức: Sẽ chỉ còn khoảng 1 triệu triệu người phải nộp thuế, so với 3,87 triệu hiện nay. Nỗi lo khẩu hiệu đến nỗi sợ cả việc: “Không duy trì và phát huy kết quả đạt được trong quá trình thực thi Luật thời gian qua (là “bao quát và mở rộng được đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế”). Thậm chí, việc nâng mức GTGC được lo lắng trong sự “Ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu NSNN”, với tính toán năm 2013 NSNN sẽ giảm thu khoảng 5.200 tỷ đồng.

Nhưng liệu có nên “mặc cả” với dân khi mà mức giảm thu của ngân sách, sau khi luật thuế có hiệu lực, chỉ 5.200 tỷ, thật tình cờ, vừa đúng bằng một nửa khoản tiền mà PVN đã “quên nộp”. Và nhất là trong bối cảnh, theo Ủy viên ủy ban Kinh tế của QH, ĐBQH Trần Hoàng Ngân, trong 6 năm qua: “Dù có nhiều chính sách miễn giảm nhưng tổng thu thuế thu nhập cá nhân hàng năm vẫn tăng lên”.

Còn nhớ tại phiên thảo luận về tình hình KT-XH, ĐBQH Võ Thị Dung đã bật khóc tại nghị trường khi bà nói đến xuất trợ cấp trị giá 8 ngàn đồng mỗi ngày mà các bệnh nhân phong đang “được chịu”. Chiều nay, không thấy bà Dung khóc nữa, những biết bao nhiêu cảnh đời đáng khóc đã được các vị ĐBQH nhắc tới khi đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh lên gấp đôi đối với những người đang “tiêu sản” vì tật bệnh hiểm nghèo. Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM Trần Thanh Hải chiều nay thậm chí còn kiên quyết phản đối việc tính thuế thu nhập đối với hai khoản tiền trợ cấp  thai sản, và trợ cấp độc hại của người lao động. Thậm chí, có ĐBQH đã nói tới việc “khoan sức dân” khi đề nghị không tính thuế đối với tiền lương hưu nhận một lần.

Dường như, cuộc sống không phải chỉ là 2.300 calo mỗi ngày. Bởi cuộc sống không còn chỉ là tấm đồng phục một màu mà có thời cả xã hội cùng mặc. Và bởi, đồng hành với cuộc sống còn có lạm phát mà biết đâu, khi luật thuế có hiệu lực (1.1.2013), 9 triệu chỉ còn ”cái xác” của 9 triệu.

Người dân, từ những bệnh nhân phong hưởng trợ cấp 8 ngàn đồng cho tới những công dân bình thường nhất, đang cần những tiếng khóc đồng cảm với cuộc sống của họ, cần những tiếng khóc đó biến thành sự điều chỉnh thực tế trong luật, chứ không cần những lo toan vĩ mô, những thành tích ảo trong giấy tờ.

Nếu một luật thuế biết cảm thông với đời sống khó nghèo của người dân mà làm ngân sách giảm thu số tiền bằng nửa số tiền mà một tập đoàn kinh tế nhà nước “quên nộp”, thì đó là thứ luật mang lại “thành quả”, chứ không phải “hậu quả”. Nếu một dự án luật nhìn thấy đời sống thực tiễn của những người nộp thuế thì cũng đâu phải lo không làm nên “thành quả”. Và một luật thuế để cho người dân đủ sống mà có sức làm việc để tiếp tục nộp thuế, thì đó là một luật thuế thành công, chứ không phải thất bại.
(Đào Tuấn)

Công an tố cáo cựu Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh

Chúng tôi là nhóm cán bộ trẻ trong bộ CA, làm việc ngay tại đường Yết Kiêu và Trần Bình Trọng giữa thủ đô Hà Nội, không thể im lặng trước sự suy đồi đến tận cùng của lực lượng công an nói chung trong cả nước.
Chúng tôi tự nhận là nhóm Công an Bạn dân luôn giữ thái độ trung thành với nhân dân lao động. Chúng tôi noi gương những sỹ quan của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân như các tướng tá Trần Độ, Nguyễn Nam Khánh, Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Tài, Vũ Minh Ngọc và vô vàn quân nhân khác, luôn một lòng một dạ mãi mãi là Bạn dân, trung thành với nhân dân, trung hiếu với nhân dân.
Qua thư này chúng tôi chỉ rõ một người cầm đầu lực lượng Công an trong gần 10 năm qua, đã làm cho lực lượng Công An sa sút đến tận cùng, để trở thành tai họa cho dân. Đó là đại tướng Lê Hồng Anh, ủy viên bộ chính trị, cựu bộ trưởng công an, bí thư đảng ủy đảng bộ công an từ năm 2002, vừa được chuyển sang một chức vụ cao hơn trong đảng là Ủy viên thường trực Ban bí thư trung ương đảng, gần như là phó tổng bí thư.
Qua cuộc vận động tự phê bình và phê bình vừa qua của bộ chính trị, chúng tôi ở trong cơ quan bộ và các tổng cục đã góp ý phê bình rất thẳng thắn ông Lê Hồng Anh, nhưng trong biên bản họ chỉ ghi những ưu điểm để nộp lên trên, theo kiểu đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại.
Ông Anh ngay từ khi đến nhận chức vụ bộ trưởng, chúng tôi đã lo ngại rằng ông không đủ trình độ chuyên môn trong ngành để đảm nhiệm một chức vụ nặng nề, hệ trọng đến vậy.
Ông Anh chỉ trưởng thành ở tỉnh Kiên Giang, trong phong trào thanh niên, không hiểu biết gì về công an, an ninh, tình báo, phản gián, về công tác điều tra tội phạm, về tội phạm học, về phá án, về khoa học hình sự, thì làm sao chỉ đạo được chúng tôi.
Chúng tôi được nghe ông Nguyễn Tài, nguyên thứ trưởng Công an đang nghỉ hưu, và ông Mười Hương cán bộ đàn anh lão luyện về tình báo, từ mươi năm trước đã cho rằng đưa việc ông Anh vào vị trí bộ trưởng Công an thay ông Lê Minh Hương hồi ấy là một điều trái khoáy, kỳ lạ, khó hiểu, hoàn toàn sai lầm.
Hai anh Cả anh Hai ngành công an này rì rầm với nhau, chúng tôi có người nghe được, rằng: "đặt kẻ ngu dốt tại thượng đỉnh quyền lực là phá nát ngành này, là hại dân, chết dân, là chế độ tự sát".
Quả nhiên là như vậy. Một cán bộ chưa một ngày tập đi đứng một, hai, chưa một lần cầm súng lớn, nhỏ, chưa học một ngày về lý thuyết an ninh – tình báo, chưa biết tội phạm học là gì, hoàn toàn i - tờ về ngành chuyên môn an ninh cực kỳ phức tạp, chưa có một ngày làm việc chuyên môn, kinh nghiệm là "số không", vậy mà lại đứng đầu một lực lượng hàng trăm nghìn quân, hàng trăm tướng lĩnh và sỹ quan cao cấp, năm vận mệnh an ninh trật tự toàn xã hội, bảo đảm cuộc sống an lành cho hơn 80 triệu dân. Có gì trơ trêu, nguy hiểm hơn.
Suốt gần 10 năm tại chức ở chóp bu, ông Út Heo, Út Béo, Út Tạ, Út Hề Hề - như chúng tôi thường gọi ông vừa thân mật vừa mỉa mai, đau xót, ông như cục đất, thích nghe nhạc vọng cổ hơn hết, điều gì dưới đề nghị cũng gật tuốt, không bao giờ có chính kiến riêng. Các bí thư riêng của ông Út đều phát biểu rằng cụ Út trong các kỳ họp trung ương, họp quốc hội, họp bộ chính trị hầu như ngồi yên vị, không bao giờ giơ tay phát biểu, không có ý kiến riêng. Cụ chỉ hăng, hồng hào khi vào cuộc nhậu, trăm phần trăm, rất ư là dân Nam bộ, rất là Kiên Giang, ưa say sưa túy lúy. Chính vì vậy mà cán bộ quanh cụ Út thường không thấy cụ đọc báo, xem sách, cụ chỉ giải trí bằng các băng kịch hài, các băng cải lương mùi mẫn đến tận khuya, và cụ cũng rất ít và ngại gặp khách quốc tế, ngại đi ra nước ngoài, vì cả tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nga… cụ đều chưa đếm được từ 1 đến 3.
Chúng tôi quan sát suốt gần 10 năm tại vị, cụ Út xuất hiện nhiều nhất là đi dự lễ lớn, nhận những bó hoa to, trao huân chương và gắn lon cho các sỹ quan công an. Điều rất kỳ là dưới thời cụ Út, nạn công an giao thông thành "Anh hùng Núp" - rình núp thổi còi vòi tiền - trở thành rộng khắp và tệ hại nhất cho dân, công dân bị đánh tàn nhẫn đến chết trong đồn công an cũng tăng nhanh, công an liên kết với côn đồ - xã hội đen cũng mở rộng, thế lực gây ai oán cho dân lấn át thế lực là bạn dân trong ngành công an, trở thành xu thế chủ đạo, cụ vẫn tỉnh bơ, coi như chuyện nhỏ. Con người vô tư, hoành tráng, ăn no, ngủ say, ngáy như sấm, bảnh chọe trong bộ quân phục đầy huân chương, tự hào từ dân thường phóc lên đại tướng 4 sao chỉ có 1 ngày, chỉ có cái mã trên sân khấu. Làng nước có ai biết không?
Chúng tôi nhóm sỹ quan trẻ được đào tạo chuyên ngành an ninh thấy mà rầu cái ruột. Ở các nước khác, để cho lực lượng công an sa sút, tai tiếng, mất uy tín đến vậy ắt sẽ bị các báo chất vấn, đại biểu quốc hội tra hỏi, ngành kiểm soát, thanh tra triệu tập, quan chức bên trên răn dạy, xử lý, còn có thể bị ra tòa, tước quân tịch, cho vào khám hay buộc về vườn, tống trở lại miệt vườn Kiên Giang nuôi cá tra. Nhưng không, cụ Út vẫn ăn toàn thức ngon, uống toàn rượu nặng, ngủ kỹ, ngáy khò khò, vô tư, rung đùi nghe vọng cổ.
Số cụ Út còn vượng. Cụ lại nhảy một phát lên Ủy viên thường trực ban bí thư trung ương, thay ông Tư - Trương Tấn Sang để chờ thay ông Tư lên Ngôi chủ tịch nước chưa chừng.
Hiện cụ Út là nhân vật thứ 5 của chế độ. Cụ có ưu điểm rõ. Không giàu sụ như Anh Ba Dũng, không tham tiền vô độ mà kín đáo như anh Hói Hùng đứng đầu quốc hội, không mê gái trẻ như anh Tư Sang, cũng không đưa người thân, quen đồng hương, con gái vào các chức lớn bất chấp tài đức như ông trùm tổ chức đảng Tô Huy Rứa mặt trơ trán bóng. Cụ Út hiền khô, không gây gỗ ai, cụ ngậm miệng ăn tiền.
Nhưng cách phá nát ngành Công an là Bạn dân, gây đau thương, bất công cho người vô vàn dân oan, bị tra tấn, chửi bới, tức tử hàng loạt trong trụ sở công an, bị đạp giày vào giữa mặt, các cụ già, phụ nữ bị "bạn dân" luôn mồm gọi là "thằng già", "con mụ to mồm kia", "đứa cầm đàn", "tên đang chụp ảnh", "tống cổ cả bọn lên xe"... thì chỉ có dưới thời cụ Út, đại tướng Út Anh, Út Tạ, Út Hề Hề cầm quyền.
Nhóm Công an Bạn Dân chúng tôi có lời xin lỗi bà con dân phố quý mến và bà con dân oan ở nông thôn đã để cho ngành mình sa sút tệ hại, gây vô vàn đau khổ tổn thất cho bà con ta. Chúng tôi kêu gọi anh chị em đồng đội, từ các tướng lĩnh, sỹ quan, hạ sỹ quan, chuyên viên, cộng tác viên, nhân viên trong ngành hãy lên tiếng, góp phần củng cố ngành ta, nêu cao lòng yêu nước, chống bành trướng, khôi phục danh hiệu Công An - Bạn Dân, chấm dứt thảm trạng Công an - hại dân đang diễn ra khá rộng khắp.

Nhóm chúng tôi sẽ công bố tiếp nhưng tin tức trong ngành.

Hà Nội 1/11/2012

Nhóm Công An - Bạn Dân

Yết Kiêu - Trần Bình Trọng
(DLB)
* Bài đăng thể hiện tính thông tin đa chiều, bạn đọc tự đánh giá và rút ra kết luận đúng sai và không phản ảnh quan điểm của DHK

Đào Tuấn - Không con chim nào dám đậu trên những biển cấm

Cũng như không có mảnh đất nào là “lành” với dày đặc tới 15 chữ “phải”, ở một ý nghĩa nào đó, cũng là “cấm” ngoài đời sống, hoặc “hạn chế” trong luật.

Cách đây chưa lâu, một nhà văn hóa, ông Vũ Thế Long, Ủy viên BCH Hiệp hội Unesco Hà Nội đã tỉ mẩn đếm được có tới 62 cái biển cấm, cứ dăm bước một cái, dải khắp bờ Hồ Gươm. Cấm từ “đi, để xe đạp, xe máy, vứt rác, phế thải, phóng uế đại tiểu tiện, đá bóng, đánh cầu lông, thả diều, chơi cờ tướng”, cho đến cấm “Cởi trần”, “cãi chửi”, “nằm nghỉ”. Thậm chí, ngay cả khi clip “Cô gái tắm tiên bên bờ Hồ” được xác định là giả, là…ảo, bên hồ Lục Thủy vẫn rành rành tấm biển cấm “tắm giặt, rửa ráy”. “Vẻn vẹn chỉ một diện tích như vậy mà treo đến trên 60 biển cấm thì đó là một “rừng cấm”. Khách thấy la liệt các biển cấm, đọc và hiểu được những biển ấy thì khác chi ta quá “đề phòng” khách là người kém hiểu biết, không văn hóa- ông Long viết.

Cái chữ “cấm”, dường như phản ánh văn hóa của người cấm.

Sáng nay, khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô, doanh nhân Phạm Trọng Nhân, một ĐBQH của tỉnh lẻ Bình Dương đã nêu một chi tiết không nhỏ. Đó là có tới 15 chữ “phải” trong luật Thủ đô.

Đã đành là Hà Nội đang quá tải, với một mật độ, chẳng hạn như ở Đống Đa, lên đến 37 ngàn người/km2. Rõ ràng là những luồng dân cư vẫn đang đổ về khiến dân số đã tăng quá cả mức dự kiến của năm 2020. Rõ ràng là những con đường ở Hà Nội đang quá tải trầm trọng. Rõ ràng là những nhu cầu y tế, giáo dục của cư dân Thủ đô đang bị ảnh hưởng. Nhưng cũng rõ ràng là một bộ luật không thể chỉ để điều chỉnh những bức xúc trước mắt, không thể lấy bức xúc của hiện tại để vẽ ra vô số những chữ “phải”. “Phải” từ lĩnh vực đất đai, “phải” sang quản lý dân cư, “phải” đến giao thông đô thị.

Nhiều người dường như đã không để ý rằng, đây là luật Thủ đô, chứ không phải là luật Hà Nội. Trong khi nhìn vào luật không thấy thủ đô, mà chỉ thấy một Hà Nội bệ rạc, nhốn nháo, hỗn loạn, đang tìm mọi cách đóng chặt những cửa ngõ bằng 15 chữ “phải” và vố những quy phạm siết, phạt khác. Bởi thực ra, câu chuyện điều chỉnh những “bức xúc hiện tại, tình trạng trước mắt” sẽ trở nên rất vô nghĩa nếu như Thủ đô không phải là Hà Nội, như một thời kinh đô đặt ở Thanh Hóa, ở Bình Định, ở Huế.

Sáng nay, cùng với nhiều ĐBQH Hà Nội, giám đốc CA Hà Nội Nguyễn Đức Chung tha thiết: Tâm tư nguyện vọng của cử tri là mong muốn Quốc hội thông qua Luật Thủ đô trong kỳ họp này.

Nhưng có lẽ, nếu được thông qua, như QH đã từng thông qua nghị quyết về việc sáp nhập thủ đô, thì luật Thủ đô sẽ chỉ là một bộ luật đậu vớt. Cũng kỳ lạ, chỉ riêng điều 19, quy định về cư trú, một nửa số ý kiến ĐBQH cho rằng những quy định về siết cư trú trong luật Thủ đô không trái với Luật Cư trú. Và một nửa thì lại cho là đang trái Luật Cư trú, đang xâm phạm đến quyền công dân. Nói như ĐBQH Nguyễn Thành Tâm là “Hạn chế chứ không phải quản lý dân cư”. Nhà sử học Dương Trung Quốc sáng nay đã dùng chữ “phân tâm” để chỉ những luồng ý kiến trái chiều giữa các ĐBQH, khiến luật Thủ đô, dù nâng lên đặt xuống nhiều lần, vật vã chán, mới chỉ “gần với tính khả thi hơn” mà thôi.

Nhà sử học, dường như cũng không vô tình, nhắc lại câu “đất lành chim đậu”.

Nhưng không con chim nào dám đậu trên những biển cấm. Cũng như không có mảnh đất nào là “lành” với dày đặc những chữ “phải”, ở một ý nghĩa nào đó, cũng là “cấm” ngoài đời sống, hoặc “hạn chế” trong luật.
Theo Đào Tuấn

Hạ Đình Nguyên - Nguyễn Phương Uyên, tôi có thể làm gì cho em?

Tôi đọc tin Em bị bắt, cũng như trước đây, đọc tin em Huỳnh Thục Vy, Vĩnh Khang,…. và nhiều nữa, nhiều thanh niên mà tôi không nhớ tên hết, cả những người bị bắt mà không có tên…tôi hiểu những gì đang diễn ra trên đất nước chúng ta.
Tôi không khỏi ray rứt, thấy sự bất an  trong lòng, vì không thể làm gì được cho các em, như để cùng chung hành trình, thậm chí chỉ để chia sẻ. Hình ảnh của các em là hình ảnh của chính chúng tôi ngày xưa đang sống lại, cũng ở cái tuổi đầy nhiệt huyết như các em bây giờ.
Cách đây hơn 40 năm, những năm tháng mà thế hệ chúng tôi khó quên. Khó quên không phải vì hận thù, vì tiếc nuối, vì bất mãn thời cuộc, hay vì bất cứ lý do nào khác, mà vì những kỷ niệm đẹp của trái tim tuổi trẻ trong sáng, đã dám đứng lên vì một cảm xúc lớn.
Thuở ấy trời xanh, mây trắng bay… 
Cái từ ngữ đồng bào thuở ấy rất thiêng liêng. Chúng tôi không biết gì về mọi thứ mưu toan của người lớn, hay của thời cuộc. Chúng tôi hồn nhiên bay trong tình tự dân tộc, bất chấp hiểm nguy để chống xâm lược.
Chúng tôi biết rằng cách mà họ bắt các em hiện nay, cũng giống cách mà chúng tôi bị bắt ngày xưa. Họ bắt bất cứ lúc nào và ở đâu. Ở nhà trọ, trong ký túc xá, tại cổng trường, trong công viên, khi đang đi trên đường, đang lúc ngồi chơi với bạn bè. Những người mặc thường phục, có súng ngắn bên trong, nhanh như cọp dữ, họ nhảy vào, khóa tay chân, gùi lại và quăng vào xe. Con mồi của họ nằm im re trong rọ, và từ đây không còn thấy ánh sáng mặt trời. Họ đưa con mồi vào hang tối, cái ngóc ngách xó xỉnh nào đó, nhiều lắm, ngay trong cái thành phố sáng sủa nầy, nhưng không ai biết hay nhìn thấy được. Thế rồi họ tra tấn và đánh đập bằng khá nhiều kỷ thuật tân kỳ, song song với những đòn tâm lý, áp đảo tinh thần một cách hiểm ác, và ép cung. Tác phẩm “Hồ sơ một Thế hệ” mà Thành Đoàn thanh niên ngày nay ghi chép lại, chưa phản ánh đủ vì nhiều lý do.
Điều mà chúng tôi đòi hỏi lúc đó là gì? Chúng tôi đòi hỏi, khi bắt phải có trát của tòa án, có Luật sư chứng kiến, dù là tạm giam để điều tra. Phải minh bạch và cho công luận biết. Phải đưa ra xét xử và có luật sư biện hộ, phải đúng quy trình tố tụng, phải có chứng cứ…và chứng cứ phải được xem xét là không ngụy tạo. Đối tượng mà chúng tôi chống, lúc bấy giờ, là Chính phủ Việt Nam Cọng Hòa, song lại có đôi điều mà trái tim công bằng của tuổi trẻ ghi nhớ như là nét son của một xã hội công dân – dù nó nó chưa tương xứng để gọi tên như thế– Tôi nhớ tại Tối Cao Pháp viện, Tổng thống VNCH – Nguyễn Văn Thiệu, đã đích thân đến Tòa án can thiệp, tranh luận tay đôi với Viện trưởng Nguyễn Minh Tiết, rằng cần phải kết án 21 SV trong số 42 SVHS đã bị bắt vừa qua là Việt Cọng, vì có bằng chứng minh bạch. Ông Viện trưởng Tiết đã cương quyết bác bỏ, vì sự tra tấn dã man là bằng chứng của ép cung, lời cung đã khai không còn giá trị. Thế là hầu hết đã được trả tự do ngay sau phiên tòa. Trong đó có một số anh chị có vai trò trong tổ chức Thành đoàn CS. Dù các anh chị ấy có lập trường kiên định, một lòng trung thành với con đường lý tưởng đã chọn, song không khỏi ghi nhớ về tính cách của một vị quan tòa, và nguyên tắc, dù chưa phải là thực chất của một thể chế dân chủ, nhưng ở đó có một số điểm tựa để cho người dân tin cậy, là hệ thống luật pháp về dân sự, dù thời điểm đó đang là chiến tranh. Vì cách bắt bớ, và cách tra tấn ép cung, đều không minh bạch, mà một số đông SVHS, từ chổ không liên quan, không hiểu biết gì về CM, đã trở thành người đi theo CM. Những anh chị là Cán bộ thì tin rằng, mai sau thể chế của chúng ta sẽ đàng hoàng hơn, minh bạch hơn, và tốt hơn gấp “vạn lần”. Thể chế Cọng hòa ở Miền Nam, tồn tại 20 năm, trong chiến tranh khốc liệt và thiếu chính nghĩa, vì phụ thuộc nước ngoài. Ngày nay, đất nước đã thống nhất, với một chế độ duy nhất, của một đảng duy nhất lãnh đạo, đã qua 38 năm, là thời gian có thể làm nên những kỳ tích cho quốc gia như nhiếu quốc gia khác, mà sao, chỉ cái việc bắt bớ con em trong nước lại còn quá bầy hầy, nói chi tới chuyện lớn hơn?
Điều mà chúng tôi đòi hỏi ngày nay cho thế hệ trẻ các em, cũng là điều mà chúng tôi đòi hỏi cho thế hệ mình của nửa thế trước! Đó là đoạn đường quá dài và chua xót cho một Việt nam ở thế kỷ 21. 
Phương Uyên,    
Những người lớn tuổi đã ký tên trong thư gởi Chủ tịch nước, không thể biết chắc rằng Các Em đã làm gì gây phương hại cho quốc gia, ngoài cái nhiệt tình với sự căm giận kẻ đã cướp nước, cũng giống như các thế hệ đi trước, mà lên tiếng đòi hỏi sự minh bạch và công bằng cho các em về mặt luật pháp, trong đó mang nặng tình cảm cho cả thế hệ hôm nay, nhất là thế hệ đang học hành, đang còn có cảm xúc lớn về những vấn đề của đất nước, trong tình trạng ngổn ngang, mà người lớn có trách nhiệm thì chăm bắm cho cái riêng của mình.
Chúng ta chỉ có đau xót mà không làm gì được, trước hằng vạn thanh niên nghiện ngập ma túy, hằng vạn thiếu nữ liều mình, nhắm mắt đưa chân, lao đi kiếm chồng bất kể gian nguy, trước tình trạng đạo đức suy đồi, giết ngưới, cướp của, giụt dọc vì đói ăn khát uống, bắt trộm chó để bị đánh tới chết và bị thiêu…Và cảm thương, quý mến về những thanh niên đang cầm súng giữ đảo, giữ bờ cỏi với lòng trung thành, chấp nhận hy sinh, mà không biết chắc mai sau có được Tổ quốc ghi ơn hay bị phản bội, bị quên lãng, bị khuyên “không nhắc tới”, như hằng vạn thanh niên đã nằm xuống ở biên giới Tây nam, biên giới phía Bắc của Tổ quốc?
Chúng ta ray rứt tự hỏi, trách nhiệm đó thuộc về ai? Thật khó trả lời!
Chúng tôi cũng được biết vài thông tìn , có lẽ là bạn Công an nào đó viết trên mạng, qua lá thư “giả mạo”, là các em đã làm truyền đơn chống TQ chiếm đóng Hoàng sa, Trường sa, nhân đó chống Chính quyền VN, vẻ cờ 3 sọc đỏ trên tiền giấy VN, do thế lực phản động hải ngoại giật dây, có cả “hóa chất” để làm thuốc nổ…và v.v.
Chúng tôi không thể biết đâu là sư thật. Ví dụ sự thật về “hai bao cao su đã qua sử dụng” của LS Cù Huy Hà Vũ, và mới đây, trong cái vụ nầy, cái thư ngỏ công khai gởi Chủ tịch nước của các nhân sĩ, đã được “thay ruột”một cách ngon ơ, trắng trợn, chỉ trong có hai ngày, bày ra một “sự thật” cả thiên hạ đều biết và kinh ngạc.
Sáng kiến nầy của ai đó, thật rất không hay. Tại sao phải làm thế?!
Chúng ta thấy thiếu vắng hẳn về mặt nhân cách của người viết, thiếu cả cái nhân cách của một pháp nhân. Cái “thiếu” nầy, kéo theo sự hoài nghi về các chứng cớ.
Truyền đơn to hay nhỏ, ngắn hay dài, sao mang nhiều nội dung quá: “Kích động, tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu Đảng, nhà nước VN, kêu gọi đồng bào đứng lên kích động lật đổ ĐCSVN, thể chế chính trị VN…”.  Các bạn trẻ là ai mà dám táo tợn đến thế? Ngày xưa, tôi bị đối phương bắt, họ khẳng định tôi là Cộng sản, nhưng không có bằng chứng, nên ghi cái tội là “phá rối trị an”, vì đúng như thế, và cho đi tù Côn đảo không hẹn ngày về. Tôi không khen gì chế độ trước, nhưng nghi nhận là họ không suy diễn.
Số lượng truyền đơn là 700 hay 2.000, mà ghim vào mỗi tờ đó là giấy 10.000 hay 20.000, tính ra số tiền là quá lãng phí, trong thời buổi kinh tế khó khăn!
Hóa chất ở chợ Kim Biên, thì như có người nói, chẳng thể làm thuốc nổ được.
Mà cái video clip, có lẽ được quay trong trại giam, mặt mày sao phờ phạt, đọc từng câu trong tờ giấy viết sẳn, nghiêm túc đến mức hoài nghi dàn dựng. Chuyện nầy thì tôi không thể biết rõ.
Việc vẽ lên tiền giấy VN ba sọc đỏ, tôi đồng ý với ý kiến nêu trong “Thư giả mạo”, việc nầy nếu có, thật sự vô ích. Tôi quen thuộc với lá cờ nầy trong 20 năm với tuổi thanh niên, tôi nhìn nó, tôi chào nó, rồi tôi chống nó. Nay tôi nhìn lá cờ với cái nhìn lịch sử đắng cay mà cảm thông với bao thế hệ của dân tộc mình. Nó ra đời từ thời Chính phủ Trần Trọng Kim, cái thời nháo nhào khi còn Pháp thuộc, người dân Việt chạy tung tóe khắp nơi để tìm cách cứu nước, với bao nhiêu là ngã rẽ. Và như thế lịch sử đã lướt qua trong ký ức. Tôi không quan tâm lắm đến màu cờ. Vì “có màu nào mà không phai ”, như trong lời bài hát nào đó về tình yêu. Có lá cờ nào không thấm máu của dân Việt?. Có giòng máu của sự chân thành và niềm tin, có giòng máu của sự nhầm lẫn, cũng có giòng máu của lợi dụng, cũng có giòng máu chảy mà chủ nhân không hề biết lý do hoặc màu cờ nào. Tôi quan tâm nhiều hơn về kẻ ôm cờ, nhưng đồng ý với tác giả của lá thơ “giả mạo”(dù thiếu tư cách và dấu mặt) rằng, phải gát quá khứ sang bên để cho lành vết thương của dân tộc, và đặc biệt, phải làm gì trước hoàn cảnh cực kỳ khó khăn hiện nay của đất nước, bên trong là họa tham nhũng, bên ngoài là họa xâm lăng, tư tưởng thì đang còn trong bóng râm của sự trăn trở và nghiên cứu thời cuộc, đang trong tình trạng “nhạt phai lý tưởng!” nầy.
Trong lá thư “giả mạo”, tác giả giả mạo viết: “Tô vẽ lá cờ vàng 3 sọc đỏ, làm khó lành vết thương chiến tranh, tình cảm dân tộc không hàn gắn nổi, việc hòa giải hòa hợp dân tộc còn nhiều khó khăn..” Đúng như thế, việc hòa giải hòa hợp dân tộc thật là khó, nhưng không thể không làm được. Nếu tôi biết các em có mang lá cờ ấy trong người, tôi vẫn giữ nguyên tình cảm trong lòng và không thay đổi thái độ. Tôi sẽ nhẹ nhàng khuyên các em hãy cất nó đi, vì nó tượng trưng cho một quá khứ nặng nề, bất cứ từ vị trí nào, nó sẽ không đem lại lợi ích gì cho ai cả, nó cần phải được bỏ lại đằng sau, để cùng tôi đi tới tương lai, tương lai của chính thế hệ các em, cũng là tương lai dân tộc. Đi tới với cái nhìn cởi mở, mới mẽ để sẳn sàng tiếp nhận cái mới mẽ của thời đại đang đặt ra rất cấp thiết. Đi tới vì tương lai, chứ không ai có thể đi tới vì quá khứ, và không để cho quá khứ níu kéo chân mình, dù quá khứ đó mang nhiều đau thương, mất mát hay hận thù, và dù quá khứ đó có là tự hào, vẻ vang, thuận lợi, và hãnh tiến tới đâu chăng nữa, cũng chỉ đem lại cho mình sự mù quán, vì ngày mai không phải là ngày hôm qua. Các em không thấy sao, “ngày hôm qua” nó đã biến mất và mang theo cùng nó là sự lỗi thời! Thanh niên ở nhiều quốc gia tiến tiến ngày nay, rất ít bận tâm về những nấm mồ, càng không chịu núp bóng vào chiến công của cha ông, họ đi con đường khám phá. Thông điệp của họ là yêu sự đổi mới và trung thành với tương lai.
Vì sự đổi mới là liên tục, và khi nói “tương lai”- cái chưa có- tức có nghĩa là dự kiến tương lai. Mà dự kiến thì luôn tốt đẹp và lương thiện.
Tôi không xem quá khứ là quan trọng lắm, kể cả lá cờ vàng 3 sọc đỏ. Tôi trân trọng nhìn nó là một chứng tích của một giai đoạn lịch sử. Đôi khi, trong lúc quá hưng phấn vì lẽ nào đó, người ta thường nâng mô đất lên thành quả đồi, mà bỏ quên đi hòn núi đang chắn ngang trước mặt.
Dạo gần đây, bạo lực xảy ra nhiều quá, ở mọi lãnh vực xã hội. “Thế lực thù địch” thì nổi lên khắp trong các văn kiện. Tôi không biết Lãnh đạo đất nước hiện đang và sẽ bắt đầu từ đâu? Tôi nhớ phim Bao Công có câu: “Lấy đại đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh..”. 
Cũng như bao nhiêu người khác, tôi đang ngồi trong nhà, nghĩ về các em. Và tự hỏi, tôi có thể làm gì được cho các em của thế hệ hôm nay?!                                                                                 
Trong khi viết những giòng nầy, tôi được biết mấy ngày hôm nay, tại trường Công nghệ Thực phẩm, nơi Uyên học, các Công an đang quần thảo, tìm kiếm những SV liên quan về lá thư kêu cứu…./.                                                                         

Ngày 5-11-2012

Hạ Đình Nguyên
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 5-11-12

Người Buôn Gió - Chúng ta đều ở trong rọ

Nguyễn Văn Hải gọi nôm na là Hải Điếu Cày, ai đọc được blog này tất nhiên đều biết anh. Khỏi giới thiệu nhiều về anh.
Anh Điếu Cày bị tù 30 tháng tội '' trốn thuế'' trong một vụ việc cực kỳ lãng nhách là cho thuê nhà  không nộp thuế hay chưa nộp thuế. Bởi khi trách nhiệm nộp thuế giữa bên cho thuê và bên thuê còn đang lằng nhằng. Khi anh Điếu Cày mang tiền đến nộp thì sở thuế không nhận nữa. Và bên công an vào cuộc khởi tố vụ án cho bên an ninh bắt được anh ở Lâm Đồng ( hay Đà Lạt gì đó ).
Điếu Cày nhanh chóng bị kết án 30 tháng tù giam vì tội trốn thuế. Anh Điếu Cày có một người bạn là Phan Thanh Hải mà chúng ta quen gọi là Ba Sài Gòn hay Hải Chùa.
BSG, ĐC cùng viết bài trên CLB Nhà Báo Tự Do, thực ra đây chỉ là một trang blog giới thiệu một số bài viết cóp được từ các blog khác. Cái tên CLB NBTD mang khát vọng về quyền tự do ngôn luận , tự do viết lách của các bloge trên mạng.
Lúc anh Điếu Cày bị bắt, trang blog CLB NBTD hoạt động cầm chừng rồi ngừng hẳn. Anh Ba SG có lần tâm sự với tôi '' vợ anh đang mang thai đứa thứ ba, anh giờ chỉ chăm lo việc công ty, không làm gì kẻo bị bắt thì lúc vợ sinh không ai chăm''.
Thế rồi khi anh ĐC hết án tù, ngay hôm đó an ninh đọc lệnh bắt tiếp anh ĐC tại trại giam, đồng thời trước hôm đó, vào lúc 8 giờ tối họ cũng khám xét nhà anh BSG và bắt anh đi. Cả hai anh bị bắt với tội danh Tuyên Truyền Chống Phá Chế Độ.
Cùng vụ với hai anh có thêm chị Tạ Phong Tần, một người cũng có bài trên CLB NBTD.
Căn cứ mà cơ quan an ninh TP HCM khởi tố vụ án là những bài viết của 3 người này từ 3 năm về trước. Tức là trước khi anh ĐC bị bắt về tội ''trốn thuế''.
Anh ĐC chịu án 30 tháng tù, trong thời gian đó anh không thể viết lách, lên tiếng được gì. Anh BSG thì cũng rời bỏ blog trước khi bị bắt đến cả năm.
Điều đó nói lên cái gì.?
Là chúng ta, những người viết blog sẽ có thể bị bắt bất cứ lúc nào khi mà cơ quan an ninh muốn. Không phải ngày hôm nay chúng ta ngừng viết, chúng ta không sờ đến bàn phím nữa, chúng ta sẽ yên lành. Chúng ta đều ở trong rọ, đến thời hạn cần thăng chức, lên lon, xét duyệt, thời điểm cần vụ án chính trị  để phục vụ mục đính chính trị. Người ta thò tay vào rọ và chọn ai đó trong số chúng ta. Những bài viết mà chúng ta viết đều được một bộ phận theo dõi in ra, một bộ phận sẽ cần mẫn hàng ngày đọc từng câu, dòng để vạch xanh đỏ vào đó đánh dấu rồi kết luận bên lề là '' điều 88'' điều ''79''. Khi cần rất nhanh chóng những tập giấy in bài viết này được chuyển sang bên sở văn hoá TTTT cho các '' chuyên gia''  thẩm định trong vòng vài tiếng cho hợp lệ.
Để cho tính chất vụ án thêm màu mè và hỗn loạn dư luận, họ sẽ khám nhà bạn và dù chỉ thu được một lá thư hỏi thăm của người bạn về sức khoẻ đơn thuần. Lá thư hỏi thăm sức khoẻ ấy khi lên mặt báo được gọi là '' tài liệu trao đổi với phần tử A, B..". Tất nhiên họ sẽ không nói nội dung là gì, như thế khiến dư luận đủ hoang mang rồi. Nếu họ thấy được tấm ảnh mà bạn chụp với bạn bè, họ sẽ nói rằng phát hiện những bằng chứng '' quan hệ với các đối tượng chống đối như Lê..Nguyễn...''
Chúng ta vẫn nhớ vở hài kịch có tên '' hai bao cao su đã qua sử dụng '' . Từ phát hiện một đôi nam nữ quan hệ bất chính tại khách sạn cơ quan an ninh kiểm tra máy tính đối tượng nam phát hiện thấy tài liệu có nội dung Tuyên truyền chống phá chế độ của Cù Huy Hà Vũ.  Thật là ly kỳ như trinh thám, nhưng ai cũng biết những tài liệu đó Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã gửi công khai , phát biểu công khai từ lâu rồi. Thậm chí khi Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ bị bắt, một sinh viên ưu tú còn chụp ảnh mình cầm những tài liệu ấy và công khai nói rằng anh đang lưu trữ.
Nhưng bỏ qua những cái chi tiết ly kỳ rẻ tiền mà bọn bồi bút kiếm chác cơm gạo. Chúng ta vẫn phải nhận ra rằng, Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ bị bắt vì những bài viết trước đó, và anh hoàn toàn bị bất ngờ vì không nghĩ rằng họ không bắt lúc anh mới đưa lên mạng. Mà đợi thời gian sau mới bắt, cũng như Điếu Cày, Ba Sài Gòn, Vi Đức Hồi... đều vậy.
Ai mà nghĩ được anh ĐC bị bắt ngay sau khi kết thúc 30 tháng tù giam, vì những bài viết trước đó. Những bài viết mà nói thẳng ra trong số chúng ta chẳng ai có thể nhớ nội dung nó là gì dù có đọc.
Chúng ta, những người viết blog '' lề bên trái '' những người chưa bị bắt chỉ là '' của để dành'' khi người ta cần lập chiến công nhân dịp xét duyệt phong hàm, chức hay phục vụ quan hệ với một nước nào đó. Một sự thật phũ phàng có thể làm ai đó nhụt chí. Nhưng nhìn rõ vào sự thật để đón nhận nó không bị bất ngờ vẫn tốt hơn. Ít nhất chúng ta có thể soạn kịch bản cho mình, không phải thụ động cúi đầu đọc một cái kịch bản mà người ta đưa cho.
Vụ những thanh niên trong tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước mà Phương Uyên bị bắt mới đây. Ít ai để ý là báo chí nói Phương Uyên cùng tổ chức với Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Thành. Mà Việt Khang, Anh Bình bị bắt trước đó cả năm, rồi đến trước đại hội Đảng TQ. an ninh bắt tiếp Phương Uyên. Ngay sau khi vừa đưa Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình ra xét xử.
Biết trước không có nghĩa là để biết sợ mà tránh. Có những cái biết trước để chuẩn bị cho mình một tâm lý thanh thản, đi đến nơi biết trước là sẽ đến. Để những ngày tháng ở nơi đó mình sẽ sống thế nào để không uổng phí, biến một ngày mà người ta trừng phạt mình thành một ngày có ích cho mình sau này.

Người Buôn Gió
(Blog NBG) 

Suy ngẫm từ hành vi của công dân Nguyễn Phương Uyên

(chúc mừng iem được "lên" báo ND rùi nè!!!!!!!!!!!!!!!!!)
Nguyễn Phương Uyên
Như chúng ta đã biết, sáng 3-11-2012 tại TP Hồ Chí Minh, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh, Sở Thông tin - Truyền thông TP Hồ Chí Minh, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã tổ chức họp báo thông tin về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam hai công dân Nguyễn Phương Uyên, Ðinh Nguyên Kha với thời hạn bốn tháng vì có hành vi "Tuyên truyền chống phá Nhà nước XHCN Việt Nam" theo Ðiều 88, Bộ Luật Hình sự.
 Theo cơ quan chức năng, tang vật thu giữ gồm: một cờ vàng ba sọc đỏ dán vào mặt trong thùng các-tông (hộp rải truyền đơn tại cầu An Sương); 723 tờ truyền đơn, khẩu hiệu; 2,54 kg hóa chất để chế tạo thuốc nổ, cùng nhiều thiết bị để dùng trong việc in ấn, rải truyền đơn... Trong bản nhận tội viết tại cơ quan an ninh điều tra, Nguyễn Phương Uyên đã thừa nhận: "Bản thân tôi nhận thấy việc làm của mình đã vi phạm pháp luật nhà nước Việt Nam, chống lại Ðảng cộng sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, giúp cho tổ chức phản động chống Ðảng, Nhà nước... Những việc làm này nhằm lấy lòng tên Thành để hắn cho máy laptop, điện thoại và hỗ trợ tiền...". Nguyễn Phương Uyên và Ðinh Nguyên Kha đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, và tỏ ra ăn năn, hối hận trước những việc làm sai trái và mong được sự khoan hồng, tha thứ của pháp luật. Vậy là đã có câu trả lời cho câu chuyện vốn rất gây bức xúc đối với những ai quan tâm trong mấy tuần qua; đồng thời, sự thật về hành vi của công dân Nguyễn Phương Uyên và những sự kiện chung quanh nó không chỉ làm tổn thương lòng yêu nước của người dân, mà còn để lại nhiều bài học cần suy ngẫm cho mọi người dân, các giới và cơ quan chức năng.
 Vào mạng in-tơ-nét để học tập, tìm tin tức và làm quen qua nhiều trang mạng xã hội đa dạng với các cư dân mạng khác là chuyện bình thường, ngày càng phổ biến và không hề bị pháp luật Việt Nam ngăn cấm. Tuy nhiên, trên thực tế, do thiếu chín chắn và phiến diện về nhận thức chính trị, thiếu kinh nghiệm sống thực tế để tỉnh táo nhận diện thật - giả, đúng - sai, cho nên không ít người, nhất là thanh niên, dễ mắc vào bẫy độc mà các thế lực thù địch giăng mắc, để rồi có ngày chuốc lấy những hệ quả ngoài mong đợi và cũng không bất ngờ.
 Ngắm tấm hình của Nguyễn Phương Uyên, không khỏi đắng lòng xót xa, nuối tiếc, không hiểu vì sao mà cô sinh viên năm thứ 3, hệ cao đẳng Trường ÐH Công nghệ Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, một cán bộ đoàn năng động, thông minh, tương lai nhiều hứa hẹn, lại có thể bột phát manh động và do đó, gây nhiều hệ lụy cả cho bản thân mình, cũng như làm tổn thương lòng yêu nước - một giá trị vốn luôn là niềm tự hào và là sức mạnh tiềm tàng trong mỗi người dân Việt? Không xót xa sao được, khi Nguyễn Phương Uyên lại ngây thơ tin vào lời dỗ ngon, dỗ ngọt của một kẻ mới chỉ quen biết qua in-tơ-nét, và để làm vừa lòng hắn với hy vọng sẽ nhận được laptop (máy tính xách tay - món quà tặng rất hấp dẫn đối với thanh niên mới lớn) và tiền thưởng, mà chỉ sau vài tháng Nguyễn Phương Uyên đã dễ dàng bị Nguyễn Thiện Thành chiêu dụ, gia nhập tổ chức "tuổi trẻ yêu nước". Ðể rồi sau đó có hành vi phản bội lại niềm tin và sự mến mộ của bạn bè, đồng chí, thậm chí phản bội lại chính lý tưởng của Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mà cô là một thủ lĩnh ở cơ sở... Không xót xa sao được, khi người "cùng chí hướng" với Nguyễn Phương Uyên là Ðinh Nguyên Kha, cũng như Uyên, rất nhanh chóng được Nguyễn Thiện Thành chiêu dụ vào tổ chức "tuổi trẻ yêu nước" chỉ với lời hứa hẹn cho đi du lịch Thái-lan, và hứa hươu, hứa vượn sẽ giúp định cư ở Hoa Kỳ! Vậy là chỉ bằng lời hứa tặng quà và đi du lịch, mà Nguyễn Thiện Thành đã dễ dàng điều khiển hai thanh niên này, biến họ thành tay chân đắc lực để dán cờ vàng ba sọc đỏ rồi rải truyền đơn, chụp hình và viết bài tường thuật, miêu tả chi tiết hiện trường trên địa bàn tỉnh Long An, tỉnh Bình Thuận nhân ngày Quốc khánh 2-9. Thậm chí manh động và táo tợn hơn, chúng còn định đặt bom tượng đài Bác Hồ tại Cần Thơ, kích động nhân dân lật đổ chế độ... Trong sự kiện này, điều khiến nhiều người quan tâm cảm thấy bất ngờ là sự tiếp thu, cùng sự tinh vi trong "công nghệ" phá hoại do Nguyễn Thiện Thành chuyển giao cho "hai tình nguyện viên trẻ" mới chân ướt, chân ráo làm nghề phá hoại thuê. Họ đóng vai là người tình để che mắt mọi người; đổi 2,5 triệu đồng ra tiền lẻ có mệnh giá 5, 10, 20 nghìn đồng để dán vào tờ truyền đơn gây chú ý cho người qua đường; chế tạo hộp đựng truyền đơn có gắn "chíp" máy vi tính nối với điện thoại di động có cài chế độ hẹn giờ, để khi đến giờ hẹn chỉ cần điều khiển từ xa có thể bung hộp truyền đơn, cờ và tiền ra ngoài. Cũng vì vậy, theo lô-gích, sẽ là điều nguy hiểm và không thể lường hết khả năng rồi đây, khi số tiền thưởng và quà tặng tăng lên thì sự khống chế của những kẻ như Nguyễn Thiện Thành và đồng bọn sẽ tăng theo. Khi đó, buộc họ phải thực hiện những "nhiệm vụ" khác thì Nguyễn Phương Uyên, Ðinh Nguyên Kha sẽ hành xử như thế nào. Họ sẽ tỉnh táo dừng lại, hay tiếp tục "nhắm mắt đưa chân" để rồi tội lỗi ngày càng thêm nặng?
 Không xót xa sao được, sau khi công dân Nguyễn Phương Uyên bị bắt, trên in-tơ-nét xuất hiện một bức thư được cho là của bạn bè gửi Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Bức thư đã được làm sáng tỏ, đó là sự bịa đặt trắng trợn, trong đó có tên của một số sinh viên, nhưng mã số trên thẻ sinh viên thì sai, các em hoàn toàn không biết gì về việc tên của mình xuất hiện trong bức thư. Ðáng chú ý sau đó, cũng trên trang in-tơ-nét, xuất hiện bức thư có ký tên hàng trăm trí thức và người dân, đề nghị cơ quan chức năng trả lời về vụ việc, đề nghị Chủ tịch nước can thiệp để thả tự do cho Nguyễn Phương Uyên. Khi tin tức về hành vi phạm tội của công dân Nguyễn Phương Uyên chính thức được công bố, sự thật đã được làm sáng tỏ, liệu các bức xúc và thắc mắc, thậm chí cả sự nghi ngờ theo lối định kiến và suy diễn chủ quan có được hóa giải? Dù thế nào, nhìn từ bản chất của sự kiện - hiện tượng, có thể nói lòng yêu nước của mỗi người trong chúng ta đều bị tổn thương.
 Cuối cùng, theo Ðại tá Nguyễn Sáu - Thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An, việc khởi tố, bắt giam các đối tượng được thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, sự kiện liên quan trực tiếp tới công dân Nguyễn Phương Uyên cũng cho thấy, các cơ quan chức năng vẫn cần rút kinh nghiệm trong việc làm tốt hơn công tác thông tin, tuyên truyền,... để đáp ứng nhu cầu thông tin, sớm làm sáng tỏ vụ việc, không để bị lợi dụng, xuyên tạc. Rõ ràng "câu chuyện của Nguyễn Phương Uyên" là sai lầm của một sinh viên trẻ, nhưng để lại nhiều bài học đáng suy ngẫm.

Nguyễn Trần Minh Trí
(Báo Nhân dân)  

Thương binh Hà Tĩnh biểu tình chống tham nhũng, yêu cầu Thủ tướng từ chức!

Clip do tập thể thương binh 27 -7 Hà Tĩnh gửi nhờ đăng lên mạng:.
Dưới đây là hình ảnh do các anh chị em thương binh gửi về cảnh họ biểu tình sáng nay tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng:
Còn đây là những hình ảnh hôm hôm nay:
Mới xuất hiện biển cấm không rõ của ai để ở công viên của dân?
Dân oan bày đơn từ và khẩu hiệu tố cáo tham nhũng, khiếu kiện ra nằm.

Dân oan bày đơn từ và khẩu hiệu tố cáo tham nhũng, khiếu kiện ra nằm.
Phơi đơn kiện, tố cáo tham nhũng?
Phơi đơn kiện, tố cáo tham nhũng?

Đang cập nhật tiếp…
(Blog Lê Hiền Đức)

Bảo hiến ở Việt nam khác biệt với thế giới là không ổn

Bảo hiến ở nước ta không được giao cho một cơ quan chuyên trách có chức năng bảo vệ Hiến pháp.
    Cha chung không ai khóc
    Theo những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thì mọi công dân, đại biểu HĐND, đại biểu Quốc hội và tất cả cán bộ, viên chức của Nhà nước đều có quyền đề nghị, kiến nghị với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước xem xét, xử lý những hành vi, văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái Hiến pháp.
   
    Các cơ quan nhà nước, những cán bộ có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định có quyền xem xét, giải quyết những khiếu nại của công dân, những đề nghị của cấp dưới về hành vi trái Hiến pháp bằng việc ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ thi hành để trình Quốc hội xem xét quyết định.
    Ở nước ta, chỉ có Quốc hội mới có quyền “bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC và Viện KSNDTC trái với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Đây là những trường hợp phát hiện được hành vi trái Hiến pháp đã xảy ra hay văn bản pháp luật trái Hiến pháp đang có hiệu lực thi hành.
   
Ở nước ta, chỉ có Quốc hội mới có quyền “bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước
Còn đối với các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thì Ủy ban Pháp luật có trách nhiệm bảo đảm tính hợp hiến của những dự án đó. Ngoài ra Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 cũng quy định Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết do Chính phủ trình để bảo đảm tính hợp hiến của những dự án, dự thảo này.
    Như vậy, xét về văn bản pháp luật, có thể thấy đã có những quy định khá đầy đủ và chi tiết về một thiết chế tạm gọi là “cơ chế bảo hiến” ở nước ta. Song, nếu nghiên cứu phân tích kỹ về lý luận và thực tiễn thì “cơ chế bảo hiến” này còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết nên chưa đem lại kết quả mong muốn.
    Chẳng hạn như việc bảo vệ Hiến pháp được giao cho nhiều cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”, tức là tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, tránh né, làm cho hoạt động bảo vệ Hiến pháp đạt kết quả thấp.
    Không rõ trách nhiệm
    Bên cạnh đó, chưa có quy định giám sát, bảo vệ tính hợp hiến đối với luật, nghị quyết của Quốc hội mà chỉ có quy định Quốc hội xem xét, đề nghị của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội về hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ luật, nghị quyết của Quốc hội trái Hiến pháp có chính xác hay không để ta quyết định bãi bỏ theo đề nghị đó. Như vậy, có thể hiểu là Quốc hội thực hiện việc “tự giám sát” tính hợp hiến đối với luật, nghị quyết do mình ban hành.
    Hơn nữa, hình thức hoạt động bảo hiến còn hạn hẹp, chưa toàn diện, mới chỉ tập trung vào việc giám sát tính hợp hiến các văn bản quy phạm pháp luật.
    Ngoài ra, quy trình, thủ tục, trình tự và phương thức hoạt động bảo hiến còn thiếu cụ thể nên việc xem xét hành vi có đề nghị cho là vi hiến hay văn bản quy phạm pháp luật có kiến nghị cho là trái Hiến pháp không đi đến kết luận dứt khoát cuối cùng.
    Chẳng hạn, khi có ý kiến khác nhau về tính hợp hiến của dự án luật, nghị quyết, pháp lệnh giữa Ủy ban Pháp luật với cơ quan trình dự án; về tính hợp hiến của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình giữa Bộ Tư pháp với cơ quan chủ trì soạn thảo, thì cách giải quyết thế nào cũng chưa rõ, trách nhiệm của cơ quan thẩm tra, cơ quan thẩm định và cơ quan trình dự án đối với việc bảo đảm tính hợp hiến trong các dự án đó cũng chưa được quy định cụ thể.
    Chẳng hạn như qua thẩm tra, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XI cho rằng dự án Luật Kiểm toán nhà nước có nhiều nội dung vi hiến. Cụ thể như Quốc hội thành lập cơ quan kiểm toán nhà nước, bầu Tổng kiểm toán… là những quyền không được Hiến pháp năm 1992 giao cho Quốc hội (Điều 84 Hiến pháp năm 1992). Tuy nhiên, do không có cơ chế bảo hiến như ở nhiều nước khác nên Luật Kiểm toán nhà nước vẫn được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI…
    5 năm, 7 năm hoặc lâu hơn nữa
    Qua nghiên cứu sơ bộ các mô hình cơ quan bảo hiến ở một số nước, có thể thấy mô hình cơ quan bảo hiến châu Âu – tức là thành lập Tòa án Hiến pháp để bảo vệ Hiến pháp là tối ưu. Tòa án Hiến pháp có những quyền hạn như: Giám sát tính hợp hiến của các đạo luật, điều ước quốc tế và văn bản quy phạm pháp luật khác; Giải thích Hiến pháp; Giải quyết khiếu nại đối với văn bản, hành vi vi phạm Hiến pháp của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền; Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với nhau; giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với các cơ quan địa phương.
    Đặc biệt, Tòa án Hiến pháp có quyền giải quyết tranh chấp trong các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân; Xem xét các vấn đề liên quan đến việc miễm nhiệm nghị sỹ và cách chức các quan chức cấp cao của Nhà nước; Tham gia luận tội các quan chức cấp cao của nhà nước…
    Tuy vậy, nếu thành lập cơ quan chuyên trách bảo hiến thì Quốc hội có phải là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, là cơ quan có quyền hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật vi hiến hay không? Quốc hội có còn quyền tự giám sát tính hợp hiến đối với những luật, nghị quyết của mình nữa hay không? Có quyền thực hiến quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước nữa hay không… Và nếu câu trả lời là không thì phải xem xét, sửa đổi, bổ sung nhiều điều của Hiến pháp năm 1992 về nhiệm vụ, quyền hạn của cả hệ thống cơ quan nhà nước…
    Quan trọng hơn, ngay lập tức phải bổ sung một số điều cơ bản về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên trách bảo hiến vào Hiến pháp 1992 để sau này Quốc hội ban hành Luật Tổ chức cơ quan bảo hiến cùng với Luật về quy trình, thủ tục làm việc của cơ quan này. Để thực hiện xong những công việc này không thể trong vòng một vài năm mà phải 5-7 năm hoặc lâu hơn nữa.
    Vì vậy, có thể theo một phương án khả thi hơn, có tình chất tình thế, đó là rà soát lại toàn bộ những quy định về bảo hiến để tập trung giao cho các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Chủ tịch nước, mỗi khi các cơ quan này và Chủ tịch nước phát hiện dấu hiệu vi hiến trong giải quyết vụ việc hay trong văn bản quy phạm pháp luật thì kiến nghị chủ thể bị giám sát xem xét khắc phục hành vi vi hiến, sửa đổi văn bản trái Hiến pháp. Trong trường hợp chủ thể bị giám sát không chấp nhận kiến nghị thì chủ thể giám sát sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
(Đất Việt) 

Sao không học tập Việt Nam?

clip_image001
Thủ tướng Ôn Gia Bảo
Nhật báo Hoa Kỳ New York Times vừa công bố vào hồi cuối tháng 10-2012 một kết quả điều tra dài hạn khẳng định thân nhân của Thủ tướng Trung Quốc đã tích lũy một tài sản khổng lồ ít nhất là 2,7 tỷ đôla Mỹ. Một cú chích trực diện vào uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc trước thềm đại hội lần thứ 18 của đảng này làm các thành viên trọng yếu trong đảng đều giật nảy người. Và sau mấy ngày im lặng, đích thân ông Ôn gia Bảo, con người diễn trò “giả nghèo giả khổ” và “thân dân” rất giỏi lâu nay, đã gửi đơn lên Thường vụ Bộ Chính trị đảng ông yêu cầu trực tiếp điều tra tài sản gia đình mình.

Kể như thế là một hành vi khá khen là táo bạo đấy. Tất nhiên ai chẳng biết cái trò ma mãnh róc đời của cộng sản, cái gì cũng đều “sờ soạng” ở trong bóng tối, điều tra thì cứ điều tra chứ kết quả đã nằm trong túi, đến hạn cứ việc moi ra, báo New York Times làm sao mà cử người sang giám sát được, rốt cuộc cả thế giới cũng có biết đấy là đâu. Nhưng nghĩ đi rồi nghĩ lại, dám đem mình làm đối tượng cho pháp luật mổ xẻ cũng là ghê rồi. Trong một cái đảng độc tài hạng kễnh thì một kẻ ngoi lên đến chức Tể tướng làm sao tránh khỏi có hàng đống những phe nhóm tranh ăn lúc nào cũng hầm hè chực nuốt chửng mình? Nói dại chứ nhỡ may trong đám phái viên được đảng cử ra thực hiện việc điều tra mà ngài Thủ tướng sàng lọc không kỹ, lại có lẫn vào một vài “hạt sạn” của phe nhóm kình địch, chúng “chơi” cho ngài một vố, dù chỉ là nhỏ thôi, nhưng công bố lên báo chí – mà bắt buộc phải công bố vì đây là đối chọi với Huê Kỳ kia mà – thì có phải dại hay không?

Cho nên, mới lấy làm lạ là sao ngài Ôn lại không học tập Việt Nam? Cái tự trọng của ngài dầu sao vẫn còn là cái tự trọng “máu vịt”, ngài chưa kiềm chế được để trở thành cái “tự trọng cộng sản” Việt Nam. Quan chức cộng sản Việt Nam nhờ trang bị đầy mình thói tự trọng này nên dẫu có trải qua bao nhiêu là chuyện lấm lem mày mặt, nhiều người tưởng bị sờ gáy đến nơi mà vẫn giữ vững chiếc ghế như bàn thạch, có hề gì đâu nào? Đến nỗi, có những kẻ vừa giở trò nhận của đút của nước ngoài, vừa “đút lót” trở lại các... quan bà của nước ngoài bằng vô số những cuộc mây mưa giúp họ thỏa thích, ấy vậy mà khi các quan chức dính dáng đến “tiền và tình” với Việt Nam của nước đó lần lượt sa lưới tòa án nước họ, bị bêu lên mặt báo, cả chín chục triệu người Việt xấu hổ thiếu điều chui xuống đất, thì các vị quan chức liên quan của nước chúng tôi vẫn nhởn nhơ hạ cánh như không, bởi... “luật lệ nước ngoài không phù hợp với Việt Nam”.

Đại khái cứ những chuyện như thế mà suy thì ngài Ôn nước cộng sản đàn anh e còn phải theo thằng em cộng sản nước này đến đứt hơi. Âu đây cũng là một thế mạnh trong “16 chữ” và “4 tốt” mà thằng em có thể san sẻ cho thằng anh được. Hãy mau cắp cặp sang mà học ông Ôn nhé.
Bauxite Việt Nam

*
Đảng Cộng sản Trung quốc điều tra tài sản của ông Ôn Gia Bảo
 
Theo yêu cầu của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho mở cuộc điều tra về tài sản của gia đình ông mà báo chí Mỹ thẩm định lên đến 2,7 tỷ đôla sau 10 năm cầm quyền. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post khẳng định đích thân Thủ tướng Trung Quốc gửi đơn cho Ban thường vụ Bộ chính trị yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề.
Dựa vào nhiều nguồn tin «ẩn danh», nhật báo có uy tín tại Hồng Kông South China Morning Post cho biết đích thân Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bão đã gửi thư lên Ban thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản, cơ quan quyền lực tối cao trong bộ máy cầm quyền của Hoa lục, để yêu cầu «điều tra» về tài sản của gia đình ông.
Cuối tháng 10/202, nhật báo Mỹ New York Times công bố một kết quả điều tra dài hạn khẳng định thân nhân của Thủ tướng Trung Quốc đã tích lũy một tài sản khổng lồ ít nhất là 2,7 tỷ đôla Mỹ. Tiết lộ này lập tức bị chính quyền Trung Quốc ngăn chặn, gây bối rối cho ban lãnh đạo trước thềm đại hội đảng chuẩn bị thay thế nhân sự. Có lẽ Thủ tướng Ôn Gia Bão đang bị nhiều áp lực buộc ông phải có động thái.
Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, ông Ôn Gia Bảo đã bị thành phần “bảo thủ” trong đảng yêu cầu phải giải thích, làm sáng tỏ những lời tố giác của báo chí Mỹ về tài sản của bản thân và gia đình ông. Mẹ của Thủ tướng, bà Dương Chi Vân, có 120 triệu đô la đầu tư vào công ty bảo hiểm Bình An. Vợ của ông, bà Trương Bội Lê, với biệt danh «nữ hoàng kim cương» làm giàu trong ngành đá quý, một lãnh vực thương mại chiến lược do Chính phủ điều hành.
Mặc dù Luật sư gia đình Ôn Gia Bảo đe dọa nhờ pháp luật truy tố báo New York Times về tội vu khống nhưng nhật báo Mỹ có uy tín này vẫn duy trì thông tin về các nguồn tài chính của gia đình Thủ tướng Trung Quốc trong hầu hết các lãnh vực béo bở từ địa ốc, nữ trang, ngân hàng, du lịch, viễn thông, xây dựng hạ tầng tại Hoa lục cũng như ở nước ngoài.
Luật sư của gia đình Thủ tướng Trung Quốc bác bỏ những thông tin của New York Times với lập luận ông Ôn Gia Bảo là một nhà lãnh đạo trong sạch, không phải là một kẻ lạm dụng chức quyền để vinh thân phì gia.
Tú Anh
--------------
 
Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành điều tra cáo buộc về tài sản của gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo theo yêu cầu của chính ông.
AFP trích tin đăng ngày 5/11 của tờ Nhật báo Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) của Hong Kong cho biết ông Ôn đã viết thư cho Ban thường vụ Bộ chính trị, mà ông cũng là một thành viên, để yêu cầu một cuộc điều tra chính thức.
Động thái này xảy ra sau khi kết quả điều tra của tờ New York Times cho thấy gia đình ông Ôn đã tích lũy khối tài sản tổng cộng 2,7 tỷ đôla từ các lĩnh vực khác nhau, dựa theo kết quả phân tích từ các hồ sơ và giấy tờ thủ tục pháp lý công ty thời điểm 1992-2012.
AFP bình luận báo cáo về lá thư của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là khá 'bất thường' vì thông thường, Đảng Cộng sản luôn đảm bảo việc bảo mật các vấn đề nội bộ.
Cũng theo AFP, cáo buộc tài chính này là một điều đáng xấu hổ đối với ông Ôn, người dự kiến rời chức Thủ tướng tháng 3/2013 vì chính ông có tiếng là đi đầu trong cải cách của Đảng và luôn vận động chống tham nhũng ở Trung Quốc.
Bài trên New York Times được đăng tải chỉ vài ngày trước thềm Đại hội Đảng 18, dịp chuyển giao quyền lực xảy ra một lần mỗi thập kỷ của giới lãnh đạo nước này.
Tờ SCMP dẫn một số nguồn riêng nói các thành viên kỳ cựu có đường lối bảo thủ trong Đảng "vốn không thích đường lối cởi mở hơn của Thủ tướng" và đã "thúc giục ông cung cấp lời giải thích cụ thể cho những cáo buộc nghiêm trọng" trên tờ báo Mỹ.
Bác bỏ cáo buộc
Ngoài các chi tiết khác, tờ New York Times cho biết người mẹ 90 tuổi của ông Ôn Gia Bảo hiện đang sở hữu cổ phần trị giá 120 triệu đôla (tính vào thời điểm năm 2007) ở Bình An, công ty bảo hiểm khổng lồ của Trung Quốc.
Báo chí chính thống Trung Quốc trước đây từng gọi bà cụ này là người 'thuộc nhóm rất nghèo'.
Tuần trước, tờ SCMP đã dẫn lời các Luật sư của gia quyến ông Ôn bác bỏ cáo buộc trên.
"Cái gọi là 'tài sản ngầm' của thân nhân ông Ôn Gia Bảo trong báo cáo của tờ New York Times là không tồn tại", nhóm Luật sư này nói.
Các Luật sư cũng cho biết sẽ tiếp tục "làm sáng tỏ những tin tức thất thiệt" từ tờ báo và có quyền bắt New York Times phải "chịu trách nhiệm pháp lý".
Họ cũng khẳng định ông Ôn "chưa bao giờ có một vai trò nào trong hoạt động kinh doanh của người thân trong gia đình" và chưa bao giờ cho phép các hoạt động đó ảnh hưởng các chính sách của mình.
Bài trên New York Times nói họ không tìm thấy dấu hiệu ông Ôn đã can thiệp giúp người thân và nói không có bằng chứng cho thấy đích thân ông đã tích lũy khối tài sản nói trên.
Bài báo này cũng không cáo buộc các hoạt động kinh doanh của người nhà ông Ôn là bất hợp pháp.
Tờ New York Times cũng đã đăng tải thông cáo trên trang web của mình, cho biết sẽ giữ nguyên lập trường đối với phóng sự điều tra trên.
(bbc.co.uk) 

Hợp tác với Trung quốc để giáo dục nhân dân ?

Tiếp kiến và làm việc với Ông Ngô Bằng Quyền, Tổng biên tập Nhân Dân nhật báo TQ, Ông Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung  ương VN, tuyên bố : “Các ấn phẩm của hai báo phải gương mẫu tuyên truyền giáo dục nhân dân về tình cảm hửu nghị, chống lại những luận điệu tuyên truyền, sai trái, phá hoại sự nghiệp CM của mỗi nước, gây phương hại đến quan hệ hửu nghị giữa hai nước, hai đảng ,và nhân dân hai nước”.
Quyền tự do báo chí của người dân, được ghi trong Hiến pháp, thì không được thực thi, nay lại chính thức đưa cái quyền tuyên truyền và giáo dục của Đảng CS Trung quốc vào để cùng giáo dục nhân dân Việt nam. Đảng CSVN đã từng chống lại chế độ Phong kiến, lấy dân chủ làm mục tiêu, từng nói cán bộ lãnh đạo là “công bộc của dân”, tức “đầy tớ của nhân dân”, phục vụ cho quyền lợi của nhân dân. Ngày nay, bỗng dưng trở lưỡi, hai tiếng “giáo dục nhân dân” thường xuyên phát ra một cách ngon lành tự tin, từ miệng các quan chức lớn nhỏ, ngay cả Đoàn thanh niên cộng sản thì cũng hồ hởi “giáo dục” thanh niên, bạn của mình, những người cùng mài đũng quần trên cùng một chiếc ghế nhà trường. Cái tư tưởng hãnh tiến thật đáng tiếc, bộc lộ thẳng thừng, không che dấu một cách điển hình qua cách dùng một từ ngữ.
Thế mà chưa đủ, nay đưa cả cơ quan tuyên truyền của TQ – một quốc gia khác- vào cùng “tuyên truyền giáo dục nhân dân ta”! Mặt khác, nước VN, về tầm vóc so với TQ thì thân phận như con ong cái kiến, dám đâu và cũng chưa từng bao giờ “phá hoại sự nghiệp CM” của TQ, mà ngược lại, thì đã quá rõ ràng như bao đời nay và ngày nay. Điểm nữa, “Xuyên tạc, nói xấu” TQ thì cũng không dễ, lại hao tổn công sức mà chẳng ích lợi gì. Nói ngay thẳng, nói đúng sự thật còn chưa hết cái xấu, cái hiểm ác, của TQ đối với VN, hơi đâu đặt điều ! Còn về cái “tình hữu nghị’ rất ư khốn cùng nầy, thì dân mong gỡ còn chưa ra, nói gì đến ai đó vào đây để xây đắp với phá hoại ? Ông Đinh Thế Huynh, hãy thay mặt BCT mà chỉ ra cái lỗi của nhân dân ta ở đâu đối với Trung Quốc, để mà nay đến nỗi phải rước họ vào, cùng với họ giáo dục nhân dân ta ? Bỗng dưng vì sao lại quàng vào trên đầu nhân dân một thứ tai ách oan khiêng như vậy ? Hằng ngày trên báo Hoàn Cầu, Thời báo tiếng Anh (đều là báo chính thống của đảng TQ) đã chẳng ra rã vu khống, chửi VN ta đó chưa đủ sao ? Họ gọi Luật biển của VN là một “trò hề lố bịch”. Liệu rằng các tờ báo nói trên có là thế lực thù địch của tình hữu nghị mà TQ sẽ mời ông Huynh sang đó giáo dục ?  Khi người dân xuống đường phản đối sự xâm lược của TQ thì chưa đủ cho sức giáo dục dư thừa của Trung tướng Nhanh và Thượng tướng Vịnh đó sao, mà cần thêm nữa ? Quốc hội VN có cần phải đặt ra thêm một khung luật hình sự dành sẵn cho “thế lực thù địch của cái tình hữu nghị Việt-Trung” nầyhay không ? để mà lùa tất cả những ai biểu tình, khác ý kiến, chống hành vi cướp nước, cướp đảo của TQ, vào cái rọ thù địch phá hoại tình hữu nghị, âm mưu lật đổ chế độ nghiệt ngã ?
Về mặt văn bản, thì chữ nghĩa rất ngang bằng, bình đẳng “hai báo.., hai bên.., hai đảng… hai nước cùng giáo dục nhân dân”, kể cũng phấn khởi được ngồi ngang và được xóa cái mặc cảm từ làng lên quận. Nhưng tiếc thay, cái bình đẳng đó chỉ là hình thức. Cuộc chơi chung nầy liệu sẽ đem lại lợi và hại cho ai ?. Văn kiện thì đẹp mã công bằng, nhưng nước thì chảy về chỗ trủng. Vì hẳn nhiên, ông Đinh Thế Huynh, và bất cứ vị nào trong Bộ chính trị VN lại có thể chạy sang TQ mà tuyên truyền giáo dục nhân dân TQ giữ tình hửu nghị ? Dân số cả nước VN chưa bằng số dân trong một tỉnh của họ, tỉ lệ 80/1330 triệu, thế mà TQ lại chịu “lép vế” trong cái trò chơi rất ngang hàng nầy. Bởi vì sự hợp tác nầy sẽ chỉ diễn ở VN thôi, họ được tiếp tay một cách hợp pháp, tha hồ tuyên truyền giáo dục cho nhân dân VN về “đại cục hửu nghị xã hội chủ nghĩa mang màu sắc TQ”, về “cái ơn” giúp súng đạn, còn ta góp phần xương máu cho cuộc chiến trước,  và để êm đi cuộc chiến biên giới, và quên đi Hoàng Sa, Trường Sa, quên đi vĩnh viễn mấy vạn chiến sĩ VN đã ngã xuống và không được nhắc tới. Họ cần làm cho nhân dân VN thấm nhuần rằng, những gì họ đã đánh cướp được, là chuyện của ngày hôm qua, thuộc về “lịch sử”, cần phải gát lại. Thế là ta cũng y như thế…gát qua, để không phương hại đến tình hửu nghị hôm nay vừa mới gia cố. Nay, tiến thêm một bước nữa, ông Đinh Thế Huynh hồ hỡi được giao nhiệm vụ hợp tác với họ, để cùng giáo dục nhân dân VN về điều gì nữa ?  Nhân dân VN hoa mắt trước sự hợp tác huê dạng: “nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng chung”, làm sao hiểu được chuyện tình nầy ?  Họ đã từng dạy những trang lịch sử dối trá cho nhân dân và học sinh TQ, nhưng khi đưa chương trình giáo dục “lòng yêu nước”của Đại lục vào học sinh Hồng Kông, vốn thuộc lãnh thổ của họ, họ đã thất bại thảm hại vì sự chống đối quyết liệt của người dân ở đây.                                                                             
Nhân dân VN có thể học tập ở bất cứ ai, nhưng không chấp nhận sự giáo dục của bất kỳ ai.  Lòng yêu nước thuần khiết của nhân dân VN là có sẵn.Nhân dân VN không cho phép kẻ khác đứng ra bẻ ghi cho lòng yêu nước của mình theo “màu sắc” của họ.  Lãnh đạo của hai đảng cộng sản VN và TQ muốn có một tiếng nói chung, là tiếng nói chung nào ?  VN,TQ là hai quốc gia riêng biệt, có sinh mệnh riêng của mỗi quốc gia, có quyền bình đẳng, cùng trong cộng đồng thế giới. Nhân dân, và Quốc hội VN chắc chắn phải cảnh giác, theo dõi những ấn phẩm mà ông Đinh Thế Huynh cùng Tổng biên tập báo Nhân dân TQ, sẽ sản xuất ra gương mẫu như thế nào, mang nội dung gì, có lỡ in hình cờ TQ 6 sao, hoặc in nhầm bản đồ hình lưỡi bò không ?…và đặc biệt xem họ ca ngợi loại vàng 16 chữ ấy ra sao. Vì TQ là một quốc gia không gương mẫu về mọi phương diện, nên khó tin là có ấn phẩm gương mẫu được, vì đó là xứ sở rất có danh tiếng về sản phẩm độc hại. Vẫn phải chờ xem. Để cảnh giác.

Hạ  Đình Nguyên
( Blog NLG)  

Ai đang nhảy vào Sacombank, Eximbbank?

Cuối cùng cái gì đến cũng đã đến. Sacombank đã có chủ tịch mới, ông Phạm Hữu Phú - người đại diện cho phần vốn của Eximbank tại ngân hàng này, thay cho ông Đặng Văn Thành người đã gây dựng và phát triển Sacombank trong gần 20 năm qua.
Mặc dù vậy, hiện tượng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu STB lớn đột biến trong tháng 10 vừa qua vẫn còn là 1 điều bí ẩn và đang khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu lại có ai đang nhảy vào Ngân hàng Sacombank? Ai sẽ ngồi vào chiếc ghế thành viên mà ông Thành vừa bỏ trống lại? Hay đây chỉ là vòng quay thứ 2 của một vụ thâu tóm?
Thời điểm lộ diện
Hôm 5/11, Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Sacombank (STB) tổ chức họp thông qua đơn từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị của ông Đặng Văn Thành, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sacombank. Trước đó, ngày 2/11 Sacombank cũng cho biết ông Thành chính thức thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT và người thay thế, ngồi vào chiếc ghế thuộc hàng nóng nhất trong các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam là ông Phạm Hữu Phú, vốn là Phó chủ tịch HQĐT Sacombank.
Trên thực tế, thông tin này dù sốc nhưng không quá ngạc nhiên bởi Đại hội đồng cổ đông thường niên 2012 (tổ chức ngày 29/05) của Sacombank đã thông qua kết quả bầu bổ sung 8 gương mặt mới vào HĐQT thay cho 5 thành viên cũ từ nhiệm.
Trong các thành viên mới nhiệm kỳ 2011-2015 được bầu khi đó có ông Phạm Hữu Phú (cố vấn HĐQT CTCP Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á châu), ông Trầm Bê, ông Trầm Khải Hòa (con trai ông Bê), ông Trần Xuân Huy (Tổng Giám đốc Sacombank), ông Phan Huy Khang (phó TGĐ Ngân hàng Phương Nam), bà Dương Hoàng Quỳnh Như (thành viên HĐQT Ngân hàng Phương Nam), ông Nguyễn Miên Tuấn (TGĐ công ty cổ phiếu đầu tư tài chính Sài Gòn Á châu), và thành viên HĐQT độc lập ông Kiều Hữu Dũng.
Sự việc thay đổi người đứng đầu 1 ngân hàng cổ phần hàng đầu tại Việt Nam trên thực tế đã xong xuôi và tác động của nó tới các thị trường đã lắng xuống. Tuy nhiên, điều mà nhiều người còn quan tâm là hiện tượng cả 100 triệu cổ phiếu STB được chuyển nhượng thỏa thuận một cách âm thầm trong tháng 9 và tháng 10 vừa qua đang khiến nhiều người không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Theo họ, không rõ vụ thâu tóm cổ phiếu STB đã kết thúc hay chưa hay lại đang có tình tiết mới. Liệu lại có ai đang nhảy vào Ngân hàng Sacombank? Ai sẽ ngồi vào chiếc ghế thành viên mà ông Thành vừa bỏ trống lại? Hay đây chỉ là vòng quay thứ 2 của một vụ thâu tóm?
Với khoảng 100 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 10% cổ phần Sacombank, giá trị của khoản tiền mà ai đó đã bỏ ra cũng lên khoảng gần 2.000 tỷ đồng. Nó không kém mấy so với những đợt mua-bán bất thường trong dịp đầu năm, dịp tháng 4 và những ngày trước ngày giao dịch không hưởng quyền tham dự ĐHĐCĐ 2012 của STB.
Trong khi đó, cổ phiếu Eximbank, trong tuần qua cũng chứng kiến nhuwangx giao dịch ngàn tỷ diễn ra một cách âm thầm.Chỉ riêng sáng 1/11, trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ, ba lệnh thỏa thuận đã kịp được thực hiện và gần 19,5 triệu cổ phiếu EIB đã được chuyển nhượng thành công, với tổng trị giá gần 300 tỷ đồng.


Trong phiên liền trước, cổ phiếu EIB cũng đã được các nhà đầu tư bí mật nào đó mua thỏa thuận hơn 35 triệu cổ phiếu tương đương gần 560 tỷ đồng.
Tình trạng mua - bán thỏa thuận bất thường cổ phiếu EIB và kéo dài trong cả tháng qua. Tính chung cả tháng 10/2012 và ngày đầu tiên của tháng 11, đã có tổng cộng khoảng 114 triệu cổ phiếu EIB được chuyển nhượng không qua khớp lệnh với tổng trị giá lên tới 1.800 tỷ đồng, bằng gần 10% vốn hóa của cổ phiếu này.
Và một câu hỏi đã được đặt ra, vậy ai đang bán ra và ai đang mua gom số lượng lớn cổ phiếu này. Có chăng sau sự biến động nhân sự trong HĐQT ở ACB, Sacombank thì Eximbank có xuất hiện nhân vật mới?. Tất cả đang được thị trường dõi theo. Tuy nhiên, các bên mua bán và cơ quan quản lý thị trường vẫn im lặng trước những biến động này
Những góc khuất
Vụ thâu tóm, đổi chủ sở hữu tại Sacombank có lẽ đã gần tới hồi kết thúc. Theo tân chủ tịch Sacombank, ông Đặng Văn Thành hiện chỉ còn nắm giữ gần 4% cổ phần Sacombank, trong khi ông Đặng Hồng Anh nắm giữ 3,46% cổ phần Sacombank.
Ông Thành và người nhà đã dần dần rút ra khỏi ngân hàng mà ông đã xây dựng trong suốt 20 năm qua. Những gương mặt mới tại STB cũng đã xuất hiện. Thanh tra tại ngân hàng này cũng đã hoàn thành hôm 5/10.


Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về sự thiếu minh bạch trong các giao dịch tại STB, EIB nói riêng và trên thị trường chứng khoán cũng như trong hệ thống ngân hàng nói chung.
Dẫu rằng những người vi phạm, mua bán cổ phiếu STB không công bố như Công ty CP đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu, Công ty CP đầu tư Sài Gòn Exim và ông Trần Phát Minh… đã bị xử phạt nhưng hình phạt rất nhẹ. Trong khi đó, tác động của vụ thâu tóm STB tới thị trường là khá lớn.
Điều mà nhiều nhà đầu tư quan tâm là liệu việc thâu tóm Sacombank có vi phạm pháp luật và tiền đâu thâu tóm ngân hàng vẫn chưa có câu trả lời. Những cam kết của Thống đốc NHNN khi trả lời chất vấn Quốc hội kỳ họp trước sẽ công khai kết quả thanh tra toàn diện một số ngân hàng thương mại có liên quan đến vụ thâu tóm Sacombank hồi cuối tháng 8/2012 cũng vẫn chưa được thực hiện.
Giải thích về nguồn tiền ở đâu để các cổ đông mới mua cổ phiếu và thay đổi chủ sở hữu tại Sacombank, đại diện 1 ngân hàng cho biết, không nên đặt vấn đề tiền ở đâu ra vì đương nhiên, tiền từ trong hệ thống ngân hàng. Cũng không nên đặt vấn đề với một tổ chức tín dụng là anh cho ai vay tiền, mà quan trọng là anh cho vay có đúng pháp luật hay không?
Vấn đề được đặt ra là, để hợp sức được 51% cổ phần STB như Eximbank đã từng tuyên bố thì số lượng tiền bỏ ra ở đây rất nhiều. Quá trình thâu tóm STB diễn ra trong một thời gian khá dài. Nó khiến giá cổ phiếu STB biến động rất mạnh nhưng gần như toàn bộ các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán lại không chính thức được biết về các động thái của các cổ đông lớn. Sự thiệt hại đối với các cổ đông nhỏ lẻ cũng như các nhà đầu tư có ý định đầu tư vào STB chắc hẳn là có.
Trong bối cảnh mà các nhà đầu tư “sống” bằng tin đồn thì các cơ quan chức năng không có động thái gì. Gần nửa tháng sau khi thương vụ thâu tóm Sacombank lộ ra ngoài ánh sáng thì Ủy ban Chứng khoán mới công bố xử phạt những tổ chức và cá nhân sai phạm khi mua gom cổ phiếu STB trước đó vài ba tháng.
Không chỉ trên TTCK, nhiều người còn tỏ ra lo ngại về sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng nếu tiền được sử dụng không đúng để thâu tóm 1 ngân hàng thương mại. Các hình thức cầm cố, repo (nếu có) để thực hiện các phi vụ thâu tóm có thể khiến các ngân hàng vốn đang rất khó khăn về nợ xấu trở nên yếu kém, ít nhất là về mặt thanh khoản hơn.
Trong 1 phát biểu gần đây, đại diện của Eximbank - hiện là cổ đông lớn tại Sacombank với tỷ lệ 9,73% cho biết, các cổ đông lớn của Sacombank có ý tưởng về kế hoạch mở rộng thông qua sáp nhập, đúng như chủ trương giảm số lượng để tăng cường sức mạnh tài chính của các ngân hàng.
Tuy nhiên, trước khi điều đó có thể diễn ra thì một vấn đề đang được quan tâm là sau những giao dịch ngàn tỷ trên là ai, ngoài sự rút lui của ông Thành và gia đình ở Sacombank thì có những ai đang bán ra cổ phiếu Eximbank. Và tất nhiên, sau người đi sẽ có người đến. Đó là điều thị trường đang cần sự minh bạch, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay.
Mạnh Hà

(Vef)

Hà Nội: Hàng trăm người biểu tình phản đối “cấm chợ” Bát Tràng

Vụ việc bắt đầu từ sáng nay, 5/11. Hàng trăm người dân kinh doanh trong chợ gốm làng cổ Bát Tràng (Hà Nội) đã đóng cửa quầy, ngừng kinh doanh buôn bán, tập trung tại cổng chợ, phản đối đơn vị quản lý chợ.
Ghi nhận của phóng viên, từ sáng sớm, rất đông người dân kinh doanh buôn bán ở chợ gốm Bát Tràng đã quây kín cổng chợ. Mọi người mang theo những tấm bìa các-tông ghi khẩu hiệu cầu cứu các cơ quan chức năng cũng như phản đối đơn vị quản lý chợ là Công ty Cổ phần Sứ Bát Tràng (Hapro Bát Tràng).
Các hộ kinh doanh ngừng buôn bán, quây kín cổng chợ.
Các hộ kinh doanh ngừng buôn bán, quây kín cổng chợ.
Hai tờ giấy khổ lớn ghi thông báo cáo lỗi của các hộ kinh doanh trong chợ gửi tới du khách được dán ở 2 bên cổng chợ. Theo nội dung thông báo này, nguyên nhân các hộ kinh doanh đóng cửa chợ Bát Tràng là do bức xúc trong việc mua bán các ki-ốt trong chợ. Các du khách đến chợ ngày hôm nay đều được những người tập trung ở cổng chợ giải thích, xin lỗi về sự việc và mời ra về.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chợ gốm Bát Tràng ra đời từ năm 2004 với sự hợp tác giữa người dân làng gốm và Công ty CP Sứ Bát Tràng. Theo đó, 2 bên thống nhất đầu tư xây dựng dưới dạng hợp đồng thuê ki-ốt, phía Hapro Bát Tràng có mặt bằng được nhà nước giao sản xuất, phía người dân làng gốm góp tiền xây dựng với diện tích ban đầu là 13,5 m2.
Các quầy hàng được quây bạt, ngừng mọi hoạt động kinh doanh.
Các quầy hàng được quây bạt, ngừng mọi hoạt động kinh doanh.
Các hộ kinh doanh tại đây cho hay, do làng nghề chật hẹp, không có nơi giới thiệu sản phẩm, người dân đã hợp tác với Hapro để xây dựng chợ gốm. Đặc biệt, chỉ có người dân làng gốm Bát Tràng mới được góp vốn xây dựng và sau đó kinh doanh tại đây.
Bác Phùng Thị Phin (SN 1941, ở xóm 1, Bát Tràng), chủ một ki-ốt trong chợ gốm, cho hay, lúc đầu xây dựng, các ki-ốt đều không có cửa, không vách ngăn. Quá trình kinh doanh, các hộ dân đã tự bỏ tiền ra để xây dựng thêm và hoàn thiện nội thất từng gian hàng.
Nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hưng bức xúc khi gian hàng mình đang kinh doanh bị đem cho đơn vị khác thuê.
Nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hưng bức xúc khi gian hàng mình đang kinh doanh bị đem cho đơn vị khác thuê.
Sau khi kết thúc hợp đồng thuê ki-ốt 5 năm, đến nay, giữa người dân và Hapro Bát Tràng vẫn chưa thống nhất được phương án ký kết hợp đồng tiếp theo. Phản ánh của các hộ kinh doanh, trước đây, người dân ký hợp đồng thuê ki-ốt với Hapro Bát Tràng thông qua Hợp tác xã gốm sứ Bát Tràng do chính các hộ kinh doanh tại đây bầu ra. Tuy nhiên, khi thời hạn hợp đồng kết thúc, phía Hapro Bát Tràng đã ra thông báo yêu cầu các hộ kinh doanh ký hợp đồng mới trực tiếp với công ty. Giá thuê cũng được tính cao hơn so với trước kia. Không đồng tình với cách làm mới của Hapro Bát Tràng, các hộ kinh doanh trong chợ vẫn chưa ký hợp đồng mới.
Sự việc bắt đầu “nóng” từ ngày 26/10 vừa qua, 5 hộ kinh doanh trong chợ nhận được thông báo từ Công ty Cổ phần Đồng Tiến Thành (trụ sở tại quận Ba Đình, Hà Nội) về việc Công ty Đồng Tiến Thành đã ký hợp đồng thuê 5 ki-ốt mà 5 hộ đang kinh doanh.
“Họ thông báo ngày 5/11 chúng tôi phải dọn hàng đi, nếu không dọn họ sẽ cho người đến dọn.” - nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hưng (SN 1954), Phó Ban quản lý chợ, một trong 5 chủ ki-ốt trên, bức xúc cho biết.
Người dân muốn giữ gìn, phát triển thương hiệu chợ gốm làng cổ Bát Tràng.
Người dân muốn giữ gìn, phát triển thương hiệu chợ gốm làng cổ Bát Tràng.
Điều khiến các hộ kinh doanh trong chợ gốm bức xúc, lo lắng là ngày 2/11, hơn 50 đối tượng “đầu gấu” kéo đến chợ, đe dọa, khủng bố tinh thần người dân từ 11h trưa đến 17h chiều.
Sáng nay 5/11, toàn bộ các hộ kinh doanh trong chợ gốm Bát Tràng đã đồng loạt đóng cửa, tập trung tại cổng chợ, phản đối cách làm của Hapro Bát Tràng. Khi sự việc xảy ra, lực lượng công an sở tại đã có mặt, đảm bảo tình hình an ninh trật tự. Không có xô xát hay bất cứ va chạm đáng tiếc nào xảy ra trong suốt buổi sáng nay.
Chiều nay, một cuộc họp giữa đại diện các hộ kinh doanh trong chợ với Hapro Bát Tràng và chính quyền địa phương đã diễn ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về vụ việc trên.
Tiến Nguyên
(Dân trí)

Ông Đặng Thành Tâm và thủ đoạn rút ruột ngân hàng

Trong tháng 9 năm 2012 Báo Người cao tuổi đã đăng loạt bài về ông Đặng Thành Tâm liên quan đến lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Đó là các bài: Ông Đặng Thành Tâm “ôm” 600 tỉ đi đâu? số 118 (1113) ngày 8-9-2012; Ông Đặng Thành Tâm và những thủ đoạn rút tiền không minh bạch số 115 (1120) ngày 26-9-2012 và “Bố già” Đặng Thành Tâm và các chiêu trục lợi tại Ngân hàng Phương Tây số 117 (1122) ngày 29-9-2012. Sau loạt bài phản ánh đó dư luận bạn đọc đặc biệt hoan nghênh Báo Người cao tuổi đã mạnh dạn phanh phui sự thật về ông Đặng Thành Tâm và nhóm người thân liên quan đến Ngân hàng TMCP Phương Tây (Cần Thơ) áp dụng việc cho vay được che giấu dưới hình thức đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư gây khủng hoảng, nợ xấu chiếm 20%, có nguy cơ mất khả năng chi trả ở ngân hàng này… Để rộng đường dư luận, Báo Người cao tuổi tiếp tục phản ảnh việc vi phạm pháp luật trong kinh doanh thời gian qua của ông Đặng Thành Tâm...
Lũng đoạn nhà băng
Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng ý cho phép các ngân hàng nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỉ đồng vào cuối năm 2011 , ông Đặng Thành Tâm đã chỉ đạo các cổ đông lớn (xác định là người nhà của ông Đặng Thành Tâm) trong Western Bank tiến hành Đại hội cổ đông bất thường tại Đà Lạt ngày 11-1-2011 để bàn bạc, xin ý kiến thông qua Nghị quyết tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỉ lên 3.000 tỉ đồng và báo cáo xin đầu tư cổ phiếu của các công ty con thuộc Tổng Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI) của ông Tâm gồm: Công ty năng lượng khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (SQC), Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC),Công ty cổ phần viễn thông Sài Gòn (SPT) v.v...
Một số cá nhân và tổ chức sáng lập ngân hàng này đều liên quan đến gia đình ông Đặng Thành Tâm. Em gái ông là bà Đặng Thị Hoàng Phượng (Kế toán trưởng của Western Bank), vợ ông là bà Trần Thị Kim Thanh (cổ đông chiếm gần 10 %), Hoàng Minh Hướng (chiếm 6%), tổ chức góp vốn lớn là SQC (chiếm gần 10%) và SPT (chiếm 10%). Hiện nay, những người có liên quan đến ông Tâm đang chiếm giữ khoảng 51% các cổ đông tại ngân hàng Phương Tây có khả năng chi phối các hoạt động liên quan đến việc tăng vốn, cho vay, đầu tư cổ phiếu … Vì hoạt động sản xuất - kinh doanh không hiệu quả, nhiều dự án bỏ hoang nên ông Đặng Thành Tâm chỉ đạo những người thân cận tiến hành tăng vốn của ngân hàng nhằm rút tiền của các nhà đầu tư và người dân một cách hợp pháp. Cụ thể, sau khi tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỉ đồng, toàn bộ số tiền mà các cổ đông đóng góp vào theo tỉ lệ cổ phiếu đang nắm giữ sẽ được chuyển thành tiền đầu tư vào cổ phiếu liên quan đến các công ty thuộc SGI. Như vậy, số tiền mà cá nhân, tổ chức có liên quan đến ông Tâm bỏ ra, kể cả tiền của các cổ đông khác sẽ chảy về túi ông Tâm. Trong khi đó ngân hàng Phương Tây vẫn có thể tăng vốn điều lệ theo đúng quy định của Nhà nước nhưng chỉ ở dưới dạng… giấy, vì số tiền mặt đã chuyển vào đầu tư những cổ phiếu kém chất lượng của các công ty kém khả năng về tài chính, có dấu hiệu bị làm giá của ông Tâm. Việc tăng vốn điều lệ, vốn huy động trong dân của ngân hàng bị rút đầu tư vào cổ phiếu chất lượng kém sẽ làm mất tính thanh khoản của ngân hàng Phương Tây, bởi các công ty này thực tế không sinh lợi. Trong trường hợp các công ty con của ông Tâm có sự cố , số cổ phiếu đang nắm giữ bán ra sẽ không ai mua, cổ đông sẽ bị thiệt hại, ngân hàng bị mất thanh khoản có thể ảnh hưởng đến tâm lí của người dân đang gửi tiền đổ xô đi rút tiền. Vì thế Western Bank đưa vốn vào đầu tư cổ phiếu cho các công ty con của SGI là có thật.

Lễ khánh thành nhà máy xỉ Titan của SQC rất rùm beng để làm giá cổ phiếu?
Làm giá cổ phiếu

Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (mã giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội SQC), trụ sở tại Khu kinh tế Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chuyên khai thác và chế biến titan, tổng vốn đầu tư 1.100 tỉ đồng (thực tế giá trị tài sản của nhà máy khoảng 300 tỉ đồng, nhưng được thổi lên 1.100 tỉ). Sau khi lên sàn được thổi lên với vốn hóa trên dưới 9.000 tỉ đồng. Hơn một năm đi vào hoạt động (6-2010), nhà máy chưa xuất khẩu được tấn ti-tan nào. Hiện nhà máy đã ngừng hoạt động nhưng giá cổ phiếu của SQC vẫn được làm giá tăng cao. Điều này Giám đốc Truyền thông SGI thừa nhận là có làm giá, muốn đưa lên cỡ nào cũng được. Vào thời điểm năm 2010, giá cổ phiếu SQC vẫn đứng thứ ba trên sàn chứng khoán Hà Nội. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ hơn 10 người đặt lệnh bán và hơn 20 người đặt lệnh mua (do người của ông Tâm sử dụng nhiều tài khoản giao dịch với nhau để làm giá, tự mua đi bán lại), mỗi lệnh đặt mua không vượt quá 500 cổ phiếu (tổng giá trị trên dưới 42 triệu đồng). Tính theo lợi nhuận về đầu tư ngày 17-1-2011, mỗi cổ phiếu SQC tăng 10.000 đồng, như vậy bỏ ra 42 triệu đồng mà chỉ cần lời có 50.000 đồng là điều khó hiểu, trong khi nhà đầu tư phải nộp các khoản phí như giao dịch và thuế lợi nhuận. Việc làm giá đã được phơi bày khi Ủy ban chứng khoán Nhà nước xử phạt 40 triệu đồng/ người đối với ông Hoàn Minh Hướng và bà Quách Thị Nga (hai người này đều có liên quan đến ông Tâm) có hành vi tác động lên giá cổ phiếu SQC vào ngày 12-4-2010. Rồi ngày 28-10-2010, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt SQC 80 triệu đồng vì việc tạm ngừng và sản xuất cầm chừng tại Nhà máysản xuất ti-tan ba tháng nhưng không thực hiện công bố thông tin bất thường theo quy định. Khi thủ thuật làm giá thành công, ông Đặng Thành Tâm đã bán 22 triệu cổ phiếu Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC) tương đương 20% cổ phần, chỉ trong tuần đầu tháng 8-2012 và bỏ vào túi con số khủng.
Mục đích đằng sau động thái này được tạp chí Nhịp cầu đầu tư đánh giá là "trong bối cảnh các nguồn huy động vốn trong nước đang tắc, việc ông Tâm rút tiền mặt về để điều chuyển đến các dự án đang cần vốn của SGI là một lí giải có cơ sở". Nhiều chuyên gia tài chính đặt nghi vấn ở 2 điểm: đánh động sự chú ý của thị trường đến cổ phiếu SQC và giải quyết khó khăn tài chính là có cơ sở. Bởi lẽ, ông Tâm chuyển nhượng một lượng cổ phiếu lớn và hoàn tất giao dịch rất nhanh chóng. Sau khi chuyển nhượng thành công 20% cổ phần, ông Tâm vẫn còn nắm đến 40% cổ phần tại SQC, là công ty thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) với 53 thành viên, ông Tâm làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Còn người nắm vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị SQC lại là bà Đặng Thị Hoàng Phượng, em gái ông Tâm.
Nguy cơ sụp đỗ
Liên quan đến tài chính, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc được ông Đặng Thành Tâm công bố là hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang có vốn điều lệ gần 3.000 tỉ đồng, số vốn hóa là 10.000 tỉ đồng, trong khi lợi nhuận hằng tháng tính từ kinh doanh chính của đơn vị chỉ trên dưới 150 triệu đồng, phần vốn lưu động hiện tự kê khai là 5.400 tỉ đồng. Tổng tài sản có khoảng 10.200 tỉ đồng, tài sản tự có là 4.000 tỉ đồng, nợ gần 6.000 tỉ đồng. Như vậy, với doanh thu hiện có thì doanh nghiệp này có rất nhiều vấn đề về tài chính. Với 6.000 tỉ đồng đang nợ, trong đó 2.500 tỉ đồng nợ ngắn hạn sẽ bị áp lực về nguồn lãi vay khoảng 90 tỉ đồng, chưa kể vốn gốc.
Lĩnh vực công nghệ viễn thông mà ông Tâm đang theo đuổi do hai thành viên của SGI là SaigonTel (SGT) và Saigon Postel (SPT) đã có một năm kinh doanh không khả quan (SGI nắm giữ 41% cổ phần SPT). Theo báo cáo tài chính của SGT, công ty này đã lỗ hơn 113 tỉ đồng năm 2011 và lỗ tiếp 57 tỉ đồng sau nửa năm 2012. Còn SPT năm 2011, lãi hơn 13 tỉ đồng chủ yếu từ lợi nhuận tài chính, sau nhiều năm lỗ liên tiếp. Sau thất bại ở mạng viễn thông S-Fone với Công ty Viễn thông SK Telecom của Hàn Quốc, SPT đang tính đường chuyển đổi từ mạng 2G sang 3G. Chi phí cho việc này ước tính phải cả tỉ USD. Như vậy, thực chất việc tăng vốn chỉ là lấy “vốn ảo” của các công ty con chuyển vào ngân hàng và ngân hàng thực chất cũng chỉ được tăng “vốn ảo”, bởi khi có việc gì cần tiền mặt các ngân hàng bán cổ phiếu này ra thì chẳng có nhà đầu tư nào dám mua. Với những cổ đông còn lại của ngân hàng Phương Tây khi góp vốn thêm để tăng vốn điều lệ theo tỉ lệ tương ứng, thì khoản tiền thật này sẽ được các công ty con rút ra thông qua việc lấy cổ phiếu không có giá trị thật đổi ra tiền mặt.
Thực chất tập đoàn của ông Đặng Thành Tâm đang trong tình trang vỡ nợ do hoạt động không hiệu quả, nợ nần chồng chất, đầu tư dàn trải, nhưng để đánh bóng thương hiệu, ông lợi dụng số cổ đông áp đảo tại ngân hàng Phương Tây để hút vốn mua cổ phiếu của các công ty hoạt động thiếu hiệu quả của ông Tâm, gây rủi ro lớn cho ngân hàng Phương Tây và hệ thống ngân hàng thương mại. Cổ phiếu do các công ty của ông Tâm đang bị làm giá khiến thị trường chứng khoán Việt Nam méo mó phát triển thiếu lành mạnh, gây mất niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cơ quan thanh tra, giám sát tài chính ngân hàng cần vào cuộc để làm rõ sự việc, nhằm hạn chế tổn thất kinh tế cho đất nước.
Vũ Phong - Minh Tuấn
(Người Cao tuổi) 

Công ty gia đình ông Đặng Thành Tâm: Lợi nhuận sau thuế giảm đến 87%

Đây là thông tin được thể hiện trong báo cáo tài chính tính đến 30/9/2012 của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Mã chứng khoán ITA) – một trong những công ty gắn liền với tên tuổi ông Đặng Thành Tâm và chị gái củat ông là bà Đặng Thị Hoàng Yến.

Ông Đặng Thành Tâm trả lời báo chí sáng 30/10. (Ảnh: Hồng Vĩnh)
Cụ thể: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp lũy kế từ đầu năm 2012 của ITA chỉ đạt 6,162 tỉ đồng, giảm tới 87% so với cùng kỳ năm 2011 (9 tháng đầu năm 2011, số lợi nhuận ITA là 49,142 tỉ đồng).
Trước đó, ngày 3/10, trong văn bản số 1770/2012/SGDHCM-NY của Sở giao dịch Chứng khóa Tp Hồ Chí Minh gửi ITA có yêu cầu giải trình về biến động kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm trước và mức chênh lệch số liệu trong các báo cáo tài chính trước và sau soát xét.
Văn bản giải trình báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2012 của ITACO.
Ngay sau đó, tại văn bản số 347A/CV-ITACO-12 ngày 4/10 của ITA gửi Sở giao dịch Chứng khoán Tp Hồ Chí Minh, đại diện ITA đã lý giải: Lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ đạt 1,944 tỉ đồng, giảm 96% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế của Báo cáo tài chính hợp nhất đạt 5,358 tỉ đồng giảm 90,34% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty mẹ và các công ty con là cho thuê, bán đất đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, với thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2012 vô cùng ảm đạm cộng thêm việc thắt chặt tín dụng làm cho các công ty trong khu công nghiệp không thực hiện đầu tư mở rộng sản xuất chính là nguyên nhân dẫn tới sự gụt giảm doanh thu cũng như lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước.
Nói như vậy để thấy rằng, tuyên bố của ông Đặng Thành Tâm bên hành lang Quốc hội rằng những khó khăn trên thị trường bất động sản không có nhiều tác động đến hoạt động kinh doanh của các công ty mà gia đình ông đang nắm giữ là rất khó hiểu.
Nhóm phóng viên Petrotimes 
(Petrotimes)

Tàu TQ vào lãnh hải, thách thức tàu Nhật

Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản ghi nhận tình trạng tàu hải giám Trung Quốc liên tục xuất hiện trong vùng biển do Nhật quản lý từ hơn hai tuần qua

Hôm Chủ Nhật (4/11/2012), bốn tàu hải giám Trung Quốc đã tuần tra trong vùng biển quanh quần đảo mà phía Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, còn Nhật gọi là Senkaku, bản tin tiếng Anh của hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc loan tin.

Tân Hoa Xã trích nguồn Cục Hải dương nước này, nói các tàu Hải giám 50, Hải giám 15, Hải giám 26 và Hải giám 27 đã đi vào vùng biển này để “tiến hành các hoạt động thông thường nhằm bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc đối với Điếu Ngư đảo”.

Trang tin Japantimes của Nhật thì nói bốn tàu Trung Quốc đã lần lượt xâm nhập vào vùng lãnh hải của Nhật trong khoảng thời gian từ 11:45 sáng đến 12:05 trưa Chủ Nhật, và ở tại đó cho tới chừng 3:30 chiều cùng ngày.

Được biết tại Tokyo, Thứ trưởng Ngoại giao Chikao Kawai đã điện thoại tới Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa để phản đối vụ việc, và kêu gọi Trung Quốc phải kiềm chế.

Ông Kawai cảnh báo rằng nếu tàu Trung Quốc tiếp tục các hành động khiêu khích thì Bắc Kinh sẽ gây phương hại cho các cuộc đối thoại nhằm tháo gỡ căng thẳng giữa hai bên.

Liên tục tuần tra

Tân Hoa Xã xác nhận các tàu Trung Quốc hôm thứ Bảy cũng đã “tiến hành hoạt động tuần tra thường lệ” tại vùng biển này.

Trước đó, hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản trích nguồn Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản nói tính đến hôm thứ Sáu 2/11/2012, các tàu Trung Quốc đã vào gần khu vực quần đảo có tranh chấp, áp sát vùng lãnh hải Nhật Bản trên Biển Hoa Đông trong 14 ngày liên tiếp.

Tuy không có người sinh sống nhưng khu vực quần đảo Điếu Ngư / Senkaku có tài nguyên dầu khí và vị trí quân sự quan trọng

Phía Nhật nói vào hôm thứ Ba (30/10/2012) bốn tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào vùng biển Nhật đang kiểm soát và khi lực lượng tuần duyên Nhật Bản cảnh báo tàu Trung Quốc không được vào phần lãnh hải của Nhật thì một trong các tàu đó đáp lại bằng sóng vô tuyến rằng họ “đang tiến hành các hoạt động thích hợp trên vùng lãnh hải Trung Quốc”.

Tin cho hay các tàu của Trung Quốc đã ở đó trong chừng hai giờ đồng hồ, tiến sát chỉ cách hòn đảo lớn nhất Uotsuri 14 hải lý.

Vị trí này tuy vẫn nằm bên ngoài đường giới hạn 12 hải lý của vùng lãnh hải nhưng hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.

Được biết sau việc phát đi đòi hỏi qua sóng vô tuyến điện, phía Nhật đã không có thêm hành động gì.

Tuyên bố của Cục Hải dương Trung Quốc nói hôm thứ Ba đội tàu bốn chiếc của nước này thậm chí đã xua đuổi, không cho đội tàu của Nhật tới gần vùng biển quanh quần đảo, theo trang tin Sina.

Tuy nhiên Lực lượng Tuần duyên Nhật bản bác bỏ tin này: "Không phải là các tàu Tuần duyên Nhật Bản bị các tàu hải giám Trung Quốc đuổi đi. Các con tàu của chúng tôi đã chạy cạnh các con tàu Trung Quốc."

"Không phải là các tàu Tuần duyên Nhật Bản bị các tàu hải giám Trung Quốc đuổi đi. Các con tàu của chúng tôi đã chạy cạnh các con tàu Trung Quốc."
Tuyên bố của Tuần duyên Nhật Bản hôm thứ Tư 31/10

Kyodo nói sang hôm thứ Năm (1/11/2012) tàu Trung Quốc cũng áp sát đường lãnh hải Nhật Bản, bất chấp các lời cảnh báo từ lực lượng tuần duyên Nhật Bản.
Thậm chí hai trong số bốn tàu Trung Quốc còn yêu cầu các tàu tuần tra Nhật Bản phải rời đi, các tin nhắn thu được qua sóng radio và thiết bị điện tử cho thấy.
Hai tàu này nói đây là vùng biển do Trung Quốc quản lý và nói các tàu Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động hợp pháp.

Chiến lược mới?

Cuộc tranh cãi Nhật – Trung quanh chủ quyền đối với khu vực đảo Điếu Ngư / Senkaku đã trở nên gay gắt hơn kể từ tháng Chín trở lại đây, sau khi chính quyền Nhật Bản mua lại một phần quần đảo này từ tay một chủ tư nhân người Nhật, qua đó chính thức quốc hữu hóa khu vực mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.

Chính phủ Nhật nói việc mua đảo là nhằm tránh chuyện để khu vực này rơi vào tay ông thống đốc Tokyo theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, nhưng Trung Quốc phản ứng giận dữ vì cho rằng đó là hành động nhằm làm thay đổi tình trạng thực tế của quần đảo có tranh chấp.

Việc tàu chiến Trung Quốc quần đảo quanh khu vực Điếu Ngư / Senkaku từ hơn hai tuần qua được giới phân tích coi như tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang áp dụng chiến lược dài hạn mới nhằm thách thức quyền kiểm soát của Nhật đối với khu đảo này.

Để đáp trả, phía Nhật cũng đã gửi hàng chục tàu tuần tra tới nơi, vừa để dè chừng các tàu bán quân sự và các tàu cá của Trung Quốc, vừa để để mắt tới các tàu bè từ Đài Loan, vốn cũng tuyên bố chủ quyền với khu đảo.

Người Trung Quốc ở trong nước và hải ngoại đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối việc Nhật mua lại từ tay tư nhân một phần quần đảo Điếu Ngư / Senkaku hồi tháng Chín

Quốc hội Nhật Bản hồi tuần trước thậm chí còn thông qua gói kích thích kinh tế nhằm tăng cường hoạt động tuần tra duyên hải, với việc cho mua thêm máy bay trực thăng và bảy tàu tuần tra biển, trang điện tử New York Times hôm 2/11 đưa tin.

Bài của New York Times nhận định rằng đây là lần đầu tiên kể từ khi hai bên nổ ra tranh cãi quyết liệt, Trung Quốc khuấy đảo vùng biển này thường xuyên đến vậy, mà có lẽ là nhằm làm suy yếu quyết tâm của Nhật trong việc tranh cãi với Bắc Kinh, và thậm chí còn là nhằm áp đảo lời tuyên bố của Nhật trong việc nói Tokyo trên thực tế đã kiểm soát khu đảo không có người sinh sống này.

Tuy nhiên, khó có khả năng Trung Quốc tìm cách dùng vũ lực chiếm đoạt khu đảo, mà nhiều phần các hành động của Bắc Kinh chỉ nhằm xây dựng cơ sở pháp lý để đưa ra các tuyên bố tương tự như của Nhật mà thôi, New York Times trích lời Kevin Maher, cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ tại Nhật Bản, nay là cố vấn cao cấp của tổ chức tư vấn NMV Consulting tại New York, nói.

Với việc triển khai các lực lượng bán quân sự, cả hai nước đang tỏ ra rất thận trọng, không dùng đến hải quân chính quy, nhằm tránh nguy cơ leo thang xung đột nguy hiểm.

Tuy nhiên, cả tàu tuần duyên Nhật Bản lẫn tàu hải giám Trung Quốc lại đều được vũ trang, khiến người ta quan ngại rằng bất kỳ tính toán nhầm nào hay lỗi sơ suất từ bất kỳ thủy thủ nào trên mỗi con tàu đều có nguy cơ làm bùng lên cuộc đối đầu bạo lực.
(BBC)

Mỹ-Nhật tập trận trên biển Hoa Đông

Mỹ - Nhật tập trận chung
Cuộc tập trận chung Keen Sword kéo dài tới ngày 16/11

Mỹ và Nhật vừa bắt đầu cuộc tập trận chung, trong lúc căng thẳng với Trung Quốc ngày càng gia tăng do tranh chấp ở khu vực biển Hoa Đông.

Ít nhất 47.000 người sẽ tham gia cuộc tập trận Lợi Kiếm (Keen Sword) hai năm một lần, kết thúc vào ngày 16/11.

Cuộc tập trận diễn ra ở Okinawa, phía bắc khu đảo mà cả Trung Quốc và Nhật Bản cùng tuyên bố chủ quyền.

Tranh chấp đảo Senkaku hay Điếu Ngư khiến mối quan hệ ngoại giao giữa hai bên ngày càng xấu đi.

Nhật Bản hiện đang nắm chủ quyền khu đảo này, mà Đài Loan cũng cho là của mình.

Hồi tháng 9, chính phủ Nhật mua lại ba hòn đảo từ tay chủ sở hữu tư nhân, làm dậy lên làn sóng phản đối từ phía người dân cũng như trong giới ngoại giao Trung Quốc.

Kể từ đó, tàu bè từ cả Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu qua lại khu biển quanh đảo.

Đội bảo vệ bờ biển Nhật Bản báo cáo hôm Chủ nhật rằng vừa phát hiện thêm bốn thuyền Trung Quốc đi vào khu vực biển này.

Hai quốc gia đã có ba cuộc hội đàm từ khi mâu thuẫn nổ ra, theo hãng tin Kyodo, cuộc hội đàm mới nhất là ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào hôm Chủ nhật và thứ Hai.

Cả hai bên đồng ý sẽ trao đổi thêm ở cấp phó bộ trưởng, cũng theo thông báo trên.

‘Chiến lược không đáng tin’

Thông cáo của Hoa Kỳ không nói chi tiết về cuộc tập trận nhưng cho biết mục đích nhằm “cải thiện khả năng phối hợp chiến đấu cần thiết để bảo vệ Nhật Bản hiệu quả, hoặc trong trường hợp khủng hoảng nổ ra trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.

Trước khi cuộc tập trận diễn ra, kế hoạch là để lính Mỹ và lính Nhật tập cách chiếm khu đảo không người ở vùng bờ biển phía Nam Nhật Bản, theo phóng viên Rupert Wingfield-Hayes ở Tokyo.

Sau khi cân nhắc có lẽ họ thấy quá khiêu khích đối với Trung Quốc, phóng viên BBC nói thêm.

Trong mấy tuần trở lại đây, Trung Quốc đã liên tục tuyên bố hoãn kế hoạch tập trận này.

Hôm thứ hai, trong phần bình luận trang nhất của tờ Nhân dân Nhật báo, đã không nhắc gì tới cuộc tập trận, nhưng chỉ trích Hoa Kỳ về lập trường của quốc gia này trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Hoa Kỳ không thể nhận mình đứng giữa các bên trong vấn đề này khi đã xác nhận bảo vệ Nhật Bản, bài báo viết, thêm rằng, “chiến lược không đáng tin” giữa hai quốc gia liên quan sẽ ngày càng thêm căng thẳng.
(BBC)

Công an VN-Belarus tăng cường hợp tác

Cảnh sát chống bạo động của Belarus trong một cuộc đàn áp đối lập

Bộ trưởng Công an Việt Nam thăm Belarus để tăng cường hợp tác chuyên ngành và kỹ thuật công nghệ với ngành an ninh ở quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

Hãng tin BeITA từ Minsk đưa tin hôm 5/11/2012 rằng Tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an của Việt Nam đã đến thăm chính thức Cộng hòa Belarus.

Bản tin của Belarus chỉ nói đoàn Việt Nam có kế hoạch thăm Bộ Tình trạng Khẩn cấp của nước chủ nhà để bàn về cách đưa vào thực hiện nghị định thư về hợp tác an ninh hai nước.

Theo đó, phía Belarus sẽ trợ giúp đào tạo nhân sự, phòng chữa cháy và cấp cứu cho phía Việt Nam.

Hợp tác an ninh

Ông Trần Đại Quang dự kiến cũng có chuyến thăm đến đơn vị đặc biệt thuộc Bộ Tình trạng Khẩn cấp.

Có vẻ như hai bên cũng tìm hiểu cách Việt Nam tăng cường "trao đổi" về nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật chuyên ngành cho cơ quan an ninh của Việt Nam.

Hôm 20/10 vừa qua, Bộ Công an Việt Nam chủ trì cuộc diễn tập "chống khủng bố" quy mô ở Điện Biên, với kịch bản "giải tán đám đông tụ tập trái phép, chống biểu tình bạo loạn".

Hợp tác giữa các cơ quan an ninh và công an của các quốc gia là công việc cần thiết nhưng cũng thường thu hút sự chú ý của các nhóm vận động nhân quyền với lo ngại phương tiện và vũ khí được dùng để vi phạm nhân quyền.

Gần đây nhất, Liên hiệp châu Âu (EU) đặt câu hỏi vì sao cảnh sát Đức lại có chương trình huấn luyện cho công an Belarus.

Theo BBC News hồi tháng 8/2012, từ 2008 đến 2010 đã có sự hợp tác giữa Đức và Belarus, cả trong lĩnh vực chống biểu tình.

Chế độ của Tổng thống Lukashenko bị châu Âu phê phán là độc tài

Cũng trong năm nay LEU mở rộng danh sách cấm các quan chức Belarus, đưa con số người bị cấm vào EU lên 160.

Lý do là vì EU cho rằng chính quyền của Tổng thống Aleksandr Lukashenko vi phạm nhân quyền và thường xuyên trấn áp đối lập.

Việt Nam mấy năm qua cũng tăng cường hợp tác cả trong lĩnh vực an ninh và quân sự với Anh Quốc.

Về phía mình Belarus, nước bị Liên hiệp châu Âu phê phán về các vi phạm nhân quyền mang, thường xuyên hợp tác an ninh và quân sự với các nước vùng Vịnh Ba Tư và Cuba.

Dự kiến trong tháng 11 năm nay, Belarus sẽ tham gia tập trận với Qatar, gồm cả phần 'chống khủng bố'.

Quân đội Belarus cũng đã ký kết các văn bản hợp tác với Việt Nam.

Trao đổi thương mại Việt Nam và Belarus đạt 1 tỷ USD tính đến tháng 9/2012, theo BeITA.
(BBC)

Trịnh Hội - Xã hội công dân

Bác Toàn và tôi

Từ trước đến nay cứ mỗi khi tôi phải dịch hai chữ 'Civil Society' ra tiếng Việt thì không cần suy nghĩ tôi đều dịch nó ra là 'Xã Hội Dân Sự'. Mặc dù tôi không hiểu thật sự nghĩa của 2 chữ 'Dân Sự' là gì. Và mặc dù tôi đã học và tự nhận thấy mình cũng hiểu chữ 'Civil' trong 'Civil Society' đôi chút.

Nó không có liên quan gì đến 'Dân Sự' hay 'Quân Sự' hay 'Hình Sự'. Mà chỉ nói đến 1 trong 4 mảng lớn để hình thành một xã hội. Mảng thứ nhất là những gì thuộc về Nhà Nước (Government). Mảng thứ hai bao gồm thành phần Kinh Doanh Tư Nhân (Private Business). Mảng thứ ba thuộc về gia đình. Và mảng thứ tư bao gồm tất cả những gì còn lại thường được cho là 'Civil Society'.

Đây cũng là định nghĩa mà các cơ cấu quốc tế lớn nhất thế giới như Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) hay Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (Asian Development Bank) công nhận.

Vì vậy chữ 'civil' được dùng ở đây không hẳn chỉ nói đến những gì thuộc về 'Dân Sự' mà nó nói đến sự hình thành và phát triển ngày càng lớn lao của một trong tứ trụ trong xã hội nơi có nhiều công dân tự ý thức được và cùng tham gia vào những hoạt động xã hội, thành lập các hội đoàn, tổ chức phi lợi nhuận có tính chất tự nguyện.

Ở đâu có nhiều người cùng tham gia lập các hiệp hội để thúc đẩy, bảo vệ quyền lợi của các nhóm riêng biệt, các nhóm thiểu số, ở đó 'civil society' hoạt động mạnh mẽ. Nơi nào không cho phép các tổ chức phi chính phủ hoạt động nhằm giúp đở, tranh đấu cho những người yếu đuối, gặp cảnh khó khăn, không có tiếng nói trong xã hội, nơi đó không có 'civil society'.

Vì vậy chử 'civil society' không thể dịch là 'xã hội dân sự' mà chính xác hơn nó nên được dịch là 'xã hội công dân'. Nơi mà người dân biết và tự đi tìm giải pháp cho những vấn đề, những khó khăn nơi họ đang sinh sống. Thể như đó là một trách nhiệm công dân (civic duty) chứ không phải điều gì cũng trông chờ vào nhà nước.

Nghe cũng có lý phải không bạn?

Nhưng các bạn có biết không, thật tiếc đấy không phải là ý của tôi và càng không phải là điều mà tôi đã tự nghiệm ra! Mà là của Giáo Sư Đỗ Quý Toàn tức nhà báo Ngô Nhân Dụng (mà ngoài đời tôi chỉ thân mật gọi là Bác Toàn) trong mấy ngày vừa qua đã chỉ cho tôi biết.

Thế mới thấy rõ là đúng: đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Có gặp người hiểu biết mới thấy sao mình ngu quá. Miệng cứ lập đi lập lại câu 'xã hội dân sự', 'xã hội dân sự' từ trước đến nay mà không biết là nó chẳng có nghĩa gì cả.

Nhưng chỉ hiểu nghĩa của nó thôi chưa đủ bạn ạ. Mà tôi nghĩ chúng ta cần phải tìm hiểu xem từ đâu nó đã được hình thành, phát triển. Và quan trọng hơn chúng ta cần phải làm gì để nó được phát triển mạnh mẽ ở những nơi mà tiếng nói độc lập của người dân chưa được tôn trọng. Ý thức của người dân vẫn còn yếu kém.

Như ở Việt Nam chẳng hạn.

Hình như đây cũng là điều đã làm cho Cụ Phan Chu Trinh phí công, tốn sức nhiều nhất cách đây 100 năm. Qua khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Trước tiên người dân cần phải học được tinh thần tự lực, tự cường, biết được quyền lợi của mình là gì trước khi nọc độc của sự chuyên chế bị giải hóa.

Nếu như chính người dân cảm thấy vô lực, bất cần đưa đến tình trạng để mặc xã hội ra sao cũng được thì đó là lúc đất nước đi vào ngõ cụt, chí khí của cả một dân tộc bị mất đi.

Chấn dân khí là một việc làm quan trọng chính là vì vậy.

Theo nghiên cứu của Bác Toàn đã được thực nghiệm và chứng minh, ngay cả khi ở cùng một đất nước, người dân có cùng một tập quán, phong tục và luật lệ đều được ban hành, áp dụng cho tất cả mọi người như nhau, ở vùng nào tinh thần tự giác của người dân cao, xã hội công dân hoạt động mạnh mẽ thì nơi ấy sẽ trù phú, tự do, dân chủ và nhân bản hơn. Ngược lại ở đâu 'dân khí' yếu, không biết tự đi tìm giải pháp cho chính mình thì bất kỳ thể chế nào cũng không thể vực nổi cả một vùng để biến nó trở thành một trung tâm sầm uất, phú cường.

Nhưng làm thế nào để chí khí người dân được nâng cao? Để họ biết tự lực, tự cường và tự giải quyết những tệ nạn trong xã hội?

Khai dân trí là điều kiện tối hậu và cần thiết để làm được việc này. Như thành ngữ trong tiếng Anh mà chúng ta thường nghe: 'Knowledge is Power'. Kiến thức là sức mạnh.

Đầu tiên người dân cần phải biết những gì đang xảy ra quanh họ, đang xảy ra trên thế giới mà tất cả mọi con người đang sinh sống để họ nhận thức được họ là ai và những quyền làm người căn bản của họ là gì. Đưa đến sự giác ngộ về quyền lợi của chính mình và những người cùng khổ.

Khoan hãy nói đến sự độc tài hay sự khác biệt giữa các thể chế chính trị. Trừ phi ý thức và sự hiểu biết của người dân được nâng cao, không một thể chế nào sẽ tự nó có thể đem đến sự no ấm, trù phú cho cả một dân tộc.

Dĩ nhiên thể chế nào đang là rào cản ngăn chặn sự hiểu biết, thông tin đến với người dân thì thể chế ấy sớm muộn gì cũng sẽ bị gạt bỏ.

Nhưng đấy lại là một đề tài khác.

Riêng hôm nay tôi xin tạm dừng đây. Vì tôi vừa nhận thức được rằng thì ra từ xưa, từ thế kỷ trước đã có những người con Việt Nam luôn thao thức vì một 'xã hội công dân' đúng nghĩa.

* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 

Bùi Tín - 10 vấn đề lớn của đảng Cộng sản Trung Quốc

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) và phó Thủ tướng Lý Khắc Cường

05.11.2012

Đảng Cộng sản TQ sắp họp đại hội lần thứ 18, sẽ khai mạc vào sáng ngày 8-11 tới. Cứ qua 2 đại hội, nghĩa là 10 năm, đảng lại thay một thế hệ lãnh đạo, thay một loạt các nhân vật đứng đầu bộ máy đảng và bộ máy nhà nước.

Dự kiến tại đại hội 18, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào sẽ về nghỉ hưu, ông Tập Cận Bình lên thay làm tổng bí thư đồng thời kiêm chức chủ tịch nước; sau đó Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng về nghỉ, ông Lý Khắc Cường lên thay.

Thường vụ Bộ chính trị từ 9 sẽ giảm xuống là 7 người, gồm có các ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường và 5 người mới vốn đã là ủy viên bộ chính trị hiện gồm 25 người.

Về đường lối chính sách sẽ có những thay đổi gì đáng kể, đang là vấn đề được bàn luận nhiều trong công luận Trung Quốc và thế giới.

Tháng 10 vừa qua, trên tạp chí Học Tập của đảng CS xuất bản ở Bắc Kinh, nhà nghiên cứu Đặng Duật Văn viết một bài luận văn, nêu lên “10 vấn đề lớn của đảng CS Trung Quốc”, cũng là 10 vấn nạn đảng đang phải đối mặt giải quyết, trong quá trình hiện đại hóa đất nước còn đang dang dở.

Bài báo chỉ ra những vấn đề lớn đầy thử thách đang tồn tại, giúp bạn đọc hiểu tầm quan trọng cũng như tính phức tạp của các vấn đề quốc kế dân sinh của nước khổng lồ hơn 1,3 tỷ dân, vấn đề gay nhất là hiện vẫn còn đèo bòng học thuyết Mác và chế độ xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế chỉ huy đã không còn động lực nào, như những cục ung bướu chưa dám cắt bỏ.

Xin điểm qua 10 vấn đề lớn đã được bài luận văn bổ ích này nêu lên.

  1. Cơ cấu kinh tế còn méo mó chưa hài hòa. Các yếu kém nổi lên rõ rệt là kỹ thuật công nghiệp còn thấp, chưa đạt mức tiền tiến của thế giới, lại nặng về xuất khẩu, coi nhẹ thị trường tiêu thụ nội địa. Cần chuyển mạnh sang nền kinh công nghiệp kỹ thuật cao và coi trọng thị trường trong nước.

  2. Tầng lớp trung lưu không được phát triển đúng mức, còn bị chèn ép, các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ không những không được khuyến khích, còn bị chèn ép bởi các tập đoàn quốc doanh nên bị phá sản hàng loạt. Nguyên tắc tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng bị vi phạm có hệ thống, do đó nền kinh tế không hài hòa, thiếu cơ sở vững, dân tình không ổn định, kinh doanh không phấn chấn.

  3. Nông thôn, nông nghiệp, nông dân bị coi nhẹ, khác hẳn các thành phố đô thị, về tất cả các mặt sản xuất, năng xuất, môi trường, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội.

  4. Vấn đề dân số, hậu quả của chế độ một con, với số con trai nhiều hơn con gái, sẽ còn kéo dài, ảnh hưởng đến cân bằng dân số, mức tăng và phẩm chất dân số, lao động, ảnh hưởng đến chính sách xã hội.

  5. Nền giáo dục, nghiên cứu khoa học vẫn chậm tiến, các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu chưa đạt trình độ quốc tế, rất ít sáng chế, phát minh, sáng tạo có tầm cỡ.

  6. Môi trường bị phá hoại nhanh, rộng, ô nhiễm nguồn nước, không khí lan rộng.

  7. Năng lượng đang là vấn đề nghiêm trọng cả trước mắt và lâu dài. Khai thác năng lượng mới chỉ đang ở bước sơ khai.

  8. Đạo đức xã hội suy thoái, ý thức hệ lâm vào khủng hoảng, bế tắc, lòng dân không yên.

  9. Nền ngoại giao không có tầm nhìn thoáng, rộng, thiếu một nhãn quan chiến lược.

  10. Vấn đề gốc là cải cách chính trị chập chờn, mơ hồ, không rõ rệt, chế độ dân chủ không đồng bộ, mới thử nghiệm ở cơ sở, dở dang.
Bài luận văn vẽ nên bức tranh khá chuẩn xác và ngay thật. Thành tích của 10 năm qua còn hạn chế. Hai sự kiện lớn gần đây là vụ bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai và vợ bị truy tố về tội sát nhân, tham nhũng lớn, và vụ thủ tướng Ôn Gia Bảo nổi tiếng thanh liêm, thông thoáng về chính trị, từng ủng hộ các nhà cải cách Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương…bị báo Mỹ New York Times phơi bày tài sản gia đình thân thuộc lên đến 2,7 tỷ đôla - một mức không ai tưởng tượng nổi, là những tiếng chuông cảnh cáo vang động gửỉ đến đại hội 18.

Theo tình hình trên đây, có thể thấy ngụ ý của tác giả là chỉ ra một sự lựa chọn dũng cảm về chính trị, cải cách theo hướng thay đổi cả hệ thống, trở về với nhân dân và dân tộc, hòa nhập với thế giới dân chủ, chủ động cùng nhân dân làm một cuộc cách mạng ôn hòa về thể chế. Đó là chìa khóa để giải quyết trôi chảy cả 10 vấn đề lớn trên đây. Một nước Trung Hoa mới với tiềm lực vô biên sẽ xuất hiện, làm chuyển biến sâu rộng thế giới theo hướng hoà bình, dân chủ, hữu nghị và phồn vinh.

Được như vậy sẽ là một tin mừng vô hạn cho nhân dân Việt Nam, một gương sáng, một thôi thúc gắn bó 2 nước láng giềng chung ý thức hệ vì dân, chung chế độ chính trị dân chủ, chung mô hình tự do cho toàn dân, đoạn tuyệt với những gì là trì trệ, thoái hóa và bất công.

Thế nhưng triển vọng trên đây vẫn như còn xa vời, khi đến gần đại hội 18, một nhân vật nổi lên như một ngôi sao sáng trong giới lãnh đạo Trung Quốc là bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương, người từng giải quyết cuộc xung đột giữa nông dân và nhóm “quan chức ăn đất” ở Ô Khảm một cách công minh, dân chủ, sẽ không được cử vào thường vụ bộ chính trị như đã dự định từ gần 1 năm nay. Có vẻ như sau các sự kiện bi đát Bạc Hy Lai và Ôn Gia Bảo, làm uy tín của đảng vốn đã thấp lại suy giảm thêm, nhóm lãnh đạo có ý định co cụm lại nhằm chống đỡ dư luận theo xu thế bảo thủ cực đoan, trì hoãn mọi cuộc cải cách lớn như đã hẹn, e sợ rằng sẽ là một cuộc phiêu lưu chính trị nguy hiểm khi lòng dân xáo động.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy nhóm lãnh đạo hiện tại, phần lớn đã là nhà “tư bản đỏ”, triệu phú đến tỷ phú đôla, vẫn vụ lợi riêng, kết phe nhóm, đua nhau vơ vét theo “gương” ông Ôn, ông Bạc, trì hoãn mọi bước cải cách. Bị lòng tham vô hạn khống chế, họ liều trơ mặt ra cho nhân dân ta thán, nguyền rủa, khinh thị, gắng gượng tồn tại thêm 5, thêm 10 năm nữa, “sau ta là nạn Hồng thủy cũng được”, như câu châm ngôn phương Tây – "après moi le Déluge", nói về tính vị kỷ cực đoan của những kẻ bám chặt chủ nghĩa cá nhân làm lý tưởng, bất chấp đồng bào và đồng loại.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 

'Mặt Trời' của Vinashin thành tàu ma?

Tàu Vinashin Sun khi còn hoạt động trên các tuyến hải hành quốc tế

Tàu hàng New Sun của tập đoàn Vinashin bị bỏ ngoài biển sau bão gây lo ngại về an toàn hàng hải.

Tin từ báo chí Việt Nam hôm 4/11/2012 nói Hải Phòng đã yêu cầu công ty vận tải viễn dương Vinashin tìm cách xử lý vụ một tàu cargo của họ, New Sun, bị bỏ hoang gần đèn biển Ba Lăng, Hải Phòng.

Con tàu do Vinashin đóng năm 2002, mang cờ Việt Nam, có trọng tải trên 12 nghìn tấn, hiện đang mắc cạn và bị bỏ rơi sau bão số 8, tin của tờ Lao Động cho biết.

Báo Việt Nam nói hiện New Sun trông giống như một con tàu ma vì “ không có nhiên liệu, không có thuyền viên, không có các báo hiệu cảnh báo theo quy định”.

Được biết Cảng vụ Hải Phòng đã gửi công văn cho Vinashin “yêu cầu xử lý sự cố của tàu New Sun”.

An toàn hàng hải

Vị trí tàu mắc cạn ngay cạnh đèn biển Ba Lăng cũng gây ra lo ngại về an ninh vì là khu vực có rất nhiều tàu thuyền lưu thông, theo truyền thông Việt Nam.
Con tàu dài 136 mét và có trọng tải 12.669 tấn đã trôi dạt sau cơn bão số 8.

"New Sun không có nhiên liệu, không có thuyền viên, không có các báo hiệu cảnh báo theo quy định"

Vốn có tên là Vinashin Sun và được đổi thành New Sun mới năm 2011, con tàu xấu số đã từng chạy các tuyến vận tải tới Thượng Hải, và nhiều nơi khác.

Hồi đầu năm 2004, báo chí Việt Nam ca ngợi rằng tàu Vinashin Sun đã hoàn tất chuyến hải hành “vòng quanh thế giới” với tư cách là “tàu đầu tiên có sức chở lớn nhất do Việt Nam đóng tại Bạch Đằng, Hải Phòng” và cập cảng TP Hồ Chí Minh.

Vinashin từng có tham vọng đóng tàu lớn và đi đầu trong vận tải biển của Việt Nam

Hành trình “lập kỷ lục” và chở hơn 11 nghìn tấn gạo tới cho Cuba năm đó được ngợi ca là “chuyến đi lịch sử của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam”.

Báo Tuổi Trẻ ở Việt Nam khi đó viết rằng trong vòng 129 ngày, đi qua Thái Bình Dương “hiên ngang đầy sóng gió” chứ không cần qua kênh đào Panama, tàu Vinashin Sun còn chở gỗ từ Guyana về Ấn Độ và chuyển trên 11 nghìn tấn bột mì từ Ấn Độ về Việt Nam.

Đây không phải là con tàu đầu tiên của Vinashin, tập đoàn gây ra khoản thất thoát 4,5 tỷ đôla, bị bỏ rơi hoặc không sử dụng.

Báo chí Việt Nam hồi đầu tháng nói ở vùng biển Quảng Ninh trong nhiều tháng đã có hai con tàu, chiếc Speedy Falcon của ngành dầu khí Việt Nam và Green Sea, của Vinashin - đang nằm 'chết lâm sàng'.

Theo báo Lao Động hôm 1/11 vừa qua, trên tàu Green Sea, trọng tải 76 nghìn tấn, khi nhà báo đến tìm hiểu chỉ thấy có một thủy thủ trực và một con chó mực.
Người thủy thủ cho hay từ sáu tháng qua ông không nhận được lương.

Vẫn theo bài báo, tàu Green Sea đã trên 30 năm tuổi vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn, được Vinashin mua về năm 2007, sau một thời gian dài nằm chết ở biển Hòn Nét, Cẩm Phả.
(BBC)

Tùy bút: Bến không chồng

Chiếc xe Bus cuối cùng chạy nhặt khách đi làm đêm về muộn, luôn thể nhặt nốt những cơ thể dặt dẹo, liêu xiêu say lướt khướt tay vẫn không rời cái vỏ chai rỗng, thỉnh thoảng theo thói quen vẫn đưa cổ chai lên cái miệng lè nhè, ném về cái tổ ấm của họ. Bữa nay có mỗi mình tôi bước lên chiếc xe rỗng không. Xe chạy qua cái bến mà người Việt Berlin quen gọi một cách vừa thân, vừa xót xa là... "Bến không chồng". Cửa sổ đèn nến đã tắt, chắc mọi người đã đi ngủ hết vì hôm nay là ngày bình thường. Chứ ngày cuối tuần những cửa sổ kia chắc còn sáng đèn, trong phòng chắc chắn có những con bạc cả nam, cả nữ đang sát phạt nhau. Một nỗi buồn khó tả cứ gặm nhấm, day dứt len lỏi trong tôi.

Xin một thằng Tây hoặc đồng hương một đứa con.
Bến có tên đặc biệt này nằm cách trung tâm Thành phố Berlin chừng 13 km, là một chung cư lớn có rất nhiều phụ nữ Việt nuôi con một mình. Trước khi giải thích vì sao chị em ta lại tụ về đây và phần lớn là phụ nữ độc thân, tôi phải lật phật đôi điều về nguyên nhân dẫn tới câu chuyện này, cũng dài dòng một tí.
Đất nước Việt Nam ta, theo như báo chí tung hô là một nền kinh tế trẻ, một đất nước sắp hóa rồng với những cái gọi là xu thế thời đại, là những chính sách vĩ mô, vi mô, là một nền kinh tế vừa bảo đảm sự phát triển cao nhưng vẫn đảm bảo tính chất an sinh xã hội có tên nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chả mấy mà đuổi và vượt hàng xóm trong khu vực. Hoành tráng quá, mĩ miều quá, lung linh đèn nến quá đi. Cái cơn lốc của nền kinh tế thị trường này nó quét một vệt lớn qua các làng quê xứ Việt ta, kể cả những nơi xa nhất, heo hút nhất. Nó làm biến đổi hết, lộn tùng phèo tất cả mọi giá trị đạo đức cổ truyền. Các bạn không tin à, hãy rời bỏ ánh đèn Neon, hãy xa chuỗi đèn lập lòe, chịu khó đi hơn chục km về các vùng phụ cận thủ đô thôi sẽ rõ ngay mà. Các dịch vụ đèn xanh, đèn đỏ cứ lập lòe nhức mắt đến mất ngủ của các quán Karaoke, gội đầu máy lạnh trá hình. Các cao ốc chọc trời của các "nhóm lợi ích" cứ dần dần đẩy lùi, khoanh hẹp những vùng đất canh tác. Người dân phải rời khỏi mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình vơ vội mấy đồng tiền "bồi thường" bèo bọt mà lùi, mà tính kế sinh nhai.

Các cao ốc chọc trời của các "nhóm lợi ích" cứ dần dần đẩy lùi, khoanh hẹp những vùng đất canh tác. (Trong ảnh minh họa: Mô hình một phần dự án Ecopark Văn Giang. Nguồn: Internet)
Chả thế mà cái chàng nhạc sĩ Lê Minh Sơn kia, người con của Hà Nội đó đã phải khóc bằng những bài hát của mình, được thể hiện qua giọng hát rất xịn của ca sĩ Trọng Tấn: "Đất bán hết rồi, trâu đi về đâu". Khi trâu đã hết chỗ đi về thì cái việc xưa chưa có, nay xảy ra để minh chứng cho một sự "thần kì" về sự phát triển vượt bực của nền kinh tế thị trường diễn ra tại những căn nhà ngói mới xây bằng tiền bồi thường là... là "ngực cau mới nhú" đã phải đi xa. Vâng ạ, chúng tôi là những người lao động, chúng tôi không biết những từ vĩ mô to tát kia, những xu thế thời đại ghê gớm đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra. Chúng tôi chỉ biết phải sống, phải tồn tại đã. Mặc dù các vị cứ kêu đến rã cả cổ họng, tiền lương cán bộ nhà nước không đủ sống, nhưng sao các vị vẫn chiếm hữu cái nhà, mảnh đất to thế? Con cháu các vị có đỗ hoặc không đỗ đại học đi nữa, chuyện nhỏ như muỗi, các cậu ấm cô chiêu đó sẽ du học nước ngoài, mà toàn các trường của bọn đế quốc to nhé. Vài năm sau về nước lại biến thành những kẻ lên xe, xuống ngựa, rao giảng đạo đức cho chúng tôi, cầm cân nẩy mực cho cái nền kinh tế thị trường này... ha ha ha... Chúng tôi hết tin rồi, hàng ngàn vạn con em chúng tôi đứng xếp hàng cho bọn Hàn Quốc, Trung Quốc xem xét định giá phân loại kiểu như mấy câu tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất, nuôi trồng: khô chân gân mặt, đắt mấy cũng mua, gà trắng chân chì, nuôi chi giống ấy. Tệ hơn nữa, tậu trâu thì xem lông xem khoáy, tậu vợ thì vén váy xem... bề hê... he he hê...

"Bến không chồng" cách trung tâm Thành phố Berlin chừng 13 km. Hình minh họa (Internet)
"Bến không chồng" cách trung tâm Thành phố Berlin chừng 13 km. Hình minh họa (Internet)
Tại sao có một bài toán đơn giản như thế này mà chúng tôi lại bỏ qua nhỉ? Con em chúng tôi lớn rồi, đã đến tuổi ngực cau nhu nhú rồi, trượt cái đại học hay cao đẳng chi chi đó, đất thì bán rồi, tiền cầm rồi, làm chi để sống bây giờ? Đằng nào cũng xếp hàng cho bọn ngoại bang lật lên, lật xuống như xem mớ rau, con cá. Chúng tôi "đầu tư" thêm cho chúng, vay mượn, giật tạm họ hàng, bạn bè lo lót cái suất đi Tây. Mà thời ni cái chuyện sang Tây nó nhỏ như con muỗi, cứ có "xiền" là vọt. Sang đấy, chúng sẽ tự lo lấy cái bản thân, rồi người đi trước sẽ dẫn dắt người mới sang. Trời sinh voi, trời sinh cỏ, trăng đến rằm trăng tròn sợ đếch gì nhỉ. Nghe nói bên Tây có cái hội đồng hương xã cũng lên tới ngót 500 đứa kia kìa. Kệ chúng, là gái, chúng dặt dẹo ít lâu, vất vưởng ít lâu rồi bạn bè, anh em môi giới cho một thằng Tây, hoặc "thằng" đồng hương... già già một chút, hoặc đang sống hạnh phúc trong cái tổ ấm, bẫy họ, xin một đứa con. Rồi khi có bầu lôi cổ nó ra kí vào cái giấy chứng nhận sản phẩm là xong. Rồi hi hí... ha há...
Nhà nước Đức sẽ cấp cho cái giấy "Quyền ở lại" với bao nhiêu chế độ ưu đãi đi cùng cái quyền ấy. Này nhé, một mẹ một con được tiêu chuẩn một căn hộ với giá thuê nhà gần 500 eu rô, ngoài ra tiền để nuôi hai mẹ con với mức tối thiểu khoảng xấp xỉ 700 eu rô nữa. Thiếu cho một cuộc sống hoang phí, nhưng lại thừa cho cuộc sống tằn tiện, mà phụ nữ Việt Nam ta vốn có tính tần tảo, tiết kiệm. Rồi thì với số tiền ấy, cộng thêm cấu xé, vặt vãnh. Thí dụ đằng nào cũng nuôi con, trông thêm một đứa trẻ nữa để bạn có cùng cảnh ngộ như mình đi làm, thừa đủ cho chuyến về thăm nhà hàng năm của hai mẹ con. Đấy, bài toán bước đầu hết sức đơn giản như vậy, sao chúng tôi không tính nhỉ. Những khái niệm đạo đức cổ truyền ư? Xin lỗi cám ơn, chào nhé! Thử hỏi, hoa hậu chân dài, đại gia chân ngắn con cháu các ông cứ thay bồ như thay áo, tại sao lại bắt con cái chúng tôi vào khuôn, vào phép... hão quá. Các ông có chính sách giáo dục vĩ mô, mà sao để tình dục (tình hình giáo dục) nước nhà lởm khởm, nham nhở thế? Thôi thì chúng tôi cứ tự cứu lấy mình trước. Các cụ dạy rồi, lẳng lơ thì cũng ra ma, chính chuyên thì cũng khiêng ra ngoài đồng. Con cái chúng tôi sang đấy, chúng tôi không phải lo gì. Mà thỉnh thoảng chúng còn gửi tiền về cho chúng tôi, thuê người sắc thuốc đấm bóp đấy, sướng chưa? Vẫn biết là chúng không yêu đương gì, không tìm hiểu gì chỉ "ập vội" vào một đối tượng nào đó kiểu chuồn chuồn dúng nước để xin đứa con. Rồi các Liền anh, Liền chị lập tức hát câu "Giã bạn" ngay sau khi sản phẩm ra đời (có khi còn đang có bầu)... Những đứa con ra đời kiểu ấy sẽ thiếu hụt rất nhiều thứ, có khi hệ lụy hỏng cả một thế hệ. Chúng tôi biết cả đấy. Nhưng xin hãy làm gì cho những đứa em gái chúng tôi đang ở nhà khỏi phải bước tiếp gót chân chúng tôi, chứ đừng vận động, học tập nữa. Biết rồi, khổ lắm... nói mãi.

Mehrere Frauen mit Kinderwagen und Kindern vor einem Stadtcafé; Rechte WDR (TV-Bild)
Tại "Bến không chồng" này luôn có cả một đám đông phụ nữ Việt Nam bên cạnh những chiếc xe đẩy, với những đứa con lai và không lai...(Hình minh họa: Internet)
Cái chung cư mà rất nhiều phụ nữ Việt đến ở là bởi xa trung tâm, việc thuê nhà dễ, nên tiếng lành đồn xa, bạn bè mách nhau quần tụ về đây để mỗi khi tắt lửa tối đèn, giúp nhau. Các nơi khác gần trung tâm hơn thì khó thuê. Chủ nhà ngại những người ăn trợ cấp xã hội, không muốn cho thuê, cho dù tiền thuê đã được Sở xã hội trả thẳng cho chủ nhà. Rồi còn hàng ngàn lí do khác để chủ nhà tránh những đối tượng này như tránh nạn dịch: họ nghèo, hay phá bĩnh, họ nhiều thời gian đồng nghĩa luôn với việc ăn tàn phá hại, là nơi những ổ dịch bệnh (cờ bạc, chích choác...) dễ phát sinh. Nếu mùa hè nắng đẹp, các bạn đến cái chỗ có tên "Bến không chồng" này, đài phun nước rào rào, cả một đám đông phụ nữ Việt Nam bên cạnh những chiếc xe đẩy, với những đứa con lai và không lai và cả những phụ nữ bụng bầu sắp cho ra đời những đứa bé có tên thuần Việt như Tèo, Tí, Nụ, Bưởi... hoặc những cái tên nửa ta, nửa tây như David Nguyễn, Kevin Trần, Julia Vũ... nói chuyện râm ran, lúc hỉ hả lúc rười rượi.
Các bạn hãy cởi mở, hãy thông cảm chia sẻ với họ những câu chuyện tình, chuyện đời bên canh cái máy CD-Player luôn phát ra bài hát "Hit" của đôi ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly: "Sao em (anh) nỡ đành quên... " sẽ khối điều thú vị đến rơi nước mắt.

Berlin, 03.11.2012

Cú Đỉn 
(Người Việt)

Nhóm máu định hình tính cách của bạn?

Nhóm máu
Bạn có máu nhóm A, B, O, hay AB? Một điều được rất nhiều người Nhật Bản tin là nhóm máu có liên hệ tới tính cách. Thế nhưng tại sao họ lại tin như vậy?

Máu là thứ kết nối toàn thể nhân loại nhưng hầu hết chúng ta ít khi nghĩ về nhóm máu của mình trừ khi phải tiếp máu. Thế nhưng tại Nhật thì nhóm máu có ảnh hưởng quan trọng tới cuộc sống, tình yêu và công việc.

Ở Nhật, nhóm máu của một người được tin là quyết định tính khí và nhân cách của người đó. "Bạn nhóm máu gì?" thường là một câu hỏi quan trọng khi làm mối.

Theo người Nhật thì người có nhóm máu A là người nhạy cảm, hoàn thiện và một người làm việc trong nhóm rất tốt nhưng hay lo lắng. Người có nhóm máu O có tính tò mò, rộng lượng nhưng bướng bỉnh. Người nhóm máu AB là có tính nghệ thuật, bí ẩn, khó lường trước. Còn người nhóm máu B là người lập dị, có tính cá nhân và ích kỷ.

Khoảng 40% dân số Nhật thuộc nhóm máu A, 30% nhóm O trong khi chỉ có 20% thuộc nhóm B, còn nhóm AB chiếm 10% còn lại.

Bốn cuốn sách miêu tả tính cách của người thuộc bốn nhóm máu khác nhau rất được ưa chuộng tại Nhật và đã bán được hơn 5 triệu bản.

Các chương trình truyền hình buổi sáng, báo chí thường có các lá số dự đoán dựa theo nhóm máu và bàn về sự phù hợp trong các mối quan hệ. Nhiều công ty làm mối cũng dựa trên nhóm máu.

Cả một ngành công nghiệp với những sản phẩm như nước ngọt, kẹo cao su, muối tắm bồn và thậm chí bao cao su, được sản xuất phục vụ cho các nhóm máu khác nhau, cũng mọc lên như nấm.

Không có cơ sở khoa học

"Chúng ta có thể chỉ ra một vài xu hướng chung của một nhóm, nhưng không thể nói rằng người này là tốt hay xấu vì nhóm máu của họ." - Giáo sư Terumitsu Maekawa, Đại học châu Á Tokyo
Tuy nhiên nhóm máu chỉ đơn giản là quyết định protein trong máu. Mặc dù các khoa học gia thường cố gắng phá bỏ những điều vẫn được tin như vậy nhưng chúng vẫn rất thịnh hành tại Nhật Bản. Một lý do được dùng để giải thích là trong một xã hội tương đối đồng đều và đồng nhất, nó cung cấp một khuôn khổ đơn giản để chia xã hội ra thành những nhóm dễ nhận biết.

"Giống nhau được xem là tốt trong xã hội Nhật," phiên dịch viên Chie Kobayashi nói. "Nhưng chúng tôi thích tìm thấy những khác biệt nhỏ giúp phân biệt mọi người. Một mặt khác nó cũng có thể dẫn tới những điều không hay nói vẫn được gắn liền với nhóm máu B và AB thiểu số."

Chỉ mãi tới năm 1901, người ta mới phát hiện có nhóm máu ABO nhờ khoa học gia người Áo, ông Karl Landsteiner. Nghiên cứu đoạt giải thưởng Nobel của ông đã giúp xác định sự khác biệt giữa các nhóm máu, đặt nền móng cho việc truyền máu được an toàn.

Nó cũng được chính phủ quân nhân Nhật Bản dùng vào những năm 1930 để đào tạo binh lính tốt hơn và trong thời gian Đệ nhị thế chiến, Quân đội Nhật hoàng được cho là đã thành lập các đơn vị chiến đấu theo nhóm máu.

Nhiên cứu nhóm máu tại Nhật Bản đã thu hút sự chú ý của công chúng khi một cuốn sách được xuất bản vào những năm 1970s của tác giả Masahiko Nomi, một người không làm việc trong ngành y.

Bộ trưởng  Ryu Matsumoto của Nhật
Bộ trưởng Xây dựng Ryu Matsumoto từ chức và đổ lỗi cho sai sót của mình vì nhóm máu của ông.

Mới đây, con trai ông là Toshitaka lại tiếp tục quảng bá cho việc nghiên cứu nhóm máu qua một loạt sách rất được ưa chuộng. Ông cho biết mục đích của ông không phải là để đánh giá một người mà chỉ đơn giản là tận dụng tài năng của một người nào đó và cải thiện mối quan hệ giữa con người.

Hai cha con ông Nomi đã xuất bản hàng chục cuốn sách về đề tài này.

Các sử dụng bất thường

Niềm tin về nhóm máu cũng được sử dụng theo những cách thức bất thường.
Đội bóng chày nữ của Nhật đã đoạt huy chương vàng tại Thế vận hội Bắc Kinh và người ta nói rằng họ đã sứ dụng lý thuyết về nhóm máu để tập luyện cho các cầu thủ.

Một số trường mẫu giáo thậm chí còn áp dụng các biện pháp giảng dạy dựa theo nhóm máu, và một số công ty lớn nghe nói đã đưa ra quyết định về phân công công việc dựa vào nhóm máu của nhân viên.

Năm 1990, tờ Asahi Nhật báo đưa tin Hãng Điện tử Mitsubishi đã tuyên bố thành lập một nhóm gồm toàn những nhân viên có nhóm máu AB vì "khả năng lập kế hoạch của những người này".

Niềm tin này cũng ảnh hưởng tới cả chính trị. Một cựu Thủ tướng xem nhóm máu là quan trọng tới mức ông đã công bố có nhóm máu A trong phần hồ sơ chính thức của mình trong khi đối thủ của ông mang nhóm máu B.

Hồi năm ngoái một Bộ trưởng, ông Ryu Matsumoto, đã buộc phải từ chức sau khi nhậm chức một tuần khi có một cuộc cãi cọ nóng nảy với một viên chức địa phương trên truyền hình. Trong tuyên bố từ chức của mình ông đổ lỗi cho việc ông có nhóm máu B.

Nhưng không phải tất cả mọi người đều coi niềm tin vào nhóm máu là chuyện vô thưởng vô phạt.

Giáo sư Terumitsu Maekawa, Đại học châu Á Tokyo
Giáo sư Terumitsu Maekawa, Đại học châu Á Tokyo, là tác giả của một số sách về nhóm máu.

Nó đôi khi dẫn tới chuyện phân biệt đối xử và thành kiến và điều này khác phổ biến tới mức người Nhật có từ để gọi hiện tượng này: "bura-hara" - có nghĩa là sách nhiễu trên cơ sở nhóm máu. Có tin về việc phân biệt đối xử với người có nhóm máu B và AB dẫn tới trẻ em bị bắt nạt, quan hệ lứa đôi hạnh phúc tan vỡ và mất cơ hội công ăn việc làm.

Bất chấp những cảnh báo, nhiều công ty tiếp tục hỏi nhóm máu của người xin việc tại các cuộc phỏng vấn tuyển dụng nhân viên, ông Terumitsu Maekawa, Giáo sư chuyên về so sánh tôn giáo tại Đại học châu Á Tokyo và cũng là tác giả của vài cuốn sách về nhóm máu. Ông là người đã chỉ trích những điều vẫn được nhiều người tin tại Nhật về nhóm máu.

"Chúng ta có thể chỉ ra một vài xu hướng chung của một nhóm, nhưng không thể nói rằng người này là tốt hay xấu vì nhóm máu của họ," ông nói.

Trong cuốn sách của mình ông tìm hiểu lý thuyết rằng các nhóm máu chiếm ưu thế có thể quyết định niềm tin tôn giáo và những chuẩn mực xã hội.

Ở xã hội phương Tây, nhóm máu O và A chiếm gần như 85% nhưng tại Ấn Độ và châu Á, nhóm máu B chiếm đa số. Giáo sư Maekawa cho biết Nhật là trường hợp khá bất thường vì có nhiều nhóm máu khác nhau hơn so với các nước khác tại châu Á.

Chính bản thân Giáo sư Maekawa là người có nhóm máu B mà nhóm máu này tại Nhật vẫn bị cho là có tính cá nhân và ích kỷ.

"Nó thật chẳng hay. Nhưng điều đó không làm tôi bận tâm vì nó chẳng có cơ sở khoa học," ông nói.

Dường như tại Nhật bất kể cố gắng tới mức nào các nhà khoa học vẫn không thể xóa bỏ điều vẫn được rất nhiều người tin tưởng đó là nhóm máu nói lên tất cả.
Ruth Evans (BBC) từ Tokyo, Nhật Bản

1 ngày trước bầu cử ở Hoa kỳ: Làm sao có được 270 phiếu của cử tri đoàn?

 
Tùy theo tính toán của các chuyên gia bầu cử hay những cơ quan truyền thông, người dân Hoa Kỳ có thể biết được số phiếu cử tri đoàn 2 ông Barack Obama và Mitt Romney đang có. Chẳng hạn như tờ The New York Times cho hay ông Obama hiện đang nắm khá chắc 243 phiếu, ông Romney có chừng 206 phiếu; đài truyền hình CNN tin ông Obama đang có 241 phiếu, ông Romney có được 212 phiếu, sáng sớm Chủ Nhật, tờ The Washington đưa tin cho biết dự đoán ông Obama có 243 phiếu, chỉ cần 27 phiếu nữa sẽ ở lại Tòa Bạch Ốc thêm 4 năm, trong khi ông Romney đã có 206 phiếu, cần thêm 64 phiếu… Cũng dựa vào các cuộc thăm dò trước ngày bầu cử, tờ POLITICO đoán ông Obama sẽ thành công với 290 phiếu, ông Romney được 248 phiếu.
Bất kể tính toán như thế nào đi chăng nữa, 24 giờ trước khi phòng phiếu mở cửa,không chỉ các nhà phân tích chính trị mà ngày người dân Hoa Kỳ cũng đều tin cả ông Dân Chủ lẫn ông Cộng Hòa đều chưa đủ con số 270 phiếu để đắc cử. Theo đồng nghiệp Mark Halperin đang viết cho tạp chí TIME, cách tính toán “thận trọng” nhất cho thấy ông Obama đang dẫn với 237 phiếu, ông Romney đã có 191 phiếu. Nếu tính toán này đúng, ông Obama vẫn cần 33 phiếu, còn ông Romney cần 79 phiếu nữa để trở thành vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.
Làm sao ứng viên Cộng Hòa có được 79 phiếu quan trọng như tờ TIME dự đoán? Đường dẫn ông Romney vào Tòa Bạch Ốc được định đoạt như sau:
1- Ông Romney phải thắng ở 3 tiểu bang miền Nam gồm Virginia (13 phiếu), North Carolina (15 phiếu) và Floria (29 phiếu), cộng với Ohio (19 phiếu). Bốn tiểu bang này sẽ giúp ông có được 266 phiếu, và chỉ cần thắng một trong những tiểu bang 2 bên đang tranh đua khít khao còn lại là có được chiếc chìa khóa mở cửa Tòa Bạch Ốc. (Theo nhiều dự đoán, ông Romney có triển vọng thành công ở Colorado).
2- Nếu thắng Virginia, North Carolina, Florida nhưng không thành công ở Ohio, ước vọng trở thành tổng thống Hoa Kỳ của ông Romney sẽ trở nên rất khó khăn. Lúc đó, ông chỉ cân bằng được lực lượng nếu thắng ở Wisconsin (10 phiếu) và Colorado (9 phiếu), hoặc Colorado (9) cộng với Iowa (6 phiếu) và New Hampshire (4 phiếu).
3- Nếu ông Romney cần bằng được lực lượng nhờ Colorado (9), Iowa (6) và New Hampshire (4), tiểu bang Nevada (6 phiếu) sẽ quyết định kết quả cuộc tranh cử năm nay.
4- Trở ngại ông Romney phải vượt qua: tất cả các tiểu bang có tên nêu trên đều ủng hộ ông Obama hồi 2008, hiện giờ ông Obama được nói là đang dẫn trước ở Nevada, Colorado, Iowa, Wisconsin, Ohio và New Hampshire.
Cũng có dự đoán nói mọi chú ý trong ngày bầu cử (mùng 6 tháng 11. 2012) sẽ được dồn cho bảy (7) tiểu bang sau đây:
1- Florida: ông Romney bắt buộc phải thắng ở đây, nếu không cánh cửa vào Tòa Bạch Ốc của ông sẽ rất hẹp. Hồi đầu năm, các cuộc thăm dò đều nói ông Obama dẫn trước, thời gian gần đây tình hình đã đổi khác: số phiếu cử tri dành cho 2 ông khá ngang ngửa với nhau. Phía ông Obama tin sẽ thu hút được lá phiếu của giớ trẻ gốc Puerto Rico ở miền Trung, và giới trẻ gốc Cuba sinh sống ở miền Nam. Bên ông Romney kỳ vọng vào những khu vực bầu cử có đông cử tri ủng hộ đảng Cộng Hòa.
2- New Hampshire: chỉ có 4 phiếu cử tri đoàn nhưng sẽ quyết định ghế tổng thống, nếu ông Romney thành công ở Florida, North Carolina, Virginia và Ohio, hay trong trường hợp ông Obama lấy được Nevada, Colorado, Iowa và Wisconsin. Bốn năm trước đây cử tri New Hampshire bỏ phiếu chọn ông Obama, nhưng dàn cô vấn của ông Romney tin tưởng sẽ thành công vào tuần tới vì ông từng làm thống đốc tiểu bang Massachusetts nằm ngay bên cạnh, lại có nhà riêng tại New Hampshire. Yếu tố đáng nhắc lại: năm 2000 nếu ông Al Gore thắng ở tiểu bang này, ghế tổng thống đã thuộc về đảng Dân Chủ.
3- Colorado: kết quả thăm dò hầu như thay đổi mỗi ngày khiến người dân Colorado nuôi hy vọng tiểu bang của họ sẽ quyết định vận mạng chính trị của cả ông Obama lẫn ông Romney. Giả sử ông Romney thắng tại các tiểu bang đang nghiêng về đảng Cộng Hòa cộng thêm New Hampshire, Virginia, Florida và Wisconsin, lúc đó ông sẽ có 262 phiếu. Giả sử ông Obama thắng ở các tiểu bang đang nghiêng về đảng Dân Chủ cộng thêm Ohio và Iowa, ông sẽ có 267 phiếu. Lúc đó 9 phiếu cử tri đoàn của Colorado sẽ định đoạt thắng bại của cuộc bầu cử. Hồi năm 2008 ông Obama thắng lớn tại đây, nhưng bây giờ tỷ lệ cử tri ủng hộ ông ngang với tỷ lệ cử tri ủng hộ ông Romney (50%-50%). Ông Obama tin sẽ lấy được phiếu của người lớn tuổi và thành phần cử tri Hispanic, ông Romney trông chờ vào phiếu của quân nhân và gia đình binh sĩ, cộng với phiếu của tập thể Thiên Chúa Giáo.
4- Iowa: hồi 2008 ông Obama thắng cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên của đảng Dân Chủ tại tiểu bang này, sau đó cử tri Iowa cũng ủng hộ ông trong cuộc bầu cử tổng thống. Tỷ lệ thất nghiệp thấp được xem là lợi thế cho vị tổng thống đương nhiệm, nhưng phần lớn các cơ quan truyền thông uy tín nhất trong tiểu bang lại ủng hộ ông Romney, cho rằng ứng viên Cộng Hòa “có cái nhìn và chiều hướng mới, tốt hơn cho nền kinh tế quốc gia” (bốn năm trước đây hầu hết ủng hộ ông Obama). Đây là tiểu bang ông Romney tin tưởng sẽ tin tưởng sẽ thành công để có 6 phiếu cử tri đoàn. Bên ông Obama cũng vững tâm vì có dàn vận động viên hoạt động rất mạnh ở mọi quận hạt.
5- Ohio: tiểu bang được 2 ông ghé thăm nhiều nhất (ông Obama ghé qua hơn 20 lần, ông Romney xuất hiện vận động cả thảy hơn 30 lần), hy vọng sẽ lấy được 18 phiếu cử tri đoàn. Hiện giờ các thành phố lớn có vẻ nghiêng về phía ông Obama, nhưng những vùng ngoại ô và thôn quê lại nghiêng về phía ông Romney. Các cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ cách biệt giữa 2 ông quá khít khao, nhưng ông Obama được kể là đang có lợi thế vì tới 2/3 những người đi bầu sớm cho hay họ ủng hộ bên đảng Dân Chủ.
6- Virginia: trong 40 năm liên tiếp (từ 1964 đến 2004) cử tri Virginia ủng hộ đảng Cộng Hòa, năm 2008 họ nghiêng về phía Dân Chủ. Tập thể cử tri da mầu ở các thành phố miền Nam sẽ tiếp tục dồn phiếu cho ông Obama, nhưng câu hỏi lớn nhất vẫn là số cử tri cư ngụ ở miền Bắc Virginia sẽ ủng hộ ai. Ủy Ban Vận Động Tranh Cử Obama nói thu hút được lá phiếu của tập thể nữ cử tri, trong khi phía ông Romney lại được dân chúng và quân nhân cư ngụ ở khu vực Norfolk gần biển ủng hộ, Lý do: ông Romney chủ trương đóng thêm tầu chiến cho hải quân, Norfolk là một trong những xưởng đóng tầu lớn nhất nước Mỹ. Cư dân da trắng làm việc cho các mỏ than ở miền Nam cũng được dự đoán sẽ ủng hộ ông Romney.
7- Wisconsin: 4 năm trước đây ông Obama thắng lớn ở Wisconsin (hơn ông John Mcain tới 14% tổng số phiếu), năm nay tình hình chưa rõ sẽ như thế nào dù các cuộc thăm dò đều nói ông đang dẫn với tỷ lệ phiếu từ 1% đến 4%. Ông phó Cộng Hòa Paul Ryan là người Wisconsin, sẽ góp phần không nhỏ để giúp ông Romney thành công.

© Nguyễn Văn Khanh
© Đàn Chim Việt 

Thế giới ảo phá hủy cuộc sống thật như thế nào?

Thời gian biểu mỗi ngày của bạn như thế nào? Bao nhiêu giờ bạn dùng để check mail? Bao nhiêu giờ bạn sử dụng để ngồi post những dòng status lên facebook hoặc chờ đợi để comment trên wall của bạn bè?


Hay bao nhiêu thời gian bạn bỏ ra làm những việc không giúp ích gì cho cuộc sống trên Internet? Ngay chính bản thân những người nghiện Internet cũng có những phút giây thừa nhận rằng chúng ta đang dành quá nhiều thời gian để làm những việc có giá trị rất thấp với cuộc sống thực. Tôi luôn phản đối ý kiến cho rằng “Thế giới ảo và game online đang khiến cho xã hội đi xuống”, tuy nhiên, phần nào đó của thế giới thực đã chết vì thế giới Internet. Phần nào của cuộc sống đã bị phá hủy và làm cách nào để chỉnh sửa lại cuộc sống của chúng ta?
 
Ngày nay, thế giới công nghệ thực sự đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, tuy nhiên, cũng như bàn tay có 2 mặt thì thế giới ảo cũng có mặt tốt và mặt xấu. Như đã nói ở trên, ý kiến “Thế giới ảo và game online đang khiến cho xã hội đi xuống” không thể tồn tại vững chắc nếu như tác giả của ý kiến này đi sâu hơn vào thế giới của công nghệ. Mặc dù thế hệ 8x, 9x đời đầu khi còn ít tuổi gần như không có khả năng tiếp xúc với thế giới mạng nhưng vào thời điểm những năm 1995 không thể nói rằng không tồn tại game bạo lực ở Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, có bao giờ chúng ta thấy những tin bài giật gân về việc gamer giết người trong cuộc sống? Vấn đề này liệu có còn phải được bàn luận hay mỗi người đã có kết luận của chính mình? Thế giới ảo đã làm hỏng cuộc sống theo một cách khác.
Hủy hoại những gì có giá trị của cuộc sống là thứ mà thế giới ảo đã tác động đến con người hiện đại. Với suy nghĩ đơn giản là 1 game match hoặc 15 phút lướt web và bạn sẽ bắt đầu đi làm việc cần làm nhưng rút cục thì cả tiếng đồng hồ sau bạn vẫn dính chặt với chiếc màn hình máy tính. Và những gì bạn có được vào cuối ngày là một núi công việc chưa hoàn thành. Hay việc giao tiếp trên mạng quá nhiều có thể khiến cho chúng ta chỉ còn quen với những cú click chuột, những lần múa tay trên bàn phím, những icon vô cảm hay những câu nói vô nghĩa đọc lên thì khá vui nhưng khi phát ra từ miệng thì lại trở nên nhạt nhẽo. Cuộc sống thực và cuộc sống ảo tồn tại song song với nhau và cùng chia sẻ 24 giờ của một ngày, 7 ngày của một tuần…Và với một quỹ thời gian chung đó, bạn chỉ có thể chọn lựa và bồi đắp cho một bên mà thôi. Bạn sẽ chọn thế giới thật có thế giới ảo làm nơi giải trí? Hay bạn sẽ chọn thế giới ảo và chỉ sử dụng thế giới thật để giải quyết những nhu cầu của thân xác?
the-gioi-ao-pha-huy-cuoc-song-that-nhu-the-nao
Con người là loài động vật sống theo cộng đồng và như mọi loài sinh vật cộng đồng khác, thông tin là một thứ rất có giá trị với chúng ta. Lúc này, internet chính là nguồn cung cấp thông tin vô hạn mà chúng ta có thể tìm đến. Tuy nhiên, thông tin ở đây không chỉ là những tin tức đáng lưu ý trong xã hội, thông tin có thể chỉ đơn giản là một sự thay đổi nhỏ của bạn bè, người thân mà ngày nay đã được quy tụ lại dưới dạng những dòng status ngắn gọn. Tuy nhiên, những tin tức mới được cập nhật quá nhanh trên mạng Internet, làm sao chúng ta có thể tiếp nhận hết được thông tin 7 tỷ con người có mặt trên khắp hành tinh này. Và cuối cùng, chúng ta chỉ còn biết đến những cú click chuột mà quên rằng cuộc sống xung quanh vẫn đang tiếp diễn.
Herbert Simon, người đoạt giải Nobel năm 1978, đã từng nói vào thời điểm ấy: “Sự giàu có của thông tin sẽ tạo ra sự nghèo nàn của sự chú tâm”. Một câu nói từ 34 năm trước đây đang tồn tại trên thế giới ảo ngày nay. Sự bão hòa thông tin ngày nay khiến cho chúng ta không còn thực sự chú tâm đến những thông tin nhỏ lẻ, vụn vặt nữa. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu về hành vi của con người, có đến 95% hành vi của chúng ta mỗi ngày được thực hiện theo một kịch bản đã được chỉnh bản thân viết ra từ trước. Những hành vi này không được coi là thói quen nữa mà được coi là một dạng đáp ứng nhu cầu của bản thân. Nói một cách khác, sau thời gian quá quen với những cú click chuột, 95% hành động của mỗi chúng ta đã trở thành hành động thỏa mãn cơn nghiện của bản thân. Một cách vô hình, chúng ta đã trở thành những con nghiện trong thế giới ảo.
Hãy cùng sống trong thế giới thật và sử dụng Internet như một phần giải trí của cuộc sống. Dù gì đi chăng nữa bạn cũng không thể trở thành một nhân vật ảo để có thể hoàn toàn sống trong thế giới ảo được. Vậy làm cách nào để chống lại thói nghiện Internet của bản thân? Để lấy lại thăng bằng cho cuộc sống và đủ bản lĩnh bước lùi ra khỏi thế giới ảo hãy thử thực hiện một vài bước sau để quay lại với cuộc sống thực.
1. Đưa bản thân tránh xa sự cám dỗ
Hãy chủ động tránh xa thế giới ảo. Bằng cách tắt hết các phương tiện công nghệ cao của bạn như máy tính, điện thoại, tablet mỗi ngày vào một thời điểm định sẵn trong ngày và cố gắng không bật chúng lên càng lâu càng tốt. Thời điểm tốt nhất để làm việc này là vào sáng sớm hoặc sau một giấc ngủ trưa, khi bạn còn đủ tỉnh tảo để hành động theo trí não của chính mình cũng như đủ năng lượng để tránh xa cám dỗ này.
2. Lưu giữ 
Hãy ghi lại những ý tưởng của bạn hoặc ngay lập tức download những gì bạn cần lại. Việc lưu giữ thông tin cần thiết sẽ giúp bạn phần nào tránh xa được ham muốn. Việc lưu giữ thông tin ngay lập tực cũng có tác dụng rất tốt trong việc giữ đầu óc không bị vướng bận để tập trung cho công việc.
3. Thư giãn
3 giây hít sâu bằng mũi, 6 giây thở ra qua miệng, liên tục lặp lại trong khoảng 1 phút. Chúng ta đã nghe nhiều đến những người nghiện ma túy, việc cai nghiện đối với họ hết sức khó khăn. Và mặc dù chưa trải qua nhưng những biểu cảm của người đang cai nghiện chúng ta cũng có thể hiểu sự bứt rứt, khó nhọc. Và đối với bản thân chúng ta, những người nghiện Internet, sự bứt rứt này chắc chắn cũng sẽ xảy đến. Hãy hít thở sâu để làm đầu óc trùng lại. Chỉ một chút tác động của cơ thể có thể khiến đầu óc nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
4. Tận hưởng cuộc sống
Để điện thoại ở nhà và bước xuống phố, đi dạo vòng quanh và tận hưởng cuộc sống thật. Điều chúng ta muốn nhắm tới là giúp đầu óc bạn thư giãn mà không còn phải lo lắng về thế giới ảo nữa. Hãy dành thời gian để sống trong cuộc sống thật, dành không gian để lánh xa cuộc sống ảo.
Điều quan trọng nhất chính là không được nản trí. Như đã nói, 95% hành vi của chúng ta được lập trình tự động để thỏa mãn nhu cầu bản thân, hãy dần dần giúp bản thân yêu cuộc sống thật hơn để có quyết tâm xa rời thế giới virtual.
  (GENK) 

Những chuyện lạnh người ở nghĩa trang 60.000 hài nhi

Chỉ với khoảng mấy chục ngôi mộ được xây cất đàng hoàng song nghĩa trang thai nhi ở Đồi Cốc, Thanh Xuân, Sóc Sơn, HN hiện đang là nơi yên nghỉ của 60.000 hài nhi xấu số, bị bố mẹ tước đoạt quyền sống khi chưa kịp chào đời. Ở nơi chất chứa đau thương ấy, khoảng chục người trong làng đã cùng nhau thành lập Đội bảo vệ sự sống.
Gần chục năm nay, họ thầm lặng làm công việc rửa ráy, nâng niu những sinh linh nhỏ bé ở khắp các nơi được mang về đây, giúp các em có được nấm mồ yên ổn để không phải chịu cảnh bị hắt hủi, quăng quật nơi thùng rác bệnh viện.
Công việc an ủi các linh hồn
Nghĩa trang thai nhi Đồi Cốc được thành lập một cách tự phát. Một người phụ nữ ở làng trong lần đi chợ tình cờ nhìn thấy xác một thai nhi bị bỏ ở góc chợ đã không thể kìm lòng mang về chôn.
Dần dần, công việc này được mọi người trong làng hiểu và ủng hộ, phạm vi nghĩa trang được mở rộng, số lượng các thai nhi được đưa về đây cũng ngày càng nhiều thêm.
Khi mới thành lập, Đội bảo vệ sự sống chỉ có 7 người phụ nữ cùng làng, hiện nay số lượng người trong đội khoảng 10 - 12 người, có thêm cả cánh nam giới. Hằng ngày, cứ khoảng 4 – 5h chiều, những thành viên sẽ bớt chút thời gian đến nghĩa trang làm công tác mai táng cho các thai nhi xấu số.
Một góc nghĩa trang thai nhi
Một góc nghĩa trang thai nhi
Là một thành viên có mặt trong đội từ những ngày đầu thành lập, cô Nguyễn Thị Chín chia sẻ: “Các bé khi trở về trong bàn tay chúng tôi, mỗi cháu một dáng vẻ, hình hài. Có bé được 6 – 7 tháng đã thành hình người, có những bé còn nhỏ quá, chỉ là những cục máu tím bầm, cũng có bé bị các dụng cụ y tế làm cho tan nát hết cả các bộ phận”.
Với các bé đã lớn tầm 6 – 7 tháng tuổi thì mọi người trong đội sẽ tắm rửa sạch sẽ rồi mặc quần áo và đặt các bé vào trong tiểu. Những bé mới chỉ 1 – 2 tháng tuổi thì sẽ được bọc vào khăn xô trắng, cho vào túi ni lon cẩn thận, đặt vào tiểu hoặc hũ sành trước khi chôn.
Từ ngày bắt đầu công việc này, cô Chín từng gặp không ít cặp bố mẹ mang con đến đây chôn. Đa phần những người này đều rất trẻ, họ trót dại có thai nhưng không biết hoặc biết nhưng giấu diếm người thân.
Vì không biết giải quyết thế nào, đến khi cái thai to quá thì lộ ra, mọi người trong gia đình mới biết và họ chọn cách phá bỏ. Một số trường hợp để thai to quá, họ còn dùng thuốc tiêm để đẩy cái thai ra ngoài. Do vậy một số bé khi mang đến vẫn còn thở thế nhưng chỉ vài tiếng sau là chết.
Nhận thức được tội lỗi của mình nên khi đến đây, họ đều khóc, chôn cất xong là họ cũng lặng lẽ đi luôn chứ ít khi quay lại. Còn với những người quyết nạo phá thai ngay từ đầu thì thai chỉ tầm 1 – 2 tháng.
Bác Lập và cô Chín là những thành viên trong Đội bảo vệ sự sống
Bác Lập và cô Chín là những thành viên trong Đội bảo vệ sự sống
Với những cặp vợ chồng cưới xin hẳn hoi mà không may con cái chết non hoặc bị dị tật không thể giữ lại được thì họ mới hay nói chuyện, tâm sự với các thành viên của đội. Thỉnh thoảng họ vẫn đến thăm nom nghĩa trang thường xuyên.
Mỗi ngày số lượng thai nhi được gom về nghĩa trang khác nhau. Cô tâm sự: “Thông thường có khoảng 20 bé/ngày được mang về. Những ngày thứ 7, chủ nhật số lượng có thể lên tới 50 – 70 bé. Có bận đỉnh điểm 3 xe cải tiến đầy thai nhi được đưa về đây khiến chúng tôi vừa rửa ráy, mai táng cho các bé vừa nước mắt lưng tròng vì quá xót xa”.
Mang theo nỗi ám ảnh bởi những hình ảnh đau thương ấy, đôi khi đang làm dở công việc đồng áng gia đình, cô Chín lại đứng thần người ra khi nghĩ tới các em. Đôi khi cô lại thầm trách những người bố người mẹ thiếu trách nhiệm, nỡ tước đoạt những mạng sống nhỏ nhoi ngay khi chúng chưa một lần nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
Bác Nguyễn Thị Lập, 56 tuổi cũng làm công việc này từ khi mới có nghĩa trang. Vì nhận thức được đây là việc làm rất thiện nên dù tính tình nhút nhát, nhìn thấy máu là sợ, bác Lập cũng dứt khoát phải tham gia vào đội.
Lần đầu tiên nhìn thấy những em bé còn đỏ hoe máu, thậm chí chỉ là những cục thịt bầm, bác Lập đã sợ hãi tới mức nhắm tịt mắt lại, tưởng rằng sắp ngất. Ấy thế mà dần dần thành quen, về sau cảm giác sợ hãi cũng giảm đi, nhìn thấy các bé được mang về mai táng, bác thấy sự tiếc xót vượt lên trên nỗi sợ cố hữu, nước mắt lăn dài, có cảm giác như những em bé ấy cũng chính là con cháu trong nhà.
Những tấm lòng dạt dào tâm đức
Những bức ảnh kinh hoàng về các thai nhi khi mang về nghĩa trang
Những bức ảnh kinh hoàng về các thai nhi khi mang về nghĩa trang
Mỗi ngôi mộ ở đây chứa đựng nhiều số phận khác nhau. Chúng được xây cất giống nhau song số lượng các bé được mai táng trong từng ngôi không đồng đều. Trước kia khi chưa có kinh phí, không mua được tiểu, các bé được đưa vào những bình sành nhỏ để chôn. 
Gần đây, nghĩa trang mới sắm thêm một chiếc hòm lạnh. Trước kia, vì không có vật dụng rất quan trọng này nên mỗi khi mang các bé về đến nơi, mọi người đều phải khẩn cấp đưa các bé đi chôn cất ngay, sợ để lâu các bé sẽ có mùi.
Có những lần mưa gió tầm tã 3, 4 ngày liền, các mộ được đào sẵn nên nước đọng, bỗng chốc trở thành hố nước lớn. Để có thể cho các thai nhi được yên nghỉ chu đáo và sạch sẽ nhất, mọi người phải cùng nhau đội mưa múc hết nước ra ngoài rồi mới tiến hành các thủ tục chôn cất khác.
Hiện nay, khi đã có thêm chiếc tủ lạnh, những bé chưa kịp chôn thì sẽ được để vào trong đó. Vừa rồi, nhờ có sự ủng hộ đóng góp của nhiều người, nghĩa trang cũng sắm thêm được mấy trăm chiếc tiểu để sẵn trên gờ tường, phục vụ cho những lần mai táng tiếp theo.
Không chỉ những thành viên trong Đội bảo vệ sự sống mới gắn bó với công việc này. Mọi người dân trong làng khi có cơ hội đều thể hiện tình thương yêu đối với các hài nhi vô tội.
Em Nguyễn Thị Luyến, năm nay mới học lớp 9 nhưng đã có thâm niên mai táng cho các thai nhi được 3 năm. Nhà ở gần nghĩa trang, hay quanh quẩn ở khu vực này để chơi nên khi thấy những bác lớn tuổi trong làng làm công việc chôn cất cho các em nhỏ bị từ chối sự sống, Luyến cũng tò mò vào làm cùng.
Đến nay, Luyến đã mai táng cho khoảng 100 em nhỏ. Luyến kể: “Em chỉ chôn được các em còn nhỏ mà người ta bọc trong túi ni lon thôi. Các em ấy sẽ được em cho vào hũ sành, các em lớn hơn thì các bác khác làm”.
Khi được hỏi còn bé thế mà đã làm công việc này Luyến không thấy sợ hay sao thì cô bé cười: “Lần đầu tiên em thấy cũng hơi sợ vì nhìn các bé được đặt trong túi bóng, bé nào cũng nát bét. Nhưng lúc đó chẳng hiểu tại sao em lại vào giúp bác quản trang chôn các bé.
Dần dần thành quen nên giờ em chẳng còn sợ hãi gì cả. Hễ các bác có việc gì nhờ, em mà làm được là giúp liền”. Luyến cũng kể thêm rằng từng có lần người ta nạo phá thai nhưng không bọc các bé vào, khi mang về đây, tự tay Luyến phải buộc các em lại gọn gàng, cho vào túi bóng rồi mới đem chôn.
…Và câu chuyện về người đàn bà “tâm thần” thích làm việc thiện
Nói về công lao của những người bảo vệ sự sống nơi nghĩa trang thai nhi này, không thể không nhắc tới công lao của bác Nguyễn Thị Nhiệm. Người phụ nữ đầu tiên thấy xác hài nhi mang về chôn cất tại đây chính là bác.
Trong Đội bảo vệ sự sống, bác là người thường xuyên tới thăm nom nghĩa trang nhất. Cũng chính bác là người trực tiếp tắm rửa, mặc quần áo cho các thai nhi đã nhiều tháng tuổi trước khi mai táng. Quyển sổ ghi chép số lượng hài nhi được chôn cất tại đây một tay bác ghi chép.
Những người khác trong đội có thể vắng mặt nhưng bác thì không. Cứ đúng tầm giờ ấy là bác có mặt tại nghĩa trang để an ủi linh hồn cho các bé, chỉ cần chưa ra kịp giờ là bác đã thấy nóng ruột không yên.
Trong một lần đi chợ, bác lặng người khi thấy một thai nhi bị người ta vứt bỏ, nằm chơ vơ nơi góc chợ. Cảm giác đau xót tột độ bỗng dâng lên trong lòng, ký ức về câu chuyện năm xưa cũng bất chợt ùa về, đôi chân bác run rẩy đến gần cái xác.
Kỳ lạ ở chỗ, bình thường nhìn thấy máu là bác sợ nhưng khi bước tới trước mặt sinh linh nhỏ bé đó, bác trở nên mạnh dạn lạ thường. Mặc cho ánh mắt tò mò đang nhìn mình xung quanh, bác nhẹ nhàng gói ghém em bé đó vào một chiếc túi ni lông rồi mang về nhà chôn cất.
Từ cái ngày định mệnh đó đến nay đã 10 năm, người phụ nữ này vẫn thầm lặng làm công việc mai táng cho những thai nhi bị bố mẹ tước đi quyền sống. Trước khi làm việc này, mỗi lần nhìn thấy tai nạn giao thông, thậm chí chỉ nghe thấy tiếng va chạm, tiếng phanh rít trên mặt đường là bác đã sợ hãi chạy thật xa. Ấy vậy mà giờ đây, bác đã chẳng còn sợ hãi gì khi chứng kiến các vụ tai nạn.
Thời gian đầu, sáng bác đi khắp nơi nhặt nhạnh hài nhi rồi tối về chôn cất. Sợ mọi người trong nhà biết chuyện nên bác giấu diếm làm công việc này. Về sau, khi đã quen việc, bác mới tâm sự với mọi người trong gia đình. Chồng đồng tình, con cái ủng hộ khiến bác mừng rớt nước mắt.
Mỗi lần tới các nơi đó, bác đều trình bày việc mình đang làm. Thế nhưng không phải ai cũng tin lời của người phụ nữ thôn quê ấy. Bác kể: “Họ sợ tôi có mục đích xấu, đến xin các cháu bị bỏ về ngâm rượu rồi nấu cám cho lợn… Dù tôi cố gắng giải thích thế nào họ cũng một mực không cho”.
Không nản lòng, bác cứ tiếp tục đến các nơi đó để nài nỉ. Một số nơi thấy bác kiên trì, thành tâm trông cũng hiền lành, thật thà nên đồng ý. Thế nhưng trong quá trình ròng rã đi xin các bé về mai táng, bác cũng gặp phải không ít cảnh “mếu dở khóc dở”.
Từng có trường hợp người ta tưởng bác đến mua con nên lúc đầu đón tiếp rất nhiệt tình. Đến khi nghe bác trình bày rằng chỉ xin về để giúp cháu bé có một nơi yên nghỉ thì họ lạnh tanh: “Người ta xin ngâm rượu em còn chẳng cho”.
Cũng có lần, bác mạnh dạn đến gặp một nữ bác sỹ sản khoa để trình bày mục đích. Trước khi đến, mọi người đã rỉ tai bác rằng chị này chỉ thích mỗi tiền. Bác không tin bởi nghĩ rằng những sinh linh bé bỏng tội nghiệp ấy là vô giá, làm sao lại có người nỡ nói đến chuyện tiền nong.
Thế nhưng đến nơi, đúng là bác bị đòi tiền thật. Bác chỉ kịp phân trần: “Em làm thế này trong người cũng làm gì có đồng nào? Chúng em cũng chỉ là đi làm phúc, sao lại còn đòi hỏi tiền nong?” rồi không bao giờ quay trở lại đó nữa.
Thời gian đầu, bác Nhiệm còn vấp phải sự dèm pha của mọi người trong làng. Hễ đi đâu trong làng cũng thấy người ta bàn tán về câu chuyện của bác:
“Họ bảo tôi tâm thần gàn dở nên mới làm việc này. Ai đời tự dưng lại vác thêm một cái nghĩa trang về làng, người lành lặn thì không sao, biết đâu có những em bé bố mẹ nhiễm bệnh, hóa ra là mang bệnh về rồi còn gây ô nhiễm môi trường chung”.
Biết rằng mọi người đồn đoán công việc của mình chẳng hay ho gì nhưng mỗi lần nghĩ tới cái sinh linh bé bỏng bị vứt vào thùng rác, bị thú nuôi tha đi khắp nơi bác lại không cầm được nước mắt, quyết tâm phải gạt hết lời ong tiếng ve để làm thật tốt công việc này.
Dần dà, mọi người cũng hiểu rằng đây là việc tốt và những lời đồn đoán kia tuyệt nhiên không còn nữa. Đội bảo vệ sự sống cũng bắt đầu thành lập từ đó.
Lúc đầu nghĩa trang chỉ có một nửa sào ruộng được trích ra từ ruộng nhà bác, đến nay nghĩa trang đã rộng hơn nhưng cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Bác cho biết: “Đất của nhà tôi bỏ ra, cộng với số đất của làng, tổng diện tích nghĩa trang này hiện rộng ngót 2 sào. Chúng tôi cũng sắp phải cơi nới thêm ra bởi nó đã chật lắm rồi”.
Hài nhi báo mộng
Bác Nhiệm không biết đi xe máy nên chồng bác phải thay vợ đi thu gom các bé về để mai táng. Mỗi lần đỡ các bé ra khỏi các túi ni lon, bác đều xúc động tới mức chưa thể đem chôn được ngay, cứ đứng lặng người ngắm các bé rồi nước mắt giọt ngắn giọt dài.
Dù trời nắng trời mưa, thậm chí bão bùng, bác vẫn động viên chồng đi gom các cháu về đều đặn. Bác ngậm ngùi: “Mỗi ngày có hàng bao nhiêu cháu cần được tôi chôn cất, mình mà không đi để các cháu ngoài trời sương gió tôi không đành lòng”.
Bác bảo các bé tuy còn nhỏ nhưng thiêng lắm. Từ ngày làm công việc này bác được rất nhiều bé báo mộng. Gần đây nhất, ngày 31/9 vừa qua bác mới đón nhận một cháu về mai táng: “Đêm hôm trước tôi nằm mơ có ca sinh ngược. Linh cảm lạ nên 9h sáng hôm sau tôi vội tới nghĩa trang. Đến đây thì đã thấy có người mang một cháu đến rồi. Hóa ra cháu về báo mộng giúp tôi”.
Mẹ của cháu bé đó là một cô gái còn rất trẻ, dáng người gầy gò, điệu bộ có phần yếu đuối, mệt mỏi như vừa ốm dậy. Từ lúc đến cho đến lúc về, cô gái cứ khóc ròng, cặp mắt đỏ hoe. Hỏi ra mới biết cô gái này là sinh viên năm cuối của một trường Đại học, vì quan hệ với bạn trai nên lỡ dính bầu.
Biết rằng không thể để đứa con này trong khi còn đang đi học nên cô giấu diếm bạn trai đi phá thai. Bác Nhiệm kể: “Nhìn cháu ấy yếu lắm, cứ nói được từ nào là khóc rồi thở phì phò. Cháu nó cũng mới phá được mấy hôm, về để cái thai trong tủ lạnh, hôm ấy thấy sức khỏe khá hơn nên mới đi xe buýt mang tới đây”.
Cũng có đêm, bác Nhiệm nằm mơ thấy một bà cụ đã mất mấy chục năm trước bỗng hiện về bảo rằng có một thằng bé mới chết. Hôm sau thì có người mang một bé tới nghĩa trang luôn. Lại có bé báo mộng bảo đừng giẫm vào cháu, hóa ra vẫn có bé còn bị dính lại trong chậu máu…
Đặc biệt, trong số những thai nhi được mang về mai táng, có những bé may mắn còn thở. Bác Nhiệm từng nuôi bé Tiểu Duyên trong vòng 19 ngày bằng tất cả sự tận tâm và lòng yêu thương của một người bà, người mẹ.
Thế nhưng số phận của Tiểu Duyên cũng chỉ có thể ngắn ngủi trong 19 ngày. Bởi sau đó bé đã qua đời do bị vỡ mạch máu não. Bé Phạm Hồng Quân cũng được bác nuôi trong 4 ngày thì mất.
Đó là những bé khiến bác Nhiệm không thể quên. Bác đã làm tất cả bằng chút sức lực nhỏ bé của mình nhưng những bậc làm cha làm mẹ đã từ bỏ các em quá sớm và bác chẳng thể níu giữ các em lại trên cõi đời này.
Mặc dù công việc đồng áng, gia đình luôn tất bật nhưng cứ đến 4 – 5 h chiều là bác Nhiệm lại có mặt tại nghĩa trang để rửa ráy và chôn cất cho các hài nhi xấu số. Công việc này khiến bác suy nghĩ nhiều đến nỗi có lần bác ra thăm nghĩa trang tới mấy lần.
Đến nay, nghĩa trang Đồi Cốc đang là nơi yên nghỉ của 60.000 hài nhi. Phần lớn các bé đều được chính tay bác Nhiệm chôn cất. Nhờ có tâm nên từ ngày làm công việc này, bác chưa từng một lần ốm đau. Bác bảo:
“Nếu may mắn sống thọ đến 70, 80 tuổi, dù phải bò thì hàng ngày tôi cũng ra đây với các cháu. Chỉ trừ khi già đến nỗi chân tay run rẩy không thể gói hay mặc quần áo cho chúng thì tôi mới nguyện giao lại công việc cho con cái”.
Mặc dù có tình thương và lòng nhiệt tình nhưng không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để làm công việc của một nhân viên “nhà xác thai nhi”. Đã từng có rất nhiều người nhiệt tình muốn góp một phần công sức cho nghĩa trang song có người nhìn thấy máu là ngất, có người chỉ giao cho cho nhiệm vụ chụp ảnh lại các bé, ấy vậy mà khi nhìn thấy những thân thể không còn toàn vẹn, họ đã chạy ra ngoài nôn thốc nôn tháo vì hoảng sợ.
Những người “bạo gan” như bác Nhiệm cùng một số thành viên trong Đội bảo vệ sự sống không nhiều. Và mỗi ngày, họ lại đang viết tiếp những trang nhật ký đầy xúc động về công việc an ủi các linh hồn bé bỏng…

Thanh Thu
(PN today)

Lý lịch nghi can giở trò dâm ô hàng loạt nữ sinh

Nam thanh niên bị tố cáo chặn đường hàng loạt nữ sinh giở trò dâm ô được xác định là công an 23 tuổi. Theo nhiều đồng nghiệp cũ, "danh tiếng" anh ta nổi như cồn vì tật mê gái và trộm cắp vặt.
Theo lời các nữ sinh từng là nạn nhân của tên bạo dâm thì thủ phạm có dáng người to, đậm. Không chỉ khi trời nhập nhoạng tối mà ngay cả ban ngày, thủ phạm vẫn sẵn sàng lao ra hành hung, đòi cưỡng hiếp.
Anh Cao Văn Hoản cho biết: Vào khoảng 12h30’ ngày 1/7, con gái anh trên đường đến trường THPT Toàn Thắng, bất ngờ gặp người thanh niên lạ mặt ngỏ ý hỏi thăm đường. Trong lúc cháu đang chỉ dẫn, gã kia liền vật ngửa cháu xuống đường, rồi giật đứt cúc áo, cúc quần. Hoảng sợ, con gái anh la hét kêu cứu. May lúc đó có thầy giáo chủ nhiệm của cháu đi ngang qua phát hiện, gã thanh niên liền bỏ chạy.
Một học sinh 11 tuổi kể, cách đây khoảng 2 tháng, lúc đó vào giờ nghỉ trưa, cháu có việc đi qua khu vực trường mầm non của thôn thì bắt gặp một thanh niên đi từ phía đầu cầu vào trường. Vượt qua mặt nhau, bỗng người này gọi “em” rồi bất ngờ lấy tay đánh vào mặt, vào đầu khiến cô bé hoảng sợ. Sau đó, hắn vật ngửa cháu.... Đau đớn, nữ sinh kêu lên thì có một người phụ nữ gần đó nghe thấy chạy ra. "Yêu râu xanh" bỏ chạy...

Quỳnh tại cơ quan công an. Ảnh: Gia đình & Xã hội
Chắp ghép lại mọi tình tiết “bất thường” trên, Ban giám hiệu các trường THPT trên địa bàn đã khuyến cáo các bậc phụ huynh và học sinh đi học hay ra đường phải hết sức thận trọng, nên đi hai ba người và có bố mẹ kèm nếu một mình qua các đoạn đường vắng. Nhiều bậc phụ huynh đã khẩn trương ngồi họp bàn, thống nhất rà soát, kiểm tra và lên phương án bắt giữ "yêu râu xanh" bí ẩn kia.
Cuối giờ chiều 3/11, nghi can có hành vi bạo dâm bị bắt giữ. Tại Ban an ninh xã Tiên Minh, người này được xác định là Vũ Văn Quỳnh, 23 tuổi, đang công tác tại Công an huyện Tiên Lãng.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Quỳnh đi nghĩa vụ công an và được phân về Công an quận Hải An, bộ phận hỗ trợ tư pháp. Hết thời gian nghĩa vụ, vì không đạt tiêu chuẩn, Quỳnh buộc về nhà. Rồi Quỳnh lại được xét tuyển điều về Công an quận Hải An. Tháng 8 vừa qua, Quỳnh chuyển công tác đến Công an huyện Tiên Lãng.
Một số người dân khu vực quận Hải An và đồng nghiệp cũ của Quỳnh cho biết, dù ít tuổi song danh tiếng của hắn đã nổi như cồn vì tội ăn cắp vặt, mê gái và hám tiền. Hầu như lúc nào mọi người cũng thấy Quỳnh săn đón các cô gái mới lớn, ham mê cờ bạc. Với mác công an, thường mặc sắc phục kể cả lúc rời gác, Quỳnh mau chóng tạo niềm tin đối với các chủ nợ, các gia đình có con em mới lớn và các nữ sinh.
Quỳnh nhiều lần ăn cắp vặt của anh em đồng nghiệp và liên tục để khoản nợ kếch xù từ đề đóm, cờ bạc cho bố mẹ trả. Khi hay tin Quỳnh bị bắt vì có hành vi sàm sỡ, làm nhục và hành hung người khác, phần lớn những người từng là nạn nhân, đồng nghiệp của Quỳnh đều không quá tỏ ra bất ngờ về kết cục này.
Ngày 4/11, một lãnh đạo Công an huyện Tiên Lãng cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận hồ sơ nên chưa phát ngôn về vụ việc.
(Gia đình & Xã hội)