Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Ngày 15/8/2014 - VN trước trò chơi bá quyền của TQ

  • Đại tướng Mỹ Martin Dempsey thăm VN (BBC) - Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, là vị tướng cao nhất của Hoa Kỳ thăm Việt Nam từ 1971.
  • Tướng Mỹ thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác quân sự song phương (RFI) - Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam 4 ngày, hôm nay, 14/08/2014, tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đã hội đàm với Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, nhằm thúc đẩy quan hệ quân sự giữa hai quốc gia cựu thù.
  • Đèn Cù giải thiêng cách mạng cộng sản Việt nam (RFA) - Cuối tháng tám này nhật báo Người Việt sẽ xuất bản quyển sách tư liệu mang tựa đề Đèn Cù của nhà văn, nhà báo Trần Đĩnh. Ông là người chấp bút viết tiểu sử cho Hồ Chí Minh và một vài nhân vật cộng sản Việt nam.
  • Vì sao Mỹ cần kế hoạch dỡ bỏ cấm bán vũ khí (RFA) - Hôm 7/8/2014, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) tại Thủ đô Washington có phổ biến bài viết về việc Hoa Kỳ cần lên kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN.
  • Thiệt là may phước cho ông Nguyên Ngọc (RFA) - “Các chú các cô không sợ người ta kêu mình kém trí thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao Trạch Đông…”
  • Giáo hoàng Francis đến Hàn Quốc (BBC) - Đức Giáo hoàng Francis đáp xuống Hàn Quốc, bắt đầu chuyến công du châu Á đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng Ba năm 2013.
  • Giáo hoàng kêu gọi hòa giải và đối thoại liên Triều (RFI) - Giáo hoàng Phanxicô đã đến Seoul hôm nay, 14/08/2014, mở đầu chuyến viếng thăm Hàn Quốc nhằm củng cố đạo Công giáo tại châuÁ và cũng nhằm thúc đẩy hòa giải và đối thoại liên Triều. Thế nhưng, đúng ngày hôm nay, Bình Nhưỡng đã đáp lại thiện chí này bằng một loạt tên lửa bắn ra biển.
  • Khám phá Bình Nhưỡng trong ba phút (BBC) - Nghệ sỹ người Anh ghi lại cuộc sống ở Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên theo phong cách video sôi động thu hút hàng triệu lượt xem.
  • Công ty Mỹ gốc Việt được giải Thành Tựu Xuất Khẩu Toàn Cầu (RFA) - Global Market Export Achievement Award, Thành Tựu Xuất Khẩu Toàn Cầu, là giải thưởng của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ nhằm khích lệ và ghi nhận sự thành công của một công ty nội địa có thành quả kinh doanh cũng như xuất khẩu vươn ra thị trường thế giới.
  • Trung Quốc phục dựng phim câm về một phụ nữ bán dâm Thượng Hải (RFI) - Theo AFP 14/08/2014,« Thánh Thiện» (hay« Thần Nữ») bộ phim câm nổi tiếng của điện ảnh Trung Quốc trong những năm 1930 vừa được khôi phục. Nhân vật chính của phim là một phụ nữ Thượng Hải phải chấp nhận bán dâm để nuôi con. Bắc Kinh dường như muốn tôn vinh một số đỉnh cao điện ảnh trong nước trước làn sóng Holywood.
  • Đối lập biểu tình đòi Thủ tướng Pakistan từ chức (RFI) - Hôm nay 14/08/2014, theo AFP, hàng nghìn người đổ về thủ đô Islamabad để yêu cầu Thủ tướng Nawaz Sharif phải từ chức. 20.000 cảnh sát và lực lượng bán quân sự đã được triển khai để đối phó với biểu tình.
  • Dân Okinawa biểu tình phản đối việc xây căn cứ quân sự Mỹ (RFI) - AFP, hôm nay 14/08/2014, loan tin hàng trăm người Nhật Bản biểu tình bên ngoài căn cứ quân sự Mỹ Cam Schwab, thuộc đảo Okinawa, để phản đối việc xây dựng các đường băng mới. Công trình xây dựng này nằm trong kế hoạch di chuyển căn cứ không quân Futenma vốn bị dân cư Okinawa phản đối rất mạnh.
  • Ứng cử viên Tổng thống Brazil tử nạn máy bay (RFI) - Hôm qua,ông Eduardo Campos, ứng viên của đảng Xã Hội trong cuộc bầu cử Tổng thống, sẽ được tổ chức vào tháng 10 tới, đã tử nạn, trên đường đến dự một cuộc mít tinh vận động tranh cử. Chiếc máy bay chởông và nhiều cố vấn đã rơi xuống khu dân cư Santos, ở phía đông nam Brazil.
  • Mỹ không muốn sơ tán người thiểu số Yezidi, phía bắc Irak (RFI) - Cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại về hoàn cảnh của cộng đồng thiểu số Yezidi ở phía bắc Irak. Họ đã phải chạy lánh nạn trước sự tiến quân nhanh chóng của lực lượng Nhà nước Hồi giáo. Hàng chục ngàn người Yezidi phải chạy vào núi Sinjar. Thế nhưng, theo các cố vấn Mỹ được gửi tới nơi này, thì tình hình không đến nỗi tồi tệ.
  • Phải làm gì nữa? (VOA) - Chế độ toàn trị độc đảng rất sợ các tổ chức độc lập và đối lập. Độc lập với đảng CS; đối lập với đảng CS
  • 'Tau chưởi' (VOA) - Ở Việt Nam, hầu hết những bài thơ hay văn chửi nổi tiếng nhất lại thuộc văn học dân gian, không có tác giả
  • Con trai bà Bùi Hằng sang Mỹ vận động cho Mẹ (RFA) - Đã hơn 6 tháng kể từ khi bà Bùi Thị Minh Hằng cùng 2 người bạn bị công an đồng tháp chặn và bắt giam với tội danh “gây rối trật tự công cộng”. Trong suốt thời gian đó đến nay, gia đình bà đặc biệt là người con trai lớn của bà, anh Trần Bùi Trung đã khiếu nại, cũng như đã vận động trong và ngoài nước để lên tiếng về trường hợp của bà.
  • « Đoàn xe nhân đạo » cho Ukraina : Cuộc chiến tuyên truyền của Putin (RFI) - Sự kiện Nga đưa một đoàn xe« cứu trợ nhân đạo» sang Ukraina rất được báo chí Paris quan tâm. Le Figaro có bài viết mang tựa đề« Nga-Ukraina : Đoàn xe gây bất đồng»; tương tự là tựa một bài báo khác trên La Croix :« Đoàn xe của bất đồng giữa Matxcơva và Kiev». Le Monde nhận thấy hành động này« gây lo ngại cho Kiev và phương Tây», còn Les Echos nhận định« Ukraina : Cuộc chiến tranh cân não».
  • Kiev chấp nhận có điều kiện đoàn xe cứu trợ nhân đạo của Nga (RFI) - Tối hôm qua, 13/08/2014, Ukraina đã đưa ra điều kiện chấp nhận để đoàn xe cứu trợ nhân đạo của Nga đến Lougansk, một trong những thành trì của phe ly khai thân Nga. Chính quyền Kiev và phương Tây nghi ngờ Matxcơva lấy cớ viện trợ nhân đạo để can thiệp mạnh hơn vào Ukraina.
  • Nhà ly khai Cao Trí Thịnh bị ngược đãi trong tù (RFI) - Vợ nhà ly khai Cao Trí Thịnh, hôm qua, 13/08/2014, đã lên tiếng báo động là trong thời gian bị cầm tù, chồng bà đã bị suy dinh dưỡng, bị sách nhiễu tinh thần và bà kêu gọi chính quyền Bắc Kinh để choông sang Mỹ chữa trị bệnh tật.
  • Pháo kích xảy ra ở miền đông Ukraine (VOA) - Có báo cáo về các vụ nã trọng pháo trong thành phố Donetsk của Ukraina đang bị phe nổi dậy kiểm soát trong lúc một đoàn xe của Nga tiến tới biên giới Ukraina
  • Mỹ phản đối đe dọa trên biển (BaoMoi) - Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có bài phát biểu về chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Washington ở Hawaii để tổng kết chuyến công du châu Á kéo dài một tuần vừa qua.
  • Sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là phi pháp, vô giá trị (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 14-8, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo thường kỳ. Nhiều vấn đề được dư luận quan tâm đã được nêu tại cuộc họp như sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc, thông tin về Thái Lan có động thái mới trong việc cấp thị thực cho công dân Việt Nam…
  • Ổn định ở Biển Đông có vai trò quan trọng đối với khu vực (BaoMoi) - QĐND - AP đưa tin, ngày 13-8, trong bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu Đông-Tây ở Hô-nô-lu-lu sau khi kết thúc chuyến công du châu Á-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Mỹ Giôn Ke-ri (John Kerry) khẳng định với tư cách là một quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ rất coi trọng những lợi ích quốc gia tại khu vực. Ngoại trưởng Mỹ đã đề cập đến những căng thẳng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm lớn nhất tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vừa diễn ra ở Mi-an-ma mà ông cũng tham dự.
  • Sách Trung Quốc giải thích về "đường 9 đoạn" là vô giá trị (BaoMoi) - QĐND - Chiều 14-8, tại buổi họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc xuất bản sách giải thích về "đường 9 đoạn", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động xuất bản sách giải thích về "đường 9 đoạn" của Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, không thể thay đổi thực tế nêu trên”.
  • Cuốn sách của Trung Quốc về đường lưỡi bò là vô giá trị (BaoMoi) - (TNO) Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hành động của Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, không thể thay thế được thực tế nêu trên. >> Trung Quốc ra sách về đường lưỡi bò
  • Đảng bộ Bộ GD&ĐT tổ chức học tập, quán triệt NQ Trung ương 9 Khóa XI (BaoMoi) - GD&TĐ - Sáng nay (14/8), tại Hà Nội, Đảng bộ Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” cho cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ.
  • Cuộc thi phóng sự Báo Lao Động năm 2014: Cú hích ấn tượng (BaoMoi) - Lao Động vừa kết thúc cuộc thi phóng sự với phân khúc đề tài phù hợp tinh thần hướng đến đại lễ kỷ niệm 85 năm ngày xuất bản số đầu tiên của bản báo: Viết về những nhân vật được vinh danh anh hùng lao động và những nhân vật điển hình lần đầu được nhà báo phát hiện, tất cả đang tỏa sáng khí chất “anh hùng”, từ đời thường lặng lẽ góc núi đến Biển Đông cửa ngõ tổ quốc. Cuộc thi là cú hích góp phần nâng cao chất lượng chuyên mục đã trở thành thương hiệu “phóng sự Lao Động”.
  • Mỹ quan tâm đến hành vi của các bên ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trong bài phát biểu mới đây tại Trung tâm Đông-Tây, Hawaii, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định rằng, “một mối quan hệ mang tính xây dựng” giữa Washington và Bắc Kinh là cần thiết để duy trì ổn định ở khu vực, mặc dù Mỹ vẫn kiên quyết phản đối việc sử dụng vũ lực, đe dọa, hay ép buộc để khẳng định các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông của bất cứ nước nào, không loại trừ Trung Quốc.
  • 50 giàn khoan Trung Quốc sẽ đưa cục diện an ninh châu Á về đâu? (BaoMoi) - Hãng tin BBC vừa trích đăng một số ý kiến đánh giá cục diện an ninh và chính trị khu vực châu Á của các chuyên gia uy tín trên thế giới trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang có chuyến thăm Australia và các diễn biến tiếp tục tại Biển Đông.
  • Sách về đường 9 đoạn của TQ là vô giá trị (BaoMoi) - Tại các diễn đàn biển ASEAN và mở rộng cuối tháng 8, tình hình Biển Đông, vấn đề quan trọng bậc nhất của Đông Nam Á sẽ được bàn luận, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói.
  • Trung Quốc xuất bản sách về đường 9 đoạn trên Biển Đông là vô giá trị (BaoMoi) - (HNMO) - Liên quan đến việc mới đây, ngày 11/8, Trung Quốc cho xuất bản sách về đường 9 đoạn phi lý trên Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình một lần nữa nhấn mạnh tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Ngoại giao tổ chức chiều 14/8 tại Hà Nội: "Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì thế, hành động của Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, không thể thay đổi thực tế về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
  • Đang họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao (BaoMoi) - Chiều nay, lúc 15h, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo thường kỳ do ông Lê Hải Bình chủ trì. Các động thái của Trung Quốc trên biển Đông những ngày gân đây đang khiến dư luận bức xúc.
  • Long Nhật hóa thân thành lính hải quân (BaoMoi) - (iHay) 'Bà tám showbiz' vừa tung ra bộ DVD gồm 14 ca khúc với chủ đề ca ngợi tình quê hương đất nước, mẹ VN anh hùng và các chiến sĩ, quân đội nhân dân VN.

Vì sao Mỹ cần kế hoạch dỡ bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho VN?

000_Hkg10088722.jpg
Tướng Mỹ Martin E. Dempsey sang thăm Việt Nam và họp với tướng Đỗ Bá Tỵ tại Bộ Quốc phòng Hà Nội hôm 14/8/2014.
Hôm 7/8/2014, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) tại Thủ đô Washington có phổ biến bài viết về việc Hoa Kỳ cần lên kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN. Vũ Hoàng phỏng vấn đồng tác giả Murray Hiebert, nghiên cứu chính trị Đông Nam Á của CSIS. Trước tiên, ông Hibert cho biết những điểm chính trong bài viết của mình:

Kế hoạch này bắt nguồn từ nhiều thứ nhưng cụ thể là sau chuyến thăm của chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang hồi tháng 7 năm ngoái khi 2 nước quyết định thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện. Điều này có nghĩa rằng 2 quốc gia nhất trí cải thiện quan hệ trên tất cả mọi cấp độ kể cả những quyết định thảo luận các vấn đề khó khăn. Tôi cho rằng, cuối cùng khi 2 quốc gia muốn hoàn toàn bình thường hóa các mối quan hệ thì việc dỡ bỏ một số lệnh cấm trong những lĩnh vực như an ninh hàng hải, radar hay những lĩnh vực tương tự, có thể sẽ có lợi cho Việt Nam và cũng giúp Hoa Kỳ trước những quan ngại về sự lấn lướt của Trung Quốc ngày càng tăng trên Biển Đông.

Vũ Hoàng: Với việc ông Ted Osius vừa được đề cử trở thành tân đại sứ Hoa Kỳ đến Việt Nam, ông nghĩ rằng ông Osius sẽ trở thành một nhân tố thúc đẩy cho tiến trình dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương từ Mỹ?

Ông Hiebert: Khi ông Ted Osius được đề cử 2 tháng trước đây, tôi nghĩ rằng vấn đề này đã được nêu lên có lẽ là từ thượng nghị sĩ John McCain. Họ đã thảo luận và dường như là thượng sĩ McCain đã ủng hộ ý kiến đó. Và rồi tuần trước, phía Hoa Kỳ đã cử phái đoàn quốc hội tới Việt Nam trong đó có thương nghị sĩ McCain. Như tôi được biết, đã có những trao đổi cho thấy phía đại biểu quốc hội Hoa Kỳ quan tâm, đồng thời, phía chính quyền Hà Nội cũng tỏ ý muốn phía Mỹ bắt đầu giảm bớt những cấm vận về việc bán thiết bị quân sự cho họ.

Vũ Hoàng: Ông đánh giá thế nào về bối cảnh hiện nay giữa 2 quốc gia khi gần đây Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận hạt nhân dân sự gọi tắt là Hiệp định 123 và có thể trong tương lai là bán vũ khí sát thương?

Ông Hiebert: Theo tôi thì có 2 bước trong tiến trình cải thiện các mối quan hệ. Dĩ nhiên là còn rất nhiều những vấn đề khác nữa. Về phía Hoa Kỳ, vấn đề lớn đối với chính quyền hiện tại là tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Như quý vị thấy là thông thường khi vấn đề cải thiện quan hệ với Việt Nam bao gồm việc Việt Nam nằm trong Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay các hiệp định thương mại gồm cả thiết bị quân sự thì vấn đề nhân quyền lại được nêu lên. Vấn đề nhân quyền này bao gồm việc bắt giữ các bloggers của Việt Nam cũng như các vấn đề khác liên quan đến dân chủ, các nhà vận động nhân quyền tại Việt Nam.

Do đó, tôi hoàn toàn nghĩ rằng đối với những vấn đề như quân sự, cấm bán thiết bị quân sự… sẽ được giải quyết bằng những đòi hỏi từ cả 2 phía, cần vạch ra cách thức giải quyết sự khác biệt về vấn đề nhân quyền. Tiến trình này cũng đòi hỏi phía Việt Nam cần dễ dãi hơn đối với những người nêu lên chính kiến của họ về vấn đề chính trị một cách bất bạo động.

Vũ Hoàng: Như ông có nhắc tới lúc đầu là Trung Quốc hung hăng trên Biển Đông, ông có nghĩ rằng đây là nhân tố khiến Hoa Kỳ có thể đẩy nhanh việc dỡ bỏ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để đối lại những sự việc trên?

Ông Hiebert: Điều này đúng là mang lại động lực để giải quyết vấn đề. Cả hai quốc gia đều lo ngại đến sự lấn lướt gần đây của Trung Quốc. Do đó, tôi có thể khẳng định rằng mặc dù cả phía Mỹ lẫn Việt Nam đều nói họ cải thiện quan hệ chỉ trên phương diện song phương nhưng thực chất Trung Quốc cũng là một nhân tố trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.

Tôi cho rằng, nếu mục tiêu của chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ là cải thiện các mối quan hệ của mình, thì đây là thời điểm lý tưởng để thực hiện các bước tiến đó. Tôi nghĩ rằng về phía Việt Nam điều này có thể khá khó khăn vì giữa năm tới, Đảng Cộng Sản sẽ bắt đầu cho kỳ đại hội Đảng diễn ra vào đầu năm 2016 trong khi đó, phía Hoa Kỳ cũng có các cuộc bầu cử quốc hội và Tổng thống diễn ra vào năm 2016. Vì lẽ đó, cả 2 phía nên đẩy nhanh tiến trình này càng sớm càng tốt vì khi mùa chính trị diễn ra thì những vấn đề cải thiện quan hệ sẽ không còn được chú trọng.

Vũ Hoàng: Như chúng ta biết là Hoa Kỳ và Nhật Bản là các quốc gia đồng minh, nếu trong trường hợp trở ngại về bán vũ khí sang Việt Nam, ông nghĩ có khả năng nào Hoa Kỳ sẽ thông qua liên minh quân sự là Nhật Bản để họ trở thành bên thứ ba bán vũ khí cho Việt Nam?

Ông Hiebert: Đây là một câu hỏi khá khó. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã thấy Nhật Bản đang trợ giúp cho Việt Nam tàu chiến, một số tàu tuần duyên… Dĩ nhiên, Nhật Bản có thể hỗ trợ Việt Nam. Tuy nhiên, việc bán vũ khí cho Việt Nam thì lại có thể gặp phải những khó khăn bởi một số điều khoản trong hiến pháp của Nhật Bản không cho phép thực hiện điều này.

Tôi không biết liệu cách thức gián tiếp này có thực thi được hay không. Dĩ nhiên là Hoa Kỳ không thể bán vũ khí trực tiếp sang Nhật Bản, rồi Nhật Bản lại tiếp tục bán vũ khí đó sang Việt Nam… điều này chắc chắn sẽ vấp phải những lệnh cấm bán vũ khí tương tự. Vì vậy, để việc bán vũ khí có thể thực hiện được đòi hỏi phải dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương. Tôi tin là Quốc hội Hoa Kỳ sẽ chẳng lấy gì làm vui vẻ khi sự việc lại phải thông qua một nước thứ 3 như vậy cả.
Vũ Hoàng: Cảm ơn ông đã giúp chúng tôi thực hiện chương trình này.
Vũ Hoàng
(RFA)

VN trước trò chơi bá quyền của TQ

Nhỏ không có nhất thiết là yếu và lớn không đồng nghĩa với mạnh. VN có thể có sức mạnh và ảnh hưởng nếu biết cách sử dụng sức mạnh mềm – TS Nguyễn Hùng Sơn.
LTS: VietNamNet trân trọng giới thiệu phần cuối  của Bàn tròn trực tuyến TQ trỗi dậy và lựa chọn nào cho VN?
Làm sao buộc TQ tuân thủ cam kết?
Nhà báo Việt Lâm: Đại sứ Bindenagel đã nhấn mạnh rằng phải đảm bảo luật lệ số một ở Biển Đông là không thay đổi các đường biên bằng vũ lực. Nguyên tắc này đã được quy định trong luật pháp quốc tế như Công ước LHQ về Luật Biển, hay trong Tuyên bố chung DOC ký giữa ASEAN và Trung Quốc. Nhưng thực tế cho thấy, dù TQ là một bên tham gia cam kết, họ vẫn sẵn sàng phớt lờ, thậm chí vi phạm chúng. Theo các khách mời, có cách nào để giải quyết thách thức có lẽ là lớn nhất hiện nay, đó là làm sao để buộc TQ tuân thủ luật chơi chung?
: Tôi nghĩ đây là một câu hỏi gai góc. Bởi vì đối với TQ, rất khó để buộc họ tuân thủ một điều gì đó trừ phi chính họ nhận thấy lợi ích của họ sẽ được đảm bảo tốt nhất nếu họ tôn trọng các cam kết này.

biển Đông, TQ, VN
Ảnh: Lê Anh Dũng
 TS Nguyễn Hùng Sơn: Chẳng hạn như phải làm sao để thuyết phục TQ rằng tuân thủ UNCLOS có lợi cho chính họ. Chúng ta có thể nói với TQ rằng sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của nước này dựa trên sự bùng nổ của thương mại toàn cầu và điều này sẽ không thể xảy ra nếu các đại dương rơi vào hỗn loạn, nếu luật biển không được các quốc gia tôn trọng và nếu như không có tự do lưu thông hàng hải. Do vậy, Trung Quốc phải nhận thức được rằng chính lợi ích quốc gia lâu dài của họ đòi hỏi họ phải bảo đảm tự do hàng hải và trật tự trên biển cũng như duy trì nguyên trạng trật tự dựa trên luật lệ hiện nay.
Tôi tin rằng TQ không tư duy chỉ với một bộ óc. Còn có những người dân TQ, những người thực sự hiểu Luật Biển, những người thực sự hiểu và nhận thấy lợi ích quốc gia của TQ trong việc hội nhập đầy đủ với cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, có những nhóm lợi ích khác ở TQ, chẳng hạn như nhóm diều hâu, họ theo đuổi những lợi ích ích kỷ của nhóm mình thay vì lợi ích quốc gia. Họ đang tạo ra trò chơi ngắn hạn của nhóm mình dựa trên tổn thất của đất nước về lợi ích và hình ảnh. Chúng ta cần chỉ cho người TQ thấy điều đó. Và một khi TQ nhận ra được điều đó, tôi tin là họ có thể hành xử khác đi.
Đại sứ Bindenagel: Tôi cho rằng dẫn chứng mà TS Sơn vừa nêu ra rất hữu ích. Sau cùng thì ngoại giao vẫn còn cơ hội. Sứ mệnh của ngoại giao là nhận diện những lợi ích đó và sắp xếp sao cho có kết quả đúng.
Hãy xem sự thịnh vượng kinh tế của TQ kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Rõ ràng, chính việc gia nhập WTO đã góp phần quan trọng tạo nên kì tích này. Thế nhưng dù TQ đã tham gia WTO song tình trạng vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ vẫn thường xuyên diễn ra. Đến một lúc nào đó, sở hữu trí tuệ ở TQ sẽ phát triển đến mức mà Chính phủ TQ buộc người dân phải tuân thủ cam kết. Đây chính là những động lực mà tôi nghĩ chúng ta cần phải tạo ra khi ứng phó với TQ.
Do đó, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP có thể đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này. Khi TPP được thông qua, nó sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn với hơn 800 triệu người tiêu dùng. Và chúng ta phải chỉ ra cho họ thấy lợi ích của họ, chỉ ra sự liên quan đến những vấn đề khác, chẳng hạn chỉ ra họ có các quan hệ kinh tế xuyên Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và WTO và những lợi ích đó đang bị thách thức bởi những gì xảy ra ở Biển Đông, tuyến đường biển của 60-80% thương mại toàn cầu. Làm thế nào chúng ta có thể liên hệ những lợi ích của họ đến nhu cầu giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hoà bình.
Vậy chúng ta có thể làm được điều đó thông qua con đường ngoại giao như thế nào? Làm sao định hình một cấu trúc khả thi cho phép xoay chuyển các lợi ích hướng đến một kết quả đúng đắn?
Đây cũng là chủ đề mà Diễn đàn Toàn cầu Boston đang tập trung bàn thảo hiện nay. Nhưng để làm được điều đó, đòi hỏi sự minh bạch và phải dứt khoát bác bỏ những yếu tố mang hơi hướm ý thức hệ hay dân tộc chủ nghĩa.
Nếu chúng ta có thể gắn kết lợi ích với các nguyên tắc, chúng ta sẽ gây dựng được nền tảng cho một cấu trúc khả thi để đảm bảo an ninh trong khu vực.
Sau mỗi bài học, ASEAN trưởng thành hơn
Nhà báo Việt Lâm: Thế thì diễn đàn nào sẽ là nơi thích hợp để bàn thảo những vấn đề này đây? Theo các ông, ASEAN và các cơ chế của nó có còn thích hợp để thảo luận ứng xử với TQ khi mà những sự kiện vừa qua ở Biển Đông cho thấy ASEAN đã không thể hiện được sự đoàn kết và quyết tâm mạnh mẽ khi đối diện với TQ. Đây cũng là nội dung câu hỏi của bạn đọc Linh Xuân.
Đại sứ Bindenagel: Tôi cho rằng cấu trúc của ASEAN chưa đủ trưởng thành. Nhưng mặt khác tôi cũng sẽ không bác bỏ cấu trúc đó. Tôi sẽ nói rằng bạn cần phải quay về với ASEAN và thúc đẩy các cuộc thảo luận cùng nhau. Còn Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lại là một cơ cấu khác, vì đây là một nhóm lớn hơn. Ngoài ra, chúng ta có thể giải quyết song phương. Có rất nhiều vấn đề bạn có thể giải quyết song phương trong khuôn khổ đa phương.
Về phần Mỹ, trong các cuộc thảo luận với TQ, chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng chúng tôi có thể hỗ trợ tìm kiếm các giải pháp hoà bình cho những tranh chấp hiện nay. Chúng tôi cũng làm rõ quan điểm rằng một số hành động khiêu khích đã vượt quá giới hạn.
Tôi nghĩ là ASEAN có thể làm rõ điều đó, rằng đâu là giới hạn không được vượt qua. Hi vọng rằng sẽ không có cuộc khủng hoảng nào xảy ra ở Biển Đông. Nhưng theo thời gian, chúng ta có thể xây dựng sự hiểu biết và cởi mở cho phép ASEAN có thể có những bước đi chưa từng có trước kia.
TS Nguyễn Hùng Sơn: Tôi nghĩ có những chỉ trích đối với ASEAN là bởi  người ta đặt quá nhiều kỳ vọng vào tổ chức này. Thử tưởng tượng xem nếu không có ASEAN thì sao? Đâu sẽ là nơi để bạn thảo luận DOC? Đâu là nơi để thúc đẩy an ninh hàng hải ở Đông Nam Á. 
Trong bối cảnh mà ngoại giao có vai trò quan trọng để ngăn ngừa những tính toán sai lầm và tăng cường hợp tác, liệu những điều đó có thể xảy ra không khi thiếu vắng những cơ chế mà ASEAN đã tạo ra. Vì thế, tôi không phủ nhận sự thực rằng ASEAN đã không đủ khả năng ngăn chặn một số vụ việc xảy ra trên biển Đông, nhưng sau mỗi sự vụ, ASEAN đã học được bài học nào đó và trở nên tiến bộ hơn.
Lấy ví dụ ngay sự kiện giàn khoan vừa qua, ASEAN đã ra tuyên bố mạnh mẽ nhất trong 20 năm trở lại đây khi chỉ trích đích danh TQ đã gây ra vụ việc. Và không chỉ với tư cách một nhóm, từng thành viên ASEAN cũng đã thúc đẩy chính sách Biển Đông của họ theo hướng làm sao để trở thành người chơi tích cực hơn, đóng góp vào việc duy trì hoà bình trên Biển Đông.
Đặc biệt ngay cả những nước không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cũng đóng góp vào tiến trình này. Ví dụ, Thái Lan và Myanmar, cũng đã đóng góp rất tích cực để thúc giục ASEAN đạt được một tuyên bố chung với TQ. Dĩ nhiên, không có gì xảy ra ngay sau một đêm, chúng ta cần kiên nhẫn với ASEAN. Cho họ thời gian và họ sẽ trưởng thành.
Đại sứ Bindenagel: Cùng với sự tham dự của Mỹ?
TS Nguyễn Hùng Sơn: Đúng vậy. Đó cũng là một trong những mục đích của ASEAN.
Đại sứ Bindenagel: Tôi hiểu điều đó. Tôi tin rằng Mỹ có lợi ích khi hiện diện ở khu vực này, đồng thời chúng tôi cũng có lợi ích khi các điểm nóng ở đây được giải quyết một cách hòa bình. Và nếu bây giờ chưa giải quyết được thì chí ít cấu trúc mà chúng ta đang đề cập đến sẽ cho phép các chính phủ hoặc giới doanh nghiệp sử dụng các kênh ngoại giao để tìm kiếm các cách thức thay đổi thực trạng theo hướng tích cực hơn.
Tuy nhiên, tôi muốn bổ sung một cách thận trọng rằng ngoại giao nếu không có thực lực quân sự hỗ trợ thì cũng giống như một dàn giao hưởng không có nhạc cụ. Tôi không nói rằng cần phải sử dụng sức mạnh quân sự, nhưng bạn cần phải có năng lực để buộc đối phương tôn trọng cam kết. Chuẩn bị cho xung đột chính là cách hữu hiệu để ngăn ngừa xung đột.
Phối hợp nhuần nhuyễn song phương và đa phương
Nhà báo Việt Lâm: Đây là một luận điểm khá thú vị. Vậy ông nghĩ sao về đề xuất của một số học giả Mỹ tại cuộc hội thảo của Diễn đàn Toàn cầu Boston tuần trước, rằng Mỹ cần phải hỗ trợ từng nước ứng phó với áp lực từ TQ?
Đại sứ Bindenagel: Không, tôi không đồng ý với quan điểm này. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là các bên tham gia tranh chấp giải quyết song phương với TQ, bên cạnh việc tận dụng các kênh đa phương. Trong trường hợp của Việt Nam và TQ, hai bên cần có các cuộc đối thoại song phương ở các cấp độ khác nhau trong chính phủ nhằm đảm bảo rằng các bên không tính toán sai lầm.
Về lâu dài, các cuộc đối thoại song phương cần có sự tham gia của các nhóm khác nhau, có thể là các think-tank như Học viện Ngoại giao, giới doanh nhân, quân đội. Những nhóm này có thể ngồi lại với nhau để bàn thảo về các kịch bản có thể xảy ra, khả năng nào là khả thi, kết quả có thể là gì?
Tôi đã từng tham gia đàm phán giải quyết vấn đề kim cương máu [1] giữa cộng đồng doanh nghiệp và các nhóm đấu tranh xã hội. Các nhóm này gần như đã phá hủy ngành công nghiệp kim cương. Nhưng đến cuối cùng họ đã ngồi lại với nhau và cùng thảo luận xem kết quả tốt nhất có thể đạt được là gì. Hai bên cùng đồng ý thiết lập hệ thống chứng nhận nguồn gốc để kiểm soát kim cương, nhờ đó số lượng kim cương từ vùng chiến sự đã được giảm hẳn và gần như loại bỏ ra khỏi thị trường. Tất nhiên, tôi không tin rằng các quốc gia có thể đàm phán song phương thành công với TQ bởi sự chênh lệch về vị thế và thực lực. Do đó, như tôi đã nhấn mạnh, cần phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa song phương và đa phương. Nhưng không phải là tham gia liên minh chống TQ. Như tôi nói ngay từ đầu, Mỹ và VN sẽ không thành lập liên minh để chống TQ. Điều đó sẽ không hiệu quả.
TS Nguyễn Hùng Sơn: Tôi đồng ý với ý kiến của ông Đại sứ là không thể có một cấu trúc đơn lẻ nào giúp giải quyết mọi vấn đề. Tôi nghĩ rằng khả thi hơn cả là một kiến trúc an ninh khu vực, như chúng tôi thường gọi, trong đó bao gồm các cơ chế song phương và đa phương phục vụ cho các nhóm người chơi khác nhau. Các cơ chế này có thể có nhiều hình thức, chính thức hoặc không chính thức, miễn sao chúng giúp loại bỏ những mơ hồ, thiết lập một tầm nhìn và  nhận thức rõ ràng trong các tay chơi. Đấy là lý do vì sao ASEAN với tư cách một người chơi quan trọng trong khu vực đã ra sức thúc đẩy việc hình thành một khuôn khổ nhiều tầng nhiều lớp, với nhiều tiến trình đa phương mà ở đó các quyền thành viên khác nhau, mục đích khác nhau. Đôi khi, những cơ chế này bị chỉ trích là chồng lấn lên nhau, song theo quan điểm của ASEAN, chúng phù hợp với lợi ích đa dạng của các nước trong khu vực cũng như giúp bình ổn một khu vực đang có rất nhiều bất ổn.
Nhà báo Việt Lâm: Vâng, nhân đây độc giả có một câu hỏi dành cho TS Nguyễn Hùng Sơn. Chúng ta thấy rằng để ứng phó với sự trỗi dậy của TQ, nhiều nước vừa và nhỏ trong khu vực đã điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, vận động khôn khéo để tạo cân bằng và giành lợi thế. Còn VN thì sao?
TS Nguyễn Hùng Sơn: Trước hết, tôi phải nói rằng nhỏ không hẳn là yếu và lớn không nhất thiết là mạnh. Cho dù có diện tích lớn như Trung Quốc thì điều đó cũng không có nghĩa rằng Trung Quốc rất mạnh. Bản thân TQ đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nội tại, và theo một cách nào đó thì TQ vẫn có nhiều điểm yếu. Và VN, cho dù là một nước nhỏ cũng không có nghĩa là chúng ta yếu. Chúng ta có thể có sức mạnh và ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế nếu VN biết cách sử dụng sức mạnh mềm. Hãy nhìn vào Singapore, một nước nhỏ như vậy nhưng không ai dám nói rằng họ yếu ớt về mặt chính trị. Họ đã thể hiện được sức mạnh vượt ra ngoài tầm vóc của họ.
Vậy thì đâu là lựa chọn cho VN? Tôi nghĩ lựa chọn của VN là đi với cộng đồng quốc tế và được cộng đồng quốc tế bảo vệ. Điều đó có nghĩa rằng chúng ta phải hội nhập và hợp tác đầy đủ với cộng đồng quốc tế. Chúng ta nên ủng hộ những luật chơi mà cộng đồng quốc tế đã tán thành, đó là luật pháp quốc tế. Chúng ta nên nỗ lực ủng hộ việc thực thi luật pháp quốc tế. Cụ thể là chúng ta nên làm rõ và diễn giải luật pháp quốc tế trong bối cảnh ở Biển Đông, cũng như thúc đẩy cho cách thức diễn giải đó được tất cả các quốc gia trong khu vực, trong đó có TQ, chấp thuận.
Chúng ta cần đóng góp làm cho ASEAN mạnh lên và có tiếng nói mạnh mẽ trên sân khấu quốc tế. Nếu ASEAN có thể gây ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế trong khu vực, khi đó VN cũng sẽ có vị thế và ảnh hưởng tốt hơn. Tôi tin rằng đây là cách tiếp cận mà VN, với tư cách là một nước vừa/nhỏ, nên cân nhắc trong bối cảnh một thời đại mà người ta đang phải chứng kiến ngày càng nhiều các trò chơi bá quyền.
Đại sứ Bindenagel: Tôi thích cách mô tả này. Nhưng tôi muốn thêm vào một chút, là VN có thể mở rộng đến tầm toàn cầu. Các bạn có Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, có WTO. Chỉ riêng trong những tổ chức này, vai trò mà VN có thể đóng góp sẽ thực sự có ý nghĩa quan trọng bởi những tổ chức này đã thiết lập được một khung luật chơi.
Tất nhiên đây là những vấn đề khó đối với VN. Bởi để có tiếng nói và vị thế toàn cầu, VN cần phải cải tổ nền kinh tế, lắng nghe người tiêu dùng toàn cầu để hiểu được nhu cầu của họ là gì. Đảm bảo rằng các nguy cơ trong chuỗi cung ứng mà các bạn tham gia được giải quyết. Bởi nếu không, khả năng xảy ra những vụ bê bối như vụ các nhà máy thực phẩm cung ứng hàng kém chất lượng cho KFC hay Mc Donald ở TQ sẽ hủy hoại tất cả.
Bất kể vị trí nào mà VN muốn giành được trong chuỗi cung ứng này thì tên tuổi và thương hiệu của VN cũng phải gắn với chất lượng cao, sự tin cậy và an toàn. Khi đó, VN sẽ thể hiện được mình ở tầm vóc toàn cầu chứ không chỉ trong khu vực nữa.
Nhà báo Việt Lâm: Cuộc thảo luận hôm nay rất thú vị và có nhiều điểm cần phải được bàn sâu thêm. Rất tiếc là không còn thời gian nữa. Xin  cảm ơn hai vị khách mời đã tham gia bàn tròn hôm nay. Xin cảm ơn quý độc giả đã quan tâm theo dõi.
-----
[1] Conflict diamonds hay blood diamonds là thuật ngữ dùng để chỉ kim cương thô được khai thác ở các vùng chiến sự và số tiền thu được từ kim cương được dùng để trang bị cho các nhóm quân nổi dậy, khiến xung đột càng dữ dội hơn.
(VNN)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét