Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Cải cách: Gốc vẫn là thể chế - Con đường dẫn tới chế độ dân chủ - Việt Nam, những tháng ngày đen tối của lịch sử

Cải cách: Gốc vẫn là thể chế

Thời gian gần đây, xung quanh Dự thảo Nghị định do Bộ Nội vụ đưa ra về tinh giản biên chế Nhà nước, trong đó dự kiến giảm 100.000 biên chế trong thời gian 2014-2020, đang có nhiều ý kiến bàn luận khá sôi nổi.
Trước ý kiến về con số biên chế sẽ tinh giản, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn giải thích “Không đặt mục tiêu tinh giản 100.000 biên chế”, mà “Mục tiêu là nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, bảo đảm tính chuyên nghiệp của hoạt động công vụ” (VNN, ngày 12-2-2014). Tuy nhiên, trong thực tế, vấn đề đặt ra không đơn giản như vậy.
Cuộc cải cách nền hành chính nhà nước – nói cách khác, là một nội dung của cuộc đổi mới chính trị gắn với đổi mới kinh tế mà chúng ta đang thực hiện. Bài viết này xin được nêu lên một số ý kiến để cùng tham gia nghiên cứu, trao đổi.
Từ nhiều năm nay, cuộc cải cách hành chính đã được triển khai, hiện nay là thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 với sáu nội dung: (1) Cải cách thể chế; (2) Cải cách thủ tục hành chính; (3) Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước; (4) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; (5) Cải cách tài chính công và (6) Hiện đại hóa hành chính.
cải cách, thể chế, tinh giản
Ảnh minh họa
Thực tế cho thấy cả sáu nội dung ấy của cải cách hành chính đều gắn rất chặt với nội dung hoạt động của Đảng, của bộ máy Nhà nước, thị trường và tổ chức xã hội; không thể cải cách riêng rẽ nền hành chính nhà nước nếu không có sự cải cách tương ứng của các cơ quan, tổ chức nói trên.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có chức năng gì là một vấn đề rất lớn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của đất nước, từ chức năng, nhiệm vụ đến tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức, v.v… Những việc gì Chính phủ nhất thiết phải làm, những việc gì Chính phủ không cần làm hoặc có làm cũng kém hiệu quả mà nên chuyển giao cho các tổ chức xã hội đảm nhiệm.
Cũng có thể nói thêm: những việc gì Đảng nhất thiết phải lãnh đạo (với tư cách là Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn diện) và trực tiếp thực hiện bằng bộ máy của mình, còn những việc gì thì nên giao cho Quốc hội hoặc Chính phủ thực hiện. Về phía Quốc hội cũng vậy. Việc nào nên đặt ở tổ chức nào và kết hợp với nhau thì đạt hiệu quả cao hơn là điều cần cân nhắc.
Chỉ trên cơ sở xác định rõ sự “phân vai” rõ rệt ấy, mới bố trí bộ máy, chọn nhân sự và tổ chức hoạt động sao cho có hiệu quả. Nếu không, rất dễ xảy ra tình trạng bộ máy chồng chéo, cồng kềnh, biên chế lãng phí, và nhất là trách nhiệm không rõ, từ đó, tham nhũng xảy ra là không tránh khỏi.
Trong bài viết đầu năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh “Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển, không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội”.
Như vậy cũng tức là sự chuyển đổi quan niệm về một Nhà nước “cai trị”, “quản lý”, “điều hành” thậm chí “hành… là chính” (như Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng nói) sang “kiến tạo phát triển” phù hợp với lý thuyết về Nhà nước hiện đại. (Khái niệm “Nhà nước kiến tạo phát triển” được đưa ra lần đầu năm 1982 bởi giáo sư Mỹ Chalmers Ashby Johnson, Đại học California, trong đó Nhà nước đề ra các chính sách mang tính định hướng phát triển, tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô - theo Wikipedia).
Như vậy, để xác định hoạt động của Nhà nước, cái gốc vẫn là thể chế; không đổi mới thể chế, vẫn níu kéo cơ chế “xin – cho”, thậm chí để cho “lợi ích nhóm” tác động vào thể chế, chính sách, sẽ không có cơ sở để bố trí bộ máy, tuyển chọn nhân sự; việc tinh giản biên chế dựa vào đâu mà thực hiện?
Thể chế kinh tế có liên quan chặt chẽ với thể chế chính trị. Những năm qua, chúng ta tập trung đổi mới thể chế kinh tế, điều đó là đúng, nhưng đến nay, công cuộc đổi mới đòi hỏi đẩy mạnh đổi mới thể chế chính trị, đó là đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, v.v… mà cốt lõi là bảo đảm các quyền của con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
Đáng mừng là những nội dung nói trên đã được quy định rõ ràng trong Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua; hy vọng rằng việc thi hành Hiến pháp sẽ tạo sức mạnh mới cho công cuộc phát triển đất nước.
“Nhà nước nhỏ, xã hội lớn”
Như trên đã nói, trong nền kinh tế thị trường, cần có sự hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp của ba trụ cột (Nhà nước, Thị trường, Tổ chức Xã hội), trong đó có sự “phân vai” rõ ràng, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau cùng vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Trong giới nghiên cứu, thường dùng hình tượng “Nhà nước nhỏ” với ý nghĩa là bộ máy Nhà nước tinh gọn, song hiệu lực và hiệu quả cao, chứ không phải là hạ thấp vị trí, vai trò của Nhà nước. Cũng như vậy, nói “Xã hội lớn” là với ý nghĩa thị trường (các doanh nghiệp) ngày càng mở rộng sản xuất, kinh doanh trên khắp các ngành nghề mà pháp luật không cấm; và các tổ chức xã hội có chức năng góp phần với Nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ công đồng thời khỏa lấp các khiếm khuyết của thị trường, nhất là bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội.
Những điều nói trên, thực tiễn đã khẳng định, song vẫn cần nhắc lại, vì chưa phải mọi người đã nhất trí, nhất là đối với hoạt động của các tổ chức xã hội, có người còn cho là “công cụ diễn biến hòa bình” (!?).
Đối với thị trường, vấn đề đặt ra hiện nay vẫn là Nhà nước tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật nhằm bảo đảm sự vận hành thông thoáng của thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Cần dành không gian cho thị trường tự điều tiết, cho sự phân bổ các nguồn lực có hiệu quả cao nhất về kinh tế – xã hội. Cần rà soát chặt chẽ, giảm thiểu những văn bản xâm phạm quyền tự do kinh doanh hoặc quyền mưu cầu hạnh phúc chính đáng của người dân đang có chiều hướng phát triển.
Gần đây nhất, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã cho rằng Thông tư 16/2010 của Bộ Xây dựng là gây thiệt thòi cho người mua nhà chung cư, ban hành trái thẩm quyền và không phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự và Luật Nhà ở (Báo Tuổi trẻ, 25-2-2014). Trong cuộc họp Thường vụ Quốc hội để xem xét Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã kêu trời: “Bắt người dân chạy 15-20 cái giấy nộp mới đủ. Luật này có cải cách hành chính không?” (VNN, ngày 21-2-2014).
Đầu tư công nên hạn chế đến mức thấp nhất, nhằm vào những nhu cầu thiết yếu nhất, những lĩnh vực mà kinh tế tư nhân không muốn đầu tư hoặc chưa đủ sức đầu tư. Cần xóa bỏ những rào cản ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế tư nhân. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần được đẩy nhanh hơn nữa (Chính phủ đã đề ra chỉ tiêu cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước trong hai năm 2014-2015 là một dấu hiệu tích cực).
Đối với các đoàn thể nhân dân, các tổ chức tự nguyện do dân lập ra – gọi chung là các tổ chức xã hội, hiệu quả và tác dụng đã thể hiện khá rõ và ngày càng cao hơn. Vấn đề đặt ra hiện nay là Nhà nước nên khuyến khích hơn nữa các hội, hiệp hội, các trung tâm, câu lạc bộ, quỹ xã hội, v.v… góp ý kiến để nâng cao chất lượng thể chế, chính sách, theo dõi, góp ý kiến với các cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật, phòng, chống tham nhũng.
Nhà nước cũng nên chuyển giao cho các tổ chức này trực tiếp thực hiện các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, khuyến công, khuyến nông, bảo đảm an sinh xã hội, v.v… qua đó thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân, khơi dậy những nguồn lực phong phú và to lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
Cũng xin nói thêm là nên tách riêng số cán bộ, viên chức của các tổ chức này ra khỏi danh mục biên chế công chức nhà nước. Như vậy sẽ bớt được biên chế của cơ quan nhà nước; vừa tạo điều kiện tinh giản biên chế công chức, để có thể sắp xếp lại bộ máy nhà nước, thu hút chuyên gia giỏi, tăng lương cho đội ngũ công chức; vừa tránh được xu hướng “hành chính hóa” các đoàn thể, khi cán bộ đoàn thể cũng mang chức danh “công chức” và ăn lương nhà nước.
Tóm lại, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đang là một yêu cầu cấp bách, song phải giải quyết trong tổng thể cuộc cải cách hành chính Nhà nước, đổi mới chính trị. Trước những thời cơ và thách thức mới trong giai đoạn phát triển của đất nước hiện nay, vấn đề đặt ra là bàn luận cho ra lẽ, để thống nhất nhận thức, từ đó tìm ra những giải pháp thiết thực và quyết tâm thực hiện, bảo đảm cho đổi mới kinh tế có thêm thuận lợi để triển khai.
  • Vũ Quốc Tuấn/ Theo Doanh nhân Sài Gòn 

Việt Nam, những tháng ngày đen tối của lịch sử.

Phải nói lên một điều là hiện nay, đất nước Việt Nam của chúng ta đang trải qua những tháng ngày đen tối nhất của lịch sử. Dẫu rằng đất nước Việt Nam chưa bị đô hộ trực tiếp từ ngoại bang, thế nhưng thế lực bẩn thỉu nhất đã đeo bám đất nước này ròng rã cũng đã gần 70 năm, đã là một lực cản rất lớn và tước đoạt đi quyền làm người căn bản nhất của người dân Việt và đã gián tiếp làm tên tay sai đắc lực nhất cho kẻ thù truyền kiếp trong việc xâm chiếm dần dần một phần lãnh thổ của Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn không biết những gì sẽ xảy ra cho tương lai của Việt Nam, thế nhưng chúng ta cũng có thể phần nào tiên đoán được những gì đen tối nhất sẽ phủ chụp lên đất nước Việt Nam và người dân Việt với sự tiếp tay của bè lũ chó săn Cộng Sản Việt Nam đang trở thành những loại Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc thời đại và đang dần dần đưa đất nước Việt Nam lệ thuộc vào kẻ thù Tàu Cộng phương Bắc mà chúng chẳng tốn công sức để có thể khống chế được Việt Nam.


Nói lên điều này chúng ta có thấy đau lòng không chứ? Trên khắp đất nước Việt Nam, Cộng Sản Việt Nam đã cho Tàu Cộng đưực thành lập những “biệt khu” mà người Việt Nam không được bén mảng đến. Lũ Tàu Cộng đang làm gì trong những biệt khu này? Nếu chúng tích trữ súng đạn ở trong đó, một ngày nào đó cả đám bung ra tấn công thì thử hỏi làm sao mà trở tay cho kịp?

Còn những rừng đầu nguồn ở biên giới phía Bắc, biên giới phía Tây của Việt Nam, Cộng Sản Việt Nam cũng đã cho lũ Tàu Cộng thuê với thời gian là cà trăm năm. Trong những khu này thì người Việt Nam cũng không được bén mảng đến. Nếu lũ Tàu Cộng tích trữ đạn dược, súng ống để rồi khi thời cơ thuận tiện chúng tấn công thì làm sao mà trở tay cho kịp?

Tổ tiên Việt Nam của chúng ta đã bao nhiêu lần giành lấy từng tấc đất với giặc thù phương Bắc, đến bây giờ chúng đã ngồi rung đùi, vuốt râu mà đã có thể làm được những việc mà trước đây tổ tiên nòi Hán nhà chúng dẫu cho có mơ ước cũng chẳng thể nào có thể làm được.

Nguồn cơn này là bởi do đâu? Chính bè lũ Cộng Sản Việt Nam là đầu dây mối nhợ của những trớ trêu, đê hèn, nhục nhã, chua xót này.
Phi Vũ

Dominique Inchauspé – Con đường dẫn tới chế độ dân chủ

Phạm Nguyên Trường dịch

Tổ chức Freedom House, chuyên tiến hành phân tích sự phát triển của chế độ dân chủ trên thế giới, mới đây đã công bố công trình nghiên cứu tiếp theo về “tự do và hòa bình.” Trong đó chia các nước thành “tự do”, “tự do một phần” và “không tự do”. Về lâu dài, chúng ta đã thấy sự tiến bộ đáng kể vào cuối thế kỉ trước - đầu thế kỷ này, ổn định hơn và cuối cùng là sự thụt lùi nho nhỏ trong những năm gần đây.

Điều này có nghĩa là quyền tự do trong thế giới đang thu hẹp lại ?

Không, xu hướng này chỉ kéo dài khoảng 8 năm, và trong thời gian này, chúng ta đã đượcc chứng kiến ​​các sự kiện của mùa xuân A Rập. Kết quả cuối cùng của mùa xuân A Rập vẫn chưa rõ ràng, nhưng chắc chắn là nó phản ánh mong muốn dân chủ của nhân dân Ai Cập và vùng Maghreb, trước đó không ai nghĩ rằng những dân tộc đó lại có ước muốn như thế. Ngoài ra, quyết định đưa Ai Cập vào danh mục của các nước “không tự do” nêu bật sự phức tạp của việc đánh giá: chả lẽ  dưới thời Mubarak đất nước này được tự do theo cách hiểu phương Tây ư? Rất đáng ngờ, nhất là khi tính tới các sự kiện trên quảng trường Tahrir vào năm 2011. Hơn nữa, trên cơ sở của các cuộc bầu cử tương đối tự do, thành viên của tổ chức “Huynh đệ Hồi giáo” là Mohammed Mursi đã trở thành tổng thống - quá trình này có thể được gọi là một chiến thắng. Các hành động phản đối của quần chúng đã dẫn đến việc ông phải từ chức: sự cuồng tín tôn giáo và độc đoán của Mursi đã nhanh chóng bị trừng phạt. Cuối cùng, quân đội đã cố gắng đậy cái chảo nóng chảy này lại và làm tất cả mọi thứ “như cũ.” Ở nước này, cũng như ở các quốc gia khác, cuộc đấu tranh cho dân chủ chỉ mới bắt đầu và không thể hoàn thành chỉ trong một vài năm. Xin nhớ lại, người Pháp chúng ta phải mất bao nhiêu lâu.

Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng các lực lượng chống dân chủ vẫn có ảnh hưởng rất lớn và có thái độ rất kiên quyết. Rõ ràng là, trên toàn khu vực rộng lớn từ Trung Đông đến Viễn Đông, có ba nhóm chính: những người ủng hộ một chế độ độc tài thế tục, những người ủng hộ chế độ thần quyền, và, cuối cùng, những người ủng hộ một nền dân chủ thực sự. Và không thể nói rằng nhóm cuối cùng là đa số.

Đồng thời, có lý do để hy vọng vào sự cải thiện: gần như tất cả Nam Mỹ đã thoát khỏi chế độ độc tài. Và ở châu Phi, toà án ECOWAS khuyến khích các nước tham gia tổ chức trong nước tuân thủ các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế và chuẩn mực của chế độ dân chủ.
“Sự trỗi dậy đột ngột của nền dân chủ” trong những năm 1990 chủ yếu là do sự sụp đổ của khối Xô Viết. Tuy nhiên, từ đó đến nay các nước như Ukraine và Belarus vẫn thua chế độ chuyên chế.


Có thể coi xu hướng này như là bằng chứng chứng tỏ rằng dân chủ không phải luôn luôn đi theo xu hướng của lịch sử?
Hoàn toàn không, chúng ta đang hướng tới sự thịnh vượng cho tất cả mọi người, mặc dù trong thế kỷ vừa qua đã có những bước lệch lạc nghiêm trọng khỏi con đường đã chọn. De Tocqueville đã viết về sự kiện này trong tác phẩm Chế độ dân chủ ở Mỹ, ông ghi nhận rằng số nước chuyển sang chế độ cộng hòa đang ngày càng gia tăng.
Xin nhớ lại thế kỷ XX vừa đi qua: Các chế độ dân chủ đã tránh được những thảm họa như thế nào! Các nước này sống qua hai chế độ toàn trị (chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản), những chế độ phủ nhận bản chất của tự do và nền văn minh. Sau Thế chiến I, các chế độ dân chủ đã bị suy yếu, nhưng họ đã tìm được sức mạnh để giành lại chiến thắng. Tôi không nghĩ rằng một lúc nào đó trong tương lai các chế độ này sẽ phải đối mặt với những mối nguy hiểm cỡ đó. Các chế độ này đã đứng vững ở phương Tây.
Yếu tố mới hiện nay là khôi phục lại trật tự cũ trên bình diện văn hóa và văn minh. Yếu tố dân chủ chưa đóng vai trò chính trên những bình diện này. Chúng ta đã nhìn thấy điều đó trong giai đoạn tan rã Liên Xô: các nước thuộc khối Đông Âu cũ trở về với truyền thống của quá khứ. Còn nước Nga, ở đấy chế độ Sa hang đang hồi sinh. Sự sụp đổ của chế độ độc tài ở Trung Đông một lần nữa lại cung cấp dưỡng chất cho giấc mơ về một nhà nước Hồi giáo vĩ đại..


Từ một góc nhìn khác, nhiều nước “tự do” trong bảng xếp hạng của Freedom House có những điều luật gây nhiều tranh cãi, cụ thể là việc nghe lén bất hợp pháp.
Có cần lo lắng về những hành vi xâm phạm quyền tự do trong các nước được gọi là “nền dân chủ vĩ đại” hay không?

Nghe lén các do mật vụ tiến hành, cũng như công việc của các tổ chức đó nói chung, về bản chất, gần như không bị điều tiết bởi bất cứ quy định nào. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc rằng thông tin thu được theo cách đó không thể được sử dụng như là bằng chứng bởi vì việc thu thập không được quan tòa phê chuẩn.

Dù thế nào đi nữa thì hiện nay cũng khó tưởng tượng được sự vi phạm quyền tự do chính trị, đấy là khi chúng ta có Wikileaks, những đoạn video quay bằng điện thoại di động có thể bay khắp thế giới và cảnh sát “google” những người bị nghi ngờ trên Facebook. Tôi nghĩ rằng trong lĩnh vực chính trị và xã hội chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ gặp không phải là sự theo dõi bất hợp pháp, mà ngược lại: sự gia tăng tự do theo số mũ nhờ sự phát triển của công nghệ mới. Tất cả những chuyện này đôi khi làm người ta đánh mất lương tri, cả công dân bình thường lẫn công chức. Wikileaks đã thể hiện mâu thuẫn này: mọi người đều nghĩ rằng đã tìm thấy bằng chứng của sự không trung thực của nền ngoại giao phương Tây, nhưng hóa ra hoàn toàn ngược lại. Wikileaks cũng không đưa ra được những dữ liệu thực sự bí mật. Liên quan đến những vụ bê bối của NSA, chuyện này nói chung là nực cười: thu thập nhiều dữ liệu như vậy thì làm được gì? Tại sao phải nghe trộm điện thoại di động của bà Merkel nếu anh là đồng minh với Đức trong 70 năm qua?
Nếu trong các nền dân chủ vĩ đại mà vẫn còn một số hạn chế về tự do, thì tất cả mọi thứ đều diễn ra ở cấp độ của những cuộc tranh luận mang tính trí thức: ngày nay có nhiều người có những giáo điều đạo đức không chấp nhận bất kì mâu thuẫn nào cho nên việc đưa những ý tưởng bịa đặt và những điều tưởng tượng trống rỗng trở thành khó khăn hơn. Ngoài ra, việc mất tự do có thể được thể hiện trong rất nhiều những quy định nhỏ nhặt, chi phối mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày.
Dominique Inchauspé là luật sư ở Paris
Dich từ bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/world/20140221/217752584.html
Bản gốc: La marche vers la démocratie

Điện hạt nhân: Thủ tướng đã khẳng định đến năm “2020 chúng ta mới xây dựng”

Hôm qua vừa mới thắc mắc vấn đề vô cùng hệ trọng này trong bài “Điện hạt nhân: Thủ tướng bảo “có thể dừng”, Chủ tịch nước bác “không hề có chuyện” đó, là sao?“, thì hôm nay lại được đọc thông tin Thủ tướng đã khẳng định chắc như đinh đóng cột là “dừng” rồi, không còn là “có thể” nữa. Tức là tới tận năm 2020 mới xây nhà máy điện hạt nhân, chứ không phải năm 2014 như kế hoạch ban đầu. Chẳng hiểu việc này là do Thủ tướng được tự quyết, hay là đã thông qua Bộ chính trị, rồi sẽ đưa ra Quốc hội?

Cụ thể là trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật của Chính phủ sáng nay, 20/3/2014, nhiều báo đưa tin theo những cách khác nhau, duy chỉ có Sài Gòn giải phóng thì có đoạn rất đáng chú ý:
“… Thủ tướng cũng yêu cầu, các Bộ phải rà soát lại 58 văn bản hướng dẫn thực hiện luật còn nợ từ 2013 theo hướng cái nào không cần hướng dẫn mà luật vẫn triển khai được thì rút ra, ví dụ Nghị định, hướng dẫn về điện hạt nhân, 2020 chúng ta mới xây dựng nên bây giờ chưa cần thiết phải có hướng dẫn, vì chưa có thực tiễn. Ngược lại, cái gì cuộc sống đang đốc thúc thì phải làm sớm.”
Dù sao thì cũng chỉ mới vài dòng ngắn ngủi, chưa thật rõ ràng, nên chẳng dám tin.
 

Điện hạt nhân: Thủ tướng bảo “có thể dừng”, Chủ tịch nước bác “không hề có chuyện” đó, là sao?

Tuổi trẻ, 17/1/2014“Tại lễ tổng kết của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) ngày 15-1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có thể đến năm 2020 mới khởi công.”  Đất Việt, 7/2/2014: “Trong cân đối năng lượng từ nay đến năm 2020 chưa cần đến điện hạt nhân. Đó là chưa tính đến lượng lớn điện năng còn đang sử dụng rất lãng phí. Do vậy chúng ta thực sự chưa cần đến điện hạt nhân” (Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam).

Bổ sung, Sài Gòn giải phóng, 20/3/2014: “Thủ tướng cũng yêu cầu, … Nghị định, hướng dẫn về điện hạt nhân, 2020 chúng ta mới xây dựng nên bây giờ chưa cần thiết phải có hướng dẫn, vì chưa có thực tiễn.”
RFI, 18/3/2014: “…trả lời phỏng vấn nhật báo kinh tế Nikkei  ông Trương Tấn Sang xác nhận là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ được khởi xây dựng đúng theo dự kiến trong năm 2014. Chủ tịch Việt Nam khẳng định là không hề có chuyện dự án này bị đình hoãn, như một số thông tin gần đây.”
Tiền phong, 19/3/2014: Việt Nam có thể xây nhà máy điện hạt nhân đúng kế hoạch.
VietnamNet, 19/3/2014500 triệu USD xây trung tâm nghiên cứu hạt nhân.
Rõ là chuyện tày đình mà nghe như trò trẻ con!

Đại Vệ Chí Dị - Thiên hạ loạn bàn.

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.

Nước Vệ đang cảnh đói nghèo, bỗng nhiên họa trên trời giáng xuống. Năm ấy tàu bay xứ Mã bỗng nhiên mất tích. Thiên hạ đồn rơi xuống biển phía Nam nước Vệ. Báo hại nhà Sản phải dốc kho mỗi ngày mấy trăm lạng vàng chi phí tìm kiếm.

Đã thế Tề mượn cớ nhân đạo tìm người mất tích, phái chiến thyền hùng hậu tiến sang quần thảo vùng biển Vệ. Khi tin báo tàu bay không rơi biển nước Vệ, chiến thuyền Tề quay về giả cớ tránh báo đi thám thính hết những vùng trọng yếu của Vệ.

Nước Vệ thiệt đơn thiệt kép. Khi có người tâu lên Vệ Kính Vương chuyện cần phải bày binh bố trận lại vì e thế trận bị dòm ngó. Vệ Kính Vương cười nhạt đáp.

  • Ta với Tề tình thân như thủ túc, lo chi phải phòng vậy.
Người kia băn khoăn.
  • Chúng ta không làm, e bất trắc trở tay không kịp, vả lại dân chúng sẽ dị nghị chuyện chúng ta lơ là phòng thủ. Bọn xấu đuợc thể khoét sâu kích động.
Vương phất tay ra hiệu kẻ đó lui. Đoạn gọi đại thần truyền thông vào nói.
  • Sắp tới dân chúng không có chuyện bàn, sợ bọn xấu lại nhè chuyện hải quân Tề. Trẫm lệnh cho khanh tức tốc kiếm chuyện gì cho dân chúng có cái bàn.

Đại thần truyền thông lĩnh mệnh, về phủ rà soát báo cáo. Thấy trong giới nghệ sĩ có tên diễn viên nỗi tiếng một thời nay làm ăn phá sản. Thầm gật gù cười mỉm rồi soạn công văn đưa các xứ, nói phải chú ý đưa tin tới hoàn cảnh khó khăn này, kêu gọi người hâm mộ giúp đỡ.

Tin đưa ra, thiên hạ lao vào cãi nhau loạn xạ. Xảy có thằng hề đánh hơi đuợc đây là chủ ý nhà Sản muốn thu hút dư luận, hề ta nhảy tót lên gào toáng chuyện giúp đỡ nghệ sĩ già. Khiến cho việc rầm rộ lại rầm rộ hơn.

Lại nói về người kia ở vương phủ về , lòng dạ không yên, hôm sau vào phủ Chúa tâu chuyện ấy. Chúa bảo.
  • Ngân khố cạn kiệt, tiền đâu mà bày lại. Cứ để thế đi. Giờ còn nhiều chuyện gấp hơn.
Người kia cố nài.
  • Chúng ta không làm, e bất trắc trở tay không kịp, vả lại dân chúng sẽ dị nghị chuyện chúng ta lơ là phòng thủ. Bọn xấu đuợc thể khoét sâu kích động.
Chúa cười nhạt, đuổi kẻ ấy ra ngoài. Đoạn gọi bọn đại thần quản chất đốt lại bảo.
  • Sắp tới dân chúng không có cái lo, rảnh rang lại thóc máy chuyện triều đình. Ngươi sao cho dân chúng có cái phải quan tâm, vừa giúp triều đình tránh dị nghị chuyện nước Tề, lại vừa tăng thêm ngân khố đang cạn.
Quan coi chất đốt tâu.
  • Khải chúa, mới rồi thông báo không tăng. Bầy tôi nghĩ...
Chúa gạt phắt.
  • Nghĩ gì, chúng bay mà biết nghĩ thì ta đâu phải ngày một xuống nước với Vương phủ thế này. Bảo không tăng giờ tăng thì thiên hạ mới có cái để bàn, để lo chứ. Đi làm ngay.
Mấy hôm sau chất đốt tăng giá, dân chúng đám nhao vào chuyện nghệ sĩ xin tiền, đám lao vào chuyện chất đốt tăng giá. Tranh cãi loạn xạ ngầu.

Kẻ tâu chuyện Tề với Vương , Chúa thấy cảnh thiên hạ bát nhái, tự lấy làm hối hận, về vắt tay lên trán ngẫm.

- Thế mới biết thằng Quảng lùn ở hồ Nước Xanh nói đúng. Nó bảo động đến Tề là đời sống nhân dân Vệ khốn đốn ngay, cứ để yên không nói gì còn hơn.

Cà phê Trung Nguyên (từ Việt Nam): dối trá và độc hại

FB Ngan An

Cà phê Trung Nguyên (từ Việt Nam): dối trá và độc hại


Cách đây ít lâu, người viết bài tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó nói rằng người Việt Nam rất tự hào là có một ly cà phê "đậm, đắng, đặc quẹo mà người nước ngoài không uống được
 Thế nhưng, họ không biết rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá.
 Để mở đầu, tôi có thể nói sơ lược như sau: về nguyên thuỷ thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá . Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp.
 Nhưng cuối cùng, Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả.
Thêm vào đó, cà phê Trung Nguyên đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như không có mặt của một chất cầm hương, đó là gelatin. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu – bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên cà phê Trung Nguyên đã xử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương.
Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives.
Thế nhưng, những điều đó của riêng Trung Nguyên thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê cà phê Trung Nguyên được coi là tiêu chuẩn, thì tất cả các cơ sở sản xuất cà phê khác đều noi theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được.
 Và như thế, không ngoa khi nói rằng, cà phê Trung Nguyên đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá.
 P/S: Nếu bạn không tin, cứ dùng phin pha một ly cà phê cà phê Trung Nguyên bằng nước lạnh, rồi nếm thử cà phê nước ấy xem có vị gì.
 Ký ninh từ lâu đã được dùng gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được xử dụng trong cà phê cà phê Trung Nguyên nói riêng và tất cả cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin.
 Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm sức nghe và nhiều triệu chứng phụ kèm khác.
Còn chuyện bạn hỏi về "tại sao không có ai lên tiếng" – well, Chi cục Y tế dự phòng Đaklak biết rõ mọi chuyện này – nhưng ở Việt Nam nói chung trong mọi vấn đề đều rất khó lên tiếng, và luôn luôn có một kênh nào đó để "bịt". Cho nên, điều nhỏ nhất mà tôi nghĩ có thể làm được là tự mình không uống cà phê, và khuyến khích những người mình biết không uống cà phê.
Tôi chỉ nói những gì tôi chắc chắn hiểu rõ. Tôi không có ý vơ đũa cả nắm. Và cũng hy vọng các bạn không nghĩ thế .
Nhưng về sự giả dối trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút.
So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml.
Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ sánh để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá.
Cho nên, trước Trung Nguyên từ lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.
Cách chế biến như sau: Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang. Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ. Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu ra caramel.
Trung Nguyên chỉ là nhà sản xuất đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất, và biến nó thành chuẩn "cà phê ngon" mà thôi.
Điều đáng nói nhất là khi nó đã thành chuẩn, thì sự giả dối nghiễm nhiên thành chân.
Về phía các nơi sản xuất, thì họ nghĩ – khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà phê – độ đắng, mùi hương, độ sánh – đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng cà phê thật làm gì?
Về phía người uống, khi đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê ngon thực sự. Và tôi tin chắc rằng, nếu được uống một ly cà phê Blue Mountains hay Hawaii Kona, họ sẽ chửi thề.
Và thế người Việt, đa số, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ cà phê " có văn hoá đặc biệt nhất ".
Đến đây chính là một ngõ cụt – Ngõ cụt dối trá.
Câu hỏi cuối – chính xác ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đó? Sự dễ dãi của người uống? Sự xu thời của Trung Nguyên? Hay là trình độ quản lý chất lượng thực phẩm của Nhà nước ?
P/S: Một điểm cuối , bạn uống ly cà phê Việt, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê như bạn vẫn nghĩ.
 TTN

Gái Việt bị Tầu Cộng bán làm điếm ở Phi Châu - Trung Quốc “đổ” 400 triệu USD vào Nam Định để làm gì?

Gái Việt bị Tầu Cộng bán làm điếm ở Phi Châu

-Giải cứu sáu cô gái Việt Nam ‘bị bóc lột tình dục’ ở Ghana

Phóng viên điều tra người Ghana Anas Aremeyaw Anas ít khi để lộ mặt thật. Ông tham gia vào cuộc điều tra dẫn tới cuộc giải cứu các cô gái người Việt.
19.03.2014
Cảnh sát Ghana với sự hỗ trợ của tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol mới phá ‘một đường dây buôn người do công dân Trung Quốc cầm đầu’ tại nước này, và đã giải cứu 6 cô gái Việt Nam ‘bị buộc phải bán thân’.


Tin cho hay, các cô gái đã bị các ‘má mì’ Trung Quốc bắt ‘đi khách’ ở Ghana suốt hơn một năm qua, và họ sử dụng các tên giả để trao đổi với ‘khách làng chơi’.

Phóng viên địa phương Anas Aremeyaw Anas tham gia cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và đã giả làm người Mỹ đi mua dâm nhằm tìm hiểu manh mối.

Ông Anas cho VOA Việt Ngữ biết rằng cảnh sát Ghana hiện đang giữ các cô gái tại một nơi an toàn với sự hỗ trợ của Tổ chức Di dân Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (IOM).


Họ nói rằng khi còn ở Việt Nam, có người đã hứa hẹn với họ một công việc với tiền lương hậu hĩnh ở Na Uy. Những kẻ buôn người đã lợi dụng và đưa họ tới Ghana và bị bóc lột tình dục. Họ trở thành món hàng bị mua đi bán lại. Họ không có tiền và những kẻ giữ họ cầm hộ chiếu nên họ không có cách nào đào thoát về Việt Nam được.
Ký giả Anas Aremeyaw Anas nói.Theo phóng viên điều tra này, các nạn nhân được yêu cầu viết bản tường trình về những gì đã xảy ra.

Ông nói: “Các cô gái đã kể lại cho cảnh sát mọi chuyện. Họ nói rằng khi còn ở Việt Nam, có người đã hứa hẹn với họ một công việc với tiền lương hậu hĩnh ở Na Uy. Những kẻ buôn người đã lợi dụng và đưa họ tới Ghana và bị bóc lột tình dục. Họ trở thành món hàng bị mua đi bán lại. Họ không có tiền và những kẻ giữ họ cầm hộ chiếu nên họ không có cách nào đào thoát về Việt Nam được. Hiện họ nói là họ muốn về nước vì Ghana không phải là quê hương của họ”.

Về việc một số tờ báo địa phương đưa tin nói rằng các cô gái người Việt làm gái mại dâm ở Ghana, ông Anas nói rằng họ là ‘nạn nhân của đường dây buôn người và không phải là gái bán thân’.

‘Họ bị hành hạ và bị buộc phải bán thân. Họ phải tiếp khách vài lần một ngày và nhân phẩm bị chà đạp’, ông nói.

Theo nhà báo này, vụ giải cứu các cô gái Việt tại Ghana không phải là chuyện lạ vì trước đây từng nhiều lần xảy ra việc các cô gái châu Á bị đưa lậu tới nước này, và bị ép quan hệ tình dục với 'khách làng chơi' người Hoa.

Ông nói: “Người Trung Quốc hiện có mặt tại các địa điểm chiến lược như các thành phố cảng ở Ghana. Đó là ‘khách’ tiềm năng của các cô gái này. Ngoài ra còn cả người Việt nữa. Tôi thấy có cả người Việt và Nhật Bản. Nói chung, ‘khách’ là những người châu Á tại Ghana”.

Báo chí Ghana đưa tin, hơn 120 người Trung Quốc đã bị bắt giữ tại nước châu Phi này vì dính líu vào các việc làm bất hợp pháp như khai mỏ lậu hay cung cấp thuốc giả.


Người Trung Quốc hiện có mặt tại các địa điểm chiến lược như các thành phố cảng ở Ghana. Đó là ‘khách’ tiềm năng của các cô gái này. Ngoài ra còn cả người Việt nữa. Tôi thấy có cả người Việt và Nhật Bản. Nói chung, ‘khách’ là những người châu Á tại Ghana.
Nhà báo Anas Aremeyaw Anas nói.Theo ông Anas, Đại sứ quán Việt Nam đã yêu cầu phía Ghana giúp làm rõ đường dây buôn người và đã hỗ trợ vấn đề dịch thuật cho các cô gái trong cuộc điều tra.

Một đại diện của Đại sứ quán Việt Nam ở Nigeria, cơ quan ngoại giao kiêm nhiệm cả Ghana, xác nhận với VOA Việt Ngữ về trường hợp của các cô gái ở Việt ở Ghana, nhưng không tiết lộ thêm chi tiết.

Ông này chỉ cho hay cơ quan đại hiện ngoại giao Việt Nam hiện đang ‘thực hiện chức năng bảo vệ công dân đối với các nạn nhân Việt Nam ở Ghana’.

Giới chức này nói: “Nội dung cụ thể của 6 cô gái kia thì hiện tại mọi việc vẫn chưa ngã ngũ nên có nhiều vấn đề chưa thể công khai được. Khi nào mọi việc xong xuôi thì chắc chắn sẽ có thông tin về nhà cũng như bên Ghana họ cũng sẽ có thông tin thôi”.

Ký giả Anas cho biết, IOM đã mua cho các cô gái mới được giải cứu vé máy bay, nhưng họ cần phải ra làm chứng trước tòa, nên sẽ phải mất một hoặc hai tháng nữa để hoàn tất mọi việc.

“Hiện họ rất vui vẻ. Khi gặp họ, tôi luôn thấy họ cười. Họ biết rằng giờ họ không còn phải ‘tiếp khách’ nữa,” ông Anas nói.






Ngày 12 tháng 3 năm 2014 


Bạn ta,


Ghana là một quốc gia ở tây Phi châu nằm cạnh Côte D’Ivoire , Togo và Burkina Faso. Đọc một hai tài liệu về xứ này thì tôi nghĩ là nếu chọn một nơi để du lịch, chắc chắn tôi không bao giờ chọn đi Ghana. Có chăng là ... kiếp sau vậy. Kiếp này thì đành đi chỗ khác chơi.

Đi chơi thì đã như vậy. Đi làm thì tại sao lại chọn lối đoạn trường mà đi. Thế nên đi làm cũng không chọn Ghana. Có bị coi là kỳ thị thì đành nhận vậy. Đi chơi hay đi làm thì cũng chọn nơi nào khá hơn chứ dại gì mà vác xác đến Ghana.

Mà tại sao hôm nay tôi lại nhắc đến Ghana? Tại vì tôi đã tìm ra được một nơi tồi tệ khủng khiếp hơn là những cái cũi ở Mumbai (tên mới của Bombay) trên đường Falkland. Những cái cũi nhốt người, những nhà điếm mà nhiếp ảnh gia Mary Ellen Mark đã ghi lại trong cuốn sách ảnh của bà. Bạn có thể vào inernet, tìm cage girls of bombay thì sẽ thấy những hình ảnh và bài viết về khu địa ngục này.

http://www.persblog.be/wp-content/uploads/2013/10/cover.jpg
Vậy mà Falkland Road còn khá hơn là một khu nhà thổ tại Ghana rất nhiều. Ở thành phố Takoradi thuộc phía tây Ghana, nhà chức trách, nhờ một phóng sự của Anas Aremeyaw Anas, đã giải thoát được 6 phụ nữ Việt Nam khỏi một ổ điếm. Các phụ nữ này đã bị hai người Hoa dụ dỗ hứa cho công ăn việc làm rồi bị buộc phải bán dâm, mang tiền về cho hai người này. Báo chí Ghana cho biết tất cả đều trong hạng tuổi 30, đã sống là làm việc ở Ghana từ hơn một năm nay. Sứ quán Trung quốc tại Ghana đã không bình luận gì về tin này nhưng người ta biết rằng các Hoa kiều tại Ghana đã dính líu vào rất nhiều hành động bất hợp pháp và trong năm qua, chính phủ Ghana đã trục xuất hơn 120 người Hoa ra khỏi Ghana vì tội nhập cảnh lậu và các hoạt động phạm pháp khác, từ khai khẩn mỏ không có giấy phép tới buôn bán ma túy giả và nhiều việc khác.

http://www.nationalturk.com/en/wp-content/uploads/2014/03/vietnam-prostitutes.jpg

Gái VN bị Tầu bán cho các ổ điếm tại Ghana


Những phụ nữ Việt Nam, với những cái tên đẹp như Hoa, Thi, Mai, Anh... chắc chắn cũng từng có những năm thơ ấu rất đẹp, những mơ ước cho đời sống tử tế hơn. Tất cả đều bị bọn Tầu bất lương sang tận Việt Nam dụ dỗ đem sang Ghana bắt làm điếm kiếm tiền cho chúng. Các phụ nữ này cho biết giấy tờ tùy thân của họ đã bị bọn ma cô giữ hết, ngôn ngữ xa lạ, không cách nào liên lạc được với gia đình hay người quen để nhờ giúp đỡ.

Tôi có một tấm poster in hình của James Dean đang co ro trong chiếc áo lạnh bước trên một con đường ướt sũng nước mưa với nhan đề mà tôi rất thích. Nghe thật lãng mạn và thơ mộng: Boulevard Of Broken Dreams. Con đường của những giấc mơ tan nát.

http://flipsideflorida.files.wordpress.com/2011/09/james-dean.jpg

Lời của bài hát thì buồn thảm, không liên quan gì đến câu chuyện khổ đau của sáu người phụ nữ Việt bị buộc phải làm điếm ở Ghana để đem tiền về cho mấy thằng Tầu khốn nạn. Những người phụ nữ ấy cũng là người Việt đấy chứ. Cũng có gia đình, cha, mẹ, anh em, có thể cả chồng con nữa. Ra đi họ có kịp ngó nhà mấy cột ngó cau mấy buồng không? Có sót người tựa cửa hôm mai không? Có bao giờ nhìn những đám mây Ghana mà nhớ quê cũ không? Cảnh bước chân đi của họ có giống như của Kiều trên xe với Mã Giám Sinh không?

Những giấc mơ của họ cũng đều đã tan nát từ cái chuyến đi theo mấy thằng Tầu khốn kiếp đó.

Chao ôi đi làm điếm ở đâu cũng đã là địa ngục. Làm điếm ở cái xứ Phi châu Ghana ấy thì còn gì tang thương hơn!

Thế nhưng bọn Tầu khốn nạn vẫn được cho tự do ra vào đất nước Việt Nam, vẫn làm đủ mọi chuyện khốn nạn trên quê hương của chúng ta, trên thân xác của phụ nữ Việt. Chúng vẫn đang tiếp tục làm những chuyện đó. Đầu độc người dân bằng những hàng hóa đầy chất độc, hãm hại nông dân bằng đủ mọi trò. Rồi vẫn ra vào thong thả. Chúng không còn chỉ mua phụ nữ Việt đem sang Tầu bán cho các ổ điếm nữa, mà còn đưa cả những phụ nữ xấu số sang tận Phi châu để mang thân xác ra nuôi chúng nó.

Đất nước Việt Nam sao lại khổ đến như thế!

Bùi Bảo Trúc.

Trung Quốc “đổ” 400 triệu USD vào Nam Định để làm gì?

(Kinh tế) - Theo đề án của các nhà đầu tư Trung Quốc, sắp có khu công nghiệp dệt may quy mô lớn nhất Việt Nam được xây dựng tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định.
Ông Phạm Hồng Hà, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Nam Định phát biểu tại buổi làm việc với nhà đầu tư. Ảnh. T.Trung
Ông Phạm Hồng Hà, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Nam Định phát biểu tại buổi làm việc với nhà đầu tư. Ảnh. T.Trung
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định vừa cho biết, sau quá trình khảo sát thực tế, liên danh gồm 3 nhà đầu tư: Foshan Sanshui Jialida (Trung Quốc), Luenthai (Hồng Kông) và Công ty CP Đầu tư Vinatex (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) đã quyết định thực hiện Đề án thành lập KCN Dệt may Rạng Đông tại tỉnh Nam Định.
Đề án dự kiến cho thấy, KCN Dệt may Rạng Đông có quy mô khoảng 1.500ha, thu hút khoảng trên 200 nghìn lao động.
Đề án thành lập KCN Dệt may Rạng Đông bao gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng KCN; quỹ đất phát triển sản xuất công nghiệp; hệ thống cấp và xử lý nước thải riêng biệt đáp ứng các tiêu chuẩn của Việt Nam; hệ thống các nhà máy điện, hơi và khu vực văn phòng, trung tâm thương mại - dịch vụ, nhà hàng, khách sạn và Trường đào tạo chuyên ngành dệt may.
Mục tiêu của dự án nhằm phát triển ngành dệt may của tỉnh theo chuỗi cung ứng từ nhà máy kéo sợi - dệt - nhuộm - in hoàn tất, kết hợp phát triển ngành da giầy và công nghiệp phụ trợ (sản xuất các loại tem, nhãn, khóa, thùng hộp các-tông…).
Dự kiến, tổng mức đầu tư KCN Rạng Đông khoảng gần 400 triệu USD với lộ trình thực hiện theo hình thức cuốn chiếu
Cụ thể, từ tháng 2 – 4/2014 hoàn thành các hồ sơ, thủ tục đầu tư, đồng thời triển khai xây dựng hồ sơ thiết kế, quy hoạch tổng thể KCN tỷ lệ 1/2.000 trong tháng 6/2014;
Từ tháng 5 – 8/2014 sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng để bắt đầu triển khai xây dựng các hạng mục hạ tầng KCN.
Theo cam kết của nhà đầu tư, chậm nhất đến quý II/2015 sẽ hoàn thành xây dựng hạ tầng và bắt đầu kêu gọi thu hút các nhà đầu tư vào KCN.
Đồng thời, các nhà đầu tư đề nghị tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai dự án, có kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông, viễn thông, đào tạo nguồn nhân lực, tài chính, ngân hàng.
Ngày 19/3 vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã tổ chức buổi làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư tham gia dự án.
Qua đó, UBND tỉnh Nam Định sẽ xây dựng và tổ chức ký kết bản ghi nhớ với nhà đầu tư và lập báo cáo trình Ban Thường vụ tỉnh ủy xem xét; tiếp tục rà soát các thủ tục, chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước và của tỉnh để cung cấp cho nhà đầu tư.
Đồng thời, các nhà đầu tư cũng đã báo cáo kế hoạch tiến độ triển khai đề án và khẳng định quyết tâm, năng lực thực hiện.
UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương hoàn thiện thủ tục, hồ sơ của Đề án thành lập KCN Dệt may Rạng Đông để báo cáo Chính phủ và các bộ, ngành bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN, quy hoạch sử dụng đất...
Đồng thời, UBND tỉnh và nhà đầu tư cần thống nhất kế hoạch tiến độ, quy trình triển khai thực hiện, trong đó chú ý lựa chọn công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, giải quyết tốt vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
UBND tỉnh yêu cầu, các ngành chức năng, các huyện xây dựng kế hoạch cung ứng nguồn lao động, các vấn đề về giao thông, điện, viễn thông… phục vụ nhà đầu tư; tổ chức quán triệt và tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư triển khai thực hiện đề án bảo đảm đúng tiến độ.
(Theo Bizlive)

Crimea – Hình mẫu để Trung Quốc ‘sáp nhập’ Triều Tiên? - Phản hồi “Bài học từ Ukraina” của TS Nguyễn Sỹ Dũng

Phản hồi “Bài học từ Ukraina” của TS Nguyễn Sỹ Dũng

Nguyễn Trần Sâm
Vừa qua trên laodong.com.vn có bài của TS Nguyễn Sỹ Dũng, nêu ra bài học từ những sự kiện vừa qua ở Ukraina. Chúng tôi muốn bàn về một vài ý tứ mà TS Dũng nêu ra.
Ngay sau câu mở đề, TS Dũng đã khẳng định chắc đe: “… cuộc trưng cầu ý dân (về việc sáp nhập với Nga) tại Crưm cũng chỉ là hệ quả tiếp theo của những chính sách mà các nhà lãnh đạo khác nhau của Ukraina đã theo đuổi.”

Khi đưa ra nhận định này, ông Dũng chỉ nghĩ đến một yếu tố phụ dẫn đến một hậu quả. Trong trường hợp này, lẽ ra cần phải nói đến hai chiến tuyến: một bên là chính quyền Putin và trào lưu thân Nga (cùng với những nhóm người Nga ở Ukraina), bên kia là trào lưu thân phương Tây và chính phủ các nước phương Tây. Chính cái mâu thuẫn Đông-Tây này cùng với những vấn đề lịch sử phức tạp của Ukraina mới là yếu tố quyết định nhất đẩy xã hội Ukraina đến tình trạng hiện nay, chứ không phải do một vài chính sách của Yushenko, Timoshenko hay Yanukovich. (Tất nhiên, những chính khách này cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân trước lịch sử, nhất là gã tổng thống ăn cắp Yanukovich.)
Về mặt lịch sử và địa lý, sự tồn tại của ba vùng với ba sắc dân chiếm đa số tạo ra tiềm năng cho mâu thuẫn sắc tộc. Tuy nhiên, nếu không có những thế lực lớn bên ngoài dung dưỡng và kích động mâu thuẫn sắc tộc và xu hướng chính trị bên trong thì mâu thuẫn đó có thể dàn xếp được. Bằng chứng là ít nhất người Ukraina và người Nga đã từng chung sống dưới mái nhà Soviet mấy chục năm, và mặc dù không phải không có vấn đề khúc mắc, nhưng cũng chưa đến mức hai sắc tộc này thù ghét nhau.
Tuy nhiên, mâu thuẫn Đông-Tây, cụ thể giữa một bên là Nga, bên kia là EU và Mỹ, đã làm cho sự khác biệt về sắc tộc và địa lý trở thành yếu tố gây chia rẽ xã hội Ukraina một cách trầm trọng. Cộng thêm vào đó, về mặt nhận thức thì đa số người dân Ukraina, đặc biệt ở các tỉnh miền Tây, vốn có nhiều người Ba Lan và một vài dân tộc khác sinh sống, càng ngày càng hiểu thêm về cuộc sống ở các nước phương Tây. Họ thấy được ở những nơi đó con người quả thật được sống thoải mái, có thu nhập cao, có hệ thống an sinh xã hội khá hoàn hảo và có không khí tự do thật sự, mối quan hệ giữa mọi thành viên trong xã hội là bình đẳng, nên khi đối chiếu với những gì đã diễn ra ở Liên Bang Soviet trước đây và nước Nga ngày nay, họ không còn thích những gì dính líu đến Liên Bang và nước Nga nữa. Có thể quan điểm đó hơi cực đoan, nhưng về cơ bản là có lý. (Nếu TS Dũng có điều kiện ở Tây Âu hoặc Mỹ khoảng 1 năm, không phải với tư cách một ông quan lớn mà với tư cách người lao động bình thường, nhất là làm trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó, chắc chắn ông cũng sẽ có kết luận như vậy.)
Một câu hỏi đặt ra là: Vậy thì nguồn gốc của cái mâu thuẫn Đông-Tây đó ở đâu ra? Xin thưa: trước đây nó đã từng tồn tại, không hẳn mang tính chất Đông-Tây, mà là giữa hai hệ thống: XHCN và TBCN. Và lẽ ra nó đã phải biến mất hoặc bị dịch chuyển về địa lý, sau khi LB Soviet tan rã (ví dụ, chuyển thành mâu thuẫn giữa phương Tây và Trung Quốc), nếu nước Nga cũng hội nhập với phương Tây như Czech, Slovakia, Ba Lan, Hungary. Nhưng máu Đại Nga trong tập đoàn cầm quyền dưới sự chỉ huy của Vladimir Putin và cả máu yêng hùng cá nhân của ông sĩ quan mật vụ kiêm võ sĩ nhu đạo kiêm tay vật gấu này đã không cho phép họ đi theo con đường đó. Putin muốn thao túng ít nhất một nửa thế giới, muốn giữ các nước đàn em trong LB Soviet trước đây dưới cây gậy chỉ huy của mình. Làm trái ý là chọc giận ông ta, và ông ta sẽ không để yên. Năm 2008 ở Gruzia đã cho thấy rất rõ điều đó.
Và để dè chừng nước Nga đầy vũ khí nguy hiểm với nhóm cầm quyền khó lường do Putin (hoặc một nhân vật khác gần giống như vậy) đứng đầu, phương Tây không có cách nào khác là phải phát triển ảnh hưởng của họ “sang phía Đông”. Để làm việc đó, họ phải thò bàn tay vào những nơi như Ukraina để giành thế trận. Việc làm này nếu nhìn bằng con mắt Putin hay của người Nga ở Krym (hoặc những người Việt thiếu thông tin) sẽ là việc làm rất xấu xa.
Như vậy, nếu quý vị thấy những phân tích trên đây phần nào có lý, quý vị sẽ hình dung ra đâu mới thực sự là nguyên nhân sâu xa của tình thế hiện nay tại Ukraina.  
TS Dũng viết tiếp:
“…lựa chọn duy nhất đúng cho Ukraina là quy chế trung lập”  và “…làm cầu nối giữa Nga với Châu Âu… (và Châu Âu với Nga – không biết có gì khác?).” 
Ukraina có thể tạo điều kiện cho sự trao đổi, hợp tác giữa Nga với Châu Âu (lại: và Châu Âu với Nga). Ukraina cũng có thể làm trung gian cho cả hai bên trong quá trình giao lưu và hội nhập.”
Về điểm này thì tôi đồng ý cả hai tay với ông Dũng tiến sỹ. Được như thế thì còn gì bằng. Quá tốt! Tuyệt vời! Chỉ có một điều là hoàn toàn không tưởng! 100% hão huyền! 0% khả năng! Cũng tuyệt vời mà không tưởng như cái mô hình CNCS của Karl Marx. Ai để cho Ukraina làm vậy? Putin liệu có ngoan ngoãn chơi với NATO theo sự sắp xếp của mấy ông bà quan chức Ukraina và theo sự gợi ý của TS Nguyễn Sỹ Dũng?
Lại còn:
Rất tiếc, có vẻ như những lựa chọn nói trên đã không được các nhà lãnh đạo của Ukraina quan tâm.” 
Ô-ô-ô! Đúng là tiếc thật. Nhưng mà ai có thể làm gì?
Phải nói rằng tôi đã từng được biết một Nguyễn Sỹ Dũng thông minh, tâm huyết. Nhưng có lẽ vị trí của một vị quan lớn đã làm ông Dũng không thể có cái nhìn khách quan? Hay là ông nói theo sự “định hướng”?
Thành ra cái bài học mà vị tiến sỹ này rút ra cho thế giới và cho Việt Nam ta rất tiếc là không xài được.
NGUYỄN TRẦN SÂM
P.S. Hôm rồi, tôi được mời đi cùng xe với một ông bạn cũ hiện là quan khá to về quê. Ông nói về bọn “phát xít mới” vừa lật đổ Yanukovich. Rồi ông hỏi tôi bây giờ thu nhập của dân làm nông nghiệp ra sao, tôi nói cả gia đình khoảng 3-4 triệu 1 năm. Ông nghĩ tôi nói nhầm. Sau khi tôi khẳng định đi khẳng định lại, ông có vẻ hơi buồn cho đám nông dân. Một hồi sau, tôi nói: “Vậy nhưng bây giờ nếu đám nông dân ấy đi biểu tình, chắc ông sẽ gọi họ là “phát xít mới”?”  
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả 

Crimea – Hình mẫu để Trung Quốc ‘sáp nhập’ Triều Tiên?

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc cho rằng khả năng Trung Quốc có thể sáp nhập Triều Tiên thông qua việc lật đổ nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un như cách Nga đang can thiệp tại Crimea.
Lâu nay, Mỹ và Nga đều là những đối tác quan trọng của Hàn Quốc. Do đó, Seoul đang bị đặt vào tình huống khó xử nếu như mối quan hệ ngoại giao giữa Washington và Matxcova ngày càng căng thẳng xung quanh những bất đồng quan điểm về cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine và sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea vào Liên bang Nga. 
Trả lời hãng tin Yonhap, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, ông Song Min-soon cho rằng Nga sẽ không bao giờ có thể xâm chiếm Crimea nếu như Ukraine không từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân sau thời kỳ Liên Xô cũ tan rã vào năm 1991. 
Nhóm binh sĩ đi tuần bên ngoài căn cứ quân sự Ukraine cách thành phố Simferopol của Crimea 25 km hôm 18/3
Theo ông Song, chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân vốn vận dụng kinh nghiệm của Ukraine trong giai đoạn đầu thập niên 90 để làm mô hình phát triển.  
Theo Yonhap, động thái can thiệp vào tình hình chính trị tại Crimea đã gửi đi bức thông điệp sai cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Do đó, chính phủ Triều Tiên sẽ tăng cường khả năng duy trì phát triển vũ khí hạt nhân như một cách hữu hiệu để bảo vệ đất nước. 
Tuy nhiên, ông Song lại cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trở thành một hình mẫu để Trung Quốc ‘học tập xâm chiếm' Triều Tiên trong tương lai. 
Nếu chính quyền của ông Kim bị sụp đổ, Bắc Kinh có thể tổ chức một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên với danh nghĩa bảo vệ công dân Trung Quốc sinh sống tại quốc gia cô lập. Hành động này sẽ ngăn cản chính phủ Hàn Quốc tiến hành thống nhất bán đảo Triều Tiên. 
Ông Song nhận định đây cũng chính là lý do khiến phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-young tuyên bố Seoul sẽ không công nhận Crimea là một phần lãnh thổ của Nga. 
MINH THU (lược dịch) 

Tại sao Putin cám ơn nhân dân Trung Quốc


Почему Путин поблагодарил китайский народ


Din Din

Kichbu theo: inosmi.ru

Ngày 17 tháng Ba, theo kết quả tiến hành của cuộc trưng cầu dân ý, theo đó 96,77%  phiếu ủng hộ sáp thập vào Nga, Crym  đã quyết định gia nhập vào thành phần LB Nga. Tổng thống Putin, đối mặt với áp lực từ phía khối các nước phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ, ngày 18 tháng Ba đã phát biểu trước Quốc hội Liên bang, nói về tình hình  Crym.

Nội dung chủ yếu của phát biểu về các sự kiện ở Crym tập trung ở bốn điểm: thứ nhất, trưng cầu dân ý tại Crym được thực hiện phù hợp với pháp luật, công khai và không có bất kỳ sự ép buộc nào; thứ hai, Nga đồng ý với yêu cầu của Crym tham gia vào thành phần của LB Nga, bởi vì ý chí của nhân dân như vậy; thứ ba, Putin lên án gay gắt các chuẩn mực kép của Mỹ và các đồng minh của họ; thứ tư, người đứng đầu của Nga cám ơn nhân dân Trung Quốc.

Tại sao trong phát biểu của mình về những sự kiện ở Crym, Putin lại bày tỏ mạnh sự biết ơn đối với nhân dân Trung Quốc? Trong cuộc khủng hoảng này Trung Quốc đã không có động thái nào công khai ủng hộ Nga, nhưng trong thời gian bỏ phiếu tại LHQ đã bỏ phiếu trắng. CHND Trung Hoa đã không đứng về phía Moscow. Tại sao Putin trong bài phát biểu của mình vẫn thấy cám ơn Trung Quốc là hợp lý? Din Din cho rằng nhà lãnh đạo Nga có bốn lý do cho điều này.  
Thứ nhất, CHND Trung Hoa - cường quốc lớn duy nhất không chỉ trích Nga trong cuộc khủng hoảng này. Tất cả các nước quan trọng nhất trên thế giới, đặc biệt khối các quốc gia phương Tây đứng đầu là Hoa Kỳ, hết nước này đến nước khác đã lên án hành động của Nga tại Crym và thậm chí quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, tuy vậy Trung Quốc, với tư cách là trung gian tại các cuộc đàm phán của các cường quốc hàng đầu thế giới, ngay từ đầu cho đến cuối đã không nói lời nào chỉ trích Moscow, hơn thế nữa, không đề xuất bất kỳ biện pháp trừng phạt nào. Rõ ràng, như vậy, Trung Quốc đã đứng về phía Nga và ủng hộ mạnh mẽ Nga trên trường quốc tế. Nga, bị cô lập, nhận thấy sự chân thành của nhân dân Trung Quốc. Đặc biệt điều này được thể hiện tại Paraolympic: Trung Quốc không thay đổi đường lối đã thông qua trước đó và cử một đội hình lớn vận động viên, bằng cách này đã giúp đỡ Nga "giữ thể diện".

Thứ hai, chính phủ Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng Trung Quốc tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân Ucraina: phát biểu hoàn toàn đáp ứng các lợi ích của Nga. Trong khi dư luận xã hội phương Tây hoàn toàn không chấp nhận ý tưởng của cuộc trưng cầu dân ý ở Crym, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, khi nói về các sự kiện ở Crym, hết lần này đến lần khác tuyên bố rằng họ ủng hộ sự lựa chọn của nhân dân Ucraina. Nga, dĩ nhiên, cần tiếng nói ủng hộ như vậy. Có thể nói rằng, phát biểu từ quan điểm này, Trung Quốc sẽ phải chịu áp lực không nhỏ. Bởi vậy tự nhiên, Moscow cho rằng nhân dân Trung Quốc đã đứng về phía họ.

Thứ ba, trong thời gian bỏ phiếu tại LHQ, Trung Quốc là nước duy nhất bỏ phiếu trắng, thực tế bằng cách đó đã ủng hộ Nga.  Cứ xem là CHND Trung Hoa đã bỏ phiếu trắng tại Hội đồng bảo an LHQ đối với nghị quyết về Crym do Hoa Kỳ đề xuất, nhưng chỉ Trung Quốc hành động như vậy. Chính thức không ủng hộ Nga, Pekin thực tế đứng về phía họ. Nga - thành viên thường trực của Hội đồng bảo an LHQ, chỉ cần một phiếu của họ là đủ để phủ quyết nghị quyết này, bởi vậy hoàn toàn không quan trọng Trung Quốc sẽ bỏ phiếu như thế nào, tuy nhiên bỏ phiếu trắng - đó cũng là cách từ chối dự thảo nghị quyết do Hoa Kỳ đề xuất. Hơn thế, giải thích quan điểm của mình, Trung Quốc không chỉ trích chính sách của Nga, mà ngược lại, đã thể hiện đáng kể sự không tán đồng đối với những hành động của Mỹ. Dĩ nhiên, Moscow đã hài lòng với điều này. 
Thứ tư, điều này được thực hiện với toan tính lôi kéo Trung Quốc về phía mình. Bày tỏ cụ thể sự biết ơn đối với nhân dân Trung Quốc, Nga rõ ràng nói với Hoa Kỳ và các nước đồng minh phương Tây khác: "Trung Quốc và Nga đứng về một phía". Putin đã thể hiện mong muốn để Pekin và Moscow đứng trong một khối thống nhất. Đồng thời Moscow dường như muốn nói với các nước phương Tây: "Các biện pháp trừng phạt của các vị chẳng có ý nghĩa gì. Nếu Nga trong tương lai trong kế hoạch bán các nguồn năng lương và công nghệ sẽ có chỉ Trung Quốc, thì điều này cũng đủ, bởi vì CHND Trung Hoa - nước nhập khẩu lớn nhất các nguồn năng lượng trên thế giới. Các nguồn năng lượng của Nga có lối ra". Đồng thời Moscow bằng cách này tuyên bố: "Áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga, các vị biến Trung Quốc thành đối thủ của mình. Còn nếu các vị bắt đầu tính toán điều gì đó chống Trung Quốc, thì Moscow sẵn sàng đứng về phía Pekin".

Chính vì thế Putin đã thực hiện thành công sáp nhập Crym vào thành phần của Nga. Vậy thì làm sao mà ở đây lại không cám ơn nhân dân Trung Quốc vì sự ủng hộ năng lượng?

Bôxit lỗ nhiều mặt - Bauxite Tây Nguyên, “cố đấm ăn xôi” và “tư duy nhiệm kỳ”

Bôxit lỗ nhiều mặt

21/03/2014 09:37 (GMT + 7)

Tô văn Trường

TT – Sau những vật nài xin ưu đãi nhiều thứ, kể cả vốn đầu tư, thuế tài nguyên, môi trường… hai dự án bôxit Tây nguyên (Tân Rai và Nhân Cơ), Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam đã phải công khai thừa nhận từ nay đến năm 2020 sẽ lỗ hàng nghìn tỉ đồng.
Riêng Tân Rai năm 2013 lỗ hơn 258 tỉ đồng, Nhân Cơ dự kiến năm 2015 sẽ lỗ hơn 671 tỉ đồng…
Thực tế lỗ lã của dự án này là điều có thể thấy trước và không làm ai ngạc nhiên.
Cách đây hai năm, người viết bài này đã cảnh báo kinh doanh theo lợi nhuận phải chấp nhận “lời ăn, lỗ chịu”. Về khía cạnh kinh tế, nguyên tắc phải tính đúng, tính đủ để tránh lời giả, lỗ thật. Hay nói cách khác, lời thì doanh nghiệp và nhóm lợi ích hưởng nhưng lỗ thì Nhà nước, nghĩa là toàn dân, phải chịu.
Trong thực tế, Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam lẫn lộn, không phân biệt hiệu quả kinh tế – tài chính (của doanh nghiệp), hiệu quả kinh tế – xã hội (của xã hội). Các nước gần đây còn chú trọng đến hiệu quả kinh tế – môi trường là những khái niệm không thể lập lờ, nhất là khoản thu to nhất của ngân sách là thuế xuất khẩu!
Cần sử dụng mô hình tổng thể cân bằng kinh tế để tính toán lời lỗ. Cách tính đơn giản hơn đem chi phí sản xuất 1 tấn sản phẩm tại chỗ cộng chi phí vận chuyển ra cảng, trong chi phí sản xuất cần tính cả chi phí đầu tư.
Nếu có giá trị tổng đầu tư thì đem chia cho đời sống của nhà máy để ra chi phí khấu hao phải tính vào giá thành. Sau đó, so sánh giá 1 tấn sản phẩm trên thị trường thế giới thì biết ngay khoản lời, lỗ của dự án.
Ngay cả trong trường hợp tính có lãi cũng phải lấy lãi này so sánh với lãi, nếu đem làm chuyện khác như trồng cà phê, để tính lãi theo nguyên tắc giá thành cơ hội phải lấy lãi từ làm bôxit trừ đi lãi trồng cà phê. Đó mới là lãi thực.
Ngoài chi phí cơ hội kinh tế, còn chi phí xã hội thì khôn lường: hàng ngàn người mất nguồn thu nhập mà nếu tính đủ không chỉ là tiền công “lấy công làm lời”, mà còn cả các chi phí bảo trợ xã hội đang bị bỏ qua.
Đất bazan là đặc sản của Tây nguyên, một trong những loại đất địa thành tốt nhất cho nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp dài ngày nhờ có tỉ lệ sét cao, khả năng giữ nước, giữ phân rất tốt, khi bị bóc đi, bề mặt bị mưa rửa trôi, xói mòn là tổn thất không dễ bù đắp.
Dù được bao cấp, ưu đãi rất nhiều nhưng tính bằng cách nào chúng tôi cũng chỉ thấy dự án bôxit lỗ, chưa kể rất nhiều rủi ro khó lường khác về chính trị, quốc phòng, kinh tế, xã hội và môi trường. Cảnh báo trên, đến nay nhìn lại càng được thực tế chứng minh là chính xác.
TÔ VĂN TRƯỜNG

Bauxite Tây Nguyên, “cố đấm ăn xôi” và “tư duy nhiệm kỳ”

Nguồn tin: Trí Thức Trẻ | 20/03/2014 1:45:26 CH
Liên quan đến dự án Bauxite Tây Nguyên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng hành động của Vinacomin và Bộ chủ quản là “cố đấm ăn xôi”, tội vạ đâu nhân dân và đất nước chịu.

Giật gấu vá vai

Trao đổi với phóng viên về nội dung của báo cáo dự án bauxite Tây Nguyên trình Ủy ban giám sát Quốc hội của Bộ Công Thương, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho rằng, con số lỗ trong báo cáo gửi đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây của Bộ Công Thương, dù đã rất cao những vẫn chỉ là con số đã được làm đẹp, còn con số thực tế theo bà còn cao hơn thế.

“Tôi rất thất vọng với thái độ của Bộ Công Thương. Bởi vì mọi tính toán ngay từ đầu đã cho thấy là  dự án chỉ có lỗ thôi, không thể nào có lãi được. Hai nữa là nó đòi hỏi tốn kém không biết bao nhiêu là chi phí hạ tầng phục vụ mình nó. Ba là hậu quả về mặt môi trường cũng rất nặng nề. Bốn nữa là nền tảng văn hóa Tây Nguyên, cuộc sống của người dân Tây Nguyên đã và sẽ bị đảo lộn. Năm nữa là vấn đề  lao động Trung Quốc. Bao nhiêu vấn đề như thế, nhưng mà người ta quyết tâm làm, lao vào làm.”
 
 
Bộ Công Thương đề xuất:
 
Thay vì đóng phí bảo vệ môi trường 30.000-50.000 đồng/m3, xin giảm phí môi trường cho bauxite xuống chỉ còn 4.000-10.000 đồng/tấn, trước mắt chỉ áp dụng mức 4.000 đồng/tấn bauxite (tương đương 7.000 đồng/m3).
 
Sẽ chỉ  đền bù chi phí theo hình thức “mượn đất” rồi trả lại sau khi dự án hoàn thành, không bồi thường đất, chỉ bồi thường những tài sản như cây trồng, nhà cửa trên đất.
Bộ cũng cho rằng bauxite cần được cho hưởng thuế giá trị gia tăng bằng 0%.
Bình luận về việc Bộ Công Thương kết luận “xây dựng hai khoang bùn đỏ đầu tiên an toàn quá mức cần thiết”, từ đó đề xuất giảm chi phí đầu tư hồ bùn đỏ, bà Phạm Chi Lan cho rằng “Vinacomin và Bộ chủ quản đang giật gấu vá vai, đẩy cái rủi ro về thua lỗ kinh tế của doanh nghiệp sang thành rủi ro về an toàn cuộc sống cho người dân gánh chịu, đó là hành động không thể chấp nhận được của người làm quản lý."
 
 
"Dù trước nay chưa xảy ra sự cố, nhưng không ai có thể nói chắc được là sẽ nó không bao giờ xảy ra, mà có xẩy ra thì cũng không thấy nói sẽ có phương án xử lý như thế nào. Nếu Quốc hội đồng thuận thì chẳng khác gì tiếp tay, tạo tiền lệ cho doanh nghiệp phá hỏng môi trường”.

 “Xúc tài nguyên lên bán mà cũng lỗ thì xúc làm gì? Quyết tâm làm tới cùng như thế là không thể hiểu nổi nếu đứng trên logic bình thường.” – Bà Phạm Chi Lan thẳng thắn.

Tư duy nhiệm kỳ

Nhiều chuyên gia kinh tế, chuyên gia khoáng sản đều cho rằng quyết định “đâm lao nên phải theo lao” của Vinacomin và bộ chủ quản khi kiên trì tiếp tục làm 2 dự án Bauxite, về mặt kinh tế học là điều vô cùng khó hiểu.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương lên Ủy ban giám sát của Quốc hội, nhà máy alumin Nhân Cơ sẽ lỗ từ năm 2015 đến tận năm 2020. Riêng dự án alumin Tân Rai, (với 70% tổng vốn – khoảng hơn 10.790 tỉ đồng là vốn vay nước ngoài) sẽ lỗ đến năm 2015, với mức lỗ từ 176-258 tỉ đồng/năm. Thế nhưng những con số này vẫn được lãnh đạo bộ cho là bình thường trong giai đoạn đầu, về lâu dài dự án vẫn có hiệu quả kinh tế.

“Đối với Vinacomin, họ hoàn toàn yên tâm rằng nhà nước sẽ bảo lãnh, họ không trả được thì nhà nước sẽ trả. Nên kinh doanh có thua lỗ thì nhà nước sẽ trả, hơn nữa đây là dự án của Nhà nước, Nhà nước chủ trương, Nhà nước phê chuẩn. Nói cho cùng doanh nghiệp chả có trách nhiệm gì đâu về tài chính.

Thì như lâu nay đấy thôi! Doanh nghiệp lỗ thì Nhà nước tìm cách giãn nợ, giãn nợ rồi mà vẫn không trả hết được thì lại phải xóa nợ đi. Doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài không trả được thì Nhà nước lại đứng ra trả. Thế nên có lẽ là họ không lo gì cả, đây là dự án gây nhiều tranh cãi đến thế mà Nhà nước vẫn cho làm cơ mà.”. “Mà nói cho cùng, còn là vì thời gian của dự án rất dài. Đến lúc không thể che giấu nợ nần thua lỗ được nữa thì họ cũng nghỉ cả rồi!” – Bà Phạm Chi Lan cảm thán.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh từng nhiều lần cho rằng, nếu Bộ và Vinacomin muốn tiếp tục mà thua lỗ thì phải có người chịu trách nhiệm cá nhân trước Quốc hội, trước nhân dân về hiệu quả của đồng vốn đã bỏ ra, bao gồm cả trách nhiệm về mặt tài chính, về mặt hành chính, thậm chí là trách nhiệm hình sự, chứ không cứ “lỗi của tập thể” được. "Phải quy và giao trách nhiệm từ đầu, cho dù kể cả khi thua lỗ nặng, họ chưa chắc còn ngồi ở đó mà chịu trách nhiệm”.

Tuy nhiên, bà Phạm Chi Lan nhận định với cơ chế như hiện nay thì rất khó để làm việc đó, bởi “Nhìn vào dự án bauxite Tây Nguyên, những cái gọi là “tư duy nhiệm kỳ”, “lợi ích nhóm” đều có cả. Nếu không thì người ta cũng chưa chắc đã quyết tâm đến như vậy. Rút cục hệ quả là người dân phải gánh nợ và chỉ có lịch sử phán xét đúng sai thôi!"


Hồng Anh