Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Quốc hội VN bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo

-Lại phải đấu tranh cho hai mục tiêu

 Boxitvn

Dân tộcDân chủ
Thiện Tùng
Sau 30/04/1975, không biết dùng từ nào: tự mãn, tự đắc, tự kiêu… để mô tả một cách chính xác trạng thái giới lãnh đạo Việt Nam (VN) lúc bấy giờ. Tôi còn nhớ, từ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn lan ra những quan chức từ cao xuống thấp câu nói: VN đã đánh thắng Mỹ thì từ nay không một thế lực nào dám đụng đến VN.
Từ nhận định lạc quan ấy , Đảng chủ trương cho ra quân: hàng loạt sĩ quan dày dạn trận mạc phải khăn gói phục viên, áp dụng “nghĩa vụ quân sự, trẻ hóa quân đội”, gây ra làn sóng bất bình trong giới cựu chiến binh. Trong cuộc hội nghị ở trường 7 Nguyễn Ái Quốc tại Thủ Đức (có tôi dự), từ trên diễn đàn, ông Chu Tam Thức, Thứ trưởng Bộ Tài chính cao giọng: “Chuyện có chấp nhận ra quân hay không quyết định do Bộ Tài chính. Nếu Tài chính không trả lương có ở lại không? Hãy nghĩ xem, lương cho một cựu chiến binh đủ cấp cho 3 đến 4 tân binh …”.

Ngay từ năm 1972, Trung Quốc (TQ) bắt đầu mua chuộc giới lãnh đạo Campuchia (CPC), chuẩn bị con bài Pôn-Pốt thay chỗ cho Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng CPC Khiêu-Xăm-Phon vốn là chỗ thân tín với VN. Phái thân TQ thường xuyên gây hấn, không cho lực lượng kháng chiến VN dựa vào vùng biên giới 2 nước.
Lợi dụng Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh và bận lo việc tiếp quản,với 2 ngàn cố vấn TQ cầm tay chỉ việc, Pôn-Pốt xua quân đánh chiếm đảo Thổ Chu của VN. Tiếp sau đó, chúng triển khai quân tấn công sang VN trên toàn tuyến biên giới: chúng tràn sang lãnh địa Hà Tiên, Châu Đốc, An Phú, Tân Châu, Hồng Ngự, Mộc Hóa (Kiến Tường), Tây Ninh, Phước Long bắn giết, cướp bóc. Với đội ngũ tân binh, những tháng đầu VN thúc thủ, bị động trong đối phó. Không còn cách nào khác, phải gọi cựu chiến binh tái ngũ. Khi cựu chiến binh tái ngũ, làm nòng cốt, chẳng những đủ sức đánh trả, đẩy lùi chúng ra khỏi biên giới, còn truy kích bọn chúng đến tận thủ đô Phnong-Penh. Đàn em phía Tây Nam bị thảm bại, giới cầm quyền TQ xua 600 ngàn quân tràn sang các tỉnh biên giới phía Bắc gọi là “Dạy cho VN một bài học” và tiến hành lấn chiếm biển đảo của VN như mọi người đã biết.
Tôi phải dài dòng như thế để nói rằng: VN hết chống xâm lược Pháp, can thiệp Mỹ đến chống xâm lược Tàu không giờ phút nghỉ ngơi. Và cũng để nói rằng, cho đến giờ này VN vẫn phải tiến hành cuộc đấu tranh cho 2 mục tiêu Độc lập dân tộc và Dân chủ – tức là tiếp tục cuộc “Cách mạng Dân tộc Dân chủ” do Hồ Chí Minh phát động, được khởi xướng khi toàn quốc kháng chiến hồi năm 1946.
Vậy là sự tự kiêu, tự mãn… của Đảng sau 30/04/1975 phải trả giá quá đắt. Nếu không kịp tỉnh ngộ, tiếp tục ảo tưởng với đồng chí bạn vàng, bạn tốt chúng ta sẽ chết với thủ đoạn xâm lược mềm của giới cầm quyền Bắc Kinh. Họ đang ráo riết tiến hành đồng bộ trên mọi lĩnh vực, kể cả việc mua chuộc, ly gián CPC và Lào đối với VN.
Theo chủ quan, tôi nhận định:
* Lịch sử đã ghi nhận: mỗi khi Việt Nam, Campuchia, Lào đoàn kết, lấy dải Trường Sơn làm lưng dựa là vô địch – Pháp cũng đã thấy điều đó nên bao giờ họ cũng đặt ánh thống trị trên cả 3 nước Đông Dương. TQ đang chú tâm mua chuộc lãnh, tạo con bài thân tín, ly gián 3 nước Đông Dương với mưu đồ chia để trị; đồng thời, qua hợp tác với ta khai thác Bauxite Tây Nguyên, họ đang “dòm ngó”dải Trường Sơn. Họ có dụng ý thôn tính 3 nước chớ không phải chỉ làm kinh tế thuần túy.
* Việc TQ đặt giàn khoan HD 981 vào hải phận VN là động tác giả, nhằm thu hút sự chú tâm của mọi người vào đó để họ triển khai căn cứ quân sự ở Hoàng Sa và Trường Sa, từng bước thôn tính biển Đông theo đường lưỡi bò. Họ rút giàn khoan một mặt để tránh búa rìu dư luận, mặt khác níu không để VN vuột khỏi vòng tay mình. Đến nay, việc xây dựng căn cứ quân sự của họ về cơ bản đã hoàn thành bước đầu, xem như việc đã rồi, họ giả lã làm lành để lừa thế, chọn điểm xâm chiếm tiếp.
* Ngoài việc cài cắm người khắp cùng VN, TQ đặc biệt chú tâm khu Vũng Áng (Hà Tĩnh) để một mặt khống chế vịnh Bắc Bộ, mặt khác, khi có thời cơ, phối hợp với vùng 3 biên giới Việt – CPC – Lào cắt VN ra làm đôi chỗ eo khu 5 cũ – theo chiến thuật 2 dao một búa mà họ dự tính từ lâu.
* Trong khi TQ tìm trăm phương nghìn kế để ăn tươi nuốt sống VN thì, một bộ phận trong lãnh đạo VN lại mơ hồ, ảo tưởng, không xem TQ là đối thủ mà vẫn xem họ là đồng chí, là bạn láng giềng môi hở răng lạnh, núi liền núi sông liền sông !.
* Trong chiến tranh ý thức hệ giữa Cộng sản và Tư bản, phía Cộng sản như Công ty cổ phần: Liên Xô, TQ… chỉ hùn vốn rồi “nệm ấm chăn êm”, còn VN ta hùn “mặt bằng và máu” – đất nước và lính chiến. Trong cuộc chiến phải chấp nhận máu đổ thây phơi. Ra khỏi cuộc chiến, đến nay gần 40 năm, chưa hàn gắn được vết thương: chưa sưu tập hết xác tử sĩ; chưa lấp hết lỗ bom; chưa xử lý hậu quả chất độc dioxin (da cam); chưa vơi hết nỗi đau đối với những người mất người thân trong cuộc chiến; còn phải tiếp tục thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có công trong kháng chiến v.v… Thế mà đến nay, vẫn còn có người trong giới lãnh đạo thiển cận, ngây thơ cho rằng VN đã nợ và phải thọ ơn đối với TQ, rồi cam phận “thấp cổ bé miệng” để cho TQ muốn làm mưa làm gió gì đó làm !.
Buồn lo về vận nước, tôi vào mạng Internet săn tin, gặp hình ảnh lời phát biểu của tướng Lê Mã Lương hôm 14/06/2014 tại hội thảo Minh Triết về biển Đông, do video báo Pháp luật VN ghi lại. Qua hình ảnh và bài viết tựa đề “Thủ phạm tiếp tay TQ đánh chiếm Gạc Ma là lãnh đạo cao cấp”, tôi mới biết Lê Mã Lương được phong anh hùng lực lượng vũ trang ở tuổi 21 và là cựu giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân đội VN.
Trong video, vị tướng này tỏ ra xúc động khi nói về trận hải chiến Trường Sa 1988. Có những đoạn, dường như Ông cố gắng kềm chế để tránh nói ra hết những điều hiểu biết của mình. Theo tướng Lương: “Trước khi xảy ra trận hải chiến Trường Sa 1988, Quân đội VN đã phải nhận lệnh không được nổ súng trong trường hợp TQ đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa. Chính vì thế, khi TQ tấn công vào đảo Gạc Ma, nó chỉ có hơn 40 lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào. Trong khi bộ đội ta, trong đấy có một người sau nàyy được truy tặng anh hùng là thiếu úy Trần văn Phương, chỉ có mỗi tay không và giữ chặt lá cờ trên đảo Gạc Ma – không có súng. Và rồi, lính TQ nó bắn, nó đâm. Nó đâm hạ sĩ Nguyễn văn Lanh nhiều nhát trọng thương. Anh em cứ quần lộn với lính TQ như vậy…”.
Theo ảnh ghép minh họa, tướng Lương chỉ tay thẳng về hướng ảnh Lê Đức Anh, mặc dù tướng Lương không nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu “đồng chí lãnh đạo cấp cao” là ám chỉ Lê Đức Anh, khi ấy ông đang giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Tướng Lương chua xót nói: “Đứng góc độ người lính, đây là nỗi đau không chỉ của người lính Hải quân mà của người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đó là nỗi đau, mà nỗi đau này nó âm ỷ và sẽ đi cùng người lính cho đến khi kết thúc sứ mệnh trên mảnh đất này”.
Tướng Lương thuật lại lời đô đốc Giáp Văn Cương, người đứng đầu hải quân VN năm 1988: “Nó chỉ có thể lấy được Gạc Ma. Còn những đảo khác, nếu lấy thì vấn đề không phải như thế… không còn là câu chuyện của 64 chiến sĩ hy sinh và 3 tàu của chúng ta chìm dưới biển như thế”.
Tướng Lương kể thêm 2 câu chuyện:
+ Trong cuộc họp của Bộ Chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói: “Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?”.
+ Một quan chức ngoại giao đề nghị Nhà nước nên yêu cầu TQ để phía VN được đến Gạc Ma trục vớt 3 chiếc tàu bị bắn chìm cùng 61 thi thể các chiến sĩ hy sinh trên biển. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nghe xong liền nói: “Có nên làm việc đó không ? Cứ để họ nằm đó cũng đã làm sao”.
Mấy tháng qua, tôi nghe cán bộ đảng viên phàn nàn đầy tai về những lời phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Có 2 đảng viên lão thành (xin không nói tên) nói trong vẻ bực tức:“Phải tìm hiểu kỹ coi Phùng Quang Thanh là tướng Ta hay tướng Tàu?”, “Giao bộ đội cho tướng Thanh là gởi trứng cho ác”. Giờ đây, qua lời kể của tướng Lê Mã Lương về bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh trước kia, tôi cảm thấy càng lo: Nếu ở cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, Phùng Quang Thanh có suy nghĩ và hành động như Lê Đức Anh trước kia thì thảm họa chẳng những cho bộ đội mà cho cả đất nước và dân tộc.
Kết thúc bài viết, tôi có 2 đề xuất:
1/ Yếu tố ngoại xâm xuất hiện từ phương Bắc ngày càng rõ, do vậy, cuộc đấu tranh hiện nay cũng phải nhằm vào 2 mục tiêu Dân tộc và Dân chủ – tức là loại yếu tố ngoại xâm và thực hiện thể chế chính trị dân chủ pháp quyền.
2/ Căn cứ vào tình hình hiện tại của đất nước, tốt hơn hết, Quốc hội và Chủ tịch nước nên bàn bạc thuyên chuyển Phùng Quang Thanh ra khỏi Quân đội, hay ít nhất thôi giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng.
14/11/2014
T.T
Tác giả gửi BVN

Quốc hội VN bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo

Các đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ bỏ phiếu tín nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt ngày 15/11 tuy chưa rõ báo chí đưa tin thế nào.
Sáng 14/11 có tin lãnh đạo Quốc hội yêu cầu báo chí không đưa tin về việc công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Thông cáo từ Trung tâm báo chí Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIII đã nêu yêu cầu này theo "ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Văn phòng Quốc hội".
Hình thức bỏ phiếu tín nhiệm đã được sử dụng từ trước
Các nhà báo cũng được đề nghị không tham dự một số sự kiện.
Tuy nhiên sau đó, lại có tin báo chí sẽ được tham dự và đưa tin.
Theo lịch trình, sáng thứ Sáu 14/11 Quốc hội thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín đối với các vị trí lãnh đạo cao cấp nhất.
Trong số 50 vị trí được mang ra lấy phiếu tín nhiệm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
Sáng thứ Bảy 15/11 Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm và kết quả kiểm phiếu được công bố buổi chiều.
Tác dụng cảnh báo
Huy Đức
Kẻ mạnh nhất trong chế độ toàn trị không phải là kẻ anh minh nhất mà là kẻ gieo rắc được nhiều sợ hãi nhất. Quyền lực của những kẻ như thế được duy trì bởi sự tuân phục.
Những người sợ hãi nhất viện cớ "phiếu tín nhiệm" trong chế độ toàn trị chỉ là hình thức để bào chữa cho sự tuân phục của mình. Những người ít sợ hãi hơn, biến "trò chơi dân chủ" đó trở thành một cơ hội - cơ hội loại bỏ một mối đe dọa, giải thoát nỗi sợ hãi cho chính mình.
Đành rằng quyền lực về nhân sự không bắt đầu từ Quốc Hội. Nhưng, trong một nền dân chủ càng giả hiệu càng có lắm kẻ khao khát tín nhiệm cao. Đây là lúc Quốc hội có thể chuyển nỗi sợ hãi lâm thời sang bọn họ.
Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook cá nhân
Truyền thông nước ngoài, khi nói về việc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội, đã bình luận rằng sẽ không có thay đổi gì đột biến, nhất là khi không có phương án "bất tín nhiệm" đối với các vị lãnh đạo.
Các lá phiếu của các đại biểu Quốc hội được chia làm ba loại: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Tuy nhiên, mức độ tín nhiệm cao hay thấp cũng cho thấy phần nào uy tín và sự đánh giá của dư luận đối với các nhân vật trên thượng tầng chính trị của đất nước.
Đồng thời, việc bỏ phiếu tín nhiệm cũng sẽ dẫn đến các đồn đoán về đấu tranh nội bộ, nhất là khi còn hơn một năm nữa là tới Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng Sáu năm ngoái, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên tại Quốc hội với 47 vị trí lãnh đạo được ca ngợi là "thành công".
Toàn bộ 47 vị được bầu quá bán, trong đó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhận số phiếu tín nhiệm thấp nhất.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội, người lúc đó vừa được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, đạt số phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất là 372 phiếu.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được 330 phiếu tín nhiệm cao, 133 phiếu tín nhiệm và 28 phiếu tín nhiệm thấp trong tổng số 492 đại biểu có mặt.
Các kết quả nói trên được một số đại biểu cho là có "tác dụng cảnh báo".
BBC

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng củng cố uy thế qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm nay 15/11/2014 đã được tăng cường thêm sức mạnh khi nhận được số phiếu tín nhiệm khá cao của các đại biểu Quốc hội. Theo AFP, đây là một sự khởi sắc tương đối ngoạn mục so với năm ngoái, ông chỉ được lượng phiếu tín nhiệm rất thấp.
Khoảng 320/484 đại biểu đã bỏ phiếu « tín nhiệm cao » cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chiếm tỉ lệ 64,39%. Đây là một sự tương phản lớn lao so với năm ngoái, khi đến một phần ba trong Quốc hội chỉ « tín nhiệm thấp » đối với sự lãnh đạo của ông Dũng. Còn lần này, chỉ có 68 đại biểu bỏ phiếu « tín nhiệm thấp » cho Thủ tướng.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo, được tiến hành lần đầu tiên vào năm 2013, là một nỗ lực của các nhà cai trị Việt Nam, nhằm xoa dịu các bất bình ngày càng tăng của dân chúng trước tình trạng thiếu trách nhiệm và tham nhũng. Các đại biểu có thể bỏ phiếu « tín nhiệm thấp » « tín nhiệm » và « tín nhiệm cao » cho 50 chức danh lãnh đạo hàng đầu, trong đó có Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội.
Theo báo chí nhà nước, quan chức nào nhận được trên 50% phiếu « tín nhiệm thấp » trong hai năm liên tiếp có thể bị yêu cầu từ chức. Nhưng cả năm nay lẫn năm ngoái, tất cả các lãnh đạo phải đối mặt với việc bỏ phiếu tín nhiệm đều xoay sở để có được số phiểu ủng hộ cần thiết, nhằm tránh né các biện pháp kỷ luật trong tương lai.
Năm nay, người chiếm được số phiếu cao nhất là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với 380 phiếu « tín nhiệm cao » (76,46%). Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, bị chỉ trích dữ dội do nhiều vụ tai tiếng trong ngành y tế, là quan chức bị mất lòng dân nhất, đã nhận được đến 192 phiếu « tín nhiệm thấp ».
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà uy tín đã bị xói mòn bởi một loạt các xì-căng-đan tham nhũng và các quan ngại về việc lãnh đạo nền kinh tế, dường như đã thu hút được cảm tình hơn so với năm ngoái, nhờ mạnh mẽ lên tiếng đả kích Trung Quốc.
AFP nhắc lại, Hà Nội và Bắc Kinh đang căng thẳng trong vấn đề chủ quyền biển đảo tại Biển Đông. Hồi tháng Năm, Bắc Kinh đã tự tiện đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây hấn với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ, và dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc. Giàn khoan này được rút đi hồi tháng Bảy.
Ông Nguyễn Tấn Dũng không ngừng đả kích thái độ cứng rắn của Bắc Kinh tại Biển Đông, tranh thủ các diễn đàn khu vực trong đó có cả hội nghị ASEAN tại Miến Điện mới đây, để kêu gọi quốc tế có hành động mạnh mẽ hơn nhằm kìm hãm hành động xâm lăng của Trung Quốc tại các vùng biển bị Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.
Tuy các nhà quan sát hoan nghênh việc tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm – như một dấu hiệu cho thấy cố gắng của chế độ để làm dịu bớt sự bất mãn của dân chúng – nhưng nhiều người cho rằng kết quả bỏ phiếu là vô nghĩa, bên trong hậu trường các quan chức vẫn sẽ « đóng cửa bảo nhau ».
Còn theo nhận định của Reuters, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần này diễn ra một năm trước Đại hội Đảng, là dịp để chọn lựa ra những người lãnh đạo, trong nỗ lực tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ của phương Tây. Theo những lời đồn đoán, thì đang có sự rạn nứt sâu sắc trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam, giữa phe bảo thủ và phe được cho là cải cách.
Theo RFI

- Kết quả “thi” tín nhiệm đây *

*** Nói chung là kết quả thành công tốt đẹp, các lãnh đạo cao đều có “tín nhiệm cao” ở mức cao , mấy chức vụ thấp  và mấy ông bà “tai tiếng” như Bà Tiến thì thấp , nhưng nói chung là… các bác trai bác gái vẫn đủ năng lực lãnh đạo để đưa con thuyền Thúng ra biển Đông, tuốt ra Thái bình Dương luôn.Nhân dân ta hồ hởi phấn khởi… lắm lắm. – TT Dũng có mức “tín nhiệm cao” là 320, còn CT Sang 380 , có lẽ ông Sang có công nghiên cứu Sâu.
 ( *)Đề bài PTS đặt.

Quốc hội thông qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm 50 chức danh chủ chốt

Quốc hội thông qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm 50 chức danh chủ chốt
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham gia bỏ phiếu tín nhiệm sáng 15/11 (Ảnh: Thanh Xuân/VnExpress)
Vào 16h00 hôm nay (15/11), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Kết quả cụ thể như sau:

1. Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 380 phiếu (chiếm 76.46% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 84 phiếu (chiếm 16.9% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 20 phiếu (chiếm 4,02% tổng số đại biểu Quốc hội)
2. Bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 302 phiếu (chiếm 60.76% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 168 phiếu (chiếm 33.8% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 15 phiếu (chiếm 3.02% tổng số đại biểu Quốc hội)
3. Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 340 phiếu (chiếm 68.41% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 93 phiếu (chiếm 18.71% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 52 phiếu (chiếm 10.46% tổng số đại biểu Quốc hội)
4. Ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 344 phiếu (chiếm 69.22% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 124 phiếu (chiếm 24.95% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 14 phiếu (chiếm 2.82% tổng số đại biểu Quốc hội)
5. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 390 phiếu (chiếm 78.47% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 86 phiếu (chiếm 17.3% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 9 phiếu (chiếm 1.81% tổng số đại biểu Quốc hội)
6. Bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 325 phiếu (chiếm 65.39% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 127 phiếu (chiếm 25.55% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 31 phiếu (chiếm 6.24% tổng số đại biểu Quốc hội)
7. Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 295 phiếu (chiếm 59.36% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 159 phiếu (chiếm 31.99% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 28 phiếu (chiếm 5.63% tổng số đại biểu Quốc hội)
8. Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ & Môi trường
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 212 phiếu (chiếm 42.66% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 248 phiếu (chiếm 49.9% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 23 phiếu (chiếm 4.63% tổng số đại biểu Quốc hội)
9. Ông Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 317 phiếu (chiếm 63.78% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 155 phiếu (chiếm 31.19% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 12 phiếu (chiếm 2.41% tổng số đại biểu Quốc hội)
10. Ông Trần Văn Hằng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 284 phiếu (chiếm 57.14% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 183 phiếu (chiếm 36.82% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 13 phiếu (chiếm 2.62% tổng số đại biểu Quốc hội)
11. Ông Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 315 phiếu (chiếm 63.38% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 148 phiếu (chiếm 29.78% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 20 phiếu (chiếm 4.02% tổng số đại biểu Quốc hội)
12. Ông Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 203 phiếu (chiếm 40.85% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 245 phiếu (chiếm 49.3% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 36 phiếu (chiếm 7.24% tổng số đại biểu Quốc hội)
13. Ông Nguyễn Đức Hiền, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban dân nguyện
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 225 phiếu (chiếm 45.27% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 228 phiếu (chiếm 45.88% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 30 phiếu (chiếm 6.04% tổng số đại biểu Quốc hội)
14. Ông Nguyễn Kim Khoa, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 290 phiếu (chiếm 58.35% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 174 phiếu (chiếm 35.01% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 19 phiếu (chiếm 3.82% tổng số đại biểu Quốc hội)
15. Ông Phan Trung Lý, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 311 phiếu (chiếm 62.58% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 145 phiếu (chiếm 29.18% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 27 phiếu (chiếm 5.43% tổng số đại biểu Quốc hội)
16. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 365 phiếu (chiếm 73.44% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 104 phiếu (chiếm 20.93% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 13 phiếu (chiếm 2.62% tổng số đại biểu Quốc hội)
17. Bà Nguyễn Thị Nương, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 272 phiếu (chiếm 54.73% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 183 phiếu (chiếm 36.82% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 28 phiếu (chiếm 5.63% tổng số đại biểu Quốc hội)
18. Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Đoàn Thư ký kỳ họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 303 phiếu (chiếm 60.97% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 154 phiếu (chiếm 30.99% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 26 phiếu (chiếm 5.23% tổng số đại biểu Quốc hội)
19. Ông Ksor Phước, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 302 phiếu (chiếm 60.76% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 164 phiếu (chiếm 33.00% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 16 phiếu (chiếm 3.22% tổng số đại biểu Quốc hội)
20. Ông Đào Trọng Thi, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 224 phiếu (chiếm 45.07% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 220 phiếu (chiếm 44.27% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 39 phiếu (chiếm 7.85% tổng số đại biểu Quốc hội)
21. Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 320 phiếu (chiếm 64.39% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 96 phiếu (chiếm 19.32% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 68 phiếu (chiếm 13.68% tổng số đại biểu Quốc hội)
22. Ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 257 phiếu (chiếm 51.71% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 196 phiếu (chiếm 39.44% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 32 phiếu (chiếm 6.44% tổng số đại biểu Quốc hội)
23. Ông Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Chính phủ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 225 phiếu (chiếm 45.27% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 226 phiếu (chiếm 45.47% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 34 phiếu (chiếm 6.84% tổng số đại biểu Quốc hội)
24. Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ ngoại giao
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 320 phiếu (chiếm 64.39% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 146 phiếu (chiếm 29.38% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 19 phiếu (chiếm 3.82% tổng số đại biểu Quốc hội)
25. Ông Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 202 phiếu (chiếm 40.64% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 246 phiếu (chiếm 49.5% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 35 phiếu (chiếm 7.04% tổng số đại biểu Quốc hội)
26. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 356 phiếu (chiếm 71.63% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 103 phiếu (chiếm 20.72% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 26 phiếu (chiếm 5.23% tổng số đại biểu Quốc hội)
27. Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 93 phiếu (chiếm 18.71% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 235 phiếu (chiếm 47.28% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 157 phiếu (chiếm 31.59% tổng số đại biểu Quốc hội)
28. Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 98 phiếu (chiếm 19.72% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 233 phiếu (chiếm 46.88% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 154 phiếu (chiếm 30.99% tổng số đại biểu Quốc hội)
29. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 323 phiếu (chiếm 64.99% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 118 phiếu (chiếm 23.74% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 41 phiếu (chiếm 8.25% tổng số đại biểu Quốc hội)
30. Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 108 phiếu (chiếm 21.73% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 256 phiếu (chiếm 51.51% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 119 phiếu (chiếm 23.94% tổng số đại biểu Quốc hội)
31. Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 200phiếu (chiếm 40.24% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 234 phiếu (chiếm 47.08% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 49 phiếu (chiếm 9.86% tổng số đại biểu Quốc hội)
32. Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 236 phiếu (chiếm 47.48% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 201 phiếu (chiếm 40.44% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 48 phiếu (chiếm 9.66% tổng số đại biểu Quốc hội)
33. Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 247 phiếu (chiếm 49.7% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 197 phiếu (chiếm 39.64% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 41 phiếu (chiếm 8.25% tổng số đại biểu Quốc hội)
34. Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 156 phiếu (chiếm 31.39% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 224 phiếu (chiếm 45.07% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 102 phiếu (chiếm 20.52% tổng số đại biểu Quốc hội)
35. Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 133 phiếu (chiếm 26.76% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 202 phiếu (chiếm 40.64% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 149 phiếu (chiếm 29.98% tổng số đại biểu Quốc hội)
36. Ông Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 200 phiếu (chiếm 40.24% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 243 phiếu (chiếm 48.89% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 39 phiếu (chiếm 7.85% tổng số đại biểu Quốc hội)
37. Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 206 phiếu (chiếm 41.45% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 224 phiếu (chiếm 45.07% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 54 phiếu (chiếm 10.87% tổng số đại biểu Quốc hội)
38. Ông Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 127 phiếu (chiếm 25.55% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 262 phiếu (chiếm 52.72% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 95 phiếu (chiếm 19.11% tổng số đại biểu Quốc hội)
39. Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 264 phiếu (chiếm 53.12% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 166 phiếu (chiếm 33.4% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 50 phiếu (chiếm 10.06% tổng số đại biểu Quốc hội)
40. Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 85 phiếu (chiếm 17.1% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 287 phiếu (chiếm 57.75% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 111 phiếu (chiếm 22.33% tổng số đại biểu Quốc hội)
41. Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 105 phiếu (chiếm 21.13% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 313 phiếu (chiếm 62.98% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 65 phiếu (chiếm 13.08% tổng số đại biểu Quốc hội)
42. Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 136 phiếu (chiếm 27.36% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 267 phiếu (chiếm 53.72% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 79 phiếu (chiếm 15.9% tổng số đại biểu Quốc hội)
43. Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 313 phiếu (chiếm 62.98% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 129 phiếu (chiếm 25.96% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 41 phiếu (chiếm 8.25% tổng số đại biểu Quốc hội)
44. Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 362 phiếu (chiếm 72.84% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 91 phiếu (chiếm 18.31% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 28 phiếu (chiếm 5.63% tổng số đại biểu Quốc hội)
45. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 97 phiếu (chiếm 19.52% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 192 phiếu (chiếm 38.63% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 192 phiếu (chiếm 38.63% tổng số đại biểu Quốc hội)
46. Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 170 phiếu (chiếm 34.21% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 244 phiếu (chiếm 49.09% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 68 phiếu (chiếm 13.68% tổng số đại biểu Quốc hội)
47. Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 351 phiếu (chiếm 70.62% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 112 phiếu (chiếm 22.54% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 20 phiếu (chiếm 4.02% tổng số đại biểu Quốc hội)
48. Ông Trương Hoà Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 205 phiếu (chiếm 41.25% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 225 phiếu (chiếm 45.27% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 50 phiếu (chiếm 10.06% tổng số đại biểu Quốc hội)
49. Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 207 phiếu (chiếm 41.65% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 235 phiếu (chiếm 47.28% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 43 phiếu (chiếm 8.65% tổng số đại biểu Quốc hội)
50. Ông Nguyễn Hữu Vạn, Tổng kiển toán Nhà nước
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 105 phiếu (chiếm 21.13% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm: 318 phiếu (chiếm 63.98% tổng số đại biểu Quốc hội)
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 62 phiếu (chiếm 12.47% tổng số đại biểu Quốc hội)
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online VTV1!

-Từ nền dân chủ đến chế độ tài phiệt

Phiatruoc

CTV Phía Trước chuyển ngữ
William Graham Sumner, Libertarianism

Trong tiếng Anh, để mô tả các thể chế chính trị, những từ kết thúc bằng “-ocracy” thường được sử dụng. Bộ phận đứng trước “-ocracy” trong những từ này sẽ mô tả cội nguồn của quyền lực trong các thể chế đó. Chẳng hạn, một nền chuyên chế, hay “autocracy”, là thể chế chính trị mà ý chí của ông vua quyết định tất cả. Một nền tinh hoa trị, hay “aristocracy”, là chính thể mà quyền lực nằm trong tay một nhóm nhỏ những người sở hữu các phẩm chất đáng kính trọng và ghen tị nhất trong xã hội, hay còn gọi là thiểu số tinh hoa. Một chế độ thần quyền, hay “theocracy”, là chính thể mà kẻ cầm quyền tối cao là những quan niệm xã hội về Thượng đế và ý muốn của ngài. Vì “ý muốn của Thượng đế” thường chỉ được truyền đạt cho xã hội qua một số kênh trung gian hữu hạn, chẳng hạn như giới thầy tu, các chế độ thần quyền thường dễ dàng bị chuyển thành “hierocracy”, hay chế độ mà quyền lực tập trung trong tay giới tăng lữ. “Bureaucracy”, hay chế độ quan liêu, là chính thể trao quyền lực tối hậu cho các công chức trong chính phủ. Trong mỗi trường hợp kể trên, cái tên của chính thể sẽ xác định cơ quan có quyền tuyên bố với xã hội rằng cái gì là được phép và cái gì không được phép.
198612_507162605978639_1284552056_nMột nền dân chủ, hay “democracy”, là chính thể mà quyền lực tối thượng nằm trong tay “demos” – tức nhân dân. Tuy vậy, đám đông dân chúng sẽ không thể biểu đạt ý chí của mình và quản trị quốc gia nếu không được tổ chức đúng đắn. Vì mục đích chính trị, tùy từng trường hợp, người ta lại thường loại trừ phụ nữ, trẻ nhỏ, dân nhập cư, nô lệ, tội phạm, người nghèo… ra khỏi cái khối gọi là “nhân dân”. Vì vậy,”nhân dân” chỉ đồng nghĩa với một bộ phận xác định trong dân số chứ chưa bao giờ ám chỉ toàn bộ dân số. Hơn nữa, về mặt chuyên môn thì trong bất kì nhà nước hiện đại nào, “nhân dân” thậm chí cũng không phải là toàn bộ khối cử tri, mà chỉ đồng nghĩa với một bộ phận cử tri giới hạn. Nếu một cây bút phẫn nộ trước sự phân biệt giai cấp, thì trong tác phẩm, ông sẽ nhắc lại tất cả những công thức về “nhân dân” đang phổ biến trong hiện tại, rồi tiết lộ bằng bối cảnh câu chuyện rằng ông phân biệt những người dân thường như nông dân, thợ thủ công và người thất học với những người giàu, người có học vấn, người được đào tạo chuyên nghiệp, chủ ngân hàng hoặc thương nhân.

Tuy vậy, những tín điều về dân quyền và dân trí đang thịnh hành ngày nay sẽ không có chút giá trị hiện thực và vẻ đẹp đạo đức nào, trừ phi chúng được khẳng định là của toàn dân, không có ngoại lệ. Những tín điều đó không phải là phương châm hay nguyên tắc của đời sống chính trị và công việc quản trị trong đời thực; chúng là những tư tưởng cao đẹp về sức mạnh văn minh mà xã hội loài người chưa thể phát huy.Như những lý tưởng tạo cảm hứng, những động cơ giáo dục và những ưu tiên đạo đức, chúng có giá trị không thể đo đếm được. Nhưng chúng chỉ có tính triết học và hàn lâm chung chung, chứ không phải là luật lệ hằng ngày mà người ta nhất nhất tuân thủ trong những tình huống khẩn cấp. Một khi chúng đã bị kéo xuống lớp bùn của đời sống chính trị thực tế, và bị gọt đẽo cho vừa với kích thước của những chiến lược đảng chính trị, chúng sẽ trở thành một sự bịp bợm đặc biệt nguy hiểm.
Chẳng hạn, hiện vẫn thịnh hành một quan điểm cho rằng xã hội loài người, khi hành động như một khối toàn thể, sẽ gánh vác những vấn đề, truyền thống và tổ chức của nó bằng lý trí và lương tâm, sẽ liên tục rà soát lại những niềm tin mà nó được thừa kế, sẽ rút kinh nghiệm từ những sai lầm ngớ ngẩn mà nó phạm phải, sẽ vươn lên nhờ đánh giá và điều chỉnh lại những định kiến của bản thân… Cái lý thuyết cho rằng quyền lực nên thuộc về nhân dân, và nhân dân có đủ trí khôn để hiểu thế nào là đúng hoàn toàn ủng hộ giả thuyết này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu lý thuyết “quyền lực nhân dân” chỉ đúng khi “nhân dân” là một khối đồng thuận khổng lồ tập hợp tất cả mọi người thuộc mọi thành phần của xã hội, kể cả mọi phụ nữ, trẻ em, tội phạm, những người nhập cư, hay những người không được giáo dục tử tế. Về bản chất, lý thuyết này đòi hỏi “nhân dân” phải tập hợp được mọi tiếng nói trong xã hội; chính tính phổ quát này bảo đảm tính đúng đắn của “quyền lực nhân dân”. Nếu khối đồng thuận này không bao gồm một vài thành phần, như phụ nữ và trẻ em, thì sự bảo đảm đó đã biến mất. Nó trở thành một chiều và bất toàn, nó không còn là con người và xã hội. Từ vị trí của những tư tưởng lớn để truyền cảm hứng, nó chìm xuống vị trí của lời hô hào mà các chính đảng sử dụng để giành giật quyền lợi cho bản thân.

Giờ hãy thử áp dụng tín điều này theo phương châm rằng “nhân dân” bao gồm nông dân và thợ thủ công, những người chắc cũng phải được các triết gia và hiền nhân gửi cho một ít óc thông thái chính trị. Bạn hãy bảo một thanh niên rằng đừng lo lắng về việc học làm gì, hãy cứ nhổ vào văn hóa, cứ qua đêm trên đường phố và dùng ngày Chủ nhật để đọc tiểu thuyết năm xu. Rồi khi ngày bầu cử đến, anh ta có thể tạo ra công ăn việc làm cho mình, hoặc cho các bằng hữu, chỉ bằng cách ném phiếu vào hòm. Hãy nói với anh ta rằng đây là “nhân dân làm chủ” – một học thuyết mà chỉ cần răm rắp làm theo, anh ta sẽ trở thành người thốt lên lời sấm truyền của sự thông thái chính trị. Nếu ta làm theo cách này, thì học thuyết dân chủ vĩ đại sẽ trở thành một trong những sai lầm lố bịch và khó tưởng tượng nhất.

Vì vậy, trong thực tế, dân chủ có nghĩa là tất cả những người từng được thừa nhận quyền chính trị phải sống bình quyền, và quyền lực được trao cho nhóm tập hợp được nhiều kẻ bình quyền hơn. Nếu nền chính trị bị chia rẽ theo giai tầng, thì tầng lớp đông đảo nhất sẽ được trao vị thế “nhân dân” và quyền lực chính trị. Bởi lẽ đó, nếu chúng ta thiết lập một nền dân chủ, rồi để các giai tầng và đám đông quần chúng đối kháng với nhau, thì đó sẽ là sự phản bội nghiêm trọng nhất đối với thể chế này. Nền dân chủ, ngay từ đầu, sẽ mang trong mình nạn chia rẽ và tham lam, ở mức độ đủ để làm hổ thẹn mọi thể chế chính trị từng có.

Chế độ tài phiệt là chính thể mà người giàu nắm quyền kiểm soát xã hội. Đối với tôi mà nói, thì chuyện này khá mới mẻ và thật sự đáng lo. Từng có nhiều quốc gia có giới tài phiệt đông đảo, nhưng ở những nước đó, người giàu chưa từng có sức mạnh thâu tóm và kiểm soát như họ đang làm với chúng ta lúc này. Lịch sử gần đây của những quốc gia văn minh Tây Âu đã cho thấy chính thể tài phiệt đang phát triển rất vững vàng và nhanh chóng. Những học thuyết phổ biến vài trăm năm nay đã truyền bá cái quan điểm rằng mọi người đều có quyền hưởng sự thoải mái, sung túc và sang trọng. Do đó, nếu bất cứ ai được sung túc và sang trọng, trong khi những người khác thì không, điều đó có nghĩa là những thành quả của nền văn minh đã không được phân chia đồng đều, và nhà nước đã thất bại trong việc thực hiện chức năng của nó. Việc lẽ ra cần phải làm là lấy lại quyền kiểm soát nhà nước, và cho nó thực hiện đúng những chức năng mà nó được kì vọng, như đảm bảo sự thoải mái và tiện nghi về mặt vật chất cho mọi người dân.

Trong khi đó, khi cơn khát vật chất của xã hội ngày càng dâng cao, và ai cũng nghĩ rằng sống xa xỉ là quyền của mọi người, người ta ngày càng bị cám dỗ bởi việc sử dụng những cơ hội chính trị để trục lợi bất chính. Trong hoàn cảnh đó, kẻ trục lợi sẽ không ý thức rằng mình đang thiếu trung thực. Họ tự bào chữa: tôi chỉ tận dụng mọi cơ hội có thể để thu lợi ích từ bối cảnh chính trị và xã hội, chứ không hề phạm pháp hoặc cố ý làm điều gì sai. Kiểu bào chữa này hiện diện ở cả những người dân bán rẻ lá phiếu trong kì bầu cử, lẫn công chức lạm dụng công quyền.Sau cùng, nó đã tạo ra một lớp người tự bán bản thân như một loại hàng hóa.
Nguyên lí của chế độ tài phiệt là tiền có thể mua bất cứ thứ gì mà người có tiền muốn, và lớp người-hàng-hóa nói trên được tạo ra chỉ để trở hành công cụ. Thêm vào đó, toàn bộ sự phát triển công nghiệp trong thế giới hiện đại đã gắn kết nền công nghiệp với quyền lực chính trị, qua những vấn đề của các công ty cổ phần, tập đoàn, nhượng quyền thương hiệu, hợp đồng công cộng…, theo những cách mới mẻ hơn và tầm vóc lớn hơn. Cũng cần lưu ý rằng những phương pháp tự động và phi cá nhân của nền công nghiệp hiện đại, và thực tế rằng những nhà quản trị doanh nghiệp ngày nay thường là chỉ là người đại diện bán ủy thác của người nắm vốn, đã tạo nên một thứ lương tâm tập đoàn. Thời xưa, một người La Mã tham vọng từng mua sự nghiệp của mình bằng cách hối lội từ mọi thẩm phán cấp thấp cho đến tòa tổng lãnh sự, tới khi ông được nắm một tỉnh trong tay, nơi mà tiền tham nhũng thu được đủ lớn để giúp ông vừa trả nợ và bù đắp những khoản “đầu tư” ban đầu, vừa xây dựng cho mình một gia tài lớn. Các nhà tài phiệt hiện đại mua sự thuận lợi cho mình thông qua những lá phiếu và các cơ quan lập pháp, trong niềm tin rằng quyền lực thu được sẽ giúp họ bù đắp mọi phí tổn và mang lại nhiều thặng dư.

Khi đề cập đến sự tham lam của các nhà tài phiệt và việc người dân tự bán rẻ mình, tôi không muốn những lực lượng và xu hướng trong bài bị hiểu theo lối phóng đại.Tuy vậy, tôi coi chế độ tài phiệt là hình thức bẩn thỉu và hèn hạ nhất của quyền lực chính trị mà chúng ta từng biết cho tới nay. Động cơ, cách vận hành, luật lệ và hình phạt của nó sẽ mang đến sự thối nát toàn diện cho mọi tổ chức chịu trách nhiệm duy trì và bảo vệ xã hội. Cần nhận phải nhận ra nó là gì, trong tinh thần và xu hướng của nó, từ khi có còn là một mầm non, chứ không phải khi nó đã cắm rễ sâu và và sinh trưởng xanh tốt.

Sau đó, để phân tích sâu hơn về chế độ tài phiệt, chúng ta cần ý thức rõ một sự khác biệt quan trọng. Chế độ tài phiệt phải được phân biệt một cách cẩn thận với “quyền lực tư bản”. Những lời phê phán thiếu cân nhắc đối với tư bản, sự độc quyền và niềm tin, những thứ mà chúng ta phải nghe rất nhiều, như tôi trình bày trong phần tiếp theo, thực ra giúp ích cho chế độ tài phiệt.

Khi Chính phủ đi vay “nóng”


Hiện nay có tới 80,3% khoản vay trái phiếu ngắn hạn được dùng để đầu tư các dự án có thời hạn hoàn vốn dài, dẫn đến rủi ro tài chính rất lớn. Ảnh: MINH KHUÊ

“Không dùng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn” là một nguyên tắc trong kinh doanh. Song, với trái phiếu chính phủ, hiện có tới 80,3% các khoản vay trái phiếu ngắn hạn lại được dùng để đầu tư cho các dự án có thời gian hoàn vốn dài, khiến cho rủi ro tài chính rất lớn.
80,3% vay nợ trong nước là ngắn hạn
Tại cuộc thảo luận tổ ở Quốc hội giữa tuần trước, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã giải thích với các đại biểu rằng áp lực nợ công lớn nhất nằm ở nợ trong nước. Bởi vì, tỷ lệ nợ nước ngoài ngày càng có xu hướng giảm, lãi suất thấp (bình quân 1,6 %/năm), kỳ hạn dài, còn nợ trong nước đang tăng cao – từ mức 18% tổng nợ công năm 2001 tăng lên 52% vào cuối năm 2013.
Tại sao nợ trong nước lại gây áp lực cho nợ công?
Mới hồi tháng 5-2014, tại báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công, Bộ Tài chính còn khẳng định rằng, xu hướng nợ đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ lệ vay nợ nước ngoài, tăng tỷ trọng vay trong nước, nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước, nhất là thị trường vốn trái phiếu bằng tiền đồng.
Vậy mà chỉ năm tháng sau, “sự chuyển dịch tích cực” trong báo cáo nói trên lại trở thành báo động, và nợ trong nước lại làm tăng rủi ro về thanh khoản.
Theo thống kê mới nhất của Chính phủ (10-2014), xét về kỳ hạn, cơ cấu phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) năm 2013 như sau: dưới một năm (22,7% ), hai năm (33,7%), ba năm (23,9%). Phần còn lại là các kỳ hạn năm năm, 10 năm và 15 năm. Như vậy, tỷ lệ vay nợ ngắn hạn chiếm đến 80,3%. Điều này cho thấy cơ cấu vay nợ bị mất cân đối. Và với thời hạn vay – trả cận kề như thế, người đi vay nợ luôn đối mặt với áp lực phải có tiền để trả nợ. Điều này cũng giải thích vì sao Chính phủ luôn ở tình trạng bị động, “giật gấu vá vai” nhằm cân đối ngân sách.
Nếu phân tích sâu hơn thì cơ cấu vay nợ ngắn hạn bằng trái phiếu còn đáng lo hơn. Tính cả kỳ hạn trái phiếu từ dưới một năm đến năm năm (năm năm chiếm 13,6%), thì cơ cấu vay nợ trong nước là 93,9%. Mức vay kỳ hạn 10 năm và 15 năm chỉ chiếm một mức khiêm tốn là 6,1%.
Sự mất cân đối này cộng với lãi suất thị trường cao sẽ lý giải vì sao con số đảo nợ (giá trị tuyệt đối) năm sau cao hơn năm trước. Năm 2013 đảo nợ 40.000 tỉ thì đến năm 2015 dự tính sẽ đảo nợ 130.000 tỉ, mức tăng là 325%.
Đó cũng là lý do vì sao Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đặt câu hỏi khi “đỉnh” nợ rơi vào năm 2016 thì phải xem lại việc có phát hành trái phiếu nữa hay không hoặc giới hạn mức phát hành thế nào để kéo nợ công xuống. Bởi áp lực luôn cần trữ một lượng vốn lớn để trả nợ sẽ kéo theo việc không có tiền để chi cho đầu tư là tất yếu.
Huy động ngắn, cho vay dài
Rủi ro không chỉ nằm ở chỗ các khoản vay ngắn hạn. Huy động ngắn nhưng cho vay dài (10-12 năm) mới là vấn đề. Nhất là khi hiệu quả sử dụng vốn vay lại của Chính phủ, chủ yếu đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và khối doanh nghiệp nhà nước luôn kém, ảnh hưởng rất nặng đến việc cân đối nguồn vốn để trả nợ. Thậm chí nhiều khoản vay được bảo lãnh không có khả năng trả.
Báo cáo của Ngân hàng Phát triển (VDB) gửi tới Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội tại hội nghị giải trình về vấn đề nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam (9-2014) cho biết, vốn tín dụng đầu tư tập trung chủ yếu vào các dự án có quy mô lớn nên càng làm cho khoản chênh lệch giữa thời hạn thu hồi vốn và thời hạn huy động vốn kéo dài hơn, làm gia tăng quy mô phát hành TPCP.
Theo nguyên tắc, vốn vay chỉ được sử dụng cho các dự án thực sự cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực đầu tư phát triển, có khả năng thu hồi vốn và tạo nguồn để trả nợ đúng hạn. Song rất nhiều dự án không thuộc diện này, những dự án đầu tư thông thường của doanh nghiệp, lại dễ dàng vay được vốn trái phiếu hoặc được Chính phủ bảo lãnh để vay vốn. Hậu quả là các dự án không trả được nợ khiến Chính phủ phải trả thay ngày càng tăng.
Một số dự án sau khi được cơ cấu lại nợ vẫn khó khăn trong việc thu xếp nguồn trả nợ. Trong số này có tên hàng loạt dự án xi măng, giấy, thủy điện. Dự án xi măng Hải Phòng, dự án xi măng Tam Điệp, dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là các dự án vay vốn trong nước được Chính phủ bảo lãnh trong năm 2013 đã gặp khó khăn về việc trả nợ, phải xin kéo dài thời hạn vay và thời hạn bảo lãnh. Thậm chí, Quỹ Tích lũy trả nợ đã ứng trả thay cho Tổng công ty Phát triển đường cao tốc (VEC) 607 tỉ đồng trái phiếu đến hạn năm 2013 mà không trả được. Số tiền này sau đó chuyển sang ngân sách nhà nước cấp phát, tức là ngân sách trả thay nợ doanh nghiệp.
Còn trước đó, năm 2012, theo Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính đã phải ứng trả thay cho năm dự án với tổng số tiền là 1.206 tỉ đồng, tăng 603,4 tỉ đồng (mức tăng 100,1%) so với năm trước đó.
Hiện nay, Luật Quản lý nợ công đã có song lại thiếu các quy định về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và biện pháp chế tài xử lý các trường hợp vi phạm quy định về quản lý nợ công, sử dụng vốn vay thất thoát, không trả được nợ.
Ví dụ các chủ đầu tư dự án vay vốn nước ngoài muốn được cấp bảo lãnh chính phủ thì tại thời điểm vay phải bố trí vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 20% tổng vốn đầu tư theo quy định. Song luật lại chỉ quy định chủ đầu tư phải cam kết về tỷ lệ này chứ không bắt buộc thực nộp nên phần lớn các đơn vị vay vốn không đáp ứng điều kiện mà vẫn được vay. Khi vay rồi lại không có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý rủi ro, trách nhiệm của cơ quan ra quyết định đầu tư và chủ đầu tư khi rủi ro xuất hiện, ảnh hưởng đến chính sách tài khóa…
Với hàng loạt rủi ro như vậy thì mặc dù thị trường TPCP của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh về quy mô và giao dịch, trở thành thị trường có mức tăng trưởng dẫn đầu các nền kinh tế mới nổi tại Đông Á trong vòng năm năm qua thì đó cũng không hoàn toàn là tín hiệu đáng mừng.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn

Bàn về ý thức hệ Hoa Di

TTXVA BIÊN TẬP
Từ thế kỷ XIX trở về trước, danh xưng “Trung Quốc”, “Trung Châu”, “Hoa Hạ”… được dùng để mô tả các quốc gia đồng văn với Trung Hoa, như : Triều Tiên, Nhật Bản, Đại Việt và Lưu Cầu ; các sắc dân sinh tồn trong không gian đó đều tự gọi mình là “Hán nhân” (漢人) và bản thân họ cũng rất kiêu hãnh về danh xưng này. Những quán lệ như thế chỉ có thể được lớp hậu sinh biết được qua thư tịch cổ, ví thử chúng ta thực hiện việc “phần thư khanh nho” triệt để thì chắc hẳn sự am tường về tiền nhân rất mờ mịt và tràn ngập mâu thuẫn. Hiện nay, luồng quan điểm muốn phế bỏ các di sản văn hóa từ quá khứ, thậm chí coi việc nhắc lại thời đã qua là sai trái đang phát sinh mỗi lúc một nhiều ; điều rất lạ ở chỗ, những luận điểm như thế có thể dễ dàng được bắt gặp tại quốc nội cũng như hải ngoại. Vậy nên, rất có thể đây là một vấn nạn về tư duy của cộng đồng Việt Nam chúng ta ; không biết nhận diện lịch sử – văn hóa Việt Nam trong mối tương quan với lịch sử – văn hóa khu vực cũng như thế giới, không cần quan sát hay tôn trọng các giá trị nhân văn mà chỉ cốt đả phá bất cứ điều gì khác ý mình. Bài viết dưới đây là tập hợp những khảo sát của nhà nghiên cứu văn hóa Trần Quang Đức về ảnh hưởng của quan niệm Hoa Di đối với lối thiết kế phục trang của người Việt cổ, tiêu đề do nhóm biên tập TTXVA đặt. Mọi quan điểm phản hồi mong quý độc giả tường trình lịch thiệp dưới bài viết này, hoặc gửi về hộp thư TTXVA !
Empereur Khải Định au travail
Ảnh : Hoàng đế Khải Định ngự viết.
Trước thế kỷ XIX, khi chưa trở thành danh từ riêng đặc chỉ một chủng tộc hay một quốc gia cụ thể, các khái niệm “Hoa”, “Hạ”, “Trung Quốc”, “Trung Hạ”, “Trung Châu”… xuất hiện trong kinh điển thời Xuân Thu (770 tr.CN – 476 tr.CN) được dùng để chỉ vùng đất, cũng có khi chỉ những người văn minh ở trung tâm, có lễ giáo, khu biệt với các sắc dân Man, Di, Nhung, Địch ở bốn phía xung quanh. Chiến Quốc sách giải thích : “Trung quốc là nơi bậc trí tuệ thông minh cư trú, nơi vạn vật tài nguyên hội tụ, nơi thánh hiền triển khai giáo hóa, nơi nhân nghĩa được ban bố thi hành, nơi thi thư, lễ nhạc được sử dụng, nơi tài nghệ kỳ tuyệt được triển thi, nơi phương xa đến quan ngưỡng, nơi man di phỏng noi theo” 16.
Từ quan niệm “trung tâm văn minh”, Á thánh của đạo Nho, Mạnh Tử chủ trương “dụng Hạ biến di”, đem văn minh tiên tiến của trung nguyên truyền bá ra xung quanh như công cuộc khai hóa. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận một phần văn hóa Hán, hấp thu tư tưởng Xuân Thu, vua tôi các nước Việt, Triều, Nhật đều tự nhận mình là Trung Quốc, Trung Hạ, tức chủ thể của một nền văn minh có đầy đủ lễ giáo, văn hiến không thua kém các triều đại Hán – Đường. Asami Keisai, học giả Nhật Bản thời trung đại từng bàn luận về khái niệm Trung Quốc cho biết : “Nước tôi (chỉ Nhật Bản) biết đạo Xuân Thu thì nước tôi là chủ thể. Nếu coi nước tôi là chủ thể, thì thiên hạ đại nhất thống là đứng ở góc độ nước tôi nhìn sang các nước khác, đó cũng chính là tôn chỉ của Khổng Tử. Không nắm được điều này mà đọc sách Đường thì thành ra những kẻ sùng bái đọc sách Đường (phiếm chỉ sách vở Trung Quốc), đứng từ góc độ nhà Đường trông sang để soi chiếu Nhật Bản, thì luôn xiểm nịnh nhà Đường và riêng dùng khái niệm di rợ để lý giải Nhật Bản, hoàn toàn đi ngược lại tôn chỉ Xuân Thu của Khổng Tử. Khổng Tử mà sinh ra ở Nhật Bản thì sẽ từ Nhật Bản lập ra tôn chỉ Xuân Thu. Hiểu như vậy mới là người giỏi học sách Xuân Thu. Nay đọc Xuân Thu mà gọi Nhật Bản là di rợ, thì không phải do sách Xuân Thu hại đến đạo Nho, mà do kẻ không giỏi đọc Xuân Thu hại sách Xuân Thu vậy” 17. Như vậy, Keisai quan niệm những người đã học theo kinh điển của Trung Quốc thì không thể bị coi là “man di”, và bản thân những quốc gia có lễ giáo tương tự các triều Hán Đường cũng đều có thể được coi là Hoa Hạ, là Trung Quốc. Hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn như học giả người Mỹ, Alexander Barton Woodside về chính khái niệm “Trung quốc” được sử dụng tại Việt Nam vào thời Nguyễn : “Năm 1805, vua Gia Long coi Việt Nam là “vương quốc trung tâm” hay Trung quốc. Thuật ngữ tiếng Hán thông thường được dùng để chỉ Trung Hoa, nhưng trong tay người Việt, nó lại trở thành một khái niệm trừu tượng không có sự tham khảo địa lý nào. Nó biến đổi thành một cụm từ có khả năng được dùng để chỉ bất kỳ vương quốc nào được lập nên trên cơ sở những nguyên tắc kinh điển Trung Hoa, khi nhận thấy xung quanh mình bị bao bọc bởi những kẻ man di không được giáo hóa” 18.
中國中心主義
Lý giải quan niệm của vua tôi người Việt tự nhận đất Việt là quốc gia văn minh ở trung tâm mới có thể lý giải được việc vua tôi Việt Nam không ít lần sử dụng khái niệm Trung quốc, Trung Hạ, Khu Hạ, Hoa Hạ để chỉ nước mình. Tỉ như :
- Toàn thư (大越史記全書) viết : “Trước đây, Lý Giác trốn sang Chiêm Thành, nói tình hình hư thực của Trung quốc (1104)” ; “Đối với những người hào kiệt Trung quốc, chúng (chỉ nhà Minh) phần nhiều vờ trao cho quan tước rồi đem về an trí ở phương Bắc (1417)”; Tháng 8, năm 1426, vua Lê Thái Tổ ban dụ cho cả nước viết : “Giặc còn ở Trung quốc, dân chúng còn chưa yên” 19…
- Thiền Tông khóa hư ngữ lục (禪宗課虛語錄) của Trần Thái Tông khi bàn về sự quý báu của thân người có đoạn viết : “Người nay chẳng biết, lại quý vật mà rẻ thân, chẳng hay thân mình có ba điều khó gặp… Một là, trong lục đạo chỉ có người là quý… có kẻ bị đọa xuống đạo Địa ngục, A tu la, Ngạ quỷ, Súc sinh, không được làm người… Hai là, đã được sinh ra làm người nhưng lại có kẻ sinh ra ở nơi man di, tắm thì chung sông, nằm thì rọ chân, sang hèn ở lẫn, trai gái sống chung, chẳng đượm gió nhân, chẳng nhuần giáo hóa… Ba là, đã được sinh ra ở Trung quốc, nhưng sáu căn không đủ, bốn thể chẳng toàn, mù điếc ngọng câm… tuy ở trong Hoa Hạ cũng hệt như ở ngoài hoang dã. Nay đã làm người, được sinh ra ở Trung quốc, lại có đủ sáu căn, há chẳng quý lắm sao ?” 20.
- Đại Việt Lam Sơn Dụ lăng bi (大越藍山裕陵碑) soạn năm 1504, đặt tại lăng vua Lê Hiến Tông (di tích Lam Kinh) có đoạn viết : “Trung quốc vững mạnh, ngoại di khiếp hãi“.
- Tờ sớ Mạc Đăng Dung tâu lên vua Lê vào tháng 12 năm 1517 xin giết Lê Quảng Độ, đại ý nói : “Tam cương ngũ thường là rường cột chống đỡ trời đất, là trụ đá đặt yên sinh dân. Nước mà không có cương thường thì tuy là Trung Hạ cũng có khác nào di địch. Người mà không có cương thường thì tuy mặc xiêm áo, cũng có khác nào cầm thú” 21.
- Bức thư chúa Trịnh Tráng gửi cho Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan tại Batavia (nay là Jakarta) năm 1637, có đoạn viết : “Nay ta có ý mong quý quan tiết chế của quý quốc Ô Lan (tức Hà Lan) kết giao với ta. Trên danh nghĩa chân chính, hai nước đùm bọc thương yêu, mãi đến muôn đời. Vậy cắt cử hoặc hai ba tàu, hoặc hai trăm lính thiện xạ đến Trung quốc ta, lấy đó làm tin” 22.
摩崖紀功文
Ma Nhai kỷ công bi văn.
Phải công tâm nhìn nhận rằng, vua tôi nước Việt trong giai đoạn phong kiến tự chủ đã xây dựng đế chế theo mô thức Trung Hoa, lấy trật tự Hoa Di làm nền tảng. Mô thức này coi cõi đất hoàng đế ngự trị là trung tâm thiên hạ, tức Trung quốc, Trung Hạ, Hoa Hạ. Hoàng đế thi hành ơn đức, đồng thời bảo ban, dạy dỗ bốn cõi xung quanh, gọi là vương hóa, hoàng hóa. Các vùng biên viễn, man di ngưỡng mộ ơn đức của thiên triều phải thần phục và đến triều cống ; những kẻ chống đối, ương ngạnh phải bị thảo phạt. Việt Nam vừa nằm trong hệ thống những nước triều cống của triều đình Trung Hoa, vừa thiết lập riêng một hệ thống tông chủ – phiên thuộc đối với các vùng đất và quốc gia phương Nam. Tư tưởng này được thể hiện hết sức rõ rệt qua các tờ chiếu, hịch, văn khắc ghi công của vua tôi nước Việt trước hoặc sau khi thảo phạt các tộc người thiểu số và các nước phương Nam, như :
- Bài hịch đánh động Ma Sa của vua Lý Nhân Tông có đoạn viết : “Trẫm coi triệu họ trong bốn bể đều như con đỏ. Đến cõi xa cũng mến lòng nhân mà quy phụ, phương khác cũng mộ nghĩa mà lại chầu. Nay tên tù trưởng hèn nhà ngươi ngu xuẩn, phụ ước ông cha, quên việc tuế cống” 23.
- Thái úy Đỗ Anh Vũ nhà Lý nói : “Để bọn man di quấy Hạ là tội của thần… Nay cấm chỉ thói mọi, chắp tay mà chịu mặc hình; trộm cắp dân ven, mất mật mà theo hoàng hóa” 24.
- Ma Nhai kỷ công bi văn (摩崖紀功碑文) của Nguyễn Trung Ngạn trên sườn núi Trầm Hương (Nghệ An) năm 1335 có đoạn viết : “Vào thời hoàng đế thứ sáu triều Trần nước Hoàng Việt, Thái thượng hoàng đế Chương Nghiêu Văn Triết được trời ban mệnh, giữ đất Trung Hạ, khắp trong bốn bể, đâu cũng thần phục, Ai Lao cỏn con, dám chống vương hóa. Năm Ất Hợi, mùa thu, đế thân chinh soái lĩnh sáu quân, đi tuần miền Tây, thế tử nước Chiêm Thành, Chân Lạp, Xiêm La cùng tù trưởng man di Đạo Thần, Quỳ Cầm… đều dâng phương vật, tranh nhau nghênh đón. Mùa đông, đế đóng quân ở cánh đồng Cự Đồn Mật châu, lệnh cho các tướng và quân lính man di tiến vào nước ấy” 25.
- Văn khắc trên vách đá vùng Tây Bắc Thân chinh Phục Lễ châu Đèo Cát Hãn (親征復泐州佶扞完) do vua Lê Thái Tổ ngự chế cũng có đoạn với đại ý tương tự : “Bọn di địch là mối họa ở vùng biên cương, từ xưa đã có. Bọn Hung Nô thời Hán, bọn Đột Quyết thời Đường, bọn man mọi Mường Lễ ở phía Tây nước Việt ta cũng vậy. Vừa rồi chính trị Trần Hồ suy vi, bọn phiên thần ngang nhiên cát cứ, Cát Hãn giữ nguyên thói cũ, ỷ địa thế hiểm trở không chịu hối cải. Nay ta đem quân tiến đánh, hai quân thủy bộ cùng tiến, cất một trận là dẹp yên. Nhân viết một bài thơ Đường luật, khắc lên trên đá, để răn những tên tù trưởng man di chống lại vương hóa đời sau”.
- Tờ chiếu đi đánh Ai Lao của vua Lê Thánh Tông tháng 7 năm 1479 cũng viết : “Bậc đế vương đời xưa chế ngự di địch, phục tùng thì cưu mang bằng đức, phản lại thì sấm sét ra oai… Trẫm nay nối công tổ tông, giữ cơ nghiệp lớn, ở đất Trung Hạ, vỗ yên ngoại di… Huống chi, đám dân chốn man rợ này, từ lâu nhiễm mùi hôi tanh của loài chó Lão Qua, muốn khôi phục cương thường cho tục mọi…” 26. Trong tờ chiếu đánh Bồn Man, ông còn viết: “Nước nhà ta tóm thâu bờ cõi, thống ngự Hoa Di” 27.
親征復泐州佶扞完 1
親征復泐州佶扞完 2
Thân chinh Phục Lễ châu Đèo Cát Hãn.
Tư tưởng Hoa Di được đẩy lên cao độ tại Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản sau khi triều đình phong kiến Trung Hoa do người Hán trị vì bị thay thế bởi “người Hồ” phương Bắc 28, đặc biệt sau khi người Mãn làm chủ Trung Quốc, lập nên nhà Thanh. Lúc này, ba nước đều tự nhận là quốc gia trung tâm, chủ thể lưu giữ nền văn minh cổ phác và miệt thị gốc gác du mục vốn không có lễ giáo của tộc người Mãn Mông. Đó cũng chính là tư tưởng ẩn chứa trong câu phản vấn của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn trong Dụ chư tì tướng hịch văn, sau khi ông kể cho tướng lĩnh những câu chuyện đầy nghĩa khí thời Xuân Thu : “Các ngươi là tướng của Trung quốc, phụng sự tù trưởng di rợ mà không thấy căm phẫn ?” (為邦國之將侍立夷宿而無忿心) 29. Về phía Triều Tiên, Tư gián Triệu Quýnh (Cho Kyeong) bày tỏ : “Nước ta xưa nay nổi danh thiên hạ bởi có lễ nghĩa, được gọi với tên Tiểu Trung Hoa, kế thừa liệt thánh, thờ nước lớn một lòng, cung kính cẩn thận, nay phụng sự giặc Hồ, trộm yên tạm bợ, kéo dài chốc lát, làm như vậy đối với tổ tiên thế nào, đối với thiên hạ thế nào, đối với hậu thế thế nào ?”30. Còn Tùng Cung Quan Sơn (Matsumiya Kanzan), binh pháp gia Nhật Bản thì nói : “Trộm nghĩ, nước ta từ xưa văn hiến đã đủ đầy, tự xưng là Trung châu, gọi nước kia (chỉ Trung Quốc) là Tây phiên (phên giậu phía Tây). Sự phân biệt trong ngoài, thể chế rất là nghiêm ngặt” 31. Diễn biến đến thời Nguyễn, Đại Nam thực lục cũng như không ít sách vở triều Nguyễn dứt khoát gọi người Việt là “Hán nhân”, “Hán dân”32, gọi người Trung Quốc là “Thanh nhân”, mà “Thanh” như vua Minh Mệnh từng nói : “Tổ tiên là người Mãn… Mãn là di rợ”33. Thậm chí, những người phương Tây như người Pháp, người Anh… cũng đều từng bị vua quan nhà Nguyễn gọi thẳng thừng là “Dương di”.
Tư tưởng phân biệt Hoa Di, đúc kết lại có thể thấy rõ nhất qua sự việc Lang trung Lý Văn Phức sang Thanh, thấy người Thanh viết bốn chữ lớn “Việt Di hội quán” lên vách tường, ông đã rất tức giận, trách mắng quan Quán Bạn, nét mặt và giọng nói đều rất dữ, không chịu vào quán, sau đó lệnh hành nhân xé nát chữ Di đi rồi mới vào, đoạn viết Biện Di luận để trần bày. Đại lược nói : “Việt Nam vốn hậu duệ của Thánh đế Thần Nông, là Hoa, chẳng phải Di vậy, đạo học noi theo Khổng Mạnh Trình Chu, pháp độ tuân theo Chu Hán Đường Tống, không vấn tết tóc, để vạt trái như người Di. Đến như vua Thuấn sinh ra ở Chư Phùng, Văn Vương sinh ra ở Kỳ Châu, người đời còn chẳng dám coi vua Thuấn, Văn Vương là Di, huống hồ dám coi ta là Di ư ?” 34.
1931, Hue, An Nam - A follower of Confucius stands at the Temple of Literary Culture
Ảnh : Tam quan Quốc tử giám Huế.

BIỆN DI LUẬN

(Khắc Trai Lý Văn Phức* chép trong Chu nguyên tạp vịnh thảo**)
Từ xưa, có Trung Hoa thì có di địch, ấy là sự ngăn cách tự nhiên của trời đất. Hoa là Hoa mà Di là Di, cũng là sự phân biệt nghiêm minh của thánh hiền. Hoa là Hoa, bất kể bản thân văn minh không man mọi, hay không man mọi nhưng lại bị coi là man mọi, đều không thể không biện luận cho rõ ràng được. Xét, di được gọi là di, kinh truyện thánh hiền coi là kẻ khác (không phải giống nòi ta – TQĐ chú) nên Chu công phải thảo phạt. Cớ sao vậy? Có bọn chuyên làm việc bạo ngược không biết lễ nghĩa danh phận, như Kinh Sở thời xưa ; cũng lại có bọn đem cả nước ra làm trò dị hợm, bất chấp cương thường đạo nghĩa của người ta, như bọn man di giảo quyệt Đông Tây Dương thời nay vậy; gọi chúng là di là vì cách làm của chúng.
Nước Việt ta là phường ấy chăng ? Nước Việt ta không phải chúng vậy, mà là hậu duệ của Viêm Đế, họ Thần Nông, bậc thánh Trung quốc thời cổ vậy. Thời cổ là vùng hoang viễn, chưa khai hóa, bấy giờ coi là di thì được. Nhưng đến thời Chu đã là Việt Thường, coi là thị tộc, các đời sau là Giao Chỉ, coi là quận huyện, chưa bao giờ gọi là di cả. Huống hồ, từ thời Trần, Lê, quốc thổ An Nam ngày càng mở rộng, đến nay đã gấp bội lần, phía Bắc giáp ba tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam của Trung châu; phía Tây khống chế các tộc man di, tiếp với các nước Nam Chưởng, Miến Điện; phía Đông trông ra bể lớn, ôm bọc các đảo; phía Nam cũng chạm tới biển, vòng qua phía Tây Nam sát vách Xiêm La, các thuộc quốc còn lại và tộc man di khác nhau nội phụ đều đủ cả, thật là một đại quốc sừng sững giữa trời đất. (Lúc này) coi là thị tộc cũng không được, coi là quận huyện càng không được, huống hồ có thể coi là di sao ? Song ở đây tạm có vài lời nông cạn như vậy đã.
Bàn về phép trị nước thì noi nhị đế tam vương, bàn về đạo thống thì noi lục kinh tứ tử, coi Khổng Mạnh là nhà, coi Chu Trình là cửa. Về học vấn thì coi Tả, Quốc là nguồn, coi Ban, Mã là nhánh. Về văn chương thì thơ phú noi Chiêu Minh, Văn Tuyển, xem Lý, Đỗ là tấm gương; thư họa theo Chu lễ, Lục thư, coi Chung, Vương là mô phạm. Chiêu hiền đãi sĩ, ấy khoa cử Hán Đường vậy. Đai rộng mũ cao, ấy y phục Tống Minh vậy. Cứ vậy mà suy, đại để như thế. Xét, đến vậy mà vẫn gọi là di thì ta cũng chẳng biết thế nào mới là Hoa vậy. Có kẻ nghị luận cao minh nói rằng: Thuấn là người Đông di, Văn vương là người Tây di, trong kinh truyện có nói đến, nhưng di ấy tổn hại gì? Há không biết đó chỉ là lời nói chỉ nơi các ngài sinh ra thôi. Thuấn vẫn là Thuấn, Văn vương vẫn là Văn vương, từ khi có thư tịch đến giờ có thư tịch nào gọi Thuấn là di đế chăng, gọi Văn vương là di vương chăng? Cũng có kẻ luận bàn thô thiển rằng: Chắc là do tiếng nói, trang phục khác lạ nên coi là di đó thôi. Như vậy càng không đúng. Cứ nói chuyện trước mắt, như một tỉnh Phúc Kiến, là nơi còn di giáo của thày Chu Khảo Đình, riêng ở vùng Tuyền Chương, người ở đây thường đội khăn thay mũ, vậy là trang phục khác lạ chăng, có thể vì thế mà coi là di chăng? Lại như mười tám tỉnh ngôn ngữ khác nhau, tiếng nhà quê và tiếng nhà quan cũng khác nhau, vậy là tiếng nói khác lạ chăng, có thể vì thế mà coi là di chăng?
Để thấu hiểu cái nghĩa Hoa di, nên tìm trong văn chương lễ nghĩa, vậy thì lời luận biện của tôi cũng chẳng cần viết ra, tôi đâu có ưa biện luận, là do tôi bất đắc dĩ mà thôi.
Lời bàn luận này sau khi viết ra, đến tay Tôn tổng đốc, ông tuyên bố tại chỗ : Quý sứ lần này đến đây, bản đốc tự dùng lễ sứ thần để đối đãi, không dám coi là ngoại di nữa. Sau đó sĩ phu Trung châu nối nhau sao chép, có nhiều người viết thêm lời bình phẩm ngợi ca. Có ông Lý Chấn Nhân là Nho học Huấn đạo, tính cực khẳng khái, sau khi thấy áo mũ nước ta liền ném mũ của mình xuống đất nói rằng: Ta là di rồi, sao lại coi người ta là di đây ?
Dịch nghĩa theo tài liệu ký hiệu VHv.1146 – Thư viện Hán Nôm
*  Sinh năm 1785, mất năm 1849, danh thần triều Nguyễn, đồng thời là nhà thơ
** Bản thảo những bài thơ tạp vinh ở đất Chu Nguyên
Mandarins du Mausolée de l'Empereur Khai Dinh, Hue
Ảnh : Lăng Khải Định.

Chú thích :

 16 (Trung) Chiến quốc sách – Triệu sách.
17 (Nhật) Trung Quốc biện. Dẫn theo Đài Loan Đông Á văn minh nghiên cứu học khan. Q.3. Kỳ 2. Tr.96.
18 Vietnam and the Chinese model. Tr.18-19.
19 (Việt) Toàn thư. Tập IV.Tr.135. Tờ 14b; Tr.307. Tờ 37b. Bản dịch Việt văn hiện nay chỉ dịch là nước ta, trong nước.
20 (Việt) Thiền Tông khóa hư ngữ lục – Quyển thượng – Phổ khuyến Bồ Đề tâm.
21 (Việt) Toàn thư.
22 (Nhật) Iwao Seiichi一 “Về bức thư An Nam gửi cho Hà Lan xin Hải quân Hà Lan giúp đỡ”. Dẫn theo Đông phương học (To ho gaku). Kỳ 23. Tr.109-118. Nội dung của lá thư này hiện nay thường được biết đến qua bản dịch Anh ngữ của phiên dịch người Nhật đương thời, nội dung bản dịch đã đánh mất cụm từ ‘Trung quốc’.
23 (Việt) Toàn thư.
24 (Việt) Cự Việt Quốc Thái úy Lý công thạch bi minh tự. Dẫn theo Thơ văn Lý Trần. Tập 1. Tr.464.
25 (Việt) Văn khắc Hán Nôm Việt Nam. Tập 2. Tr.287. Chinh Ai Lao kỷ công ma nhai.
26 (Việt) Toàn thư. Tập IV. Tr.425, tờ 20a, 21a.
27 (Việt) Toàn thư. Tập IV. Tr.424. Tờ 17.b.
28 Tình hình bán đảo Triều Tiên có chút khác biệt. Triều Cao Ly không bài xích nhà Nguyên, chỉ có triều Triều Tiên về sau mới có thái độ miệt thị nhà Thanh, và tự coi là chủ thể kế thừa tính chính thống của nhà Minh cũng như văn hóa Minh.
29 (Việt) Toàn thư. Tập IV. Tr.206. Tờ 13a.
30 (Hàn) Triều Tiên Nhân Tổ thực lục – Q.32 – Mục Tháng 2 năm Bính Tý. Tr.8.
31 (Nhật) Tùng Cung Quan Sơn tập. Dẫn theo Tòng chu biên khán Trung Quốc. Tr.137.
32 Nội dung chi tiết của cách gọi này, bạn đọc có thể tham khảo cuốn Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng của Gs.Ts Choi Byung Wook. Tr.216-219.
33 (Việt) Đại Nam thực lục. Tập 2. Tr.270.
34 (Việt) Quốc sử di biên – Tập hạ. Mục ngày 10 tháng 2 năm Thiệu Trị thứ 1 (1841). Lý Văn Phức làm chánh sứ đi sứ sang Yên Kinh năm 1841.

-Viếng Marx

Hùng Tâm – Nguoiviet

Từ Bá Linh 89 đến Thành Đô 90
Một phần tư thế kỷ sau khi bức tường Bá Linh bị đập, dường như địa cầu lại xoay về chốn cũ.
Các nước Đông Âu có thể được giải phóng khỏi hai tai ách là Chủ Nghĩa Cộng Sản và sự thống trị của nước Nga, nhưng cái trục của tội ác trên đại lục Âu Á là đế quốc Nga và Trung Quốc thì vẫn nằm dưới sự cai trị của hai lãnh tụ tập quyền là Vladimir Putin và Tập Cận Bình. Vì sao vậy?
“Hồ Sơ Người Việt” xin đi sâu hơn thời sự để tìm ra giải đáp đôi khi có lợi… cho Việt Nam.
Chủ Nghĩa Marx Tiêu Vong?

Trước hết, việc bức tường chia đôi thành phố Berlin bị dân chúng đập nát vào Ngày Chín Tháng 11 năm 1989 để nước Đức được thống nhất dưới chế độ dân chủ và thoát khỏi vòng Nga thuộc thực tế đánh dấu sự tiêu vong của Chủ Nghĩa Marx, hay Marxism. Một thế hệ sau, là ngày nay, nhiều người không còn nhớ, và giới trẻ thì chẳng thể ngờ, rằng đã có một thời mà chủ nghĩa này khống chế tư duy của một phần nhân loại – và đem lại niềm mơ ước cho nhiều dân tộc.
Karl Marx, ít ra vào thời trẻ, không chỉ mô tả sự vận hành của xã hội con người một cách có vẻ khoa học mà còn đưa ra những lời tiên báo đầy hấp dẫn về tương lai nhân loại. Trong lời tiên báo ngụy danh là khách quan và khoa học, Marx còn châm thêm yếu tố luân lý. Thực hiện những tiên tri của Marx trở thành một đòi hỏi đạo đức.
Tuổi trẻ ở nhiều nơi trên thế giới bị mê hoặc bởi lý luận vừa khoa học vừa đạo lý ấy. Trong số này, có một thanh niên lưu manh láu cá là Nguyễn Tất Thành.
Và ở ngoài vòng toàn trị của hệ thống Xô Viết, các nước Âu Châu và nhiều xứ khác đã từ Chủ Nghĩa Marx mà đề cao tính chất tiến bộ (nội dung của khoa học) và công bằng (nội dung của đạo đức) của phong trào tự xưng là “Tân Tả” mà thực chất là cực tả. Khuynh hướng này tự cho là cách mạng và tiến bộ hơn chủ trương thiên tả cổ điển (Cựu Tả) của phong trào Đệ Nhị Quốc Tế (Đảng Xã Hội hay Lao Động trong các nước dân chủ).
Áp dụng lý luận cách mạng của Lênin, Liên bang Xô Viết và cả Trung Cộng đã cổ võ và yểm trợ phong trào Tân Tả ấy. Họ khích động và còn góp phần huấn luyện tuổi trẻ trong các xứ dân chủ (gọi là tư bản) theo đuổi giấc mơ cách mạng bằng hành động quá khích, kể cả khủng bố, bắt cóc và phá hoại. Ngày nay, nhiều người không còn nhớ hiện tượng đó và quên các nhóm khủng bố như Lữ Đoàn Đỏ, Con Đường Sáng, Chủ Nghĩa “Mao-ít”…. Họa may thì còn nhớ Khờme Đỏ!
Tuổi Trẻ Là Giai Cấp Tiên Tiến

Ngoài tính chất ý thức hệ – phần đóng góp của Marx, Lênin và Stalin (và Mao Trạch Đông sau này) – người ta còn thấy một đặc tính khá Âu Châu của hiện tượng. Đó là sự tôn sùng tuổi trẻ.
Tinh thần duy lý Âu Châu khiến nhiều người cho rằng theo mới là tiến bộ, và họ chấp nhận một định đề không thể bàn cãi: trẻ là có giá trị hơn già. Trên ba chục tuổi thì chỉ là đồ bỏ! Giấc mơ thông tục của nhiều người trung niên, là có việc làm, mua nhà, tậu xe, để có gia đình con cái, bị tuổi trẻ cho là phản động, tiểu tư sản, trưởng giả và tầm thường.
Tuổi trẻ đương nhiên đồng nghĩa với cách mạng!
Trở thành một giai cấp mới, họ ôm giấc mơ cách mạng vượt xa khuôn khổ đấu tranh giai cấp của Marx. Họ tấn công sự già nua lạc hậu của xã hội người lớn. Nhận thức của nhiều người, kể cả trong các thành phố Việt Nam, về cuộc chiến tại Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi trào lưu đó từ Âu Châu. Và được Hà Nội tận tình khai thác. Những con rối của “Lực Lượng Thứ Ba” múa may tại Sài Gòn cũng xuất phát từ hiện tượng này.
Ngày nay, nhiều người chẳng còn nhớ rằng đấy là một mớ hỗn độn và mâu thuẫn của Chủ Nghĩa Marx, của tuổi trẻ tiến bộ, của tinh thần chống Mỹ, của nghiệp vụ KGB. Và cũng quên rằng đã có thời người ta ý luận hòa bình chỉ thành hình qua bạo động trong các nước dân chủ. Trong các nước theo Chủ Nghĩa Marx thì không thể có nghịch lý đó.
Nói cho phũ phàng, tuổi trẻ đã được thổi phồng và bị kẻ gian lợi dụng.
Chủ Nghĩa Mác-Lê cấp cứu
Với nhiều người, việc bức tường Bá Linh sụp đổ đánh dấu sự cáo chung của Chủ Nghĩa Marx.
Nhưng người lạc quan về xu hướng dân chủ tất yếu – một quy luật khách quan cũng tất định như lý luận của Marx – lại chẳng thấy rằng phong trào Tân Tả năm xưa vẫn tồn tại. Những kẻ tự xưng là cách mạng đó cho rằng chế độ Xô Viết đi ngược với lý luận của Marx, đã phản bội Chủ Nghĩa Cộng Sản, chứ chủ nghĩa này vẫn có giá trị.
Nhiều người mới tinh vi hóa lý luận của Marx qua chủ nghĩa Mác-Lênin và cách tổ chức lại kinh tế và xã hội theo kiểu độc tài rất xứng tài Stalin.
Thí dụ như sau vụ khủng hoảng Thiên An Môn và sau khi bức tường Bá Linh tan rã, Bắc Kinh vuốt nhọn giải pháp cứu vãn Chủ Nghĩa Cộng Sản bằng kinh tế thị trường mà thực chất là cứu vãn quyền độc tài của một đảng tự xưng là Cộng Sản. Họ cho rằng vụ bức tường Bá Linh chỉ là tai nạn xuất phát từ sai lầm của Michael Gorbachev. Chứ hình như là Marx vẫn có lý!
Việt Nam học tấm gương đó của Trung Quốc mà rơi vào hố thẳm của một chủ nghĩa khác.
Sau biến cố Bá Linh 89, nhiều nhà tư tưởng cho rằng trào lưu dân chủ toàn cầu là quy luật chung của nhân loại. Họ quên một động lực tiềm ẩn vẫn còn chi phối chánh sách của nhiều quốc gia. Chủ nghĩa quốc gia dân tộc được đề cao để bảo vệ chủ nghĩa đế quốc. Hai cái trục tội ác ở đại lục Âu-Á cũng là nơi phát huy chủ nghĩa đế quốc đó, tại liên bang Nga và Trung Quốc.
Chủ nghĩa đế quốc Nga hồi sinh
Khi nhớ lại bức tường đổ, chúng ta phải trở về nguyên thủy, từ Liên Xô đến Trung Cộng.
Không có Lênin thì Chủ Nghĩa Marx chỉ là một chuỗi lý luận hàm hồ và phản khoa học. Lênin khai triển lý luận về chuyên chính vô sản bằng những tư tưởng toàn trị và hoàn thành cách mạng vô sản ở nơi mà Mark không ngờ tới, tại nước Nga. Nhưng người tiêu diệt cái lý tưởng hay ảo tưởng của Marx chính là Stalin, một lãnh tụ mà Mao cho là duy nhất đáng kính trọng.
Stalin không tiến hành đấu tranh giai cấp như Marx dự báo mà khuynh đảo cả đảng cách mạng lẫn dân Nga và nhiều sắc tộc khác. Sau đó, Mao cũng chẳng làm khác tại Trung Quốc. Việc xây dựng “con người Xô Viết” là dự tưởng điên khùng cho nên về sau chữ gọi “Homo Sovieticus” mới trở thành lời châm biếm. “Con người mới xã hội chủ nghĩa” của Hồ Chí Minh là một sao bản của sự điên khùng này.
Sau khi Krushchev giải trừ ảnh hưởng của Stalin – với hậu quả dội vào Trung Quốc rồi miền Bắc Việt Nam – ông ta cũng muốn xây dựng lại “Chủ Nghĩa Cộng Sản đích thực” không có màu sắc Stalin, mà thất bại và Liên Xô tụt hậu. Các lãnh tụ đã lật đổ Krushchev như Leonid Brezhnev, Alexei Kosygin hay Nikolai Podgorny chẳng làm gì hơn là chứng tỏ khả năng tồn tại dưới chế độ Stalin. Lãnh đạo lâu nhất (18 năm) sau ba chục năm hắc ám của Stalin, Brezhnev chỉ lo củng cố quyền lực hơn là canh tân nước Nga và chế độ mới lụn bại vô phương cứu vãn.
Từ biến cố Bá Linh 89, sau khi Liên Xô tan rã, Boris Yeltsin không xây dựng được dân chủ mà cũng chẳng hiện đại hóa xứ sở cho tới khi trao quyền cho Vladimir Putin. Trong 15 năm cầm quyền, Putin ưu tiên củng cố quyền lực và tìm ra một động lực khác. Không phải Chủ Nghĩa Marx đã phá sản hoặc chưa bao giờ là “hiện thực,” mà là chủ nghĩa đại Nga, với đặc tính tôn giáo là chính thống giáo, đặc tình sắc tộc là dân Nga la tư da trắng và đặc tính chính trị là tập quyền.
Nghĩa là sau Chủ Nghĩa Cộng Sản, chủ nghĩa dân tộc cũng biện minh cho độc tài.
Chủ nghĩa đại Hán tái xuất hiện
Ở cực bên kia, Đặng Tiểu Bình có viễn kiến và bản lãnh hơn Brezhnev của Nga.
Ông ta không chỉ hài lòng với việc ba lần “thăm chuồng bò” – là bị cải tạo – mà vẫn tồn tại dưới chế độ Mao. Đặng làm cách mạng thật – nhưng ngược với lý luận của Marx – và xây dựng chế độ với phương pháp của Lênin và Stalin. Hậu duệ của ông, các thế hệ Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình ngày nay đã tiếp tục việc đó, ngày một tinh vi hơn, với nhiều phương tiện hơn trước.
Nhưng trên đỉnh của sự phục hưng sau 150 năm lụn bại, các lãnh tụ của Bắc Kinh tìm lại truyền thống cũ, là ưu thế “bất khả tư nghị,” không thể cãi bàn, của chủ nghĩa Đại Hán. Cách mạng kiểu Marx là sự lỗi thời, nhưng phương pháp Cộng Sản là khí cụ hiện đại để phát huy sức mạnh của Hán tộc. Còn khẩu hiệu “bốn phương vô sản là nhà” chỉ là sản phẩm xuất cảng, mà chỉ xuất cảng cho Việt Nam. Nói cho đúng hơn là chỉ bán cho Ba Đình, cho Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Khi điểm lại biến cố Bá Linh 89, người Việt chúng ta không nên quên vài sự kiện.
Sau khi Gorbachev tiến hành cải cách glasnost và perestroika để cứu chế độ, có bốn lãnh tụ Đông Âu chống lại nỗ lực này. Họ bị Gorbachev gọi là “Bè Lũ Bốn Tên.” Cũng tứ nhân bang! Trong số đó, Erick Honecker của Đông Đức là nhân vật bảo thủ nhất. Ba người kia là Nicolae Ceaucescu của Romania, Gustav Husak của Tiệp Khắc và Todor Zhikov của Bulgaria.
Khi dân Đông Đức bắt đầu biểu tình vào mùa Thu 1989, cũng lại là một “Cách Mạng Mùa Thu, và thậm chí rượt đuổi Honecker, thì cũng là lúc Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh đang thăm nước Đức tiên tiến của xã hội chủ nghĩa. Ông ta giật mình về biến cố cực kỳ bất ngờ này.
Sự hốt hoảng rồi tuyệt vọng của một lãnh tụ Đảng Cộng Sản Việt Nam mới dẫn tới Hội nghị Thành Đô vào năm 1990. Nghĩa là lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam tìm chỗ tựa là Trung Cộng để rồi rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa Đại Hán. Và mở ra thời Bắc thuộc mới, với màu sắc Cộng Sản.

Kết luận ở đây là gì
Sau khi mê hoặc thế giới không Cộng Sản, Chủ Nghĩa Marx là sự hàm hồ đã tiêu vong cùng gạch vụn của bức tường Bá Linh. Nhưng nhiều phương pháp gian ác của các nước Cộng Sản thì vẫn tồn tại. Phương pháp đó mới độc địa hơn những lý luận của Marx.
Việt Nam chẳng đóng góp gì cho sự nghiệp quốc tế đó. Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là sự cóp nhặt nhảm nhí. Khi lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam tiếp tục con đường sai lầm của Marx thì xứ sở tất nhiên tụt hậu.
Một hậu quả của việc bức tường Bá Linh sụp đổ năm 1989 là Việt Nam càng thêm lệ thuộc Trung Quốc. Chỉ vì lãnh đạo Hà Nội muốn bảo vệ một ý thức hệ lỗi thời…. Còn gì bất ngờ hơn sự phi lý này?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét