VIỆT NAM TRONG VÁN CỜ THẾ SỰ TRUNG- MỸ
Câu lập ngôn nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Không có gì quý hơn độc lập, tự do...hiện đang làm nhức nhối hàng triệu tim óc người Việt; người Việt Nam hàng ngàn đời nay đã phải trả giá cho nền độc lập, tự chủ của mình bằng sinh mệnh của hàng triệu con em.
Khí chất sông núi đã hun đúc cho con người sống trên mảnh đất này có ý chí tự cường và tinh thần dân tộc rất cao. Hiện nền độc lập của Việt Nam đang bị dồn toa đến một giai đoạn lịch sử cua gấp, gieo neo, và hiểm nghèo: do bởi vị thế của Việt Nam nên đã bị đẩy vào tình thế như một con bài trong ván cờ thế sự thế giới và khu vực; một thế cờ bất đắc dĩ ngoài ý muốn...
Tự ngàn năm rồi, Việt Nam đã làm tròn sứ mệnh lịch sử: “tuyến đê cuối” đủ khả năng ngăn không để cơn “Đại hồng thủy Đại Hán” bành trướng, tràn ngập khu vực Đông Nam Á; “Con đê bằng đất” này chỉ cho phép thẩm thấu có kiểm soát những gì tinh lọc từ phương bắc để cân bằng sinh thái...
Mặc dù Trung Quốc đã có lúc sát nhập được Việt Nam thành một quận của thiên triều, nhưng rồi Việt Nam vẫn tìm cách bứt phá tách ra thành một quốc gia độc lập riêng; với ý chí tự cường, với sức mạnh của khối đại đoàn kết của cả dân tộc có cả hàng ngàn năm lịch, chúng ta tin vào tương lai dân tộc của chúng ta sẽ luôn tươi sáng...
Yêu nước và tỉnh táo, đó là câu khẩu hiệu cần thiết trong giai đoạn lịch sử hiện nay, một giai đoạn đòi hỏi thế hệ chúng ta phải viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc: giữ vững sơn hà xã tắc mà cha ông đã giành giữ cho chúng ta...
Trong ván cờ thế sự này, Việt Nam sẽ là con tốt, con xe hay là ông tướng điều này do chính chúng ta quyết định !
Trên tinh thần giúp mọi người có được sự tỉnh táo cần thiết, chúng tôi giới thiệu một tài liệu có nhiều thông tin, nhiều phương án đưa ra phân tích về ván cờ thế sự hiện nay để bạn đọc tham khảo...
( Tài liệu tham khảo) 1. Chính trị ở Đài Loan:
Từ năm 1979, trên thực tế là khi Washington – Bắc Kinh mặc cả sau lưng thì dù được Quốc hội Mỹ trấn an bằng cách thông qua Đạo Luật Quan hệ Đài Loan, nhưng Đài Bắc bắt đầu biết mình, biết ta. Dĩ nhiên, ở lãnh thổ này thì ý tưởng li khai lúc đó vẫn rất mạnh mẽ. Nhưng dần dần, đã có những thay đổi quan trọng.
Thứ nhất, việc Hongkong được trao trả về Trung Quốc trong mô hình “một nhà nước, hai chế độ” êm đẹp, thuyết phục người dân Đài Loan vào một tương lai tương tự. Thứ hai, ưu thế quân sự của Trung Quốc đã lên tới mức ước tính là Đài Loan chỉ có khả năng cầm cự trong vòng 1 tuần nếu xảy ra chiến tranh mà không có ngoại viện. Và thứ ba là những thành quả kinh tế của Trung Quốc và vị thế trên thế giới cho thấy việc quay lại với “đất mẹ” cũng không đến nỗi tệ.
Cho nên, dù chính trị Đài Loan vẫn đang bị xâu xé bởi các xu hương ly khai và thống nhất, các bên liên quan vẫn tích cực tác động để tìm cách giữ nguyên hiện trạng, nhưng về lâu dài thì có vẻ như tương lai “một đất nước” là khá chắc chắn.
2. Việt Nam trên bàn cờ khu vực:
Tương lai này khiến cho mọi quốc gia trong vùng hay có quyền lợi trong vùng buộc phải có động thái chuẩn bị.
Đầu tiên là Nhật Bản. Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn không công nhận chủ quyền quần đảo Ryuku và Okinawa của Nhật vốn là một mối lo, nay khả năng những con đường hàng hải huyết mạch đi qua Đài Loan đến Nhật Bản thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc lại càng khiến Nhật lo ngại hơn. Cho nên, từ năm 2000, Nhật bắt đầu tái vũ trang, và gần đây nâng Cục Phòng vệ Nhật Bản thành Bộ Quốc Phòng. Song song đó, Nhật triển khai chiến lược ngoại giao mới, tìm cách thắt chặt hơn nữa quan hệ với ASEAN mà đặc biệt chú trọng Việt Nam.
Sau Nhật dĩ nhiên là Mỹ. Hiện Mỹ đang sa vào tình thế vừa phụ thuộc, lại vừa phải dè chừng Trung Quốc, và Trung Quốc đang trở thành mối quan tâm chính yếu của Mỹ. Cho nên, Mỹ vẫn phải duy trì chiến lược kìm toả Trung Quốc suốt nhiều thập kỷ qua, để có thể sử dụng nó làm một quân bài mặc cả khi cần thiết. Chiến lược này chắc chắn không thay đổi về bản chất quan hệ hai nước, cho dù ngoài mặt Mỹ đôi lúc thể hiện như “không quan tâm” và “không có nhiều lợi ích trong vùng”.
Một mặt khác, bản thân Nhật và Mỹ lại có quan hệ đồng minh thân thiết với những ràng buộc quyền lợi bên ngoài chiến lược chung với Trung Quốc. Cho nên, duy trì thành công chiến lược kìm toả Trung Quốc cũng nằm trong ý đồ bảo đảm an ninh cho đồng minh quan trọng này.
Vì thế, vì vị trí địa lý đặc biệt của mình, hầu như đương nhiên Việt Nam được Mỹ lựa chọn làm ứng viên cho vị trí mà Đài Loan đang nắm giữ.
3. Việt Nam trên bàn cờ Trung Quốc:
Kể từ ngày đuổi được Quốc Dân Đảng chạy ra Đài Loan, thì Trung Quốc luôn bị áp chế trong thế kìm toả: Phía Đông Bắc là Nam Hàn, phía Đông là Nhật Bản, phía Đông Nam là Đài Loan và phía Nam là Việt Nam. Vì thế, một cách hoàn toàn tự nhiên là họ phải tìm cách phá thế kìm toả ở các mặt này.
Từ đặc điểm địa lý cũng sẽ đi đến kết luận tương tự.
Trung Quốc có diện tích đất đến hơn 6 triệu km2. Mặt Bắc và Tây giáp với Mông Cổ, Nga, Ấn Độ với những địa hình khó khăn cho giao thương, thuận lợi cho phòng thủ. Với việc chiếm lấy Tân Cương, Trung Quốc coi như đã loại trừ mối đe doạ từ phía Ấn Độ. Và Nga thì Trung Quốc không phải lo lắng nhiều, do Nga có điểm yếu cố hữu là mặt Tây hoàn toàn trống trải lại đang bị thu hẹp biên giới, mặt khác sinh suất của Nga quá thấp nên chẳng mấy chốc mà Nga không còn đủ dân để sống và bảo vệ đất nước rộng lớn của mình.
Ở mặt Đông Bắc với Hàn Quốc là đồng minh thân cận của Mỹ, thì chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm cách duy trì Bắc Triều Tiên như một vùng đệm. Nhất là khi Bắc Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân, thì Trung Quốc càng không muốn nhìn thấy một bán đảo Triều Tiên thống nhất, thân Mỹ và có vũ khí hạt nhân. Nên nỗ lực của Trung Quốc ở khu vực này cũng là dễ hiểu.
Như vậy, vấn đề còn lại là hai mặt Đông và Nam.
Về kinh tế, mặt Đông quan trọng vì nó liên quan đến giao thương qua Thái Bình Dương. Còn mặt Nam quan trọng vì đấy là con đường giao thương qua Ấn Độ Dương. Đường hàng hải phía Nam còn là con đường dầu mỏ từ Châu Phi – Trung Đông về, nên nó chính là huyết mạch an toàn năng lượng của Trung Quốc.
Kiểm soát được hai mặt này là vừa bảo đảm quốc phòng, vừa bảo đảm cho tương lai của nền kinh tế. Chính vì thế, mà tất yếu Trung Quốc phải đầu tư vào hải quân với chiến lược Đại dương Xanh của mình. Và Việt Nam cùng với Biển Đông là một vị trí quan trọng tất yếu trong chiến lược đó, mà hành xử của Việt Nam trong tương quan với Mỹ sẽ quyết định thái độ ứng xử của Trung Quốc.
4. Việt Nam trên bàn cờ lớn Trung – Mỹ:
Trong quan hệ Trung – Mỹ từ năm 1949 tới nay, ba yếu tố: đối đầu, hoà hoãn và hợp tác đan xen với nhau. Ngay cả khi một yếu tố nổi lên làm chủ đạo, thì vẫn có mặt một hoặc cả hai yếu tố kia. Xét tính chủ đạo, thì giai đoạn 1949-1972 đối đầu, 72-79 là đối đầu có hoà hoãn, từ năm 1979 đến 1990 là hoà hoãn có hợp tác. Thập niên 1990 là hợp tác trong hoà hoãn, và từ những năm 2000 đến nay, khi Trung Quốc hiện đại hoá quân đội và hải quân, thì yếu tố đồi đầu đang từ từ mạnh lên.
Vị trí của Việt Nam trên bàn cờ lớn này đương nhiên là liên quan mật thiết đến xu hướng nào là chủ đạo, và chiếm thế chủ đạo trong trong giai đoạn nào.
Trước hết, cần phải nói rằng xét về lịch sử, bất chấp ai lãnh đạo thì nhìn chung cả Trung Quốc và Mỹ đều là những tay chơi cờ xuất sắc và khá kiên nhẫn. Thứ hai, bàn cờ quốc tế hiện đại nảy sinh ra những ràng buộc quyền lợi chung đa dạng. Một mặt khác, trình độ kinh tế đương nhiên là có ảnh hưởng quyết định đến quan hệ này theo quy tắc: Trung Quốc yếu thì hợp tác là chủ đạo, Trung Quốc mạnh lên thì sẽ tất yếu có đối đầu để tái phân chia ảnh hưởng trên khu vực và trên toàn cầu.
Cho nên, thái độ và hành xử của hai nước này trong nhiều thập kỷ tới hầu như chắc chắn vẫn là hoà hoãn có đối đầu.
Trong tình hình đó, hành xử của Trung Quốc đối với Việt Nam sẽ đi theo một trong các kịch bản sau:
1. Nếu Việt Nam ngả theo hướng thân Mỹ, thì tất Trung Quốc buộc phải chiếm Trường Sa bằng vũ lực.
2. Nếu Việt Nam cũng chọn thái độ hoà hoãn, thì Trung Quốc sẽ tìm mọi cách đưa Việt Nam và vòng ảnh hưởng của mình.
Trong mọi tình huống, lựa chọn thái độ hợp tác với Việt Nam hầu như nằm ngoài dự tính của Trung Quốc. Điều này xuất phát từ nhận định của Trung Quốc về Việt Nam, rằng vị thế của hai nước từ trong lịch sử và mãi mãi là ở vị thế tranh chấp, và Việt Nam chưa bao giờ là một đồng minh hay đàn em đáng tin cậy cả. Cho nên, ngay cả lựa chọn thái độ hoà hoãn, thì Trung Quốc cũng tin chắc rằng hoà hoãn chỉ là nhất thời mà thôi.
Từ góc nhìn của Mỹ, thì để bảo đảm cho chiến lược kìm toả Trung Quốc của mình không bị vỡ, thì phải giữ cho được mục tiêu là Trung Quốc không khống chế được Việt Nam và không chiếm được Trường Sa. Đương nhiên, người Mỹ biết rõ về lịch sử đẫm máu của hai quốc gia này và những gì cả hai nghĩ về nhau, nên họ tin rằng họ luôn có cơ hội ở Việt Nam khi họ muốn.
Tuy nhiên, những cân nhắc về quyền lợi của họ ở Việt Nam thì luôn gắn với cân nhắc về thể chế. Cho nên, các kịch bản tương ứng của họ sẽ là:
1) Tìm cách giữ nguyên trạng tình hình chính trị ở Đài Loan càng lâu càng tốt, ngoài những lý do liên quan đến Đài Loan- Mỹ, thì còn vì họ cho rằng Việt Nam chưa sẵn sàng để làm bạn với Mỹ, đồng thời bản thân họ cũng chưa vào thế kẹt để chấp nhận làm bạn với Việt Nam.
Trong việc này, hiển nhiên họ phải đối mặt với rủi ro là Trung Quốc có thể bất ngờ tấn công Trường Sa, loại bỏ vai trò chiến lược của Việt Nam đối với thế kìm toả của Mỹ. Cho nên, để có thể giúp Việt Nam bảo vệ Trường Sa lúc chưa có một hiệp ước chính thức, Mỹ sẽ hành xử theo 3 điểm như sau:
a) Khuyến khích Việt Nam tham gia vào các cơ chế đa phương và hỗ trợ cho các cơ chế này.
b) Một mặt khác, họ có vài động tác hỗ trợ quân sự cho Việt Nam để hãm bớt những toan tính của Trung Quốc.
c) Xây dựng những quan hệ lợi ích cơ bản, nhằm dự phòng làm tiền đề cho quan hệ gần gũi hơn sau này.
2) Trường hợp Đài Loan chắc chắn về với Trung Quốc thì buộc Mỹ vào thế phải làm bạn với Việt Nam, và chắc chắn là Mỹ phải có những động thái sớm nhất có thể, nhằm loại bỏ nguy cơ Trung Quốc bất ngờ chiếm Trường Sa. Để làm động thái này, có lẽ trước đó Mỹ phải chuẩn bị cho Việt Nam vào trong một cơ chế đa phương hay một cơ chế kinh tế nào đó của mình (cũng có thể chỉ là một liên doanh khai thác dầu khí) để có thể danh chính ngôn thuận triển khai Hải quân ở khu vực Biển Đông.
3) Trường hợp Việt Nam lựa chọn đường lối thân Trung Quốc: Dĩ nhiên với Mỹ đây là lựa chọn xấu nhất có thể, vì trong trường hợp này họ buộc phải tìm cách can thiệp tích cực vào tình hình chính trị của Việt Nam, với suy nghĩ đương nhiên rằng một chính quyền dân chủ ở Việt Nam sẽ phụ thuộc vào Mỹ, ít nhất cũng phải thân Mỹ.
Cho nên, ngay trong lúc này, Mỹ vẫn phải chơi ván bài hai mặt với Việt Nam: một mặt là xích lại gần hơn với Việt Nam hiện tại, một mặt kia là lựa chọn và ủng hộ cho phong trào dân chủ nhằm dự phòng cho phương án 3 trên đây.
Những lựa chọn của lãnh đạo Việt Nam
Có thể nói hiện tại lãnh đạo Việt Nam đang phải đối mặt với những nguy cơ như sau:
Nguy cơ mất lãnh thổ từ phía Trung Quốc: Vì Trường Sa quá quan trọng đối với chiến lược Đại dương Xanh của Trung Quốc, nên việc lấy Trường Sa chỉ là vấn đề “bằng cách nào”, trong cân nhắc với quan hệ Việt – Mỹ và thể diện quốc tế của chính mình.
Cho nên, hành xử của Trung Quốc sẽ đi theo một trong 3 sách lược như sau:
1. Thượng sách: Gây sức ép nặng nề lên Việt Nam để đạt mục tiêu chia sẻ quyền khai thác dầu ở Trường Sa, và sau đó sẽ tính đường chiếm đoạt một phần hoặc toàn phần quần đảo này một cách hoà bình (Biện pháp này từng được thảo luận như là giải pháp lâu dài cho Trường Sa, nhưng thực chất là con đường cực kỳ nguy hiểm cho Việt Nam)
2. Trung sách: Nếu Việt Nam có ý ngả sang Mỹ, hoặc nội bộ Việt Nam có vấn đề, thì ngay lập tức chiếm đoạt Trường Sa bằng vũ lực trong điều kiện Mỹ chưa có lý do chính đáng để triển khai Hải quân ở Biển Đông (Trung Quốc sẵn sàng làm điều này nếu tin tưởng rằng việc chiếm Trường Sa hoàn thành trong vòng vài ngày).
3. Hạ sách: Giải quyết vấn đề Trường Sa trong tổng thể bàn cờ tay đôi với Mỹ bằng cách vừa tăng cường ảnh hưởng lên nền tài chính của Mỹ, vừa tích cực chạy đua hải quân với Mỹ nếu như Mỹ kịp thời có mặt ở Biển Đông (Mỹ phải dàn trải lực lượng khắp các đại dương, nên Trung Quốc có khả năng giành ưu thế cục bộ trong khu vực Biển Đông).
Trong 3 sách lược đó, hiện tại Trug Quốc có vẻ như đang áp dụng thượng sách, nhưng luôn phải quan sát phán đoán thời điểm để sẵn sàng chuyển qua trung sách.
Nguy cơ thay đổi chính trị từ phía Mỹ: Đối với Mỹ, việc cải thiện tình hình dân chủ ở Việt Nam là cần thiết, nhưng được đặt trong bài toán về vai trò của Việt Nam trong cân nhắc quyền lợi của mình theo các trường hợp như sau:
1. Trường hợp bức bách: Khi Việt Nam vẫn giữ thái độ chưa rõ ràng và thời gian Đài Loan về với Trung Quốc là cận kề, hoặc khả năng Trung Quốc sử dụng trung sách cao, thì Mỹ vào thế phải giành lấy ảnh hưởng ở Việt Nam bằng mọi giá, trong đó có thể có cam đoan không can thiệp vào tình hình chính trị của Việt Nam.
2. Trường hợp hoà hoãn: Khi Việt Nam giữ thái độ chưa rõ ràng và tình hình Đài Loan cho phép, hoặc Việt Nam có một vị thế hoà hoãn tương đối với Trung Quốc, Mỹ sẽ chỉ tác động nhẹ đến tình hình chính trị bằng hình thức ngoại giao, song song với ủng hộ ngầm cho các phong trào dân chủ.
3. Trường hợp xấu nhất: Khi Việt Nam bộc lộ thái độ ngả về Trung Quốc, thì dĩ nhiên Mỹ buộc phải can thiệp tích cực vào tình hình chính trị ở Việt Nam.
Lựa chọn khả dĩ của Việt Nam: Phân tích nguy cơ từ phía Trung Quốc thì rõ ràng là lãnh đạo Việt Nam không có nhiều lựa chọn – ngay khi khả năng chia sẻ tài nguyên Trường Sa vừa ló dạng, thì chắc chắn Mỹ sẽ chọn phương án hành xử thứ ba, và khả năng xấu nhất là nội bộ ban lãnh đạo bị chia rẽ. Kết hợp cả khả năng Trung Quốc sẽ lợi dụng đục nước béo cò, thì đây sẽ là lựa chọn khó có khả năng xảy ra.
Cho nên, các nước cờ của lãnh đạo Nhà nước có thể sẽ là:
1. Kéo dài trạng thái hoà hoãn: Mục tiêu của nước cờ này là một mặt thuyết phục Trung Quốc không sử dụng trung sách, một mặt chờ cho tình hình Đài Loan rõ ràng hơn (để trở nên quan trọng hơn), nhằm giành ưu thế khi nói chuyện với Mỹ.
2. Tìm kiếm sự bảo vệ an ninh của Mỹ ở Biển Đông: Khi nguy cơ Trung Quốc sử dụng trung sách khá rõ ràng, thì Việt Nam buộc phải bắt tay chia sẻ khai thác Trường Sa với Mỹ, để Mỹ có thể danh chính ngôn thuận triển khai Hải quân ở đây. Đương nhiên, đây là việc cực kỳ nhạy cảm với Trung Quốc, nên Việt Nam buộc phải đi nhiều nước cờ nghi binh phức tạp.
3. Chọn thời điểm đàm phán với Mỹ: Việc chọn đúng thời điểm đàm phán là tối quan trọng để cân đối được lợi ích toàn vẹn lãnh thổ với lợi ích chính trị của Việt Nam.
Ứng với sách lược như trên, thì những biện pháp tiên quyết hiện tại phải là:
- Giữ ổn định chính trị trong nước: Đây là điều kiện căn bản nhằm tránh Trung Quốc đục nước béo cò.
- Nhượng bộ Trung Quốc một số điểm ít quan trọng chiến lược hơn trong điều kiện Trung Quốc gây áp lực mạnh về phương án chia sẻ khai thác Trường Sa.
- Tiếp tục tăng cường phòng thủ Biển Đông cùng với các biện pháp ngoại giao tích cực khác (trong đó có cả ngoại giao quân sự với Mỹ) nhằm tạo cảm giác khó khăn cho Trung Quốc.
- Nhượng bộ Trung Quốc một số điểm ít quan trọng chiến lược hơn trong điều kiện Trung Quốc gây áp lực mạnh về phương án chia sẻ khai thác Trường Sa.
- Tiếp tục tăng cường phòng thủ Biển Đông cùng với các biện pháp ngoại giao tích cực khác (trong đó có cả ngoại giao quân sự với Mỹ) nhằm tạo cảm giác khó khăn cho Trung Quốc.
Đe doạ bên ngoài có khả năng chuyển thành nguy cơ bên trong như thế nào?
1. Nền tảng ủng hộ của người dân dành cho thể chế:
Về cơ bản, thể chế XHCN ở Việt Nam hiện đại bắt đầu từ một phong trào giải phóng dân tộc, và có thể nói rằng, nền tảng ủng hộ của người dân dành cho phong trào này từng thời kỳ có thể tóm tắt như sau :
- Từ 1930 – CMT8: Độc lập dân tộc
- Từ CMT8 – 1975: Độc lập dân tộc + lý tưởng XHCN
- Từ 1975 – 1990: Lý tưởng XHCN + ổn định chính trị
- Từ 1990 – nay: Ổn định chính trị + phát triển kinh tế
- Từ CMT8 – 1975: Độc lập dân tộc + lý tưởng XHCN
- Từ 1975 – 1990: Lý tưởng XHCN + ổn định chính trị
- Từ 1990 – nay: Ổn định chính trị + phát triển kinh tế
2. Đe doạ mất lãnh thổ có tác động như thế nào?
Một cách hoàn toàn tự nhiên, người Việt Nam có tinh thần dân tộc chủ nghĩa rất cao, cho nên nguy cơ mất lãnh thổ hoặc những áp lực từ phía nguy cơ này sẽ nhanh chóng được diễn dịch thành sự bất ổn từ hai hướng:
- Những hành động hay chính sách mang xu hướng nhân nhượng hay thoả hiệp đối với Trung Quốc đều có khả năng được diễn dịch trực tiếp thành sự suy thoái lòng tin, bắt đầu từ lòng tin về khả năng lãnh đạo nói chung và khả năng giữ ổn định nói riêng.
- Bản thân giới lãnh đạo ở các cấp cũng có khả năng phân hoá thành những nhóm chủ trương khác nhau, và khi áp lực càng tăng thì sự phân nhóm càng rõ rệt hơn và có thể biến thành những tín hiệu bất ổn.
Cả hai yếu tố này nếu kết hợp lại, thì sẽ làm suy yếu giá trị cơ bản của thể chế và do đó, nếu cộng hưởng lại sẽ có tác động rất nguy hiểm.
3. Đe doạ thay đổi chính trị tác động như thế nào?
Mặc dù sự can thiệp chính trị từ phía Mỹ vẫn có thể được coi là yếu tố bất ổn trong ngắn hạn, nhưng cái lợi có được – an ninh lãnh thổ nhờ quan hệ với Mỹ – lại là yếu tố ổn định. Nên khi áp lực từ nguy cơ mất lãnh thổ tăng lên, thì trong ý thức người dân xu hướng chấp nhận đánh đổi yếu tố bất ổn từ chính trị để đổi lấy ổn định nhờ an ninh lại tăng lên.
Một khía cạnh khác, trong giá trị cốt lõi của thể chế, sự phát triển về kinh tế là mục tiêu, còn giữ ổn định là phương thức. Mà với tiềm lực kinh tế của Mỹ, với những hình mẫu của Nhật Bản và Hàn Quốc trong quan hệ với Mỹ, qua lăng kính của người dân được diễn dịch dễ dàng thành cơ hội phát triển. Cho nên, khi nhìn thấy sự quan tâm trở lại của Mỹ, sự hấp dẫn của cơ hội có thể vượt qua sự e ngại về bất ổn trong ngắn hạn.
Một điểm khác nữa, bản thân xã hội Mỹ và nền kinh tế Mỹ có một sức hấp dẫn lớn. Cho nên sự công nhận từ phía Mỹ đối với các yếu tố đa nguyên, dân chủ sẽ có vai trò phản tuyên truyền, giúp làm nhẹ bớt cách nhìn về chúng như là “yếu tố bất ổn”.
Từ hai mô hình phân tích trên đây, thì chúng ta có thể thấy một số vấn đề:
- Áp lực từ phía Trung Quốc làm suy thoái giá trị ổn định của thế chế, làm lực đẩy hướng đến thay đổi.
- Những cái lợi từ phía quan hệ với Mỹ tạo ra ý niệm khác về sự ổn định, là lực đẩy hướng đến sự thay đổi.
7 Bình luận
Ẩn lời bình
-
-
vogiacu@rocketmail.com
19:08 16-11-2009Chào anh Phạm Viết Đào!
Anh có một bài viết rất hay! Tôi không nghĩ anh là một nhà văn mà tôi nhìn anh với góc nhìn là một nhà Chính trị, Quân sự kiệt xuất. Có thể nói một cách khác con người anh là một sự hòa quyện tổng hợp: Văn Võ song toàn. Cảm ơn anh đã cho tôi được mở rộng thêm nhận thức cả về nhãn quan Chính trị lẫn nhãn quan Quân sự.
Bài viết ở đây chúng ta không thể đưa ra nhận xét như bạn Xúplơ được, bài viết này không phải là những thông tin bí mật Quân sự và càng không phải là một vài sự phỏng đoán... mà đây thực sự là cách nhìn nhận đúc kết thực sự tinh túy và tổng hợp, mang tính khái quát cao của người thực sự nhạy cảm về chính trị, am tường về chiến dịch, chiến thuật quân sự đồng thời được hòa quyện với lòng yêu Quê hương Đất nước nồng nàn...
Một lần nữa xin được cảm ơn anh con người giàu tình cảm, đầy nghĩa khí!
Mong tin anh. Thân kính!
Hoa Việt.
-
mONGterLis
08:43 13-11-2009Một cái hội nghị đổi tên BIỂN ĐÔNG thành BIỂN NAM TRUNG HOA được tổ chức ngay tại Việt Nam mà do chính quyền Việt Nam ủng hộ thì nhục không thể tưởng.
mONGterLis tui bèn có thơ rằng:
Đổi tên biển là việc đầu
Đổi tên nước sẽ đến sau thôi mà
Biển Đông thành Nam Trung Hoa
Việt Nam thành tỉnh Nam Sa của Tàu
Dân nào giận dữ thét gào
Triều đình sẽ bắt bỏ vào nhà giam
Tân Cương, Tây Tạng hận tràn
Bây giờ đến lượt Việt Nam thuộc Tàu.
-
aduku
01:29 13-11-2009Chúng ta tin tưởng vào tương lai của dân tộc. Việt Nam sẽ không là tốt, không là tướng, nhưng là xe thì thừa sức.
-
hoangtung
19:35 12-11-2009Phuc tap qua bac Dao oi. Trung quoc manh thi minh phai nhuong nhin ho. Nhung ma doc lap dan toc, toan ven lanh tho la dieu linh thieng muon doi. Chung ta tha che cung phai giu lay ban sac va y chi cua minh. Bac du bao the lam cho dan den chung toi lo lang nhieu lam. Bac vat oc suy nghi them ke sach giup lanh dao Dang va Nha nuoc tim ke sach. Chung toi khong so hy sinh, khong so mat mat chi so mat mat, mang tieng voi to tien minh thoi. Kinh chuc Bac manh khoe.
-
aqqaqa
18:57 12-11-2009em nghỉ hiện tại Trung Quốc đã có ĐẠI SÁCH rồi Bác ạh !
Các cảng biển việt nam Quảng Ninh (hải hà ?)? Vũng Áng ? Cam Ranh ? ... VN hợp tác với ai xây dựng ?
-
xuplo
08:51 12-11-2009nhung thong tin bi mat quan su nay chang bao gio dc tiet lo het, co chang cung chi la phong doan, biet day day VN se co chinh sach dot pha khien TQ pai nga nghieng, neu danh thi cung danh, so gi chu.