Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

TỔNG HỢP TIN NGÀY 28/2/2012


Chính trị – Xã hội Hiện Tượng Việt Khang  (RFA)  —Xuống đường ký thỉnh nguyện thư nhân quyền cho Việt Nam (Nguoiviet)   —Người dân hưởng gì từ những dự án casino? (RFA)   —Bộ chính trị Đảng triệu tập hội nghị cán bộ toàn quốc (RFA)  —Việt Nam: Đảng tổ chức hội nghị chỉnh đốn đội ngũ (RFI)
http://www.tienphong.vn/Cache/673/156673_400.jpgTrung Quốc phủ nhận việc nổ súng vào tàu đánh cá Việt Nam (VOA)  —TQ bác tin ‘bắn tàu cá Việt Nam’ (BBC) -Tân Hoa Xã trích ngư chính Trung Quốc bác bỏ tin nói tàu của họ bắn vào một thuyền cá Việt Nam gần Hoàng Sa.  —-TRUNG CỘNG LẠI GIỞ THÓI CÔN ĐỒ TRÊN BIỂN ĐÔNG (Huynhngocchenh) -Trong lúc những người biểu tình chống Trung Cộng vi phạm chủ quyền trên Biển Đông bị hành hung khủng bố, bị bắt bớ giam cầm vô cớ thì tàu quân sự TC lại giở thói côn đồ hèn hạ, bắt nạt ngư dân VN.

                                                                                                      Dây hơi trên tàu đánh cá bị băm nát

NGÃ XUỐNG TRÊN ĐỊA ĐẦU LŨNG CÚ (MaithanhHai)  …..Đáng kể nhất là sự việc ngày 4/3/1992, Trung Quốc cho gần 30 lính, dân mang theo vũ khí xâm nhập vào xóm Xéo Lủng, ngang ngược tuyên bố đất Xéo Lủng là lãnh thổ của chúng rồi nổi lửa đốt phá, làm cháy rụi 18 ngôi nhà, hơn 3,5 tấn lương thực và nhiều tài sản khác của người dân…..Lại đem địch ra dọa (Quechoa)  –767. Vụ Tiên Lãng cần giải quyết thấu tình đạt lý (Anhbasam) ai mà bỏ tiền của ra giúp Đồng bào trong cơn hoạn nạn đều là “phản động” đấy nhé?
Quốc phòng Việt-Úc : Canberra sẵn sàng tiến tới, Hà Nội còn ngại Bắc Kinh (RFI)  —Bộ y tế cảnh báo về các dịch bệnh đang bộc phát (RFA)  –Cảm động ông cụ vay tiền cứu vợ (RFA)
Lại phải nói về quan trí Việt Nam. (Song Chi -RFA) ….thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại bộc lộ tư duy lòng vòng không ai hiểu ông định nói gì như trong câu sau: “Nói biển Đông không phải chỉ là biển Đông. Nói biển Đông không phải chỉ quan hệ ta với Trung Quốc. Nói biển Đông không phải toàn bộ vấn đề biển Đông, nó chỉ có một cái chỗ quần đảo Hoàng Sa với lại quần đảo Trường Sa …”
Thêm một câu chuyện tiếu lâm thời hiện đại (Nguyễn hữu Vinh -RFA) -Tôi đồ rằng, những câu chuyện tiếu lâm truyền thống của dân tộc ta truyền lại cũng chào thua nhữngcâu chuyện tiếu lâm thời hiện đại ngày nay, những câu chuyện tiếu lâm về quan chức thời cộng sản.
Hàng trăm ha đất sử dụng sai mục đích  (Thanh tra)- Hơn 2,3 tỷ đồng và hơn 290ha đất các loại là sai phạm được ngành Thanh tra tỉnh Bình Định phát hiện qua cuộc thanh tra chuyên đề về công tác quy hoạch, kế hoạch và quản lý, sử dụng đất (SDĐ) trên địa bàn. Toàn ngành Thanh tra tỉnh Bình Định đã triển khai 13 đoàn thanh tra tại UBND TP Quy Nhơn, 18 xã, phường, thị trấn và 50 tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh. Qua thanh tra đã phát hiện hàng loạt tồn tại, sai phạm.  Làm quan cái xứ này cha nào cũng “ăn đất”,đúng là “sở hữu toàn Dân”!!!Cho nên “cái đạo làm quan” ở VN không giàu nứt đố là đồ dại hay khùng.!!!!?Nhà nước VÔ SẢN có khác?

Kinh tế
Chứng khoán Việt Nam lỗ nặng trong năm 2011 (RFA)

Thế giới
EU bỏ phiếu tán thành cấm vận đối với Syria (RFA)  —Quốc tế gia tăng áp lực lên chính quyền Syria (RFI)  –EU áp dụng lệnh trừng phạt mới đối với Syria (VOA)
Tuyệt thực phản đối TQ hồi hương người tỵ nạn (RFA)  –Trung Quốc: khủng hoảng kinh tế nếu không cải cách (RFA)  —Trung Quốc khó duy trì đà phát triển kinh tế nếu không cải cách’ (VOA)  —’TQ cần cải tổ để phát triển kinh tế’ (BBC)-World Bank nói TQ cần tiến tới thị trường tự do nếu muốn phát triển với tốc độ “ấn tượng”.  –Bầu cử tổng thống Nga : Ông Putin sẽ phải lắng nghe tiếng nói đối lập (RFI)  —-Nga, Trung Quốc đả kích phương Tây (RFA)   –Nga, Ukraina phá vỡ âm mưu ám sát ông Putin (VOA)
Philippines từ chối đề nghị hợp tác phát triển ở Biển Đông với TQ (VOA)  –Tổng thống Yemen chính thức từ chức (RFA)  –Sri Lanka biểu tình phản đối Mỹ (RFA)  —Biểu tình tại Afghanistan không làm thay đổi chiến lược của Mỹ (VOA)  —-Bom tự sát giết chết 9 người giữa lúc biểu tình tiếp diễn ở Afghanistan (VOA)
Người dùng Internet TQ ‘chiếm đóng’ trang Google Plus của TT Obama (VOA) —-Mỹ lập đài radar ở Thổ Nhĩ Kỳ ngừa Iran bắn hỏa tiễn (Nguoiviet)  —Mỹ đòi Bắc Hàn ngưng làm tiền dollar giả (Nguoiviet)
‘The Artist’ đoạt giải phim xuất sắc nhất tại lễ trao giải Oscar (VOA)   —WikiLeaks công bố các e-mail bị đánh cắp từ một nhóm tình báo tư  (VOA)  —Đánh bom nhắm vào các giới chức tỉnh ở tây bắc Pakistan  (VOA)   —Lực lượng Farc tuyên bố chấm dứt việc bắt cóc thường dân tại Colombia (RFI)  —Qatar : những tham vọng thái quá của một tiểu quốc  (RFI)   –Cảnh báo hóa chất chùi buồng tắm nguy hiểm (Nguoiviet)

- Cảnh báo đảng viên về Tiên Lãng   –   (BBC).  – Nguyễn Quang Lập: Lại đem địch ra dọa (Quê Choa). “…thấy ông bí thư Nguyễn Văn Thành dọa ‘một  cái âm mưu từ ở đâu đó’ không ăn thua, An Dân mới viết bài này để dọa tiếp. Dọa vui đến nỗi cho rằng việc góp tiền giúp đỡ nhà anh Vươn ‘là bôi nhọ và làm mất uy tín Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở Hải Phòng’.  Nói thế thì từ nay dân ta có hoạn nạn gì, người trong nước, kẻ ngoài nước muốn ra tay giúp đỡ cũng chả dám, đã tốn tiền hao của lại còn bị qui là bôi nhọ chế độ, ai dại. Có phải khốn không?” Liên quan đến bài: Vụ Tiên Lãng cần giải quyết thấu tình đạt lý (Cựu Chiến binh/ Ba Sàm).
- CHÍN ĐỜN CÒ: Hội nghị Bạch Đằng   –   (Nguyễn Thông). “Mải lo hùng biện, Thành đâu biết các bô lão ban đầu cười nhỏ, sau cười to ngặt nghẽo, có cụ cười bò lăn, nói thằng này dốt, dốt quá, bậy quá… Thành vẫn say sưa nói. Bên dưới có cụ nóng tính thét to, cút mẹ mày đi, Thành cũng không nghe… Cho đến khi có một bô lão dáng người vạm vỡ nhảy phóc lên lễ đài, Thành mới chịu quăng mi-cờ-rô bỏ chạy”.  – CHẾT BỎ BU!   –   (Sơn Thi Thư). – VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 26: MỘT VỞ DIỄN TỒI (Nguyễn Quang Vinh).
- HẢO HỚN ĐẤT CẢNG (kỳ 1)   –   (Sơn Thi Thư).  - HẢO HỚN ĐẤT CẢNG (kỳ 2)   –   (Sơn Thi Thư).
- VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 27: MẤY Ý NGHĨ NHÂN HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG  (Nguyễn Quang Vinh). “… để các thế lực thù địch không chống phá hoặc xuyên tạc, chỉ có một cách duy nhất là minh bạch, rõ ràng, thông tin đầy đủ. Cho nhân dân thông tin đầy đủ vụ việc chính là một lá chắn vững chắc nhất để chống lại các luận điệu xuyên tạc, vu khống. Thế giới công nghệ phát triển tột bậc, một đứa bé bị bố mẹ đánh đòn ở trên chót vót núi cao cả thế giới vẫn biết sau môt cú nhấn Enter trên máy tính, nên việc không minh bạch thông tin chính là tự đào hố chôn mình, tự chìa tay bấu vào bóng tối và bế tắc”.
- Hai Lúa: “Hùa vào thằng Vươn luôn” hay “Bắt đầu từ đó luôn” có quan trọng gì hay không? (Quê Choa). BTV: Hoàn toàn đồng ý với tác giả bài viết, rằng động cơ và nội dung bài phát biểu của ông Thành trước các cụ hưu trí ở CLB Bạch Đằng không thay đổi, chỉ một chút cần lưu ý, các nhà báo, các bloggers đã dựa vào thông tin thiếu chính xác, “hùa vào thằng Vươn”, để viết bài phản bác ông Thành, thì cần đính chính ở chỗ đó. Đã thấy đa số bloggers có lời đính chính và xin lỗi liên quan tới sự cố nói trên, điều này thể hiện ý thức trách nhiệm của những người tham gia vào công việc truyền thông (đóng góp thông tin, ý kiến), dù họ chỉ là bloggers và chắc chắn sẽ giúp bảo vệ, nâng cao uy tín, độ tin cậy của giới viết blog.
Khác với giới bloggers, sau khi đăng bài: Các đồng chí lãnh đạo “hùa vào thằng Vươn luôn”: Bí thư Thành Uỷ Hải Phòng, của biên tập viên Mặc Lâm, rồi nhận ra bị hố vì thiếu kiểm chứng nguồn tin một cách kỹ càng (vốn là điều cấm kỵ với giới làm báo chuyên nghiệp), từ trưa hôm qua RFA lặng lẽ “tự ý đục bỏ”, không hề đính chính hay xin lỗi (cũng là điều cấm kỵ đối với các cơ quan truyền thông chuyên nghiệp).
Điều đáng nói là, RFA liên tục làm như vậy khi đưa thông tin, nhận định không chính xác. Chẳng hạn như bài Vai trò của Đài Loan tại Biển Đông (cũng của biên tập viên Mặc Lâm), sau khi bị một học giả nổi tiếng ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á phê phán vì có nhiều sai sót, hàm hồ, rồi góp ý của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn qua bài: Vài ý kiến nhân đọc bài « Vai trò của Đài Loan tại Biển Đông » (RFA), RFA cũng làm lơ. Một trường hợp khác, RFA đã lẳng lặng thay đổi thông tin mà chúng tôi đã đề cập trong bản tin ngày 26-11-2011. Điều này cho thấy RFA vừa thiếu chuyên nghiệp, không sòng phẳng, lại coi thường độc giả và giống y chang nhiều tờ báo “lề phải” mà RFA đã từng phê phán, để rồi chính vì có những tờ báo “lề phải” như thế nên người ta mới thành lập RFA. Kỳ quá thể!

- HỘI CHỨNG SỢ CHỤP ẢNH (Mai Xuân Dũng). “Liệu họ có thể ngăn cấm được các bức ảnh hay không khi trong thời đại công nghệ, mỗi chiếc điện thoại là một máy ảnh và mỗi người dân là một ‘phóng viên’? Câu trả lời là: Không bao giờ làm được. Ngăn chặn những tấm ảnh là hành động vô vọng như lấy bàn tay che mặt trời”. Mời xem lại: Chế độ lấy ghế che mặt   –   (NV).
___________________________________________________________
Cái toilet và quyền làm người (Nguyễn hưng Quốc -VOA)

Người Tàu (Nguyễn hưng Quốc -VOA) -Ở Trung Quốc, sự riêng tư không bao giờ là một giá trị. Về chính trị, nhà cầm quyền trố mắt theo dõi mọi người ở mọi nơi và mọi lúc


LƯỢM TIN 
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
TQ tăng chi tiêu quốc phòng: châu Á-TBD lo (VNN/South China Morning Post).
BỊ “TRẤN LỘT” BỞI “CƠ QUAN TRẤN LỘT HỢP PHÁP THEO QĐ CỦA PHÁP LUẬT”  —  (Mẹ Nấm)“Bước xuống sân bay Tân Sơn Nhất “họ” chặn bạn lại, lục tung hành lý, TRẤN và LỘT bạn. Chẳng có gì!? Họ niêm phong thẻ nhớ máy ảnh, USB, laptop của bạn”.
8 quốc gia có nguy cơ đổ vỡ chính trị (Tầm nhìn/Foreign Policy).
KINH TẾ
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
KHÁM BỆNH TRÊN NÚI CAO   —  (Blog Thành). QUỐC TẾ
Mỹ kêu gọi người Syria từ bỏ tổng thống Bashar al-Assad (TT/AFP, Reuters).


Hai năm không được tín nhiệm sẽ bị thôi chức (VNN) - Phát biểu tại hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, sẽ sớm quy định việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với các chức danh lãnh đạo trong cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể. Đồng thời kiến nghị với Quốc hội sớm có hướng dẫn để thực hiện quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.  —Nguyên Tổng bí thư: Bệnh đã chẩn, ai uống thuốc trước tiên?  Trò chuyện với VietNamNet, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu cho rằng công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng quan trọng nhất phải hành động, bắt đầu từ cấp cao nhất là Bộ Chính trị, để mọi việc không phải là “khẩu hiệu”.  —Cạnh tranh và cán bộ (TVN)  —Lấy phiếu tín nhiệm hằng năm với chức danh trong Đảng (VnEx)  —Việt Nam: Đảng tổ chức hội nghị chỉnh đốn uy tín (RFI)  —4 lý do để TƯ ra Nghị quyết về xây dựng Đảng (VNN)
Sắp chất vấn Bộ trưởng Nội vụ về công chức (VNN)  —Bộ Tài nguyên kiểm tra việc giao đất ven biển (VnEx)  —Không thể lấy thu phí Quốc lộ 1A bù cho cao tốc Trung Lương (VnEx)  —-Không có cơ sở từ pháp lý đến thực tiễn   SGTT.VN – Vấn đề xây thêm trạm thu phí trên quốc lộ 1A (phục vụ việc thu phí bổ sung cho đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương) đang được nhiều người quan tâm ở hai khía cạnh: cơ sở pháp lý và thực tiễn.
Giảm biên chế để có nguồn cải cách tiền lương (VnEx)  —Cảnh sát ân cần với nhà báo: Chỉ là giấc mơ (Danviet) biếm  –Dịch chồng dịch trên đàn gia súc, gia cầm  (DV)  —Lệnh của huyện có là gì ? khi xã “tiếp tay” để DN kinh doanh trái phép? (Tamnhin) >>>Hà Tĩnh: Lại chuyện chính quyền đối với dân thế nào? ?
Thứ trưởng Ngoại giao của Vatican, ông Ettore BalestreroThứ trưởng Vatican vào hội đàm ở Hà Nội (BBC) Thứ trưởng Ngoại giao Ettore Balestrero của Vatican gặp giới chức Bộ Ngoại giao Việt Nam trong ngày đầu của vòng hội đàm mới.  —Việt Nam và Vatican thảo luận về bang giao (RFA)
Ông Nguyễn Bá Thanh lại hút dư luận (BBC)  —Đà Nẵng: Tòa xử ẩu vì cán bộ sợ… chó cắn! (Infonet)  —Làm rõ vụ tàu cá báo cáo bị tấn công (TN)




Thủ tướng Julia Gillard đã đánh bại ông Kevin Rudd trong cuộc chiến giành quyền lãnh đạo Australia  Hình: AP Photo/Mark Graham  -Thủ tướng Úc đạt thắng lợi trong cuộc chiến giành quyền lãnh đạo (VOA)  —Thủ tướng Australia giành chiến thắng áp đảo (VNN)
Dân Israel ‘cam chịu’ cuộc tấn công vào Iran? (TVN)  –Tin tặc phao tin TT Pháp chết vì tai nạn giao thông (NLĐO)- Tin tặc xâm nhập trang tin điện tử của một nhật báo Pháp tại thành phố Toulouse ở miền Tây Nam là La Dépêche du Midi, đăng thông tin Tổng thống (TT) Nicolas Sarkozy thiệt mạng do tai nạn giao thông hôm 26-2.
8 quốc gia có nguy cơ đổ vỡ chính trị (Tamnhin)  —Bình Nhưỡng triển khai dàn phóng tên lửa thế hệ mới TTO  —Tập trận bắt đầu trong tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên (VOA)  –Afghanistan bắt 4 quan chức làm gián điệp cho Iran (VN+)  –Ông Bill Clinton được đề cử giải Nobel Hòa bình (VN+)  —”Triều Tiên sẵn sàng chiến tranh với Hàn Quốc, Mỹ” - Vietnam Plus/BM
Phát ngôn viên Hồng LỗiBáo TQ nói Mỹ ‘hết sức ngạo mạn’ (BBC) Sau phê phán của Nhân dân Nhật báo, Bộ Ngoại giao TQ gọi lời của bà Clinton về Trung Quốc trong vấn đề Syria là ‘không chấp nhận được’.   —-TQ tăng chi tiêu quốc phòng: châu Á-TBD lo (VNN)  –Trung Quốc có nguy cơ phải đối mặt khủng hoảng (VN+)  –Philippines từ chối đề nghị hợp tác phát triển ở Biển Đông với TQ (VOA)  —Dân mạng TQ “đại náo” trang Google+ của Obama (VN+)
Nhóm làm phim The Artist sau lễ trao Oscar 2012. Từ trái: Nhà sản xuất Thomas Langmann, diễn viên Jean Dujardin, đạo diễn Michel Hazanavicius,  cùng James Cromwell, Berenice Bejo Penelope Ann Miller, Missy Pyle và chú chó Uggie.  Lần đầu tiên, một bộ phim Pháp đoạt 5 giải Oscar (RFI) >>>Oscar 2012 phản ánh sức sống mãnh liệt của điện ảnh Pháp

Thêm ba nghi can người Iran trong vụ khủng bố tại Thái Lan bị câu lưu (RFI)  —Bầu cử tổng thống Nga : Ông Putin sẽ phải lắng nghe tiếng nói đối lập (RFI)  –Ông Putin tranh cử ‘một mình một chiếu’? (BBC-nghe)

 Thiếu nữ thiệt mạng vì trốn ‘yêu râu xanh’  (VnEx) -Ngày 26/2, hai nghi can liên quan đến việc thiếu nữ chết trôi sông đã bị bắt. Bộ đôi khai nhận từng bắt một cô gái khác đưa đi làm nhục.>>> Nghi án thiếu nữ thiệt mạng vì bị đẩy xuống sông    —-Cán bộ Cục Đăng kiểm gây náo loạn đường phố Hà Nội (VTC)  –Va chạm xe khách, 3 người chết, 2 người trọng thương  (Dantri)

Cơ quan chức năng xử lí vụ tai nạn
Chiến sỹ cảnh sát “tố” trà thảo mộc Dr. Thanh có chất lạ (Dân trí) – Dù còn hạn sử dụng 4 tháng nữa nhưng chai trà Dr. Thanh trên có nhiều mảng kết tủa lợn cợn và bám cặn dưới đáy chai.  —Đại gia nợ nông dân tới… 250 tỷ đồng  (Dân Việt) – Bà Phạm Thị Diệu Hiền – Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) xác nhận còn nợ tiền cá của nông dân lên đến gần 250 tỷ đồng.  –Bà chủ khách sạn thuê côn đồ tống tiền người tình (DV) -Thuê côn đồ ép buộc người tình cũ phải viết giấy nhận nợ và trả nợ, sau hơn 6 tháng trốn truy nã, Võ Thị Tuyết, chủ nhà hàng khách sạn Lucky Star (thị trấn Gia Rai, Xuân Lộc, Đồng Nai), vừa đến công an đầu thú
picture

Nhậu say, cán bộ Cục Đăng kiểm tông thẳng ô tô vào CSGT  (NLĐO) – Phóng bạt mạng, chạy ngược chiều, đánh võng, tạt đầu, tông trực diện vào xe CSGT làm 2 cảnh sát ngã ra đường bị thương… để bỏ chạy song cuối cùng 1 cán bộ của Cục Đăng kiểm Việt Nam vẫn bị bắt giữ khi lái xe sau chầu nhậu bí tỉ.

3 người cùng nhà bị điện giật tử vong (VNN)  —Phát hiện cánh đồng thuốc phiện hơn 1000m2 (VNN)  —Người Hà Nội mắc màn ăn cơm vì… ruồi muỗi (VNN)  —Xóm ‘bà bầu’ sinh viên giữa làng đại học (VNN) –Nữ sinh nhập viện vì trần lớp học rơi trúng đầu (VnEx)  —Quốc hội không giải quyết riêng vụ Quỳnh Anh ‘Got Talent’ (VnEx) tào lao,chơi mà cũng rùm beng.  —Tỏ tình thất bại, châm lửa đốt bạn gái (NLĐ) bên Tàu,con quan Tàu  —Nổ bình gas, nguyên giám đốc bệnh viện nguy kịch (NLĐO)  —TPHCM: Triệt phá sòng bạc, bắt hơn 20 đối tượng (NLĐ)  —Trộm hàng khi xe tải đang lưu thông (NLĐ)
Cụ bà neo đơn qua đời để lại 50 cây vàng (VnEx) -Bà Phạm Thị Hiền, 82 tuổi ở Đà Lạt, đột tử tại bệnh viện khi trong người có rất nhiều vàng mà không có thân nhân. Bệnh viện phải nhờ chính quyền lập biên bản và quản lý số tiền vàng trị giá trên 2 tỷ đồng. 
Ngôi nhà nhỏ lụp xụp của bà cụ Phạm Thị Hiền cuối con hẻm sâu. Ảnh: Quốc Dũng
Ngôi nhà nhỏ lụp xụp của bà cụ Phạm Thị Hiền cuối con hẻm sâu. Ảnh: Quốc Dũng

picture  Nàng thơ của Seri A khỏa thân bên trái táo đỏ (NLĐ)
Ảnh nổi bật Nóng rực với đường cong của Irina Shayk (Dân trí) – Siêu mẫu người Nga Irina Shayk khoe đường cong nóng bỏng và số đo vàng: 87-58-88 trên tạp chí áo tắm danh tiếng Sports Illustrated 2012. Cánh mày râu hẳn sẽ phải ngẩn ngơ khi ngắm chùm ảnh này của chân dài 26 tuổi.
Bắt hai nghi can bắt cóc thiếu nữ, hiếp dâm  (DV) Hậu giang  —Bắt hai nghi can bắt cóc thiếu nữ, hiếp dâm  (DV) Bình dương  –Xung quanh vụ “bị cưỡng hiếp, nữ sinh khoả thân nhảy lầu” (Dantri)

  Lấy nước bẩn từ hồ nước thải để… bán cho dân  -(Dân Việt) – Nhiều ngày nay, người dân khu 5, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh liên tục phản ánh việc Xí nghiệp Nước Vân Đồn (Công ty TNHH MTV Nước sạch Quảng Ninh) lấy nước bẩn từ hồ nước thải Mắt Rồng bán cho dân ăn.=>
“Đấu kiếm” như phim, kẻ chết, người nguy kịch (PL)
  Hiện trường vụ “đấu kiếm” =>
    Đến lượt xe ben chở đất bốc cháy   TTO – Sáng sớm 27-2, trên đường 2-9 (quận Hải Châu, Đà Nẵng), chiếc xe ben của Công ty Đạt Phú Thịnh đang chạy chở đất trên đường theo hướng từ huyện Hòa Vang về Đà Nẵng thì dưới gầm cabin xe bỗng nhiên bốc khói và phát hỏa.  –Xe Air Blade phát hỏa, thiêu rụi căn hộ (NLĐ) -Khoảng 3 giờ 30 phút ngày 27-2, tại số nhà 12, ngõ 2 đường Bà Triệu, TP Hải Dương đã xảy ra một vụ cháy lớn, thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng. Nguyên nhân ban đầu được cho là do cháy xe máy Air Blade dẫn đến cháy lan.  —Cháy kho thiêu rụi xe tải và nhiều tấn hàng (NLĐ)  —Cụ bà chết bị vứt ở vệ đường - Bee.net.vn/BM

 

 



Trung Quốc phủ nhận việc bắn vào tàu cá Việt Nam

Danlambao - Ngày 26/02/2011, báo chí Trung Quốc loan tin: Cục Cảnh sát Biển của Trung Quốc tuyên bố rằng thông tin trên các phương tiện truyền thông gần đây cho rằng việc tàu tuần tra của Trung Quốc bắn vào một chiếc thuyền đánh cá Việt Nam là “không đúng sự thật”.

Đề nghị Giải Nobel Hoà Bình cho Hoà thượng Thích Quảng Độ và ông Trần Huỳnh Duy Thức

Nguyễn Thanh Giang (Danlambao) – Bất chấp hình phạt hà khắc như thế, anh Thức vẫn không khuất phục và vẫn đấu tranh cho nhân quyền, nhân phẩm và cho hòa bình thế giới như lời thân phụ của anh viết trong Thư gởi Tổng thống Obama tháng 12 năm rồi. Vì thế, tôi nghĩ rằng sẽ hợp lý hơn nếu Giải Nobel Hòa bình cho Việt Nam được trao cho tập hợp hai người: Hoà thượng Thích Quảng ĐộTrần Huỳnh Duy Thức. Phương thức trao một giải cao quý như vậy sẽ quán xuyến được cả hai mảng: đấu tranh cho tự do tôn giáo và cho dân chủ nhân quyền được thực hiện bởi hai thế hệ: già và trẻ. Cả hai người đều đã chứng tỏ tinh thần ôn hòa nhưng can trường chống lại sự cường quyền…

Chấp nhận mất để xã hội được

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Lời nói “đẹp nhất” của một phụ nữ nông thôn bình dị ở xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng đầu xuân Canh Thìn 2012, cuối cùng thì hôm nay đã thành hiện thực!

Vài dự đóan riêng về ngày xét xử ông Vươn

Chánh Ngọ (Danlambao) – Theo dự đóan của tác giả, chính quyền chắc chắn phải “tha bổng” ông Vươn dưới hình thức tuyên án tù về tội “phòng vệ quá mức” với mức án tù giam tính từ ngày bị bắt (6-1-2012) đến ngày xử.

Phóng sự của đài CNN: Thân phận của trẻ em nhặt rác Việt Nam

Natalie Allen(CNN) / Văn Hòa, Admin V (Nhật Ký Yêu Nước) -  Thân phận của các trẻ em nhặt rác Việt Nam qua góc nhìn của phóng viên Natalie Allen của đài truyền hình CNN

Đồng Chí và Đồng Thằng

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Qua lời phát biểu “… các đồng chí Lê Đức Anh, đồng chí Đặng Hùng Võ hùa vào thằng Vươn” của Tiến sĩ Bí thư thành ủy Hải Phòng vừa rồi khiến cho nhiều người bổng dưng muốn… “đổi mới tư duy”, rằng đồng chí té ra cũng xêm xêm với đồng thằng; nói theo tiếng Việt trong sáng, đồng chí với thằng là cá mè một lứa.

Cháy nhà lòi ra mặt chuột

Nguyễn Bặc (Danlambao)Thực trạng bệ rạc nghiêm trọng trong nội bộ ĐCSVN, qua vụ Tiên Lãng đã bị phơi bày trơ trẽn trước mắt toàn dân trong và ngoài nước… sự suy thoái trong nội bộ Đảng không nằm ở những tranh cãi giữa cán bộ tại chức và cán bộ nghỉ hưu về phương thức trị dân, mà –nghiêm trọng hơn- nó đang có những biểu hiện sứ quân, kiêu binh, trên nói dưới không nghe, không xem luật pháp quốc gia ra cái gì cả…

Thông tin phiên tòa phúc thẩm về việc mục sư Nguyễn Hồng Quang kiện UBND Quận 2

Quận 2, ngày 25/02/2010
Về vụ án hành chánh mục sư Nguyễn Hồng Quang khởi kiện UBND Quận 2, Sài Gòn về quyết định thu hồi cơ sở giáo hội Mennonite trái luật.

Khả năng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sẽ chống Đảng?

Lê Văn - Báo Quân Ðội Nhân Dân điện tử CSVN – BQDND – số ngày Chủ Nhật, 05 tháng 02, 2012 đã công khai báo động điều mà tờ báo gọi là (Ðảng phải) ‘Chuẩn bị khả năng đề kháng của quân nhân’ hay nói cách khác là Ðảng phải chuẩn bị khả năng Quân đội nhân dân ‘chống lại Ðảng’ biểu hiện qua hiện tượng mà tờ báo gọi là “tự diễn biến” đang ngày càng lan rộng … ngay cả trong tập thể quân nhân, tình trạng “rỉ tai” những câu chuyện trong và ngoài đơn vị cũng vô hình trung tạo tâm lý hoài nghi giữa các quân nhân với nhau và giữa quân với dân.

Hà Tĩnh: Lại chuyện chính quyền đối với dân thế nào? ?

(Tamnhin.net) – Tại xã Vĩnh Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), sau khi xã tìm mọi cách ép dân làm giống lúa mới đã dẫn đến nhiều bức xúc. Trong khi tranh cãi về nilon che phủ mạ, một Phó Chủ tịch UBND xã đã đánh dân tóe máu.

Tiên Lãng 27/2/2012

<= Chị Hiền, ( đang là bị can) tại sao vẫn cười tươi như thế với nhân dân mình?- VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 25: BÌNH LUẬN VỀ 1.800 BÌNH LUẬN (Nguyễn Quang Vinh). BTV: Để sòng phẳng, có lẽ các tờ báo, các blogger đã viết bài, đưa tin liên quan đến cụm từ “thằng Vươn”, cần có lời đính chính, xin lỗi độc giả và cả bí thư Nguyễn Văn Thành, trong đó có RFA, giật tít: Các đồng chí lãnh đạo “hùa vào thằng Vươn luôn”: Bí thư Thành Uỷ Hải Phòng. Các blogger thì có thể châm chước vì tai nạn này, nhưng các cơ quan truyền thông “quốc tế” cần cẩn thận hơn trong khâu kiểm chứng thông tin, trong trường hợp này, cần nghe lại video khi viết bài, thay vì chỉ căn cứ vào thông tin trên blog Nguyễn Quang Vinh. Khi đưa tin nhanh thì chấp nhận rủi ro về tai nạn nghề nghiệp, và khi tai nạn xảy ra cần nhận lãnh trách nhiệm.
Đây rồi, hoan hô blogger Hiệu Minh đã có lời “xin lỗi Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành và bạn đọc vì đã đưa tin không kiểm chứng”: Tiên Lãng và lề trái sảy miệng (Hiệu Minh). Đã thấy thông tin đính chính và lời xin lỗi của nhà văn Tô Vĩnh Hà xuất hiện trên mạng, liên quan tới bài này: Bí thư thành uỷ Hải Phòng Nguyễn Văn Thành có bôi nhọ Đảng? (VHNA). Blogger Cu làng cát cũng đã cáo lỗi bạn đọc. Hôm nay có thêm 2 bài liên quan tới cụm từ “thằng Vươn”: Khi đầy tớ gọi ông chủ bằng “thằng” (Gocomay). – TỪ “THẰNG VƯƠN” ĐẾN “GÚC-GỜ CHẤM TIÊN LÃNG” (Thanh Chung).

Trên blog của nhà văn Nguyễn Quang Vinh có đính chính đoạn ghi âm trên: “Nói thêm cho rõ: – Trong lần rã băng ghi âm đầu tiền, Cu Vinh viết ra lời có câu hùa về thằng Vươn luôn, sau đó nghe lại thấy chưa đúng, lại nhờ một bạn đọc có thiết bị tốt nghe lại, tạm ghi ra là bắt đầu từ đó luôn, nhưng ngay cả mấy chữ này cũng không thật rõ lắm, vì chỗ này tiếng nghe rất khó nhưng tạm chấp nhận. Dùng bắt đầu từ đó luôn cũng có nghĩa là từ cái vụ việc Đoàn Văn Vươn, ý nghĩa phê phán của Bí thư Thành về cái gọi là ‘một chiều’ không thay đổi. Chỉ có một chữ thằng Vươn có thể không đúng như lời nhân vật nói. Nếu thực sự Bí thư Thành không dùng từ ‘thằng Vươn’ thì Cu Vinh xin lỗi Bí thư Thành”.
- Tiên Lãng: bí thư Hải Phòng nói gì?   –   (BBC).
- Tiên Lãng và Nghị Quyết 4   –   (RFA).
Những điều chưa biết về vị Phó Chủ tịch Tiên Lãng vừa bị cách chức (GDVN).
- Yêu cầu huyện Tiên Lãng giải quyết khiếu nại của dân (NLĐ).
Chấp nhận mất để xã hội được - (DLB).
- Tội giết người không có người chết: Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Phương nhầmmôi trường!  —  (Lê Nguyên Hồng).
- Tại sao Hải Phòng? Bàn tròn với Nhà báo Đào Tuấn và tiến sĩ Phạm Ngọc Cương (Trương Duy Nhất).
- Trương Tuần: MỘT CỐT MỘT ĐỒNG (Trần Nhương). = >
TÂM TÌNH VỚI ÔNG QUÁCH  - (Hồ Như Hiển). “ Thành phố hoa phượng đỏ tưởng là đất lành chim đậu, ai ngờ với ông đất không lành đất nhậu chim luôn…   Tôi rất ngưỡng mộ ông vì ý chí phấn đấu, vì khả năng học tập tiến bộ như đường lộ của ông.”  -  Chí Phèo thời @  - (Dân làm báo).
TIÊN LÃNG HUYỆN SỬ DIỄN CA (Hãy dành thời gian).
- LÊ VĨNH TÀI: CÁNH ĐỒNG BẤT NHÂN – Kỳ 2 (Lê Thiếu Nhơn).   - Trường ca cho Tiên Lãng: Cánh Đồng Bất Nhân – Kỳ 1
- NGUYỄN THÁI SƠN: Hải Phòng chối phăng: không phải quê ta Phỏng Hài (Lê Thiếu Nhơn).
-  Thêm một câu chuyện tiếu lâm thời hiện đại (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
-  Người của ông Thành và tam đoạn luận quan hư – (Cu làng cát).
- Thành lập đoàn kiểm tra đất bãi bồi (NLĐ).
- MÙA XUÂN &NỖI ĐAU CÒN LẠI (Nguyễn Thị Hồng Ngát).
- LĂN LỘN TẠI TIÊN LÃNG NHỮNG NGÀY CẬN TẾT, PV NGUYỄN HƯNG ĐÃ VƯỢT QUA NHỮNG ĐE DỌA TẠI HIỆN TRƯỜNG VÀ CẢ NỖI MONG CHỜ ĐƯỢC NHÌN THẤY CON GÁI CHÀO ĐỜI (VNE/VC+).
-  Nóng trong tuần: Xử lý vụ Tiên Lãng  (VNN).


Tiếng súng Tiên Lãng: Dân và quan đều là nạn nhân của Hiến pháp

Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng  -Boxitvn
Xã hội loài người càng văn minh thì Hiến pháp và Luật càng cần chặt chẽ hơn nhằm tạo thêm chỗ dựa cho người nghèo có cơ hội được mưu cầu hạnh phúc bằng lao động của chính mình và nhằm giảm bớt kẽ hở mà những người có quyền lực hoặc dựa vào quyền lực có thể lợi dụng để làm giàu hoặc mưu lợi ích riêng.
Hiến pháp năm 1992 quy định:
“Điều 17: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.”

Chính cái “sở hữu toàn dân” là sự hợp pháp hóa các thủ đoạn làm giàu đơn giản nhất ở Việt Nam từ tinh vi đến trắng trợn với những người có quyền lực hoặc biết dựa vào quyền lực.
Và cũng chính “sở hữu toàn dân” đã đưa những người nông dân hiền lành đến con đường cuối cùng phải cầm đến vũ khí.
Có lẽ những người sọan bản Hiến pháp 1992 nghĩ ai ai có quyền lực cũng sống trong sáng và công tâm như họ. Nhưng quy luật thực tiễn của cuộc sống lại khác. Con người ai cũng có hai phần: người và con; khi Hiến pháp tạo thuận lợi cho phần “con” phát triển thì đó là tai họa của cộng đồng.
Các quan chức Tiên Lãng vừa có quyền ra quyết định lấy lại đất của dân, vừa có quyền lực buộc Tòa án huyện theo lệnh của Chủ tịch huyện, vừa có quyền thu xếp với Tòa án cấp trên lừa bằng sự hòa giải, vừa có quyền huy động tất cả mọi lực lượng vũ trang… để bắn vào dân, buộc dân phải chấp hành giao đất lại cho huyện trong khi huyện đã không thể giải thích việc lấy lại đất nhà ông Vươn vì lợi ích của cộng đồng!
Các quan huyện bị cách chức vì sử dụng kẽ hở của Hiến pháp để mưu lợi.
Còn người nông dân hôm nay không phải người nông dân năm 1954. Họ có trình độ đại học. Họ hoàn toàn ý thức được quyền công dân, quyền sống như con người của mình và gia đình mình. Chính sự trưởng thành của người nông dân đã buộc họ phải vi phạm pháp luật để chống lại sự bất công.
Sử dụng vũ lực để bảo vệ quyền lợi chính đáng, người nông dân và gia đình vào tù.
Quan điểm “sở hữu toàn dân” đã ảnh hưởng xấu đến bức tranh kinh tế Việt Nam hôm nay!
Tất cả các đại gia giàu có của Việt Nam hầu hết đều nhờ vào tài nguyên thiên nhiên đất, rừng, khoáng sản… Thật khó tìm một đại gia đưa chất xám vào sản phẩm để làm giàu như các nước văn minh khác!
Chính kẽ hở của Hiến pháp đã hướng con người trong xã hội Việt Nam tìm mọi cách tham gia vào các cơ quan quyền lực hoặc gắn với quyền lực để chiếm hữu hợp pháp các nguồn tài nguyên của đất nước. Để đạt mục đích đó, họ phải tiêu phí rất nhiều thời gian cho các mối quan hệ hơn là kinh doanh chân chính. Đó cũng là nguyên nhân sâu xa của sự tham nhũng lan tràn … Và đó cũng là nguyên nhân sâu xa làm cho nền giáo dục của Việt Nam chỉ đạt về hình thức với nhiều học vị, học hàm cao nhưng hạn chế về thành quả trí tuệ.
Năm 2012, Việt Nam đang có chủ trương sửa lại Hiến pháp. Tiếng súng Tiên Lãng đã giục giã người Việt Nam cần xem xét và điều chỉnh lại Hiến pháp. Chúng ta cần một Hiến pháp mà mọi người dân sống trên đất nước này đều phải lao động hết sức nghiêm túc mới có thể sống tốt hơn và hạnh phúc hơn. Hiến pháp phải ngăn chặn mọi sự làm giả, ăn thật trên cơ sở quyền lực hay dựa vào quyền lực. Hiến pháp phải bảo vệ những thành quả lao động chân chính của mọi người. Có như vậy xã hội Việt Nam sẽ chỉ có tiếng súng pháo hoa chúc mừng cuộc đời tươi đẹp và mãi mãi vĩnh biệt tiếng súng hoa cải của Tiên Lãng.
D. M. D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

Nhìn về Trung Quốc (kì 1)

Phạm Hy Sơn
Lời nói đầu: Từ khi ông Đặng Tiểu Bình đảo ngược chủ thuyết kinh tế Cộng sản để mời gọi tư bản vào đầu tư năm 1989, nước Trung Hoa đã phát triển và trở thành nền kinh tế có tổng sản lượng quốc gia (GDP) đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Nhưng dù thất bại nặng nề trong việc áp dụng 40 năm chủ nghĩa Cộng sản tại Trung Hoa (1949 – 1979), Đảng Cộng sản còn ngự trị với bao nhiêu quyền hành, đặc quyền, đặc lợi. Chủ quyền quốc gia và quyền sống của người dân vẫn do Đảng Cộng sản nắm chặt không khác gì dưới thời Mao Trạch Đông. Người dân không thể hiện được quyền làn chủ đất nước và làm chủ cuộc sống của mình, có nghĩa vẫn bị đàn áp, vẫn bị nghèo khổ vì nông dân thì bị cướp đoạt ruộng đất, công nhân thì bị bóc lột công sức, cùng với nạn tham ô, cường hào ác bá trải rộng khắp nước từ Trung ương tới địa phương.
Đã có những đòi hỏi hay kiến nghị cải cách chế độ nhưng đều bị đàn áp, bác bỏ. Cách nay hơn một năm, Trung tướng Lưu Á Châu, giáo sư Viện Đại học Quân sự, con rể cựu Thủ Tướng Lý Tiên Niệm đã cảnh cáo nếu chế độ không được thay đổi thì chỉ trong vòng 10 năm nữa sẽ sụp đổ.
Có thể ông đã tiên đoán sai về thời gian, vì những tháng gần đây giai cấp công, nông nổi lên liên tiếp, không phải chỉ vài chục, vài trăm người mà hàng chục ngàn người ở cảng Đại Liên ngày 14-8-2011; không phải chỉ đòi hỏi quyền lợi hay khiếu nại mà còn giương cao biểu ngữ đòi “Giết chết bọn quan chức tham ô”, “Đả đảo chế độ độc tài”, “Nợ máu phải trả bằng máu” (Huyết trái, huyết hoàn), lật đổ chính quyền cũ, lập chính quyền mới ở xã Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông mới đây. Những tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản như Nhật báo Nhân Dân, Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) không còn có thể im tiếng nữa mà thảng thốt la lên: “Tín nhiệm dành cho giới lãnh đạo Đảng bị lật nhào” (Global Times 25-9-2011), “Dân chúng càng ngày càng bất mãn với chính phủ” (Nhật báo Nhân Dân 03-11-2011). Nhiều học giả và các giáo sư Đại học chuyên nghiên cứu về Trung Quốc tiên đoán có thể nước này sẽ gặp đại loạn trong thời gian sắp tới.
Để có một cái nhìn tổng quát hơn về những diễn biến có thể sẽ xẩy ra, chúng ta cùng lướt qua về bối cảnh xa xưa của đất nước có 1.300 triệu dân với nền văn hóa lâu đời này, tiếp đến là nói về Mao Trạch Đông và nội tình Trung Quốc hiện nay.

I - Trung Quốc ngày xưa: Khổng Tử
Dân tộc Trung Hoa khởi đầu sinh sống ở phía Tây Bắc Hoàng Hà rồi dần bành trướng về phía Đông xuống phần hạ lưu và phía Nam con sông này. Đầu óc phong kiến đã sớm phát triển rất mạnh trong con người Trung Hoa. Vì thế mà nạn tranh giành quyền lực liên tục xẩy ra làm cho người dân vô cùng lầm than vì bị các lãnh chúa đè nén, bóc lột qua sưu cao, thuế nặng và nhân lực để phục vụ chiến tranh do họ gây ra. Đất nước Trung Hoa có những giai đoạn suy tàn vì chiến tranh nên bị các nước nhỏ xung quanh như Kim, Mông, Mãn... xâm chiếm và đô hộ. Vào đầu đời nhà Chu - Tây Chu (1.135-770 trước Tây lịch), chư hầu có tới 3.000 nước. Những đám phong kiến này luôn tranh chiếm tiêu diệt lẫn nhau và vào thời Đông Chu còn khoảng vài trăm nước. Thời Chiến quốc còn lại thất hùng gồm Tề, Hàn, Ngụy, Triệu, Tần, Sở, Yên. Nước nào cũng nhân danh nhà Chu (như thời Trịnh, Nguyễn của Việt Nam nhân danh nhà Lê) để gây chiến với nước khác. Cuối cùng thì Tần, với Tần Thủy Hoàng, toàn thắng vào năm 221 (trước Tây lịch) lập ra nhà Tần. Đây là lần đầu tiên Trung Hoa được thống nhất sau hàng ngàn năm chinh chiến, nhưng nhà Tần chỉ kéo dài được 15 năm. Hạng Võ diệt được Tần thì lại có cuộc tranh hùng với Lưu Bang. Lưu Bang thắng Hạng Võ lập ra nhà Hán tương đối ổn định được hơn 300 năm thì xảy ra loạn Hoàng Cân, tức giặc Khăn Vàng, đưa nước Tàu đến loạn Tam quốc (Ngụy, Thục, Ngô) với ba nhân vật nổi tiếng là Tào Tháo, Khổng Minh, Ngô Quyền quyết sống chết với nhau hơn 40 mươi năm trời. Tư Mã Ý từ Ngụy diệt được Thục, Ngô lập ra nhà Tấn (năm 265 sau Tây lịch) cũng chỉ ổn định được hơn 50 năm lại xảy ra loạn Ngũ Hồ gồm 16 nước chiến tranh liên miên và với những cuộc thay bậc đổi ngôi trong khoảng 300 năm cho đến năm 618 (sau Tây lịch) Lý Uyên chiến ngôi nhà Tùy lập ra nhà Đường....
Đầu óc phong kiến, đã có từ mấy ngàn năm, ăn sâu vào xương tủy người Trung Hoa nên luôn luôn xảy ra chiến tranh giữa những lãnh chúa khi họ nắm quyền trong tay. Thời cận đại và hiện nay, dù thế giới đã tiến tới thời đại dân chủ, đầu óc phong kiến của người Trung Hoa hình như lại càng tăng chứ không giản. Mao Trạch Đông và chế độ cộng sản sẽ được nói đến sau. Cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 mệnh danh là cách mạng dân chủ lập ra Trung Hoa Dân Quốc và tôn Tôn Dật Tiên lên hàng quốc phụ, thực chất chỉ là lập ra một chế độ phong kiến mới. Quốc Dân Đảng chưa làm chủ hoàn toàn đã chia làm hai: phe Vũ Hán ủng hộ Lê Nguyên Hồng; phe Nam Kinh, Thượng Hải ủng hộ Tôn Dật Tiên; chưa hết, tiếp theo là cuộc tranh quyền giữa Quốc Dân Đảng và Viên Thế Khải, một người có mộng lên ngôi hoàng đế Trung Hoa!
Đầu óc phong kiến của Tôn Dật Tiên cũng không kém! Khi làm Tổng thống lâm thời ông đã bổ quá nhiều người tỉnh Quảng Đông vào chính phủ. Gia đình bên vợ ông lũng đoạn nền kinh tế quốc gia, sáu người con trong gia đình Tống Giáo Nhân người nào cũng là triệu phú Mỹ kim thời ấy (bây giờ là tỷ phú). Tiêu biểu là Tống Tử Văn từng là Tổng thủ quỹ Hỏa Xa, Bộ trưởng Tài chánh, Bộ trưởng Ngoại giao...; Tưởng Giới Thạch, em rể, người kế vị ông là một người có đời sống xa hoa. Khi Tưởng Giới Thạch của Quốc Dân Đảng bị Mao đánh bại phải chạy qua Đài Loan năm 1949 thì đầu óc phong kiến của Tưởng nổi bật không thế chối cãi: Tưởng Giới Thạch làm Tổng thống suốt đời trên đảo quốc này và trước khi nhắm mắt truyền ngôi cho con trai là Tưởng Kinh Quốc. Chỉ sau khi Tưởng Kinh Quốc chết, Đài Loan mới mang màu sắc dân chủ, chứ chưa thực sự là dân chủ, vì cứ Tổng thống sau tìm cách bỏ tù Tổng thống trước. Năm 2009, cựu Tổng thống Trần Thủy Biển bị kết án 17 năm tù vì tham nhũng, rửa tiền và gian lận; ngày 30-6-2011 đến lượt cựu Tổng thống Lý Đăng Huy bị truy tố và kết án tù vì biển thủ hơn 5 tỷ euro (hơn 7 tỷ USD). Ông trước ông sau, dù ai phải ai trái, cũng biểu lộ đầu óc phong kiến hoặc là coi quốc gia thuộc quyền sở hữu của mình nên tha hồ vơ vét, hoặc là một hình thức thanh toán nhau để tranh giành quyền lực!
Nhìn xa hơn sang hòn đảo nhỏ bé xa xôi Singapore, nơi đây so với Đại Lục chẳng đáng gì về dân số, chỉ có một nhúm người Trung Hoa sinh sống (khoảng 3,5 triệu năm 2007) và bị Anh đô hộ 150 năm. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính, tất nhiên phải chịu ảnh hưởng văn hóa Tây phương, nhất là giới có học thức, nhưng đầu óc phong kiến vẫn tồn tại trong tiềm thức của họ, chờ có dịp là trỗi dậy.
Singapore độc lập năm 1965, lãnh tụ là Lý Quang Diệu tốt nghiệp Đại học Cambridge tại nước Anh lên làm Thủ Tướng từ đó đến 1990 (25 năm). Trong thời gian này, những lãnh tụ đối lập bị Lý dùng tòa án đàn áp đến thân tàn ma dại: bản thân đi tù, toàn bộ tài sản bị tịch thu để bồi thường danh dự cho ông ta vì tội công kích Lý khi tranh cử hoặc có những lời tố cáo chế độ. Hoa Lục hiện áp dụng triệt để phương sách này đối với nghệ sĩ Ngải Vị Vị và những người hoạt động đấu tranh cho dân chủ. Năm 1990 Ngô Tác Đống (Goh Chok Tong) lên thay, làm chỗ đệm cho dòng họ Lý. Năm 2004 “Thái tử” Lý Hiển Long chính thức lên ngôi nối nghiệp cha cho đến nay là 8 năm. Lý Quang Diệu chỉ rời khỏi nội các của chính quyền Singapore ngày 14-5-201 sau khi cuộc Cách Mạng Hoa Lài hay Mùa Xuân Ả Rập đã lật đổ hai nhà độc tài lâu năm ở Tunisia và Ai Cập và những chế độ độc tài khác ở Lybia, Syria, Yemen... đang lung lay. Trên thực tế, Lý Quang Diệu cai trị Singapore 46 năm (1965-2011), hết làm Thủ tướng thì làm Bộ trưởng Cao cấp trong nội các. Có thể nói chế độ Lý Quang Diệu là chế độ gia đình trị vì ông ta, vợ ông ta, 3 người em trai, 2 người con trai, 1 con gái đều nắm những chức vụ quan trọng trong chính quyền hay làm chủ những đại công ty ở Singapore! Như vậy dù đi đến đâu, đầu óc thống trị, phong kiến của người Trung Hoa cũng không thay đổi.
Những nhà Nho, với sự tán đồng của các vua chúa đã tôn Khổng Tử là đấng “Vạn thế sư biểu” (ông thầy vạn đời) vì có lợi cho cả hai: một đằng là con đường tiến thân đem lại quyền hành, danh lợi; một đằng dùng chủ thuyết của Khổng Tử mê hoặc dân chúng để thống trị muôn đời! Thực ra thuyết tôn quân có trước Khổng Tử hàng ngàn năm, từ thời Tây Chu đặc biệt với Chu Công Đán (Chu Công) là con thứ của Chu Văn Vương đã đúc kết kinh nghiệm trị nước các triều đại trước thành một học thuyết chính trị rất có lợi cho vua chúa (Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, trang 476). Khổng Tử chỉ là người san định, giải thích, bổ khuyết và sắp xếp thành hệ thống chặt chẽ thôi.
Bất cứ học thuyết chính trị hay chế độ độc tài nào, người ta cũng đều đề cao nhân nghĩa, đạo đức để che đậy những điều khắc nghiệt, tàn ác ẩn giấu bên trong. Thuyết Đại Đông Á của Nhật đề cao sự hùng mạnh, thịnh vượng cho các nước vùng Đông Nam Á để lối kéo những dân tộc Đông, Nam châu Á đang bị thực dân phương Tây đô hộ hồi đầu thế kỷ 20; thuyết dân tộc chủ nghĩa của Hitler đề cao huyết tộc Đức.... Khổng Tử đề cao cái Đức lớn của vua chúa, lấy Đức trị dân, lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín mà hành xử trong thiên hạ tạo nên “tứ hải giai huynh đệ”, nghĩa là muôn dân trên thế giới nhờ cái đức lớn của thiên tử trở thành anh em “bốn bể một nhà” thân ái!
Cạo bỏ lớp sơn hào nhoáng bên ngoài đó,trên thực tế con người dưới học thuyết Khổng Tử – trừ vua chúa và quan lại – đều là tôi mọi và nô lệ vì ông vua là con trời (Thiên tử) có toàn quyền cai trị muôn dân. Vua bảo chết phải chết, không chết là bất trung (quân sử thần tử, thần bất tử bất trung); những hình phạt như xẻo thịt (lăng trì), tứ mã phanh thây, voi giày, vứt vào vạc dầu sôi, tru di tam tộc... dành cho tội khi quân hay nổi loạn chống vua! Những bậc quân tử, tức những người theo Nho học đỗ đạt ra làm quan là cha mẹ, dân là con cái (dân chi phụ mẫu). Họ thuộc giai cấp sĩ, giai cấp cao quý nhất, dân chúng còn lại tất cả đều là tiểu nhân. Theo lệnh Thiên tử, họ thống trị 3 giai cấp dưới trong xã hội Trung Hoa là nông, công, thương. Người dân, dưới mắt Khổng Tử là đám ti tiện, khó dạy, trộm cướp, bất nhân. Người quân tử không muốn ở chung với bọn chuyên làm tội ác đó. Khổng Tử ví người quân tử như gió, gió thổi tới đâu cỏ rạp tới đó (người quân tử như gió, kẻ tiểu nhân như cỏ). Người quân tử, theo Nho học, phải tu thân để tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, nghĩa là làm một kẻ thống trị. Trong gia đình thì thống trị vợ con, trong quốc gia thì thống trị dân chúng, trên thế giới thì thống trị những dân tộc khác. Nên chúng ta không lạ gì nước Tàu không mấy khi được thống nhất dù là theo thuyết tôn quân vì đầu óc phong kiến nên người nào cũng muốn tề gia, trị quốc cả. Khi được thống nhất thì phần lớn lại do các bạo chúa như Tần Thủy Hoàng hay Mao Trạch Đông thực hiện bằng những biện pháp tàn ác, sắt máu. Đối với những nước khác, khi nước Tàu đã trở nên cường thịnh thì đem quân đi xâm lăng, đó là chủ thuyết “bình thiên hạ” của Khổng Tử.
Một hạng người nữa bị nhà nho miệt thị là phụ nữ. Phụ nữ bị xếp ngang hàng với bọn tiểu nhân: “Chỉ hạng đàn bà và tiểu nhân là khó dạy. Gần thì họ nhờn, xa thì họ oán. Luận Ngữ, Dương Hóa” (Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, trang 483). Các triều đại vua chúa thời Nho giáo coi người phụ nữ không có tư cách pháp nhân, họ bị giám sát chặt chẽ như một đứa trẻ con: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (ở nhà phục tùng cha, lấy chồng phục tùng chồng, chồng chết phục tùng con trai). Họ không có quyền về tài sản, tất cả tài sản họ kiếm được và con cái do họ sanh ra đều thuộc quyền người chồng. Kể cả bản thân họ người chồng có thể cho, bán, sang nhượng cho người khác khi cần. Chúng ta đang nói về tương quan giữa người chồng và người vợ Trung Hoa, riêng những người đàn bà bị mua về làm nàng hầu, thê thiếp thì bị xếp vào hàng súc vật.
Câu nói nổi tiếng nhất của Khổng Tử khi nói về phụ nữ: “Nữ nhân nan hóa” (đàn bà khó dạy). Văn hào Trung Hoa, Lỗ Tấn hỏi lại rằng Khổng Tử có nói câu đó với mẹ ông không? Theo Khổng Tử, phụ nữ chỉ là hạng người phục vụ cho đàn ông với tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh), phải lo trau chuốt để làm vừa lòng chồng. (Đàn bà ở nông thôn, những người nghèo khó (chiếm tới 98%, 99% phụ nữ Trung Hoa) đầu tắt mặt tối chưa đủ ăn lấy tiền đâu mua son phấn? Thì giờ đâu mà thêu thùa? Nên những lời dạy này của Khổng Tử chỉ áp dụng cho một số nhỏ phụ nữ thuộc giới vua chúa, quan quyền thôi). Cao điểm của học thuyết này là người đàn bà bị bó chân từ lúc 6,7 tuổi để hiến thân cho vua, chúa và những kẻ quyền thế khi đã khôn lớn! Nhân, Nghĩa, Đạo Đức... chỉ là chiêu bài cho một chủ thuyết bất nhân, chuyên thống trị con người.
Nhà văn Trung Hoa Cao Hành Kiện, đoạt giải Nobel văn chương năm 2.000, nhận xét: “Khổng giáo phát triển qua các triều đại, xây dựng lên hệ thống đạo đức trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Thế nên Khổng giáo là để phục vụ cho quyền lực, nó là một hệ thống được tận dụng để hậu thuẫn cho quyền lực. Nếu chúng ta vứt bỏ quyền lực này đi, Khổng giáo chẳng còn gì ngoài lý thuyết.” (Web site BBC ngày 8 tháng 1 năm 2010).
Nhận xét trên tưởng còn nhẹ.
Trong truyện ngắn Nhật ký người điên, văn hào Lỗ Tấn gọi nhà Nho là lũ ăn thịt người. Ông viết: “Ta mở sử ra tra – pho sử này không ghi năm tháng, trang nào cũng thấy vẹo vẹo, xiêu xiêu mấy chữ: nhân, nghĩa, đạo, đức. Ta không sao ngủ được, tỉ mỉ đọc đến nửa đêm, mới nhận thấy giữa các khe chữ, nhan nhản toàn thị hai chữ “ăn người”, và: “Đã có thể đổi con mà ăn được, thì gì cũng đổi được hết. Trước kia ta chỉ nghe ngài giảng đạo lý, thì ta cũng à uôm, ỡm ờ bỏ qua; bây giờ mới biết, ra lúc ngài giảng giải, chẳng những mép ngài nhờn mỡ người, mà lòng ngài cũng đầy ý muốn xơi người”! (Lỗ Tấn, Tuyển tập, Giản Chi dịch, Nhà xuất bản Tổng Hợp Hậu Giang 1987, trang 17, 18).
Tóm lại, mục đích chính của đạo Khổng là tạo ra một tầng lớp cai trị với đầu óc tự tôn, đặc quyền, đặc lợi và tạo ra mặc cảm thấp hèn cho những kẻ bị trị để làm tê liệt đầu óc chống đối của họ.
P. H. S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Nhìn về Trung Quốc (kì 2)

II – Trung Quốc ngày nay: Mao Trạch Đông (1883 – 1976)
Người dân Trung Hoa bị phong kiến gồm vua chúa kết hợp với giai tầng quan quyền của đạo Khổng trấn áp, thống trị về thể chất bằng quyền lực – chém giết tù tội, và về tinh thần bằng cách dùng Nho giáo để mê hoặc, ru ngủ trong khoảng hơn 2.000 năm. Bị thống trị như vậy, để sống còn người dân chỉ có cách vâng phục và tìm cách lo lót cho những người có quyền thế nên kẻ giàu càng ngày càng giàu thêm, kẻ nghèo càng ngày càng nghèo đi. Ở nông thôn, ngoài sự tuân phục, phục dịch quan quyền còn bị những kẻ có quyền thế ở địa phương bóc lột, chèn ép. Quan tha ma bắt, ruộng đất dần dần thu gom vào một số người giàu có hay thần thế. Những nông dân nghèo có vài ba sào ruộng bình thường đã không đủ ăn, khi ốm đau, bệnh tật, tang ma đành đem bán hoặc cấm cố cho nhà giàu. Tay không, vào ngày mùa đi làm thuê kiếm miếng ăn nhưng khi mùa màng hết, công việc không có, nhiều người xin đi làm cả ngày chỉ được trả công bằng một bữa ăn trưa!

Đó là thực trạng xã hội Trung Hoa thời tiền Cộng sản vào đầu thế kỷ 20. Sự chênh lệch giàu – nghèo và tệ nạn tham ô, hối lộ… làm thối rữa xã hội Trung Hoa, tạo môi trường rất thích hợp để chủ nghĩa Cộng sản nảy nở, lớn mạnh thay vì phát triển ở những xứ công nghệ Âu, Mỹ như Marx tiên đoán và hy vọng.
Mao Trạch Đông, con một nông dân làm nghề buôn heo, sinh ngày 26-12-1883 tại thôn Thiều Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, nắm lấy cơ hội, đã cùng các đồng chí tuyên truyền chủ nghĩa Marx với những hứa hẹn lật đổ chế độ phong kiến áp bức bóc lột, diệt trừ cường hào ác bá ở nông thôn, tịch thu ruộng đất của địa chủ để chia cho nông dân, mọi người đều tự do, bình đẳng, bình quyền, giải phóng phụ nữ, nam – nữ bình quyền…. Chủ nghĩa Marx (sau này cải biến thành chủ nghĩa Mao tàn khốc hơn nhiều) như nguồn nước cứu tinh đổ vào cái xã hội đang khao khát tự do, khao khát có miếng ruộng cày vì bị bóc lột, đàn áp, miệt thị và nghèo đói triền miên. Nông dân Trung Hoa vào những năm 1920 chiếm đến 98, 99% và hầu hết ở nông thôn đã nhanh chóng ùa theo Cộng sản nên chỉ mấy năm sau khi Đảng Cộng sản được thành lập (1921), Mao phát động chiến tranh du kích, lấy nông thôn bao vây thành thị.
Sau hơn 20 năm lao vào máu lửa, năm 1949 Mao thắng Tưởng Giới Thạch làm chủ hoàn toàn Lục Địa, đồng thời cũng là một đại đế mới hoàn toàn thống trị Trung Hoa. Có thể nói kể từ ngày lập quốc chưa có một ông vua nào có quyền hành tuyệt đối như Mao. Thời nhà Chu thì chia quyền cho các chư hầu, sau khi nhà Tần thâu về một mối thì quyền của ông vua cũng chỉ đến phủ, huyện vì dưới phủ, huyện thì các viên chức xã ấp hầu như được địa phương chọn lựa để tự lo liệu, điều hành công việc địa phương. Khi Mao lên làm chủ thì mọi chức vụ từ lớn đến nhỏ, dù ở thôn xã, cũng làm theo mệnh lệnh của Đảng, do Đảng đề cử và phải tuyệt đối phục vụ Đảng. Từ nhà máy đến cái khung dệt vải, cái đục, cái tràng đều tập trung trong tay Đảng; ruộng đất, nương rẫy, ao hồ do Đảng quản lý; buôn gánh bán bưng bị dẹp, thương mại là độc quyền của các cửa hàng quốc doanh… Người dân với hai bàn tay trắng hoàn toàn lệ thuộc vào Đảng và Đảng sai đi cày, đi cuốc rồi ban đấu ngô, đấu gạo, manh quần, manh áo mới sống còn được.
Một vị hoàng đế của các hoàng đế, đấng cứu tinh của giai cấp bần cố nông và thợ thuyền. Cán bộ Đảng là những người ưu tú, sớm giác ngộ chủ nghĩa Cộng sản, thay thế các bậc quân tử của Nho giáo theo lệnh Đảng cai trị dân! Cả một guồng máy tuyên truyền vĩ đại tôn Mao lên hàng thần thánh, đạo đức cao cả, thánh thiện, trong sạch, chí công vô tư, quên mình, xả thân phục vụ giai cấp vô sản và đất nước. Trẻ con từ 4, 5 tuổi đã được tuyên truyền, nhồi sọ về công ơn cao cả, đời sống đạo đức và sự hy sinh không bờ bến của Mao, đồng thời được dạy căm thù địa chủ, cường hào, đế quốc, tư bản….
Chủ nghĩa Mao – cải biến từ chủ nghĩa Marx – là chủ nghĩa phải đem dạy từ mẫu giáo cho đến đại học! Mao tuyển là sách gối đầu giường bắt buộc của toàn Trung Hoa. Mỗi nhà phải treo hình Mao; mọi người, mỗi buổi sáng khi đi làm ra trước ảnh Mao cúi đầu lạy, chiều về tới trước ảnh Mao cúi đầu lạy và đọc lời ăn năn sám hối những lỗi lầm trong ngày!
Mao ngự trị trong khu hoàng thành cũ ở Bắc Kinh, ba vòng đai an ninh ngày đêm canh gác và điều khiển quốc gia từ trong phòng ngủ. Trong cuốn Tư nhân bác sĩ hồi lục ký nói gọn là hồi ký, bác sĩ riêng của Mao là Lý Chí Thỏa kể lại rằng những lãnh tụ Trung Hoa như Mao Trạch Đông và Lâm Bưu là những người mắc bệnh thần kinh. Mao không bao giờ tắm, chỉ lau người và luôn luôn uống thuốc ngủ với liều lượng cao nhất, còn Lâm Bưu thì ghiền thuốc phiện nặng đến nỗi phải gửi sang Nga Xô cai nghiện. Lâm sợ gió, sợ ánh sáng và sợ nước. Cũng theo BS Lý Chí Thỏa, người luôn ở bên cạnh Mao cho đến lúc Mao chết, thì Mao là một kẻ vô luân và hoang dâm vô độ! Cùng một lúc ăn ở với hai mẹ con người phục vụ và làm tình với cả những thanh niên đẹp trai hầu cận! Mao đi đâu cũng có một đoàn các cháu gái trẻ, đẹp theo sau. Trên xe lửa có đoàn ca vũ của xe lửa theo hầu. Đến các tỉnh, các thành phố thì bí thư đảng ủy địa phương lo công việc đó. Ở Bắc Kinh, phòng ngủ của Mao là Liên Xuân Phòng và phòng 118 được bố trí sát phòng khiêu vũ để sau khi ăn uống no say là dạ vũ với các nữ vũ công, ca sĩ 18, 20 xinh đẹp được giữ lại tại phòng ngủ của Mao suốt đêm (Giang Thanh, người vợ thứ 3 sống riêng biệt ở nơi khác).
Trong khi bên ngoài nhân dân chết đói hàng chục triệu người do sai lầm trong Hợp tác hóa, Đại nhảy vọt hay bị hành hạ, chém giết bởi Vệ Binh Đỏ thì tại Đại sảnh đường Nhân dân, Mao và các lãnh tụ cao cấp của Đảng vui chơi, tiệc tùng, khiêu vũ thâu đêm!
Cựu Đại tá Tân Tử Lăng, với cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, mô tả Mao như một thứ ma đầu, thủ đoạn, nham hiểm, độc đoán, tàn bạo. Khi cần lôi cuốn người dân nghèo, Đảng Cộng sản và Mao tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân nhưng khi đã hoàn toàn nắm chặt quyền trong tay, Mao và Đảng Cộng sản bắt mọi người đem ruộng đất vào hợp tác xã, người dân lại hai bàn tay trắng đi làm công cho ông chủ mới duy nhất dưới sự phân công, giám sát, theo dõi từng cử chỉ, lời nói của các đảng viên Cộng sản. Sự áp bức, bóc lột và nạn tham nhũng lại diễn ra còn gay gắt hơn dưới chế độ phong kiến mà người dân phải cam chịu vì bây giờ chỉ có mỗi một ông chủ, không như ngày xưa không thích chủ này thì làm mướn cho chủ khác.
Nông dân, thợ thuyền bất mãn phản ứng tiêu cực, không tận tâm làm việc nên kinh tế bị suy bại. Cựu Đại tá Tân tử Lăng viết: “Chỉ thấy cảnh nghèo nàn, bệnh phù thũng và đầy rẫy người chết đói”! Tại hội nghị Lư Sơn năm 1959, Nguyên soái Bành Đức Hoài, Bộ trưởng Quốc phòng, thẳng thắn phê bình và cãi nhau tay đôi với Mao về thực trạng của kế hoạch hợp tác hóa nên bị cách chức. Tướng Hoàng Khắc Thành, Tổng tham mưu trưởng cùng chung số phận.
Trước hoàn cảnh thê thảm đó, thay vì phải đình chỉ để sửa chữa hay hủy bỏ kế hoạch, Mao với quyền hành tuyệt đối của lãnh tụ Đảng ra lệnh thực hiện Đại nhảy vọt và thành lập Công xã Nhân dân trên toàn quốc vào tháng 9-1959 với tham vọng Trung Quốc vượt nước Anh về sản lượng thép trong 15 năm, đốt giai đoạn vượt Nga Xô để từ một xã hội nông nghiệp thô sơ tiến thẳng lên xã hội cộng sản, không cần qua giai đoạn tư bản. Mao ra lệnh cho nông dân trồng lúa, bắp, kê… dày ken nhau để nâng cao năng suất, nhà nhà lập lò luyện thép sau hè, chỉ tính riêng tỉnh Hồ Nam có tới 50.000 lò luyện thép! Thép từ những lò luyện do các nông dân phụ trách chảy ra là một đống sắt nhão tạp vô dụng; lúa, bắp trồng dày quá không đủ không khí nên nông dân phải thay phiên nhau ra đồng ngày đêm quạt thông gió mới không bị chết, nhưng ra hạt là những hạt lép!
Mùa xuân năm 1960 nạn đói lan tràn, có làng 80 ngày không có miếng ăn, huyện Tín Dương, Hà Nam hơn 1 triệu dân chết đói! Từ 1959 đến 1962 số dân chết đói toàn quốc là 5,11% của khoảng 600 triệu dân. Tỉnh An Huy nặng nhất: 18,37%, Tứ Xuyên: 13,07%, Hồ Nam quê hương Mao: 6,81%…. Trong Đại nhảy vọt này có 37,5 triệu người chết đói! Ở tỉnh Tứ Xuyên ban ngày chôn người chết, tối đào lên xẻo thịt nấu ăn, ở huyện Sùng Khánh người ta còn giết cả trẻ con lấy thịt ăn! Đội sản xuất số 1 huyện Sùng Khánh có 83% hộ ăn thịt người!
Khi nhận được báo cáo, Mao đổ lỗi cho bọn địa chủ, phú nông lọt lưới, bọn hữu khuynh trong Đảng phá hoại và nham hiểm lên kế hoạch loại trừ mọi nguy cơ chống đối. Mao bí mật giao cho Giang Thanh thi hành âm mưu. Những kẻ có nguy cơ tiêu diệt Mao là những đồng chí cũ đang được Mao cho chia sẻ quyền hành trong Bộ Chính trị, trong Chính phủ, các tướng lãnh, các ủy viên Trung ương Đảng đang nắm quyền hành tại các tỉnh và những người dân trưởng thành trước khi Mao cầm quyền có thể so sánh chế độ trước và chế độ của Mao, nhất là những thành phần có học, con cái địa chủ và trung nông thoát khỏi đợt tàn sát hồi cải cách ruộng đất có thể phụ họa chống đối.
Những thành phần đáng tin cậy của Mao là thanh, thiếu niên từ 13, 14 tuổi trở lên hoàn toàn được giáo dục, nhồi nhét lòng hận thù địa chủ, phản động, hữu khuynh… cũng như nhồi nhét rằng Mao là lãnh tụ vĩ đại, đấng cứu tinh của giai cấp, của nhân dân, được sử dụng làm nòng cốt trong chiến dịch này.
Ngày 02-8-1966 Mao đích thân ra lệnh cho hơn 1 triệu Vệ binh đỏ tụ tâp ở Bắc Kinh tấn cống các trụ sở, trường học, bệnh viện, chùa chiền. Tượng Phật, lăng mộ của Khổng Tử, Khổng Minh, Hạng Võ, Viêm Đế, Thành Cát Tư Hãn… bị đập phá. Từ 18/8 đến 26/11/1966 có 13 triệu Vệ binh đỏ từ các nơi kéo về Bắc Kinh biểu dương lực lượng ủng hộ Mao. Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước, Đặng Tiểu Bình, Tổng Bí thư Đảng và hai bà vợ của hai người này bị Vệ binh đỏ lôi ra đấu tố, đánh đập trước công chúng. Riêng Lưu Thiếu Kỳ bị đánh đập dã man chỉ còn 7 cái răng và bị nhốt trong Phủ Chủ tịch, bị đày đọa cho đến chết. Các Nguyên soái Bành Đức Hoài, Chu Đức, Hạ Long… chịu cùng tình cảnh tương tự. Riêng trong hạ tuần tháng 8-1966 tại Bắc Kinh có hàng ngàn người bị lôi ra đập chết tươi. Vệ binh đỏ tung hoành khắp nước, hạ bệ, đánh đập, giết chóc bí thư, chủ tịch ở các tỉnh địa phương mà hầu hết họ là những người đã từng vào sinh ra tử với Mao trong cuộc nội chiến chống Tưởng Giới Thạch để chiếm quyền. Những viên chức bị tố cáo là hữu khuynh, những phú nông, địa chủ và con cái địa chủ thoát chết trong cải cách ruộng đất bị hành quyết hay đập chết cả nhà. Tất cả những kẻ đó đều là kẻ thù của Mao Chủ tịch!
Máu lửa và cuồng loạn tràn ngập Trung Quốc. Hàng chục triệu người bị tàn sát hay bị hành hạ, hơn 10 triệu nhà bị lục soát! Chỉ riêng huyện Đạo tỉnh Hồ Nam trong 66 ngày (13/8 đến 17/10/1966) có 4.519 nạn nhân của Vệ binh đỏ gồm 4.193 người bị giết và 326 người bị buộc phải tự sát! Dân chúng hoảng loạn, nhiều nơi ăn thịt những người bị Vệ binh đỏ giết chết để chứng tỏ lòng trung thành với Mao. Ở tỉnh Vân Nam mỗi khi “ kẻ thù của Mao Chủ tịch” bị đập chết, người ta đem dao moi gan, xẻo thịt về nấu ăn.
Dưới quyền ngự trị của Mao, dân tộc Trung Hoa hai lần phải ăn thịt người!
Thần, Phật, tổ tiên đã bị đạp đổ hết, bây giờ Mao ngự trị Trung Quốc như một vị thượng đế nhưng thân phận người dân Trung Quốc thì không có gì thay đổi, càng ngày càng tiến đến cảnh tận cùng của nghèo khổ, đói rách cho đến khi Mao xuôi tay, nhắm mắt!
Sau này hồi tưởng lại, cựu Vệ binh đỏ Trần Hướng Dương viết: “Vì từ nhỏ đã được giáo dục hận thù: thù địa chủ, tư bản, Quốc Dân Đảng. Sự cuồng loạn ấy chẳng những hiện nay không mấy ai tin mà ngay bản thân chúng tôi nhớ lại cũng không dám tin nữa. Những việc làm xấu xa của Hồng Vệ Binh thật đáng nguyền rủa. Nhưng chúng tôi cũng có đủ tư cách để lớn tiếng hỏi lại: Ai đã giáo dục chúng tôi thành những thằng điên?” (Tân Tử Lăng, Mao Trạch Đông ngàn năm công tội).
Với những lời ghi trên, thiết nghĩ phải đưa những kẻ đầu độc trí óc dân chúng ra xét xử trước Tòa án Quốc tế về tội ác chống nhân loại.
P. H. S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Tài liệu:
-BS Lý Chí Thỏa, Mao Trạch Đông cuộc đời chính trị và tình dục.
Trần Trung Đạo dịch (www.vietmessenger.com)
-Tân Tử Lăng, Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, Thông Tấn
Xã Việt Nam dịch và in 2009 (wwww.viet-studies.info).
Được đăng bởi bauxitevn

Thư giãn không thư giãn chủ nhật: Tâm lý không bị trừng phạt


Phạm Toàn -Boxitvn

Mở đầu chủ nhật lan man
Suốt năm ngoái cho tới hôm nay, mình hiệu đính cả thảy 8 hoặc 10 cuốn gì đó trong bộ sách Triết học cho trẻ em của nhà xuất bản Tri thức.
Bản thảo mới xong vừa gửi lại ban biên tập có chủ đề tính ác và cái ác của con người (không phải tính ác của con vật) – con vật không ác, ai không tin, xin cứ coi lại đoạn băng cưỡng chế đầm của anh hùng nông dân hiện đại Đoàn Văn Vươn. Trong đoạn băng này, có cảnh một người mấy lần đùn đẩy chú cảnh khuyển, nhưng chú không chịu tiến lên.
… sang một câu hỏi triết học
Trong cuốn sách mới hiệu đính, nhan đề Cả ngàn lý do để mà ác, có đoạn đối thoại dài của Platon trong cuốn Nền Cộng hòa, một trong những người đối thoại nêu quan điểm riêng về việc con người ta làm điều thiện và làm điều ác.

Người đối thoại này kể câu chuyện về một anh chăn cừu tên là Gygès, vốn là một người tốt bụng. Tình cờ Gygès nhặt được một chiếc nhẫn thần giúp anh trở nên vô hình. Khi đó anh ta làm gì? Anh ta không cưỡng được: anh ta vào trong cung điện, lên giường của hoàng hậu, rồi giết vua để thế chỗ ông ta. Khả năng vô hình tạo cho anh ta tình trạng không bị trừng phạt; và với tình trạng không bị trừng phạt, tất cả đức hạnh, tất cả thiện ý đều tan biến.
Tác giả viết như người vừa bắt được vàng, chỉ vì đã có vũ khí cho luận điểm mới của mình – tác giả nêu câu hỏi : “Nào, bây giờ giả dụ là chắc chắn bạn sẽ không bao giờ bị bắt quả tang, sẽ không bao giờ bị trừng phạt, liệu bạn sẽ không bao giờ làm điều ác chứ?
Lập luận của người đối thoại là như sau : khả năng tàng hình là gì? Đó là cách diễn đạt đồng nghĩa của khả năng không bị bắt quả tang làm điều ác, như vậy là khả năng không thể bị trừng phạt.
Một khi kẻ thủ ác có được cơ chế thần linh hoặc chính trị để không bị trừng phạt thì … thì chuyện gì sẽ xảy ra? Khi đó, chắc chắn là chỉ có chú cảnh khuyển của Công an Hải Phòng là còn có… tính người.
… và một lời kính thưa
Kính thưa một ông nào đó vẫn đang thực lòng tin tưởng hoặc giả vờ tin tưởng vào nền đạo lý dựa trên phê bình và tự phê bình để sửa chữa cái xấu, cái ác trong xã hội.
Liệu đó là kết quả của một trình độ lý luận hay đây chỉ là việc thuận miệng ghép phê bình và tự phê bình vào với nhau, rồi coi như đó là một chân lý hiển nhiên?
Phê bình và tự phê bình là hai phạm trù không gắn được với nhau.
Cơ chế của phê bình là công khai và ngoại hướng, khéo tổ chức sẽ dấn đến những thiết chế dân chủ hóa xã hội con người. Các thiết chế dân chủ đó bao gồm ba thành phần tham gia vào “công tác phê bình” (nhại thế cho vui): có một thành tố A phạm lỗi một thành tố B vạch lỗi và một thành tố C kiểm soát. Các thành tố A, B và C có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Các sai phạm có thể là lỗi (mang tính dân sự) hoặc tội (mang tính hình sự). Công thức hoạt động của mô hình này là công khai – minh bạch – hiệu quả. Công khai, đó là không dấm dúi. Minh bạch, đó là làm cho mọi ý đồ dấm dúi thành mất khả năng dấm dúi, thành công khai. Hiệu quả, đó là không ai bịp được ai, không có một thằng dẻo mỏ nào chiếm diễn đàn nói nhăng nói cuội rồi cả hệ thống cứ nói một đằng làm một nẻo.
Còn tự phê bình? Tự phê bình thuộc cơ chế riêng tư và nội hướng. Tự phê bình là hành vi cao cả của con người có văn hóa. Văn hóa cao tới đâu thì khả năng tự phê bình cao tương ứng tới đó. Thơ của Trần Việt Phương tự phê bình về sự ngây thơ chính trị của mình và thế hệ mình. Và thơ Chế Lan Viên tự phê bình về sự dính líu vô trách nhiệm về chính trị của cá nhân ông. Đó là hai dẫn chứng cho tự phê bình và cái tầm suy tưởng triết học hoặc xã hội học của chủ thể tự phê bình. Trình độ cao có thể là sám hối, là tỉnh ngộ, là chia sẻ. Không ai có quyền bắt người khác tự phê bình – đó là cơ chế của tự phê bình. Tự phê bình kiểu Mao Trạch Đông làm nhục con người vì lý do nào đó và lừa cho chủ thể bộc bạch tâm tư ra cho cả lũ Hồng vệ binh đấu đá dưới cái vỏ “phân tích đúng sai”, vờ vịt “giúp đỡ” nhau, thực chất là xúi giục đấu đá. Có lúc việc khuyên nhủ diễn ra theo cung cách “lưu manh chân tình” như thế này: “người nói (đấu đá) không có tội người nghe (phân tích sau khi tự phê bình) phải sửa mình”.
Liệu ông chủ xướng biện pháp phê bình và tự phê bình có nghĩ rằng cả cái khối cường hào ác bá ở Tiên Lãng và Hải Phòng sẵn lòng công khai tâm điạ của chúng ra qua tự phê bình? Có tin nổi chúng sẽ thành khẩn tự phê bình và khai ra những tài khoản đang gửi ở nước ngoài để tự nguyện chuyển tiền vào Quỹ giúp đỡ đồng bào nghèo?
Lan man chủ nhật một chút thôi
Bọn người xấu được đặt vào diện phải chỉnh đốn biết rõ hơn ai hết rằng không giải pháp nào (hiện đang dùng) lại đủ sức động chạm tới chúng.
Chúng rất sợ tam quyền phân lập – thì chính cái đó lại không có trên đất nước này. Từ đó mà bọn xấu thấy chúng không bị trừng phạt.
Bọn người xấu cũng rất sợ một xã hội dân sự tham gia vạch mặt chúng. Tự do báo chí là điều chúng rất sợ. Nhưng cái nền tự do ngôn luận này cũng rất mong manh trên đất nước ta.
Bọn người xấu cũng rất sợ các hội đoàn ra tay. Nhưng thử xem đoàn thể thanh niên chẳng hạn đã làm gì để giải pháp phê bình và tự phê bình có tác dụng tốt? Và ta đã thấy cái xã hội dân sự èo uột đã củng cố niềm tin bệnh hoạn của bọn xấu thấy chúng không bị trừng phạt.
Đã đén lúc những ai chủ trương phê bình và tự phê bình để chỉnh đốn những điều hư đốn đủ sức dẫn đến mất nước hãy thực tâm đứng ra phê bình và tự phê bình một chút coi! Các ngài sẽ thấy mình đúng hay sai? Chân tình hay giả dối? Đầu óc lành mạnh hay đang u mê?
Hay chính các ngài cũng thấy mình mang tâm lý không bị trừng phạt?
P. T.
Được đăng bởi bauxitevn

Huỳnh ngọc Chênh – ĐỘC THOẠI VỚI ANH TƯ VỀ BẦY SÂU

Huynhngocchenh
“Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”
Từ hồi nghe anh Tư nói đến bầy sâu như trên, tôi tò mò dò tìm lại những vụ lùm xùm trong quá khứ để xem chân dung của bầy sâu ra sao và việc xử lý chúng như thế nào. Nhưng rồi tôi thất vọng.
Vụ PMU 18 ban đầu nổi đình nổi đám lên với một bầy sâu bị bắt. Nhưng dần về sau thế cờ bị lật ngược, những con sâu bự lên đến cấp thứ trưởng cũng được thả ra, chỉ còn  vài con sâu ở cấp PMU trở xuống bị tù.
Rồi tiếp theo, tôi cứ tưởng vụ đại lộ đông tây TP HCM cũng sẽ lòi ra một bầy sâu nhung nhúc vì một mình con tốt Sỹ làm sao cả gan nuốt hết gần một triệu USD. Để ăn hết và ăn được chừng ấy tiền thì phải có đến cả một bầy sâu, phải có những con sâu lớn hơn Sỹ nữa kia. Thế nhưng kết thúc chỉ có một con sâu bé nhất bị diệt.
Gần đây nhất, ở chỗ tôi tưởng như đã thấy được cả một bầy sâu đó là tập đoàn Vinashin với khoản thất thoát lên đến 4 tỷ USD. Nhưng rồi qua một thời gian điều tra xem xét, quy trách nhiệm lại chỉ thấy có một con sâu PhạmThanh Bình, Chủ tịch HĐQT  lộ ra. Vài đại biểu Quốc hội cố truy lần trách nhiệm lên trên lại chẳng thấy sâu nào, chỉ thấy kết luận của Bộ chính trị về vụ Vinashin là không có cá nhân nào trách nhiệm cả.
Rồi những chuyện xảy ra gần đây cũng chỉ thấy vài con sâu bé nhỏ và lẻ tẻ lòi ra. Cở như Lèo cờ đánh bạc tiền tỷ, cở viện trưởng VKS huyện dẫn gái đi chơi thuyền… Chưa thấy đâu có sâu lớn bị bắt hoặc thấy có cả bầy sâu làm “chết” đất nước nầy như anh Tư nói. Chẳng lẻ anh Tư vì quá bi quan mà nói sai? Bầy sâu ở đâu? Bầy sâu ở đâu nào?
Thế như là để trả lời những boăn khoăn của tôi, một bầy sâu to đùng xuất hiện. Chúng công khai trỗi dậy, bò lổn ngổn, kết bè với nhau tàn phá cả một vùng của đất nước.
Đó là bầy sâu mà đến hôm nay không cần nói ra nhưng ai cũng biết: Bầy sâu ở Hải Phòng.
Từ những con sâu rất bé là bọn đầu gấu xã hội đen cướp giật tôm cá trong đầm anh em Đoàn Văn Vươn, ngăn cản hành hung báo chí vào đầm tìm hiểu. Tiếp theo là các con sâu cấp xã như Hoan, Liêm, rồi đến những con sâu to hơn ở cấp huyện như Nghĩa, Hiền, Khanh, Mải…Mới chừng ấy đã thấy một bầy rồi.
Nhưng chưa hết,  những con sâu cấp cao hơn vì muốn bao che, chống chế cho đàn em, dần dần lộ mặt. Ban đầu là sâu Thoại, sâu Ca và mới đây nhất con sâu to nhất ở Hải Phòng lộ diện: Bí Thư thành ủy Nguyễn Văn Thành.
Đến đây và đến hôm nay đã có một bầy sâu xuất hiện nguyên hình. Chúng cấu kết với nhau từ cấp xã hội đen lên cấp xã, cấp huyện rồi đến cấp thành… Lâu nay chúng đã ngang nhiên đục khoét, tàn phá địa phương này, gây hại người dân qua biết bao nhiêu vụ việc.  Bây giờ bị phát hiện chúng tiêp tục cọ quậy, tìm cách chống trả. Không biết bên trên còn con sâu nào nữa chống lưng cho chúng mà chúng chẳng tỏ ra chút nào sợ sệt.
Cả một đàn sâu đấy anh Tư ạ! Còn chờ gì nữa mà anh không nhanh chóng ra tay như đã hứa với cử tri trước đây. Xịt liền cho chúng một bình thuốc rầy. Để càng lâu chúng sẽ lây lan ra khắp nơi và không khéo dự báo của anh “ tất cả thành sâu hết”  trở thành hiện thực thì đúng là “chết cái đất nước nầy”. Anh Tư ới , anh Tư à!
Được đăng bởi

MỘT BÀI VIẾT “GHÊ RĂNG” TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN


Phamvietdao.net: Đây là bài báo “ dị thường “ xuất hiện hôm qua chủ nhật ngày 5/2/2012 trên tờ báo lớn Quân đội nhân dân; liệu bài báo mày có liên quan tới tin đồn vỉa hè về việc: mới đây, cơ quan chức năng phát hiện ra một vụ bán tài liệu mật cho nước ngoài; người đứng đầu đường giây này là con một vị lãnh đạo cao cấp ??

Liệu đây có phản là miếng đòn phản công, dằn mặt giữa các nhóm lợi ích trong chính trường nước Việt hay đây là tín hiệu cho thấy: sắp có những cuộc thanh trừng nội bộ trong đội ngũ cán bộ cao cấp?

KHẢ NĂNG TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VN SẼ CÓ LỰC LƯỢNG CHỐNG ĐẢNG CHĂNG ?!

Báo Quân Ðội Nhân Dân điện tử CSVN -BQDND- số ngày Chủ Nhật, 05 tháng 02, 2012 đã công khai báo động điều mà tờ báo gọi là (Ðảng phải) ‘Chuẩn bị khả năng đề kháng của quân nhân’ hay nói cách khác là Ðảng phải chuẩn bị khả năng Quân đội nhân dân ’chống lại Ðảng’ biểu hiện qua hiện tượng mà tờ báo gọi là “tự diễn biến” đang ngày càng lan rộng … ngay cả trong tập thể quân nhân, tình trạng “rỉ tai” những câu chuyện trong và ngoài đơn vị cũng vô hình trung tạo tâm lý hoài nghi giữa các quân nhân với nhau và giữa quân với dân.
Ðây quả thực là điều rất hiếm thấy vì chắc hẳn là tình trạng khả năng quân đội ’chống lại Ðảng’ có thể đã quá trầm trọng và KHÔNG CÒN có thể che dấu được nữạ Một câu hỏi lớn được đặt ra là ‘Quân đội nhân dân có phải đã Ý THỨC được rằng nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ Tổ Quốc chứ KHÔNG phải để bảo vệ Ðảng và khi Ðảng KHÔNG bảo vệ Tổ Quốc thì Quân đội sẽ CHỐNG lại Ðảng !!!
Một điều đáng chú ý khác là điều mà tờ báo lo ngại hơn là ’tâm lý hoài nghi giữa các quân nhân với nhau và giữa quân với dân’ … Tại sao có sự nghi kỵ giữa quân nhân với nhau … có phải vì một bộ phận quân đội chỉ lo bảo vệ Ðảng, bảo vệ quan tham của Ðảng áp bức, chống lại nhân dân đáng lẽ phải đứng về phía nhân dân, bảo vệ nhân dân đúng nnghĩa với tên gọi quân đội nhân dân.
Và một điều đặc biệt khác mà tờ báo KHÔNG dám đề cập tới là ’tâm lý hoài nghi giữa các quân nhân với Công an và giữa Công an với dân’ 
Tác động của chiến lược “Diễn biến hòa bình” đã và đang hoành hành mạnh mẽ trong nội bộ quân đội, trong nội bộ Ðảng CS,  giữa quân đội với quân đội, giữa quân đội và Công an tham nhũng lộng hành, giữa quân đội và Ðảng cho thấy áp lực ngày càng mạnh mẽ trong quân đội, trong DCS nhằm xác định đúng đắn vai trò của Quân Ðội Nhân Dân trước sự lấn lướt của Trung Cộng cùng thái độ yếu đuối của DCS đang gây ra phản ứng ngay chính trong giới Quân Ðội.
Thái độ ngày càng xấc xược của Trung Cộng trong vấn đề tranh chấp ở biển Ðông và chiến lược trở lại Á châu để bảo vệ các quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ cùng các đồng minh đang gây tác động bao trùm lên nội bộ CSVN cộng thêm biến cố lớn lao tại Miến Ðiện khi giới Quân Ðội xứ nầy tự đứng lên chủ động thực hiện tiến trình Dân Chủ hóa đất nước - có nghĩa là Quân Ðội Miến Ðiện dám nói không với Trung Cộng- làm cho nội bộ CSVN ngày càng trở nên ác hóa, nếu tình trạng nầy kéo dài sẽ làm cho nội bộ CSVN càng phân hóa, các khó khăn kinh tế, trật tự xã hội vốn đã chứa đựng nhiều bất trắc sẽ càng khó giải quyết do nội bộ mâu thuẫn, sự phẫn nộ của quần chúng vốn đã bị dồn nén quá lâu sẽ có cơ hội bùng nổ mà hậu quả thật khó lường.
Dấu hiệu của khả năng phản kháng của quân đội nhứt là trong nước độc tài cộng sản nó báo hiệu cho một biến cố lớn lao đang gần kề.
Lê –Văn
——————————————————-
Sau đây là toàn văn bài viết trên báo Quân đội nhân dân:
CHUẨN BỊ KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA QUÂN NHÂN
QĐND – Chủ Nhật, 05/02/2012, 21:21 (GMT+7)
QĐND – Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc từ lâu đã chứng tỏ sự nguy hiểm, thâm độc và lan rộng trên mọi lĩnh vực, mọi đối tượng. Song, nham hiểm hơn và cũng gây tác hại lớn hơn chính là quá trình “tự diễn biến” trong mỗi con người, mỗi cơ quan, đơn vị. Lợi dụng đặc điểm này, các thế lực thù địch ra sức thúc đẩy “tự diễn biến”, coi đây là một trong những mục tiêu, biện pháp cơ bản, là cơ hội thuận lợi để đạt mưu đồ đen tối. Trên thực tế, “tự diễn biến” đang ngày càng lan rộng, không ngoại trừ một tổ chức, cá nhân nào, ngay cả trong tập thể quân nhân.
Tập thể quân nhân bao gồm những con người cụ thể nên không tránh khỏi sự tác động đa chiều từ bên ngoài dẫn tới sự biến đổi trạng thái tư tưởng trong mỗi con người. Dấu hiệu của sự biến đổi đó biểu hiện tập trung ở sự suy thoái về tư tưởng, bản lĩnh, đạo đức, lối sống, là thái độ chia rẽ đoàn kết nội bộ, mất cảnh giác trong thực hiện nhiệm vụ, thiếu rèn luyện bản lĩnh chính trị, thiếu tin tưởng ở cấp trên và đồng đội v.v.. Những biểu hiện đó dẫn tới tình trạng nội bộ đơn vị thiếu thống nhất, bè phái, ảnh hưởng tới sự đồng thuận về tư tưởng và hành động. Tình trạng này nếu không được cấp ủy, chỉ huy đơn vị kịp thời ngăn chặn, giải quyết triệt để, củng cố tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của cấp ủy đảng sẽ là mảnh đất màu mỡ cho kẻ thù lợi dụng thực hiện âm mưu chia rẽ, làm suy yếu từ bên trong.
Cùng với đó, tình trạng “rỉ tai” những câu chuyện trong và ngoài đơn vị cũng vô hình trung tạo tâm lý hoài nghi giữa các quân nhân với nhau và giữa quân với dân. Đây thực sự là nguy cơ nội tại cần khắc phục từ gốc.
Thực tế cho thấy, “tự diễn biến” trước hết và chủ yếu là về tư tưởng chính trị. Khi tư tưởng có vấn đề thì trong hoạt động dễ nảy sinh tiêu cực. Một khi tư tưởng chính trị chệch hướng, thì sẽ làm cho hành động của quân nhân sai lầm, hậu quả của nó hết sức khó lường nếu không sớm phát hiện và kịp thời xử lý. Đơn cử như việc truy cập thông tin trên mạng internet, chỉ cần một quân nhân vô tình đọc được những thông tin “ngoài luồng” rồi “rỉ tai” đồng đội thì liền sau đó sẽ có nhiều quân nhân khác đọc theo. Và lập tức những thông tin này âm ỉ lan truyền như những tế bào độc cư trú ngay trong tư tưởng mỗi quân nhân rồi phát triển, “di căn”… nếu không được giải quyết dứt điểm. Đây chính là thời cơ có một không hai để kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, tung tin sai sự thật hòng làm mất đoàn kết nội bộ và suy giảm sức mạnh chiến đấu của tập thể quân nhân. Bài học nhỡn tiền từ vụ Nguyễn Tiến Trung ở Trung đoàn Gia Định hay một số vụ việc suy thoái tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ thời gian qua bị kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc là những ví dụ điển hình. Như vậy, đủ thấy tác hại khó lường của “tự diễn biến”, nó tạo ra hiệu ứng tiêu cực về mặt tư tưởng, tâm lý, tiềm ẩn ngay trong suy nghĩ, hành động, việc làm chủ quan, mất cảnh giác hằng ngày của mỗi quân nhân.

Thanh niên Hà Nội trong ngày lên đường nhập ngũ. Ảnh: minh họa/TTXVN.
Để ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến” trong tập thể quân nhân, bản thân mỗi cán bộ, chiến sĩ phải phục tùng sự lãnh đạo, định hướng của cấp ủy đảng và sự quản lý của tổ chức. Trước hết, cần tăng cường công tác giáo dục, quản lý quân nhân nâng cao khả năng đề kháng trước những thông tin xấu độc, ngoài luồng. Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chính trị cần sâu sát bám nắm và thông qua hệ thống “tai, mắt” ngay trong tập thể đơn vị để quản lý tư tưởng quân nhân và những dấu hiệu bất thường. Quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa “xây” và “chống”, chú trọng làm tốt công tác xây dựng, bảo vệ nội bộ, kiện toàn đội ngũ chiến sĩ bảo vệ, chiến sĩ dân vận ở từng cấp, phát huy hiệu quả của đội ngũ này để sàng lọc thông tin, lành mạnh hóa môi trường đơn vị.
Để phòng, chống “tự diễn biến” phải đặc biệt coi trọng biện pháp tuyên truyền. Tăng cường tính thuyết phục, hiệu quả trong công tác giáo dục chính trị, nâng cao tính chủ động và tính chiến đấu, tạo bằng được sự đồng thuận trong đơn vị và sự gắn kết giữa cá nhân với tập thể, hình thành nhu cầu đòi hỏi lẫn nhau giữa các quân nhân sẽ là “màng lọc” bảo vệ tập thể trước mọi tác động tiêu cực từ bên ngoài. Đội ngũ báo cáo viên, chính trị viên các cấp trực tiếp làm công tác tuyên truyền phải kết hợp nhuần nhuyễn thông tin hai chiều, tăng cường đối thoại, lắng nghe thông tin từ cơ sở nhằm mục tiêu định hướng đúng dư luận, điều chỉnh nhận thức để thống nhất hành động, không để “việc bé xé ra to” dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
Xét cho cùng, đấu tranh chống “tự diễn biến” chính là đấu tranh trong nội bộ, đấu tranh với chính mình. Yêu cầu chống “tự diễn biến” trong tập thể quân nhân không mấy khó khăn nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, ý chí quyết tâm và tinh thần đoàn kết nhất trí cao của mọi cán bộ, chiến sĩ tự giác rèn luyện bản lĩnh chính trị, tu dưỡng đạo đức, chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, đề cao cảnh giác…
HOÀNG THÀNH
Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết Đào

Những bài thơ viết về vụ án Tiên Lãng

Trong hơn một tháng qua, vụ nổ súng chống chính quyền cưỡng chế đất tại Tiên Lãng là đề tài làm cho dư luận theo dõi nhiều và gay cấn nhất.
RFA file/Source phapluat.vn Anh Đoàn Văn Vươn và anh Đoàn Văn Quý.
 Có lẽ đây là lần đầu tiên nhiều tờ báo cùng với hầu hết các trang blog của nhiều nhà văn tham gia với nhiều góc cạnh của vấn đề. Có blog chuyên tâm tìm bằng chứng cũng như các diễn tiến mới nhất của gia đình anh Đoàn Văn Vươn như blog Cu Vinh của nhà văn Nguyễn Quang Vinh. Có blog tập trung các bài viết phân tích, tranh luận chia sẻ những chi tiết của vụ án, cũng có blog chuyên nói về chính quyền Hải Phòng nơi xảy ra vụ án, và có blog lại bàn những chuyện ăn ở khó khăn của gia đình nạn nhân … Tựu trung ba chữ Đoàn Văn Vươn đang chiếm hết tất cả chủ đề của các trang blog cá nhân.
Đoàn Văn Vươn có lẽ sẽ rất ngạc nhiên khi biết dư luận chú ý đến trường hợp của anh nhiều như vậy. Bên cạnh các bài viết, hình ảnh, tranh luận có không ít bài thơ đã lấy nguồn cảm hứng từ hình ảnh của anh mà thành. Đây có lẽ là trường hợp hiếm hoi khi một người đang còn trong vòng lao lý lại được dư luận nhắc nhở một cách khác thường. Vừa trìu mến, thân thương, vừa ngậm ngùi tiếc rẻ.
Cách nhắc nhở anh trong hoàn cảnh chật chội của tự do báo chí hiện nay làm người quan tâm suy nghĩ. Có yếu tố nào đó khác thường trong vụ án Tiên Lãng hay không đến nỗi những bài thơ yêu mến anh Vươn, công khai chống lại sự lên án của pháp luật nay đang rệu rã và rất cần thay máu. Pháp luật mà đại diện cho nó là Tòa án hình như đang băn khoăn trước ngã ba đường. Xử hay không xử người đã bắn vào hệ thống?
Những bài thơ viết về Đoàn Văn Vươn xuất hiện trên các trang mạng xã hội với nhiều phong cách khác nhau nhưng điểm giống nhau rõ nhất là tác giả của chúng lấy anh Vươn như một gạch nối để liên kết với những hành vi chuyên quyền, độc ác và tàn nhẫn của những kẻ cầm quyền. Hiện tượng này có thể nguy hiểm cho nhận thức rằng tại Việt Nam không còn luật pháp, hay luật pháp đang bị bóp méo lợi dụng để thành phần cường hào ác bá địa phương khuynh loát tài sản xương máu của người dân.

Mạnh như ý trời

Căn nhà ông Vươn ở ngoài khu cưỡng chế vẫn bị ủi sập. Source phapluat.com
Căn nhà ông Vươn ở ngoài khu cưỡng chế vẫn bị ủi sập. Source phapluat.com
Bài thơ của Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động đã đánh động dư luận bằng cảm xúc của một nhà báo trước điều mà ông gọi là bạo quyền. Hình ảnh một nông dân với vầng trán rám đen, tóc cháy râu ngô của Đoàn Văn Vươn cộng hưởng với tiếng nổ của súng hoa cải tuy sức sát thương không lớn nhưng sự chấn động của tinh thần Đoàn Văn Vươn đã làm cho nhà báo Tống Văn Công phải buộc miệng kêu lên là mạnh như ý trời, ông viết:
Tiếng bom của anh rung chuyển núi sông!
90 triệu đồng bào hướng về Tiên Lãng.
Lương tri bốn biển bàng hoàng
Lời dân lành cất lên bằng thuốc nổ!
Một cựu binh hiến tuổi trẻ xây nền chế độ
Một kỹ sư vươn lên sóng dữ, tìm ước mơ
Vầng trán rám đen, tóc cháy râu ngô.
Kìa đôi mắt, hãy nhìn đôi mắt!
Cạn kiệt niềm tin, ứ đầy u uất.
Đôi mắt ấy không thấy đường đi tới,
Trời sập đen, không tìm thấy đường lui!
Khi tòa án đánh lừa thần công lý
Khi bạo quyền giả danh cưỡng chế
Cả nước đầy những tiếng dân oan.
“Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
Câu ca dao đã chết, đột nhiên sống lại.
“Người cày có ruộng!”, ước mong giản dị,
Tưởng đã giành được, hóa ra mơ hồ!
Sắp Tết! Chúng ào tới đập bát hương trên bàn thờ,
Giật bát cơm trên tay trẻ nhỏ,
Giập lửa bếp, tắt niềm vui người vợ!
Ôi, phải đem mạng sống hòng thay đổi thế cờ!
Lột mặt nạ kẻ mạo danh nhân dân, hiện nguyên hình kẻ cướp
Những kẻ mồm rao giảng pháp quyền, chân giẫm đạp mọi nguồn sống.
Chặn tay chúng! Giải oan cho muôn vạn dân oan!
Ý chí Đoàn Văn Vươn vang lên trong tiếng nổ
Nguyện vọng 70 triệu nông dân, bé họng, thấp cổ
Mạnh như ý Trời!

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo nhìn Tiên Lãng với đôi mắt vừa bi thương, phẫn nộ vừa bị cái hào hùng của tiếng súng hoa cải thuyết phục. Ông không ngại ngần khi nói lớn lên sự thật là lần đầu tiên trong chế độ của người cộng sản có một nông dân đã bắn lại cái chính quyền từ nó mà ra. Qua bài Gió Tiên Lãng nhà thơ viết:

GIÓ TIÊN LÃNG

nosung1-250.jpg
Công an, cảnh sát cơ động bao vây nhà của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn, ảnh chụp hôm 05-01-2012. Courtesy ĐatViet.
Lần đầu trong thời cộng sản
một người nông dân
bắn vào chính quyền
đã chiến thắng

Đoàn Văn Vươn
gió Tiên Lãng thổi anh ra khắp nước
lấy mạng sống giữ ruộng vườn
khi chính quyền thành bọn cướp
từ thân phận con lươn
anh nổ súng trước
để được làm con người
đất của dân máu và nước mắt
sao cướp ngày đến cướp mồ hôi ?
chính quyền đối thoại với dân bằng súng
cướp nhà cướp đất quen rồi
vụ cướp đầm tôm xã Vinh Quang, Tiên Lãng
súng của dân đã cất lời
cả nước bênh người nông dân liều mạng
lịch sử bừng hoa cải gió xuân ơi
ông thủ tướng phải về Hải Phòng
tháo ngòi nổ
nông dân bị đẩy tới chân tường
trời tích bão nén cuồng phong phẫn nộ
tiếng súng bắn vào chính quyền Đoàn Văn Vươn
lại thành cơ may cứu chế độ
trả lại dân ruộng vườn
trả biển lại cho lòng dân sóng vỗ
Đoàn Văn Vươn
anh phải bắn để còn chân lý
chứng tỏ mình còn là người
khi lòng dân biến thành vũ khí
chính quyền sao nhốt được gió trời ?
Đoàn Văn Vươn
không ai nhốt được lịch sử
không ai bỏ tù được quê hương
gió Tiên Lãng dựng biển bờm sư tử
gió hoa cà hoa cải gió tình thương …

Hãy trả lại công lý cho anh em Đoàn Văn Vươn

2012114122650_IMG_123456-250.jpg
Ông Đoàn Văn Vươn tại trại giam, ảnh chụp tháng 02/2012. Photo courtesy of anhp.vn
Với nhà thơ Bùi Chí Vinh thì thân phận tù tội của anh em nhà Đoàn Văn Vươn mới là điều ông quan tâm. Những câu thơ tự do có sức thu hút kỳ lạ của bài thơ “Hãy trả lại công lý cho anh em Đoàn Văn Vươn” khó tan trong lòng người đọc vì chất men của các chi tiết: tàn nhẫn, bạo quyền, súng và chó săn đã làm nóng lên cảm giác. Bài thơ như một phân cảnh của điện ảnh, miêu tả nhẹ nhàng nhưng đầy thuyết phục của toàn cảnh bức tranh Đoàn Văn Vươn dưới họng súng, nhà giam… Đoàn Văn Vươn phải được trả tự do là ước muốn của nhiều người và Bùi Chí Vinh ghi nhận đây là điều không thể khác.
Khi người đứng đầu chính quyền kết luận vụ Tiên Lãng làm sai
Điều đó có nghĩa anh em Đoàn Văn Vươn làm đúng
“Sai trong giao đất, sai trong cưỡng chế thu hồi”
Sai càng chất chồng khi huy động chó săn và họng súng

Người nông dân ở đầm hoang chỉ có đôi tay trắng
Cởi áo lính ra kiếm mảnh đất cắm dùi
Tin pháp luật không bao giờ bội tín
Dám hy sinh cả con gái mình đổi hai bữa cầm hơi
Người nông dân ở đầm hoang tử chiến với thiên tai
Dùng cái đầu kỹ sư biến đất cằn thành đất ngọc
Biến nơi cò gáy khỉ ho thành nơi có tiếng người
Tôm cá lội chẳng cần ơn mưa móc
Làm sao chấp nhận những kẻ không đổ mồ hôi đến nhà mình trấn áp
Đã sống làm cây ngay thì chết đứng cũng lẽ thường
Khi người đứng đầu chính quyền kết luận các ngài “sứ quân” phạm pháp
Thì việc đầu tiên nên làm là trả lại công lý cho Đoàn Văn Vươn!

Coi chừng “Máu thắm Đồng Nọc Nạn” tập 2

Vu-an-noc-nan-1-250.jpg
Di tích lịch sử quốc gia đồng Nọc Nạn có cụm tượng tái hiện sự kiện lịch sử đồng Nọc Nạn. japtiensinh.net.
Cũng nhà thơ Bùi Chí Vinh trong bài  Coi chừng “Máu thắm Đồng Nọc Nạn” tập 2,  người đọc thích thú cùng với ông xem lại vở tuồng “Máu thắm Đồng Nọc Nạn” và rồi sau đó phát hiện ra lắm điều bi tráng đối với kịch bản dựa trên câu chuyện có thật vào năm 1928 tại Bạc Liêu này.
Hồi nhỏ coi tuồng cải lương “Máu thắm Đồng Nọc Nạn”
Cường hào kết hợp thực dân khủng bố dân lành
Con giun bị xéo mãi cũng oằn, sao chịu được?
Chết là cùng, cùng bẻ nạng chống trời xanh
Trời xanh không có mắt giữa cõi U Minh
Ác bá càng lúc càng giàu lên, người nghèo càng ngày càng ốm đói
Chúng giành giật của dân từ thuế đất đến thuế thân
Đốt lúa, bắn người hỏi ai chịu nổi?
Che Guevara nói “Cách mạng tượng hình trong nghèo đói”
Đồng Nọc Nạn không biết ông Tây Che Guevara là ai, nhưng biết lũ bạo tàn
Biết máu đào luôn quý hơn nước lã
Biết nước đầy ly thì tràn, biết thương xót đất khai hoang
Ngày xưa coi tuồng cải lương khi tuổi mới 15
Nước mắt đầm đìa tôi đi làm cách mạng
Máu tôi chan hòa cùng với máu nông dân
Cùng nổi dậy bắt mặt trời tỏa sáng
Ngày hôm nay không ai chiếu lại “Máu thắm Đồng Nọc Nạn”
Nhưng tuồng cải lương thuở đó cứ chập chờn
Cứ chập chờn những người nghèo vùng Tiên Lãng
Khai phá đầm hoang đổi máu lấy miếng cơm
Khai phá đầm hoang Hải Phòng đổi cả cái chết của đứa con
Để có được bữa ăn xanh và sạch
Chẳng cần tước phong danh hiệu “kỳ nhân”
Đoàn Văn Vươn biết thế nào là lá lành đùm lá rách
Đất đai là sở hữu của toàn dân chứ không độc quyền vài quan chức
Không thuộc sắc lệnh vua ban, khi cao hứng thu hồi
Đất đai không dành cho kẻ ngồi mát ăn bát vàng trục lợi
Mỗi tấc đất tấc vàng đều tóe máu, đẫm mồ hôi
Dồn ép người nghèo đến đường cùng, hậu quả tất sinh sôi
Cái ác đồng loã với đồng tiền vô cảm
Bạo lực làm sao che nổi luật trời
Coi chừng xảy ra những tập tiếp theo của vở “Máu thắm Đồng Nọc Nạn”

Tống Văn Công, Trần Mạnh Hảo, Bùi Chí Vinh là những nhà văn, nhà thơ nhà báo thành danh vì vậy thơ của họ ngập tràn sự sống và bần bật niềm rung động từ sự kiện Tiên Lãng.
Bên cạnh những câu thơ tóe máu, hừng hực lửa và đầy hình ảnh của họ xuất hiện một bài thơ khác, với dạng thức khác và ý tứ cũng hoàn toàn khác. Bài thơ mang tên “Bình Vươn Đại Cáo” trên trang blog Trúc Xanh. Khi mới đọc lên người ta dễ dàng mỉm cười với hình ảnh đạo mạo, khoan hòa nhưng mạnh mẽ từ tuyệt phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi nay “biến dạng” thành một bài hịch mang đậm tính hài hước nhưng lại tố cáo một cách cụ thể từng việc làm sai trái của nhà nước Tiên Lãng.

Bình “Vươn” Đại Cáo

do-huu-ca-250.jpg
Giám đốc CA Hải Phòng Đỗ Hữu Ca. Photo courtesy of Trần An Lộc/danlambaovn.blogspot.com.
Từng nghe:
Làm chính phủ trước phải đe dân
Ai phản kháng phải trừ cho bạo.
Như nước Đại Vệ ta từ trước
Vốn xây nền cộng sản từ lâu
Chức tước, ngôi bậc đã phong
Lợi lộc, quyền uy mặc tình chia chác
Từ bao năm trước, mượn sức dân xây nền độc lập
Trải bao năm sau, độc tài hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Đàn áp dân thời nào cũng có.

Cho nên:
Văn Vươn chí thú làm ăn nên thất bại
Cường hào ác bá cướp đất làm ngang lại nên công
Huyện Tiên Lãng bắt sống Văn Vươn
Xã Vinh Quang đánh người cô phụ
Việc nay xem xét
Chứng cứ còn ghi.

Mới đây:
Anh em họ Đoàn, ngăn biển lấp đất
Mồ hôi chan mặt, máu đổ xuống đầm
Trải mười mấy năm đội đá vá trời
Nơi Cống Rộc mới tạo thành cơ nghiệp
Người người ngợi khen, báo chí ca tụng
“Kỳ tài đất Tiên Lãng” đã thành danh

Than ôi!
Cũng do thấy tiền tài hoa mắt
Bởi nghe điều lợi lộc ù tai
Bọn cường hào ác bá phủ huyện bàn nhau
Đem điều lợi nhử quan đầu tỉnh

Bởi thế:
Đại ca Ca huy động công an, bộ đội
Trang bị tận răng, hơn trăm quân số
Thủy bộ hai đường, “trực diện, nghi binh”
“Hợp đồng tác chiến cực kỳ hay”
Tài cả mưu sâu, “có thể viết thành sách”
Cao kế ấy, Gia Cát Lượng phải chào thua
Binh lược này, tướng Churchill đành bái phục
Thế trận xuất kỳ, lấy mạnh chống yếu
Dùng quân mai phục, lấy thịt đè người.

Ngờ đâu:
Tức nước vỡ bờ, già néo đứt dây
Bom tự tạo nổ tung, khiếp hồn quân hung bạo
Đạn hoa cải bay vèo, bạt vía lũ cường quyền
Mất hồn hết vía, kéo nhau lui
Động phách kinh tâm, tìm chỗ nấp
Thấy đã yên yên, tràn quân tới
Kéo ập vào nhà, chỗ bỏ không.
Giận đã cành hông, mất mày mất mặt
Bắt chó, đuổi gà, phá nhà thành bình địa mới đã nư
Vợ dại, con thơ chúng cũng chẳng từ
Bụng mang dạ chửa, dùi cui thúc vào bụng
Lợi dụng câu “vợ chồng nghĩa trọng”, “chị em tình thâm”
Ép Văn Quý, Văn Vươn, Phạm Thái ra đầu thú

Thương ôi:
Trong một phút đất bằng dậy sóng
Cửa nhà cơ nghiệp bỗng tiêu tan
Gia đình, vợ con xẻ nghé tan đàn
Nỗi oan ấy vì ai mà nên nỗi?
Dân chúng gần xa ai tường nông nỗi
Cũng thở dài đấm ngực mà than:
Thượng bất chánh, hạ tắc loạn mới lắm dân oan
Chính sách bậy, lãnh đạo sai mới sinh phản kháng
Một đồn mười, mười đồn trăm, dư luận râm ran
Báo đài dù nhiều, ra rả một giọng cũng khó lòng ém nhẹm.

Thế nên:
Tể tướng ngự ngôi cao mà làm thinh hoài cũng ngượng
Đóng cửa họp bàn một tháng sắc chỉ mới ban ra
Truyền cho bay, lũ phủ huyện quan nha
Truy trách nhiệm, điều tra, trình ta rõ.

Đến một hôm:
Cờ mở, trống dục, uy nghi tể tướng đăng đường nghị án
Phóng viên, báo chí, lăng xăng tốc ký ghi âm lời vàng ban.

Xét rằng:
Lệnh giao đất là sai, lệnh lấy đất càng sai
Lệnh cưỡng chế cũng sai tuốt luốt


doan-v-vuon-dantri-250.jpg
Ông Lê Văn Hiền(nay đã bị đình chỉ công tác): “Khi hết thời hạn thuê đất mà chủ đầm không trả thì cưỡng chế” (ngày 12/1/2012). Source dantri-online.
Nhưng thương vì:
Các quan nha vì Đảng tận trung
Lo lót nhiều lại “nhân thân tốt”
Đã chấp nhận điều tra, thành tâm tự kiểm
Tạm đình chỉ công tác mười lăm hôm gọi là cảnh cáo
Đợi chuyện êm êm, một hai tháng để dư luận nguôi nguôi
Ai về ghế nấy, “Vũ Như Cẩn” vẫn giữ tên
Quyền chức phục hồi, “Nguyễn Y Vân” không đổi họ.

Còn về:
Văn Vươn cùng đồng bọn
Tội âm mưu chống người thi hành công vụ đã quá rõ ràng
Tội cố ý giết người, đả thương sai nha khó lòng chối cãi
Khẩn trương xét xử, tức khắc thi hành
Xử một răn trăm, để dân oan từ nay hết hòng nhúc nhích!

Thế mới biết:
Tể tướng trí sâu tợ biển
Công chính chẳng khác Bao Công
Tôi tớ theo hầu, mặc lòng làm bậy đều được che chở
Lừng danh chưa từng trị tội, nhân ái như thể cha hiền.
Còn lũ dân oan, trí thức phản biện
Cứ trông gương Hà Vũ, họ Đoàn đấy mà lo.

Hoan hô!
Một vở tuồng hạ màn quá đã!
Công đức này oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình
Ban chiếu ra oai khắp chốn

Xa gần bá cáo
Ai nấy đều hay

Đóng lại các trang web cùng những bài thơ viết về Tiên Lãng người đọc không khỏi ngậm ngùi tự hỏi: Tại sao đã hơn một thế kỷ trôi qua mà máu của cánh đồng Nọc Nạn vẫn còn chảy trên ruộng đồng Tiên Lãng. Nhà thơ, bằng những cảm nhận tế vi của mình đã bật máu ra mà viết cho người nông dân, còn nhà nước, những công bộc lãnh tiền thuế từ người dân có rung động chút nào không hay lại tiếp tục đưa tay thu đơn khởi kiện của người nông dân một cách máy móc và vô cảm để rồi sau đó bỏ mặc cho những Tiên Lãng khác thi nhau xuất hiện, thi nhau phẫn uất và thi nhau rơi vào quên lãng?

Trung Quốc xây dựng các sân bay ngầm

Tầu Shi Lang
Trung Quốc đang thực hiện dự án bí mật hàng đầu là xây dựng khoảng 40 sân bay ngầm. Điều này sẽ giúp Trung Quốc tăng cường đáng kể hệ thống an ninh hàng không cũng như khả năng chiến đấu của các hạm đội.
Trang mạng Huanqiushibao hôm Thứ sáu cho biết như vậy, dựa theo một nguồn tin không chính thức từ quân đội Nga. 40 sân bay ngầm dưới đất để phục vụ cho hàng không mẫu hạm. Đây là một phần của kế hoạch nhằm nâng cấp hạm đội bay của Trung Quốc.
Theo nguồn tin tình báo quân sự Nga, hệ thống sân bay khổng lồ dưới lòng đất mà Trung Quốc đang xây dựng, có thể chứa ít nhất 1.500 máy bay chiến đấu. Sức chứa của các sân bay dự tính xây dựng này cho đến nay vượt quá số lượng máy bay mà đất nước này đang có.
Công trình xây dựng được bảo đảm tuyệt mật và được bảo vệ bằng những quan sát từ vệ tinh, bằng các máy bay gián điệp và các trạm kiểm soát trên mặt đất. Các sân bay đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu của không quân Trung Quốc trong mọi tình huống.
Theo các chuyên gia Nga, hệ thống sân bay ngầm có thể bảo vệ hiệu quả các cuộc tấn công bằng máy bay vào Trung Quốc. Ngoài ra, hệ thống còn giúp bảo vệ không phận Trung Quốc trước các máy bay ném bom Mỹ thế hệ mới. Các chuyên gia Nga tin rằng, hệ thống này cho phép bảo vệ các sân bay chống lại các đợt ném bom khổng lồ.
Việc xây dựng sân bay ngầm là một phần của kế hoạch hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Theo thông báo của chính phủ, trong năm 2012 Trung Quốc dành 91,5 tỷ USD cho mục đích này (tăng 12,7% so với năm ngoái).
So sánh với chi tiêu quân sự của Mỹ 661 tỉ đô la thì đây vẫn là một số tiền khiêm tốn. Theo báo cáo không chính thức từ các nguồn tin quân sự Mỹ, chi phí cho quân đội Trung Quốc bị che giấu, chi phí thực tế là 150 tỷ USD. So sánh với chi phí lao động và giá cả hầu hết các sản phẩm ở Trung Quốc đều rẻ, thì chi tiêu quân sự của Trung Quốc ước tính khoảng 300 tỷ USD.
Hàng không mẫu hạm Trung Quốc có sức chứa 500 máy bay chiến đấu, trong đó có 300 thuộc thế hệ mới thứ tư. Sản phẩm mới nhất của ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc là loại máy bay tàng hình ký hiệu J20 (tương đương với F-22 của Mỹ và T-50 của Nga).
Mùa hè năm 2011, Trung Quốc đã cho hạ thủy chiếc tầu sân bay đầu tiên là Shi Lang và theo những thông tin không chính thức, một chiếc hàng không mẫu hạm khác đang được đóng ở một cảng tại Thượng Hải.
Theo Onet.pl
© Đàn Chim Việt

Cơ hội cho Dân tộc Việt Nam: Hãy đồng loạt hành động!

 Tác giả:   – ĐCV

Phong trào Thỉnh Nguyện Thư do nhạc sĩ Trúc Hồ và tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng gây một hào khí đấu tranh mạnh mẽ trong cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt nhất ở những người quan tâm đến tiền đồ của Tổ quốc, đến hạnh phúc của người dân đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Đã nhiều lần chúng ta cùng nhau nhận xét về tình hình đất nước Việt Nam về mọi mặt[1]: kinh tế, chính trị, xã hội, đạo lý dân tộc, vv… mặt nào chúng ta cũng thấy thua kém xa thời xưa, thời mà Việt Nam còn được có thể so sánh với các quốc gia lân bang như Thái Lan, Mã Lai, Nam Hàn, Đài Loan. Khi đào sâu nhận xét và tìm nguyên nhân chúng ta đều thấy một điểm chung: chế độ độc tài là nguyên nhân đưa đẩy Việt Nam xuống vực thẩm về mọi mặt. Chế độ vô nhân này đã chế ngự trên quê hương chúng ta gần 60 năm tại miền Bắc và 37 năm ở miền Nam, không những chỉ cản trở phát triển mà hủy hoại mọi điều kiện để phát triển, hủy hoại phần lớn di sản văn hoá và đạo lý cổ truyền của Tổ Tiên chúng ta để lại, nhượng bán đất biển của Tổ quốc cho giặc Tàu, tạo ra một hệ thống tham nhũng qui mô dày đặc trên cả lãnh thổ Việt Nam với mục đích “ăn chia” để giữ vững chế độ…
“Con Vua thì lại làm Vua, con Sãi ở Chùa về quét lá đa” câu tục ngữ trên chỉ có thực ở thời phong kiến và trong chế độ độc tài. Ở thể chế dân chủ, nhân quyền được tôn trọng, không những mọi người đều có quyền như nhau “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền” mà thường dân trong xã hội là cứu cánh để chế độ, để chính quyền phục vụ chứ không phải như trong chế độ phong kiến và độc tài, con người chỉ là công cụ phục vụ cho chế độ.
Trẻ con Việt Nam tại Đức có tiếng học giỏi mặc dù các em là những học sinh trung bình ở Việt Nam, tại sao?
Philipp Rösler, một đứa trẻ Việt Nam mồ côi được người lính Đức nhận nuôi đã trở thành phó Thủ tướng Đức, tại sao?
Chẳng lẽ chúng ta mãi để Tổ quốc chúng ta mãi quằn quại mãi trong vũng lầy đen tối?
Chẳng lẽ chúng ta mãi để cho giới thống trị Việt Nam chia bán Tổ quốc cho ngoại bang?
Chẳng lẽ chúng ta mãi lê kiếp sống nô lệ trên chính quê hương của mình không được nói lên ước muốn, suy nghĩ của mình, không được bày tỏ lòng yêu Tổ quốc, không được tự do đi lại vì mọi nơi đều dán tấm bảng “cấm chó và người Việt”?
Chẳng lẽ chúng ta lại can tâm để đời con cháu chúng ta lại tiếp nối cuộc sống nô lệ ngày còn thậm tệ hơn đời chúng ta?
Cơ hội đã đến, mọi con dân Việt từ trong Nước đến hải ngoại hãy đồng lòng, đồng loạt dấy lên phong trào “đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam”. Bước đầu chúng ta hãy gửi Thỉnh Nguyện Thư đến Quốc hội, chính quyền nơi chúng ta cư ngụ, đề nghị họ thi hành biện pháp với Việt Nam, nếu đảng và nhà nước CSVN không trả tự do cho các tù nhân chính trị và tôn giáo. Đồng thời nhà nước CSVN phải thay đổi luật pháp cho phù hợp với công pháp quốc tế mà họ đã ký kết thi hành vào năm 1982.
Tình thế trong Nước hiện nay đang có những dấu hiệu biến đổi thuận tiện cho phong trào Dân chủ vì đảng và nhà nước CSVN đang ở trong tư thế lưỡng lự có nên cho người dân nhiều quyền hơn hay không? Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương từ cuối năm 2009 đến nay đã liên tục đề nghị nhà nước thay đổi mô hình phát triển kinh tế, xã hội, trong đó con người là nhân tố căn bản cho sự phát triển bền vững[2]. Đồng thời trong chuyến công du Đức vào cuối tháng giêng 2012, phó Thủ tướng XHCNVN Nguyễn Thiện Nhân đã trình bày kế hoạch của nhà nước là sẽ cho phép các cơ sở kinh tế và chính quyền địa phương tự kiếm thành phần lãnh đạo.
Những dấu hiệu đó cho thấy rằng, đây là thời cơ thuận lợi để người dân trong Nước đòi hỏi dân chủ, nhân quyền. Quí Vị hãy vận dụng mọi phương pháp (truyền miệng, Facebook, Twister, Email vv…) truyền cho nhau biết và can đảm cùng gửi hàng triệu kiến nghị đến Quốc hội, vì kiến nghị là quyền của công dân được ghi ở điều 53 Hiến pháp Nước CHXHCNVN: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.
Cầu chúc dân tộc Việt Nam sớm hưởng được Dân chủ, Nhân quyền để chúng ta có thể xây dựng được một Nước Việt Nam giầu mạnh, tràn ngập tình người, để con cháu chúng ta không còn phải nối tiếp kiếp sống nô lệ mà phải hiên ngang làm những con người anh dũng sánh vai cùng các dân tộc tiến bộ khác trên quả địa cầu này.
© Nguyễn Hội
© Đàn Chim Việt
————————————————
[1] Xin đọc các loạt bài của Nguyễn Hội, thí dụ trên trang báo Tổ Quốc: http://baotoquoc.com/category/nguy%e1%bb%85n-h%e1%bb%99i/
[2] Xin xem Viện Quản Lý Kinh Tế TW (CIEM): „Thay đổi mô hình phát triển kinh tê – xã hội và cơ câu lại nền kinh tê Việt Nam“, số 2/2011; Viện Quản Lý Kinh Tế TW (CIEM):„Phát huy nhân tố con người để phát triển bền vững“ số 11/2009

“Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ

 Tác giả:   – ĐCV
Buổi trưa ở Chennai. Làm việc xong trên đường trở về khách sạn, tôi nhờ người lái xe đưa đi thăm vịnh Bengal. Đứng bên bờ vịnh nhìn sang phía bên kia bờ là Đông Nam Á. Tôi tự hỏi Việt Nam đang nằm ở đâu sau dòng nước xanh xa thẳm kia. Và cùng lúc tôi chợt nghĩ đến bài hát “Việt Nam tôi đâu” của Việt Khang đang trở thành khẩu hiệu cho tuổi trẻ trong vào ngoài nước.
Việt Nam tôi đâu?
Câu hỏi của tôi vang lên theo từng đợt sóng dội vào bờ cát Chennai nhưng tuyệt nhiên không có tiếng trả lời. Một người đứng trên đất khách và một kẻ đang ở trong tù có cùng một câu hỏi.
Thì ra, không phải người đi xa mới thấm thía nỗi đau của kẻ thiếu quê hương mà cả những người đang sống trên đất nước vẫn đi tìm kiếm quê hương. Và quê hương chúng tôi đang tìm kiếm, không chỉ là núi đồi, sông biển, ruộng vườn, cây trái nhưng là một quê hương có khối óc tự do, có tâm hồn nhân bản, có trái tim dân chủ, có đôi chân tiến về phía trước và đôi tay kiến tạo một xã hội thanh bình thịnh vượng cho mãi mãi Việt Nam.
Thời gian tôi sống ở xứ người dài hơn so với thời gian sống ở Việt Nam và đã nhiều năm làm công dân Mỹ nhưng ngoại trừ việc phải điền vào những giấy tờ cần thiết, khi được hỏi tôi là ai, tôi luôn trả lời tôi là người Việt Nam. Một phần, tôi cảm thấy chút gì đó ngượng ngùng khi nhận mình là người Mỹ và một phần khác tôi không thể từ chối đất nước đã sinh ra tôi. Tôi cám ơn nước Mỹ đã cứu vớt tôi từ biển cả, cho tôi chiếc nệm ấm, giúp tôi có cơ hội học hành, dang rộng đôi tay chào đón khi tôi bước xuống phi trường lần đầu trong một đêm đông lạnh, nhưng suy nghĩ và phân tích cho cùng, tôi vẫn là người Việt Nam. Tôi nghĩ về nước Mỹ với một trách nhiệm công dân mang tính pháp lý hơn là một người con mang trên vai nghĩa vụ tinh thần. Tôi không biết kiếp sau, nếu có, tôi là gì nhưng kiếp này tôi là người Việt Nam. Tôi dặn lòng như thế.
Việt Nam tôi đâu?
Câu hỏi có vẻ ngô nghê nhưng không phải dễ trả lời. Nếu ai hỏi, thật khó cho tôi gỉải thích đủ và đúng trong một câu ngắn gọn. Việt Nam của tôi không phải là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và dĩ nhiên không phải là chế độ cai trị con người bằng nhà tù và sân bắn như hiện nay.
Nhìn chiếc ghe hư nằm trơ trọi trên bờ biển Chennai, tôi chợt nhớ đã có một thời, nhiều thuyền nhân Việt Nam từng hỏi “Việt Nam tôi đâu” và đã đồng ý với nhau rằng Việt Nam đã chết như trong bài hát Một lần miên viễn xót xa quen thuộc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Thành:
Giờ đây, mỗi đứa con lạc loài mỗi nẻo
Đứa London, đứa Paris, đứa đèo heo gió hút
Gặp nhau từng hàng lệ xót xa, buông những câu chào
Đôi ba sinh ngữ, Bonjour, Au revoir, Hello, Good bye
Con gục đầu chua xót đắng cay.
Thưa me, thưa me, thưa me, quê hương mình
Đã chết rồi, mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ Việt Nam ơi …”

Vì “quê hương mình đã chết rồi” nên hàng triệu đứa con của mẹ phải bỏ ra đi khắp chân trời góc biển.
Có người không đồng ý và cho rằng quê hương vẫn còn đó, núi sông vẫn còn đó, chết chóc gì đâu mà than vãn. Việt Nam là quê hương của tất cả chúng ta. Không có quê hương của người quốc gia hay quê hương của người cộng sản. Không có quê hương tư sản hay quê hương vô sản. Quê hương vẫn còn có đó và sẽ mãi mãi còn đó cho ngàn đời sau.
Đúng hay sai, còn hay mất, sống hay chết tùy theo cách hiểu và cách nhìn về đất nước. Với tôi và có thể với nhiều đồng bào cùng cảnh ngộ, quê hương không chỉ là những vật vô tri, vô giác nhưng phải là một quê hương sống động và có tâm hồn. Sau 30 thágng Tư năm 1975, quê hương Việt Nam đã mất tâm hồn và thậm chí trở thành tù ngục. Việt Nam, nơi con người bị đối xử như con vật. Việt Nam, nơi con người không có quyền nói những điều họ muốn nói, hát những bài hát họ yêu thích, viết những dòng thơ họ muốn viết. Hàng triệu người Việt Nam đã không còn chọn lựa nào khác hơn là ra đi.
Hành trình của hơn hai triệu người Việt Nam từ sau tháng Tư năm 1975 không chỉ được ghi bằng những bước chân rỉ máu trên những chặng đường đầy đau thương thử thách nhưng còn qua những bài hát được viết như tiếng thét gào của đoàn lưu dân trên sa mạc trần gian.
Mai tôi đi, tôi đi vào sương đen
Sương rất độc tẩm vào ngươì nỗi chết
Quê hương ta sống chia dòng vĩnh biệt
Chảy về đâu những nước mắt đưa tin.
(Mai tôi đi, nhạc Nguyễn Đình Toàn)
Những ngày tháng lênh đênh đó, ai không dừng tay dù đang làm việc gì khi nghe Người di tản buồn của nhạc sĩ Nam Lộc, Sài Gòn niềm nhớ không tên của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn hay Đêm nhớ về Sài Gòn của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cất lên từ giọng ca Khánh Ly? Có ai không chợt nghe lòng mình chùng xuống khi chị Nguyệt Ánh cất lên những lời não nùng trong Một chút quà cho quê hương của nhạc sĩ Việt Dũng? Có ai không nghe như có tiếng mưa rơi dù đang đứng giữa phố Bolsa nắng gắt khi nghe giọng Ngọc Lan kể lể trong Khóc một dòng sông của nhạc sĩ Đức Huy? Và nhiều nữa, Phạm Duy với 1954 Cha bỏ Quê 1975 Con bỏ Nước, Nhật Ngân với Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh, Châu Đình An với Đêm chôn dầu vượt biển, Phan Văn Hưng với Ai trở về xứ Việt, Phan Ni Tấn với Bài hát học trò, Tô Huyền Vân với Quê hương bỏ lại v.v…
Và tất cả đã đóng góp phần mình viết nên bài trường ca đầy bi tráng của một bộ phận dân tộc Việt Nam sau mùa bão lửa 1975. Từ Camp Pendleton đến Leamsing, Palawan, Pulau Bidong, Sungai Besi, Bataan, White Head, Panat Nikhom, Galang, những tên tuổi địa danh đi vào lịch sử Việt Nam qua  cái chết tủi buồn của mẹ, qua  giọt nước mắt của em, qua tiếng gào thống thiết của anh vọng lên giữa Thái Bình Dương bát ngát.
Thời gian cuốn đi bao vết tích, tạo ra bao đổi thay của thời thế và con người. Bây giờ, một số nhạc sĩ đã qua đời, một số đang qua đời trong cách khác và một số vẫn tiếp tục đi trên con đường lý tưởng dù tuổi tác đã già. Nhưng dù sống hay chết, bỏ đi hay ở lại, những bài hát của họ đánh dấu một giai đoạn lịch sử nhiều bi tráng của đất nước và góp phần xây lên tấm bia đá thuyền nhân bi thương ngàn đời trong lịch sử Việt Nam.
Và những người còn ở lại, phải chăng họ dễ dàng trả lời “Việt Nam tôi đâu?”
Không. Tôi không nghĩ thế. Nếu ai hỏi những người thuộc thế hệ đã trải qua giai đoạn cùng cực những năm sau 1975 còn sống hôm nay có thể họ cũng sẽ trả lời trái tim Việt Nam có một thời ngừng đập. Thời gian dừng lại. Không gian đóng kín bịt bùng. Việt Nam đã chết ngay cả trong lòng những người đang sống giữa lòng đất nước. Một triệu dân Sài Gòn dắt nhau sống lây lất trong các vùng kinh tế mới. Nhiều trăm ngàn sĩ quan viên chức miền nam bị đầy đọa khắp các trại tù. Con người Việt Nam sau 1975 vẫn phải sống, phải thở, phải tìm mọi cách để sinh tồn trong hoàn cảnh nghiệt ngã chứ không phải là những con người an vui hạnh phúc như phần lớn của sáu tỉ người còn lại trên thế giới. Chính ông Võ Văn Kiệt khi còn sống đã phải thừa nhận niềm vui của đảng Cộng Sản là nỗi buồn của nhiều triệu người dân Việt.
Dân tộc nào cũng có thể phải trải qua những chặng đường đau thương gian khổ nhưng Việt Nam có thể nói là một trong số rất ít quốc gia mà sự chịu đựng kéo dài qua nhiều thế hệ. Hơn nửa đời người trôi qua, tiếng thét vẫn còn vang vọng qua bài hát của nhạc sĩ Việt Khang:
Viêt Nam ơi
Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói
Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian.

Sau 36 năm, Việt Nam  chẳng những không bước thêm một bước nào; trái lại, về kinh tế, chính trị, so với đà tiến nhân loại, đã lùi xa hơn vào quá khứ, và văn hóa đạo đức đang trở về với thời sơ khai nô lệ, nghĩa là thời kỳ mọi của cải đều có thể mua bán, trao đổi, kể cả mua bán, trao đổi chính con người. Người mẹ đang từng cơn xót dạ nhìn đời mà Việt Khang gặp hôm nay không khác gì người mẹ mà tôi gặp đi bán máu ngoài nhà thương Chợ Rẫy mấy chục năm trước. Nếu ai hỏi Việt Nam của mẹ ở đâu, chắc chắn mẹ sẽ chỉ ra những nấm mồ vô chủ. Những bầy em đói khổ nghèo nàn mà Việt Khang mô tả hôm nay cũng không khác gì đám trẻ tôi đã gặp ở vùng kinh tế mới Đồng Xoài ba mươi lăm năm trước. Nếu ai hỏi Việt Nam của các em đâu, các em sẽ chỉ ra những vỉa hè bụi bặm, những góc phố tối tăm. Nhưng hiểm họa đất nước đang phải đương đầu không chỉ là độc tài, tham nhũng mà còn là đại họa mất nước.
Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất
Mà giặc tàu ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa, đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc tàu

Là một người con dân Việt Nam
Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
Người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi
Từng đoàn người đi chẳng nệ chi
Già trẻ gái trai giơ cao tay
Chống quân xâm lược
Chống quân nhu nhược
Bán nước Việt Nam

Việt Nam tôi đâu
Việt Nam tôi đâu

Chúng ta đọc quá nhiều, nghe quá nhiều, hãnh diện quá nhiều về lịch sử hào hùng bốn ngàn năm giữ nước. Vâng, nhưng đó chỉ là những hào quang của quá khứ, là những thành tựu của tổ tiên, không phải của chính chúng ta. Những bài học thuộc lòng về một quá khứ hào hùng của dân tộc không thể giúp lau khô đi dòng nước mắt hôm nay:
Kính thưa thầy đây bài thuộc lòng của con
Tổ quốc Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến
Một trăm năm Pháp thuộc
hai mươi năm đọa đày
Làm sao con thuộc được truyện Kiều Nguyễn Du.
Kính thưa thầy đây là quyển vở của con
suốt một năm không hề có chữ
con để dành ép khô những giòng nước mắt
của cha con, của mẹ con, của chị con, và của …chính con.
(Bài học của con, nhạc Phan Ni Tấn)
Lịch sử không phải là một ngôi miếu để thờ cúng nhưng là một đời sống luôn đổi mới. Truyền thống chỉ là một thói quen lỗi thời nếu truyền thống không được hiện đại hóa. Angkor Wat, Angkor Thom nguy nga, đồ sộ nhưng không cứu được một phần tư dân tộc Khờ Me khỏi bàn tay Pol Pot. Tương tự, Ấn Độ, một dân tộc có nền văn minh lâu đời nhất nhân loại và trải qua các thời đại hoàng kim từ Ashoka đến Gupta, cũng đã chịu đựng hàng loạt ngoại xâm từ Mông Cổ, Hồi Giáo và thực dân Anh kéo dài suốt 600 năm.
Việt Nam cũng thế. Nếu chỉ biết tôn vinh quá khứ và làm ngơ trước hiểm họa Trung Quốc hôm nay, rồi lịch sử dân tộc với những chiến công hiển hách của các thời Ngô, Đinh, Lý, Trần cũng sẽ chỉ là những tấm bia trong một ngôi đền cổ. Hãy tưởng tượng, nếu tất cả chúng ta đều im lặng, làm ngơ, chịu nhục trước hiểm họa mất nước, rồi bốn ngàn năm nữa, những đứa trẻ dòng Việt tộc, đi ngang qua di tích đền Hùng, sẽ căm hận biết bao khi nghĩ về tổ tiên nhu nhược của chúng vào bốn ngàn năm trước đó.
Đừng để lại cho các thế hệ Việt Nam tương lai một ngôi đền mà ngay hôm nay hãy xây cho họ một căn nhà Việt Nam Mới tự do, dân chủ, công bằng, bác ái.
Bài hát Việt Nam tôi đâu của Việt Khang là tiếng chuông đánh thức hồn thiêng sông núi đang ngủ quên trong lòng người. Ngọn đuốc Việt Khang thắp lên soi sáng con đường đi về phía trước. Các thế hệ Việt Nam từ lúc chào đời đã mang tinh hoa tinh huyết của dòng giống Lạc Long, nhưng tinh hoa tinh huyết  đó phải được mài dũa thành vũ khí để bảo vệ đất nước hôm nay. Cứu Việt Khang, do đó, không phải chỉ cứu một thanh niên, một nhạc sĩ đang bị tù đày nhưng hơn thế nữa, tự cứu chính mình và từ đó đứng lên cứu dân tộc mình.
© Trần Trung Đạo
© Đàn Chim Việt

Bệnh tật và cái chết của 4 văn nhân: Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Tường Tam[1]

 26/02/12 | Tác giả:
LTS: Tài liệu này là luận án tiến sĩ của bác sĩ y khoa Mạc Văn Phước làm tại Sài Gòn năm 1968. Đó là những khảo cứu nghiêm túc dưới góc độ y học liên quan tới cái chết của 4 nhân văn.
Tài liệu sau đó được thâu tóm lại thành một tiểu luận phổ thông và kèm theo những phụ chú mang tính cập nhật. Việc hiệu đính, phổ biến tài liệu này do chính tác giả- bác sĩ Mạc Văn Phước- khởi xướng, và người bạn tâm giao của ông là bác sĩ Đặng Ngọc Thuận thực hiện. Cả 2 cùng cư ngụ và hành nghề tại Montreal, Quebec, Canada.
Tập tài liệu được một cư dân khác ở Canada – tác giả Nguyễn Văn Lục- gửi đăng với mục đích mở đường cho loạt bài nghiên cứu sắp tới đây của ông trên trang nhà.
——————————————
Tất cả những gì dính dáng đến một danh nhân đều là phẩm liệu quí giá của lịch sử. Nhưng lịch sử chỉ ghi chép sự nghiệp và thân thế của các vị này. Còn những chi tiết về đời sống cá nhân thì ít khi đề cập tới.
Hơn nữa, theo phong tục Việt Nam thì người ta lại còn giấu giếm những chi tiết về bệnh tật, cái chết, nơi chon cất… thậm chí tên tục có khi cũng chỉ được ghi trong gia phả. Thí dụ đáng tiếc nhất là chúng ta không được biết Nguyễn Du thụ bệnh và qua đời ra sao?
Người tiên phong trong lĩnh vực lịch sử y học ở Việt Nam phải nêu tên BS Trần Văn Bảng. Ông là người đầu tiên viết loại bài này với “Bệnh Trạng và Cái Chết của Hàn Mặc Tử“ đăng trên tập san y học “Bulletin du Syndicat des Médecins” số 6 ra ngày 6-11-1959.
Nay cũng nhờ sự hướng dẫn của ông, chúng tôi tiếp tục làm công việc sưu tầm này và sẽ lần lượt đề cập đến những nhà văn, nhà thơ sau đây:
- Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
- Nguyễn Văn Vĩnh
- Phạm Quỳnh
- Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.
TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU (1888 – 1939)
I – Thân Thế:
Nguyễn Khắc Hiếu sinh năm 1888 ở làng Thượng Khê, huyện Bát Hạt, tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt. Ông chết ngày 7- 6 -1939 tại Ngã Tư Sở, Hà Đông.
II – Tác phẩm:
Ta có thể chia ra nhiều loại như sau:
1) – Tiểu thuyết: Thề Non Nước , Trần Ai, Tri Kỷ, Giấc Mộng Con.
2) – Nghị luận: Tản Đà Tùng Văn, Tản Đà Văn Tập, Tản Đà Xuân Sắc.
3) – Giáo huấn: Lên Sáu, Lên Tám, Quốc Sử Huấn Môn, Đài Gương
Truyện, Đàn Bà Tàu.
4) – Tuồng chèo: Tây Thi, Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai
5) – Phiên dịch: Đường Thi, Kinh Thi, Đại Học, Liễu Trai.
6) – Thi ca: Khối Tình Con, Tản Đà Văn Vận
7) – Báo chí: Hữu Thanh, An Nam Tạp Chí và nhiều báo khác.
I I I – Con người và sở thích:
Nhiều nhân chứng và nhất là các văn hữu thời đại đã mô tả Tản Đà cho ta mường tượng như sau:
Lan Khai: Tản Đà người khỏe mạnh, đẫy đà hơi thấp, đầu đội chiếc khăn xếp không che kín mái tóc cắt theo kiểu bàn chẳi, mình mặc áo sa bóng… gương mặt nở nang thường đỏ hồng vì men rươu …môi mỏng lúc nào cũng cười… Tản Đà hay cười mà lại cười rất to.
Một nét đặc thù theo cụ Bùi Thiện Nhân, một người quen biết Tản Đà nhiều thì lúc nhỏ mắc bệnh đậu mùa nên mặt Tản Đà hơi bị rỗ hoa. Tuy nhiên điều này có nhiều chứng nhân khác phủ nhận.
Nguyễn Tuân và Phan Khôi: Tản Đà là một người thích hưởng lạc, thích tất cả những gì cái gì khoái khẩu như ăn nhậu, rượu chè, đồ nhắm, gia vị, thuốc lào…
Có một điều đặc biệt là Tản Đà không hút thuốc phiện, cũng không thấy ai nói Tản Đà thích đánh tổ tôm hay hát cô đầu.
IV – Bệnh tật:
Có thể nói Tản Đà mắc 2 bệnh kinh niên chính, đều do thói quen ăn uống bừa bãi hại sức khỏe mà ra: Bệnh sán và nghiện rượu.
1) Bệnh sán: Tản đà sở trường về các món ăn tươi ăn sống như: cá gỏi, cá nướng, thịt tái, hến sống cho nên ông rất có thể bị bệnh sán như Tam Lang kể lại.
Ta không biết Tàn Đà mắc bệnh sán nào , có lẽ là sán sơ mít vì người miền Bắc thường ăn thịt lợn. Bệnh sán có 2 loại:
- Toenia saginata do thịt bò tái gây ra
- Toenia solium do ăn thịt lợn sống như nem chua mà nem chua lại là một  “món nhắm” rất tốt thì tất nhiên Tản Đà rất thích.
Sán sơ mít rất dễ biết vì dễ nhận thấy ngay trong phân như cái tên sán sơ mít mô tả.
Ngoài ra Tản Đà hay ăn gỏi cá thì cũng rất dễ bị sán gan (douves du foie) song đây là do suy đoán của chúng tôi thôi, vì bệnh này người miền Bắc ăn cá sống bị rất nhiều
2) Bệnh nghiện rượu: Tản Đà nghiện rượu là một sự kiện không ai chối cãi. Chúng ta không biết ông uống rượu từ hồi nào nhưng chắc chắn ngày nào cũng uống và ít nhất cả chục năm, một thời gian dư đủ để cơ thể bị nhiễm độc rất sâu nặng.
Về phần các loại rượu thì Tản Đà thích đủ các loại rượu kể cả rượu tây. Nhưng ông thích nhất Mai Quế Lộ và Văn Côi, hai loại rượu khá đắt tiền. Thường thường ông chỉ uống rượu ngang hoặc rượu ty. Rượu ngang là rượu do dân quê lén cất bất hợp pháp (cho nên còn gọi là rượu lậu) và rượu ty do các hãng rượu của nhà nước Bảo Hộ cất bán ở các đại lý gọi là Ty hay Fontaine (cho nên còn gọi là rượu phông ten)
Rượu ngang rất mạnh; tỷ lượng có thể lên đến 50 – 60%. Tản Đà hay uống rượu ngang có ngâm trái mơ. Hàng năm cứ đến mùa mơ khoảng tháng hai âm lịch, ông đi mua mơ về ngâm từng vò để uống dần. BS Trần Văn Bảng đã được mục kích Tản Đà nửa đêm ngồi uống rưọu mơ một mình tại tư thất ờ làng Văn Quán, Hà Đông. Suốt ngày đêm, ông phải tiêu thụ hàng chục chén.
Khái Hưng viết ‘’Tản Đà chỉ có duyên trong khi say. Không có hơi men, Tản Đà buồn rầu lạnh lẽo, còn chua chát nữa. Không mấy khi Tản Đà không say’’ Ta có thể suy luận ông nghiện rượu một cách trầm trọng.
‘’Đêm suông vô số cái suông suông,
Suông rượu, suông tình, bạn cũng suông‘’
Theo Khái Hưng thì cái ‘’suông rượu’’ của Tản Đà là cái ‘’suông‘’ nặng nhất. Vậy trước khi chết, ông có mắc những biến chứng của bệnh nghiện rượu kinh niên chưa? Nghiện rượu kinh niên quả thật có 2 biến chứng nặng: Loạn óc (psychose alcoolique) và chai gan (cirrhose hépatique).
Theo BS Trần Văn Bảng, trong thời gian từ 1920 đến 1925, Tản Đà hay đi chơi nhà nọ nhà kia, nay Hà Nội mai Hà Đông, Vân Đình, Ứng Hòa… Một thân hữu, ông Nghiêm Biền bấy giờ mới 14 tuổi, còn nhớ mỗi lần đến nhà chơi là Tản Đà uống rượu rất nhiều và ăn rất khỏe, có thể một lúc hết luôn một cái thủ lợn. Ta có thể cho rằng sự kiện ăn quá nhiều (boulimie) lại đi lang thang đó đây là những triệu chứng tinh thần mất thăng bằng, nhưng chưa thể nói là mất trí là điên được, cùng lắm là ngông cuồng hay lẩm cẩm mà thôi.
Thí dụ như câu chuyện Tản Đà đào nền nhà lên để trồng rau thom, chuyện đi Sầm Sơn tắm biển ăn hà sống trên bãi bể, chuyện múa kiếm say mê cho mình là Phạm Lãi, vợ là Tây Thi…Nguyễn Tuân cho những cái ngông này là lôi thôi, lẩm cẩm (bizarreries theo tâm trí học), có thể là do nghiện rượu mà ra. Tuy nhiên Tản Đà không phải là người mất trí loạn óc.
Khái Hưng viết: ‘’Tản Đà đau gan, trông da vàng đủ hiểu‘’ Da vàng là một tirệu chứng của nhiều bệnh, không cứ bệnh gan. Song Tản Đà nghiện rượu khiến ta nghĩ đến đau gan cũng đúng thôi.
Chai gan thuộc loại trì bệnh (maladie chronique, khác với cấp tính, maladie aigue) thường thấy ở người nghiện rượu làm cho cơ thể suy yếu dần dần, lá gan sơ héo sau một thời gian khá lâu có khi cả 2 – 3 năm, bụng sưng phồng lên vì chứa nước báng (ascite) nhất là người nghiện rượu uống nhiểu mà ít ăn nên thiếu chất đạm, đôi khi còn thêm phù thũng.
Thế nhưng Tản Đà thường rất khỏe mạnh và phàm ăn, hoàn toàn không thiếu thịt cá lại hay được bạn bè thết đãi. Thêm nữa ông chỉ vàng da trong mấy ngày cuối đời như sẽ tường thuật sau đây. Nếu ông có chết vì bệnh gan thì có thể do viêm gan cấp tính (hépatite aigue) chứ chắc chắn không phải vì sơ gan, héo gan, chai gan hay nóng gan gì cả.
V – Cái chết của Tản Đà:
1) Tường thuật về cái chết của Tản Đà : Chúng tôi xin kể ra
đây 3 nhân chứng đáng tin cậy về cái chết của Tản Đà.
a) Ngô Bằng Giực:
Vào khoảng tháng 5 Âm Lịch năm 1939, Tản Đà đi ăn giỗ ở Hà Đông về dọc đuờng cởi quần áo xuống tắm ở một cái ao gần nghĩa địa Quảng Thiện. Lúc bấy giờ buổi chiều nhưng trời còn đang nắng gay gắt. Do đó ông bị cảm, về nhà phát cơn sốt nặng, vàng da hơn 10 ngày sau thì qua đời.
b) Khái Hưng:
Hôm mồng sáu, được tin ông Tản Đà mệt nặng, tôi (Khái Hưng) đến Ngã Tư Sở thăm ông tại nhà riêng.
Một người đàn bà có tuổi ra mở cửa. Bà mếu máo bảo tôi: ‘’Nguy mất rồi, ông ạ!’’
Tôi cảm động nghẹn ngào, nhất là khi thấy bóng thi sĩ nằm co quắp trên tấm ghế ngựa quang dầu buông chiếc màn sô trắng, trong gian phòng trống trải trơ trọi một cái bàn siêu và hai cái ghế nát.
Bà Tản Đà ở phòng trong bước ra. Phòng trong có nghĩa là nửa gian nhà, cách gian ngoài một bức tường mỏng mảnh và một cái cửa không cánh không rèm.
Bà vừa mặc một cái áo lưong vào người vừa bảo tôi: ‘’Hôm qua tưởng đi rồi ông ạ! Phải tiêm thuốc hồi sinh mới tỉnh lại’’.
Rối bà đến bên giường, mở màn cúi xuống nói với chồng: ‘’Ông Khài Hưng đến thăm’’
Thi sĩ trừng trừng nhìn tôi, mất không chớp trong mấy giây: ‘’Ông Khái Hưng đấy mà ! ’’
Tản Đà gật đầu rồi giơ tay ra hiệu bảo anh người nhà vắt màn lên. Anh người nhà hầu chủ từ khi còn nhỏ đã khiến nhiều lần tôi tưởng tượng ra chú tiểu đồng mang bầu thơ túi rượu đi theo sau một thi sĩ trong các bức tranh thủy mạc của Tàu.
Tản Đà vẫn yên lặng nhìn tôi. Tôi hỏi bà Tản Đà:
- Thưa bà, ông mệt từ hôm nào?
- Thưa ông đã lâu. Nhà tôi đi ăn giỗ rồi bị cảm. Đã khỏi rồi phải lại.
Anh người nhà nói chen:
- Thưa ông, ông con mệt đã đã mười bốn hôm. Từ hôm mồng năm, hôm nay mười chin vị chi đúng mười bốn hôm.
Câu nói tỏ hết lòng của người đầy tớ trung thành. Anh đã tính nhẩm từng ngày ốm của chủ, và có lẽ đêm nào anh cũng túc trực bên giường bệnh.
Tôi đưa tay sờ trán người ốm. Một thứ lạnh ướt làm tôi rùng mình. Tôi có cảm giác như sờ vào một cái thây ma. Nhưng tôi gượng cưòi bảo thi sĩ:
- Không sao, thế nào rồi cũng khỏi. Trông sắc mặt bác tươi tắn và nhất là mắt
bác còn tinh thần. Thế nào cũng khỏi!
Một nụ cười hé nở trên cặp môi nhợt nhạt của nhà văn. Đó là lời cám ơn lặng lẽ. Hay đó là một câu thơ trào phúng ..?
Nhưng hy vọng dần dần trở lại trên nét mặt nặng nề. Và cả mắt lẫn miệng nhìn tôi đăm đăm. Tôi đoán đó là một câu hỏi và tôi trả lời:
- Bác đau gan. Trông da vàng đủ hiểu. Bệnh đau gan ngày nay người ta đã tìm đuợc thuốc chữa rất công hiệu.
Cặp mắt mở to, thi sĩ lắng hết tinh thần chăm chú nghe tôi. Rồi ông thốt ra một câu nói khẽ, lời nói thứ nhất mà tôi nghe thấy:
- Uống sâm có được không?
Tôi lắc đầu:
- Không được , bác ạ. Sâm trệ. Vả sâm thực tốt khó mua. Uống sâm giả hiệu chỉ thêm nguy hiểm.
Bà Tản Đà đỡ lời bảo chồng:
- Phải đấy mình ạ. Phần nhiều là sâm xấu.
Thi sĩ lại hỏi:
- Ăn cháo có được không bác?
Tôi cảm động, nhận thấy người sắp chết cố níu lấy sự sống:
- Được chứ.! Ăn súp cũng được.
Rồi tôi giơ tay từ biệt, nắm trong mấy giây bàn tay ướt lạnh như miếng thịt ướp nước đá:
- Chịu khó ăn cho chóng khỏe nhé. Mà khỏi rồi thì phải uống ít rượu thôi đấy!
Một nụ cười thứ hai lặng lẽ và tươi tắn đáp lại tôi.
Trưa hôm sau tôi đến thăm một lần nữa, lần cuối cùng thì Tản Đà đã mê man sắp từ trần.
(Trích Cái Duyên Của Tản Đà, Ngày Nay số 166)
c) Nguyễn Tuân:
…Cái ngày rất gần đây mà tôi (Nguyễn Tuân) trở lại căn nhà số 11 Ngã Tư Sở là ngày 7 Juin 1939. Tôi trở lại để không bao giờ gặp ông Tản Đà nữa.Tôi một kẻ ở, đến để ngắm chủ nhân đã là một người về.
Lúc bấy giờ quá giờ ngọ, gặp trưởng nam của ông mếu máo tin cho tôi biết rằng ông già cậu vừa mất. Thế là từ phút này, làng rượu đất Bắc mất một tửu đồ và tao đàn mất một vị nguyên soái. một thi nhân mà từ giờ chúng ta có quyền gọi sách mé là Tản Đà, là Nguyễn Khắc Hiếu không cần chữ đệm.
Tôi nghĩ đến một câu mà thi nhân đã gở miệng nói trong bữa tiệc rượu bún chả (nào ngờ là bữa tiệc vĩnh biệt) hôm đầu tháng trước tại một tửu điếm ở Cầu Mới Bờ Hồ:
- Này bác Tuân, làm thế nào mà lúc chết được để mả ở Hàm Rồng Thanh Hóa, ngay bên chỗ cầu treo. Ở đấy mát lắm :
Ai xui ta nhớ Hàm Rồng,
Muốn trông chẳng thấy, cho lòng khôn khuây….
…Tôi lại mừng cho thi nhân giữ được tiếng thơm tho trong sạch cho đến khi qua đời. Có lẽ vì lý do ấy mà Ông Trời đã sớm gọi người về. Người trích tiên đánh vỡ cái chén ngọc ở Tiên Cung, đã đến lúc mãn hạn đi đầy.
Cánh hạc đã bay lên vút tận trời: Năm mươi mốt tuổi đầu, thế cũng là đến cõi:
Của trời tham được có ngần ấy thôi!
Tôi nâng cốc rượu còn đầy, chỉ định nhớ chứ không thương một thi nhân vào cõi bất diệt.
Nhưng lúc tôi vào nhà, lòng tôi thắt lại vì Tản Đà đang hấp hối.
Và đang thở hắt ra, cứ đều đều, cứ nhẹ thế cho đến hơi thở cuối cùng. Hai môi khít lại, ông có nét mặt của một người chết khó khăn.
Phải, chung thân làm một người bất đắc chí: Sống đã chẳng được toại lòng, người nằm sớng sượt nơi đây khó mà đi cho nhẹ nhõm được. Tôi bắt đầu cảm thấy hơi lạnh.
Ở đầu giường bệnh, vẫn cái chồng sách cũ nát trên cái ghế mọt thay làm án thư và bên chồng sách đây có mấy trang bản thảo tập di cảo ‘’Trời ‘’.
Lẻ loi ở góc bàn vẫn cái hũ rượu.cáp giới ngày nọ. Tất cả, chỉ có thế thôi. Tất cả, chỉ có thế thôi. Với một đoàn thê tử yếu và đuối!
(Trích Chén Rượu Vĩnh Biệt
Tao Đàn, số đặc biệt, trang 36 -37)
2) Chẩn đoán cái chết của Tản Đà:
a) Có những sự kiện sau đây:
- Tản Đà nghiện rượu
- Tản Đà tắm ao giữa nắng chiều
- Tản Đà có phát sốt
- Tản Đà có vàng da
- Tản Đà chỉ hôn mê khi hấp hối
b) Căn cứ vào những điều kể trên, ta có thể đưa ra giả thuyết là thi nhân đã từ trần vì căn bệnh viêm gan cấp tính và lọai bỏ những nguyên nhân khác như :
- Cảm nắng (insolation hay sunstroke) thường bất tỉnh, hôn mê và co giật
- Chai gan, bệnh mãn tính do nghiện rượu mà ra, cơ thể dần dà suy yếu
- Viêm dạ dầy hay lá mía do nhiễm độc rượu thưồng ói mưa dữ dội, thổ huyết
- Tai biến mạch máu nảo, thưòng phài tê liệt, cấm khẩu, hôn mê…
- Suy tim tại rượu thường nghẹt thở, phù thũng, thiếu dinh dưỡng (Vit B1)
- Giảm lượng đường trong máu (do chức năng tạo đường của gan bị suy
sụp vì rượu) thường hôn mê ngay, co giật hay tê cứng.
Phụ chú:
1)Về cái chết của Tản Đà :
a) Chẩn đoán :
Viêm gan cấp tính có nhiều loại song thông thường nhất là viêm gan loại A và viêm gan loại B .
Vào thập niên 30, y học chưa phân biệt A với B chứ đừng nói C, D…thậm chí còn chưa có xét nghiệm chính xác cho ngay chính bệnh viêm gan nữa. Những thử nghiệm phức tạp về chức năng gan chưa thể có như ngày nay.
Công việc chẩn đoán thường chỉ dựa trên những triệu chứng lâm sàng như trong trường hợp của Tản Đà là nóng sốt và vàng da đưa đến hôn mê tử vong trong vòng 2 tuần lễ.
Viêm gan loại A được coi như thường dịch (endémie) ở Việt Nam vì bệnh này rất dễ lây qua nước miếng mà người Việt lại dùng đũa gắp thức ăn chung thay vì chia ra từng phần cá nhân như lối ăn của Phương Tây. Hầu hết bệnh nhân viêm gan loại A đều qua khỏi và vĩnh viễn hồi phục, không cần điều trị đặc biệt gì cả. Tuy nhiên bệnh nhân sẽ mang vi khuẩn loại A trong cơ thể và có khả năng reo rắc căn bệnh suốt đời (porteur sain de germes)
Như thế ta có thể tạm kết luận Tản Đả tử vong vì viêm gan loại B, cũng rất phổ biến ở Việt Nam mặc dù lây lan âm thầm qua máu hoặc tinh dịch. Loại này có thể ‘’nằm vùng‘’ tiềm tàng trong cơ thể dưới dạng viêm gan mãn tính. Ngày nay người ta phát hiện những trường hợp này bằng xét nghiệm máu.
Nhưng điều nguy hiểm là vi khuẩn loại B có khả năng ‘’vùng dậy’’ gây ra ung thư gan (hepatoma) hay quật khởi dữ dội trở thành viêm gan cấp tính nếu tình trạng miễn nhiễm của bệnh nhân bỗng nhiên suy kém như trường hợp Tản Đả tắm ao bị trúng nắng
Sự kiện tắm ao rồi sau đó bị sốt và vàng da khiến người y sĩ ngày nay có thể nghĩ một cách xác đáng đến hội chứng Weil, một căn bệnh hiếm lạ truyền từ gia súc qua người (zoonosis) Nguyên nhân bệnh do vi trùng Leptospira đào thải từ nuớc tiểu súc vật sang người qua trầy trụa ngoài da hay niêm mạc đường tiêu hóa .
Rất có thể Tản Đà đã tắm nước ao có trâu vầy và vì vậy có vi trùng nói trên. Loại vi trùng này đôi khi rất độc tàn phá gan thận người bệnh sau khi gây ra những cơn sốt ác liệt. Không thấy nói Tản Đà tiểu ra máu nhưng tắm ao, sôt dữ dội và váng da cũng đủ cho ta nghĩ đến hội chứng Weil (thường gọi là Leptospirosis dưới hình thức nhẹ, không chết người)
Chẩn đoán lâm sàng phải được xác định bằng thử nghiệm máu
b) Điều trị:
Dĩ nhiên ta không thể dùng những tiêu chuẩn hiện đại để phán xét phương cách Tản Đà đã được chữa trị ở thời điểm của ông.
Song thiết tưởng đây là một dịp để chúng ta thấy tổ chức y tế và ngành y khoa ngày nay đã khác hẳn khi xưa và chúng ta, những ‘’phó thường dân’’ bình thường chứ không cần phải là một danh nhân như Tản Đả, có may mắn được quyền đương nhiên thụ hưởng miễn phí
Một điều hiển nhiên trước tiên là ngày nay một người bệnh như Tản Đà không thể săn sóc chữa trị tại gia mà phải nhập viện trong khung cảnh một bệnh viện sạch sẽ khang trang. Khỏi nói đến môt quan niệm chưa thể có ở thời điểm Tản Đà, ấy là đơn vị săn sóc đặc chú (ICU: intensive care unit)
Tản Đà có gia đình thân cận săn sóc, không nói là điều trị được. Thuốc men do các nhân chứng kể lại chỉ thấy sâm và một mũi thuốc hồi sinh (?). Các ‘’tay nghề” của ngành y tế như thầy lang, y sĩ, y tá…không hề thấy đề cập đến, cho nên không có các xét nghiệm thông thường nhất như thử máu và thử nước tiểu, nói chi đến đo mức toan kiềm của máu, chuyền dung dịch…
Xin ghi thêm ở đây là hội chứng Weil ngày nay được chữa trị rất hiệu nghiệm bằng kháng sinh, nhất là Doxycycline (the antibiotic of choice)
1) Về bệnh nghiện rượu của Tản Đà: Căn cứ trên tiêu chuẩn ngày nay, ta không thể nói Tản Đà mắc bệnh nghiện rượu được.
a) Nhiễm rươu có nhiều mức độ:
- Tiêu thụ rượu (alcohol consuming) : Uống thường xuyên nhưng có thể thiếu hay nhịn được, không bị rượu hành và vẫn hoạt động bình thường. Nhiều công cuộc khảo sát cho rằng uống rượu nhất là rượu nho thường xuyên nhưng điều độ còn có khả năng kéo dài đời sống vì làm giảm múc độ cholesterol xấu trong máu, tránh được nhiều bệnh tim mạch.
- Uống rượu có cơn (binge drinking) : Vui bạn bè họ hàng, đôi khi uống một
trận say mềm rồi thôi. Thế nhưng chỉ một lần có khi cũng đủ nhiễm độc tùy sức chịu đựng của mỗi người. Mức độ trung bình 0.8 gam rượu trong 1 lít máu đủ cho tâm trí mất chức năng nhận thức (cognitive functions) rồi. Tối đa 3.g / L có thể gây rối loạn tâm thần (schizophrenic psychosis)
- Lạm dụng rượu (alcohol abuse): Uống lâu và uồng nhiều có thể gây nên tình trạng mất trí với ảo ảnh ảo thính (visual & auditive hallucinosis), thậm chí đưa đến mê sảng (delirium tremens) suy nhược tâm thần, lo sợ tháo mồ hôi, tim mạch đập nhanh. Nặng hơn nữa thì hoàn toàn mất hướng, dẫy dụa dữ dội, gây hấn bạo hành…
- Lệ thuộc rượu (alcohol dependence) bước qua giai đoạn nguy hại cho sức khỏe vì không có rượu không hoạt động gì được. Sáng sớm ngủ dậy thay vì bình thường uống 1 ly cà phê thì bệnh nhân phải làm ngay một ngụm ‘’cỏ nhác’’ chẳng hạn. Và nếu chẳng may thiếu rượu hay không tiêu thụ đủ liều lượng cần thiết thì rất dễ bị những triệu chứng ‘’cai rượu’’ (sevrage hay withdrawal syndrome) như run lẩy bẩy, mệt mỏi vô cùng đưa đến co giật, làm kinh.
- Nghiện rượu mãn tính (chronic alcoholism) là kết quả cuối cùng của chứng ‘’lệ thuộc rượu’’ vì độc tính của rượu đã tàn phá nhiều cơ quan của người bệnh về cơ thể và tâm thần như chai gan, viêm bao tử, viêm lá mía, viêm nhiều giây thần kinh (polyneuropathy) hội chứng Korsakoff (mất trí nhớ ngắn hạn được bù trừ bằng bịa đặt) hội chứng Wernicke (hư não bộ sinh liệt mất, đi đứng mất thăng bằng…) Thêm vào đó, phài kể những yếu tố xã hội như lục đục gia đình, khó khăn trong công ăn việc làm, túng thiếu thất nghiệp phải nhờ trợ cấp an sinh, thậm chí vô gia cư hành khất…
b) Xem thế, chúng ta chỉ có thể nói cùng lắm là Tản Đà mắc chứng ‘’lệ thuộc rượu’’ Muốn chứng minh ông nghiện rượu mãn tính chúng ta không thể dựa vào những nhân chứng ngoại y (extra-medical) đã kể trong luận án vì thiếu hoàn toàn mọi triệu chứng lâm sàng và khảo nghiệm kỹ thuật như quy định bởi những tiêu chuẩn y khoa ngày nay.
VI — Kết luận: Rượu và thơ:
Trăm năm thơ túi rượu vò
Ngàn năm thi sĩ tửu đồ là ai
Theo Khái Hưng, Tản Đà hết hơi men là buồn rầu, lạnh nhạt. Nhờ có rượu mới có hứng thú làm thơ. Không có rượu sẽ không làm gì được hết. Về phương diện y khoa thuần túy, ta có thể nói như vậy chứ không thể cho rượu là nguồn cảm hứng của thơ. Dù sao đối với y học rượu bao giờ cũng là một chất độc, chỉ làm hại cho cơ thể. Mà đã có hại cho cơ thể là phải làm suy giảm tinh thần, lý trí, làm kém trí nhớ. Do đấy năng xuất làm việc viết lách, suy tưởng cũng phải kém đi.
Người ta có thể lý luận rằng Tản Đà không có rượu thì không có thơ, có nghĩa rượu là nguồn thơ. Theo y học thì lập luận này không được đúng lắm: Tản Đà thiên bẩm có hồn thơ, nhưng sau bị lệ thuộc rượu. Không có rượu là thể xác và tinh thần bị tê liệt. Phải có rượu thì mới lấy lại được khả năng của lý trí.
Vậy rượu không gây được nguồn cảm hứng. Trái lại tại rượu mà nguồn cảm hứng không bền bỉ. cho nên nhà thơ lệ thuộc rượu chỉ sáng tác từng thời kỳ mà thôi. Không làm việc liên tục được nên không sáng tác được những tácphẩm trường thiên mà chỉ làm được những đoản thiên, cố nhiên vẫn có giá trí.
Tuy rượu không giúp thêm phần cảm hứng, nhưng chắc chắn có ảnh hưởng về xu hướng sáng tạo. Ta thấy thơ Tản Đà rõ ràng thuộc loại thơ ngông mà ngông vì đâu mà ra nếu không từ rượu : Khối Tình Con, Giấc Mộng Con v.v… đều điển hình cho thơ ngông của Tàn Đà.
Y Khoa cho rằng rượu là chất độc có thể làm hại cho nguồn cảm hứng. Trái lại các thi nhân nghĩ khác, cho rằng rượu giúp nhà thơ vượt thế giới thực tại để bước qua huyền ảo, tìm được nguồn cảm hứng.Theo Hàn Mặc Tử thì ‘’nhìn qua sự thực là mộng, nhìn qua mộng là thơ’’. Nếu quả vậy thì rượu đã đóng một vai trò quan trọng trong thi nghiệp của Tàn Đà.

NGUYỄN VĂN VĨNH (1882 – 1936)
I – Thân thế:
Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 30 – 4 – 1882 tại làng Phương Dực, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, chết ngày 1 – 5 – 1936 tại Tchépone, Ai Lao.
I I -Sự nghiệp văn chương:
Ta có thể chia sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh làm hai phần:
1) – Nguyễn Văn Vĩnh ký giả:
a) – Năm 1907, ông làm chủ bút tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Bắc Kỳ là Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo sau đổi tên là Đăng Cổ Tùng Báo..
b) – Năm 1908, ông sáng lập tờ báo Pháp văn Notre Journal đồng thời làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Notre Revue. Ông cũng lần lượt làm chủ bút các tờ Trung Bắc Tân Văn (1915), Nam Học Niên Khóa (1916) và Annam Nouveau (1931)
2) – Nguyễn Văn Vĩnh dịch giả:
Nguyễn Văn Vĩnh đóng góp nhiều cho văn hóa Việt Nam khi dịch sách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra Quốc Ngữ.
Thế nhưng đóng góp lớn lao nhất của ông là quan niệm truyền bá tư tưởng mới của Âu Tây bằng cách dịch ra Quốc Ngữ những tác phẩm kinh điển của nền văn minh Pháp, ngõ hầu đúng là để nước mình mau tiến bộ.
Ông là người đứng ra hô hào lập hội dịch sách gồm các học giả họp tại Hội Quán Trí Tri ở Hà Nội.
Sau đây là những công nghiệp dịch thuật chính yếu của ông:
a) – Sách chữ Hán và chữ Nôm:
- Tam Quốc Chí ra Quốc Ngử.
- Đọan Trường Tân Thanh của Nguyễn Du bằng chữ Nôm ra Quốc Ngữ rồi ra Pháp văn
b) – Sách chữ Pháp ra Quốc Ngữ:
- Dân Ước (Contrat Social của Jean-Jacques Rousseau
- Vạn Pháp Tinh Lý (Esprit des Lois của Montesquieu)
- La Peau de Chagrin (Miếng Da Lừa của Honoré de Balzac)
- Người Biển Lận (L’Avare, kịch của Molière)
- Bệnh Tưởng (Le Malade Imaginaire, kịch của Molière)
- Trưởng Giả Học Làm Sang (Le Bourgeois Gentilhomme, kịch của Molière)
- Ba Người Ngự Lâm Pháo Thủ (Les Trois Mousquetaires d’ Alexandre Dumas)
- Hai Muơi Năm Về Sau (Vingt Ans Après d’Alexandre Dumas)
- Mai-Nuơng Lệ-Cồt (Manon Lescaut de l’Abbé Prévost)
- Tây-Lê-Mạc Phiêu Lưu Ký (Les Aventures de Télémaque của Fénélon)
- Ngụ Ngôn Lã-Phụng-Tiên (Les Fables de La Fontaine)
I I I – Bệnh tật lúc sinh thời:
Nguyễn Văn Vĩnh là người vạm vỡ khỏe mạnh. Ông sống rất điều độ, sáng nào cũng tập thể thao 20-30 phút, trời nóng cũng như trời lạnh.
Ông không uống rượu, không hút thuốc phiện. Ông chỉ nghiện thuốc lào và thích đánh tổ tôm. Chứng bệnh duy nhất là bệnh trĩ (hémorroides)
I V – Cái chết:
Vê cái chết của Nguyễn Văn Vĩnh, chúng tôi dựa vào những lời nói của hai nhân chứng :
1) – Bà Suzanne, kế thiếp của ông Vĩnh năm 1966 còn sống trong một
trang trại gần suối Lồ Ồ, Biên Hòa:
Đầu thập niên 30, khủng khoảng kinh tế toàn cầu khiến ông Vĩnh phá sản, Tất cả cơ nghiệp cầm cho nhà băng Crédit Foncier đều bị tịch thâu. Ông còn phải chờ ngày ra toà lãnh án vì tội vỡ nợ. Ông bèn trốn tránh sang Lào đồng thời đi tìm vàng với một người bạn tên là Clémenti. Lúc đó nhằm tháng Février 1936, ông ra đi rất khỏe mạnh nhưng 2 tháng sau trở về sức khỏe suy yếu vì mắc bệnh sốt rét rừng tuy đã được chữa trị tại Tchépone.
Về đến nhà ông được tin tòa xử vắng mặt và lên án ông phải ‘’ ở tù vì thiếu nợ’’. Ông bằng lòng ở tù, càng có thì giờ viết văn nhưng bà Suzanne không muốn chồng phải cảnh lao tù nên khuyên ông trốn lên mỏ vàng trở lại. Tại mỏ vàng cách Tchépone 3 ngày đuờng sông, sức khỏe ngày một suy kém vì khoảng giữa Avril mỗi ngày ông 2-3 lần tiểu tiện ra huyết màu đỏ sẫm, người gầy sọc ốm yếu, nóng sốt và da vàng.
Ông Clémenti đưa Nguyễn Văn Vĩnh xuống thuyền độc mộc trở về định ghé Tchépone trước khi về Hà-Nội chữa bệnh. Nhưng khi đến phạm vi làng Ban-San-Khup khoảng 6 giờ chiêu ngày 1er Mai 1936, ông Vĩnh đã trút hơi thở cuối cùng trên thuyền. Xác ông được đưa về Tchépone và tẩm liệm tại đây
2) – Bác sỹ Nguyễn Đình Hào, một thân hữu của ông Vĩnh năm 1966 cư ngụ tại đường Đề Thám, Saigon:
Khoảng Février 1936, khi Nguyễn Văn Vĩnh lần đầu tiên sang Lào tìm vàng thì BS Hào đang nhậm chức ở một y viện nhỏ bé của tỉnh Tchépone. Chính BS Hào săn sóc ông Vĩnh mắc bệnh paludisme với những triệu chứng rất rõ rệt mặc dầu rất tiếc là thiếu dụng cụ thí nghiệm nên không thể thử máu để xác nhận. Sau 1 tuần điều trị bằng Quinine, bệnh suy giảm rất nhiều. Ông Vĩnh từ giã để về Hà-Nội, tuy người còn yếu.
Sau đó BS Hào cũng về và ở luôn Hà-Nội không trở lại Tchépone. Ông Vĩnh thì lại trở lên mỏ vàng lần hai, bệnh rét rừng tái phát làm ông thiệt mạng. Lúc đó BS Hào không còn có mặt ở Lào nữa, song những chi tiết ông kể về bệnh malaria của ông Vĩnh tất nhiên có nhiều giá trị y khoa.
Phụ chú:
1) – Về cái chết của Nguyễn Văn Vĩnh:
Tản Đà và Nguyễn Văn Vĩnh sống cùng thời, song chết trong hai hoàn cảnh khác biệt hẳn. Tản Đà ngã bệnh tại gia lại không được điều trị gì nhiều ngoài một mũi thuốc khỏe. Trong khi đó trốn tránh nơi rừng thiêng nước độc, Nguyễn Văn Vĩnh ít nhất cũng được cứu mạng khi ‘’ngã nước sốt rét’’ lần đầu được BS Nguyễn Đình Hào chữa trị bằng Quinine.
Nói chung, ở thời điểm đó tổ chức y tế còn sơ khai, tây y chưa thông dụng nên xét nghiệm không có, điều trị còn thiếu sót.. Điển hình là trường hợp sốt rét của Nguyễn Văn Vĩnh nếu được uống thuốc ngừa, có thể bệnh đã không tái phát khi ông trở lại tìm vàng ở một vùng chắc chắn nhan nhản muỗi Anophèles .truyền nhiễm căn bệnh người này sang người kia. Ngày nay mỗi năm bệnh sốt rét còn đưa đến tử vong hàng triệu con người ở những nước thuộc thế giới thứ 3.
Đến đây chúng tôi xin mở một dấu ngoặc để nói về chuyện ‘’thiếu nợ phải ở tù’’. Ngày nay ở những nước tự do dân chủ tân tiến không còn chuyện này nữa mà người khai vỡ nợ còn được luật pháp che chở để có điều kiện sinh sống đầy đủ nhân cách. Cho nên có thể nói rằng Nguyễn Văn Vĩnh vì trốn nợ đi tìm vàng nơi rừng thiêng nước độc mà ‘’chết oan’’. Dĩ nhiên thời buổi nào, kỷ cương nấy!
2) – Về bệnh sốt rét của Nguyễn Văn Vĩnh:
Bệnh sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium gây ra; có 4 loại nhất là 2 loại Plasmodium vivax thông thường dễ tái phát và Plasmodium falciparum rất nguy hiểm cho tính mạng vì hay làm tổn thuơng não bộ (malarial encephalopathy) và thận (hemorrhagic nephritis)
Sốt rét không lây thẳng người sang người mà tại muỗi cái Anopheles hút máu một bệnh nhân rồi nhả sang một người khác khi đốt tiếp khiến người này bị lây bệnh. Ở Việt Nam giống muỗi này sống trong rừng nên có tên sốt rét rừng. Tại các thành phố thường chỉ có loại muỗi Aedes nên không có sốt rét thành thị (urban malaria).
Ký sinh trùng Plasmodium cần muỗi có tuyến nườc miếng mới sinh sôi nẩy nở được. Anopheles cái có tuyến nước miếng trong khi Anopheles đực và Aedes đực hay cái đều không có nên không truyền bệnh sốt rét được.
Ký sinh trùng Plasmodium rất dễ nhìn ra dúới kính hiển vi nhất là với cách nhuộm mầu hiện đại. Chúng có một chu kỳ sống gồm nhiều giai đoạn sinh sản biến dạng khá phức tạp qua nhiều cơ quan trong người, đặc biệt là:
- Hồng cầu trong máu bị ký sinh trùng trong thời kỳ phát triển phá vỡ làm nhiều mảnh (hemolysis) gây chứng bần huyết vàng da vì hémoglobine thất thoát ra ngoài mạch máu. Nếu là P. vivax thì cứ 2 ngày có một cơn vỡ hồng câu như thế nên mới có tên sốt cách nhật. Triệu chứng lâm sàng là rét lạnh run lập cập, phát sốt dữ dội rồi xuất hạt như tắm, hết sốt song đuối sức rất mệt..
- Lá lách (thường mệnh danh là nghĩa địa của cơ thể) chứa chấp hồng huyết cầu chết và ký sinh trùng trong tình trạng tạm ngủ đôi khi qua rất nhiều năm, trở thành một khối lượng rất to gây ra chứng lớn lá lách (splenomegaly) rất dễ bị bể khi va chạm. Một thí dụ cụ thể là mang bệnh sốt rét kinh niên nhảy tắm sông chết vì bể lá lách gây xuất huyết nội trong màng bụng.
Nói chung bệnh sốt rét đã được chữa trị hữu hiệu từ lâu với Quinine, Quinidine rồi sau đó với Chloroquine, Primaquine, Mefloquine…phối hợp với kháng sinh như Tétracycline, Clindamycine…Những thuốc trên đây có thể dùng để phòng ngừa bệnh khá tốt với điều kiện uống thường xuyên hay cà tuần trước khi có khả năng nhiễm bệnh và nhiều tuần sau khi nhiễm bệnh.
Lý do sốt rét còn tàn phá nhiều nơi trên thế giới có thể là vì hiện nay chưa tìm ra thuốc kháng nhiễm (vaccine) ngõ hầu tiêm chích hay uống ngừa một cách quy mô. Hơn nữa nhiều quốc gia không có chương trình diệt trừ sốt rét, nhất là diệt muỗi như chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thực hiện trước đây. Ngoài ra người dân quá nghèo ăn còn không đủ nói chi phải ngủ trong mùng hay ở trong nhà có mạng luới tránh muỗi!
Nói tóm lại, qua những điều sơ bản vừa trình bầy trên đây, ta có thể đoan chắc bệnh sử của Nguyễn Văn Vĩnh như sau:
- Lần đầu ông bị sốt rét do Plasmodium vivax gây nên và đã được BS Hào chữa trị thành công bằng Quinine. Chẩn đoán này không xác định đuợc bằng cách phát hiện ký sinh trùng dưới kính hiển vi nhưng P.vivax là loại ký sinh trùng thuờng thấy và những triệu chứng lâm sàng phù hợp với rét rừng cấp tính.
- Lần nhì có thể ông bị P.vivax tái phát vì không uống thuốc ngừa dài hạn dù là ký ninh sau khi đã khỏi bệnh trên phương diện lâm sàng. Chúng tôi e rằng ở thời điểm Nguyễn Văn Vĩnh quan niệm uống thuốc để ngừa sốt rét chưa được phổ thông hóa.
Song chúng ta có thể đoan chắc hơn nguyên nhân là do P. falciparum mà ra. Loại ký sinh trùng này độc địa hơn P. Vivax nhiều vì thưòng nhắm tấn công não bộ và các bộ phận tiết niệu. Ông Vĩnh bị nóng sốt, mê man và nhất là xuất huyết đường tiểu (hematuria) triệu chứng lâm sàng đặc tính (pathognomonic) của viêm thận do sốt rét cấp tình (malarial acute hemorrhagic nephritis)
Cơ chế của triêu chứng tiểu ra máu là vì trong chu kỳ biến dạng P. falciparum đã phá vỡ quá mau và quá nhiều hồng huyết cầu tràn nghẹt các ông dẫn tiểu gây viêm thận và nước tiểu đương nhiên bị nhuộm đỏ thẫm bởi hémoglobine của hông cầu bị vỡ.
Kết luận:
Ở Việt Nam xưa nay , cái nghiệp nhà văn không nuôi sống tác giả, ngay khi kinh tế phồn thịnhn nói chi đang lúc khủng khoảng. Với cái tài của mình,Nguyễn Văn Vĩnh lẽ ra phải có một đời sống vật chất dồi dào chứ đâu đến nỗi phải chết một cách đau thương xa gia đình quê hương, nơi rừng sâu núi thẳm.
Căn cứ vào lời dẫn chứng của BS Nghuyễn Đình Hào, ông chắc chắn mắc bệnh sốt rét rừng. Lần đầu tiên có lẽ do Plasmonium Vivax, ông may mắn được BS Hào ở Tchépone kịp thời chữa trị bằng ký ninh bình phục tuy sức khỏe còn suy kém. Lần thứ nhì có lẽ do Plasmonium Falciparum độc địa hơn nhiều và có thể khi trở lại mỏ vàng ông đã không uống thuốc phòng ngừa. Lần này thì bệnh rất trầm trọng. Theo lời bà kế thất Suzanne, ông đi tiểu ra huyết màu đỏ thẫm, da vàng, người gầy sọc mất hết sức trong có mấy ngày. Đây là biến chứng cấp tính của sốt rét (Fièvre bilieuse hémoglobinurique) làm người bệnh chết rất chóng.
Nguyễn Văn Vĩnh chết mới có 54 tuổi. Trước khi đi Lào, sức khỏe ông rất tốt, trí óc ông hoàn toàn minh mẫn. Nếu không có vụ đi tìm vàng, chác chắn ông vẫn sống khỏe để sáng tác và dịch nhiều sách nữa. Cái chết quá sớm của ông là một mất mát lớn lao cho nền văn học nước nhà.
 (Còn tiếp)

Biên giới Việt-Trung theo các công ước về biên giới Pháp-Thanh 1887-1895 [kết]

Tác giả:   – ĐCV Tiếp theo các phần: I, II, III.
5/ Bản đồ phân giới:
Hướng đi chính thức đường biên giới, đồ tuyến biên giới theo đề nghị của hai phái đoàn Pháp-Thanh đồng thời vị trí các mốc giới được hoạch định trên hai tấm bản đồ (từ hợp lưu sông Gia Long đến Bắc Cương Ải) do ủy ban Chiniac De Labastide thành lập sau đây:


Công trình phân giới của Galliéni làm cho VN mất các vùng đất gồm các xã: Bắc Nham, Hoàng Mộng, Tuy Lai, Nật Sơn, Thuợng Lai, Cỗ Hoàng và Vụ Khê thuộc tổng Bát Tràng cùng với một số xã thuộc tổng Kiến Duyên).
Kiểu mẫu cột mốc biên giới khu vực Quảng Đông, phía Việt Nam.
Kiểu mẫu cột mốc biên giới khu vực Quảng Đông, phía Trung Hoa.
6/ Diễn tiến phân giới trong thời kỳ 1890-1891:
Tạm dịch biên bản 24-6-1890:
Các Ủy Ban phân giới và cắm mốc sau khi lập một bản đồ chính xác của đoạn biên giới từ hợp lưu sông Gia Long加隆 cho đến Bắc Cương ải北崗隘,
Sau khi nghiên cứu, giữa hai cực điểm này, đồ tuyến biên giới giữa Trung Hoa và An Nam, tức là đoạn thứ hai của biên giới Quảng Ðông,
Ủy Ban Pháp chiếu đúng theo nội dung biên bản phân định biên giới ký tại Móng Cái ngày 19 tháng 3 năm 1887, nhằm ngày mồng 5 tháng 3 năm Quang Tự thứ 13, giữa Ủy Viên Hoàng Gia Tseng và Bộ Trưởng Pháp Dillon, và chiếu theo bản đồ số 1 trên tất cả các chi tiết của nó đã được công nhận là chính xác, đã vạch đồ tuyến biên giới như sau:
I. Từ Bắc Thị 北市 và Gia Long 加隆, biên giới theo đường trung tuyến của sông Gia Long mà sông này là một phụ lưu tây ngạn của sông Bắc Thị北市.
Ở khoảng hai phần ba chiều dài, sông chia ra làm hai nhánh có cùng tầm quan trọng. Một nhánh dài độ 35 lý đến từ hướng Tây Bắc, nhánh còn lại có độ dài khoảng 40 lý đến từ hướng Tây Nam.
Sơ đồ vẽ bản đồ số 1 (bản đồ đính kèm biên bản phân định 19-3-1887)
Bản đồ số 1 chỉ có vẽ nhánh Tây Bắc, là nhánh sông có độ dài tương đương với 30 lí, được các ủy ban phân định biên giới chỉ định là chiều dài của sông Gia Long 加隆.
Sông này, đúng theo biên bản 29 tháng 3 năm 1887 và bản đồ số 1, phải là đường biên giới trên toàn thể chiều dài của nó, cũng như Ủy Ban Trung Hoa đã công nhận nó trong biên bản ký tại Thán Sản 灘散 ngày 2 tháng 3 năm 1890, nhằm ngày mồng mười tháng 2 năm Quang Tự thứ 16.
Các Ủy Ban Phân Ðịnh đã lấy đường biên giới là nhánh sông Tây Bắc cho đến nguồn của nó. Ủy Ban phân giới Pháp đã lấy điểm nguồn của sông này để làm điểm gốc cho một đường thẳng vạch đến điểm A, điểm này ở cách 3 lý về hướng Bắc ngôi chợ cũ của làng Ðộng Trung 峝中. Ðường thẳng này tạo thành đường biên giới giữa An Nam và Trung Hoa, từ điểm nguồn của sông này với điểm A (甲).
Ðiểm phải được lưu ý là đường thẳng này theo lẽ đi từ hướng Ðông Nam đến Tây Bắc, như trên bản-đồ số 1, lại đi từ hướng Ðông Bắc đến Tây Nam.
Ủy ban Pháp nhìn nhận rằng, chiếu đúng theo biên bản phân định biên giới, các địa hạt Lãnh Hoài 嶺懷, Bi Lao 狓勞, còn được viết là Phái Lâu 派樓, Bản Hưng 扳興 thuộc về Trung Hoa; nhưng chúng lại ở phía dưới đường thẳng được nhận là đường biên giới, vì vậy tạo thành một số các vùng đất Trung Hoa trên lãnh thổ An Nam.
Một trong các vùng đất này phải nhượng lại cho An Nam, để đổi lại vùng Nam Lý 南里 của An Nam đã nhượng cho Trung Hoa, theo như biên bản ký tại Ðông Hưng 東興 ngày 15 tháng 4 năm 1890, nhằm ngày 26 tháng 2 năm Quang Tự thứ 16.
Về phần trái núi Phân Mao Lãnh 分茅嶺 thì không ở về phía Ðông Bắc của Bản Hưng 扳興, cũng không ở một địa phương nào trong vùng; các vụ tìm kiếm tỉ mỉ nhất cũng đã không tìm thấy, cái tên này hoàn toàn xa lạ trong dân chúng.
Chiếu theo biên bản đã ghi trên, làng Ðộng Trung 峝中 và Na Dương thuộc về An Nam.
Làng sau cùng thì vẽ rất sai trên bản đồ số 1, đáng lẽ nó ở về phía Nam của Ðộng Trung 峝中 và phía Bắc của làng Trình Tường, thì lại ở Tây Bắc của Ðộng Trung 峝中 và phía Tây Nam của Trình Tường, đối diện với biên giới Quảng Tây.
II. Từ điểm A (甲)đường biên giới đi về hướng Bắc Cương Ải 北崗隘; bắt buộc bao bọc làng Trình Tường thuộc An Nam, vì vậy tạo thành một vòng cung mà phần lồi quay về hướng Ðông.
Ðường biên giới đi tiếp đến, buộc phải theo địa hình, đỉnh 940, sau đó đỉnh 1032, bắt vào biên giới thiên nhiên cũ của An Nam và Trung Hoa, đến đỉnh 1365 của núi Kiểu Tào Sơn 矯曹山, theo lại đường biên giới cũ là một con suối cho đến Bắc Cương Ải 北崗隘.
Có vấn đề phải làm liên quan đến làng Na Dương 那陽 được trao cho An Nam. Việc nghi nhận về làng nầy được ghi ở trên.
Về ngọn núi Phái Thiên Sơn 派遷山, theo dân địa phương thì nó ở cách nhiều ngày đường về hướng Tây chứ không phải ở vùng chung quanh Bắc Cương Ải 北崗隘. Nhưng vị trí của ải mang tên này cũng không được xác định một cách rõ ràng; nó ở khoảng 30 lí theo đường thẳng từ làng thuộc An Nam tên Bình Liêu苹寮.
Chiếu đúng theo biên bản phân định biên giới, các làng Na Quang 那光 và Bản Thân (Thôn) 板吞 ở bên phía biên giới (đối diện với An Nam) thì thuộc về Trung Hoa.
Việc nên ghi nhận, ngược với những chi tiết ghi trên bản đồ số 1, Bắc Cương Ải 北崗隘 theo lẽ ở về phía Tây Nam Ðộng Trung 峝中 thì ở phía Bắc của làng này, mà làng này ở về phía Nam chứ không phía Bắc của làng Trình Tường呈祥; hướng tổng quát của đường biên giới đáng lẽ là từ Ðông Bắc đến Tây Nam thì trước hết từ Tây Nam đến Ðông Bắc, sau đó từ Nam lên Bắc và cuối cùng từ Ðông Bắc đến Tây-Nam, có nghĩa là hầu như đi ngược lại hoàn toàn nội dung bản đồ số 1.

Hình trên : sơ đồ đồ tuyến của ủy ban Pháp.
Ðồ tuyến của Ủy Ban Pháp thì hoàn toàn đúng với nội dung biên bản phân định biên giới ngày 29 tháng 3 năm 1887, Ủy Ban Trung Hoa phản đối như sau:
I. Bắt đầu từ ngã rẽ của sông Gia Long 加隆, Ủy Ban Trung Hoa lấy đường biên giới là nhánh sông đến từ hướng Tây Nam, nhánh này không có vẽ trên bản đồ số 1, sau đó họ rời nhánh sông này trước rất xa điểm nguồn của nó, tại điểm mà thế nào đường thẳng bắt nguồn từ điểm này để đến điểm ở tại chợ cũ của làng Ðộng Trung 峝中 có một hướng chính xác Ðông Tây.
Từ chợ cũ của làng Ðộng Trung 峝中 cho đến điểm A cách 3 lý về hướng Bắc, Ủy Ban Trung Hoa cho rằng đường biên giới là một đường thẳng từ Nam lên Bắc.
Không có tranh chấp về vị trí của điểm A (甲).
Các ủy viên Trung Hoa đã biện luận cho đồ tuyến của họ với những lý lẽ như sau:
1. Theo họ, nhánh sông Gia Long 加隆 đến từ hướng Tây Nam thì quan trọng hơn nhánh đến từ hướng Tây Bắc; nhánh sau cùng chỉ là một phụ lưu.
2. Nếu họ không lấy biên giới là con sông cho đến tận nguồn, vì theo họ, toàn thể chiều dài của sông chỉ có nghĩa là toàn thể chiều dài trên vùng đồng bằng; tất cả phần của dòng sông chảy trong núi thì không tính.
3. Nếu họ nối đến chợ cũ của làng Ðộng Trung 峝中 mà không nối đến điểm A (甲), là điểm mà đường biên giới rời khỏi sông Gia Long 加隆, vì dưới mắt họ, chỉ có những đường thẳng đi từ Ðông sang Tây hay ngược lại. Tất cả những đường có hướng khác là những đường nghiêng.
Dựa trên căn bản này, họ nối, bằng một đường thẳng thứ hai đi từ Nam lên Bắc, từ chợ cũ Ðộng Trung 峝中 đến điểm A (甲).

Hình trên: sơ đồ đồ tuyến của ủy ban Trung Hoa.
Ủy Ban Pháp phản bác một cách mạnh mẽ tất cả các chi tiết của đồ tuyến nầy, nó đi ngược lại hoàn toàn các công ước quốc tế.
1. Nói rằng nhánh Tây Nam của sông Gia Long 加隆 thì quan trọng hơn nhánh Tây Bắc là không đúng; lưu lượng hai nhánh sông ở tại nơi hợp lưu thì gần giống như nhau; dân địa phương chỉ định một cách bất kỳ nhánh này hay nhánh kia là dòng chánh của con sông.
Vả lại, nhánh Tây Bắc là nhánh duy nhất hiện hữu trên bản đồ phân định số 1; cũng là nhánh mà độ dài tổng cộng của nó gần nhất với độ dài phỏng chừng được các ủy ban phân định biên giới chỉ định, như vậy không nghi ngờ nhánh này mới là đường biên giới chứ không phải nhánh Tây Nam.
2. Các Ủy Viên Pháp không thể chấp nhận lý thuyết mới cũng như lạ đời là con sông chỉ bắt đầu tính khi nào nó chảy ở đồng bằng.
Biên bản phân định biên giới chỉ định rằng sông Gia Long 加隆 là đường biên giới trên cả chiều dài của nó; như vậy là phải theo dòng sông cho đến nguồn của nó, có nghĩa là cho đến nguồn của nhánh Tây Bắc được các ủy ban phân định nhìn nhận là đường biên giới.
3. Các Ủy Viên Pháp cũng không thể chấp nhận lý thuyết còn lạ hơn lý thuyết trước là những đường thẳng chỉ có thể vạch từ Nam lên Bắc hay từ Ðông sang Tây, hoặc ngược lại.
Họ cũng giải thích một cách khó khăn, làm thế nào đường thẳng Ðông Tây bắt đầu tại chợ cũ của làng Ðộng Trung 峝中,cắt nhánh Tây Nam của sông Gia Long 加隆,đúng ngay tại điểm mà sông này rời núi. Ðây là một sự tình cờ đến từ sự huyền diệu.
Các ủy Viên Pháp cho rằng sử dụng các lý lẽ và cách thức như vậy là ngăn chận mọi tranh cãi đứng đắn và trung thực.
II. Giữa điểm A (甲) và Bắc Cương Ải 北崗隘, Ủy Ban Trung Hoa chỉ trích rằng đồ tuyến của Ủy Ban Pháp thì quá ngoằn nghoèo. Họ đòi hỏi một đồ tuyến trực tiếp giữa hai điểm trên mà không nghĩ đến việc phải tránh làng Trình Tường mà biên bản phân định biên giới đã chỉ định là của An Nam.
Về vấn đề liên quan đến làng này thì Ủy Ban Trung Hoa cho rằng nó không phải là làng đã được biên bản phân định biên giới chỉ định. Họ đặt căn bản lên việc làng này, được gọi tên trong hồ sơ trên đây là Trình Tường 呈祥, được gọi tên trong vùng là Ðịnh Tưởng 定想. Theo các Ủy Viên Thanh triều, làng Ðịnh Tưởng 定想 thuộc về Trung Hoa và phải tìm xa hơn về phía Ðông làng có tên là Trình Tường 呈祥 thuộc về An Nam.
Sự xác nhận nầy không đúng. Trình Tường 呈祥 và Ðịnh Tưởng 定想 chỉ là một làng, đó là làng đã được chỉ định trong biên bản 29 tháng 3 năm 1887, dưới cái tên thứ nhất thì sai, nó chỉ được biết đến qua cái tên thứ hai.
Trong những điều kiện như vậy, Ủy Ban Pháp không chấp nhận đồ tuyến do Ủy Ban Trung Hoa đề nghị, từ điểm A (甲)cho đến Bắc Cương Ải 北崗隘.
Mặt khác, các Ủy Viên Thanh triều, thuộc vùng Quảng Ðông, đã cho biết ý kiến của họ rằng, họ không bận tâm đến việc phân giới từ điểm A (甲)trở đi, vì giữa điểm này và Bắc Cương Ải 北崗隘, biên giới sẽ được ủy viên Quảng Tây phụ trách.
Ủy Ban Pháp chỉ biết ghi nhận lời tuyên bố này mặc dầu thấy rằng các Ủy Viên Trung Hoa dường như mâu thuẫn với các chi tiết địa lý được công nhận cho đến ngày hôm nay cũng như với nội dung của biên bản phân định 29 tháng 3 năm 1887.
Tóm lại, Ủy Ban Pháp giữ nguyên đồ tuyến của họ từ hợp lưu của sông Gia Long 加隆 cho đến Bắc Cương Ải 北崗隘, vì cho rằng nó phù hợp hoàn toàn với biên bản cũng như những phần đã được công nhận là đúng trong bản đồ số 1 kèm theo biên bản nói trên.
Ủy Ban Pháp phản đối đồ tuyến do Ủy Ban Trung Hoa đề nghị vì nó đi ngược lại hoàn toàn với công ước.
Ủy ban Trung Hoa tuyên bố giữ nguyên đồ tuyến của mình và không công nhận đồ tuyến của Ủy Ban Pháp.
Trong các điều kiện này, sự thỏa thuận không thể đạt được giữa hai Ủy Ban, họ cùng biểu quyết, trong một thỏa ước chung, hai bên sẽ đệ trình vấn đề lên Tổng Lý Nha Môn và Ðặc Sứ Pháp tại Bắc Kinh để giải quyết. Hai ủy ban chia tay và chờ đợi sự quyết định chung cuộc.
Dầu vậy, trước khi rời các Ủy Viên Trung Hoa, Ủy Ban Pháp làm một bản tuyên bố như sau:
Sự so sánh bản đồ thứ 1, đoạn từ nguồn phía Bắc của sông Gia Long 加隆 đến Bắc Cương Ải 北崗隘,với bản đồ được lập lên để dùng vào việc phân giới do các trắc địa viên thuộc ủy ban Pháp thiết lập, cho thấy những chi tiết trong bản đồ số 1 hoàn toàn sai với thực tế.
Trên bản đồ số 1, do các nhà địa dư Trung Hoa vẽ mà các Ủy Viên Pháp tin tưởng và không thể kiểm chứng lại, Ðộng Trung 峝中 được đặt cách hơn 25 cây số, khoảng 45 lí, về phía Bắc của vị trí thật sự của nó.
Như thế theo bản đồ, đường biên giới theo đường thẳng bắt đầu từ nguồn Bắc của sông Gia Long đi về hướng Tây Bắc, rồi sau đó trở lại hướng Ðông Nam về Bắc Cương Ải 北崗隘, nhưng sự thực thì ngược lại.
Từ nguồn Bắc của sông Gia Long 加隆 cho đến điểm A, đường biên giới theo đường thẳng từ Ðông Bắc đến Tây Nam, sau đó lên lại về hướng Bắc để đến Bắc Cương Ải 北崗隘.
Lầm lẫn do bản đồ vẽ không đúng địa hình. Ủy Ban Phân Ðịnh Pháp tưởng rằng vùng đất đó thuộc An Nam, tạo thành một góc nhọn đâm sâu hơn 25 cây-số, khoảng 45 lí, vào Quảng Ðông, nhưng trên thực tế thì đất nầy đâm sâu vào lãnh thổ An Nam như một góc nhọn.
Mặt khác, sự nghiên cứu, trên bản đồ cũng như trên thực địa, về đường biên giới qui ước, cho thấy sai lầm ở khắp nơi và vì vậy không thể chấp nhận được.
Ðường biên giới này thực ra, trên toàn chiều dài của nó, theo một con đường băng qua các sườn núi, cắt những con sông, vượt ngang đồng bằng mà không theo cách cấu tạo hình thể của đất đai.
Vì thế, nếu được phân giới với những cẩn trọng, việc này cũng sẽ đem lại những tranh chấp liên tục và những khó khăn về mọi mặt giữa hai cường quốc láng giềng.
Vì các lý lẽ đó, Ủy Ban Phân Giới Pháp cho rằng:
- Ðường biên giới theo công ước xác định do biên bản 29 tháng 3 năm 1887 xác định thì mọi nơi đều sai và không nơi nào chấp nhận được.
- Ðiều quan trọng là Ủy Ban Phân Ðịnh Pháp đã chỉ công nhận biên bản trên chỉ vì sự tin tưởng của họ đã bị lạm dụng do một tấm bản đồ hoàn toàn sai, nó trình bày một cách sai lạc rằng lãnh thổ An Nam thì tiến sâu vào lãnh thổ Trung Hoa, trong lúc trên thực tế thì ngược lại, lãnh thổ của Trung Hoa lại lấn sâu vào lãnh thổ An Nam.
Vì thế, yêu cầu xét lại sự phân định của đường biên giới An Nam & Trung Hoa từ hợp lưu của sông Gia Long 加隆 cho đến Bắc Cương Ải 北崗隘 và sự chọn lựa chung cuộc trên toàn chiều dài của đoạn biên giới này, là đường biên giới cũ của An Nam và Trung Hoa, duy nhất dựa trên thiên nhiên, duy nhất thuần lý, duy nhất chấp nhận được. Có nghĩa là con sông Bắc Thị 北市 từ Gia Long 加隆 cho đến điểm mà nó không thể lưu thông bằng xuồng, và từ đó cho đến Bắc Cương Ải北崗隘, là (đường nối) các đỉnh cao nhất của dãy núi.
————————————–
7/ Phụ lục:
Nguyên văn các biên bản bằng tiếng Pháp đã được tác giả tạm dịnh ra tiếng Việt ở casc phần trên.
7.1 Procès Verbal Abornement N°1 (15-4-1890)
Première Section de la Frontière du Quang-Tong – De la Mer au Confluent de la rivière de Gia-Long
Les Commissions D’abornement nommées par les Gouvernements intéressés en exécution de la convention signée à Pékin , le 26 juin 1887, 6e jour du 5e mois de la 13e année de Kouang-Siu, par S.E. le Prince KING, S.E. le Ministre SOUN et M. CONSTANS Ministre de France à Pékin ;
après avoir faire dresser une carte exacte de la zone frontière , en Chine depuis TRUC-SON jusqu’à GIA-LONG, au Tonkin depuis l’ile des LIONCEAUX jusqu’à BAC-THI ;
après avoir reconnu elles-mêmes cette section de la frontière sur toute son étendue ;
se conformant au texte de la convention de Pékin précitée et à celui du procès-verbal signé à Moncay le 29 Mars 1887 – 5e jour de la 3e lune de la 13e année de Kouong-Siu, par S.E. le Ministre TENG et M. DILLON Ministre de France chargés de la délimitation de la frontière du Quang-Tong et du Tonkin ;
usant des pouvoir qui leurs ont été conférés par leurs Gouvernements respectifs ;
ont, d’un commun d’accord, reconnu, constaté et décidé que le tracé définitif et irrévocable de la première section de la frontière était fixé ainsi qu’il suit :
1/ Les iles qui sont à l’Est du méridien de Paris, 105° 43’ de Longitude Est, c’est à dire de la ligne Nord-Sud passant par la pointe orientale de l’ile en chinois T’cha-C’ou, en annamite Trà-Cổ 茶 古 , appartiennent à la Chine ; les iles en chinois Kieou-T’eou, en annamite Cửu-Ðầu 九 頭 et les autres l’iles qui sont à l’Ouest de ce méridien appartiennent à Annam .
2/ A partir竹 山(en chinois Tchou-Chan, en annamite Trúc-Sơn ) la frontière suit la rivière de l’Est à l’Ouest jusqu’à 東 興 (en chinois Toung-Hing en annamite Ðông-Hưng) et 硭 鈣 (en chinois Mang Kiai, en annamite Mang-Nhai).
Le milieu de la rivière forme la frontière séparant le territoire de 羅 浮 (en chinois Lo-Féou, en annamite La-Phù) et celui de 東 興 (Toung-Hing ou Ðông-Hưng) qui appartiennent à la Chine, de la commune de 春 爛 (en chinois Tch’ouenn-Lan, en annamite Xuân-Lạn) qui comprendre le territoire de (en chinois Maou-Tsai en annamite Mũ-Sãi) appelé aussi 伍 仕 (en chinois Wou-Che, en annamite Ngũ-Sĩ), le territoire de 紫 京 山 (en chinois Tseu-King-Chan, en annamite Tử-Kinh-Sơn) et le territoire de 陸 林 (en chinois Lou-Lin, en annamite Lục-Lâm), et de la commune de 萬 春 (en chinois Wan-Tchieuenn, en annamite Vân-Xuân) qui comprendre la ville de 硭 街 (en chinois Mang-Kiai, en Annamite Mang-Nhai) lesquelles communes appartiennent à Annam.
3/ Depuis 東 興 Toung-Hing (Ðông-Hưng) et硭 街 (Mang-Kiai, Mang-Nhai) jusqu’à 加 隆 que l’on écrit aussi 嘉 隆 (en chinois Kia-Loung, en annamite Gia-Long) et 北 市 (en chinois Pè-Chè, en annamite Bắc-Thị), la frontière est assez sinueuse et le fleuve suit la direction générale du Nord-Ouest.
Elle sépare 那 至 que l’on écrit aussi 那 芝 (en chinois Na-Tche , en annamite Na-Chí),望 興 (en chinois Ouang-Hing, en annamite Vọng-Hưng), 加 隆 ou嘉 隆 (Kia-Loung, Gia-Long) et autres lieux qui appartiennent à la Chine de la commune de寧陽 (en chinois Nin-Yang, en annamite Ninh-Dương) et de la commune de萬 春 (en chinois Wàn-Tch’ouenn, en annamite Vạn-Xuân), cette dernière comprenant les territoires de 櫬 潘 (en chinois T’ann-Pan, en annamite Thân-Phan) et de北 市 (Pé-Ché, Bắc-Thị) qui appartiennent à l’Annam.
Conformément aux conventions admises par les deux Commissions dans la séance d’ouverture des travaux, le 1er Novembre 1889 – 9e jour de la 10e mois de la 15e année de Kouong-Siu, on prendra toujours pour frontière le chenal navigable, c’est à dire le plus profond de la rivière formant la limite des deux Etats.
Si, par suite de crues ou de baisses des eaux, le chenal navigable se déplace et si des bancs ou ilots nouveaux viennent se former, la frontière se trouvera reportée naturellement dans le nouveau chenal navigable et les bancs ou ilots de nouvelle formation appartiendront à la puissance du côté de la quelle ils se trouveront.
Après le procès-verbal signé à Moncay, le 29 Mars 1887 – 5e jour de la 3e lune de la 13e année de Kouong-Siu, le territoire de 托 嶺. (en chinois T’o-Ling, en annamite Thác-Lãnh) appartient à l’Annam.
Les deux Commissions n’ont pu savoir où se trouver ce territoire et ont décidé qu’il n’y avait pas lieu de le rechercher davantage.
Le même procès-verbal spécifie expressément que le territoire de 南 里 (en chinois Nan-Li, en annamite Nam-Lý) appartient à l’Annam.
Ce territoire se trouvant sur la rive gauche de la rivière frontière et formant une enclave en Chine, la Commission française le cède au Céleste Empire.
La Commission chinoise prend, en retour, l’engagement d’agir de même si, au cour de l’abornement de la deuxième section de la frontière du Quang-Tong, le Céleste Empire possède également une enclave dans le territoire du Tonkin.
En conséquence de ce qui précède, les commissions ont procédé elles mêmes, ainsi qu’il suit, à la pose des bornes sur la première section de la frontière :
EN TERRITOIRE ANNAMITE
Borne N°1
sur la petite ile dite la queue du Lionceau
Repérage :
Borne N° 2
à 紫 京 山. (en chinois Tsou-King-Chan, en annamite Tử-Kinh-Sơn)
Repérage :
Borne N° 3
à陸 林 (en chinois Lou-Lin, en annamite Lục-Lâm)
Repérage :
Borne N° 4
en face de 那 旐 (en chinois Nà-Tchàou, en annamite Na-Triệu) sur le sentier qui mène à 春 樹 (en chinois Tchouenn-Chou, en annamite Xuân-Thụ)
Repérage :
Borne N° 5
devant le blockhaus de Moncay
Repérage angles :
b 311° 56’ 05’’ ; Mirador 315° 22’ 10’’ ; Fortin 77° 08’ 15’’
Borne N° 6
au débouché du sentier de 服 扁 (en chinois Fou-Shan, en annamite Phục-Thiên)
Repérage angles :
Mirador 273° 44’ 10’’ ; b 33° 14’ 40’’ ; a 56° 21’ 35’’
Borne N° 7
en face de托 嶺 (en chinois T’am-Ling, en annamite Thác-Lãnh) devant la pointe inférieure d’un banc de sable.
Repérage :
Borne N° 8
devant la maison de 祿 俛 (en chinois Lou-Fou, en annamtie Lộc-Phủ)
Reprage angles :
Signal N-O Lộc-Phủ 31° 30’ 05’’ ; a 145° 30’ 50’’ ; a 199° 56’ 55’’
Borne N° 9
devant la maison de 必 那 (en chinois Pina, en annamite Tất-Na)
Repérage angles :
a 59° 32’ 20’’ ; 320° 16’ 40’’ ; s 312° 13’ 20’’
Borne N° 10
Sur un ilot devant 竹 結 (en chinois Thoù-Kié, en annamite Trúc-Kết) localité nommée aussi 侲 吉 (en chinois Tan-Ki , en annamite Ðôn-Cát)
Repérage angles :
f 345° 38’ 00’’ ; s 349° 16’ 30’’ ; Mã-Ðầu-Sơn 213° 21’ 10’’
EN TERRITOIRE CHINOISE
Borne N° 1
au marché de 竹 山 (en chinois Tchoù-Chan, en annamite Trúc-Sơn)
Repérage azimuths magnétiques :
Lionceau 345° ; Fortin 285°
Borne N° 2
à la pointe de 測 旗 灘 (en chinois Chè Ki’ T’ann, en annamite Trắc Ki Than)
Repérage :
Borne N° 3
au confluent du ruisseau de 橋 頭 溝 (en chinois Kiau Teou Kiou, en annamite Kiều-Ðầu-Câu)
Repérage azimuths magnétiques :
Blockhaus 311° ; Fortin 331°
Borne N° 4
en haut de l’escalier conduisant à la petite pagode de Ðông-Hưng
Repérage :
Borne N° 5
à l’entrée de la rue qui débouche sur le pont de Ðông-Hưng
Repérage :
Borne N° 6
à 卜 (en chinois Young-Bo’u, en annamite Thủng-Bốc) localité nommée aussi 樸 (en chinois Young-Pou, en annamite Thùng-Bộc) au passage du bac de 瓜甫 (en chinois Koa-P’ou, en annamite Qua-Phủ)
Repérage angles :
Fortin 185° 24’ 10’’ ; a 39° 23’ 45’’ ; b 14° 54’ 25’’
Borne N° 7
au confluent du ruisseau de 江 那 (en chinois Kiang-Na, en annamite Giang-Na) (rive gauche)
Repérage angles :
b 64° 52’ 45’’ ; a 351° 53’ 55’’ ; a 292°
azimuth magnétique :
Borne N° 8
au confluent du ruisseau de 望 興 (en chinois Ouang-Hing, en Annamite Vọng-Hưng) (rive droite)
Repérage angles :
Signal N-O Lộc-Phù 98°15’ 00’’ ; s 15° 20’ 35’’ ; f 1° 57’ 15’’
Borne N° 9
Au confluent de la rivière 那 良 (en chinois Na-Loang, en annamite Na-Lương) (rive droite)
Repérage angles :
f 94°48’ 15’’ ; s 60° 29’ 45’’ ; Mã-Ðầu-Sơn 348° 11’ 20’’
Borne N° 10
à 大 河 (en chinois Ta-Hò, en annamite Ðại-Hà) au débouché du chemin qui mène à 北 市 (en chinois Pè-Chè, en annamite Bắc-Thị)
Repérage azimuths magnétiques :
f 114° 30’ ; Mã-Ðầu-Sơn 221° 00’
Fait est clos à Ðông-Hưng en deux exemplaires en langue française et en deux exemplaires en langue chinoise le 15 avril 1890 – 26 e jour du 2e mois intercalaire de la 16e année de Kouang-Siu .
Les membres de la Commission française,
Signé de Labastide
Les membres de la Commission chinoise :
7.2 Procès-verbal ( 24-6-1890)
Du confluent de la Rivière de Gia-Long au défilé de Bắc-Cang Ải
Les Commissions d’Abornement après avoir fait dresser une carte exacte de la zone frontière depuis le confluent de la rivière 加隆 (en annamite Gia-Long, en chinois Kia-Loung) jusqu’au défilé de北崗 隘(en annamite Bắc-Cương-Ải, en chinois Pai-Kang-Ai),
Ont étudié, entre ces deux points extrêmes, le tracé de la limite de la Chine et de l’Annam, c’est-à-dire la deuxième section de la frontière du Quang-Tong.
La Commission française se conformant rigoureusement au procès-verbal de délimitation signé à Moncay, le 19 Mars 1887- (5e jour de la 3e lune de la 13e année de Kouang-Siu) entre S.E le commissaire impérial Teng et M. le Ministre de France Dillon, et à la carte N° 1 dans tous ses parties qui ont été reconnues exactes, a tracé la frontière ainsi qu’il suit:
I- Depuis北 市 (en annamite Bắc-Thị, en chinois Pei-Che) et加 隆 (en annamite Gia-Long, en chinois Kia-Loung) la frontière suit le milieu de la Rivière de 加 隆 (Gia-Long, Kia-Loung) qui est un affluent occidental de la rivière de 北 市 (Bắc-Thị, Pei-Che).
Au deux tiers environ de son cours, cette Rivière se divise en deux branches d’égale importance, l’une de 35 lis envirionde longueur vient du Nord-Ouest, l’autre de près de 40 lis de longueur vient du Sud-Ouest.
La carte N°1 ne fait mention que de la branche Nord-Ouest; c’est d’ailleurs celle dont la longueur se rapproche plus de l’étendue approximative de 30 lis assignée par les commissions de délimitation au cours de la Rivière de 加 隆 (Gia-Long, Kia-Loung).
Cette rivière, conformément au procès-verbal du 29 Mars 1887 et à la carte N°1, doit former la frontière sur toute l’étendue de son cours, ainsi que la commission chinoise l’a reconnue dans un procès-verbal signé à 灘散 (en annamite Thán-Sản, en chinois Tan-san), le 2 Mars 1890 – 10e jour de la 2e lune de la 16e année de Kouang-siu.
Les Commissions de délimitation ayant adopté pour frontière la branche Nord-Ouest de la Rivière jusqu’à sa source, la commission française d’abornement a pris cette source pour origine de la ligne droite qui va aboutir au point A situé à 3 lis au Nord de l’ancien marché du village de 峝中(en annamite Ðộng-Trung, en chinois Tong-Tchong) et qui forme la limite de la Chine et de l’Annam entre la source de la rivière de加 隆 (Gia-Long, Kia-Loung) et le point A甲.
Il-y-a lieu de remarquer que cette ligne droite au lieu de se diriger du Sud-Est au Nord-Ouest, comme sur la carte de délimitation N°1, se dirige du Nord-Est au Sud-Ouest.
La commission française reconnait, conformément au procès-verbal de délimitation, que les localités de嶺懷 (en annamite Lãnh-Hoài, en chinois, Ling-Houai), de 狓勞 (en annamite Bỉ-Lao, en chinois Pi-Lao) que l’on écrit dans le pays派樓 (en annamite Phái-Lâu, en chinois Fai-Leou), de扳興 (en annamite Bản-Hưng, en chinois Pan-Hing) appartiennent à la Chine; mais ces localités se trouvant au sud de la ligne droite adoptée pour frontière, forment autant d’enclaves dans le territoire de l’Annam.
L’une de ces enclaves doit d’ailleurs être cédée à l’Annam, en échange de l’enclave de南里 (en annamite Nam-Lý, en chinois Nan-Li) ainsi qu’il a été convenu dans le procès-verbal signé à東興 (Ðông-Hưng, Toung-Hing), le 15 Avril 1890 – 26e jour de la 2e lune de la 16e année de Kouang-siu.
Quand à la montagne de 分茅嶺 (en annamite Phân-Mao-Lãnh, en chinois Fen-Mao-Ling) elle n’existe ni au Sud-Est de 扳興 (Bản-Hưng, Pan-hing) ni dans aucune partie de la région; les recherches les plus minutieuses n’ont pu la faire découvrir; ce nom est totalement inconnu des habitants.
Conformément au procès-verbal de délimitation précité, les villages de峝中 (en annamite Ðộng-Trung, en chinois Tong-Tchong) et de那陽 (en annamite Na-Dương, en chinois Na-Yang) sont attribués à l’Annam.
En ce qui concerne cette dernière localité, il convient de remarquer qu’elle est très mal placée sur la carte de délimitation N°1 et qu’au lieu de se trouver au Sud de 峝中 (Ðộng-Trung, Tong-Tchong) et au Nord de 呈祥 (en annamite Trình-Tường, Tcheng-Siang), elle est située au Nord-Ouest de 峝中(Ðộng-Trung, Tong-Tchong) et au Sud-Ouest de 呈祥 (Trình-Tường, Tcheng-Siang) en face de la frontière du Quang-Si.
II- Depuis le point A (甲)la frontière se dirige vers le défilé de 北崗 隘 (en annamite Bắc-Cương-Ải, en chinois Pei-Kang-Ai); l’obligation d’englober le village呈祥 (en annamite Trình-Tường, en chinois Tcheng-Siang) lui faire décrire une courbe dont la convexité est tournée vers l’Est.
Elle gagne ainsi, en se pliant au terrain, le sommet 940, puis le sommet 1032, rejoint l’ancienne frontière naturelle sino-annamite au sommet 1365 de la montagne de矯曹山 (en annamite Kiểu-Tào-Sơn, en chinois Kiao-Tiao-Chan) et suit ensuite l’ancienne frontière, le long d’un ruiseau, jusqu’au défilé de 北崗 隘 (Bắc-Cương-Ải, Pei-Kang-Ai).
Il-y-a de faire au sujet du village de 那陽 (Na-Dương, Na-Yang) attribué à l’Annam, la remarque faite précédemment à l’égard de ce même village.
Quant à la montagne de 派遷山 (en annamite Phái-Thiên-Sơn, en chinois P’ai-Tsien-Chan), elle se trouverait, au dire des habitants, à plusieurs journées de marche vers l’Ouest et non dans le voisinage immédiat du défilé de北崗 隘 (Bắc-Cương-Ải, Pei-Kang-Ai). Mais la position du défilé de ce nom n’en est pas moins clairement et nettement déterminée; il est sensiblement à 30 lis en ligne droite du village annamite de苹寮 (en annamite Bình-Liêu, en chinois P’ing-Leou).
Conformément au procès-verbal de délimitation, les villages de那光 (en annamite Na-Quang, en chinois Na-Kouang) et板吞 (en annamite Bản-Thôn, en chinois Pan-T’ouen) situés du côté de la frontière opposé à l’Annam appartiennent à la Chine.
Il convient de remarquer, en outre; que contrairement aux indications de la carte de délimitation N°1, le défilé de 北崗 隘 (Bắc-Cương-Ải, Pei-Kang-Ai) au lieu d’être au Sud-Ouest de峝中 (Ðộng-Trung, Tong-Tchong) est au Nord de ce village qui lui même est au Sud et non au Nord de 呈祥 (Trình-Tường, Tch’eng-Siang); la direction générale de la frontière au lieu d’être du Nord-Est au Sud-Ouest; est d’abord du Sud-Ouest au Nord-Est, puis du Sud au Nord et enfin du Nord-Est au Sud-Ouest, c’est-à-dire presque entièrement contraire à celle que donne la carte de délimitation N°1.
Au tracé de la Commission française strictement conforme au procès-verbal de délimitation du 29 Mars 1887, la délégation chinoise oppose le suivant:
A partir de la bifurcation de la Rivière de 加 隆 (Gia-Long, Kia-Loung), elle prend pour frontière la branche qui vient du Sud-Ouest et qui ne figure pas sur la carte de délimitation N°1; puis elle abandonne ce cours d’eau bien avant d’atteindre sa source, en un point tel que la ligne droite qui suit ce point à l’ancien marché du village de 峝中 (Ðộng-Trung, Tong-Tchong) ait exactement la direction Est-Ouest.
De l’ancien marché du village de 峝中 (Ðộng-Trung, Tong-Tchong) jusqu’au point A(甲) situé à 3 lis au Nord, la Commission chinoise indique, pour frontière, une ligne allant du Sud au Nord.
Il n’y a pas de contestation au sujet de la position du point A(甲).
Les délégués impériaux justifient leur tracé par les raisons suivantes:
1. D’après eux, la branche de la Rivière de加 隆 (Gia-Long, Kia-Loung) qui vient du Sud-Ouest, est plus importante que celle qui vient du Nord-Ouest; cette dernière ne serait qu’un affluent.
2. S’ils ne prennent pas la Rivière pour frontière jusqu’à sa source, c’est que pour eux, toute l’étendue de son cours signifie seulement toute l’étendue de son cours en plaine; toute la partie qui coule dans la montagne ne compte pas.
3. S’ils joignent à l’ancien marché du village de 峝中 (Ðộng-Trung, Tong-Tchong) et non au point A, le point où la frontière quitte la Rivière de 加 隆 (Gia-Long, Kia-Loung), c’est qu’à leurs yeux, il n’y a pas de lignes droites que celles qui vont de l’Est à l’Ouest, ou inversement. Toutes les lignes qui ont des directions différentes sont des lignes obliques.
Partant de ce principe, ils joignent, par une second ligne droite allant du Sud au Nord, l’ancien marché de 峝中 (Ðộng-Trung, Tong-Tchong) au point A(甲).
La délégation française repousse de la façon la plus formelle toutes les parties de ce tracé qui sont absolument contraires aux conventions internationales:
Il n’est pas exacte que la branche Sud-Ouest de la Rivière de加 隆 (Gia-Long, Kia-Loung) soit plus importante que la branche Nord-Ouest; le volume des eaux au confluent est sensiblement le même; les habitants désignent indifféremment l’une ou l’autre comme étant le cours supérieur de la Rivière formée de leur réunion.
D’ailleurs, la branche Nord-Ouest figure seule sur la carte de délimitation N°1; c’est, en outre, celle dont la longueur totale se rapproche le plus de l’étendue approximative indiquée par la commission de délimitation, il n’est donc pas douteux que cette branche soit la frontière et non la branche Sud-Ouest.
Les commissaires français n’admettent pas la théorie nouvelle autant qu’étrange des Rivière dont le cours ne commence que lorsqu’elles coulent en plaine.
Le procès-verbal de délimitation veut que la Rivière de 加 隆 (Gia-Long, Kia-Loung) forme la frontière sur toute l’étendue de son cours; il faut donc la suivre jusqu’à sa source, c’est-à-dire jusqu’à la source de la branche Nord-Ouest adoptée comme frontière par les commissions de délimitation.
Ils admettent encore moins la théorie bien plus extraordinaire que la précédente des lignes droites qui ne peuvent être tracée que du Sud au Nord ou de l’Est à Ouest, ou inversement.
Ils s’expliquent d’ailleurs difficilement comment il se fait que la ligne Est-Ouest qui part du marché de峝中(Ðộng-Trung, Tong-Tchong) vienne couper la branche Sud-Ouest de la Rivière de加 隆 (Gia-Long, Kia-Loung) exactement au point où ce cours d’eau cesse de couler dans la montagne pour entrer dans la plaine. C’est un hasard qui vient du prodige.
Ils estiment que l’emploi de semblables arguments et de pareils procédés rend impossible toute discussion sérieuse et loyale.
II -. Entre le point A (甲)et le défilé de北崗 隘 (Bắc-Cương-Ải, Pei-Kang-Ai) la délégation chinois a reproché d’abord au tracé de la Commission française d’être trop sinueux. Elle réclamait un tracé directe entre les deux points en question, sans tenir compte de l’obligation de contourner le territoire de 呈祥Trình-Tường, Tcheng-Siang) que le procès-verbal de délimitation attribue expressément à l’Annam.
Au sujet de cette localité, la Commission chinoise a prétendu que ce n’était celle que désignait le procès-verbal de délimitation du 29 Mars 1887 comme revenant à l’Annam. Elle se basait sur ce que le village dont il s’agit appelé sur ce document 呈祥 (Trình-Tường, Tcheng-Siang), s’appelle dans le pays定想 (en annamite Ðịnh-Tưởng, en chinois Ting—Siang), d’après les délégués impériaux, le village 定想 (Ðịnh-Tưởng, Ting-Siang) appartenait à la Chine et il fallait aller chercher plus loin, vers l’Est, un autre village du nom de呈祥 (Trình-Tường, Tcheng-Siang) appartenant à l’Annam.
Cette assertion est inexacte, 呈祥 (Trình-Tường, Tcheng-Siang) et呈祥 (Ðịnh-Tưởng, Ting-Siang) sont un seul et même village, c’est bien celui que le procès-verbal du 29 Mars 1887 a désigné, a tort, sous le premier de ses noms, tandis que dans le pays, il n’est connu que sous le second.
Dans ces conditions, la commission française n’accepte pas le tracé proposé par la délégation chinoise, entre le point A 甲et le défilé de 北崗 隘 (Bắc-Cương-Ải, Pei-Kang-Ai).
D’ailleurs les délégués Céleste Empire, pour la province du Quang-Tong, ont fait connaitre qu’à leur avis, ils n’avaient pas à s’occuper de l’abornement au delà du point A, qu’entre ce point et le défilé 北崗 隘 (Bắc-Cương-Ải, Pei-Kang-Ai), la frontière serait tracée par la commission du Quang-Si.
La Commission française s’est contentée de prendre acte de cette déclaration bien qu’elle lui ait paru contraire aux indications géographiques admises jusqu’à ce jour aussi bien qu’aux termes mêmes du procès-verbal de délimitation du 29 mars 1887.
En résumé, la Commission française maintient expressément l’intégralité de son tracé depuis le confluent de la Rivière de加 隆 (Gia-Long, Kia-Loung) jusqu’au défilé de 北崗 隘 (Bắc-Cương-Ai, Pei-Kang-Ai) comme étant rigoureusement conforme au procès-verbal de délimitation et dans ses parties reconnues exactes à la carte N°1 qui y est jointe.
Elle repousse, comme absolument contraire au traité, le tracé proposé par la délégation du Céleste Empire.
Cette dernière commission, de son côté, déclare s’en tenir à son tracé et n’accepte pas celui de la délégation française.
Dans ces conditions, l’entente n’ayant pu s’établir entre les commissaires des deux Puissances, ils ont décidé, d’un commun accord, qu’ils porteraient la question pour la faire résoudre en dernier ressort devant Tsongli-Yamen et le Ministre de France à Pékin, et qu’ils se sépareraient en attendant son règlement définitif.
Toutefois, avant de se séparer de la délégation du Céleste Empire, la Commission fait la déclaration suivant:
La comparaison de la carte de délimitation N°1, dans la partie qui s’étend entre la source Nord de la Rivière de 加 隆 (Gia-Long, Kia-Loung) et le défilé 北崗 隘 (Bắc-Cương-Ải, Pei-Kang-Ai) avec la carte dressée en vue de l’abornement par les topographes de la délégation française, démontre que les indications données par le premier de ces documents, sont dans cette partie, absolument contraire à la vérité.
D’après la carte de délimitation N°1 établie par des géographes chinois et à laquelle les Commissaire français se sont fiés sans pouvoir la contrôler, 峝中(Ðộng-Trung, Tong-Tchong) est placé à plus de 25 kilomètres – environ 45 lis – au Nord de sa position réelle.
Il en résulte que la frontière en ligne droite partant de la source Nord de la Rivière de 加 隆 (Gia-Long, Kia-Loung) se dirige, d’après cette carte vers le Nord-Ouest, pour revenir ensuite au Sud-Est vers le défilé de北崗 隘 (Bắc-Cương-Ải, Pei-Kang-Ai), tandis que c’est le contraire qui a lieu.
De la source Nord de la Rivière de 加 隆 (Gia-Long – Kia-Loung) jusqu’au point A甲, la frontière en ligne droite va en réalité du Nord-Est au Sud-Ouest, et elle remonte ensuite vers le Nord pour gagner le défilé de 北崗 隘 (Bắc-Cương-Ải, Pei-Kang-Ai).
Trompé par cette représentation infidèle du pays, la commission de délimitation française a cru que le territoire restant à l’Annam formerait, de ce côté, une pointe s’enfonçant de plus de 25 kilomètres – environ 45 lis – dans la province du Quang-Tong, tandis qu’en réalité c’est le territoire de cette province qui pénètre au milieu celui de l’Annam par une pointe très accusée.
D’autre part, l’étude, tant sur la carte que sur le terrain, de la frontière de convention adoptée par les commissions de délimitation, fait ressortir qu’elles est partout défectueuse et par suite inadmissible.
Cette frontière suit, en effet, sur toute son étendue, le flanc d’une chaine de montagnes, ou bien coupe des Rivières, traverse des plaines sans jamais se plier à la conformation du pays.
Même abornée avec soins, elle donnerait lieu à des contestations continuelles et à des difficultés de toute nature entre les deux Puissances voisines.
Pour ces divers motifs, la Commission français d’abornement,
Considérant que la frontière conventionnelle déterminée par le procès-verbal du 29 Mars 1887 est partout défectueuse et nulle part admissible,
Considérant surtout que la Commission français de délimitation ne l’a acceptée que parce qua sa bonne foi a été surprise par une carte inexacte qui présentait faussement le territoire annamite comme s’avançant profondément en Chine, tandis qu’au contraire, c’est en réalité le territoire du Céleste Empire qui pénètre dans celui de l’Annam.
Demande la révision de la délimitation de la frontière Sino-Annamite depuis le confluent de la Rivière 加 隆 (Gia-Long, Kia-Loung) jusqu’au défilé de 北崗 隘 (Bắc-Cương-Ải, Pei-Kang-Ai) et l’adoption définitive sur toute l’étendue de cette section, de l’ancienne frontière de l’Annam et de la Chine, la seule naturelle, la seule rationnelle, la seule acceptable, c’est-à-dire la rivière de北 市 (Bắc-Thị, Pei-Che) depuis 加 隆 (Gia-Long, Kia-Loung) jusqu’au point où elle cesse d’être navigable aux pirogues, et, de là jusqu’à 北崗 隘 (Bắc-Cương-Ải, Pei-Kang-Ai), les sommets de la plus haute chaine de montagnes.
Hoành-Mô le 24 Juin 1890.
Les Membres de la Commission Français,
Signé:
Commission d’Abornement de 1893 de la Frontière Sino-Annamite de Paxi-Kalong à Bac Cuong Ai.
7.3 Procès Verbal N°1 (13-11-1893)
De la réunion du treize novembre mil huit cent quatre vingt treize (sixième jour de la dixième lune de le dix-neuvième année de Khouang-sou)
Sont présents :
M.M. GALLIENI, Colonel Commandant le 1er Territoire Militaire, Officier de la Légion d’Honneur, Président de la Commission Française
AMAR, Chef de Bataillon, Commandant 1er Cercle de Moncay, Chevalier de la Légion d’Honneur,
AUDIE, Lieutenant d’Infanterie de Marine, Officier de Renseignement
TRESTOURNEL, Lieutenant Infanterie de la Marine
M.M. LI SHEOU-TONG, Mandarin de 4e rang, Préfet du Département de Kin-tchéou, délégué du Céleste Empire, Président de la Commission Chinoise
TCHAN MAN-HI, Sous Préfet de Phong-Sinh
Le deuxième membre TCHAN MIEN-TAC était absent.
Retenu à Canton plus de temps qu’ils ne pensaient, il n’était pas encore arrivé au moment de la réunion.
Il est décidé que la première séance aura lieu malgré absence de ce dernière membre.
M. le Colonel, Président de la Commission Française, fait connaitre le nom des officiers français désignés par le M. le Gouverneur Général pour faire partie de cette commission.
S. Exc. Ly, Président de la Commission Chinoise, donnée également le nom des commissaires chinois désigné par le Tsong-Li Ya-Men.
M. le Colonel Galliéni fait remarquer :
1er – que tout terrain contesté dit : « Territoire Hoan-Mo » entre Bac Cuong Ai et Bac Phong Sinh est montagneux, peu populeux, et que, par suite de son peu richesse, il ne saurait avoir une grande importance pour la France.
2e qu’il y a lieu de se conformer strictement aux procès-verbal n°1de la Commission de la Délimitation du 29 mars 1887, dont les clauses principales ont été rappelées dans le procès-verbal de la Convention de Pékin du 26 juin 1887.
3e qu’il faut rechercher autant que possible comme frontière entre les 2 puissances, des lignes naturelles, telles que cours d’eau, crêtes de montagnes, etc…
S. Exc. LY répond qu’il a également reçu des instructions pour se conformer strictement aux dispositions des mêmes documents, et qu’il est heureux de voir l’accord établi à ce sujet entre les 2 gouvernements.
En conséquence, il est décidé que, suivant les dispositions du Procès-Verbal n° 1 du 29 mars 1887, on adoptera le tracé réclamé antérieurement par la Commission chinoise de 1889, c’est à dire qu’à partir de Bac Phong Sinh on remontera d’abord la branche Sud-Ouest du Song Kalong Ho jusqu’à son intersection avec la ligne figurée sur la carte chinoise de Labastide en pointillés verts.
On suivra ensuite cette ligne verte jusqu’au point A en laissant à la Chine, conformément à la convention de Pékin, les territoires de P’i Lao, Pan Hing et Lanh Hoai.
Au nord du point A jusqu’à Bac Cuong Aï la frontière sera établie suivant la ligne en pointillés verts qui est dessinée entre ces 2 points sur la carte Chiniac de Labastide et qui représente la frontière réclamée en 1889 par les Commissaires chinois, mais tout en laissant le territoire de Trinh Thuong à l’Annam, comme l’a signifié le Procès-Verbal n° 1.
S. Exc. LY approuve cette décision en faisant remarquer que, s’il n’est pas possible de faire le moindre changement en ce qui concerne les localités dont le nom est porté sur le Procès-Verbal n° 1, il sera du moins facile, une fois sur les lieux, de se faire des concessions mutuelles du côté de Toung Tchoung pour des terrains dont nom ne figure pas sur le dit procès-verbal. Ce sera l’affaire des membres de la commission qui se rendront sur le terrain.
En ce qui concerne le placement des bornes, il est convenu entre les 2 commissions que, sur la partie de la frontière marquée par des cours d’eau chaque gouvernement sera chargé de la pose des bornes qui seront préparées par chacune des 2 puissances et posées aux emplacements fixés par les deux commissions.
Dans les portions de la frontière où le tracé suivra des crêtes de montagnes, on se contentera d’une seule borne portant sur deux faces les indications adoptées par chaque pays.
M. le colonel GALLIENI annonce à S. Exc. le préfet LY qu’il doit, par ordre de M. le gouverneur Général, quitter dans quelques jours Moncay pour se rendre à Langson, qu’il s’éloigne à regret de la commission chinoise, mais qu’il laisse avec elle, pour s’occuper du détail des opérations M. le Commandant AMAR et des officiers qui ont étudié sérieusement la question, qui connaissent bien le pays, et auxquels il est recommandé de se conformer exactement au tracé réclamé par la Commission chinoise de 1889 et 1890.
Le tracé à suivre étant ainsi parfaitement déterminé, le colonel, Président de la Commission française pense pouvoir se retirer avec que l’assurance que l’entente règnera entre les deux commissions pendant toute la durée des travaux.
Fait et signé à Moncay le treize novembre mil huit cent quatre vingt treize, sixième jour de la dixième lune de la dix-neuvième année de Khuong-sou.
Les membres de la commission chinoise.
Les membres de la commission française :
(signé) : GALLIENI, AMAR, AUDIE, TRESTOURNEL.
7.4 PROCES-VERBAL D’ABORNEMENT (21-12-1893).
DE BẮC THỊ – KALONG à BAC CUONG AÏ
Les Commissions d’abornement nommées par les Gouvernements intéressés en exécution de la convention signée à Pékin le 26 juin 1887 (6e jour du 5e mois de la 13e année de Khouang-sou) ;
Après avoir reconnu elles-mêmes cette section de la frontière sur toute son éttendue ;
se conformant au texte de la convention de Pékin précitée, et à celui du procès-verbal de délimitations signé à Moncay, le 29 mars 1887 (5e jour de la 3e lune de la 13e année de Khouang-sou) ;
En vertu de l’accord intervenu en 1893, entre les deux gouvernements, pour l’abornement de cette portion de frontière, abornement au sujet duquel les commissions de 1889-1890 et de 1890-1891 n’avaient pu s’entendre ;
Usant des pouvoirs qui leur ont été conférés par leurs Gouvernement respectifs ;
Ont d’un commun accord, reconnu, constaté et décidé que le tracé définitif et irrévocable de la deuxième section de la frontière du Quang-tong était fixé ainsi qu’il suit :
1° – Depuis 北市 (en annamite Bắc-Thị, en chinois Pe-Che) et 加隆 (en annamite Gia-Long, en chinois Kia-loung), la frontière suit le milieu de la rivière de (en annamite Gia-long, en chinois Kia-loung), qui est un affluent occidental de la rivière de (en annamite Bac-Thi, en chinois Pe-Che).
A 500 mètres en aval de 北風生 (en annamite Bắc Phong Sinh, en chinois Pe Foung Chen), la rivière se divise en deux branches, l’une venant du N.O et l’autre du S.O.
Pour se conformer à l’accord qui vient d’intervenir entre les deux Gouvernements la ligne frontière est formée par la branche S.O jusqu’en un point P, où la rivière se divise encore en deux branches.
A partir du point P, elle suit la branche N.O qui coule au N et au S.E du village 安排 (en annamite An-Bài, en chinois An-Paï).
Ce village de An-Bài appartient à l’Annam.
Ce ruisseau dit d’An-Baï forme la frontière jusqu’au sommet côté 955 dénommé (en annamite Khanh hoài Lãnh, en chinois Kang houaï ling 坑懷嶺).
Conformément aux dispositions admises par les deux commissions, on prendra toujours pour frontière le milieu du lit des fleuves ou rivières.
En outre, dans le but d’assurer en toutes circonstances à la batellerie des deux puissances voisines la libre navigation sur els cours d’eau, les deux commissions ont que convenu que ce sera toujours le chenal navigable qui sera pris comme frontière.
Dans le cas où le cours d’eau ne serait pas navigable, la frontière sera formée par le chenal le plus profond ou le plus large ou ayant le plus d’eau.
Si par suite de crues ou de baisses des eaux, le chenal pris pour frontière venait à être déplacé, et, si des banc ou îlots nouveaux venaient à se former, la frontière se trouverait reportée naturellement dans le nouveau chenal déterminé d’après les conditions ci-dessus spécifiées, et les bancs ou îlots de nouvelle formation appartiendront à la puissance du côté de laquelle ils se trouveront.
Sur le cours des rivières, des bornes seront placées sur les deux rivesaux points des passages les plus fréquentés, ou en face des localités importantes, ou aux points de réunion des affluents ; sur les autres parties des cours de ces rivières, les bornes seront placées de loin en loin alternativement sur chaque rive.
Dans les portions de la frontière où le tracé suivra des crêtes de montagnes, on se contentera d’une seule borne commune portant sur les deux faces les indications adoptées par chaque pays.
On donnera aux bornes les numéros qui suivent le numéro (10) des dernières bornes posées par les commissions d’abornement de 1889-1890.
2° – A partir du Khanh Hoài Lãnh坑懷嶺, la frontière suivra d’un façon généralela direction E.O.
Elle se dirige d’abord légèrement au S.E et atteint la rivière de (en annamite Daï Khanh Vi, en chinois Đại Khánh Vĩ大坑尾) puis prend la direction de l’Ouest en coupant la rivière de (en annamite Tiểu Khánh Vĩ, en chinois Siao Kang Ouei小坑尾) et de (en annamite Mã-song, en chinois Ma-choang馬雙).
A partir de ce dernier point, elle se dirige légèrement au S.O sur le sommet du (en annamite Thanh Long Lãnh, en chinois Ta’ing Loung Ling青龍嶺), côté 843, puis revient rejoindre la direction générale E.O., dont il est parlé ci-dessus, et atteint la rivière de (en annamite Bi Lao, en chinois Phi Lao披勞).
La frontière est formée par cette rivière de Bi Lao, laissant à la Chine la rive droite avec les villages de Bi Lao, de (en annamite Bản Hưng, en chinois Pan Hing本興), ( en annamite Na Niệp, en chinois Na Kuet那捻) ; en laissant à l’Annam sur la rive gauche, le village de (en annamite Cúc Lị, en chinois Ku Li菊涖).
3° – Le milieu de la rivière de (en annamite Động Mô, en chinois Toung Mou洞謨), c’est-à-dire le Sông Tiên Yên, forme ensuite la frontière jusqu’au Nord du village de Động Mô.
Les villages de 蒲楠 (en annamite Bồ-Nam, en chinois Bou Nam), 坤文(en annamite Khôn Văn, en chinois Kw’an Ouen), 峝中 (en annamite Động-Trung, en chinois Toung Tchoung) appartiendront à la Chine ; les villages de 那簿 (en annamite Na-Bộ, en chinois Na-Pou), de 營 叫 (en annamite Dinh-Kiều, en chinois Yng Kiao), 本岑de (en annamite Bản-Sầm, en chinois Penn Chin), de 洞批 (en annamite Đông-Phê, en chinois Toung Pi), et de洞謨 (en annamite Đồng-Mô, en chinois Toung-Mou), appartiendront à l’Annam.
La ligne frontière sera ensuite formée par la rivière de 那沙 (en annamite Na-Sa, en chinois Na-Cha), affluent de la rive droite du Song Tien Yen qui passe à l’Est du village de Na Sa et à l’Ouest du village de 洞舍 (en annamite Đông-Xả, en chinois Toung Sié).
Na-Sa appartiendra à l’Annam ; Ðông-Xả à la Chine.
La frontière suivra ensuite le cours de ce même affluent jusqu’à son intersection avec le ruisseau qui prend sa source à 500 mètres de 呈祥 (en annamite Trinh Tuong, en chinois Tcheng Siang) ; elle suivra ce ruisseau depuis cette intersection jusqu’à sa source ; de là, elle se dirigera par des lignes droites jusqu’à 北崗 (en annamite Bac Cuong Aï, en chinois Pé Kang Aï), passant par les sommets 675, 812 et 746 qui se trouvent au N.O. de Trinh Tuong.
Le village de Trinh Tuong appartient à l’Annam ; ceux de 衞慙 (en annamite Vệ Tàm, en chinois Shu Tsan) et de 矯曹(en annamite Kiểu-Tào, en chinois Kiao Tsao) à la Chine.
A partir du sommet 746, la frontière ira rejoindre en ligne droite le col 662, où se trouve la borne n° 67 de la frontière du Quangsi.
En conséquence des dispositions arrêtées au paragraphe 1er ci-dessus, les commissions ont procédé elles-mêmes à la pose des bornes sur la deuxième section de la frontière :
EN TERRITOIRE ANNAMITE
BORNE n° 11
au confluent de la rivière de 加隆 (en annamite Gia Long, en chinois Kia-Loung).
Repérage azimuths magnétiques Poste de Pac-si (angle N.E.) 317°
signal a 51°
BORNE n° 12
en face de 那浪 (en annamite Na Loung, en chinois Na Lang).
Repérage azimuths magnétiques Blockhaus de Nam-si (angle N.E.) 286°
signal d 328°
BORNE n° 13
au Sud-Est du poste chinois de三左 (en annamite Tam Tá, en chinois Sann Tao), et au Nord de la ferme de大峝田 (en annamite Đại Đồng Điền, en chinois Ta Tioung Tiênn).
Repérage azimuths magnétiques signal q 93°
signal l 29°
BORNE n° 14
en face du confluent de la branche S.O. du Kalong Ho et de la branche N.O. dite de 那流 (en annamite Na Luu, en chinois Na Liou).
BORNE n° 15
sur la croupe à l’Ouest du confluent du Kalong Ho et du ruisseau de文冩 (en annamite Vấn-Tả, en chinois Ouen Tou).
BORNE n° 16
au S.E. de安排 (en annamite An Baï, en chinois An Paï), sur la coupe dominant le confluent des petites branches du Kalong Ho.
Repérage azimuths magnétiques
Sommet du Khanh hoaï Lanh 95°
Poste de Bac Phong Sinh 290°
BORNE NON NUMEROTEE.
est représentée par un rocher très visible au sommet du Khanh hoaï Lanh et sur lequel les inscriptions communes aux deux puissances sont gravées.
BORNE COMMUNE n° 17
sur la croupe située à l’Est de la rivière de大坑尾 (en annamite Đại Khanh Vĩ, en chinois Ta Kang Ouei), à 1000 mètres au S.E. du 坑懷嶺Khanh Hoài Lãnh.
Repérage (azimuths magnétiques) :
sommet du南雲嶺 (en annamite Nam Vân Lãnh, en chinois Nan Yun Ling)
point de triangulation
côté 1157 : 328°
Sommet du Khanh hoaï Lanh 119°
BORNE COMMUNE n° 18
sur la croupe à l’Ouest de la rivière de Đại Khanh Vĩ.
Repérage (azimuths magnétiques)
sommet du小坑嶺 (en annamite Tiểu Khanh Lãnh, en chinois Siao Kang Ling), point de triangulation côté 517 : 187°
Sommet du Khanh hoaï Lanh : 105°
BORNE COMMUNE n°19
sur la croupe l’Est de la rivière de 小坑尾 (en annamite Tiểu Khanh Vĩ, en chinois Siao Kang Ouei).
Repérage (azimuths magnétiques)
Sommet du Nam Van Lanh : 47°
Sommet du Khanh hoaï Lanh : 99°
BORNE COMMUNE n° 20
au sommet de la montagne qui sépare le cours supérieur de la rivière de Tieu Khanh Vi et celui de la rivière de Ma-Song.
Repérage (azimuths magnétiques)
sommet du Khanh hoaï Lanh :101°
sommet du Tieu Khanh Lanh :145°
BORNE COMMUNE n° 21
au Nord du confluent de la rivière de Ma-Song avec un affluent occidental.
BORNE COMMUNE n° 22
au sommet du 青龍嶺 (en annamite Thanh Long Lãnh, en chinois Te’ing Loung Lin) côté 843.
Repérage (azimuths magnétiques)
Sommet du 禄嫏嶺 (en annamite Lộc Lang Lãnh, en chinois Lou Teng Ling) :149°
Sommet de 長二 (en annamite Trường Nhị, en chinois Tchang Eurl) : 204°
BORNE n° 23
à l’intersection de la rivière de 披勞(Phi Lao) Bi Lao avec la ligne frontière déterminée par une ligne droite menée au N.O. du Thanh Long Lanh.
Repérage (azimuths magnétiques)
Sommet Truong Nhi :166°
Sommet de Thanh Long Lanh : 85°
BORNE n° 24
au confluent de la rivière de Phi-Lao avec un petit affluent de la rive gauche, sur une croupe dominant ces deux rivières.
Repérage (azimuths magnétiques)
Sommet du 姑罵嶺 (en annamite Cô Mạ Lãnh, en chinois Cao Pa Ling) point de triangulation
coté 960 : 314°
Sommet du高杷嶺 (en annamite Cao Ba Lãnh, en chinois Cao Pa Ling) : 9°
BORNE n° 25
au confluent de la rivière de Phi-Lao, au Sud du village chinois de 姑漂 (en annamite Cô Phiêu, en chinois Kou-Piao).
Repérage (azimuths magnétiques)
sommet du Cô Mạ Lãnh : 18°
sommet du (Kiou Pin Ling) Lạp Bình Lãnh垃甁嶺côté 551 : 286°
BORNE n° 26
au Nord du village de菊蒞 (en annamite Cúc Lị, en chinois Ku Li) à 360 mètres du confluent du Song Tiên-Yên avec un affluent de la rive gauche.
Repérage (azimuths magnétiques)
Sommet du (en annamite Lạp Bình Lãnh, en chinois K’iou Pin Ling) côté 551 : 205°
Sommet du Cô Mạ Lãnh : 101°
BORNE n° 27
à 240mètres au S.E. du village 那浦 (en annamite Na Phố, en chinois Na Pou).
Repérage (azimuths magnétiques)
Sommet du Cô Mạ Lãnh : 106°
Sommet du Lạp Bình Lãnh : 180°
BORNE n° 28
à 360 mètres au Nord-Est du village de 本岑(en annamite Bản Sầm, en chinois Penn Ch’in).
Repérage (azimuths magnétiques)
Sommet du Lạp Bình Lãnh : 107°
Cote 327 (au N.E. du poste de Hoan Mô) : 226°
BORNE n° 29
sur la croupe au N du confluent de la rivière de Dong Mô et de celle de Na Sa.
Repérage (azimuths magnétiques)
Cote 327 : 85°
Poste de Hoan Mô (côté Ouest) : 28°
BORNE n° 30
à 60 mètres au S.E. du village de 那沙 (en annamite Na Sa, en chinois Na Cha).
Repérage (azimuths magnétiques)
Cote 327 : 65°
Poste de Hoan Mô (côté Ouest) :343°
BORNE COMMUNE n° 31
à 600 mètres à l’Est de 呈祥 (en annamite Trinh Tuong, en chinois Tcheng Siang).
Repérage (azimuths magnétiques)
Poste de Hoan Mô : 347°
Sommet du 東另嶺 (en annamite Đông Lánh Lãnh, en chinois Toung Linh Ling)
cote 763 : 210°
BORNE COMMUNE n° 32
à 1160 mètres au N.N.O. du village de Trinh Tuong.
Repérage (azimuths magnétiques)
Sommet du Ðông-Lánh-Lãnh : 176°
Sommet du (en annamite Pha Lai Lanh, en chinois Pa Lai Ling)
cote 895 : 73°
BORNE COMMUNE n° 33
au col situé entre les côtes 746 et 750 ; à 340 métres au S ; de la vallée de Bac Cuong Aï.
EN TERRITOIRE CHINOIS
BORNE n° 11
au confluent de la rivière de 加隆 (en annamite Gia-Long, en chinois Kia Loung).
Repérage (azimuths magnétiques)
Poste de Pa Xi (angle N.E.) : 11°
signal a : 51°
BORNE n° 12
en face de 六真(en annamite Lục-Chân, en chinois Lou Chan).
Repérage (azimuths magnétiques)
signal b : 84°
signal g : 22°
BORNE n° 13
au N.E. du poste français de 捻市 (en annamite Niệm-Thị, en chinois Yen Che).
Repérage (azimuths magnétiques)
Blockhaus de Nam-Si (angle N.E.) : 307°
signal d : 55°
BORNE n° 14
au confluent du Kalong Ho et de la rivière à l’Est de 灘(en annamite Than Tan, en chinois T’ann San).
Repérage (azimuths magnétiques)
Blockhaus de Nam-Si (angle N.O.) : 31°
signal q : 343°
BORNE n° 15
au confluent des deux branches N.O. et S.O. du Kalong Ho sur la rive droite de la branche dite de 那流 (en annamite Na Lưu, en chinois Na Liou).
BORNE n° 16
sur la croupe qui domine le confluent du Kalong Ho et du ruisseau D’An Bài.
Repérage (azimuths magnétiques)
Khanh Hoài Lãnh : 277°
Poste de Bắc Phong Sinh (angle N.O.) : 292°
BORNE non numérotée
Est représentée par un rocher très visible au sommet du Khanh Hoài Lãnh, et sur lequel les inscriptions communes aux deux puissances sont gravées
BORNE n° 23
à l’intersection de la frontière avec la rivière de Phi-Lao, sur la rive droite.
Repérage (azimuths magnétiques)
Sommet du Thanh Long Lãnh : 74°
Sommet du Cao ba Lanh : 342°
BORNE n° 24
à 180 mètres au S.O. de Bi Lao.
Repérage (azimuths magnétiques)
Sommet du Cao Ban Lanh : 23°
Sommet du (en annamite Co ma Lanh, en chinois Kou ma Ling) point de triangulation cote 960 : 339°
BORNE n° 25
Sommet du Co Ma Lanh : 99°
Sommet (en annamite Ki Ban Lanh, en chinois Kieu Pin Ling) : 191°
BORNE n° 26
à 400 mètres à l’Ouest du village annamite de 營叫 (en annamite Dinh-Khiếu, en chinois Ying Kiao).
Repérage (azimuths magnétiques)
Sommet du Co ma Lanh : 92°
Cote 327 : 249°
BORNE n° 27
à 720 mètres au Nord du village annamite de 洞批 (en annamite Đỗng Phê, en chinois Toung Pi) à la cote 305.
Repérage (azimuths magnétiques)
Cote 327 : 109°
Poste de Hoan Mô (Côté S.E.) : 291°
BORNE n° 28
à l’Est du confluent de la rivière de Dong Mô et de la rivière de Na Sa.
Repérage (azimuths magnétiques)
Poste de Hoan Mô (Côté Ouest) : 22°
Cote 327 : 87°
BORNE n° 29
à 380 mètres au S.E.E. du village de 那沙(en annamite Na Sa, en chinois Na Cha).
Repérage (azimuths magnétiques)
Poste de Hoan Mô (coté Ouest) : 344°
Cote 327 : 73°
BORNE n° 30
à 100 mètres du village chinois de 那舍 (en annamite Na-Xá, en chinois Na Sié).
Repérage (azimuths magnétiques)
Cote 327 : 64°
Poste de Hoan Mô (côté Ouest) 337°
BORNE n° 31
à 120 mètres à l’Ouest du village chinois de 洞舍 (en annamite Đông-X á, en chinois Toung Sié)
Repérage (azimuths magnétiques)
Cote 327 : 22°
Poste de Hoan Mô (côté ouest) : 336°
BORNE n° 32
au confluent et à 60 mètresdu petit ruisseau servant de frontière au S.E. de Trinh Tuong.
Repérage (azimuths magnétiques)
Cote 327 : 22°
Distance de la borne au Sud-Est du village de Trinh Tuong : 660m
BORNE n° 33
au confluent du ruisseau venant du village de 衛喒 (en annamite Vệ Tàm, en chinois Schu Tsan) avec la rivière de Na Sa.
Repérage (azimuths magnétiques)
Sommet du Dong Lanh Lanh : 60°
Distance de la borne au S.E. de Ve Tam : 400m
Fait et clos à Hoan Mô le vingt neuf décembre mil huit cent quatre vingt treize (dix neuvième jour de la onzième lune de la dix neuvième année de Khouang Sou) en double expédition en français et en chinois dont un exemplaire a été remis aux deux commissions d’abornement française et chinois avec un croquis et une carte certifiés conformes pour y être annexés.
Mais il reste entendu qu’en cas de contestation, le texte français dudit procès-verbal seul fera foi.
Les membres de la commission française,
(signé) : Galliéni ; Amar, Audié, Trestournel
Les membres de la commission chinoise : Không ghi.
Trương Nhân Tuấn
Tài liệu tham khảo: hồ sơ Phân định biên giới CAOM
Tập sách: Biên giới Việt-Trung 1885-2000 Lịch sử thành hình và những tranh chấp. NHX Dũng Châu 2005. Tác giả Nhân Tuấn Ngô Quốc Dũng.
Đọc thêm các bài có liên quan của cùng tác giả:
Lịch sử tranh chấp các đảo Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu trong vịnh Vạn Xuân
http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=356
Nghiên cứu hiệp ước Thiên Tân 9 tháng 6 năm 1885 . (phần 1)
http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=253
http://vn.rd.yahoo.com/blog/mod/art_title/*http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=674
  1. Sự thật về Thác Bản Giốc [kết]
  2. Biên giới Việt-Trung theo các công ước về biên giới Pháp-Thanh 1887-1895 [3]
  3. Biên giới Việt-Trung theo các công ước về biên giới Pháp-Thanh 1887-1895.[2]
  4. Biên giới Việt-Trung theo các công ước về biên giới Pháp-Thanh 1885-1897 [1]
  5. Một vài biện pháp chống lại chính sách xâm lược của Trung cộng
  6. Nền tư pháp biến nạn nhân thành tội phạm

Menam -BỊ “TRẤN LỘT” BỞI “CƠ QUAN TRẤN LỘT HỢP PHÁP THEO QĐ CỦA PHÁP LUẬT”

Trích :”Câu nói từ miệng của nhân viên an ninh tham gia lục soát : “Đồng bọn nó đó, tụi mặc áo lưỡi bò!” có lẽ là câu trả lời rõ nhất cho những hành xử vi phạm pháp luật trên.

 Mặc áo in logo phản đối đường lưỡi bò tham lam của Trung Quốc trên biển Đông, là tội phạm ngay tại Việt Nam hay sao?” Hết trích

Phải rồi,”đáng tội”-là vì mang “lưỡi bò” là “đồng bọn”,mà làm thế là chống Bắc kinh Đào- Mà Bắc kinh Đào là đảng Cọng sản,Trung cộng với Đảng Cọng sản Việt nam là anh em “không ai tốt hơn”-Vậy thì chống Trung cộng là chống Đảng cọng sản Việt Nam- Phải rồi còn kêu ca gì nhể?

———————————————————————
Menam – Không cần biết bạn là ai, mọi sự quyết định đều nằm ở “họ”.
Bước xuống sân bay Tân Sơn Nhất “họ” chặn bạn lại, lục tung hành lý, TRẤN và LỘT bạn. Chẳng có gì!? Họ niêm phong thẻ nhớ máy ảnh, USB, laptop của bạn.
Nghe tả lại hình ảnh trên, đừng nghĩ chủ thể bạn ở đây là một “Việt kiều yêu nước” đã quên kẹp 10 USD trong hộ chiếu. Bạn – ở đây – chỉ là một công dân bình thường của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Và bạn vừa mới bị “trấn lột” bởi “cơ quan trấn lột hợp pháp theo quy định của pháp luật”.

 Nghị định số 88/2002/NĐ-CP  của Chính phủ  được ban hành ngày 7/11/2002 để quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.

 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

1. Nghị định này quy định về quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.

Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (sau đây gọi là xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm) là hoạt động đưa từ Việt Nam ra nước ngoài, đưa từ nước ngoài vào Việt Nam các loại văn hóa phẩm để sử dụng riêng, biếu, tặng, tham gia triển lãm, hội chợ, dự thi, hợp tác trao đổi, phục vụ hội thảo, liên hoan, viện trợ hoặc các mục đích khác không để bán hoặc thu lợi nhuận.

 2. Văn hóa phẩm quy định trong Nghị định này bao gồm :

A) Sách, báo, tạp chí, tài liệu, ca-ta-lô, tranh, ảnh, áp phích, lịch, bản đồ;

B) Các loại băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình; các loại phim, các loại băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh, hoặc hình ảnh;

C) Tác phẩm mỹ thuật.

 3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm là di sản văn hóa thực hiện theo các quy định của Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001.

 Sở dĩ tôi tìm hiểu nghị định này, vì trong một chia sẻ trên Facebook, một người bạn của tôi đã kể lại “Chuyện bị trấn lột tại sân bay” , trong đó, người ta viện dẫn nghị định 88/2002/NĐ-CP như một lý do chính yếu.

 Trong biên bản làm việc ngày 20/02/2012 giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất Quốc tế – Đội thủ tục hành lý nhập khẩu và Nguyễn Hồ Nhật Thành có thể hiện nội dung sau:


Hình từ FB của Paulo Thành Nguyễn

 Sau khi “kiểm tra thủ công” toàn bộ hành lý thì “cơ quan trấn lột hợp pháp theo quy định của pháp luật” phát hiện ra ông Thành mang theo:

- 01 USB Transcend 4GB không rõ nội dung.

- 01 thẻ nhớ SDHC Transcend 4GB không rõ nội dung.

 Được biết, trước đó lực lượng này đã tiến hành các thao tác kiểm tra USB và thẻ nhớ của Thành trên máy vi tính, không phát hiện ra file văn bản nào, chỉ có hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam có dòng chữ HS-TS-VN và một số hình ảnh cá nhân.

 Dựa vào Nghị định số 88/2002/NĐ-CP cơ quan chức năng tại Phi trường Tân Sơn Nhất đã vi phạm pháp luật, hành động tịch thu và lập biên bản với lý do: “nội dung không rõ ràng” đối usb vàthẻ nhớ đã tạm thu giữ hoàn toàn không nằm trong quy định pháp lý của Nghị định 88/2002/NĐ-CP.

 Theo thông tin trên Website của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì nghị định 88/2002/ NĐ-CP áp dụng cho các văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh: đã thực sự đi vào đời sống của người dân, phát huy được hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý xuất nhập khẩu văn hóa phẩm, góp phần mở rộng giao lưu văn hóa, phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; góp phần cải cách thủ tục hành chính, số lượng cấp giấy phép xuất nhập khẩu văn hoá phẩm của Ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã giảm khoảng 80%, ở nhiều địa phương giảm tới hơn 90%. Các quy định trong Nghị định đã giúp giảm tải được các thủ tục phiền hà, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc xuất nhập văn hóa phẩm, tham gia giao lưu và hội nhập văn hóa thế giới.  

 Do đó, hành động tự tung tự tác, lạm dụng vai trò và chức năng của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất Quốc tế – Đội thủ tục hành lý nhập khẩu chỉ thể hiện một điều: xâm phạm quyền Tự Do cá nhân, sách nhiễu công dân.

 Không biết lực lượng chức năng tại sân bay Tân Sơn Nhất, dựa trên điều khoản, quy định nào của Nghị định 88/2002/NĐ-CP để tiến hành lục soát, khám xét đồ đạc, thân thể của Thành như một tội phạm tại cửa khẩu?

 Phải chăng, đó là cách hành xử của lực lượng an ninh, đối với những người đã từng tham gia biểu tình phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam?

Câu nói từ miệng của nhân viên an ninh tham gia lục soát : “Đồng bọn nó đó, tụi mặc áo lưỡi bò!” có lẽ là câu trả lời rõ nhất cho những hành xử vi phạm pháp luật trên.

 Mặc áo in logo phản đối đường lưỡi bò tham lam của Trung Quốc trên biển Đông, là tội phạm ngay tại Việt Nam hay sao?

 Rõ ràng đây là một hành xử có định hướng nhắm vào những đối tượng là những người Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược.

Do đó, không thể  nói Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất có những hành động tự tung tự tác. Phải nói đây là những hành động vi phạm luật pháp được thi hành theo mệnh lệnh.

Vậy thì ai, thuộc cơ quan nào đã ban hành những chỉ thị này?

 Tôi nghĩ, hỏi tức là trả lời.


Nguyễn Thế Thịnh – Nghe ông Nguyễn Bá Thanh nói chuyện làm quan


Nguyễn Thế Thịnh  – Danluan
Sáng nay, ở các quán café, người ta dán mắt vào màn hình để xem ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói chuyện với 4.000 cán bộ từ phòng, ban, xã phường trở lên. Cuộc nói chuyện được trực tiếp truyền hình trên DRT.
Trong 3 tiếng rưỡi, ông Nguyễn Bá Thanh công khai toàn bộ “nội tình” của TP, trên tất cả các lĩnh vực, kể cả công tác cán bộ vốn được coi là vấn đề nhạy cám xưa nay.
Tôi cũng dán mắt vào màn hình cho đến 11h30.
Lần đầu tiên tui nghe một bí thư Tỉnh ủy công khai vì sao ông này làm chủ tịch mà không phải ông kia, vì sao ông này làm phó chủ tịch mà không phải ông kia, vì sao ông này làm giám đốc sở mà không phải ông kia…
Cuộc nói chuyện của ông thú vị ở chỗ ông nói về các vấn đề được gọi là “nhạy cảm” bằng một ngữ điệu thản nhiên với ngôn ngữ dân dã, điều đặc biệt là ông vận dụng những câu chuyện vui chêm vào đầy ngụ ý nhưng nghe rất thoải mái. Có thể nói, những vấn đề lý luận đã được ông thực tế hóa bằng sự trải nghiệm.
Nhớ nhất là đoạn ông nói về cán bộ.
Ông nói, trong cuộc đời có người làm nhà mà không ở được, có người yêu mà không lấy được, có người giỏi mà không được làm quan. Những việc đó phải có thêm cái duyên.
Khi làm quan rồi thì rất dễ xa dân. Ông kể, hồi ông làm phó chủ nhiệm HTX, ngủ trên cái bàn của hợp tác, chìa cái chân ra ngoài. 5h sáng dã có người túm chân lay dậy, vừa rửa mặt vừa huýt sáo, xong thì đi phát phân bón, lúa giống cho dân rất thoải mái, vui vẻ. Sau đó lên làm phó chủ tịch huyện, sáng, khoảng hơn 6h có một bác mang cái đơn đến xin mua gỗ, tui quát, chưa tới giờ làm việc đến chi sớm rồi bỏ đi ăn sáng. Ra quán thấy miệng đắng, uống ly café không ngon, mới nghĩ, cái này là do cái chức phó chủ tịch huyện sinh ra. Thế là vội vàng chạy vào gặp ông cụ…
Theo ông, con người ta trong cuộc đời phải làm được cái gì chứ không phải đã kinh qua chức vụ nào.
Người đã làm cán bộ thì phải biết nhìn người, đừng nghĩ con lừa, con thỏ thì không ra trận được. Con thỏ nhát gan nhưng lại nhanh nhẹn thì để nó đưa thư, con lừa thì để nó đứng cạnh con voi, lúc con voi giương vòi thị uy thì con lừa hí lên, đối phương nhìn vào không hiểu đó là con vật gì mà oai dũng thế. Lãnh đạo phải biết công bằng cả với những người mình không thích. Bản thân thì làm việc phải tận tụy, có khát vọng nhưng không tham vọng, phải tập hợp được mọi người, khiêm tốn nhưng quyết đoán, nhất là phải ít cá nhân (ông nói, tôi nói ít chứ không phải nói không). Cán bộ mà có được cái gì đã mới làm thì khác gì con cá heo cho ăn mới nhảy múa. Họ cho mình tức là mình đã bị họ mua.
Trong cuộc sống thì có nhiều chuyện, cách đây mấy trăm năm Ngô Thừa Ân đã viết chuyện Tề Thiên, cái thằng Trư Bát Giới người vừa xấu lại cà tưng cà tưng thấy ghét nhưng nó nói chi sư phụ cũng nghe. Tôn Ngộ Không khuyên thì sư phụ không nghe nhưng gặp yêu ma lại phải kêu Tề Thiên.
Ông kể chuyện ông xem chương trình Táo quân trên VTV: Rốt cục thì chỉ mấy thằng không làm được chi mới được lên gặp Ngọc Hoàng. Nó còn đưa phong bao lì xì cho Ngọc Hoàng, gọi Ngọc Hoàng bằng anh Hoàng. Bao nhiêu chuyện làm không được nói ra cười đến chảy nước mắt, cũng hay đấy, sâu sắc đấy, nhưng Ngọc Hoàng biết hết sao không xử được thằng nào, lại để nó về dương gian làm lại. Sao lại không lấy roi mà quất vào đít tụi nó?
Làm lãnh đạo phải có khát vọng chứ không tự bằng lòng với vị trí của mình, rồi ngó lên ngó xuống coi mình sẽ lên đâu, phải làm cái gì đó cho dân. Làm tổ chức thì phải đi tìm cán bộ, đừng để ai muốn làm cán bộ thì tìm mình. Phải suy nghĩ, cải tiến, đừng có họp quá nhiều. Ngày xưa “đâu có gặc thì ta cứ đi”, ngày nay cán bộ “đâu có họp thì ta cứ đi”.
Tôi đứng đây nhìn xuống có thể không thấy hết mọi người, nhưng mọi người ở dưới nhìn lên thấy tôi nghiêng bên này, nghiêng bên kia, biết hết. Dân người ta biết hết. Vợ con anh thế nào, bà con anh ra sao, lái xe của anh thế nào, biết hết. Nếu mà cho bỏ phiếu thì biết liền.
Không một thế lực nào có thể tiêu diệt được cộng sản trừ phi người cộng sản tự tiêu diệt mình, Lê nin nói chơ không phải tui nói mô nghe.
Ông đọc mấy câu: Sinh ra vốn dĩ là dân / Phấn đấu dần dần cũng được thành quan/ Hết quan rồi lại hoàn dân / Hoàn dân rồi lại dần dần vào quan.
____________________

Bí thư Thành ủy Đối thoại với 5.000 cán bộ, công chức: “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt”

TP – Dụng nhân như dụng mộc, phải đi tìm người chứ đừng để người tìm mình, đưa đến chai rượu, phong bì. Loại người này nếu được chọn vào cũng chẳng để làm gì”.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh tại cuộc đối thoại. Ảnh: Nam Cường. Hôm qua, đối thoại trực tiếp với gần 5.000 cán bộ, công chức UBND, Sở, ban, ngành, quận, huyện…, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh (ảnh) nói: “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt, chung chi, chỉ cần phấn đấu. Làm cán bộ phải có ý chí và khát vọng, bởi Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng”.
Tại buổi đối thoại trực tiếp quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh nói: Nhìn chung, các cán bộ sở, ban, ngành, quận, huyện thời gian qua đã làm tốt, đạt một số kết quả khả quan. Nhưng như vậy là chưa đủ để tự mãn, nhất là nằm trong khu vực mà các tỉnh thành lân cận đều bình bình. Đà Nẵng không chấp nhận và cũng không để tình trạng đó kéo dài, phải bứt phá, phải nhìn xa hơn.
Ông Thanh nói Sở Công an dù nức tiếng với thành tích bắt được những tên siêu trộm liên tỉnh, nhưng thử nhìn lại tình trạng trộm cướp, ma túy, mại dâm… thời gian qua. Rồi tai nạn giao thông, xe ben trở thành hung thần, đã giải quyết tốt chưa? “Khi tội phạm tăng thì ngành công an yếu và ngược lại”, ông Thanh khẳng định.
Với Sở TNMT, dù đã nhận danh hiệu thành phố môi trường ASEAN nhưng mấy năm qua loay hoay không xử lý nổi mấy điểm nóng ô nhiễm như âu thuyền Thọ Quang, Phú Lộc, thép Thái Bình Dương, ĐaNa – Ý…, Sở Y tế để tình trạng dịch bệnh tràn lan, kéo dài như hiện nay, rồi tiêu cực trong bệnh viện, lãnh đạo Sở có biết, có hướng xử lý? Tình trạng lạm thu trong nhà trường, dạy thêm học thêm tràn lan, Sở GD&ĐT có dám nói đã hài lòng?
Với các cơ quan như: Sở KHCN, Thanh tra, Sở Công thương, Nội vụ, TAND, VHTT – DL, Thông tin – Truyền thông…, Bí thư Thành ủy cho rằng đều bình bình, chẳng có gì nổi trội, chưa xứng tầm với đòi hỏi phát triển của thành phố.

Hàng ngàn cán bộ ngồi kín cung thể thao Tiên Sơn nghe ông Thanh nói chuyện. Ảnh: Nam Cường.

Nhiều khen, ít tự phê, không đối thoại

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, buổi đối thoại diễn ra sau khi Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011, theo đó, Đà Nẵng sau 3 năm quán quân đã tụt xuống hạng 5. Ông Thanh cho rằng, đó cũng là dịp để lãnh đạo chính quyền nhìn nhận lại thái độ, trách nhiệm đối với doanh nghiệp và thấy những việc chưa làm được để có hướng cải thiện, phấn đấu cho mục tiêu thời gian tới.
“Trong khu vực bình bình nên các đồng chí bắt đầu ỷ lại, tự thỏa mãn. Tôi chưa bao giờ thấy một sự phê bình, tự phê bình gay gắt. Tôi chưa thấy ai nói không hoàn thành nhiệm vụ. Họp hành, đánh giá thấy toàn khen nhau”, ông Thanh nói. Và dù đã hoàn thành rất tốt nhiều chỉ tiêu đề ra, nhưng bộ máy vận hành của UBND thành phố vẫn có vấn đề. Đó là thiếu đối thoại.
Cần phải đối thoại nhiều hơn với dân, với các tầng lớp bằng cái tâm, sự chân thành thì lúc đó mới ra việc, mới hiểu được bản chất vấn đề. Ngoài ra, UBND cũng quá ít họp báo, che giấu thông tin. Khi họp thì phát biểu không chuẩn, xử lý vụ việc lúng túng. “Chính quyền phải mạnh mẽ, không thể như hiện nay”, ông Thanh kết luận.

Nguy hiểm nhất là xa dân

Nói về các giải pháp triển khai Nghị quyết T.Ư 4 tại Đà Nẵng, ông Thanh cho hay, điểm khác của lần này là phê bình, kiểm điểm từ trên xuống. “Nguy hiểm nhất là cán bộ tự thấy mình quan trọng, rời xa dân, quan liêu, thiếu trách nhiệm, bệnh thành tích, tự thỏa mãn, ngại va chạm. Lúc đó, dễ nảy sinh việc lạm dụng quyền lực. Dân mất lòng tin, chính quyền dễ bị đổ”, ông Thanh nói.
Tại Đà Nẵng đã có tình trạng quan liêu, xa dân trong nhiều cán bộ chính quyền, đặc biệt là cán bộ trẻ. “Căn bệnh của cán bộ là tự mình thấy quan trọng với dân, lúc đó nảy sinh chuyện có ăn mới làm, đừng như con cá heo diễn trò, có cho mồi mới diễn hăng say. Phải làm bằng chính cái tâm”, ông nói. Với những cán bộ chủ chốt, ông Thanh cho rằng tìm nhân lực là công việc tối quan trọng.
“Dụng nhân như dụng mộc, phải đi tìm người chứ đừng để người tìm mình, đưa đến chai rượu, phong bì. Loại người này nếu được chọn vào cũng chẳng để làm gì”. Việc đầu tiên là phải làm cán bộ tốt, tận tụy với công việc, không tham vọng, khiêm tốn, ít cá nhân, bởi “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt, chung chi, chỉ cần phấn đấu. Làm cán bộ phải có ý chí và khát vọng, bởi Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng”.
Trong buổi đối thoại, ông Nguyễn Bá Thanh cũng giao 20 đầu việc cụ thể trong thời gian tới, các sở, ban ngành phải xốc lại tinh thần làm việc để hoàn thành.
Nam Cường
Nguồn: Tiền Phong


Đặng Huy Văn – Xin hãy cứu người tá điền dũng cảm


Đặng Huy Văn là một giảng viên đại học tại Hà Nội, thích làm thơ yêu nước.
Ngày 19/12/1953, cụ Hồ Chí Minh đã phát động chiến dịch Cải cách ruộng đất (CCRĐ) trên toàn lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam kéo dài đến 1956. Tuy có sai lầm là đã làm khoảng hai vạn người vô tội có công với cuộc Kháng Chiến 9 năm bị chết oan, nhưng cũng đã đưa lại cho người nông dân thực sự có ruộng cày. Năm 1960, nông dân phải nộp ruộng vào Hợp Tác Xã và ruộng đất đã trở thành Sở Hữu Tập Thể. Sau khi thống nhất đất nước, Hiến Pháp 1980 đã qui định, đất đai là của Toàn Dân do Nhà Nước quản lý, nghĩa là từ đây nông dân phải thuê ruộng của nhà nước để sản xuất. Toàn thể nông dân Việt Nam đã trở thành Người Tá Điền và các quan chức địa phương nghiễm nhiên trở thành những ông chủ ruộng đất hợp pháp mới. Do có quyền lực quá lớn mà trình độ và đạo đức lại có hạn nên dần dà các quan chức địa phương ngày càng tha hóa biến chất và đã trở thành một tầng lớp ác bá cường hào mới đang ngày ngày áp bức bóc lột người nông dân đến tận xương tủy. Đó là nguyên nhân dẫn đến Tiếng Súng Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng Hải Phòng và các khiếu kiện về ruộng đất kéo dài từ năm này sang năm khác xẩy ra khắp nơi trên cả nước.
Xin hãy dựng cho anh Vươn một cái Án Đài thật cao!
Để xét xử công bằng công khai, bởi anh Vươn vô tội!
Đừng cố gia hạn điều tra để giam anh ta trong ngục tối
Nhằm giở trò hành hạ xác thân của mấy “chú đeo sao”!
Anh Vươn phạm tội gì mà lại bị bắt giam nào?
Có kẻ đến cướp đất, phá nhà tại sao không bắn lại?
“Đường Cách Mệnh” cụ đã viết hơn 80 năm còn đấy
“Đòi ruộng đất cho dân cày!” các người đã quên sao?
Các người là con em Nông Dân, hay con cháu giặc Tàu
Đã cưỡng chiếm Hoàng Sa, nay lại sang cướp đất?
Hàng triệu nông dân ngã xuống giữa T.S., nay chưa tìm hết xác
Sao các người đã vội quay lưng phản bội lại đồng bào?
Các người không sợ vong linh của cụ sẽ hiện về sao?
Cụ lại phát lệnh “năm 1953 diệt cường hào ác bá”[1]
Huyện quan Tiên Lãng không bị tử hình mới là chuyện lạ
Còn bí thư Hải Phòng nhẹ nhất cũng mọt xác trong lao!
Viết đến đây, tôi lại nhớ cụ những năm nào!
Đã đem lại cho nông dân cả trâu bò, đất ruộng
Diệt “ác bá cường hào”, khiến vạn người ngã xuống![2]
Vậy “Thành quả CCRĐ” năm xưa, nay trôi dạt về đâu?
Anh Vươn chỉ là “Người Tá Điền”, vì anh đâu có ruộng
Theo chính sách của cụ ngày xưa, anh đã bị tù oan uổng
Trước Đầm Tôm anh Vươn, tôi thầm nguyện cầu Người
Xin hãy cứu Người Tá Điền Dũng Cảm, Chúa Trời ơi!
Tôi cũng biết rằng, đó chỉ là lời nguyện cầu thôi
Bởi Chúa Trời ở xa, bảo sao được bầy cháu ngoan của cụ
Tôi chỉ ước ao anh Vươn được xét xử như vụ Giá Rai năm đó[3]
Để Tòa Đại Hình Cần Thơ tuyên: “Anh vô tội!” anh ơi!
Để những oan hồn CCRĐ đỡ tủi phận một thời
Để đất nước sẽ được mở mang Nền Dân Chủ
Chẳng lẽ đó không phải là “ước mong tột cùng của cụ”?
Hay chỉ rêu rao để đánh lừa nhân dân và trẻ con thôi?
Nhìn đống gạch vụn nhà anh Vươn mà đau xé tim tôi!
Đâu là “Dân Chủ”, “Tự Do” như lời cụ từng kêu gọi?
Đâu “Muôn Vàn Tình Thương Yêu” cụ đã dỗ dành thăm hỏi
Ngày anh Vươn còn bé thơ, nghe mẹ hát trong nôi?
Hà nội, 24/2/2012
Đặng Huy Văn
[1] Cụ Hồ phát lệnh Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) ngày 19/12/1953, kết thúc là chiến dịch Sửa Sai cuối 1956. Tá điền là người đi thuê ruộng đất của địa chủ để sản xuất. CCRĐ lấy ruộng địa chủ chia cho tá điền. T.S.là dãy Trường Sơn, nơi chôn xác hơn một triệu thanh niên Việt Nam.
[2] Khoảng hai mươi vạn người có công với Cuộc Kháng Chiến 9 năm bị qui oan và 2 vạn người bị chết oan: bị tử hình, bị bức tử, bị chết đói hoặc chết trong các trại cải tạo CCRĐ. (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)
[3] Vụ án Nọc Nạn, xã Phong Thạnh, H. Giá Rai, T. Bạc Liêu xẩy ra ngày 16/2/1928. Ngày 17/8/1928, Tòa Đại Hình Cần thơ của Pháp đã xử những nông dân chống lại bọn cường hào cướp đất là vô tội.

TIÊN LÃNG HUYỆN SỬ DIỄN CA

Chương I: ĐẤT NGHÈO NUÔI 1 ANH HÙNG

Chuyện ở một tỉnh đằng Đông
Cách mặt trời hồng một khúc chẳng xa
Cỡ trăm cây số thôi mà
Có huyện Tiên Lãng rất là nhà quê
Nhà quê thì cứ nhà quê
Chủ tịch huyện vẫn đề huề như ai
Hắn lại có cậu em trai
Làm chủ tịch xã mới tài người ơi
Vinh Quang – chữ sáng ngời ngời
Chính là tên xã để đời mai sau.
Xã này chuyên lúa chuyên rau
Cày, bừa, gặt, cấy, trước sau vẫn nghèo
Dân cư thưa thớt lèo tèo
Cứ mùa mưa bão kéo nhau chạy dài
Thế rồi có một chàng trai
Xuất thân áo vải, chân gài… dép lê
Đoàn Văn Vươn, hắn xin thề
Kiếm bằng tại chức để về giúp dân
Ngày ngày tháng tháng qua dần
Cử nhân bằng ấy anh lần trong tay
Về làng anh quyết làm ngay
Gặp ông chủ tịch để bày kế cao
Rằng “ông cứ tính thế nào
Giao bốn chục héc đất ao cho mình
Ao này là đất lầy sình
Sóng đập thình thình nên chẳng ai ham”
Ông huyện một phát hất hàm
“Thì ông giao đấy, mày làm đến đâu?”
Nam nhi trí lớn mặt ngầu
Trời đội trên đầu, cứt đạp dưới chân
Nhận ngay chẳng chút phân vân
Bốn chục héc đất, mần mười bốn năm
Chương II: KỲ TÀI LẤN BIỂN
Nhận rồi cả họ chăm chăm
Ngày đêm đào lấp đứng nằm chẳng ngơi
Trời kia khéo thử lòng người
Cuốn ngay đất đá ra ngoài biển đông
Đấy là mới kể đến công
Còn chưa kể chuyện đau lòng của Vươn:
Có cô con gái dễ thương
Cắp sách đến trường mới được hai năm
Bố mẹ mải miết làm đầm
Em phải âm thầm ở nhà tự chơi
Một ngày hạn kéo tới nơi
Trượt chân té nước, không người cứu lên
Thế là con – bố hai bên
Con nơi chín suối, bố trên cõi trần
Thật là đau đớn muôn phần
Ước gì đổi đất chuộc thân con về.
Ruột gan tan nát tứ bề
Cũng đành nén hận quyết thề quai đê
Ngày ngày sớm tối đi về
Nằm gai nếm mật thống kê thủy triều
Nghiên nghiên cứu cứu trăm điều
Tiền vay đổ xuống bao nhiêu cho vừa
Thế rồi sóng phải chịu thua
Mới hay nhân định vẫn thừa thắng thiên
Một vùng vẹt sú hiện lên
Với đê quai ấy tạo nên nhiều đầm
Bà con hoan hỉ ì ầm
Giấc mơ chắn sóng bao năm đến rồi.
Còn Vươn khai thác đất bồi
Trồng nuôi thủy sản đến hồi phất lên.
Tương lai thoát cảnh cơ hàn
Xứng danh tên xã Vinh Quang để đời.
Éo le thay, cái ông giời!
Ngoảnh trông thì đã trải mười hai năm
Một vùng trù phú mông mênh
Chỉ hai năm nữa phải đành nhả ra
Công, của hơn chục năm qua
Nay cơ nghiệp ấy biết ra thế nào.
Vươn lại lên gặp cường hào
Xin được giao tiếp đất ao của mình.
Đâu ngờ hắn chính là tinh
Vùng trù phú ấy hắn rình từ lâu.
Ngày đêm nhỏ dãi nhàu nhàu
Tìm mưu tính kế cướp mau về mình
Chương III: ÂM MƯU CƯỜNG HÀO ÁC BÁ
Vươn thì chân chất thật tình
“Bác mà thu lại thì mình chết tươi
Em còn đang nợ ngập người
Nay không còn đất, lấy bxxx trả a?”
Cẩu quan rằng: “Chớ kêu ca
Cứ y theo luật để mà làm theo”.
Vươn hỏi luật tính thế nèo?
Quan rằng “Đã nói trong kèo đó thôi
Mười bốn năm sắp hết rồi
Bốn chục héc ấy chúng tôi thu về”.
Vươn rằng: “Thu để làm giề?
Thu xong huyện cũng cho thuê thôi mà?”
Quan rằng: “Đấy chuyện người ta
Còn anh về nhà tính chuyện của anh.”
Vươn về tìm hiểu mối manh
Mới biết sau mành lắm chuyện thối hôi.
Rằng quan huyện đã tính rồi
Bốn chục héc ấy đang hồi hoạch thu
Món thơm hiện rõ lù lù
Những thằng cơ hội xúm bu như ruồi.
Quan có một đống con nuôi
Xúi quan thu lại sẽ “bồi dưỡng” cho
Rồi thầu cứ đấu ra trò
Con bỏ một phát, quan cho trúng liền.
Với mưu này ở xã bên
Chúng đã cướp tiền cướp sức dân đen.
Vươn đây nghèo chứ chẳng hèn
Phen này Vươn phải trắng đen rõ ràng.
Mang theo đơn kiện lên đàng
Trình quan Tư pháp đàng hoàng chuẩn quy.
Dân đen, Vươn có biết gì
Quan Tư, quan Chấp cùng đi một đường.
Lại thêm kiến thức ẩm ương
Bịp bợm dân thường từ trước đến nay.
Quan Tư một phát phán ngay
Hạn kia mà hết, đất mày trả đây.
Sự thể đã đến nước nầy
Vươn kiện vượt cấp lên ngay Thành Tòa.
Trước ngày xử, có giải hòa
Quan huyện dụ dỗ: “Thôi mà Vươn ơi,
Đơn kia chú rút cho tôi
Đất sẽ cho chú thuê rồi mần ăn”
- “Ô kê, vậy ký bản văn
Nếu ông làm thế thì anh rút liền”
Ngày thăng đường, tòa gọi lên
Vì sao Vươn lại không lên gặp tòa (?)
Thành, Huyện cả lũ sướng òa
Phán rằng sự vắng nghĩa là rút đơn (!!!)
Phán thêm phát nữa xanh rờn
Cứ việc theo đường quyết bởi quan Tư.
Đùa dai đến nước quá nhừ
Mới hay một lũ giả ngu cướp ngày.
Chương IV: TRĂM BINH ĐẠI CHIẾN TAM DÂN
Chẳng phục lời phán của quan
Quẩy đít vào bàn, Vươn bước trở ra
Anh về bàn với cả nhà
Trước sau thì cũng mất gia tài này
Dựng một kế sách thật hay
“Thân tao hóa đất, bọn mày chẳng yên”
Nhà Vươn cả họ làm điền
Trước giờ chăm chỉ lành hiền đáng yêu
Nay bị dồn đến nước liều
Thôi thì trạng chết, chúa tiêu là huề
Giờ G sắp điểm nơi quê
Vươn vẫn trên huyện, đứng kề các quan
Lệnh thu hồi đất trên bàn
Bảo Vươn ký gấp, không bàn tán thêm
Còn Vươn liếc cũng chẳng thèm
Ông không ký đấy, đứng xem mày làm.
Tức thì binh sĩ một đoàn
Cỡ gần trăm mạng bị quan điều vào
Vinh Quang tên xã đẹp sao
Hôm nay hỗn độn nháo nhào quân binh
A ka, áo giáp mới tinh
Thêm quả lá chắn chụp hình rất ăn
Đầm Vươn, thẳng tiến phăng phăng
Phen này bắt hết không thằng nào tha.
Hàng rào vừa mới vượt qua
Dính ngay một trái gọi là địa lôi
Hai anh bị hất lên trời
Chỉ là phận tốt nên trời còn thương
Trước nay quen nạt dân thường
Giờ gặp thứ dữ, biết đường nào chơi?
Quân binh túm tụm một hồi
Chờ quân tiếp viện từ nơi huyện nhà.
Trưởng công an huyện chui ra
Chỉnh tề áo mão rất là đẹp giai
Dẫn thêm mấy chục anh tài
Lò dò tiến trước xem ai trong nhà.
Bất thần hoa cải bắn ra
Trưởng công an huyện thế là gục ngay
Năm tinh binh nữa rất gay
Anh kia trúng mắt, anh này sát trym
Toàn quân phút chốc đắm chìm
Trong cơn hoảng loạn đường tìm trở lui
Viện binh kéo tới liên hồi
Các quan nhất trí, quyết chơi đến cùng
Vũ trang lực lượng anh hùng
Cứ mang vũ khí là cùng đến đây
An ninh, cơ động một bầy
Điều tra, đặc nhiệm, chó tây, chó tàu
Gọi thêm quân đội tới mau
Quả này quan đập nát nhàu như tương
Quân đội vây chặt bờ mương
Cảnh sát thì đứng bịt đường rút lui
Phóng viên đài báo thật vui
Chạy tới chạy lùi tìm thế chụp phim
“Chiến trường” thoáng chút im lìm
Binh chia hai nhóm để tìm đường vô
Một nhóm đứng cổng lô nhô
Vác loa hò hét ý đồ nghi binh
Nhóm kia sẽ bất thình lình
Luồn sau áp sát thì mình thắng to
Nhưng mà binh sĩ lại lo
Mùa đông lạnh quá, sao mò dưới mương?
Thế là kiếm mấy cái xuồng
Vai thì đeo súng, tay cương sức chèo.
Rất may trong lúc chống chèo
Không bị hoa cải nó gieo vào người.
Chèo mãi rồi cũng tới nơi
Đấu súng tơi bời ném lựu đạn cay
Nói chung động tác rất hay
Nhuần nhuyễn thế này, dân đỡ làm sao.
Cuối cùng đạp cửa xông vào
Mới hay chẳng có ma nào ở đây
Trùng trùng lớp lớp bao vây
Ba người trốn thoát không hay bao giờ
Quan quân mặt thỗn ngây ngô
Không biết bây giờ báo cáo nàm thao
Liền vào nhặt mấy con dao
Dân dùng bổ củi ai nào chẳng hay
Thêm cái “viễn vọng” cầm tay
Gom lại một đống:Chúng mày chụp đê !
Họ hàng Vươn đứng trên đê
Quan bắt đem về, phải trái tính sau
Còn Vươn có khá hơn đâu
Đang tít trên huyện, bị câu về phòng.
Trận chiến như vậy là xong
Dân chúng trong lòng chán chả muốn than
Quan to quan nhỏ một đàn
Nhất trí hoàn toàn: Thắng đẹp, thắng to.
Hôm sau họp báo ra trò
Nói dối như phò, sẽ kể chương sau.
Chương V: MIỆNG QUAN TRÔN TRẺ
Báo đài muốn tỏ vàng thau
Về đây đông đủ, chen nhau trong ngoài.
Quan huyện đứng thẳng rất oai
Lông mày dựng ngược, mặt ngài vênh lên
Chủ tịch huyện Tiên Lãng, Lê Văn Hiền
Quan ấy chính Lê Văn Hiền
Hai tay duỗi thẳng chống trên mặt bàn.
Miệng ngài tuyên bố oang oang
Đập Vươn là đúng không oan nỗi nào
Phóng viên lại hỏi ào ào
Rằng Vươn đã đổ mất bao nhiêu tiền
Hôm nay cơ nghiệp dựng nên
Muốn thu lại đất, phải đền người ta?
Quan rằng: Luật ấy đâu ra?
Phóng viên bảo là trong luật Đất đai.
Đến đây quan huyện tắt đài
Trả lời nhắng nhít, chơi bài lảng đi
Phóng viên lại hỏi cớ gì
Điều xe ủi đến phá đi ngôi nhà
Quan rằng chuyện ấy dễ mà
Ai bảo chúng nấp trong nhà bắn ra.
Chán với trình của Huyện ta
Phóng viên lên hỏi tỉnh nhà xem sao.
Tỉnh cử ông Phó ra chào
Phóng viên lại hỏi cớ sao phá nhà?
Ông Phó ấp úng ậm à
“Nhà Vươn bị phá chính là do dân”.
Chỉ một lời đã biệt phân
Rằng ông cũng thuộc thành phần bỏ đi.
Phóng viên lại kéo lên Ty
Hỏi Cảnh sát trưởng chuyện gì xảy ra?
Ông này tên Đỗ Hữu Ca
Chiến trận hôm trước ông là chỉ huy
Ông bảo “Chẳng vấn đề gì
Cái chòi trông cá, phá đi thôi mà”
Ô hô, công bộc của ta
Nhà hai tầng ông bảo là chòi canh
Ông quên luật rõ rành rành
Chòi canh cũng của gia đình người ta.
Ông này còn bệnh ba hoa
Hay bệnh ảo tưởng thì ta chưa rành:
Hôm ấy ông điều trăm quân
Quyết tâm phải bắt tam dân dẫn về
Ngờ đâu thất bại ê chề
Bị thương sáu mạng đi về tay không.
Lên đài ngài nói ổng ông
Trận đánh tuyệt đẹp, dù không giáo trình.
Kết quả là một kết tinh
Của những sáng tạo do mình nghĩ ra.
Ông còn thổ lộ thật thà
Sẽ viết thành sách để mà dạy binh.
Ông có nhớ Bác dặn mình
“Đã là đổ máu thì xinh đẹp gì”?
Ông mang một bộ quân y
Đeo non đại tá, chức thì tổng binh
Miệng ông toàn nói linh tinh
Từ nay hậu thế nó khinh ông rồi.
Chương VI: TRẠNG CHẾT CHÚA CŨNG BĂNG HÀ.
Báo đài ầm ĩ một hồi
Đến tai tể tướng đang ngồi đếm kim
Tể tướng ngẫm nghĩ lim dim
Vụ này không thể để chìm được đâu.
Mình ăn mình húp đã lâu
Nhà dột từ nóc riêng đâu bọn này.
Dân tình ai oán lâu nay
Chỉ là chưa thể chọn ngày nổi binh.
Vụ này làm quả điển hình
Để dân còn nghĩ là mình thanh liêm.
Tể tướng phôn phát có liền
Tham mưu cố vấn đứng bên tấu trình:
Bắt mấy thăng huyện hy sinh
Cờ nguy thí tốt cũng bình thường thôi.
Kịch bản đã quyết xong rồi
Ban rằng: ngày ấy sẽ ngồi chủ phiên
Dân tình uể oải ngước lên
Chờ xem tể tướng đứng bên phía nào
Ngày họp kín cổng đóng rào
Phóng viên đài báo cấm vào bên trong
Chiều muộn họp cũng vừa xong
Phóng viên vây kín vòng trong vòng ngoài
Phát ngôn trước báo trước đài
Rằng Huyện Tiên Lãng đã sai hoàn toàn
Sai này có dợ có dàn
Sai từ chủ tịch sai sang án tòa
Sai từ sơ thẩm sai ra
Sai đến phúc thẩm sai là vẫn sai
Truyền quan tỉnh phải lập ngay
Một tổ công tác vụ này điều tra
Ngày ấy tháng ấy phải ra
Không nên cơm cháo có mà biết tay.
Tỉnh trưởng cuống quít loay hoay
Không biết vụ này xử lý nàm thao
Cử ngay ông Phó hôm nào
Đứng vai tổ trưởng, hô hào điều tra
Còn ông đại tá Hữu Ca
Toàn quyền phụ trách, cho ra vụ này.
Dân tình liếc cái biết ngay
Nhìn tên, đoán biết vụ này tới đâu
Phóng viên đợi đã quá lâu
Tìm ông lái cẩu hôm nào hỏi luôn:
- Ai bảo anh phá nhà Vươn?
- Tôi phá chỉ vì tiền lương thôi mà
Chính quan huyện điều tôi ra
Bảo cứ phá nhà, sẽ được trả công.
Thành ủy chắc bận việc công
Hay bận du hí nên không biết gì
Đăng đàn ông nói tì tì
Hình xe hôm ấy chúng mi ghép rồi.

Đại khái càng bới càng hôi
Quan tỉnh rồi cũng vào nồi nay mai.
Còn bây giờ vẫn chơi bài
Lê Lai cứu chúa cho hài lòng dân
Huyện, xã bọn ấy đần đần
Quan tỉnh ký phát, làm dân tức thì
Trưởng, Phó huyện phải ra đi
Bí thư, Chủ tịch xã thì tạm ngưng
Dân đen hoan hỉ tưng bừng
Anh Vươn trong ngục có mừng hay không?
Tiếng súng anh đã thành công
Tới đây tạm có hai ông về vườn.
Báo đài theo dõi sát sườn
Chừng nào bọn tỉnh lên đường mới thôi.
Tương truyền là sáng tác của Đồ Lão (Đào Lỗ)

Đào Tuấn – Sự kiện Nguyễn Bá Thanh


Đaotuan
 Sau vụ án Cống Rộc, trên mạng Internet lưu truyền câu chuyện tiếu lâm thời hiện đại “Nguyên nhân vụ án Cống Rộc”. Một trong những nguyên nhân là vì “Ông Vươn tên là…Vươn”. (Nếu bỏ chữ V để tên Ươn thì cán bộ nào thèm “quan tâm”). Và nguyên nhân chính: Nông dân Đoàn Văn Vươn hơi bị thiếu “đạo làm dân”, đòi hỏi cán bộ phải quan tâm sâu sát với dân trong khi lại không thèm “quan tâm sâu sát” tới cán bộ”. Tiếu lâm, dù thời nào, nghĩ cho cùng, cũng là một cách nói thấm thía thể hiện cách nhìn, lối nghĩ của dân. Và câu chuyện tiếu lâm nghe xong không thể cười của thời hiện đại hôm nay có lẽ đã khái quát chính xác một trong những căn bệnh điển hình: Khoảng cách giữa quan chức và người dân.
Bởi vậy, một Ủy viên TƯ Đảng, Bí Thư Thành ủy như ông Nguyễn Bá Thanh công khai nói về “đạo làm quan”, về những biểu hiện quan liêu, xa dân, dù đứng trên bục đỏ, trong hội trường, với cử tọa là 4.500… quan chức, đã được coi như một “sự kiện”. Nhất là khi buổi nói chuyện diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa cán bộ và nhân dân đang có một khoảng cách mênh mông về niềm tin và tình cảm.
Ông Thanh từng “nói chuyện tay bo” với các ông chồng vũ phu. Cũng từng “đối thoại đối mặt” với cả ngàn…tiểu thương. Nhưng đến giờ, cuộc nói chuyện mà người dân cần nhất, mới diễn ra, dù đó là chuyện “đạo làm quan”, dù việc ông đăng đàn công khai trước đến 4.500 cán bộ, cũng là “chuyện lạ” trong lịch sử nền hành chính.
“Cán bộ trẻ bây giờ có rất nhiều anh quan liêu, xa dân. Mới được bổ nhiệm hôm trước, lập tức hôm sau đã lên giọng quát tháo. Một bộ phận cán bộ lười nghiên cứu, lười đi cơ sở, mắc căn bệnh thành tích, hình thức, kèn cựa địa vị, tự thỏa mãn, ngại va chạm”. Lãnh đạo TP thì “chưa bao quát hết mọi vấn đề, chưa chịu va chạm, đối thoại. Ít phê bình, ít kỷ luật cán bộ, cái gì cũng đều đều đến cuối năm thì vỗ tay tặng bằng khen”. Một trong những biểu hiện xa dân là bệnh nghiện họp. Hồi trước “Đâu có giặc là ta cứ đi”. Cán bộ bây giờ thì “Đâu có họp là ta cứ đi”. Xa dân nảy sinh tình trạng quan liêu. Quan liêu đến mức thẩm phán trước khi xử án không thèm xuống hiện trường kiểm tra, nghe ngóng, xem xét cụ thể. Rồi thì câu chuyện hành dân “Cán bộ, công chức đừng để tình trạng có bỏ bì thì mới làm, không cho thì im re”. Thậm chí vị Bí thư còn không tiếc lời “Cán bộ mà có được cái gì mới làm thì khác gì con cá heo cho ăn mới nhảy múa. Họ cho mình tức là mình đã bị họ mua”.
Và điểm nhấn cho cuộc nói chuyện cách mạng này là việc Bí thư Thành ủy nói về chuyện chạy chức chạy quyền, về công tác tổ chức cán bộ, câu chuyện “tế nhị, nhạy cảm”nhất, kể cả đối với các chức danh Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND TP. Lưu ý: Đà Nẵng là địa phương có một Phó chủ tịch trẻ nhất nước. Và sau khi cựu Chủ tịch “ra TƯ” đã không ít những lời “quán nước vỉa hè” xung quanh.
Tất cả những điều ông Thanh nói không mới. Thậm chí, chúng là những căn bệnh cố hữu của nền hành chính, có trong bài học vỡ lòng ở những giáo trình hành chính, chính trị. Sự công khai, cũng là vấn đề “cốt lõi” của dân chủ. Nó trở thành sự kiện, là bởi những chuyện công khai đó trước nay vẫn là quá hiếm đối với quần chúng nhân dân, dù về mặt lý thuyết họ có quyền được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đề ra phương trâm “Nói phải đi đôi với làm”: Nói phải nói đúng. Không được nói một đằng làm một nẻo. Tránh nói, tránh hứa mà không làm.
“Sự kiện Nguyễn Bá Thanh” với câu chuyện “đạo làm quan”, với việc đề cập đến những căn bệnh tự thân cố hữu, và cả những vấn đề “nhạy cảm”, được truyền hình trực tiếp suốt gần 3 tiếng rưỡi đồng hồ, gây ra sự chú ý đặc biệt trong dư luận, đôi khi đơn giản chỉ là bởi ít nhất ông đã nói, nói công khai với quần chúng nhân dân hầu như toàn bộ nội tình của Thành phố, kể cả những vấn đề nhạy cảm nhất là nhân sự, kể cả những vấn đề tế nhị nhất là xử lý kỷ luật cán bộ.
“Nói phải đi đôi với làm”, nhưng trước hết, làm quan cũng cần phải nói, và nói công khai, để chí ít đảm bảo được quyền được biết của dân cái đã.

Hội nghị lớn về chỉnh đốn Đảng


 - thứ hai, 27 tháng 2, 2012 – BBC
Hình minh họaNhiều đảng viên kêu gọi Đảng phải “lấy lại lòng tin yêu của nhân dân”
Toàn bộ các ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có mặt tại Hà Nội hôm nay để dự hội nghị ba ngày về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Truyền thông nhà nước nói đây là hội nghị “lớn chưa từng có” kể từ sau Đại hội Đảng XI tháng Giêng năm ngoái.
Hơn 1000 đại biểu, gồm toàn bộ thành viên Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa XI, cán bộ chủ chốt ở trung ương và 63 tỉnh, thành phố về dự hội nghị.
Nội dung cuộc họp ba ngày tại Trung tâm hội nghị Quốc gia chỉ bàn về một nội dung: triển khai Bấm Nghị quyết TƯ 4, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành hồi giữa tháng Giêng.
Nghị quyết này kêu gọi “phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng”.
Vấn đề ‘gay gắt’
Từ Hà Nội, nhà bất đồng chính kiến, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nói với BBC rằng hội nghị tuần này cho thấy “việc chỉnh đốn Đảng trở nên quá gay gắt”.
“Đảng đã suy thoái đến mức Đảng không thể chấp nhận nhân dân, và nhân dân cũng không thể chấp nhận được Đảng.”
“Các bài nói, công văn, chỉ thị bây giờ luôn đặt hàng đầu các thế lực thù địch, ám chỉ các thế lực ấy nằm cả từ trong trí thức đến công nhân, nông dân.”
Những tuần vừa qua, các cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản đăng nhiều bài kêu gọi các đảng viên phải “lấy lại lòng tin yêu của nhân dân”.
Báo điện tử Đảng Cộng sản cho rằng giải pháp đầu tiên là “tự phê bình và phê bình”.
Bấm Bài đăng ngày 26/02 nhấn mạnh: “Các tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở và mỗi đảng viên, cấp ủy viên phải dũng cảm tự soi xét lại mình, đơn vị mình, tìm ra được những ưu điểm để phát huy, những sai lầm, yếu kém, khuyết điểm để có kế hoạch, biện pháp sửa chữa.”
Trang mạng Bấm báo Nhân Dân hôm nay cũng nhắc lại “tự phê bình và phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Ðảng”.
“Chúng tôi luôn mong Đảng cải tổ thực sự để còn có thể đứng đấy, không gây ra đổ vỡ đất nước. Nhưng nói thật, hy vọng ấy rất mong manh và nhiều người không tin Đảng làm được.”
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nói ông hy vọng “từ sự giật mình này, Đảng sẽ chỉnh đốn thực”.
“Chúng tôi luôn mong Đảng cải tổ thực sự để còn có thể đứng đấy, không gây ra đổ vỡ đất nước.”
“Nhưng nói thật, hy vọng ấy rất mong manh và nhiều người không tin Đảng làm được.”
Ông nói các vị đại biểu dự hội nghị tuần này “đừng mơn trớn nhau”.
“Ví dụ như ‘tiếng bom Đoàn Văn Vươn’, họ phải thấy gốc tích là sai lầm trong đường lối của Đảng chứ không chỉ là sai lầm của mấy anh cấp huyện hay thành phố.”
“Nếu cứ giật gấu vá vai, Đảng không thể nào chỉnh đốn và tồn tại được,” ông Giang nhận xét.
Bấm Một bình luận trên Đài Tiếng nói Việt Nam hôm nay cũng thừa nhận “một khi Nghị quyết đã hay, đã đúng, đã trúng rồi, thì bắt buộc nó phải được thực hiện quyết liệt trong thực tế, bởi nếu không thì nó có thể tạo ra những hiệu ứng chính trị-xã hội ngược hoàn toàn so với lúc nó mới ra đời”.

Cảnh báo đảng viên quân đội về Tiên Lãng

- thứ hai, 27 tháng 2, 2012  – BBC
Ảnh từ báo Dân TríVụ cưỡng chế ở Tiên Lãng được báo chí trong ngoài nước đưa tin rầm rộ
Cơ quan ngôn luận của Hội Cựu chiến binh Việt Nam đăng bài cảnh báo cán bộ đảng viên “tuyệt đối không được lợi dụng thừa cơ đục nước béo cò” từ vụ Tiên Lãng.
Bấm Bài bình luận dài, đăng ngày 26/02 trên mạng của báo Cựu chiến binh Việt Nam, nói “dường như vụ việc ở Tiên Lãng đã được chính trị hóa, dẫn đến hệ lụy khó lường”.
Tờ báo bày tỏ quan điểm vài ngày sau khi có tranh cãi quanh Bấm bài phát biểu của Bí thư Thành ủy Hải Phòng tại một câu lạc bộ của giới cán bộ dân sự và lực lượng vũ trang.
‘Làm mất uy tín Đảng’
Với tiêu đề “Vụ Tiên Lãng cần giải quyết thấu tình đạt lý”, tác giả, ký tên An Dân, nhận định: “Không ai phủ nhận vụ việc ở Tiên Lãng là nghiêm trọng, hành xử của chính quyền xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng là sai trái, thậm chí vi phạm pháp luật.”
Nhưng ý chính của bài này là: “Thật không thể xem thường việc nhiều tổ chức quốc tế đã lập tức bám vào vụ Tiên Lãng để kích động làn sóng phê phán và chống đối Đảng, Nhà nước ta, cho là bộ máy Đảng, Nhà nước đã hư hỏng không thể cứu chữa.”
“Một số kẻ ở nước ngoài lâu nay chống phá quyết liệt Việt Nam thì lại lớn tiếng bênh vực và phát động chiến dịch góp tiền của cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, thực ra đó chỉ là cái cớ mà cái đích sâu xa là bôi nhọ và làm mất uy tín Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở Hải Phòng.”
Bài viết cũng nhắc đến việc Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành bị một số đảng viên lão thành sinh hoạt tại CLB Bạch Đằng chỉ trích là “nói ngược lại kết luận của Thủ tướng Chính phủ”.
Tác giả ủng hộ báo cáo của Ban chủ nhiệm CLB Bạch Đằng là “Bí thư Thành uỷ đã truyền đạt trung thực tinh thần Kết luận của Thủ tướng”.
Từ đó, người viết lo ngại: “Nhưng không bình thường là ở chỗ thông tin về Bí thư Thành uỷ Hải Phòng nói ngược với Kết luận của Thủ tướng nhanh chóng được phát tán và đưa lên mạng, gây ra sự phản ứng gay gắt trong xã hội.”
Với những cách dùng từ như “Thành ủy Hải Phòng đã nghiêm túc kiểm điểm”, “thành phố Hải Phòng đã khẩn trương tổ chức thực hiện”, tác giả dường như muốn thuyết phục người đọc về cố gắng của ban lãnh đạo thành phố.
Người ký tên An Dân kết luận: “Và điều căn bản cốt lõi nhất của mỗi cán bộ đảng viên vẫn là phẩm chất, đạo đức, lương tâm và trách nhiệm, tuyệt đối không được lợi dụng thừa cơ đục nước béo cò.”
Bài đăng trên báo Cựu chiến binh Việt Nam dường như là bình luận rõ nhất trên một tờ báo Đảng kể từ khi xảy ra vụ Tiên Lãng, liên kết vụ việc với sự chống đối Đảng.

Tôi không thể lặng thinh


Saturday, 25 February 2012  – Vietvungvinh

Khi nghe tiếng hát của một thanh niên lứa tuổi cháu, con vang lên trên làn sóng . . . ” tôi không thể ngồi yên . . . “, người lính già 73 này cảm thấy rúng động cả châu thân.  Đau đớn quá cho đồng bào tôi. Tủi nhục quá cho dân tộc tôi. Can đảm quá cho người tuổi trẻ anh hùng. Trước gông cùm của một chế độ bạo tàn mà anh dám hiên ngang cất cao tiếng hát như một lời ai oán, như một lời hịch gọi hồn sông núi, lời ca nhẹ nhàng mà chắc nịch, lên án cả một tập đoàn thống trị bán nước, buôn dân. Âm vang của lời ca truyền đi như cơn sóng vỗ, tràn đi khắp đại dương, vượt qua bao tầng mây, đến tận cùng tâm khảm của hàng triệu con tim khắp năm châu.
Nhìn lại mình,  - sao lặng nhìn như một kẻ bàng quan ?
Cuộc vận động cho Việt Khang và các nhà đấu tranh cho quyền làm người ở Việt Nam đã phát khởi. Kẻ thù và tay sai lập tức phản công. Nhiều mũi dùi nhắm vào nhóm chủ trương nhằm triệt hạ hay làm suy yếu cuộc vận động cho Nhân Quyền tại Việt Nam. Họ gán ghép hình ảnh, tung tin đồn thất thiệt vô cùng hạ cấp, mà nếu không ai làm sáng tỏ, sẽ có lắm kẻ nghi ngờ hoặc tin theo. Không lẽ tôi để cho họ cô đơn? Không lẽ tôi ngồi yên, chờ cho đến khi họ chán nản, buông xuôi ? Bao nhiêu người thiện tâm cũng đã từng buông xuôi vì cô đơn như thế. Nhiều nhân tài trong thế hệ trẻ ngần ngại không dám dấn thân vì sợ bị vùi dập.  - Không được. Nếu người bạn trẻ VIệt Khang đối diện với bạo quyền mà dám hiên ngang, dõng dạc nói rằng  “tôi không thể ngồi yên”, thì nơi đây, trong an bình, yên ấm, có lẽ nào tôi không thể nói được một câu, dù chỉ với riêng mình : ” tôi không thể lặng thinh”? Tôi phải lên tiếng, như  nhạc sĩ Anh Bằng đã nói, phải lên tiếng để vạch trần những trò bịp bợm của lũ tay sai Tàu cộng và Việt cộng, để cho những người có khả năng, có tâm huyết cảm thấy ấm lòng mà tiếp tục phục vụ tha nhân. Vâng, tôi không thể lặng thinh, không thể để cho những tư tưởng yếm thế, nhu nhược, đố kị  làm mờ nhạt đi lý tưởng cao đẹp của khối người Việt hải ngoại, tuy đang sống trong tự do, vẫn ngày đêm vọng hướng về quê nhà, tranh đấu cho quyền sống, quyền làm người  cho dân tộc mình. Tôi phải lên tiếng, tiếp sức cho những tiếng nói can đảm, phản bác luận điệu ru ngủ của những con mọt sách. Vì thế mà sau mười năm về hưu, tránh xa mọi tranh chấp, người lính già 73 này đã  lại phải lên tiếng, tiếp tay cho cuộc vận động Nhân Quyền cho đồng bào tôi ở quê nhà. Tôi vui vì biết mình đang xếp hàng cùng với  đoàn quân chữ ký đòi quyền sống cho đồng bào, cảnh giác nguy cơ mất nước đang hiện ra mỗi ngày một thêm rõ với lá cờ sáu (6) sao của Trung cộng xuất hiện tại Việt Nam trong những ngày gần đây. Tôi không mong cầu cái gì cho riêng mình.   Điều tôi mong cũng là điều mong ước của hàng triệu con tim, là cho quê nhà, nơi đó chỉ còn có bạo lực của công an, và báo-chí  chỉ còn xếp hàng bên lề phải.
Tôi cảm thấy bớt hổ thẹn với Việt Khang. Tôi không còn cảm thấy xấu hổ khi nhìn các anh chị em nghệ sĩ bừng bừng khí thế trong những bản Hùng ca sử Việt. Cám ơn Việt Khang. Cám ơn anh chị em nghệ sĩ của Asia. Cám ơn các bạn đồng hành. Tất cả đã cho tôi niềm vui cuối đời.
Lê Phú Nhuận
( Người lính già 73 )

“Anh Là Ai” Sáng tác và trình bày: Việt Khang


 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=dKCHh39uOLg

“Việt Nam Tôi Đâu?”. Sáng tác và trình bày: Nhạc sĩ Việt Khang


 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=aammyGyGm0c

“Tuổi Trẻ Việt Nam” Trích trong Golden Asia DVD 2


 http://www.youtube.com/watch?v=qqFh3I7BDbQ&feature=player_detailpage

“Hội Nghị Diên Hồng” Trích trong Golden Asia DVD 2


 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=G2Ei0ugQTA8

Tại sao Hoa Kỳ không viện trợ vũ khí cho phe đối lập ở Syria?

Written by Trúc Giang MN – 22/2/2012 – Vietvungvinh
Quân đội Iran (Ảnh: FARS)

1* Hoa Kỳ không viện trợ vũ khí cho phe đối lập ở Syria


“Các vụ đụng độ ở Syria và bất ổn ở Libya khác nhau xa. Chúng tôi không nghĩ rằng trang bị vũ khí ở Syria là một giải pháp. Giải pháp là phải có một cuộc đối thoại dân chủ, bạo lực phải chấm dứt”. Đó là phát biểu của bà Victoria Nuland, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, sau lời kêu gọi trang bị vũ khí cho phe đối lập ở Syria, của TNS John McCain. Phát ngôn viên toà Bạch Ốc Jay Carney cho biết thêm: “Mỹ đang tìm khả năng viện trợ nhân đạo cho người dân Syria”.
Tóm lại, Hoa Kỳ không tham gia hoạt động quân sự, mà cũng không viện trợ vũ khí cho phe đối lập ở Syria, bởi vì Syria và Libya hoàn toàn khác nhau.
Vậy sự khác nhau đó là gì? Tại sao Hoa Kỳ không viện trợ vũ khí cho phe nổi dậy ở Syria?
Vì tình hình Syria rất phức tạp trong hiện tại, cũng như trong tương lai thời hậu Assad, phức tạp đó, là sự chia rẻ không thể hàn gắn được trong việc mưu cầu lợi ích chung cho một quốc gia, dân tộc. Giới quan sát lo ngại Syria sẽ chia năm xẻ bảy sau khi lật đổ tổng thống Bashar
al-Assad.

2* Tổ chức khủng bố Al Qaeda ủng hộ phe nổi dậy ở Syria

Trung tâm SITE của Hoa Kỳ, chuyên theo dõi những trang mạng điện tử của các nhóm Hồi giáo cực đoan, đã phát hiện một cuộn băng Video dài 8 phút của Ayman al-Zawahiri, người thay thế Osama Bin Laden, lãnh đạo tổ chức al-Qaeda. Nội dung cuộn băng tố cáo chính phủ Syria là một chính quyền tàn ác , phạm tội giết dân.
Những người biểu tình ủng hộ chính quyền ông Assad
Al Zawahiri kêu gọi những người Hồi giáo ở Iraq, Jordan, Li Băng và Thổ Nhỉ Kỳ, hãy cùng với phe nổi dậy, lật đổ chế độ độc tài thối nát của tổng thống Bashar al-Assad.
Tên trùm khủng bố mới, cũng kêu gọi người dân Syria hãy tự giải phóng, không nên lệ thuộc vào phương Tây, Thổ Nhỉ Kỳ và các vương quốc Á Rập trong vùng.
Lời kêu gọi của al-Zawahiri đưa ra sau 2 vụ tấn công bằng xe bom tự sát, vào sở an ninh và sở cảnh sát ở thành phố Aleppo, làm chết 28 người và 250 người bị thương. Thành phố nầy rất yên tĩnh trong suốt 11 tháng xáo trộn ở Syria, bắt đầu từ ngày 15-3-2011. Cũng trong thời gian xảy ra 2 vụ nổ, một tướng lãnh, cũng là bác sỷ quân y, chuẩn tướng Issa Kholi bị ám sát.
Phe Quân Đội Syria Tự Do (Free Syrian Army-FSA), ly khai, xác nhận là tổ chức của họ không có liên can gì đến vụ xe bom tự sát và ám sát đó cả. Hành động xe bom tự sát và ám sát là sở trường của tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda.
Bộ trưởng Nội vụ Iraq tiết lộ, trong suốt 4 tháng qua, có rất nhiều chiến binh Hồi giáo cùng với những số lượng vũ khí đã từ phía Bắc Iraq, đổ vào Syria để giúp phe nổi dậy.
Sự can dự của tổ chức khủng bố al-Qaeda vào Syria, làm cho tình trạng vốn phức tạp của Syria lại càng thêm phức tạp.
Bạo lực tại Syria
2.1. Tóm lược về tân lãnh đạo al-Qaeda
Ayman al-Zawahiri sinh ngày 19-6-1951, là thành viên xuất sắc của tổ chức al-Qaeda. Trước khi gia nhập vào tổ chức khủng bố nầy, Zawahiri là thủ lãnh Phong Trào Chiến Tranh Hồi giáo Ai Cập (Egyptian Islamic Jiha-EIJ)
Ông là bác sĩ giải phẩu Ai Cập, nhà Vật Lý, nhà thơ và nhà tổ chức quân sự.
Năm 1998, khi sát nhập vào al-Qaeda, Zawahiri vừa là cố vấn, vừa là bác sĩ riêng, vừa là bạn thân của Osama bin-Laden, đồng thời cũng là người phát ngôn của tổ chức nầy.
FBI (Hoa Kỳ) đã treo giải thưởng về cái đầu của Zawahiri là 25 triệu USD.
Những bí danh của Zawahiri là: Abu Muhammad, Abu Fatima, Muhammad Ibrahim, Abu Abdellah, The Doctor, The Teacher. Tờ Wall Street Journal cho rằng Zawahiri là tên khủng bố cực đoan, và tàn độc hơn bin-Laden rất nhiều. Lý do là hắn bị Ai Cập tra khảo, và vợ con hắn bị bom Hoa Kỳ giết chết.
Được cho là kẻ đứng sau vụ khủng bố tại Hoa Kỳ ngày 11-9-2001, có tên trong danh sách 22 tên khủng bố bị tầm nã toàn cầu.
2.2. Vợ con của Zawahiri
Zawahiri kết hôn năm 1978. Vợ tên Azza Ahmed Novari, sinh viên môn triết tại đại học Cairo (Ai Cập). Đám cưới rất trang nghiêm của người sùng đạo. Nam nữ thọ thọ bất thân. Khách mời được dành cho hai khu riêng biệt, một bên nam, một bên nữ. Không có nhạc, không có đèn màu, không có chụp hình, quay phim.
Họ có 5 gái một trai, trong đó, con gái tên Aish bị hội chứng bịnh Down.
Sau vụ 11-9-2001, Hoa Kỳ đánh bom trả đủa vào tòa nhà của Taliban ở Gardez, vợ Azza và con gái Aish thiệt mạng. Bà Azza bị chôn dưới đống gạch đổ nát, nhưng không bằng lòng cho nhân viên cứu hộ đào bới để cứu bà, vì theo phong tục, ngoài người chồng ra, không để cho bất cứ người đàn ông nào được nhìn thấy mặt.Thà chịu chết để giữ “trinh tiết” với chồng. Con gái Aish không bị thương, nhưng chết vì nhiễm lạnh ở ngoài trời, do cứu cấp trễ.
2.3. Vài nét về tổ chức al-Qaeda
Al Qaeda là một tổ chức vũ trang Hồi giáo, do Osama bin-Laden lập ra, mục đích thanh lọc ảnh hưởng phương Tây, nhất là Hoa Kỳ, ra khỏi các quốc gia Hồi giáo. Dùng vũ lực tiến hành cuộc “Cách mạng Hồi giáo” để thành lập một nhà nước Hồi giáo duy nhất, lấy luật đạo Hồi Shariah như Hiến pháp. Chủ trương thánh chiến (Jiha) lật đổ các chế độ Hồi giáo mà họ gọi là thối nát. Hồi giáo cho phép đàn ông đa thê. Phụ nữ bị khinh rẻ, không cho được đi học và làm việc. Phụ nữ ngoại tình bị ném đá đến chết….
Xe tăng quân đội Syria ở thành phố Homs – Ảnh: Reuters
Al Qaeda coi sự có mặt của Hoa Kỳ ở Arab Saudi là sự lăng mạ to lớn đối với đạo Hồi, vì ở nước nầy có hai thánh địa là Mecca, nơi sinh ra, và Medina, nơi có mồ chôn của nhà Tiên tri Mohammed của đạo Hồi.
*Nguời Hồi giáo không có họ truyền nối từ tổ tiên, mà thường lấy tên của những người được kính trọng như Mohammed, Muhammad, Muhammed…làm họ.
Al Qaeda có 6 cuộc tấn công Hoa Kỳ, mà lớn nhất là vụ khủng bố ngày 11-9-2001 tại toà Tháp đôi ở New York và Bộ Quốc Phòng HK ở thủ đô Washington, D.C. làm chết 3,000 người.

3* Tóm tắt cuộc nổi dậy ở Syria

Chịu ảnh hưởng của cuộc “cách mạng hoa lài” ở Tunisia, cuộc nổi dậy ở Syria bùng nổ ngày 15-3-2011, đến nay được 11 tháng, với gần 6,000 người chế,t đa số là thường dân. Diễn biến mới nhất là quân chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad đã dùng xe tăng, đại bác, hoả tiễn, súng cối và trực thăng, tấn công vào thành phố Homs, nơi tụ tập của các đơn vị quân chống chính phủ.
Hỏa tiễn X-31 của Nga trang bị cho Syria
3.1. Thảm sát ở thành phố Homs
Tin tức báo chí cho biết, trong 10 ngày tấn công vào Homs, nơi có các đơn vị quân đối lập cố thủ, số người chết lên đến 700.
Quân chính phủ tấn công trong lúc Nga chống lại những can thiệp từ bên ngoài, được xem như Nga bật đèn xanh cho cuộc tàn sát, mà nạn nhân đa số là dân chúng.
Hình ảnh chụp được bởi vệ tinh của tổ chức Digital Globe ở Mỹ, được phổ biến, cho thấy 30 chiếc xe tăng của quân chính phủ tấn công vào Homs.
Ngày 8-2-2012, cuộc tấn công của xe tăng, đại bác, súng cối, hoả tiễn… đã làm sập 20 căn nhà và nhiều thường dân thiệt mạng. Trong thời gian nầy, ngoại trưởng Nga, ông Sergei Lavrov thăm Syria, và tổng thống Bashar al-Assad hứa sẽ chấm dứt bạo động, không cần biết nguồn gốc phát xuất từ đâu. Thủ tướng Nga Putin nói với các nhà lãnh đạo tôn giáo Nga rằng: “Hãy để cho người Syria dàn xếp xung đột của họ một cách độc lập”.
Một nhân chứng kể lại, hàng loạt đại bác nã vào như mưa làm sập những dãy phố, những căn nhà của dân, phá sập những bức tường bê tông cốt sắt, khiến cho gạch vụn đổ sập xuống những cư dân đang tránh pháo kích ở trong nhà. Ông gọi tình hình vô cùng tuyệt vọng. Ông van xin hội Chữ Thập Đỏ, hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ, hay bất cứ tổ chức nhân đạo nào, hãy có hành động can thiệp để cứu người Syria.
Trong một đoạn Video, một thanh niên tên Danny Abou Diyne chỉ xác chết của một em bé do đạn pháo nổ trong nhà em, người thanh niên thét to câu hỏi: “Có phải đây là điều mà LHQ chờ đợi cho đến khi không còn một đứa trẻ nào sống sót, cho đến khi họ giết hết phụ nữ và trẻ em hay không?”. Lời kêu gọi của người thanh niên Syria nầy trái ngược với tuyên bố của Putin. Và người có thẩm quyền trả lời câu hỏi chính là Trung Cộng và Nga, chớ không phải là LHQ.
Tổng thống Obama cho rằng, đợt tấn công bằng hoả tiễn và súng cối vào Homs “Thật là một cuộc đổ máu vô nhân đạo”.
Ông Abdel Rahman, một quan sát viên về nhân quyền Syria, có trụ sở tại London (Anh) nói với đài truyền hình Alhurra rằng, cuộc pháo kích của quân chính phủ là “một thảm họa của con người, nhiều người bị chôn sống dưới những đống gạch vụn. Quân chính phủ đã giết 30 người trong 3 gia đình khi họ tiến vào thành phố Homs. Đây là một cuộc tàn sát dã man đối với thường dân, trong tay không có vũ khí”.
Giáo sư Khattar Abou Diab dạy môn chính trị tại đại học Paris cho biết, những vụ tàn sát dân chúng đều do những người trong gia đình Assad chỉ huy, cũng giống như những người con của Gaddafi ở Libya trước đây vậy. Những nhân vật quyền thế trong gia đình Assad, kể cả em rể Assef Shawqut và em ruột Maher của Bashar al-Assad, đang chỉ huy chiến dịch tấn công vào Homs. Cuộc tấn công vào Homs cũng giống như cuộc tấn công vào thành phố Hama mà người cha Hafez al-Assad đã thực hiện hồi năm 1982.
3.2. Quỹ Nhi Đồng LHQ tố cáo tổng thống Bashar al-Assad giết trẻ em
Ông Anthony Lake, Tổng Giám đốc UNICEF, kêu gọi nhà cầm quyền Syria chấm dứt những cuộc oanh kích nhắm vào thường dân, đã có hàng trăm trẻ em bị giết bởi quân của chính phủ.
Phát ngôn viên UNICEF, bà Marixie Mercado, nói rằng tổ chức của bà đã mất tinh thần khi lực lượng chính phủ bắn đại bác vào những khu đông dân cư trong những ngày qua. Bà nói, trẻ em bị bắt giữ tùy tiện, bị tra tấn và bị tấn công tình dục trong khi bị giam giữ. Bà Mercado cho biết, chính quyền Syria đã ký tên vào “Công Ước Về Quyền Của Trẻ Em”, theo công ước nầy, thì Syria phải bảo vệ trẻ em, thế nhưng tổng thống Bashar al-Assad lại giết hại trẻ em.
Tổng thống Bashar al-Assad và vợ. Ảnh Telegraph
3.3. Cuộc thảm sát ở Hama năm 1982 của Hafez al-Assad
Cuộc thảm sát xảy ra hồi tháng hai năm 1982 tại thành phố Hama. Quân chính phủ của tổng thống Hafez al-Assad (cha của Bashar al-Assad) gồm 12,000 người, do tướng Rifaat al-Assad chỉ huy, bao vây quân nổi dậy do tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood-MB) lãnh đạo.
Quân đội kêu gọi dân chúng đầu hàng, và cảnh cáo, người nào còn ở trong thành phố thì bị coi là quân phản loạn. Thế rồi, phi cơ dội bom, đại bác hạng nặng pháo kích, và xe tăng tiến vào, bắn giết bất cứ ai mà họ thấy. Người dân bị bắt, bị tra khảo và hành quyết tập thể. Thành phố bị phá sập.
Cuộc hành quân kéo dài 27 ngày, với 1,000 quân chính phủ bị giết và bị thương, và có khoảng 35,000 người bị bắn chế, đa số là thường dân trong thành phố Hama.
Dòng họ Assad là những tên độc tài khát máu, đã ra tay tàn sát chính người dân của họ.

4* Tình trạng phức tạp của vấn đề Syria

Quân đội chính phủ Syria được Iran và Nga hỗ trợ, cung cấp vũ khí để bảo vệ chế độ của tổng thống Assad.
Liên đoàn Á Rập (Arab League-AL) can thiệp, giải quyết bạo động Syria, nhằm mục đích ngăn chận Hoa Kỳ và Liên Âu can thiệp vào thế giới của người Hồi giáo.
Người Á Rập không muốn Hoa Kỳ và NATO nhảy vào Syria. Nga và Iran cũng không muốn HK can dự vào nước nầy.
Hai tổ chức đối lập là Hội Đồng Quốc Gia Syria (The Syrian National Council-SNC) và Quân Đội Syria Tự Do (Free Syrian Army-FSA) lại có lập trường khác nhau trong việc lật đổ chế độ Assad.
Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood-MB) cũng có mục đích khác nhau về việc thiết lập một quốc gia hậu Assad.
Và mới đây, tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda lại nhảy vào, làm cho mâu thuẩn gia tăng, tạo thêm phức tạp cho một vấn đề vốn đã phức tạp vì những chia rẻ không thể hoà giải được.
Những người biểu tình tại Syria
Tình hình phức tạp do những mâu thuẩn gây chia rẻ, làm cho Syria hoàn toàn khác biệt với Libya mà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland đã phát biểu, vì thế, Hoa Kỳ không tham gia hoạt động quân sự chống chế độ Assad, như đã làm ở Libya.
Tóm lại, sự khác biệt giữa Syria và Libya là:
Ở Libya. Không có những thành phần như sau:
-         Nga không trực tiếp nhảy vào Libya
-         Iran không trực tiếp can dự vào Libya
-         Không có tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo ở Libya
-         Không có vai trò của Liên Đoàn Á Rập ở Libya
-         Không ció tổ chức Al Qaeda ở Libya
Ở Libya, Hoa Kỳ và NATO thiết lập vùng cấm bay, là thi hành Nghị Quyết của LHQ, trái lại, ở Syria, LHQ chưa có một Nghị Quyết nào cho phép hành động quân sự ở Syria cả.

5* Những mâu thuẩn trong thành phần đối lập

5.1. Mâu thuẩn trong Hội Đồng Quốc gia Syria (SNC)
Ngày 2-10-2011, Hội Đồng Quốc Gia Syria (The Syrian National Council-SNC) được thành lập tại thủ đô Istanbul của Thổ Nhỉ Kỳ, với 140 thành viên, đa số là những người Syria lưu vong. Thành phần gồm những tổ chức như sau:
-         Nhóm Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood), một tổ chức lưu vong
-         Nhóm sắc tộc người Kurd
-         Một số đại diện các bộ tộc trong nước
-         Đại diện mạng lưới nhân quyền có trụ sở ở Damascus trong nước.
Tổng thư ký: Ông Burhan Ghalioun, một học giả nghiên cứu của Đại học Sorbonne (Pháp).
Nguyên tắc đấu tranh căn bản của Hội Đồng QG Syria:
-         Lật đổ chế độ Assad bằng những phương tiện hợp pháp, ôn hoà, bất bạo động.
-         Bảo vệ chủ quyền Syria. Từ chối sự can thiệp của nước ngoài.
Những bất đồng ý kiến trong Hội đồng
-         Người Kurd muốn ly khai, thành lập một khu vực tự trị hay một quốc gia riêng biệt.
-         Người Á Rập hệ phái Hồi giáo Sunni, đa số, không đồng ý để thiểu số hệ phái Shiite tham gia lãnh đạo đất nước. Hai hệ phái Hồi giáo nầy có mối thù truyền kiếp, không đội trời chung.
Do những mâu thuẩn nầy, mà Hội Đồng QG Syria chỉ đưa ra một mục đích chung chung là “Lật đổ chế độ Assad, và “Xây dựng một nước Hồi giáo mới”. (Việc xây dựng một nước Hồi giáo không phù hợp với lập trường của HK và phương Tây)
Ngay trong ngày thành lập Hội đồng, có một cuộc biểu tình tại khách sạn của buổi họp ở Istanbul (Thổ Nhỉ Kỳ) gây náo loạn, phản đối những người lưu vong, do chia rẻ giữa người lưu vong với người trong nước.
Lầu Năm Góc
5.2. Sự mâu thuẩn giữa Hội Đồng Quốc Gia Syria với tổ chức Quân Đội Syria Tự Do.
Thành lập Quân Đội Syria Tự Do
Ngày 29-7-2011, những quân nhân bỏ ngủ, tuyên bố thành lập Quân Đội Syria Tự Do
(Free Syrian Army-FSA). Thành phần gồm có:
-         Chỉ huy trưởng: Đại tá Riyad al-Asad
-         Chỉ huy phó: Đại tá Malik Kurdi
-         Tham Mưu trưởng: Đại tá Ahmed Hijazi.
Tổ chức nầy cho biết, đã có 20,000 người. Tổ chức kêu gọi binh sĩ chính phủ hãy bỏ ngũ, tham gia đấu tranh quân sự lật đổ chế độ Assad. Họ tổ chức những cuộc phục kích, tấn công quân chính phủ. Chủ trương nầy trái với đường lối đấu tranh hợp pháp, bất bạo động và không có can dự của nước ngoài, của Hội Đồng QG Syria.
Nhiều phe phái cho rằng Đại tá Riyad al-Asad là tay sai do Thổ Nhỉ Kỳ dựng lên.

6* Sự can dự của những nước ngoài vào Syria

Qassem Suleimani – chỉ huy lực lượng Quds của Iran
6.1. Can dự của Iran
Iran và Syria là những đồng minh lâu đời, đã có những hiệp ước về kinh tế và quốc phòng. Lãnh tụ tối cao Iran là Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei lên tiếng ủng hộ Syria, tuyên bố: “Ở đâu có phong trào Hồi giáo chống Mỹ thì chúng tôi ủng hộ họ”.
Những nguồn tin của The Guardian, The Telegraph và Reuters tường thuật, thì Iran đã giúp Assad những thiết bị kiểm soát biểu tình, kỹ thuật thám thính, những tay bắn tỉa, và xăng dầu. Iran cung cấp kỹ thuật kiểm soát Email, Cell phone và những trang web xã hội, thiết lập đạo quân mạng (Cyber Army) để theo dõi đối lập trên Online.
Ngày 10-2-2012, tướng Iran Qassem Suleimani, người cầm đầu  lực lượng Quds, thuộc Vệ binh Cách mạng Iran, đã đến Syria, làm cố vấn chính phủ, đối phó lại những người biểu tình. Quds là lực lượng tinh nhuệ nhất của Iran.
Các chuyên viên phương Tây cho rằng, đã có hàng ngàn cố vấn Iran tại Syria.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh cho biết: “Chúng tôi đang quan ngại sâu xa trước việc Iran cung cấp thiết bị và các cố vấn để đàn áp những người biểu tình Syria. Việc hỗ trợ như vậy không thể chấp nhận được”.
Ngày 11-2-2012, tờ Nhân Dân nhật báo (Trung Cộng) đưa tin, Syria yêu cầu Iran cung cấp 15,000 quân thuộc lực lượng đặc nhiệm, để giữ an ninh cho Syria.
Đặc nhiệm Anh và Qatar đến Syria
Ngày 10-2-2012, trang Web về thông tin tình báo DEBKA file, dẫn các nguồn tin cao cấp, cho hay đặc nhiệm Anh và Qatar đã đến Syria. Hai toán nầy đã lập ra 4 trung tâm hoạt động trong 4 quận thuộc thành phố Homs.
chở vũ khí của Nga cập cảng Syria
6.2. Can dự của Nga vào Syria
Tại Hội Đồng BA/LHQ, Nga và Trung Cộng dùng quyền phủ quyết bác bỏ dự thảo Nghị Quyết, buộc Assad phải từ chức, giao quyền lại cho phó tổng thống trong khi chờ tổ chức bầu cử.
Ngày 9-2-2012, thông tấn xã Tass (Nga) loan tin, Nga cung cấp hoả tiễn chiến thuật đất đối không, thuộc thế hệ mới X-31A và X-31P cho Syria.
Ngày 13-1-2012, một chiếc tàu Nga chở hàng chục ngàn tấn đạn dược đã cập bến tại cảng Tartus, Syria.
Ngày 13-2-2012, quân đội Nga cho biết, chiếc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ đến Syria để viếng thăm nhiều cảng của nước nầy. Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Baltic của Nga cũng cử một biên đội tàu chiến vào khu vực Điạ Trung Hải. Hạm đội gồm 1 tàu chiến săn tàu ngầm, 1 tàu hộ tống và 1 tàu tiếp tế.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov mang theo 26 phi cơ chiến đấu Su-33 và Su-25 và 24 trực thăng.
6.3. Lực lượng quá chênh lệch giữa HQ/HK và HQ Nga tại Địa Trung Hải
1). Phía HQ/HK.
Hàng không mẫu hạm nguyên tử hiện đại nhất của HK là chiếc CVN-77 George Bush mang theo:
-         68 phi cơ cánh cố định là F/A-18 Super Hornet (Thế hệ 4.5)
-         4 phi cơ tác chiến điện tử (gây nhiễu, phá sóng điện từ, làm tê liệt và vô hiệu hoá hệ thống điều khiển hoả tiễn).
-         4 phi cơ cảnh báo sớm E-2C Hawkeye.
2). Phía Nga.
Chiếc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov mang theo:
-         26 phi cơ Su-33 và Su-25
-         18 trực thăng Ka-27 chống tàu ngầm
-         4 trực thăng cảnh báo sớm
-         2 trực thăng cứu hộ.
Địa Trung Hải là căn cứ của 2 hạm đội số 5 và số 6 của HQ/HK.
Các quan sát viên nêu nhận xét:
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ
Hải quân Nga yếu kém hơn HQ/HK rất nhiều, cho nên Nga không dại gì đụng độ với Mỹ trong tình trạng yếu như thế.
Các chuyên viên nêu nhận xét, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov cũ kỹ, từ khi đưa vào xử dụng, thì đa số thời gian chỉ nằm trong xưởng sửa chữa. Nó có thể tham gia chiến dịch tối đa là 2 tháng mà thôi.
Phía Mỹ, Hoa Kỳ cũng không dại gì đụng độ với Nga chỉ vì một nước Syria không thân thiện, và cũng không có giá trị nào đáng kể để phải lâm chiến.
Vậy việc triển khai của hai bên chỉ là những đòn gió mà phần thua thiệt về phía Nga.

7* Vai trò của Liên Đoàn Á Rập

Liên Đoàn Á Rập (Arab League-AL) là một tổ chức của 22 quốc gia Á Rập, trong đó, Syria là một thành viên. Liên đoàn nầy không muốn cho Hoa Kỳ và Tây phương xen vào các công việc của thế giới Á Rập Hồi giáo.
Liên đoàn đã nhiều lần kêu gọi Syria chấm dứt đàn áp, đối thoại với với quần chúng, để tìm một giải pháp chính trị cho Syria, nhưng thất bại. Kế đó, tổ chức nầy lập ra những tổ quan sát để thu thập bằng chứng cụ thể về việc đàn áp của tổng thống Assad, nhưng Assad đã coi AL như không có gì, vẫn tiếp tục đàn áp người biểu tình trước mặt các quan sát viên. Và tổng thống Assad khẳng định rằng ông ta không có ra lịnh đàn áp.
Người đứng đầu đoàn quan sát từ chức, và AL ra quyết định trục xuất Syria ra khỏi Liên Đoàn Á Rập. Cuối cùng, AL yêu cầu LHQ gởi lính mủ xanh đến Syria để giữ hòa bình, đồng thời đệ nạp một dự thảo Nghị Quyết, buộc Assad từ chức, giao quyền lại cho phó tổng thống trong thời gian chờ bầu cử. Nhưng dự thảo NQ đã bị Nga và Trung Cộng bác bỏ bằng quyền phủ quyết. Hiện tại, AL lại dự thảo một NQ về việc tổ chức một lực lượng hỗn hợp giữa lính mủ xanh của LHQ và quân đội của Liên Đoàn Á Rập, đến giữa hòa bình tại Syria. Nhưng dự thảo NQ nầy cũng chưa chắc gì tránh khỏi bị Trung Cộng và Nga phủ quyết.
Tàu sân bay

8* Lý do khiến Nga và Trung Cộng phủ quyết


Các quan sát viên cho rằng Nga và Trung Cộng dùng quyền phủ quyết ở HĐ/BA/LHQ có 2 lý do, một là về quyền lợi kinh tế và hai là sự lo sợ phong trào dân chủ tràn đến nước họ.
Theo nhận định của GS Chris Dixon, người phụ trách chương trình châu Á, thuộc The Global Policy Institute, thì nguồn dầu lớn nhất của Trung Cộng là mua từ Iran và các nước trong vùng. Do đó, TC phản đối bất cứ hành động nào làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển dầu qua vùng vịnh. Hơn nữa, Syria là khách hàng đã nhập cảng hàng hoá của TC lớn thuộc hàng thứ ba.
Về phía Nga, bài viết của Harvey Morris trên tờ New York Times hôm 31-1-2012 cho biết, mặc dù tình hình bất ổn ở Syria, nhưng các công ty Nga vẫn ký những hợp đồng quốc phòng với nước nầy lên tới hàng tỷ đô la.
Về lý do lo sợ dân chủ, trong bài viết tựa đề: “Why did Russia and China veto UN Resolution on Syria?” đăng trên tờ Israel National News ngày 4-2-2012, TS Amiel Unga cho biết, Nga và Trung Cộng lo sợ rằng phong trào dân chủ sẽ lan tới hai nước nầy, sau khi Assad bị lật đổ, người dân sẽ tin tưởng rằng việc biểu tình khiến họ có thể đạt được những điều mà họ mong muốn. Tây Tạng, Uighur và nhiều tầng lớp ở Trung Cộng đang giận dữ trước những vụ cưỡng chiếm đất đai bất hợp pháp và tham nhũng, khiến cho nhà nước TC phải lo sợ.
Tóm lại, lý do khiến cho Nga và Trung Cộng dùng quyền phủ quyết là về quyền lợi kinh tế và lo sợ phong trào dân chủ của cách mạng Mùa Xuân Á Rập lan tràn đến nước họ.

9* Syria loan báo Hiến pháp mới, dân chủ đa đảng

Tổng thống Bashar al-Assad là một tên độc tài, tàn bạo, quỷ quyệt và ma giáo. Ngày 15-2-2012, tuyên bố một hiến pháp mới sắp được đưa ra trưng cầu dân ý, sẽ bãi bỏ hệ thống cai trị của đảng Baath đang cầm quyền, trên nền tảng đó, một nhà nước dân chủ sẽ được thành lập dựa trên hoạt động đa đảng.
Trích một đoạn đăng trên thông tấn và đài truyền hình nhà nước:
“Hệ thống chính trị dựa trên cơ sở đa nguyên và quyền lực mang tính dân chủ qua các cuộc bầu cử”. Hiến pháp mới quy định rõ: “Tổng thống sẽ được bầu trực tiếp trong hai nhiệm kỳ liên tiếp” và “tôn giáo của tổng thống là đạo Hồi”. Cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức vào ngày 26-2-2012.
Các quan sát viên cho rằng đó chỉ là nổ lực làm dịu tình hình, xoa dịu cộng đồng quốc tế đang phẩn nộ trước hành động tàn bạo dã man của Assad. Biện pháp nầy tỏ rõ sự ma giáo, xảo trá, bởi vì, những chiến dịch trấn áp vẫn tiếp diễn.
Cho dù một cuộc trưng cầu dân ý có được tổ chức đi nữa, có một hiến pháp tiến bộ đi nữa, thì với cái bản chất độc tài, tham quyền, cố vị gian manh xảo trá, sẽ không tránh khỏi sự cai trị gian lận, trồng tréo, dùng hiến pháp để lừa bịp, cứ nhìn vào điều 69 của HP năm 1992 của VN thì rõ.

10* Kết

Trong tình trạng ảnh hưởng của Hồi giáo còn tác động mạnh mẽ ở Syria, tương lai của đất nước nầy thời hậu Assad, có trở thành một quốc gia dân chủ tiến bộ theo khuôn mẫu Tây phương, hay một quốc gia Hồi giáo thần quyền, độc tài, lạc hậu, là điều khó xác định được.
Với những mâu thuẩn phức tạp và chia rẻ như hiện nay, cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa Syria và Libya trước đây, đó là điều mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác định, và quyết định không trực tiếp tham gia hoạt động quân sự cũng như viện trợ vũ khí cho phe đối lập Syria.
Thực tế nhất, là không bỏ công sức, tiền bạc, vũ khí và ngay cả tính mạng công dân, cho một quốc gia không thân thiện và đầy bấp bênh như Syria hiện nay, nhất là trong thời kỳ mà nền kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi tình trạng suy thoái.
Khối Á Rập không muốn Hoa Kỳ xen vào công việc nội bộ của họ, thì thôi. Hoa Kỳ viện trợ nhân đạo cũng làm cho bớt bị lương tâm cắn rứt trước nổi đau của dân chúng.
Lật đổ chế độ độc tài chỉ là một phương tiện, mà cứu cánh là thiết lập một chế độ dân chủ thật sự, tiến bộ hơn, chớ cũng không phải là một chế độ dân chủ trá hình bằng những khẩu hiệu đi đôi với sự cai trị lừa bịp, gian lận và mị dân.
Trúc Giang
Minnesota ngày 22-2-2012

Học viện McKinsey khuyên Việt Nam: cần tiếp tục đổi mới

Nguồn: Patrick Barta – WSJ Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ  -24.02.2012
Các chuyên gia tại công ty tư vấn toàn cầu McKinsey & Company có một thông điệp đến Việt Nam: Tăng tốc đổi mới kinh tế, nếu không sẽ bị tụt hậu.
Trong một báo cáo mới xuất bản tuần qua, chi nhánh nghiên cứu của Học viện Thế giới McKinsey – đã kết luận rằng Việt Nam cần phải làm thêm để thay đổi lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước và thúc đẩy năng suất lao động cùng với những bước đi khác – những biện pháp đầy thách thức mà nếu không tiến hành, có thể làm mức tăng trưởng của Việt Nam nằm dưới mức trung bình trong nhiều năm tới.
Theo bản báo cáo, hai động lực chính đang thúc đẩy tỉ lệ tăng trưởng kinh tế nổi bật trong những năm qua: một lực lượng lao động đang phát triển, và sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang những lĩnh vực có năng suất hơn như sản xuất công nhiệp và dịch vụ. Những yếu tố này được tổng hợp để tạo thêm công ăn việc làm, thường là ở những công việc khá hơn là làm ruộng, và cả hai đã tạo ra khoảng hai phần ba tổng tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2005 đến 2010, bản báo cáo cho biết.
Nhưng giờ đây hai động lực này đang được cho là sẽ yếu đi. Khi dân số Việt Nam già đi, mức tăng trưởng lực lượng lao động chắc chắn sẽ chậm lại từ 2,8% trong giai đoạn 2000 – 2010 xuống còn khoảng 0,6% mỗi năm trong thập niên tới, bản báo cáo cho biết. Hơn nữa, quốc gia này không thể tiếp dục dựa vào lực lượng người nhập cư từ ruộng đồng sang nhà máy để thúc đẩy năng suất sản xuất vì đã có nhiều người hoàn tất quá trình chuyển hoá này.
Theo bản báo cáo, giải pháp là Việt Nam phải tìm những phương hướng khác để thúc đẩy mức tăng trưởng năng suất sản xuất của mình – lên hơn 50%, từ 4,1% lên đến 6,4% mỗi năm – nếu chính phủ muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức 7% – 8% vào năm 2020. Nếu không có sự gia tăng năng suất này, bản báo cáo nói rằng mức tăng trưởng hàng năm của Việt Nam chắc chắn sẽ giảm xuống còn 4,5% – 5% – không quá tệ, nhưng vẫn dưới mức độ mà nhiều nhà kinh tế tin rằng Việt Nam cần phải có để nâng cao thu nhập và tiêu chuẩn sống một cách mạnh mẽ hơn.
“Phải cần có những cải cách cơ chế sâu đậm hơn bên trong nền kinh tế Việt Nam, cũng như giới lãnh đạo và các công ty cần cam kết mạnh mẽ và lâu dài,” để đạt được sự tăng trưởng năng suất cần có, bản báo cáo cho biết.
Những cải cách cần thiết bao gồm những bước đi nhằm khuyến khích tính sáng tạo trong thương mại cũng như đem đến những thay đổi trong nhiều doanh nghiệp nhà nước, vốn chiếm đến 40% sản lượng quốc gia nhưng trong nhiều trường hợp lại nổi tiếng với nạn thiếu hiệu quả. Mặc dù giới lãnh đạo Việt Nam đã bàn thảo từ lâu về việc thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước trở nên hiệu quả hơn hoặc thậm chí tư nhân hoá chúng, nhưng cho đến nay những nỗ lực này vẫn không đạt được đến những mục tiêu mà các nhà kinh tế lĩnh vực tư nhân đề xuất.
Những cải cách khác có thể làm được bao gồm những bước đi nhằm biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất thuê (outsource) của toàn thế giới, nâng cấp kỹ thuật trong những ngành như nuôi trồng thuỷ sản, mở rộng cơ sở hạ tầng viễn thông và điện, nâng cấp giáo dục để có thêm lao động có kỹ năng, và thúc đẩy các xí nghiệp sản xuất thêm mặt hàng tăng thêm giá trị. Trong thời điểm này, ngành xuất khẩu của Việt Nam còn thiên những mặt hàng tương đối có “giá trị thấp” so với những quốc gia khác ở Đông nam Á và Trung Quốc, bản báo cáo viết.
Những người tại Mckinsey cũng nhận diện những rủi ro dài hạn đến nền kinh tế Việt Nam, bao gồm việc hầu hết thiếu vắng tính minh bạch và việc ngân hàng cho vay ở mức độ nhanh và rộng, khiến cho đất nước bị dễ tổn thương khi lĩnh vực tài chính bị kiệt quệ. Mức độ cho vay của ngân hàng đã tăng 33% mỗi năm trong thập niên qua, là tỉ lệ tăng nhanh nhất ở Đông nam Á, bản báo cáo viết. Mặc dù dữ kiện báo cáo cho thấy những món nợ xấu không phải là một vấn đề nghiêm trọng, McKinsey cũng đồng ý với các chuyên gia rằng những con số mới nhất chắc chắn đã không nói hết được tính nghiêm trọng của vấn đề. Cũng có một quan ngại rằng các ngân hàng nhà nước đôi khi có thể cho vay dựa trên nền tảng chính trị thay vì lý do tài chính, bản báo cáo nói, điều này sẽ khiến làm họ dễ bị thua lỗ hơn.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam nói rằng các chuyên gia của McKinsey cũng chẳng nói được những điều gì mới mà họ chưa nghe qua.
“Tôi hoàn toàn đồng ý với những gì được đề cập trong bản báo cáo,” Võ Trí Thanh, phó giám đốc Học viện Quản lý Kinh tế Trung ương, một cơ quan nghiên cứu của nhà nước. “Tuy nhiên chúng không phải là những phát hiện mới. Câu hỏi là Việt Nam cần phải bắt đầu từ đâu và bằng cách nào.”
Với sự đóng góp của Nguyen Anh Thu


Đại chiến lược của Trung Quốc trong một thế giới hậu phương tây

Mon, 02/27/2012 – 00:29  -Nguồn: William A Callahan – Open Democracy
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ  -01.07.2010
Một số những hướng nhìn về tương lai của Trung Quốc như là một cường quốc dẫn đầu thế giới đang tranh giành ảnh hưởng và sự quan tâm của công chúng. Trong số đó là những quan điểm dân tuý đang thách thức luận điểm của Bắc Kinh về việc “xây dựng một thế giới hài hoà”, William A Callahan nói.
Đang có một tranh luận sôi nổi bên trong nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc về những mục đích chiến lược đúng đắn của quốc gia. Nhiều nhà học giả và giới lãnh đạo đang hỏi rằng Trung Quốc có thể làm cách nào để chuyển hoá sức mạnh kinh tế vừa có được của mình để tạo ra một ảnh hưởng văn hoá và chính trị lâu dài trên toàn thế giới. Câu hỏi cốt yếu mà họ tìm cách trả lời là: “Trung Quốc sẽ sắp xếp trật tự thế giới (hậu phương tây) ra sao?”
Quan điểm chính thức của Bắc Kinh – được vạch ra đầu tiên bởi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Liên Hiệp Quốc vào tháng Chín 2005 – rằng Trung Quốc đang được định hướng theo quan điểm “Hài hoà Thế giới” (和谐世界). Nhưng hai quan điểm khác về vị thế của Trung Quốc trên sân chơi thế giới cũng đang tăng dần ảnh hưởng bên cạnh quan điểm trên: một cái nhìn không chính thức về một xã hội thiên đường hạ giới theo phong cách Trung Hoa, và một quan điểm gần như chính thức về việc Trung Quốc phải cạnh tranh ra sao để trở thành “quyền lực số một” của thế giới.
Bài viết này sẽ phân tích những quan điểm khác nhau về đại chiến lược của Trung Quốc trong một thế giới hậu tây phương, và đưa ra đề xuất ngắn về phản ứng tốt nhất mà các cường quốc phương tây nên có để đối phó.
Chính sách chính thức: “xây dựng một thế giới hài hoà”
Khái niệm về trật tự thế giới nằm trong quan điểm “hài hoà thế giới” là một sự vươn xa ra khu vực đối ngoại từ chính sách đối nội tương đương của Hồ Cẩm Đào, “xã hội hài hoà”. Thật vậy, các quan chức và học giả Trung Quốc thường xuyên tuyên bố về một “xã hội hài hoà” – mà mục đích chính thức của họ là sử dụng quyền lực của nhà nước để “xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo và giảm thiểu căng thẳng xã hội đang tăng cao” – để trở thành “khuôn mẫu của thế giới”. Theo lập luận này, những cây bút ở Trung Quốc giải thích rằng “xây dựng một thế giới hài hoà” là một con đường mới tốt đẹp hơn để đạt được sự “hoà bình và thịnh vượng chung một cách lâu bền”, cho phép những nền văn minh khác nhau cùng tồn tại trong cộng đồng thế giới.
Trên thực tế, quan điểm chính thức về hài hoà thế giới không có chi tiết cụ thể. Chính quyền Bắc Kinh có khuynh hướng giải thích chính sách này bằng những khái niệm mơ hồ sáo rỗng, khó để mà xác định được rằng có phải tư tưởng về một quốc gia hùng mạnh cần thiết để xây dựng một “xã hội hài hoà” thì cũng cần thiết phải có để xây dựng một “thế giới hài hoà” hay không. Những thành phần khác thì thẳng thừng hơn; tờ Văn Vị Báo ở Hồng Kông đã gọi Bắc Kinh là “‘kẻ khởi xướng, tham gia và bảo vệ trật tự thế giới,’ với mục đích đẩy cả thế giới vào tình trạng hài hoà.”
Sự mơ hồ trong khái niệm hài hoà thế giới này đã tạo ra khoảng trống rất lớn để hiểu về nó theo nhiều cách, trong đó “thế giới hài hoà” được hiểu như là một khát vọng tương đối vô hại hoặc một tham vọng tiềm ẩn nhiều bất trắc trong việc “tạo ra sự hài hoà cho thế giới.” Khoảng trống tri thức nằm tại trọng tâm của khái niệm chiến lược này cũng tạo ra khoảng trống cho những quan điểm khác nhau về vai trò của Trung Quốc trong việc sắp xếp lại trật tự của thế giới hậu tây phương.
Một xã hội thế giới lý tưởng: Hệ thống Thiên hạ của Triệu Đinh Dương
Một nhóm các nhà lý luận xuất hiện trong thập niên vừa qua cho rằng “thế kỷ Trung Hoa” cần được hiểu trên quan niệm riêng biệt của người Trung Quốc. Hệ thống Thiên hạ: Triết lý về một Tổ chức Thế giới (2005) của Triệu Đinh Dương đi theo chính sách kinh tế “toàn cầu” của Bắc Kinh và giải thích rằng văn hoá của Trung Quốc cũng phải được “toàn cầu”. Nếu Trung Quốc trở thành một cường quốc trên thế giới, nó cần phải “tạo ra những khái niệm thế giới cũng như cơ cấu thế giới mới” để tận dụng “nguồn tư tưởng truyền thống” của chính mình.”
Trong trọng điểm của đề xuất mà ông đưa ra, Triệu – người đang làm việc tại học viện cố vấn lớn nhất của Trung Quốc (CASS) – đã triển khai khái niệm truyền thống về Thiên hạ trong đó miêu tả một hình thức của một thế giới vị tha và đồng thuận về địa lý, tâm lý và tổ chức. Triệu lập luận rằng nếu giải thích theo khái niệm này thì Trung Quốc được xem như là một quốc gia mang bản chất hoà bình, trật tự và hào phóng, và trật tự thế giới của Trung Quốc sẽ cũng mang cùng những tính chất này, tương phản với sự bá quyền của phương tây, thường dẫn đến bạo lực, hỗn loạn và áp bức trên toàn thế giới. Việt thiết lập một hệ thống Thiên hạ đoàn kết sẽ tạo ra một hệ thống toàn cầu trong đó trật tự được đặt lên trên quyền tự do, đạo đức lên trên pháp luật, và sự lãnh đạo tinh tuyển lên trên dân chủ và nhân quyền.
Quan điểm chính thức của Trung Quốc về “thế giới hài hoà” chia thế giới thành những nền văn minh được lãnh đạo bởi những quyền lực lớn với những hệ thống xã hội khác nhau; trong khía cạnh này, sẽ xuất hiện mối tương quan của một thế giới đa cực. Ngược lại, hệ thống Thiên hạ đoàn kết của Triệu không cho phép sự cùng tồn tại của những quan điểm khác biệt; nó vạch ra một thiên đường tưởng tượng cho một tương lai xa và kêu gọi Trung Quốc tăng cường vận động việc “tạo ra sự hài hoà cho thế giới” trong những chính sách đối ngoại của mình. Trở ngại chính của Hệ thống Thiên hạ là nó đã không giải thích bằng cách nào để chuyển đổi từ một hiện tại bất ổn và thường xuyên bạo lực sang một tương lai hài hoà.
Đối thủ chiến lược: Giấc mơ Trung Quốc của Lưu Minh Phúc
Cuốn sách Giấc mơ Trung Quốc: Tư tưởng Cường quốc và Vị trí Chiến lược của Trung Quốc trong Thời đại Hậu Hoa Kỳ (2010) của Lưu Minh Phúc đưa ra một cái nhìn khác về trật tự thế giới trong tương lai. Lưu – người đang giảng dạy tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc – đã bác bỏ những chính sách của Bắc Kinh về việc vươn lên một cách hoà bình và “thế giới hài hoà” bằng lập luận rằng để hỗ trợ cho sự lớn mạnh về kinh tế của mình, Trung Quốc cần theo đuổi việc “vươn lên bằng quân sự” để có thể đối đầu với sự bành trướng của Hoa Kỳ. Một “quốc gia hoàn toàn kinh tế” (như Nhật Bản) thì được xem như một con cừu béo bở ngoài chợ bị các cường quốc quân sự săn đuổi, Lưu tuyên bố; một cường quốc chính thực phải biết chuyển hoá sức mạnh kinh tế sang quyền lực quân sự để trở thành số một trên thế giới.
Cuốn sách xem nền chính trị thế giới như là một cuộc thi tài Thế Vận Hội giữa các nền văn minh do các cường quốc đại diện. Lưu kêu gọi Trung Quốc lợi dụng “thời điểm về cơ hội chiến lược” hiện tại để vượt qua sức mạnh Hoa Kỳ, và từ đó “chạy đến đích” để trở thành một “nhà vô địch” thế giới; tức là “số một thế giới.”
Cách hiểu về chính trị thế giới của Giấc mơ Trung Quốc vì thế đã khác biệt so với quan điểm chính thức hài hoà thế giới của Bắc Kinh lẫn hệ thống Thiên hạ của Triệu Đinh Dương. Thay vì “xây dựng một xã hội hài hoà”, Lưu Minh Phúc lại muốn chú tâm vào cuộc đấu tranh địa lý vĩ đại, nơi mà sự cạnh tranh giữa các quốc gia được xem là tự nhiên và tốt; thay vì vượt qua một hệ thống quốc tế mang trọng tâm quốc gia để xây dựng một trật tự thế giới Thiên hạ đoàn kết, Lưu lại xem các quan hệ quốc tế trong phạm vi nhỏ hẹp của “quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ”; thay vì những giải pháp hai bên cùng có lợi do hai chủ thuyết trên đưa ra, Giấc mơ Trung Quốc xem quan hệ quốc tế là một trò chơi được ăn cả ngã về không. “Nếu Trung Quốc trong thế kỷ 21 không thể trở thành số một của thế giới, không thể trở thành cường quốc lớn nhất hoàn cầu, thì chắc chắn nó sẽ trở thành một kẻ tụt hậu và bị gạt sang một bên.”
Trong khi Hệ thống Thiên hạ của Triệu Đinh Dương không vạch ra được một phương hướng rõ rệt để đi đến một thế giới hài hoà mà ông mường tượng, Giấc mơ Trung Quốc của Lưu Minh Phúc cũng chẳng rõ ràng trong việc Trung Quốc cần phải làm gì một khi nó đã trở một quốc gia vô địch. Nhưng cuốn sách của Lưu cũng rất hấp dẫn vì nó đã hé lộ ra những quan điểm căng thẳng và mâu thuẫn xảy ra trong quá trình vươn lên của Trung Quốc. Ngay cả khi chỉ rõ mục tiêu của Trung Quốc trước khi trở thành vị thế tối cao trên thế giới, Lưu đã xoay trở giữa hai vị trí: một “tâm lý đuổi kịp” buộc sự đi lên của Trung Quốc trong hệ thống pháp lý, qui luật và cơ chế hiện tại của quốc tế, và xem mục tiêu của Trung Quốc là để “qua mặt” Hoa Kỳ; và một “tâm lý thời đại mới” nhấn mạnh tính khác biệt của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh địa lý giữa những kiểu mẫu văn minh (và chủng tộc) khác nhau, và vì thế đã thách thức những qui luật hiện tại.
Hướng đi toàn cầu của Trung Quốc
Nhiều bài viết chính thức và không chính thức của Trung Quốc cho thấy một ấn tượng rằng chiến thắng của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh toàn cầu là điều bảo đảm, nếu không gọi là tất yếu. Trên thực tế thì nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc sẽ không đuổi kịp được Hoa Kỳ về kinh tế, chính trị, văn hoá lẫn quân sự trong vòng vài thập niên tới. Nhưng gián đoạn giữa những dự định vĩ đại và khả năng trung bình bản thân nó sẽ có thể dẫn đến mâu thuẫn, đối với Bắc Kinh là việc họ đang hứa hẹn quá chắc chắn với người dân của mình những gì họ không thể đạt được trong phạm vi quyền lực và ảnh hưởng trên toàn cầu.
“Khoảng cách tuyên truyền” này chắc chắn sẽ làm tăng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong vài năm tới – chưa kể là sắp đến Bắc Kinh sẽ chuyển quyền lãnh đạo sang “thế hệ thứ năm”, sẽ nắm lấy quyền lực vào năm 2012 sau khi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo về hưu, điều này chắc chắn sẽ kéo theo việc xuất hiện những chủ trương dân tuý. Thật vậy, chiến lược gia nổi tiếng là Diêm Học Thông vừa qua đã phê phán hiện tượng suy giảm về quan hệ quốc tến trên quan điểm dân tuý bên ngoài hệ thống nghiên cứu an ninh. Nhiều nhà chiến lược dân tuý ở Trung Quốc xem chính trị quốc tế như là một trò chơi được ăn cả ngã về không đầy thù địch, một cuộc đấu tranh đối cực vĩ đại giữa các nền văn minh.
Những quan điểm của Lưu Minh Phúc và Triệu Đinh Dương rất thú vị và đầy ảnh hưởng, một phần vì họ tương đối là những người ở bên ngoài, đưa ra chiều hướng rõ rệt trong đó những chính sách mơ hồ của chính quyền (ví dụ như “thế giới hài hoà”) được đặt ra, thi hành, bảo vệ – và bị khước từ.
Ở đây có ba hướng đi được quan tâm – hài hoà thế giới, Thiên hạ và “số một thế giới” – không là những quan điểm duy nhất trong việc vạch ra chiến lược vĩ đại cho Trung Quốc trong một thế giới hậu phương tây. Nhưng gộp chung chúng lại cho thấy rằng phương pháp tốt nhất để đối phó với cuộc tranh luận đang xảy ra tại Trung Quốc là bằng ngôn từ và hành động mang hệ quả tích cực và đa phương, tiếp xúc với Trung Quốc trên nhiều mức độ, và trong phạm vi chính thức lẫn không chính thức. Trong khái niệm này, vấn đề chính không là phải đối phó như thế nào với sự vươn lên đa dạng của Trung Quốc, mà là tìm cách giới hạn những chướng ngại trên con đường phát triển của Trung Quốc để chúng không tạo ra những phản ứng của tinh thần quốc gia cực đoan.

Vụ Tiên Lãng: Cháy nhà lòi ra mặt chuột

Nguyễn Bặc – Baotoquoc
Thật ra căn nhà 2 tầng của hai anh em ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý ở khu Cống Rộc, xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), không bị cháy, nhưng đã bị phá tan nát thành bình địa hôm 6-1-2012, một ngày sau khi hai ông này cùng thân nhân bị bắt bỏ tù vì họ đã dám cho nổ mấy bình Gaz và dùng súng bắn đạn hoa cải để kháng cự lại với „hơn 100 (!) công an xã, huyện, công an, quân đội, bộ đội biên phòng“ được huy động đến để cưỡng chế khu đầm ở Tiên Lãng, mà ông Vươn đã bỏ hàng tỉ đồng vay mượn để lấn biển và nuôi trồng thuỷ sản từ mười mấy năm qua.
Vụ Tiên Lãng đã gây ra một phong trào đoàn kết vô cùng sâu rộng với gia đình nạn nhân Đoàn Văn Vươn trong nhân dân từ Bắc chí Nam và ra khắp hải ngoại, nhưng nó cũng dấy lên một làn sóng Tsunami phẫn nộ chưa từng có đối với các quan chức CSVN trong nước. Nó đã làm cho người quan sát khách quan đi hết từ ngạc nhiên này qua ngạc nhiên khác – ròng rã 2 tháng qua.
Lúc ban đầu, nhiều người dân chưa biết sự việc phải trái ra sao, nhưng ngay việc các quan chức cấp huyện huy động không những công an mà cả quân đội và bộ đội biên phòng vào việc giải toả, cưỡng chế đất đai, đó là một sai phạm nghiêm trọng về luật pháp và hiến pháp, một điều không thể tưởng tượng được trong một nước pháp trị: Nhiệm vụ trước tiên của quân đội một nước là bảo vệ an ninh và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chống giặc ngoại xâm, thứ hai là giúp dân, cứu trợ dân trong những thiên tai, động đất, lụt lội,.. chứ không thể nào quân đội lại bị lạm dụng để đi cưỡng chế dân. Việc huy động sai trái này lại do một chính quyền địa phương thấp lè tè (cấp huyện) quyết định, mà bộ chỉ huy quân sự thành phố Hải phòng không biết (hay biết mà vẫn chấp thuận), thì đó chắc chắn là một sai phạm mang tính hệ thống. Nó cho thấy cung cách hành xử vô phép, vô tắc của các quan chức CSVN. Những bộ mặt nham nhở của sự cao ngạo và phong kiến này –cũng cà-vạt, vét-tông như ai, nhưng áo vét-tông có nút nào là cài hết nút nấy- những bản mặt này mang tên là Lê Văn Hiền, Nguyễn Văn Khanh, Ngô Ngọc Khánh (tuần tự với các chức vụ Chủ tịch, Phó chủ tịch và Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng), hay Lê Thanh Liêm (Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, em ruột của Lê Văn Hiền),…
Ngạc nhiên thứ hai của người theo dõi vụ Tiên Lãng là về hệ thống tư pháp của nhà nước CSVN. Trước khi xảy ra vụ cưỡng chế hôm 5-1 năm nay, ông Đoàn Văn Vươn đã nhiều lần khởi kiện, chống lại quyết định của chính quyền huyện Tiên Lãng đòi thu hồi tài sản do mồ hôi nước mắt của đại gia đình ông tạo ra, thực chất là cướp trắng, đẩy gia đình ông vào vòng nợ nần, đói rách. Hồi tháng 1/2010, Toà án Nhân dân huyện Tiên Lãng đã bác yêu cầu khởi kiện của ông. Đoàn Văn Vươn lại kháng án lên Toà phúc thẩm Hải Phòng, nhưng tháng 4/2010 Thẩm phán Ngô Văn Anh của Toà án Hải Phòng đã đứng ra giảng hoà, nói với ông Vươn rằng nếu ông ngừng kiện (phúc thẩm) thì nhà cầm quyền huyện cho tiếp tục thuê đầm. Nguyên văn: „Nếu nguyên đơn rút đơn kháng cáo, Uỷ ban Nhân dân huyện Tiên Lãng sẽ tạo điều kiện cho người dân được tiếp tục thuê đất để nuôi trồng thuỷ sản“. Thấy tiếp tục được giữ lại tài sản, ông Vươn rút đơn kiện, và như thế là bản án sơ thẩm (bác đơn kiện cái lệnh thu hồi đất) trở nên có hiệu lực. Sau đó nhà cầm quyền Tiên Lãng đã ngang nhiên nuốt lời hứa và dựa vào bản án sơ thẩm này để ra lệnh cưỡng chế.
Hôm 15-2 vừa qua, bỗng nhiên Toà án Nhân dân Tối cao Hải Phòng mở phiên toà “tái thẩm” các bản án hành chánh sơ thẩm của toà án huyện Tiên Lãng và phúc thẩm của toà án Hải Phòng, và đã đơn phương (!) tuyên huỷ 2 bản án nói trên, từng dẫn tới sự cưỡng chế khu đầm của gia đình ông Vươn. Nói là đơn phương, vì không có con ma nào cáo kiện gì cả: Nguyên đơn Đoàn Văn Vươn hiện còn nằm trong tù với tội danh giết người (mà không có xác chết nào cả!). Ngay đến việc mời luật sư bào chữa cho chính mình, ông Vươn cũng đang gặp rắc rối, chứ nói gì đến việc kháng cáo lên „Toà án Nhân dân Tối cao Hải Phòng“.
Vậy việc Toà án này mở phiên toà “tái thẩm” và tuyên huỷ 2 bản án cấp dưới trước đó chỉ có các lí do xem ra thì rất thuyết phục sau đây: Đó là 1343 bài báo lề phải lề trái về vụ cưỡng chế tại Cống Rộc, 5 triệu lượt người vào tìm xem từ „Tiên Lãng“ trên Google và nhất là bản kết luận của TT Nguyễn Tấn Dũng hôm 10-2, năm ngày trước đó. Các số liệu này do chính Nguyễn Văn Thành (Thành uỷ Hải Phòng) đưa ra, cho thấy nỗi bức xúc tột độ của nhân dân cả nước trước nạn tham quan ô lại CS, cường hào ác bá đỏ ngày nay.
Nói đến hệ thống pháp luật dưới chế độ CHXHCNVN trong vụ Tiên Lãng, người ta cũng không thể hiểu được lực lượng hùng hậu của „các anh chiến sĩ công an“ đi núp ở xó nào, trong lúc ngôi nhà 2 tầng (nằm ngoài diện tích cưỡng chế) của gia đình ông Vươn bị phá sập bằng xe máy xúc khổng lồ, mà vết bánh xích của nó vẫn còn hằn lên trên con đường đê 2 tuần sau đó? Những cán bộ công an với khẩu hiệu „còn đảng còn mình“, đã từng sẵn sàng đạp chân vào mặt người biểu tình chống TQ tại Hà Nội, từng hùng dũng cướp nón lá và bẻ quặp tay bà Bùi Thị Minh Hằng vào Trung tâm Phục hồi Nhân phẩm Thanh Hà, từng điệu nghệ quăng lưới đánh cá vào xe gắn máy Thanh Hoá, và từng ngang nhiên đánh gãy cổ ông Trịnh Xuân Tùng chỉ vì gây gổ về việc đội mũ bảo hiểm,… những người mang danh hiệu „đầy tớ của nhân dân“ đó đi đâu rồi, trong những ngày đầm của ông Vươn bị „kẻ lạ“ vét sạch hàng chục tấn thuỷ sản trong đầm giá trị lên hàng tỉ đồng sau vụ cưỡng chế? Họ cũng đã đi đâu rồi, trong hôm cái lều tạm trú của 2 bà vợ ông Vươn và ông Quý bị „kẻ xấu“ phá sập vừa qua, đập bể bàn thờ gia đình, vứt bỏ cả xuống hồ?
Kẻ lạ, rồi kẻ xấu, và những bàn tay lông lá từng gọi điện thoại kêu xe máy xúc từ xã Tiên Hưng qua xã Vinh Quang phá nhà ông Vươn là ai, cho tới nay, 2 tháng trời sau hành động phá hoại tài sản công dân -thô bạo và có chủ mưu- thì „công an nhân dân“ cũng không biết, vì „các ban ngành đang ra sức rà soát sự việc“ và „khẩn trương (sic!) điều tra“.
Điều ngạc nhiên thứ ba của chúng ta là về thực trạng bệ rạc nghiêm trọng trong nội bộ ĐCSVN, qua vụ Tiên Lãng đã bị phơi bày trơ trẽn trước mắt toàn dân trong và ngoài nước. Chỉ sau khi tiếng súng ở Cống Rộc nổ ra mấy ngày, rất nhiều cán bộ lão thành trong đảng đã lên tiếng ngay, dùng những lí lẽ vững chắc, có tình có lí, để phản biện lại các lời tuyên bố của các quan chức cấp huyện và cấp tỉnh về vụ việc. Đó là các ông Lê Đức Tiết (Luật sư, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn về Dân chủ – Pháp luật Uỷ ban Trung ương MTTQ (1)), Lê Đức Anh (Cựu Chủ tịch nước(2)), Đặng Hùng Võ (Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường (3)), Nguyễn Quốc Thước (Trung tướng, Cựu Tư lệnh Quân khu IV (4)). Trước những phản biện ôn tồn đó, nhóm quan chức địa phương không nghe thì chớ, lại còn phùng mang trợn mắt, thi nhau họp báo, dè bỉu các cán bộ nghỉ hưu không biết gì về tình hình thực tế địa phương, trong khi đó thì chính mình lại tuyên bố chồng chéo, tiền hậu bất nhất, đôi khi nói hố quá và bị dư luận phản ứng mạnh, thì lại đổ tội cho báo chí dẫn lời sai. Trường hợp điển hình cho cách bao biện hồ đồ này là của các nhân vật Đỗ Trung Thoại (Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng (5)) và Đỗ Hữu Ca (Giám đốc Công an Hải Phòng (6)) hay Ngô Ngọc Khánh, Lê văn Hiền. Tuy nhiên sự suy thoái trong nội bộ Đảng mà chúng ta đề cập phần trên không nằm ở những tranh cãi giữa cán bộ tại chức và cán bộ nghỉ hưu về phương thức trị dân, mà –nghiêm trọng hơn- nó đang có những biểu hiện sứ quân, kiêu binh, trên nói dưới không nghe, không xem luật pháp quốc gia ra cái gì cả.
Hôm 10-2 qua, sau hơn một tháng tránh né, Nguyễn Tấn Dũng đã phải chủ trì họp về cưỡng chế tại Tiên Lãng. Sau đó với tư cách Thủ tướng, ông Dũng kết luận: „Hai quyết định thu hồi đất với ông Vươn năm 2008 và 2009 của huyện Tiên Lãng là trái pháp luật. Việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm. Việc lãnh đạo chính quyền địa phương đã chỉ đạo phá nhà của ông Vươn phải được khởi tố. TP Hải Phòng phải rút lại quyết định thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất với ông Vươn. Những cán bộ chỉ đạo phá dỡ nhà sẽ bị đình chỉ công tác, trong khi cấp lãnh đạo thành phố Hải Phòng thì phải kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc qua vụ việc này“.
Vậy mà khi văn bản của ông Dũng chưa ráo mực, nhóm lãnh đạo đảng bộ Hải Phòng đã tìm mọi cách để rút ruột bản kết luận của người đứng đầu chính phủ: Lúc ban đầu chỉ tạm thời đình chỉ công tác vài cán bộ cấp xã và huyện trong 15 ngày để họ tự kiểm; giao cho chính Đỗ Trung Thoại là tổ trưởng tổ công tác xử lí vụ Tiên Lãng, Đại tá công an Đỗ Hữu Ca thì được cử đi điều tra việc phá nhà gia đình ông Vươn. Thế là Hải Phòng đã giao cho đúng mấy con chó sói làm nhiệm vụ đi chăn cừu.
Còn Nguyễn Văn Thành (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng) có thành khẩn „kiểm điểm về vụ việc“ hay không, thì người ta cứ nghe lại các phát biểu của Thành (được thu băng lén) trong buổi họp với 500 cán bộ trung và cao cấp đã nghỉ hưu trong Câu lạc bộ Bạch Đằng hôm 17-2-2012 thì rõ: “… Còn tác động về chính trị, khi xảy ra một cái, là ý kiến các đồng chí như đồng chí Lê Đức Anh, đồng chí Đặng Hùng Võ, và một số người lập tức hùa vào thằng Vươn luôn, lập tức các bài báo liên tục xuất hiện, phải thế nọ phải thế kia, “phải, phải…” liên tục, “phải” cho đến ngày hôm qua là 1343 bài báo và 5 triệu lượt người vào mạng Gool.tiên lãng. Cho nên thiệt hại ở đây là thiệt hại cả về vật chất. Cả nước chỉ có lao vào chuyện Tiên Lãng, không để ý phát triển kinh tế xã hội, cứ làm như đất nước Việt Nam này, thành phố này… Không cẩn thận, chúng ta sẽ vào một cái vòng xoáy do cái âm mưu từ ở đâu đó…”
Nếu đã dám sử dụng những lời lẽ nặng nề đối với các ông Lê Đức Anh và ông Đặng Hùng Võ, cho rằng hai người này “hùa vào” mà bênh vực ông Vươn, thì chắc chắn Nguyễn Văn Thành và phe nhóm Hải Phòng sợ quái gì Nguyễn Tấn Dũng mà không đánh giá ông này một cách tương tự. Báo chí Hải Phòng, cũng như trang tin điện tử huyện Tiên Lãng vẫn hết lòng ca ngợi sự đúng đắn và sáng suốt của đảng bộ trong vụ cưỡng chế ở Cống Rộc. Và hôm 10-2, lúc mà báo đài cả nước loan tin rộng rãi về cuộc họp quan trọng và kết luận của Nguyễn Tấn Dũng về vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, thì Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng hoàn toàn không có tin về vụ Đoàn Văn Vươn. Tin nổi bật trong ngày 10-2 của đài là: huyện Tiên Lãng nâng cao hiệu quả trồng nấm mỡ!
Cho nên, nhà văn Nguyễn Quang Lập trên Blog Quê Choa của mình mới đặt tên cho đảng bộ TP Hải Phòng là „Đảng Hải Phòng“, vì nó sinh hoạt tự tung tự tác, tự trị tự tồn không khác gì một sứ quân bướng bỉnh, như hàng loạt sứ quân khác đang có mặt tại VN ngày nay là „Đảng Quảng Ninh“, „Đảng Cà Mau“, „Đảng Bình Dương“, „Đảng Bình Phước“…  bên cạnh cái vỏ dềnh dàng mang tên là Đảng CSVN.
Sau vụ nổ súng hồi đầu năm tại Tiên Lãng, không có gì còn giống như trước kia nữa:
Người dân VN đã hết sợ bóng sợ gió. Ai nhìn thấy các hình ảnh và nghe các lời  phát biểu của người dân Tiên Lãng (và nhiều nơi khác), thì sẽ chiêm nghiệm thấm thía được điều này. Khi bị dồn đến chân tường, họ sẽ không một phút giây ngần ngại, đứng lên để tự vệ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Và quan trọng nhất là họ biết: họ sẽ có được sự đồng tình và ủng hộ của toàn dân trong và ngoài nước.
Báo chí trong nước đã có vẽ không chịu –không muốn hay không thèm- để ý đến lề phải hay lề trái nữa, mà hình như đang bắt đầu hướng theo sự thật và lẽ phải mà thôi. Các Blog tự do trong nước mọc lên như nấm (nấm mỡ của huyện Tiên Lãng).
Trí thức trong nước đã nhập cuộc đông đảo, cho dù các cuộc tranh luận về „phản biện khẳng khái“ hay „phản biện trung thành“ chưa chấm dứt.
Còn Đảng CSVN? – Nó đang tự có vấn đề khá lớn với chính nó. Nó đang tự diễn biến.
Nguyễn Bặc
26-2-2012
Ghi chú:
(1) „Khi không có có sở pháp luật để thu hồi đất mà còn huy động lực lượng để cưỡng chế dân thì đây là hành vi không bình thường. Toà sơ thẩm huyện càng không có căn cứ  pháp luật để công nhận việc làm của chính quyền huyện là đúng pháp luật!“
(2) „Tôi đang theo dõi sát vụ việc này nên có thể khẳng định chính quyền sai từ xã đến huyện. Điểm sai đầu tiên là để sự việc kéo dài quá nhiều năm mà không xử lý đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lý. Người làm được, làm tốt đáng lẽ phải động viên, tạo điều kiện nhưng lại cố thu hồi của người ta, đó là cái sai thứ hai. Việc thu hồi còn trái pháp luật là cái sai thứ ba. Cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại.“
(3) “Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã tự ban hành vào ngày 6/10/1993 một văn bản quy định về thời hạn và hạn mức diện tích sử dụng đất trên địa bàn huyện. Trong hệ thống pháp luật đất đai của VN từ năm 1987 đến nay chưa bao giờ cho phép UBND cấp huyện làm việc này, nên quy định trên là vô hiệu. Lãnh đạo huyện Tiên Lãng đã căn cứ vào một văn bản trái pháp luật của mình để chứng minh các quyết định tiếp theo là đúng pháp luật…  Nhiều cán bộ quản lý ở nhiều địa phương hay nói câu buông sõng: “Nhà nước thì thu hồi đất nào cũng được”. Đó là cái nhầm lẫn rất cơ bản. Nhà nước cũng phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Chiểu theo pháp luật hiện hành về thời hạn sử dụng đất, chắc chắn là họ sai. Chiểu theo quy định về giải quyết thế nào khi đất nuôi trồng thuỷ sản hết thời hạn, chắc chắn họ cũng sai.“
(4) “Chức năng của quân đội được Đảng, Nhà nước giao là để đáp trả bất cứ một kẻ thù nào để bảo vệ Tổ quốc và nhân dân, đâu có phải đưa bộ đội ra để làm hại đến lợi ích của nhân dân… Việc Tiên Lãng đưa hàng chục bộ đội và công an, nói là để cưỡng chế nhưng với vẻn vẹn chỉ có mấy người dân thì đây rõ ràng là một vụ trấn áp không thể chấp nhận được”.
(5) “Việc phá nhà ông Vươn là do nhân dân bất bình và bức xúc quá nên làm vậy. Nhiều người dân không đồng tình với việc làm của ông Vươn và một số tờ báo viết sai”.
(6) “Cho nên, khi khám nghiệm hiện trường xong, giao lại cho địa phương thì chính những người dân xung quanh vào đạp, phá đổ”“Ngôi nhà chỉ là cái chòi trông cá, lại nằm trong khu vực bị cưỡng chế, nên việc phá hay không phá, không thành vấn đề.”

‘Tôi không tin công an’


(Bài cũ đăng lại ) Ông Trần quang Thành từng là Phóng viên của Đài THVN thời 1996,”mắc tội chống tham nhũng” ra nông nỗi này!!!! phải chạy ra Ngoại quốc!!!
Câu chuyện nhà báo chống tham nhũng bị tạt acid

Ngọc Lan/Người Việt
 WESTMINSTER (NV) – Sáng Thứ Ba, tòa soạn báo Người Việt có một vị khách đặc biệt ghé thăm. Vị khách được mọi người chú ý không phải như một nhân vật nổi tiếng nhiều người biết, mà vì ông có một dáng đi khập khưỡng khó nhọc cùng một gương mặt bị biến dạng vì acid.
Nhà báo Trần Quang Thành với gương mặt bị trả thù bằng acid do những bài viết chống tham nhũng và tệ nạn xã hội tại Việt Nam từ 20 năm trước. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Vị khách đó chính là nhà báo Trần Quang Thành, 70 tuổi, hiện đang sống tại Slovakia.
Trần Quang Thành là tác giả của nhiều bài viết chống tham nhũng và tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong suốt thập niên 80, đầu 90, góp phần quan trọng trong nhiều vụ phá án, thu về cho nhà nước Việt Nam nhiều tỉ đồng. Tuy nhiên, kết quả ông nhận được cho việc làm chính đáng của mình, là “lãnh trọn gần một ca acid” vào mặt, vào người, để đến tận hôm nay, sau gần 20 năm tròn, vụ án ông bị tạt acid vẫn mãi là một sự im lặng đáng sợ.
Chống tham nhũng tại cơ quan: Bị mất việc
Nhà báo Trần Quang Thành sinh năm 1941, đến với nghề phóng viên ngay khi vừa tốt nghiệp trung học ở Hà Nội.
Từ năm 1959 đến năm 1973, ông là phóng viên Ðài Tiếng Nói Việt Nam. Từ năm 1974 đến năm 1996, ông là phóng viên đài truyền hình Việt Nam, chuyên về mảnh thời sự, chính trị, ngoại giao, quân sự.
“Công việc làm thì cũng như bao phóng viên khác. Riêng chuyện dẫn đến tai nạn bị trả thù này là vì chuyện chống tham nhũng,” nhà báo Trần Quang Thành bắt đầu câu chuyện.
Theo lời kể của ông, năm 1982, sau khi làm phóng viên chiến trường ở Campuchia về với một chân mang thương tích, ông được phân công về làm việc ở Viện Nghiên Cứu Kỹ Thuật Phát Thanh Truyền Hình Sài Gòn.
“Nhiệm vụ của tôi là xây dựng các cơ sở đài truyền hình địa phương và đào tạo phóng viên cho đài truyền hình địa phương. Khi đấy, tôi làm thủ tục nhập khẩu các thiết bị cho ngành phát thanh truyền hình vì tôi có nhiều mối quan hệ với các lãnh đạo cấp cao, nên việc xin giấy phép nhập thiết bị sẽ dễ dàng hơn.” Ông kể.
Với khẩu hiệu “nhà nước và nhân dân cùng làm, địa phương và trung ương cùng làm,” nên cơ quan ông sẽ lo tư vấn cho địa phương cách xây dựng truyền hình, nhập khẩu thiết bị, còn tiền ngoại tệ là của địa phương.
Ông cho biết, “Khi làm thì các ông Ðỗ Mười, Phạm Hùng nói là các ông ấy không biết những người thực hiện là ai, chỉ biết tôi là người thay mặt đi nhận, đi xin giấy phép, nên nếu xảy ra chuyện áp phe mua đi bán lại thì tôi phải chịu trách nhiệm. Tôi đồng ý.”
“Thế nhưng lúc tôi xin được giấy phép cho cơ quan thì họ lại không làm như thế. Họ đi nhập những thiết bị theo ý họ, xong mang về mua đi bán lại, lấy tiền lời đó, quay vòng.”
“Tôi bảo, ‘Quái, sao tiền địa phương người ta gửi lên cả năm trời mà chẳng thấy thiết bị đâu.’ Tôi đi ra chợ trời Huỳnh Thúc Kháng thì thấy thiết bị xin phép nhập cho địa phương được bán ngoài đó. Tôi nói lãnh đạo cơ quan, họ bảo, ‘Ðó là việc của chúng tôi, cậu không cần biết tới.’”
“Họ còn nói, ‘Chuyện cậu đi báo cáo với đảng và nhà nước là quyền của cậu.’”
“Thế là tôi đi báo cáo,” ông tiếp tục.
Từ “báo cáo” của ông Thành, công an vào cuộc điều tra và “thu hồi về số hàng hóa trị giá gần 30 ngàn đô la, 30 ngàn đô la ở năm 87 thì khác với bây giờ rất xa”. Người cung cấp tài liệu nhớ lại.
Kết quả cho việc làm này “Tôi bị mất việc do chúng trả thù. Con gái tôi làm ở đó cũng bị cho nghỉ việc luôn,” ông nói cùng nụ cười không rõ nét trên đôi môi đã bị biến dạng, chỉ nghe rõ tiếng khẩy cười chua chát.
Viết bài chống tệ nạn xã hội: Bị hăm dọa giết
Năm 1988, ông Thành trở ra Hà Nội, tuy “biên chế” vẫn thuộc đài truyền hình Việt Nam nhưng “họ vô hiệu hóa tôi, cho tôi ngồi chơi xơi nước, và ăn lương người thất nghiệp”.
Ông Thành lại viết báo, “Bài đầu tiên tôi viết trong giai đoạn này là ‘Ðường dây buôn bán phụ nữ qua biên giới.’”
Theo lời ông Thành, đây là bài viết chỉ ra một đường dây trải dài từ Hà Nội, Hải Phòng đến tận nha Trang, Cần Thơ, Sài Gòn để buôn bán phụ nữ qua Mã Lai, Ma Cao, Campuchia.
Khi bài viết của ông được phát lên đài phát thanh thì “công an đến yêu cầu cho xin tài liệu để họ phá án”.
“Tôi không cho,” tác giả bài báo nói. “Tôi không tin công an. Tôi đã có kinh nghiệm vụ chống tham nhũng lần trước ở Viện Nghiên Cứu Kỹ Thuật Phát Thanh Truyền Hình Sài Gòn rồi. Lần đó họ cũng yêu cầu tôi cung cấp tài liệu cho công an phá án. Nhưng công an đã thông đồng với chúng nó. Vụ án chìm xuồng. Còn hai bố con tôi thì mất việc.”
Tuy nhiên, khi “công an báo cáo sang chỗ ông Tổng Bí Thư Ðỗ Mười thì ông ta cho thư ký xuống bảo tôi phải cung cấp tài liệu. Vì trách nhiệm, tôi phải đưa tài liệu cho họ.” Khi đó là tháng 10 năm 1989.
Vụ án này được công an Hà Nội “phá” trong một tuần, cũng là lúc “bọn xã hội đen bắn tin qua hàng xóm và gia đình dọa sẽ giết tôi, chúng nói sẽ làm cho tôi thân tàn ma dại”. Ông Thành kể.
Tác giả bài báo khẳng định, “Tôi biết chỉ có công an tiết lộ cho chúng biết là tôi cung cấp tài liệu thôi.”
Ðầu năm 1990, theo chỉ thị của “chủ tịch hội đồng bộ trưởng” về chống buôn lậu thuốc lá ngoại, nhà báo Trần Quang Thành viết tiếp bài “Ðường dây buôn lậu thuốc lá ngoại bằng đường bưu điện và đường hàng không”.
Một lần nữa, “chỗ văn phòng ông Ðỗ Mười lại yêu cầu tôi cung cấp tài liệu cho công an phá án”.


 http://vietcongonline.files.wordpress.com/2011/06/219.jpg?w=500
Nhà báo Trần Quang Thành (trái), “Tôi trước sau vẫn thấy việc mình làm là làm đúng, mình không ân hận. Rõ ràng mình làm việc không sai. Mình không đánh vào nhân dân lao động. Cho nên chả có gì tôi thấy ân hận.” (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Ông Thành kể lại một cách cặn kẽ, “Hôm đi bắt thì tôi đã nói rõ ràng là bắt thằng bố, tức thằng Vinh Lé, và thằng Dũng Sẹo đưa hàng lậu, đưa thuốc lá từ Nam ra Bắc. Chứ còn thằng Cường Ngọng mới có 16 tuổi thì làm gì có tiền mà nó đi buôn. Y như rằng mình biết trước thế nào nó cũng làm cái trò ấy. Hôm bắt nó chỉ bắt thằng Cường Ngọng có 16 tuổi. Thằng Dũng Sẹo thì trốn. Còn bố nó là Vinh Lé thì đứng đấy cho lập biên bản. Tôi phản đối. Hôm sau chúng giả vờ đến bắt thì thằng bố trốn đi rồi còn đâu mà bắt.
Tháng 3 năm 1991, chúng đưa thằng con ra xử, nhưng xử cái gì, có đúng người đúng tội đâu mà xử, vậy mà cũng xử 3 năm tù.”
Ông tiếp tục câu chuyện:
“Một đêm đầu tháng 4 thì thằng bố về. Phòng cảnh sát hình sự chỗ ông Ðỗ Kim Tuyến đó, thiếu tướng phó tổng cục cục phòng chống tội phạm bây giờ, hồi đó thì chỉ trung tá thôi. 12 giờ đêm đột nhập vào nhà bắt nó thì nó đưa ra lệnh ‘ngưng truy nã’ do Nguyễn Ðức Nhanh ký, bây giờ hắn là trung tướng công an giám đốc công an Hà Nội, phó tổng cục trưởng Tổng Cục An Ninh 3. Lúc đó thì mới là trung tá trưởng phòng cảnh sát điều tra xét hỏi thôi. Công an vào bắt mà có lệnh đó thì làm sao bắt được nữa.”
Theo lời ông, ngay sau đó, ông đã viết bài “Ông Nhanh ký nhanh quá!” ám chỉ việc ông Nguyễn Ðức Nhanh làm việc “không ai biết cả”.
Ba tháng sau vụ án này, tác giả bài báo bị “tạt cả ca acid vào mặt”.
Không ân hận, nhưng ‘đừng làm theo tôi, sẽ bị cô lập’
“Nói thật là mấy chục năm nay chả bao giờ người thân trong gia đình tôi dám đi chung với tôi đâu, cô ạ. Họ bảo họ xấu hổ. Họ bị cô lập. Khổ lắm!
Làm công việc này phải chịu đựng hy sinh. Lực lượng công an chỉ bảo vệ cho bọn tham nhũng chứ không bảo vệ cho lực lượng chống tham nhũng đâu.” Nhà báo Trần Quang Thành nói.
Sau khi chống tham nhũng tại cơ quan là Viện Nghiên Cứu kỹ Thuật Phát Thanh Truyền Hình, nhà báo Trần Quang Thành bị cho nghỉ việc. Sau bài viết nói về đường dây buôn bán phụ nữ qua biên giới, ông bị xã hội đen bắn tin đe dọa sẽ “làm cho thân tàn ma dại”. Và, vài tháng sau khi đường dây buôn lậu thuốc lá ngoại bằng đường hàng không và bưu điện bị phá xuất phát từ những bài báo của ông, nhà báo Trần Quang Thành đã bị trả thù một cách dã man bằng acid.
Ðến nay, gần tròn 20 năm, di chứng của vụ trả thù đó là gương mặt bị biến dạng của nhà báo Trần Quang Thành. Tuy nhiên, vụ án ông bị tạt acid vẫn mãi là một sự im lặng đáng sợ.
Bị trả thù bằng acid
Thảm họa từ cuộc trả thù dã man từ 20 năm trước như vẫn còn in hằn trong trí nhớ người phóng viên Trần Quang Thành.
“Khoảng 5 giờ rưỡi sáng ngày 4 tháng 7, năm 1991, tôi đang quét cửa nhà chuẩn bị cho con gái tôi ra dọn hàng bán quán bún ốc, riêu cua tại nhà. Khi đó tôi đang mặc quần xà lỏn và cởi trần. Có một cậu thanh niên khoảng hơn 20 tuổi ghé đến hỏi, ‘Bác có biết nhà bác Thành làm ở đài truyền hình không?’ Tôi bảo, ‘Tôi đây’ thì ngay lập tức hắn hắt luôn một ca đầy acid vào mặt tôi.”
“Tôi đưa tay đỡ lên thì hai tay tôi bị thế này, rồi acid vào mặt, mất hết cả mồm, mũi, phải đi cấp cứu.” Vừa chỉ vào hai cánh tay đầy những vết sẹo cháy dính da và khuôn mặt bị biến dạng đi rất nhiều, giọng người đàn ông chùng xuống.
Hơn một năm trời sau đó, ông Thành đã phải trải qua 15 lần mổ ở các bệnh viện mắt, bệnh viện quân đội để tái tạo lại phần nào cho những phần đã bị mất đi trên khuôn mặt.
Trong thời gian đó, gia đình ông làm đơn gửi lên phòng cảnh sát điều tra của công an thành phố Hà Nội. “Họ cho đội trọng án của công an Hà Nội và đội cảnh sát điều tra công an quận Ðống Ða vào bệnh viện hỏi thăm tôi.” Ông tiếp tục câu chuyện.
Ông cho rằng tuy “khi đó mắt tôi nhìn lờ mờ chứ có nhìn rõ đâu, nhưng lạ là lúc tôi nhìn thì hai người hỏi thăm mình lại quay mặt đi, không cho mình thấy mặt họ”.
Những người công an đến bệnh viện nói với ông rằng “vụ án của bác đã được báo cáo lên bộ rồi. Trung Tướng Phạm Tâm Long, thứ trưởng thường trực Bộ Nội Vụ đã chỉ đạo một ban chuyên án. Sở Công An Hà Nội cũng có một ban chuyên án do ông Vũ Ðình Hoành làm trưởng ban. Chúng tôi đến đây để làm nhiệm vụ thu thập chứng cứ”.
“Họ giao hẹn với tôi là tôi tuyệt đối không được cung cấp tư liệu cho các báo. Vì nếu các báo đăng lên vụ của tôi, có người vào bệnh viện thủ tiêu tan chứng bằng cách giết tôi thì họ không chịu trách nhiệm đâu. Họ yêu cầu tôi như thế.” Ông Thành cho biết.
Không một tờ báo nào trong nước đăng tin về vụ án này.
Tháng 9 năm 1992, ông Thành xuất viện sau 14 tháng xảy ra thảm họa tạt acid. Tin tức vụ án vẫn trong vòng im lặng.
Tháng 11 năm 1992, Tuần Tin Tức của thông tấn xã Việt Nam đăng bài “Nỗi đau người mẹ” viết về mẹ của nhà báo Trần Quang Thành. Bài báo kể lại câu chuyện bà mẹ ông Thành đã từng nhận nuôi 30 đứa trẻ mồ côi từ năm 1960, vừa cho đi học chữ vừa đi học nghề. Nay, sau hơn 3 thập niên, bà mẹ chỉ có một đứa con trai duy nhất lại tàn tật, không nơi nương tựa…
“Ông Ðỗ Mười đọc bài báo đó và cho thư ký gửi công văn xuống Bộ Lao Ðộng Thương Binh Xã Hội và Bộ Nội Vụ yêu cầu làm rõ vụ này.” Ông Thành nói.
Tháng 12, năm 1992, ông Thành quyết định đến thẳng công an Hà Nội hỏi xem vụ án tiến triển đến đâu.
“Ông Phạm Chuyên, đại tá phó giám đốc công an phụ trách an ninh khi đó đưa tôi xem toàn bộ sổ họp giao ban ngày 4 tháng 7 năm 1991. Thì ra trong đó không có ai báo cáo gì về chuyện của tôi, không ai nói ngày đó có vụ trọng án gì cả. Tụi nó đã bưng bít ngay từ đó.”
“Chưa tin, tôi sang hỏi ông Nguyễn Văn Tình, phó giám đốc công an phụ trách tổ chức lực lượng. Ông ta cũng thề với tôi là ông ta không hề biết gì về vụ này, chỉ đến khi ông Ðỗ Mười gửi công văn về chỗ ông Năm Xuân tức Mai Chí Thọ rồi gửi về công an Hà Nội thì họ mới biết vụ án của tôi.
Tôi lại lên gặp Phạm Tâm Long, thứ trưởng thường trực Bộ Công An. Ổng cũng nói không biết gì hết.”
Câu trả lời mà nhà báo Trần Quang Thành nhận được là như vậy. Sau đó, báo chí cũng lần lượt đưa tin. Tuy nhiên, vụ án vẫn mãi im lặng và chìm xuồng luôn từ 20 năm nay, chẳng ai nhắc gì tới nữa.
‘Tai hại là nó đánh vào gia đình mình’
Trở về cuộc sống đời thường với gương mặt loang lỗ những vết sẹo phỏng từ acid, những vết sẹo do phẫu thuật ghép da tạo hình, nhà báo Trần Quang Thành vẫn thuộc biên chế của Viện Nghiên Cứu Kỹ Thuật Phát Thanh Truyền Hình nhưng “họ vô hiệu hóa mình, có cho mình làm gì đâu. Ðến đầu năm 1996 thì họ gợi ý cho mình về hưu non”.
“Nhìn lại công việc ông đã làm cho đến khi bị trả thù, có bao giờ ông nghĩ nếu có quay lại, ông sẽ làm khác đi không?” Phóng viên Người Việt hỏi.
“Không” ông Thành trả lời ngay lập tức. “Tôi trước sau vẫn thấy việc mình làm là làm đúng, mình không ân hận. Rõ ràng mình làm việc không sai. Mình không đánh vào nhân dân lao động. Cho nên chả có gì tôi thấy ân hận.”
“Nhưng đúng là làm chuyện này thì đòi hỏi phải hy sinh, gia đình mình phải hy sinh.” Ông nói tiếp.
Người đàn ông cười buồn, “Nói thật là mấy chục năm nay chả bao giờ người thân trong gia đình tôi dám đi chung với tôi đâu, cô ạ. Họ bảo họ xấu hổ. Họ bị cô lập, cô ạ. Khổ lắm! Làm công việc này phải chịu đựng hy sinh. Lực lượng công an chỉ bảo vệ cho bọn tham nhũng chứ không bảo vệ cho lực lượng chống tham nhũng đâu.”
Ông kể chuyện ông viết bài phanh phui chuyện tham nhũng tiền thuế trước bạ của một công ty nhà đất, sau khi ông đã bị tai nạn.
Ông kể, “Tôi phản đối chuyện họ làm ăn gian dối. Họ thách thức tôi. Họ bảo với tôi là ‘nói thật với bác, nó là cả một bộ máy có bánh xe nhỏ bánh xe to. Bác mà đi ngược bánh xe bác sẽ gãy. Kinh nghiệm của bác đấy!’”
“Tôi bảo tôi chả còn gì nữa để mất, tôi sẽ làm tới cùng. Nhưng tai hại là nó lại đánh vào ngay gia đình mình,” ông thổ lộ.
Theo lời ông Thành, con gái ông dành dụm tiền đặt cọc mua một căn nhà của công ty đó. Thế nhưng khi đến ngày chuẩn bị nhận nhà thì “chúng bảo xin lỗi con gái tôi là do ký vội mà quên là căn nhà đó đã bán cho người khác rồi”.
Giọng ông mỉa mai, “Thực ra thì chúng phát hiện ra tôi. Thế là gây ra bố con mâu thuẫn nhau. Vì bố mà con mất cơ hội mua được cái nhà. Lại thế! Nó đánh mình như thế đó, đánh thẳng vào gia đình mình, chia rẽ gia đình mình.”
Ông nói, như tự an ủi chính mình, “Tôi không ân hận gì cả. Chỉ có cái là ai đồng cảm được với chuyện mình làm là tốt thì mình thấy có niềm vui. Còn người nào không đồng cảm, bảo mình là thế này thế khác thì mình cũng không thấy buồn mà chỉ thấy đáng tiếc là những người đó chưa hiểu mình.”
Ông kể ông cũng có lúc như thấy mình được khích lệ khi nghe có những sinh viên của phân viện báo chí kể cho ông nghe rằng họ được nghe nói về ông trong những giờ học, hay có nhiều người làm báo đã dùng gương ông để viết báo.
Tuy nhiên, “Tôi có nói với họ, ‘các cháu học bác thì được nhưng đừng làm theo bác. Vì các cháu làm theo bác thì các cháu khổ, vì làm theo bác các cháu sẽ bị cô lập, nên phải cân nhắc, nghĩ kỹ chứ làm theo bác thì phải trả giá quá đắt đấy!’”
***
Sau những bài báo vạch mặt chế độ đăng trên các trang mạng, cùng những bài trả lời phỏng vấn cho các đài RFA, VOA, nhà báo Trần Quang Thành cảm thấy “sống trong nước không còn an toàn nữa nên mình phải đi thôi”.
Ông đã không xin đi tị nạn chính trị vì sợ sẽ gây cho gia đình các con ông những phức tạo khó khăn. Ông chọn khả năng xin sang định cư cùng con trai ở Slovakia, từ tháng 8 năm 2008.

Bầu Đức trả lời việc cho mượn máy bay rước dâu

(Đời sống) – “Những doanh nhân thành đạt thật sự không bao giờ thích thể hiện mình. Họ luôn ý thức được giá trị của đồng tiền và việc sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả”.
Là đại gia Việt Nam sở hữu máy bay riêng, một trong 29 người được Tạp chí Wall Street Journal của Mỹ bình chọn là doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại khu vực Đông Nam Á, tự đánh giá về mình, bầu Đức nhận xét mình là doanh nhân trong số hiếm khi mà có tài, có tiền nhưng lại không có tật.
Tôi không biết đại gia thủy sản miền Tây là ai
PV: – Anh đánh giá thế nào về cách thể hiện đẳng cấp, chơi “trội” của một số doanh nhân trẻ tuổi thành đạt hiện nay?
Đoàn Nguyên Đức: – Đối với tôi đó mới chỉ là những doanh nhân đang trên đường thành đạt thôi chứ chưa thể nói là thành đạt. Theo tôi biết thì những người trẻ tuổi thành đạt thật sự giờ rất ít.
Những người thành đạt thật sự họ sống rất giản dị và đơn giản chứ không giống một số người thích thể hiện đẳng cấp, thích chơi sang như hiện nay.
Cái kiểu chưa thể hiện được tài năng đã thể hiện đẳng cấp thì không phải là những người thành đạt thật sự.
Bầu Đức: Tôi không biết đại gia thủy sản miền Tây là ai. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Bầu Đức: Tôi không biết đại gia thủy sản miền Tây là ai. (Ảnh: TTO)
PV: – Thế còn con người của bầu Đức?
Đoàn Nguyên Đức: Tôi sống rất giản dị, đơn giản. Người ta thường nói “lắm tài, nhiều của thì nhiều tật” nhưng may mắn một điều bầu Đức “lắm tài, nhiều của mà lại không có tật”… (cười).
PV: - Ngày 20/2 trong đám cưới toàn siêu xe cực sang của con trai đại gia thủy sản miền Tây, bà Diệu Hiền – Tổng giám đốc công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) có nói: Nếu Bầu Đức hôm đó không bận chắc chắn anh đã cho mượn máy bay để con trai bà rước dâu. Hẳn bầu Đức sẽ gật đầu vì cùng giới kinh doanh với nhau?
Đoàn Nguyên Đức: – Không bao giờ có chuyện đó. Tôi khẳng định, tôi không có quan hệ gì với bà Hiền, tôi cũng không biết bà Hiền là ai cả. Bà Hiền với tôi chưa bao giờ gặp mặt, cũng chưa bao giờ là bạn bè.
Nếu là bạn bè tôi hỏi mượn vì mục đích kinh doanh, mục đích vì công việc thì tôi sẵn sàng. Nhưng, nếu mượn máy bay để phục vụ đám cưới, đi rước dâu thì không bao giờ.
Máy bay tôi mua về không phải để phục vụ đám cưới. Dù có là bạn thân tôi cũng không đồng ý vì nếu làm như vậy thì nó phải được liệt vào hàng bất bình thường chứ không phải là “chơi sang”.
Dàn siêu xe rước dâu cho con của đại gia Diệu Hiền
Doanh nhân đích thực sẽ không vung tiền tùy tiện
PV: – Người ta thấy bầu Đức có vẻ không thích hưởng thụ, không tiệc tùng, du hí. Liệu có một lúc nào đó, bầu Đức sẽ du ngoạn thế giới bằng máy bay riêng cùng chân dài?
Đoàn Nguyên Đức: – Tôi không quen ai chân dài! Vì tôi không có thời gian và tôi cũng không có sở thích ngắm chân dài.
Tôi cũng không biết sau này tôi già có đổi tính đổi nết hay không nhưng hiện tại tôi chưa có ý nghĩ đó.
PV: – Anh định nghĩa thế nào về đồng tiền? Với anh đồng tiền đóng vai trò như thế nào trong công việc, trong các mối quan hệ và trong cuộc sống?
Đoàn Nguyên Đức:- Đối với tôi đồng tiền cực kỳ quan trọng. Tôi khẳng định, tất cả chúng ta ai cũng cần tiền. Chúng ta đi làm hàng ngày cũng chỉ vì kiếm tiền. Nếu anh không có tiền anh sẽ chẳng làm được gì.
Dù chỉ là tờ giấy in ra thôi nhưng với tôi đồng tiền nó chính là thước đo sức lao động, thước đo cho sản phẩm, thước đo của sự thành đạt.
PV: Nhưng có người sử dụng đồng tiền hiệu quả, có người lại lợi dụng đồng tiền để đánh bóng mình, làm nổi bật mình. Quan điểm của anh thế nào về việc này?
Đoàn Nguyên Đức: – Tôi là người rất nhiều tiền, có thể nhiều tiền hơn tất cả mọi người nhưng nếu dùng đồng tiền không có ý nghĩa thì tôi không dùng.
Đám cưới toàn siêu xe của con trai đại gia thủy sản Miền Tây
Đám cưới toàn siêu xe của con trai đại gia thủy sản miền Tây. (Ảnh Hàn Sơn Đỉnh)
PV: – Anh nghĩ gì khi nhiều đại gia Việt hiện nay sẵn sàng bỏ ra cả triệu đô để mua một con chó, thuê cả dàn ca sĩ hải ngoại phục vụ riêng tại nhà hay đón dâu bằng cả đoàn xe siêu sang, mua du thuyền để du ngoạn cùng bạn bè….?
Đoàn Nguyên Đức: – Nếu mua du thuyền, hay siêu xe để phục vụ cho công việc thì tôi đồng ý. Nếu mua là để thể hiện, thì dù tôi là người có rất nhiều tiền tôi cũng không bao giờ làm việc đó.
Tôi cho rằng, những người thích thể hiện mình như vậy chắc chắn không phải là số đông.
Những người doanh nhân thành đạt thật sự không bao giờ thể hiện mình theo cách đó. Họ sẽ không sử dụng đồng tiền một cách tùy tiện như vậy. Nếu những đồng tiền đó là do chính họ kiếm ra bằng mồ hôi, công sức của họ, họ sẽ tự có ý thức sử dụng đồng tiền của mình.
Theo tôi, đồng tiền có nhiều việc phải làm, đồng tiền mình làm ra mình phải sử dụng nó thế nào cho hiệu quả. Nếu anh có nhiều tiền, hãy nghĩ đến những người nghèo. Không phải đem cho họ mà hãy tạo cho họ việc làm.
Tại sao chúng ta không tạo cho hàng hai, ba chục ngàn người đang thất nghiệp có việc làm, mà lại đi mua một con chó để làm gì. Đó là việc làm không đúng, sử dụng đồng tiền không có hiệu quả.
PV: – Không bỏ tiền triệu mua chó Tây Tạng, không mua du thuyền nghìn đô để du ngoạn hưởng thụ cùng bạn bè, nhưng lại là doanh nhân Việt Nam sở hữu chiếc máy bay riêng. Có phải đây là cách chơi “trội”, cách khẳng định đẳng cấp “đại gia” theo cách riêng của bầu Đức?
Đoàn Nguyên Đức: – Điều đó không đúng. Chưa một ai thấy tôi sử dụng máy bay cho công việc cá nhân, hay đưa ra đình đi chơi một lần nào. Tôi mua để phục vụ công việc, vì mục đích phát triển của doanh nghiệp.
Đến hôm nay, tôi có thể khẳng định tôi mua máy bay là đúng và tôi sử dụng nó rất hiệu quả trong công việc. Từ trước đến nay chưa bao giờ người ta thấy bầu Đức có một chiếc xe hơi, chứ chưa nói là có một chiếc xe hơi tốt.
Cũng chưa bao giờ thấy tôi tổ chức những buổi tiệc đình đám hay những cuộc đi chơi du hí… Nhưng tại sao tôi sẵn sàng bỏ cả mấy triệu đô la để mua một chiếc máy bay?
Thứ nhất: Máy bay không phục vụ cho riêng tôi. Nó phục vụ tất cả mọi người trong công ty, những ai có việc là cứ đi. Những khi máy bay bận tôi vẫn đi công tác bằng Vietnam Arlines.
Thứ hai: Khi tôi chưa mua máy bay việc đi lại giữa Pleiku với Tp.HCM và các tỉnh là rất khó khăn. Tôi không thể chạy long nhong bằng xe hơi từ Pleiku tới TP.HCM trong khi tôi cần phải giải quyết đến cả núi công việc trong một ngày.
Từ khi mua máy bay tôi thấy nó là phương tiện rất cơ động và rất hiệu quả trong công việc.
Tôi không thiếu tiền
PV: - Anh có thể chia sẻ bí quyết vượt “bão” để đạt được những thành công nhất định, trong khi tình hình kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn như hiện nay?
Đoàn Nguyên Đức: – Nói tôi là thành đạt cũng đúng, nói không cũng đúng. Nhưng cái thành đạt đó không phải dễ dàng để có được.
Tại sao doanh nghiệp của tôi lại vượt qua được khó khăn trong khi nhiều doanh ngiệp khác đang gặp rất nhiều khó khăn, đó là tùy vào khả năng nhìn nhận, đánh giá của mỗi người. Tôi không muốn trả lời một chuyện mà không dựa vào cơ sở thực tế.
PV: -Anh có khó khăn trong việc sắp xếp quỹ thời gian của mình cho phù hợp với gia đình và công việc?
Đoàn Nguyên Đức: – Trong công việc cũng như trong cuộc sống, mỗi người có một cách sử dụng quỹ thời gian riêng của mình. Riêng tôi, tôi muốn tự mình sắp xếp lịch công việc cũng như thời gian đối với gia đình của mình.
Có thể nhiều người cho rằng cách làm của tôi không hợp lý, nhưng với tôi tôi lại thấy nó rất hợp lý.
Tôi làm việc gần như cả ngày, nếu ra cho tôi một quy định đúng 12h hoặc 1h anh phải làm cái này thì đó là điều rất khó khăn với tôi.
Tôi tận dụng gần như tất cả thời gian cho công việc, hầu như chỉ trừ lúc ngủ, nghỉ. Thời gian ăn nhậu, hưởng thụ, chơi bời là rất ít.
PV: - Anh phải có một niềm đam mê rất mãnh liệt. Đó có phải là niềm đam mê kiếm tiền? Kiếm thật nhiều tiền?
Đoàn Nguyên Đức: – Không. Nếu nói tôi làm việc vì kiếm tiền thì họ đã sai. Tôi không thiếu tiền. Tôi rất nhiều tiền, thậm chí tiền của tôi có thể nói tiêu cả 3 đời, 4 đời, đến 5 đời cũng không thể hết được tiền. Tôi làm việc vì đam mê.
Đó là niềm đam mê trong công việc. Niềm đam mê với cái đích phải đến của mình.
PV:Cái đích mà anh muốn nói đến là gì?
Đoàn Nguyên Đức: - (Cười), tôi đã có cái đích của mình. Hiện tôi đang đi và tôi phải cố gắng để đến được cái đích đó. Còn cái đích đó là gì thì hiện tôi chưa thể chia sẻ với bạn được…
PV: -Anh kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực, sau này anh muốn người ta nhắc đến bầu Đức như một nhà quản lý giỏi hay là một ông bầu giỏi trong giới showbiz?
Đoàn Nguyên Đức: – Giới showbiz? Tôi không có năng khiếu. Tôi thích được người ta nhắc tới tôi là một ông bầu nhưng là ông bầu trong bóng đá… (cười).
PV: Xin cảm ơn anh!
Hình ảnh đại gia Việt Nam không thua đại gia Trung Quốc
http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/phunutoday.vn/Bau-Duc-tra-loi-viec-cho-muon-may-bay-ruoc-dau/7954939.epi


Đại gia nợ nông dân tới… 250 tỷ đồng


(Dân Việt) – Bà Phạm Thị Diệu Hiền – Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) xác nhận còn nợ tiền cá của nông dân lên đến gần 250 tỷ đồng.
Vừa qua bà Hiền đã có tờ trình gửi lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xin xét hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Theo đó, bà Hiền xác nhận còn nợ tiền cá của nông dân lên đến gần 250 tỷ đồng.
Theo nội dung trong tờ trình, bà Hiền cho rằng: Trong 10 tháng đầu năm 2011 hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty rất tốt; khách hàng ổn định và có thêm nhiều đối tác mới. Sự liên kết giữa công ty với người nuôi cá duy trì tốt; hợp tác giữa Bianfishco và các ngân hàng như: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Vietinbank, ACB, BIDV… rất hài hòa. Tuy nhiên, vào cuối năm 2011 các ngân hàng đồng loạt thu hồi vốn và không tiếp tục giải ngân. Trong khi nhu cầu cần tiền để mua cá tra nguyên liệu trong dân rất lớn.
Bà Phạm Thị Mai bức xúc vì tiền cá vẫn chưa được trả. Bà Phạm Thị Diệu Hiền đang nợ tiền bán cá của ông Nguyễn Văn Liền và bà Phạm Thị Mai với số tiền lên đến gần 20 tỷ đồng.
“Thiếu vốn, đồng nghĩa với công ty bị ngân hàng “cắt” đứt mạch máu lưu thông, khiến việc sản xuất kinh doanh của Bianfishco gặp nhiều khó khăn. Do đó, công ty còn thiếu nợ lại tiền cá nguyên liệu của nông dân gần 250 tỷ đồng” – bà Hiền phân trần.
Ngoài ra, trong tờ trình này, Tổng Giám đốc Bianfishco còn kể khổ: “Hiện tại, các nhà nhập khẩu từ Hoa Kỳ đặt hàng nhập của Bianfishco khoảng 400 container cá tra phi lê. Tuy nhiên, công ty chúng tôi đang thiếu vốn trầm trọng không tiền mua cá tra nguyên liệu chế biến xuất cho đối tác”.
Đức Khánh

Linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Ofm: “Sống dưới chế độ độc tài toàn trị, ý chí người dân bị tê liệt vì sợ hãi”


27/02/12   – Nuvuongcongly
Linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Ofm: “Sống dưới chế độ độc tài toàn trị, ý chí người dân bị tê liệt vì sợ hãi”
Tối 26/2, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 38 Kỳ Đồng, trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Ofm. đã chia sẻ những suy tư và cả những ưu tư của mình về cách thức sống một mùa chay thánh ý nghĩa.
Bằng cung giọng mạnh mẽ vẫn thường thấy, sau khi cho thấy Kinh thánh nói gì về việc ăn chay và ăn chay sao cho đẹp lòng Chúa, bằng những minh chứng cụ thể, ngài kết luận: “Là tín hữu Chúa Ki-tô, bước vào Mùa Chay nếu ta đặt câu hỏi : ta phải làm gì đây, phải cố gắng sống thế nào cho đẹp lòng Chúa, thì quan ngôn sứ I-sai-a, Chúa đã cho chúng ta câu trả lời. Không những thế, Chúa còn cho ta những tấm gương sống động như đã nói trên đây, và còn biết bao nhiêu tấm gương khác nữa. Tất cả đang trả giá để bày tỏ lòng yêu nước trước hiểm hoạ xâm lăng, để nói lên khát vọng tự do dân chủ, để đấu tranh cho công lý, cho hoà bình. Họ không phải là những người ngồi trước bàn phím ung dung đặt câu hỏi : phải lên tiếng hay không lên tiếng. Họ cũng không dừng lại nơi những kiến thức thâu thập được từ những buổi tập huấn về học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo, và cứ coi như học thuộc bài để trả cho thầy là xong.’
Chúng tôi trân trọng gửi tới quý độc giả nội dung bài chia sẻ này.

Cầu nguyện cho Công Lý & Hoà Bình

Cũng như trong các thánh lễ 8 giờ tối Chúa nhật cuối mỗi tháng tại nhà thờ Kỳ Đồng này từ ít lâu nay, hôm nay chúng ta cầu nguyện cho Công Lý & Hoà Bình. Việc đạo đức này đặc biệt thích hợp trong Mùa Chay như chúng ta sẽ thấy.
Cao điểm của Năm Phụng Vụ chính là Tam Nhật Vượt Qua trong đó Hội Thánh họp mừng Chúa Ki-tô chết và phục sinh để hoàn tất công trình cứu độ. Và để chuẩn bị mừng biến cố trọng đại đó, chúng ta có đến 40 ngày, đó là Mùa Chay bắt đầu từ thứ Tư lễ Tro vừa rồi. Hai chữ “Mùa Chay” trong tiếng Việt chúng ta thì ngắn gọn, tiện dụng, nhưng lại nghèo về ý nghĩa, trong khi tiếng gốc La-tinh chỉ có nghĩa là Mùa 40. Con số này nhắc ta nhớ đến cuộc hành trình 40 năm của dân Do-thái từ nơi lưu đày về đất hứa, từ nô lệ đến tự do. Con số 40 cũng làm ta liên tưởng đến cuộc hành trình của ngôn sứ Ê-li-a lên đường đi gặp Chúa. Cuối cùng và đặc biệt hơn nữa con số 40 làm ta liên tưởng đến 40 ngày Đức Giê-su sống trong hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ như ta vừa thấy trong bài Tin Mừng hôm nay.

Thế nào là ăn chay ?

Trong bài Tin Mừng ngày thứ Tư lễ Tro Hội Thánh muốn chúng ta nghe chính Chúa Giê-su đề ra cho chúng ta những mục tiêu cần cố gắng đạt tới, đó là ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái. Không những thế, Chúa Giê-su còn chỉ cho thấy người môn đệ của Ngài phải thực thi các việc đó như thế nào, theo tinh thần nào, mới đích thực là môn đệ của Ngài.
Linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình tối 26/2/2012, tại nhà thờ Kỳ Đông
Rồi tiếp theo sau những lời giáo huấn của Chúa Giê-su, ngày thứ Sáu vừa qua trong bài đọc 1 trong thánh lễ, Hội Thánh lại mời ta nghe ngôn sứ I-sai-a diễn giải thế nào là ăn chay. Tôi chỉ xin đọc mấy câu sau đây :
Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau,
nằm trên vải thô và tro bụi,
phải chăng như thế mà gọi là ăn chay
trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa ?
Cách ăn chay mà Ta ưa thích
chẳng phải là thế này sao :
mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc,
trả tự do cho người bị áp bức,
đập tan mọi gông cùm ?
Chẳng phải là chia cơm cho người đói,
rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ ;
thấy ai mình trần thì cho áo che thân,
không ngoảnh mặt làm ngơ
trước người anh em cốt nhục ?” (Is 58,5b-7)

Ăn chay sao cho đẹp lòng Chúa

Điều không thể chối cãi là hai chữ ăn chay làm ta nghĩ đến khổ chế, đến việc hy sinh hãm mình. Đó là những cố gắng nhằm giúp ta cụ thể hoá lòng thành của chúng ta khi muốn từ bỏ tội lỗi để trở về với Chúa. Thế nhưng điều Chúa muốn căn dặn chúng ta qua lời ngôn sứ I-sai-a là bấy nhiêu thôi thì chưa đủ, cũng chưa phải là việc chính yếu nếu ta muốn làm đẹp lòng Ngài, muốn tìm lại ân nghĩa xưa đã mất. Thế thì phải làm gì ? Chúa dạy ta :
Cách ăn chay mà Ta ưa thích…
(là) mở xiếng xích bạo tàn, tháo gồng cùm trói buộc,
trả tự do cho người bị áp bức,
đập tan mọi gông cùm…
…chia cơm cho người đói v.v…
Những ý tưởng này sẽ được chính ngôn sứ I-sai-a lấy lại khi đề cập đến Người Tôi Trung. Và đến lượt Đức Giê-su thì chính Ngài sẽ dựa vào đó để minh định sứ mạng cứu thế của Ngài khi tuyên bố : “Thần Khí Đức Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa” (Lc 4,18-19).

Mùa Chay : Cầu nguyện cho Công Lý & Hoà Bình

Thế thì không có gì hợp lý hơn khi khởi đầu Mùa Chay mà chúng ta cầu nguyện cho Công Lý & Hoà Bình, vì sứ mạng người Ki-tô hữu chúng ta không là gì khác hơn là cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa Giê-su. Do đó thật là thích họp khi chúng ta cử hành thánh lễ hôm nay mà tưởng nhớ đến tất cả những nạn nhân của tàn ác, bất công, gian dối trên thế giới, đặc biệt nơi chính quê hương yêu dấu của chúng ta. Đó là những người dân oan bị mất đất, mất phương tiện sinh sống do một chính sách mang dáng vẻ công bằng khi khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng thực chất chỉ tạo điều kiện cho đám quan tham thành những tên cướp ngày. Đó là những ngư dân bị giặc Tàu bắt ngay trong lãnh hải Việt Nam, những công nhân bị chủ nhân bóc lột tàn tệ mà không được bảo vệ, những người đi lao động nước ngoài bị lừa gạt, những phụ nữ, thậm chí trẻ em bị biến thành nô lệ tình dục, và còn biết bao thứ nạn nhân nữa, kể sao cho xiết !
Nhưng ở đây tôi muốn đặc biệt nói đến những người hiện đang bị giam cầm, tù tội. Đó là những người chấp nhận bao thiệt thòi, bao phiền toái cho bản thân và gia đình, chấp nhận hy sinh sự nghiệp, hy sinh hạnh phúc cá nhân, chấp nhận tù đày, thậm chí chấp nhận cả cái chết. Để làm gì ? Thưa để nói lên, để gào thét lên khát vọng thấy nhân quyền được tôn trọng, người dân sống tự do, đất nước có dân chủ, quốc gia được độc lập, lãnh thổ cũng như lãnh hải được bảo toàn. Những con người như thế, đúng là tinh hoa của dân tộc. Bất chấp những gì bị gán ghép cho họ, cái tội của họ là yêu tự do, yêu dân chủ, cái tội tày đình của họ là yêu nước, yêu một cách thiết tha, họ đã biểu lộ tình yêu đó một cách công khai, dũng cảm, và đã trả giá cho tình yêu đó bằng chính cuộc đời mình.

Những trường hợp điển hình

Có những tù nhân “chuyên nghiệp”, bởi sau khi được tha đã bị bắt trở lại như các ông Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Bắc Truyển, linh mục Nguyễn Văn Lý. Có những người ở độ tuổi trung niên như ông Vi Đức Hồi, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, anh Điếu Cày, hay chị Bụi Thị Minh Hằng.
Điều đáng để ý là có một số khá đông bạn trẻ thay vì hưởng thụ hay chấp nhận sống an phận thủ thường đã dấn thân tranh đấu cho chính nghĩa. Chẳng hạn các bạn Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Paulus Lê Sơn, Huỳnh Thục Vy, hay 17 bạn sinh viên gốc Vinh bị bắt từ nhiều tháng nay mà chưa ai rõ vì tội danh gì.

Đoàn Văn Vươn

Trong số những người bị bắt, có hai nhân vật nổi bật trong lúc này, trước hết là anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, người cựu quân nhân, kỹ sư nông nghiệp đã trắng tay sau 10 năm trời đầu tư tiền bạc và công sức, cuối cùng đã phải dùng đến vũ khí tự tạo để cất lên tiếng nói của con người chẳng còn gì để mất. Thật ra thì câu chuyện anh Đoàn Văn Vươn cũng không khác gì câu chuyện của bao nhiêu dân oan từ bắc chí nam mất nhà mất đất cách oan uổng, bất công, phi lý từ mấy chục năm nay rồi. Có khác chăng là anh Vươn dám phản ứng.
Nay thì đã rõ : việc thu hồi đất của anh Vươn là một việc làm sai luật pháp, do đó hành động của anh Vươn là một hành động tự vệ chứ không phải là chống người thi hành công vụ. Cần nói thêm rằng đây chỉ là mấy món vũ khí thô sơ, loại đạn hoa cải hoa cà gì đó, nếu trúng xa xa thì chỉ đủ làm trầy da, chảy máu là cùng. Thế nhưng mấy món đồ chơi đó đủ sức làm cho mọi người nghiệm ra sức mạnh của người dân khi bị đẩy đến bước đường cùng. Mai đây, khi không chỉ có một Đoàn Văn Vươn, nhưng cả trăm cả ngàn và nhiều hơn nữa, thì mọi thứ vũ khí trong tay nhà cầm quyền đều trở nên vô hiệu. Từ mấy chục năm nay đã có biết bao dân oan kêu ca, khiếu nại, hết địa phương tới trung ương mà tuyệt đại đa số các vụ khiếu kiện có được tích sự gì đâu. Nay phát đạn hoa cải của anh Đoàn Văn Vươn cho mọi người hiểu là tiếng kêu oan của anh đã vọng tới trời.
Có thể nói không quá lời rằng lần đầu tiên tiếng nói của dân oan Đoàn Văn Vươn đã tạo nên một dư chấn khiến chính quyền Việt Nam không thể tiếp tục chơi bài lỳ, nhưng đã buộc phải lên tiếng. Ai theo dõi tình hình cũng nhận ra rằng biến cố này là một cột mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh đòi công lý. Chính vì vậy mà nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã vô cùng phấn khởi khi sáng tác bài thơ mang tựa đề “Gió Tiên Lãng”. Tôi xin trích một đoạn sau đây :
Lần đầu trong thời cộng sản
một người nông dân bắn vào chính quyền
đã chiến thắng.
Đoàn Văn Vươn,
gió Tiên Lãng thổi anh ra khắp nước
lấy mạng sống giữ ruộng vườn
khi chính quyền thành bọn cướp
từ thân phận con lươn
anh nổ súng trước
để được làm con người ;
đất của dân, máu và nước mắt
sao cướp ngày đến cướp mồ hôi ?
Chính quyền đối thoại với dân bằng súng,
cướp nhà cướp đất quen rồi ;
vụ cướp đầm tôm xã Vinh Quang, Tiên Lãng
súng của dân đã cất lời,
cả nước bênh người nông dân liều mạng,
lịch sử bừng hoa cải gió xuân ơi !…
Và bài thơ của Trần Mạnh Hảo kết thúc bằng mấy câu sau đây :
Đoàn Văn Vươn,
anh phải bắn để còn chân lý
chứng tỏ mình còn là người
khi lòng dân biến thành vũ khí
chính quyền sao nhốt được gió trời ?
Đoàn Văn Vươn
không ai nhốt được lịch sử
không ai bỏ tù được quê hương
gió Tiên Lãng dựng biển bờm sư tử
gió hoa cà hoa cải gió tình thương…
Chẳng phải ai cũng có tài làm thơ như Trần Mạnh Hảo, nhưng tiếng súng Đoàn Văn Vươn không chỉ gây hứng khởi cho Trần Mạnh Hảo, đó là điều ta không thể nghi ngờ.

Việt Khang

Nhân vật thứ hai tôi muốn đề cập tới hôm nay là anh Việt Khang, người nhạc sĩ trẻ miệt vườn tỉnh lẻ chí mới được biết đến thời gian gần đây đặc biệt qua hai bài hát mang tựa đề “Việt Nam tôi đâu ?” và “Anh là ai ?” Tác giả đã chứng kiến cảnh những người đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược  bị săn đuổi, đấm đá, có người bị giẫm lên mặt, một số bị bỏ tù. Và rồi người nghệ sĩ của chúng ta vừa đau xót, vừa ngỡ ngàng, đã thảng thốt đặt câu hỏi qua bài hát :
Xin hỏi anh là ai ?
Sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai ?
Xin hỏi anh là ai ?
Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
tình yêu quê hương này,
dân tộc này đã quá nhiều đắng cay.
Và đến đây thì người nhạc sĩ như nghẹn ngào trước viễn tượng mất nước, đau đớn và kinh ngạc trước cách hành xử tàn ác thô bạo của những người tự nhận là “bạn dân”. Việt Khang tiếp tục đặt câu hỏi :
Xin hỏi anh ở đâu
ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm ?
Xin hỏi anh ở đâu
sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi ?
Dân tộc anh ở đâu
sao đang tâm làm tay sai cho Tàu
để ngàn sau ghi dấu
bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào ?
Và những câu tiếp theo cũng na ná như một lời tuyên xưng đức tin :
Tôi không thể ngồi yên
khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng,
dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối !
Tôi không thẻ ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu
khi thế giới này đã không còn Việt Nam ?
Bài hát này không chỉ gây cảm xúc cho người Việt mà còn cho cả người nước ngoài quan tâm theo dõi thời cuộc ở Việt Nam. Chính vì vậy mà bài “Anh là ai” đã được chuyển qua Pháp ngữ, và được ca sĩ Antoine Figali hát để những người sử dụng tiếng Pháp cũng hiểu được nỗi niềm của Việt Khang, của mọi người Việt yêu nước, yêu độc lập, yêu tự do dân chủ.
Tiếng hát của Việt Khang không hừng hực lửa đấu tranh, lời ca không cầu kỳ, mang dáng vẻ đơn sơ, bình dị nếu không nói là ngây thơ như lời thỏ thẻ của một em bé, nhưng đàng sau cái giọng hiền hoà gần như yêu đuối là cả một ý chí sắt đá không biết đến sợ hãi,  bên cạnh cái ngỡ ngàng day dứt là cả một lòng yêu nước tha thiết nồng nàn. Chính vì vậy mà tiếng hát Việt Khang đã xé lòng người Việt tha hương đến độ chỉ riêng tại Hoà Kỳ và chỉ trong hơn 10 ngày đã có hơn 50.000 người ký thỉnh nguyện thư nhằm ủng hộ những người đang đấu tranh cho tự do dân chủ, đang đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam.

Thời sự dưới ánh sáng Lời Chúa

Qua những câu chuyện thời sự tôi vừa trình bày, rõ ràng là Lời Chúa toả ánh sáng lên những gì đang diễn ra trên đất nước chúng ta. Là tín hữu Chúa Ki-tô, bước vào Mùa Chay nếu ta đặt câu hỏi : ta phải làm gì đây, phải cố gắng sống thế nào cho đẹp lòng Chúa, thì quan ngôn sứ I-sai-a, Chúa đã cho chúng ta câu trả lời. Không những thế, Chúa còn cho ta những tấm gương sống động như đã nói trên đây, và còn biết bao nhiêu tấm gương khác nữa. Tất cả đang trả giá để bày tỏ lòng yêu nước trước hiểm hoạ xâm lăng, để nói lên khát vọng tự do dân chủ, để đấu tranh cho công lý, cho hoà bình. Họ không phải là những người ngồi trước bàn phím ung dung đặt câu hỏi : phải lên tiếng hay không lên tiếng. Họ cũng không dừng lại nơi những kiến thức thâu thập được từ những buổi tập huấn về học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo, và cứ coi như học thuộc bài để trả cho thầy là xong.

Kết luận

Sống dưới chế độ độc tài toàn trị, ý chí người dân bị tê liệt vì sợ hãi. Đó là lý do khiến nhạc sĩ Tô Hải trong cuốn Hồi Ký của ông đã tự nhận mình là một “thằng hèn”. Điều hiển nhiên là khi công khai nhìn nhận mình là một “thằng hèn”, Tô Hải không còn là một thằng hèn nữa. Có điều phải vượt qua tuổi 70 Tô Hải mới công khai nhìn nhận điều đó. Còn Việt Khang và những bạn trẻ tôi đề cập đến trên đây không chờ đến khi mắt mờ chân chậm mới bày tỏ khát vọng tự do, dân chủ, mới dấn thân đấu tranh cho công lý, mới tìm cách thể hiện lòng yêu nước và chấp nhận trả giá.
Hôm nay, chúng ta họp nhau để cầu nguyện cho công lý và hoà bình, để tôn vinh Thiên Chúa là Đấng làm Chủ lịch sử. Qua những diễn biến ở Bắc Phi và Trung Đông, điều hiển nhiên là khát vọng dân chủ tự do đang đẩy lùi các chế độ độc tài toàn trị, mời gọi chúng ta xác tín rằng không có gì mà Thiên Chúa không làm được. Có điều Thiên Chúa cần chúng ta tiếp tay với Ngài. Ước gì chúng ta đừng để cho Thiên Chúa thất vọng.
Sài Gòn, ngày 26 tháng 02 năm 2012
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
pascaltinh@gmail.com

Oscar – nơi hội tụ những cặp đôi đình đám


Dân Việt – Brad và Angelina, George Clooney và cô bạn gái xinh đẹp Stacy Keibler, Natalie Portman và vị hôn phu Benjamin Millepied…. là những cặp đôi đình đám nhất xuất hiện trên thảm đỏ Oscar năm nay.
 
 Cặp đôi “hot” nhất Brad – Angelina
 
 George Clooney và bạn gái Stacy Kiebler
 
 Natalie Portman và vị hôn phu Benjamin Millepied
 
 Viola Davis được đức lang quân đi theo hộ tống
 
 Vợ chồng diễn viên Melissa McCarthy và Ben Falcone
 
 Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Jean Dujardin và vợ
 
 Janet McTeer và chồng rất tình tứ
 
 Đạo diễn xuất sắc nhất Michel Hazanavicius và vợ
 
 Diễn viên gạo cội Christopher Plummer vừa lập kỷ lục mới là ngôi sao cao tuổi nhất nhận giải thưởng Oscar bên vợ
Cẩm Ngọc (tổng hợp)

Dàn sao ‘bự’ đổ bộ thảm đỏ Oscar 2012


Tienphong  – Hàng loạt các ngôi sao nổi tiếng nhất nhì kinh đô điện ảnh Hollywood đang đổ bộ về trung tâm Hollywood & Highland ở Mỹ để tham dự ngày hội điện ảnh lớn nhất hành tinh.
Nam tài tử Brad Pitt được đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất với vai diễn trong phim Moneyball. Anh xuất hiện trên thảm đỏ cùng người tình Angelina Jolie
Nam tài tử Brad Pitt được đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất với vai diễn trong phim Moneyball.
Anh xuất hiện trên thảm đỏ cùng người tình Angelina Jolie.
Angelina xinh đẹp và lộng lẫy trong bộ đầm hiệu Atelier Versace
Angelina xinh đẹp và lộng lẫy trong bộ đầm hiệu Atelier Versace.
Tài tử George Clooney và bạn gái Stacy Keibler
Tài tử George Clooney và bạn gái Stacy Keibler.
Clooney được đề cử Nam chính xuất sắc nhất với vai diễn trong phim The Descendants
Clooney được đề cử Nam chính xuất sắc nhất với vai diễn trong phim The Descendants.
Tài tử người Anh Colin Firth và vợ trên thảm đỏ
Tài tử người Anh Colin Firth và vợ trên thảm đỏ.
“Thiên thần của Charlie” Cameron Diaz.
Cô đào bốc lửa Jennifer Lopez
Cô đào bốc lửa Jennifer Lopez.
Diễn viên Anna Faris
Diễn viên Anna Faris.
Diễn viên Emma Stone
Diễn viên Emma Stone.
Diễn viên Jessica Chastain
Diễn viên Jessica Chastain.
Diễn viên từng đoạt giải Oscar Gwyneth Paltrow
Diễn viên từng đoạt giải Oscar Gwyneth Paltrow.
Người mẫu kiêm diễn viên Milla Jovovich
Người mẫu kiêm diễn viên Milla Jovovich.
Diễn viên gạo cội Meryl Streep
Diễn viên gạo cội Meryl Streep.
Diễn viên Tina Fey
Diễn viên Tina Fey.
“Hoa hậu FBI” Sandra Bullock.
Diễn viên Penelope Cruz
Diễn viên Penelope Cruz.
Diễn viên Nâtlie Portman và chồng
Diễn viên Natalie Portman và chồng.
Diễn viên Glenn Close - đề cử nữ chính cho vai diễn trong phim Albert Nobbs
Diễn viên Glenn Close – đề cử nữ chính cho vai diễn trong phim Albert Nobbs.
Diễn viên Octavia Spencer - đề cử nữ phụ với vai diễn trong phim The Help
Diễn viên Octavia Spencer – đề cử nữ phụ với vai diễn trong phim The Help.
Diễn viên Rooney Mara - đề cử nữ chính với vai diễn trong phim The Girl with the Dragon Tattoo
Diễn viên Rooney Mara – đề cử nữ chính với vai diễn trong phim The Girl with the Dragon Tattoo.
Diễn viên Viola Davis - đề cử nữ chính với vai diễn trong phim The Help
Diễn viên Viola Davis – đề cử nữ chính với vai diễn trong phim The Help.
DN
Ảnh: JJ
> Những điều thú vị quanh lễ trao giải Oscar thứ 84

“Đại thụ” Meryl Streep chiến thắng đầy xứng đáng Oscar 2011

Năm nay, Oscar 2011 đã chứng kiến sự lên ngôi của 2 bộ phim “The Artist” và “Hugo”. Trong khi “Hugo” đoạt các giải thưởng Quay phim đẹp nhất, Thiết kế mỹ thuật xuất sắc, Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc, Hòa âm xuất sắc và Biên tập âm thanh xuất sắc thì bộ phim câm “The Artist” cũng giành được 5 giải thưởng, trong đó có những giải thưởng quan trọng được quan tâm nhất như Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc, Nam diễn viên chính xuất sắc bên cạnh giải Nhạc phim hay nhất và Thiết kế phục trang xuất sắc từ 10 đề cử được thông báo từ cách đây 1 tháng.
Những dự đoán về sự lên ngôi của “The Artists” đã có từ trước lễ trao giải Oscar khá lâu, nhất là khi bộ phim này đã liên tục đoạt hàng loạt giải thưởng lớn ở các liên hoan phim nổi tiếng và có uy tín trên thế giới. Trước khi đến với Oscar, “The Artist” đã đoạt 7 giải thưởng tại lễ trao giải BAFTA, gồm Giải phim hay nhất, Diễn viên nam chính xuất sắc nhất, Kịch bản gốc xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất, Thiết kế trang phục và Nhạc phim hay nhất. Tại lễ trao giải Quả cầu vàng lần thứ 69, phim đã giành được 6 đề cử và được vinh danh ở 3 hạng mục: Phim hay nhất, Diễn viên nam chính xuất sắc nhất và Nhạc phim xuất sắc nhất.
Tuy nhiên, điểm đáng nhớ nhất của buổi lễ trao giải Oscars lần thứ 84 lại năm ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Tượng vàng vinh danh dành cho Meryl Streep không chỉ khẳng định tài năng đỉnh cao của nữ diễn viên đã có nhiều cống hiến với nền điện ảnh Mỹ và thế giới, mà còn cho thấy tên tuổi của Meryl đã vượt trên mọi danh tiếng bởi sức làm việc bền bỉ qua những bộ phim đạt doanh thu cao và thể hiện tài diễn xuất đa dạng của Meryl Streep. Với vai diễn hóa thân vào thủ tướng Đức Magaret Thatcher, Meryl Streep đã mang về giải Oscars thứ 3 trong sự nghiệp 17 lần được đề cử cho giải thưởng điện ảnh danh giá nhất hành tinh.
Ngôi sao của The Iron Lady tỏ ra rất bất ngờ khi tên của mình được sướng lên. Nở nụ cười hạnh phúc, Meryl ôm lấy người bạn cùng được đề cử Viola Davis khi bước lên sân khấu nhận giải từ Colin Firth. “Ôi chúa ơi. Cảm ơn mọi người rất nhiều. Khi họ gọi tên tôi, tôi có cảm giác như có thể nghe tới nửa dân số Mỹ gào lên “Ôi không, lại là bà ấy. Trước tiên, tôi muốn cảm ơn Don (chồng Meryl), bởi vì khi bạn nói lời cảm ơn chồng mình vào cuối mỗi bài phát biểu, có thể họ sẽ phát nhạc để bạn dừng phần nói của mình lại. Thế nên, tôi muốn anh ấy biết rằng tôi trân trọng tất cả những gì anh ấy mang đến cho tôi trong cuộc sống hôn nhân của mình”.
Sau khi dành lời tri ân sâu sắc tới Roy Helland (người đã từng làm việc với Meryl cách đây 37 năm trong Shophie’s Choice), Meryl chia sẻ: “Nhìn xung quanh mình ở đây, tôi nhận thấy cuộc sống của tôi trước mắt mình. Những người bạn cũ và cả những người bạn mới. Đây thực sự là một niềm vinh dự lớn lao, nhưng điều ý nghĩa nhất với tôi chính là những tình bạn, tình yêu, niềm vui mà chúng ta đã cùng chia sẻ khi cùng nhau làm nên những bộ him. Cảm ơn tất cả các bạn, dù ở đây hoặc không có mặt, vì sự nghiệp tuyệt vời này”.
Danh sách giải thưởng chính của Oscar 2012:
Phim hay nhất: The Artist
Đạo diễn xuất sắc: Michel Hazanavicius (phim The Artist)
‘The Arstist’ và ‘Hugo’ đại thắng tại Oscar 2011
Đạo diễn xuất sắc: Michel Hazanavicius (phim The Artist)
Nam diễn viên chính xuất sắc: Jean Dujardin (phim The Artist)
Nhạc phim hay nhất: The Artist
Thiết kế phục trang xuất sắc: The Artist
Nữ diễn viên chính xuất sắc: Meryl Streep (phim The Iron Lady)
Hóa trang xuất sắc: The Iron Lady
Nam diễn viên phụ xuất sắc: Christopher Plummer (phim Beginners)

Nữ diễn viên phụ xuất sắc:    Octavia Spencer (phim The Help)
Kịch bản gốc xuất sắc: Midnight in Paris
Kịch bản chuyển thể xuất sắc: The Descendants
Quay phim đẹp nhất: Hugo
Thiết kế mỹ thuật xuất sắc: Hugo
Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc: Hugo
Hòa âm xuất sắc: Hugo
Biên tập âm thanh xuất sắc: Hugo
Phim hoạt hình xuất sắc: Rango
Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc: A Separation
Ca khúc trong phim hay nhất: “Man or Muppet” – OST The Muppets
M.T

Những khoảnh khắc ấn tượng tại Oscar 2012


Vietnamnet  -Jean Dujardin, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất lên nhận giải cùng một chú chó, Gwyneth Paltrow túm áo Robert Downey Jr. trước khi trao giải ở hạng mục Phim tài liệu hay nhất. Cùng nhìn lại những khoảnh khắc thú vị nhất tại Oscar năm nay.
Angie đang xem lại kịch bản lời dẫn của mình trước khi ra sân khấu công bố giải.
McKenzie đùa nghịch với bức tượng vàng anh vừa giành được cho hạng mục Ca khúc hay nhất.
Meryl Streep ôm chầm lấy bức tượng vàng để biểu thị niềm vui khi lần thứ 3 giành giải Oscar.
Nam diễn viên người Pháp Jean Dujardin cầm chặt bức tượng vàng và bạn diễn thân thiết của mình là chú chó Uggie trong phim “The Artist”.
Gánh xiếc nổi tiếng thế giới Cirque du Soleils “Iris” với màn biểu diễn ấn tượng.
Sacha Baron Cohen xuất hiện trong trang phục của nhân vật General Aladeen anh đảm nhiệm trong phim The Dictator (Kẻ độc tài).
Lên nhận giải cùng đoàn làm phim “Artist” không thể thiếu chú chó Uggie.
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Jean Dujardin luôn gây chú ý với vẻ mặt biểu cảm và hài hước.
Gwyneth Paltrow túm áo Robert Downey Jr. trong màn chọc ghẹo trước khi trao giải ở hạng mục Phim tài liệu hay nhất.
Penelope Cruz và Owen Wilson với màn giới thiệu ấn tượng ở hạng mục Nhạc phim hay nhất.
Màn trình diễn gây cười của hai người dẫn Rose Byrne và Melissa McCarthy.
Hai danh hài Will Ferrell và Zach Galifianakis pha trò trước khi giới thiệu ở hạng mục Ca khúc trong phim hay nhất.
Sandra Bullock giúp George Clooney chỉnh chang lại trước khi lễ trao giải bắt đầu.
Hoàng Vy
Ảnh: AP, Reuter, People

Vụ Tiên Lãng cần giải quyết thấu tình đạt lý

Đôi lời: kẻ có bài viết theo kiểu lu loa chửi đổng, thậm chí đe dọa, dưới đây, thứ bây giờ đã quá hiếm hoi trên báo chí nhà nước Việt Nam, có lẽ cũng lo sợ và tự thấy xấu hổ nên không dám lấy tên thật, nhưng lại trơ tráo sử dụng thứ bút danh bồi sặc mùi đạo đức giả.
Trơ tráo tới mức đến cả những việc làm nghĩa cử của người dân cũng bị hắn dễ dàng coi như hành động chống đối cả đất nước.
Vậy thì có lẽ phải đặt nghi vấn ngược lại, đó là phải chăng đây mới chính là kẻ đang tìm cách phá hoại chính đảng và nhà nước mà y đang đeo mặt nạ để phụng sự? Lên giọng “cảnh giác” để bảo vệ cho bầy sâu mọt bè đảng của mình đang ngày đêm đục khoét mục ruỗng chế độ? “An Dân” ư? Không! Phải gọi hắn là “Ngu Dân“.
Cựu chiến binh

Vụ Tiên Lãng cần giải quyết thấu tình đạt lý

Vụ cưỡng chế khu đầm nuôi thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng thu hút sự quan tâm của dư luận cả nước.
Đã có gần 1000 bài báo thông tin về vụ việc này. Rất nhiều ý kiến của các đồng chí là lãnh đạo hoặc nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, các nhà làm luật hoặc chuyên gia hoạch định chính sách vạch ra những yếu kém, bất cập của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, sự thiếu trách nhiệm hoặc quan liêu trong kiểm tra giám sát, sự lạc hậu và chồng chéo của luật đất đai cùng các văn bản pháp luật kèm theo, sự lạm dụng và vi phạm pháp luật trong cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.
 Đã có nhiều ý kiến khác nhau thậm chí trái ngược. Vấn đề đã sáng tỏ khi Thủ tướng Chính phủ tổ chức cuộc họp của các bộ, ban ngành đoàn thể và lãnh đạo thành phố Hải Phòng vào ngày 10-2-2012 và có kết luận cụ thể rõ ràng được nhân dân cả nước đồng tình.
Điều cần ghi nhận là trước khi có kết luận của Thủ tướng, Thành ủy Hải Phòng đã nghiêm túc kiểm điểm, nhận trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng bộ và nhân dân thành phố vì đã để xảy ra sự việc gây tác động tiêu cực.
Đồng thời ngay sau khi có kết luận của Thủ tướng, thành phố Hải Phòng đã khẩn trương tổ chức thực hiện.
Một là thành lập Ban chỉ đạo giải quyết vụ việc do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đan Đức Hiệp phụ trách có nhiều thành viên của các Sở, Ban, ngành.
Hai là Thường vụ thành ủy đã quyết định cảnh cáo tập thể Ban thường vụ huyện ủy Tiên Lãng, cảnh cáo Bí thư huyện ủy. Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã bị cách chức. Nhiều cán bộ của xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng đã bị kỷ luật.
Ba là đã thu hồi Quyết định cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn, có một số việc làm cụ thể bảo đảm quyền lợi và cuộc sống cho vợ con và gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Bốn là chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương điều tra, củng cố chứng cứ để truy tố trước pháp luật các cán bộ làm sai và công dân vi phạm pháp luật có tính đến tình tiết giảm nhẹ cho ông Đoàn Văn vươn và các công dân khác.
Năm là chỉ đạo việc dừng các quyết định thu hồi đất, rà soát lại toàn bộ việc giao đất, thu hồi đất để báo cáo Chính phủ về chủ trương và biện pháp giải quyết vấn đề nóng bỏng và rất phức tạp là đất đai, không chỉ riêng Hải Phòng mà là cả nước.
Vụ Tiên lãng cần được giải quyết thấu tình đạt lý đem lại niềm tin cho nhân dân về hiệu lực của chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Nhưng từ vụ việc cụ thể ở Tiên Lãng đã xuất hiện những luồng dư luận không lành mạnh, thậm chí là nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân, xâm hại uy tín của lãnh đạo, gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ phe phái tạo cớ cho các thế lực thù địch chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Không ai phủ nhận vụ việc ở Tiên Lãng là nghiêm trọng, hành xử của chính quyền xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng là sai trái, thậm chí vi phạm pháp luật. Cũng không ai cho rằng vụ việc này không là vụ điển hình cần được rút kinh nghiệm sâu sắc và nghiêm khắc để làm bài học chung cho nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để không để xảy ra vụ việc tương tự nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp chính đáng của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm hơn nữa đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Từ vụ Tiên Lãng cũng cần tiến hành nhiều việc để xây dựng củng cố Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị – xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, dường như vụ việc ở Tiên Lãng đã được chính trị hóa, dẫn đến hệ lụy khó lường. Thật không thể xem thường việc nhiều tổ chức quốc tế đã lập tức bám vào vụ Tiên Lãng để kích động làn sóng phê phán và chống đối Đảng, Nhà nước ta, cho là bộ máy Đảng, Nhà nước đã hư hỏng không thể cứu chữa.
Một số kẻ ở nước ngoài lâu nay chống phá quyết liệt Việt Nam thì lại lớn tiếng bênh vực và phát động chiến dịch góp tiền của cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, thực ra đó chỉ là cái cớ mà cái đích sâu xa là bôi nhọ và làm mất uy tín Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở Hải Phòng.
Một luồng dư luận khác là từ phía nội bộ cũng rất đáng suy nghĩ để tìm nguyên nhân và cách khắc phục. Đó là dư luận cho rằng lãnh đạo Hải Phòng không nghiêm túc hoặc cố ý trì hoãn việc triển khai Kết luận của Thủ tướng gây hoài nghi, bức xúc trong nhân dân. Chẳng hạn việc đồng chí Bí thư thành uỷ Hải Phòng đến thông báo cho CLB Bạch Đằng gồm 1.800 hội viên nguyên là lãnh đạo trung cao cấp đã bị quy kết là nói ngược lại Kết luận của Thủ tướng. Theo báo cáo của Ban chủ nhiệm CLB Bạch Đằng thì trước khi thông báo, Văn phòng Thành uỷ đã phát hai văn bản quan trọng cho CLB : Kết luận số 02KL/T.Ư ngày 7-2-2012 của Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 24 KHT.Ư ngày 12-2-2012 của Thường vụ Thành uỷ về việc triển khai thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về vụ việc Tiên Lãng. Cũng theo báo cáo này thì Bí thư Thành uỷ đã truyền đạt trung thực tinh thần Kết luận của Thủ tướng.
Thế nhưng do nhận thức và nắm bắt thông tin của các hội viên có sự khác nhau, hầu hết hội viên đã đồng tình nhưng cũng có hội viên chưa nhất trí hoặc còn băn khoăn, đó là điều bình thường. Nhưng không bình thường là ở chỗ thông tin về Bí thư Thành uỷ Hải Phòng nói ngược với Kết luận của Thủ tướng nhanh chóng được phát tán và đưa lên mạng, gây ra sự phản ứng gay gắt trong xã hội. Mặt khác cũng có luồng dư luận cho rằng trách nhiệm của vụ việc Tiên Lãng là của Thành uỷ. Thoạt nghe thì có vẻ đúng bởi vì Thành uỷ là cơ quan lãnh đạo cao nhất của thành phố lẽ đương nhiên phải chịu trách nhiệm nhưng ẩn chứa đằng sau đó là sự né tránh hoặc làm nhẹ trách nhiệm của chính quyền thành phố.
Từ vụ việc ở Tiên Lãng cần rút ra nhiều việc cần làm trong công tác chính trị tư tưởng, công tác tuyên truyền báo chí và định hướng dư luận xã hội. Đối với cán bộ đảng viên cần thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ là cần kiệm liêm chính, chí công vi thượng trong thi hành công vụ. Và điều căn bản cốt lõi nhất của mỗi cán bộ đảng viên vẫn là phẩm chất, đạo đức, lương tâm và trách nhiệm, tuyệt đối không được lợi dụng thừa cơ đục nước béo cò.
An Dân
Nguồn: Cựu chiến binh
Mời đọc thêm bình luận trên blog Cu làng cát.

Culangcat – Vụ Tiên Lãng cần giải quyết thấu tình đạt lý


Culangcat ( Nhà Báo :  Dương minh Phong)
CLC: Gửi tác giả An Dân, sự việc Tiên Lãng phanh phui sự bất nhẫn của quan chức thoái hóa biến chất. Dưới ánh sáng của nghị quyết trung ương 4 mà các báo đã đăng, thì rõ ràng sự suy thoái của quan chức Tiên Lãng đã đẩy dân vào đường cùng. Chính báo chí cả nước đã vạch trần các thủ đoạn của gian quan đội lốt với tình cảm bảo vệ Đảng bảo vệ chế độ. Tác giả đã đi quá xa, sa đà vào những cái viễn vông. Trong khi đó lại bảo vệ văn bản của chủ tịch CLB Bạch Đằng, không thể quá mù ra mưa. Bà con bình luận rõ ràng nhé, trích dẫn những sai phạm từ lời ăn tiếng nói của ông Thành đến quan xã Tiên Lãng để chứng minh cho tác giả An Dân thế nào là an dân. An dân không phải là đập nhà dân, phá nhà dân, đánh vợ con dân.
Đặc biệt, tác giả trích sai câu của Bác Hồ: chí công vi thượng. Bác Hồ nói lã: “Dĩ công vi thượng” chứ. Ai lại đi xuyên tạc lời Bác Hồ thế, xấu hổ chết.
 
Trong khi đó báo điện tử của Bộ Thông Tin Truyền Thông vẫn còn lời phát biểu clip bí thư Hải Phòng phát biểu trước 500 bô lão một cách ngược ngạo.
 
Vụ cưỡng chế khu đầm nuôi thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng thu hút sự quan tâm của dư luận cả nước.
Đã có gần 1000 bài báo thông tin về vụ việc này. Rất nhiều ý kiến của các đồng chí là lãnh đạo hoặc nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, các nhà làm luật hoặc chuyên gia hoạch định chính sách vạch ra những yếu kém, bất cập của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, sự thiếu trách nhiệm hoặc quan liêu trong kiểm tra giám sát, sự lạc hậu và chồng chéo của luật đất đai cùng các văn bản pháp luật kèm theo, sự lạm dụng và vi phạm pháp luật trong cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Đã có nhiều ý kiến khác nhau thậm chí trái ngược.
Vấn đề đã sáng tỏ khi Thủ tướng Chính phủ tổ chức cuộc họp của các bộ, ban ngành đoàn thể và lãnh đạo thành phố Hải Phòng vào ngày 10-2-2012 và có kết luận cụ thể rõ ràng được nhân dân cả nước đồng tình.
Điều cần ghi nhận là trước khi có kết luận của Thủ tướng, Thành ủy Hải Phòng đã nghiêm túc kiểm điểm, nhận trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng bộ và nhân dân thành phố vì đã để xảy ra sự việc gây tác động tiêu cực.
Đồng thời ngay sau khi có kết luận của Thủ tướng, thành phố Hải Phòng đã khẩn trương tổ chức thực hiện.
Một là thành lập Ban chỉ đạo giải quyết vụ việc do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đan Đức Hiệp phụ trách có nhiều thành viên của các Sở, Ban, ngành. Hai là Thường vụ thành ủy đã quyết định cảnh cáo tập thể Ban thường vụ huyện ủy Tiên Lãng, cảnh cáo Bí thư huyện ủy. Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã bị cách chức. Nhiều cán bộ của xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng đã bị kỷ luật.
Ba là đã thu hồi Quyết định cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn, có một số việc làm cụ thể bảo đảm quyền lợi và cuộc sống cho vợ con và gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Bốn là chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương điều tra, củng cố chứng cứ để truy tố trước pháp luật các cán bộ làm sai và công dân vi phạm pháp luật có tính đến tình tiết giảm nhẹ cho ông Đoàn Văn vươn và các công dân khác.
Năm là chỉ đạo việc dừng các quyết định thu hồi đất, rà soát lại toàn bộ việc giao đất, thu hồi đất để báo cáo Chính phủ về chủ trương và biện pháp giải quyết vấn đề nóng bỏng và rất phức tạp là đất đai, không chỉ riêng Hải Phòng mà là cả nước. Vụ Tiên lãng cần được giải quyết thấu tình đạt lý đem lại niềm tin cho nhân dân về hiệu lực của chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Nhưng từ vụ việc cụ thể ở Tiên Lãng đã xuất hiện những luồng dư luận không lành mạnh, thậm chí là nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân, xâm hại uy tín của lãnh đạo, gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ phe phái tạo cớ cho các thế lực thù địch chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Không ai phủ nhận vụ việc ở Tiên Lãng là nghiêm trọng, hành xử của chính quyền xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng là sai trái, thậm chí vi phạm pháp luật. Cũng không ai cho rằng vụ việc này không là vụ điển hình cần được rút kinh nghiệm sâu sắc và nghiêm khắc để làm bài học chung cho nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để không để xảy ra vụ việc tương tự nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp chính đáng của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm hơn nữa đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Từ vụ Tiên Lãng cũng cần tiến hành nhiều việc để xây dựng củng cố Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị – xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, dường như vụ việc ở Tiên Lãng đã được chính trị hóa, dẫn đến hệ lụy khó lường. Thật không thể xem thường việc nhiều tổ chức quốc tế đã lập tức bám vào vụ Tiên Lãng để kích động làn sóng phê phán và chống đối Đảng, Nhà nước ta, cho là bộ máy Đảng, Nhà nước đã hư hỏng không thể cứu chữa.
Một số kẻ ở nước ngoài lâu nay chống phá quyết liệt Việt Nam thì lại lớn tiếng bênh vực và phát động chiến dịch góp tiền của cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, thực ra đó chỉ là cái cớ mà cái đích sâu xa là bôi nhọ và làm mất uy tín Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở Hải Phòng.
Một luồng dư luận khác là từ phía nội bộ cũng rất đáng suy nghĩ để tìm nguyên nhân và cách khắc phục. Đó là dư luận cho rằng lãnh đạo Hải Phòng không nghiêm túc hoặc cố ý trì hoãn việc triển khai Kết luận của Thủ tướng gây hoài nghi, bức xúc trong nhân dân. Chẳng hạn việc đồng chí Bí thư thành uỷ Hải Phòng đến thông báo cho CLB Bạch Đằng gồm 1.800 hội viên nguyên là lãnh đạo trung cao cấp đã bị quy kết là nói ngược lại Kết luận của Thủ tướng. Theo báo cáo của Ban chủ nhiệm CLB Bạch Đằng thì trước khi thông báo, Văn phòng Thành uỷ đã phát hai văn bản quan trọng cho CLB : Kết luận số 02KL/T.Ư ngày 7-2-2012 của Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 24 KHT.Ư ngày 12-2-2012 của Thường vụ Thành uỷ về việc triển khai thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về vụ việc Tiên Lãng. Cũng theo báo cáo này thì Bí thư Thành uỷ đã truyền đạt trung thực tinh thần Kết luận của Thủ tướng.
Thế nhưng do nhận thức và nắm bắt thông tin của các hội viên có sự khác nhau, hầu hết hội viên đã đồng tình nhưng cũng có hội viên chưa nhất trí hoặc còn băn khoăn, đó là điều bình thường. Nhưng không bình thường là ở chỗ thông tin về Bí thư Thành uỷ Hải Phòng nói ngược với Kết luận của Thủ tướng nhanh chóng được phát tán và đưa lên mạng, gây ra sự phản ứng gay gắt trong xã hội.
Mặt khác cũng có luồng dư luận cho rằng trách nhiệm của vụ việc Tiên Lãng là của Thành uỷ. Thoạt nghe thì có vẻ đúng bởi vì Thành uỷ là cơ quan lãnh đạo cao nhất của thành phố lẽ đương nhiên phải chịu trách nhiệm nhưng ẩn chứa đằng sau đó là sự né tránh hoặc làm nhẹ trách nhiệm của chính quyền thành phố.
Từ vụ việc ở Tiên Lãng cần rút ra nhiều việc cần làm trong công tác chính trị tư tưởng, công tác tuyên truyền báo chí và định hướng dư luận xã hội. Đối với cán bộ đảng viên cần thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ là cần kiệm liêm chính, chí công vi thượng trong thi hành công vụ. Và điều căn bản cốt lõi nhất của mỗi cán bộ đảng viên vẫn là phẩm chất, đạo đức, lương tâm và trách nhiệm, tuyệt đối không được lợi dụng thừa cơ đục nước béo cò.
An Dân
Theo báo Cựu Chiến Binh Việt Nam

Học và sống dưới ánh sáng tù mù

– Không có điện, những học sinh sống nội trú ở nhiều trường học xa xôi, hẻo lánh phải sinh hoạt, học tập nhờ ánh sáng tù mù của đèn pin hay điện thoại di động. 
Thào A Nua, học sinh lớp 8A, trường PTCS Háng Đồng (Xã Háng Đồng, Bắc Yên, Sơn La) do nhà xa nên phải dựng chòi gỗ ở cạnh trường. Không có điện, thời tiết mùa đông mau tối, chiếc đèn pin trở nên vật không thể thiếu trong sinh hoạt buổi tối của Nua cũng như các bạn.
Chỉ khi cần thiết chiếc đèn pin mới được bật để làm sao 2 viên pin tiểu dùng vừa vặn trong 1 tuần.
Hai học trò lớp 3 ở chung một chòi khác cũng chuẩn bị bữa cơm với chiếc đèn pin thông dụng.
Chiếc đèn tích hợp trên điện thoại di động trở nên hữu dụng với các trò nhỏ nhà ở bản Chống Cha cách trường 3 giờ đi bộ.
Một bữa cơm được nấu dưới ánh đèn từ điện thoại di động.
Cũng như mọi học trò ở đây, Mùa A Cua, học sinh lớp 5B luôn ôn bài buổi tối bằng chiếc đèn pin chỉ soi đủ ánh sáng vừa cho một cuốn vở.
 Mùa đông ở Háng Đồng đến 8 giờ sáng trời vẫn tối do sương mù dày đặc, học sinh phải soi đèn mới có thể nhìn được mặt chữ khi ôn bài trước khi đến lớp.
Học trò ở trường TH và THCS Tà Xi Láng (Trạm Tấu – Yên Bái) cũng đều phải dùng đèn pin soi khi học bài do nơi đây cũng chưa có điện. Trong ảnh là học sinh lớp 7 Sùng A Dơ đang tranh thủ ôn bài buổi tối.
  • Lê Anh Dũng
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/61628/hoc-va-song-duoi-anh-sang-tu-mu.html

Trịnh kim Tiến – Tiễn đưa cha – một năm nhìn lại

Trịnh Kim Tiến - Trước ngày giỗ đầu của bố, tôi mở lại video quay lại ngày tang lễ, rồi cả nhà vừa xem vừa khóc. Sau một năm nhìn lại mà nỗi đau còn như ngày hôm qua đây thôi. Khi nhận được tin dữ, bố tôi không thể sống nổi cho dù có cứu chữa ra sao, tâm trí tôi rối bời, tôi không muốn họ khám nghiệm tử thi cho bố tôi.
Tôi không muốn thi thể của bố bị mổ phanh phui như một con gà nằm trên chiếc thớt, để người ta rạch từng đường, lấy chỗ này ra để khám nghiệm, lấy chỗ kia ra để kiểm tra. Bố tôi đã chết trong đau đớn rồi, tại sao đến thi thể cũng không được toàn vẹn như người ta???
Tôi không chịu, tôi cứ lắc đầu, mặc cho những tiếng khuyên ngăn của họ hàng người thân. Chỉ đến khi chăm sóc cho bố trong viện, nhìn vào mắt của bố, tôi biết tôi không thể để bố mình phải chết oan. Ánh mắt bố như nói với tôi, “con phải làm”. Vì công lý cho bố, vì ánh mắt ấy của bố, tôi đã đồng ý để họ mổ tử thi cho bố.
Chúng tôi trưng cầu Pháp y Quân đội là cơ quan thực hiện việc khám nghiệm cho bố tôi. Mọi người không cho tôi vào trong phòng mổ tử thi vì sợ tôi sẽ không chịu đựng được khi nhìn vào đó. Trong phòng mổ, gồm có bác Viện – bên Pháp y quân đội, đại diện kiểm sát, bác tôi, chị họ tôi, cùng luật sư.
Bác tôi kể, không biết ở đâu có một anh bên cơ quan Công an, không biết có phải cơ quan khám nghiệm không cứ chạy theo bác Viện rồi có những cử chỉ rất lạ trong suốt quá trình khám nghiệm, khiến bác tôi bực mình quá phải quát lên, yêu cầu anh ta ra ngoài, vì thấy anh ta cũng không có phận sự gì trong đó cả. Chính điều đó làm tôi cảm thấy không tin tưởng và tôi đã để lại thi thể bố tôi không chôn cất cho đến khi nhận được kết quả Pháp y có đóng dấu đỏ của cơ quan Công an.
Xác bố tôi nằm trong nhà đá lạnh lẽo một mình, suốt 15 ngày ròng rã. Trái tim tôi cũng đóng thành đá, đếm từng ngày qua đi. Tôi nhất định không chịu, không chịu lo tang lễ cho bố khi chưa có kết quả khám nghiệm rõ ràng. Tôi không muốn đã chôn bố rồi, lại phải đào thi thể lên để tìm được công lý.
Cuối cùng thì cũng có kết quả, bố tôi không phải tự tử, cũng chẳng phải do ngã, càng không phải trúng độc mà chết. Bố tôi bị đánh chết. Thậm chí là trên cơ thể bố còn có nhiều vết sây xát, tổn thương, nghĩa là ngoài lực tác động mạnh của thủ phạm gây ra cái chết, còn có những đồng phạm tiếp tay đánh bố tôi.
Ngày 23/03/2011, gia đình chúng tôi quyết định tổ chức tang lễ cho bố tại nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn – Hà Nội. Đến hôm nọ, khi nghe chị Tuyền nói, thì tôi mới biết, ngày tôi chôn cất bố tôi cũng là ngày anh Nhựt mất. Đó là một sự trùng hợp đáng buồn, hay là sự sắp xếp đau thương?
Một người chưa yên mồ, một người khác đã nằm xuống, bởi bàn tay ai???
Trong tang lễ của bố tôi, ngoài họ hàng, bà con, bạn bè, còn có sự chia sẻ của rất nhiều người khác.
Trong đó có một bác chừng 60, đầu tóc đã bạc gần hết, mặc chiếc áo măng tô dài màu vàng, đó là bác Phục, bố của anh Nguyễn Quốc Bảo, một nạn nhân khác, chết trong đồn công an quận Hai Bà Trưng. Anh Bảo đã tử vong trong khoảng thời gian bị Công an quận Hai Bà Trưng tạm giữ và nguyên nhân cái chết là di bị một vật cứng đánh mạnh vào phía sau đầu gây vỡ hộp sọ, chấn thương não. Còn vật cứng kia là gì, ai là người đã sử dụng vật đó, tất cả phải chờ kết quả điều tra từ phía cơ quan Công an thành phố Hà Nội. Nhưng cuối cùng thì kết quả điều tra lại là con bác đã tự tử trong đồn Công an, bỏ lại vợ và con nhỏ bơ vơ.
Một điều nữa, tôi muốn gửi lời xin lỗi đến tất cả mọi người có mặt tại nhà tang lễ ngày hôm đó, vì điếu văn mà nhà Tang lễ đã đọc, không phải do gia đình tôi làm. Điếu văn đó tôi cũng không rõ là do ai làm, nhưng do tang gia bối rối, tôi lại còn quá nhỏ, không thể kiểm soát hết tang lễ. Trong điếu văn có đọc là bố tôi bị tai nạn chết, nhưng không phải. Bố tôi bị đánh chết, đó không phải tai nạn.
Một năm nhìn lại để thấy, trong tang lễ đã diễn ra của bố tôi, có một số người lạ xuất hiện, có một số mà họ hàng tôi không ai nhận ra là người quen cũng trít khăn tang.
Một năm nhìn lại để thấy, nếu không có quyết định đi đến cuối cùng của sự thật, thì có lẽ, cái chết của bố tôi cũng rơi vào im lặng như con trai bác Phục, cũng sẽ phải chờ đợi câu trả lời từ phía cơ quan chức năng như chị Tuyền vợ anh Nhựt. Một năm qua đi, và vẫn có thêm nhiều người chết tại đồn công an với những lý do khó hiểu.
Một năm qua đi. Lý do tôi phải đành đoạn để họ cắt xẻ thân xác của bố tôi vẫn còn đó: CÔNG LÝ. Công lý vẫn bị băm vằm.
Một năm qua đi. Ánh mắt bố tôi nhìn tôi lần cuối trên cuộc đời như lời trăn trối: CÔNG LÝ. Công lý vẫn còn mù tăm.Trịnh Kim Tiến
Nguồn: Facebook Trịnh Kim Tiến

Chính sách nhà nước: “Kẻ trộm, người xin”


Trộm-Xin gì cũng mệt- Ăn cướp là phẻ? Cứ xông vào mà cướp cho tới thành “sách” mãi thì thành “danh chính ngôn thuận” có sao đâu?
Dân cà phê Pleiku (Danlambao) – Chính sách Nhà nước là sản phẩm do con người làm ra vì mục đích tạo sự tiến bộ và công bằng cho xã hội. Thế nhưng cũng có những chính sách Nhà nước lại tạo ra “kẻ trộm và người xin” trong xã hội.
1. Kẻ trộm Chị tôi sống ở một vùng quê thuộc tỉnh Bình Định, chị sống làm ruộng, nuôi heo và nhà có cái máy xay xát gạo. Từ khi có điện Nhà nước về, máy gạo chị tôi chuyển sang xài điện để bà con xóm nhỏ chị tôi không phải đau cái lỗ tai vì ngày nào cũng nghe tiếng máy nổ ầm ầm.
Và cũng từ lúc đó, ngành điện mắc cho nhà chị tôi hai cái đồng hồ. Cái đồng hồ ba pha dùng cho máy gạo và cái một pha dùng cho sinh hoạt. Khi Nhà nước có giá bán điện sinh hoạt thấp hơn điện sản xuất thì chị tôi dùng điện 1 pha cho nó chạy cái máy nhỏ mà người ta gọi là máy sàn trong chùm các máy xay gạo, và khi điện sinh hoạt chuyển sang giá cao hơn thì chị tôi lại trích điện ba pha ra mà sinh hoạt. Tưởng rằng làm vậy thì có lợi, nhưng “lợi thì có lợi mà răng chẳng còn”. Một lần nhân viên ngành điện ập vào nhà chị tôi bắt quả tang lập biên bản và… phạt. Hàng xóm nghe thế tung tin rằng “chị tôi trộm điện”. Đến một hôm tin này đến tai trưởng thôn và trưởng thôn đem kẻ “trộm điện” ra kiểm điểm trước dân. Chị tôi nói rằng: chị không có trộm điện của ai, chị chỉ sử dụng điện chị mua của Nhà nước trong đồng hồ đo đếm điện, vậy thì tại sao nói chị là “trộm điên” được.
Trưởng thôn ban đầu bí thế nhưng sau thì đáp trả nhanh nhẹn: “Chị trộm, tuy không trộm KW/h điện nào của Nhà nước nhưng Nhà nước có chính sách giá bán điện khác nhau, chị sử dụng điện mua không đúng mục đích nhằm kiếm lợi thì cũng là trộm.”
“Trộm gì?” – Chị tôi hô to. Trưởng thôn bí quá trả lời là : “Trộm chính sách!”
Nghĩ lại lời ông trưởng thôn cũng đúng! Chính sách Nhà nước làm ra để cho dân… trộm, và dân có trộm cũng là trộm cái chính sách đó thôi chứ nhà nước có mất KW/h điện nào đâu mà bảo là dân trộm điện.
2. Người xin
Tôi thì lên Gia Lai đào đất trồng cà phê chứ không ở lại quê nhà như chị. Những năm xưa dân trồng cà phê chúng tôi vất vả vì mùa khô phải dùng động cơ máy nổ tưới cà. Năm vừa rồi dân chúng tôi chung tiền đầu tư cái đường điện, mua điện của ngành điện từ công tơ tổng đặt tại trạm biến áp rồi chia nhau dùng. Có điện tưới cà phê thì sướng cái tay, ưng cái bụng, bắt được cái chảo lên nóc nhà xem HTV thuần Việt thì dân chúng tôi lại thấy sướng cái… đầu. Cái sự “sướng” đó còn tiếp tục…vu vi: Ai nhiều tiền, muốn động cơ mạnh tưới cà mau xong thì mắc đồng hồ điện ba pha, còn ai ít tiền lấy công nhà tưới cà, muốn rỉ rả cho cà thấm lâu thì dùng điện 1 pha mà tưới. Tiền điện thì dân chúng tôi gom lại theo KW/h đã dùng để trả cho Nhà nước.
Thế nhưng ngành điện mỗi khi tính tiền điện cho dân chúng tôi thì lại cứ phân định ra phần trăm tỷ lệ điện sản xuất và điện sinh hoạt để áp giá.
Tỷ lệ phần trăm điện sinh hoạt và điện tưới cà phê tính thế nào đây? Chẳng có cách nào tính toán được cả! Bảo rằng chúng tôi tách công tơ để phân định ra thành điện sinh hoạt và điện sản xuất. Xin thưa: đất chúng tôi bạc ngàn cà phê, ai nấy kéo điện về tưới cà phê phía sau công tơ là cả ngàn mét dây. Nếu tách công tơ ra thành hai cái như chị tôi ở dưới quê thì lại phải mất đến 6 cái dây để dùng điện. Một người dân kéo điện về dùng với cả hai loại điện hết thảy 6 đường dây kể ra cũng vô lý và cũng … bộn tiền. Vì thế cho nên dân chúng tôi chưa làm được.
Tách công tơ ra rồi thì có đảm bảo rằng trong số chúng tôi, ai nấy đều không “trộm chính sách” kiểu như chị tôi ở dưới quê không? Và lúc đó mấy ông Điện lực có vô tận nơi xa xôi này để “bắt trộm chính sách” không? Còn dân chúng tôi chỉ biết bắt trộm của cải vật chất chứ không quen bắt “trộm chính sách” bao giờ!
Và rồi tháng này qua tháng nọ, năm nọ qua năm kia, dân chúng tôi chỉ còn biết “xin” ngành điện tính cho dân chúng tôi cái tỷ lệ điện sinh hoạt sao cho khi trả tiền điện, dân chúng tôi chấp nhận được.
Một lần tôi nghĩ ra một điều rằng: Xóm cà nơi tôi chỉ dùng điện cho sinh hoạt và tưới cà phê. Khi ông trời đổ mưa thì cà phê không còn tưới nữa và lúc đó chỉ còn là điện sinh hoạt 100%. Điện sinh hoạt thì có đặc điểm sản lượng tiêu dùng hàng tháng là gần như đều nhau, gần như là hằng số. Vậy nên khi tưới cà phê, tổng sản lượng điện tiêu dùng trừ cho hằng số điện sinh hoạt thì còn lại là điện sản xuất. Nghĩ thế tôi viết đơn đề nghị gởi lên ngành điện, và nhận được trả lời là: không có “chính sách” để tính tỷ lệ điện như vậy!
Vậy là, chính sách Nhà nước của ngành điện hiện nay có thực tế không? Hay là để biến người dân thành “kẻ trộm và người xin”, còn cán bộ ngành là “kẻ bắt và người cho” trong cái chính sách đó?
Trộm thì người cán bộ ngành bắt trộm “có quyền” xử, xin thì người cán bộ ngành “có quyền” cho. Cuối cùng chỉ tạo lợi ích cho những người cán bộ “có quyền” thôi chứ chẳng có gì là công minh cả.
Cùng một mặt hàng là điện, cùng một đơn vị tính là kW/h nhưng lại muốn bán sao thì bán, giá cả thì muốn tính sao thì tính. Vậy thì sao gọi Việt Nam là “cơ chế thị trường” với các nước khác được?
Có xin cho thì có ơn nghĩa! Chính sách nhà nước làm cho những người dân luôn mang ơn cán bộ!
Ơn Đảng có điện đã đành, nay người dân chúng tôi còn ơn cán bộ ngành tính tỷ lệ điện nữa hay sao?
Dân cà phê Pleiku

Người dân hưởng gì từ những dự án casino?


Định Nguyên, thông tín viên RFA  -2012-02-27
Luật pháp Việt Nam cấm tất cả những hình thức cờ bạc nhưng những công ty có “máu mặt” trong nghiệp vụ cờ bạc trên thế giới đang có khuynh hướng đổ dồn vào Việt Nam.
AFP PHOTO Casino Crown điều hành bởi Silver Shores International Resort ở Đà Nẵng, ngày 15 tháng 2 năm 2011.
 Luật pháp hiện hành của Việt Nam cấm tất cả những hình thức cờ bạc và đánh bạc. Nhưng kể từ cuối năm 2006 đến nay, dự án xin thành lập những khu phức hợp nghĩ dưỡng, giải trí kết hợp casino của những công ty có “máu mặt” trong nghiệp vụ cờ bạc trên thế giới đang có khuynh hướng đổ dồn vào Việt Nam.Thông tín viên Định Nguyên tìm hiểu và trình bày vấn đề này như sau:

Lợi nhuận lớn

Casino Đồ Sơn, Hải Phòng; Lợi Lai, Móng Cái tính đến nay hoạt động đã được 18 năm. Trong khuôn khổ thí điểm để thu hút khách du lịch nước ngoài. Du khách thì không tăng và nguồn thu từ hai sòng bạc này cũng không lớn. Lý do chính là người Việt không được phép vào đây đánh bạc cộng thêm lượng du khách đến đây chơi bài cũng không nhiều.
Bây giờ có 3 dự án có đến gần 10 tỷ đô, một của Malaysia ở Quảng Ninh, hai cái khác của Mỹ. Tôi không hiểu người ta căn cứ vào đâu để đưa ra những dự án khổng lồ như vậy.
TS Nguyễn Mại
Gần đây những dự án về khu nghĩ dưỡng kết hợp với casino lại nổi lên rầm rộ. Từ Las Vegas Sands muốn thương thảo đầu tư hai khu nghĩ dưỡng kết hợp casino với mức đầu tư lên đến 6 tỷ USD tại Hà Nội và Thành phố HCM, đến Quảng Ninh đồng ý cho tập đoàn Genting của Malaysia nghiên cứu đầu tư khu vui chơi giải trí, bao gồm casino, tại Vân Đồn với vốn đầu tư trên 4 tỷ USD. Trong khi đó casino Hồ Tràm, Vũng Tàu đã được khởi công vào năm 2008. Đó là chưa kể Thủ tướng đã chấp thuận cho Kiên Giang thành lập khu casino tại Phú Quốc, dự kiến sẽ mời gọi đấu thầu mà điều kiện là chủ đầu tư phải là nhà hoạt động trong lĩnh vực sòng bạc và đủ năng lực tài chính với cam kết tổng vốn đầu tư lên đến 4 tỷ USD. Nếu kê đủ thì danh sách xin đầu tư vào ngành cờ bạc còn dài hơn nữa.
Như vậy Việt Nam đang là “điểm hẹn” hấp dẫn để đầu tư trong lãnh vực casino. Nhưng nguồn cơn tạo nên “điểm hẹn hấp dẫn” thì chưa thấy được. Hiện nay luật pháp Việt Nam cấm tất cả những loại hình cờ bạc. Những casino được phép hoạt động lâu nay chỉ cho phép người nước ngoài chơi, người trong nước không được phép vào đó do vậy hoạt động của những nơi này không mấy hiệu quả. Lai Châu, khách chủ yếu đến từ Trung Quốc, tuy nhiên chính quyền Trung Quốc đang dùng những biện pháp ngăn cấm người dân họ qua Việt Nam đánh bạc, nên lượng khách còn lại không đáng kể. Đồ Sơn cũng cùng chung số phận.
Giáo sư TS Nguyễn Mại, nguyên phó chủ nhiệm Ủy Ban Nhà Nhà Nước về hợp tác và đầu tư cho biết, chính ông cũng không rõ vì đâu như vậy,nếu căn cứ vào những hoạt động không hiệu quả của những casino hiện có:
Một trong những yếu tố khiến tỷ lệ khách nước ngoài đến Việt Nam chưa cao là do thiếu casino, trong khi lãnh vực này có thể mang về nguồn ngoại tệ rất lớn cho Việt Nam.
Jackson Chang
“Tôi cũng không hiểu. Vì Việt Nam hiện nay cũng đang có mấy cái casino. Miền Bắc có 2 cái: một cái ở Lợi Lai, Móng Cái; một cái ở Đồ Sơn Hải Phòng. Ở Đồ Sơn và Lợi Lai đã hoạt động 17, 18 năm nay rồi. Quy mô của nó cũng chỉ nhỏ như vậy thôi không phát triển được. Riêng casino Lợi Lai khi người Trung Quốc sang chơi, thì Trung Quốc cũng phá nên người Trung Quốc sang chơi cũng giảm không thu được nhiều lợi nhuận lắm. Bây giờ có 3 dự án có đến gần 10 tỷ đô, một của Malaysia ở Quảng Ninh, hai cái khác của Mỹ. Tôi không hiểu người ta căn cứ vào đâu? Nếu mà người Việt Nam chơi thì hiện nay chính phủ không cho, còn người nước ngoài chơi thì đấy có hai cái ví dụ như vậy. Tôi không hiểu người ta căn cứ vào đâu để đưa ra những dự án khổng lồ như vậy.”

Ảnh hưởng xã hội

Mặt khác, tính đến cuối năm 2009, với trên dưới 80 dự án sân golf đã “ăn” mất 8.000 hecta đất nông nghiệp, những dự án casino sẽ tiếp tục làm cho biểu đồ trái chiều, dự án ăn chơi tăng, đất nông nghiệp giảm, mở rộng biên độ. Đây là một nghịch lý nguy hiểm khi Việt Nam với 70% dân số sống bằng nông nghiệp. Người dân mất đất, để phục vụ cho giới thượng lưu, sẽ nối dài thêm đoàn dân oan khiếu kiện vốn gây nhức nhối công luận lâu nay.
000_APH2002092207487-200.jpg
Casino Đồ Sơn, cách khoảng 130 km về phía đông của Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2002. AFP PHOTO/HOANG DINH NAM.
Cũng giống như trước đây, thời đầu tư sân golf, hiện nay các địa phương ra sức tô hồng cho những dự án casino. Trong đó dễ nhìn thấy 2 điều: cứu cánh cho ngành du lịch và tạo công ăn việc làm cho dân địa phương. Câu nói của Jackson Chang, chủ tịch cơ quan phụ trách đầu tư nước ngoài của Macau, được xem như bửu bối để vận động cho casino: “Một trong những yếu tố khiến tỷ lệ khách nước ngoài đến Việt Nam chưa cao là do thiếu casino, trong khi lãnh vực này có thể mang về nguồn ngoại tệ rất lớn cho Việt Nam”. Lượng kiều hối thu được từ du lịch, đặc biệt là du lịch casino, rất hấp dẫn nhưng đích đến cuối cùng của nó có phải là người dân hay không thì chưa có câu trả lời cụ thể. Nhưng cuộc sống mưu sinh của người dân “hy sinh đất” cho các dự án ăn chơi này thì như chỉ mành treo chuông. Chuyện đã thấy rõ qua các dự án sân golf.
Nhìn ra chung quanh, cũng có rất nhiều quốc gia thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài mà không có casino: Thái Lan, Hồng Kông. Ngay Trung Quốc cũng không có casino. Macau là một ngoại lệ khi nó mang sòng bạc lớn nhất từ thời thuộc địa Bồ Đào Nha trở về với Trung Quốc.
Khan hiếm vốn đầu tư có phải là nguyên nhân chính bùng nổ dự án casino? Nhưng giữa vốn đầu tư và hậu quả xấu đối với xã hội là điều cần phải xem xét cẩn trọng. Giáo sư TS Nguyễn Mại cho biết:
“Nước nào cũng phải có một sự lựa chọn. Cho nên chúng tôi cho rằng sự lựa chọn khôn ngoan nhất của chính phủ là nên lựa chọn những ngành mà đất nước đang cần. Người ta rất coi trọng tác động của casino đối với xã hội. Còn thu ngân sách thông qua casino thì lớn nhưng với điều kiện là anh phải kiểm soát được lượng khách quốc tế vào, lượng khách trong nước vào. Cho nên mở của cho người Việt Nam vào chơi casino thì cần phải thận trọng bởi vì tác động về mặt xã hội rất là lớn. Hiện nay tệ nạn đánh bạc, chọi gà, cá độ bóng đá rất nhiều gây ra rất nhiều hậu quả mà không lường được. Còn mỗi năm như vậy thì Việt Nam cũng thu hút từ 15 đến 20 tỷ đô la vốn đăng ký.”
Cái ý kiến cho rằng vì không có casino nên chúng ta mất một lượng khách du lịch lớn. Theo tôi cách nói như thế là một cách nói ngụy biện.
GS Trần Ngọc Thêm
Về mục tiêu thu hút vốn đầu tư và du khách thì rõ ràng bất cập. Còn tác động đến con người, đến xã hội thì như thế nào trong khi vấn đề luân lý, đạo đức, công bình xã hội đã được công luận cảnh báo là đang ở mức báo động đỏ.
Trao đổi với Giáo sư Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, trưởng bộ môn Văn Hóa Học, Đại Học Quốc Gia thành phố HCM, về tác động của casino đối với xã hội giáo sư cho biết:
“Dân ta có câu “cờ bạc là bác thằng bần.” Cái hình thức đó đối với những người mở ra nó thì có thể có lợi nhưng mà một số rất đông là bị phá sản. Dẫn đến gia đình tan vỡ, tù tội và giết chóc nhau v..v. Cái nguy hiểm của casino nó chẳng khác gì thuốc phiện, chẳng khác gì ma túy cả. Cái ý kiến cho rằng vì không có casino nên chúng ta mất một lượng khách du lịch lớn. Theo tôi cách nói như thế là một cách nói ngụy biện. Vì người ta đến Việt Nam không phải mục tiêu chính là để đánh bạc, vì để đánh bạc người ta đến nhiều nơi tốt hơn ta rất nhiều. Người ta đến Việt Nam trước hết là vì những cái mà người ta không tìm thấy đâu hết, như vịnh Hạ Long hay là những di sản văn hóa của Việt Nam chẳng hạn. Ý kiến tóm lại của tôi là tôi không tán thành cái chuyện phát triển quá nhiều, quá nhanh cái dịch vụ casino này.”

Vốn nước ngoài đầu tư là một xuất phát điểm của bất cứ quốc gia nào muốn phát triển. Loại hình vốn casino có thể làm nên thịnh vượng về kinh tế nhưng không thể tạo nên những tình cảm tốt đẹp cho con người và sự thuần nhã cho xã hội, thì đó có phải là sự chọn lựa tối ưu của nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay?

Hiện Tượng Việt Khang


Hiền Vy, thông tín viên RFA  -2012-02-27
Cho đến sáng Chủ Nhật ngày 26 tháng Hai thì thỉnh nguyện thư do NS Trúc Hồ khởi xướng trên trang nhà của Tòa Bạch Ốc đã có hơn 80 ngàn chữ ký.
Photo Hien Vy, RFA Hàng trăm người Việt ở Houston và vùng phụ cận đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Việt Nam để đòi Hà Nội trả tự do cho những người tù lương tâm vào ngày 25 tháng 2, 2012.

Chiến dịch Nhân quyền

Chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư này bắt đầu vào ngày 07 tháng Hai với ý nguyện yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp với Hà Nội trả tự do cho tất cả những người đấu tranh dân chủ trong ôn hòa, đặt biệt là nhạc sĩ Việt Khang, đang bị cầm tù chỉ vì sáng tác nhạc nói lên tinh thần yêu nước. Thỉnh nguyện thư cũng yêu cầu Hoa Kỳ chỉ nên phát triển kinh tế với Việt Nam khi Nhân Quyền được tôn trọng tại quốc gia này. Nhiều nơi trên nước Mỹ đã có những cuộc vận động lấy chữ ký để hỗ trợ chiến dịch đòi nhân quyền cho Việt Nam trong những tuần qua.
Tại Houston nhiều người trẻ đã hăng hái tham gia phong trào này mà điển hình là nhóm người đã có mặt trước cửa chợ Hồng Kông 4 trong 2 cuối tuần liên tiếp. Anh Linh Trần cho biết nhóm anh không chỉ vận động xin chữ ký mà còn tặng đồng hương CD có hai bài hát Anh Là Ai và Việt Nam Tôi Đâu:
Cùng với một số ông bà và anh chị em, tôi đã thu ra 200 cái CD trong đó có 2 bài hát bất hủ của Việt Khang. Chúng tôi đã vận động được trên 1.000 chữ ký để nỗ lực đấu tranh đòi hỏi lại cái dân quyền bình đẳng cho người dân trong nước.
Anh Linh Trần
“Cùng với một số ông bà và anh chị em, tôi đã thu ra 200 cái CD trong đó có 2 bài hát bất hủ của Việt Khang. Chúng tôi đã vận động được trên 1000 chữ ký để nỗ lực đấu tranh đòi hỏi lại cái dân quyền bình đẳng cho người dân trong nước”.

Vào trưa thứ Bảy ngày 25, Ủy Ban Đấu Tranh Chính Trị cộng đồng người Việt quốc gia Houston và vùng phụ cận đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Việt Nam để đòi Hà Nội trả tự do cho những người tù lương tâm.  Ông Võ Đức Quang, thay mặt ban tổ chức, chia sẻ lý do có cuộc biểu tình như sau:
Anh Võ Minh Trí, người được biết đến với tên gọi Việt Khang. Source danlambao
Anh Võ Minh Trí, người được biết đến với tên gọi Việt Khang. Source danlambao
“Ông Trúc Hồ cũng như TS Nguyễn Đình Thắng và những người trẻ trong thời gian qua đã nói lên một message rất rõ ràng là hãy tôn trọng nhân quyền trước khi đầu tư kinh tế vào Việt Nam.
Trong tinh thần đó Cộng đồng NVQG-Houston và vùng phụ cận tổ chức cuộc biểu tình tại TLS-Việt cộng để nói lên là nhà cầm quyền CSVN đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ rất là tàn bạo, dã man. Anh bạn trẻ Việt Khang chỉ có 2 bản nhạc nói lên lòng ái quốc mà bị bỏ tù thì thử hỏi những người cầm quyền như vậy có xứng đáng để tiếp tục cầm quyền hay không ?”

Có mặt trong đoàn người biểu tình, một bạn trẻ tên Thông cho biết anh rất ngưỡng mộ nhạc sĩ Việt Khang:
“Việt Khang là một người trẻ sinh ra sau 75. Anh dám viết để nói lên cái nguyện vọng của Anh đối với đất nước. Anh Việt Khang là một người rất can đảm, là cái gương sáng cho tất cả tuổi trẻ sống tại Việt Nam cũng như tại hải ngoại.  Tuổi trẻ ở hải ngoại có rất nhiều cơ hội để nói lên tiếng nói của mình và tham gia các cuộc biểu tình cũng như những cuộc vận động cho dân chủ và tự do tại Việt Nam”.
Anh Thông cũng cho biết anh là người ký vào bản kiến nghị ngày đầu tiên và đã phổ biến đến bằng hữu:
“Em là một trong những người ký tên ngày đầu tiên. Em cũng giúp mẹ em ký tên và em cũng vận động chị, anh và bác của em ở San Francisco, thì họ đã gọi vào SBTN ký tên rồi”

Sức mạnh của một bài ca

Trong lúc đoàn người biểu tình cùng nhau hát ca khúc Anh Là Ai thì bà Vân vừa ca, vừa khóc. Bà chia sẻ tâm tình về những giọt nước mắt của bà như sau:
“Tôi đau khổ cho dân tộc Việt Nam của tôi nhiều quá mà Việt Khang là người đã nói lên tiếng nói, mặc dù là rất giản dị, bình dân nhưng có thể thay cho cả dân tộc tôi để nói lên sự đau khổ đó. Nước mắt của tôi chỉ là sự cảm thông cho nỗi lòng của Việt Khang. Chỉ vì tiếng nói như vậy mà bị bắt nhốt tù, tôi cảm thấy nhiều đau khổ mà tôi không biết làm sao để cứu giúp Việt Khang được hết. Cho nên tôi rất là xúc động mỗi lần nghe bài hát này tôi đều rơi nước mắt…”

Bà cũng cho biết là bà đã ký tên vào thỉnh nguyện thư trên trang nhà của Tòa Bạch Ốc: “Tôi ký rồi, số chữ ký của tui là mười ba ngàn bảy trăm …”
Việt Khang là người đã nói lên tiếng nói, mặc dù là rất giản dị, bình dân nhưng có thể thay cho cả dân tộc tôi để nói lên sự đau khổ đó.
Bà Vân
Đứng không xa bà Vân, chị Mỹ Linh cũng ngậm ngùi tâm sự:
Nhiều người biểu tình đã mặc những áo thun có tên 2 bản nhạc của anh Việt Khang
Nhiều người biểu tình đã mặc những áo thun có tên 2 bản nhạc của anh Việt Khang. Hiền Vy RFA
“Cậu Việt Khang này viết những bài nhạc đầy tinh thần dân tộc mà không hiểu tại sao người ta cũng bắt cậu ấy nữa!  Đây là tiếng nói yêu nước của một người rất trẻ có tinh thần dân tộc sâu sắc, đậm đà.”

Lẫn trong tiếng hô to những khẩu hiệu đòi trả tự do cho những người tranh đấu ôn hòa đang bị nhà cầm quyền giam giữ, anh Thông nói rằng tương lai nước Việt Nam nằm trong tay giới trẻ tại Việt Nam:
“Giới trẻ trong nước nên noi gương anh Việt Khang. Tương lai của Việt Nam là nằm trong tay của giới trẻ tại Việt Nam hiện nay. Nếu họ thờ ơ, không làm gì hết thì sau này Việt Nam có mất đi thì không trách được ai”.
Và anh cũng nói thêm là Hà Nội nên lắng nghe nguyện vọng của nhân dân:
Cậu Việt Khang này viết những bài nhạc đầy tinh thần dân tộc mà không hiểu tại sao người ta cũng bắt cậu ấy nữa!  Đây là tiếng nói yêu nước của một người rất trẻ có tinh thần dân tộc sâu sắc, đậm đà.
Mỹ Linh
“Nhà cầm quyền Hà Nội hãy lắng nghe nguyện vọng của người dân. Phải để cho người dân biểu tình. Nếu họ không dám đương đầu với Trung cộng thì họ phải để cho người dân Việt Nam, phải để cho giới trẻ Việt Nam được bày tỏ lòng yêu nước… Sức mạnh của nhân dân rất là mạnh”.

Cũng trong ngày thứ Bảy thì cộng đồng người Việt quốc gia tại Dallas, cộng đồng NVQG hạt Tarrant, cùng các hội đoàn và liên hội khác trong vùng Dallas – Fort Worth đã tổ chức một đêm Văn Nghệ Đấu Tranh có tên Việt Nam Tôi Đâu tại khu thương mại Asia Time Square trong thành phố Grand Prairie. Ông Nguyễn Kinh Luân cho biết có trên dưới một ngàn người tham dự và màn hoạt cảnh Anh Là Ai đã làm nhiều người rơi lệ.
“Đông quá thành ra chúng tôi không đếm xuể, có thể khoảng chừng một ngàn người. Màn hoạt cảnh đầu tiên chúng tôi trình diễn gây xúc động cho mọi người, ngay cả nghệ sĩ trình diễn cũng rơi lệ, khi mọi người hát theo người ca sĩ chính dẫn bài Anh Là Ai? “
Ông Luân chia sẻ là lý do có buổi văn nghệ là vì muốn những người tranh đấu tại Việt Nam biết là hải ngoại luôn sát cánh với họ:
“Đứng ra tổ chức Đêm Văn Nghệ Đấu Tranh để nói lên tiếng nói đồng cảm với Việt Khang, nói lên sự đoàn kết với những người đấu tranh trong nước để họ biết là chúng tôi không để họ cô đơn”. 
Và không chỉ ngoài đời thường ủng hộ Việt Khang mà trên nhiều trang web nhiều người đã góp tiếng hát Anh Là Ai để ủng hộ Việt Khang, điển hình là trang nhà Đặc Trưng có người đã hát Anh Là Ai đầy cảm xúc.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=kWXsBgXC7Q4


Vài suy nghĩ nhân vụ “HOA CẢI TIÊN LÃNG”

Còn hơn một tuần nữa thì “phát súng” “đấu tranh giai cấp” chống lại “bọn cường hào ác bá” ăn cướp  mồ hôi ,nước mắt lẫn tính mạng của Nông Dân “phát nổ”,đủ 2 tháng,nhưng vẫn chưa có cái “lệnh” nào để Anh Em Ông Vương ra khỏi tù ,dủ rất nhiều….nhiều…bài viết,lời nói có “trọng lượng” ở nước Ta? Đã lên tiếng.
Đây có lẽ cũng là công cuộc “tiếp nối truyền thống” đấu tranh giai cấp mà “Đảng ta” khởi xướng hơn 80 năm trước,nào là “cải cách ruộng đất” để tiêu diệt bọn “địa chủ,cường hào ác bá”,”Xô viết Nghệ tĩnh”,”chống sưu cao thuế nặng” ở Bình định,Quảng ngãi,Quảng Nam” đến Nông Dân phải cạo trọc đầu, “Máu nhuộm đồng Nọc nạn”….đến “đánh tư sản” ,” Nông Dân phản kháng Nam định”,”cái đêm hôm ấy đêm gì” Thanh hóa….cho đến hôm nay “hoa cải Tiên Lãng”. Sao mà Nông Dân ta mãi “cơ cực.khốn khó đấu tranh để tồn tại. Nhưng đã có “Đảng ta” lãnh đạo “vì Nhân Dân,vì giai cấp” từ khuya,nhưng cứ xem 37 năm gần đây thôi,sao mà Nông Dân cứ vẫn vậy,tức là phải đấu tranh để kiếm cái ăn và sinh tồn của kiếp con Người.
Chuyện “hoa cải Tiên Lãng”,gần 2 tháng mà chưa “ngã ngũ” với một hệ thống Nhà nước hoàn bị “song hành” tận răng????cùng với thời buổi “văn minh khoa học hiện đại”,còn văn bản Pháp luật là một “rừng”- Hồi thời “xưa” cứ tập hợp Quần chúng Nhân Dân,rồi “phủi chân” nhảy tuốt lên ghế chủ tọa là “xong ngay” – Xử bọn ác ôn,tề điệp, ngụy quân ngụy quyền….chỉ một tờ giấy viết nguệch ngoạc,lôi ra bắn cái đùng là dán lên ngực ngay??? Nay thì phải “điều” rồi “tra” cho nó phải phép “văn minh”,trong khi chuyện “nổi như sóng thần Indo”.
Lan man nghĩ tới cái gì cũng tại “con người”- Cái xã hội mà “lãnh đạo” như Hải phòng,có bằng cấp cao, có địa vị quyền chức mà lời nói,hành vi bất nhất,đến rõ mười mươi vẫn cố cãi tới cùng,cãi cối cãi chày tới mức các vị Cán Bộ Đảng viên Lão thành chướng tai gai mắt phản đối dữ dội- Thế mà đến nay vẫn trơ trơ- Thủ tướng thì rõ ràng là đứng đầu bộ máy Hành chánh Quốc gia mà “nói cũng bị phớt lờ”!!!- Cho nên Xã hội loạn,loạn là do thế này:
Tầng lớp Quan ngày nay là có ăn có học,có bằng cấp cao,đi khắp nơi trên Thế giới thì “có thể” liệt vào hàng “Trí thức”,nhưng khổ nỗi đúng là “trí thức trí ngủ trí trá,trùm chăn trùm mền”,có quá nhiều loại,chắc nó cũng giống như các loài Động thực vật,đất đá có từ Bộ Họ Giống Loài mà còn Sp nữa chứ,mà khi nay “Trí thức” đã bàn rất nhiều- Thì không biết ở Hải phòng thuộc “trí nào”? Nhưng rõ ràng là ta xem lại gần đây xảy ra mấy chuyện của Dân ít học làm thuê làm mướn làm ấm lòng những ai còn tính Người của xã hội đầy bất an ( Bà con cứ xem lại mục :x e cán chó chó cán xe trên log tôi,kiểm kê trong vòng một tuần thì thấy “an” hay không)
Chuyện Cháu Lành vé số : “Mấy tờ vé số này ảnh chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh, tôi mà không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa!”
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111229/nguoi-ban-ve-so-che-66-ti-dong.aspx
một Cô Gái chưa đầy 30 tuổi,”không có cục đất chọi chim” như lời Báo Nguoilaodong,mà không tham lam với số tiền phải nói với chúng ta là quá lớn (trừ địa chủ và tư sản) ,chỉ có trong mơ- Rồi Anh Tuấn ba gác có khá gì hơn đối xử cũng “lạ kỳ” trong “xã hôi văn minh” của ta hiện nay. Có Người thật  là “Người”,còn chưa hết nhưng quá hiếm hoi với 90 triệu Người. Chắc chắn những Người này không có bằng Đại học hay tiến sĩ và phải nói là “học ít” (không phải ít học) ,bán vé số và xe ba gác,nói xin lỗi ở ta hiện nay coi là “tận cùng dưới đáy xã hội” và “bị xem thường”,đó là thực tế,nhưng nghĩ xem NHÂN CÁCH và ĐẠO ĐỨC có rạng ngời hay không? Họ có “học đạo đức” quanh năm hay không? Hay chỉ bán sức Lao động để kiếm miếng ăn chưa đủ có đâu mà học “đạo đức”.
Quay lại chuyện “Hoa cải Tiên Lãng” thì lời phát biểu của vợ Anh Quí,em dâu Anh Vươn mới “bái phục” một con Người mà là gọi cho đúng là “Bà Nông Dân”: “Gia đình em chấp nhận mất để Xã hội được”- Tan nhà nát cữa,Chồng,Anh bị tù tội,Nhà nước Huyện ,Xã lên án thấy ghê (lúc đó,nay thì xìu rồi) thế mà nói với Nguyễn Hùng BBC như thế – Chắc chắn  Chị Phạm thị Hiền cũng chả học cao tới Tiến sĩ – Chấp nhận một hy sinh lớn như thế cho ai? Cho XÃ HỘI- Lần nữa xin bái phục và kính cẩn với “Bà Nông Dân”.
Cho nên TRÍ THỨC rõ ràng chưa phải là học cao , có học cao càng tốt,nhưng Trí thức là phải hiểu biết và là đầu tàu hướng dẫn Xã hội phát triển theo hướng tốt đẹp cho Xã hội,và nhất là làm gương mẫu để giáo dục và thúc đẩy Xã hội tiến bộ trong an lành – Làm quan là có học và điều khiển quản lý hướng dẫn Xã hội lại cần làm gương hơn-Không như quan Hải phòng Tiên lãng ,và có lẽ như vậy nên “đại ca” ở HP càng nổi tiếng nhất Nước với danh xưng “giang hồ đất cảng”???Đến nỗi Phóng viên vẫn bị ăn đòn?
Đạo làm quan thời nào cũng phải “khác “ với làm DÂN – Anh khôn ngoan( không phải khôn vặt và khôn chợ)có ăn học tử tế,có hiểu rộng,có đạo đức Người, Anh mới làm quan,đừng có cái kiểu “quan là đầy tớ”,đầy tớ nỗi gì,ở biệt thư đi xe sang tiền hô hậu ủng,ăn nhà hang,ngồi máy lạnh trong khi “Chủ” la tha lết thết dưới nắng mưa??? –Quan phải là “cha mẹ Dân” mới biết lo cho Dân,mới biết thương CON mình….chớ “đầy tớ “ nếu “phản chủ” thì có đập chết nó cũng chả được gì vì nó là “đầy tớ”!!? Nếu Cha Mẹ xấu hay ác còn có chỗ để “chưởi”,có cái để “mất”. Chớ để kiểu nói một nơi làm một ngả,bất nhất tiền hậu mà Nguyến Duy “phê”:
Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng.
Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn.
Bây giờ cái chuyện “hoa cải Tiên lãng” rất ư là khó trôi,nhưng rõ ràng như ai đó đã nói (tôi quên) “giống như gân gà,nuốt vào sợ mắt cổ,nhả ra thì thèm”- Rất khó kết tội cho “Danh chánh,Ngôn thuận” hai Anh “Hoa cải Tiên Lãng” nên nó cù nhầy.
Ruộng đất ở Nhà nước CHXHCN Việt Nam là “sở hữu toàn dân” mà 2 giai cấp “chủ lực” của Nhà Nước này là CÔNG NÔNG (trừ bọn tư sản và địa chủ):
Nếu Anh Em Anh Vươn vô tội được thả ra thì rõ ràng Nhà Nước xã Vinh quang,Nhà nước huyệnTiên Lãng và Nhà nướcThành phố Hải phòng sai ,mà sai cỡ này thì phải xử tội- Xử tội để cho thấy là “vì giai cấp””đấu tranh cho giai cấp” mà ở đây là NÔNG DÂN.
Còn nếu Anh Em Anh Vươn có tội ,thì Nhà nước lớn chối bỏ “quyền lợi chính đáng của giai cấp Nông dân” (vì  nay chuyện này rõ như ban ngày)? .
Nhà Vươn mà “thắng” thì lại càng “khó hơn” cho Nhà Nước lớn- Là vì cái vụ “Dân oan” bao nhiêu năm rồi!!! để “la ó” từ Bắc chí Nam và còn dài dài-Quả là “khó ơi là khó”.
Nhưng cũng tại cái “làm chủ tập thể và sở hữu toàn Dân” gây biết bao chuyện từ lâu mà gỡ không ra giống như “gà mắc tóc”- Với lại kiểu “nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” mà nhiều Ông TS gọi là “không hiểu nổi” thì nay làm luôn “nền Nông Nghiệp Cá nhân theo định hướng XHCN” thì may ra gỡ gạt.
Nhưng bất kỳ trên đời này,lúc ăn lông ở lỗ cho đến ngày nay văn minh thì lại có chữ “CỦA” ,của ai? Của cái gì? Của cải,của người nào?….Cho nên phải có xác định chủ thể và “cái thuộc về chủ thể đó”- Người Ta cũng Vậy,Chồng của Bà này,Vợ của Ông kia,Con của Ông Bà nọ……..
Trong ruộng đất mà “sở hữu toàn Dân” thì là vô chủ? Đâu của ai? Nên chả ai có quyền hay gìn giữ? (thời bao cấp là thí dụ sinh động nhất,thực tiễn nhất) –Mà nói nếu có Nhà Nước quản lý và phân chia thì là Nhà Nước là Chủ còn gì? Mà Nhà Nước là ai? Là Người
nào phải có chứ? Quan đại diện cho Nhà Nước- Vậy quan là chủ còn gì? Nên mới cho “quyền sử dụng đất” –Không là Chủ làm sao dám cho ai?
Tới chỗ này nó lại cù nhầy,nếu thế thì “hoa cải Tiên Lãng” trở thành “tá điền” sao? Vì chủ muốn cho muốn lấy lúc nào tùy ý chủ hay viện cớ này nọ….Thì làm sao mà XHCN sở hữu toàn Dân? Còn Địa chủ Tá điền là không được,không chấp nhận? để tiến tới xóa bỏ “bóc lột,bất công,đàn áp” mà?- Nó vẫn rối!!!
Cho nên giống như kinh tế công nghiệp-Cứ làm “nền Nông Nghiệp cá nhân theo định hướng XHCN” thì là ….xong phim- Đố ai dám cãi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét