Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Thứ Sáu, 15-11-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1_JBFD.JPG<- Hạnh phúc ở lại của sĩ quan hải quân hi sinh trên quần đảo Trường Sa (PLVN).
Tàu ngầm Kilo và Su-30MK2V: “Cặp đôi hoàn hảo” của VN ở Biển Đông (GenK).  - Chủ nhân tàu ngầm Trường Sa đang đi sai hướng? (ĐV).
Đằng sau chuyến thăm của Putin (BBC). - Phạm Trần: Việt Nam giữa gọng kìm Nga – Hoa (DLB).
Hồng Kông chặn các nhà hoạt động tới đảo tranh chấp với Nhật (VOA).THÔNG TIN VỀ VIỆC BÀ CON Phúc Đồng – Long Biên đang tiếp tục bao vây trụ sở UBND Phúc Đồng (Bùi Hằng). - Liên tiếp ngày thứ 3 dân phường Phúc Đồng biểu tình phản đối chính quyền (Boxitvn).
NHỮNG NGƯỜI ĐẤU TRANH CHO CHÍNH NGHĨA KHÔNG AI BỊ LÃNG QUÊN  (Bùi Hằng).
Công ước chống tra tấn dưới góc nhìn của các cựu tù nhân (ĐCV).
Thông báo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (Tuyên bố 258). “Cụ thể là MLBVN sẽ khởi xướng và kêu gọi sự tham gia của mọi tầng lớp công dân Việt Nam cùng nhau:  1. Xuống đường công khai phổ biến các văn bản về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, cụ thể là Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công Ước Chống Tra Tấn và các văn bản khác có liên quan.  2. Công khai tổ chức những buổi trao đổi hoặc cổ súy nhân quyền dưới nhiều hình thức như thảo luận nơi công cộng, dã ngoại, cà phê tuổi trẻ, đi bộ / lái xe đạp vì nhân quyền...”
- Facebooker Hienchanh Tran: “Cứ cho anh trùm trộm cắp làm Cảnh Sát Trưởng là dân tình yên ngay vì nay đã rơi vào tình thế bị: ‘Quan trên trông xuống người ta trông vào’, há miệng mắc quai, sắp tới tha hồ …hahaha“. - Facebooker Thầy Giáo Làng: “Nhiều thày cô cử ngay mấy cậu học trò nghịch phá nhất lớp làm lớp trưởng hoặc lớp phó trật tự là lớp yên ngay! Chẳng cô cậu nào tay ngang dám nhúc nhích. Ta nói đó là chiêu ‘Dĩ độc trị độc’!
- Ông Trần Bình Minh nghĩ gì? Đảng và nhà nước VN nghĩ gì về Bản Tuyên ngôn Nhân quyền này? (FB Tin Không Lề). “Chỉ vì bản Tuyên ngôn Nhân quyền này mà LS Trần Danh San đã phải trả giá hơn 10 năm trong các nhà tù của chế độ. Khi loan tin Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, không hiểu Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nghĩ gì về người tù Trần Danh San mà chế độ của ông đã từng giam cầm? Đảng và nhà nước Việt Nam nghĩ gì khi những giá trị nhân quyền mà VN vừa ký với LHQ cũng chính là những giá trị mà LS Trần Danh San đã từng đòi hỏi ở chính phủ VN 36 năm trước đây?
- Bản Tin LĐV 14/11/2013- Nhà nước VN xin viện trợ ngay cả trong thương ước TPP (LĐ Việt). “Giới cai trị Việt Nam có không ít người giàu, nhưng tài liệu này cho thấy Đảng CS không bỏ qua cơ hội nào để vòi vĩnh viện trợ, nhất là những viện trợ như trên, có lợi cho đảng thay vì cho dân. Đó là điều rất đáng hổ thẹn“.
- Wikileak tiết lộ bí mật các bên đàm phán trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương: Secret Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP) (Wikileak). Facebooker Tin Không Lề: “Wikileaks vừa đăng tải toàn bộ bản thảo Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mà các bên tham gia đã đàm phán bí mật, chương về Quyền Sở hữu Trí tuệ. Bản này được tung ra trước khi diễn ra hội nghị quyết định để các nhà đàm phán chủ chốt tham gia đàm phán TTP ở Thành phố Salt Lake City, bang Utah, ngày 19-24 tháng 11 sắp tới“.
Biết đùa để sống (Jonathan London). “Nếu sống trong một thể giới mà trong đó phải nghe loa phường đưa thông tin rằng các nhà nước của cả Trung Quốc, Cuba, Việt Nam có được vào ‘Hội Đồng Nhân Quyền’ của Liên Hợp Quốc và không muốn thành một người máy hay người điên, ảo tưởng thì phải biết mỉa mai, phải biết đùa“.
BÁO CHÍNH THỐNG CỦA VIỆT NAM KHÔNG THỪA NHẬN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LÀ “DANH NHÂN VĂN HOÁ THẾ GIỚI” (Lê Anh Hùng).
Những tượng đài lịch sử VN ở California (BBC/DĐXHDS).
Không có Đảng đâu được như ngày hôm nay (Minh Văn). “Ông có biết từ bấy đến nay đã bao nhiêu năm trôi qua không? Gần 70 năm rồi đó. Nhật Bản chỉ mất có 20 năm để trở thành cường quốc thứ hai thế giới. Hàn Quốc, Malaysia, Singapore phát triển văn minh hiện đại cũng chỉ chừng ấy năm. Thu nhập bình quân đầu người của họ gấp vài chục lần Việt Nam ta. Phải rồi, không có Đảng và Bác Hồ thì Việt Nam bây giờ còn phát triển hơn cả Hàn Quốc, chứ đâu được trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới như hôm nay…”
Lật cái mặt nạ đạo đức giả của đảng! (DLB). “Đạo đức đã không còn hiện hữu, từ tầng lớp lãnh đạo cho đến người dân, họ nói dối không hề biết ngượng, nói thản nhiên như đó là những sinh hoạt bình thường, liêm sỉ đã hoàn toàn không tồn tại thành ra những giá trị về lòng tự trọng, tiền bẩn, tiền sạch đã không còn ý nghĩa“.
Chính sách an sinh xã hội trong nền dân chủ giả hiệu (DLB).
Sao biển: mô hình của xã hội tương lai? (Diễn Ngôn). - Tại sao Việt Nam vẫn cần có luật về hội? (Diễn Ngôn). - Truy cập internet là một quyền con người
Bỏ phiên thảo luận ở hội trường về dự thảo Hiến pháp (TBKTSG). - Hiến pháp mới: Cơ hội cuối cho một Quốc hội (RFI). - Vì sao Quốc hội Việt nam không làm gì được cho dân? (RFA).
Thủ tướng trực tiếp trả lời chất vấn (NLĐ).  - Đại biểu của chúng ta quá tài tình! (VNN). - Đào Thanh Hương – Ới các ông Nghị, bà Nghị!!! Liêm sỉ, lương tri để đâu rồi? (Dân Luận).
Những hệ lụy của “rừng” văn bản pháp luật về đất đai (KTĐT).  - Giải quyết “nút thắt” tranh chấp, khiếu kiện về đất đai không phải là đền bù đất với giá thật cao (ĐBND).
Tòa án VN lại lạm quyền Quốc hội? (BBC). - Bốn cán bộ thi hành án cùng trộm ngà voi tang vật (TT).
Vụ 10 năm oan sai: 6 điều tra viên có dám tố cáo ông Chấn đã vu khống? (LĐ).  - 20 năm đòi bồi thường oan sai (NLĐ).  - Nghi án Hàn Đức Long oan sai: Nhiều dấu hiệu vi phạm tố tụng (NLĐ).
- Nguyễn Ngọc Già: Nghề luật sư bị hạ nhục (RFA).
Vụ tông chết công nhân vệ sinh: Không nên cho hưởng án treo (NLĐ).
Sếp Tuyên giáo làm phát ngôn viên CP (BBC).
2Ông Phạm Bình Minh, di sản và thử thách (VnEco).
“Cảm ơn Chính phủ” đã loại dự án thủy điện tai tiếng (ĐT).   - Nước mắt nghị trường và câu chuyện thủy điện (GTVT).
“Nếu chủ bụng đánh dân thì khác ngay, dân sao cự được” (KT). =>
Hà Nội báo cáo Chính phủ việc kiểm điểm, xử lý vụ Cát Tường (NLĐ).  - Vụ Cát Tường: Kiểm điểm hàng loạt cá nhân.
Nhiều ý kiến đồng tình bỏ quy định cấm kết hôn đồng giới (HQ).  - Nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ “không cấm nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân đồng giới” (SGGP).  - Tránh thương mại hóa việc mang thai hộ (NLĐ).  - Mang thai hộ khó lường, hôn nhân đồng giới khó cấm (DT).  - Đưa ly thân vào luật để giảm ly hôn (VNN).   – Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai: Thêm nhiều chính sách, pháp luật nhân văn, vì con người (QĐND).
Phan Nhật Nam – Người lính chưa ra khỏi cuộc chiến (DLB).
Bức tường Berlin sụp đổ : Nhìn lại bài học lịch sử 1989 (RFI/DĐXHDS).
- Sách “Nhật Bản – Ngoài tầm kiểm soát”: Thông điệp của những người công dân đang lo lắng (Phan Ba). “… hiện giờ thì mối nguy hiểm lớn nhất xuất phát từ các nhà máy điện nguyên tử“.
Trung Quốc : Xung đột ở phiên tòa xử vụ trưng dụng đất (RFI). - Báo Mỹ tố con gái ông Ôn Gia Bảo nhận hối lộ (RFI). - Trung Quốc lập Hội đồng an ninh để ứng phó với các mối đe dọa (VOA). - Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cam kết cho thị trường đóng “vai trò quyết định” trong nền kinh tế Trung Hoa (Boxitvn).
Hai miền Triều Tiên sẽ thống nhất? (KT).
Phái đoàn của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo bị phản đối tại Miến Điện (VOA). - Aung San Suu Kyi kêu gọi giới đầu tư chú ý đến cải cách chính trị (RFI).

KINH TẾ
Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường (TTXVN).
- Phạm Đỗ Chí: Kinh tế VN mùa thu 2013: những mảng sáng tối (viet-studies).
NHNN: Phấn đấu cuối năm 2015 xử lý được cơ bản số nợ xấu hiện nay (DĐDN).
Đã xác định thêm 6 ngân hàng yếu kém (ĐT).  - Ngân hàng nhỏ và yếu vẫn huy động lãi suất cao (DT).
“Rất may đã tìm lại dây cương con ngựa tiền tệ” (VnEco).
Đến 2015, giá điện có thể tăng thêm 22% (VnEco).
Mục tiêu xuất khẩu gạo: “Hỏa mù” ? (DĐDN).  - Xuất khẩu gạo “thiệt” 600 triệu USD (TBNH).
- ĐỐI THOẠI DOANH NGHIỆP VỚI CHÍNH QUYỀN: Bức xúc chưa được giải tỏa (NLĐ).
- TPHCM: Bắt giữ dàn xe siêu sang “triệu đô” mập mờ nguồn gốc (DT).
- Video: Sữa rục rịch tăng giá chạy giờ G (VTV).
Quốc Cường Gia Lai còn chưa tới 2 tỷ đồng tiền mặt (DT).
Bầu Đức dọa kiện Global Witness (BBC).  – Audio: Bầu Đức nói Global Witness ‘vô căn cứ’. - Global Witness kêu gọi giới đầu tư rút vốn khỏi Hoàng Anh Gia Lai (RFI).
2<- Giá cà phê chạm đáy: sẽ tái diễn chặt bỏ? (RFA).
Phần mềm độc hại cản trở giấc mơ nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam (VOA).
Điểm yếu của kinh tế Trung Quốc là gì? (PT).   - Cải cách ở Trung Quốc – đòn bẩy phục hồi kinh tế thế giới (ĐBND).
EU kêu gọi giảm bớt tình trạng thất nghiệp của thanh thiếu niên (VOA).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Cho một ngày Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương: Từ Điềm Phùng Thị… (ĐBND).
Cần khẩn trương xử lý các sai phạm ở chùa Chân Long (TTXVN).  - Hà Nội hướng dẫn xử lý các sai phạm tại chùa Chân Long (VOV).
Hỗ trợ cho các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ hoàn cảnh khó khăn (CP).
THẾ UYÊN : VIỆT NAM qua tác phẩm NHẬT TUẤN và NHẬT TIẾN (Nhật Tuấn).
Hà Nội cuối 1973 – kỳ II (Vương Trí Nhàn).
2Trên con đường trở thành đại tác gia (Nhị Linh).
Truyện cực ngắn: Đom đóm và muỗi mắt (Nguyễn Hoa Lư).
HÀNG XÓM – a comic by Thành Phong (Phong).

Hình xưa Nử Quân Nhân và Quân Trường VNCH (Nam Ròm).

Sẽ có một dòng “phim lai”? (PT).
Khóc cười chuyện đóng vai chết (NLĐ). =>
Showbiz lên sách (SGGP).
Văn hóa… ngôi sao (NLĐ).  - Tranh cãi Phương Mỹ Chi, Đàm Vĩnh Hưng vào top 10 Nghệ sĩ của năm(TN).
Ngân Khánh bị phạt 3,5 triệu đồng vì lộ ngực (NLĐ).
Ghi chep vun (83) (Vu Pundit).
Lịch sử Thái bình Thiên quốc (NCLS).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để đổi mới giáo dục đại học (GD&TĐ).
Sách giáo khoa Toán PTTH, những điều đáng suy nghĩ về nội dung chương trình và phương pháp tiếp cận – Nguyễn Huy Đoan (Học thế nào).
Chưa thể cấm tuyệt đối dạy thêm học thêm (PT).
- Cần Thơ: Nhiều trường cao đẳng, trung cấp, ít sinh viên (DT).  - Được ưu tiên, tuyển sinh vẫn “ế” (NLĐ).
Trường ĐH đầu tiên phát hành giáo trình điện tử (TT).
Bộ GD-ĐT không tiếp khách nhân ngày 20.11 (TN).  - “Nên ưu tiên đặc biệt cho nam sinh vào học ngành Sư phạm” (DT).
1<- Lớp học “quay lưng” (GD&TĐ).
Thay vì tặng hoa, quà; hãy làm việc khác ý nghĩa hơn (TT).
Trẻ đường phố chưa học phổ thông nhận giải thưởng SV quốc tế (TT).
Rà soát lại chính sách trợ cấp xã hội với HSSV (GD&TĐ).
Đưa hiệu trưởng lạm thu về làm chuyên viên (TT).
- Video: Thực phẩm giả bày bán ở trường học (VTV).
Hong Kong nảy lửa “đường đua” đi học (Tin tức).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Thai nhi 3,2 kg chết tại Bệnh viện Pháp Việt (TN&MT). - Sản phụ chết tại phòng khám tư (TN).  - Hòa giải lần 2 bất thành vụ cắt nhầm hai quả thận (TT).
Tàu vướng lưới ngư dân, không thể cập cảng (Tin tức).
Tai nạn giao thông: Nỗi đau khôn nguôi (NLĐ).
Giá xe buýt tăng 40%, dịch vụ cải thiện tương xứng? (KT).  – Đà Nẵng: Hy hữu phát hiện 13 hành khách dùng giấy tờ giả đi máy bay (DT).  - Mua vé máy bay giá rẻ “hớ”, 13 người bị phạt (NLĐ).
Vì sao phụ nữ VN muốn kiếm chồng ngoại (BBC).
Quảng Ngãi: 2 học sinh chết đuối thương tâm (24h).
Đâm vợ rồi đốt cả nhà, vợ chồng chết, con mồ côi (TT).
2NôngDân: “Vạch váy tìm sâu”…nàng Hải Yến (Hiệu Minh). - Ông Nguyễn Minh Cường – Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Philippines: Sẵn sàng hỗ trợ tiền vé máy bay đưa người Việt bị ảnh hưởng bão Haiyan ở Philippines về nước (LĐ).  - Người Việt ở Philippines cầu nguyện cho đồng hương chịu siêu bão (VOA).
Người Việt ở Mỹ thương cảm nạn nhân siêu bão Phillipines (RFA). - Philippines : Nạn nhân bão Haiyan mỏi mòn chờ cứu trợ và lo sợ (RFI). - Việt-Phi, từ thuyền nhân đến cứu trợ sau bão (RFA).  =>
Tàu chiến Mỹ giúp cứu trợ Philippine (BBC).  - Gió bão đưa Mỹ trở lại Philippines.  - Mỹ đưa tàu sân bay và tàu đổ bộ đến giúp nạn nhân bão lụt Philippines (VOA).  - Xem clip người dân Philippines tháo chạy khỏi “vùng đất chết” (TT).  - Bão Haiyan và nước mắt (TBKTSG).  - Thoát chết kỳ diệu từ cơn bão Haiyan(NLĐ).  - Philippines: Phiến quân lộng hành.   - Trung Quốc tăng viện trợ cho Philippines (VNE).
Bị chỉ trích bần tiện, Trung Quốc đành tăng viện trợ cho Philippines (RFI). - Nhật gửi một nghìn quân đến giúp Philippines (RFI). - Cứu trợ nhân đạo Philippines, một cách để Mỹ bảo vệ lợi ích ở Châu Á (RFI).
Mỹ treo thưởng một triệu đô la để chống nạn buôn lậu thú rừng xuyên quốc gia (RFI).
- Mang 1.5 triệu đôla đi hỏi vợ ở TQ (BBC).
2013 có thể là một trong 10 năm nóng kỷ lục (VOA).

Nếp nhà (TN).
QUỐC TẾ 
Hezbollah tuyên bố tiếp tục tham chiến ở Syria (VOV).  - Tổng thống Nga điện đàm với Tổng thống Syria(Tin tức).  - Quân Assad hạ gục phe nổi dậy, giữ vững thành trì (VnM).
Nhiều nhà lập pháp Mỹ thắc mắc về thỏa thuận hạt nhân Iran (VOA).   - Ngoại trưởng Kerry kêu gọi không thêm chế tài mới đối với Iran.
Phái đoàn thương thuyết Palestine từ chức (VOA).
Ông Morsi: Ai Cập sẽ bất ổn cho đến khi lật ngược lại đảo chánh (VOA).  - Phái đoàn Nga đến Ai Cập vào lúc quan hệ với Hoa Kỳ gặp trở ngại. - Nga – Ai Cập hợp tác quân sự (RFI).
Chi tiết mới về vụ hai nhà báo RFI bị sát hại tại Mali (RFI).
89mandela_cc9b5 (1)<- Nelson Mandela: Công dân toàn cầu (NLĐ).
Ankara chưa quyết định về vụ mua tên lửa của Bắc Kinh (RFI).
Cựu Tổng thống Đức ra tòa vì tội hối mại quyền thế (RFI).
Giám đốc Cục Ðiều tra Ấn Ðộ ‘vạ miệng’ vì phát ngôn về hãm hiếp (VOA).
Chuyện các IGs giám sát nội bộ và nhân viên hợp đồng làm ăn với chính phủ (VOA).

Video: + Bản tin video tối 13-11-2013; + Siêu bão Haiyan tàn phá Philippines; + Quan hệ Nga-Nhật-Việt bên cạnh bóng đen Trung Quốc; + Bản tin video sáng 14-11-2013; + Quốc tế phản ứng về việc VN vào Hội đồng Nhân quyền LHQ; + Hai cựu lãnh đạo ngành ngân hàng Việt Nam đối mặt án tử hình; + Nga hứa giúp Việt Nam về vũ khí, năng lượng hạt nhân.
* VTV: + Chào buổi sáng – 14/11/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 14/11/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 14/11/2013;  + 360 độ thể thao – 14/11/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 14/11/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 14/11/2013;   + Tài chính tiêu dùng – 14/11/2013;  +  Thời sự 12h – 14/11/2013;   +Thời sự 19h ngày 14/11/2013.

2107. VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC XUNG QUANH

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 11/11/2013
(Tạp chí Vòng quanh thế giới – số 6/2013)
Trung Quốc luôn coi trọng việc đẩy mạnh hợp tác với các nước xung quanh, coi nó là nền tảng quan trọng của chính sách đối ngoại Trung Quốc. Hơn 10 năm trở lại đây, khẩu hiệu “láng giềng là hàng đầu” được Trung Quốc xác định là chính sách chỉ đạo của ngoại giao xung quanh Trung Quốc, sau đó còn đề ra phương châm “thân thiện với láng giềng, làm bạn với láng giềng” và chính sách “láng giềng hòa thuận, láng giềng giầu có, láng giềng bình yên”, tích cực đẩy mạnh hợp tác với các nước xung quanh, mong muốn tạo dựng được một môi trường xung quanh tốt đẹp và ổn định. Hiện nay, Trung Quốc xây dựng quan hệ đối tác dưới các hình thức khác nhau với hầu hết các nước châu Á, trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nhiều nước xung quanh, cùng với ASEAN xây dựng khu tự do thương mại lớn nhất giữa các nước đang phát triển, gồm cả những tiến triển quan trọng đạt được trong việc xây dựng kết nối hạ tầng cơ sở giữa Trung Quốc với các nước xung quanh. Đồng thời, khu vực xung quanh cũng trở thành khu vực quan trọng của đầu tư và xuất khẩu thương mại của Trung Quốc. Nhưng gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước xung quanh dường như đã bộc lộ những mâu thuẫn, những chính sách và nguyên tắc ngoại giao xung quanh lấy hòa thuận làm gốc mà Trung Quốc luôn duy trì như “láng giềng hòa thuận, láng giềng giầu có, láng giềng bình yên”, “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”, “thân thiện với láng giềng, làm bạn với láng giềng” v.v… đã vấp phải những thách thức trước nay chưa từng có. Việc tranh chấp Biển Đông và đảo Điếu Ngư không những kìm hãm tinh lực và tài nguyên ngoại giao của Trung Quốc, mà còn dẫn đến bất đồng trong một số vấn đề giữa Trung Quốc với một vài nước liên quan, khiến quan hệ xấu đi. Môi trường xung quanh là lực lượng trợ giúp không thể thiếu trong việc phát triển và trỗi dậy của chiến lược Trung Quốc, cũng là không gian hoạt động chiến lược của Trung Quốc, Trung Quốc phải từng bước củng cố vững chắc những điểm tựa chiến lược xung quanh này.
Khó khăn của ngoại giao xung quanh
Những khó khăn ở xung quanh Trung Quc
Từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay, kinh tế Trung Quốc phát triển đã đem lại những cơ hội phát triển hiếm có cho các nước xung quanh, nhưng điều khiến Trung Quốc lúng túng là, lợi ích và hiệu ứng lan tỏa của việc kinh tế Trung Quốc phát triển không đổi lại được “sự đền đáp” về mặt an ninh. Một mặt, hiệu úng lan tỏa của việc Trung Quốc phát triển đã kéo theo sự phát triển của các quốc gia và khu vực xung quanh, trở thành bàn đạp thúc đẩy kinh tế châu Á phát triển. Mặt khác, Trung Quốc phát triển cũng khiến các nước xung quanh lâm vào khủng hoảng mang tính quần thể, một số nước xuất hiện tâm lý mất cân bằng, e ngại Trung Quốc lớn mạnh sẽ gây hại cho an ninh nước mình. Mỹ quay trở lại châu Á có thể coi là sự kiện đánh dấu cho việc môi trường xung quanh Trung Quốc bắt đầu xấu đi. Một số nước tuy hiểu sai về Trung Quốc, tiến hành phòng thủ, thậm chí là phối hợp với chiến lược của Mỹ để gây sức ép cho Trung Quốc, nhưng lại vẫn muốn cùng hưởng lợi ích từ sự phát triển của Trung Quốc. Những nước láng giềng này vẫn đang trong thế tiến thoái lưỡng nan, không biết lựa chọn theo bên nào, không những không có được sự đảm bảo về an ninh của Mỹ, mà cũng mất đi cơ hội dựa vào sự phát triển của Trung Quốc, cuối cùng thiệt cả đôi đường. Trên thực tế, Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn quan trọng và chủ chốt của sự phát triển; giữa Trung Quốc với các nước xung quanh, hợp tác nhiều hơn cạnh tranh, đồng thuận nhiều hơn bất đồng, Trung Quốc sẽ không trở thành lực lượng chủ yếu kiểm soát khu vực châu Á-Thái Bình Dương (TBD). Chính sách của Trung Quốc vẫn là hòa bình, phát triển, hợp tác và cùng thắng lợi.
Ảnh hưởng của Mỹ đối với môi trường xung quanh Trung Quốc
Do Mỹ can thiệp quá mức vào môi trường xung quanh Trung Quốc, Mỹ đã trở thành nhân tố có tầm ảnh hướng lớn nhất trong chiến lược xung quanh của Trung Quốc. Nhìn từ cục diện 3 bên Trung Quốc-Mỹ-các nước châu Á- TBD, các nước châu Á-TBD tồn tại sự “phụ thuộc nhị nguyên” đối với Trung Quốc và Mỹ, tức là dựa vào Mỹ về mặt an ninh, dựa vào Trung Quốc về mặt kinh tế; đồng thời, cũng tồn tại “sự phụ thuộc kép” đối với Trung Quốc và Mỹ, tức là cả hai mặt kinh tế và an ninh đều phụ thuộc hoặc vào Mỹ hoặc vào Trung Quốc. Kiểu quan hệ đan xen này khiến cho các nước châu Á-TBD tìm kiếm một cách thận trọng sự cân bằng giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ, cân nhắc sự tác động lẫn nhau về lợi ích. Kết cấu “nước đôi” này không chỉ không có lợi cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của khu vực châu Á-TBD, mà còn dẫn đến mâu thuẫn trong việc lựa chọn chỗ dựa từ nước khác không phải Mỹ và Trung Quốc, cuối cùng dùng hết nguồn vốn cân bằng, chỉ còn lại sự trao đổi về lợi ích, không có sự tin tưởng nhau về chiến lược.
Cục diện khó khăn xung quanh Trung Quốc suy cho cùng còn là cục diện khó khăn của quan hệ Trung-Mỹ. Lấy Nhật Bản làm ví dụ, Nhật Bản về cơ bản là “Mỹ làm Nhật bắt chước theo”, “Mỹ ra kế hoạch Nhật làm theo”, xung đột đảo Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản suy cho cùng chính là phải đàm phán với ông chủ Mỹ của Nhật Bản. Lại nhìn về Triều Tiên, Triều Tên thử vũ khí hạt nhân về cơ bản là muốn có con bài để mặc cả trong đối thoại với Mỹ, bởi Triều Tiên cho rằng mối đe dọa lớn nhất của nước mình là đến từ Mỹ. Cho nên nói, bất kể là Đông Nam Á hay Đông Bắc Á, hầu như toàn bộ những điểm nóng lớn đều có sự can dự của Mỹ, những vấn đề liên quan đến lợi ích Trung Quốc cần giải quyết thì đều cần sự đối thoại và bàn bạc giữa Trung Quốc và Mỹ. Trung-Mỹ có thể “chung sống hòa bình” và “hòa thuận bên nhau” hay không trước hết quyết định ở việc Mỹ có thể tiến hành cân bằng một cách hợp lý giữa việc tăng cường mối quan hệ đối tác với các nước đồng minh châu Á với việc cùng Trung Quốc phát triển mối quan hệ nước lớn kiểu mới tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi cùng thắng lợi hay không. Việc nâng cao thực lực từ việc Trung Quốc hòa bình phát triển rõ ràng đã thu hẹp sự chênh lệch với Mỹ, thay đổi mang tính lịch sử này không những đã mà còn đang tiếp tục làm thay đổi cục diện địa chính trị toàn cầu, cũng đem đến những thay đổi mang tính kết cấu đối với quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới Trung-Mỹ này. Hai nước Trung Quốc và Mỹ đều có lĩnh vực ưu thế và biện pháp đặc thù của riêng mình, tầm ảnh hưởng của mỗi bên cũng tồn tại sự đan xen, trùng lặp, bất cứ bên nào cũng đều không thể lấn át địa vị thống trị của bên nào. Hợp tác song phương có thể khiến lợi ích đôi bên cùng phát triển; nếu không thì chẳng những hai bên đều tổn thất, mà lợi ích và tầm ảnh hưởng của hai bên có khả năng triệt tiêu lẫn nhau. Do đó, xuất phát từ lợi ích chung và lợi ích chiến lược lâu dài, việc giảm bớt xung đột và mâu thuẫn, tránh va chạm, cùng bảo vệ sự ổn định khu vực Đông Bắc Á, châu Á-TBD và hệ thống quốc tế tránh gây chấn động quá mức mới là lợi ích then chốt vốn có của hai nước.
Xem xét lại về ngoại giao xung quanh
1/ Ngoại giao xung quanh của Trung Quốc rất cần tiến hành thay đổi và điều chỉnh chiến lược, bất kỳ chính sách đối phó nào cũng không đợi khi có sự việc xẩy ra hay có nhu cầu cấp thiết mới đưa ra. Nhu cầu cấp thiết ở đây là chính sách và tư duy chiến lược phải luôn được chuẩn bị đầy đủ để đưa ra sử dụng.
Trước tiên, phản ứng của Trung Quốc đưa ra đối với một số vấn đề điểm nóng cần phải được kết hợp với chiến lược và chính sách tổng thể của Trung Quốc. Trung Quốc cần phải xây dụng nhiều cứ điểm chiến lược ở xung quanh để đối phó với cục diện chiến lược xung quanh của Trung Quốc, đẩy mạnh tính linh hoạt của ngoại giao Trung Quốc, Dũng khí chính trị và trí tuệngoại giao của Trung Quốc sẽ tăng lên cùng với quá trình Trung Quốc đối phó với vấn đề khó của môi trường xung quanh và thậm chí là toàn cầu. Thứ hai, kiên trì bố trí chiến lược xung quanh lâu dài của mình, tức vừa có định hướng chiến lược, vừa phải cố sức sống của chính sách, không nên để các sự kiện cục bộ làm xáo trộn. Trong một số sự kiện cục bộ liên quan đến môi trường xung quanh của Trung Quốc, những bài báo của giới truyền thông bên ngoài gây kích động xấu, khiến các sự kiện leo thang, đặt Trung Quốc dưới áp lực mạnh mẽ của dư luận quốc tế. Trung Quốc không nên vất vả đối phó với những tranh chấp xung quanh thỉnh thoảng xẩy ra này, mà nên từng bước tiến hành bố trí chiến lược của riêng mình. Trước sự khiêu khích ác ý của một số nước, Trung Quốc nên từ thế bị động ứng phó, kiềm chế một cách tiêu cực, chuyển sang phản ứng một cách chủ động, hồi âm tích cực. Thứ ba, chiến lược xung quanh của Trung Quốc cần phải phục vụ cho chiến lược quốc tế lâu dài, tập trung vào việc xóa bỏ nỗi lo mang tính quần thể và tâm lý mất cân bằng của các nước xung quanh. Trung Quốc đã cung cấp sản phẩm công cộng “kiểu Trung Quốc” cho các nước xung quanh, nhưng nhìn về lâu dài, ở mức độ cao hơn, Trung Quốc vẫn phải cung cấp nhiều hơn cho môi trường xung quanh những sản phẩm công cộng như vốn, quy phạm, giá trị, quan niệm v.v…, từ tâm lý và nhận thức hóa giải và xóa bỏ những lo ngại của các nước xung quanh đối với Trung Quốc. Thứ tư, thành thạo trong việc lợi dụng những mặt hợp tác và những điểm bất đồng trong quan hệ đa phương. Trong quan hệ tam giác Trung Quốc-Mỹ-các nước láng giềng châu Á-TBD, Trung Quốc không “liên kết với Mỹ để kiềm chế láng giềng”, cũng không “liên kết với láng giềng để kiềm chế Mỹ”, nhưng cũng tuyệt đối không để “Mỹ và láng giềng bắt tay kiềm chế Trung Quốc”. Trong quan hệ đa phương phức tạp này, các bên có xung đột về lợi ích, cũng có sự đan xen về lợi ích, nhưng lợi ích chung ngày càng nhiều, cần phải hợp tác để duy trì lợi ích chung này, trong đó cơ bản nhất chính là lợi ích phát triển chung. Trung Quốc có thể lợi dụng ảnh hưởng của mình để đạt được sự cân bằng trong hợp tác cũng như mâu thuẫn.
2/ Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước xung quanh vẫn có một quá trình điều chỉnh thích hợp, đòi hỏi phải xác định lập trường của mình trong việc giải quyết bất đồng, cần phải xác định nhận thức quan niệm của mình trong việc đối phó với mâu thuẫn, cần phải xác định khuynh hướng giá trị của mình trong việc xây dựng cơ chế.
Thứ nhất, Trung Quốc vẫn cần phải coi xung quanh là chỗ dựa chiến lược quan trọng, đẩy mạnh mức độ hợp tác với các nước xung quanh, xây dựng nhiều diễn đàn hợp tác, để các nước xung quanh nhận thấy thiện chí của Trung Quốc, đây cũng là cái giá phải trả mà Trung Quốc cần phải chấp nhận trong quá trình trở thành một nước lớn. Thứ hai, làm phong phú “phương tiện ngoại giao” của Trung Quốc, nỗ lực mở rộng không gian phát triển của Trung Quốc. Cùng với việc hợp tác giữa Trung Quốc với các nước xung quanh không ngừng phát triển mạnh mẽ, mức độ hợp tác không ngừng nâng cao, Trung Quốc và khu vực xung quanh đã hình thành cục diện dựa vào nhau với mức độ cao. Nhưng Trung Quốc là một nước lớn, đã xác định việc hợp tác và dựa vào nhau này là không đối xứng và không cân bằng. Do đó, Trung Quốc cần phải phát huy ưu thế về các mặt như chính trị, kinh tế, văn hóa, sử dụng mọi biện pháp để mở rộng toàn diện không gian chiến lược phát triển của Trung Quốc. Thứ ba, Trung Quốc cần phải nhìn nhận mối quan hệ với các nước xung quanh một cách lý trí, hình thành “khái niệm xung quanh” một cách khách quan. Trung Quốc là một nước đang bước ra thế giới, không nên phụ thuộc vào cơ cấu quyền lực của môi trường xung quanh, muốn đột phá sự kiềm chế đan chéo nhau này cần phải đưa ra phán đoán, chính xác những mâu thuẫn phức tạp. Trong việc phát triển quan hệ với các nước xung quanh, Trung Quốc phải tiến lùi có trình tự, không chấp nhận sức ép từ một số nước, chủ động tìm kiếm, xây dựng “quan niệm xung quanh”, trong phát triển và tiến lên phải đối mặt với các vấn đề, và giải quyết mọi vấn đề. Thứ tư, khi đối phó với những vấn đề xung quanh hoặc toàn cầu, Trung Quốc cần phải thay đổi từ việc phản ứng một cách bị động chuyển sang đối phó một cách chủ động. Trong các vấn đề cá biệt không nên quá coi trọng vấn đề lợi ích nước mình, cũng nên xem xét nhiều hơn về trách nhiệm và đạo lý của quốc tế hoặc khu vực, khiến cho cộng đồng quốc tế cảm thấy Trung Quốc là một nước đáng tin cậy và có trách nhiệm, khiến cho cộng đồng quốc tế hình thành nên “quan điểm Trung Quốc” một cách khách quan.
3/ Mâu thuẫn trong kết cấu ngoại giao xung quanh của Trung Quốc nằm ở sự khác biệt về nhận thức lẫn nhau giữa Trung Quốc với các nước xung quanh, mâu thuẫn sâu xa nằm ở sự cạnh tranh về lợi ích của sự phát triển, an ninh và chủ quyền, mâu thuẫn cơ bản vẫn là cuộc đọ sức tranh giành quyền chủ đạo giữa Trung Quốc và Mỹ ở khu vực châu Á-TBD.
Trung Quốc phải nhận thức và nắm bắt rõ “ba nhân tố lớn”. Một là “nhân tố Mỹ” trong quan hệ giữa Trung Quốc với các xung quanh. Nhân tố Mỹ “phát huy tốt” sẽ có tác dụng xây dựng tích cực, “phát huy không tốt” sẽ nẩy sinh tác dụng mang tính phá hoại rất lớn. Hiện nay, Mỹ điều chỉnh chiến lược, lên giọng quay trở lại, kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc về mặt chiến lược, gây sức ép cho không gian phát triển chiến lược của Trung Quốc, tránh để xẩy ra việc Trung Quốc nhanh chóng thay thế Mỹ, khiến cho thời cơ chiến lược của Trung Quốc tồn tại tính không xác định rất lớn. Nếu Trung Quốc và Mỹ nổ ra xung đột hoặc tình hình châu Á-TBD xấu đi thì thời cơ chiến lược của Trung Quốc trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21 có thể sẽ rút ngắn lại thậm chí kết thúc sớm. Trên thực tế, tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Philippines, Trung Quốc với Việt Nam, tranh chấp đảo Điếu Ngư giữa Trung Quốc với Nhật Bản từ năm 2012 đến nay đều khiến cho môi trường chiến lược xung quanh của Trung Quốc xấu đi, mà không thể coi nhẹ nhân tố Mỹ trong việc này. Thứ hai là “nhân tố Trung Quốc” trong chiến lược châu Á-TBD của Mỹ. Chiến lược tái cân bằng châu Á-TBD của Mỹ là một chiến lược toàn diện bao gồm những lĩnh vực như chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa ngoại giao v.v…, không nói cũng rõ là ý đồ nhằm vào Trung Quốc. Trung Quốc nên giữ thái độ bao dung và  tự tin trong việc nhìn nhận sự tái cân bằng châu Á-TBD của Mỹ. Bởi vì tái cân bằng của Mỹ trong một phạm vi nhất định sẽ có lợi cho một châu Á-TBD xáo động duy trì sự ổn định trong cục diện Trung-Mỹ “cạnh tranh và hợp tác cùng tồn tại”, Trung Quốc cần phải tìm kiếm nhân tố tích cực ở trong đó. Ba là “nhân tố châu Á-TBD” trong quan hệ Trung- Mỹ. Do thực lực hùng mạnh của hai nước Trung Quốc và Mỹ cũng như tầm ảnh hưởng toàn cầu của hai nước, nên quan hệ Trung-Mỹ đã không còn là mối quan hệ song phương đơn giản, từ ý nghĩa nào đó, trong quá trình “chuyển dịch thế kỷ” từ Tây sang Đông của quyền lực quốc tế, sự tác động lẫn nhau giữa ba bên Trung Quốc-Mỹ-châu Á-TBD mang ý nghĩa quyết định. Các nước châu Á- TBD xuất phát từ nhu cầu lợi ích của nước mình, tìm kiếm một sự cân bằng giữa hai nước lớn Trung-Mỹ, không quốc gia nào muốn chọc tức hai nước lớn này nhưng lại muốn tìm kiếm lợi ích trong sự cân bằng giữa hai nước lớn.
Chiến lược lớn của Trung Quốc vượt ra ngoài khu vực xung quanh
Bước vào thế kỷ 21, quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới xẩy ra nhiều biến đổi mang tính lịch sử, Trung Quốc đã từ một nước tách biệt khỏi hệ thống quốc tế, dần dần đã trở thành nước cống hiến và xây dựng cho hệ thống quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia sâu rộng vào các công việc quốc tế. Trung Quốc thông qua việc tham dự và thúc đẩy toàn diện, tích cực vào việc cải cách cơ chế quản lý kinh tế, tài chính toàn cầu, khiến cho Trung Quốc đạt được quyền lợi rộng lớn mang tính toàn cầu. Sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc nhanh chóng được nâng cao cũng như đóng vai trò tích cực trong các công việc quốc tế khiến cho tầm ảnh hưởng và sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với thế giới không ngừng nâng cao.
Trung Quốc đang vững bước và trưởng thành trên con đường trở thành một nước lớn toàn cầu, trong vấn đề đối phó với môi trường xung quanh cần phải có chiến lược lớn “kiểu Trung Quốc” vượt qua môi trường xung quanh. Thế nào gọi là chiến lược lớn “kiểu Trung Quốc”? Người viết cho rằng trước tiên cần kiên trì bảo vệ lập trường nguyên tắc phát triển lợi ích an ninh và chủ quyền quốc gia. Đối với môi trường bên ngoài, trên cơ sở bảo vệ lợi ích phát triển an ninh và chủ quyền quốc gia, Trung Quốc cần phải thành thạo trong việc phát huy vai trò chủ chốt trong bàn cờ chiến lược địa chính trị quốc tế, đóng vai trò tích cực trong việc quản lý toàn cầu trong tương lai, thúc đẩy các công việc quốc tế, xây dựng môi trường quốc tế và môi trường xung quanh có lợi cho sự phát triển trong tương lai. Thứ hai, Trung Quốc cần phải tích cực xác định mục tiêu cơ bản của chính sách ngoại giao đối với các vấn đề quốc tế khu vực, các nước cá biệt, và các lĩnh vực đặc thù. Điều này có lợi cho việc chứng minh với thế giới rằng Trung Quốc đang kiên trì chính sách như thế nào trong quan hệ đối ngoại, hóa giải những nghi ngờ của cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc, tích cực lợi dụng cơ chế quốc tế, xây dựng những điều kiện có lợi cho sự phát triển của quan hệ đối ngoại Trung Quốc. Thứ ba, tăng cường xây dựng năng lực của bản thân, đẩy mạnh đầu tư tài nguyên. Để trở thành nước lớn toàn cầu, Trung Quốc không những phải tăng cường sự chuẩn bị vật chất, chuẩn bị về lý luận mà còn phải đẩy mạnh việc xây dựng năng lực toàn cầu của nước mình, như năng lực phân phối tài nguyên mang tính toàn cầu năng lực triển khai sức mạnh mang tính toàn cầu, năng lực chế định những quy tắc mang tính toàn cầu, năng lực bảo vệ trật tự toàn cầu, năng lực xây dựng chế độ mang tính toàn cầu. Để bảo vệ môi trường phát triển và lợi ích phát triển, Trung Quốc phải không ngừng bỏ ra nhiều tài nguyên để mở rộng không gian chiến lược trên toàn cầu và đặc biệt là khu vực châu Á-TBD, tuân thủ nguyên tắc nước lớn có trách nhiệm và cung cấp nhiều sản phẩm công cộng. Thứ tư, mở rộng lợi ích chung, xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Coi việc mở rộng “lợi ích chung” là cơ sở và nền tảng trong việc nâng cao quan hệ với các nước khác. Triển khai hợp tác tích cực với các nước khác trong các lĩnh vực trùng hợp lợi ích, hội tụ lợi ích và có lợi ích chung; tìm kiếm sự trao đổi có hiệu quả trong các lĩnh vực bất đồng lợi ích, xung đột lợi ích và không có lợi ích chung; tôn trọng lợi ích cốt lõi của đối phương, trong các lĩnh vực có cạnh tranh, tiến hành cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh thiện chí và cạnh tranh thân thiện.
***
TTXVN (Bắc Kinh 8/11)
Mạng Bình luận Trung Quốc mới đây đăng tải bài viết dưới tiêu đề “Tại sao ngoại giao láng giềng đi với Trung Quốc lại quan trọng đến vậy? ” của chuyên gia Trương Kiến. Dưới đây là nội dung bài viết.
Ngày 24-25/10, Hội nghị công tác ngoại giao láng giềng Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh. Đây là hội nghị công tác ngoại giao láng giềng đầu tiên được tổ chức với cấp độ chính trị cao nhất, kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập đến nay. Điều này phần nào đã nói lên mức độ quan trọng của công tác ngoại giao láng giềng trên các bình diện chính trị, kinh tế, ngoại giao và chiến lược. Hội nghị lần này là “kế hoạch đỉnh cao” đối với ngoại giao láng giềng, hoạch định rõ phương hướng phát triển của công tác ngoại giao láng giềng trong tương lai. Hội nghị nêu rõ, nhiệm vụ chủ yếu là tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu đánh giá tình hình, thống nhất tư tưởng, đề ra phương hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược, phương châm cơ bản, bố cục tổng thể của công tác ngoại giao láng giềng trong 5 đến 10 năm tới, xác định tư tưởng và đưa ra giải pháp trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng mà ngoại giao láng giềng đang phải đối mặt.
Láng giềng là chỗ dựa không thể thiếu cho sự phát triển chiến lược và trỗi dậy của Trung Quốc, cũng là khu vực chiến lược để điều đình của Trung Quốc, Trung Quốc trước sau luôn coi trọng tăng cường hợp tác với các quốc gia láng giềng, đây được coi là nền tảng quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước này. Hơn mười năm qua, đầu tiên là chính sách chỉ đạo “láng giềng là quan trọng hàng đầu”, tiếp đến đưa ra phương châm “thân thiện với láng giềng, coi láng giềng là đối tác” và chính sách “láng giềng hòa thuận, láng giềng giàu có, láng giềng yên ổn”, thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng ngày càng sâu sắc, mong muốn tạo môi trường xung quanh tốt đẹp và ổn định. Trung Quốc muốn phát triển cần làm tốt công tác ngoại giao láng giềng, đây là yêu cầu để thực hiện “hai mục tiêu 100 năm” và “giấc mộng Trung Hoa” hay sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị nhấn mạnh dù nhìn từ góc độ vị trí địa lý, môi trường tự nhiên hay quan hệ giữa các nước thì láng giềng đều có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc. Xem xét vấn đề láng giềng, mở rộng ngoại giao láng giềng cần có cái nhìn đa chiều, đa nguyên, vượt không gian và thời gian.
Trong bối cảnh kinh tế quốc tế toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia là xu hướng chủ đạo. Vì vậy, việc duy trì môi trường phát triến ổn định là lợi ích chung của tất cả các nước. Lợi ích quốc gia từ lâu đã vượt khỏi biên giới quốc gia, không chỉ còn là công việc nội bộ của một quốc gia nào đó, sự việc xẩy ra ở một quốc gia khác, khu vực khác lan ra toàn cầu theo hiệu ứng cánh bướm, có thể đem đến ảnh hưởng và sự đả kích lớn. Có thể nói, hợp tác với mong muốn tạo dựng môi trường phát triển ổn định cũng là mục tiêu chiến lược đối ngoại của các nước, Trên thực tể, Trung Quốc vẫn đang ở giai đoạn then chốt và đột phá trong quá trình phát triển, chưa thể trở thành chủ lực của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hình thái chính trị của Trung Quốc vẫn sẽ là hòa bình, phát triển và hợp tác, Quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng sẽ là hợp tác nhiều hơn cạnh tranh, nhận thức chung nhiều hơn bất đồng, hài hòa nhiều hơn đối kháng.
Trung Quốc cần xử lý tốt mối quan hệ ngoại giao phức tạp, gai góc, thậm chí là quyết định đặc tính nước lớn với các quốc gia xung quanh. Với Trung Quốc, đây là vấn đề mang tính chiến lược và toàn cục. Trên thực tế, hiện nay quan hệ Trung Quốc và các nước láng giềng đang bước vào thời kỳ mâu thuẫn, tồn tại song song cả chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, Một mặt, sự phát triển của Trung Quốc kéo theo sự phát triển của các quốc gia láng giềng và khu vực, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Mặt Khác, sự phát triển của Trung Quốc cũng khiến các nước xung quanh rơi vào tình trạng lo lắng chung, một số nước xuất hiện tâm lý mất cân bằng, lo ngại sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến an toàn của họ. Do vậy, ngoại giao láng giềng cấp thiết phải giải quyết được mâu thuẫn này, mà hội nghị công tác ngoại giao lần này chính là để làm điều đó.
Hiện Trung Quốc đã phát triển đến giai đoạn then chốt, buộc phải cải cách mạnh mẽ để thoát khỏi các nút thắt cổ chai. Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 sẽ là một bước ngoặt lịch sử. Và hội nghị công tác ngoại giao lần này đóng vai trò mấu chốt trong ngoại giao láng giềng, là bước đột phá quan trọng trong quá trình hình thành địa vị nước lớn mang tính toàn cầu của Trung Quốc.
Công tác ngoại giao láng giềng của Trung Quốc nhấn mạnh nhiều đến lĩnh vực chính trị và chiến lược, giảm đi các toan tính về kinh tế và lợi ích, trên nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, an toàn và phát triển lợi ích, đạt đến mục tiêu giải quyết khó khăn, phá vỡ thế nút thắt cổ chai , nâng cấp nền ngoại giao láng giềng. Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định muốn làm tốt công tác ngoại giao láng giềng trong thời kỳ mới, phải phân tích và giải quyết vấn đề từ tầm cao chiến lược, nâng cao năng lực quản lý toàn cục, trù tính hoạch định và thao tác thực hiện, thúc đẩy phát triển ngoại giao láng giềng một cách toàn diện.
Công tác ngoại giao láng giềng cần xác định cách thức giải quyết bất đồng và tranh chấp phù hợp với các quy phạm theo thông lệ quốc tế, đưa ra biện pháp kiềm chế nguy cơ và cơ chế điều phối thích hợp đối với vấn đề có thể xẩy ra, không để tồn tại nguy cơ tiềm ần. Đồng thời, trong quá trình giải quyết bất đồng và tranh chấp cần thực hiện thí điếm và thăm dò một cách hiệu quả, góp phần đưa ra cách làm mẫu tốt và tích cực cho thế giới.
Công tác ngoại giao láng giềng cần tiếp tục lấy láng giềng làm chỗ dựa chiến lược quan trọng, tăng cường mức độ hợp tác thể chế hóa với các quốc gia láng giềng, tạo dựng nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa, để các nước láng giềng cảm nhận được thành ý của Trung Quốc. Đây cũng là cái giá phải trả và nỗi đau phải chịu khi Trung Quốc muốn trở thành nước lớn. Tuy các nước láng giềng có ý nghĩa vị trí địa chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không xây dựng cái gọi là phạm vi thế lực.
Những quyết sách mang tính chiến lược được hội nghị ngoại giao láng giềng đưa ra lần này có thể chưa giải quyết dứt điểm được các mâu thuẫn và tranh chấp mà Trung Quốc đang phải đối mặt ở khu vực xung quanh nhưng điều này giúp Trung Quốc có được thế chủ động về ngoại giao láng giềng. Xét về lâu dài, đây là bước đột phá mang ý nghĩa lịch sử trọng đại trong trang sử ngoại giao Trung Quốc.
***
TTXVN (Geneva 8/11)
Bài phân tích của nhà ngoại giao Loro Horta tại Turkmenistan đăng trên ấn phẩm số 135 (tháng 10/2013) của Viện An ninh và Quan hệ Quc tế Bồ Đào Nha (IPRIS).
Tháng 9/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm bốn nước Trung Á: Turkmenistan, Uzbekistan, Kazakhstan vàKyrgyzstan. Trong chuyến thăm, Chủ tịch Trung Quốc đã ký những hợp đồng trị giá hàng tỷ USD với các quốc gia giầu năng lượng Trung Á. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào các dự án năng lượng Trung Á như một cách để giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Đông đầy biến động. Bắc Kinh lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung dầu mỏ và khí đốt từ Trung Đông trong trường hợp có xung đột giữa Iran và phương Tây, cũng như sự lây lan có thể xẩy ra do tình trạng bất ổn từ các quốc gia như Syria. Một số nhà quan sát đã ghi nhận mối quan tâm của Trung Quốc về việc có thể đóng cửa Eo biển Malacca trong trường hợp xung đột khu vực hoặc những gián đoạn khác như tai nạn hàng hải hoặc hải tặc. Nguồn cung năng lượng của Trung Quốc nhìn chung là dễ bị tổn thương và Bắc Kinh đang tìm cách tháo gỡ “nút thắt” mang tính chiến lược này. Giới quân sự Trung Quốc đánh giá Eo biển Malacca là đặc biệt dễ bị tổn thương.
Những tranh chấp hàng hải và việc xây dựng lực lượng hải quân của Mỹ ở Đông Nam Á đã làm gia tăng lo ngại của Trung Quốc về khả năng tiếp cận qua eo biển. Trong trường hợp khủng hoảng, các chuyên gia quân sự Trung Quốc suy đoán Mỹ và các đồng minh trong khu vực có thể chặn đường vận chuyển qua eo biển, làm mất đi con đường nhập khẩu tài nguyên quan trọng của Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc tin rằng sẽ phải mất nhiều năm trước khi có thể đủ khả năng để ngăn chặn hành động đó. Trung Quốc đã xem xét một số biện pháp tiềm năng trong quá khứ, kể cả việc xây dựng một phiên bản Kênh đào Panama của châu Á ở miền Nam Thái Lan, và một đường ống dẫn khí ở Myanmar. Tuy nhiên, dù đã được bàn đến trong hơn một thập kỷ nhưng kênh đào đó vẫn chưa trở thành hiện thực, trong khi đường ống dẫn Trung Quốc- Myanmar trị giá 2,3 tỷ USD mới chỉ giảm được chút ít sự phụ thuộc của Bắc Kinh vào eo biển. Nguồn cung khí đốt tự nhiên của Myanmar chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu năng lượng đang gia tăng của Trung Quốc. Điều này dẫn đến việc các nhà hoạch định chính sách an ninh của Trung Quốc tiếp tục lo ngại và tiếp tục một cuộc tìm kiếm các lựa chọn thay thế khác. Trung Á đang trở thành điểm lựa chọn đó.
Trung Quốc dự kiến sẽ vượt qua Mỹ trở thành nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới vào năm 2017. Trong năm 2012, Trung Quốc đã nhập khẩu 5,1 triệu thùng dầu mỗi ngày từ nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Đông và châu Phi. Trung Quốc nhập khẩu hơn 60% lượng dầu mỏ, phần còn lại được sản xuất ở trong nước.
Năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc từ Trung Đông và châu Phi được vận chuyển qua Eo biển Malacca, nên rất dễ bị tổn thương nếu xẩy ra gián đoạn. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã bắt đầu hướng tới Trung Á như một tuyến đường thay thế. Với sự kiên nhẫn, ngoại giao khéo léo và trên tất cả là những khích lệ tài chính hào phóng đã từ từ mở cửa khu vực này đối với Trung Quốc. Năm 2006, những nỗ lực của Bắc Kinh đã được đền đáp khi Trung Quốc và Kazakhstan ký một thỏa thuận xây dựng một đường ống dẫn dầu dài 3.000 km để vận chuyển dầu mỏ và khí đốt Kazakhstan đến Tân Cương – tỉnh miền Tây của Trung Quốc. Kể từ đó, Trung Quốc đã đạt được một sự hiện diện đáng kể trong lĩnh vực nặng lượng ở Kazakhstan, với một số chuyên gia ước tính rằng khoảng 50% lĩnh vực năng lượng Kazakhstan hiện đang thuộc sở hữu của các công ty nhà nước Trung Quốc. Trong tháng 7, hai nước đã ký kết một thỏa thuận để mở rộng đường ống và nâng gấp đôi sản xuất. Kazakhstan sở hữu trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 10 trên thế giới và trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ 14 thế giới.
Đến giữa năm 2014, đường ống mở rộng cũng có thể vận chuyển dầu mỏ của Nga sang Trung Quốc, nối Trung Quốc với một trong những nguồn cung dầu mỏ chủ chốt thế giới. Đầu năm nay, một số nguồn tin cho biết công ty dầu mỏ Rosneft của Nga đang đàm phán với Trung Quốc một khoản vay 35 tỷ USD. Rosneft dự định sử dụng vốn vay để mua một số đối thủ của mình. Đổi lại, nguồn cung dầu mỏ của Nga sang Trung Quốc sẽ tăng lên gấp đôi, từ 109 tỷ thùng hiện nay lên 219 tỷ thùng vào năm 2018. Nga là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt lớn thứ hai thế giới. Chuyến thăm tháng 9 của Chủ tịch Tập Cận Bình đếnKazakhstan mang lại các thỏa thuận năng lượng trị giá đáng kinh ngạc 30 tỷ USD, trong đó bao gồm các khoản vay mềm 9 tỷ USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.
Trong năm 2009, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng đường ống nhiều tỷ USD giữa Turkmenistan và Trung Quốc. Đường ống dài 1.840 km này dẫn qua các nước láng giềng Uzbekistan và Kazakhstan, và sẽ vận chuyển dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đến Tân Cương. Trong năm 2012, Turkmenistan đã trở thành nguộn cung cấp khí đốt tự nhiên chính của Trung Quốc, cung cấp hơn 50% lượng nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc. Theo Tiêu Thanh Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Ashgabat, xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Turkmenistan sang Trung Quốc sẽ tăng lên 65 tỷ m3 vào năm 2020. Turkmenistan hiện có trữ lượng khí đốt lớn thứ tư trên thế giới. Hơn nữa, Iran, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt lớn thứ ba trên thế giới, cũng đã nối với Turkmenistan bằngđường ống dẫn. Do đó, đường ống Turkmenistan-Trung Quốc cuối cùng có thể liên kết với Iran.
Không giống các nước phương Tây, Trung Quốc đã thể hiện một sự hiểu biết đáng chú ý về các quy tắc và chuẩn mực bất thành văn của khu vực bằng cách xây dựng các liên kết mạnh mẽ với giới tinh hoa địa phương. Trung Quốc cũng đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực dầu mỏ của Uzbekistan. Trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Uzbekistan, trị giá các hợp đồng được ký kết lên tới 15 tỷ USD, đã mở đường thêm cho Trung Quốc đầu tư vào ngành dầu mỏ, khí đốt và khai thác urani. .
Các dự án cơ sở hạ tầng lớn như cầu và đường sá được phát triển với các khoản vay Trung Quốc cũng đang được lên kế hoạch. Mặc dù không giàu tài nguyên, Kyrgyzstan và Tajikistan cũng không kém phần quan trọng như là cửa ngõ năng lượng cho khu vực phía Tây của Trung Quốc. Phản ánh điều này chính là chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc đến Turkmenistan, trong đó có việc tham dự lễ khai trương hai ống dẫn dầu mới qua Tajikistan và Kyrgyzstan. Chính nhờ những tuyến đường ống này, dầu mỏ và khí đốt của Trung Á hiện được vận chuyển tới Trung Quốc thông qua bốn tuyến đường khác nhau. Với việc mở rộng này, Trung Quốc đặt mục tiêu giảm thiểu sự phụ thuộc vào một tuyến đường duy nhất trong trường hợp một trong những tuyến đường bị gián đoạn. Tuy nhiên, ba tuyến đường ống này đi qua Uzbekistan, một quốc gia mà Bắc Kinh đã “chăm sóc” rất chu đáo trong hơn một thập kỷ.
Tajikistan và Kyrgyzstan cũng rất quan trọng bởi vì biên giới lãnh thổ của họ giáp với tỉnh Tân Cương của Trung Quốc. Trong quá khứ, những người ly khai đã tấn công các doanh nghiệp Trung Quốc tại Kyrgyzstan và tổ chức các hoạt động chống Trung Quốc từ các nước này. Bằng cách đưa Tajikistan và Kyrgyzstan vào một thế giới với Trung Quốc là trung tâm, Bắc Kinh hy vọng ổn định những quốc gia nghèo này và ổn định biên giới phía Tây Trung Quốc. Trong điểm dừng chân của mình, ông Tập Cận Bình đề nghị cung cấp 3 tỷ USD cho Kyrgyzstan vay để tạo điều kiện cho nước này hội nhập vào “sân sau” mới nổi. Số tiền trên sẽ được sử dụng để xây dựng một nhà máy nhiệt điện, nhà máy lọc dầu và một đường cao tốc quốc gia.
Mặc dù Trung Á đang nhanh chóng nổi lên như nguồn cung dầu mỏ và khí đốt chính của Trung Quốc, song Trung Đông và châu Phi vẫn còn rất quan trọng. Nguồn năng lượng từ các khu vực này cũng đi qua Eo biển Malacca trên đường đến Trung Quốc. Không bỏ lỡ thời điểm, Trung Quốc và đồng minh lâu dài Pakistan đang có kế hoạch xây dựng một hành lang phát triển Tân Cương-Gwadar. Bắc Kinh đã tài trợ cho việc xây dựng các cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan của Pakistan với chi phí 248 triệu USD. Cảng này có vị trí chiến lược ở phía Đông Vịnh Persian gần Iran và Saudi Arabia, Sự phát triển hành lang Gwadar tạo mạng lưới sâu rộng gồm đường bộ, đường sắt và đường ống dẫn trong một hệ thống kết nối Vịnh Persian với phía Tây Trung Quốc, cho phép tầu chở dầu của Trung Quốc có thể không phải qua eo biển,
Hành lang Gwadar cũng có thể vận chuyển dầu mỏ và khí đốt từ các nhà cung cấp năng lượng mới nổi khác, chẳng hạn nhưMozambique ở Ấn Độ Dương, nơi mà Trung Quốc gần đây đã đầu tư 4,2 tỷ USD vào lĩnh vực khí đối. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể gặp rủi ro đáng kể khi đầu tư vào một lĩnh vực liên tục trải qua sự bất ổn kinh niên và điều này sẽ có thể lại tái diễn một khi hành lang Gwadar trở nên xứng với giá trị đầu tư.
Đầu tư phát triển của Trung Quốc trong khu vực có thể mang lại lợi ích to lớn cho Trung Á, thậm chí góp phần đem lại ổn định cho các quốc gia như Afghanistan và Pakistan, Trong khi Mỹ chuẩn bị chấm dứt sự chiếm đóng tốn kém ở Afghanistan, việc gia tăng cam kết kinh tế của Trung Quốc với khu vực có thể có một số tác động tích cực. Một Trung Á ổn định sẽ tạo điều kiện đểAfghanistan có môi trường bên ngoài tốt hơn. Trung Quốc đã giành được một số hợp đồng béo bở ở Afghanistan, chẳng hạn như thỏa thuận 3 tỷ USD để phát triển mỏ đồng Mes Aynak, Do vậy Trung Quốc có lợi ích đối với một Afghanistan ổn định.
Trung Quốc, Mỹ và các cường quốc khu vực khác, chẳng hạn như Nga và Ấn Độ, có những lý do mạnh mẽ để muốn có mộtAfghanistan ổn định. Mối quan hệ thân mật của Trung Quốc với Pakistan và các mối quan hệ này có thể có một ảnh hưởng tích cực trong việc thúc đẩy Islamabad đóng một vai trò xây dựng ở Afghanistan. Trong khi đó, Iran là một quốc gia có ảnh hưởng đáng kể song Hazaras và Baloch, những nhóm thiểu số chiếm 12% dân số Afghanistan, và cũng là những người có quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh,
Trong khi lợi ích giữa Trung Quốc và Mỹ ở Đông Nam Á có thể mâu thuẫn, nhưng ở Trung Á thì lợi ích của hai cường quốc thế giới này đang bắt đầu hội tụ, tuy vẫn còn có những khác biệt và thách thức, Mặc dù vậy, khả năng hợp tác vẫn tồn tại và không nên bỏ qua điều này. Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Trung Á sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, và hành động của Bắc Kinh sẽ rất quan trọng cho tương lai của khu vực quan trọng này trên thế giới. Chắc chắn an ninh năng lượng vẫn là động lực chính ẩn sau cuộc “tấn công” của Bắc Kinh vào Trung Á, nhưng những lợi ích khác cũng đang ngày càng trở nên phức tạp hơn./.