Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Chuẩn bị vai trò lãnh đạo cho thế hệ "thái tử đảng" - Xây dựng ‘nguy hiểm hơn giàn khoan’

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc là quốc gia phải thực hiện “4 tôn trọng” -(Dantri)   -Ông Vương Nghị đưa ra “4 tôn trọng” rất hay, nhưng chính Trung Quốc mới cần thực hiện, còn Việt Nam đã biết rõ những gì cần tôn trọng và có trách nhiệm thực hiện từ lâu rồi.
Ngôn từ hiếu chiến, xấc xược, xuyên tạc trắng trợn của báo Trung Quốc   – (GDVN) –  “Kết thúc bài xã luận sặc mùi hiếu chiến, Thời báo Hoàn Cầu nói rằng ‘Trung Quốc chưa muốn kết thúc vấn đề Biển Đông với Việt Nam và Philippines trong thời điểm hiện nay’, nếu 2 nước mà “dồn” Trung Quốc thì cuối cùng chính Trung Quốc sẽ “dồn” lại và 2 nước mới phải vào chân tường?!”
Trung Quốc bênh vực hoạt động xây đảo ở Trường Sa  -(VOA) – Trung Quốc lại khẳng định các hoạt động xây cất của Bắc Kinh trên quần đảo Trường Sa nằm hoàn toàn trong khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc.   >>>  VN, TQ tranh cãi về cáo giác ngư dân Việt bị hành hung
Lãnh thổ Đài Loan vẽ bản đồ biển Đông   – (PLTP)  —  Đài Loan sắp hoàn tất bản đồ các đảo tranh chấp tại Biển Đông  - (RFI)
Đài Loan vẽ bản đồ trái phép các đảo ở biển Đông   -(TT)   —  Trung Quốc xây trái phép bãi ngầm thành đảo nổi  - (TT)   —  Các đảo trinh nguyên của Xisha (Hoàng Sa) hấp dẫn khách du lịch   -(Kichbu)   —  Mỹ, Philippines sắp tập trận chung ở Biển Đông   -(VTC)
Người Trung Quốc dự đoán có “chiến tranh” với Nhật Bản  - (ĐSPL)   —  JCG tiếp tục tố tàu Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật Bản  - (TTXVN)   —  Tàu Trung Quốc vào gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản   -(Tin Tức)
TQ đã xây dựng hệ thống nghìn tàu cá, ngư dân có thể đổ bộ lên Senkaku   – (GDVN)   —   Trung Quốc Trang Bị Tàu Chiến Hải Quân Để Chiến Đấu Chống Tàu Ngầm Mỹ   – (ĐKN)   —  Chuyên gia TQ: Mỹ-Nhật ‘chống lưng’ Philippines trên biển Đông   -(ĐV)   —  Ấn Độ nhập cuộc và vị trí của Việt Nam trong cấu trúc an ninh châu Á   -(Diễn Ngôn)
“5 ngón tay còn có ngón ngắn ngón dài, nhưng tất cả trên một bàn tay”  –  (GDVN)  —  Du lịch Trung Quốc giá rẻ viếng tượng «Bác» Đặng Tiểu Bình ? (RFI). Giáo sứ Hoàng Dũng: “Thật đáng buồn khi các công ty du lịch đưa đồng bào mình đến thăm bức tượng – không phải của một kẻ đã gây tội ác với người Việt, mà như một danh nhân
*** Đồng ý là “5 ngón tay có ngón ngắn ngón dài nhưng đều ở trên một bàn tay” – ngón ngắn nó cứ muốn dành phần cho mình nó thì sao đây???



Tranh cổ động cho Cải cách ruộng đất
Cải cách ruộng đất: Hỏng, đủ, không nhất thiết và chìa khóa  -(VNTB)  –    6 đợt cải cách với dấu ấn của cố vấn Trung Quốc, càng về sau lại càng xảy ra hiện tượng đấu tố tràn lan, mất kiểm soát ở đợt 7, đợt 8 giảm tô; đợt 4, đợt 5 CCRĐ… Phương châm “thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch” cho thấy sự mù quáng của chính trị giai cấp trước pháp lý khi cố tình “lãnh đạo… lấn át… thay thế” pháp lý. Điều này đã khiến bản chất của cuộc cải cách không còn được giữ như lúc đề ra, dẫn đến mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát (tình trạng vô chính phủ).
Trước, trong và sau khi cuộc triển lãm diễn ra, nhiều ý kiến bất bình, căm phẫn và thấy hụt hẫng vì nó chưa đem lại cái nhìn đầy đủ về một giai đoạn tối trong cách mạng ruộng đất. Đảng Cộng sản vẫn chưa-thực-sự nghiêm túc nhìn nhận lại toàn bộ sai lầm của mình ngay cả trong việc trình bày một sự kiện lịch sử (chứ chưa nói đến việc bồi thường cho nạn nhân).
Thời kỳ cải cách ruộng đất đã có nồi nhôm, đũa nhựa?   -(Baron Trịnh)   —-  Những đứa con thất đức   -(Baron Trịnh)    >>>   Vài chuyện vụn vặt về Cải cách ruộng đất   —   —  Trần Huy Liệu – Trích Nhật ký Cải cách Ruộng đất – Về chuyện đấu tố bà Nguyễn Thị Năm  – (Talawas)   —  Cảnh đấu tố bà Nguyễn Thị Năm trong sách giáo khoa   -( Tin Không Lề FB)
Cuộc triển lãm những oan hồn   -(DLB) – “Những người dân vô tội ấy là ai? Họ là nạn nhân của chế độ.   Họ là con dê tế thần cho Hồ Chí Minh thực hiện chỉ thị của Mao Trạch Đông và khủng bố toàn miền Bắc, làm tê liệt mọi mầm mống phản kháng chế độ vừa mới cướp được chính quyền.  Họ bị giết chết một cách tức tưởi, gia đình bị xâu xé ly tán, tài sản của cải bị thâu tóm bởi bọn cướp có vũ trang. Họ đã bị giết chết thêm một lần nữa bởi cuộc triển lãm này

Mời xem lại: Chuyện về người phụ nữ từng bị xử lý oan: Tìm mộ bà Cát Hanh Long   – (CAND)   —     Chuyện về người phụ nữ đầu tiên bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất   –  (Tễu)
Viết nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ  -(LĐ) - Dương Trung Quốc – 8:56 AM, 22/07/2012 -Gia đình người đã khuất đến gặp tôi cũng chỉ để hỏi làm thế nào cho lịch sử công bằng? Tôi viết bài báo này liên quan đến hai sự kiện nghề nghiệp mà tôi vừa can dự cũng để nhắc lại câu hỏi ấy, ngay trước dịp cả nước kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ. Với tôi cả hai vị đều là những liệt sĩ thực thụ của những vụ án “mạc tư hữu” trong lịch sử.
Bà Cát Hanh Long (Nguyễn Thị Năm).===>>>
***Hơ! hơ! ông DTQ lại cho rằng Bà Năm là “thương binh liệt sĩ” ? – Vậy ông lại “nâng tầm” của Bà “Địa chủ ác ghê” mà ông tác giả viết trước khi đem bắn Bà Năm để mở màng cho cuộc “cải cách ruộng đất long trời lở đất” mà bác Hồ và đảng “ta” phát động cùng nhúng tay vào.
CCRD – Thành tích vĩ đại của Con Rắn Biết “Khóc”  -(DLB)  —   Bài thơ về Cải cách ruộng đất của Văn Cao - (Boxitvn) – Nguyễn trọng Tạo -“Người ta các đồng chí của tôi/ Treo tôi lên một cái cây/ Đợi một loạt đạn nổ/ Tôi sẽ dẫy như một con nai con/ Ở đầu sợi dây/ Giống như một nữ đồng chí/ Một anh hùng của Hà Tĩnh/ Tôi sẽ phải kêu lên/ Như mọi chiến sĩ bị địch bắn/ Đảng Lao động Việt Nam muôn năm…”
TRIỄN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 2014 – ĐÁNH CHẾT CÁI NÓI LÁO VẪN KHÔNG CHỪA   -(Hồ Hải) – “Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất… Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc chưa thấy ai đi mua áo cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất.  Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt.  Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên  vừa  giẫm  vừa hô:  ‘Chết  còn  ngoan  cố  này,  ngoan  cố  nổi với các ông nông dân không này?’ Nghe xương kêu răng rắc mà  tớ  không  dám  chạy,  sợ  bị  quy  là  thương  địa  chủ.  Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy…”  
Bà Cát Thành Long Nguyễn Thị Năm và ông Hồ Chí Minh    -(GX Tân Lộc) -Nguyễn Thông   —  Người đầu tiên công khai đòi công lý cho bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long)   -(Nguyễn Thông)   —  Biên niên sử của một bi kịch  - (Nguyễn Hoa Lư)   —   Nói chuyện oan khuất của bà Cát Hanh Long    –  (Sáng Tạo)   —  Cuộc đổi đời: Cát Hanh Long, nhũ danh Bà Nguyễn Thị Năm   -(Minh Đức)
Phỏng vấn con địa chủ: Nếu có Cải cách ruộng đất, tôi sẽ là đao phủ  – (JB Nguyễn Hữu Vinh) – Video
Từ việc đảng công khai sai lầm trong Cải cách ruộng đất, thấy âu lo về một cuộc cách mạng mới  -(BLA) – LS Trần hồng Phong. Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây tại miền Bắc Việt Nam (phần 1)  -(RFA)   >>>  Phần 2: Các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất    >>>>   Phần 3: Giai đoạn cuối của cuộc cải cách ruộng đất   >>>   Phần 4: Đảng và Nhà nước đã chuẩn bị thế nào cho cải cách ruộng đất?   >>>   Phần 5: Diễn biến cụ thể một đợt Cải cách ruộng đất   >>>   Phần 6: Diễn biến cụ thể một vụ xử án địa chủ   >>>   Phần 7: Lời kể của một nạn nhân
“10 năm nay, tỉ lệ thất nghiệp đều gần như vậy!”  – (Dân trí)
HĐND TPHCM đình chỉ một đại biểu do bị tạm giam   – (NLĐ)   —    Bắt ông Trương Vĩ Kiến, GĐ Tân Cường Thành, đại biểu HĐND TP.HCM  – (MTG) – “Theo thông tin từ lãnh đạo HĐND, ông Trương Vĩ Kiến bị cơ quan điều tra bắt giam với cáo buộc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ông Kiến sinh 1965, quê quán Phúc Kiến, Trung Quốc
Nhà công thành… “nhà ông”!   -(NLĐ) – Mời xem lại :Tài sản quốc gia “vô tư” biến thành của riêng   -(GDVN)
TP Cần Thơ: CSGT quận Ô Môn xử phạt trái Thông tư 13   -(NCT)   —  Công chức làm sai, bồi thường bằng… tiền thuế của dân  - (TT)   —   Hà Nội: Ồ ạt xây dựng trái phép trên “đất vàng” được quy hoạch dự án   -(DT)   —  Đại biểu QH: “Cấm bán bia ở vỉa hè là cách làm hay”   -(KP) *** Đồ ba trợn!!!
Hàng trăm xe đò chở khách bị ném đá   -(RFA)
________________________________________________________________

Thông báo số 6/Hội NBĐLVN về khai trừ ông Ngô Nhật Đăng  -(VNTB)

LICH SỬ VIỆT NAM QUA TỪNG MỐC THỜI GIAN TRONG GIAI ĐOẠN 1945 – 1946   – (TNM)

Quy trình Xét xử công minh- Ân xá Quốc Tế (Bài 11)   -(VNTB)

Vài điều kiện cần thiết của một xã hội dân chủ   – (JonathanLondon)
Nhân Đèn cù, Bên thắng cuộc và etc: Huyền thoại “sự thật Bắc Việt”    -(Nhị Linh)
CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 78 -Ngắm từ đầu hổ tới đít trâu…   -(Nhật Tuấn)
Đào Tiến Thi: Tản mạn về bệnh vô cảm xã hội chủ nghĩa    -(Văn Việt)

Con bạc khét tiếng gốc Việt bị bắn chết ở Australia  -(VnEx) – Báo “ta” không dám cho biết tên này là ai, có “dây mơ rễ má” gì ở VN- Đây là những tin cũ mới về nhân thân của Peter Hoang  :  -Em họ (?) của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải bị bắn chết: Con bạc khét tiếng gốc Việt bị bắn chết ở Australia (VnEx 10-9-14) -Croydon Park gun victim Peter Tan Hoang was $90 million high roller with links to Asian crime syndicates, police believe (Daily Telegraph 11-9-14) — Đọc lại tin mà viet-studies đã đăng: Pete Hoàng, em họ của Phó Thủ Tường Việt Nam bị bắt tội rửa tiền tại Úc (5-6-14) — Có người cho rằng Pete Hoàng không là bà con gì với PTT Hoàng Trung Hải, vậy hãy xem liên hệ này như theo lời đồn đải, chưa được kiểm chứng. ◄◄  -(Vietstudies)   —   Em Của 1 Phó Thủ Tướng VN, Trùm Cờ Bạc Bị Bắn Chết Ở Úc; Peter Hoang tự nhận kiếm 90 triệu đô nhờ cờ bạc ở Úc trong 5 năm  -(VB)
 Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Việt Nam chỉ trích Trung Quốc quấy nhiễu tàu cá Việt Nam tại vùng biển quần đảo Tây Sa là không đúng sự thật  -(CRI)
Từ Đại Học Tới Tàu Bệnh Viện: Đức Quốc Giúp Người Dân Việt  -(VB)

Làm Sao Bảo Vệ nổi Chủ Nghĩa Mác Lê?  – Đỗ đăng Liêu – (VB)  -Báo Quân Đội Nhân Dân mới đây đăng bài viết của Đại Tá, Thạc Sĩ Nguyễn Đức Thắng, với tựa đề: Chủ nghĩa Mác – Lê-nin cần tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Tác giả nhắc lại sự sụp đổ của chủ nghiã cộng sản tại ngay cái nôi của nó là nước Nga, nhưng lập tức đổ hết lý do cho “chủ nghĩa đế quốc” và “các thế lực thù địch”.
Chiến Tranh Với Hoa Lục…  – Trần Khải -(VB)  –  Thế mới biết, Hà Nội đánh Sài Gòn là để “đánh cho Liên Xô, cho Tàu,” nhưng Đài Bắc vẽ bản đồ Biển Đông là chung sức với Bắc Kinh… vì lý tưởng bành trước Đại Hán.

THỜI SỰ VIỆT NAM 1945 – 1946  -(TNM)

Dân oan không được xem triển lãm cải cách ruộng đất ?  -(XuanVN) –  Sáng 11.9.2014, bà con dân oan Dương Nội đã đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội để xem triển lãm Cải cách ruộng đất. Đoàn người đi bộ đến bảo tàng, đứng trước cổng để xem các thông tin về cuộc triển lãm trưng bày về Cải cách ruộng đất. Lúc đó đã gần trưa, bảo vệ nói đã hết giờ xem, hẹn bà con đến vào lúc 2h chiều. Bà con Dương Nội tản ra  vườn hoa  Cổ Tân gần đó để ăn và nghỉ trưa.
2 h chiều, bà con vào thăm triển lãm thì lực lượng bảo vệ triển lãm bắt dân cởi áo mới cho vào bảo tàng. Khi bà con cởi áo xong để vào thì họ nói với bà con: Triển lãm cải cách gặp sự cố về ánh sáng nên tạm đóng cửa.  Được biết, bà con sẽ quyết tâm xem bằng được cuộc triển lãm này.

Những bức hình kinh khủng trong Cải Cách Ruộng Đất…  –  (Mai tú Ân)   >>>  Một nửa sự thật không phải là sự thật…
Phỏng vấn dân oan Dương Nội tham quan triển lãm CCRĐ ngày 11-9-2014 -(DL)   >>>   Trịnh Hữu Long – Triển lãm hay không triển lãm?   >>>  Bà con dân oan Dương Nội biểu tình trước triển lãm Cải Cách Ruộng Đất
 Bà Bùi Hằng và hai người bạn đã làm đơn kháng án   -(DCCT)   >>>   Lương tâm giá bao nhiêu?

Tôi biết ơn họ   –  Trọng (Danlambao) – 6 năm trước, chỉ một biểu ngữ với nội dung như trên đã khiến nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cùng 5 người bạn bị kết án tổng cộng 22 năm tù. Cùng thời điểm đó, Phạm Thanh Nghiên bị kết án 4 năm tù giam chỉ vì treo tấm biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” trong nhà.  ===>>>
Thư ngỏ của MLBVN về Chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết  -(NLBVN)
Tập kết  –  Trích hồi ký LẬT TỪNG MẢNH GHÉP – Trương tuyết Mai – (Diễn đàn)

Nguyễn Quang Thạch – Thảm sử Cải Cách Ruộng Đất, của chiến tranh Nam Bắc và hành động của chúng ta  -(DL)
Quảng Đức – Xây dựng lí tưởng sống-(DL)   —  Jonathan London – Vài điều kiện cần thiết của một xã hội dân chủ-(DL)
5xu – Đọc Đèn Cù thế nào?-(DL)  —   Bùi Anh Trinh – Khởi thủy cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc.-(DL)

Đại Công báo:6 tàu ngầm Việt Nam ảnh hưởng nặng đến quan hệ với TQ   -(GDVN)   >>>    Ngôn từ hiếu chiến, xấc xược, xuyên tạc trắng trợn của báo Trung Quốc  Kiểm tra thông tin các lô dầu khí Trung Quốc mời thầu  – (TNO)  -Chiều 11.9, tại buổi họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết sẽ xác minh thông tin về 33 lô dầu khí mà Trung Quốc mới mời thầu trong buổi sáng.
 Người Việt lười từ việc nhỏ: Công chức cắp ô không… lười?    -(ĐV)   —  Thuê tù nhân làm cán bộ, quyết không bỏ lọt… người tài!   -(ĐV)
Tiểu thương nghèo khổ bị chèn ép giữa lòng Thủ đô  -(GDVN)- Những người dân nghèo hàng ngày chạy chợ kiếm từng đồng bạc lẻ nuôi con ăn học đã bị chèn ép bắt đầu từ quyết định Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm – ông Lê Văn Thư.
Đại biểu nhân dân bị bắt từng được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý  -(MTG) -Như tin đã đưa, sáng nay 11.9, tại phiên khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) bất thường, Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM Trương Thị Ánh thông báo việc ông Trương Vĩ Kiến, đại biểu HĐND thành phố đang bị Bộ Công an điều tra.Ông Trương Vĩ Kiến, đại biểu HĐND bị bắt, từng được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý.
Cụ thể, ông Kiến từng được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 năm 2006, hạng 2 năm 2010. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2003 và 2006, Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2007, danh hiệu “Doanh nhân Việt tiêu biểu” năm 2006 và nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ ngành trung ương và UBND TP.HCM. Thông tin từ HĐND TP.HCM, ông Kiến là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần dây cáp điện Tân Cường Thành.
Ông là cử nhân chính trị, đại biểu HĐND thành phố khóa 7, được UBMTTQ giới thiệu ứng ửng và trúng cử đại biểu HĐND thành phố khóa VIII (nhiệm kỳ 2011 – 2016), đơn vị bầu cử số 9: Quận 8.  Ông Trương Vĩ Kiến sinh ngày 8.2.1965. Quê quán: tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Hộ khẩu thường trú tại 430 Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5, TP.HCM.
Vụ dùng nhục hình ở Phú Yên: Sẽ khởi tố Phó Công an TP Tuy Hòa  -(NLĐO)   —   Xem xét khởi tố Phó trưởng công an TP.Tuy Hòa  -(TN)   >>>   Điều tra vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong trong 1 kíp trực
Cẩn trọng khi nhập email ở các trang kiểm tra tài khoản  -(TNO) Sau vụ 5 triệu tài khoản Gmail bị phát tán, đã có rất nhiều trang web mới được tạo ra để giúp người dùng tự kiểm tra xem tài khoản Gmail của mình có bị rò rỉ hay không.
Đến lúc “tuyên chiến” với “dễ làm khó bỏ” trong làm luật?  -(VnEc)
Việt Nam nhất quán lập trường về biểu tình ở Campuchia  -(VnEx)
Trung Quốc âm mưu gì ở Trường Sa  -(RFA)
Triển lãm CCRĐ: Khoét thêm vết thương để bao che tội ác? Phần II -(RFA) -JB Nguyễn hữu Vinh   >>> Triển lãm CCRĐ: Khoét thêm vết thương để bao che tội ác? – Phần I
Hà Nội hay Sài Gòn, ở đâu ‘dễ sống’ hơn?  -(BBC)   —  Vatican muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam  -(RFI)
Nhà văn đấu tranh Nguyễn Xuân Nghĩa mãn hạn tù  -(RFI)   — Nhà hoạt động Nguyễn Xuân Nghĩa ra tù  -(BBC)
Vì sao năng suất lao động Việt thấp nhất khu vực?  -(RFA)
Hội thảo quốc tế phát triển giữa Việt Nam – ASEAN và Nga -(RFA)
Chung quanh việc ông Nguyễn Bá Thanh đi chữa bệnh ở Mỹ -(RFA)

Kinh tế

Đi vay để tiêu sớm  – (RFA) – Nguyễn xuân Nghĩa.   —    Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 10-9-2014  - (VietFin)   —   Việt Nam là 1 trong 10 trung tâm sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới  -(Gafin)
Ngân hàng “vất vả” vì tiếp tục thừa tiền   -(VnEc)   —  Chủ tịch SSI: “Rất nhiều người đang xếp hàng mua nợ xấu”  -(VnEc)   —  Không tiến nghĩa là lùi! (CP)
Thêm cơ hội hợp tác giữa Trung Quốc – ASEAN  –  (Báo ĐT)   —  Việt Nam vẫn phải chi hàng tỉ đô la mỗi năm để nhập khẩu sữa  - (CAND)
Giá vàng về đáy 4 tháng, chênh lệch nới rộng hơn 4 triệu đồng   -(NLĐ)  —   Giá vàng ngấp nghé xuống đáy 4 tháng  -(LĐ)   —  Giá vàng “gãy” mốc 36 triệu đồng/lượng   -(VnEc)
Thêm Vinafood 1 xuất khẩu gạo: Nông dân thêm… “chết”?   -(ĐV)   >>>   Doanh nghiệp Việt loay hoay, Samsung không thể ngồi chờ!
Samsung mới “dạm ngõ”, doanh nghiệp VN đã “lắc đầu khó quá”!  -(MTG)
VN rất tham vọng trong xử lý nợ xấu, tái cấu trúc ngân hàng !  – (MTG) – Võ trí Thành.
 Thống đốc ngân hàng giải trình về nợ xấu  -(RFA)

Thế giới

Obama: Mỹ sẽ không kích Syria để tiêu diệt IS    -(Dân trí)   —   Người Dân Hồng Kông Cảm Thấy Bị Bắc Kinh Lừa Dối Quá Đủ   -(ĐKN)
Các Công Ty Mỹ Đang Đối Mặt với Môi Trường Thù Địch và Ít Lợi Nhuận Hơn tại Trung Quốc  -(ĐKN)   —  Các chuyên gia kêu gọi giảm sự thống trị của công an trong hệ thống luật pháp TQ   -(VOA)   —   Khảo sát: Người Trung Quốc tin sẽ xảy ra xung đột với Nhật Bản   -(VOA)  —  Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngưng do thám -(VOA)
Thủ tướng Anh không đành lòng nhìn Scotland tuyên bố độc lập -(VOA)   —  Cựu phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc làm bình luận viên cho CNN -(VOA)
Kiev khởi công “Vạn lý trường thành” trên biên giới Nga-Ukraine   -(ĐV)   —  Ông Gorbachev: Khủng hoảng Ukraine là do Liên Xô rã vội!  -(MTG)
Mỹ có đủ sức thắng Nga? -(ĐV)    —  Nga đưa tàu Zubr tập trận ở biển Baltic đối phó tình hình Ukraine? -(GDVN)   —  Putin bất ngờ ra lệnh kiểm tra sẵn sàng chiến đấu quân khu Đông -(GDVN)
Năng lực phòng thủ của Nhật Bản xếp thứ 2 thế giới? -(ĐV)
Vì sao Mỹ mời Trung Quốc tham gia liên minh chống IS?   -(ĐV)   —  Đa số dân TQ muốn đánh nhau với Nhật Bản trước 2020 -(GDVN)   —   Tập Cận Bình bắt đầu thăm Nam Á, tìm cách trấn an Ấn Độ -(GDVN)
Trung Quốc và Nga xây hải cảng tại Biển Nhật Bản  -(RFI)   —   Nga – Trung xây cảng biển gần Triều Tiên  -(NLĐ)   —  Triều Tiên cấm người nước ngoài sử dụng wifi -(TN)   —  Triều Tiên tìm mọi cách ngăn dân vào Internet   -(VnEc)
Trung Quốc lo khi các công dân ‘thánh chiến’ trở về  -(TN)  —  Trung Quốc tiết lộ hệ thống hỏa tiễn địa- không Hồng Kỳ mới  -(RFI)   — Trung Quốc giới thiệu tên lửa phòng không hiện đại  -(RFA)
LHQ sẽ thảo luận về vấn đề bầu cử ở Hong Kong  -(RFA)
Từ bỏ định chế hóa thân Tây Tạng: Bắc Kinh lên án Đạt Lai Lạt Ma -(RFI)   — TQ yêu cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma tôn trọng truyền thuyết của sự tái sinh  -(RFA)   —  Trung Quốc: Đến năm 2022 xây dựng được trạm vũ trụ có người ở -(RFI)
Toàn văn phát biểu chiến lược chống khủng bố của Obama - (VnEx)   —  Các nước vùng Vịnh họp bàn tham gia liên minh chống Nhà nước Hồi giáo -(RFI)   —  Tây phương rốt cuộc chọn giải pháp quân sự chống Nhà nước Hồi giáo -(RFI)
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải : Ấn Độ và Pakistan thành viên mới ? -(RFI)
Cố Nhật Hoàng Hirohito từng nhiều lần cảnh báo nguy cơ chiến tranh -(RFI)
Tổng thống Hollande, tứ bề thọ địch -(RFI)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội

Sư tử đá kiểu Trung Quốc án ngữ trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng   -(DT)
Tổ chức kỳ thi “hai trong một”: Rắc rối hai loại hình cụm thi   -(TTXVN)   —  Phương án thi quốc gia: Tránh sao khỏi chuyện học lệch   -(GDVN)   —   Bệnh thành tích sẽ làm méo mó kỳ thi quốc gia mới?   -(PLTP)   —  Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia hướng tới bảo đảm nghiêm túc thi cử   -(GDTĐ)
Phát hiện sai phạm trong kì thi đại học, cao đẳng tại TP HCM   -(Báo XD)  —  Đi dạy thêm, nữ sinh ĐH Kinh tế Quốc dân mất tích bí ẩn   -(KP)
Việt Nam xếp 42/48 nước về trình độ tiếng Anh TOEIC   -(Tin nóng)   —  Thay đổi gì với môn thi Ngoại ngữ?  - (PT)
Hơn 50 học sinh thất học 1 năm vì phụ huynh phản đối sáp nhập trường   -(GDVN)
Một trường tiểu học bị yêu cầu trả lại tiền lạm thu cho phụ huynh-(GDVN)
TP lớn nhất Pakistan sẽ biến mất nếu động đất tại Ấn Độ Dương  -(RFA)

Cháy xe khách, 40 hành khách chen nhau thoát thân   -(DT)
Tranh cãi, “chặt, chém” trên sóng truyền hình: Chê bai cũng nên có văn hóa   -(DT)
Vụ thai phụ tử vong vì chuyển viện chậm: Chưa có cơ sở xác định người nhà xin chuyển viện?  -(Dân trí)
Công an bắt… nhầm một đại úy biên phòng đang phá án   -(Soha)
Bị cáo lao đầu vào tường tự sát tại tòa  -(GDVN)   >>>   Cựu sĩ quan hải quân thiệt mạng vì lỡ ngồi uống rượu với kẻ côn đồ

Chuẩn bị vai trò lãnh đạo cho thế hệ "thái tử đảng"

Hiện tượng lãnh đạo ba nước cộng sản Châu Á (Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên) chuẩn bị và củng cố vai trò lãnh đạo cho con cháu, gọi là "thái tử đảng" (princelings), bất chấp sự bất mãn hay nghèo khó chung của xã hội đã trở thành phổ biến và công khai.
Tại Việt Nam, người Việt trong và ngoài nước không còn xa lạ gì với hiện tượng con cháu những vị công thần đánh Pháp chống Mỹ được cất nhấc lên nắm những chức vụ lãnh đạo cao cấp nhất nước. Nhưng lần này sự xuất hiện một cách công khai và thách đố con cháu của những cấp lãnh đạo mang tiếng tham nhũng và bất tài vào những chức vị béo bở và đầy quyền lực nhất nước chất vấn lương tâm mọi người Việt Nam. Ngoài lợi thế xuất thân gia đình, những cấp lãnh đạo trẻ này nói chung đều được học hành, đào tạo có bài bản, hoặc từ trong nước hoặc được đưa đi du học nước ngoài. Những "con cháu các cụ" (CCCC) này có gì xứng đáng hơn họ để nắm những địa vị lãnh đạo đất nước ?
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/09/th%C3%A1i-t%E1%BB%AD-%C4%91%E1%BA%A3ng-4.jpg

Cuộc chơi này không sòng phẳng, chính quyền cộng sản đang gian lận với tương lai. Hiện nay hàng triệu thanh niên khác, cũng tốt nghiệp từ những trong đại học danh tiếng trong nước, có trình độ học thức cao, được đào tạo có bài bản, nhiều người còn đi du học tại các trường nổi tiếng thế giới, nhiều người khác tỏ ra năng động, nắm bắt được cơ hội nhưng vì không phải là CCCC nên không có may mắn đó. Họ tiếp tục sống trong lầm than, xoay sở vặt để được tồn tại, nếu không thì vay tiền để được đi lao động nước ngoài. Tình trạng này không thể tiếp tục, giới trẻ trong nước không phải là đàn cừu, ngoan thì cho ăn, không ngoan thì bị đánh đập, bắt bỏ tù.
Gia đình thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Theo công bố mới nhất từ Ngân hàng cổ phần Bản Việt (Vietcapital Bank) với số vốn 142 triệu USD, bà Nguyễn Thanh Phượng tạm dừng chức vụ chủ tịch để chuyển sang chế độ nghỉ thai sản từ ngày 03/05/2013. Bà Nguyễn Thanh Phượng là con gái của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sinh năm 1980, bà Nguyễn Thanh Phượng tốt nghiệp cử nhân ngành tài chính-ngân hàng Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) ; bà đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) chuyên ngành quản trị tài chính Đại học Quốc tế tại Geneva (International University in Geneva), Thụy Sĩ. Bà Nguyễn Thanh Phượng được bổ nhiệm chức chủ tịch Ngân hàng Bản Việt (trước kia là Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, hay còn được gọi là Gia Định Bank) từ ngày 1/2/2012, trước đó bà được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị tháng 11/2011 sau khi nắm giữ gần như toàn bộ cổ phần của tổ hợp Bản Việt. Mặc dù rời ghế chủ tịch, bà Phượng vẫn tiếp tục đảm nhiệm chức danh thành viên Hội đồng quản trị Bản Việt nhiệm kỳ 2010-2014. Trước đó, bà Phượng từng là chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vietnam Holding Asset Management, một quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán London với số vốn khoảng 40 triệu USD, có khả năng vận động vốn nóng lên đến 100 triệu USD từ các nhà đầu tư ngoại quốc nhờ uy tín và quan hệ với thủ tướng chính phủ. Hiện nay bà Phượng còn là chủ tịch của ba công ty thuộc tổ hợp Bản Việt (Vietcapital) khác : Chứng khoán Bản Việt và Quản lý quỹ đầu tư Bản Việt và Công ty bất động sản Bản Việt. Nói tóm lại, tuy còn rất trẻ (33 tuổi) và không tham gia bộ máy nhà nước, bà Nguyễn Thanh Phượng là một trong những nhân vật quyền lực nhất nước hiện nay.
Chồng bà Nguyễn Thanh Phượng là ông Henry Nguyen (Nguyễn Bảo Hoàng), một người Mỹ gốc Việt, thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt. Hiện nay ông Nguyễn Bảo Hoàng là tổng giám đốc của Quỹ đầu tư IDG Ventures (International Data Group) tại Việt Nam (5.000 nhân viên trong 50 tỉnh thành), chuyên đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng, truyền thông và công nghệ kể từ năm 2004.
Bà Phượng có hai anh em đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong chính quyền. Anh trai, ông Nguyễn Thanh Nghị, 36 tuổi, có bằng tiến sĩ ở Mỹ, được bầu làm ủy viên Trung ương đảng dự khuyết và được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ xây dựng vào cuối năm 2012. Em út của bà, ông Nguyễn Minh Triết, 24 tuổi, thạc sỹ với đề tài Kỹ thuật động cơ siêu thanh, hiện làm cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản và là giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam.
Những hạt giống đỏ thuộc những dòng họ khác
Người tạm thay thế bà Phượng trong vai trò chủ tịch Ngân hàng Bản Việt là ông Lê Anh Tài, thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Bản Việt. Sinh năm 1972, ông Lê Anh Tài đã hoàn tất chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế TP/HCM năm 2000 và một số chứng chỉ đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tài chính, kế toán, ngân hàng. Từ sau ngày đó, ông Tài đã không ngừng được đưa lên các chức vị cao cấp nhất thuộc lãnh vực ngân hàng trong một thời gian ngắn không thua gì bà Phượng, như giám đốc kinh doanh, phó tổng giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc các Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (Ngân hàng Tân Việt), Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng Kiên Long và Ngân hàng Bản Việt. Ông Lê Anh Tài là con cháu tập đoàn Lê Duẩn, Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung và Lê Hãn, Lê Thị Diệu Muội.
Ngày 14/04/2012, cô Tô Linh Hương, 25 tuổi, được bầu làm chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC (PVV) trong nhiệm kỳ bốn năm 2012-2016. PVV là công ty liên kết giữa hai Tổng Công ty nhà nước là Vinaconex và PVC, chuyên xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình, đầu tư, kinh doanh bất động sản... Doanh thu năm 2012 của PVV ước tính 950 tỷ đồng. Công ty có gần 2.000 cán bộ công nhân viên, lương trung bình được nói vào khoảng tám triệu đồng/tháng. Cô Tô Linh Hương, sinh năm 1988, là con gái ông Tô Huy Rứa, trưởng ban tổ chức trung ương đảng cộng sản, ủy viên bộ chính trị. Tốt nghiệp cử nhân ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền, cô Linh Hương tiếp tục tham gia tích cực công tác Đoàn Thanh niên cộng sản, bàn đạp để tiến xa hơn vào những chức vụ lớn trong các cơ quan chính quyền. Tháng 7/2012, cô Tô Linh Hương rút lui, ông Trương Quốc Dũng, cũng là một người rất trẻ (sinh năm 1988) lên thay.
Ông Trương Quốc Dũng thuộc Tập đoàn họ Trương ở Quảng Bình, cùng với Trương Gia Bình, 57 tuổi (sinh năm 1956), một trong những người giàu nhất nước Việt Nam, là chủ tịch hội đồng quản trị Đại học FPT, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, chủ tịch Hội đồng các nhà doanh nghiệp Trẻ Việt Nam (1998-2005).
Ngày 26/03/2013, con trai cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An (2001-2006), ông Nguyễn Sỹ Hiệp được bổ nhiệm giữ chức trợ lý thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trước khi bổ nhiệm vị trí này, ông Nguyễn Sỹ Hiệp giữ chức thư ký thủ tướng chính phủ kiêm vụ trưởng Vụ thư ký biên tập Văn phóng chính phủ. Sự bổ nhiệm này để tranh thủ sự ủng hộ của phe cựu chủ tịch quốc hội đồng thời vô hiệu hóa phe chống tệ nạn tham nhũng và vây cánh của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Một số người khác có thề̉ kể đến là ông Nguyễn Xuân Anh, 35 tuổi (sinh năm 1976), là con trai lớn của ông Nguyễn Văn Chi, cựu ủy viên bộ chính trị khóa X, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Anh từng có thời gian du học ở Canada, sau khi về nước, ông công tác tại ban quốc tế của báo Thanh Niên. Năm 2006, ông chuyển công tác, nhanh chóng được trao các chức vụ quan trọng như phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tư Đà Nẵng, sau đó là phó chủ tịch, phó bí thư rồi bí thư Quận ủy Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Vào tháng 10/2010 ông Nguyễn Xuân Anh được bầu vào Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng. Tháng 01/2011, ông Nguyễn Xuân Anh được bầu chọn làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng XI và cùng với một người đồng niên khác, ông Nguyễn Thanh Nghị, con ông Nguyễn Tấn Dũng, là hai ủy viên trẻ nhất từ trước tới nay. Ngày 20/06/2011, ông Nguyễn Xuân Anh được Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng bầu giữ chức phó chủ tịch thành phố, đây là bước dọn đường cho ông lên chức chủ tịch trong tương lai. Với tư cách là ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, bí thư Quận ủy Liên Chiểu, ông Nguyễn Xuân Anh được nêu tên đứng đầu trong danh sách bốn phó chủ tịch Đà Nẵng. Nói tóm lại, Nguyễn Xuân Anh là một nhân vật đang lên trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một nhân vật đang lên khác, ông Lê Trương Hải Hiếu, 32 tuổi (sinh năm 1981), là con trai đầu của ông Lê Thanh Hải, bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) và bà Trương Thị Hiền, hiệu trưởng Trường Cán bộ TP HCM, em gái cựu phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa. Ông Lê Trương Hải Hiếu là người được đào tạo theo chương trình đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ của Thành ủy. Từ 2005 đến 2007, ông được thành phố cử đi học cao học ngành Quản trị kinh doanh ở Hoa Kỳ, ông còn có bằng cử nhân luật và cao cấp lý luận chính trị. Gia nhập đảng cộng sản năm 2004, ông Lê Trương Hải Hiếu được bầu là quận ủy viên, bí thư Đảng ủy phường Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2/2010 tới nay, trước đó ông là Bí thư Đoàn Quận 1. Phường Bến Thành có 5.000 hộ với 18.000 dân, được cho là một trong các phường trọng điểm, nằm ở trung tâm Sài Gòn.
Con trai đầu của ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội chính, là Nguyễn Bá Cảnh, 30 tuổi (sinh năm 1983), vừa được bầu làm bí thư Thành đoàn Đà Nẵng hồi tháng 02/2013.
Con trai cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh, ông Nông Quốc Tuấn, 50 tuổi (sinh năm 1963) là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và là đại biểu Quốc hội khóa XII. Những chức vụ này không do tài năng mà do thân phụ ông thương lượng với những đồng nhiệm để được sự ủng hộ của cộng đồng người Tày.
Đặc điểm chung của những thái tử đảng này là tất cả đều phải trải qua giai đoạn đoàn viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản để tiến thân theo đúng quy luật, mặc dù không ai trong những thái tử đảng này tin vào chủ nghĩa cộng sản. Đoàn Thanh niên Cộng sản là tổ chức thanh niên của Đảng Cộng Sản Việt Nam có khoảng sáu triệu đoàn viên. Đoàn là tổ chức hậu bị của Đảng, nơi con cháu các cấp lãnh đạo đương thời được huấn luyện để thay thế cha anh trong tương lai. Năm 2012, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký nghị định đặc biệt trợ cấp 200 triệu USD "để thực hiện kế hoạch phát triển".
Trong quân đội có ông Nguyễn Chí Vịnh, 56 tuổi (sinh năm 1957), con út của đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng là con đỡ đầu của đại tướng Lê Đức Anh, chính thức nhảy ra cầm đầu Tổng Cục 2 với cấp hàm đại tá rồi thiếu tướng, hiện là trung tướng, thứ trưởng bộ quốc phòng, một nhân vật đang lên trong quân đội và đảng cộng sản Việt Nam.
Ngoài ra phải kể thêm những người ở lứa tuổi cao hơn (khoảng trên dưới 60) như ông Lê Nam Thắng, con trai ông Lê Đức Thọ, nắm Bộ Bưu chính viễn thông ; ông Lê Mạnh Hà, con trai đại tướng Lê Đức Anh, nắm Sở Bưu chính viễn thông thành phố Sài Gòn ; ông Trương Gia Bình, con rể (cũ - đã ly dị vợ) tướng Võ Nguyên Giáp, làm tổng giám đốc công ty FPT ; Ngô Hoàng Hải, con rể Nông Đức Mạnh, là trưởng phòng tư vấn PMU18 (trung gian đấu thầu bằng "phong bì" các dự án xây dựng hay hiện đại hóa với viện trợ ODP), v.v.
Những liệt kê trên chỉ là một phần nổi nhỏ của tảng băng gia đình trị trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Tập doàn Nguyễn Tấn Dũng
Trong thư ngỏ ngày 17/08/2012, ông Nguyễn Thứ Lữ, bí danh Hồng-Hà, cựu chính trị viên Trung Đoàn Tây-Bắc, 50 tuổi Đảng, viết "kể từ ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam nắm chính quyền đến nay cộng lại là 65 năm, chưa có vị thủ tướng nào có đầy quyền uy như Nguyễn Tấn Dũng, người đã tóm thâu tất cả các công ty quốc doanh về một mối, đặt dưới quyền kiểm soát của thủ tướng". Ông Hồng Hà cho biết mồ hôi nước mắt và tiền bạc của nhân dân Việt Nam đã và đang chảy vào túi tham của "Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng".
Theo ông Hồng Hà, hiện nay Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng đang nắm giữ và điều khiển 20 doanh nghiệp quốc doanh quan trọng cốt lõi, do quân đội, công an và đảng ủy cai quản, gồm : 1-Tập đoàn Dệt May, 2- Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, 3-Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam, 4-Tập đoàn Công nghiệp Than (Khoáng sản Việt Nam), 5-Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, 6-Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 7-Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Xăng Dầu Quốc gia Việt Nam), 8- Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, 9-Tổng công ty Giấy Việt Nam, 10-Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam), 11-Tổng công ty Sông Đà, 12-Tổng công ty Thép Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Thép Việt Nam), 13-Tổng công ty Hàng Không Việt Nam, 14-Tổng công ty Công nghiệp Xi-măng Việt Nam, 15-Tổng công ty Lương thực miền Bắc (đang kế hoạch sát nhập Tổng công ty Lương thực miền Nam làm một), 16-Tổng công ty Lương thực miền Nam, 17-Tổng công ty Cà phê Việt Nam, 18-Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, 19-Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Hàng Hải Việt Nam-Vinashin), 20-Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel. Nói tóm lại, tập đoàn này đang tóm thâu toàn bộ tài lực và sức mạnh kinh tế của đất nước vào trong tay.
Không ai biết rõ tổng số tài sản của Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng là bao nhiêu, nhưng chắc chắn không dưới 100 tỷ USD. Đó là chưa kể tài sản của những cá nhân và tập đoàn nhỏ hơn, từ quân đội đến công an và tư sản đỏ, hợp tác với Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng. Chỉ nhìn những cơ ngơi của gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng và nhân sự lãnh đạo của tập đoàn này trên khắp nước thì rõ. Những cơ ngơi và tài sản này do những cộng sự thân tín của họ cung cấp, đó là chưa kể những trương mục kín trong những ngân hàng nằm trong những thiên đường thuế khóa.
Cũng nên biết, dưới quyền của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xảy ra nhiều vụ thất thoát tiền lớn nhất nước từ trước đến nay, như vụ Vinashin làm thất thoát số tiền kếch sù lên đến hơn 4 tỷ USD và vụ Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp thất thoát một số tiền lớn lên đến 3 tỷ USD. Thật ra những số tiền thất thoát từ những đại công ty này được phân tán thành những món tiền nhỏ đổ vào các công ty manh mún và chia đều cho đàn em. Tất cả những người trong cuộc, ai cũng được chia phần đồng đều ; điều này cho thấy uy tín và ảnh hưởng của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất lớn trong nội bộ đảng, quân đội và công an. Theo dự trù, nếu không gặp bất ngờ ngoài kế hoạch, năm 2016 ông Nguyễn Tấn Dũng có thể trở thành chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng và chủ tịch quân ủy trung ương, nghĩa là người có quyền lực cao nhất nước.
Còn lại gì cho những người khác?
Chẳng còn gì, và nếu có chỉ là những mảnh vụn để mua chuộc sự trung thành hay sự im lặng, cam chịu để hy vọng tiến thân. Những tập đoàn quốc doanh lớn hiện nay đều do con cháu những chức sắc cao cấp nhất trong chính quyền và quân đội nắm giữ. Muốn có một chỗ làm trong những công ty do những thành phần CCCC nắm giữ, người đi xin phải biết đưa "phong bì" đúng chỗ, nếu sai thì mất cả chì lẫn chài. Những ai dám ngẩng cao đầu đòi quyền sống hay phản kháng đều bị đánh gục.
Quan sát kỹ, người ta có cảm tưởng chính quyền cộng sản đang áp dụng đúng theo câu phong dao : "con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa", bất chấp tài năng, trình độ học vấn hay đạo đức. Nếu cha hoặc mẹ giữ những chức vụ cao trong chính quyền thì con cháu được đưa lên nắm giữ những chức vụ cao trong chính quyền như cha hoặc mẹ. Nếu cha hoặc mẹ nắm những chức vụ cao trong quân đội thì con cháu khi vào quân đội cũng được đưa lên giữ những chức vụ cao trong quân đội y như vậy.
Một nhận xét khác là những thành viên "thái tử đảng" này không tha thiết gì đến chủ nghĩa cộng sản hay mác-xít. Phần lớn đều tốt nghiệp các ngành quản trị, tài chánh và truyền thông, một số được tu nghiệp và trở về từ các quốc gia tư bản lớn, do đó có trình độ khá về kỹ thuật kinh doanh cơ bản. Do không có truyền thống sinh hoạt dân chủ, những chủ nhân trẻ này hành xử với đồng loại như giới tư bản rừng rú thời sơ khai, nghĩa là bất chấp quyền con người và khoe khoan sự giàu sang một cách thách đố trước sự nghèo khó chung của xã hội.
Hiện nay, gần như tất cả những quyền lợi quốc gia đều nằm trong tay Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng. Sức mạnh về quyền lực và tài chánh của ông Nguyễn Tấn Dũng không dễ gì bị suy yếu một cách dễ dàng, cho dù có bị công kích từ đủ mọi phía. Con đường thăng tiến của ông vào chức vị chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng và quân ủy trung ương vào năm 2016 gần như chắc chắn. Để duy trì quyền lực của mình, ông Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong việc chuẩn bị thế hệ "thái tử đảng" để kế tục.
Những người đang tranh đấu cho dân chủ, đang xuống đường đòi quyền con người và chống bất công xã hội hãy sáng mắt ! Nếu không ai dám làm gì để thay đổi thì không hy vọng gì có chỗ đứng, tất cả chỉ là con sãi ở chùa quét lá đa.
Nguyễn Văn Huy
(Thông luận) 
 

-Trần Huy Liệu – Trích Nhật ký Cải cách Ruộng đất

Talawas

Cuộc đấu tố thí điểm địa chủ Nguyễn Văn Bính, tức Tổng Bính tại xã Dân Chủ ngày 18-5-1953

18-5-1953
Nhưng mình không dự hội nghị, mà đi dự cuộc đấu địa chủ Nguyễn Văn Bính tức Tổng Bính tại xã Dân Chủ… Theo lối rẽ vào xã Trung Thần, đã thấy từng tốp người từ các ngả đường kéo đến…, trong đó có cả những bà bồng bế con thơ… đôi người đàn bà mặc quần mới. Lũ trẻ con giành nhau chạy trước. Một thanh niên leo lên cây me vệ đường rung cây cho quả rơi xuống để mọi người nhặt… Mình có ấn tượng như đi xem hội ở vùng quê. Họ không nói chuyện gì về đối tượng sắp đem tranh đấu cả. Vào một nhà tập hợp. Những ủy viên chấp hành nông hội xã và cán bộ đội công tác đương tíu tít về những công việc tổ chức. Ban tiếp tế nấu từng chảo cơm, bày từng dãy mâm cơm cho những “tân khách”, ai muốn ăn thì ghi tên vào với giá tiền 3.000 đồng một bữa. Mình mặc dầu đã mang cơm nếp đi theo cũng ngồi vào ăn. Dọc đường đi đến trường sở ở trong rừng, có dân quân du kích và công an xã vác súng đi lại canh gác. Từng chòm người ngồi xúm xít dưới gốc cây hay trong một chiếc nhà trống. Một chị phụ nữ bán xôi và bánh khúc tha hồ đắt hàng. Nhưng cho mãi đến gần 11 giờ, cuộc đấu mới bắt đầu. Vì thôn nọ phải chờ thôn kia, xóm nọ phải chờ xóm kia. Có người đi từ sáng sớm, chưa kịp ăn cơm. Có người gần trưa mới tới. Ban tổ chức đã không giao trách nhiệm chặt chẽ những người phụ trách các khu vực hướng dẫn quần chúng đến cho được đúng giờ hay ít nhất là không chậm trễ quá. Mình cố ý ngồi lẫn vào từng đám quần chúng để nghe ngóng dư luận, nhưng không thấy gì. Một anh bạn hỏi người ngồi bên thì y nói: “Tôi đối với ông ấy (chỉ địa chủ Tổng Bính) cũng không có chuyện gì”. Ban tổ chức đi gọi người nào có “vấn đề” với địa chủ thì vào trước. Một số lững thững đi vào. Có người không chịu vào trước, nói: “Tôi có ít thôi, để nói vào cuối cùng”. Nhưng có ai biết

được người tố cuối cùng sẽ là ai? Trường sở tranh đấu tại một khu rừng thưa, gần cánh đồng, bên một cái đình. Không có hầm hố tránh máy bay gì cả. Cũng may trời nắng ráo. Mưa thì sẽ ra sao? Ngoài lá quốc kỳ và ảnh Hồ Chủ tịch, những khẩu hiệu “Hồ Chủ tịch muôn năm”, “Đảng Lao động Việt Nam muôn năm”, “Triệt để giảm tô, kể cả thoái tô. Thực hiện giảm tức, phát triển sản xuất. Thực hành tiết kiệm” và một chiếc băng dài đề “Đả đảo và trừng trị xứng đáng tên địa chủ cường hào gian ác Nguyễn Văn Bính”. Mình nhận thấy không có một khẩu hiệu phản đế nào. Một thói quen trong lúc này là người ta mải nhìn vào địa chủ phong kiến mà quên kẻ thù đương phải tranh đấu bằng vũ trang là đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ. Trước mấy chiếc bàn để dành cho chủ tịch đoàn và ban thư ký, một chiếc bục kê lên cho địa chủ quỳ và đằng sau có những biển quy định chỗ ngồi: “địa chủ ngoan cố”, “địa chủ đã thanh toán”, “phú nông nói láo”, “phú nông chưa thành khẩn” và “những người phú nông”. Số quần chúng đến dự độ 700 trở lại. Có cả một số bộ đội và nhân viên cơ quan ở gần. Ban điện ảnh Nha Thông tin có đến quay phim. Theo lời căn dặn của chủ tịch đoàn, thì, khi máy quay phim kêu sè sè, mọi người không nên nhìn vào, mà phải “căm thù địa chủ”. Lễ khai mạc bắt đầu. Trên ghế chủ tịch đoàn là ban chấp hành nông hội, nghĩa là bần, cố, trung nông. Có cả một phụ nữ và một thương binh. Phát ngôn nhân của chủ tịch đoàn cũng dõng dạc mạnh bạo, không kể vô số những sai lầm về danh từ cũng như về văn phạm. Nhưng những lời tuyên bố đầu tiên đã lộn xộn giữa phú nông và địa chủ. Người ta không nói ngay đến địa chủ thủ phạm, mà đã kể đến từng “tên” phú nông thuộc các loại, do du kích áp giải “mời” đến hội trường. Chủ tịch truyền lệnh cho cử tọa hễ thấy địa chủ vào thì hô đả đảo. Một việc làm không cần đến mệnh lệnh. Đến lượt địa chủ vào. Hai tay bị trói quặt ra sau, nhưng vẫn phải bò từ ngoài vào, đeo bên mình những gói quần áo. Ngoài tiếng hô đả đảo, những người ngồi gần lối y vào cũng với tay ra đánh tát tơi bời. Không đợi để quỳ lên bục, một người đã túm lấy tóc mà “tố”. Trận vũ bão bắt đầu.
Mình đã đọc hồ sơ của B., biết rõ tội ác của B. B. trước làm lý trưởng rồi phó tổng hồi Pháp thuộc. Sau Cách mạng tháng Tám, B. làm chủ tịch Uỷ ban Hành chính Kháng chiến xã rồi UBHCKC huyện. B. cũng là đảng viên cộng sản đầu tiên ở đây. Một số người vào tố đầu tiên buộc tội B. đã làm tay sai cho Cung Đình Vận, tuần phủ Thái Nguyên ngày trước, để lùng bắt Việt Minh và đồng chí Chu Văn Tấn.
Tuy vậy, ngoài một người ra, hầu hết những người khác đều không đem được ra những bằng chứng cụ thể. Có người không nói được rõ cả việc xảy ra ở đâu ngày tháng nào. Kết quả là B. chỉ nhận sau cuộc Nhật đảo chính Pháp, có nhiều trộm cướp xảy ra, mình làm tổng lý phải đem lính dõng và tuần phiên đi canh gác, thế thôi. Đến lượt tố các vấn đề kinh tế. Một điểm đáng chú ý là trong khi đấu tố địa chủ mà không nổi bật lên cái gì là chiếm đoạt ruộng đất hay tô tức. Người ta chỉ len vào những việc phụ khác như ăn hối lộ, quỵt tiền công, tham ô, đánh người… Có một số người mà phần nhiều là phụ nữ tố tên B. bằng một giọng kể lể tự nhiên thì được công chúng nghe rõ ràng và thấm thía. Một bà đau xót vì chồng bị B. đánh 3 cái ba toong và khi B. vào nhà bà sục bắt cán bộ thời bí mật, cán bộ chạy làm vỡ một rổ bát để nhà bà không có cái bát mà ăn. Một chị ở giơ cái chân khấp khểnh vì bị sâu quảng để truy nguyên vì B. mà què chân. Một anh ở khác tố cáo vì B. không cấp thẻ thuế thân trong thời Pháp thuộc nên không đi đâu được. Tuy vậy, có bà kể lể vì bị quỵt 3 nồi thóc, đi tới kết quả là con ốm bị chết để kết luận bằng câu: “Vậy mày có trả tao 3 nồi thóc không?”. Cũng một bà khác có anh ở cho B. ốm chết, rồi cũng suy luận theo kiểu trên để đi tới đòi mấy nồi thóc tiền công. Một chị chấp hành nông hội, ngồi ghế chủ tịch đoàn là chị Bân đã tố B. cướp một con trâu với tinh thần căm tức dào dạt, nhưng chị vừa nói vừa vỗ tay xỉa xói vào mặt B. khiến mình có cảm tưởng như nghe cuộc cãi nhau của một mụ bán hàng chua ngoa ở chợ Đồng Xuân.
Ngoài ra, không thiếu những điều vô lý đến phì cười Có người tố B. đã quyên tiền của mình để đóng cho Việt Minh trước cuộc Cách mạng tháng Tám mà không nói rõ B. đe dọa nếu không quyên thì sẽ bị giết. Có người tố B. đã làm chết hai du kích chỉ vì B. đã phái đi bố trí trong khi quân Pháp tiến lên Thái Nguyên năm 1947. Có người còn tố B. đã làm thịt lợn đãi du kích mà con lợn đó là lợn nhà của B. Một anh tự xưng là bộ đội Anh Bắc trước cuộc cách mạng trong khi tố B. đã không quên “quảng cáo” cho B. là B. đã đốt bằng sắc của thời Pháp thuộc. Một anh phu phà nhắc lại chuyện năm xưa đã bị B. đánh một cái tát vì té nước vào quần B. rồi cứ sừng sộ mãi: “Mày có phải là cán bộ không?”. Nhiều người tố giác B. đã thừa cơ ăn cắp vải, đồng hồ, súng lục… khi quân ta đánh chiếm Thái Nguyên tháng 8-1945. Rồi sau khi nghe B. phân trần, người ta vẫn cứ truy mãi: “Thế còn đạn mày lấy ở đâu?”. Cuộc tranh đấu càng kéo dài, những vấn đề đem ra tố càng trở nên lung tung, tản mạn. Một chị phụ nữ là y tá của một cơ quan cũng lăng xăng chạy vào hỏi chiếc bút Pắc-ke bị mất năm trước khi cơ quan còn đóng ở nhà B. Một người khác kể tội B. khi dạy học đã dùng thước đánh mình. Nói tóm lại, người ta không còn thấy gì là tính chất giai cấp đấu tranh của nông dân chống địa chủ nữa.
Nếu mình hôm ấy chỉ là một người xa lạ đến dự thì sẽ không biết B. có phải là địa chủ cường hào gian ác không và vì sao phải đem ra đấu tố? Khuyết điểm là chủ tịch đoàn, trước khi đem tố, không giới thiệu tóm tắt những tội trạng của y rồi mọi người đem bằng cớ ra để chứng thực. Những phần tử cốt cán đem ra tố, đã bị bồi dưỡng theo một kiểu cách sai lệch đến lố bịch. Đại đế anh nào chạy ra cũng đầu tiên vỗ ngực bằng một câu hỏi: “Mày có biết tao là ai không?” và “Mày đã dựa vào thế lực nào?”, “Đéo mẹ tiên sư mày, không nhận tao đánh bỏ mẹ bây giờ”… bằng những cử chỉ hùng hổ và quát tháo om sòm, lại không có lý lẽ gì cũng như không đem được ra chứng cứ. Ngu ngốc đến nỗi khi nhắc đến những việc làm thời Pháp thuộc của B, rồi hỏi: “Mày đã dựa vào thế lực nào?”, là có ý chỉ vào thế lực đế quốc cái đó đã đành. Tới khi hỏi những việc làm của B. bằng danh nghĩa chính quyền của ta, cũng cứ gạn hỏi: “Mày đã dựa vào thế lực nào?”. Và nếu quên hỏi câu này thì lại có người nhắc hỏi. Đã thế, không cho “phạm nhân” được trả lời, vì trả lời tức là “ngoan cố”. Những tiếng quát tháo: “Mày còn chối tao đánh bỏ mẹ bây giờ” và những tiếng hò hét của công chúng ở ngoài: “Không cho nó nói”, “Không cho nó phân trần” chỉ tỏ ra những hèn kém, yếu ớt không tin được vào lý lẽ của mình. Sau khi chủ tịch đoàn đọc bản cáo trạng, mình phải lấy làm ngạc nhiên là cuộc tố đã không nêu ra được tội trạng của B. Chẳng những thế, người ta bắt tội nhân phải quỳ trên sàn gỗ tính ra từ 11 giờ đến 4 giở rưỡi chiều. Mỗi khi tội nhân run rẩy gục xuống thì những tiếng thét từ xung quanh lại vang lên: “Quỳ cao lên!”. Anh du kích đứng sau lưng thỉnh thoảng lại dọi một báng súng mỗi khi thấy phạm nhân quỳ thấp xuống, nghĩa là đặt đít vào hai gót chân. Có lúc chủ tịch đoàn ra lệnh cho B. được ngồi xuống một tí thì người tố và quần chúng lại bắt quỳ cao lên. Ngoài hình phạt bắt quỳ thường xuyên, người ta đã đánh đập tội nhân rất tàn nhẫn. Mỗi người ra tố, theo thói quen và bắt chước lẫn nhau, đều nắm tóc tội nhân để giật hỏi. Sau mấy câu hỏi không đi đến đâu, người tố thấy mình trơ trẽn nên phải kết thúc bằng một cái tát để xuống đài. Có người đã thoi vào mang tai tội nhân. Có người đã đá phốc lên bụng. Trong khi ấy, chủ tịch đoàn hay một vài người ở ngoài chỉ khuyên bằng một câu nhè nhẹ “Không cần đánh nó!” hay “Đánh nó thêm bẩn tay!”. Trước mắt mình đã có một ấn tượng rất xấu: một anh, cứ cách năm, mười phút lại lên nắm tóc tội nhân hay xen vào cuộc đấu tố của người khác để hỏi một vài câu trống rỗng, rồi theo đó một cái tát. Mình không thể thấy được ở y một căm thù giai cấp mà chỉ thấy ở y một hèn nhát của một kẻ đánh hôi trong trận đòn hội chợ. Mình còn thấy ở y, cũng như một số khác trong khi đánh đập tội nhân còn có ý biểu dương tinh thần trước mặt cán bộ. Cũng hôm nay, mình còn thấy hai đứa trẻ con trong đám quần chúng cốt cán cũng luôn chạy ra bắt địa chủ phải quỳ cao và túm tóc đánh tát theo kiểu này. Họ hiểu lầm hai chữ “đấu lực” bằng cách dùng nhục hình vô nhân đạo. Họ không biết sức mạnh của giai cấp không phải đánh hôi một cách hèn nhát, có tính chất báo thù cá nhân. Hiện tượng xấu xa này còn do ở những cán bộ của chúng ta, trong khi huấn luyện trong lớp cũng như nói ngoài quần chúng, là: “Kỷ luật thì cấm đánh ẩu, giết ẩu, nhưng nếu nông dân người ta căm thù quá độ mà đánh tát một vài cái thì cũng không sao”. Câu nói này đã trở nên như một châm ngôn. Nó gợi bảo quần chúng là có thể đánh một vài cái được, miễn là đừng đánh chết. Rồi đó, những kẻ lưu manh đã thừa cơ đánh để trả thù hay đánh để chơi, đánh cho thích. Mình thật không muốn thấy nhục hình khôn nạn còn diễn ra dưới chính quyền dân chủ nhân dân này!
Hôm ấy, còn diễn ra một cảnh tượng nữa là người trong gia đình tên B. cũng được áp giải ra hội trường. Trong đó có một bà cụ già khọm, mẹ của B, và một đứa trẻ độ 3, 4 tháng nằm trên bàn tay vợ của B. Chủ tịch đoàn gọi vợ B. lên khuyên chồng thú nhận tội lỗi. Cảnh này chỉ gây cho công chúng rủ lòng thương những kẻ mặc dầu đã sống vào bóc lột và áp bức đương bị trả thù!
Sau trận đấu, chủ tịch đọc bản cáo trạng và cho phép B. được ngồi nghe. Đến lượt cho nói, B. phân trần là trước kia làm tổng lý thì sự áp bức bóc lột nông dân là điều không tránh khỏi. Nhưng sau khi giác ngộ thì B. đã thấy rõ cuộc cách mạng của ta là đánh đổ phong kiến và đế quốc, làm cách mạng ruộng đất. Trên con đường tiến của Liên Xô vĩ đại, B. không dại gì đi vào con đường chết. Từ sau Cách mạng tháng Tám, B. đã tích cực phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nếu có những việc lặt vặt xảy ra, thì nó chỉ là bột phát, không chủ ý. Nếu nhân dân giết y thì y chịu, chớ y không chịu nhận là phản cách mạng, mưu bắt cán bộ. B. nói có thực không, đó là một chuyện. Điều đáng ghi ở đây là cuộc đấu hôm nay đã không đạt được mục đích yêu cầu và không làm cho B. khuất phục. Tuy vậy B. vẫn phải ký vào bản cáo trạng kể trên.
*
Đến lượt Phùng Thái Ký, một Hoa kiều địa chủ kiêm công thương nghiệp. Từ sáng, Phùng vẫn ngồi dưới tấm biển đề “địa chủ ngoan cố”. Thực ra Phùng không phải mục tiêu định đem đấu hôm nay. Nhưng chủ tịch đoàn vừa gọi ra chất vấn, Phùng nói líu tíu khó hiểu, thì mấy nông dân Hoa kiều đã ồ lại thoi đánh túi bụi con của Phùng. Đến đây thì trật tự bị mất hẳn. Chủ tịch đoàn bị động.
Cuộc chất vấn trở thành cuộc đấu. Những việc đem ra tố đều thuộc về hiềm thù cá nhân, xích mích xóm giềng giữa một số Hoa kiều, không có gì là tính chất của nông dân đấu địa chủ. Hầu hết mọi người lại chỉ nhằm vào thằng con của Phùng, một thanh niên ngỗ ngược. Khác với Nguyễn Văn Bính, thằng con của Phùng không thể quỳ cho người ta đánh, mà lăn ra khóc hu hu. Cuối cùng, hai bố con Phùng cũng phải ký vào bản cáo trạng, nhận bồi thường cho nông dân.
*
Ngoài hai địa chủ, đến lượt một số phú nông. Từ sáng, một số phú nông đã phải ngồi theo từng loại.
Khi mà cuộc đấu tố B. đến lúc quyết liệt nhất thì chủ tịch đoàn truyền lệnh cho đem những “phú nông” chưa chịu thanh toán ra một chỗ bắt phải nhận bồi thường cho nông dân. Mà ai cũng thấy rõ là một hình thức uy hiếp phú nông rõ rệt, vượt quá phạm vi “trung lập phú nông” theo sách lược của Đảng.
*
Sau cùng là những lời tuyên bố không phải của chủ tịch đoàn, mà của anh NQC, trưởng đội công tác xã Dân Chủ. Anh hoan hô cuộc thắng lợi của nông dân và nhắc nhở về việc củng cố nông hội.
Nhưng cái điệu lệch của cán bộ là chỉ nhắc đến Hồ Chủ tịch, đến Đảng, mà không nói đến chính quyền dân chủ nhân dân. Những khẩu hiệu hô trước khi mít tinh giải tán cũng thiếu hẳn khẩu hiệu chống đế quốc.
*
4 giờ rưỡi, mít tinh giải tán, mình ra về trong đám quần chúng, nhưng không nhặt được một dư luận nào thêm. Nhọc mệt. Bực bội. Một vài ấn tượng xấu trong cuộc mít tinh vẫn ám ảnh trong đầu mình.
Cuộc đấu tố thí điểm địa chủ Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long ở hai xã Đồng Bẩm và Dân Chủ ngày 22-5-1953
Số người tới dự độ 1 vạn trở lại, ngồi chen chúc trong một khu đất dưới lùm cây hai bên là núi. Hôm nay nắng nhiều, ánh mặt trời rọi vào khiến nhiều người phải cầm cành cây vừa che cho đỡ nắng, vừa để ngụy trang chống máy bay. Nhưng làm thế thì hàng trước sẽ che lấp hàng sau, không nhìn thấy gì, nên kết cục là phải bỏ cành lá đi và khi nắng quá thì dồn người sang hai bên…
Hôm nay cũng như hôm trước, chủ tịch đoàn lại phạm một khuyết điểm là ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Một việc làm thừa! Nguyễn Thị Năm và hai con Hanh, Công cùng đầy tớ là đội Hàm, Chính, Chiêu vào. Quần chúng hô đả đảo vang dậy và đòi phải đứng lên cao quay mặt tứ phía cho ai nấy đều trông thấy mặt để đả đảo. Chủ tịch đoàn giới thiệu từng tên với một tràng lý lịch tư pháp mà không nêu tội ác. Tuy vậy quần chúng cũng chấm dứt từng đứa bằng một làn sóng đả đảo. Quần chúng ghét nhất là đội Hàm, vì tội ác đã đành, mà còn vì đôi mắt đầy khiêu khích. Nhiều người hô bắt nó phải cúi mặt xuống.
Rút kinh nghiệm lần trước, chủ tịch đoàn tuyên bố đề nghị quần chúng phải giữ vững trật tự và không cần đánh đập tội nhân hay bắt quỳ, bò. Bọn mẹ con và tay sai địa chủ được ngồi trên một cái bục dưới gốc cây. Quần chúng lần lượt vào tố, từ loại vấn đề kinh tế đến chính trị và sau hết là chống chính sách chính phủ và nói xấu cán bộ. Những người đấu tố hôm nay cũng có một phong độ và một nghệ thuật khác hôm đấu Tổng Bính. Những tiếng hò hét “Mày có biết tao là ai không?”, “Mày dựa vào thế lực nào?” kèm theo cái tát để xuống đài không còn nữa. Những người tố được quần chúng cảm động và tán thưởng nhiều nhất là bà Sâm, chị Đăng và anh Cò. Bà Sâm, với một giọng gợi cảm, kể lể vì Thị Năm mà mình phải suốt đời cô độc, có người rơi nước mắt. Nhưng sự thực, nội dung câu chuyện không có gì. Chị Đăng, một người ở với Thị Năm lâu ngày, tố lên rất nhiều sự việc bí mật và chi tiết. Nhưng, với một giọng lưu loát quen thuộc, chị trở nên một tay “tố nghề” và ít làm cho ai cảm động.
Còn anh Cò, một người thiểu số đã bị Hoàng Công, con Thị Năm, bắt vì có tài liệu Việt Minh, trước cuộc Cách mạng tháng Tám, bị tra tấn rất dã man, rồi trốn thoát trước giờ Công định lấy đầu nộp cho Cung Đình Vận. Bằng một giọng chân thành đến ngây ngô, anh đã làm cho Công không chối cãi được nửa lời.

Cũng có không ít những người nói không đạt ý, không rõ việc. Bà Minh nói việc chẩn bần tại đồn điền Đồng Bẩm năm 1945 đã làm bao nhiêu người chết đói, rồi kết luận bằng những câu: “Mày đừng nhận là chủ đồn điền có được không?”, “Mày chỉ có hình thức thôi” và “Mày nói nhân nghĩa mà mày không nhân nghĩa gì cả” khiến người nghe không hiểu tội Thị Năm ở đâu? Sự thực thì hồi ấy dân chết đói nhiều quá, bọn thống trị Pháp, Nhật muốn che lấp tội ác của chúng, bắt các chủ đồn điền phải hàng ngày xuất ra một số gạo phát chẩn cho dân. Thị Năm đã bớt và khai man số gạo này, nghĩa là ăn cắp số gạo mà dân đói đáng được hưởng để chết đói thêm. Ông Giồng tố cáo Thị Năm đã cướp gánh cỏ của ông cho ngựa nó ăn và giỏ củ mài làm cho cả nhà nhịn đói. Câu chuyện của ông đã được một văn nghệ sĩ làm thành một bài thơ tràng thiên rất cảm động Nhưng hôm nay, ông đã thuật lại một cách nhạt nhẽo. Con gái ông Giồng, hơn mười tuổi, đáng nhẽ cứ kể rành rọt cảnh đói rét của nhà mình phải chịu vì sự bóc lột của Thị Năm, nhưng nó lại nói bằng một giọng “bà cự” nên nhiều người không cảm động, mà lại phát ghét. Chị Lý, con nuôi của Thị Năm, được Thị Năm trang điểm cho để định gả cho một võ quan Nhật. Nhưng sau khi biết chị chỉ là thân phận tôi đòi, không có tiền của gì thì tên Nhật lại không lấy và chị lại bị Thị Năm bắt lột trả lại quần áo, trở lại thân tàn ma dại như trước. Chị vừa nói vừa khóc. Nhưng không ai rõ chị nói gì.

Tuy vậy, trong đám người tố, vẫn còn sót lại một ít những phong thái cũ. Câu hỏi “Mày có biết tao là ai không?” đã được chủ tịch đoàn ngắt đi bằng câu: “Cứ việc tố không cần bắt nó trả lời”. Một vài cái tát vẫn còn diễn ra. Trong khi tố tên Công, nhiều người hỏi những câu vô ý thức: “Mày có xứng đáng là cách mạng không?”, “Mày nói mày là cách mạng mà như thế à?”. Một người ở Phúc Trừu tố cáo Thị Năm về tội chiếm đoạt ruộng đất khẩn hoang của nông dân và cơi thùng thóc lên để thu thóc, rồi kết luận “Như thế mày có xứng đáng là địa chủ không?”. Một người khác tố Thị Năm, đội Hàm và Lý Nguyên Lập bảo an đoàn ở Phúc Trừu bắt nông dân gác và đánh đập tàn nhẫn, cũng để đi tới kết luận: “Mày là con chó! Chứ không phải địa chủ?”.
Một tá điền tố Thị Năm lấy ruộng của mình đương làm bán cho người khác vì mình không có tiền mua, bằng câu: “Lấy tiền ở mả bố mày mà mua à?”. Nhiều người vẫn gắn vào hai chữ “tiến bộ”: “Mày nói mày tiến bộ mà như thế à?” Đi xa hơn nữa, có người nói Thị Năm lập quán Bông Lau ở thị xã Thái Nguyên để đón gián điệp trong khi ai cũng biết đó là cơ quan sinh lợi của hội Phụ nữ liên hiệp tỉnh Thái Nguyên.
Về phía quần chúng, thì, khi nghe người tố không chịu bình tĩnh lắng nghe cho rõ sự việc cũng như luận điệu tố cáo, cứ việc “đả đảo” bừa đi. Nhiều lúc ầm ĩ quá làm không nghe gì được. Một người trong chủ tịch đoàn cũng phạm một lỗi quá nặng. Trong khi quần chúng đòi đem bày ổ thủ phạm ra ngồi ngoài nắng, lại trả lời: “Đem ra ngoài nắng ngộ nó lăn ra chết thì lấy gì mà tố?”. Đây là lời dặn của cán bộ với những phần tử cốt cán là không nên đánh đập địa chủ. Nếu lỡ tay đánh chết nó thì lấy gì mà tố. Hôm nay, vị chủ tịch ngốc nghếch kia đã theo ý đó nói toạc ra một cách công khai cho địa chủ biết.
Đến lúc đọc bản cáo trạng kết thúc, hội trường im lặng để lắng nghe trong một bầu không khí trầm nghiêm. Nhưng một vị chủ tịch đã đọc chữ nọ thành chữ kia. Có câu đọc đi đọc lại. Có lúc phải ngừng lại để lẩm nhẩm. Rồi mỗi lúc mỗi ngập ngọng thêm. Kết cục là nửa chừng phải thay người khác. Về việc này, mình hỏi một cán bộ phụ trách thì được biết là trước khi đọc, bản chữ viết đã chú ý viết rõ ràng và vị chủ tịch nọ đã đọc đi đọc lại, đảm bảo là đọc được.
… Tính ra suốt ngày hôm nay không được uống nước dưới trời nắng. Trời tối, nhiều lúc lạc đường, về đến cơ quan một cách mệt mỏi.
Nhật ký ngày 31-5-1953
31-5-1953
Sáng sớm, mình xuống xã Dân Chủ cùng hai người trong tổ kiểm tra để kiểm tra việc thoái tô, thoái tiền công và chia quả thực. Nằm ở nhà một bần nông, sáng và chiều vùi đầu vào trong đám giấy tờ của đội công tác để tìm ra vấn đề. Một điều nhận thấy là giấy tờ lộn xộn quá, vì kém văn hóa và thiếu khoa học. Thiếu đến cả những hình thức thông thường. Nhiều tài liệu phải vừa đọc vừa hỏi mới biết rõ sự việc. Trong khoản nông dân bắt địa chủ và phú nông bồi thường có cả khoản trâu bò phá hoại hoa màu từ mấy năm trước. Đến cả bần, cô nông với trung nông cũng thanh toán cả món nợ từ năm nảo năm nào. Có anh cố nông năm nay 39 tuổi khai bị một địa chủ quỵt công ở 25 năm, sau đem bình nghị phải giảm xuống 15 năm. Sau cùng là 9 năm. Có người đòi công ở 2 năm tới 86 nồi thóc (mỗi nồi 22 cân) trong khi công ở mỗi người nhiều nhất trong một năm chỉ có 20 nồi. Hơn nữa có anh bần nông bắt đến địa chủ bắn chết một con lợn 15 cân từ năm 1935 là 8 nồi thóc. Nếu tính theo giá hiện thời: 300 đồng bạc ngân hàng một cân thóc thì con lợn 15 cân ấy (kể cả lòng lẫn cứt), giá bồi thường mỗi cân tới 3.520 đồng, trong khi thời giá chỉ có 2.700 đồng. Ấy là chưa kể con lợn hồi ấy, địa chủ, người bắn chết, có ăn thịt không hay con lợn vẫn về nhà có lợn. Đại để những việc như thế đã nói rõ sự lạm quyền thế mới lên và sự tham lam trắng trợn của một số bần, cố nông chưa được giáo dục.
Buổi tối, mình dự một tổ nông hội bàn về mấy nguyên tắc chia ruộng công. Trong gian nhà bức, nóng, người đến dự vừa đau mắt, vừa buồn ngủ, mỏi mệt, uể oải sau một ngày làm việc dưới nắng hè để sáng mai lại phải dậy sớm đi làm. Trong khi ấy, chủ tọa buổi họp là một cố nông không biết điều khiển gọn ghẽ, cứ hỏi đi hỏi lại, bắt mọi người đều phải phát biểu ý kiến. Có nhiều vấn đề trở đi trở lại mãi. Thêm vào đấy, mấy phần tử cốt cán cứ nói theo giọng cán bộ, tuôn một tràng dài những lý luận và danh từ không cần thiết. Rồi, sau đó, cũng làm đủ mọi phương thức: phê bình hội nghị, duyệt y biên bản, kéo tới 11 giờ khuya.
Nguồn: Trần Huy Liệu – Cõi người. Tác giả: Trần Chiến. Nhà xuất bản Kim Đồng, 2009

-Vũ Ngự Chiêu: Những nghiên cứu lịch sử liên quan đến Hồ Chí Minh

DCVOnline

Vũ Ngự Chiêu: Những nghiên cứu lịch sử liên quan đến Hồ Chí Minh (I)

hcm1

Nguyễn Vĩnh Châu & Vũ Ngự Chiêu

HCM và Ðảng CSVN, thoát khỏi “ách thực dân Trung Cổ Pháp” để bị trói buộc vào “ách thực dân mới Hán Cộng.” Khó thể gọi là “giải phóng VN khỏi ách thực dân”.
DCVOnline: Tuy đã có rất nhiều bài và sách viết về ông Hồ Chí Minh, DCVOnline xin giới thiệu đến bạn đọc bài phỏng vấn của tác giả Nguyễn Vĩnh Châu (NVC) với ông Vũ Ngự Chiêu (VNC) đã đăng trên Hợp Lưu số 106, 2009, và trên mạng hopluu.net ngày 5 tháng 11, năm 2010. Ông Vũ Ngự Chiêu đã đề cập và đánh giá một số tư liệu lịch sử liên hệ đến nhân thân và di sản cũng như những sự kiện chung quanh ông Hồ.

Tác giả Nguyễn Vĩnh Châu là cựu phóng viên đài V.O.A. Ông Vũ Ngự Chiêu là một cựu sĩ quan thuộc nhiều binh chủng thuộc quân lực VNCH và viết văn với bút hiệu Nguyên Vũ. Sau 1975, ông Vũ Ngự Chiêu đi học lại và tốt nghiệp tiến sĩ ngành Sử học năm 1984 tại Ðại Học Wisconsin-Madison và tốt nghiệp Luật năm 1999 tại Đại học Houston năm 1999. Vũ Ngự Chiêu dùng tên thật hay bút danh Chính Đạo cho những bài biên khảo lịch sử.
Nguyễn Sinh Sắc. Nguồn: OntheNetNVC: Thưa ông, theo tài liệu của CSVN thì ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của ông Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc, đã từ quan vì chống đối triều đình. Sự kiện này có đúng không?

VNC: Cha ông HCM là Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy, gốc làng Sen (Kim Liên), huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ An. (Sắc chỉ là tên gọi ngoài đời.) Ðậu Phó Bảng năm 1901, ông Huy không theo học trường Hậu Bổ mà từng làm việc với Bùi Quang Chiêu, rồi bổ làm Thừa Biện Bộ Lại. Sau cuộc nổi dậy mùa Xuân 1908 của dân miền Trung, thăng bổ làm tri huyện Bình Khê (Bình Ðịnh).
Theo tài liệu Pháp, tháng 1/1910, Tri huyện Huy bị ngưng chức vì “nghiện rượu và tàn ác với dân chúng” (đánh chết một nông dân trong cơn say). Ngày 19/5/1910, bị chính thức tống giam vì tội danh trên. Qua tháng 8/1910, được miễn tội, chỉ bị cách chức.
NVC: Theo sự nghiên cứu và những sử liệu mà ông có, xin ông vui lòng trình bày sự nghi vấn về tên thật và ngày sinh của ông Hồ Chí Minh.
VNC: Theo tài liệu Pháp và Việt (như thư xác nhận Côn được nhận vào trường Quốc Học (Huế) ngày 8/7/1908, và bản án tử hình khiếm diện năm 1929 của tỉnh Vinh, bằng Hán ngữ pha chữ Nôm), tên thực Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Côn, với những bí danh như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Xin (?), Nguyễn Ái Quốc, v.v.
Hồ Chí Minh. Nguồn: OntheNet
Hồ Chí Minh. Nguồn: OntheNet
Một số tác giả trong nước tự động sửa thành Nguyễn Sinh Cung [chỉ dựa theo lập luận rằng vì anh là Khiêm].
Năm 1911, trong hai lá thư xin vào trường Ecole Coloniale (Paris) viết từ Marseille, Nguyễn Sinh Côn tự xưng là Nguyễn Tất Thành.
Trong những thư từ, từ 1912 tới 1914, còn có tên “Paul Thành.”
Từ năm 1919, đổi thành Nguyễn Ái Quấc hay Quốc. Theo học giả Nga Anatoli Sokolov, HCM có tất cả trên 150 bí danh khác nhau.
Ngày và năm sinh của HCM cũng có nhiều vấn đề.
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành (HCM) tự khai sinh năm 1892.
Ngày 17/5/1945, báo chí VNDCCH công bố ngày sinh nhật 19/5/1890 của HCM và yêu cầu dân chúng treo cờ làm lễ mừng trong 3 ngày. (Cứu Quốc [Hà Nội], 17/5/1945).
Sử gia Huỳnh Kim Khánh cho rằng HCM chọn ngày này để ghi nhớ ngày thành lập Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh tức Mặt Trận Việt Minh (19/5/1941). Nếu thế, ngày 19/5 cũng có thể để kỷ niệm ngày 19/5/1910, khi cha HCM bị cầm tù, cách chức, khiến HCM phải rời trường Quốc Học ra đi, và khởi đầu sự nghiệp chính trị.
Có dư luận cho rằng HCM đã ngụy tạo ngày sinh 19/5/1890 để bắt dân chúng Hà Nội treo cờ đón tiếp Cao ủy d’Argenlieu sẽ đến thăm chính thức Hà Nội vào ngày hôm sau, 18/5/1945, để bàn thảo về chuyến đi Pháp sắp tới của Hồ. Ðồng thời, cũng để chứng tỏ sự yểm trợ của dân chúng với Hồ và chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến. Việc này có thể xảy ra, vì HCM là loại người sử dụng mọi phương tiện để đạt mục đích.
NVC: Thưa ông, được biết, ông đã khám phá một sự kiện rất quan trọng là việc ông Hồ Chí Minh nộp đơn xin học trường thuộc địa của Pháp. Xin ông cho biết diễn tiến sự việc này ra sao và ảnh hưởng của công trình khám phá này như thế nào?
Đơn xin học của Nguyễn Tất Thành - Kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Ngự Chiêu
Đơn xin học của Nguyễn Tất Thành – Kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Ngự Chiêu
VNC: Ðầu tháng 2/1983, khi làm việc trên kho tài liệu trường Ecole coloniale, tức học hiệu huấn luyện các viên chức thuộc địa Pháp, trên đường Oudinot, quận 7, Paris, tôi vô tình khám phá ra nhiều hồ sơ học viên người Việt tại học hiệu này, như Bùi Quang Chiêu, Ðèo Văn Long, Phan Kế Toại, Trần Trọng Kim, Lê Văn Miễn, v.v., tổng cộng khoảng 97 người (CAOM (Aix), Ecole Coloniale, cartons 27, 33 & Registers). Mục đích của tôi là tìm hiểu về những viên chức thuộc địa Pháp cùng thế hệ Tây học Việt Nam đầu tiên (ngoài những người tốt nghiệp các lớp huấn luyện ở các tu viện như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, v.v.) để dùng cho chương Biến đổi văn hóa và xã hội của luận án Tiến sĩ. Thật vô tình, tìm thấy tập hồ sơ xin nhập học nhưng không được chấp nhận của Nguyễn Tất Thành, tức HCM sau này, cùng một người bồi khác được chủ Pháp mang về Paris. Ngoài hai lá thư viết tay gửi Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Thuộc Ðịa, đề ngày 15/9/1911 tại Marseille, còn thêm ba tài liệu của Hội đồng quản trị trường. Trong biên khảo tam ngữ Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành (Paris: 1983) tôi đã trình bày khá rõ: Người mà chúng ta biết như HCM sau này đã rời nước không vì muốn tìm đường cứu nước, mà chỉ vì những tao ngộ bản thân (cha bị cách chức, tống giam, nên phải bỏ học nửa chừng, v.. v…). Từ cổng hậu đóng kín của trường Thuộc Ðịa, HCM sẽ tìm thấy cánh cửa mở rộng của Ðại Học Phương Ðông của Liên Sô Nga 12 năm sau.
Năm 1991, trong tập Vàng Trong Lửa, hai Giáo sư Trần Văn Giàu và Trần Bạch Ðằng đã nhắc đến tập sách nhỏ này, nhưng không nêu tên tác giả Vũ Ngự Chiêu và Nguyễn Thế Anh. Nên thêm rằng sử gia Nguyễn Thế Anh đồng ý viết chung với tôi tập sách trên, cũng như phổ biến các tài liệu trên tờ Ðường Mới, nhưng ông Anh không phải là người phát hiện những tài liệu trên. Ít tháng sau, khi tôi đang làm việc ở Aix-en Provence, Nguyễn Thế Anh cho tôi biết hai sử gia Pháp, tức Hémery và Brocheux, tuyên bố họ đã khám phá ra tài liệu này từ trước. Tôi chẳng mấy quan tâm. Vấn đề là tại sao Hémery và Brocheux không công bố các tài liệu trên trước chúng tôi (vào mùa Hè 1983)? Và những người làm phim truyền hình chiến tranh VN cũng sử dụng tài liệu trên.
Một số học giả Mỹ cho rằng khi công bố tư liệu trên, tôi đã có ý muốn discredit [hạ giá] HCM. Nhưng sự thực lịch sử chỉ là sự thực lịch sử. Ðáng trách chăng là thái độ thiếu nghiêm chỉnh và lương tâm nghề nghiệp của một số học giả (kể cả William A. Williams). Vì tư tâm hay một lý do nào đó, họ đã gạt bỏ những tư liệu đi ngược lại lập luận và diễn dịch [thiên tả] của họ. Ðiều này ảnh hưởng không ít đến công trình nghiên cứu của tôi. Tôi đã không nhận chỗ dạy học tại Ðại học Georgetown, Oat-shinh-tân, (Washington – DCVOnline) vì mất đi lòng trọng vọng một số trong những “học giả”.
Thật khó tin, nhưng có thực, là một số sách dùng dạy sử cho các lớp năm thứ nhất hay thứ hai đại học Mỹ vẫn còn ghi HCM đã rời nuớc năm 1912 để tìm đường cứu nước. Có người còn tuyên bố chẳng cần tìm hiểu thêm về HCM, dù tác phẩm của họ chứa đầy những lỗi lầm sơ đẳng về Ðảng CSVN. “As far as the Americans are concerned,” người ta nói, ngần ấy kiến thức về HCM đã quá đủ. “Life goes on!”
NVC: Như ông biết, CSVN cho rằng HCM là nhà tư tưởng vĩ đại, lỗi lạc. Theo sự nghiên cứu của ông sự thật như thế nào?
VNC: Tôi nghĩ HCM là người của hành động hơn tư tưởng. Tư tưởng chỉ đạo của HCM chỉ là “luật kẻ yếu.” Một ấn bản mới của Câu Tiễn tân thời giữa thế kỷ XX. HCM rất lưu loát và rộng rãi trong việc ca tụng người có thể giúp đỡ mình, và không tiếc lời đả kích những đối thủ. Các nhà cung văn không tiếc lời ví HCM như thánh, thần, Phật, Chúa, v.v. Nhưng đọc kỹ những gì Hồ đã viết hay tuyên bố, chỉ có 2 điểm đáng ghi nhận:
Thứ nhất, cho tới thuở trung niên, tức vào khoảng năm 1919-1920, Hồ vẫn tin tưởng ở nhân và dân quyền. Trong 8 điểm đệ trình cho Hội nghị Versailles mùa Hè 1919, HCM tỏ vẻ rất tin tưởng ở những quyền tự do cá nhân, như tự do hội họp, tư tưởng, báo chí, v.v. Trong các thư từ gửi đi từ Hà Nội năm 1945-1946, Hồ vẫn ca ngợi nhân quyền cùng nguyên tắc cao cả của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, v.v. như ánh sáng chỉ đạo.
Thứ hai, từ năm 1922-1923, HCM bắt đầu nói về cách mạng, theo mẫu Marxist-Leninist. Hồ kêu gọi đoàn kết vô sản thế giới, lập liên minh công-nông chống lại liên minh tư bản thực dân-Ki-tô giáo. Tháng 10/1923, tại Ðại Hội Nông dân quốc tế, Hồ đã tố cáo thực dân và nhà Chung cấu kết với nhau để “câu rút giới nông dân nghèo khổ. “Khoảng ba năm sau, trong những bài giảng cho đoàn viên Việt Nam Thanh Niên Kách Mệnh Ðồng Chí Hội ở Canton (Quảng Châu), HCM hô hào phải làm Kách Mệnh. [Xem Ðường Kách Mệnh, in lại trong Văn Kiện Ðảng Toàn Tập [VKDTT], I:1924-1930, 2002:13-82]; David G. Marr, [On Trail, 1981:131n, 374-376] Theo Hồ, “Văn chương và hy vọng” trong tập sách gối đầu giường của cán bộ Thanh Niên chỉ ở trong hai chữ “kách mệnh, kách mệnh, kách mệnh.” [The literary value and hope of this book are confined in two words: Kach menh, Kach menh, Kach menh [“Revolution, Revolution, Revolution.”] Rồi Hồ trích dẫn Lenin: “Không kó lý luận kách mệnh, thì không kó kách mệnh vận động. … Chỉ kó theo lý luận kách mệnh tiền fong, đảng kách mệnh mới làm nổi trách nhiệm kách mệnh tiền fong.”[ 25]
Trong 23 điều nói về tư cách người làm kách mệnh, 16 điều chẳng có liên hệ gì đến duy vật biện chứng. Không thấy nguyên tắc thực tập liên lũy [praxis] của Marx, tức ý muốn làm thử, rồi rút ra kinh nghiệm cho những hành động tương lai [that is the will to act in order to test belief and obtain the additional grounds for further action. (Marr, On Trail, 1981:378)]Hành động với HCM chỉ là thực hiện chủ thuyết Marxist-Leninist hơn là giải quyết những vấn đề theo công tâm “Muốn làm kách mệnh thì phải biết: Tư bản và đế quốc chủ nghĩa nó lấy văn hóa và tôn giáo làm cho dân ngu. Nó làm cho dân chúng nghe thấy cách mạng thì sợ rùng mình. Vậy kách mệnh trước hết phải làm cho dân “giác ngộ.” [23] Tóm lại, tư tưởng HCM chỉ có việc sao chép tư tưởng Lenin, Stalin và Mao Trạch Ðông. HCM thiên về hoạt động hơn tư tưởng.Việc cơ quan tuyên truyền CSVN đề cao tư tưởng HCM có lý do riêng. Nhưng ít khi thực sự vì chính Hồ. Mà vì những mục tiêu giai đoạn của người cầm quyền. Hãy lấy một thí dụ. Năm 1969, Lê Duẩn đã công bố ngày chết của HCM chậm 1 ngày (từ 2/9 tới 3/9), hay sửa lại, cắt xén di chúc của HCM. Một nguyện vọng nhỏ nhoi của HCM là được hỏa táng để phát động phong tục hỏa táng trong nước bị tảng lờ. Nói theo Brocheux, HCM đang bị “cầm tù” trong Lăng Ba Ðình. Thực ra, chẳng có dấu hiệu tôn trọng tư tưởng Hồ nào thiết thực hơn là giúp mang xác ướp của Hồ ra khỏi Lăng Ba Ðình, và hỏa táng.
NVC: Ông có thể cho biết, lý do tại sao ngày nay đảng CSVN lại tung ra chiến dịch học tập đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh?
VNC: Lãnh đạo CSVN có lý do riêng của họ, khó đoán biết. Nhưng một cách tổng quát, có thể nghĩ rằng tinh thần “hủ Marxist-Leninist” khiến cán bộ tuyên giáo đang muốn phỏng theo gương Trung Nam Hải bắt dân Trung Hoa “học tập” kinh nghiệm Hán hóa thuyết Marist-Leninism.” Người ta chỉ đổi đi năm chữ “tư tưởng Mao Trạch Ðông” bằng “tư tưởng Hồ Chí Minh.”
NVC: Theo ông tại sao HCM lại có thể tự viết sách đề cao mình, tự gán cho mình là “Cha già dân tộc” vô cùng lố lăng như trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” với bút danh “Trần Dân Tiên”?
Sách của Hồ Chí Minh (bút danh Traadn Dân Tiên). Nguồn: ONtheNet
Sách của Hồ Chí Minh (bút danh Trần Dân Tiên). Nguồn: OntheNet
VNC: HCM là một người hành động, một cán bộ cách mạng chuyên nghiệp [agitprop]. Việc HCM tự viết sách đề cao mình hay sai người ca tụng mình là việc phụ. Mục đích chính cần thực hiện là ca ngợi một nhân vật HCM chí thiện, chí thần, chí thánh. HCM rất ít khi quan tâm đến những khuôn thước giá trị tư bản, thực dân hay phong kiến mà HCM quyết tâm hủy diệt. Cũng nên thêm là “tư cách” hay “đạo đức” của người Cộng Sản, theo HCM, không giống quan điểm “phong kiến, thực dân”
[Tệ đoan cung văn này, dĩ nhiên, không do cơ quan tuyên giáo Cộng Sản độc quyền. Tại miền Nam, từng có huyền thoại về “điều trần” Nguyễn Trường Tộ, “nhà ngôn ngữ học” Trương Vĩnh Ký, hay “đầy vua không Khả, đào mả không Bài” – Khả, tức Ngô Ðình Khả, cha ruột Tổng thống Ngô Ðình Diệm (1897-1963), xuất thân thông ngôn cho Tây, tích cực trong việc đánh dẹp phong trào Cần vương do Phan Ðình Phùng lãnh đạo, và rồi được Pháp ủy thác giám hộ vua Thành Thái, với chức vụ Ðề đốc kinh thành. Bài là Nguyễn Hữu Bài, cha đỡ đầu Diệm, từng được Pháp cử làm Tổng lý triều Nguyễn từ 1925 tới 1932, trong thời gian ấu vương Bảo Ðại du học ở Pháp. Bàn tay Bài và quan lại Việt từng đẫm máu dân chúng miền Trung trong giai đoạn 1926-1932. Sau này, vào tháng 8/1944, Giám mục Ngô Ðình Thục viết thư cho Toàn Quyền Jean Decoux khoe kể công lao hãn mã của họ Ngô với Bảo hộ Pháp. Năm 1982, tôi nhờ Linh Mục Cao Văn Luận gửi một bản sao thư trên cho cựu Tổng Giám Mục Thục, yêu cầu cho biết ý kiến. Không thấy hồi âm; ít lâu sau nghe tin ông Thục đã chết vì điên loạn ở Mỹ.
Thư ông Ngô Đình Thục
Thư Giám mục Ngô Đình Thục gởi Toàn quyền Jean Decoux
Thư ông Ngo Đình Thục gởi Toàn quyền Decoux
Thư ông GM Ngô Đình Thục gởi Toàn quyền Jean Decoux. Kết quả nghiên cứu của VNC.
Nhưng khi tôi cho công bố tài liệu trên năm 1989, có người cho rằng đó là “tài liệu giả” – hiểu theo nghĩa sau đó có người in trộm tài liệu trên từ báo Lên Ðường (Houston) vào sách họ, nhưng đã cố ý tẩy xóa một vài chi tiết trong thư.]
NVC: Nhiều tác giả ngoại quốc vẫn nhận xét HCM là một người có tinh thần quốc gia, chỉ dùng chủ nghĩa CS để giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ. Theo sự tìm hiểu của ông thì sự thật như thế nào?
VNC: Tôi nghĩ cách diễn tả “tinh thần quốc gia” quá trừu tượng, chứng tỏ sự thiếu hiểu biết, đưa đến sự đánh giá sai lầm HCM. Trên cơ bản, HCM là người nuôi tham tâm giành đoạt chính quyền bằng mọi giá và giữ vững độc quyền cai trị. Cũng cần lưu ý là HCM, theo tôi, không là một cán bộ Cộng Sản thuần thành.
Liên hệ giữa Hồ và Quốc Tế Cộng Sản có nhiều vấn đề.
Từ năm 1932, Nguyễn Ái Quốc đã bị QTCS khai tử.
Từ 1933-1938: NAQ phải sống với bí danh mới “Lin” hay “Linov,” không được giao công tác gì. Năm 1935, chỉ được Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập cho 1 ghế dự khuyết trong Ban Trung Ương Chấp Ủy, lo việc phiên dịch các tài liệu của Ðảng CSVN gửi Phòng Ðông Dương của QTCS. Năm 1938, vội vã rời Mat-scơ-va sang Diên An (Trung Hoa) để tránh bị Stalin thanh trừng. Nên chẳng có gì ngạc nhiên khi từ năm 1943-1944, HCM đã tìm cách móc nối cơ quan tình báo Mỹ. Từ sau chiến dịch Meigo của Nhật–tức cuộc bắt giữ hầu như toàn bộ chính phủ bảo hộ Pháp tại Ðông Dương trong hai ngày 9-10/3/1945–HCM bắt đầu chính thức hợp tác với Phi Ðoàn Cọp Bay 14 của Chennault tại Vân Nam. Và rồi, cơ quan OSS [Tình báo chiến lược] Mỹ từ tháng 3 đến tháng 8/1945 (Frank Tan, thuộc GBT, và rồi Deer Team, OSS, ở Kim Lộng, Tuyên Quang). Sau ngày 19/8/1945, viên chức Mỹ đóng vai đường giây ngoại giao của HCM, giúp chính phủ Hồ tồn tại qua cuộc chiếm đóng của Trung Hoa, và phần nào giúp Hồ thành lập chính phủ liên hiệp với Việt Nam Quốc Dân Ðảng và Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội, tổ chức bầu cử Quốc Hội, chính thống hóa chế độ VNDCCH hầu ký Tạm ước 6/3/1946 tại Hà Nội, và rồi Modus vivendi ngày 14/9/1946 tại Paris.
Nói cách khác, yếu tố ngoại cường thống trị và ảnh hưởng sự thăng tiến của HCM. Chiêu bài “quốc gia” – HCM tự nhận nhiều lần chỉ thuộc Ðảng Quốc Gia, và từng giải tán Ðảng CSÐD ngày 11/11/1945 – chỉ quan trọng trong nội địa Việt Nam.
NVC: Theo sự nghiên cứu của ông thì ông HCM có trách nhiệm gì trong việc đảng CSVN sát hại các đảng viên những đoàn thể quốc gia trong thời gian những năm 45-46?
VNC: Dù có trực tiếp cho lệnh hay không, HCM phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Mặc dù Võ Giáp cùng Bộ Nội Vụ ra tay tàn sát các đảng phái chống Cộng khi HCM đang ở Pháp, HCM được báo cáo tuờng tận chi tiết những vụ án ngụy tạo xét xử cán bộ Việt Quốc, hay cuộc tàn sát VNQDÐ tại Hà Nội với lý do “bắt tay Pháp làm đảo chính nhân dịp Quốc Khánh 14/7 của Pháp.” Dĩ nhiên, nên lưu ý rằng, năm 1945-1946, HCM chưa hoàn toàn kiểm soát được guồng máy chính quyền. Trong nội bộ Ðảng, HCM cũng không hoàn toàn kiểm soát được phe cực đoan như Trường Chinh Ðặng Xuân Khu và Hạ Bá Cang (Cung?) tức Hoàng Quốc Việt, v.v. Ðó là chưa kể tinh thần địa phương Nam-Trung-Bắc. Nhưng những lời tuyên bố của HCM tại phiên họp kỳ II của Quốc Hội, từ 28/10 tới 9/11/1946, chứng tỏ HCM phê chuẩn việc làm của Giáp cũng như công an Việt Minh.
NVC: Là một nhà sử học, ông nghĩ gì về lập luận cho rằng dù ông HCM có nhiều lỗi lầm nhưng vẫn có công giải phóng VN khỏi ách thực dân?
Hồ Chí Minh và Trần Canh (1950). Nguồn: OntheNet.
Hồ Chí Minh và Trần Canh (1950). Nguồn: Truyen-thong.org.
VNC: Với những tài liệu đã giải mật (tháng 11/2008), không ai phủ nhận được tài năng của HCM trong việc lãnh đạo Ðảng CSVN tới chiến thắng cuối cùng của Ðảng này. Nhưng cách diễn tả “giải phóng VN khỏi ách thực dân” cần xét lại. Sau Thế Chiến Thứ Hai, phong trào giải thực – hiểu theo nghĩa thực dân Trung Cổ – xuất hiện ngay trong tâm ý dân chúng các cường quốc thuộc địa. Thực dân Pháp bị thất bại ở Việt Nam cơ bản là do quốc dân Pháp và Việt đều muốn chấm dứt nó. Thế giới cũng chuyển biến sang một hình thức “trật tự mới” – tức vùng ảnh hưởng của các siêu cường – đặc biệt là Liên Sô Nga và Liên Bang Mỹ, hai “siêu cường” lãnh đạo hai khối vô sản và tư bản. Sự nghiệp chính trị của HCM cho tới khoảng năm 1968-1969 phải được đánh giá trong hệ thống chính trị thế giơi chiến tranh lạnh “lưỡng cực” này. Và, rồi sự chia rẽ giữa Bắc Kinh và Mat-scơ-va [Москва, Moscow - DCVOnline] từ năm 1958, dẫn tới chính sách hòa hoãn đa cực (bao gồm thế tay ba Mỹ-Nga-Trung Cộng tại Ðông Nam Á).
Nên ghi nhớ là ngay đến Ngô Ðình Diệm, năm 1954-1955, cũng khua chiêng, gõ trống cho thành tích “bài phong, đả thực” – nhờ phép lạ Mỹ.
Trường hợp HCM và Ðảng CSVN, thoát khỏi “ách thực dân Trung Cổ Pháp” để bị trói buộc vào “ách thực dân mới Hán Cộng.” Khó thể gọi là “giải phóng VN khỏi ách thực dân.”


DCVOnline minh họa.
**************************************

Vũ Ngự Chiêu: Những nghiên cứu lịch sử liên quan đến Hồ Chí Minh (Kết)

Nguyễn Vĩnh Châu & Vũ Ngự Chiêu

hcm11Bắc Kinh và Hà Nội thường nói về tình “môi hở, răng lạnh,” hay “viện trợ không kèm móc câu hay thòng lọng.” Thực tế, việc cắt đất cắt biển là những lưỡi câu và thòng lọng mà dân tộc Việt đang và sẽ chịu đựng.

NVC: Theo ông thì trong cuộc Cải Cách Ruộng Ðất, ông Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì không?
Cải cách ruộng đất: đấu tố. Nguồn: .OntheNet
Cải cách ruộng đất: đấu tố. Nguồn: Nguồn: © The Dmitri Baltermants Collection/CORBIS
VNC: Trước khi nói đến trách nhiệm của HCM hay Ðảng CSVN, cần tìm hiểu rõ ràng về vai trò cải cách ruộng đât trong các xã hội nông nghiệp, rồi đến trường hợp cá biệt Việt Nam.
A. Cải cách ruộng đất [CCRÐ] – tức làm sao có sự phân phối ruộng đất hợp lý để nông dân có đất cày cấy – là điều quan tâm hàng đầu của những nhà cai trị các xã hội nông nghiệp muốn dân giàu, nước mạnh.
Trong Ðường Kách Mệnh, HCM từng viết:
2. Tây đồn điền choán ruộng cách nào?
Nhiều cách.
Phần thì Tây đồn điền cướp, phần thì các nhà thờ đạo chiếm. Các cố đạo chờ năm nào mất mùa, đem tiền cho dân cày vay. Chúng nó bắt dân đem văn khế ruộng cầm cho nó và ăn lời thật nặng. Vì lời nặng quá, đến mùa sau không trả nổi, thì các cố xiết ruộng ấy đem làm ruộng nhà thờ.”[ 73]
3. Chính phủ Pháp đãi dân cày An Nam thế nào?
Tư bản Tây và nhà thờ đã choán gần hết đất ruộng, còn giữ được miếng nào thì chính phủ lại đánh thuế thật nặng, mỗi năm mỗi tăng.[ 73] 10 phần lấy mất một.[ p.73]
Mua rẻ nhân dịp dân phải đóng thuế; xuất cảng. Nó chở đi chừng nào, thì dân ta chết đói nhiều chừng ấy.
4. Bây giờ nên làm thế nào? phải tổ chức nhau để kiếm đường giải phóng.[ 74]
5. Cách tổ chức dân cày thế nào?[ 74] Bất kỳ tiểu điền chủ trở xuống đều được vào; (trừ đại địa chủ, mật thám, cố đạo, say mê rượu chè, cờ bạc và a phiến)[74]
Nông hội chống rượu chè, a-phiến khiến mất giống nòi.
Biết kách mệnh tinh thần, kách mệnh kinh tế, thì kách mệnh chính trị cũng không xa.Từ đầu thập niên 1930, cải cách ruộng đất, hay cách mạng thổ địa, là một chiêu bài của Ðảng Cộng Sản Ðông Dương. Những khẩu hiệu như “Thanh trừ trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận ngọn” được nêu ra từ cuộc nổi dạy 1930-1931 tại Nghệ-Tĩnh và Nam Kỳ, và thống trị các tài liệu tuyên truyền của Ðảng CSÐD cho tới năm 1935-1936. Lý luận Marxist-Leninist phía sau chiêu bài sắt máu này là cuộc đấu tranh giai cấp giữa liên minh nông-công chống lại và tiêu diệt giai tầng địa chủ phong kiến, nhằm thủ tiêu hệ thống sản xuất cổ truyền, tiến tới việc xây dựng một xã hội công bằng mà ai nấy đều được hưởng tương ứng với những gì mình sản xuất, trên đường tiến đến xã hội Cộng Sản, ở đó ai nấy đều làm theo khả năng, được hưởng theo nhu cầu.
Vì mục tiêu cuối cùng – tức xã hội cộng sản, nơi nhà nước bị thăng hoa, chỉ có những người lao động sản xuất tự quản lý công hữu–chưa đủ điều kiện chào đời, Ðảng Cộng Sản và liên minh công-nông tiếp tục duy trì nhà nước chuyên chính vô sản, hay “dân chủ tập trung,” thẳng tay tiêu diệt giai cấp địa chủ phong kiến, lấy đất chia cho người nghèo, để họ tự làm chủ. Những nhà tiểu tư sản mới này sẽ giúp tăng gia sản xuất lương thực, tạo nên thặng dư để góp vốn vào việc công nghệ hóa nền kinh tế. Sự phát triển đồng thuận và song hành này sẽ giúp đất nước sớm hiện đại hóa, nâng cao đời sống công nông, phát triển nền văn hóa lành mạnh.
B. Ðấu tranh Giảm Tức, Giảm Tô
CCRĐ: đấu tố. Nguồn: © The Dmitri Baltermants Collection/CORBIS
CCRĐ: đấu tố. Nguồn: © The Dmitri Baltermants Collection/CORBIS
Từ năm 1945, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] đã bắt đầu phát động chính sách đòi hỏi giảm tô (tức giảm tiền thuê ruộng đất) và giảm tức (giảm tiền vay lãi), nhưng có nơi thi hành, nơi không. Một trong những lý do chính là giai đoạn 1945-1946 còn có những nhu cầu và khó khăn, phức tạp cần giải quyết, liên hệ đến chính sự sinh tồn của chế độ.
Từ đầu năm 1947 tới năm 1949, chính sách nông thôn của Hồ chưa có thay đổi đáng kể, ngoại trừ những biện pháp tận thu, giảm chi, trên nguyên tắc “chớ nên mị dân.” Tuy nhiên, chiến thắng của Mao Trạch Ðông ở Hoa lục (1949) và sự thành hình của “giải pháp Bảo Ðại” (1948-1949) khiến Hồ chẳng còn lựa chọn nào khác hơn trở lại với khối tân Quốc tế Cộng Sản (Cominform), do Liên Sô Nga lãnh đạo. Bên cạnh những chuẩn bị tái lập Ðảng Cộng Sản Ðông Dương (dưới tên mới Ðảng Lao Ðộng Việt Nam từ năm 1949-1951), và do nhu cầu tăng gia thu nhập cũng như củng cố sự yểm trợ của giới nông dân (bần cố nông và bần nông), từ đầu năm 1949, BTV/TW Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mã Khắc Tư ra Chỉ thị ngày 3/1/1949 cho các Khu ủy về sách lược vận động tranh đấu bắt các địa chủ giảm tô 25% như chính phủ qui định. Mục tiêu lần này được mở rộng tới các địa chủ “công giáo, và chỉ thị trên còn qui định việc giảm tiền xin lễ, nhưng tránh không chạm đến tín ngưỡng.” (VKÐTT, 10, 2001:176-177)
Ðầu tháng 6/1949, BTV/TW lại gửi điện ngày 1/6/1949 cho Liên khu [LK] IV về phong trào khuyến khích địa chủ hiến đất. (VKÐTT, 10, 2001:241) Ngày 14/7/1949, HCM ký Sắc Lệnh Giảm Tô. Ngày 14/10/1949, BTV/TW ra chỉ thị tạm cấp ruộng đất của Việt Gian cho người nghèo. (VKÐTT, 10, 2001:299-303) Ngày 22/10/1949, BTV/TW chỉ thị LK IV vận động giảm tô 25%. (VKÐTT, 10, 2001:307-308)
Ngày 18/11/1949, BTV/TW ra Thông tri về việc chấn chỉnh tổ chức nông dân: Khéo léo đưa địa chủ ra khỏi Hội Nông Dân Cứu Quốc bằng cách tổ chức vào những hội khác (Phụ lão, Liên Việt) Thành phần BCH HNDCQ phải có bần cố nông, có người trẻ. Không nên có phú nông; nếu có chỉ để làm vì. Ra sức tổ chức Hội nông dân trong vùng Công Giáo. [Lê Văn Lương]. (VKÐTT, 10, 2001:314-315)
Ngày 5/7/1950,Trường Chinh đọc báo cáo về chính sách nông thôn tại phiên họp mở rộng của Ban Kinh tế TW [5 tới 7/7/1950]. (VKÐTT, 11, 2001:591- 626) Ngày 17/7/1950: Ban Thường vụ TW chỉ thị “hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm tức.”
Tại Ðại hội tái lập Ðảng CS [Lao Ðộng] vào tháng 2/1951, Tổng Bí thư Trường Chinh nhấn mạnh là CCRÐ chỉ nhắm vào giảm tô, giảm tức. Ðịa chủ hiến đất đai. Kháng chiến thắng lợi sẽ CCRÐ. [Ngày 16/4/1951 Hồ Viết Thắng được cử làm trưởng Tiểu ban Nông vận (còn có Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Ðức Thịnh, Ca, Nông, Di, Ðào). (VKÐTT, 12, 2001:526- 527)]
Ngày 22/4/1952, Hội nghị TW lần thứ ba của ÐLÐVN [22 tới 28/4/1952] vẫn còn ra nghị quyết: “Trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh.” (VKÐTT, 13, 2001:65- 75) Về chính sách ruộng đất sẽ tập trung vào giảm tô, giảm tức, lôi kéo địa chủ; tịch thu ruộng đất của Pháp và Việt gian cho dân cày nghèo. Chưa thủ tiêu bóc lột phong kiến. ( VKÐTT)13, 2001:118- 128).
C. Chính thức phát động CCRÐ
Năm 1952, Mao Trạch Ðông mời Hồ Chí Minh qua Bắc Kinh, ép phải cải cách ruộng đất. Ðồng thời thực hiện chỉnh quân, chỉnh huấn. (Hoan, 1987:359-367). Ngày 15/8/1952, Ban Bí thư [BBT] Ðảng LÐVN ra chỉ thị bổ sung chỉ thị 37 về chính sách ruộng đất: Từ nay “Dựa vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên minh với phú nông, lôi kéo hoặc trung lập một số địa chủ, đánh đuổi đế quốc và đại địa chủ phong kiến phản động.”(VKÐTT, 13, 2001:239) Ngày 25/11/1952, BBT ra thông tri về việc điều tra nông thôn. (VKÐTT, 13, 2001:347- 360)
CCRĐ: đấu tố. Nguồn: Nguồn: © The Dmitri Baltermants Collection/CORBIS
CCRĐ: đấu tố. Nguồn: Nguồn: © The Dmitri Baltermants Collection/CORBIS
Ðầu năm 1953, Trung Cộng cử Kiều Hiểu Quang, Phó Bí thư Quảng Tây, phụ trách đoàn cố vấn cải cách ruộng đất. (Theo Hoàng Tùng, La Quí Ba cũng ép Hồ phải đấu tố Nguyễn Thị Năm, tức Cát Thành [Hanh] Long. “Mấy ngàn người bị xử tử.” (Tài liệu truyền tay ký tên Hoàng Tùng. Hoàng Tùng phục vụ trong Ban Tuyên huấn của Trường Chinh, nên có những thông tin đặc biệt. Theo tài liệu đã dẫn, HCM rất bất mãn về áp lực của Bắc Kinh, nhưng không dám chống đối. Xem thêm infra.)
16/4/1951: Nghị quyết ngày 16/4/1951 của BCH/TW về việc thành lập các ban và tiểu ban giúp việc:Ban Tuyên huấn: Trường Chinh, Phạm Tô, Tố Hữu, Trần Quang Huy, Hoàng Tùng, Xuân Thủy, Lê Quang Ðạo, Nguyễn Chương, Nguyễn Khánh Toàn, Minh Tranh.
Ban Mặt Trận: Hoàng Quốc Việt, Thoại Sơn, Hồ Viết Thắng, Xuân Thủy, Trần Cung, Lê Thành Lập, Dương Bạch Mai.
Ban Kinh tế-Tài chính: Phạm Tô, Cù Vân, Trần Ðăng Ninh, Hồ Viết Thắng, Lê Văn Hiến, Ðặng Việt Châu, Bùi Công Trừng, Nguyễn Văn Tạo, Trần Danh Tuyên, Nguyễn Ðức Thụ.Tiểu ban Nông vận: Hồ Viết Thắng, Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Ðức Thịnh, Ca, Nông, Di, Ðào. (VKÐTT, 12, 2001:526- 527)
Cũng có nhân chứng cho rằng cuối tháng 3/1950, khi từ Bắc Kinh trở lại Tuyên Quang, Hồ tuyên bố với Ban Thường vụ Trung ương Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư (tức Ðảng CSÐD, đã được bí mật tái khai sinh từ năm 1948-1949) là Stalin muốn làm cách mạng thổ địa, và Hồ muốn làm cách mạng thổ địa với sự tiếp tay của TC. (Võ Nguyên Giáp, CÐTVV, 2001:349-350) Một tài liệu TC ghi ngày 5/3/1953, khi cùng HCM [dưỡng bệnh ở TH] rời Bắc Kinh về VN, Vi Quốc Thanh được HCM kể lại những chi tiết về chuyến qua Mat-scơ-va cuối năm 1952, và ý định thực hiện CMTÐ, theo lệnh Stalin. “Không thể đứng giữa một ngọn đòn sóc. (Vu Hóa Thẩm [Vương Chấn Hoa], “Vi Quốc Thanh,” (Vu Hóa Thẩm, LQB, 2008:59)
D. Hội nghị kỳ 4 Ðảng LÐVN (25-30/1/1953)
Theo tài liệu chính thức của Ðảng Cộng Sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ tư Trung ương Ðảng LÐVN (25-30/1/1953) đã quyết định tiến hành cải cách ruộng đất, tức phong trào đấu tố (rập khuôn Trung Cộng).
Ngày 25/1/1953, HCM đọc báo cáo về tình hình trước mắt và nhiệm vụ CCRÐ. Triệt để giảm tô, tiến tới CCRÐ. Theo Hồ, từ 1945, đã thực hiện giảm tô, nhưng tới nay chưa đúng mức: có nơi giảm, nơi chưa giảm. Nay phải triệt để thực hiện giảm tô. Phải phát động quần chúng nông dân tự giác tự nguyện đứng ra đấu tranh triệt để giảm tô giảm tức và giành lấy ưu thế chính trị ở nông thôn. Ðảng và chính phủ phải lãnh đạo, tổ chức, giúp đỡ, kiểm tra. Sau đó sẽ cải cách ruộng đất. Nông dân là nền tảng của vấn đề dân tộc, và cũng là nền tảng của cách mạng dân chủ chống phong kiến, chống đế quốc. Muốn kháng chiến thắng lợi phải nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, chia ruộng đất cho nông dân. CCRÐ sẽ giúp Ðảng LÐ Việt Nam giải quyết nhiều vấn đề:
Về quân sự: Nông dân hăng hái tham gia bộ đội; đồng thời làm tan rã ngụy quân.
Về kinh tế-tài chính: nông dân đủ ăn đủ mặc, sẽ giúp phát triển công thương nghiệp, hăng hái đóng thuế nông nghiệp.
Về chính trị: Nông dân nắm ưu thế trong làng xã, “nhân dân dân chủ chuyên chính sẽ được thực hiện rộng khắp và chắc chắn.”
Về văn hóa: “có thực mới vực được đạo.” Nông dân no đủ sẽ phát triển văn hóa.
Những vấn đề như thương binh, công an nhân dân dễ giải quyết.
Về Mặt Trận Liên Việt: Nông dân sẽ chiếm đa số, cơ sở công nông liên minh vững chắc hơn.
Ðấu tranh triệt để giảm tô giảm tức làm đà cho CCRÐ.
E. Hồ nêu lên kinh nghiệm CCRÐ ở Trung Hoa
CCRĐ bên Trung Hoa. Nguồn: OntheNet
CCRĐ, đấu tố, bên Trung Hoa. Nguồn: OntheNet
Tới cuối năm 1952, đã hoàn thành CCRÐ, chia đất cho nông dân. Hơn 500,000,000 nông dân được chia hơn 700 triệu mẫu ruộng. Nông dân giữ lại được hơn 30 triệu tấn thóc địa tô. Hăng hái tăng gia sản xuất: Năm 1950 lương thực tăng 20% so với năm 1949; năm 1952 tăng 40%. Thành phần xã hội thay đổi rất nhiều: trung nông tăng từ 20% tới 80%; bần nông giảm từ 70% xuống còn 10-20%. Về chính trị, chỉ tại bốn khu Hoa Trung, Trung Nam, Tây Nam và Tây Bắc nông hội đã có hơn 88 triệu hội viên, trong đó hơn 30% là phụ nữ; 60% đến 80% nông dân tổ chức thành những đội đổi công, hợp tác xã. Nông dân trở thành trụ cột của chính quyền ở nông thôn; nhân dân dân chủ chuyên chính và công nông liên minh trở nên vững chắc. Công nghệ và thương nghiệp mau phát triển; văn hóa cũng lên vùn vụt. Hơn 49 triệu trẻ em nông dân được đi học. Vì trình độ giác ngộ lên cao, phong trào chống tham ô lãng phí, quan liêu và chống Mỹ, giúp Triều nông dân hăng hái tham gia. (HCMTT, 7:1953-1955, 1996:8-9.
Thực ra HCM không hoặc không muốn nói đến thực trạng sắt máu của bài học CCRÐ Trung Hoa. Từ ngày 1/10/1949 tới cuối tháng 8/1951, có tới 28,000 bị hành quyết tại Quảng Ðông. Trong nửa năm đầu 1951, khoảng 800,000 phiên tòa xét xử phản cách mạng, và 135,000 người bị tử hình. Từ 1949 tới 1952, khoảng 2 triệu người bị hành quyết. Hơn 2 triệu người khác bị gửi vào các trại cải tạo. ( Maurice Meisner, Mao’s China, 1977:81).
Năm 1952, Mao và Ðảng CSTH đã khiến giai cấp đại địa chủ ngừng hiện hữu, nhưng cả Mao lẫn Hồ, đều hiểu rằng CCRÐ chưa phải là cách mạng XHCN. Theo lý luận Marxist-Leninism, đây mới chỉ là giai đoạn “tư sản” [bourgeoisie] của cách mạng, hay cái gọi là “Tân Dân Chủ” của Mao. Nói theo Marx, “chế độ Bonaparte [Pháp] là triều đại của nông dân.”
Mục tiêu chính của Mao chỉ là: mở rộng cơ sở ủng hộ; kiểm soát hành chính xuống các xã thôn; làm gia tăng mức sản xuất nông phẩm. Bài diễn văn ngày 14/6/1950 của Liu Shaoqi [Lưu Thiếu Kỳ] hầu như đã được phỏng dịch lại trong bản báo cáo của HCM: thực hiện CCRÐ từng bước với sự thận trọng và biệt phân, trong khi lượng sản xuất nông phẩm gia tăng; phải dựa vào bần và cố nông, liên minh với trung nông, và vô hiệu hóa phú nôngHồ cũng không nhắc gì đến những con sóng bạo lực và sự phẫn nộ của 20 triệu người Hoa bị “vạch thành phần” là địa chủ, sự chống đối của họ [107- 108]. Bi thảm hơn nữa là dù CCRÐ đã hoàn tất, tình trạng nghèo khổ của nông dân TH không thay đổi. Chỉ có Ðảng CSTH đại thắng khi thay thế những kỳ hào cũ của các thôn xã bằng những người trẻ trung hơn, giúp đẩy mạnh việc trung ương tập quyền cho Ðảng và Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc. Ðồng thời chuẩn bị cho bước tái tổ chức kế tiếp, tức tập trung sản xuất [collectivation].Trường Chinh báo cáo về mục đích, ý nghĩa, phương châm, phương pháp và kế hoạch thực hiện CCRÐ. (VKÐTT, 14:30- 83.
Ngày 30/1/1953, ra Nghị Quyết “Thẳng tay phát động triệt để giảm tô.” (VKÐTT, 14:128- 132)
F. Ngày 5/2/1953, Trường Chinh ra chỉ thị về cách phổ biến Nghị Quyết của Hội nghị lần thứ tư BCHTW (khóa II)
Chỉ phổ biến CCRÐ tới cấp khu ủy và đại đoàn ủy, nhưng tạm thời giữ bí mật thời điểm thực hiện. Cấp tỉnh ủy và trung đoàn ủy chỉ nói giảm tô, tiến tới CCRÐ. Cấp dưới, không nói đến CCRÐ, chỉ nói đến 5 công tác trong năm 1953. (VKÐTT, 14:136-137).
Trong khi đó, Hồ liên tục xuất hiện phát động các kế hoạch rập khuôn Trung Cộng khác: Ngày 5/2/1953, HCM nói chuyện trước Hội nghị nông vận và dân vận toàn quốc. Hôm sau, 6/2/1953, HCM nói chuyện trước lớp chỉnh huấn cán bộ Ðảng, Dân, Chính ở cơ quan TW. Hồ nhắc nhủ các cán bộ: “Ngồi giữa hai ghế thì nhất định sẽ ngã.”
Ngày 22/4/1953, Ban Bí thư ra chỉ thị v/v 10 điều kỷ luật của cán bộ khi thi hành CCRÐ. Ngày 24/4/1953, Ban CHTW ra Chỉ thị v/v phát động quần chúng trong năm 1953.
Chỉ thị của BCT ngày 4/5/1953 v/v Mấy vấn đề đặc biệt trong phát động quần chúng trong năm 1953 phản ảnh khía cạnh sắt máu của kế hoạch CCRÐ:
Trừng trị địa chủ phản động và gian ác
Mức thoái tô, dây dưa tiền công
Tước vũ khí của địa chủ [vụ đồn điền Vũ Ngọc Hoành]
Yêu cầu về trình độ tổ chức trong cuộc phát động quần chúng
Chỉ thị số 43/CT/TW của BCT ngày 10/6/1953 v/v Hướng dẫn công tác phát động quần chúng. (VKÐTT, 14:223- 234. Theo tin quân sự Pháp, thời gian này tại miền Bắc, Pháp chỉ kiểm soát được 1,129 làng (trên tổng số 7,000 làng). (10H 282).
Phản ứng của dân chúng, và nhất là cán bộ cực kỳ xúc động. Ngày 29/6/1953, Thông Tri của Ban Bí thư về vấn đề tuyên truyền phát động quần chúng. ghi nhận “Ngay đến một số cán bộ lãnh đạo chưa thấm nhuần đường lối của CP. Nhiều nơi, địa chủ và ngay cả phú nông, trung nông tự tử.”( VKÐTT, 14: [tr. 246])
Ngày 3/7/1953, để trả lời những thắc mắc như “có CCRÐ trong kháng chiến hay không?,” BCT khẳng định Hội nghị TW lần thứ 4 (1/1953) đã quyết định CCRÐ trong kháng chiến.
G. Luật CCRÐ 19/12/1953
Trung tuần tháng 11/1953, tại Hội nghị lần thứ 5 BCH/TW Ðảng LÐVN và Hội nghị Toàn quốc lần thứ nhất Ðảng LÐVN (14-23/11/1953), kế hoạch CCRÐ được chính thức công bố. Bước kế tiếp chỉ còn là việc của Quốc Hội. Ngày Thứ Ba, 1/12/1953, Quốc Hội VNDCCH họp khóa thứ ba [tới 4/12/1953]. HCM tham dự. Ðọc báo cáo về tình hình thế giới, kháng chiến và CCRÐ.
Trên mặt trận tuyên truyền, người ta chỉ được giải thích là lấy ruộng đất của “địa chủ phong kiến, Việt Gian ác ôn” chia cho người nghèo, với khẩu hiệu người cày có ruộng. Trên thực tế, để tiêu diệt cái gọi là chế độ sản xuất phong kiến, chính phủ Hồ áp dụng “công lý bần nông,” tức các phiên tòa đấu tố, bắt ép những người bị qui [vạch] vào thành phần địa chủ, cường hào, ác ôn hay Việt Gian phải nhận cả những tội lỗi họ chưa bao giờ vi phạm; rồi sau đó xử tử hình, hạ tầng công tác hay tập trung cải tạo.
Ðợt thí nghiệm ở Thái Nguyên (dân số 10,781 người) từ tháng 12/1953 tới tháng 3/1954. Tịch thu, trưng thu, trưng mua 2,609 mẫu cho 6,089 nông dân. (VKÐTT, 15:1954, p. 201).
Số nạn nhân của kế sách CCRÐ được ước lượng từ 15,000 tới 50,000 người. (Catton, 2002; Brocheux, 2003:225).
Cần nhấn mạnh, mục tiêu chiến lược của CCRÐ vào thời gian này: bên cạnh quyết tâm “tiêu hủy giai cấp địa chủ phong kiến,” nhắm mở rộng sự kiểm soát các làng xã, tiêu diệt khả năng chống đối của địa chủ, gia tăng thu nhập lương thực và thuế, gia tăng số người nhập ngũ và “dân công” phục vụ nhu cầu chiến trường (lên tới hơn 100,000 trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ). Mãi tới sau đợt cải cách ruộng đất thứ 5 vào mùa Xuân-Hè 1956–trong không khí chống đối, bất mãn khắp nơi, kể cả biến cố nông dân Quỳnh Lưu nổi dạy, Võ Giáp phải mang quân lính đến đánh dẹp–Hồ mới họp Hội nghị TWÐ lần thứ 10 (khóa II, 8-10/1956), nhìn nhận khuyết điểm, tự chỉ trích và phê bình; rồi tự mình thay Trường Chinh làm Tổng Bí thư, và trừng phạt chiếu lệ những cán bộ điều khiển chính sách cải cách ruộng đất. (TTLTQG 3 (Hà Nội) có một số tư liệu của Kho Quốc Hội đã giải mật. Bộ Văn Kiện Ðảng Toàn Tập cũng in lại khá đầy đủ những nghị quyết và chỉ thị cơ bản về chính sách CCRÐ của Ðảng Cộng Sản từ năm 1949 tới 1957. Xem, Chính Ðạo, “Mặt Trận Nông Thôn: Từ Cải Cách Ruộng Ðất tới Ấp Chiến Lược;” Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, tập II (Houston: Văn Hóa, đang in).
HCM đã chịu áp lực của Bắc Kinh để thực hiện việc cướp đoạt tập thể tài sản dân chúng này. nhưng qui trách cho sai lầm của Trường Chinh, không phải do các cố vấn TQ. (Hoan, 1987:366-367)
Kết luận sơ khởi của chúng tôi là cuộc cách mạng thổ địa vừa từ trên xuống (theo nghĩa do đảng LÐVN lãnh đạo, phát động, tổ chức và kiểm soát) vừa từ dưới lên (bạo lực tự phát của giới nông dân nghèo khổ, ao ước được chia đều phương tiện sản xuất, kể cả đất đai) chỉ mới thành công về chính trị và quân sự hơn kinh tế và xã hội hay văn hóa.
NVC: Trong vụ án “Nhân Văn-Giai Phẩm”, ông Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì không?
VNC: Vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm là hậu quả đương nhiên của quyết định độc quyền cai trị bằng họng súng của Ðảng CSVN. Là Chủ tịch Ðảng và Nhà Nước, HCM chịu trách nhiệm. Riêng với HCM, đó còn là sự phản bội chính những đòi hỏi thuở trung niên của Hồ.
NVC: Còn về vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế, ông Hồ Chí Minh có chịu trách nhiệm gì không?
VNC: Thời điểm này, HCM hầu như không còn thực quyền. Lê Duẩn-Lê Ðức Thọ đã nắm hết quyền lực. Vấn đề đặt ra là liệu những viên chức địa phương đã vượt qua chỉ thị vào tháng 1/1968 của Lê Duẩn? (Phá cho tan hậu cứ VNCH, tức các đô thị).
NVC: Hiện tại, nhiều đồng bào trong nước cũng như hải ngoại rất quan tâm và bất bình về vấn đề mất đất, mất các quần đảo do Trung Cộng chiếm đoạt. Vậy, theo ông thì ông Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì không?
VNC: Dĩ nhiên là có. HCM là người cầm đầu Ðảng và Nhà Nước. Thư ngày 14/9/1958 của Phạm Văn Ðồng gửi Chu Ân Lai – tự nguyện nhìn nhận biên giới do Trung Cộng tự vẽ, với những dấu chấm ở vùng lãnh hải phía Nam – phải được sự phê chuẩn của HCM và Bộ Chính Trị Ðảng Lao Ðộng Việt Nam như Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan, Lê Ðức Thọ, v.v.
Bắc Kinh và Hà Nội thường nói về tình “môi hở, răng lạnh,” hay “viện trợ không kèm móc câu hay thòng lọng.” Thực tế, việc cắt đất cắt biển là những lưỡi câu và thòng lọng mà dân tộc Việt đang và sẽ chịu đựng.
NVC: Qua những điều đã trình bày thì theo ông, Hồ Chí Minh đã để lại di sản gì cho Dân Tộc Việt Nam?
VNC: Một di sản buồn.
Ba mươi năm chiến tranh, hàng triệu người chết và thương tật, sự tàn phá của làng mạc, ruộng vườn, đất đai. Và mối hận thù khó nguôi của các giai tầng xã hội.
Một tương lai, mù sương, trong cuộc hành trình vô định, đầy thử thách từ một xã hội nông nghiệp, nửa thực dân nửa phong kiến đã chết, tới một thể chế chưa đủ khả năng chào đời.
Từ năm 1991 bắt đầu nhập cảng thứ lý thuyết Marxist bị Hán hóa từ phương Bắc, và thay thế bảng hiệu “tư tưởng Mao Trạch Ðông, lý luận Ðặng Tiểu Bình” bằng “tư tưởng Hồ Chí Minh.”
NVC: Nói tóm lại, theo ông thì Hồ Chí Minh có công hay có tội đối với dân tộc Việt Nam?
VNC: Có lẽ còn quá sớm để đánh giá HCM.
Vấn đề tùy thuộc ở những gì những người kế vị HCM sẽ thực hiện trong tương lai.
Houston, 1/2009

DCVOnline minh họa.

-Nhớ một Tết Độc Lập buồn và 30 năm Bài thơ “chống Đảng”

Tuấn công thư phòng

Nhớ một Tết Độc Lập buồn và 30 năm Bài thơ “chống Đảng”


Ông Hoàng Tuấn Phổ tuổi 80
              Hoàng Tuấn Công
Mùng Hai Tháng Chín năm Giáp Tý 1984 là một ngày buồn trong một năm buồn của gia đình tôi. Sau gần 20 năm theo Đảng, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba, Huy chương chiến sĩ văn hóa (hai lần), Cha tôi bỗng bị buộc thôi việc, khai trừ Hội tịch, trả về địa phương-nơi cũng chừng ấy năm trước, ông đứng dậy từ vũng lầy thời cuộc. Nhưng lần này trở về làng cũ, trên đầu ông nặng thêm một tội danh-một tội danh tày trời: Tội “chống Đảng” !
Tôi nhớ, bởi chuyện buồn ấy xảy ra đúng vào dịp Tết Độc Lập dân tộc. Chính xác, Cha tôi phải chấp hành Quyết định buộc thôi việc sau Tết Độc Lập một ngày: Ngày 3 tháng 9 năm 1984. Thế là mọi phấp phỏng hy vọng được minh oan của cả nhà tôi kéo dài từ mùa xuân sang mùa hè, đến mùa thu thì chấm dứt. Mẹ tôi tần tảo, sẵn sàng hy sinh, chịu đựng tất cả vì chồng con, nhưng bà không chịu nổi những lời dị nghị của làng xóm. Khi ấy tôi đã 14-15 tuổi nên cũng hiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Tội “chống Đảng” lớn lắm, nhục nhã lắm ! Nó đồng nghĩa với tội Việt gian phản động ! Hai đứa em tôi bé nhỏ chưa hiểu gì, nhưng thấy bố mẹ, các anh buồn, chúng cũng buồn lây.

Thông thường, Mùng Hai Tháng Chín hàng năm, xóm làng tôi vui như Tết. Trẻ con vui đùa, thanh niên cắm trại, tổ chức chơi trò “Hái hoa Dân chủ”. Và bao giờ làng cũng có một tiết mục đặc biệt được già trẻ, gái trai chờ đợi là “màn” mổ lợn ăn mừng Tết Độc Lập. Tôi thường sốt sắng với nhiệm vụ đi nhận phần thịt cho nhà mình. Ở làng có mấy ông chuyên chia thịt và chia rất khéo. Thật khó có thể chọn ra một phần thịt nào nhiều hơn, ngon hơn. Phần nào cũng như phần nào, thịt, xương, mỡ, nạc…có đủ cả trong từng khóm. Nhà ai cũng có một phần khá tươm tất. Mấy tháng mới được bữa cơm thịt no nê, bọn trẻ con chúng tôi vui đến mức cứ tưởng ngày này trên thế gian ai ai cũng được sung sướng như mình ! Nhưng năm ấy, nhà tôi không có Tết Độc Lập. Và lần đầu tiên trong đời tôi nhận thấy lẽ công bằng thật không đơn giản…
Đồng thời với kỷ luật buộc thôi việc, đề nghị đình bản tiểu thuyết lịch sử “Mai vàng chùa Tháp” ở NXB Thanh Niên, Hội văn nghệ Thanh Hóa tuyên bố đã gửi công văn đi các cơ quan, tạp chí đề nghị không xuất bản sách và in bài của kẻ “chống Đảng” Hoàng Tuấn Phổ. Thế là, cánh cửa mà Đảng từng mở ra con đường chữ nghĩa cho Cha tôi, nay lại bị đóng sập lại. Trước khi đi “thoát ly”, Cha tôi từng cổ cày vai bừa ở quê. Nhưng lần này trở về, dù nặng gánh trên vai, Mẹ tôi không muốn ông lại tiếp tục công việc đồng áng… Cha tôi cũng quyết định bỏ bút, cầm dao cầu làm nghề thuốc, châm cứu chữa bệnh. Nhà tôi trở thành cái xưởng bào chế thuốc nho nhỏ. Phần chúng tôi, chỉ còn biết cố gắng ngoan ngoãn học hành để cha mẹ vơi đi nỗi buồn.
Vậy mà bể dâu thoáng chốc đã 30 năm tròn !
Chắc bạn đọc không khỏi thắc mắc, muốn biết Cha tôi “chống Đảng” như thế nào? Vâng, ông “chống” bằng một bài thơ Thất ngôn bát cú ! Nghĩa là ông tham gia cuộc thi “Xướng họa thơ vui, năm Tý nói chuyện chuột” do báo Đảng Thanh Hóa mời. Nói cách khác, “chống Đảng” theo lời mời của “Đảng”. Thơ ông “Họa” lại bài “Xướng” của ông Hà Khang và Mai Bình-Chủ tịch Hội văn nghệ Thanh Hóa. Tôi nhớ như in hai bài thơ này:
Bài “Xướng” do ông Mai Bình chấp bút:
Năm Tý về đây nhắc chuyện đời
Không coi chừng chuột, chuột sinh sôi !
Chùm nem sơ hở con chù vọc
Đĩa chả thờ ơ lũ cống lôi !
Lạ nhỉ ? chơi không toan gọn lốm,
Ở kìa ! ngồi rỗi chực ngon xơi !
Hẹn nhau sắm bả phòng năm chuột
Hễ chúng bò ra giết tiệt nòi !
Bài “Họa” của Cao Đăng (Cha tôi-Hoàng Tuấn Phổ):
Giống chuột làm sao vẫn sống đời ?
Con đàn cháu lũ cứ sinh sôi !
Đồ ăn bè cánh chia phần nhậu,
Của để tớ thầy hợp sức lôi !
Tiếc lọ chê ai đành chuột phá,
Hoài cơm trách bạn để mèo xơi !
Triệt đường ẩn nấp hang cùng hốc,
Cống lỗ chi chi cũng hết nòi !
Đọc xong chắc có độc giả phì cười mà bảo rằng: chúng tôi chỉ thấy đây là bài thơ “chống chuột” chứ làm gì có chỗ nào “chống Đảng” nhỉ ? Đúng vậy, thưa bạn đọc yêu mến ! Đây là bài thơ vui “chống ông Tý”, “nói chuyện chuột” 100% (như chủ đề cuộc thi “Xướng họa thơ vui năm Tý nói chuyện chuột” đã đề ra)

          Này nhé: Giống chuột hại, đục khoét từ thượng cổ đến giờ. Thời nào con người cũng tìm cách diệt chuột, và diệt được khá nhiều. Vậy mà chúng “vẫn sống đời”, “Con đàn cháu lũ cứ sinh sôi”. Vì sao ? Vì giống này rất mắn đẻ và cực tinh quái trong cuộc chiến sinh tồn. Chúng hay rúc rích kéo nhau đi ăn. Thứ cùng đánh chén tại trận, thứ hợp sức lôi về hang dùng dần. Khó mà bẫy bắt được chúng. Người xưa có câu “Ném chuột sợ vỡ bình quý” nên đôi khi chuột nhờ cơ hội đó mà sống sót. Nhiều con mèo được nuôi để bắt chuột, nhưng chỉ giỏi ỉa bếp, để chuột ngang nhiên hành hoành, quả là “hoài cơm”, đáng trách. Bài “Xướng” của Mai Bình đề xuất: “Hẹn nhau sắm bả phòng năm Chuột, Hễ chúng bò ra giết tiệt nòi”. Nhưng giống chuột đa nghi có khả năng “xuất quỷ, nhập thần”, “thiên biến vạn hóa”. Chấp nhận cho chúng tồn tại trong hang hốc là cách đánh chuột nửa vời và thụ động. Cao Đăng đề xuất biện pháp đánh chuột của dân gian, triệt để, quyết liệt hơn: “Triệt đường ẩn nấp hang cùng hốc, Cống lỗ chi chi cũng hết nòi”. Nghĩa là đánh vào tận sào huyệt giống đục khoét ! Lại chủ trương diệt cả chuột cống, chuột lỗ-loại chuột kếch xù mà họ nhà mèo không dám đụng đến. Rồi chuột nhắt, “chi chi” chuột…hễ đục khoét, ăn hại đều diệt hết !

Tôi dù ở tuổi thiếu niên cũng đã đủ khôn để cảm nhận đây là bài thơ hay, nghĩa bóng chống lại những tiêu cực thời nào cũng có. Mẹ tôi là nông dân chất phác, dù lòng đang nặng trĩu nỗi buồn, khi nghe bài thơ “chống Đảng” của Cha tôi cũng phải tủm tỉm cười khen…hay, và nói: “Tôi chả thấy ông chống Đảng ở chỗ mô cả !Có lẽ cuối cùng dù Cha tôi không thoát được tội tày đình, nhưng tự lòng Mẹ tôi đã cảm thấy vô tội và thanh thản.
Nhà tôi tuy nghèo nhưng từ nhỏ chúng tôi được bố mẹ cho ăn học, giáo dục tử tế. Cha tôi luôn nhắc nhở con cái: “Nhà ta được như ngày nay là nhờ có Đảng, các con phải cố gắng học hành, phấn đấu, đi bằng chính đôi chân của mình, sống có ích cho gia đình, xã hội”. Tôi biết rõ Cha tôi là người thế nào. Tôi không tin ông chống lại những chủ trương mà thường ngày tôi vẫn nghe ông ca ngợi là đúng đắn và tiến bộ.
Thế nhưng “có người” đại diện cho Đảng lại động lòng, tự thấy mình trong bài thơ “chống chuột” và cho rằng “nó” đang “chống” mình ! Họ phân tích như sau: “Con đàn cháu lũ” ở đây ý chỉ “con ông cháu cha” đời nối đời hưởng đặc quyền đặc lợi. “Đồ ăn bè cánh chia phần nhậu, Của để tớ thầy hợp sức lôi” ám chỉ chuyện vây bè, kéo cánh, ăn cắp của công, tham ô, hối lộ, móc ngoặc với nhau. Của ít chia nhau ăn, của nhiều hợp sức lôi về nhà làm giàu. Không thể chấp nhận được ! Chế độ này là khối “đại đoàn kết”, chỉ có quan hệ “đồng chí” “đồng nghiệp”, tại sao lại có từ “bè cánh”, “tớ thầy” ở đây ? Cao Đăng nói “Tiếc lọ”, thì “lọ” cũng là “bình”. Mà “bình” không phải “Mai Bình” còn ai vào đây ? Hóa ra, cấp trên vì nương tay với “Bình” nên không chống tiêu cực ? Thật quá “thâm ý” ! “Hoài cơm trách bạn để mèo xơi”, “mèo” đây đích thị là những người nắm pháp luật rồi ! Dám nói họ là “hoài cơm” sao ? Lại còn định “Triệt đường ẩn nấp hang cùng hốc, Cống lỗ chi chi cũng hết nòi !” Cao Đăng muốn “diệt” tận gốc, từ “ông to” đến “ông nhỏ” kia ư ? (đoạn này tôi nhớ lại theo lời kể của Cha tôi sau mỗi tuần trở về nhà với gương mặt mệt mỏi, thất thần…)
Thế là họa lớn ! Chín tháng trời ròng rã, Cha tôi chỉ làm mỗi công việc trần tình, kiểm điểm, mất ăn mất ngủ… Rốt cuộc ông vẫn không thể nào thanh minh được. Đúng là: “Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây” !
Năm Mậu Tý 2008, ông Khương Bá Tuân-nguyên PGĐ Sở NN và PTNT Thanh Hóa hỏi tôi: “Cậu còn nhớ bài thơ xướng họa “Năm Tý nói chuyện Chuột” của ông Phổ không? Thỉnh thoảng các cụ trong câu lạc bộ Hàm Rồng có hỏi. Mình thì chỉ nghe nói chứ cũng đã được đọc đâu. Nếu cậu còn nhớ chép lại cho mình một bản làm kỷ niệm” Tôi trả lời: “Cháu nhớ. Mậu Tý năm nay là 24 năm bài thơ họa năm Tý nói chuyện chuột. Cháu có nói với Bố cháu nhân đây nên kể lại sự việc để mọi người hiểu. Nhưng ông Cụ bảo, “Thôi, chuyện đã qua rồi…Mình nhắc lại người ta lại hiểu lầm là gợi chuyện cũ…”
Tôi hiểu. Sau nhiều tai bay vạ gió từ thời Cải cách ruộng đất và Đấu tranh chính trị, Cha tôi giống như con chim sợ làn cây cong vậy. (Xem thêm) Thế nên ông mới viết: “Sờ râu lão Tý tay còn nhớp, Chạm vía cụ Mèo mạng suýt toi !”
Ngày Tết Độc Lập 2014 năm nay khiến tôi lại nhớ về ngày buồn cách đây đúng 30 năm trước. Lần này ông Cụ đã đồng ý cho Tuấn Công thư phòng công bố Bản trần tình “Có hay không có một tổ chức văn nghệ sĩ chống Đảng ở Thanh Hoá ?” từng đọc tại Đại hội Văn nghệ Thanh Hóa cách đây 25 năm về trước, sau khi ông được phục hồi công tác. Xin trích đăng để bạn đọc hiểu rõ thêm câu chuyện nhỏ của gia đình tôi trong muôn vàn câu chuyện lớn khổ đau của “Biển cả đời người”:

Có hay không có một tổ chức văn nghệ sĩ chống Đảng ở Thanh Hoá ?

(Bài phát biểu của Hoàng Tuấn Phổ đã trình bày tại Đại hội văn học nghệ thuật Thanh Hoá lần thứ III vào lúc 2 giờ chiều ngày khai mạc 22/5/1989 tại hội trường tỉnh 25B)
“Thưa ông Bí thư tỉnh uỷ Lê Huy Ngọ
Thưa Ban thường vụ Tỉnh uỷ và các đại biểu,
Thưa Đại hội
…Theo sự khẳng định của Ban thường trực Hội do Ô. Mai Bình làm Chủ tịch, có một tổ chức văn nghệ sĩ chống Đảng ở Thanh Hoá và Hoàng Tuấn Phổ là một hạt nhân, một thành viên của tổ chức ấy.

Bút tích một số trang của bản Điều trần
Dịp Tết Giáp Tý (1984) báo Thanh Hoá phối hợp với các cơ quan Sở văn hoá-thông tin, Đài phát thanh tỉnh, Hội văn nghệ mở cuộc thi hoạ thơ vui với tiêu đề “Năm Tý nói chuyện chuột”. Bài xướng do Mai Bình chấp bút (nghe nói bài này chẳng những đã thông qua Ban thường vụ tỉnh uỷ mà còn được ông Bí thư Tỉnh uỷ Hà Trọng Hoà phê duyệt) và báo Thanh Hoá mời tôi tham gia, sau đó đã đăng bài hoạ của tôi ký tên Cao Đăng. Số báo này vừa mới phát hành, bản thân tác giả chưa được nhìn thấy bài mình in ấn ra sao đã bị Ban thường trực Hội gọi bảo: bài thơ hoạ của Cao Đăng, theo các đồng chí lãnh đạo cấp trên, sai lầm về quan điểm. Tôi hỏi: sai lầm về những “điểm” gì, xin chỉ rõ, thì không được giải đáp cụ thể. Rồi chẳng hiểu căn cứ vào đâu: Bài thơ hoạ của Cao Đăng bị qui là có tư tưởng chống Đảng vào người ta tiến hành khá khẩn trương, gay gắt và kiên quyết một số biện pháp như hội họp lãnh đạo để phân tích phê phán bài thơ, bắt tác giả phải viết tự kiểm điểm, gây dư luận quần chúng phản đối tác giả, vận động cán bộ, nhân dân, văn nghệ sĩ trong tỉnh gửi kiến nghị lên án tác giả và viết bài gửi tới Báo Thanh Hóa phê phán bài thơ, rồi về địa phương tác giả lập hồ sơ bịa tạc,v.v…nhằm tạo ra một vụ án văn học(1). Ông Mai Bình, Chủ tịch Hội cho biết: “Đáng lẽ Sở công an Thanh Hóa và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh khởi tố vụ án này, nhưng Ban thường trực Hội xin để Hội giải quyết nội bộ. Vậy thái độ của tác giả phải hết sức thành khẩn”. Tôi nói: “Tôi không thấy mình mắc sai lầm ở chỗ nào” Ông Hà Khang phó Chủ tịch Hội, gợi ý: “Kiểm điểm theo dư luận của cán bộ và nhân dân phê phán nội dung tư tưởng xấu của bài thơ”. Tôi nói: “Dư luận thì không phải cái gì cũng đúng. Có người bảo tôi đả kích ông này ông nọ, nhưng cũng có người cho rằng: không có “xướng” thì sao có “họa”,v.v…tôi biết theo “dư luận” nào ?” Ông Vương Anh, phó chủ tịch Hội (Ủy viên chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam) bắt tôi phải thú nhận theo tinh thần một bài viết dưới mục “Ý kiến bạn đọc” trên báo Thanh Hóa phê phán thơ họa của Cao Đăng là xuyên tạc sự thật, nói xấu chế độ. Bài này ký tên Phạm Trung Thực (Thị xã Thanh Hóa). Ông Vương Anh nhấn mạnh là bài của “ông to” cấp trên viết (thực ra do ông Vương Anh viết). Tôi nói: “Nếu là “ông to” cấp trên thì bài viết phải ghi rõ họ tên thật và chức vụ thì tôi mới chấp hành nghiêm túc kiểm điểm, còn như người viết dù “to”cỡ nào, ở “cấp” nào mà lại nhân danh “bạn đọc” thì trên nguyên tắc thông thường bạn đọc có quyền khen, chê, và tác giả được quyền tiếp thu hay không tiếp thu”. Nhưng ông Vương Anh vẫn không cho biết rõ Phạm Trung Thực là ai và vẫn nhắc lại rằng tôi phải kiểm điểm theo hướng đó. Ông Vương Anh nói thêm với tôi và một số anh em văn nghệ như Trọng Miễn, Đào Phụng, Xuân Quảng, Nguyễn Ngọc Quế và nhiều chị em khác rằng: trong cuộc họp Thường vụ Tỉnh ủy triệu tập lãnh đạo Hội văn nghệ để bàn xét về vấn đề thơ chống Đảng, ông Vương Anh liếc nhìn vào sổ tay ông Lê Xuân Sang (Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh ủy) và ông Quách Lê Thanh (Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy) đều thấy cùng ghi một dòng chữ: “Hoàng Tuấn Phổ chống Đảng”. Điều này không biết có thực hay không, nhưng chẳng riêng gì tôi mà các anh em khác cũng đều hết sức hoang mang lo sợ. Mặc dù vậy, tôi vẫn không thể làm vừa lòng Ban thường trực Hội nói chung và ông Phạm Trung Thực nói riêng vì không hề nhận ra mình đã mắc những sai phạm chính trị trong bài thơ họa ký tên Cao Đăng. Sau những cuộc kiểm điểm liên miên ngày này qua tháng khác, Ban thường trực Hội kết luận tôi là “thái độ kiểm điểm không thành khẩn kéo dài” (9 tháng).


Cũng trong thời gian này, anh Minh Hiệu (Nhà thơ) có 8 bài thơ, Ban thường trực Hội coi như là “8 phát súng đại bác” nã vào Tỉnh ủy. Ông Vương Anh nói: trong khi ông Minh Hiệu tấn công trực diện vào Đảng thì Hoàng Tuấn Phổ gián tiếp đả kích những cán bộ lãnh đạo của Đảng. Anh Xuân Hùng vẽ bức tranh “Chuẩn bị thóc nhập kho”, vì góc bức tranh có vẽ một cây rơm, chung quanh có mấy em bé đang đùa chơi, ông Mai Bình và Ban thường trực Hội bảo là “cây rơm to hơn đống thóc tức là mất mùa thì lấy thóc đâu nhập kho? Phải chăng tác giả ẩn ý rằng thành tích nông nghiệp của ta chỉ là giả tạo ?” (Trong thực tế, dù được mùa lớn, rơm vẫn nhiều hơn thóc !) Bức tranh vẽ một đàn ngựa của anh Đỗ Chung, bị ông Mai Bình lộn ngược dưới lên để xem và nhận xét là tác giả vẽ toàn là các bộ phận kín của phụ nữ ! Cũng một bức tranh khác của Đỗ Chung, ông Vương Anh bảo: “Cái mặt trời tím mọc trên cánh đồng lúa là con số không, ý tác giả muốn nói “nền nông nghiệp nước ta chỉ là con số không !”. Còn nhiều trường hợp nữa tôi không tiện dẫn hết ra đây.
Cứ cái kiểu suy diễn, phán xét nguy hiểm đó, trong công việc đọc duyệt tác phẩm, các ông Mai  Bình, Hà Khang, Vương Anh đã dần dần hệ thống hóa các tác phẩm, quy tụ các hiện tượng để tiến tới khẳng định ở Thanh Hóa có một tổ chức văn nghệ sĩ chống Đảng. Ông Mai Bình thay mặt Ban thường trực Hội bảo tôi: “Cho dù anh có phải nhận hình thức kỷ luật ra khỏi cơ quan văn phòng Hội thì anh cũng phải khai ra những kẻ cùng hội cùng thuyền để giúp Đảng lãnh đạo phong trào văn nghệ tỉnh nhà được tốt”.
Sáng 27/5/1984, tại phòng ông Trần Kháng (Trưởng ban hành chính trị sự của Hội) ông Hà Khang thay mặt Ban thường trực Hội yêu cầu tôi phải trả lời những câu hỏi:
1.Tổ chức văn nghệ sĩ chống Đảng ở Thanh Hóa gồm những ai, do ai cầm đầu ?
2.Tổ chức này đã có nhiều cuộc tọa đàm, vậy anh đã dự những cuộc tọa đàm nào, các anh đã bàn bạc hoặc tiến hành những vấn đề, những công việc gì ?
Tôi hỏi lại ông Hà Khang:
1.Ban Thường trực Hội căn cứ vào đâu để khẳng định tôi có tham gia tổ chức Văn nghệ sĩ chống Đảng ?
  1. Ban Thường trực Hội hiểu thế nào về chữ “tọa đàm” ? Nếu tọa đàm là những cuộc trà lá mấy anh em văn nghệ ngồi tán gẫu về văn chương thì thường xuyên có và chẳng có gì là chống Đảng cả. Còn như về một tổ chức nào đó có hoạt động chống Đảng thì tôi không hề biết. Và, nếu Ban thường trực Hội đã biết chắc có những cuộc tọa đàm như ông (Hà Khang) nói thì xin ông dẫn ra cụ thể.
Ông Hà Khang nói: “Hôm qua tại nhà hát Lam Sơn chắc anh có nghe đồng chí bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh về những cuộc tọa đàm của anh em Văn nghệ Thanh Hóa, đó chính là những cuộc tọa đàm của tổ chức Văn nghệ sĩ chống Đảng !”
Tôi nói: “Tất cả những điều ông Hà Trọng Hòa và ông Hà Xuân Trường nói chuyện với những người làm công tác tư tưởng cấp tỉnh sáng hôm qua, ngày 26/5/1984, tại nhà hát Lam Sơn (thị xã Thanh Hóa) tôi đều chú ý lắng nghe. Tôi nhớ rõ lời bác bí thư tỉnh ủy nói: “Trong thời gian qua có những bài thơ của một số anh chị em-vừa nói xong mấy từ “của một số anh chị em”, bác bí thư liền chữa ngay là “của một số anh em”. Bác bí thư nói tiếp: “Và những cuộc tọa đàm biểu hiện tư tưởng chủ quan, tự phụ, cho là lãnh đạo không hiểu mình, không bằng mình, gây ra dư luận không tốt trong cán bộ và quần chúng…” Tôi không hề thấy bác bí thư nói đến chuyện chống Đảng…”

Ông Hà Khang ngồi im lặng một lát rồi nói: “Chỉ thị của lãnh đạo cấp trên là Ban thường trực Hội phải làm sáng tỏ vấn đề chống Đảng của một số văn nghệ sĩ trong tỉnh. Vậy anh phải viết ngay bản tường trình về tất cả những gì anh biết về tổ chức này, về những cuộc tọa đàm mà anh được dự !”
Tôi nói “tôi không biết gì về những điều Ban thường trực Hội cần biết, do đó tôi không thể làm bản tường trình được”.
Ông Hà Khang liền nói: “Đây là chỉ thị của cấp trên, là lệnh của đồng chí lãnh đạo cao nhất, anh phải chấp hành nghiêm túc. Ngày mai anh phải xong bản tường trình gửi Ban thường trực Hội”. Nói xong, ông Hà Khang đứng dậy chấm dứt buổi làm việc, không cho tôi trình bày hay hỏi han gì hơn.
Chấp hành lệnh của lãnh đạo, tôi phải viết bản tường trình cũng chỉ là nhắc lại những điều tôi đã nói ở trên (có đi sâu chi tiết hơn) vì không biết nói gì khác. Tôi đề nghị Ban thường trực Hội công bố bản kiểm điểm của tôi ngày 28/5/1984 vấn đề sẽ được chứng minh cụ thể. Sau đó, tôi được biết, trong khi ông Hà Khang thẩm vấn tôi ở Văn phòng Hội thì ông Mai Bình gọi anh Xuân Quảng (họa sĩ công tác cơ quan văn phòng Hội) tới Sở văn hóa-thông tin (Vì ông Mai Bình là Phó giám đốc Sở kiêm Chủ tịch Hội) để tra hỏi cũng với nội dung vấn đề như ông Hà Khang hỏi tôi. Ông Mai Bình còn bịa ra là Hoàng Tuấn Phổ đã thú nhận và khai báo hết cả rồi, và dọa là nếu Xuân Quảng không thành khẩn sẽ chịu kỷ luật nặng hơn.


Cũng trong những ngày này, ông Mai Bình báo cáo đề nghị sở Công an Thanh Hóa về địa phương tôi lấy hồ sơ lí lịch theo hướng đem vụ việc chống Đảng ở địa phương kết hợp cùng ông Giá Tổng biên tập báo Thanh Hóa tố cáo tôi 3 đời chống Đảng v.v…(Vấn đề này còn liên can tới nhiều đối tượng khác, tuy ở mức độ và hình thức không giống nhau như trường hợp buộc anh Phạm Văn Sĩ cán bộ Biên tập NXB Thanh Hóa phải chuyển công tác đi xa, nếu không thì phải thôi việc, trường hợp cô Út ở phòng lưu trữ UBND tỉnh phải chuyển công tác về thị ủy Thanh Hóa, vì cô Út có chồng là anh thương binh Lê Viết Khảm, khen thơ họa của Cao Đăng, v.v…)
Sang tháng 6 năm 1984, tôi còn phải viết đi, viết lại nhiều lần các bản tường trình, kiểm điểm xoay quanh vấn đề trên vì vẫn liên tục bị các ông trong Ban thường trực Hội luân phiên gọi lên thẩm vấn, gợi ý, khuyên bảo. Đầu tháng 8 năm 1984, có lẽ xét thấy không thể khai thác được gì ở tôi như ý lãnh đạo mong muốn và vấn đề thơ họa Cao Đăng cũng không nên để dư luận kéo quá dài, ông Mai Bình gọi tôi, nói: “Hội đồng kỷ luật sắp họp, anh không tránh khỏi kỷ luật, chỉ còn ở mức độ kỷ luật có thể nặng hay nhẹ. Nhưng trước khi nhận kỷ luật, anh có muốn lên gặp lãnh đạo cấp trên như bác Hà Trọng Hòa, bác Tống Xuân Nhuận để trình bày những điều anh không muốn nói với chúng tôi thì để chúng tôi bố trí anh lên gặp ?” Tôi đáp: “Hiện tại, tôi không có gì khác ngoài những điều tôi đã viết trong các bản kiểm điểm để trình bày với lãnh đạo cấp trên.” Ông Mai Bình lại hỏi: “Thế anh có suy nghĩ gì về vấn đề kỷ luật ?” Tôi trả lời: “Tôi chỉ nghĩ là tôi không có tội lỗi gì. Nếu như có sai lầm thì tôi chỉ sai lầm ở chỗ đã tham gia vào việc xướng họa thơ.” Rồi tôi đề nghị đưa vấn đề ra trước một cuộc hội thảo văn học của anh em văn nghệ Thanh Hóa, nhưng ông Mai Bình không chấp nhận. Rốt cuộc, tôi vẫn bị Ban thường trực Hội qui kết là một hạt nhân, một thành viên của tổ chức văn nghệ sĩ chống Đảng. Kết luận này cũng được một số nhà lãnh đạo cấp tỉnh đồng tình, nhất trí, ở đây tôi thấy không cần thiết nêu rõ họ tên, chức tước (4). Cho đến nay, tôi vẫn không thể tự giải thích nổi tại sao Ban thường trực Hội lại bịa đặt cái chuyên tày trời đó, và bịa đặt ra nhằm mục đích gì ? Có đúng là Ban thường trực Hội chỉ làm cái việc vâng lệnh lãnh đạo cấp trên và lãnh đạo cấp trên là những ai, lãnh đạo cao nhất là ai ? Tại sao các nhà lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hóa lại nhằm tiêu diệt hoặc đánh vào những người cầm bút ở địa phương mình ? Hay là có một tổ chức văn nghệ sĩ chống Đảng ở Thanh Hóa thật ? Mặc dù Đảng ta đã có chính sách mới, văn nghệ sĩ được tuyên bố là được “cởi trói” tôi vẫn không thể yên tâm vì chắc là những bản báo cáo mật của Ban thường trực Hội, của một số cá nhân ố nhân thắng kỷ, những chỉ thị, những lệnh riêng của Tỉnh ủy và có thể là cả hồ sơ vụ án văn nghệ sĩ Thanh Hóa chống Đảng, đang lưu trữ tại một chỗ nào đó, rồi biết đâu, khi có cơ hội, kẻ xấu bụng, ác ý hay chính các ông Mai Bình, Hà Khang, Vương Anh lại khui ra thì sao ? Vì vậy, tôi đề nghị Đại hội buộc Ban thường trực Hội (khóa II) phải:
1.Công bố toàn bộ hồ sơ về vụ án văn nghệ sĩ Thanh Hóa chống Đảng mà các ông soạn thảo bí mật.
2.Nói rõ, các ông tiến hành âm mưu này xuất phát từ đâu, nhằm mục đích gì?
3.Về việc xử lý oan cho cán bộ và việc vu khống anh em văn nghệ sĩ chống Đảng phải được minh oan, phải được giải quyết theo luật lệ hiện hành, và về phía Ban thường trực Hội từng người phải nhận kỷ luật thích đáng.
Thưa…


Thanh Hóa trong lịch sử đã xảy ra một số vụ án văn chương, có vụ, án xử tới tử hình. Để phòng ngừa cái tai họa văn chương, tôi nghĩ chúng ta nên nhớ lại lời dạy của Lê-nin. Trong sách “Lê-nin bàn về văn học nghệ thuật” (NXB Sự thật-1960) có in bài báo nổi tiếng: “Tổ chức Đảng và văn học có tính Đảng” Lê-nin viết: “Mỗi người đều có tự do viết tất cả những điều họ muốn viết và nói tất cả những điều họ muốn nói, không một chút hạn chế nào. Nhưng như vậy thì mỗi đoàn thể tự nguyện, tự giác (trong số đó kể cả Đảng) cũng đều được tự do đuổi cổ những phần tử lợi dụng chiêu bài Đảng để cổ vũ những quan điểm trái ngược với Đảng” Lời dạy sáng suốt và công bằng đó của Lê-nin cần được áp dụng với tất cả những kẻ “lợi dụng chiêu bài Đảng” để thực hiện những mưu đồ thâm hiểm, xấu xa, thấp hèn của chúng.
Và, tôi đề nghị Điều lệ của Hội ta nên đề cập cụ thể vấn đề này./.
                    Ngày 22 tháng 5 năm 1989
Chú thích:
-Vì không có đủ cơ sở lý luận buộc tội tôi về bài thơ họa, Ban thường trực Hội bịa đặt cho tôi một số khuyết điểm về ý thức tổ chức để thi hành kỷ luật: đuổi ra khỏi cơ quan Nhà nước và khai trừ khỏi Hội (/9/1984). Ngày 8/11/1988 Hội nghị toàn thể hội viên Hội văn nghệ Thanh Hóa đã quyết định phục hồi Hội tịch cho tôi, nhưng còn vấn đề xử lý kỷ luật sai về tổ chức cán bộ đến nay vẫn chưa được giải quyết (sửa sai) do sự cố ý chống lại của Mai Bình và Vương Anh đối với tôi.
-Theo nguồn tin đáng tin cậy, nếu Hà Trong Hòa giữ vững ghế Bí thư Tỉnh ủy thêm 6 tháng nữa, tôi và một số người nữa sẽ bị ghép vào vụ án chính trị Lường Mạnh Hòa (con trai Lường Mạnh Huân đã bị chính quyền cách mạng xử tử hình)
-Bài phát biểu này được Đại hội vỗ tay hưởng ứng nhiệt liệt, nhưng do thời gian hạn chế của Đại hội, vấn đề tôi nêu ra không có điều kiện giải quyết kịp thời…”
*Phần chú thích này không có trong bản trình bày trước Đại hội”.
(Hết trích nội dung điều trần trước Đại hội của Hoàng Tuấn Phổ)
          Vài lời nói thêm:


Bây giờ, làng tôi không còn mổ lợn chia thịt ăn mừng Mùng Hai Tháng Chín như ngày trước nữa. Bọn trẻ con cũng chẳng có được cảm giác vui sướng đón Tết Độc Lập bằng một bữa cơm thịt no nê như chúng tôi thuở nào. Tuy nhiên, tôi vẫn nhớ ngày xưa mỗi lần đứng xem chia thịt, sốt ruột chờ lấy phần, tôi thường nghĩ về câu chuyện đọc lỏm được trong sách của Cha tôi, và thú vị với ý nghĩ, trong đám đông chỉ mình tôi biết: Bên Tàu có ông Trần Bình chia thịt cho làng rất đều, các bô lão đều khen ngợi. Trần Bình đáp: “Ngày sau Bình này mà được làm Thừa tướng thì cũng khéo như việc chia thịt hôm nay vậy”. Quả nhiên, sau này Trần Bình trở thành Thừa tướng nổi tiếng đời Hán Lưu Bang. Vậy mà mấy người chia thịt ở làng tôi họ không hề biết rằng mình rất giỏi và cái nghề chia thịt của họ đã từng được nhắc đến trong sử sách nước Tàu ! Lớn lên tôi mới hiểu, ông Trần Bình vốn là người có trí tuệ siêu phàm, dường như sinh ra để làm Thừa tướng. Bởi vậy có thể nói ông là một Thừa tướng đi chia thịt, khác với những Kẻ chia thịt làm Thừa tướng trên đời !



Bản nháp Công văn đề nghị khôi phục
công tác cho HTP do Nhà văn Đặng Ái
Chủ tịch Hội VHNT Thanh Hóa ký
Trở lại với câu chuyện Một Tết Độc Lập buồn của gia đình tôi.
Đ/c Hà Trọng Hòa-Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, sau đó đã bị kỷ luật Đảng. Cha tôi-Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ sau khi được phục hồi công tác, ở tại Khu tập thể Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa. Các ông Mai Bình, Vương Anh thỉnh thoảng vẫn lui tới gặp gỡ, trò chuyện. Khi triển khai Dự án khôi phục Lam Kinh, ông Mai Bình không đồng ý với một số phương án, tuy nhiên chưa có dịp trình bày. Trước khi mất ông Mai Bình có giao lại văn bản và nhờ Hoàng Tuấn Phổ sau này có điều kiện thì công bố (hiện HTP còn giữ).


          Ba mươi năm trôi qua, nhiều kẻ đã “ra đi”, nhưng cũng không ít người còn “ở lại”. Thuở “Đánh chuột vỡ bình, thơ sứt trán”, Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ mới ở độ tuổi 50, nay đã thành Ông Lão Tám Mươi. Hàng ngày ông vẫn miệt mài dồn tâm huyết cho công trình “Tinh hoa văn hóa xứ Thanh”. Quan điểm của ông là oán thù nên cởi chứ không nên buộc. Tuy nhiên, những câu chuyện cũ như thế này người ta lại không được phép quên. Bởi đó là một phần của lịch sử và cũng là một trong những bài học đắt giá của quá khứ. Đây chính là lý do Tuấn Công Thư Phòng nhớ lại “Ngày này năm xưa”.


Báo TQ: Chưa đánh bật VN khỏi Trường Sa là may lắm rồi?

(GDVN) - Nhưng từ những lời lẽ hung hăng nhất của truyền thông Trung Quốc đã cho thấy điểm yếu nhất của họ, đó là sự thiếu tự tin bởi vì không có chính nghĩa.

Từ ngày ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc càng trở nên hung hăng hơn trong việc theo đuổi yêu sách vô lý, phi pháp của họ ở Biển Đông.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/9 đăng bài xã luận với giọng điệu cực kỳ hiếu chiến và xấc xược, xuyên tạc trắng trợn sự thật trên Biển Đông khi nói rằng việc Bắc Kinh xây dựng (bất hợp pháp) căn cứ quân sự ở đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là do bị Việt Nam và Philippines "ép"?! Nước này chưa đánh đuổi Việt Nam và Philippines khỏi Trường Sa đã là kiềm chế lắm rồi?!

Dẫn lại bản tin của phóng viên đài BBC đã thực mục sở thị công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Gạc Ma mà BBC tin rằng một căn cứ quân sự mới của Trung Quốc sẽ được dựng lên (trái phép) ở đây, đồng thời tờ báo cũng đưa phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ chỉ "cải tạo điều kiện sống và làm việc cho nhân viên trên đảo", với những ngụy biện ngôn từ mà chúng tôi đã phân tích TẠI ĐÂY  .

Không ngần ngại, Thời báo Hoàn Cầu đã xổ toẹt ngay vào phát ngôn lập lờ vừa nêu của Hoa Xuân Oánh khi thừa nhận rằng đúng là Trung Quốc đang rất cần căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa để đối phó với cục diện phức tạp. Tại sao lại lựa chọn Gạc Ma, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng cần phải để xem cánh phóng viên, nhiếp ảnh phương Tây đổ xô ra đó để nghiên cứu.

Thời báo Hoàn Cầu lý luận rằng, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002 quy định các bên liên quan không được chiếm thêm đảo/đá/rặng san hô mới, không được phép có hành động xây dựng trên các đảo, đá, rặng san hô không người ở và các cấu trúc tự nhiên khác ở Biển Đông rồi nói rằng Trung Quốc "gương mẫu chấp hành"?! Ngược lại, tờ báo này vu cáo Việt Nam và Philippines liên tục vi phạm DOC như "chiếm đảo, di dân, xây dựng các kết cấu vĩnh cửu như đường băng sân bay. 2 nước này liên tục bức bách Trung Quốc"?!

Tuy nhiên đó chỉ là chiêu trò ngụy biện, vừa ăn cướp vừa la làng của tờ báo Trung Quốc này. Chính báo chí, truyền thông cũng như các diễn đàn mạng xã hội Trung Quốc đăng tải hàng loạt ảnh, tư liệu và công khai thừa nhận các hoạt động xây dựng phi pháp, thay đổi hiện trạng của Trung Quốc trên 7 bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa (Bắc Kinh thôn tính của Việt Nam và chiếm đóng trái phép từ 1988, 1995 đến nay).

Nhà giàn "cho ngư dân tránh bão" trước đây và một pháo đài quân sự kiên cố ngày nay do Trung Quốc dựng lên bất hợp pháp ở đá Vành Khăn.

Điển hình như đá Vành Khăn mà Bắc Kinh đánh chiếm bất hợp pháp năm 1995, ban đầu họ tuyên bố xây dựng nơi trú bão cho "ngư dân" Trung Quốc, sau đó tới việc điều "nhân viên Ngư chính" ra đồn trú tại đây, và cho đến giờ đã hiện nguyên hình là một căn cứ quân sự kiên cố nhất của Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa  .

Trên 6 bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Subi, Ga Ven và Tư Nghĩa, Trung Quốc đều xây dựng nhà nổi công sự kiên cố, cắt quân đồn trú và từ sau thời điểm có DOC tới nay vẫn không ngừng các hoạt động xây dựng, củng cố, lắp đặt các trang thiết bị quân sự nhằm cắm chân lâu dài, độc chiếm Biển Đông. Chưa kể đến những thủ đoạn, hoạt động thay đổi thực trạng ở Trường Sa không kém phần nguy hiểm khác như các lệnh cấm đánh bắt cá, xua tàu cá xuống Trường Sa.

Có thể thấy DOC đã hoàn toàn vô tác dụng dưới bàn tay Trung Quốc, và ngay cả DOC - bộ Quy chế ứng xử của các bên trên Biển Đông mà cả ASEAN đang nỗ lực theo đuổi, cộng đồng quốc tế kêu gọi cũng chỉ vì Trung Quốc tìm mọi cách trì hoãn, né tránh mà không thể đi đến đâu. Mặt khác, về bản chất quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam với đầy đủ bằng chứng pháp lý - lịch sử có hiệu lực còn Trung Quốc đã nhảy vào thôn tính một số bãi đá và không ngừng tham vọng bành trướng mở rộng lãnh thổ.

Phản ứng kiềm chế của Việt Nam và Philippines trước những hành động phi pháp của Trung Quốc lại bị tờ Thời báo Hoàn Cầu xuyên tạc thành 2 nước "sợ phản ứng vì đã xây dựng quá nhiều ở Trường Sa, dù bất mãn với Trung Quốc xây đảo ở Gạc Ma cũng không dám can thiệp quy mô lớn". Washington cho đến nay vẫn chưa công khai phản ứng việc Trung Quốc đang xây dựng bất hợp pháp ở Gạc Ma, nhưng điều đó không có nghĩa vấn đề Gạc Ma sẽ lắng xuống và Bắc Kinh "cần phải chuẩn bị phương án cho điều này".

Những phân tích của các học giả và truyền thông quốc tế xung quanh sự kiện Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trái phép, đảo hóa đá Gạc Ma thì Thời báo Hoàn Cầu cho rằng cộng đồng quốc tế đang "đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ (cái gọi là) chủ quyền của Trung Quốc".

Lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên công sự kiên cố ở đá Chữ Thập, Trường Sa.

Hành động đảo hóa, xây dựng căn cứ quân sự ở Gạc Ma được ngụy biện rằng là một "hành vi kiềm chế" trong phạm vi đường lưỡi bò. Thời báo Hoàn Cầu lên giọng xấc xược: "Việt Nam, Philippines phải biết rằng sau khi họ bố trí nhiều như thế ở Trường Sa thì việc Trung Quốc không có hành động gì căn bản là điều không thể. Tốt nhất là Việt Nam và Philippines chớ để chủ nghĩa dân tộc trong nước kích động vì điều này không có tác dụng gì với Trung Quốc mà chỉ càng làm cho chính quyền 2 nước cưỡi trên lưng hổ"?!

Xấc xược hơn, Thời báo Hoàn Cầu nói rằng trong phạm vi đường lưỡi bò Trung Quốc xây căn cứ ở Gạc Ma là đã đã kiềm chế tối đa chứ chưa "đánh bật Việt Nam và Philippines khỏi Trường Sa" như kêu gọi trên mạng internet là may lắm rồi?!

Xung quanh việc Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey sang thăm Việt Nam và những bình luận về quan hệ Việt - Mỹ, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng đó chỉ là nước cờ để Washington cân bằng quan hệ với Trung Quốc?!

Kết thúc bài xã luận sặc mùi hiếu chiến, Thời báo Hoàn Cầu nói rằng "Trung Quốc chưa muốn kết thúc vấn đề Biển Đông với Việt Nam và Philippines trong thời điểm hiện nay", nếu 2 nước mà "dồn" Trung Quốc thì cuối cùng chính Trung Quốc sẽ "dồn" lại và 2 nước mới phải vào chân tường?!

Có lẽ cái "dồn" mà Thời báo Hoàn Cầu nói ở đây là một lời hăm dọa nhằm ngăn cản Việt Nam khởi kiện và ép Philippines từ bỏ vụ kiện đường lưỡi bò. Nhưng từ những lời lẽ hung hăng nhất của truyền thông Trung Quốc đã cho thấy điểm yếu nhất của họ, đó là sự thiếu tự tin bởi vì không có chính nghĩa, không có căn cứ cơ sở nào cho tham vọng bành trướng Biển Đông, cuối cùng chỉ biết dựa vào sức mạnh cơ bắp cũng như miệng lưỡi hòng thực hiện tham vọng đó.
Hồng Thủy

Xây dựng ‘nguy hiểm hơn giàn khoan’

An ninh Việt Nam sẽ bị đe dọa nếu Trung Quốc xây xong căn cứ ở Gạc Ma?
Một chuyên gia theo dõi tình hình Biển Đông từ trong nước cho rằng việc Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trên các bãi cạn thuộc Quần đảo Hoàng Sa là ‘cực kỳ nguy hiểm’ đối với Việt Nam.
Vị chuyên gia này cũng nói Việt Nam sẽ kiên trì đấu tranh với Trung Quốc về hành động này.
Trước đó, phóng viên BBC News đã chứng kiến tận mắt Trung Quốc đang đổ hàng triệu tấn đá và cát để biến một số bãi đá mà họ chiếm giữ ở Quần đảo Trường Sa thành đảo nổi và dường như đang xây cả đường băng đủ dài cho máy bay chiến đấu.

‘Cực kỳ nguy hiểm’

Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Trần Công Trục, cựu trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, cho rằng đây là ‘hành động, âm mưu cực kỳ nguy hiểm’ của phía Trung Quốc.
“Nó nguy hiểm, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc Trung Quốc đưa giàn khoan (xuống Biển Đông),” ông nói và cho biết vị trí Trung Quốc đang xây cất gần bờ biển và thềm lục địa Việt Nam, gần nơi Việt Nam khai thác dầu khí và tiến hành các hoạt động kinh tế của mình.
"Việc biến đảo chìm thành đảo nổi thì mục tiêu pháp lý là muốn mở rộng vùng biển để tạo thành chồng lấn, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp, biến không thành có."
Tiến sỹ Trần Công Trục
“Vị trí này Trung Quốc đang muốn biến thành căn cứ quân sự để triển khai chiến lược của họ trong việc độc chiếm Biển Đông,” ông giải thích, “Nó hết sức nguy hiểm xét về địa chính trị của khu vực này.”
Ông cũng cho biết việc xây dựng này của Trung Quốc là một phần của kế hoạch ‘tạo ra vùng biển (thuộc chủ quyền của Trung Quốc) để chứng minh cho yêu sách đường lưỡi bò là hoàn toàn có cơ sở’.
“Việc biến đảo chìm thành đảo nổi thì mục tiêu pháp lý là muốn mở rộng vùng biển để tạo thành chồng lấn, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp, biến không thành có,” ông phân tích.
Ông Trục nhắc lại rằng Trung Quốc đã từng vạch đường cơ sở của Quần đảo Hoàng Sa ‘theo tiêu chí của một quốc gia quần đảo’.
“Họ muốn mở rộng tất cả các thực thể trong hai quần đảo ra tới những vị trí xa nhất, thậm chí có những bãi cạn không nằm trong phạm vi hai quần đảo đó họ vẫn muốn lấy để sử dụng vạch đường cơ sở bao bọc toàn bộ theo tiêu chuẩn quốc gia quần đảo,” ông nói.

Phản ứng yếu ớt?

Trước câu hỏi tại sao phản ứng của Việt Nam trước việc xây cất này của Trung Quốc yếu ớt hơn rất nhiều so với khi Trung Quốc đưa giàn khoan ra vùng biển tranh chấp trên Biển Đông, Tiến sỹ Trục nói:
“Việc Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa, chúng tôi đã phản đối mạnh mẽ rồi. Việc họ làm bất kỳ hành động nào trên đó dù là nhỏ nhất thì phía Việt Nam đều có những tuyên bố phản đối để ghi nhận rằng Việt Nam không chấp nhận hành động của họ.”
“Về mặt sách lược, Việt Nam muốn cố gắng giữ tình hình ổn định và không để cho tình hình phức tạp hơn lên tạo ra những mâu thuẫn dẫn tới đụng độ trong khu vực,” ông nói thêm.
"Về mặt sách lược, Việt Nam muốn cố gắng giữ tình hình ổn định và không để cho tình hình phức tạp hơn lên tạo ra những mâu thuẫn dẫn tới đụng độ trong khu vực."
Tiến sỹ Trần Công Trục
Ông giải thích rằng hành động giàn khoan là ‘một hình thức mới’ của Trung Quốc trong việc ‘tranh giành các quyền vô lý của họ đối với chúng tôi’ nên Chính phủ Việt Nam đã đấu tranh mạnh mẽ.
Riêng việc xây dựng ở Trung Quốc thì ‘đã xảy ra trong quá khứ’ chứ không phải là hành động mới mẻ như giàn khoan, ông Trục nói và cho biết Việt Nam ‘đã phản đối và tiếp tục phản đối’.
Về cách đối phó của Việt Nam, ông Trục cho rằng Chính phủ và người dân Việt Nam ‘luôn đấu tranh phản đối để thể hiện ý chí của người Việt Nam không bao giờ từ bỏ chủ quyền’.
“Việc dùng vũ lực phải tính đến tình hình chung của khu vực và thế giới và nó sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn mà Việt Nam không muốn trong tình hình hiện nay,” ông nói.
“Mặt khác việc làm của Trung Quốc không chỉ đe dọa an ninh của Việt Nam mà còn ảnh hưởng chung đến tình hình an ninh của khu vực và thế giới,” ông nói thêm, “Chúng tôi sẽ làm sao để các nước có tiếng nói góp sức cùng chúng tôi ngăn chặn sự ngang ngược của Trung Quốc.”
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét