Mỹ đau đầu đối phó với tên lửa Club
Cập nhật lúc :10:11 AM, 09/06/2011
Các chuyên gia quân đội Mỹ không tin chắc các tàu chiến Mỹ có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm Club của Nga.
Hải
quân Mỹ đã đặt hàng thêm 7 bia bay siêu âm GQM-163A Coyote SSST (trị
giá 3,9 triệu USD/quả) để kiểm tra xem các hệ thống phòng không hạm tàu
của mình có khả năng bảo vệ các chiến hạm trước các tên lửa siêu âm Club
của Nga hay không. Tính đến nay, có tất cả 89 bia bay loại này được mua
sắm.
Được nghiên cứu chế tạo trong gần 10 năm, bia bay siêu âm, bay bám mặt biển GQM-163A Coyote SSST do Orbital Sciences Corporation, Launch Systems Group (Mỹ) phát triển theo hợp đồng trị giá 34 triệu USD ký ngày 29/6/2000.
Được nghiên cứu chế tạo trong gần 10 năm, bia bay siêu âm, bay bám mặt biển GQM-163A Coyote SSST do Orbital Sciences Corporation, Launch Systems Group (Mỹ) phát triển theo hợp đồng trị giá 34 triệu USD ký ngày 29/6/2000.
Bia bay GQM-163A Coyote SSST. Theo các
nhà sản xuất, GQM-163A có thể phỏng tạo chân thực một cuộc tấn công của
tên lửa Club vào các chiến hạm Mỹ.
|
Thực chất, GQM-163A Coyote là
tên lửa có trọng lượng 800 kg, sử dụng kết hợp các động cơ phản lực
dòng thẳng và động cơ tên lửa nhiên liệu rắn. Coyote có tầm phóng gần
110 km và nhờ có động cơ phản lực dòng thẳng, tên lửa có thể đạt tốc độ
tối đa trên 2.600 km/h.
Coyote được phát triển để đối phó với sự phổ biến các tên lửa chống hạm siêu âm như 3M54 (còn có tên là Club, SS-N-27 Sizzler) đang được trang bị cho Hải quân Algeria, Ấn Độ và Việt Nam. (*)
3M54 Club có trọng lượng gần 2.000 kg, phần chiến đấu 200 kg. Biến thể chống hạm của tên lửa Club tiêu diệt mục tiêu ở tầm 300 kg. Tên lửa đạt tốc độ bay 3.000 km/h ở phút bay cuối cùng.
Club có các biến thể phóng từ mặt đất, tàu ngầm và tàu mặt nước. Tên lửa phóng từ bệ phóng mặt đất không có đoạn bứt phá siêu âm, nhưng phần chiến đấu lại nặng gấp đôi.
Coyote được phát triển để đối phó với sự phổ biến các tên lửa chống hạm siêu âm như 3M54 (còn có tên là Club, SS-N-27 Sizzler) đang được trang bị cho Hải quân Algeria, Ấn Độ và Việt Nam. (*)
3M54 Club có trọng lượng gần 2.000 kg, phần chiến đấu 200 kg. Biến thể chống hạm của tên lửa Club tiêu diệt mục tiêu ở tầm 300 kg. Tên lửa đạt tốc độ bay 3.000 km/h ở phút bay cuối cùng.
Club có các biến thể phóng từ mặt đất, tàu ngầm và tàu mặt nước. Tên lửa phóng từ bệ phóng mặt đất không có đoạn bứt phá siêu âm, nhưng phần chiến đấu lại nặng gấp đôi.
Ban đầu, Hải quân Mỹ dự định chỉ mua 39
tên lửa Coyote, song loại tên lửa đầu tiên của Mỹ dùng động cơ phản lực
dòng thẳng quá thành công nên nhà sản xuất quyết định tăng sản lượng và
có lẽ là sẽ sử dụng công nghệ Coyote cho các tên lửa Mỹ khác.
|
Giới quân sự Mỹ sợ hãi các
tên lửa 3M54 do chúng có chế độ bay độc đáo. Cho đến khi cách mục tiêu
15 km, Club bay ở độ cao cực nhỏ (đến 30 m). Vì thế, rất khó phát hiện
ra tên lửa từ sớm.
Còn khi hệ thống phòng không tầm gần phát hiện ra nó thì Club bắt đầu tăng tốc mạnh và vượt qua 15 km cuối cùng chỉ trong vòng chưa đầy 20 giây. Thủ đoạn này khiến cho phòng không hạm tàu cực kỳ khó đánh chặn tên lửa.
Sử dụng Coyote, Hải quân Mỹ hy vọng kiểm tra khả năng của các phương tiện phát hiện, điều chỉnh các hệ thống điều khiển hỏa lực và vũ khí chống tên lửa. Căn cứ kết quả thử nghiệm, họ sẽ đưa ra kết luận về khả năng của phòng không hạm tàu Mỹ đối phó với tên lửa Club.
Điều khiến giới quân sự Mỹ đặc biệt lo sợ là biến thể tên lửa Club-K. Các tên lửa này có thể lắp trên các container trên toa xe lửa, ô tô hay trên tàu biển. Vũ khí này khi sử dụng sẽ tạo ra sự bất ngờ và buộc các quân hạm chỉ còn biết trông cậy vào hệ thống phòng không của bản thân.
Còn khi hệ thống phòng không tầm gần phát hiện ra nó thì Club bắt đầu tăng tốc mạnh và vượt qua 15 km cuối cùng chỉ trong vòng chưa đầy 20 giây. Thủ đoạn này khiến cho phòng không hạm tàu cực kỳ khó đánh chặn tên lửa.
Sử dụng Coyote, Hải quân Mỹ hy vọng kiểm tra khả năng của các phương tiện phát hiện, điều chỉnh các hệ thống điều khiển hỏa lực và vũ khí chống tên lửa. Căn cứ kết quả thử nghiệm, họ sẽ đưa ra kết luận về khả năng của phòng không hạm tàu Mỹ đối phó với tên lửa Club.
Điều khiến giới quân sự Mỹ đặc biệt lo sợ là biến thể tên lửa Club-K. Các tên lửa này có thể lắp trên các container trên toa xe lửa, ô tô hay trên tàu biển. Vũ khí này khi sử dụng sẽ tạo ra sự bất ngờ và buộc các quân hạm chỉ còn biết trông cậy vào hệ thống phòng không của bản thân.
(*) Hệ thống tên lửa Kalibr (tên xuất
khẩu là Club hoặc Klub) do hãng Novator của Nga phát triển và có các
biến thể Club-N, Club-U (thiết kế module) trang bị cho tàu nổi, Club-S
trang bị cho tàu ngầm, Club-M là hệ thống tên lửa cơ động mặt đất và
Club-K bố trí trong contenơ triển khai trên tàu hỏa, xe tải hay tàu
biển.
Club sử dụng các loại tên lửa: - Tên lửa chống hạm siêu âm, bay bám mặt biển 3M-54E, tầm bắn 200 km; - Tên lửa chống hạm dưới âm, bay bám mặt biển 3M-54E1, tầm bắn 300 km (có khả năng làm tê liệt, thậm chí đánh chìm tàu sân bay); - Tên lửa dưới âm tấn công mặt đất 3M-14E, tầm bắn 275 km; - Tên lửa-ngư lôi chống ngầm siêu âm phóng từ tàu ngầm 91RE1, tầm bắn 50 km; - Tên lửa-ngư lôi chống ngầm siêu âm phóng từ tàu ngầm 91RE2, tầm bắn 40 km. Hệ thống tên lửa Club đang hoặc sắp được trang bị cho Hải quân Nga, Ấn Độ, Algeria và Việt Nam (trên 6 tàu ngầm lớp Kilo Projekt 636). |
Các tin mới
Các tin đã đăng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét