Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Tin thứ Ba, 22-01-2013 - các bài viết nên đọc - đề xuất Hiến pháp mới

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- Số phận con tầu HQ-10… (ĐCV). – Ảnh: Đại lễ tưởng niệm các chiến sĩ tử trận ở Hoàng Sa năm 1974 tại San Diego, California, Hoa Kỳ (Long T. Nguyen). =>
- Vận nước nhìn từ Trường Sa (BoxitVN). – Những người lính giữ biển đặc biệt ở Trường Sa (DT). - Thăm tết chiến sĩ Vùng 5 Hải quân (PLTP). - Những con mắt sáng trên thềm lục địa Tổ quốc (ANTĐ).
- Huỳnh Văn Úc: Ải Nam Quan (Nguyễn Tường Thụy).
Trung Quốc chuẩn bị “chiến tranh cấp kỳ” (TN). - Cáo buộc Trung Quốc dùng vũ lực trong tranh chấp đảo (TN/TP). Giới học giả diều hâu Trung Quốc lại hiến kế “giết gà dọa khỉ” (GDVN). - Tàu hải giám Trung Quốc tiếp tục tuần tra Biển Đông (VOA). – Trung Quốc dùng game trực tuyến tuyên truyền “giá trị cốt lõi” của quân đội (Sống mới).
- Senkaku/Điếu Ngư : Tàu Trung Quốc tiếp tục thách thức Nhật Bản (RFI). – Nhật Bản tái vũ trang ? (Trương Nhân Tuấn). – Nhật dọa bắn ở vùng tranh chấp làm Trung Quốc nổi giận (Người Việt). – Báo Nhật tiết lộ kế hoạch đánh chìm tàu chiến Trung Quốc (DV). - Nhật Bản chỉ cần vài giờ đã có thể bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc (GDVN). - Trung Quốc liệu có dám tự đào hố chôn mình? (ĐCV). - Cuộc chiến tranh lạnh phiên bản 2 Trung Quốc-Nhật Bản bắt đầu (ĐV). - TQ phản đối phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ về Điếu Ngư/Senkaku (VOA). – Trung Quốc bác bỏ nhận định của Mỹ về Senkaku/Điếu Ngư (VOA). – TQ cảnh báo Mỹ về quần đảo Senkaku (BBC). – Nhật tiếc về phản ứng của TQ trước cảnh báo của Hillary (VNN). - Báo Mỹ: Không gian đàm phán Trung-Nhật ít, nguy cơ chiến tranh rất cao (GDVN). - Quân Mỹ sẵn sàng triển khai máy bay cảnh báo sớm hỗ trợ Nhật Bản (GDVN).
- Chính sách châu Á của Mỹ liệu có thay đổi với hai ‘cựu binh Việt Nam’ Kerry và Hagel ? (RFI).
- Cuộc gặp mặt đã lên lịch cho Đức Giáo Hoàng và Tổng bí thư đảng CS Việt Nam (VOA). “Một trong những điểm nhức nhối lớn nhất là chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục bách hại người Công giáo trên khắp nước“. – Mời xem lại: Nguyễn Phú Trọng sẽ gặp Đức Giáo Hoàng – con cáo lại đi săn mồi? (NVCL). – Ban Công Lý và Hòa Bình Giáo phận Vinh phản đối bản án phi pháp và bất công (GP Vinh).
- Nguyễn Hưng Quốc: Xã hội dân sự như một tiến trình dân chủ hoá (VOA’s blog).
Xuyên tạc chế độ (Người Buôn Gió).
3<- Công An Tuyên Truyền của Đảng CSVN Đánh Lộn Trực Tuyến Với Bloggers (AP/ Dân Luận). – NGĂN CHẶN THÔNG TIN LÀ VI PHẠM NHÂN QUYỀN (Bùi Văn Bồng).
- KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (BoxiVN). Có rất nhiều điều để bàn luận về bản Kiến nghị có tính lịch sử này. Nhưng trước hết xin mời các quý độc giả! Chú ý: bản Dự thảo Hiến pháp 2013 đi kèm Kiến nghị chỉ mang tính tham khảo, cho nên, ai đồng ý ký tên vào bản Kiến nghị không có nghĩa cũng đồng ý với bản Dự thảo Hiến pháp 2013.
Ngoài ra, lưu ý các “Dư luận viên” của ông trưởng ban Tuyên giáo Hồ Quang Lợi: việc góp ý vào bản Dự thảo Hiến pháp là công việc hệ trọng, thiêng liêng của mỗi công dân, các vị dẫu có không tán thành điểm nào đó trong bản Kiến nghị hoặc Dự thảo Hiến pháp 2013 đi kèm, cũng nên tranh luận lịch sự. Bất cứ phản hồi nào có tính khiếm nhã cũng sẽ bị xóa và nếu cứ tiếp tục cách đó, các phản hồi sau của quý vị sẽ bị chặn.
Liên quan tới bản Kiến nghị và Dự thảo HP, mời độc giả tiếp tục cho ý kiến vào mục “Trưng cầu dân mạng” về Điều 4 Hiến pháp (đầu cột phải blog này).
- Góp ý sửa Hiến pháp 1992: “Quyền phúc quyết của nhân dân vẫn chưa có bước tiến nào” (Sống mới). - Hiến pháp và nguyên tắc tập trung dân chủ (VNN).
- Về nghệ sĩ Kim Chi: Lòng tự trọng (ĐCV). – Phản ứng của các blogger từ hiện tượng Kim Chi: Lời cảnh báo về tình trạng yếu kém và sai lầm (RFA). “…cuộc đời vẫn còn có người tốt và vẫn còn những điều tốt đẹp đang chờ chúng ta phía trước, miễn là chúng ta dám đứng thẳng trước cường quyền”.
- Minh Diện: Nguyễn Tấn Dũng – KỲ VỌNG VÀ THẤT VỌNG (Bùi Văn Bồng). - Đừng tìm X nữa, thưa các ông lãnh đạo đảng & nhà nước (DLB). - Chiêu mới của đồng chí X.  - Đặng Cứu Quốc: Hỏi ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một câu (Thông Luận).  - Lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính ph (GDVN). Mới đọc cái tựa, tưởng ai đó cả gan, dám lập ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm bên trong chính phủ, nhưng không phải, chính phủ lập ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm.
Xin bàn tiếp quanh vụ “Triệu Tử Long” và “đ/c X”. Trong phần bình luận trước chúng tôi có đặt dấu hỏi tại sao rất nhiều bài viết trên báo nhà nước lẫn mạng tự do khen ngợi ông “Triệu Tử Long” này, mà không hề thấy một ý kiến nào đánh giá ông là người liêm chính. Đến cả phát biểu của một vị trí thức và bài viết của một nhà văn mà mới hôm qua chúng tôi đã đưa, cũng vậy. Không những thế, một yêu cầu quan trọng số một cho vị trí trưởng ban Nội chính, chánh văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, đó là thành tích, kinh nghiệm chống tham nhũng đã từng có, thế mà không nghe nói tới. Tóm lại, chỉ thấy những ngợi khen hầu như theo lối cảm tính, giữa thời buổi thông tin để đánh giá về những người trong hệ thống chính quyền vẫn bị hạn chế tối đa.
Để tìm tới những gì đằng sau câu chuyện này, xin dẫn ra ở đây một bài báo trên tờ Lao động cách đây 3 năm, có tựa đề: “Chắc lép” với Mẹ Việt Nam anh hùng. Bài liên quan chính sách đất đai ở ĐN, được cho là vô ơn bạc nghĩa với “người có công với cách mạng”, lại ra đúng ngày 29/3, kỷ niệm thành phố này được “giải phóng”. Bài báo đã gặp phải phản ứng rất khó chịu từ phía ĐN. Không chỉ có bài này, mà LĐ còn có những điều tra không có lợi khác với ĐN quanh chuyện tham nhũng, đất đai. Thế nhưng, gần đây nghe có chỉ thị từ trên với báo là cần tập trung ủng hộ … “Triệu Tử Long”. Không biết việc bài báo đã biến mất trên trang điện tử LĐ, chỉ còn trên Baomoi.com là do “tác động” từ 3 năm trước của ĐN, hay do tuân thủ lệnh từ trên mới đây?
Bên cạnh những trường hợp tương tự như nêu trên, là những vụ việc như Cồn Dầu, vụ tướng công an Trần Văn Thanh, được phía phản đối “Triệu Tử Long” dẫn ra để giúp cho lập luận chống việc ông ngồi vào cái ghế mới. Không khó đoán, trong những ý kiến phản đối, không thể thiếu các chiến hữu của “đ/c X”. Vụ công bố vội vã, quá bất bình thường kết quả thanh tra ĐN cũng cho thấy họ lo ngại đến đâu.
Vậy không biết có phải đằng sau những ngợi ca ông “Triệu Tử Long” là những điều khó nói, nhất là trên báo nhà nước? Điều khó nói đó có lẽ được tóm gọn chỉ trong mấy chữ của một độc giả trên BS: “Nói được, làm được, ăn được và có quyền mưu”, qua một phản hồi phân tích khá sắc sảo hôm kia? 
(ÔI QUÊ HƯƠNG TÔI !!!! đã nói
Em xin lạm bàn về cuộc chiến Đảng >< X
Thực trạng, bối cảnh:
Trong gần chục năm nắm quyền bính, X cùng phe nhóm cướp bóc, tàn phá đến kiệt quệ đất nước về mọi mặt. Dân chúng nheo nhóc, tiếng oán thán ngập trời.
- Thế lực của nhóm do X cầm đầu đã và đang lũng đoạn toàn hệ thống chính trị, đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng và chế độ.
- Để bảo vệ chế độ và địa vị độc quyền cai trị của Đ, giới chóp bu trong Đ đã hợp nhau lại để nghĩ mưu loại trừ X và phe nhóm.

Mưu loại trừ X và phe nhóm
Mục tiêu đặt ra là diệt được phe X nhưng phải đảm bảo địa vị độc quyền cai trị của Đ và không được phép gây xáo động lớn trong nội bộ.
Giới chóp bu này là những chính trị gia lão luyện, đầy âm mưu nhưng thực lực yếu đã nhận định không thể ngay lập tức đối đầu với phe X, âm mưu đã được lập gồm các bước:
bước 1: triệt hạ hoàn toàn uy tín của X ở trong Đ và trên toàn xã hội
bước 2: Phân hóa chia rẽ nội bộ phe nhóm X
bước 3: Tìm ra một mô hình phát triển phù hợp, một cá nhân thay thế X có đủ ảnh hưởng để chiêu hồi các phần tử trong phe nhóm X ( nhằm tránh xáo động lớn trong nội bộ Đ)
bước 4: loại trừ X hoàn toàn.

Mô hình Đà Nẵng và Nguyễn Bá Thanh
Ngoài vụ Cồn Dầu, về quy hoạch, cưỡng đoạt, thôn tính đất đai của dân chúng, mô hình được cho là thành công ở Đà Nẵng đang được nhiều chóp bu trong Đ kỳ vọng là cứu cánh cho chế độ. Vai trò cá nhân gắn với " thành công" mô hình ĐN là Nguyễn Bá Thanh, được cho là một kẻ nói được, làm được, ăn được và có quyền mưu.
Việc NBT truy xử đến cùng với Tướng Thanh ngày trước và tuyên bố "hốt liền" vừa qua là một thông điệp mạnh gửi tới các tay chân của X: đầu hàng hay muốn bị truy diệt.
Việc chọn NBT thực ra đã được giới chóp bu Hà Nội tính từ lâu nhưng vẫn còn lo sợ vì với kẻ quyền mưu như NBT, sau khi xong việc thì Hà Nội không thể kiểm soát được. Với diễn biến và tình thế hiện nay bắt buộc HN phải chọn NBT để đối đầu với X vì không có nhân vật xứng tầm khác.

Dự đoán và những nhân tố bất ngờ
Có vẻ như Tàu đặt cửa cho cả 2 phe và đang ở thể "giả vờ" coi đây như chuyện nội bộ, chúng mày tự giải quyết, kiểu gì Tàu cũng đắc lợi?
Các bố già "thái thượng hoàng" đang được các phe tranh thủ để ra đòn quyết định. Mặc dù vừa rồi có tranh thủ được anh răng chắc và anh máu gái nhưng về cơ bản X đang mất hết điểm vì nhóm các bố già thường dựa vào thái độ của các 'lão thành cách mạng", nay đã coi X là loại phá hoại thành quả của họ.
Công an, quân đội là trung tâm tranh giành của 2 phe. Tuy nhiên cuối cùng phe Đảng sẽ thắng và không có bất ngờ gì lớn ở 2 lực lượng này.
Các lực lượng dân sự trong xã hội tuy chưa đủ thế và lực để tham gia nhưng sẽ có tác động ảnh hưởng mạnh, mang lại nhiều bất ngờ cho cuộc chiến này.
Nhóm tàn quân X sẽ đánh nhàu một trận, thất bại rồi mới chịu qui hàng. X sẽ đạt được thỏa thuận an toàn cho mình và gia đình.
Cuối cùng, từ là một "con bài", NBT sẽ trở thành một nhân vật như thế nào hay sẽ chịu số phận chó săn bị thịt khi cuộc săn hoàn thành là tùy thuộc vào sự quyền biến của NBT.

Tóm lại, người dân Việt chỉ được xem trò còn địa vị vẫn khó có gì thay đổi.)

Ngày mai xin được đi sâu câu chuyện “Nói được … có quyền mưu”.
Còn đây là thông tin ít ỏi liên quan tới tài trí “Triệu Tử Long”: - TRUNG QUỐC “SẬP BẪY” BÍ THƯ ĐÀ NẴNG NGUYỄN BÁ THANH… (FB Trần Thanh Hùng). - Người làm ‘khách nước lạ’ biết bổn phận (Nguyễn Vĩnh).
- Bằng giả, quan tài giả, chỉnh đốn giả, đánh nhau giả… dân khổ thật! (Nguyễn Văn Thiện). Xài “hàng giả” với dân rồi than: ‘Niềm tin với Đảng đang bị thách thức’ (VNE). – Đừng nói nữa đảng ơi (DLB). “Đừng nói nữa mà hãy làm đi thôi/ bỏ điều bốn, thả ngay tù chính trị/ làm như thế không cần phải triết lý/ thì dân tôi sẽ đồng ý nghe theo/ nếu năm nay cứ độc đảng đói nghèo/ thì đảng chết là một điều chắc chắn”. – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không được lạm dụng lòng tin của nhân dân  (TTXVN/ TN). Vẫn là bài trả lời phỏng vấn đã điểm hai ngày nay, ở đây trích đăng.
- Nguyễn Văn Thọ Người Việt tại Đức: Tâm sự của một Đảng viên (BBC). Đảng viên giờ đây không còn là một tấm gương để những thanh niên yêu đất nước noi theo, thậm chí rất nhiều cán bộ Đảng từ trên xuống dưới đã thoái hóa biến thành con sâu con một đục khoét tài nguyên của đất nước”.
- Cuộc chiến giành giật băng rôn tại trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước – số 1 Ngô Thì Nhậm – Quận Hà Đông (Phe áo đỏ). – Tham nhũng đất đai, nguyên Phó Ban tuyên giáo ra hầu tòa (Sống mới). – HẺM “BUÔN” CHUYỆN (KỲ 57) Chủ nghĩa xã hội nào ở đâu xa ! (Nhật Tuấn).
- Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội bác tin “chạy công chức 100 triệu” (GDVN). Không có giá đó đâu, phải 200 triệu mới chạy được. Nhà báo Mạnh Quân bình luận trên FB: “Hic, chiều thành ủy HN họp báo nói, chạy công chức hết 100 chai chỉ là tin đồn. Vâng, cũng đúng. 100 chai sao đủ ? Tớ. Chạy 200 chai cho vợ vào một chỗ còn không được kia”. – ‘Vụ Ứng Hòa không phải là chạy công chức’ (VNN). Ông Lợi cũng đề nghị các cơ quan truyền thông đại chúng ‘khi có tư liệu, thông tin đáng tin cậy, cứ công khai lên mặt báo’.”
Hà Nội lại ‘hắt hủi’ tại chức, liên thông, dân lập (PT). - Hà Nội: Chưa phát hiện đưa – nhận tiền “chạy” công chức (SGGP). - Chưa phát hiện chuyện nhận tiền “chạy” thi công chức (TN). - Chạy công chức 100 triệu chỉ là nói “theo dư luận” (LĐ). - Xử lý kịp thời việc chạy chức, chạy quyền (LĐ). - Thông tin cả Hà Nội có 1 người chạy chức là… sai sự thật! (PT). Tài thật!? – Còn ông trùm “Dư luận viên” Hồ Quang Lợi thì thận trọng:  ‘Chưa’ chứ không phải ‘không’ phát hiện chạy công chức (TP). - Chạy tiền đỗ công chức: Chưa phát hiện ai làm! (VnMedia). - Hà Nội nhờ báo chí cung cấp chứng cứ “chạy” công chức (TP). - HN khẳng định lại chạy công chức 100 triệu là tin đồn (PN Today). - Trả lời về “chạy chức 100 triệu đồng”: Giám đốc sở Nội vụ Hà Nội biết từ lâu (SGTT).
- Thi tuyển lãnh đạo đừng chỉ là ‘công diễn’ (TVN). - HN chối tại chức, dân lập để tạo cán bộ nguồn (VNN). - Hàng loạt địa phương “kì thị” bằng tại chức (Sống mới).
- Còi Hụ, Made-in China (Đinh Tấn Lực). “Rõ là lãnh đạo ta không chỉ nhập khẩu mô thức phát triển lệch pha của Tàu, mà đã tự động nhập khẩu luôn cả một lượng lớn Còi Hụ Made-in China”.
- Vài nhận xét nhỏ sau khi đọc bài “Không hố sâu thật sự” của Lưu Đình Triều (Phi Vũ). Về ông Lưu Đình Triều, không thể không nói ra một điều rất tế nhị, mà dẫu ông có là người vô tư thì cũng nên lưu tâm để tránh lời thị phi.
Đó là gần đây, trong tòa soạn có những thắc mắc, là tại sao lại cử Tổng thư ký Xuân Trung đi học dài hạn ở tận Đồ Sơn một cách vội vã chẳng khác gì như đi … ra trận. Đến những người có vị trí lãnh đạo phòng, ban mà cũng không giải thích nổi vụ này. Thế rồi, đùng một cái, nổ ra chiến dịch tấn công “Bên thắng cuộc”, rồi ông cựu Tổng thư ký Lưu Đình Triều, nghe nói sắp nghỉ hưu, đã  nhảy vào cuộc, với hàng loạt bài từ tự viết, được mượn lời, cho tới “xào lại” bài cũ. Nếu Tuổi trẻ đã cử một tổng thư ký khác thay thì một câu hỏi đã được trả lời, còn một câu khác, chắc phải chờ thời gian.
- Để góp phần cho cuộc bàn luận liên quan tới lịch sử, xin giới thiệu bài viết của Nhà khảo cổ học Hà Văn Tấn: LỊCH SỬ, SỰ THẬT VÀ SỬ HỌC (Việt sử ký), trong đó ông có nhiều ý kiến mạnh dạn, thẳng thắn. Lịch sử Việt Nam anh hùng thật, vinh quang thật, nhưng trình bày nó lúc nào, chỗ nào cũng tốt đẹp cả, rực sáng cả thì quả là không thật. Nhà sử học không thể chỉ ngâm ngợi những thiên anh hùng ca mà không biết đến những khúc bi ca trong lịch sử.” Ở trường hợp của Huy Đức, là “biết sự thật không dễ, và dám nói lên sự thật nhiều khi càng khó hơn.”
- Kỷ niệm 40 năm Hiệp Định Paris (VOA). – Hội đàm Paris: Lợi thế đầu tiên (TVN). - Hiệp định Paris – dấu son lịch sử – Bài 2: Hình ảnh Việt Nam tại Paris (PLTP). - Phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long: ‘TQ lợi nhiều nhất từ chiến tranh VN (BBC). – THE PENTAGON PAPERS Lịch sử những quyết định của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam – Kỳ 25 (Sống).
- Tượng đài lớn ở Việt Nam có ‘tham nhũng’ (BBC). Người ta nhìn vào hiện tại và để hướng tới tương lai chứ không chỉ suốt đời luôn luôn gặm nhấm lịch sử, tự hào với những kỳ tích chiến tranh…”
- Quả trứng và số 0 (Đào Tuấn). “Thứ cần bình ổn là gì đó, chứ không phải là trứng. Và cơn sốt trứng, cũng hoàn toàn không phải là một cái cớ để một số địa phương tiếp tục thực hiện chính sách bình ổn rất bất công với người nông dân”. – Hà Nội thả nổi giá trứng gia cầm? (NLĐ).
- Đặng Huy Văn – Sao ông không về với Háng Đồng vài buổi? (Dân Luận). “Ở Hà Nội, em thấy nhiều trường khang trang lắm/ Tại nơi đó con cháu các quan đang theo học, phải không?[2]/ Hay các địa phương gạt ông bớt xén tiền mà ông không hay biết?/ Làm Bộ Trưởng thời bây giờ dễ bị lừa lắm phải không ông?
- Những phát ngôn “khủng” nhất năm 2012 (DĐCN).Từ ‘phong bì’ đến các loại ‘cò’ bệnh viện (TVN).
Để tránh lãng phí tiền tỉ trong điện ảnh! (LĐ). … Bằng cách nhiều rạp cũ, có “thương hiệu” thì chuyển qua cho mục đích khác, rồi bỏ cả núi tiền ra xây mới thêm, lại sẽ … vắng như Chùa Bà Đanh cho coi.
Trí tuệ hải ngoại: Khoảng cách giữa tiềm năng và thực tế (PT).
Ép xe gây tai nạn, côn đồ vẫn nhởn nhơ (DV).
- Vụ kiện hơn 55 triệu USD trúng thưởng: Cả nguyên đơn và bị đơn cùng kháng cáo (TN).
Cảnh sát “không thẻ xanh”: Phát hiện vi phạm vẫn có quyền xử lý (SGGP). - Dừng xe, xử phạt: Không chỉ CSGT (NLĐ).
1<- Hàng trăm người biểu tình ở Nghệ An vì công an đánh chết người (Người Việt). – Cảnh sát khu vực hành hung chủ tiệm cơm (NLĐ).
- Hút nước giếng nhà vợ bí thư xã để truy tìm chứng cứ (NLĐ/ DT). - Vụ vợ lãnh đạo xã chém người: Bơm giếng tìm người mất tích (LĐ). - Hải Phòng: Vợ, con một bí thư quận uỷ nợ hàng chục tỉ đồng (LĐ). 
- HCM đề xuất làm thí điểm khu đèn đỏ. Thử sửa cái tựa chọc RFA chút chơi. Hề hề! Ưở … mà sửa như vậy mới đúng, còn RFA là đài quốc tế, đâu phải của VN mà phải sợ “phạm húy”, mà phải thêm chữ TP chi cho rườm rà? - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống TNXH: “Dứt khoát không hợp pháp hóa mại dâm” (LĐ) (hề hề, có cái lỗ con con mà làm các ban bệ vất vả quá!)
- Trung Quốc xác nhận bỏ cải tạo lao động trong năm nay (RFI). – Đại biểu HĐND Trung Quốc… ngủ gật, nghịch điện thoại, bỏ về sớm (ANTĐ).
- Hàn Quốc : Bắc Triều Tiên tiến bộ trong công nghệ tên lửa (RFI). – Hàn Quốc bắt nghi can gián điệp Triều Tiên (VOA). - Mỹ-Trung nhất trí nghị quyết trừng phạt Triều Tiên (TTXVN). - Bắc Kinh hết “cưng chiều” Bình Nhưỡng (TN). - Mỹ, Hàn lo ngại vì Triều Tiên tự sản xuất được tên lửa tầm xa (GDVN).
- Thay đổi ở Miến Điện tác động người buôn bán nhỏ ra sao? (RFA).

- Nhật ký mở lại (mở lần thứ 26): THƯ NGỎ GỬI … ÔNG GIỜI! (Nhát sĩ Tô Hải). “Cơ hội cho ông lên tiếng, ‘hô phong hoán vũ’ sao cho dân tôi được thoát khỏi cảnh bị móc ruột moi gan dần dần mà vẫn phải gọi kẻ giết mình là: Lãnh tụ quang vinh, muôn năm tồn tại!  Lần này, ông không ra tay thì, tôi sẽ… theo gương mấy ông cộng sản thứ thiệt ‘Cóc tin có Giời’ nữa!  Lạy giời ông đã biết lên Net được để mà đọc được lá thư này!  Hạ giới Việt Nam đầy bất công và…đau khổ”.
- Phan Văn Song: TÂM TÌNH GỬI CÁC EM (TNM). “Ngày mai là của các em, VN ngày nay là VN của thế hệ của 30/40/50 cầm quyền xây dựng, kiến thiết. Ngay từ bây giờ thế hệ các em phải có những sơ đồ, suy nghĩ cho tương lai. CS sẽ ra đi, các cán bộ CS cầm quyền cũng phải ‘di tản kinh tế’ hạ cánh an toàn ở Mỹ ở Úc ở Canada … các nhà độc tài trên giới đều tẩu tán tiền và sống hưởng già ở hải ngoại. Ngay bây giờ các em phải suy nghĩ một sơ đồ mới”. ĐỪNG TRÁNH XA CHÍNH TRỊ ! (TNM).
KINH TẾ
WB dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,5% năm 2013 (DV). - VN ‘sẽ tăng trưởng chậm lại năm 2013′ (BBC). “… ông Deepak Mishra dự đoán trong Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới năm 2013 Việt Nam sẽ tăng tưởng ở mức 5,2% vào năm 2013”. - Các nhà đầu tư lớn tin tưởng vào kinh tế Việt Nam (Gafin).
- WB khuyến nghị: Việt Nam cần làm rõ quy mô nợ xấu (TP). - Lập công ty giải quyết nợ xấu (PLTP). - Công ty mua bán nợ xấu nên trực thuộc Chính phủ (Gafin).
Phải chấp nhận sự “ra đi” của một vài NH để hệ thống được ổn định (GDVN). Ngân hàng, sau giảm lương là nhân sự (ĐTCK). - Lãi suất liên ngân hàng giảm hầu hết kỳ hạn (Gafin).
Vốn vàng phải đem về nhà (TT). - Ngân hàng chê vàng bao bì cũ (PLTP).
2
Hút vốn ngoại vào thị trường chứng khoán (TN). - Kinh doanh be bét, DN nhận án rời sàn (VEF). - Tài sản của Cường “đô la” tại QCG chỉ… hơn 4 tỷ đồng (DT). Tài sản của bà Nguyễn Thị Như Loan và ông Nguyễn Quốc Cường đã “bốc hơi” gần 2.500 tỷ trong hơn 2 năm QCG niêm yết =>
Giá điện Việt Nam sẽ cao chót vót? (TP). Mời đọc lại bài này để coi có “các thế lực thù địch” đang ngấm ngầm phá hoại, đưa nền kinh tế VN lệ thuộc kẻ thù không: EVN dự chi gần 5.000 tỷ nhập điện Trung Quốc năm 2013 (DT).
- PCI cần giữ nguyên các tiêu chí để so sánh (HQ).
Petro Vietnam sẽ tái cơ cấu thế nào? (VnEconomy). - Năm 2012, Tập đoàn Hóa chất lãi 3.318 tỷ đồng (TP).  - Nhà máy Cồn ethanol Đại Tân – Quảng Nam: Phải ưu tiên trả nợ cho dân trước Tết (TP). - Không trả nợ, chính quyền không đảm bảo an toàn (TN). - Vụ “Nhà máy cồn Đại Tân”: Bán hàng tồn kho, trả nợ dân 50%, ngân hàng 50% (LĐ).
- Tiếp tục xuất siêu trong 15 ngày đầu tháng 1-2013 (HQ).
Mỹ thụ lý vụ kiện tôm Việt Nam (DV). - VN phản đối đơn kiện trợ giá tôm của Mỹ (BBC). - Việt Nam phản đối vụ kiện chống bán phá giá tôm của Mỹ (VOA).
- Cả ngàn tấn gạo lậu thoải mái tuồn vào nội địa mỗi ngày (DV).  - Ốc hương chết, nông dân mất tiền tỉ (DV). - Nuôi gà sạch, mở hướng làm giàu (DV).
Hy vọng 2013 có “một số tiếng bom” trong tái cấu trúc DNNN (SGTT).
Doanh nghiệp địa ốc: Cứu giá là tự… sát (Sống mới).
DN muốn giảm thuế TNDN dưới 20% (Vef).
Kiểm soát việc gom hàng bình ổn (NLĐ).
Lá thư “về tình yêu” gửi ông Tổng Giám đốc Coca Cola Việt Nam (GDVN).
Bị trừ thưởng tết vô lý, gần 700 công nhân ngừng việc (LĐ). Bánh kẹo nhái, mứt bẩn, rượu giả “chạy đua” đón Tết (DV).
- Mời viện trưởng ’15 tháng lương’ ngồi ghế TGĐ (VNN). “Muốn đề xuất gì đó như ‘luật hóa’ liên quan đến Thưởng Tết, hãy đóng vai người chủ DN, đừng ngồi dưới bóng râm mà nghĩ là trời trưa nay không nắng lắm”.
- BERD : 2013, kinh tế vùng euro ổn định (RFI).

- Vụ nợ nần ở nhà máy Cồn ethanol Đại Tân: Phải lưu ý cổ phần của người Trung Quốc  (TT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Theo dấu người xưa: Kỳ 29: Ngôi chùa của ân nhân chúa Nguyễn (TN).
- Hội Nhà văn Việt Nam: Không có “lợi ích nhóm” trong xét giải thưởng (TN). - ‘Giải thưởng 2012 đúng quy chế, không lợi ích nhóm’ (TP). - THÔNG BÁO CỦA THƯỜNG VỤ HỘI NV VIỆT NAM VỀ GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN (Văn Công Hùng). – Hội Nhà văn: Không có lợi ích nhóm hay phiếu trắng (VNN). – Nguyễn Thái Sơn: Trả váy yếm cho chủ … trò – Chuyện dân gian không có kiểm chứng (Nguyễn Tường Thụy). - Nhà văn Đình Kính nói về Giải thưởng Hội Nhà văn VN năm 2012: Giá như Y Ban rút trước chung khảo thì hay hơn” (TTVH).
- Nhà văn Nhập cuộc hay ngồi trên khán đài (TVN).
- Nguyễn Hoàng Đức: Thơ Thanh Thảo – Chuyên gia nước ốc trường ca, cỡ vạn người làm (Nguyễn Tường Thụy).
- Bạn tôi viết (6): “Chiều trên quê hương tôi” (Anh Vũ).
- ‘Người Việt chưa biết uống cà phê’ (VNE).
- Chuyện tào lao: CHÈ CHI MÀ ĐẮNG NGHÉT RI BÂY! (Faxuca).
- Hà Nội 8 li – thành quách phiêu du và những hố sâu hoang dại (Sống mới).
- Làng nghề gốm đỏ Vĩnh Long (TCPT).
- HUẾ LUÔN LUÔN MỚI (Ngô Minh).
- Vẩn vơ phố cổ (Quê Choa).
4<- Đêm nhạc Từ Công Phụng – Ý Lan (TN).
- Trưng bày cây cảnh giá hàng chục tỷ tại Hà Nội (VOV).
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: ‘Tết âm lịch không có lỗi’ (VTC).
Biên giới Chăm-Việt với tư cách là “vùng chuyển tiếp” (Blog entry của Liam Kelly, PA dịch) (FB Anh Vũ/ LTDA).
- Trần Hữu Dũng: Đời sống hiện đại: Internet và những đánh đổi (TBKTSG/ viet-studies).
- 1 triệu like trên Facebook: Những trò lố và hậu quả trớ trêu (Sống mới).
- Video lễ hội không quần khi đi tàu điện ngầm: No Pants Subway Ride 2013 (ImprovEverywhere).
- Hippie ở Liên Xô hoặc bài ca cho một thế hệ bị đánh mất (Skif-tag/ Kichbu).
Lý An vượt qua ba nỗi sợ (TT).
“Việt Nam có cơ sở dự vòng chung kết World Cup” (PLTP).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục tại Hà Nội năm 2012: Đã đảm bảo công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật (QĐND). Chắc chưa?
- Nghệ sĩ tương lai không cần học làm người? (TVN). Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố quyết định phê duyệt đề án thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (hệ chính quy) vào các trường khối Văn hóa- Nghệ thuật, bắt đầu từ năm nay (2013) sẽ không phải thi môn Ngữ văn.”
- Thêm một số ĐH công bố dự kiến chỉ tiêu TS (GD&TĐ). - Trường khối văn hóa – nghệ thuật bỏ thi môn văn (TN).
Di sản vào trường (TN).
“Nỗi oan” của môn văn (PT). - Dạy và học môn Văn: Cô, trò đều… ngán (GDVN).
Hà Nội: Nâng chất đội ngũ hay bất lực? (VNN).
Hiểu sai và bóp méo xã hội hóa giáo dục (LĐ).
Dạy thêm, học thêm chỉ là phần ngọn (TN). - Bí thư TP.HCM ‘tuyên chiến’ với dạy thêm. Chắc TBT Hoa của VNN nghe lóm được tin Lê Thanh Hải ra làm phó thủ tướng?

5
Thương lắm… cô giáo vùng cao! (PT). - ‘Của cho không bằng cách cho’ (TTVH). - “Lạnh” nghề gieo chữ lưng trời (DV). Cô giáo Nông Thị Ngân trong gian buồng vừa làm nơi ở, vừa là nhà bếp, vừa là lớp học mầm non => 
Tạm đình chỉ giảng dạy đối với giáo viên đánh học trò (TN).
Lại thêm học sinh chửi cô giáo trên Facebook (Soha/TP).
Những giọt máu vô danh (TP).
- Giáo sư gốc Việt đánh thức lịch sử bằng… truyền miệng (TP).
- Không biết xấu hổ là gì! (ND). Do các em học theo “đồng chí X”.
- Khoa học: nên bình tĩnh nhìn vào dữ liệu khách quan (Nguyễn Văn Tuấn).
- Cảnh báo bằng hình ảnh trên bao bì thuốc lá: Không thể chậm trễ (GD&TĐ).
- Phát hiện dấu vết một hồ nước ngầm trên Sao Hỏa (VOA).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Cứu 13 thuyền viên tàu Hải Đông gặp nạn (DV).
- Gần 19.000 tấn gạo cứu đói cho dân dịp giáp Tết (SK&ĐS).
- Vụ Bệnh án tâm thần, mua là có: Ông trưởng khoa thừa nhận toàn bộ sai phạm (TP).
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát: Cam kết giảm tỷ lệ thực phẩm nhiễm bẩn xuống dưới 10% (HQ). – Nhọc nhằn hàng rong (TP).  - Thực phẩm trong nhà hàng cũng vi phạm (TN). - Thức ăn đường phố sạch: Chẳng ai làm! (PLTP). - Thông tư 30 của bộ y tế có hiệu lực: Quản lý cái vô hình (DV). - Tận mắt “công nghệ bơm nước làm nặng gà” ở làng pháo Bình Đà (GDVN).  - Sản phẩm gia cầm trôi nổi: Chủ và khách đều “dễ dãi” (LĐ).  - Trắng đêm theo thịt bẩn (TN).
- Bị phạt hành chính nếu thả rông chó, nuôi gà, lợn trong thành phố (GD&TĐ).
6<- Tỷ phú bại liệt hồi sinh từ… 40 viên thuốc ngủ (PT).
Những dự đoán về năm 2013 của một “nhà tiên tri” Việt (DV).
Chưa dẹp hết nạn chặt chém, xin tiền tại lễ hội chùa Hương (TP).
- Hàn Quốc: Cô dâu Việt tự tử, chồng cũng quyên sinh (VNE/ DV). – Một cô vợ giá bao nhiêu? (Kichbu).
- Việt Nam thịnh hành ‘món’… ăn ốc trốn đổ vỏ (TVN). - Quên ăn, quên ngủ vì trúng số bạc tỷ (VNN/ DT). - “Thương người mẹ đưa con đến trường rồi đón con ở bệnh viện… tâm thần” (DT). - Lo sợ tình trạng đâm chém ở học đường (Infonet/ DV). - Xe ben 30 tấn “ghé thăm”, hàng chục nhân viên ngân hàng hoảng loạn (Sống mới).
Tan hoang rừng phòng hộ Krông Năng: Mất rừng vì… tiền ít? (LĐ).
Hàng trăm con dơi ngựa về chùa Mahatup (DV).
- Khách sạn vì môi trường: Bangkok Tree House (RFA).

- KHÔNG THỂ CHÚ THÍCH… (Mai Thanh Hải).
- “Quân đoàn” nhặt rác của Thủ đô: Người bới rác nhặt được 11 cây vàng (NNVN). – Nhà máy xử lý rác xây xong nằm chờ… rác (TT).
QUỐC TẾ
- Liên Hiệp Quốc kêu gọi Miến Điện chấp dứt xung đột với sắc tộc Kachin (RFI). – Đằng sau chiến lũy của người Kachin (BBC). – Giao tranh tiếp diễn ở bang Kachin bất chấp lệnh ngưng bắn (VOA). – Tổng thống Miến Điện muốn đàm phán hòa bình với phiến quân Kachin (VOA).
- Algeri: Chống khủng bố : Chính sách ngoại giao thực tế – Realpolitik – thắng thế (RFI). – Algeri- In Amenas : 80 người chết (RFI). – Algeria: 80 người chết tại khu phức hợp khí đốt (VOA). – Hy vọng mong manh cho 10 con tin người Nhật ở Algeria (VOA).
- Pháp đề ra mục tiêu giúp Mali thu hồi lại toàn bộ lãnh thổ (RFI). – Quân đội Pháp, Mali tiến về phía bắc chống lại phiến quân Hồi giáo (VOA). – Binh sĩ Pháp, Mali tái chiếm thị trấn Diabaly (VOA). – Pháp muốn ‘hoàn toàn tái chiếm’ Mali (VOA). - Quân đội Pháp tiến vào miền trung Mali (TN).
- Chính quyền Syria thành lập lực lượng bán quân sự đàn áp phe nổi dậy (RFI). – Phe đối lập Syria hoãn việc thành lập chính phủ (VOA). - Phe đối lập Syria hoãn lập chính phủ chuyển tiếp (TN). - Mỹ mượn Syria đánh Iran ? (DV). - Nga chấp nhận Assad bị hạ bệ, điều máy bay sơ tán công dân khỏi Syria (GDVN). - Nga sẽ điều máy bay sơ tán các công dân khỏi Syria (TTXVN).
Tổng thống Palestine Abbas tố cáo bị Israel mưu sát (GDVN). - Israel đóng cửa căn cứ UAV tại Azerbaijan vì sợ bị Iran khống chế (GDVN). - Israel liên tục thử hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt (TTXVN).
7- Tổng thống Mỹ Barack Obama nhậm chức nhiệm kỳ hai (RFI). – TT Barack Obama tuyên thệ nhậm chức trước công chúng (RFA). – Ðám đông khổng lồ chờ xem lễ nhậm chức của Tổng thống Obama (VOA). – Chương trình Lễ nhậm chức Tổng thống thứ 57 (Fox News/ TCPT). – Những hé lộ về lễ nhậm chức trước công chúng của Tổng thống Mỹ (AP/ DT). – Tổng thống Obama dùng 2 quyển Thánh Kinh lịch sử trong lễ nhậm chức (VOA).
Obama phát biểu những gì tại diễn văn nhậm chức? (TTXVN). - Phát biểu của Tổng thống Obama nhân lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 (VOA). – DIỄN VĂN NHẬM CHỨC CỦA TỔNG THỐNG OBAMA (20/1/2013) (Anh Gau Pham). – Dân Mỹ nghĩ gì khi dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tổng thống? (VOA). - Phỏng vấn người Mỹ gốc Việt về lễ nhậm chức của Tổng thống Obama (VOA).
- Ông Obama chính thức khởi sự nhiệm kỳ tổng thống thứ hai (VOA). – Tổng thống Barack Obama với nhiệm kỳ 2 (RFA). – Obama sẽ công thủ thế nào trong nhiệm kỳ 2? (TVN).  - Thách thức của Obama ở nhiệm kỳ mới (PLTP).   – DIỄN VĂN NHẬM CHỨC CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA năm 2009 (ABC/ Huỳnh Ngọc Chênh). – Guns, taxes and immigration: Obama’s inauguration speech lays out his second term vision (but the details will have to wait for another day) (Daily Mail). – Chia rẽ đảng phái sẽ trở nên kịch liệt hơn trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Obama? (VOA). – Tổng thống Obama kêu gọi đoàn kết cho một nước Mỹ chia rẽ (VOA). - Lời kêu gọi khẩn thiết của Obama trong lễ nhậm chức (VnMedia).
- Philipp Roesler sắp thôi lãnh đạo đảng (BBC). - Phó Thủ tướng Đức gốc Việt từ chức chủ tịch đảng (KT). - Tình hữu nghị Pháp – Đức đang trục trặc (RFI).
- Tòa án New Delhi bắt đầu xử vụ án cưỡng hiếp tập thể (RFI). – Ấn Độ xử vụ cưỡng hiếp phụ nữ (BBC). - VỤ HIẾP DÂM TRÊN XE BUÝT Ở ẤN ĐỘ: Luật sư đề nghị xử ngoài New Delhi (PLTP). - Phiên xử vụ cưỡng hiếp tập thể bắt đầu tại Ấn Độ (VOA).
- 23 nhà từ thiện lớn nhất thế giới trong năm 2012 (RFA’s blog). Sao không có người nào ở xứ “thiên đường”? – VIỆC LÀM CỦA BILL GATES (Sơn Trung).
- Hội nghị Thượng đỉnh AU khai mạc tại thủ đô Ethiopia (VOA).
- 3 cảnh sát Afghanistan bị giết tại thủ đô Kabul (VOA).
- 16 nhân viên hoạt vụ al-Qaida bị giết ở Yemen (VOA).
- Tòa án chiến tranh Bangladesh kết án tử hình một giáo sĩ (VOA).
- Người Mỹ tưởng nhớ Mục sư Martin Luther King (VOA).
- Nga: Người thừa kế được tuyển chọn (NLĐ).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 21/01/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 21/01/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 21/01/2013; + Tài chính tiêu dùng – 21/01/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 21/01/2013; + Thể thao 24/7 – 21/01/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 21/01/2013; + 360 độ Thể thao – 21/01/2013; + Cuộc sống thường ngày – 21/01/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 21/01/2013; + Nhịp sống công nghệ – 21/01/2013; + Về quê – 21/01/2013; + Tìm kiếm tài năng Việt Nam – 20/01/2013; + Thời sự 12h – 21/01/2013; + Thời sự 19h – 21/01/2013.

 Nguyễn Tấn Dũng – KỲ VỌNG VÀ THẤT VỌNG

Buivanbong
* MINH DIỆN
                 BVB - Ngày 16-5-2006 trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 11, Thủ tướng Phan Văn Khải từ nhiệm trước một năm, nhường ghế cho Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kế nhiệm mình. Hơn một tháng sau, ngày 27-6-2006, ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành tân Thủ tướng, sau 2 nhiệm kỳ liền làm Phó Thủ tướng Thường trực, phụ trách khối Tài chính – Ngân hàng và một số khu vực kinh tế Nhà nước khá quan trọng. Đó là cuộc chuyền giao quyền lực cơ quan hành pháp giữa nhiệm kỳ đầu tiên ở Việt Nam, mà hình ảnh ấn tượng nhất là cái bắt tay hình thức giữa một ông già thấp bé, cổ  nghểnh, từng luống cuống làm rơi tờ giấy cẩm nang khi gặp Tổng thống Hoa Kỳ Geerge Bush ngày 21-6-2005, với một người trẻ tuổi, cao to, có nét phong độ.
Một năm sau, ngày 25-7-2007, Thủ tướng  Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử, với số phiếu gần như tuyệt đối (96,96%). Đến thời điểm đó Nguyễn Tấn Dũng  là một Thủ tướng trẻ nhất Việt Nam.
                   Ông sinh ngày 17-11-1949, nhằm ngày 27 tháng 9 năm Kỷ Sửu, cung Càn, cầm tinh Con Trâu, mạng tích lịch Hỏa, thường là tuổi của những người lãnh đạo bẩm sinh, có đặc tính thể hiện cái tôi mạnh mẽ, không chịu nhường nhịn ai, không cho ai cản đường, độc đoán chuyên quyền, bảo thủ cố chấp, không nghe lời khuyên chân thành mà dễ xiêu lòng vì  nịnh nọt, tình tình dễ nổi nóng, nên có khi  tự phá hỏng  hình ảnh của mình.
 
         Với một khuôn mặt đầy đặn, thường là tươi tắn,  trang phục chỉn chu, nói năng lưu loát, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị lép khi đứng bên cạnh Thủ tướng các nước trong khu vực, thậm chí  với  các nguyên thủ quốc gia phương Tây. Ông  có phong thái ngoại giao được coi là chững chạc, không luống cuống như người tiền nhiệm, cũng chưa có những câu nói hớ  làm trò cười cho thiên hạ như “nhà hùng biện” Nguyễn Minh Triết…
                   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạo cho mọi người thấy một gương mặt lãnh đạo trẻ, năng động, và tự tin hơn.
                   Trong buổi lễ nhậm chức, Thủ tướng đã khẳng định sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, nâng cao đời sống các tầng lớp nhân dân, điều hành một chính phủ trong sạch, thực thi dân chủ, công bằng, nếp sống văn minh. Ông bày tỏ quyết tâm phòng chống tham nhũng, một vấn đề tồn đọng và phát sinh rất ma quái, bức xúc nhất, nan giải nhất mà người tiền nhiệm bó tay, và ông đặt cược sinh mạng chính trị của mình vào trận tuyến nóng bỏng này: “Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay!” (Phát biểu trong lễ nhận chức Thủ tướng  chính phủ 27-5-2007).
                 Về tự do dân chủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội: “Cần sớm có Luật biểu tình để nhân dân thực hiện quyền được ghi trong Hiến pháp” (Phát biểu trước Quốc hội ngày 25-11-2011). Ông  khằng  định dân chủ là nền tảng của một xã hội công bằng văn minh. Ông nói: “Phải  phát  huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, nhất là dân chủ trực tiếp, xây dựng xã hội đồng thuận, cởi mở ” (Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Dương Thị Bạch Mai 24-11-2010) .
                   Đối với chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố dõng dạc trước Quốc hội: “Chúng ta đã làm chủ ít nhất là từ thế kỷ 17 hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đối với Hoàng Sa, năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các quần đảo phía Đông,  năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn. Chính phủ Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc này và đề nghị Liên hiệp quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc đó, cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng của Trung Quốc. Lập trường nhất quán của chúng ta là, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định vấn đề này” (Phát biểu trước Quốc hội ngày 25-11-2011).
                 Với những ‘cú’ phát ngôn và những động thái đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nổi bật như một ngôi sao sáng.
                   Nhiều người, trong đó có tôi,  đặt kỳ vọng ở ông.
               Thực tế thời kỳ đầu đắc cử, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xứng đáng với kỳ vọng ấy.
                  Nhà  phân tích chiến lược phát triển kinh tế Mỹ, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quan hệ thương mại Hoa Kỳ – ASEAN, Ernest Bower, nhận xét: “Trong 200 ngày đầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tạo cho mọi người thấy một khuôn mặt lãnh đạo trẻ năng động, quyết đoán, hành động kiên quyết hơn. Ông được giao nhiều quyền hành hơn và ông tin tưởng vào những quyết định của chính sách mà ông đưa ra. Ông đã làm cho thế giới có một cái nhìn khác về Việt Nam!”.
                 Đúng như vậy! Bằng nỗ lực của mình, Thủ tướng đã kêu gọi được nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam, đưa vốn đầu tư nước ngoài cao nhất kể từ trước tới nay, bao gồm vốn đầu tư trực tiếp, và cả đầu tư chứng khoán. Những dự án quy mô vài trăm triệu đô la xuất hiện trên mặt báo, tạo ra không khí cạnh tranh sôi động, Việt Nam vượt lên 8 bậc về môi trường hấp dẫn đầu tư.
               Về phòng chống tham nhũng, ông đã  cố gắng  minh bạch  hệ thống hành chính, bớt đi sự mập mờ trong mối quan hệ xin cho, giao quyền cho chủ động cho địa phương và cấp dưới. Việc tiến hành điều tra, đưa ra xét xử vụ PMU 18, là  quyết tâm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bởi, ai cũng biết  “nhóm lợi ích” ấy  có  ô che rất lớn là Tổng bí thư  Nông  Đức  Mạnh. Kế đó Thủ tướng không ngần ngại xử lý vụ “ Đề án tin học hóa hành chính nhà nước 112” ,  một Phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ đã phải vào tù.
                 Về ngoại giao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cải thiện đáng kể uy tín và hinh ảnh đổi mới của Việt Nam trên diễn đàn quốc tế. Ông phá vỡ khối băng dày 60 năm giữa Việt Nam và Vatican, một quốc gia nhỏ bé nhưng đầy quyền lực, là linh hồn của hơn một tỷ tín đồ thiên chúa giáo, trong đó Việt Nam có 6 triệu, là một trung gian quyền lực thế giới, bằng việc tiếp kiến Đức giáo hoàng Benedicto XVI  ở  Vatican.
                  Sự kiện Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, việc tổ chức thành công Hội nghị APEC 14, và việc Việt Nam trở  thành “Thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc” đánh dấu những mốc son  hội nhập và nâng cao uy tín của Việt Nam  trong đó có công lao của Thủ tướng.
                  Tháng 5-2007, Tạp chí World Business bình chọn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là 1 trong 20 nhân vật cải cách ở châu Á.
                 Trong  hội nghị “ Diễn đàn kinh tế thế giới” nhóm họp tại Davos, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nằm trong nhóm lãnh đạo hạng A.
                 Đó là những điểm dễ tạo ra kỳ vọng không thể phủ nhận.
              Nhưng hình như có một quy luật, càng nóng nhanh càng mau nguội, người ta vẫn nói “bạo phát bạo tàn”, ngôi  sao càng chói sáng càng dễ mờ, bởi nguồn năng lượng cạn kiệt, không biết giữ gìn, điều tiết. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với  nhiều  bứt phá, muốn rút ngắn công  việc một nhiệm kỳ 5 năm xuống 4 năm, nhưng có lẽ do “giục tốc bất đạt” ông bị va vấp quá nhiều trong giai đoạn tiếp theo.
                  Cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu như một cơn sóng thần cuốn phăng cả những nền kinh tế hùng mạnh nhất. Việt Nam đã có quá trình hội nhập, nên cũng bị ảnh hưởng. Nhưng cùng hoàn cảnh, thậm chí hội nhập sâu hơn, tình hình chính trị và xã hội, cũng như môi trường khí hậu bất lợi hơn, nhưng các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, đã ứng phó thích hợp, nên đáy suy thoái nông và vượt thoát nhanh hơn.
                Trái lại cái vũng xoáy suy thoái Việt Nam dường như không đáy, và không biết đến bao giờ mới vượt lên được?
               Có nhiều nguyên nhân, nhưng sai lầm về  hoạch định  đường lối và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, quản lý tài chính, tiền tệ, buông lỏng chống tham nhũng  là những nguyên nhân chính. Và sai lầm này thuộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
                Ông là Trưởng ban hoạch định kinh tế của Ban chấp hành trung ương đảng, Trưởng Ban phòng-chống tham nhũng.  Ông đã đề nghị ghi vào văn bản báo cáo trước Đại hội X: “Thúc đẩy việc hình thành Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty Nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành chính, có nhiều chủ sở hữu, trong đó chủ sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối” .
                Hệ lụy của nền kinh tế vĩ mô bắt nguồn từ quan điểm này.
               Thực ra nó không mới, mà đã nhen nhúm từ những năm đầu thập kỷ 90, khi Đỗ Mười làm Tổng bí thư, và ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng. Đỗ Mười sau khi thăm Hàn Quốc, đã nảy ra ý tường “Một nền kinh tế phát triển phải có những quả đấm thép!”.  Để thực hiện ý tưởng Đỗ Mười, một nửa số Ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ đó, đã khăn gói sang Hán Quốc “tầm sư hoc đạo”, và cảm thấy choáng ngợp bởi mô hình Chaebok.
                     Ông Võ Văn Kiệt cũng tán thành, nhưng khá thận trọng, nên chỉ ban hành hành hai quyết định 90, 91, thành lập thí điểm tập đoàn kinh tế mạnh. Năm 1997,  Phan Văn Khải thay ông Võ Văn Kiệt, nhút nhát hơn, nên 9 năm sau mới cho ra đời được 3 tập đoàn là: Tập đoàn công nghiệp than – Khoáng 26-12-2005, Tập đoàn bưu chính viễn thông 09-01-2006, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin 15-05-2006. Ông Phan Văn Khải đã ký quyết định cho Vinashin vay 700 triệu đô la với kỳ vọng ngành đóng tàu Việt Nam ngoi lên hàng đầu thế giới.
                    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  với tư duy bứt phá, đẩy nhanh tốc độ  phát triển tập đoàn  mạnh. Nhậm chức ngày 27-6, hai tháng sau, ngày 29-8-2006 ông ký quyết định thành lập Tập đoàn dầu khí; ngày 3-10, Tập đoàn cao su và, đến năm 2011 đã có 13 “quả đấm thép” đã ào ào ra đời.
                    Các tập đoàn với chức năng đa ngành nghề, nên mạng lưới tỏa rộng khắp mọi nơi, lại có quyền liên doanh liên kết, quyền độc lập hoạch định chiến lược phát triển và cấu trúc kinh tế nên không ai kiểm soát được. Hai ngành mà các tập đoàn hăng hái đầu tư nhất là bất động sản và ngân hàng. Các trụ sở ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính, HTX tín dụng mọc lên như nấm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chất đầy các ngăn tủ mỗi tập đoàn.
                   Trụ sở các tập đoàn hoành tráng mọc lên như ganh đua với tòa nhà chọc trời  Petroland của Tập đoàn dầu khí, những ông chủ tập đoàn vừa khoác áo quan chức, đầy quyền uy, lại vửa khoác áo doanh nhân tha hồ buông thả, dưới một người, trên muôn người, xài tiền xả láng.
                   Một tập đoàn ra đời vốn  tự có nhiều lắm là trăm tỷ đồng, chủ yếu là nhà cửa  đất đai của nhà nước, nên hầu như 100 % vốn hoạt động vay ngân hàng, dưới sự bảo trợ của chính phủ. Trên thế giới không có bất kỳ một tổ chức kinh tế nào được ưu ái như những tập đoàn kinh tế Việt Nam, được mệnh danh là vai trò chủ đạo nền kinh tế của đất nước, được nhà nước bao bọc từ A đến Z, như những đứa con cưng được nha mẹ chăm bẵm! Hầu như toàn bộ ngân sách dành cho phát triển kinh tế, cả nguồn vốn  ODA,  đều ném vào các  tập đoàn, ngân sách cạn thì đi chính phủ bảo lãnh cho vay nước ngoài. Xin lấy ví dụ một tập đoàn điển hình là Vinashin.
                     Ngay khi thành lập, Vinashin đã sược vay 700 triệu đô la. Sau 4 năm hoạt động tập đoàn này vay thêm 80.000 tỷ nữa. Không biết họ làm ăn ra sao, nhưng khi nghe Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Thanh Bình kêu than không được phát hành tín phiếu, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng sửng cồ lên: “Ai không cho các anh làm tín phiếu?” . Và sau đó 10.000 tỳ đồng tín phiếu chính phủ được bơm thẳng vào cái tàu không đáy Vinashin.
               Ngày đó tôi được biết có người đã thẳng thắn can gián Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ông tin Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng hơn.
                    Trước kia chính phủ có một bộ phận tư vấn kinh tế, đứng đầu là tiến sỹ  Lê Đăng Doanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẹp bỏ, thay các chuyên gia kinh tế bằng những chuyên gia luật pháp như Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, hình như đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong những quyết định về kinh tế và những quyết định mất lòng dân về tự do dân chủ?
                     Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức, ông có trong tay 23 tỷ đô la vốn dự trữ, đó là số tiền không nhỏ, tích cóp được qua nhiều năm từ thuế của dân và tài nguyên của đất nước. Khi  nền kinh tế lâm vào tình trạng thiểu phát, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tung ra một gói kích cầu 143.000 tỷ đồng tương đương 8 tỷ đô la. Nhưng nguồn tiền khổng lồ ấy chảy không đúng các mục tiêu, nên không có khu vực kinh tế nào được khởi sắc. Nó chỉ có ít tác dụng vào cuối năm 2009, rồi bị hụt hẫng ngay khi bước sang năm 2010.
                 Tiền dự trữ quốc gia bung ra làm bội chi ngân sách tăng vọt, và tình trạng bất ổn xuất hiện ngay từ khi nền kinh tế nhìn bề ngoài có vẻ còn hưng vượng.
                  Trước năm 2006 tổng đầu tư nhà nước lớn nhất không vượt quá 36 % GDP, năm 2007 tăng vọt lên 44% và 2008 lên 47%. Vốn đầu tư tăng vọt kéo theo tăng trường tín dụng, năm 2006: 21,4%, 2007: 38,7% và đó là lực đẩy con tàu lạm phát tăng tốc .
                    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn hãm phanh con tàu lạm phát bằng biện pháp nâng dự trữ bắt buộc của ngân hàng và thắt chặt chi tiêu, nhưng hình như đó chưa phải là một liều thuốc đúng, hơn nữa do sức mạnh quyền lực bị hạn chế, bị các nhóm lợi ích chi phối, nên không có tác dụng, tỷ lệ lạm phát  từ  9,9 %  năm 2008 leo lên 12,3 % năm 2009, rồi 16,2% năm 2010,  17,5%  năm 2011 và 18,2%  mấy tháng  đầu năm 2012.
                    Lợi dụng đục nước béo cò, nhóm lợi ích tài chính ra tay đục khoét ngân hàng, bẻ gãy xương sống của nền kinh tế! Tiền từ ngân hàng nhà nước tuồn cho ngân ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng này chuyền tiền qua ngân hàng kia, tạo ra cái “đèn cù ngân hàng” loanh quanh “kinh doanh tiền tệ”, ăn lãi suất chênh lệch. Đồng tiền không được ưu tiên dành cho sản xuất kinh doanh, cho tái sản xuất mở rộng, mà lượn lờ trong mớ bung xung kinh doanh tiền tệ, đồng tiền không đâu lại trở thành hàng hóa, chính tiền đẻ ra tiền cho các nhóm lợi ích vơ vét, moi rỗng quốc khố. Lãi suất huy động hạ cực thấp bóp chẹt dân, lãi suất cho vay lại tùy sự thỏa thuận. Doanh nghiệp và người dân vay tiền ngân hàng rất khó, lắm thủ tục nhiêu khê, nhưng bọn cò đất, đại gia kinh doanh bất động sản vay lại dễ ợt và được bỏ qua những nguyên tắc mộ cách dễ dàng. Những gói kích cầu hàng chục ngàn tỉ đống tiếp theo trở thành miếng mồi béo bở cho các nhóm lợi ích. Những Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá chưa phải là trùm của băng nhóm tội phạm này, và Thống đốc Nguyễn Văn Bình không phải vô can khi để cho các băng nhóm thâu tóm ngân hàng!
                 Ngày 25-5-2012, Thủ tướng ban hành Nghị định 24, là cú đòn quyết định hạn chế lạm phát, ổn định thị trường vàng nói riêng, giá cả nói chung, nhưng đó lại là một cú sốc gây phản ứng trái chiều.
                   Bức tranh kinh tế Việt Nam tôi đã mô tả trong bài viết trước, nay chỉ xin ghi lại tấm biểu đồ tăng trường kinh tế Việt Nam, tôi nghĩ đây cũng là “tấm biểu đồ sụt giảm  uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”:  Năm 2002: 7,08%; 2003: 7,34 %; 2004: 7,79 %; 2005: 8,44 %; 2006: 8,38 %; 2007: 8,23 %; 2008: 6,31 %; 2009: 5,32 %; 2010: 6,78 %; 2011: 5%  và năm 2012 chỉ còn 5,03 %.
 
“Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ,
tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn
của người đứng đầu Chính phủ và xin
thành thật nhận lỗi trước QH, trước toàn Đảng, toàn dân
về tất cả những yếu kém, khuyết điểm
của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành” …
              Nhưng sa sút về kinh tế, chưa hẳn đã là nguyên nhân chính làm mọi người thất vọng về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sự thất vọng lớn hơn vế ông là những quyết định, lời nói và việc làm của ông không  nhất quán. Hầu như việc gì, ở đâu ông vẫn cố gắng nói hay, nói cho lọt tai người khác, diễn đạt khúc chiết, hẹn ngon hứa ngọt, nêu quyết tâm cao, việc gì cũng “quyết liệt”, nhưng nhiều vấn đề sau khi “quyết” là bị “liệt” luôn. Nói hay, làm dở, nói mạnh nhưng không làm là đặc điểm nổi bật của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được dư luận đúc kết.
                 Ông nói phát huy quyền làm chủ rộng rãi, nhưng ông lại ký chỉ thị 37: “Kiên quyết không để tư nhân hóa dưới mọi hình thức, không để bất kỳ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí phục vụ lợi ích riêng”. Ông nói báo chí là kênh thông tin quan trọng, cần khuyến khích các loại hình thông tin, nhưng ông lại cho ra Văn bản 7169 cấm đoán cán bộ nhân viên Nhà nước đọc mạng Internet. Ông lên án Trung Quốc chiếm biển đảo Việt Nam nhưng ngay sau đó lại đồng tình cho chính quyến thành phố Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh đàn áp và vu cáo người biểu tình là gây rối ! Ông nói như đinh đóng cột là không chống được tham nhũng sẽ từ chức ngay, nhưng khi thất bại, thì không nói lại một lời với dân cho phải đạo, cho có trước có sau!
               Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng quá dễ dãi trong ban phát chức tước quyền hành cho ba người con của mình. Nhẽ ra với cương vị một người đứng đầu chính phủ ông phải biết tự kiềm chế cái tiểu tiết để giữ cái đại cục, như Khổng Tử nói: “Đừng đừng để con dê béo che mất trái núi!”.
               Người ta đã nói đi nói lại lời trần tình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp Quốc hội, tôi cho đó là lúc ông nói thật nhất, bởi nếu không, ông sẽ có một cách nói khác.
                Tuy nhiên từ đó tôi nghĩ, nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rộng lượng với dân, với người khác, như  rộng lượng với bản thân, với vợ con, anh em nội ngoại của mình thì dù ông có là X, là Y, Z gì đi nữa, ông vẫn dành được tình cảm của nhiều người. Đáng tiếc việc hành xử của ông trong vụ án tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, và mới đây nhất, cho công bố bản kết luận của Thanh tra chính phủ về sai phạm đất đai của thành phố Đà Nẵng, gây nhiều phản cảm. Hình như điều này ứng vào tính cách của người tuổi Kỷ Sửu, mà tôi đã trình bày ở trên: “Không nghe lời khuyên chân thành lại dễ xiêu lòng bởi lời nịnh nọt, và dễ nổi nóng nên có khi phá hỏng hình ảnh của mình”! Hai nhiệm kỳ Đại hội IX và X Đảng đã gần như khoán trắng, giao quá nhiều quyền cho Chính phủ. Gần 20 năm giữ trọng trách như Phủ Chúa ở Ba Đình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đầu có những biểu hiện đem lại sự kỳ vọng không chỉ trong nước mà còn có cảm tình với một số chính khách trên thế giới. Nhưng từ năm 2012, ông đã làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước phải thất vọng.
             Nhân ngày 22-12-2012 ông Ba Dũng đã xem vở “Lời thề thứ Chín”. Ông là con liệt sĩ, là sĩ quan quân đội, chắc ông vẫn nhớ 10 Lời thề danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, lời thề thứ 9 là: “Khi tiếp xúc với dân làm đúng ba điều răn: “không lấy của dân, không dọa nạt dân, không quấy nhiễu dân” và ba điều nên: “kính trọng dân, bảo vệ dân, giúp đỡ dân” để gây lòng tin cậy đối với nhân dân, thực hiện quân dân một ý chí”. Vở diễn đặc sắc về đề tài đấu tranh với hiện tượng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ có chức quyền, tha hóa trong đời sống, không vì lợi ích của nhân dân, trù dập người lương thiện, gây ra những nỗi khổ, những bất công trong xã hội. Tôi hy vọng ông Ba Dũng không quên điều đó.
M.D
———————-
*  Bài liên quan: 
> + Loạt bài Thử tả chân một trong ‘tứ trụ’:
2 -  http://bvbong.blogspot.com/2013/01/triet-ly-nhom-lua.html

Tượng đài lớn ở Việt Nam có ‘tham nhũng’

 – BBC
Một nhà điêu khắc nói có “vấn đề về tham nhũng” trong xây dựng các tượng đài hoành tráng ở Việt Nam, và cho rằng không nên chỉ “gặm nhấm lịch sử”, “tự hào mãi về những kỳ tích chiến tranh”.
Nguyễn Ngọc Lâm hiện là giảng viên ngành Điêu khắc, đại học Mỹ thuật Việt Nam, có nhiều dự án hướng tới việc đưa nghệ thuật điêu khắc tới gần hơn với công chúng, và thể nghiệm nghệ thuật này trên nhiều loại vật liệu phong phú.
Anh trả lời phỏng vấn đài BBC nhân việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 14/1 thảo luận việc ban hành nghị định về hoạt động mỹ thuật.
Theo dự thảo, tác giả được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng phải có trình độ đại học trở lên chuyên ngành điêu khắc đối với tượng đài, và có trình độ đại học trở lên chuyên ngành hội hoạ, đồ hoạ, tranh hoành tráng đối với tranh hoành tráng.
Nguyễn Ngọc Lâm: Tôi nghĩ quy định này bình thường thôi, bởi vì khi người ta tham gia thực hiện những công việc, công trình tượng đài, tranh hoành tráng, có quy mô lớn đặt ở các nơi công cộng, đòi hỏi người đó phải có trình độ nhất định nào đó.
Việc họ quy định là có bằng tốt nghiệp, tôi nghĩ là cũng đúng thôi, không vấn đề gì. Việc có bằng tốt nghiệp thì mới được thực hiện những công trình điêu khắc tượng đài hoành tráng, có thể coi đó như là một cái chứng chỉ hành nghề.
BBC:Như vậy là những người có khả năng chuyên môn cao mà không có bằng cấp thì sẽ không được làm đúng không ạ? Nếu quy định này được ban hành?
Thường những người không qua đào tạo, con đường tìm đến thể loại tượng đài hoặc tranh hoành tráng thì ít có cơ hội đến với những người đó, vì ít nhiều làm tượng đài hoành tráng này rất cần đào tạo cơ bản, có những kiến thức về tạo hình rất cơ bản và cần ở trình độ khá cao.
Khả năng mà họ là những người không qua đào tạo mà nhận được những công trình lớn như thế, tôi nghĩ chắc là họ phải có quan hệ nào đó hoặc họ có sự hỗ trợ, có một êkip làm việc của họ ở đằng sau, và những công việc này họ đứng tên thôi.

‘Gặm nhấm lịch sử’

BBC:Ở Việt Nam hiện nay khi nhắc tới tượng đài người ta hầu hết đều liên tưởng tới tượng đài cách mạng, danh nhân lịch sử. Rất nhiều trong số đó cả về mặt nghệ thuật và mặt thi công, thực hiện đều có vấn đề. Thế còn những tác phẩm nghệ thuật cá nhân, không hoành tráng và không mang tính chính trị hiện nay đang ở đâu?
Đối với người Việt Nam thì phần lớn bây giờ vẫn quan niệm là điêu khắc, nhất là tượng đài, tượng đài và điêu khắc hoành tráng thì chủ yếu là những đề tài về lịch sử, đề tài về chính trị, có tính chất cổ động.
Và hậu quả của nó là nhiều công trình không đạt được chất lượng về thẩm mỹ lẫn chất lượng về độ bền vật liệu hay là tính kết cấu, do nhiều yếu tố khác nữa.
Cái chuyện mà họ bớt xén chất lượng vật liệu cũng là chuyện phổ biến trong nhiều công trình xây dựng tượng đài.

“Tôi cũng đã đọc một số tư liệu và bài viết của các nhà phê bình, nghiên cứu mỹ thuật thì họ nói là Việt Nam nhiều tượng đài cổ động, hoành tráng chỉ sau Bắc Triều Tiên thôi.”
Nhà điêu khắc Nguyễn Ngọc Lâm
Còn mảng tượng điêu khắc có nhiều ngôn ngữ nghệ thuật mà nó nghệ thuật hơn, không phải tượng đài hoành tráng, thì nó tồn tại ở một số công trình, một số mô hình như các trại sáng tác Hà Nội hay các trại sáng tác ở Huế, để lại rất nhiều tác phẩm điêu khắc và được trưng bày ở các khuôn viên nơi công cộng, để cho mọi người được xem.
Một số nữa, theo xu hướng bây giờ ít làm tượng to vì cũng không có chỗ mà bày, đặt, vận chuyển và di chuyển nó rất tốn kém, rất phức tạp.
Bây giờ nhiều nghệ sỹ chuyển sang làm những chất liệu nhẹ hơn, nhỏ hơn, trưng bày trong không gian như trong nhà.
Những dự án lớn ngoài trời thì thực ra nhà nước không có nhiều những dự án đó, mà thỉnh thoảng lẻ tẻ ở các tỉnh thành họ duy trì hàng năm các trại sáng tác điêu khắc trong nước, quốc tế, sáng tác xong tặng lại tác phẩm cho địa phương.
Tôi nghĩ đó là hình thức rất tốt để đại đa số công chúng được thưởng ngoạn và chủ đề cũng phong phú, không bị nặng nề bởi những chủ đề có tính chất cổ động, chính trị, mà có tính giáo dục rất tốt.
BBC: Theo ý kiến cá nhân anh, hình thức sáng tác tranh cổ động, tượng đài cổ động có còn phù hợp với xã hội ngày nay không ạ?
Tôi nghĩ bây giờ nó không còn phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và xu hướng của thế giới nữa rồi.
“Người ta nhìn vào hiện tại và để hướng tới tương lai chứ không chỉ suốt đời luôn luôn gặm nhấm lịch sử, tự hào với những kỳ tích chiến tranh như thế, tôi nghĩ đấy là cách quảng bá về hình ảnh không còn phù hợp nữa.”
Nhà điêu khắc Nguyễn Ngọc Lâm
Tại vì, tôi cũng đã đọc một số tư liệu và bài viết của các nhà phê bình, nghiên cứu mỹ thuật thì họ nói là Việt Nam nhiều tượng đài cổ động, hoành tráng chỉ sau Bắc Triều Tiên thôi.
Xu hướng này, để cho người ta yêu nước, để cho người ta phát triển văn hóa, cho con người hiểu hơn về lịch sử, có văn hóa hơn, thì nên có những hình thức tạo hình khác nữa, chứ không chỉ là tượng đài hoành tráng về mỗi chủ đề chính trị.
Tôi nghĩ là có nhiều cách để quảng bá và tôn vinh. Có nhiều cách ngoài ngôn ngữ tạo hình điêu khắc, có thể mang tính giáo dục, quảng bá, có nhiều hình thức khác, nhưng hình thức tốt nhất là làm sao để đất nước này trở thành đất nước văn minh.
Người ta nhìn vào hiện tại và để hướng tới tương lai chứ không chỉ suốt đời luôn luôn gặm nhấm lịch sử, tự hào với những kỳ tích chiến tranh như thế, tôi nghĩ đấy là cách quảng bá về hình ảnh không còn phù hợp nữa.

Có vấn đề tham nhũng

BBC:Trong môi trường kinh tế của Việt Nam hiện nay phát triển cũng không phải là quá nhanh, hay tăng trưởng quá thuận lợi, thì việc xây những tượng đài tốn tới khoảng 400 tỷ đồng, kèm với đó chúng ta biết là trường hợp cắt xén nguyên vật liệu xảy ra rất nhiều. Có nên thi công những tượng đài như vậy không, hay những dự án như vậy được đề ra là để làm lợi cho một số cá nhân nào đó chứ không phải vì không gian cộng đồng, vì nhân dân?

“Khi có một dự án ra đời thì xung quanh nó có rất nhiều ban bệ và rất nhiều người sống vào đó. Chuyện họ ăn bớt vật liệu, tức là có vấn đề về tham nhũng trong công trình đó là hiển nhiên.”
Nhà điêu khắc Nguyễn Ngọc Lâm
Theo tôi, nhà nước không nên có những dự án quy mô tới vài trăm tỷ, đến mấy trăm tỷ đồng như thế.
Bây giờ kinh tế đang rất khó khăn, công trình hạ tầng rất thấp kém, tôi nghĩ nhà nước nên có tầm nhìn. Quảng bá hình ảnh đến bây giờ nó không còn phù hợp nữa, mình cứ làm mãi những cái tượng đó cũng không nên, nên đầu tư những khoản tiền đó vào những việc gì có ích hơn.
Nhưng khi có một dự án ra đời thì xung quanh nó có rất nhiều ban bệ và rất nhiều người sống vào đó. Chuyện họ ăn bớt vật liệu, tức là có vấn đề về tham nhũng trong công trình đó là hiển nhiên.
Tôi nghĩ là không nên có những dự án lớn như thế, rất tốn kém, nên để đầu tư vào những việc khác có ích, những cái thiết thực hơn.
Nước mình vẫn còn nghèo nhưng nhiều dự án chả thiết thực gì cả. Đầu tư mấy trăm tỷ bạc đi xây mấy cái tượng danh nhân mà đi đâu cũng thấy. Hình ảnh nó đẹp thì đã vào trong trái tim của mọi người rồi, không phải phơi bày ra khắp nơi như thế nữa, còn có gì là linh thiêng nữa đâu.
 

1565. Kiến nghị Số 05 liên quan đến dự án Ecopark – Hưng Yên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—-***—-
                Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2013

KIẾN NGHỊ SỐ 05 LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ECOPARK – VĂN GIANG – HƯNG YÊN


(Kiến nghị của các luật sư trợ giúp pháp lý cho những hộ dân bị thu hồi đất liên quan đến dự án Ecopark – Văn Giang – Hưng Yên, đề nghị  Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ trực tiếp xem xét, giải quyết những vấn đề liên quan đến dự án Ecopark)

Kính gửi:      -   Ngài Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Chính phủ.
Đồng kính gửi:  
-        Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
-        Ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước
-    Ông Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội
-        Ông Nguyễn Xuân Phúc – Phó Thủ tướng Chính phủ
-        Ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng Ban Nội chính Trung ương

-        Các Ông: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng Bộ công an; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Xây dựng
-        Các cơ quan, đoàn thể: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội nông dân Việt Nam; Ban dân nguyện – Quốc hội; Ủy ban pháp luật Quốc hội
-        Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
-        Các cơ quan truyền thông, báo chí
Chúng tôi, những luật sư đang trợ giúp pháp lý cho những hộ dân tại Văn Giang – Hưng Yên do việc họ bị thu hồi đất, liên quan đến dự án Ecopark gửi tới Ngài Thủ tướng và các Quý vị lời chào trân trọng và xin trình bày, kiến nghị như sau:
Việc thu hồi đất ở Văn Giang – Hưng Yên để xây dựng Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Dự án Ecopark) có nguồn gốc từ 02 quyết định do Ngài Nguyễn Tấn Dũng ký khi Ngài là Phó Thủ tướng Chính phủ (quyết định 303/QĐ-TTg và quyết định 742/QĐ-TTg). Hàng ngàn hộ nông dân Văn Giang đã liên tục khiếu nại  từ năm 2006 đến nay nhưng vẫn chưa thấy có văn bản nào do Ngài Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng thay mặt Ngài ký để giải quyết vụ việc. Sau vụ cưỡng chế ngày 24/04/2012, 09 đại diện của những hộ dân bị thu hồi đất đã yêu cầu chúng tôi trợ giúp pháp lý để giải quyết vụ việc. Chúng tôi đã gửi Kiến nghị số 01 đề ngày 22/05/2012 đến Ngài nhưng không thấy hồi âm. Chúng tôi đã gửi Kiến nghị số 03 đề ngày 24/07/2012 tới Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) để đề nghị Ông Bộ trưởng giúp Thủ tướng Chính phủ giải quyết những khiếu nại, tố cáo, nhưng cũng không có hồi âm.
Nay chúng tôi xin gửi Kiến nghị số 05 tới Quý Ngài với hi vọng, Ngài Thủ tướng sẽ quan tâm, trực tiếp giải quyết hoặc lập một tổ chuyên gia để giúp Ngài giải quyết. Theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành, thẩm quyền để xem xét hủy bỏ đối với những văn bản do Thủ tướng ban hành thuộc về Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và Quốc hội. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ có quyền xem xét lại chính những văn bản do mình ban hành. Mặc dù các hộ dân Văn Giang đã kiên trì khiếu nại tới UBTVQH và Quốc hội, nhưng chúng tôi – các luật sư trợ giúp pháp lý vẫn mong muốn chính Ngài Thủ tướng và Chính phủ sẽ xem xét, quyết định giải quyết những vấn đề đang trong tầm tay của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ.
Cho phép chúng tôi không trình bày lại toàn bộ sự việc thu hồi đất tại Văn Giang – Hưng Yên, mà xin trình bày về những nội dung, vấn đề quan trọng sau:
1,  Quyết định số 303/QĐ-TTg ngày 30/3/2004 và Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 30/06/2004 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành không đúng thẩm quyền.
2, Hai quyết định trên không căn cứ và cũng không có dấu hiệu phù hợp Quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trước đó và đang có hiệu lực.
3, Quyết định 742/QĐ-TTg không ghi cụ thể tên người bị thu hồi đất, diện tích đất bị thu hồi và cũng không giao cho người bị thu hồi đất nên không phải là quyết định thu hồi đất có giá trị đối với họ.
4, Có nhiều dấu hiệu cho thấy có “nhóm lợi ích” không vì dân vì nước đã tìm cách chạy luật, báo cáo và tham mưu thiếu trung thực, bỏ qua những quy định của pháp luật để giao cho một nhóm người không thực sự có khả năng về tài chính, chuyên môn 500 ha đất tại Văn Giang với giá đền bù rẻ mạt, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống, lao động của hàng ngàn hộ dân với hàng vạn nhân khẩu tại Văn Giang.
5, Có hàng loạt vi phạm pháp luật trong việc ban hành những văn bản liên quan đến Dự án Ecopark, khi thực hiện Dự án này, đỉnh điểm là cưỡng chế để thu hồi đất trái pháp luật.
6, Những khiếu nại, tố cáo của các hộ dân Văn Giang không được các cấp chính quyền, tòa án xem xét, giải quyết nghiêm chỉnh từ sau vụ cưỡng chế ngày 24/04/2012.
7, Những vấn đề các Bộ, ngành cần sáng tỏ để giúp Ngài Thủ tướng và Chính phủ giải quyết.
8, Đề xuất hướng giải quyết.

Chúng tôi xin trình bày từng nội dung, vấn đề:
1, Hai quyết định 303/QĐ-TTg và quyết định 742/QĐ-TTg năm 2004 ban hành không đúng thẩm quyền.
a, Quyết định 303/QĐ-TTg ngày 30/03/2004 có nội dung phê duyệt  điều chỉnh bổ sung kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2001-2005) tỉnh Hưng Yên. Theo Điều 18 Khoản 2 Luật đất đai 1993 (được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001) quy định: “Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đai của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm và kế hoạch điều chỉnh, bổ sung hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…”.  Như vậy, Luật quy định thẩm quyền phê duyệt này thuộc Chính phủ, không thuộc Thủ tướng Chính phủ.
b, Quyết định 742/QĐ-TTg ngày 30/06/2004 về việc giao đất để thực hiện dự án xây dựng đường từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên đoạn từ huyện Văn Giang đến xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên theo phương thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo Điều 23 khoản 1 điểm a Luật Đất đai trên: “Chính phủ quyết định giao đất trong các trường hợp sau đây:
a)    Giao đất có thu tiền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo dự án”.
Như vậy, Chính phủ có thẩm quyền quyết định giao đất trong trường hợp này, Thủ tướng Chính phủ không có thẩm quyền này.
c, Có người cho rằng Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ không do Chính phủ quyết định tập thể và dẫn chiếu Quy chế làm việc của Chính phủ được ban hành theo Nghị định số 11/1998/NĐ-CP ngày 24/01/1998. Tuy nhiên Quy chế này đã bị thay thế bởi Quy chế được ban hành theo Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 12/03/2003. Theo Quy chế năm 2003, (i)Chính phủ quyết định tập thể những vấn đề mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ (ii) Thủ tướng quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Thủ tướng và những vấn đề được Chính phủ giao giải quyết.
d, Các nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 1993 (được sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001) đều không giao cho Thủ tướng quyết định 02 nội dung trên. Ngày 08/05/2012, chúng tôi đã đề nghị ông Vũ Đức Đam – Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cung cấp văn bản xác định Chính phủ có giao cho Thủ tướng ban hành 02 quyết định có nội dung trên nhưng đến nay chưa được cung cấp. Chúng tôi đã tìm hiểu các nghị định, nghị quyết của Chính phủ trong các năm 2003, 2004 nhưng không thấy Chính phủ có giao cho Thủ tướng để giải quyết những vấn đề trên.
2, Hai quyết định Quyết định số 303/QĐ -TTg ngày 30/3/2004 và Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 30/06/2004 của Thủ tướng Chính phủ không căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đai đã được duyệt.
a, Theo Điều 28 Luật đất đai 1993 (được sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001), việc thu hồi đất để chuyển sang mục đích khác phải theo đúng quy hoạch và kế hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Theo Điều 17 Luật đất đai trên và Điều 11 Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất đai 05 năm và hàng năm là quy hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền  quyết định  hoặc xét duyệt. Trong 02 quyết định nêu trên và trong 02 Tờ trình của Bộ TN-MT liên quan đến 02 quyết định này đều không nêu căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của tỉnh Hưng Yên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 438/QĐ-TTg ngày 04/06/2002.
b, Theo Nghị định 68/2001/NĐ-CP, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ chuyên đề phải đi kèm hồ sơ xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất đai. Chúng tôi đã yêu cầu Bộ TN-MT cung cấp những bản đồ này cùng Quy hoạch được phê duyệt, nhưng đến nay Bộ TN-MT chưa cung cấp.
c, Ngày 21/08/2003, UBND tỉnh Hưng Yên có Quyết định số 1613/QĐ-UB về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Văn Giang giai đoạn 2001 – 2010 và định hướng đến năm 2020, không thấy có quy hoạch, kế hoạch xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (như dự án Ecopark), cũng có nghĩa tại thời điểm này chưa có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng đô thị tại Văn Giang. Mặt khác, theo bà con, vào thời điểm năm 2002-2003, họ được địa phương khuyến khích chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây quả, cảnh có giá trị cao, phù hợp với Quy hoạch tổng thể trên. Do đó không có cơ sở để xác định 500 ha đất (trong đó phần lớn là đất nông nghiệp) tại Văn Giang được quy hoạch chuyển đổi làm đất đô thị tại thời điểm 2003 – 2004.
d, Trong buổi đối thoại ngày 08/11/2012 giữa những đại diện của nhiều hộ dân bị thu hồi đất tại Văn Giang với ông Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, người ký 02 Tờ trình của Bộ TN-MT, ông Võ đã thừa nhận nội dung 02 quyết định trên không phù hợp Quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
e, Ngày 21/06/2007, Chính phủ mới có Nghị quyết số 31/2007/NQ-CP xét duyệt, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hưng Yên từ năm 2001-2010 (thay thế quyết định 438/QĐ-TTg ngày 04/06/2002 nêu trên).
3, Quyết định 742/QĐ-TTg không phải là quyết định thu hồi đất có giá trị đối với các hộ dân liên quan tại Văn Giang.
a, Bộ TN-MT và chính quyền tỉnh Hưng Yên cho rằng quyết định 742/QĐ-TTg là quyết định thu hồi đất có hiệu lực đối với các hộ dân liên quan tại Văn Giang, mặc dù không giao quyết định này cho họ và cho rằng Luật đất đai 1993 không quy định phải ban hành quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân hoặc ghi tên người bị thu hồi đất, diện tích đất bị thu hồi, (chỉ có Luật đất đai 2003 có quy định).
b, Quan điểm trên không phù hợp pháp luật tại mọi thời điểm (từ năm 2004 đến nay). Luật đất đai 1993 (sửa đổi, bổ sung 1998, 2001) và Luật khiếu nại, tố cáo 1998 (sửa đổi bổ sung 2004, 2005) đều đảm bảo cho các hộ dân quyền sử dụng đất và nếu bị thu hồi được quyền nhận Quyết định thu hồi đất đúng luật, ghi rõ tên họ và diện tích đất bị thu hồi của họ. Cụ thể như sau:
Khoản 2, Điều 3 Luật đất đai 1993 (sửa đổi bổ sung 1998, 2001) nêu rõ: “3- Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp có đất sản xuất”.
Điều 21 Luật đất đai 1993 này cũng quy định: “Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”.
Điều 28 Luật đất đai 1993 quy định: “Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó.
Việc thu hồi đất để chuyển sang mục đích khác phải theo đúng quy hoạch và kế hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Điều 31 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi bổ sung 2004, 2005) quy định: “Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính”.
Khoản 10, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 định nghĩa về quyết định hành chính như sau: “Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính”.
c, Như vậy, việc thu hồi đất phải căn cứ bằng một quyết định hành chính, trong đó ghi tên (hoặc gắn liền một danh sách) một hoặc một số hộ dân cụ thể, cùng diện tích đất bị thu hồi của từng hộ dân. Người dân phải  nhận được quyết định hành chính (có ghi rõ tên họ và diện tích bị thu hồi) để chấp hành hoặc thực hiện quyền khiếu nại. Nếu người dân chưa nhận được quyết định thu hồi đất (có ghi rõ tên họ và diện tích bị thu hồi), họ không có nghĩa vụ phải thi hành quyết định thu hồi đất. Do đó, quyết định 742/QĐ – TTg (không ghi tên người bị thu hồi, diện tích đất của người bị thu hồi) không thể coi là quyết định thu hồi đất của những hộ dân Văn Giang.
d, Việc không giao quyết định thu hồi đất cho người bị thu hồi đất, khiến họ không có quyền  khiếu nại, đã xâm phạm quyền khiếu nại của công dân được quy định tại Điều 74 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
4, Có nhiều dấu hiệu cho thấy có “nhóm lợi ích” đã tìm cách chạy luật, báo cáo không trung thực đến Phó Thủ tướng Chính phủ.
a, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico), được cấp Đăng ký kinh doanh ngày 19/08/2003, vốn điều lệ 70 tỷ đồng (đến năm 2006 mới đóng đủ vốn này). Trong các cổ đông, không có cổ đông nào có kinh nghiệm xây dựng đường bộ.
b, Ngay sau khi thành lập, công ty này được chính quyền tỉnh Hưng Yên ưu ái chỉ định thực hiện các dự án xây dựng đường giao thông liên tỉnh, khu đô thị với 500 ha đất, theo phương thức đổi đất lấy hạ tầng,  tổng vốn đầu tư tạm tính của 02 Dự án này tại thời điểm 2004 là khoảng 4500 tỷ đồng, gấp gần 65 lần vốn điều lệ.
c,  Dự án đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên không nằm trong quy hoạch giao thông đường bộ toàn quốc (được Thủ tướng Chính phủ thông qua theo quyết định 162/QĐ-TTg ngày 15/11/2002) và Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên (theo Quyết định 2978/1999/QĐ-UB của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 29/12/1999, đã được Bộ GTVT cho ý kiến). Tuy nhiên, một nhóm quan chức tỉnh Hưng Yên cùng Vihajico đã báo cáo về một dự án đường cao tốc trọng điểm Hà Nội – Hưng Yên (theo thông tin của ông Đặng Hùng Võ cung cấp). Thực tế, nếu các ban ngành quan tâm đến giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên, chỉ cần nâng cấp một số đoạn đường sẵn có của Hưng Yên. Tuy nhiên, nhóm lợi ích đưa ra dự án đường giao thông trọng điểm chỉ là cớ nhằm có được 500 ha đất giáp Hà Nội, có vị trí đắc địa với giá đền bù rẻ mạt (dự tính ban đầu 20 triệu đồng/1 sào = 360m2 đất), đường giao thông nếu xây cũng chỉ nhằm tăng giá trị của khu đô thị xây trên 500 ha đất này.
d, Nhóm lợi ích này tìm cách được giao đất theo phương thức đổi đất lấy hạ tầng trước ngày 01/07/2004 khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực. Theo Luật đất đai 2003, phải tiến hành đấu thầu, đấu giá, (không có cơ hội cho nhóm lợi ích này).
Họ đã không làm đúng theo tinh thần của công văn số 1495/CP-NN ngày 31/10/2003, theo đó dự kiến tỉnh Hưng Yên đổi 02 dự án giaothông bằng  quỹ đất từ 300-500 ha tại Văn Giang. Thực tế, nhờ việc báo cáo không trung thực từ nhóm quan chức tham mưu, tỉnh Hưng Yên chỉ đổi 01 dự án bằng quỹ đất 500 ha, có lợi cho nhóm lợi ích này.
e, Nhóm lợi ích này đã bỏ qua những quy định theo Điều 23 Nghị định 04/2000/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 66/2001/NĐ-CP. Theo đó, chỉ được trình Chính phủ giao đất để đổi lấy hạ tầng sau khi tổ chức nghiệm thu và xác định đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, định giá khu đất sẽ trả cho chủ đầu tư đã bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Nói cách khác, chỉ khi chủ đầu tư đã xây xong công trình hạ tầng theo cam kết, Chính phủ mới giao đất cho Chủ đầu tư. Nhóm lợi ích này (thông qua những quan chức nhất định đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ), đã tạo điều kiện  để có các giấy tờ giao đất cho Vihajico (với tốc độ nhanh chóng chưa từng có trong lịch sử về thực hiện thủ tục đất đai tại Việt Nam) khi Vihajico chưa thực hiện xây dựng công trình hạ tầng, tạo điều kiện cho Vihajico lấy mỡ nó rán nó”, “tay không bắt giặc”. Công ty này đã bán hàng nghìn căn biệt thự, căn hộ, đã hưởng lợi nhuận nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành hạ tầng.
f, Nhóm lợi ích này không quan tâm đến thực trạng sản xuất, kinh doanh của hàng ngàn hộ nông dân tại Văn Giang, đang được thuận lợi khi chuyển sang trồng cây cảnh theo truyền thống của một số xã tại Văn Giang và do đó cũng không có báo cáo trung thực tới Phó Thủ tướng về thực trạng này (cũng như giải pháp đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho các hộ dân). Lợi ích của hàng nghìn hộ nông dân, với hàng chục  nghìn nhân khẩu bị coi nhẹ, so với lợi ích của Vihajico.
g, Nhiều cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương đã tỏ ra dễ dãi, khi tiếp nhận nhà đầu tư Vihajico, bỏ qua nhiều quy định của pháp luật tại thời điểm đó nhằm giao đất cho Vihajico (xem phần sau).
 5, Những vi phạm pháp luật từ một số cơ quan nhà nước liên quan đến Dự án Ecopark (ngoài những vi phạm nêu trên).
a, UBND tỉnh Hưng Yên không công bố, công khai (theo Quyết định 22/2003/QĐ-BTC ngày 18/02/2003) về danh mục các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được sử dụng quỹ đất, danh mục quỹ đất dùng để tạo vốn cho từng công trình (trong đó có dự án đường giao thông, quỹ đất tại Văn Giang).
b, Do không công bố, công khai nên không thể xác định được có hay không nhà đầu tư khác xin thực hiện những dự án trên, nên việc UBND tỉnh Hưng Yên xác định Vihajico là nhà đầu tư duy nhất (để chỉ định, bỏ qua đấu thầu, đấu giá) không có cơ sở, trái Quyết định 22/2003/QĐ – BTC.
c, Do Vihajico mới thành lập vào tháng 8/2003, vốn điều lệ 70 tỷ đồng, chưa có kinh nghiệm xây dựng hạ tầng, không có cổ đông nào có kinh nghiệm xây dựng đường bộ nên không đủ các điều kiện (vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm) theo quy định tại Điều 7 Quyết định 22/2003/QĐ-BTC. Việc UBND tỉnh Hưng Yên lựa chọn Vihajico là trái Quyết định này.
d, Theo các hộ dân Văn Giang, chỉ đến năm 2006, họ và chính quyền địa phương cấp xã mới biết được địa phương có ý định xây dựng khu đô thị thương mại – du lịch Văn Giang. Như vậy, khi phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu đô thị thương mại – du lịch Văn Giang tới năm 2020 theo Quyết định 632/QĐ-UB ngày 25/03/2004, UBND tỉnh Hưng Yên đã không tuân thủ theo khoản 6 Điều 8 Nghị định 52/1999/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 07/2003/NĐ-CP: “… Quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi nghiên cứu lập dự án, cơ quan tổ chức lập dự án phải công bố công khai, trưng cầu ý kiến của nhân dân và Hội đồng nhân dân sống trên vùng quy hoạch…”.
e, Bộ TN-MT khi thẩm tra Tờ trình ngày 25/02/2004 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2004, 2005 đã không thẩm tra đề nghị này có phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trước đó không, đã không phát hiện UBND tỉnh trình không đúng thời điểm theo quy định tại Nghị định 68/2001/NĐ-CP về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Lẽ ra, Bộ TN-MT phải hướng dẫn UBND tỉnh Hưng Yên thực hiện theo chỉ thị 05/2004/CT-TTg  ngày 09/02/2004 về triển khai thi hành Luật đất đai 2003, để thực hiện rà soát, phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo Luật đất đai 2003. Ngày 12/03/2004 bằng Tờ trình số 14/TTr.BTNMT, Bộ TN-MT vội vã chấp nhận Tờ trình này của UBND tỉnh Hưng Yên là không thực hiện theo Chỉ thị 05/2004/CT-TTg. Tờ trình số 14/TTr.BTNMT không nêu những căn cứ pháp lý là trái thông lệ và những quy định tối thiểu của một văn bản hành chính.
f, Dự án giao thông liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội là dự án xây dựng đường quốc lộ, thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của Bộ GT-VT. UBND tỉnh Hưng Yên tự ý phê duyệt Dự án này (đoạn từ Văn Giang đến Dân Tiến – Khoái Châu, đoạn qua Khu đô thị thương mại – du lịch Văn Giang kéo dài) theo Quyết định 1431/QĐ-UB ngày 25/06/2004 mà không có ý kiến, phê duyệt, chấp thuận từ Bộ GT-VT là trái các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ có hiệu lực tại thời điểm đó (Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đường bộ, Nghị định 167/1999/NĐ-CP về tổ chức quản lý đường bộ). Theo Điều 13 và Điều 14 Nghị định 167/1999/NĐ-CP này, nguồn vốn để đầu tư đường bộ thuộc hệ thống quốc lộ được bố trí từ  nguồn ngân sách trung ương và các nguồn vốn khác. Như vậy, việc phê duyệt dự án này còn phải có ý kiến của Bộ Tài chính (ngoài Bộ GT-VT). Chính từ không có ý kiến từ 02 Bộ này, UBND tự ý ra quyết định (mà không có kinh nghiệm), dẫn đến  không xác định được trách nhiệm bố trí nguồn vốn, một nguyên nhân quan trọng cho việc Dự án giao thông này đến nay chưa hoàn thành.
g, UBND tỉnh Hưng Yên xác định Dự án giao thông trên là Dự án của địa phương, có vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng, tức thuộc nhóm A nhưng không thông qua HĐND tỉnh Hưng Yên là làm trái quy định “Trường hợp dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách địa phương phải đưa ra Hội đồng nhân dân thảo luận, quyết định và công bố công khai” theo Nghị định số 07/2003/NĐ-CP.
h, Khi cưỡng chế giải phóng mặt bằng ngày 07/01/2009 đối với trên 200 hộ dân, chính quyền tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang không ban hành quyết định cưỡng chế theo quy định của pháp luật (các hộ dân không nhận được quyết định cưỡng chế, kể cả khi yêu cầu chính quyền cung cấp quyết định cưỡng chế).
Ngày 24/04/2012, chính quyền tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang tiếp tục cưỡng chế thu hồi đất, nhưng không có quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai.
Có nhiều hình ảnh cho thấy đã huy động lực lượng quá mức cần thiết cho những việc cưỡng chế, gây ảnh hưởng xấu đối với dư luận trong và ngoài nước.
6, Những khiếu nại, tố cáo của các hộ dân Văn Giang không được các cấp chính quyền, tòa án xem xét, giải quyết nghiêm chỉnh.
a, Các hộ dân khiếu nại việc cưỡng chế ngày 07/01/2009, tỉnh Hưng Yên và UBND huyện Văn Giang đã không giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đối với việc cưỡng chế ngày 24/04/2012, các hộ dân đã khiếu nại, UBND huyện Văn Giang đã thụ lý nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết, mặc dù đã quá thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại và Tố cáo (nay là luật Khiếu nại).
Các hộ dân đã khởi kiện ra Tòa án tại Hưng Yên, nhưng Tòa án đều không thụ lý đơn khởi kiện của các hộ dân với những lý do không chính đáng.
Tóm lại, các cơ quan địa phương, tòa án tỉnh Hưng Yên tìm mọi cách để không giải quyết khiếu nại của các hộ dân bị thu hồi đất tại Văn Giang, đây là nguyên nhân chính dẫn đến các hộ dân buộc phải khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
b, Thanh tra Chính phủ (“TTrCP”) đã 02 lần xem xét khiếu nại, tố cáo của các hộ dân Văn Giang (Văn bản 168/TTCP-V4 ngày 26/01/2007 và báo cáo 2288/BC-TTCP ngày 17/9/2009) nhưng chưa giải quyết triệt để, đúng pháp luật, có nhiều thiếu sót, cụ thể như sau:
-         Những hộ dân này cho rằng quyết định số 303/QĐ- và số 742/QĐ-TTg được ban hành không đúng thẩm quyền, họ đã nêu vấn đề này ngay từ năm 2006 và khiếu nại từ năm 2009 lên Chính phủ và Quốc hội. Tuy nhiên, trong cả 02 văn bản của TTrCP đều không thấy đề cập đến nội dung này. Việc xem xét giá trị pháp lý của 02 quyết định này thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội, vượt quá thẩm quyền của TTrCP. Tuy nhiên, với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ giải quyết các khiếu nại, tố cáo, lẽ ra TTrCP cần báo cáo với Chính phủ về nội dung khiếu kiện này của những người dân bị thu hồi đất để Chính phủ xem xét theo thẩm quyền.
-         TTrCP cho rằng các dự án này phù hợp với quy hoạch, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt đúng quy định hiện hành. Nhưng TTrCP không nêu rõ những văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền nào đã phê duyệt những quy hoạch nêu trên trước khi ban hành 02 quyết định 303/QĐ-TTg và 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, không nêu rõ việc thẩm định và phê duyệt dự án phù hợp như thế nào với những văn bản pháp luật nào? (Chúng tôi đã chứng minh ở phần trên về việc không phù hợp quy hoạch của những dự án này, cũng như những vi phạm về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự án, có nêu cụ thể những quy định pháp luật bị vi phạm).
-         Văn bản 168/TTCP-V4 ngày 26/01/2007 thừa nhận UBND tỉnh Hưng Yên đã không làm đúng các quy định của pháp luật khi lựa chọn chủ đầu tư, năng lực tài chính của Chủ đầu tư còn hạn chế (vốn điều lệ 70 tỷ đồng). Lẽ ra TTrCP cần kiến nghị Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hưng Yên phải thực hiện lại việc lựa chọn Chủ đầu tư theo đúng pháp luật, không chấp nhận một doanh nghiệp có năng lực tài chính hạn chế lại làm chủ 02 dự án đầu tư có trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
-         Theo báo cáo 2288/BC-TTCP ngày 17/9/2009, chủ đầu tư dự kiến thông tuyến vào tháng 11/2009. Thực tế, đến nay (tháng 1/2013) đoạn đường do chủ đầu tư xây vẫn chưa xong. Như vậy, chủ đầu tư đã báo cáo thiếu trung thực và cán bộ TTrCP được giao nhiệm vụ đã quan liêu, không kiểm tra thực tế, báo cáo sai lệch tới Thủ tướng Chính phủ.
-         Báo cáo 2288/BC-TTCP ngày 17/9/2009 có ghi nhận sự kiện cưỡng chế giải phóng mặt bằng ngày 07/01/2009 đối với trên 200 hộ dân, dẫn đến khiếu kiện tập trung đông người, phức tạp. Nhưng TTrCP đã không tìm hiểu và kết luận việc cưỡng chế này có đúng pháp luật hay không. Thực tế, tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang không có văn bản quyết định cưỡng chế nào để thông báo tới những hộ dân liên quan. Rõ ràng việc cưỡng chế không có quyết định hợp pháp là trái pháp luật, TTrCP lẽ ra phải kết luận. Việc TTrCP không có kết luận dứt khoát đã dung túng thái độ coi thường pháp luật từ nhiều cán bộ của chính quyền địa phương, gây bức xúc trong nhân dân Văn Giang.
-         Sau ngày 24/04/2012, các hộ dân và các luật sư đã đề nghị TTrCP đối thoại, làm rõ những vấn đề liên quan, trong đó có những vấn đề mới phát sinh nhưng đến nay TTrCP vẫn chưa tổ chức đối thoại và cũng không có văn bản trả lời.
c, Bộ TN-MT đã tổ chức đối thoại với các hộ dân, nhưng đều tìm cách né tránh, trả lời những vấn đề cốt lõi của sự việc. Các hộ dân đã khiếu nại các văn bản số 14/TTr.BTNMT và Tờ trình số 99/TTr.BTNMT tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định 303/QĐ-TTg và 742/QĐ-TTg năm 2004, nhưng đến nay vẫn chưa thấy Bộ TN-MT thụ lý, giải quyết.
Tóm lại, chúng tôi chưa thấy cơ quan có thẩm quyền nào của Trung ương và địa phương nghiêm chỉnh xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các hộ dân, đặc biệt sau ngày 24/04/2012, mặc dù vào tháng 5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo các Bộ ngành phải xem xét, giải quyết và báo cáo công khai, và chúng tôi cùng các hộ dân kiên trì gửi các kiến nghị đến những cơ quan này.
7, Những vấn đề các Bộ, ngành cần sáng tỏ để giúp Ngài Thủ tướng và Chính phủ giải quyết.
Chúng tôi đề nghị các Bộ, ngành theo thẩm quyền của mình làm rõ những vấn đề sau đây:
a, Bộ TN-MT cần nêu rõ dựa vào những điều khoản nào của văn bản pháp luật nào, quy hoạch nào (trong đó có quy hoạch sử dụng đất nào kèm theo bản đồ quy hoạch) đã được phê duyệt hợp pháp để tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 quyết định 303/QĐ-TTg và 742/QĐ-TTg năm 2004.
b, Bộ Tư pháp cần làm rõ quyết định 303/QĐ-TTg và 742/QĐ-TTg  là văn bản quy phạm pháp luật hay là quyết định hành chính? Nếu là văn bản quy phạm pháp luật, nhưng không đăng công báo có hậu quả pháp lý như thế nào? Nếu là quyết định hành chính, nhưng không ghi cụ thể đối tượng và vấn đề phải thi hành, không giao cho các hộ dân, họ có nghĩa vụ phải thi hành không? Có hậu quả pháp lý như thế nào? Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 quyết định này có nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ (trong khi không có văn bản của Chính phủ giao nhiệm vụ cho Thủ tướng) có phù hợp pháp luật tại thời điểm ban hành hay không? (Nếu phù hợp, cần dẫn chứng cụ thể điều khoản nào, văn bản pháp luật nào có hiệu lực tại thời điểm ban hành).
c, VPCP cần làm rõ có Nghị quyết, Nghị định nào của Chính phủ giao cho Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung 02 văn bản 303/QĐ-TTg và 742/QĐ-TTg hay không?
d, TTrCP cần làm rõ tại sao không báo cáo cho Thủ tướng và Chính phủ việc các hộ dân Văn Giang đang khiếu nại về thẩm quyền ban hành và nội dung 02 quyết định nêu trên của Thủ tướng? Tại sao TTrCP không phát hiện chính quyền địa phương huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên khi cưỡng chế thu hồi đất không có các quyết định cưỡng chế theo đúng quy định của luật Đất đai?
e, Bộ Công an cần làm rõ có việc huy động những lực lượng không thuộc địa phương quản lý cho việc cưỡng chế (có thông qua người có thẩm quyền?), đã sử dụng pháo nghiệp vụ (mà người dân đã thu được hàng trăm tang vật) có đúng quy định?
f, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư (Bộ KH&ĐT) làm rõ các Dự án liên quan đã làm đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật về thẩm định, phê duyệt Dự án? Tại sao những đề xuất trong công văn số 3796/BKH/TĐ&GSĐT ngày 18/6/2004 không được tỉnh Hưng Yên thực hiện.
g, Bộ Tài chính cần làm rõ việc chỉ định chủ đầu tư (Vihajico) có đúng trình tự pháp luật không? Việc giao cho Chủ đầu tư đất trong khi chủ đầu tư chưa hoàn thành xong hạ tầng có đúng pháp luật không? Việc UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt Dự án đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên (có giá trị trên 500 tỷ đồng) không thông qua Hội đồng nhân dân có đúng pháp luật không?
h, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GT-VT) xác định Dự án đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên có phải là dự án xây dựng đường Quốc lộ không? Bộ GT-VT đã có ý kiến, phê duyệt về dự án này trước ngày 30/06/2004 không? Việc UBND tỉnh Hưng Yên tự phê duyệt Dự án này có vượt quá thẩm quyền không?
i, Bộ Xây dựng cần xác định Quy hoạch xây dựng khu đô thị thương mại – du lịch Văn Giang ngày 25/03/2004 đã lấy ý kiến của HĐND và người dân huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên chưa? Nếu chưa lấy ý kiến, có phù hợp pháp luật không?
k, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cần làm rõ tình hình hàng ngàn hộ dân bị thu hồi đất, việc làm, thu nhập, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng như thế nào, xác định một sào đất trồng cây cảnh tại Văn Giang hàng năm sau khi trừ chi phí đem lại cho hộ dân thu nhập bao nhiêu? (Có đúng 50 triệu đồng/năm, và nếu đúng như vậy, đương nhiên không ai có thể chấp nhận mức bồi thường 50 triệu/sào để mất đất vĩnh viễn).
l, UBND tỉnh Hưng Yên làm rõ vào các năm 2002, 2003 đã hướng dẫn, khuyến khích nông dân Văn Giang chuyển đổi đất nông nghiệp từ trồng lúa sang trồng cây quả, cảnh có giá trị cao không? Tại sao quyết định giao đất cho Vihajico, trong khi chưa có quyết định thu hồi đất của các hộ dân và Vihajico chưa hoàn thành hạ tầng? Giải thích tại sao cưỡng chế thu hồi đất của nông dân nhưng không có quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai? Tại sao UBND huyện Văn Giang không giải quyết các khiếu nại của các hộ dân?
8, Đề xuất hướng giải quyết.
a, Chúng tôi tiếp tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ áp dụng Điều 8 Khoản 7 và Điều 20 Khoản 4 Luật Tổ chức Chính phủ thành lập một Ủy ban lâm thời (tổ chuyên gia) để giải quyết những vấn đề liên quan đến Dự án Ecopark như Kiến nghị số 01 của chúng tôi.
b, Các cơ quan hữu quan cần khuyến khích và tạo điều kiện cho Vihajico  thương lượng trực tiếp với các hộ dân khiếu kiện để đạt được một phương án có thể chấp nhận được. Chúng tôi đã tiếp xúc với lãnh đạo Vihajico, có vẻ họ sẵn sàng chấp nhận thương lượng, nhưng lo ngại có một số người có ảnh hưởng ngăn cản cách thức giải quyết này.
c, Đề xuất của các hộ dân đang khiếu kiện, trong đó có những hộ dân có kinh nghiệm trồng cây cảnh (Văn Giang có một số làng chuyên cây cảnh có truyền thống và nổi tiếng ở miền Bắc), giữ lại khoảng 130ha đất để họ chuyên trồng cây cảnh trong Dự án đô thị sinh thái Ecopark. Đây là đề xuất hợp lý và thiện chí của các hộ dân, nếu chấp nhận sẽ giải quyết được toàn bộ những vấn đề của Dự án.
Các xã Xuân Quan, Cửu Cao, Phụng Công huyện Văn Giang có lịch sử hàng nghìn năm. Tên Phụng Công do Hai Bà Trưng đặt, để biết ơn những người dân đã che chở hai Bà. Những xã trên có lịch sử oai hùng trong kháng chiến chống Pháp (chống càn) và chống Mỹ (trận địa pháo phòng không). Những nông dân Văn Giang đã tin tưởng theo Đảng cộng sản Việt Nam, để người cày có ruộng. Họ có niềm tin Đảng và Nhà nước sẽ bảo đảm quyền căn bản này của nông dân, không vì lợi ích của bất cứ nhóm người nào khiến quyền căn bản của họ bị tước đoạt, và buộc họ phải khiếu kiện triền miên.
Chúng tôi trân trọng đề nghị Ngài Thủ tướng và các cơ quan chức năng quan tâm đến kiến nghị này và sớm giải quyết, để các hộ dân Văn Giang an tâm sống, làm việc trên mảnh đất của mình.
Chúng tôi xin đề nghị lãnh đạo các cơ quan chức năng bố trí lịch làm việc với chúng tôi và đại diện các hộ dân để chúng tôi trình bày rõ hơn về nội dung sự việc và nguyện vọng của các hộ dân.
Nhân dịp đầu xuân, chúng tôi  xin chúc các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành sức khỏe và thành công trong năm mới.
Trân trọng./.
Các luật sư đang trợ giúp pháp lý cho những hộ dân bị thu hồi đất liên quan đến dự án Ecopark – Văn Giang – Hưng Yên ký tên.

Địa chỉ liên hệ: số 81 phố chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.  Điện thoại: 04 3775 4788.
Nơi gửi:
-        Như trên
-        Đại diện những hộ dân bị thu hồi đất tại Văn Giang – Hưng Yên yêu cầu luật sư trợ giúp pháp lý.
Tài liệu kèm theo Kiến nghị:
  1. Tên các văn bản pháp luật tham khảo.
  2. Các tài liệu liên quan đến Dự án Ecopark
  3. Những khiếu nại, tố cáo của các hộ dân
  4. Các kiến nghị và các văn bản của luật sư
  5. Những trao đổi của Luật sư, đại diện các hộ dân với BộTN-MT, với ông Đặng Hùng Võ và những tài liệu liên quan khác.
1
2

1567. XUNG QUANH KẾ HOẠCH ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC CỦA TRUNG QUỐC TẠI LÀO

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thức năm, ngày 17/1/2013

XUNG QUANH K HOẠCH ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC CỦA TRUNG QUỐC TẠI LÀO

TTXVN (Hồng Công 14/1)

Theo tờ “Minh báo” (Hồng Công) ngày 13/1, bán đảo Trung Nam (Đông Dương) gần đây đã trở thành điểm nóng đầu tư mới, Lào đã trở thành nơi đọ sức của các nguồn vốn Âu-Á, đồng thời cũng dẫn đến những thị phi chính trị. Trong khi công trình đường sắt cao tốc nối Lào với Việt Nam đang hừng hực khí thế thì kế hoạch đường sắt cao tốc nối Côn Minh (Trung Quốc) với Lào lại bị trở ngại do những chỉ trích của phương Tây. Theo dự kiến, đến trước năm 2015, các nước Đông Nam Á sẽ tạo thành cộng đồng kinh tế chung, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với khối này lúc đó có thể sẽ tăng từ mức 370 tỷ USD hiện nay lên tới trên 500 tỷ USD. Rõ ràng, kế hoạch của Trung Quốc trong việc hội nhập với khu vực này khả quan hơn những kế hoạch đầu tư của các nước khác, điều này tất nhiên khiến các nước phương Tây không thể hài lòng.
Ý nghĩa chiến lược của đường sắt Trung – Lào
Năm 2006, gần 20 quốc gia châu Á ký kết một thỏa thuận đường sắt xuyên châu Á, dự án đường sắt cao tốc ở Lào là một phần trong đó. Giới phân tích cho rằng nếu như Trung Quốc có thể lấy đường sắt cao tốc “đả thông” Đông Nam Á, đưa các nước như Lào và Mianma vào mạng lưới đường sắt cao tốc của mình, Trung Quốc sẽ có thể trực tiếp vươn tới Ấn Độ Dương bằng đất liền, có thể vận chuyển các mặt hàng, nguyên vật liệu cũng như dầu lửa từ Trung Đông và châu Phi về nước… không phải qua eo biển Malacca do Mỹ kiểm soát, điều này có ý nghĩa chiến lược rất lớn. Ngoài ra, hệ thống đường sắt cao tốc cũng giúp Trung Quốc tăng cường hợp tác với các nước ASEAN, trở thành một chiêu bài chống lại chiến lược “quay trở lại châu Á” của Mỹ. Chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Feng Orchids chỉ ra rằng ngoài việc xuất khẩu các mặt hàng sang các nước Đông Nam Á, ngành xuất khẩu của Trung Quốc cũng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và các mặt hàng bán thành phẩm từ Đông Nam Á. Có thể thấy rằng Trung Quốc có lợi ích rất lớn trong việc gắn kết với Đông Nam Á.
Sự nghi ngại của phương Tây
Báo giới phương Tây mấy năm gần đây thường hình dung những kỹ thuật, tiền vốn mà Trung Quốc đổ vào các nước xung quanh cũng như các nước châu Phi và Mỹ Latinh là “ngoại giao đường sắt”. Năm 2010, Trung Quốc ký kết với Lào và Thái Lan thỏa thuận hợp tác xây dụng tuyến đường sắt cao tốc dài 420 km nối liền Côn Minh với Lào và Thái Lan. Tuy nhiên, kế hoạch đoạn nối Côn Minh với Lào (trị giá 7 tỷ USD) lại khiến dư luận phương Tây phản đối kịch liệt với những nghi ngại về phá hoại môi trường và khoản vay quá lớn. Theo thỏa thuận, Ngân hàng Đầu tư Trung Quốc sẽ cung cấp toàn bộ vốn cho dự án đường sắt cao tốc Trung-Lào với lãi suất thấp trong vòng 30 năm, điều kiện đổi lại là đến trước năm 2020, mồi năm
Lào sẽ cung cấp cho Trung Quốc tài nguyên khoáng sản trị giá 5 triệu USD, chủ yếu là Kali, gỗ và hàng nông sản…
Mặc dù sau khi tuyến đường sắt xây dựng hoàn thành sẽ do phía Lào toàn quyền sử dụng, song dư luận phương Tây nghi ngại rằng Lào sẽ “lỗ to”. Tờ “Thời báo Niu Yoóc” dẫn lời một vị cố vấn giấu tên phụ trách công tác sắp xếp kế hoạch phát triển của Liên hợp quốc cho rằng các điều kiện cho vay mà phía ngân hàng Trung Quốc đưa ra quá “khắc nghiệt”, chúng sẽ khiến sự ổn định của kinh tế vĩ mô Lào đối mặt với nguy cơ, Lào sẽ phải cung cấp cho Trung Quốc khoáng sản để trả nợ, trong khi công trình đường sắt xuyên qua miền Bắc của Lào sẽ biến các bản làng nơi đây thành “đống rác”. Bài báo còn dẫn lời một quan chức ngoại giao châu Á giấu tên cho biết các đối tác hợp tác khác như ADB hay Ngân hàng Thế giới (WB) đều bày tỏ “quan ngại”, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo Lào “cần phải thận trọng”.
Tuy nhiên, những chỉ trích bình luận trên đều không đề cập đến tầm quan trọng của tuyến đường sắt này đối với Lào, quốc gia không có bờ biển. Phía Lào dự tính thu nhập từ vận tải đường sắt năm đầu tiên sẽ đạt 95 triệu USD, đen năm thứ 50, lãi ròng từ vận tải đường sắt sẽ đạt 16,39 tỷ USD. Ngoài ra, thu nhập từ các ngành nghề liên quan sẽ chiếm tới 50% tổng thu nhập. Cơ quan xếp hạng quốc tế Moody’s cũng đánh giá rằng dự án vay tín dụng xây dựng đường sắt cao tốc Trung-Lào sẽ giúp ích cho kinh tế Lào phát triển, giúp tăng lượng xuất khẩu tài nguyên của Lào sang Trung Quốc.
Đọ sức Trung-Mỹ tại Lào
Lãnh đạo cấp cao chính phủ Lào hiện nay đa số là bộ đội Pa Thét từng tác chiến với miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam , họ vẫn chủ trương giữ một khoảng cách với Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ gần đây đang có ý đồ lôi kéo Lào, hồi tháng 7 năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới Lào, trở thành quan chức ngoại giao cấp cao nhất thăm Lào kể từ năm 1950, động thái này đã báo hiệu Lào sẽ trở thành một chiến trường đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc tại Đông Nam Á.
Trên thực tế, kế hoạch đường sắt cao tốc Trung-Lào đang đối mặt với trở ngại, trong thời gian tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu tại Lào hồi tháng 11/2012, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã không thể dự lễ khởi công tuyến đường này theo kế hoạch. Ngược lại, cũng trong thời gian này lại diễn ra lễ ký kết thỏa thuận xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Lào – Việt Nam trị giá 5 tỷ USD do Công ty Giant Consolidated của Malaixia làm chủ đầu tư. Tuyến đường sắt Lào-Việt dài 220 km, dự kiến được xây dựng trong 5 năm, là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên nối liền Lào với Việt Nam. Điều khá ngạc nhiên, phương Tây không tranh cãi nhiều và dường như đang ưu tiên thúc đẩy tuyến đường sắt Lào-Việt.
Sự mở rộng ảnh hưởng của người Trung Quốc
Trung Quốc mấy năm gần đây thúc đẩy kế hoạch đường sắt cao tốc trên bán đảo Trung Nam , một mục tiêu lớn trong đó là thúc đẩy thương mại của Khu thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN, và Lào được coi là một khâu quan trọng để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Tại thành phố du lịch nổi tiếng Luang Prabang của Lào, Trung Quốc đã xây dựng và tu bổ các bệnh viện của địa phương, nâng cấp sân bay… Dọc hai bên bờ sông Mê Công chảy qua thủ đô Viêngchăn, du khách có thế dễ dàng nhận thấy rất nhiều biệt thự cao cấp, chúng cũng đều do người Trung Quốc đầu tư xây dựng.
Không ít thương gia Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội phát triển của đường sắt cao tốc ở Lào và đang đầu tư dọc theo tuyến đường này. Tại Udom Xay, một vùng nông nghiệp ở miền núi phía Bắc Lào, các thương nhân Trung Quốc đã xây dựng một trường học tiếng Hoa với hơn 400 học sinh và 28 giáo viên, một phần lương của các giáo viên ở đây do chính phủ Trung Quốc chi trả. Vương Quyền, ông chủ người Trung Quốc của một khách sạn tại địa phương, cho biết đang mong đợi việc hơn 20.000 công nhân đường sắt Trung Quốc sẽ sớm tới đây để ông có thể kiếm tiền từ đồng bào của mình. Ông chủ này đến đây được 3 năm và đã mua một xưởng gia công đồ gồ, ông cho biết dân di cư từ Trung Quốc đã thuê tới một nửa đất nông nghiệp của Udom Xay, “chỉ cần có tiền, thuê đất bao nhiêu năm cũng được, người ở đây chỉ biết tiền, không cần biết người”.
Sự đầu tư của Trung Quốc đã thúc đẩy kinh tế Lào, song cũng có không ít người bất mãn với sự đầu tư này của Trung Quốc. Anne Sophie Gindroz – người phụ trách Tố chức Phát triển Helvetas của Thụy Sỹ – đã nghi ngờ việc Chính phủ Lào cưỡng bức nông dân bán đất. Sự nghi ngờ đó đã khiến cho Gindboz bị trục xuất ra khỏi Lào vì “không thiện chí” với chính phủ nước này. Tại Viêngchăn, Sombath Somphone – một người quốc tịch Lào phụ trách một trung tâm đào tạo phát triển – đã bị mất tích hồi tháng trước. Trước khi mất tích, ông ta đã tham dự hoạt động hội thảo chuyên đề cập tới vấn đề đất đai hiện nay. Một quan chức ngoại giao cho biết ông ta đã bị cảnh sát bắt đi./.

TRUNG QUỐC "SẬP BẪY" BÍ THƯ ĐÀ NẴNG NGUYỄN BÁ THANH...


Một câu chuyện rất hay về ông Nguyễn Bá Thanh, đăng trên trang Facebook của Lịch Nguyên. Xin coppy nguyên văn:

Tôi luôn dành cho ông NBT sự ngưỡng mộ, đặc biệt là cách ông "đối đãi" với TQ càng làm tôi phục cái tầm và sự tinh tế trong quan hệ ngoại giao hơn..! Ông đúng là một chính khách mà có lẽ quá lâu rồi VN mới xuất hiện...
Vụ việc sau đây tôi tạm đặt tít:
 
"TRUNG QUỐC "SẬP BẪY" BÍ THƯ ĐÀ NẴNG NGUYỄN BÁ THANH..."
 
Những ngày đầu năm 2013, khi giới truyền thông trong và ngoài nước bắt đầu “dậy sóng” theo “hiện tượng Nguyễn Bá Thanh”- Ủy viên TW Đảng, Trưởng Ban Nội chính TW, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thì dư luận rõ hơn về bản lĩnh quyết đoán, dám nghĩ dám làm…của vị bí thư nổi tiếng này. Nhưng ít ai lại biết rằng, đằng sau cá tính nổi trội đó của vị tân Trưởng ban Nội chính TW còn là một con người tinh tế, mưu trí và góc cạnh trong công tác đối ngoại, lắm lúc làm cho đối phương rơi vào “bẫy” việt vị…
Một trong những sự kiện mà vị Bí thư Đà Nẵng đã làm cho phái đoàn ngoại giao cấp cao của Trung Quốc phải “dở khóc, dở cười” chính là tình huống khi Đà Nẵng đón tiếp phái đoàn do ông Vương Gia Thụy- Trưởng Ban liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn đầu làm việc tại Đà Nẵng. Lúc này, Đà Nẵng chủ động bố trí cho phái đoàn của ông Thụy ở tại một khách sạn trên tuyến đường Trường Sa và tổ chức Hội nghị tại đó (Trường Sa, tên quần đảo của Việt Nam khẳng định chủ quyền và Trung Quốc đang tranh chấp)…khi ông Thụy phát hiện ra địa điểm tổ chức quá “nhạy cảm” và la làng đòi thay đổi nhưng thành phố giải thích là hết chổ nên phái đoàn Trung Quốc đành phải miễn cưỡng chấp nhận.
Bên lề Hội nghị, ông Nguyễn Bá Thanh không quên tận dụng thời cơ hiếm hoi này để nói về chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với vị lãnh đạo cơ quan đối ngoại TW của ĐCS Trung Quốc đầy quyền thế này, rồi thẳng thắn đề nghị: Tôi (ông Thanh-PV) với anh(ông Thụy) bỏ hai chức vụ ra đề nói chuyện với tư cách bạn bè quen biết và nói chuyện theo văn hóa Á Đông, ông chịu không?
- Vương Gia Thụy hỏi lại: “Thế văn hóa Á Đông là gì?”
- Nguyễn Bá Thanh trả lời và ví von: Ông còn hỏi câu đó làm gì. Văn hóa Á Đông là trong gia đình hai anh em mâu thuẫn, thì người anh sẽ luôn nhường cho người em hết, chứ không hề hơn thua...
- Vương Gia Thụy: Tôi không hiểu rõ các đồng chí, trước Mỹ xâm lược gây bao nhiêu đau thương tan tác ở đây(Việt Nam), giờ Mỹ đưa Tàu sân bay đến, các đồng chí vẫn ra nâng cốc chúc mừng là tôi không hiểu nỗi..?
Nguyễn Bá Thanh: Xem ra tình báo Hoa Nam của các anh hóa ra cũng yếu quá..?!
- Vương Gia Thụy: Yếu ra sao?
- Nguyễn Bá Thanh: Đại sứ quán Mỹ có đến đây (Đà Nẵng- PV) mời tôi đi nhưng tôi đâu có đi. Tôi chỉ đạo cử các lãnh đạo cấp Sở ra với họ tí chứ lãnh đạo có ai đi đâu?
- Vương Gia Thụy: Hảo, hảo (Tốt, tốt-PV), có gì thì anh em trong nhà nói chuyện chứ làm gì phải quốc tế hóa ầm ĩ lên thì lý lẽ là sao?
- Nguyễn Bá Thanh: Thực ra nhà có hai anh em nhưng khốn nổi là ông anh “hơi” tham quá, thằng em chỉ chỗ này thì thằng anh bảo của ổng, chỗ kia thì của tao, chỗ khách thì cũng của tao nốt… nên nó tức quá mới gọi “hàng xóm” đến để chứng giám cách xử sự của anh có được không chứ không phải gọi đến để đánh nhau..! Đến đây, ông Thanh không quên nhắc thêm: “Tôi nói cho ông biết, nhà phải có cái hiên, cái sân rồi mới tới cái gì đó… nhưng ông(Trung Quốc- PV) vẽ cái đường lưỡi bò chi mà ôm sát cái bức tường không còn hiên nữa chứ đừng nói sân…thế thì ai chịu nổi(?) Ở Đà Nẵng ni chỉ cần mấy người bơi giỏi thì sải mấy sải là tới đường lưỡi bò của ông ngay thì ông giải thích kiểu chi...(?)
Tranh thủ lúc này, ông Thanh không quên “ngăm” ông Thụy: “Ông nói lại với ông Đào( Hồ Cẩm Đào- PV), bữa sau nếu đến một lúc nào đó mà thế hệ con cháu chúng tôi theo Mỹ mà chống lại Trung Quốc thì có lỗi của các ông…vì do ông đẩy nó tới chỗ đó! Ông nhớ đừng nhầm lẫn nghe, đừng nghĩ theo Mỹ, theo Nga…không ảnh hưởng đến chúng ta…ông không nhận thức điều đó là ông trả giá đắt thôi, bởi sau này tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nó đặt ở Lạng Sơn chĩa thẳng vào nhà ông thì khi đó ông mới giật mình..?”
- Vương Gia Thụy “khích” lại: “Sao họ không đưa ông(Thanh-PV) vào Bộ ngoại giao để công tác nhỉ…”
- Nguyễn Bá Thanh: Con người tôi không có khả năng ngoại giao..!

Hoàng Lịch lược ghi

(Trích lược thuật nội dung câu chuyện mà ông Nguyễn Bá Thanh kể lại lúc nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp sử học Việt Nam” do GS. Phan Huy Lê- Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trao tặng vào ngày 19-8-2012 tại Đà Nẵng).

Còi Hụ, Made-in China

. Đinh Tấn Lực

Trong một thời gian kéo dài chưa thể tiên liệu bao lâu, loại sản phẩm Made-in China có nhiều xác suất đứng đầu bảng hàng hóa nội địa Cung nhỏ hơn Cầu chính là ...còi hụ”. ĐTL

Trước tiên là còi hụ báo động nạn ô nhiễm không khí gia tăng từ 30-45 lần mức độ an toàn cho phép.

Theo báo cáo của bà Zhou Rong, thuộc tổ chức Hòa Bình Xanh Lục - Vận động cho Môi trường & Năng lượng, thì: “Toàn bộ duyên hải miền Đông TQ là khu vực bị ô nhiễm không khí nặng nề hơn bất cứ nơi nào khác trên trái đất. TQ đang đốt gần phân nửa, và riêng miền duyên hải phía Đông này đã đốt ¼ tổng lượng than đá của cả thế giới”.

Tờ New York Times gọi mức độ ô nhiễm đó là tình trạng “vượt sức tưởng tượng”. Phóng viên Jason Lee của Reuters chộp một bức ảnh bắt mắt về một người đàn ông đứng hút thuốc ngoài trời mà không thấy khói, bởi khói thuốc đã lẩn vào không khí đậm đặc như khói. Reuters đăng thêm bức ảnh một phụ nữ đeo khẩu trang đứng trước một lâu đài hậu cảnh khá gần nhưng không thể thấy rõ nét. Ký giả Scott Suttherland của hãng thông tấn Geekquinox giật tít bài “Chất lượng không khí Bắc Kinh đạt mức hậu tận thế“. Còn tay nghệ sĩ đối kháng Ngãi Vị Vị thì đeo hẳn một mặt nạ chống hơi độc để xuống đường phản đối chính sách phát triển gây ô nhiễm của nhà nước.







*

Thứ nhì là còi hụ báo động về những thành phố ma, theo đúng chỉ tiêu và niềm hãnh diện của đảng: “Cứ mỗi hai tháng là hoàn tất xây dựng một thành Rome”.

“Tất cả cho đầu tư” là khẩu hiệu khoái tai một thời. Cộng thêm con số gia tăng hàng năm 8 triệu người (cả tay nghề lẫn tay ngang) tham gia vào thị trường lao động vốn đã chật nêm, các dự án đầu tư lấn sang lãnh vực bất động sản là điều tự nhiên, như bóng bay muôn đời hấp dẫn trẻ em.

Cả nước cứ thế  tiến nhanh tiến mạnh đến đỉnh điểm “đầu tư để ...đầu tư”.

Hệ quả? 

Đứng đầu các thành phố ma vang danh đại lục là Trình Cống, gần Côn Minh, thuộc tỉnh Vân Nam, với một sân vận động lớn, các thương xá rỗng và 100.000 căn hộ không người ở. Với giấc mơ đứng nhất thế giới của dàn lãnh đạo Trung Nam Hải, thành phố Trình Cống đã đạt danh hiệu thành phố ma lớn nhất thế giới.




Danh hiệu Thương xá ma lớn nhất thế giới lọt vào tay The New China Mall, thuộc thành phố Donguan, phía đông của thủ phủ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, với một sân đua xe trò chơi, bản nhái những thành phố nổi tiếng Amsterdam, Paris, Rome, Venice, Egypt, vùng biển Caribbean, bang California, và một dòng kênh nhân tạo...



Thương xá này từng được quay phim tài liệu là Thương xá lớn nhất thế giới. Cuốn phim được đề xuất trao giải Academy Award và được giới thiệu ở Liên hoan phim Sundance. Tuy nhiên, thương xá này nổi tiếng hoàn vũ là nhờ đạt mức rỗng kỷ lục 99% diện tích, bao gồm hơn 1500 gian hàng không người thuê từ thời khai trương 2005 đến nay. Tạp chí Plaza có một “phóng sự ảnh” về trung tâm thương mãi này dưới nhan đề “The New South China – thương xá đỉnh chết dí”.

Công viên Giải trí Xứ Thần Tiên-Wonderland, thuộc thị trấn Chenzhuang, khoảng 30 Km về phía bắc của Bắc Kinh, với hàng hàng lớp lớp thành lũy kiểu Trung cổ và những lâu đài bắt chước dáng vẻ vùng đất của Walt Disney. Đây là dự án hiện thực từ giấc mộng TQ làm chủ một công viên giải trí lớn nhất châu Á, nhưng cuối cùng lại tưng bừng đoạt lấy danh hiệu Công viên Lâu đài ma lớn nhất thế giới.
Theo tạp chí constructionweekonline.com, khu đất công viên được quy hoạch ngược lại thành đất nông nghiệp và là nơi đổ rác. Wonderland thành Landfill.



Một thành phố ma nổi tiếng khác của TQ là Thames Town, thuộc thị trấn Songjiang, gần Thượng Hải, và từng được coi là một trong chín khu thị tứ của Thượng Hải mang phong cách một thị trấn lịch sử của Anh quốc, rộng 1 triệu thước vuông, với kiến trúc và đặc biệt là các bốt điện thoại công cộng, thánh đường Christ Church, các quán rượu và tiệm cá chiên đúng theo mẫu Anh quốc. Song song với Thames Town là các khu thị trấn khác là bản nhái của các kiểu kiến trúc Bắc Âu, Ý, Tây Ban Nha, Gia Nã Đại, Hòa Lan và Đức.

Rất tiếc là Thames Town của Thượng Hải không sống dai như các thành phố dọc sông Thames. Tờ Business Insider của New York mô tả đây là một thành phố chết. Thật sự nó chưa chết hẳn, mà còn thoi thóp thành nơi chụp ảnh cho các cặp tân uyên ương con cái đại gia.



Ở quy mô lớn hơn, một đặc khu đô thị tài chánh có tên là Yujiapu được gọi vốn đầu tư xây dựng ở Thiên Tân-Tianjin, với bản vẽ quy hoạch nhái theo đồ án trung tâm tài chính quốc gia Manhattan của Mỹ, có thể vượt mặt Manhattan với Wall Street, và còn có khả năng vượt mặt cả Thượng Hải, bởi nó sẽ bao gồm một cảng biển có mức bận rộn tiếp đón thương thuyền đứng hàng thứ tư trên thế , với hàng chục nghìn cao ốc và cả một đường sắt cao tốc nối liền Bắc Kinh, chưa kể những Cty đã có mặt tại chỗ như Airbus, Toyota, Motorola...

Chỉ khó nỗi là các Cty đầu tư gạo cội quốc tế lo lắng về số phận của nó không khác những thành phố ma gần đó, với hàng nghìn khu chung cư chứa vài chục người. Một vài yếu điểm mà họ liệt kê trong lo lắng khi trả lời phỏng vấn của Reuters là: a) tiền vốn vay từ trung ương; b) chỉ số tăng trưởng của Thiên Tân trên đà sút giảm; c) sức cạnh tranh chính trị của Thượng Hải ở ngay trung ương v.v...



*

Thứ ba là còi hụ báo động lưỡi bò liếm sạch Bắc Kinh.

Trận mưa ngày 21- 7-2012 đã biến Bắc Kinh thành một khu vực nằm lọt bên trong đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò. Cơ quan khí tượng bật nút báo động màu da cam. Chỉ sau vài giờ, cơn mưa hung hiểm đã trút xuống Bắc Kinh một lượng nước lên đến 177mm. 

Tin nóng Tân Hoa Xã loan báo có 243 chuyến bay bị hủy, 272 chuyến khác bị hoãn. Sau đó là thông báo có ít nhất  95 người chết và chưa rõ số mất tích... Nghe không khác nội dung các bản tin VTV1 về các cơn mưa Hà Nội.



*

Thứ tư là còi hụ báo động về nguy cơ và tác hại của đại công trình đập thủy điện Tam Hiệp.

Sông Dương Tử dài nhất châu Á và đứng hàng thứ ba thế giới. Đập Tam Hiệp, chận nước sông Dương Tử ở khúc Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, là con đập lớn nhất thế giới, đúng theo giấc mơ của Mao Trạch Đông từ năm 1958. Thời gian thi công kéo dài từ 1993-2009. Tổng cộng 26 tổ máy có thể cung ứng 84,7TWh mỗi năm, tương đương với 1/30 nhu cầu tiêu thụ điện cả nước.

Gần 2 triệu người bị di dời ra khỏi khu vực thi công. Khoảng 5 triệu người khác ở các vùng lân cận cũng cần di dời vì sự thay đổi môi trường và không thể sống bằng nghề truyền thống. 13 thành phố, 140 huyện, 1350 làng bị chìm dưới biển nước. 75 tỷ USD là ngân khoản đầu tư, nếu tính gộp cả các món tham nhũng/thất thoát/tái định cư/tổn thất môi trường... phụ trội, người ta có thể hình dung con số tương đương với GDP của Việt Nam lúc khánh thành con đập.

Đó là những lý do ban đầu khiến số phiếu chống và phiếu trắng đã chiếm 1/3 tổng số đại biểu quyết định tiến hành dự án Tam Hiệp trong phiên họp QH/TQ ngày 03-4-1992.

Những lý do nảy sinh khác (nghe quen quen) là đập Tam Hiệp đã:
  • Nhấn chìm hàng nghìn di tích lịch sử và 1 khu sinh thái thuộc hàng kỳ quan thế giới;
  • Khiến cho Tứ Xuyên ở thượng nguồn chịu thiệt, trong khi Hồ Bắc hưởng lợi một mình;
  • Không có tác dụng ngăn chận lũ lụt, theo báo cáo của Probe International;
  • Gây thảm họa lụt lội trong quá trình xây dựng;
  • Phát sinh ra nạn tham nhũng trong việc tái định cư (một số quan chức bị bắt tháng 01-2000);
  • Phát sinh nạn mua bán các gói thầu xây dựng (chủ tịch tập đoàn tư lợi);
  • Phát sinh nạn mua bán các công việc và thụt két dự án (lãnh đạo bỏ trốn tháng 5-2000);
  • Phát sinh nạn rút ruột công trình, bớt xén vật liệu, đánh tráo thiết bị... (sập cầu, 1999);
  • Bị phát hiện nhiều vết nứt trước khi nghiệm thu (Chu Dung Cơ đòi hủy dự án);
  • Được báo cáo tiềm ẩn các nguy cơ thảm họa như đập Bản Kiều 1975 (giết chết 20 vạn dân);
  • Được làm đầy hồ nước chỉ 6 năm thay vì 10 năm trong kế hoạch, để vượt mặt thanh tra;
  • Tích tụ rác và nước thải công nghiệp từ thượng nguồn;
  • Cần một lực lượng vũ trang khổng lồ bảo vệ trước nguy cơ khủng bố (Đài Loan);
  • Đã gây ra tình trạng sạt lở đất vì mực nước dao động 30m;
  • Tăng thêm 300.000 người di tản, tốn thêm 12 tỷ USD gia cố bờ kè quanh đập năm 2009;
  • Được phát hiện nằm ngay trên khe nứt/đường gãy địa chấn;
  • Các vùng đất quanh đập đã báo cáo các cơn địa chấn xảy ra sau khi hồ đầy nước;
  • Với trọng lượng của đập và hồ chứa 39 tỷ m3 nước có thể sinh ra địa chấn cảm ứng;
  • Nếu bị vỡ vì động đất, sẽ không có phương án nào có thể ngăn chận sức tàn phá của 39 tỷ m3 nước, rất nhiều thành phố và hàng trăm triệu dân sẽ bị cuốn trôi...



*

Còn rất nhiều những tiếng còi hụ khác vang dội đất Trung Hoa lục địa.
Với chỉ  bốn tiếng còi hụ tiêu biểu trên đây, không chỉ TQ, mà cả thế giới đang chứng kiến bài học đắt giá về một đất nước phát triển lệch pha:

Một là, phát triển vì mục tiêu chính trị:

  • Tạo thành tích qua những công trình bề thế đứng đầu thế giới, để lấy tiếng, và để biện minh cho sự siêu việt của chế độ (như Liên Xô từng làm trước khi sụp đổ); bất kể các tai họa thấy trước sẽ đổ chụp lên hàng trăm triệu con người (đập Tam Hiệp); bất kể việc tạo dựng một hệ thống hạ tầng tương ứng (cống Bắc Kinh).
  • Đẻ ra việc làm bằng mọi giá, để tạo thành tích và sự ổn định cho chế độ, dù những việc làm đó tạo ra nhừng sản phẩm vô ích (các thành phố ma).
  • Vì không cần lưu tâm đến vấn đề môi sinh để giá thành sản xuất rẻ thì mới bán được và bán được nhiều, nhưng hệ quả là gia tăng quốc nạn ô nhiễm (khói phủ Bắc Kinh).

Hai là, phát triển vì mục tiêu tư túi:

  • Các tỉnh liên tục đẻ ra/tranh nhau dự án để xin tiền trung ương, dễ báo cáo chỉ số phát triển cao, và nhờ đó các quan chức đầu tỉnh giữ được ghế.
  • Các dự án cũng được đẻ ra liên tục để các công ty sân sau của các quan chức đứng thầu.
  • Qua đó, các quan chức cũng dễ sử dụng một phần lớn các khoản tiền trung ương cho nợ vào các đường dây làm ăn riêng.
  • Bất kể hậu quả, các quan chức hô hào phát triển bằng mọi giá để mua bán công việc/chức tước/các gói thầu...

Ba là, phát triển bất kể thảm họa môi sinh:

  • Trong nhiều năm liền, Bắc Kinh coi những khuyến cáo của thế giới là chuyện “lo bò trắng răng”.
  • Các “thiên tài” trong đảng từng tuyên truyền và tin rằng đã khoanh vùng và các ô nhiễm chỉ đứng yên trong các vùng đó. Nay 1/2 đất nước Tàu bị mưa axít hủy diệt hoa màu vì khói từ tỉnh này lan tỏa sang tỉnh khác, mà tình trạng Bắc Kinh và 30 thành phố chìm trong sương mù 24/24 là bằng chứng. Và nguy hiểm hơn nữa là 1/3 dân số nay không còn nguồn nước đủ sạch để sinh sống, họ chấp nhận dùng nước mà họ biết đang đưa đủ loại chất độc vào tích lũy trong người họ.
  • Hiện tượng các “làng ung thư” (tức hầu như 100% số hộ trong làng đều có người trong nhà dính bệnh ung thư) không còn là chuyện lạ nữa.

Một số nhà phân tích đang bắt đầu so sánh sự điên rồ trong cách phát triển tại TQ trong 30 năm qua với loại “Bước Tiến Nhảy Vọt” thời Mao Trạch Đông. 
Thời đó, Mao tạo ra nhiều phí phạm (như nấu chảy hết mọi loại đồ gia dụng bằng kim khí để đóng góp cho kỹ nghệ) và làm nhiều triệu người chết đói. 
Thời nay, lãnh đạo đảng CSTQ tạo ra phí phạm gấp ngàn lần (như xây những thành phố ma) và đang làm nhiều triệu người chết dần trong đau đớn, bệnh tật.

*

Nhìn lại Việt Nam, người ta thấy gì?

Tiêu biểu và gần gạnh nhất là ...Đập Sông Tranh 2.

Hãy thử duyệt lại tựa đề các bản tin có cụm từ “Sông Tranh 2”, không ai ngạc nhiên về quy trình thực hiện của nó, nhân danh phát triển, nhưng bao gồm cả 3 đặc tính vừa kể trên của Tàu: Vì mục tiêu chính trị; Vì mục tiêu tư túi; và Bất kể thảm họa môi sinh & giết dân:



Rõ ràng, từ lời tuyên bố khẳng định không cần phương án cứu dân đến giải pháp hú còi sơ tán nạn nhân ở hạ nguồn là một vùng trời nước bao la của đặc tính Trọng Chức Khinh Dân.

Đặc biệt, sau khi đọc qua các bản tin động đất thường xuyên ở vùng Hiệp Đức-Tam Kỳ, hãy thử ghé mắt lướt qua đoạn kết ở bài báo sau cùng vừa dẫn:

Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho rằng nếu động đất xảy ra gây vỡ đập Thủy điện Sông Tranh 2 thì đây là thảm họa “đồng nhất” cuồng quét một lần, chứ không giống như bão, lũ xảy ra từ từ, người dân còn cách phòng chống được. “Theo tôi, cần phải dự báo, dự lượng để đề phòng, cảnh báo đến người dân sớm hơn. Ngoài ra, chúng ta cần tính đến điểm sơ tán cụ thể, chi tiết; phải lắp đặt còi hú cho các huyện, xã, thôn, xóm và quy định cách hú còi cho người dân được biết”, ông Tuấn nói.

Rõ là lãnh đạo ta không chỉ nhập khẩu mô thức phát triển lệch pha của Tàu, mà đã tự động nhập khẩu luôn cả một lượng lớn Còi Hụ Made-in China.

21-01-2013 - Kỷ niệm 37 năm ngày Supersonic Concorde chính thức bay chuyến đầu tiên, và 89 năm ngày thoát nạn Vladimir Lenin.
Blogger Đinh Tấn Lực

Chiêu mới của đồng chí X

Dân Làm Báo - Ngày 18 tháng Giêng, trong khi cuộc chiến với Bá Thanh - lãnh chúa Đà Nẵng kiêm Trưởng ban "Nội chiến" trung ương đang sôi động, X, tức 3Dờ, tức Thủ tướng ra đòn mới: ký quyết định 187/QĐ - TTg sáp nhập Ban Chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm thành Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ. 
Thế là trong khi đồng chí Bá Thanh một mình một ngựa ra Hà Nội với cái ghế Trưởng ban Nội chính Trung ương, đồng chí Ba Dũng đã phình ngay một ban bệ mới thật to bao gồm:
* Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Trưởng ban chỉ đạo. 
* 3 Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo
- Bộ trưởng Bộ Công an (Phó Trưởng ban thường trực); 
- Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 
- Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách công tác Cảnh sát phòng, chống tội phạm. 
* Ủy viên: 
- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; 
- Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; 
- Các Thứ trưởng: Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công Thương; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Ngoại giao; Bộ Khoa học và Công nghệ; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Phó Tổng Giám Đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Bộ Công an. 
Tức là: 
1. Một mạng lưới nhân sự của phe "ta" được đồng chí X cung cấp thêm thêm ghế mới bên cạnh một/những cái ghế đang ngồi. Chiêu này gọi là gia tăng quyền lực
2. Gần như ở khắp lãnh vực ban ngành, tay chân của đồng chí X đều có mặt sẵn sàng "phòng, chống tội phạm của chính phủ". Chiêu này gọi là gia tăng ảnh hưởng và tầm... chọi nhau. (Ghi chú: xin nhân dân đừng hiểu nhầm - dù hiểu đúng - cụm từ phòng, chống tội phạm CỦA Chính phủ).
3. Phòng, chống tội phạm không phải chỉ bị gói gọn trong chuyện thất thoát ngân sách, tham nhũng mà Bá Thanh cũng đang lo... lắng - mà nó phủ trùm trên mọi từng cây số. Chiêu này gọi là thiên la địa võng - giăng lưới khắp nơi - khi cần đụng ĐÂU bắt đó, đụng AI bắt đấy. 
Vậy thì cái Ban Nội chính/chiến Trung ương của anh Tư Sang, anh Trọng Lú được giao cho anh Bá Thanh so với Ban Chỉ đạo 138/CP của anh Ba Dũng - ban nào ngon cơm hơn? 

Muốn biết thì dân ta phải chờ đồng chí X "giải mật" kết quả phòng chống tội phạm của Chính Phủ xem đồng chí nào sẽ bị dập mật trong vài tuần tới đây.
http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Sap-nhap-lap-Ban-Chi-dao-phong-chong-toi-pham-cua-Chinh-phu/20131/159984.vgp