Điểm nóng
Tập đoàn Than-KS giải trình “suýt” làm thất thoát 200 tỷ
(VEF.VN) - Trước những sai sót trong quản lý sản xuất, kinh doanh than do Thanh tra Chính phủ phát hiện, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa có giải trình tới Thủ tướng và cho biết đã phối hợp các đơn vị nộp hơn 200 tỷ đồng tiền thuế bị truy thu. Khoảng thời gian 3 năm 2006-2009 được coi là sóng gió nhất của Tập đoàn này với 13 vụ án và 64 bị can bị khởi tố với hàng loạt tội danh buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng trăm nghìn tấn than lậu. Người giữ chức vụ lãnh đạo cao nhất cũng đã bị kỷ luật về Đảng, thôi chức vụ vào năm 2009.
Theo kết luận thanh tra ban hành tháng 3 vừa qua, TKV vấp phải 3 "lỗi" chủ yếu: hạch toán thiếu và sai qui định các khoản chịu thuế dẫn tới thất thoát hơn 200 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước, lỗi thứ hai là khai thác, vận chuyển than mà chưa có giấy phép, buông lỏng quản lý việc tiêu thụ than dẫn tới xuất lậu than, lỗi thứ 3 là chưa tuân thủ đầy đủ về bảo vệ môi trường.
"Sót" hơn 200 tỷ đồng thuế: hạch toán nhầm và chậm
Chia sẻ với Diễn đàn kinh tế Việt Nam, ông Lê Minh Chuẩn, TGĐ Tập đoàn TKV bày tỏ: "Nói TKV làm thất thoát 200 tỷ đồng là hơi nặng nề. Việc thực hiện trong quản lý của doanh nghiệp có thể là chưa đúng ở luật này nhưng lại là đúng với luật kia. Một số thủ tục liên quan luật thuế chưa làm hết."
Con số hơn 200 tỷ đồng thuế phải truy thu của TKV bắt nguồn từ việc bỏ sót các khoản thu nhập phải chịu thuế, vi phạm qui định trong quản lý tài chính, kế toán... Nhưng theo văn bản giải trình cụ thể của TKV với Thủ tướng, lý do chủ yếu là khách quan và thực chất, việc hạch toán kế toán tại các đơn vị vẫn là hợp lý, hợp lệ.
Ví dụ như năm 2009, TKV đã nhận một khoản tiền phạt hợp đồng mua than từ khách hàng ICC trị giá tới 1,05 triệu USD, tức hơn 18,679 tỷ đồng với mức thuế thu nhập doanh nghiệp đáng lẽ phải nộp là hơn 4,66 tỷ đồng, nhưng do TKV không đưa vào hạch toán khoản thu này nên ngân sách đã bị thất thu. Tuy nhiên, giải trình tới Thủ tướng, TKV cho biết, do giấy báo có của ngân hàng không ghi rõ tên nội dung của khoản tiền nên kế toán đã hạch toán ghi có khoản tiền trả tiền than của khách hàng. Sau khi phát hiện đó là khoản tiền phạt bồi thường, kế toán đã điều chỉnh nội dung này trong quyết toán của năm 2010.
Khoản "thất thu" bị thanh tra phát hiện lớn nhất trong tổng số khoản hơn 200 tỷ đồng ở TVK là trên 142,72 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tính cho số dư trị giá 570 tỷ đồng tại 5 quĩ tập trung của TKV.
TKV lý giải, năm 2007, các quỹ đặc thù này của Tập đoàn đã được Tổng Cục thuế có công văn phép chuyển số dư sang năm sau và giảm trừ vào tỷ lệ thu các năm kế tiếp sau. Hơn nữa, năm 2006, thanh tra Bộ Tài chính kết luận đã không đề nghị kết chuyển số dư sang lãi (trừ quỹ môi trường) và có đề nghị Tập đoàn có kế hoạch sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. Vì có "cơ chế mở" này, khi giải trình Dự thảo Kết luận Thanh tra, TKV cũng đã đề nghị Thanh tra Chính phủ xem xét miễn giảm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số dư 5 quỹ. Song, theo kết luận chính thức thì cơ quan thanh tra đã không đồng ý việc miễn giảm này.
Riêng các khoản hạch toán mà Thanh tra chính phủ cho rằng, TKV làm sai quy định, thất thu 8,2 tỷ đồng, TKV cho rằng, có những khoản chi phí năm trước được phát hiện và hạch toán vào năm sau là chi phí hợp lý, hợp lệ theo chế độ kế toán. Vì kỳ trước chưa hạch toán cho nên phải được tính vào chi phí kỳ sau và ngược lại nếu phải loại trừ khỏi kỳ sau thì phải được tính vào kỳ trước khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Báo cáo thêm về đóng góp cho ngân sách, TKV khẳng định đã nỗ lực để tăng doanh thu, đóng góp ngày càng cao cho ngân sách trong 5 năm qua. Nếu năm 2005, tổng doanh thu Tập đoàn mới là 22.788 tỷ đồng, nộp ngân sách 1.407 tỷ đồng thì năm 2010, doanh thu đạt 78 ngàn tỷ đồng, nộp ngân sách trên 8.000 tỷ đồng.
Giấy phép than ách tắc ở "trung ương"
Kết luận Thanh tra cho thấy TKV có dấu hiệu vi phạm luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường khi việc tổ chức, quản lý khai thác than buông lỏng ... Thanh tra cho biết, có những khu vực phải khai thác hầm lò thì TKV lại cho khai thác lộ thiên cho những đơn vị không được phép khai thác lộ thiên như Công ty Than Hạ Long, Công ty Than Uông Bí, Quang Hanh, Mạo Khê, Khe Chàm, Xí nghiệp Than Hà Ráng ở mỏ Hà Ráng từ năm 2009.
TKV còn cho phép khai thác vượt công suất so với giấy phép được cấp cho các công ty như công ty Cổ phần Than Đèo Nai, Công ty Than Hà Lầm, Công ty Cổ phần than Vàng Danh. Trong khi đó, một số công ty như Công ty Than Hạ Long, Công ty Than Nam Mẫu, Uông Bí, Tổng công ty Đông Bắc còn khai thác ngoài ranh giới được cấp phép...
Từ tháng 8/2008 đến thời điểm thanh tra, TKV còn 16 điểm vỉa mỏ đang khai thác chưa được cấp giấy phép và 3 đơn vị sàng tuyển than của Tập đoàn vẫn chưa được cấp giấy phép chế biến than..
Chưa hết, TKV còn để xảy ra hao hụt, thất thoát than rất lớn như 10.289 tấn than ở Xí nghiệp Than Cẩm Thành, công ty TNHH một thành viên Than Hạ Long, 25.799 tấn ở Công ty Kho vận Hòn Gai mà chưa xác định rõ nguyên nhân, xử lý kỷ luật... Vì quản lý không chặt chẽ nên khi xuất khẩu 99 triệu tấn than giai đoạn 2006-2010, đã có tình trạng móc ngoặc giữa chủ hàng với cán bộ nhân viên công ty than để gian lận số lượng than, chủng loại than...
Công ty Cổ phần kinh doanh than Cẩm Phả nhận thầu tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu, Đèo Nai rồi lại thuê đơn vị khác thực hiện. Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ của TKV còn thuê 21 đơn vị bên ngoài thực hiện tất cả các công đoạn khai thác than, kể cả việc vận chuyển than ra khỏi khai trường trong khi qui định trong ngành là cấm.
Lý giải việc này, ông Lê Minh Chuẩn nói, Tập đoàn đã được bộ TN&MT cấp 63 giấy phép khai thác, ngoài ra còn có các điểm lộ nhỏ, vỉa nhỏ, phải tổ chức khai thác thêm, Tập đoàn đã làm hồ sơ xin phép nhưng Bộ lập thủ tục chưa xong. Đây lại là những điểm rất nhạy cảm, ngoài gianh giới, nằm trong nhà dân.
Cụ thể hơn theo bản giải trình của TKV, có giai đoạn các hồ sơ xin cấp phép gửi lên Cục Địa chất- khoáng sản Việt Nam đều bị ách lại, Cục không nhận hồ sơ do thiếu Quy hoạch ngành, một cơ sở pháp lý để phê duyệt, hoặc do thiếu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên môi trường, hoặc do qui định mới, cấp phép khai thác than phải do Thủ tướng xem xét trước nên việc cấp phép không thể kịp thời, nhanh chóng.
"Riêng về việc khai thác vượt công suất, chúng tôi đã báo cáo Chính phủ và hiện đã được Chính phủ cho phép khai thác cộng từ 10% sản lượng so với giấy phép", ông Chuẩn nói.
Vị tân tổng giám đốc này của TKV còn khẳng định thêm: "Trước năm 2008, một số đơn vị của Tập đoàn do năng lực yếu nên thuê đơn vị bên ngoài vào làm việc. Sau có chỉ đạo của Thủ tướng, Tập đoàn chúng tôi đã chấm dứt việc này."
Với các trường hợp cụ thể như ở các phân xưởng kho cảng Nam Cầu Trắng, Việt Hưng và Cái Món của Công ty kho vận Hòn Gai xảy ra hao hụt 25 799 tấn, TKV đã kiểm tra, xác định trách nhiệm và xử lý các tập thể, các nhân có liên quan theo quy định.
Ông Chuẩn chia sẻ: Làm doanh nghiệp, việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước là vấn đề bình thường. Qua thanh tra, giúp cho Tập đoàn chấn chỉnh công tác quản lý là điều tốt. Không phải cứ thanh tra là có tội.
Vì thế, khi tại doanh nghiệp có những việc chưa chuẩn, Thanh tra hướng dẫn để tập đoàn thực hiện cho đúng, tốt hơn.
Theo kết luận thanh tra ban hành tháng 3 vừa qua, TKV vấp phải 3 "lỗi" chủ yếu: hạch toán thiếu và sai qui định các khoản chịu thuế dẫn tới thất thoát hơn 200 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước, lỗi thứ hai là khai thác, vận chuyển than mà chưa có giấy phép, buông lỏng quản lý việc tiêu thụ than dẫn tới xuất lậu than, lỗi thứ 3 là chưa tuân thủ đầy đủ về bảo vệ môi trường.
"Sót" hơn 200 tỷ đồng thuế: hạch toán nhầm và chậm
Chia sẻ với Diễn đàn kinh tế Việt Nam, ông Lê Minh Chuẩn, TGĐ Tập đoàn TKV bày tỏ: "Nói TKV làm thất thoát 200 tỷ đồng là hơi nặng nề. Việc thực hiện trong quản lý của doanh nghiệp có thể là chưa đúng ở luật này nhưng lại là đúng với luật kia. Một số thủ tục liên quan luật thuế chưa làm hết."
Con số hơn 200 tỷ đồng thuế phải truy thu của TKV bắt nguồn từ việc bỏ sót các khoản thu nhập phải chịu thuế, vi phạm qui định trong quản lý tài chính, kế toán... Nhưng theo văn bản giải trình cụ thể của TKV với Thủ tướng, lý do chủ yếu là khách quan và thực chất, việc hạch toán kế toán tại các đơn vị vẫn là hợp lý, hợp lệ.
Ví dụ như năm 2009, TKV đã nhận một khoản tiền phạt hợp đồng mua than từ khách hàng ICC trị giá tới 1,05 triệu USD, tức hơn 18,679 tỷ đồng với mức thuế thu nhập doanh nghiệp đáng lẽ phải nộp là hơn 4,66 tỷ đồng, nhưng do TKV không đưa vào hạch toán khoản thu này nên ngân sách đã bị thất thu. Tuy nhiên, giải trình tới Thủ tướng, TKV cho biết, do giấy báo có của ngân hàng không ghi rõ tên nội dung của khoản tiền nên kế toán đã hạch toán ghi có khoản tiền trả tiền than của khách hàng. Sau khi phát hiện đó là khoản tiền phạt bồi thường, kế toán đã điều chỉnh nội dung này trong quyết toán của năm 2010.
Khoản "thất thu" bị thanh tra phát hiện lớn nhất trong tổng số khoản hơn 200 tỷ đồng ở TVK là trên 142,72 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tính cho số dư trị giá 570 tỷ đồng tại 5 quĩ tập trung của TKV.
TKV lý giải, năm 2007, các quỹ đặc thù này của Tập đoàn đã được Tổng Cục thuế có công văn phép chuyển số dư sang năm sau và giảm trừ vào tỷ lệ thu các năm kế tiếp sau. Hơn nữa, năm 2006, thanh tra Bộ Tài chính kết luận đã không đề nghị kết chuyển số dư sang lãi (trừ quỹ môi trường) và có đề nghị Tập đoàn có kế hoạch sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. Vì có "cơ chế mở" này, khi giải trình Dự thảo Kết luận Thanh tra, TKV cũng đã đề nghị Thanh tra Chính phủ xem xét miễn giảm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số dư 5 quỹ. Song, theo kết luận chính thức thì cơ quan thanh tra đã không đồng ý việc miễn giảm này.
Riêng các khoản hạch toán mà Thanh tra chính phủ cho rằng, TKV làm sai quy định, thất thu 8,2 tỷ đồng, TKV cho rằng, có những khoản chi phí năm trước được phát hiện và hạch toán vào năm sau là chi phí hợp lý, hợp lệ theo chế độ kế toán. Vì kỳ trước chưa hạch toán cho nên phải được tính vào chi phí kỳ sau và ngược lại nếu phải loại trừ khỏi kỳ sau thì phải được tính vào kỳ trước khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ảnh minh họa: LĐ |
Giấy phép than ách tắc ở "trung ương"
Kết luận Thanh tra cho thấy TKV có dấu hiệu vi phạm luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường khi việc tổ chức, quản lý khai thác than buông lỏng ... Thanh tra cho biết, có những khu vực phải khai thác hầm lò thì TKV lại cho khai thác lộ thiên cho những đơn vị không được phép khai thác lộ thiên như Công ty Than Hạ Long, Công ty Than Uông Bí, Quang Hanh, Mạo Khê, Khe Chàm, Xí nghiệp Than Hà Ráng ở mỏ Hà Ráng từ năm 2009.
TKV còn cho phép khai thác vượt công suất so với giấy phép được cấp cho các công ty như công ty Cổ phần Than Đèo Nai, Công ty Than Hà Lầm, Công ty Cổ phần than Vàng Danh. Trong khi đó, một số công ty như Công ty Than Hạ Long, Công ty Than Nam Mẫu, Uông Bí, Tổng công ty Đông Bắc còn khai thác ngoài ranh giới được cấp phép...
Từ tháng 8/2008 đến thời điểm thanh tra, TKV còn 16 điểm vỉa mỏ đang khai thác chưa được cấp giấy phép và 3 đơn vị sàng tuyển than của Tập đoàn vẫn chưa được cấp giấy phép chế biến than..
Chưa hết, TKV còn để xảy ra hao hụt, thất thoát than rất lớn như 10.289 tấn than ở Xí nghiệp Than Cẩm Thành, công ty TNHH một thành viên Than Hạ Long, 25.799 tấn ở Công ty Kho vận Hòn Gai mà chưa xác định rõ nguyên nhân, xử lý kỷ luật... Vì quản lý không chặt chẽ nên khi xuất khẩu 99 triệu tấn than giai đoạn 2006-2010, đã có tình trạng móc ngoặc giữa chủ hàng với cán bộ nhân viên công ty than để gian lận số lượng than, chủng loại than...
Công ty Cổ phần kinh doanh than Cẩm Phả nhận thầu tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu, Đèo Nai rồi lại thuê đơn vị khác thực hiện. Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ của TKV còn thuê 21 đơn vị bên ngoài thực hiện tất cả các công đoạn khai thác than, kể cả việc vận chuyển than ra khỏi khai trường trong khi qui định trong ngành là cấm.
Lý giải việc này, ông Lê Minh Chuẩn nói, Tập đoàn đã được bộ TN&MT cấp 63 giấy phép khai thác, ngoài ra còn có các điểm lộ nhỏ, vỉa nhỏ, phải tổ chức khai thác thêm, Tập đoàn đã làm hồ sơ xin phép nhưng Bộ lập thủ tục chưa xong. Đây lại là những điểm rất nhạy cảm, ngoài gianh giới, nằm trong nhà dân.
Cụ thể hơn theo bản giải trình của TKV, có giai đoạn các hồ sơ xin cấp phép gửi lên Cục Địa chất- khoáng sản Việt Nam đều bị ách lại, Cục không nhận hồ sơ do thiếu Quy hoạch ngành, một cơ sở pháp lý để phê duyệt, hoặc do thiếu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên môi trường, hoặc do qui định mới, cấp phép khai thác than phải do Thủ tướng xem xét trước nên việc cấp phép không thể kịp thời, nhanh chóng.
"Riêng về việc khai thác vượt công suất, chúng tôi đã báo cáo Chính phủ và hiện đã được Chính phủ cho phép khai thác cộng từ 10% sản lượng so với giấy phép", ông Chuẩn nói.
Vị tân tổng giám đốc này của TKV còn khẳng định thêm: "Trước năm 2008, một số đơn vị của Tập đoàn do năng lực yếu nên thuê đơn vị bên ngoài vào làm việc. Sau có chỉ đạo của Thủ tướng, Tập đoàn chúng tôi đã chấm dứt việc này."
Với các trường hợp cụ thể như ở các phân xưởng kho cảng Nam Cầu Trắng, Việt Hưng và Cái Món của Công ty kho vận Hòn Gai xảy ra hao hụt 25 799 tấn, TKV đã kiểm tra, xác định trách nhiệm và xử lý các tập thể, các nhân có liên quan theo quy định.
Ông Chuẩn chia sẻ: Làm doanh nghiệp, việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước là vấn đề bình thường. Qua thanh tra, giúp cho Tập đoàn chấn chỉnh công tác quản lý là điều tốt. Không phải cứ thanh tra là có tội.
Vì thế, khi tại doanh nghiệp có những việc chưa chuẩn, Thanh tra hướng dẫn để tập đoàn thực hiện cho đúng, tốt hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét