Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Tin ngày 29/8/2013 - tiếp theo

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI


Lộ diện trợ thủ giúp bầu Kiên chiếm đoạt tiền Hòa Phát

Biết 20 triệu CP của Hòa Phát do ACBI sở hữu đang thế chấp tại ACB nhưng Trần Ngọc Thanh vẫn ký biên bản chuyển nhượng số CP này cho Hòa Phát.
Sau Khi Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt tối 20/8/2012, đến ngày 5/11/2012, Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát (100% vốn của Tập đoàn Hòa Phát) đã có đơn gửi Cơ quan CSĐT Bộ Công an về việc chưa nhận được 20 triệu cổ phần (CP) trị giá 264 tỷ đồng từ Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội (ABCI) do bầu Kiên làm Chủ tịch HĐQT, Trần Ngọc Thanh làm Giám đốc.
Cụ thể, tháng 5/2012, Thép Hòa Phát đã ký hợp đồng với ACBI để mua lại 20 triệu CP của ACBI tại Hòa Phát với giá 264 tỷ đồng. Sau khi ký hợp đồng, Thép Hòa Phát đã trích số tiền từ nguồn vốn tự có chuyển cho ACBI số tiền 264 tỷ đồng thông qua ngân hàng ACB. Tuy nhiên, đến thời điểm gửi đơn cho Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Thép Hòa Phát vẫn chưa nắm được quyền sở hữu 20 triệu CP nói trên bởi số CP này đang là tài sản thế chấp của ACBI tại ngân hàng ACB cho khoản vay 800 tỷ đồng.
Thực tế, việc bán 20 triệu CP cho Thép Hòa Phát là chính là hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 264 tỷ đồng của bầu Kiên dưới sự trợ giúp đắc lực của Trần Ngọc Thanh, Giám đốc ACBI và Nguyễn Thị Hải Yến, Kế toán trưởng của ACBI.
Theo Biên bản kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, thông qua mối quan hệ với ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT và ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, bầu Kiên biết được Hòa Phát có chủ trương tăng sở hữu của Tập đoàn tại các công ty thành viên trong đó có Thép Hòa Phát mà ACBI đang sở hữu gần 22,5 triệu CP. Bầu Kiên đã đồng ý bán lại 20 triệu CP cho Thép Hòa Phát với giá 264 tỷ đồng.
Tuy nhiên, 22,5 triệu CP nói trên đã ACBI ký hợp đồng thế chấp vào ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu 800 tỷ đồng. Ngày 5/5/2012, bầu Kiên có chỉ đạo Nguyễn Ngọc Thanh đề nghị xem xét cho giải chấp 20 triệu trong số 22,5 triệu CP Thép Hòa Phát đã thế chấp nhưng phía ngân hàng ACB không đồng ý.
Mặc dù chưa có bất cứ văn bản nào đồng ý việc giải chấp 20 triệu CP Thép Hòa Phát do ACBI sở hữu nhưng ngày 15/5/2012, theo sự chỉ đạo của bầu Kiên, Trần Ngọc Thanh vẫn ký Biên bản họp HĐQT ACBI (thực tế HĐQT không họp) thể hiện chủ trương thống nhất của các thành viên trong HĐQT đồng ý chuyển nhương 20 triệu CP cho Thép Hòa Phát.
Ngày 21/5/2012, thực hiện ý kiến chỉ đạo của bầu Kiên, Trần Ngọc Thanh chính thức ký hợp đồng với Thép Hòa Phát để bán lại 20 triệu CP với giá 264 tỷ đồng mặc dù biết số CP này vẫn đang được thế chấp tại ngân hàng ACB.
Sau khi thu được số tiền 264 tỷ đồng từ Thép Hòa Phát, Trần Ngọc Thanh đã ký ủy nhiệm chi để chuyển số tiền này đi nhiều nơi giúp bầu Kiên trả nợ và sử dụng vào mục đích riêng.
Tại CQĐT, Trần Ngọc Thanh thừa nhận biết việc bán 20 triệu CP cho Thép Hòa Phát khi chưa được giải chấp tại ngân hàng ACB là trái pháp luật nhưng vì Thanh chỉ là người làm thuê cho Kiên nên phải thực hiện theo sự chỉ đạo của Kiên. Tuy nhiên, hành vi của Trần Ngọc Thanh đã đủ yếu tố cấu thành tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự với vai trò là đồng phạm giúp sức.
Về Nguyễn Thị Hải Yến, với chức năng là Kế toán trưởng của ACBI, Yến đều biết 22,5 triệu CP Thép Hòa Phát do ACBI nắm giữ đã được thế chấp tại ngân hàng ACB và chưa được giải chấp nhưng theo sự chỉ đạo của bầu Kiên, ngày 15/5/2012, Yến vẫn soạn thảo Quyết định về việc chuyển nhượng CP để Kiên ký và soạn thảo biên bản họp HĐQT ACBI thể hiện chủ trương đồng ý bán 20 triệu CP của các thành viên HĐQT dù thực tế HĐQT không hề họp.
Chính Yến cũng là người soạn thảo hợp đồng đưa cho Trần Ngọc Thanh ký với Thép Hòa Phát để bán lại 20 triệu CP đồng thời nhận và chuyển số tiền 264 tỷ đồng đi nhiều nơi giúp Kiên trả nợ và sử dụng vào mục đích riêng dù biết hành vi này là trái pháp luật.
Theo kết luận của CQĐT, hành vi của Nguyễn Thị Hải Yến đủ cấu thanh tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò là đồng phạm giúp sức.
Như vậy, Trần Ngọc Thanh, Giám đốc ACBI và Nguyễn Thị Hải Yến, Kế toán trưởng ACBI chính là hai trợ thủ đắc lực giúp bầu Kiên lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 264 tỷ đồng của Thép Hòa Phát.
Được biết, đến thời điểm này, Thép Hòa Phát vẫn chưa đòi lại được số tiền 264 tỷ đồng đã chuyển cho ACBI để mua 20 triệu CP
THEO KIẾN THỨC

Sở hữu chéo: Ma trận rửa tiền

Trong khi nhà nước chỉ mới chú trọng phòng chống rửa tiền ở lĩnh vực ngân hàng thì sở hữu chéo lại là mảnh đất màu mỡ để hoạt động này núp bóng


Theo Cục Phòng chống rửa tiền (AMLD) thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Việt Nam chưa có đánh giá chính thức của cơ quan có thẩm quyền về tội phạm rửa tiền. Còn theo đánh giá của Lực lượng Đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), Việt Nam mới tuân thủ được 16 trong tổng số 49 khuyến nghị mà tổ chức này đưa ra.
165 báo cáo đáng ngờ
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng AMLD, cho biết năm 2009, Quốc hội thông qua Bộ Luật Hình sự (sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1-1-2010), trong đó quy định tội phạm rửa tiền. Tuy nhiên, đến tháng 6-2012, Quốc hội mới thông qua Luật Phòng chống rửa tiền. Tháng 10-2012, Thủ tướng Chính phủ lập kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Do đó, Việt Nam còn ít kinh nghiệm trong công tác đấu tranh phòng chống rửa tiền.
Số liệu của AMLD cho thấy đến nay, NHNN đã “khoanh vùng” được 165 báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến hoạt động rửa tiền, chuyển cơ quan thanh tra và công an xác minh. Tổng số tiền giao dịch nghi ngờ rửa tiền trong năm 2012 là gần 51.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, NHNN cũng tiếp nhận 50 văn bản từ các cơ quan thực thi pháp luật đề nghị rà soát, cung cấp thông tin liên quan đến các bị can hoặc đối tượng trong các vụ án hình sự.
Ông Nguyễn Văn Ngọc cho biết các giao dịch nghi ngờ rửa tiền nói trên chủ yếu là các báo cáo thu thập từ ngân hàng, trong đó có cả ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, con số này không phản ánh ngân hàng là mảnh đất thuận lợi cho tội phạm rửa tiền. Vì trong các lĩnh vực có khả năng lớn xảy ra rửa tiền như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, kinh doanh vàng, casino…, mới chỉ có hệ thống ngân hàng chú trọng tập huấn nâng cao kiến thức phòng chống rửa tiền cho đội ngũ nhân viên, từ đó kịp thời cập nhật các báo cáo giao dịch đáng ngờ gửi cơ quan chức năng.
Thực tế, số lượng báo cáo nghi ngờ rửa tiền tăng cao sau mỗi đợt NHNN tổ chức tập huấn, chứng tỏ Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm đấu tranh đối với loại tội phạm mới này.
Khó truy nguồn gốc dòng tiền
Ông Ngọc cũng cho biết một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác phòng chống rửa tiền của Việt Nam hiện nay là khó xác định tính minh bạch và chủ sở hữu hưởng lợi của các nguồn đầu tư. Để chống rửa tiền, phải truy tìm mối quan hệ sở hữu chéo nhưng đây chính là vấn đề đang vướng.
Ma trận sở hữu chéo đã trở thành hiện tượng điển hình của nền kinh tế Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức đều được góp vốn tham gia cổ đông sáng lập ngân hàng. Ngân hàng A có công ty B tham gia 10% vốn, công ty B lại có ông C là chủ tịch HĐQT nhưng ông C lại cử ông D đứng ra đại diện vốn. Vì vậy, trong cổ đông sáng lập ngân hàng A không có tên ông C, trong khi nhân vật này mới thực sự là người điều hành (tương tự trường hợp vai trò của bầu Kiên tại ACB).
Các hiện tượng thuê giám đốc để thành lập doanh nghiệp, ủy quyền cho tài xế, nhân viên đứng tên cổ phần… cũng gây khó khăn cho việc truy tìm nguồn gốc dòng tiền. Ông Ngọc cho biết tại cuộc họp đánh giá công tác của Ban Chỉ đạo phòng chống rửa tiền gần đây nhất, AMLD đã kiến nghị Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét sửa Luật Doanh nghiệp nhằm hạn chế tình trạng thuê giám đốc mở doanh nghiệp ma để lợi dụng rửa tiền.
Tiếp tục mở rộng công tác phòng chống rửa tiền, NHNN đang dự thảo quy định mua vàng bằng tiền mặt có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên phải xuất trình CMND.
Tiềm ẩn trong những giao dịch bất thường
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, “xương sống” giúp phòng chống tội phạm rửa tiền có hiệu quả chính là việc các định chế tài chính phải hiểu rõ khách hàng để kịp thời báo cáo giao dịch bất thường. Ví dụ, trước đây có nhóm tội phạm quốc tế thuê một số người Việt Nam mở 12 thẻ debit của các ngân hàng trong nước. Các chủ thẻ nhận ít tiền thù lao rồi giao lại thẻ cho người đặt hàng. Sau đó, nhóm tội phạm này sang Campuchia (quốc gia không quản lý ngoại hối) để rút tiền mặt. Hằng ngày, tiền được chuyển vào cả 12 tài khoản ở Việt Nam và rút sạch từ Campuchia. Ông Ngọc cho rằng các ngân hàng phải nhận thức được đây là giao dịch bất thường, báo cáo AMLD để phối hợp với cơ quan công an đấu tranh xử lý.
Theo NLĐ

Lương Thủ tướng cũng chỉ 14 – 15 triệu đồng

Thông tin từ người phát ngôn Chính phủ xung quanh việc lãnh đạo của 4 doanh nghiệp công ích Tp.HCM lĩnh lương vài trăm triệu…

Lương của lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích tại Tp.HCM cao gấp gần chục lần lương lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hiện nay.
Nếu lương của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp công ích tại Tp.HCM đúng như báo chí phản ánh là không đúng với quy định của nhà nước, mà không đúng thì phải xử lý.
Quan điểm của Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trước câu hỏi của báo giới đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ chiều 28/8, về những thông tin xung quanh việc lãnh đạo của 4 doanh nghiệp công ích tại Tp.HCM lĩnh lương lên tới vài trăm triệu đồng mỗi tháng.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, lương trong doanh nghiệp, đặc biệt là lương của viên chức nhà nước quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định rất chặt chẽ và cẩn thận. Năm 2007 chúng ta có Nghị định 86 quy định về vấn đề này, rồi sau đó là Nghị quyết Trung ương 6, Nghị định 50, 51 của Chính phủ… quy định chặt chẽ cách hạch toán lương, mức lương của viên chức quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, phân định rõ trong tập đoàn kinh tế thì lương cán bộ tối đa là bao nhiêu, trong tổng công ty và tương đương là bao nhiêu với chức danh chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, kế toán trưởng…
“Nghị định 51 quy định rất rõ mức lương cao nhất là chủ tịch tập đoàn kinh tế là 36 triệu đồng/tháng và có quy định cuối năm thành tích tốt, lợi nhuận cao thì thưởng thêm nhưng không quá 0,5 lần mức lương. Do đó, nếu mức lương của các doanh nghiệp công ích đúng như báo chí phản ánh là không đúng, mà không đúng thì phải xử lý, đó là thẩm quyền của UBND địa phương, bộ ngành được giao quản lý doanh nghiệp”, Bộ trưởng Đam nói.
Cũng theo ông Đam, sau khi báo chí lên tiếng về vấn đề này, Phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực này đã có văn bản yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ tiền lương ở các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý và ai làm không đúng thì phải xử lý.
Trước mức lương cao bất thường của lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích nói trên, báo giới đã yêu cầu người phát ngôn Chính phủ cho biết mức lương hiện nay của Thủ tướng Chính phủ để có thể so sánh với lãnh đạo 4 doanh nghiệp trên.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay: “Tôi không nhớ con số chính xác lương Thủ tướng là bao nhiêu, nhưng không quá 13 lần hệ số lương cơ bản – là mức lương dành cho lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước. Theo hệ số mức lương tối thiểu mới điều chỉnh là 1.150.000 đồng thì có thể tính ra mức lương của Thủ tướng hiện nay cũng chỉ khoảng 14 – 15 triệu đồng/tháng”.
Cuối buổi họp, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp Văn phòng Chính phủ Nguyễn Kinh Quốc đã đưa ra con số chính xác về mức lương của Thủ tướng Chính phủ hiện nay là 17 triệu đồng/tháng, sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội.
Trước đó, theo phản ánh của báo chí, lãnh đạo của 4 công ty thuộc khối công ích tại Tp.HCM đã hưởng mức lương cao bất thường, gấp hàng chục lần so với người lao động.
Trong đó, Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước đô thị chi lương cả năm 2012 cho Giám đốc là 2,6 tỷ đồng/năm (hơn 200 triệu đồng/tháng), Chủ tịch Hội đồng Thành viên 1,6 tỷ đồng, Kế toán trưởng 1,67 tỷ đồng, Phó giám đốc 969 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, lương bình quân người lao động mùa vụ tại công ty này là 5,4 triệu đồng/tháng.
Tại Công ty TNHH Một thành viên Chiếu sáng công cộng Tp.HCM, lương Giám đốc cũng ở mức 2,2 tỷ đồng/năm, Chủ tịch Hội đồng Thành viên 2,4 tỷ đồng, Phó giám đốc 1,9 tỷ đồng và Kế toán trưởng 1,7 tỷ đồng; trong khi lương đối với lao động mùa vụ là 7,8 triệu đồng/tháng.
Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn chi lương cho Giám đốc được 856 triệu đồng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên là 853 triệu đồng, lương của Phó giám đốc 584 triệu đồng và Kế toán trưởng 716 triệu đồng/năm. Trong khi lương lao động mùa vụ tại đơn vị này ở mức 4,5 triệu đồng một tháng và lao động thường xuyên là 25,7 triệu đồng/tháng.
Tương tự, tại Công ty Công viên cây xanh, Giám đốc được trả lương 759 triệu đồng/năm, Chủ tịch Hội đồng Thành viên 691 triệu đồng, Phó giám đốc 609 triệu đồng và Kế toán trưởng được 655 triệu đồng/năm.
THEO VNECONOMY

Nông dân có bị xúi giục biểu tình?

Trong những năm gần đây, VN liên tục ngăn chặn các hoạt động biểu tình ôn hòa của dân chúng cũng như tổ chức các buổi diễn tập chống khủng bố với những tình huống giả định người dân bị kích động, lôi kéo gây rối, có thể dẫn đến lật đổ chính quyền tại địa phương. Một trong những thành phần tham gia biểu tình đông đảo nhất ở khắp nơi là dân oan.


Vì sao họ phải biểu tình
Trong cuộc làm việc hồi trung tuần tháng 8, Bộ Công An báo cáo với Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản VN đã làm thất bại nhiều chiến dịch chống phá VN của các thế lực phản động và thù địch, ngăn chặn các hoạt động gây rối và biểu tình trong thời gian qua. Trước đó, hồi cuối tháng 2, trong 1 chương trình thời sự của đài VTV1 phát sóng lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng những người tham gia đi khiếu kiện, biểu tình…có thể quy vào là suy thoái đạo đức, lối sống.
Trong thực tế, thành phần dân oan từ khắp địa phương ở các tỉnh, thành tập trung về các cơ quan công quyền để khiếu kiện nhiều năm qua chiếm phần lớn những cuộc biểu tình trong dân chúng. Phải chăng “tầng lớp” dân oan này có lối sống bị suy thoái đạo đức hay họ là những người nhẹ dạ cả tin, dễ bị lợi dụng, bị xúi giục để gây rối trật tự công cộng hay thậm chí dẫn đến hành động lật đổ chính quyền địa phương?
Đa số dân oan khiếu kiện là những đoàn nông dân mất đất kéo nhau vào các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn để thưa kiện ở các cơ quan hành chánh cấp cao hoặc cơ quan của Đảng Cộng Sản VN. Nhiều cuộc cưỡng chiếm đất đai ở nhiều địa phương gây xung đột mạnh mẽ giữa các cơ quan công quyền và dân chúng.
Chúng tôi là dân, chúng tôi phải làm gì bây giờ đây? Chúng tôi đâu dám bạo động. Đâu có tấc sắt nào trong tay để bạo động. Không ai xúi biểu tôi. Đó là sự bức xúc của người dân tới mức quá uất hận.
- Bà Lương, dân oan An Giang
Những dân oan mà đài ACTD tiếp xúc đều cho rằng cảnh khốn cùng mà họ đang gánh chịu mất đất đai, nhà cửa, ruộng vườn là do Luật đất đai ở VN chỉ công nhận quyền sở hữu Nhà nước. Chính luật định này được cho là tạo điều kiện để các quan chức trục lợi. Đất đai của nông dân ở khắp mọi nơi trong lãnh thổ quốc gia bị trưng dụng với giá rẻ rồi bán lại dưới dạng đất ở hay đầu cơ với giá cao hơn nhiều lần.
Kinh tế VN chủ yếu dựa vào 80% từ nông nghiệp. Hàng triệu nông dân, thành phần chủ lực sản xuất ra những hạt gạo thơm ngon, để VN đứng hàng thứ nhì trên thế giới về xuất khẩu gạo, bỗng dưng trắng tay, trở thành người tha phương cầu thực, sống kiếp lưu đày trên chính quê hương mình. Họ không biết làm gì hơn trong cảnh đoạn trường này ngoài cách cùng nhau đi khiếu kiện. Bà Lương, 1 dân oan ở An Giang, cho biết nhiều đoàn người tập trung, căng băng-rôn yêu cầu cơ quan công quyền giải quyết những oan ức cho họ một cách ôn hòa nhưng nhiều người trong số đó bị khiêng đi và thảy lên xe như những con vật. Trả lời câu hỏi của Hòa Ái rằng có ai xúi giục bà tham gia những cuộc biểu tình ôn hòa đó hay không, bà Lương nói:
Dạ không. Hoàn toàn là sự bức xúc của người dân, nghĩa là bực tức quá. Là do tài sản của chúng tôi kích động chúng tôi. Riêng tôi, bắt vào đồn công an, cùm chân tôi lại. Có 1 chú công an leo lên cây cùm làm bằng sắt đi trong khi cái chân của tôi lòn ở dưới. Đi cho đến khi chân tôi chảy máu ra. Chúng tôi là dân, chúng tôi phải làm gì bây giờ đây? Chúng tôi đâu dám bạo động. Đâu có tấc sắt nào trong tay để bạo động. Không ai xúi biểu tôi. Đó là sự bức xúc của người dân tới mức quá uất hận. Phải làm nhu thế thôi, không có ai xúi hết. Mà còn nói chúng tôi ngồi đó 1 ngày được 100 ngàn. Tôi níu chú công an hỏi: ‘tiền người ta cho dân ở đâu? Yêu cầu trả lại cho dân’. Chừng đó, chú ấy mới nói là không biết”.
Sự tàn bạo của chính quyền
Danoan2
Dân oan biểu tình ở Hà Nội.
“Tài sản của chúng tôi kích động chúng tôi” mà bà Lương khẳng định cũng chính là động lực khiến cho hàng triệu dân oan có hy vọng và niềm tin là khi bị oan ức, đi biểu tình ôn hòa rồi Nhà nước thấy nỗi bức xúc của người dân thì sẽ giải quyết. Tuy nhiên, dân oan lại nhận ra rằng càng đi kêu cứu thì càng thấy sự tàn bạo của chính quyền. Bởi vì những thiệt thòi mà họ đang gánh chịu là do chính quyền gây nên nhưng họ lại bị ghép tội là quấy rối, bị quy chụp là chống chính quyền, thậm chí còn bị hại bằng nhiều hình thức khác nhau. Cô giáo Bùi Thị Thành, 1 dân oan, kể lại:
“Thậm chí họ còn gây mọi tai nạn cho tôi, như cho xe ép tôi đến nỗi, may mà Chúa cứu tôi, chứ không thì tôi lao xuống vực thì đã tan xác rồi. Rồi còn đặt ra nhiều tình huống hại tôi lắm. Và nhiều dân oan cũng bị như vậy nữa, bị tung xe, bị ghép tội quấy rối, chống Nhà nước. Trời ơi, chúng tôi mất, chúng tôi yêu cầu giải quyết cho chúng tôi bằng hình thức yêu cầu ôn hòa thì lại ghép tội, quy chụp cho chúng tôi, thậm chí hại chúng tôi như vậy”.
Các hình thức dân oan bị đối xử tệ bạc khi tham gia khiếu kiện chỉ chính người trong cuộc là nạn nhân nói ra mà không một cơ quan báo, đài Nhà nước đưa những những tin tức liên quan đến với công chúng. Trong khi đó, các cơ quan truyền thông này lại liên tục cập nhật những thông tin về các cuộc diễn tập quy mô chống khủng bố, chống “bạo loạn” của các lực lượng vũ trang với mục đích răn đe âm mưu của các đối tượng phản động, của thế lực thù địch ở nước ngoài nhằm kích động, lôi kéo nhân dân gây mất ổn định, có thể dẫn đến lật đổ chính quyền.
Các cuộc diễn tập diễn ra ở Sóc Trăng năm 2011, ở Điện Biên năm 2012 và gần đây nhất là ở Vũng Tàu, trong tháng 8/2013. Các hình ảnh được loan đi trong cuộc diễn tập được cho là lớn nhất ở Điện Biên với hơn 3500 người tham gia cho thấy tình huống giả định người dân diễu hành với các biểu ngữ “Đả đảo tham nhũng” khiến cho các dân oan nghĩ rằng chính quyền không bao giờ có thiện chí với người dân và rõ ràng chính quyền đi ngược lại với quyền lợi của dân nếu không nói là chống nghịch lại dân.
Các cuộc diễn tập quy mô như thế có khiến cho dân oan sợ hãi và bỏ cuộc không tham gia khiếu kiện nữa hay không? Bà Lương quả quyết:
“Dù họ nói bà về không thì tôi bắn bà thì họ cứ bắn. Bắn rồi thì ‘ông’ trả lời trước quốc tế, trước nhân dân quần chúng là chúng tôi tội gì mà bắn chúng tôi, mà giết chúng tôi? Giữa tôi và ‘ông’ thì ai là người có tội? ‘Ông’ làm gì được cứ làm chứ chúng tôi không chùn bước đâu”.
Vì sao dân oan không chùn bước?
“Người ta hy vọng nếu có được những áp lực của quốc tế thì sẽ có được tiếng nói tự do. Khi người dân được tự do dân chủ thì quyền lợi của người ta mới được giải quyết”.
Những chia sẻ của dân oan cho thấy “thủ phạm” xúi giục, kích động họ tham gia khiếu kiện, biểu tình đã được nhận dạng, là oan ức của chính họ. Như vậy, báo cáo của Bộ Công An trong tháng 8 vừa qua hoàn toàn không có giá trị nào và cho dù có hiệu quả thì chỉ trên văn bản mà thôi.
Theo RFA

Tin ngày 29/8/2013

  • Hy vọng cứu thoát một người Mỹ bị Bình Nhưỡng cầm tù (RFI) - Đặc sứ Mỹ về nhân quyền Robert King vào hôm nay 28/08/2013 đã cho biết là ông sẽ đến Bắc Triều Tiên vào thứ Sáu 30/08. Ông bày tỏ hy vọng là có thể thuyết phục Bình Nhưỡng trả tự do cho người đồng hương của ông bị bắt giam từ tháng 11 năm ngoái, và đang trong tình trạng sức khỏe yếu kém.
  • Viễn ảnh chiến tranh Syria : Thị trường tài chính chao đảo (RFI) - Từ nhiều ngày qua, báo chí Pháp liên tục loan tin về việc các cường quốc phương Tây, chủ yếu các nước Anh, Pháp và Mỹ chuẩn bị can thiệp quân sự vào Syria. Chủ đề này hôm nay 28/08/2013 tiếp tục chiếm lĩnh trên hầu hết các trang báo lớn.
  • IAEA chỉ trích cách quản lý nhà máy Fukushima (RFI) - Trong một văn bản gửi đến Cơ quan Nhật Bản phụ trách an toàn hạt nhân, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã chất vấn Nhật Bản trên việc tại sao lại nêu một cách chính thức, vấn đề nước nhiễm xạ thất thoát vừa qua ở Fukushima, trong khi nhiều sự cố khác trước đó lại không được nói đến.
  • Con trai tướng Trung Quốc ra tòa vì tội hiếp dâm (RFI) - Hãng tin AFP dẫn nguồn tin báo chí Trung Quốc cho biết, con trai một vị tướng của Trung Quốc bị đưa ra xét xử hôm nay 28/08/2013. Thanh niên này bị tình nghi tham gia vào vụ hiếp dâm tập thể gây công phẫn dư luận từ hồi đầu năm 2013.
  • Nước Mỹ 50 năm sau "giấc mơ" của Martin Luther King (RFI) - Cách đây 50 năm tại Washington, ngày 28/08/1963, trước 250 nghìn người, mục sư Martin Luther King đã có bài diễn văn với câu nói nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ”, được coi như một khẩu hiệu ghi dấu ấn trong cuộc đấu tranh vì dân quyền của người Mỹ da đen. 50 năm sau, giấc mơ bình quyền chưa hẳn đã thành hiện thực trọn vẹn với tất cả người dân Mỹ.
  • Tấn công Syria : Pháp đã sẵn sàng ! (RFI) - Tình hình Syria chuyển biến rất nhanh chóng, đặc biệt trên khả năng phương Tây tấn công vào Syria. Trong lúc trục liên kết Washington với Luân Đôn đang rõ nét, Paris lập tức cho biết ý định tham gia. Hôm qua, 27/08/2013, Tổng thống Pháp François Hollande đã xác định rõ quyết tâm này theo kiểu của ông, khi nêu bật trách nhiệm bảo vệ thường dân Syria. Đây chính là chiêu bài được Paris dùng để bảo vệ quyết định can thiệp quân sự vào Syria.
  • Martin Luther King, 50 năm tuyên ngôn "I have a dream" (RFI) - Hôm nay 28/08/2013, hàng trăm nghìn người Mỹ đổ về thủ đô Washington tham dự lễ kỷ niệm 50 năm cuộc biểu tình đòi dân quyền cho người da đen và bài diễn văn đi vào lịch sử của mục sư Luther King với câu nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ” - I Have a Dream - như một khẩu hiệu dẫn đường cho cuộc đấu tranh đòi bình quyền của người Mỹ da đen.
  • Mỹ chưa nghĩ đến việc cắt viện trợ cho Ai Cập (RFI) - Phát biểu tại Brunei vào hôm nay, 28/08/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định ông chống lại việc đình chỉ viện trợ cho Ai Cập. Tuy nhiên, người đứng đầu Lầu Năm Góc cam kết Washington vẫn tiếp tục khuyến khích tiến trình << hòa giải >> tại quốc gia đồng minh này.
  • Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gặp đồng nhiệm châu Á (RFI) - Theo hãng tin AFP, hôm nay 28/08/2013 tại Brunei, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã gặp gỡ các đồng nhiệm châu Á trong khuôn khổ chính sách tái bố trí lực lượng Mỹ hướng về châu lục này, trong lúc đang phải phân tâm nhiều cho cuộc khủng hoảng Syria.
  • Venise : 19 phim tranh giải Sư tử vàng lần thứ 70 (RFI) - Thành phố thơ mộng Venise trải thảm đỏ nhân kỳ Liên hoan điện ảnh quốc tế Mostra lần thứ 70, khai mạc vào tối nay 28/08/2013. Nhân sinh nhật năm chẳn, Venise đã triệu mời nhiều ngôi sao màn bạc như Scarlett Johansson, Matt Damon, Mélanie Thierry, Judi Dench … Đoàn làm phim Gravity với Sandra Bullock và George Clooney trong vai chính, có vinh dự mở màn liên hoan Venise 2013.
  • Khả năng tấn công Syria rõ nét : Mỹ, Anh và Pháp sẵn sàng ra quân (RFI) - Vào hôm nay, 28/08/2013, ba nước phương Tây trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đứng đầu là Mỹ, đã có dấu hiệu sẵn sàng khởi động một chiến dịch không kích hạn chế vào Syria. Mục tiêu được nêu bật không phải là lật đổ chế độ Damas, mà là << ngăn chặn >> việc dùng vũ khí hóa học sát nhân hàng loạt.
  • Phương Tây triển khai lực lượng tiến gần Syria (RFI) - Trong viễn cảnh can thiệp quân sự vào Syria, các nước phương Tây, chủ yếu là Mỹ, Anh, Pháp đã gia tăng chuẩn bị và triển khai các phương tiện quân sự gần sát Syria. Hoa Kỳ huy động bốn khu trục hạm, có trang bị tên lửa hành trình, tiến đến vùng biển gần Syria.
  • Báo New York Times bị tin tặc tấn công (VOA) - Trang mạng của tờ New York Times bị tấn công lần thứ nhì trong tháng này, làm cho tin tức trên mạng bị gián đoạn trong vài giờ đồng hồ hôm thứ Ba
  • Đảng Cộng sản Việt Nam thiếu chính danh (VOA) - Đảng CS Đông Dương, rồi đảng Lao động VN, rồi đảng CS Việt Nam chưa hề nộp một giấy xin phép nào cho cơ quan hành chính, nhà nước, cũng chưa nhận được giấy phép hợp lệ nào
  • 'Sòng phẳng' khi đàm phán biên giới (BBC) - Cựu Trưởng ban Biên giới Trần Công Trục giải thích thêm về quá trình đàm phán biên giới trên bộ của Việt Nam với Trung Quốc.
  • 'Tôi có một giấc mơ' (BBC) - Nhìn lại cuộc tuần hành March on Washington DC nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Mục sư Luther King diễn thuyết 'Tôi có một giấc mơ'.
  • Trung Quốc bắt công dân Anh (BBC) - Cảnh sát Trung Quốc xác nhận việc bắt giữ một công dân Anh và vợ ông ta vì liên quan việc mua bán trái phép thông tin cá nhân.
  • Ban Nội chính Thành ủy TP HCM ra mắt (BBC) - Ban Nội chính Thành ủy TP Hồ Chí Minh vừa chính thức ra mắt sáng thứ Ba 27/8 với an ninh chính trị là một trong các nhiệm vụ hàng đầu.
  • Sếp ngành thoát nước lương 2,6 tỷ (BBC) - TP HCM vừa có kết luận về sai phạm đối với chế độ tiền lương tại bốn công ty công ích của thành phố, trong đó mức lương cho một giám đốc lên đến 2,6 tỷ một năm.
  • Dự án của Vingroup bị thanh tra (BBC) - Bộ Xây dựng quyết định điều tra làm rõ các cáo buộc sai phạm đối với dự án khu đô thị Royal City do một công ty con của Vingroup thi công và quản lý.
  • Nói lại về Thác Bản Giốc (BBC) - Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói về việc phân định Thác Bản Giốc.
  • Tòa quốc tế yêu cầu Philippines nộp lập luận tranh tụng (BaoMoi) - Đài truyền hình TV5 (Philippines) ngày 28-8 đưa tin hôm trước đó, tòa án trọng tài quốc tế tại Hà Lan đã ra thời hạn đến ngày 30-3-2014, Philippines phải nộp lập luận tranh tụng về vụ kiện đường chín đoạn của Trung Quốc ở biển Đông.
  • Bắt 2 giám đốc buôn lậu xăng dầu (BaoMoi) - Ngày 28.8, nguồn tin Thanh Niên cho biết Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét nơi ở và bắt tạm giam đối với Nguyễn Thế Dũng (ngụ tại P.4, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) là Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV dầu khí Đồng Tháp và Trương Hữu Có (ngụ tại xã Định Yên, H.Lấp Vò, Đồng Tháp) là Giám đốc Công ty cổ phần thương mại vận tải biển Đông Á để điều tra về hành vi buôn lậu.
  • 140.000 lượt người đến triển lãm tư liệu Hoàng Sa - Trường Sa (BaoMoi) - TT - Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử tại TP.HCM vừa khép lại sau bảy ngày vào chiều 28-8 với thống kê từ ban tổ chức cho biết mỗi ngày triển lãm đón khoảng 20.000 lượt người.
  • Người sưu tầm hàng trăm tư liệu quý về Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - QĐND - Tuy định cư ở nước ngoài, nhưng trái tim anh luôn nhớ về quê hương. Tình yêu ấy đã tiếp thêm ý chí và nghị lực để anh dày công sưu tầm hơn 150 tấm bản đồ và 3 cuốn atlas tặng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng. Điều đáng trân trọng là những tư liệu quý giá đó đã góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Anh là Trần Thắng, hiện sinh sống, làm việc tại bang Connecticut (Hoa Kỳ)…
  • Video: Sức mạnh "Hạm đội biển Đông" của VN (BaoMoi) - Để Tăng cường sức mạnh quân sự bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, trong những năm qua Việt Nam đã không ngừng trang bị vũ khí hiện đại cả về không quân, hải quân, phòng không. Xin giới thiệu một video clip trình diễn sức mạnh đó.
  • Tòa án LHQ hối thúc Philippines sớm hoàn thiện hồ sơ kiện Trung Quốc (BaoMoi) - Trong phiên họp ngày 27/8 tại La Hay (Hà Lan), Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS) đã hối thúc chính quyền Manila hoàn thiện hồ sơ vụ kiện Trung Quốc về “đường lưỡi bò” phi pháp mà nước này vạch ra trên Biển Đông. Hạn chót cho quá trình này là ngày 30/3/2014.
  • Phản đối Tem Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam (BaoMoi) - Tháng 5/2013 vừa qua, Bưu chính Trung Quốc đã phát hành bộ tem phổ thông 6 mẫu mang tên “Mỹ lệ Trung Quốc”, trong đó có 1 mẫu tem in hình các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (giá tem mẫu mặt 1,2 tệ, mang tên “Tam Sa Thất Liên Dữ”) là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam có đầy đủ cơ sở và pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Quân đội Philippines kiên trì chính sách “không đối đầu” trên Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines Emmanuel Bautista ngày hôm nay (28/8) cho hay, quân đội Philippines sẽ kiên trì chính sách “không đối đầu” ngay cả khi Manila đang tăng cường năng lực quân đội cũng như mong muốn Mỹ gia tăng hiện diện quân sự ở nước này giữa lúc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông đang ngày một căng thẳng.
  • Mỹ-Trung giành giật lợi ích trên Biển Đông (BaoMoi) - Suốt hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc luôn tạo sóng gió trên Biển Đông với những tuyên bố chủ quyền phi lý nhằm ẵm trọn tuyến đường biển quan trọng này, còn Mỹ đã xoay trục trở lại châu Á với mục đích được cho là kiềm chế sự bành trướng của Bắc Kinh. Chính điều này đã biến Biển Đông thành một chiến trường, nơi hai nền kinh tế hàng đầu thế giới tranh giành lợi ích, tờ World Outline ngày 27/8 bình luận.
  • Vì sao Trường Sa của Việt Nam bị "dòm ngó"? (BaoMoi) - Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải Quốc tế, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương… đây là tuyến đường huyết mạch có lưu lượng tấp nập vào hạng thứ 2 trên thế giới sau Địa Trung Hải. Nhiều nhà quân sự thế giới cho rằng ai làm chủ Trường Sa sẽ làm chủ Biển Đông...
  • Biển Đông: Đấu trường nảy lửa giữa Mỹ-Trung (BaoMoi) - Trung Quốc từ lâu đã có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với một loạt nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Gầy đây, khi Trung Quốc trở nên hung hăng, quyết liệt trong các cuộc tranh chấp này thì Mỹ cũng bắt đầu thực hiện chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á. Biển Đông vì thế đã trở thành đấu trường mới chứng kiến cuộc đấu quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm tranh giành các lợi ích ở đây.
  • Hoàn Cầu: "Trung Quốc không thể tiếp tục để nước nhỏ ức hiếp nước lớn" (BaoMoi) - (GDVN) - Ông Vận nhấn mạnh, nước nào "dám thách thức sự tôn nghiêm nước lớn của Trung Quốc, thách thức các lợi ích quan trọng của Trung Quốc thì Bắc Kinh phải trừng phạt, không thể để tình trạng nước nhỏ ức hiếp nước lớn tiếp tục tái diễn". Điều này được Thời báo Hoàn Cầu nhấn mạnh và giật tít gây sốc trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với láng giềng ở Biển Đông, Hoa Đông đang gia tăng, tiềm ẩn những nguy cơ xung đột.
  • Trung Quốc hủy đàm phán cấp cao với Nhật Bản tại G20 (BaoMoi) - Ngày 27.8, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông tuyên bố Trung Quốc thấy không có lý do gì phải tiến hành thảo luận với Nhật Bản về chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) trên biển Hoa Đông.
  • Biển Đông là trọng tâm trong các cuộc đàm phán của Bộ trưởng QP Mỹ (BaoMoi) - (GDVN) - Ông Chuck Hagel dự kiến sẽ gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Brunei, Trung Quốc và Myanmar bên lề hội nghị này. Tranh chấp lãnh thổ căng thẳng ở Biển Đông và các nơi khác sẽ là một trọng tâm của các cuộc đàm phán, các quan chức cho biết.
  • Trung Quốc tuyên bố không đàm phán với Nhật Bản (BaoMoi) - Ngày 27-8, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Li Baodong tuyên bố Trung Quốc không thấy có cơ sở nào để tiến hành các cuộc đàm phán với Nhật Bản về tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư (Tokyo gọi là Senkaku) trên biển Hoa Đông.

Bùi Tín - Đảng Cộng sản Việt Nam thiếu chính danh


28.08.2013
Giáo sư Hoàng Xuân Phú là một nhà toán học lớn. Ông tốt nghiệp Tiến sỹ Toán học ở Viện đại học Humboldt của CH Liên bang Đức, hiện là Tổng Thư ký Viện Toán VN kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Toán của Viện.

Gs Hoàng Xuân Phú cũng là một nhà báo đặc sắc, có Blog riêng mang tên ông. Ông dấn thân cho sự nghiệp dân chủ hóa đất nước, từng có mặt trong một số cuộc «Chủ nhật xuống đường» chống bành trướng. Ông từng có luận văn sắc sảo phản đối việc khai phá bauxite ở vùng Tây Nguyên, chỉ rõ hiểm họa xây dựng điện hạt nhân ở nước ta, và gần đây tích cực tham gia cuộc thảo luận về việc thành lập một đảng mới để cạnh tranh lành mạnh với đảng CS do luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Hồ Ngọc Nhuận nêu lên.

Là giáo sư toán học, ông có nếp lập luận chặt chẽ, luôn chứng minh từ thực tế, truy tìm tận nguồn ngọn của vấn đề. Ông nghiên cứu kỹ các văn bản, hồ sơ lưu trữ, các đạo luật, nghị định liên quan đến việc lập hội, như Luật về Mặt trận Tổ quốc, Luật về Đoàn thanh niên, về Tổng liên đoàn Lao động... Từ đó ông phát hiện ra một vấn đề có thể nói là kinh thiên động địa: đó là Nhà nước đã quy định bất cứ tổ chức chính trị - xã hội nào hoạt động trên lãnh thổ VN đều phải làm đơn xin phép, khai lý lịch, tôn chỉ mục đích và chỉ được hoạt động khi có quyết định của chính quyền xét duyệt điều lệ, tôn chỉ mục đích và quy định rõ phạm vi, thể thức hoạt động, các mối quan hệ với chính quyền và các tổ chức khác trong xã hội. Vậy mà ông không tìm ra một lưu trữ nào nói rằng đảng CS Việt Nam đã tuân theo các thủ tục vừa kể.

Đảng CS Đông Dương, rồi đảng Lao động VN, rồi đảng CS Việt Nam chưa hề nộp một giấy xin phép nào cho cơ quan hành chính, nhà nước, cũng chưa nhận được giấy phép hợp lệ nào. Nhà toán học cả đời làm vô vàn chứng minh cho các bài toán gai góc nhất của mình, bỗng đứng trước một kết luận rất đáng buồn cho đảng CS, cũng rất buồn cười cho toàn xã hội, là đảng CS Việt Nam trên thực tế là một đảng bất hợp pháp, là một đảng … chui, nghĩa là hoạt động không có giấy phép.

Vậy mà trong Điều lệ Đảng CS ghi rõ: «Đảng CS VN hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật». Nó nói vậy nhưng không hề làm.

Giáo sư Hoàng Xuân Phú cho rằng xét về thủ tục hành chính, đảng CS đã tự cho mình đặc quyền hành chính, không ghi danh, cũng không làm đơn xin phép hoạt động. Đây là một lỗ hổng hành chính đáng trách.

Theo ông, về mặt thực thi Hiến pháp, mỗi điều khoản Hiến pháp đều có một đạo luật tương ứng hướng dẫn thể thức, phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn áp dụng trong cuộc sống. Thiếu một đạo luật như thế, một điều khoản Hiến pháp như Điều 4 quy định vai trò lãnh đạo của đảng CS trong xã hội không thể, chưa thể đưa ra thực hiện được. Lẽ ra việc thực hiện phải bị treo lại cho đến khi có luật về đảng CS, hay luật về các đảng chính trị nói chung, trong đó có đảng CS. Gs Hoàng Xuân Phú chỉ ra rằng trong một phiên họp quốc hội, từng có ý kiến của lãnh đạo là Hiến pháp tuy có quy định quyền biểu tình, nhưng vì chưa có Luật về biểu tình nên quyền đó phải bị treo lại để chờ luật; vậy chưa có Luật về đảng CS thì mọi hoạt động của đảng CS lẽ ra cũng phải bị treo lại.

Giữa cuộc tranh luận trên, ông Nguyễn Ngọc Già trên mạng Dân Làm Báo chất vấn ông Vũ Minh Giang, từng là phó giám đốc Đại học Quốc gia, rằng Điều 4 Hiến pháp do đảng CS tự mình đề ra có giá trị gì không, người dân công nhận điều đó bằng cách nào? Không có thảo luận, không có trưng cầu dân ý. Tất cả chỉ là tự vỗ ngực mình rồi bảo là toàn dân công nhận, qua một cái gọi là Quốc hội, thật ra là đảng hội, vì đảng viên CS chiếm 90% số ghế. Dân không hề có ý kiến. Rõ ràng lại một kiểu ăn gian, phi pháp, thiếu đạo đức được chứng minh.

Vẫn chưa hết. Gs Hoàng Xuân Phú muốn đưa cuộc tranh luận đến tận cùng chân lý. Ông đặt vấn đề đảng CS khẳng định trong điều lệ là đảng trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, mang bản chất của giai cấp công nhân, trung thành với quyền lợi của công nhân, lao động và dân tộc, hoạt động trong phạm vi Hiến pháp và luật pháp, tất cả 4 vấn đề then chốt ấy đều không hề được chứng minh trong thực tế, trong cuộc sống.

Chủ nghĩa Mác - Lênin trong thực tiễn đã bị lịch sử lên án với đấu tranh giai cấp tàn khốc và chuyên chính vô sản đẫm máu; đảng CS không cho công dân được lập công đoàn tự do của mình, chuyên bênh các chủ đầu tư tư bản; đảng CS xóa bỏ quyền người cày có ruộng của nông dân; tự đặt mình trên Hiến pháp và ngoài luật pháp; tất cả đều chứng minh đảng CS đã sai lầm tận gốc trong cả 4 vấn đề then chốt. Nó nói một đằng làm một nẻo, chuyên đi ngược lòng dân, chiều lòng bọn bành trướng; tính thiếu chính đáng, tính bất hợp hiến và bất hợp pháp của nó, tính thiếu đạo lý đạo đức lương thiện của nó cùng với tệ nhũng lạm nặng nề không sao ngăn chặn, đang hiện rõ.

Trong tháng 10 Quốc hội sẽ họp để thông qua bản sửa đổi Hiến pháp cuối cùng. Chẳng lẽ cả 500 vị đại biểu Quốc hội – mà 90% là đảng viên CS cấp cao - đã mất hoàn toàn mối liên hệ với nhân dân, với cử tri, với những trí thức trung thực, thức tỉnh, như giáo sư Hoàng Xuân Phú và hàng vạn trí thức ký tên bác bỏ bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội từng thông qua hồi đầu năm hay sao?

Đảng CS như một lâu đài được xây dựng trên cát lỏng, đang có nguy cơ chìm nghỉm.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thỉnh nguyện thư kêu gọi Mỹ không đàm phán TPP với Việt Nam


Các thương thuyết gia dự hội nghị vòng thứ 16 về TPP tại Singapore 13/3/13

Công đoàn Anh Em Vận tải Quốc tế (International Brotherhood of Teamster) tại Hoa Kỳ vừa phát động chiến dịch yêu cầu chính phủ Mỹ ngưng đàm phán Hiệp định Đối tác Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương với Việt Nam cho tới khi nào Hà Nội đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về lao động, nhân quyền, và môi trường.

Thỉnh nguyện thư trên trang web của tổ chức này kêu gọi mọi người ký tên để bày tỏ với Quốc hội và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ rằng người dân Mỹ cần các thỏa thuận mậu dịch công bằng chứ không cần thêm các thỏa thuận mậu dịch tự do.

Thỉnh nguyện thư nêu rõ không phải tự nhiên mà thu nhập của các gia đình Mỹ bị sút giảm trong 20 năm qua mà nguyên nhân là vì các nhà chính trị Hoa Kỳ ký kết các thỏa thuận “mậu dịch tự do” đánh đổi công ăn việc làm của người dân Mỹ cùng các tiêu chuẩn về an toàn lao động, an toàn tiêu dùng, và an toàn thực phẩm để được lợi nhuận lớn hơn cho các tập đoàn công ty.

Thỉnh nguyện thư nói giờ đây các chính trị gia Mỹ đang nỗ lực thông qua Hiệp định TPP mà hiệp định này tự do đánh đổi việc làm và quyền lợi của dân Mỹ để lấy về các sản phẩm giá rẻ được làm bởi các công nhân bị cưỡng bách lao động trong các điều kiện làm việc không an toàn.

Công đoàn này đề nghị các thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ nên đề ra những tiêu chuẩn với người lao động, với sản phẩm chất lượng và an toàn, với việc bảo vệ môi trường không khí, nước, và đất đai thay vì đẩy mọi người xuống mức phải làm việc trong các xưởng bóc lột sức lao động và độc hại như ở Việt Nam.

Mục tiêu của thỉnh nguyện thư đề ra là một ngàn chữ ký, nhưng tới nay đã có trên 1400 người tham gia ký tên.

Một cuộc vận động tương tự của cộng đồng người Việt tại Mỹ do Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS phát động cũng đang được tiến hành.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, cho biết:

Hiện nay nhiều nhóm lợi ích khác nhau đang vận động để không cho Việt Nam vào TPP cho đến khi Hà Nội thật sự tôn trọng quyền của người lao động, có những công đoàn tự do và độc lập của người lao động. Nếu mậu dịch Việt-Mỹ được gia tăng trong tình trạng nhân quyền Việt Nam như bây giờ thì e rằng càng trầm trọng hơn nạn công nhân bị bóc lột mà không có tiếng nói. Hiện ở Việt Nam đang xảy ra tình trạng cưỡng bức lao động như đối với các tù nhân và các cải tạo viên. Một khi có nạn cưỡng bức lao động như vậy, giá thành sản phẩm của Việt Nam sẽ được thấp xuống, không cạnh tranh công bằng với Mỹ. Chúng tôi mong Việt Nam sẽ được vào TPP, nhưng phải có điều kiện. Bởi, nếu không, sẽ xảy ra tình trạng y hệt như năm 2006. Khi Tổng thống Bush bỏ tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC (Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo) và cho Việt Nam được hưởng quyền quan hệ bình thường với Mỹ một cách thường trực, lập tức xảy ra các cuộc đàn áp rất nặng nề tại Việt Nam kéo dài tận ngày hôm nay. Đó là tín hiệu sai lầm và nguy hiểm mà Hoa Kỳ đã nhắn cho Việt Nam. Cho nên, chúng tôi muốn chặn lại ngay vì e rằng nếu không sẽ gia tăng đàn áp tại Việt Nam.”

Mới tháng 5 năm nay, Hiệp hội Quyền Công nhân trụ sở tại Hoa Kỳ vừa công bố báo cáo về tình trạng nô lệ trẻ em đồng thời trình bày chi tiết các điều kiện làm việc mất vệ sinh và lương thấp ở Việt Nam.
VOA

Nguyễn Hưng Quốc - Bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi


Sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên

27.08.2013
Trong bài phỏng vấn do Trà Mi thực hiện, Nguyễn Phương Uyên, cô gái 21 tuổi được nhiều người xem như một “biểu tượng” của lòng can đảm và của tuổi trẻ, nêu lên một ý nguyện, đồng thời cũng là một tham vọng của em: “Tôi không muốn mắc phải căn bệnh rất khó trị ở các thanh niên cùng tuổi tôi. Tôi muốn làm một bài thuốc để thanh niên Việt Nam nhìn thấy mà làm hết mình, ‘cháy’ hết mình, không còn bị vô cảm và sợ hãi vốn đã bị tiêm nhiễm ngay từ bé.”

Tôi không biết hiệu quả của “bài thuốc” ấy thế nào. Nhưng tôi nghĩ Phương Uyên đã bắt đúng căn bệnh kép không phải chỉ của giới trẻ mà còn của người Việt Nam nói chung lâu nay: bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi.

Bệnh sợ hãi, thật ra, là một bệnh lâu đời. Chế độ phong kiến, ở đâu cũng vậy, bao giờ cũng xây dựng quyền lực trên hai nền tảng chính: sự sùng bái và sự sợ hãi. Sự sùng bái được xây dựng trên hai nền tảng chính: tư tưởng thần quyền (nòng cốt là tư tưởng thiên mệnh) và các nghi lễ đầy tính đẳng cấp trong xã hội. Sự sợ hãi được tạo thành và được duy trì chủ yếu bằng một biện pháp chính: khủng bố. Trong các tội trạng, tội nặng nhất là tội phản nghịch. Hình phạt dành cho tội này thường là tử hình, có khi không phải tử hình một cá nhân mà còn tử hình nguyên cả một dòng họ (tru di tam tộc). Tử hình không phải chỉ nhắm đến việc giết chết tội nhân. Mà còn nhắm đến việc giết chết mọi ý đồ phản nghịch của những người còn sống bằng cách khiến họ phải sợ hãi. Do đó, người ta bày ra đủ thứ kiểu giết người, từ kiểu chặt đầu, treo cổ đến kiểu cho voi giày, ngựa xé, ném vào vạc dầu sôi, tùng xẻo, v.v.. Bởi vậy, chuyện ngày xưa dân chúng thường xuyên sống trong sợ hãi là điều dễ hiểu.

Sau này, chế độ cộng sản tiếp tục duy trì sự sợ hãi ấy bằng các trại cải tạo và nhà tù, hơn nữa, bằng chế độ lý lịch: Con cháu những người bị xem là phản động trở thành một thứ con ghẻ, thường xuyên bị nghi kị và kỳ thị, có thời gian, lại là thời gian khá dài, còn không được nhận vào đại học. Bây giờ, do sự phát triển của kinh tế thị trường, chế độ lý lịch ấy đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, hệ thống nhà tù thì vẫn dày đặc. Mà không cần nhà tù, chỉ cần sự hiện diện của công an, mọi người đã khiếp sợ.

Tất cả những sự khủng bố và đe dọa ấy khiến mọi người nếu không run sợ thì ít nhất cũng thu mình lại, né tránh mọi đụng chạm đến công an hoặc rộng hơn, đến chính trị, từ đó, làm nảy sinh ra một thứ bệnh khác: bệnh vô cảm.

Nếu sợ hãi là một căn bệnh lâu đời, vô cảm lại là một căn bệnh rất mới. Trước, hầu như không ai nói người Việt vô cảm bao giờ. Thậm chí, ngược lại, hầu như ai cũng cho người Việt sống bằng tình cảm nhiều hơn lý trí. Với tư cách cá nhân, người ta quan tâm đến nhau; láng giềng quan tâm đến nhau; cả làng quan tâm đến nhau. Chuyện một người biến thành chuyện của cả tập thể. Sự quan tâm lớn đến độ lấn át cả sự riêng tư của từng cá nhân một.

Vậy mà, những năm gần đây, hầu như bất cứ người nào để ý đến xã hội Việt Nam một chút, cũng đều nhận thấy ngay một hiện tượng: người ta đối xử với nhau thật vô cảm.

Ngoài đường, nhìn người khác bị cướp giật, hầu như mọi người đều dửng dưng; thấy có ai đó bị tai nạn nằm giãy đành đạch, phần lớn vẫn đứng trố mắt nhìn. Trồng trọt hay buôn bán thực phẩm, biết việc sử dụng nhiều hóa chất có thể gây nhiễm độc hay bệnh hoạn cho xã hội, người ta vẫn mặc kệ. Làm các dịch vụ du lịch, biết việc chụp giật hay lừa đảo có thể gây ấn tượng xấu cho cả đất nước, khiến du khách ngoại quốc khinh bỉ và không bao giờ trở lại Việt Nam nữa, người ta vẫn bất chấp.

Chưa hết.

Hiện tượng con cái đánh đập hoặc đuổi bố mẹ già ra khỏi nhà càng lúc càng phổ biến. Chỉ giận hờn hay cãi cọ nhau một chút là học sinh, có khi là nữ sinh, đã đánh nhau một cách tàn nhẫn. Để cướp một chiếc nhẫn, thay vì trấn lột, người ta nghĩ ra một biện pháp cực nhanh: chặt đứt nguyên cả cánh tay. Ăn trộm một con chó cũng bị cả làng xúm vào đánh chết.

Dù sao, ở trên cũng là những chuyện… nhỏ.

Lớn hơn là những chuyện liên quan đến số phận của cả đất nước. Việt Nam bị ô nhiễm trầm trọng ư? Người ta nhún vai: “Cái nước mình nó thế, biết làm sao được!” Nạn tham nhũng hoành hành, các công ty quốc doanh thi nhau phá sản để lại những núi nợ nần không những cho thế hệ hiện tại mà cả các thế hệ sau này nữa ư? Người ta cũng nhún vai: “Cái nước mình nó thế, biết làm sao được!”

Quan trọng nhất là chuyện chủ quyền. Hầu như ai cũng biết Trung Quốc đang toan tính cướp biển và cướp đảo Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng đến mạng sống của nhiều ngư dân Việt Nam, chi phối tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam. Ai cũng biết vậy. Nhưng phần lớn đều nhún vai: “Làm gì được?”. Rồi thôi.

Người Việt vẫn thường tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất và anh dũng của mình. Nhưng thời gian gần đây, nhìn đâu cũng thấy những cái nhún vai bất cần, kiểu sống chết mặc bay như thế.

Tại sao?

Lý do, thật ra, khá đơn giản. Một phần vì sợ, như đã nói ở trên. Phần khác, vì đó là chính sách của nhà cầm quyền. Dưới mọi hình thức tuyên truyền, nhà cầm quyền chỉ muốn mọi người vô cảm. Bày tỏ sự quan tâm của mình đối với chủ quyền của đất nước dưới hình thức biểu tình thì bị đạp vào mặt hay bắt thảy vào các nhà tù; dưới hình thức bài viết trên các blog thì bị vu cho tội… trốn thuế.

Trước, mọi nhà độc tài đều duy trì chế độ của mình trên sự sợ hãi của người dân; sau này, ngoài sự sợ hãi, người ta sử dụng một biện pháp nữa: làm cho mọi người trở thành vô cảm.

Tôi không biết hiệu quả của bài thuốc trị sự vô cảm và sự sợ hãi của Phương Uyên như thế nào. Nhưng ít nhất, nhìn ánh mắt, dáng dứng và những câu phát biểu của em trước tòa, cả tòa sơ thẩm lẫn tòa phúc thẩm, và đặc biệt, nhìn cả trăm người từ khắp nơi đến tham dự phiên tòa phúc thẩm của em, tôi nghĩ, ít nhất cũng có nhiều người đã vượt qua được hai căn bệnh hiểm nghèo ấy.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

'Sòng phẳng' khi đàm phán biên giới


Ông Trần Công Trục nói cuộc đàm phán Việt Trung diễn ra 'khách quan và khoa học'

Cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói ông muốn giải thích “khách quan và khoa học” cuộc đàm phán tranh chấp biên giới Việt – Trung, từng một thời gây tranh cãi trong dư luận.

Tiến sĩ Trần Công Trục nêu ý kiến trên với BBC Tiếng Việt sau khi có bài trả lời phỏng vấn trên báo Giáo dục Việt Nam, nhìn lại quá trình ông tham gia đàm phán với Trung Quốc về biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ.

Trong bài này, tiến sĩ Công Trục thừa nhận ngay cả nhiều người làm việc cho chính phủ Việt Nam vẫn “mơ hồ, lăn tăn” về các hiệp định ký với Trung Quốc.

“Họ nghĩ Việt Nam là nước nhỏ, nước yếu…phải có sự nhượng bộ không thể tránh khi đàm phán,” ông Trục nói với báo Giáo dục Việt Nam.

Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được ký năm 1999.
10 năm sau đó, hai nước ký thêm ba văn kiện về biên giới đất liền, và tuyên bố kết thúc 35 năm đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền.

Thế nhưng những tiếng nói chỉ trích, đặc biệt trong giới bất đồng chính kiến, vẫn nói rằng thông tin về đường biên giới Việt-Trung “rất mờ mịt”.

Luồng dư luận này cũng cáo buộc Đảng Cộng sản Việt Nam dường như tìm cách che giấu tình hình đường biên giới mới.

Trả lời BBC hôm 28/8, tiến sĩ Trần Công Trục nói ông lên tiếng với báo trong nước nhằm để dư luận “hiểu rõ”.

“Tôi là người trực tiếp đàm phán, trực tiếp nghiên cứu không chỉ tài liệu pháp lý mà còn đến các khu vực tranh chấp.”

Các thỏa thuận được ký theo tinh thần “cầu thị và khách quan”, theo ông Trục.

Biểu tượng và thực tế

Ông Trục giải thích lại với BBC việc đàm phán quanh các khu vực mang tính biểu tượng của lãnh thổ Việt Nam, trong đó có Thác Bản Giốc và Hữu Nghị Quan (Ải Nam Quan).

Chính phủ Việt Nam nói phần thác phụ của Thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc phía Việt Nam, còn phần thác chính đổ thẳng xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới.

Hai nước cũng sẽ tiến hành phát triển du lịch, kinh tế tại khu vực thác.

Những tiếng nói chỉ trích cho rằng Việt Nam hoặc bị thiệt hoặc nhượng bộ quá mức trong vấn đề này.

Theo ông Trục, “xuất phát từ tài liệu lịch sử, văn học, sách giáo khoa, đã đi vào tiềm thức người Việt Nam rằng Thác Bản Giốc là của Việt Nam, nước Việt Nam kéo dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”.

“Đó là văn chương, còn về mặt pháp lý, khi hai bên đàm phán, không thể quay lại văn chương, những yếu tố mơ hồ để khẳng định.”

“Hai bên đã đi đến ký kết hết sức sòng phẳng, rõ ràng và tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của cả hai bên,” ông Trục khẳng định với BBC.


"Có nhóm sử dụng vấn đề biên giới lãnh thổ, tung tin ông này ông kia nhân nhượng vô nguyên tắc với Trung Quốc, 'cắt đất', 'bán đất' cho TQ nhằm tư lợi cho mình"
Trần Công Trục
Còn trên báo Giáo dục Việt Nam, ông Trục nói "những vùng đất tranh chấp phải thông qua đàm phán giữa ta và Trung Quốc thì cả hai bên...đều không đủ cơ sở pháp lý thuyết phục để khẳng định nó là của mình".

"Nếu đã có đầy đủ chứng cứ pháp lý chứng minh được chủ quyền đối với những khu vực này thì không bao giờ có thể nhân nhượng được, kể cả là ta hay Trung Quốc."

"Những 'vùng tranh chấp' là các khu vực chưa có thể nói nó là của anh hay của tôi, mà đàm phán phân chia theo luật pháp quốc tế, thì như vậy không thể nói là ta đã để mất các khu vực này vào tay Trung Quốc, hay ngược lại Trung Quốc, mất các khu vực này vào tay ta," ông Trục nói.

Trong bài trên báo Giáo Dục, ông Trần Công Trục nói rằng ông "từng bị chửi là bán đất cha ông cho Trung Quốc".

Ông cũng cho rằng có ba nhóm người với ba loại quan điểm hoài nghi về đàm phán biên giới Việt - Trung nhưng có động cơ khác nhau.

"Nhóm đối tượng thứ nhất gồm đại đa số cán bộ, nhân dân quan tâm lo lắng cho sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ nước nhà," theo tiến sỹ Trần Công Trục.

Ông coi nhóm thứ hai "có những đối tượng, thế lực muốn lật đổ, bôi nhọ chính thể này" thông qua câu chuyện về chủ quyền lãnh thổ.

Còn nhóm thứ ba, theo ông "nằm ngay trong nội bộ chúng ta" và họ là "những cá nhân vì tranh giành lợi ích này lợi ích khác".

Ông Trần Công Trục cho rằng họ đã "sử dụng vấn đề biên giới lãnh thổ, tung tin ông này ông kia nhân nhượng vô nguyên tắc với Trung Quốc, 'cắt đất', 'bán đất' cho TQ nhằm tư lợi cho mình."
(BBC)

Blogger VN trao Tuyên bố phản đối điều luật 258 cho đại sứ quán Đức


Blogger Hiền Giang Phương Bích trao Tuyên bố 258 cho đại diện Đại sứ quán Đức ông Felix Schwarz và Jonas Koll

28.08.2013
Cuộc quốc tế vận phản đối điều luật 258 do Mạng lưới Blogger Việt Nam khởi xướng tiếp tục lan rộng với chặng chừng dân tại đại sứ quán Đức hôm nay.

Bất chấp các nỗ lực ngăn cản của an ninh, 5 đại diện của Mạng lưới Blogger Việt sáng ngày 28/8 có buổi gặp với giới chức tòa đại sứ Đức ở Hà Nội, trao Tuyên Bố 258 kêu gọi thế giới tăng cường áp lực buộc nhà nước Việt Nam hủy bỏ điều luật trong Bộ luật Hình sự quy định tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”.

Ông Felix Schwarz, đại diện Đại sứ quán Đức và blogger Hư Vô
Ông Felix Schwarz, đại diện Đại sứ quán Đức và blogger Hư Vô

Cô Đào Trang Loan, tức blogger Hư Vô, một thành viên trong nhóm, nói với VOA Việt ngữ:

“Sáng nay khi chúng tôi tập trung đi đến đại sứ quán Đức, xung quanh đại sứ quán rất nhiều an ninh mật vụ rải rác ở công viên Trần Phú đối diện. Có một số blogger đã bị chặn ngay tại nhà. Blogger Nguyễn Đình Hà bị chặn ngay trước cổng không cho ra khỏi nhà và Nguyễn Chí Đức bị mời lên công an phường làm việc, mới được thả về khoảng 5 giờ chiều nay.”

Tin tức phổ biến trên các trang mạng xã hội nói cuộc gặp giữa các nữ blogger gồm Phương Bích, Sông Quê, Lan Lê, An Đổ Nguyễn, và Hư Vô với ông Felix Schwarz, tham tán chính trị, và ông Jonas Koll, Bí thư thứ nhất phụ trách văn hóa, báo chí, và chính trị của đại sứ quán Đức diễn ra trong hai giờ đồng hồ xoay quanh các mối quan ngại về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Blogger Hư Vô cho biết thêm chi tiết:

“Cuộc gặp diễn ra rất tốt đẹp. Đại sứ quán Đức hỏi thăm chúng tôi về nhân quyền Việt Nam. Điều 258 giống như một chiếc dây treo cổ mà chính quyền Việt Nam dùng để chụp mũ để bắt bớ bất cứ ai trong khi điều luật này rất mơ hồ. Năm blogger chúng tôi hôm nay tại đại sứ quán Đức trao đổi về vấn đề đó và có nói thêm về Nghị định 72, nhờ họ lên tiếng thêm giúp chúng tôi vì tiếng nói của người dân Việt Nam nhà cầm quyền không nghe. Vì vậy, chúng tôi phải nhờ đến đại sứ quán Đức để yêu cầu chính quyền Việt Nam xóa bỏ điều luật 258 này. Đại sứ quán Đức ủng hộ và nhận lời sẽ lên tiếng cho các blogger Việt Nam về điều này.”

Các blogger cho biết đại sứ quán Đức đánh giá cao cuộc quốc tế vận đầu tiên của giới blogger Việt Nam với bản Tuyên bố 258 và hứa hẹn sẽ giúp vận động đưa Tuyên bố này ra trước phiên họp của Liên hiệp quốc Đánh giá Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (gọi tắt là UPR) vào đầu năm sau tại Geneva.

Vẫn theo nguồn tin này, tòa đại sứ Đức nói sẽ hợp tác với Liên hiệp Châu Âu kêu gọi Việt Nam hủy bỏ điều luật 258 và các điều luật vi phạm nhân quyền của công dân.

Giới bảo vệ nhân quyền quốc tế tố cáo Việt Nam lạm dụng các điều luật có nội dung bao quát, mơ hồ như 258 để bắt bớ, giam cầm những ngòi bút chỉ trích nhà nước chỉ vì họ thực thi quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa.

Thời gian gần đây có 3 blogger bị bắt vì điều 258 gồm Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, và Đinh Nhật Uy.

Cuộc vận động của Mạng lưới Blogger Việt Nam đã đưa Tuyên bố 258 tới các cơ quan bảo vệ nhân quyền trên thế giới trong đó có Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, Uỷ ban Luật gia Quốc tế, Uỷ ban bảo vệ ký giả, Liên minh báo chí Đông Nam Á..v…vv.

Ngoài các sứ quán đã đến như Hoa Kỳ, Thụy Điển, Australia, và Đức, các blogger cho biết Tuyên bố 258 này sẽ tiếp tục được chuyển đến các nước có cơ quan ngoại giao tại Việt Nam.

Cuộc vận động đòi quyền tự do ngôn luận của giới blogger Việt Nam diễn ra trong lúc một luật lệ mới ban hành của Việt Nam về quản lý internet đang gặp chỉ trích mạnh mẽ từ quốc tế.

Liên minh về Quyền tự do Trên mạng, một tổ chức liên chính phủ gồm 21 quốc gia, đầu tuần này ra Bản Lên Tiếng bày tỏ quan ngại và chỉ trích Nghị định 72 của Việt Nam là hạn chế thông tin và giới hạn việc chia sẻ tin tức.

Bản Lên Tiếng chung của Liên minh nói Nghị định 72 không phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công ước Quốc tế về Quyền chính trị và Dân sự cũng như các cam kết của Việt Nam với bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Trà Mi-VOA

Từ chuyện nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nói chuyện phê phán và tranh luận

 Cái ‘ao’ văn hoá nghệ thuật phẳng lặng của Việt Nam cứ lâu lâu lại dội lên một đợt ‘sóng trào’ bởi những sự kiện khác thường hoặc những xì căng đan (scandal). Lần này là chuyện phê phán của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và chuyện hồi đáp của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Tôi sẽ không đi vào đánh giá xem ai người đúng, ai sai trong vụ đó, bởi vì tôi là người ngoại đạo với nghệ thuật. Tuy vậy, từ vụ việc này mà ngẫm nghĩ thì thấy một sự tương đồng giữa môi trường làm văn hoá nghệ thuật với môi trường làm khoa học ở Việt Nam, đó là sự thiếu hụt nghiêm trọng những chuẩn mực về sự phê phán và tranh luận.
Làm văn hoá nghệ thuật có lẽ chú trọng tới cảm hứng, sự thăng hoa và sự sáng tạo, làm khoa học có thể khuôn khổ hơn, ít cảm hứng hơn, nhưng cũng đòi hỏi sự sáng tạo và đam mê. Tuy vậy, có lẽ điểm chung lớn nhất giữa một môi trường văn hoá nghệ thuật và môi trường khoa học chính là ở chỗ muốn trở nên lành mạnh và phát triển, điều cốt lõi là cần có sự tương phản, sự khác biệt hay là sự phê phán và tranh luận.

Phê phán rất quan trọng. Nó chính là tấm gương mà ở đó người làm văn hoá nghệ thuật và người làm khoa học soi chiếu, để nhìn nhận lại mình, tự đánh giá và điều chỉnh bản thân mình để tiến bộ hơn nữa. Michel Foucault, nhà triết học và xã hội học lớn của nước Pháp cho rằng, để chăm sóc tốt nhất cho cái tôi và tâm hồn mình (take care of the self), người ta không những cần phải tạo nên mối quan hệ với bản thân mình, trò chuyện với chính tâm hồn mình, mà họ cũng cần phải đặt mình trước sự đánh giá, nhận xét tức sự thách thức của người khác. Và quan trọng hơn tất cả, đối với cả người đi phê phán và người nhận sự phê phán, đó chính là tinh thần tôn trọng chân lý. Tinh thần tôn trọng chân lý chính là việc đặt lên trên hết sự thật, mà muốn làm vậy, người ta luôn phải trung thực với chính bản thân mình và với chân lý, nhưng trớ trêu thay, có quá nhiều lực hấp dẫn để phản bội sự thật . Hành động phê phán với tư cách là một hành động xã hội (social action) cần dựa trên sự duy lý, trong đó người ta luôn tính toán kỹ lưỡng dựa trên chi phí (cost) phải bỏ ra - liệu việc phê phán ‘quá đắt’ không khi mà nó có thể làm phương hại đến mối quan hệ xã hội của mình với người khác, hay ảnh hưởng tới địa vị xã hội của mình (bị đuổi việc, bị mất hợp đồng v.v.) - và lợi ích (benefit) mang lại - lợi ích của sự phê phán mang lại là gì?: sự trung thực với bản thân hay sự công bằng xã hội? - trước khi thực hiện. Như ở Việt Nam ta thường có câu ‘Có lợi thì ta mới làm’ tức là khi những lợi ích của việc làm đó lớn hơn những thiệt hại mà mình bỏ ra.

Hiểu được điều đó mới thấy rằng, văn hoá phê phán ở Việt Nam hầu như còn rất ít, rất hiếm, nếu như không muốn nói là chưa hình thành. Ở môi trường mà con người ta luôn đặt cá nhân và lợi ích của họ lên trước chân lý thì sự phê phán như của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đối với các ca sĩ Việt Nam giống như một hòn đá ném vào ao hồ vốn phẳng lặng mà thôi. Bởi vì ít ai ‘dám’ vượt ra khỏi lực hấp dẫn của lợi ích của bản thân để tôn vinh sự thật. Khi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nói: ‘"Nếu tôi là một ca sĩ thì lại khác. Còn đằng này tôi là người không dính dáng gì hết trơn" (xem http://dantri.com.vn/van-hoa/nhac-sy-nguyen-anh-9-toi-khong-con-tuoi-de-doi-chat-tranh-gianh-771666.htm) thì nó toát lên một ý rằng, liệu những người còn ‘dính dáng’, là ‘ca sĩ’ đang hoạt động thì có đủ dũng cảm để phê phán như vậy - và quan trọng hơn là làm như thế một cách thường xuyên và công khai - hay không? Phê phán và nghe phê phán có vẻ không phải là một thói quen trong giới nghệ thuật (có lẽ của cả khoa học) ở Việt Nam. Giá trị của phê phán cũng đang được đặt dưới lợi ích cá nhân, nơi mà sự lo sợ ‘mũi giáo’ của dư luận xã hội chĩa vào danh tiếng và địa vị bản thân chèn ép sự trung thực đối với chân lý. Sẽ cần có nhiều hơn và thường xuyên hơn những ý kiến phê phán như của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Nhưng, cái tiếc là sự phê phán của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lại được đặt trong một bài phỏng vấn của một tờ báo lá cải (mà chính người trong cuộc lẫn người cuộc cũng cho rằng vị nhạc sĩ có vẻ bị ‘gài’, và nội dung của bài phỏng vấn cũng được ‘xào nấu’ theo cách tạo sự ‘giật gân’ bởi người viết bài báo) hơn là được đặt ra trong những diễn đàn văn hoá nghệ thuật chính thức hơn, công khai hơn. Sẽ hay hơn khi sự phê phán đó được đặt ra trong diễn đàn thảo luận của một tờ tạp chí phê bình văn hoá nghệ thuật hoặc một chương trình truyền hình hoặc một chương trình sinh hoạt của ban nghệ thuật nào đó, nơi mà mọi vấn đề nghệ thuật và giải trí của giới showbiz Việt cần được mổ xẻ chính thức, thường kỳ và chu đáo hơn. Có nghĩa là, sự phê phán nên được đặt ra một cách công khai, thường xuyên hơn, thay vì xảy ra chỉ như một ‘tai nạn’ hoặc ‘trò chơi’ của truyền thông.
***
 Nhưng sự phê phán không phải là một hành động xã hội một chiều, mà là sự tương tác qua lại giữa người đi phê phán và người nhận phê phán. Nghĩa là sự tranh luận. Tranh luận tạo ra sự công bằng về mặt tiếng nói theo nghĩa nó đảm bảo rằng mọi người đều được lên tiếng, phát biểu ý kiến và thể hiện lập trường của mình. Ở đây tôi cho rằng các ca sĩ nhận được phê phán từ nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nên có sự phản hồi, tranh luận lại đối với những nhận xét được đưa ra. Tôi không đồng ý với một số ý kiến trên các diễn đàn mạng xã hội hoặc trên các trang blog rằng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là bậc ‘cha chú’, là thế hệ ‘tiền bối’, là người ‘lớn tuổi’, và những ca sĩ khác là bậc ‘con cháu’, ‘hậu bối’, ‘trẻ tuổi’ cần phải lắng nghe và chấp nhận.
Ở Việt Nam cũng như một số nước Châu Á như Trung Quốc hay Nhật Bản, cấu trúc thứ bậc thể hiện rất rõ trong quan hệ xã hội. Dường như vị thế xã hội cao hơn được xem như ‘gần với’ - thậm chí ‘là’ - chân lý. Tuổi tác là một yếu tố quan trọng trong việc xác lập địa vị xã hội ở Việt Nam. Ví dụ, người lớn tuổi hơn thường ở vị thế cao hơn người ít tuổi. Cấu trúc thức bậc này thể hiện rõ trong cách xưng hô, ví dụ: xưng/gọi ông/bác/chú/cô - xưng/gọi cháu/con/mày. Ngoài ra, sự khác biệt về vai trò xã hội cũng gây ra sự bất bình đẳng, ví dụ trong quan hệ của người thầy - người trò, của bố - con, xếp - nhân viên. Bất bình đẳng ở đây là người có địa vị cao hơn luôn/thường xem mình là đúng, ít khi công nhận người địa vị thấp hơn là đúng, còn người địa vị thấp hơn thường ít khi dám phản lại ý kiến người địa vị cao hơn. Ở môi trường giáo dục Việt Nam, có lẽ ít có sinh viên nào mà dám xưng hô với thầy là ‘tôi’, đặc biệt đối với thầy/cô nhiều tuổi và cũng ít có sinh viên nào dám nói ‘thầy sai’. ‘Tôi’ với tư cách là đại từ xưng hô thể hiện đầy đủ bản sắc cũng như cả trách nhiệm cá nhân, ít khi xuất hiện trong xã hội đặt nặng tính cộng đồng như Việt Nam. Tôi cho rằng chính sự phân tầng trong việc xưng hô và sâu xa hơn, nguồn gốc ứng xử văn hoá giữa các địa vị xã hội, tạo ra sự lệch lạc trong văn hoá tranh luận. Người ta thường đánh đồng sự tôn trọng đối với người lớn tuổi, người có chức vụ, địa vị xã hội cao hơn, đối với sự lắng nghe và chấp nhận chân lý, hoặc xem ý kiến của họ như chân lý. Không, sự tôn trọng chân lý cần được đẩy lên cao hơn sự tôn trọng đối với người lớn tuổi hoặc người có địa vị cao hơn. Aristotle là học trò của Platon, nhưng ông cho rằng: ‘Thầy đã quý, nhưng chân lý còn quý hơn’.
Không phải vấn đề là cổ vũ trò cãi thầy, con cãi cha mẹ, nhưng mỗi cá nhân dù ở vị thế thấp hơn, cũng luôn phải tư duy có tính phản biện, có sự nghi ngờ, có sự khác biệt chứ không phải chăm chăm nghĩ rằng lời thầy cô, cha mẹ là chân lý. Chỉ có tinh thần tôn trọng chân lý được đặt lên số một thì văn hoá nghệ thuật và khoa học nói riêng, và xã hội nói chung mới phát triển được. Theo quy luật ‘tre già măng mọc’, quan điểm của tầng lớp đi trước (và thường có địa vị xã hội cao hơn) thường có sự mâu thuẫn đối với quan điểm của tầng lớp đi sau (và thường có địa vị xã hội thấp hơn). Liệu chân lý luôn thuộc về tầng lớp đi trước thì xã hội có phát triển được chăng? Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam để phát triển văn hoá tranh luận, cần phải đặt tinh thần thượng tôn chân lý lên những chuẩn mực như ‘Tôn sư trọng đạo’, hoặc như ‘Cá không ưa muối cá ươn, Không nghe cha mẹ trăm đường con hư’. Nên nhớ rằng, đặt trên chứ không phải gạt bỏ những chuẩn mực đó; bản sắc tôn trọng người già, người thầy thì nên duy trì vì nó là bản sắc của văn hoá Việt Nam trong so sánh với văn hoá các nước phương Tây, nhưng - một lần nữa cần nhấn mạnh - không thể đặt chúng lên trên được. Cần phải nói rằng, tôn trọng chân lý không có nghĩa là thiếu tôn trọng đối với người tranh luận. Trong tranh luận, người ta nên tôn trọng nhau, chứ không phải là chỉ sự tôn trọng một phía từ người ít tuổi và có địa vị thấp hơn. Tinh thần tôn trọng nhau theo tôi chính là đặt ý kiến của mình hướng tới vấn đề chung, bài toán chung để tìm ra lời giải, chứ không phải là hướng tới người tranh luận khác. Kiểu công kích cá nhân, bôi nho danh dự, chửi bới, lời nói thô tục, hoặc lôi vấn đề giới tính của nhau ra để châm biếm v.v. có lẽ không thuộc về một môi trường văn hoá tranh luận lành mạnh.
Chính vì vậy, tôi lại đồng ý với hành động phản hồi (nội dung tôi không bàn tới) của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đối với các ý kiến của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Và tôi nghĩ các ca sĩ và nghệ sĩ khác cũng nên lên tiếng thể hiện quan điểm của mình. Lựa chọn im lặng và không phản hồi cũng chẳng khác gì việc không vượt qua được nỗi sợ hãi khi đưa ra lời phê phán. Và không chỉ có những người liên quan đến bài phỏng vấn, những người làm văn hoá nghệ thuật khác cũng phải có trách nhiệm đưa ra ý kiến của mình (ví dụ những ý kiến thế này là rất cần: http://dantri.com.vn/van-hoa/nhac-si-do-hong-quan-cat-van-len-tieng-benh-vuc-nhac-si-nguyen-anh-9-771967.htm). Nếu cứ cho rằng nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là đúng rồi (tôi không bàn sâu về nội dung là đúng hay không, chỉ nói về cách thức tranh luận) mà chấp nhận, thì tôi nghĩ như thế chẳng tạo nên điều gì tốt đẹp cho giới văn hoá nghệ thuật Việt Nam. Quan điểm của cá nhân chưa phải là chân lý, chân lý chỉ tạo ra qua sự tranh luận lành mạnh và nghiêm túc. Ý kiến của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chưa hẳn là chân lý, ý kiến phản hồi của Đàm Vĩnh Hưng chưa hẳn là chân lý, nhưng quan trọng, những người làm nghệ thuật cần phải tranh luận với nhau, để hiểu nhau hơn và hiểu mình hơn, để đúc rút kết luận và đi đến cái chân lý, cái đó mới tốt cho môi trường văn hoá nghệ thuật. Có lẽ họ - những người làm văn hoá nghệ thuật - nên tranh luận đến cùng về những vấn đề nhức nhối đặt ra trong ý kiến của đôi bên, ví dụ thế nào là nghệ thuật, thế nào là giải trí?; nghệ thuật hay giải trí hay đồng tiền mà mục tiêu tối thượng của ca sĩ?; thế nào là một ‘ca sĩ đúng nghĩa’, ‘ca sĩ hát lót’ và thế nào là ‘người hát’?; các thành tố như cảm xúc, kỹ thuật thanh nhạc, vũ đạo cần được tiết chế như thế nào?; vị trí và vai trò của những giải thưởng âm nhạc - cái định hướng chân giá trị cho các ca sĩ, nghệ sĩ là gì và nên như thế nào? v.v.
Nguyễn Trung Kiên
(Quê Choa)

Trần Kỳ Trung - "Hưng" lớn- " Hưng" nhỏ

Mấy hôm nay dư luận xôn xao về chuyện nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 có những lời nhận xét về chuyện biểu diễn của một số ca sỹ trẻ. Nếu bình tĩnh xem xét một cách tròn vẹn thì công nhận đây là lời góp ý thực, khách quan của một người tâm huyết với nghệ thuật nước nhà.

 Những người được nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 nhận xét, phần đông chọn vị thế im lặng hoặc trả lời khiêm tốn. Tôi hiểu, những nghệ sỹ này hiểu lời nhận xét của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 mà xem những điều chưa được của mình để sửa chữa,  tu chí, tìm hướng phấn đấu, mong tương lai có “ chỗ đứng” trong lòng người xem. Nhưng riêng ông “ Hoàng nhạc Việt” Đàm Vĩnh Hưng  lại không nghĩ thế, vì ông cậy có số lượng khán giả hâm mộ, nhất là lực lượng trẻ, rất đông, rồi là người đạt nhiều giải thưởng nhất nước, vang danh cả trong và ngoài nước v.v…và v.v… để phản bác lại những lời nhận xét, góp ý chân thành của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9.
 Tôi không ghi lại những lời phản bác này của ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng, vì nhiều người đã đọc. Nhưng có một hiện tượng mà trước khi viết lời phản bác, tôi tin, Đàm Vĩnh Hưng không nghĩ ra. Sau bài viết của Đàm Vĩnh Hưng, số lượng người phê phán ngày càng đông, lời càng gay gắt. Và, qua những lời phê phán đó, rõ khổ, hình tượng của ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng, từ trước đến này được phủ bằng một lớp sơn hào nhoáng từ cách ăn mặc, phong cách biểu biễn, đến cả những phát ngôn, nhiều giải thưởng lớn… bây giờ bị lột sạch, lộ ra sự thật là tầm văn hóa rất thấp kém nhất là về mặt đạo đức. Còn giọng hát của Đàm Vĩnh Hưng, chẳng qua gặp thời, khéo cách quảng cáo, biết cách gây sự kiện…chứ thật ra, giọng hát đó, như lời nhận xét của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9, chỉ là loại C…

         Thế mới biết rằng, để có chỗ đứng thực sự trong lòng người xem, không dễ. Anh phải phấn đấu cả đời, luôn khiêm tốn, học hỏi, biết chỗ dở của mình để sửa chữa, lắng nghe những lời góp ý chân thành mà phục thiện… Còn không phải như thế, thì không trước thì sau, người xem sẽ  quay lưng với anh. Lượng người hâm mộ sẽ vơi dần, đến một lúc nào đó, tên tuổi của anh, không ai nhớ.

         Không biết bây giờ ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng đã tỉnh ngộ ra chưa?

         Cũng qua chuyện này của ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng, cũng cho chúng ta một bài học.
Ông Lê Hiếu Đằng
Cũng mấy hôm nay, dư luận xôn xao với một bài báo của ông Lê Hiếu Đằng: “ Suy nghĩ trong những ngày năm bịnh…”. Đây là suy nghĩ thực của một người yêu nước trước một hiện trạng đất nước, mà bất cứ người Việt Nam nào còn lo lắng với sự tồn vong của dân tộc, đều phải lên tiếng.
 Lẽ ra, nên đối thoại công khai, bình đẳng, thành tâm ví như đăng toàn văn trên các báo giấy bài : “ Suy nghĩ trong những ngày năm bịnh” của ông Lê Hiếu Đằng rồi cùng trao đổi,  tranh luận trên tình thần cầu thị, tôn trọng lẫn nhau tìm ra chuyện “ đúng”, “ sai” thì các “ dư luận viên” của báo giấy Việt Nam bao gồm các tiến sỹ, giáo sư… cả người nhân danh là bạn của ông Lê Hiếu Đằng cậy có quyền, thế lên tiếng truy chụp, cắt xén bài viết của ông Lê Hiếu Đằng và gán cho ông đủ các từ ngữ tiêu cực nhất, gần giống với Đàm Vĩnh Hưng gọi nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 là “ ngụy quân tử”.
Trước khi viết những bài báo đó, những “ dư luận viên” này tin rằng, y như ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng đã tin, họ được nhân dân ủng hộ, người đọc, người nghe vẫn là của họ, thể chế này họ nắm…nên thế, sự phê phán của họ đối với bài viết của ông Lê Hiếu Đằng sẽ được dư luận đồng tình. Sẽ không có ai nghe, không ai đọc, không ai ủng hộ bài viết  của ông Lê Hiếu Đằng!!! Nhưng thực tế ngược lại,  họ càng bắt bẻ,  truy chụp, lên án bài viết của ông Lê Hiếu Đằng thì họ càng thể hiện trình độ ấu trĩ của mình về thời cuộc, về nhận thức quy luật lịch sử… trước bàn dân thiên hạ.
Những bài viết như vậy, thường có một tác dụng ngược lại, người đọc tìm đến bài viết của ông Lê Hiếu Đằng nhiều hơn, khâm phục ông Lê Hiếu Đằng nhiều hơn. Chuyện này tương tự như chuyện ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng khi anh ta phản bác lại lời nhận xét của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 bằng những lời lẽ vô văn hóa, thì người đọc càng thấy nhân cách của Đàm Vĩnh Hưng quá tầm thường khi đứng cạnh nhân cách của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9.

        Cũng giống như lời nhận xét nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9  cho một số ca sỹ với ý định tốt, các ca sỹ nên xem lại những khiếm khuyết của mình để sửa chữa, biểu diễn về sau càng hay hơn. Ông Lê Hiếu Đằng viết bài báo: “ Suy nghĩ trong ngày năm bịnh” cũng có ý định tương tự như thế nhưng lớn hơn, đó là vận mệnh dân tộc. Đây là lời nói của một ông già “ gần đất, xa trời” không hề có ham hố chức quyền, tạo cho mình nổi tiếng hay giành giật quyền lợi…mà chỉ có mong muốn đất nước, xã hội kinh tế tốt lên, thực sự dân chủ, văn minh, hòa nhịp vào các nền văn minh thế giới, được các nước trên thế giới tôn trọng.

            Đảng và các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam nên lắng nghe, cùng trao đổi trên tinh thần cầu thị, để tìm một hướng đi mới cho dân tộc Việt Nam đến bến bờ dân chủ, văn minh, tự do thực sự.

        Còn không phải như thế, lại giống bài viết của ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng phản bác một cách vô văn hóa với lời nhận xét của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9, lượng người hâm mộ Đàm Vĩnh Hưng sẽ vơi dần.

        Hình tượng của Hưng “ nhỏ” sẽ mất trong tương lai không xa.

      Và cũng trong tương lai không xa, hình tượng Hưng “ lớn” sẽ mất, nếu như đi lại vết xe đổ của Hưng “ nhỏ”.
Trần Kỳ Trung

Nguyễn Mộng Hoài - Sự kiện Lê Hiếu Đằng và cuộc "bút chiến" hầu như một phía



Trong lịch sử phát triển của đất nước, trên văn đàn và công luận đã có nhiều trận "bút chiến nảy lửa". Cuối cùng thì chân lý cuộc sống quyết định thắng bại và con đường đi lên của lẽ phải, của chính nghĩa, của lợi ích đa số, hay nói rộng ra là lợi ích dân tộc, lợi ích đất nước thắng thế.
Mấy ngày nay, theo dõi trên các phương tiện truyền thông bao gồm báo Nhà nước, báo điện tử, báo mạng...nổi lên "sự kiện Lê Hiếu Đằng" với việc đề nghị cho ra đời Đảng Dân chủ Xã hội để làm đối trọng trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bảo đảm cho đất nước phát triển lành mạnh với tốc độ cao trên cái nền dân chủ, tự do, độc lập, thống nhất, hòa hợp dân tộc, cải thiện dân sinh...để Việt Nam xứng đáng là ngọn cờ của độc lập, dân chủ, tự chủ và vững mạnh. "Sự kiện Lê Hiếu Đằng" đã và đang thu hút dư luận xã hội, đặc biệt là thu hút sự chú ý của toàn dân, trong đó nổi bật là hàng ngũ trí thức ở mọi lứa tuổi.

Trên mặt trận báo chí truyền thông, hiện Nhà nước ta, Đảng cộng sản cầm quyền nắm trong tay gần như toàn bộ các phương tiện báo chí truyền thông hiện đại và hàng năm chi vào mặt trận này không ít tiền bạc và của cải vật chất khác. Gần như các tờ báo lớn kể cả báo hình và báo nói đều có "báo điện tử" đưa lên mạng In-tơ-nét toàn cầu. Ngoài ra, hệ thống "báo mạng" khác, trong đó phải kể đến các trang mạng "blog" của rất nhiều người và nhóm người, hầu hết là có trình độ và rất nhạy cảm với thế sự, cũng "ra tay" đưa lên mạng hằng ngày những bài viết những sự kiện "nóng bỏng" về tất cả các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa trên đất nước ta và thế giới có liên quan. "Sự kiện Lê Hiếu Đằng" đang làm dư luận xã hội sôi động hẳn lên và hằng ngày chắc chắn không ít triệu người theo dõi, tán thưởng, bình luận, khen chê, thất vọng và hi vọng...Nói gì thì nói, "sự kiện Lê Hiếu Đằng" là một hiện tượng chính trị tất yếu trong quá trình bộc lộ những yếu kém của sự lãnh đạo toàn trị độc đảng và sự khó khăn, thụt lùi của đất nước.

Người theo dõi dư luận trên truyền thông đều nhận thấy rằng những vấn đề, những chi tiết trong các bài viết của Lê Hiếu Đăng được tung lên nhiều trang mạng vừa qua đều rất trúng ý của đông đảo những người còn có tâm huyết với đất nước.Tất nhiên, quá trình đi đến một kết quả nào khả quan và có thể thành công theo đúng quy luật phát triển hiện nay của xã hội loài người, phải trải qua những cam go, cũng có thể vấp phải thất bại. Tuy nhiên "sự kiện Lê Hiếu Đằng" đang nổi bật với chủ đề thành lập Đảng Dân chủ xã hội không nhằm mục đích thay thế Đảng Cộng sản cầm quyền, mà như Lê Hiếu Đằng bầy tỏ rất rõ ràng là góp phần làm cho sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đúng đắn hơn, thu phục nhân tâm tốt hơn, mang lại vinh quang cho chính Đảng Cộng sản. Đây cũng là tâm huyết của Lê Hiếu Đằng, một đảng viên đã có hơn 45 năm tuổi Đảng. Những ai đó thích chụp những cái "mũ rộng vành" cho Lê Hiếu Đằng, là suy thoái, là kích động, là "bất đồng chính kiến", thậm chí có thể gọi Lê Hiếu Đằng là "phản động"...Nhưng tư tưởng trong sáng, động cơ không vụ lợi của Ông càng sáng tỏ hơn, càng thu hút lương tâm nhiều người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành lại cái đúng, cái cốt lõi trong sáng của dân tộc. Như Bùi Văn Bồng đã viết đại ý, thời Nhà Lê, nhân dân tôn sùng Lê Lợi vì người có công cùng với Nguyễn Trãi tiến hành 10 năm chống xâm lược phương Bắc, giành độc lập cho nước nhà mang thịnh vượng cho nhân dân, còn cuối thời Lê, Lê Chiêu Thống là một ông vua hèn nhát cầu cứu ngoại bang là Phương Bắc để dày xéo, cai trị nước ta. Đó là bài học lịch sử không thể quên và không thể ai bác bỏ.

Vì thế, trong bất kỳ một cuộc tranh luận nào, "bút chiến" nào đều phải "ngửa bài". Muốn bác bỏ, phê phán, thậm chí lên án một chi tiết nào đó của đối tượng "chiến" nhất thiết phải đưa bài viết ấy lên phương tiện công khai, song song với bài phản biện của mình, không thể chi lợi dụng báo chí của Đảng và Nhà nước, đưa bài, muốn đăng thế nào thì đăng, càng không được viết theo "chỉ thị" để kiếm ăn !

"Sự kiện Lê Hiếu Đằng" sẽ còn nảy ra nhiều cuộc tranh luận nữa, nhiều cuộc "bút chiến không chỉ ở các hệ thống truyền thông mà có thể còn có ở các cuộc họp đảng, họp đoàn thể nhân dân, và trong các buổi trò chuyện của người dân. Theo tôi, đó là một hiện tượng tốt. Một nước có tự do dân chủ đúng nghĩa thì không nên và không bao giờ làm cho các cuộc thảo luận ấy bị tịt ngòi, càng không nên có sự bắt bớ ai đó để dọa nạt. Nếu có hiện tượng ấy xảy ra, chính người "thích dọa nạt, bắt bớ" ấy thể hiện sự "sợ hãi" sự thật. Đã gọi là "bút chiến" thì dứt khoát phải đăng lại bài của Lê Hiếu Đằng, đăng nguyên văn hoặc trích nguyên văn, không bóp méo, thêm bớt theo chủ quan và ngay sau đó đăng bài của người phản biện phân tích sao cho thuyết phục người đọc, người nghe...Đây cũng là một cuộc "nâng cao dân trí", phân biệt phải trái, đúng sai. Đảng cộng sản cũng có nhiều công lao, nhưng cũng mắc nhiều sai lầm, thậm chí sai lầm nghiêm trọng và không phải lúc nào cũng đúng, thời kỳ nào cũng đúng. Mấy chục vạn văn bản của các tổ chức đảng, chính quyền ban hành thời gian vừa qua đã nói lên rằng dưới sự chỉ đạo của các tổ chức đảng vẫn có những văn bản bị sai, bị quần chúng phản đối, và không được thi hành. Đó cũng là những bài học cho những ai cứ "mở mồm" là công lao của Đảng nên Đảng phải là người lãnh đạo !

Mong rằng, trên các phương tiện truyền thông, khi "bút chiến với Lê Hiếu Đằng" cần bào đảm sự công bằng, công bố cả hai phía, không nên "cả vú lấp miệng em" hoặc như một số người đã viết là "đòn đánh hội đồng !" Công khai, minh bạch, trung thực và không lừa dối nhân dân, đó là điều cần cho không chỉ công tác xây dựng Đảng Cộng sản mà còn là yếu tố làm cho Đảng vinh quang hơn, làm tròn trọng trách của mình hơn./.
Nguyễn Mộng Hoài
(Quê choa)
 

Đòi đa đảng - vẫn thủ đoạn “chia để trị”

LTS: Những ngày gần đây, nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích những vấn đề được ông Lê Hiếu Đằng nêu ra trong bài "Viết trong những ngày nằm bệnh”. GS. Nguyễn Lang - Ủy viên Hội đồng tư vấn Kinh tế của MTTQ Việt Nam cũng đã có bài viết gửi tới Đại Đoàn Kết trao đổi, chủ yếu tập trung vào đề nghị đa đảng mà ông Lê Hiếu Đằng đã đưa ra trong bài viết của mình. ĐĐK xin giới thiệu nội dung chính của bài viết.
Trước hết cần phải thấy việc có nhiều ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó trong cuộc sống hay trong học thuật là một tất yếu khách quan. Đây, theo tôi, còn là điều cần thiết. Bởi, có ý kiến khác nhau sẽ tạo điều kiện để mỗi chúng ta khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, độc đoán. Vấn đề chính cần đặt ra ở đây là phải cọ xát các ý kiến khác nhau để tìm lời giải có căn cứ khoa học và thực tiễn sao cho có tình, có lý. Qua đó, tạo điều kiện để phát triển tư duy, thống nhất hành động. 
1
GS. Nguyễn Lang
Hiện đang có một thực trạng xã hội nảy sinh, kể từ khi Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp tổ chức lấy ý kiến toàn dân tham gia góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Thời điểm này cũng là lúc một số chính kiến khác nhau (hoặc có thể gọi thẳng là một số bất đồng) đã có dịp bộc lộ công khai và rộng rãi hơn nhiều so với trước đây. Những bất đồng này, quả thực hiện vẫn còn tồn tại, chưa được giải quyết thật sự triệt để. Cũng vì thế đã nảy sinh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này. Đây, theo tôi là cuộc đấu tranh để đi tới thống nhất tư tưởng, quan điểm nhằm củng cố và phát triển hơn nữa sự đoàn kết toàn dân. 
Ở phạm vi thế giới, một số cường quốc đang thực thi, áp đặt chính sách bá quyền, bành trướng của họ lên các nước khác. Thực trạng đó dẫn đến các nước khác, nhất là các nước nhỏ, đang đứng trước nguy cơ biến thành nước chư hầu (dưới những hình thức và mức độ khác nhau) của các cường quốc đó. 
Một nội dung của sự áp đặt đó đối với Việt Nam là đòi hủy bỏ Điều 4 của Hiến pháp, thực hiện chế độ đa  đảng. Trong lĩnh vực này, cần thấy sự khác biệt của cơ chế vận hành chế độ đa đảng tại các nước phương Tây với việc cơ chế vận hành mà họ áp đặt vào Việt Nam. Điển hình là tại Mỹ, chỉ có hai đảng xuất hiện trên chính trường là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa; tuy đối lập nhưng chỉ là đối lập về chủ trương, chính sách còn mục tiêu vẫn là nhằm áp đặt chủ nghĩa bá quyền nước lớn lên các nước khác. Đối với Việt Nam, đòi hỏi áp đặt chế độ đa đảng là để dựng lên một (hoặc nhiều đảng) đối lập với mục tiêu đối lập là đưa Việt Nam vào quỹ đạo phụ thuộc và các nước ngoài, qua đó triệt tiêu khả năng thực hiện định hướng XHCN. Vì thế, một chế độ đa đảng vận hành theo ý đồ của các thế lực phản động nước ngoài chỉ nhằm vào việc phá vỡ sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Do đó để tiếp tục nhiệm vụ đấu tranh để bảo vệ độc lập và chủ quyền; với Việt nhiệm vụ cấp bách, trước mắt là phải bảo vệ, củng cố và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân. Cũng vì thế nên không thể chấp nhận cơ chế đa đảng đối lập về mục tiêu tại Việt Nam. Về phương diện này, tôi nghĩ, Việt Nam cần vận dụng kinh nghiệm truyền thống – đó là phải phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân để giữ vững nền độc lập chủ quyền của dân tộc. Mất đoàn kết là nguy cơ trực tiếp dẫn đến việc đưa Việt Nam quay lại vị thế của một nước thuộc địa dưới hình thức phụ thuộc vào một cường quốc nào đó.
Muốn làm được điều đó, theo tôi, trước hết, chúng ta phải hiểu rõ vấn đề của chính mình; hiểu rõ con đường mà chúng ta đi hiện đang tới đâu? Câu trả lời đã được các ĐH Đảng toàn quốc xác định rõ khi chỉ ra: Chúng ta đang ở thời kỳ quá độ lên CNXH. Trên con đường đi đến xã hội XHCN ấy, bên cạnh những thành tựu, chúng ta cũng đã có những sai lầm. Điều này, ngay tại ĐH VIII, Đảng ta đã thẳng thắn ghi nhận là đã có sự chệch hướng mục tiêu của con đường đi lên CNXH. Cũng vì thế, trong tình huống này, các thế lực thù địch đã thực thi âm mưu diễn biến hòa bình để thực hiện việc làm cho đội ngũ cán bộ ta "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”. Vấn đề đa nguyên, đa đảng cũng đã xuất hiện tại Việt Nam cùng giai đoạn này; cụ thể là sau khi Liên xô (cũ)  sửa đổi Hiến pháp của mình theo hướng xóa bỏ điều quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Từ đó đến nay, để phản bác lại quan điểm sai lầm cũng như những bước đi sai lầm do một số cá nhân đưa ra, chúng ta đã có những đấu tranh nhất định. Nhưng, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân là do ta chưa làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề này nên đã chưa giải quyết dứt điểm được những tranh luận kéo dài ấy và đây cũng chính dịp để chúng ta tập trung phản bác lại những quan điểm, cái nhìn phiến diện khi tập trung sửa đổi Hiến pháp 1992.
Có một thực tế không thể phủ nhận: Trong quá trình thực hiện bước quá độ lên CNXH, chúng ta đã đạt được những thành tích to lớn như đã đưa nước ta ra khỏi nhóm các nước chậm phát triển. Nếu so sánh tình hình nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay với tình hình trước cách mạng tháng 8-1945 thì phải khẳng định là chúng ta đã có những bước phát triển toàn diện và to lớn. Thế nhưng trong quá trình phát triển, chúng ta cũng đã có những sai lầm, khuyết điểm- đó là những lực cản bước phát triển của nền kinh tế nói riêng, của đất nước và xã hội ta nói chung. Xuất phát từ đó, nhiều người đã bàn đến các giải pháp nhằm đề cao vấn đề dân chủ và nhân quyền; đề cao vai trò của dân tộc cũng là phủ định vai trò của giai cấp; đề cao vai trò của chủ nghĩa xã hội dân chủ của các nước Bắc Âu… Nhưng xét cho cùng tất cả những phương án trên đều có những mặt hạn chế nhất định. Trong bối cảnh ấy mà lại đòi đa nguyên, đa đảng thì thật không thích hợp. Nếu xét kỹ việc hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với một số cường quốc đang áp dụng chính sách bá quyền, bành trướng để đưa nước ta quay về trở thành một nước phụ thuộc vào họ thì mới thấy hết sự không thích hợp của cái xu thế đòi đa nguyên, đa đảng. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam phải phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân để bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của dân tộc. Thực hiện đa nguyên, đa đảng sẽ phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân, đồng thời cũng xa lầy vào thủ đoạn truyền thống "chia để trị” nên không thể chấp nhận được giải pháp này.
Vậy, chúng ta cần và nên làm gì? Đầu tiên, cần tiếp tục công nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam như đã được ghi tại Điều 4 của Hiến pháp. Nhưng, bản thân Đảng vào lúc này cũng cần tự đổi mới mình để củng cố vai trò lãnh đạo. Muốn làm được như thế, Đảng phải tự vươn lên để có đủ sức khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đã mắc phải. Trong lĩnh vực này, cần thấy là nhiệm vụ tự vươn lên, tập trung trước hết vào đội ngũ cán bộ, đảng viên chiến lược tham gia vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Một định hướng tự vươn lên là đội ngũ này phải tự rèn luyện, phấn đấu tự cải tạo mình để chuyển thành những con người mang đầy đủ bản chất của giai cấp công nhân như đã đề cập ở trên. Đó cũng là quá trình đấu tranh để hình thành những con người XHCN để xây dựng CNXH như lời dạy của Hồ Chủ tịch.
Bên cạnh đó, cần kiên quyết giao cho MTTQ Việt Nam (gồm các thành viên) và các phương tiện thông tin đại chúng chính thống nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn, có tình có lý để khắc phục sự không đồng thuận xã hội đối với một số chủ trương, chính sách, quyết định cụ thể của Đảng, Nhà nước. Đồng thời giao trách nhiệm cho chủ thể và đối tượng giám sát, phản biện trách nhiệm phải tổ chức đối thoại để đi tới sự thống nhất đánh giá. Trường hợp không thống nhất được thì BCT phải có giải pháp xử lý thích hợp.
Về phía mình, đứng trước diễn biến của một số dư luận tạo nên sự không đồng thuận xã hội, một biểu hiện của việc suy giảm sự đoàn kết toàn dân, MTTQ Việt Nam phải chăng cũng nên xem xét đánh giá lại về việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân trên các mặt trận không có tiếng súng.  
GS. Nguyễn Lang
(Báo ĐĐK )

Bộ trưởng Hagel 'sẽ thăm VN vào năm tới'

Hai ông Chuck Hagel và Phùng Quang Thanh
Các bộ trưởng quốc phòng Asean mở rộng họp mặt ở Brunei

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và người đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị ADMM+ tại Brunei vào thứ Tư 28/8, tại đó, ông Hagel đã đồng ý đi thăm Việt Nam vào năm 2014.

Sau cuộc gặp, thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói:

"Ngài Bộ trưởng đã cảm thấy vinh dự nhận lời mời từ Tướng Phùng Quang Thanh để đến thăm Việt Nam vào năm sau".

Trước đó, bản thông cáo của Lầu Năm Góc cũng nói hai nhà lãnh đạo quân sự Mỹ - Việt đã "ghi nhận tầm quan trọng của các giải pháp hòa bình cho tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa".

Báo Singapore The Straits Times cho hay đây là một trong các cuộc gặp được lên kế hoạch cho một ngày bận rộn bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Asean mở rộng của ông Hagel.

Ngoài Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn gặp bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Nam Hàn và Brunei. Ông cũng sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn và người tương nhiệm Miến Điện.

Tuy tình hình Syria có khả năng chiếm lĩnh nghị trình của ông Hagel, ông vẫn được trông đợi sẽ kêu gọi các nước kiềm chế tại Biển Đông và cổ suý cho tiến trình chuyển dịch trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.

Hội nghị ADMM+ là sáng kiến do Việt Nam đưa ra năm 2010, có sự tham gia của bộ trưởng quốc phòng các nước Asean và 8 quốc gia khác là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Australia, và New Zealand. Hội nghị năm nay là lần thứ hai, diễn ra trong hai ngày 28/8-29/8.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh vừa có chuyến công du Philippines ba ngày trước khi tới Brunei tham dự ADMM+.

Tại Manila, ông Thanh cũng đã thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines về tình hình Biển Đông.

Thời gian gần đây, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đẩy mạnh hợp tác quốc phòng trên nhiều cấp độ, tuy nhiên Mỹ vẫn chưa bán vũ khís át thương cũng như chưa tập trận chung với Việt Nam.

'Cường quốc tầm trung'

Hôm 27/8, hãng tin Bloomberg có bài đề cập tới vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng-quân sự tại khu vực.

Hãng này nhận định "cuộc tranh giành nguồn lợi dầu khí, hải sản và ảnh hưởng đang đặt Việt Nam vào tầm chú ý trong vị thế cường quốc tầm trung đang nổi lên ở Đông Nam Á".

Theo Bloomberg, kể từ hội nghị ADMM+ lần thứ nhất ở Hà Nội năm 2010, vai trò của Việt Nam đang đi lên trong bối cảnh Mỹ chuyển dịch trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc cũng mở rộng tầm ảnh hưởng.

Ralf Emmers, phó giáo sư tại Học viện Nghiên cứu các vấn đề Quốc tế mang tên S. Rajaratnam ở Singapore, được dẫn lời nói: “Việt Nam ngày càng được coi như một quốc gia quan trọng trong khu vực".

Tuy nhiên điều này, theo ông Emmers, khiến Việt Nam phải cân nhắc hành xử để không bị coi là quá thân với Mỹ mà làm phật lòng Trung Quốc.

Việt Nam cần hỗ trợ của Mỹ, nhất là trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Việt Nam cũng không muốn đi con đường của Philippines, đồng minh lâu năm của Mỹ.

Một số chuyên gia, như Termsak Chalermpalanupap từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cũng ở Singapore, cho rằng quan hệ giữa hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc cho phép Hà Nội giải quyết bất đồng với Bắc Kinh tại Biển Đông một cách thuận lợi hơn Manila.
(BBC)

Obama: 'Syria đã dùng vũ khí hóa học'


Lời khẳng định của Tổng thống Mỹ đưa ra sau các tuyên bố của Phó Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ.

Tổng thống Barack Obama nói Hoa Kỳ kết luận rằng chính phủ Syria đã dùng vũ khí hóa học để tấn công gần Damascus vào tuần trước.

Ông nói rằng việc dùng vũ khí hóa học ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và rằng "đưa ra biện pháp cảnh cáo"có thể có ảnh hưởng tích cực tới cuộc chiến tại Syria.

Tuy nhiên trả lời phóng vấn với PBS, Tổng thống Hoa Kỳ nói ông chưa quyết định về việc liệu có can thiệp bằng quân sự hay không.

Lời bình luận của ông được đưa ra một ngày sau các nỗ lực đưa ra một nghị quyết về Syria tại LHQ.

Anh Quốc đã và đang tạo áp lực cho các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ bỏ phiếu chấp thuận một nghị quyết có thể tạo điều kiện cho các biện pháp nhằm bảo vệ thường dân tại Syria.

Tuy nhiên, đồng minh của Syria là Nga từ chối chấp nhận nghị quyết này và phiên họp không mang lại kết quả cho bế tắc ngoại giao vốn là điểm tồn đọng trong lập trường của LHQ về Syria.

Hoa Kỳ hiện chưa công bố bằng chứng tình báo họ nói rằng chính phủ của ông Assad đã dùng vũ khí hóa học, và thanh tra vũ khí LHQ hiện đang có mặt tại Syria để điều tra.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói họ cần thêm bốn ngày nữa để hoàn tất việc điều tra.

Trước cuộc khủng hoảng ngoại giao liên quan đến tình hình tại Syria diễn biến nhanh, BBC Tiếng Việt giới thiệu các góc nhìn của một số cơ quan truyền thông quốc tế về chủ đề nóng bỏng này:


Hoa Kỳ đã điều chiến hạm USS Carter Hall vào gần Syria

BBC News: Anh Quốc hiện đã sẵn sàng để đưa ra một nghị quyết ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) vào cuối ngày thứ Tư (28/8) nhằm “ủy quyền cho việc sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ thường dân” ở Syria.

Thủ tướng Anh, ông David Cameron nhắn tin trên mạng Twitter rằng một dự thảo nghị quyết như thế sẽ được đưa ra trước năm nước thường trực của Hội đồng Bảo an.

Trước đó, nhóm thanh tra vũ khí LHQ đã bắt đầu công việc trở sau để tìm hiểu vụ bị nghi là có xảy ra tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8.

Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon kêu gọi Hội đồng Bảo an cùng hành động.
"Hội đồng Bảo an phải thống nhất để hành động, phải dùng uy quyền của mình cho hòa bình.”

Báo The Guardian:

"Hậu quả và các diễn biến sẽ không chỉ gói gọn vào Syria mà sẽ làm cả vùng bùng cháy"
Tổng thống Asad của Syria thăm quân lính

Iran ra lời đe dọa đáp lại tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry hôm thứ Hai rằng Hoa Kỳ sẽ “có phản ứng trước việc Syria “sử dụng vũ khí hóa học”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, Abbas Araqchi nói “can thiệp quân sự của nước ngoài vào Syria sẽ đem lại hậu quả là một cuộc xung đột lan rộng trong toàn khu vực”.
Ông cũng nói:

"Chúng tôi cảnh báo mạnh mẽ trước bất cứ vụ tấn công quân sự nào vào Syria. Nó sẽ gây ra hậu quả vô cùng xấu cho cả vùng.”

Nói tại một cuộc họp báo, ông Araqchi cảnh báo:

"Hậu quả và các diễn biến sẽ không chỉ gói gọn vào Syria mà sẽ làm cả vùng bùng cháy.”

Iran với đa số dân theo đạo Hồi phái Shia là đồng minh gần gũi nhất của Syria và đang cáo buộc một liên minh của phe Hồi giáo Sunni cùng Israel và các cường quốc Phương Tây dùng cuộc xung đột nhằm chiếm trọn vùng Trung Đông, theo tờ The Guardian ra ở Anh hôm 28/8.

Báo Haaretz, Israel:

"Đang có đà cho một hành động quân sự chống lại Syria. Hoa Kỳ và Pháp nói họ đã sẵn sàng vào vị trí cho một đợt không kích. Liên đoàn Ả Rập kêu gọi có hành động trừng phạt..."

Tờ báo trích lời trưởng biên tập trang quân sự 'The Armed Forces' của Anh, ông Charles Heyman nói với các hãng thông tấn rằng chiến dịch sẽ diễn ra qua ba giai đoạn, trong đó, giai đoạn một là bao vây hải phận và không phận của Syria đã diễn ra.

"Giai đoạn hai có thể là không tập mang tính trừng phạt, bắn vào trung tâm chỉ huy và các hệ thống thông tin liên lạc. [Vũ khí] có thể là hỏa tiễn định vị từ phi cơ hoặc tàu chiến,"

"Giai đoạn ba có thể là tấn công ồ ạt để tiêu diệt không lực của Syria", ông Heyman được trích lời cho biết.


Người Israel mua mặt nạ phòng độc ở Jerusalem hôm 28/8 trong tinh thần trực chiến

Báo nhà nước Trung Quốc:

Truyền thông Trung Quốc cảnh báo việc lặp lại vụ xâm lăng Iraq do Hoa Kỳ dẫn đầu năm 2003 mà không có sự ủy quyền của LHQ.

Trang Nhân dân Nhật báo viết:

"Cộng đồng quốc tế cần nêu cao cảnh giác trước các thế lực bên ngoài muốn lặp lại mô thức này tại Syria. Vụ 'dùng vũ khí hóa học' không thể được giải quyết bằng các biện pháp 'vô căn cứ' và bất cứ hành động tiếp theo nào cũng phải được hỗ trợ bằng các bằng chứng do điều ra đúng đắn, đáng tin cậy."

Còn báo Hoàn cầu bản tiếng Anh thì viết:

"Các thế lực trên thế giới vốn chống lại can thiệp quân sự cần đoàn kết để ngăn ngừa càng nhiều càng tốt khả năng Hoa Kỳ và Anh Quốc cùng những nước khác không kích Syria. Nếu không ngăn được thì họ cần công khai ủng hộ chính phủ Syria để kháng cự lại."
(BBC)

Khả năng tấn công Syria rõ nét : Mỹ, Anh và Pháp sẵn sàng ra quân

Mỹ loại trừ khả năng can thiêp trên bộ, chủ yếu dùng tên lửa Tomahawk bắn từ chiến hạm Mỹ ngoài khơi Syria - REUTERS
Mỹ loại trừ khả năng can thiêp trên bộ, chủ yếu dùng tên lửa Tomahawk bắn từ chiến hạm Mỹ ngoài khơi Syria - REUTERS

Vào hôm nay, 28/08/2013, ba nước phương Tây trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đứng đầu là Mỹ, đã có dấu hiệu sẵn sàng khởi động một chiến dịch không kích hạn chế vào Syria. Mục tiêu được nêu bật không phải là lật đổ chế độ Damas, mà là « ngăn chặn » việc dùng vũ khí hóa học sát nhân hàng loạt.

Phương Tây đã tỏ quyết tâm can thiệp vào Syria bất chấp cảnh báo của Iran, Nga và Trung Quốc về nguy cơ toàn khu vực trở thành bất ổn.

Từ ngày ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học sát hại hàng trăm người gần Damas hôm 21/08/2013, khả năng tấn công Syria đã được các thủ đô phương Tây gợi lên trở lại càng lúc càng nhiều. Sau khi đã đoan chắc rằng chính quyền Syria phải chịu trách nhiệm trong vụ thảm sát này, ba cường quốc Mỹ, Anh và Pháp đã tuyên bố sắn sàng hành động, không phải là để lật đổ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, mà là để cảnh cáo không cho chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học một lần nữa.

Theo phủ Thủ tướng Anh, vào hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo chính phủ Anh David Cameron đã hội ý với nhau qua điện thoại và xác định rằng « không còn nghi ngờ gì về trách nhiệm của chế độ Assad » trong cuộc tấn công.

Phát biểu tại Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng nhấn mạnh : « Tổng thống (Obama) và tôi đều cho rằng những kẻ sử dụng vũ khí hóa học chống lại những người đàn ông, đàn bà và trẻ em không có khả năng tự vệ phải gánh chịu trách nhiệm ».

Tổng thống Pháp François Hollande, cũng cùng quan điểm. Trước lúc tiếp ông Ahmad al-Jarba chủ tịch Liên minh Quốc gia Syria, lãnh đạo phong trào đối lập Syria vào ngày mai, ông Hollande đã xác nhận rằng nước Pháp cũng « sẵn sàng » can thiệp quân sự để « trừng phạt » chế độ Damas về tội « đầu độc » người dân của mình.

Là nước sẽ phải đi đầu trong chiến dịch không kích Syria, trong tuần này Washington sẽ công bố một phần của bản phúc trình tình báo xác nhận trách nhiệm của chế độ Damas trong việc dùng vũ khí hóa học.

Theo tạp chí Mỹ Foreign Policy (Chính sách đối ngoại), sở dĩ Hoa Kỳ đã xác quyết trách nhiệm của Damas, đó là vì tình báo Mỹ đã chặn nghe được các cuộc điện đàm giữa một quan chức Bộ Quốc phòng Syria với chỉ huy trưởng đơn vị vũ khí hóa học của quân đội Syria.

Theo tiết lộ của lãnh đạo đối lập Syria Ahmad Ramadan, thời điểm tấn công rất gần kề. Theo nhân vật này, đã có những cuộc họp giữa Liên minh Quốc gia Syria, Quân đội Syria Tự do và các nước đồng minh, để thảo luận về « các mục tiêu tấn công tiềm tàng », bao gồm sân bay, căn cứ quân sự và kho vũ khí.

Quan chức trong chính quyền Obama, đã loại trừ khả năng gửi quân can thiêp « trên bộ », chiến dịch sẽ được giới hạn trong một vài ngày, dùng tên lửa hành trình Tomahawk bắn đi từ bốn khu trục hạm Mỹ đang túc trực ngoài khơi Syria.
Trọng Nghĩa (RFI)
 

Nga cảnh báo can thiệp quân sự vào Syria gây mất ổn định ở Trung Đông

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov họp báo về Syria 26/08/2013 - REUTERS /M. Shemetov
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov họp báo về Syria 26/08/2013 - REUTERS /M. Shemetov

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga, công bố vào ngày hôm nay, 28/08/2013, Ngoại trưởng Serguei Lavrov cảnh báo là việc áp dụng giải pháp quân sự đối với Syria sẽ làm cho nước này cũng như toàn khu vực Trung Đông mất ổn định.

Theo bản thông cáo, trong cuộc điện đàm ngày hôm qua, 27/08, với đặc phái viên của Liên đoàn Ả Rập và Liên Hiệp Quốc, ông Lakhdar Brahimi, Ngoại trưởng Serguei Lavrov đã nhấn mạnh đến việc không có một giải pháp chính trị ngoại giao cho Syria và lưu ý rằng mọi ý định áp đặt giải pháp quân sự sẽ chỉ làm cho tình hình Syria và khu vực mất ổn định thêm.

Ngoại trưởng Nga và đặc phái viên Liên đoàn Ả Rập cho rằng vào thời điểm quan trọng hiện nay, tất cả các bên liên quan, kể cả các đối tác nước ngoài, cần phải hành động một cách rất có trách nhiệm và không lặp lại những sai lầm đã mắc phải trong quá khứ.

Các quan chức Nga thường nhắc đến vụ Hoa Kỳ tấn công Irak năm 2003. Vào thời điểm đó, Matxcơva phản đối can thiệp quân sự vào Irak, trong khi Washington khẳng định là chế độ Saddam Hussein có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tình báo Mỹ đã bị mất uy tín, khi quân đội Mỹ đánh Irak, lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein, nhưng không hề tìm thấy vũ khí nguyên tử ở nước này.

Trong một thông cáo khác vào tối ngày hôm qua, Bộ Ngoại giao Nga cho biết là Ngoại trưởng Lavrov đã điện đàm với đồng nhiệm Mỹ John Kerry và bác bỏ các lập luận cho rằng chính quyền Damas đứng đằng sau các vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học. Matxcơva cho biết rất lo ngại trước việc một số nước dường như cố tình gạt bỏ những dấu hiệu sơ khởi cho phép tiến tới một giải pháp chính trị-ngoại giao cho cuộc xung đột tại Syria.

Vụ tấn công ngày 21/08 vừa qua, tại khu vực gần Damas, được cho là có sử dụng vũ khí hóa học, đã làm cho Nga và phương Tây càng bất đồng về cuộc xung đột tại Syria. Các nước phương Tây cáo buộc chính quyền Syria còn Nga thì cho rằng quân nổi dậy đã sử dụng vũ khí hóa học với ý đồ làm gia tăng áp lực của quốc tế đối với chế độ Damas.
Đức Tâm (RFI)

Phẫn nộ


Đó là tâm trạng của rất nhiều người trước mức lương của lãnh đạo một số công ty dịch vụ công ích mới được UBND TP.HCM công bố.

Tôi dám chắc, hình ảnh đầu tiên mà hầu hết người dân thành phố này nghĩ đến ngay sau mức lương 2,6 tỉ đồng/năm của giám đốc Công ty thoát nước đô thị TP.HCM; 2,4 tỉ đồng/năm của Chủ tịch HĐQT Công ty chiếu sáng công cộng TP.HCM và hàng tỉ đồng của lãnh đạo Công ty công viên cây xanh, Công ty công trình giao thông Sài Gòn là những con đường ngập lụt chỉ sau một trận mưa không lớn; những ngày mệt nhọc đẩy xe chết máy vì ngập nước ngay giữa trung tâm; hàng loạt ống cống, con đường ổ voi - ổ gà hư hỏng không được sửa chữa vì thiếu kinh phí; nhiều tuyến đường trên địa bàn TP thậm chí đã phải xen kẽ một đèn tắt - một đèn sáng để tiết kiệm điện năng...

Thực trạng còn nhiều yếu kém và đặc biệt là trong lúc ngân sách hết sức eo hẹp nhưng lãnh đạo các công ty này lại nghiễm nhiên hưởng mức lương có thể đến hơn 200 triệu đồng/tháng là điều không thể chấp nhận. Càng phẫn nộ hơn khi biết rằng để có được mức lương "khủng" đó, họ đã cắt xén lương của người lao động để bỏ túi riêng. Gần 500 lao động đủ điều kiện nhưng vẫn không được ký hợp đồng vô thời hạn; hàng trăm lao động thường xuyên cũng chỉ được ký hợp đồng mùa vụ dưới 3 tháng... để lãnh đạo bỏ túi riêng phần chênh lệch.

Chỉ 4 công ty trong 1 năm và chỉ riêng lĩnh vực tiền lương đã có hàng chục tỉ đồng bị chi sai. Dư luận đang đặt câu hỏi, vậy liệu còn có những sai phạm trong các hoạt động khác? Với tính chất hoạt động công ích, lợi nhuận của các công ty trên đến từ đâu để có mức thu nhập bình quân cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của xã hội (lương bình quân của người lao động tại Công ty chiếu sáng công cộng TP.HCM lên tới gần 53 triệu đồng/tháng; tính bình quân lương người lao động của 4 doanh nghiệp này cũng là trên 22,2 triệu đồng/tháng, rất cao so với mức bình quân 7,3 triệu đồng/tháng của người lao động thuộc các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn TP). Cũng từ chuyện lương "khủng" của lãnh đạo 4 công ty công ích trên đòi hỏi phải thanh kiểm tra việc thực hiện chế độ lao động, tiền lương ở tất cả các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Chúng ta đều biết, khó khăn kéo dài liên tục nhiều năm đã khiến ngân sách bị thiếu hụt. Nhiều công trình quan trọng đã phải tạm ngưng triển khai; hàng loạt dự án đang xây dựng dở dang cũng đành phải dừng lại. Ấy vậy mà thất thoát, lãng phí, sai phạm vẫn ngang nhiên xảy ra ngay tại những "cơ quan công ích" khiến dư luận bức xúc.

Bên cạnh việc thu hồi toàn bộ số tiền chi sai, dư luận đang trông chờ lãnh đạo TP làm rõ và xử lý nghiêm minh các cá nhân, tổ chức sai phạm.
Nguyễn Khanh 
 

 Bản tin tiếng Anh

  • Real estate top wealth creator in S China (Washington Post) - Despite China's tightening policies in the property market, the real estate sector still generates the largest number of billionaires in southern China.
  • Industrial sector's profit picture brightens (Washington Post) - Industrial companies' net income jumped 11.6 percent year-on-year in July, almost double the pace of 6.3 percent in June, adding further evidence of economic stabilization in China.
  • Antitrust 'not target' foreign companies (Washington Post) - An official said antitrust investigations aren't targeting foreign companies but are instead part of an overall effort at tougher enforcement of the anti-monopoly law.
  • Wuhan: Early adapter of 3D printing (Washington Post) - China, known as the world's factory, is exploiting three-dimensional printing technology to help its manufacturers make high-end products.
  • Cancer patient delivers healthy baby (Washington Post) - A woman with cervical cancer gave birth to a healthy baby girl thanks to a successful high-risk surgery when she was 18 weeks pregnant, carried out in Shanghai.
  • Artworks paint a picture of change (Washington Post) - The Power Station of Art's exhibition Portrait of the Times - 30 Years of Contemporary Art in Shanghai renders a panorama of China's contemporary art development since the early 1980s.
  • Artistic frontiers (Washington Post) - Feng Yuan is a tireless explorer in the world of art, a Chinese painting master who blazed a way of his own.
  • More than skin deep (Washington Post) - A growing Chinese willingness to go under the knife for cosmetic purposes cuts to core questions about the changing national psyche.
  • Battling the bulge (Washington Post) - According to the Chinese Center for Disease Control and Prevention, the number of obese people under the age of 18 has reached 120 million in 2013,
  • Chinese negotiator in DPRK (Washington Post) - A top Chinese negotiator arrived in Pyongyang to restarting the long-stalled Six-Party Talks and further improving the situation on the Korean penisula.
  • Singapore PM aims to cement relations (Washington Post) - The prime minister of Singapore arrived in Beijing for his fifth official visit to China amid high expectations from both sides that bilateral ties will be upgraded.
  • Bo Xilai insists he did not abuse power (Washington Post) - Former Chongqing Party chief Bo Xilai denied the charge of abusing power to cover up a murder case and to sack a police chief without proper procedures.
  • Wang Lijun testifies against Bo Xilai (Washington Post) - The former vice-mayor and police chief of Chongqing convicted of defection, Wang Lijun, testified in court on Saturday that fallen senior official Bo Xilai had allegedly tried to cover up a murder case involving Bo's wife.