Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Việt Nam xoay trục ngoại giao để thoát Trung?

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Việt Nam xoay trục ngoại giao để thoát Trung?

duongkhiettri_phambinhminh
Việt Nam đã quyết định tăng cường "đối ngọai đa phương" để chống áp lực phải nói chuyện "song phương" với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là kết luận tìm thấy sau Hội nghị một ngày về "Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam" được tổ chức tại Hà Nội ngày 12/08/2014.

Không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng chỉ dấu của chính sách mới này đã bao phủ trong 4 bài nói chuyện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Quốc Phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Nhà ngọai giao kỳ cựu nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan.

Thủ tướng Dũng: "Trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của đất nước, đặc biệt trong tình hình Biển Đông hiện nay, chúng ta cần coi trọng vai trò, tiếng nói của các thể chế, các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên Hợp Quốc, ASEAN, Phong trào Không liên kết. Chính sự đoàn kết, ủng hộ mạnh mẽ của các bạn bè quốc tế tại các diễn đàn đa phương đối với lập trường chính nghĩa của Việt Nam đã góp phần quan trọng đề cao chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, các nguyên tắc ứng xử của khu vực, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực".

Hội nghị quy tụ trên 200 cán bộ ngọai giao Trung ương và địa phương trên tòan quốc do Bộ Ngoại giao phối hợp với UNDP (United Nations Development Programme) tổ chức , theo tin phổ biến, để "nhìn lại gần 30 năm thực hiện chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam, rút ra các bài học kinh nghiệm, và đề ra khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam và ASEAN (Association of South East Asia Nations)".

Khách quốc tế có các ông Pascal Lamy, Chủ tịch danh dự Viện Notre Europe-Jacques Delors, nguyên Tổng Giám đốc WTO, Tiến sỹ Jayantha Dhanapala, Chủ tịch Hội nghị Pugwash về khoa học và các vấn đề thế giới, nguyên Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phụ trách giải trừ quân bị, Chủ tịch Tập đoàn Kerry Logistics, ông George Yeo, nguyên Ngoại trưởng Singpapore.

Đây là lần đầu tiên sau gần 30 năm thi hành chính sách được gọi là "đổi mới" để hội nhập mới có một cuộc thảo luận sâu rộng về lợi ích của nền "ngọai giao đa phương" vào đúng lúc Việt Nam rất cần được dư luận Quốc tế ủng hộ trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.

Cụ thể, trong thời gian Trung Quốc đặt gìan khoan Hải Dương 981 trong vùng Biển Đông mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều coi là của mình từ ngày 02/05 đến 17/07 (2014), nhà nước Cộng sản Việt Nam đã trao và đề nghị Liên Hiệp Quốc từ đầu tháng 07 (2014) "lưu hành hai văn bản về lập trường của Việt Nam đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời bác bỏ các yêu sách phi lý của Trung Quốc".

Hai văn kiện này cũng đã được phía Việt Nam gửi cho Liên hiệp Châu Âu, 184 nước có bang giao với Việt Nam, tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, Association of South East Asia Nations) và các tổ chức Quốc tế.

Việt Nam đã làm như thế để đáp lại Tuyên bố 5 điểm của Trung Quốc phổ biến trước đó tại Liên Hiệp Quốc nói rằng: " Ngày 2/5/2014, giàn khoan "981" của doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành hoạt động khoan thăm dò tại khu vực tiếp giáp quần đảo Tây Sa (Hòang Sa) Trung Quốc, nhằm thăm dò tài nguyên dầu khí. Hiện nay, công tác giai đoạn một đã hoàn thành, công tác giai đoạn hai đã bắt đầu từ ngày 27/5. Vùng biển tác nghiệp trong giai đoạn một và hai đều nằm cách đảo Trung Kiến quần đảo Tây Sa và đường cơ sở thẳng lãnh hải quần đảo Tây Sa 17 hải lý, cách bờ biển Việt Nam từ 133 đến 156 hải lý. (mỗi hải lý dài 1,852 mét).

10 năm gần đây, doanh nghiệp Trung Quốc luôn tiến hành hoạt động thăm dò tại vùng biển liên quan, bao gồm thăm dò địa chấn và điều tra hiện trường giếng dầu. Tác nghiệp khoan thăm dò của giàn khoan "981"  lần này là sự tiếp diễn thường kỳ của tiến trình thăm dò, hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền và quyền quản lý của Trung Quốc".

Để tránh gây trở ngại ngọai giao, không có nước nào công khai ủng hộ lập trường chủ quyền của hai nước Việt-Trung mà đa số chỉ kêu gọi hai bên kiềm chế, không có hành động quân sự gây nguy hiểm cho lưu thông hàng hải và cần nói chuyện với nhau để giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.

Ngọai trừ Nga tránh chỉ trích hành động của Trung Quốc, các nước lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc đã lên án hành động "gây bất ổn định trên Biển Đông" của Bắc Kinh.

Tuy nhiên Liên hiệp Châu Âu (European Union,EU), theo lời chuyên viên Ngọai giao Bà Tôn Nữ Thị Ninh thì: "Tuy có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, nhưng EU chưa lên tiếng mạnh mẽ và rõ ràng như vậy về vấn đề biển Đông".

Bà nói: "EU vẫn đang nhìn nhận vấn đề theo cách hạn chế, như thể đó chỉ là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thực tế là, quy mô của vấn đề ở tầm khu vực, và trên một số phương diện, đây là vấn đề toàn cầu" (Thời báo Kinh tế Việt Nam,24/06/2014, dựa theo bài Phỏng vấn của phóng viên Rodion Ebbighausen, Thông tấn xã Đức, Deutsche Welle, DW).

Chính vì vẫn còn những hạn chế bất lợi cho Việt Nam trên diễn đàn Quốc tế nên ông Dũng đã nói với Hội nghị rằng: "Trong môi trường an ninh và phát triển đang chuyển biến rất nhanh và sâu sắc, tất cả các nước lớn nhỏ đều đứng trước nhu cầu tăng cường hợp tác, liên kết để cùng giải quyết các vấn đề chung cấp bách. Các thách thức toàn cầu ngày càng nhiều và phức tạp, nằm ngoài khả năng giải quyết của từng quốc gia và từng khu vực. Đó là việc bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, ngăn ngừa và giải quyết xung đột, đến các vấn đề liên quan tới liên kết kinh tế, tài chính, tự do hóa thương mại, đầu tư… cũng như việc hợp sức ứng phó với khủng hoảng và các thách thức an ninh phi truyền thống.

Thế giới đang hướng đến cục diện "đa cực" cùng với xu thế dân chủ hóa phát triển mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế. Tất cả các quốc gia đều rất coi trọng các thể chế, các phương thức giải quyết đa phương nhằm phục hồi kinh tế, mở rộng không gian phát triển, tạo thêm thế và lực trong cục diện mới. Trong đó, châu Á-Thái Bình Dương đang đi đầu về xu hướng liên kết đa tầng nấc và đã trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị năng động".

Bốn (4) Yêu cầu

Để cho "ngoại giao đa phương" đem lại kết quả tốt, người đứng đầu Chính phủ CSVN nêu lên 4 yêu cầu tóm tắt như sau:

-Thứ nhất, cần đề xuất những định hướng cả trước mắt và dài hạn cho đối ngoại đa phương của Việt Nam trong thời kỳ mới.

- Thứ hai, cần phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách thức phối hợp liên ngành trong hoạt động đối ngoại nói chung và trong triển khai đối ngoại đa phương.

Ông Dũng nói: "Đây là thời điểm chúng ta cần và hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển mạnh từ tư duy "tham gia tích cực" sang "chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung".

- Thứ ba, cần làm rõ những biện pháp để tăng cường thống nhất nhận thức và đồng thuận giữa các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương trong hội nhập quốc tế toàn diện phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

- Thứ tư, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế cần bàn sâu các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng, kiện toàn các cơ chế phối hợp liên ngành và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngoại giao đa phương, phù hợp với chuyển biến của tình hình và đáp ứng nhu cầu mới của đất nước.

Nhưng thế nào là thay đổi từ tư duy "tham gia tích cực" sang "chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung" ?

Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh giải thích: "Vừa qua, chúng ta chủ yếu là tham gia các diễn đàn, còn hạn chế trong đề xuất sáng kiến, ý tưởng. Phối hợp liên ngành còn bất cập, phối hợp hoạt động ở các diễn đàn khác nhau chưa đồng bộ. Đội ngũ cán bộ còn thiếu chuyên nghiệp, xử lý có lúc chưa linh hoạt".

Điều này có nghĩa, từ nay Việt Nam sẽ tích cực tham gia vào các Tổ chức Quốc tế, chủ động tổ chức các Hội nghị Quốc tế, hợp tác và đưa ra sáng kiến tại các diễn đàn để cùng thảo luận, cùng làm chung để tìm hậu thuẫn cho "những sáng kiến Việt Nam" hầu "tạo đồng minh" chứ không còn "rụt rè, e ngại" như hiện nay để tránh bị "ép buộc" bởi các cường quốc như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã bị Trung Quốc ép phải chấp nhận những quyết định của nước này tại Hội nghị Geneve 1954, trong đó có lằn ranh chia hai Việt Nam ở Vỹ tuyến 17, thay vì 16.

Và để làm được việc, một lớp huấn luyện "ngọai giao đa phương" mới cho cán bộ sẽ được tổ chức.

Do đó, ông Minh đề xướng 4 bước cho kế họach này được tóm tắt như sau:

- Một là, "chuyển mạnh từ tư duy "gia nhập và tham gia" sang tư duy "chủ động đóng góp, khởi xướng và tích cực tham gia định hình", tăng cường cách tiếp cận đa ngành, chú trọng nội hàm phát triển bền vững".

- Hai là,"khẩn trương đề xuất định hướng tổng thể và dài hạn của đối ngoại đa phương Việt Nam trong 10 - 20 năm tới. Đây là điều kiện tiên quyết nâng tầm đối ngoại đa phương đáp ứng các yêu cầu mới của Hội nhập Quốc tế toàn diện".

- Ba là, trong giai đoạn từ nay đến 2020, đối ngoại giao đa phương tập trung vào một số trọng tâm , trong đó có:"Đảm nhận thành công các trọng trách và đăng cai tổ chức các hoạt động đa phương lớn, đặc biệt là đăng cai Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới năm 2015 ; đảm nhận vai trò thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và Hội đồng kinh tế - xã hội Liên hợp quốc ECOSOC nhiệm kỳ 2016 - 2018 ; đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC năm 2017 ; đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, ứng cử vào Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021….Hoàn tất các cam kết quốc tế lớn có thời hạn vào 2015 - 2020, nhất là hoàn tất xây dựng Cộng đồng ASEANvà Tầm nhìn ASEAN sau 2015, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN ; các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), tham gia xây dựng các Mục tiêu phát triển (SDGs) của Liên hợp quốc sau năm 2015, hoàn tất các cam kết gia nhập WTO vào năm 2018 cùng các hiệp định thương mại tự do nhiều bên.

- Bốn là, "cần cải tiến, đổi mới cơ chế thông tin, phối hợp liên ngành và giữa các bộ, ban, ngành với địa phương, doanh nghiệp, phù hợp với chuyển biến của tình hình quốc tế và đáp nhu cầu mới của đất nước".

Vương Nghị - Phạm Bình Minh

Tất cả những yêu cầu mới trên đây của ông Minh có vượt qua khỏi ngưỡng cửa "ngọai giao của Bắc Kinh" hay không thì chưa biết, nhưng lập trường về Biển Đông của Bộ trưởng Ngọai giao Trung Quốc Vương Nghị đưa ra tại Hội nghị cấp cáo ASEAN lần thứ 47tại Thủ đô Nay Pyi Taw, Miến Điện trong hai ngày 08 và 09/08 (2014) vừa qua cho thấy "không dễ dàng gì".

Ông Vương nói: " Lập trường bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển của Trung Quốc là kiên định bất di bất dịch, không gì lay chuyển nổi…Trung Quốc kiên trì giải quyết hòa bình tranh chấp hữu quan thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán. Là một nước lớn có tinh thần trách nhiệm, Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ kiềm chế, song đối với những hành vi khiêu khích vô lý, Trung Quốc sẽ đưa ra sự đáp trả rõ ràng và kiên định". (Tân Hoa xã, Xinhua)

Tân Hoa xã viết thêm: "Ngoại trưởng Vương Nghị nói, Trung Quốc sẵn sàng lắng nghe sáng kiến đầy thiện chí về vấn đề Nam Hải do các bên đề xuất, song, những sáng kiến đó phải là sáng kiến khách quan, công chính và mang tính xây dựng, chứ không phải nhằm gây giắc rối và bất đồng mới, thậm chí là có dung tâm riêng".

Trong cuộc gặp với ông Phạm Bình Minh, khi nói về Biển Đông ông Vương bảo thẳng: "Hai phía cần coi trọng lợi ích chung và nỗ lực giải quyết các vấn đề liên quan "thông qua đối thoại song phương".

Vương Nghị cũng khẳng định: "Trung Quốc sẽ "áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như các quyền và lợi ích trên biển".

Ông Vương cũng yêu cầu phía Việt Nam giải quyết "thích đáng" hậu quả các vụ bạo động bắt nguồn từ biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng Năm.

Như vậy rõ ràng lập trường của Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Việt Nam và các nước khác trong khu vực như Phi Luật Tân ngày càng cứng rắn, kể từ khi gìan khoan HD 981 rút khỏi vùng biển Việt Nam ngày 15/07 (2014)

Lập trường "chỉ nói chuyện giữa Trung Quốc với mỗi nước có tranh chấp ở Biển Đông" không thay đổi vì từ xưa đến giờ Bắc Kinh vẫn quyết liệt chống các cuộc vận động ngọai giao để "quốc tế hóa vấn đề Biển Đông" của Việt Nam và Phi Luật Tân được Hoa Kỳ và một số quốc gia trong vùng như Nam Dương, Mã Lai và Brunei ủng hộ.

Theo báo chí Việt Nam thì cuộc gặp gỡ Minh-Vương "căng thẳng" vì ông Minh được trích lời đã: "Nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng quan hệ láng giềng, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, tuy nhiên, thời gian qua, mối quan hệ này đã bị ảnh hưởng bởi tình hình căng thẳng trên biển do Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam… khẳng định lại lập trường nguyên tắc của Việt Nam đối với các vấn đề trên biển. Phó Thủ tướng cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay là hai bên cần cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên biển, kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình và quan trọng nhất là không để tái diễn vụ việc tương tự như vừa qua, thông qua các biện pháp hòa bình giải quyết ổn thỏa tranh chấp bất đồng tại Biển Đông trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những nhận thức chung giữa hai nước như Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển".

Báo Việt Nam cũng cho biết ông Minh còn: "Đề nghị Trung Quốc tích cực thúc đẩy đàm phán COC để sớm đạt kết quả thực chất, khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, tham gia với tinh thần xây dựng và sẽ làm hết sức mình để thúc đẩy, tăng cường hợp tác, hiểu biết ASEAN-Trung Quốc, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực".

DOC và COC

DOC (Declaration Of Conduct) là văn kiện giữa ASEAN và Trung Quốc ký kết tại Nam Vang (Cao Miên) năm 2002 gồm 10 Điểm, trong đó quan trọng nhất là hai Điểm 4 và 5 nguyên văn như sau:

Điểm 4. Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực, thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan, phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Điểm
5. Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây dựng ;
Trong khi chờ đợi có giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán, các bên liên quan cam kết tăng cường các nỗ lực trên tinh thần hợp tác và hiểu biết nhằm tìm ra phương cách xây dựng sự tin cậy và lòng tin giữa các bên, bao gồm:

a. Khi thích hợp, tiến hành đối thoại và trao đổi ý kiến giữa quan chức quân sự và quốc phòng của các bên có liên quan ;

b. Bảo đảm đối xử nhân đạo và công bằng đối với tất cả mọi người gặp nguy hiểm hay lâm nạn ;

c. Tự nguyện thông báo cho các bên liên quan khác về tập trận quân sự chung/hỗn hợp sắp diễn ra ;

d. Tự nguyện trao đổi thông tin thích hợp.

Tuy nhiên, vì thỏa hiệp này "không có các biện pháp trừng phạt" các bên vi phạm nên Trung Quốc từ nhiều năm qua đã tự do thao túng, chiếm đóng một số đảo và đá ngầm của Việt Nam và Phi Luật Tân và tấn công và bắt giữ các ngư dân không phải của Trung Quốc và tịch thu tài sản.

Vì vậy, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã đưa ra sáng kiến thiết lập một quy chế có tính pháp lý thay cho DOC. Văn kiện mới đã được sọan thảo gọi là Code Of Conduct (COC) và đã đem ra thảo luận vài lần giữa ASEAN và Trung Quốc nhưng Bắc Kinh đã tìm mọi cách trì hõan và đòi các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc giải quyết với nhau trước rồi mới bàn tiếp trong khi họ vẫn đơn phương có hành động lấn chiếm và đe dọa để làm chủ 3/4 diện tích 3.5 triệu cây số vuông của Biển Đông, bao gồm cả Hòang Sa và Trường Sa.

Nguyễn Chí Vịnh-Vũ Khoan

Tại Hội nghị "ngọai giao đa phương" ở Hà Nội, Thượng tướng Thứ trưởng Quốc phòng CSVN Nguyễn Chí Vịnh đã có bài phát biểu gọi là "Cách tiếp cận mới trong hợp tác quốc tế về an ninh - quốc phòng".

Ông nói: "Diễn đàn đa phương tạo tiếng nói bình đẳng cho các nước, nhất là các nước nhỏ. Không thể vì anh là nước lớn thì lại nói to hơn nước nhỏ được. Diễn đàn đa phương cung cấp cho bên có lẽ phải một điều kiện để công khai lẽ phải của mình. Và các bên tham gia vào diễn đàn đa phương thì phải tuân thủ luật pháp quốc tế".

Không nói đến bất cứ nước nào, nhưng ông Vịnh bảo: "Nước nào cũng theo lợi ích quốc gia, nhưng khi tham gia các diễn đàn đa phương, các nước phải đồng thời quan tâm đến cả lợi ích chính đáng theo luật quốc tế của các quốc gia khác nữa. Anh không thể chỉ vì lợi ích của mình mà muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói. Anh phải quan tâm đến [người khác] thì người ta mới nghe, thì người ta mới thấy sự tham gia của anh là có ích cho sự phát triển chung của khu vực và trên thế giới".

Liên quan đến vấn để chủ quyền lãnh thổ, tướng Vịnh là người có nhiều kinh nghiệm với lập trường của Trung Quốc nói tiếp: "Tôi nghĩ rằng thứ nhất là hợp tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia đồng thời tham gia bảo đảm ổn định hòa bình của khu vực và của thế giới. Thứ hai là đặt ra yêu cầu thế nào khi tham gia hợp tác quốc phòng mang tính đa phương. Nước nào cũng vậy, trước hết phải kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc mình, tuy nhiên phải quan tâm đến lợi ích quốc gia khác trên cơ sở chính đáng".

Dường nhu để trả lời cho đòi hỏi phải "thảo luận song phương" hay "bác đề nghị quốc tế hóa vấn đề Biển Đông" của Trung Quốc, tướng Vịnh nói thẳng: "Vấn đề tranh chấp luôn phải được giải quyết giữa các nước với nhau, điều đó không ai bàn cãi, đặc biệt trong thế giới hội nhập như hiện nay, khi tranh chấp ấy mang tính phổ quát toàn cầu. Ví dụ như tranh chấp trên biển, rõ ràng nó ảnh hưởng đến an ninh khu vực và thế giới chứ không chỉ có các nước tranh chấp với nhau".
Ông tâm sự với cử tọa: "Tôi rất thấm thía trước sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế với Việt Nam. Từ những thách thức do những cuộc chiến tranh trước đây để lại đến những thách thức an ninh phi truyền thống đến và những thách thức ngày hôm nay về tranh chấp lãnh thổ, tiếng nói quan tâm của cộng đồng quốc tế rất quan trọng trong công cuộc đấu tranh giúp chúng ta vừa giữ được hòa bình, vừa giữ được chủ quyền" (VOV, Voice of Vietnam-Đài Tiếng nói Việt Nam, 13/08/2014).

Diễn giả Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ nói về "Nhận thức của Việt Nam: Cơ hội và thách thức đối với các nước vừa và nhỏ trong triển khai đối ngoại đa phương".

Theo báo chí Việt Nam, ông Khoan đã nói về "tầm quan trọng đặc biệt của ngoại giao đa phương đối với Việt Nam trong việc bảo vệ độc lập và phá vỡ thế bao vây cô lập, nâng cao vị thế dân tộc và phát triển kinh tế đất nước, đồng thời giữ vững chủ quyền quốc gia, bảo vệ các lợi ích của nước vừa và nhỏ trước sức ép từ các nước lớn".

Ông nói:"Hoạt động đa phương cũng đặt ra nhiều thách thức lớn như "sự bỡ ngỡ trước một rừng quy định, luật lệ rối rắm" mà nếu không hiểu biết sẽ rất dễ bị động, thậm chí thất thố. Bên cạnh đó, sự va chạm giữa lợi ích các nước là điều không thể tránh khỏi, làm thế nào thực hiện được chính sách ngoại giao đa dạng hóa mà không dẫn tới sự đối đầu, phương hại tới quan hệ song phương và lệch pha với bàn cờ quan hệ quốc tế là một thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, nhìn chung lại, nếu đưa lên bàn cân thì cán cân vẫn nghiêng về các cơ hội vì ý nghĩa rộng lớn và lâu dài của chúng".

Như vậy, qua phát biểu của các ông Dũng, Minh, Vịnh và Vũ Khoan tại Hội nghị ngọai giao đa phương tại Hà Nội ngày 12/08 (2014), ai cũng có thể thấy đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã chọn "đa phương" làm mũi nhọn ngọai giao mới để hy vọng thoát khỏi "cái bẫy song phương" mà Trung Quốc đã giăng ra để bao vây Việt Nam trong cuộc tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền giữa hai nước.

Tuy vậy, vấn đề đặt ra là liệu Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những ủy viên thân Trung Quốc trong cơ cấu lãnh đạo đầu não này có "phủ quyết" những đề nghị thay đổi của hai ông Dũng và Minh, những người được coi đứng đầu phe "thân Tây phương", hay chỉ cho phép làm nửa vời để không bị Bắc Kinh "dạy cho bài học" lần nữa?
Phạm Trần 
08/2014
  (Thông luận) 

Lê Diễn Đức - ODA ôi là ôi dễ ăn

Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình - Ảnh: Infornet.vn
Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc- Nam, có chiều dài 57,1 km với 26 km đi qua địa phận Sài Gon, 2,7 km qua tỉnh Long An và 28 km qua tỉnh Đồng Nai.

Dự tính đường cao tốc này được thiết kế loại A với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/giờ.
Tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 1 là 31.320 tỷ đồng (hơn 1,6 tỷ USD). Tính ra, một km chi phí tương đương 28 triệu USD/km, đắt hơn 10 lần làm tại Mỹ!!!

Trong tháng 7 năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải công bố chủ đầu tư dự án là Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam VEC.

Được biết từ nguồn báo chí trong nước Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam đã thực hiện  khá nhiều các công trình đường cao tốc. Các tuyến  Pháp Vân- Cầu Giẽ, Trung Lương- Mỹ Thuận- Cần Thơ,  Sài gòn - Long Thành - Dầu Giây, Cầu Giẽ - Ninh Bình là những đứa con đẻ của VEC. Tuyến Nội Bài - Lào Cai đang tiếp tục thi công, sẽ hoàn thành trong năm 2014.

Trong bài "Đại dịch không thuốc chữa" trên RFA tôi đã phân tích căn bệnh trầm kha về chất lượng các công trình đường cao tộc xây dựng tại Việt Nam  hai thập niên nay. Tưởng cũng nên nhắc lại những sản phẩm "để đời" của VEC.

Tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tổng chiều dài 50km, với mức đầu tư giai đoạn đầu là 3.734 tỷ đồng 8.974 tỷ đồng đã tăng lên thành 8.974 tỷ đồng (tương đương 420-430 triệu USD), được báo chí cho là thiết kế đạt chuẩn loại A1, có 6 làn xe, tốc độ thiết kế 100-120km/giờ, "hiện đại nhất Việt Nam". Đường mới thông xe được hơn một năm nay, nhưng đã xuất hiện những điểm lún mang tính "tử thần", có nơi mặt đường trông như mặt ruộng mới cày xong, dân gọi đây là đường cao tróc".

Tuyến cao tốc Sài Gòn - Long Thành - Dầu Giây dài 55km tổng vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng, gần 19 triệu USD/1 km, cũng mang đầy "thương tích" tương tự.

Tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có tổng chiều dài khoảng 29 km, với vốn đầu tư 6.731 tỉ đồng, hiện xuống cấp trầm trọng, mặt đường bị nứt, lún dường như trên toàn tuyến.

Chưa biết tuyến Nội Bài - Lào Cai sẽ ra sao nhưng đã có những than vãn về chất lượng và những bê bối trong quá trinh thi công.

ODA và BOT

Trong số vốn đầu tư 1,6 tỷ USD cho dự án đường Bến Lức – Long Thành thì có 80% là ODA, vay của ngân hàng phát triển Á Châu và của chính phủ Nhật Bản thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA.

ODA (tiếng Anh: Official Development Assistant) là nguồn vốn từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo, bao gồm các khoảng viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi.

Vốn ODA chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thế giới, thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lãnh vực giao thông vân tãi, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng... làm nền tảng cho sự  ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Do thiếu vốn nên nhà nước kêu gọi các công ty bỏ vốn trước theo công thức BOT xây dựng (Built) thông qua đấu thầu, khai thác vận hành một thời gian (Operation) và sau đó chuyển giao (Transfer) lại cho nhà nước sở tại. Hình thức nầy cũng được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam.

Tuy nhiên, trong các dự án dạng BOT giá thành thường được đẩy lên cao hơn thực tế nhiều lần do phía đầu tư biết rằng bên đối tác thiếu vốn để xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng và có quá nhiều nước đang phát triển cần vốn.

Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh, quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị.

Nguồn vốn ODA cũng thường được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ, mặc dù có những thứ các nươc nghèo có thể sản xuất đuợc.

Việt Nam đã thoát khỏi mức thu nhập thấp và trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, nên các khoản vay ưu đãi của DOA bắt đầu giảm dần và thay vào đó là khoản vay kém ưu đãi hơn.

Theo Tạp chí Tài chính trong nước, tổng vốn ODA ký kết từ năm 1993-2012 đạt trên 56,05 tỷ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết. Trong đó, vốn ODA vay ưu đãi đạt 51,607 tỷ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%. Vốn ODA giải ngân qua 20 năm qua đã đạt 37,59 tỷ USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết.

Trong số 51,607 tỷ USD phần lớn có lãi suất rất ưu đãi, thời gian vay và ân hạn dài. Khoảng 45% khoản vay có lãi suất dưới 1%/năm, thời hạn vay từ 30-40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; khoảng 40% khoản vay có lãi suất từ 1-3%/năm, thời hạn vay từ 12-30 năm, trong đó có 5-10 năm ân hạn; còn lại là các khoản vay có điều kiện ưu đãi kém hơn.

Trong thời kỳ 1990-2013, ngành Giao thông Vận tải đã thực hiện 132 dự án với tổng vốn ODA hơn 17 tỷ USD, trong đó đã hoàn thành 83 dự án với vốn ODA đạt 5 tỷ USD và đang thực hiện 49 dự án với số vốn ODA khoảng 12 tỷ USD.

Nhiều dự án trọng điểm được sử dụng nguồn vốn ODA đạt hiệu quả thấp, không ít vụ tiêu cực. Có thể liệt kê: vụ tham nhũng tại PMU 18, vụ Đại lộ Đông - Tây (PCI) đòi hối lộ để được tham gia vào dự án, dự án Thủy lợi Phước Hòa vay ODA từ Ngân hàng Phát triển châu Á, vụ JTC đưa hối lộ trong dự án đường sắt đô thị Hà Nội, hay vụ Bộ Ngoại giao Đan Mạch tuyên bố ngừng tài trợ vốn ODA cho Việt Nam...

Hôm 27/7/14, hàng trăm hộ dân ở ba khu phố thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Sài Gòn đã làm đơn tố cáo sự sai phạm trong dự án Metro Bến Thành-Suối Tiên gửi Thủ tướng và Quốc hội Nhật Bản thông qua các cơ quan đại diện chính phủ Nhật gồm Đại sứ quán Nhật Bản và Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam cùng với cơ quan truyền thông báo chí-tờ The Yomiuri Shimbun cũng như JICA, là cơ quan chịu trách nhiệm dự án Metro Bến Thành-Suối Tiên.

Trong khi kinh tế suy giảm, thị truờng bất động sản đóng băng, nợ xấu làm lung lay hệ thống ngân hàng, nợ công tính theo thực tế đã vượt GDP, phải vay các khoản mới trả nợ cũ, nhà nước cộng sản VIêt Nam vẫn tiếp tục vay nợ.

Vay được tiền có hai cái lợi. Trước nhất, vay để xây dựng và phát triển hạ tầng, có thể mị dân rằng, đất nước thay đổi được như thế là nhờ công lao của đảng. Thứ nhì, vay để cấu xé, rút ruột các công trình bỏ túi riêng, mà theo đồn thổi có cơ sở có thể lên tới 30%. Như vậy, được cả hai đường, vừa lợi cho dân sinh mà cũng hữu ích cho cá nhân những người vay và làm dự án.

Rót nước vào chỗ trũng

Ngày 01 tháng 9 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1245/CP-ĐMDN đồng ý và giao cho Bộ GTVT thành lập công ty VEC, với ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư, phát triển và quản lý, bảo trì hệ thống đường cao tốc quốc gia; vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng, bao gồm 50 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước cấp và nguồn bán quyền thu phí hai trạm: Cầu Giẽ và Cầu Phù Đổng trong thời hạn 10 năm; giao Bộ GTVT và Bộ Tài chính nghiên cứu việc giao giá trị cơ sở hạ tầng hai tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Hà Nội – Bắc Ninh để nâng cao tiềm lực tài chính của công ty; chỉ đạo để VEC trở thành doanh nghiệp nhà nước mẫu mực về trình độ quản lý và hiệu quả kinh tế- xã hội.

Ngày 06 tháng 10 năm 2004, Bộ GTVT đã có Quyết định số3033/QĐ-BGTVT thành lập VEC. Ngày 04 tháng 12 năm 2004 Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam VEC chính thức ra mắt đi vào hoạt động.

Nhậm chức Thủ tướng vào năm 2006, bằng quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 10/9/2007, Nguyễn Tấn Dũng với chủ trương đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xã hội hoá để nhanh chóng hoàn vốn đầu tư đường cao tốc, ngày 07 tháng 3, 2008, đã chính thức cho thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ Đường cao tốc Việt Nam (VEC Services) với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Tham gia góp vốn  gồm có VEC và các cổ đông Petrolimex, VP Capital, Chứng khoán Bản Việt. Công ty sau cùng có vốn đầu tư của Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Nguyễn Tấn Dũng.

Không biết có sự liên quan nào giữa VEC và VECS trong việc thực hiện các dự án hay không, nếu có thì đúng là nước được rót vào chỗ trũng. Gọi là đấu thầu quốc tế nhưng không biết các thủ tục đã diễn ra và được minh bạch, công khai hoá ra sao, cuối cùng vẫn lọt vào tay VEC, dù là một Tổng công ty làm ăn với nhiều bê bối, "mẫu mực" về trình độ quản lý kém và hiệu quả kinh tế-xã hội tồi tệ.

Người ta thi công đường cao tôc với giá rẻ hơn cả chục lần, sử dụng hàng chục năm không có vấn đề, chấp luôn cả việc xe quá tải, ví dụ như cao tốc Đại Hàn. Còn VEC làm vừa xong đã lún.

Và sau 30-40 năm, khi các thế hệ tương lai đến hạn phải trả nợ thì cũng là lúc cần thêm ngần ấy tiền để làm lại!
© Lê Diễn Đức
   ( Blog RFA )

Hiệu Minh : The Good, the Bad and the Ugly – Người tốt, kẻ xấu và tên vô lại

Phiên tòa xử những người chống nhà nước. Ảnh: Internet.
Phiên tòa xử những người chống nhà nước. Ảnh: Internet.
Tôi không phải là fan của nghệ thuật thứ 7. Cứ vào rạp là ngủ. Ngồi trên sofa xem tivi với bọn trẻ, phim rùng rợn, đầu rơi máu chảy, nổ đoàng đoàng, nhưng chỉ một lúc là ngáy khò khò. Đến nỗi cu Bin phải thốt lên, he does not like movie – lão khốt không thích phim.

Thế nhưng phim “The Good, the Bad and the Ugly – Người tốt, kẻ xấu và tên vô lại ” của diễn viên kiêm đạo diễn Clint Eastwood, tôi xem không biết bao nhiêu lần mà không chán. Cao bồi giơ súng bắn phát nào trúng phát đó, nhằm vào mũ trúng mũ, vào dây thắt cổ, đứt luôn, trong khi mặt lạnh tanh.

Tay diễn viên ria mép đểu quả là ác, giết người như ngóe. Thằng cu Ugly thì đúng là bẩn tính, bắt người ta đi bộ trên sa mạc, không cho uống nước, trong khi y đổ nước đi, hành hạ kẻ bị bắt.

Đoạn phim 90 phút nhưng nói lên cả một xã hội. Từ xa xưa đến nay và 1000 năm nữa, lúc nào chả có Thiện Ác Tà. Trong chùa Việt Nam cũng có mấy ông tượng này, đủ nói lên ở đâu cũng có.

Mấy hôm nay xem bài trên Quê Choa và cả BBC nữa tôi chợt thấy hình ảnh của “The Good, the Bad and the Ugly” bỗng hiện lên.

The Good

Nhớ 7-8 năm về trước, người đọc báo mạng thi nhau chia sẻ những bài viết của Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, the Change We Need, rồi Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Lúc đó thạc sỹ IT trẻ Nguyễn Tiến Trung mới 26-27 tuổi gì đó, đang học bên Pháp, thế mà viết những bài thách thức vai trò của đảng CS Việt Nam. Đọc xong thấy tuổi trẻ nước mình thật giỏi cả về trình độ, tầm tư duy nhìn xa trông rộng.

Tiếp đến Ls. Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức với những tranh luận sôi nổi trên BBC và blog riêng về tương lai Việt Nam. Cù Huy Hà Vũ nổi danh vì dám kiện Thủ tướng Dũng.

Anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải nhìn ra Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm. Cùng với câu lạc bộ Nhà báo tự do, các anh đưa lên những tranh luận về chủ quyền, về biển đảo, kể cả ra đường biểu tình chống ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh rước qua Sài Gòn.

Trong mắt độc giả của tin lề trái, hầu hết đều cho rằng, họ có thiện tâm – The Good. Bởi họ muốn đất nước có những điều tốt đẹp của thế giới văn minh.

 The Bad

Thời đó nhiều bạn đọc rởn tóc gáy, sợ hơn cả người viết, lầm bầm, thế này thì bị sẽ bắt thôi. Đối với an ninh Việt Nam, thách thức chính quyền và đảng, kiểu gì cũng vào rọ.

Cũng chẳng phải đợi lâu. Điếu Cày với tội trốn thuế nhưng bị xử vì tội chống đảng và nhà nước. Nguyễn Tiến Trung vào quân đội, bắt đi biệt phái, nhưng cuối cùng bị đuổi ra quân và bị bắt tại nhà. Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức cùng bị rơi vào một mẻ lưới.

Tội danh như thế, người bị 5 năm tù, người 7 năm, có người 16 năm như Trần Huỳnh Duy Thức. Điếu Cày bị tội trốn thuế 2 năm, xử lại sau đó, bị tội phản động ở thêm nhiều năm nữa, chưa biết ngày nào ra.

Cù Hà Huy Vũ bị bắt vì hai bao cao su đã qua sử dụng, rồi bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước.

Video nhận tội, rồi báo chí, tivi đưa những chi tiết hoạt động chống phá nhà nước, có liên kết với hải ngoại, nhằm lật đổ chính quyền. Họ hiện lên như những kẻ The Bad – có tội đối với tổ quốc, với nhân dân.

The Ugly

Nếu theo dư luận báo chí tô vẽ và an ninh điều tra buộc tội tại tòa, họ được xếp vào hàng tù nhân nguy hiểm cho chế độ.

Tuy nhiên, bị giam vài năm, một số lại được tha, làm người ta nghĩ đến những lời buộc tội đầy Ugly. Bởi nguy hiểm thì phải giam đến cuối đời.

Đầu tiên là Lê Thăng Long, Lê Công Định, tiếp theo Cù Huy Hà Vũ, rồi Nguyễn Tiến Trung. Không hiểu còn ai tiếp sau nữa.

Danh sách còn khá dài. Anh Basam, Trương Duy Nhất, Điếu Cày, Phạm Viết Đào… và mấy chục bloggers đang ngồi đếm kiến chỉ vì họ có ý kiến trái chiều.

Hình như sau vụ giàn khoan của Trung Quốc ở biển Đông, ai đó hiểu ra, những người này không phải The Bad như đã dựng lên. Kẻ khác còn kinh khủng hơn nhiều, cùng ý thức hệ, tay bắt mặt mừng, 16 chữ vàng, 4 tốt.

Ra tù một thời gian, những cựu tù nhân này bắt đầu lên tiếng trên blog, facebook, kể cả viết bài trên BBC VN.

Xem những gì trải qua trong nhà tù, tại phiên tòa, rồi điều tra, thành án, có thể thấy có dấu vết chỉ đạo từ rất xa. Nhất định Việt Nam không có đường hướng sang phương Tây. Mọi thứ đều do diễn biến hòa bình, một con ngáo ộp.

Vừa Bad vừa Ugly hiện ra.

Vĩ thanh

Đang là người tốt bỗng mang tiếng xấu chỉ có thể do kẻ vô lại dựng chuyện. Người ta nể trọng người tốt, không sợ kẻ ác nếu biết cách chống, nhưng ghê tởm và rất sợ kẻ vô lại.

Không thể lấy lòng tốt để đối đãi kẻ vừa Bad vừa Ugly, bởi đó là tự sát.
HM. 14-8-2014
(Blog Hiệu Minh)

Trung tướng Bùi Văn Thành được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công an

(Cadn.com.vn) - HÀ NỘI - Sáng 14-8, Thường vụ Đảng ủy CAT.Ư, lãnh đạo Bộ Công an tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước về việc bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng CAND đối với đồng chí Bùi Văn Thành. Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy CAT.Ư, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.

Ngày 13-8-2014, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định bổ nhiệm đồng chí Bùi Văn Thành - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật Bộ Công an giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Quyết định thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng đối với đồng chí Bùi Văn Thành. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã trao các Quyết định bổ nhiệm, thăng quân hàm và tặng hoa chúc mừng Trung tướng, Thứ trưởng Bùi Văn Thành.
Bộ trưởng Trần Đại Quang trao các Quyết định bổ nhiệm, thăng quân hàm và chúc mừng Trung tướng, Thứ trưởng Bùi Văn Thành.
Thay mặt Đảng ủy CAT.Ư, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Trần Đại Quang chúc mừng đồng chí Bùi Văn Thành, đồng thời khẳng định: Việc đồng chí Bùi Văn Thành được bổ nhiệm Thứ trưởng, thăng quân hàm Trung tướng không chỉ là niềm vinh dự đối với cá nhân đồng chí, mà còn là niềm vinh dự của toàn lực lượng CAND, của Đảng ủy CAT.Ư, lãnh đạo Bộ Công an nói chung và của Đảng ủy, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật nói riêng.

Đây cũng là sự ghi nhận, đánh giá cao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước đối với sự trưởng thành, lớn mạnh của lực lượng CAND và cũng là đánh giá quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo chỉ huy của lực lượng CAND.
Ngọc Lan
(Công An Đà Nẵng)

"Đả hổ diệt ruồi" hay "phục hổ- hàng long"?

xi-jinping
TBT, Chủ tịch nước TQ Tập Cận-Bình
Courtesy of chinadailymail.com
chính trị hay tư pháp?

Hôm thứ ba 12 tháng 8, 2014, lại có tin một tướng lãnh cựu phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc,  Thượng tướng Quách Bá Hùng, bị câu lưu để điều tra như môt nghi can tham nhũng. Họ Quách cũng bị bắt về cùng một tội danh giống như cấp trên của ông là Thượng Tướng Từ Tài Hậu: "nhận hối lộ để cho hàng loạt sĩ quan quân đội thăng cấp".

Tin hôm qua mới là tin chính thức, vì báo Hoa ngữ hải ngoại Bác Tấn đã loan tin từ một tháng trước, nói là họ Quách có thể đã bị bắt. Tướng Bá-Hùng là người thân cận với thượng tướng Từ Tài Hậu, và cũng có quan hệ thân thiết với nhân vật được gọi là trùm tham nhũng của Trung Quốc, cựu Ủy viên thường trực Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang. Những người này còn là những người rất thân thiết về chính trị với cựu Bí thư Trùng Khánh đã bị thanh trừng là Bạc Hy Lai, và tất cả đều phục tùng một người cao hơn nữa.
 
guo-boxiong-trong
Cả ba nhân vật trong nhóm đảng viên cao cấp nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có một ủy viên thường vụ bộ chính trị, điều khiển công an và tình báo Chu Vĩnh Khang,  hai cựu phó chủ tịch quân ủy trung ương Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, ngoài những điểm chung về tham nhũng và thân thiết với ông Bạc Hy Lai đã đành, họ còn là những người thân tín của ông Giang Trạch Dân, do ông Giang đưa vào Quân Ủy trung ương dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào là người lãnh đạo Đảng vào lúc đó. Ông Giang Trạch Dân làm như vậy để giữ ảnh hưởng quyền lực quân sự và chính trị.

Vì thế vụ thanh trừng cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc không khỏi liên quan đến vấn đề chính trị trong Đảng. Rõ ràng ông Tập Cận-Bình vẫn tiếp tục thanh toán phe cánh của Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh đã bị hạ bệ cùng với vợ là Cốc Khai Lai. Nhưng đối tượng sau cùng có thể là chính người bảo kê cho những con hổ này.
                 
Một chiến dịch tư pháp chống tham nhũng phải do hệ thống tòa án và an ninh quyết định mục tiêu và hành động.  Ở đây việc quyết định bắt ai và chừa lại những ai chỉ do hai người, là Chủ tịch Tập Cận-Bình và người thân tín nhất của ông, Trưởng ban kỷ luật trung ương Đảng Vương Kỳ Sơn.

Ngoài những nhân vật cao cấp có ảnh hưởng chính trị và quyền bính, hay nói rõ hơn là trong cuộc đấu tranh quyền lực trong giới lãnh đạo tối cao ở Bắc Kinh, chiến dịch còn nhắm đến tất cả viên chức ở mọi cấp, chính trị cũng như chuyên viên, dính líu vào tham nhũng từ trước đến nay. Vài khuôn mặt điển hình mới nhất trong giới này là Đào Ly-Minh, cựu giám đốc Ngân hàng tiết kiệm quốc doanh Bưu điện Trung Hoa, bị bắt hôm 13 tháng 8, hay Vương Tôn Nam, cựu tổng giám đốc công ty thực phẩm quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc ở Thượng Hải, bắt hôm 12 tháng 8. Ngoài ra trong hai tháng nay còn có hằng chục viên chức, đảng viên cỡ đó bị câu lưu và điều tra, chưa kể trên 30 viên chức cấp thứ trưởng trở lên đã là mục tiêu thanh trừng.

Điều này chứng tỏ hành động vá trời lấp biển của ông Tập Cận-Bình nhắm cả hai mục tiêu chính trị lẫn tư pháp, chống tham nhũng,
 
Sờ gáy cựu chủ tịch ?

Chỉ riêng vụ Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu bị thanh trừng đã được mô tả là trận động đất lớn trong tầng lớp lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, nay nếu tới lượt Giang Trạch Dân bị sờ gáy thì đúng là trận đại hồng thủy của nền chính trị Trung Quốc do đảng Cộng sản lãnh đạo.

Tuy nhiên trước Giang Trach Dân, nếu có thể kể tới ông này, người ta đã chú ý đến cựu phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng, có thể đang trong tầm ngắm của chủ tịch họ Tập và các đồng chí thân tín.

Được coi là nhân vật từng chống lưng cho Chu Vĩnh Khang. Tăng Khánh Hồng năm nay 75 tuổi, từng là Ủy viên bộ chính trị cùng với Ôn gia bảo, Giả Khánh lâm, Ngô Bang Quốc cùng 4 người khác và Hồ Cẩm Đào lãnh đạo nền chính trị quân sự Trung Quốc, sau thời Giang Trach Dân và Chu Dung Cơ.

Tăng Khánh Hồng cũng giống như Chu Vĩnh Khang, từng công tác hơn 30 năm trong ngành dầu khí, và đều được cựu Bộ trưởng dầu khí–năng lượng Trương Đường Khắc đề bạt, sau đó thăng tiến nhanh chóng và trở thành nhân vật mà dư luận người Hoa ngoài nước gọi là "chưởng môn nhân bang dầu khí”.  Tăng Khánh Hồng còn được xưng tụng là “đầu rồng” của “bang dầu khí” giàu có này. Nhưng lúc con hổ Chu Vĩnh Khang sa lưới cũng là lúc bang hội dầu khí giàu có ngất trời này bắt đầu lâm nạn. Tờ Minh Báo cho biết đã có hơn 120 quan chức từ cấp sở trở lên bị điều tra. Nhiều người trong số đó từng có quan hệ trên mức thân thiết với Tăng Khánh Hồng và Chu Vĩnh Khang.
 
jiang

Cựu TBT Giang Trạch Dân
Tướng lãnh bất tuân.
Về Giang Trạch-Dân, người ta phải mở lại hồ sơ Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Ôn Gia Bảo, Hồ Cẩm Đào.

Đầu tiên cần nhằc lại rằng Chu Vĩnh Khang là một trong đôi ba nhân vật có quyền lực cao nhất ở Bắc Kinh, được giới quan sát gọi là "Sa Hoàng" ngành an ninh tình báo của Trung Quốc, một cơ chế không lồ lâu đời quản lý đời sống chính trị và an ninh của tất cả hơn 1 tỷ người Trung Quốc, có ngân sách tương đương hay lớn hơn ngân sách của quân đội.

Từ Tài Hậu là phó chủ tịch quân ủy trung ương vào thời Hồ Cẩm Đào là chủ tịch đảng, chủ tịch nước và chủ tịch quân ủy. Tuy nhiên người ta cho rằng vị chủ tịch quân ủy trung ương này chẳng khác gì bù nhìn, khi họ Từ và một phó chủ tịch kia chỉ nghe lệnh Giang Trạch-Dân, khi đó đã về  hưu, bàn giao chức vụ cho họ Hồ.

Giới quan sát được biết là sau trận động đất ở Văn Xuyên, Tây tạng năm 2008, thủ tướng Ôn Gia-bảo đến thị sát tại chỗ, nhưng quân đội bầt tuân lệnh của ông khiến nhiều người đã mất cơ hội quý giá để được cứu sống.

Họ Ôn thúc đẩy công cuộc cứu cấp, ra lệnh khẩn cấp khai thông ngay lập tức con đường đếnVăn Xuyên bằng mọi giá. Các đơn vị quân đội tỏ ra cố tình trì hoãn thi hành, có đơn vị còn dám từ chối đưa quân tới giúp, với lý do "thời tiết chưa tốt". Thủ tướng họ Ôn hét lên trong điện thoại với một tướng lảnh "Tôi không cần biết lý do, nhân dân trả lương cho anh, việc đó tùy anh" và dập mạnh chiếc điện thoại xuống.

Tướng Từ Tài Hậu điều khiển quân đội trong 10 năm. Không rõ vì sao thời gian đó Giang Trạch-Dân vẫn nắm giử quyền lãnh đạo quân sự dù ông đã nghĩ hưu. Người ta chỉ thấy chủ tịch đương nhiệm Hồ Cẩm Đào không có quyền hành gì với quân đội, vì các tướng chỉ huy đều là người do họ Giang đề bạt, và chỉ nghe lệnh Giang Trạch-Dân.

Tướng Trần Bình Đức, Tổng tham mưu trưởng quân đội thời đó, phổ biến một báo cáo cho biết sau khi động đất ở Văn Xuyên 72 giờ đồng hồ hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo vẫn không thể điều động được quân đội tới nơi, vì Giang Trạch-Dân giữ quyền chuẩn thuận mọi hành động quân sự.

Nhà nghiên cứu, cựu Giám đốc xuất bản của Đại học quốc phòng Trung Quốc Tân Tử Lăng nói với đài VOA rằng Hồ Cẩm Đào chỉ có quyền ban lệnh cho cấp Thiếu tướng trở xuống, từ trung tướng trở lên chỉ nhận lệnh của Giang Trạch-Dân. Họ Tân còn nói Hồ Cẩm Đào "không thể nói" được quân đội.

(Nhà nghiên cứu Tân Tử Lăng là tác giả quyền "Mao Trạch Đông, ngàn năm công, tội" (Thông tấn xã Việt Nam dịch và in năm 2009, bản điện tử do "Mõ Hà Nội" đưa lên mạng, http://www.viet-studies.info/kinhte/MaoTrachDong_NganNamCongToi.htm))

Hẳn nhiên ông Tập Cận-Bình không thể không rõ về những sự kiện đó.

Đầu tháng 7 vừa qua, bốn "con hổ lớn" được coi là "đệ tử" của Giang Trạch-Dân cùng bị trục xuất khỏi Đảng và đi tù cùng một lúc. Đó là: Từ Tài Hậu, Lý Đông Sanh, Tưởng Khiết Mẫn và Vương Vĩnh Xuân.

Trước đó nữa là vụ Bạc Hy Lai. Họ Bạc nhanh chóng thăng tiến ở Đại Liên và Liêu Ninh, Trùng Khánh cũng nhờ được Giang Trạch-Dân chiếu cố. Mối quan hệ khởi đầu từ năm 1999 khi Bạc Hy Lai đi Bắc Kinh mời họ Giang thăm Đại Liên trong lễ kỷ niệm 100 năm tuổi của thành phố. Ông Giang Trạch-Dân đã rất hài lòng khi thấy bức chân dung khổng lồ của mình được treo trên quảng trường trung tâm thành phố. Từ đó sự nghiệp của họ Bạc lên như diều gặp gió, một phần cũng do tài lãnh đạo và quản lý của ông.

Bạc Hy Lai và Từ Tài Hậu đều là những trợ thủ rất đắc lực của Giang Trạch-Dân khi họ Giang khởi sự chiến dịch tiêu diệt Pháp Luân Công từ 1999.
 
bo-xilai-xu-caihu
Bạc Hy-Lai và Từ Tài Hậu, tại Bắc Kinh 2012
" Phục Hổ, Hàng Long"?
Hiển nhiên Tập Cận-Bình đã nhắm bắn hạ toàn những tay chân trong vòng thế lực của cựu TBT, Chủ tịch nước Giang Trạch-Dân.

Tăng Khánh Hồng cũng nằm trong phe nhóm đó. Vì thế rất đông trong giới phân tích về Trung Quốc đang nóng lòng chờ đòn phản công của Giang Trạch-Dân cùng những tay chân còn lại, hay cảnh họ Giang lên xe "bảo hộ" để đi trả lời trước hệ thống kỷ luật của đảng Cộng sản và tòa án.

Chưa có tin chính thức về việc này, nhưng chỉ với việc cựu phó chủ tịch nước họ Tăng xuất hiện trong tầm ngắm của nhà thợ săn "đả hổ diệt ruồi" Tập Cận-Bình, người ta chuẩn bị phong tặng ông họ Tập danh hiệu "hàng long phục hổ" nhờ thành tích nắm đuôi những con rồng họ Tăng, hay họ Giang.

Thời Giang Trạch-Dân và Chu Dung Cơ có lần Thủ tướng họ Chu đã lên án tập đoàn Thiên Thành thuộc Tổng Cục chính trị, bộ Tổng tham mưu hoạt động buôn lậu, có sĩ quan cao cấp bảo kê và can thiệp, bắt giam cả phái viên của Thủ tướng đến điều tra. Chuyện tham nhũng và xa hoa trụy lạc động trời của nhiều sĩ quan cao cấp trong quân đội nhân dân Trung Hoa đã được lôi ra ánh sáng từ khi đó, nhưng mãi đến nay những con hổ lớn mới sa lưới vì cả hai lý do phe phái chính trị và hành vi tham nhũng, phạm pháp hình sự.

Liệu nhà thợ săn "tráng sĩ hàng long phục hổ" có trở thành "liệt sĩ" về sự nghiệp và thanh danh không?

Dư luận có nghĩ đến chuyện đó, và nhớ lại vài ngày trước khi xảy ra vụ Chu Vĩnh Khang vào ngày 30 tháng 6, ông Tập Cận-Bình tuyên bố trong một buổi họp tối mật của Bộ chính trị, nguyên văn được chép lại, rằng :"Hai đạo quân tham nhũng và chống tham nhũng đang trong thế đối đầu bế tắc"

Một tờ báo nhà nước ở vùng đông bắc Trung hoa thuật lại tin này, cho biết thêm ông Tập còn nói :"Trong cuộc tranh đấu  chống tham nhũng, tội không cần biết sống chết, cũng không lo thanh danh hủy hoại". Một số báo chí Nhà nước trích lại tin này nhưng sau đó đều bị kiểm duyệt gỡ xuống khỏi mạng.

Tuy nhiên đến nay đã hai tháng qua, ông họ Tập đã nhốt được hai con hổ cựu phó chủ tịch quân ủy trung ương Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, chứng tỏ ông đã báo động tình hình như vậy để đòi hỏi sự ủng hộ, yểm trợ của bộ chính trị, và đã thành công.

Người Việt ta có mong Việt Nam sắp có một tráng sĩ Hàng Long Phục Hổ như Tập Cận-Bình, nếu không thành công thì cũng thành nhân, hay chăng? Mong quý vị trả lời câu hỏi này trong mục "Ý kiến bạn đọc" ở cùng trang.

Câu trả lời của Mặc Lâm, RFA, là "Võ Tòng đả hổ có quốc tịch Trung hoa, không phải người Việt Nam!"

Tuy nhiên Mặc Lâm đã quên rằng nước Đại Việt cũng có dũng sĩ Lê Văn Khôi, con nuôi Tả Quân Lê Văn Duyệt, biểu diễn tay không đấm chết hổ trong buổi Tả Quân khao tiệc sứ thần Xiêm La.

Sau khi Lê Tả Quân qua đời và bị vua Minh Mạng truy án, Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An (Sài Gòn) và các thành lân cận, nhưng sau cùng bị vây trong thành và chết vì bệnh phù thủng.
Việt Long ( RFA )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét