Công nghiệp ôtô VN: Bảo hộ ngược và lợi ích nhóm
Thứ Ba, 07/06/2011 22:24
Với hàng rào thuế quan đánh mạnh vào ô tô nhập khẩu, thị trường trong nước bị các doanh nghiệp thao túng giá. Người tiêu dùng phải mua xe giá cao gấp 2- 3 lần so với ở nước ngoài
Vấn
đề được tranh luận nhiều nhất trong quá trình xây dựng ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam, theo nhiều chuyên gia trong ngành, đó là chính
sách thuế. Có thể nói đến thời điểm này, chính sách thuế từ vị trí là
tác nhân hỗ trợ đã trở thành tác nhân cản trở ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam.
Phản tác dụng
Theo
ông Nguyễn Văn Phụng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế Bộ Tài chính, từ
năm 1991, ngành công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước hình thành, Việt
Nam hạn chế nhập khẩu ô tô và dùng thuế nhập khẩu là công cụ bảo hộ sản
xuất trong nước. Trong hơn 10 năm sau đó, thuế nhập khẩu ô tô nguyên
chiếc được quy định ở mức cao là 100% đối với xe chở người và xe tải
dưới 5 tấn.
Tháng
5-1998, Quốc hội ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng mức thuế
cao đối với xe du lịch chở người. Xe dưới 5 chỗ chịu thuế suất 100%, từ
6-15 chỗ chịu thuế 60%, từ 16-24 chỗ chịu thuế 30%. Tuy nhiên, Nhà nước
có bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước thông qua
chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu và chính sách thương mại.
Thời gian qua, các doanh nghiệp ô tô được bảo hộ nhiều nhất nhưng ngành công nghiệp này vẫn chỉ là lắp ráp. Ảnh: Thế Dũng
Cụ
thể là thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc được quy định cao hơn thuế nhập
khẩu bộ linh kiện CKD và có thời điểm không cho nhập khẩu xe đã qua sử
dụng. Đối với thuế tiêu thụ đặc
biệt, doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước được giảm từ
60%-100% mức thuế suất trong thời hạn 5 năm đầu, kể từ khi luật này có
hiệu lực. Nếu doanh nghiệp tiếp tục bị lỗ, thời gian giảm thuế có thể
kéo dài thêm từ 1-5 năm. “Chính sách thuế đã có hơn 10 năm ủng hộ công
nghiệp ô tô nhưng doanh nghiệp đã không chớp được thời cơ” - ông Phụng
nhận xét.
Theo
thống kê chỉ trong vòng 16 tháng (từ tháng 1-2007 đến tháng 4-2008),
chính sách thuế thay đổi 6 lần. Và quan trọng là thay vì một chính sách
có lợi cho người tiêu dùng, chúng ta lại thực hiện một chính sách bảo hộ
doanh nghiệp.
Với
hàng rào thuế quan đánh vào ô tô nhập khẩu, thị trường trong nước được
các doanh nghiệp thao túng giá. Khách hàng mua một xe phải trả tiền như
mua 3 xe vì giá đắt gấp 3 lần so với xe cùng loại ở nước ngoài. Các
liên doanh vài năm mới cho ra đời một mẫu xe mới để khai thác tối đa lợi
nhuận của mỗi mẫu xe. Những lúc khan hàng, thị trường bị đảo ngược,
người bán mới là “thượng đế”, người mua phải đăng ký trước, có khi cả 4 -
5 tháng và trả thêm tiền mới được nhận xe...
Lạ lùng
Theo
chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, không ít nhà kinh tế trong nước và
nước ngoài thực sự ngạc nhiên khi thấy trong cam kết với WTO của Việt
Nam, ô tô là ngành được bảo hộ với hàng rào thuế quan cao và thời hạn
dài hơn rất nhiều ngành khác. Được ưu đãi, các liên doanh không mấy phải
lo cạnh tranh mà chỉ cùng nhau không ngừng than vãn về những khó khăn
và liên tục vừa đòi hỏi vừa vận động để tiếp tục được bảo hộ.
Một
chuyên gia trong Hiệp hội Kỹ sư ô tô thừa nhận: “Cách điều hành chính
sách thuế có những điều rất lạ nên dư luận và báo chí đã đặt vấn đề có
các nhóm lợi ích trong ngành công nghiệp ô tô. Và cách đặt vấn đề như
vậy không phải là không có lý do. Ở đây có nhiều uẩn khúc”. Chuyên gia
này cho rằng không có nước nào thay đổi 2 lần về thuế nhập khẩu ô tô
chỉ trong vòng một tháng.
Cuối
năm 2010, Bộ Tài chính đã từng muốn giảm ngay thuế nhập khẩu xe tải một
cách rất vô lý, dù không đủ cơ sở khoa học để thuyết phục rằng chúng ta
bắt buộc phải giảm ngay thuế sớm hơn cam kết. Đã có những cuộc tranh
luận nảy lửa giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế hoặc giữa Bộ Công Thương
với Bộ Tài chính vì có những quan điểm cho rằng chính sách thuế không
công bằng.
Khi
được hỏi ý kiến của mình về lợi ích nhóm trong ngành công nghiệp ô tô,
chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói doanh nghiệp lắp ráp ô tô được bảo
hộ nhiều nhất. Họ chẳng làm bao nhiêu mà chúng ta vẫn tiếp tục bảo hộ.
Trong
những sai lầm về chính sách của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, thuế
là điển hình nhất. Thể hiện ở 3 nhược điểm: Tạo ra giá bán xe quá cao so
với chính quốc, không ổn định và mỗi lần tăng thuế là một lần gây “bão
giá” trên thị trường...
(Chuyên gia ô tô Nguyễn Đức Phú)
|
Kỳ tới: Loay hoay trước ngã ba đường
Phương Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét