Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Thứ Sáu, 15-11-2013 - Sao biển: mô hình của xã hội tương lai?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Bằng chứng xác thực về chủ quyền Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (PT).
- Bằng Phong Đặng Văn Âu: Hãy quyết tử để dân tộc quyết sinh (ĐCV).
 - ĐBQH phản ứng trước phát ngôn của Bộ trưởng Công Thương (Infonet). - “Tôi không hiểu bộ trưởng nói gì” (TT). - Thế tôi đứng đó để làm gì (Đào Tuấn). “ ’1 vạn dân nhường đất cho dự án thủy điện Thác Bà đến nay đã qua 40 năm nhưng vẫn chưa có điện… người dân tự hỏi nhau, rồi cử tri hỏi ĐBQH bao giờ thì thôn bản mình có điện?’. Chúng ta đang nói về chúng ta đấy. Thế nhưng chúng ta là ai? Bộ trưởng Hoàng không giải thích. Còn chúng ta biết rằng ‘Chúng ta’ là ai thì là, trừ… chúng ta“.
- Tân Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên: Tôi là người hành động (TP).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
Quê Choa chí dị- 4 (Quê Choa).
DỌC MIỀN TRUNG (9) (Nguyễn Trọng Tạo).
- Alice Munro: Bầy Cáo Bạc (Diễn Đàn).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ 

Sao biển: mô hình của xã hội tương lai?

Góc Nhìn Phát Triển 
Hoàng Đức Minh
Có điểm gì chung giữa Microsoft, quân đội của Napoleon, Trung Hoa và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh?

Đáp án: Đó đều là những tổ chức hoạt động theo mô hình của nhện.



Mô hình của nhện là khái niệm được đưa ra bởi Ori Brafman và Rod A.Becstrom trong cuốn “Sao biển và nhện”. Các tổ chức theo mô hình này có đặc điểm giống như một con nhện: Một cái đầu chỉ huy toàn bộ các chân. Hiểu theo nghĩa đơn giản, trong mô hình kiểu nhện, quyền lực – trí tuệ được tập trung vào số ít người và số ít người này sẽ quyết định điều gì phải làm đối với những người còn lại trong tổ chức.

Những tổ chức kiểu nhện đã thống trị thế giới từ hàng nghìn năm qua. Các đế chế hùng mạnh, những tập đoàn đa quốc gia cho tới các tổ chức phi chính phủ quốc tế đều hoạt động theo cơ cấu này. Quyền lực tập trung cho phép các mệnh lệnh được đưa ra bởi những người tài giỏi nhất, và chúng hoàn toàn thống nhất.

Đối lập với mô hình kiểu nhện, hai tác giả trên đưa ra khái niệm về mô hình kiểu “Sao biển”. Khác với con nhện, sao biển không hề có một cái đầu thực sự. Một con sao biển có 5 cái chân, và nếu bạn cắt bất cứ cái chân nào ra, chúng sẽ tái sinh để trở thành 2 con sao biển.
Thực sự thì mô hình sao biển cũng đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người. Các cộng đồng tôn giáo như đạo Phật chính là một sao biển khổng lồ.

Mô hình nhện đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thế giới, nhưng những nhược điểm của mô hình này cũng rất rõ ràng. Cái chết của Quang Trung, Phan Bội Châu, Thành Cát Tư Hãn … gần như kết thúc huy hoàng của những tổ chức/phong trào mà họ lãnh đạo. Đó chính là nhược điểm trí mạng của nhện: quá phụ thuộc vào một cái đầu duy nhất.

Có đơn vị quản lý tập trung khiến cho các mệnh lệnh trong mô hình kiểu nhện được đưa ra một cách thống nhất và truyền đạt nhanh chóng. Tuy vậy, điều này khiến các tổ chức rất dễ suy sụp khi bị mất đầu: không còn ai điều khiển các cái chân của nhện, kể cả khi chúng vẫn hoàn hảo.

Cuộc chiến khủng bố của Mỹ càng trở nên khó khăn hơn sau khi Bin Laden bị tiêu diệt. Alqueda vẫn còn đó, và bây giờ thì nước Mỹ chẳng còn một Bin Laden nào để truy tìm nữa. Alqueda là một sao biển.

Người Do Thái cũng là một con sao biển mạnh mẽ. Cho dù phải lưu vong, dù cho mất nước, dân tộc này vẫn bảo lưu được sức sống mãnh liệt. Mỗi bà mẹ Do Thái, mỗi gia đình Do Thái đều tự giác duy trì những giá trị văn hóa của cả dân tộc mà không cần có sự chỉ đạo của một cơ quan văn hóa hay một bộ máy chính trị nào.

Không có một cái đầu, một tổ chức sao biển rất khó để bị diệt vong.

Sức mạnh của sao biển nằm ở việc chúng phát huy được một nguồn lực khổng lồ mà không phụ thuộc vào bất cứ một cơ cấu lãnh đạo nào. Wikipedia được hình thành bởi sự đóng góp của cả triệu người sử dụng trên thế giới, Phật giáo được truyền bá đi khắp toàn cầu bởi vô số tín đồ, và ngày nay thì cũng chẳng có ai biết được ai là người sở hữu và quản lý Internet.

Đối với các tổ chức kiểu nhện, mọi hoạt động của cả con nhện đều nhằm một mục tiêu là bảo vệ sự toàn vẹn của cái đầu, bao gồm việc phải hy sinh những cái chân. Trong thực tế, các thành viên trong tổ chức kiểu nhện thường được truyền bá những tư tưởng về sự hy sinh cao cả cho lợi ích chung, về sự vĩ đại của những người lãnh đạo và cả về tầm quan trọng của việc tuân thủ kỷ luật một cách tuyệt đối.

Các tổ chức sao biển không như vậy. Các thành viên trong sao biển hoạt động theo những niềm tin và những động cơ của riêng mình. Không có một cơ quan đầu não đưa ra các mệnh lệnh, sao biển tồn tại và phát triển bởi mỗi thành viên của sao biển chính là một con sao biển, chúng chia sẻ những giá trị chung.

Không cần phải cạo tóc thì mới cần là một Phật tử, có hàng nghìn các dòng Phật giáo trên thế giới với nhiều sự khác biệt về nghi thức, trang phục lẫn kiến giải về đạo, nhưng họ đều có những niềm tin chung về sự giải thoát. Tương tự với bách khoa toàn thư Wikipedia, không ai có thể ngăn cản các thành viên đăng những thông tin sai lệch hay phá hoại các bài viết trên Wiki. Tuy vậy, Wikipedia vẫn phát triển ổn định bởi sự tự kiểm soát của những thành viên có trách nhiệm và tinh thần đóng góp cho tri thức của nhân loại.

Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhưng những sai lầm của nhện sẽ trí mạng hơn sao biển.

Mô hình kiểu nhện đã tồn tại hàng nghìn năm và vẫn luôn phát huy sức mạnh của mình. Tuy vậy, sự phát triển của xã hội đang tạo ra những đại dương rộng lớn cho sao biển, một mô hình dường như thích hợp hơn với bối cảnh xã hội hiện đại.

Chúng ta đang sống trong thời đại của thông tin, nơi mà tri thức được chia sẻ cho toàn xã hội thay vì chỉ một vài người tiến bộ. Việc phụ thuộc vào quyết định của một cái đầu như trong mô hình nhện sẽ trở thành gánh nặng cho bất cứ cơ cấu lãnh đạo nào đồng thời lãng phí nguồn trí tuệ của toàn xã hội.

Không chỉ vậy, trong mô hình sao biển, các cá nhân tự do hơn và chịu trách nhiệm cho chính quyết định của mình. Không có lãnh tụ, không có quyền lực tuyệt đối, xã hội kiểu sao biển sẽ ít kẻ tham nhũng hơn một xã hội kiểu nhện: một xã hội dân chủ hơn.

Cuối cùng, xã hội kiểu sao biển bền vững hơn về tổng thế. Theo cơ cấu này, toàn xã hội sẽ không sụp đổ bởi quyết định sai lầm của một nhóm thiểu số nào đó. Trong xã hội kiểu nhện, quyết định sai lầm của chính phủ có thể dẫn tới sự sụp đổ của toàn bộ nền kinh tế.

Sự tồn tại của những con sao biển là những bằng chứng quan trọng cho các lý luận về một xã hội tốt đẹp kể cả khi không có sự toàn trị của thiểu số. Nếu đa số các cá nhân trong xã hội chia sẻ những giá trị chung như quyền bình đẳng, lòng bác ái, sự tôn trọng … thì xã hội có thể vận hành một cách bền vững mà không cần có một nhóm thiểu số mang tên “lực lượng tiến bộ” để quyết định điều gì là nên hay không nên cho những người còn lại.

Việt Nam giữa gọng kìm Nga - Hoa

Phạm Trần (Danlambao) - Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ có mặt ở Việt Nam 12 giờ ngày 12/11/2013 nhưng ông đã biến đồng minh hàng đầu ở vùng Đông Nam Á thành một tiền đồn của Nga ở Á Châu và Thái Bình Dương.
Nhà lãnh đạo Nga nói với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn Phú Trọng: “Liên bang Nga coi trọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác ưu tiên ở khu vực châu Á-Thái bình dương”.
Tại sao Nga đã làm như vậy?
Thứ nhất, sự hiện diện của Nga ở Á Châu đã lu mờ kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975 càng mờ nhạt hơn kể từ sau sự tan rã của Chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Sô năm 1991.
Thứ hai, sức mạnh quân sự và kinh tế của Nga từ hạng hai sau Mỹ đã tụt xuống hàng thứ 3 sau Trung Quốc sau cuộc cải cách để “chỗi dậy” của Trung Quốc từ năm 1978 dưới thời Đặng Tiểu Bình.
Thứ ba, ngoài địa bàn quen thuộc Việt Nam trong thời chiến, ảnh hưởng của Nga tại Đông Nam Á, đặc biệt tại hai nước láng giềng của Việt Nam là Cao Miên và Lào đã bị Trung Quốc khống chế.

Thứ tư, Nga muốn hợp tác Quốc phòng cùng có lợi để vừa giúp canh tân hóa Quân đội Việt Nam vừa sản xuất vũ khí của Nga tại Việt Nam cho thị trường Á Châu và Thái Bình Dương.
Việc này đã được chính Tổng thống Putin tiết lộ trong bài viết trước khi lên đường qua Việt Nam. Ông nói kín đáo: “Lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự cũng có những kết quả mới về chất. Ở đây, chúng ta không chỉ nói đến những lô hàng xuất khẩu mà hiện nay ở Việt Nam cũng đang triển khai tổ chức sản xuất theo giấy phép đăng ký những trang thiết bị kỹ thuật quân sự tiên tiến với sự tham gia của các công ty Nga.”
Chương trình tiếng Việt của Đài phát thanh “Tiếng Nói Nước Nga” đưa tin ngày 11/11/2013: “Nga đang phát triển hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự qua việc triển khai tổ chức sản xuất theo giấy phép những thiết bị quân sự hiện đại nhất trong nước này, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố.

Như thông báo, theo khối lượng những hợp đồng đang thực hiện và chuẩn bị ký kết, Việt Nam là một trong ba nhà nhập khẩu lớn nhất vũ khí của Nga. Bước đột phá quan trọng thúc đẩy sự phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự với Việt Nam là biên bản ghi nhớ liên chính phủ về chiến lược hợp tác kỹ thuật quân sự cho giai đoạn đến năm 2020, được ký kết hồi tháng Mười năm 2008. Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử hợp tác hai nước, tổng khối lượng các hợp đồng ký kết trong năm 2008 đã vượt quá 1 tỷ dollar. Hiện nay khối lượng này được tính vào khoảng vài tỷ dollar.

Chỉ trong những năm gần đây, Việt Nam đã mua của Nga 32 máy bay chiến đấu Su-30MK2, 12 tàu tên lửa cao tốc “Molnia” (Tia chớp) (2 chiếc giao thẳng và 10 chiếc được cấp phép sản xuất), bốn tàu khu trục lớp “Gepard”, sáu tàu ngầm của dự án 636 “Varshavyanka”
(Trong phân loại của NATO là tàu ngầm Kilo), một số tiểu đoàn tên lửa phòng không S -300PMU1 và nhiều loại vũ khí khác.”
Không có tiết lộ chi tiết nào về hợp tác Quốc phòng Việt-Nga trong chuyên thăm Việt Nam của Tổng thống Putin.
Tuyên bố chung Hà Nội chi viết vắn tắt: “Hai bên ghi nhận hợp tác trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật quân sự không ngừng phát triển và có độ tin cậy cao, phù hợp với các quy định và nguyên tắc của luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển bền vững tại Châu Á - Thái Bình Dương và đánh giá cao quyết định thiết lập Cơ chế đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước.”

Đồng minh quân sự?

Cũng nên biết trong cuộc thăm Nga từ ngày 07 đến 10/08/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Đại tướng Phùng Quanh Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng về “canh tân hóa” quân đội CSVN.
Tướng Thanh xác nhận: “Những nhu cầu phía Việt Nam đề xuất cơ bản phía Bạn đều đáp ứng, trong đó Bạn đồng ý đào tạo cán bộ cho Việt Nam ở tất cả các cấp, các lĩnh vực, các quân binh chủng và một số lĩnh vực khác. 
Tiếp theo là hợp tác về lĩnh vực kỹ thuật quân sự, hai bên đã bàn các biện pháp tiếp tục triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã đạt được. Phía Bạn thống nhất một số điểm: trước hết là những hợp đồng mua vũ khí, trang bị kỹ thuật, phía Bạn bảo đảm chất lượng tốt, giá cả hợp lí và có ưu đãi đối với Việt Nam. 
Thứ ba, là vấn đề hậu mãi như sửa chữa, bảo dưỡng, cung cấp vật tư, phụ tùng, đảm bảo tuổi thọ của trang bị... 
Thứ tư, là Bạn thống nhất với phía ta là có thể bàn hướng hai bên có thể liên doanh thiết lập các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng.” 
Tướng Phùng Quanh Thanh nói thêm rằng: “Bạn đã trao đổi nhiều tình hình, hai bên đều thống nhất về mặt quan điểm, đánh giá; thống nhất về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc hợp tác ngày càng sâu rộng hơn, vì lợi ích của nhân dân hai nước và đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực; quan hệ song phương không nhằm vào nước thứ ba.”
(Phỏng vấn của VOV, Voice of Vietnam - Đài Phát thanh Quốc gia Việt Nam, 10-08-2013)
Chính sách Quốc phòng của Việt Nam từng được Thứ trưởng Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh xác nhận “3 không” gồm: “không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.”
Như vậy, liệu hợp tác mới về quân đội và vũ khí của Việt Nam với Nga sau chuyến thăm Việt Nam ngắn ngủi ngày 12/11 (2013) của Tổng thống Putin có nằm trong diện “không là đồng minh quân sự ” giữa hai nước như cam kết của tướng Nguyễn Chí Vịnh không?
Nhưng nếu Nga đã hợp tác chặt chẽ về Quốc phòng với Việt Nam thì phía Việt Nam cũng đã có những tương nhượng thỏa mãn cho nhu cầu của Nga tại hải cảng chiến lược Cam Ranh như:
- Để Nga thiết lập một cơ sở bảo trì và huấn luyện cho đội Tầu ngầm của Việt Nam.
- Sẽ đơn giản hóa một số thủ tục cho tàu hải quân của Liên bang Nga khi ghé thăm hoặc làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật ở các cảng Việt Nam sẽ được nhanh chóng, thuận tiện.
- Thành lập công ty hợp doanh Việt-Nga để sửa chữa, đóng tàu ở khu vực phi quân sự của cảng Cam Ranh. Tướng Phùng Quanh Thanh nói với báo chí hồi tháng 3/2013 rằng cơ sở này sẽ sửa chữa tàu, tiếp dầu, tiếp nước, tiếp lương thực thực phẩm, đón thủy thủ để vào bờ, tham quan nghỉ ngơi sau chuyến đi đường dài trên biển. 
Ông Thanh cũng cho biết: “Tổng công ty Tân Cảng thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam được giao chủ trì, có tham gia liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Công ty Vietsopetro sẽ tham gia góp vốn. Nhưng ta làm chủ, chi phối, ta điều hành, quản lý. Chủ quyền là của Việt Nam.

Cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, các dàn khoan, các dịch vụ của dầu khí này phục vụ dịch vụ cho các tàu của bất kỳ một nước nào, trong đó có LB Nga.”
- Việt Nam cũng đã đồng ý để cho Nga bỏ vốn 100% xây dựng trung tâm nghỉ dưỡng ở Cam Ranh trong năm 2013 theo diện dự án đầu tư nước ngoài ngang hàng với Khách sạn 5 sao. Ông Thanh cho hay Nga dành cho Việt Nam quyền quản lý, điều hành. Phía Nga cũng sẽ gửi một số người tham gia cùng quản lý khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.
Nga chính thức rút khỏi Cam Ranh năm 2002, sau khi hết hạn thuê mướn và Việt Nam cũng đã tuyên bố không để Cam Ranh biến thành một căn cứ quân sự của nước ngoài. Tuy nhiên, dù không có hợp đồng thuê mướn nhưng Cảng Cam Ranh sẽ trở thành trạm dừng chân thường xuyên quan trọng của lực lượng Hải Quân Nga.
Các tầu hải quân Mỹ cũng đã ra vào vịnh Cam Ranh để bảo trì theo nhu cầu.


Nga và biển Đông 

Thứ năm, Nga muốn có tiếng nói trong các giải pháp giải quyết xung đột ở Biển Đông qua sự hiện diện của các Công ty tìm kiếm dầu và hơi đốt của Nga liên doanh và hợp tác với Việt Nam nhằm ngăn chặn các hành động xâm chiếm và đe dọa lưu thông trên Biển Đông của Trung Quốc.
Bắng chứng hai bên đã đồng thuận trong cuộc họp giữa ông Putin và Chủ tịch Nhà nước Việt Nam Trương Tấn Sang hôm 12/11/2013: “Khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Lãnh đạo hai nước đánh giá cao kết quả hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, cụ thể là việc triển khai các dự án hiện có và thúc đẩy các dự án mới tại Việt Nam và Liên bang Nga, bao gồm mở rộng khu vực thăm dò và khai thác dầu khí, nghiên cứu cung cấp khí hóa lỏng cho Việt Nam và tiêu thụ nhiên liệu động cơ. Hai bên bày tỏ sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Gazprom và Công ty cổ phần mở Zarubezhneft mở rộng tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam và Liên bang Nga.

Hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc tạo điều kiện cần thiết để Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Gazprom (Công ty Gazpromneft) hợp tác đầu tư, quản lý, vận hành, nâng cấp và mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất trên cơ sở bảo đảm cung cấp dầu thô dài hạn và áp dụng chính sách thuế hợp lý trong suốt thời gian hoạt động của liên doanh tại Việt Nam phù hợp với luật pháp và cam kết quốc tế của Việt Nam. Hai bên sẽ triển khai sớm ký kết Hiệp định liên Chính phủ về việc này.”
Riêng khi đề cập đến những tranh chấp lãnh thổ và biển đạo trong khu vực, cả Nga và Việt Nam đều tránh nói đến Trung Quốc và các nước khác có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.
Nhưng hai nước đã bày tỏ quan điểm: “Hai bên nhận thấy vai trò ngày càng tăng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong các vấn đề quốc tế, chủ trương tăng cường hợp tác trong khu vực nhằm bảo đảm hòa bình lâu dài, ổn định và phát triển bền vững tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò tích cực và xây dựng của Liên bang Nga trong khu vực. Tổng thống Liên bang Nga V.Putin hoan nghênh uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế. Hai Bên ủng hộ việc thành lập ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương một cấu trúc an ninh mở, không chia tách, minh bạch, bình đẳng và hợp tác, được xây dựng trên các quy định của luật pháp quốc tế, nguyên tắc không liên minh và tính đến lợi ích hợp pháp của tất cả các nước.

Hai bên cho rằng các tranh chấp lãnh thổ và các tranh chấp khác tại không gian Châu Á - Thái Bình Dương cần được giải quyết chỉ bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Hai bên nhất trí ủng hộ việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và sớm thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính rằng buộc pháp lý cao hơn.”
Đáng chú ý là cả hai bên đều cổ võ giải quyết tranh chấp bằng “biện pháp hòa bình” và cùng chống “sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực” và tranh chấp phải giải quyết dựa trên “luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982”.
Đây là điểm khác biệt quan trọng so với thỏa thuận “hợp tác trên biển” ghi trong “Tuyên bố chung về quan hệ Việt - Trung thời kỳ mới” ngày 15/10/2013 giữa hai nước Việt - Trung sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Trong Tuyên bố đó, luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 là những văn kiện pháp lý quốc tế có lợi cho Việt Nam đã không được ghi vào, nhưng không rõ Việt Nam có bị ông Lý Khắc Cường ép phải chấp nhận như thế hay ông Nguyễn Tấn Dũng đã không dám chống lại?
Thứ sáu, ngoài những điểm then chốt nêu trên Nga còn muốn giúp Việt Nam “hạt nhân hóa” kỹ nghệ điện để giảm thiểu sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc trong lĩnh vực điện năng để bảo vệ an ninh kinh tế và quốc phòng.
Tuyên bố chung Hà Nội (12/11/2013) chứng minh: “Hai bên nhấn mạnh ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân, chú trọng triển khai dự án hợp tác xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I với công nghệ hiện đại, an toàn, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao theo đúng tiến độ đã được hai bên thỏa thuận và phù hợp với pháp luật, quy định của hai nước.

Hai bên nhất trí thúc đẩy đàm phán ký kết Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về điều kiện cung cấp tài chính cho việc xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam. Hiệp định sẽ xem xét việc phía Nga hỗ trợ lập Luận chứng kinh tế kỹ thuật cho việc xây dựng Trung tâm này. (ước lượng 8 tỷ dollars)

Nhằm phát triển ngành năng lượng hạt nhân của Việt Nam, phía Nga khẳng định tiếp tục hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý của Việt Nam trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và sẵn sàng tiếp nhận sinh viên Việt Nam sang học chuyên ngành hạt nhân tại các trường đại học của Liên bang Nga. Hai bên ghi nhận cần mở rộng hợp tác giữa các cơ quan liên quan của hai nước nhằm xây dựng hệ thống bảo đảm an toàn năng lượng hạt nhân quốc gia hiệu quả và minh bạch.”

Không phản bội nhau?

Để chứng tỏ thiện chí của một đồng minh lâu đời đối với Việt Nam, trước khi đến Hà Nội, Tổng thống Putin viết: “Tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam đã vững vàng vượt qua những thử thách nảy sinh từ nhiều sự kiện bi thương của thế kỷ XX cũng như những biến đổi kỳ vĩ trên thế giới và ở hai đất nước chúng ta.

Tuy nhiên, có một điều còn mãi không bao giờ thay đổi, đó là quan hệ tôn trọng lẫn nhau, truyền thống tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau, biết trân trọng sự giúp đỡ vô tư không hề vụ lợi của những đối tác không khi nào phản bội nhau…”

“…Hai nước chúng ta được kết nối bởi những quan điểm phần nhiều tương đồng về những vấn đề thuộc chương trình nghị sự thế giới. Chúng ta đang cùng nhau tìm kiếm phương thức đối phó với những nguy cơ và thách thức mới. Chúng ta bảo vệ tinh thần thượng tôn pháp luật trong công việc quốc tế, bảo vệ tính chất duy nhất không gì thay thế của những công cụ chính trị-ngoại giao trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền của bất kỳ quốc gia nào được tự mình lựa chọn con đường phát triển.

Tất cả những điều đó đang đảm bảo cho mối quan hệ đối tác chiến lược Nga-Việt, mối quan hệ mà chúng ta có đầy đủ cơ sở để gọi là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, có sự phát triển cao.”
Ông Putin cũng nói: “Trong năm vừa qua, kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương đã tăng 20% và đạt 3,66 tỷ USD. Kế hoạch chung là đưa con số này lên 7 tỷ USD vào năm 2015. Và tiếp đó, tới năm 2020 sẽ là 10 tỷ USD.”
Nếu so với Trung Quốc, đến năm 2015, mậu dịch Việt-Trung sẽ tăng đến 60 tỷ dollars nhưng không thể lường trước con số có bao nhiêu tỷ dollar hàng hóa của Trung Quốc sẽ nhập siêu vào Việt Nam ở thời ký đó. Chỉ biết rằng, mỗi năm Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc trên 10 tỷ dollars, trong khi hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ bằng 1/10 hàng Trung Quốc vào thị trường Việt Nam.
Sự chênh lệch mậu dịch đã khiến Việt Nam mắc nợ và đẩy Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế và chính trị với Trung Quốc ngày một sâu đậm hơn.
Nhưng liệu Tổng thống Nga Putin có khả năng gỡ Việt Nam ra khỏi gông cùm Trung Quốc hay chính những thỏa hiệp hợp tác ông vừa chứng kiến ký tại Hà Nội ngày 12/11/2013 sẽ kẹp Việt Nam vào giữa gọng kìm của Nga - Hoa?
(11/2013)

Nhân quyền Việt Nam: cần "nỗ lực phi thường và thay đổi chính mình"

 
Nhân sự kiện Việt Nam ký kết Công ước chống tra tấn và trúng cử vào chiếc ghế thành viên Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Cùi Các đã có cuộc hỏi chuyện ngắn với ông Lê Thăng Long, một nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Việt Nam. Qua đó để xem nhận định của ông xung quanh những sự kiện này, cũng như tìm hiểu về tác động của phong trào Con đường Việt Nam-mà ông là một người đồng khởi xướng, với công cuộc đấu tranh bảo vệ quyền con người.

                    ông Lê Thăng Long (Ảnh: tác giả cung cấp)
Thưa ông. Vào ngày 12/11 vừa qua, VN đã trúng cử vào chiếc ghế thành viên Hội đồng Nhân Quyền LHQ, theo ông điều này thể hiện sự mong muốn của nhà cầm quyền trong việc cải thiện nhân quyền hay chỉ là một “quyết tâm chính trị”?

Lê Thăng Long: Theo tôi sự việc này thể hiện cả hai điều trên. Tuy nhiên giữa mong muốn, ký kết và thực thi thì còn khoảng cách rất xa mà nhà cầm quyền Việt Nam cần phải có những “nỗ lực phi thường” trong thời gian tới và phải “thay đổi chính mình” rất nhiều mới có thể đáp ứng được chuẩn mực chung theo thông lệ quốc tế trong việc đảm bảo nhân quyền.

Trước khi trúng cử vài ngày, VN đã ký kết Công ước chống tra tấn. Là một người đã từng ở 3 năm trong tù, ông có nhận định như thế nào về thực trạng nhà tù Việt nam hiện nay, trong đó có việc tra tấn và đối xử vô nhân đạo với tù nhân?

Lê Thăng Long: Thực tế tại Việt Nam tình trạng tra tấn và đối xử vô nhân đạo với tù nhân vẫn còn tồn tại khá, tuy có tiến bộ so với trước đây. Tình trạng tạm giam, tạm giữ bị tra tấn vẫn còn không ít. Kể cả có trường hợp đánh chết người, mà báo chí gần đây đã nêu lên và mới được nói ra. Việc tra tấn đối xử vô nhân đạo còn thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tra tấn thể xác và tinh thần, tra tấn bí mật và công khai, tra tấn trực tiếp và gián tiếp. Gây khó khăn cho gia đình tù nhân cũng là hình thức tra tấn gián tiếp. Công an “bật đèn xanh” cho người tù đánh người tù cũng là một hình thức tra tấn. Giam trong phòng đặc biệt, cùm chân cũng là một hình thức tra tấn. Hiện tại, tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đang bị đối xử, giam giữ “đặc biệt” tại Xuyên Mộc là một minh chứng cụ thể. Tôi cho rằng, tình trạng chung này không phải là chủ trương của nhà cầm quyền Việt Nam, nhưng với thể chế, cơ chế lãnh đạo, quản lý đất nước như hiện nay thì sẽ dung túng và bao che cho những tệ nạn này còn nhiều và biến dạng tinh vi hơn.

  Ông Lê Thăng Long (áo trắng, giữa) ra tòa cùng doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, Ls Lê Công Định, Ths Nguyễn Tiến Trung, hôm 20/1/2010.
Ông có lo ngại rằng Công ước chống tra tấn sẽ được nhà cầm quyền VN diễn giải “sự khác biệt do đặc thù của mỗi quốc gia”, để rồi tiếp tục vi phạm, như ta đã từng thấy ở Công ước Về Các quyền Dân sự và Chính trị 1966 hay không?

Lê Thăng Long: Tôi hoàn toàn có thể lo ngại về điều này. Như chúng ta đã từng thấy ở Công ước Về Các quyền Dân sự và Chính trị 1966, Việt Nam đã gia nhập vào năm 1982, nhưng cho đến hiện nay quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tôn giáo… vẫn chưa được thực thi đầy đủ trên thực tế. Trong quyền tự do ngôn luận, một trong những điều chưa được thực hiện đầy đủ là không có báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình tư nhân. Chưa có quyền tự do lập hội thực sự, đó là còn cơ chế xin cho và ngăn cản theo chủ quan của nhà cầm quyền; đúng ra lập hội, lập đảng thì chỉ cần đăng ký. Trong quyền tự do tôn giáo: Các lực lượng công an, quan chức cao cấp trong chính quyền, sỹ quan quân đội, vẫn bị hạn chế lấy vợ chồng là gốc Thiên chúa giáo.v.v… Vụ án chính trị của chúng tôi - “nhóm nghiên cứu Chấn”, cũng là một minh chứng cụ thể cho việc vi phạm Công ước Về Các quyền Dân sự và Chính trị 1966. Đây có thể ví như một trường hợp “ông Chấn” nữa! Nhưng chưa được giải oan! Chúng ta hãy chờ xem còn bao lâu nữa?! Chống tra tấn là một trong những hoạt động bảo vệ quyền con người. Công ước chống tra tấn là một công cụ pháp lý mang tầm quốc tế. Pháp luật của quốc tế mà quốc gia nào đã tham gia và được công nhận phổ quát toàn cầu có mức độ cần phải được tuân thủ cao hơn pháp luật của quốc gia đó. Trách nhiệm của chính quyền trong việc thực hiện là phải phổ biến, diễn giải chính xác cho nhân dân quốc gia mình được nắm vững, đồng thời đảm bảo việc thực thi đầy đủ công ước này trên thực tế.

Là một người đồng khởi xướng Phong trào Con Đường VN với mục tiêu tối hậu thúc đẩy cho quyền con người, ông có thể cho biết Phong trào Con Đường VN sẽ có những bước đi nào trong tương lai để vận động và giám sát nhà cầm quyền thực thi Công ước này?

Lê Thăng Long: Phong trào Con đường Việt Nam sẽ thông qua các hoạt động về bảo vệ quyền con người của mình để vận động nhân dân và có tiếng nói thuyết phục mạnh mẽ với nhà cầm quyền nhằm thúc đẩy Công ước chống tra tấn được sớm thực thi đầy đủ trên thực tế. Tôi tin rằng chúng ta sẽ có nhiều sáng kiến hành động trong thời gian tới về chương trình này. Chúng tôi cũng kêu gọi Liên hợp Quốc và các tổ chức quốc tế liên quan có các biện pháp thúc đẩy và giám sát việc thực thi công ước này của nhà cầm quyền Việt Nam. Mặt khác, theo quan điểm của tôi, cái gốc của vấn đề chính là nhà cầm quyền Việt Nam do đảng Cộng Sản lãnh đạo toàn diện và đã sử dụng một chủ thuyết có nhiều sai sót để lãnh đạo đất nước. Đã đến lúc, toàn thể đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam cần phải thay đổi, loại bỏ những điều gì sai sót trong chủ thuyết chủ nghĩa cộng sản Mác – Lê Nin, kế thừa tinh hoa trí tuệ của toàn nhân loại để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, đưa Việt Nam phát triển thực sự dân chủ, công bằng, thịnh vượng và văn minh.

Xin cảm ơn ông!
                                                                                       Cùi Các thực hiện

Hy vọng gì khi VN là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ

Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-11-13
000_Hkg8933727-305.jpg
Một nhóm các tù nhân tại trại giam Hoàng Tiến ở Hải Dương hôm 30/8/2013, ảnh minh họa.
AFP photo


Sau thời gian tự ứng cử và thực hiện chiến dịch vận động tranh cử trên trường quốc tế để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, VN đạt được kết quả như mong muốn vào hôm thứ Ba, 12/11/13.
Câu hỏi đặt ra là Đại hội đồng LHQ dựa vào những tiêu chuẩn nào để bầu chọn VN vào danh sách 14 thành viên mới cho nhiệm kỳ 3 trong khi những tổ chức đánh giá nhân quyền độc lập như Human Rights Watch (Theo dõi Nhân Quyền), Amnesty International (Ân xá Quốc Tế), RSF (Tổ chức Phóng viên Không biên giới)…liên tục tỏ ý quan ngại về tình hình vi phạm nhân quyền tại VN.
Phó Tổng Biên tập Báo SGGP, ông Kha Lương Ngãi, cho đài ACTD biết quan điểm của mình khi đón nhận tin VN vừa chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ:
Có lẽ người ta bầu vào không dựa theo tiêu chuẩn nào cả mà người ta bầu có ngụ ý là cho vào để buộc VN phải hòa nhập với thế giới văn minh tiến bộ. VN phải công nhận quyền tự do dân chủ của người dân.
- Ông Kha Lương Ngãi
Có lẽ người ta bầu vào không dựa theo tiêu chuẩn nào cả mà người ta bầu có ngụ ý là cho vào để buộc VN phải hòa nhập với thế giới văn minh tiến bộ. VN phải công nhận quyền tự do dân chủ của người dân”.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, cũng hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, nhà báo Lý Kiến Trúc cho rằng phong trào đòi hỏi nhân quyền và dân quyền ở VN đang dâng lên rất cao và xu thế tất yếu của cộng đồng ở nước ngoài đòi hỏi cho người dân trong nước là yếu tố quan trọng buộc chính quyền Hà Nội không có lựa chọn nào khác hơn phải chấp nhận chiều hướng tự do dân chủ cho VN. Tuy nhiên, sự kiện VN trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ không hẳn chỉ mang lại sự lạc quan. Nhà báo Lý Kiến Trúc nói:
“Đối với chúng tôi làm truyền thông nhận thấy điều đó có 1 phần lạc quan nhưng cũng có 1 phần rất bi quan. Lạc quan là chúng ta nhận thấy nhờ sự tranh đấu của người Việt hải ngoại và kể cả trong nước thì yếu tố nhân quyền bây giờ thì người Cộng Sản ở VN bắt buộc phải chấp nhận. Còn bi quan là khi họ đã vào chân trong LHQ, họ có thể lớn giọng và cao giọng nói rằng ‘Đây LHQ công nhận chúng tôi là nước có nhân quyền và dân quyền’. Bi quan này sẽ vẽ cho chúng ta thấy con đường sắp tới sẽ rất khó khăn trong công cuộc tranh đấu đòi hỏi thêm nữa về nhân quyền và dân quyền cho người dân VN của chúng ta”.

Lạc quan, vì sao?

nld.com-250.jpg
Đại diện các nước chúc mừng Việt Nam trúng cử với số phiếu bầu cao nhất. Photo courtesy of nld.com.vn
Tại Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng, một trong những người thành lập “Tập hợp Dân chủ Đa nguyên” lên tiếng Hội đồng nhân quyền LHQ không đặt nặng vấn đề chọn lựa thành viên, thì đây chỉ là 1 tổ chức tương đối mờ nhạt và còn kém hiệu lực so với cả các tổ chức nhân quyền độc lập, nhưng có thể hy vọng rằng VN một khi trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ sẽ bị chất vấn và sẽ bị đặt trước vấn đề nhân quyền 1 cách tích cực hơn. Ông Nguyễn Gia Kiểng lý luận:
“Tình hình đang thay đổi. Nghĩa là thế giới đang chứng kiến 1 trào lưu dân chủ mới, 1 làn sóng dân chủ mới. Các quốc gia dân chủ trên thế giới tỏ ra tích cực hơn về mặt nhân quyền. Ví dụ như chính quyền Mỹ mới đây cũng đã cảnh giác Hà Nội phải cải tiến 1 cách nhanh chóng về điều kiện nhân quyền. Có lẽ trong tâm lý mới, trong bối cảnh thế giới mới, mọi quốc gia nhưng trước hết là những thành viên của Hội đồng Nhân quyền phải chịu những áp lực lớn hơn”.
Hơn ai hết, những người dấn thân cho tự do dân chủ ở VN, những người đang cất lên tiếng nói yêu cầu Nhà nước phải tôn trọng các quyền cơ bản của con người mà trong đó bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp…đang gặp phải sự bắt bớ, sự đối xử hà khắc vì bị cho là vi pham pháp luật về tội tuyên truyền, kích động, lôi kéo người dân chống phá Nhà nước nói gì khi VN trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Anh Nguyễn Lân Thắng, người hoạt động tích cực cho tự do dân chủ trong nước chia sẻ:
Tôi phải nói là hết sức vui mừng khi VN trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền...Rất hy vọng chính quyền hiểu biết và sẽ hành xử xứng đáng với vị trí đã giành được trong kỳ bầu cử vừa qua.
- Anh Nguyễn Lân Thắng
Tôi phải nói là hết sức vui mừng khi VN trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền. Việc này nghe thực ra có vẻ sốc nhưng thực ra rất là vui cho những người hoạt động về nhân quyền, về tự do dân chủ. Bởi vì khi VN đặt ở vị thế Hội đồng Nhân quyền LHQ thì mọi hành xử của chính quyền sẽ được cộng đồng quốc tế cũng như các cơ quan thông tin ngôn luận sẽ chăm chú theo dõi rất kỹ. Điều đó sẽ đặt VN vào cái thế phải hành động đúng đối với các tiêu chuẩn nhân quyền mà không thể tự ý biện minh cho những việc xảy ra do các đặc thù ở VN. Tôi nghĩ VN quan trọng nhất bây giờ là phải đạt được sự tiến bộ, sự hiểu biết chung về vấn đề nhân quyền theo những giáo trình phổ quát của nhân loại. Rất hy vọng chính quyền hiểu biết và sẽ hành xử xứng đáng với vị trí đã giành được trong kỳ bầu cử vừa qua”.
Có phải những người đã và đang là nạn nhân của tình trạng vi phạm nhân quyền ngay nơi quê nhà sẽ tin tưởng vào 1 viễn ảnh lạc quan hơn qua những lời chia sẻ vừa rồi? Có phải người dân trong nước có đủ niềm tin về 1 ngày mai cuộc sống của họ được tốt đẹp hơn khi VN trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Đa số những người mà đài RFA tiếp xúc đều bày tỏ 1 niềm lạc quan trong hy vọng vì theo họ thể diện của 1 quốc gia không chỉ đơn thuần là những lời tuyên bố suông.

Hồ Choa

Hy vọng cái gì ở cái HĐNQLHQ khi mà Gaddafi đã ngồi chễm chệ trong đó. Lần không những VN, TQ, Cu Ba cũng có mặt làm sống dậy nhân quyền CS. VN vào HĐNQLHQ thì chỉ có đảng CS mừng chứ dân lo; khi CS đã mặc áo giáp nhân quyền thì thả sức đâm chém.

Những thành tựu " bảo vệ quyền con người" ở Việt Nam


Quách Tuấn Phương (Danlambao) - Khi Ủy ban đối ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua dự luật nhân quyền cho Việt Nam thì ngày 8.3.2012 ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng phản đối dự luật này. Trả lời các câu hỏi của báo chí ông Lương Thanh Nghị khẳng định: "Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và được cộng đồng quốc tế ghi nhận". Chắc là ông Nghị tin vào khả năng bưng bít thông tin của ngành an ninh trong nước nên phát biểu như vậy.
Trên lĩnh vực dân sự "thành quả nhân quyền" của nhà nước Việt Nam hiên nay thì nổi bật nhất là hàng triệu dân oan bị mất đất kéo về Hà Nội khiếu kiện. Khắp 63 tỉnh thành đâu đâu cũng có người kêu oan vì bị cướp đất mất hoa lợi. Người Kinh lẫn người dân tộc thiểu số ai cũng kêu oan. Mới nhất là đoàn dân oan người M'nông từ Dak'Nông ra Hà Nội kêu oan. Nhiều vụ việc dân sự đã bị hình sự hóa cách vô lý và vi phạm pháp luật đến nỗi nghị quyết 388 bồi thường oan sai ra đời cũng chưa giải quyết được hết nỗi oan cũ chưa qua thì nỗi oan mới khác lại đến. 
Trên lĩnh vực chính trị mà ông Nghị nêu lên thì "thành tựu nhân quyền" của nhà nước Việt Nam mới là nổi bật. Vụ dàn dựng bẩn thỉu để bắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì cả thế giới ai cũng bất bình. Nhiều phiên tòa được xét xử "công khai" nhưng không có ai được tự do tham dự. Đứng xa xa theo dõi cũng bị công an bắt. Và nổi bật nhất là đàn áp những cuộc biểu tình chống ngoại xâm cướp nước ở Sài Gòn và Hà Nội. Khi trí thức và sinh viên đi biểu tình chống Tàu Cộng thì nhà nước ra tay trừng trị, bắt bớ sách nhiễu, đến nơi học hành và làm việc của người tham gia biểu tình để ép họ nghĩ học, bị đuổi việc. 
Trên lĩnh vực văn hóa thì "thành quả nhân quyền" của nhà nước Việt Nam đạt được chuyện phạt những nghệ sĩ ăn mặc hở hang. Báo chí trong nước tự do khai thác chuyện khiêu dâm nhưng không đụng chạm đến các đề tài chính trị hay các xếp công an. Vụ nhà báo Hương Trà là ví dụ. Nhiều nhà báo của Tiền Phong, Tuổi Trẻ bị "bẩy" đi tù vì viết các đề tài cấm kỵ. Cuốn sách hay bộ phim nào nói về thực trạng cuộc sống của người dân thì bị chụp mũ phản động cấm phát hành. "Rồng đá" của nhà văn Vũ Ngọc Tiến là một ví dụ. Bộ phim "Bi ơi đừng sợ!" bị hạn chế ở Việt Nam. Các ca sĩ hải ngoại về thì phải xin phép mới được " ca". Ca sĩ nào chống cộng thì về tới cửa khẩu Tân Sơn Nhất hay Nội Bài là bị đuổi ra ngay. 
Trên lĩnh vực kinh tế thì "thành quả quyền con người" của nhà nước Việt Nam được coi là sân chơi cho các nhóm lợi ích. Truyền thông, y tế, tài nguyên, xuất nhập cảnh, giáo dục, ngân hàng, bảo hiểm... vv coi như là sân chơi cho con ông cháu cha. Khi kinh tế đang xuống dốc thì con gái Thủ tướng được cơ cấu làm chủ một ngân hàng nổi tiếng ở Sài Gòn. Vụ Vinashin thì nhân quyền nhà nước Việt Nam ghi tên trong bảng vàng thương mải thế giới là bội tín và giựt tiền gốc lẫn lãi của các nhà đầu tư thế giới cho vay. Vụ Huỳnh Ngọc Sỹ ở dự án Đông Tây thì xử lý cho qua loa, vụ in tiền polymer thì cho chìm xuồng. 
Trong xã hội thì phân cách giữa người giàu và kẻ nghèo tăng lên nhiều lần mỗi năm. Phạm pháp gia tăng, nạn buôn người và các tệ nạn xã hội mỗi ngày một phổ biến. Giáo dục tụt hậu, sinh viên tốt nghiệp đại học không biết ngoại ngữ và chuyên môn. Bệnh viện thì quá tải. Người dân tộc thiểu số bị phân biệt đối xử. Kinh khủng nhất là có sự bắt tay của các cơ quan công quyền và thế lực xã hội đen để hiếp đáp dân lành. 
Thành tựu nhân quyền của nhà nước Việt Nam theo ông Nghị là được "cộng đồng quốc tế ghi nhận". Xin hỏi ông nghị là cộng đồng nào? Là Cu Ba, là Bắc Hàn, là Trung Quốc thì nhân quyền họ thua xa Việt Nam nên họ ghi nhận là đúng rồi. 
Có một cán bộ ngoại giao nào dám công khai với cộng đồng người Việt ở Hải Ngoại chăng? Ngay cả ông Nghị khi đi công cán ra nước ngoài nơi có đông người Việt sinh sống thì trốn chui trốn nhủi chứ không dám công khai. Buôn lậu, chuyển tiền quà bất hợp pháp về nước là nhiệm vụ chính của các tòa lãnh sự Việt Nam hiện nay. Người Nhật gọi cán bộ ngoại giao Việt nam là giòi bọ.
Phát biểu của ông Nghị có lẽ nhắm vào gần 90 triệu dân trong nước nhằm tiếp tục ru ngủ họ chăng? Thời buổi của công nghệ thông tin thì việc này vô ích. Một chiếc điện thoại di động rẻ tiền cũng có thể chuyển các thông điệp về đàn áp nhân quyền đi khắp thế giới trong vòng 30 giây. Hệ thống tường lửa cũng đã lỗi thời so với những người chập chững dùng internet. 
Cuộc sống luôn thay đổi nhưng các phát biểu của người phát ngôn bộ ngoại giao nhà nước Việt Nam thì vẫn y như vậy từ trước đến nay. Hết ông này đến bà nọ vẫn điệp khúc ấy lặp đi lặp lại. Ngay cả chính họ biết rằng nói ra không ai tin dù chỉ 1% nhưng vẫn phải bán lương tâm để lừa bịp dư luận. Đó không chỉ là bi kịch cho họ mà còn là nỗi đau của một đất nước và dân tộc. 

Nếu tôn trọng nhân quyền, đảng cộng sản sẽ tan

Tiến Hồng (Danlambao) - Ngày 19/09/2013, trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm viếng Đan Mạch nhằm nâng quan hệ hai nước lên mức đối tác toàn diện, ông chủ tịch Trương Tấn Sang đã bị các phóng viên cật vấn về vấn đề nhân quyền và han chế tự do báo chí, internet.
Trong bài báo (1) nhan đề “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm”(vừa đăng trên tờ Thanh niên và đã bị xóa, vì lý do gì thì chúng ta sẽ hiểu ngay), ông Sang đã trả lời như sau:
“Điều mà bạn quan tâm cũng là điều mà cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm... Một đất nước đã quyết tâm giành độc lập tự do bằng một sự hy sinh rất to lớn như vậy thì không có lý do gì khi giành được độc lập rồi lại không lo lắng về cuộc sống tự do hạnh phúc của nhân dân mình.
Tôi không có ý định ca ngợi thể chế chính trị của chúng tôi cái gì cũng đều tuyệt vời, vẫn còn có nhược điểm. Nhưng mong các bạn cũng quan tâm những chỉ số có thể nói là dấu son lớn trên bản đồ chính trị của thế giới. Chúng tôi có 86 triệu dân, trong đó trên 30 TRIỆU NGƯỜI SỬ DỤNG INTERNET hằng ngày, tỷ lệ đó biến đổi hàng giờ, KHÔNG CÓ BẤT CỨ SỰ NGĂN CẤM NÀO (sic).
Ngoài ra Việt Nam có khoảng trên BỐN TRIỆU BLOGGER, RẤT TỰ DO (sic). Do vậy, ở ngoài thì đồn đại rất nhiều nhưng để hiểu Việt Nam nhiều hơn, hiểu về đời sống chính trị của Việt Nam thì xin mời các bạn hãy đến Việt Nam. Mặc dù chúng tôi còn nghèo nhưng cũng có trên dưới 200 KÊNH TRUYỀN HÌNH, 700 TỜ BÁO và không dưới 17.000 PHÓNG VIÊN... ” (sic).
Những lời tuyên bố lếu láo, coi thường trình độ của các phóng viên quốc tế là điều mà chúng ta phải quan tâm. Nếu nói thẳng, đúng là mặt ông Sang là “mặt dày”!
Ông Sang nói vấn đề nhân quyền đang được cả nước quan tâm thì đúng nhưng đảng cộng sản thì không, nếu không muốn nói là đàn áp. 
Lần đầu tiên, ngày 5/5 và sau đó, một số bạn trẻ ở các thành phố Hà Nội, Nha Trang và Sài Gòn đã bị ngăn cản, đánh đập, tịch thu điện thoại, máy hình và các bản “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” mà họ mang đi phân phát ở công viên trong buổi “Dã ngoại nhân quyền”
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ký vào bản Tuyên ngôn QTNQ với điều 19 quy định “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt không bị cản trở...”. Thế mà điều 258 bộ luật Hình sự đã đẻ ra “tội lợi dụng các quyền trên xâm phạm lợi ích nhà nước” và cả điều 88 về “tuyên truyền chống phá nhà nước” để có cớ bắt giữ các công dân yêu nước phát biểu những ý kiến chống đối những việc làm sai trái của đảng cộng sản. Hiện nay, Tuyên bố 258 đã được Mạng lưới Blogger Việt Nam đến trao tận tay cho cơ quan Cao ủy LHQ về nhân quyền, một số Tòa đại sứ và rất nhiều tổ chức quốc tế về nhân quyền. Bản Tuyên bố kiên quyết đòi cộng sản Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ. 
Ngày 20/9/2013, hàng trăm người đã đưa lên mạng xã hội một bản “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” (2) đòi chế độ độc tài đảng trị trả lại quyền tự do phát biểu, hội họp... cũng như bãi bỏ điều 4 Hiến pháp, thực hiện đa nguyên đa đa đảng (Kiến nghị 72 đã nhận được hàng ngàn chữ ký ủng hộ).
Ông Sang nói “không có bất cứ sự ngăn cấm nào đối với việc sử dụng internet” trong khi công an mạng đã sử dụng nhiều thủ đoạn như “bức tường lửa” để ngăn chặn hàng trăm trang mạng mà nhà cầm quyền lo ngại. Theo phúc trình của Freedom in the world 2013, Việt Nam nằm trong 47 quốc gia không có tự do chính trị, dân sự. Việt Nam bị xem là nước không có tự do trong tất cả các bảng xếp hạng 2012 của tổ chức này bao gồm “Tự do Trên thế giới”, “Tự do Báo chí ”, và “Tự do trên mạng Internet ”. Ông Sang chắc là phải biết các thành tích này, sao dám nói với các phóng viên như vậy mà không biết ngượng!
Còn nói gì đến các blogger đang bị đánh tơi bời. Hết bắt bớ tra khảo hàng trăm blogger trong đó có những blogger nổi tiếng như Điếu Cày, Phương Uyên, Trương Duy Nhất... khiến đưa đến Bản Tuyên bố 258, ông thủ tướng Dũng còn đưa ra độc chưởng là Nghị định 72 có hiệu lực từ 1/9/2013 để hạn chế quyền chia xẻ thông tin của các blogger. Quy định này không nước nào áp dụng, khiến Mỹ và nhiều quốc gia khác phải lên tiếng phản đối. Ông Sang đang sống ở đâu mà không biết nghị định 72!
Còn nói về phương tiện truyền thông, Việt Nam “tuy còn nghèo” mà lại có đến 200 kênh truyền hình, 700 tờ báo và 17.000 phóng viên. Vâng, nhiều lắm, nhiều trên cả bình thường với một nước “nghèo”, nhưng các phương tiện truyền thông đều là của “nhà nước” và người phục vụ là công nhân viên, tất cả dưới sự chỉ đạo sít sao của Bộ thông tin và ban tuyên huấn chứ đâu có cái nào của tư nhân và là tư nhân để thực thi quyền tự do phát biểu. 
Mới đây, “sự kiện Lê Hiếu Đằng”, 45 tuổi đảng, với bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” (12/8) đăng trên Bauxite Việt Nam, kêu gọi các đảng viên bỏ đảng để tham gia một tổ chức mới đã là một đòn chí tử đánh vào thành lũy của đảng cộng sản Việt Nam. Điều mà giới lãnh đạo cộng sản đau nhất là việc “tính sổ” với đảng cùng những nhận định như: lý tưởng của đẳng đã bị phản bội, “Thật sự là Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hóa, tư tưởng...”, “Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra khỏi nhà tù để đi thi như chúng tôi hay không? ” Ông đã biện luận rõ ràng tại sao phải bỏ điều 4 hiến pháp 1999 và thực hiện đa nguyên đa đảng. Tất nhiên, với những điều đã trình bày của ông Đằng, ông biết rõ sẽ có “cơn lên đồng tập thể” của các báo đài của đảng để mạ lỵ, bôi xấu. Điều mà ông Đằng yêu cầu là phải đăng tải bài viết của ông để độc giả có thể tự do phê phán, đối chiếu. Nhưng ở Việt Nam hiện nay không có tự do báo chí. Chấm hết.
Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đang ở giai đoạn thoái trào như đảng cộng sản Liên Xô vào những năm 1989,1990 mà “hiện tượng Lê Hiếu Đằng” và một dấu hiệu mở đầu cho sự tan rã. Nếu không ai có thể ngờ được sự tan rã của khối Sô viết thì bài học đó đang sắp ứng với trường hợp cộng sản Việt Nam hiện nay. Mặt khác, nếu người dân có chút nhân quyền và được tự do báo chí, đảng cộng sản sẽ không thể tiếp tục dối gạt người dân, những sự thật của tình hình áp bức trong nước và nhiều sự thật lịch sử sẽ được phơi bày và đảng sẽ tan dù lực lượng công an đông đảo.
Cái gì phải tới nó sẽ tới.
Rennes 23/9/2013
_____________________________________

(2) Bản tuyên bố được đưa lên trang blog Diễn đàn Xã hội Dân sựdiendanxahoidansu.wordpress.com
 

Bản Tin LĐV 14/11/2013- Nhà nước VN xin viện trợ ngay cả trong thương ước TPP

LĐV 14/11/2013: Hôm qua Wikileaks tiết lộ 1 chương của TPP, trong đó có một điều xấu hổ: ngay cả thương ước mà nhà nước Việt Nam cũng dùng để xin viện trợ.
TPP, viết tắt cho Trans-Pacific Partnership, là một thỏa ước mậu dịch mà 12 quốc gia chung quanh Thái Bình Dương đang thương lượng: Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Australia, New Zealand, Singapore, Malaysia, Brunei, VN, và Nhật. Vì TPP có thể ảnh hưởng mạnh đến người lao động, do đó mấy năm nay Lao Động Việt luôn theo dõi tin tức về cuộc thương thảo.
Khi hoàn tất, TPP sẽ là một cuốn sách gồm 29 chương về: thuế và thủ tục xuất nhập khẩu, luật đầu tư, môi trường, quyền lao động, v.v. Nội dung cuốn sách này đang bí mật, riêng chương về bảo vệ bản quyền thì hôm qua Wikileaks tiết lộ toàn bộ 95 trang.
Vì đang thương lượng nên trong chương này có nhiều ghi chú: nước nào đề nghị câu nào, nước nào chống, nước nào muốn đổi qua câu gì khác.
Đối với người Việt thì trang 15 đáng chú ý. Điều QQ.B.5 viết rằng: VN đề nghị viết thêm câu “Các quốc gia đang phát triển cần được hỗ trợ về kỹ thuật [để thực hiện TPP]“.

Đáng hổ thẹn: Đảng CS giàu nhưng luôn xin những viện trợ có lợi cho đảng thay vì cho dân
Cụm từ “các quốc gia đang phát triển” là cách nói lịch sự để phái đoàn Việt Nam chỉ chính mình. Xin “hỗ trợ về kỹ thuật” (nguyên văn “technical assistance”) là cách nói đỡ mắc cở hơn nói “xin tiền viện trợ”.
Năm 2001, khi bằng lòng hàng năm họp với Hoa Kỳ và với Australia về nhân quyền, Việt Nam cũng đã đòi “hỗ trợ về kỹ thuật”. Mỗi năm, Hà Nội đã nhận được trên dưới 1 triệu đô la để các viên chức nhà nước đi công du dự khóa “huấn luyện”, tổ chức đại hội, in tài liệu v.v.
Trường hợp TPP, câu gồm 13 chữ kể trên có thể mang về nhiều triệu đô cho Đảng CS, tùy theo họ vòi vĩnh gì.
Giới cai trị Việt Nam có không ít người giàu, nhưng tài liệu này cho thấy Đảng CS không bỏ qua cơ hội nào để vòi vĩnh viện trợ, nhất là những viện trợ như trên, có lợi cho đảng thay vì cho dân. Đó là điều rất đáng hổ thẹn.
Thêm nữa, LĐV có trong tay tài liệu nội bộ khác, cho thấy phái đoàn VN kịch liệt chống các điều khoản TPP cho nghiệp đoàn độc lập hoạt động. Vừa không “cho” (quyền của dân được có nghiệp đoàn), vừa chỉ “đòi” (tiền cho đảng mình), đó là thái độ rất ngược ngạo.
GHI CHÚ: Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, web: laodongViet.org) là liên minh của các tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.
- Hết-

Không có Đảng đâu được như ngày hôm nay

Lời dẫn: Từ nay Minh Văn mở thêm chuyên mục mới Dân Đen Lý Sự nhằm gửi tới quý vị. Nội dung là những lời đối đáp thông minh, dí dỏm của người dân (Dân Đen) với đám Lâu la và Quan chức Cộng Sản. Hòng giúp người dân cất lên tiếng nói nhỏ bé của mình trong một xã hội mà quyền tự do ngôn luận vô cùng thấp kém như Việt Nam.
 Ở Việt Nam chúng ta có một tầng lớp người thấp cổ bé họng nhất gọi là Dân Đen. Về lý thì đúng ra họ phải là người làm chủ đất nước như Hiến Pháp quy định, nhưng sau khi cướp đươc chính quyền thì bị đảng Cộng Sản gạt ra bên lề. Từ đó Dân Đen sống vật vờ, trở thành đối tượng để đảng bóc lột và đè đầu cưỡi cổ. Họ không có tiếng nói gì trong xã hội, khi gặp chuyện oan ức mà đi kiện thì lại lâm vào cảnh “con kiến kiện củ khoai”, cho nên tiền mất tật mang. Đã vậy nào có được yên thân, Dân Đen luôn bị Lâu la Cộng Sản theo sát như hình với bóng để mà dân vận, có muốn tránh cũng không được.
Một lần Dân Đen đang mua hàng ở chợ thì gặp Lâu La Cộng Sản, hắn vỗ vai Dân Đen rồi cười nhăn nhở:
- Này nhá, ông thấy rồi đó. Chợ búa đông đúc, hàng hoá vật phẩm phong phú. Không có đảng Cộng Sản thì đâu được như ngày hôm nay?

Rồi hắn vuốt chùm râu lưa thưa, mắt lim dim:
- Còn nhớ khi xưa, dân mình khổ cực lắm. Làm thuê quần quật cả ngày cho địa chủ mà không đủ ăn. Chợ thì một tháng họp lơ thơ mấy buổi, hàng hoá chẳng có gì. Nhờ ơn đảng và Bác Hồ, bây giờ ngày nào chợ cũng họp. Hàng hoá ê chề, dân cư sung túc. Đâu có như ngày xưa...
Biết hắn đang định nói gì, Dân Đen liền ngắt lời:
- Ông có biết từ bấy đến nay đã bao nhiêu năm trôi qua không? Gần 70 năm rồi đó. Nhật Bản chỉ mất có 20 năm để trở thành cường quốc thứ hai thế giới. Hàn Quốc, Malaysia, Singapore phát triển văn minh hiện đại cũng chỉ chừng ấy năm. Thu nhập bình quân đầu người của họ gấp vài chục lần Việt Nam ta. Phải rồi, không có Đảng và Bác Hồ thì Việt Nam bây giờ còn phát triển hơn cả Hàn Quốc, chứ đâu được trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới như hôm nay...
Bị giáng một đòn khá bất ngờ, Lâu la Cộng Sản hơi chóng mặt. Hắn đưa tay dụi mắt để lấy lại tinh thần, rồi tiếp tục lên gân:
- Mấy nước đó hoàn cảnh lịch sử khác, họ đâu phải chịu hai cuộc chiến tranh tàn khốc nhưng thần thánh như Việt Nam ta...
Dân Đen:
- Mỗi nước đều có hoàn cảnh lịch sử riêng. Đất nước Việt Nam có đủ mọi điều kiện để phát triển giàu mạnh. Tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc cần cù. Đảng Cộng Sản tự rước lấy hai cuộc chiến giết hại sinh linh, tàn phá đất nước, còn trách cứ ai? Lịch sử hiện đại, Hàn Quốc có khác gì mình, có thể nói là anh em sinh đôi, sao bây giờ lại khác nhau một trời một vực vậy?
Lâu la Cộng Sản tức nổ đom đóm mắt, hắn nhảy cẩng lên như choi choi:
- Tại vì...tại vì...họ không bị các thế lực phản động chống phá...
- Chẳng có ai chống phá các vị cả. Độc tài độc đảng, tham nhũng sai trái thì đất nước nghèo, dân khổ thôi. Người ta cũng bị bọn khủng bố như các vị phá hoại mà đất nước vẫn giàu có văn minh đó thôi?
Lâu la Cộng Sản mặt như chàm đổ, đứng im không nói được gì. Vì bức xúc quá, hắn đưa tay vân vê chòm râu rồi nhổ phứt đi một sợi. Cứ mỗi lần nói chuyện với Dân Đen mà bị thua và đáp xoáy như vậy, hắn đều có thói quen nhổ một sợi râu. Đó là lý do vì sao bộ râu của hắn ban đầu rậm rạp, mà nay chỉ còn lơ thơ như lông giái ngựa.
Không để hắn kịp hoàn hồn, Dân Đen tiếp lời:
- Còn chuyện ông nói nhờ ơn Đảng và Bác Hồ mà chợ ngày nào cũng họp thì thế này. Chợ thì cứ họp, người tiêu dùng có tiền mà mua hay không mới quan trọng. Nhà nước quản lý yếu kém, nền kinh tế lạm phát, giá cả tăng vọt thì dân có in được tiền đâu mà mua sắm? Thêm vào đó nạn thất nghiệp lan tràn, lương lậu thấp kém không đủ sống thì còn mua bán nổi gì? Vậy chợ ngày nào cũng họp có ích chi?
Lần này thì Lâu la Cộng Sản bí thật sự, hắn điên tiết dứt thêm một sợi râu nữa, đồng thời lại nhảy như choi choi, tay thì chỉ vào Dân Đen mà hét lên the thé:
- Bớ người ta! Có kẻ phản động...phản động...

Lật cái mặt nạ đạo đức giả của đảng!

Nguyên Anh (Danlambao) Qua những bài viết về những anh hùng cách mạng, những điều tốt đẹp mà ban tuyên giáo từ TW cho đến địa phương vinh danh ca ngợi hàng ngày người viết chỉ có một mong muốn duy nhất: Đem lại sự thật cho tất cả người dân để chúng ta thấy được mình đã và đang là những con lừa bị bịt mắt được đảng xỏ mũi và dẫn dắt một cách có hệ thống.
Về các tấm gương ảo, anh hùng dỏm ban tuyên láo ca ngợi mục đích chính là gì?
- Để lên gân, để chiến thắng bất kể cái giá phả trả là quá đắt với sinh mạng binh lính, chiến sỹ đổi lấy một chủ nghĩa hoang tưởng, điên khùng quái dị ngày hôm nay.
Các chương trình mà người dân bắt buộc phải nghe hàng ngày, hàng tháng, hàng năm như chủ nghĩa CS quang vinh, sống học tập theo tấm gương đạo đức HCM, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, người CS chân chính, chế độ ưu việt XHCN, kinh tế thị trường định hướng XHCN thực chất là gì?
Là Láo! Vì sao phải láo?
Vì chủ nghĩa CS do HCM du nhập vào VN đã không theo kịp các quốc gia CS khác, tại đó họ đã đi trước chúng ta rất lâu và nhận thấy đó là một chủ nghĩa không khả thi, đã từ bỏ để theo kịp đà tiến hóa của nhân loại.
Những người lãnh đạo chế độ CSVN cũng thừa biết rằng chủ nghĩa CS là một chủ nghĩa hoang tưởng đã bị diệt vong thế nhưng do tâm lý tham quyền cố vị do xuất thân từ tầng lớp bần cố nông cho nên họ vẫn cố khoác cái mặt nạ đẹp đẽ của chủ nghĩa CS, chỉ thị cho ban tuyên giáo phải đánh bóng tô hồng chế độ, ca ngợi công ơn trời biển của bác và đảng, các anh hùng dỏm, anh hùng lụi hàng ngày nhằm kéo dài sự tồn vong, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo và cai trị đất nước không thông qua dân ý bằng cuộc trưng cầu và bầu cử tự do.
Mặt khác nếu tuyên bố chủ nghĩa CS là sai lầm với dân tộc thì hai cuộc kháng chiến đổ nhiều xương máu đồng bào là điều vô cùng phi lý và chế độ CS không còn có tư cách gì để thống trị và điều hành đất nước, cho nên họ vẫn cố muối mặt ca ngợi về cuộc kháng chiến thần thánh dù tại các quốc gia khác không cần phải đổ giọt máu nào mà họ vẫn độc lập và trở thành những nhà nước Dân chủ Tự do có mức GDP cao hơn VN gấp nhiều lần mà phải nhiều chục năm sau chúng ta mới có thể theo kịp.
Cái nền độc lập tự do độc tài giả hiệu đó chỉ để thỏa mãn lòng tham không đáy của đảng với mệnh đề đất đai của người dân, nhà nước quản lý (!) kéo theo những khiếu kiện kéo dài và những cái chết thương tâm.
Đảng đã dẫn đưa nước VN trở thành một quốc gia tan hoang với rừng vàng biển bạc bị khai thác đến mức gần như cạn kiệt và những đồng tiền đó người dân hoàn toàn không được thụ hưởng mà chỉ làm giàu cho một bộ phận cầm quyền.
Quyền con người tại VN là một cái quyền không bao giờ có, người dân chỉ biết thụ động cho bao nhiêu hưởng bấy nhiêu và không bao giờ dám đòi hỏi những cái quyền căn bản của công dân mà người dân tại các quốc gia khác mặc nhiên thụ hưởng trong đó không thể không kể đến tự do tôn giáo, tư duy, ngôn luận. Sinh mạng con người tại VN thật rẻ rúng, các giá trị Chân Thiện Mỹ đã mai một, con người đối xử với nhau tàn tệ độc ác, sẵn sàng giết nhau chỉ vì những giá trị vật chất tầm thường.
Đạo đức đã không còn hiện hữu, từ tầng lớp lãnh đạo cho đến người dân, họ nói dối không hề biết ngượng, nói thản nhiên như đó là những sinh hoạt bình thường, liêm sỉ đã hoàn toàn không tồn tại thành ra những giá trị về lòng tự trọng, tiền bẩn, tiền sạch đã không còn ý nghĩa.
Từ đó xã hội đã trở về thời kỳ hỗn mang mạnh được yếu thua như trong thời kỳ tiến hóa của loài người nguyên thủy sơ khai tuy khoác lên người những vật chất văn minh thế nhưng tư duy lại nghèo nàn mọi rợ.
Nền Độc lập của nước VN đang phải đối mặt với thử thách nghiêm trọng trong lịch sử, với lòng tham không đáy tên láng giềng ngày đêm lăm le chờ cơ hội nuốt gọn nước VN và nếu điều đó xảy ra dân tộc chúng ta sẽ là một dân tộc bị trị, thuộc Tàu nhưng chúng ta chỉ là người nô lệ, một loại công dân hạng hai thấp kém.
Những quốc sách của giới lãnh đạo VN cho thấy họ không bao giờ có thể tự mình bảo vệ chủ quyền quốc gia, nếu có muốn điều đó thì cũng nhanh chóng sụp đổ vì chúng ta không có sự hậu thuẫn nào từ các quốc gia hùng mạnh trên thế giới:
- Đơn giản vì nước chúng ta là một quốc gia CS, một tên gọi một chủ thuyết hoang đường mà ai nghe đến đều muốn tránh xa (ngoài trừ giao thương kinh tế có lợi cho nước họ).
Vì vậy nếu là con dân nước Việt, trước những bất cập dối trá của nhà cầm quyền các công dân hãy tự ý thức được vị trí của mình, đảng viên CS chân chính có lòng yêu nước thương nòi hãy noi gương những người đi trước cùng nhau trả thẻ đảng, tự suy nghĩ tìm cho mình một con đường khả thi để có thể xây dựng một xã hội đáng sống cho thế hệ con cháu chúng ta.
Hãy giải phóng đầu óc khỏi những định chế phi lý mà đảng đã cầm tù, suy nghĩ về những bất cập xã hội, tìm hiểu tại sao đất nước chúng ta không có đảng Cộng hòa, Dân chủ hoặc các đảng phái có chính danh như các quốc gia khác, và nước Việt Nam sẽ tốt lên hay xấu hơn khi nhiều đảng phái tham gia chính trường hay chỉ duy trì một chế độ độc đảng như hiện nay.
Chỉ có một chế độ đa đảng phái với tiêu chí minh bạch hóa trong điều hành, cùng tránh sự lạm dụng quyền lực bằng một thể chế tam quyền phân lập thì mới có cơ may nước Việt Nam thoát được những vấn nạn hiện nay, tất nhiên những đảng phái nào có học thuyết khả thi tiến bộ, chủ trương đường lối được người dân đồng thuận thì nắm quyền tham chính là điều hiển nhiên.
Đó là sự khó khăn vô cùng to lớn tranh đấu trong lòng những người của đảng giữa một bên là tiền tài danh vọng và một bên là Quốc Gia Dân Tộc.
Trong khi điều đó chưa đến thì mọi người hãy cùng nhau nâng cao tầm nhận thức, bổ sung kiến thức bấy lâu nay bị tuyên truyền bưng bít, tự tìm đến sự thật và những giá trị cao cả Chân Thiện Mỹ của nhân loại để làm phương châm sống cho gia đình mình từ đó trở thành các hạt nhân nòng cốt cho một xã hội tươi đẹp sau này, tự đề kháng và miễn nhiễm trước một chủ thuyết ngoại lai vay mượn!
Tự do không bao giờ đến nếu chúng ta không mong muốn và đòi hỏi… Điều đó sẽ đến nếu chúng ta nhận thức được vấn đề và khát khao mong muốn. Và khi toàn dân đồng thuận với tỷ lệ áp đảo thì lúc đó chủ nghĩa CS sẽ diệt vong!

Chính sách an sinh xã hội trong nền dân chủ giả hiệu

Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) - An sinh xã hội là chính sách nhằm bảo đảm mức sống và các dịch vụ tối thiểu cho đại khối dân chúng, và góp phần giảm bớt sự chênh lệch giầu nghèo quá lớn trong xã hội. Nhưng tại Việt Nam hiện nay thì chính sách này lại là một trong những nguyên nhân gây ra thêm nhiều mâu thuẫn và uất hận trong xã hội. Nó còn tạo ra nhiều cơ hội cho những kẻ đục nước béo cò vơ vét ngân sách nhà nước. 
Một trong những nhức nhối lớn nhất gần đây về dân sinh là vấn đề y đức. Mức bê tha của đạo đức trong ngành y đã đến độ báo động liên tục và vô cùng cấp bách. Sau những vụ việc gây chấn động dư luận trong tháng 10 còn chưa lắng xuống thì sáng ngày 5/11/2013, cháu Hồ Thị Trinh hơn 2 tháng tuổi ở Hướng Hóa Quảng Trị lại phải nhập viện vì đã bị tiêm chủng loại vaccine Quinvaxem “5 trong 1” tại Trạm y tế xã A Dơi trước đó. Cháu đã tử vong vào ngày 10/11. [1]
Rồi tiếp theo là trường hợp chị Nguyễn Thị Hương (SN 1988, thôn 6, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã tử vong do bị các bác sĩ cắt ruột thừa nhầm phải ruột già. [2]
Trong những năm gần đây, người dân được nghe nhiều chính sách mới của nhà nước mà theo các tuyên bố là nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp bách trong lĩnh vực an sinh xã hội như: Xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, ưu đãi người có công cách mạng, trợ cấp cho người cao tuổi, trợ cấp cho người khuyết tật… Trên giấy tờ tất cả nghe đều hay, đều tốt. Nhưng trên thực tế thì các chương trình này chỉ tạo cơ hội cho những người có chức có quyền ăn bẩn ngân sách quốc gia, và lại tạo thêm bất mãn trong nhân dân vì ngân sách đó chính là tiền thuế vắt ra từ dân. Tóm tắt là dân đã nghèo nay lại phải nộp thêm tiền cho cán bộ giàu, nhân danh các dịch vụ an sinh xã hội mà người dân không được hưởng.
Đây là tình trạng bất trị vì kẻ lập ra chương trình, cung cấp ngân khoản cho chương trình, thực hiện chương trình, và thanh tra việc thực hiện đều cùng là một nhóm và đã ăn đồng chia đều với nhau. Không có bộ phận độc lập nào có thể xen vào. Một hệ lụy đặc biệt nguy hại của hệ thống "đá bóng kiêm thổi còi" này là hiện tượng "hàng giả". Hàng giả bao gồm cả thuốc giả, bằng bác sĩ giả, điểm thi bác sĩ giả, giờ trực bệnh viện giả, giấy chứng thương, chứng tử giả...v.v....
Một cách tóm tắt, trong xã hội không có dân chủ đa nguyên, các tệ nạn cứ ngày một trầm trọng vì những kẻ cai trị không thể tự giải phẫu; và người dân, không có quyền gì trong tay, chỉ có 2 con đường, đó là hối lộ hay cắn răng chịu đựng.
Ngay cả khi không trông nhờ gì vào nhà nước và kiếm sống hoàn toàn bằng sức lao động của chính mình, người dân vẫn không thoát nổi cái lưới tham nhũng, o ép của những kẻ nắm quyền. Xin kể một thí dụ nhỏ mà một người bạn tôi ở Đồng Nai, làm việc trong nhà máy mía đường La Ngà, kể cho tôi biết. Ở quê anh người dân trồng mía bán cho nhà máy mía đường La Ngà, khi mía tới tuổi thu hoạch thì phải cắt trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu thu hoạch muộn thì mía sẽ bị kém chất lượng. Khối lượng cũng bị hao hụt. Giá thành bị giảm xuống vì mía ra bông và có bấc. Không những thế, việc thu hoạc muộn còn ảnh hưởng tới thời vụ sản xuất của năm sau. Bởi lý do đó, gia đình nông dân nào cũng mong bán ngay khi thời vụ tới. Tuy nhiên vì diện tích trồng mía của cả vùng rất rộng nên không phải muốn bán là bán được ngay, kể cả việc bán theo giá kinh tế thị trường. Các gia đình cán bộ đang có chức có quyền luôn là người được bán mía trước, còn bà con nông dân phải chấp nhận bán sau. Vì vậy lại sinh ra nạn đút lót chạy chọt để bán mía trước. Gia đình nào không có khả năng chạy chọt thì phải chấp nhận thiệt thòi. Người dân nghèo không ai dám ra mặt lên tiếng vì sợ bị trả thù. 
Vì những lý do như vậy nên xã hội càng ngày càng có khoảng cách giầu nghèo gia tăng giữa những người có chức có quyền và những người cúi đầu chấp nhận đi bằng đầu gối. Hỡi những người dân Việt Nam yêu kính, chúng ta chấp nhận sống kiểu này thêm bao nhiêu lâu nữa, thêm bao nhiêu đời con đời cháu nữa? Đến bao giờ chúng ta mới dám phản đối những trò bóc lột mới nhân danh "an sinh xã hội", mới dám tiễn đưa chủ nghĩa cộng sản về với Các Mác, Lê Nin, để xây dựng một nền dân chủ thật sự của dân, do dân và vì dân?
Thanh Hóa, ngày 13/11/2013
Đt: 01628387716
_________________________________
Chú thích:
 

Phan Nhật Nam - Người lính chưa ra khỏi cuộc chiến

Phạm Trần (Danlambao) - Tổ tiên người Việt có câu: “Miếng ngon nhớ lâu, sự đau nhớ đời”, nên nếu cái đau ấy là của cả dân tộc thì làm sao mà chúng ta có thể quên được. Cũng như dân tộc Do Thái, có bao giờ họ quên được nỗi đau Holocaust với khoảng 6 triệu người bị Đức Quốc Xã giết hại trong Thế chiến II?
Nhưng có ai trong chúng ta biết đã có bao nhiêu triệu người Việt Nam bị chết oan trong 4 cuộc chiến 1945-1954, hay còn được gọi là cuộc chiến Đông Dương dưới thời Pháp đô hộ Việt Nam; Cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam từ 1960-1975, hay với thói quen Tây phương đặt tên là “cuộc chiến Việt Nam” với sự hy sinh của 58 ngàn quân nhân Mỹ và hàng ngàn quân đội đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa; và sau cùng là 2 cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979-1984 và biên giới Việt-Miên 1977-1978?
Con số thương vong phỏng chừng từ 3 đến 6 triệu người nhưng dù chỉ 1 người dân Việt Nam vô tội chết thì cuộc chiến ấy cũng đáng bị lên án tàn ác và bi thảm vì người này có làm gì nên tội mà phải chết?
Nhưng dường như cả nhân loại chỉ nhớ đến sự tàn bạo và hung tàn của Đức Quốc Xã đối với hành động vô nhân đạo giết người Do Thái, bất kể phụ nữ và trẻ em, bằng hơi ngạt.
Còn đối với người Việt Nam thì sao? Có ai trên Thế giới đã nghĩ đến vào mỗi dịp ngày đầu của Năm, những oan hồn trong cuộc chiến Mậu Thân 1968 ở thành phố Huế đã hiện về?
Nhà văn Phan Nhật Nam
Có ai muốn nhắc đến những hầm xác đào lên bị mất đầu, cổ còn bị giây kẽm gai xiết chặt, hai tay quặt về sau nằm úp vỡ sọ đầu, hay những vết đâm thấu qua lưng một cụ già mắt vẫn mở toang?
Sự tàn bạo của chiến tranh và của những con người mang danh “giải phóng” vẫn còn in trên từng viên gạch ở Cổ thành Quảng Trị, dọc theo Đại lộ Kinh hoàng số 1, trên Quốc lộ 13 Bình Long và dọc đường 14 Kontum chạy về đến đồng bằng Cửu Long trên Quốc lộ 4. 
Từ cầu Bến Hải xuống mũi Cà Mâu dài trên 1 ngàn cây số, có chỗ nào không dính máu người Việt? Và từ Bến Hải lên tận biên giới Việt-Tầu, cũng trên ngàn cây số, có nơi nào không có máu người Việt Nam sau 39 năm chinh chiến (1945-1984)?

Tại sao? Lỗi tại ai?

Những người Cộng sản Việt Nam, vẫn tự mãn đã có công lớn trong cuộc kháng chiến giành độc lập 1945 và thống nhất đất nước năm 1975, chưa khi nào giải thích được tại sao họ phải gây ra chiến tranh để đạt được những “thắng lợi” cho đến 38 năm sau ngày chiếm được Sài Gòn, đã có rất nhiều người trong họ hối hận, ăn năn cho một thời lầm lẫn đã mù quáng nghe theo đảng, nghe theo lời đường mật của Hồ Chí Minh “không gì qúy hơn độc lập tự do”?
Và cũng chính nhiều người Cộng sản từng ở cấp lãnh đạo, chỉ huy bây giờ mới thấy những hy sinh, mất mát của chính họ, của đồng đội và của đồng bào đã bị phản bội nhưng họ đã bất lực để nhìn ra dân tộc mỗi ngày một suy tàn, đất nước mỗi ngày một tan hoang trong chia rẽ, hận thù chồng chất lên từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Hãy nghe Phan Nhật Nam tâm sự: “Huế trước mắt tôi sụp vỡ từng mảng một, nghe đau xót như chứng kiến người thân bị hành xác... Tất cả những linh hồn, không phải đất đá, cỏ cây thuần túy, chúng có kỷ niệm, trong lòng chúng là vết tích hoài hoài mà chúng ta ghi nhớ...”

“Ở đây, thôn Giáp Hậu, Mai Đẳng, Hải Lâm, quận Hải Lăng, Quảng Trị thì khác hẳn. Khác hẳn với An Lộc. Cao hơn An Lộc một bậc. Trên hơn An Lộc một tầng. Tầng cao ngất thảm thiết. Dài hơn An Lộc một chặng. Dài hun hút thương tâm. Sự chết trên chín cây số đường này là chín cây số trời chết, đất chết. Chết trên mỗi hạt cát, chết trên đầu ngọn lá, chết vương vãi từng mảnh thịt, chết từng cụm xương sống, đốt xương sườn, chết lăn lóc đầu lâu, chết rã rời từng bàn tay cong đen đúa.

Nhiều quá, chín cây số hay chín ngàn thước, mỗi thước trung bình hai bộ xương tung tóe. Vậy tất cả là bao nhiêu? Không làm sao phân biệt được tay này, chân kia, đầu lâu người nọ...”
Ai đã gây ra những cảnh kinh hoàng này? Chẳng lẽ do những người lính Việt Nam Cộng Hòa chưa hề đặt chân “xâm lăng” lên bờ bên kia Vỹ tuyến 17?
Những xác người ấy là thường dân đã chết trên đường chạy giặc.
“Chẳng lẽ thằng cha này còn sống?! Hùng và vài người lính đi đến. Hóa ra chỉ là phần thân thể còn lại của một người, lũ chuột đang cấu xé trên phần chân thối rữa... Trời sáng hơn, nên cũng thấy rõ những chiếc sọ vữa nát nằm lềnh kênh. Không có cái nón sắt nào thì đây chắc là đầu của dân thôi, sao Việt Cộng sao nó ác vậy hở trời! Lính Tiểu đoàn 9 ghìm xuống những phản ứng xa xót, họ biến mối đau thương nên thành nguồn lực mạnh mẽ…”

“…Trong 68 ngày, bao nhiêu cân bom, trái đạn đã rơi xuống trên mỗi phân đất của thị xã chiều dài không quá 15 phút Honda ấy? Quảng Trị! Muốn được kêu lên một tiếng, muốn nhỏ xuống dòng nước mắt - Thành phố Quê Hương là Thánh Địa chịu nạn cho hết tai ương nhân loại - Không một nơi chốn nào trên địa cầu này phải chịu cảnh huống điêu linh khốc liệt bằng vùng đất gọi tên Quảng Trị, nơi thị xã có khối Cổ Thành Đinh Công Tráng. ”
Trên đây là một vài đoạn tôi trích từ Cuốn hồi lý chiến tranh “Phân Người - Vận Nước” của Nhà văn Phan Nhật Nam khi ông tròn 70 tuổi. Ông đã tiêu hao cuộc đời trong 14 năm tù Cộng sản, nhưng không trở nên khô cằn như nhiều cựu tù khác.
Ông vẫn đầy ắp tình người, tình đồng đội và tình bạn khi kể về cuộc chiến và những nơi chốn in vết chân ông trên khắp chiến trường khốc liệt nhất ở miền Nam.
Đại úy Nhảy Dù Phan Nhật Nam đã để lại lịch sử chiến tranh với hai sự việc mâu thuẫn. Một tấm hình chụp anh đối diện với viên Sỹ quan Cộng sản trong đợt trao đổi Tù bình sau Hiệp định Paris 1973 và một ảnh Phan Nhật Nam phát thực phẩm cho một em bé trên con lộ tử thần số 7 rút quân từ Phú Bổn về Tuy Hòa mà tôi còn giữ với tờ Việt Báo do tôi và Linh mục Trần Duy Nhất chủ trương hồi năm 1977.
Nhưng tôi không đủ can đảm đọc hết bút ký vẫn như kể chuyện vừa mới xảy ra của Phan Nhật Nam, dù cuộc chiến đã lùi vào dĩ vãng 38 năm. Bởi vì những câu chuyện trong cuộc chiến, những mẩu đời đi qua và những người lính Việt Nam Cộng hòa anh hùng qua ngòi bút hừng hực như lửa cháy của Phan Nhật Nam vẫn lừng lững trước mắt trên gần 400 trang sách.
Sự tàn ác và khốc liệt của “Phận Người-Vận Nước” không nằm trong tình cảm con người mà do chính con người, những người Cộng sản đã gây ra cuộc chiến “huynh đệ tương tàn”.
Ở tuổi 70 mà người lính Phan Nhật Nam vẫn chưa ra khỏi cuộc chiến không phải là thảm họa của một người mà là của cả dân tộc.
(11/2013)

NôngDân: “Vạch váy tìm sâu”…nàng Hải Yến

Haniyan đang tiến dọc bờ biển Đông
Cơn bão Haniyan (Hải Yến) đang tiến dọc bờ biển Đông
HM Blog. Xin giới thiệu bài viết của một bạn đọc có nick NôngDân nói về bão. Chữ NôngDân viết liền tịt, chả hiểu có nghĩa gì. Cảm ơn sự đóng góp của bác. Nghe nói lão thạo IT, biết chụp ảnh, bây giờ kèm viết báo, phân tích về bão hơn cả bên Khí tượng Thủy văn. Cảm ơn nàng Kim Dung đã biên tập, giúp cho cánh NôngDân thực tập nghề…vạch váy tìm sâu :)
Chúc các bạn vui. Enjoy your reading.

Lão NôngDân. Mỗi năm Việt Nam có trên chục cơn bão đổ bộ vào, thế mà những người làm ở ngành khí tượng thủy văn coi đó như chuyện đùa. Chỉ cần tính mấy cơn bão xảy ra gần đây mà ngành khí tượng thủy văn đã cuống quýt, giật đùng đùng như lên đồng.
Đơn cử: Bão số 08 dự báo sẽ vào, có mưa to phía Nam, làm cho cả miền Trung hỗn loạn, nhưng nó lại tự tan ở biển, sau mới bò vào bờ, mưa thì “ông trời” lại dội xuống phía Bắc. Bão số 13 dự báo di chuyển nhanh và có khả năng mạnh lên, giật tới cấp 10, cấp 11, té ra là không phải! Nó chỉ là áp thấp nhiệt đới. Đã thế lại ưỡn ẹo đi vào tận miền Nam, khiến cho Hồ Chí Minh (tên Sài Gòn cũ) cuống cuồng chạy “bão”.
Còn nàng Hải Yến di chuyển có vài ngàn cây số từ khi vào Biển Đông, mà dự báo sai vị trí đổ bộ tới trên 1500 km thì phải chắp tay lạy “các bố!”. Thể theo nguyện vọng của “trên 60 ngón cái giơ lên trời ”, Nông dân tôi viết một bài về bão theo đúng kiến thức đã học được từ phổ thông, hệ 10 năm cách đây đã tới 50 năm.
Nói đến “Bão” ở Việt Nam là muốn nói đến bão nhiệt đới, đây là hiện tượng  thời tiết có những đặc trưng là chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới. Khi một vùng trên đại dương có nhiệt tăng độ đột ngột, hơi nước bốc mạnh lên cao, làm xuất hiện nhanh một vùng áp thấp, tạo nên sự chênh lệch khí áp lớn so với khối không khí khác ở khu vực biển lân cận.
Khi đó lực khí áp xuất hiện làm cho không khí di chuyển từ nơi khí áp cao phía ngoài, vào vùng tâm bão có khí áp thấp hơn.
Tâm bão xoáy. Anh: Nông Dân chụp từ "vệ tinh" của Kim Dung.
Tâm bão xoáy. Ảnh: Nông Dân chụp từ “vệ tinh” Kim Dung.
Trên hình mũi tên mầu tím là lực khí áp dồn tâm tác động lên các vòng tròn nhỏ màu tối, giả định là phần tử  khí. Nhưng các phần tử chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị ảnh hưởng một lực sinh ra do sự tự quay quanh trục của trái đất. Lực này ở bắc bán cầu sẽ làm các vật chuyển động lệch về phía phải so với phương chuyển động của nó (trong hình mũi tên mầu vàng).
Lực này kết hợp với lực hướng tâm làm cho không khí đang dồn về vùng biển có khí áp thấp, chuyển động xoay tròn xung quanh tâm bão theo ngược chiều kim đồng hồ. Nó giống như hồi còn đi chăn trâu, trẻ con chúng tôi hay ngăn những nơi nước chảy, khoét hẫng một chỗ, đặt ngầm đoạn ống đu đủ để thi nhau tạo ra những xoáy nước!
Do nhiệt độ và áp khí thấp ở tâm bão, làm cho một lượng hơi nước cực lớn bốc nên cao. Khi hơi nước lên cao gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành các hạt băng có trọng lượng đủ lớn để lực ly tâm do chuyển động xoay tròn thắng lực hướng tâm, đẩy các hạt băng trên cao ra ngoài xa mắt bão.
Điều này tạo ra một vùng mưa rộng lớn quanh tâm bão, khí áp những vùng ngoài tâm bão lại cao lên. Mặt khác do gió xoáy rất mạnh quanh tâm bão làm cho khí áp và diện tích vùng mắt bão cân bằng hoặc mở rộng tùy theo cường độ gió quanh tâm bão (Định luật Bernoulli ). Trên đây coi như sự giải thích kỹ hơn tại sao điều kiện chính để  hình thành, phát triển các cơn bão lại là nhiệt độ và độ ẩm?
Khi bão hình thành, tạo ra một khối khí khổng lồ xoay tròn quanh tâm, nhưng do môi trường xung quanh có tác động không cân bằng, nên bão không thể đứng yên một chỗ, chắc chắn nó phải di chuyển. Với các cơn bão đổ bộ vào nước ta đều phần lớn đều hình thành từ tây Thái Bình Dương, thường vào mùa thu và đầu đông  nơi này có luồng khí áp cao phụ nhiệt đới.
Ở đó gió đông thổi mạnh tạo nên ngoại lực làm cho phần lớn cơn bão đều chuyển dịch về phía tây trong giai đoạn đầu mới hình thành. Như vậy khối không khí khổng lồ xoay tròn này đã có sự chuyển động phức tạp, đó là: Sự chuyển động xoay tròn của khối không khí nội tại. Sự dịch chuyển của cả khối theo một phương. Mỗi sự chuyển động này lại phụ thuộc vào nhiều tham biến khác, tạo ra sự “phức tạp khó lường”. (Thế mới có chuyện người ta chỉ muốn “ổn định” mà không cần sự  vận động để phát triển! )
Nhưng với những cơn bão mạnh, muốn tính toán hướng đi của chúng, ta phải quan tâm nhiều nhất tới mối quan hệ giữa các lực sinh ra do tốc độ di chuyển, cường độ của nó.
Em Hải Yên lên cơn cuồng nộ. Ảnh: Tác giả cung cấp.
Em Hải Yên lên cơn cuồng nộ. Ảnh: Tác giả cung cấp.
Nhìn các đường vẽ trên ảnh minh họa, trong đó: V1 là tốc độ và hướng di chuyển của bão; V2 là vận tốc gió gần tâm bão ở phía bắc; V3 là vận tốc gió gần tâm bão ở phía nam. Bão mạnh tạo thành một khối khổng lồ không khí  và các trạng thái khác nhau của nước đang quyện chặt, cùng với vận tốc di chuyển lớn, chắc chắn lực F bẻ hướng Bắc của Bão sẽ tỷ lệ thuận với vận tốc V1.
Điểm thứ hai trong chuyển động này, chúng ta cần lưu ý  V2 thuận chiều cùng V1, trong khi đó V3 ngược chiều V1, hiển nhiên V2 > V3. Sự khác nhau về vận tốc V1 và V2  rất dễ nhận biết qua thực tế với những cơn bão mạnh, thì phạm vi ảnh hưởng của gió, mưa và sóng biển khác nhau rất nhiều ở hai bên theo hướng di chuyển.
Ví dụ vừa qua “nàng Hải Âu” đi vào giữa vịnh bắc bộ theo hướng tây bắc, khi đó phía Đảo Hải Nam của Trung Quốc gió mưa, sóng biển chắc chắn sẽ dữ dội hơn so với phía bờ biển Miền Trung nước ta. Hay khi nàng tốc váy đi vào giữa Hải Phòng và Quảng Ninh, thì khu vục Quảng Ninh sẽ thấy cấp gió mạnh hơn.
Trở lại việc phân tích hướng đi cơn bão mạnh di chuyển nhanh ( V1 lớn) thì lực F sẽ lớn, lực này lại được cộng thêm với lực sinh ra do sự chênh lệch của V2, V3, từ đó tạo ra lực tổng hợp tác động, nên liên tục bẻ hướng bão về phương Bắc, làm cho các  tác động khác kể cả tại thời điểm có không khí lạnh đang tràn xuống ít tác động được. Điều này giải thích tại sao những cơn bão mạnh từ biển Đông đổ bộ vào nước ta thường dịch chuyển theo hướng tây bắc.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp khác biệt thường xảy ra với những cơn bão cường độ nhỏ và tốc độ di chuyển thấp, đặc biệt vào đầu hoặc cuối mùa mưa bão.
Quay về với “nàng Haiyan”, “Nàng” có bất thường là ở thời gian xuất hiện, còn sự di chuyển là đúng quy luật. Phải nói đây là cơn bão cực mạnh tốc độ gió lên tới 300km/giờ, tốc độ di chuyển của “Nàng” lên tới 35 km/giờ. “Nàng” đi qua Philippines mà tốc độ di chuyển và cường độ của “Nàng” hầu như không thay đổi. Thế thì “Nàng” phải “định hướng” theo quy luật của trời đất thôi!, vì các lý do sau:
Thứ nhất, vào Biển Đông vẫn duy trì tốc độ di chuyển nhanh từ 30 đến 35 km/giờ theo hướng tây tây bắc. Điều này làm tổng hợp lực hướng bắc lớn (theo phân tích phía trên), như vậy đường đi của “Nàng” phải lệch dần về phía bắc, nhất là ở thời điểm các yếu tố thời tiết khác không có sự bất thường đáng kể.
Thứ hai với hướng đi như vậy quãng đường di chuyển trên Biển Đông dài, mà vào mùa này, đó là khu vực có nhiệt độ thấp hơn 20 độ C, làm tăng áp xuất vùng tâm, sức mạnh của “Nàng” chắc chắc phải giảm dần. Cho dù cường độ giảm, nhưng do tốc độ di chuyển theo quán tính vẫn ít thay đổi, Khi V1 không đổi “Nàng” ngày càng lệch bắc hơn do lực F xoay chậm về hướng đông bắc nước ta (xem ảnh).
Vì vậy nên “Nàng” mới đi vào giữa cửa Vịnh Bắc bộ. Đây là vùng biển gần bờ, thời điểm này nhiệt độ nước biển có nơi thấp hơn 15 độ C. Điều này đã góp phần tăng nhanh áp suất vùng tâm, năng lượng của “Nàng” giảm, theo cách nói của Tổng Cua là “Nàng” đã bị “suy thoái đạo đức nghiêm trọng”!.
Điều bực mình nhất là khi bão mới thò vào Biển Đông, thông tin về tốc độ, hướng đi, cường độ của Bão được cập nhật từng giờ ở các cơ quan khí tượng khác trên thế giới. Mấy lão nhà ta đặt thước kẻ ngay một đường thẳng chênh chếch theo hướng đi lúc đó và căn cứ vào đấy, ùn ùn kéo nhau lập tổng hành dinh tiền phương ở Bình Định, Quảng Ngãi.
Tại sao không biết rằng vì bão Haiyan quá mạnh và di chuyển cực nhanh nên trời, đất còn phải đem các quy luật ra để “định hướng” nó!. Với trình độ như thế mà “các đỉnh cao trí tuệ” của Việt Nam ta có tên lửa vượt đại châu. Muốn thử nghiệm bắn ra Thái Bình Dương, mà cứ nhằm thẳng mục tiêu để phóng, thì chắc chắn sẽ vòng bố nó xuống Úc châu!. Lúc ấy lại chữa thẹn rằng “đây chỉ là cuộc tổng diễn tập”!.
Bài này Nông dân tôi chỉ tập trung vào phân tích những cơn bão mạnh, còn những con bão to hơn áp thấp nhiệt đới một tý, thì cần phải đưa thêm vào nhiều tham biến hơn. Nhưng cũng may với những cơn bão như thế, sức tàn phá do gió chỉ như “gãi ghẻ thôi”, Việt Nam ta sợ nhất là mưa, vì có nhiều đập thủy điện lắm!, phố xá thấp lắm!. Trời bảo những thiệt hại mất mát đó là “nhân tai” chứ không phải là “thiên tai”, đừng đổ lỗi cho tao!
NôngDân. 14-11-2013
 

Thông điệp của những người công dân đang lo lắng

Cựu chiến binh tập nổi dậy trong căn lều chống nhà máy điện nguyên tử
Tôi đi tìm những người đang biểu tình tuyệt thực, được cho là đã kiên trì chịu đựng từ nhiều ngày nay ở Kasumigaseki. Một nhóm nhỏ sinh viên, tôi đọc được như vậy trong một đoạn ngắn trên báo, phản đối chính sách năng lượng nguyên tử của chính phủ bằng cách này. Tại một quán nhỏ ở dưới mặt đất của tàu điện ngầm, tôi mua một tờ báo và hỏi người bán, liệu ông ấy có thể nói cho tôi biết rằng tìm những người đang phản đối đó ở tại lối ra nào không. Ông nhìn tôi hết sức ngạc nhiên và tôi cho rằng đã nhìn thấy một cái gì đó giống như sự thông hiểu lóe sáng lên trong đôi mắt của ông. Trong lúc lục lọi tìm tiền thối lại, ông hạ thấp giọng nói với tôi: “Tôi không thể nói cho cô biết. Nhưng cô phải biết rằng ở đây là Kasumigaseki!”.
Ở Kasumigaseki là giới quan liêu. Kasumigaseki là khu nhà chính phủ của Tokyo. Ở đây, cơ quan của bộ này nối tiếp với bộ kia. Ở cạnh nhau trong một khu phố là Tòa án Tối cao, Tòa Trung thẩm, Tòa án Gia đình và Tòa án chuyên cho những vụ án xử nhanh. Không thể không nhìn thấy sự hiện diện của cảnh sát. Tất cả nhân viên, những người vừa trở lại sau khi nghỉ trưa, phải trình thẻ của họ ra cho những người đang đứng canh gác ở lối vào các bộ. Vật chướng ngại có sẵn sàng trên vỉa hè, những cái mà người ta có thể dùng chúng vào bất cứ lúc nào để chận đường đi lại.
Trước khi thật sự rời khu vực tàu điện ngầm và bước lên từ thế giới ở phía dưới, người ta có thể xem thông tin trên những tấm bảng màu vàng, lối ra nào – được đánh dấu với chữ cái trong bảng mẫu tự và số – dẫn tới bộ nào. A11 và A12 dường như chính xác là những lối ra cho tôi. Chúng chấm dứt trước METI, Ministry of Economy, Trade and Indutry [Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp].
Và tôi cũng nhìn thấy chiếc lều nhỏ màu trắng với nhiều lá cờ chống nhà máy điện nguyên tử ở đó. Nhưng thật là ngạc nhiên. Tôi không tìm thấy sinh viên gẩy gò hốc hác nào ở đó cả, mà là một nhóm người cao tuổi vui vẻ bao gồm hai người đàn ông và một người phụ nữ đã có tuổi, tươi cười đón tiếp tôi như thể họ chỉ chờ có tôi thôi. Tôi chìa tấm danh thiếp ra và người phụ nữ, người sau đó tự giới thiệu mình là Tani sáu mươi mốt tuổi, sung sướng kêu lên: “Còn chưa có tới một nhà báo người Nhật duy nhất đến chỗ chúng tôi. Cô tới đây thật là hay!”
Lều cắm trước nhà văn phòng của Bộ Công nghiệp là tụ điểm của những người chống năng lượng hạt nhân. Hình: Satoru Ogawa
Lều cắm trước nhà văn phòng của Bộ Công nghiệp là tụ điểm của những người chống năng lượng hạt nhân. Hình: Satoru Ogawa
Minamoto Katayama và Taichi Masakiyo, cả hai người đều trong trang phục bình thường – Katayama với chiếc nón che nắng –, là hai người đàn ông cao tuổi ở đây. Masakiyo bộc lộ rõ sự uy quyền và có tiếng nói chính ở đây. Ít nhất thì trước đây nhiều năm ông cũng đã từng là dân biểu trong hội đồng quận của khu phố Nerima trong Tokyo, cho Đảng Dân chủ–Xã hội, khi đảng này còn có một quy mô có thể cảm nhận ra được. Ông là một người đàn ông to cao, tóc bạc, người thích cười và hay cười, và người ta hầu như không nhận ra được số tuổi bảy mươi ba của ông.
Người bạn thân của ông, Katayama, chịu trách nhiệm bán những tấm dán chống nhà máy điện nguyên tử và ghi nhận tên họ của những người quan tâm, được ông viết tay vào trong một danh sách. Vừa mới cầm lấy tấm danh thiếp của tôi là ông cũng đã ghi tên tôi vào rồi. Cho tới khi về hưu trước đây mười năm, ông là một sarariman đặc trưng, một nhân viên trong một công ty máy tính, nhưng sau đó, khi tôi xin ông gửi cho tôi qua thư điện tử những bức ảnh ông đã chụp trong cuộc phỏng vấn của tôi thì điều đó đã khiến cho ông hết sức lúng túng.
Bà Tani chịu trách nhiệm trước hết là về việc trao đổi thông tin ở trước chiếc lều, bà phân phát tờ rơi và nói chuyện với khách bộ hành. Tôi chui vào bên trong lều. Trông có vẻ ấm cúng, gần giống như một phòng khách Nhật. Một góc lều chất đầy nệm và chiếu, đủ chỗ cho mười người mảnh dẻ. Có bình thủy và một bếp nấu ga, một cây đàn guitar, nhiều túi nhựa và đồ linh tinh. Nhìn theo ánh mắt của tôi, người cựu dân biểu giải thích. “Đây là một vụ biểu tình ngồi. Suốt ngày đêm lúc nào cũng có ai đó ở đây. Cuối cùng thì chúng tôi muốn ở lại đây cho tới chừng nào mà nhà máy điện nguyên tử cuối cùng chấm dứt hoạt động. Vui nhất là vào buổi tối, khi giới trẻ đến với chúng tôi, những người mà phải đi làm vào lúc ban ngày, rồi chúng tôi bàn chuyện, hát và uống.”
Vào ngày 11 tháng Chín năm 2011, đúng nửa năm sau trận động đất, sóng thần và tai nạn ở Fukushima, họ bắt đầu cuộc biểu tình ngồi của họ. Đó là ngày mà hàng trăm người ở Tokyo đã tạo thành một hàng người để chống lại chính sách hạt nhân của đất nước họ.
Đó là những người nhiều kinh nghiệm, những người tụ họp lại ở đây.
“Khu đất chúng tôi đang ở đây là thuộc về Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp. Hàng ngày đều có một nhân viên nhà nước đến đây và nhắc nhở chúng tôi rằng chúng tôi ở đây là vi phạm luật pháp. Người ta vẫn còn chưa nói tới việc giải tỏa, nhưng chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng rồi”, Taichi Masakiyo thuật lại câu chuyện của ông, câu chuyện mà chính ông cũng thích nó cho tới mức ông luôn cười to lên một cách tinh nghịch. “Vào ngày 3 tháng Chín, chúng tôi đã gửi đơn xin phép bộ cho chúng tôi được thuê lại khu đất này cho các hoạt động của chúng tôi, để dựng lều của chúng tôi ở đây. Chúng tôi cũng báo cho họ biết rằng tất nhiên là chúng tôi cũng sẽ trả tiền thuê đất. Trước đây ba ngày có câu trả lời từ chối: không thể chấp thuận việc này được.”
Các nhà hoạt động nhiều kinh nghiệm biết cách đánh bại sự quan liêu bằng chính những phương pháp của nó.
Masakiyo tiếp tục kể: “Sau đó, chúng tôi nói rằng chúng tôi thấy thật là kỳ lạ khi không thể mướn được khu đất này. Vì chúng tôi có khả năng bác bỏ quyết định này trong vòng sáu mươi ngày nên chúng tôi đã gửi đi một thỉnh cầu tương ứng. Chúng tôi giữ đúng con đường quan liêu.” Masakiyo càng lúc càng thích thú hơn. “Rồi như là câu kết, chúng tôi còn viết vào đó lời chú thích, rằng đây là đất đai công cộng thuộc người dân, những người ít ra thì cũng đã trả tiền thuế, và rằng chúng tôi muốn tạo một nơi mà cả người ủng hộ lẫn người chống năng lượng nguyên tử đều có thể phát biểu ý kiến một cách tự do.”
Nếu cần thì người ta cũng có sẵn một nghị sĩ Dân chủ–Xã hội ở Quốc hội, người mà người ta cũng có thể thỉnh cầu ông ấy cộng tác, Masakiyo nói, và trở nên nghiêm trang hơn một chút. Ở đây họ tất nhiên không phải là những người đấu tranh đơn độc, mà sẽ cộng tác với tất cả những người hiện giờ đang đấu tranh chống lại các nhà máy điện nguyên tử. Ví dụ như những người trẻ tuổi đã tuyệt thực trong tháng Chín chẳng hạn, những người này cũng liên kết với họ. Lúc đầu là bốn, và gần đây nhất là mười. Một trong số họ, một người quen cũ, trước kia đã hoạt động trong công đoàn công nhân đường sắt chống tại việc tư nhân hóa đường sắt nhà nước, Taichi Masakiyo thuật lại, bây giờ thì thích thú thấy rõ, “ông ấy nói với tôi – những người trẻ tuổi kia có khả năng làm những gì thì tôi cũng có khả năng làm những việc đó. Và rồi đã tuyệt thực bốn mươi tám tiếng đồng hồ!”
Các nhà hoạt động chống năng lượng nguyên tử Taro Fuchigami (phải), Taichi Masakiyo (giữa) và một tu sĩ Phật giáo đang tuyệt thực trong một căn lều trước Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Hình: Shizuo Kambayashi/AP
Các nhà hoạt động chống năng lượng nguyên tử Taro Fuchigami (phải), Taichi Masakiyo (giữa) và một tu sĩ Phật giáo đang tuyệt thực trong một căn lều trước Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Hình: Shizuo Kambayashi/AP
Không ai ở đây xa lạ với các hoạt động xã hội. Họ đến từ phong trào chống bãi bỏ điều 9 Hiến pháp Nhật. Điều 9 là “điều khoản hòa bình” trong Hiến pháp của nước Nhật sau chiến tranh từ năm 1947, đã hình thành với sự trợ giúp to lớn của lực lượng Mỹ đang chiếm đóng. Trong điều 9, Nhật Bản tuyên bố từ bỏ chiến tranh cũng như từ bỏ các lực lượng hải lục không quân riêng, ngắn gọn là từ bỏ quân đội riêng. Jieitai, Lực lượng Tự vệ Nhật Bản, Japanese Self Defense Forces – JSDF, chỉ là lực lượng chuyên về tự vệ. Vì thế mà theo Hiến pháp, nước Nhật cũng bị cấm không được tham gia vào trong các hoạt động quân sự ở nước ngoài. Chi phí cho các lực lượng tự vệ không được phép vượt quá một phần trăm của tổng sản phẩm quốc gia, việc tại một cường quốc kinh tế như Nhật Bản thì vẫn là một con số đáng kể. Từ những năm chín mươi, nước Nhật bị áp lực quốc tế, phải tham gia vào trong các hoạt động quốc tế hay nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Năm 2006, việc tham gia được đặt trên một nền tảng pháp luật, và quân đội Nhật, cái thật ra không phải là quân đội, tham gia vào trong các nhiệm vụ của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia, Ruanda, Mozambique, Đông Timor, Afghanistan và Iraq. Những cuộc phản đối việc đào rỗng Điều 9 và phản đối các cố gắng của giới chính trị, bãi bỏ cả Điều 9 và cho phép có quân đội riêng, diễn ra tiếp ngay theo sau đó.
Phong trào dân sự chống bãi bỏ Điều 9, phong trào mà nhà nhận giải Nobel năm 1994, Kenzaburo Oe, và các trí thức khác của đất nước đã tham gia dẫn đầu, là một trong những nòng cốt của phong trào chống đối của người dân Nhật Bản. Một trong mối quan tâm của họ cũng là cuộc đấu tranh bãi bỏ vũ khí nguyên tử trên toàn thế giới.
Kenzaburo Oe, người thường xuyên xuất hiện như là lương tâm của đất nước, là người đồng thành lập và là một trong những người dẫn đầu của nhóm chống nguyên tử “sayonara genpatsu”, mang lời từ biệt năng lượng nguyên tử trong tên của mình. Họ đã thành công trong việc tập hợp được tròn sáu mươi ngàn người tại công viên Meiji ngay trong trung tâm của Tokyo vào ngày 19 tháng 9 năm 2011 để trở thành cuộc biểu tình lớn nhất chống năng lượng nguyên tử và công nghiệp nguyên tử. Sáu mươi ngàn người, đó là một con số lớn trong một đất nước không có văn hóa biểu tình rõ nét. Cảnh sát cũng hạ thấp con số người tham gia xuống còn hai mươi ngàn. “Chúng ta, các nhà hoạt động, phải để cho lãnh tụ các đảng lớn và các doanh nghiệp biết rằng chúng ta sẽ chống lại!”, trong cuộc biểu tình đó, Oe bộc lộ tinh thần sẵn sàng đấu tranh và thêm vào: ở Nhật vẫn còn những thế lực ủng hộ điện nguyên tử. Những người chống lại có thể ngăn chận họ qua biểu tình và tụ họp công khai.
Trong giới truyền thông chính của Nhật, sự kiện này hầu như không được tường thuật. Các tờ báo lớn, nhưng cả các truyển thông điện tử như đài truyền hình nhà nước NHK tường thuật quá ít về vấn đề năng lượng nguyên tử hay về việc thực phẩm bị nhiễm phóng xạ, Taichi Masakiyo nói. Có một loạt lý do cho việc đó: “Có lẽ vì các doanh nghiệp lớn của Nhật đăng nhiều quảng cáo trong truyền thông và là những người tài trợ chính của họ. Sự phụ thuộc qua lại là rất lớn!”
Cả bà Tani cũng đến từ phong trào giữ lại Điều 9.  Cho tới mới đây, bà cũng đã đứng ở trong hàng ngũ các nhà nam nữ hoạt động chống căn cứ quân sự Mỹ trên Okinawa.
Okinawa là một điểm nóng khác của phong trào dân quyền Nhật. Vì thống trị ở miền cực Nam của Nhật Bản là lính thủy quân lục chiến. Trên đảo Okinawa, nơi nước Mỹ chiếm đóng từ sau Đệ nhị thế Chiến cho tới 1972, có hơn phân nửa số bốn mươi bày ngàn lính Mỹ ở Nhật. Nền tảng cho các căn cứ quân sự Mỹ là Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ của năm 1960. Cho tới ngày nay, Okinawa là căn cứ quân sự quan trọng nhất của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Từ đây, lính thủy quân lục chiến đã bay vào cuộc Chiến tranh Triều Tiên, ở đây, họ quan sát thật kỹ tình hình ở trong Bắc Triều Tiên cộng sản và trong Trung Quốc. Từ nhiều thập niên, người dân ở Okinawa cảm thấy bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tiếng ồn máy bay liên tục, bởi những lần tập bắn đạn thật và việc chiếm đóng nhiều phần rộng lớn của không gian sống của họ. Thêm vào đó là thường có tội phạm từ những người thuộc quân đội Mỹ. Năm 1995, một em gái ở địa phương đã bị ba người trong quân đội Mỹ bắt cóc và hãm hiếp, việc đã dẫn tới một tiếng thét vang của người dân và dẫn tới lời yêu cầu đóng tất cả các căn cứ quân sự Mỹ. Năm 1996, trong một trưng cầu dân ý, gần chín mươi phần trăm người dân đã ủng hộ việc giảm bớt sự hiện diện của quân đội Mỹ; một ý muốn mà chính phủ ở Tokyo xa xôi đã phớt lời. Cho tới ngày nay vẫn vậy.
Sau 3/11 bà đã nhận ra, bà Tani nói, rằng hiện giờ thì mối nguy hiểm lớn nhất xuất phát từ các nhà máy điện nguyên tử. Bà thấy rằng bây giờ là đã đến lúc phải hoạt động ở đây, vì cuối cùng thì bà cũng cùng chịu trách nhiệm cho các thế hệ tương lai, ngay cả khi bà không có con, bà nói. Hàng người, nửa năm sau thảm họa, cuối cùng đã trở thành lần kích hoạt khởi đầu: “Và bây giờ thì tôi tiếp tục, cho tới khi tất cả các nhà máy điện nguyên tử ngừng hoạt động.” Bà không ở lại về đêm, mà thừa nhận, những người trẻ tuổi cần nên làm việc này, nhưng bà thường đến vào buổi sáng và rồi ở lại cho tới chiều.
Cũng như hai đồng nghiệp của bà, bà Tani cũng không tin vào chính phủ và những lời nói trấn an của họ. Thật ra thì người ta chẳng biết gì cụ thể cả, về mối nguy hiểm cho con người qua nhiễm tia phóng xạ, về an toàn thực phẩm hay nguy hại cho sức khỏe của trẻ em. Các biện pháp của chính phủ ngay từ đầu là đã không đủ rồi – ví dụ như về việc sơ tán ra khỏi các thị trấn nằm chung quanh lò phản ứng bị hỏng. Trước sau gì thì người ta cũng không tiến hành đủ những biện pháp để loại trừ những vật liệu bị nhiễm phóng xạ, bà và hai ông quở trách.
“Thế nào đi chăng nữa thì chúng tôi cũng muốn tạo nên một nơi tự do trao đổi ý kiến ở đây”, họ bày tỏ ý định của cuộc biểu tình ngồi của họ. Và mục đích cuối cùng tất nhiên phải là việc từ bỏ năng lượng nguyên tử.
Cuối cùng, họ còn nhất định muốn tôi xem một quyển sách mà họ vừa mang về từ chuyến đến thăm Fukushima. Đó là một quyển sách mỏng với những bức tranh của trẻ em từ một nhà trẻ trong thành phố Fukushima. Trong “Hãy hành động – Ánh sáng của hy vọng”, nhà thiết kế đồ họa, nghệ sĩ và nhà giáo Makoto Ishiyama đã tường thuật và vẽ lại từ góc nhìn của trẻ em câu chuyện về tai nạn trong nhà máy điện nguyên tử và về những trận mưa nhiễm phóng xạ đã làm khiến cho các em không thể sử dụng sân chơi của các em được nữa. Và cuối cùng là về việc tất cả mọi người đã cùng nhau giúp đào đất đó và chôn vào một hố sâu, để các em lại có thể chơi đùa ở ngoài trời được. Trong một cảnh chôn cất, trẻ em đã xin lỗi vì các em đã làm bẩn đất.
Khi tôi muốn mua quyển sách đó, tôi lại làm cho các nhà hoạt động lâm vào cảnh lúng túng. Đó là quyển duy nhất mà họ có, họ nhẹ nhàng xin lỗi và bắt đầu bàn thảo và thương lượng khá lâu.
Cuối cùng, họ thống nhất rằng họ sẽ đặt thêm sách mới ở Fukushima và tôi được phép mang quyển sách này về.
Judith Brandner
Phan Ba dịch
Sách đã được xuất bản trên Amazon: www.amazon.com/dp/B00G3436CG