Việt Nam đánh động công luận về hành động sách nhiễu của Trung Quốc
Biển Đông (DR)
Tình hình căng thẳng tại vùng Biển Đông trong thời gian gần đây
bắt nguồn chủ yếu từ các hành động lấn lướt của Trung Quốc trong việc
đơn phương áp đặt đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của họ. Theo các nhà quan
sát, đặc biệt lần này, Bắc Kinh đã bộc lộ rõ ràng tham vọng thâu tóm
nguồn dầu khí được cho là rất dồi dào dưới Biển Đông khi chĩa mũi dùi
vào các hoạt động thăm dò của Philippines và nhất là Việt Nam, hai nước
đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Điểm đáng nói là, phản ứng của Việt Nam trước các hành động lần này của Trung Quốc rất mạnh bạo, cụ thể là sau vụ tàu thăm dò Bình Minh 02 của Việt Nam bị tàu hải giám Trung Quốc phá hoại ngoài khơi tỉnh Phú Yên. Chính quyền Việt Nam không chỉ ra tuyên bố phản đối chiếu lệ, như từng làm nhiều lần trước đây, mà đã công khai nêu bật sự cố này trước giới truyền thông quốc nội và quốc tế.
Các nhà quan sát đặc biệt chú ý đến một cuộc họp báo khẩn cấp tổ chức hôm chủ nhật 29/05 tại Hà Nội, trong đó bộ Ngoại giao Việt Nam đã cung cấp thông tin chi tiết về vụ tàu Bình Minh 02 và cáo buộc Bắc Kinh gây ra “một sự cố nghiêm trọng” ở Biển Đông, tại một vùng nằm thuộc chủ quyền của Việt Nam, chỉ cách bờ biển 120 hải lý mà thôi.
Sự kiện Việt Nam cấp tốc họp báo vào ngày chủ nhật đã được các nhà phân tích xem là bất thường. Bên cạnh đó, các phóng viên lại được cung cấp một tập tài liệu báo chí dày 10 trang, với đầy đủ sơ đồ, bản đồ, hình ảnh mà phía Việt Nam đã chụp được vào lúc sự cố diễn ra. Việc cung cấp tài liệu loại này cũng là một điều hiếm hoi, nhất là khi vụ việc dính líu đến quan hệ Việt Nam Trung Quốc mà chính quyền Hà Nội không hề muốn khuấy động.
Theo nhật báo Anh Financial Times, Việt Nam muốn tố cáo mạnh mẽ hành động của Trung Quốc trước công luận thế giới. Trong một bài viết hôm qua, tờ báo này đã ghi nhận một chi tiết như sau : « Việt Nam cho biết là một chiếc tàu tuần tra Trung Quốc đã cắt đứt sợi cáp nối với một chiếc tàu khảo sát của Việt Nam. Giây cáp này dường như nằm ở độ sâu 30 mét dưới mặt nước, hàm ý cho rằng tàu Trung Quốc đã được trang bị những máy cắt có thể dùng sâu dưới mặt biển ».
Bên cạnh đó, chính quyền Việt Nam được cho là đã bật đèn xanh cho báo chí loan tin rộng rãi về vấn đề này, và đăng tải ý kiến của giới học giả, nghiên cứu về thái độ của Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông. Ngay cả tờ báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam, thường khi tránh đề cập đến các vấn đề quá tế nhị, lần này cũng lên tiếng.
Tất cả các động thái kể trên đã tạo ra được một sự đồng tình trong dư luận Việt Nam, và nhất là đã thu hút được sự chú ý của giới truyền thông quốc tế đến một vấn đề mà Trung Quốc từ trước đến nay không muốn thế giới ghé mắt nhòm ngó.
Nếu ý định của Việt Nam là quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông, thì có thể nói là Hà Nội đã bước đầu thành công. Theo nhật báo Anh, Financial Times : « Nhờ sự phản đối của Việt Nam, Biển Hoa Nam (tức là Biển Đông) sẽ là vấn đề nổi bật tại cuộc Đối thoại Shangri-La, diễn đàn quốc phòng thường niên được tổ chức trong tuần này ở Singapore. Năm nay, cả bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quảng Liệt và bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đều sẽ tham dự. Có thể sẽ có những cơn thịnh nộ, nhưng cũng sẽ có vô khối những tranh luận về sự cần thiết phải có quan hệ minh bạch hơn giữa hai cường quốc để đảm bảo những xung đột trên biển không bị vuột ra khỏi tầm kiểm soát ».
Điểm đáng nói là, phản ứng của Việt Nam trước các hành động lần này của Trung Quốc rất mạnh bạo, cụ thể là sau vụ tàu thăm dò Bình Minh 02 của Việt Nam bị tàu hải giám Trung Quốc phá hoại ngoài khơi tỉnh Phú Yên. Chính quyền Việt Nam không chỉ ra tuyên bố phản đối chiếu lệ, như từng làm nhiều lần trước đây, mà đã công khai nêu bật sự cố này trước giới truyền thông quốc nội và quốc tế.
Các nhà quan sát đặc biệt chú ý đến một cuộc họp báo khẩn cấp tổ chức hôm chủ nhật 29/05 tại Hà Nội, trong đó bộ Ngoại giao Việt Nam đã cung cấp thông tin chi tiết về vụ tàu Bình Minh 02 và cáo buộc Bắc Kinh gây ra “một sự cố nghiêm trọng” ở Biển Đông, tại một vùng nằm thuộc chủ quyền của Việt Nam, chỉ cách bờ biển 120 hải lý mà thôi.
Sự kiện Việt Nam cấp tốc họp báo vào ngày chủ nhật đã được các nhà phân tích xem là bất thường. Bên cạnh đó, các phóng viên lại được cung cấp một tập tài liệu báo chí dày 10 trang, với đầy đủ sơ đồ, bản đồ, hình ảnh mà phía Việt Nam đã chụp được vào lúc sự cố diễn ra. Việc cung cấp tài liệu loại này cũng là một điều hiếm hoi, nhất là khi vụ việc dính líu đến quan hệ Việt Nam Trung Quốc mà chính quyền Hà Nội không hề muốn khuấy động.
Theo nhật báo Anh Financial Times, Việt Nam muốn tố cáo mạnh mẽ hành động của Trung Quốc trước công luận thế giới. Trong một bài viết hôm qua, tờ báo này đã ghi nhận một chi tiết như sau : « Việt Nam cho biết là một chiếc tàu tuần tra Trung Quốc đã cắt đứt sợi cáp nối với một chiếc tàu khảo sát của Việt Nam. Giây cáp này dường như nằm ở độ sâu 30 mét dưới mặt nước, hàm ý cho rằng tàu Trung Quốc đã được trang bị những máy cắt có thể dùng sâu dưới mặt biển ».
Bên cạnh đó, chính quyền Việt Nam được cho là đã bật đèn xanh cho báo chí loan tin rộng rãi về vấn đề này, và đăng tải ý kiến của giới học giả, nghiên cứu về thái độ của Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông. Ngay cả tờ báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam, thường khi tránh đề cập đến các vấn đề quá tế nhị, lần này cũng lên tiếng.
Tất cả các động thái kể trên đã tạo ra được một sự đồng tình trong dư luận Việt Nam, và nhất là đã thu hút được sự chú ý của giới truyền thông quốc tế đến một vấn đề mà Trung Quốc từ trước đến nay không muốn thế giới ghé mắt nhòm ngó.
Nếu ý định của Việt Nam là quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông, thì có thể nói là Hà Nội đã bước đầu thành công. Theo nhật báo Anh, Financial Times : « Nhờ sự phản đối của Việt Nam, Biển Hoa Nam (tức là Biển Đông) sẽ là vấn đề nổi bật tại cuộc Đối thoại Shangri-La, diễn đàn quốc phòng thường niên được tổ chức trong tuần này ở Singapore. Năm nay, cả bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quảng Liệt và bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đều sẽ tham dự. Có thể sẽ có những cơn thịnh nộ, nhưng cũng sẽ có vô khối những tranh luận về sự cần thiết phải có quan hệ minh bạch hơn giữa hai cường quốc để đảm bảo những xung đột trên biển không bị vuột ra khỏi tầm kiểm soát ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét