Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Đổi mới thể chế - Thay xe & Thay tài xế!

  • Phúc trình của Việt Nam tại Ủy ban LHQ (RFA) - Khóa họp lần thứ 53 của Ủy ban LHQ về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa diễn ra tại Điện LHQ Wilson ở Genève từ ngày 10 đến 28.11.2014 để nghe phúc trình của các quốc gia thành viên.
  • 4 yếu huyệt của Việt Nam trên biển Đông và mưu đồ Trung Quốc (BaoMoi) - Đưa ra 4 yếu huyệt của Việt Nam trên biển Đông, KS Doãn Mạnh Dũng, Phó chủ tịch - Tổng thư ký Hội Biển TP.HCM, nguyên trưởng ban Cơ sở hạ tầng cảng biển thuộc Cục Hàng hải Việt Nam phân tích: “Không thể cạnh tranh bằng tri thức, những nước độc tài thường có xu hướng mở rộng lãnh thổ. Đây là nguyên nhân bất ổn từ Trung Quốc mà cả nhân loại đang lo lắng. Việt Nam là mắt xích yếu nhất để Trung Quốc thực hiện chiến lược bành trướng về phía nam...”.
  • 'Dàn lãnh đạo VN nên về hưu tất' (BBC) - Việt Nam đang gặp bế tắc chính trị và dàn 'tứ trụ' nên nhường chỗ cho lớp lãnh đạo trẻ, theo Tiến sỹ David Koh, nhà quan sát từ Singapore.
  • Người nghiện ma túy và cộng đồng (RFA) - Ma túy đang là một vấn nạn của xã hội Việt Nam hiện nay, tại các thành phố lớn trong cả nước người nghiện ma túy ngày càng gia tăng làm phát sinh nhiều dạng tệ nạn, gây bất ổn trị an.
  • Cổ phiếu HKVN ra thị trường "thành công" (RFA) - Hãng hàng không Vietnam Airlines, hôm nay cho biết việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng (gọi tắt là IPO) của công ty đã thành công và đã thu được 52 triệu đô la.
  • VN Airlines IPO: Vắng bóng vốn ngoại (BBC) - Các nhà đầu tư trong nước sở hữu phần lớn số cổ phiếu được Vietnam Airlines chào bán trước công chúng lần đầu tiên (IPO) hôm 14/11.
  • Biển Đông vẫn là hồ sơ nóng tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (RFI) - Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và các hội nghị khác kèm theo, đặc biệt là Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, đã kết thúc vào hôm qua, 13/11/2014 tại thủ đô Miến Điện. Theo nhận định của hầu hết các nhà phân tích, tranh chấp Biển Đông vẫn là một đề tài nóng được các lãnh đạo thế giới và khu vực thảo luận, cho dù trước lúc hội nghị mở ra, Trung Quốc đã liên tiếp biểu lộ thái độ hòa dịu.
  • Công ước Luật biển 1982 thay đổi tư duy biển VN (BaoMoi) - VN nằm trong tốp những nước cuối của khu vực có chiến lược biển và luật Biển riêng của mình. Lợi thế so sánh mà những bước đi ban đầu trong những năm 1970 mang lại đã phần nào bị hạn chế nhưng vẫn còn đó những cơ hội để đất nước có những bước đi tiến ra biển vững chắc.
  • Thủ tướng Việt Nam yêu cầu không thay đổi thực trạng Biển Đông (RFI) - Vào lúc Bắc Kinh rốt ráo bồi đắp và mở rộng các bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng tại vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, tại các cuộc họp trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Miến Điện kết thúc ngày hôm qua, 13/11/2014, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã liên tiếp kêu gọi các nước không làm thay đổi thực trạng các bãi đá, rạn san hô và bãi cát ngầm ở Biển Đông.
  • Trung Quốc đề nghị Mỹ hạn chế các chuyến bay do thám ở Biển Đông (RFI) - Hãng Reuters ngày hôm nay 14/11/2014, dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, trong tuần, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có cuộc hội đàm và đạt được một số thỏa thuận trong lĩnh vực quân sự, nhằm làm giảm căng thẳng giữa quân đội hai nước. Trong hội đàm, Bắc Kinh đã nêu vấn đề máy bay do thám của Mỹ hoạt động trong không phận mà Trung Quốc coi là thuộc chủ quyền của mình và đề nghị Washington hạn chế các hoạt động này. Tuy nhiên, phía Mỹ khẳng định đó là không phận quốc tế và vẫn tiếp tục các hoạt động do thám trong vùng biển và không phận quốc tế.
  • Sinh viên HK chuẩn bị đi Bắc Kinh (RFA) - Các lãnh đạo sinh viên Hong Kong có kế hoạch sẽ bay đến Bắc Kinh vào thứ bảy này để tìm cách gặp các quan chức cao cấp Trung Quốc, nhằm đưa các yêu cầu của họ về chọn các ứng viên trong cuộc bầu cử người đứng đầu đặc khu vào năm 2017.
  • Obama gặp Aung San Suu Kyi và kêu gọi bầu cử tự do, công bằng (RFI) - Trong khuôn khổ chuyến công du Miến Điện, sau khi dự Thượng đỉnh Đông Á và Thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN, hôm nay, 14/11/2014, tại Rangoon, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi và kêu gọi chính quyền Miến Điện tổ chức bầu cử tự do, công bằng.
  • Tổng thống Obama: Myanmar chưa hoàn tất cải cách (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama kết thúc chuyến thăm Myanmar, tức Miến Điện, với lời cảnh báo rằng những cải cách tại nước này 'chưa thể coi là hoàn tất hoặc không thể đảo ngược'
  • Obama chuẩn bị hợp lệ hóa quy chế định cư cho 5 triệu người nhập cư bất hợp pháp (RFI) - Một trong những hồ sơ nóng bỏng hiện nay trên chính trường Mỹ là vấn đề quy chế của những người nhập cư bất hợp pháp. Sau thất bại của đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử nghị viện giữa nhiệm kỳ, Tổng thống Hoa Kỳ quyết định phản công. Theo báo chí Mỹ, bất chấp sự phản đối của đảng Cộng Hòa, hiện kiểm soát cả Thượng và Hạ viện, ông Obama đã quyết định sẽ ban hành sắc lệnh hợp lệ hóa quy chế định cư cho một bộ phận trong số hơn 10 triệu người nhập cư, sinh sống bất hợp pháp tại Mỹ.
  • Ukraina : Bằng chứng Nga ủng hộ phe nổi dậy (RFI) - Hồ sơ nóng Ukraina tiếp tục thu hút báo chí Pháp hôm nay. Hầu hết các tờ báo lớn như Le Figaro, Le Monde, Libération, Les Echos, La Croix…đều chạy tựa về hồ sơ này trên trang nhất, báo động tình hình căng thẳng tại miền đông Ukraina và đưa ra những bằng chứng cho việc can thiệp của Nga vào chiến trường Ukraina.
  • Lãnh đạo tối cao Tổ chức Nhà nước Hồi giáo vẫn còn sống ? (RFI) - Theo hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, 14/11/2014, trong một đoạn ghi âm cho là của chính ông Abou Bakr Al Baghdadi, lãnh đạo tổ chức Nhà nước Hồi giáo vừa lên tiếng cảnh báo là chiến dịch oanh kích của liên minh quốc tế sẽ không ngăn chặn được đà tiến của lực lượng thánh chiến. Bản ghi âm trên được phát sau khi có tin đồn mấy ngày qua là ông Al Baghdadi đã thiệt mạng trong một vụ oanh kích.
  • Nhà nước Hồi giáo sẽ phát hành tiền riêng (VOA) - Nhà nước Hồi giáo cho biết sẽ đúc các đồng tiền kim khí bằng vàng, bạc và đồng để thay thế cái mà tổ chức này gọi là 'hệ thống tiền tệ tàn ác đã áp đặt lên người Hồi giáo
  • Đặc sứ Bắc Hàn đi Nga (RFA) - Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nga, ông Choe Ryong-Hae, một trong những trợ lý của ông Kim, sẽ đến Nga vào thứ hai và kết thúc chuyến thăm vào 24 tháng 11. Trước đó, hãng tin KCNA của Bắc Hàn cũng đã loan tin về chuyến thăm này.
  • Báo cáo viên LHQ : « Nhất thiết » phải đưa Bình Nhưỡng ra Tòa án Quốc tế (RFI) - Theo tin AFP, Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về tình trạng nhân quyền Bắc Triều Tiên vào hôm nay, 14/11/2014, đã tái khẳng định rằng giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên « nhất thiết » phải bị điệu ra trước Tòa án Quốc tế để trả lời về các tội ác chống nhân loại của chế độ. Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un thì phải bị truy tố về tội « tòng phạm ».
  • Bế mạc Thượng đỉnh ASEAN tại Nay Pyi Daw (RFI) - Cuộc họp Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 25 tại Nay Pyi Daw, thủ đô Miến Điện, đã kết thúc hôm qua 13/11/2014, với bản tuyên bố của Chủ tịch ASEAN 2014, trong đó có nêu vấn đề Biển Đông.
  • Một quan tham Trung Quốc bị bắt với 37 ký vàng và 120 triệu yuan (RFI) - Theo báo chí Trung Quốc, các nhân viên thanh tra tham nhũng nước này vừa chứng thực được một vụ tham nhũng khác thường. Khi khám nhà một viên chức nhỏ ở địa phương, họ đã tìm thấy 37 ký vàng và 120 triệu nhân dân tệ tiền mặt, tương đương với khoảng 20 triệu đô la.
  • Trao đổi thư tín với thính giả (14.11.2014) (RFA) - Việt Nam muốn phát triển kinh tế, vấn đề chính phủ khuyến khích cho các công ty nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam là điều rất tốt. Nhưng riêng các công ty của Trung Quốc thì chính phủ nên xem xét một cách kỹ lưỡng.-Một thính giả.
  • Bên lề thượng đỉnh G20, những gì có thể xảy ra? (RFA) - Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển G20 sẽ chào đón hàng chục nguyên thủ quốc gia đến thành phố Brisbane, thủ phủ bang Queenland của Úc để bàn về các vấn đề kinh tế tài chánh nhằm cải thiện nền kinh tế toàn cầu.
  • Trung Quốc bào chữa cho mục tiêu giảm khí thải (RFA) - Đại diện đàm phán thay đổi khí hậu của Trung Quốc hôm nay lên tiếng bảo vệ sự mập mờ trong mục tiêu mà Bắc Kinh đề ra về mức thải khí carbon tối đa vào năm 2030, và nói rằng các nước phát triển cần phải cắt giảm nhiều hơn.
  • Hoa Kỳ góp 3 tỉ đô la cho quỹ khí hậu xanh của LHQ (RFA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ cam kết một khoảng tiền 3 tỷ đô la cho quỹ của Liên Hiệp Quốc nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đối với những nước nghèo nhất thế giới. Một giới chức chính phủ Mỹ cho biết như vậy vào hôm nay.
  • Bắc Bộ lạnh tăng cường, có mưa rải rác từ ngày 16 (BaoMoi) - Từ ngày 16 các tỉnh miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên trời chuyển nhiều mây và có mưa rải rác, nền nhiệt hạ dần. Khu vực Trung Bộ mưa tạm thời giảm hơn trong ngày 15, từ chiều tối đêm ngày 16, sáng ngày 17 mưa sẽ tăng hơn về cường độ. Tây Nguyên, Nam Bộ phổ biến ít mưa, ngày nắng nhiều; riêng Nam Bộ vẫn đề phòng mưa dông cục bộ ở khu vực miền Tây vào chiều tối.
  • An ninh khu vực - Chủ đề chính tại ASEAN 25 (BaoMoi) - PN - An ninh khu vực, cụ thể là tranh chấp tại Biển Đông và mối nguy đến từ IS, chiếm 50% trong số các vấn đề chủ yếu tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 (ASEAN 25) và các hội nghị liên quan tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar (12-13/11).
  • Tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc chơi chiêu “cây gậy và củ cà rốt“ (BaoMoi) - Để giảm căng thẳng do những tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc (TQ) sử dụng chiêu bài "cây gậy và củ cà rốt". Sáu tháng sau khi TQ hạ đặt giàn khoan khổng lồ trên vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Bắc Kinh lại mời chào các nước Đông Nam Á với những cam kết đầu tư và thương vụ mới. Tờ Wall Street Journal nhận định đây là đường đi nước bước của TQ để từng bước kiểm soát toàn bộ Biển Đông.
  • Chuyến công du thành công trên cả hai bình diện ngoại giao (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 25 và các Hội nghị cấp cao liên quan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa kết thúc đã in đậm dấu ấn thành công của Việt Nam trên cả hai bình diện của “mặt trận ngoại giao” - là ngoại giao song phương và đa phương.
  • Quan hệ Trung - Nhật có dấu hiệu “tan băng" (BaoMoi) - (HQ Online)- Mối quan hệ giữa hai nước lớn Nhật Bản và Trung Quốc đã xấu đi nghiêm trọng trong hai năm qua, chủ yếu do tranh chấp quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.
  • ASEAN khó giải bài toán biển Đông (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 25 kết thúc hôm 13-11 song các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc vẫn chưa thể tìm được lời giải rốt ráo cho bài toán biển Đông.
  • Khai mạc Giải bóng đá mini phong trào toàn quốc Cúp Bia Sài Gòn năm 2014 (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Lễ khai mạc diễn ra tối 13-11, tại Cung Thể thao Tiên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút 64 đội bóng phong trào xuất sắc tại TP Đà Nẵng. Các đội tranh tài trên sân 5 người, theo thể thức bốc thăm đấu loại trực tiếp từ ngày 12-11 đến 16-11 tại Công viên biển Đông – tượng mẹ Âu Cơ (Q.Sơn Trà, TP Đà Nẵng). BTC sẽ chọn 2 đội nhất và nhì của giải đại diện khu vực TP Đà Nẵng tham dự VCK toàn quốc sẽ tổ chức tại tỉnh Bình Thuận từ ngày 23-12 đến 27-12. Được biết, đội vô địch sẽ nhận mức thưởng 40 triệu đồng, nhì: 20 triệu đồng, ba: 10 triệu đồng.
  • Trung Quốc đề xuất ký hiệp ước "hữu nghị" với ASEAN (BaoMoi) - Ngày 13/11, tại Hội nghị cấp cao Đông Á ở Myanmar, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề xuất ký Hiệp ước “hữu nghị” và hợp tác với các nước ASEAN nhưng lại nhấn mạnh rằng, tranh chấp trên biển Đông cần phải được giải quyết trực tiếp giữa các quốc gia liên quan.
  • Mỹ, Nhật mâu thuẫn với Trung Quốc về vấn đề biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Nhật Bản và Mỹ mâu thuẫn với Trung Quốc về vấn đề căng thẳng trên biển Đông. Hai nước này thúc giục Bắc Kinh kiềm chế những hành động có thể làm mất ổn định ở vùng biển chiến lược giàu tài nguyên này, theo Kyodo News.
  • Nhất trí sớm đạt được COC (BaoMoi) - TP - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các cuộc gặp cấp cao giữa ASEAN với đối tác bế mạc chiều 13/11 tại Myanmar, đưa ra Tuyên bố Chủ tịch tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông; nhất trí phấn đấu sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông trên cơ sở đồng thuận.

Đổi mới thể chế - Thay xe & Thay tài xế!

Cần dũng cảm loại bỏ những “tài xế” yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, những ai dựa vào hậu duệ, tiền tệ, quan hệ… ra khỏi đội ngũ. Không thể vì nể nang, vì bè phái, vì quan hệ mà giao cỗ xe hiện đại vào tay những tài xế cổ hủ, yếu kém...
Đổi mới thể chế đang là một yêu cầu tất yếu để phát triển kinh tế, khi mô hình kinh tế thời kỳ Đổi mới dù đã mang lại những thành tựu to lớn, song sau gần 30 năm, đã đến lúc cần phải thay đổi để đất nước tiếp tục phát triển.
Trong Thông điệp đón năm mới 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết: “Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Ngày 31/10 tại nghị trường, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh tiếp tục đề nghị. “Chúng ta phải đổi mới thể chế, pháp luật, chứ không thể dùng lời khuyên, mong muốn để thay đổi”.
Thông điệp này còn được cả Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh trong phiên khai mạc Quốc hội sáng 20/10/2014.
Như vậy có thể nói, nhu cầu đổi mới thể chế đang là vấn đề không thể khác.
Song, muốn đổi mới thể chế có hiệu quả, không thể không bắt đầu từ một việc vô cùng quan trọng, có tính quyết định cho sự thành bại, đó là đổi mới công tác cán bộ.
Tại trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 1-11 về thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng, Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa-Vũng Tàu) kể:
“Trước khi đi họp Quốc hội, có một doanh nghiệp nói với tôi thế này: Các ông đặt vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp, đầu tư công nhưng không thấy ai đặt vấn đề tái cơ cấu tổ chức bộ máy và tái cơ cấu chính các ông”.
Không dừng ở đó, ông Hiến còn thẳng thắn: "Công tác tuyển chọn cán bộ là yếu tố then chốt trong vấn đề này. Bởi nếu không có sự tuyển chọn công khai, minh bạch mà cứ theo tiền lệ "hậu duệ, quan hệ, tiền tệ" thì sẽ mất người tài, sẽ không có người để giúp dân, giúp nước”.
Cách đó ít lâu, tại nghị trường, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng nêu quan điểm tương tự: “Không đổi mới cán bộ, không đổi mới được nền kinh tế… Tiềm năng của đất nước không phải tài nguyên thiên nhiên, mà chính là con người, là thể chế. Giới hạn tiềm năng chính là giới hạn ở trí tuệ con người”.
Không thể nói gì hơn ngoài hai từ: Quá đúng!
Quá đúng bởi nói từ nhiều năm qua, không ít chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đúng và trúng. Thế nhưng khi thực hiện, không ít những chủ trương chính sách tốt đẹp đó bị làm sai lệch, thậm chí dẫn đến sai lầm, đổ vỡ. Lý do chính là bởi khâu thực hiện yếu kém tại các cấp cơ sở.
Sự đổ vỡ của một số chủ trương, chính sách do thực hiện yếu kém là biện chứng bởi suy cho cùng, thể chế chỉ là phương tiện, là công cụ. Vấn đề là người trực tiếp điều hành, điều khiển công cụ đó.
“Thể chế” giống như một chiếc ô tô và người điều hành giống như người tài xế.
Nếu ô tô hiện đại, có tốc độ cao vào tay người lái xe có trình độ, chiếc xe sẽ phát huy hết tiềm lực, sức mạnh và đạt vận tốc tối ưu.
Ngược lại, nếu “tài xế” yếu kém sẽ dẫn đến ba hậu quả.
Thứ nhất, người tài xế đó sẽ cố tình chạy chậm để vừa với khả năng của anh ta và như thế là làm kìm hãm sự phát triển ở ngành nghề, lĩnh vực, địa phương mà anh ta đảm nhận.
Thứ hai, anh ta sẽ phá hỏng chiếc xe bởi sự yếu kém của mình, thậm chí không loại trừ để tránh bị “ô tô thải loại tài xế”, anh ta sẽ “loại” chiếc xe bằng hành động ngấm ngầm chống đối, phá hoại.
Thứ ba, anh ta sẽ liều lĩnh chạy với vận tốc quá sức của mình để rồi cuối cùng là gây tai nạn.
Vì vậy, song song với việc “thay xe”, cần phải thay “tài xế”, tức là đổi mới thể chế, không có cách nào khác là phải đổi mới công tác cán bộ.
Ngoài việc đào tạo, nâng cao trình độ cho mỗi cán bộ, công chức để họ có thể tiến kịp với thể chế mới thì cần dũng cảm loại bỏ những “tài xế” yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, những ai dựa vào hậu duệ, tiền tệ, quan hệ… ra khỏi đội ngũ.
Không thể vì nể nang, vì bè phái, vì quan hệ… mà giao cỗ xe hiện đại vào tay những tài xế cổ hủ, yếu kém vì chính họ sẽ làm hỏng những chủ trương, chính sách tốt đẹp.
Và cuối cùng, vẫn phải nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” và “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”.
Bùi Hoàng Tám
(Dân Trí)

Doanh nghiệp 'khổ vì hối lộ' ở VN và Campuchia

Việt Nam và Campuchia là hai nước Đông Nam Á bị xếp vào nhóm 10 nước có rủi ro hối lộ cao nhất thế giới, theo một bảng xếp hạng.
Trace International, một tổ chức vận động chống hối lộ đặt ở Mỹ, lần đầu tiên công bố bảng xếp hạng nhằm giúp các công ty đánh giá rủi ro.
Có tên Trace Matrix, chỉ số này đánh giá cách thức doanh nghiệp quan hệ với chính phủ, luật chống hối lộ, tính minh bạch của chính quyền và khả năng giám sát của xã hội dân sự.
Ireland được xếp đầu về tính minh bạch, còn Nigeria xếp chót, ở hạng 197.
Việt Nam bị xếp thứ 188, Campuchia 193, rơi vào nhóm 10 nước tệ nhất, gồm: Burundi, Chad, Guinea, Nigeria, Nam Sudan, Uzbekistan và Yemen.
10 nước xếp đầu (theo thứ tự chữ cái) gồm: Canada, Đức, Hoa Kỳ, Hong Kong, Ireland, New Zealand, Nhật Bản, Phần Lan, Singapore, Thụy Điển.
Trước đây đã có các bảng xếp hạng về tình trạng hối lộ như của Transparency International.
Tuy vậy, chủ tịch của Trace, Alexandra Wrage, nói chỉ số của họ có giá trị vì nó chỉ tập trung vào vấn đề hối lộ của doanh nghiệp.
“Chúng tôi muốn đề cập khả năng một công ty bị bắt phải hối lộ,” bà nói.
Rủi ro cao
Việt Nam có tổng điểm 82 trên 100, còn Campuchia có tổng điểm 89.
Có bốn lĩnh vực được đánh giá, trong đó Việt Nam có điểm 61 về quan hệ của doanh nghiệp với chính phủ. Theo Trace, điều này thể hiện rủi ro cao trong quan hệ với chính phủ, gánh nặng bị quản lý, và trông đợi được lại quả cũng cao.
Việt Nam được điểm 31 về luật pháp và thi hành luật chống hối lộ, nghĩa là khá hiệu quả trong vấn đề này.
Về tính minh bạch của chính phủ, Việt Nam bị điểm thấp tối đa 100, chứng tỏ bị đánh giá rất thấp về bộ máy hành chính.
Việt Nam cũng bị điểm thấp, 82 trên 100, về khả năng giám sát của xã hội dân sự.
Đây là lần đầu tiên Trace International, hợp tác với Rand Corporation, tiến hành bảng xếp hạng về vấn nạn hối lộ của doanh nghiệp trên thế giới.
(BBC)

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét