Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Lượm tin ngày 21/7/2012

LỜI KÊU GỌI TỔNG BIỂU TÌNH TRÊN TOÀN QUỐC NGÀY 22/7/2012

Thời gian: 9h sáng chủ nhật ngày 22/7/2012
Địa điểm:
  • Hà Nội: Trước cửa Nhà Hát Lớn
  • Sài Gòn: Công viên 30/4
  • Đà Nẵng: hồ phun nước góc đường Quang Trung – Ông Ích Khiêm – Trần Cao Vân
  • Huế: vườn tượng quốc tế bên sông Hương
  • Vinh: quảng trường Hồ Chí Minh
-
  • Ecopark không dành cho người lương thiện (Bà Đầm Xòe) – “Mặc dù mai đây Ecopark có trờ thành thành phố ‘xanh tươi, cuộc đời trọn vẹn’ đến đâu thì hình ảnh những người nông dân mất đất bị đánh đập, xua đuổi, truy sát dã man, những mồ mả bị xới tung, những toán người mất đất thất nghiệp già còm cõi, trẻ nheo nhóc…sẽ không thể phai mờ”.
  • Con ngựa thành Tơ-roa (ĐĐK) – Người Trung Quốc nghĩ rằng ngày nay họ đã đủ sức để bắt nạt những kẻ yếu thế. Họ giống người láng giềng tham lam mù quáng. Họ luôn dòm ngó đất đai của nhà bên cạnh để lấn dần từng tý một.
  • Bùa trị “Mắm tôm tặc” (Phương Bích) – “Có lẽ lần sau dân đi biểu tình không nên đem cờ Tổ quốc làm gì. Kể cả dân oan mất đất cũng đừng kêu cứu chính phủ hay quốc hội, hay đảng mà làm gì. Cứ cầm ảnh các vị lãnh đạo ấy xem, bố bảo kẻ nào to gan dám giằng xé ảnh các vị ấy đấy, có mà tù rục xương nhá”.
  • Lên mạng khẳng định chủ quyền (Tien phong) – “Chủ quyền biển đảo đang là đề tài nóng của giới trẻ Việt trên hầu hết trang mạng với việc ra đời hàng ngàn hội nhóm, diễn đàn“. 
  • Châu Âu chính thức thông qua kế hoạch trợ giúp Tây Ban Nha (RFI) – Bộ trưởng Tài chính các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu hôm nay 20/07/2012 đã chính thức thông qua kế hoạch giúp đỡ các ngân hàng Tây Ban Nha, dự kiến lên đến 100 tỉ euro, cho rằng “điều này là cần thiết để đảm bảo sự ổn định tài chính của khu vực đồng euro”.
  • Hội nghị ASEAN thất bại : Cam Bốt đổ lỗi cho Việt Nam và Philippines (RFI) – Theo AFP, Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong, hôm nay 20/07/2012, tuyên bố là các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á – ASEAN đã đạt được đồng thuận chung về cách thức xử lý các tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng quy trách nhiệm cho Việt Nam và Philippines đã làm cho Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN, họp từ đầu tuần trước, không ra được thông cáo chung.
  • Nổ súng tại một rạp chiếu phim ở Denver : 12 người chết (RFI) – Tại một rạp chiếu phim chật cứng người tại Aurora, ngoại ô thành phố Denver, đêm hôm qua, 19/07/2012, một người đã nổ súng vào khán giả đang xem buổi trình chiếu đầu tiên phim Batman mới. Tổng cộng ít nhất 12 người bị bắn chết và khoảng 40 người bị thương trong vụ thảm sát này.
  • Trung Quốc đòi Nga thả ngư dân (BBC) – Trong một động thái gây bất ngờ, Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Nga bắt giữ 36 ngư dân và đòi trả tự do cho những người này.
  • 5 DB Cộng Hòa Tố Hồi Giáo Gài Người Vào Chính Phủ Mỹ (VietBao)WASHINGTON – HĐ Quan Hệ Hoa Kỳ – Hồi Giáo (CAIR) ra tuyên bố trả lời các tố giác của giới lập pháp CH theo đó gia đình của Huma Abedin, phụ tá nhiều năm của bà Hillary Clinton và các nhân vật theo đạo Hồi khác trong chính phủ liên bang, có liên lạc với Huynh Đệ Hồi Giáo của Ai Cập.
  • Bắc Hàn: Đầy Mật Vụ, Công An (VietBao)Bản tin RFI hôm Thuư Năm cho biết, theo một công trình nghiên cứu của Mỹ công bố hôm  19/07/2012, hệ thống mật vụ Bắc Triều Tiên là một guồng máy rộng lớn, với nhiều cơ quan tản mác, đôi khi cạnh tranh nhau. Theo các nhà nghiên cứu, chấn chỉnh hay cải tổ mạng lưới này là một điều rất gian nan.
  • Doanh Nghiệp và Thất Nghiệp (VietBao)…công đoàn nhà nước… giúp nhà nước bóc lột công nhân và làm cơ chế lương bổng bị sai lệch…
  • Michiyo Phạm Ngà: Phát biểu ý kiến, hay gây hấn? (Tiểu Thư) – Trai Việt, hãy nhớ rằng vẻ e ấp và sự thinh lặng của gái Việt nhiều khi chất chứa những phê phán nhiều gai góc hơn những gì Michiyo nói. Gái Việt, hãy nhớ rằng khép nép và chấp nhận không giúp cho người đàn ông của mình đáng yêu hơn.
  • Trung Quốc bắt 2,600 di dân lậu Việt Nam (Nguoi viet) – Công an Trung Quốc thuộc khu vực tự trị Quảng Tây Choang đã bắt giữ hơn 2,600 người Việt Nam trong nửa đầu năm nay khi họ toan nhập cảnh bất hợp pháp vào Trung Quốc để kiếm việc làm.

 

-Tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện ở Trường Sa


Khỏi lo- Có Đảng và Nhà nước lo- Lo chi cho mệt,Dân nghèo lo kiếm ăn,chớ bụng đang rổng mà vật giá thì đắt- Ông Thảo đã bảo thế,.-Có thể đ/c 16-4 vô ghé thăm “hũ nghị” đấy.

_________________________________________________________________________________

VnExpress  -Một tàu đổ bộ của Trung Quốc được phát hiện trong quần đảo Trường Sa, tại khu vực bãi Su Bi mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.
> Đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa
> Trung Quốc thâu tóm Biển Đông bằng cách nào

Hình ảnh tàu đổ bộ 934 của Hải quân Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa do máy bay trinh sát của Philippines chụp được. Ảnh: Philippines Star
Máy bay giám sát của Hải quân Philippines phát hiện ra tàu Hải quân 934, thuộc lớp Ngọc Đình (Yuting), được trang bị ba súng hạng nặng, cần cẩu và một bãi đáp trực thăng, neo đậu tại cảng mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép trên bãi Su Bi.
Phía Philippines cho biết sẽ nỗ lực để theo dõi hoạt động của con tàu trong khu vực, cũng như tình hình trong quần đảo Trường Sa, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh miền tây của Philippines Niel Estrella cho biết.
Công việc theo dõi hôm qua bị cản trở bởi điều kiện thời tiết xấu, Philippines Star hôm nay cho hay.
Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, đội 30 tàu cá của Trung Quốc đang đánh bắt trái phép tại bãi Su Bi dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính lớn nhất Trung Quốc. Đội tàu này xuất phát từ tỉnh Hải Nam, do hội nghề cá địa phương tổ chức. Không chỉ đưa tàu xuống đánh bắt trái phép, Trung Quốc còn liên tục đăng tải trên các báo, mạng về hoạt động của đội tàu này.
Đảo đá Su Bi nhìn từ trên không. Ảnh: Google Maps.
Đảo đá Su Bi nhìn từ trên không. Ảnh: Google Maps.
Ngày 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.
“Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế”, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố.
Hồi cuối tuần trước, một tàu hộ vệ của hải quân Trung Quốc cũng xuất hiện và bị mắc cạn gần bãi Trăng Khuyết, cách đảo Palawan của Philippines 60 hải lý. Đây là địa điểm mà Philippines tuyên bố nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Con tàu sau đó đã được đánh nổi lên và lên đường về Trung Quốc. Manila và Bắc Kinh không có tuyên bố gì thêm về vụ việc.
Vũ Hà

 

Cựu Tổng tham mưu Triều Tiên bị bắn chết?

 

(NLĐO) – Một cuộc đấu súng đã nổ ra khi cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên Ri Yong-ho không chịu từ chức và ông này có thể đã thiệt mạng, theo tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc.
Báo chí Hàn Quốc đang đăng tải thông tin về sự chuyển giao quyền lực được cho là không hề êm ả như bề ngoài này. Tờ Chosun Ilbo dẫn các báo cáo tình báo chưa được xác nhận cho biết ông Ri Yong-ho không muốn ra đi theo lệnh cách chức của Đại tướng Kim Jong-un.
Ông Choe Ryong-hae được cho là châm ngòi cuộc thanh trừng nhắm vào ông Ri Yong-ho. Ảnh: Chosun Ilbo
Khi Phó nguyên soái Choe Ryong-hae, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị quân đội, cố bắt giữ ông Ri thì lính cảnh vệ của ông Ri nổ súng. Khoảng 20 – 30 binh lính bị cho là đã bỏ mạng. Còn cựu tổng tham mưu quyền lực, theo các nhà phân tích tình báo, có thể đã bị thương hoặc chết. Từ ngày thông tin cách chức gây sốc đến nay, ông Ri chưa hề lộ diện.
Phó nguyên soái Choe được cho là cánh tay phải của Jang Song-taek, người dượng quyền cao chức trọng của ông Kim Jong-un. Sự nghiệp của Choe đâm rễ từ nhánh Đảng Lao động hơn là quân đội. Sau khi được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị quân đội, Choe liên tiếp va chạm với ông Ri. Chính vì vậy, nhiều khả năng Choe đã châm ngòi cho cuộc thanh trừng nội bộ nhắm vị cựu tổng tham mưu.
Ngoài ra, sự lớn mạnh của quận đội Triều Tiên kèm theo ảnh hưởng to lớn của ông Ri Yong-ho nhiều năm qua có thể là nguy cơ nghiêm trọng cho nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.
Một số quan chức Hàn Quốc giấu tên cho biết chính phủ đang điều tra các thông tin tình báo trên. Trong khi đó, Tướng Jung Seung-jo, Chủ tịch Hội đồng liên quân Hàn Quốc, ngày 20-7 khẳng định ông Ri Yong-ho bị cách chức là kết quả của một cuộc tranh giành quyền lực chứ không phải do bệnh tật theo tuyên bố của truyền thông Triều Tiên.
Bằng Vy (Theo Chosun Ilbo, Yonhap)

 

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên có thể tiến hành cải cách sau khi thanh lọc quân đội

Kim Jong Un và người chú rể Jang Song Thaek bên cạnh xe chở quan tài của Kim Jong Il.
Kim Jong Un và người chú rể Jang Song Thaek bên cạnh xe chở quan tài của Kim Jong Il.
Reuters====================>>>

Các vụ thanh lọc vừa qua dường như là dấu hiệu mở đầu cho thấy Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị thử nghiệm các cải cách kinh tế và nông nghiệp. Một nguồn tin thân cận với Bình Nhưỡng và Bắc Kinh cho hãng Reuters biết như trên.
Nguồn tin này được đánh giá là đáng tin cậy vì trong quá khứ, đã dự báo đúng các sự kiện xẩy ra, ví dụ như vụ Bắc Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần đầu tiên vào năm 2006 hoặc việc phục hồi ông Jang Song Thaek, chú rể của lãnh đạo Kim Jong Un.
Theo nguồn tin trên, chính quyền Bình Nhưỡng đã lập một bộ phận đặc biệt – « văn phòng chính trị » nhằm tước đoạt quyền kiểm soát nền kinh tế của quân đội Bắc Triều Tiên. « Trong quá khứ, chính phủ không có quyền hành gì đối với kinh tế. Quân đội nắm quyền kiểm soát nền kinh tế. Nhưng, điều này sẽ thay đổi ».
Học tập kinh nghiệm của Trung Quốc, bên trong đảng Lao động Triều Tiên, Kim Jong Un đã cho thành lập một « nhóm phụ trách cải cách kinh tế », chuyên trách về nông nghiệp và kinh tế. Theo giới quan sát, giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần thúc giục chính quyền Bắc Triều Tiên thực hiện các cải cách kinh tế vì lo ngại sự sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng sẽ gây ra một làn sóng người tỵ nạn đổ vào Trung Quốc. Mặt khác, Bắc Kinh sẽ mất đi một vùng đệm chiến lược, ngăn cách Trung Quốc với Hàn Quốc, nơi có hàng chục ngàn binh sĩ Mỹ đồn trú.
Nguồn tin của Reuters không biết ai sẽ là người đứng đầu « văn phòng chính trị » và « nhóm phụ trách cải cách kinh tế » trong đảng Lao động Triều tiên, nhưng chắc chắn sẽ có các cải cách và đó là những thay đổi quan trọng nhất tại Bắc Triều Tiên kể từ hàng chục năm qua.
Các ý định trước đây của chính quyền Bình Nhưỡng nhằm hướng tới một nền kinh tế thị trường đã thất bại ; việc điều chỉnh chính sách tiền tệ vào cuối năm 2009 đã gây ra thảm họa và dường như người phụ trách chính kế hoạch này đã bị hành quyết.
Việc bãi miễn chức vụ tổng tư lệnh quân đội của ông Ri Yong Ho và các đồng minh của ông ta, có thể cho phép Kim Jong Un và người chú rể Jang Song Thaek, nhân vật được coi là nắm thực quyền ở hậu trường, tiến hành các biện pháp cứu vớt nền kinh tế đang kiệt quệ và tránh được sự sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng.
Ông Ri Yong Ho vốn là một trong những người cuồng nhiệt ủng hộ chính sách « Songun – Quân đội trên hết » của cố lãnh tụ Kim Jong Il. Thế nhưng, vấn đề chính là nhân vật này chống lại việc chính phủ giành quyền kiểm soát nền kinh tế, thay thế cho quân đội. Do vậy, ông Ri đã bị bãi miễn toàn bộ chức vụ vì « lý do sức khỏe ». Điều này cho thấy là hiện nay, đang diễn ra một cuộc tranh giành quyền lực, giữa một bên là Kim Jong Un cùng ông chú rể Jang Song Thaek và bên kia là phe quân đội.
Tiến trình củng cố quyền lực của Kim Jong Un thể hiện rõ : Sau khi trở thành người đứng đầu đảng Lao động Triều Tiên, lãnh đạo Hội đồng Quốc phòng, ngày 18/07 vừa qua, Kim Jong Un lại được phong làm thống chế quân đội.
Giới quan sát còn nêu ra một số dấu hiệu cho thấy có những thay đổi khác lạ tại Bắc Triều Tiên, so với thời kỳ Kim Jong Il : Truyền thông chính thức của nước này thường đưa tin và hình ảnh lãnh đạo Kim Jong Un đến các hội chợ, nói chuyện trước công chúng, đến xem biểu diễn văn nghệ, phụ nữ Bắc Triều Tiên dường như cũng được tự do hơn, kể cả việc mặc váy ngắn, cho dù hiện vẫn có khoảng 200 000 người trong các nhà tù của Bắc Triều Tiên.
Vẫn theo nguồn tin của Reuters, Kim Jong Un và Jang Song Thaek thực hiện một chiến dịch thanh lọc nhưng không thanh trừng. Chưa biết sẽ có bao nhiêu người thân cận với cựu tổng tư lệnh quân đội Ri Yong Ho bị loại ra khỏi bộ máy quyền lực, nhưng những người này sẽ không bị trừng phạt, bỏ tù. Theo một báo cáo của chính phủ Hàn Quốc, kể từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền, khoảng 20 nhân vật cấp cao Bắc Triều Tiên đã bị cách chức.

 

Hội nghị ASEAN thất bại : Cam Bốt đổ lỗi cho Việt Nam và Philippines

Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong (giữa) họp báo tại Phnom Penh ngày 20/07/2012.
Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong (giữa) họp báo tại Phnom Penh ngày 20/07/2012.
REUTERS/Samrang Pring==================>>>>

Theo AFP, Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong, hôm nay 20/07/2012, tuyên bố là các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á – ASEAN đã đạt được đồng thuận chung về cách thức xử lý các tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng quy trách nhiệm cho Việt Nam và Philippines đã làm cho Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN, hợp từ đầu tuần trước, không ra được thông cáo chung.
Đúng như thông báo của Ngoại trưởng Indonesia trước đó, đồng nhiệm Cam Bốt, nước hiện là chủ tịch luân phiên ASEAN, cho biết là các thành viên trong khối đã đồng ý với nhau về 6 nguyên tắc, trong đó có việc không sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp và cam kết cùng làm việc với nhau về « bộ luật ứng xử » nhằm làm dịu căng thẳng và tránh các xung đột.
Mặt khác, Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong nhấn mạnh là 6 nguyên tắc này tương tự như những điểm mà Philippines và Việt Nam, vào tuần trước, đã bác bỏ. Ông nêu câu hỏi : « Tại sao hai nước này trong ASEAN đã cương quyết chống lại nhưng bây giờ thì lại chấp nhận ? ».
Theo lãnh đạo ngành ngoại giao Cam Bốt thì Việt Nam và Philipines đã « gây ra vấn đề, làm thất bại việc công bố bản thông cáo chung ».
Theo các nhà ngoại giao, chính quyền Phnom Penh, đồng minh thân cận của Bắc Kinh, đã từ chối đưa vào bản thông cáo chung mọi câu từ, đoạn liên quan đến những tranh chấp cụ thể, trong khi đó, Manila đòi phải nêu lên các sự cố tại bãi đá Scarborough, nơi làm cả Trung Quốc và Philippines đều khẳng định thuộc chủ quyền của mình.
Thỏa thuận 6 điểm được công bố hôm nay, sau các nỗ lực ngoại giao của Indonesia, không nhắc đến những sự cố này.
Chia rẽ nội bộ ASEAN đã ngăn cản mọi tiến triển trong các cuộc thương lượng về « bộ luật ứng xử » mà khối này đang cố gắng thuyết phục Trung Quốc chấp nhận, trong lúc Bắc Kinh luôn luôn tuyên bố chỉ đồng ý phương thức đàm phán song phương với từng nước có liên quan đế giải quyết các tranh chấp.

 

Philippines phát hiện tàu đổ bộ Trung Quốc gần đảo Thị Tứ ở Trường Sa


Đảo Thị Tứ (tên Philippines là Pagasa) tại quần đảo Trường Sa (Biển Đông), Ảnh chụp ngày 20/07/2011.
Đảo Thị Tứ (tên Philippines là Pagasa) tại quần đảo Trường Sa (Biển Đông), Ảnh chụp ngày 20/07/2011. -REUTERS/Rolex Dela Pena/Pool====================>>>

Theo tờ Philippines Star hôm nay 20/07/2012, một máy bay của hải quân Phillippines khi theo dõi các hoạt động của đoàn tàu đánh cá Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp Trường Sa, đã phát hiện một chiếc tàu đổ bộ của Trung Quốc gần đảo Thị Tứ. Chiếc tàu neo đậu tại đảo san hô Subi do Trung Quốc chiếm đóng.
Đảo san hô Subi chỉ cách đảo Thị Tứ hiện đang do Philippines chiếm giữ tại Trường Sa khoảng 12 km. Thị Tứ là đảo lớn thứ hai thuộc quần đảo Trường Sa, do hải quân Pháp trấn giữ từ năm 1930 và đến năm 1933 thì Thống đốc Nam kỳ lúc đó đã ký nghị định sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa. Khoảng năm 1970 Philippines đã chiếm được đảo Thị Tứ, gọi theo tên Philippines là Pagasa, nhưng đảo này vẫn đang bị Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đòi hỏi chủ quyền.
Chiếc máy bay trinh sát của Philippines đã chụp hình chiếc tàu đổ bộ nói trên. Đây là tàu thuộc lớp Yuting (Ngọc Đình) 934, trang bị ba khẩu đại pháo và bãi đáp trực thăng. Bộ Tư lệnh miền Tây của Philippines đã tăng cường các hoạt động tuần tra trên biển và trên không, để đáp trả các hoạt động gây hấn gần đây của Trung Quốc.
Trước các hành động khiêu khích mới đây như đưa đoàn tàu cá hùng hậu 30 chiếc đến Trường Sa, và sự hiện diện của chiếc tàu đổ bộ tại đảo Thị Tứ lần này, trên các trang mạng hôm nay đã xuất hiện lời kêu gọi biểu tình tại năm thành phố lớn của Việt Nam vào ngày Chủ nhật 22/7 tới để thể hiện lòng yêu nước, phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc tại Biển Đông.

 Campuchia tiếp tục chỉ trích Việt-Phi

Hội nghị Asean tại Phnom Penh
Hội nghị Asean tại Phnom Penh không đưa ra được thông cáo chung

Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong nói tuy Asean đạt nguyên tắc về Biển Đông, ông vẫn đặt câu hỏi về động cơ của ‘hai nước thành viên’ mà ông không nói tên nhưng ai cũng hiểu là Việt Nam và Philippines.
Ông ngoại trưởng vừa có cuộc họp báo chiều thứ Sáu 20/7 tại Phnom Penh để nói về bản nguyên tắc sáu điểm về Biển Đông mà các nước Đông Nam Á đã thống nhất với nhau sau nỗ lực ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa.
Các nước Asean đã không đưa ra được thông cáo chung tại cuộc họp bộ trưởng ngoại giao tuần trước do có bất đồng giữa nước chủ nhà Campuchia với Việt Nam và Philippines về câu chữ khi nhắc tới Biển Đông.
Nay Ngoại trưởng Hor Namhong cho hay tuy sẽ không có thông cáo chung, các nước đã đạt được nguyên tắc chung về Biển Đông. Đồng thời ông cũng chỉ trích rằng việc Việt Nam và Philippines tranh cãi quanh bản thảo thông cáo chung tuần trước cho thấy không có tiến bộ trong việc hàn gắn chia rẽ nội bộ Asean.
Ông nói: “Thứ Sáu tuần trước, đúng một tuần trước đâym tôi thông báo là cuộc họp ngoại trưởng Asean đã không đưa ra được thông cáo chung vì không có đồng thuận giữa 10 nước thành viên Asean”
“Thế nhưng một tuần sau, hôm nay chúng ta đã có văn bản cho thấy lập trường của Asean về vấn đề Biển Đông.”

‘Không đổ dầu vào lửa’

Ông Hor Namhong khẳng định quan điểm của Campuchia, mà nhiều nước chỉ trích là ngả theo áp lực từ Trung Quốc: “Với tư cách chủ tịch Asean, cũng như chủ tịch tổ chức khu vực quan trọng này, khi giữa các bên liên quan có bất đồng thì chủ tịch Asean không thể đổ thêm dầu vào lửa”.
“Chủ tịch Asean phải làm tất cả những gì có thể để bảo đảm là bất đồng sẽ được giải quyết và đây là quan điểm có tính nguyên tắc của Campuchia.”
Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong
Campuchia bị cáo buộc ngả theo Trung Quốc====>>>
Tiếp sau đó, ông ngoại trưởng hướng mũi dùi vào Việt nam và Philippines, hai quốc gia đã kiên quyết yêu cầu lập trường của mình về Biển Đông phải được ghi nhận trong thông cáo chung hồi tuần trước.
“Bản nguyên tắc sáu điểm mà từ nay trở đi chúng ta sẽ thực hiện, cũng như quan điểm của Campuchia đều không có khác gì với trước, thế cho nên vấn đề là tại sao mà Asean lại không thông qua được tuyên bố chung tại hội nghị [tuần trước].”
Ông Hor Namhong diễn giải: “Tuy trong bản thảo thông cáo chung tôi không đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, nhưng ý nghĩa của các nguyên tắc thì vẫn y như thế – tại sao lúc đó hai quốc gia kia phản bác thông cáo chung để bây giờ lại đồng ý?”
Ông khẳng định: “Văn bản thông cáo chung trước kia còn không đưa ra các nguyên tắc, nhưng bản nguyên tắc sáu điểm lần này nặng hơn vì có các điều kiện mà Asean buộc phải tuân thủ”.
Câu hỏi của ông ngoại trưởng Campuchia đối với Việt Nam và Philippines là: “Tại sao họ [Việt Nam và Philippines] không chấp nhận thông cáo chung bình thường lúc trước mà lại chấp nhận bản nguyên tắc lần này?”
“Tại sao họ [Việt Nam và Philippines] không chấp nhận thông cáo chung bình thường lúc trước mà lại chấp nhận bản nguyên tắc lần này? Đây là câu hỏi chúng ta cần đặt ra. Phải chăng họ lập kế hoạch làm cho tuyên bố chung thất bại?”
Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong
“Đây là câu hỏi chúng ta cần đặt ra. Phải chăng họ lập kế hoạch làm cho tuyên bố chung thất bại?”
Cả Manila và Hà Nội đều chưa có phản ứng gì trước cáo buộc giận dữ của ông Hor Namhong.
‘Nguyên tắc sáu điểm’ về Biển Đông của Asean vừa thống nhất bao gồm: các Ngoại trưởng Asean “nhắc lại và khẳng định cam kết của các nước thành viên Asean” nhằm “Thực hiện đầy đủ Tuyên bố của các bên về cách ứng xử (DOC) ở Biển Đông (2002); thực hiện Hướng dẫn thực hiện DOC; Sớm kết thúc Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông; Hoàn toàn tôn trọng các nguyên tắc đã được thừa nhận của Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS); Tiếp tục tự kiềm chế và không sử dụng bạo lực giữa tất cả các bên; và các biện pháp hòa bình đối với các tranh chấp, theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).
Thông báo của ông Hor Namhong cũng cho hay các bộ trưởng ngoại giao Asean sẽ tăng cường tham vấn trong Asean nhằm thúc đẩy những nguyên tắc nói trên, theo đúng tinh thần Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á năm 1976 cũng như Hiến chương Asean năm 2008.”
Giới chuyên gia bình luận rằng bản nguyên tắc sáu điểm không có gì mới và khó có thể coi là có điểm gì đột phá.

Lượm tin tức

NÓNG! Tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa (TN). “Hiện tại, đội tàu gồm 30 chiếc tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép tại bãi đá Su Bi dưới sự yểm trợ của một tàu ngư chính, bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam” một cách yếu ớt, chiếu lệ, qua “Ủy ban Biên giới Quốc gia” thuộc Bộ Ngoại giao, chứ không phải là “người phát ngôn” nữa, và không (bao giờ?) triệu đại sứ TQ tới để phản đối.

CỰC NÓNG! LỜI KÊU GỌI TỔNG BIỂU TÌNH TRÊN TOÀN QUỐC NGÀY 22/7/2012 - (Xuân VN). Mời xem lại cuộc biểu tình ngày 24/7/2011 tại Hà Nội và TRỰC TIẾP: HỘI NGỘ CAFE HÀ NỘI – SÀI GÒN 31/7/2011 – (Tễu).
.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Báo chí, mạng xã hội Trung Quốc lên giọng hiếu chiến (VTC).
KINH TẾ
Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (VOV).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Hai ca sỹ nổi tiếng bị cấm diễn (BBC). - Trọng Tấn – Anh Thơ bị đình chỉ biểu diễn (VNE).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
15 trường đại học công bố điểm (VNN). - ĐH Đà Nẵng: Phổ điểm cao hơn năm trước (DT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ
Phe nổi dậy tiến quân ở Syria, nghị quyết của Liên Hiệp Quốc bị chận (VOA).

1151. LIÊN MINH CHÂU ÂU: MỘT SỰ THÂM HỤT DÂN CHỦ CHƯA BAO GIỜ SÂU SẮC HƠN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

LIÊN MINH CHÂU ÂU: MỘT SỰ THÂM HỤT DÂN CHỦ CHƯA BAO GI SÂU SC HƠN

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 18/7/2012
(Tạp chí “The Economist”)
Mức độ hội nhập sâu hơn cần thiết đ đối phó với cuộc khủng hoảng đng euro sẽ khó có th phù hp với sự khó tính ngày càng gia tăng của c tri châu Âu
Trong sáu thập kỷ qua, những bước tiến tới Liên minh châu Âu rộng lớn hơn đã diễn ra vào những thời điểm khủng hoảng còn phôi thai. Mặc dù vậy, không bước tiến nào diễn ra trong một thời điểm thảm họa. Các bước nhảy vọt tiếp theo trong hội nhập có vẻ bắt đầu thay đổi điều đó. Tất cả các giải pháp hợp lý cho tình trạng lộn xộn tự gây ra của cuộc khủng hoảng đồng euro đòi hỏi một mức độ liên minh tài chính và có khả năng là chính trị mới đáng kể, nhất là vì một số nước, như Đức, tích cực muốn có liên minh chính trị lớn hơn và coi nó như là cái giá cho sự hiệp đồng tác chiến của họ. Để làm cho bất kỳ giải pháp nào như vậy phát huy tác dụng, giới tinh hoa của châu Âu sẽ phải giải quyết một vấn đề mà từ lâu họ đã lẩn tránh: vấn đề thâm hụt dân chủ ở trung tâm của sự hội nhập. Và họ sẽ phải làm như vậy trong những điều kiện tồi tệ nhất.

Cuối tháng 5/2012, việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh cấp cao gần như liên tục đã không làm được gì nhiều để giảm nguy cơ Hy Lạp từ bỏ đồng euro.
Một sự đông thuận đang dần xuất hiện rằng, bất kể việc Hy Lạp từ bỏ đồng euro được ngăn chặn hay khắc phục, sẽ phải có một mức độ hội nhập lớn hơn trong khu vực đồng euro, với những hạn chế chặt chẽ hơn đối với quyền tự do của các chính phủ quốc gia. Một số nước, trong một số điều kiện, có thế chịu đựng việc nhìn chính phủ của họ bị kiềm chế như vậy trong một thời gian: Italia và Hy Lạp (cho đến gần đây) đã có các bộ trưởng kỹ trị, không được bầu lên, phần lớn là kết quả của áp lực từ các chủ nợ bên ngoài. Nhưng ở nơi khác, và về lâu dài, người dân dường như có thể muốn thực hiện sự kiềm chế mà họ nghĩ rằng thích hợp bằng phương tiện hòm phiếu, thay vì buộc họ phải theo nó.
Giá mà người ta hỏi
Một bài viết mới cho Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR) của Ulrike Guérot và Thomas Klau trích lời một quan chức chính phủ Đức xác định rõ điểm cốt lõi của vấn đề: “sự yếu kém của hệ thống không phải liên quan đến chi tiêu và làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng, mà liên quan đến tính hợp pháp”. Một động thái nhàm khắc phục cuộc khủng hoảng đồng euro với liên minh chính trị lớn hơn mà không tính đến điều này thì khả quan nhất là sẽ tích trữ các vấn đề chính trị nghiêm trọng cho tương lai. Tồi tệ nhất là nó sẽ tỏ ra hoàn toàn không khả thi vì các hoạt động chính trị vào thời điểm này.
Các kiến trúc sư của hiệp ước Maastricht năm 1992, trong đó có Jacques Delors, Chủ tịch ủy ban châu Âu khi đó, và Helraut Kohl, Thủ tướng Đức khi đó, luôn muốn liên minh chính trị đi kèm với liên minh tiền tệ mà hiệp ước dự kiến. Một số người chỉ trích dự án này, kể cả ngân hàng Bundesbank Đức, lập luận rằng đồng tiền duy nhất sẽ không có hiệu quả nếu không có nó.
Nhưng Maastricht, giống như nhiều dinh thự, không kết thúc hẳn như các kiến trúc sư mong muốn. Có những quy định về thâm hụt ngân sách ngấm ngầm đi vào việc ra quyết định chính trị của các nhà nước thành viên Nhưng chúng đã không được thực hiện một cách nghiêm túc, và nhanh chóng bị phá vỡ mà không bị khiển trách.
Trong cái đã trở thành thứ gì đó của một mô hình ở châu Âu, hầu hết các cử tri không được hỏi liệu họ có muốn một hiệp ước như yậy hay không. Những người đã cho thấy bản thân họ không rõ ràng: một cuộc trưng cầu dân ý của Pháp về hiệp ước Maastricht đã vượt qua được những giới hạn hẹp nhất. Hầu hết các công dân của khu vực đồng euro đã đi đến chấp nhận đồng tiên này, như họ đã chấp nhận Liên minh châu Âu (EU), bởi vì cho đến khi cuộc khủng hoảng tác động đến dường như nó mang lại lợi ích rõ ràng, hoặc ít nhất là không gây hại gì. Mặc dù vậy, một khi mọi thứ bắt đầu không ổn, các cử tri đã phản kháng.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng đồng euro bắt đầu vào đầu năm 2010, không dưới 9 trong 17 nhà lãnh đạo quốc gia của khu vực này đã mất quyền lực. Tỷ lệ ủng hộ đối với tư cách thành viên EU của nhiều nước đã giảm sút. Các cử tri đã dành sự ủng hộ nhiều hơn cho các đảng phái bên rìa. Cuộc bầu cử Hy Lạp đã đưa sự dao động này lên cực độ, với gần 70% số phiếu bầu cho các đảng muốn sửa đổi hoặc xé bỏ thỏa thuận cứu trợ của đất nước này. Nhưng điều gì đó tương tự, nếu không nói là thầm lặng hơn, có thể nhìn thấy từ Phần Lan tới Hà Lan sang Đức. Khó có thể nói tình cảm chống những người đương nhiệm xuất phát từ tình cảm chống Brúcxen, nhưng đó là một phần của vấn đề. Do không có cách nào để ảnh hưởng đến Brúcxen ngoại trừ thông qua các chính phủ dường như sẽ không lắng nghe, hoạt động phản chính trị mang tính hoài nghi của sự bất lực dễ dàng bén rễ.
Dân chủ, thể chế châu Âu
Sự thâm hụt dân chủ này trong các thể chế của châu Âu hầu như không mới. Những nhà lãnh đạo đầu tiên của châu Âu đã cố tình né tránh chủ nghĩa dân túy – công cụ của những người theo chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản trong mắt của họ – ủng hộ chủ nghĩa tuần tiến không thiên vị được lên kế hoạch kỹ càng như một con đường dẫn tới dạng liên minh gần gũi hơn bao giờ hết sẽ xua đuổi chiến tranh khỏi châu lục này. Nhờ sự can thiệp có tính quyết định của Charles de Gaulle – người mà “chính sách ghế trống” của ông có nghĩa là từ chối cử các phái viên của Pháp tới Brúcxen, và do đó làm tê liệt các thể chế mới ra đời cho đến khi những đòi hỏi của ông được đáp ứng – dự án đó sớm đổi hướng từ một tầm nhìn tập trung hơn sang một tầm nhìn liên chính phủ hơn; nhưng các thể chế phi quốc gia hùng mạnh vẫn còn tồn tại.
Mặc dù đó là một thứ ánh sáng tinh túy nguy hiểm chiếu lên những vật trang trí rẻ tiền như sự nhất trí còn ít trách nhiệm hơn của các cử tri, dự án châu Âu kết hợp nhiều đặc điểm dân chủ ít trực tiếp ngay từ đầu. Cơ bản nhất, tư cách thành viên chỉ rộng mở đối với các nền dân chủ. Hội đồng Bộ trưởng liên chính phủ và Hội đồng châu Âu – hiện là cơ cấu thúc đẩy chính sách chính của EU – do đó đại diện cho người dân. ủy ban – các thành viên của nó do các chính phủ quốc gia được bầu lên lựa chọn – sẽ đưa ra quy chế; sau đó quy chế đó phải được cả Hội đồng lẫn Nghị viện châu Âu phê chuẩn, một phương thức hợp pháp hóa khác. Trước hết, các thành viên cùa nghị viện cũng được các chính phủ đề cử từ nghị viện quốc gia của họ. Từ năm 1979 trở đi, các thành viên này được bầu một cách trực tiếp.
Vai trò của các chính phủ trong việc thiết lập chính sách và bổ nhiệm nhân sự là một sự ứng phó trước những quan ngại về trách nhiệm dân chủ bên trong EU mới ra đời. Một sự ứng phó khác là lập luận rằng thứ thực sự có ý nghĩa đối với các công dân châu Âu là “tính hợp pháp đầu ra”: khái niệm cho rằng chừng nào dự án chung tạo ra những lợi ích hiển nhiên dưới, hình thức sự thịnh vượng, các cơ hội kinh tế và tạo công ăn việc làm, các cử tri sẽ chấp nhận nó, và thậm chí đi khắp nơi để hoan nghênh nó.
Cách ứng phó thứ ba là tuyên bố rằng dự án châu Âu chủ yếu liên quan đến các vấn đề kỹ thuật như cạnh tranh, quy chế và các quy tắc cho thị trường duy nhất, trong đó tất cả đều có thể được xử lý một cách tài tình và trơn tru khuất mắt các cử tri (ở hầu hết các nước chúng được xử lý theo cách kỹ trị). Lập luận là chừng nào EU không đụng chạm vào những vấn đề chính trị quan trọng nhất đối với các cử tri thông thường – như thuế, chi tiêu, giáo dục, quốc phòng hay chăm sóc y tế – tình trạng thiếu trách nhiệm rõ ràng của nó sẽ không thành vấn đề.
Thất bại
Hiện giờ cuộc khủng hoảng đã ập đến, tất cả những sự ứng phó giả định trước sự thâm hụt dân chủ đang được nhận thấy là chưa đầy đủ. Biểu quyết theo đa số đủ điều kiện được đưa vào áp dụng bởi Đạo luật châu Âu đơn nhất của những năm 1980 và việc mở rộng sau đó của liên minh có nghĩa rằng các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia nhỏ, có thể thường xuyên cảm thấy bị gạt ra ngoài lề, và cử tri của họ không có tiếng nói; hệ thống này tối tăm, phức tạp và xa vời. Những nước bên ngoài khu vực đồng euro không tham gia một số quyết định, điều có thế khiến cho họ lo sợ bị gạt ra ngoài lề; “six pack” (các quy định mới của châu Âu về quản lý ngân sách và nền kinh tế) trong các quy chế tài chính được nhất trí hồi năm ngoái và thỏa thuận tài chính mới được đặt ra làm xói mòn thậm chí hơn nữa khả năng của một chính phủ bên trong khu vực này kiểm soát chính số phận của mình. Điều quan trọng là hiệp ước này sẽ tự động phạt các chính phủ vi phạm những hạn chế của nó, trừ khi một đa số đủ điều kiện của tất cả các chính phủ khác bỏ phiếu chống lại việc làm như vậy. Vào năm 2002, Francis Mer, người vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính Pháp, đã bác bỏ những yêu cầu của ủy ban đòi cắt giảm ngân sách để tuân theo hiệp ước ổn định và tăng trưởng bằng cách nói rằng “Pháp có những ưu tiên khác”. Pierre Moscovici, Bộ trưởng Tài chính mới của Francois Hollande, không có cơ hội ngạo mạn như vậy. Việc thiếu khả năng khống chế của nhà nước này gây lo ngại không chỉ cho các quốc gia mắc nợ mà còn một số nước chủ nợ như Hà Lan – và thậm chí cả Liên bang Đức.
Những ứng phó khác trước sự thâm hụt dân chủ có vẻ thậm chí còn vụn vặt hơn. Tính hợp pháp đầu ra là việc dùng áp lực để có được khi những kết quả đầu ra mà các cử tri sử dụng để đạt được một phán quyết là một cuộc khủng hoang mà họ không tạo ra và chính sách thắt lưng buộc bụng mà họ không mong muốn. Ý tưởng rằng EU chủ yếu liên quan đến những điều chỉnh kỹ thuật từ xa hiện giờ là nực cười khi mà đồng euro đang tác động đến nhiều chức năng cơ bản của những chính phủ có chủ quyền quốc gia, rõ ràng nhất là ở Hy Lạp, Ailen và Bồ Đào Nha, nhưng còn ở tất cả các bên tham gia hiệp ước tài chính. Nếu đồng euro sống sót, nó sẽ có khả năng làm như vậy bằng cách còn tác động đến họ hơn nữa.
Và Nghị viện châu Âu thì sao? Nếu có thì là nghị viện này đã nới rộng mức thâm hụt mà nó định bù đắp. Nó đã gia tăng quyền hạn của mình đối với tất cả các hiệp ước của EU, kể cả các hiệp ước tài chính; nhưng nghị viện này đã không thấy sự tăng trưởng song song trong tính hợp pháp của mình. Trong ủy ban cũng như tại các thủ đô quốc gia, tâm trạng thất vọng với nghị viện này ngày càng lớn. Nó gần như luôn ủng hộ quy chế mới và luôn ủng hộ chi tiêu nhiều hơn. Bất kỳ tuyên bố nào rằng đây là những gì các cử tri muốn đều bị xói mòn bởi thực tế rằng các cử tri tỏ ra ít quan tâm đến điều đó hơn bao giờ hết. Trong mỗi cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu từ năm 1979, số người đi bỏ phiếu trên khắp châu lục đã chạm đến một mức thấp mới. Các cuộc bầu cử quốc gia chứng kiến số người đi bầu cao hơn gần như ở khắp mọi nơi. Và nếu các đảng ngoài rìa đang làm tốt trong nhiều cuộc bầu cử khu vực và quốc gia – như Đảng Pirate ở Đức, và “phong trào 5 ngôi sao” của Beppe Grillo tại Italia – họ có xu hướng làm thậm chí còn tốt hơn trong các cuộc bỏ phiếu bầu cho các thể chế châu Âu đặt tại Strasbourg.
Làm thế nào để bầu một vị chủ tịch
Nếu một khu vực đồng euro gắn kết chặt chẽ hơn cần tư cách đại diện mang tính dân chủ tốt hơn, khi đó không thiếu các ý tưởng về những gì phải làm. Việc rõ ràng nhất là hạn chế mức độ tập trung quyền lực. Những hạn chế về thâm hụt ngân sách quốc gia – điều mà hiệp ước tài chính muốn được ghi vào các hiến pháp quốc gia – không cần phải đồng nghĩa với các quy định chung về chi tiêu hoặc hài hòa thuế. Nguyên tắc phân quyền được thiết lập từ lâu đời nên dành càng nhiều càng tốt quyền tự do quyết định cho các cấp quốc gia hoặc địa phương của chính phủ. Tuy nhiên, những hạn chế chặt chẽ hơn nhiều đối với chính sách tài chính vẫn sẽ giảm bớt quyền tự do của quốc gia, nên chúng có lẽ cần phải được bù đắp bởi những kế hoạch được thiết kế để tăng tính hợp pháp dân chủ.
Những người ủng hộ chế độ liên bang kiểu cũ cho biết điều này có nghĩa rằng hiện nay là thời điểm để thúc đẩy Nghị viện châu Âu thậm chí hơn nữa. Một khả năng sẽ là chú trọng hơn vào các cuộc bầu cử của nghị viện này bằng cách cũng biến chúng thành các cuộc bầu cử gián tiếp cho chức chủ tịch ủy ban. Ý tưởng là các nhóm chính trị lớn (Đảng Nhân dân châu Âu trung hữu, đảng Xã hội và đảng Tự Do) mỗi bên nên có các ứng cử viên được ưa thích, và các nhà nước thành viên nên nhất trí lựa chọn ứng cử viên của khối làm việc tốt nhất trong các cuộc bầu cử tiếp theo, đúng vào năm 2014.
Những kế hoạch như vậy bỏ qua mức độ mà nghị viện trở thành một phần của vấn đề, thay vì là giải pháp – không được các thể chế của EU, chính phủ của các nhà nước thành viên, và các công dân của nó ưa thích. Trong phán quyết của mình đối với hiệp ước Lisbon, tòa án hiến pháp Đức nghi ngờ về tư cách đại diện mang tính dân chủ của Nghị viện châu Âu, lập luận rằng Bundestag (cơ quan lập pháp của Đức) còn có tính hợp pháp lớn hơn.
Nếu các cuộc bầu cử là câu trả lời thì một khả năng khác là tránh xa nghị viện và bầu trực tiếp chủ tịch của ủy ban. Wolfgang Schauble, Bộ trưởng Tài chính Đức, đã tán thành ý tưởng này, gần đây nhất là trong bài phát biểu của ông nhận giải thưởng Charlemagne vào ngày 17/5 vừa qua. Tháng 11/2011, đảng của ông, Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo mà Angela Merkel đứng đầu, cũng tỏ ra ủng hộ một chủ tịch được bầu lên. Đảng Dân chủ xã hội Đức đối lập cũng quan tâm đến điều đó.
Như trong nhiều vấn đề, sự nhiệt tình của Đức tự nó không đủ để giành chiến thắng hoàn toàn. Các cuộc bầu cử trực tiếp chức chủ tịch (không giống như bổ nhiệm theo lời khuyên của nghị viện) sẽ đòi hỏi một hiệp ước mới. Ngay cả trước cuộc khủng hoảng đồng euro, các hiệp ước mới đã tỏ ra là dùng áp lực để có. Hiệp ước Lisbon của EU có hiệu lực chỉ vì 26 trong 27 nhà nước thành viên tránh quyết định bằng một cuộc bỏ phiếu, và thành viên thử 27, Ailen, tự cho phép bản thân mình tổ chức một cuộc bỏ phiếu thứ hai sau khi cuộc bỏ phiếu đầu tiên đi chệch hướng.
Người điều hành và người bị loại trừ
Dù vậy, nếu định thay đổi các hiệp ước, Vernon Bogdanor, một giáo sư tại trường Đại học Kinh’s College, Luân Đôn, sẽ đẩy các cuộc bầu cử còn đi xa hơn, và bầu toàn bộ ủy ban trên cơ sở toàn châu Âu. Ông lập luận rằng khu Vực đồng euro đang ở một giai đoạn tương tự như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thời kỳ phôi thai vào đầu những năm 1780. Đó là thời điểm mà Alexander Hamilton thực hiện một bước đi lớn là liên bang hóa các khoản nợ của các tiểu bang. Trong khu vực đồng euro cũng vậy, như ông Bogdanor gợi ý, đây là lúc để tiến đến chế độ liên bang với một đầu vào dân chủ mới: dẫn đến khái niệm về một ủy ban châu Âu được bầu ra. Với những ai tuyên bố rằng không có quần chúng nhân dân châu Âu để làm cơ sở cho một nền dân chủ như vậy, ông lập luận rằng một cuộc bầu cử toàn châu Âu sẽ tự nó tạo ra một thứ như vậy.
Đây là kiểu vấn đề mà Larry Sieđentop, một cựu học giả Oxford, cảnh báo với tiêu đề “nền dân chủ giả hiệu”. Chia sẻ sự không thoả mãn nói chung với Nghị viện châu Âu, ông Siedentop nghi ngờ việc mọi sự có thể được cải thiện bằng một cơ quan được bầu ra khác. Trong ban dự báo “Nền dân chủ ơ châu Âu” của mình, được xuất bản vào năm 2000, ông Siedentop đã cảnh báo rằng sau khi tạo nên một đồng tiền duy nhất, “giới tinh hoa châu Âu ngày nay đang có nguy cơ tạo ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đạo đức và thể chế ở châu Âu – một cuộc khủng hoảng của nền dân chủ”. Giải pháp được ông kiến nghị là lập ra một Thượng viện được chỉ định, được chọn ra từ các nghị viện quốc gia; đối với những người cảm thấy nền dân chủ cần có các cuộc bầu cử, ông chi ra rằng Thượng viện Mỹ vẫn được chỉ định cho đến tận năm 1913.
Một nguồn trách nhiệm dân chủ thay thế và hấp dẫn có thể được tìm thấy trong các nghị viện quốc gia của châu Âu. Trước năm 1979, có một mối liên hệ trung tâm giữa Nghị viện châu Âu ở Strasbourg và các nghị viện quốc gia, với một số thành viên luân chuyển giữa hai bên. Ngày nay, các nghị viện khác nhau có xu hướng xem nhau như đối thủ hơn là đồng nghiệp, tìm cách đặt trách nhiệm vào vị trí điều hành. Hiệp ước Lisbon chỉ dành cho các nghị viện quốc gia một vai trò giới hạn. Charles Grant, giám đốc Trung tâm cải cách châu Âu ở Luân Đôn, đề xuất mở rộng vai trò này. Ông sẽ đem lại một vị thế nổi bật hơn cho COSAC, nhóm đưa những ủy ban phụ trách các vấn đề châu Âu của các nghị viện quốc gia lại với nhau, có thể đặt một đoàn đại biểu nghị sĩ các nước ở Brúcxen để cộng tác chặt chẽ hơn với Nghị viện châu Âu. Những người khác muốn cho các ủy ban ngân sách trong các nghị viện quốc gia một vai trò rõ ràng hơn trong việc giám sát và áp dụng hiệp ước tài chính.
Một vấn đề đang tiếp diễn trong toàn bộ tình hình là sự cân bằng giữa một hệ thống liên chính phủ và một hệ thống liên bang. Những người nghiêng về một vai trò lớn hơn cho các nghị viện và chính phủ quốc gia đương nhiên ủng hộ hệ thống liên chính phủ. Nhưng ông Klau thuộc ECFR chỉ ra rằng cách thức đó sẽ khiến có khả năng hơn là Đức, cường quốc lớn nhất và cũng là chủ nợ lớn nhất, sẽ được phần còn lại xác định như là mục tiêu. Chủ nghĩa liên chính phủ ủng hộ cho các nước lớn, điều là lý do tại sao các nước nhỏ bênh vực vai trò của Brúcxen.
Lý lẽ ủng hộ sự can thiệp lớn hơn của quốc gia vào việc vận hành khu vực đồng euro rất mạnh mẽ. Dù cho Hy Lạp rời khỏi hay ở lại, khu vực đồng euro hoặc phải được hội nhập về mặt chính trị hoặc sẽ tan vỡ. Nhưng liên minh chính trị sâu sắc hơn có thể gây nên một phản ứng dữ dội, trong cả các nước chủ nợ và con nợ, và làm cho toàn bộ hệ thống bị sụp đổ. Trong cuộc bầu cử Phần Lan hồi năm ngoái, đảng True Finns do ông Timo Soini lãnh đạo đã đi từ chỗ hầu như không có sự ủng hộ đến việc có được sự ủng hộ lên tới gần 20% bằng cách vận động tranh cử chống lại việc rút khỏi khu vực đồng euro. Ở Hà Lan, Geert Wilders, người vừa đẩy nhanh một cuộc bầu cử bằng cách rút lại sự ủng hộ của mình đối với chính phủ, hiện nay đang vận động với chiêu bài chống cứu trợ cũng mạnh mẽ như với chiêu bài quen thuộc hơn của ông là chống đạo Hồi. Mặt trận Quốc gia Pháp từ lâu đã chống lại đồng euro cũng như chống nhập cư, và lập trường của Marine Le Pen chống lại đồng tiền duy nhất này đã đóng góp rất nhiều vào sự thể hiện mạnh mẽ của bà trong vòng đầu tiên cùa cuộc bầu cử tổng thống.
Bởi lẽ các cử tri đang làm cho mối ác cảm của họ được biết tới bằng phương tiện là những cuộc bầu cử quốc gia của họ, họ có thể sẽ cảm thấy được đại diện tốt hơn nếu như các nghị sĩ quốc gia và chính phủ của họ đóng một vai trò lớn hơn trong việc hoạch định chính sách đối với các giới hạn của liên minh chính trị trong khu vực đồng euro. Nhưng như vậy có thể là quá lạc quan. Một số lượng cử tri đáng kể rõ ràng không muốn một phiên bản dân chủ hơn của EU, mà muốn một thể chế khác biệt về cơ bản. Với các quan điểm phân cực cao độ như vậy, sẽ là rất khó để thấy làm thế nào để một hiệp ước hữu ích nào đó được tất cả 27 quốc gia chấp nhận vào lúc này – đó chính là một trong các lý do giải thích tại sao hiệp ước tài chính có một hệ thống lựa chọn tham gia. Khi Ailen bỏ phiếu cho hiệp ước này vào ngày 31/5, nước này sẽ bầu cho việc tham gia hay không tham gia của riêng Ailen, chứ không đe dọa ngăn cản bất kỳ ai khác.
Dù vậy, nếu như châu Âu tìm kiếm một thể chế chính trị mới, một sự chao đảo mạnh mẽ hướng về một đảng theo khuynh hướng bác bỏ hay cực đoan của một nước có thể dấn tới việc sụp đổ của câu lạc bộ này. Và cũng có một vấn đề sâu sắc về cơ cấu. Vòng tiếp theo của sự hội nhập chính trị đang bị điều khiển bởi sự cần thiết phải điều hành khu vực đồng euro tốt hơn; nhưng 10 trong số 27 nước không phải thành viên của khu vực này. Và mặc dù nhiều trong số các nước này trong lịch sử đã từng tha thiết muốn tham gia, Anh và Đan Mạch đã chính thức lựa chọn không tham gia khu vực đồng euro, và Thụy Điển nếu có cũng không có khả năng gia nhập trong vòng nhiều năm nữa. Những nước này có một mối quan tâm mạnh mẽ đối với việc đảm bảo rằng khi khu vực đồng euro trở nên hội nhập hơn, họ sẽ không mất đi sự ảnh hưởng của mình trong tranh luận hay phần của mình trong các quyết định. Nhưng các cử tri của những nước này không có khả năng chấp nhận cam kết với một liên minh chính trị manh hơn. Sự phủ quyết của David Cameron đối với hiệp ước tài chính vào tháng 12/2011 được nhiều người đứng đầu chính phủ như ông xem như một vật cản nóng nảy đối với sự tiến bộ; những người ủng hộ đảng của ông ở Anh đã chào đón điều này với sự nhiệt tình quá mức.
Khi mà các kiến trúc sư của Maastricht không thể tạo ra một liên minh chính trị, một số người trong số họ tự an ủi mình với ý tưởng rằng một đồng tiền chung tự nó sẽ mang đến sự hội nhập kinh tế hơn nữa mà sự hội nhập chính trị sẽ đương nhiên xuất phát từ đó. Họ không thấy trước được rằng nó sẽ thực hiện điều đó bằng cách ném cả châu lục vào khủng hoảng. Và họ không đem lại những cơ chế mà thông qua đó các công dân của liên minh này có thể cảm thấy họ vừa có phần nào trách nhiệm đối với vấn đề này, như một số người trong số họ thực sự như vậy, và vừa ở một vị trí để giúp tìm ra một giải pháp. Một giải pháp chính trị nhằm bảo vệ đồng euro mà không kết hợp với các cách thức mới để có được sự tán thành của họ thì không chắc sẽ – hoặc không xứng đáng để – tồn tại lâu dài./.

1152. Chủ quyền biển đảo, điều kiện cần và đủ

Chủ quyền biển đảo, điều kiện cần và đủ

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức *
“Bối cảnh quốc tế hiện nay cho thấy, đã đến lúc và không thể muộn hơn phải đẩy mạnh chiến lược truyền thông quốc gia và quốc tế một cách bài bản để toàn thế giới biết sự thật, từ đó tìm được sự quan tâm ủng hộ của những người có lương tri. Song song đó là việc giao nhiệm vụ cho các trường đại học, các học giả, các bộ ngành có trách nhiệm mang những thông tin này chuyển ra thế giới qua các kênh thông tin khác nhau. Và hơn hết, cần công bố cho toàn dân biết một cách tường tận và khoa học về Biển Đông”. Luận điểm rắn chắc trên của TS Nguyễn Minh Hoà, ẩn dưới tựa đề bài viết nhè  nhẹ của SGTT “Trông người mà ngẫm tới ta“ đã khích lệ bao người đọc đang khắc khoải trước nguy cơ tồn vong của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc, lo lắng đứng ngồi không yên bởi hiện tại đã bị mất chủ quyền một phần, phần còn lại luôn bị đe doạ tranh chấp, tương lai càng không có gì bảo đảm chắc chắn, nếu một khi đã quá muộn.

Luận điểm đó không xuất phát từ bất cứ một học thuyết cao siêu nào, mà rút ra từ thực tế Trung Quốc đang làm (trông người) và xa hơn ở bất cứ quốc gia nào từ cổ chí kim muốn tránh tranh chấp, cùng tồn tại cạnh quốc gia láng giềng nào, đều phải làm vậy để giữ độc lập, bảo toàn lãnh thổ, nếu không, chỉ còn cách trông chờ vào hoà khí nhân nhượng,  phó mặc số phận cho láng giềng định đoạt. Tuy nhiên, luận điểm vẫn là luận điểm; mọi luận pháp đưa ra dù hưá hẹn thần kỳ tới mấy cũng chỉ mang tính lựa chọn, nằm trên ý tưởng, trong thời đại thế giới phẳng ngày nay, đều có thể tiếp nhận, học hỏi từ bất kỳ quốc gia nào và tại bất cứ thời điểm nào, trong toán học vì vậy chỉ được coi là điều kiện cần, tức là tiền đề, muốn biến thành hiện thực không thể không đặt ra các câu hỏi về khả năng thực hiện nó, tức  điều kiện đủ.

Thực tế, mọi nhà nước sinh ra trước hết đều vì chủ quyền lãnh thổ; người dân sinh ra để mưu sinh; truyền thông là một ngành nghề, lĩnh vực; các trường đại học là những cơ sở đào tạo; học giả là các cá nhân độc lập; các bộ ngành đều có chức năng riêng của nó; khoa học dù liên quan tới biển đảo cũng chỉ là khoa học, có thể tìm trong lưu trữ thư viện. Trong khi đó, chủ quyền lãnh thổ nước nào cũng chỉ có thể giữ vững một khi hệ thống chính trị đặt dưới khát vọng đông đảo người dân. Sức mạnh đó lý giải tại sao người dân Mỹ từng buộc được chính phủ họ phải chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Chức năng của mọi cơ quan nhà nước, kể cả chức năng liên quan tới chủ quyền lãnh thổ, trong một nhà nước pháp quyền, chỉ có thể thực hiện đầy đủ một khi nó bị chế tài, nghĩa là phải có văn bản lập pháp và cơ quan tư pháp độc lập, để bảo đảm chức năng đó được thực thi, (ngoại trừ chiến tranh, tổng động viên). Khi và chỉ khi nhà nước và xã hội được thiết chế bảo đảm cả chính trị lẫn luật pháp như vậy, mới có thể nói tới điều kiện đủ, bảo đảm giữ vững chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo tổ quốc một cách hoà bình.
 Hiên tại, dù muộn so với Liên Hiệp Quốc ban hành Công ước Biển 1982, ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển, quy định đầy đủ các nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển; phạm vi và  quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển.
Cũng như tất cả mọi văn bản lập pháp, để Luật Biển Việt Nam được thực thi, vấn đề còn lại phải giải quyết là trách nhiệm cá nhân đứng đầu mọi tổ chức cơ quan đảng và nhà nước liên quan. Cá nhân nào đứng đầu tổ chức, cấp Đảng nào phải chịu trách nhiệm chính trị, và cá nhân nào đứng đầu cơ quan, cấp nhà nước nào phải chịu trách nhiệm pháp lý để đẩy mạnh chiến lược truyền thông quốc gia đã nêu trong điều kiện cần ở trên, được điểu chỉnh trong luật biển? Tương tự như vậy đối với giao nhiệm vụ cho các trường đại học, các học giả, bộ ngành về Biển Đông ? hay công bố một cách khoa học về Biển Đông cho toàn dân?
Sở dĩ phải tìm cá nhân chịu trách nhiệm chính trị, bởi quốc gia nào ngày nay cũng có đảng cầm quyền chịu trách nhiệm với quyết định chính trị của đất nước. Mọi chính sách, kết quả thực hiện nó, vì vậy phải được coi là thước đo đúng sai của quyết định chính trị, và phải được bảo đảm bằng sinh mạng chính trị của người đứng đầu tổ chức, cấp chính trị ra quyết định đó. Chính nguyên lý trên đã buộc Westerwelle Chủ tịch đảng FDP, Phó Thủ tướng Đức, phải thôi cả 2 chức, trong đó có lý do, đại diện cho Chính phủ Đức bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc về Libyen, bị dư luận Đức phản đối kịch liệt. Trách nhiệm pháp lý được đặt ra bởi đây là công việc nhà nước, bất kỳ cơ quan, cấp nhà nước mang tính pháp nhân nào cũng phải có cá nhân chịu trách nhiệm pháp lý đối với nó. Cá nhân đó có quyền khởi kiện và chịu bị kiện trước toà khi pháp nhân đó bị thiệt hại hoặc gây thiệt hại cho người khác, pháp nhân khác, phải từ chức hoặc bị cách chức khi để pháp nhân đó không thực hiện đủ chức năng luật định.
Chỉ khi bị ràng buộc trách nhiệm chính trị và pháp lý về mặt cá nhân, mang tính sống còn như vậy, mọi tổ chức đảng, cơ quan nhà nước mới có thể tự động hoàn thành chức năng của mình không cần đến bất cứ chỉ thị, nhắc nhở nào từ cấp nào đối với công việc của họ; lúc đó tiếng nói của người dân mới được lắng nghe, đóng vai trò đích thực là tiếng nói của chủ nhân đất nước; và cũng chỉ khi đó mới có thể nói đến sức mạnh toàn dân, nhất là trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vốn mang tính quyết định; họ hoàn toàn yên tâm hành động, bởi được pháp luật che chở bảo hộ, không phải lo ngại phân tâm, hay phải trông chờ nghe ngóng, từ thể hiện lòng yêu nước thông qua biểu tình phản đối xâm phạm lãnh thổ, được tôn vinh trọng thị, đến ủng hộ tinh thần tiền của cho biển đảo, vận động thế giới với một đội ngũ  hơn 3 triệu người Việt hải ngoại, tới nghiên cứu khoa học về biển Đông, điều tra rõ ràng chính xác các xâm phạm chủ quyền lãnh hải không thể chỉ chung chung cho là tầu lạ, bởi không thể đối phó với một đối thủ vô hình, không tên…
Rốt cuộc, quốc gia nào cũng vậy, trách nhiệm chính trị và pháp lý sẽ quyết định số phận, tiền đồ đất nước, kể cả chủ quyền lẫn lãnh thổ; thiếu nó mọi đất nước đều sẽ hoặc rơi vào hỗn loạn mạnh ai nấy sống hoặc mãi mãi trì trệ tụt hậu, nói gì đến chủ quyền lãnh thổ.

Ghi chú: Bài viết đã được đăng trên Sài Gòn Tiếp thị sau khi biên tập, bỏ bớt một số đoạn. Tuy nhiên, hiện chỉ còn trên SGTT giấy, còn trên mạng đã bị gỡ bỏ.