Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Tin ngày 25/2/2013 - Tướng quân đội nguy cơ mất nước là có thật, trước khi người lính kịp cầm súng ra trận

  • Quốc hội Cuba bầu Chủ tịch nước (RFI) - Đây sẽ là nhiệm kỳ 2 và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng của chủ tịch Raul Castro. Nhiều gương mặt mới trong hàng ngũ lãnh đạo Cuba đang nổi lên trước viễn cảnh ông Castro rút lui khỏi chính trường vào năm 2018.
  • Cựu Tổng thống Đài Loan bị lãnh thêm 18 tháng tù (RFI) - Tòa án Tối cao Đài Loan ngày 23/02/2013 vừa ra phán quyết kéo dài thêm 18 tháng án tù nhắm vào cựu Tổng thống Trần Thủy Biển vì có thêm cáo buộc tham nhũng. Cựu lãnh đạo Đài Loan đang thụ án tù 18 năm và sáu tháng vì tội tham nhũng, rửa tiền trong thời gian làm Tổng thống từ 2000 đến 2008.
  • Miến Điện, niềm hy vọng mới của các tập đoàn dầu khí lớn thế giới (RFI) - Một số nước có trữ lượng dầu khí lớn hơn, khả tín hơn và có cơ sở hạ tầng tốt hơn, thế nhưng, kể từ khi quốc tế bãi bỏ cấm vận và cùng với tiến trình cải tổ chính trị tại Miến Điện, quốc gia này lại có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các tập đoàn lớn trên thế giới, cho dù chưa ai biết rõ trữ lượng của nước này.
  • Quan chức Mỹ từng bí mật đi thăm Bắc Triều Tiên (RFI) - Theo tiết lộ của báo Los Angeles Times số đề ngày 23/02/2013, nhằm cải thiện quan hệ song phương, năm ngoái một quan chức của Nhà Trắng đã hai lần đến Bình Nhưỡng. Mục tiêu chính của hai chuyến đi bí mật nói trên nhằm khuyến khích tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên có một chính sách đối ngoại ôn hòa.
  • Ý bầu Quốc hội, cử tri lưỡng lự (RFI) - Các phòng bỏ phiếu tại Ý mở cửa sáng nay, 24/02/2013. Gần 50 triệu cử tri nước này được kêu gọi tham gia bầu cử lập pháp. Cuộc bỏ phiếu kéo dài trong hai ngày.
  • Nhiều tàu Trung Quốc lại xâm nhập vùng quần đảo Senkaku (RFI) - AFP loan tin, hôm nay 24/02/2013 nhiều tàu hải giám Trung Quốc lại xâm phạm vùng biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Như vậy, đây là ngày thứ hai liên tiếp tại vùng biển Senkaku lại có sự hiện diện của tàu Trung Quốc, sau một tuần lễ im ắng.
  • Hai người chết vì lũ lụt ở Úc (VOA) - Nhiều vùng của nước Úc vẫn tiếp tục chịu đựng nước lũ, cho tới giờ này đã làm 2 người chết và hàng vạn người phải bỏ nhà
  • Philippines 'có lợi' khi TQ bác tòa án LHQ (BBC) - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nói việc Trung Quốc từ chối tham gia vào thủ tục trọng tài quốc tế trong tranh chấp lãnh thổ là bước đi có lợi cho Philippines.
  • F-35: 'chiến đấu cơ tốn kém nhất' (BBC) - Một trong các thế hệ chiến đấu cơ tiên tiến nhất thế giới là JSF F-35, Lockheed Martin chế tạo theo đơn đặt hàng của quân đội Anh và Mỹ.
  • Tàu Trung Quốc lại đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản (BaoMoi) - Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết một tàu ngư chính của Trung Quốc ngày 24/2 đã đi vào khu vực lãnh hải của Nhật Bản ở gần quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp tàu Trung Quốc đi vào vùng biển này.
  • Nguyên TBT Lê Khả Phiêu nói về Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - Sáng 24/2, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã đến thăm Bảo tàng Đà Nẵng, nơi đang lưu giữ và trưng bày nhiều tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Philippines "có lợi" khi Trung Quốc bác tòa án LHQ (BaoMoi) - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết, Trung Quốc từ chối tham gia vào thủ tục phán xét của Tòa án Trọng tài quốc tế đối với biển Tây Philippines (biển Đông) trong tranh chấp lãnh thổ là bước đi có lợi cho Philippines.
  • “Rắn” với CHDCND Triều Tiên và kiềm chế Trung Quốc (BaoMoi) - Chuyến công du Mỹ đầu tiên của tân Thủ tướng Nhật Bản đã kết thúc tốt đẹp vào ngày 22/2 sau khi ông Shinzo Abe có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama về một số vấn đề đáng lưu ý giữa hai bên trong đó có vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp ở biển Hoa Đông và kế hoạch triển khai thêm radar X-band thứ hai.
  • Tàu Trung Quốc liên tiếp xâm nhập vùng đảo tranh chấp (BaoMoi) - Dân Việt - Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết một tàu ngư chính của Trung Quốc đã ngày thứ hai liên tiếp tiến vào vùng lãnh hải của Nhật Bản, ngoài khơi quần đảo tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc công bố danh sách 247 “làng ung thư” (BaoMoi) - Báo cáo ngày 20/2 của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc đã gây rúng động dư luận khi công bố danh sách 247 “làng ung thư” ở 27 tỉnh, thành phố, khu vực, chủ yếu ở vùng ven biển Hoa Đông, Hoa Trung và Hoa Nam tính đến năm 2009.
  • Philippines được lợi khi Trung Quốc bác tòa án LHQ (BaoMoi) - Đài BBC dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày 23/2 khẳng định việc Trung Quốc từ chối tham gia vào thủ tục phán xét của tòa trọng tài quốc tế đối với Biển Tây Philippines (Biển Đông) trong tranh chấp lãnh thổ là bước đi có lợi cho Manila.
  • Tàu ngư chính vào vùng biển tranh chấp Trung-Nhật (BaoMoi) - Theo AFP, ngày 24/2, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết một tàu ngư chính của Trung Quốc đã ngày thứ hai liên tiếp tiến vào vùng lãnh hải của Nhật Bản, ngoài khơi quần đảo tranh chấp Senkaku (phía Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông.
  • Nhật tố tàu Trung Quốc rượt đuổi tàu cá (BaoMoi) - (NLĐO) – Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho hay 3 tàu hải giám Trung Quốc đã tiếp cận và đuổi theo một tàu cá nước này ở vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Nhật Bản - Philippines cam kết cùng đối phó với Trung Quốc hiếu chiến (BaoMoi) - (GDVN) - Tokyo và Manila đã tái khẳng định rằng cần đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ về quốc phòng để đối phó với các hành động hiếu chiến gần đây cũng như sự xảo biện của Bắc Kinh trong việc tìm cách mở rộng lợi ích (trái phép) trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.
  • Nhật - Trung ’gầm ghè’ nhau ở Hoa Đông (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Trong khi Mỹ cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột quân sự trên biển Hoa Đông thì Trung - Nhật liên tiếp có những đòn ăn miếng trả miếng nhau cả về lời nói và hành động, đặc biệt là sau khi một tàu hải quân Trung Quốc chĩa radar tên lửa về phía tàu hộ vệ và trực thăng Nhật Bản gần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng trước.
  • Hải Nam ra chính sách mới phát triển “Tam Sa” (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tân hoa xã ngày 23/2 đưa tin cho biết tỉnh Hải Nam của Trung Quốc đang có kế hoạch thực thi các chính sách tăng cường hỗ trợ tài chính để phát triển kinh tế biển ở cái gọi là "thành phố Tam Sa" với những hướng dẫn cụ thể.
  • Hôm nay, khai mạc Ngày thơ Việt Nam: Người về đây như hơi rượu nóng (BaoMoi) - Một không gian thơ tươi trẻ cho tất cả mọi người đã chảy đến, trào dâng trong Ngày thơ lần thứ 11 hôm nay, Rằm tháng Giêng (25/2), tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ngày thơ sẽ có màn chúc phúc cầu “quốc thái dân an” và đọc thơ của Đại đức Thích Trường Xuân, trụ trì chùa Long Đẩu (trong quần thể chùa Thầy).
  • Vì sao Trung Quốc không muốn 'hầu kiện' Philippines? (BaoMoi) - (Petrotimes) - Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines đã phát triển thành khẩu chiến sau khi Bắc Kinh và Manila “lời qua, tiếng lại” xung quanh vụ kiện tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển (theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 - UNCLOS).
    Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục điều tàu hải giám và ngư chính để thực hiện cái gọi là “nhiệm vụ tuần tra định kỳ” ở Biển Đông và biển Hoa Đông khiến cho tình hình trong khu vực này “chẳng có phút giây bình yên”.
  • "Không nên đánh giá thấp quyết tâm của Nhật" (BaoMoi) - TT - Tại Washington, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định Tokyo sẽ không leo thang căng thẳng trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc, nhưng sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
  • Trăm năm sắc anh đào ở Washington (BaoMoi) - Từng là kẻ thù và vẫn tồn tại bất đồng nhưng Mỹ và Nhật Bản hơn nửa thế kỷ qua là đồng minh khắng khít như sắc anh đào hằng năm nở thắm Washington.
  • Hải Nam ra định hướng mới về “TP.Tam Sa” (BaoMoi) - Tân Hoa xã ngày 23.2 đưa tin chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc vừa ban hành định hướng mới nhấn mạnh rằng tỉnh này sẽ tăng cường hỗ trợ tài chính để phát triển kinh tế biển.
Bản tin tiếng Anh


  • Flower power backs Zhangzhou growth (Washington Post) - Whether by good fortune or good management, the city of Zhangzhou seems to have realized that flowers, like eggs, should not all be put into one basket.
  • Property prices rise in more big cities (Washington Post) - Around three-quarters of China's major cities saw price rises for both new and pre-owned housing in January, figures from the National Bureau of Statistics showed on Friday.
  • Doubts raised about pension system (Washington Post) - Many Chinese people say they are concerned about the inadequate and unbalanced pension distribution in the country, according to a survey.
  • Yuan lending expansion keeps momentum (Washington Post) - China's credit supply maintained rapid growth in February, after reaching its fastest pace in two years in the first month of the year.
  • Provinces urged to buy insurance (Washington Post) - The Ministry of Health urged provinces to buy commercial insurance for rural residents to lower the financial burden caused by medical treatment.
  • Companies struggle to find, keep workers (Washington Post) - A labor shortage is sweeping through both the Pearl River Delta and Yangtze River Delta regions, the country's two major economic powerhouses.
  • Gansu gets bigger role on cultural map (Washington Post) - China is to create its first "Inheritance and Innovation Zone of Chinese Civilization" in Gansu province, which could be heritage blueprint for other financially stretched provinces.
  • Tapestries of history (Washington Post) - The art of embroidery was an important part of a woman's education in China, at least until a few generations ago.
  • Stitches from time (Washington Post) - Embroidery is part of the Chinese cultural fabric, and there are many schools with unique stitches, designs and characteristics from various regions.
  • Translations distort the reality (Washington Post) - The main challenge for the Chinese nation is not just to compete with Western countries for resources and trade, the true challenge is to write "world history" in Chinese again.
  • BMW owner protests with cow (Washington Post) -
    A cow drags a red BMW in Qingdao, Shandong province, Feb 19, 2013. Li Liangkui spent 1,000 yuan to hire the cow to stage a protest after a repair shop repeatedly failed to fix his car since October.[Photo/asianewsphoto]
  • City bids farewell to young hero (Washington Post) - Thousands of Xingtai residents came to the streets with white flowers on a chilly Wednesday, bidding farewell to a young hero who died trying to rescue a drowning man.
  • Village of ringmasters (Washington Post) - It is an unusual hamlet, where almost every house has a couple of tigers and lions in the backyard.
  • Deputy to be voice of bus drivers, passengers (Washington Post) - Newly elected as deputy to the congress, Zhang Huiping is collecting opinions from colleagues and passengers in order to come up with proposals for improving transportation.
  • Xi's visit to boost Sino-Russian ties (Washington Post) - The upcoming visit to Russia by China's top leader will inject a new impetus into the two countries' relationship, said Foreign Minister Yang Jiechi.
  • Xi calls for further development of SCO (Washington Post) - Chinese leader Xi Jinping on Friday called for better development of the Shanghai Cooperation Organization (SCO) as he met with the its new general secretary Dmitry Mezentsev.
  • Overfishing depleting sea resources (Washington Post) - Deteriorating fish stocks off the coast of East China's Shandong province are forcing fishermen to travel increasingly farther from the shore.
  • Top Chinese legislator visits Macao (Washington Post) - Top legislator Wu Bangguo arrived in Macao on Wednesday for a three-day visit to mark the 20th anniversary of the promulgation of the Macao Basic Law.

Nguy cơ mất nước qua cách nhìn của tướng lĩnh Việt Nam. Tin ai bây giờ?

Trong khi, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vinh tin tưởng vào tình hữu nghị hai nước cùng xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và yên chí rằng có khả năng bảo vệ đất nước. Những lời ru ngủ này có làm người dân yên tâm hay không?
Thượng tướng Phạm Văn Dĩ đã lại nói thẳng: Nguy cơ mất nước, nguy cơ làm nô lệ là có thật.
Người dân Việt Nam biết tin ai bây giờ?
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=j9duUjZoYZ4
(You tube)

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Việt Nam đừng bỏ lỡ cơ hội thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc

Luật gia Lê Hiếu Đằng

Luật gia Lê Hiếu Đằng

Như chúng ta đã biết, ngày 17/02/1979, Trung Quốc đã xua hơn 30 vạn quân trang bị hùng hậu tràn vào xâm chiếm 5 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam. Tuy bị bất ngờ và lực lượng yếu hơn, nhưng phía Việt Nam đã chống trả mãnh liệt, khiến quân Trung Quốc phải rút về nước ngày 18/03/1979.
Thế nhưng nếu Trung Quốc hàng năm rầm rộ tổ chức kỷ niệm cái gọi là « cuộc chiến phản kích tự vệ quân xâm lược Việt Nam ở Quảng Tây », thì phía chính quyền Việt Nam lại hoàn toàn im lặng trong suốt hơn ba chục năm qua. Thậm chí các hoạt động tưởng niệm của một số nhân sĩ và công dân ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mới đây còn bị ngăn trở.
RFI Việt ngữ đã trao đổi về vấn đề này với Luật gia Lê Hiếu Đằng Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
RFI : Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, đã 34 năm qua trôi qua, nhưng cuộc chiến tran thểh biên giới 1979 vẫn ít được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông cũng như trong sách giáo khoa tại Việt Nam, như thể đây là một cuộc chiến « phi nghĩa » ?
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Vừa qua chúng tôi có đưa ra lời kêu gọi cả nước có những hoạt động để tưởng nhớ những đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh để bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Có thể nói đây là một cuộc chiến do bành trướng Trung Quốc chủ động mở ra xâm lược, mà Đặng Tiểu Bình gọi là « cho Việt Nam một bài học ». Chính việc họ bất ngờ tấn công làm cho phía Việt Nam tổn thất khá nhiều, kể cả chiến sĩ và nhân dân. Nhưng rõ ràng là chiến sĩ và đồng bào ở các tỉnh biên giới chiến đấu rất là dũng cảm, và cuối cùng cũng đẩy lui được cuộc tiến công quân sự rất rầm rộ này của Trung Quốc. Họ tính là sẽ giành thắng lợi, nhưng cuối cùng phải rút lui.
Đây là một cuộc chiến đấu rất dũng cảm, đã bảo vệ được phần đất ở biên giới phía Bắc của tổ quốc chúng ta. Do đó sự hy sinh của đồng bào và chiến sĩ phải được ghi nhận, được tổ chức tưởng niệm hàng năm, chứ không thể nào lãng quên. Mà chúng ta nhớ là sau chiến tranh biên giới năm 1979, chúng ta đã đưa vào Hiến pháp Việt Nam « Trung Quốc là kẻ thù chính và trực tiếp ». Nhưng bây giờ thì lại hàng năm không kỷ niệm. Ví dụ năm nay chẳng hạn, nhà nước không có một hoạt động nào để tưởng niệm các đồng bào chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến biên giới năm 1979. Đến nỗi mà chúng tôi với tư cách công dân phải ra lời kêu gọi các địa phương trong cả nước, vì vậy tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Hà Nội và một số địa điểm khác cũng có tiến hành một số hoạt động. Nhưng mà điều tệ hại là lại bị ngăn cản.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh thì không đến nỗi bị cản trở, nhưng sau đó không biết họ sợ cái gì mà họ lại đến gỡ bỏ chữ « Trung Quốc xâm lược », chỉ còn lại mấy cái vòng hoa ở tượng Đức Trần Hưng Đạo. Nhưng ở Hà Nội thì họ ngăn cản, làm cho những nhân sĩ trí thức và đại diện các tầng lớp nhân dân thủ đô do nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc dẫn đầu cũng không được vô khu vực Đài tưởng niệm chiến sĩ ở Hà Nội, phải đứng xa nhìn vào để tưởng niệm. Tôi cho đó là một việc làm hết sức là vô ơn bạc nghĩa.
Ai phải chịu trách nhiệm về việc này ? Và ai phải trả lời trước thanh niên về sự vô ơn đó ? Đây là một việc làm cần phải lên án. Lẽ ra nhà nước phải đứng ra tổ chức.
Như chúng ta đã biết, trong Hội nghị Thành Đô lúc ông Nguyễn Văn Linh còn làm Bí thư, tôi nghe nhiều người nói có cam kết là không nhắc lại chiến tranh biên giới. Tôi cho đây là một cam kết hết sức sai lầm. Tại sao với Pháp, với Mỹ, những trận như Điện Biên Phủ hay trận chiến trên không 12 ngày đêm thì chúng ta tổ chức kỷ niệm rầm rộ, nhưng đối với trận chiến biên giới năm 1979 thì chúng ta lại im lặng ? Như vậy chứng tỏ chúng ta không khách quan.
Lịch sử là lịch sử ! Trong thời điểm đó, nhà cầm quyền Trung Quốc có thể nói là rất phản động khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc của chúng ta. Đó là một giai đoạn lịch sử, chúng ta phải nhìn nhận, và phải nhắc nhở con cháu chúng ta nhớ mãi những hình ảnh này. Nhớ mãi cái dã tâm xâm lược của bọn bành trướng Bắc Kinh, để làm một bài học cảnh giác, không để cho những hành động như năm 1979 xảy ra nữa.
Chứ nếu nhà nước Việt Nam lờ đi và không có những hoạt động kỷ niệm để nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ và đồng bào đã nằm xuống ở biên giới phía Bắc, thì đó là một hành động rất vô ơn, gây công phẫn, bất bình đối với nhân dân Việt Nam. Và nhân dân thế giới người ta cũng chê cười.
Ví dụ Liên Xô chẳng hạn. Người ta vẫn kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới năm 1960 giữa Trung Quốc và Liên Xô, tức là Nga bây giờ. Thế thì tại sao chúng ta lại không làm một cách công khai minh bạch ? Theo tôi, nếu Trung Quốc có nói thì chúng ta cần rõ ràng : cái giai đoạn đó anh sai lầm, và đã gây cho dân tộc tôi, cho đồng bào tôi ở một bộ phận lãnh thổ những cảnh đau thương tang tóc như vậy. Tôi có quyền - đầy đủ chủ quyền của một nước độc lập - để mà tiến hành các cuộc kỷ niệm đó !
Những nghĩa trang của chiến sĩ, đồng bào ở biên giới phía Bắc đến ngày thương binh liệt sĩ, theo tôi biết là cũng không có một vòng hoa viếng ! Việc này làm cho người dân không thể nào hiểu nổi vì sao lại có sự im lặng đáng sợ như vậy. Trong đợt 17/2 vừa qua, trên mạng nhiều cán bộ chiến sĩ, nhiều anh em đã chiến đấu cũng nói lên nỗi niềm đó. Người ta đã hy sinh biết bao xương máu để rồi bây giờ nhà nước lại làm ngơ, không tiến hành những hoạt động để tưởng nhớ đến những người đã nằm xuống. Đó là một điều không thể chấp nhận được !
RFI : Chính quyền Việt Nam không chỉ im lặng mà còn ngăn trở các hoạt động tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới 1979, theo ông có thể giải thích thái độ đó như thế nào ?
Tôi cho có thể giải thích là : Họ sợ Trung Quốc. Nhưng một chính sách ngoại giao hòa hiếu có nghĩa là phải trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Chứ không thể nào chúng ta lại sợ đến nỗi mà không kỷ niệm một giai đoạn lịch sử một cách khách quan như vậy, sợ là Trung Quốc có phản ứng thế này thế kia. Tôi nghĩ là chúng ta phải đủ bản lĩnh để trả lời nếu Trung Quốc đặt vấn đề khi chúng ta kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, và có trách nhiệm trước dân để trả lời với ban lãnh đạo Bắc Kinh. Không có gì phải sợ hãi cả. Đó là điều rất bình thường, bởi vì lịch sử là lịch sử.
Có nhiều người đề nghị là phải đưa giai đoạn chiến tranh biên giới vào sách sử cho các em, các cháu học. Đó là vấn đề giáo dục truyền thống mà các vị lãnh đạo Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thường nhắc nhở. Thế thì rõ ràng cuộc chiến tranh biên giới với thắng lợi rất là oanh liệt như vậy, tại sao không đưa vào sử sách để giáo dục truyền thống ? Chẳng những im lặng mà lại cản trở nữa, thì đó là một việc làm hoàn toàn không đúng đắn. Nói cách khác là trái với đạo lý của những người đang sống, được sống nhờ sự hy sinh xương máu của những đồng bào, chiến sĩ đã nằm xuống.
RFI : Nhìn một cách tổng quát, phải chăng đã đến lúc phải xác định bạn và thù, trong cục diện địa chính trị mới ?
Vấn đề theo tôi là tình hình thế giới đã thay đổi. Cuộc chiến tranh lạnh không còn nữa, và vấn đề ý thức hệ không còn như trước nữa. Bởi vì ngay một nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và các nước Đông Âu thì cũng đã sụp đổ. Thế thì chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề căn bản hiện nay, trong đó có chính sách ngoại giao. Ví dụ nhà nước chúng ta cũng nêu chính sách ngoại giao là đa phương hóa đối với các nước, thế thì tình hình hiện nay rất là thuận lợi. Có thể nói đây là thời cơ để chúng ta thực hiện chính sách ngoại giao đó.
Có nghĩa là chúng ta không dựa vào Trung Quốc, và không sợ Trung Quốc, bởi vì chúng ta được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trong đó có nhiều nước thuộc khối ASEAN, rồi Nhật Bản, Hàn Quốc, kể cả Mỹ. Tôi nghĩ là thái độ chúng ta phải rõ ràng. Chúng ta không dựa vào nước nào để chống nước nào, nhưng vì lợi ích của dân tộc, lợi ích của đất nước, phải có thái độ là nếu ai tốt với chúng ta, không xâm lược ta thì chúng ta phải đứng về phía họ để chống lại bọn xâm lược, để bảo vệ.
Chứ thật ra bây giờ về mặt quân sự mà nói thì Việt Nam chúng ta với một nền kinh tế như thế này dù có trang thiết bị quân sự tối tân đến đâu cũng không đủ sức. Mà cái thế của chúng ta là cái thế lòng dân – đang sôi sục phẫn nộ trước những hành động xâm lược của Trung Quốc. Và cái thế thứ hai là cái thế của quốc tế, của thời đại.
Hiện nay dòng chảy của thời đại là xu thế dân chủ tiến bộ trên toàn thế giới. Mà Trung Quốc thì ngược lại - một nước trỗi dậy về mặt kinh tế nhưng đồng thời lại có những hành động có thể nói là hết sức xấc láo : xâm lược, đe dọa nước này nước kia. Thì tôi nghĩ là họ phải bị cô lập.
Vì vậy mà chúng ta phải có một đường lối rõ ràng, chứ không thể nào cứ mập mờ như thế này. Sẽ bỏ qua mất thời cơ để chúng ta dứt khoát ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, để trở thành một nước độc lập thực sự, một nước có nền ngoại giao bình đẳng với tất cả các nước. Trên cơ sở đó chúng ta không phải sợ một ai cả. Chúng ta đủ bản lĩnh để mà quan hệ với tất cả các nước một cách bình đẳng, để bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
RFI : Nếu chiến tranh với Trung Quốc nổ ra, thì theo ông Việt Nam có thuận lợi và bất lợi gì so với năm 1979 trước đây ?
Trước hết, theo tôi nghĩ chúng ta phải hết sức tránh xảy ra chiến tranh. Bởi vì đất nước Việt Nam cũng đã trải qua nhiều năm chiến tranh rồi. Và nói như nhà thơ Nguyễn Duy, trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, thì thất bại cũng là nhân dân mà thôi. Do đó phải hết sức tránh chiến tranh.
Nhưng tôi đánh giá tình hình hiện nay khác với năm 1979 ở chỗ là, năm 1979 chúng ta đang bị cô lập, trong khi hiện nay chúng ta đã là thành viên của khối ASEAN và là thành viên của nhiều định chế khác nữa. Hơn nữa, trào lưu tiến bộ, trào lưu dân chủ trên thế giới hiện nay đang bao trùm.
Vì vậy với tình hình như thế này, theo tôi Trung Quốc họ cũng không dại gì mà gây chiến với chúng ta. Hơn nữa, tình hình nội bộ của họ cũng rất rối ren, và kinh tế cũng vậy. Họ phát triển nóng, thành ra họ đứng trước những khó khăn về nguyên liệu, về đủ thứ chuyện, chứ không phải suông sẻ. Tình hình quốc nội và quốc tế của Trung Quốc không cho phép họ tiến hành một cuộc chiến tranh như năm 1979.
Còn nếu vạn bất đắc dĩ, họ lấn lướt, ép chúng ta, rồi có thể cuối cùng họ đi đến một cuộc chiến tranh cục bộ, ví dụ đánh chiếm đảo, thì chúng ta cũng phải cương quyết bảo vệ. Và lúc đó chúng ta cũng phải kêu gọi các nước trên thế giới ủng hộ cuộc chiến đấu của chúng ta.
Nhất là lúc đó Trung Quốc sẽ phải lòi mặt ra. Nó cũng có cái lợi là để giới lãnh đạo Việt Nam thấy được cái bản chất, thấy được cái bộ mặt thật của Trung Quốc là như thế nào, để từ đó mà không còn « bốn tốt, mười sáu chữ vàng ». Để Trung Quốc bộc lộ cái bộ mặt họ ra ! Chứ còn tôi nghĩ chiến tranh lớn thì khó xảy ra, và chúng ta hết sức tránh.
RFI : Có lẽ giới lãnh đạo Việt Nam không phải là không biết bộ mặt thật của Trung Quốc, nhưng nhiều khi đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi đất nước ?
Thì họ có thấy, nhưng mà theo tôi, họ thấy chưa đầy đủ. Bởi vì đúng là bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân, của gia đình, và nhất là họ không đặt lợi ích của đất nước, của Tổ quốc lên trên. Họ sợ nếu mà không dựa vào Trung Quốc thì sẽ sụp đổ chế độ.
Nhưng nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không nắm ngọn cờ dân tộc, không nắm ngọn cờ dân chủ, thì chính tự bản thân mình gây khó cho mình. Tự bản thân mình sẽ tạo những điều kiện để đi đến chỗ suy yếu, rồi mất lòng dân, và sụp đổ, nếu không chịu thay đổi.
Vì vậy vừa rồi chúng tôi, một số nhân sĩ đã soạn dự thảo Hiến pháp 2013 để mong Đảng và Nhà nước Việt Nam thấy được cái tình hình này mà tự điều chỉnh. Tự thoát khỏi những hạn chế vì quyền lợi cục bộ của mình, để đặt lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân lên trên, và có những thái độ căn cơ để từ đó làm cho đất nước Việt Nam nhanh chóng phát triển và hòa nhập chung với dòng chảy tiến bộ và dân chủ hiện nay trên thế giới.
Chúng tôi rất mong như vậy. Do đó cuộc đấu tranh hiện nay của nhân sĩ trí thức hay các tầng lớp đồng bào khác ở Việt Nam là đấu tranh bất bạo động, ôn hòa, dùng những biện pháp để thức tỉnh những người lãnh đạo ở Việt Nam thấy được các vấn đề của đất nước, của dân tộc như thế nào để tự điều chỉnh.
Có thể nói nếu Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện được điều đó, thì với cái quá khứ chống xâm lược thành công, và hiện nay nếu có chuyển đổi thuận lòng dân như vậy, thì uy tín vẫn giữ được. Còn nếu cứ đi theo con đường hiện nay là mất dân chủ, rồi tham nhũng, nội bộ đấu đá nhau theo kiểu đó, thì dần dần sẽ không còn chỗ đứng trong lòng dân tộc Việt Nam nữa.
Đó là cái nguy cơ mà họ thường nói là làm sụp đổ chế độ, chứ không ai khác. Chính họ là những người sẽ tự đào mồ chôn họ, nếu không thấy đây là thời cơ để thay đổi. Nếu mà để lỡ thời cơ một lần nữa, thì nguy cơ sụp đổ của chế độ sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Mà chúng tôi thì không mong như vậy. Chúng tôi muốn là các vị lãnh đạo của Việt Nam sáng suốt, có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với xu thế hiện nay trên thế giới, đặt lợi ích đất nước và dân tộc lên trên.
RFI : Trước đây những trận đánh thắng quân Trung Quốc xâm lược có yếu tố lòng dân rất lớn như Hội nghị Diên Hồng chẳng hạn. Nhưng bây giờ sau những sự kiện như trấn áp các cuộc biểu tình chống hành động bành trướng của Bắc Kinh tại Biển Đông, thì không ít người yêu nước đã tỏ ra chán ngán. Trong trường hợp có xung đột với Trung Quốc, liệu người dân có một lòng ủng hộ chính quyền hay không ?
Tôi cho rằng chính các lãnh đạo Việt Nam phải suy nghĩ về điều đó. Nếu xảy ra chiến tranh dù là với bất cứ nước nào kể cả Trung Quốc thì ai là người sẽ cầm súng ? Ai sẽ là người đứng ra bảo vệ đất nước ? Chỉ có dân thôi, chứ không phải mấy ông lãnh đạo – trong đó có thanh niên. Thế thì vấn đề ở chỗ là nếu làm cách nào đó, cái nhuệ khí, cái niềm tin họ đã mất nơi người lãnh đạo, thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chiến đấu khi bị xâm lược.
Nhưng tôi vẫn tin rằng, như lịch sử chúng ta đã chứng minh, là trong tình hình như vậy sẽ xuất hiện người lãnh đạo. Sẽ xuất hiện những vị anh hùng để lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên chống bọn xâm lược mới dù là ở đâu – ví dụ bọn bành trướng Bắc Kinh chẳng hạn. Sẽ xuất hiện những người yêu nước. Ngay trong quân đội nhân dân Việt Nam cũng sẽ xuất hiện những vị tướng để có thể đứng ra lãnh đạo cuộc chiến đấu này.
Tôi nghĩ là không phải ai cũng bán mình cho quỷ sứ cả, mà sẽ còn những người căn bản là tốt, người tốt trong nhà nước, cùng với nhân dân chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược. Bởi vì cái truyền thống của dân tộc Việt Nam là như vậy. Khi có xâm lăng sẽ đoàn kết lại với nhau chiến đấu để mà chiến thắng kẻ thù.
RFI : Xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

Thụy My (RFI)

Tách Đảng ra làm hai

Một nửa mà tôi hoan nghênh là hình ảnh thủ tướng khi đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 07.05.2009 đã nói với đại tướng : “Chính phủ xin tiếp thu ý kiến của đại tướng về dự án bô-xít Tây Nguyên”.
Nửa kia mà tôi cực lực phản đối là hình ảnh thủ tướng trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hải Phòng ngày 09.05.2009 lại khẳng định :“đưa ngành công nghiệp khai thác quặng bô-xít trở thành một ngành công nghiệp lớn của đất nước; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên”, nghĩa là ngược hẳn với ý kiến đại tướng mà 2 ngày trước thủ tướng vừa trịnh trọng tuyên bố tiếp thu.
Ý kiến của đại tướng là rất rõ ràng và dứt khoát, đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần : không nên khai thác bô-xít Tây Nguyên.Đây là một ý kiến đúng; đúng với các kết luận khoa học, đúng với chủ trương của Đảng trước đại hội 9, đúng với chủ trương “hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô” ghi trong báo cáo chính trị của đại hội 9, và bao trùm lên tất cả là đúng với lòng dân, ý dân, chí dân, bày tỏ bước đầu qua hàng ngàn chữ ký đã được gửi đến Quốc hội, chính phủ, và hàng nghìn người đang tiếp tục ký.
“Tiếp thu” nghĩa là chân thành tiếp nhận nhằm thực hiện theo điều đúng, sửa chữa điều sai.
Thấy hiện ra một tình hình ngược nhau giữa ý kiến của đại tướng Võ Nguyên Giáp - cũng là của đa số đảng viên và nhân dân - với chủ trương của Bộ chính trị.
Chủ trương của Bộ chính trị hiển nhiên là sai, sai từ gốc, rất nghiêm trọng, lại càng trở nên hết sức nghiêm trọng khi hợp tác với Trung Quốc.
Trước đại hội 9, không có chuyện bô-xít, vì, như đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nêu rõ, sau khi cân nhắc kỹ ý kiến tư vấn của chính phủ Liên Xô (lúc ấy là bạn chí thiết, luôn là nước giúp đỡ lớn nhất cho Việt Nam và đang rất cần nhôm), ta không chủ trương khai thác bô-xít ở Tây Nguyên.
Tại đại hội 9, chữ “bô-xít” – mà nay đang vang lên nhức nhối hàng ngày hàng giờ trong lòng mỗi người dân Việt - chỉ xuất hiện, có vẻ như thoáng qua, trong báo cáo kinh tế.Còn trong báo cáo chính trị, một văn kiện quan trọng bao trùm, thì ghi rõ “hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô”.Các đại biểu đại hội Đảng lần thứ 9 khi biểu quyết thông qua các văn kiện, liệu có mấy người hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn của cái chữ “bô-xit” chìm lẫn giữa hàng loạt tên các tài nguyên khác trong báo cáo kinh tế ? Chắc là không có mấy người.Nhưng Bộ chính trị, ít nhất là các ủy viên chủ chốt trong bộ chính trị thì hiểu.Và 8 tháng sau thì cái ý nghĩa tiềm ẩn ấy bắt đầu bộc lộ khi chữ bô-xít xuất hiện trong thông cáo chung Nông Đức Mạnh – Giang Trạch Dân ngày 03 tháng 12.2001.
Tuy hai nước Việt - Trung đã có quan hệ ngoại giao bình thường, nhưng thế lực bành trướng Bắc kinh vẫn không ngừng xúc tiến chiến lược bao vây, xâm lấn, xâm nhập phá hoại nhiều mặt nhằm kiềm chế, khống chế đi tới thôn tính đất nước ta.Trung Quốc đại lục với Đài Loan tuy xung khắc nhau về chính trị nhưng lại đồng hành trong chủ nghĩa bành trướng (gần đây thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, thiếu tướng Lê Văn Cương, kỹ sư Doãn Mạnh Dũng lại nhấn mạnh và nêu thêm những cảnh báo cập nhật).Bộ chính trị biết rất rõ điều đó, thế thì tại sao tổng bí thư Nông Đức Mạnh lại tự tiện đem một nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng trên một địa bàn chiến lược hiểm yếu vào bậc nhất để hợp tác làm ăn với thế lực ấy ? Khi ký thông cáo chung này, tổng bí thư Nông Đức Mạnh đứng trên lập trường chính trị nào ? Lập trường Tổ Quốc trên hết, quyền dân trên hết, hay lập trường ý thức hệ giai cấp là thống soái, bộ chỉnh trị là cơ quan quyền lực trùm lên đất nước, Quốc hội trong thực chất cũng chỉ là cơ quan thừa hành của Bộ chính trị ?
Sau thông cáo chung nêu trên, việc hợp tác với Trung Quốc khai thác bô-xít Tây Nguyên đã được âm thầm xúc tiến theo qui trình lộn ngược một cách khuất tất, đến khi lộ ra thì mọi người mới giật mình trước tình trạng mà đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc gọi là “việc đã rồi”.Xin mời đọc lại những dòng tâm huyết gửi Bộ chính trị của thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ nước ta tại Trung Quốc từ năm 1974 đến năm 1989 : “…mãi đến gần đây được đọc thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hàng trăm ý kiến không đồng tình của các nhà khoa học, cán bộ và người dân ở khắp Bắc - Trung - Nam, tôi mới biết ta đồng ý cho Trung Quốc khai thác bauxit ở Tây Nguyên. Nguy hiểm quá !”.
Tôi (BMQ) xin nhắc lại : “Nguy hiểm quá !”!
Chủ thể gây ra tình hình nguy hiểm ấy là ai ?
Là Bộ chính trị.
Cùng với tiếng than sửng sốt của vị tướng lão thành cách mạng 70 tuổi đảng là tiếng cảnh báo gay gắt khẩn thiết của nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà quân sự : đây là thảm họa hủy diệt môi trường thiên nhiên và văn hóa, gây xáo động xã hội, là tạo chỗ đứng chân cho thế lực bành trướng tại mái nhà Việt Nam và Đông Dương.
Theo tôi, Bộ chính trị đã phạm mấy sai lầm hết sức nghiêm trọng như sau :
-Làm ngược lại chủ trương của Đảng trước đại hội 9 và trái với báo cáo chính trị của đại hội 9.
-Xa rời lập trường dân tộc, làm hại cho đất nước, làm lợi cho thế lực bành trướng, vi phạm Hiến pháp, luật pháp, tự cho mình vượt quyền cơ quan quyền lực cao nhất là quốc hội để đem tài nguyên quốc gia đi hợp tác với một đối tượng đang chiếm đóng một phần lãnh thổ nước ta.
-Không chấp hành chủ trương dân biết dân bàn của Đảng, đặt toàn Đảng toàn dân trước một việc đã rồi, giấu diếm nhân dân để làm việc sai trái.
Các việc làm sai trái nêu trên không diễn ra đơn lẻ, tình cờ, mà diễn ra một cách có hệ thống liên quan chặt chẽ với các việc sai trái khác như :
-Dung túng cho tổng cục 2 tiến hành hoạt động phá hoại có hệ thống kéo dại
-Phá hội trường Ba Đình, một di tích lịch sử liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều sự kiện trọng đại của Đảng và Nhà nước (tôi chắc rằng cái ngày mà mảng tường đầu tiên của hội trường Ba Đình vỡ toang dưới những nhát búa choòng trong tay các công nhân Việt Nam thì mấy tên trùm bành trướng ở Bắc kinh rung đùi nâng cốc bảo nhau : Hảo lớ ! Việt Nam lại vừa được ban cho một bài học nữa, nhưng lần này do chính Hà Nội thực hiện tại Ba Đình lịch sử !).
-Mở rộng Hà Nội một cách vô căn cứ.
-Đàn áp những người biểu tình chống giặc bành trướng xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa.Trong lịch sử dân tộc ta, lần đầu tiên có một triều đại tự nhận là yêu nước lại đàn áp người dân xuống đường bày tỏ lòng yêu nước !
-Cấm đoán việc tái bản và xuất bản các công trình nghiên cứu, các tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, về cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và giúp nước bạn Cam-pu-chia thoát họa diệt chủng, về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, về cuộc chiến chống bành trướng Trung Quốc trên biển Đông…, trong khi đó thì vừa dung túng cho nhà xuất bản Văn Học in trên bìa 4 cuốn “Ma chiến hữu” những lời ca tụng cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lấn nước ta năm 1979 lại vừa đàn áp nhà xuất bản Đà Nẵng, báo Du lịch vì 2 cơ quan này đã mạnh dạn đề cập đến các đề tài nêu trên, đồng thời suốt nhiều năm dài kể cả trong dịp kỷ niệm 30 năm (1979 – 2009) lại không tổ chức tưởng niệm xứng đáng các liệt sĩ đã hy sinh tại các mặt trận ấy.Tất cả những việc làm đó gây hậu quả rõ rệt là làm suy yếu tinh thần chiến đấu của quân đội ta, nhân dân ta, suy yếu nội lực dân tộc.
Bảo rằng khai thác bô-xít Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng, vậy mục tiêu dân chủ ghi trong di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh và trong cương lĩnh chính trị từ đại hội Đảng lần thứ 9 không phải là chủ trương lớn ư ? Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng nói rõ sự thật, dân biết dân bàn công khai, đó không là chủ trương lớn ư ? Bộ chính trị hầu như không làm gì để thực hiện mà lại luôn hoạt động chống lại các chủ trương lớn ấy, trong khi ngấm ngầm và hối hả lao vào xúc tiến “chủ trương lớn” khai thác bô-xít Tây Nguyên bất chấp bao nhiêu cảnh báo và phản đối.
Còn nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nữa, tôi chỉ nêu một số việc nổi cộm nhất.
Tóm lại, theo nhận xét của riêng tôi, các việc làm của Bộ chính trị mà tôi vừa kể chính là hành vi nội xâm, là hành động Lê Chiêu Thống hiện đại núp sau thẻ đỏ ngồi giữa nhà đỏ.Bộ chính trị cần “tự xem lại mình” (cụm từ của ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Minh Triết) xem có đúng thế không ? Tôi thấy sự thật đúng là như thế, một sự thật đau lòng chưa từng có trong cuộc đời tôi, mà chắc chắn là cả trong cuộc đời đại đa số đảng viên và toàn thể những người dân Việt đã một lòng theo Đảng.
Trong Bộ chính trị có bao nhiêu phần trăm biểu quyết tán thành các quyết định sai lầm nêu trên ? Bao nhiêu phần trăm không tán thành ? Tôi chưa biết.Nhưng bây giờ thì thấy ít nhất có một nửa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu thị thái độ muốn nhích chân tách khỏi trách nhiệm về các quyết định sai lầm đó để đến đứng gần hơn với đại tướng Võ Nguyên Giáp, với nhân dân.Nhiều anh em bảo tôi, cái nửa này là giả, cái nửa hiện ra ở Hải Phòng mới là thật, nhưng tôi cứ tạm tin lời phát biểu của thủ tướng với đại tướng Võ Nguyên Giáp hôm 07.05.2009 là thật lòng, vì thủ tướng từng tuyên bố rất hùng hồn : “Tôi ghét nhất sự dối trá”.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, tác giả của lời phát biểu gây được nhiều chú ý/thiện cảm “tôi thấy cần phải tự xem lại mình”bây giờ đang nghĩ gì ? Ông thuộc vào cái phần trăm đa số hay phần trăm thiểu số trong Bộ chính trị ?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thì tỏ rõ một thái độ công chức chỉn chu và lạnh lùng :“Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla".Người đứng đầu cơ quan đại diện cho dân được Hiến pháp qui định là cơ quan quyền lực tối cao lại dửng dưng đứng ngoài mối bức xúc nóng bỏng của nhân dân về an ninh quốc phòng mà ông thừa biết đã được nói giùm qua bức thư của lão thành cách mạng Nguyễn Trọng Vĩnh :”Chúng ta đều biết Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân hùng mạnh ở Tam Á đảo Hải Nam, nói thẳng ra là không phải để chống kẻ thù xâm lược nào, mà là đe doạ Việt Nam và sẵn sàng chờ thời cơ thôn tính nốt Trường Sa của chúng ta, sau khi đã nhanh tay chiếm Hoàng Sa từ tay Chính quyền Sài Gòn. Nay lại để Trung Quốc khai thác bauxit ở Tây Nguyên thì sẽ có năm, bảy nghìn hoặc một vạn công nhân hay quân nhân Trung Quốc đến cư trú và hoạt động tại đây, sẽ hình thành một “thị trấn Trung Hoa”, một “căn cứ quân sự” trên địa bàn chiến lược vô cùng xung yếu của chúng ta (vũ khí đưa vào thì không khó gì). Phía Bắc nước ta, trên biển có căn cứ hải quân hùng mạnh, phía Tây Nam nước ta có căn cứ lục quân trang bị đầy đủ thì độc lập, chủ quyền mà chúng ta đã phải đổi bằng hàng triệu sinh mạng cùng xương máu sẽ như thế nào ?!”
Còn bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh ?
Không biết giờ đây đại tướng bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh nghĩ gì ? Liệu trong ông còn đập trái tim của người lính Việt Nam ? Trước tình hình nguy hiểm này, ông có thấy cần phải gọi hồn các đồng đội đã bỏ mình ở biên giới Tây Nam, ở Cam-pu-chia, ở biên giới phía Bắc, trên biển Đông, hãy bật mồ đứng dậy hỏi thẳng Bộ chính trị : tại sao mấy chục năm qua lại cấm không cho sách báo nhắc gì đến họ ? Ông ăn nói thế nào đây với các gia đình liệt sĩ, gia đình quân nhân, với các chiến sĩ, sĩ quan đang ngày đêm phơi mình sương gió giữ từng tấc đất tấc biển khi Bộ chính trị âm thầm để cho những binh đội trá hình của Trung Quốc luồn vào cắm ở Tây Nguyên ? Những người lính  lấy đâu tinh thần để xông lên diệt giặc khi họ biết rằng nếu họ bỏ mình vì Tổ Quốc thì những người lãnh đạo tối cao cũng sẽ không cho nhắc nhở gì tới sự hy sinh của họ ? Họ làm sao còn đủ ý chí cầm nổi khẩu súng nhằm về phía giặc khi nhận ra thực chất họ đang phải sống thân phận của người canh giữ túi vàng két bạc cho những kẻ ngồi trên đầu họ ngoài miệng luôn cao giọng hô to Tổ Quốc nhưng bàn tay ngấm ngầm đưa giặc vào ngự trên sống lưng Tổ Quốc ?
Tóm lại, Bộ chính trị đang tự đặt mình vào vị trí để nhân dân xem xét về tư cách yêu nước.
Và Bộ chính trị đang đẩy toàn thể đảng viên vào tình thế nếu giữ tư cách đảng viên thì mất tư cách yêu nước.
Nay mai khi đưa ra thảo luận ở Quốc hội, nếu các đại biểu là đảng viên làm theo chỉ thị của Bộ chính trị phải biểu quyết cho thực hiện dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên (như đã từng làm với vụ phá hội trường Ba Đình và vụ mở rộng Hà Nội) thì nhân dân sẽ coi các đại biểu đó không còn tư cách yêu nước, không còn tư cách đại diện cho dân mà chỉ là cánh tay nối dài của Bộ chính trị.
Lão thành cách mạng Nguyễn Trọng Vĩnh nghiêm khắc cảnh tỉnh :
“Đành rằng các đồng chí có quyền, muốn làm gì cũng được, quyết định thế nào cũng được, nhưng cũng nên quan tâm dư luận, lắng nghe những lời phân tích lợi, hại, phải, trái mà suy nghĩ cân nhắc. Từ xưa đến nay, ở triều đại nào cũng vậy, chủ trương, chính sách ích quốc, lợi dân thì được dân ủng hộ, chủ trương chính sách sai trái tổn quốc, hại dân thì dân oán. Dân oán, mất lòng tin thì khó yên ổn và thịnh vượng được. “Quan nhất thời, dân vạn đại”, “vua cũng nhất thời, dân vạn đại”.
Lâu nay Bộ chính trị luôn hành xử theo cung cách “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh” thâu tóm quyền lực độc tôn vào tay mình, lấy quyền lực thay cho lẽ phải, coi thường ý kiến của các lão thành, của giới trí thức và nhân dân, coi thường sức mạnh của lẽ phải.
Nhưng nhân dân và đại đa số đảng viên tuy không còn tin ở Bộ chính trị nữa song không bao giờ mất niềm tin ở sức mạnh của lẽ phải, một sức mạnh muôn đời, muôn nơi, muôn người và nhất định sẽ chiến thắng bạo quyền.Ngay giữa lòng Bộ chính trị, nơi chóp đỉnh bộ máy quyền lực luôn ở thế độc tôn không có sự giám sát độc lập, không có cơ chế hãm, khiến con người từng ngày từng giờ bị cuốn theo mê lộ của những tham vọng vị kỷ, thì hạt mầm sức mạnh của lẽ phải vẫn luôn tồn tại, dù rất nhỏ nhoi và chỉ mới thoáng hiện ở một nửa con người thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.Và tôi tin rằng không chỉ có một nửa con người thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và dẫu một nửa này chưa phải là sự thành tâm thì ít ra cũng là một sự thức thời.
Thức thời để nhận thấy rằng đã xuất hiện ngay trong Đảng một đòi hỏi phải tách Đảng ra làm hai, đại đa số đảng viên tử tế tất yếu sẽ tiến tới một sự lựa chọn xé rào mới bằng bản lĩnh và phương pháp Kim Ngọc và Võ Văn Kiệt, dứt khoát không tiếp tục cam chịu làm con rối, làm bình phong cho trò xiếc về tổ chức mà nguyên phó ban tổ chức trung ương Nguyễn Đình Hương đã thẳng thắn vạch rõ là thủ đoạn sắp đặt nhân sự trong tay một nhóm người. Cái con người tách đôi của thủ thướng Nguyễn Tấn Dũng chính là biểu hiện cái sự thật đau đớn và ghê tởm kinh niên không còn che giấu được nữa : trong lòng một đảng cầm quyền cùng chung danh xưng từ lâu đã chứa đựng hai đảng đối nghịch nhau về tiêu chí chính trị, về lẽ sống, lối sống, mức sống.
Tách Đảng ra làm hai chính là đáp ứng một yêu cầu cả khách quan lẫn chủ quan không gì cưỡng nổi, như thế vừa dễ xử cho mọi đảng viên vừa là thức thời trước sức ép của qui luật : một đảng của số ít các quan chức hoạt động để giữ ghế, một đảng của số đông các đảng viên tử tế nguyện dâng trọn đời vì dân vì nước, quyết giữ trọn tư cách yêu nước, tư cách người chiến sĩ cách mạng chiến đấu vì độc lập dân tộc và vì quyền tự do của mỗi con người.Hai đảng thi đua nhau, cạnh tranh nhau làm đầy tớ thật sự của nhân dân, dân thấy đảng nào đúng là đầy tớ thật của mình thì dân chọn và tự nguyện đóng góp gạo mắm để nuôi.Vậy thôi, đơn giản và rõ ràng vậy thôi, cần chi lý lẽ vòng vo tam quốc về chỉnh đốn với xây dựng, về phê với tự phê lặp đi lặp lại đến phát nhàm.
Đà lạt 17.05.2009
Bùi Minh Quốc
(Blog Phạm Viết Đào)

Tướng Giáp 3 lần can gián chủ trương khai thác bauxite Tây Nguyên

images448497_1 
Không phải đến bây giờ khi vấn đề bauxite Tây Nguyên bắt đầu đổ bể, ngay từ năm 2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã 3 lần gửi thư can gián đến Thủ tướng, Ban chấp hành trung ương đảng, Bộ Chính trị, Chính phủ và Quốc hội.  Xin giới thiệu lại toàn bộ nội dung 3 bức thư này để thấy rằng ngay từ đầu, chủ trương khai thác bauxite Tây Nguyên đã được tiến hành một cách vộị vã, bất chấp mọi lời cảnh báo từ các nhà khoa học, các bậc nhân sĩ trí thức tên tuổi và cả những lời can gián quyết liệt từ một vị khai quốc công thần như tướng Giáp.

 
- Bức thư thứ nhất:
 
“Hà Nội ngày 5 tháng 1 năm 2009
 
Kính gửi: Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
 
Thời gian vừa qua báo chí đăng nhiều bài và ý kiến của các nhà khoa học và hoạt động xã hội cảnh báo nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội của các dự án khai thác bô-xít trên Tây Nguyên. 
Đầu tháng 11-2008 một số nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã gửi kiến nghị đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề nghị cho dừng các dự án này để nghiên cứu, xem xét lại, cân nhắc lợi hại một cách toàn diện. 
Tuy nhiên, các dự án này vẫn đang được triển khai, trong tháng 12-2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án). 
Cần nhắc lại rằng, đầu những năm 1980 Chính phủ đã đưa chương trình khảo sát khai thác bô-xít trên Tây Nguyên vào chương trình hợp tác đa biên với khối COMECON. Tôi được phân công trực tiếp theo dõi chỉ đạo chương trình này. Sau khảo sát đánh giá hiệu quả tổng hợp của các chuyên gia Liên Xô, khối COMECON đã khuyến nghị Chính phủ ta không nên khai thác bô-xít trên Tây Nguyên do những nguy cơ gây tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối với dân cư chẳng những tại chỗ mà còn cả dân cư và vùng đồng bằng Nam Trung Bộ. Chính phủ khi đó đã quyết định không khai thác bô-xít mà gìn giữ thảm rừng và phát triển cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè…) trên Tây Nguyên. 
Ý kiến phản biện của các nhà khoa học nước ta vừa qua phân tích trên nhiều phương diện, trong các điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện nay cũng đi tới kết luận như các nhà khoa học Liên Xô cách đây 20 năm. Với những cảnh báo nghiêm trọng như vậy, chúng ta cần xem xét các dự án này một cách khách quan – cần đánh giá lại quy hoạch khai thác bô-xít trên Tây Nguyên đến 2025.
 
Về quy mô, quy hoạch khai thác bô-xít Tây Nguyên từ nay đến 2025 là một kế hoạch lớn, giá trị ước tới gần 20 tỷ đô-la Mỹ, sẽ tác động sâu sắc nhiều mặt còn hơn cả các công trình kinh tế lớn đã có ở nước ta. 
Vì vậy nên mời thêm các tư vấn chuyên ngành quốc tế có nhiều kinh nghiệm phối hợp với các nhà khoa học và nhà quản lý của nước ta cùng thẩm định cho khách quan, sau đó báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội xem xét, cân nhắc kỹ càng, không thể chỉ đưa vào đề xuất của các Bộ hay tập đoàn kinh tế. 
Vừa qua đồng chí Thủ tướng đã quyết định bác dự án nhà máy thép lớn của Hàn Quốc tại vịnh Vân Phong, khẳng định quyết tâm của Chính phủ phát triển kinh tế bền vững, được đông đảo nhân dân và các nhà khoa học đồng tình, ủng hộ. 
Việc xác định một chiến lược phát triển Tây Nguyên bền vững là vấn đề rất hệ trọng đối với cả nước về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Tôi đề nghị Thủ tướng cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định. 
Chúc đồng chí mạnh khỏe, 
Võ Nguyên Giáp”
 
thu 1
- Bức thư thứ hai:
 
“Tôi được biết, hôm nay có cuộc Hội thảo về vấn đề bô-xít ở Tây Nguyên do đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì. 
Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời. 
Tại cuộc Hội thảo quan trọng này, tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai thác. 
Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng. 
Xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ. 
Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2009

Đại tướng Võ Nguyên Giáp”

Đây là bức điện thư gửi hội thảo bauxite Tây Nguyên. Bức điện thư này được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đọc tại hội thảo ngày 9/4/2009. 
thu 2
- Bức thư thứ ba:
 
“Kính gửi : Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, 
Đồng kính gửi : Quốc hội và Chính phủ 
Thời gian qua, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng và điện gửi cuộc Hội thảo khoa học về vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Vừa rồi, Văn phòng Trung ương theo chỉ đạo của đồng chí Thường trực Ban bí thư đã gửi cho tôi thông báo kết luận của Bộ Chính trị. Tôi đã đọc kỹ bản kết luận, xin có kiến nghị tiếp với Bộ Chính trị và lần này kiến nghị đến Ban Chấp hành Trung ương, đến Quốc hội và Chính phủ : 
1. Tôi hoan nghênh Bộ Chính trị đã lắng nghe ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và các nhà khoa học, đã chủ trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch, nêu lên một số yêu cầu quan trọng như : Bảo đảm hiệu quả kinh tế, xã hội, sử dụng thiết bị và công nghệ hiện đại của thế giới, giải quyết nguồn điện, nguồn nước ; đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh quốc phòng cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường sinh thái, môi trường văn hoá, chưa chủ trương bán cổ phần cho tập thể và cá nhân người nước ngoài v.v… Và Bộ Chính trị đã thấy tầm quan trọng của chủ trương khai thác bô xít ở Tây Nguyên nên quyết định báo cáo Trung ương và Quốc hội. 
2. Tuy nhiên kết luận của Bộ Chính trị nói chung là vẫn tiếp tục tiến hành khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Trước mắt làm thí điểm ở Tân Rai – Lâm Đồng, xem xét đánh giá lại Dự án Nhân Cơ Đắc Nông, rồi từng bước triển khai theo quy hoạch. 
Vì vậy, tôi xin kiến nghị cụ thể như sau : 
Chủ trương khai thác chế biến bô xít ở Tây Nguyên là một vấn đề hết sức hệ trọng sẽ có tác động lớn đến môi trường sinh thái, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đến phát triển ổn định, bền vững của đất nước. Nhiều vấn đề mà Bộ Chính trị nêu lên cho đến nay chưa được nghiên cứu phân tích đánh giá toàn diện đầy đủ và chưa có phương án giải quyết rõ ràng, còn nhiều vấn đề bất cập. Do đó, tôi đề nghị dừng các dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, kể cả khai thác thí điểm. Nên giao cho Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tập hợp những cán bộ khoa học có liên quan tiến hành một chương trình khoa học nghiên cứu phát triển tổng thể kinh tế – xã hội ở Tây Nguyên, có tính đến quan hệ với vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, trong đó tập trung nghiên cứu vấn đề bô xít Tây Nguyên một cách đầy đủ, toàn diện những vấn đề mà Bộ Chính trị đã nêu lên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ấy, Trung ương, Quốc hội mới cân nhắc có nên khai thác hay không nên khai thác. Tôi thiên về chủ trương hiện nay không nên khai thác, chờ khi khoa học phát triển, có công nghệ mới hiện đại hơn sẽ tiết kiệm tài nguyên, hiệu quả cao hơn, an toàn hơn. Hiện nay chưa khai thác bô xít ở Tây Nguyên, dành tài nguyên đó cho thế hệ mai sau và không khai thác bô xít thì chúng ta vẫn tiến hành được công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Tôi đề nghị Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội hãy nêu cao trách nhiệm to lớn của toàn Đảng, toàn dân thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách dân chủ, khoa học. Chỉ quyết định khi đã biết được kết quả nghiên cứu phân tích đầy đủ, toàn diện các vấn đề đặt ra, lắng nghe ý kiến rộng rãi của đông đảo các nhà khoa học, của cán bộ và nhân dân hơn nữa. Làm như vậy là để tránh được quyết định sai lầm, gây nên tai hoạ lớn cho đất nước. 
Mong Trung ương và Quốc hội phát huy dân chủ, bàn bạc kỹ lưỡng, có quyết định đúng đắn. 
Xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ. 
Chào thân ái, 
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009

Võ Nguyên Giáp”
thu 3thu 3a

(Blog Trương Duy Nhất)

Đông A - Nỗi sợ hãi sự chuyên chế của đa số


Một trong những vấn đề được bàn luận nhiều trong đợt góp ý sửa đổi Hiến pháp hiện nay là quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân. Bên cạnh những ý kiến kêu gọi đảm bảo quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân, cũng đã xuất hiện những ý kiến lo ngại về vấn đề phúc quyết Hiến pháp trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam. Ý kiến lo ngại về vấn đề phúc quyết có thể tóm lại ở hai vấn đề chính:
1. Vấn đề kỹ thuật: trưng cầu dân ý về Hiến pháp có đảm bảo thật sự chuẩn mực, không có gian lận , thủ thuật hay ngụy tạo kết quả.
2. Vấn đề bản chất: sự chuyên chế của đa số.
Vấn đề thứ nhất không phải là vấn đề mang tính nguyên tắc, mặc dù trong nhiều trường hợp nó là vấn đề chính. Nếu vấn đề thứ nhất nảy sinh thì chính bản thân tính chính danh của Hiến pháp sẽ là một dấu hỏi, và sẽ tạo thuận lợi cho các quá trình đấu tranh về Hiến pháp ở tương lai.
Vấn đề thứ hai là vấn đề cơ bản. Sự chuyên chế của đa số đã được các nhà tư tưởng về chính trị học nhận ra từ lâu. Nước Đức với sự cầm quyền của Hitler qua con đường bầu cử dân chủ là một ví dụ. Đa số rất dễ trở thành một quyền lực chuyên chế lên những người thiểu số. Để chống lại sự chuyên chế của đa số, bảo vệ những người thiểu số, quyền tự do, quyền cơ bản của người dân phải được bảo vệ, và nhà nước phải được phân quyền để có thể kiểm soát lẫn nhau và tạo thế cân bằng.
Tình hình hiện tại của Việt Nam rõ ràng không đảm bảo hai tiêu chí về phân quyền của nhà nước, và quyền cơ bản của con người, để chống lại sự chuyên chế của đa số. Do vậy nỗi lo ngại về vấn đề phúc quyết không phải là không có cơ sở. Song tôi lại nghĩ rằng vấn đề của Việt Nam khác với những vấn đề kinh điển về chuyên chế của đa số. Ngay bản thân chính nhà cầm quyền hiện nay ở Việt Nam cũng không chắc chắn rằng đa số dân chúng sẽ ủng hộ bản Hiến pháp của họ, ủng hộ sự cầm quyền của họ. Thậm chí bản dự thảo Hiến pháp vẫn không có quyền phúc quyết của nhân dân một cách chắc chắn, và lập lờ vấn đề phúc quyết để Quốc hội quyết định. Do vậy vấn đề phúc quyết vẫn là vấn đề bỏ ngỏ. Thực tế, yêu sách đòi phúc quyết Hiến pháp hay những yêu sách sửa đổi Hiến pháp khác so với bản dự thảo Hiến pháp mới chỉ là những yêu cầu lý thuyết, chưa chắc đã được đáp ứng. Không có nền tảng kinh tế, chính trị hậu thuẫn cho những yêu sách đó, nên tất cả phụ thuộc vào ý chí của nhà cầm quyền hiện nay. Những yêu sách đó chỉ tạo ra những áp lực nhất định lên nhà cầm quyền, và buộc họ phải có những phản ứng nhất định. Phản ứng như thế nào thì chúng ta vẫn chưa biết. Do vậy tôi nghĩ rằng yêu sách về phúc quyết Hiến pháp và những yêu sách khác về Hiến pháp chỉ là những phép thử, bước tập dượt cho tương lai. Nếu yêu sách về phúc quyết Hiến pháp được đáp ứng, vấn đề kỹ thuật và vấn đề bản chất của phúc quyết sẽ được soi xét kỹ hơn. Ngay cả trong trường hợp nếu đa số dân chúng ủng hộ bản Hiến pháp của nhà cầm quyền, bất kể do vấn đề kỹ thuật hay vấn đề bản chất trong phúc quyết, thì đấy cũng không phải là tổn thất, bởi vì không có phúc quyết thì bản Hiến pháp của nhà cầm quyền vẫn được thi hành. 
Đông A
(Blog )

'Dừng dự án bô xít Tây Nguyên là không khả thi'

Tập đoàn Than và Khoán sản Việt Nam khẳng định hai nhà máy alumin Tân Rai và Nhân Cơ gần hoàn thiện, không có lý do để ngừng lại và cũng không bị ảnh hưởng bởi việc dừng xây cảng vận chuyển Kê Gà.
Chiều 24/2, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) Trần Văn Chiều trả lời báo chí về việc tạm dừng đầu tư dự án cảng Kê Gà tại Bình Thuận cũng như hiệu quả của các dự án bô xít Tây Nguyên.
- Trước đó đã có nhiều ý kiến lo ngại về tính khả thi của dự án cảng Kê Gà, vì sao đến thời điểm này, Vinacomin mới đề nghị tạm dừng đầu tư ?
- Dự án đầu tư xây dựng cảng Kê Gà được lập với quy mô công suất năm 2015 đạt 3,5 triệu tấn mỗi năm; năm 2020 đạt 17,5 triệu tấn và đến năm 2030 đạt 37 triệu tấn. Nay mới có 2 dự án thử nghiệm được đầu tư xây dựng theo quy hoạch là Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (ĐăkNông) với công suất 1,3 triệu tấn. Các dự án sản xuất Hydroxit nhôm, alumin, điện phân nhôm khác đều không được đầu tư theo đúng tiến độ dự kiến trong quy hoạch, một phần do kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu tiêu thụ, giá khoáng sản giảm thấp, mặt khác do các vấn đề phức tạp về công nghệ, kỹ thuật, môi trường nên Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch bô xít cho phù hợp.
Dự án Kê Gà được lập trong bối cảnh không có cảng nào phục vụ cho việc xuất nhập hàng hóa tại khu vực Bình Thuận. Còn nay, Bình Thuận có cảng Vĩnh Tân và đang chuẩn bị lập dự án xây dựng cảng trung chuyển than cho khu vực phía Nam thì việc dừng Kê Gà phù hợp với quy hoạch. Đến năm 2020 lượng hàng hóa thông qua cảng Kê Gà chỉ khoảng 2,5 triệu tấn mỗi năm, thấp hơn rất nhiều so với thiết kế được phê duyệt. Với lượng hàng hạn chế như vậy, việc sử dụng các cảng hiện có hiệu quả hơn so với đầu tư xây dựng cảng mới. Đây là nguyên nhân dẫn đến đề xuất tạm dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà của Vinacomin và Thủ tướng đã đồng ý.
- Cảng Kê Gà được lập ra với mục tiêu phục vụ vận chuyển cho dự án bô xít Tây Nguyên, nay dừng lại sẽ ảnh hưởng thế nào?
- Việc dừng đầu tư dự án cảng Kê Gà hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến 2 dự án bô xít- alumin đã và đang đầu tư. Bởi trong giai đoạn đầu, khối lượng sản phẩm cần thông qua cảng của 2 dự án này còn thấp nên Vinacomin thực hiện phương án thuê cảng tại khu vực Thị Vải- Cái Mép (cảng Gò Dầu, cảng Phú Mỹ…).
Về lâu dài, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Vinacomin đang phối hợp với đơn vị tư vấn nghiên cứu lựa chọn quy mô và địa điểm xây dựng cảng phù hợp với quy hoạch phát triển bô xít - nhôm, Quy hoạch ti tan và kinh tế khu vực.
Nhiều dự án phải nhường chỗ cho cảng Kê Gà. Ảnh: Thiennhan
Nhiều dự án phải nhường chỗ cho cảng Kê Gà. Ảnh: Thiennhan

- Để xây dựng cảng Kê Gà, 12 dự án resort đã ngưng để nhường đất, mức tổng thiệt hại lên tới 1.000 tỷ đồng. Ý kiến Vinacomin thế nào khi các nhà đầu tư muốn đến bù thỏa đáng?
- Giai đoạn 1 của dự án có liên quan tới 4 doanh nghiệp du lịch, giai đoạn 2 liên quan đến 43 hộ dân và 8 doanh nghiệp. Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn 1, Vinacomin đã phối hợp với UBND huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận tiến hành kiểm đếm xong 43/43 hộ dân và 11/12 doanh nghiệp du lịch đồng thời tiến hành tổ chức đền bù giai đoạn 1 cho 4 doanh nghiệp du lịch với giá trị đền bù giải phóng mặt bằng được UBND huyện Hàm Thuận Nam phê duyệt là 4,63 tỷ đồng.
Chúng tôi đã chuyển 4 tỷ đồng cho địa phương, đến nay mới có 1 doanh nghiệp du lịch đã nhận tiền và bàn giao đất. Vinacomin sẽ tiếp tục phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận trong việc lập phương án xử lý khối lượng công việc còn lại để báo cáo Thủ tướng. Chúng tôi cho rằng, việc dừng cảng Kê Gà sẽ có tác động tích cực hơn cho doanh nghiệp du lịch và người dân vùng dự án. Các doanh nghiệp du lịch sẽ lại tiếp tục được thực hiện dự án du lịch của mình.
- Một số ý kiến lo ngại, dự án Tân Rai- Lâm Đồng đi vào vận hành thì không có hiệu quả kinh tế, tạo thêm gánh nặng cho Vinacomin. Ông nghĩ sao?
- Khi lập dự án thử nghiệm bô xít Tân Rai- Lâm Đồng là có hiệu quả kinh tế. Nay, dự án đã hoàn thành đầu tư và cuối tháng 12 đã có sản phẩm đầu tiên. Hiệu quả kinh tế của dự án chưa đạt mục tiêu là do vốn đầu tư, chi phí nguyên nhiên vật liệu tăng, trượt giá và giá alumin tại thời điểm hiện nay do khủng hoảng kinh tế đã giảm xuống dưới 340 USD/tấn. Kết quả tính toán trên là áp dụng theo mặt bằng giá hiện nay trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng và giá các mặt hàng khoáng sản nói chung trên thế giới đều giảm. Trước mắt Vinacomin sẽ đề xuất với Chính phủ một số cơ chế chính sách trong giai đoạn đầu của dự án để tăng tính hiệu quả.
Còn xét về lâu dài, do xu thế kinh tế thế giới đang phục hồi, chúng tôi tin chắc rằng ngành công nghiệp sản xuất nhôm sẽ tăng trở lại và việc giá alumin sẽ gia tăng là hiện thực. Theo dự báo của các chuyên gia phân tích thuộc Citigroup Inc, Morgan Stanley và Societe General SA, giá alumin trên thị trường thế giới giai đoạn 2010-2020 dự báo dao động trong khoảng 300 USD đến 640 USD/tấn, trung bình 450 USD/tấn.
Chủ đầu tư các dự án yêu cầu bồi thường. Ảnh: Thiennhan
Chủ đầu tư các dự án yêu cầu bồi thường. Ảnh: Thiennhan

Sẽ không công bằng nếu đánh giá hiệu quả kinh tế dự án chỉ căn cứ vào hiệu quả kinh tế đơn thuần của dự án đối với chủ đầu tư mà không tính đến hiệu quả kinh tế-xã hội lan tỏa, cũng như ý nghĩa chính trị, an ninh quốc phòng đối với địa phương và khu vực Tây Nguyên. Dự án sẽ thu hút khoảng 1.500 lao động địa phương, đóng góp cho ngân sách trung ương và địa phương, tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng như hạ tầng kỹ thuật, văn hóa xã hội cho địa phương và khu vực.
- Giới chuyên gia cho rằng, với rủi ro lớn về hiệu quả kinh tế thì chỉ nên thí điểm dự án Tân Rai (đã hoàn thành đầu tư), còn dự án Nhân Cơ nên dừng lại. Vinacomin cân nhắc điều này thế nào?
- Việc quyết định đầu tư Dự án Nhân Cơ cũng như Tân Rai là căn cứ vào tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế có tính đến mức độ rủi ro. Vinacomin quyết định đầu tư dự án Nhân Cơ tại tỉnh Đăk Nông đã tuân thủ đầy đủ quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; tại thời điểm phê duyệt dự án điều chỉnh (tháng 2/2010), dự án đạt hiệu quả kinh tế.
Nhà máy Alumin Nhân Cơ được khởi công ngày 28/2/2010. Đến nay triển khai thực hiện 72/73 hạng mục, toàn bộ thiết bị chủ yếu đã tập kết đến chân công trình, nhà thầu đang tiến hành lắp đặt thiết bị, khối lượng hoàn thành đạt khoảng 51%. Dự kiến nhà máy có sản phẩm vào giữa năm 2014, vì vậy, việc dừng dự án Nhân Cơ trong bối cảnh hiện nay là không thực tế. Cũng như các dự án đầu tư khác, hiệu quả dự án đã lập phụ thuộc chủ yếu vào biến động của giá thành và đặc biệt là giá bán trong tương lai. Chúng tôi đang rà soát, cập nhật và tính toán lại tổng mức đầu tư, kiểm tra lại hiệu quả kinh tế thuần túy cũng như hiệu quả kinh tế-xã hội tổng hợp của dự án.
Ông Doãn Mạnh Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội KHKT và Kinh tế Biển TP HCM đánh giá, việc định vị cảng Kê Gà làm nơi vận chuyển sản phẩm bô xít là vội vã. Theo ông Dũng, việc xây dựng cảng phải ưu tiên nơi có lợi thế về tự nhiên. Tại vị trí Kê Gà hoàn toàn không có yếu tố tự nhiên nên chi phí rất lớn. Ở miền Trung, các vịnh sâu và kín sóng gió phải là các vịnh có cửa vịnh quay về hướng nam và không có dòng sông lớn đổ vào vịnh. Tại mũi Kê Gà hoàn toàn không có những yếu tố trên nên buộc phải làm các đê chắn cát và sóng nhân tạo. Vùng bờ biển Kê Gà có đường bờ theo hướng từ Đông bắc xuống Tây nam nên không chỉ hứng gió Đông bắc mà còn hứng cả gió Tây nam. Chính yếu tố này gây rất nhiều khó khăn hơn khi xây dựng cảng tại mũi Kê Gà.
"Tốc độ dòng chảy tại mũi Kê Gà gây nguy hiểm khi điều động quay trở con tàu dù xuôi hay ngược nước. Chỉ có những người thiếu thực tế thì không quan đến những yếu tố này", ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, nên dừng dự án bô xít Tây Nguyên để tránh ô nhiễm và tăng thêm tổn thất kinh tế. Nếu Chính phủ quyết tâm duy trì xây dựng cản phục vụ cho dự án bô xít Tây Nguyên thì cần nghiên cứu phương án vận chuyển ô- xít nhôm bằng đường ống và cảng chuyên dụng cho việc xuất khẩu. "Việc vận chuyển thành phẩm bằng đường ống sẽ giảm áp lực giao thông bộ, cầu và hoàn toàn có thể tự động hóa", ông Dũng nói. Tuy nhiên, theo ông Dũng, vấn đề khó khăn nhất là xử lý bùn đỏ trên Tây Nguyên cần có giải pháp rõ ràng và hiệu quả hơn.
Còn ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban Nhôm - Titan của Vinacomin cho rằng, để ngành công nghiệp nhôm phát triển với quy mô lớn cần có cơ sở hạ tầng để xuất khẩu alumin, trong đó không thể thiếu tuyến đường sắt và cảng biển. Tuy nhiên, việc xây dựng hạ tầng thế nào và ở đâu cần có các chuyên gia nghiên cứu cụ thể.
Hoàng Lan (VnExpress)

Hành động! Hành động! Hành động!

Tự do và dân chủ không thể nào được ban phát. Phải đấu tranh giành lấy nó. Mỗi người hãy cố gắng góp một viên gạch, một hạt cát bé nhỏ ngay từ lúc này. Tương lai của đất nước, của dân tộc, của con cháu, của tiếng Việt, của văn hóa Việt nằm trong chính hành động của chúng ta hôm nay. Với nỗ lực của tất cả mọi người, ngày đoàn tụ với các anh chị em anh hùng Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Đoàn Văn Vươn... sẽ không xa...
*
Những hiểm họa:
Hiểm họa thứ nhất: TỤT HẬU
Hiểm họa này đã, đang và sẽ tồn tại ở Việt Nam nếu chúng ta không hành động. Nhờ sự lãnh đạo “tài ba” của đảng CS mà chúng ta đã TỤT HẬU so với các nước quá nhiều và quá xa. Nông nghiệp: Tuy có xuất khẩu gạo nhiều, nhưng nông dân chúng ta vẫn phải canh tác và thu hoạch bằng những phương tiện rất thô sơ. Còn dân chúng lại ăn uống rất nhiều thứ ngoại nhập độc hại. Công nghiệp: chúng ta chưa hề sản xuất một cái máy nào ra hồn. Khoa học: không có một đội ngũ khoa học mạnh trong tất cả các ngành. Hiện tượng sao chép, đạo văn rất phổ biến. Giáo dục và đào tạo: rất cồng kềnh, học sinh sinh viên học vất vả nhưng kiến thức nhận được không là bao. Sử nước Việt hầu như bị quên lãng. Y tế: chậm tiến, phụ thuộc và quá tải. Kinh tế: nhờ vào những quả đấm của Chính phủ mà nền kinh tế chúng ta lụn bại, nợ nần chồng chất, không phương cứu chữa và là gánh nặng cho thế hệ mai sau... Chúng ta đang TỤT HẬU TOÀN DIỆN.
Hiểm họa thứ hai: BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CỒNG KỀNH, QUAN LIÊU, THAM NHŨNG VÀ BẤT LỰC
Để đối phó với những hiểm nguy cho đảng, đảng CSVN phải tạo ra những cơ quan hưởng lợi trên tiền thuế của dân để thực hiện duy nhất việc bảo vệ đảng. Đảng phải cho họ nhiều bổng lộc để đổi lấy sự trung thành. Sự quan liêu và tham nhũng thì quá rõ như ban ngày. Từ thời ông Đỗ Mười, tham nhũng còn ít mà ông ta còn tặng 1 triệu đô thì đến thời của Thủ Tướng X mức tham nhũng đã lên đến báo động. Điều nguy hại lớn là vì ăn cắp, ăn cướp được số tiền để vinh thân phì gia cho đến hàng mấy thế hệ rất dễ dàng nên quan lại không còn có khả năng tư duy, họ trở nên càng ngày càng trì trệ, bảo thủ và không coi bất cứ ý kiến đóng góp nào của dân ra gì cả.
Hiểm họa thứ ba: MẤT NƯỚC
Hiện tại chúng ta chưa mất nước trên danh nghĩa nhưng sự xâm lược và mất độc lập tự chủ đã và đang xảy ra. Về chính trị, Trung Quốc đã can thiệp vào nội bộ tổ chức đảng cộng sản và Chính phủ Việt Nam. Về ngoại giao, Việt Nam hoàn toàn không có đường lối ngoại giao độc lập vị sợ phật lòng 4 Tốt và 16 chữ vàng (khè). Về kinh tế, chúng ta đã bị xâm lược quá sâu. Đa phần các mặt hàng được dùng trên đất nước Việt Nam này đều được làm ở Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc trúng thầu vào các dự án lớn ở Việt Nam càng ngày càng nhiều. Thật chua xót khi hàng thực phẩm của Trung Quốc lại tràn lan chiếm lĩnh thị trường cua một nước thuần nông như Việt Nam. Về quốc phòng: Trung Quốc đang ngự trị trên các đỉnh cao chiến lược của Việt Nam như rừng đầu nguồn phía Bắc, cao nguyên Tây Nguyên miền Trung. Về chủ quyền lãnh thổ, chúng ta đã mất nhiều lãnh thổ, lãnh hải. Nói ra càng đau lòng. Đau xót nhất là đảng và Nhà nước Việt Nam đã HÈN VỚI GIẶC, ÁC VỚI DÂN VÀ CAM TÂM BÁN NƯỚC.
Hiểm họa thứ tư: LÒNG DÂN LY TÁN, RÃ RỜI
Người dân ta được đảng cho hưởng hết quả lừa này đến quả lừa khác đã không còn một lòng tin nào nữa. Nguy hiểm nhất là để sống chung với đảng dân bắt buộc phải dối trá, sống hai mặt. Và ĐẠO ĐỨC GIẢ LÊN NGÔI KHÔNG PHƯƠNG CỨU VÃN. Ngày ngày, báo chí của đảng vì không thể viết cái gì khác nên phải khai thác các chủ đề hình sự như đâm, chém, hiếp, lộ,... nên người dân vừa tha hóa hơn vừa sợ hãi hơn. Từ ngày đảng cộng sản lên nắm chính quyền đến nay, dân Việt Nam ta chưa có được một ngày bình yên thì làm sao mà không rã rời, ly tán. Rồi chứng kiến bao nhiêu hiểm họa đang lơ lửng trên đầu như đã nói trên mà chính quyền càng ngày càng bất lực, ý kiến nhân dân càng ngày càng bị khinh rẻ thì lòng dân làm sao mà khỏi ly tán, rã rời. Hiểm họa này mới cốt lõi, vì thế nếu khi đấu tranh mà không chú ý đến điều này thì hiểm họa MẤT NƯỚC tất yếu sẽ xảy ra kể cả khi chính quyền nhân dân thực sự được thiết lập.
Trong mấy năm gần đây, ai ai cũng chứng kiến sự bất lực và bảo thủ của chính quyền độc tài, nhưng nếu chúng ta những con dân nước Việt cũng buông xuôi thì ai sẽ là người cứu nước?!
KHÔNG!
CHÚNG TA PHẢI HÀNH ĐỘNG!!!
Chúng ta không còn chỗ để lùi nữa!
CHÚNG TA PHẢI HÀNH ĐỘNG!!!
Chúng ta không thể nào làm ngơ trước tương lai của con cháu chúng ta, của tiếng Việt, của văn hóa Việt!
CHÚNG TA PHẢI HÀNH ĐỘNG!!!
Khi đã nhận thức tầm quan trọng của việc nhất định phải hành động thì chúng ta hãy cùng nhau chung sức bằng mọi giá để hành động. Bằng mọi giá không có nghĩa là đòi hỏi mọi người ai cũng phải cống hiến hết, sẵn sàng mất hết để đánh đổi cái gì đó. Không, điều chúng ta cần làm chỉ đơn giản là HÃY LUÔN SUY NGHĨ, TÌM TÒI ĐỂ HÀNH ĐỘNG KỊP THỜI.
1. MỤC ĐÍCH HÀNH ĐỘNG:
Có ba mục đích chính:
- Hạ bệ Chính quyền độc tài đảng trị.
- Thiết lập chính quyền dân chủ có uy tín và trách nhiệm thật sự.
- Phục khí dân tộc, chấn hưng quốc gia.
2. PHƯƠNG THỨC HÀNH ĐỘNG:
Như trên đã nói, vì lòng dân đã quá rã rời và ly tán rồi nên nhất thiết phải chọn phương thức đấu tranh tránh đổ máu và huy động được sức lực của toàn dân. Chúng ta không thể để cho lòng dân bị hoang mang rã rời thêm sẽ tạo tiền đề cho chúng ta MẤT NƯỚC thật sự. Vì thế, phương thức hữu hiệu nhất bây giờ là: ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG. Tuy nhiên, không loại trừ các phương thức khác tùy theo nhu cầu từng giai đoạn của cuộc đấu tranh.
Tuy gọi là bất bạo động nhưng phương thức này rất tích cực, có thể tạo được thế đấu tranh ôn hòa cho toàn dân, ai ai cũng có thể tiến hành được. Với điều kiện Internet hiện nay thì thậm chí có thể ngồi ở nhà, ta cũng có thể tiến hành đấu tranh. Ngài Gandhi đã giành lại độc lập cho Ấn Độ bằng phương thức đấu tranh này.
Thật ra, phương thức này đã có từ thuở xa xưa, thậm chí có từ trong máu của từng người chúng ta và ngay lúc này đây ai ai trong chúng ta cũng đang thực hiện nó mà không nhận ra. Ví dụ, trẻ con khóc hờn để yêu sách bố mẹ chính là phương thức đấu tranh bất bao động, Chu Văn An treo ấn từ quan là đấu tranh bất bạo động, quý bà áo mặc trắng diễu hành ở La Habana là đấu tranh bất bạo động.
Vì vận dụng được ý chí, sức mạnh và trí tuệ toàn dân nên phương thức này biến hóa khôn lường và luôn gây cho đối phương những bất ngờ khốn cùng.
3. MƯỜI TÍNH CHẤT CỦA ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG:
3.1 Công khai. Cuộc đấu tranh này là công khai. Đối phương tuy biết trước một số điểm nhưng sẽ hoàn toàn bất ngờ về quy mô, vấn đề được đề cập lẫn thời điểm.
3.2 Số đông. Khi ta không tấc sắt nào trong tay hiển nhiên để đấu tranh bất bạo động thành công thì phải nhiều người cùng đồng lòng thực hiện.
3.3 Lây lan. Vì thực hiện bởi số đông nên cơ hội truyền trao hay lây lan rất lớn. Thứ nhất là nhờ vào mối quan hệ của người tham dự và người chưa tham dự, thứ hai, là nhờ vào trường thông tin đã được mở rộng và được phát đi với cường độ mạnh (vì nhiều người nên bàn được nhiều vấn đề và cùng rỉ tai cho một người càng nhiều). Ví dụ, trước đây, có người còn chao đảo thì họ ít gặp những người khác để trao đổi về hướng ngược với chính quyền còn bây giờ số người đối lập với chính quyền càng ngày càng nhiều. Thực tế đã chứng minh điều đó.
3.4 Bền bỉ. Để đấu tranh với chế độ độc tài kiên quyết giữ quyền lực, xảo quyệt và sẵn sàng chà đạp lên đạo đức thì đám đông phải đấu tranh bền bỉ.
3.5 Đơn giản. Không cần phải nhọc sức để chế tạo súng ống, xe tăng, tàu chiến. Vì tận dụng trí tuệ toàn dân nên việc nghĩ ra các hình thức đơn giản là việc làm không quá khó.
3.6 Thích nghi. Điều kiện của xã hội thay đổi đến đâu thì đấu tranh bất bạo động cũng thay đổi đến đó. Ví dụ, với điều kiện Internet bây giờ thì đấu tranh bất bạo động được thực hiện bởi hàng trăm ngàn bloggers và những bình luận viên.
3.7 Liên tục và bám chặt. Khi đối phương đưa ra bất kỳ động thái nào thì cộng đồng tranh đấu bám chặt lấy đó để bình luận, chế giễu, bác bỏ... Và việc đó phải được làm liên tục, phủ khắp các vấn đề. Ví dụ vụ Chính chủ, vụ sửa đổi hiến pháp,…
3.8 Giữ vững và phát huy. Khi đối phương nhượng bộ một vấn đề gì đó thì giữ chắc thành quả tiếp tục triển khai các hướng khác. Cũng vì là cuộc đấu tranh của toàn dân nên đối phương lúc này khó lật lọng và cuộc chiến lại cam go ở những vùng tranh chấp khác.
3.9 Cộng hưởng. Yếu tố này cực kỳ quan trọng. Đấu tranh bất bạo động muốn thắng lợi thì phải có cộng hưởng tạo nên cao trào như vũ bão. Ví dụ như cao trào cách mạng màu của các nước thuộc Liên Xô cũ, cách mạng hoa nhài... Muốn có cộng hưởng thì việc trước tiên phải đồng bộ, cùng nhịp. Tiến thoái phải có chủ đích. Khi bị đàn áp bắt buộc phải thoái cũng cần nghĩ ngay đến cách đấu tranh để tránh đàn áp; khi tiến thì chiếm lĩnh, bám chặt chờ thời cơ chín muồi lúc đối phương rối ren, gây sai lầm tai hại trên nhiều vấn đề thì đồng loạt tấn công như vũ bão, liên tục không được phép cho đối phương ngừng nghỉ. Khi sức mạnh đấu tranh đạt cực điểm chạm đến tuyến phòng ngự yếu nhất của đối phương thì đó là lúc đối phương phải chọn lựa hoặc đem súng ra để bắn vào dân thì trước sau cũng mất hết (như trường hợp Gaddafi), hoặc thương thuyết thì sẽ gỡ gạc phần nào.
3.10 Dứt điểm. Dứt điểm là đặc tính của các cuộc đấu tranh thành công nói chung chứ không riêng gì đấu tranh bất bạo động. Nhưng trong đấu tranh bất bạo động, cơ hội Dứt điểm lớn hơn nhiều. Vì thế khi chúng ta đã chọn phương thức này thì phải kiên trì, bền bỉ để giành đến thắng lợi cuối cùng. Dứt điểm ở đây không có nghĩa là tiêu diệt hết phe chính quyền độc tài mà chỉ là đạt được ba mục đích đã nói trên.
4. CHỦ THỂ CỦA HÀNH ĐỘNG:
Hiển nhiên đó chính là tất cả chúng ta, là toàn dân Việt Nam đang bị sự áp bức của Cộng Sản. Nói đúng ra, chúng ta vừa là CHỦ THỂ vừa là ĐỐI TƯỢNG của hành động. Khi ta đã hiểu rõ bản chất Cộng sản sẵn sàng tham gia vào đấu tranh và có ý lôi kéo một ai đó cùng hành động thì ta là CHỦ THỂ còn ai đó là ĐỐI TƯỢNG. Nhưng khi họ đã tham gia thì họ cùng chúng ta là CHỦ THỂ. Thậm chí cùng một lúc chúng ta có thể vừa CHỦ THỂ vừa ĐỐI TƯỢNG. Ví dụ, ta chỉ tham gia mục đòi cải thiện đời sống cho công nhân, chúng ta cổ xúy cho công đoàn độc lập ngoài vòng kim tỏa của đảng cộng sản nhưng chúng ta không thích tham gia vào đấu tranh dân chủ. Dần dà chúng ta nhận ra nhờ sự truyền bá cua người khác rằng đảng sẽ không chấp nhận Công đoàn độc lập vì điều đó làm lung lay vị trí độc tài của đảng. Lúc đó chúng ta nhận thấy không đấu tranh cho Dân chủ thì Công đoàn độc lập cũng không khi nào được có.
Cụ thể, theo tôi có ba lực lượng chính sau:
- Nhân dân trong nước. Lực lượng này là Nòng cốt.
- Kiều bào sống hải ngoài. Lực lượng này có nhiều thuận lợi khi tiếp cận thông tin và nguồn lực khác. Có tự do để không e ngại bất cứ thứ gì và Lực lượng này không thể thiếu vì nó là cầu nối rất hiệu quả giữa Lực Lượng thứ nhất với Lực lượng thứ ba đầy quyền lực. Tuy nhiên, vì sống trong lòng các nước Dân chủ lâu ngày nên lực lượng có nguy cơ “Giáo điều Dân chủ”. Tại sao gọi là “Giáo điều dân chủ”? Vì cứ nghĩ các nước như thế thì tại sao ta không được như thế và cái đà suy nghĩ bám chấp này nó quay lại làm cho lực lượng này không hiểu thấu đáo được hành động của Nhân dân trong nước. Từ đó dễ gây nên một nguy cơ lớn có ảnh hưởng đến “Cộng hưởng” (ở trên) là Lực lượng này không hòa nhịp với Lực lượng trong nước.
- Các Tổ chức quốc tế. Đấy là các nước dân chủ, các tổ chức đa quốc gia như Hội văn bút thế giới, hội ân xá, Tổ chức minh bạch, Tòa án nhân quyền... thậm chí là các công ty đa quốc gia như Apple, Google…
Vì nòng cốt là Nhân Dân trong nước, vậy nhóm trọng tâm để ta bắt đầu phản ứng dây chuyền là những nhóm nào? Theo tôi có ba nhóm chính họ vừa là CHỦ THỂ vừa là ĐỐI TƯỢNG của cuộc đấu tranh bất bạo động:
- Những người yêu Dân chủ, Nhân quyền và Đa nguyên. Ví dụ, nhóm 8406 thuộc nhóm này.
- Những người yêu nước Việt Nam, căm thù giặc Trung Quốc xâm lược. Ví dụ, nhóm nhân sỹ biểu tình chống Trung Quốc thuộc nhóm này.
- Những người bị áp bức, hà hiếp, bóc lột bởi chính quyền các cấp. Bà con nông dân Văn Giang, Dương Nội, các dân oan đang ở các vườn hoa Hà Nội thuộc nhóm này.
Dĩ nhiên, không có nghĩa người yêu Dân chủ thì không yêu nước hoặc ngược lại. Nói như vậy để cho thấy từng nhóm có một mối quan hệ đối kháng riêng đối với chế độ độc tài. Để tiện việc đấu tranh, kích thích, chúng ta cần chú ý một điểm khác biệt cơ bản giữa các nhóm là: nhóm một gồm nhiều trí thức trung lưu không phải đảng viên sẵn sàng đối đầu với đảng cộng sản khi cần thiết; nhóm hai gồm nhiều trí thức thượng tầng, có nhiều đảng viên, hầu hết những người trong số họ đều có bổng lộc từ Nhà nước (chiêu bài Sổ hưu cũng ảnh hưởng mạnh đến nhóm này) nên ngại đối kháng trực tiếp với chính quyền cùng với nhóm dân thường; nhóm ba lại là tầng lớp dưới bị áp bức đến bần cùng, bị hà hiếp đến oan khiên, một số họ là đảng viên nhưng cũng chán đảng và tự ra khỏi đảng từ lâu. Điều này cho ta thấy một điểm quan trọng là sự bất bình với đảng thống trị đã nằm ở diện rộng và sâu.
5. BẢY PHƯƠNG PHÁP ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG:
5.1 Tỏ thái độ:
Tỏ thái độ phản đối hoặc không đồng tình với Chính quyền, tỏ thái độ đồng tình với những người đối lập với chính quyền. Hình thức và nội dung của phương pháp Tỏ thái độ rất đa dạng và phong phú. Có thể lấy câu tục ngữ xưa chín người mười ý thì chín người có mười cách (hay nhiều hơn) tỏ thái độ.
Biểu tình là một cách tỏ thái độ. Cách này đem đến thắng lợi của các cuộc cách mạng màu và cách mạng Mùa xuân Ả rập.
Hiệp thông với nhau như các linh mục hiệp thông với Thượng Tọa Thích Không Tánh cũng là tỏ thái độ. Sự thăm hỏi động viên của các trí thức và bà con Văn Giang, Dương Nội với gia đình anh Vươn là một hành động tỏ thái độ bằng hiệp thông. Hiệp thông có thể nói là một trong các cách thức mạnh nhất, hữu hiệu nhất để đấu tranh bất bạo động.
Đem đặt vòng hoa với mục đích mà chính quyền không thích cũng là cách tỏ thái độ.
Cởi trần truồng như hai mẹ con bà nọ cũng là cách tỏ thái độ.
In biểu tượng No U lên áo mình – tỏ thái độ.
Viết bài ca “Anh là ai” – tỏ thái độ.
Viết bài “17.02 - Ngày ấy và bây giờ” – tỏ thái độ.
Chào nhau bằng hình ảnh hai ngón tay chữ V (Việt Nam - Victory - Ý tưởng của nhóm Ta Là Một) - tỏ thái độ.
In biểu tượng tẩy chay hàng Trung Quốc như vợ chồng Thành Nguyễn và Trịnh Kim Tiến cũng là cách tỏ thái độ.
Tạo những trưng cầu ý kiến trên mạng là cách tỏ thái độ.
Sáng tác một clips hay một tác phẩm hài để giễu là cách tỏ thái độ.
v.v...
Lưu ý hai điểm:
a. Tỏ thái độ bằng bất cứ cách gì. Khi đã tham dự vào đấu tranh bất bạo động, chúng ta phải tỏ thái độ. Bạn có thể tìm cách phù hợp cho mình nhưng không nên im lặng. PHẢI TỎ THÁI ĐỘ.
Điều này rất đơn giản vì bạn có thể chọn lấy cường độ Tỏ thái độ của mình.
Ví dụ, trường hợp xe chính chủ:
Những người ở hải ngoại có thể viết: Ôi bọn Cộng nô tiêu xài hết tiền rồi xoay qua bóc lột thêm những người có xe khốn khổ.
Những người có khả năng viết lách thì viết: Tại sao khi ban hành chưa điều nghiên cho kỹ càng, tại sao dân chúng đã khó khăn rồi còn muốn cho dân khó khăn hơn…
Hoặc sáng tác Clip: “Hitler chống chủ trương xe chính chủ” như trên Youtube có chiếu.
Nếu bạn e ngại, bạn có thể đơn giản viết trên FB của mình: “Chính chủ - Chỉnh chú thì có!!!”, “Chính chủ - chết thật, lại mất tiền”...
Thêm một ví dụ nữa:
Nếu có lời kêu gọi như sau: “Nhân ngày xx.yy.zzzz kỷ niệm 5 năm vụ án bỏ túi của Cộng sản đưa anh Cù Huy Hà Vũ vào tù, tất cả chúng ta ra đường bằng bộ áo quần sọc đen trắng.”
Có người thì mang đúng bộ áo tù. Có người điều kiện hôm đó không thể mang được thì có thể dán trên xe của mình bộ áo tù và hình ảnh của anh Cù Huy Hà Vũ. Còn nếu ai đó còn e dè nữa thì đơn giản thay đổi avatar hoặc ảnh trên trang chính FB mình bằng hình gì đó chỉ ngục tù trên đấy ghi ngày tháng anh Cù Huy Hà Vũ vào tù-chỉ cần như vậy thôi không cần tên tuổi của ai.
KHÔNG IM LẶNG - PHẢI TỎ THÁI ĐỘ!
b. Với bất kỳ cách nào thì ảnh hưởng của Tỏ thái độ mạnh lũy tiến theo số người tham dự. Điều này quá là hiển nhiên. Ví dụ khi có cuộc phát động “Để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ hy sinh trong trận chiến giữ Hoàng Sa kêu gọi mọi người tham dự đặt vòng hoa tại tượng đài Nguyễn Huệ. Khi đi mang áo trắng và có cài miếng vải hình thoi màu đen”, bạn có thể đi tham dự, nếu không thì cố mang áo trắng có cài tấm vải màu đen, bạn có thể sáng tạo thêm là in trên miếng vải màu đen ngày 19.01, chữ NVT, chữ HS,... Nếu có con cái đến trường thì mang đồ trắng cho chúng và đính kèm tấm vải màu đen... Hoặc nếu không tham dự, cũng không tiện mặc đồ trắng thì hãy đội mũ, đeo găng tay màu trắng, cài biển đen trên áo có in các hàng chữ như trên cũng như có thể biểu thị chúng trên phương tiện đi lại của mình. Nếu chúng ta đồng lòng làm, lúc chứng kiến trên đường phố Hà Nội rợp màu trắng thì đó không khác gì một bản tiến quân ca hùng tráng. Do đó, chúng ta nên bằng mọi cách thuyết phục người khác cùng làm theo. Bạn có thể tag, share hình ảnh, bài viết nội dung nhẹ nhàng lên trên FB hay blog của bạn mình.
5.2 Yêu sách:
Viết thư ngỏ, kiến nghị, yêu cầu, tuyên bố, thông cáo... để đưa ra yêu sách của mình. Việc đưa Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp của các nhân sỹ vừa rồi chính là sử dụng phương pháp Yêu sách. Nên lưu ý hai vấn đề: thứ nhất, yêu sách phải đúng với tên gọi của mình. Theo tôi, nếu yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên thì nên dùng kiến nghị hoặc thư yêu cầu, còn do Hiến pháp là của toàn dân, biểu thị quyền lực của Nhân Dân thì phải viết thông cáo để đòi. Thứ hai, không để bất cứ yêu sách nào vào quên lãng. Kiến nghị được biểu tình của Nhóm 42 là một ví dụ đã bị vào quên lãng. Bọn độc tài vì quyền lợi của mình chúng sẽ loanh quanh, im lặng. Nhưng chúng ta không được phép làm thế cũng vì quyền lợi của chúng ta. Chúng ta có thể tăng cường độ hoặc đổi hình thức chứ không để bất cứ yêu sách nào trôi vào quên lãng. Ví dụ, sau khi nhận thư trả lời Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp vừa rồi của ông Phan Trung Lý thì nhóm nhân sỹ trả lời ngay thế là hợp lý. Có thể tiếp tục viết bài giải thích cho nhân dân thấy hành động của ông Phan Trung Lý là hành động bất tuân pháp luật. Và tăng cường độ lên bằng Bản Tuyên Bố: Nhận thấy rằng... Chúng tôi tuyên bố hành động kêu gọi sửa đổi Hiến Pháp là hành động mị dân, đánh lừa dư luận quần chúng... Sau Tuyên Bố có thể ra Thông cáo phủ nhận Hiến Pháp... Rất nhiều hình thức do các bộ óc của Nhân dân chọn lựa. Nhưng phải liên tục và bám chặt.
5.3 Đáp trả:
a. Đáp trả lại khi Chính quyền không thỏa mãn toàn bộ hay từng phần yêu sách của chúng ta. Ví dụ, khi họ không chấp nhận Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp thì chúng ta cũng có thể Đáp trả bằng Tuyên bố việc kêu gọi sửa đổi Hiến Pháp là hình thức, mị dân và bịp bợm.
b. Đáp trả những hành động khủng bố mà chính quyền gây nên cho một hay nhiều thành viên trong phong trào. Để đáp trả chúng ta cần có những biện pháp hỗ trợ tôi viết ở mục dưới. Ví dụ, khi người ta tuyên bố án tù cho anh Điếu Cày thì tất cả các lực lượng nội công ngoại kích đều lên tiếng bằng các hình thức: lên án, kêu gọi thế giới lên án, viết bài phản bác bản án, tuyên bố và lấy chữ ký bác bỏ phiên tòa bất công, các bloggers thì bằng nhiều hình thức phản đối, nếu bạn chưa đủ dũng khí thì chỉ cần đăng lên blog cua mình hình cái điếu cày và một câu comment I love you chẳng hạn. Một hình thức khá mạnh nữa là kết án ngược lại. Tức chúng ta dùng e-tòa án hay e-tư pháp để kết án tên chánh án, những tên thẩm phán và bọn công an dưới quyền đang kèm kẹp anh Điếu Cày. Bất cứ một hành động thô bỉ nào đối với những cá nhân hay tổ chức có uy tín của phong trào cũng phải có ngay động thái đáp trả. Ví dụ tên bịt miệng Linh mục phải bị đưa ra e-tòa án để xét xử và kết tội Tay sai cho hắn. Hãy làm cho chúng run sợ (sợ miệng thế gian lẫn sợ bị xét xử thật sau này) từng cá nhân cho đến cả tập thể đảng cầm quyền.
c. Đáp trả lại những chiêu bài, luận điệu mị dân. Khi gặp một bài viết quá thối của bọn văn nô, bưng bô có thể chúng ta kêu lên: “Ôi dào, bài viết tệ thế này mất công phản bác làm gì!”. Tôi cho rằng đó là một tư tưởng sai lầm. Chúng viết tệ nhưng chúng có một đống phương thức tuyên truyền hiệu quả và người dân không phải ai cũng có trình độ cao để nhận thấy những luận điệu sai lầm của chúng. Hãy phản bác chúng dưới nhiều góc độ cho chúng thấy dương dương tự đắc là không được. Ví dụ, việc tấn công tên PGS TS Tú và mụ đạo diễn Lan như vừa rồi là đúng cách. Mạnh hơn nữa hãy tổ chức phiên tòa kết án tội “Tay sai” hay tội “Văn nô bưng bô” cho chúng (một lần nữa sử dụng e-tòa án). Thậm chí, tổ chức nhiều giải như “Bưng bô hạng nhất”, “Vô lại hạng đặc biệt”… cho tất cả bọn chúng khi có dịp (vào cuối năm chẳng hạn). Bọn văn nô và bưng bô phải nhận lấy những hậu quả do việc làm chúng gây nên. Điều này có tác dụng răn đe để chúng run sợ, thậm chí dần dần quay đầu về với nhân dân.
5.4 Bất tuân phục
Bất tuân phục là chúng ta bằng nhiều cách không phục tùng mệnh lệnh của chính quyền. Các hình thức: lãng công, đình công, bãi thị, bãi học... Ví dụ như trường hợp đi đặt vòng hoa ở trên: nếu bạn vì lý do gì đó không đi được thì bạn có thể đấu tranh bằng cách bất tuân phục như: học sinh, sinh viên thì nghỉ học; giáo viên thì cáo ốm không đến trường trong ngày hôm đó.
5.5 Bất hợp tác
Đây là một phương pháp rất hiệu quả và tích cực. Phương pháp này cô lập và cắt bớt vây cánh của chính quyền độc tài. Có rất nhiều cách thức bất hợp tác như bất hợp tác xã hội, bất hợp tác kinh tế, bất hợp tác chính trị và thậm chí bất hợp tác quân sự.
Tẩy chay các hoạt động của chính quyền độc tài là một bất hợp tác chính trị với mục đích chỉ rõ ra những động thái này của chính quyền chỉ lừa bịp vào mị dân. Nếu như vừa rồi các trí thức nhân sỹ không làm Kiến nghị mà làm tuyên bố tẩy chay thì gây ảnh hương mạnh hơn nhiều. Có thể tẩy chay bầu cử, tẩy chay những hoạt động văn hóa…
Ra khỏi hàng ngũ của đảng cầm quyền hoặc ra khỏi hàng ngũ chính quyền. Một lời tuyên bố của một nhóm lớn nhân sỹ trí thức ra khỏi hàng ngũ của đảng cầm quyền sẽ gây tổn hại uy tín của đảng một cách trầm trọng, đôi khi là không phương cứu chữa vì có thể xảy ra các phản ứng dây chuyền không kiểm soát được tốc độ.
Không hưởng bổng lộc của chính quyền độc tài. Nếu anh kiên quyết ra khỏi hàng ngũ cua chính quyền thì anh cũng nên cắt đứt đi sợi dây nối bức thiết giữa anh với người anh chống đối.
Không giao du hoặc làm ăn với những công bộc của chế độ và tất cả thành viên trong gia đình họ. Có thể bạn thấy khó hoặc tự nhủ rằng nếu mình không làm với nó thì thằng khác làm nhưng một khi bạn ý thức được tầm quan trọng của việc này thì bạn có thể hạn chế. Hạn chế được 10% thì nguồn thu của các công bộc sẽ giảm đi 10%, được 50% thì sẽ giảm 50% và đây là đòn kinh tế đánh vào các công bộc này.
Giáo dục cho con cháu chúng ta tinh thần bất hợp tác với Đảng cầm quyền và các công bộc của đảng cầm quyền. Khuyên con cháu không vào Đảng, khuyên chọn ngành nghề nào đó để dễ tìm việc ở các công ty tư nhân,...
Tẩy chay dùng hàng Trung Quốc. Vì các quan chức lãnh đạo đều có lợi nhuận từ hàng hóa Trung Quốc tuồn vào Việt Nam nên tẩy chay hàng Trung Quốc chính là bất hợp tác kinh tế diện rộng đánh vào chính túi tiền của các quan tham.
Tẩy chay dùng những sản phẩm của các công ty mà chủ của chúng là những văn nô bưng bô, tay sai cho chính quyền độc tài. Chúng ta có thể không làm gì được những tay văn nô, bưng bô này nhưng chúng ta được quyền chọn sản phẩm mình tiêu thụ và để trừng phạt chúng thì chúng ta tuyệt đối không sử dụng sản phẩm của chúng. Đây là đòn trừng phạt nặng nề. Ví dụ, cách thức này một số người đã thực hiện cho vụ Ecopark mới đây. Hoặc Techcombank, Bản Việt, Phương Nam là những ngân hàng tập trung nguồn lợi của nhóm 3X thì chúng ta có thể tẩy chay hoặc kêu gọi tẩy chay trong lẫn ngoài nước.
Hạn chế nhu cầu của bản thân và gia đình. Đây cũng là cách bất hợp tác kinh tế. Lực lượng hải ngoại cũng chú ý, nếu các bạn muốn giúp đỡ người thân của mình ở Việt Nam nên hạn chế lại ở những khoản giúp bức thiết nhất.
Đào ngũ.
5.6 Tấn công trực diện
Phương pháp này tạo ra một làn phân cách thật sự giữa hai bên. Có thể có những cách thức giống như Đáp trả nhưng ở đây được tiến hành quyết liệt hơn, đối đầu và sẵn sàng chấp nhận hy sinh và tổn thất nếu có. Nói như vậy không có nghĩa không có cách tấn công trực diện mà vô hại.
Làm việc rõ ràng Chính quyền không thích. Ví dụ việc ứng cử vào Quốc Hội của anh Cù Huy Hà Vũ là một cách tấn công trực diện. Họ phải loay hoay tìm cách xử lý và thường là họ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Lên án nhà cầm quyền.
Lập một tòa án công khai (e-tòa án) để xử án cả chính quyền hoặc thành viên chính quyền.
Khiếu kiện. Ví dụ, việc anh Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là cách tấn công trực diện.
Khiếu kiện lên tòa quốc tế. Ví dụ như vụ chị Bùi Thị Minh Hằng có thể đưa ra tòa nhân quyền mà kiện. Xác suất thắng chính quyền Việt Nam khá lớn. Và các chế tài của tòa thì không chính quyền nào có thể bỏ lơ được. Cộng sản Việt Nam đã bị mấy vố rồi như vụ ông Trịnh Vĩnh Bình hoặc vụ luật sư người Ý Liberati. Hoặc vụ Lê Anh Hùng vừa rồi, ông ta có thể khiếu kiện chính quyền; nếu không tự làm được thì có thể ủy quyền cho người khác khiếu kiện.
Tuyệt thực để phản đối hay yêu cầu.
Kêu gọi tẩy chay hay biểu tình. Việc tham gia tẩy chay và biểu tình là việc cá nhân mỗi người nhưng kêu gọi tẩy chay thì đó là động thái thách thức với chính quyền nếu điều này nguy hại đến an ninh chính trị và kinh tế của họ.
Kêu gọi các thành viên công quyền như bộ đội, công an, công chức rời khỏi chức vụ và trách nhiệm trong chính quyền độc tài. Điều này có thể làm gãy cơ cấu hệ thống công quyền và làm yếu dần sự vận hành của nó.
Thiết lập bộ máy công quyền song song. Cách này nhằm chứng tỏ cho thấy nhân dân Việt Nam không chấp nhận quyền lãnh đạo của Đảng, chính quyền do Đảng lập nên là ngụy quyền không phải là Chính quyền nhân dân. Cách thức này đã từng xảy ra ở nhiều nước, ví dụ tại nước Nga năm 1993, Quốc hội tuyên bố cách chức Elsin và chuyển giao quyền Tổng Thống cho Ruskôi, nhưng bộ máy hành chính thực sự vẫn nằm trong tay Elsin. Trường hợp của Việt Nam khó xảy ra trên thực tế thì tất cả chúng ta cùng đồng lòng xây một e-Nhà nước có e-Hiến pháp, e-Tư Pháp, e-Hành Pháp. Ví dụ, bước mở đầu chúng ta có thể viết Hiến pháp, sau đó đưa ra tuyên bố như sau: chúng tôi là …. đã chứng thức thông qua Hiến Pháp này và có ký tên thật. Đây là hình thức ngoảnh lưng khỏi Hiến Pháp của chính quyền độc tài.
5.7 Thương thuyết
Tùy vào đối tượng thương thuyết mà chúng ta có thuyết phục chính lực lượng phe đối lập, thuyết phục nhóm chao đảo và thương thuyết với cá nhân hay tổ chức đại diện chính quyền. Thuyết phục chính bên phe đối lập: đề nghị tăng cường mức độ đấu tranh ví dụ là trả thẻ Đảng, đề nghị nắm vai trò lớn hơn ví dụ yêu cầu nắm chức vụ trong e-hành pháp hoặc đề nghị tham gia đấu tranh rộng hơn- ví dụ trước đây chỉ tham dự biểu tình chống Trung Quốc xâm lược thì nay thêm mở blog thông tin đến cho nhân dân những mặt trái của nhiều vấn đề trong xã hội (giống như hai chị Phương Bích và Bùi Thị Minh Hằng đang làm) và sâu hơn-ví dụ trước đây chỉ biết ký tên trong các kiến nghị thì bây giờ có thể viết và khẳng định lý do mình tham dự kiến nghị và bước tiếp theo mình sẽ làm cái gì. Thuyết phục nhóm chao đảo: phân tích cho họ thấy họ có thể tham dự rất đơn giản như tỏ thái độ không đồng tình với chính sách nào đó của chính quyền, trang bị cho họ những kiến thức pháp luật phổ quát để họ tránh được sách nhiễu của chính quyền hoặc chính chúng ta bằng biện pháp tag, share và comment những thông tin chỉ trích rất nhẹ nhàng hoặc vui đùa trên blog của họ. Thương thuyết với cá nhân hay tổ chức của phe chính quyền: phân tích cho họ thấy làn sóng đổi thay không thể nào cản nổi, thuyết phục và kể cả thương lượng với họ ngay bây giờ đây họ cần phải quay về với nhân dân, còn nếu bất đắc dĩ phải phục vụ chính quyền thì phải xa rời những hành động ác hại đến nhân dân để hòng giữ được phần nào uy tín và địa vị trong xã hội vào tương lai (ví dụ ta có thể thuyết phục ông Nguyễn Văn Khanh ở Tiên Lãng).
Tùy vào số lượng người mà ta có thương thuyết với cá nhân hay thương thuyết tập thể. Thương thuyết với cá nhân như gây áp lực kinh tế, chính trị và tình cảm, có thể dùng cách thức khích qua các đối tượng thân thuộc của họ như mẹ, vợ, con cái. Ví dụ, trường hợp đồng chí Cái Tự do Vũ Văn Hiển có thể tạo áp lực chính trị là anh ta sẽ được gắn danh hiệu Tay sai hạng Nhất, hoặc gọi điện liên tục chất vấn vì sao phát ngôn như vậy, hoặc có ai biết đường mẹ và vợ anh ta hay đi lại thì nói bâng quơ kiểu như: “Chà cái ông Hiển ăn nói bậy bạ quá, trên mạng người ta chửi cho không vuốt kịp mặt.”. Trong Thương thuyết tập thể, chúng ta phải tham dự với họ vào các cuộc vui chơi, diễn đàn, tranh luận. Đôi khi chỉ cần gợi mở cho họ bằng những câu hỏi hơi tế nhị nào đó hoặc kể chuyện tiếu lâm có dính dáng đến những vấn đề thời sự trong nước. Ví dụ, trong trường hợp xe chính chủ chúng ta chỉ cần mở Clip “Hitler phản đối xe chính chủ” cho tất cả cùng xem. Nói Thương thuyết tập thể nghe to tát nhưng những việc làm đều nhỏ bé như thế thôi. Quan trọng là liên tục và bám chặt; mỗi ngày một việc bé.
Tùy vào thời điểm mà chúng ta có thương thuyết giai đoạn và thương thuyết chung cuộc. Từng giai đoạn đấu tranh chúng ta có những mục tiêu nhỏ khác nhau vì thế sẽ có những thương thuyết giai đoạn với chính quyền hoặc với công bộc của chính quyền. Ví dụ khi tuyệt thực để đòi giảm án cho anh Điếu Cày, nếu chính quyền chấp nhận giảm án thì chúng ta hiển nhiên kết thúc việc tuyệt thực hoặc điều đó cũng có thể được chấm dứt nếu chúng ta đạt đến mục tiêu nhỏ hơn là chính quyền sẽ cải thiện đời sống trong tù cũng như chế độ thăm nuôi cho anh Điếu Cày. Khi kết thúc một giai đoạn tranh đấu này thì ngay lập tức chúng ta mở giai đoạn tranh đấu khác. Để tránh đổ máu không cần thiết thì những người lãnh đạo cuộc đấu tranh phải tỉnh táo trong thương thuyết chung cuộc (điều này xảy ra cho các cuộc cách mạng màu các nước Liên Xô cũ nhưng không được trọn vẹn ở cuộc cách mạng Mùa xuân Ả rập).
Cần lưu ý là tất cả các phương pháp tùy vào tình hình mà được sử dụng song song hoặc từng phần để tăng dần cường độ hay áp lực lên chính quyền.
6. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ:
- Người đánh nhịp. Như trên đã nói, điều tối quan trọng của đấu tranh bất bạo động là cần tạo nên cộng hưởng. Phải cần một người, một tổ chức phối hợp hay đánh nhịp. Trước đây, các tổ chức, các website mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy truyền thông. Bây giờ nhu cầu cấp bách của cuộc đấu tranh bất bạo động là cần phối hợp nhịp nhàng. Vậy ta có cần người lãnh đạo cụ thể không? Theo tôi, giai đoạn này không cần. Chỉ cần các trang web nổi tiếng như Dân Làm Báo, Boxitvn.net, Anhbasam, Dân Luận, X-Cà phê, Người Việt cùng với các bloggers nổi tiếng khác như xuandienhannom, Phạm Viết Đào, Quechoa,... thống nhất với nhau sẽ truyền thông những lời kêu gọi, yêu cầu, kiến nghị, thông cáo,... đồng thời. Tuy là không có lãnh đạo nhưng hiệu lệnh của các trang web nổi tiếng cùng sự hưởng ứng các nhân sỹ sẽ tạo nên một e-lãnh đạo tuy vô hình nhưng lại hữu thực. E-lãnh đạo sẽ có hai mặt tốt: thứ nhất, không phải là các Đảng phái trong hay ngoài nước nên tránh được sự kèn cựa bấy lâu nay giữa các Đảng phái với nhau; thứ hai, vì không phải dưới ngọn cờ của đảng nào khác nên các thành viên trong Lực Lượng nòng cốt trong nước cũng không ngại ngùng và tránh được sự đổ bẩn của chính quyền là họ hoạt động bất hợp pháp, là tay sai của đảng này đảng nọ. Tất nhiên, tùy vào nhu cầu và đến lúc chín muồi tự thân phong trào sẽ tìm thấy người lãnh đạo đích thực của mình.
Cần thống nhất với nhau kế hoạch trong đó có những hướng dẫn cụ thể cho cách tỏ thái độ: cách đưa lên blog cho những người còn e dè, các biểu tượng tranh đấu của lần kêu gọi (ví dụ ngày 19.01 thì phải mang áo màu gì, dùng biểu tượng gì...) Nhóm Dân Làm Báo có khá nhiều họa sỹ thiết kế (tôi thích đọc Dân Làm Báo còn vì những tranh biểu tượng từng bài của nó) nên có thể đảm nhiệm khâu biểu tượng. Tôi nghĩ cần sự góp tay của các luật sư để đưa ra những mẫu chuẩn có sẵn để người đấu tranh có thể tin chắc là mình góp phần nhưng sẽ không bị sách nhiễu.
- Tạo một website có tên là Tòa án Nhân Dân (tòa án của chính quyền độc tài tuy gọi là Tòa án Nhân dân nhưng không phải là của Nhân dân) để xét xử tổ chức hay cá nhân phục vụ trong chế độ. Hiện tại, chúng ta nên gói gọn ở các tội danh: bán nước, tham nhũng, tay sai, chó săn, văn nô. Trong website này cũng có phần xây dựng e-Hiến pháp, những tuyên bố phủ quyết những bản án của chính quyền dần cho những người đấu tranh trong nước. Có thể có thêm mục trao giải thưởng giễu cho các cá nhân phục vụ chế độ.
- Tạo một website để bất cứ đảng viên nào cũng có thể tuyên bố trả thẻ đảng CSVN và về với Nhân Dân. Ví dụ có bảng: tên tuổi, quê quán, vào đảng cộng sản ngày nào, trả thẻ đảng vì lý do gì… Theo tôi, quan trọng đối với những đảng viên cộng sản  không phải là cần báo cho đảng biết là mình từ giã đảng cộng sản mà là báo với Nhân Dân biết là mình đã quay về với Nhân Dân. Ở website cũng cần có mục từ nhiệm để các quan chức trong bộ máy công quyền có thể tuyên bố là họ tự nguyện từ nhiệm khỏi chức vụ nào đó và sẵn sàng không nhận bổng lộc của chế độ với một lý do nào đó. Ở trang này ngoài thông tin còn có những lời kêu gọi rời bỏ đảng cộng sản, rời bỏ hàng ngũ công quyền.
- Tiến tới tạo một website gọi là Chính quyền Nhân Dân mà tạm thời cư dân của nó chỉ là những người có đăng ký hoặc những người hay comment trong các website nổi tiếng khác cộng lại. Chính quyền Nhân Dân sẽ tuyên bố vô hợp hiến hay vô hợp pháp những nghị quyết của chính quyền hiện tại. Hoặc Chính quyền Nhân Dân sẽ tranh luận công khai với chính quyền hiện tại những quyết sách đối nội, đối ngoại, an ninh quốc phòng…
- Các website, blogs nổi tiếng bây giờ đã trở thành tài sản quý báu của cuộc đấu tranh bất bạo động vì thế cần phải nhân rộng chúng lên. Các chủ nhân chắc hẳn không có thời gian chăm sóc cho nhiều blog cùng một lúc. Vì thế, những người khác có thể với sự chấp thuận của chủ nhân làm nhiều bản sao khác nhau trên những mạng cung cấp blog nổi tiếng hàng đầu hiện nay.
Tự do và dân chủ không thể nào được ban phát. Phải đấu tranh giành lấy nó. Mỗi người hãy cố gắng góp một viên gạch, một hạt cát bé nhỏ ngay từ lúc này. Tương lai của đất nước, của dân tộc, của con cháu, của tiếng Việt, của văn hóa Việt nằm trong chính hành động của chúng ta hôm nay. Với nỗ lực của tất cả mọi người, tôi tin rằng ngày đoàn tụ với các anh chị em anh hùng Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Đoàn Văn Vươn… sẽ không xa.
ĐỘC TÀI PHẢI BỊ CHÔN VÙI! CHÚNG TA CÓ CHÍNH NGHĨA! CHÚNG TA PHẢI HÀNH ĐỘNG!
Lê G.
danlambaovn.blogspot.com
___________________________________
Đọc thêm:
___________________________________
Tài liệu về bất bạo động:
Robert L Helvey. Về đấu tranh bất bạo động chiến lược: Suy nghĩ về những vấn đề cơ bản. Viện Albert Einstein. Hoa Kỳ. 2004.
Gene Sharp. Những phương pháp hành động bất bạo động.
www.aeinstein.org/organizations/org/OSNC-Vietnamese.pdf
BBC. Trò chuyện về đấu tranh bất bạo động. Lê Quỳnh phòng vấn Gene Sharp
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2006/10/061009_genesharp_interview.shtml
Nguồn từ điển mở wikipedia:
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A5u_tranh_b%E1%BA%A5t_b%E1%BA%A1o_%C4%91%E1%BB%99ng

(DLB)

Thống đốc Bình có mắc chứng hoang tưởng vĩ cuồng?

Đặt ra câu hỏi này chắc hẳn sẽ làm nhiều người ngạc nhiên vì làm sao đương kim thống đốc ngân hàng trung ương của một quốc gia lại mắc chứng bệnh hoang tưởng vĩ cuồng vốn là một loại bệnh tâm thần được. Tác giả bài này không phải là một chuyên gia tâm thần học nên đây cũng chỉ là nhận định mang tính chủ quan dựa trên những phát ngôn của thống đốc trên báo chí.
 
Đầu tiên, một người mắc chứng “hoang tưởng” có những triệu chứng gì?
Hoang tưởng tự cao là dạng rối loạn thường gặp, bệnh nhân cho rằng mình có tài năng xuất chúng nhưng chưa được công nhận. Bệnh nhân bị hoang tưởng có một niềm tin, một kết luận hoàn toàn sai với sự thực nhưng lại được người bệnh tin tưởng một cách tuyệt đối, không thể bác bỏ được. Do đó, người thân không thể thuyết phục người bệnh là họ sai, cũng không thể lên án người bệnh vì niềm tin tuyệt đối đó (VTC 21-05-2010)
Vậy tại sao tác giả của bài này lại cho rằng thống đốc Bình có những triệu chứng của bệnh hoang tưởng theo như định nghĩa ở trên. Chúng ta hãy lấy hai phát ngôn thuộc hàng “nổi tiếng” nhất của ông làm ví dụ:
"Người ta tìm ra bộ 3 bất khả thi giữa tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá, ông đó được quốc tế cho giải thưởng Nobel. Vậy mà hiện nay chúng ta phải vừa làm sao kiềm chế được lạm phát mà vẫn phải tăng trưởng. Tôi đã có lần nói đùa với Chủ tịch Quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được, nếu em làm được một trong hai", ông nói. (VnExpress 23-11-2012)
Ông Nguyễn Văn Bình chia sẻ: Hơn một năm qua, trong công việc mình chưa bao giờ nản lòng nhưng buồn thì có nhất là những khi đồng đội không hiểu, dư luận thì nghi hoặc. Có lần trong cuộc họp, một thành viên đã ví mỗi một ủy viên Trung ương là một ngôi sao, mình lên phát biểu liền bảo tôi không nghĩ mình là “sao” nhưng nếu có thì chắc “tôi là ngôi sao cô đơn”. (Tiền Phong 10-2-2013)
Như vậy, trong hai phát biểu ở trên, dù chỉ là “nửa đùa nửa thật”, thống đốc đã cho rằng mình xứng đáng được “nửa giải Nobel” và cũng tự cho mình là “ngôi sao cô đơn”. Tất nhiên người bênh thống đốc có thể nói rằng đây chỉ là cách nói ví von nhưng trên thực tế, nếu trong đầu thống đốc không nghĩ tới điều đó nhiều lần thì khi ra trước diễn đàn Quốc hội và trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nghiêm túc thống đốc không thể nói ra điều đó. Trong đoạn trên, có thể thấy thống đốc cũng nói: “nhưng buồn thì có nhất là những khi đồng đội không hiểu, dư luận thì nghi hoặc”.

Như vậy, thống đốc đã có biểu hiện của triệu chứng về bệnh hoang tưởng đã nói ở trên là:
“Hoang tưởng tự cao là dạng rối loạn thường gặp, bệnh nhân cho rằng mình có tài năng xuất chúng nhưng chưa được công nhận”.
Trong bài phỏng vấn dưới đây, thống đốc Bình cũng tự khen mình là người “có kiến thức kinh tế, vừa bao quát, vừa chuyên sâu, từng trải, bản lĩnh…”:
Như lời một bài hát đã viết mà tôi rất tâm đắc: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ biết dành phần ai”. Dù là “ghế nóng” nhưng nhất định là phải có ai đó ngồi vào để gánh vác trọng trách đó. Làm ngân hàng là một nghề, đòi hỏi có kiến thức kinh tế, vừa bao quát, vừa chuyên sâu, từng trải, bản lĩnh và cả sự nhạy cảm nữa. (VnEconomy 7-2-2013)
Chỉ có điều người “có kiến thức kinh tế, vừa bao quát, vừa chuyên sâu” lại phát biểu sai về “bộ ba bất khả thi”, là kiến thức cơ bản mà bất kỳ sinh viên chuyên ngành kinh tế nào cũng phải biết, trên diễn đàn Quốc hội (nói thêm là thống đốc có bằng TS kinh tế tốt nghiệp ở Nga dù theo TS Lê Hồng Giang thì luận án của thống đốc Bình giống với Kinh tế chính trị hơn là kinh tế):
Chẳng hạn, khi nói về “bộ ba bất khả thi”, thống đốc dẫn ra ba yếu tố là tăng trưởng, lạm phát và tỉ giá để cho rằng không thể đồng thời thực hiện ba mục tiêu này. Tuy nhiên, thật ra “bộ ba bất khả thi” đề cập tới ba mục tiêu là ổn định tỉ giá, tự do hóa dòng vốn và chính sách tiền tệ độc lập. Như vậy, thống đốc hoặc chưa hiểu chính xác về lý thuyết “bộ ba bất khả thi”, hoặc cố lấy sự thông cảm để né câu hỏi của đại biểu (Tuổi Trẻ 17-11-2012)
Trong bài trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn ở trên, khi nói về chính sách quản lí vàng của NHNN, thống đốc Bình có nói:
Chúng tôi biết trước là sẽ bị phản đối quyết liệt nhưng không làm không được. Bởi con đường đã đi thì phải đi, đích đến vẫn phải đến. Sự chống đối của nhóm lợi ích có mặt khắp nơi, từ vận động hành lang chính sách đến các công cụ truyền thông, thậm chí, còn mượn cả “dân” để làm bình phong. Nếu không tin tôi thì cứ đi hỏi xem dân nào có đủ tiền đến mức lũng đoạn cả thị trường vàng? Chỉ những người buôn bán vàng đầu cơ mới quen làm mưa, làm gió thị trường, gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô, bị đụng chạm lợi ích trong lần này thì mới bị thiệt hại thôi.. (VnEconomy 7-2-2013)
Chính sách quản lí vàng của NHNN với những phát kiến rất “độc đáo”, rất “Việt Nam” (tức là chẳng giống ai) đã bị rất nhiều chuyên gia phản đối với những lập luận, dẫn chứng hết sức thuyết phục. Chẳng hạn TS. Ngô Trí Long trong bài dưới đây đã nói rõ:
Từ góc độ Nhà nước, Việt Nam đang quản lý thị trường vàng theo kiểu “một mình một chợ”, thiếu hội nhập và liên thông với thế giới. Cả trong quá khứ và hiện tại, trên thế giới chưa một ngân hàng trung ương nào có chính sách chỉ duy trì một thương hiệu vàng và độc quyền sản xuất vàng miếng. Việc quản lý này đã lẫn lộn giữa chức năng quản lý Nhà nước và kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước điều tiết thị trường bằng biện pháp hành chính, mệnh lệnh (cấp giấy phép chuyển đổi, quản lý máy móc sản xuất của doanh nghiệp...), bỏ qua các yếu tố cung cầu của thị trường dẫn đến bế tắc trong sản xuất và lưu thông. Điều này đã tạo ra khan hiếm cung - cầu giả tạo.
Giá trong nước gần đây cao hơn 3-4 triệu đồng/lượng so với giá quốc tế. Trong lịch sử thế giới cũng như Việt Nam chưa từng có sự chênh lệch vô lý như vậy. (VnEconomy 27-12-2012)
TS Hoàng Công Gia Khánh, Trưởng khoa Tài chính ngân hàng Trường ĐH Kinh tế-Luật cũng cho biết:
Theo nguyên tắc chung trong quản lý vàng và kinh nghiệm ở hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản… đều đã tự do hóa thị trường vàng từ rất lâu.
Còn như ở Ấn Độ và Trung Quốc:
sau cải cách, cơ quan nhà nước vẫn quản lý sản xuất, bán buôn, bán lẻ vàng nhưng đều được thực hiện theo cơ chế minh bạch và hoàn toàn không có sự độc quyền dù là độc quyền nhà nước hay tư nhân. Việc quản lý nhập khẩu vàng được thực hiện một cách linh hoạt trên cơ sở xử lý hài hòa giữa trạng thái cán cân thanh toán và tình trạng nhập lậu. Ngân hàng trung ương hoàn toàn không tham gia trực tiếp vào hoạt động nhập khẩu, sản xuất. Chính sách quản lý được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, thông thoáng nhằm tạo được sự liên thông thị trường trong nước với thị trường nước ngoài khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện. (Pháp Luật TPHCM  20-1-2013)
Tức là ở trên thế giới hiện nay, không có Ngân hàng Trung ương nào lại đi quản lí thị trường vàng theo mô hình hiện nay ở Việt Nam mà thống đốc Bình tự chế ra cả. Nhiệm vụ của NHTW ở bất cứ nước nào quan trọng nhất là kiểm soát lạm phát và có thể thêm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với nguồn nhân lực và khả năng có hạn, NHNN ở Việt Nam thực hiện được hai mục tiêu trên đã rất khó rồi, tự dưng bây giờ lại ép buộc để sinh ra một thương hiệu vàng độc quyền quốc gia, tham gia kinh doanh, mua bán, cấp phép… trên thị trường vàng. Đây là mô hình trên thế giới cả các nước phát triển và đang phát triển không đâu có cả, chỉ do thống đốc Bình và êkíp nghĩ ra rồi tự cho là hoàn hảo, tốt hơn kinh nghiệm của thế giới. Chỉ riêng điều này đã cho thấy mô hình quản lí vàng như vậy chắc chắn sẽ thất bại, làm ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi người dân khi phải mua vàng giá cao, bán vàng giá thấp, ảnh hưởng tới hàng ngàn tiệm vàng trên cả nước… Chính sách này chắc chắn sẽ gây di hại hết sức lâu dài tới nền kinh tế. Cũng TS. Ngô Trí Long viết:
Trước đây, căn cứ Nghị định 174/1999/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Nghị định số 64/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 174/1999/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép sản xuất vàng miếng cho 8 ngân hàng và công ty vàng. Mỗi đơn vị đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng đầu tư máy móc, trang thiết bị, nhưng nay chỉ sau khoảng 10 năm đã trở nên vô giá trị do Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định độc quyền sản xuất vàng miếng từ 25/5/2012.
Chưa kể hàng nghìn lao động trở thành thất nghiệp do hoạt động của các đơn vị nói trên bị đình chỉ, thì một biện pháp hành chính đã gây lãng phí tài sản, nguồn lực của doanh nghiệp - cũng là tài sản của đất nước, nhân dân mà không có ai đứng ra đỡ hậu quả.
Sự hình thành mạng lưới các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh vàng nhỏ lẻ là xuất phát từ nhu cầu tất yếu của thị trường, là hệ thống phân phối tự nhiên trên cơ sở cung - cầu xã hội. Không ai bỏ vốn đầu tư kinh doanh khi thị trường không có nhu cầu.Việc dẹp bỏ 12.000 doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ lẻ đồng nghĩa với việc tước mất công ăn việc làm của hàng chục nghìn lao động, biến các doanh nghiệp này trở thành kinh doanh bất hợp pháp, ngoài ý muốn vì họ vẫn phải tiếp tục tồn tại và nuôi sống chính mình. (Cafef 19-11-2012)
Nhưng thống đốc Bình lại cho rằng những sự phản đối nói trên là do biểu hiện của “lợi ích nhóm” không tốt:  “Sự chống đối của nhóm lợi ích có mặt khắp nơi, từ vận động hành lang chính sách đến các công cụ truyền thông, thậm chí, còn mượn cả “dân” để làm bình phong.” (đã dẫn ở trên).
Trước những chứng cứ và kinh nghiệm rành rành ở thế giới mà thống đốc Bình nhất định bịt tai không nghe, lại còn trách báo chí là không đồng thuận và nói thẳng rằng “Báo chí có chiến đấu thế, chứ chiến đấu nữa thì kết quả vẫn vậy, cuộc sống là như thế”  tức là thống đốc Bình không cần quan tâm tới điều người khác nói, dù có chính xác tới đâu mà chỉ cho điều mình làm là đúng:
Tuy nhiên điều mà tôi trăn trở là trong 100% khó khăn thì báo chí gây ra chiếm 40-50%. Sự ủng hộ, đồng thuận của báo chí chưa cao, chạy theo vụ việc đơn lẻ, thổi lên quá đà, tạo dư luận chung của xã hội không tốt. Báo chí có chiến đấu thế, chứ chiến đấu nữa thì kết quả vẫn vậy, cuộc sống là như thế. Do đó, năm nay mong báo chí đồng thuận với Ngân hàng Nhà nước hơn (VTC 25-11-2012)
thì rõ ràng là thống đốc Bình đã có biểu hiện rõ ràng của triệu chứng hoang tưởng đã nói ở trên:
Bệnh nhân bị hoang tưởng có một niềm tin, một kết luận hoàn toàn sai với sự thực nhưng lại được người bệnh tin tưởng một cách tuyệt đối, không thể bác bỏ được. Do đó, người thân không thể thuyết phục người bệnh là họ sai, cũng không thể lên án người bệnh vì niềm tin tuyệt đối đó.
Nếu thực sự thống đốc có những dấu hiệu của chứng bệnh hoang tưởng thì đúng là không thể thuyết phục thống đốc được là thống đốc đã sai và cũng không thể lên án thống đốc. Tuy nhiên, tôi chỉ thấy thương cho Việt Nam, đã khó khăn chồng chất vì đồng chí X, nay lại có một thống đốc mắc chứng hoang tưởng vĩ cuồng và tự sướng thế này thì rồi nền kinh tế đất nước sẽ đi về đâu?
 
Trần Ngân
Ngày 23-2-13

Đào Tuấn - Đặc sản cướp, gia vị chửi

Khiếp vía với "văn hóa" bún mắng cháo chửi Hà Nội - 1 
Nếu hỏi Chung Hân Đồng ấn tượng nhất về điều gì ở Việt Nam. Hẳn là cô sẽ tái mặt kể lại câu chuyện chiếc điện thoại bị cướp ngay trên tay, ngay trong ngày thứ 2 du lịch ở Việt Nam, ngay trước mặt bạn trai.
“Bạn trai tôi cũng không kịp trở tay”- cô nói với PV Ifeng.
Đúng là một nữ ca sĩ “phan hồn nhiên”. Bạn trai cô, vâng, người xứ Hàn, dù có nhất đẳng huyền đai Teakwondo có lẽ cũng bó tay. Đến ngay cả những ngôi sao võ thuật Thành Long, Lý Liên Kiệt hay người hùng cơ bắp Sylveter Stallone hay Arnold Schwarzenegger sang Việt Nam lớ ngớ là bị giựt liền trên tay. Đơn giản, với cướp ở Việt Nam, những ngôi sao võ thuật hay người hùng cơ bắp chỉ là “khoai tây”. Vả lại, phố phường ở ta vốn hiểm, người Việt vốn dĩ ngày ngày phóng xe mạo hiểm đem mạng đùa giỡn tử thần khác gì trên phim Hollywood, mà đâu có cần đóng thế hay kỹ xảo.
Tất nhiên, chẳng phải đợi Chung Hân Đồng trở thành “nạn nhân nổi tiếng bất đắc dĩ”, người Việt mới nhận ra sự bất an rình rập cuộc sống hàng ngày. Chẳng phải là hồi cuối năm, hẳn một trung đoàn cảnh sát cơ động được tăng viện cho TP HCM đó sao?! Có lẽ, khi đọc những bản tin, đại loại “Cô gái đi xe SH bị cướp chặt đứt tay” nhan nhản và dày đặc trên báo chí, thì không phải chỉ là chuyện “đêm về gặp ác mộng”, Chung Hân Đồng còn… té ghế nếu cô đủ can đảm quay trở lại Việt Nam.
Quay trở ra “Thành phố vì hòa bình”. Năm 2009, nhân kỷ niệm 10 năm đạt danh hiệu này, Thị trưởng Thảo “Xin gửi tới bạn bè quốc tế thông điệp về một Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thành phố vì Hòa bình, về con người Thăng Long-Hà Nội thanh lịch và tài hoa”.
Vâng, người Hà Nội vẫn thanh lịch. Nhưng chỉ là bởi họ đã quen với “văn hóa chửi”, ngay cả khi phải bỏ tiền ra mua miếng ăn vào mồm.
Không hiểu người Tràng An thanh lịch văn minh sẽ nghĩ sao khi đọc những bình luận của một phóng viên nước ngoài khi anh viết về món phở Hà Nội: “Bát phở ngon nhất nằm ở những hàng quán không sạch sẽ, với những người bán hàng thô lỗ, dòng người xếp hàng dài và môi trường tồi tàn nhất”.
Thô lỗ là gì? Là câu chuyện “bún mắng cháo chửi ốc lắm mồm”, nó truyền thống đến nỗi đôi khi chúng ta quên mất rằng đang phải chịu nhục vì miếng ăn. Trên Dân trí, một người Việt Nam, tất nhiên, TS XHH Trịnh Hòa Bình phàn nàn: Khi bàn, khi miêu tả về ấn tượng phở Hà Nội, phở Việt Nam người ta có thể bao gồm cả cái văn hóa chửi đó. Văn hóa ẩm thực, vẫn tính đến nó như một thành tố của sự dã man, mông muội. Và họ chấp nhận nó như một thứ gia vị.
TS Bình cho cho đây là “một thứ bán kèm”, thậm chí thành “một thứ văn hóa”, mà người ta đang phải chịu đựng nhau, biểu hiện của sự kém phát triển và văn minh ở mức dưới trung bình.
Năm 2010, một trang web chuyên về du lịch phong Hà Nội là một trong những  “thủ đô ẩm thực” của thế giới. Thậm chí, Hà Nội “Điểm đến ẩm thực hấp dẫn thứ hai trên thế giới”, chỉ sau Barcelona của Tây Ban Nha, qua mặt cả Rome và Tokyo.
Chắc là biên tập viên trang web chưa từng thưởng thức “bún mắng cháo chửi” Hà Nội. Bởi bọn “khoai tây” sẽ không thể như người Tràng An thanh lịch, quen nổi thứ “gia vị chửi”, cay hơn ớt, đắng hơn bồ hòn.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)

Hà Sĩ Phu - Góp phần “giải mã” một thế hệ dấn thân

Hà Sĩ Phu
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sáng 19-2-2013 đọc báo mạng thấy trang Anhbasam có điểm hai bài tương phản:  “Tiêu Dao Bảo Cự: Từ Ngô Kha, soi rọi và giải mã một thế hệ dấn thân (Diễn Đàn); Blogger Caubay Thiem có bài phản biện lại bài này bên Facebook”.
Mặc dù tôi mới ở bệnh viện về, tình trạng mắt được bác sĩ yêu cầu hết sức hạn chế đọc và viết, tôi vẫn phải “đánh liều” viết đôi điều ngắn gọn về chuyện “xung đột” âm ỉ từ lâu này (nếu có thể gọi như thế), giữa những người đáng kính, vì mấy lẽ sau đây:
- Thế hệ dấn thân theo con đường cộng sản như nhà văn TDBC bao hàm nhiều người (ở miền Bắc còn nhiều hơn miền Nam), trong đó số đã thức tỉnh ở những mức độ khác nhau, đang cố gắng làm những điều nhằm sửa lại hay chống lại thực tại sai lầm của ĐCS cũng ngày càng nhiều thêm, nhưng việc tự đánh giá giai đoạn quá khứ của mình xem chừng chưa có gì nhất trí, ổn thỏa, thanh thoát, như có những tâm trạng uẩn khúc bên trong nên phải đặt vấn đề “giải mã”.
- Việc “giải mã” cũng liên quan đến cả những người CS hiện nay đang được dư luận ca ngợi, tán thưởng (kể cả dư luận khó tính ở hải ngoại), như nghệ sĩ Kim Chi khước từ sự có mặt trong nhà ở của mình chữ ký của một kẻ cao cấp “hại nước hại dân” – vì chị tự hào mình là một người “Cộng sản chân chính”! Những đảng viên trong 72 vị khởi xướng đợt góp ý Hiến pháp hiện nay cũng vậy, chắc phần đông cũng là những người muốn hành xử như những người “Cộng sản chân chính” để phân biệt mình với loại “CS thoái hóa”. Vậy có thể tồn tại khái niệm “người CS chân chính” hay không, cũng là điều cần xác định cho rõ.
- Trong hàng ngũ những bạn bè thân hữu đang nỗ lực góp phần mình vào công cuộc dân chủ hóa xã hội hiện nay cũng có hai “phe” với hai cách nhìn ngược nhau trong việc đánh giá quá khứ tham gia Cộng sản.
Tóm lại, tình hình khác nhau trong việc nhìn nhận giai đoạn quá khứ tham gia hoặc ủng hộ CS là điều tốt hay không tốt, là công hay tội, nên nhớ đến để tôn vinh hay nhắc đến chỉ thêm ân hận… là một thực tế rộng lớn, tuy không phải mâu thuẫn đến mức nặng nề nhưng vẫn âm ỉ như một chút gợn, một cái gai, hay một cái nhọt trong đội ngũ những người từng có nợ với quá khứ và đang phải băn khoăn về trách nhiệm với hiện tại và tương lai đất nước (còn những kẻ vô trách nhiệm, thờ ơ hay cố bám sự hủ bại thì không đáng bàn đến ở đây).
Khoảng một hai năm gần đây, khả năng lãnh đạo của đảng cầm quyền ngày càng sút kém, bất lực, những mâu thuẫn đối nội và đối ngoại thúc đẩy phải có những thay đổi, kéo theo đó là sự phân hóa phức tạp trong xã hội về nhân sự, tổ chức, phong trào, phe nhóm… Bên cạnh chủ trương đối xử cứng rắn với giới dân chủ tiên phong là sự nới rộng có kiểm soát với giới trí thức cận thần, có cái mới vừa sáng tạo ra, có cái vốn cũ đang được dùng lại. Trong bối cảnh phân hóa đó, sự khác nhau tiềm ẩn trong quá khứ của giới “pro-Đảng” nay cần phải tách bạch. Việc điểm tin hai bài ngược chiều nói trên của “nhật báo Basam”, mà tránh không bình luận, có lẽ cũng là một biểu hiện nhạy cảm và tế nhị. Những người nhạy cảm thấy đã đến lúc nên có sự trao đổi thẳng thắn với tư cách giữa những người được giả thiết là “chung một chiến hào”. Vướng một cái gai, anh chiến sĩ vẫn có thể chiến đấu, nhưng “giải quyết” được cái gai tất nhiên sức chiến đấu sẽ tốt hơn nhiều.
Suốt trong quá khứ tôi không dính dáng trực tiếp gì đến chính trị, nhưng bạn bè thuộc cả hai “phe” cũng có nhiều thân hữu. Trong điều kiện sức khỏe không thuận lợi, tôi không dám hy vọng có thể đề cập vấn đề một cách thấu đáo, chỉ xin đưa ra một vài ý chung, tản mạn, để góp phần gọi là “giải mã” một thực tiễn khá nhiều tế nhị.
II. MẤY ĐIỀU CƠ BẢN GỢI Ý CÓ THỂ DÙNG TRONG LÝ GIẢI
1/ Phải chăng sự hiểu biết lúc ấy chưa đủ tầm để sàng lọc?
Hiện tượng một chủ nghĩa ảo tưởng, phi lý và phản tiến hóa như chủ nghĩa CS lại rộ lên một thời rộng lớn, thu hút đám đông, trong đó có cả những trí thức lớn, nghịch lý quá lớn ấy khiến thiên hạ phải chiêm nghiệm mà đúc kết thành một quy luật, quy luật liên kết và hoán vị loại trừ lẫn nhau trong 3 thành tố, tạm gọi là luật“Loại trừ một trong ba” hay luật “Hai khử một”.
Ba thành tố ấy là Tâm hồn Lương thiện, Trí tuệ Thông thái và Lập trường Cộng sản, liên kết và loại trừ nhau như sau:
- Đã Thông thái và Cộng sản thì không Lương thiện ( phải mưu mẹo, gian hùng).
- Đã Lương thiện và Cộng sản thì không Thông thái ( phải nhẹ dạ, nông cạn).
- Đã Lương thiện và đủ Thông thái thì không theo Cộng sản [1].
Những ai tự nhận mình luôn lương thiện trong sáng và đã theo CS thì ứng với trường hợp thứ hai, tức là trí tuệ nông cạn, không đủ tầm để sàng lọc trước một vấn đề ở tầm thời đại. Trước mắt mới nhìn bề ngoài tưởng là tốt thì theo thôi.
Xem ra nhiều đảng viên lương thiện không chịu nhận là lúc ấy mình ngu, cứ khẳng định khi ấy chỉ có theo đảng là thông minh nhất. Có vị còn khăng khăng rằng: Nếu bây giờ lịch sử lặp lại thì ông ta cũng lại chọn đúng con đường cũ chứ không thể khác. Sở dĩ có sự tự ái như vậy do chưa hiểu sự “ngu đần” có thể là tầm của cả một dân tộc trong một thời kỳ chứ chẳng riêng ai, người viết những dòng này cũng đâu thoát khỏi mê cung ấy? Phê phán bạn cũng là phê phán mình. Chỉ cần so sánh với một dân tộc văn minh và khôn ngoan hơn sẽ thấy ngay sự kém cỏi, dân trí lạc hậu của cả dân tộc mình thì sẽ tránh được tâm lý tự ái cá nhân.
Hiện tượng có mấy nhà bác học nổi tiếng vẫn say mê CS cũng chẳng biện bạch được gì hơn vì có thể vị bác học ấy giàu lý tưởng, lý thuyết, hiểu biết chuyên môn nhưng rất ngây thơ, ảo tưởng, cũng dốt về chính trị-xã hội.  Chấp làm gì những vị trí thức nọ trí thức kia mù quáng thân Cộng, khi “ông trùm CS” của nước mình là Chủ tịch Hồ Chí Minh khi quyết định theo con đường Cộng sản cũng chưa hiểu Cộng sản là gì kia mà?
Cú “nhích chân” của Nguyễn Ái Quốc  từ Đảng Xã hội Pháp sang Quốc tế III của Lenin “chỉ vì Đệ Tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa”, “Còn như Đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản là gì, thì tôi (tức Nguyễn Ái Quốc) chưa hiểu”. Thậm chí Sơ thảo luận cương về các dân tộc và thuộc địa của Lenin đăng trên báo L’humanité ngày 16-6-1920 thì “ngay cả chữ nghĩa trong văn bản” ấy Nguyễn Ái Quốc”cũng chỉ hiểu loáng thoáng thôi” [2].
Nhưng cũng không chấp ông HCM làm gì, khi chính ông Mác ông Lê cũng “khái quát vội, khái quát nhầm” ít nhất là 9 điều căn bản [3] tức là cũng hụt hẫng về Trí tuệ khi cả gan  nghĩ ra một chủ nghĩa mới toanh hòng cứu rỗi nhân loại nhưng vượt quá tầm Trí tuệ của mình (chủ nghĩa Xã hội khoa học ít nhất cũng có một khuyết điểm cơ bản là phi khoa học!), thì một đảng viên CS nhỏ bé có tự nhận là “Trí tuệ không đủ để sàng lọc” cũng chẳng có gì đáng phải băn khoăn!
Vậy thì thôi, ta cứ yên trí nhận là trước đây ta theo CS vì chưa đủ thông thái để sàng lọc là ổn.
Nhưng mâu thuẫn vẫn chưa hết. Các bạn lại bảo: tôi theo CS không phải là yêu CS gì hết, chỉ vì yêu nước, yêu hòa bình-thống nhất, ghét Mỹ xâm lược. Nếu bạn chỉ mượn CS làm phương tiện như thế thì khi mục đích đã xong, Mỹ đã rút, đã có “hòa bình-thống nhất” thì bạn còn ôm cái “phương tiện” ấy làm gì, bạn phải chủ động rời bỏ nó ngay mới phải, như qua sông rồi thì bỏ con thuyền ở lại chứ?
Nếu bạn lại bảo: tôi chưa hiểu gì về chủ nghĩa CS nên hãy cứ theo xem sao? Vậy đến hôm nay bạn đã hiểu chưa? Với tư cách một đảng viên bạn có tìm hiểu mọi thông tin trên mạng và trên thực tế không, có biết  nghị quyết 1481 của Nghị viện châu Âu, biết nhân loại đã vứt một Chủ nghĩa ảo tưởng vào sọt rác lịch sử? Nếu có đủ thông tin thì chắc bạn không còn đủ dũng khí để tự hào là một đảng viên CS, vì tôi tin bạn là người có trí óc bình thường và còn dây “thần kinh xấu hổ”. Theo lô-gich của môn “liêm-sỉ-học” (liemsiology!) thì bạn phải hành xử như Trần Độ, như Phạm Đình Trọng, như Nguyễn Chí Đức… mới phải.
Nhưng chưa, bạn chưa đến chân tường, vì bạn còn một câu trả lời khả dĩ hữu lý: Tôi phải ở lại trong Đảng để “chiến đấu”, với tư cách “người CS chân chính” chống bè lũ “CS thoái hóa”. Vâng, vậy xin chuyển tiếp sang phần sau.
2/ Có hay không khái niệm gọi là “người Cộng sản chân chính”?
Những người tự hào là “CS chân chính” vì nghĩ rằng cái đảng mà mình gia nhập là một đảng chân chính, nay “một số không nhỏ” (tất nhiên nằm trong lãnh đạo tối cao) đã THOÁI HÓA và PHẢN BỘI, nên mình phải đấu tranh chống lại sự tha hóa để phục hồi một ĐCS chân chính, nghĩa là mình đấu tranh (chống những cán bộ lãnh đạo xấu) với tư thế của người “đòi nợ”, đòi cái món nợ mà đảng đã hứa (trong lời tuyên bố) trước nhân dân nhưng bây giờ họ “quỵt nợ, vỗ nợ”!
Phải công nhận, nếu như vậy thì trong 3 yếu tố Lương tâm, Trí tuệ và Cộng sản bạn đáp ứng đầy đủ hai yếu tố Lương tâm và Cộng sản nhưng quá yếu về Trí tuệ (theo đúng quy luật Hai khử một đã nói ở đoạn trên), nên trở thành duy cảm, thiếu duy lý. Sự THOÁI HÓA và PHẢN BỘI đã nằm sẵn trong mớ tín điều của chủ nghĩa, đã được “chương trình hóa” ngay từ khi khởi lập. Những biểu hiện thoái hóa và phản bội mà bạn nhìn thấy bây giờ thực ra đã được tiền định từ đầu (trước khi bạn gia nhập đảng rất lâu): không một ĐCS cầm quyền nào có thể thoát khỏi tình trạng thoái hóa và phản bội!
Về lý thuyết chính Mác đã tự chống lại mình, khi triết học Mác thì duy vật, chống duy tâm-duy ý chí nhưng chính trị Mác thì rất duy tâm, chủ quan, duy ý chí. Một lý thuyết ảo tưởng phi khoa học thì sẽ bị thực tế chống lại nên dần dần phải làm ngược lại hết, CS phải tự làm ngược lại những tín điều của mình mới mong tồn tại. Cuối cùng, ngày nay mỗi đảng viên đều phải chọn cho mình một sự giã từ, một sự “phản bội”: hoặc là trung thành với chủ nghĩa thì phản bội nhân dân, muốn trung thành với nước với dân thì phải phản lại chủ nghĩa [4]!
Khi bạn trung thành với nước với dân, với nhân tâm, với chân lý phổ quát thì bạn là “con người chân chính”, rất chân chính, tôi yêu quý bạn, nhưng bạn không còn là “người CS chân chính” nữa đâu, âu cũng là lối tự hào do cảm tính, xin đừng nhầm lẫn!
Bạn lại bảo: Tôi trung thành với chủ nghĩa CS là trung thành với lý tưởng cao đẹp của nó. Bạn lại nhầm rồi. Nhân tố chủ yếu làm nên một chủ nghĩa, phân biệt chủ nghĩa này với chủ nghĩa khác không phải ở mục đích mà nó tuyên bố, mà ở con đường mà nó vạch ra, vì mục đích sau cùng thì bao giờ chẳng tốt đẹp, căn bản đều phải hướng đến tự do-hạnh phúc cho con người. Nhưng khi con đường sai hoặc ảo tưởng thì không đến đích mong muốn hoặc chỉ đem đến kết quả ngược lại như trường hợp chủ nghĩa Mác-Lênin [5].
Ngoài ra, có cách đi đến đáp án đơn giản hơn nhiều:
Khi một chủ nghĩa ảo tưởng chỉ đem lại kết quả ngược với mong muốn thì chủ nghĩa ấy không thể coi là CHÂN CHÍNH được. Chủ nghĩa đã không CHÂN CHÍNH thì làm sao tín đồ của nó lại CHÂN CHÍNH được? Bạn chỉ có thể là một CON NGƯỜI CHÂN CHÍNH vì thực ra bạn đã làm ngược tín điều của Chủ nghĩa rồi, chắc bạn là người nặng về duy cảm nên không nỡ hay không dám để cho bộ óc Duy lý được đứng trước gương mà phán xét đó thôi! Xin nói với nhau một lời thông cảm thực lòng như vậy.
III. LẤY ĐÍCH DÂN CHỦ-ĐỘC LẬP-PHÚ CƯỜNG LÀM SỢI DÂY LIÊN KẾT
Chỉ cần nhìn các nước quanh ta với một xuất phát “same-same” như nhau đủ thấy trong cuộc chạy đua thế kỷ, ViệtNamchúng ta là kẻ thua cuộc, là đoàn khách nhỡ tàu.
Chỉ nhìn kinh tế – kỹ thuật đã thấy thua các nước bạn trong khu vực vài chục năm nhưng sự thua kém về độc lập – tự do, về văn hóa – nhân phẩm còn đáng lo hơn nhiều.
Nay muốn đoàn kết để thực hiện dân chủ ắt phải chấp nhận đa dạng đã đành, nhưng ở một nước vừa trải qua mấy cuộc phân ly kinh khủng, lại đang bị ngự trị bởi một Ý thức hệ đoàn kết giả để phân ly thật thì lòng người ly tán là một trở ngại khổng lồ, nếu không biết chấp nhận sự khác biệt thì lấy đâu sức mạnh cho một sứ mệnh cũng khổng lồ tương xứng? (Sứ mệnh lập lại một xã hội đã bị phá nát từ gốc, quay lại một con đường đã đi ngược trên nửa thế kỷ, chống lại một anh hàng xóm khổng lồ chỉ muốn kìm giữ Việt Nam yên vị như một con cừu Ý thức hệ vừa ngoan vừa chậm vừa ngu để hắn có thể ngoạm dần hết cơ thể con mồi trong cái áo choàng hữu nghị đểu).
- Muốn có khối đoàn kết toàn dân tộc, trước hết hãy tìm khả năng đoàn kết giữa các khối người tích cực mà họ đang rất khác nhau như trên đã nói. Hãy quý sự khác nhau ấy vì đó chẳng những là thực tiễn buộc phải chấp nhận, là tất yếu trong tinh thần dân chủ, mà còn là thuận lợi để diễn tiến xã hội đi lên một cách hòa bình. Nếu không có những “trí thức cận thần”, còn rất khác những người có tư duy triệt để (biết phải thay đổi cái cũ tận gốc), đồng thời lại có những người trung gian giữa hai thái cực ấy thì sao có thể nối với nhau thành những nhịp cầu chuyển hóa dần dần? Nối tiếp với nhau được nếu tất cả đều hướng về phía trước, dẫu kẻ trước người sau nhưng phải chống những kẻ ngược chiều hoặc mưu toan cơ hội trụ lại nửa chừng để chia hoa lợi!
Một ví dụ: trong những người đã có thời hăng hái theo đảng làm một cuộc gọi là “chống Mỹ cứu nước” có người không muốn nhắc lại “thành tích đáng buồn” cũ (như anh em Huỳnh Nhật Hải-Huỳnh Nhật Tấn) trong khi rất nhiều người vẫn muốn nhắc lại những kỷ niệm một thời tranh đấu “hào hùng”. Không sao, miễn là khi nhắc lại chuyện cũ phải nhìn dưới lăng kính mới, vượt trên cái cũ với óc phê phán để phục vụ cho cái mới. Chẳng hạn phải hiểu vì sao trong chế độ cũ (mà ta quyết đánh đổ) ta có thể ngang nhiên tranh đấu, tuyên bố hùng dũng, thậm chí lãng mạn bay bổng, thỏa chí tang bồng chống lại giới cầm quyền, còn trong chế độ mới (mà ta mơ ước) ta chỉ dám làm bằng 1 phần trăm thời xưa thôi mà đã phải rụt rè? Chẳng hạn ngày trước dưới cái nhìn bồng bột ta chỉ thấy cái gọi là “Mỹ Ngụy” là thấp hèn, tàn ác, đáng khinh ghét, nay dưới cái nhìn dân chủ và toàn cầu ta lại mong sao bây giờ được bằng cái mà ta đã quyết diệt [6], mong trở lại cơ hội cũ mà ta đánh mất, để rồi từ đó tiếp tục đi lên thì dễ dàng hơn.
Chẳng hạn ta nhận ra sự “hào hùng” cũ thật là “bi tráng” (như nhà văn TDBC nhận thấy), nhưng “bi” không ở chỗ bị kẻ thù tàn sát, thất bại đau đớn như cái bi hùng của phong trào Nguyễn Thái Học, mà ngược đời, “bi” lại ở chỗ muốn thắng cuộc thì nhất thời đã thắng, nhưng nghĩ lại, thà đừng thắng thì hơn! “Bi” ở chỗ cái “tinh hoa phẩm chất” của tuổi thanh niên (nhưng còn bồng bột, cảm tính, bị tuyên truyền), tương tự như cái vốn quý giá mà Dương Thu Hương gọi là “một khối vàng ròng”, nhưng đã bị lợi dụng, bị dùng nhầm, dùng phí phạm, đáng tiếc. Song cái “bi” ở đây cũng không hề “bi lụy” nếu ta quyết hồi sinh cái “tinh hoa phẩm chất” của tuổi trẻ ấy, với sự bổ khuyết rất cần thiết bằng các tri thức hiện đại, trưởng thành, để dùng vào công cuộc hôm nay, như để bù đắp cho điều đáng tiếc cũ, thì sự hồi tưởng như thế thật là hồi tưởng vô cùng tích cực.
Nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng vậy, nghĩ lại thời đã qua để thấy trách nhiệm của mình. “Cả tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt, để đúc nên chính cỗ máy này”, cái cỗ máy của sự “đểu cáng lên ngôi”. Hồi ức chuyện cũ để mà hối tiếc cho nhiệt huyết của mình không đem lại kết quả mong muốn, và thấy trách nhiệm của mình trong hiện tại! Một khi cùng hướng về phía trước và hành động cụ thể là nhất định gặp nhau. (Không biết trong hàng ngũ của các anh có ai muốn ôn chuyện cũ để kể công, để che dấu cái hèn hiện tại, để lập một cái gì đó chung chiêng hay không thì tôi không rõ, tất nhiên không bàn).
- Hãy biết ơn những người tiên phong.
Nếu như trên mặt phẳng nằm ngang ta hình dung đoàn người nối tiếp nhau như cây cầu bắc từ chế độ độc tài toàn trị đến cuối cầu là chân trời Dân chủ-Độc lập-Phú cường, trong đó những tư tưởng tiên phong luôn dẫn đầu đi trước, thì đừng quên một đường dây thẳng đứng, người nọ đứng lên vai người kia, để đưa nhau từ đáy giếng lên bờ. Trên cái “chồng người” thẳng đứng ấy những người tiên phong đứng ở dưới cùng cho đồng đội được đứng lên vai. Những người tiên phong ấy sẽ lên bờ sau cùng hoặc lúc khải hoàn có thể không còn họ nữa.
Về Độc lập dân tộc nếu không có những anh hùng liệt nữ đã hy sinh liệu ngày nay ta có còn quốc gia không để mà tranh đấu? Chúng ta đã đứng trên vai họ để có hôm nay. Về Dân chủ-Tự do cũng vậy. Nếu không có những người dân chủ tiên phong như Nguyễn Mạnh Tường, như Hữu Loan, như Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Kiến Giang, Lê Hồng Hà, Cù Huy Hà Vũ, Dương Thu Hương, Hòa thượng Thích Quảng Độ, cha Nguyễn Văn Lý, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức… vân vân và vân vân… mà hầu hết họ đều bị tù đày, và biết bao tiếng nói dân  chủ từ bên ngoài hỗ trợ thì làm sao có chút nền dân chủ cỏn con để có thể tồn tại những trang web dân chủ trong nước như trang Bô-xít, trang Basam và các blogger? Rồi đến lượt, nếu không có những trang web và blogger ấy làm chỗ tựa làm sao đoàn trí thức 16 vị có thể được đón tiếp để trao những kiến nghị và dự thảo Hiến pháp quá mạnh dạn kia, cũng như cá nhân tôi lúc này có thể công khai công bố những lời đóng góp thẳng thắn nhường này? Chúng ta đã được đứng trên vai họ, những người dân chủ tiên phong chịu nạn tù đày để giành lấy từng tý chút dân chủ cho ta tiếp tục. Hãy nhớ ơn họ!
Nói đến chuyện đứng trên vai nhau, tôi lại thầm hỏi mình: nếu không có đồng đội lấy vai cho mình đứng, lại không có một điểm tựa nào đó từ môi trường, dù là điểm tựa vô tình hay vô tri thì một cá nhân đơn độc làm sao có thể vượt qua cái vai của mình? Tự mình vượt qua chính mình mới thật là điều khó lắm thay! Làm sao có thể tự thắng cái khối lượng ì ạch của bản thân với tất cả những sức cản nặng nề đã ràng buộc mình vào cuộc đời này?
Đà Lạt ngày 24-2-2013
Hà Sĩ Phu
———————————————————————————-
[1] “Quy luật” tương tự này tôi đọc thấy đã lâu, gần đây thấy nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh và nhà báo Lê Diễn Đức nhắc tới. Tôi diễn đạt lại cho rõ hơn (HSP)
[2] Xưa nhích chân đi giờ nhích lại: HCM quyết định theo Quốc tế 3 khi chưa hiểu CS là gì ! Tư liệu trích từ:
-Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, Nhà xuất bản Văn học, Hànội (in lần thứ tám), 1975, trang 44.
- Hồ Chí Minh:Con đường dẫn tôi tới chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2000, trang 126.
- Lữ Phương:Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh, THƯ NHÀ xuất bản,Australia, 2002, trang 40.
[3] Xem bài Từ Nguyễn Phú Trọng đến Lê Hiền Đức (HSP)
[4] Từ vụ Bauxite nghĩ về vận nước (www.hasiphu.com/baivietmoi_40.html)
[5] Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của Trí tuệ
[6]  Nguyên Ngọc (S: Tôi nghĩ giá như trong cuộc chiến vừa qua, miền Nam thắng, thì có lẽ sẽ tốt hơn …). Huy Đức: “bên (cần)được giải phóng hóa ra lại là Miền Bắc”.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Ông Hoàng Hữu Phước: Chống Hồ rõ ràng đã là cái sai tệ hại và ngu xuẩn của tiền nhân Việt

Ông Hoàng Hữu Phước
Vào blog giao lưu của ĐBQH Hoàng Hữu Phước với cử tri (hhphuoc.blog.com) để xem lại sự hối lỗi, “phục thiện” của ông này sau khi xúc phạm rồi xin lỗi ĐBQH Dương Trung Quốc. Thế nhưng, tôi đã phát hiện ra điều đáng kinh ngạc và bất bình hơn, khi đọc những nội dung Hoàng Hữu Phước viết về chuyện lịch sử dưới triều nhà Hồ (1400-1407) và phê phán: “Chống (nhà - PV) Hồ rõ ràng đã là cái sai tệ hại và ngu xuẩn của tiền nhân Việt”. 
Đây là điều mà theo tôi là không thể im lặng đối với bất cứ một người Việt Nam nào, khi “tiền nhân Việt” chính là tổ tiên của cả dân tộc Việt Nam bị một người xưng “danh đại biểu Quốc hội” xúc phạm như Hoàng Hữu Phước đã viết và truyền bá công khai trên “Blog Giao Lưu Với Cử Tri Toàn Quốc”.

Nội dung ông Hoàng Hữu Phước viết: “tiền nhân Việt” “tệ hại và ngu xuẩn”
Trong bài “Bức tâm thư gởi người dân Việt “thiệt”… trên blog này, Hoàng Hữu Phước đã viết và “truyền bá” cho “cử tri toàn quốc” như sau: “Đại ngu chống Hồ của tiền nhân: Ôn cố, tri tân. Nói về sử, ắt phải nói cho đúng, và ắt phải theo bài bản rằng học ôn điều cũ để chiêm nghiệm xem nên làm gì với tình hình mới đang diễn ra trong cuộc sống của đất nước và dân tộc. Tiền nhân Việt Nam đã có lần “đại ngu” khi chống Nhà Hồ, lúc Hồ Quý Ly triệt hạ Nhà Trần để lên ngôi vua năm 1400 lập nên nước Đại Ngu. Những chủ trương chính sách “lạ thường” dồn dập của Nhà Hồ như phát hành tiền giấy, cấm dùng tiền đồng, tăng thuế tô, áp dụng hạn điền và hạn nô làm động đến lợi ích của giới địa chủ và quý tộc, nhún nhường hết mức với nước Tàu thậm chí đã phải cắt 59 thôn ở Lạng Sơn để mong tránh cho đất nước lâm cảnh chiến tranh, thay đổi chế độ thi cử nhân, không tôn sùng đạo Phật mà quay sang xem trọng Nho Giáo v.v…, khiến nhiều người dân không ủng hộ Nhà Hồ, cộng thêm sự kêu gọi lật đổ chế độ của nhiều thế lực đã khuyến khích Nhà Minh xua quân sang đánh năm 1406 làm Nhà Hồ sụp đổ, toàn bộ gia quyến Hồ Quý Ly bị bắt về Tàu, còn nước Việt lại mang gông cùm xiềng xích bị Tàu đô hộ tiếp sau 500 năm giành được quyền tự chủ. Chống Hồ rõ ràng đã là cái sai tệ hại và ngu xuẩn của tiền nhân Việt vậy”.

Những ai đã từng đọc sử hoặc biết sử nước nhà Việt Nam hẳn biết đến Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi đã viết và nhà Lê đã tuyên sau 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) của Lê Lợi thắng lợi, đánh đuổi được Minh để giành lại độc lập cho nước nhà Đại Việt. Đại cáo Bình Ngô được xem như một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Chính sử của nước ta từ xưa cho đến tận hôm nay đều đưa vào sử sách, truyền dạy cho con cháu, công dân bao đời, ở nhiều cấp học của nước nhà.

Nhà Hồ mà nhiều người dân của nước Đại Việt thời ấy không ủng hộ, đã chống là bởi theo Đại cáo bình Ngô viết: “Vì họ Hồ chính sự phiền hà/Để trong nước lòng dân oán hận/Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ/Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh/Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ/Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế/Gây thù kết oán trải mấy mươi năm/Bại nhân nghĩa nát cả đất trời./Nặng thuế khoá sạch không đầm núi./…Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,/Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!/Lẽ nào trời đất dung tha?/Ai bảo thần dân chịu được?”.

“Tiền nhân Việt” - tức tổ tiên, cha ông của cả dân tộc Việt Nam chúng ta dưới thời Đại Việt đã chống một nhà Hồ như thế, chống một triều đại tiếm ngôi, gây ra “chính sự phiền hà/Để trong nước lòng dân oán hận/Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ/Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”. Vậy mà giờ đây ông Hoàng Hữu Phước lại viết và truyền bá cho cử tri cả nước rằng: “Chống Hồ rõ ràng đã là cái sai tệ hại và ngu xuẩn của tiền nhân Việt” vậy sao?

Những nội dung mà Hoàng Hữu Phước đã viết kể trên được đăng công khai trên blog của Hoàng Hữu Phước từ ngày 17/1/2013, tức trước khi đăng bài xúc phạm ĐBQH Dương Trung Quốc gần cả tháng trời. Thế nhưng cho đến khi bài viết này của chúng tôi chuẩn bị đăng tải, những nội dung xúc phạm tổ tiên - “tiền nhân Việt” đó của “đại biểu Quốc hội khóa XIII Hoàng Hữu Phước” vẫn còn tồn tại trên blog.

Trúc Nam Sơn (VNN)

Đồ tề hay Tể tướng - Lạ đe'o gì !

 
Tết năm nay anh đến thăm tôi, đó là một ngoại lệ vì hầu như năm nào tôi cũng đến thăm anh trước tết, coi như bổn phận của một thằng em chứ chẳng phải anh làm xếp, mà dù có là xếp thì anh là xếp của đám lính nô bộc lúc nào cũng xun xoe kia của anh chứ của đếch gì tôi. Anh hiểu và chúng tôi - những anh em chơi với nhau, quan tâm đến nhau, vì cái tình quê hương, chứ chẳng vì cái gì khác. Hay chăng chơi với tôi thì anh chẳng có gì để mà phiền lòng, vì quan điểm của tôi việc ai nấy làm, và không muốn nhờ vả anh điều gì, ngoại trừ khi giỗ chạp, bố ốm, mẹ đau ... thì thông báo cho anh em một tiếng là xong. Thế nơi chơi với tôi chắc anh cũng cảm thấy như được vào trú ngụ một nơi râm mát mà đời sống, công việc trong thời buổi này thì luôn bị bức bối và nắng nôi. Tiếp anh chẳng bia chẳng rượu, anh cũng cười hiền lành.
- Mày dở bỏ mẹ khó khăn thì có gì mà phiền, rồi qua cả thôi, mà lại đéo đến anh cũng chẳng nói tiếng nào, cứ im như thóc là đéo được đâu...
Câu chuyện lại trở về những ngày tết quê hương, nào củ hành muối, đĩa dưa cải nén cả cây mặn chát ... nào đĩa thịt mỡ trắng hếu, chai rượu trắng nhà cất lấy ... trên mâm cơm cỗ nơi quê nhà những năm xưa. Vẫn là lòng hoài hương cố hữu của những kẻ tha hương. Nhiều khi nhớ lắm, nhớ đến cháy lòng những điều nhỏ nhặt, nhớ cả những bụi cỏ lùm cây, nhớ cả mùi ngai ngái cuả rơm của rạ...cái mùi của làng quê thưở trước...
-Hôm rồi anh có nghe "cả hệ thống chính trị của chúng ta không dám nói lên sự thật hay không"?
-Láo, bố láo, thằng nào nói?
-Anh không đọc à?...Đầy trên mạng đấy, ông chủ tịch nước nói chứ ai.
-Xì...xì tin đéo gì mấy cái lời nói gió bay. Mà bây giờ mấy thằng nói mà hay thì mày còn lạ đéo gì...nữa.
Ô hô! Lạ đéo gì - là câu cửa miệng của anh, nhưng trong trường hợp này thì mình hoàn toàn nghĩ khác về anh, anh không bình thường một tý nào, một quan chức hẳn hoi, anh cũng là một thành phần trong cái hệ thống chính trị ấy chứ đâu...
-Theo em ông này nói thì được chứ dân đen như bọn em mà nói thì có khi bị bọn anh bắt ngay, bị coi như phản động hoặc bị thế lực thù địch thuê mướn giật dây...khốn khổ thế đấy. Hê he nếu suy luận thì đích thị ông này là phản động, hoặc không ông ta cũng có thể là một kẻ thức thời, ông ta đang đi theo xu hướng không cưỡng được của thời cuộc...phải không anh?
-Thôi mày ơi nói đến bọn nó làm đéo gì, quan tâm làm gì...Hi hi bọn nó à? Hi hi...LẠ ĐÉO GÌ!
Ô hô lại thế, lại là câu cửa miệng của một quan chức: LẠ ĐÉO GÌ!
ĐÈN XANH ĐƯỢC VƠ VÉT!
Với những thông tin quá là không hay về Bauxit Tây Nguyên ngay từ lúc bắt đầu dự án, biết bao đoàn nghiên cứu của chính phủ và đặc biệt là sự can ngăn đến độ phải đi tù của một số người, những sự cảnh báo của các nhà khoa học cả trong và ngoài nước cũng chẳng làm nao lòng các cấp lãnh đạo của chính phủ . Không phải là họ không hay, không biết, càng không thể nói là họ ngu dốt, vậy tại sao họ vẫn làm ? Đơn giản quá - Một sự cố tình vơ vét, đại phá hoại ! Sự phá hoại đầy tính toán và có tính chiến lược!
Ta hãy nhìn lại tổng thể tất cả các hoạt động kinh tế của các thành phần nhà nước và ngoài nhà nước mới có thể thấy được tình trạng tham nhũng, cố tình vơ vét, phá hoại một cách có hệ thống và ngày càng trắng trợn đến mức...coi dân như cứt. Chỉ đơn giản là các thành phần chóp bu không muốn ngã ngựa, không muốn bị ai đó, thế lực nào đó túm cổ họ, lôi họ xuống vì cái sự phá hoại đó nên họ quyết tâm gây bè kéo cánh cùng nhau phá hoại...cho nó có đồng bọn, một kiểu tư duy buôn có bạn, bán có phường, cùng nhau tạo sự đồng thuận, đoàn kết bảo vệ nhau...thay vì lôi một vài kẻ chóp bu thì ở đất nước này đâu đâu cũng thế nên chẳng thể có thể lôi cá nhân nào ra được - đây chính là sách lược tham nhũng và phá hoại. Chẳng thế có vị lãnh đạo còn nói rằng nếu kỷ luật hết thì lấy ai mà làm việc. Qúa đúng!
Nếu không như thế thì sao có Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản...đó là sự kết hợp hài hòa và tài tình giữa công và tư, giữa tư nhân và nhà nước, giữa tiền và quyền.
Sách lược là như vậy, có sao thì cũng chẳng mình ông, mình tôi phá...Cái tội của nhiều thằng khác với một thằng, tội của cả một hệ thống, đèn xanh bật lên là chính vì lý do đó. Người ta - nhân dân chỉ có thể kết tội tập thể, kết tội đảng CS, chỉ nhân dân mới đủ tư cách và quyền để làm điều đó, nhưng họ đã tước đoạt hết quyền hành đó của dân và họ đã làm cho dân mê man vì ngủ gần một trăm năm này rồi, để đến lúc tỉnh thì u u mê mê như đi trong cõi mộng. Với một nhân dân như thế, một đối trọng như thế thì họ coi chẳng ra cái cứt gì là phải. Nhân dân ư - chẳng là cái cứt gì với tao - chúng tao.
Thật sự là thế, rõ ràng hơn là vụ Bauxit. Đến giờ này người ta vẫn còn cố tình bơm tiền cho dự án Nhân cơ đó sao? Một sự thách thức, lại một cú đèn xanh dọn đường xanh lè cho những cơ hội tận vơ tận vét cuối cùng có thể!
Nhân dân ư? Họ vẫn còn u u mê mê trong liều thuốc lú và trong sự sợ hãi khốn cùng!
ĐỒ TỂ HAY TỂ TƯỚNG?
Thực sự không thể nào hiểu nổi và cảm thấy xấu hổ và nhục nhã khi một quốc gia mà có mỗi cái chuyện chuyển đổi giới tính của một giáo viên (tỉnh Bình Phước) lại và chờ đến quyết định của thủ tướng thì quá thể lắm lắm lắm rồi...
...Một ông thày lang có tiếng ở khu vực Hải Phòng là người bạn thân lâu năm của bố tôi, khi được hỏi tại sao ông không truyền nghề cho 2 anh con trai đầu mà cứ để họ bươn chải với nghề đánh xe ngựa và chạy xe đạp thồ, trong khi nhà cửa lúc nào cũng đông nghẹt người đến xin chẩn bệnh bốc thuốc từ khắp mọi miền, quanh xóm ông trở thành một khu trọ của những người từ nơi xa đến. Hai ông bà già cứ cặm cụi làm việc từ sáng tới tối, ngay cả việc chế biến thuốc ông cũng không để cho 2 hai con trai lớn làm, chẳng thấy ông gắt gỏng với ai bao giờ ngoài cái sự nghiêm khắc với anh con út - người con duy nhất được ông truyền nghề thuốc. Ông nói với bố tôi: - Tôi không thể truyền nghề cho 2 đứa chúng nó (2 con trai lớn) vì nếu để chúng hành nghề chúng sẽ làm việc thất đức với thiên hạ, tôi có tội với tổ tông của tôi, nhất là với cụ thân sinh ra tôi vì tôi theo nghiệp của cụ. Thà cứ để chúng nó làm cu ly, cổ cày vai bừa chúng còn là những người lương thiện đáng kính còn hơn là dúi vào tay nó cái trọng trách nắm sinh mạng người ta. Sự dốt nát và lòng tham của chúng sẽ làm hại chúng, hại người và hại chúng sinh, chúng nó sẽ lấy củi, cỏ...làm thuốc, rồi bán thuốc lấy tiền, gọi ra bệnh để làm giàu, giết người lấy tiền...khả năng chúng sẽ giàu có và rất có thể chúng trở thành những ông nọ bà kia vì những đồng tiền dơ bẩn mà chúng kiếm được, nhưng người đời sẽ nguyền rủa chúng và nguyền rủa chính tôi, ngay cả khi tôi chết họ có thể đào mồ quật mả tôi lên cũng không rửa sạch tội lỗi của tôi nếu tôi biến chúng thành những ông lang, những thày thuốc, nếu tôi để chúng sử dụng cái danh tiếng nghề lang của tôi để trục lợi, kiếm tiền và làm giàu.
Ông nói giọng trầm ấm, nhẹ nhàng đều đều nhưng có gì đó buồn buồn. Đời tôi đã được chứng kiến lần trò chuyện đó của ông với bố tôi và có lẽ cả đời tôi thường xuyên qua lại thăm ông và gia đình ông, ngồi với ông mỗi khi có thể, tôi càng hiểu ông và kính phục ông.
Chuyện nghề thuốc đến chuyện muôn dân, ngẫm đi ngẫm lại thấy máu xôi lên sùng sục.
...Người ta nhìn thấy khả năng xuất chúng gì ở Y, đảng dựa vào cái gì để bồi dưỡng, hun đúc...lăng sê Y lên đến chức tể tướng triều đình?
Ở đời này Không hẳn kẻ cầm dao giết trâu đã phải là đồ tể? Nếu có thể được phải lôi cổ đàn đàn lũ lũ những thằng, những chính đảng nào đã nhào nặn ra cái thằng người cầm dao kia mới phải, mới đúng đạo của đất trời!

FB: Lưu Gia Lạc

(buudoan.com)

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ họp Ban chấp hành trước kỳ họp Quốc hội

Tập Cận Bình, nhân vật sẽ chính thức trở thành tân Chủ tịch nước Trung Quốc sau kỳ họp Quốc hội.
Tập Cận Bình, nhân vật sẽ chính thức trở thành tân Chủ tịch nước Trung Quốc sau kỳ họp Quốc hội. (Reuters)

Theo Tân Hoa Xã, Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ họp từ ngày thứ Ba 26/02/2013 đến thứ Năm 28/02, trước kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 12. Kỳ họp Quốc hội lần này sẽ đưa các tân lãnh đạo của đảng vào các vị trí đứng đầu Nhà nước và chính phủ.

Tân Hoa Xã thông báo, năm nay theo quyết định của 25 thành viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc họp ngày hôm qua 23/2, 205 ủy viên trung ương khóa 18 - được bầu ra tại đại hội hồi tháng 11/2012 - sẽ họp vào tuần tới dưới sự chủ tọa của ông Tập Cận Bình.

Cuộc họp hôm qua của Bộ Chính trị cũng đưa ra một danh sách dự kiến thành phần chính phủ mới, để đề nghị Quốc hội thông qua. Kể từ năm 1988, tại Trung Quốc, trước khi Quốc hội mới họp khóa đầu tiên, luôn luôn có một kỳ họp toàn thể của Ban chấp hành trung ương Đảng.

Kỳ họp kéo dài hơn mười ngày kể từ 5/3, của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc – tên chính thức của Quốc hội Trung Quốc – sẽ đưa ông Tập Cận Bình, tân Tổng bí thư đảng, vào vị trí Chủ tịch nước, thay thế cho ông Hồ Cẩm Đào, và Phó thủ tướng Lý Khắc Cường vào chức vụ Thủ tướng, thay cho ông Ôn Gia Bảo.
Quốc hội Trung Quốc cũng sẽ thông qua một số văn bản luật và phê chuẩn các chủ trương chính phủ trong năm tới. Thông báo của Tân Hoa Xã đặc biệt nhấn mạnh đến « các nỗ lực phải thực hiện để đơn giản hóa và phi tập trung hóa nền hành chính, cũng như thúc đẩy các cải cách thể chế ».

Quốc hội Trung Quốc, về mặt chính thức là cơ quan tối cao của Nhà nước, nhưng thực chất chỉ làm công việc phê chuẩn các quyết định do ban lãnh đạo đảng Cộng sản đưa ra.

Các thành viên của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc được các hội đồng cấp địa phương bầu lên. Cứ năm năm một lần, kể từ năm 1992, sau mỗi kỳ đại hội của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có ngay một hội nghị của Ban chấp hành trung ương, rồi một hội nghị thứ hai, tiếp theo đó vài tháng, như kỳ hội nghị sẽ diễn ra trong tuần tới, trước khi khai mạc phiên đầu tiên của Quốc hội khóa mới. Tiếp theo đó, các cuộc họp của Ban chấp hành trung ương cứ tuần tự diễn ra vào mỗi mùa thu, cho đến kỳ đại hội tiếp theo.

Trọng Thành (RFI)

Trung Quốc: Chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Nhật không đạt kết quả

Tổng thống Obama gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 22/2/2013.
24.02.2013
Tân Hoa Xã hôm Chủ nhật nói rằng trái với nhiều hy vọng của Thủ tướng Nhật Bản trong chuyến đi Mỹ tuần qua, phía Hoa Kỳ không tỏ ý ủng hộ mạnh mẽ Nhật Bản trong cuộc tranh chấp dãy đảo Điếu Ngư với Trung Quốc.

Thay vào đó, Tân Hoa Xã cho rằng hai đề tài chính giữa Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Shinzo Abe là hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP và chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Vẫn theo phân tích của Tân Hoa Xã, Tổng thống Mỹ có nhắc lại liên minh vững chắc giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, nhưng ông Obama không nhắc gì đến vụ Điếu Ngư, trong phần phát biểu tại Tòa Bạch Ốc sau khi gặp ông Abe.

Chuyên viên Mỹ Christian Caryl nói rằng Nhật Bản là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ tại châu Á và trong lúc ảnh hưởng của Trung Quốc đang tăng lên trong khu vực này, Hoa Kỳ cần có Nhật Bản trong chính sách tái cân bằng lực lượng.

Nhưng cùng lúc, ông nói, Hoa Kỳ không muốn thấy quan hệ ngày càng đan kết giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bị hư hại vì bất kỳ hành động hấp tấp nào của Nhật.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đang là bạn hàng lớn nhất của nhau, và hai nước muốn hợp tác tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để giải quyết các vấn đề nóng bỏng của thế giới.

Người Nhật Bản gọi dãy đào Điếu Ngư là Senkaku.

Nguồn: Xinhua, Wall Street Journal

VOA

Campuchia và cuộc chiến Việt - Trung

Binh lính Việt Nam rời Battambang hôm 22/9/1989
Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989, 10 năm sau cuộc chiến Việt-Trung

Cuộc chiến Việt Trung trong nửa cuối tháng Hai và đầu tháng Ba năm 1979 bị xem là không được một bộ phận đáng kể giới nghiên cứu phương Tây để mắt tới.


Nhưng cũng không vì thế mà cuộc chiến gần một tháng giữa hai nước cộng sản láng giềng với hàng vạn thương vong bị lãng quên với một bài viết gần đây đặt lại câu hỏi về mối liên hệ giữa Campuchia và cuộc chiến biên giới 1979.

Đó là bài viết của tác giả Harry Booty, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Chiến tranh của sinh viên trường Kings College London, được công bố trong những tháng cuối năm 2012.

Harry Booty nói có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xung đột năm 1979 là việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia hồi cuối tháng 12/1978 và lật đổ chế độ Pol Pot hồi đầu tháng 1/1979.
"Khi mở 'cuộc chiến trừng phạt', Trung Quốc đã dạy cho Việt Nam và cả bản thân một bài học." Giáo sư Chen C. King
Tuy nhiên ông Booty, người viết bài theo đơn đặt hàng của Tiến sỹ Peter Busch, Giảng viên cao cấp Khoa Nghiên cứu Chiến tranh của Kings College London, Bấm nhận định rằng cần đặt cuộc chiến của Việt Nam ở Campuchia trong bối cảnh của mối quan hệ đã xấu đi trông thấy giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như bối cảnh quốc tế lúc xảy ra sự kiện tháng Hai năm 1979.

Ngoài chuyện Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, chế độ coi Trung Quốc là "người bạn hùng mạnh và đáng tin cậy nhất", cây viết ở Kings College London nhắc tới một loạt các yếu tố khác.

Trong số các cân nhắc của Trung Quốc có mong muốn một Đông Dương phân tán của chính họ, sự lo ngại vòng vây của Liên Xô từ các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, các sự cố dọc biên giới Việt - Trung tăng đột biến trong thời gian trước khi xảy ra cuộc chiến, sự đối xử tệ bạc với người gốc Hoa ở Việt Nam cũng như lịch sử sóng gió giữa hai nước láng giềng.

Nỗi lo sợ về chuyện Liên Xô sẽ lấp khoảng trống mà Hoa Kỳ để lại tại Đông Dương dường như được xem như lăng kính mà qua đó giới lãnh đạo Trung Quốc nhìn các vấn đề khác.

Harry Booty đưa ra vấn đề Hà Nội ngược đãi người Hoa làm ví dụ.

Cây viết sinh viên này dẫn các nghiên cứu cho thấy trong số hai triệu người bị Khmer Đỏ diệt chủng, có tới 200.000 người gốc Hoa.

Mặc dù vậy Bắc Kinh đã sẵn sàng bỏ qua vấn đề này vì thấy cần phải làm vậy.

Ông Booty nói Trung Quốc nhìn cách đối xử với người gốc Hoa của Việt Nam như một chỉ dấu nữa cho thấy Hà Nội đang cùng với Liên Xô gây "phương hại những lợi ích chiến lược quan trọng của Trung Quốc."

Cả hai cùng học

Harry Booty cho rằng Bắc Kinh luôn muốn có một Đông Dương phân tán và trong bối cảnh Lào và Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác trong tháng 9/1977, việc Việt Nam tiến quân vào Campuchia đã cho Trung Quốc cái cớ trực tiếp nhất để gây chiến.

Cựu binh Nguyễn Duy Vinh tại nghĩa trang quân đội hôm 17/2/2013
Hàng vạn lính Việt Nam đã nằm xuống trong 16 ngày giao tranh hồi năm 1979

Mặc dù vậy, tác giả xem đây như lý do "ngắn hạn" và nguyên nhân căn bản vẫn là chuyện Trung Quốc xem Việt Nam như "mối đe dọa" thay vì như đồng minh:

"Nói cách khác, chúng ta có thể nhận xét rằng nếu Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ tốt hơn thì Bắc Kinh sẽ không lo ngại về sự thống lĩnh của Việt Nam ở sườn phía nam của họ."

Trên thực tế một số nhà quân sự Việt Nam coi các cuộc tấn công của Pol Pot vào Việt Nam là "cuộc chiến mượn tay người khác" của chính Trung Quốc.

Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên trưởng phòng tác chiến của Quân chủng phòng không trong giai đoạn xảy ra cuộc chiến 1979, thậm chí nói rằng Việt Nam đã "chiến thắng Trung Quốc" khi đánh bại Khmer Đỏ.

Trong cuộc chiến biên giới 1979, cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố thắng lợi, nhưng một nghiên cứu công bố vài năm sau khi cuộc chiến kết thúc nói không bên nào đạt được các mục tiêu chính đề ra.

Báo cáo 'China's War Against Vietnam, 1979: A Military Analysis' (Cuộc chiến của Trung Quốc Chống Việt Nam, 1979: Phân tích Quân sự) của Giáo sư Chen King từ Đại học Rutgers, Hoa Kỳ nói Trung Quốc chỉ phần nào đạt được các mục tiêu đề ra.

Ông Bấm King viết: "Trước hết, Trung Quốc đã không tiêu diệt được một vài sư đoàn mạnh của Việt Nam.

Tổn thất chiến tranh


Trung Quốc Việt Nam
Thiệt mạng 26.000 30.000
Bị thương 37.000 32.000
Tù binh 260 1.638
Xe tăng, xe bọc thép 420 185
Súng và pháo hạng nặng 66 200
Cụm tên lửa 0 6
Chen C. King tổng hợp


"Thứ hai, họ đã không thể đảm bảo cho vùng biên cương yên bình khỏi các xung đột vũ trang.

"Thứ ba, họ không buộc được Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia.

"Thứ tư, họ không gây ảnh hưởng được tới chính sách của Việt Nam đối với người Trung Quốc ở Việt Nam."

Nhưng vị giáo sư cũng nói Trung Quốc đã làm Hà Nội nghi ngờ độ sẵn sàng can thiệp vũ lực chống lại Trung Quốc để bảo vệ đồng minh của Liên Xô, tranh thủ được phần nào sự ủng hộ của khối ASEAN trong cố gắng ngăn Việt Nam tiến vào Đông Nam Á và gây khó khăn lập tức cho nền kinh tế Việt Nam.

Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố đã dạy được Việt Nam 'bài học', ông Chen King cho rằng điều này cũng đúng với cả Trung Quốc.

Cho dù nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình có vẻ quan tâm hơn tới mục tiêu địa chiến lược so với thành công quân sự của cuộc chiến, tác giả King nhận định:

"Khi mở 'cuộc chiến trừng phạt', Trung Quốc đã dạy cho Việt Nam và cả bản thân một bài học.

"Giới quân sự Bắc Kinh chắc hẳn đã kết luận rằng Giải phóng Quân Nhân Dân không thể tiến hành một cuộc chiến hiện đại trước khi họ hiện đại hóa về cả vũ khí và chiến lược."

Tác giả nói các cố gắng hiện đại hóa về cả vũ khí và đào tạo chiến lược đã được đẩy nhanh và có thể thấy các kết quả ban đầu ngay từ đầu năm 1982 với sự xuất hiện của các tên lửa tầm xa và số máy bay cũng như tàu ngầm.

Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com