Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Thứ Bảy, 12-10-2013

NÓNG - - Nổ kho thuốc pháo hoa ở Phú Thọ, 10 người chết (Ngôi sao). “…vụ nổ xảy ra trong khi các công nhân đang tập trung viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực trung tâm của nhà máy. ”   - Nổ kho thuốc pháo hoa, nhiều người bị thương (VNE). - Clip nổ kho thuốc pháo hoa, nhiều người bị thương (Công lý). Liệu có bàn tay của “các thế lực thù địch” (với Đại tướng VNG) trong đó?
 - Khoảng 21 người chết, 46 người đang cấp cứu sau vụ nổ ở Phú Thọ (Infonet).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Việt-Nga tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự (VOA).
Walter Lohman – Biển Đông và Bài Học Lịch Sử (Pacific Chronicle/ Dân Luận).
Biển Đông: Mỹ ủng hộ ngầm Philippines trước Trung Quốc (RFI).
Trung Quốc lập lại yêu cầu Mỹ, Nhật chớ xen vào tranh chấp Biển Đông (VOA).
Một cựu nghị sĩ Philippines gửi thư cho các học viên xã hội dân sự (DLB). “Tôi đã luôn luôn cảm thấy ấn tượng trước việc các bạn đã và đang lên tiếng, và cùng đứng lên chống lại kẻ ngạo ngược Trung Quốc. Từ đó, xã hội dân sự ở Việt Nam đã mang lại cho tôi niềm cảm hứng. Tôi đã từng nhắc tới những hành động can đảm của các bạn trong một diễn văn trước đây tại Quốc hội. Và rồi, tôi được gặp một số trong những gương mặt đấu tranh, ở ngoài đời thực. Đây thật sự là một phần thưởng đối với tôi, và tôi vô cùng thích thú khi được thảo luận với các bạn về những kinh nghiệm chung giữa chúng ta“. - Con ma Dân sự (DLB).
LQQ- Phỏng vấn Blogger Nguyễn Lân Thắng: Giới hoạt động nhân quyền Việt Nam phải loan tin nhiều hơn ra thế giới (RFI). =>
- Trương Minh Đức: Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung bị còng tay, xích chân, ngất xỉu trong xe tù thùng đặc chủng trên đường ra Bắc (DLB).
Vụ Trịnh Nguyễn : Chính quyền đùn đẩy trách nhiệm, công an bắt 11 người (RFI).
Hai dân oan khiếu kiện Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Thị Tuyền vẫn đang biệt âm vô tín (DLB).
Tào lao chính sự quê nhà 3 (Người Buôn Gió). “Những chuyện hiểm nguy về kinh tế trước hội nghị được nhắc tới ầm ĩ nay mất tích trong bản tổng kết bế mạc của ngài TBT ĐCSVN, cuối cùng vẫn chỉ có thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, nguy cơ mất vai trò lãnh đạo của ĐCS, triệt tiêu các nhóm đối lập là còn mạnh mẽ trong phát ngôn truyền thống của ngài TBT“. - Sự Phát Triển và Đảng: Những Căng Thẳng Xã Hội (Chủ nghĩa) ở Việt Nam (The Interpreter/ DTD).
Đại tướng và chữ Đao trong chữ Nhẫn (Phương Bích). “Chữ Nhẫn gồm có chữ Tâm và chữ Đao. Chữ Đao đâm xuống trái tim. Tức là phải chịu đau đớn một mình… để cuộc đời trôi qua …êm ả“.
Từ thằng Đờm tới “thánh” Giáp (ĐCV). – Minh Diện: Đàm Vĩnh Hưng – CÓ LẬP DỊ VÀ THỰC DỤNG? (Bùi Văn Bồng). - ĐÁNH GIÁ ĐẠI TƯỚNG VỖ NGUYÊN GIÁP LÀ THIÊN TÀI QUÂN SỰ CÓ NÊN THÊM GÌ KHÁC?! (Nguyễn Tường Thụy).
Việt Nam bắt đầu chính thức để quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (RFI).
Đảng Cộng sản cần tái cơ cấu chính mình (RFA). Chúng tôi xin lập lại lời TS Nguyễn Quang A, khi nào Đảng Cộng sản chưa tái cơ cấu chính mình, thì Việt Nam chưa thể ra khỏi những bế tắc triền miên.  - Chuyện dài “đảng ta”: bằng cấp dỏm (DLB).
Việt Nam có hai tân phó thủ tướng? (BBC).
Kinh tế – xã hội đứng trước thách thức gay gắt (NLĐ).  - Chưa thể quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh (TQ).
Chủ tịch nước đã làm những gì rồi để chống tham nhũng? (TT).  - Chủ tịch nước: Chống tham nhũng, cái thiếu là hành động(NLĐ).  - Chủ tịch nước: Không thiếu luật về phòng chống tham nhũng (VOV).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cuộc giải phóng Trường Sa (TT).  - Tầm nhìn hướng biển của Đại tướng Võ Nguyên Giáp(TN).  - Việt Nam cử hành quốc tang Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (VOA).  - Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (BBC).  – Ảnh: VN bắt đầu Quốc tang Đại tướng Giáp.  – Video: Tướng Giáp trong những dòng cảm xúc.  – Video: Người dân thương tiếc Tướng Giáp.  - Tướng Giáp, Tướng về hưu.  - Di sản tinh thần lớn lao (NLĐ).  - Phải gọi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Đại danh tướng (VOV).  - Phóng viên Mỹ Catherine Karnow: Đại tướng rất mực đời thường (TN).  - Khu an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cơ bản hoàn thành (TN).  - Đây, nơi an nghỉ vĩnh hằng của Đại tướng (LĐ).  - Cảnh sát và Quân đội diễn tập đưa linh cữu giữa đêm (Zing).
Đi tìm sự thật về “bà cố vấn” của chế độ Diệm – Nhu (kỳ 2) (LĐ).  Mời xem lại: Đi tìm sự thật về “bà cố vấn” của chế độ Diệm – Nhu (kỳ 1).
Mất mùa vì thủy điện xả lũ (NLĐ).
Khai quật hố chôn hóa chất độc hại để điều tra (TT).
20131010192954-anh <- Việt Nam: Người dân ở Hòa Bình bắt trói 6 cán bộ để phản đối về môi trường (RFI). Có lẽ đây cũng là một câu trả lời cho bài phát biểu bế mạc Hội nghị TƯ 8 của TBT Nguyễn Phú Trọng?  - Vụ bắt trói 6 cán bộ đang thi hành công vụ: Người nhà trưởng công an xã tham gia gây rối (TN).  - Vụ bắt trói 5 công an: Giám đốc CA tỉnh lên tiếng (ĐV).
Bảy mối họa của Trung Quốc (RFI).
Mẹ của ông Kenneth Bae tới Bắc Triều Tiên thăm con (VOA).
Miến Điện tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN (VOA). - Tiến trình dân chủ hóa của Miến Điện được ASEAN tưởng thưởng (RFI).
Campuchia khánh thành tượng Cựu hoàng Sihanouk (VOA).

- QUYỀN THĂM THÂN CỦA NGƯỜI BỊ GIAM, GIỮ: Nhiều thủ tục, thiếu cơ chế thực thi (PLTP).

- Trần Trung Đạo: Bài thơ cho Đỗ Thị Minh Hạnh (DLB).
Đến Boston nhớ Bác (Bà Đầm Xòe).

KINH TẾ
Tư duy xử lý nợ xấu đã thay đổi (TBNH).  - Mua một ngân hàng có khả thi?.  - Ngân hàng SCB và Phương Nam bán hơn 1.300 tỉ đồng nợ xấu (TBKTSG).
Phát mãi tài sản nếu không thể cứu được doanh nghiệp (TTXVN).
Phiên đấu thầu vàng thứ 64 “cháy hàng” (VnEco).
- Dự thảo Luật Nhà ở: Kẻ mừng, người lo (TBKTSG).  - “Nhà 49 năm” đắt khách (NLĐ).
Tổng cục Đường bộ thay chủ xe đóng phí qua trạm? (TBKTSG).
DucTho-6824bXe máy “Tàu” ngày ấy, bây giờ: Phá bĩnh và… mở đường (kỳ 1) (VnEco). =>
- Video: Phỏng vấn bộ tài chính kiểm soát thì trường sữa (VTV).
Mua hàng điện tử xách tay: Nhiều rủi ro! (PNO).
Trung Quốc : Tập đoàn Foxconn thừa nhận vi phạm luật lao động (RFI).
- Trung Quốc ‘hết sức quan ngại’ về vấn đề trần nợ của Mỹ (VOA).
Hầu hết 55 tỉ phú tại Châu Phi là từ Nigeria, Nam Phi, Ai Cập (VOA).
Pháp: Hội đồng Bảo hiến bác việc khai thác khí đá phiến (RFI).


VĂN HÓA-THỂ THAO
 <- “Phải biết nâng niu, gìn giữ di vật của tổ tiên” (VH).
ThumbnailSizeOriginNam Định đề nghị công nhận bốn bảo vật quốc gia (TTXVN).
NXB Đức mua bản quyền hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình (VNE).
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 91) (Nhật Tuấn).
CLB Yêu Thơ – 24 (Bùi Văn Bồng).
- PIERRE BOURDIEU: VĂN HOÁ LÂM NGUY – Kỳ 2 (Bùi Văn Bồng).
Về quê… (Inrasara).
Đọc “Dưới bóng đa chùa Viên Giác” như có nhạc và thơ trong văn xuôi Trần Trung Đạo (Nguyễn Tường Thụy).
- Điện ảnh Việt Nam hội nhập: Đường còn xa lắm! (SK&ĐS).
Quản lý nghệ thuật biểu diễn được đánh giá cao (TQ).
Tiếng cười từ cuộc sống (NLĐ).
Chế Linh và hậu quả nhãn tiền (PNO).
- Trịnh Hội: 24 Tiếng ở Châu Âu (Blog VOA).
Alice Munro, Nobel, và những trang viết cho phụ nữ (PNO).
Các tác phẩm của nghệ sỹ ảnh là nữ (BBC).
Thư giãn: Chuyện hài xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Dân luận).


TƯ LIỆU MỚI VỀ HÀN MẶC TỬ (Nguyễn Trọng Tạo).
Lên xe ôm, thế là đi …Đà Lạt (Hiệu Minh). - Chợ Ba Đồn (Quê choa).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Nếu tôi là cô giáo dạy văn – Đoàn Minh Hằng (Học thế nào).
Ký sự: Thầy giáo của những học sinh giỏi toán – Đỗ Quốc Anh (P3) (Học thế nào). Mời xem lại: Phần I   -   Phần II
307ac8041614ebb9c455dc224e9b47dc_LCách mạng giáo dục nên bắt đầu từ… chữ trinh (Đào Tuấn).
Giới thiệu sách trên Tạp chí Toán tuổi thơ (Dangnba).
TP HCM: Ít nhất một trường/quận áp dụng VNEN (GD&TĐ).
Bộ GD-ĐT định kỳ kiểm tra việc tổ chức đánh giá giảng viên (ND). =>
Từ đề văn “Hotgirl”… (NLĐ).
“Thầy giáo hot boy” Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu: “Tính cách hình thành từ những cơn gió ngược” (ĐS&PL).
Giao thông trong tế bào (NLĐ).
Từ ngụy trang đến tàng hình (Diễn đàn).
Phát hiện hành tinh “cô đơn” trôi giữa vũ trụ (NLĐ).


- Tuyển thẳng học sinh vào ĐH-CĐ : Đóng học phí gấp 1,5 lần (SGGP).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Tàu Bình Định được hải quân cứu nạn ở Trường Sa (LĐ).
Đôi lời về chương trình Háng Đề Sủa (Thành).
Xử lý mẹ vứt bỏ con mới sinh ra sao? (TT).
images681304__MG_0804 <- Cơm 5.000 đồng dành cho sinh viên mỗi thứ 6 (PLVN).
Hai trẻ 10 tuổi chết đuối trong hồ chứa thải nhà máy điện (TT).
Xả thân cứu 30 người trong cơn lũ dữ (TN).
Cá voi nặng 7 tấn mắc cạn chết (TN).
Mưa 1 giờ, TP.HCM ngập đến yên xe (TT).  - Học sinh Sài Gòn ngâm mình lội về nhà giữa biển nước đen (Zing).  - An Giang: Trận vỡ đê đầu tiên trong mùa lũ 2013 (PNO).
Không ai thấy những dòng sông cạn nước (Blog VOA).
Cảnh sát Úc bắt được 200 cân ma túy tổng hợp đến từ Thượng Hải.
Hỏa hoạn tại một bệnh viện Nhật Bản, 10 người thiệt mạng (VOA).
Lật thuyền tại Ai Cập: Hơn 100 người được cứu sống (VOV).
Khẩn trương ứng phó bão Nari đang vào biển Đông (TTXVN).  - Bão lớn tiến về duyên hải miền đông Ấn Độ (VOA).


Chuyển hóa thế giới (Đọt chuối non).

QUỐC TẾ 
HRW tố cáo phe nổi dậy Syria phạm tội ác chống nhân loại (VOA).  - Đơn vị tiêu hủy hóa học Mỹ đến Syria? (NLĐ). - Human Rights Watch : Các nhóm thánh chiến và đối lập Syria giết gần 200 thường dân (RFI).
Nobel Hòa bình về tay Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (RFI). - Nobel hoà bình cho nỗ lực huỷ kho vũ khí hoá học Syria (TT).  - Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học đoạt Giải Nobel Hòa Bình 2013(VOA).  - OPCW đoạt giải Nobel Hòa bình (BBC).  - Chân dung tổ chức vừa được Nobel Hòa bình.  - Malala Yousafzai được đề cử Nobel Hòa bình.  - Nữ sinh Pakistan Malala Yousafzai đoạt giải Nhân quyền Sakharov (VOA).
Nhiều hy vọng về cuộc đàm phán hạt nhân Iran sắp tới (VOA).
Tòa án Pakistan ra lệnh câu lưu cựu Tổng Thống Musharraf (VOA).  - Humaira Bachal, cô gái trẻ mang tri thức tới cho trẻ em Pakistan.
Tư pháp Tây Ban Nha nhận điều tra tội ác một cựu lãnh đạo Trung Quốc (RFI).
Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ tới thăm Afghanistan (VOA).
Phe Cộng hòa đưa đề xuất về trần nợ (BBC).  - Chưa có đột phá trong đàm phán về việc chính phủ Mỹ đóng cửa (VOA).  -Uy tín giảm, Mỹ ra sức dẹp khủng hoảng (NLĐ). - Bế tắc ngân sách Mỹ có hy vọng được giải tỏa (RFI).
Nam Triều Tiên truy tố 100 người trong vụ án lò phản ứng hạt nhân (VOA).
Lực lượng Mỹ, Philippines kết thúc cuộc tập trận chung (VOA).
Hết thuốc tiêm, Mỹ dùng thuốc dành cho động vật hành quyết tử tù (TN).
2013-09-28T185517Z_132527645_GM1E99T07ZV01_RTRMADP_3_ITALY-POLITICS_1Cựu Thủ tướng Ý Berlusconi xin chọn hình phạt lao động công ích (RFI). Bao giờ tới VN đây? =>
Cựu Tổng thống Liberia sẽ thọ án tại nhà tù của Anh (VOA).
Phi hành gia tiền phong Scott Carpenter qua đời (VOA).
Người Hồi giáo đổ về thánh địa Mecca chuẩn bị lễ hội Hajj (VOA).
Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi mô hình đa tín ngưỡng của Malaysia (RFI).



 * RFA: Audio:  + Sáng 11-10-2013; + Tối 11-10-2013. ; Video: +
* RFI:
* VTV: + Chào buổi sáng – 11/10/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 11/10/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 11/10/2013;   + Tài chính kinh doanh sáng – 11/10/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 11/10/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 11/10/2013;  +Thời sự 12h – 11/10/2013;  + Thời sự 19h – 11/10/2013.

2062. Tướng Võ Nguyên Giáp ra đi

Asia Sentinel
Tác giả: David Brown
27Người Dịch: Huỳnh Phan 
Anh lính già trở nên mờ nhạt đi, không còn là anh hùng trong con mắt chính quyền đất nước của mình 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mất đi hơn 24 giờ trước khi sự kiện dự kiến xảy ra từ lâu này được các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam xác nhận. Cho đến trước 19:00, giờ Hà Nội, ngày 5 tháng 10, một “thông báo đặc biệt” trên tờ Nhân Dân, tiếng nói của đảng cầm quyền, mới báo cho bạn đọc biết rằng ông Giáp đã qua đời và sẽ được tổ chức quốc tang vào ngày 12 và 13.
Vào thời điểm đó, tin tức về cái chết của nhân vật huyền thoại của Việt Nam từng chiến thắng quân đội Pháp và Mỹ đã lan nhanh trên toàn thế giới, đầu tiên là báo mạng của những người bất đồng chính kiến và sau đó là các đại diện báo chí quốc tế tại Việt Nam. 
Như những nhà tiên tri mà Chúa Giêsu nói tới (Luke 4:24 , chẳng hạn), trong mắt của giới cầm quyền trong đất nước của mình, người anh hùng Điện Biên Phủ 102 tuổi không còn nhiều lắm vẻ của một anh hùng.  
Các cáo phó của báo chí thế giới đều nhắm vào mối liên hệ chặt chẽ của tướng Giáp với Hồ Chí Minh và vai trò của ông như là kiến trúc sư của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và của cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân 1968 mà, với cái giá đáng kinh ngạc về mạng sống binh sĩ, đã làm dư luận Hoa Kỳ quay lại quyết liệt chống “Chiến tranh Việt Nam” của Mỹ. 
Nhiều cáo phó toát lên vị mốc meo của lời văn chuẩn bị sẵn và ‘đóng hộp’ từ lâu. Thật vậy, cáo phó của Judy Stowe trên tờ Independent (Anh) (một bài khá tốt hơn trung bình) đã phải được viết ra trước khi bà chết cách đây sáu năm. 
Các cáo phó trên báo chí quốc tế đều không giải thích lý do tại sao, dù đã có nhiều năm nghĩ đến điều đó, chế độ Hà Nội vẫn không chắc liệu họ nên tổ chức quốc tang cho tướng Giáp hay không. Và cũng thế, những cáo phó ấy rất hiếm lưu ý rằng vào những năm quyết định của cuộc “chiến tranh chống Mỹ,” cả Hồ Chí Minh lẫn Tướng Giáp đều đã bị đẩy ra bên lề bởi một thế hệ những nhà cách mạng trẻ hơn và thậm chí tàn nhẫn hơn, mặc dù sự kiện đó được xác nhận do một số học giả phương Tây từng được phép lục lọi trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia trong những năm gần đây. 
Từ lâu nay, Tướng Giáp không còn được ưa chuộng với những người kế nhiệm ông trong Bộ Chính trị. Một lý do quan trọng là vì lòng yêu mến dai dẳng của ông trong quân đội khiến ông trở thành tiêu điểm hiển nhiên cho các phe nhóm hy vọng sẽ thay đổi cán cân quyền lực trong chế độ. Trong chừng mực được biết, Tướng Giáp không bao giờ khuyến khích âm mưu như vậy. Tuy nhiên, về sau này từ vị trí an toàn lúc về hưu ông đã lên tiếng phê bình các xu hướng làm ông lo lắng. 
Nhà quan sát Hà Nội nổi bật GS Carl Thayer tin rằng Tướng Giáp có thể sẽ được nhớ đến nhiều nhất tại Việt Nam vì những “can thiệp của ông bằng các thư gửi đến lãnh đạo cấp cao trong những năm cuối cùng, chỉ trích gay gắt vai trò của tình báo quân đội trong việc cung cấp thông tin có thể được sử dụng để đàn áp những người bất đồng chính kiến và cũng biện luận rằng đảng cần phải cởi mở và các thủ tục trong đảng cần phải dân chủ hơn”. GS Thayer tiếp tục: “Ông sẽ được coi như một quan chức đã về hưu vẫn còn có thể đưa ra lời khuyên một cách bình thản mà không thể lấy bất cứ lợi riêng bởi vì cái chết đang đối mặt ông, và điều đó sẽ được xem như là hành động đầy trách nhiệm và đạo đức theo văn hóa Việt Nam”. 
Người tướng già này cũng góp uy tín của mình cho một làn sóng phản kháng nổ ra trong năm 2009 đối với một dự án quy mô lớn khai thác bauxite ở vùng Tây Nguyên. Trong một bức thư gửi cho các lãnh đạo chế độ, Tướng Giáp đã cân nhắc về những thiệt hại có thể có về môi trường và các nguy cơ về an ninh mà ông nhận ra qua việc cho phép các nhà thầu Trung Quốc gần như tự do nắm giữ việc phát triển dự án này trong một khu vực biên giới rất nhạy cảm.
Ở Việt Nam, theo quy tắc quốc tang là dành cho các quan chức đã từng là Tổng bí thư của Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Tướng Giáp chưa từng giữ bất kỳ một trong các chức danh này, vì vậy chắc hẳn cần thiết triệu tập Bộ Chính trị để tính toán việc tổ chức quốc tang một cách ngoại lệ. Nhưng, bây giờ vị tướng vĩ đại đã chết, tại sao chế độ phải gánh lấy khó khăn quyết định cho ông một lễ tiễn đưa lớn? Rất có thể đó là vì đám tang của tướng Giáp có thể không là một sự kiện hoàn toàn kiểm soát được. Ông được người dân yêu thương chân thật. Họ đau buồn việc ông qua đời hơn rất nhiều so với cái chết của bất kỳ ai trong của nhóm các lãnh đạo đương nhiệm. Dễ dự đoán thêm là những người bất đồng chính kiến sẽ lèo lái làn sóng tình cảm này, tìm cách làm cho nó thành một phương tiện chuyển tải nỗi thất vọng của họ với các chính sách hiện hành. 
David Brown là một nhà ngoại giao Mỹ chuyên về Đông Nam Á và đặc biệt là về Việt Nam.
Nguồn: Asia Sentinel

2063. ĐÁNH GIÁ VỀ BẢN CHẤT QUAN HỆ TRUNG-MỸ HIỆN NAY (Phần cuối)

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 08/10/2013
TTXVN (New York 6/10)
Theo mạng tin tình báo Stratfor, Mỹ tiếp tục đối mặt với những trở ngại trong chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương của mình. Nhà Trắng đã hủy chuyến thăm của Tổng thống Obama tới 4 nước Đông Nam Á với lý do gặp khó trong vấn đề “hậu cần” phát sinh từ việc đóng cửa một phần chính phủ liên bang.
Việc hủy chuyến thăm này cho thấy Washington tiếp tục gặp khó khăn trong việc thúc đẩy chính sách trở lại châu Á. Thứ nhất, chính sách này tiếp tục bị hạn chế do sự can dự quá sâu và vẫn đang tiếp diễn ở Trung Đông. Dù đã rút quân khỏi Iraq vàAfghanistan, nỗ lực đàm phán bình thường hóa quan hệ với Iran, kiểm soát mối quan hệ với các đồng minh Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia cùng nỗ lực xóa bỏ vũ khí hóa học của Syria cho thấy chính sách ngoại giao của Mỹ vẫn bị hút vào khu vực này.
Thứ hai, nỗ lực ngoại giao của Mỹ với châu Á thường xuyên bị tác động bởi các yếu tốđối nội. Tháng 3/2010, Obama đã hủy chuvến thăm tới Indonesia và Australia để tập trung vận động thông qua Luật Y tế tại Quốc hội. Trong tháng 6/2010, ông lại hủy tiếp các chuyển thăm đến hai nước này do sự kiện tràn dầu ở vịnh Mexico, về cơ bản, các chuyến thăm của Tổng thống có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược bao quát, trái ngược với các thỏa thuận về mặt kỹ thuật đạt được từ các cấp đàm phán thấp hơn.
Chuyến thăm của Obama là nhằm khẳng định tầm quan trọng rộng lớn của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đối với an ninh, sự thịnh vượng của Mỹ nhưng 2 vấn đề này đã bị gạt ra ngoài chương trình nghị sự của người đứng đầu nước Mỹ. Thứ nhất, tạiPhilippines, Obama hy vọng sẽ hoàn tất một thỏa thuận cho phép bảo đảm sự linh hoạt lớn hon cho quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự tại Philippines để luân chuyển quân. Mỹ đã mất các căn cứ thường trực tại Philippines năm 1992 và từ 1999 đã hoạt động dựa trên một thỏa thuận cho phép tăng cường luân chuyển các lực lượng viếng thăm. Với môi trường an ninh đang thay đổi nhanh chóng ở khu vực, nhất là trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, Mỹ và Philippines đã tìm cách khôi phục liên minh quân sự. Chuyến thăm của Obama sẽ là nỗ lực thúc đẩy về mặt ngoại giao để đạt được mục đích này.
Thứ hai, tại Malaysia, Obama đáng lẽ sẽ có cơ hội trao đổi với Thủ tướng Najib Razakvề các cuộc đàm phán đang diễn ra để ký được Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay. Sự phản đối hiệp định này đang gia tăng trong những tháng gần đây tại Malaysia vì những vấn đề hóc búa như sở hữu trí tuệ, cải tổ doanh nghiệp nhà nước, tiêu chuẩn lao động và môi trường. Hơn nữa, cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad đang dẫn đầu phong trào phản đối này, buộc ông Najib,người sẽ đối mặt với các cuộc bầu cử nội bộ đảng cuối tháng này, phải đảm bảo rằng chính phủ của ông sẽ phải thận trọng trong đàm phán nhằm giải quyết các mối quan ngại này.
Khi liên minh cầm quyền Malaysia phải chật vật đương đầu với phong trào phản đối gia tăng, triển vọng chấp nhận thêm những nhượng bộ với Mỹ trong đàm phán TPP về các vấn đề doanh nghiệp nhà nước, tiêu chuẩn lao động, môi trường sẽ trở nên khó khăn hơn. Nếu Obama tới Kuala Lumpur theo kế hoạch vào ngày 11/10 tới, ông có thể gặp phải các cuộc biểu tình tại Malaysia. Thế nhưng, chuyến thăm của ông lại thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong quan hệ của Mỹ với Malaysia khi ông là vị tổng thống đầu tiên tới thăm quốc gia Hồi giáo này trong hơn 40 năm qua. Malaysia cũng là quốc gia có vai trò quan trọng trong ASEAN liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC). Nếu Mỹ có thể khuyến khích Malaysia giữ lập trường kiên định trong tranh chấp lãnh hải, điều đó sẽ giúp tăng cường sự thống nhất trong ASEAN về vấn đề này.
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đi trước một bước bằng chuyến thăm của mình tới Malaysia vào ngày 3-5/10. Từ năm 2009, Trung Quốc đã tìm cách nối lại quan hệ với Malaysia cả vì mục đích kinh tế lần do vị trí chiến lược của nước này tại ngã ba bán đảo Đông Nam Á. Trung Quốc không tham gia đàm phán TPP nhưng vẫn có thể chào mời những khoản đầu tư lớn vào Malaysia mà không cần bất cứ điều kiện đặc biệt nào. Trung Quốc cũng hy vọng sẽ khuyến khích Malaysia chia sẻ quan điểm của mình trong các cuộc đàm phán với phần còn lại của ASEAN về COC, làm tăng vị thế của cường quốc này và tiếp tục chia rẽ ASEAN trong vấn đề Biến Đông.
Khi cả Trung Quốc và Mỹ đang tìm cách ve vãn Malaysia, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình rõ ràng đối nghịch hoàn toàn với sự vắng mặt của Obama dù việc chuyến thăm bị hủy không phá vỡ các chính sách của Mỹ với quốc gia Hồi giáo này trong dài hạn. Rõ ràng sự vắng mặt của Obama sẽ đem lại tín hiệu tiêu cực đối với Malaysia trong các cuộc đàm phán TPP. Nhưng sự lưỡng lự và tác động từ chính trị nội bộ của Malaysia cũng không thể ngăn cản việc đạt được thỏa thuận cuối cùng về hiệp định thương mại này giữa các thành viên. Malaysia hiện đã hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, hiện cũng có vị thế cạnh tranh khá cao, đồng thời cũng đã có các hiệp định thương mại với hầu hết các đối tác TPP. Malaysia cũng muốn tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường châu Mỹ nhằm đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế phát triển.
Tại Philippines, chuyến thăm của Obama có thể sẽ giúp tạo ra động lực chính trị cho nỗ lực hồi phục sự hiện diện quân sự của Mỹ tại đây. Nhưng
một lần nữa, những quan ngại an ninh của Philippines, đặc biệt là việc thiếu tiềm lực quân sự để đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp đảo, đang khiến nước này muốn tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ và Chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino cũng đang có được sự ủng hộ của dân chúng để đạt được thỏa thuận này với Mỹ. Nhưng sự trì hoãn liên tục có thể làm suy yếu lòng tin vào cam kết của Mỹ ở khu vực này, trong bối cảnh các nước ASEAN đang do dự khi quyết định có đáng phải đứng lên chống lại Trung Quốc hay không khi khu vực cần duy trì mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với cường quốc này.
Khi chính sách hướng Đông của Mỹ còn đang tập tễnh, điều đặc biệt quan trọng khi các đồng minh như Nhật Bản, Australia trở thành các nhà tiên phong trong chính sách khu vực và nồ lực làm sâu sắc việc can dự với ASEAN. Nhật Bản đang đặc biệt nỗ lực làm hồi sinh chủ nghĩa dân tộc, bao gồm không chỉ mở rộng tham gia các hiệp định thương mại quốc tế như TPP mà còn đưa các chính sách an ninh, kinh tế ngoại giao trực tiếp vươn tới Đông Nam Á. Thủ tướng Shinzo Abe không chỉ đưa ra chương trình nghị sự ngoại giao với mỗi thành viên ASEAN mà còn dự định chủ trì hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Tokyo vào cuối năm nay. Với Nhật Bản, mục tiêu xây dựng lại uy tín quốc gia được thực hiện thông qua việc làm mới các mối quan hệ hiện tại, dựa chủ yếu vào viện trợ và đầu tư, đồng thời đối phó với những bất trắc và mối lo ngại do sự trỗi dậy của Trung Quốc. Điều này đòi hỏi phải tìm kiếm sự ủng hộ của khu vực trong việc bình thường hóa vai trò quân sự của Nhật Bản vì mục đích kiến tạo hòa bình khu vực và thế giới.
Nói tóm lại, việc hủy chuyến thăm của Obama cho thấy Mỹ vẫn thiếu khả năng triển khai thành công chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chính sách này sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện vì nó được đưa ra xuất phát không chỉ từ lợi ích của người Mỹ mà còn của chính các quốc gia Đông Nam Á, khu vực luôn trông đợi vào sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ để cân bằng quyền lực ở khu vực. Với sức mạnh quốc gia của mình, Nhật Bản cũng có tiềm năng giúp tăng cường sự can dự Mỹ-ASEAN khi cường quốc này đang tìm cách thoát khỏi tình trạng kinh tế trì trệ. Sự trợ giúp của Nhật Bản không chỉ vì lợi ích của Mỹ mà còn vì chính nhu cầu về động lực tăng trưởng và an ninh nhằm xây dựng các mối liên kết bền vững với khu vực Đông Nam Á.
*
*        *
Tạp chí “The National Interest” của Mỹ ngày 23/9 đăng bài viết của tác giả Dean Cheng, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Trung tâm Nghiên cứu châu Á của ”The Heritage Foundation”, trong đó cho biết mặc dù hiện nay các nhà hoạch định kế hoạch tác chiến của Lầu Năm Góc đang tập trung mọi nỗ lực vào cuộc khủng hoảng Syria nhưng họ cũng buộc phải chuẩn bị kế hoạch đối phó với Trung Quốc trong việc nâng cao khả năng “chống tiếp cận và chống thâm nhập khu vực” (A2/AD).
Nỗ lực phát triển các khả năng A2/AD mà Bắc Kinh gọi là chiến lược “chống can thiệp” được bắt nguồn từ tốc độ tăng trưởng kinh tế và đánh giá những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các cuộc chiến tranh lớn gần đây trên thế giới. Trong những năm 1960 và 1970, do lo sợ bị Mỹ và Liên Xô tấn công, Chủ tịch Mao Trạch Đông tập trung phát triển kinh tế trong nước. Chủ tịch Mao tìm cách bảo vệ Trung Quốc khỏi cuộc tấn công bằng cách tạo nên khoảng cách giữa các trung tâm kinh tế nằm sâu trong nội địa của Trung Quốc và các đối thủ có khả năng tấn công Trung Quốc. Nhưng sau khi kế nhiệm Chủ tịch Mao Trạch Đông, ông Đặng Tiểu Bình đã thay đổi hầu hết các chính sách như vậy và bắt đầu giai đoạn cải cách và mở cửa năm 1978. Nhờ chính sách của ông Đặng Tiểu Bình, trung tâm kinh tế của Trung Quốc đã chuyển từ nội địa đến các khu vực ven biển, từ đó thu hút mạnh mẽ các khoản đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng ý đồ phát triển chiều sâu chiến lược nhằm ngăn chặn các kẻ thù tiềm tàng thâm nhập các trung tâm kinh tế của Trung Quôc là một trong nhiều nhân tố quan trọng trong việc phát triển các khả năng A2/AĐ và được thúc đẩy hơn nữa trên cơ sở quan sát cũng như đánh giá các cuộc chiến tranh của Mỹ với các nước khác trên thế giới trong những thập kỷ gần đây. Từ Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1990 thông qua các hoạt động của NATO tại khu vực Balkan, các cuộc chiến tranh lật đổ Taliban, Saddam Hussein và phá hủy chế độ Gaddafi ở Libya, Trung Quốc nhận thấy sức mạnh không quân của Mỹ và đồng minh đóng vai trò rất lớn, nếu không muốn nói là trung tâm, trong chiến tranh. Trong mỗi cuộc xung đột như vậy, các lực lượng do Mỹ lãnh đạo liên tục sử dụng các loại máy bay chiến đấu và ném bom, phát động các cuộc tấn công từ trên không để làm suy yếu các khả năng phòng thủ của đối phương, đồng thời phá hủy nặng nề các cơ sở hạ tầng kinh tế, chính trị và thông tin liên lạc của đối phương với chi phí hạn chế tới mức tối thiểu. Trung Quốc cũng nhận thấy khả năng nhanh chóng triển khai sức mạnh không quân từ các hàng không mẫu hạm của MỸ qua cuộc khủng hoảng Đài Loan năm 1995-1996 là một nhân tổ đáng lo ngại. Từ những thực tế đó, các nhà phân tích và các nhà hoạch định chính sách chiến lược của Trung Quốc khẳng định hỏa lực không quân là con át chủ bài để Mỹ và các nước đồng minh tiến hành một cuộc chiến tranh “không tiếp xúc, không giới tuyến, không cân xứng”. Theo quan điểm của Bắc Kinh, 3 nội dung đó là đặc điểm của “các cuộc chiến tranh khu vực trong điều kiện thông tin hóa”, trong đó sức mạnh không quân, cùng với các khả năng không gian vũ trụ và mạng, rất cần thiết để giành thắng lợi trong chiến tranh. Vì vậy Bắc Kinh yêu cầu Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đẩy mạnh các nỗ lực phát triển khả năng A2/AD nhằm ngăn chặn và nếu có thể sẽ đánh bại bất cứ đối thủ nào, kể cả Mỹ và nước đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có khả năng phát động một cuộc tấn công trên không kéo dài đánh phá các mục tiêu quan trọng của Trung Quốc. Do đó hiện nay Trung Quốc đang tập trung nỗ lực phát triển các khả năng A2/AD nhằm đáp trả sức mạnh không quân đặt căn cứtrên biển cũng như trên bộ của Mỹ, không những bao gồm các hàng không mẫu hạm mà cả các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp và máy bay ném bom tầm xa.
Để đạt được mục tiêu này, chiến lược A2/AD của Trung Quốc bao gồm cả quy mô chiến lược, chiến dịch và chiến thuật:
Quy mô chiến lược được thể hiện trong cái gọi là “3 cuộc chiến tranh” pháp lý, dư luận công chúng và chiến tranh tâm lý. Về cơ bản, mục tiêu của Trung Quốc là phủ nhận tính hợp pháp của các hoạt động của lực lượng Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương bằng cách phát động cuộc đấu tranh pháp lý, kích động dư luận công chúng và chiến tranh tâm lý. Những sáng kiến này của Trung Quốc được phối hợp chặt chẽ với nền ngoại giao đa phương cùng các nỗ lực khác để giành quyền kiểm soát tất cả các nước ven biển Đông Á. Tuy nhiên, Bắc Kinh xác định Mỹ không phải là mục tiêu duy nhất của chiến lược A2/AD. Các nỗ lực phát triển chiến lược A2/AD của Trung Quốc chủ yếu nhắm vào các đồng minh của Mỹ và các đối thủ khác ở khắp khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Một mặt Bắc Kinh sẽ tìm cách thuyết phục các nước đồng minh của Mỹ không phận cho phép Washington triển khai lực lượng tác chiến trong không phận và hải phận của họ. Mặt khác Bắc Kinh cũng sẽ đe dọa việc các nước cho phép Mỹ sử dụng không phận và hải phận sẽ là hành động chống Trung Quốc và như vậy sẽ bị nguy hiểm, nhằm ngăn chặn hiệu quả và phá hủy các khả năng triến khai lực lượng của Mỹ trong khu vực.
Quy mô chiến dịch của chiến lược A2/AD tập trung ngăn chặn các khả năng của Mỹ tiến hành các hoạt động theo thông lệ. Trên cơ sở đánh giá của
giới phân tích và các nhà chiến lược Trung Quốc về hành động quân sự do Mỹ lãnh đạo trong các cuộc chiến tranh trước đây, Bắc Kinh nhận thấy việc đánh thắng trong các cuộc chiến tranh tương lai được bắt nguồn từ khả năng thiết lập “sự thống trị thông tin”. Bên nào có thể thu thập, truyền tải và khai thác thông tin tốt hơn, đồng thời ngăn chặn đối phương đạt được khá năng tương tự, sẽ là bên chiến thắng. Thực tế đối với quân đội Trung Quốc, điều này có nghĩa PLA phải tìm cách tấn công các hệ thống thông tin và đặc biệt các khả năng không gian vũ trụ của Mỹ. Bằng cách kết hợp tấn công các vệ tinh để làm gián đoạn thông tin liên lạc và hạn chế các hoạt động của chúng, đồng thời tấn công các thông tin được chuyển tải qua các vệ tinh, quân đội Trung Quốc hy vọng sẽ ngăn chặn lực lượng Mỹ tấn công hiệu quả các mục tiêu sâu trong nội địa, mặc dù quân đội Trung Quốc đã có các hệ thống phòng thủ bảo vệ lãnh thổ, có lợi thế hoạt độnggần bờ biển và cơ sở hạ tầng.
Quy mô chiến thuật của chiến lược A2/AD liên quan đến các hệ thống vũ khí nhằm tiêu diệt hoặc gây tổn thất cho các khả năng của lực lượng Mỹ như các hệ thống tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM), các tàu ngầm và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm xa. Hiện nay phần lớn các cuộc thảo luận về A2/AD của quân đội Trung Quốc đều tập trung vào cấp độ này. Ngoài ra, các nhà phân tích và chiến lược của Trung Quốc cũng đang thảo luận sôi nổi vấn đề liệu các hàng không mẫu hạm của Mỹ có thể hoạt động trong tầm bắn ASBM của Trung Quốc và liệu các máy bay chiến đấu F-35, với cự ly bay tương đối ngắn, có tạo nên ưu thế so với Trung Quốc hay không, Tương tự, Trung Quốc cũng ngày càng quan tâm đến các khả năng cúa căn cứ không quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, kể cá trên đảo Guam, chống Trung Quốc sử dụng các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp.
Ngược lại, Lầu Năm Góc đã và đang tìm cách đối phó với các nỗ lực A2/AD của Trung Quốc thông qua cái gọi là chính sách “trở lại châu Á”. Trên cấp độ chiến lược, Mỹ sẽ triển khai một thỏa thuận thương mại tự do rộng khắp châu Á mang tên Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sau khi hoàn tất, TPP sẽ cung cấp cho các quốc gia thành viên khác nhau trong khu vực nhiều ưu đãi và quan hệ thân thiện hơn với Mỹ nhằm chống lại các nỗ lực chiến lược của Trung Quốc, từ đó hình thành 2 phe ở khu vực Thái Bình Dương. Nhưng hiện nay nỗ lực chống Trung Quốc của Mỹ đang bị hạn chế bởi những khó khăn trong chính sách an ninh và ngân sách. Mỹ cũng thường xuyên cảm thấy Trung Quốc có chung mối quan tâm trong việc cho phép Mỹ hoạt động tự do ở Tây Thái Bình Dương. Mặc dù đề cập nhiều về chính sách “trở lại châu Á”, nhưng sự cô lập của Mỹ sẽ làm giảm lòng tin của các nước đối với chính sách đó. Hơn nữa giảm bớt các cuộc diễn tập và sự hiện diện của Mỹ trong khu vực cũng sẽ ảnh hưởng đến lòng tin về vai trò ngăn chặn cũng như tính khả thi về phản ứng của Mỹ chống các nỗ lực A2/AD của Trung Quốc. Điều này càng ảnh hưởng hơn nữa đến các nỗ lực của Mỹ trong việc thuyết phục Trung Quốc chấp nhận vai trò của Mỹ trong khu vực. Chưa rõWashington làm thế nào để hợp tác với Trung Quốc trong việc hạn chế những hành động thâm nhập không gian mạng mặc dù ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy Chính phủ Trung Quốc đang can dự vào các hoạt động gián điệp mạng. Tương tự, việc Mỹ mời Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập quân sự đa phương mang tên “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC) dường như có ý đồ hạn chế tầm quan trọng của A2/AD ở cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Nhưng một số nước tham gia RIMPAC như Nhật Bản nhìn Trung Quốc bằng con mắt nghi ngờ. Họ cho rằng mời Trung Quốc tham gia RIMPAC không những cho phép Bắc Kinh quan sát mà còn dẫn đến nguy cơ bộc lộ các khả năng quan trọng về cuộc chiến tranh chống ngầm của Mỹ và đồng minh, chiến tranh phòng không và các hoạt động tấn công một quốc gia đang âm mưu tìm kiếm và lợi dụng các điểm yếu của đối phương để đề ra biện pháp đối phó hiệu quả như một bộ phận trong chiến lược A2/AD của Trung Quốc. Lời mời này đã được Mỹ gửi tới Bắc Kinh, bất chấp PLA đã và đang tăng cường các khả năng A2/AD, do đó Mỹ dường như thể hiện sự yếu kém và thiếu định hướng trong việc đối phó với Trung Quốc.
*
*        *
TTXVN (Algiers 7/10)
Cuộc chiến bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc tại Sudan là một trong những mặt trận mà cuộc đối đầu giữa hai cường quốc này xung quanh việc kiểm soát và khai thác nguyên liệu của châu Phi diễn ra quyết liệt. Theo tạp chí “Địa chính trị”, để biết được nguyên nhân nào dẫn đến cuộc đối đầu này, cần tìm hiểu các ván cá cược địa chính trị và địa kinh tế, chính sách mới của Mỹ và Trung Quốc ở châu Phi.
Cuộc xung đột lợi ích giữa hai nước này xuất phát từ việc tìm kiếm sức mạnh mang tính quyết định trên trường quốc tế, một số cuộc chiến kinh tế mới giữa các cường quốc lớn trên đất châu Phi sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Sự ủng hộ không gì lay chuyển nổi của Trung Quốc đối với chế độ Khartum và sự chia tách đất nước này vào tháng 7/2011 là những dấu hiệu cho phép nhìn nhận cuộc chiến bí mật giữa hai cường quốc này ở Sudan.
Cuộc đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ở châu Phi xung quanh việc kiểm soát và khai thác nguyên liệu được cụ thể hóa bằng một số cuộc xung đột tại chỗ. Cuộc đối đầu đó có phải là một phần của cuộc Chiến tranh Lạnh đang dần xuất hiện trở lại không? Tính quyết liệt của cuộc đối đầu này quả thực thể hiện tầm quan trọng của nguồn nguyên liệu châu Phi đối với sự sống còn của các nước này về phương diện kinh tế, đồng thời cũng cho thấy sức mạnh của họ trên trường quốc tế. Châu Phi trở thành một cuộc chơi năng lượng quy mô lớn đối với hai cường quốc kinh tế lớn này. Năm 2008, Trung Quốc nhập khẩu 32% lượng dầu mỏ của châu Phi so với 80% của Mỹ. Cuộc chiến bí mật Mỹ-Trung ở châu Phi có thể nhận biết được về nhiều phương diện, cụ thể là ở Sudan, nơi sự chia tách đất nước và việc Nam Sudan được công nhận vào tháng 7/2011 là một trong những dấu hiệu rõ nhất về cuộc đối đầu ngấm ngầm giữa hai nước này. Để nhận biết cuộc đối đầu chiến lược Mỹ-Trung ở Sudan, cần phân tích những cái được mất của sự kình địch đó và đưa ra những dấu hiệu của cuộc đối đầu này.
Liên quan đến cuộc đối đầu Mỹ-Trung ở Sudan, châu Phi là nơi diễn ra cuộc đối đầu về kinh tế và ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington xung quanh việc kiểm soát và khai thác nguyên liệu. Nguyên liệu châu Phi quả thực đã làm xấu đi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai cường quốc này cạnh tranh ngấm ngầm để có được dầu mỏ châu Phi. Trong cuộc chạy đua tìm kiếm nguyên liệu với Trung Quốc ở châu Phi, Mỹ sử dụng nhiều mưu mẹo khác nhau để làm suy yếu các chế độ thân Bắc Kinh ở châu lục, trong đó có Sudan. Quyết tâm của Chính phủ Mỹ làm suy yếu, thậm chí phá vỡ Sudan, nằm trong lôgích đó. Việc kiểm soát vùng bờ biển của Sudan là một ván cá cược chiến lược lớn trong cuộc đối đầu chiến lược này. Trước ý đồ của Bắc Kinh, Washington quyết biến Port Sudan thành chiếc “máy bơm nhiên liệu” cho quân đội và nền kinh tế, đồng thời đưa Sudan vào vòng ảnh hưởng của mình. Như vậy, xác định cái được mất trong cuộc chiến bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc ở nước này có nghĩa là phải phân tích những lý do khiến Mỹ không tin tưởng, còn Trung Quốc hỗ trợ chế độ Khartum.
Nguyên nhân khiến Mỹ không tin tưởng là Sudan trở thành trạm trung chuyển của khủng bố quốc tế và mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ. Từ sau vụ khủng bố 11/9, châu Phi là một ưu tiên chiến lược lớn đối với Mỹ. Tuy nhiên, về phương diện an ninh, châu lục này là một ví dụ điển hình vì chịu ảnh hưởng của tư tưởng cực đoan từ Trung Đông. Chính xác hơn là sự kết hợp các yếu tố như việc chia sẻ một số thực tế xã hội-chính trị với Trung Đông, sự gần gũi về địa lý và khả năng tương đối của châu lục phải đối mặt với làn sóng đe dọa xuyên quốc gia gia tăng trên lãnh thổ, khiến châu Phi trở thành chủ đề đáng phải quan tâm nhất. Vùng Đông Phi, cụ thể là Sudan và Somalia, là hang ổ thực sự của khủng bố quốc tế. Kể từ sau cuộc đảo chính năm 1989 do tướng al-Bashir và cố vấn của ông là Hassan al Torabi tiến hành năm 1989, Khartum quả thực bị biến thành thủ đô của cuộc cách mạng Hồi giáo ở châu Phi.
Để ngăn chặn mối đe dọa khủng bố đó, Mỹ lập ra một liên minh thần thánh chốngKhartum. Trong cuộc chiến chống Hồi giáo chính trị đó, Chính phủ Mỹ sử dụng các đầu mối của mình ở châu Phi, như Tổng thống Uganda Yoweri Museveni, Isaias Aferwerki(thủ lĩnh Mặt trận giải phóng nhân dân Eritrea, người giành chiến thắng trước Ethiopia và tuyên bố độc lập cho Eritrea vào năm 1991, rồi được bầu làm tổng thống qua trưng cầu dân ý vào năm 1993 và Thủ tướng Ethiopia Meies Zenawi. Từ khi Clinton lên cầm quyền, một mặt trận chống Hồi giáo hình thành ở Mỹ. Ngày 18/8/1993, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Sudan vào danh sách các nhà nước hỗ trợ khủng bố, từ đó biến nước này thành một “Nhà nước không lương thiện”. Bà Madeleine Albright, đại diện của Mỹ tại Liên hợp quốc vào lúc đó, quan tâm đến tầm quan trọng của Sudan trong viễn cảnh cuộc xung đột ở Trung Đông. Bà đặt câu hỏi về khả năng lật đổ chế độ Bashir/Torabi để dựng lên chính phủ John Garang, chính khách và nhà quân sự Sudan đã chết năm 2005. Thay đổi như vậy ở cấp lãnh đạo cao nhất Sudan có thể sẽ bảo đảm an toàn cho chính sách gây áp lực đối với người Palestine. Chính với nhãn quan đó mà sự hỗ trợ cường độ thấp đối với Tổng thống Rwanda Paul Kagamé sau đó được Clinton biến thành cam kết vững chắc để giúp ông lên nắm quyền và, từ đó, làm vui lòng Yoweri Museveni, nhân vật chủ chốt của chế độ được dựng lên, và qua đó khiến các chiến binh thiện chiến châu Phi theo Thiên chúa giáo tập hợp xung quanh John Garang.
Vụ khủng bố vào Trung tâm thương mại thế giới ở New York tháng 2/1993 khiếnWashington quyết tâm tạo ra phương tiện và tìm cách để tiếp tục gây áp lực mạnh đối với Khartum. Việc Bin Laden sống ở Sudan từ năm 1991 đến năm 1996 càng khiến Chính phủ Mỹ quyết tâm hơn trong việc vô hiệu hóa chế độ Khartum. Bà Susan Ricekhẳng định về vấn đề này như sau: “Sudan là nhà nước châu Phi duy nhất ở vùng Hạ Xahara là mối đe dọa đối với lợi ích và an ninh của nước Mỹ.” Tổng thống Clinton cũng đi theo lôgích
đó nên tháng 11/1997 ban hành sắc lệnh Executive Order 13067 tăng cường trừng phạt đối với Khartum. Theo Chính phủ Mỹ, tình hình ở Sudan là mối đe dọa đặc biệt và bất thường đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ. Chính quyền Washington phản đối hành động và chính sách của Khartum, đặc biệt vì Sudan hỗ trợ khủng bố quốc tế.
Tuy nhiên, người ta nhận thấy có sự mập mờ nào đó của Mỹ vì Washington một mặt tỏ thái độ phê phán trong những vấn đề liên quan đến Darfur, mặt khác hỗtrợ Chính phủ Sudan trong cuộc chiến chống khủng bố. Chính phủ Sudan bí mật cung cấp gián điệp cho Mỹ để thu thập thông tin về cuộc nổi dậy ở Iraq. Khartumdường như cũng hỗ trợ Mỹ trong việc vô hiệu hóa Tòa án Hồi giáo ở Somalia, duy trì mối liên hệ với một số thành viên ôn hòa của tổ chức này và một số thủ lĩnh chiến tranh.
Trái lại, Sudan là nhà cung cấp dầu mỏ quan trọng của Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc, vượt qua Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới. Đối với ban lãnh đạo chính trị Trung Quốc, dầu mỏ trở thành “nỗi ám ảnh quốc gia” thực sự. Nước này chỉ nắm giữ 1,7% trữ lượng dầu mở thế giới, trong khi nhu cầu gia tăng một cách chóng mặt. Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu 10-15 triệu thùng/ngày, gấp hơn hai lần sản lượng hiện nay của Saudi Arabia, tương đương với toàn bộ sản lượng của châu Phi. Để khắc phục sự thiếu hụt trầm trọng đó, Trung Quốc triển khai trên toàn bộ các vùng chiến lược của thế giới một “chính sách ngoại giao tài nguyên” thực sự. Bắc Kinh xem xét lại trên diện rộng chính sách nhập khẩu dầu mỏ và thực hiện một chính sách năng lượng mới. Trong viễn cảnh đó, mối quan tâm về mặt địa chiến lược đối với châu Phi tăng lên đáng kể trong chính sách năng lượng của Trung Quốc. Đối với nước này, các nước châu Phi, trong đó có Sudan, là một kiểu “miền đất hứa mới”.
Trong, lòng đất Sudan có rất nhiều dầu mỏ và chỉ riêng dầu mỏ của nước này đáp ứng 10% nhu cầu của Trung Quốc. Năm 2008, Trung Quốc nhập từ Sudan mỗi ngày trung bình 800.000 thùng. Sudan là nước duy nhất ở châu Phi mà Trung Quốc khai thác dầu mỏ bằng chính các công ty của mình. Điều này còn được Bắc Kinh coi là thành công và giải thích tại sao tất cả các lãnh đạo củaChina National Petroleum Corporation (CNPC) đều được đền đáp bằng việc thăng chức trong Đảng cộng sản. Tại Sudan, Trung Quốc khai thác dầu mỏ ở vùng lòng chảo Muglad thông qua CNPC và trở thành nước mua dầu mỏ hàng đầu và nắm giữ hơn 40% vốn của tổ họp Greater Nile Petroleum OperatingCompagny (GNPOC) của Sudan.
Những dấu hiệu của cuộc chiến bí mật Mỹ-Trung ở Sudan vừa thể hiện thông qua sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với chế độ Khartum, vừa bằng sự chia tách đất nước và sự ra đời của Nam Sudan được Mỹ đạo diễn.
Về sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với chế độ Khartum, tăng cường hợp tác song phương giữa Trung Quốc và Sudan trong các lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, giáo dục và y tế, cộng với một khoản viện trợ tài chính quan trọng, giúp Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế quan trọng nhất của Sudan. Kim ngạch thương mại đã vượt ngưỡng 3 tỷ USD vào năm 2009. Do đó, Trung Quốc quyết tâm bảo vệ chế độ Sudan trước áp lực của các cường quốc phương Tây. Trung Quốc quả thực hỗ trợ Sudan tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề Darfur. Khi Tổng thống Omar al-Bashir phản đối việc triển khai quân Liên hợp quốc để thay thế binh sĩ Liên minh châu Phi ở miền Tây, Trung Quốc không bỏ phiếu theo hướng này, đồng thời phản đối việc thông qua mọi biện pháp trừng phạt đối với chế độ Khartoum, rồi cuối năm 2006 từ chối một hành động quốc tế chung trong khuôn khổ giải quyết cuộc xung đột, vì muốn thực hiện lợi ích của mình vớiKhartum.
Năm 2004, Bắc Kinh quả thực dọa dùng quyền phủ quyết để phản đối nghị quyết 1564 của Hội đồng Bảo an Liên họp quốc về cấm vận vũ khí đối với Sudan do Mỹ đề xuất. Rồi tháng 8/2006, nhờ sự hỗ trợ của Bắc Kinh nên Khartum chống lại được áp lực của quốc tế, cụ thể là của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc muốn thông qua nghị quyết 1706 đưa 17.300 lính Mũ nồi Xanh đến thay thế 7.000 lính Mũ nồi Trắng của Liên minh châu Phi. Hơn thế nữa, ngày 23/10, Jan Pronk, đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc, bị trục xuất khỏi Sudan. Như vậy, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và quốc tế được tăng cường bao nhiêu, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Sudan gia tăng bấy nhiêu.
Cộng đồng quốc tế buộc phải thương lượng với Trung Quốc để đưa lính Mũ nồi Xanh đến. Bắc Kinh trong thế mạnh đưa ra điều kiện của mình để tham gia sứ mệnh này. Trung Quốc cho mình là người cứu vãn tình thế, đầu tư ồ ạt vào Sudan, cung cấp vũ khí cho nước này và hết sức bảo vệ Sudan tại Hội đồng Bảo an Liên họp quốc.
Về phần mình, Mỹ tìm cách phá vỡ Sudan. Vụ khủng bố 11/9, dự trữ dầu mỏ quốc gia giảm dẫn đến sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, cộng với việc Hugo Chavez. Tổng thống Venezuela đã qua đời, quốc hữu hóa ngành dầu mỏ, thúc đẩy toàn bộ chính giới Mỹ phải xác định lại các vùng lợi ích chiến lược mới đối với việc cung ứng năng lượng cho nước mình. Điều đó có nghĩa là giống như các cường quốc công nghiệp khác, Mỹ rất quan tâm đến tài nguyên châu Phi, cụ thể là ở Sudan. Kể từ khi Nam Sudan tuyên bố độc lập ngày 9/7/2011, Mỹ ủng hộ chính phủ nước này nhằm không cho Trung Quốc tiếp cận các mỏ dầu thuộc sở hữu của Nhà nước thứ 193 của thế giới này. Đó là khoảng 80% trữ lượng dầu mỏ của nước Sudan cũ. Để có được nguồn dầu mỏ quan trọng này, ngăn chặn Trung Quốc vào Nam Sudan và vô hiệu hóa chế độ Hồi giáo Khartum, Mỹ sử dụng tất cả bộ máy tạo ra sức mạnh của mình. Mối quan tâm của Mỹ đối với Sudan được khẳng định dưới thời Tổng thống Obama qua việc bố nhiệm đặc phái viên Scott Gration, một viên tướng về hưu. Nhiệm vụ của nhân vật này là thúc đẩy chính sách mở cửa đối với Chính phủ Sudan thông qua việc thực hiện chính sách cây gậy và củ cà rốt, đồng thời tìm cách bảo đảm lợi ích của Mỹ ở Nam Sudan.
Chính phủ Mỹ trước hết hỗ trợ về nhiều mặt đối với Quân đội giải phóng nhân dân Sudan (SPLA) của John Garang. Để thực hiện việc này, viên Đại tá Mỹ Richard Orthđóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp vũ khí cho SPLA. Trong cuộc chiến chiến lược này, Washington đưa cả xã hội dân sự của mình vào cuộc theo một lôgích mới. Trong khuôn khổ đó, hành động của một số người như Roger Winter (nhân vật tân bảo thủ, một trong những người nguy hiểm nhất đối với Sudan theo đánh giá của GhaziSalahdin, cố vấn của Tổng thống Omar al-Bashir), góp phần đáng kể vào việc làm suy yếu, thậm chí phá vỡ Sudan. Đối với ông Roger Winter, giải pháp tốt nhất để chấm dứt cuộc chiến tranh giữa miền Bắc và miền Nam Sudan là “miền Nam – nơi một số vùng xung đột có thể sát nhập vào, phải tách khỏi miền Bắc Sudan và trên thực tế, là một nước độc lập và có chủ quyền”. Ông tham gia tất cả các cuộc họp của Phòng chính trị SPLA. Trong một cuộc họp báo tại Viện hòa bình Mỹ tại Washington ngày 17/9/1997,Roger Winter yêu cầu “Chính phủ Mỹ hỗ trợ hoàn toàn một cuộc chiến nhằm đánh đổChính quyền Khartum, cho dù có phải gây ra thảm họa nhân đạo”. Theo nhân vật này, đó sẽ là một cuộc chiến mượn tay người khác, bằng cách sử dụng quân đội Uganda và Eritrea, với vũ khí, hậu cần và công tác huấn luyện của Mỹ. Năm 2004, ông được bổ nhiệm làm đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ trong các cuộc thưong lượng giữaKhartum và quân nổi dậy Nam Sudan. Cuộc thương lượng đó dẫn đến việc ký kết Hiệp định hòa bình toàn diện chấm dứt cuộc chiến tranh giữa miền Bắc và miền Nam và cho phép miền Nam được độc lập vào năm 2011. Mối liên hệ giữa John Garang và các phong trào nổi dậy ở Darfur được Roger Winter đảm nhận và ông này đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp cho họ vũ khí, đạn dược và máy bay qua Nairobi (sân bay Wilson), Rumbek (thành phố ở Nam Sudan), nơi máy bay tiếp nhiên liệu và chất vũ khí đạn dược để bay đến một sân bay ở Bắc Darfur. Từ khi Nam Sudan độc lập, ông trở thành cố vấn của chính phủ Juba.
Hơn thế nữa, một đồng minh của Washington trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế là Israel cũng coi Sudan là quốc gia rất nguy hiểm vì nước này hoàn toàn có khả năng hỗ trợ các kẻ thù của mình. Tại một hội nghị diễn ra ở Viện an ninh vào đầu tháng 9/2008, Bộ trưởng An ninh nội địa Israel, Avi Dichter, tuyên bố: “Chúng tôi phải làm sao để Sudan luôn phải quan tâm đến các vấn đề ở trong nước.” Ông nói tiếp: “Điều quan trọng là Sudan không ổn định được lâu dài. Điều quan trọng nữa là Israel duy trì cuộc xung đột ở Nam Sudan trong ba thập kỷ và hiện đang duy trì xung đột ở Tây Sudan, cần làm gì đó để Sudan không trở thành một cường quốc có ảnh hưởng ở châu Phi và thế giới Arập.” Avi Dichter còn khẳng định tại Mỹ có một số lực lượng quan trọng, trong trường hợp để Nam Sudan được độc lập, ủng hộ việc can thiệp có hỗ trợ vào Sudan vàDarfur giống như những gì đã diễn ra ở Kosovo.
Lập trường đó giúp Washington làm suy yếu Sudan, một trong những đối tác của Trung Quốc ở châu Phi, bằng cách làm cho nước này tan vỡ. Sự chia tách đất nước đó càng không hay đối với Trung Quốc khi 3/4 nguồn tài nguyên dầu mỏ nằm ở miền Nam, thuộc ảnh hưởng của Mỹ. Nhưng sau chuyến thăm của bà Clinton ngày 3/8/2012 tại Juba ở Nam Sudan, một thỏa thuận đã được ký kết giữa hai bên, theo đó Juba trả choKhartum, trong vòng ba năm rưỡi, 9,48 USD/thùng dầu xuất khẩu. Hơn nữa, Nam Sudan cũng chấp nhận chi gần 3 tỷ USD cho người láng giềng phương Bắc để đền bù thiệt hại về thu nhập từ khi chia tách./.

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc chỉ trích Mỹ ủng hộ ngầm Philippines về Biển Đông  (VOA)    —–Lực lượng Mỹ, Philippines kết thúc cuộc tập trận chung  (VOA)    —Trung Quốc lập lại yêu cầu Mỹ, Nhật chớ xen vào tranh chấp Biển Đông (VOA)
Biển Đông: Mỹ ủng hộ ngầm Philippines trước Trung Quốc  (RFI)  —- TQ chỉ trích NT Kerry ủng hộ việc Philippines đưa TQ ra tòa án LHQ  (RFA)
Tướng Giáp – Trước và sau khi mất  -(RFA)  -“Ắt hẳn đại tướng có nhiều điều bức xúc trong lòng mà không dám nói ra. Có thể do ý thức kỷ luật đảng của đại tướng quá cao, nên không dám nói gì trái quan điểm chính thống. “  : Blogger Nguyễn Tiến Dũng
Đại tướng đã nói gì về điện hạt nhân?  – (Một thế giới – Chủ quản là Hội TTKHCN VN)
Đại tướng là người bạn lớn của nhân dân Trung Quốc (TTXVN)  -Trong suốt quá trình lịch sử dài, ở mọi lĩnh vực, cương vị khác nhau, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều có những đóng góp quan trọng cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị Trung-Việt và người dân Trung Quốc nói chung đều coi Đại tướng là một người bạn lớn, người bạn tốt.
NHÂN DÂN VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI, GIẶC TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC NHẤT ĐỊNH THẤT BẠI  -Võ nguyên Giáp -( TCCS -Vietstudies/ ttxcc)
Đảng Cộng sản cần tái cơ cấu chính mình  (RFA)   —  Việt Nam có hai tân phó thủ tướng?  (BBC)
Giới hoạt động nhân quyền Việt Nam phải loan tin nhiều hơn ra thế giới  (RFI) - PV. Nguyễn lân Thắng
Dân cư khu Trịnh Nguyễn - Từ Sơn phản đối việc chính quyền địa phương trưng thu đất làm nhà máy nước thải gần khu dân cư, trung tuần tháng 6/2013. Ảnh blogger Nguyễn Xuân Diện
Vụ Trịnh Nguyễn : Chính quyền đùn đẩy trách nhiệm, công an bắt 11 người  (RFI)  ===>>>
Việt Nam: Người dân ở Hòa Bình bắt trói 6 cán bộ để phản đối về môi trường   (RFI)    —-Vụ bắt trói 5 công an: Giám đốc CA tỉnh lên tiếng  (ĐV)
Cao tăng thuyết giảng làm gì trước khi chết để được tái sinh cõi trên  NĐT) -  Ngay khi còn sống, con người đã mang trong mình sự chết, vì thế mà con người sẽ phải chết. Chết là một kết thúc của ta trong cuộc sống này, và mọi cái ta sở hữu cũng đều chấm dứt.
Kinh tế – xã hội đứng trước thách thức gay gắt  (NLĐ)

   <<<===Mưa 1 giờ, TP.HCM ngập đến yên xe  (TT)
Chủ tịch nước đã làm những gì rồi để chống tham nhũng?   (TT)   —-  Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: ‘Chúng tôi họp kín cũng căng với nhau lắm’  (TN)

   Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (Zing)==>>
Cái này còn thiếu lá cờ của “đảng ta”? Tổ quốc để tang Tướng Giáp , Ông cũng là nhân vật “lớn” của đảng , sao “đảng ta” không để tang nhể???










Mời xem video các Cháu Bé viếng ĐT :  https://www.youtube.com/watch?v=sRTJRuasi_s&feature=player_embedded
  Phải nói là giáo dục , văn hóa , xã hội  …. ở ta trên cả tuyệt vời thật , con nít mới nứt mắt mà đã ý thức được đâu là nhân tài , đâu là người có công với Tổ quốc , đâu là chánh tà… thế mà cứ chê bai Giáo dục ta tụt hậu , nào là….
“Chúng tôi hứa trước anh linh Bác Giáp: xây dựng Trường Sa hùng mạnh”  (TT)   —Đại tướng khiến tôi tự hào mang dòng máu Việt  (TT) -  Sau khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, đạo diễn Mỹ gốc Việt Tiana Alexandra vội vã quay về VN để viếng Đại tướng và quay những thước phim sau cùng cho bộ phim tài liệu mà bà đã thực hiện suốt hai năm qua: Đại tướng và tôi (The General and me).
Tiana trong lần phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1988 tại Hà Nội  ====>>>
Phục, Thương, và Trách!  -Đào tiến Thi - (XHDS)   -Đối với cụ Võ Nguyên Giáp, tôi vừa khâm phục, vừa thương, vừa trách.
Hình thành hai cơn bão hoạt động gần Biển Đông  (VOH)
Những khuất tất trong vụ án luật sư Lê Quốc Quân   (VOA)  -Bản án của luật sư Lê Quốc Quân bị thế giới xem là cái cớ Hà Nội dùng trả đũa các hoạt động cổ súy dân chủ, kêu gọi tự do chính trị và tự do tôn giáo tại Việt Nam
Chính phủ sẽ nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp  (CP)    —-Chủ tịch nước: “Mong bà con góp sức chống tham nhũng”  (TT)
Vụ nữ bị can chết: Công an, viện kiểm sát, tòa án đều sai sót  (TT)    —-
Cái sảy nảy cái ung  (TN) -Không phủ nhận hành vi vi phạm pháp luật của một số người dân, nhưng đằng sau câu chuyện dân làng bắt và đánh chết trộm chó, hành hung công an, nổ súng, bắt trói cán bộ chính quyền… trong một số vụ việc quá khích gần đây là những vấn đề rất đáng quan tâm về công lý, về nhà nước pháp quyền, về dân chủ cơ sở và năng lực chính quyền địa phương.
Nói chỉ đúng một phần , đổ thừa cho “năng lực chính quyền địa phương” thì công bằng mà nói cũng tội nghiệp cho mấy ông bà “đầy tớ” địa phương- Nói ở ta thôi nhé (trừ cái câu ở đâu cũng vậy) , cái hành vi quá khích của con người trong xã hội ta , hồi “xưa” cũng có nhưng lâu lắm mới nghe và mức độ “nhẹ” – Nay càng ngày càng nhiều mà mức độ càng dữ dội , ai bày đầu? ai làm công khai trước? thì Dân bắc chước – Dân phản kháng chuyện sai trái , biểu tỏ lòng yêu nước chống Trung cộng bắn giết ,cướp của…ngư Dân ta, xâm chiếm Biển Đảo Đất nước ta thì bị bắt bớ đánh đập , khiêng như heo, đạp vào mặt đ/c luôn….Người Dân nào có ý kiến khác với nhà cầm quyền thì đám “quần chúng tự phát” lấy đồ dơ cứt đái nhơt chuột chết…quăng vô nhà họ mà “nhà nước pháp quyền” không thấy không nghe ,đến nỗi tạt acid vô nhà như vụ Ông Hoàng minh Chính mà nhà con gái Ông ở Saigon bị ,Bà Trần K T Thủy …để vòng hoa tang trước nhà Cụ Lê hiền Đưc…đón đường , chặn xe đánh đập….kể ra vô số vụ…thì cái “nhà nước pháp quyền” “làm việc theo hiến pháp và pháp luật” ở đâu??? Dân phản kháng sai trái thì cho là quậy phá hay bọn tùm lum xúi… (Nói HP và PL chơi cho vui chớ Ông Trọng đã nói rồi, có là cái gì đâu) – Cho nên túm lại là một xã hội như thế thì Người Dân thấp cổ bé miêng phải sinh ra tự xử là diều tất  nhiên – Người quản lý lãnh đạo không dùng Luật pháp để thi hành thì bảo Dân thi hành, ngộ nhỉ? Quan phải làm gương chớ…..
Gia đình tốt thì cha mẹ phải làm gương , xã hội tốt thì  giới cầm quyền , người có địa vị, người lớn tuổi phải làm gương – Còn làm bậy , vô pháp vô thiên thì xã hội loạn và tiến tới bị tiêu vong thôi. Có đầu mới có đuôi, có gốc mới có ngọn, có nguyên nhân mới có hậu quả.

Dạy luật cho Bò, giáo dục Lô cốt phải yêu đồng bào -(Đào Tuấn)

Phải làm cho ra lẽ để lấy lại lòng dân   -SGTT.VN – Nói ai nghe, giữa thế kỷ 21 mà đè người ta ra lấy tiền, quá thời bao cấp. Tiền cứ nghìn tỷ đổ vào mà mãi không thị trường nổi được ngành điện. Lý do ai cũng nhìn thấy mà căm phẫn. Nên lòng tin đâu phải của vất đi?
NXB Đức mua bản quyền hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình  (SGTT)   —-Cước 3G sẽ tăng 20% từ 16.10  (SGTT)
Những khoảng trống giá trị – Nguyễn vĩnh Nguyên  -SGTT.VN -  Những huyền thoại thời chiến lần lượt ra đi. Những anh hùng của thời đổi mới cũng lần lượt ra đi. Điều mất mát lớn lao nhất của cộng đồng, không dừng lại ở sự vắng mặt của những con người, những cá nhân có công trạng trong những giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó, mà là sự khủng hoảng những biểu tượng các giá trị tốt đẹp, bền vững, có tính hướng đạo.
Đằng sau sự trục trặc của tăng trưởng kinh tế  -SGTT.VN – “Đằng sau sự trục trặc của tăng trưởng kinh tế Việt Nam là nguyên nhân về thể chế”, đây là đánh giá chung trong báo cáo “Khơi thông những nút thắt về thể chế để phục hồi tăng trưởng” của nhóm chuyên gia kinh tế thuộc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, gồm các tác giả Vũ Thành Tự Anh, Phạm Duy Nghĩa, Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn, Ben Wilkinson, Dwight Perkins và David Dapice. Báo cáo này được ông Nguyễn Xuân Thành, trưởng nhóm trên gửi tới uỷ ban Kinh tế Quốc hội.
Phiếm SGTT :  Lời vàng ngọc nữ   —-Phản đối thanh tra EVN!
Chợ bệnh viện, đời bệnh nhân  -SGTT.VN – Quá tải bệnh viện vẫn mãi mãi là chuyện thường ngày. Quá tải, bệnh viện đôi khi không khác gì cái chợ – theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong chợ bệnh viện đó, đời bệnh nhân sao quá chua chát!
_______________________________________________________________________________________________________________
Nguyễn Vĩnh Nguyên – Những khoảng trống giá trị  -(Danluan)
Góc nhìn giới trẻ: Minh Hiền – Khủng Hoảng hậu tốt nghiệp (hay câu chuyện trăn trở tuổi 23) -(Danluan)
Tự truyện của Hoàng Linh – Bài 1: Vỉa hè Sài Gòn -(Danluan)   —Thư giãn: Chuyện hài xã hội chủ nghĩa Việt Nam -(Danluan)
Walter Lohman – Biển Đông và Bài Học Lịch Sử -(Danluan)   —Đào Tuấn – Cách mạng giáo dục nên bắt đầu từ… chữ trinh -(Danluan)
Trần Trọng Dương – Kinh Dương Vương – ông là ai? -(Danluan)  —-Sự Phát Triển và Đảng: Những Căng Thẳng Xã Hội (Chủ nghĩa) ở Việt Nam -(Danluan)
Từ thằng Đờm tới “thánh” Giáp »   -  -(ĐCV) - Thấy nó ngồ ngộ, vì bình sinh ông Giáp, không chơi thân với thằng Đờm, cái giọng hét của nó chắc gì ông Giáp hiểu nổi? Không hiểu nổi, thì làm sao “tâm…
Một góc xã hội Việt Nam qua hình tượng tướng Giáp »  -  -(ĐCV) - Nếu các bạn đã quyết chịu tang ông thì hãy đốt nén hương cho cả những người đã bỏ mạng trong thời bình vì chính sách mà ông Giáp chưa bao giờ phản…
Trồng cây: mười năm. Trồng người: trăm năm  - (DLB)   —Bài thơ cho Đỗ Thị Minh Hạnh- (DLB)
Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung bị còng tay, xích chân, ngất xỉu trong xe tù thùng đặc chủng trên đường ra Bắc- (DLB)
Đọc “Dưới bóng đa chùa Viên Giác” như có nhạc và thơ trong văn xuôi Trần Trung Đạo- (DLB)
Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười- (DLB)   —-Một cựu nghị sĩ Philippines gửi thư cho các học viên xã hội dân sự- (DLB)
Chuyện dài “đảng ta”: bằng cấp dỏm- (DLB)   —-Mưu sự tại đảng cộng sản, thành sự tại dân Việt Nam- (DLB)
Đi tìm sự thật về “bà cố vấn” của chế độ Diệm - Nhu (kỳ 1)
Đi tìm sự thật về “bà cố vấn” của chế độ Diệm – Nhu (kỳ 1)  -(Laodong)  -A.P (dịch từ thedailybeast)Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson “đầu mày cuối mắt” với “bà cố vấn” Lệ Xuân. Tổng thống Mỹ John F.Kennedy ghét bà. Các sử gia đổ lỗi cho bà đã khiến chính quyền gia đình trị của dòng tộc Ngô Đình ở Nam Việt Nam sụp đổ.
Bà Nhu tập bắn súng lục 38 ly. Ảnh: Larry Burrows.===>>>
* Chép 2 phản hồi ở Bài gốc (Có 5) :
Nguyễn An 11/10/2013 02:12  :Người dịch nói chung là non tay. Dragon Lady (Người đàn bà Rồng)là một thuật ngữ để chỉ những người phụ nữ như Bà Nhu (Madame Nhu): cứng rắn, sắt máu, tự lực, và lấn át cả cánh đàn ông. làm gì lại có chuyện dịch là “Người đàn bà tuổi rồng” bao giờ. Nói chung là bài sưu tầm hơi kém về cả lịch sử và văn hóa.
Tiendung 05/10/2013 15:26  :Bà Xuân thì hơi nóng nảy loạn ngôn còn ông chồng bà ta ông Nhu là một thiên tài chính trị đấy. Hai gia đình danh giá chứ không đùa đâu
Đi tìm sự thật về “bà cố vấn” của chế độ Diệm - Nhu (kỳ 2)<br /><br /><br />
” src=”<a href=http://laodong.com.vn/Uploaded/nguyenquoclong/2013_10_11/Laodong_Le_Xuan_635170899745112154.jpg?width=440&height=293&crop=auto&speed=0&#8243; width=”233″ height=”155″ />
Đi tìm sự thật về “bà cố vấn” của chế độ Diệm – Nhu (kỳ 2) -(LĐ)   Bà Nhu năm 1963.===>>
Người đi và gánh nặng còn lại  -Phạm Toàn  -(Boxitvn)
NGƯỜI CUỐI CÙNG CÒN LẠI CỦA LÒNG DÂN-(Boxitvn)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản chính sách thành văn đầu tiên về khoa học và công nghệ ở nước ta   -Vũ Cao Đàm-(Boxitvn)
Không thể khác! Thưa tướng GiápTặng thế hệ mới của Đại Việt và người bạn trẻ Đặng Lê Nguyên Vũ.-(Boxitvn)

Dạy luật cho Bò, giáo dục Lô cốt phải yêu đồng bào -(Đào Tuấn)


Đại tướng và chữ Đao trong chữ Nhẫn.  (Phương Bích)  ====>>>
Vườn Nước từ nay không còn đại thụ  -(Trần đăng Tuấn)
Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà  -(Lê Mai)
Tào lao chính sự quê nhà 3  -(Nguoibuongio)
Chủ tịch nước: Cần “bình thường hóa” bỏ phiếu tín nhiệm – Quốc Ngọc  -(CVHP)
Con đường không vui (phần 1)  -(Phan Ba)
________________________________________________________________________________________________________
Nổ kho thuốc pháo hoa, nhiều người bị thương (VNE)   —Khoảng 21 người chết, 46 người đang cấp cứu sau vụ nổ ở Phú Thọ  (Infonet)   —-Tin mới nhất về vụ nổ nhà máy pháo hoa tại Thanh Ba – Phú Thọ [cập nhật (Infonet)
Ngày hôm nay bắt đầu Quốc tang của Tướng Giáp , vụ nổ xảy ra gần 8 giờ sáng , không biết có bọn thế lực thù địch hay không- May mà mọi người ở nhà máy đang lên hội trường lễ ĐT Giáp , nếu như bình thường chưa biết chết bao nhiêu!!!?
Nguyên nhân ban đầu vụ nổ kho thuốc pháo ở Phú Thọ  (ĐV)   ----Hình ảnh mới nhất tại hiện trường vụ nổ xưởng pháo hoa ở tỉnh Phú Thọ  (GDVN)    ---19 người chết, 23 người bị thương trong vụ nổ kho pháo hoa ở Phú Thọ  (GDVN)
Nổ kho thuốc pháo tại Phú Thọ, ít nhất 21 người chết  (RFA)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: ‘Sờ vào đâu cũng lãng phí, thất thoát’ (TN)  -Đó là nhận định của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong phiên họp Ủy ban Thường vụ QH hôm qua tại Hà Nội.
Vì sao VTV không truyền hình trực tiếp lễ viếng Đại tướng? (VTC)    ----KHÔNG THTT LỄ TANG ĐẠI TƯỚNG, CHẮC VTV CÓ VẤN ĐỀ... TẾ NHỊ?  - (Mai thanh Hải)    -----VTV không trực tiếp lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vì sao????????????????????????? -Long Hoàng- Vitalk.vn -(ttxcc)
“Với người Mỹ, mạng sống ở Việt Nam từng quá đỗi rẻ mạt” (Soha)   ----Báo Mỹ lý giải vì sao Tướng Giáp ‘đập tan’ được đội quân ‘bất bại’ (Infonet)
Chính phủ chi thêm tiền, PVN chê ít  (ĐV)    ----GS Nguyễn Khắc Mai: “Cái “neo” để văn hóa không phân ly là lòng dân"  (GDVN)
Bão số 11 dự báo đổ bộ Quảng Nam - Quảng Trị, Đà Nẵng khó "thoát"   -(Infonet) >>>>Tin bão số 11 mới nhất tối 12/10
Đọ sức Ấn – Trung về Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á  (RFI)
Người con của nhân dân  -Trần Nguyễn Hoàng  -Gửi cho BBCVietnamese từ Hà Nội  : -....Nếu nói ông là vị tướng lỗi lạc, tài ba nhất trong thế kỷ 20, hay so sánh ông với Napoleon… thì tôi nghĩ rằng hơn ai hết, Đảng Cộng sản Việt Nam không đồng ý với điều này.  Trong hai cuộc chiến tranh, mọi đường lối và quyết định quan trọng đều là của tập thể những người lãnh đạo.
Lãnh đạo Việt Nam đến viếng Tướng Giáp  (RFI)    ----Chống lệnh Quốc tang, TP Hạ Long tổ chức Đại hội TDTT  (RFA)
Nhà văn Nguyên Ngọc : « Tướng Giáp đã là nguồn cổ vũ cho giới nhân sĩ trí thức »  (RFI)
Hàng chục ngàn người dự lễ quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (RFA)
Lễ trao giải Nhân Quyền Việt Nam 2013  -(RFA)  -Hôm qua 11/10 tại thành phố Westminster thuộc bang California, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã tổ chức buổi lễ để công bố Giải Thưởng Nhân Quyền 2013 được trao cho 3 nhà tranh đấu gồm các ông Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.
Hàng ngàn công nhân đình công tại Bình Dương  -(RFA)
________________________________________________________________________________________________________________________
Từng Bước Từng Bước Đầu…  (Đinh tấn Lực )  -Thật vậy! Quốc tang hay không mới là vấn đề. Chia tay vị Tổng tư lệnh đầu tiên và duy nhất của quân đội mới là quan trọng. Tiễn biệt người CS cuối cùng mới là ưu tiên. Biểu trưng vét cạn quá khứ hào hùng ở đây mới là mấu chốt. Lòng tin sót lại chút này mới là điểm nhấn của mọi điểm nhấn…
(Đào Tuấn)
Bó tay với HTV: CHÚNG TA CÓ MỘT NGÀY QUỐC TANG THẬT NHIỀU NIỀM VUI  (TTXVA)
Con đường không vui (phần 2)  (Phan Ba)
Trần Kinh Nghị – Việt Nam được mất gì từ quan hệ với Trung Quốc?  -(Danluan)

-(Danluan)
Phạm An Biên – Người đứng đầu không bao giờ sai!-(Danluan)
Phạm Quế Dương – Sóng gió của Đại tướng Võ Nguyên Gíáp-(Danluan)
Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do vô điều kiện cho Luật sư Lê Quốc Quân-(Danluan)
Một góc nhìn tín ngưỡng (*)  (Trần kinh Nghị)
Quốc tan(g) Võ Đại tướng cùng với chữ Trung »   -  -(ĐcV) - Hôm nay, đảng CSVN đang tổ chức Quốc tang cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp! Đấy là vỡ diễn cuối cùng Đảng có thể lợi dụng được tiếng tăm của ông!…
Xây dựng dân chủ Việt Nam qua kinh nghiệm Hoa Kỳ »  –   -(ĐCV)  - Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của toàn dân cần hoạt động độc lập với các đảng phái. Sự độc lập này là nhằm ngăn chặn…
Một góc xã hội Việt Nam qua hình tượng tướng Giáp »  -  -(ĐCV) - Nếu các bạn đã quyết chịu tang ông thì hãy đốt nén hương cho cả những người đã bỏ mạng trong thời…

Kinh tế

Nợ như… Vinashin  (RFA)    —Mất mùa vì thủy điện xả lũ  (NLĐ)   —-ASEAN-Ấn Độ: Phấn đấu đạt kim ngạch thương mại 100 tỷ USD vào 2015  (CP)
Những cặp cha – con trai: Ông trùm – đại gia giới kinh doanh  (VEF)    —Ngân hàng họp tổ dân phố, hội phụ huynh… câu khách  (VEF)
Xe máy “Tàu” ngày ấy, bây giờ: Phá bĩnh và… mở đường (kỳ 1) (VnEc)    —-Phiên đấu thầu vàng thứ 64 “cháy hàng” (VnEc)
Phát mãi tài sản nếu không thể cứu được doanh nghiệp (TTXVN)    Ngân hàng SCB và Phương Nam bán hơn 1.300 tỉ đồng nợ xấu (TBKTSG)  —VAMC tiếp tục mua 1.300 tỷ nợ xấu từ ngân hàng SCB  (GDVN)
Ai chịu trách nhiệm khoáng sản xuất thô thất thu lớn?  (ĐV)
Vàng SJC đắt hơn vàng thế giới gần 5 triệu đồng/lượng  (DT)

Thế giới

Tia sáng cho bế tắc chính trị ở Washington   (RFA)    —-Chưa có đột phá trong đàm phán về việc chính phủ Mỹ đóng cửa  (VOA)    — Bế tắc ngân sách Mỹ có hy vọng được giải tỏa   (RFI)Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ tới thăm Afghanistan (VOA)
IEA dự báo Mỹ là nước sản xuất dầu nhiều nhất thế giới  (RFA)   —Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi mô hình đa tín ngưỡng của Malaysia  (RFI)
G20 kêu gọi Mỹ nhanh chóng giải quyết ngân sách, trần nợ  (VOA)   —Các công ty Mỹ quan tâm về tình trạng chính phủ đóng cửa kéo dài  (VOA)
Có dấu hiệu tiến tới thoả thuận chấm dứt đóng cửa chính phủ Mỹ  (VOA)
Mẹ của ông Kenneth Bae tới Bắc Triều Tiên thăm con (VOA)   —Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học đoạt Giải Nobel Hòa Bình 2013  (VOA)   —-Nobel Hòa bình   (BBC) -Chân dung Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW).
Nam Triều Tiên truy tố 100 người trong vụ án lò phản ứng hạt nhân(VOA) – Các công tố viên Nam Triều Tiên khởi tố ít nhất 100 người sau cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng về nạn hối lộ trong công nghiệp điện hạt nhân
Nhiều hy vọng về cuộc đàm phán hạt nhân Iran sắp tới (VOA)
HRW tố cáo phe nổi dậy Syria phạm tội ác chống nhân loại (VOA)   —Human Rights Watch : Các nhóm thánh chiến và đối lập Syria giết gần 200 thường dân  (RFI)
Pakistan: Tạm giam cựu TT Pervez Musharraf trong 14 ngày  (RFA)   —-Tiến trình dân chủ hóa của Miến Điện được ASEAN tưởng thưởng  (RFI)
Ông Hồ Cẩm Đào bị kiện tại Tây Ban Nha  (VOA)    —-TQ phản đối Tây Ban Nha xét xử các cựu lãnh đạo TQ  (RFA)   —-Tư pháp Tây Ban Nha nhận điều tra tội ác một cựu lãnh đạo Trung Quốc  (RFI)   —TQ chỉ trích NT Kerry ủng hộ việc Philippines đưa TQ ra tòa án LHQ  (RFA)  —Trung Quốc : Tập đoàn Foxconn thừa nhận vi phạm luật lao động (RFI)
Bảy mối họa của Trung Quốc (RFI)   —TQ điên đầu vì Google Map soi rõ căn cứ tuyệt mật  (ĐV)
Nước nhập khẩu dầu hỏa số một thế giới: Trung Quốc  (VOA)   —-Thái Lan, Trung Quốc thắt chặt quan hệ  (VOA)   —-Một người Trung Quốc tự cắt chân vì không đủ tiền trả viện phí  (VOA)
Cựu Thủ tướng Ý Berlusconi xin chọn hình phạt lao động công ích  (RFI)    —Pháp: Hội đồng Bảo hiến bác việc khai thác khí đá phiến  (RFI)
Bão lớn tiến về duyên hải miền đông Ấn Độ (VOA)    —-Hỏa hoạn tại một bệnh viện Nhật Bản, 10 người thiệt mạng (VOA)
Trung Quốc thu giữ đồng phục học sinh chứa chất gây ung thư (SGGP)    —-Mỹ cách chức tướng giám sát kho tên lửa hạt nhân  (NLĐ)
___________________________________________________________________________________________________
Hình ảnh siêu tàu sân bay Gerald R. Ford thử nghiệm (ĐV)  -Hôm 11/10, lần đầu tiên Mỹ cho siêu tàu sân bay Gerald R. Ford (CVN 78) thử nghiệm tại nhà máy với khoảng 400 triệu lít nước được xả vào ụ tàu.
Nhật viện trợ khẩn cấp 2 triệu USD, sớm giao 10 tàu cho Philippines (GDVN)
Nhật Bản điều máy bay chiến đấu khẩn cấp ứng phó TQ đã nhiều hơn Nga  (GDVN)
“Ăn xin” quyên tiền cho công chức chính phủ Mỹ
“Ăn xin” quyên tiền cho công chức chính phủ Mỹ  (DT)  -Trên thùng tiền, có tấm bảng với dòng chữ: “nếu bạn bị mất việc hay đang gặp khó khăn, đừng ngại, hãy lấy tiền ở đây. Còn nếu không, bạn có thể đóng góp để chung tay giúp đỡ những người cơ nhỡ”.  ===>>>
Chỉ huy Taliban ở Pakistan bị Mỹ bắt  (BBC)    —Pakistan : Mỹ bắt sống một thủ lĩnh Taliban  -(RFI)
Trung Quốc bắt giữ hai công dân Mỹ tại tỉnh Chiết Giang  -(RFI)

<<<===Nhà Hoạt Động Trung Quốc Bị Liệt Do Tra Tấn Đã Được Phóng Thích  (ĐKN)

Bà Nghê ngọc Lan
Bắc Triều Tiên đe dọa một cuộc « chiến tranh tổng lực »-(RFI)   —-Kim Jong Un thị sát các chiến hạm mới-(RFI)
G20 kêu gọi Mỹ khẩn cấp giải quyết khủng hoảng ngân sách-(RFI)    —-Hungary : Luật cưỡng chế người vô gia cư gây nhiều tranh cãi-(RFI)
Philippines: Bão Nari tàn phá, giết chết 13 người  (RFA)    —-Ấn Độ: hàng trăm ngàn người di tản vì bão đe dọa  (RFA)    —400.000 người sơ tán vì bão ở Ấn Độ  (BBC)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội

Khổ vì “cò” sách tham khảo  (TT)
Hãy “cởi trói” cho giáo viên  (TT) - Vậy là khi bay bị trói!?
Ngọc Trinh, bà Tưng và ‘căn bệnh lệch chuẩn’  (TN)
Tiền chùa’: Đồng tiền bay vụng  (TN)

Xe chở xăng bốc cháy, phóng viên đưa tin bị truy đuổi  (ĐV)  —-Triệt phá nhóm chuyên dàn cảnh va quẹt xe để trộm tài sản  (NĐT)
Có tội nhưng nên miễn truy cứu  (PLTP)   —-Xét xử vụ lừa bảo hiểm rúng động đất mỏ  (PLTP)
Đã xác định nghi phạm chính bắt trói 6 cán bộ  (TN)    —-Nữ lao động tình dục kể chuyện đời qua ảnh  (PLTP)   —Chồng hoang tưởng, giết vợ đang mang thai  (PLVN)    —-Ngâm hoá chất, củ héo lại tươi căng  (VNN)   —Nổ lớn tại nhà máy Z121  (TN)   —Nổ lớn liên tiếp ở Phú Thọ, hàng ngàn người phải sơ tán  (SGTT)    —-Vụ nổ khủng khiếp ở Phú Thọ: Tiếng nổ như bom, 7 người tử vong  (Soha) Tin mới là 10 người chết .
Tiếp viên hàng không nổi danh buôn lậu  (VEF)   —-  6 cách để nàng chủ động trong “chuyện ấy”  (2Sao)    ——Những sao Việt sinh ra đã có gia thế hoành tráng  (Tintuc) – Tức là có địa vị ăn trên ngồi trốc.   —-Nửa đêm, rủ nhau đi nhậu, sẵn trộm xe   (NLĐO)   —Chưa rõ sừng tê giác của ông Trầm Bê về đâu (TP)
Tổ tuần tra giao thông xã nổ súng làm bị thương người dân (TN)  -Chiều 11.10, ông Nguyễn Văn Trai, Trưởng công an xã Long Giang, H.Bến Cầu (Tây Ninh) xác nhận có chuyện một công an viên xã nổ súng bắn đạn cao su khiến anh Huỳnh Công Trường (31 tuổi, ngụ ấp Long Châu, xã Long Khánh, H.Bến Cầu) bị thương vào tối 10.10.
Cà Mau: Bổ nhiệm cán bộ dùng bằng bất hợp pháp, Chi cục trưởng QLTT bị kỷ luật (DT)    —Đà Nẵng: Bắt cóc, bán bé trai với giá 1,1 triệu đồng  (Infonet)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét