Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG LÀM GIA TĂNG NGUY CƠ CHẠY ĐUA VŨ TRANG Ở CHÂU Á


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG LÀM GIA TĂNG

NGUY CƠ CHẠY ĐUA VŨ TRANG Ở CHÂU Á

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 28/09/2011
TTXVN (Cuala Lămpơ 26/9)
Mạng tin GMA News gần đây cho rằng ngay khi cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9/2001 được sử dụng để biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và bất cứ nơi nào trên thế giới, những tranh chấp lãnh thổ ngày một gia tăng ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) giờ đây đang được tận dụng để thúc đẩy chiến lược bao vây Trung Quốc của Lầu Năm Góc. Tình hình căng thẳng do những tranh chấp lãnh thổ gây ra đang tạo cơ sở cho Mỹ tăng cường và mở rộng mối quan hệ an ninh với các đồng minh truyền thống, các nước chư hầu và các nước khác trong khu vực. Người được hưởng lợi tức thời từ chủ nghĩa quân phiệt được tăng cường này là các lái buôn vũ khí và các nhà huấn luyện quân sự Mỹ. Thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng là chiến lược xuất khẩu vũ khí mới trong khu vực của Chính quyền Barack Obama, trong đó có Đông Nam Á. Vào thời điểm mà các biện pháp hoà bình và ngoại giao có thể giúp tháo ngòi nổ căng thẳng ở Biển Đông do những tuyên bố tranh chấp chủ quyền lãnh thổ gây ra, thì môi trường chiến tranh mới này thậm chí lại đang khuyến khích một cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước lớn trong khu vực, do vậy khiến họ sẽ phải phụ thuộc hơn nữa vào dây chuyền cung cấp vũ khí của Mỹ.
Trong sáu tháng đầu năm 2011, các phương tiện truyền htông đã đưa tin về những vụ thâm nhập của Trung Quốc tại các khu vực ở quần đảo Trường Sa mà các nước Việt Nam, Philippin và bốn nước khác trong đó có Trung Quốc tuyên bố đòi chủ quyền. Mặc dù Bắc Kinh đã bác bỏ những cáo buộc này, nhưng nhiều vụ rắc rối đã kích động những cuộc phản đối ngoại giao với ít nhất là một trong những nước đòi hỏi chủ quyền, đó là Philippin nước đã kêu gọi Mỹ bảo vệ bằng cách khẩn cầu đến Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) sau Chiến tranh Lạnh 1951. Trong bối cảnh tình hình căng thẳng, các cuộc tập trận chung đã được Mỹ tiến hành với Philippin, Thái Lan và các nước khác, đồng thời, Trung Quốc cũng tăng cường giám sát ở Biển Đông bằng việc đưa tàu sân bay đầu tiên của họ vào hoạt động. Được mô tả là “mẹ đẻ của mọi tranh chấp lãnh thổ”, Biển Đông còn được gọi là “Vịnh Pécxích thứ hai” không chỉ vì khu vực này có nhiều cá nhất thế giới mà còn đựơc cho là giàu dầumỏ, khí đốt và các khoáng sản khác. Là tuyến đường hàng hải đông đúc nhất thế giới, trên 50% tàu buôn và tàu chở dầu qua lại các vùng biển ở Biển Đông, đặc biệt là eo biển Malắcca. Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền đối với Biển Đông và quần đảo Trường Sa từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, mặc dù tuyên bố đòi chủ quyền chính thức của họ được công bố vào năm 1951. Rồi tiếp đó là Việt Nam, Philippin, Malaixia, Brunây và Đài Loan đòi chủ quyền. Tuy nhiên, những tuyên bố đòi chủ quyền đối với các khu vực chồng lấn ở Trường Sa chỉ là một trong những điểm nóng khác trong khu vực bao gồm Đài Loan, Bán đảo Triều Tiên, quần đảo Senkaku (đảo Điếu Ngư), bãi đá Sacotra, Sabah, rặng san hô Hiberrnia, Kanang Unarang, Doi Lang, đấy là chưa nói tới những tranh chấp chưa được giải quyết giữa Ấn Độ và Pakixtan và giữa Trung Quốc với Ấn Độ.
Lợi ích cốt lõi của quốc gia
 Với nền kinh tế tăng trưởng nóng và phản ứng trước những tuyên bố đòi chủ quyền của các nước khác, Trung Quốc đã trở nên hung hăng hơn trong tuyên bố đòi chủ quyền. Năm ngoái, Trung Quốc đã mô tả Biển Đông là “lợi ích quốc gia cốt lõi” tương tự như Đài Loan và Tây Tạng, đồng thời nói rằng các quyền lãnh thổ của Trung Quốc là không thể tranh cãi. Sự khẳng định này được giải thích bằng thực tế là 75% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc được chuyển qua đường Biển Đông. Biển Đông còn là cửa ngõ của Trung Quốc vào Ấn Độ Dương và các nguồn hàng nhập khẩu vào Trung Quốc từ một số châu lục trên thế giới, nơi họ trở thành nhà đầu tư lớn, cũng được đưa qua vùng biển này.
Để đối phó với chủ nghĩa quân phiệt Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Kinh đã mở cửa cho các công ty dầu lửa hàng đầu của Mỹ vào thăm dò và khai thác năng lượng ở Biển Đông. Thông qua Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc, được xếp thứ 10 trong số 50 công ty dầu lửa lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã dự định mua lại Unocal. Họ đã dành cho Công ty năng lượng Crestone đóng tại Denver hợp đồng thăm dò dầu khí trên diện tích rộng khoảng 9.700 m2 ở khu vực được gọi là Bãi Tứ chính ngoài khơi Đông Nam Việt Nam. Dẫn các tuyên bố của một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gai Đông Nam Á (ASEAN) nói rằng “hành động bắt nạt” của Trung Quốc đã biện hộ cho vai trò phòng thủ tích cực của Mỹ ở Biển Đông, Oasinhton đã nắm giữ vị thế siêu cường mới khi năm ngoái họ xác định Biển Đông là “lợi ích quốc gia”. Khi các phương tiện truyền thông mới đây đưa tin về việc Trung Quốc thâm nhập lãnh hải của các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông, Mỹ đã có những phản ứng về chính sách, kêu gọi kiềm chế và đàm phán đa phương. Mặc dù các khái niệm đối tác an ninh, mở rộng và xâm lược vũ trang đã được gắn với những nỗ lực của Đế quốc Mỹ nhằm tiếp tục giữ vị thế uy quyền tối thượng toàn cầu, nhưng các cuộc xung đột và tình hình căng thẳng hiện nay, không chỉ ở Irắc và Ápganixtan mà còn ở Biển Đông, đã thúc đẩy việc buôn bán vũ khí và các dịch vụ quân sự. Tất cả các hoạt động này lần lượt mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ, các nhà huấn luyện quân sự và các hãng cung ứng nước ngoài khác.
Mua sắm vũ khí
Tình hình căng thẳng gia tăng trên Biển Đông kể từ năm ngoái đến nay đã dẫn tới việc mua sắm vũ khí diễn ra chưa từng thấy từ trước tới nay ở Mỹ, đặc biệt là của các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Philippin đã mua sắm thiết bị hải quân của Mỹ, trong đó có con tàu lớp Hamilton cũ để phục vụ việc tuần tra ở quần đảo Trường Sa. Đã qua 50 năm sử dụng, con tàu này thật sự được coi như một vật bảo tàng của hải quân Mỹ. Chính quyền Aquino đã mua nó với giá 400 triệu peso. Hơn thế nữa, hồi tháng 4/2011, Aquino đã chuyển giao 8 tỉ peso (183 triệu USD) để triển khai và huấn luyện các nhân viên hải quân nhằm bảo vệ việc thăm dò dầu khí ở ngoài khơi Palawan và Mindanao. Theo Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế ở Xtốckhôm, một phần số kinh phí này đã được chuyển cho Blackwater, một công ty an ninh khét tiếng đống tại Mỹ. Philippin cũng đã thông báo mua ba tàu chiến của Mỹ cũng như các máy bay lên thẳng và các hệ thống rađa để hỗ trợ cho các dự án thăm dò và khai thác dầu khi ở Palawan và Mindanao, miền Nam Philippin. Trong năm 2010-2011, Đài Loan, vùng lãnh thổ dẫn đầu về nhập khẩu vũ khí và tiếp nhận viện trợ quân sự của Mỹ, đã mua các mẫu máy bay chiến đấu F-16 mới và các vũ khí khác trị giá 20 tỉ USD. Chỉ riêng từ năm 2007-2010, các nhà sản xuất vũ khí Mỹ đã nhận được các hợp đồng mua sắm trị giá 16,5 tỉ USD từ Đài Loan. Gần đây, Inđônêxia có kế hoạch mua máy bay chiến đấu và máy bay vận tải của Mỹ trị giá hàng triệu USD. Mỹ cũng đã cam kết hỗ trợ 35,7 triệu USD trong năm 2010-2011 để giúp hiện đại hoá quân đội Inđônêxia. Ngoài Inđônêxia, lượng vũ khí mà Mỹ bán cho Malaixia cũng tăng đáng kể trong những năm gần đây, trong khi Xinhgapo trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á lọt vào tốp 10 nước mua sắm nhiều vũ khí trên thế giới. Vào cuối năm 2011, các lái buôn vũ khí Mỹ sẽ bỏ túi được tới 46 tỉ USD tiền bán vũ khí trên toàn thế giới, gần gấp đôi con số của năm 2010. Trong số 10 hãng chế tạo vũ khí lớn nhất thế giới có tới bảy của Mỹ, bao gồm Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman, General Dynamics, Raytheon, L-3 Communications và United Technologies. Là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới, kiểm soát tới hơn 30% thị trường, các khách hàng chính của Mỹ là các nước châu Á-Thái Bình Dương (39%), Trung Đông (36%), châu Âu (18%), còn Đông Nam Á cũng đã được Chính quyền Obama chú ý tới để mở rộng việc cung ứng vũ khí.
Tổng thống Obama đã đề ra chính sách nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu vũ khí. Trong tháng 7/2010, ông đã ra lệnh nới lỏng những hạn chế xuất khẩu vũ khí nhằm mở rộng thị phần của Mỹ để đến năm 2015, xuất khẩu vũ khí của Mỹ sẽ tăng gấp đôi. Những chiến lược an ninh quốc gia mới của ông Obama và kế hoạch xem xét lại vấn đề quốc phòng trong nhiệm kỳ bốn năm của ông, về cơ bản vẫn tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố và học thuyết đánh đòn phủ đầu, cũng góp phần đẩy mạnh việc chuyển giao vũ khí trên toàn thế giới. Khi mà Mỹ lao đao trước cơn suy thoái kinh tế kéo dài thì buôn bán vũ khí vẫn sinh lợi cho các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ. Lợi nhuận thu được từ việc bán vũ khí được bảo đảm bởi các khu vực bị ảnh hưởng do tình hình căng thẳng, những nguy cơ chiến tranh và xung đột vũ trang. Bởi vậy, tình hình căng thẳng nảy sinh do những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã làm lợi cho Mỹ, giúp họ tăng cường sự có mặt quân sự trong khu vực bằng cách lợi dụng tư tưởng bài ngoài và chống Trung Quốc để biện hộ cho chiến lược của Lầu Năm Góc, theo đó, bao vây Trung Quốc không chỉ bằng cách tăng cường hợp tác an ninh hiện nay mà còn thăm dò các liên minh mới và tái tập hợp các lực lượng và vũ khí đã được triển khai của họ, đặc biệt là hệ thống tên lửa hạt nhân. Đổi lại, việc tăng cường mạng lưới liên mình của Mỹ sẽ tạo cơ sở mới cho các cuộc tập trận và huấn luyện chung thường xuyên hơn, được kết hợp với các hợp đồng mua bán và chuyển giao vũ khí. Thị trường này sẽ đảm bảo nguồn lợi nhuận lâu dài cho các nhà cung cấp vũ khí. Mua bán và chuyển giao vũ khí được giao dịch đặc biệt với các đồng minh và đối tác chiến lược của Mỹ thông qua các kế hoạch giữa chính phủ với chính phủ và các hợp đồng mua bán thương mại. Thông qua tiến trình Mua bán quân sự với nước ngoài (FMS), khoảng 79% lượng vũ khí xuất khẩu được các tổ chức và các nước bạn hàng cấp vốn, còn lại được lấy từ các chương trình tài trợ của Mỹ. Các chương trình do khác giúp tạo thuận lợi cho việc buôn bán vũ khí gồm các chương trình do Bộ Ngoại giao hoặc Bộ Quốc phòng điều hành như Tài chính quân sự nước ngoài (FMF), Giáo dục và huấn luyện quân sự quốc tế (IMET), Quỹ hỗ trợ kinh tế (ESF), Quỹ hỗ trợ liên minh, và Liên minh các nước ngoài NATO (MNNA). Trong những năm gần đây, các chương trình này được Mỹ sử dụng để làm đòn bẩy đảm bảo cho việc tiếp cận một cách ưu đãi nguồn dầu lửa và các nguồn tài nguyên chiến lược khác cũng như đảm bảo sự hỗ trợ cho các cuộc chiến xâm lược của họ. Đặc biệt, FMF và IMET đã giúp mở rộng và tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực với các đồng minh trong khi ESF thúc đẩy sự can dự của Mỹ với ASEAN hướng tới tăng cường các mục tiêu an ninh của Mỹ trong khu vực.
Những dàn xếp an ninh của Mỹ
Các vấn đề an ninh do những tranh chấp lãnh thổ gây ra cùng với mối đe doạ của việc hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc hiện đang được Mỹ sử dụng để tăng cường các liên minh và các thoả thuận với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Niu Dilân. Các chiến lược gia của Mỹ hiện đang chú ý tới “sự đa dạng hoá” cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ ở khắp châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có cả các kế hoạch đối với Okinawa, mở rộng căn cứ ở Sasebo, biến Guam thành một trung tâm quân sự, khả năng liên minh với Inđônêxia, Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức mạnh hải quân để đối phó với những mối đe doạ từ châu Á. Trong khi đang thăm dò khả năng hợp tác quốc phòng với Ấn Độ, nước vẫn còn thù địch với Trung Quốc, và Inđônêxia về mặt quân sự, các kế hoạch tập trận chung với Việt Nam cũng sẽ được tiến hành. Song song với sáng kiến an ninh tay ba mới giữa Mỹ, Nhật Bản và Ôxtrâylia là các kế hoạch triển khai các lực lượng và hệ thống tên lửa mới của Mỹ tại các căn cứ quân sự hiện có ở Tây Ôxtrâylia. Phần việc của Mỹ đối với ASEAN nhằm kiểm tra những tham vọng bá quyền của Trung Quốc là thiết lập một lực lượng liên minh khu vực kiểu NATO hoặc Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á SEATO trong khu vực. Những sự hành động này rõ ràng nhằm kiểm tra quyền bá chủ về quân sự đang nổi lên ở Trung Quốc. Những sự tái dàn xếp an ninh mới của Mỹ làm tăng sự phụ thuộc về quân sự của nhiều nước trong khu vực và nhờ vậy mà ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ có nhiều cửa để xuất khẩu vũ khí.
Đáng lo ngại là chiến lược mà Mỹ theo đuổi, trong khu vực và bất cứ nơi nào khác trên thế giới, sẽ khuyến khích các xu hướng quân phiệt chủ nghĩa và hà khắc của các đồng minh và đối tác truyền thống của họ, những nước lúc đó sẽ thông qua các chính sách kiểu chiến tranh, ngay cả khi cơ chế hoà bình và ngoại giao vẫn có hiệu lực đối với việc thúc đẩy giải pháp cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Chiến lược vũ trang của Mỹ phù hợp với chương trình tổng hợp quân sự-công nghiệp, kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, đã bắt đầu làm nền cho một nền kinh tế phục vụ chiến tranh lâu dài. Các ông trùm tài chính đứng sau tổ hợp quân sự-công nghiệp đảm bảo rằng ngành công nghiệp chế tạo vũ khí tiếp tục phát đạt và mang lại lợi nhuận trong môi trường bất ổn và có chiến tranh kéo dài. Các nhà lãnh đạo trong Quốc hội Mỹ cũng nhất trí cho rằng sản xuất vũ khí hiện là ngành xuất khẩu công nghiệp số một của Mỹ vì vậy họ tiếp tục ủng hộ tổ hợp quân sự-công nghiệp mang lại lợi ích khổng lồ cho cộng đồng của họ.

ĐẰNG SAU VIỆC ẤN ĐỘ BƯỚC CHÂN VÀO BIỂN ĐÔNG


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

ĐẰNG SAU VIỆC ẤN ĐỘ BƯỚC CHÂN VÀO BIỂN ĐÔNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 29/9/2011
TTXVN (Bắc Kinh 20/9)
Với tiêu đề như trên, bài của Ngô Triệu Lễ, Tiến sĩ thuộc Ban châu Á-Thái Bình Dương, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, đăng trên báo “Quốc phòng Trung Quốc” số ra ngày 20/9/2011 cho thấy cách nhìn nhận của tác giả về quan hệ giữa Ấn Độ-Việt Nam và giữa Ấn Độ-Trung Quốc trong bối cảnh Công ty dầu khí quốc doanh Ấn Độ chuẩn bị vào khai thác dầu khí ở vùng biển Việt Nam nhưng bị Trung Quốc phản đối. Nội dung bài viết như sau:
Ngày 15/9/2011 trong thời gian Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna ở thăm Việt Nam, báo Ấn Độ “Hindustan Times” đưa tin Công ty dầu khí quốc doanh của Ấn Độ (ONGC) có kế hoạch vào khai thác dầu khí trong vùng biển tranh chấp ở Nam Hải (Biển Đông), đồng thời cho biết kế hoạch đã được Việt Nam cho phép.
Ngày 16/9 Ấn Độ và Việt Nam quyết định tăng cường hợp tác khai thác dầu khí, đồng thời quyết định sẽ tiếp tục dự án hợp tác ONGC.
Từ lâu nay thái độ của Ấn Độ trong vấn đề Nam Hải tương đối rõ ràng, nghĩa là ủng hộ tự do hàng hải ở Nam Hải, hy vọng các bên tôn trọng “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” ký kết năm 2002. Có thể nói, lập trường của Ấn Độ trong vấn đề Nam Hải là phù hợp với chủ trương nhất quán của Trung Quốc. Tuy nhiên phía sau nguyên tắc, Ấn Độ đã làm một “động tác nhỏ”, đúng như báo chí Ấn Độ đã nói dự án ONGC là lần đầu tiên Ấn Độ nhảy vào vòng tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam trong vấn đề Nam Hải.
Việt Nam là trụ cột quan trọng cho “ chính sách hướng Đông” của Ấn Độ
Tại buổi họp báo về việc Ngoại trưởng Ấn Độ đi thăm Việt Nam tổ chức ngày 15/9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố đối với Ấn Độ, quan hệ với Việt Nam là một trụ cột then chốt và cực kỳ quan trọng. Có thể nói trong quan hệ với các nước ASEAN, cách xác định quan hệ như trên quả là có một không hai.
Trong bối cảnh Ấn Độ thực thi “chính sách hướng Đông” và Việt Nam phát triển không gian sang phía Tây, hai nước Việt Nam-Ấn Độ trước đây vốn đã rất tâm đầu ý hợp, nay nhu cầu chiến lược cần nhau được tăng cường, lợi ích chung gặp gỡ tăng lên, cả hai đều xác định lại quan hệ song phương bằng góc nhìn chiến lược hoàn toàn mới. Nhất là trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng phát triển, thực lực không ngừng tăng lên, hai nước đều đang có tranh chấp lãnh thổ hoặc lãnh hải chưa giải quyết được với Trung Quốc, nay hình thành mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, nếu nói đó là mối quan hệ “đoàn kết nương nhờ nhau” cũng là điều hết sức bình thường.
Tính đến nay, hai nước đã cùng tổ chức 6 lần “Đối thoại chiến lược quốc phòng”, 2 lần “Đối ngoại chiến lược” và 5 lần “trao đổi ngoại giao”. Đặc biệt sau khi hai nước ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng vào tháng 11 năm 2009, giao lưu hợp tác quân sự song phương tăng lên rõ rệt. Tháng 7/2010 Tư lệnh lục quân Ấn Độ lần đầu tiên sau 10 năm đi thăm Việt Nam; Tháng 7/2011, Việt Nam mời tàu tấn công đổ bộ “INS Airavat” đến Việt Nam. Ủng hộ nhau về chính trị, dựa vào nhau về an ninh trở thành đặc điểm nổi bật nhất trong quan hệ Ấn Độ-Việt Nam. Việt Nam là sợi dây nối quan trọng để Ấn Độ phát triển quan hệ với các nước ASEAN.
Quan hệ Trung-Ấn có cả cơ sở lẫn lo ngại
Từ năm 2011 đến nay quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Ấn Độ phải nói tương đối bình lặng. Trên cơ sở cùng tổ chức “Tết Trung Quốc” tại Ấn Độ và “Tết Ấn Độ” tại Trung Quốc năm 2010, hai bên lại đã xác định năm 2011 là “Năm giao lưu Trung-Ấn”. Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế thương mại phát triển nhanh chóng, kim ngạch thương mại song phương năm 2010 đạt 61,7 tỉ USD, trên cơ sở đó trong 8 tháng đầu năm nay đã đạt 48,16 tỉ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy thế, giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng lo ngại. Việc giữa Trung Quốc và Pakixtan hình thành mối quan hệ đối tác “trong mọi điều kiện” trong bối cảnh Ấn Độ và Pakixtan đối đầu nhau đã bị Ấn Độ giải thích là Trung Quốc dựa vào Pakixtan đối đầu với Ấn Độ, nhất là giải thích việc Trung Quốc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước Đông Á là nhắm vào quy hoạch chiến lược của Ấn Độ, cho rằng Trung Quốc thực thi “chiến lược chuỗi ngọc trai” bao vây Ấn Độ. Hơn nữa, những tác động tiêu cực từ những vấn đề hiện thực như vấn đề biên giới, Đạtlai Lạtma, mất cân bằng thương mại và hiện đại hoá quân đội còn tồn tại giữa hai nước là không thể xem thường. Mức độ tin cậy lẫn nhau về chính trị giữa Trung Quốc và Ấn Độ thấp, giao lưu phi chính thức có hạn khiến cho chiều sâu hợp tác trong khuôn khổ song phương giữa hai nước bị hạn chế, còn tồn tại cạnh tranh, thậm chí còn đối đầu ở mức độ nhất định.
Mục đích của việc Ấn Độ thúc đẩy dự án ONGC là không những có thể khéo léo ủng hộ Việt Nam, nước hiện nay đang có quan hệ “keo sơn” với Ấn Độ, mà còn có thể dựa vào đó để tỏ cho Trung Quốc thấy rằng trong vấn đề liên quan đến quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Ấn Độ cũng có “con bài” khác để chơi. Một số chính khách Ấn Độ cho rằng cần phải cảnh giác trước biện pháp ngoại giao khéo léo mà cứng rắn của Trung Quốc. Có học giả còn đề xuất chủ trương phải thành lập “Tổ chức hợp tác Hà Nội” với Việt Nam và một số nước khác để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc. Một số nhân vật “diều hâu” trong quân đội cho rằng Ấn Độ không thể đối phó thách thức của Trung Quốc bằng thái độ mềm yếu và biệt lập, Ấn Độ cũng có quyền tổ chức “chuỗi ngọc trai” của riêng mình bao vây Trung Quốc.
Có tương đối nhiều học giả Ấn Độ đã biết rõ rằng “Việc Ấn Độ đâu đau cũng bố trí phòng vệ trước Trung Quốc sẽ làm cho họ sắp trở thành người thua cuộc, nếu xét về lâu về dài”, nhưng Ấn Độ muốn thấy mình ở vào một ưu thế chiến lược nào đó trong khi xử lý quan hệ với Trung Quốc. Ấn Độ cũng đang lợi dụng tâm lý lo lắng của một số nước trước việc Trung Quốc thể hiện thực lực sau khi họ đã lớn mạnh để phát triển không gian chiến lược cho bản thân mình. Trên thực tế, Việt Nam dùng Ấn Độ để tìm điểm cân bằng, Ấn Độ dựa vào Việt Nam để “nhìn về hướng Đông”; Việt Nam coi Ấn Độ là lực lượng quan trọng để cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc, Ấn Độ muốn lợi dụng vị trí địa lý của Việt Nam để mở rộng sự có mặt và ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Nam Á. Ấn Độ xem Việt Nam là một tiếp điểm then chốt để phá vỡ cái gọi là “chiến lược chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc.
Nam Hải không phải là “trà trong cốc” của Ấn Độ
Việc Ấn Độ bước vào Nam Hải hoàn toàn không có nghĩa là họ đã làm tốt công tác chuẩn bị từ các phương diện tâm lý và vật chất để đối đầu với Trung Quốc ở Nam Hải. Học giả Ấn Độ Raman cho rằng trong vấn đề về các đảo tranh chấp ở Nam Hải, đến Mỹ là nước có thực lực hải quân vượt xa Ấn Độ cũng giữ lập trường trung lập. Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, Việt Nam không có khả năng bảo vệ Công ty dầu khí của Ấn Độ, trong khi các đảo tranh chấp lại ở xa Ấn Độ, nhưng lại gần Trung Quốc, hải quân Ấn Độ trước mắt cũng không có khả năng bảo vệ cho Công ty dầu khí của Ấn Độ. Raman thậm chí cho rằng dù có nhằm để yêu cầu Trung Quốc “ngừng các hoạt động kiểm soát vùng Casơmia ở Pakixtan” thì Ấn Độ cũng không nên có ý đồ đối kháng Trung Quốc ở Nam Hải, vì Nam Hải không phải là “trà trong cốc” của Ấn Độ./.

Đã đến lúc dạy cho các nước xung quanh biển Đông một bài học


Global Times

Đã đến lúc dạy cho các nước xung quanh biển Đông

một bài học

Long Tao
29-09-2011
Vấn đề biển Đông (Nguyên văn: Nam Hải) không hề tồn tại trước thập niên 1970. Vấn đề này chỉ xảy ra sau khi miền Bắc và miền Nam Việt Nam thống nhất năm 1976 (đúng ra là 1975: ND) và quần đảo Hoàng Sa (nguyên văn: Tây Sa) và Trường Sa (nguyên văn Nam Sa) của Trung Quốc từ đó đã trở thành mục tiêu của quốc gia mới này (ý nói Việt Nam).
Thật không may, mặc dù bị Trung Quốc đánh trong trận chiến ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và sau đó là chiến tranh Trung – Việt vào năm 1979, những lời sỉ nhục của Việt Nam ở biển Đông hiện vẫn không bị trừng phạt. Nó khuyến khích các nước gần đó ráng chìa bàn tay vào khu vực “tranh chấp” và thu hút sự chú ý của Mỹ, rằng một xung đột trong khu vực dần dần biến thành xung đột quốc tế.
Trung Quốc tập trung phát triển trong nước và [giữ] sự hài hòa, đã nhân từ quá mức trong việc ngăn ngừa vấn đề như thế biến thành vấn đề toàn cầu để có thể bảo đảm hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.
Nhưng nó có lẽ đã đến lúc chúng ta tranh luận, suy nghĩ trước và tấn công đầu tiên trước khi mọi chuyện từ từ vuột khỏi tầm tay.
Có vẻ như tất cả các nước xung quanh khu vực đang chuẩn bị cho một cuộc chạy đua vũ trang. Singapore mang về nước máy bay tàng hình hiện đại, trong khi Úc, Ấn Độ và Nhật Bản dự trữ vũ khí cho một cuộc chiến có khả năng thành “đẳng cấp thế giới”. Chính Mỹ kích động xung đột trong khu vực, đã không ngần ngại đáp ứng nhu cầu của tất cả các nước nói trên.
Thật là buồn cười khi xem một số nước quyết đe dọa hoặc thậm chí đối đầu với Trung Quốc bằng vũ lực chỉ vì Mỹ tuyên bố rằng họ “trở lại châu Á“.
Sự căng thẳng chiến tranh đang leo thang từng giây nhưng sự khởi xướng ​​này không phải là do chúng ta. Trung Quốc nên tham gia vào việc khai thác dầu khí ở biển Đông.
Đối với những kẻ xâm phạm chủ quyền của chúng ta để ăn cắp dầu, chúng ta cần cảnh cáo họ một cách lịch sự và sau đó cần có hành động, nếu họ không đáp ứng.
Chúng ta không nên lãng phí cơ hội để khởi động một số trận chiến quy mô nhỏ, có thể ngăn chặn những kẻ khiêu khích tiến xa hơn.
Tôi nghĩ rằng, nhân cơ hội này, cần tìm ra kẻ nào thực sự sợ tham gia vào các hoạt động quân sự. Có hơn 1.000 giếng dầu khí, cộng với bốn sân bay và nhiều phương tiện khác trong khu vực nhưng không có cái nào do Trung Quốc xây dựng.
Tất cả mọi thứ sẽ bị đốt cháy khi một cuộc xung đột quân sự nổ ra. Ai sẽ phải gánh chịu nhiều nhất khi những công ty dầu hỏa khổng lồ dầu phương Tây rút chạy?
Nhưng ngoài đó chỉ có thể là một nơi lý tưởng để trừng phạt họ. Sự trừng phạt này chỉ nên giới hạn ở hai nước là Philippines và Việt Nam, những nước đã và đang hành động cực kỳ mạnh mẽ trong những ngày qua.
Cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq đã là những ví dụ không hay cho chúng ta về các trận chiến quy mô và tiềm tàng, nhưng những con cá nhỏ này sẽ nhận được sự kiểm tra thực tế bằng nghệ thuật di chuyển của chúng ta.
Nhiều học giả tin rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực làm cho chúng ta bất lực trong việc giải quyết vấn đề. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, không nên quá coi trọng áp lực của Mỹ trên biển Đông, ít nhất là cho đến giờ, cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông và những nơi khác vẫn còn gây rắc rối cho họ.
Philippines giả vờ yếu đuối và ngây thơ, tuyên bố rằng, con muỗi không cần để ý đến sức mạnh của con voi Trung Quốc. Con voi nên kềm chế nếu con muỗi biết cách cư xử tốt. Nhưng có vẻ như hiện chúng ta có một câu chuyện hoàn toàn khác, những con muỗi này thậm chí còn mời một con đại bàng đến dự buổi tiệc đầy tham vọng của họ. Tôi tin rằng việc tập trận quân sự liên tục và xâm phạm đã cho Trung Quốc một lý do tốt để tấn công lại.
Tuy nhiên, [hành xử] hợp lý và kềm chế luôn là hướng đi của chúng ta về vấn đề này. Chúng ta nên chuẩn bị tốt một cuộc chiến quy mô nhỏ, trong khi cho phía bên kia cơ hội lựa chọn chiến tranh hay hòa bình.
Một bước quyết định về các vấn đề biển Caspian năm 2008 đã chứng minh rằng, hành động từ các nước lớn hơn có thể gây ra một làn sóng va chạm trong một thời gian ngắn nhưng sẽ cung cấp cho khu vực hòa bình lâu dài.
Tác giả là các nhà phân tích chiến lược thuộc Ủy ban Năng lượng Trung Quốc (China Energy Fund Committee): opinion@globaltimes.com.cn
Ngọc Thu dịch từ Global Times

Trung Quốc muốn chiến tranh


Washington Times

Trung Quốc muốn chiến tranh

Miles Yu
28-09-2011
Bài báo hàng đầu trên Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Ba có lời kêu gọi gây hoang mang về tuyên bố chiến tranh chống Việt Nam và Philippines, hai nước mà trong các tuần gần đây đã có những lời phản đối to nhất, chống lại các tuyên bố chủ quyền toàn bộ trên biển Đông (nguyên văn: Nam Hải) của Trung Quốc.
Tựa đề “Đã đến lúc sử dụng vũ lực ở biển Đông; Hãy tiến hành chiến tranh với Philippines và Việt Nam để ngăn chặn có thêm chiến tranh”, bài báo của tác giả Long Tao, một bút danh có thể dịch theo nghĩa đen là “Lời giáo huấn của rồng”. Cái tên này muốn ám chỉ đến chương thứ ba trong tác phẩm cổ điển quân sự cổ đại Trung Quốc nổi tiếng “Sáu giáo lý bí mật quân sự”, rằng ngoài những điều khác, thúc đẩy ý tưởng về cách tốt nhất để tạo ra sự kinh hoàng trong quân sự là tiêu diệt những kẻ bất đồng cao cấp nhất.
Việt Nam được Trung Quốc coi như một nước có khả năng quân sự nhất, đất nước mà chính phủ kiên quyết nhất về chính trị, liên quan đến thách thức tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Đông.
Gần đây, Philippines đã chọc tức Trung Quốc rất nhiều vì gần gũi với Nhật Bản, và hành động thành công và khó chịu [của Philippines] hồi tuần trước là tổ chức các cuộc hội đàm với ASEAN mà không mời Trung Quốc, hợp tác và làm rõ các tuyên bố tranh chấp, cũng như đồng thuận về vấn đề biển Đông.
Lời nói bốc lửa trong bài viết “Biển Đông là nơi tốt nhất để Trung Quốc tiến hành chiến tranh” là vì “hơn 1.000 giàn khoan dầu ở đó, không có cái nào thuộc về Trung Quốc, bốn sân bay ở quần đảo Trường Sa, không sân bay nào thuộc về Trung Quốc, một khi tuyên bố chiến tranh, biển Đông sẽ là một biển lửa [đốt giàn khoan dầu]. Ai sẽ gánh chịu nhiều nhất từ ​một cuộc chiến? Một khi chiến tranh bắt đầu ở đó, các công ty dầu phương Tây sẽ chạy khỏi khu vực, ai sẽ chịu thiệt thòi nhất”?
Bài viết này tiếp tục tính toán rằng, “các cuộc chiến tranh nên tập trung tấn công vào Philippines và Việt Nam, là hai nước gây rối nhiều nhất, để đạt được hiệu quả của việc giết một con gà để dọa con khỉ”.
Về khả năng có thể có sự can thiệp của Mỹ khi Trung Quốc bắt đầu một cuộc chiến ở biển Đông hay không? Theo như bài báo thì, không có gì phải lo, vì Mỹ hoàn toàn không thể mở một mặt trận thứ hai ở biển Đông để đánh Trung Quốc vì Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông.
Hoàn Cầu Thời báo là tờ báo lớn nhất của Trung Quốc, tập trung vào tin tức quốc tế, dưới sự bảo trợ trực tiếp từ Trung ương Đảng Cộng sản.
Thiên Cung
Trung Quốc có kế hoạch phóng vệ tinh đầu tiên lên không gian vào thứ Năm hay thứ Sáu, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết tại Trung tâm phóng Vệ tinh Tửu Tuyền thuộc tỉnh Cam Túc xa xôi.
Phòng thí nghiệm, được gọi là Thiên Cung, là phần khởi đầu trong kế hoạch của Trung Quốc phát triển các điểm hợp lại và lắp ghép trong không gian cho một quy mô lớn trong tương lai, trạm không gian có người ở sẽ được xây dựng vào năm 2020. Trạm này được thiết kế để làm nơi dừng chân của các tàu Tuần Châu 8, 9, 10, sẽ sớm được phóng vào không gian.
Thiên cung nặng 8,5 tấn, sẽ được đưa vào quỹ đạo bằng tên lửa Trường Chinh 2F. Trung Quốc đang tận dụng lợi thế trong việc thu hẹp chương trình không gian của Mỹ và Nga. Nhiệm vụ của Trạm Không gian Quốc tế dự định sẽ kết thúc năm 2020, là năm Trung Quốc có kế hoạch thay thế và trở thành quốc gia duy nhất có trạm không gian riêng của họ.
Phụ nữ Cộng sản ‘Giải phóng’ ở D.C.
Đoàn Ballet Quốc gia Trung Quốc hiện đang tham gia biểu diễn một tháng tại Trung tâm Kennedy ở Washington. Một số tiết mục lựa chọn trong chương trình của đoàn đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình dữ dội tại các cộng đồng người Mỹ gốc Trung Quốc trong khu vực.
Dẫn đầu trong buổi trình diễn tối là tiết mục tuyên truyền cổ điển về chủ nghĩa Mao, có tên gọi “Red Detachment of Women”, một trong tám vở kịch kiểu mẫu thể hiện sự hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa, ủng hộ “bạo lực cách mạng”, “chủ nghĩa cộng sản là sự thật” và “Đảng Cộng sản là lãnh đạo của chúng tôi”. Một tiết mục khác có tên “Dòng sông vàng”, kết thúc với âm nhạc tuyên truyền hào nhoáng của cộng sản, “Phương Đông thì đỏ”. Hôm thứ Bảy, một đám đông giận dữ đại diện cho 26 nhóm dân chủ và nhân quyền tập trung gần Trung tâm Kennedy để phản đối sự trình bày về cộng sản.
• Miles Yu là người có các bài viết vào thứ Năm [trên Washington Times]. Có thể liên lạc với ông tại mmilesyu@gmail.com.
Ảnh: Quân đội Trung Quốc. Photo Courtesy Fooyoh.
Ngọc Thu dịch từ Washington Times
Chắc chắn Trung quốc sẽ đánh chiếm một số đảo, đá của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa.
Vấn đề là nhà cầm quyền Việt Nam bình tỉnh nhận định chúng sẽ đánh vào đâu ? phương án đối phó trước trận chiến, trong trận chiến và quan trọng nhất là sau trận chiến.
Trung quốc chưa đủ sức xử dụng các loại vủ khí hiện đại như hỏa tiển Đông Phong, máy bay chiến đấu, hàng không mẩu hạm v…v… trong phép thử này, vì 2 lý do :
1) Sợ Hoa kỳ e ngại và can thiệp.
2) Cự li từ Hải Nam đến quần đảo Trường Sa quá xa so với máy bay Trung quốc; hàng không mẩu hạm cà tàng Varyag chưa qua tập luyện.
Trung quốc vẫn chỉ xử dụng các phương tiện chiến tranh cuối thập niên 90 thế kỷ trước để xâm lược chúng ta.
Chúng sẽ chọn 2 CỤM NAM YẾT VÀ SINH TỒN để tấn công..
Lý do :
1) 2 cụm đảo đá này nằm gần kề và xen kẻ với các vị trí mà Trung quốc và Đài Loan đang chiếm giử.
2) Đài Loan sẽ làm ngơ và ngầm hổ trợ để giải tỏa cái nóng với Trung quốc do việc Hoa Kỳ vừa nâng cấp máy bay chiến đấu F16 cho Đài Loan ; quan trọng hơn là Đài Loan đã có dấu hiệu hợp tác với Trung quốc trong việc tranh cướp chủ quyền ở biển đông.
3) 2 cụm đảo đá này nằm gần kề với tuyến hải lộ quan trọng của thế giới. Sau khi chiếm xong 2 cụm đảo này, Trung quốc đơn phương ký kết với Hoa kỳ hiệp ước tôn trọng tự do đi lại trên tuyến hải lộ quan trọng này. Một hành động vuốt ve Hoa kỳ để dể bề lấn lướt các bước kế tiếp, cũng như vòi vỉnh Hoa kỳ trên các hồ sơ khác.
4) Phép thử phản ứng thế giới này không gây ra quá ồn ào, vì chỉ 1 mình Việt Nam là đối tượng bị xâm lấn, vị trí tấn công quá xa đất liền Việt Nam.
Yếu điểm của Trung quốc là chỉ muốn chiến tranh xảy ra cục bộ trên phạm vi 2 cụm đảo này. Việt Nam cần chủ động đánh vào yếu điểm đó. Chúng ta có thể chủ động chớp nhoáng tấn công Hoàng Sa với tất cả hỏa lực hiện đại đang có, ngay khi Trung quốc khai hỏa ở Trường Sa. Quấy phá Trung quốc, buộc chúng phải xử dụng các phương tiện chiến tranh hiện đại trên tuyến hải lộ thế giới.
Cần có biện pháp cho Trung quốc biết rằng, chỉ cần 1 viên đạn súng trường của chúng bắn vào bất kỳ địa điểm nào thuộc chủ quyền Việt Nam tức là chúng đã khai hỏa với toàn thế giới.
Cần mở rộng cuộc chiến ngay, sống mái với bọn tham tàn Trung quốc 1 lần; để mải mải không còn bị đe nẹt, áp bức bởi lủ kẻ thù truyền kiếp này nửa.
Dưới đây là thông tin về 2 cụmđảo Nam Yết và Sinh Tồn theo các nguồn đáng tin cậy trên internet..
Cụm Nam Yết gồm các đảo, đá chính :
Đảo Sơn ca (tên quốc tế: Sand Cay, tên Trung Quốc: Đôn Khiêm Sa Châu, tên Philippines: Bailan) là một hòn đảo nổi thuộc quần đảo Trường sa do Việt Nam làm chủ, cách cảng Cam Ranh 331 hải lý về phía Đông ) nằm ở vĩ độ 10°22’42″ Bắc và kinh độ 114°28’33″ Đông. ; cách đảo Ba Bình do Đài Loan đang chiếm giữ khoảng 6,2 hải lý về phía Đông.
Đá Núi Thị (tên quốc tế: Petley Reef) là đảo đá thuộc quần đảo Trường sa do Việt Nam làm chủ. Nó nằm ở vị trí 10°23’12″ Bắc, 114°30’42″ Đông. Gần kề đảo Sơn Ca về hướng đông nam. Cách đảo Ba Bình do Đài Loan đang chiếm giữ khoảng 7,2 hải lý về phía Đông Nam.
Đảo Nam Yết (tên quốc tế: Namyit Island, tên Philippines: Binago, tên Trung Quốc: đảo Hồng Hưu ) ở tọa độ 10o11’00’’ độ vĩ Bắc; 114o21’42’’ độ kinh Đông, cách đảo Ba Bình do Đài Loan đang chiếm giữ khoảng 10 hải lý về phía Tây Nam, cách đảo Ga Ven do Trung Quốc đang chiếm giữ khoảng 6 hải lý về phía Đông.
Cụm Sinh Tồn gồm các đảo, đá chính :
Cô Lin (tên quốc tế: Collins Reef/Johnson North Reef) là một phần của Cồn Union thuộc quần đảo Trường sa do Việt Nam làm chủ. Nó nằm ở vị trí 9°45′ Bắc, 114°13′ Đông.
Đá Lớn (tên quốc tế: Great Discovery Reef) là bãi đá thuộc quần đảo Trường sa do Việt Nam làm chủ. Nó nằm ở vị trí 10°45′ Bắc, 113°52′ Đông.
Sinh Tồn (tên quốc tế: Sin Cowe Island) là một hòn đảo trong quần đảo Trường sa , nằm tại tọa độ 9°53′00″B, 114°19′00″Đ. Đảo này cùng với các đảo, đá, bãi phụ cận là địa phận của xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, Khánh Hòa. Việt Nam đóng quân trên đảo Sinh Tồn từ năm 1974. Đảo này chỉ cách đá Gạc Ma vài hải lý, nơi xảy ra chiến sự giửa Trung quốc và Việt Nam năm 1988.
Sinh Tồn Đông (tên quốc tế: Sin Cowe East Island) là một hòn đảo trong quần đảo Trường sa , tại tọa độ 9o52’30’’độ vĩ Bắc, 114o34’45’’ độ kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam gần 300 hải lý. Đảo dài 200m, rộng 40m, nằm trên nền san hô ngập nước kéo dài từ chân đảo ra khoảng 400m.Đảo thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, Khánh Hòa. Đảo Sinh Tồn Đông ở gần đảo Sinh Tồn và nằm trong khu vực có nhiều bãi đá ngầm do nhiều nước chiếm đóng, trong đó có đá Gạc Ma ( TQ chiếm giử)
Đá Len Đao (tên quốc tế: Lan(d)sdowne Reef) là đảo thuộc quần đảo Trường sa do Việt Nam làm chủ. Nó nằm ở vị trí 9°457′ Bắc, 114°218′ Đông. Cồn cát với vành đá ngầm bao quanh. Một phần của Union Banks. Trên đảo có điểm đóng quân của Hải quân Nhân Dân Việt Nam. Đã có thể đón sóng của điện thoại di động trên đảo.

http://farm3.anhso.net/upload/20111001/10/o/anhso-105019_chinamilitary1xinloiVN.jpg
Về các kịch bản có thể diễn ra ở biển Đông trong thời gian tới có thể có 4 kịch bản xảy ra:
Một là, tình hình khu vực sẽ tốt hơn hiện nay nếu như các bên, đặc biệt là TQ, hành xử đúng theo những gì họ đã nói, đó là “Tạo dựng biển Đông thành một vùng biển hòa bình và hợp tác”.
Hai là, tình hình sẽ cơ bản như hiện nay, quá trình hợp tác và đấu tranh tiếp tục và đan xen lẫn nhau.
Ba là, tình hình xấu hơn hiện nay, tức mặt xung đột, tranh chấp nhiều hơn hợp tác nhưng chưa có xung đột quy mô lớn.
Bốn là, xảy ra xung đột lớn.
Theo nghiên cứu, các yếu tố tác động đến tình hình biển Đông trong thời gian tới bao gồm: thái độ và cách ứng xử của TQ, thế và lực của VN, mức độ can dự của quốc tế và Mỹ đối với các tranh chấp trên biển Đông và mức độ đồng thuận giữa các nước ASEAN về vấn đề này. Bên cạnh đó, còn có nhân tố thuộc về vấn đề nội bộ của TQ và tình hình biển Đông cũng có quan hệ chặt chẽ và tác động với tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên và an ninh eo biển Đài Loan.
Còn Trung Quốc muốn đến thì tất nhiên quân và dân Việt Nam sẵn sàng đón tiếp dù trên bình diện nào đi nữa. Hãy luôn nhớ Việt Nam là một đất nước có chủ quyền, không phải dọa dẫm làm chi cho mệt.





Mừng QK Tàu Cộng VN đã làm như thế này để chống cái gì đó đúng hơn là chống dân Việt cho vừa lòng Tàu cộng anh em, hãy xem
http://vtc.vn/2-303705/xa-hoi/200-nguoi-dien-tap-chong-khung-bo-tai-san-bay.htm
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110930/Dien-tap-chong-khung-bo-tai-san-bay-Phu-Bai.aspx
http://dantri.com.vn/c20/s20-523145/dien-tap-chong-khong-tac-tai-san-bay-quoc-te.htm




Về bức điện tối mật của Đại sứ Hoa Kỳ báo cáo về Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng: Khi sự thật bị xuyên tạc (Kỳ II)
(30/09/2011 22:04:40) – “Chúng tôi không bao giờ theo đuổi mối quan hệ với Việt Nam mà phải hy sinh một quốc gia khác, chúng tôi sẽ không theo đuổi mối quan hệ với Trung Quốc mà hy sinh một quốc gia khác” – Negroponte
>> Công bố sự thật bức điện tối mật của Đại sứ Mỹ về Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam (Kỳ I)
>> Năng lượng Mới công bố sự thật bức điện tối mật của Đại sứ Mỹ về Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:
- Tôi nhất trí với ngài. Tôi với ngài Đại sứ thì dường như lúc nào công việc nóng bỏng thì chúng tôi lại gặp nhau.
Negroponte (cười):
- Tôi nghĩ rằng ngài Thượng tướng và ông Đại sứ nên gặp nhau trước khi tất cả các sự việc đó xảy ra.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:
- Ngài Đại sứ Hoa Kỳ, tôi coi như bạn bè. Tôi rất quý trọng ngài Đại sứ. Tôi cũng khẳng định với ngài rằng, trong quá trình quan hệ thì chúng ta cũng thấy được lợi ích của hai quốc gia ở khu vực này có những vấn đề tương đồng với nhau. Trong các cuộc trao đổi với những bạn đồng nghiệp với tôi ở Hoa Kỳ, chúng tôi hiểu rất rõ khu vực chúng tôi đang sinh sống cần phải đảm bảo sự ổn định và hòa bình.
Có người gợi ý với tôi rằng, nên quan hệ với Hoa Kỳ nhằm để chống một nước nào đó. Tôi hỏi họ rằng, tôi thấy nước các ngài cũng quan hệ với Hoa Kỳ, có phải là để chống nước chúng tôi không? Chính sách đối ngoại của Chính phủ Việt Nam là mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau và đôi bên cùng có lợi. Chúng tôi không có ý nghĩ là dựa vào nước này để chống lại một nước khác. Cho nên, thế giới này là thế giới mà các mối quan hệ cùng nhau tồn tại và cùng nhau phát triển.
Như ngài biết, chúng tôi cũng phải giải quyết rất nhiều vấn đề với các mối quan hệ với các nước trong khu vực. Chúng tôi muốn quan hệ tốt với họ, chứ không phải là chống họ. Đặc biệt như Trung Quốc, chúng tôi muốn quan hệ tốt với họ, chúng tôi không muốn gây nên mối bất hòa nào, dù là nhỏ nhất với Trung Quốc. Thời gian qua, Trung Quốc họ thực sự có những quan hệ thúc đẩy rất tốt trên nhiều mặt cho sự phát triển kinh tế hai nước. Nhưng việc biên giới đường lưỡi bò họ đưa ra là không thể chấp nhận được, vì nhiều phần trong đó là chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Vậy các nước nhìn nhận vấn đề này như thế nào.
Chúng tôi rất ủng hộ chương trình về cơ chế đối thoại chiến lược và cái đó chúng ta có thể trao đổi với nhau. Riêng mối quan hệ với đồng nghiệp chúng tôi, có sự cam kết là chúng tôi sẽ đi sâu về vấn đề này. Chúng tôi sẽ thúc đẩy quan hệ với các nước trong tình hình hiện nay. Trên lĩnh vực của chúng tôi, chúng tôi cũng thảo luận và sẽ đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian sắp tới.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng tiếp ông John Hanford, Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ.
Negroponte:
- Vâng, cảm ơn ngài. Tất cả những điều ngài phát biểu đều rất thú vị. Chúng tôi cũng vậy, chúng tôi không bao giờ theo đuổi mối quan hệ với Việt Nam mà phải hy sinh một quốc gia khác, chúng tôi sẽ không theo đuổi mối quan hệ giữa chúng tôi với Trung Quốc mà hy sinh một quốc gia khác. Nhưng mà tôi phải nói rằng, trong những năm vừa qua, nhất là những năm dưới chính quyền Tổng thống Bush thì mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ rất tốt, chúng ta đã có nhiều sự hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực như lĩnh vực an ninh, lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực chiến tranh… cũng giống sự mong muốn của chính phủ ngài và chính phủ của chúng tôi muốn rằng sâu rộng thêm mối quan hệ giữa hai quốc gia chúng ta.
Vấn đề biển Đông giống như ngài đã nói, Chính phủ Hoa Kỳ không về một phía nào cả, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng tất cả những công ty kinh doanh của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này phải có quyền để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của họ tốt. Ngài nói tất cả những hợp tác giữa Bộ của ngài và rất nhiều bộ, ngành khác của Hoa Kỳ, nhất là trong lĩnh vực chống khủng bố, chúng tôi hoan nghênh điều đó. Sau này, nếu ngài có dịp sang Hoa Kỳ, hình như ngài sắp sang Hoa Kỳ thì phải, thì tôi chào đón ngài sang Hoa Kỳ.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:
- Có lẽ sắp tới chúng tôi sẽ có một đoàn thăm Hoa Kỳ, Bộ trưởng của chúng tôi sẽ đi.
Negroponte:
- Vâng, điều đó rất tuyệt.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng gặp Thượng tọa Huyền Quang năm 2008.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:
- Tôi cũng nói với ngài rằng, qua chuyến đi của tôi sang Hoa Kỳ tháng 6 vừa qua thì tôi đã gặp được tất cả các cơ quan liên quan đến hợp tác với chúng tôi, tôi cũng đã đến cơ quan mà ngài đã từng phụ trách, nói tóm lại là chúng tôi đã tìm được tiếng nói chung. Chúng tôi đang xây dựng cơ chế hợp tác để đạt kết quả tốt. Điều đó tôi vẫn đang giấu ngài Đại sứ.
Hôm nay tôi rất vui mừng, ngài là một chuyên gia về Việt Nam, một nhà lãnh đạo biết tiếng Việt, đối với tôi đây là một điều lý thú. Tôi hy vọng ngài sẽ dẫn dắt quan hệ hai nước chúng ta đạt được nhiều thuận lợi. Chúng ta đang xây dựng lòng tin, lòng tin ấy đang ngày càng tăng lên. Chúng ta phải làm sao để cho người dân hai nước chúng ta hiểu rằng nếu mối quan hệ của chúng ta tốt thì mối quan hệ vật chất, tinh thần của họ cũng tốt lên; làm sao chúng ta để cho nhân dân Việt Nam cũng như trong khu vực thấy được vai trò của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đến để giữ gìn hòa bình chứ không phải mang đến chiến tranh.
Như ngài biết, nhân dân Việt Nam rất nhạy cảm về vấn đề này, họ chỉ cần nghe thấy tiếng “Mỹ” là đã hình dung có một vấn đề gì đó rất không bình thường? Cho nên chúng ta phải thúc đẩy quan hệ hai nước để hai bên hiểu rõ về nhau. Ngài thông cảm rằng, đất nước chúng tôi đang trong quá trình đi lên và đang hoàn chỉnh các mối quan hệ xã hội nên tôn giáo cũng có vấn đề. Đời sống người dân tộc cũng đã cải thiện hơn nhiều. Nếu ngài Đại sứ cùng các bộ, ngành khác của Hoa Kỳ giúp đỡ thì sẽ tạo thêm sự thúc đẩy. Tôi nói với ngài rằng, tôi rất ấn tượng với ngài Đại sứ, chúng tôi có những cuộc trao đổi rất thân thiện. Tôi hiểu rằng, nếu ngài Tổng thống Bush không làm xong nhiệm kỳ này, thì chính sách của Mỹ vẫn không có gì thay đổi. Qua các buổi gặp với các cơ quan của Hoa Kỳ, tôi tiên lượng được vấn đề này.
Nói chung, tương lai quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ tốt đẹp. Sau chuyến đi của ngài, ngài cũng sẽ khẳng định được rằng, quan hệ giữa hai nước chúng ta vẫn liên tục phát triển. Tôi đánh giá rất cao vai trò của ngài, trong việc xây dựng mối quan hệ, Bộ Ngoại giao là rất quan trọng.
Negroponte:
- Ý của ngài nói về vai trò của Bộ Ngoại giao là rất quan trọng thì tôi không dám đánh giá, nhưng tôi chia sẻ những ý kiến lạc quan mà ngài vừa phát biểu. Tôi còn nhớ, sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bush, thì ngay ngày hôm sau, sau khi trở về nước, tôi và ngài Tổng thống có gặp nhau và lúc đó ngài Tổng thống đã tỏ ra rất hồ hởi đối với tất cả mối quan hệ giữa hai nhân dân chúng ta. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã có nền tảng rất tốt để tiến lên phía trước. Tôi nghĩ rằng tất cả những điều đó không còn liên quan gì đến chiến tranh cả, nó hoàn toàn liên quan đến lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực y tế hoặc lĩnh vực giáo dục. Cảm ơn ngài ngày hôm nay đã tiếp tôi và tôi mong sẽ trở lại trong tương lai. Sẽ có rất nhiều sự hợp tác với Bộ của ngài.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:
- Có vấn đề gì ngài cứ nói với ngài Đại sứ, ngài Đại sứ sẽ nói với tôi. Tôi với ngài Đại sứ đã có cam kết rồi, hai bên sẽ hợp tác tốt với nhau để giải quyết, thúc đẩy mối quan hệ không chỉ riêng hai chúng tôi. Tôi thấy có nhiều cơ quan của Việt Nam cũng mến ngài Đại sứ. Tôi cũng phải nói với ngài rằng, tôi và Đại sứ đây có hứa ăn cơm với nhau một bữa nhưng vẫn chưa ăn với nhau được. Tôi sẽ xem xét lại ý kiến của ngài, không hiểu tại sao ngài Đại sứ, nhân viên từ Hà Nội vào tận các tỉnh mà không ủy quyền cho TLS, điều này tôi với ngài sẽ tìm hiểu sau.
Hôm nay chúng ta có thể kết thúc tại đây!
***
Ở phần tiếp, chúng tôi sẽ đăng tải những ghi chép về buổi làm việc của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak.
Buổi làm việc được bắt đầu bằng việc Đại sứ Michael Michalak hỏi Thượng tướng về tình hình biển Đông và nói muốn có vai trò tại khu vực này…
(Còn tiếp)
Nguyễn Như Phong/petrotimes/baonangluongmoi
BBC Việt ngữ: Một kiểu làm báo thấp tầm!
Đó là tiêu đề của một bài viết đăng trên Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh số ra ngày 23/4/2010 của tác giả Ngọc Khánh liên quan tới bài “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” của một tác giả là nghiên cứu sinh người Việt ở Mỹ được trang mạng BBC Việt ngữ đăng tải ngày 17/4/2010.
Theo tác giả Ngọc Khánh, trong bản quy tắc biên tập của mình, BBC quy định: Đối với các chủ đề gây tranh cãi, “chúng ta (biên tập viên) phải luôn nhớ rằng phần lớn nội dung của BBC giờ đây đã hiện diện ở nhiều nước trên khắp thế giới… Khi vấn đề rất gây tranh cãi, chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả các quan điểm chính đều được phản ánh trong những nội dung của BBC, có thể bằng một chương trình riêng, một bài viết riêng”.
Tác giả nhận định, có thể thấy các quan điểm sai trái, thiếu hiểu biết và ngụy biện trong các bài viết nêu trên của BBC Việt ngữ chắc chắn là quan điểm gây tranh cãi và khi được đăng tải nguyên vẹn trong một bài viết trên mạng thì nghĩa là chúng đã hiện diện ở nhiều nước trên khắp thế giới.
Ngọc Khánh cho rằng, cách hành xử của BBC Việt ngữ rõ ràng đang đi ngược lại quy tắc biên tập của chính họ. Thêm vào đó, cách xử lý của BBC Việt ngữ sau khi bị độc giả phản ứng dữ dội cũng đang đi ngược lại “truyền thống chuyên nghiệp” mà họ vẫn tự hào.


Tin thứ Bảy, 01-10-2011



Qua chuyện thời sự, bữa nay quốc khánh nước “bạn 16 chữ vàng” và có luôn vấn đề nóng hổi là chỉ còn mươi ngày nữa TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ công du qua đó. Đã có hai đoàn “tiền trạm” nối đuôi nhau đi rồi (chuyện chưa từng có?). Vậy nên, xin được nhắc các báo ráng giữ mình, tránh để sơ xảy, bị kỷ luật vì đưa tin … quá đúng chuyện ngư dân ta tránh bão ở Hoàng Sa bị tàu chiến nước “lạ” tấn công, như 2 báo vừa qua.
Xin bà con nghe tin nầy chớ nóng giận. Giữ cho chuyến viếng thăm của bác Trọng được tiếp đón “long trọng” là điều vô cùng hệ trọng. Nhân đây xin kể một câu chuyện về nghi thức ngoại giao với “bạn” mà BS nghe được để lý giải chút ít cho cái “hệ trọng” đó. Cũng là kinh nghiệm mà chưa chắc các bác lãnh đạo thế hệ này đã biết.
Chuyện là trong một chuyến thăm của cụ Hoàng Tùng, trong vai Bí thư Trung ương, phía “bạn” có tiệc chiêu đãi. Kỳ lạ là trong bữa tiệc thấy toàn là các món … rau muống. Có lẽ “bạn” thương cụ đi xa lâu ngày nhớ thứ “quốc hồn quốc túy” này, nên đem ra đãi chăng? Nhưng cụ Tùng nhà ta rất thắc mắc. Vậy mà có kẻ thúi miệng cứ nghĩ xấu về “bạn vàng”, lại giải thích cho cụ rằng rau muống xứ đó nó kêu bằng món “không tâm thái”, thứ rau rỗng ruột. Thế mà nó đem ra nó đãi cụ, thâm ý của nó là bảo mình toàn lũ đầu óc ruột gan rỗng tuyếch. Láo!
Còn với dàn lãnh đạo thời nay, có thể “bạn” thấy không cần phải thâm thúy quá vậy, không có hiệu ứng tâm lý, nên sẽ có những vấn đề khác, tỉ như “bạn” để các bác nhà mình đứng trơ khấc ra, chờ cả chục phút mới bắt đầu nghi lễ. Lo lắm!
Cũng xin nói thêm để bà con bớt nghi ngại ở “trên” về công tác đối ngoại. Đó là ta cũng rất muốn tỏ ra không lệ thuộc, ý thức được cái sự “đối trọng” giữa các nước lớn, nên cùng thời điểm này sẽ có chuyến công du của bác Chủ tịch nước tới một nước lớn khác, đang thuộc loại “kình địch” với “bạn vàng” của ta. Vui quá!

Tin thứ Bảy, 01-10-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Những viên đá nâng cao Tổ quốc (TT). Ngó trong hình như thể đang “lấp biển” để mở rộng đảo? Những viên đá đầu tiên đã được đặt xuống khu vực đảo Đá Tây để xây dựng công trình “Góp đá xây Trường Sa” – >
Chuyên gia TQ kêu gọi chiến tranh biển – (BBC). – Còn đây là bài trên Hoàn Cầu Thời báo: “Đã đến lúc dạy cho những nước quanh biển Hoa Nam một bài học” –  Time to teach those around South China Sea a lesson(Global Times). Mời bà con đọc và thảo luận bài: Trung Quốc muốn chiến tranh (TTXVH/ Washington Times). – Gadfly prods China ‘elephant’ to punish PHL ‘mosquito’ in Spratlys row (GMA News). – ‘Time for China to Strike Back’ (The Diplomat).
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Trung Quốc “tới chào nhân dịp nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam” chớ không phải để … “tham vấn” chuẩn bị cho chuyến đi mấy bữa nữa, nha! (QĐND).  – Hoạt động kỷ niệm Quốc khánh nước CHND Trung Hoa (ND). Hic! Ngó tên của cái Hội Hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc mà tưởng hội “Vật thể bay Không xác định” của VN: VUFO.
Từ 2-9 đến 1-10 (Bùi Văn Phú). “Giữa lúc nước láng giềng khổng lồ đang hung hăng tấn công ngư dân Việt trên biển Đông, đang khoanh đường lưỡi bò để lấn chiếm lãnh hải Việt Nam thì mọi việc làm xa gần có dính tới Trung Hoa là điều sẽ làm cho người dân bất mãn với nhà nước. Nếu lãnh đạo Việt Nam để những chuyện như thế tiếp tục xảy ra thì từ ngày 2-9 đến 1-10 không phải là thời gian quá xa để chuyển đổi các sinh hoạt lễ hội”.  – Lồng đèn đỏ treo cao và ngày 1/10  —  (Anh Vũ).
THEO VOI HÍT BÃ MÍA…   —  (Cua rận) “Lao Cai tái lập tỉnh vào ngày 10 tháng 10… Bây giờ đổi sang 1 tháng 10. Đứa nào dám cả gan thay đổi lịch sử? Chuyện như vậy phải được Trung ương… có khi phải Bộ Chính trị phê duyệt chứ chuyện bỡn à. Mà Trung ương… đã phê duyệt phải là ngày tốt”.
<-  Quá hấp dẫn! Tập tranh biếm họa đả kích quân bành trướng xâm lược, do Nhà xuất bản Quân Đội nhân dân phát hành năm 1979: Mưu sâu họa càng sâu! – (Blog Du Tử Thành).  – Ảnh: CHÚC MỪNG QUỐC KHÁNH TRUNG HOA(Blog Thành). – Những bức thư đánh giặc (Lê Mai). – Khối châu Á đồng ý chống lại sức mạnh Trung Quốc: Asian Bloc Agrees to Counter China Heft  (WSJ). Mời bà con xem bản dịch của một độc giả ở phần phản hồi bên dưới.
Đương đầu với cuộc “tổng tấn công” của hàng Trung Quốc  —  (Đoan Trang)“Trong sự thảm bại của hàng Việt Nam trên sân nhà, có lẽ người tiêu dùng là ít đáng trách nhất. Bởi ở Việt Nam, thu nhập đầu người thấp, hàng hóa nội địa yếu cả về số lượng và chất lượng, người tiêu dùng quay sang hàng Trung Quốc là điều dễ hiểu. Chúng ta có thể hô hào kêu gọi tinh thần dân tộc và lòng yêu nước ở mỗi con người. Tuy nhiên, điều đó lại thuộc về một câu chuyện khác rồi”.
- Hơn nửa thế kỷ tiến lên con đường XHCN, dân ta sắp sửa (hy vọng) có được lại cái quyền như… cha ông ta đã có dưới thời thực dân Pháp đô hộ rồi bà con ơi! Nhận định ban đầu về Luật Biểu tình – (BBC). Nhưng mà không biết sẽ là “Luật Biểu tình” hay “Luật Hạn chế Biểu tình”, mời xem bài phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: Bất ngờ khi chính quyền soạn thảo luật biểu tình – (RFA). “Tôi cũng hơi ngạc nhiên bởi vì thông thường, làm luật là Quốc hội như ở các nước là do các tiểu ban của Quốc hội làm, nhưng ở Việt Nam thì các anh chính quyền soạn thảo rồi sau đó mới đưa ra trình Quốc hội để thông qua. Do đó các luật thường có hơi hướng của chính quyền, tức là đi vào quản lý hơn là thực hiện các quyền của người dân.” – Luật biểu tình cần đáp ứng nguyện vọng người dân, phù hợp với trào lưu dân chủ – (RFI). - Diễn đàn thảo luận: Góp ý cho Luật biểu tình  – (BBC).
Tôi về Việt Nam tham gia biểu tình – (RFA). Phỏng vấn Việt kiều Đức-”biểu tình viên” Trần Thị Hường. Mời coi: 366. Thư ngỏ gửi Chủ tịch nước của một nữ Việt kiều cùng gia đình đi biểu tình yêu nước, bị bắt giữ, quấy rầy, trục xuất.   – Tưởng Năng Tiến: Chuyện Cái Nhà & Cái Ấm (RFA’s blog). Ở Việt Nam người còn bốc hơi ào ào chứ nói chi đến cái ấm nước sôi. Chỉ trong vòng hai tháng, tháng 8 và tháng 9 năm 2011, đã có cả chục công dân Việt Nam cũng đã “bốc hơi” mất tiêu đấy thôi”.
Mừng sinh nhật Lê Công Định – (DLB). – Con đường của bạn – (DLB). – CHO MỘT NIỀM HY VỌNG – (Mẹ Nấm). – Mời bà con xem lại các bài viết của Lê Công Định trước đây: Bàn về ‘Chính danh’ trong thể chế pháp trị – (BBC). – Tại sao không nên sợ ‘đa nguyên’ (BBC). – Trả lại hào khí Diên Hồng (BBC). – Tính minh bạch trong hoạt động của toà án (Đặc san Nghề Luật). – Vai trò xây dựng án lệ của toà án (Bản tin ĐLS TP).
Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt: Sám hối là khởi điểm  —  (NVCL).  – Thư của một bạn trẻ tân tòng gửi Đức cha Nguyễn Thái Hợp  —  (NVCL)“Con cũng mới biết đến Cha từ lúc hay tin những anh em công giáo ở Vinh bị bắt. Con thật sự rất ngạc nhiên và thậm chí là hơi buồn khi thấy rằng: với vị trí Chủ tịch của Ủy ban Công lý & Hòa bình như hiện nay tại sao Cha lại im lặng?”
Dễ trăm lần không dân cũng chịu… (RFA’s blog). Đáng lý những việc như biểu tình phản đối Trung Quốc là thuộc về người dân, nhà nước chỉ ngấm ngầm quản lý, nay giành về mình… thì dân sẽ buông. Khi người dân buông lỏng hết các công việc vốn thuộc về mình, thì nhà nước chắc chắn bị quá tải, ngày tàn chắc sắp đến.
<- Ông Webb phản đối việc phân biệt đối xử giữa lính ‘Việt Cộng’ và Việt Nam Cộng hòa – Mỹ ngừng khoản tiền tìm hài cốt tử sĩ – (BBC). “Bộ Ngoại giao Mỹ tạm ngừng khoản chi 1 triệu đôla cho chương trình giúp tìm lính Việt Nam mất tích trong chiến tranh sau khi chính phủ ở Hà Nội từ chối tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng Hòa.” – Mỹ ngưng viện trợ Việt Nam tìm kiếm hài cốt liệt sĩ (VOA).
Đổi mới hoạt động QH: Bắt đầu từ thủ tục “kính thưa” (PLTP). Hic! Chuyện Ba Sàm đã bàn từ … 4 năm trước, hỏng chịu sửa, giờ “mới” cái nỗi gì: 32. Kính thưa …ai ?! – Cần đổi mới hoạt động Quốc hội ngay từ Kỳ họp hai (TQ).
Hội nghị, hội thảo (Nhân dân). “Từ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc, Việt Nam nhận thấy rằng không thể nhập khẩu công nghệ mãi mà phải xây dựng tiềm lực về công nghệ cho chính mình.” Đến giờ mới nhận ra?
KINH TẾ
- TS Lê Đăng Doanh – Cà phê cuối tuần: “Cần có đổi mới lần hai” (VnEconomy). “…đổi mới lần này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của bộ máy, chính sách, phải tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ những ung nhọt đang gây ra những căn bệnh kéo dài của nền kinh tế và xã hội. Có thể, một số nhóm lợi ích đang được hưởng lợi lớn sẽ không ủng hộ một cuộc đổi mới như vậy…”.
Muốn bán BVH, SCIC phải xin ý kiến Thủ tướng – đừng tưởng ổng không muốn ôm ba chuyện nhỏ nhặt nầy nha (Gaffin.vn/ĐTCK).
Tiền vẫn chảy vào hệ thống ngân hàng chớ không phải chạy qua cứu bất động sản đâu mà mơ (Gafin.vn/TBNH).
- Nguyễn Xuân Nghĩa: Euro Zero – (Viet Tribune/ Dainamax).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Hoan hô Quảng Nam tạm dừng dự án Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng (CP). Nhưng là “để rà soát lại từng hạng mục nhằm thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 11/NQ – CP của Thủ tướng Chính phủ về tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cắt giảm đầu tư công”  chớ không phải – Tạm dừng dự án tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng là vì “nhận được nhiều phản hồi lo ngại từ dư luận khi kinh phí đầu tư từ 81 tỉ đồng được phê duyệt ban đầu tăng lên 411,2 tỉ đồng” như trong nội dung tin của NLĐ đâu nha. Vậy ta chỉ nên hoan hô ngập ngừng thôi.  – Nhân đây mời coi hình ảnh tương phản này: Bảo tàng và 300.000 đồng trợ cấp cho giáo viên (TBKTSG).
- Xung quanh việc bổ nhiệm Lý Nhã Kỳ làm đại sứ du lịch Việt Nam: Vội vã sinh ra bất cập ! (NLĐ).  – Nói chuyện với Bộ về đại sứ… (PLTP).  – Ai có thể làm đại sứ du lịch Việt Nam? (LĐ). – Lý Nhã Kỳ, tôi chọn em! (Quê choa).
Khai mạc lễ hội văn hóa Đông Dương tại Pháp mà có mấy dòng thôi, không có ảnh (SGGP).
<- Westlife đổ bộ Hà Nội tiếp theo cơn bão (IONE). Không còn nổi mấy, không hợp “gu” giới trẻ thời nay vẫn khoái các ban nhạc Hàn, thời tiết bất lợi, vé đắt, sân bóng quá rộng, xa trung tâm TP, trúng quốc khánh Trung Quốc, … e nhà tổ chức lỗ nặng.
Tại sao chỉ là bóng đá? (Trương Duy Nhất). “Thế thì tại sao không giải thoát khỏi sự ngột ngạt đó, đạp đổ nó đi, tự dắt tay nhau tạo cho mình một cuộc chơi khác. Sân văn sân báo và nhiều loại sân khác cũng ngột ngạt, bó bức khác gì sân bóng. Để thay chuyển cần phải có những bầu Kiên bầu Đức. Không có được những bầu Kiên bầu Đức thì đừng mong ở sự thay chuyển nào”. – Mời xem lại: Bao giờ có một Bầu Kiên trong Quốc Hội? (Quê choa).
- Ông Đoàn Nguyên Đức: “Ngày mai tôi nghỉ…” (PLTP). – Cách mạng bóng đá (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Công ty “ma” mua bán luận văn (TT). Nhiều sinh viên mua CD luận văn của Công ty luận văn Siêu Tốc (Q.9) để xào nấu thành luận văn của mình ->
<- Ông Ngô Trần Ái, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam, nơi bao năm nay vẫn độc quyền sách giáo khoa, góp phần dìm nền giáo dục xuống bùn: Vài chuyện hậu trường giảm tải sách giáo khoa (PLTP).
Hội nghị AFES 2011 (Nguyễn Văn Tuấn). “Chúng ta là nước chủ nhà có vinh dự đứng ra tổ chức, chúng ta cần phải chứng tỏ cho đồng nghiệp ASEAN và thế giới biết được tiềm năng và thực lực khoa học của Việt Nam”.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Bão Nesat đổ bộ Việt Nam – (BBC). – Bão lụt tại Việt Nam, 15 người chết  (VOA). –Hàng ngàn người sơ tán tránh bão Nesat – (RFI). – Đồng Tháp dồn sức đối phó lũ lớn (Nhân dân). – Bão mới, giật cấp 15 – 16 gần biển Đông(PLVN). – Nông dân trắng tay vì vỡ đê bao hàng loạt – (RFA). Lao động giúp dân, cực thấy mồ, mà đóng bộ thiệt ngon – lỗi không hẳn ở các chú công an, bộ đội, mà tại cái thằng “đạo đức giả” thời nay nó đã ngấm vô cùng khắp, vô cánh nhà báo muốn đưa hình lên “cho nó đẹp” – >
- Hạn chế hoặc cấm lưu thông trong thời gian thích hợp đối với mô tô, xe máy trên một số tuyến phố: Chính sách giật cục (PLTP).  – Cấm xe máy vào thành phố: nhiều ý kiến trái chiều (TBKTSG).  - Tụ tập ban đêm sẽ bị kiểm tra, xử phạt (PLTP). Nhưng là đua xe, hỏng phải nói chuyện biểu tình.
<- “Người làm sao, của chiêm bao làm vậy” – Công viên Tuổi trẻ thủ đô sau hơn 10 năm vẫn “hoang dã” (LĐ).
QUỐC TẾ
Lãnh đạo đảng cầm quyền Hàn Quốc thăm Bắc TT – (RFI). – Chủ tịch đảng cầm quyền Nam Triều Tiên thăm chớp nhoáng miền Bắc  (VOA). Chủ tịch đảng Quốc Ðại Hong Joon-pyo (thứ nhì từ phải) nhìn một công nhân Bắc Triều Tiên đang làm việc khi ông đến thăm một xí nghiệp trong khu công nghiệp Kaeson hôm 30/9/11 – >
* RFA: + Sáng 30-09-2011
* RFI: 30-09-2011