Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

4 yếu huyệt của Việt Nam trên biển Đông và mưu đồ Trung Quốc

-4 yếu huyệt của Việt Nam trên biển Đông và mưu đồ Trung Quốc

Trích :
*Như vậy, từ xa xưa giặc phương Bắc muốn chiếm đất Việt phải sử dụng đường biển và phải nhờ Việt gian. Thời nào cũng có bọn Mã Tô Hoằng, Đô Kê, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… nên chúng ta cần luôn luôn cảnh giác. 
*Việt Nam là mắt xích yếu nhất để Trung Quốc thực hiện chiến lược bành trướng về phía Nam. Sự yếu kém không chỉ ở sự lệ thuộc vào kinh tế mà cả hệ tư tưởng. Đó là nỗi đau mà những kẻ biết đọc sách không thể không trăn trở.
*… nên chúng ta cần luôn luôn cảnh giác. Chúng ta không đối đầu với Trung Quốc nhưng cần hiểu Trung Quốc và có ứng xử thích hợp. May chăng khi nền dân chủ thật sự đến với người dân Trung Quốc thì nỗi lo lắng mới có thể dịu đi!

Motthegioi

4 yếu huyệt của Việt Nam trên biển Đông và mưu đồ Trung Quốc
   Đưa ra 4 yếu huyệt của Việt Nam trên biển Đông, KS Doãn Mạnh Dũng, Phó chủ tịch – Tổng thư ký Hội Biển TP.HCM, nguyên trưởng ban Cơ sở hạ tầng cảng biển thuộc Cục Hàng hải Việt Nam phân tích: “Không thể cạnh tranh bằng tri thức, những nước độc tài thường có xu hướng mở rộng lãnh thổ. Đây là nguyên nhân bất ổn từ Trung Quốc mà cả nhân loại đang lo lắng. Việt Nam là mắt xích yếu nhất để Trung Quốc thực hiện chiến lược bành trướng về phía nam…”.
Báo điện tử Một Thế Giới trao đổi thêm với ông về vấn đề này.

Ông đã từng nghiên cứu và đưa ra 4 yếu huyệt của Việt Nam trên biển Đông? Chúng được xác định dựa trên cơ sở nào?
KS Doãn Mạnh Dũng: Bốn yếu huyệt bảo vệ sự an ninh lãnh thổ Việt Nam từ hướng biển được xếp theo thứ tự : Cam Ranh, Sơn Dương, Nam Du và Côn đảo. Trước đây tôi cho rằng chỉ có 3 điểm, nhưng sau vụ tàu Viking bị tấn công phá cáp nên thấy rằng cần sử dụng Côn Đảo cho vai trò bảo vệ các vùng dầu khí.
Bốn yếu huyệt này được xác định dựa vào những yếu tố địa lý tự nhiên. Vì với một nước nhỏ, nghèo, mọi việc từ xây dựng đến bảo vệ đất nước phải biết sử dụng những đặc điểm địa lý tự nhiên. Hải quân Việt Nam phải có các căn cứ quân sự đủ sức phòng ngự và tấn công. Các căn cứ hải quân phải có độ sâu tối thiểu trên 10m, độ rộng mặt nước đủ năng lực tiếp nhận nhiều tàu quân sự, có núi cao để che chắn và thuận lợi trong cung ứng hậu cần. Và sự hợp tác với các đối tác nước ngoài trong xây dựng kinh tế ở các yếu huyệt trên cần gắn chặt nhu cầu nếu xảy ra chiến tranh vệ quốc.
Cụ thể như thế nào, thưa ông?
Trước hết, chúng ta cần biết đặc tính tự nhiên ảnh hưởng đến hàng hải qua biển Đông. Do đặc điểm dòng chảy và gió mùa, về mùa đông, tàu biển di chuyển từ phía Bắc xuống Nam biển Đông đều phải đi sát bờ biển miền Trung Việt Nam (đường màu xanh – hình dưới). Còn từ phía Nam lên hướng Bắc thì tàu biển phải tránh xa bờ miền Trung để tránh dòng nước ngược (đường màu đỏ).
Về mùa gió Tây Nam, dù từ Bắc xuống Nam hay từ Nam lên Bắc đều đi cùng một tuyến chung (đường màu đen). Do bão biển Đông xoáy ngược chiều kim đồng hồ, nên khi gặp bão, các tàu thuyền đều có xu hướng bị đẩy vào bờ biển Việt Nam.
Do các đặc điểm tự nhiên trên, các chủ tàu qua biển Đông đều mong muốn có sự hỗ trợ của Việt Nam khi gặp sự cố. Đây là lý do chúng ta phát hiện nhiều xác tàu thuyền bị chìm từ nhiều thế kỷ trước gần bờ biển miền Trung và Nam Bộ.
Tuyến bờ biển từ vịnh Vân Phong đến cảng Cam Ranh là tuyến bờ biển đến đường hàng hải quốc tế gần nhất.
Cảng Cam Ranh (vị trí 3) có vùng nước rộng, kín sóng gió, nước sâu -20m và có 2 cửa ra vào thuận kiểm soát. Xung quanh cảng có núi cao nên khó bị tấn công. Nơi đây có thể tiếp nhận cùng lúc các loại tàu chiến hiện đại nhất. Vì vậy cảng Cam Ranh là căn cứ hải quân tốt nhất Đông Nam Á. Từ đây chỉ cần tàu ngầm mini chạy dầu là đủ lo ngại cho các tàu lớn tại biển Đông. Cảng Cam Ranh xứng đáng là trung tâm hải quân của Việt Nam và là yếu huyệt kiểm soát biển Đông.
Các vị trí được đánh số – Nơi xảy ra sự kiện tấn công tàu Bình Minh (1), tàu Viking (2) – Vị trí Cam Ranh (3), Sơn Dương (4), Côn Đảo (5), Nam Du (6)
Ở vịnh Bắc Bộ là cảng Sơn Dương nằm phía nam Vũng Áng thuộc Hà Tĩnh có vị trí khá đặc biệt (vị trí 4).
Vị trí này cùng vĩ tuyến với cảng Tam Á, có hạm đội nguyên tử của Trung Quốc. Vị trí cảng Sơn Dương cũng nằm ngay phía Bắc đèo Ngang nơi có đường Quốc Lộ 1A với đường đèo và hầm qua núi. Độ sâu cảng Sơn Dương sau khi xây đê 3.000m từ mũi Ròn đến hòn Sơn Dương thì vùng cảng kín sóng gió và đạt độ sâu đến trên -16m với vùng nước rộng rãi.
Vì vậy, cảng Sơn Dương là yếu huyệt của vịnh Bắc Bộ, kiểm soát đường biển và đường bộ từ Nam Bộ và Trung Bộ tiếp tế cho miền Bắc Việt Nam.
Ở bờ biển Nam bộ có Côn Đảo có hình con kỳ lân, lưng theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, mặt nhìn về hướng Đông (vị trí 5).
Vùng bờ phía Đông, các vùng nước đều bị cạn. Nhưng phía Tây Nam Côn Đảo có Bến Đầm. Phía đông bắc Bến Đầm có núi Thánh Giá cao 577m, phía Tây Nam là Hòn Bà cao 242m, còn phía Nam có Hòn Bò cao 324m. Độ sâu Bến Đầm khá lý tưởng -13m, kín gió Đông Bắc và gió Tây Nam, thuận lợi cho một cảng nước sâu cho hải quân và thương mại. Vị trí này gần đường hàng hải quốc tế qua vùng biển Nam Bộ.
Đây là yếu huyệt của bờ biển Nam Bộ. Nếu Việt Nam có một căn cứ hải quân hùng mạnh ở đây sẽ giúp kiểm soát đường hàng hải ra vào bờ biển Nam Bộ, giữ an toàn cho các mỏ dầu phía Đông Nam Bộ.
Trong vịnh Thái Lan, thềm lục địa bờ biển Rạch Giá – Hà Tiên rất cạn. Việc xây dựng cảng nhân tạo có nước sâu tại khu vực này rất tốn kém, nhất là chi phí duy tu.
Quần đảo Nam Du nằm giữa con đường từ Phú Quốc đến Cà Mau, cách bờ biển khoảng 50km (vị trí 6). Độ sâu tự nhiên giữa quần đảo Nam Du đạt -10m, có núi cao 309m phía tây. Các dãy đảo phía đông che kín gió mùa Đông Bắc. Vì vậy khu vực này thích hợp cho tàu thuyền neo đậu, thuận lợi cho một cảng hải quân tốt nhất ở bờ biển Tây Nam Việt Nam. Quần đảo Nam Du là yếu huyệt bảo vệ bờ biển Tây Nam của Việt Nam.
Khi kênh Kra của Thái được mở thì vị trí quần đảo Nam Du càng trở nên quan trọng trong việc bảo vệ luồng hàng hải quốc tế băng qua vịnh Thái Lan.
Đưa ra 4 yếu huyệt của Việt Nam trên biển Đông, nó được hiểu và có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
Theo cuốn Tư Mã Thiên sử ký – trang 669 – NXB Văn học – 2003, năm 111 trước Công nguyên, quân Hán tấn công nước Việt. Vua Việt là Kiến Đức, hậu duệ của Úy Đà cùng tướng Lữ Gia “lấy thuyền đi về hướng Tây”. “Hiệu úy Tư Mã Tô Hoằng là người Việt đầu hàng Hán bắt được Kiến Đức”. “Quan lang người Việt là Đô Kê bắt được Gia”.
Tướng Lữ Gia hiện có tên đường tại Hà Nội và TP.HCM.
Như vậy, từ xa xưa giặc phương Bắc muốn chiếm đất Việt phải sử dụng đường biển và phải nhờ Việt gian. Đoạn văn mô tả Lữ Gia “lấy thuyền đi về hướng Tây” chứng tỏ kinh đô xưa của nước Việt ở khu vực Hồng Kông – Quảng Châu. Chiến lược bành trướng xâm lược của người Hán không thay đổi trong hơn 2.000 năm qua và dựa vào 2 yếu tố cơ bản: yếu tố mua chuộc người Việt để làm nội ứng và yếu tố đường biển.
Các cuộc chiến tranh xâm lược đất Việt sau này của giặc phương Bắc, hay Xiêm, Pháp và Mỹ cũng từ hướng biển.
4 yeu huyet bien Dong hinh anh 3
 Trong vụ việc Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong thềm lục địa của Việt Nam suốt nhiều tháng, lực lượng Trung Quốc đã liên tục chủ động khiêu khích, phun vòi rồng, đâm va vào tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư của Việt Nam – Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam
Hiện nay cả thế giới đang bước vào nền văn minh mới. Đó là nền kinh tế tri thức. Những nước dân chủ chấp nhận nền kinh tế thì trường thì hầu như họ tập trung đưa chất xám vào hàng hóa hay dịch vụ để cạnh tranh. Còn ở các nước độc tài hay có truyền thống độc tài thì hầu như những kẻ giàu có là nhờ bán tài nguyên.
Những đại gia này, họ không thể cạnh tranh bằng tri thức nên những nước độc tài hay có truyền thống độc tài thường có xu hướng mở rộng lãnh thổ. Đó là nguyên nhân bất ổn từ Trung Quốc mà cả nhân loại đang lo lắng.
Việt Nam là mắt xích yếu nhất để Trung Quốc thực hiện chiến lược bành trướng về phía Nam. Sự yếu kém không chỉ ở sự lệ thuộc vào kinh tế mà cả hệ tư tưởng. Đó là nỗi đau mà những kẻ biết đọc sách không thể không trăn trở.
Để kháng cự lại sự bành trướng của Trung Quốc, việc đầu tiên là cần nâng cao dân trí. Thứ đến là cần xây dựng các căn cứ hải quân mạnh để kiểm soát toàn bộ bờ biển. Bài học Trung Quốc đưa chính sách diệt chủng vào Campuchia cuối thập niên 1970 đã chỉ cho chúng ta không chỉ cần phòng ngự bờ biển Đông mà cả bờ biển Tây Nam Bộ.
Từ xa xưa giặc phương Bắc muốn chiếm đất Việt phải sử dụng đường biển và phải nhờ Việt gian. Thời nào cũng có bọn Mã Tô Hoằng, Đô Kê, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… nên chúng ta cần luôn luôn cảnh giác. 
Với quan điểm trên, việc định vị những căn cứ hải quân chính cho Việt Nam cần được nghiên cứu nghiêm túc.
Trung Quốc đang ngày càng bành trướng trên biển Đông bằng nhiều hành động như xây đảo nhân tạo, thăm dò và khai thác dầu khí vùng nước sâu, mượn chiêu bài nghiên cứu khảo sát địa chất, nghiên cứu khảo cổ… Bốn yếu huyệt mà ông đã xác định còn có ý nghĩa, tác dụng gì trong việc bảo vệ lãnh thổ biển đảo của Việt Nam?
Trung Quốc đang xây dựng các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa là từng bước muốn vô hiệu hóa Cam Ranh. Mục tiêu của họ là tài nguyên dầu, thủy sản và kiểm soát hàng hải biển Đông.
Nhưng bờ biển Đông có một đặc tính rất đặt biệt là các tàu thuyền khi bị chết máy, hay người bị trôi dạt thì đều bị đẩy vào bờ biển miền Trung Việt Nam trong 9 tháng  gồm tháng 1, 2, 3, 4, 8, 9, 10, 11, 12. Đó là một hiểm họa đáng sợ của hải quân Trung Quốc nếu có chiến tranh ở biển với Việt Nam.
Ngoài động tác tìm cách vô hiệu hóa Cam Ranh, Trung Quốc đang thể hiện mưu đồ rất rõ trong việc chiếm hữu Sơn Dương – Hà Tĩnh dưới hình thức đầu tư.
Với quần đảo Nam Du sẽ giữ vai trò kiểm soát tuyến qua kênh Kra trong tương lai, Trung Quốc thông qua các doanh nghiệp Việt Nam để vô hiệu hóa nó bằng các dự án kinh tế.
Vì vùng mỏ dầu tập trung khu vực bờ biển Đông Nam Bộ nên cần đầu tư cho Côn đảo.
Giới hàng hải Việt Nam cũng đang lo lắng nghe tin các doanh nghiệp nước ngoài do Trung Quốc điều hành đang tìm cách vào vịnh Vân Phong.
Thời nào cũng có bọn Mã Tô Hoằng, Đô Kê, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… nên chúng ta cần luôn luôn cảnh giác. Chúng ta không đối đầu với Trung Quốc nhưng cần hiểu Trung Quốc và có ứng xử thích hợp. May chăng khi nền dân chủ thật sự đến với người dân Trung Quốc thì nỗi lo lắng mới có thể dịu đi!
Cám ơn ông nhiều!
Lê Quỳnh thực hiện
>> Trên biển Đông: Đài Loan dùng vệ tinh khảo sát địa chất đáy biển

Chính trị – Xã hội


tranlam.jpg
Khi nào VN nên thay Quốc ca và Quốc kỳ? -( Xin khẳng định lại, chính nhà cầm quyền Cộng sản mới là những người đánh đồng Nhà nước hiện tại với Đất nước, bất cứ ai phê phán lãnh đạo Đảng cũng là “phản động”. ….Không có đảng phái, tổ chức chính trị nào được phép đứng trên dân tộc, đứng trên đất nước, như một vị cựu lãnh đạo đã nói: “Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào”….
Việt Nam bỏ phiếu tín nhiệm 50 lãnh đạo  -(VOA)  —  Quốc hội khuyến cáo bảo đảm an toàn nợ công -(RFA)   —  Tiền công trái và tiền tiết kiệm đi về đâu? -(RFA)   —  Người Việt hải ngoại và Philippines một năm sau siêu bão Hải Yến -(RFA)
VN có biện pháp hướng tới việc chấm dứt nạn mua bán mật gấu  -(VOA)   —  Năm thanh tra giao thông ăn tiền mãi lộ gần 1.4 tỷ đồng  -(NV)   —  Quảng Ngãi: Dù dân phản đối, vẫn làm thêm 3 đập thủy điện -(NV)   —  Dân Sài Gòn xót xa khi gần 100 cây cổ thụ bị đốn hạ -(NV)
Cán Bộ Ém Các Tin Về Tham Nhũng  -(VB)  —  1,000 Thợ Hải Phòng Đình Công 70 Tài Xế Sóc Trăng Biểu Tình  -(VB)
Tin LĐV Tổng Hợp 13/11/2014 Năm người tử vong, bốn bị thương, tám người mất tích trong lao động.  -(LĐV)   —  Nỗi buồn xuất khẩu lao động (5): XIN KHÓC CHO NGƯỜI XA XỨ!-(LĐV)   — Bạn thấy tờ rơi này của Lao Động Việt?
Với quyền hành trong tay, Cộng sản đã phá nát nước ta -(DCCT)
Vĩnh Long tiếp tục gây khó khăn cho Đạo Cao Đài Chơn Truyền  -(DCCT)
__________________________________________________
Tổng thống Barack Obama nói gì về đất nước Việt Nam? – (GDVN)  –  Asean và Trung Quốc: Cần đảm bảo an ninh, tự do hàng hải ở Biển Đông – (GDVN)   —   Trung Quốc cho ASEAN vay 20 tỉ USD đổi đàm phán tay đôi ở Biển Đông? – (GDVN)   —  The Diplomat: Con đường tơ lụa trên biển có nguy cơ chìm ở Đông Nam Á- (GDVN)
Mỹ, Nhật mâu thuẫn với Trung Quốc về vấn đề biển Đông  -(TN)  —  Trung Quốc ca ngợi thái độ “im lặng” của Malaysia về vấn đề Biển Đông   -(Infonet)
Trung Quốc đề xuất hiệp ước hữu nghị với ASEAN  -(TT)  —   Indonesia cảnh giác với Trung Quốc ở Biển Đông  -(Tintuc)  —  Thủ tướng: Cần có tầm nhìn dài hạn trong phát triển ở Đông Á  -(TTXVN)   –  Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời về kết quả hội nghị cấp cao ASEAN  -(VOV)
Chánh văn phòng xin trả ‘ghế’  -(TN) -Sau khi được điều động giữ chức danh Chánh văn phòng, bà Kim Thị Lan Hương liên tục làm đơn đến cơ quan cấp trên xin không nhận, vì cho rằng đây là chức danh không có thật, không nằm trong cơ cấu bộ máy tổ chức theo quy định hiện hành. *** Đúng là chuyện tiếu lâm .

‘Phó tướng’ mải đánh nhau, sếp ung dung… hưởng lợi  -(TVN)
Báo chí được đưa tin công bố kết quả phiếu tín nhiệm  -(VNN)   >>>  Khởi động lấy phiếu tín nhiệm lần 2    >>>  Kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần 1 năm 2013  >>> Phiếu tín nhiệm: Cảnh giác thông tin chưa sàng lọc : Theo Chủ tịch QH, những chức danh QH bầu và phê chuẩn là những người được QH “tin tưởng” giao nhiệm vụ lãnh đạo Nhà nước pháp quyền XHCN, ở địa phương là để lãnh đạo việc triển khai, thi hành Hiến pháp, pháp luật, điều hành công việc của đất nước. Thiếu chữ “tốt đẹp”
Sân bay Long Thành trước gánh nặng nợ công  -(VNN)   >>>   Dự án Sân bay Long Thành trước giờ phút quyết định
Đại tướng Hai lúa: Từ máy trồng khoai mỳ tới xe bọc thép  -(VEF)   —  Đại tướng quân hai lúa Việt được Campuchia cấp xe hơi, biệt thự hoành tráng  -(VNN)   —   Đại tướng quân ‘hai lúa’ Việt được Campuchia cấp xe hơi, biệt thự   -(Infonet)
Có dấu hiệu làm thất thoát ngân sách nhà nước  -(VL)
Giải phóng mặt bằng QL1A đoạn qua Thanh Hoá: Chính quyền vội vã đẩy dân ra đường  -(LĐ)
Vụ xây nhà máy rác trên di tích quốc gia nghìn tuổi: Chủ đầu tư xây…“chui”   -(LĐ)
Hải Dương muốn xây trụ sở nghìn tỷ: Bệnh hoành tráng “đốt” ngân sách?   -(Infonet)
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng: Ủng hộ việc người lao động được nghỉ tết dài ngày -(LĐ) – Chớ hổng lẽ “phản đối”, nên tuyên bố ủng hộ Công nhân đình công phản đối chủ (công ty) bóc lột CN hay CN đòi hỏi quyền lợi chính đáng kìa, mấy cái này thì im re. Ủng hộ và làm sao CN thoát khỏi cái này nè :Tín dụng đen “hút máu” công nhân  -(LĐ)
Bộ luật Dân sự bị hạ thấp giá trị?  -(TN)  —  ĐBQH lo tài nguyên biển đang bị khai thác “vô tội vạ”   -(Infonet)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp chính thức Tổng thống Obama  -(TTXVN)   —  Đề nghị Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí  -(VNN) – TT NTD
*************************************************************
Việt nam: Còn cần có Quốc hội nữa hay không?  -(Kami -RFA) – Quốc hội hiện nay ở Việt nam không hề có một thực quyền gì, chứ không phải là cơ quan quyền lực cao nhất như Hiến pháp quy định. Sự có mặt của Quốc hôi ở Việt nam thực ra có cũng thế mà không có thì cũng vẫn như vậy. Nó chỉ là bình phong, và phương tiện nhằm hợp pháp hóa các chủ trương chính sách của Đảng CSVN và là vật tô điểm cho bức tranh độc đảng toàn trị  ở Việt nam. Mà ở đó tất cả mọi quyền hành điều khiển đất nước chỉ do một nhóm người nắm quyền lực chi phối. Vậy thì ở Việt nam, sao không để Đảng làm hết mọi việc, cần gì phải có Quốc hội cho tốn tiền thuế của dân?
*** Chuyện này không mới, sau 75 Bà con Miền Bắc XHCN có đem câu này vào Miền nam : ” đảng chỉ tay ,mặt trận tổ quốc giơ tay, quốc hội vỗ tay” – Đấy là nhiêm vụ chứng tỏ quyền lực cao nhất mà hiến pháp CHXHCN VN qui định cho QH XHCN và cũng nên nhớ là xứ này đảng CS VN lãnh đạo và quản lý tất tần tật (xem lại hiến pháp nếu ai chưa tin) – Cho nên nó lại thêm : “đất đai là sở hữu toàn dân” -mới có chuyện chủ nhân ông lãnh đạo quản lý muốn ban phát cho dân hay lấy lại là quyền của đảng ( chả biết đảng là ai ,nên đâu biết ai để “khiếu kiện” khi bị cướp tài sản “bất hợp lý”) bới vậy mới sinh ra DÂN OAN mà trừ mấy quốc gia CS thì không đâu có. – Bà chị Beo Hồng hồi năm nào đẻ ra chữ “CUỐC HỘI” hay thật mà sao ít ai nhắc.
Gặp lại Obama – Phần II  -(JB Nguyễn hữu Vinh -RFA)   >>>  Gặp lại Obama – Phần I
Bành trướng trên Con Đường Tơ Lụa  -(Ngô nhân Dụng -NV)
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ – KỲ 134  -(Nhật Tuấn)
Trung Quốc đổi giọng về Biển Đông: Thân thiện như thế nào?   -(ĐV)   —  Trung Quốc điều tàu chống ngầm đến Biển Đông vì ai?   -(ĐV)   –    “Củ cà rốt” ngăn cản ASEAN thống nhất về vấn đề Biển Đông -(GDVN) – Mời xem lại : Trung Quốc cho ASEAN vay 20 tỉ USD đổi đàm phán tay đôi ở Biển Đông?
Chuyến công du thành công trên cả hai bình diện ngoại giao
Chuyến công du thành công trên cả hai bình diện ngoại giao -(PT) – Chuyến công tác của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa kết thúc đã in đậm dấu ấn thành công của Việt Nam trên cả hai bình diện của “mặt trận ngoại giao”.  === >>>
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đừng ‘bít đường’ báo chí ! -(MTG)   —  Chiều mai, Quốc hội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm  -(GDVN)   —  Ông Dương Trung Quốc: “Tại sao làm luật mà cứ nói chuyện tâm tư?”  -(GDVN)   —  Cái gì không cấm thì phải để dân làm  -(PLTP)
3 câu hỏi khó cần phải “truy tận gốc” với dự án sân bay Long Thành  -(GDVN)  –  Dự án sân bay Long Thành: Nghe qua tưởng đúng, hóa ra mập mờ  -(GDVN)   —  Dự án sân bay Long Thành: Một quyết định khó của Quốc hội  -(MTG)   —  Nhiều ý kiến tán thành xây sân bay Long Thành  -(MTG)   —  Sân bay Long Thành: Cần thiết nhưng đã cấp thiết?   -(HNM)  —  Thứ trưởng Quốc phòng: Nhiều nước cũng làm sân golf trong sân bay -(NLĐ)   —  Quốc hội thảo luận dự án sân bay Long Thành: Ủng hộ nhưng vẫn băn khoăn  -(TNO)
Xây nhà sát Hồ Gươm: UBND quận “quên” hỏi Sở VHTT&DL   -(ĐV)
Cáp treo Sơn Đoòng: Không có chuyện Bộ Văn hóa đồng ý!  -(ĐV)   —  Bộ Văn Hóa đồng ý cho Quảng Bình lập dự án cáp treo vào Sơn Đoòng  -(MTG) -Chiều 14/11, theo thông tin từ Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch đã có cuộc họp với đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình và Bộ đã đồng ý vứi chủ trương mà UBND tỉnh Quảng Bình đã đưa ra về dự án cáp treo vào Sơn Đoòng.
Thừa Thiên- Huế: Doanh nghiệp khai thác đất trái phép được “chống lưng”?   -(DV)  –  Thanh Hóa: Dân hoang mang vì rắn lục đuôi đỏ nhiều bất thường  -(DV)   —  Nghi án người lạ thả rắn lục đuôi đỏ với mưu đồ xấu ở Quảng Ngãi  -(ĐSPL)
“Tụi tui cũng ế mắc chết đây nè…”  -(NLĐ) – *** Một thực trạng xã hội rất gay go cho lớp trẻ!
Nghệ An có 6 phó chủ tịch UBND tỉnh  -(PLTP)
Dàn lãnh đạo VN ‘nên về hưu tất’  -(BBC) – TS. David Koh : -Cho nên tôi nghĩ đội ngũ lãnh đạo VN bây giờ cần một sự thay đổi về thế hệ, và nếu mà tôi là ông Dũng, ông Trọng, hay là ông Hùng, tôi sẽ nghĩ rằng tất cả mọi người về hưu đi, cho người trẻ người ta làm
Văn hóa không từ chức ‘lên tầm cao mới’ Rõ ràng vẫn là bài “Đảng phân công” và “chừng nào còn tín nhiệm thì còn làm”.Nhưng Bộ trưởng Tiến có hơn Thủ tướng Dũng ở mức độ trơ trẽn. Sau khi dịch sởi cướp đi mạng sống của hơn 120 em nhỏ, bà Tiến nói:“Tôi không thể từ chức vào lúc này” vì “giờ là lúc ngành y tế tập trung cao nhất để giành giật sự sống cho các bé.”Nghe như thế người ta sẽ hiểu rằng khi dịch kết thúc, bà mới có thể từ chức. Nhưng mọi người chờ dài cổ mà không thấy bà Bộ trưởng nhắc lại chuyện này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể tự hào vì đã có một học trò xuất sắc. Nói đúng hơn, giờ đây các Bộ trưởng có thể vững tâm phát ngôn tùy ý và thản nhiên không từ chức vì đã có tiền lệ của thủ trưởng.
Nếu từ chức sớm thì sẽ không thu hồi lại được “vốn”, đấy cũng là cái khó của họ.
Thủ tướng Việt Nam yêu cầu không thay đổi thực trạng Biển Đông   -(RFI)
Trung Quốc đề nghị Mỹ hạn chế các chuyến bay do thám ở Biển Đông  -(RFI)
Bế mạc Thượng đỉnh ASEAN tại Nay Pyi Daw   -(RFI)

Kinh tế

Tôm Cá Ái Nhĩ Lan Vào TQ Tăng 300%  -(VB)   —    Bất ngờ 1,4 triệu đồng/kg chân cua Hoàng đế Alaska  -(VEF)
Chưa làm ôtô, Việt Nam thành cường quốc xe máy  -(VNN)   >>>  Xe máy chiếm hơn 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ
Bloomberg: Việt Nam đẩy nhanh làm sạch nợ xấu   -(TT)   —  Nhật sẽ đầu tư mạnh vào nông nghiệp VN  -(TT)
Đề nghị sớm công nhận VN có nền kinh tế thị trường   -(TT) - Bậy,bậy, sao lại mất cái đuôi “định hướng XHCN” – KTTT là nền kinh tế tự do của “bọn tư bản xấu xa, bóc lột…” sao lại yêu cầu thiên hạ công nhận giống nó thì làm sao mà tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNCS được nè.
Lãi vay tiêu dùng như tín dụng đen  -(TN)   —  Còn hơn 20.000 tỉ đồng vốn nhà nước đầu tư ngoài ngành -(TN)   –  Ít tiền nhưng thích xài sang -(TN)  –  ‘Việt Nam tuy nghèo nhưng tiêu hoành tráng’ -(TN)
Cá quả Trung Quốc “độc chiếm” chợ cá lớn nhất Hà Nội   -(Infonet)   —  Rau quả “tắm thuốc”, thấy mới sợ   -(Infonet)
 Đại gia Nhật rút khỏi Dung Quất, đầu tư vào Formosa?  -(ĐV)  — Việt Nam đạt “thành tích” uống bia: Nên tăng thuế tới 90%?    -(ĐV)   —  Sai phạm Tập đoàn cao su VN:Xem xét chuyện “lẩn” vốn đi?    -(ĐV)
Tài chính 24h: Cuối ngày, giá bán USD lên 21.370 đồng -(Bizlive)
Ngân hàng MB: Nợ xấu “nghi ngờ” tăng gấp đôi so với đầu năm  -(Bizlive) -Tính đến 30/9, nợ xấu của MB chiếm 3,09%, trong đó nợ nghi ngờ tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm lên 1.390 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn tăng 35,6% lên 1.110 tỷ đồng. ( Ngân hàng quân đội)

Thế giới

Mỹ chỉ trích tiến độ cải cách ở Myanmar  -(BBC)   —   Hành trình cải cách Miến Điện chững lại? – ( Tổng thống Mỹ chỉ trích Miến Điện thụt lùi về cải cách dân chủ -(RFI)   —  Tổng thư ký LHQ kêu gọi bảo vệ quyền của người Rohingya ở Miến Điện -(RFI)   —  Đảng đối lập Miến yêu cầu sửa đổi hiến pháp -(RFA)
a-village-myanmar
Tổng thống Obama kêu gọi Myanmar đẩy nhanh cải cách  -(VOA)   — Mỹ loan báo thành lập Peace Corps ở Myanmar  -(VOA)   —  Miến Điện: Sẽ Tăng Điện Lực Gấp 7 Lần  -(VB)  – Hình bên trái.
Báo New York Times phớt lờ cảnh cáo của Trung Quốc  -(VOA)  – Khi một phóng viên tờ New York Times hỏi vì sao ký giả quốc tế khó xin visa vào Trung Quốc tác nghiệp, ông Tập gợi ý rằng nên tự trách các phóng viên và rằng các hãng tin tức cần phải tuân thủ luật lệ của Trung Quốc.Trung Quốc nhiều lần từ chối cấp visa cho phóng viên tờ New York Times và cản truy cập vào trang Anh ngữ và Hoa ngữ của tờ báo.
Chủ tịch Trung Quốc bị công khai chất vấn về quyền tự do báo chí -(RFI)   —   Sợ lộ các tài sản phi pháp, Bắc Kinh ngăn trở dự thảo G20 ? -(RFI)   —  Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế -(RFA)
Thỏa thuận khí hậu Mỹ – Trung : có tiến bộ nhưng chưa đủ -(RFI)
media
Hoa Kỳ và Ấn Độ giải quyết được bất đồng trong thỏa thuận quan trọng nhất của WTO  -(RFI) -Hoa Kỳ và Ấn Độ hôm nay 13/11/2014 đã giải quyết được những bất đồng về trợ cấp nông nghiệp của Ấn. Đây là một bước tiến quyết định trong việc vận dụng một hiệp định thương mại lịch sử của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Bali tháng 12/2013.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 30/09, tại Washington. -REUTERS/Larry Downing === >>>

Mỹ-Ấn đạt thỏa thuận giải tỏa tranh cãi trợ cấp lương thực  -(VOA)
Tàu chiến Nga ở ngoài khơi Úc : Matxcơva biểu dương sức mạnh -(RFI)   —   Nga hoãn quyết định giải thể tổ chức Memorial -(RFA)   —  Dân biểu Nga mời người Đông Á nhập cư  -(BBC)
LHQ quan ngại về ‘cuộc chiến toàn diện’ ở miền Đông Ukraine  -(VOA)   —  TT Obama kêu gọi Nga tôn trọng lệnh ngừng bắn ở đông Ukraine  -(VOA)   —  Mỹ: Quốc hội mới có thể thúc đẩy hành động mạnh hơn ở Ukraine  -(VOA)
Pháp chưa quyết định đưa chiến đấu cơ sang Jordan đánh IS -(RFA)   –   Thỏa thuận hạt nhân với Iran khó hoàn thành đúng hạn -(RFA)  —   Đánh chết một cảnh sát Đài Loan, 60 người bị truy tố -(RFA)
Tổ chức Bác Sĩ Không Biên Giới thử nghiệm cách điều trị Ebola mới -(RFA)   — Các TNS Mỹ thảo luận việc tài trợ cho nỗ lực chống Ebola  -(VOA)   —  Liberia chấm dứt tình trạng khẩn cấp vì Ebola -(VOA)
_______________________________________________________
Bắt giữ xảy ra tại khu vực biểu tình chính ở Hồng Kông  -(ĐKN) -Ông trùm truyền thông, Jimmy Lai, bị tấn công bằng nội tạng thối  == >>>
Sinh viên ‘Cách mạng Ô’ không được phép vào Đại Lục  -(ĐKN) -
Obama gặp Aung San Suu Kyi và kêu gọi bầu cử tự do, công bằng  -(RFI)
Bắc Kinh bắt giam một kỹ sư « vượt tường lửa »   -(RFI)
Báo cáo viên LHQ : « Nhất thiết » phải đưa Bình Nhưỡng ra Tòa án Quốc tế  -(RFI)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội

Tỷ phú Do Thái dạy con và ‘siêu nhân một chân’ Việt -(TVN)  -Có một câu hỏi từ lâu khiến người viết trăn trở, đó là phải chăng cách thức giáo dục ở VN đang tạo ra những “siêu nhân một chân”?
Trong cuốn sách Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương, Sara Itmai, một phụ nữ Do Thái đã kể lại cách các tỷ phú Do Thái gửi con vào trường nội trú học từ bé. Họ phải nộp rất nhiều tiền để cho con học cách nấu ăn, bổ củi, khiêng nước bằng đòn gánh và giặt quần áo trên những tấm ván giặt thô sơ bằng tay…
Bắt quả tang 24 người thi hộ tại ĐH Tôn Đức Thắng  -(TT)   —   Thông báo xin không nhận phong bì  -(LĐ)
Hàn Quốc “im lặng” trong ngày sĩ tử thi đại học  -(ĐSPL) -Chính phủ Hàn Quốc ngày 13/11 đã yêu cầu mọi chuyến bay tạm thời ngừng cất cánh trong 40 phút, dừng các cuộc tập trận, xe cộ bị cấm trong bán kính 200m… để các sĩ tử bước vào kì thi đại học.
Công nghệ biến lợn sề hết đát thành “thịt bò”  -(VNN)
Rúng động tin hàng loạt sao dính đường dây gái gọi  -(VNN)
Công an xã bị đề nghị mức án trên 6 năm tù   -(TT) -Viện KSND huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đề nghị hội đồng xét xử tuyên Lê Minh Phát (nguyên công an viên xã Vạn Long) 5 năm 6 tháng đến 6 năm 3 tháng tù. ***Bị bắt về rồi đánh chết cháu bé Tu ngọc Thạch (14 tuổi) vô cớ mà chỉ bị bao nhiêu, trong khi tát CSGT một cái bị 9 tháng tù, bị cộng đồng phản ứng còn 6 tháng- Kiểu  “Trịnh xuân Tùng”!!! – Xử án theo kiểu “pháp quyền XHCN” công bằng ghê.
Án dân không phải cứ “muốn xử thế nào thì xử”  -(LĐ)
“Điểm danh” cán bộ dính líu tới vụ án oan chấn động Hà Nội  -(GDVN) – Trong phiên xét xử phúc thẩm vụ án Vũ Ngọc Dương, có 2/3 thẩm phán đồng ý y án sơ thẩm. .Vậy họ là ai?   >>>  Vụ án oan chấn động Hà Nội: Cáo trạng được “vẽ” như thế nào?
 Beckham đến Việt Nam: Bán rượu và được đi xe ngược chiều   -(ĐV)
Nửa đêm xông vào công trường, đánh đập bảo vệ, cướp tài sản  -(ANTĐ)   >>>   Bị đâm chết do bênh vực em    >>>  Hà Nội: Chồng “bệnh hoạn” giết vợ mới cưới
Trăm cảnh sát bao vây kẻ chém công an, ôm bình gas cố thủ  -(VTC)   >>>   Hà Nội: Đang cháy lớn tại nhà máy thuộc Bộ Công an   —   Bắt kẻ chuyên cướp vé số của người già, người tàn tật  -(ĐSPL)
Nổ lớn KCN An ninh, Bộ Công an: Xe cứu thương đến liên tục  -(Kiến Thức) – Xe cứu thương liên tục đến khu vực thuộc KCN An ninh, Bộ Công an (địa bàn xã Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội) phát nổ lúc 16h50 chiều nay (14/11/2014).   >>>   Dân vây kín hiện trường vụ giết người tình, đốt xác phi tang

-TQ xuất khẩu lao động để đồng hóa dân Duy Ngô Nhĩ với người Hán

Motthegioi

Một gia đình Duy Ngô Nhĩ ở Quảng Đông
Một gia đình Duy Ngô Nhĩ ở Quảng Đông
TQ xuất khẩu lao động nhằm đồng hóa dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương với người Hán trên toàn Trung Quốc (TQ),  là một cách để Bắc Kinh trấn áp những vụ bạo động chống chính quyền ở vùng Tân Cương.
 Trong hai ngày hội thảo ở Tân Cương hồi tháng 5.2014, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình ủng hộ việc đưa thêm người Duy Ngô Nhĩ đi lao động và học tập ở những cộng đồng Hán tộc, để “tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và kích hoạt quan hệ giữa các cộng đồng”, theo Tân Hoa Xã.

Trước đó tại một hội nghị tháng 9.2013, lãnh đạo cấp cao kêu gọi chính quyền các cấp giúp tạo việc làm cho các cộng đồng thiểu số ở Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ phàn nàn việc bị cộng đồng Hán tộc đến tái định cư (với sự ủng hộ của nhà nước) và cướp việc làm của họ.
Muốn đi lao động, phải xét quan điểm chính trị
Từ việc “trên” giao,cán bộ chính quyền Tân Cương cùng các địa phương khác đều muốn thi đua lập thành tích, đã có những biện pháp đưa người Duy Ngô Nghĩ cùng các cộng đồng thiểu số khác đến lao động-tái định cư ở những nơi khác trên toàn TQ.
 Chẳng hạn họ thuê cả đoàn tàu hỏa để chở  người đi.Khi mùa đông lạnh bắt đầu phủ xuống vùng tây bắc TQ, 489 người đáp chuyến tàu từ thủ phủ Urumqi của Tân Cương, đi 50 giờ xuống tỉnh Quảng Đông ở  miền nam TQ, để trở thành công nhân ở các xí nghiệp.
Tahir Turghun, một nông dân trạc tuổi 30, nói: “Nếu có thể thích ứng với cuộc sống ở Quảng Đông, tôi sẽ tính chuyện ở đó và mở một nhà hàng ăn”, theo bài phóng dự đăng ngày 29.10 của Phương Nam nhật báo thuộc nhà nước TQ.
Turghun nói anh chưa bao giờ đi xa quá vùng Tân Cương, quê quán của cộng đồng Hồi giáo thiểu số Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng khi có cơ hội làm việc ở Quảng Đông, anh cùng vợ lập tức đăng ký đi “xuất khẩu lao động tại chỗ”.
Theo báo China Daily, tỉnh Quảng Đông dự tính “nhập khẩu” 5.000 lao động người Tân Cương trong 3 năm tới. Năm nay đã có hơn 1.000 đi “xuất khẩu lao động”.
Ngày 20.10, chính quyền Quảng Đông tải lên mạng các hướng dẫn cho chương trình: người lao động phải được “xét quan điểm chính trị” và cứ 50 lao động thì phải có một cán bộ Tân Cương đi cùng.
Nhóm rời Urumqi ngày 29.10 là nhóm “xuất khẩu lao động” đông nhất cho đến nay của chương trình. Cán bộ Tân Cương và Quảng Đông làm lễ tiễn-đón rình rang.
“Họ đều trải qua đào tạo, kiểm tra sức khỏe và quan điểm chính trị”, theo cán bộ Cheng Peng có nhiệm vụ theo đoàn, trả lời phỏng vấn của báo New York Times ngay từ trên đoàn tàu.
Ông nói các lao động được học về tinh thần đoàn kết dân tộc, luật lệ và tiếng Hoa, cùng các quy định lao động và cách sinh hoạt trong môi trường lao động.
Chen nói thêm: “ Tinh thần đoàn kết dân tộc là cách các cộng đồng thiểu số tiếp xúc với người Hán tộc, như phép xã giao, cách ứng xử”.
Ông còn bảo: vì những vụ bạo động bùng phát, gồm vụ người Duy Ngô Nhĩ tấn công bằng dao ở một nhà ga xe lửa tại tỉnh Vân Nam (nam TQ) hồi tháng 3, nên “người Hán có thành kiến với người Tân Cương. Chúng tôi phải tạo lại hình ảnh mới”.
Ký ức vụ bạo lực 2009 vẫn còn đó
TQ xuất khẩu lao động đến toàn TQ là nhằm đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ, để họ hòa nhập vào văn hóa Hán.
Cheng là cán bộ huyện Shufu, gần thành phố Kashgar, nơi mà ông nói đã xuất khẩu lao động đến toàn TQ từ năm 2006.
Nhưng chương trình này từng góp phần vào quá khứ hận thù chủng tộc, gồm một vụ bạo động chết người tại Quảng Đông hồi tháng 6.2009, nhiều tuần sau khi 800 lao động Duy Ngô Nhĩ từ huyện Shufu đang dần đến  một xí nghiệp sản xuất đồ chơi ở Shaoquan.
Tin đồn người Duy Ngô Nhĩ cưỡng hiếp hai phụ nữ người Hán lan khắp 16.000 công nhân người Hán của xí nghiệp.
Cuộc bạo động kéo dài 4 giờ bùng lên từ nửa đêm 25.6.2009, hai nhóm lao động Duy Ngô Nhĩ và người Hán dùng bình chữa cháy, gạch đá và thanh sắt lao vào đánh nhau.
Đến rạng đông, khi công an đến hiện trường,  hai người đàn ông Duy Ngô Nhĩ bị giết, 120 người khác bị thương, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ.
10 ngày sau, vụ bạo động lan về Urumqi ngày 5.7, khi nhóm sinh viên Duy Ngô Nhĩ phản đối cuộc điều tra lơi lỏng của công an về nguyên nhân vụ bạo động ở Quảng Đông.
Tiếp đó là những cuộc truy sát người Hán ở Urumqi, rồi đến lượt người Hán giết người Duy Ngô Nhĩ để trả thù. Cuối cùng, ít nhất 192 người chết  (2/3 nạn nhân là người Hán) và hơn 1.000 người bị thương, theo chính quyền cho biết.
Trước đó, những khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và lối sống đã hình thành giữa hai nhóm lao động. Tài xế taxi kể những chuyện về ánh mắt hoang dã, cách ứng xử cộc cằn của người Duy Ngô Nhĩ.
Các chủ tiệm tạp hóa phàn nàn phụ nữ Duy Ngô Nhĩ giỏi ăn cắp. Rồi là những câu chuyện đàn ông Duy Ngô Nhĩ tấn công tình dục phụ nữ Hán.
TQ xuat khau lao dong hinh anh 3
Công an trấn áp người gây bạo động năm 2009 
 “Chỉ là chuyện giữa vợ với chồng”
Cán bộ Shaoguan nói không có chuyện hiếp dâm, biện hộ vụ bạo lực ở xí nghiệp đồ chơi là “thế lực thù địch bên ngoài” kích động hận thù chủng tộc, kích động ly khai ở Tân Cương.
“Vấn đề giữa người Hán với người Duy Ngô Nhĩ giống như chuyện giữa chồng với vợ. Chúng tôi có cãi nhau, nhưng cuối cùng vẫn là một gia đình”, theo Chen Qihua, phó giám đốc sở ngoại vụ Shaoguan.
Nhưng giám đốc Li Qiang của tổ chức Giám sát lao động TQ (New York) đã nghiên cứu vụ bạo lực ở Shaoguan, có quan điểm khác: lương thấp, làm việc nhiều giờ và sự công việc quá tải khiến dẫn đến sự không tin cậy nhau giữa Hán tộc với người Duy Ngô Nhĩ.
Li nói “ Chính phủ thật sự không biết vấn nạn chủng tộc này, và càng không biết cách giải quyết”.
Quan điểm của chính phủ về vụ bạo lực ở xí nghiệpđồ chơi chỉ là “hậu quả tin đồn nhảm”, do một lao động bất mãn tải lên internet.
Vài ngày sau, chính quyền lại bảo cuộc bạo động do “có sự hiểu lầm”giữa một nữ công nhân 19 tuổi, đi lộn vào lán ngủ của lao động nam Duy Ngô Nhĩ.
Cô gái tên Huang Cuilian, kể về giới truyền thông rằng cô phải hét toáng và chạy ào ra, khi những người đàn ông dậm chân đe dọa. Khi cô Huang cùng bảo vệ xí nghiệp quay lại để gặp những người đàn ông, cuộc ẩu đả bùng lên….
TQ xuat khau lao dong hinh anh 2
Bảo vệ xí nghiệp sau cuộc bạo động năm 2009 
Lúc ấy, người ở thành phố Kashgar nói nhiều biện pháp được triển khai, để bảo đảm đạt thành tích đưa người Duy Ngô Nhĩ đi “xuất khẩu lao động”, gồm dọa phạt tiền lớn đối với hộ gia đình nào không muốn đi.
Một số thanh niên Duy Ngô Nhĩ phàn nàn việc tuyển chọn các thiếu nữ Duy Ngô Nhĩ còn trẻ và chưa chồng.
Nhưng nhiều hộ nói họ hoan nghênh cơ hội lao động từ chương trình “xuất khẩu lao động”này.
6 công ty ở Quảng Đông nhận số lao động mới sẽ được chính quyền tỉnh thưởng tiền.
Nhưng học giả James Leibold chuyên về chủ trương người thiểu số TQ thuộc đại học La Trobe (Úc) đang sống ở Bắc Kinh, tỏ ra nghi ngờ chương trình liệu có đạt được mục tiêu “hội nhập giữa hai cộng đồng”, khi cán bộ tỉnh Quảng Đông rất  muốn tránh tái diễn vụ bạo lực năm 2009.
Tiến sĩ Leibold nói: cán bộ chính quyền địa phương sẽ thiên theo hướng cách ly hai chủng tộc, giữ nguyên trạng về vấn đề chủng tộc và việc làm.
Đồng hóa không là cách duy nhất trong chiến lược của TQ nhằm dập tắt bạo động ở Tân Cương. Lực lượng an ninh ở vùng này đã bắt nhiều người Duy Ngô Nhĩ, lên án họ là “khủng bố” và tòa án ban các án tử hình.
Hồi tháng 9, Hội đồng xét xử Urumqi tuyên án tù chung thân đối với  Ilham Tohti, một giáo sư kinh tế học người Duy Ngô Nhĩ sống và giảng dạy ở Bắc Kinh, với tội danh kích động ly khai.
Mai Hà (theo New York Times) 

-Đại tướng quân hai lúa chế tạo xe bọc thép: Làm khoa học xứ mình buồn lắm!

Motthegioi

Đại tướng quân hai lúa chế tạo xe bọc thép: Làm khoa học xứ mình buồn lắm!
  Chế tạo thành công xe bọc thép ở nước bạn Campuchia, cha con Đại tướng quân hai lúa Trần Quốc Hải được đối đãi như những người hùng. Ông phân tích, thành công của việc chế tạo xe bọc thép không chỉ là nỗ lực cá nhân mà còn được sự đồng lòng, khuyến khích của nhiều người.
Thành công ở xứ người khiến ông ngậm ngùi về khoảng thời gian gần 10 năm đeo đuổi sáng chế máy bay trực thăng ở trong nước. Ông nói với Một Thế Giới: Làm khoa học ở xứ mình buồn lắm!
 Niềm vinh hạnh quá lớn
“Chuyện xảy ra tháng trước, mình cũng không muốn nói nhiều. Nhưng vui lắm, hạnh phúc lắm”-ông tâm sự.
Khi bắt tay vào làm xe bọc thép, ông không ngờ lại nhận được niềm vinh hạnh lớn như vậy. Ông kể: Ngày ra mắt xe bọc thép, ông và con trai được đứng trong hàng danh dự xem xe bọc thép diễu binh. Trong buổi lễ long trọng, đích thân Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia trao Huân chương cho con trai Trần Quốc Thanh.
“Ở đó người ta làm khoa học lạ lắm. Anh làm được gì thì làm. Không cần bằng cấp, giấy phép gì cả. Còn ở xứ ta, mình chưa làm đã bị đặt câu hỏi: Anh có học không mà đòi làm. Nói thật, làm khoa học ở xứ mình buồn lắm”-ông Hải nói thẳng. 
Sau đó, đích thân Thủ tướng Husen trao Huân chương cho mình. Hạnh phúc quá lớn là vì ông không nghĩ những con người nhỏ bé như cha con ông được đối đãi như vậy.
“Cả đời tôi chưa bao giờ sung sướng, hạnh phúc như thế. Đối với một người làm khoa học, đó là liều thuốc tinh thần vô giá”-Đại tướng quân Hai lúa nói.
Lý giải về việc chế tạo thành công của xe bọc thép, ông Hải cho biết: Ở Campuchia rất dễ dàng sưu tập phụ tùng, thiết bị, dễ dàng sáng tạo. “Vấn đề là người ta tin tưởng mình, tạo điều kiện cho mình sáng tạo”-ông kể.
Ông nhớ mãi sự kiện vị Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia khi nghe đề đạt cho ông nông dân sửa chữa và chế tạo xe bọc thép liền gật đầu cái rụp, không đắn đo. “Tôi nói thật. Nếu ở nước mình chắc chẳng ai tin. Nhiều người còn nghĩ tôi… không bình thường”-ông ngậm ngùi.
Ông kể ở xứ bạn, người làm khoa học được khuyến khích sáng tạo, tự do sáng tạo. Làm được cái gì thì mới thẩm định, cấp bằng sáng chế. Không phải chạy vạy xin giấy phép này xin giấy phép nọ.
“Nói thật, người ta rất trân trọng người có phát kiến, sáng tạo. Người ta sẵn sàng tạo mọi điều kiện mà không đặt nặng vấn đề thành công hay thất bại”-ông phân tích.
Vì vậy, mỗi sáng chế được người Campuchia đón nhận như sự tự hào dân tộc, không hề so đo tính toán công lao của người này người khác.
Ông Hải cùng gia đình được tiếp đón nồng nhiệt sau thành công với xe bọc thép
Sang Campuchia làm máy bay?
Nhắc tới niềm đam mê sáng chế máy bay trực thăng mà cha con ông Hải đeo đuổi gần 10 năm nay, ông cho biết sắp tới sẽ cho cải tiến nhiều chi tiết máy bay để gọn nhẹ hơn, có thể vận hành.
“Sắp tới, tôi tính sang Campuchia tiếp tục nghiên cứu chế tạo máy bay”-ông cho biết. Lý giải việc này, ông Hải nói ở Campuchia cũng đã có người chế tạo máy bay thành công. Làm máy bay ở Campuchia, được Chính phủ hỗ trợ động cơ.
“Ở đó người ta làm khoa học lạ lắm. Anh làm được gì thì làm. Không cần bằng cấp, giấy phép gì cả. Còn ở xứ ta, mình chưa làm đã bị đặt câu hỏi: Anh có học không mà đòi làm. Nói thật, làm khoa học ở xứ mình buồn lắm”-ông Hải nói thẳng.
“Xuất ngoại làm máy bay là chuyện chẳng đặng đừng. Nhưng ở đâu có điều kiện, không khó khăn thì mình làm”, ông Hải ngậm ngùi.  
Cái buồn là ở chỗ nước bạn, nếu thành công với sáng tạo, người ta sẽ công nhận còn ở trong nước thì bị nghi ngờ, thậm chí đố kỵ. Điều đó dẫn đến thực trạng những người chuyên sáng tạo như ông thì không bao giờ được coi là làm khoa học. Còn nhà khoa học, chỉ cần có tấm bằng là được, không cần có sáng chế gì !?
Ông kể: Từ năm 2006 đến nay, cha con ông sáng chế tổng cộng 3 chiếc trực thăng. Cặm cụi làm, âm thầm làm. Không được hỗ trợ khuyến khích gì. Làm xong còn bị chê, bị nghi ngờ đủ thứ. Nhiều lúc ông nản. Mỗi lần làm lại xin giấy phép, thử nghiệm lại phải xin giấy phép. Rất nhiều thủ tục nhiêu khê.
Máy bay của ông đã triển lãm khắp nơi, ở Đức, ở Nhật…nhưng ở trong nước, nó chưa được cấp bằng sáng chế.

Xe bọc thép mới do cha con ông Hải chế tạo 
Ông Trần Quốc Hải cho biết thêm, ngoài dự tính sang Campuchia nghiên cứu trực thăng, ông vẫn duy trì cải tiến trực thăng đã làm ở trong nước. Tuy nhiên, trực thăng trong nước có thành công hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố mà đôi khi ông không phải là người quyết định.
“Xuất ngoại làm máy bay là chuyện chẳng đặng đừng. Nhưng ở đâu có điều kiện, không khó khăn thì mình làm”, ông Hải ngậm ngùi.
Kiến Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét