Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Bài viết đáng chú ý



Một phần ba dân số Việt Nam sử dụng internet
Người sử dụng internet tại Việt Nam
Một phần ba dân số Việt Nam sử dụng internet

Nghị định 72 về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet không chỉ gây tranh cãi tại Việt Nam mà còn thu hút sự chú ý của báo giới nước ngoài. BBC Việt Ngữ điểm một vài bài báo nước ngoài bình luận về Nghị định này.
The Economist
Tờ The Economist đăng bài với tựa đề "Việt Nam and the Internet: The audacity of repression" ("Việt Nam và mạng internet: Sự đàn áp táo bạo") nhắc tới việc chính phủ Việt Nam sẽ bắt đầu từ tháng Chín áp dụng những quy định mới giới hạn việc sử dụng websites và mạng xã hội chỉ để trao đổi "thông tin cá nhân" mà thôi.

Bài báo trích dẫn một trong những quy định của Nghị định này cấm "Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc" và bình luận "Đây là một điều khoản tóm gọn ngoạn mục".

"Nghị định cũng đòi hỏi các công ty khổng lồ như Google và Facebook phải đặt ít nhất một máy chủ (server) tại Việt Nam, mà có lẽ là khiến chính phủ có thể kiểm soát nhiều hơn nội dung của họ," bài báo viết.

Vẫn theo bài báo này thì "đây là một đòn trong cuộc chiến của nhà nước Việt Nam chống lại bất đồng".

Trích dẫn số liệu của tổ chức nhân quyền Human Right Watch, số bloggers và các nhà chỉ trích bị bắt chỉ trong sáu tháng đầu năm 2013 đã vượt con số của cả năm 2012 và bình thêm rằng "Nghị định 72 này sẽ cho phép nhà nước thêm một công cụ pháp lý đầy quyền lực khác nữa cho việc đàn áp".

"Đây là một bằng chứng nữa, nếu cần có bằng chứng, rằng chính phủ Việt Nam đang có đường hướng tai hại, khác hẳn với cá nước khác trong vùng như Miến Điện, Malaysia và thậm chí nước láng giềng Campuchia", tờ Economist viết, và nói tới "quan ngại sâu sắc" của Tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam trước Nghị định này.
Asia Sentinel
"Khó có một ví dụ nào tốt hơn về việc làm rối beng lên như thế này như Nghị định 72, điều 46, với 21 trang sắc lệnh quản lý internet của Thủ tướng, một nghị định đang bị truyền thông phương tây lên án."
Asia Sentinel
Tương tự, bài báo về chủ đề "Vietnam's New Internet Decree" (Nghị định mới về internet của Việt Nam") của tác giả David Brown với tựa đề "Who's Afraid of the Big Bad Wolf" (tạm dịch: "Ai sợ sói lớn độc ác") đăng trên trang Asia Sentinel cũng mở đầu bằng quan ngại của các tổ chức như Ủy ban Bảo vệ Các nhà báo, tổ chức Phóng viên Không biên giới và của Tòa đại sứ Mỹ ở Hà nội về Nghị định 72 này.

Bài báo lưu ý tới một vài dòng trong điều 20 của nghị định này, theo đó cấm các bloggers hay người dân cung cấp tin tổng hợp trên Facebook hay các mạng xã hội khác.

"Rắc rối là, mà đó có lẽ nó không phải là chủ ý của giới chức trách Việt Nam - mà kể cả đó là chủ ý của họ đi chăng nữa - thì ngăn chặn những công dân thạo về internet không đăng lại hay đặt đường link tới các tin tức này gần như chắc chắn là một điều vượt ra ngoài khả năng của họ," tác giả David Brown bình luận.

Tác giả viết tiếp: "Việc tìm kiếm 'một nhà nước dựa trên luật pháp xã hội chủ nghĩa' dẫn tới tình trạng rối ren về luật pháp vốn đang cố gắng nặn ra các nguyên tắc và luật lệ sao cho cho phù hợp với một nền kinh tế đang phát triển và một quan điểm về thế giới đang được mở rộng đối với những gì còn rơi rớt lại của lý tưởng Marxist-Leninist.

"Khó có một ví dụ nào tốt hơn về việc làm rối beng lên này như Nghị định 72, điều 46, 21 trang sắc lệnh quản lý internet của Thủ tướng, một nghị định đag bị truyền thông phương tây lên án."
Người sử dụng máy tính bảng
Bộ Thông tin nói động cơ chính của việc sửa đổi quản lý internet là để thắt chặt bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Nhìn chung tác giả cho rằng không có nhiều nội dung mới trong Nghị định 72 này mà phần lớn là sắp xếp lại một hướng dẫn từ năm 2008 theo đó tìm cách mở rộng các nguyên tắc quản lý truyền thông công cộng lên một mức mới, với tương tác trên internet và sự xuất hiện của mạng xã hội.

Tuy nhiên tác giả lưu ý tới ba "yếu tố thực sự mới và có vấn đề" của Nghị định này. Một trong số đó là việc tìm cách phân biệt các loại "trang thông tin điện tử" và chính đây là điều đã gây tức giận về những gì không thể hay có thể được đăng tải hợp pháp trên một trang blog hay Facebook.

Một điểm mới khác trong số này "mà Bộ Thông tin nói là động cơ chính cho việc sửa đổi các quy định quản lý internet, đó là Việt Nam cần thắt chặt bảo vệ sở hữu trí tuệ".

Theo tác giả David Brown thì về nguyên tắc Bộ Thông tin Việt Nam hoàn toàn đúng vì trên mạng hay ngoài mạng báo chí Việt Nam in lại bất cứ những gì họ thấy thích hợp, dù là nội dung của trong nước hay nước ngoài, đôi khi có trích nguồn, đôi khi không.

"Trước mắt là Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, một 'thỏa thuận thương mại của thế kỷ thứ 21' mà Hoa Kỳ đang thúc đẩy. Hanoi tha thiết muốn được tham gia nhưng một phần lệ phí tham gia là một cam kết đáng tin cậy sẽ bảo vệ sở hữu trí tuệ của đối tác kia.

"Đó quả là một đòi hỏi khó khăn. Đặc biệt trong thực tế internet tại Việt Nam, giới chức trách Việt Nam không có khả năng giám sát liệu các trích dẫn là đầy đủ và chính xác chứ chưa nói gì tới chuyện truy tìm những trường hợp không tôn trọng bản quyền," tác giả viết.

Bài báo nhìn nhận nhiều yêu cầu đề ra trong nghị định mới này cũng nảy sinh những khó khăn không khác gì so với thông tư năm 2008 và "đó là một vấn đề phổ biến với các luật và chỉ thị của Việt Nam: chúng thường là những tuyên bố về nguyên tắc mà nhìn chung không thể thi hành được".
Người sử dụng Internet tại Việt Nam
Việc thực thi các quy định này "là một cơn ác mộng về hậu cần", theo tờ Washington Post

Một thức tế là sau Thông tư 2008, hầu hết các blogs hàng đầu của Việt Nam đã chuyển sang các trang được đặt ở nước ngoài như WordPress hay Blogspot và như vậy vượt ra ngoài tầm kiểm soát của luật Việt Nam nhưng vẫn tới được với độc giả người Việt.

Bài báo kết luận "cuối cùng thì cũng giống như nhiều luật và nghị định khác của Việt Nam, các điều khoản của Nghị định 72 gây nhiều tranh cãi này dường như có tính khích lệ, được thúc đẩy bởi lý tưởng và không thể thực thi một cách có hệ thống".
The Washington Post
Trong khi đó một bài báo khác trên tờ Washington Post, mang tiêu đề "From the U.K. to Vietnam, Internet censorship on the rise globally" (Từ Anh Quốc tới Việt Nam, kiểm duyệt internet gia tăng toàn cầu"), tác giả Caitlin Dewey viết, theo phân tích từ tổ chức Freedom House, "Việt Nam không phải là nước duy nhất thực hiện đàn áp mạng, và thậm chí các biện pháp của họ cũng không phải là đặc biệt cứng rắn" và kiểm duyệt internet đang gia tăng trên thế giới và các nước độc đảng như Việt Nam không phải là cac nước duy nhất có luật định về những gì có thể đăng trên mạng.

Mặc dù trong bối cảnh đó, tác giả cho rằng Nghị định 72 của Việt Nam "dường như đang tụt xuống một mức tồi tệ mới".

"Việt Nam không phải là Bắc Hàn - sau cùng thì nước này nằm trong Tổ chức Thương mại thế giới và hơn một phần ba dân số sử dụng internet - nhưng đây vẫn là một trong những nước cộng sản cuối cùng trên thế giới và một trong những quốc gia có các quy định truyền thông cứng rắn nhất," bài báo viết.

Mặc dù luật mới này là một tin xấu cho các blogger và những người tương tự, tác giả cho rằng "cho tới khi chúng ta biết chắc chắn là chính phủ sẽ thực thi quy định mới này như thế nào thì có lẽ vẫn còn một chút hy vọng: không giống các công cụ chặn lọc hoạt động ở cấp nhà cung cấp dịch vụ và cấp giấy phép mạng, vốn nhắm vào các trang là mục tiêu cụ thể, thì việc sàng lọc những gì mơ hồ như "thông tin phi cá nhân" sẽ là một cơn ác mộng về mặt hậu cần và có lẽ đòi hỏi việc kiểm duyệt phải do con người thực hiện để rà soát các mạng xã hội.
"Ít nhất thì dường như vẫn có khả năng trốn tránh được," bài báo viết.
(BBC)
Việt Nam và Internet: Đàn Áp Không Khoan Nhượng
KHÔNG quá một tuần từ lúc chủ tịch nước Việt Nam, Trương Tấn Sang, được Barack Obama đón tiếp nồng hậu tại Nhà Trắng. Đây là lần thứ hai một người đứng đầu nhà nước Việt Nam được đón tiếp trọng thị kể từ bình thường hóa quan hệ giữa hai cựu thù vào năm 1995. Tổng thống và chủ tịch nước hai phía cùng nhau thảo luận tích cực về một “mối quan hệ toàn diện”, điều mà Mỹ mong muốn Việt Nam sẽ trở thành một trong những đồng minh quan trong nhất trong một khu vực có thể lại dễ dàng thay đổi bất cứ lúc nào.

Mong chờ sự hợp tác của Việt Nam, ông Obama chỉ lướt sơ khi đề cập những ghi nhận tình trạng nhân quyền tồi tệ đang tăng cao cũng như tình trạng đàn áp chính trị và kiểm duyệt của Việt Nam. Có thể ông hy vọng rằng với thái độ nhã nhặn, vỗ về vị tương nhiệm Cộng Sản của mình sẽ làm xoa dịu tình hình đi chút ít. Nếu thế, ông đã thất bại trong trường hợp này. Bản tin mới nhất cho biết vào tháng 9 chính quyền Việt Nam sẽ đưa ra những điều luật mới hạn chế việc sử dụng các website, và mạng truyền thông xã hội trực tuyến và chỉ được trao đổi các “thông tin cá nhân”. Văn bản pháp luật mới được biết là Nghị Định 72, cấm việc đăng tải các tài liệu mà, theo một bản dịch, “cung cấp thông tin chống lại nhà nước Việt Nam, đe dọa an ninh quốc gia, trật tự xã hội và sự đoàn kết quốc gia.” Đây là một điều khoản bao quát một cách ngoạn mục. Nghị định này cũng yêu cầu những nhà mạng khổng lồ như Google và Facebook phải đặt ít nhất một máy chủ của họ tại Việt Nam, có lẽ để chính phủ có thể kiểm soát rộng hơn nội dung của nó.




Bức hình chụp ngày 15/1/2013. Một người đàn ông đang đọc tin trên mạng bằng laptop trong một quán cafe ở Hà Nội. Sau khi sách nhiễu và bỏ tù đã không thể làm cho giới blogger im lặng, chính quyền cộng sản đã bắt đầu xây dựng đội quân đi tuyên truyền, xâm nhập vào các chatroom và hát những bài hát ca ngợi chế độ. AFP PHOTO/HOANG DINH Nam
Đây là một sự tăng cường khác trong cuộc chiến của chính phủ Việt Nam chống lại bất đồng chính kiến. Theo Human Right Watch, tổ chức hoạt động có trụ sở ở NewYork, các vụ kết án đối với blogger và các nhà phê bình khác trong nửa đầu năm 2013, với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”, đã vượt số vụ kết án của cả năm 2012. Theo một số ước tính, có ít nhất 46 nhà hoạt động, bao gồm cả blogger, bị kết tội trong năm nay. Nghị định 72 cung cấp thêm cho nhà nước công cụ hành pháp đầy quyền lực để đàn áp. Đây lại là một bằng chứng nữa, nếu người ta cần có thêm, cho thấy rằng chính phủ Việt Nam đang đi theo một hướng tiềm ẩn nhiều tai hoạ, hoàn toàn khác với những quốc gia trong khu vực, như Myanmar, Malaysia hay thậm chí là quốc gia láng giềng Campuchia.

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã nói trong bài phát biểu mới rằng họ “quan ngại sâu sắc”. Tác động thật sự của Mỹ lên những nhà lãnh đạo Việt Nam dường như đang giảm đi tương ứng với mức độ mà họ chủ động kéo Việt Nam vào cuộc qua mối quan hệ đối tác toàn diện mới này. Hẳn đã thấy một động thái trơ tráo của Việt Nam khi thông báo đợt đàn áp mới nhất chỉ ngay sau chuyến viếng thăm gặp gỡ ông Obama. Việc chơi xỏ siêu cường quốc này cũng giống như trong giai đoạn tốt đẹp của thập niên 1960 và 1970. Ngoại trừ lúc đó hai quốc gia này tham gia vào một cuộc chiến toàn diện thay vì mối quan hệ hợp tác toàn diện.
The Economist | Ngày 9/08/2013
Bản dịch của Luna Nguyễn
(Defend the Defenders)
Đoan Trang - Hãy biết quyền của mình (1): Chụp ảnh công an
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgVFpGlPN0SJABZ3w2ZlMrca0Tw6Cys9tbq3cL_SQNVgqz1SaNJtM4iXLwkYdyN0r-7i5XQBW6UFi4txRcgl-UKJSRK46LhuKlO7_kyvzPdmMtKgjpNV-7zDk7WerKad1kjPw27eTGYTPcG/s200/%E1%BA%A3nh+afp.jpg
Bốn năm về trước, vào một buổi tối cuối tháng 8, tôi bị “bắt khẩn cấp” tại một quán café ở trung tâm Hà Nội, với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Tôi vẫn nhớ rõ họ tên, vẻ mặt hầm hầm đe dọa và giọng trấn áp của viên sĩ quan an ninh đọc lệnh bắt ngày hôm đó.
Tôi cũng nhớ tôi đã như thế nào những ngày sau đó: ngơ ngác, ngây ngô, và bất lực. Đã có lúc tôi bật khóc trong phòng hỏi cung vì không biết phải làm sao để cơ quan an ninh điều tra tin rằng mình không làm gì thật, không liên quan gì, và không hiểu tại sao đây lại là vấn đề an ninh quốc gia. Đã có nhiều lúc tôi tái mặt, run lẩy bẩy, vì không biết… tội đâu ra mà lắm thế, sao tôi phạm những tội nghiêm trọng thế, như thế này phải ngồi tù bao nhiêu năm đây…

Vào những ngày ấy, tôi không bao giờ nghĩ rằng bốn năm sau, tôi sẽ là một trong những người ký tên vào bản Tuyên bố 258 của Mạng lưới blogger Việt Nam, yêu cầu Nhà nước xoá bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự để chứng tỏ cam kết khi chạy đua vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Nhưng có một điều tôi vẫn nghĩ suốt từ đó đến nay, và ngày càng nghĩ nhiều hơn: Luật pháp phải là công cụ bảo vệ quyền tự do của người dân, chứ không phải bảo vệ chế độ; và người dân phải hiểu luật pháp ở mức tối thiểu – tức là hiểu các quyền tự do của mình, nếu không họ sẽ bị Nhà nước lợi dụng, trấn áp, nói nôm na là “bắt nạt”.

Càng chứng kiến những vụ việc công an, an ninh lạm quyền để “được việc mình” mà gây thiệt hại cho xã hội, cho người dân, tôi càng thấy những hiểu biết căn bản về chính trị, về luật pháp, các khái niệm như nhà nước pháp quyền, tinh thần thượng tôn pháp luật, nhân quyền, v.v. đã trở thành nhu cầu khẩn thiết đối với chúng ta. Hãy biết quyền của mình. Hãy biết cách sử dụng pháp luật như công cụ để tự bảo vệ. Và khi hệ thống pháp luật đó bất ổn, hãy biết tìm cách bác bỏ nó.

Trong chừng mực trình độ rất hạn chế của mình, tôi sẽ cố gắng, cả gan làm một việc vượt quá sức, là viết những bài viết rất đơn giản về luật pháp và nhân quyền, gắn với các tình huống cụ thể trong đời thực, để chúng ta cùng tìm hiểu về lĩnh vực rộng lớn, phức tạp và đang cực kỳ cần thiết trong việc cải tạo xã hội này.

Những điều tôi viết chắc chắn không phải là chân lý, và xin để ngỏ mọi khả năng khác để độc giả thảo luận và kết luận.

Câu chuyện hôm nay bắt đầu bằng một tình huống xảy ra mới đây mà tôi có dự phần.

* * *

CHỤP ẢNH CÔNG AN

Tình huống

Vào ngày thứ sáu, 9/8/2013, một nhân viên an ninh đến nhà tôi, như đã hẹn với mẹ tôi trước đó qua điện thoại, gọi là “đến chơi, nói chuyện”. Mẹ tôi không quen biết cô ấy, còn tôi thì biết nhưng lại không có nhà, nói đúng hơn, không ở Việt Nam: Tôi ở Bangkok (Thái Lan) để tham gia việc trao Tuyên bố 258 cho một số tổ chức quốc tế đóng tại Bangkok.

Hôm đó trời Hà Nội mưa gió, và cô ấy đã đến nhà tôi đúng hẹn. Ngoài mẹ tôi và cô nhân viên an ninh, trong nhà còn có thêm một số bạn bè của tôi, đều là blogger. Cuộc trò chuyện, tất nhiên, chủ yếu xoay quanh tôi và công việc tôi làm. Không khí hoà nhã. Tuy nhiên, giữa chừng thì thêm một blogger xuất hiện: Anh Nguyễn Chí Đức. Anh giơ máy ảnh nhằm vào nhân viên an ninh, bấm “tách”.

Nhân viên an ninh tái mét mặt, nổi giận, mắng anh Chí Đức là “vô văn hoá”, tự ý chụp ảnh mà không xin phép. Mẹ tôi can, nói rằng “đây là nhà tôi kia mà”, “anh ấy thích chụp ảnh bạn anh ấy thì có sao”. Nhưng cô nhân viên an ninh vẫn cực kỳ giận dữ, to tiếng và bỏ về, sau đó gọi điện lại nói với mẹ tôi: “Nếu bác còn mời bạn bè của Đoan Trang đến nữa thì chỉ làm khổ con bác thôi”.

Vấn đề

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Hành động chụp ảnh khi chưa xin phép người được/bị chụp của anh Nguyễn Chí Đức có sai không?

Đây là câu trả lời của tôi:

Việc anh Nguyễn Chí Đức chụp ảnh nhân viên an ninh là việc không phải xin phép, và đúng luật. Bởi vì anh Đức đang ghi hình một nhân viên công quyền, nhận tiền thuế của dân để tiến hành một công vụ, cụ thể là đi làm việc với một người dân thường (công dân).

Hành động của anh Đức nằm trong phạm trù giám sát cơ quan công quyền và nhân viên công lực. Nó hợp hiến (Điều 53 Hiến pháp, “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội”), và phù hợp với tinh thần pháp luật “công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”, “công dân có quyền giám sát nhân viên công quyền”.

Nhân viên an ninh có thể lập luận (giả định): “Nhưng tôi chỉ đến nhà bà mẹ của Đoan Trang để chơi, thăm hỏi, nói chuyện cho vui, chứ tôi không làm công vụ. Công dân Nguyễn Chí Đức chụp ảnh tôi là vi phạm Điều 31 Bộ luật Dân sự về quyền của cá nhân đối với hình ảnh”.

Câu trả lời của tôi là: Các nhân viên an ninh, công an (gọi chung là công an) lâu nay thường né tránh yếu tố “công vụ” bằng cách nói rằng họ chỉ “tiếp xúc thân tình”, “mời café, trao đổi” với “đối tượng” mà thôi, không có gì nghiêm trọng. Nhưng có 3 vấn đề ở đây:

    Nếu đề nghị gặp gỡ thân mật, vui vẻ, họ phải được sự đồng ý và hưởng ứng cũng vui vẻ như thế của bên kia; và câu chuyện không được liên quan tới những thông tin có thể gây bất lợi cho bên kia hoặc cho một bên thứ ba.
    Nếu đề nghị gặp gỡ thân mật, công an không được tự giới thiệu rằng họ là nhân viên công quyền; trong thời gian gặp, tuyệt đối không được khai thác thông tin và không được sử dụng thông tin thu được (nếu có) vào bất kỳ mục đích gì.
    Và, quan trọng nhất, khi được/bị công an “mời café, trao đổi”, “tiếp xúc thân tình”, công dân có quyền từ chối.

Toàn bộ thông tin đều cho thấy buổi thăm hỏi hôm đó của nhân viên an ninh chính xác là thi hành một công vụ, và do vậy, nhân viên công quyền hoàn toàn có thể bị công dân chụp ảnh và đưa lên mạng sau đó mà không được hỏi ý kiến trước.

Trích dẫn

“Việc thực hiện quay phim, chụp ảnh là quyền của người dân và đó là hoạt động thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát của người dân đối với hoạt động của cơ quan công an. Do đó người dân sử dụng máy quay phim, chụp ảnh đối với công an không phải là sai phạm” (Thượng tướng Lê Thế Tiệm trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, bài đăng ngày 4/12/2010 tại: http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/414203/quay-phim-chup-anh-la-quyen-cua-dan.html)

“Khủng bố tinh thần người thân và bạn bè là "nghiệp vụ" cơ bản và quen thuộc của những viên an ninh điều tra, nhất là với những người được/bị cho là bất đồng chính kiến với chính quyền. Tiếc rằng không mấy người dân hiền lành nào biết cách đối phó với những thủ đoạn có tính chất "bụi đời chợ Lớn" nhưng khoác trên mình tấm vỏ bọc màu xanh. Đôi khi sự sợ hãi làm cho nhiều người quên mất một điều cơ bản rằng: mình liên quan gì đến việc này mà phải khai báo với mấy ông công an về chuyện của con mình, bạn mình? Hậu quả là, họ càng sợ hãi bao nhiêu, công an càng khai thác họ nhiều bấy nhiêu” (Luật gia - nhà báo Trịnh Hữu Long, tức Facebooker Trịnh Hự)
Đoan Trang
(Blog Đoan Trang)
http://www.gocnhinalan.com/wp-content/uploads/2013/08/ba-cu-anh-Na-Son1.jpg
Người Việt Xài Sang Nhất Thế Giới?
Phỏng Vấn T/S Alan Phan của báo Văn Hiến (7 August 2013)
http://www.gocnhinalan.com/wp-content/uploads/2013/08/luxury-car1.jpg

 Theo ông, tại sao ngày càng đông đại gia Việt mới nổi phóng tay tiêu xài, bất chấp kinh tế Việt Nam năm 2013 khó khăn, hơn 80% người dân phải thắt chặt chi tiêu?

Đó là tâm lý chung của những người mới giàu chưa có cơ hội hưởng thụ. Nếu kiếm được một số tiền, nhất là khi số tiền kiếm được một cách dễ dãi thì đương nhiên họ có khuynh hướng thích phóng tay mua sắm, chứ không chắt chiu, cẩn thận như những người kiếm tiền một cách khó khăn. Ngoài ra còn có yếu tố sĩ diện của nền văn hóa bắt đầu từ Trung Quốc, tức là bề mặt rất quan trọng. Cho nên đối với họ sự thể hiện yếu tố bề mặt không chỉ trong vấn đề sinh sống hàng ngày mà còn trong công việc làm ăn. Nhiều ông không có tiền nhưng cũng phải ráng mua một chiếc xe thật tốt thì người ta mới tin mình, mới đưa tiền cho mình làm ăn.

Có đặc điểm chung nào để nhận diện số người dám bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua một chiếc túi xách hoặc hàng chục tỷ đồng để tậu một chiếc xe, thưa ông?

Xã hội này đang là lúc khởi đầu của tư bản. Có rất nhiều lỗ hổng. Người ta ào ạt kiếm tiền ở chứng khoán, ở bất động sản, hoặc người có chức có quyền thì kiếm tiền bằng phong bì cũng quá dễ, đêm về có người đem tiền tới cho mình. Tất cả tạo thành xã hội mà đồng tiền kiếm quá dễ. Kiếm quá dễ thì tiêu quá dễ. Không riêng gì Việt Nam mà Trung Quốc cũng vậy.
Cách tiêu pha kinh khủng như thế có chứng minh được họ thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội không, thưa ông?

Cách tiêu pha như thế không dính gì tới vấn đề thượng lưu hay không thượng lưu. Nó chỉ đơn giản chứng minh là họ có rất nhiều tiền. Khi họ có tiền thì ai muốn đánh giá sao thì đánh giá. Đương nhiên có khoảng 2-3% dân số có thu nhập khủng so với đại đa số người dân khác. Còn thu nhập đó là hợp pháp hay không hợp pháp thì lại là chuyện khác, liên quan đến pháp lý, xã hội, lương tâm và nhiều thứ khác. Ở đây mình chỉ nói đến chuyện người có tiền. 2-3% người rất giàu như thế cũng tương đương dân số 2,7 triệu người. 2,7 triệu người xài ẩu sẽ kinh khủng thế nào thì chúng ta đã thấy. Nếu tính về xác suất thì không có gì đáng ngạc nhiên về số lượng hàng xa xỉ được tiêu thụ.
Vậy thượng lưu, đẳng cấp đúng nghĩa, theo ông, phải là như thế nào?

Mỗi người có quan điểm riêng về đẳng cấp. Tôi thì đánh giá một người ở nhiều góc cạnh xã hội như sức khỏe, tâm linh, văn hóa, trí tuệ… Nhưng mọi sự đánh giá cũng là không cần thiết. Chỉ có mình tự biết mình là đủ. Mình là người có trí tuệ, có nhân tâm hay mình là thằng khốn nạn thì chỉ có mỗi mình biết rõ nhất. Chỉ khi tự biết mình như thế, không quan trọng chuyện thiên hạ đánh giá mình thế nào thì con người ta mới có đủ bản lĩnh để tự sửa mình, hoặc để phấn đấu tiến bộ hơn.
Có thông tin rằng bắt đầu từ nửa cuối năm nay, tất cả các loại hàng hiệu của thế giới chính thức đổ bộ vào Việt Nam bởi thị trường này đang phát triển rất mạnh. Ông nghĩ sao về cuộc đổ bộ này?
Thị trường Việt Nam đang phát triển từ con số 0, trong khi những nơi khác như Hồng Kong, New York, Tokyo… hàng hiệu đã có từ cả trăm năm nay. Đây chỉ là hiện tượng đầu tiên. Người ta đếm có tất cả khoảng 60 chiếc Rolls- Royce đang chạy ngoài đường. Như thế cũng chưa có nghĩa lý gì. Bên Hồng Kong dân số chỉ có 7 triệu người mà Rolls – Royce có ít nhất tới bảy, tám ngàn chiếc. Thành ra chuyện xài hàng hiệu ở Việt Nam chưa có gì đáng ngạc nhiên so với các quốc gia khác.
Từng sống nhiều ở phương Tây và đi nhiều, ông nhận thấy có sự khác biệt nào trong thói quen tiêu xài giữa người giàu phương Tây và người giàu trong nước?
Người mới giàu ở phương Tây cũng có tâm lý thích hưởng thụ. Nhưng họ kiếm tiền không dễ nên sự hưởng thụ bị giới hạn, khác với Việt Nam hay Trung Quốc. Người phương Đông thì thích khoe khoang, chẳng hạn tổ chức sinh nhật, đám ma, đám cưới… thì làm ầm ĩ lên. Khai trương một tiệm bánh cũng phải nhạc giật đùng đùng, múa lân hoành tránh… khiến cho mọi người nhìn vào phải thán phục. Trong khi ở bên Mỹ, chỉ có tổng thống chết thì xe đám ma mới đi đầy đường. Tôi từng đi đám ma của các viện sĩ, những người có địa vị xã hội ở bên ấy, họ đều tổ chức rất lặng lẽ.
Ông có thể kể một trường hợp tiêu xài cụ thể nào đó mà ông ấn tượng?
Cách đây 6 tháng tôi có dự đám cưới của con trai một tỷ phú. Ông này có tên trong danh sách 500 người giàu nhất nước Mỹ. Đám cưới được tổ chức ở một nhà thờ nhỏ tại Ranchos Palos Verdes, phía Nam Los Angeles. Sau đó là tiệc tiếp tân ở bãi biển, chỉ có mấy khay sandwich và nước ngọt.  Có khoảng 70 người tham dự. Đám cưới diễn ra rất giản dị nhưng ấm áp, thân thiết. Nghĩa là cách hưởng thụ cuộc sống của họ không ồn ào, không dính tới xã hội bên ngoài.

Tâm lý ưa xài sang, thích chơi ngông có đưa đến những hệ lụy gì cho văn hóa không, thưa ông?
 
Tâm lý xài sang, xài ẩu suy cho cùng không đáng trách bởi đó là quyền cá nhân. Nhưng nó phản cảm trong một xã hội mà đa số người dân còn nghèo. Nó gây nên sự ghen tỵ không cần thiết ở những người nghèo. Xài sang như thế còn có thể gây ra hệ lụy trong xã hội và làm gương xấu cho lớp trẻ. Thí dụ tệ nạn nhậu nhẹt ở lớp trẻ cũng là bắt chước từ cha chú. Chữa bệnh gan cho một người mỗi năm mất trung bình 20 ngàn đô. Tính ra 10 triệu dân mắc bệnh gan vì nhậu nhẹt thì chính phủ phải chi ra ít nhất 20 tỷ đô. Tổn thất này còn nặng hơn vụ Vinashin.
Ông có nghĩ là Việt Nam cũng cần mở hẳn một trường dạy cho người giàu biết cách xử sự tương xứng với số tiền họ có như cách mà Trung Quốc đã làm?
Cái trường ấy bên Trung Quốc cũng chỉ dạy người ta cách giao tiếp khi gặp người Tây phương và đa số là gặp để làm ăn. Đối tượng học các lớp ấy chủ yếu là những người Trung Quốc có làm ăn với Tây phương, chứ nếu làm ăn với người trong nước thì ứng xử của họ vẫn như cũ.
Nghĩa là vấn đề xài sang, xài ẩu chỉ được giải quyết ở ngọn. Còn để giải quyết tận gốc thì cần phải làm thế nào cho căn cơ, thưa ông?

Chính phủ nên đứng ngoài cuộc vì đây không phải là việc của chính phủ, mà đây là mặt trận văn hóa, giáo dục. Những cơ quan văn hóa, tôn giáo, những nhà giáo dục, nhà văn hóa lớn nên có những cuộc thảo luận thường xuyên về cách ứng xử có trách nhiệm với đồng tiền. Nên cho giới trẻ biết sự tiêu xài hoang phí không có nghĩa lý gì trong bối cảnh vũ trụ. Còn nhìn chung, thì đóng góp lớn nhất để giải quyết tận gốc chuyện xài ẩu vẫn là những tấm gương từ người lớn. Một giáo viên ăn nhậu lê lết thì dạy làm sao cho học trò nghe?
Điểm Nhấn:
1.     Ở  xứ mình, người mình, ông đã bao giờ phải ngạc nhiên về sự chịu chơi và chịu chi bạo tay?

Thực tình thì không. Khi tôi mới lớn(40 năm trước) và mới giàu, tôi cũng có nhiều thói quen xấu xí. Tôi chỉ hy vọng giới đại gia Việt đi sau thiên hạ biết nhận lãnh những bài học lầm lỡ và biết tiết kiệm cho tương lai, không những cho mình mà cho cả những người bất hạnh cung quanh.
 
2.     Chắc ông có nghe chuyện nhiếp ảnh gia Mỹ 30 tuổi Tyler Shields đã gây tranh cãi ầm ĩ khi công bố một bộ ảnh đốt chiếc túi Hermès Birkin có giá tới hàng chục ngàn USD để phản đối việc con người chúng ta ngày càng phụ thuộc quá nhiều vào những giá trị vật chất. Ông nghĩ thế nào về chiến dịch đó?

Nhiều nhân vật thích làm PR với những chiêu đặc biệt để gây chú ý của quần chúng. Điều này cũng ổn nếu người tổ chức đạt mục tiêu cao thượng của mình, không phải chỉ PR cho cá nhân hay công ty. Tuy nhiên, nếu quá độ, có thể gây phản ứng bất lợi.
 
3.     Khi ông mua một món hàng thì ông sẽ quan tâm tới yếu tố nào?

Tùy loại sản phẩm. Một món hàng để dùng lâu dài như xe hơi, tủ lạnh…tôi thường xem đánh giá của các hiệp hội tiêu dùng để biết chất lượng và độ bền bỉ. Nhưng nếu chỉ mua áo quần hay một vài đêm nghỉ ở khách sạn, thì mình chỉ cần biết mình có thích và giá bán có hợp với giá trị thực. Ngoài ra, tôi hay phản cảm với những sản phẩm quảng cáo quá nhiều.

Thưc hiện: P/V Thái Huệ
 (Góc nhìn Alan)
Hội thảo bàn về cải cách ở Việt Nam
Học sinh ở Hà Nội
Hội thảo được tổ chức tại Đại học Quản Lý Singapore.
Gần 20 học giả Việt Nam trong nước lẫn ngoài nước cùng các học giả quốc tế đang tham dự một hội thảo bàn về con đường cải cách của Việt Nam ở Singapore.

Dưới chủ đề ‘Cải cách ở Việt Nam đang đi về đâu?’, hội thảo diễn ra trong hai ngày 12/8 và 13/8 sẽ đi sâu phân tích các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao, giáo dục, công nghệ, truyền thông, xã hội dân sự trong đời sống ở Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, một trong những diễn giả trình bày tại hội thảo đến từ Việt Nam đã không thể tới Singapore do có sự cảnh báo của chính quyền.

Năm phiên thảo luận

Tổng cộng sẽ có năm phiên thảo luận về các chủ đề, trong đó đáng lưu ý là phiên thảo luận cuối cùng về ‘cải cách Hiến pháp’ trong bối cảnh Việt Nam đang lấy ý kiến dân chúng về bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi.

Diễn giả tại hội thảo
  • Lê Đăng Doanh
  • Nguyễn Ngọc Giao
  • Nguyễn Thiện Tống
  • Cao Huy Thuần
  • Trần Văn Thọ
  • Trần Hữu Dũng
  • Giáp Văn Dương
  • Ngô Vĩnh Long
  • Nguyễn Tiến Dũng
  • Phạm Chi Lan
  • Nguyễn Giang
Các diễn giả đăng đàn tại hội thảo là những học giả có tên tuổi ở trong nước và hải ngoại như Lê Đăng Doanh, Nguyễn Ngọc Giao, Nguyễn Thiện Tống, Cao Huy Thuần, Trần Văn Thọ, Trần Hữu Dũng, Giáp Văn Dương, Ngô Vĩnh Long, Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Chi Lan...

Nhà báo Nguyễn Giang, trưởng Ban Việt ngữ của BBC, cũng tham dự phiên thảo luận về ‘Xã hội dân sự và truyền thông’ với tham luận về truyền thông trong nước.

Có một số tham luận đáng chú ý như ‘Một số vấn đề của kinh tế Việt Nam hiện nay’ của ông Lê Đăng Doanh, ‘Ngoại giao Việt Nam’ của ông Ngô Vĩnh Long, ‘Doanh nghiệp Việt Nam đi về đâu’ của bà Vũ Kim Hạnh và bà Phạm Chi Lan, ‘Những bài toán thế kỷ đặt ra cho Việt Nam’ của ông Nguyễn Ngọc Giao, ‘Đổi mới và sự xuất hiện của Giai cấp siêu giàu tại Việt Nam’ của ông Trần Hữu Dũng.

Đây là một hội thảo truyền thông mang tên là ‘hội thảo mùa hè’ do một nhóm trí thức người Việt tại hải ngoại khởi xướng từ hơn 10 năm qua.

Ông Phạm Chí Dũng bị chặn?

Tin cho hay nhà báo, tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng, một trong những diễn giả được mời tại hội thảo năm nay, đã không thể đến Singapore dự hội thảo như dự kiến.

Được biết, trước chuyến đi bốn ngày, cơ quan an ninh đã ‘phát tín hiệu về việc ông không nên đi’.

Do đó, nguồn tin thân cận với ông Dũng nói ông dự đoán sẽ bị chặn ở sân bay nếu vẫn đi và đã quyết định trả lại vé máy bay.

Bài tham luận mà ông Dũng dự kiến trình bày tại hội thảo có tiêu đề ‘Liệu có xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị ở Việt Nam?’.

Ông Dũng cho biết trong bài tham luận này, ông nêu ra những tiền đề khủng hoảng kinh tế-xã hội ở Việt Nam, những kịch bản của khủng hoảng. Ngoài ra, ông cũng dự báo ba giai đoạn vận động kinh tế-chính trị của Việt Nam từ trong khoảng thời gian bốn năm tới.
(BBC)
Đào Tuấn - Mét rưỡi vỉa hè, ba đồng tiền nước



Nhà ông Chủ tịch bị đập vì xâm phạm vỉa hè. Không phải. Là nhà ông cựu Chủ tịch

Một bản tin nhỏ xuất hiện trên Tiền Phong cho hay: Cơ quan chức năng đã bắt đầu “đập phần nhà xây vượt quá giấy phép của ông Phạm Văn Đấu, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, để mở rộng vỉa hè đường Bạch Đàn ở TP Vĩnh Long cho đúng 4,5 mét theo dự án phê duyệt”.

Có rất nhiều chi tiết đáng nói xung quanh câu chuyện “đập nhà” của cựu Chủ tịch tỉnh. Chẳng hạn ngay khi ông Đấu lên làm Chủ tịch, con đường được “điều chỉnh” từ 30m, như công bố ban đầu trước dân, xuống còn 18m. Liền ngay sau đó, tim đường được “bẻ cong hình chữ S” để chệch khỏi nhà ông Chủ tịch. Nhưng ngay cả khi đã “điều chỉnh” như thế, mảnh vỉa hè chung- cũng là chẳng của ai cả, vẫn là miếng ngon khó bỏ. Khi xây nhà năm 2008, vị Chủ tịch “thái thú một vùng” đã xây vượt giấy phép để lấn ra vỉa hè. Và theo Tiền Phong: “Năm 2009, cán bộ thiết kế thi công và thẩm định của Sở GT&VT tỉnh Vĩnh Long vì “ngán” chủ tịch tỉnh nên đã tùy tiện né ngôi nhà, bóp vỉa hè nhỏ lại chỉ còn khoảng 3 mét”.

Và cuối cùng, việc “đập nhà” chỉ xảy ra sau khi vụ việc đã trở thành một scandal về chuyện nhà quan- nhà dân, và sau khi ông Đấu đã “hạ cánh an toàn”.

Hay cho cái chữ “ngán”. Chỉ một chữ nhưng phản ánh biết bao sự thật, mà sự thật lớn nhất là quan quyền đã biến cái gọi là kỷ cương phép nước hay pháp luật, công lý trở thành trò hề.

Không biết khi vung tay chỉ đạo trên các diễn đàn, vị Chủ tịch đã từng hô hào thế nào, chỉ đạo ra sao và người dân sẽ phản ứng thế nào trước những lời lẽ đạo đức kỷ cương trên miệng và câu chuyện vô luật trong thực tế?!


Có lẽ khi đọc những dòng tin này, những người dân ở Bình Chánh sẽ rất chạnh lòng. Hồi đầu tháng 7, trong quyết tâm giữ nghiêm kỷ cương, TP HCM đã quyết định đập bỏ hàng trăm ngôi nhà xây dựng không phép của những người dân ở đây. Lý luận rất đơn giản, và đúng một cách tuyệt đối: Nhà không phép có nghĩa là vi phạm. Và vi phạm có nghĩa là phải đập bỏ.

Thế còn ngôi nhà của ông Chủ tịch Vĩnh Long? Liệu người dân có thể chấp nhận một lời giải thích rằng đó là chuyện ở Vĩnh Long!

Câu chuyện của ông cựu Chủ tịch Vĩnh Long khiến người ta nhớ lại chuyện một vị cựu Chủ tịch tỉnh Tiền Giang trong suốt 8 năm trời dùng nước sạch đã không trả một xu cắc.

Con đường cong hình chữ S, mét rưỡi vỉa hè, ba đồng tiền nước và một chữ “ngán” đang cho thấy kỷ cương phép nước, trong nhiều trường hợp, ở nhiều nơi, chỉ là những câu chữ chết cứng trên giấy tờ. Và người dân có quyền đòi hỏi một lẽ công bằng, bởi giờ đây, không một xã hội nào có thể chấp nhận quan niệm bất bình đẳng “hình bất thượng đại phu” (Pháp luật không động đến quan quyền).

Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)
Phía sau tấm Huân chương Sao Vàng tặng Kim Nhật Thành
Theo Sắc lệnh số 58/SL ngày 6/6/1947 của Chủ tịch nước Việt Nam DCCH: Huân chương Sao Vàng là huân chương cao quý nhất của Việt Nam, để tặng những người có công đức vĩ đại với dân tộc. Ít ai biết rằng, huân chương cao quý của nước Việt Nam đã được vác đi tặng Kim Nhật Thành (Bắc Triều Tiên), đặc biệt trong bối cảnh sau khi nhà độc tài này công khai ủng hộ chế độ diệt chủng Polpot – Iengsary tấn công ta ở biên giới Tây Nam gây ra nhiều vụ thảm sát lớn, công khai ủng hộ bành trướng bá quyền Trung Quốc xâm lược Việt Nam, giết hại nhiều đồng bào ta. Nguy hiểm hơn, họ Kim còn đăng xã luận trên báo Rodong Sinmun (cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên) vu cáo Việt Nam xâm lược Lào và Campuchia để thành lập Liên bang Đông Dương, gọi ban lãnh đạo Việt Nam lúc đó là ngu xuẩn … và để rồi ngày 9/9/1988, tại Bình Nhưỡng, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công đã long trọng trao tặng Huân chương Sao Vàng cho họ Kim nhân sang dự Quốc khánh 40 CH Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.



Ngay sau ngày 30/4/1975, Polpot nhận lệnh từ ông anh Bắc Kinh đã tung ngay lực lượng mạnh chiếm đảo Thổ Chu và Phú Quốc, giết hại trên 500 dân thường của ta. Để làm quà cho chuyến thăm chính thức Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, rạng sáng ngày 25/9/1977 Polpot mở cuộc tấn công lớn cấp sư đoàn lần đầu tiên (có pháo lớn yểm trợ), chúng tiến sâu trên 30 km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số xã của các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh – chỉ cách TPHCM hơn 100km), tàn sát hàng nghìn dân thường (số liệu cụ thể ta không dám công khai do một số “nhạy cảm chính trị”). Chỉ chưa đầy 3 ngày sau khi vấy máu đồng bào ta, ngày 28/9/1977, Polpot được đón tiếp trọng thể tại Bắc Kinh và sau đó là Bình Nhưỡng. Bàn tay vấy máu của y được Đặng Tiểu Bình, Hoa Quốc Phong, Kim Nhật Thành nồng nhiệt ôm chặt. Đây là chuyến thăm nước ngoài chính thức đầu tiên của Polpot.

Tại Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, Polpot cùng tập đoàn đồ tể (Iengsary, Nuonchea, Son Sen … ) báo cáo với Đặng, Hoa cùng Kim rằng đang thành công lớn xây dựng đất nước không có giai cấp và khoe khoang vừa giáng cho Việt Nam một đòn chí tử. Hoa Quốc Phong thì ngợi khen đây là chiến lược đúng đắn của nhà lãnh đạo thiên tài còn Kim Nhật Thành thì động viên nhà “đại cách mạng” Polpot và hứa đưa thêm vật tư, hậu cần cùng cố vấn quân sự sang giúp y. Ngoài ra, cả Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đều động viên Polpot là sẽ ủng hộ tên đồ tể này trên các diễn đàn quốc tế và khu vực. Hứng chí, Kim Nhật Thành còn cho phép nhân viên sứ quán của Khme đỏ tại Bình Nhưỡng được tự do đi lại mà không cần xin phép Bộ Ngoại giao Triều Tiên. Ngày 8/10/1977, Kim Nhật Thành ra tận chân cầu thang ôm hôn Polpot, tiễn y về nước.

Được sự khích lệ và hà hơi tiếp sức của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, từ cuối tháng 10/1977, Polpot càng được thể gia tăng các hoạt động giết hại dân thường ta trên tuyến biên giới Tây Nam. Ngày 31/10/1977, Polpot tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với Việt Nam.

Khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Polpot thì những kẻ to tiếng phản đối Việt Nam nhất lại là Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Tờ Lao động của Triều Tiên công khai gọi Việt Nam là kẻ xâm lược đồng thời cáo buộc Việt Nam đe dọa hòa bình, làm mất ổn định khu vực và quốc tế. Ngày 17/2/1979, Trung Quốc tung 60 vạn quân đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới nước ta thì ngay lập tức báo Lao Động của Triều Tiên đăng bài xã luận của Kim Nhật Thành, dùng từ “ngu xuẩn” để chỉ các nhà lãnh đạo Việt Nam, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ của Triều Tiên với cuộc “chiến tranh tự vệ” của Trung Quốc chống Việt Nam. Mức độ hằn học, tức tối và cay cú của Kim Nhật Thành lúc đó đối với Việt Nam cũng chẳng kém giọng điệu của Đặng Tiểu Bình trên Nhân Dân Nhật báo chút nào.

Giai đoạn 1979 – 1992, Bình Nhưỡng là nơi chấp nhiều đầu sỏ Khme đỏ. Nhiều tên còn được Kim Nhật Thành xuống tận cơ sở nghỉ dưỡng, chữa bệnh để động viên “tinh thần rèn luyện và chiến đấu”.

Sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, Bình Nhưỡng vẫn giữ thái độ rất lạnh nhạt với Việt Nam. Chỉ sau khi họ Kim chết đi (1994) và Triều Tiên bị cả thế giới cô lập, cấm vận do phát triển vũ khí hạt nhân, Triều Tiên mới lại có động thái xích gần với Việt Nam. Song lúc này, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã phát triển và giữ mức độ ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, đồng thời Việt Nam bị nhiều mối quan hệ đối ngoại khác ràng buộc. Khi Việt Nam giao cho Hàn Quốc số công dân Triều Tiên bị Việt Nam bắt tại Hà Nội thì Triều Tiên lại phản ứng dữ dội và triệu hồi đại sứ của họ tại Hà Nội. Đây là phản ứng ngoại giao dữ dội nhất của một nước cộng sản đối với Việt Nam. Đáp lại, Việt Nam “treo” chức đại sứ của mình tại Bình Nhưỡng trong gần hai năm và sau đó chỉ cử 1 cán bộ cấp rất thấp (không tương đương lãnh đạo cấp vụ) và không thuộc cơ quan đối ngoại sang Bình Nhưỡng làm đại sứ.

Cầu Nhật Tân
(Blog Cầu Nhật Tân) 
Đảng của ông Hun Sen 'thắng cử'
Đảng cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen thắng sát nút trong cuộc bầu cử quốc hội gây tranh cãi ở Campuchia, theo kết quả chính thức ban đầu.

Ủy ban Bầu cử Quốc gia nói đảng Nhân dân Campuchia (CPP) giành khoảng 49% phiếu bầu, còn đảng đối lập được khoảng 44%.

Ủy ban chưa công bố số ghế của mỗi đảng tại Quốc hội.

Đảng đối lập Cứu quốc Campuchia (CNRP) của ông Sam Rainsy nói họ “vô cùng thất vọng” và sẽ nộp đơn phản đối.


Thủ tướng Hun Sen đã cầm quyền được 28 năm
Chính quyền nói quân đội và xe vũ trang có mặt ở thủ đô vì lý do an toàn, nhưng đảng đối lập gọi đây là sự đe dọa.

Đảng của ông Hun Sen hoan nghênh thông báo của ủy ban bầu cử, nói rằng số liệu trùng khớp với thống kê của chính họ.

Trước đó, CPP tuyên bố họ giành được 68 trong 123 ghế ở Quốc hội, bị mất 22 ghế so với lần bầu cử trước.

Kết quả ban đầu của Ủy ban Bầu cử Quốc gia cho biết đảng cầm quyền giành được 3.2 triệu phiếu, còn CNRP được 2.9 triệu phiếu.

Ủy ban nói kết quả chung cuộc, gồm số ghế ở Quốc hội, sẽ công bố cuối tuần này nếu không có phản đối.

Trong trường hợp có khiếu nại, kết quả cuối cùng sẽ đưa ra trước ngày 8/9.
(BBC) 
Ba sai lầm trong học tập
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhoSM1dPgPahprc6PL3XUhL8yzCo8FiK13ypAkZCrTC0qi3akkJzcw62CDrsBRS6zXj9-KYPZfVE0lwsM5PROUXLNOCntU3fUTBug8QAZ7kDppbNLa97LtKY7WHMLcNtrQEdwsWFk6BRuQ/s200/H%25E1%25BB%258Dc+tr%25C3%25B2.jpg
Trước hết, “bài toán” mình nói trong bài viết này không chỉ thuần túy theo nghĩa bài toán Toán học mà hiểu theo nghĩa rộng. Nó thể là một bài tập Lí, Hóa, hay một bài Văn, Sử… hay bất kì một vấn đề nào đó.

     Sai lầm thứ nhất: Không nghe giảng

     Ở đây, mình không bàn đến trường hợp thầy cô giáo giảng quá đơn điệu khiến bạn không muốn nghe, cũng không bàn đến trường hợp bạn nói chuyện, làm việc riêng khi thầy cô giáo giảng bài. Mình chỉ bàn luận về trường hợp bạn với bạn khác không nghe mà lại tranh luận với nhau về bài toán khi thầy cô giáo đang giảng bài; và trường hợp bạn biết hướng giải bài toán nên chủ quan không nghe.

     Về trường hợp thứ nhất, thời gian thầy cô và các bạn tương tác với nhau ở trên lớp là thời gian cứng (theo thời khóa biểu). Các bạn rất khó gặp trực tiếp thầy cô để trao đổi, để hỏi bài. Còn thời gian các bạn trao đổi bài với nhau là thời gian mềm vì các bạn lúc nào cũng có thể gặp nhau ngoài giờ học. Và bạn cần nhớ rằng, đã đến lớp học dù học chính khóa hay học phụ đạo bạn đều phải mất học phí. Không nên lãng phí thời gian và tiền bạc vì sai phương pháp trong giờ học.

     Còn nếu bạn đã biết hướng giải quyết bài toán thì bạn vẫn cần nghe. Đơn giản là vì, bạn cần đối chiếu xem hướng giải quyết bài toán mà thầy cô trình bày có gì giống và khác với hướng mà mình đã biết. Hai hướng đó hay dở ra sao, có những điểm gì đặc biệt? Bạn cần so sánh, so sánh và so sánh. Càng có nhiều con đường dẫn đến một đích thì vấn đề càng phong phú, càng đa dạng và tư duy của bạn càng rộng mở. Cũng như các bạn yêu nhau, hôm nay bạn đi hóng mát bằng xe “căng hải”, ngày mai bạn đi bằng xe máy, ngày kia bạn đi bằng ô tô ngày kìa bạn đi bằng… máy bay, mai mốt bạn đi bằng… tên lửa… thì cuộc tình của bạn càng sâu sắc, nhiều kỉ niệm…

     Sai lầm thứ hai: Không ghi chép

     Có câu danh ngôn nói lên tầm quan trọng của việc ghi chép “Trí nhớ mạnh nhất cũng không thể sánh bằng màu mực nhạt nhất”. Tại thời điểm thầy cô giáo trình bày lời giải, bạn tự tin rằng: chuyện nhỏ như con thỏ, mình sẽ nhớ, sẽ làm được khi gặp bài tương tự. Nhưng biết đâu, khi bạn cần, lục tung trí óc mà chẳng nhớ ra hướng giải bài toán nằm ở xó xỉnh nào trong óc, mặt mũi ra nó sao. Hơn nữa, có biết bao biến cố trong cuộc sống như bạn bị bố mẹ mắng vì tội… đái dầm, bị người yêu dọa chia tay vì quên ngày này ngày kia (hic, yêu nhau thì có đến… ti tỉ ngày: ngày đầu tiên cầm tay, ngày đầu tiên… cầm chân, ngày đầu tiên… cầm đồ để có tiền đãi nhau, ngày đầu tiên… ) khiến bạn buồn chán, âu sầu toàn tập. Mà lịch thi thì chẳng biết tâm trạng của bạn, cứ đến hẹn lại lên. Chẳng nhẽ bạn làm đơn đề nghị hoãn thi vì bạn đang … chán như con gián.

     Sai lầm thứ ba: Không tự mình trình bày lời giải

     Khi thầy cô hướng dẫn một bài tập mà không trình bày lời giải chi tiết, bạn nghe và đã hiểu nhưng cho rằng mình hình dung được hướng giải rồi nên không trình bày lại. Điều đó sẽ dẫn đến kĩ năng làm bài của bạn rất kém: mắc sai sót trong tính toán, trong lập luận (cái cần trình bày thì không trình bày, cái không cần thì lại viết vào bài). Bạn có tự mình viết ra như vậy, lâu dần độ mẫn cảm của bạn tăng lên, kĩ năng làm bài sẽ biến thành kĩ xảo. Bạn sẽ biết được cần viết, cái gì không.

     Việc này cũng giống như thầy cô hướng dẫn bạn con đường đi từ địa điểm A đến địa điểm B. Trong đầu bạn đã hình dung ra con đường đó nhưng bạn không chịu dắt xe đi thử một vài lần. Trên con đường đó có bao nhiêu ổ gà, ổ voi, bạn không đi thì biết đâu mà tránh. Khi đi, có thể bạn gặp một hai ổ gà ổ voi, ngã vỡ đầu chảy máu sưng “alô” thì lần sau bạn mới biết mà tránh. Hơn nữa, bạn sẽ biết trên con đường đó chỗ nào có quán sửa xe phòng khi con xế gặp sự cố, chỗ nào có hoa thơm cỏ lạ để dừng chân thư giãn…

     Và việc bạn hiểu một bài tập mà không chịu viết ra cũng giống như bạn yêu một người mà bạn chả làm gì để người ta hiểu rằng bạn thích người ta. Không tặng hoa, không tặng quà, không hỏi han, và nhất là không nói một câu chốt hạ “I love you” thế thì bạn “mãi mãi là người đến sau” mà thôi.

     Vài lời chia sẻ, hi vọng bạn rút ra được điều gì đó có ích cho việc học tập của mình. Chúc các bạn thành công!
8/4/2013
Phạm Hiển
(FB. Phạm Hiển)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét