Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Thứ Năm, 14-11-2013 - Mô hình kinh tế nhìn dưới góc độ khoa học và lợi ích & Khoáng sản quý và chiếc thòng lọng của người khổng lồ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tân Phó thủ tướng Phạm Bình Minh: Bảo vệ chủ quyền là mục tiêu đối ngoại (TT).
CSVN vào Hội đồng Nhân quyền LHQ: Chiếc áo không làm nên thầy tu (DLB). - Vai Hề trong Hội đồng Nhân quyền LHQ (DLB).  - Có biết xấu hổ không? (Phi Vũ). - Hoan nghênh hội đồng nhân quyền LHQ (DLB). “Bởi họ nghĩ rằng thế giới này nhỏ bé lắm, chúng ta là con người hãy sống cho tốt hơn đi. Vâng, tôi mời anh vào Hội đồng nhân quyền không phải vì anh có thành tích nhân quyền mà chỉ để anh hiểu rõ hơn nhân quyền là như thế nào“.
LƯU MANH VÀ ĐẦU TÔM (Hợp Lưu).
Khao khát Tự Do (DLB).
Báo chí trong vòng xoáy kinh tế (Nguyễn Vạn Phú).
- Quốc hội thảo luận về quy hoạch tổng thể thủy điện: “Dễ dãi” và “quá đà” trong phát triển thủy điện (PL&XH). - Mang danh thủy điện để… phá rừng lấy gỗ (DT).
- Võ Văn Tạo: Chối tội bức cung, họ tự kết án (DĐXHDS).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Về nhạc sĩ Văn Cao: Khi sống thì chẳng cho ăn (Quê Choa).
Quê Choa chí dị- 3 (Quê Choa).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ 

2106. Hiến pháp, khoa học, lợi ích và thực tế: Phần III- Mô hình kinh tế nhìn dưới góc độ khoa học và lợi ích

TS Nguyễn Sỹ Phương – CHLB Đức

*Phần III- Mô hình kinh tế nhìn dưới góc độ khoa học và lợi ích
I) Nhìn dưới góc độ khoa học chính trị
 Chương III Hiến pháp 1992 sửa đổi 2013 (HPSD 2013) gồm 14 điều khoản (50-63), đề cập tới 7 lĩnh vực, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, (bình quân 2 điều cho 1 lĩnh vực). Như chương I Chế độ chính trị, chương III cũng tương tự Hiến pháp các nước khối XHCN, đều dựa trên tiền đề Nhà nước XHCN có thể tìm thấy trong các sách giáo khoa, các tác phẩm kinh điển về Nhà nước XHCN, và đặc biệt nhiều câu chữ được trích nguyên văn từ  “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng Cộng sản Việt Nam“, đúng như lý do sửa đổi Hiến pháp đã đặt ra tại phần “Lời nói đầu“ là để “thế chế hoá cương lĩnh“ này.


Như vậy, nếu lấy tiền đề Nhà nước XHCN làm thước đo, thì Chương III hoàn toàn thoả mãn đòi hỏi của khoa học chính trị đối với loại hình nhà nước XHCN đã được khoa học này phân loại. Tiền đề Nhà nước XHCN áp dụng cho chương này xuất pháp từ ý thức hệ tư tưởng Mác Lê Nin, coi “Nhà nước Tư bản Chủ nghĩa“ cần đập bỏ, bởi “ăn bám, đứng trên xã hội“ và “đứng ngoài lề sản xuất“ đẻ ra từ nền tảng “kinh tế thị trường“. Nhà nước XHCN hoàn toàn khác, “trực tiếp điều hành kinh tế và mọi lĩnh vực xã hội“, hình thành nên nền kinh tế kế hoạch hoá, phân phối theo lao động, được khoa học kinh tế phân loại thành mô hình “Kinh tế quản lý tập trung“ đối lập với mô hình “kinh tế thị trường“. Vì vậy, Hiến pháp XHCN đương nhiên phải bao hàm tiền đề này. Còn các quốc gia TBCN coi kinh tế, học hành, nghiên cứu…  là công việc tự quyết của người dân, quyền cơ bản của họ, nên thường được hiến pháp đưa vào phần Quyền cơ bản. Như  Đức,  đối tượng đề cập ở chương III trên được hiến định tại 4 điều trong phần Quyền cơ bản, gồm quyền tự do nghề nghiệp, quyền sở hữu, và vấn đề quốc hữu hoá, giáo dục. Nhà nước họ, do đó chỉ có trách nhiệm bảo đảm quyền đó về mặt thể chế, tạo hành lang pháp lý và chịu trách nhiệm liên quan về lập pháp, hành pháp, hành chính, tư pháp.

II) Nhìn dưới góc độ khoa học pháp lý, lo gic
2.1 – Quyền và trách nhiệm nhà nước. Xuất phát từ tiền đề “nhà nước trực tiếp điều hành kinh tế và mọi lĩnh vực“, nên nội dung chương III có 1.448 chữ, thì có tới 30 chữ  “nhà nước“ (chiếm 2%). Bởi nhà nước được coi là chủ thể, hiến pháp phải điều chỉnh trách nhiệm và quyền của nó đối với 7 lĩnh vực đề cập. Như đã phân tích ở Phần I, khái niệm trách nhiệm trong luật học được hiểu là trách nhiệm pháp lý, bị chế tài, gắn liền với quyền kiện và bị kiện, đóng vai trò nguyên đơn và bị đơn. Vì thế, tháng trước, Toà án Đức đã buộc Ủy ban thành phố Rostock Đức phải bồi thường cho 1 bé 13 tuổi, 70.000  Euro tiền đau đớn, can tội năm 2003 Sở thanh thiếu niên được người dân gọi điện trình báo tình trạng người mẹ ngược đãi con, nhưng đã đánh mất hồ sơ này. Hậu quả, Ủy ban thành phố không can thiệp kịp để đứa bé bị mẹ đẻ cho uống dấm 20 lần dẫn tới hỏng thực quản tàn phế; thân nhân bé và Viện Kiểm sát kiện Ủy ban ra toà, bởi họ chịu trách nhiệm bảo vệ thanh thiếu niên. HPSĐ 2013, quyền và trách nhiệm pháp lý của nhà nước tại chương III, được hiến định rất rộng và “lý tưởng“: – Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ… hiện đại hoá.  – Kinh tế thị trường định hướng XHCN. – Xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nó. – Nhà nước giao đất và thu hồi đất… – Ngân sách… phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch… – Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động… – Đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. – Tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội. – Tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở. – Chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến… – Phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân… – Tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. – Xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, có văn hóa… – Quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các nhà luật học có thể đặt câu hỏi: Với trách nhiệm và quyền như vậy, nếu nhà nước không đạt chuẩn mực quy phạm hiến định đó, như kinh tế không đạt hiện đại hóa, không hoàn thiện, điều tiết kém, xảy ra như Vinashin chẳng hạn, giao đất thu hồi đất không thành công, lợi ích hợp pháp của người lao động và sử dụng lao động bị vi phạm, chưa thể bảo hiểm y tế toàn dân, phúc lợi xã hội không bình đẳng, nhiều người vô gia cư, văn hoá không tiên tiến, nhân dân không hài lòng với văn học nghệ thuật, nhiều gia đình không ấm no hạnh phục, thiếu sức khoẻ, mù chữ, ô nhiễm môi trường, thiên tai bão lụt không chống kịp, thì liệu nhà nước có bị chế tài như trường hợp Ủy ban Thành phố Rostock, Đức ? Và đó là cơ quan nào ? Liệu người đại diện pháp lý cho cơ quan đó có bị điều tra như trường hợp Chủ tịch thành phố Leipzig đã để chính quyền thành phố thiếu trách nhiệm dẫn tới cái chết thương tâm của bé 3 tuổi tận 7 ngày sau mới phát hiện được (xem Phần II) ? Nếu không trả lời được các câu hỏi trên, thì đồng nghĩa những quy phạm đưa ra thiếu chế tài, không đúng với khoa học pháp lý vốn đòi hỏi: đã là luật phải có chức năng đó. Ngay cả, cứ cho sẽ có văn bản luật dưới hiến pháp chỉ ra được điạ chỉ bị chế tài, thì với hầu hết chuẩn mực lý tưởng ấn định trên cũng khó có quốc gia nào giàu mạnh trên thế giới hiện nay hoàn thành nổi, nghĩa là bất khả thi, tức thiếu tính khoa học pháp lý vốn thuộc nhóm khoa học ứng dụng.
Chương III này không phải mới mà đã có trong Hiến pháp từ năm 1992. Nếu thừa nhận “thực tế là thước đo chân lý“, thì thời gian đó đủ chín muồi để chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa thực trạng đất nước hơn 20 năm qua với những điều khoản hiến định không thoả mãn khoa học hiến pháp trên. Lỗi cơ bản nằm ở chỗ, Cương lĩnh của bất kỳ Đảng nào hay tổ chức nào trên thế giới không phải cơ quan quyền lực nhà nước, đều mang tính tư tưởng, tâm nguyện, không hẳn có thể luật hoá. Nếu không, những nhà tư tưởng vĩ đại đã có thể đưa thần dân họ tới cuộc sống “thiên đường“ một khi quyền lực trong tay.

III) Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
 Mỗi quốc gia đều có thể định hướng cho nền kinh tế của mình từ điểm xuất phát hiện tại. Mặc dù không hiến định, nền kinh tế Đức vẫn được gọi là nền kinh tế thị trường xã hội, với đặc trưng: – Kinh tế thị trường; – Bảo đảm an sinh; – Bình đẳng về xã hội, không để bất kỳ ai phải chịu thiệt thòi về cơ hội. Nền kinh tế nước ta trước khi đổi mới thuộc mô hình “kinh tế quản lý tập trung“ nhằm mục đích “hoàn thành kế hoạch nhà nước“ đối lập với nền “kinh tế thị trường“ vốn “nhằm mục đích lợi nhuận“ (theo kinh tế học phân loại); và hiện tại vẫn chưa được thừa nhận là nền kinh tế thị trường. Như vậy, về logic học nền kinh tế nước ta xưa nay vẫn là nền kinh tế XHCN. Chỉ sau khi “đổi mới“, cho phép phát triển kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài, mới mang thêm tính chất “thị trường hạn chế“. Lúc này có thể bổ sung thêm tính từ chỉ tính chất đó, thì thành nền kinh tế XHCN định hướng hay mang tính thị trường. Nhưng nó đã được đặt tên ngược lại, tức tên gọi không đúng khái niệm (phi logic): “Kinh tế thị trường định hướng XHCN“, có thể nghĩ nhờ đó được lợi về chính trị, nhằm hội nhập nền kinh tế thị trường toàn cầu, đồng thời vẫn giữ được vai trò quản lý của nhà nước như nền kinh tế quản lý tập trung. Cái giá phải trả cho một khái niệm thiếu logic là không mang tính phổ quát, nên về mặt đối ngoại hội nhập thế giới vẫn gian nan bởi thế giới không căn cứ vào tên gọi, cái áo đối với họ không làm nên thầy tu (được chứng minh khi xin gia nhập WTO và nay TPP); về mặt thể chế: khi hành xử sẽ tùy thuộc người quyết định nhưng lại không buộc được họ trách nhiệm – hệ lụy của một khái niệm không thể luật hoá; chẳng hạn khi quyết định đổ tiền vào 1 doanh nghiệp nhà nước X, người ta chỉ cần viện dẫn theo yêu cầu của định hướng XHCN, ngược lại khi muốn tư nhân hoá nó thì viện dẫn do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường là đủ. Việc tranh cãi bỏ mệnh đề “kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo“ ở Điều 51, thực ra không thay đổi được hệ lụy trên, mà chỉ có giá trị trấn an; chưa nói, “kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo“ được trích nguyên văn từ Cương lĩnh vốn không thể thay đổi một khi đảng chưa sửa đổi. Tuy nhiên, nếu được chấp thuận bỏ mệnh đề trên, thì đó cũng là một bước đi để Đảng cải cách chính sách trước ý nguyện người dân.

IV) Quyền sở hữu đất đai
4.1- Điều 53, quy định đất đai… thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Tiền đề đó là bất di bất dịch trong phân loại của khoa học chính trị và kinh tế đối với nền kinh tế quản lý tập trung. Một khi đã là tiền đề thì không còn gì cao hơn nó để dùng làm thước đo đánh giá nó đúng sai; tranh cãi chỉ vô ích, (giống như lấy tiền đề quả trứng có trước thì lẽ dĩ  nhiên vịt có sau và ngược lại, bao đời nay tranh cãi không dứt). Việc đưa vào hiến pháp tính chất đặc biệt của đất đai vừa không hề biện hộ gì cho tiền đề trên, vừa không phải là đối tượng của khoa học hiến pháp; việc bảo vệ tiền đề đó bằng cách viện dẫn để nhà nước thu hồi đất “điều tiết vĩ mô“ là tranh cãi thiếu khoa học, không cùng tiêu thức, bởi quốc gia nào trên thế giới này đều điều tiết vĩ mô cả, không riêng gì Việt Nam, nhưng không nền kinh tế thị trường nào công hữu hoá đất đai cả; viện dẫn tới cả chính trị cho rằng đất là lãnh thổ thì đương nhiên thuộc sở hữu nhà nước, cũng sai tương tự, bởi nếu thế hàng triệu người con ưu tú của đất nước đã sẵn sàng hy sinh trên chiến trường không có nghĩa họ thuộc sở hữu nhà nước ?! Và đã có quốc gia thì có lãnh thổ, nhưng số quốc gia công hữu đất đai hiện trên thế giới chỉ ở con số hàng đơn vị. Còn nữa, nếu cho rằng đích chúng ta là CNXH đất đai kiểu gì lúc đó cũng công hữu, nên hiến định sẵn bây giờ là đón trước, chẳng khác nào lấy chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh áp dụng cho thai nhi, chưa nói thời gian thai nghén  lâu tới mức “hết thể kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa“.
Nhưng tại sao một điều khoản hiến định từ xưa, đúng khoa học chính trị nay lại gây tranh cãi quyết liệt. Bởi liên quan tới tiền đề lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản công hoặc tư, thuộc quyền cơ bản cao bậc nhất, phân biệt loài người với động vật. Trước đây với chế độ công hữu, người dân chấp nhận hy sinh “lợi ích tư“, đặt nó nằm trong lợi ích công đó. Nhưng một khi đã gắn với kinh tế thị trường, nghĩa đen là kinh tế tư nhân, nếu mất quyền tư hữu sẽ đồng nghĩa mất lợi ích tư. Vì vậy, nếu không được nhà nước bảo hộ, người dân sẽ sẵn sàng liều chết tự bảo vệ như từng xảy ra là tất yếu, và sẽ tăng theo cấp số nhân so với tốc độ phát triển nền kinh tế thị trường cũng như cả khi khủng hoảng.
4.2- Nhìn dưới góc độ khoa học pháp lý. Khái niệm sở hữu toàn dân là một khái niệm chính trị, mang nghĩa “của chung“ toàn quốc, do đó không chỉ tài sản mà cả con người khi cần cũng trở thành của chung hy sinh cho đất nước họ. Tuyệt nhiên đó không phải một khái niệm pháp lý vốn buộc phải thoả mãn 4 dấu hiệu: – Chiếm hữu (có tước bạ xác nhận chủ sở hữu); – Sử dụng; – Định đoạt (bán quyền sở hữu, cho thuê, thừa kế…); – Chủ sở hữu có quyền kiện và bị kiện; bởi toàn dân không đứng tên bất kỳ tước bạ nào cả, họ cũng không hề đứng tên kiện hay bị kiện, càng không có quyền định đoạt.
Khái niệm sở hữu toàn dân không có giá trị pháp lý đối với quốc gia thừa nhận nền kinh tế thị trường. Bởi Khái niệm thị trường gắn với mua bán. Mua bán gì kể cả “tình“, bản chất cũng là chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua và trị giá tiền tương ứng từ người mua sang người bán. Với khái niệm sở hữu toàn dân không thể chuyển quyền sở hữu, không thể mua bán đất đai, không có thị trường địa ốc.
Để phát triển kinh tế thị trường, nước ta xuất hiện khái niệm quyền sở hữu sử dụng đất. Thực ra đây là nội hàm của khái niệm phổ quát trên thế giới: thuê đất; nhưng được nước ta thêm cho nó quyền thừa kế thế chấp (1 phần quyền định đoạt) để có thể mua bán. Nghĩa là so với thế giới, thì khái niệm quyền sở hữu sử dụng đất ở ta có nội hàm thừa ra so với họ; còn khái niệm quyền sở hữu đất thì nội hàm thiếu hơn họ (không có quyền chiếm hữu và mua bán quyền đó). Bất cập, bất ổn, hết nóng lại đóng băng, tham nhũng, hoang hoá, sử dụng kém hiệu quả đất đai, không lối thoát hiện nay, trớ trêu lại nằm chính trong 2 điểm thừa thiếu đó vốn thuộc quyền nhà chức trách quyết định, “Cho phong trần được phong trần / Cho thanh cao mới được phần thanh cao“.
Ở chế độ tư hữu, quyền sở hữu đất đai là đương nhiên, đóng vai trò tiền đề miễn giải thích, vì vậy khái niệm tư hữu đất đai luôn được hiến định trực tiếp và/hoặc hiến định trách nhiệm nhà nước bảo vệ quyền cơ bản đó, hoặc mặc định trách nhiệm nhà nước đó một khi đã thừa nhận quyền cơ bản và kinh tế thị trường. Hiến pháp Đức, Điều 14 và 15 quy định: Việc tước quyền tư hữu (trong đó có đất đai), chỉ được phép khi vì lợi ích chung, thông qua một văn bản lập pháp quy định dạng thức và mức độ đền bù, cân nhắc giữa lợi ích chung với lợi ích chủ sở hữu. Hiến pháp Đan Mạch còn chế tài nhà nước bảo đảm quyền sở hữu đất đai ngặt nghèo tới mức có thể giải tán quốc hội, được hiến định tại điểm (2) “Trong trường hợp một dự luật quốc hữu hoá đất đai nào đó được thông qua, trong vòng 3 ngày, Quốc hội chỉ cần ít nhất 1/3 số phiếu đồng thuận, có quyền đòi nhà Vua phải tạm ngừng ký lệnh ban hành cho tới khi một cuộc bầu cử Quốc hội mới được thực hiện để thông qua dự thảo mới“.  Đặc biệt Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ 1982, sửa lần cuối 2007, hiến định đất đai chi tiết tới 450 chữ như một văn bản lập quy, buộc nhà nước phải bảo đảm không chỉ quyền tư hữu đất đai mà còn cả quyền sử dụng nó tốt hơn. Điều 44 ghi: Nhà nước quyết định những biện pháp để bảo đảm đất đai mang lại hiệu qủa kinh tế hơn, hạn chế các tác hại; cấp đất cho nông dân thiếu đất trồng trọt chăn nuôi nhưng không được dẫn tới giảm sản lượng, giảm diện tích rừng, hay các nguồn lợi đất đai khác. Điều 45: Để đất đai vườn tược đồng cỏ không sử dụng sai mục đích hoặc bị phá hỏng, và nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, nhà nước giúp nông dân về phương tiện công cụ vật liệu. Điều 46: Nếu lợi ích chung đòi hỏi, nhà nước có thẩm quyền quốc hữu hoá bất động sản một phần hay toàn bộ thông qua văn bản lập pháp quy định chi tiết, với điều kiện bồi thường tiền mặt ngay và đúng với trị giá của nó. Cách thức tính trị giá bồi thường do luât định. Luật đó phải chú ý tới trị giá bất động sản đã được giám định để tính thuế tài sản tại thời điểm quốc hữu hoá, giá trị thị trường cùng trị giá xây dựng. Quốc hữu hoá phải trả tiền mặt ngay khi giao nhận tài sản. Trong trường hợp cải cách nông nghiệp, các dự án hạ tầng năng lượng, giao thông, nước, khu dân cư, trồng rừng, bảo vệ bãi biển, khu du lịch, quốc hữu hoá phải do một văn bản lập pháp quy định. Trong trường hợp đó, luật có thể quy định tiền bồi thường được trả dần nhưng không lâu quá 5 năm và phải cộng thêm lãi suất. Đất đai đối với nông dân trực tiếp trồng trọt chăn nuôi, quốc hữu hoá trong mọi trường hợp đều phải trả tiền bồi thường ngay.
Ba hiến pháp viện dẫn trên đều thể hiện tư tưởng cốt lõi xuyên suốt các hiến pháp trong chế độ tư hữu: Đặt lợi ích từng người dân trên lợi ích nhà nước khi nhà nước lấy đất đai tài sản họ (khác với thời chiến hay khủng hoảng xã hội, đặt ngược lại), bởi đất đai tài sản đối với 1 cá nhân là đại lượng vô cùng lớn quyết định cuộc đời, số phận, cả hiện tại lẫn tương lai con cháu họ; nhưng vô cùng nhỏ coi như bằng không đối với tổng dân số cả nước. Tư tưởng đó còn được thể hiện trong phán quyết về một vụ án thuế của Toà án Hiến pháp Liên bang Đức, lý giải dưới góc độ quyền cơ bản: “người dân không có trách nhiệm nộp thuế nhiều cho nhà nước, hơn thế họ có quyền vận dụng luật pháp sao cho mức nộp thuế thấp nhất“.
Thực tế ở các nước bảo hộ quyền tư hữu, đất đai được quốc hữu hoá là cơ may cho chủ nhân nó, bởi không thể bán cho ai khác được giá hơn ! Vậy bao giờ chính sách ở ta tạo được cơ may như họ để chấm dứt vấn nạn đất đai bất ổn không lối thoát hiện nay mà không cần phải loay hoay vướng víu với bao “lý luận vốn chỉ mang mầu xám“ ?
(Kỳ sau: Phần IV- Hiến pháp và xã hội dân sự)

Khoáng sản quý và chiếc thòng lọng của người khổng lồ

Cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong vài thập kỷ trở lại đây, khoáng sản quý hiếm, đặc biệt là các loại có ứng dụng rộng rãi như wolfram, bismuth và đất hiếm đang trở thành một con át chủ bài đối với sự phát triển kinh tế và quốc phòng của mọi quốc gia. Từ chiếc điện thoại, radio, máy tính, xe hơi cho đến những thiết bị tối tân như ra đa, tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay phản lực, lò phản ứng hạt nhân, rất khó có thể tìm được thiết bị nào không dùng các kim loại quý trên. Chất bán dẫn trong các thiết bị điện tử làm từ đất hiếm, buồng đốt động cơ phản lực chịu nhiệt cao bằng hợp kim wolfram cho đến vật liệu chuyên chở nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân làm từ bismuth. Sở dĩ nền công nghiệp hiện đại có thể sản xuất hàng loạt với tốc độ cao và giá thành giảm đáng kể so với chỉ vài thập kỷ trước đây phần lớn là nhờ các mũi khoan, máy cắt kim loại và chi tiết máy làm bằng hợp kim wolfram với độ cứng và độ bền cao, cùng tính chịu nhiệt vượt trội[i].
Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm
Mặc dù nhu cầu thế giới hiện nay rất lớn nhưng nguồn cung các khoáng sản này lại rất hạn chế và tập trung chủ yếu tại Trung Quốc. Theo thống kê, Mỹ, châu Âu và Nhật Bản tiêu thụ hết khoảng 55% lượng wolfram, tuy nhiên nhóm này lại sản xuất ra chỉ khoảng 5% tổng lượng cung toàn thế giới, phần lớn nguồn cung đều đến từ Trung Quốc (khoảng 85% nguồn cung và 62% trữ lượng thế giới)[ii]. Với hai loại còn lại, Trung Quốc cũng chiếm vị thế chủ chốt trong cung cấp với khoảng 80% sản lượng bismuth và 97% sản lượng đất hiếm[iii].
“Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm”, tuyên bố nổi tiếng này của Đặng Tiểu Bình năm 1992 cho thấy Trung Quốc coi các loại khoáng sản thiết yếu là một trong những vũ khí hàng đầu trong cuộc chiến kinh tế – chính trị hiện đại. Và thực tế là Trung Quốc đã và đang tân dụng tối đa loại vũ khí ấy để chiếm thế độc quyền trên thị trường nhằm tìm kiếm các lợi ích riêng cho quốc gia. Các nước cờ của Trung Quốc rất rõ ràng: triệt tiêu các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thâu tóm các mỏ còn lại trên thế giới và sử dụng nguồn cung độc quyền như là một công cụ điều khiển giá cả cũng như ép buộc các công ty lớn phải đầu tư tại Trung Quốc để đổi lấy nguồn nguyên liệu quý giá này.
Ngay từ thập niên 90 trở về trước, Trung Quốc đã sớm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khỏi cuộc chơi khi quặng wolfram và đất hiếm giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới đã khiến cho hàng loạt mỏ tại phương Tây, với chi phí sản xuất cao hơn, buộc phải đóng cửa[iv]. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang vươn tới các mỏ khác bên ngoài lãnh thổ. Thí dụ như trong năm 2010, các nhà đầu tư Trung Quốc đã tiếp cận với Malaga, một công ty khai thác wolfram tại Nam Mỹ với mục đích thôn tính nhưng không thành công. Nước này cũng mua lại hàng loạt các mỏ quặng wolfram chất lượng thấp từ Châu Phi[v]. Tại Tây Úc, chính phủ Trung Quốc thông qua khoản đầu tư 366 triệu đô, đã sở hữu phần lớn một mỏ đất hiếm có trữ lượng khá lớn của thế giới từ Lynas Corp[vi] sau khi chính phủ Úc phủ quyết không cho Trung Quốc mua kiểm soát tập đoàn này.
Nước cờ tiếp theo trong chiến lược là siết chặt nguồn cung và đẩy mức giá lên cao đã bắt đầu được thực thi trong những năm gần đây. Cụ thể, vào năm 2003, Trung Quốc đã tiến hành hạn chế xuất khẩu quặng wolfram. Trong 2007, áp thuế xuất khẩu 15% lên các sản phẩm từ wolfram và giới hạn mức hạn ngạch xuống 14,900 tấn trong năm[vii]. Kết quả là giá wolfram đã tăng gần gấp ba từ 2004 đến nay[viii]. Đối với bismuth, kịch bản tương tự cũng diễn ra khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố ngưng xuất khẩu kim loại này và áp dụng chính sách cấp giấy phép đối với bismuth vào năm 2006[ix] khiến giá bismuth tăng gấp 3 lần trong một năm sau đó[x].
Lượng xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc đã giảm từ 60,000 tấn năm 2002 xuống 45,000 tấn năm 2008 khiến giá của kim loại này tăng gấp đôi trong khoảng thời gian tương ứng[xi]. Cuối năm 2010, cuộc khủng hoảng đất hiếm của thế giới đã nổ ra khi Trung Quốc ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Giá đất hiếm sau đó đã tăng vọt lên gấp 3 chỉ trong 3 tuần trong tháng 6 năm 2011[xii].
Thế giới tìm cách thoát khỏi thòng lọng độc quyền
Chiến lược độc quyền hóa khoáng sản quý của Trung Quốc rõ ràng đang phát huy tác dụng. Chiếc thòng lọng đã được treo lên và chỉ chờ các nạn nhân chui đầu vào. Điều này tạo nên mối lo thực sự trong cộng đồng thế giới. Việc hóa giải thế cờ này không dễ dàng và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều nước. Theo cách nói của Dân biểu Hạ viện Mỹ Donald Manzullo, Chủ tịch Tiểu ban về quan hệ đối ngoại khu vực châu Á Thái Bình Dương, là “thật không may là quy mô của cuộc khủng hoảng này rất lớn và chỉ có sự phối hợp chung tay tầm cỡ quốc gia mới có thể giúp chúng ta thoát ra được”[xiii].
Trước ảnh hưởng quá lớn của chính sách về khoảng sản của Trung Quốc, các nước còn lại đã có nhiều động thái nhằm chống lại các tác động bất lợi của chính sách này. Mỹ, Nhật và Liên minh châu Âu đã đệ đơn yêu cầu Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tiến hành điều tra các chính sách thắt chặt xuất khẩu liên quan đến đất hiếm của Trung Quốc và WTO đã chấp thuận mở cuộc điều tra trong năm 2012[xiv].  Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thương mại quốc tế, Trung Quốc khó thua trong vụ kiện này vì họ có thể viện đến các tiêu chuẩn về môi trường và chuẩn mực công nghiệp để biện minh cho việc giảm sản lượng khai thác nội địa.
Quan trọng hơn là việc xúc tiến tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế. Hiện nay, hoạt động này đang được đẩy mạnh như là một nước cờ chiến lược để phá thế độc quyền của Trung Quốc. Ví dụ như Nhật Bản đang tiến hành dự án khai thác đất hiếm tại Quebec và tìm kiếm các nguồn đất hiếm ở Việt Nam[xv]. Một hướng khác nữa cũng đang được nhiều nước quan tâm là nghiên cứu cách khai thác đất hiếm dưới đáy đại dương[xvi]; Tập đoàn Lynas của Úc đang mở lại một mỏ đất hiếm khác ở Nam Phi[xvii]. Các phản ứng tương tự cũng xuất hiện để đối phó với thòng lọng khoáng sản của Trung Quốc đối với wolfram và bismuth. EMC Metals, một công ty khai thác mỏ wolfram của Mỹ đang tiến hành mở lại mỏ Springer tại Nevada trong năm 2013[xviii]. Núi Pháo, một mỏ wolfram và bismuth thuộc hạng lớn nhất nhì thế giới cũng đi vào hoạt động tại Việt Nam trong năm nay.
Quân cờ Việt Nam trên bàn cờ khoáng sản
Việt Nam có lợi thế về nguồn khoáng sản đa dạng và dồi dào, đặc biệt là các khoáng sản quý hiếm. Điển hình nhất trong số đó là các mỏ đất hiếm phần lớn nằm trong tỉnh Lai Châu và các tỉnh Tây Bắc, bao gồm Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái). Tổng trữ lượng tài nguyên tại các mỏ này được cho là trên 16 triệu tấn oxit đất hiếm[xix], nhiều hơn cả trữ lượng này ở Mỹ là 13 triệu tấn (Mỹ từng là một cường quốc về đất hiếm)[xx]. Wolfram và bismuth cũng bắt đầu được tìm thấy ở một số tỉnh phía bắc, trong đó mỏ Núi Pháo (Thái Nguyên) được coi là mỏ đa kim có trữ lượng thuộc hàng lớn nhất thế giới với các khoáng sản quý chủ lực như wolfram, florit và bismuth.
Nhờ lợi thế này, Việt Nam đang được nhìn nhận là một quân cờ quan trọng trong nỗ lực phá thế thòng lọng độc quyền của Trung Quốc. Gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia vào cuộc chơi thông qua các hình thức hợp tác với các nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ[xxi].
Cụ thể là trong năm 2012, Việt Nam và Nhật Bản đã thành lập Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm với nhiệm vụ phát triển công nghệ khai thác đất hiếm tại Việt nam. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu và Công ty Phát triển đất hiếm Đông Pao – Nhật Bản đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác, chế biến dất hiếm thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao với mục tiêu đạt công suất 10.000 tấn/năm ô xít đất hiếm[xxii]. Dự án mỏ đa kim Núi Pháo cũng đã chính thức đi vào khai thác trong năm nay.
Dĩ nhiên, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không dễ ngồi nhìn Việt Nam “lên hạng”. Với chủ tâm thâu tóm thị trường khoáng sản thế giới, dĩ nhiên là Trung Quốc sẽ khó có thể bỏ qua các mỏ khoáng sản của Việt Nam. Với chiến lược đã áp dụng ở nhiều nước, một mặt, các công ty Trung Quốc có thể áp dụng các phương pháp truyền thống như thu mua lại nguồn quặng từ Việt Nam cả thông qua chính nghạch và nhập lậu như lâu nay vẫn đang diễn ra; đầu tư, mua lại các mỏ; thăm dò và phát triển các dự án mới tại Việt Nam. Mặt khác, Trung Quốc có thể sẽ lợi dụng ưu thế độc quyền của mình để chèn ép các công ty khoáng sản Việt Nam trên thị trường thế giới cũng như gây áp lực lên các đối tác khác nhằm giành lại lợi thế về tay mình. Liệu Trung Quốc có dùng các gọng kìm này để “bóp” Việt Nam hay không và Việt Nam có thoát khỏi các gọng kìm này hay không thì chỉ có hạ hồi phân giải.
Tham khảo
[i] Tungsten – The story of indispensable metal by Mildred Gwin Andrews – Pg 19
[v] Malaga breaks Chinese grip on Tungsten by Trish Saywell – 11/8/2010
[vii] Malaga breaks Chinese grip on Tungsten by Trish Saywell – 11/8/2010
[ix] Global Bismuth Metal Market by Metalworld 2009
TS Trần Vinh Dự 
Theo VOA

Thời của những giá trị ảo!


Vì showbiz quá nhiều hào nhoáng mà người trẻ lao vào như những con thiêu thân

Mải mê chạy theo danh tiếng “ảo” nhiều nghệ sĩ đã bỏ quên nhiệm vụ chính của mình phải là cống hiến và sáng tạo nghệ thuật…
Ca sĩ L.A đã từng “sốt ruột” mà than rằng: “Nghệ thuật đang ở thời của những giá trị ảo”. Theo đó, ca sĩ này cho rằng các nghệ sĩ đang đua nhau “sáng tạo” scandal, tạo chiêu trò bằng những trò lố để đánh bóng tên tuổi thay vì làm nghệ thuật. Càng nguy hiểm hơn ở chỗ, “chiêu trò” lại trở thành phương tiện hữu hiệu để những gương mặt mới, dù không có năng khiếu về nghệ thuật cũng dễ dàng lấn sân vào giới showbiz.
Dấn thân vào showbiz, không nhất thiết phải biết nghệ thuật nhưng nhất thiết phải giàu. Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng thực tế, giầu để có thể tự bỏ tiền ra mà xuất hiện trước công chúng. Có rất nhiều những gương mặt trong giới “loạn” danh xưng đến độ, không biết nên gọi họ với nghệ danh gì cho phải. Bởi “mù tịt” về nghệ thuật nên vị trí nào cũng muốn thử sức và kết quả nghệ danh nào cũng… mờ nhạt. Thay vào đó, những scandal phản cảm, khoe thân, khoe của… trở thành công cụ đắc lực của những gương mặt này.

Hiện tượng gần đây nhất là Ngân Khánh chọn hở để nổi sau thời gian dài im hơi lặng tiếng?

Chủ trương xây dựng một thế giới xa hoa nên nhan nhản trên các tờ báo mạng, thông tin về cô diễn viên này khoe xế “khủng”, người mẫu kia khoe nhà sang, đến đồ hiệu bạc tỷ… Chẳng thế mà những năm trở lại đây, việc khuếch trương sự giàu có bằng nhà triệu đô, xế bạc tỷ… đã trở thành luật bất thành văn để các sao thể hiện đẳng cấp.
Cứ một dạo người mẫu này khoe nhà triệu đô, ca sĩ kia khoe xế bạc tỷ rồi du thuyền, rồi máy bay riêng… Khỏi phải nói, nghe nghệ sĩ khoe đã thành nhàm đến mức công chúng từ phút ban đầu “choáng váng” chuyển sang trạng thái ngao ngán. Buồn thay là ở chỗ, thường là chỉ vài hôm sau, các thông tin về các căn nhà triệu đô, xế bạc tỷ lại nghiễm nhiên bị bóc mẽ là đồ không “chính chủ”.
Đã có những gương mặt đang hớn hở bên trong ngôi nhà và nội thất sang trọng đã nhanh chóng bị chỉ đích danh đấy là tài sản của gia đình chồng, nhà của đại gia tặng, thậm chí là nhà đang đi thuê, nhà của bạn… Ví dụ bi hài nhất là sự cố khoe nhà của Tùng Lâm. Sau khi khối tài sản khổng lồ mà anh khoe trên báo bị bóc mẽ rằng đó là của ông bầu, nam ca sĩ này trở thành ví dụ điển hình trong chuyện “nổ” về sự giàu có về gia sản. Tuy vậy, nếu không có ngôi nhà 200 tỷ này, mấy ai biết Tùng Lâm là ai và có lẽ chàng cũng khó mà có cơ hội nói về “một sản phẩm âm nhạc với phong cách hoàn toàn mới” chuẩn bị ra mắt.

Nhan sắc của bà Tưng – Lê Thị Huyền Anh sau khi phẫu thuật thẩm mỹ để mong đổi vận

Đến lượt khoe xe, cũng đang là chiêu được các nghệ sĩ tận dụng tối đa. Những bức ảnh xe hơi của người nổi tiếng tràn ngập mặt báo. Một ca sĩ mới đây sau khi rùm beng chuyện được bạn trai đại gia tặng xe 4 tỷ còn “chú thích” thêm rằng “anh ấy” định tặng cả căn hộ cao cấp và nhẫn kim cương?. Khỏi phải nói, với “truyền thống” ba hoa nên công chúng cũng tỉnh đòn trước những phát ngôn của “bà Tám”.
Trước đó, xế sang cũng trở thành niềm tự hào của “gái trẻ”. Diễm My 9X cũng từng gây sốc khi tuyên bố: “Cuối cùng em cũng tậu được Audi cho bằng chị bằng em”, kéo theo status trên trang cá nhân của cô gái này là hình ảnh một cô gái cười mãn nguyện trong xế hộp sang trọng màu trắng sữa lung linh. Còn “bà mẹ nhí” Angela Phương Trinh cũng minh chứng mình thuộc dạng “tuổi trẻ tài cao” khi không kém đàn chị bằng việc sở hữu một chiếc BMW hơn hai tỷ đồng ở độ tuổi 18.
Chưa hết, nghệ sĩ còn rộ mốt trưng trổ hàng hiệu. Có những nhân vật cả năm trời không thấy biểu diễn hay sáng tạo gì, nhưng cứ xuất hiện trước truyền thông là y như một cây đồ hiệu từ đầu đến chân. Có lẽ, vì quá mải mê với việc đáp ứng cái “mác” sang – giàu mà nhiều sao Việt chợt quên cái mình cần đưa đến với công chúng là sản phẩm nghệ thuật. Đương nhiên, có thể “chịu nhục” khi bị chê không có sản phẩm nghệ thuật nhưng dứt khoát không thể ngồi yên nếu bị chê nghèo.

Hết khoe giàu, khoe sang, khoe thân thì thêm một “biến chứng” của việc người nổi tiếng chạy theo giá trị ảo là làn sóng phẫu thuật thẩm mỹ đang lan tràn. Từ việc sửa ba vòng đến cơn sốt nâng mũi, gọt hàm, gọt cằm và tắm trắng đang biến những mỹ nhân với nét đẹp tinh khôi trong sáng của showbiz Việt thành những gương mặt đơ cứng giống hệt nhau với cằm nhọn cùng nụ cười gượng gạo thiếu tự nhiên. Chẳng thế mà, nhân vật tai tiếng như “Bà Tưng” lại chọn việc phẫu thuật thẩm mỹ để mong được… đổi vận.
Với quá nhiều những chiêu trò như vậy, mới có những lo lắng rằng: Lao động nghệ thuật đích thực quá bị lấn át bởi những giá trị ảo. Ca sĩ Hoàng Bách đã từng có một ước muốn mà chắc rằng, tất cả các nghệ sĩ chân chính khác đều muốn đó là: “Nghệ thuật tử tế được đánh giá đúng với những gì nghệ sĩ cống hiến và nghệ thuật tử tế sống được bằng nghề”. Cũng là bởi, trong khi lao động nghệ thuật chân chính khó kiếm tiền, thì những gương mặt nổi lên bằng chiêu trò câu khách được trả cát-sê cao.
Rõ ràng, giá trị ảo chỉ mang tính chất thời vụ. Nhưng vì bản chất “ăn xổi” nên để không khỏi hạ nhiệt thì những gương mặt lắm chiêu trò thay vì rèn luyện tài năng nghệ thuật lại chỉ chăm chăm xoay vòng những trò lố. Như việc, giẫm phải vết xe đổ rằng liên tiếp những chiêu trò được “bày ra”, còn nghệ thuật tử tế thì không biết bao giờ mới đủ mạnh để dẹp yên sự lũng đoạn này?
Theo PetroTimes