Hải quân Indonesia: Xứng với xứ “Vạn đảo”
Cập nhật lúc :11:53 PM, 08/06/2011
Để duy trì
môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển,
các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.
Loạt bài về Hải quân các nước ASEAN:
>> HQND Việt Nam: Hiển hách những chiến công
>> HQND Việt Nam: Bộ đôi 'kình ngư' trên biển Đông
>> HQND Việt Nam: Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói
Tự hào nội lực
Sự đầu tư cho công nghiệp quốc phòng cho hải quân của Indonesia đã “đơm hoa, kết trái” với nhiều thành tựu đáng kể.
Tháng 4/2011 đánh dấu nhiều mốc quan trọng với nền quốc phòng Indonesia khi hải quân nước này liên tiếp thông báo những tin vui. Đầu tiên, cuộc phóng thử tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont từ tàu KRI Oswald Siahaan (số hiệu 354) đã tiêu diệt mục tiêu là 1 tàu cũ ở cự ly 250km.
Chuẩn đô đốc Iskandar Sitompul nói: “Vũ khí thử nghiệm thành công và hải quân chúng tôi thu được kinh nghiệm thực tế quý giá”.
Thế nhưng có một thành công mà ngài Chuẩn đô đốc không nhắc đến là Hải quân Indonesia đã cải tiến các tàu chiến mua của Hà Lan, trong đó có việc đảm bảo đáy tàu chịu được phản lực của tên lửa Yakhont trong mỗi lần phóng.
>> HQND Việt Nam: Hiển hách những chiến công
>> HQND Việt Nam: Bộ đôi 'kình ngư' trên biển Đông
>> HQND Việt Nam: Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói
Tự hào nội lực
Sự đầu tư cho công nghiệp quốc phòng cho hải quân của Indonesia đã “đơm hoa, kết trái” với nhiều thành tựu đáng kể.
Tháng 4/2011 đánh dấu nhiều mốc quan trọng với nền quốc phòng Indonesia khi hải quân nước này liên tiếp thông báo những tin vui. Đầu tiên, cuộc phóng thử tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont từ tàu KRI Oswald Siahaan (số hiệu 354) đã tiêu diệt mục tiêu là 1 tàu cũ ở cự ly 250km.
Chuẩn đô đốc Iskandar Sitompul nói: “Vũ khí thử nghiệm thành công và hải quân chúng tôi thu được kinh nghiệm thực tế quý giá”.
Thế nhưng có một thành công mà ngài Chuẩn đô đốc không nhắc đến là Hải quân Indonesia đã cải tiến các tàu chiến mua của Hà Lan, trong đó có việc đảm bảo đáy tàu chịu được phản lực của tên lửa Yakhont trong mỗi lần phóng.
Nắp ống phóng thẳng đứng của tên lửa chống hạm Yakhont đặt trên tàu chiến Indonesia. |
Cũng vào cuối tháng 4/2011, Hải quân Indonesia hạ thủy chiến hạm nội địa KRI Clurit trong một buổi lễ có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro tại cảng hàng hóa Ampar Batu, Batam, tỉnh Riau Islands (>> chi tiết). Đây là chiến hạm cao tốc mang tên lửa, do Tập đoàn PT Palindo Marine thiết kế và chế tạo.
Đặc biệt, tàu sử dụng nhiều trang, thiết bị nội địa và quá trình phát triển KRI Clurit có sự tham gia của các sinh viên tốt nghiệp từ Viện Công nghệ Surabaya, có trụ sở ở “thủ đô đóng tàu” của Indonesia. “Hiện nay, chúng ta đã có điều để tự hào vì nguồn nhân lực của Indonesia có khả năng đóng được tàu chiến.
Với chiến hạm KRI-Clurit, Indonesia sẽ bảo vệ vùng biển của mình bằng tàu hải quân được đóng trong nước. Chúng ta sẽ không cần nhận viện trợ tàu hải quân từ nước ngoài”, Bộ trưởng Yusgiantoro phát biểu.
Cội nguồn của thành công
Thành công kể trên có nguồn gốc từ nền công nghiệp quốc phòng đã phát triển hơn 70 năm của Indonesia, đặc biệt từ giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ giữa những năm 1970, khi nước này tập trung đầu tư cho ngành đóng tàu quân sự và các công nghệ cao khác.
Năm 1974, Indonesia đặt nền móng cho công nghệ hàng hải quân sự bằng việc đầu tư máy móc cho công ty đóng tàu PAL Indonesia, chuyên đóng, sửa chữa và bảo trì các chiến hạm. Hoạt động của công ty đã tạo xương sống cho quân đội và nhà nước với 9 cơ sở sản xuất các loại tàu cỡ nhỏ và vừa, lớn nhất là xưởng đóng tàu ở Surabaya (do Hà Lan xây dựng từ 1899) với đội nhân sự hùng hậu (8.000 thợ lành nghề và 3.000 kỹ sư).
Ban đầu, trên cơ sở thiết bị còn lại sau khi giành lại độc lập vào năm 1945, xưởng này làm nhiệm vụ sửa chữa là chủ yếu. Đến cuối thế kỷ 20 đã tiến bộ vượt bậc, chế tạo được 60% trang thiết bị tàu.
Chiến hạm KRI Clurit, niềm tự hào của Hải quân Indonesia trong lễ ra mắt. |
Bên cạnh việc tự đóng tàu, Indonesia chủ trương đa phương hóa các nguồn vũ khí mua từ nước ngoài. Điển hình là các hợp đồng đóng chiến hạm lớp Vanspejk với Hà Lan, máy bay tuần tra trên biển tầm trung CN-235-100, tàu ngầm lớp Type 209/1200 Cakrra, tàu hộ tống Parchim, tàu quét mình, đổ bộ từ Đức, Nga, Mỹ...
Phương châm vừa tự đóng vừa đóng theo chuyển giao công nghệ hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thành tựu mới cho Hải quân Indonesia. Theo Tư lệnh Hải quân Indonesia, thời gian tới, ông sẽ hội đàm với lãnh đạo Bộ Quốc phòng để xác định loại tàu ngầm disel có trị giá 700 triệu USD. Trong đó, hai ứng viên nặng ký là Kilo thuộc Project 636 của Nga và Type-208 của Hàn Quốc. Dự kiến, việc lắp ráp chiếc tàu thứ hai sẽ được thực hiện tại các xưởng đóng tàu của công ty PT Pal tại Indonesia. (>> chi tiết)
Qua mấy chục năm phát triển, nay nhìn lại, thấy từng bước đi của ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia là đúng hướng, thiết thực, hiệu quả. Thật không thừa khi nhấn mạnh rằng nhiều các thành tựu tuy phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn gần đây nhưng sự phôi thai đã có từ rất lâu, do người Indonesia ý thức được hiện trạng của quốc gia – hải đảo và thiên nhiên rất đa dạng.
Sức mạnh và các hợp đồng quốc phòng đầy tham vọng
Ngày nay, Hải quân Indonesia được Chính phủ đầu tư phát triển thành một lực lượng khá mạnh trong khu vực. Toàn bộ Hải quân Indonesia có 74.000 quân nhân phục vụ, được trang bị hơn 130 tàu các loại gồm cả tàu ngầm tấn công trang bị tên lửa diệt hạm. Lực lượng tàu chiến chủ lực của Indonesia hiện tại gồm 6 tàu khu trục lớp Van Speijk do Hà Lan chế tạo được mua từ những năm 1980, 16 tàu hộ tống lớp Parchim và một vài chiến hạm khác mua từ những năm 1990.
Để tăng cường sức mạnh hải quân tương xứng với quốc gia có hơn 17.000 hòn đảo, Hải quân Indonesia liên tiếp mua mới nhiều tàu hiện đại. Tháng 3/2009 Indonesia tiếp nhận chiếc thứ tư trong hợp đồng mua bốn 4 hộ tống Sigma 9113 do Hà Lan chế tạo. Tàu Sigma 9113 có lượng choán nước khoảng 1.700 tấn, dài 90,7m và trang bị tên lửa chống hạm MM40 Exocet, tên lửa phòng không MBDA Mistral Tetral.
Tên lửa chống hạm Yakhont phóng đi từ chiến hạm KRI Oswald Siahaan. |
Ngày 16/8/2010, Bộ Quốc phòng Indonesia tiếp tục hợp tác với Hà Lan qua đồng giữa PT PAL Indonesia và Damen Schelde chế tạo khu trục hạm Sigma 10514. Đây là lớp tàu cải tiến có lượng choán nước tới 2.400 tấn, dài 105m. Chiến hạm này sử dụng vũ khí đối hải tương tự tàu lớp Sigma 9113 nhưng có thêm pháo hạm 100mm, hệ thống phòng không sử dụng ống phóng thẳng đứng, pháo phòng cao tốc không tầm cực gần Phalanx, rocket chống ngầm SR375A cùng nhiều thiết bị điện tử tiên tiến. Dự kiến, năm 2014 chiếc đầu tiên sẽ hoàn thiện và chuyển giao cho Indonesia. Đây sẽ là những “quả đấm thép” của Hải quân xứ “Vạn đảo”.
Thế nhưng tham vọng nhất phải kể tới các kế hoạch đóng những chiến hạm cỡ lớn. Tháng 12/2004, Indonesia ký hợp đồng với Hàn Quốc trị giá 150 triệu USD mua 2 tàu đổ bộ có boong đỗ máy bay lớp Makassar (chở được 218 lính, 2 tàu đổ bộ đệm khí và 5 trực thăng, lượng giãn nước 7.300 tấn), cùng công nghệ sẽ được chuyển giao. Dựa vào đó, PT PAL sẽ đóng mới 2 tàu Makassar. Ngoài ra, cũng có một số nguồn tin cho rằng Indonesia còn có tham vọng chế tạo tàu chở trực thăng dài 190m, lượng giãn nước 35.000 tấn.
Trong tương lai, những dự án quốc phòng của Indonesia còn “khủng” hơn thế với các kế hoạch sở hữu 180 tiêm kích Sukhoi (trong vòng 20 năm nữa >> chi tiết), mua 1.000 tên lửa tầm bắn 15km (>> chi tiết) và đóng đủ 39 tàu ngầm (>> chi tiết). Theo lời Tư lệnh phó Hải quân Indonesia, Phó đô đốc Marset, có đủ 39 tàu ngầm mới đảm bảo việc tuần tra lãnh hải và bảo vệ chủ quyền của Indonesia.
Theo đánh giá
của Janes, ngân sách quốc phòng của Indonesia trong những năm 2013-2014
sẽ tăng thêm 80%. Cụ thể, từ mức 4,8 tỷ USD năm 2010 sẽ lên tới con số
8,8 tỷ USD trong tài khóa 2014.
|
>> Indonesia mua hàng loạt máy bay quân sự
>> Trung Quốc giúp Indonesia chế tạo 1.000 tên lửa
Thành tựu và bài học từ nền công nghiệp quốc phòng Indonesia:
>> Kế hoạch 3 bước phát triển của Không quân Indonesia
>> Indonesia hạ thủy chiến hạm tên lửa nội địa
>> Thăng, trầm sức mạnh Không quân Indonesia
>> Indonesia khuyến khích xuất khẩu vũ khí ra thị trường ASEAN
>> Indonesia lập kế hoạch chế tạo 1.000 tên lửa
>> Vì sao Indonesia chế tạo được tàu chiến, máy bay?
Các tin mới
Các tin đã đăng
Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét