Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Công hàm Phạm Văn Đồng: Khúc xương mắc nghẹn

2011-07-22
Việt Nam đã có một bước thay đổi đáng kể, khi một tờ báo chính thức trực tiếp biện hộ cho công hàm Phạm Văn Đồng 1958.
AFP PHOTO
Bản đồ hình lưỡi bò Trung Quốc công bố chủ quyền trên biển Đông.

Đúng ra Nhà nước phải công khai quan điểm về bản công hàm mà Bắc Kinh sử dụng như lá bài tẩy về chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa.

Bức tường im lặng

Trong suốt những năm tháng gây căng thẳng trên Biển Đông, Trung Quốc luôn trưng dẫn công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng, theo đó Việt Nam tán thành Tuyên bố 4/9/1958 của Thủ tướng Chu Ân Lai về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền Trung Quốc kể các các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa theo tên gọi Việt Nam).
Trong trường hợp này phải chứng minh được là thái độ Việt Nam trước công hàm Phạm Văn Đồng và sau công hàm Phạm Văn Đồng có đồng nhất với nhau hay không.
Thạc sĩ Hoàng Việt
Báo Đại Đoàn Kết ngày 20/7 vừa qua có bài viết đề cập thẳng vào nội dung bản công hàm 1958, một sự kiện mà nhiều người gọi là phá vỡ bức tường im lặng, về một vấn đề mà chính phủ Việt Nam không hiểu vì sao chưa lên tiếng, trong khi Trung Quốc thì tận dụng mọi lúc mọi nơi đặc biệt là trên truyền thông báo chí.
Tờ báo chính thức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng Sản Việt Nam, mô tả hành động của Trung Quốc là xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm 1958 cũng như về điều gọi là hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Báo Đại Đoàn Kết nhấn mạnh, việc Trung Quốc giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.  

Giá trị pháp lý của công hàm?

Đáp câu hỏi của Nam Nguyên về giá trị pháp lý của công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thạc sĩ Hoàng Việt giảng viên môn Luật Quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM nhận định:
1958_diplomatic_note_from_phamvandong_to_zhouenlai200.jpg
Công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng. File Photo.
“Lúc đó không có ông nào ở miền Bắc có quyền nói chuyện về công nhận Hoàng Sa Trường Sa được. Bởi vì lúc đó theo Hiệp định Geneve 1954 chia đôi hai miền Nam Bắc, rõ ràng là một bên từ vĩ tuyến 17 trở ra là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và một bên từ vĩ tuyến 17 trở vào là Việt Nam Cộng Hòa. Rõ ràng hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa, còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì có tư cách gì mà nói đến. Thứ hai là phải xem xét bối cảnh của việc ra cái công hàm ấy như thế nào, theo một số báo chí và đặc biệt bài viết của TS Từ Đặng Minh Thu (*Đại học Sorbonne Pháp) phân tích ra, Trung Quốc cho rằng Việt Nam như thế đã công nhận và nếu không công nhận thì sẽ vi phạm cái estoppel trong luật pháp quốc tế. Thế nhưng để chứng minh được estoppel thì lại là một vấn đề khác. Cho nên tôi cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng nó không có giá trị pháp lý gì nhiều cả.” Thạc sĩ Hoàng Việt cũng giải thích thêm về khái niệm estoppel mà Trung Quốc viện dẫn để ràng buộc công hàm Phạm Văn Đồng. Ông nói:
“Trong luật quốc tế, estoppel bắt đầu từ nội luật của một số quốc gia ở phương tây trong đó đưa ra vấn đề là, anh đưa ra một tuyên bố và sau đó không được nói ngược lại tuyên bố đó, nhưng cái nói ngược đó phải gây bất lợi cho nước khác. Thế thì trong trường hợp này phải chứng minh được là thái độ Việt Nam trước công hàm Phạm Văn Đồng và sau công hàm Phạm Văn Đồng có đồng nhất với nhau hay không. Thứ hai là tuyên bố Phạm Văn Đồng có gây bất lợi gì cho Trung Quốc hay không. Vấn đề này cần chuyên môn sâu. Cá nhân tôi cho rằng nghiên cứu để xem hình thành estoppel thì công hàm Phạm Văn Đồng này vẫn chưa đủ để nó cấu thành estoppel như vậy được.”
Chúng tôi nêu câu hỏi ghi nhận từ nhiều diễn đàn mạng cho rằng, cần xem xét nội dung công hàm Phạm Văn Đồng dưới nhiều góc độ khác nhau. Nếu nội dung đó không có giá trị ràng buộc gì thì tại sao Nhà nước Chính phủ Việt Nam không công khai lên tiếng về vấn đề này và cho đến nay mới chỉ có một tờ báo đề cập tới. Thạc sĩ Hoàng Việt trình bày nhận định của ông:
Tuyên bố này theo luật pháp quốc tế có cấu thành một tuyên bố được thừa nhận hay không. Nếu đã ra một tuyên bố thì anh không thể nói ngược lại cái tuyên bố của mình.
Thạc sĩ Hoàng Việt
“Ví dụ bây giờ tranh chấp đưa ra Tòa án Quốc tế thì tuyên bố này theo luật pháp quốc tế có cấu thành một tuyên bố được thừa nhận hay không. Nếu đã ra một tuyên bố thì anh không thể nói ngược lại cái tuyên bố của mình và ảnh hưởng tới lợi ích của bên kia được. Thế nhưng chiếu theo luật pháp quốc tế, tôi xin nhắc lại bài viết rất sâu sắc của TS Từ Đặng Minh Thu và bài viết của Đại Đoàn Kết mới đây đã nhắc lại là, nếu Trung Quốc nại ra cái estoppel thì phải chứng minh việc đó, mà theo các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về estoppel đó thì tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng khó đạt được estoppel. Thứ nhất tuyên bố Phạm Văn Đồng đưa ra trong bối cảnh đã được nói nhiều rồi, còn vì sao chính quyền Việt Nam nói chung lại không đả động về vấn đề này, thì tôi nghĩ rằng khi nó đã không có giá trị pháp lý gì thì mình không cần phải nói tới. Thứ hai giả sự tình huống cần phân xử ở Tòa án Quốc tế Liên Hiệp Quốc thì khi đó cần tiếng nói chính thức.”
Trong bài viết mới đây đăng trên Vietnam Net nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan nhận định rằng: “Tình hình càng phức tạp càng cần phải vận dụng nhuần nhuyễn những truyền thống, những bài học lớn đã thu lượm được trong suốt chiều dài lịch sử từ ngày Nhà nước Việt Nam mới ra đời đến nay. Dũng khí cần song hành với mưu lược, nhiệt huyết cần đi đôi với sự tỉnh táo, có trái tim nóng chưa đủ mà cần có cái đầu lạnh.”

Không thể bán cái không có

Cũng có những người với lý luận bình thường cho rằng khó loại bỏ một công hàm do Thủ tướng một quốc gia ký, nhưng có điều người ta không thể tặng ai hay bán cho ai một cái gì mình không có. Đây cũng là điều may mắn để còn chỗ cho những lập luận.
Thạc sĩ Hoàng Việt nêu ý kiến của riêng ông về chuyện gọi là tỉnh táo trong xử lý: 
Thực ra công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý gì nhiều. Thứ hai rõ ràng cách nói theo kiểu Phạm Văn Đồng chỉ là nói nước đôi.
Thạc sĩ Hoàng Việt
“Trong một số hội thảo chúng tôi cho rằng, thực ra công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý gì nhiều. Thứ hai rõ ràng cách nói theo kiểu Phạm Văn Đồng chỉ là nói nước đôi, cho nên mọi sự giải thích của nó có thể là sự suy diễn và vì thế cũng chưa cần phải trả lời vấn đề đó. Đương nhiên bây giờ chỉ ra những cái bất hợp lý của Trung Quốc thì cũng có những cái Nhà nước đứng ra nói chuyện được, có những cái có lẽ để những nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm mang tính chất khách quan hơn sâu sắc hơn.”
Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, Luật Sư Nguyễn Văn hậu, Trưởng ban Tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM nhận định về việc bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. 
“Quốc hội khóa 13 Nhiều vị đại biểu đề nghị Quốc Hội nên ra một nghị quyết về Biển Đông, điều này đã được nói công khai... Trong kỳ họp thứ nhất vừa khai mạc Quốc hội nghe tường trình về vấn đề Biển Đông. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc ra thông báo nói về ý kiến của cử tri, nhân dân bày tỏ thái độ bất bình việc một số tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đã gây ảnh hưởng không tốt cho quan hệ hai nước, nhiều cử tri cũng đề nghị thẳng Nhà nước Việt Nam phải có những đối sách.”
Ngay sau khi Báo Đại Đoàn Kết có bài giải thích về công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chúng tôi ghi nhận Vietnam Net đã đăng lại nhưng phản ứng sôi nổi gấp bội là trên các mạng xã hội với hàng triệu người truy cập. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn luôn là một khúc xương mắc nghẹn dù lúc đó ông chẳng thể cho, tặng hay bán một tài sản mà mình không sở hữu.

Mỹ, Trung: ai sụp đổ trước?

Hiện nay, một ý kiến rất phổ biến cho rằng, Mỹ sẽ sụp đổ, nếu như không phải là trong 2-3 tới thì cũng chắc chắn sau 5-10 năm.


LTS: Bài viết có tính tham khảo, không nhất thiết là quan điểm của ....
Quả thực, Mỹ có những vấn đề to lớn: nợ nhà nước khổng lồ, kinh tế trì trệ, nạn thất nghiệp, các đối thủ cạnh tranh thế giới mạnh lên, mất vị thế bá chủ toàn cầu, khả năng đồng đô la mất vị thế đồng tiền thế giới… Nhưng trong thập niên 1930, Mỹ cũng đã có những vấn đề lớn: cuộc đại suy thoái (1929-1939), trong nước thậm chí đã xảy ra một thứ “nạn đói” mà nay người ta không thích nhớ lại. Thế chiến II đã thay đổi tất cả, Mỹ từ vị thế một trong các đại cường đã trở thành một siêu cường. Kịch bản này cũng có thể lặp lại, đúng hơn là người ta đã đang cố lặp lại.

Trung Quốc trong hai thập niên qua đã trỗi dậy nhanh, nhưng trong sự phát triển nhanh chóng này ẩn tàng mối đe dọa khủng khiếp về sự sụp đổ và suy vong cũng nhanh chóng như thế. Bắc Kinh hiện nay đang cuống cuồng tìm kiếm những con đường giải quyết những vấn đề lớn như:

- Dân cư quá đông ở các tỉnh có khí hậu thuận hòa và hạ tầng phát triển. Đó là khu vực thủ đô và các tỉnh duyên hải, trong khi đó tồn tại những sa mạc và vùng đất bỏ hoang mênh mông rộng lớn. Để làm việc đó, chính phủ Trung Quốc với tốc độ đẩy nhanh đang khai phát khu tự trị Tây Tạng, khu tự trị Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ, và Mãn Châu Lý (các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh). Bằng cách đó, họ đang cố gắng giải quyết vấn đề không gian sống.
Mật độ dân số Trung Quốc năm 2005
- Vấn đề dân tộc. Trong hình dung của nhiều người, Trung Quốc có sự đơn nhất về chủng tộc, nhưng thực ra sinh sống ở đó là gần 55 dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có các phong tục, tập quán riêng, ngôn ngữ riêng. Bởi vậy, trong khi tiến hành thực dân hóa mạnh mẽ các khu vực Tây Tạng, Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ, Mãn Châu Lý, Bắc Kinh đồng thời muốn ngăn chặn khả năng chia rẽ đất nước theo dấu hiệu dân tộc. Các cơ quan đặc vụ Anglo-Saxon và các tổ chức tư nhân đang biết khôn khéo chơi “lá bài dân tộc”. Các phần tử cực đoan Hồi giáo, các phần tử ly khai Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ có thể trở thành công cụ đắc lực để chia rẽ Trung Quốc khi xảy ra tình trạng bất ổn kinh tế-xã hội Trung Quốc.
- Phe Anglo-Saxon có thể chơi “con bài dân chủ hóa” Trung Quốc, bởi lẽ các thế hệ trẻ dân thành thị Trung Quốc đã say mê với “những thú vui cuộc sống”. Về nguyên tắc, ở Trung Quốc đã và đang diễn ra các quá trình làm quen với “giá trị dân chủ” - năm 1997, tình dục đồng giới đã không còn bị coi là tội phạm hình sự, năm 2001, nó không còn là sự lệch lạc tâm lý, năm 2009 ở Thượng hải đã diễn ra festival đầu tiên của các thiểu số tình dục đồng giới.

Ở Trung Quốc đã hồi phục hủ tục gọi là “chim hoàng yến vàng” đã có hơn 2.000 năm tuổi. Tập quán này có cái tên đó là vì “các ông chủ” nâng niu, chăm chút những bồ nhí, nuôi dưỡng họ trong các ổ tò vò rồi đưa đi chơi bời. Nó liên quan tới sự tăng trưởng kinh tế và nạn tham nhũng trong giới quan chức, “chim hoàng yến vàng” đã trở thành dấu hiệu đặc trưng phải có đối với các nhà hoạt động đảng, quan chức và doanh nhân, tượng trưng cho địa vị của họ. Và điều đó xảy ra khi hàng triệu đàn ông trẻ không kiếm đâu ra vợ. Nếu như cuộc cách mạng tình dục bao trùm nước Nga vào đầu thập niên 1990, thì Trung Quốc bị nó tràn ngập vào những năm 2000. Và có vô số dấu hiệu như vậy.
Kịch bản thì đã được kiểm nghiệm rất tốt ở Liên Xô: “cải tổ”, “công khai” và “trình diễn chủ quyền”.
- Vấn đề “kẻ thù tứ phía”, Mỹ trong mưu toan gây mất ổn định và làm tan vỡ Trung Quốc đang sẵn lòng ủng hộ đa số các nước láng giềng của Trung Quốc. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ cũng vui lòng hậu thuẫn cho các quá trình này. Họ cần một nước Trung Quốc yếu ớt, bị xâu xé bởi những mâu thuẫn. Tốt hơn nữa là xảy ra cuộc nội chiến ở Trung Quốc để có thể trông cậy vào ông tướng hay tỉnh trưởng “của mình”.
Như vậy, Mỹ có thể giải quyết các khó khăn của mình bằng cách gây rắc rối ở Trung Quốc. Thế giới sẽ bị rung chuyển bởi thảm họa ở Trung Quốc và tất cả sẽ kiếm được lợi cho mình, sẽ giải quyết được các vấn đề của mình là các phần tử Hồi giáo, ly khai, dân tộc chủ nghieax, Tokyo, Đài Loan, Việt Nam (có thể giành lại quần đảo Hoàng Sa), Ấn Độ, Mỹ. Đài Loan nói chung có thể sử dụng làm “con ngựa thành T’roa" sau khi khôi phục được Quốc dân đảng toàn Trung Hoa.
Kịch bản phát động các quá trình hủy diệt ở Trung Quốc có thể là “sự sụp đổ của đồng đô la”, đồng tiền này sẽ vẫn bị kiểm soát hoàn toàn, nhưng Mỹ sẽ chuyển sang đồng amero, còn Trung Quốc sẽ bị tẽn tò với lượng dự trữ đô la khổng lồ nhất thế giới (khoảng 3.000 tỷ USD). Bắc Kinh hiểu rõ điều này nên trong những năm gần đây đang cố gắng thoát khỏi đồng đô la bằng cách đầu tư đô la vào các dự án hạ tầng trong nước, ở châu Phi, Mỹ Latinh, các nước Arab và thậm chỉ cả châu Âu.
Đây chỉ là một kịch bản. Washington đã khởi động “làn sóng” ở châu Phi, các nước thế giới Arab, Pakistan cũng lĩnh đòn. Thêm một cuộc chiến tranh thế giới đang cận kề. Kết quả của nó phe Anglo-Saxon có thể trở thành dự án thống trị trên toàn cầu.
  • Nguồn: Aleksandr Samsonov / TW, 6.6.11.
http://www.newsru.ru/world/11jun2009/gayparad.html
http://www.newsru.ru/world/23nov2005/lovers.html
http://www.newsru.ru/world/14dec2005/seksrev.html
http://ru.wikipedia.org/wiki/Население_Китайской_Народной_Республики
http://www.rbcdaily.ru/2010/12/23/world/562949979454855
http://www.dokumentika.org/ekonomicheskoe-oruzhie/kitay-vikupit-chast-dolgov-stran-evrozoni
http://info.artelsat.ru/africa/general/_31012007.html
http://topwar.ru/3950-kitajskij-gigant-vnutrennie-problemy.html
http://topwar.ru/3988-kitajskij-gigant-vnutrennie-problemy-chast-2.html
http://topwar.ru/3589-anglo-saksonskij-mir-protiv-zheltogo-drakona.html

Ukraine bán tháo công nghệ quân sự cho Trung Quốc

Trong những năm gần đây, Kiev đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật quân sự, mà đúng hơn là bán tống bán thảo công nghệ quân sự Liên Xô cho Trung Quốc.


Trung Quốc đã chiếm hữu được công nghệ đóng tàu đổ bộ đệm khí Zubr
Xu hướng này còn được thể hiện cả trong lĩnh vực công nghệ vũ khí trang bị hải quân, máy bay quân sự và chế tạo động cơ.

Đó là vì 2 lý do: một là, Trung Quốc nay đã không thể nhận được từ Nga cái mà họ từng dễ dàng nhận được trước đây, trong khi nhu cầu du nhập công nghệ cao vẫn cao như cũ; và hai là, Bắc Kinh có khả năng chi trả, còn Kiev lại cần tiền.

Kiev không phải láng giềng của Trung Quốc nên việc Trung Quốc gia tăng nhanh sức mạnh quân sự chẳng phải là vấn đề đối với họ.

Hợp tác trong lĩnh vực vũ khí trang bị không quân

- Trung Quốc đang hợp tác với hãng Antonov tiến hành hàng loạt chương trình hợp tác: thiết kế máy bay chở khách phản lực tầm khu vực ARJ 21, hiện đại hóa máy bay vận tải Y8. Bắc Kinh quan tâm đến cả các máy bay An-148 và An-158, sửa chữa các máy bay An-12, An-24, An-26, An-30 mà họ hiện có.

Hai năm trước, hãng ANTK Antonov và Trung Quốc đã ký “Biên bản về việc hỗ trợ Trung Quốc phát triển các máy bay vận tải quân sự hạng nặng”.

Tiêm kích trên hạm sao chép công nghệ Su-33 do Ukraine cung cấp
- Hiện nay, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Ukraine, Trung Quốc đang xây dựng một ống thổi khí động lớn để thổi các máy bay vận tải quân sự hạng nặng. Đây sẽ là phòng thí nghiệm khí động lớn nhất Trung Quốc.

Bắc Kinh dự định với sự giúp đỡ của Ukraine sản xuất một loại máy bay vận tải quân sự hạng nặng nội địa.

- Ukraine đang hợp tác với Trung Quốc trong chương trình chế tạo máy bay huấn luyện chiến đấu mới của Trung Quốc L-15.

Theo hợp đồng, năm 2011-2012, Kiev sẽ chuyển giao cho Trung Quốc lô đầu tiên động cơ sản xuất loạt AI-222-25F dành cho L-15. Cũng có khả năng sẽ có các đơn đặt hàng mới và hợp tác hai bên sản xuất các động cơ này.

Hợp tác trong lĩnh vực vũ khí trang bị hải quân


- Công ty quốc doanh trách xuất khẩu vũ khí Ukraine (Ukrspetsexport) đang tích cực tham gia chương trình đóng tàu sân bay nội địa của Trung Quốc và phát triển trang thiết bị mới hiện đại cho tàu sân bay Thi Lang (tàu Varyag sửa chữa, nâng cấp).

Mặc dù ban đầu, tàu này được mua từ Ukraine (nó được đóng ở Nilolayev) với lý do giả mạo là làm casino, cuối cùng nó sẽ trở thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc với chức năng chính là tàu huấn luyện với khả năng chiến đấu nhất định.

Rõ ràng là Trung Quốc đã có được toàn bộ tài liệu kỹ thuật-thiết kế con tàu này. Vậy là Liên Xô lại là “cha đẻ” của hạm đội tàu sân bay Trung Quốc.

Cái tên Trung Quốc của nó có tính tượng trưng cao - Thi Lang là tên vị đô đốc vào năm 1861 đã thống nhất đảo Đài Loan với Hoa lục. Dĩ nhiên là chính quyền Đài Loan chẳng vui vẻ gì với những thông tin đó.

Thi Lang sẽ được trang bị các động cơ Ukraine. Họ đã chuyển giao công nghệ sản xuất turbine khí DN80 cho phía Trung Quốc. Nhà máy Harbin sẽ là cơ sở chủ yếu ở Trung Quốc sản xuất động cơ cho tàu quân sự.

- Tàu sân bay Thi Lang sẽ được trang bị các tiêm kích trên hạm J-15 Cá mập bay được chế tạo dựa trên mẫu chế thử Su-33 của Nga mà Bắc Kinh mua được từ Kiev vào năm 2005.

- Trên cơ sở tổ hợp mặt đất huấn luyện phi công tàu sân bay NITKA của Ukraine, Trung Quốc đã xây dựng được một tổ hợp huấn luyện phi công tàu sân bay. Một mô hình tàu sân bay đủ kích thước bằng bê tông với đường băng cất/hạ cánh và tháp chỉ huy đã được xây dựng cách không xa thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Hai trung tâm tương tự nữa đang được xây dựng ở các tỉnh Liêu Ninh và Thiểm Tây - chúng bắt đầu được khởi công vào năm 2010.

- Kiev sẽ bán cho Trung Quốc 4 (theo các nguồn khác là 2) tàu đổ bộ đệm khí Zubr, 2 chiếc đóng ở Ukraine, 2 chiếc ở Trung Quốc với sự tham gia của các chuyên gia đóng tàu Ukraine. Phía Trung Quốc muốn học cách thiết kế các tàu kiểu như Zubr. Trên các tàu này sẽ lắp đặt vũ khí và hệ thống điều khiển hỏa lực do Trung Quốc sản xuất.
  • Nguồn: A. Samsonov // TW, 10.6.2011.

Việt Nam "biếu không" điện cho Trung Quốc?


 Thứ Bảy, 23/07/2011 --- cập nhật 10:43 GMT+7


Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ngành điện Lào Cai - nơi được uỷ quyền hợp đồng mua điện, để tìm hiểu rõ nguyên nhân và được biết có thời gian điện không tiêu thụ hết đã chảy ngược sang Trung Quốc qua đường đấu nối từng nhập khẩu điện là có thật.
Theo báo cáo của Công ty Điện lực Lào Cai, tháng 5/2011 Công ty được ủy quyền ký mua điện Trung Quốc 37 triệu kWh, chỉ tiêu thụ 27,13 triệu kWh. Do lượng điện Lào Cai không tiêu thụ hết nên các nhà máy thủy điện của Lào Cai sau khi hoà vào lưới điện đã có 52 lần phát công suất ngược sang phía Trung Quốc, công suất phát ngược lớn nhất là 20MW, tổng sản lượng phát ngược là 42.900 kWh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng điện chảy ngược sang Trung Quốc, do các nhà máy thủy điện tập trung phát vào giờ cao điểm, trong khi đó các nhà máy phốt pho lại ngừng sản xuất vào giờ cao điểm đã dẫn đến vào giờ cao điểm công suất điện lớn hơn phụ tải, đường dây 110KV Hà Khẩu - Lào Cai điều tiết giữ mức công suất dưới 5MW, khi phụ tải dao động dẫn đến điện từ Việt Nam phát ngược sang Trung Quốc.
Công nhân Điện lực vận hành các trạm biến áp. (Ngọc Hà - TTXVN)
Lượng điện này không được trừ vào sản lượng điện đã nhập sang Việt Nam theo hợp đồng từ đầu năm mà đành "biếu không" cho bên bán là điện lực Vân Nam (Trung Quốc). Nguyên nhân chủ yếu do đơn vị quản lý, điều phối chưa lường trước được trong năm sẽ có thêm một số nhà máy thủy điện nhỏ trên địa bàn được đưa vào sử dụng đủ khả năng tự cân đối nguồn điện tại địa phương mà đã ký hợp đồng nhập khẩu điện với đối tác Trung Quốc (lượng điện nhập hàng năm từ 1/10/2004 đến nay là 350-360 triệu kWh).
Điểm bất cập trong công tác quản lý cũng như thiếu chặt chẽ trong hợp đồng mua điện với đối tác Trung Quốc thể hiện rõ nhất ở việc điều tiết lượng điện vào giờ cao điểm.
Công ty Điện lực Lào Cai mua điện trên địa bàn của 17 nhà máy thủy điện nhỏ, với tổng công suất lắp máy là 128MW. Theo hợp đồng, những nhà máy thủy điện này đã đưa điện lên lưới, trong khi đó các nhà máy Phốt pho vàng, Phốt pho Việt Nam, Phốt pho Đông Nam Á, Phốt pho Đức Giang, Luyện đồng Lào Cai, Tuyển đồng Sin Quyền là những cơ sở tiêu thụ điện năng lớn lại thực hiện tiết kiệm điện hạn chế sản xuất giờ cao điểm nên mới có lượng điện dư thừa chảy ngược sang Trung Quốc.
Ông Lê Đức Chùng, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Lào Cai thừa nhận một thực tế khắt khe khách quan theo hợp đồng, đó là: Điện mua của Trung Quốc không được kết nối vào mạng lưới điện quốc gia, sản lượng điện tổng thể hàng năm từ 350-360 triệu kWh được chia ra từng tháng theo nhu cầu điện của Việt Nam, Công ty Điện lực Lào Cai đăng ký sản lượng điện hàng tháng, nếu tiêu thụ dưới hoặc vượt quá ± 5% thì bị phạt.
Thực tế Công ty Điện lực Lào Cai đã nhiều lần bị phía Trung Quốc phạt, tháng bị phạt cao nhất là 56.000 USD.
Lý giải của phía Trung Quốc là vì phía họ "cũng phải ký hợp đồng mua điện của các nhà máy phát điện". Còn việc phía bạn không đồng ý cho Lào Cai kết nối vào lưới điện chung của Việt Nam là để "cho dễ điều hành"!?.
Thành ra, lượng điện thừa không được điều hoà vào lưới điện quốc gia của Việt Nam mà lại chảy ngược sang Trung Quốc vì hiện nay không có đường truyền tải 220KV từ Lào Cai về xuôi. Được biết, sản lượng điện Công ty Điện lực Lào Cai thay mặt cho Tổng Công ty Điện lực miền Bắc mua của Trung Quốc, chỉ phục vụ cho hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
Cũng theo ông Lê Đức Chùng, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Lào Cai, để khắc phục khủng khoảng... thừa như hiện nay, Công ty đã yêu cầu các nhà máy sản xuất tiêu thụ điện năng lớn mua điện chạy vào giờ cao điểm. Mặt khác yêu cầu các nhà máy thủy điện tiết giảm công suất và cam kết thực hiện Quy trình vận hành điều tiết trong trường hợp thừa, thiếu công suất.
Đầu tháng 7/2011, Cty Điện lực Lào Cai được sự nhất trí của Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã tiến hành sửa chữa và đưa trạm điện 220KV Dốc Đỏ vào vận hành, kết nối các nhà máy thuỷ điện Mường Hum, Ngòi Xan 2, Nậm Hô vào đường dây 220KV. Trước đây các nhà máy này kết nối vào đường dây 110KV để cung cấp điện cho khu vực công nghiệp Tằng Loỏng, nếu thừa sẽ chuyển về Yên Bái, giải quyết được tình trạng điện chảy ngược sang Trung Quốc.
Tập đoàn Điện lực cũng đã có kế hoạch xây dựng trạm biến áp 220KV với hai máy biến thế tổng công suất 250MW và hai đường dây điện 220KV để kết nối với lưới điện quốc gia, tổng kinh phí khoảng gần 2.000 tỷ đồng. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để sẵn sàng thu nhận một lượng điện khá lớn từ nhà máy thuỷ điện: Bắc Hà, Séo Chong Hô, Sử Pán 2… sau khi các nhà máy đi vào vận hành trong thời gian tới.
 
Theo Tin Tức

U.S. calls for more clarity on South China Sea claims

NUSA DUA, Indonesia | Sat Jul 23, 2011 12:22am EDT

(Reuters) - Secretary of State Hillary Clinton on Saturday calledon rivals in the disputed South China Sea to back up territorial claims with legal evidence -- a challenge to China's declaration of sovereignty over vast stretches of the region.
"We also call on all parties to clarify their claims in the South China Sea in terms consistent with customary international law," Clinton said in remarks at Asia's largest security conference.
"Claims to maritime space in the South China Sea should be derived solely from legitimate claims to land features," Clinton said.
The South China Sea row has taken center stage at this week's meeting of the ASEAN Regional Forum on the Indonesian island of Bali, where the United States, China and Southeast Asian nations have discussed the future of the potentially resource-rich region.
China, Taiwan, and four ASEAN members -- the Philippines, Malaysia, Brunei and Vietnam -- all claim territory in the South China Sea, while Washington has irritated Beijing by declaring it also has a national interest at stake in ensuring freedom of navigation and trade.
China's claim is the biggest and Beijing says it has had undisputable sovereignty over the South China Sea since ancient times.
Beijing on Thursday agreed to take preliminary steps with its Southeast Asian nations to establish a "code of conduct" for the South China Sea, a step Clinton said could ease tensions that have rattled the region as disputes between China, Vietnam and the Philippines heat up. But Clinton on Saturday indicated that the United States would push for more clarity on the subject, suggesting that all nations involved should delineate their claims according to the 1982 international Law of the Sea.
The Philippines also said China's claims had no validity under international law.
U.S. officials said many of the national claims to territory in the region were exaggerated, and that many nations had also preferred to legitimize claims based on historical precedent rather than land features.
(Reporting by Andrew Quinn, Editing by Raju Gopalakrishnan and Daniel Magnowski)

Hợp tác KTQS Nga-Trung: Hợp tác hay tiếp máu? (Phần 1)

“Sự tham gia của các nhà khoa học và kỹ sư Nga vào việc “hoàn thiện” sản phẩm của Trung Quốc là một trong những trang bí ẩn nhất của sự hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung”

Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung Quốc mà mới 10 năm trước còn mang lại phần lớn thu nhập cho xuất khẩu vũ khí Nga thì hôm nay không thể tự hào với những hợp đồng vũ khí lớn. Hơn nữa, nhờ quan hệ đối tác này, Trung Quốc trong 20 năm gần đây đã có sự đột phá mà chỉ sự tiến bộ trong thập niên 1950 mới có thể sánh được. Hợp tác ký thuật quân sự Nga-Trung có những thành quả nào và triển vọng gì trong tương lai?

Lịch sử lặp lại

Việc nối lại hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Moskva và Bắc Kinh và sự tăng trưởng vũ bão của nó có liên quan chặt chẽ tới 2 thời điểm then chốt của lịch sử cận đại: bình thường hóa quan hệ Xô-Trung cuối những năm 1980-đầu những năm 1990 và ngược lại là sự chỉ trích gay gắt của các nước phương Tây đối với chính sách của ban lãnh đạo Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Kết quả là sau khi mất quyền tiếp cận công nghệ quân sự hiện đại của phương Tây, Trung Quốc cần có nguồn cung ứng thay thế mà chỉ có thể là Liên Xô mới có thể giữ vai trò đó.

Tình hình còn có đặc điểm là quân đội Trung Quốc vào cuối thập kỷ 1980 vẫn hoặc là được trang bị các vũ khí sao chép trực tiếp các loại vũ khí Liên Xô thời thập niên 1940-1950, hoặc là các mẫu vũ khí chế tạo dựa trên các hệ thống của Liên Xô với những thay đổi nhỏ. Đồng thời, Trung Quốc vẫn tiếp tục nghiên cứu và sao chép các mẫu vũ khí Liên Xô kể cả sau khi quan hệ song phương hầu như bị cắt đứt vào đầu thập niên 1960. Các mẫu vũ khí trang bị cần thiết họ lấy được bằng những con đường vòng thông qua các nước thế giới thứ ba đã mua vũ khí của Moskva.

Các mục tiêu của Trung Quốc trong “hiệp 2” hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga cũng như 40 năm trước là cực kỳ thực dụng:

- trang bị cho các binh chủng then chốt vũ khí hiện đại mua từ Liên Xô/Nga;
- sao chép các mẫu vũ khí trang bị, hệ thống, tổng thành then chốt để triển khai sản xuất loạt chúng ở Trung Quốc;
- phát triển trường phái thiết kế thông qua hợp tác với các tổ chức nghiên cứu khoa học và giáo dục của Liên Xô/Nga thuộc chuyên ngành tương tứng.

Chính logic này được thể hiện trong tất cả các hợp đồng vũ khí Trung-Nga trong 20 năm qua. Trong các hành động của phía Nga, ít ra là cho đến đầu những năm 2000, thật khó phát hiện một cách tiếp cận có hệ thống. Nó hiện diện một cách khách quan trong thập niên 1950, khi mà tiến hành chuyển giao cho Bắc Kinh vũ khí trang bị khá hiện đại, Liên Xô hạn chế sự tiếp cận của đồng minh Trung Quốc tới các công nghệ trọng yếu thời đó. Những hạn chế này cùng với những thảm họa nội bộ trong thập niên 1960 là nguyên nhân chính làm chậm lại nghiêm trọng sự phát triển công nghiệp quốc phòng Trung Quốc sau khi Liên Xô chấm dứt viện trợ. Hiện nay, mấy chục năm sau, Trung Quốc dự định lấy lại những gì đã bỏ lỡ.

Tất cả đều là hàng Nga

Tình trạng khó khăn nhất đối với Trung Quốc là ngành chế tạo máy bay. Vào đầu thập niên 1990, không quân Trung Quốc chủ yếu được trang bị vũ khí trang bị thế hệ 1 và 2. Đó là các máy bay tiêm kích J-5 và J-6, các mẫu tương đương MiG-17 và MiG-19 của Liên Xô. Chúng đã cấu thành nền tảng không quân chiến thuật Trung Quốc, thậm chí việc sản xuất loạt J-6 ở Trung Quốc chỉ chấm dứt vào đầu thập niên 1980, tức là sau hơn 20 năm so với Liên Xô. Trong thời gian này, Trung Quốc đang sản xuất J-7 (saop chép MiG-21) cho không quân của họ. Trung Quốc cũng xuất khẩu loại máy bay này. Tiêm kích hiện đại nhất của Trung Quốc lúc đó là J-8, vốn vẫn là mẫu cải tiến từ MiG-21. Nặng và lớn hơn MiG-21, máy bay này có khả năng cơ động kém đối với một máy bay của thập kỷ 1980 và không có triển vọng phát triển. Cũng lạc hậu như thế là đội máy bay tiến công, bao gồm tiêm kích-bom Q-5 Fantan, được phát triển dựa trên MiG-19, và các máy bay ném bom H-5 (Il-28) và H-6 (Tu-16).

Chuyên gia quân sự nổi tiếng Konstantin Makienko cũng nêu lên một nhược điểm chí mạng của không quân Trung Quốc cuối thập niên 1980-đầu thập niên 1990: “ngoài việc không quân Trung Quốc được trang bị các vũ khí trang bị “đồ cổ”, họ hầu như không có kinh nghiệm sử dụng chiến đấu kể cả ở cấp chiến thuật, lẫn chiến lược, cũng như gặp khó khăn liên quan đến việc huấn luyện nhân lực tồi, hạ tầng yếu kém và chỉ huy trình độ thấp. Cả trong chiến tranh Triều Tiên lẫn chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979, không quân Trung Quốc đều không tham gia tích cực. Nhìn chung, giống như cả quân đội Trung Quốc, không quân Trung Quốc có tiềm lực không đáng kể và khả năng sẵn sàng chiến đấu thấp”.

Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã có kế hoạch dựa vào 2 chương trình chính. Chương trình thứ nhất là mua sắm từ Nga tiêm kích hạng nặng Su-27 để sau đó triển khai sản xuất theo giấy phép máy bay này. Chương trình thứ hai là phát triển tiêm kích hạng nhẹ J-10 dựa trên dự án Lavi của Israel mà họ mua được vào ngay cuối thập kỷ 1980. Nhiệm vụ này tuy vậy Trung Quốc vẫn không thể tự lực giải quyết.

Nửa đầu thập niên 1990, Trung Quốc đã mua 2 lô tiêm kích Su-27. Trong những năm 1992-1996, họ đã nhận được từ Nga 36 chiếc Su-27SK một chỗ ngồi và 12 chiếc Su-27UBK hai chỗ ngồi. Cuối năm 1996, Nga và Trung Quốc đã ký hợp đồng sản xuất theo giấy phép máy bay Su-27 tại nhà máy ở Thẩm Dương, Trung Quốc với số lượng 200 chiếc. Trong không quân không quân Trung Quốc, máy bay này được đặt tên là J-11. Trong khi nghiên cứu làm chủ việc sản xuất loạt, các công trình sư Trung Quốc đồng thời cố gắng sao chép máy bay này và các tổng thành chính của nó, và đến cuối thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, họ đã đạt được những thành công nhất định khi bắt đầu sản xuất J-11 mà không dùng các bộ linh kiện của Nga.

Tuy nhiên, vào nửa cuối thập niên 1990, mẫu máy bay Su-27 cơ sở, trước hết dùng để giành ưu thế trên không đã không còn thỏa mãn hoàn toàn không quân Trung Quốc vì họ cần có một máy bay đa năng để tác chiến chống cả mục tiêu trên không lẫn trên mặt đất.

Tháng 8.1999, đến hợp đồng bán cho Trung Quốc 40 Su-30МКК, loại máy bay khác với Su-27SK ở chỗ có khả năng sử dụng tên lửa không-đối-không tối tân nhất thời đó RVV-AE, cũng như mang các loại vũ khí không-đối-diện có điều khiển khác nhau, được ký kết. Một hợp đồng khác cung cấp 43 máy bay này cũng được ký kết vào năm 2001, sau đó, Trung Quốc đã mua thêm 24 Su-30МК2. Đến nay, Su-30 về khách quan đang là nền tảng sức mạnh của không quânTrung Quốc.

Tuy vậy, các máy bay Su-30 của Trung Quốc thua kém đáng kể về tính năng so với các mẫu Su-30 dành cho không quân Ấn Độ vì chúng được trang bị hệ thống avionics tương đối lạc hậu và không có các động cơ có điều khiển vector lực đẩy. Thật khó nói nằm sâu đằng sau sự hạn chế về tính năng này là việc Nga không muốn chuyển giao cho Trung Quốc các công nghệ quân sự mới nhất hay là Nga muốn Trung Quốc tăng càng nhanh càng tốt số lượng máy bay hiện đại của không quân Trung Quốc mà không quá chú ý đến mức độ “tiên tiến” của chúng.

Sự giúp đỡ hữu ý và vô tình

Song song với việc làm chủ các máy bay Su-30 do Nga cung cấp và J-11 được sản xuất ở Trung Quốc, họ cũng tiếp tục phát triển các máy bay nội địa tiên tiến, trong đó nổi bật là 3 loại: tiêm kích “hạng trung” J-10 dựa trên thiết kế Lavi của Israel, tiêm kích hạng nhẹ FC-1, vốn là MiG-21 cải tiến cơ bản, và tiêm kích thế hệ 5 được giữ trong vòng bí mật một thời gian dài J-20. Trong đó, J-20 xem ra đã được chế tạo không dựa vào một mẫu chế thử nước ngoài cụ thể nào mà là thành quả của nhiều công trình nghiên cứu và thử nghiệm. Tuy nhiên, các công trình sư J-20 vẫn chịu ảnh hưởng rõ ràng của nước ngoài.

Bên cạnh đó, J-10 và FC-1, tuy là các máy bay đã hoàn chỉnh sẵn sàng đã có thể không thể ra đời nếu không có sự hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài. Việc vạch mặt chỉ tên những viện nghiên cứu và liên hiệp cụ thể của Nga đã tham gia hoàn thiện các máy bay này có lẽ không có ý nghĩa vì cả các chuyên gia máy bay lẫn những người không chuyên đều biết rõ họ là những cơ quan nào. Vấn đề nằm ở chỗ khác: sự hợp tác đó là xác đáng đến đâu với Nga? Cần nói ngay rằng, việc đổ lỗi chỉ cho các tổ chức nghiên cứu ấy là không công bằng và vô nghĩa: trong hoàn cảnh hầu như không có tài trợ từ phía nhà nước Nga, các nhà lãnh đạo các viện nghiên cứu, thiết kế đã buộc phải tìm những ai có thể trả tiền cho công việc của họ, và không phải lỗi của họ khi mà khách hàng chính trong nhiều trường hợp lại là Trung Quốc.

Sự tham gia của các nhà khoa học và kỹ sư Nga vào việc “hoàn thiện” sản phẩm của Trung Quốc là một trong những trang bí ẩn nhất của sự hợp tác kỹ thuật quân sự  Nga-Trung vốn đã được bảo mật khá chặt chẽ. Tuy không biết các chi tiết cụ thể của sự hợp tác này, ngày nay, chúng ta có thể thấy rõ các hậu quả của nó: Trung Quốc đã chế tạo, thử nghiệm và đưa vào sản xuất loạt 2 loại tiêm kích có khả năng cạnh tranh khá mạnh với các máy bay Nga trên thị trường bên ngoài. Loại FC-1 rẻ tiền và thô sơ cạnh tranh với các dự án MiG-21 hiện đại hóa sâu của Nga, cũng như với máy bay MiG-29 các đời đầu đã qua sử dụng, còn loại J-10 phức tạp, nặng và tiên tiến hơn thì cũng hướng vào cùng phân khúc thị trường mà MiG-29 cải tiến, kể cả MiG-35, cũng như các biến thể “trẻ hơn” của Su-27 nhằm vào.

Một loại tiêm kích khác mà Trung Quốc cũng không thể chế tạo nếu thiếu sự hỗ trợ của Nga - đó là J-11, nhưng ở đây tình hình hơi khác một chút. Sau khi chuyển giao cho Trung Quốc 2 lô Su-27 và họ triển khai sản xuất máy bay này theo giấy phép, Nga đã bảo mật khá chặt chẽ các bí mật công nghệ của máy bay này. Nửa cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000 đã xảy ra một số vụ bê bối gián điệp liên quan đến các âm mưu của tình báo Trung Quốc đánh cắp thông tin công nghệ chi tiết về cấu tạo Su-27 và các tổng thành then chốt của nó mà họ không tự lực làm nhái được.

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn làm được J-11 “của mình”, nhưng đến nay, theo ý kiến chung của các chuyên gia, nó vẫn chưa đạt được tính năng của một mẫu chế thử. Những vấn đề căn bản là ở dự trữ làm việc của các động cơ do Trung Quốc sản xuất, tính năng của hệ thống avionics và dự trữ làm việc chung của khung thân. Tuy vậy, dưới hình thức đó, J-11 cùng với J-10 vẫn có khả năng tăng cường đáng kể sức mạnh của không quân Trung Quốc khi chúng thay thế các máy bay quá lạc hậu J-7 và J-8. Nó cũng có thể thu hút sự quan tâm ở thị trường bên ngoài. Trong số các khách hàng nhiều khả năng nhất là các nước tương đối nghèo, chẳng hạn ở châu Phi và Mỹ Latinh, cần có máy bay hiện đại và sẵn sàng trả 30-40 triệu USD cho một máy bay chiến đấu.

Một máy bay Trung Quốc “gốc Nga” khác là máy bay trên hạm J-15, được chế tạo hoàn toàn theo kiểu “kẻ cướp”.

Ngay vào cuối thập niên 1990, người Trung Quốc đã đề nghị Nga bán 50 chiếc Su-33, nhưng trong quá trình dàm phán, họ đã giảm số lượng máy bay định mua xuống còn 2 chiếc, sau đó phía Nga ngừng đàm phán vì lo ngại hợp đồng này sẽ làm thất thoát công nghệ như đã xảy ra với J-11.

Năm 2005 (theo nguồn khác là năm 2001), Bắc Kinh đã mua từ Ukraine máy bay Т-10К, một trong những mẫu chế thử đầu tiên của Su-33, và đầu tháng 6.2010, họ tuyên bố đã hoàn thành chế tạo mẫu chế thử tiêm kích trên hạm mới. Sự chậm trễ kéo dài đó là do khó khăn liên quan đến công nghệ cánh gấp của tiêm kích trên hạm. Tuy vậy, một số báo chí Trung Quốc dẫn nguồn công ty thiết kế J-15 đưa tin rằng, máy bay này không phải là sao chép Su-33 (với lý do Su-33 có thiết bị avionics, radar và tên lửa lạc hậu) mà là thiết kế cải tiến của J-11B (sao chép Su-27).

Tháng 7.2010, xuất hiện đoạn video bay thử J-15, còn theo tờ Hoàn Cầu (Trung Quốc) thì chuyến bay đầu tiên của J-15 diễn ra ngày 31.8.2009.

Ngày 25.4.2011, trên các diễn đàn Trung Quốc xuất hiện những bức ảnh đầu tiên của máy bay mới. Hôm sau, báo chí chính thức của Trung Quốc cũng đăng tải các bức ảnh này. Trên các bức ảnh thấy rõ là máy bay được trang bị cánh gấp, có ống đuôi ngắn và khung càng được gia cường. Các bức ảnh được chụp tại sân nhà máy số 112 của hãng chế tạo máy bay ở Thẩm Dương, đông bắc Trung Quốc. Dự đoán, việc thử nghiệm sẽ kéo dài mấy năm nữa và máy bay sẽ được nhận vào trang bị sau năm 2015.

Được coi là bước đột phá mạnh mẽ hơn là việc chế tạo J-20. Tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay đầu tiên, theo thông tin hiện có, là vào tháng 1.2011. Trên internet đã xuất hiện khá nhiều bức ảnh chụp máy bay này và các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không trổ tải trong việc tìm kiếm các mẫu chế thử. Nhưng rõ ràng là máy bay này không phải là mẫu sao chép trực tiếp, cũng chẳng phải là “tư duy mới có tính sáng tạo” đối với một máy bay tương tự nào đó của nước ngoài. Nhiều khả năng đây là sản phẩm tự lực, mặc dù được chế tạo bằng việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật học mót của nước ngoài. Theo các chuyên gia, J-20 Đại bàng đen của hãng Thành Đô có rất nhiều chi tiết giống và sao chép hoàn toàn các chi tiết của các tiêm kích F-22 và F-35 của Mỹ và máy bay thử nghiệm MiG 1.44 của Nga. Ví dụ, vòm kính buồng lái và phần mũi của J-20 giống với F-22, cách bố trí các bộ hút khí và cấu tạo của chúng cũng gần giống F-22 và F-35. Phần đuôi không có cánh đuôi ngang mà chỉ có 2 cánh đứng dưới thân và 2 động cơ đặt gần nhau tương tự MiG 1.44. Hình dáng cánh đứng đuôi quay toàn phần giống với F-35.

Kết quả nửa vời

Trong 20 năm qua, Bắc Kinh đã đạt được tiến bộ rõ ràng và không nghi ngờ trong việc phát triển và sản xuất trang bị kỹ thuật hàng không khi “nhảy vọt” từ các máy bay thế hệ 1, 2 lên thẳng các máy bay thế hệ 4 và 4+, và hơn nữa là đã chế tạo được mẫu chế thử máy bay chiến đấu thế hệ 5. Tuy vậy vẫn còn sớm để nói đến sự phát triển vững chắc của công nghiệp hàng không Trung Quốc và triển vọng xán lạn của nó. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Trung Quốc liên tục thể hiện khả năng sao chép và đưa vào sản xuất loạt, dù là không phải không có khó khăn các hệ thống vũ khí nào đó, nhưng họ rất hiếm khi có thể khoe khoang về việc tiếp tục phát triển cái đã sao chép được. Vì thế, chỉ sau 2-3 thập kỷ, Trung Quốc lại lâm vào tình thế kẻ đuổi theo và cần đến sự hỗ trợ của nước ngoài.

Các triệu chứng tái diễn tình hình này ngay bây giờ đã hiển hiện rõ: khi tìm cách sao chép các động cơ AL-31F lắp trên Su-27, Trung Quốc đã lâm vào tình huống khi mà các đối thủ chính là Nga và США đã có các động cơ thế hệ mới, trong khi động cơ WS-10 mà Trung Quốc sao chép từ AL-31F hiện vẫn chưa đạt đến các thông số do nhiệm vụ kỹ thuật đặt ra. Vì thế, đang xuất hiện nhiều tin đồn về khả năng Trung Quốc mua các động cơ mới của Nga, tuy nhiên trong thập kỷ này, thương vụ đó không còn quá hấp dẫn đối với Nga như trong thập niên 1990. Kết quả là câu hỏi về việc tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc sẽ bay bằng loại động cơ nào vẫn còn để ngỏ.
  • Nguồn: Ilya Kramnik // VPKN, N.21 (387), 1.6.2011.

cần kiểm chứng và phản biện lại bài báo này của China

Có thể nội dung bài dịch sau đây không có thông tin gì mới. Nhưng mọi người hãy cùng nhau kiểm chứng xem những chi tiết về các phát ngôn chính thức từ nhà nước mình đưa ra trong bài có chứng cứ thực sự hay không. Tôi nghĩ cũng không thể xem nhẹ được những chuyện này
(Quốc Trung sưu tầm và dịch)
越南曾承认南沙是中国领土
VIỆT NAM TỪNG THỪA NHẬN NAM SA (TỨC TRƯỜNG SA-ND) LÀ LÃNH THỔ CỦA TRUNG QUỐC
http://www.360doc.com/content/11/0614/21/509464_126976484.shtml
Link đến bài dưới đây:
新闻背景:越南曾承认南沙是中国领土
VIỆT NAM TỪNG THỪA NHẬN NAM SA (TỨC TRƯỜNG SA-ND) LÀ LÃNH THỔ CỦA TRUNG QUỐC
金羊网 2007-06-16 10:11:12
http://www.ycwb.com/xkb/2007-06/16/content_1517036.htm
Kim Dương võng 16.6.2007
Các đảo ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND) bao gồm quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND) và quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND) về lịch sử chính là lãnh thổ của TQ, TQ không chỉ có chứng cứ đầy đủ về lịch sử và pháp lí, mà cả cộng đồng quốc tế trong đó bao gồm cả VN cũng đã thừa nhận chủ quyền của TQ. Ngày 15 tháng 6 năm 1956, khi Thứ trưởng Bộ ngoại giao VN Ung Văn Khiêm tiếp kiến Đại biện lâm thời Lãnh sự quán TQ trú tại VN đã bày tỏ, theo các tư liệu về VN, xét về mặt lịch sử, các quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND), Nam Sa (tức Trường Sa – ND) nên thuộc về lãnh thổ TQ. Khi ấy, Quyền Vụ trưởng Vụ Châu Á Bộ ngoại giao VN Lí Lộc có mặt tại đó nói, xét về mặt lịch sử, các quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND), Nam Sa (tức Trường Sa – ND) đã thuộc TQ ngay từ đời Tống. Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ TQ ra tuyên bố chiều rộng lãnh hải là 12 hải lí, báo “Nhân dân” của VN đã đăng chi tiết lời tuyên bố này vào ngày 6 tháng 9. Ngày 14 tháng 9, Thủ tướng VN Phạm Văn Đồng đã bày tỏ với Thủ tướng Chu Ân Lai là thừa nhận và nhất trí với lời tuyên bố này.
“Bản đồ thế giới” do Phòng bản đồ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân VN vẽ năm 1960 và “Atlas Bản đồ thế giới” do Cục đo đạc và bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng VN in ấn, cũng chú thích các đảo ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND), bao gồm cả quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND), thuộc lãnh thổ TQ; sách giáo khoa địa lí trong trường học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục của VN năm 1974 đã viết ở bài “Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa”: “Từ các đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND), Nam Sa (tức Trường Sa – ND) đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan… đã tạo thành một bức trường thành bảo vệ đại lục TQ.
Nhưng về sau, thái độ của VN đã có sự thay đổi lớn. Tháng 1 năm 1974, TQ đã thu lại quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND) từ chính quyền Nam Việt (tức Việt Nam cộng hòa – ND), thái độ của Bắc Việt (tức Việt Nam – ND); sau đó VN nêu một cách rõ ràng, các quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND) và quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND) là “lãnh thổ” của VN. Năm 1975, trong quá trình thống nhất VN, VN đã chiếm đoạt phần đảo đá ngầm thuộc về TQ vốn bị Nam Việt (tức Việt Nam cộng hòa – ND) xâm chiếm, rồi tiếp đó lại không ngừng mở rộng phạm vi đã chiếm lĩnh. Cho đến nay, con số đảo đá ngầm ở Nam Sa (tức Trường Sa – ND) do VN khống chế là nhiều nhất, theo thống kê chưa đầy đủ là có khoảng 29 đảo.
Niên giám VN dây máu ăn phần Nam Sa (tức Trường Sa – ND)
● Đảng, chính phủ, quân đội VN hàng năm đều tổ chức các đoàn đại biểu đủ loại đi thăm hỏi bộ đội giữ Nam Sa (tức Trường Sa – ND). Mỗi lần đến Nam Sa (tức Trường Sa – ND), các đoàn đại biểu đều mang theo hoa quả, rau tươi, nước ngọt cùng các vật dụng thường nhật đến cho bộ đội giữ đảo. Lần mới đây nhất là vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, đoàn đại biểu do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu và Chính ủy hải quân Nguyễn Văn Tình dẫn đầu đã đi kiểm tra, thăm hỏi các đảo đá ngầm ở Nam Sa (tức Trường Sa – ND).
● Ngoài việc cử các đoàn đại biểu đi thăm hỏi Nam Sa (tức Trường Sa – ND) ra, VN còn mở cả tuyến du lịch đến Nam Sa (tức Trường Sa – ND). Ngày 19 tháng 4 năm 2004, chiếc tàu vận tải mang số hiệu 996 do quân đội cung cấp đã chở đoàn du khách đầu tiên của VN xuất phát từ Tân Cảng Thành phố HCM tới Nam Sa (tức Trường Sa – ND),. Đoàn du khách đã lên các đảo đá ngầm như đảo Nam Uy… thuộc quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND), liên hoan cùng bộ đội đóng trên đảo Nam Uy, tổ chức các hoạt động thám hiểm hoang đảo và câu cá, tham quan nhà giàn…
● VN còn xây dựng nhiều công trình cơ bản trên quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND), nhằm tuyên bố chủ quyền. Cuối năm 2004, VN đã xây sân bay trên đảo Nam Uy, sân bay này có thể đáp xuống máy bay chở khách hạng vừa. VN còn nhiều lần cho máy bay ra đáp xuống sân bay này, đồng thời không ngừng hoàn thiện các thiết bị hoa tiêu của sân bay.
Những năm 50 của thế kỉ trước, văn bản chính thức của VN đã thừa nhận quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND) là lãnh thổ của TQ
(Kim Bân biên soạn)
包括南沙群岛和西沙群岛在内的南海诸岛历史上就是中国的领土,中国不仅有充分的历史和法理证据,而且包括越南在内的国际社会也早已承认中国的主权。 1956年6月15日,越南外交部副部长雍文谦会见中国驻越领事馆临时代办李志民时表示,根据越南方面的资料,从历史上看,西沙、南沙群岛应当属于中国领 土。当时在座的越外交部亚洲司代司长黎禄说,从历史上看,西沙、南沙群岛早在宋朝时就已属中国了。1958年9月4日,中国政府发表领海宽度为12海里的 声明,越南《人民报》于9月6日详细报道了这一声明。9月14日,越南总理范文同向周总理表示,承认和赞同这一声明。
越南人民军总参地图处1960年编绘的《世界地图》与1972年越南总理府测量和绘图局印制的《世界地图集》,也将包括南沙群岛在内的南海诸岛注为 中国领土;1974年越南教育出版社出版的普通学校地理教科书,在《中华人民共和国》一课中写道:从南沙、西沙各岛到海南岛、台湾岛……构成了保卫中国大 陆的一座长城。
不过,后来,越南的态度发生了大转变。1974年1月,中国从南越政权收复西沙群岛,当时北越的态度就有所变化;此后越南明确提出,南沙群 岛和西沙群岛是越南“领土”。1975年,在统一越南的过程中,越南抢占了原南越侵占的中国部分南沙岛礁,之后不断扩大占领范围。到目前,越南控制的南沙 岛礁数目是最多的,据不完全统计,大概有29个。
越南染指南沙事件簿
●越南党政军和有关团体, 每年都组织各种各样的代表团到南沙慰问守军。每次去南沙,代表团都给守岛部队带去水果、蔬菜、淡水及日常用品。最近一次是3月底至4月初,由河内市人民委员会主席阮国兆和海军政委阮文晴率领,到南沙各岛礁检查、慰问。
●除了派代表团到南沙慰问 外,越南还开通了到南沙的旅游路线。2004年4月19日,越南首批游客搭载军方提供的996号运输船,从胡志明市新港出发驶向南沙。旅游团登上了南沙群岛的南威岛等岛礁,在南威岛与驻岛部队联欢,举行荒岛探险和垂钓活动,参观高脚屋等。
●越南还在南沙群岛上建了不少基础设施,以宣示主权。2004年年底,越南在南沙群岛南威岛上修建了机场,该机场可以降停中型客机。越南还多次派出飞机到该机场降落,并不断完善机场导航设施
(志彬/编制)
■上个世纪50年代,越南的官方文件承认南沙群岛是中国领土。

Tin thứ Bảy, 23-07-2011


CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
* ĐẶC BIỆT VỀ BIỂN ĐÔNG:
- Tiếp tục biểu tình, khẳng định lòng yêu nước chân chính, khẳng định quyền được biểu tình  —   (NVCL). – Độc giả  méc: “Kính bác BS có bài hát này rất hay, hay từ giai điệu hùng tráng cho đến ca từ”: Phải Lên Tiếng – Nhạc và lời: Anh Bằng.
- Cú đạp của kẻ phản bội  —  (Cu làng cát).Cú đạp lịch sử, Hà Nội ơi!  —  (RFA). (Hình: Anh Nguyễn Chí Đức (áo tím), nạn nhân của cú đạp lịch sử, nhận hoa từ người thân sau khi được công an thả hôm 17/7/2011). Nhiều nguồn tin cho hay, đang có những vận động ráo riết đối với anh Đức, một đảng viên, cựu quân nhân, cán bộ một doanh nghiệp Nhà nước-HN, theo lối muốn được anh “bãi nại” (khi anh chưa hề kiện). Với tính cách hiền lành của anh, có lẽ người ta đang hy vọng. Thế nhưng, đúng như một số bình luận, vụ việc này không còn là của riêng anh nữa, nó là của toàn Dân tộc Việt Nam, đang có quá nhiều điều sỉ nhục trước vụ việc này, kể cả việc toàn bộ hệ thống truyền thông vẫn câm lặng mà không thể có một lời nào để biện minh. Vừa viết tới đây thì nhận được bài viết trên TT&VH: Máu chảy ruột mềm với vài hàng chữ ít ỏi, mơ hồ mà quá quý giá vào lúc này “… cảm thấy buồn và mất mát nặng nề bởi sáng Chủ nhật, hình ảnh người đàn ông trên xe bus đạp chân vào mặt, vào miệng một người đàn ông bị khiêng vứt lên xe… Bất kể vì lý do gì, hành động ấy là không thể, không thể chấp nhận được! Không phải chuyện cá nhân nữa, mà là chuyện hành xử giữa người với người, giữa những người đồng bào trong một nước. Máu chảy ruột mềm ở đâu?  Đó là cái clip đau lòng nhất trong tuần vừa rồi!” Hy vọng các Tổng biên tập báo, đài trong nước sáng nay sẽ được đọc những dòng này và tự sờ vào … bụng mình, xem mình có ruột không, nó có mềm không. Buồn (không thể) cười?! Hu hu!  Muốn hát câu “Việt Nam ơi … có bao giờ đẹp/nhục(?) như hôm nay … Ta đang sống những ngày chói lọi/khốn nạn(?)  … “

Và cũng ngay lúc này, BS nhận được một nguồn tin cho hay, tay Minh đó đã được “xử lý … nội bộ”. Chưa biết sự việc sẽ còn tới đâu, khi mà có tin một vị lãnh đạo cấp cao của đảng đã yêu cầu cho ông xem đoạn video này. Liệu sau đó, báo chí có được “bật đèn xanh”? Ai còn phân vân, xin coi lại vụ CSGT Tùng Dương bị tử hìnhcách đây nhiều năm do bắn chết một người đàn ông trên Cầu Chương Dương, mà theo nhiều bình luận ngoài lề, rằng quyết định có phần nặng đó như để “xả” cái không khí phẫn uất đang rất nguy hiểm trong dân chúng.
Độc giả TTH, ở Immendingen,Germany, gửi email kể: “Mấy ngày nay, thấy mẹ ôm máy tính, mắt đỏ hoe sụt sịt hoài, cháu bé nhà tôi chạy đi lấy khăn giấy đưa mẹ và hỏi:
- Con thương mẹ lắm, sao mẹ lại khóc? Rồi ngó vào màn hình mẹ đang xem, cháu kêu lên: Ôi sao họ không lấy xe đẩy cho CHÚ ẤY mà xách tay xách chân CHÚ ẤY, đau lắm đấy mẹ ạ. Lại còn CHÚ KIA nữa, sao lại giẫm lên mặt CHÚ ẤY thế? (Chắc cháu tưởng một chú bị QUÈ, không đi được, còn một chú bị MÙ, không nhìn thấy được).
- Không con ạ, chú ấy là người yêu nước đang biểu tình để bảo vệ quê hương, còn chú kia là công an đang thi hành nhiệm vụ đấy.
- Ở đâu hở mẹ? Ở đâu mà cảnh sát lại giẫm lên mặt người YÊU NƯỚC thế?
- Ở Việt Nam con ạ. Cháu la lên:
- Việt Nam? Có phải Việt Nam mà mẹ nói nghỉ hè mình sẽ đi không? Tôi ôm cháu vào lòng, giọng chùng xuống:
- Ừ, con ạ. Cháu giằng vội khỏi vòng tay mẹ, hoảng hốt:
- Không, con không đi nghỉ hè ở đấy đâu, chỗ đấy nguy hiểm lắm, mẹ cũng đừng đi.
Có gì đau xót bằng, tôi khẽ khàng, nhưng nghiêm nghị nhìn cháu:
- Nhưng đó là quê hương của mẹ, của bố và của các con nữa. Không những mình nghỉ hè ở đấy, mà mình sẽ hòa vào dòng người yêu nước đấy, đi biểu tình con ạ. Cháu phụng phịu:
- Nhưng cảnh sát khiêng thì sao?
- Cảnh sát cũng là người Việt Nam, họ cũng yêu nước lắm, đấy chỉ là cá biệt thôi, với lại người yêu nước nhiều lắm, như nước biển vậy, tát làm sao cho cạn được hở con. Ở đời con nên nhớ rằng CHẾT VINH còn hơn SỐNG NHỤC.”
Bổ sung – 10h00′:
- Nguyễn Xuân Diện blog: THÔNG BÁO NGẮN1- Nhà văn Nguyễn Quang Lập cho biết: Đã có 1 vị trong Bộ Chính trị, và là 1 trong “Tứ trụ” đã xem video clip cảnh nhân viên an ninh đàn áp dã man, đạp vào mặt anh Nguyễn Trí Đức trong cuộc biểu tình yêu nước sáng 17.7 vừa qua. 2- Hiên các luật sư đã và đang tư vấn để khởi kiện vụ việc nói trên…
- Những bậc phụ huynh thất bại (Trang Hạ) “Giả dụ ông bố bà mẹ có tí tẹo liêm sỉ, hẳn sẽ nhục nhã đến chết khi con trai mình đạp lên mặt đồng bào trong một tư thế rất súc sinh. Canh bảo bố tao cũng là liệt sĩ chống Pháp đây, mày tưởng tao không yêu nước à? Chắc Canh cũng nói câu đó với những người Canh bắt năm nay. Mình định bảo, vậy đó, đó là sự khác biệt giữa bố mất sớm và được bố dạy dỗ trưởng thành”.
- Hậu Nguyễn Trí Đức  —   (Người buôn gió) “Mình để ý thêm về Đức, hóa ra Đức là một người yêu Đảng, yêu chính phủ cực kỳ. Cậu tin tất cả những ai bị Đảng và Nhà Nước bắt đều là đáng tội hết. Kể cả những người phản đối Trung Quốc mà bị bắt Đức cũng cho rằng phải thế nào mới bị Nhà Nước đối xử thế, còn đại khái như Đức đây, công khai, đường hoàng thế thì ai động vào”.
- Phỏng vấn nhà báo Lê Anh Hoài, Nhà báo Thanh Tuy, và ông Huỳnh Văn Thông: Báo chí trong nước trước các cuộc biểu tình  —  (RFA).
- TỪ ĐIỂN BIỂU TÌNH: PHI KHANH (Nguyễn Tường Thụy).
- Blog phóng viên: “Sao các bạn quan tâm đến Biển Đông nhiều vậy?” (TVN). 10h34’: Blogger Gốc Sậy bình luận: “Nhà cháu lưu ý đoạn: Bên ngoài những phòng họp sang trọng và những khách sạn tiện nghi này, va chạm trên biển và lời qua tiếng lại giữa các bên vẫn diễn ra không cần biết các quan chức cấp cao đang bàn bạc gì. Tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc ĐÃ ÍT NHẤT 2 LẦN cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, ngư dân Việt Nam vẫn “tàu lạ” bắt giữ và cướp bóc; Philippines phản ứng lại các động thái vi phạm chủ quyền của Trung Quốc bằng cách triển khai hải quân; còn Trung Quốc vẫn không ngừng ra rả về yêu sách đường 9 đoạn, như một cái lưỡi bò liếm sạch cả vùng biển, không đếm xỉa đến các nước xung quanh …” – Thư Bali: Khoảng cách từ tờ giấy đến hành động (SGTT).
- TS TRẦN NAM TIẾN (Khoa Quan hệ Quốc tế – Trường ĐH KHXH-NV TPHCM): GIẢI THẾ CỜ BIỂN ĐÔNG: Ngăn chặn mộng bá quyền (NLĐ).
- Thượng Nghị sĩ Jim Webb gửi thư cho Bộ Ngoại giao yêu cầu làm rõ cam kết của Mỹ về Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ – PhilippinesClarify U.S.-Philippines Mutual Defense Treaty Commitments. (Thượng viện Mỹ). Xin tạm dịch:
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã khẳng định tuyên bố lãnh hải ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông) với thái độ ngày càng hung hăng, đôi khi trực tiếp đối đầu với các nước Đông Nam Á khác đang tranh chấp những vùng lãnh thổ này. Tin tức gần đây cho thấy, họ đã sử dụng vũ lực chống lại Philippines trong vùng lãnh hải đang tranh chấp, đặc biệt gây phiền toái. Ví dụ, hồi tháng 2 năm 2011, bốn tàu đánh cá Philippines đã bị các tàu hải quân Trung Quốc quấy nhiễu gần đảo san hô Jackson thuộc quần đảo Trường Sa, và tháng 3 năm 2011, Chính phủ Philippines báo cáo, các tàu an ninh hàng hải của Trung Quốc đã cố đâm vào một trong những tàu giám sát của Phi gần Reed Bank, chỉ cách đảo Palawan của Philippines 80 hải lý và cách Trung Quốc hơn 500 hải lý. 
Như ông Albert F. del Rosario, Ngoại trưởng Philippines, gần đây đã chỉ ra, những hành động lặp đi lặp lại của các tàu của chính phủ Trung Quốc, chống lại Philippines, nêu ra câu hỏi nghiêm trọng về cam kết hiệp ước của chúng ta, có áp dụng trong các trường hợp này hay không. Năm ngoái, theo sau sự va chạm của một tàu đánh cá Trung Quốc với hai tàu tuần duyên Nhật Bản, Ngoại trưởng Clinton có một tuyên bố rõ ràng rằng các quần đảo Senkaku được Hiệp ước An ninh và Hợp tác chung giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ bảo vệ. 
Với những sự cố gần đây, tôi muốn yêu cầu làm rõ về pháp lý của các cam kết của Mỹ đối với việc giúp đỡ Philippines theo Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Cộng hòa Philippines và Hoa Kỳ, ký ngày 30 tháng 8 năm 1951. Sự minh bạch của chúng ta về vấn đề này vô cùng quan trọng đối với đồng minh của chúng ta là Philippines và toàn bộ khu vực Đông Nam Á”.
- Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin, cáo buộc Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo: Defense chief accuses China of double talk (Inquirer News). Ông Gazmin lên tiếng vụ TQ cắm cái phao làm dấu lãnh hải ở Sabrina Shoal, cách thủ phủ Palaway 12 km, trong khi Lương Quang Liệt tuyên bố muốn giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hoà bình. – Warmongers vs Peaceniks (Philippine Star).
- China irate over push on sea claim (The Australian). “China has signaled it will push back at the ASEAN Regional Forum meeting, with Foreign Minister Yang Jiechi telling Secretary of State Hillary Clinton the US should not interfere in matters of Chinese sovereignty”. Tạm dịch: Trung Quốc ra hiệu rằng họ sẽ đẩy lùi tại cuộc họp Diễn đàn Khu vực ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì nói với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton Hoa Kỳ không nên can thiệp vào vấn đề chủ quyền của Trung Quốc.
- Phát biểu của bà Clinton với ông Dương Khiết Trì – Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc – trước khi họp: Remarks With Chinese Foreign Minister Yang Jiechi Before Their Meeting (Bộ Ngoại giao Mỹ). – Clinton hails deal on South China Sea disputes (Chron). – Clinton to Meet Asian Ministers in Indonesia (Jakarta Globe). – Bà Clinton hoan nghênh các hướng dẫn thực hiện DOC giữa TQ với ASEAN về biển Đông: Clinton Welcomes South China Sea Guidelines (VOA).
- Bà Clinton làm việc để thúc đẩy sự tham gia của Mỹ ở biển Đông: Clinton Works to Boost U.S. Involvement in Southeast Asia (WSJ). Trong này có 1 chi tiết đáng chú: “Ms. Clinton spent much of the day promoting a different priority, known as the Lower Mekong Initiative, that she initiated in 2009 to boost development in poorer parts of Southeast Asia and, some say, quietly expand U.S. influence there.”
Tạm dịch: “Bà Clinton đã dành nhiều thời gian trong ngày để thúc đẩy một ưu tiên khác, được gọi là Sáng kiến ​​Hạ lưu sông Mekong, rằng năm 2009 bà đã bắt đầu để thúc đẩy sự phát triển ở các bộ phận nghèo trong khu vực Đông Nam Á và một số người nói, Mỹ lặng lẽ mở rộng ảnh hưởng ở đó”. Không rõ ai độc miệng nói vậy? Sáng kiến Hạ lưu Mekong là do các nhóm người Mỹ gốc Việt đưa ra và thúc đẩy, vận động chính phủ Mỹ, nhất là nhóm của kỹ sư P.P.L, cô G.N. và GS L.X.K. Mặc dù lớn tuổi, nhưng hai tháng trước, GS L.X.K. đã qua tận bên Washington DC để thúc đẩy phía Mỹ về chuyện này.
- Báo Trung Quốc lên tiếng về biển Đông: Cooler heads should prevail in South China Sea dispute (China Daily). “China disapproves of referring bilateral disputes to multilateral forums and is strongly opposed to the intervention of an outside power in the South China Sea dispute. This does not mean that China has done something wrong or feels guilty. China just does not want to complicate the issue.” Hic! Tạm dịch: Trung Quốc không chấp nhận đưa các tranh chấp song phương vào diễn đàn đa phương và cực lực phản đối sự can thiệp của một cường quốc bên ngoài trong tranh chấp biển Đông. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc làm điều gì sai hoặc cảm thấy tội lỗi. Trung Quốc chỉ không muốn làm phức tạp vấn đề. – Charting the right course through South China Sea (Xin Hua Net). – China’s military threat a tough political sell (China Daily). – Claim over islands legitimate (China Daily).
- Ngoại trưởng Trung Quốc tái khẳng định lập trường trên biển Đông: Chinese Foreign Minister reaffirms stance on S. China Sea (Strait Times). “Mr Yang made the remarks while meeting Vietnamese Deputy Prime Minister and Foreign Minister Pham Gia Khiem on the sidelines of a series of Association of Southeast Asian Nations (Asean) related meetings on the Indonesian island of Bali. Mr Yang said the two countries should take bilateral ties and regional stability into consideration, solve maritime disputes through negotiations and avoid heating up the issue again.
Tạm dịch:  “Ông Dương Khiết Trì đưa ra lời phát biểu khi gặp Phó Thủ tướng Việt Nam, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm bên lề các cuộc họp của ASEAN ở Indonesia. Ông Dương cho biết, hai nước nên cân nhắc các mối quan hệ song phương và ổn định trong khu vực, giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua thương lượng và tránh làm nóng vấn đề thêm nữa”. Ông Dương ơi là ông Dương! Ông kêu hai nước nên cân nhắc mối quan hệ song phương để giải quyết tranh chấp hay ông kêu chỉ một mình Việt Nam cân nhắc? Vì nếu nước ông coi trọng mối quan hệ này thì đã không cho tàu vào cắt cáp tàu thăm dò của VN. Mà nước ông không coi mối quan hệ này ra gì, bây giờ ông nhắc đến, phải chăng ông chỉ muốn một mình nước tui cân nhắc? Đâu có cái chuyện “tình hữu nghị là tình đơn phương” như vậy?
- Phỏng vấn GS Trần Ngọc Vương, ĐHQGHN: Một cái nhìn khoa học về quan hệ Việt – Trung (ĐV).
- Báo Mỹ thì nói Trung Quốc tranh chấp biển Đông chỉ vì đói dầu thôi: Beijing Looks to S. China Sea for Much-Needed Offshore Resources (Voice of America).  – On disputed Spratly isle, boredom is main concern (Today Online).
- Nguyễn Đức Hùng-Lê Vĩnh Trương- Dư Văn Toán – Nguyễn Trọng Bình- Phạm Thu Xuân (QNCBĐ): Giàn khoan Trung Quốc đe dọa an ninh Biển Đông (TVN).
- Chín ngư dân Việt Nam sẽ bị Brunei đưa ra tòa  —  (RFA).
- Hàng ngàn người biểu tình tại Ba Vì, Hà Nội  —  (RFA).
- Vinashin sẽ bàn giao 12 tàu cho Bộ Quốc phòng (NLĐ).
- VN hối thúc Thái Lan giải quyết vụ một người Việt bị cáo buộc làm gián điệp   —  (VOA).
- Ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ làm Chủ tịch QH  —  (BBC). – Thách thức chờ đợi tân Chính phủ VN  —  (BBC). – Nghe đại biểu chấm điểm nhiệm kỳ qua (TVN).
- Nhập khẩu vũ khí Nga: Việt Nam đứng thứ hai giai đoạn 2010-2013 (Vietnam Defence).
- Washington kêu gọi Miến Điện thả tù chính trị  —  (RFI).
10h50′:
- Tướng Kỳ – Cựu Thủ tướng, Phó Tổng thống VNCH – vừa qua đời ở Malaysia: Former South Vietnam leader Nguyen Cao Ky dies (The News Tribune). Ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời tại Malaysia (VNE).
13h30′:
- Đạp vào mặt nhân dân (Nguyễn Thị Hồng Ngát) “Chó dữ thấy người lạ vào nhà muốn cắn cũng phải sủa thị uy đã rồi vừa sủa vừa lùi giữ miếng, sau đó thấy nguy hiểm nó mới lao lại cắn. Đằng này, chả thấy có cơn cớ gì, nguy hiểm gì sao anh ta lại xông xuống co chân đạp thẳng mấy nhát vào mặt người bị khiêng không có khả năng chống đỡ?”.
- Tuần trăng mật  —  (Boxitvn) “Liệu có hay không một sự làm giảm nhiệt hay “dỗ dành” các nhân sĩ, trí thức bằng 1h30 về Biển Đông nhằm tranh thủ các phiếu bầu trong việc giành lá phiếu các đại biểu cử tri Quốc hội trong việc nắm lấy các chức vụ lãnh đạo để rồi sau đó trở mặt tiến hành dẹp loạn, kiên quyết “không để tình trạng biểu tình” núp dưới danh “chống gây rối trật tự trị an” được tái diễn trong chiều chủ nhật?”.
- Đinh Vũ Hoàng Nguyên: NHỮNG HUYẾT CẦU TỔ QUỐC (Mai Thanh Hải).
- Hiến pháp 1946 và công hàm quái chiêu (Quê choa) “Cái chiêu ấy gọi là tuyệt chiêu chỉ vì Hiến pháp 1946 cho chủ tịch nước thực quyền cao nhất, trong đó có quyền thành lập nội các, chỉ đạo nội các. Tiếc rằng cái quyền ấy dần dần mất hút kể từ ngày Cụ mất. Tiếc lắm thay”.
- CẢM NGHĨ VỀ MỘT NGƯỜI TÙ BẤT TỬ – về ông Nguyễn Văn Trại) (TNDC).
14h’:
- CXN_Thư ngỏ cho tất cả nhân viên của cơ quan an ninh, dân phòng, du côn, du đảng …  (TTHN). “Tôi không thích bạo động đâu các anh à, nhưng vâng, tôi treo giải 20 triệu vnd để gây thương tích cho Thiếu tá Minh.” Cảm thông với nỗi bức xúc của bác CXN, nhưng BS tui cực lực phản đối hành động bạo lực dại dột này.
Nguy hiểm nhất, là nếu điều đó xảy ra, nó sẽ phá hỏng nỗ lực biểu tình ôn hòa của nhân dân trong nước, đánh đồng việc làm cao cả, quả cảm của bao nhiêu con người với  những tên can tâm làm Việt gian,  sẽ tạo cớ cho những kẻ muốn bôi xấu mục đích của hành động yêu nước trong sáng, mà những ngày qua, họ đã bằng cách này, cách khác hé lộ (kể cả thóa mạ vài ba lời nói nặng nề do quá bức xúc của người biểu tình).
Chúng ta cần hết sức bình tĩnh và kiên nhẫn, còn rất nhiều cách để đấu tranh với những kẻ xấu đó. Một vết thương trên cơ thể chẳng thấm vào đâu so với nỗi nhục sẽ đeo đẳng đến hết đời cho một kẻ đê tiện.
Đó là còn chưa bàn tới một điều phi lý, rằng chắc chắn sẽ chỉ có đám du thủ du thực mới may ra hào hứng hành động để nhận tiền của bác CXN, chứ người Việt yêu nước, căm thù tên Việt gian, có không kìm được nỗi uất hận, thì họ cũng chỉ hành động vì đại nghĩa, chứ không vì mấy chục triệu của bác đâu. (Nhưng, … có thể biết đâu cái giải của bác lại hóa hay, vì có những người định ra tay, mà nghe bác treo giải, họ lại phải chùn, vì sợ bị cho là hành động vì mấy đồng tiền đó?).
- Tuần lễ buồn (Trương Duy Nhất). “Buồn vì cái đoạn video quay cú đạp bất nhân ấy phơi lột nhiều thứ bất nhân hơn. Người bị đạp im lặng, tác giả cú đạp súc vật kia và cả lãnh đạo ngành Công an cũng câm lặng. Quốc hội khóa mới đang nhóm họp cũng câm lặng. Và hơn 700 tờ báo cũng câm lặng. Cái gì đã dìm tất cả trong lặng im trước cú đạp súc sinh này? “ 
16h40′:
- Độc giả Nguyễn Lâm Duy Quý-blogger Xuồng tam bản email cho biết: “Về những nỗ lực của ĐH Hoa Sen để tái khởi động cuộc thi NON-U.  Bên lề buổi chung khảo và trao giải của cuộc thi “Học Sinh – Sinh Viên: Trung thực, được gì? Mất gì?” do Đại học Hoa Sen cùng tổ chức Towards Transparency tổ chức sáng nay này 23/7/2011. Cô hiệu trưởng ĐH Hoa Sen, TS Bùi Trân Phượng đã có cuộc trao đổi ngắn về cuộc thi “Sáng tác Logo Nói không với đường lưỡi bò” (NON-U) mà ĐH Hoa Sen vừa phát động nhưng không lâu sau đã phải tạm dừng.
Cô Phượng cho biết cuộc thi này đã được chuẩn bị đầy đủ nhưng vào giờ chót đã có “sóng gió bất ngờ” và “đến từ đâu thì không nói chắc em cũng biết”. Ngoài ra cô cho rằng dẫu nếu cuộc thi này có bị dừng lại lý do “cấp cao hơn” thì ĐH Hoa Sen vẫn sẽ nghĩ ra những cuộc thi với những hình thức khác để đảm bảo “quyền được lên tiếng”, bày tỏ quan điểm trước một số hành động gây hấn gần đây của một số kẻ tự cho mình là “ông nội” là “anh cả” (nguyên văn). Và kể cả “cấp cao hơn” cũng không có quyền ngăn chặn quyền được lên tiếng ấy!  Sau cùng, cô Phượng lên tiếng kêu gọi nếu cuộc thi này nếu có được một số thủ tục về pháp lý và được tái khởi động thì cô “mong muốn các em sẽ tham gia”.
KINH TẾ
Bất cập trong quy hoạch, quản lý khiến dòng điện chảy ngược sang Trung Quốc (Tin tức).
<=- Kiểm toán quỹ bình ổn xăng dầu (VNE).
Rủi ro vây người nuôi cá tra (NLĐ).
Mỹ lo ngại khủng hoảng nợ của Hy Lạp lan qua Đại Tây Dương  —  (RFI).  - Châu Âu thông qua kế hoạch thứ hai gần 160 tỷ euro hỗ trợ Hy Lạp.
- Dự đoán 8 tỉ đô la kiều hối vào VN năm nay  —  (RFA).
- Chưa đồng thuận về Quỹ Bình ổn giá thịt lợn (VEF).
- Phan Thế Hải: Vụ ly hôn ‘triệu đô’ – Tiền mặt và lòng tự trọng (VEF).
- Lãng phí biệt thự công (TN).
13h30′:
- Phỏng vấn GS.TS Tô Duy Hợp, cựu trưởng phòng Xã hội học Nông thôn, Viện Xã hội học “Nếu bỏ rơi nông nghiệp thì dại vô cùng” (Bee).
- Hoan hô bà con Lao Cai, một cách ngăn cản chảy máu khoáng sản, tuy có mang động nhưng lúc mày biết làm gì hơn! Dân lại rào đường cản xe chở quặng sắt (TT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Sững sờ trước vẻ đẹp của những bảo vật Chăm (ĐV).
Gặp nghệ nhân tuồng cuối cùng của triều Nguyễn (PLTP).
- ĐỪNG BỎ QUÊN HỌ!: “Nghệ sĩ giun” Văn Hiệp (NLĐ).
Nhà phê bình Ngô Thảo: Quy chế xét giải không theo kịp đời sống nghệ thuật (SK&ĐS).
Phim lịch sử- cổ trang Việt Nam: Làm “to chuyện” lúc này là vội vã! (VH). =>
- Cải tạo cầu Long Biên Giấc mơ khó thành cho đề án siêu khủng (NĐT).
- Biên kịch - Nghề ‘cầm dao đằng lưỡi’ (ĐV).
- Năm 2012, lễ hội Đền Trần có còn phát ấn? (VOV).
- Kịch lịch sử – sao còn khiêm tốn? (TN).
- “Hô hào” vẽ graffiti lên… tường hẻm (TT&VH).
13h30′:
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Chọn trường cho con: Sự cân bằng và hạnh phúc cho trẻ (TBKTSG).
Công dụng của nấm gây ảo giác đối với sức khỏe con người  —  (RFI).
- Chàng trai Việt được nhận bằng khen của Tổng thống Mỹ (DT).
- Nguyễn Công Hùng “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ” (Inspiring Youths).
- Lớp học làm giàu giá 10 USD ở Sài Gòn (VNN).
13h30′:
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
<=- Dự án di dân phố cổ: Nhọc lòng kẻ ở người đi  (VTC).
Giấy phép quá khổ, quá tải: Có cũng như không! (PLTP).
Đồng Nai nóng với bô xít, môi trường (TBKTSG).  - Đồng Nai dọa “tuýt còi” xe chở bauxite (NLĐ).
Hứa làm từ thiện 5 tỉ, không trả đồng nào! ((PLTP).
Ma túy, mại dâm gia tăng (NLĐ).
Khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất VN bị xâm hại (ĐV).  - “Cuộc chiến” đất rừng ngày càng thảm khốc (LĐ).
An toàn và trật tự xã hội -Nhìn từ hệ thống các biển báo ở Đức (TS).
- Mộng kỳ nam – Kỳ 2: Những cuộc giải cứu ngoạn mục (TT).
- “Nặn” tiến sĩ, hoa hậu từ trong bụng mẹ (VNN).
- Bệnh tay chân miệng bắt đầu lây sang người lớn (DV).
13h30′:
QUỐC TẾ
Hàng vạn người Syria biểu tình sau lễ cầu nguyện ngày thứ 6   —  (VOA). =>
Cam Bốt đòi Thái Lan đồng thời rút quân khỏi Preah Vihear   —  (RFI)
Georgia thả bốn nghi can làm gián điệp cho Nga  —  (BBC).
Oslo rung động vì vụ ‘đánh bom’  —  (BBC).
- Khủng bố tấn công Na-uy: Nổ bom và bắn người ở Oslo (Vietinfo).
- Người phụ nữ đằng sau đế quốc truyền thông của Murdoch  —  (Người Việt).
- Cướp biển Somalia: Bên trong thế giới bí ẩn (TVN/Washington Post/AP).
13h30′:
* VTV1: + Chào buổi sáng – 22/07/2011; + Tài chính kinh doanh sáng – 22/07/2011; + Tài chính kinh doanh trưa – 22/07/2011; + Cuộc sống thường ngày – 22/07/2011; + Thời sự 19h – 22/07/2011.
* RFA: + Sáng 22-07-2011; + Tối 22-07-2011.
* RFI: 22-07-2011.