Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Truyện Sơn Tinh và “truyền thống” đắng cay...

Trần Kinh Nghị - Im lặng là vàng

Không chỉ người Việt Nam mà cả thế giới đã đúc kết về thế nào là cách ứng xử hợp lý trước những tình huống khó xử, đó là giữ im lặng không nói điều gì: “Im lặng là vàng”. Tuy nhiên, biết vậy mà không hiểu sao một số chính khách VN hay vi phạm điều này, có khi do vô tình có khi cố ý và ngay cả trong những tình huống rất nhạy cảm liên quan đến lợi ích quốc gia.

Mới đây có chuyện ông Lê Lương Minh được hãng Reuters trích dẫn đã phát biểu với tư cách Tổng Thư ký ASEAN tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Naypyidaw, Myanmar ngày 9/8/2014 rằng “Đề xuất của Hoa Kỳ (“đóng băng” các hoạt động xây dựng của các bên tại biển Đông) đã không được các Bộ trưởng ASEAN thảo luận vì ASEAN đã có nghị quyết ngăn chặn không được xây dựng trên các đảo san hô và cải tạo đất trong khu vực tranh chấp. Ông Minh còn lưu ý rằng “Đây không phải là vấn đề của ASEAN vì tổ chức này đã có những cam kết cùng với Trung Quốc tự kềm chế trong các hoạt động vào năm 2002“…và rằng “Các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông chỉ có thể được giải quyết giữa các bên có liên quan“.

Ai cũng biết, vấn đề biển Đông có liên quan đến nhiều nước ASEAN và thế giới, nhưng đã bị TQ tìm mọi cách ngăn cản không cho “quốc tế hóa”, coi đó là “vấn đề song phương” giữa TQ với từng nước ASEAN để dễ bề bẻ từng chiếc đũa. Cậy thế nước lớn có nhiều tiềm lực TQ không chỉ tung ra hàng vạn tàu thuyền tràn ngập biển Đông mà còn hối hả xây dựng trái phép tại nhiều điểm trong đó có bãi Gạc Ma chiếm của VN năm 1988. Những hành động ngang ngược tham lam của TQ đã đẩy vấn đề lên mức mâu thuẫn lợi ích với các nước ngoài khu vực, trong đó có Mỹ. Điều này có nghĩa là TQ đã tự gây ra vấn đề với Mỹ thì họ phải tự xử lý lấy với Mỹ mới đúng! Hà cớ gì các nước “nạn nhân” lại không ủng hộ đề nghị của Mỹ với tư cách là một bên đối tác của ASEAN cũng như TQ (?) Đã có một vài trường hợp do cầu lợi mà nhắm mắt làm theo yêu cầu của TQ  như Campuchia khi làm Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 và đã bị Phipipin, VN và nhiều nước ASEAN chê bai rồi còn gì.
Sơ đồ căn cứ Gạc Ma TQ đang xây dựng  (Nguồn internet)
Còn nhớ, trong dịp Hội nghị Shangri-La tại Singapore cuối tháng 5 đầu tháng 6/2014, giữa lúc TQ cho hạ đặt giàn khoan khủng Haiyang 981 với sự hộ tống của hàng trăm tàu thuyền, máy bay, kể cả tàu chiến tại vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa tranh chấp và sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN khiến dư luận thế giới tập trung ủng hộ VN mạnh hơn mức chưa tùng thấy trước đó thì Đại tướng Phùng Quang Thanh với tư cách Trưởng Đoàn VN tham dự Hội nghị đã nói “xanh rờn” rằng chuyện giàn khoan chỉ là chuyện “xích mích giữa láng giềng, bạn bè”. Ít ai hiểu được hàng xóm bạn bè kiểu gì mà lại dàn binh bố trận hùng hùng hổ hổ trấn cướp nhà của nhau như thế (!?)

Thiết nghĩ không cần nhắc lại, chắc mọi người đều biết dư luận bên trong VN và quốc tế đã phản ứng như thế nào trước các phát biểu như thế của các vị quan chức cao cấp VN, và cảm nhận chung nhất là không khác nào những gáo nước lạnh dội lên đầu những ai có thiện chí ủng hộ VN (trong cuộc đấu tranh với TQ).

Vẫn biết VN có lý của mình để theo đuổi cái gọi là “đường lối mềm dẻo khôn khéo” giữa các nước lớn trong vấn đề biển Đông, nhưng đâu nhất thiết phải nói ra những điều mà nếu không nói có khi còn khôn khéo hơn ấy chứ (!?)   Điều tất nhiên và lẽ đương nhiên, việc ai người nấy làm, nước nào cũng có lợi ích của họ, VN có lợi ích của VN, Nhật Bản có lợi ích của Nhật Bản, Hoa Ký có lợi ích của Hoa Kỳ, TQ có lợi ích của TQ, v.v… Và không phải vì những lời nói của một vài quan chức nước nọ nước kia mà có thể xoay chuyển tình thế. Nhưng quả là tình thế khó mà có thể tốt hơn lên khi có một người bạn đồng hành chốc chốc lại bỗng dưng dừng lại giữa đường vì lý do riêng tư hoặc thốt lên những lời khó hiểu.

Chắc chắn các vị quan chức càng cao thì càng hiểu biết về nguyên lý ứng xử “im lặng là vàng”. Nhưng có lẽ vì họ có bổn phận phải nói theo đường lối đã được chỉ đạo từ cấp cao. Đó cũng là lẽ đương nhiên. Chỉ tiếc là, sự chỉ đạo đó bắt nguồn từ một nếp tư duy quá cũ kỹ, xơ cứng không còn sức co giãn, đàn hồi để thích ứng với dòng chảy của thời đại. Nếu người viết bài này không nhầm, thì rất nhiều, nếu không nói là đa số người VN, đều cảm thấy bất bình trước những phát biểu mà họ nhận thấy không cần thiết hoặc không đúng lúc của các vị quan chức trong những tình hướng cụ thể nói trên. Giá như họ giữ im lặng, đừng nói gì trong những tình huống đó có phải tốt hơn không (?)
Trần Kinh Nghị
(Blog Bách Việt)   
 

Hà Văn Thịnh - Truyện Sơn Tinh và “truyền thống” đắng cay...

Đọc title báo, thấy mừng về chuyện Bộ Công thương hủy bỏ kết quả thi công chức (Một Thế Giới, 10:00, 13.8.2014). Đọc xong, sự ngao ngán của ê chề mới ngấm và...đau hơn: Thì ra, chuyện xảy ra từ thuở...13, mãi đến gần hết Quý III của năm 2014 mới... rục rịch xử lý(!)?
Chắc chắn, đây không phải là scandal đầu tiên của cái trò bẩn có tên gọi là bổ nhiệm cán bộ hay mới đây, được khoác cải vỏ dân chủ, công bằng là thi công chức của xứ mình. Một trong những vụ tạm coi là điển hình, đó là dư luận xôn xao về chuyện ông Trần Văn Truyền bổ nhiệm hàng chục chức vụ trước khi về hưu. Kỳ lạ là chẳng thấy ai coi đó là vấn đề TO mặc dù sự khuất tất động trời xảy ra ngay tại cơ quan Tổng Thanh tra Chính phủ(!) Thanh tra là cơ quan tót vời cao vút của bộ máy, mà luật pháp, sự minh bạch còn bị vầy vò đến thế, các bộ phận khác đương nhiên khó tránh khỏi những vụ việc đen đúa nặng nề.
Câu hỏi đặt ra là tại sao phải mất gần 8 tháng (24.12.2013 đến 12.8.2014) mới “biết” nỗi sai? Ai không biết Cục Quản lý Thị trường của Bộ Công thương là một trong những mắt xích màu mỡ nhất của mọi ý đồ đục khoét, tham nhũng. Thành thử, con công cháu cha trúng tuyển vào mấy cái ghế đó là sự trắng trợn của việc coi thường kỷ cương, phép nước.
Kỳ thi được tổ chức như một trò hề - và, cái sự trớ trêu là Cục QLTT, về chức năng cũng chẳng khác gì một cơ quan thanh tra trong Bộ CT, đã cho phép thí sinh mang tài liệu vào quay cóp vô tư như trư xơi cám nhưng mãi đến khi báo chí phanh phui, không thể giấu nhẹm, giàn xếp được nữa thì Bộ CT mới buộc phải làm cái việc họ cố tình... quên.
Bộ CT không thể nói với dư luận là lâu nay không biết bởi một trong 10 người trúng tuyển (trong tổng số 299 thí sinh dự thi) là cháu của ông Đào Minh Hải, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ CT. Ông Hải là nhân vật số 2 của Bộ(!) Cháu ông đỗ vào cái vị trí mâm cao cỗ đầy nhưng nay phải đắng họng mà hủy bỏ kết quả thì lẽ đương nhiên là khó quyết, khó làm. Phải chăng đây là lý do chính để đến bây giờ mới có cái “quyết định” muộn mằn?
Cái sự... “muộn” trên đây còn có hình hài của trò đùa -  bỡn cợt khủng khiếp: Với những vi phạm tày đình như thế, ông Cục trưởng Cục QLTT Trương Quang Hoài Nam chỉ bị kỷ luật với hình thức... PHÊ BÌNH NGHIÊM KHẮC, ông Cục phó thì bị... khiển trách(!)? Chưa hết: Hình như  90 triệu nhân dân chẳng có gram giá trị nào khi mới đây, ông Trương Quang Hoài Nam, nguyên Cục trưởng Cục QLTT, vừa được bổ nhiệm làm... Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ – thành phố trực thuộc Trung ương!? Quả là cười ra nước mắt khi BBC bình luận rằng Bộ CT vừa kỷ luật... Phó Chủ tịch tỉnh (BBC, 10:34, 13.8.2014)?
Đã là THI thì nguyên tắc tiên quyết không thể không có là sự cạnh tranh công bằng từ sự bảo mật của đề thi, sự trong sạch của phòng thi và tính khách quan của chấm điểm, tuyển chọn. Tất cả những khâu ấy không hề được Cục QLTT tuân thủ, có lẽ là ‘họ’ hoàn toàn xứng đáng với hậu duệ của Vua Hùng Vương thứ 18 chăng?
Truyền thuyết kể rằng Vua Hùng vương thứ 18 đã ra đề thi tuyển chọn phò mã cho công chúa Mỵ Nương là phải có voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Oái oăm của cái truyền thuyết phản khoa học là ở chỗ chỉ có hai ‘thí sinh’ là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đề thi như thế thì cụ tổ của Thủy Tinh sống lại, thi cũng trượt. Dưới biển làm sao có mấy thứ đó mà tìm để không bao giờ thấy? Nếu cha ông xưa thiên vị Thủy Tinh, chắc hẳn đề thi phải là “mực chín ngà, ba ba chín cựa, cá ngựa chín hồng mao”...
Nếu không dẹp bỏ những trò hề như thi công chức mặc định cho... Sơn Tinh thì đất nước sẽ chẳng bao giờ cất đầu lên nổi. Nhân đây cũng nói thẳng luôn rằng: Trong cái ‘kho tàng cổ tích’ của nước ta, có không ít những “bài học” nhất thiết phải loại bỏ bởi nó gieo rắc, nuôi dướng biết bao cái mầm của tai họa. Muốn tìm thì nhiều lắm lắm: Ví như Truyện Sơn Tinh - “truyền thống” được “phát huy” thành... thi công chức thời XHCN; ví như Cô Tấm “thảo hiền” - hiền đến mức chặt xác em ra làm mắm; ví như Truyện Trạng Quỳnh - mang danh tiến sĩ mà chỉ toàn là tháu cáy, lưu manh - đó là chưa bàn chuyện tàn nhẫn bắt mèo ăn... rau, coi hành hạ kẻ khác là... nghệ thuật, “giáo dục” bao thế hệ trẻ con cười nghiêng, cười ngả trong cái thích thú rợn người về sự độc ác, dã man...

Huế, 15.8.2014.
Hà Văn Thịnh
(Quê Choa) 

Đèn Cù giải thiêng cách mạng cộng sản Việt nam

Nhật báo Người Việt sẽ xuất bản quyển sách tư liệu mang tựa đề Đèn Cù của nhà văn, nhà báo Trần Đĩnh vào cuối tháng 8 này
Nhật báo Người Việt sẽ xuất bản quyển sách tư liệu mang tựa đề Đèn Cù của nhà văn, nhà báo Trần Đĩnh vào cuối tháng 8 này. RFA files
  Điều mong mỏi nhất của người đọc khi cầm lên quyển sách tư liệu dày 600 trang của Trần Đĩnh có lẽ sẽ là những tiết lộ về những toan tính, những âm mưu chính trị bên trong đảng cộng sản Việt nam trong gần 70 năm qua từ khi đảng này bước lên thống lĩnh đời sống chính trị Việt nam. Mong mỏi đó ở người đọc không phải là điều gây ngạc nhiên vì chính nhân thân của tác giả, người làm việc nhiều năm tại cơ quan tuyên truyền của đảng là báo Nhân dân, và hơn thế nữa ông là người có cơ hội tiếp cận những nhân vật lớn của đảng như Hồ Chí Minh, Trường Chinh,…

600 trang sách dẫn độc giả đi từ những âm mưu nhỏ giành giật quyền lực ở cơ quan cho đến âm mưu mang tính toàn cầu, mà trong đó tác giả cũng phải mất nhiều thời gian để nhận ra. Và điều đáng buồn hơn hết chính là những âm mưu đó đã đưa đến cuộc chiến Việt nam tương tàn hơn hai mươi năm mà hệ lụy cho đến ngày nay dường như chưa chấm dứt.
Đó là chuyện ông vua không ngai Lê Đức Thọ, người chỉ giữ chức vụ khiêm tốn trưởng ban tổ chức trung ương, nhưng nắm trong tay quyền sinh quyền sát trên không những sinh mạng chính trị mà cả sinh mạng vật lý của hàng triệu đảng viên ĐCSVN và những người dân Việt nam
Những lời đồn đoán về nền chính trị bí ẩn của đảng cộng sản Việt nam được tác giả xác nhận một cách rõ ràng, hoặc bởi chính mắt mình trông thấy, hoặc bởi những người trong cuộc kể lại.

Giải Thánh

Đó là chuyện ông vua không ngai Lê Đức Thọ, người chỉ giữ chức vụ khiêm tốn trưởng ban tổ chức trung ương, nhưng nắm trong tay quyền sinh quyền sát trên không những sinh mạng chính trị mà cả sinh mạng vật lý của hàng triệu đảng viên đảng cộng sản Việt nam và những người dân Việt nam.
Ông Lê Đức Thọ
Lê Đức Thọ​,tên thật là: Phan Đình Khải ​sinh ngày 10/10/1911,mất 13/10/1990​
Đó là chuyện các anh hùng của cuộc chiến tranh cách mạng do đảng cộng sản lãnh đạo, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, thực chất đã không còn quyền lực gì từ những năm 60 của thế kỷ trước, mặc dù họ đã được đảng phong thánh.

Tác giả Trần Đĩnh đã giải thánh những anh hùng đó, giải thánh bằng những sự thật về cuộc sống bình thường của họ, mà tác giả mô tả một cách trần trụi nhất.

Hồ Chí Minh hóa ra không phải là một nhà cách mạng khắc kỷ bỏ hết mọi thứ riêng tư để hiến thân cho cách mạng và cho dân tộc. Qua lời kể của họa sĩ Phan Kế An, ông cũng có những đòi hỏi xác thịt bình thường nhất.

Hữu Thọ người đôi khi được báo chí chính thống hiện nay mô tả như một nhà báo đầy đạo dức và trách nhiệm nghề nghiệp, hóa ra là một kẻ bon chen, nhỏ nhen, làm tất cả để tiến thân trên những tầng nấc quyền lực của đảng.

Lê Duẩn, Tổng bí thư có quyền lực tuyệt đối của đảng cho đến chết, lại có những ý nghĩ rất ngộ nghĩnh về kinh tế quốc gia khi tuyên bố rằng cứ in tiền thoải mái vì nền kinh tế cộng sản của ông không hề có lạm phát. Cũng chính vị Tổng bí thư có vẻ bề ngoài điềm đạm ấy lại dùng vũ lực xốc cổ áo nhà triết học Trần Đức Thảo khi ông này nói rằng ông không hiểu những điều Tổng bí thư nói.

Qua việc giải thánh các nhân vật cách mạng, cuộc cách mạng cộng sản đã được giải thiêng, nó đơn giản trở thành một cuộc đấu tranh giành quyền lực của một nhóm người. Và cuộc đấu tranh quyền lực đó lại bị chi phối bởi một điều lạ lùng mang tên gọi Ý thức hệ.

Tác giả nói với chúng tôi về Ý thức hệ đó:

Mình không thể hiểu cái ràng buộc về ý thức hệ nó kinh khủng lắm. Con người ta không dám vượt khỏi cái  ranh giới của ý thức hệ  đã qui định được đâu. Anh phải có phe. Anh phải có đầu tàu, đầu tàu cách mạng ấy, Liên Xô lãnh đạo anh không được vi phạm không được phản bội. Anh nên nhớ ngày xưa trong đảng Cộng sản quốc tế, chi bộ của quốc tế là chi bộ của Liên Xô. Anh mà phản bội chi bộ ấy thì còn ra cái gì nữa, đúng không?
Đó là chuyện các anh hùng của cuộc chiến tranh cách mạng do đảng cộng sản lãnh đạo, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, thực chất đã không còn quyền lực gì từ những năm 60 của thế kỷ trước, mặc dù họ đã được đảng phong thánh.
Âm mưu lớn đằng sau cuộc chiến tranh Việt nam

Chính Ý thức hệ này đã tạo nên một âm mưu lớn hơn mang tầm vóc toàn cầu, của những đồng chí phương Bắc của đảng cộng sản Việt nam, đó là nước Trung hoa cộng sản. Đây dường như là lần đầu tiên, một người trong lòng hệ thống là Trần Đĩnh xác định rõ rằng chính Trung Quốc đã đứng đằng sau lưng đảng cộng sản Việt Nam để khuấy động cuộc chiến tranh Việt Nam, mà tác giả không ngần ngại gọi nó là một cuộc nội chiến. Theo tác giả thì Trung quốc đã khuấy động chiến tranh bằng máu người Việt nam để đưa Trung Quốc ra đấu trường tranh giành quyền lợi của thế giới.

Phân tích của tác giả cho thấy rằng đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập chưa bao giờ độc lập như họ thường tuyên bố. Trong cuộc chiến Việt nam huynh đệ tương tàn, đảng cộng sản Việt nam phụ thuộc vào Trung quốc. Chính vì lý do đó đã xảy ra vụ án Xét lại chống đảng mà những người được coi là thân Liên Xô như tác giả bị tống giam, thẩm tra bằng những bảng án miệng của Đảng. Rồi sau đó để làm vừa lòng Liên Xô, các nhân vật được xem là thân Trung quốc, đến phiên mình, lại bị tống giam không án.

Liên quan đến vụ án xét lại này, Trần Đĩnh cũng làm rõ rằng chính Lê Duẩn là người tôn vinh Mao Trạch Đông là lãnh tụ vô sản thế giới trong những năm 60, chứ không phải như dư luận từng xì xào trước đây rằng Trường Chinh là người thân Trung quốc vì ông chịu trách nhiệm những chết chóc đẫm máu của cuộc cải cách ruộng đất mà Trung quốc đứng đằng sau lưng.
Ông Võ Nguyên Giáp và lãnh tụ Hồ chí Minh năm 1945
Ông Võ Nguyên Giáp và lãnh tụ Hồ chí Minh năm 1945
Và đến phiên mình, khi Trường Chinh đã mất quyền lực thì ông cũng đánh đu theo dòng chính thống thân Trung quốc.

Trong những tư tưởng thân bên này thân bên nọ ấy đương nhiên quyền lợi dân tộc Việt nam bị quên đi, từ những năm cuối thập niên 50 những người cộng sản Việt nam đã tin rằng Trung quốc sẽ giữ giùm quần đảo Hoàng Sa!

Kinh hoàng cải cách ruộng đất

Và cuối cùng, trong những sự thật trần trụi mà tác giả mô tả, là sự thật chết chóc của cải cách ruộng đất dưới vỏ bọc mỹ miều đấu tranh giai cấp. Nếu trong Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức, những thảm cảnh trên đường vượt biển tìm tự do của người Việt sau năm 1975 được mô tả rõ ràng như chì đen trên giấy trắng không kèm theo lời bình luận, thì thảm sát cải cách ruộng đất lại được Trần Đĩnh cất lên đầy thê lương như những câu hờ tang tóc trên đồng bằng Bắc bộ.
Trong những tư tưởng thân bên này thân bên nọ ấy đương nhiên quyền lợi dân tộc Việt nam bị quên đi, từ những năm cuối thập niên 50 những người cộng sản Việt nam đã tin rằng Trung quốc sẽ giữ giùm quần đảo Hoàng Sa!
Và ai là người chịu trách nhiệm về cuộc giết chóc hoang tàn mà chính đảng cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng đó là sai lầm? Cái nhìn cận cảnh của tác giả về Hồ Chí Minh, lãnh tụ lớn nhất của đảng lúc ấy, sau những cái chết của những địa chủ có công với cách mạng như bà Nguyễn Thị Năm, Cụ Cử Cáp,… làm cho người đọc nghĩ rằng những giọt nước mắt của Hồ Chí Minh mà nhiều người thấy qua hình ảnh từ trước đến nay không hoàn toàn là những giọt nước mắt.


Một đặc trưng cơ bản của chế độ cộng sản là tính toàn trị của nó. Nó muốn kiểm soát hết mọi thứ, kể cả suy nghĩ của người dân. Đèn Cù của Trần Đĩnh miêu tả những náo loạn tinh thần mà chủ nghĩa cộng sản đem lại cho một xã hội bình thường vì sự mong muốn toàn trị của nó.

Trong sự mong muốn toàn trị ấy, chủ nghĩa cộng sản bỏ qua cá nhân con người. Trần Đĩnh viết rằng định nghĩa về con người dưới chế độ cộng sản là một tổng hòa các mối quan hệ xã hội, và vì thế chính bản thân con người là không quan trọng nữa.

Trong xã hội mà đảng lãnh đạo nổi lên như một tổ chức siêu quyền lực. Mọi quan hệ giữa người và người với nhau như tình bạn cũng không quan trọng cái mà Trần Đĩnh gọi là tình đảng, vì tình đảng ấy cho những người cảm tình của nó đủ thứ, bảo vệ và che chắn cho những người có tình đảng ấy.

Theo tác giả, chủ nghĩa cộng sản đã lợi dụng hai góc tối tăm nhất của con người là nỗi sợ và lòng tham để thống trị họ. Ông lấy bản thân làm ví dụ. Ông biết rằng ông viết theo chỉ thị của ai đó, của đảng là một việc không nên làm, và khi đã lờ mờ nhận thấy thì cũng khó lòng bứt khỏi nó.

Và tôi bắt đầu lờ mờ nhận thấy ngoài bồi bút, tôi mang hai bộ mặt lệch nhau: om xòm ở tư cách kẻ lên án và câm nín với vai tội phạm bị đàn áp man rợ của chính bản thân.

Mà không phải chỉ có ông, một nhà báo không có vai vế trong đảng. Một vị đại công thần là Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng sợ hãi những cố vấn Trung quốc, vị Đại tướng phải nhắn nhủ các người thân tín của mình là phải dè chừng sự sưu tra lý lịch của những viên cố vấn ấy. Guồng máy cộng sản nội địa và cộng sản quốc tế luôn đè nặng một nỗi sợ lên những thành viên của họ.

Một loại xã hội mới được mà đảng cộng sản xây dựng nên được Trần Đĩnh mô tả: Đảng tạo ra hẳn một xã hội mới toanh cho loài người bất cần loài người có bằng lòng hay không. Đọc đoạn này độc giả dễ dàng liên tưởng đến tác phẩm gây chấn động ý thức hệ cộng sản vào những năm 50 của thế kỷ trước của Milovan Djilas mang tên Giai cấp mới, trong đó nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam tư mô tả một giai cấp mới là gia cấp cộng sản lên ngôi nắm mọi quyền lực và quyền lợi. Nay Trần Đĩnh viết rằng trong sự bất cần loài người có đồng ý hay không ấy thì luật pháp chẳng có ý nghĩa gì cả.

Những nhân vật có thật trong Đèn Cù, từ những văn nghệ sĩ, trí giả như Đặng Thai Mai, Chế Lan Viên, đến những nhân vật chính trị đều hành xử trong một tình đảng và không pháp luật ấy. Mà ngay chính bản thân tác giả, ông cũng cho rằng có những lúc ông đã hành xử rất “cộng sản,” đó là khi ông đến gặp ông Trường Chinh, và được ông này khoe đứa cháu còn ẵm ngữa:

Bây giờ, ở trang giấy này, tôi thành thật xin lỗi người ông và người cháu đích tôn. Tôi đã phản ứng sặc mùi cộng sản: oán hận dai bền. Hôm ấy Trường Chinh có tình người hơn tôi. Nay tôi thật lòng xấu hổ. Nhất là khi đọc Cioran: “Hận thù có thể khiến con người dũng cảm nhưng chỉ bao dung mới làm cho con người có đạo đức.”

Mang những hận thù, oán hận ấy để đi giải phóng loài người như mục tiêu cao cả mà những nhà tư tưởng cộng sản đầu tiên đề ra thì quả là khó, Trần Đĩnh viết tiếp:

Giải phóng con người là một thứ ngoa ngôn sặc mùi tâm thần. Giải phóng cho bản thân bình đẳng với dân còn làm không nổi, nói gì giải phóng loài người?

Và những mục đích cao đẹp đó chỉ đem vào cho chủ nghĩa cộng sản một đặc tính mà Trần Đĩnh dùng một danh từ của đầu thế kỷ 21 để miêu tả, đó là một loại thuốc lắc, ý thức hệ gây lắc, như những cơn điên lọan ở vũ trường.
Giải phóng con người là một thứ ngoa ngôn sặc mùi tâm thần. Giải phóng cho bản thân bình đẳng với dân còn làm không nổi, nói gì giải phóng loài người?
Trong cơn lắc say sưa đó, chế độ cộng sản trở nên, như Trần Đĩnh mô tả, là một chế độ hỗn hào, nó cho mình là đứng lên hết thảy mọi thứ. Điều này giải thích cho sự ngạc nhiên cách đây gần 40 năm khi những người dân miền Nam lần đầu tiên tiếp xúc với ngôn ngữ tuyên truyền từ những người cộng sản, khi họ gọi tất cả những nhân vật, những quốc gia không thuộc về phe của họ bằng những từ miệt thị, từ những viên tướng Mỹ, Pháp cho đến những nhà lãnh đạo chế độ Việt nam cộng hòa vừa sụp đổ.

Giữ mình và thoát cộng

Trong khung cảnh mờ mịch đầy kích động do đảng tạo ra ấy, vẫn còn có những con người bám víu được những mảnh lý lẽ, lương tri cuối cùng của mình.

Nguyễn Trung Thành, nhân vật đã giúp Lê Đức Thọ dựng nên vụ án xét lại chống đảng đã cố gắng đòi hỏi minh oan cho những nạn nhân. Vù là sự minh oan đó vẫn còn nằm dưới…công lý của Đảng.

Bản thân Trần Đĩnh cũng giải thích ông đã phải giữ mình như thế nào

Tôi đã giữ được y tứ với bản thân trước hết. May sao cái chất thú hoang nó đã giúp tôi giữ lấy nhân cách cho mình, cái nhân cách hết sức mong manh trong vòng vây của chủ nghĩa tập thể, cái chủ nghĩa nó không biết đến nhân cách. Cái gì dính đến nhân - con người - là nó ghét lắm.

Có lúc ông vẫn hy vọng là cứu giúp đảng cộng sản, mà ông đã tham gia vào thuở thanh niên hăng hái tưởng rằng đó là một lý tưởng sống. Cho đến sau khi cuộc chiến mà ông không ngần ngại gọi là cuộc nội chiến kết thúc. Khi bị khai trừ ra khỏi đảng cộng sản, ông trích lời bố ông rằng đó là một sự kiện vĩ đại của cuộc đời ông.

Cuốn sách được Trần Đĩnh hoàn thành vào năm 2014 của thế kỷ 21. Nhìn lại tư tưởng ủng hộ Liên Xô của ông và các đồng chí vào những năm chiến tranh lạnh, đối đầu với chủ nghĩa Mao, ông viết:

Có lẽ trong những người phản đối cộng sản, có một số rất ghét xét lại chúng tôi vì là “tay sai Liên Xô.” Họ nghe Ðảng nên không hiểu là do kiên trì phản đối nội chiến, chúng tôi đã bị khép tội chống Ðảng, phản động trong bóng tối bí mật bao la của Ðảng.

Lúc đó với chúng tôi, đào đâu ra Human Right Watch, ra Internet, ra Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết đòi Việt Nam tôn trọng nhân quyền, đào đâu ra các thứ blogs ngày ngày đòi thả chúng tôi v. v.?.

Điều này không khác những người cộng sản Đông Âu trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ cũng từng hy vọng rằng họ có thể làm cho chủ nghĩa cộng sản trở nên có một khuôn mặt mang tính người hơn.

Và trước khi hoàn tất quyển sách này, Trần Đĩnh vẫn còn đề đạt những gì ông cho là nên làm với chính quyền hiện tại, vẫn còn mang tên cộng sản, nhưng đã tiến hành một cuộc hôn nhân nhiều gai góc với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Kính Hòa, phóng viên RFA 
2014-08-14

Lê Thọ Bình - Nguyễn Hữu Đang: một bi kịch lớn

 Bi kịch của kẻ sĩ dưới chế độ Đảng trị
  
clip_image002Chế độ Đảng trị ở Việt Nam mới tồn tại được 70 năm nhưng nó đã gây ra vô vàn bi kịch cá nhân và tập thể. Trong các triều đại phong kiến, chưa thấy sử sách nào ghi lại một cuộc cải cách ruộng đất có quy mô hủy diệt và quy mô đau khổ giống như cuộc cải cách ruộng đất thời Đảng trị, cũng chưa thấy cuộc đàn áp trí thức nào giống như cuộc đàn áp Nhân văn Giai phẩm. Chế độ phong kiến nói chung là còn biết tôn trọng trí thức. Sĩ, nông, công, thương. Sĩ được xếp đầu tiên. Nhưng đến thời “cách mạng vô sản” thì mọi chuyện thay đổi. Lãnh tụ vô sản Trung Quốc “Hoàng đế” Mao Trạch Đông là kẻ sùng bái bạo lực: “Súng đẻ ra chính quyền”, coi thường trí thức: “Trí thức là cục phân”. Ở Việt Nam, không thấy nhà lãnh đạo nào dám “lập ngôn” kiểu Mao – tuy từ rất lâu cũng đã nghe truyền ngôn một thành ngữ được cho là của ông Đảng trưởng Trần Phú: "Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ" – nhưng trong thực tế, họ lại hành xử theo kiểu Mao. Chưa thấy cá nhân nào, tổ chức nào làm cái việc thống kê xem Cuộc cải cách ruộng đất 1953 - 1955 có bao nhiêu người bị giết, bao nhiêu gia đình bị đẩy vào cảnh cùng đường, bao nhiêu người bị tù đày? Không ai biết, không ai thống kê, nhưng chắc chắn con số đó phải hàng triệu. Cũng chưa ai biết vụ Nhân văn Giai phẩm có bao nhiêu trí thức bị đàn áp, ngồi tù, thân bại danh liệt mà nguyên nhân nhiều khi chỉ là một câu nói rất vớ vẩn. Chắc chắn phải là hàng nhiều nghìn.

Vậy tại sao trường hợp ông Nguyễn Hữu Đang lại được quan tâm nhiều như vậy? Bởi vì ông có một số phận đặc biệt. Còn rất trẻ, ông đã là Thứ trưởng trong chính quyền, ông là nhà truyền giáo cách mạng hùng hồn bậc nhất mặc dù không để lại nhiều trước tác. Sau nữa, ông là người được Hồ Chí Minh giao trách nhiệm dựng lễ đài đọc Tuyên ngôn độc lập 2.9.1945. Nhưng cái làm cho nhiều người “mê” ông chính vì ông là một nhà cách mạng nhiệt thành và hơi… cuồng tín. Cho đến chết ông vẫn coi cách mạng là một thứ gì đó vô cùng đẹp đẽ, kỳ vĩ. Dao sắc không gọt được chuôi, vị đại diện thông minh, tài giỏi, hào hùng và trung thành của cách mạng đã không tự cứu được mình khi dám cả gan đòi cho giới văn nghệ một không gian sống và không gian nghệ thuật dễ thở hơn, tự do hơn. Kết quả là đứa con cưng của cách mạng đã bị cách mạng xóa sổ: kết án 15 năm tù. Ra tù phải ăn cả cóc nhái rắn rết để tồn tại và cùng quẫn đến mức phải lo tìm một chỗ bờ bụi nằm chết một mình cho yên thân.

Rất nhiều người đã nhìn thấy thân phận người trí thức, thân phận con người qua thân phận Nguyễn Hữu Đang. Tuy nhiên điều chua chát là cho đến nay trí thức – chúng tôi muốn nói chủ yếu đến lớp trí thức trong khuôn – vẫn là đàn cừu dễ chăn, bị đánh thì cũng chỉ biết chạy, vẫy đuôi và kêu be be. Bằng chứng rõ ràng nhất là vụ án Nhã Thuyên – một phiên bản thu nhỏ của vụ Nhân văn Giai phẩm. Có hàng triệu người được coi là trí thức nhưng bao nhiêu người dám đứng ra bênh vực Nhã Thuyên? Vụ án Nguyễn Hữu Đang dù đã trôi qua hơn nửa thế kỷ mà vẫn còn nguyên tính chất thời sự. Nghĩa là... chiếc Đèn cù vẫn đang tiếp tục xoay, dù nến đã lụi nhưng vẫn chưa tắt.

Xin có một vài lời tưởng nhớ nhà cách mạng có tư tưởng tự do Nguyễn Hữu Đang nhân ngày sinh thứ 101 của ông (15.8.1913 -15.8.2014) và xin lưu ý rằng rất nhiều người yêu tự do không kém gì Nguyễn Hữu Đang đang ngồi sau chấn song sắt nhà tù. Mấy chục năm qua bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, riêng chế độ đảng trị vẫn đứng lại, vẫn như cũ, nghĩa là cơ chế để tạo ra các bi kịch vẫn còn nguyên vẹn.

Bauxite Việt Nam


Đang nắm giữ những chức vụ và đảm nhiệm những công việc rất quan trọng của chính quyền: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền, Thứ trưởng Bộ Thanh niên, được giao nhiệm vụ tổ chức ngày Lễ Độc lập (2-9), ông như con đại bàng đang bay cao. Nhưng rồi cái tư tưởng phóng khoáng, tự do của một chú đại bàng “hoang dã” muốn đưa đồng loại của mình tới khoảng trời bay nhảy tự do đã khiến ông rơi từ “trời cao” xuống vực thẳm, để lại cho nhân gian những câu chuyện thật đau lòng bằng một vụ án văn chương mà người ta gọi là “Nhân văn Giai phẩm”.

Vâng, ông là Nguyễn Hữu Đang, người được coi là “Lãnh tụ tinh thần” của “Nhân văn Giai phẩm”.

Hành trình bài bút ký
Lần đầu tiên tôi gặp Nguyễn Hữu Đang là mùa hè năm 1993, khi ông vừa lên Hà Nội cư trú sau gần 20 năm bị quản thúc tại Thái Bình, quê ông.

Hôm ấy tôi đang làm việc ở Văn phòng cơ quan thì một cụ già vận chiếc quần bộ đội bạc phếch, áo sơ mi cộc tay trắng đã ố vàng bỏ ngoài quần, đi dép cao su 3 quai, đầu đội chiếc mũ lá tuềnh toàng. Tôi đã nghĩ “Lại cụ nông dân đi kiện về đất đai” và chào ông. Ông cởi chiếc mũ lá. Đầu trọc lốc. Ông không chào, cũng chẳng đáp lời tôi, hỏi cộc lốc: “Các ông có biết tôi là ai không?”. Tôi lắc đầu. Ông nhăn mặt: “Tôi là Nguyễn Hữu Đang vừa ở tù 15 năm và quản thúc 20 năm đây!”. Tôi hết sức ngạc nhiên. Không, phải nói là sửng sốt thì đúng hơn. Nguyễn Hữu Đang, Lãnh tụ tinh thần của “Nhân văn Giai phẩm” đây sao!

Thú thực, ban đầu tôi không thực sự ấn tượng vì cách nói chuyện theo kiểu không đầu không cuối của ông. Đầu hơi cúi gằm. Thỉnh thoảng lại lấm lét ngước mắt lên nhìn người nghe. Tuy nhiên, ông lại có chất giọng hào sảng, âm thanh rất vang. Cuối buổi trò chuyện ông rút trong chiếc bị cói ra tập bản thảo bút ký 15 trang giấy viết tay kể về “Tổ chức Ngày Lễ Độc lập năm 1945”. Nét chữ của ông nắn nót, tròn, đều tăm tắp. Tôi cảm ơn ông và hứa sẽ tìm cách đăng cho ông.

Tôi đã kỳ công biên tập ngắn gọn lại thành một bài viết 1.500 chữ và gửi cho báo Tuổi trẻ Chủ nhật (nay là Tuổi trẻ cuối tuần) để đăng nhân dịp Quốc khánh, 2-9. Tuổi trẻ trả lời không đăng được. Tôi đã gửi đi tới cả chục báo, tạp chí như Đại đoàn kết, Lao động, Phụ nữ TP.HCM, tạp chí Thế giới mới, Kiến thức ngày nay… nhưng tiếc rằng không báo nào “dám đăng”.

Đó là điều mà tôi đã tiên liệu trước: Ai dám đăng bài viết mà tác giả của nó là “Lãnh tụ tinh thần” của Nhóm “Nhân văn Giai phẩm”. Tuy nghĩ là vậy, nhưng tôi vẫn hy vọng vào lòng quả cảm của một Tổng biên tập nào đó, vì thực ra ngay từ năm 1989 ông đã được "phục hồi", năm 1990 đã được trả lương hưu và năm 1993 đã được về sống tại Thủ đô.
clip_image004

Tôi như người “mắc nợ” với ông, mặc dù khi đưa tập bản thảo cho tôi ông đã bảo: “May ra có Tuổi trẻ dám đăng”. Sau đấy năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Quốc khánh tôi lại gửi đến một vài báo khác nhau. Và vẫn câu trả lời: “Không đăng được”. Tôi luôn nặng trĩu trong lòng và vì “món nợ” ấy mà đã nhiều năm liền không dám tìm gặp ông.

6 năm sau, năm 1999, tôi về làm việc tại Báo Nông thôn ngày nay. Vì là người được chị Mai Nhung, Tổng biên tập giao nhiệm vụ Tòa soạn, biên tập, duyệt đăng bài, nên tôi đã bê nguyên xi bản thảo ông Đang viết đăng 4 kỳ ở chân trang. Sau khi báo phát hành nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Thậm chí ông Vũ Duy Thông, lúc ấy là Vụ trưởng báo chí Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) biểu dương. Thì ra lâu nay toàn sợ bóng sợ gió cả.

Phần vì bận nhiều công việc, phần không tìm được ra nhà ông Nguyễn Hữu Đang, nên tôi đã không chuyển nhuận bút bài báo cho ông được. Mãi tới năm 2004 tôi mới tìm ra được căn hộ ông ở tít mãi tận Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy, Hà Nội) lúc ấy còn rất hoang vắng. Như vậy là sau 6 năm, kể từ khi ông đưa cho tôi, bài Bút ký mới được đăng và sau 5 năm nữa món nhuận bút mới được chuyển đến tay ông.

Ở căn hộ khu tập thể Nghĩa Đô

Sau nhiều lần tìm kiếm rồi cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra nơi ông ở. Tôi và nhà báo Lương Thị Bích Ngọc chui qua cầu thang ẩm ướt, tối mò, lên tầng 2 dãy nhà Tập thể Bột mì (Nghĩa Đô) gõ cửa nhà ông. Chừng 5 phút sau ông Đang ra mở cửa. Căn phòng nhỏ, bộn bề, đặc mùi ẩm mốc. Ông đã bước sang tuổi 90, cơm nước phải nhờ đến một người cháu tới giúp, song những hoạt động trí tuệ thì ai có thể thay thế được cho con người vốn có tinh thần độc lập từ xưa – kể từ khi ông bị thực dân Pháp bắt tra tấn và suýt đưa ra tòa lúc còn là vị thành niên?

Ngồi ở chiếc bàn nhỏ vừa để ăn vừa để đọc sách của ông, nhìn quanh trên tường và trên bàn có nhiều tấm ảnh chân dung chắc chắn là rất thân thiết với ông; và đập ngay vào mắt chúng tôi là tấm ảnh lịch sử: Lễ đài Ba Đình 2-9-1945 được cho vào khung ảnh cẩn thận kê ngay ngắn trên một chiếc vỏ hộp bánh quy. Chiếc bàn kê sát giá sách để chiếc điện thoại bàn lấm bụi, chiếc kính lúp, cái đèn pin, mấy cục pin con thỏ để lăn lóc.

Cuộc đời có thể tước đoạt của ông nhiều thứ song không thể tước đi quyền tự hào là người đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho trọng trách tổ chức ngày lễ Độc lập ở Ba Đình, và tới năm 1947, ông vẫn còn được coi là nhân vật quan trọng nhất nhì bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mái đầu húi cua bạc cháy tựa nương cằn miền núi sau trận cháy rừng giờ không còn ngẩng cao kiêu hãnh mà hơi cúi gằm bởi năm tháng, nhưng cái vóc dáng cồng kềnh và chắc chắn của ông vẫn cho thấy một nghị lực sống được nén lại, và đôi lúc ánh mắt ông vô tình vẫn lóe lên những luồng ánh sáng trí tuệ.

Nhìn ông, ai có thể tin rằng: Sau mười lăm năm tù đày, ở tuổi 63, ông đã từng phải sống nhờ vào côn trùng và cóc - nhái - chuột - rắn trong suốt hơn mười lăm năm vất vưởng bên lề xã hội ở một làng quê Thái Bình… Trải qua quá nhiều nỗi đớn đau thử thách, và ở giai đoạn cuối cuộc đời vẫn phải lo tránh cạm bẫy, ông phải tự giữ gìn và giữ cho cả người đang đối thoại với mình mà bằng trực giác ông biết là lòng lành, song dường như ông vẫn không bị mất đi sự sắc sảo pha chút hóm hỉnh.

Thấy mấy cuốn sách, vài ba tờ báo vứt lỏng chỏng trên bàn, trên giường, tôi hỏi ông: “Lâu nay bác vẫn nhận được sách báo đều chứ ạ?”. Ông không nói gì, chậm chạp, run rẩy đứng dậy khỏi giường, chậm rãi bước tới cái giá sách nhỏ ở góc nhà lục tìm cái gì đó. Nhìn dáng ông đi liêu xiêu, mảng lưng hở qua chiếc áo bở tã đến thê thảm. Ông lúi húi bên giá sách cạnh tấm ảnh đen trắng Dostoievski chợt nhòe đi. Bên dưới tấm ảnh văn hào Nga được nhiều thế hệ độc giả Việt yêu quý là chiếc tủ lạnh cũ. Bất giác tôi đứng lên, bước tới chiếc tủ lạnh, tự động mở ra: cả hai ngăn trên và dưới đều trống rỗng! Ông Đang không hề để ý tới việc khách mở tủ lạnh và quan sát đồ dùng sinh hoạt trong phòng ông. Ông rời giá sách trên tay cầm theo cuốn sách dày cộp. Ông giở bìa cuốn từ điển Bách khoa Petit Larousse in năm 2.000 ra, chỉ tay vào trang đầu tiên có chữ nắn nót của ông: “Mất từ tr. 865 đến tr. 968″. Rồi ông vội vã mở cuốn sách ra để chứng minh điều mình đã thông báo. Tôi hỏi ông: “100 trang sách đã bị xé. Ai đã xé những trang này hở bác?”. Ông thở dài: “Còn ai vào đây nữa!”. Ông nói nhỏ dường như chỉ để cho mình ông nghe: “Những người có trách nhiệm kiểm soát trước khi chuyển nó đến cho tôi. Còn những mục gì ư? Chỉ là những thứ mà theo người ta, sẽ đầu độc một lão già vô hại là tôi!”.

Câu cuối ông nói ra vừa có gì giễu cợt lại vừa đượm nước mắt. Một công trình văn hóa hoàn hảo, một trong những biểu tượng của trí tuệ nhân loại bị phá hoại bởi những người quen thói bao cấp tư tưởng, quen hăng hái săn sóc tâm hồn và tri thức cho người khác – kể cả với những người đương nhiên là bậc thầy về văn hóa của họ! Thực là một tấn bi hài kịch không đáng có, vậy mà đã nó diễn ra thường xuyên như thứ một tập quán ghê sợ!

Nguyễn Hữu Đang: ông là ai?

Nguyễn Hữu Đang sinh ngày 15/8/1913 tại làng Trà Vy, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình. Theo bản "Tóm tắt quá trình hoạt động xã hội của Nguyễn Hữu Đang" do chính tay ông viết thì năm mười sáu tuổi, ông tham gia Học sinh hội (tổ chức thuộc Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, rồi Đông dương Cộng sản đảng), làm tổ trưởng Hội này. Ngay từ năm 1929 Nguyễn Hữu Đang đã là đối tượng được kết nạp vào đảng. Cuối năm 1930, ông bị bắt, bị tra tấn và bị giam 2 tháng rưỡi tại nhà lao thị xã Thái Bình. Mùa hè năm 1931, bị đưa ra toà, nhưng vì tuổi vị thành niên (trên giấy tờ, ông rút tuổi, khai sinh năm 1916), cho nên chỉ bị quản thúc tại quê nhà. Từ 1932 đến 1936, Nguyễn Hữu Đang theo học Trường Sư phạm Hà Nội.

Năm 1937-1939 ông tham gia Mặt trận dân chủ Đông Dương. Biên tập các báo của Mặt trận như Thời báo (cùng Trần Huy Liệu, Nguyễn Đức Kính), Ngày mới (cùng Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Đức Kính) và các báo của Đảng Cộng sản như Tin tức (cùng Trần Huy Liệu, Phan Bôi), Đời nay (cùng Đặng Xuân Khu tức Trường Chinh, Trần Huy Liệu).

Từ 1938 đến 1945, Nguyễn Hữu Đang hoạt động trong Hội Truyền bá Quốc ngữ, ở các vị trí: Uỷ viên Ban trị sự Trung ương, Huấn luyện viên Trung ương, Trưởng ban Dạy học, Trưởng Ban Cổ động, Phó trưởng Ban Liên lạc các chi nhánh tỉnh.

Năm 1943 Nguyễn Hữu Đang gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, bắt đầu liên lạc mật thiết với Tổng bí thư Trường Chinh và Thành ủy Hà Nội, nhưng vẫn chưa được chính thức kết nạp vào Đảng.

Năm 1943-46 ông tham gia sáng lập và lãnh đạo Hội Văn hoá Cứu quốc, tiếp tục hoạt động chống nạn mù chữ. Mùa thu năm 1944 bị Pháp bắt ở Hà Nội và bị giam một tháng tại Nam Định. Được ra, lại tiếp tục hoạt động cách mạng.

Tháng 8-1945 ông tham dự Đại hội Tân Trào, được bầu vào Ủy ban Giải phóng dân tộc. Tham gia Chính phủ lâm thời mở rộng, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Truyên truyền. Đồng thời cũng trong năm đó ông được Hồ Chí Minh cử làm Trưởng ban Tổ chức Ngày lễ tuyên bố độc lập 2-9-1945.

Từ tháng 10-1945 đến tháng 12-1946 ông giữ các chức vụ Thứ trưởng Bộ Thanh niên, Chủ tịch Ủy ban vận động Mặt trận văn hoá. Tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội.

Từ tháng 12-1946 đến tháng 3-1948 ông làm Trưởng Ban Tuyên truyền xung phong trung ương.

Năm 1947, ông chính thức được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Từ tháng 4-1948, đến tháng 4-49, ông phụ trách báo Toàn dân kháng chiến, cơ quan trung ương của Mặt Trận Liên Việt.

Từ tháng 7-1949 đến tháng 10-1954 Nguyễn Hữu Đang làm Trưởng ban Thanh tra Nha Bình dân học vụ. Từ tháng 11-1954 đến tháng 4-1958 ông tổ chức và biên tập báo Văn Nghệ. Cuối năm 1956 đầu năm 1957 Nguyễn Hữu Đang tổ chức, lãnh đạo và biên tập báo Nhân văn, giúp đỡ tập san Giai phẩm.

Phong trào “Nhân văn Giai phẩm”

Nguyễn Hữu Đang chính thức tham gia hoạt động phong trào Nhân văn Giai phẩm từ tháng 9-1956, với sự ra đời của báo Nhân văn số 1 (20-9-1956). Báo Nhân văn ra được 5 số và đến số thứ 6 chưa kịp phát hành đã bị đình bản (tháng 12-1956).

Trong thời gian tổ chức và tham gia phong trào “Nhân văn Giai phẩm”, Nguyễn Hữu Đang tổ chức lớp học tập dân chủ 18 ngày (từ ngày 8-8 đến 26-8-1956) và trong ngày cuối cùng, ông đã đọc một bài tham luận "nảy lửa" chỉ trích những sai lầm trong công tác lãnh đạo văn nghệ. Trương Tửu đánh giá bài tham luận của Nguyễn Hữu Đang là "sự việc thực là cụ thể, lời lẽ thực là tha thiết". Hoàng Cầm cho rằng tinh thần nêu những thắc mắc, có từ kháng chiến, tích tụ lại và bùng nổ lên trong lớp học này.

Nhà văn Lê Đạt sau này kể lại: "Trong cuộc học tập này, anh em phê phán văn nghệ rất nhiều, trong đó nổi bật lên vai trò của anh Nguyễn Hữu Ðang. Lúc đó Ðang có nói một câu với Nguyễn Ðình Thi (Nguyễn Ðình Thi lúc ấy là một trong những người chịu trách nhiệm tờ Văn nghệ – VN) rằng: "Thế nào tao cũng ra một tờ báo, tờ báo chưa biết tên là gì, tao thì không làm được nhưng để cho bọn Giai phẩm Mùa xuân nó làm".

Còn Nguyễn Huy Tưởng ghi lại không khí lớp học 18 ngày, trong nhật ký của mình như sau: "Nguyễn Hữu Đang nổi lên. Tiếc rằng kéo anh ta về văn nghệ để làm rầy rà mình. Chính người chửi mình nhất là Nguyễn Hữu Đang". Những bực mình và dằn vặt của Nguyễn Huy Tưởng, càng làm rõ tấm lòng và nhân cách của ông: Mặc dù không đồng ý với Nguyễn Hữu Đang, bị Đang chỉ trích nặng nề, nhưng sau này, ông là người duy nhất trong Ban lãnh đạo văn nghệ đã đứng ra bênh vực Nhân văn, như Lê Đạt từng thuật lại và ông cũng ghi trong nhật ký: “đã phản ảnh lên Trường Chinh về vụ Nhân văn, nhưng vô hiệu”.

Về phía buộc tội, Nguyễn Hữu Đang được coi là lãnh tụ, "đầu sỏ". Mạnh Phú Tư viết: “Người ta không thấy tên tuổi Nguyễn Hữu Đang trên những số đầu báo Nhân văn, nhưng chính hắn là linh hồn của tờ báo. Thông qua tờ báo Nhân văn, hắn đã trở thành một thứ lãnh tụ của một bọn người cơ hội, có âm mưu chính trị... ".

Thực vậy, là người làm chính trị, Nguyễn Hữu Đang, với tài tổ chức và hùng biện trong lớp học 18 ngày, ông đã chiếm được lòng tin của giới trí thức và văn nghệ sĩ cấp tiến. Ông nắm lấy cơ hội, đứng ra tổ chức “Nhân văn Giai phẩm” với những người bạn cùng chí hướng từ trong kháng chiến như Trương Tửu, Trần Thiếu Bảo, Lê Đạt, Hoàng Cầm… chủ trương tạp chí “Giai phẩm mùa xuân”.

Tuy không có nhiều bài ký tên thật, nhưng dấu ấn của Nguyễn Hữu Đang trên báo Nhân văn là hết sức đậm nét bằng hàng loạt bài phỏng vấn các tên tuổi lớn như Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Đặng Văn Ngữ về vấn đề dân chủ.

Sau này Nguyễn Hữu Đang nói: “Thực chất phong trào “Nhân văn Giai phẩm”, nếu đứng về mặt chính trị, thì đó là một cuộc đấu tranh của một số người trí thức, văn nghệ sĩ và một số đảng viên về chính trị nữa, là chống, không phải chống đảng cộng sản, mà là chống chủ nghĩa Staline và chủ nghĩa Mao. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Statline và chủ nghĩa Mao đưa đến nhiều hiện tượng cực quyền toàn trị. Nó gay gắt ghê lắm! Chúng ta đã phạm sai lầm trong Cải cách ruộng đất, rồi thì Chỉnh huấn, Chấn chỉnh tổ chức, Ðăng ký hộ khẩu, v.v. Tất cả những chính sách quá tả đó là đều từ phương Bắc xâm nhập vào Việt Nam”.

Tháng 4-1958 Nguyễn Hữu Đang bị bắt. Ngày 19-1-1960, ông bị đưa ra toà cùng với Thụy An, Trần Thiếu Bảo, Phan Tại, và Lê Nguyên Chí.

Sau này Nguyễn Hữu Đang nhớ lại: “Ở trước tòa án thì tôi nhận mấy điểm như thế này: (1). Tôi có phạm kỷ luật của Ðảng và của nhà nước về phương diện tuyên truyền. (2). Trong việc làm của tôi, cũng có những vụ sai sót. Anh em cũng như tôi thôi, thế nhưng tôi gánh trách nhiệm nặng hơn. (3). Ðộng cơ thì nhất định là tốt: Chúng tôi chỉ vì dân, vì nước mà tin rằng việc mình làm có ích nước lợi dân cho nên làm thôi”.

Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên: Nguyễn Hữu Đang và Thụy An: 15 năm phạt giam và 5 năm mất quyền công dân sau khi ra tù; Minh Đức: 10 năm phạt giam và 5 năm mất quyền công dân; Phan Tại: 6 năm phạt giam và 3 năm mất quyền công dân; Lê Nguyên Chí: 5 năm phạt giam và 3 năm mất quyền công dân.

Sau này có lần Nguyễn Hữu Đang nói: “Ra tòa tôi nhận hết, chứ tôi không bào chữa, không cãi cọ gì nhiều cả. Thậm chí là sau khi bị kết án 15 năm tù tôi cũng không có ký chống án gì cả. Từ bấy giờ đến nay tôi cũng không viết một cái đơn nào để thanh minh, phân trần, xin xỏ, khoan hồng hay là nọ kia. Không! Cái việc đó không!”.

Có thật là Nguyễn Hữu Đang tìm cách trốn vào Nam?

Thông tin thời bấy giờ và cả sau này nữa đều cho rằng Nguyễn Hữu Đang bị bắt khi ông đang trên đường trốn vào Nam. Tuy nhiên sự thật có phải như vậy không? Chúng ta hãy nghe chính Nguyễn Hữu Đang sau này kể lại: “Tôi muốn ra nước ngoài, chứ không phải vào Nam, nhưng tôi đã đặt điều kiện: Nếu các anh giúp tôi đi ra một nước khác, tôi chấp nhận, nhưng vào Nam thì tôi từ chối, vì như thế hàm chứa cái ý phản bội, chạy sang phe địch, phe thù. Đó là một sự nhục nhã. Vào Nam? – Để làm gì chứ? Vào Nam làm gì với Ngô Đình Diệm? Nhưng tôi thực sự muốn ra nước ngoài – tôi đã nói thẳng với Trường Chinh trong một cuộc gặp giữa ông ấy và tôi. Câu hỏi thứ nhất mà Trường Chinh vừa cười vừa đặt ra cho tôi là: “Hả, sao kia, anh đã tuyên bố với các đồng chí rằng anh muốn ra nước ngoài, vì không khí trong nước nghẹt thở quá. Vậy là anh muốn ra nước ngoài, nhưng đến một nước trong phe xã hội chủ nghĩa hay phe đế quốc, anh nói tôi nghe”. Ông ta cười. Lúc đó tôi vừa cười vừa trả lời: “Tôi rất muốn ra nước ngoài, một nước trong phe xã hội chủ nghĩa nếu điều kiện cho phép. Nhưng nếu vì những khó khăn buộc tôi phải đến một nước theo chế độ tư bản, tôi có thể chấp nhận. Bằng chứng là Hồ Chí Minh đã cư trú ở Pháp, và ông đã giữ được lòng yêu nước và tinh thần cách mạng, và tôi có thể làm như ông ấy. Tôi nghĩ rằng tôi có thể làm như Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc là một nhà cách mạng, tôi cũng là nhà cách mạng. Nguyễn Ái Quốc là một người cộng sản, tôi cũng là cộng sản. Nguyễn Ái Quốc có lòng dũng cảm, tôi cũng có lòng dũng cảm. Tôi không sợ cư trú dài hay ngắn hơn trong một nước tư bản”. Thế là người ta đã sửa soạn… Người bạn đã khuyên tôi nên ra nước ngoài đã nhận lời giúp tôi đến được một nước khác. Anh ấy đã hứa, nhưng chuyến đi đã không được thực hiện. Vậy là tôi lỡ một dịp đi đến một nước khác. Nhưng để tô vẽ bản cáo trạng, người ta đã đưa vào câu tôi muốn vào Nam. Khi đó tôi trả lời toà án: “Không, tôi không muốn vào Nam; tôi muốn đi ra nước ngoài”. Và người ta hỏi tôi: “Nhưng ở nước ngoài anh sẽ làm gì?” – “Đấu tranh cho thống nhất, thống nhất hai miền; ở nước ngoài tôi sẽ tiếp tục đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước, thống nhất hai miền Bắc Nam”. Nghe lời tuyên bố ấy, cử toạ… – phiên tòa bao gồm những người ủng hộ Chính phủ, quần chúng của Đảng, đảng viên, những cán bộ của nhiều tổ chức và hoạt động khác nhau đều phản nhân văn – họ phá lên cười nhạo cái ý định đấu tranh cho thống nhất đất nước của tôi. Trong chuyến đi rời đất nước ra nước ngoài, tôi muốn thăm Ấn Độ và Nam Tư của Tito, tôi tin ở Nehru và Tito. Tôi rất muốn gặp họ và xin họ lời khuyên để đấu tranh cho nước Việt Nam bị chia cắt, để Việt Nam được thống nhất và độc lập. Tôi muốn gặp Tito và Nehru…”.

Sau này, khi ra tù, Nguyễn Hữu Đang cho biết: “ Khi Hiệp nghị Paris trả lại tự do cho tôi, tôi đã viết thư cho gia đình – người ta cho phép tôi viết thư cho gia đình để báo tin tôi được trả tự do. Lúc ấy cả gia đình tôi kinh ngạc, cả gia đình tôi hoàn toàn sửng sốt: “Ôi, kìa, anh Đang còn sống, thế mà chúng ta cứ tưởng anh đã chết lâu rồi”.

Mối tình bi thương

Sẽ là không vẹn toàn nếu nói về cuộc đời đầy bi kịch của Nguyễn Hữu Đang mà không nhắc tới mối tình đầy lãng mạn, nhưng cũng không kém phần bi thương của ông.

Ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Hữu Đang 32 tuổi. Ở cái tuổi “tam thập nhi lập”, lẽ thường đã phải yên bề gia thất, nhưng ông vẫn độc thân sau những năm tháng mải mê với những công việc xã hội.

Trong đống bản thảo mà Nguyễn Hữu Đang để lại có một bản mà giấy đã ngả màu vàng, gần như đã bắt đầu mục nát, không hiểu ông viết vào thời gian nào, ông đã kể lại mối tình đầu với một thiếu nữ Hà Nội tên là Huyền Nhiên: “Năm ấy mới 19 tuổi là con một gia đình thương nghiệp trung lưu sống theo nền nếp cổ truyền, chưa học hết bậc thành chung, phong cách thùy mị... không thích đua đòi”.

Ông viết: “Đối với tôi lúc ấy, sắc đẹp là tất cả, biết bấy nhiêu về Nhiên đã là thừa. Không cần biết gì về Nhiên mới đúng. Có ai lại ngớ ngẩn chỉ chú ý đến tài năng, đạo đức, học vấn, gia sản, lý lịch Hằng Nga, Tiên nữ bao giờ?... Theo lòng mình, tôi kính trọng Huyền Nhiên tới mức yêu nhau nửa năm trời tôi chưa từng dám chạm vào thân thể Huyền Nhiên, dù chỉ cầm tay cũng đã coi là xúc phạm, còn nói chi đến ôm hôn”... Hồi ức còn viết rất nhiều, bằng những lời lẽ mà chỉ đọc vẫn nhận ra tình cảm rất nồng nàn của người viết sau nửa thế kỷ đầy những truân chuyên.

Cuối cùng, vị Thứ trưởng Bộ Thanh niên cũng quyết định phải thổ lộ với người mình yêu bằng việc tặng cho Huyền Nhiên tiên nữ một chiếc vòng tay bằng bạc như một giao ước kết hôn. Nàng đã đặt chiếc vòng cầu hôn vào hộp, nói những lời cam kết là sẽ yêu chàng suốt đời, sẽ đến lúc thành hôn, sẽ chung sống với nhau trọn đời... Người đẹp chỉ có một yêu cầu: “Em chỉ ước ao được đến gặp cụ Hồ, được đứng gần cụ. Mà anh thì đến chỗ cụ luôn, anh cho em đến chỗ cụ Hồ một lần, chỉ một lần thôi”.

Tuy công việc khiến vị Thứ trưởng Thanh niên có cơ hội gặp Cụ Hồ, nhưng ông cũng e ngại vì không muốn lẫn lộn việc công tư. Nhưng tình yêu đã giúp ông thực hiện được một cách mỹ mãn ý nguyện của người mình yêu.

Có một nhà tư sản yêu nước ở tỉnh Bắc Giang tên là Ngô Tiến Cảnh mà ông từng quen biết trong thời kỳ tham gia chống thất học, lúc bấy giờ đang làm Chủ tịch cuộc vận động “Mùa đông binh sĩ”. Cuộc vận động này từng được cụ Hồ phát động nhằm cung cấp trang phục cho lực lượng vũ trang cách mạng mới thành lập còn nhiều thiếu thốn. Cuộc vận động đã làm được một vạn chiếc áo trấn thủ. Ông Cảnh muốn được gặp cụ Hồ để báo cáo tình hình và trao tặng tượng trưng tấm áo cho Người.

Nhà tư sản nhờ ông Nguyễn Hữu Đang đề đạt và cụ Hồ tỏ lòng sẵn sàng tiếp một đoàn đại biểu “Mùa đông binh sĩ”. Ông Đang bàn với ông Cảnh những nghi thức của buổi tiếp, để thêm phần trang trọng khi tặng áo cho Hồ Chủ tịch sẽ có một thiếu nữ bưng một cái khay trên đó đặt tấm áo được trao. Ông Đang hứa sẽ tìm người giúp ông Cảnh làm công việc này và đương nhiên người đó chính là cô thiếu nữ Hà thành đang mong ước được gặp cụ Hồ. Nhất cử lưỡng tiện.

Cuộc gặp được Nguyễn Hữu Đang kể lại trong bản thảo hồi ký của mình như sau: “Tới ngày giờ hẹn, tôi dùng xe hơi đưa Nhiên đến trụ sở “Mùa đông binh sĩ” rồi đến Bắc Bộ phủ. Cụ Hồ ra phòng khách lớn tiếp đoàn đại biểu trong đó có cả Huyền Nhiên đứng cạnh ông Cảnh, tay bưng sẵn chiếc khay trên đó có một chiếc áo trấn thủ. Ông Cảnh nói đến câu “Xin kính biếu Chủ tịch tấm áo trấn thủ đầu tiên may được” thì Nhiên bước nhanh đến sát cụ Hồ, khay nâng ngang mặt cung kính. Cụ cầm áo xem xét kỹ, khen “Tốt lắm!”, rồi đưa cho Vũ Đình Huỳnh giữ. Cụ nói chuyện với đoàn đại biểu có vẻ tự nhiên, cởi mở. Rồi như thường lệ, cụ không quên cử chỉ quan tâm đến người con gái vừa dâng áo, hãy còn cầm khay đứng đó. Cụ đặt bàn tay lên đầu Nhiên vỗ vỗ nhẹ mái tóc, nói dịu dàng: “Cháu mang đến cho Bác áo chống rét, quà quý của Ủy ban Mùa đông binh sĩ, Bác cảm ơn cháu. Cháu sẽ rủ các bạn của cháu cùng với cháu giúp các chiến sĩ bộ đội nhiều hơn giúp Bác, đem lại cho họ những món quà tỏ tình thương yêu của đồng bào. Cháu làm được không?”. Tất cả mọi người có mặt đều đổ dồn sự chú ý vào Nhiên và chờ cô đáp lại. Phần vì cảm động quá, phần vì chẳng biết trả lời thế nào, Nhiên e lệ cúi mặt nói yếu ớt tiếng run run như sắp khóc “Vâng”. Cụ cười độ lượng, khuyên nhủ ngọt ngào: “Phụ nữ thời cách mạng phải mạnh bạo. Có mạnh bạo mới đấu tranh được”...

Ít lâu sau, chiến tranh bùng nổ. Người thiếu nữ đã đính hôn của Nguyễn Hữu Đang phải theo gia đình tản cư khỏi Hà Nội. Năm 1948, quân Pháp đánh rộng ra các tỉnh xung quanh, càn quét liên miên hai bên các trục đường giao thông lớn. Gia đình Nhiên không chịu nổi gian khổ phải trở về Hà Nội. Không thể một mình ở lại vùng tự do, Nhiên đành theo gia đình. Từ đấy tôi không còn dịp nào gặp lại Nhiên”...

Chiến tranh, rồi cuộc kháng chiến 9 năm, khiến cuộc hôn nhân không thành và hai người sống cách xa nhau, nhưng lời hẹn ước thì không ai đơn sai. Ngày kháng chiến thành công trở về với thủ đô giải phóng, cuộc sống bề bộn cùng những bi kịch của đời ông, nên tiếc rằng mối tình duy nhất của ông đã trở thành dang dở.

Sau này Nguyễn Hữu Đang không kể thêm về cuộc đời tiếp theo của người bạn gái nhưng cho đến cuối đời, mối tình ấy vẫn là một ký ức đẹp nhất của cuộc đời ông.

Năm 2007 ông qua đời ở tuổi 93, mang xuống tuyền đài tất cả những vinh quang, cay đắng, hạnh phúc và khổ đau.
Trường Sa
Tháng 4 năm 2014
    L.T.B.
( Theo Bauxitvn )

Bùi Tín - Phải làm gì nữa?

Chế độ toàn trị độc đảng rất sợ các tổ chức độc lập và đối lập. Độc lập với đảng Cộng sản; đối lập với đảng Cộng sản. Vì họ muốn độc quyền lãnh đạo, một mình một chiếu, nắm trọn cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, thêm cả quyền lực thứ tư là quyền tự do ngôn luận.
Hiện nay Bộ Chính trị đã bắt đầu chuẩn bị cho Đại hội XII của đảng CS. Ban Chấp hành Trung ương đảng đã cử ra ban dự thảo văn kiện đại hội, trong đó quan trọng nhất là bản Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/C%C3%A1c%20Nh%C3%A2n%20s%E1%BB%B9%20tr%C3%AD%20th%E1%BB%A9c%20tham%20gia%20ki%E1%BA%BFn%20ngh%E1%BB%8B%2072%20v%C3%A0%20D%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20Hi%E1%BA%BFn%20ph%C3%A1p%202013.jpg

Nếu như có chế độ đa nguyên, đa đảng như các nước dân chủ, chuyện chuẩn bị như trên hoàn toàn là chuyện nội bộ của mỗi đảng, nhưng ở Việt Nam nhân dân cần theo dõi sát sao các hoạt động của đảng CS vì họ tự nhận là lực lượng lãnh đạo duy nhất của đất nước, do đó cương lĩnh, chính sách của đảng CS tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân, mỗi gia đình, đến vận mệnh của mỗi con người và toàn dân tộc.
Từ đầu thế kỷ XX ở VN đã có nhiều tổ chức yêu nước chống thực dân Pháp giành độc lập bị chính quyền thực dân đàn áp tàn khốc như các tổ chức Duy Tân, Việt Nam Quốc Dân đảng. Sau khi đảng CS mang danh nghĩa Việt Minh cướp chính quyền tháng 8/1945, họ loại bỏ rồi đi đến tận diệt mọi tổ chức yêu nước đó, vu cáo cho họ là Việt gian, để nắm độc quyền lãnh đạo cho đến nay.
Bộ Chính trị đảng CS chủ trương tại Đại hội XIII sẽ tổng kết công cuộc Đổi mới trong 30 năm qua. Họ sẽ cố che dấu thất bại nổi bật của đổi mới là đã đổi mới nửa vời, khập khiễng, đổi mới về kinh tế mà bất động về chính trị, vẫn giữ nguyên chế độ toàn trị độc đảng, vẫn một mực không trả lại cho toàn dân quyền tự do lựa chọn người đại diện cho mình.
Không có gì phi lý bằng việc Bộ Chính trị 16 người nắm toàn quyền cai trị đất nước, đóng vai Ông Vua tập thể tự phong, tự cho có quyền hành không giới hạn, không hề được bầu bởi lá phiếu cử tri trong xã hội. Tự mình Tổng Bí thư đảng CS tuyên bố Hiến pháp của đất nước phải phụ thuộc và nằm trong khuôn khổ Cương lĩnh của đảng. Ai bắt buộc đất nước phải nằm dưới sự cai trị của đảng CS? Ai cho phép đảng CS đứng trên Quốc hội dù Quốc hội do đảng CS dựng nên?
Trước Đại hội đảng lần thứ XI cuối năm 2010, một nhóm gần 30 trí thức đã góp ý thẳng thắn, tâm huyết, và bác bỏ bằng lý lẽ chặt chẽ chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội mác xít, chế độ độc đảng phi dân chủ, nền kinh tế lấy sở hữu quốc doanh làm chủ đạo. Nhưng lãnh đạo của đảng không chấp nhận một ý kiến nào của các trí thức tinh hoa trung thực ấy, cũng không trả lời một câu nào cho những ý kiến phản biện rất có giá trị ấy, trái lại họ vẫn cưỡng ép Đại hội XII kiên định 4 sai lầm chết người trên đây, thách thức lẽ phải, thách thức trí thức và toàn dân. Ngay sau Đại hội XII, nhóm trí thức nói trên lại họp để khẳng định chính kiến của mình, tiếp tục bác bỏ nội dung nguy hiểm của các văn kiện được Đại hội XII thông qua, nhưng những ý kiến tâm huyết này vẫn bị lãnh đạo coi là vô giá trị, với thái độ cao ngạo trịch thượng cố hữu.
Trong quá trình dự thảo bản Hiến pháp 2013, tập thể 72 trí thức nước ta lại ra Tuyên bố bác bỏ hoàn toàn bản dự thảo do Quốc hội thông qua, và đưa ra một dự thảo khác để toàn dân xem xét. Ngay sau đó bản Tuyên bố được 14.785 người ký tên tán đồng, nhưng không một ý kiến nào được chấp nhận. Bản dự thảo Hiến pháp 2013 cũ vẫn được Quốc hội bỏ phiếu với tỷ lệ 486/488 (2 phiếu trắng, không phiếu chống) sau khi đã được một cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương đảng CS thông qua. Lại một thái độ độc đoán, ngang ngược, áp đặt.
Gần đây lại có Thư ngỏ của 61 đảng viên kỳ cựu, cũng đều là trí thức loại xuất sắc của đảng, từng là giáo sư, viện trưởng, viện sỹ, chuyên viên bậc cao, cố vấn cho chính phủ, cho thủ tướng … nhắc lại những yêu cầu đã hoàn toàn chín muồi là từ bỏ hệ thống độc đảng toàn trị để chuyển hẳn sang hệ thống dân chủ pháp quyền, thực thi nền dân chủ đa đảng phổ cập, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, từ bỏ chủ nghĩa xã hội ảo tưởng, đồng thời đòi công khai hóa những thỏa thuận bí mật với Trung Quốc ở Thành Đô vào tháng 9 năm 1990, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải bằng cách đưa cuộc khủng hoảng biển Đông ra luật pháp quốc tế và mở rộng quan hệ hợp tác liên minh với các nước bạn bè thân thiết không hề có dã tâm bành trướng.
Đang có một phong trào hưởng ứng Thư ngỏ (TN 61) trên đây, đi cùng với phong trào Thoát Trung (thoát khỏi bọn bành trướng Trung Quốc) và Thoát Đảng (thoát ra khỏi Đảng CS vì đảng đã thoái hóa tự biến thành tay sai của ngoại bang, phản bội lại dân tộc và nhân dân).
Nhưng cũng có những ý kiến không mấy mặn mà với TN 61, cho rằng việc ký tuyên bố, kiến nghị, tuyên ngôn, thư ngỏ…vẫn chỉ là theo kiểu xin - cho, bị lãnh đạo khinh thị, ném vào sọt rác, không thèm đọc, chỉ là đấu tranh nửa vời, không có tác dụng, hoài công vô ích.
Có bài viết cho rằng dù cho có hàng chục thư ngỏ, tuyên bố với hàng vạn chữ ký thì đến Dại hội XII, đường họ họ vẫn đi, Hiến pháp 2013 tệ hại vẫn tồn tại, chủ nghĩa Mác – Lê vẫn ngự trị, chủ nghĩa xã hội ảo ảnh vẫn là mục tiêu, Bộ Chính trị đảng CS vẫn là Ông Vua tập thể, nạn tham nhũng vẫn hoành hành hung hãn hơn; ta làm gì được nào? Mọi sự sẽ vẫn như cũ. Bế tắc vẫn hoàn bế tắc.
Có ý kiến cho rằng tình hình cực kỳ khó khăn nhưng không thể bó tay tuyệt vọng. Việc nên làm đầu tiên là thức tỉnh đông đảo nhân dân Việt Nam về nguy cơ thật sự nghiêm trọng của đất nước. Làm sao cho mỗi người Việt Nam nhận rõ là đất nước lâm nguy, thảm họa đến từ 2 hướng, bên ngoài thì bọn bành trướng hoành hành ngay ở cửa ngỏ, còn thâm nhập sâu vào mọi ngóc ngách, cho tay chân thân tín thâm nhập lên đến chức phó thủ tướng đầy quyền lực; bên trong thì lãnh đạo CS thoái hóa không phương cứu chữa, đảng CS muốn tồn tại phải thay đổi tận gốc, về học thuyết, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ nền độc đảng toàn trị phản dân chủ, thật sự diệt tham nhũng từ « hổ đến ruồi » , thu hồi vô vàn tài sản bất minh trả về cho công quỹ.
Đồng thời cần công khai thách thức Bộ Chính trị xem họ có dám nhận tổ chức những cuộc trưng cầu dân ý công khai, công bằng trong toàn quốc có quan sát quốc tế về một số vấn đề cơ bản như :
Có nên tiếp tục coi học thuyết Mác-Lênin là cơ sở lý luận chính trị cho nước ta không?
Nước ta nên mang tên Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghia Việt Nam hay Nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam?
Nước ta nên thực hiện nền chuyên chính của một đảng CS hay nền cai trị dân chủ của nhiều đảng bình đẳng theo luật pháp ?
Nước ta có nên thực hiện hợp tác chiến lược toàn diện, liên minh với các nước tôn trọng nền độc lập toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của nước ta hay không?
Nếu họ không chấp nhận quyền lực tối cao của nhân dân qua các cuộc trưng cầu ý dân trên đây, còn ghi những điều phi lý trên vào các văn kiện chính thức của Nhà nước và của Đại hội XII, có nghĩa là họ sợ chính kiến của đông đảo nhân dân là bác bỏ đường lối chính sách của đảng CS, thì họ sẽ tự phơi bày bản chất xa dân, quay lưng lại với dân, tự phủ định bản chất chính đáng, chính danh của đảng CS.
Đến lúc ấy gần 20 tổ chức của xã hội dân sự, trong đó có hơn một chục blogger tự do, cùng với Văn Đoàn Độc lập VN, Hội Nhà báo Độc lập VN, 61 đảng viên CS kỳ cựu cùng với hàng vạn, hàng chục vạn hay hơn nữa đảng viên yêu nước thương dân đã phản tỉnh, hoàn toàn có lý để bắt tay nhau mở Hội nghị Diên Hồng của thế kỷ XXI, thành lập một tổ chức chính trị mới để tranh đua, đọ sức, theo ý dân có thể thay thế cho đảng CS tham gia lãnh đạo xây dựng, phát triển đất nước, lấy lá phiếu tự do của cử tri làm trọng tài tối cao.
Lúc ấy một sự kiện lịch sử sẽ xuất hiện, dựa vào quyền lập hội được các văn kiện quốc tế và hiến pháp công nhận, một Tổ chức chính trị cứu nước mang tên ví dụ như «Tập họp Dân chủ Việt Nam», hay như «Mặt trận Dân chủ Việt Nam», hay có thể là «Liên minh Dân tộc Dân chủ» sẽ đứng ra tham gia lãnh đạo đất nước.
Các đảng viên CS thật lòng yêu nước, thương dân, không bị nạn tham nhũng làm hư hỏng, sẽ hân hoan trả thẻ đảng CS, sung sướng đứng về phía nhân dân, tự hào ghi tên vào Tổ chức mới thân thiết của mình, cống hiến thực sự vào sự nghiệp cứu nước, phát triển đất nước phồn vinh, hòa nhập với thế giới dân chủ. Cả thế giới dân chủ sẽ hoan nghênh và hỗ trợ cao trào dân chủ của VN; cao trào dân chủ ở Trung Quốc với gần 100 triệu thành viên Pháp Luân Công sẽ bừng dậy đặt chế độ CS ở Trung quốc vào thế phòng ngự và suy yếu rõ rệt.
Tổ chức chính trị cứu nước mới sẽ có một dàn nhân sự hơn hẳn Bộ Chính trị, hơn hẳn Ban Chấp hành Trung ương đảng CS, hơn hẳn Quốc hội hiện tại, sẽ có hẳn một lực lượng cố vấn dày dạn, am hiểu nội tình và thế giới, một dàn nhân lực cầm quyền có trí tuệ, tâm huyết, có đạo đức, nghĩa là vừa có tâm vừa có tầm để nhân dân lựa chọn. Đảng CS muốn tồn tại buộc phải sửa mình cho trong sạch.
Cuộc thay đổi hoành tráng mà ôn hòa, sâu sắc không đổ máu sẽ đẩy bầy quan chức CS bất tài tham nhũng các cấp vào tình trạng vỡ tổ, vỡ ổ, run sợ sự vạch mặt, tố cáo của nhân dân. Lực lượng đàn áp trong tay họ sẽ buộc phải chuyển hướng theo nhân dân, chí ít cũng đứng trung lập để giữ mình, tránh bị nhân dân chỉ mặt là chống nhân dân, phản dân hại nước.
Không thể hài lòng dừng lại ở Thư Ngỏ 61 cũng như ở Tuyên bố về Hiến pháp 2013 có đến 14.785 chữ ký. Nhiều nhà bình luận cho rằng nếu dừng lại ở tuyên bố, kiến nghị, thư ngỏ như thế là rơi vào bẫy của thế lực cầm quyền ù lỳ, thối nát, giả câm giả điếc, là đấu tranh ấu trĩ, nửa vời, không có tác dụng, vô hiệu. Phải làm gì nữa ? Khi thời cơ lịch sử đến. Khi thời đại vẫy gọi. Nhân dân đang chờ đợi.
Bùi Tín
14.08.2014

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA) 

Không ai được nhân danh tự do để thực hiện mưu đồ xấu

Trong lịch sử nhân loại, sự xuất hiện một số quan niệm phiến diện, cực đoan về tự do, nhất là tự do cá nhân, đã khiến một số quốc gia phải trả giá đắt trong khi duy trì ổn định để phát triển.
Vì thế, khi xã hội đã có sự bảo đảm về tự do của con người thì chỉ có thể trả lời câu hỏi "làm thế nào để điều chỉnh phù hợp giữa tính độc lập cá nhân và sự kiểm soát của xã hội?" do học giả J.S.Min (J.S.Mill) đưa ra cách đây hơn một thế kỷ bằng việc mỗi người phải có ý thức tự giác trong thực thi pháp luật. Bài viết của Đông Tuyền gửi tới Báo Nhân Dânlà một cách tiếp cận vấn đề này, xin giới thiệu với bạn đọc.
Tự do, đó là khát vọng ngàn đời của nhân loại. Từ thuở hồng hoang, khi con người còn bị thiên nhiên kìm hãm, họ khát khao chinh phục để nhận thức thế giới chung quanh mình. Rồi khi xã hội có giai cấp, thì chính con người lại kìm hãm con người, kẻ mạnh áp đặt và tước đoạt những quyền hiển nhiên của kẻ yếu, nước lớn cướp quyền tự chủ và nền độc lập của nước yếu,... khi ấy con người lại đấu tranh đòi tự do cho dân tộc, cho đất nước, đòi quyền sống, quyền làm người cho chính bản thân mình. Giữa thế kỷ 20, nhân loại được chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân, các nước thuộc địa đứng lên giành lại nền độc lập, giành lại các quyền cơ bản cho con người.

Thế nhưng, sau khi giành độc lập, không phải ở quốc gia nào quyền cơ bản của con người cũng được bảo đảm. Và khi tình trạng áp bức xuất hiện thì con người lại đấu tranh để có được quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo, tự do báo chí... Như vậy, theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, con người luôn khao khát được đi đến tận cùng và tột bậc của tự do.
Đấu tranh để có được tự do là điều chính đáng, không những chính đáng mà được xem là lý tưởng của con người, và đã có những con người với lý tưởng đấu tranh cho tự do mà đã trở nên vĩ đại, như Chê (Che), như Gan-đi (Gandhi), Man-đê-la (Mandela), Lu-thơ Kinh (Luther King), như Bác Hồ của chúng ta. Tuy nhiên, cũng như nhiều khái niệm khác, tự do lại có hai mặt và cần được xem xét trong tính biện chứng giữa nó với các mối quan hệ. Tự do, là giải phóng khỏi các ràng buộc, nhưng trong một thế giới mà mọi thứ liên kết và tương tác lẫn nhau thì ràng buộc là điều không thể tránh khỏi. Tự do tương tác như thế nào, biểu hiện hai mặt tích cực, tiêu cực ra sao với sự phát triển xã hội là câu hỏi cần được trả lời, mà câu hỏi quan trọng nhất là "tự do như thế nào để có hạnh phúc?", vì suy cho cùng đích đến của nhân loại luôn luôn là hạnh phúc.
Lâu nay ở Việt Nam, một số người như Cù Huy Hà Vũ, Bùi Thị Minh Hằng, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung,... nhân danh "đấu tranh cho tự do" xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử và hiện tại, chống phá Nhà nước,... đó có phải là tự do đích thực? Gần đây, sau vụ rơi máy bay thảm khốc ở U-crai-na (Ukraine), khi cuộc điều tra chưa có kết luận cuối cùng thì nhiều tờ báo không biết cố tình hay vô ý lại khai thác tin tức từ các hãng tin phương Tây để vội vàng quy kết thủ phạm của vụ MH17 chính là lực lượng ly khai ở Ukraine và Nga, khi nhận phản hồi của độc giả, có nhà báo trả lời rằng, đó là "tự do báo chí"(!) Kết tội khi chưa điều tra liệu có phải là "tự do thông tin"?
Tự do là khái niệm đậm tính nhân văn, vì vậy, tự do đích thực là sự thể hiện cao nhất của văn minh. Trên cơ sở đó, tự do có thể chia làm hai loại, cũng chính là hai mặt tốt - xấu, đó là: "tự do một cách văn minh" và "tự do hoang dại". Tự do hoang dại là tự đặt ra một thứ tự do riêng rẽ cho mình và phe nhóm của mình, từ đó không chịu bất kỳ ràng buộc nào, mà luôn cho rằng mỗi chủ thể có thể làm bất cứ điều gì, trong đó xuyên tạc, bóp méo sự thật cũng được coi là "tự do". Ngược lại, tự do một cách văn minh được đặt trong quan hệ biện chứng với các chủ thể có liên quan; được xây dựng trên cơ sở sự tôn trọng, xã hội tôn trọng tự do cá nhân, cá nhân tôn trọng cá nhân khác, tôn trọng xã hội, và con người tôn trọng thiên nhiên. Nói cách khác thì "tự do một cách văn minh" nghĩa là lợi ích chính đáng của bạn cần được bảo đảm, bạn có một phần trách nhiệm để bảo đảm lợi ích chính đáng của người khác; bạn có quyền nêu chính kiến của mình, và bạn phải tôn trọng quyền nêu chính kiến của người khác; bạn có quyền theo hoặc không theo tôn giáo nào, và bạn phải tôn trọng quyền theo hay không theo tôn giáo nào của người khác...
Văn minh nhân loại phát triển ở mức cao nhất là khi sự tôn trọng được biểu hiện rõ nét nhất, và đấu tranh cho tự do cũng chính là đấu tranh để có được sự tôn trọng, hành động đó diễn ra xuyên suốt lịch sử nhân loại. Con người luôn đấu tranh để các quyền của mình được tôn trọng, để lợi ích chính đáng của mình được tôn trọng, để đạo lý, sự thật được tôn trọng. Như vậy sẽ là "phản tự do" nếu bạn đòi hỏi người khác tôn trọng tự do của bạn, nhưng bạn lại xâm hại tự do, lợi ích chính đáng của người khác, xâm hại lợi ích cộng đồng, dân tộc, đất nước... Bởi bao giờ cũng vậy, sự tôn trọng luôn diễn ra trong tương tác hai chiều, nếu chỉ có một chiều sẽ là khiên cưỡng; khi một cá nhân, một thế lực đòi hỏi được tôn trọng song lại xâm hại lợi ích của người khác thì tất yếu người bị xâm hại đã bị tước đoạt một phần tự do.
Gần đây, việc một số người nhân danh "đấu tranh cho tự do", hô hào "tự do ngôn luận", "dân chủ, nhân quyền"... nhưng khi hành động họ lại thường sử dụng thủ đoạn bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt, đòi hòi các quyền một cách vô lối, thực chất là việc làm "phản tự do". Như việc một cô sinh viên theo lời dụ dỗ của kẻ xấu đi rải truyền đơn có nội dung chống phá Nhà nước, được các "nhà đấu tranh tự do" tôn vinh là "anh thư" mấy năm trước chẳng hạn. Nhà nước là một chủ thể trong xã hội, được pháp luật bảo vệ, có các lợi ích chính đáng cần được tôn trọng, việc xúi giục và cổ súy, hay có hành vi chống phá Nhà nước đều không thể coi là một trong các quyền tự do được, càng không thể nhân danh "đấu tranh tự do".
Sự "phản tự do" ấy được phản ánh cụ thể khi một số phần tử, với hành trang "Tuyên bố 258", hết đến Đại sứ quán Thụy Sĩ ở Hà Nội rồi sang tận Thụy Sĩ để vu cáo chính quyền, kêu gọi Thụy Sĩ gây áp lực buộc cơ quan lập pháp của Việt Nam bỏ Điều 258 khỏi Bộ luật Hình sự! Trên tinh thần tự do, tôn trọng lẫn nhau thì không nước nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, Hiến chương LHQ ghi rõ điều đó, việc công dân nước này, kêu gọi nước khác can thiệp vào nước mình là điều càng không thể chấp nhận. Hơn nữa, Điều 258 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam là một điều luật hết sức văn minh, được xây dựng dựa trên "nguyên tắc vàng" của sự tôn trọng, luật pháp hầu hết các nước trên thế giới đều có những điều luật tương tự, đáng kể là ở Mỹ và Đức - hai nước được coi là có nền lập pháp tiên tiến.
Gần đây, một số người lại lên in-tơ-nét (internet) hô hào đòi "tự do báo chí" song trong việc đưa tin của họ lại rất thiếu trách nhiệm, khẳng định điều chưa thể khẳng định, nói hai - ba trong khi sự thật là một, viết B, C trong khi nội dung là A,... Và đặc biệt là hầu như mọi hoạt động ích nước lợi dân được Nhà nước tiến hành đều bị họ "mổ xẻ" theo hướng tiêu cực, rồi suy diễn, kết luận một cách hồ đồ. Việc các nhà báo và các trang mạng đua nhau đưa tin (dịch từ báo phương Tây) liên quan vụ rơi máy bay MH17, trong đó cố tình quy tội cho một phía khi chưa có kết luận điều tra nào được đưa ra, thì không thể gọi là tôn trọng sự thật, và càng không thể gọi là tự do báo chí.
Tự do nói chung và tự do báo chí nói riêng là những quyền chính đáng của cả dân tộc, không ai được xâm phạm. Dân tộc đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu để có độc lập, tự do; vì thế chúng ta sẵn sàng đổ mồ hôi, xương máu để giữ gìn độc lập và tự do. Chúng ta lên án bất kỳ người nào, tổ chức nào nhân danh tự do để tước đoạt tự do của người khác, hoặc nhân danh tự do để thực hiện các âm mưu đen tối. Sự sai trái không bao giờ đưa tới kết cục tốt đẹp, mà chỉ đưa tới hậu quả là làm tổn thương, tổn hại, cản trở sự phát triển của con người và đất nước. Những ai đang sử dụng tự do làm chiêu bài phục vụ tham vọng cá nhân hãy học cách tôn trọng người khác để được tôn trọng trở lại. Còn mỗi người dân đều phải có trách nhiệm góp sức mình tiếp tục làm cho "cây tự do" ngày càng đơm hoa, kết trái trên đất nước chúng ta.
ĐÔNG TUYỀN
(Nhân dân)
 

Người Buôn Gió - Tranh luận pháp lý với dư luận viên !

Hôm nay DLV Nhạn Biển có bài viết
Bài viết này nhằm phản bác lại bài viết của tôi.
Gạt bỏ những cái gọi là tranh luận có tính pháp lý ra, bài viết của Nhạn Biển còn nhắc đến đời tư, quá khứ của người khác. Đến giờ DLV Nhạn Biển vẫn giấu mình sau cái nick và một trang blog lấy tên của người khác. Giấu mặt để xúc xiểm đời tư người khác không phải là tư cách của người cầm bút, nhất là người cầm bút với mục đích đấu tranh. DLV được nhà nước, đảng bảo kê, sống trong sự bảo kê hùng mạnh ấy mà vẫn phải ẩn danh là điều không nên. Nhất là ẩn danh để xúc xiểm nữa lại càng không nên.
Nếu như nằm ở vùng đất đich, phải giấu danh tích cũng là chuyện thường. Nhưng sống trong đất của mình mà phải giấu tên tuổi, tông tích thì đáng thương cho niềm tin của các DLV. Nếu có chính nghĩa, có sự tin yêu của nhân dân, sao không phơi mặt, phơi tên ra mà tranh luận.
Con của anh từ lúc 7 tuổi , ăn cơm xong, mở máy tính vào mạng, tay đánh bàn phím mồm nói.
- Nào, kiểm tra xem hôm nay Người Buôn Gió viết cái gì nào.?
Anh hy vọng con của các chú cũng sẽ vậy, ngày ngày các cháu học xong, vào mạng xem bố Nhạn Biển, Mẹ Đốp, Bố Viễn, bố Khoai lang...viết cái gì với vẻ hào hứng và thích thú như vậy. Và các chú sẽ giải thích cho con các chú bọn phản động, zận chủ, dâm chủ...những danh từ các chú vẫn dùng là chỉ bọn nào ( các chú thấy đấy, trước sau đến giờ anh vẫn viêt ngay ngắn chữ Dư Luân Viên, không xiên xẹo câu chữ của dân tộc như các chú vẫn làm ). Cũng như giải thích cho các cháu ĐCSVN vinh quang và đúng đắn đến đâu để các cháu mai này tiếp tục phấn đấu phụng sự đảng.
Nhưng anh cũng chỉ nhắc đến đây chuyện này, không muốn sa đà vào chuyện tư cách với các DLV ( riêng về tư cách anh, các chú nói gì anh đều bê nguyên về trang của mình đăng lại đầy đủ ). Nói một cách nhân văn thì chuyện các chú giấu tên anh cũng biết lý do. Không phải các chú sợ Đảng, Nhà nước này không bảo vệ được các chú. Mà thực ra các chú sợ con cái sau này biết việc bố làm như vậy, các cháu sẽ tổn thương. Vì tính nhân văn này, anh chấp nhập sự núp náu của các chú. Nếu các chú DLV tin rằng những bài viết của mình là chính nghĩa, là xây dưng tương lai cho dân tộc, chắc hẳn các chú không dại gì mà che giấu tên tuổi như thế phải không.?
Giờ thì chúng ta tranh luận đến phần luật. Khác với nhiều người cho rằng Việt Nam không có luật, hoặc VN có luật rừng, tranh luận là vô ích. Với một niềm tin nhỏ nhoi, anh vẫn nghĩ Việt Nam có luật, có điều người ta áp dụng luật không đúng, hoặc luật bị thông tư, nghị định chồng chéo, người làm luật vì những động cơ riêng đã áp dụng những điều khoản, tình tiết không trung thực.
Điểm thứ nhất chú Nhan Biển cho rằng. Không cần dựng hiện trường vì công an đã đủ nhân chứng, vật chứng.
Nếu thiếu thì mới không cần phải dựng vì bị lộ là áp đặt vô cớ, chứ đủ rồi sao không dựng lại hiện trường đi. Tại sao lại nói  các bị can không khai báo, không nhận , không ký biên bản thì suy ra là có ý phá rối quá trình điều tra, vì thế không dựng.
Vật chứng, nhân chứng đầy đủ, bị can nhân tội...thì không cần dựng lại hiện trường làm gì. Nhưng đằng này nhân chứng còn gần 20 người khác đi cùng đoàn, những lời khai của các nhân chứng ấy đâu.? Việc các bị can không nhân tội, không khai báo thì càng cần thiết phải dựng lại hiện trường vụ án để bị can, bị cáo hết đường chối cãi. Đằng này lại bảo vì bị can , bị cáo không nhận tôi nên không dựng laij hiện trường. Luật gì mà lạ kỳ như vậy.?
Điểm thứ hai, chú cho rằng con số 700 người công an đưa ra và 500 người VKS đưa ra  đinh lượng ( chắc muốn nói là ước lượng ). Ước lượng có thể sai sót, nhưng chênh lệch đến 200 người. Tức mức chênh lêch đến mấy chục % thì quả có làm luật kiểu trên núi của người Mèo, nói thế cũng oan cho người Mèo vì họ ước định dao quăng hay ngày đi đường để tính chiều dài không chênh lệch đến mức thế.
Từ '' Hiếu Kỳ '' ở đây có ý nghĩa quyết định của vụ án. Trên một con đường huyện lộ chiều ngang 3 mét dài 500 mét. Nơi xảy ra có 6 nóc nhà dân. Tổng trên con đường đấy là 16 cái nóc nhà, tập trung phần đông về phía cuối đường.  700 con người đấy ở đâu ra mà có nếu không do '' hiếu kỳ ''. Anh đã giải thích sự '' hiếu kỳ '' này là có thể do có người báo thông tin, huy động những người kia đến sẵn để xem. Số lượng người tập trung cùng thời điểm trên con đường huyện lộ có hơn chục nóc nhà dân như thế là phù hợp với động cơ '' hiếu kỳ ''. Tức là không loại trừ khả năng có người thông báo để huy động họ đến. Thậm chí khả năng này là lớn, vì thế càng cần phải dựng lại hiện trường.
Chú chê rằng anh học báo chí bên này, uổng công. Thực ra anh không học báo chí. Anh học về văn chương, về các tác giả như Gớt, Puskin, Ban Dắc...và người uổng công ăn tiền của đảng để làm DLV mới chính là chú Nhạn Biển. Hãy đọc những dòng dưới đây, để thấy rằng anh bắt tay vào một bài viết có sự chuẩn bị, tìm tòi không những tài liệu, trong sách, báo mà còn cả thực tiễn hiện trường.
- Chào anh Hiếu,
Đã thực hiện theo yêu cầu của anh ở con lộ.
Video clip có trở ngại vì dung lượng lớn, nên chưa thể gởi được cho anh. Sẽ úp lên gửi link cho anh.
Thân mến.
Con chào chú.
- Con đã đếm trong phạm vi khoảng 500m có 16 cái nhà. từ đầu đường đi vào đến chỗ bị bắt thì có 5 cái nhà.
Trong 20' thì có 32 chiếc xe chạy qua lại, trong đó có khoảng 1,2 chiếc xe lớn.
20' tiếp theo thì cũng vậy có 32 chiếc xe chạy qua lại.
Mặt đường có chiều ngang khoảng 3m.
Đây theo luật goi là thu thập bằng chứng một cách hợp lệ hay là các phần tử phản động cấu kết nhau.? Anh nghĩ nếu chú lý tính thì sẽ thấy đây là làm việc nghiêm túc theo pháp luật. Còn chú cảm tính gào đây là hành vi phản động có tổ chức, có sắp đặt do tên Bùi Thanh Hiếu tức Người Buôn Gió chỉ đạo thì tuỳ. Các chú cứ kiến nghị cơ quan an ninh làm giấy truy nã tội anh vì việc này. Anh sẵn sàng mua vé về với điều kiện là bắt tội này , không được quàng sang tội khác như vụ án hai bao cao su là anh nhất trí về ngay.
Tính trung bình theo con số thống kê tại hiện trường, thì trong vòng 2 tiếng có khoảng 130 xe gắn máy chạy qua. Một con số trung bình nữa là một nửa số đó chở 2 người, một nửa còn lại đi một người. Trong vòng 2 tiếng nếu dồn cục lại từ đầu đến cuối giờ, người ta dừng lại không lách đi thì chỉ có 200 người mà thôi.
200 người là tính đến phút cuối cùng của tiếng thứ hai. Vậy mà sự việc mới diễn ra đã có 700 người ở đâu lập tức cùng lúc '' hiếu kỳ'' xô đến xem.? Nưc cười là nguyên văn bản kết luận điều tra nói rằng.
- 700 người hiếu kỳ kéo đến xem làm tắc đường, khiến người đi đường không qua lại được.
Tức là gì, là 200 cái người đi đường kia không nằm trong số 700 người này. ( A ha, thế nếu tính đủ đến giây cuối cùng của tiếng thứ hai, thì phải có cả ngàn người.)
Tức là 700 con người này trú tại 16 nóc nhà dân quanh đó kéo ra xem !
Một sự phi lý ai cũng thấy rõ.
Chú Nhạn Biển đưa ra  cái gọi là nghị quyết. Chú làm anh nhớ đến chàng trai trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc lên án bọn thực dân tại Tua, lúc đó chàng trai cáo tội bọn thực dân cai trị đất nước Việt Nam bằng sắc lệnh thay thế cho luật. Chú nên tra từ điển để hiểu xem sắc lệnh và nghị quyết, nghị định khác hhay giống nhau thế nào.
Cái gọi là nghị  02/HĐTP chú dẫn ra thế này.
5.2. “Gây cản trở giao thông nghiêm trọng" quy định tại điểm c khoản 2 Điều 245 Bộ luật Hình sự là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu).
Thứ nhất ở đây đang làm rõ hành vi ai là người chủ ý gây cản trở giao thông, công an chặn xe, 700 người dân trong 16 nóc nhà đổ ra xem. Kết luận nói có 4 công an gồm hai CSGT và 2 công an xã. Bằng chứng của người dân chưa nói đến, nhưng clip của đài truyền hình Đồng Tháp có mặt ngay từ đầu ghi lại là có cả cảnh sát cơ động có mặt tại hiện trường từ đầu. Thứ hai xác định vụ việc có gây ách tắc nghiêm trọng không căn cứ vào mật độ lưu hành trên đường, căn cứ vào con đường thuộc loại gì. Ở đây chú vơ luôn con đường lộ chiều ngang 3 mét thành con  chính của huyện thì thật bá đạo. Con lộ 67B mà chú đưa làm ''  tuyến giao thông quan trọng'' để áp vào luật thì có lẽ tỉnh lộ là đại quan trọng, quốc lộ là đại của đại quan trọng. Như thế cái nghị định phò phạch của chú đưa ra phải ghi rõ là những tuyến giao thông quan trọng đến đại đaị quan trọng mới đầy đủ được.
Về vấn đề thời gian đưa ra là 2 tiếng 30 đến khi kết thúc. Vậy kết thúc là lúc bắt hết đoàn hơn 20 người gồm Bùi Thị Minh Hằng và các phật tử Phật Giáo Hoà Hảo đi hay là lúc bắt họ đi được 30 phút rồi. Chưa kể thời gian là do ai tự đặt ra ghi vào biên bản. Nhưng ở đây lại xảy ra câu hỏi về phía năng lực những nhà chức trách ở hiên trường cũng như lực lượng tiếp viên. Hãy tra điểm đến trên bản đồ để biết rằng từ công an huyện Vấp Lò đến điểm xảy ra vụ việc một người dân đi xe máy bình thường hết có 20 phút. Một lực lượng cảnh sát nhận điện thoại cấp báo thì di chuyển mất bao lâu.?
Vậy nếu không quy kết là công an tại hiện trường cố kéo dài thời gian phối hợp với công an huyện tiếp viện kéo đến cũng cố tình kéo dài thời gian nhằm mục đích bất lợi để buộc tội bị cáo có chủ ý.
Thì phải khẳng định năng lực giải quyết, nhận định tình hình, thông báo về cấp trên. Sự điều hành chỉ đạo của cấp trên, đội quân di chuyển đến hiện trường....tất cả tiến trình đó nói lên năng lực yếu kém của công an huyện Vấp Lò.
Và lỗi đã tại mình như thế, căn cứ nào để cáo buộc bị cáo gây cản trở đến hơn 2 tiếng đồng hồ.?
Tổng kết thì hậu quả của việc tắc đường, thời gian tắc đường, tính quan trọng của con đường  đều không đủ yếu tố để đưa các bị can vào khoản 2 điều 245 của BLHS.
Đấy là chưa nói các bị can vô tội, bị âm mưu dàn dựng để gép tội.
Tiếp đến phần chú Nhạn Biển cho rằng anh nói láo, chú đưa ra một nghị đinh có từ năm 2010
Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010
Anh Gió không nói láo, các kế hoạch tuần tra, kiểm soát an toàn giao thông trong cáo trạng cũng như kết luận điều tra mô tả thuộc về Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Cái nghi định mà chú đưa ra của thủ tướng chính có nói rõ rằng.
 '' Theo Nghị định này, những trường hợp cần thiết phải huy động các lực lượng nói trên là: trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện chính trị - xã hội, hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương; các đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp và các trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.''
Vậy căn cứ nào mà một ngày trời quang mây tạnh cuối tháng 10, xong mùa gặt, đồng áng nghỉ ngơi , ngày lễ, ngày tết không có. Ông giám đốc công an tỉnh Đồng Tháp ra kế hoach tuần tra, để rồi đến tháng 2 năm sau ông trưởng công an huyện Lâp Vò thực hiện kế hoạch. Hay ông giám đốc tỉnh Đồng Tháp và ông trưởng công an huyện Vấp Lò quyền to hơn thủ tướng nên tự nghĩ ra được ngày lễ tết hoặc tự thần giao cách cảm biết ngày này, năm ấy sẽ có ùn tắc giao thông gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị. Cho nên các ông tự ra kế hoạch từ tháng 10 đến thời hạn không rõ. Nếu vậy thì kế hoạch này kéo dài đến bao giờ.? Hay thời gian tại chức của một vị quan chức là chỉ cần ra mỗi một lần kế hoạch cho một vấn đề là xong.
Hoá ra có quá nhiều sự chồng chéo , uỷ ban tỉnh, thủ tướng chính phủ, giám đốc công an tỉnh, ban an toàn giao thông quốc gia, bộ giao thông vận tải....đều có thể ra kế hoạch. Và cứ công an là thực hiện tuốt các kế hoạch trên, dù chúng cùng có nội dung giống nhau, bất kể thời gian có khi là cả đời luôn vì các kế hoạch không quy định thời hạn. Chế độ mà chú Nhạn Biển bênh vực quản lý xã hội kiểu này thì tiền dân đâu cho đủ. Thế nên một thằng tốt đen trong bùnchui ra như Bùi Thanh Hiếu thành phản động không có điều gì phải lăn tăn cả.
Tuy nhiên không đi xa quá vấn đề chính đang tranh luận. Nói về luật, để công bằng và đảm bảo cho bị cáo. Người ta phải sử dụng đến cái gọi là '' suy đoán vô tội '' để chọn những bằng chứng có lợi cho bị cáo. Ở đây chú đã loại bỏ quyền hạn của uỷ ban nhân tỉnh, chọn nghị định của CP để dựa vào đó khép tội bị cáo. Thậm chí là chú đánh lận con đen, không nêu rõ là trong trường hợp nào giám đốc công tỉnh mới được phép ra kế hoach.
Còn về đoạn kết này của chú Nhạn Biển.
'' ừ việc bịa đặt, xuyên tạc, bóp méo một vài thông tin, lượn lách ngôn từ để đạt được mục đích vu cáo “đây là một vụ án dàn dựng một cách trắng trợn để buộc tội các bị cáo” xem ra cũng là một công trình rất công phu của Người Buôn Gió suốt 5 tháng qua kể từ khi Bùi Hằng bị bắt chăng? Đây mới thực sự là bản chất lưu manh, gian dối thuộc về thuộc tính của những kẻ “đấu tranh dân chủ Việt Nam” sao?''
Với anh,  thì anh hài lòng với đoạn kết này chú dành cho anh.
Tất cả những công phu, những bản chất, thuộc tính của mình, anh làm cho người bạn của anh.
Sẽ có nhiều người sẽ nói với anh rằng, tranh luận với bọn ...làm gì. Hơi đâu mà thế, sao bỏ thời gian thế....tự nhiên quảng cáo bọn nó lên. Giống như bài anh viết về vụ anh Ba Sàm, về vụ nâng tuổi hưu, người ta nói anh không biết là đảng cộng sản là một tổ chức bất hợp pháp hay sao mà còn viết. Họ còm men trong bài anh viết thế.
Những câu hỏi như thế anh mới khó trả lời, chứ còn bài của các phóng viên nhà nước thuộc khối nội chính, thuộc khối tuyên huấn tuyên giáo lúc nào anh cũng sẵn sàng.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió) 

Nhạn Biển - Công an Tỉnh Đồng Tháp dàn dựng hiện trường vụ án Bùi Thị Minh Hằng và đồng bọn gây rối TTCC?

 Để biện hộ cho Bùi Hằng trong vụ án gây rối trật tự công cộng ở Lấp Vò Đồng Tháp, theo thông lệ,  các anh chị zân chủ sáng tác ra rất nhiều thứ kịch tính, hấp dẫn nhằm vu cáo chính quyền, công an “đàn áp người bất đồng chính kiến”. Mới đây anh Người Buôn Gió đã có bài khá ly kỳ có tên “Bàn về cáo trạng Bùi Thị Minh Hằng” với nội dung chứng minh rằng “đây là một vụ án dàn dựng một cách trắng trợn để buộc tội các bị cáo”. Những lập luận của tay Người Buôn gió này là:
- Luật sư của các bị cáo đã có đề nghị dựng lại hiện trường nơi xẩy ra vụ việc. Nhưng đề nghị này đã bị cơ quan điều tra tỉnh Đồng Tháp bác bỏ.
- Trong bản kết luận điều tra của công an tỉnh Đồng Tháp mô tả số người dân kéo đến xem do '' hiếu kỳ '' là khoảng 700 người. Nhưng đến bản cáo trạng thì VKS tỉnh Đồng Tháp sửa lại rằng có 500 người bao gồm dân đứng xem và người đi đường. Kết luận đến cáo trạng đã có những sửa đổi về động cơ của người dân có mặt tại nơi đó (tức từ hiếu kỳ thành đứng xem) cũng như số lượng người có mặt.
- Chặn đường là do phía công an tỉnh Đồng Tháp chủ động theo cái gọi là kế hoạch kiểm soát trật tự an toàn giao thông của giám đốc CA tỉnh từ ngày  01 tháng 11 năm 2013 đến ngày 28 tháng 2 năm 2014. Tức là kéo dài thời gian thực hiện này đến 3 tháng. Thông thường quyền hạn ra kế hoach như này thuộc về uỷ ban nhân tỉnh, thế nhưng tại Đồng  giám đốc công an lại ra kế hoạch 436/KH- CAT-PC67. Bản cáo trạng cũng như kết luận đều ghi rõ là đội tuần tra thực hiện kế hoạch 436/KH- CAT-PC67 của giám đốc công an tỉnh về việc '' tuần tra, kiểm  trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Từ đó cho rằng, việc tốp công an tuần tra nơi xẩy ra vụ việc Bùi Thị Minh Hằng và hai người bạn là hoàn toàn không đúng mục đích, không đúng thời gian, kế hoạch. Mọi văn bản dựng lên để hợp thức hoá hành vi cố tình ngăn chặn, bắt giữ đều khập khiễng, trái với thời gian, trái với quy định cấp ban hành.
Quả thực, tôi cũng được biết, Người Buôn gió từng vào tù ra tội với nhiều án tích, nên về thuộc luật đương nhiên hơn người dân bình thường. Hơn nữa, anh này đang được nước Đức đào tạo về truyền thông, viết báo gì đó, chắc cũng phải nắm được nguyên tắc và cơ sở khi viết báo dựa trên những thông tin khách quan, trung thực… Song đọc thấy nhiều suy diễn sai sót căn bản trong bài trên thì thật nản cho việc anh ta mất mấy năm học nghề ở xứ “tự do báo chí” mà vẫn bi hài như thế này.
Thứ nhất, theo Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự, việc thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết được Cơ quan điều tra tiến hành để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Vụ án của Bùi Hằng và đồng bọn gây rối TTCC, nhân chứng, vật chứng đầy đủ, cơ quan điều tra đủ thẩm quyền cân nhắc có cần dựng lại hiện trường hay không. Hơn nữa, quá trình điều tra chưa phát hiện được tình tiết CÓ Ý NGHĨA có thể thay đổi bản chất vụ án, các bị can chống đối cực đoan, không khai báo, không ký biên bản, chống lại cán bộ điều tra…thì việc đòi dựng lại hiện trường, xem ra muốn làm nhiễu loạn, phá rối quá trình điều tra thì đúng hơn.
Thứ hai, việc mâu thuẫn giữa con số 700 người đứng xem vụ việc thành 500 người giữa Kết luận điều tra của bên công an và Cáo trạng của Viện Kiểm soát không phải là tình tiết có yếu tố ảnh hưởng đến tính chất vụ án,chỉ mang tính định lượng hậu quả, thiệt hại do hành vi gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông gây ra, không ảnh hưởng đến cấu thành tội phạm. Viện Kiểm sát dựa trên kết quả giám sát, điều tra của bên công an và quá trình thẩm tra, thẩm định của mình, rồi đưa ra con số mà thấy có cơ sở hơn, chính xác hơn, có lợi cho bị cáo hơn là việc bình thường, phổ biến trong các vụ án hình sự. Còn về việc khác nhau từ lý do/động cơ người dân tụ tập xem hành vi gây rối TTCC, thay từ “hiếu kỳ” thành từ “đứng xem và người đi đường” (giữa hai văn bản của 2 cơ quan tố tụng), rồi "ní nuận" theo kiểu người Mèo “Hiếu kỳ có nghĩa họ chủ động kéo đến xem chứ không phải các bị cáo quen biết với họ , hoặc dùng hành động nào kêu gọi họ đến... việc họ hiếu kỳ kéo đến là nằm ngoài khả năng suy nghĩ của những bị cáo”. Hậu quả của hành vi “gây rối TTCC” trong trường hợp cản trở giao thông luôn là gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, đến cộng đồng, tức người đi đường bị cuốn hút bởi hành vi VPPL của họ nên gây ách tắc giao thông nghiêm trọng là hậu quả phát sinh từ hành vi phạm tội gây rối TTCC của bị cáo. Hậu quả “khách quan” này là tất yếu của loại tội phạm này giống như chết người là hậu quả “nghiêm trọng” ngoài ý muốn chủ quan của tội phạm cướp giật gây hậu quả nghiêm trọng, tăng tình tiết định khung hình phạt vậy!!!
Những lập luận về mấy cái gọi là “tình tiết” trên không hề ảnh hưởng đến tính chất vụ án, được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 02/HĐTP với việc thực hiện Điều 245 BLHS
   
Nghị quyết 02/HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn áp dụng một số qui định của BLHS (Phần tội phạm) (sd 2010)
...
Điểm 5. Về các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng" và "gây cản trở giao thông nghiêm trọng" quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự

5.2. “Gây cản trở giao thông nghiêm trọng" quy định tại điểm c khoản 2 Điều 245 Bộ luật Hình sự là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu).
Hành vi cản trở giao thông của Bùi Hằng và đồng bọn diễn ra từ 8h-12h30 ngày 11/2/2014 (vượt hơn 2giờ) trên đường huyện lộ (tuyến giao thông chính của huyện), đã cấu thành tội phạm khung hình phạt không phụ thuộc vào số lượng người tụ tập cũng như “động cơ” là “hiếu kỳ” hay “đứng xem” của người dân. Số lượng người chỉ có giá trị xác định mức nặng nhẹ trong hậu quả gây ra, giúp định lượng hình phạt, chứ không thay đổi khung hình phạt.
Thứ ba, việc cho rằng, việc cho Giám đốc Công an tỉnh ký kế hoạch kiểm soát trật tự an toàn giao thông kéo dài 3 tháng là không đúng thẩm quyền, thuộc về UBND tỉnh là hoàn toàn bịa đặt vô căn cứ. Theo Điều 7 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 về Quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự,  an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết quy định rõ việc xây dựng, triển khai các kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc hoàn toàn về lực lượng công an. Cụ thể:
“Điều 7. Xây dựng Kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt chủ trì, xây dựng Kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội quyết định việc huy động. Kế hoạch đó phải được Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội phê duyệt.
2. Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, xây dựng Kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc huy động. Kế hoạch đó phải được Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
3. Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chủ trì, xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định việc huy động. Kế hoạch đó phải được Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.”
Nghị định này không có quy định nào giới hạn thời gian tối đa hay tối thiểu của mỗi kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.
   Từ việc bịa đặt, xuyên tạc, bóp méo một vài thông tin, lượn lách ngôn từ để đạt được mục đích vu cáo “đây là một vụ án dàn dựng một cách trắng trợn để buộc tội các bị cáo” xem ra cũng là một công trình rất công phu của Người Buôn Gió suốt 5 tháng qua kể từ khi Bùi Hằng bị bắt chăng? Đây mới thực sự là bản chất lưu manh, gian dối thuộc về thuộc tính của những kẻ “đấu tranh dân chủ Việt Nam” sao?
Nhạn Biển
(Blog Loa Phường) 

Linh Đan - Tại sao Trung Quốc rút giàn khoan?

Giàn khoan của Trung Quốc được rút khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Giàn khoan của Trung Quốc được rút khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Trung Quốc đã rút giàn khoan ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần 1 tháng trước kế hoạch và căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc dường như lắng xuống sau động thái này, nhưng vấn đề Biển Đông lại nóng lên vào cuối tuần vừa qua khi các bộ trưởng ngoại giao ASEAN nhóm họp ở Myanmar. Linh Đan của VOA Việt Ngữ đã nói chuyện với các nghị sỹ Mỹ và 1 số chuyên gia để tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân chính cho việc Trung Quốc rút giàn khoan? Việc đó có dấy lên một lo ngại về lâu dài cho khu vực và thế giới không và Việt Nam cần làm gì để đối phó với Trung Quốc nếu họ tiếp tục gây xung đột với các nước trong khu vực và đe dọa an ninh hàng hải quốc tế?

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến Trung Quốc rút giàn khoan sớm hơn dự định ban đầu khoảng 1 tháng nhưng có một điều khá rõ là Trung Quốc muốn giảm sức ép từ phản ứng của quốc tế và tránh việc Việt Nam sẽ tiến hành những bước tiến mạnh mẽ hơn để đối phó với họ.

Việc các nhà lãnh đạo đảng của Việt Nam dự định nhóm họp để ra quyết định về việc thực hiện các hành động pháp lý đối với Trung Quốc và cuộc họp của các bộ trưởng ASEAN tại Myanmar cuối tuần qua được coi là những yếu tố chính khiến Trung Quốc rút giàn khoan sớm hơn dự kiến.
Giáo sư Carl Thayer
Giáo sư Carl ThayerGiáo sư Carl Thayer

Giáo sư Carl Thayer của trường Đại học New South Wales, một trong những chuyên gia về Việt Nam nói với VOA Việt Ngữ:

“Trung Quốc và các nhà ngoại giao của họ biết rằng Việt Nam chuẩn bị nhóm họp trong 1 cuộc họp quan trọng của ủy ban Trung Ương Đảng để thông qua việc tiến hành các hành động pháp lý chống lại Trung Quốc và có thể tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ. Do đó Trung Quốc đi trước một bước bằng cách dời giàn khoan đi sớm hơn và giúp khởi đầu các cuộc thương lượng với lãnh đạo Đảng Việt Nam.

Giáo sư Thayer cho rằng Trung Quốc cũng bị áp lực bởi sự chỉ trích của chính quyền Obama trước những hành động khiêu khích của họ trên Biển Đông và diễn đàn ASEAN tại Myanmar, nơi Mỹ dẫn đầu một chiến dịch để “đóng băng” các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.

“Mối quan tâm lớn nhất của Trung Quốc là né tránh tình trạng bị cô lập… Họ bị sức ép từ ASEAN, từ các tiếp cận pháp lý của Mỹ và đó là mối lo lắng nói chung của Trung Quốc. Do đó Trung Quốc dời giàn khoan đi để chuyển sự đối đầu vật chất trên biển thành sự đối đầu ngoại giao.”

Giáo sư Jonathan London của trường Đại học Thành Thị Hồng Kông, cũng là một chuyên gia về Việt Nam, cho rằng Trung Quốc bị “bất ngờ về phản ứng không chỉ của Việt Nam mà của toàn khu vực và thế giới.”

Ông nói với VOA Việt Ngữ:

“Những phản ứng của Việt Nam và quốc tế trong đó có Mỹ, Nhật… đã gây áp lực lên Trung Quốc và nếu nhìn một cách tổng thể có thể thấy lợi thế của Trung Quốc trong vấn đề này đã giảm xuống bởi vì toàn khu vực và thế giới thấy hành động của Trung Quốc là bất chính đáng.”

Trong lúc chính phủ Việt Nam vẫn chưa thống nhất để đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp trên biển với Trung Quốc bằng luật pháp quốc tế, thì chính phủ Hoa Kỳ đã có những động thái để cảnh báo và răn đe Trung Quốc như ra các tuyên bố phản đối đường 9 đoạn và việc đặt giàn khoan trong vùng lãnh hải mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và gần đây nhất là ra nghị quyết về an ninh và tự do hàng hải ở châu Á Thái Bình Dương, gọi tắt là SR412.
Thượng nghị sĩ John McCain và Kelly Ayotte (trái) nói chuyện tại cuộc họp báo trong thủ đô Washington
Thượng nghị sĩ John McCain và Kelly Ayotte (trái) nói chuyện tại cuộc họp báo trong thủ đô Washington
Thượng nghị sỹ Mỹ Kelly Ayotte nói với VOA rằng việc Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết SR412 có tác động đến quyết định dời dàn khoan của Trung Quốc:

“Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ tôn trọng chủ quyền của các nước khác và tự do đi lại trên biển của tất cả các nước cho mục đích thương mại. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào vấn đề này ở Quốc hội Mỹ.”
Thượng nghị sỹ Benjamin Cardin, một trong những nhà bảo trợ của Nghị quyết SR412 và gần đây đã có chuyến thăm tới Việt Nam hồi tháng 5, nói ông hy vọng nghị quyết sẽ có ảnh hưởng tới các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông trong tương lai.

Ông nói với VOA Việt Ngữ:

“Chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc muốn có một mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ và Hoa Kỳ cũng muốn có một mối quan hệ tốt hơn với Trung Quốc. Đã có những tiến triển lớn và Trung Quốc quan tâm chú ý tới những gì chúng tôi làm ở Quốc hội và chúng tôi cũng quan tâm tới những gì họ làm.”
Theo tiến sỹ London, nghị quyết SR412 “sẽ ảnh hưởng tới môi trường chiến lược xoay quanh vấn đề tranh chấp biển Đông Nam Á.”:

“Những bước Trung Quốc làm và những gì Mỹ làm sẽ có sự quan trọng của nó qua một thời gian rất lâu trong tương lai và vì thế tôi thấy chính phủ Mỹ - cụ thể là những lãnh đạo của Thượng Viện và Hạ Viện, kể cả tổng thống Barack Obama – đều thấy là vấn đề biển Đông Nam Á là một vấn đề hết sức quan trọng mà sẽ yêu cầu sự quan tâm theo dõi của cả chính phủ Mỹ trong thời gian tới. Vì thế mà việc Thượng Viện Mỹ ra tuyên bố cũng phản ánh điều đó.”

Nghị quyết SR412 được Thượng Viện Mỹ thông qua ngày 10 tháng 7, gần một tuần trước khi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Một dự thảo nghị quyết tán đồng bán vũ khí cho Việt Nam cũng được đệ trình lên Hạ Viện Mỹ tuần trước.

Cuối tuần vừa rồi, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain cũng có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam nhằm trao đổi các vấn đề an ninh song phương và khu vực. Cùng đi với ông McCain, một người góp tiếng nói mạnh mẽ trong cải thiện quan hệ Việt-Mỹ và là cũng là một trong những người giới thiệu nghị quyết SR412 ra Thượng Viện, có thượng nghị sỹ Sheldon Whitehouse. Chỉ vài ngày trước đó một thượng nghị sỹ khác của Mỹ là ông Bob Corker cũng đến Hà Nội để bàn thảo các vấn đề tương tự.

Tháng trước, ủy viên bộ chính trị và đồng thời là bí thư thành ủy Hà Nội, Phạm Quang Nghị, đã đến Mỹ và gặp gỡ một số chính sách cao cấp của Washington, trong đó có ông McCain, trong một chuyến công du được coi là nhằm thúc đẩy tiến trình xích lại gần hơn với Hoa Kỳ của Hà Nội. Việt Nam cũng đang ráo riết đàm phán với Mỹ để có thể tham gia vào hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương, được coi là một bước tiến quan trọng giúp Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Tuy nhiên vấn đề nhân quyền của Việt Nam đang là rào cản chính cho việc thương thảo này.

Có lẽ Việt Nam và Mỹ đang xích lại gần nhau hơn nhưng, theo các chuyên gia, các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam còn chưa đồng lòng về việc có nên thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc về chính trị và liên minh với Hoa Kỳ hay không. Nhiều người cho rằng để đối phó với các sách lược lâu dài của Trung Quốc, Hà Nội cần phải nghiêm chỉnh xem xét tới việc này.
Linh Đan
(VOA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét