Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Thứ Tư, 02-10-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1- Video phỏng vấn cựu Đại sứ Anh Derek Tonkin: ’90% chính sách đối ngoại VN là với TQ’ (BBC).  - LĐLĐ tỉnh Đắc Lắc: Ủng hộ mạnh mẽ ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa (LĐ).
Trung Quốc chọn ngày quốc khánh tập trận gần Biển Đông (SM). - Đài Loan muốn mua tàu ngầm Mỹ, dù quan hệ với Trung Quốc nồng ấm hơn (RFI).
Philippines thuê thầy cãi giỏi, TQ chi 20 tỉ đô đóng tàu chiến (PNT). - Trương Đình Trung – Quyền Lực trong Bang Giao Quốc Tế (Dân luận).
Thái Lan : Môi giới tốt cho ASEAN và Trung Quốc về Biển Đông ? (RFI).  - ‘ASEAN cần tăng cường hợp tác hàng hải’ (VOA).


- Vụ Mỹ Yên: Một sự vu cáo, bịa đặt (QĐND).

Có người kế vị Hồng y Phạm Minh Mẫn (BBC).
VIẾT CHƯA TỚI 300 CHỮ BỊ LÃNH ÁN TÙ 12 NĂM (FB Tin Không Lề). “Đó là trường hợp của LS Đoàn Thanh Liêm đã bị bắt và bị kết án 12 năm tù chỉ vì viết một văn bản dài khoảng… nửa trang giấy… Trường hợp của LS Đoàn Thanh Liêm cũng giống như trường hợp của BS Đoàn Viết Hoạt, đã bị đưa từ nhà tù ra thẳng sân bay để đi tị nạn ở Mỹ cho tới bây giờ“.
Người nhà Phương Uyên tố cáo trước công luận về hành vi ngăn cấm, đe dọa của hiệu trưởng trường THPT Hàm Thuận Bắc (Dân luận). – Nguyễn Đại – Hai ví dụ về tự do ngôn luận (Dân luận). - Chúng ta phải làm gì? (Kỳ 4) – Tổ chức biểu tình  (DLB).
Tù nhân blogger Việt Nam vẫn bị ngược đãi (RFI).
- Nguyễn Văn Thạnh – Vì sao XHDS Việt Nam yếu?  Bài 7: Giải quyết chủ nghĩa Mackeno để thúc đẩy XHDS (Dân luận). 6 bài trước của anh Nguyễn Văn Thạnh, trang Diễn đàn XHDS đã đăng trong một chuyên mục CHUYÊN LUẬN.  - Ý nguyện chung của TUYÊN BỐ 23/9 (Bùi Văn Bồng).  - SUY NGẪM VỀ THỜI CUỘC – Phần 12.
-  Phỏng vấn ông Mai Thái Lĩnh: Hãy lắng nghe người dân và thực hiện thay đổi (RFA/DĐXHDS).
Việt Nam: Sự trả thù! (Saudi Gazette/ DTD). “Mỹ thua Việt Nam trong thời chiến nhưng rõ ràng đã chiến thắng trong thời bình và có vẻ rất thỏa mãn với thành quả đó. Việt Nam hôm nay là một đồng minh của Mỹ, ít nhất là về kinh tế. Rõ ràng là Mỹ đã hoàn vốn và, nếu nói theo một cách ngọt ngào, đó là sự trả thù cuối cùng.  Hồ Chí Minh, tôi xin lỗi khi nói rằng ông không được yên nghỉ trong hòa bình!
- Xích Tử – Đảng tôi vui, nước tôi vui (Dân luận). - Có hồi âm rồi!? (Quê choa).
- Nguyễn Trần Sâm: Những cụm từ vô nghĩa (Lề Trái). “Phát huy nội lực”, “Niềm tin chiến lược”.
Suy nghĩ từ chuyến đi của Thủ tướng VN (BBC).
Nhiều thứ trưởng: Càng khó làm việc? (KP).  - Một loạt thứ trưởng nghỉ hưu (BBC).  - Chính phủ bác đề xuất giảm lương (BBC). - “MẶT XẠ ĐẬP” – Tuyết Nhung (Nguyễn Duy Xuân).
2<- Chuyện nhiều thứ trướng (tất nhiên là các cấp khác cũng nhiều không kém), rồi chuyện Chính phủ Mỹ đóng cửa, nhìn vào Chính phủ VN mới thấy đây là một “tay chơi” xuyên thế kỷ, xuyên lục địa, đến Mỹ cùng phải chào thua, Lê Thanh Phong: Cân đối ngân sách: Phải cắt giảm đám “vác ô” càng sớm càng tốt (LĐ). “Một quốc gia có trên 315 triệu dân nhưng bộ máy công chức Chính phủ liên bang rất gọn nhẹ, chỉ khoảng 2,1 triệu người. Ngược lại, Việt Nam chỉ hơn 80 triệu dân lại có đến 2,8 triệu công chức.”
Chị “Nguyệt Hoài Đức” có xứng Công dân Thủ đô ưu tú? (KP).
Nông dân trả đất, giữ đất !? (Bùi Văn Bồng). (đất ơi là đất, nước ơi là nước)
Quy trách nhiệm để xảy ra khiếu kiện kéo dài (NLĐ).
Cảnh báo về tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục (TBKTSG).
Công ty có tổng giám đốc chơi golf đánh người bị ‘tố’ năng lực kém (TN).
Xử lý vụ trung tâm Da liễu Hà Đông “ăn chặn thuốc” (Tầm nhìn).  - Bệnh viện mắt Hà Nội có sai phạm ở tám nội dung (TTXVN).
Khổ như… nhân chứng – Kỳ 2: Đang ôn thi thì công an dẫn đi… (TN). - Một nữ thiếu úy công an bị đánh nhập viện (TT).

QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC – Phần 10 (Bùi Văn Bồng).
Điểm mốc tóm tắt quá trình tranh đấu của SCT để “cứu” Cát Tiên thành công! (Boxitvn).
Khi niềm tin đỗ vỡ (VHNA).
- Chương 2, Phần 1, sách “Chúng tôi không hỏi họ từ đâu đến”: Đừng làm đổ trà của chủ ngươi (phần 1) (Phan Ba).
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 89) (Nhật Tuấn).
GỬI VỀ QUÊ HƯƠNG (Nguyễn Duy Xuân).
Thêm một tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (VOA).  - Hàn đề xuất khảo sát với Nhật Bản về rò rỉ nhiễm xạ (TTXVN).
Vatican phong thánh ĐGH Gioan Phaolô II, Gioan XXIII vào năm tới (VOA).
Trung Quốc mừng Quốc khánh, blogger nhắc lại Mùa Xuân Bắc Kinh  (RFI). - Pháp Luân Công, một lịch sử kháng nghị tại Liên Hợp Quốc (ĐKN).  - Nụ cười của ông Chu Vĩnh Khang gây nghi vấn (NLĐ).
Nam Triều Tiên phô trương vũ khí để răn đe Bắc Triều Tiên (VOA).  - Hàn Quốc duyệt binh chứng tỏ sức mạnh (BBC).  - Hàn Quốc rầm rộ diễu binh mừng 65 năm thành lập quân đội (RFI). - Mỹ lo ngại hiểm họa tấn công tên lửa từ Triều Tiên (TTXVN).
Đối lập Cam Bốt cầu viện nước ngoài trong tranh chấp kết quả bầu cử (RFI).
Xung đột giữa các cộng đồng tôn giáo lại bùng phát ở phía tây Miến Điện (RFI).
Xúc phạm Quốc vương, một nhà hoạt động Thái Lan bị bỏ tù (VOA).
Hoa Kỳ, Trung Quốc và bẫy Thucydides  (NCQT).
- Tô Văn Trường: Sách đỏ lại sẽ ghi tên con người? (TVN).(người Việt!vì ô nhiễm môi trường)
KINH TẾ
Muốn phục hồi kinh tế phải tạo động lực, niềm tin cho dân và doanh nghiệp (ĐBND).
‘VAMC như bệnh viện nợ xấu’ (VNE).  - VAMC: Ngân hàng tự xử lý được nợ là tốt nhất (TBKTSG).   - VAMC mua nợ xấu để cứu ngân hàng và doanh nghiệp (TT).  - VAMC “giải cứu” 1.723 tỷ đồng nợ xấu cho Agribank(VnEco).  - Hợp đồng mua bán nợ xấu đầu tiên được thực thi  (VTV).  - “Phát lộ” con số nợ xấu thực của Agribank (LĐ).  - VAMC chưa tính chuyện bán lại nợ cho tổ chức quốc tế (VOV).
Đổ xô đi bán nợ xấu (VNN). - Khó kiểm soát sở hữu chéo ngân hàng (TBKTSG).  - Những “nữ tướng” giữ cương vị tối cao tại các ngân hàng Việt Nam (Trí thức trẻ/Afamily).
Đi vay phải nghĩ đến trả (TT).
Cần xác định rõ vai trò quản lý Nhà nước với thoái vốn đầu tư ngoài ngành (ĐBND).
Vàng lao dốc mạnh tại Mỹ (TT).
Hết thời hưởng lợi đất mặt tiền (NLĐ) (cái này thì ai cũng biết nhưng mãi chả làm được, vì sao thì ai cũng biết rồi).  - Đề xuất sở hữu chung cư tối đa 70 năm (NLĐ).
Chờ liên bộ giảm giá xăng (TBKTSG).
Giá sữa vẫn… bất kham (NLĐ). - Bộ Y tế sắp “trả lại tên” cho… sữa (VnEco).
Cơ hội xuất khẩu nông sản sang châu Âu (TBKTSG).
Viettel chính thức phân phối smartphone của Trung Quốc (VnEco).
Nhà sản xuất Nhật Bản lạc quan hơn (BBC).
Quan ngại về ngân sách, chỉ số giá chứng khoán Mỹ hạ (VOA). - Mỹ bị khủng hoảng ngân sách : Thị trường tài chánh thế giới thận trọng (RFI).
- Nguyễn Xuân Nghĩa: Nghiệp báo tài chánh (NV).
Mặt trái của mô hình kinh tế Đức  (RFI).
- Tăng thu nhập từ chuyển đổi cây trồng: Bài 2: Nghịch lý thừa lúa, thiếu ngô (DV).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Quảng bá mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm qua truyền thông trực tuyến (ĐBND).
Tại sao Nguyễn Du lại chọn cốt chuyện Trung Hoa để viết Truyện Kiều? (VHNA).
Giải thưởng văn chương và những sự bất thường (ĐBND).
Đưa “Chùa Đàn” vào kịch nói (ND).
VĨNH BIỆT NHÀ VĂN ĐÀ LINH NGUYỄN ĐỨC HÙNG (Nguyễn Trọng Tạo) “… một nhà biên tập sách, giới thiệu tới độc giả Việt Nam nhiều tác phẩm “gai góc” trên con đường mở ra những tư tưởng mới trên đàn văn chương và triết học như: Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Tình ơi là tình (Jenilek), Hạt cơ bản (Mikel Houellebecq), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái), Thơ Trần Dần, China Town, Paris 11-8 (Thuận), và bộ sách triết học của Julliene…”
Thế nhưng, có một cuốn sách “gai góc” khác, rất ít người được … nhìn thấy,  mà Nhà văn Đà Linh có công cho ra đời là cuốn “Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt-Trung”, khi ông là Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập NXB Đà Nẵng. Một cuốn sách với 3.700 ấn bản, nhưng lại không được phát hành, đến ông TBT NXB cũng chỉ có bản photocopy, và trong danh mục các ấn phẩm đáng quan tâm dưới thời ông mà báo chí ca ngợi, lại không có nó. Mời xem lại:  +  Hai cuốn sách về những lần TQ xuất quân (BS), + VN “phản bác” luận điệu xuyên tạc của TQ về trận Gạc Ma.
- Nguyễn Quang Lập: Nhớ thời bao cấp (Quê choa).
Cắn táo như Bạch Tuyết, không chết cũng uổng (TTCG).
Quảng cáo tập thơ Chấm của NGUYỄN NGỌC TƯ (Lê Thiếu Nhơn).
Hiếm hoi văn chương kỳ ảo (NLĐ).
Mê cung (Da màu).
Một bước thành “sao” (NLĐ).
Những nghệ sĩ Việt rơi vào ‘vũng lầy’ cờ bạc (VNE).
NBC và CNN đồng loạt hủy dự án phim về Hillary Clinton (NLĐ).
Tranh Nghệ thuật gợi tình Nhật Bản (BBC).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đào Tuấn: Khi Bộ trưởng kéo còi cho đoàn tàu giáo dục (LĐ).
Trăn trở trường chất lượng cao (ND).
Giữ ổn định kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 (KTĐT).
Học sinh giỏi góp phần tạo dựng nguyên khí quốc gia (NLĐ).  - Thủ khoa vẫn chưa phải là hiền tài (Zing).
Lạm thu: Nói cứ nói, thu cứ thu (NLĐ).
Sinh viên khốn đốn với “bẫy làm thêm” (KT).
Những chiêu trò quái ác “hành” sinh viên của chủ nhà trọ (Kênh 14).

- Báo cáo của Tổ chức Minh bạch quốc tế: Tham nhũng tràn lan trong giáo dục (LĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Nhiều đập vỡ và tràn, nhiều người bị lũ cuốn (VNN).  - Vỡ ba hồ đập thủy lợi (TT).  - Hai hồ đập thủy lợi vỡ, hơn 1.000 hộ dân ngập trong lũ (TN).  - Thanh Hóa vỡ đập, chìm trong biển nước (BBC).  - Vỡ đập khiến nhiều hộ dân bị kẹt trong biển nước (TBKTSG).  - Sau bão số 10, hồ Vực Mẫu oằn vai xả lũ (TN)  - Biển nước chia cắt làng mạc, nhấn chìm nhà dân Quỳnh Lưu (VOV).  - Khổ lắm miền Trung! (NLĐ).  - Tâm lũ Hoàng Mai đau thương (TT).  -Giải cứu hàng ngàn người dân chôn chân trong biển lũ.
Bão số 10 hoành hành miền trung Việt Nam (VOA).  - Bão số 10 tại Quảng Bình: 6 người chết và mất tích, thiệt hại khoảng hơn 4500 tỷ đồng (GĐ).  - Hậu cơn bão số 10 ở Nghệ An: 4.835 ngồi nhà bị chìm, 3 người mất tích, 2 người bị thương sau bão (Tầm nhìn). - Còn hơn 300.000 hộ dân miền Trung bị mất điện do bão (TBKTSG).  - Cứu hộ 40 công nhân Khu kinh tế Vũng Áng trong cơn bão số 10 (VOV).  - Chủ nhân những ngôi nhà sập đổ đó là người nghèo (TT).  - Đường sắt bắc – nam tê liệt (TN).  - ‘Vàng trắng’ trôi theo bão (TN).  - Nghệ An: Thiếu xuồng cứu dân bị ngập (Infonet). - Không để người dân đói, rét (QĐND).  - Đi học về, 2 cháu nhỏ bị lũ cuốn trôi (NLĐ).
Triển khai tiêm lại vaccine Quinvaxem vào tháng 11 tới (VOV).
Người Việt Nam lùn nhất khu vực (VNN).  - Nâng cao tầm vóc của người Việt (VTV).
Ngư dân mất tích đột ngột trở về! (NLĐ).
“Đóng cửa” 4 cây cầu huyết mạch ở TP HCM (NLĐ).
- Xe buýt Đâu rồi thân thiện, an toàn? (NLĐ).
Nghi phạm bắt cóc, tra tấn con tin Việt sa lưới (TN).
Đông Nam Á : Vô địch xóa đói (RFI).
Video: Cựu tù nhân Mỹ dạy chó Pit Bulls (VOA).

QUỐC TẾ 
- Chuyên gia quốc tế tới Syria để tiêu hủy kho vũ khí hóa học (RFI). - Chuyên gia quốc tế khởi sự sứ mạng giải giới vũ khí hóa học Syria (VOA).  - Bắt đầu giải trừ kho vũ khí hoá học của Syria (TT).
Thủ Tướng Israel nêu quan ngại về chương trình hạt nhân Iran (VOA).  - Mỹ trấn an Israel (NLĐ).
Mỹ : Hết ngân sách, 800.000 công chức nghỉ việc không lương  (RFI). - Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa (VOA).  - Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa một phần (BBC).  - Chính phủ Mỹ đóng cửa: Ai bị ảnh hưởng?  - Tác động toàn cầu của việc chính phủ Mỹ đóng cửa (VOA).  - “Sứ quán Mỹ tại Việt Nam vẫn mở cửa” (VnEco).  - Vẫn xin được visa dù Mỹ đóng cửa một số cơ quan (TBKTSG).  - Hai đảng đổ lỗi nhau khi chính phủ Mỹ ngừng hoạt động (VNE).  - Châu Á phản ứng về việc chính phủ Mỹ đóng cửa (VOA).  - Kịch bản tồi tệ (ND).  - Chính phủ Mỹ đóng cửa: Obama tuyên bố ưu tiên cho quân đội (VOV).  - Ông Obama sẽ không từ chức vì chính phủ ngừng hoạt động. - Chính phủ Mỹ đóng cửa hồi năm 1995 đã ‘giúp’ Bill Clinton ngoại tình?(TN). - Thế giới 24h: Khi voi, lừa quyết đấu (VNN). - Chính quyền Mỹ ngưng một số hoạt động từ 1 tháng 10 (NV).
Venezuela trục xuất ba nhà ngoại giao Mỹ (BBC). - Venezuela trục xuất ba nhà ngoại giao Mỹ (RFI).
Ý : Đảng của Berlusconi bị đe dọa phân rã (RFI).  - Chính trị Ý lại sa lầy trong khủng hoảng.
Thủ tướng Nhật quyết định tăng thuế tiêu dùng để bù đắp nợ công (RFI).

* RFA: Audio:  + Sáng 1-10-2013; + Tối 1-10-2013Video: + Bản tin video sáng 01-10-2013;  + Bản tin video tối 01-10-2013.
* RFI:  
* VTV:   + Chào buổi sáng – 01/10/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 01/10/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 01/10/2013;  + 360 độ thể thao – 01/10/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 01/10/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 01/10/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 01/10/2013;   + Thời sự 12h – 01/10/2013;  + Thời sự 19h – 01/10/2013.

2048. ĐỨC: ĐẢNG DÂN CHỦ TỰ DO QUAY TRỞ LẠI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 20/09/2013
(Tạp chí Tạp chí Frankfurte Allgemeine Zeitung – ngày 3/8/2013)
Sau nhiều năm khó khăn, đảng Dân chủ Tự do (FDP) của Đức đã vượt qua chướng ngại vật 5% trong mọi cuộc thăm dò dư luận. Thành tích này có được là nhờ vào kế hoạch đánh thuế của liên minh giữa đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và đảng Xanh và cả sự không hành động gì.
Xếp hạng dành cho ứng cử viên một thời này đang ngày càng tăng. Vào ngày 25/7/2013, cơ quan cuối cùng trong số các tổ chức thường xuyên đánh giá thành tích của các đảng phái chính trị, đã chấm dứt trạng thái tồi tệ: Chương trình Deutschlandtrend của kênh truyền hình ARD đánh giá FDP lại có cơ hội nhận được ít nhất 5% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử vào ngày 22/9 và quay trở lại Quốc hội Đức. Còn theo Viện nghiên cứu thăm dò ý kiến tại Allensbach, cơ quan thực hiện các đánh giá theo ủy thác của báo Frankfurte Allgemeine Zeitung, FDP thậm chí nhận được tới 6,5% sự ủng hộ.
Tại sao điều này lại có thể xảy ra? Vào năm ngoái, ít ai đánh cược vào một tương lai chính trị cho FDP, đảng này thường xuyên quanh quẩn ở mức 2 – 3% trong các cuộc thăm dò dư luận. FDP đã không thực hiện được gì từ các kế hoạch giảm thuế hào phóng của họ, sau đó họ còn chia rẽ nghiêm trọng về kế hoạch giải cứu đồng euro và ban lãnh đạo đảng bất đồng liên tục với nhau. Vào tháng 1/2013, Philipp Rosler, người chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội bang Niedersacsen, vẫn còn vượt qua đối thủ của mình là Rainer Bruderle, và sau đó tuyên bổ rằng Bruderle là ứng cử viên của đảng cho vị trí thủ tướng, người đã vắng mặt nhiều tuần liền vào giữa mùa Hè tranh cử do tai nạn.
Nỗi lo tăng thuế
Nếu người ta tin vào các chuyên gia thăm dò ý kiến, vậy đây là bí quyết cho sự tái sinh của đảng theo chủ nghĩa tự do này: Mọi người đơn giản là không còn nghe nói gì về FDP, nhất là khi có liên quan đến các vấn đề tiêu cực. Họ để sai lầm của người khác phát huy tác dụng. Khi nhìn vào các bảng biểu để xem khi nào xu hướng tích cực này bắt đầu được củng cố, người ta có thể xác định thời điểm khá chính xác: Những tuần trong tháng 4/2013 đã mang tính chất quyết định, khi SPD và đảng Xanh cuối cùng công bố chương trình tranh cử của mình tại đại hội đảng. Điều mà trước đó còn khá mơ hồ, giờ đã được phổ biến rõ ràng trên tất cả các phương tiện truyền thông: Nếu SPD hoặc đảng Xanh tham gia chính phủ tương lai, các loại thuế sẽ tăng mạnh.
Cái mà các đảng phái đối lập đang làm, tiến hành chiến dịch tranh cử với việc tạo thêm gánh nặng cho người dân, là điều mà Renate Kocher, Giám đốc Viện nghiên cứu về thăm dò ý kiến Allensbach, vẫn luôn không hiểu được. Bà cho biết: “Vào năm 2012, phần lớn ban lãnh đạo các doanh nghiệp tại Đức vẫn ủng hộ ý tưởng thành lập một liên minh lớn”. Lúc đó, liên minh hỗn loạn giữa đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) và FDP được coi là cực kì gây bối rối cho cả các doanh nghiệp. Người ta nuối tiếc nhìn lại thời kì trước đây khi Thủ tướng Angela Merkel của CDU điều hành đất nước vượt qua thời kì đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính cùng với các Bộ trưởng thuộc SPD như Peer Steinbruck hay Olaf Stolz. Cả chính trị gia đầu bạc tại Bộ Ngoại giao Đức, Frank Walter Steinmeier, cũng tỏ ra hữu dụng cho nền kinh tế xuất khẩu của Đức hơn là người mới học nghề trong lĩnh vực ngoại giao Guido Westerwelle.
Điều nàv đã hoàn toàn thay đổi. Kocher nhận định từ lần thăm dò ý kiến này: “Giờ đây các ban lãnh đạo lại muốn liên minh CDU – FDP. Mong muốn này chủ yếu xuất phát từ kế hoạch thuế của SPD và đảng Xanh. Mọi người đều nghĩ: Chỉ với FDP tham gia liên minh, Thủ tướng Merkel mới có thế lãnh đạo theo một con đường mà không dẫn tới sự tăng mức thuế đáng kể”. Ngoài ra, một số chính trị gia của CDU cũng tỏ ra đồng tình với việc tăng thuế, như Annegret Kramp-Karrenbauer, Thủ hiến bang Saarland. Điều này càng củng cố thêm ấn tượng rằng: CDU và SPD sẽ nhanh chóng thống nhất về một mức thuế suất cao hơn dành cho mức thu nhập cao nhất trong các cuộc đàm phán thành lập liên minh.
“Trước tiên là cng cố, sau là giảm bt gánh nặng”
Mới đây, chính Thủ tướng Merkel đã đem lại cho FDP một món quà được hiểu sai. Kể từ khi áp dụng Thuế phụ thu đoàn kết với Đông Đức vào năm 1995, FDP khi đó cũng tham gia chính phủ, đã yêu cầu hủy bỏ loại thuế này trong mọi chương trình tranh cử của mình. Vào giữa tháng 7/2013, Chủ tịch nhóm nghị sĩ quốc hội của FDP Rainer Bruderle lại bàn luận về vấn đề này. Sau đó, Thủ tưởng Merkel đã khiến chủ đề này trở nên nổi tiếng, khi bà bảo vệ mạnh mẽ quan điểm đối lập: Khoản phụ thêm trong thuế thu nhập phải được thu ngay cả sau khi Hiệp ước đoàn kết với Đông Đức kết thúc vào năm 2019. Xét cho cùng thì cũng có đủ nhu cầu đầu tư ở phía Tây đất nước.
FDP ăn mừng, nhưng đồng thời chủ đề này đối với họ cũng có điều gì đó không ổn. Và đó không phải chỉ vì cuộc tranh luận dành cho giai đoạn tranh cử nóng bỏng có lẽ xuất hiện quá sớm. Như các cuộc thăm dò ý kiến vào tháng 7/2013 cho thấy, FDP đạt được kết quả khá tốt với sự kín đáo của mình. Mọi người tin rằng họ có khả năng tham gia thành lập chính phủ để ngăn cản đề xuất tăng thuế của các đảng khác. Một đối tác liên minh luôn có quyền ngăn cản việc thông qua một đạo luật mới. Và khi không có đa số ủng hộ, sẽ không có quyết định nào được đưa ra trong Quốc hội, đơn giản là như vậy, trừ phi Thủ tướng Merkel liên minh với đa số nghị sĩ của SPD trong Hội đồng Liên bang.
Nhưng một cuộc tranh luận mới về việc giảm thuế nhanh chóng, một chủ đề có thể gây nguy hiểm cho một ngân sách cân bằng, vốn là mục tiêu cao nhất kể từ khi diễn ra cuộc khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng euro? Đây có lẽ là một cảm giác quen thuộc đầy nguy hiểm và nó gợi nhớ đến thời kì đầu đầy khó chịu của liên minh CDU-FDP. Vì vậy Chủ tịch FDP Philipp Rosler đã nhanh chóng phản đối đề xuất từ nhóm của Bruderle, trong đó cân nhắc về việc giảm thuế phụ thu đoàn kết ngay trong năm 2014. Rosler nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 3/8: “Trước tiên là củng cố, sau là giảm bớt gánh nặng”. Việc giảm thuế phụ thu đoàn kết sẽ không được thực hiện trước năm 2016.
Chủ đề “Châu Âu”: FDP hưởng li từ sự không hành động gì
Tổng thư ký của FDP Patrick Doring cũng nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi không muốn một sự cắt giảm gánh nặng bằng tiền đi vay mượn”. Tuy vậy, ông tin rằng cuộc tranh luận này cũng giúp cho chiến dịch tranh cử. Ông nói: “Chủ đề thuế phụ thu đoàn kết đã được bàn luận nhiều trong dân chúng và nó sẽ tiếp tục được nhắc đến cho tới khi cuộc bầu cử diễn ra. Chúng tôi muốn giữ lời hứa mà chúng tôi đã đưa ra cho người dân khi áp dụng loại thuế này: Việc này liên quan tới một loại thuế về thời gian”.
Các chuyên gia thăm dò ý kiến tỏ ra nghi ngờ việc người Đức sẽ tin lời của FDP. Giám đốc Kocher cho biết: “Thuế phụ thu đoàn kết với Đông Đức hiện nay không phải là một chủ đề mang tính quyết định đối với đa phần người Đức. Người dân ở Đông Đức dù thế nào cũng muốn giữ nó lại, và thời hạn hủy bỏ loại thuế này còn quá xa”. Khi các chính trị gia của CDU đi qua các khu vực dân cư ở Tây Đức trong chiến dịch tranh cử, lời nói bóng gió rằng vị nữ Thủ tướng hào phóng đến từ Đông Đức cũng muốn thúc đẩy những con đường vành đai giữa Emden và Freiburg trong tương lai, cũng sẽ giúp được họ. Nỗ lực của Merkel là khá ích kỷ, lợi ích có thể dành cho FDP nhiều nhất cũng chỉ là một hiệu ứng phụ.
Ngay cả chủ đề châu Âu cũng cho thấy FDP trước hết hưởng lợi từ việc không hành động gì. Đảng này tranh cãi về gói giải cứu cho các quốc gia gặp khủng hoảng nhiều hơn bất cứ đảng phái nào trong Quốc hội Đức. Và chính sự im lặng lại giúp đỡ FDP, sự im lặng mà Merkel đã đem lại đúng vào cuộc bầu cử. Bất chấp mọi sự bối rối, mà FDP trước đó đã gây ra: Vào mùa Thu năm 2011, họ đã thành công trong việc phá vỡ rào cản 5% từ dưới lên. Lúc đó, FDP đang tranh cãi về một cuộc bỏ phỉếu giữa các thành viên về vấn đề quỹ giải cứu châu Âu. Cũng chính từ sự thiếu kinh nghiệm của mình mà đảng này trở thành sân khấu thay thế cho một cuộc tranh luận xã hội mà chưa được thực hiện ở nơi nào khác, và họ một phần được thu nhận bởi những người hoài nghi về châu Âu, nhóm chính trị mà FDP hầu như không có chung mục tiêu hay lý tưởng.
Tham gia Quốc hội bằng sự hưng thụ miễn phí
Trong cuộc bầu cử Quốc hội bang Schleswig-Holstein và Nordrhein-Westfalen, sự kiện đã mở màn sự hồi sinh của FDP vào tháng 5/2013, cả hai ứng cử viên Wolfgang Kubicki và Christian Lindner đều lảng tránh chủ đề châu Âu và việc giảm thuế. Họ hưởng lợi từ việc tỏ ra không đồng tình càng nhiều càng tốt với đảng của mình. Việc các liên
đoàn địa phương của CDU được coi là không có thành tích gì nổi bật cũng giúp họ tại hai bang này.
Thời kỳ mà trong đó FDP thường xuyên được nhắc tới nhờ vào các cuộc tranh cãi kéo dài, đã qua đi từ nhiều tháng nay. Tuy các chính trị gia FDP vẫn xuất hiện trong các bản tin, nhưng hiếm khi với các đề tài gây tranh cãi. Ngoại trưởng Guido Westerwelle thể hiện quan điểm ngoại giao về chính trị thế giới, Bộ trưởng Tư pháp Sabine Leutheusser-Schnarrenberg đôi khi bàn luận về vụ bê bối tình báo của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) với những người chỉ trích nước Mỹ có cùng quan điểm. ít nhất kế từ khi Bộ trưởng Quốc phòng Thomas de Maiziere của CDU vướng vào các cuộc tranh luận về chương trình sản xuất máy bay không người lái Eurohawk, những thông điệp nghiêm túc giữa CDU và FDP không còn được phân chia rõ ràng như trước đây.
Sự hưởng thụ miễn phí sẽ là đủ cho một sự quay trở lại Quốc hội Đức. Nhưng có thể FDP sẽ không thu được kểt quả tốt giống như trong lần bầu cử vào năm 2009, khi mà họ nhận được 14,6% số phiếu bầu và gửi 93 đại biểu vào Quốc hội Đức. Và nếu kết quả họ có được không đủ để liên minh với CDU, phần còn lại của FDP sẽ lại phải thay đổi chiến lược của mình. Người ta không thể tiến xa trên chặng đường lặng lẽ khi là một đảng đối lập nhỏ./.

2049. TẠI SAO ĐỨC LẢNG TRÁNH VAI TRÒ TOÀN CẦU CỦA MÌNH?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bẩy, ngày 21/09/2013
(Tạp chí Der Spiegel, ngày 29/8/2013)
Cả thế giới ngưỡng mộ nước Đức và muốn thấy sự can dự tích cực hơn từ nước này. Nhưng chính bản thân người Đức lại miễn cưỡng và Thủ tướng Merkel lảng tránh việc gánh lấy trách nhiệm mang tính toàn cầu hơn. Berlin cần phải xem xét lại vai trò của mình trên thế giới.
Khi một người Đức đọc những ấn phẩm hướng dẫn du lịch hiện nay về nước Đức, được viết bởi những người nước ngoài rõ ràng là yêu thích đất nước này, anh ta về sau cảm thấy tốt hơn một cách đáng chú ý. Những ấn phẩm hướng dẫn du lịch này ca ngợi Đức là một đất nước đầy màu sắc, năng động và tươi đẹp, một trung tâm quyền lực của châu Âu theo mọi cách có thể, một thế giới kỳ diệu về văn hóa và công nghệ, đầy sáng tạo và tinh thần kinh doanh, “thực sự là một đất nước của thế kỷ 21”.
Đó là những gì Rick Steves, một người Mỹ ngưỡng mộ nước Đức, viết trong ấn phẩm hướng dẫn du lịch “Đức” gần đây nhất của mình, được xuất bản vào đầu năm. Dĩ nhiên, ông không bỏ qua món cốt lết bê và lễ hội tháng Mười, Rừng Đen và Lâu đài Neuschwanstein, nhưng ông hăng say nhất nói về nước Đức hiện đại, náo nhiệt, “đã nổi lên từ những tro tàn của Chiến tranh Thế giới thứ Hai để trở thành cường quốc công nghiệp lớn thứ 5 thế giới”.
Steve say sưa nói về các đoàn tàu ICE, các thành phố tráng lệ, các nhà bảo tàng đẳng cấp thế giới của Đức, về Berlin mới và về chính người Đức, mà ông miêu tả là những người có tính cách “mẫu A” táo bạo. Steves viết: “Những chiếc xe của họ là huyền thoại: BMW, Mercedes Benz, Volkswagen, Audi và Prosche. Chúng ta đi trên những chiếc thang máy và những chiếc tàu hỏa của Đức (hãng ThyssenKrupp và Siemens), dùng thuốc của Đức (hãng Bayer), sử dụng mỹ phẩm Đức (hãng Nivea) và ăn bánh kẹo của Đức (kẹo Gummy Bears của hãng Haribo)”. Tương tự, có những miêu tả ít nhiều mang tính tán dương xuất hiện trong nhiều hướng dẫn du lịch mới về Đức.
“Đất nước đưc ưa thích nhất”
Ngày nay, 68 năm sau khi kết thúc chiến tranh và 24 năm sau sự sụp đổ Bức tường Berlin, người Đức chúng ta được tôn trọng, được ngưỡng mộ và thậm chí đôi khi được yêu mến. Thực tế rằng chúng ta nhìn chung không biết phải làm gì với tất cả những sự ngưỡng mộ này, bởi vì chúng ta vẫn dường như cho rằng chúng ta không đáng mến và do đó phải không được ưa thích, là một vấn đề rất nhanh chóng trở nên mang tính chính trị. Hiển nhiên là nhận thức của người Đức về chính bản thân và cách những người khác nhìn nhận mình là rất khác nhau.
Ngay cả nếu một số người không coi một cuốn hướng dẫn du lịch là cơ sở đáng tin nhất cho những phản chiếu về chính trị, thì cũng dễ dàng tìm thấy các nguồn khác ca ngợi đất nước và con người Đức. BBC tiến hành cuộc thăm dò thường niên để xác định “đất nước được yêu thích nhất thế giới”. Đức nằm ở vị trí đầu trong cuộc thăm đò mới nhất, và đây không phải là lần đầu tiên Đức nhận được vị trí này. Khoảng 59% trong số 26.000 người được hỏi ở 25 nước nói rằng Đức có “ảnh hưởng tích cực” trên thế giới (và không ngạc nhiên chút nào, nước duy nhất ở đó quan điểm về Đức hoàn toàn tiêu cực là Hy Lạp).
Trong “Chỉ số các thương hiệu quốc gia” do công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ GfK thực hiện, khảo sát hơn 20.000 người ở 20 nước về hình ảnh của nhiều quốc gia khác nhau, Đức hiện nay đứng ở vị trí thứ hai, sau Mỹ. Chỉ số này không phải là một bài tập không dùng đến, mà được- sử dụng như một công cụ ra quyết định của các nhà chiến lược của các công ty và của các nhà đầu tư khác. GfK hỏi những câu hỏi liên quan đến 6 phạm trù, bao gồm chất lượng quản lý và điều kiện nền kinh tế xuất khẩu, và Đức đứng đầu trong mọi phạm trù. Nhưng khi người Đức thừa nhận địa vị hiện nay của mình trên thế giới, họ dường như luôn có phần rụt rè hoặc thậm chí tỏ ra tức cười.
Phần còn lại của thế giới không hiểu được điều này nữa. Phần còn lại của thế giới đang chờ đợi nước Đức. Nhưng thay vì cảm thấy hài lòng với tuyên bố lịch sử của Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslavv Sikorski rằng ông không cảm thấy lo sợ sức mạnh Đức bằng sự trì trệ của nước này, chúng ta thu mình lại một cách đầy lo lắng trước những quan điểm như vậy. Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi Đức là cường quốc lãnh đạo toàn cầu, chúng ta hy vọng ông ấy không thực sự nghĩ vậy. Và khi các chính trị gia Israel nói rằng nước Đức cần phải sử dụng sức mạnh của mình một cách tích cực hơn, chúng ta không hiểu đó là một sự ủy thác để phải trở nên tận tâm hơn, mà đúng hơn chúng ta coi đó là khó xử. Chúng ta, những người Đức ư? sử dụng sức mạnh ư? Hành động ư? Lãnh đạo ư?
Nước Đức “châu Âu hóa”
Hội họp tác quốc tế Đức (GIZ), một tổ chức hỗ trợ do chính phủ điều hành của Đức hoạt động ở 130 nước, vào năm 2012 đã có một nỗ lực phối hợp để hỏi các nhà hoạch định chính sách khắp thế giới về quan điểm của họ đối với nước Đức. Thay vì nhanh chóng nhìn lướt qua danh sách các câu hỏi, GIZ đã tiến hành các cuộc trò chuyện thực tế, được chuẩn bị kỹ lưỡng với những người tham gia, và về cơ bản đã đi đến 2 kết luận: tiếng tăm của nước Đức trên thế giới là cao ngất trời, tuy nhiên, nước Đức bị xem là bất cứ thứ gì từ yếu đuối đến hoàn toàn không có khả năng khi đề cập đến việc đầu tư vốn “mềm” này theo một cách hiệu quả vì lợi ích của mọi người.
Hình ảnh tích cực mà chúng ta có được trên khắp thế giới được nuôi dưỡng bởi một số lớn các nguồn phân tán rộng rãi, nhưng rõ ràng là sự giải thích của Đức về quá khứ Đức quốc xã, sự thừa nhận rõ ràng về tội lỗi lịch sử và sự phát triển thành một chế độ dân chủ kiểu mẫu ở phương Tây đã đặt nền móng để người Đức được trao một cơ hội mới trong thế kỷ 20.
Nhưng cũng rõ ràng là danh tiếng đó của Đức đã tăng lên nhiều nhất kể từ sự sụp đổ Bức tường Berlin và tái thống nhất nước Đức. Kể từ đó, người Đức đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ rằng họ có khả năng tạo ra những sự thần kỳ kinh tế, mà chính xác là sự thống nhất và sự phát triển Đông Đức trước đây. Đồng thời, Đức có thể xua tan những nỗi lo sợ lan rộng về sự trở lại của một cường quốc chính cười trên nỗi đau khổ của người khác ở Trung Âu. Thật nhẹ nhõm cho mọi người, đặc biệt là các nước láng giềng châu Âu của chúng ta, Đức đã tỏ ra khôn ngoan thực tế, chỉ vẫy lá quốc kỳ trong các trận bóng đá.
Có thể cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu – và vai trò then chốt mà Đức đang đóng trong nỗ lực vượt qua cuộc khủng hoảng – lúc này đã nhen nhóm lại sự lo lắng trong số các nước láng giềng của chúng ta. Nhưng ngay cả nếu có sự bất đồng về cách đúng đắn để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, và ngay cả nếu Chính phủ Đức thường tỏ ra là quá không khoan nhượng, thì không một người châu Âu đầu óc tỉnh táo nào lo sợ Đức đang theo đuổi một kiểu kế hoạch bí mật nào đó để một lần nữa thống trị lục địa này. Thay vào đó, Đức đã tự mình “châu Âu hóa”, vừa có chủ đích vừa đáng tin cậy. Nhưng hiện đã đến lúc Đức phải chia sẻ với phần còn lại của thế giới những kinh nghiệm phong phú của mình trên những con đường quanh co của thế kỷ 20.
Lịch sử như một tr ngại
Ngoại trưởng Guido Westerwelle có xu hướng nhấn mạnh cái được cho là tính chắc chắn của chính sách Đức, thứ đã trở nên bị sa lầy vào lối tư duy hậu Chiến tranh thế giới thứ Hai và thứ mà thực sự đất nước này dường như phải vượt qua: tức là “lịch sử” của đất nước chúng ta, chỉ có nghĩa là những năm từ 1933 đến 1945, là một trở ngại trong chính sách đối ngoại ở mọi lĩnh vực. Nhưng theo quan điểm ngày nay, có mọi dấu hiệu cho thấy sự ngược lại tỏ ra là đúng, tức là “lịch sử” đã đem lại cho chúng ta những người Đức được cải cách trong thế kỷ 21 sự ủy nhiệm để đóng một vai trò có ảnh hưởng trong mọi vấn đề thế giới chính xác là bởi vì kinh nghiệm đó.
Là ai, nếu không phải người Đức chúng ta, rất giỏi nổi lên từ vũng lầy của những kẻ độc tài đã bị lật đổ? Là ai, nếu không phải người Đức chúng ta có thể cho các nước bị xâu xé vì chiến tranh lời khuyên làm thế nào để tìm được con đường trở lại hòa bình? Còn ai nữa, nếu không phải là nước Đức, mà con đường đi tới chế độ dân chủ tự do là lâu dài và gập gềnh, có thể giúp các nước khác đi theo con đường này? Và còn ai nừa, nếu không phải là người Đức chúng ta, được định sẵn để cảnh báo người Mỹ chẳng hạn rằng an ninh quốc gia tuyệt đối không bảo vệ được mà thay vào đó sẽ hủy hoại quyền tự do?
Xét một cách bình tĩnh thì chúng ta không có một lựa chọn nào khác. Đức có thể chưa bao giờ quyết tâm lại trở thành một nước chủ yếu, mà thay vào đó đã lựa chọn bằng cách này hay cách khác tan biến vào phương Tây rộng lớn và nhiều tổ chức đa phương. Trong một thời gian dài, giải pháp này dễ dàng thực hiện bởi vì Đức quả thật không còn là một nước lớn. Bị chia cắt thành hai đất nước và bị quân nước ngoài chiếm đóng, phạm vi ảnh hưởng quốc gia trên thực tế bị hạn chế. Điều đó đã thay đổi sau năm 1990.
Không bao giờ lại là Trại tập trung Auschwitz
Sau đường hướng kín đáo có chủ tâm của cựu Thủ tướng Helmut Kohl, phạm vi ảnh hưởng này được nhận thấy khoảng vào lúc bắt đầu thiên niên kỷ mới. Chính phủ của Thủ tướng khi đó Gerhard Schoder và Ngoại trưởng Joschka Fischer, một liên minh của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trung tả và đảng Xanh, đã xử lý chủ quyền mới của Đức một cách vừa bất cẩn vừa táo bạo, bằng việc nói có với sứ mệnh ở Afghanistan nhưng nói không với cuộc xâm lược Iraq. Chính phủ đó khó có thể lên cầm quyền trước khi đưa Đức, cùng với các đổi tác NATO, vào cuộc chiến tranh ở Yugoslavia, vừa để
ngăn chặn một nạn diệt chủng sắp xảy ra ở Kosovo vừa mang lại một ý nghĩa mới cho câu châm ngôn “Không bao giờ lại là Trại tập trung Auschwitz”.
Fischer đã thúc đẩy tham vọng sử dụng những kinh nghiệm của Đức trong thế kỷ 20 để phát triển những ý tưởng cho thế giới thế kỷ 21. Những kể hoạch và những bài trình bày quan điểm của ông về cuộc xung đột ở Trung Đông tương lai của châu Âu và làm giàu cho các hoạt động chính trị quốc tế. Chúng cũng nâng cao danh tiếng của nước Đức như là một đất nước không chỉ ngồi trên đống của cải của mình, mà sẵn lòng và sẵn sàng can dự, tham gia, đóng góp về tài chính và hăng hái tìm cách xây dựng lâu bền một thế giới tốt đẹp hơn.
Thủ tướng Angela Merkel và Ngoại trưởng Westerwelle đã đưa chúng ta quay trở lại những năm 1990 chán chường, và “lịch sử” của chúng ta một lần nữa phải làm một sự biện minh cho sự bất động của Đưc đang tìm mọi cách để từ chối trợ giúp. Nghe Westerwelle nói, người ta sẽ nghĩ rằng người Đức là một lũ đầu óc hẹp hòi có lòng yêu hòa bình không giới hạn.
Trên thực tế, chúng ta là những kẻ đạo đức giả đáng ghét. Chúng ta muốn nói về chủ nghĩa hòa bình của chúng ta, và thậm chí chúng ta sử dụng nó để tạo ra cảm giác ấm áp về sự vượt trội về đạo đức, và tuy thế chúng ta cung cấp một lượng lớn vũ khí của Đức cho những nước mua vũ khí trên toàn thế giới. Những vũ khí đó thường dừng lại ở các nước mà tại đó những người chỉ trích chế độ bị lực lượng vũ trang đàn áp.
Những gì đang thiếu ở Đức là sự hiểu biết về bối cảnh địa chính trị rõ ràng, một sự hiểu biết về thực tế rằng những nghĩa vụ, những yêu cầu và những niềm hy vọng nảy sinh từ tầm quan trọng kinh tế và quân sự của một nước mà không có bất cứ sự trợ giúp nào về chính trị, và rằng rõ ràng cần phải cân nhắc đầy đủ vai trò của chúng ta trên thế giới. Nhưng điều đó không xảy ra, hay ít nhất nó rất hiếm khi xảy ra.
Ít nhấn mạnh vào chính sách đối ngoại hơn
Ở Đức, chính sách đối ngoại là một chủ đề chuyên môn hóa và ít được bàn đến, thậm chí tại các trường đại học, điều hết sức phi lý. Dưới ánh sáng của tình hình của chúng ta và địa vị lãnh đạo toàn cầu của chúng ta trong quá nhiều lĩnh vực, và dưới ánh sáng của danh hiệu hiện nay của chúng ta là nhà vô địch xuất khẩu của thế giới, các vấn đề quốc tế phải là vấn đề hàng đầu trong mọi thời điểm. Và tuy nhiên ở Đức, chính sách đối ngoại được xem là một mối phiền toái nặng nề và là một nhân tố tốn kém trong bối cảnh xử lý tài sản của chúng ta.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đại sứ của Đức tại Liên hợp quốc ở New York đôi khi phải đưa ra một giải pháp không hiệu quả, đúng đắn về mặt chính trị mà – ít nhất là trên giấy tờ – nhằm mục đích bảo vệ trẻ em ở các khu vực có chiến tranh. Nhưng khi đến lúc ngăn chặn cụ thể tình trạng thảm sát trẻ em và người lớn ở Libya, chúng ta bỏ phiếu trắng và, để an toàn, rút các tàu chiến của chúng ta khỏi Địa Trung Hải. Và mặc dù chúng ta thừa nhận rằng mối đe dọa đảo chính khủng bố ở Mali có thể có những hậu quả sâu rộng đối với an ninh của chính chúng ta, chúng ta muốn để Pháp bước vào ngăn chặn điều đó thì hơn.
Hành động của Đức trong cuộc khủng hoảng về một châu Âu thống nhất thậm chí còn gây thất vọng hơn. Trong 4 năm qua, cả Thủ tướng Merkel lẫn Ngoại trưởng Westerwelle hay bất cứ ai khác trong chính phủ đều không có một bài diễn văn đáng nhớ nào về chủ đề châu Âu. Trong 4 năm qua, điều đáng hổ thẹn là dường như vẫn chưa rõ liệu lập trường của Chính phủ Đức về vấn đề Hy Lạp có khác đáng kể so với những khẩu hiệu được in trên tờ Bild hay không.
Những người chỉ trích đã và sẽ tiếp tục nói rằng thủ tướng đã ngây thơ coi đồng euro ngang hàng với toàn bộ dự án châu Âu, và hàng nghìn lựa chọn hành động đã bị giảm xuống thành một chương trình tàn bạo duy nhất gồm các biện pháp khắc khổ về tài chính. Trên thực tế, khi đến thời điểm phải tranh đấu quyết liệt để bảo vệ từng đồng xu của Đức, đặc biệt là tiền được gửi ở các ngân hàng Đức, thủ tướng cảm thấy cần phải tỏ rõ toàn bộ quyền lực của mình, mà sau đó đã bị các đối tác của Đức ở châu Âu xa lánh.
Việc tham gia là một nghĩa vụ
Sẽ là tốt đẹp nếu như thấy Đức theo đuổi một chính sách đối ngoại khác tốt hơn với phạm vi vượt ra ngoài biên giới của chúng ta. Xuất phát từ chính phủ của nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, chúng ta nên trông chờ vào những chương trình vì một châu Âu tốt hơn, và chúng ta cần đòi hỏi chính phủ đưa ra một kế hoạch rõ ràng cho việc cải cách các thể chế và hệ thống tài chính của mình, một kế hoạch có thể thực hiện được nếu cần.
Vấn đề duy nhất là Chính phủ Đức này hoàn toàn không biết làm gì khi đề cập đến chính sách đối ngoại. Gạt sang một bên một vài khẩu hiệu, có ai biết được quan điểm của Đức về cuộc khủng hoảng ở Trung Đông không? Liệu có phải Đức nảy ra bất cứ ý tưởng tốt nào về Mùa Xuân Arab không? Có hay không một chính sách của Đức đối với châu Phi? Liệu có ai đó ở Berlin nỗ lực tìm hiểu châu Á không? Chúng ta là một phần của giải pháp hay là một phần của vấn đề ở Afghanistan? Chúng ta có thể cải thiện tình hình ở Iraq không? Chúng ta có thể giúp đỡ Ai Cập không? Syria có làm chúng ta phải quan tâm không? Và chúng ta cảm thấy thế nào về Thổ Nhĩ Kỳ? và cả Brazil nữa?
Đối với một đất nước quan trọng như Đức, việc can dự là một bổn phận, không phải là một sự lựa chọn. Chúng ta phải gánh vác vai trò là một bên tham gia tích cực dù có muốn hay không. Và khi đề cập đến sự ổn định của tất cả các khu vực trên thế giới, hay các cuộc khủng hoảng ở từng nước, chúng ta phải đóng góp những ý tưởng và tiền của của chúng ta và có toàn bộ trách nhiệm với những nỗ lực của chúng ta.
Có thể tranh luận là liệu người Đức tự xem mình là một thành viên tích cực và mang tính thúc đẩy của cộng đồng toàn cầu hay là một bên tham gia thụ động trong lịch sử đương đại. Như tạp chí “Die Zelt” đã viết một cách thẳng thắn, đáng để thảo luận về lí do tại sao Đức luôn muốn hưởng lợi nhưng không bao giờ muốn can thiệp. Và đáng xem xét là giấc mơ mà Đức đã làm cho nó thành sứ mệnh của mình sử dụng kinh nghiệm để biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.
Là một mô hình kiểu mẫu
Trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, Đức phải quen với ý tưởng là một mô hình cho các nước khác. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể coi như là điều tất nhiên việc đất nước chúng ta là một xã hội kiểu mẫu cho toàn bộ thế giới, như Mỹ và Pháp, với lịch sử nhiều may mắn hơn của họ, đã làm vậy. Ngày nay, các nước khác và người dân của họ muốn chúng ta là một mô hình kiểu mẫu, một người thầy và là một đối tác. Yêu cầu đó không thể được thỏa mãn bằng một vài Viện Goethe, bằng các tấm áp phích của nhà thiết kế đồ họa chính trị Klau Staeck treo trên những bức tường hay bằng việc không ngừng trình chiếu bộ phim “Tạm biệt Lenin!”.
Những người hâm mộ nước Đức trên thế giới muốn sự can dự nhiều hơn thế, và họ hy vọng rằng chúng ta không chỉ xuất khẩu máy móc của chúng ta, mà còn sự hiểu biết của chúng ta về chính phủ và kinh nghiệm của chúng ta về sự khôi phục hệ sinh thái. Các nước châu Phi, cũng như các nước ở Nam Mỹ và Nam Á, không còn chờ đợi các tình nguyện viên nhân từ, mà thay vào đó trông chờ những người có ý tưởng và các nhà đầu tư, và đang tìm kiếm động lực. Họ muốn biết bộ máy chính quyền làm việc ra sao, làm thế nào để tổ chức hệ thống giáo dục, làm thế nào để đặt kế hoạch cho các nhà máy, làm thế nào để phi tập trung hóa một đất nước, làm thế nào để soạn thảo ra hiến pháp và lực lượng cảnh sát của chế độ dân chủ làm việc ra sao. Họ muốn học hỏi từ người Đức chúng ta, bởi vì chúng ta đã có quá nhiều uy tín trong những lĩnh vực này.
Có tiềm năng rất lớn trong vấn đề này. Trong quá trình hình thành chính sách đối ngoại tích cực hơn, Đức có thế thúc đẩy và truyền bá khắp thế giới các giá trị và nguyên tắc mà nước này công nhận là đúng. Đồng thời, Đức cũng có thể tạo thành mạng lưới quốc tế theo cách sẽ khiến tương lai ít gây nản lòng hơn.
Chính sách phát triển không gây hứng thú
Nước Đức can dự đến toàn cầu này có thể dễ dàng trở thành một thỏi nam châm thu hút những người tìm kiếm ngôi nhà mới, không chỉ vì nhu cầu, mà còn vì lợi ích, sự tò mò và xu hướng. Họ chắc chắn sẽ không đến chỉ vì một vài quan chức đề cập đến sự cần có nguồn nhân lực lành nghề trong một vài tháng. Họ sẽ chỉ đến nếu họ nhìn nhận Đức là một quốc gia hào phóng, tiến bộ và hiện đại, một quốc gia sẵn lòng chia sẻ.
Nhưng đất nước đó trước hết phải phát triển. Cho đến nay, Đức chỉ thực hiện một cách uể oải những gì mà nước này xem là trách nhiệm của mình ở nước ngoài. Mặt khác, nước này theo đuổi nhiều chính sách phát triển theo kiểu cũ và tẻ ngắt dưới thời Bộ trưởng Phát triển Dirk Niebel, người mà lý do nổi tiếng của ông dường như là xu hướng tìm kiểm các vị trí cấp cao trong chính phủ cho càng nhiều đảng viên đảng Dân chủ Tự do (FDP) của ông càng tốt – và là người đã công khai xem xét việc chuyển hàng tấn lasagna đông lạnh có chứa thịt ngựa bất hợp pháp cho người nghèo (điều mà thực sự là điên rồ).
Một nghiên cứu bởi GIZ như đã đề cập trước đây, có tựa đề “Nước Đức trong con mắt của thế giới”, phần nào giống một đường lối chỉ đạo cho chính sách đối ngoại mới. Những người được hỏi, từ Ấn Độ, Pakistan, Anh, Nam Phi, Maroc và Pháp, không chỉ hiểu biết nhiều về nước Đức, mà họ còn
nhận thấy rõ sức mạnh và điểm yếu của nước này. Họ muốn thấy Đức can dự nhiều hơn gần như trong mọi lĩnh vực trên thực tế, hay nói cách khác là sự tham gia tích cực hơn của Đức trong những gì đang diễn ra trên thế giới.
Trong nghiên cứu này, một người Ấn Độ được trích lại lời nói rằng Đức “không có sự nghèo đói túng quẫn hay các vấn đề an ninh” và “dưới ánh sáng những điều kiện lành mạnh này, cần phải gánh vác vai trò lớn hơn trong chính sách quốc tế”. Một người Nam Phi nói rằng Đức là nước đi đầu trong khoa học và đổi mới, nhưng không cho phép một cách đầy đủ các nước khác chia sẻ lợi thế của mình. Một người Mỹ nói rằng người Đức “cuối cùng nên xỏ vào đôi giày lớn hơn”. Một người Israel nói: “Người Đức có thể đôi khi bị chao đảo và hỏi có điều gì sai và điều gì đã xảy ra đối với cảm xúc và sự nhiệt tình của họ đối với tương lai”.
Nơi nào đó để mơ ước?
Đó là nhiệt huyết đối với tương lai. Trong thời Chính quyền Merkel, đây không phải là kiểu biểu hiện diễn ra đối với một người Đức nữa. Và chúng ta có nên chăng không chú ý đến một nghệ sĩ Trung Quốc, người trong nghiên cứu của GIZ, nói rằng anh ấy đến Đức để làm việc “và đến Pháp để ước mơ”?
Chúng ta cũng một lần nữa muốn mơ ước đến một nước Đức tốt đẹp hơn trong một thế giới tốt đẹp hơn. Chúng ta muốn mơ ước đến một vị thủ tướng lân đầu tiên tuyên bố rằng nước Đức yêu tự do đảm bảo cho Edward Snowden tỵ nạn chẳng hạn. Một tin khiến người ta phải kinh ngạc như vậy sẽ khởi động một thế giới mang tính phe cánh và phóng danh tiếng toàn thế giới của Đức lên những vì sao, và dĩ nhiên Merkel sẽ đọc một bài diễn văn hoàn hảo về quyền tự do và tình hữu nghị, và bà sẽ cam đoan với người Mỹ rằng mục tiêu của Berlin không phải nhằm xúc phạm họ, mà đúng hơn là nhằm không phản bội những kinh nghiệm của châu Âu. Dĩ nhiên, điều này chỉ là một giấc mơ.
Bất cứ ai có giấc mơ đó đều bị chế giễu là ngây thơ, cho dù ý tưởng về nơi trú ẩn cho Snowden không phải gần như là không thể tưởng tượng được như mọi người trong chính phủ sẽ buộc chúng ta phải tin. Điều đó chỉ là không thể tưởng tượng được đối với những người thường miêu tả những hành động của chính họ là “không có bất cứ sự lựa chọn thay thế nào”, những người bác bỏ mọi mâu thuẫn coi là khờ dại và đối với những ai mà quan điểm và ước mơ xuất phát từ vương quốc của những ý tưởng cách đây rất lâu.
Khi đề cập đến chính sách đối ngoại, Đức tỏ ra bất động một cách kỳ lạ. Đức được quản lý chứ không phải được cai trị. Nược này có thể là một gã khổng lồ nhu nhược, nhưng khi nhìn vào gương, nước này vẫn thấy minh là một chú chuột xám. Nhưng đó chỉ là một ảo giác./.

2050. LIỆU CÓ CẦN ĐỊNH GIÁ THẤP ĐỒNG EURO?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bẩy, ngày 21/09/2013
TTXVN (Paris 20/9)
Phn lớn giới chính trị và một bộ phận các nhà sn xuất công nghiệp cho rằng đồng euro mạnh gây thiệt hại cho Pháp. Sự thật có phần phức tạp hơn nhiu và việc định giá tháp đồng tiền này liệu có làm giảm các nguy cơ hay không? Tạp chí của Pháp “Challenges” số ra mới đây có bài phân tích v vn đề này như sau:
Vấn đề giá trị của đồng euro thường xuyên được đưa ra thảo luận mỗi khi nền kinh tế, công nghiệp của Pháp gặp vấn đề: Liệu đồng euro có phải là thủ phạm? Hay nói chính xác hơn là tỉ giá đồng euro có phải là nguyên nhân chính? Ngay khi tỉ giá 1 euro vượt ngưỡng 1,33 USD, thì giói chuyên gia kinh tế Pháp đã cho rằng đồng tiền chung có thể gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của Pháp. Ngày 5/2/2013, trước Nghị viện châu Âu, Tổng thống Pháp François Hollande đã nêu lại vấn đề định giá thấp đồng euro với việc kêu gọi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) xem xét vấn đề này.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici nhấn mạnh việc đồng euro duy trì ở mức 1 euro đổi được 1,35 USD trong khoảng hơn một năm, thì Pháp đã mất 0,3% tăng trưởng. Trước Hội đồng Bộ trưởng, ông Moscovici đã cảnh báo “không thể lơi là vấn đề này”. Còn Bộ trưởng Công nghiệp Pháp Arnaud Montebourg thường xuyên nói rằng “khi đồng euro tăng 10 xu so với đồng USD, thì Tập đoàn Công nghiệp hàng không và quốc phòng châu Âu (EADS) mất một tỉ euro”.
Theo các chuyên gia kinh tế Pháp, do những lựa chọn đặc thù của ngành công nghiệp nước này, nên các sản phẩm tiêu dùng và hàng công nghiệp của Pháp xuất khẩu sang nước khác có chất lượng tương đối cao, do vậy liên quan trực tiếp đến việc giá sản phẩm cũng cao. Do đó, khi đồng euro tăng giá, khách hàng của Pháp có xu hướng ưu tiên mua các sản phẩm tương đương song rẻ hơn, được sản xuất từ các nước châu Á hoặc Mỹ. Ví dụ, khách hàng sẽ thích chọn mua xe ôtô Hyundai hơn là Peugeot…
Trái lại, Đức, nước có ngành công nghiệp với những sản phẩm chất lượng cao lại tỏ ra ít chịu biến động bởi việc tăng giảm đồng euro. Với những sản phẩm chất lượng của Đức, khách hàng tiếp tục chọn mua dù mức giá có thể tăng từ 10% đến 15%. Theo các tính toán của ngân hàng Morgan Stanley, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức có thể chịu đựng mức tỉ giá 1 euro đổi 1,53 USD, trong khi doanh nghiệp Pháp đã cảm thấy khó khăn ngay khi 1 euro vượt ngưỡng 1,23 USD. Đó cũng là lý do tại sao Tổng thống Pháp Francois Hollande muốn thảo luận việc định giá lại đồng euro cùng với các đối tác châu Âu.
Tuy nhiên, việc định giá thấp đồng euro không phải là một liều thuốc diệu kỳ. Trong trường hợp đồng euro yếu hơn mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu, thì đồng thời giá của các sản phẩm nhập khẩu sẽ tăng lên: dầu lửa, hàng tiêu dùng, nguyên liệu… Giá hàng nhập khẩu tăng không chỉ gây bất lợi cho các doanh nghiệp Pháp đầu tư phát triển trong thị trường nội địa, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của các hộ gia đình và sức tiêu dùng. Tiêu dùng nội địa cũng là động lực chính cho đà tăng trưởng của Pháp. Năm 2012, việc tỉ giá đồng euro giảm 7,7% so với đồng USD đã khiến năng lực cạnh tranh về giá của Pháp tăng 2,1% so với các nước còn lại trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tuy nhiên, cùng với tác động tích cực đó, giá năng lượng của người dân Pháp cũng tăng 7 tỉ euro…
Trong trường hợp định giá thấp đồng euro, cần phải biết rằng các yếu tố tích cực luôn đi đôi với yếu tố tiêu cực. Vẫn chưa có lời giải cuối cùng và rất khó tìm thấy sự đồng thuận trong nhận định của các chuyên gia kinh tế. Những chuyên gia bảo vệ đồng euro yếu cho rằng việc phá giá tạm thời đồng euro có thể giúp doanh nghiệp Pháp tái đầu tư, tuyển dụng nhân công và phục hồi năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, Pháp hiện chỉ có 117.106 doanh nghiệp xuất khẩu, so với con số 198.404 doanh nghiệp của Italy và 248.165 doanh nghiệp xuất khẩu của Đức. Vậy nên theo chuyên gia tài chính Patrick Artus thuộc Ngân hàng Natixis, “nền công nghiệp của Pháp giờ đây quá nhỏ để những tác động tích cực của việc định giá thấp đồng euro chiếm ưu thế hơn so với những tác động tiêu cực. Pháp cần phải sử dụng các đòn bẩy khác nếu muốn thúc đẩy năng lực cạnh tranh”.
Sau cùng, cũng phải thừa nhận rằng về trung hạn và dài hạn, hiệu quả của việc định giá thấp đồng euro vẫn không có gì chắc chắn. Trong một nghiên cứu về chủ đề này, Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế quốc gia Pháp (INSEE) cho rằng việc tăng giá ổn định 10% của đồng euro so với các ngoại tệ khác sẽ khiến Pháp mất đi 0,5% tăng trưởng trong ba năm. Tuy nhiên, về dài hạn, các cơ chế điều chỉnh có thế sẽ được thực hiện. Hơn nữa, việc giảm lạm phát do tăng giá đồng euro cũng sẽ thúc đẩy khả năng tăng trưởng kinh tế…
Vậy việc giảm giá đồng euro có lợi cho toàn khu vực Eurozone hay không? Câu trả lời còn phức tạp hơn. Nhìn tổng thể, Eurozone duy trì một cán cân thương mại thiếu sự cân bằng: nếu là một thực thể duy nhất, việc định giá lại đồng euro sẽ không được đặt ra.
Các nước thành viên Eurozone có tình trạng kinh tế rất khác nhau. Một số nước thặng dư thương mại như Đức, một số khác thâm hụt thương mại (Pháp). Một số khác còn trong giai đoạn quá độ như Tây Ban Nha, ở đó xuất khẩu đang trên đà phục hồi… Nhìn tổng thể, các nền kinh tế châu Âu sẽ không thể hưởng lợi từ việc định giá thấp đồng euro.
Vấn đề dường như phức tạp thêm khi các nước thành viên Eurozone duy trì nhiều quan điểm khác nhau về đồng euro, vì những lý do lịch sử, văn hóa và chính trị. Trái ngược với những gì người ta nghĩ, Đức không bị ám ảnh bởi đồng euro mạnh. Hơn hết, họ muốn một đồng euro ổn định và một đồng tiền duy trì mức lạm phát hợp lý, bởi lạm phát là nỗi ám ảnh của người Đức. Pháp, với chính sách kinh tế từ lâu muốn định giá thấp đồng euro để tăng khả năng cạnh tranh, dường như kỳ vọng nhiều vào một đồng euro yếu. Với các nước phía Nam, đứng đầu là Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Tây Ban Nha, họ đã khởi động chính sách định giá thấp đồng euro ở trong nước. Ngoài ra, họ cũng hành động dựa trên những yếu tố khác như chi phí lao động với việc giảm đáng kể số lượng nhân công và tiền lương…
Vậy Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã làm gì để quản trị đồng euro? Trái với Ngân hàng trung ương Nhật Bản, Ngân hàng trung ương Mỹ (FED) hay Ngân hàng trung ương Anh (BoE), trên phương diện chính thức, ECB không có chức năng tác động điều chỉnh đến vấn đề tỉ giá. Tuy nhiên, một khi ECB muốn thực hiện vai trò này, thì họ cần duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp, can thiệp đến thị trường ngoại tệ với việc mua đi bán lại một lượng lớn ngoại tệ. Đây là sự lựa chọn mà ECB chưa sẵn sàng. Bởi vì, cho dù các nước thành viên có chấp nhận điều này, thì cũng cần có sự đồng thuận về mức độ tối ưu liên quan đến tỉ giá đồng euro: trường hợp 1 euro đổi 1,50 USD, thì sẽ có lợi hơn với Đức; còn tỉ giá 1:1 thuận lợi cho Hy Lạp; trường hợp 1 euro đổi 1,23 USD là tỉ giá tối ưu mà Pháp muốn.
Vì không thể khiến tất cả cùng đồng thuận, nên ECB muốn sử dụng luật cung cầu của đồng euro để hành động. Điều các chuyên gia không muốn nói ra là thể chế tiền tệ này hoàn toàn không quan tâm đến vấn đề tỉ giá. Thực vậy, những tuyên bố mới đây của Chủ tịch ECB Mario Draghi cho thấy rằng ông rất thận trọng khi nói tới đồng euro, với một mục tiêu duy nhất: sự ổn định của đồng tiền này. Sau cùng, một điểm nhận được nhiều sự đồng thuận nhất là để có thể kinh doanh an toàn, các doanh nghiệp châu Âu trước hết cần một đồng tiền ổn định.
Vậy đâu là những giải pháp đan xen với chính sách định giá thấp đồng euro? Vấn đề này rất nhạy cảm bởi sự khác biệt giữa các nước. Việc một nước thành viên Eurozone tự định giá thấp đồng euro trong nội bộ nước này thông qua việc giảm lương, có thể mang lại những kết quả không chắc chắn. Ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nơi chính phủ các nước thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, dẫn tới một sự sụt giảm nghiêm trọng về sức mua trong nước.
Tại Pháp, sự suy giảm của ngành công nghiệp không chỉ gắn với vấn đề về giá, mà còn liên quan đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Phải chăng Pháp cần theo gương Đức tăng số lượng các kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật và trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm việc một cách có hệ thống? Thúc đẩy phối hợp nghiên cứu ứng dụng giữa doanh nghiệp và trường đại học như ở Mỹ. Hoặc tiến hành giảm thuế cho những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao mới thành lập để giúp họ có thể trở thành những Google hay Apple trong tương lai. Mọi khả năng đều để ngỏ…/.

2051. XUNG QUANH VIỆC QUỐC TẾ HÓA VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN VÀ NHỮNG TRỞ NGẠI VỀ MẶT CHẾ ĐỘ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, ngày 22/09/2013
(Tạp chí “Diễn đàn kinh tế và chính trị thế giới”, Trung Quc, số 2/2013)
Thời đại toàn cầu hóa làm cho sự phát triển của mọi quốc gia đều chịu ảnh hưởng của thế giới bên ngoài. Từ những năm 90 của thế kỷ 20 đến nay, nhiều quốc gia hoặc tự nguyện hoặc bị cuốn vào làn sóng toàn cầu hóa này một cách bị động. Trong quá trình toàn cầu hóa, một số quốc gia đã nắm được cơ hội phát triển nhanh, một số quốc gia lại bỏ lỡ cơ hội phát triển do còn lưỡng lự. Đối với toàn cầu hóa kinh tế, Triều Tiên đã áp dụng thái độ tương đối cản trở. Sau khi Kim Jong II qua đời ngày 17/12/2011, cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng rất lớn vào việc Triều Tiên sẽ mở cửa đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay những thay đổi thất thường của tình hình bán đảo Triều Tiên làm cho sự kỳ vọng này lại chứa đầy các nhân tố khó lường. Tác giả cho rằng mấu chốt để giải quyết tận gốc vấn đề đói nghèo và hạt nhân của Triều Tiên nằm ở việc thúc đẩy quốc tế hóa quốc gia này. Chỉ khi hội nhập cộng đồng quốc tế thì Triều Tiên mới có thể giải quyết về căn bản những vấn đề này, mới có thể thật sự duy trì hòa bình và ổn định của khu vực Đông Bắc Á. Bài viết xuất phát từ tình hình Triều Tiên hiện nay, phân tích nhu cầu hiện thực của việc quốc tế hóa Triều Tiên và các nhân tố gây trở ngại về mặt chế độ.
Sự thử nghiệm điều chỉnh và cải cách đối vi kinh tế sau Chiến tranh Lạnh
Bao năm qua Triều Tiên luôn nỗ lực duy trì chính quyền ổn định, ra sức phát triển kinh tế. Mặc dù đã thử nghiệm cải cách kinh tế và chính sách tiền tệ nhưng do hàng loạt nhân tố nên Triều Tiên chưa đạt được những tiến triển tương đối ỉớn. Ngày 17/12/2011, sau khi tin tức Kim Jong II qua đời được phát đi, bên ngoài đã đưa ra hàng loạt phán đoán đổi với sự phát triển của tình hình Triều Tiên. Có người cho rằng do Kim Jong Un trẻ tuổi lại từng du học ở châu Âu, cộng với ảnh hưởng của nhân tố Trung Quốc, mô hình phát triển kinh tế của Triều Tiên trong tương lai sẽ là “mở cửa”; có người cho rằng nội bộ Triều Tiên có thể xảy ra cuộc đấu tranh về đường lối xoay quanh vẩn đề phát triển kinh tế. Xuất phát từ toan tính tăng cường kiểm soát trong nước, Triều Tiên sẽ áp dụng mô hình phát triển “đóng cửa” hơn. Bất kể là sự lựa chọn chính sách theo “mô hình mở cửa” hay “mô hình đóng cửa” đều đã phản ánh hai vấn đề mà Triều Tiên phải đối mặt: ổn định chính quyền và phát triển kinh tế, đây cũng là hai mục tiêu Kim Jong Un muốn thực hiện ngay sau khi lên cầm quyền, và suy cho cùng nó chính là vấn đề quốc tế hóa Triều Tiên. Quốc tế hóa Triều Tiên có nghĩa là đưa kinh tế Triều Tiên hội nhập toàn cầu hóa kinh tế, làm cho vốn, tiền tệ, hàng hóa, dịch vụ và sự lưu động thông tin trong trao đổi quốc tế có xu hướng gắn chặt với thế giới. Trong xu thế quốc tế hóa, khi một nước hội nhập với thể chế chuẩn mực của thế giới, giữa lực lượng chuẩn mực của quốc tế và chính trị trong nước sẽ nảy sinh xung đột. Do nhận thức được điểm này, Triều Tiên luôn hết sức lo ngại khi mở cửa thị trường, và đã áp dụng thái độ cản trở đối với quốc tế hóa theo bản năng. Dù vậy, sau Chiến tranh Lạnh, Triều Tiên đã tiến hành thăm dò và thử cải cách ở mức độ nhất định trên con đường tìm kiểm phát triển kinh tế.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Triều Tiên từng có giai đoạn lịch sử kinh tế phát triển phồn vinh, nhưng sau Chiến tranh Lạnh đã bị Hàn Quốc đuổi kịp và vượt qua. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế, Triều Tiên đã lựa chọn thể chế kinh tế kế hoạch cố bám lấy chủ nghĩa xã hội, thời gian này, Triều Tiên đã gặp thiên tai khiến kinh tế, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Tháng 1/2001, Kim Jong II tới thăm Trung Quốc, nhận thấy sự thay đổi từng ngày của Thượng Hải và Bắc Kinh, thành quả cải cách mở cửa của Trung Quốc đã ít nhiều tác động tới Triều Tiên. Chuyến thăm Trung Quốc của Kim Jong II chủ yếu là muốn học tập kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển công nghệ thông tin và các ngành khoa học kỹ thuật cao, dựa vào đó để xây dựng Triều Tiên thành một quốc gia phồn vinh và cường thịnh. Tháng 7/2002, Chính phủ Triều Tiên cũng đã thực hiện “các biện pháp quản lý, cải thiện kinh tế”, chính thức cho phép một số cá nhân được tiến hành giao dịch thương mại, đưa vào chế độ doanh nghiệp hạch toán độc lập, trả lương theo hiệu quả công việc và tiền thưởng, thực thi chính sách hiện thực hóa vật giá, đồng thời nâng lương lên 18 đến 25 lần so với trước. Biện pháp này của Triều Tiên đã kích thích nhu cầu hàng hóa của người dân, và đã dẫn tới sự ra đời của thị trường nông sản. Cuộc thử nghiệm cải cách kinh tể hồi tháng 7/2002 không làm cho sức sản xuất của Triều Tiên được tăng cường, ngược lại còn tăng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, điều này đã kích thích nhu cầu tiêu dùng của người giàu và tầng lớp thành thị, gây ra lạm phát trong lĩnh vực lưu thông.
Do lạm phát và tình cảm bất mãn của người dân, từ nửa cuối năm 2009, Triều Tiên lần lượt phát đi một số tin tức, bày tỏ muốn đi sâu cải cách. Tuy nhiên, việc cải cách tiền tệ lần này không những chẳng đạt được mục tiêu như mong đợi, ngược lại dẫn tới lạm phát nghiêm trọng hơn, buôn bán với nước ngoài gần như rơi vào đình trệ, sự khủng hoảng và bất mãn của người dân ngày một tăng lên, dẫn tới phải dừng lại nhanh chóng. Sự thất bại trong lần cải cách kinh tế năm 2002 và cải cách tiền tệ năm 2009 làm cho Kim Jong II phải suy ngẫm nghiêm túc về bài học thất bại của hai lần cải cách và một lần nữa tới Trung Quốc học tập kinh nghiệm thành công. Từ tháng 5/2010 tới trước khi qua đời, Kim Jong II tới thăm Trung Quốc ba lần, và đánh giá cao công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Sau đó, Triều Tiên đã đẩy nhanh rõ rệt các bước buôn bán với nước ngoài. Tháng 2/2010, Triều Tiên thành lập Ngân hàng phát triển quốc gia. Là cơ quan hợp tác kinh tế với nước ngoài, Ngân hàng phát triển quốc gia có kế hoạch gom 10 tỷ USD để đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực đường sắt, đường bộ, cảng, điện lực và năng lượng. Năm 2011, Chính phủ Triều Tiên đã thông qua Kế hoạch chiến lược quốc gia 10 năm về phát triển kinh tế với trọng tâm là xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp cơ bản trong đó có điện, than đá, dầu mỏ và công nghiệp kim loại cũng như phát triển các vùng miền, mở ra khả năng trở thành quốc gia thịnh vượng vào năm 2012 và viễn cảnh đạt được trình độ của các nước phát triển vào năm 2020. Ngày 8/6/2011, khu kinh tế đảo Hwanggumpyong giữa Trung Quốc và Triều Tiên được khởi công, ngày 9/6/2011 khu kinh tế-thương mại Rason cũng được khởi động. Hội nghị lần thứ hai của “ủy ban chỉ đạo chung về hợp tác và phát triển” hai đặc khu kinh tế cũng đồng thời được tổ chức dưới sự chủ trì của quan chức cấp cao hai nước. Cuối năm 2011, Triều Tiên ban hành “Luật đặc khu kinh tế” các đảo Hwanggumpyong-Wihwa, quy định các doanh nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi về phương thức đầu tư, sử dụng đất đai, miễn thuế thu nhập khi đầu tư vào đặc khu này. Ngày 26/9/2012, tại Bắc Kinh, Trung Quốc và Triều Tiên cùng tổ chức hội nghị đầu tư liên quan đến hai đặc khu kinh tế (khu kinh tế-thương mại Rason và khu kinh tế các đảo Hwanggumpyong-Wihwa) nhằm thúc đẩy hợp tác đặc biệt là các biện pháp quan trọng kêu gọi thu hút đầu tư. Ngoài tích cực mở rộng hợp tác với Trung Quốc, Triều Tiên còn tích cực thu hút vốn của Hàn Quốc trong các dự án khu du lịch núi Kumgang và khu công nghiệp Kaesong. Ngoài ra, Triều Tiên cũng tích cực hợp tác năng lượng và nông nghiệp với Nga và các nước. Việc khởi động các dự án này đã trở thành cơ sở để Triều Tiên tìm kiếm con đường quốc tế hóa của mình.
Mặc dù chưa chủ động tích cực hội nhập toàn cầu hóa nhưng Triều Tiên cũng chưa ngừng việc tìm kiếm thay đổi hiện trạng đói nghèo, cải cách kinh tế trong nước. Sau khi lên cầm quyền, trong các chuyến thị sát Kim Jong Un cũng nhiều lần nhấn mạnh quyết tâm muốn làm cho người dân “có cơm, canh thịt”. Hiện nay, cộng đồng quốc tế đã ngừng viện trợ lượng thực và phong tỏa kinh tế, trong nước Triều Tiên cũng đứng trước tình hình thiếu lương thực, năng lượng và khan hiếm vật tư, đây vừa là trở ngại lớn để Triều Tiên quốc tế hóa, vừa là sức ép và động lực buộc quốc gia này đi theo con đường quốc tế hóa.
Nhu cầu hiện thực của việc quốc tế hóa Triều Tiên
Đối với Triều Tiên, con đường quốc tế hóa tuy có rủi ro nhất định nhưng rõ ràng có sức hút lớn đối với việc làm thay đổi hiện trạng bị phong tỏa cô lập, kinh tế gặp khó khăn và nghèo đói. Mặt khác, thúc đẩy Triều Tiên quốc tế hóa vừa có thể mang lại ấm no cho người dân, vừa có thể đưa Triều Tiên hội nhập cộng đồng quốc tế, làm cho các việc làm của nước này chịu sự ràng buộc của các quy tắc quốc tế, vừa có lợi cho việc duy trì sự hòa bình và ổn định của khu vực Đông Bắc Á.
1- Nhu cầu xây dựng “quốc gia thịnh vượng”
“Quốc gia thịnh vượng” là mục tiêu phấn đấu về chính trị, kinh tế, quốc phòng, khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục và sức mạnh tổng hợp của Triều Tiên trong mấy năm gần đây, trọng tâm là xây dựng Triều Tiên thành một quốc gia thịnh vượng có thực lực hùng mạnh, đất nước hưng thịnh, người dân có cuộc sống đầy đủ. Tuy mục tiêu này đã được đưa ra từ thời kỳ Kim Nhật Thành, nhưng sự nhấn mạnh của Kim Jong II đối với mục tiêu này đã đóng vai trò tập hợp lòng dân, khích lệ sĩ khí. Để thực hiện mục tiêu này, Triều Tiên đã đầu tư tiền vào xây dụng cơ sở hạ tầng, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ cũng như nông nghiệp liên quan đến quốc kế dân sinh. Cải cách kinh tế năm 2002 và cải cách tiền tệ năm 2009 cũng được tiến hành trong bối cảnh này. Nguyện vọng của Kim Jong II khi còn sống là mở “cánh cửa quốc gia thịnh vượng” vào năm 2012 nhân 100 năm ngày sinh nhật của Kim Nhật Thành. Để thực hiện lời kêu gọi của Kim Jong II, năm 2009 Triều Tiên đã phát động phong trào sản xuất quần chúng “150 ngày toàn dân ra sức chiến đấu” và “100 ngày toàn dân ra sức chiến đấu”. Tuy nhiên, chỉ dựa vào hai phong trào sản xuất quần chúng ngắn hạn trên thì khó có thể hoàn thành mục tiêu “quốc gia thịnh vượng”. Sự thất bại của hai lần cải cách cũng như hiệu quả yếu ớt của phong trào sản xuất quần chúng làm cho giấc mộng “quốc gia thịnh vượng” của Triều Tiên vẫn rất xa vời. Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng nhận thức được rằng phải phát triển kinh tế, buôn bán trao đổi với thế giới bên ngoài thì mới có thể thực hiện được mục tiêu này. Tờ “Sankei Shinbun” của Nhật Bản cho biết gần 10 năm qua Triều Tiên luôn tuyên truyền ở trong và ngoài nước về mục tiêu xây dựng “quốc gia thịnh vượng”, nhưng vào giai đoạn gần tới năm 2012 mới thay “phục hưng cường thịnh” bàng “quốc gia thịnh vượng” làm khẩu hiệu tuyên truyền chủ lưu. Kinh tế ốm yếu và thiếu hụt lương thực là nguyên nhân quan trọng dẫn tới Triều Tiên thay đôi mục tiêu quốc gia. Vị trí địa lý của Triều Tiên đã quyết định sự thiếu hụt lương thực, khan hiếm năng lượng của nước này, và chỉ khi thông qua phát triển buôn bán với bên ngoài, Triều Tiên mới có thể giải quyết được các yếu tố cốt lõi mà công cuộc phát triển kinh tế của nước này phải dựa vào. Xét từ ý nghĩa nào đó, tình hình phát triển kinh tế của Triều Tiên liên quan chặt chẽ với mức độ quốc tế hóa của nước này, đi theo con đường quốc tế hóa cũng là sự lựa chọn cần thiết để Triều Tiên thực hiện mục tiêu “quốc gia thịnh vượng”.
2- Nhu cầu nâng cao mức sống của người dân
Bao năm qua sự nghèo khó của người dân Triều Tiên đã thu hút sự quan tâm cao độ của cộng đồng quốc tế. Năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara chỉ rõ tính toán từ góc độ chủ nghĩa nhân đạo và an ninh, xóa bỏ sự đói nghèo của các nước đang phát triển là hết sức quan trọng, đồng thời nhấn mạnh trong một thế giới mà phúc lợi chênh lệch nhau nhiều, thông qua sức mạnh quân sự để thực hiện mục tiêu an ninh là có hạn. Đối với Triều Tiên, cộng đồng quốc tế đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về việc làm giảm vấn đề đói nghèo của quốc gia này. Một mặt, từ những năm 70 của thế kỷ 20 tới nay, giảm bớt đói nghèo đã trở thành mục tiêu rõ ràng và mang tầm quốc tế của các nước phát triển và các cơ cấu chính sách đa phương quốc tế. Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc và Hội chữ thập đỏ quốc tế hết sức quan tâm tới tình cảnh khó khăn của các nhóm người như phụ nữ và trẻ em. Mặt khác, việc viện trợ lương thực đối với Triều Tiên lại làm cho các tổ chức quốc tế này vô cùng đau đầu. Mặc dù Triều Tiên tích cực đệ đơn xin viện trợ lên các tổ chức quốc tế này nhưng lại yêu cầu nước giúp đỡ và các tổ chức quốc tế sửa đối kế hoạch viện trợ và phương án cho vay. Ngoài ra, việc Triều Tiên gây trở ngại đối với việc phân phối, kiểm tra và giám sát hàng viện trợ cũng khiến các nước viện trợ hết sức không hài lòng, đặc biệt là chính sách “tiên quân” của Triều Tiên làm cho các nước viện trợ lo ngại hàng viện trợ bị dùng vào mục đích quân sự. Ví dụ Hàn Quốc, Liên minh châu Âu và Mỹ lần lượt ngừng viện trợ đối với Triều Tiên vào năm 2008 và năm 2009. Vật giá tăng vọt do cải cách kinh tế năm 2002 gây ra cũng như sự trừng phạt quốc tế, viện trợ lương thực ngắt quãng của cộng đồng quốc tế làm cho đời sống vật chất của người dân Triều Tiên gặp nhiều thiếu thốn, cuộc sống vô cùng khó khăn. Chỉ khi Triều Tiên lựa chọn hội nhập quốc tế hóa, một mặt quy chuẩn hóa cơ chế kinh tế của đất nước, trao đổi thương mại với cộng đồng quốc tế, nâng cao trình độ phát triển kinh tế và sức sản xuất, đồng thời minh bạch hóa cơ chế phân phối, quản lý hàng hóa viện trợ thì mới có thể được cộng đồng quốc tế và nước viện trợ tin cậy, mới có thể nhận được viện trợ để cải thiện mức sống của người dân. Sự nghèo đói bao năm qua làm cho người dân khó có thể tin tưởng và nghe theo sự ưu việt của chế độ mà Chính phủ Triều Tiên tuyên truyền, chỉ khi nâng cao đời sống vật chất của người dân thì mới có thể đảm bảo địa vị hợp pháp của đảng cầm quyền Triều Tiên.
3- Duy trì an ninh của chính quyền
Muốn duy trì cảm giác an toàn của chính quyền thì Triều Tiên chắc chắn phải giữ mức đầu tư tương đối cao vào lực lượng quốc phòng. Lâu nay, Triều Tiên luôn thực hiện chính sách “tiên quân”. Sức mạnh đất nước suy yếu làm cho Triều Tiên khó có thể duy trì chi tiêu quân sự đồ sộ, chỉ dựa vào sức sản xuất trong nước thì khó có thể thực hiện mục tiêu chiến lược an ninh. Xét về kinh tế, quốc tế hóa sẽ giúp nâng cao sức sản xuất kinh tế của Triều Tiên từ đó có thể đầu tư cho sức mạnh quân sự tương ứng với hạ tầng kinh tế, không bị cộng đồng quốc tế và nước viện trợ chỉ trích về việc phát triển năng lực quân sự. Về mặt an ninh, Triều Tiên luôn cho rằng chỉ khi sở hữu vũ khí hạt nhân thì mới có thể đảm bảo an ninh của chính quyền. Tuy nhiên, thông qua sự phát triển của vấn đề hạt nhân Triều Xiên có thể nhận thấy sự đòi hỏi và kiên trì đối với vũ khí hạt nhân chẳng những không làm cho an ninh cúa chính quyền được đảm bảo, ngược lại khiến môi trường bên ngoài liên tục xấu đi, ngày càng trở nên cô lập. Vì vậy, trên con đường duy trì an ninh của chính quyền, đi theo con đường quốc tế hóa, làm cho thực lực kinh tế trở nên lớn mạnh phù hợp với hiện thực và lợi ích trong và ngoài nước hơn hẳn có vũ khí hạt nhân. Sau khi lên cầm quyền, Kim Jong Un vẫn phải đối mặt với vấn đề an ninh quốc phòng, để giải quyết vấn đề này thì ngoài cần tiếp tục cải cách và điều chỉnh đối với kinh tế trong nước, còn cần tăng cường buôn bán với bên ngoài, phá vỡ sự cô lập và trừng phạt, tăng cường thực lực quốc gia thì mới có thể làm cho chính quyền đất nước được an toàn. Tháng 3/2012, Trung Quốc mở cửa khu vực Yanban, thu hút một lượng lao động của Triều Tiên, Chính phủ Triều Tiên tỏ ra tích cực vì đây cũng là cơ hội để họ kiếm được ngoại hối.
Triều Tiên thông qua đi theo con đường quốc tế hóa thực hiện mục tiêu “quốc gia thịnh vượng”, cải thiện đời sống nhân dân, duy trì sự ổn định của chính quyền là có những đòi hỏi lợi ích sát với thực tế.
Những trở ngại về mặt chế độ
Nếu việc quốc tế hóa Triều Tiên có đầy đủ nhu cầu hiện thực thì nguyên nhân nào khiến Triều Tiên ngày nay chẳng những không thực hiện được quốc tế hóa mà lại ngày càng cô lập? Nói chung, quốc tế hóa ảnh hưởng tới các cơ hội và sự ràng buộc mà các bên tham gia trong xã hội và các bên tham gia kinh tế phải đối mặt, từ đó ảnh hưởng tới thiên hướng chính sách của họ, tức là ảnh hưởng tới sự lựa chọn của họ đối với bất cứ chính sách nào có thể thực hiện được mục tiêu căn bản mà không nhất định là những giá trị căn bản mà bên tham gia phải tìm kiếm. Quốc tế hóa cũng đã ảnh hưởng tới sự tập trung của cải quốc tế, tính nhạy cảm và dễ bị tôn thương của đất nước đối với sự thay đổi của bên ngoài cũng như các cơ hội và sự ràng buộc mà chính phủ phải đối mặt. Hơn nữa quốc tế hóa sẽ làm tổn hại một số hiệu quả chính sách nào đó của chính phủ đương nhiệm, hạn chế quyền tự quyết sách của chính phủ, cũng sẽ làm tăng thêm khả năng xảy ra rối ren kinh tế, khủng hoảng chính trị ở nước này. Chính vì nhận thức được mối quan hệ phức tạp giữa quốc tế hóa với chính trị trong nước, Triều Tiên mới tỏ tâm lý mâu thuẫn hay thay đổi chính sách. Trong vấn đề quốc tế hóa, ở Triều Tiên tồn tại các trở ngại về mặt chế độ như nhận thức về lợi ích, hệ thống ý thức hệ và thể chế kinh tế, sự trừng phạt của bên ngoài cũng trở thành nhân tố quan trọng gây trở ngại cho việc quốc tế hóa Triêu Tiên.
1- Nhận thức về lợi ích
Trong vấn đề quốc tế hóa, mặc dù Triều Tiên cũng có nhu cầu nhưng chưa có các hành động thực sự để hội nhập quốc tế hóa, nguyên nhân chủ yếu nhất là sự nhận thức của Triều Tiên đối với lợi ích của mình. Trong tiến trình quốc tế hóa, cùng lúc các nước hội nhập cộng đồng quốc tế giành được cơ hội tự phát triển thì cũng đứng trước các mối đe dọa và thách thức của môi trường bên ngoài đối với lợi ích nước mình. Các quy tắc, cơ chế và giá trị của cộng đồng quốc tế đều tạo thành ảnh hưởng đối với lợi ích quốc gia, ảnh hưởng này không phải do bên ngoài tác động, mà do chính các bên tham gia trong nước, chúng không chỉ hạn chế việc làm của đất nước mà quan trọng hơn là đã làm thay đổi thiên hướng của đất nước. Chính xuất phát từ nhận thức nguy hiểm này, Triều Tiên không dám mở cửa thị trường hoặc hoàn toàn mở cửa thị trường.
Đối với Triều Tiên, lợi ích quốc gia tối cao chính là sự an toàn của chính quyền. Nếu vì quốc tế hóa mà dẫn tới chính quyền bất ổn thậm chí bị lật đổ, Triều Tiên sẽ không tích cực hội nhập mà cản trở quốc tế hóa. Tuy Triều Tiên nhận thức được kinh tế lạc hậu không có lợi cho việc tăng cường sức mạnh quốc gia, chấn hưng dân tộc, nhưng trong tình hình bên ngoài đe dọa thể chế của chính quyền, Triều Tiên chỉ có thể thông qua duy trì sức mạnh quân sự trong nước để đảm bảo an ninh của chính quyền. “Tiên quân” bảo vệ được an ninh quốc gia nhưng cũng gây trở ngại cho các bước quốc tế hóa của Triều Tiên. Việc lựa chọn nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân tuy đã giúp tăng thêm ảnh hưởng của Triều Tiên trong các cuộc đàm phán với Mỹ, nhưng kết quả lại làm cho Triều Tiên rơi vào tình cảnh cô ỉập bao vây hơn. Ví dụ, động hướng đe dọa phát động “chiến tranh hạt nhân” của Triều Tiên trong thời gian gần đây không đạt được mục tiêu và ý đồ sử dụng nó như con bài mặc cả đàm phán với Mỹ. Sự nhận thức lợi ích an ninh của chính quyền là trên hết đã gây trở ngại cho các bước quốc tế hóa của Triều Tiên.
2- Sự hạn chế của ý thức hệ
Xét về ý thức hệ, Triều Tiên và Trung Quốc đều là các nước xã hội chủ nghĩa, đều lấy Chủ nghĩa Mác làm tư tưởng chỉ đạo. Nhưng Triều Tiên vẫn kiên trì các yếu tố của Chủ nghĩa Mác đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, như kiên trì chế độ công hữu, coi nền kinh tế kế hoạch là thể chế quản lý kinh tế. Sự lý giải máy móc của Triều Tiên đối với Chủ nghĩa Mác làm cho nước này khó có thể áp dụng Chủ nghĩa Mác theo đúng tình hình đất nước. Sự thâm căn cố đế của ý thức hệ làm cho mấy thế hệ lãnh đạo của Triều Tiên khó có thể chấp nhận toàn cầu hóa kinh tế do chủ nghĩa tư bản giữ chủ đạo, vì vậy ra sức cản trở và nghi ngờ quốc tế hóa. Trong khi điều chỉnh và cải cách kinh tế, Triều Tiên cũng nhiều lần thay đổi chính sách. Tờ “Rodong Sinmun” có bài viết chỉ rõ “bất kể là sự cải cách tốt đẹp như thế nào, nếu không phải là của chủ nghĩa xã hội thì không phải là của nhân dân, không phải là của Triều Tiên”. Năm 2008 khi cải cách mở rộng một chút, kinh tế dân doanh hoạt động mạnh hon, Kim Jong Il đã đi thị sát thị trường ở Bình Nhưỡng, nhìn thấy người dân giao dịch chợ đen, bùi ngùi nói rằng “Đây không phải là chủ nghĩa tư bản sao?” Triều Tiên đã tăng cường quản lý kiểm soát thị trường trên cả nước, ban hành mục lục hàng hóa có thể phải giao dịch nghiêm ngặt, quy mô thị trường thu hẹp. Sự nhấn mạnh đối với ý thức hệ làm cho Triều Tiên nảy sinh thái độ thù địch đối với quốc tế hóa do chủ nghĩa tư bản giữ chủ đạo, từ đó nảy sinh dao động đối với cải cách kinh tế. Trạng thái này không những làm cho người dân trong nước mất đi niềm tin đối với cải cách, cũng làm cho rất nhiều quốc gia và nhà đầu tư quốc tế do dự khi đầu tư và hợp tác với Triều Tiên. Dưới ảnh hưởng của ý thức hệ, con đường quốc tế hóa của Triều Tiên trở nên hết sức khó khăn.
3- Sự không hoàn thiện của thể chế kinh tế trong nước
Mỗi một quốc gia khi gia nhập hệ thống quốc tế đều cần điều chỉnh thể chế kinh tế nhằm đẩy mạnh tiến trình quốc tế hóa của nước mình. Do những hiểu biết về chế độ xã hội chủ nghĩa, Triều Tiên vẫn kiên trì cách lý giải cứng nhắc đối với Chủ nghĩa Mác, tức là kinh tế thị trường là của chủ nghĩa tư bản, chế độ xã hội chủ nghĩa phải áp dụng thể chế kinh tế kế hoạch. Bước sang thế kỷ mới, Triều Tiên đã áp dụng một loạt chính sách biện pháp mới, vừa làm cho đất nước cảm nhận được sức sống do kinh tế thị trường mang lại và vai trò tích cực của nó đối với phát triển kinh tế, lại vừa khiến Triều Tiên lo ngại những ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với thể chế kinh tế kế hoạch và sự thay đổi tư tưởng của người dân, vì vậy mới xuất hiện tình trạng hay thay đổi ban hành chính sách rồi lại thu về. Chính sách hay thay đổi như vậy cho thấy yếu tố thị trường khó có thể được bồi đắp và phát triển ở Triều Tiên, điều này dẫn tới quá trình quốc tế hóa Triều Tiên thiếu chỗ dựa của thể chế kinh tế trong nước. Ví dụ, sau những năm 90 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã thay đổi cách giao dịch hàng hóa truyền thống với Triều Tiên, thay thế bằng phương thức giao dịch tiền tệ làm cho Triều Tiên khó có thể thích ứng, một thời gian làm cho kim ngạch thương mại Trung Quốc-Triều Tiên giảm mạnh. Mấy năm gần đây, mặc dù Triều Tiên đã có một số điều chỉnh về chính sách kinh tế nhưng cho đến nay, thể chế kinh tế có lợi cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quốc tế hóa vẫn chưa được thiết lập. Một số thương nhân nước ngoài đầu tư ở Triều Tiên đã bị thua lỗ do các dự án đầu tư thường xuyên chịu ảnh hưởng của chính sách hay thay đổi. Môi trường chính sách và chế độ này hiển nhiên không có lợi cho việc quốc tế hóa.
4- Môi trường bên ngoài xấu đi do kiên trì sở hữu vũ khí hạt nhân
Hiện nay, do Triều Tiên khăng khăng phát triển vụ khí hạt nhân, dẫn tới cộng đồng quốc tế liên tục trừng phạt kinh tế đối với nước này, đẩy Triêu Tiên theo hướng cô lập, đây cũng là nhân tố bên ngoài quan trọng ảnh hướng tới việc Triều Tiên thực hiện quốc tế hóa. Nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an Liên Họrp Quốc đã tăng cường sự trừng phạt đối với Triều Tiên từ ba phương diện kiểm soát hàng hóa ra vào, cấm vận chuyển buôn bán vũ khí và ngăn chặn hỗ trợ tài chính. Sau đó Mỹ lại tuyên bố kéo dài trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên thêm một năm; Liên minh châu Âu cũng dựa vào các nghị quyết có liên quan của Hội đồng Bảo an, thực thi các biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên; Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc cũng lần lượt khởi động các biện pháp trừng phạt tài chính đối với các cá nhân và doanh nghiệp của Triều Tiên. Những biện pháp trừng phạt này đã làm cho Triều Tiên trở nên cô lập hơn. Quan hệ thù địch giữa Mỹ và Triều Tiên bao năm qua chưa được thay đổi về căn bản, điều này vừa gây trở ngại cho việc Triều Tiên cải thiện quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc, vừa ảnh hưởng tới việc Triều Tiên giành được các khoản viện trợ lớn của các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á. Việc Triều Tiên kiên trì thử nghiệm hạt nhân khiến các cuộc Đàm phán 6 bên rơi vào bế tắc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng gây sức ép chính trị, quân sự, trừng phạt kinh tế ngày càng lớn lên Triều Tiên để buộc nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân. Đối đầu giữa Triều Tiên với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc do vậy không ngừng leo thang, năm 2010 Triều Tiên và Hàn Quốc thậm chí đã xảy ra các cuộc xung đột quân sự như pháo kích lên đảo Yeonpyeons. Môi trường an ninh như vậy làm cho Triều Tiên chẳng có cách nào tham gia tiến trình toàn cầu hóa kinh tế, cũng làm cho các nhà đầu tư nước ngoài do dự khi đầu tư vào quốc gia này, kết quả chắc chắn sẽ làm cho kinh tế Triều Tiên chậm phát triển. Nghị quyết 2094 được Liên Hợp Quốc thông qua ngày 7/3/2013 đã mở rộng phạm vi trừng phạt trên cơ sở vốn có, đưa thêm vào “trừng phạt tài chính”, các nhân viên ngoại giao, ngân hàng thực hiện các hoạt động bất hợp pháp cũng như việc chuyển khoản tiền mặt bất hợp pháp đều thuộc danh mục trừng phạt. Tuy nhiên, trừng phạt không ngừng leo thang không làm cho Triều Tiên từ bỏ sự theo đuổi đối với vũ khí hạt nhân, ngược lại làm cho môi trường quốc tể hóa Triều Tiên xấu đi, làm cho Bình Nhưỡng càng quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân.
Kết lun
Quốc tế hóa vừa là con đường để Triều Tiên thực hiện mục tiêu “quốc gia thịnh vượng”, vừa là cái đích mà cộng đồng quốc tế hướng tới. Sau khi lên cầm quyền, để ổn định chính quvền trong thời gian ngắn thì việc Kim Jong Un vẫn tiếp tục thực hiện chính sách “bàn tay sắt” của cha mình là có thể lý giải được, về lâu dài, trên cơ sở ổn định chính quyền, đẩy mạnh Triều Tiên quốc tế hóa, tăng cường hợp tác thương mại với bên ngoài nên là con đường duy nhất để Triều Tiên thoát khỏi tình cảnh kinh tế khó khăn, cải thiện dân sinh. Từ các cuộc thảo luận về dự án hợp tác với Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc, sau khi Kim Jong Un lên nắm quyền có thể thấy ông ta có tầm nhìn và chiến lược mở cửa hơn cha mình. Và cộng đồng quốc tế nên dành cho Triều Tiên cơ hội để quốc tế hóa, Đặc biệt là cách làm lợi dụng kinh tế khó khăn để đe dọa Triều Tiên của Mỹ và Hàn Quốc trong nhiều năm qua chẳng những không có lợi cho việc phi hạt nhân hóa ngược lại làm cho Triều Tiên càng đi theo con đường nguy hiểm.
Đàm phán 6 bên tuy không giải quyết được triệt để vấn đề hạt nhân của Triều Tiên nhưng nó vần là một sự thử nghiệm quan trọng nhằm hối thúc Triều Tiên quốc tế hóa, Đàm phán 6 bên chủ yếu xoay quanh mục tiêu phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên, ngoài ra còn đàm phán về hợp tác trong các dự án ngoại giao, viện trợ kinh tế và năng lượng. Vì vậy, đàm phán 6 bên là con đường khả thi để kéo Triều Tiên đang cô lập vào cộng đồng quốc tế, tái khởi động đàm phán 6 bên trở thành cơ sở quan trọng để thúc đẩy Triều Tiên quốc tế hóa, Trung Quốc, Nga, Mỹ và Hàn Quốc cần nỗ lực để thực hiện mục tiêu hợp tác này. Do đó, thúc đẩy Triều Tiên quốc tế hóa, làm cho kinh tế của Triều Tiên lệ thuộc vào thế giới bên ngoài, hối thúc Triều Tiên tham gia nhiều tổ chức quốc tế hơn, dùng các quy tắc quốc tế để ràng buộc các việc làm của Triều Tiên trở thành sự kỳ vọng của cộng đồng quốc tế. Bất kể là Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân hay tiếp tục đói nghèo đều là mối nguy hại rất lớn đối với hòa bình và ổn định của khu vực Đông Bắc Á. Và muốn duy trì khu vực Đông Bắc Á hòa bình thì phải làm cho Triều Tiên giảm bớt khó khăn, thực hiện quốc tế hóa, không đẩy Triều Tiên vào phía đối lập.
Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh luôn duy trì lập trường thúc đẩy Triều Tiên quốc tế hóa, đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến Trung Quốc không tán thành việc cộng đồng quốc tế động một chút là trừng phạt Triều Tiên. Sau khi Chính quyền Kim Jong Un ổn định, Trung Quốc đã đóng vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy Triều Tiên quốc tế hóa, phát triển kinh tế. Triều Tiên tự chủ về kinh tế, vừa có thể giảm bớt sự lệ thuộc vào viện trợ của Trung Quốc, vừa có thể cân bằng thế lực với Hàn Quốc, từ đó đảm bảo sự hòa bình và ổn định của bán đảo. Giúp Triều Tiên quốc tế hóa, cải cách kinh tế, không những là giúp cho Chính quyền của Triều Tiên được an toàn, đất nước ổn định mà còn giúp cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược của Đông Bắc Á, có lợi cho sự hòa bình và ổn định của khu vực Đông Bắc Á./.

Người tố cáo tiêu cực đã bị đuổi việc!

Ngày 1-10, nữ dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh (SN 1983, ngụ thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước), nhân viên phòng Giám định Y khoa (GĐYK) tỉnh Bình Phước chính thức nhận quyết định sa thải do ông Đoàn Đức Loát, Trưởng phòng GĐYK ký.

Quyết định sa thải cho rằng nữ dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh tố cáo sai sự thật, gây thiệt hại nghiêm trọng về lợi ích của người sử dụng lao động như: gây mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của một số cá nhân, tập thể phòng GĐYK và Sở Y tế tỉnh Bình Phước.
Trước đó, ngày 30-7, UBND tỉnh Bình Phước có báo cáo số 145/BC-UBND để báo cáo với Thủ tướng về trường hợp “Gương điển hình được VTV vinh danh bị buộc thôi việc” mà nhân vật chính là dược sĩ Oanh. Báo cáo khẳng định đến ngày 30-7, dược sĩ Oanh vẫn đang làm việc tại phòng GĐYK vì TAND thị xã Đồng Xoài đang thụ lý đơn dược sĩ Oanh kiện y sĩ Nguyễn Xuân Đô đánh cô.
Báo cáo là thế nhưng ngay  trong ngày 2-8, UBND tỉnh Bình Phước tiếp tục ban hành công văn số 2469/UBND-VX thừa nhận hành vi của ông Đoàn Đức Loát, Trưởng phòng GĐYK có sai phạm nhưng cho rằng do Sở Y tế… thấy chưa đến mức kỷ luật ông Loát nên chỉ yêu cầu kiểm điểm vì cho rằng tố cáo của dược Oanh sai và yêu cầu “có hình thức xử lý phù hợp đối với người tố cáo (dược sĩ Oanh – PV) và các cá nhân liên quan.
Dựa vào công văn 2469/UBND-VX, đến chiều 29-8, phòng GĐYK tổ chức họp sa thải dược sĩ Oanh. Điều đáng nói, chủ trì cuộc họp để sa thải người tố cáo lại là ông Đoàn Đức Loát, Trưởng phòng GĐYK- người bị tố cáo hàng loạt tiêu cực trong nhiều năm qua.
SAMSUNG
Dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh – người tố cáo hàng loạt tiêu cực tại phòng GĐYK tỉnh Bình Phước- lại bị đuổi việc bởi những người bị tố cáo!
Sau khi nhận đơn tố cáo của chị Oanh về ông Loát, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối cơ quan dân chính Đảng tỉnh Bình Phước thừa nhận những gì chị Oanh tố cáo là đúng. Tuy nhiên những cá nhân bị tố cáo như: ông Đoàn Đức Loát, y sĩ Nguyễn Thị Bé, Phan Thị Thúy An, bác sĩ Lê Phước Đa… chỉ bị kiểm điểm.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, chị Oanh cho biết sẽ khởi kiện quyết định sa thải do ông Đoàn Đức Loát ký ban hành vì trái luật, không đúng thẩm quyền và một luật sư tại TP HCM cũng đã đồng ý bảo vệ quyền lợi miễn phí cho dược sĩ Oanh.
Theo NLĐ