Ai làm cho đô la tăng giá? Do dân giữ đô, do thương gia đầu cơ hay do chính phủ chủ động
Cái lý của các cá nhân giữ đô:
- Không có đủ tiền để đầu tư vào nhà đất
- Không có thời gian hay điều kiện để đầu tư kinh doanh
- Tin tưởng rằng đô la được lưu hành trên toàn thế giới nên mất giá ít
- Giá vàng hiện đã quá cao, không thể là phương tiện dự trữ lâu dài được.
Thương nhân dùng đô như thế nào:
Do có sự chênh lệch về lãi suất giữa nội tệ (trước đây là 14-18% nay là 20-25%) so với đô la (trước đây 6% nay là 3% và có thể giảm xuống còn 0%) mà có hiện tượng carry trade trong thị trường tín dụng. Các doanh nghiệp vay đô để nhập hàng, bán hàng thu tiền Đồng rồi dùng tiền này mua đô của ngân hàng để trả gốc và lãi cho ngân hàng hoàn tất một chu kỳ vay - trả.
Nếu tỷ giá không thay đổi thì đây là một phương án kinh doanh có lợi sau khi trừ những khoản phí phải trả cho ngân hàng, thương nhân có lợi nhuận cơ hội so với việc vay tiền Đồng ít nhất là 5% phân lời. Rủi ro của phương án kinh doanh này là mỗi khi ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá mới - tỷ giá này luôn là đô tăng giá so với Đồng - thì thiệt hại cơ hội chính bằng tỷ lệ phá giá tiền Đồng. Nhưng trong kinh doanh có suôn sẻ như thế không, rất tiếc là không. Rủi ro không phải theo một xác suất mà là một biến cố chắc chắn xảy ra trong tương lai gần.
Ngân hàng với tư cách là người cho vay là doanh nghiệp huy động vốn của nhiều cá nhân nhỏ lẻ và cho doanh nghiệp vay một khoản lớn theo yêu cầu kinh doanh của họ. Về nguyên lý thì cho vay đô hay Đồng ngân hàng đều ăn một tỷ lệ lãi tương đương. Điểm khác biệt giữa Đồng và đô là ở chỗ tiền Đồng có thể được NHNN "hỗ trợ" bằng cách in thêm còn đô thì không.
Trong thực tế ngân hàng luôn khó khăn trong việc huy động đô la để cho khách hàng vay và NHNN khó có thể "tăng mức lưu hoạt có định lượng" được vì không được FED cho phép. Mặt khác một dòng tiền không nhỏ từ chính nước Mỹ ủy thác tại ngân hàng VN để lấy phân lời. Mặt trái của dòng tiền này là khi họ rút tiền về sẽ tạo ra mất thanh khoản cục bộ nhất là với những ngân hàng nhỏ. Để bảo vệ các ngân hàng không có cách nào tốt hơn là phá giá tiền Đồng để cho giới đầu cơ đô chốt lời tạo thanh khoản.
Vai trò của giới đầu cơ
Giới đầu cơ lâu nay bị hiểu theo nghĩa xấu: đầu cơ tích trữ rồi nâng giá hàng hóa để trục lợi. Đó là tư duy lạc hậu, khi mà nền sản xuất hàng hóa năng suất thấp không đủ cung ứng cho thị trường. Đầu cơ lại có tác dụng tích cực trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa - nó có vai trò tích cực ở chố điều tiết hàng hóa. Nhà đầu cơ nổi tiếng xứ ta là ông Trịnh Văn Bô, nhà đầu cơ gạo trong nạn đói 1945.
Trong thị trường ngoại tệ trong nước, vai trò điều tiết thị trường của giới đầu cơ là không thể phủ nhận, giao dịch thuận tiện tại các tiệm vàng, phí giao dịch rẻ chưa tới 1%, mua bán sỉ chỉ tốn 0.2%. Đây là thị trường mua ngoại tệ mà các doanh nghiệp nhập khẩu quan tâm, dễ dàng mua thêm ngoài định lượng của ngân hàng.
Giới đầu cơ là những người có tài sản lớn không kể những thế lực trong chính quyền, họ có đội ngũ giúp việc chuyên môn. Theo đó giới chủ ngân hàng, các đầu mối kinh doanh vàng là lực lượng nòng cốt của giới đầu cơ. Trên phương tiện thông tin đại chúng người ta gọi là Nhóm Thân hữu hay Nhóm Lợi ích.
Bằng cách nào đó mà những sự thay đổi tỷ giá (phá giá) của NHNN được những nhóm này chủ động "đi tắt đón đầu" hiệu quả.
Xem tiếp Cân đối ngân sách và tỷ giá đô
- Không có đủ tiền để đầu tư vào nhà đất
- Không có thời gian hay điều kiện để đầu tư kinh doanh
- Tin tưởng rằng đô la được lưu hành trên toàn thế giới nên mất giá ít
- Giá vàng hiện đã quá cao, không thể là phương tiện dự trữ lâu dài được.
Thương nhân dùng đô như thế nào:
Do có sự chênh lệch về lãi suất giữa nội tệ (trước đây là 14-18% nay là 20-25%) so với đô la (trước đây 6% nay là 3% và có thể giảm xuống còn 0%) mà có hiện tượng carry trade trong thị trường tín dụng. Các doanh nghiệp vay đô để nhập hàng, bán hàng thu tiền Đồng rồi dùng tiền này mua đô của ngân hàng để trả gốc và lãi cho ngân hàng hoàn tất một chu kỳ vay - trả.
Nếu tỷ giá không thay đổi thì đây là một phương án kinh doanh có lợi sau khi trừ những khoản phí phải trả cho ngân hàng, thương nhân có lợi nhuận cơ hội so với việc vay tiền Đồng ít nhất là 5% phân lời. Rủi ro của phương án kinh doanh này là mỗi khi ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá mới - tỷ giá này luôn là đô tăng giá so với Đồng - thì thiệt hại cơ hội chính bằng tỷ lệ phá giá tiền Đồng. Nhưng trong kinh doanh có suôn sẻ như thế không, rất tiếc là không. Rủi ro không phải theo một xác suất mà là một biến cố chắc chắn xảy ra trong tương lai gần.
Ngân hàng với tư cách là người cho vay là doanh nghiệp huy động vốn của nhiều cá nhân nhỏ lẻ và cho doanh nghiệp vay một khoản lớn theo yêu cầu kinh doanh của họ. Về nguyên lý thì cho vay đô hay Đồng ngân hàng đều ăn một tỷ lệ lãi tương đương. Điểm khác biệt giữa Đồng và đô là ở chỗ tiền Đồng có thể được NHNN "hỗ trợ" bằng cách in thêm còn đô thì không.
Trong thực tế ngân hàng luôn khó khăn trong việc huy động đô la để cho khách hàng vay và NHNN khó có thể "tăng mức lưu hoạt có định lượng" được vì không được FED cho phép. Mặt khác một dòng tiền không nhỏ từ chính nước Mỹ ủy thác tại ngân hàng VN để lấy phân lời. Mặt trái của dòng tiền này là khi họ rút tiền về sẽ tạo ra mất thanh khoản cục bộ nhất là với những ngân hàng nhỏ. Để bảo vệ các ngân hàng không có cách nào tốt hơn là phá giá tiền Đồng để cho giới đầu cơ đô chốt lời tạo thanh khoản.
Vai trò của giới đầu cơ
Giới đầu cơ lâu nay bị hiểu theo nghĩa xấu: đầu cơ tích trữ rồi nâng giá hàng hóa để trục lợi. Đó là tư duy lạc hậu, khi mà nền sản xuất hàng hóa năng suất thấp không đủ cung ứng cho thị trường. Đầu cơ lại có tác dụng tích cực trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa - nó có vai trò tích cực ở chố điều tiết hàng hóa. Nhà đầu cơ nổi tiếng xứ ta là ông Trịnh Văn Bô, nhà đầu cơ gạo trong nạn đói 1945.
Trong thị trường ngoại tệ trong nước, vai trò điều tiết thị trường của giới đầu cơ là không thể phủ nhận, giao dịch thuận tiện tại các tiệm vàng, phí giao dịch rẻ chưa tới 1%, mua bán sỉ chỉ tốn 0.2%. Đây là thị trường mua ngoại tệ mà các doanh nghiệp nhập khẩu quan tâm, dễ dàng mua thêm ngoài định lượng của ngân hàng.
Giới đầu cơ là những người có tài sản lớn không kể những thế lực trong chính quyền, họ có đội ngũ giúp việc chuyên môn. Theo đó giới chủ ngân hàng, các đầu mối kinh doanh vàng là lực lượng nòng cốt của giới đầu cơ. Trên phương tiện thông tin đại chúng người ta gọi là Nhóm Thân hữu hay Nhóm Lợi ích.
Bằng cách nào đó mà những sự thay đổi tỷ giá (phá giá) của NHNN được những nhóm này chủ động "đi tắt đón đầu" hiệu quả.
Xem tiếp Cân đối ngân sách và tỷ giá đô
7 nhận xét:
-
Tất cả các nguyên nhân trên cộng thêm 1 số nguyên nhân khác nữa !!!
-
XT góp ý kiến cụ thể đi, ai lại spam như thế.
-
Hi hi, Xin lổi Bác Lý, lúc chiều có tí việc vội quá mà cái entry mới của
Bác nó quá thiết thực vì liên quan đến cuộc sống hàng ngày nên “đạt
cục gạch” để tối về bàn luận.
Về thành phần góp phần làm cho Đô La tăng giá theo theo em bên trên Bác Lý đã nêu ra khá là đẩy dủ rồi, chỉ cần bổ sung them “ông” ngân hang nữa là đủ:
Thành phần đầu tiên: Dân chúng: Mổi năm Việt Nam nhận được khoảng 3 -4 tỷ Đô kiều hối, số tiền này chiếm 1 tỷ trọng kha khá trong cán cân thanh toán của việt Nam. Trong 2 năm trở lại đây VNĐ lien tục bị phá giá cho nên niềm tin của dân chúng vào đồng tiền suy giảm khá mạnh. Đặc biệt là trong vài tháng trở lại đây những thong tin kiểu rỉ tai về khả năng “currency reform- http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2011/03/currency-reform.html ) nên ai cũng muốn năm giữ Đô để đảm bảo tránh được 1 thứ thuế vô hình có tên là lạm phát.
Về thành phẩn thương nhân: Thành phần này thì Bác lý đã nói khá chi tiết rồi, em chỉ nêu ra them 1 ý nữa nhờ Bác Lý nhận xét: Từ năm 2008, Lạm phát của Việt Nam thân yêu của chúng ta lúc nào cũng là 2 con số, mục tiêu chính của bất kỳ thương nhân nào đều là profit và đảm bảo, duy trì và bảo toàn profit do mình làm ra. Các thương nhân ngày nay họ đã sử dụng, tận dụng sức mạnh của internet nên họ có được khá nhiều thong tin không như những năm trước. Ngay từ đầu năm 2011, này lien tiếp các thong tin không mấy sang sủa từ Vĩ Mô và điều quan trọng nhất ( theo cá nhân em) là dự trữ ngoại tệ cỏn 10 tỷ đô. Cho nên những lời đồn thổi về currency reform càng có nhiều người tin. Và do đó để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình họ chọn USD ( dù USD đang mất giá thảm hại). Nhưng tại sao là usd mà không phải i la Eur, Yen, GBP… Cái này theo em là do lịch sử và .. thói quen.
Chánh phủ: trong suốt 1 thập niên qua, VN thân yêu của chúng ta lien tục nhập siêu ( cái này, cá nhân em có cảm tưởng mình đang là “vệ tinh”, là thị trường tiêu thụ hàng hóa cho anh bạn Vàng của chúng ta). Chỉ trong vòng có 3 năm ( em nhớ không chính xác lắm) dự trự ngoại hối của chúng ta drop từ mức 18 tỷ xuống còn 10 tỷ và đặc biệt là trong năm 2010 vừa rồi liên quan đến Vina Xỉn có 600tr Đo mà không có tiền trả cho nguy cơ lớn cho nên Chánh phủ đã chủ động phá giá 9.3% để vừa có thể mua vào USD nhằm nâng cao mức dự trự ngoại hối đã xuống mức nguy hiểm vừa nhằm kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và nhằm “nâng cao” long tin của dân chúng đối với tiền đồng.
Riêng về phần “ông” ngân hàng, e xin phép ngày mai sẽ bổ sung nha.
-
Bài phân tích của bác Lý hay. Em đang chờ phần tiếp theo.
Hôm nay đài báo đưa tin đô la giảm giá, vàng giảm nhẹ, chứng khoán tăng nhẹ.
Hình như, đang có một số động thái cố "ghìm" con ngựa lạm phát, nhưng em nghĩ chắc không giữ giá đô được lâu đâu. Nó sẽ tăng mạnh trở lại. Nếu bác Lý phân tích thêm những "khoảnh khắc" đô giảm ngắn hạn này thì hay hơn nữa.
Cảm ơn bác.
-
Hu hu, Tôi hôm qua em có trả lời mà sao không thấy hiện lên vậy ta/??
-
Cám ơn XT,
Tớ sẽ vận dụng thông tin của bạn vào bài viết.
-
Có ít vốn+BÁC LÝ, kiếm cũng dễ.Có điều vốn nằm ở bđs.Người ta theo dõi
nhiều thứ quá không đánh giá được cái nào thiết thực cho mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét