Mỹ đổi thái độ về tranh chấp Biển Đông?
Việt Nam luôn khẳng định quan điểm rằng, vấn đề cần được giải quyết theo đúng luật pháp quốc tế - một cách tiếp cận có lẽ sẽ khiến Trung Quốc cùng với bản đồ chín đoạn mà họ đưa ra nhằm tuyên bố chủ quyền Biển Đông gặp khó khăn đáng kể.Kỳ 1
Hợp tác thay vì đối đầu
Trước nguy cơ một ASEAN thống nhất đồng thuận đưa ra
tiếng nói chung, Trung Quốc dường như đã thực hiện một cách tiếp cận gây
hấn "với vùng biển, bãi cát, bãi đá, đáy biển" để xác định quyền kiểm
soát cũng như ngăn chặn bất cứ nỗ lực nào nhằm giải quyết vấn đề thông
qua tiếng nói tập thể hay áp dụng pháp luật thay vì thông qua ngoại giao
song phương.
Tổng thống Philippines Aquino và Quốc vương Brunei
Hassanal Bolkiah Hassanal Bolkiah hôm thứ Tư đã nhất trí thông qua một
chính sách "đối thoại đa phương" giữa các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển
Đông. Herminio Coloma, phụ trách truyền thông của Tổng thống
Philippines nói với báo chí ở Manila rằng, lãnh đạo hai nước mong muốn
tất cả các bên có liên quan "tham gia một cuộc đối thoại đa phương".
'Mục tiêu cơ bản là hòa bình và ổn định khu vực. Nên hợp tác hòa bình và
đối thoại. Có rất nhiều bên liên quan và tất cả đều cam kết chia sẻ mục
tiêu ấy", Coloma nói.
Coloma, người có mặt trong đoàn đại biểu Philippines
tháp tùng ông Aquino cho biết, Quốc vương Brunei cho rằng: "Cách tốt
nhất hiện nay là cần có các quan hệ tốt với Trung Quốc" ngay cả khi các
bên đang theo đuổi tuyên bố chủ quyền.
Mỹ trong năm nay cũng có thái độ khác hẳn trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, ít nhất ở vẻ bề ngoài
Tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Campbell rằng, Mỹ
sẽ làm việc với Trung Quốc về Đông Nam Á dường như nhận được sự tán
thành của Bắc Kinh hơn là các tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton
và người đồng cấp Nhật Bản Seiji Maehara về vấn đề đảo và hàng hải trong
năm ngoái.
Tâm điểm thể hiện sự trở lại của Mỹ tại châu Á trong
năm ngoái là Đông Bắc Á, với việc Mỹ thúc đẩy vấn đề Cheonan (tên tàu
chiến Hàn Quốc bị chìm mà Seoul cho là do ngư lôi của Triều Tiên), vai
trò sắp đặt lịch trình tại Hội nghị Shangri La và G-20.
Chúng tôi muốn xua tan bất kỳ mối quan ngại nào ở Đông Nam Á rằng chúng tôi xem đây là nơi cạnh tranh lớn mà có thể gây bất ổn và không giúp ích gì cho các bạn bè Đông Nam Á. - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell. Ảnh: mbctv |
Trung Quốc phản ứng bằng cách nâng cấp quan hệ đồng
minh với Bình Nhưỡng, đặc biệt với tuyên bố sự tồn tại một liên minh an
ninh Mỹ - Hàn, Mỹ - Nhật là chính sách chống lại Trung Quốc chứ không
phải chống Triều Tiên. Quan điểm đối đầu của Tổng thống Lee đã đưa Mỹ
vào ngõ cụt.
Mỹ dường như đã tiếp thu bài học từ sự thất bại ấy và
hướng tới một cộng đồng đa phương để thiết lập sự hiện diện lâu dài ở
Đông Nam Á, thay vì theo đuổi một cách tiếp cận truyền thống và đối đầu
hơn. Chiến lược Đông Nam Á là kiểu tiếp cận hòa dịu hơn và nên tồn tại
lâu dài hơn là một chính sách bất ổn, nhằm vào Triều Tiên mà bị coi thực
ra là để chống Trung Quốc.
Mỹ đang thực hiện sự thay đổi quan trọng trong chính
sách toàn cầu trong thời gian này. Và chính sách Đông Nam Á đang ở gần
tâm điểm. Ngày 31/5, ông Campbell nói trong bài phát biểu rằng, tập
trung của Mỹ sẽ thay đổi từ Trung Đông và "Nam Á" sang Đông Á.
Và ở Đông Á, theo ông Campbell, trọng tâm ấy sẽ chuyển dịch từ Đông Bắc Á sang Đông Nam Á.
Đông Nam Á - tấm vải của các mối quan hệ chồng chéo
Năm nay, "mục tiêu theo đuổi" của Mỹ trong khu vực là
Indonesia, chủ tịch hiện nay của ASEAN và chủ trì hội nghị ASEAN tháng
11. Hội nghị ấy sẽ sẽ đưa Tổng thống Obama tới Bali. Mỹ đã nhanh chóng
thúc đẩy sự hồi sinh trong quan hệ của họ với Indonesia và coi đó như
phần cốt lõi trong chiến lược Đông Nam Á của Mỹ. Trợ lý Ngoại trưởng
Campbell nói Indonesia "rất quan trọng" ở Đông Nam Á và xa hơn nữa, đồng
thời nhấn mạnh rằng, Mỹ ủng hộ "hoàn toàn" nước này.
Về phần mình, Indonesia đã sẵn sàng nắm giữ trách
nhiệm và những cơ hội của một nước đông dân, một cường quốc Hồi giáo khu
vực, một nơi chu chuyển giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Indonesia
cũng là một nước không liên kết, với các quan hệ kinh tế đang mở rộng với Trung Quốc...
Ở châu Á, khẳng định sự tất yếu của các lực lượng Mỹ
để bảo vệ những nước giàu có, trang bị tốt như Hàn Quốc và Nhật Bản khỏi
mối đe dọa Triều Tiên ít hấp dẫn hơn việc đặt các khả năng không quân,
hải quân Mỹ ở các quốc gia nhỏ ASEAN.
Một trọng tâm chính với quân đội Mỹ ở Đông Nam Á sẽ
là khả năng cứu trợ nhân đạo để giúp khu vực này đối phó với các thảm
họa lớn; sự dẫn dắt các nước ASEAN trong các khả năng giám sát và tuần
tra ven biển để nhận biết và hạn chế (nếu không là ngăn chặn) những kẻ
xâm nhập không mong muốn.
Ví dụ như Philippines, từng than phiền về sự việc hai
máy bay chiến đấu lạ xâm nhập nhưng không thể đuổi theo hoặc nhận dạng
máy bay. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin dù thừa nhận
quân đội nước này không thể theo kịp một siêu cường như Trung Quốc.
Nhưng ông cũng chỉ ra rằng, Philippines - một quốc gia có chủ quyền -
cần ít nhất có một lực lượng đáng tin cậy và đáng kể để đảm bảo và duy
trì tính toàn vẹn lãnh thổ.
Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Eduardo
Oban Jr cho hay, quân đội Philippines đang lên kế hoạch thiết lập một hệ
thống giám sát bờ biển ở vùng biển phía tây trong hai đến ba năm nữa
nhằm giám sát và bảo vệ các biên giới hàng hải cùng tài nguyên tự nhiên
của nước này.
Động thái này khá giống với chuyện Nhật Bản nâng cấp
các khả năng của mình để giám sát khu vực từ Okinawa tới Senkakus. Và
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Campbell ngày 31/5 cũng nhấn mạnh rằng: "Gia tăng
khả năng của các bạn bè và đối tác để đóng một vai trò trong nhận thức
tình hình liên quan tới chủ quyền hàng hải của họ, tập trung vào các khả
năng viễn chính của hải quân và lực lượng phòng vệ bờ biển để đảm bảo
hòa bình và ổn định".
Ở một số trường hợp, "cứng hóa" vùng biên giới có thể
làm giảm cơ hội xung đột. Ví dụ như trường hợp Ấn Độ và Trung Quốc đổ
tiền của, quân đội, xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng biên giới đất liền
tranh chấp hai bên. Tuy nhiên, cần phải xem xét kỹ rằng, liệu tranh chấp
Biển Đông (đặc biệt là quần đảo Trường Sa) dựa trên những tuyên bố chủ
quyền lịch sử nhưng không thuyết phục về logic địa lý - có lợi từ cách
tiếp cận này hay không.
Chắc chắn, "quốc tế hóa" tranh chấp Biển Đông sẽ cung
cấp một lộ trình dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn cho Mỹ khi nước này dấn
thân vào hoạch định chính trị Đông Nam Á.
Tuy nhiên, những tiến triển gần đây cho thấy, Trung
Quốc quyết định thể hiện sức mạnh của họ để chứng tỏ rằng, sẽ là bất lợi
nếu không phải là vô ích khi xem Mỹ như một người đối thoại.
Trong mọi trường hợp, thì cách tiếp cận hiện tại đáng
hoan nghênh so với chiến lược Đông Bắc Á đối đầu và bất ổn. Nếu Mỹ có
thể tác động để Đông Nam Á giống như một tấm vải của các mối quan hệ
chồng chéo, với những sợi kinh tế Trung Quốc, sợi an ninh và ngoại giao
Mỹ thì chính sách ngoại giao của họ sẽ là tinh tế, thông minh và gần như
không cần thiết phải nói rằng, nó khác biệt hoàn toàn so với chính sách
tồn tại trong thập niên qua, thập chí trong năm qua.
- Thụy Phương (lược dịch từ atimes)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét