Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Những cái chết được báo trước ở Việt Nam

Tại sao Tổng Bí thư lại sợ "Đánh Chuột vỡ bình" vào lúc này?

Gần đây, khi nói về công tác phòng chống tham nhũng, ngày 6.10.2014, khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội TBT Nguyễn Phú Trọng nói rằng: "Chống tham nhũng đòi hỏi khôn ngoan, cần có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm.". Điều này đã khiến cho không ít người từ bất ngờ, đến ngạc nhiên thậm chí hụt hẫng vì thất vọng đối với ông Tổng BT.
Dư luận nói gì?
Phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng đã khiến cho dư luận dậy sóng, đã có nhiều ý kiến và bài viết bình luận về lời phát biểu này với các quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau. Người ta cho rằng cái bình được nói ở đây chính là chế độ hiện tại và Đảng CSVN. Qua phát biểu của mình, ông Trọng muốn chuyển đi thông điệp tới mọi người rằng: Không thể chống tham nhũng, vì nếu chống tham nhũng một cách triệt để sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ và Đảng CSVN. Bởi vì ai cũng biết, với cái thể chế chính trị độc đảng lãnh đạo như ở Việt nam hiện nay, khi mà các thiết chế giám sát cần thiết đảm bảo cho sự minh bạch đều không hề có hoặc bị vô hiệu hóa. Nói như thế có nghĩa là Đảng CSVN có đặc quyền tham nhũng và sẽ đảm bảo không bị xử lý. Đó là lý do nhiều người thấy rằng chế độ hiện tại đã khuyến khích và dung túng cho tham nhũng. Phát biểu này được cho là sự thoái lui và thừa nhận của ông Tổng Bí thư về thực trạng trạng chống tham nhũng ở Việt nam trong thời gian qua ở tình trạng "Dao sắc không gọt được chuôi", cụ thể hơn là, một khi đa phần những kẻ tham nhũng đều là cán bộ Đảng viên thì bản thân Đảng không thể chống tham nhũng, vì đương nhiên tự mình thì không thể chống lại mình được.
Điều đó trái hẳn với những gì ông Tổng BT đã từng hứa hẹn và tuyên bố chỉ trước đây 2 năm, đó là "Không có vùng cấm trong việc chống tham nhũng". Khi ấy toàn Đảng dưới sự lãnh đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng nêu quyết tâm rất cao trong việc chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã được chuyển từ Chính phủ về trực thuộc Bộ Chính Trị, theo các quyết định của hội nghị Trung ương 6 - khóa XI (1-15.10.2012). Với lý do Ban này để trực thuộc Chính phủ là dung túng cho việc "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Sau những vụ bê bối về tham nhũng ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, khi ấy ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng Ban Nội Chính TW kiêm Phó Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng với tuyên bố sẽ "Hốt liền" được dư luận chào đón như một người hùng, một ông Bao Thanh Thiên của thời nay. Và không ít người đã đặt niềm tin và hy vọng chống tham nhũng một cách triệt để vào ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Bá Thanh.
Chính vì thế, đánh giá cho rằng đây là việc thừa nhận sự bất lực về công tác Chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là người đứng đầu cơ quan Chống tham nhũng là đáng quan tâm hơn cả. Người ta cho rằng tuyên bố này là bằng chứng cho việc giơ Cờ trắng xin đầu hàng của người đứng đầu Đảng CSVN đối với đối thủ của mình trong Đảng, nhất là vào thời điểm của năm cuối cùng mà ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm chức vụ Tổng BT.
Cũng cần nói thêm, nhân chuyện ông Tổng BT Nguyễn Phú Trọng vừa kết thúc chuyến thăm Hàn quốc từ ngày 1-4.10.2014, với việc bày tỏ không chấp nhận việc CHDCND Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Đây là điều người ta rằng ông Trọng đã quên mất ý thức hệ Cộng sản để lấy lòng Hàn quốc. Do đó có người đã phải đặt dấu hỏi liệu ông Tổng Bí thư có cái gì "bất thường" trong chuyến thăm Hàn quốc vừa qua hay không? Hay vì đến lúc này ông cũng "ăn đủ" nên tính đường để tháo thân? Họ nghi ngờ như thế là hoàn toàn có cơ sở, với lý do rằng trong quá khứ, người đứng đầu Đảng CSVN đã từng có tiền lệ xấu, đó là việc Tổng Bí thư Đảng CSVN Đỗ Mười trong chuyến thăm Hàn quốc vào tháng 4 năm 1995, đã nhận quà biếu của nước chủ nhà khoản tiền 1 triệu đô la Mỹ và giữ làm của riêng, thay vì phải nộp lại cho nhà nước theo quy định. Việc này, được biết Ban Kiểm tra TW nhắc Bộ Tài chính và Tổng Bí thư Đỗ Mười để làm thủ tục thu hồi và sau đó Bộ Tài chính cho biết thấy khó khăn quá nên cũng đành bỏ qua.
Từ Dự Luật tăng quyền cho Thủ tướng...
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 30.9.2014, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã trình bày về Dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Trong đó có đề xuất Thủ tướng với vai trò là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ.
Cụ thể là: quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ. Trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ tướng được giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong khi chờ Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm. Tương tự, Thủ tướng được quyền tạm thời giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh trong trường hợp địa phương chưa bầu được chức danh này. Thủ tướng cũng có quyền yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh đình chỉ, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới, khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật…
Việc này được dư luận cho rằng nếu Luật tổ chức Chính phủ này được Quốc hội phê chuẩn thông qua, thì sẽ là một bước tiến mới quan trọng của Thủ tướng trong việc củng cố quyền lực trước Đại hội Đảng lần thứ XII vào năm 2016. Vì một khi quyền hành của Thủ tướng được được luật hóa cụ thể như vậy thì chức vụ Thủ tướng Chính phủ từ đây đã được ông Nguyễn Tấn Dũng cho một quyền lực hầu như tuyệt đối. Điều này được cho là một chiến lược quan trọng của ông Nguyễn Tấn Dũng trong việc chuẩn bị lực lượng và các điều kiện cần thiết khác cho mình tiến tới chức vụ Tổng BT Đảng CSVN trong khóa XII sắp tới như dư luận đồn đoán.
Đáng chú ý là Điều 17 trong dự thảo luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về quốc phòng, trong đó cho phép Thủ tướng một số quyền đặc biệt đối với quân đội. Điều này đã khiến cho ông Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh đã cảnh báo và thấy rằng cần phải xác định rõ vai trò của Chính phủ trong vấn đề quốc phòng an ninh và xây dựng lực lượng vũ trang theo đúng Hiến phá. Chứ nếu để Chính phủ làm tất cả như Luật Chính phủ (Sửa đổi) thì không đúng với tinh thần của Hiến pháp thì sẽ là điều vô cùng đáng ngại.
Khả năng việc Quốc hội sẽ thông qua Dự luật này trong thời gian ngắn là rất cao, vì ai cũng biết Thủ tướng Dũng đã "nắm" Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các doanh nghiệp sân sau của ông ta rất chắc trong lòng bàn tay. Kể cả cho dù Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng cố tỏ ra thận trọng khi đặt đặt vấn đề nghi ngờ và cho rằng "Tờ trình nêu rằng xây dựng thiết chế Thủ tướng độc lập. Vậy Thủ tướng độc lập với ai? Độc lập với Chính phủ hay độc lập tương đối trong mối quan hệ với chức trách của Thủ tướng?”.  Thì ai cũng biết là họ đang diễn kịch.
Nếu như tại Hội nghị TW 6 tháng 10.2012, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chịu áp lực ghê gớm của phe Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, tới mức nhiều người tin rằng ông ta sẽ bị mất chức. Nhưng ngược lại Thủ tướng Dũng đã vẫn nhận được tới trên 70% phiếu ủng hộ của các Ủy viên TW. Khi ấy quyền lực và tiền bạc của Thủ tướng Dũng cũng đã khá mạnh, song vẫn không thể mạnh bằng thời điểm hiện tại. Do vậy những gì trong Thông điệp đầu năm mới năm 2014 của Thủ tướng là hoàn toàn có cơ sở có thể thực hiện được và điều đó cho thấy vào lúc này người làm chủ cuộc chơi cũng là ông Thủ tướng
... đến tấm gương ông Nguyễn Bá Thanh
Thông tin về việc ông Nguyễn Bá Thanh trưởng Ban Nội Chính TW bị nhiễm phóng xạ và đang chữa trị tại ở Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore) là nơi chuyên nghiên cứu và điều trị mạnh nhất của Hoa Kỳ về các bệnh do nhiễm xạ gây ra, để ghép tủy trị bệnh về máu do nhiễm xạ hạt nhân đã được truyền thông và báo chí xác nhận. Và việc ngày 3.10.2014 vừa qua, ông Nguyễn Bá Thanh không trở về Đà nẵng kịp để dự buổi tiếp xúc với cử tri đã cho thấy con đường quan lộ của ông Bá Thanh đã chấm dứt.
Trong lịch sử nội bộ Đảng CSVN, cứ mỗi đợt bầu cử, tính toán lại nhân sự, là những lần mà nội bộ CSVN luôn hoảng loạn vì các đòn tấn công cá nhân để triệt hạ nhau, giành vị trí, phe phái v.v... vẫn luôn diễn ra với mức độ hết sức tàn độc. Nên việc họ triệt hạ ông Nguyễn Bá Thanh đang được coi là nước cờ quan trọng của phe chống Nguyễn Tấn Dũng trong kỳ đại hội Đảng lần thứ 12 này là điều dễ hiểu. Vì nếu một khi ông Nguyễn Bá Thanh không còn đủ sức khoẻ, thì ông ta không được giữ chức vụ hiện thời và sẽ bị cho về hưu sớm, như thế được coi là đã bị vô hiệu hoá trong việc chống Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo báo Infonet cho biết, tại hội nghị giám sát của HĐND TP Đà Nẵng sáng 8/10, Trưởng ban Giải tỏa đền bù số 1 Nguyễn Văn Tiến cho rằng “việc nợ đất tái định cư là do trước đây tham vọng của anh Nguyễn Bá Thanh rất lớn!”. Và cũng theo Infonet thì: " Đáng ngạc nhiên là không thấy các vị chủ trì hay bất cứ đại biểu nào tham dự hội nghị giám sát sáng 8/10 bình luận gì về một ý kiến như vậy được nêu ra không chỉ giữa hội nghị mà còn trước toàn thể cử tri Đà Nẵng (và nhiều nơi khác) thông qua truyền hình trực tiếp."
Tuy vậy, vẫn theo Inffonet thì "Trong giờ giải lao, khi nghe PV nhắc lại phát biểu của Trưởng Ban Giải tỏa đền bù số 1 Nguyễn Văn Tiến thì cả Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến lẫn Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công an Đà Nẵng đều nói ngay: “Nói như thế là bậy!”. Các vị này cho rằng, ông Nguyễn Bá Thanh làm là đáp ứng nhu cầu của dân và yêu cầu phát triển của TP chứ không phải là làm theo ý thích cá nhân."
Đây là điều mà dư luận cho rằng Ban lãnh đạo Thành phố Đà nẵng đã công khai đấu tố để chính thức hạ bệ ông Nguyễn Bá Thanh, cựu Bí thư Thành ủy Đà nẵng. Và chắc chắn, trong lúc ông Nguyễn Bá Thanh hay các trợ thủ của ông ta còn đang nắm chắc quyền lực, thì người ta cho rằng một người như ông Nguyễn Văn Tiến vì bất cứ lý do gì cũng không dám mở miệng để tố cáo sự lộng hành của ông Nguyễn Bá Thanh như lúc này. Điều đó cho thấy thế lực chống ông Nguyễn Bá Thanh đã, đang làm chủ và kiểm soát tình thế ở Đà nẵng, nơi được coi là cứ điểm của ông Nguyễn Bá Thanh - một đối thủ nặng ký. Và rất có thể họ là kẻ đứng đằng sau bảo kê cho ông Nguyễn Văn Tiến. (!?) Người ta cho rằng, tình trạng như vậy vào lúc này không chỉ xảy ra riêng ở Thành phố Đà nẵng mà ở hầu hết tất cả các địa phương.
Tổng BT xin hai chữ "Bình an"
Từ những sự kiện và phân tích bên trên cho thấy, tất cả mọi người đều cảm thấy có một cái vòi Bạch tuộc vô hình đang xiết chặt phe Đảng của ông TBT Nguyễn Phú Trọng. Chắc chắn ông Trọng biết điều đó và có lẽ ông Trọng sẽ nghĩ rằng: một kẻ gian hùng cỡ Bá Thanh mà còn bị người ta "tiễn đưa" một cách âm thầm, chết dần chết mòn trong đau đớn và phải chấm dứt sự nghiệp một cách chóng vánh không ai có thể ngờ được. Thì bản thân ông Tổng Bí thư, đi lên từ một ông giáo làng chuyên về lý luận CN Marx-Lenin thì làm sao có khả năng có thể đứng vững được, chứ đừng nói đến việc chống chọi với thế lực hắc ám trong Đảng. Cho nên, có lẽ phương án tốt nhất, khả dĩ nhất bây giờ đối với ông Nguyễn Phú Trọng, ở thời gian còn làm việc chỉ còn hơn một năm sẽ về nghỉ thì xin hai chữ "Bình an" là chắc chắn còn hy vọng có tuổi già. Còn ngược lại thì mọi chuyện đều có thể xảy ra đối với ông Tổng Bí thư mà không khó có thể đoán trước.
Có lẽ đây là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi "Tại sao Tổng Bí thư lại sợ "Đánh Chuột vỡ bình", hay nói cách khác là giương cờ Trắng vào lúc này?"
Ngày 10 tháng 10 năm 2014
© Kami
(Blog Kami)

Hiệu Minh - Bao giờ Rồng bay lên từ “ao làng” Thăng Long?

Cầu Thê Húc. Ảnh: Internet
Cầu Thê Húc. Ảnh: Internet
                                                           
Bài này tôi viết từ năm 2008, dù qua 6 năm, có lẽ thông điệp còn nguyên giá trị.
Người ta nói người ở làng chỉ biết ao làng, người ra biển sẽ biết biển lớn. Đáng tiếc chúng ta đang muốn Rồng Thăng Long bay ra đại dương nhưng hình như ta lại chưa thoát khỏi tư duy “ao làng”.
“Ao làng” Thăng Long
Như bao sinh viên ra trường, tôi chọn hồ Hoàn Kiếm làm tâm điểm để tìm việc trong bán kính ba ki-lô-mét. Vài người bạn còn chọn cả người yêu trong cái vòng tròn đó. Hồi mới ra Thủ đô, do chưa quen 36 phố phường, mỗi lần cần đi đâu, tôi đạp xe vòng lên bờ Hồ mới có thể định hướng đi tiếp. Với tôi, hồ Hoàn Kiếm như cái “ao làng xưa, một cõi đi về”.
Khỏi cần nói, hồ Tây, sông Hồng hay tháp Rùa là nơi linh thiêng có từ bao đời, qui tụ tâm linh của bao người Việt, giá trị lịch sử không thể bàn cãi. Nhưng để cho cụ Rùa trong hồ Hoàn Kiếm trường tồn thì ta có nên lấy đó là điểm tựa cho thành phố phát triển mấy thế kỷ sau như cái cách lũ sinh viên chúng tôi đi tìm việc?
Gần đây, bàn chuyện mở rộng Hà Nội, người ta lại nghĩ đến mấy cái hồ – sắp thành ao và vài năm nữa sẽ thành chuôm – để chọn là tâm điểm của “thành phố sông Hồng”. Muốn Thủ đô với khoảng 10-15 triệu dân trong vài chục năm tới xứng tầm khu vực và thế giới thì mấy cái hồ bé tý kia có ý nghĩa gì mà từ kiến trúc sư trưởng đến lãnh đạo đều lấy đó làm trung tâm phát triển. Phải chăng vì ta quá yêu “ao làng” nên “Long” không “Thăng” được nữa.
Di chuyển thủ đô trên thế giới
Nhiều nước trên thế giới đã, đang và sẽ nghĩ cách chuyển thủ đô về nơi mới. Vì thật ra, để cho một thủ đô trụ lại được vài trăm năm quả là khó vì sự phát triển khó lường trước.
Thủ đô Bắc Kinh đã có hàng ngàn năm vì các vị hoàng đế xa xưa đã nhìn thấy khu đất đó tồn tại vĩnh hằng. Người Nhật khó chuyển Tokyo đi đâu vì chỗ nào trong nước họ cũng động đất nên đành sống chung với thiên tai bằng cách xây nhà thật phù hợp với địa tầng hay gặp dư chấn. Sau 1999, người Đức bắt đầu chuyển thủ đô từ Bonn về Berlin như trước chiến tranh. Dân Kazachtan đã bỏ thành phố xinh đẹp Almaty về trung tâm đất nước Akmola từ năm 1997.
Nếu ai hỏi thủ đô của Malaysia ở đâu thì ai cũng nghĩ là Kuala Lumpur. Thật sự họ đang chuyển về Putrajaya cách 25km theo mô hình Canberra (Úc) hay Washington DC (Mỹ) – thủ đô chỉ dành cho các cơ quan chính trị và hành chính. Kuala Lumpur trở thành trung tâm kinh tế, tha hồ xây building chọc trời. Ngay tại nước Mỹ, có thủ đô kinh tế là New York, Washington DC là thủ đô hành chính – chính trị có từ khi thành lập nước cách đây hơn 200 năm, nhưng dân Mỹ vẫn tiếp tục tranh cãi là tại sao DC lại nằm lệch phía bờ Đông mà không nằm giữa nước Mỹ.
Sông Hồng với lụt lội và nguy cơ vỡ đê
Ở nước ta, Hà Nội nằm ven sông Hồng, hàng năm về mùa nước lũ, thành phố thường thấp hơn với mức nước trên sông khoảng 5-6 mét. Tôi thầm so sánh Hà nội với New Orleans (Mỹ).
Năm 2005, cơn bão Katrina đổ bộ vào New Orleans, thành phố xinh đẹp kiểu Pháp thấp hơn mực nước biển từ một đến ba mét, đã phá hỏng hệ thống đê bê tông kiên cố. Trong hai ngày, 70% thành phố đã bị ngập trong biển nước, nhiều nhà biến mất. Thành phố bị cắt đứt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Sự chậm trễ của chính phủ trong việc cứu trợ khắc phục hậu quả làm mọi chuyện càng tồi tệ hơn. Hơn một nghìn người bị chết đuối, xác trôi lềnh bềnh, hàng tháng không được chôn cất. Hàng chục vạn người bị đói khát, thiếu nước uống và nhiều người đã chết sau đó vì không được cứu trợ đúng lúc. Tổng thống Bush mất khả năng kiểm soát tình hình. Siêu cường Hoa Kỳ đành bó tay trước cơn thịnh nộ của thuỷ thần.
Hà Nội từ trên cao. Ảnh: Internet
Hà Nội từ trên cao. Ảnh: Internet

Thử hỏi một ngày nào đó đê sông Hồng bị vỡ, không hiểu chúng ta sẽ xoay xở ra sao. Theo dự đoán, biến đổi khí hậu trong vài thập kỷ tới sẽ đe dọa nghiêm trọng Việt Nam. Mưa bão sẽ tăng nhiều và mạnh dần lên, hai năm qua là một ví dụ. Theo dự kiến, mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao 33cm vào năm 2050 và một mét vào năm 2100. Như vậy trong vài chục năm tới, Hà Nội càng bị đe doạ bởi lụt lội và mưa bão nguy hiểm nhiều hơn bao giờ hết.
Phát triển Hà Nội như thế nào để tránh được thảm hoạ Katrina? Người Mỹ đã tính chuyển thành phố New Orleans lên một chỗ cao hơn. Suy đi tính lại, New Orleans phải nằm trong đê bao dưới mặt nước biển vài mét mới “Pháp”. Nhưng đó là chuyện thành phố nhỏ vài trăm ngàn dân của họ. Còn Hà Nội là Thủ đô ngàn năm văn hiến với hàng triệu dân thì không thể để lũ lụt hàng năm đe doạ.
Chúng ta đã có hay chưa một kế hoạch xây dựng Hà Nội để sống chung với bão lũ và vỡ đê? Hay dân ta thích lãng mạn kiểu “Hà Nội với hai cái tai”, xây thành phố hai bên bờ sông Hồng để rồi đợi hôm nào đó thuỷ thần đến phá. Chỉ cần một lần vỡ đê, công sức cả ngàn năm sẽ bay đi. Lúc đó, cụ Rùa sẽ bơi ra sông Hồng đi tìm vua Lê Lợi để tiếp tục đòi kiếm lần nữa.
Mở rộng Hà Nội hay chuyển chức năng ra nơi hợp lý
Ta thường tự hào “Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, quân sự, hành chính, kinh tế, thương mại và văn hoá của cả nước”. Chính cái phần “kinh tế thương mại” kia làm cho Hà Nội manh mún, kẹt xe và môi trường ô nhiễm nặng nề. Nó phá luôn cả “văn hoá” và ảnh hưởng không nhỏ đến “chính trị, quân sự” và tự kìm hãm chính cả bản thân “kinh tế”. Những thành phố như Bắc Kinh, Bang Kok, Manila hay Jakarta  đang chịu cảnh ô nhiễm ngột ngạt và tắc đường triền miên cũng chỉ vì tuyên ngôn trên.
Ý tưởng không tồi nếu chúng ta đưa “chính trị, quân sự và hành chính” lên Hoà Lạc, chuyển “kinh tế, thương mại” về phía bắc Thăng Long và Gia Lâm hay đâu đó nhưng không phải giữa trung tâm như bây giờ, giữ nguyên ” văn hóa” ở phố cổ quanh bờ Hồ và Quảng trường Ba Đình với Hoàng thành Thăng Long. Ít nhất, “các bác địa phương” ra họp Trung ương sẽ đi thẳng lên Sơn Tây, đỡ hẳn chuyện tắc đường dịp lễ tết.
Nếu chúng ta vẫn giữ khư khư Hà Nội là “trung tâm của tất cả” thì than ôi, chục năm nữa, thành phố sẽ biến thành một cái “làng” Thăng Long thật sự theo đúng nghĩa đen. Nó sẽ nham nhở như những ngôi nhà lắp ghép Giảng Võ với lồng sắt chuồng cọp lợp tấm nhựa bảy sắc cầu vồng.
Hà Nội đã tắc nghẽn giao thông, không còn đường nào để “xếp” xe máy và ô tô, vỉa hè không có chỗ để người đi bộ. Nếu xung quanh bờ Hồ thêm những building chót vót như Vietcombank, hay EVN Land đang dự định xây 15-20 tầng ngay cạnh hồ và giải quyết tắc nghẽn giao thông bằng cách xây dựng skyline train (tàu điện treo) để vào khu Hoàn Kiếm thì hẳn cụ Rùa sẽ bơi trong cái chuôm. Cổ cụ thấp lắm, không thể nhìn được nóc nhà EVN Land. Từ khi có “hàm cá mập” cụ ít dám nổi lên.
Du khách Tây đến Hà Nội không phải để ngắm mấy cái nhà cao chót vót do Vinaconex xây dở Tây, dở ta, chắp vá như anh trai tôi ở quê làm nhà mái bằng. Họ muốn chiêm ngưỡng cụ Rùa nổi lên những ngày thu đẹp trời, ra khu phố cổ 36 phố phường để mua tơ lụa Hà Đông hay lựa gốm Bát Tràng.
Trong thập kỷ tới, bài toán kinh tế nan giải đặt ra cho chúng ta là bỏ ra 50 hay 100 tỷ đô la để chắp vá Hà Nội vốn đã chật hẹp, manh mún và lộn xộn để rồi nó càng chắp vá thêm hay tiền tỷ đô đó để bắt đầu một cuộc đời mới về phía Hoà Lạc hay đâu đó. Nếu Hà Nội “Tây tiến” mới được bắt đầu lại với kỹ thuật hiện đại chắc chắn sẽ không kém thủ đô Canberra (Úc). Hà Nội cũ vẫn đẹp như New Orleans, lãng mạn nằm bên cạnh sông Hồng với những cái hồ thơ mộng và cụ Rùa 400-500 tuổi.
Quyết định đó nằm trong tay các nhà chính trị hơn là “mấy ông” vừa tìm cách chiếm tấc đất tấc vàng quanh hồ Gươm, mua villa hóa giá lại vừa “quân sư quạt mo” giảm xe máy, xây metro hay “cầu treo” vào Ba Đình.
Hào kiệt nước Nam và chuyện dời đô 
Lần ngược lịch sử, có thể thấy, năm 1010  Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô vì nhận thấy cố đô Hoa Lư bị những dãy núi đá vôi bao quanh, chỉ thuận tiện cho việc phòng thủ, không thích hợp cho việc phát triển kinh tế. Cách đây 1000 năm, các vị tiên đế làm gì có ảnh vệ tinh hay máy định vị toàn cầu để nhìn được toàn cảnh Đại La. Thế nhưng các vị đã thấy được mảnh đất Thăng Long cho nghìn năm sau: xuyên lịch sử, xuyên không gian và vượt qua thời gian.

Hà nội của chúng ta. Ảnh: Internet
Hà nội của chúng ta. Ảnh: Internet

Hồi nhỏ, tôi thấy cha tôi hay kể về cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy thán phục. Cụ có rất nhiều lời “sấm”, tiên đoán cho tương lai. Chỉ cần một câu “”Lê tồn Trịnh tại” cũng giúp cho hai triều Trịnh Lê dựa vào nhau tồn tại 200 năm. Nghe lời sấm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài) mà Nguyễn Hoàng lập được nghiệp lớn ở Thuận Hoá. Vào thế kỷ 16, cụ Trạng cũng không có Vietnam Airlines để thị sát trước khi đưa ra lời sấm truyền.
Lúc này rất cần những chính trị gia có khả năng ra quyết định với tầm nhìn xa như Lý Thái Tổ và các nhà khoa học biết phán những lời sấm xuyên thế kỷ cho Hà Nội như cụ Trạng Trình trước đây. Nếu các bậc hào kiệt ngày nay chịu khó lên trực thăng bay vài tháng liền trên bầu trời Hà Nội, Hà Tây hay Hòa Bình vào mùa nước lũ để nghiên cứu và định hướng phát triển Thủ đô cho vài chục năm sau, có thể hy vọng họ sánh được với các bậc tiền nhân dùng thuyền nan tìm đất dời đô. Nếu mấy vị ngồi bờ Hồ bàn cãi và lo qui hoạch để cho nhà mình ra ngoài mặt đường thì Rồng Thăng Long sẽ chỉ vùng vẫy quanh mấy cái “ao làng” tương tự mấy anh chàng nhà quê tìm vợ ở Hà thành.
Hiệu Minh
Bài trên Thư Hà nội 12-1-2008

Có vài ảnh chụp DC đã post trên FB gửi bà con xem cho mát mắt

Đường vành đai 495 - Tyson Corner. Ảnh: HM
Đường vành đai 495 – Tyson Corner. Ảnh: HM
Phố K. Ảnh: HM
Phố K. Ảnh: HM
Key Bridge. Ảnh: HM
Key Bridge. Ảnh: HM
Góc sông Potomac. Ảnh: HM
Góc sông Potomac. Ảnh: HM
Hoa trên đại lộ Pennsylvania. Ảnh: HM
Hoa trên đại lộ Pennsylvania. Ảnh: HM
(Blog Hiệu Minh)

Những cái chết được báo trước ở Việt Nam

1_30640514-305.jpg
Đám tang Bé Nhung, học sinh lớp 3, ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh.
Courtesy Đất Việt

Một lần nữa, dư luận lại giống lên hồi chuông cảnh báo về hiện trạng ở VN có quá nhiều người bị chết một cách oan uổng, phi lý qua tình cảnh thương tâm mới nhất của một bé gái bị ngã xuống mương chết đuối trong khi đang đói. Câu hỏi đặt ra là vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội như thế nào đối với hiện trạng này?

Bệnh thành tích?

Thông tin về bé gái tên Nhung, học sinh lớp 3, ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh vì đói đã bị ngã xuống mương chết thảm trên đường đi học về nhà hôm 25 tháng 9, được loan trên mặt báo không khiến dư luận giật mình mà chỉ tỏ lòng tiếc thương cho một cảnh đời không may mắn. Tuy nhiên, những lời phát biểu của ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch UBND địa phương trong phóng sự của kênh truyền hình VTC 14, nói là “nghèo thì có chứ đói thì không. Còn để đánh giá rằng cháu Nhung do ảnh hưởng của cái đói, ảnh hưởng của sự lận đận do sa sút của cái này cái nọ để ảnh hưởng đến cái chết là không phải” đã làm dấy lên sự phản ứng của công luận cho rằng các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng như các tổ chức xã hội của Chính phủ thờ ơ và vô trách nhiệm đối với đời sống của những người dân vốn cần sự hỗ trợ và giúp đỡ.

Khẩu hiệu “xóa đói giảm nghèo” do Nhà nước đề ra được ông Chủ tịch UBND xã nơi bé Nhung cư ngụ một cách gián tiếp khẳng định rằng đang được thực thi hiệu quả. Gia đình bé Nhung thuộc diện hộ nghèo hồi năm ngoái nhưng sang năm 2014 được chuyển lên diện cận nghèo.

Có phải chỉ một trường hợp cá biệt của bé Nhung hay không? Dư luận vẫn còn nhớ rõ hơn một năm về trước, tại Cà Mau, 1 bà mẹ tên Nguyễn Thị Mỹ Nhân chọn lựa cái chết bằng cách thắt cổ với bức tâm thư để lại hy vọng kiếm được tiền phúng điếu và được cấp sổ hộ nghèo để các con được tiếp tục đi học.
Vợ chồng chị Mỹ Nhân và cha mẹ của bé Nhung được báo chí cho biết họ là những người cố gắng tần tảo lao động để vươn lên số phận, thế nhưng khi được xếp vào diện cận nghèo thì hoàn cảnh gia đình họ lại rơi vào bi kịch. Mới đây, hôm mùng 1 tháng 10, dư luận lại đón nhận chia sẻ của gia đình cô Trần Mỹ Ngọc, 44 tuổi, ở thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, thuộc diện hộ nghèo rằng 3 mẹ con nhiều lúc đói quá chỉ ăn chung 1 gói mì tôm.
112121611-400.jpg
Nhà Bé Nhung ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh.
Qua đoạn phóng sự video của báo Dân Trí, cô Mỹ Ngọc nói có khi muốn mua 1 liều thuốc chuột cho 3 mẹ con cùng uống chết hết nhưng lại không làm được. Con gái lớn trong gia đình, tên Mỹ Linh, học lớp 10, tâm tình với Hòa Ái:

“Ở đây lúc trước người ta có hỗ trợ tiền điện một kỳ-3 tháng là 90 ngàn đồng. Trước thì mẹ có đi phụ quán ở Bạc Liêu, giờ thì mẹ đi cấy. Vì mẹ cấy tập trung đông người cho nên cao lắm một ngày mẹ được 60-70 ngàn. Hôm nào có tiền thì 2 chị em, mỗi người được 5 ngàn. Còn hôm nào không có tiền thì mua trứng về ăn cơm. Nếu như đói quá thì cũng phải ráng thôi, chứ biết làm sao giờ?”

Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hồi tháng 2/2014 cho biết kết quả giảm nghèo của cả nước và từng địa phương cơ bản đạt được mục tiêu đề ra với số hộ nghèo giảm bình quân 2% mỗi năm và các huyện nghèo, xã nghèo giảm bình quân trên 5% một năm. Tuy nhiên, số liệu bao nhiêu phần trăm những hoàn cảnh khốn cùng thì lại không được thống kê.
Những cái chết được báo trước

Ngoài những trường hợp bị thiệt mạng oan uổng do túng quẩn, nghèo đói thì còn có những cái chết nào mà dư luận cho rằng đó là những cái chết được dự báo trước? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một cô gái làm việc trong quán karaoke ở Tiền Giang:

“Hồi lúc còn nhỏ lớn lên trong gia đình khó khăn. Gia đình không có đủ khả năng lo cho em ăn học nên em bỏ học nửa chừng. Lớn lên em mới đi làm nghề này nhưng cuộc sống rất đau khổ. Nói chung là em không muốn tiếp tục nghề này nữa.”

Cô gái này cho biết hiện đang trải qua những tháng ngày bệnh tật do phải uống rượu hàng đêm, có khi bị khách hàng ép dùng thuốc lắc, ma túy và ước ao thoát khỏi cảnh sống cùng cực càng nhanh càng tốt. Dù ước mơ làm lại cuộc đời bằng một nghề may để nuôi đứa con nhỏ không cha nhưng cô gái này không biết bắt đầu từ đâu và tổ chức xã hội nào sẽ hướng dẫn cũng như giúp đỡ cho mình?

Và còn đây là lời kể của ông Ynoen Ayun, người dân tộc Hà Lăng ở Kontum, cho biết công an mặc thường phục đến nhà chở ông về đồn làm việc vì tín ngưỡng mà ông đang theo đuổi. Ông Ynoen đã nhiều lần bị mời làm việc và bị yêu cầu chối bỏ đức tin của mình. Ông kể lại lần cuối cùng bị bắt giữ trong đồn công an 8 ngày như sau:

“Tôi nói tôi không vô phòng giam vì không phạm tội nhưng công an vẫn đẩy tôi vào đó. Họ nhốt tôi trong cùng buồng giam với tội phạm xì ke, ma túy, mấy người chém giết cho họ đánh mình. Họ tra tấn nhiều cách, họ đánh, họ đá, họ muốn làm gì họ làm. Họ bắt đứng 1 chân, 2 tay dang ra, họ cột 2 bình nước ngọt, mỗi bình 1,2 lít, có đựng nước vào đầu dương vật, bằng sợi dây rất nhỏ làm đau chịu không nổi, chỉ khóc. Lúc đó bị té, bị ngã luôn rồi bị đánh. Mấy người đánh đó biết mình không phạm tội gì hết nhưng công an sai nên họ phải đánh thôi.”

Mặc dù Bộ Công an đã ban hành thông tư nghiêm cấm bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào trong quá trình điều tra hình sự cũng như qui định điều tra viên không được sách nhiễu đối với người bị tạm giữ, thế nhưng những nạn nhân như ông Ynoen không biết kêu cứu ở tổ chức hay đoàn thể nào.

Ngày nay, ở VN, dân chúng hoang mang không hiểu vì sao lại có quá nhiều cái chết oan uổng. Đói quá cũng chết, bệnh nghèo không có thuốc uống cũng chết, đang khỏe mạnh bị chích nhầm vắc-xin cũng chết, đi làm xe bị lọt ổ gà cũng chết, ăn trộm chó cũng bị đánh chết, vào đồn công an cũng có thể bị chết, hay thậm chí phát cơm từ thiện cũng bị đâm chết…

Xã hội VN được chính quyền Hà Nội đánh giá là ổn định nhưng ai sẽ chịu trách nhiệm trả lời về những cái chết được dự báo trước đang diễn ra tràn lan như hiện nay?
  Hòa Ái, phóng viên RFA 
2014-10-09

Kim Jong-Un Đang Lâm Bệnh Hay Sắp Tử Trận Trên Chính Trường?

Ảnh minh họa
Chủ tịch Kim Jong un đã không xuất hiện trước công chúng hơn một tháng qua. Theo tuyên bố chính thức của Bắc Triều Tiên, ông Kim Jong-un đang trị bệnh. Nhưng sự vắng mặt của ông trong cuộc họp Quốc hội nói lên rằng ông đã bị lật đổ.
Tin đồn này càng có căn cứ khi ba quan chức cấp cao, trong đó dẫn đầu là nhân vật quyền lực thứ 2 của Bắc Triều Tiên Hwang Pyong So, đã có chuyến thăm bất ngờ tới Incheon, Hàn Quốc. Khó hiểu hơn nữa là Hwang đã chuyển lời ” chúc mừng chân thành” được cho là của ông Kim Jong un tới các quan chức Hàn Quốc mà ông Kim từng gặp. Nhìn từ bên ngoài thì hành động này có vẻ bình thường, nhưng đó lại là một cử chỉ hòa giải có ý nghĩa lớn và là điều mà các chuyên gia cho rằng ông Kim sẽ không làm như vậy.
Ngoài ra, còn có nhiều suy đoán khác về những gì đã xảy ra với Chủ tịch Kim Jong un.
Phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin ông Kim bị bệnh gút, điều này có thể giải thích tại sao ông xuất hiện lần cuối cùng trước công chúng vào ngày 3/9 với dáng đi khập khiễng.
Trang tin New Focus International cho rằng ông Hwang, người đã tích lũy được quyền lực quân sự và chính trị mới trong những tháng gần đây, đã chiếm đoạt quyền lực của ông Kim và hiện đang nắm quyền kiểm soát ở quốc gia này.
Bài viết của nhà phân tích Gordon G. Chang trên tờ Daily Beast nói rằng: “Có phải Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên đã bị lật đổ? Tất nhiên, ở chế độ cai trị tối tăm nhất thế giới này, hầu hết các kịch bản đều hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta sẽ biết được nhiều hơn khi nhìn thấy ai là người đứng quan sát trong lễ kỷ niệm thành lập Đảng Lao động ngày 10/10. Cho đến lúc đó, chúng ta có thể khẳng định những dấu hiệu cho thấy ông Kim Jong Un đã mất quyền lực, và nếu chưa thì ông ta cũng sẽ sớm trở thành một kẻ bù nhìn mà thôi”.
Kim Jong-un là con trai của Kim Jong-il (1941-2011) và là cháu nội của Kim Il-sung (1912-1994). Ông đã từng giữ các chức danh: Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương, Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Quốc phòng Bắc Triều Tiên, Tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Triều Tiên, và là thành viên Đoàn Chủ tịch của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên. Ông chính thức trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Bắc Triều Tiên sau lễ tang cấp nhà nước của cha mình vào ngày 28/12/2011. Ông Kim Jong-un là con thứ ba và là con út của cố Chủ tịch Kim Jong-il và bà Ko Young-hee.
Từ cuối năm 2010, Kim Jong-un được xem là người kế nhiệm hiển nhiên cho vai trò lãnh đạo quốc gia sau cái chết của cha ông. Đài truyền hình quốc gia Bắc Triều Tiên khi đó đã gọi ông là “Người kế nhiệm vĩ đại”. Tại lễ tưởng niệm cố Chủ tịch Kim Jong-il, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tối cao của Bắc Triều Tiên Kim Yong-nam tuyên bố rằng “đồng chí Kim Jong-un đáng kính là thành viên của đảng chúng ta, là nhà lãnh đạo quân sự và lãnh đạo tối cao của đất nước, người kế thừa tư tưởng, khả năng lãnh đạo, đặc tính, đạo đức, sự cứng rắn và lòng can đảm của đồng chí Kim Jong-il vĩ đại.
Vào ngày 30/12/2011, Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên chính thức bổ nhiệm ông Kim là Tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Triều Tiên. Ngày 11/4/2012, Hội nghị Đảng lần thứ 4 đã bầu ông giữ cương vị mới được thành lập là Bí thư đầu tiên của Đảng Lao động Triều Tiên.
Ông được thăng cấp bậc là nguyên soái của Quân đội nhân dân Triều Tiên vào ngày 18/7/2012, đồng thời củng cố vị trí của mình với tư cách là người chỉ huy tối cao của lực lượng vũ trang.
Ông đã lấy hai bằng, một bằng vật lý tại Đại học tổng hợp Kim Il-sung và một bằng sỹ quan ở Đại học Quân sự Kim Il-sung. Ngày 9/3/2014, Kim Jong-un dễ dàng được bầu cử vào Hội đồng Nhân dân tối cao. Ở độ tuổi 31, ông là nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đầu tiên sinh ra sau khi thành lập nhà nước và là người đứng đầu một quốc gia trẻ nhất thế giới.
Ông Kim là người thứ 46 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes vào năm 2013, giữ vị trí thứ 3 sau Ban Ki-moon và Lee Kun-hee trong số những người Triều Tiên được liệt kê trong danh sách.
(Đại Kỷ Nguyên) 

“Kinh tế Trung Quốc không thể vượt Mỹ”

Ông Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế quốc tế, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới bình luận, kinh tế Trung Quốc không thể vượt Mỹ để đóng vai trò dẫn dắt thế giới, bản thân Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, kìm hãm sức tăng trưởng.

“Kinh tế Trung Quốc không thể vượt Mỹ”

Báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế cho biết, Trung Quốc soán ngôi Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh: TL
Báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế cho biết, Trung Quốc soán ngôi Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Báo cáo đã sử dụng thuyết sức mua tương đương để so sánh nền kinh tế hai cường quốc, đơn thuần là sự so sánh mức giá hàng hóa tính bằng nội tệ và ngoại tệ… Ông bình luận như thế nào về thông tin này?

Kết quả này có được chỉ dựa vào một cách tính toán còn nếu xét theo giá thị trường không phải.

Cách tính toán cho thấy, nếu tính một bát phở ở Việt Nam theo mệnh giá đồng USD, ở Việt Nam chỉ khoảng 1-2 USD nhưng ở Mỹ có thể là 5 USD. Đây chỉ là phép tính so sánh một sản phẩm tính với mức giá ở cả hai nước là bao nhiêu.

 Ở Trung Quốc có 7 nghìn tỷ USD, ở Mỹ có 13 nghìn tỷ USD chẳng hạn, nhưng 7 nghìn tỷ USD ở Trung Quốc có thể mức sống rẻ nhưng nếu như mức sống đó chuyển sang Mỹ phải là 15 nghìn tỷ USD.

Theo đó kết quả chỉ để thưởng thức chứ không có ý nghĩa về mặt kinh tế nhiều. Để so sánh 2 nền kinh tế dựa vào thị trường lượng tiền có trong tay. Thực tế tiềm lực có hay không vẫn là tiền mang ra thị trường để mua, Trung Quốc vẫn chỉ có 7 nghìn tỷ USD còn Mỹ vẫn là 13 nghìn tỷ USD.

Có ý kiến cho rằng, sức mạnh của kinh tế Trung Quốc tạo ấn tượng về lượng nhưng yếu về chất, khẳng định đây vẫn là một nền kinh tế gia công và lắp ráp, không phải nền kinh tế phát minh và sáng tạo. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

Trung Quốc vẫn đang ở giai đoạn cuối của mô hình phát triển dựa vào sức lao động, tài nguyên, tăng cường tín dụng… và đang chuyển sang giai đoạn ở cấp cao hơn là dựa vào công nghệ, kiểm soát ở tầng cao hơn chuỗi giá trị thế giới.

Tiềm lực của Trung Quốc đã gặp phải những giới hạn không thể tăng trưởng nhanh như trước đây mà cần chuyển đổi mô hình nhưng hiện chưa chuyển được và bản thân Trung Quốc cũng đang loay hoay.

Hiện trạng thực tế đang tạo ra khó khăn cho Trung Quốc. Thứ nhất, là nợ xấu rất cao. Nợ của các công ty Trung Quốc đã lên khoảng 6 nghìn tỷ USD, nợ của chính quyền là 1,6 nghìn tỷ USD, tổng nợ đã vượt cả GDP của Trung Quốc. Nợ này có vấn đề là nợ không tích cực do tăng trưởng bơm tiền ra rất nhiều.

Bất động sản thừa ế, công suất sản xuất thừa ế, các vấn đề về môi trường đang tăng mạnh và phải giải quyết mới đi tiếp được nhưng chưa có động thái nào từ phía Chính phủ Trung Quốc cho thấy có thể giải quyết được. Trong khi đó các khó khăn lại có vẻ lớn dần, vì vậy, tăng trưởng của Trung Quốc đang có xu hướng chậm lại.

Nếu sử dụng tiếp nguồn lực tài chính của Chính phủ, tiếp tục bơm và duy trì tăng trưởng cao sẽ rất khó vì nó làm căn bệnh càng ngày càng trầm trọng. Nên trong tương lai gần, Trung Quốc có thể đang bước dần đến sự “va chạm” vì vấn đề nợ đang gặp khó khăn, có những dấu hiệu cho thấy thị trường tài chính càng ngày càng khó khăn và khó kiểm soát.

Va chạm cụ thể là sẽ có một số cuộc vỡ nợ, tác động đến nền kinh tế Trung Quốc thậm chí kinh tế thế giới cũng sẽ ảnh hưởng.

Nguyên nhân dẫn đến khó khăn của Trung Quốc bắt nguồn từ đâu?

Nguyên nhân bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng của Trung Quốc, là tăng trưởng nóng, bơm tiền vào, khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giá rẻ để làm thuê cho nước ngoài.

Tính theo giá trị thị trường nguyên bản của đồng nội tệ Trung Quốc, quốc gia này vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn đuổi kịp Mỹ (Nguồn: BI)
 
Đến thời điểm này lao động Trung Quốc đã tăng giá, tài nguyên dần cạn kiệt, tài chính bơm vào mãi tạo sự thừa ế về công suất sản xuất, thừa ế bất động sản tạo ra bong bóng và nợ xấu tồn đọng vì vậy không thể bơm tiền, nhưng nếu không bơm tiền lại không phát triển được.

Các doanh nghiệp nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu đánh giá ngày càng thấp về môi trường đầu tư tại Trung Quốc và có xu hướng rút khỏi Trung Quốc, vì sao?

Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc đang giảm dần và bản thân những chính sách của Trung Quốc tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài cảm giác không công bằng với các công ty nước ngoài, Trung Quốc tìm cách thiên vị và tăng sức mạnh cho công ty Trung Quốc.

Đồng thời các nguồn tài nguyên khoáng sản khai thác trước đây, lao động giá rẻ không còn là ưu thế, tất cả đang tăng cao từ thuế tài nguyên do ảnh hưởng đến môi trường, chi phí lao động tăng… Đầu vào đang tăng và môi trường ứng xử của Chính phủ với họ không tốt nên tháo chạy là đúng.

Ngoài ra, về mặt quan hệ với Nhật Bản, những động thái gây hấn cũng tạo ra cho các nhà đầu tư cảm giác môi trường không thuận lợi.

Theo ông, trong tương lai kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ không?

Việc Trung Quốc vượt Mỹ để đóng vai trò dẫn dắt thế giới thì không thể nào được. Về khía cạnh kinh tế, Trung Quốc phải tự vượt qua những khó khăn hiện tại của họ, tận dụng quy mô lớn về mặt quy mô tuyệt đối có thể nhưng thu nhập quốc dân theo đầu người thì còn rất lâu mới vượt được Mỹ.

Ngay như con số đóng góp vào GDP thế giới, hiện Trung Quốc hiện cũng đang thấp hơn Mỹ đến 6,5 nghìn tỷ USD.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguyên Thảo
(BizLIVE)

Lễ Quốc Khánh: Cuộc Gặp Lạnh Lẽo Giữa Các Nhà Lãnh Đạo Đảng

(Từ trái sang phải) Tổng Bí Thư Tập Cận Bình cùng người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân đến dự lễ chào mừng ngày Quốc Khánh, kỷ niệm ngày thành lập Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa lần thứ 65 tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ngày 30/9/2014, tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Feng Li/Getty Images)
Trong buổi lễ long trọng chào mừng Ngày Quốc Khánh được tổ chức thường niên tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 30/9, tất cả các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc dường như đều có suy nghĩ riêng khi đang kỷ niệm ngày thành lập Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tham dự buổi lễ gồm có Tổng Bí Thư Tập Cận Bình, thủ tướng Lý Khắc Cường, và 5 thành viên khác của Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính trị, cùng với tất cả 25 thành viên của Ủy Ban Trung ương Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Nhiều quan chức đã nghỉ hưu cũng có mặt, có thể kể đến Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, cặp đôi chính trị tiền nhiệm trước Tập Cận Bình. Ngoài ra còn có nguyên thủ tướng Lý Bằng, nguyên chủ tịch quốc hội Ngô Bang Quốc, nguyên phó chủ tịch Tăng Khánh Hồng, và nguyên Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân.

Sự xuất hiện của Giang Trạch Dân đã gây ngạc nhiên. Ông đã không xuất hiện trước công chúng kể từ tháng 5 năm nay, thời điểm ông gặp tổng thống Nga Putin. Đã có những lời đồn đoán trong nhiều tháng qua cho rằng Giang đang lâm bệnh nặng hoặc đã qua đời. Mới đây, có tin cho rằng ông đang bị quản thúc tại gia.

Tại buổi lễ, Tập nâng cốc chúc mừng Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân. Trong khi Hồ luôn tươi cười, thì Giang vẫn giữ một bộ mặt lãnh đạm, trong báo cáo của Minh Báo, một tờ báo Hong Kong.

“Mọi người không nên bị lừa dối trước vẻ ngoài hòa thuận và đoàn kết. Hãy để ý đến biểu hiện đằng sau, rõ ràng trong tâm mỗi người bọn họ đều rất lo lắng,” Zhou Xiaohui, bình luận viên của Đại Kỷ Nguyên nói, khi ám chỉ đến các vị khách tham dự buổi lễ. “Có vẻ như họ không hồi hộp khi ngồi cùng nhau, vì tất cả đều biết rằng đằng sau buổi tiệc sa hoa này là một cuộc đấu tranh sinh tử.”

“Không ai có thể chắc rằng những người đang ngồi tại đây tương lại sẽ không có mặt trong tù”, Zhou nói.

Ngày 30/9, ngày mừng Quốc Khánh, Ủy Ban Kiểm tra Kỷ Luật Tỉnh Sơn Đông đưa tin trên web của mình rằng Hàn Khắc Phong đã bị cách chức và khai trừ khỏi Đảng vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

    Không ai có thể đảm bảo rằng những người đang ngồi tại đây tương lai sẽ không vào tù”

Ông Hàn từng là phó giám đốc phòng 610 tại thành phố Lai Vu thuộc tỉnh Sơn Đông. Phòng 610 là cơ quan của Đảng, nằm ngoài quyền hạn pháp luật, được thành lập nhằm thực thi việc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch nhằm nhổ tận gốc Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần truyền thống của Trung Quốc. Quá trình thanh trừ đang tiếp diễn của Tập Cận Bình nhắm vào nhiều quan chức đứng về phe Giang, gồm có những người đang làm việc tại phòng 610 như Hàn Khắc Phong, là cú đánh trực tiếp vào vị cựu lãnh đạo này.

Đối với Giang, những tổn thất trên không chỉ là vấn đề uy thế. Theo một nguồn tin bên trong Đảng, Giang và phe cánh của ông ta muốn tránh phải chịu trách nhiệm đối với tội ác đã phạm phải khi tiến hành cuộc bức hại tàn khốc.

Zhou nhấn mạnh lễ đón Quốc Khánh năm ngoái chỉ có các vị lãnh đạo đương chức tham dự chứ không có vị quan chức nghỉ hưu nào ló mặt.

Theo Zhou, Đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn muốn phô bày bộ mặt đoàn kết khi Đảng phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng. Năm nay cũng không phải là ngoại lệ—những cuộc biểu tình quy mô lớn tại Hồng Kông, làm gợi lại sự kiện diễn ra tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 tại Bắc Kinh, có thể thổi bùng ngọn lửa biểu tình lan rộng trên khắp Trung Quốc đại lục và đưa đến sự sụp đổ của ĐCSTQ.

“Tháng mười năm ngoái, [cựu trùm an ninh] Chu Vĩnh Khang xuất hiện trước công chúng…Sau đó không lâu, nhiều người có mối liên hệ với Chu đều bị điều tra,” một cư dân mạng với tên “Hua Xia Zheng Jian” đã bình luận trên Weibo của Trung Quốc. “Đối với một ai đó xuất hiện trước công chúng sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng, thì người đó đã hoàn toàn mất tự do-kết thúc đã đến rất gần sau sự xuất hiện của người đó.”

Chu Vĩnh Khang là một trong những cánh tay phải của Giang Trạch Dân trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Năm ngoái ông chỉ thỉnh thoảng xuất hiện trên truyền thông-như khi về thăm lại trường học nhân dịp kỷ niệm lần thứ 60 thành lập trường vào ngày 1/10 hay khi ông có cuộc gặp với gia đình nhà nghiên cứu thiên văn học quá cố Hoàng Nhuận Can, người đã qua đời trong cùng tháng đó.

Vào tháng 11, ông lại chính thức xuất hiện trên phương tiện truyền thông, và bày tỏ lời chia buồn đối với cái chết của Vương Thừa Tự, nguyên phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc của tỉnh Chiết Giang.

Tháng 7 năm nay, chính quyền Trung Quốc tuyên bố Chu đang bị điều tra. Tuy nhiên theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, cuộc điều tra này đã bắt đầu vào đầu tháng 8 năm 2013,.

Từ Tài Hậu, cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đã xuất hiện và gây chú ý trong lễ đón Năm Mới dành cho các quan chức đã nghỉ hưu, và Tập Cận Bình cũng tham dự.

Tháng 6 năm nay, truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã tuyên bố ông Từ đã bị hủy tư cách Đảng Viên và chịu sự điều tra từ tháng Ba. Ông là quan chức quân đội cấp cao nhất bị chính thức đưa ra xét xử ở tòa án quân sự trong lịch sử nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Như Chu Vĩnh Khang, Từ cũng có mối liên hệ mật thiết với Giang Trạch Dân. Trong các bài bình luận được đăng trên Đại Kỷ Nguyên trước đây, nhà phân tích chính trị Cheng Xiaonong nói rằng “Từ Tài Hậu đã được Giang Trạch Dân nâng đỡ, và dưới quyền Giang, Từ đã tự mình cất nhắc rất nhiều quan chức quân sự”.

“Từ Tài Hậu lệ thuộc vào Giang Trạch Dân. Đó là một phe, và họ bảo vệ lẫn nhau,” Cheng nói.
(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét