Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Vì sao Tổng Thống Obama nhận lời thăm Việt Nam

  • Obama cảnh báo an ninh khu vực châu Á (BBC) - Tổng thống Hoa Kỳ cảnh báo an ninh khu vực châu Á không thể dựa trên lệ nước lớn 'hăm dọa' nước nhỏ, trong một sự kiện ở Brisbane.
  • Lãnh đạo phong trào dân chủ Hồng Kông bị cấm đến Bắc Kinh (RFI) - Theo hãng tin AFP, ba lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi dân chủ Hồng Kông hôm nay 15/11/2014 cho biết họ bị từ chối không được lên chuyến bay tới Bắc Kinh theo dự định để gặp chính quyền Hoa lục thảo luận về những cải cách dân chủ cho Hồng Kông.
  • G20: Putin lên án lệnh trừng phạt (BBC) - Tổng thống Nga Vladimir Putin nói lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ không chỉ gây hại tới Nga mà còn nền kinh tế toàn cầu.
  • G20 : Pháp - Nga không đề cập đến chiến hạm Mistral (RFI) - Bên lề hội nghị G20, có nhiều cuộc tiếp xúc tay đôi giữa các nguyên thủ quốc gia. Cuộc gặp được chú ý nhiều nhất trong ngày đầu G20 là giữa Tổng thống Pháp François Hollande và Tổng thống Nga Vladimir Putin giữa lúc quan hệ Nga-Pháp ngày càng xấu đi kể từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraina và Pháp đang khó xử trong chuyện bàn giao tàu chiến Mistral cho Nga.
  • Đông Âu sau 25 năm: Được và Mất (BBC) - Người Việt và người dân ở Đông Âu được hay mất từ những chuyển đổi dân chủ tại đây sau 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ?
  • Lúc Bức tường Berlin sụp đổ, bà Angela Merkel đang tắm hơi (RFI) - Vào buổi tối hôm Bức tường Berlin sụp đổ hôm 09/11/1989, bà Angela Merkel, nay là Thủ tướng nước Đức thống nhất, đang đi tắm hơi như mỗi tối thứ Năm bà vẫn hay đi, ở Đông Đức, và mơ có dịp đi sang Tây Đức thưởng thức món hàu.
  • Thấy gì từ kết quả 'tín nhiệm' 2014? (BBC) - Kết quả 'tín nhiệm' 2014 của Quốc hội VN phản ánh 'khá sát' năng lực quan chức, tuy nhiên vẫn là 'dân chủ bậc thấp', theo ý kiến giới quan sát.
  • Quách Thoại, nhà thơ đấu tranh đầu tiên của Việt Nam (RFA) - Nhà thơ Quách Thoại tên thật là Đoàn Thoại, sinh năm 1930 tại Huế. Năm 1948, khi 18 tuổi, ông vào Sài Gòn cộng tác với các báo Đoàn Kết, Làm Dân. Trong hai năm 1949-1950, làm Tổng thư ký tuần báo Nguồn sống. Năm 1955, ông viết cho các báo Người Việt, Sáng tạo, Việt chính, Thế kỷ hai mươi.
  • Hợp tác phát triển ở biển Đông là điều khó xảy ra (RFA) - Vào chiều ngày 12 tháng 11, tại Hiệp hội Châu Á (Asia Society) ở New York, đã diễn ra một buổi hội thảo về những căng thẳng trên biển Đông và tương lai của một giải pháp điều hòa căng thẳng cũng như hợp tác giữa các nước trong khu vực.
  • Tại sao Nga diễn tập chống tàu ngầm và phòng không ở Biển Đông? (BaoMoi) - (PetroTimes) - Theo giới bình luận, lâu nay Nga luôn giữ thái độ khá trung lập trước những tranh chấp tại Biển Đông, do đó động thái diễn tập và bắn đạn thật ở Biển Đông lần này của Moskva đang khiến dư luận và giới chuyên môn đặc biệt quan tâm.
  • Quân đội Irak giành thắng lợi quan trọng trước quân thánh chiến (RFI) - Theo AFP, hôm nay 15/11/2014, quân đội Irak thông báo đã phá vỡ được vòng vây khu lọc dầu chính của cả nước, bị quân thánh chiến Tổ chức Nhà nước Hồi giáo phong tỏa tấn công từ nhiều tháng qua. Trước đó, vào hôm qua quân chính phủ đã chiếm lại Baiji một thành phố trọng yếu.
  • Đạo diễn người Na Uy thú nhận đã dàn dựng “Cậu bé Syria anh hùng” (RFA) - Video mang tên Cậu bé Syria anh hùng đã có số người xem 6 triệu lần và chính chủ nhân của nó chưa bao giờ nói rằng cuốn phim được dựng lại hay thực sự đã diễn ra như vậy. Anh Lars Klevberg, một đạo diễn người Na Uy 34 tuổi cho biết đoạn video trên được quay tại Malta vào mùa hè năm ngoái với những diễn viên nhí chuyên nghiệp.
  • Modi muốn xây hàng triệu nhà vệ sinh để Ấn Độ bớt lạc hậu (RFI) - Châu Á hôm nay, 15/11/2014 khá được báo chí Pháp quan tâm, với các bài về Miến Điện, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên. Nhìn sang Ân Độ, báo Libération nêu trong hàng tựa mối quan tâm của tân Thủ tướng Modi, nêu bật một khía cạnh còn rất lạc hậu của nước Ấn : « Với 130 triệu nhà vệ sinh, Modi lấy lại mơ ước của Gandhi ». Thực hiện mơ ước này, Thủ tướng Ấn đã đưa ra một kế hoạch đầy cao vọng trị giá 18 tỷ euro.
  • G20 khai mạc : Xung đột Ukraina chen giữa hồ sơ kinh tế và khí hậu (RFI) - Hôm nay 15/11/2014, hội nghị thượng đỉnh G20 quy tụ lãnh đạo của 19 quốc gia và Liên hiệp châu Âu đã khai mạc tại Brisbane, Úc để bàn về những vấn đề lớn của toàn cầu như biến đổi khí hậu, tăng trưởng kinh tế. Khủng hoảng Ukraina với sự can dự của Nga sẽ là hồ sơ gai góc có thể khiến không khí của hội nghị G20 lần này trở nên căng thẳng.
  • Mỹ-Nhật-Úc thắt chặt liên minh để kềm hãm Trung Quốc ? (RFI) - Tổng thống Mỹ và hai Thủ tướng Nhật và Úc sẽ tranh thủ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brisbane (Úc) để bàn cách tăng cường hợp tác quân sự tay ba. Dù ba nước đều khẳng định rằng họ chỉ muốn phát huy việc bảo đảm an ninh cho toàn vùng Châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Kinh được cho là sẽ xem đấy là một mưu toan mới nhằm kềm hãm Trung Quốc.
  • Bình Nhưỡng lại cảnh báo tấn công trả đũa Hàn Quốc (RFI) - Bình Nhưỡng hôm nay 15/11/2014 lại lên tiếng cảnh báo sẽ tấn công trả đũa, vài ngày sau khi quân Hàn Quốc bắn cảnh cáo vào đội tuần tra Bắc Triều Tiên ở gần biên giới. Quân đội Hàn Quốc hôm thứ Hai 11/11 đã bắn cảnh cáo khi đội lính tuần tra Bắc Triều Tiên tiến gần vùng phi quân sự là ranh giới giữa hai nước, nhưng không có cuộc đọ súng nào và nhóm tuần tra này cuối cùng đã rút lui.
  • Bắc Kinh thưởng 60.000 euro cho ai tố cáo "khủng bố" (RFI) - Công an thành phố Phật Sơn (Foshan) ở miền nam Trung Quốc loan báo sẽ thưởng số tiền lên đến 60.000 euro cho tất cả những ai cung cấp được thông tin về « các hành vi nghi ngờ là khủng bố ». Thông báo này được đưa ra sau một vụ tấn công đã làm 22 người chết vào tháng trước.
  • Trung Quốc đầu tư 7,8 tỷ đô la vào Miến Điện (RFI) - Truyền thông Trung Quốc hôm nay 15/11/2014, loan báo, trong chuyến thăm Miến Điện của Thủ tướng Lý Khắc Cường, hôm qua (14/11/2014) hai nước đã ký kết một loạt hợp đồng trị giá 7,8 tỷ đô la trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng và tài chính.
  • Obama gián tiếp lưu ý Trung Quốc : Nước lớn không được ức hiếp nước bé (RFI) - Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 khai mạc hôm nay, 15/11/2014 tại Úc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ tranh chấp lãnh thổ tại Châu Á biến thành xung đột võ trang. Phát biểu tại trường Đại học Brisbane, Tổng thống Mỹ không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng đã khẳng định rằng an ninh tại châu Á không thể dựa vào việc « nước lớn ức hiếp nước bé ».
  • Lãnh đạo các nước G20 tìm giải pháp chống Ebola (RFA) - Cũng trong hội nghị thượng đỉnh G20 nguyên thủ các nước sẽ tập trung biện pháp nhằm chống lại sự bùng nổ của Ebola cũng như cải tổ nền kinh tế toàn cầu và các thỏa thuận với vấn đề biến đổi khí hậu.
  • TT Obama cảnh báo hiểm họa Bắc Triều Tiên (RFA) - Tổng thống Obama cảnh báo về hiểm họa Bắc Triều Tiên trong khi nền kinh tế của Đông Á phát triển đáng kinh ngạc. Tổng thống Obama cho rằng Trung Quốc nên hành xử có trách nhiệm hơn mặc dù Washington sẽ tiếp tục thẳng thắn về những bất đồng với Bắc Kinh.
  • Indonesia: Cảnh báo sóng thần gây hoảng loạn (RFA) - Một trận động đất mạnh 7.1 Richter tại đảo Maluku thuộc miền đông của Indonesia vào sáng hôm nay đã khiến quốc gia này đối diện với nguy cơ sóng thần như đã từng xảy ra vào năm 2004.
  • Zlatan Ibrahimovic mong muốn tranh tài tại Olympic 2016 (VOA) - Ibrahimovic, 33 tuổi, là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất không được tranh tài tại vòng chung kết World Cup 2014 hồi mùa hè vừa qua, sau khi Thụy Ðiển bị Bồ Ðào Nha đánh bại ở trận play-off tranh vé đi Brazil hồi năm ngoái.
  • Obama muốn hỗ trợ năng lực hàng hải của Việt Nam (BaoMoi) - Trong bài diễn văn phát biểu bên lề hội nghị của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), ông Obama hôm nay bày tỏ mong muốn tìm ra điểm chung về lợi ích quân sự cũng như tăng cường khả năng hàng hải của Việt Nam.
  • Mỹ ủng hộ ASEAN đạt Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông với Trung Quốc (BaoMoi) - Tổng thống Mỹ Ba-rắc ô-ba-ma khẳng định, Mỹ ủng hộ các nỗ lực của ASEAN nhằm sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Phát biểu tại Đại học Queensland ở thành phố Bri-xben (Brisbane) ngày 15-11, ông B.ô-ba-ma cho biết, Mỹ sẽ hợp tác với các quốc gia đối tác ở châu á để giải quyết các thách thức an ninh khu vực. ông khẳng định, Mỹ tiếp tục theo đuổi mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc. Theo ông, trong tương lai, Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng tại khu vực, song câu hỏi lớn là Bắc Kinh sẽ thể hiện vai trò này như thế nào. ông nhấn mạnh rằng, Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy “hòa bình, ổn định và thịnh vượng” của Trung Quốc, cũng như vai trò có trách nhiệm của nước này trong các vấn đề toàn cầu.
  • Không được phá luật quốc tế (BaoMoi) - (PetroTimes) - Dư luận đang quan tâm tới Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các hội nghị cấp cao liên quan diễn ra trong ngày 12 và 13/11 tại thủ đô Naypyidaw của Myanmar. Bởi Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 diễn ra đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm Trung Quốc (12/11) và ngay sau khi Hội nghị cấp cao APEC kết thúc hôm 11/11 tại Bắc Kinh.
    Theo Đài GMA News, vấn đề Biển Đông là một trong những trọng tâm được thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần này và dư luận đang hoài nghi về khả năng ASEAN và Trung Quốc thảo luận thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
  • Tăng cường thể chế ASEAN (BaoMoi) - (DĐDN) - Diễn ra vào thời điểm chỉ một năm trước ngưỡng cửa hình thành Cộng đồng ASEAN (AEC), Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 dành nhiều thời gian bàn thảo về một AEC hội nhập hơn vào năm tới cùng với tầm nhìn hậu 2015 của khối cũng như công tác tăng cường các thể chế ASEAN.
  • Trung Quốc chìa 'gậy và cà rốt' cho láng giềng (BaoMoi) - Qua những tuyên bố về các khoản đầu tư khổng lồ mới đây, Bắc Kinh cho thấy chiến lược rõ ràng: mang lại lợi ích cho các nước thân thiết và trừng phạt những bên phản đối tuyên bố chủ quyền của họ tại những vùng đang là điểm nóng tranh cãi.
  • Thế giới tuần qua: Tăng cường mối liên kết (BaoMoi) - QĐND Online - Vấn đề Biển Đông tiếp tục được nhấn mạnh tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-25; IS mở rộng “Vương quốc Hồi giáo”; Nga-Trung Quốc bắt tay mua bán khí đốt; thêm tia hy vọng chống virus Ebola, là những tin tức đáng chú ý tuần qua…
  • Cứu hộ khẩn cấp 10 ngư dân trên tàu cá gặp nạn ngoài khơi biển Đông (BaoMoi) - (PLO) - Sáng sớm 15/11, tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình cho biết, Đồn BP Nhật Lệ vừa phối hợp cùng ngư dân địa phương để ứng cứu kịp thời 9 ngư dân cùng 1 thuyền trưởng bị thương nặng khi tàu cá của họ hư hỏng và chết máy ngoài biển khơi.
  • Hội thảo quốc tế về biển Đông tại Đà Nẵng (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 với chủ đề “Biển Đông: hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” do Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức sẽ khai mạc vào 17-11 tại Đà Nẵng. Với sự tham gia của 33 đại biểu quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Australia, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh... và các chuyên gia, học giả trong nước, Dự kiến Hội thảo sẽ diễn ra đến hết ngày 18-11 với 8 phiên thảo luận chính thức.
  • Tưng bừng lễ hội bóng đá phong trào bên sông Hàn (BaoMoi) - Những ngày diễn ra giải bóng đá mini phong trào - Cup Bia Sài Gòn tại Đà Nẵng, người hâm mộ bên bờ sông Hàn như được sống trong lễ hội khi không khí bóng đá hừng hực lan tỏa từ công viên Biển Đông.
  • Men say bóng đá phong trào ở Đà Nẵng (BaoMoi) - (TNO) Những ngày vừa qua, giải bóng đá mini phong trào toàn quốc - Cúp Bia Sài Gòn 2014 khu vực Đà Nẵng đã diễn ra tại Công viên Biển Đông. Với người yêu thể thao Đà Nẵng, hiếm có giải đấu nào có sức hút đặc biệt như vậy.
  • Mỹ tiếp tục bay giám sát trên Biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Lầu Năm Góc tuyên bố, Mỹ sẽ tiếp thực hiện các chuyến bay giám sát trên không phận và vùng biển quốc tế, bất chấp phản đối của phía Trung Quốc.
  • Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực (BaoMoi) - TP - Học viện Ngoại giao Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” từ ngày 16 đến 18/11 tại Đà Nẵng.
  • Ấn Độ muốn "chạy đua" với Mỹ đến Việt Nam (BaoMoi) - Bằng những gì đã diễn ra trong thời gian qua, có vẻ như Ấn Độ đang ngầm "chạy đua" với Mỹ để siết chặt hơn mối quan hệ chiến lược với Việt Nam và thổi luồng gió mới vào chính sách "Hướng Đông'.
  • Công ước Luật biển 1982 thay đổi tư duy biển VN (BaoMoi) - VN nằm trong tốp những nước cuối của khu vực có chiến lược biển và luật Biển riêng của mình. Lợi thế so sánh mà những bước đi ban đầu trong những năm 1970 mang lại đã phần nào bị hạn chế nhưng vẫn còn đó những cơ hội để đất nước có những bước đi tiến ra biển vững chắc.

Vì sao Tổng Thống Obama nhận lời thăm Việt Nam

  Tổng thống Hoa Kỳ Obama nhận lời thăm VN, sự ủng hộ dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã có cuộc hội kiến với TT HK Obama. Trong cuộc hội kiến đó, Chủ tịch TT Sang đã có lời mời TT Obama sang thăm VN. Nhưng TT Obama chỉ nhận lời sang thăm vào thời điểm thích hợp, chưa có thời điểm cụ thể.
Nhưng chỉ ít ngày sau, tức ngày hôm qua 13-11, trong cuộc gặp song phương với TT HK Obama, TTg Nguyễn Tấn Dũng đã có lời mời TT Obama, và TT Obama đã nhận lời sang thăm VN vào dịp hai nước kỷ niệm 20 năm hai nước bình thường hóa quan hệ, năm 2015.
Tại sao như vậy?
Chúng ta đều biết rõ là một trong những trở ngại nhất mà cho tới nay, TT Hoa Kỳ Obama chưa tới thăm VN trong suốt gần 2 nhiệm kỳ của ông là vấn đề nhân quyền. Việc mời TT Obama sang thăm VN có ý nghĩa quan trọng. Bởi VN là một thành viên tích cực của ASEAN mà lại không được TT Hoa Kỳ tới thăm trong một thời gian dài như vậy, thì VN quả là thất thế với các nước lớn khác trong ASEAN. Trong khi đó TT Obama đã đi thăm hầu hết các nước trong ASEAN trừ Lào và VN.
Trước cuộc gặp chính thức của các nhà lãnh đạo hai nước, thì các ngoại trưởng cùng các trợ lý của hai bên tiến hành đàm phán, thỏa thuận các điều kiện, các vấn đề mà hai nhà lãnh sẽ đưa ra trong cuộc gặp. Khi mà các ngoại trưởng và trợ lý của hai bên chưa đạt được thỏa thuận thì trong cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo, các tuyên bố của hai bên chỉ mang tính chung chung.
Rõ ràng là trong cuộc dàn xếp giữa các trợ lý của VN và HK cho cuộc gặp của Chủ tịch Trương Tấn Sang và TT Obama, các vấn đề nhân quyền mà phía HK yêu cầu đã không được phía các trợ lý của CT Trương Tấn Sang đáp ứng. Tức là CT Sang không thể quyết định được vấn đề nhân quyền. Do vậy, Tổng thống Hoa Kỳ chỉ nhận lời chung chung cho chuyến thăm tới VN.
Nhưng ngày 13 tháng 11, Tổng thống HK Obama đã chính thức nhận lời mời sang thăm VN của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào dịp hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào giữa năm 2015.
Như vậy, trước đó cuộc đàm phán và thỏa thuận của hai bên về nhân quyền đã đạt được bước đột phá. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có thực quyền trong việc quyết định vấn đề này, và đương nhiên TTg Dũng nhận được sự ủng hộ của TT HK Obama. 
Điều này cũng giúp cho TTg Nguyễn Tấn Dũng nắm được vị thế và lợi thế trong nội bộ của đảng CS vốn đang diễn ra cuộc đua dành vị trí lãnh đạo trong kỳ đại hội đảng đầu năm 2016.
Chúng ta hãy chờ đợi những cải thiện về nhân quyền từ nay cho tới trước chuyến thăm của TT Hoa Kỳ Obama tới VN. Mà có lẽ việc thả tự do cho các tù nhân lương tâm là ưu tiên số 1.
       N.V. Đ
(FB Nguyễn Văn Đài)

Nguyễn Quang Duy - Bầu cử Hoa kỳ: Thách thức và cơ hội cho Việt nam

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201211/Duy_Phuc/Inter/losangeles1.jpg

Đảng Cộng Hòa Nắm Lưỡng Viện
Bốn năm qua đảng Cộng Hòa chiếm đa số tại Hạ Viện Hoa Kỳ vì thế nhiều dự luật quan trọng đã bị đảng này từ chối không thông qua. Còn đảng Dân Chủ thì nắm đa số ở Thượng Viện, nhiều dự luật đã được Hạ Viện biểu quyết thông qua, nhưng lại bị đảng Dân Chủ chận lại, không đưa ra Thượng Viện biểu quyết.
Đầu tháng 10 năm 2013, đảng Cộng Hòa từ chối thông qua đạo luật tài chính, Tổng thống Obama đã phải hủy bỏ kế họach tham dự Hội nghị APEC tổ chức tại Nam Dương và Hội nghị ASEAN tại Brunei. Gây thêm sự nghi ngờ với các nước ASEAN về chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ.
Mặc dù cả hai đảng đều đeo đuổi chiến lược xoay trục, nhưng về chiến thuật đảng Cộng Hòa đưa ra những chính sách tích cực hơn.
Tổng thống Obama thuộc đảng Dân Chủ nhưng lại là người ủng hộ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông Obama đã xin Quốc Hội thông qua thủ tục “biểu quyết nhanh” (fast-track), các đại biểu chỉ biểu quyết đồng ý hay bác bỏ mà không được kèm theo một tu chính nào vào dự luật TPP. Đề nghị này đã bị Nghị Sĩ Harry Reid, Trưởng khối đa số Thượng viện thuộc đảng Dân Chủ, bác bỏ.
Như vậy kết quả cuộc bầu cử và những phục hồi kinh tế gần đây giúp Tổng Thống Obama tham dự ba Hội nghị APEC, ASEAN và G20 trong một tư thế mạnh hơn và giúp khẳng định vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ.
Phân tích quan điểm của các vị lãnh đạo đảng Cộng Hòa về chiến lược xoay trục sẽ rõ hơn vai trò Hoa Kỳ trong những ngày sắp tới.
Trưởng Khối Đa Số Thượng Viện
Nghị Sĩ Mitch McConnell sẽ là Trưởng Khối Đa Số Thượng Viện, sẽ quyết định đưa các dự luật từ Hạ Viện ra Thượng Viện thảo luận và biểu quyết.
Theo tin từ BPSOS, ông McConnell ngày càng am tường tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Trong cuộc tranh cử vừa rồi, phu nhân của ông bà Elaine Chao, cựu Bộ Trưởng Lao Động, đã thay mặt chồng đến tiếp xúc với cộng đồng Việt ở Louisville.
Tiểu ban Quân viện
Nghị sỹ John McCain, người sẽ nắm chức Chủ tịch Tiểu ban Quân viện, giữ vai trò kiểm soát ngân sách chi tiêu Quốc phòng và quyết định chính sách quân sự của Hoa Kỳ.
Ông có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về tình hình Châu Á. Ngay khi Bắc Kinh đem giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa Việt Nam, ông đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc gây rối an ninh và làm xáo trộn tình hình ở Biển Đông.
Ông ủng hộ việc Hoa Kỳ tháo bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương nhưng cũng đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền. Trong vai trò mới ông sẽ duyệt xét và quyết định danh sách vũ khí bán cho Việt Nam.
Ông gần gũi với cộng đồng người Việt và thường xuyên tiếp đón các phái đoàn người Việt đến Quốc Hội vận động nhân quyền.
Tiểu Ban Á Châu và Thái Bình Dương
Nghị Sĩ Marco Rubio sẽ trở thành Chủ Tịch Tiểu Ban Á Châu và Thái Bình Dương, sẽ ảnh hưởng nhiều đến chiến lược xoay trục và quan hệ với Việt Nam.
Ông Rubio đã cùng ba Nghị Sĩ thuộc đảng Cộng Hòa John Cornyn, John Boozman và David Vitter, đồng ký một văn thư yêu cầu Tổng Thống Obama xét lại quyết định và bảo đảm việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam phải được gắn liền với những tiến bộ cụ thể về nhân quyền và cải tổ chính trị tại Việt Nam.
Tiểu ban Ngọai giao Thượng viện
Nghị sỹ Bob Corker sẽ trở thành Chủ tịch Tiểu ban Ngọai giao Thượng viện. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8 vừa qua, ông Corker cho biết sẽ mở rộng hợp tác giữa hai nước. Bao gồm đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông cũng đã đi thăm một số chức sắc Cao Đài và Công Giáo.
Tiểu ban Ngọai giao Hạ viện
Dân biểu Cộng hòa Ed Royce, Chủ tịch Tiểu ban Ngọai giao Hạ viện rất quan tâm đến nhân quyền Việt Nam. Ông từng đệ nạp Dự luật nhân quyền H.R. 4254 nhằm chế tài các giới chức và những người xâm phạm quyền con người.
Theo dự luật các giới chức vi phạm nhân quyền sẽ không được thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ và không được phép làm ăn với các công ty Hoa Kỳ. Dự luật còn kêu gọi Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.
Ở Hạ Viện, Dân biểu Cộng hòa Christ Smith cũng thành công trong việc thông qua Dự luật H.R.1897 buộc Chính phủ Hoa Kỳ phải gắn các điều kiện về nhân quyền và dân chủ với viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam.
Nhưng khi lên đến Thượng Viện do đảng Dân chủ nắm đa số, cả hai Dự luật về nhân quyền Việt Nam đã không được đưa ra thảo luận.
Hội nghị APEC Bắc Kinh 2014
Hội nghị APEC chủ yếu bàn về các vấn đề kinh tế. Nên trong cương vị chủ tọa Hội nghị APEC năm 2014, Trung Quốc đã đưa ra những chiến lược đối lại chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ.
Đầu tiên, Trung Quốc đã chủ động thúc đẩy việc nghiên cứu thiết lập Khu vực Tự do Thương mại châu Á Thái Bình Dương (FTAAP).
Đề nghị thiết lập FTAAP đã được đưa ra trong cuộc họp ASEAN tại Campuchia năm 2012. Đến tháng 5-2014, tại Hội nghị Bộ trưởng APEC tất cả 21 thành viên APEC bao gồm cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã đồng ý thiết lập một nhóm nghiên cứu để thảo luận về hướng phát triển cho FTAAP.
Vì còn trong vòng nghiên cứu nên quá sớm để có thể xem xét lợi ích của FTAAP mang lại cho các thành viên.
Tại Hội Nghị, ông Tập Cận Bình thông báo sẽ chi 40 tỷ Mỹ Kim thành lập quỹ Con đường Tơ Lụa.
Tháng 9- 2013, trong chuyến viếng thăm các nước Trung Á, ông Bình đề nghị thiết lập Con Đường Tơ Lụa bằng việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như tuyến giao thông, đường sắt, bến cảng, sân bay, xuyên qua Trung và Nam Á.
Ông đã ký hợp đồng dầu khí với các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, và hứa đầu tư ba tỷ cho hạ tầng cơ sở.
Ông cũng cho biết sẽ xây dựng một hệ thống các trục giao thông và đặc khu mậu dịch tự do nối kết vùng Đông Châu Á với Nam Á, một đường xe lửa nối liền Trung Quốc với Châu Âu, một đường ống dẫn dầu khí chạy xuyên qua các nước Trung Á…
Sang Tháng 10-2013, tại Nam Dương ông cho biết sẽ mở ra các thương cảng, khu công nghiệp tại Nam Á và thành lập Ngân Hàng Phát Triển BRIC (Brazil, Russia, India, China và Nam Phi), với số vốn 100 tỷ Mỹ kim, đã được để tài trợ chiến lược này.
So với những điều lệ khắc khe về nhân quyền và cải cách kinh tế buộc các nước xin gia nhập TPP phải tuân thủ thì Con đường Tơ lụa xem ra chỉ nhằm đầu tư để phục vụ giao dịch trong lĩnh vực năng lượng và vận tải, cũng như tái phân bổ các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa, giúp thúc đẩy tự do thương mại giữa các nước trong vùng.
Nhưng thực chất chiến lược này vừa mở rộng thị trường vừa củng cố quyền lực mềm của Trung Quốc với các nước trong vùng. Đương nhiên các nước trong vòng ảnh hưởng đã ít nhiều nhận ra ý đồ sử dụng “tiền” cho sách lược bành chướng nước lớn.
Được biết ngay trong Hội Nghị APEC tại Bắc Kinh, Tổng Thống Obama cũng họp bàn với 11 người đứng đầu chính phủ các nước để thảo luận về TPP. Ông Tập Cận Bình không được mời dự với lý do Trung Quốc không xin gia nhập TPP.
Hội Nghị Bắc Kinh 2014 không nhắc đến những tranh chấp trên Biển Đông, trong khi đó Tập Cận Bình lại đưa ra khái niệm: “Người châu Á sẽ giải quyết các vấn đề của Châu Á, xử lý cách Á Châu, và bảo vệ an ninh Châu Á.” mục đích là để lọai trừ Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương khác.
Hội Nghị ASEAN ở Miến Điện
An ninh Biển Đông và khu vực đã trở thành nội dung chính được mang ra thảo luận tại Hội Nghị ASEAN.
Ngay trong bài diễn văn khai mạc Hội Nghị, Tổng thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ muốn thắt chặt quan hệ với khối Đông Nam Á, trong khuôn khổ chiến lược xoay trục sang Châu Á.
Ông nhấn mạnh mối quan hệ vững chắc giữa ASEAN với Hoa Kỳ và bảo đảm Hoa Kỳ sẽ tăng cường quan hệ với khối Đông Nam Á về kinh tế, xã hội, an ninh và đối phó thiên tai.
Về vấn đề Biển Đông, ông tuyên bố tất cả các quốc gia nên giải quyết các tranh chấp chủ quyền theo luật quốc tế, không nên có những hành động vũ lực hoặc de doạ dùng vũ lực để áp đặt chủ quyền.
Ông cũng đã họp riêng với các lãnh đạo ASEAN để bàn về quan hệ đối tác ASEAN – Hoa Kỳ, để tiếp tục hợp tác với nhau bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, nhất là trên Biển Đông.
Còn phía Trung Quốc, Thủ Tướng Lý Khắc Cường cho biết sẵn sàng trở thành đối tác thương thảo đầu tiên để ký với ASEAN hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Ông Lý đề nghị cho các nước trong khối ASEAN vay khoản tiền $20 tỉ để phát triển cơ sở hạ tầng, đường sá, bến cảng và đường hỏa xa, cần thiết cho sự tăng trưởng.
Ông còn cho biết những tranh chấp biển đảo cần được giải quyết song phương thay vì tập thể hoặc qua một trọng tài đứng trung gian.
Đối Với Việt Nam
Nhìn chung thay đổi chính trị tại Hoa Kỳ là cơ hội và thách thức cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đảng Cộng hòa sẽ tích cực ủng hộ TPP, ủng hộ tăng cường quân sự và thắt chặt bang giao với Á châu, ủng hộ nhân quyền và dân chủ, và một chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Nó cũng sẽ giúp giảm thiểu tham vọng bá quyền bành chướng của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.
Riêng đối với Việt Nam, như Nghị sỹ John McCain từng cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng mở cửa hợp tác với Việt Nam nhưng mở đến đâu là tuỳ vào mức độ cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Tại Hội Nghị ASEAN ở Miến Điện lần này, Tổng thống Obama cho biết muốn có cơ hội để thắt chặt hơn nữa quan hệ với Việt Nam trong các lĩnh vực thương mại, an ninh và nhân quyền. Ông Obama cũng đã gặp riêng ông Nguyễn Tấn Dũng để thảo luận những vấn đề nói trên.
Nếu được gia nhập TPP Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất.
Nhưng để được gia nhập ngòai việc cải thiện nhân quyền và tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng, lập hội và ngôn luận, phía Việt Nam cũng cần thực thi quyền thành lập nghiệp đòan độc lập, cải thiện hệ thống tư pháp và cần cải cách để thật sự có thị trường thương mại tự do.
Đương nhiên nhà cầm quyền Việt Nam có thể chọn lựa giữa hai chiến lược của Hoa Kỳ và của Trung Quốc.
Phần kết xin được lấy lời của Luật sư Trần Lâm, vừa qua đời hôm 13-11-2014, nhận định về sự chọn lựa:
“…Đi với Trung Quốc thì mất nước, còn Đảng, còn quyền nhưng lại là đầy tớ, đi với phương Tây thì mất quyền nhưng còn nước, chỉ mất thân phận tôi đòi... Mà đi với phương Tây thì phải dân chủ, dân chủ thì phải phát động quần chúng, giao quyền cho quần chúng. Một sự lựa chọn khó khăn…”
15-11-2014
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi

Nga-Trung: Đối tác chiến lược không có nghĩa là 'bạn tốt'

(Quan hệ quốc tế) - Vòng vây của Mỹ ngày càng siết lại khiến Nga phải bắt tay hợp tác với Trung Quốc nhưng Moscow không quên “người bạn tốt” đã từng “thọc dao sau lưng mình”.
Giao thương vùng Viễn Đông-Nga và Đông Bắc Trung Quốc
Theo trang “Nikkei” của Nhật cho biết, tại Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông Nga, cách đây một năm, công ty thương mại chuyên bán hàng gia dụng Decorte của Nga đã hợp tác với doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng Trung Quốc đã đưa ra một dịch vụ độc đáo, nhằm đẩy mạnh hoạt động giao thương xuyên biên giới.
Theo đó, nhóm người tiêu dùng Nga muốn đặt mua hàng gia dụng Trung Quốc, sẽ xuyên qua biên giới đến khu trung tâm tiêu thụ hàng gia dụng nằm ở bên kia biên giới, sau khi xem xét kỹ và ưng ý về chất lượng các sản phẩm trưng bày, khách hàng mới đặt hàng và tiến hành nhập khẩu.
Chủ tịch quản trị công ty thương mại Decorte của Nga giới thiệu: Khắp cả vùng Viễn Đông, ai cũng muốn được tham gia vào đoàn du lịch mua sắm. Mục đích của hoạt động này chính là phấn đấu sau hai năm nữa, nâng doanh thu hàng năm đạt tới 360 triệu Rub (khoảng 51 triệu Nhân dân tệ).
Được biết, ở khu vực giáp biên giữa Nga và Trung Quốc, người Nga nhập cảnh trong thời gian ngắn có thể được miễn thị thực, thậm chí còn có xe bus đưa đón đến các trung tâm thương mại và vui chơi giải trí. Lĩnh vực giao dịch thương mại ngày càng phát triển và mở rộng.
Trong vòng vây của Mỹ và NATO, Nga buộc phải bắt tay với Trung Quốc
Trong vòng vây của Mỹ và NATO, Nga buộc phải bắt tay với Trung Quốc
Tháng 10 năm 2004, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Putin và chủ tịch Trung Quốc tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, hai nước đã ký kết “Hiệp định bổ sung về đường biên giới quốc gia phía Đông giữa Nga và Trung Quốc”, chấm dứt những ám ảnh quá khứ về tranh chấp biên giới từ thời Liên Xô cũ với Trung Quốc.
Năm 1969, hai nước đã từng liên tiếp xảy ra nhiều cuộc xung đột quân sự trên đảo Trân Bảo hay còn gọi là đảo Damansky. Hòn đảo này nằm trên sông Ussuri trên biên giới giữa Primorsky Krai của Nga và tỉnh Hắc Long Giang của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Những cuộc xung đột biên giới này lúc đó đã làm rạn nứt tình cảm của 2 nước Xã hội Chủ nghĩa lớn nhất thế giới. Nhưng hiện nay, tình hình trên toàn bộ tuyến biên giới dài 4.300km giữa hai nước đang dần thay đổi, hạn ngạch thương mại với Trung Quốc ở Primorsky Krai chiếm hơn nửa doanh thu của Vladivostok và Bắc Kinh đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Moscow.
Vùng đông bắc Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, dân số đã vượt hơn 100 triệu người. Còn vùng Viễn Đông Nga do phát triển chậm, dân số không ngừng giảm xuống, hiện chỉ còn khoảng 6,2 triệu người. Cùng với dòng lao động người Trung Quốc ồ ạt tràn vào, Nga lo sợ khu vực này “sẽ bị nền kinh tế Trung Quốc nuốt chửng”.
Nhưng cố vấn của trưởng khu hành chính Primorsky Krai cho rằng, mối đe dọa hôm nay đã mất đi. Người đầu tiên cảm thấy mối đe dọa của Trung Quốc không ngừng tăng lên và sớm đưa ra những biện pháp loại bỏ tình thế nguy hiểm này, ngay từ lúc nó còn manh nha chính là Tổng thống Nga V.Putin.
Lính biên phòng Trung Quốc đổ bộ lên đảo Damansky trong cuộc chiến biên giới 1969
Lính biên phòng Trung Quốc đổ bộ lên đảo Damansky trong cuộc chiến biên giới năm 1969
“Đối tác chiến lược” không có nghĩa là “bạn tốt”
Năm 2000, khi ông Putin đi thị sát các thị trấn biên giới, ông đã bị “sốc” khi các biển hiệu tiếng Trung xuất hiện ở khắp nơi. Tổng thống Nga bày tỏ sự lo ngại: “Nếu chúng ta không hành động thiết thực, khoảng vài chục năm nữa, người dân Nga ở khu vực này sẽ chuyển sang nói tiếng Nhật hoặc tiếng Trung hay tiếng Triều Tiên”.
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản cho hay, trước bối cảnh cấp bách phải ổn định biên giới để phát triển kinh tế, trong hoạch định lãnh thổ bị tranh chấp, tổng thống Putin đã lựa chọn hình thức mềm dẻo, có những nhượng bộ nhất định để đẩy nhanh việc ký kết hiệp định phân giới, đồng thời tăng cường siết chặt công tác quản lý biên giới.
Đã 10 năm trôi qua, “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược” Trung - Nga đã bước sang một giai đoạn mới. Tháng 5 năm 2014, hai nước đã đạt được thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc, ký kết hợp đồng cung ứng trị giá 400 tỷ USD. Bắc Kinh và Moscow đang bắt đầu xây dựng mối quan hệ “đồng minh năng lượng”.
Công ty dầu khí Rosneft hồi tháng 10 tuyên bố, công ty đã đề nghị chuyển nhượng 10% quyền lợi ở mỏ dầu Đông Siberia cho doanh nghiệp bên kia biên giới. Quy tắc ngầm “Không chuyển quyền khai phá cho Trung Quốc” đã bị phá bỏ, khiến giới doanh nghiệp chấn động. Chi nhánh khí đốt hóa lỏng (LNG) Yamal Peninsula phía Bắc Nga đã bỏ qua Nhật Bản và Ấn Độ, đồng ý trao cho Trung Quốc 20% quyền lợi.
Trong bối cảnh bị Mỹ cấm vận, Nga đã ký với Trung Quốc hàng loạt hợp đồng kinh tế lớn
Trong bối cảnh bị Mỹ cấm vận, Nga đã ký với Trung Quốc hàng loạt hợp đồng kinh tế lớn
Nguyên thủ hai nước nhất trí đưa “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược” lên một “tầm cao mới”. Nhưng trên thực tế, hai nước đều có lợi ích và tính toán riêng của mình, đó thực chất là “quan hệ đối tác” trên cơ sở “việc nào ra việc đó”. “Chiến lược” có nghĩa là hợp tác trong các lĩnh vực thống nhất với lợi ích quốc gia, nhưng khi có bất đồng về quan hệ lợi ích đa phương, các bên phải tự giải quyết.
Một ví dụ điển hình là thái độ của Trung Quốc đối với khủng hoảng Ukraine. Tuy Bắc Kinh rất coi trọng việc Moscow cung cấp tài nguyên cho mình, nhưng trong mối quan hệ kinh tế đan xen mật thiết với cả Nga và Mỹ, cùng với châu Âu, Trung Quốc luôn duy trì thái độ trung lập.
Hay trong quá trình đàm phán giá cả hợp đồng khí đốt khổng lồ giữa hai nước, có trị giá tới 400 tỷ USD, Trung Quốc đã lợi dụng tình thế khó khăn của Nga, sau khi bị Mỹ và châu Âu trừng phạt kinh tế do cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine để ép giá nhập khẩu khí đốt.
Về phía Nga, Tổng thống Putin cũng giữ thái độ lãnh đạm khi tuyên bố, Nga và Trung Quốc “không có ý định xây dựng liên minh quân sự, chính trị”, hay trong lĩnh vực mua bán vũ khí quốc phòng Nga cũng ép giá Trung Quốc quyết liệt và chỉ bán các loại trang bị thế hệ cũ hoặc hạn chế bớt tính năng.
Tuy nói là mối quan hệ bạn bè, nhưng thực chất lại là “mối quan hệ rủi ro dựa trên lợi ích thực tế”. Với tính chất như vậy, khi lợi ích trong các mối quan hệ đa phương đối lập nhau, liệu hai nước sẽ duy trì quan hệ vững chắc ở mức độ cao hay không? Đây còn là một câu hỏi chưa lời đáp nhưng chắc chắn ràng Nga không quên bài học “người bạn tốt” đã “thọc dao sau lưng mình”.
Tuệ Lâm
(Đất Việt)

Sinh viên ‘Cách mạng Ô’ không được phép vào Đại Lục

Những sinh viên hoạt động dân chủ ngồi học trong một căn lều bên ngoài trụ sở Phức hợp của Chính quyền tại quận Admiralty, Hồng Kông, vào ngày 26/10/2014. Một thành viên của nhóm học giả Hồng Kông bị từ chối nhập cảnh hải quan ở thành phố Thâm Quyến, giáp Hương Cảng vào ngày 7/11/2014. (Ảnh: Chris McGrath/Getty Images)
Viên chức hải quan ở thành phố Thâm Quyến, giáp Hồng Kông, hôm 7/11 đã từ chối cấp thị thực cho một thành viên thuộc Nhóm học giả (Scholarism), tổ chức dẫn đầu cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ (Cách mạng Ô) ở Hồng Kông.
Vào ngày 8/11, Nhóm học giả đã đăng tải trên mạng xã hội Facebook về việc các cán bộ hải quan cáo buộc một học sinh trung học “tham gia các hoạt động vi phạm an ninh quốc gia” và từ chối cho anh nhập cảnh vào Thâm Quyến hôm 7/11.
Học sinh này là một tình nguyện viên của Nhóm học giả và là người không nổi tiếng cũng như không được bất kỳ phương tiện truyền thông nào phỏng vấn. Chuyến đi của sinh viên này tới Trung Quốc đại lục có mục đích đơn giản cho cá nhân chứ không liên quan gì tới chính trị, Nhóm học giả cho biết.
Lãnh đạo nhóm học giả Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng, thông tin của các thành viên đã bị rò rỉ. Anh cho biết trong một bài viết trên Facebook, danh sách tên các thành viên của nhóm chưa bao giờ được công khai và chỉ có vài người trong tổ chức nắm danh sách.
Hoàng Chi Phong nhấn mạnh, tổ chức của anh sẽ quan tâm và thận trọng hơn khi tuyển dụng các tình nguyện viên trong tương lai.
Hoàng Chi Phong lãnh đạo nhóm học giả bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng thông tin của các thành viên đã bị rò rỉ
Phó thư ký của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS) là Sầm Ngao Huy (Lester Shum) bày tỏ sự thất vọng về hành động của chính quyền đại lục trong việc cấm nhập cảnh đối với người ủng hộ dân chủ của phong trào Chiếm Trung Tâm, theo báo ủng hộ dân chủ Apple Daily ở Hồng Kông đưa tin.
Anh Sầm tin rằng, việc ngăn chặn chuyến đi của thành viên trong Nhóm học giả tới đại lục có liên quan đến kế hoạch của các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đến thăm Bắc Kinh. Các sinh viên có kế hoạch tới kêu gọi giới chức trách Quốc gia cho phép người dân Hương Cảng được toàn quyền bầu chọn ứng cử viên lãnh đạo đặc khu.
Theo quyết định mới vào cuối Tháng Tám của Ủy ban Thường vụ, cơ quan điều hành lập pháp của chính quyền Trung Quốc, những ứng cử viên cho chức lãnh đạo này sẽ được lựa chọn thông qua một ủy ban thân Bắc Kinh.
HKFS tuyên bố hồi tuần trước, liên đoàn cùng với Nhóm học giả và những thành viên của Mặt trận Nhân quyền Dân sự ủng hộ dân chủ đã lên kế hoạch diễu hành tới Bắc Kinh. Liên đoàn này đã yêu cầu ông Đổng Kiến Hoa, cựu lãnh đạo đặc khu và hiện đang là Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Hội nghị Hiệp thương Nhân dân Trung Hoa, sắp xếp một cuộc họp với lãnh đạo trung ương.
Ông Đổng đã không đưa ra câu trả lời rõ ràng. Thêm vào đó, ông còn kêu gọi các sinh viên chấm dứt các cuộc biểu tình và quay trở lại việc học tập.
Apple Daily dẫn lời anh Sầm cho biết, kế hoạch đi đến Bắc Kinh của liên đoàn HKFS sẽ không bị ảnh hưởng mặc dù các quan chức hải quan đại lục đã từ chối cho phép thành viên Nhóm học giả được nhập cảnh. Thêm vào đó, anh cũng kêu gọi ông Đổng sớm thu xếp một cuộc họp.
Các Tổ chức Ân xá và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế báo cáo hôm 7/11, có ít nhất 76 người Trung Quốc đại lục đã bị bắt giữ vì ủng hộ phong trào dân chủ tại Hồng Kông. Các tổ chức trên kêu gọi chính quyền Bắc Kinh thả ngay lập tức và vô điều kiện các nhà ủng hộ dân chủ.
  Lu Chen
(Đại Kỷ Nguyên)

Vì sao Bộ trưởng y tế đội sổ tín nhiệm?

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của đại biểu Quốc hội, so với lần lấy phiếu năm 2013, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ 108 giảm xuống 97 phiếu tín nhiệm cao và dẫn đầu về số phiếu tín nhiệm thấp 192 (chiếm 38% đại biểu).
Bình luận về lá phiếu tín nhiệm, có lẽ lưu ý về một chi tiết: các khối hành pháp, lập pháp và tư pháp đã được “nhốt chung một rọ”. Hoạt động của ba khối này hoàn toàn khác nhau. Nếu lấy chung như thế thì bao giờ khối lập pháp cũng có tỷ lệ tín nhiệm cao, còn khối hành pháp phải cọ xát hàng ngày với nhân dân nên tín nhiệm dễ thấp hơn, bởi người dân sẽ nhìn thấy khuyết điểm nhiều hơn.
Tuy nhiên nhìn lại chặng đường 3 năm qua trên cương vị là người đứng đầu ngành y tế, quả thật Bộ trưởng Bộ Y tế đã có những quan điểm được phát ngôn rất dễ gây sốc.
Không bao che?
“Mức viện phí hiện nay là quá thấp so với giá thực chi, vô hình trung làm khổ người dân.Việc tăng giá dịch vụ không ảnh hưởng đến người nghèo mà hoàn toàn ngược lại; chính vì giá dịch vụ thấp nên chất lượng không thể cao, vừa làm khổ bệnh nhân, vừa làm khổ bác sĩ”.
Bà Bộ trưởng phát biểu như vậy và người dân tin rằng từ lúc còn làm Viện trưởng Viện Pasteur Sài Gòn cho đến khi làm Bộ trưởng Bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến chưa bao giờ… bệnh. Hoặc có bệnh, thì bà được chuẩn điều trị của “cán bộ cao cấp” nên chưa phân biệt được túi tiền người nghèo và “núi tiền” nhà giàu.
Khi báo chí đồng loạt hỏi về chất lượng phục vụ bệnh nhân của bệnh viện, tình trạng thiếu thốn, bất cập thì Bộ trưởng trả lời thẳng và thật: “Thiếu giường bệnh thì phải hỏi Nhà nước”? Đáng lẽ ra, người đứng đầu ngành phải quan tâm nhiều hơn, lắng nghe sự góp ý thì xem chứng Bộ trưởng ứng xử ngược lại!
Sự bức xúc của người dân càng lên cao khi vào năm 2013, Bộ trưởng lại là tâm điểm để báo chí bình phẩn khi không đến viếng thăm gia đình 3 trẻ sơ sinh tại Quảng Trị chết do tiêm thuốc vắc xin viêm gan B, trong khi cùng thời gian đó, bản thân bà đến tỉnh này để tham dự lễ khởi công xây dựng nhà tháp chuông và thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.
Lý giải nguyên nhân, bà giải thích: “Lịch công tác ở Quảng Trị đã được… bố trí kín nên không thể đến thăm các gia đình có cháu bé bị tử vong”; đồng thời cho biết thêm: “Đã cử đoàn công tác tại Quảng Trị đến thăm hỏi và chỉ đạo đoàn công tác của Bộ sớm tìm nguyên nhân và khắc phục hậu quả” và khẳng định: “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật”.
“Năm của ngành y tế”
Không quá lời khi báo chí gọi năm 2013 là “năm của ngành y tế” bởi một loạt các vụ việc “động trời” liên tiếp xảy ra gây bức xúc trong dư luận. Từ vụ bác sĩ Tường vô nhân đạo khi phẩu thuật thẩm mỹ gây chết người, vứt xác phi tang đã làm rúng động cộng đồng, cho đến các vụ nhân viên Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội ăn bớt vắc xin; nhân bản kết quả xét nghiệm để rút ruột bảo hiểm y tế ở Hà Nội; tráo thủy tinh thể và dịch nhầy từ loại đắt tiền sang loại rẻ tiền tại Bệnh viện mắt Hà Nội; Bệnh viện đa khoa Quảng Nam trả đứa trẻ còn sống để gia đình đưa về nhà chôn cất…
Mọi người đều nhận ra nguyên nhân chính của những sự việc căm phẩn trên là do ngành y tế quản lý lỏng lẻo, vấn đề y đức, kém trình độ, yếu tay nghề mà ra.
Gần đây nhất, câu chuyện thông tin công ty Bio-Rad Laboratories Inc của Mỹ hối lộ các quan chức Việt Nam để giành hợp đồng. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã rất nhanh chóng có ngay công văn đề nghị Bộ Công an vào cuộc làm rõ thông tin này là có thật hay không thật, trên cơ sở đó mới có việc xử lý.
Báo chí đặt khá nhiều câu hỏi cho Bộ trưởng, như trong quá trình vào Việt Nam làm ăn, công ty này hẳn cũng phải qua Bộ Y tế, Việt Nam nhập khẩu từ công ty này những mặt hàng nào… Nhưng đáp lại là câu trả lời rất nguyên tắc, đó là hãy đợi Bộ Công an làm rõ!
       Thảo Vy
(Việt Nam Thời Báo)

Những tuyên bố 'vô tiền khoáng hậu' của ngài Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Mỗi chính khách trong thời gian tại nhiệm ít nhiều đều để lại những dấu ấn nhất định thông qua những phát ngôn và hành động. Riêng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, không chỉ được biết đến như một vị chính trị gia quyền lực có nhiều tập đoàn kinh tế sân sau mà còn nổi tiếng với những phát ngôn bất hủ.

Nhân câu nói của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “ăn hết rồi thì lấy đâu đầu tư”, tại phiên họp thường vụ Quốc hội ngày 9/10/2014, bàn về tình hình thu chi ngân sách năm 2014 và câu lập luận "Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”, tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 11/4/2014. Có thể coi đây là những phát ngôn bất hủ nhất mọi thời đại khiến cho nhiều người nhớ tới những phát ngôn để đời của ông Nguyễn Sinh Hùng trước đây. Xin trích một số câu bất hủ khác của ông để chúng ta cùng suy ngẫm những ngày cuối tuần.
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
1. Khi làm Phó Thủ tướng, trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ ngày 6/3/2008, ông Nguyễn Sinh Hùng nói: “Tôi đảm bảo TTCK sẽ lên giá và có chất lượng hơn. Nếu là nhà đầu tư chứng khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu”. Báo Quân đội nhân dân nhấn mạnh thêm ý của ngài: "Thị trường đã giảm đến đáy, nên trong điều hành Chính phủ quyết tâm không để giảm thêm. Thời điểm này, nếu nhà đầu tư nào bán tháo cổ phiếu thì sẽ thất bại, ngược lại người nào có quyết định mua vào thông minh sẽ thắng". Tuy nhiên, ngay sau thời điểm Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói câu trên thì chỉ số giá chứng khoán đang đứng ở mức khoảng 600 điểm đã đi xuống một lèo tới đáy thực sự của TTCK là 238 điểm.
2. Trong lần đăng đàn trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 12/6/2010, nói về việc xử lý cán bộ, ông Nguyễn Sinh Hùng không ngần ngại nhấn mạnh: "Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là 'chặt chém' ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm... các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?" rồi ông đặt một hỏi câu bất hủ: "Kỷ luật hết thì lấy ai mà làm việc các đồng chí?”. Phát ngôn này của ông Nguyễn Sinh Hùng đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ phía dư luận. Bởi họ cho rằng phát biểu của ông như đang dung dưỡng cho những hành vi sai trái.

3. Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trả lời chất vấn trước Quốc hội: “Đồng chí Lợi hỏi tôi có yên tâm với đường sắt cao tốc không, tôi yên tâm, chúng ta không thể không làm đường sắt cao tốc”. Ngài Phó Thủ tướng còn nhấn mạnh: "Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm. Yên tâm cùng Chính phủ xin Quốc hội chủ trương để làm. Yên tâm là Quốc hội và Chính phủ tính được bài để làm". Sau đó như chúng ta đã biết thì Quốc Hội bác bỏ dự án này, và cũng bác luôn lời nói của ông.

4. Họp bàn tái cơ cấu Vinashin ngày 8-6-2010, ngài PTT Nguyễn Sinh Hùng khẳng định như đinh đóng cột: "Từ nay đến năm 2012 còn lỗ nhưng dự báo tới 2013-2014 sẽ bắt đầu có lãi và sau năm 2015 VNS sẽ phát triển ổn định". Chỉ 1 tháng sau, tháng 7/2010, thông tin về vụ bê bối ở Vinashin bung ra và thực tế đã cho thấy khả năng dự báo của ngài. Trả lời báo chí trước những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong kỳ họp Quốc hội, PTT Nguyễn Sinh Hùng vô tư nói: "Tôi thì vẫn chưa lo".

5. Trả lời than thở của ông Phạm Thanh Bình, TGĐ Vinashin trong cuộc họp ngày 23/4/2008: "Vốn chủ yếu vay từ ngân hàng, nhưng lãi suất cao. Chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái phiếu sáu tháng nay nhưng chưa được phê duyệt". PTT Nguyễn Sinh Hùng nói: "Ai dám hạn chế không cho các anh phát hành trái phiếu. Chính phủ sẽ không để xảy ra ngừng trệ vốn kinh doanh cho các tập đoàn".

Và ông Nguyễn Sinh Hùng thể hiện quyết tâm bằng việc cho phép Vinashin được huy động 20.000 tỷ đồng, trong đó quan trọng nhất là đã chỉ định các ngân hàng phải cho Vinashin vay 10.000 tỷ trong thời điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa cực kỳ khó khăn vì thiếu vốn. Xin hỏi 10.000 tỷ này bây giờ đã bốc hơi đi đâu?

6. Khi Quốc hội bàn về làm đường sắt cao tốc, ngài Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giải thích về những lo ngại của các đại biểu Quốc hội là Việt Nam không đủ nguồn lực: "GDP năm nay của Việt Nam tuy chỉ có 106 tỷ USD, nhưng đến 2020 sẽ tăng lên 300 tỷ USD và năm 2030 là 700 tỷ, đến 2040 ước đoán cỡ 1,2 - 1,4 nghìn tỷ USD. Đến 2050, khi hoàn thành toàn tuyến, con số đó dự kiến sẽ tăng gấp đôi”. .... "Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng lên mức 6.000, rồi 12.000 và sẽ đạt 20.000 vào năm 2050".

Với phát biểu trên của PTT Nguyễn Sinh Hùng, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, ông Nguyễn Sinh Hùng làm kinh tế bằng cách lấy số cũ nhân 2. Và dù cho đến 2050, thì Việt Nam cũng chỉ đạt GDP vào khoảng 5400 USD mà thôi, còn lâu mới đuổi kịp....Thái Lan.

Cùng chủ đề về đường sắt cao tốc, khi một số đại biểu băn khoăn hỏi lí do phải làm đường sắt cao tốc, thì ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng “vì không nước nào có diện tích dài như Việt Nam?". Vậy Australia thì sao, nơi mà bay từ bang phía Nam sang bang phía Tây tốn cả 4 giờ bay, tức còn dài gấp mấy lần Việt Nam ta. Nhưng Australia không làm đường sắt cao tốc. Do đó, lý giải của ông Phó Thủ tướng xem ra ...

7. Trước băn khoăn của một số đại biểu khi đây là con đường sắt cao tốc “dài nhất thế giới”, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giải thích, “dài nhưng làm từng đoạn, chả có mấy nước có chiều dài như nước ta đâu, các đồng chí ạ, đi lại từng đoạn thì ngắn, cộng lại thì dài”. (Báo VnEconomy)

8. Phát biểu trong đánh giá về đại lễ 1000 Thăng Long Hà Nội ngày 5/1/2011, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vui vẻ nói: "Dù ùn tắc, nhưng rất trật tự, rất lành mạnh, rất vui tươi". Lần khác, theo Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, vào tối 10/10, mặc dù chịu cảnh tắc đường vào sân vận động Mỹ Đình song hàng vạn người dân đứng ngoài sân vẫn vui vẻ nói "Tôi ngồi trong xe nhìn ra cũng thấy yên tâm, thấy cuộc sống rất thanh bình".

Nhiều người khi nghe câu này của ông liền tự hỏi: Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói đùa hay thật? ông có cả một đội quân để mở đường cho ông vào "thanh bình" mà.
Những tuyên bố trí tuệ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Khép lại thời làm Phó Thủ tướng với rất nhiều các phát ngôn để đời, bước vào vị trí mới, trọng trách lớn hơn đó là Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng tiếp tục để lại dấu ấn với các tuyên bố "để đời" của ngài Chủ tịch Quốc hội khóa 13:

9. Ngày 7/8/2011, khi được báo chí hỏi, từ Phó thủ tướng sang làm Chủ tịch Quốc hội, sự đổi vai này đem lại cho ông những thuận lợi và khó khăn nào, ông có sợ khi điều hành Quốc hội bị nhầm vai không? Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói một câu mà ít ai có thể hiểu nổi: "Xin nói thật là làm thủ trưởng thì nó khác, cho ai nói thì nói, không cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe mà không nghe thì quên".

10. Ngày 11/04/2014, trong phiên họp Quốc hội về xử lý trách nhiệm liên quan đến đầu tư công ngày 11/4/2014, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã gây một cơn “địa chấn” trong dư luận khi phát biểu: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai!”. Cũng tại Hội nghị này ông Nguyễn Sinh Hùng còn nói: “Chủ tịch Quốc hội không phải là người đứng đầu Quốc hội”.

Tuyên bố này của ông Nguyễn Sinh Hùng đã làm bùng lên sự không hài lòng trong dân chúng. Quốc hội tức là dân, dân quyết… Dân nào quyết? Thật khó có lời lẽ nào bình luận về phát biểu này! Chủ tịch Quốc hội không phải là người đứng đầu Quốc hội? Vậy xin các nhà làm từ điển, các nhà làm Luật xem xét lại?

Chưa hết, với tư cách là người có trách nhiệm cao nhất trong Quốc hội, nhưng phát biểu của ông không chỉ cho thấy sự thiếu trách nhiệm mà còn thể hiện sự bao che cho cả cơ quan Quốc hội khi nói “Quốc hội sai thì chỉ nhận khuyết điểm chứ không thể kỷ luật”.

11. Và mới đây nhất, ngài Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phán: “ăn hết rồi thì lấy đâu đầu tư”, tại phiên họp thường vụ Quốc hội ngày 9/10/2014, bàn về tình hình thu chi ngân sách năm 2014. Như chúng ta đã biết, sau lưng ngài có hàng loạt các tập đoàn kinh tế sân sau đang ngày đêm "ăn hết" của cải của đất nước, thì lấy đâu tiền để đầu tư cho nhân dân?

Trên đây chỉ là vài tổng kết chưa đầy đủ về những câu nói bất hủ của ông Nguyễn Sinh Hùng, vẫn còn rất nhiều phát ngôn để đời khác của ông Nguyễn Sinh Hùng cần phải được tập hợp lại, in thành sách để nghiên cứu, học tập... Rất có thể sẽ là đề tài thú vị của nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ trong tương lai gần.
Nguồn: Internet
  (Chủ tịch Quốc hội)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét