Đại tướng Lê Đức Anh: Nếu sợ thì mất chủ quyền
"Không sợ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền khu vực đó, vừa giữ được hòa khí. Cách đó phải học lịch sử. Kể cả lịch sử gần đây nhất" - Đại tướng, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh trò chuyện về câu chuyện biển Đông ngày 2/6/2011.
Phải cố gắng tối đa để không xảy ra xung đột
Vài tuần trở lại đây, có những lình xình xung quanh câu chuyện biển Đông, như chuyện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02, tàu Trung Quốc tấn công tàu ngư dân trong lãnh hải Việt Nam. Ông có nghe chuyện đó không ạ?
Tôi có nghe. Nghe đài. Biết một số chuyện không vui.
Trong những trường hợp tương tự như thế này chúng ta phải làm gì, phản ứng thế nào cho đúng để đem lại lợi ích cho nhiều phía?
Phải đặt chủ quyền đất nước là sự quan tâm số 1. Đồng thời, ta phải sống hòa hiếu với nhân dân tất cả các nước. Lợi ích của tất các bên sẽ được tôn trọng nếu quốc gia nào cũng tôn trọng chủ quyền, bảo vệ sự hòa hiếu, hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới.
Về chuyện Biển Đông, ta phải xem chủ quyền của ta tới đâu. Và chủ quyền các nước trong khu vực tới đâu. Phải đối chiếu lại với quy định của luật pháp quốc tế. Chỗ nào của ta, ta phải giữ.
Nếu chúng ta tôn trọng quy định chung mà các nước trong khu vực không tôn trọng thì chúng ta phải làm gì?
Phải đối thoại với người ta trước khi đưa ra Tòa án quốc tế. Phải cố gắng tối đa để không xảy ra xung đột vũ trang. Trừ trường hợp mất chủ quyền, phải bảo vệ. Bảo vệ Chủ quyền là số 1. Giữ gìn Hữu nghị với họ là số 2. Nói chung, phải giữ gìn Hòa bình, ổn định để phát triển. Ta nói họ không nghe mà họ quyết vi phạm thì ta phải tự vệ, tự vệ để bảo vệ chủ quyền.
Nước nhỏ mà để mất nhà, mất cửa, mất chủ quyền thì còn gì mà sống
Thưa ông, người ta nói rằng nhỏ thì khó mạnh. Mà yếu
thì làm việc gì cũng khó. Với tư cách là một người dân nước
nhỏ ở cạnh nước lớn, ý kiến của ông như thế nào?
Nhỏ không có nghĩa là yếu. So với Ấn độ, Trung Quốc mình cũng là nước nhỏ. So với Mỹ, mình cũng là nước nhỏ. So với EU, mình cũng là nước nhỏ.
Nhưng nước nhỏ mà để mất nhà, mất cửa, mất chủ quyền thì còn gì mà sống.
Ngày xưa các ông đánh Mỹ có bao giờ có cảm giác là nước nhỏ đánh nhau với nước lớn không?
Có biết.
Có sợ không ạ?
Không sợ. Sợ làm sao thắng được. Và chiến thắng cuối cùng là "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" - nghĩa là đánh cho Mỹ không còn xâm lược chứ không phải là tiêu diệt hoàn toàn. Chiến thắng đó thể hiện tinh thần là bảo vệ chủ quyền và chiến thắng ngoại xâm. Ông đã từng đảm nhận vị trí Bộ trưởng Quốc phòng ở giai đoạn mà giữ được hòa khí và chủ quyền dân tộc là chuyện không dễ. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm?
Đó là một quá trình khó khăn. Không sợ thì sẽ hiểu và hóa giải được mọi vấn đề. Nếu SỢ thì mất. Mất chỗ mà người ta muốn chiếm. Không SỢ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền, vừa giữ được hòa khí. Cách đó phải học lịch sử. Kể cả lịch sử gần đây nhất.
Nói về kinh nghiệm của một nước nhỏ bé ở cạnh một nước lớn, ông
thích chương nào của lịch sử dân tộc? Thời Ngô Quyền, Bạch Đằng, thời
Trần, thời Lý, hay thời Quang Trung - Nguyễn Huệ...?
Thời nào cũng hay. Thời Lý hay, thời Trần giỏi, thời Nguyễn Huệ đặc sắc. Nhưng đỉnh cao là thời đại Hồ Chí Minh. Phải học từ lịch sử cách làm sao bảo vệ được Tổ quốc mà không bị tổn thất nhiều. Điều đó là rất quan trọng.
Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân
Thưa ông, cảm nghĩ của ông về câu chuyện biển Đông tại thời điểm này như thế nào?
Tin là ta thuộc về lẽ phải. Thế giới bây giờ công khai rồi, có ai giấu được ai chuyện gì đâu, nữa là chuyện trên biển Đông. Nước nào dù có ý đồ không tốt đi nữa cũng phải tôn trọng lẽ phải. Không giấu được. Giấu thì người ta lại tưởng mình sợ.
Và vì thế, với thế giới ta phải công khai minh bạch và nói rõ thông tin, không những các nước Đông Nam Á sẽ đồng tình và đấu tranh mà cả thế giới nữa. Ngay cả người dân Trung Quốc họ hiểu, họ ủng hộ và tôn trọng lẽ phải. Không phải người dân Trung Quốc bất chấp lẽ phải đâu. Họ cũng muốn hòa hiếu, muốn ổn định, hòa bình.
Phải tin tưởng ở người dân mà kiên trì đấu tranh công khai. Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân.
Theo Bee.net
Vài tuần trở lại đây, có những lình xình xung quanh câu chuyện biển Đông, như chuyện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02, tàu Trung Quốc tấn công tàu ngư dân trong lãnh hải Việt Nam. Ông có nghe chuyện đó không ạ?
Tôi có nghe. Nghe đài. Biết một số chuyện không vui.
Trong những trường hợp tương tự như thế này chúng ta phải làm gì, phản ứng thế nào cho đúng để đem lại lợi ích cho nhiều phía?
Phải đặt chủ quyền đất nước là sự quan tâm số 1. Đồng thời, ta phải sống hòa hiếu với nhân dân tất cả các nước. Lợi ích của tất các bên sẽ được tôn trọng nếu quốc gia nào cũng tôn trọng chủ quyền, bảo vệ sự hòa hiếu, hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới.
Về chuyện Biển Đông, ta phải xem chủ quyền của ta tới đâu. Và chủ quyền các nước trong khu vực tới đâu. Phải đối chiếu lại với quy định của luật pháp quốc tế. Chỗ nào của ta, ta phải giữ.
Nếu chúng ta tôn trọng quy định chung mà các nước trong khu vực không tôn trọng thì chúng ta phải làm gì?
Phải đối thoại với người ta trước khi đưa ra Tòa án quốc tế. Phải cố gắng tối đa để không xảy ra xung đột vũ trang. Trừ trường hợp mất chủ quyền, phải bảo vệ. Bảo vệ Chủ quyền là số 1. Giữ gìn Hữu nghị với họ là số 2. Nói chung, phải giữ gìn Hòa bình, ổn định để phát triển. Ta nói họ không nghe mà họ quyết vi phạm thì ta phải tự vệ, tự vệ để bảo vệ chủ quyền.
Nước nhỏ mà để mất nhà, mất cửa, mất chủ quyền thì còn gì mà sống
Đại tướng Lê Đức Anh: "Phải đối thoại trước khi đưa ra Tòa án quốc tế" |
Nhỏ không có nghĩa là yếu. So với Ấn độ, Trung Quốc mình cũng là nước nhỏ. So với Mỹ, mình cũng là nước nhỏ. So với EU, mình cũng là nước nhỏ.
Nhưng nước nhỏ mà để mất nhà, mất cửa, mất chủ quyền thì còn gì mà sống.
Ngày xưa các ông đánh Mỹ có bao giờ có cảm giác là nước nhỏ đánh nhau với nước lớn không?
Có biết.
Có sợ không ạ?
Không sợ. Sợ làm sao thắng được. Và chiến thắng cuối cùng là "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" - nghĩa là đánh cho Mỹ không còn xâm lược chứ không phải là tiêu diệt hoàn toàn. Chiến thắng đó thể hiện tinh thần là bảo vệ chủ quyền và chiến thắng ngoại xâm. Ông đã từng đảm nhận vị trí Bộ trưởng Quốc phòng ở giai đoạn mà giữ được hòa khí và chủ quyền dân tộc là chuyện không dễ. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm?
Đó là một quá trình khó khăn. Không sợ thì sẽ hiểu và hóa giải được mọi vấn đề. Nếu SỢ thì mất. Mất chỗ mà người ta muốn chiếm. Không SỢ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền, vừa giữ được hòa khí. Cách đó phải học lịch sử. Kể cả lịch sử gần đây nhất.
Đại tướng Lê Đức Anh nhắn tới ngư dân: "Người dân chỉ khai thác trong khu vực quyền được khai thác cho phép. Đừng để va chạm. Nếu có xảy ra chuyện gì kịp thời báo cáo để cấp trên xử lý. Người dân đừng để xảy ra va chạm vũ trang. Nhà nước phải phổ biến cho kỹ với mọi người dân đi ra biển, chủ quyền của ta tới đâu và quyền khai thác đến đâu". |
Thời nào cũng hay. Thời Lý hay, thời Trần giỏi, thời Nguyễn Huệ đặc sắc. Nhưng đỉnh cao là thời đại Hồ Chí Minh. Phải học từ lịch sử cách làm sao bảo vệ được Tổ quốc mà không bị tổn thất nhiều. Điều đó là rất quan trọng.
Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân
Thưa ông, cảm nghĩ của ông về câu chuyện biển Đông tại thời điểm này như thế nào?
Tin là ta thuộc về lẽ phải. Thế giới bây giờ công khai rồi, có ai giấu được ai chuyện gì đâu, nữa là chuyện trên biển Đông. Nước nào dù có ý đồ không tốt đi nữa cũng phải tôn trọng lẽ phải. Không giấu được. Giấu thì người ta lại tưởng mình sợ.
Và vì thế, với thế giới ta phải công khai minh bạch và nói rõ thông tin, không những các nước Đông Nam Á sẽ đồng tình và đấu tranh mà cả thế giới nữa. Ngay cả người dân Trung Quốc họ hiểu, họ ủng hộ và tôn trọng lẽ phải. Không phải người dân Trung Quốc bất chấp lẽ phải đâu. Họ cũng muốn hòa hiếu, muốn ổn định, hòa bình.
Phải tin tưởng ở người dân mà kiên trì đấu tranh công khai. Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân.
Theo Bee.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét