Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Trước Trung Quốc “to xác nhưng xấu tính”, cả Châu Á tức giận song không biểu hiện ầm ĩ ra bên ngoài

581. Trước Trung Quốc “to xác nhưng xấu tính”, cả Châu Á tức giận song không biểu hiện ầm ĩ ra bên ngoài

Đăng bởi anhbasam on 02/06/2011
The Financial Times

Trước Trung Quốc “to xác mà xấu tính”

cả Châu Á tức giận

song không biểu hiện ầm ĩ ra bên ngoài

David Pilling
Ngày 1 tháng 6 năm 2011
Tháng trước, một người đàn ông đã đi xe máy đến sát cổng tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội được bảo vệ nghiêm ngặt rồi phất một tấm biểu ngữ to như tấm chăn trải giường có dòng chữ  “Trung Quốc không có quyền cấm đánh bắt cá hoặc chiếm các quần đảo của Việt Nam” và ngay sau đó đã châm lửa đốt chiếc xe máy của mình. Khi lửa bắt đầu bốc lên cao, người đàn ông phản kháng này đã bị một nhân viên an ninh lôi ra khỏi chỗ đó. Sự kiện này đã được một người dân ghi hình lại, song báo chí của nhà nước Việt Nam không hề có một dòng tin nào.
Thế nhưng trong tháng này, cũng với cách làm thu hút sự chú ý tương tự như người đàn ông nọ tự châm lửa đốt chiếc xe máy của chính mình, chính phủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối Trung Quốc. Tại một cuộc họp báo được tổ chức gấp gáp, bộ ngoại giao Việt Nam đã cáo buộc Bắc Kinh gây ra “một sự vi phạm nghiêm trọng” ở Biển Hoa Nam được Hà Nội gọi bằng một cái tên khác mà người ta có thể đoán được ý định của họ: Biển Đông. Bắc Kinh được tuyên bố là đã sử dụng những khẳng định chủ quyền “không có cơ sở pháp lý” đối với toàn bộ biển này và biến biển này thành “ao nhà” của Trung Quốc.
Sự kiện đã khiến chính phủ Việt Nam phải dùng đến ngôn ngữ có lửa như vậy đã xảy ra vào tuần trước ở vùng biển cách bờ biển của Việt Nam 120 hải lý mà cả Hà Nội và Bắc Kinh đều khẳng định chủ quyền. Việt Nam nói rằng một chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc đã cắt đứt cáp nối với một chiếc tàu khảo sát của Việt Nam. Đường cáp này dường như nằm ở độ sâu 30 mét dưới mặt nước, điều này hàm ý tàu của Trung Quốc đã được trang bị những máy cắt dùng ngoài khơi.
Tàu tuần dương của Trung Quốc thường xuyên ngăn cản tàu đánh cá của Việt Nam ở vùng biển có tranh chấp, bắt giữ tàu rồi đòi tiền chuộc để được thả. Xung đột với các tàu thăm dò dầu khí thì xảy ra ít hơn, mặc dù Việt Nam nói rằng đây không phải là lần đầu tiên tàu của Trung Quốc đã cắt đứt cáp của Việt Nam.
Trung Quốc tuyên bố họ có chủ quyền đối với toàn bộ Biển Hoa Nam là nơi nằm tiếp giáp với Philippine, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam. Các nước này, kiên trì bám vào nguyên tắc “nơi nào có đất thì nơi đó có chủ quyền biển”, hiện đang có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau đối với các vùng biển ở ngoài khơi mỗi nước. Hà Nội đã giễu cợt đường đứt đoạn mà Trung Quốc vẽ trên bản đồ để biểu thị chủ quyền của họ đối với toàn bộ vùng biển này là Trung Quốc đang thè lè ra cái “đường lưỡi bò”. Ngoài ra còn có những tuyên bố tranh chấp đối với Quần đảo Paracel [Hoàng Sa] và Spratly [Trường Sa].
Hà Nội đang ở trong tình huống mà giáo sư môn chính trị học Brantly Womack ở Đại học Virginia gọi là một “mối quan hệ bất cân xứng” với Bắc Kinh. Thương mại của Việt Nam với Trung Quốc bị thâm hụt 12 tỉ đô la, chủ yếu là nhập khẩu máy móc, máy tính, hóa chất và hàng may mặc. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng hóa. Rất nhiều người Việt Nam trong thâm tâm giữ mối thù ghét ngàn đời đối với ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đều cho rằng Trung Quốc đã bóp chết nền công nghiệp mới manh nha của Việt Nam.
Sự tức giận người hàng xóm to xác mà xấu tính thỉnh thoảng lại bùng lên. Đáng chú ý nhất là hồi năm 2009 có một đợt phản đối dự án Trung-Việt trị giá hàng tỉ đô la để khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị anh hùng từng chiến đấu bên cạnh Hồ Chí Minh, cũng lên án dự án này là có hại cho môi trường, xã hội và quốc phòng của Việt Nam. Tướng Giáp từng là bộ trưởng quốc phòng hồi năm 1979 khi Việt Nam và Trung Quốc có chiến tranh ở biên giới tuy không kéo dài nhưng đẫm máu.
Mối quan hệ bất cân xứng nói trên thường khiến Hà Nội buộc phải cung kính Trung Quốc, Giáo sư Womack nói. Nhưng điều này chỉ có kết quả nếu như Trung Quốc đến lượt mình cũng phải tôn trọng “những lợi ích và quyền tự trị” của Việt Nam. Ông mô tả mối quan hệ này giống như chế độ chư hầu xưa kia theo đó các nước chư hầu phải tỏ lòng tôn kính đối với hoàng đế Trung Hoa. Bằng cách tỏ ra tôn kính và thừa nhận ưu thế của Trung Quốc, các nước hầu như sẽ được Trung Quốc để cho yên ổn.
Cái khó của Việt Nam hiện nay dường như là họ đang phải cố gắng tìm ra một cách tồn tại phù hợp với thời nay. Ngoại trừ Ấn Độ và có thể là cả Nhật Bản nữa, còn thì tất cả các nước châu Á khác đều đang có mối quan hệ bất cân xứng tương tự đối với Trung Quốc.  Hãy xem trường hợp của Philippine. Philippine cũng than phiền rằng tàu của Trung Quốc quấy nhiễu một tàu khảo sát dầu khí của họ ở ngoài khơi bờ biển Philippine. Nhưng khi tôi đặt vấn đề này với Tổng thống Benigno Aquino III thì ông đã nói với tôi là nước ông hầu như bất lực vì hải quân thì toàn tàu cũ mua lại còn không quân thì chẳng có lấy một chiếc chiến đấu cơ nào để mà hãnh diện cả. “Nếu chơi quyền Anh thì một người bọn tôi có thể hạ được 15 người bọn họ,” ông nói [Philippine rất nổi tiếng với môn quyền Anh].
Trong ngắn hạn thì thái độ quyết đoán của Trung Quốc dường như đã gây ra những kết quả ngược lại sự mong đợi. Các nước nhỏ hơn đang tụm lại với nhau dưới sự bảo trợ của hiệp hội các nước Đông Nam Á. Ngoài ra họ cũng xích lại gần hơn với Mỹ trong khi Mỹ lại vừa tái cam kết sẽ có sự hiện diện mạnh mẽ ở Thái Bình Dương khi Mỹ gọi Biển Hoa Nam là một khu vực có lợi ích chiến lược và điều này đã khiến Trung Quốc khó chịu.
Nhờ sự phản đối của Việt Nam, Biển Hoa Nam sẽ là vấn đề nổi bật tại diễn đàn quốc phòng thường niên Đối thoại Shangri-La được tổ chức trong tuần này ở  Singapore. Năm nay, cả bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quảng Liệt và bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates đều sẽ tham dự. Có thể sẽ có những sự nổi nóng. Nhưng cũng sẽ có vô khối những tranh luận suông về sự cần thiết phải có sự minh bạch hơn nữa giữa hai cường quốc này để đảm bảo những xung đột trên biển không bị tuột ra khỏi tầm kiểm soát.
Nhưng ai cũng biết là hải quân Trung Quốc hiện nay đang ở thế thịnh. Nếu đúng vậy thì sự ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này tất nhiên sẽ ở thế suy. Khi tôi hỏi ông Aquino về việc quay sang tìm kiếm sự bảo vệ của nước Mỹ thì ông đã trả lời ngay tắp lự. “Giá như họ vẫn còn ở đây,” ông đã trả lời như vậy. Những nước như Việt Nam và  Philippine đang cảm thấy may mắn nếu được Mỹ ủng hộ. Nhưng sớm muộn thì họ cũng hiểu rằng họ sẽ buộc phải tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Asia’s quiet anger with ‘big, bad’ China

By David Pilling
Published: June 1 2011 22:36 | Last updated: June 1 2011 22:36
Last month, a man rode up to China’s well-protected embassy in Hanoi, unfurled a bed-sheet-sized banner reading “China has no right to ban fishing or take Vietnam’s Paracel islands” and promptly set fire to his motorbike. As the flames blazed skywards, the protester was marched away by a Vietnamese security official. Not a word about the incident, captured in an amateur video, has appeared in the Vietnamese press.
But this month, in the rhetorical equivalent of motorbike immolation, the Vietnamese government was itself protesting against China. At a hastily convened weekend press conference, the foreign ministry accused Beijing of committing a “serious violation” in the South China Sea, which Hanoi predictably calls something else – the East Sea. Beijing was said to have used “legally groundless” claims to assert its ownership of the whole sea and turn it into its “home pond”.
The incident that provoked such kerosene-fuelled language took place last week, 120 nautical miles off the coast of Vietnam in waters claimed by both Hanoi and Beijing. Vietnam said a Chinese patrol boat cut cables trailing from one of its survey ships. The cables were apparently 30m under water, implying the Chinese vessel was equipped with deepwater cutters.
Chinese coastguard vessels routinely detain Vietnamese fishing boats in disputed waters, capturing them and charging a ransom for their release. Clashes with oil survey ships are rarer, although Vietnam said this was not the first time Chinese vessels had cut cables.
China claims almost the entire South China Sea, which also borders on the Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia and Vietnam. These countries, sticking to the principle of “where there is land, there are sea rights”, have overlapping claims to waters off their coast. Hanoi ridicules the dotted line that China draws on maps to indicate its ownership of the entire sea as like a lolling “bull tongue”. There are also competing claims to the Paracel and Spratly islands.
Hanoi has what Brantly Womack, professor of politics at the University of Virginia, calls an “asymmetric relationship” with Beijing. Vietnam runs a $12bn trade deficit with China, which is the chief source of its machinery, computers, chemicals and textiles. Vietnam’s exports are mostly commodities. Many Vietnamese, who have centuries of resentment stashed up against the dominant culture, believe China has strangled local industry at birth.
Anger against the big, bad neighbour occasionally flares up. Most notably, in 2009, there was a fight over a multibillion dollar Sino-Vietnam development of bauxite reserves in Vietnam’s Central Highlands. No less a figure than Nguyen Giap, the hero who fought alongside Ho Chi Minh, condemned the Vo project as harmful to Vietnam’s environment, society and national defence. Gen Giap had been defence minister in 1979 when Vietnam and China fought a brief, but bloody, border war.
This asymmetrical relationship normally obliges Vietnam to be deferential, says Prof Womack. But that only works if China, in turn, respects Vietnam’s “interests and autonomy”. The relationship he describes resembles the tributary system by which kingdoms once paid obeisance to imperial China. By showing deference and admitting China’s superiority, countries would be largely left alone.
The jostling with Vietnam appears to be an attempt to work out a similar modus operandi for the modern age. With the exception of India, and possibly Japan, all Asian nations have a similarly asymmetric relationship with China. Take the Philippines. It, too, has complained that Chinese ships hassled an oil-survey vessel off the Philippine coast. But, when I put the issue to Benigno Aquino III, the president, he told me there was little his country could do with a second-rate navy and an air force that boasted not a single fighter jet. “If we were to engage in a boxing match, there’s 15 of them for every one of us,” he said.
In the short term, China’s assertiveness appear to have backfired. Smaller nations are huddling together under the auspices of the Association of Southeast Asian Nations. They are also moving closer to the US, which has restated its commitment to having a strong presence in the Pacific and annoyed China by calling the South China Sea an area of strategic interest.
Thanks to Vietnam’s protest, the South China Sea will dominate this weekend’s Shangri-La Dialogue, an annual regional defence forum held in Singapore. This year, both Liang Guanglie and Robert Gates, the defence chiefs of China and the US, will be attending. There could be some fireworks. But there will also be plenty of talk about the need for greater transparency between the two powers to ensure that maritime frictions don’t get out of hand.
Everyone knows, though, that China’s naval might is waxing. As it does, US regional influence will surely wane. When I asked Mr Aquino about turning to the US for protection, he didn’t miss a beat. “If they are around,” he replied. Countries like Vietnam and the Philippines are happy for American support. But sooner or later, they know they are going to have to reach accommodation with China.

Tin thứ Năm, 2-6-2011

Đăng bởi anhbasam on 02/06/2011
 Độc giả thông báo từ nửa đêm là trang web của Chính phủ Trung Quốc có địa chỉ  http://jdk.gov.cn/jdkfq/ đã bị hacker Việt Nam xâm chiếm và để lại hình ảnh trên, với khẩu hiệu

Nhân dân Việt Nam sẵn sàng hy sinh để bảo vệ biển, trời và Tổ quốc!

Hình ảnh được chụp từ màn hình lúc 5 giờ sáng 2/6.
Chưa rõ trang web này là của cơ quan nào trong chính quyền Trung Quốc. Theo tin bên trang Cù Huy Hà Vũ thì đây là một web của doanh nghiệp nhà nước TQ  và cho biết thêm:
Ngoài jdk.gov.cn, những trang web dưới đây có cùng chung số phận :
http://www.cnweapon.com
http://axgov.cn/

http://www.slarts.com/article.php/18

http://www.investhuadu.gov.cn/img/index.htm
Nhớ lại năm 2007 cũng đã xảy ra trường hợp tương tự. Song chúng ta cũng cần lưu ý khi đọc tin mới nhất này: Tin tặc Trung Quốc xâm nhập một số tài khoản email của Google-VOA. Thêm nữa sớm nay vô trang báo Quân đội Nhân dân rất khó, rồi cuối cùng nhận được hình trống trơn nầy hồi 6h30′:
Nhưng có lẽ chỉ do tâm trạng … “tá hỏa tam tinh” của tờ báo mà lâu nay vẫn cố tình tránh né chủ đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, đất nước thôi, vì khi cố vô được trang chính, bài vở cũng hầu như không có gì về vấn đề sôi động này. Bấm vào bài Duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là cần thiết cho toàn bộ khu vực (về Hội thảo quốc tế “Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông” tại Gia-các-ta …) thì gặp hình ảnh dưới đây:
Hay là toàn thể tòa báo đang được huy động sẵn sàng ra … mặt trận?

Tin thứ Năm, 2-6-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
* ĐẶC BIỆT VỀ BIỂN ĐÔNG:
- Chuẩn Đô đốc Nguyễn Viết Nhiên-Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam:  Sẵn sàng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc (VOV News)
- Giáo sư Carl Thayer, giáo sư khoa Nhân Văn và Xã Hội Học tại Ðại Học New South Wales, Úc Châu. Ông là chuyên gia nghiên cứu quân sự, kiêm giám đốc diễn đàn Nghiên Cứu Quốc Phòng: Nguy cơ một cuộc chiến ở Biển Đông? (RFA)
“Đi với bụt mặc áo cà sa…” (PLTP). “Đi với … Trung Hoa mặc áo giáp”!
- Phỏng vấn chuyên gia nghiên cứu về biển đảo Đinh Kim Phúc: Cảnh giác bẫy “gác tranh chấp, cùng khai thác” (PLTP).  Bổ sung, hồi 10h30′, độc giả PGM bình: “Không còn là bẫy nữa, mà đã rơi vào nước cờ bị chiếu tướng mất rồi, nên phải cùng khai thác thôi …” Hu hu!
- Thạc sĩ Hoàng Việt, Đại học Luật TPHCM:  Cái gì thuộc chủ quyền của Việt Nam là của Việt Nam! (PLTP).
- Phỏng vấn ông Dương Danh Huy, nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, một tổ chức trên mạng có đăng ký ở Hoa Kỳ: ‘Căng thẳng ở biển Đông sẽ ngày càng leo thang’ (VOA)
- Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế (Người LĐ). Phỏng vấn Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam — > 
 <– TS Đinh Hoàng Thắng: Phản ứng không đủ độ, Trung Quốc sẽ lấn tới (NLĐ). Và đây là lời bình của một độc giả vừa gởi tới cho BS:
TS Đinh Hoàng Thắng đã đề xuất một từ mới thuần Việt: “nhân dân hóa” các biện pháp phản ứng đối với hành động xâm lấn của Tàu. Vậy là theo TS, bên cạnh việc “nhà nước hóa” quan hệ Việt-Trung, “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, cần phải “nhân dân hóa” (chắc TS định hàm ý phải cho “quần chúng hóa”) các biện pháp phản đối Tàu Khựa thì mới “đủ độ” chứ gì??? “Nhân dân hóa” không chỉ nghịch nhĩ đối với đảng và nhà nước này, mà chắc gì các nhà ngôn ngữ đã chấp nhận từ quá thuần Việt này!!! Có điều dựa vào 16 chữ vàng và 4 tốt, tại sao TS không đề cập đến vấn đề “đảng hóa” quan hệ Việt-Trung nhỉ? Có thể trong những ngày giặc dã trên Biển Đông mà nhắc đến mấy từ này thì quá ư là bất tiện. Nhưng kiểu gì cũng phải “đảng hóa” mới có đủ “Bộ Tứ” các chiều kích của quan hệ Việt-Trung và vấn đề phản đối TQ coi Biển Đông là ao nhà của họ. Mà tại sao trong “Bộ Tứ” (hay “Tứ Trụ”) chỉ thấy ông Chủ tịch nước nói: “Không để bất cứ ai xâm lấn bờ cõi của mình, biển đảo của mình”. Thế còn ba ông kia sao im như thóc nhỉ? Bà con ai biết giải thích dùm!!!
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ trấn an các đồng minh nhân chuyến công du châu Á(RFI). Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates trên chiến hạm the USS Missouri tại Hawaii, ngày 31/05/201, trước khi lên đường sang Châu Á — >
- Hãy trở lại 1 tuần trước, trên trang CRI của chính quyền Trung Quốc: Quan chức Bộ Công Thương Việt Nam tràn đầy niềm tin đối với tương lai thương mại hai nước Việt-Trung.   – Và “tương lai” là ở đây ư  Khi Trung Quốc dùng giàn khoan khủng đe láng giềng (VNN). Đây nữa  – Tàu Trung Quốc bắn đuổi ngư dân Việt Nam (Thanh niên).
- Dân Biểu Sanchez Lên Án Về Vụ Xử 7 Dân Oan Bến Tre Đòi Cộng Sản Việt Nam Tôn Trọng Nhân Quyền Quốc Tế  —  (Việt báo).
- Phỏng vấn Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình: Công giáo Việt Nam, công lý và đối thoại (phần 1)  —  (RFA).   – Công giáo Việt Nam, công lý và đối thoại (phần 2).
- Ông Võ Đức Văn được trả tự do sau 10 năm bị giam giữ ở hai quốc gia “bị cáo buộc tội “toan tính đánh bom” sứ quán Việt Nam tại Thái Lan”  —  (RFA).
- Ngoại giao VN dính đường dây buôn lậu xe?  —  (BBC).  – Nhập lậu xe hơi, viên chức ngoại giao Việt Nam tại Ấn Độ có thể bị thẩm vấn  —  (RFI).
- Bình yên có trở lại với Huổi Khon?  —  (BBC).
- BÀ DƯƠNG THỊ TÂN: GIỮ MÁY TÍNH ĐỂ DỰNG CHỨNG CỨ GIẢ VU CÁO ÔNG HẢI? (ST&CL).
- 17 nước đứng đầu danh sách các nước vi phạm nhân quyền  nhưng không thấy nhắc tới VN trong số mấy nước đứng đầu  (VOA).
- Quốc hội Grudia xem biểu trưng Xô Viết như phát xít (Kichbu/lenta.ru)
- Trung Quốc cấm quân nhân dùng mạng xã hội  —  (RFI).
- Lào lo ngại về đầu tư của Trung Quốc (BBC).
8h50‘:
- Lưỡi Bò Như Lưỡi Dao (Nguyễn Xuân Nghĩa).  – Quẳng lưỡi bò vào nồi nước phở! (Trần Kinh Nghị).
- Chống tham nhũng: “Tôi chỉ cần hai mét vuông đất là xong”! (TVN). “”Đe dọa chán, họ lại bảo tôi cho họ số tài khoản, tôi sẽ nhận được vài tỷ, còn không sẽ có hậu quả nặng nề. Tôi đã nói thẳng: Tôi chỉ cần 2 mét đất là xong!”.”
9h – Ông Alexander Belov (người Nga)- Thuyền trưởng tàu Bình Minh 02: “Tôi chứng kiến điều không tin nổi (Tuổi trẻ)
9h30′:
- Tuyệt vời! Độc giả méc: Thông báo ngưng bán tour đi Trung Quốc ! (Cana). Những thông tin gần đây cho thấy Trung Quốc ngày càng lấn tới và ngang nhiên xâm lấn chủ quyền của Viêt Nam. Giống như một kẻ côn đồ chạy vào sân vườn của chúng ta phá họai hoa màu  rồi còn nói đó là điều bình thường. Tuy rằng đó không phải là hành động của tất cả  người dân Trung Quốc, nhưng để nêu cao tinh  thần của người yêu nước CANA tạm ngưng tất cả các tour đi Trung Quốc và  tháo gỡ các thông tin du lịch Trung Quốc ra khỏi trang web …”
Một độc giả khác gởi email: “Trong chương trình Festival Biển Nha Trang 2011 (các hoạt động trước ngày khai mạc) có dự kiến: Ngày 05/06/2011 là ngày thu nhặt rác toàn thành phố Nha Trang, đơn vị thực hiện là UBND TP Nha Trang và Đoàn TNCS HCM tỉnh.  Tôi nghĩ trong ngày này, ở 2 đầu đất nước mà tập hợp được thì không lẽ ở Nha Trang – Khánh Hòa không thể tập hợp. Quá nhiều lý do cần thiết phải tập hợp ở Nha Trang. Làm thế nào để phát động được hả anh Ba?”  Hic! Chắc vào ngày đó, mọi người sẽ mang băng rôn “Đúng 100 năm trước bác Hồ đi tìm đường cứu nước, nay các cháu cùng nhau giữ nước trước họa giặc Hán bành trướng!”?
- Công an còng tay nhà báo, dẫn giải như tội phạm (PLVN). Công an còng tay, dẫn giải nhà báo về trụ sở Công an thị trấn — >
10h:
10h45′ - PGS.TS.Nguyễn Bá Diến-Chuyên gia luật biển VN nói về ‘điều Trung Quốc chưa bao giờ muốn’ (GDVN).  GOOGLE: Hacker TQ tấn công tài khoản gmail của các nhân vật quan trọng.
13h40′:
- Luật sư Nguyễn Bá Diến – Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế: Việt Nam có thể khiếu nại lên Hội đồng Bảo an (Lao động).
- Tướng Lê Văn Cương: Trung Quốc luôn “mềm nắn, rắn buông” (TVN).
15h:
- Độc giả méc: Hàng Hoá Trung Quốc & Tương Lai Nước Việt  (Tẩy chay HHTQ)
- Giữa lúc này mà có một cái tin đưa như chọc tức thiên hạ: Phó Thủ tướng Hoàng  Trung Hải chỉ đạo Sớm triển khai xây dựng Cung hữu nghị Việt – Trung (Chính phủ). Và có chuyện chi đây đằng sau cái tin rất có chủ ý này? Chắc sẽ được biết trong vài ngày tới.
- Và chuyện này: Khen thưởng thuỷ thủ đoàn tàu Bình Minh 02 (ANTĐ). Đọc nội dung khá dài mà không rõ vì sao tàu này rút về, khi nào trở lại hoạt động. Vậy không phải là  ngay từ đầu, chính Thủ tướngđã ra lệnh con tàu này cứ tiếp tục nhiệm vụ, không rút lui?
15h25′ - Quảng Ngãi: Thêm 2 tàu cá bị trấn lột (NNVN).  -  Lại chuyện “Vừa ăn cướp vừa la làng”.  Hic! Câu nầy lấy từ đâu ta:  “Việt Nam càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới.”.
KINH TẾ 
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ (VEF).8
- Ngưng cấp phép dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài (PLTP). Ngưng luôn bô-xít, rồi bao nhiêu dự án điện, khai khoáng với Tàu nữa, nha!
- Kịch bản đánh lên chứng khoán bắt đầu (VEF).
- Chứng khoán “bốc hơi” cả trăm ngàn tỉ đồng (NLĐ).  – Châu Xuân Nguyễn: Thị Trường Chứng Khoán Sụp Đổ (TTHN).  – Cổ phiếu cỏ   —   (Tuanddk).
- Ủng hộ siết nhập khẩu ôtô để tránh bị thổi giá (VEF).
- Siêu thị lớn cấp tập “cứu” sức mua (VEF).
10h – Độc giả méc: Vinashin Asks Bondholders to Write Off 90% of Debt After Default in April (Bloomberg) và bình: “Bài này đã được báo Việt Nam biên dịch: Vinashin lại muốn “giãn nợ” 3,000 tỷ đồng trái phiếu? Vietstock dùng từ “giãn nợ” trong tựa đề bài báo là sai và write off là xóa nợ. Ngoài ra bài trên Vietstock cũng không đề cập đến các thông tin nhạy cảm (rất nhiều đoạn).  - Nhưng trên Stockbiz thì: Vinashin yêu cầu các chủ nợ xóa 90% các khoản nợ.
13h40′:
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Những chuyện khó tin ở “nghĩa địa” các vua Trần (VTC). Tượng thờ vua Trần ở đền An Sinh — >
- VietDocs: Người trẻ, phim ngắn, câu hỏi lớn (SGTT).
- Những “kẻ hủy diệt” của làng nhạc Việt (VNN).
- “Tài năng và đắc dụng” đạo văn: PGS.TS Tung đổ cho GS.TS Lương (GDVN).
- Đề xuất 20 kỷ lục châu Á của Việt Nam (NLĐ).
10h10′ – Nhà phê bình Nguyễn Hòa: ‘Tài năng và đắc dụng’: ‘Đích thị là đạo văn rồi, chạy đâu cho thoát’ (GDVN).  – “Tài năng và đắc dụng” đạo văn: PGS.TS Tung đổ cho GS.TS Lương.  Ôi … “trí thức”!
10h45′ – Đường lên đỉnh Olympia: Phần thưởng cho khán giả bị rút ruột? (GDVN)
13h40′:
15h – TS Nguyễn Xuân Diện: ‘Phải xem xét đạo văn như một tội phạm kinh tế’ (GDVN)
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- “Muốn thành công, hãy bỏ học đại học!” (VEF).
- Sốc với kỹ nghệ làm “phao ảo” tinh xảo (VNN).   - Sốc vì con bỗng dưng nổi loạn (VTC).
- Giỏi nhiều quá ! (NLĐ) Quá nhiều học sinh giỏi nên việc tổ chức phát thưởng trở thành… gánh nặng cho nhiều trường”.
- Vụ nhân viên bảo vệ đánh học sinh: Cơ quan trợ giúp pháp lý vào cuộc (NLĐ).
- Học đường chìm trong khói thuốc (Thanh niên).
- Sự học ở vùng sâu vùng xa: Vẫn mong một ngôi trường kiên cố (TTCT). Một góc khu lều trọ của học sinh ở Mường Lý (Thanh Hóa) — >
- Dùng điện thoại di động nhiều gây ung thư ?  —  (RFI).
9h Các trường ngoài công lập tăng học phí vô tội vạ (Lao động).
13h40′:
- GS Phạm Minh Hạc: Tôi ủng hộ học vì kiến thức (SGTT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Vụ chết người ở Bến Cát – Bình Dương: Khởi tố 3 CN Công ty Kumho (NLĐ).
- Lão nông và 20 năm đi tìm công lý (PLTP).
- Giải pháp giao thông Hà Nội: Thành phố sáng tạo? (TVN).
- Pháp : Gương thành công của người Việt ở tỉnh lẻ  —  (RFI).
- Nguyễn Giang: Loạn nhà loạn phố loạn thủ đô  —  (BBC).
13h40′:
QUỐC TẾ    
- LHQ: Cả quân chính phủ lẫn quân nổi dậy Libya đều phạm tội ác chiến tranh  —  (VOA).  – NATO sẽ kéo dài sứ mệnh tại Libya thêm 90 ngày (TTXVN).
- Mỹ nỗ lực tránh gây chết chóc cho dân thường Afghanistan (VOV).
- Thái Lan và Cam Bốt điều trần trước Tòa án Quốc tế về đền Preah Vihear  —  (RFI).
- Nhật bị xem là có nhiều điểm yếu trong xử lý tai nạn hạt nhân Fukushima  —  (RFI).
13h40′
- Hoa Kỳ có thể sử dụng biện pháp quân sự nếu bị tấn công trên mạng (VOA)
- Thảm sát hơn 840 người, Mubarak đối diện án tử hình (VTC).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét