Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH KHI PHÁT ĐỘNG CUỘC CHIẾN 1979 (BLOG PHAMVIETDAO)


ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH KHI PHÁT ĐỘNG CUỘC CHIẾN 1979

Đăng ngày: 07:56 17-02-2010
Thư mục: Thế sự 24/24
      

                                            
Phạm Viết Đào.
 
Năm 1978, Đặng Tiểu Bình trở lại chấp chính, tiếp nhận cơ đồ một đất nước Trung Hoa đổ nát tiêu điều vì nội chiến và những cuộc đấu đá nội bộ đẫm máu, tàn khốc dưới thời Mao Trạch Đông.
Trở lại chính trường, Đặng Tiểu Bình lập tức đưa ra 2 cương lĩnh và phương châm hành động nổi tiếng: Chương trình 4 hiện đại và mèo trằng mèo đen không quan trọng miễn là bắt được chuột…

Để thực hiện được cương lĩnh đầy tham vọng bốn hiện đại, Đặng Tiểu Bình thấy không thể không mở cửa nền kinh tế Trung Quốc để tranh thủ vốn liếng đầu tư và kỹ thuật của phương Tây…
Thực ra cương lĩnh hành động này có từ thời Mao Trạch Đông và người đứng ra thực hiện chủ trương này là Chu Ân Lai, song do áp lực của thế lực bảo thủ Trung Quốc nên chưa dám mạnh dạn. Tuyên bố Thượng Hải là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không chỉ “ liếc mắt đưa tình “ với Mỹ mà đã có những hành động chuẩn bị đục phá tảng băng quan hệ giưa hai quốc gia này.
Để trả ơn cho hành động “ngoại tình” này, chính quyền Mỹ đã lờ cho Trung Quốc đánh chiến Hoàng Sa của Việt Nam như một thứ lễ chạm ngõ hai nhà. Mỹ muốn bắt tay với Trung Quốc để chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam hao người tốn của mà Mỹ không thể thắng.

Bộ đội Việt Nam bị lính Trung Quốc bắt, bị bịt mắt nhưng vẫn tỏ ra hiên ngang
Trung Quốc muốn mặc cả, đổi chác với Mỹ bằng cuộc chiến Việt Nam thông qua những áp lực mà Trung Quốc có thể tạo ra để mưu cầu những quyền lợi khác của mình. Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Mỹ cam chịu thất bại hoàn toàn đã làm cho phiên chợ diễn ra cuộc mặc cả đổi chác này tan và những kẻ bỏ vốn cay cú vì nguy cơ cháy túi…
http://www.chinadaily.com.cn/09chinausrelations/images/attachement/jpg/site1/20090107/00221917f7600ace91fb07.jpg
Đặng Tiểu Bình giương cao chiếc mũ cowboy trong chuyến thăm Mỹ
Do vậy để bắt tay hâm nóng lại quan hệ với Mỹ, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã tiến hành hàng loạt những động thái ngoại giao và quân sự:
1/ Kích động và cung cấp tiền bạc, vũ khi cho chế độ diệt chủng Paul Pot phát động một cuộc chiến tranh biên giới phía tây năm của Việt Nam; để phát động cuộc chiến tranh này, Trung Quốc đã lôi kéo một số đồng minh ngầm hoặc công khai ủng hộ trong đó có chính quyền Bắc Triều Tiên và chính quyền Ceausescu của Romania.
Còn nhớ vào năm 1978, đích thân tôi dẫn một đoàn xuất nhập khẩu phim của Romania vào thăm thành phố Hồ Chí Minh, khi vào tới nơi, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị tội đưa đoàn Romania đến thăm triển lãm ảnh về về cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam-Cămpuchia, trong đó có nhiều hình ảnh lính Paul Pot chém giết man rợ đồng bào ta ở biên giới. Khi đi tôi đã cẩn thận dặn đoàn Romania đưa máy quay phim đi, nhưng họ đã không mang. Theo dõi thái độ của các đoàn viên đoàn Romania tôi thấy nhiều người thở dài…Tôi hiểu hình như bản thân họ cũng bị đẩy vào tình thế khó xử.
Sau này, vào ngày 17/9/1979 khi Đặng Tiểu Bình phát động cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam, Đại sứ Romania tại Bắc Kinh là một trong những cơ quan ngoại giao được báo tin trước một ngày, theo như lời kể của ông Constantin Lupeanu lúc đó là cán bộ phiên dịch của Romania công tác tại Bắc Kinh.
Kích động Paul Pot chống Việt Nam, Trung Quốc nhằm đạt tới các mục tiêu sau đây: Nhằm hạ nhục Việt Nam để trên cơ sở này cô lập Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN và phưong Tây; tạo dựng cớ để Trung Quốc có cớ gây ra cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc…

Bộ đội VN bị Trung Quốc đưa vào nhà lao, nhỏ con hơn lính Trung Quốc nhưng vẫn tỏ ra cứng cỏi.
Sau chiến thắng mùa xuân 1975, Việt Nam được thế giới biết đến như một tấm gương anh hùng chống xâm lược; phát động cuộc chiến tranh trả đũa Paul Pot, mặc dù đây là hành động tự vệ chính đáng và để cứu một dân tộc khỏi thảm hoạ diệt chủng nhưng: việc đưa quân đội sang một quốc gia khác là một hành động vừa rúng động các quốc gia láng giềng với Cămpuchia. Sau Cămpuchia liệu Việt Nam có lấn tới không ? Rõ ràng hành động quân sự này cho dù là cực chẳng đã nhưng rất khó giải thích về mặt chính trị và ngoại giao và phần nào làm mờ đi hành động chống và đánh thắng đội quân xâm lược Mỹ với hành triệu lính.

Tù binh Trung Quốc bị bắt cúi đầu, thất thểu...
Đây là ý đồ thâm độc của Trung Quốc để từ xung đột biên giới này để Trung Quốc phát động cuộc chiến tảnh biên giới phía bắc. Phát động cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, Đặng Tiểu Bình nhằm hai mục đích: Một thứ sinh lễ ngoại giao của Trung Quốc để Trung Quốc bắt tay, bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Kẻ thù của kẻ thù là bạn: Mỹ đang coi Việt Nam là kẻ thù; vậy Trung Quốc đánh Việt Nam có thể coi là một cử chỉ hữu nghị mà Trung Quốc muốn sử dụng để lấy lòng Mỹ…

Bộ đội Việt Nam hy sinh anh dũng
2/ Mặt khác, khi chấp chính, Đặng Tiểu Bình tiếp nhận không chỉ một nền kinh tế điêu tàn và cả một nền côn nghiệp quốc phòng lạc hậu; do vậy song song với phát triển kinh tế là việc hiện đại hoá quân đội Trung Quốc là một trong những nhiệm vụ số một của chính quyền Bắc Kinh dưới tay lái của Đặng Tiểu Bình…
Do vậy phát động cuộc chiến tranh biên giới 1979 chống Việt Nam, Đặng Tiểu Bình không chỉ đạt mục đích vừa lòng Mỹ, dạy cho Việt Nam một bài học để lấy le với thiên hạ mà để có cơ sở thúc ép việc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc…
http://www.talachu.org/pics/bai220309.jpg
Tù binh Trung Quốc bị bộ đội ta bắt
Tương quan lực lượng trong cuộc chiến 1979
Để tiến công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng 600.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối[1] và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên.

Lính Trung Quốc bị bắn gục trên đỉnh 1509
Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn từ miền xuôi lên tiếp viện. Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu.

 Diễn biến
Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc áp dụng chiến thuật biển người bất kể tổn thất tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam.

* Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55.
* Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50.
* Hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14.
* Hướng Lai Châu có quân đoàn 11.
* Hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.

Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến.

Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.
http://i265.photobucket.com/albums/ii218/thayboimbk/1979/3.jpg
Quân dân ta sát cánh chống xâm lược

Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (thuộc tỉnh Quảng Tây) và Malypo (thuộc tỉnh Vân Nam) của Trung Quốc nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối.

Ngày 19 tháng 2 năm 1979, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chính quy Việt Nam từ Campuchia về.

Trong giai đoạn sau, cả hai bên đều tăng cường thêm lực lượng và cuộc chiến tiếp tục, trong đó quyết liệt nhất là hướng Lạng Sơn. Tại đây sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng, một đơn vị thiện chiến của Việt Nam từng đánh Mỹ cùng một số sư đoàn khác đã tổ chức phòng thủ chu đáo. Sau nhiều trận đánh đẫm máu bất kể tổn thất, quân Trung Quốc vào được thị xã Lạng Sơn chiều ngày 4 tháng 3 năm 1979. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Đồng thời phía Việt Nam cũng điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng.

Lính Trung Quốc bị bắt tỏ ra ê chề

Cũng trong ngày 5 tháng 3 năm 1979, do áp lực của Liên Xô và sự phản đối của quốc tế, đồng thời cũng đã chiếm được các thị xã lớn của Việt Nam ở biên giới, Bắc Kinh tuyên bố hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân. Mặc dù chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi nhưng đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 quân Trung Quốc đã hoàn tất rút khỏi Việt Nam.

Dư luận thế giới về cuộc chiến tranh biên giới 1979

Cuộc chiến Việt - Trung nổ ra , tại thời điểm đó Chủ Tịch Cuba Fidel Castro lên tiếng phản đối cuộc chiến mạnh mẽ nhất và sau đó là ở Hoxha , Albania . Trung Quốc đã bị sốc khi bị các lên án mạnh mẽ của Thế giới .

Cuộc chiến tranh Việt - Trung nổ ra cộng đồng Quốc tế đã có những phản ứng khác nhau :

1 . Chính phủ Lào đưa ra tuyên bố :"Chính phủ và nhân dân Lào không muốn nhìn thấy sự kiện này , lập trường của Lào là không thay đổi kêu gọi các bên tạo khung hợp tác để cùng ngồi lại bàn đàm phán . Tất cả các binh lính Trung Quốc phải rút khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay lập tức ." Rõ ràng chính phủ Lào công khai hỗ trợ chính quyền Việt Nam .

2. Với Liên Xô ,Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô Gromyko khẳng định "Ngay lúc này Trung Quốc rút quân ngay lập tức khỏi lãnh thổ Việt Nam chưa phải là quá muộn , thực hiện càng sớm càng tốt ." Có thể thấy Liên Xô đã ra lời cảnh báo rất cứng rắn và dứt khoát .

3. Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng :"Trung Quốc có quyền trong khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và đóng vai trò ảnh hưởng chính trị nhất định ... Tuy nhiên xung đột Việt - Trung cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình ." Tuyên bố của Mỹ vẫn còn nặng yếu tố Liên Xô . Các tàu chiến của Liên Xô liên minh giữa hai nước đã đẩy mạnh hoạt động tại khu vực Đông Nam Á .

4. Anh và Úc :"hai nước này đã chính thức ngưng cung cấp tài chính tái thiết cho Việt Nam để phản đối cuộc chiến của Việt Nam tại Campuchia ." Văn bản này không đề cập đến hai từ "Trng Quốc " ...

5. Chính phủ Pháp cho biết :"Việt Nam nên từ bỏ cuộc chiến tại Campuchia để làm cho Trung Quốc lo ngại ở cuộc chiến này , Liên Xô đã nhiều lần đe dọa họ sẽ tham gia vào cuộc chiến ...Tuy nhiên văn bản cũng cho biết Trung Quốc không nên lâm vào cuộc đối đầu rủi ro với Liên Xô ." Những tuyên bố của Pháp thể hiện sự phẫn nộ với sự "bá quyền " của Liên Xô , rõ ràng Pháp đang nghiên về Trung Quôc .

6. Chính phụ nội các Nhật Bản :" Nhật bản tỏ thái độ hối tiếc cho hai bên đã để xẩy ra cuộc chiến ." Rõ ràng đây là một phát biểu mang tính chất thường lệ của ngoại giao do ngoại giao của Nhật Bản đã phải theo Hoa Kỳ từ sau chiến tranh Thế giới thứ 2 .

Với các quốc gia Đông Nam Á , họ không vội vàng xúc phạm Trung Quốc , đó là tuyên bố cơ bản của các nước ĐNA . Chỉ có Singapore đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc sự ảnh hưởng của cuộc chiến với sự suy thoái kinh tế Việt Nam .

Một số quốc gia và vùng lãnh thổ nghiêng về phía Trung Quốc

Chính phủ Pakistan có một tuyên bố ngoại giao làm tổn thương lòng tự trọng của Việt Nam , Pakistan cho biết:"Vi phạm hiện nay của Trung Quốc rõ ràng là để làm Hà Nội kiệt sức trong vấn đề Trung - Ấn và cả Thế giới khẳng định lại một lần nữa rằng Bắc Kinh không phải là một con hổ giấy " . Đó là tuyên bố của Pakistan . Sau khi cuộc chiến Việt - Trung kết thúc , Pakistan cho biết Ấn Độ đã bí mật hỗ trợ Việt Nam và điều đó là một trong những lý do hợp tác quân sự Pakistan và Trung Quốc trở nên gần gũi hơn .

Thái độ của Bắc Triều Tiên:

Bắc Triều Tiên và Việt Nam cùng thuộc khối XHCN và cùng với Kim Nhật Thành theo dòng Stalin , với Liên Xô , Cuba lên Án Trung Quốc , ngoài Nam Tư gần như tất cả các nước Đông Âu , thậm chí cả các đồng minh của Trung Quốc tại Châu Âu , Albania đã công khai đứng về phía Việt Nam.
Kim Nhật Thành đã chống lại áp lực của điện Kremlin với các dọng điệu rõ ràng .

"Khi có tham vọng nhưng không đủ sức công với sự "ngớ ngẩn" , các lãnh đạo Việt Nam đã đưa đến việc phá hủy nền kinh tế , gây nguy hiển cho nền độc lập của quốc gia họ ! Một cuộc chiến với Trung Quốc , tôi không thể đánh giá hết mức độ thiệt hại , chính phủ Bắc Triều Tiên và một số nước ủng hộ Trung Quốc trọng cuộc chiến tranh tự vệ với Việt Nam ."

P.V.Đ





Nguồn trích dẫn (0)

20 Bình luận

  1. simsodep

    simsodep

    16:20 22-03-2010
    Có ai biết ở đâu bán sim so dep, sim năm sinh không?
  2. ♂ ¶⁄‬ịt đk ♂☻

    ♂ ¶⁄‬ịt đk ♂☻

    11:12 25-02-2010
    đời đời nhớ ơn những người chiến sĩ VN,bác Hồ, những người đã cống hiến cuộc đời cho tổ quốc, nhìn cảnh nhiều ôg cha hi sinh,tôi cảm thấy mìh cần sống có trách nhiệm hơn vs đất nước, k tin lời kẻ gian,tụi Việt gian bán nước
  3. rap.vn_dev

    rap.vn_dev

    01:08 22-02-2010
    Cháu xin cảm ơn bác vì đã cho tuổi trẻ VN hiểu rõ âm mưu và nguyên do của cuộc chiến,
  4. hoàng văn huệ

    hoàng văn huệ

    08:11 20-02-2010
    Theo tôi chọn  01 - 10 /10/2010 làm ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng long - Ha nôi trùng với ngày 01/10 quốc khánh Trung quốc là ngẩu nhiên.
    Về thời tiết Hà nội thì thời điểm này (1-10/10)  là khoảng giữa mùa thu ( thu phân là ngày 23/9) thời tiết đẹp nhất
    Ngày 1/10/2010 là ngày thứ 6 vì vậy nhân dân có hai ngày kế tiếp là thứ 7 chủ nhật vui chơi thoải mái
    Chọn thời điểm từ 1-10/10/2010 làm ngày lễ 1000 năm Thăng long - Hà nội không có nghĩa là VN phụ thuộc TQ. quan trong là nội dung và hình thức lễ kỷ niệm như thế nào ?. Nếu trong lễ kỹ niệm ta ôn lại và làm sâu sắc thêm các võ công hiển hách của dân tộc ta chông quân xâm lược phong kiến TQ tại Thăng long - Hà nội qua các thời kỳ lịch sử VV.. VV ..thể hiện được đường lối độc lập tự chũ, đổi mới không phụ thuộc vào anh BA TÀU thì cũng là điều hay.
  5. Riêng tư
    Bình luận riêng
  6. dangquang

    dangquang

    03:37 19-02-2010
    @-BácTrantoa2006:Theo các thông tin đại chúng lề phải,thì việc kỷ niệm nghìn
    năm Thăng long bắt đầu từ 01-10 và kết thúc vào ngày chính hội là 10-10-2010.Ngu ý của tui,là :Nếu chỉ bắt đầu và kết thúc trong 1 ngày 10-10 thì quá ít thời gian,hơn
    nữa không lồng ghép được ý đồ kỷ niệm tình hữu nghị 2 nước.Bác xem bộ phim
    "Ngoạ hổ tàng long"hoặc kế"Kim thuyền thoát xác"chưa ạ?
  7. kiencucgia

    kiencucgia

    10:49 18-02-2010
    Sao bác xóa "còm" của em? Và không sửa lỗi chính tả?
  8. Phuong Trinh

    Phuong Trinh

    10:40 18-02-2010
    Bác Phạm Viết Đào lại dám đi ngược lại với đường lối chủ trương của đảng và nhà nước ta là "Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" . Bác Đào đã bôi bẩn 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt.
    Đề nghị các đồng chí cho gọi bác Đào lên làm việc ngay.
  9. samohungbb

    samohungbb

    08:33 18-02-2010
    Toi mong cho bac viet bai de chinh phu va dang cam quyen phai lam le tuong niem va cau sieu cho anh linh nhung nguoi con dat Viet da bi mat mang trong quoc chien bien gioi Viet-Trung nam 1979.Nam moi chuc bac duoc manh khoe de viet nhieu bai hay cho ba con cong dong mang.
  10. khoai1949@gmail.com

    khoai1949@gmail.com

    08:22 18-02-2010
    NHững bài hát" tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh" Bây giờ ai là Đội trưởng?

  11. mONGterLis

    mONGterLis

    06:54 18-02-2010
    Cảm ơn bác Phạm Viết Đào
    Gợi kỉ niệm nghe nhói vào tâm can
    Âm mưu thâm độc rõ ràng
    Ba mươi năm lẻ hận càng khôn nguôi
  12. nhật lệ

    nhật lệ

    05:46 18-02-2010
    Bác Đào có nhớ lộn thời điểm không ? Lịch sử dựa hoàn toàn vào
    thời điểm thì mới trung thực và chính xác.Sau khi ký Hoà ước Paris
    ngày 27-1.1973,Mỹ đã chọn từ bỏ con bài VN.trong ván cờ quốc tế
    thì làm gì Mỹ ...làm qùa cho TQ.chiếm HS.năm 1974 như bác nói !
  13. aduku

    aduku

    00:04 18-02-2010
    Hữu nghị đời đời
    Muôn năm Tàu cộng !!
  14. doiphieubat64

    doiphieubat64

    00:00 18-02-2010
    Hôm nay báo mạng và các blog nhắc tới cuộc chiến tranh đẫm máu do bọn "bành trướng và phản động Bắc Kinh' tiến hành nhằm chống lại nhân dân Việt Nam cách nay đã 31 năm (17/2/1979). Tôi rất buồn và ngạc nhiên khi không thấy bất cứ tờ báo "lề phải" nào dám nhắc tới cuộc chiến tranh tàn bạo này!
    Lịch sử Việt Nam từ hơn nghìn năm nay, triều đại nào của phương Bắc ít nhất đều có một lần xâm lăng Việt Nam, dến thời "vừa là đồng chí vừa là anh em" ngày nay, quân xâm lược phương Bắc Trung Quốc, bọn "Tàu phù" cũng đã hơn một lần xâm lược: Tháng giêng 1974 chiếm quần đảo Hoàng Sa, tháng 2/1979 gây chiến tranh trên 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam, tháng 6 năm 1988 xâm chiếm vùng đảo chìm Gạc Ma- Cô lin thuộc quần đảo Trường Sa. Điều này nhắc nhở chúng ta luôn đề cao cảnh giác trước dã tâm thôn tính Việt Nam của bọn bành trướng TRUNG QUỐC. Nhưng lịch sử dân tộc ta cũng luôn viết nên nhưng trang oai hùng mỗi khi bọn Tàu tràn xuống xâm lăng, chúng nhật định và đã bị thất bại thảm hại! Nhắc lại sự kiện này và những đau đớn ê chề khi sự ươn hèn hiện nay trước bọn Tàu cộng để cảnh báo trước cho nhân dân ta hiểm họa xâm lăng đa trở nên rõ ràng và cực kỳ nguy hiểm! "Cái họa nghìn đời là cái họa phương Bắc" hãy nhớ lấy câu răn dạy này của cha ông chúng ta!
  15. ban_gai_cuong_dollar
  16. aqqaqa

    aqqaqa

    23:02 17-02-2010
    Đặng Tiểu Bình (tên này một thời được một số báo  VN tán tụng đủ điều ! Chỉ thiếu điều chưa ca ngợi chiến công "giải phóng" Hoàng Sa và chiến thắng ở "biên giới phía nam" thôi, hic) ... nhưng cha con nhà báo Trung Dân cũng vì bài báo xuân 2009 mà... đến bây giờ....
    Bắt ngay ông PVĐào ...vì ông í ...kích động tôi  (...).

  17. aqqaqa

    aqqaqa

    22:54 17-02-2010
    Con NM XHCN:
    http://www.baomoi.com/Home/ChungKhoan/www.tienphong.vn/Dai-gia-Viet-an-danh/3872445.ep

  18. người xứ Thanh

    người xứ Thanh

    10:10 17-02-2010
    Em xin nói thêm về nhân vật Đặng Tiểu Bình (tên này một thời được một số báo  VN tán tụng đủ điều ! Chỉ thiếu điều chưa ca ngợi chiến công "giải phóng" Hoàng Sa và chiến thắng ở "biên giới phía nam" thôi, hic). Hắn không những là tên thủ ác trong việc phát động cuộc chiến ăn cướp, phản phúc với Việt Nam ta, hắn còn là một tên đồ tể của chính đồng bào của hắn. Vụ thảm sát Thiên An môn đã đưa hắn vào hàng ngũ của những kẻ dã man, vô nhân tính như tên tay sai và đồng bọn của hắn là tên Polpot.
  19. người xứ Thanh

    người xứ Thanh

    09:57 17-02-2010
    Bác ơi, hôm nay kỷ niệm 31 năm cuộc chiến phản phúc của tay láng giềng gây ra với Tổ Quốc ta. Cám ơn bác có bài viết hay, bổ ích. Nhìn tầm ảnh các chiến sỹ hy sinh mà tôi thờ thẫn cả người. Ba mươi mốt năm, vết thương này vẫn còn ứa máu bác ạ.
  20. trantoa2006@yahoo.com

    trantoa2006@yahoo.com

    09:14 17-02-2010
    Xin chào Bác Phạm Viết Đào. Bài viết của Bác làm tôi suy nghĩ nhiều, năm mới xin chúc Bác cùng gia đình có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và vạn sự như ý . Có một điều tôi chưa hiểu về việc Thủ tướng chọn ngày 01/10 để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội :
    http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30361&cn_id=344857 , ngày này cũng là ngày quốc khánh của Trung Quốc. Không biết đây là hoàn toàn ngẫu nhiên hay một sự chủ ý khác ...?, nếu Bác có nghiên cứu việc này cho tôi biết với . Chào Bác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét