Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

-GDP có “cụt chân”?

Chính trị – Xã hội

Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng vì vấn đề Biển Đông  -(VOA)   —  Mỹ sẽ giám sát ‘các đảo đá, đảo san hô, và bãi cạn’ ở Biển Đông  -(VOA)
Việt Nam phản đối người Khmer Krom đốt cờ Việt Nam  -(RFA)   >>>  Người Việt ở Campuchia nói gì về cuộc biểu tình chống Việt Nam?
Tín hữu Cao Đài bị sách nhiễu, ném “bom bẩn” khi cúng lễ  -(RFA)   —   HÐTP Garden Grove ủng hộ chế tài CSVN vi phạm nhân quyền  -(NV)
***Mấy cái dzụ này thì không còn lạ gì với “nhân dân lao động” ( tức là cái giai cấp đấu tranh mà cọng sản lãnh đạo hết trơn) – Nó như thế là chứng minh cho “nhân dân” thấy cái ưu việt nhất trần ai của con đường tiến lên chủ nghĩa cọng sản : những người cọng sản dù chả làm gì cúng “hưởng theo nhu cầu” mà còn huốt nhu cầu nữa kìa- Sướng chưa những ông bà “bần cố”.Hãy phấn khởi, hồ hởi, hổn hển….tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên “thiên đường CS” nhé nhân dân.   —  Hà Nội: Nhà cán bộ Sở sai phép, không cơ quan nào dám “đụng”?  -(GDVN)   —  Chỉ có trộm mới hiểu, tiền quan ‘găm’ chốn nào?  -(ĐV)
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Tính sai GDP sẽ sai nhiều quyết sách -(MTG)  —  Ra tòa mà phản cung, cũng không ăn thua vì…ngoan cố!  -(GDVN)
********************************************************
Thuộc địa kiểu mới  -(Viettusaigon -RFA)   —   Thông điệp McCain: 5 Sẵn sàng, 3 Nên và 1 Hy vọng  -(Vũ đức Khanh -VOA)
Làm luật để nuôi tham nhũng  -(Ngô nhân Dụng -VOA)  —  Trung Quốc: gieo gió rồi chặn bão  -(Nguyễn xuân Nghĩa -NV)
ISIL: Hiểm họa mới ở Trung Đông và toàn thế giới  – (NV)   —  Chính trị và làm báo  -(Lê diễn Đức -NV)
TỌA ĐÀM “Thoát Trung về văn hóa” trên diễn đàn Văn Việt -(Boxitvn)
Nhà nước nên có chủ trương cho ngư dân thuê tàu đánh cá -(Boxitvn)
Thạc sĩ Đào Tiến Thi: Trí thức đã vào đảng như thế nào? Và nay ở lại trong đảng để làm gì? -(Boxitvn)
Từ nền “văn hoá quỳ lạy” đến văn hoá “thảo dân”  -(Boxitvn)
___________________________________________________
Những toan tính thất bại của Bắc Kinh?  -(TVN)   >>>  Mỹ khiến TQ hiếu chiến hơn ở Biển Đông?
Tịch thu, tiêu hủy sách vi phạm chủ quyền Việt Nam  -(TN)   —  Trung Quốc ra sách về đường lưỡi bò  -(TN)   —  Phản đối phần tử cực đoan đốt quốc kỳ VN ở Phnom Penh  -(VNN)

Đại tướng Martin Dempsey: Nhất định phải đến Việt Nam  – (NLĐO) 
Trao đổi với tác giả Nguyễn An Dân  -(VNTB)    —   Không có gì thay thế được nghĩa vụ quân sự   -(TNO)
Tây cũng ngán ‘quan cắp ô’  -(VNN)   >>>   Xem người Mỹ lọc công chức   >>>   Quang minh chính đại thì không có biệt thự quan chức
VN đang bỏ sót công trình ‘tầm cỡ quốc tế’?  -(TVN)  -
Chính sách visa của Thái Lan xem thường người Việt -(TN)  – ***  “Nghiên cứu ” xem tại sao Thái lại “khinh thường” người Việt.   >>>   Không để người Việt mang tiếng xấu – Kỳ 4: Thói hay… chê   >>>  Đừng để cái ác lan rộng như mốt thời thượng   >>>   Vì sao người giỏi không muốn về nước làm việc ?
Để luật VN không ‘phức tạp nhất thế giới’  -(TN)   >>>   Sợ lắm cướp giật ở Sài Gòn
Vì sao dân hay nghi ngờ tài sản “khủng” của quan chức?  -(PLTP)   >>>   Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ thăm Việt Nam   >>>  Phú Yên: Công bố thiên tai hạn hán trên toàn tỉnh

Kinh tế

EU hy vọng sớm chung quyết đàm phán tự do mậu dịch với Việt Nam  -(VOA)   —-  Nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng VN  -(RFA)
Ngân hàng phát triển mới của nhóm BRICS  -(RFA)   —  Giá sữa tháng 7 giảm khoảng 0,3% – 34% -(MTG)   —   Thanh long giá rẻ tràn ngập vỉa hè Sài Gòn -(MTG)
Vì sao Tổng Cty Bảo hiểm Sài Gòn-Hà Nội liên tục “lao dốc”?  -(GDVN)
Gạo Việt “thoát” Trung: Không cần hai Tổng công ty Nhà nước!  -(ĐV)  >>>   Đại gia ngoại “quản” siêu thị Việt:Metro 12 năm không đóng thuế
GDP có “cụt chân”?  -(VNTB)   >>>   70% nợ cho vay “biến mất”: Các ngân hàng sẽ “thăng hoa”?   >>> Chính quyền Bạc Liêu sắp vỡ nợ?
Phương pháp tính GDP của Việt Nam đúng quy định LHQ   -(Tintuc)
Đại gia Hồng Kong âm thầm thâu tóm loạt khách sạn VN  -(VNN)   >>>   Sự thất thế của vua cafe Trung Nguyên
Đầu tư casino: Cửa đã mở  -(NLĐ)   >>>    Hải quan điện tử vẫn phiền toái

Thế giới

Ukraine: Số người chết do xung đột đã hơn 2000 người -(RFA)  —  Bộ trưởng Ukraine đả kích đoàn xe cứu trợ của Nga  -(VOA)
Thủ tướng Đức giữ đường liên lạc mở với tổng thống Nga -(RFA)   —   Nhật Bản “phản đối mạnh mẽ” Nga tập trận ở vùng đảo tranh chấp  -(MTG)
Đài Loan cảnh báo Trung Quốc tấn công các trang mạng của họ -(RFA)   —  “Đài Loan muốn F-35 nhưng F-16 nâng cấp cũng là một lựa chọn”  -(GDVN)
Bắc Hàn bày tỏ thiện chí hòa bình trong khu vực -(RFA)   —  Người Nam Hàn hay bị tấn công ở Philippines -(RFA)
Pháp cấp vũ khí cho lực lượng Kurd ở Iraq -(RFA)   —Mỹ phái thêm 130 cố vấn quân sự tới Iraq  -(VOA)   — Liên Hiệp Quốc báo động nguy cơ diệt chủng ở Iraq!  -(MTG)   —   Lo sợ Iraq sụp đổ, Mỹ và Iran bắt tay ủng hộ Thủ tướng mới  -(GDVN)
Israel, Palestine tiếp tục đàm phán, ngừng bắn sắp hết hạn  -(VOA)
Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi các mối quan hệ với Solomon  -(VOA)  —  TT Obama kêu gọi bình tĩnh sau vụ nổ súng ở St. Louis -(VOA)
Viện Lowy: Các nước cần liên minh ứng phó với TQ -(VOA)
Maryam Mirzakhani: Phụ nữ đầu tiên đoạt giải ‘Nobel Toán học’ -(VOA)   —  Thái: Mang thai thuê có thể phạm tội hình sự -(RFA)    —   Khỉ đột cũng là nạn nhân của Ebola -(VOA)   —   Mỹ cam kết thêm 180 triệu USD để ngăn nạn đói ở Nam Sudan -(VOA)
Hiện trường thảm khốc vụ rơi máy bay Brazil Photo  -(VNN)  – Vụ rơi máy bay tại Bazil đêm qua ở thành phố cảng Santos, bang Sao Paulo, đã khiến ứng viên Tổng thống Eduardo Campos, 49 tuổi, thiệt mạng.
Không rõ hành tung đoàn xe viện trợ của Nga
Triều Tiên cảnh báo Hàn Quốc ‘bên miệng hố chiến tranh’  -(VNN)
Đã xác minh được 11 cháu ở chùa Bồ Đề bị “mất tích”  -(Soha)   >>>  Dùng roi điện khống chế thiếu nữ rồi hiếp dâm tập thể
Không rõ hành tung đoàn xe viện trợ của Nga  -(NLĐO)   ===>>>
Trung Quốc “bành trướng” sang Đài Loan  -(NLĐ)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học- Xã hội

“Giáo dục Việt Nam hiện nay như đang đào tạo Voi, Hổ, Bò tót…”  -(GDVN)
Bắt học sinh may đồng phục: Trên không bảo nhưng dưới lại làm?  -(GDVN)

Bắt người Trung Quốc thứ 14 ăn trộm trên máy bay VN  -(NV)   —   Thuê người nghiện ma túy, sửa xe làm giám đốc để lừa đảo   -(MTG)
*** Thế này mới là ” nhờ ơn đảng và nhà nước mới  được cử sang ĐQ Mỹ học” lại trốn luôn theo Đế quốc Mỹ không chịu về- Chớ còn như Lê công Định nhờ Pháp Mỹ “cho tiền” đi học thì đâu có ơn nghĩa gì cho nên ông ấy cãi là phải- Qua Mỹ bắt cái tay “sở ngoại vụ” này ngay.

Tủi nhục 6 cô gái bị bán vào động Massage ‘Anh yêu em’  -(VNN)  -Hàng loạt cô gái thiếu công ăn việc làm ở Đồng Tháp bị 2 mẹ con Xinh và Linh lừa gạt phục vụ những ‘bữa tiệc’ tình dục bất khả kháng. Điều đáng nói, trong 6 nạn nhân, có 3 người là chị em ruột.
Công an Hà Nội điều tra 2 phụ nữ tung tin đồn dịch bệnh Ebola   -(NLĐO)   >>>   Một vụ thi hành án bất minh   >>>   Thu giữ hơn 4 kg ma túy tại sân bay Đà Nẵng 
Bi đát cảnh chị gái xin bác sĩ đưa em về để… chết  -(Dân trí)

-GDP có “cụt chân”?

VNTB

VNTB: Từ đầu năm 2014 đến nay, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh là một trong hiếm hoi chính khách Việt mang khẩu khí bớt đi âm giọng dè dặt thái quá. Có lẽ ông cũng là một trong những chuyên gia “phản biện trung thành” bức xúc nhất về truyền thuyết ‘GDP có chân” – như cách ví von của Trưởng ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ tại một kỳ họp quốc hội.
Thật ra không phải đến lúc này nỗi nghi ngờ “GDP có chân” mới hiện ra. Từ năm 2011 khi chính sách thắt lưng buộc bụng của Chính phủ bắt đầu tỏ uy lực, cùng lúc nền kinh tế bị siết tín dụng đến mức nghẹt thở và đầy nghi ngờ, cũng là lúc các chính quyền địa phương vẫn tới tấp “báo tin vui” về kinh thành rằng GDP của họ đạt trên 10%, thậm chí đến 15%! Chính vào cuối năm 2011 khi công nhân không có đủ tiền để mua vé tàu xe về quê ăn tết, một chuyên gia phản biện độc lập khi đề cập về GDP đã không kìm nổi giận dữ “Nói láo!”.

Thế nhưng bất chấp tất cả, báo cáo chính thức của Chính phủ vẫn ghi nhận mức tăng GDP như một thành tích, khác hẳn với điều mà chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu mới đây về cách tính GDP là “không giống ai”.
Còn bây giờ, xem ra với tư duy “đổi mới thể chế” như thông điệp đầu năm của Thủ tướng, có thể GDP sẽ không còn chân nữa. Nhưng không có chân không có nghĩa là căn bệnh thành tích sẽ cụt đầu. Với lối tuyên giáo công thần bất hủ ở Việt Nam qua quá nhiều triều đại, chắc chắn GDP sẽ biến tướng sang một thể tuần hoàn khác và sẽ có một bộ cánh mới sao cho thành tích không thể mất đi. Nền kinh tế Việt Nam cũng vì thế sẽ còn lâu mới được cải hóa tính giả dối của nó.
————-
“Cách tính GDP hiện nay không thể chấp nhận được”

ĐOÀN TRẦN
Địa phương nào cũng có mức GDP tăng trưởng 9-10%/năm, thậm chí tăng đến 15%, nhưng GDP cả nước chỉ đạt 5-7%.
Với chúng ta, đây là thời kỳ chuyển đổi và phải dám làm để thực sự có chuyển đổi vì lợi ích chung của đất nước. Nếu cứ duy trì cách tính GDP như hiện nay sẽ dẫn đến nhiều quyết sách sai, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh bình luận.
Tính sai GDP sẽ sai nhiều quyết sách
Giới chuyên gia cũng như nhiều đại biểu Quốc hội thường nhận xét, mức tăng GDP hàng năm của chúng ta là con số “bí hiểm”. Còn ý kiến của ông?
Quy trình tính GDP hiện đang bộc lộ hạn chế, bất cập cả về chất lượng số liệu, tính đồng bộ, thống nhất trong phương pháp thu thập nguồn thông tin, cách thức tổ chức thực hiện dẫn đến chênh lệch ngày càng lớn giữa GDP toàn nền kinh tế và tổng cộng GRDP tỉnh cho 63 tỉnh, thành.
Tôi có thể khẳng định rằng, cách tính GDP hiện nay không thể chấp nhận được trong kinh tế, khi mà địa phương nào cũng có mức GDP tăng trưởng 9-10%/năm, thậm chí tăng đến 15%, nhưng GDP cả nước chỉ đạt 5-7%.
GDP ở các địa phương tăng đột biến bởi cách tính bị trùng, “ảo”. Chẳng hạn, tại các địa phương có cửa khẩu như Tp.HCM hay các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn… mỗi năm có thể xuất khẩu 3-5 tỷ USD/cửa khẩu, nhưng toàn bộ giá trị sản xuất đó không phải do tỉnh này làm ra mà do các địa phương khác. Cả nước đã tính, tỉnh lại tính tiếp nên bị trùng.

Đây không phải là vấn đề mới nhưng lần này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyết tâm tạo ra bước chuyển căn bản?
Nếu cứ để tình trạng này diễn ra, các địa phương tính sai về tăng trưởng GDP sẽ dẫn đến nhiều quyết sách sai.
Các nước trên thế giới không ai tính GDP cho tỉnh, thành mà chỉ tính GDP chung cho cả quốc gia. Với chúng ta, đây là thời kỳ chuyển đổi. Chúng ta tạm chấp nhận tính GDP cho địa phương, vì chưa có cách nào khác thay thế để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của các địa phương.
Trên cơ sở số liệu của các địa phương cung cấp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ giao Tổng cục Thống kê loại trừ những nhân tố tính trùng, sau đó thống nhất lại lần cuối và so sánh với mức tăng GDP của cả nước để có được công bố chính thức tốc độ tăng trưởng cho các địa phương.
Mỗi địa phương đều có cục thống kê nên lấy số liệu đầu vào tương đối chính xác. Điều này sẽ thu hẹp khoảng cách và thực chất hơn. Từ năm 2018, Tổng cục Thống kê trực tiếp tính tăng trưởng GDP cho các địa phương thay vì tỉnh, thành tự tính hiện nay.

Siết lại việc tính “ảo” cũng là vấn đề rất nhạy cảm, nhất là trong bối cảnh chúng ta tiến hành tổng kết nhiệm kỳ như hiện nay, thưa ông?
Đúng vậy, đây là vấn đề rất nhạy cảm vì đảng bộ các địa phương sắp đại hội vào năm sau. Mọi năm, các tỉnh đều báo cáo tăng 10 – 15%, bây giờ chỉ còn 8 – 9%, thậm chí 6 – 7%, kể cả chỉ 4 – 5% là một điều khó giải thích.
Chúng tôi hiểu rằng, nếu không làm tốt công tác tư tưởng thì địa phương sẽ không chấp nhận, cho rằng cách này tính chưa đúng song đây là điều cần phải làm vì lợi ích chung của đất nước.
Chúng tôi dám làm và hoàn toàn nghĩ rằng, các địa phương sẵn sàng ủng hộ vì là một quyết định rất đúng đắn.
Đầu tiên là phải đánh thông tư tưởng
Có ý kiến cho rằng, nếu GDP đang là câu chuyện đau đầu của ngành kế hoạch và đầu tư, thì việc chấn chỉnh tình trạng đầu tư dàn trải đã trở thành niềm tự hào của ngành. Ông cũng có đồng tình quan điểm này?
Lâu nay, chúng ta làm theo kế hoạch hàng năm nên không thể biết năm sau công trình được đầu tư bao nhiêu. Trong cả nhiệm kỳ 5 năm, các chủ tịch tỉnh, bộ trưởng các bộ không biết mình có bao nhiêu nguồn lực.
Do vậy, khi được trao quyền quyết định chủ trương đầu tư thì họ không thể biết mình quyết định như thế nào là phù hợp với khả năng. Từ đó tạo ra tình trạng phê duyệt lớn hơn rất nhiều so với khả năng đầu tư. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới đầu tư dàn trải, kém hiệu quả trong nhiều năm qua.
Nhưng từ năm 2011, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 1792/TTg về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ nên đến nay, chúng ta đã kiểm soát được tình hình.
Như Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nói, đây là biện pháp mạnh chặn đứng được đầu tư dàn trải trong 3 năm qua, nợ đầu tư xây dựng cơ bản ở các địa phương, bộ, ngành giảm rất nhiều. Có thể nói sau nhiều năm không ngăn chặn được tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả thì đến nay, đã dần dần tập trung hơn, hiệu quả hơn.
Với kết quả như vậy, ông có tin rằng hoạt động đầu tư công thời gian tới sẽ đi vào trật tự?
Hiện tại, chúng tôi còn rất lo lắng về vấn đề nhận thức. Cả bộ máy từ trung ương đến địa phương mấy chục năm nay đã quen làm theo cách phân bổ nguồn vốn hàng năm, bây giờ chuyển qua làm trung hạn là phải biết dự báo cho cả 5 năm.
Nói như Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, điều đầu tiên là phải đánh thông được tư tưởng từ trên xuống dưới. Đây là lợi ích của dân tộc, của đất nước, chúng ta phải làm chứ không phải vì lợi ích cá nhân mà chúng ta không làm.
Tuy nhiên, chúng ta đã có bài học rất tốt từ 3 năm thực hiện Chỉ thị 1792/TTg nên chúng tôi tin tưởng, tình hình đầu tư công sẽ có bước chuyển tích cực trong 5 năm tới và nhiều năm tiếp theo.
Theo VnEconomy

Chính quyền Bạc Liêu sắp vỡ nợ?

Posted by phamtayson on 14/08/2014
 
 
 
 
 
 
Rate This

VNTB

VNTB: Vỡ nợ là khái niệm còn rất mới mẻ đối với chính quyền Việt Nam, tuy hoàn toàn chẳng xa lạ với nhiều quốc gia đang và đã phát triển trên thế giới. Thỉnh thoảng người ta lại được biết đến một thành phố ở Hoa Kỳ lâm vào tình trạng vỡ nợ, hoặc gần đây nhất là trường hợp Argentina có khả năng bị vỡ nợ lần thứ nhì sau thời điểm vỡ nợ lần đầu vào năm 2001.
Bạc Liêu có lẽ là một cái tên khá “công tử” cho đến lúc này, bởi rất có khả năng địa phương này sẽ được gọi tên như một chính quyền cấp tỉnh đầu tiên ở Việt Nam lâm vào tình trạng vỡ nợ. Thu không đủ chi, chi tràn lan và sai phạm… Chỉ có cơ quan Kiểm toán nhà nước mới có khả năng phát hiện ra cái hiện tồn quá sức khiêm nhường này mà từ đó đã đưa đến một kết luận kinh khủng: Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu sẽ không còn khả năng trả lương cho cán bộ viên chức. Cũng có nghĩa là quỹ lương hưu cho cán bộ hưu trí sẽ vỡ.

Chẳng cần phải chờ đến năm 2034 mới vỡ quỹ bảo hiểm xã hội – như dự báo của một số cơ quan nghiên cứu gần đây, mà ngay hiện nay đã xuất hiện tình trạng một số địa phương thâm thủng nặng nề ngân sách, bị gây ra chủ yếu bởi tình trạng chi bừa bãi và tham nhũng. Có thể nói, gần như bất kỳ địa phương nào được Thanh tra chính phủ hay cơ quan kiểm toán nhà nước rờ tới đều phát sinh hàng loạt sai phạm. Chẳng lẽ dân tộc này lại cần đến một chương đặc biệt trong Luật Phá sản dành cho các chính quyền địa phương, và do đó có thể cho cả Nhà nước Việt Nam nếu họ không thể trả được nợ cho nước ngoài?
Rất có thể, đó cũng là nguyên cớ vì sao mà vào đầu năm nay có đến 15 tỉnh, kể cả một địa phương nổi tiếng về nguồn thu du lịch như Khánh Hòa, đã phải xin Chính phủ cứu đói cho dân.
Tiền của các địa phương này tuồn đi đâu cả rồi?
(Khi thông tin về Bạc Liêu lên trang VNTB, nghe nói bài viết dưới đây trên báo Pháp Luật TP.HCM đã bị xóa).
————–
Bạc Liêu: Nguy cơ không còn tiền để chi lương

KTNN kết luận năm 2013, Bạc Liêu không còn kết dư ngân sách và còn cần đến hơn 1.350 tỉ đồng để trả nợ do mượn nguồn đến hạn phải trả.
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa kết luận về tình hình thu chi ngân sách của tỉnh Bạc Liêu với dự báo thời gian tới “Kho bạc Nhà nước sẽ không còn tồn quỹ để giải ngân cho các nhiệm vụ chi đã được giao dự toán, kể cả chi cho con người” (ý nói việc chi lương).
Dự báo này được KTNN đưa ra sau khi tổng hợp và phân tích các số liệu về chi ngân sách tỉnh Bạc Liêu đến 31-12-2013.
Theo KTNN, đến 31-12-2013, ngân sách tỉnh đã tạm mượn các nguồn vốn để bố trí đầu tư xây dựng cơ bản ngoài kế hoạch vốn được duyệt số tiền 1.370 tỉ đồng. Trong đó, tỉnh mượn cả các nguồn dành cho giáo dục, y tế, kiên cố hóa kênh mương, cải cách tiền lương, nguồn trả nợ xây dựng cơ bản cho các doanh nghiệp…
Trong khi đó, kết dư ngân sách theo báo cáo tỉnh Bạc Liêu năm 2013 chỉ hơn 19 tỉ đồng. KTNN kết luận năm 2013, Bạc Liêu không còn kết dư ngân sách và còn cần đến hơn 1.350 tỉ đồng để trả nợ do mượn nguồn đến hạn phải trả. Bên cạnh đó, các công trình Bạc Liêu đang làm hoặc đã khởi công xây dựng, cần đến 4.644 tỉ đồng để hoàn tất.
Ngoài ra, trong việc sử dụng vốn đầu tư phát triển, Bạc Liêu bị KTNN kết luận đã dùng gần 73 tỉ đồng cho vay 14 dự án đầu tư phát triển chưa được HĐND tỉnh thông qua theo quy định. Trong đó với dự án trùng tu nhà Công tử Bạc Liêu, Công ty Cẩm Quyên được vay quỹ đầu tư phát triển mà không có thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay và việc này sai với quy định hiện hành.
Trần Vũ
Phapluat TPHCM
Nguồn: cafeF

Bạc Liêu: Nguy cơ không còn tiền để chi lương


Bài này CafeF lấy từ báo PLTP, nhưng trên PLTP đã “biến mất”.
Untitled
http://cafef.vn/thoi-su/bac-lieu-nguy-co-khong-con-tien-de-chi-luong-2014081309394454317ca112.chn

KTNN kết luận năm 2013, Bạc Liêu không còn kết dư ngân sách và còn cần đến hơn 1.350 tỉ đồng để trả nợ do mượn nguồn đến hạn phải trả.

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa kết luận về tình hình thu chi ngân sách của tỉnh Bạc Liêu với dự báo thời gian tới “Kho bạc Nhà nước sẽ không còn tồn quỹ để giải ngân cho các nhiệm vụ chi đã được giao dự toán, kể cả chi cho con người” (ý nói việc chi lương).

Dự báo này được KTNN đưa ra sau khi tổng hợp và phân tích các số liệu về chi ngân sách tỉnh Bạc Liêu đến 31-12-2013.
Theo KTNN, đến 31-12-2013, ngân sách tỉnh đã tạm mượn các nguồn vốn để bố trí đầu tư xây dựng cơ bản ngoài kế hoạch vốn được duyệt số tiền 1.370 tỉ đồng. Trong đó, tỉnh mượn cả các nguồn dành cho giáo dục, y tế, kiên cố hóa kênh mương, cải cách tiền lương, nguồn trả nợ xây dựng cơ bản cho các doanh nghiệp…
Trong khi đó, kết dư ngân sách theo báo cáo tỉnh Bạc Liêu năm 2013 chỉ hơn 19 tỉ đồng. KTNN kết luận năm 2013, Bạc Liêu không còn kết dư ngân sách và còn cần đến hơn 1.350 tỉ đồng để trả nợ do mượn nguồn đến hạn phải trả. Bên cạnh đó, các công trình Bạc Liêu đang làm hoặc đã khởi công xây dựng, cần đến 4.644 tỉ đồng để hoàn tất.
Ngoài ra, trong việc sử dụng vốn đầu tư phát triển, Bạc Liêu bị KTNN kết luận đã dùng gần 73 tỉ đồng cho vay 14 dự án đầu tư phát triển chưa được HĐND tỉnh thông qua theo quy định. Trong đó với dự án trùng tu nhà Công tử Bạc Liêu, Công ty Cẩm Quyên được vay quỹ đầu tư phát triển mà không có thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay và việc này sai với quy định hiện hành.
>>>Quỹ BHXH có thể cạn kiệt vào năm 2034
Theo Trần Vũ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét