Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Tin thứ Bảy, 21-06-2014 - Đứa con đi hoang và tinh thần “yêu nước sâu sắc”

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H4- Trung Quốc điều thêm giàn khoan ra biển Đông (VnEconomy).   – Việt Nam cảnh giác cao độ với giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc (Sea Times).  – Báo New York Times: Trung Quốc đưa giàn khoan thứ hai để đánh lừa cả thế giới! (MTG). – Trung Quốc sử dụng giàn khoan thứ hai nhắm vào Philippines? (PLTP).   – Trung Quốc sẽ đưa thêm ba giàn khoan đến Biển Đông (RFI). – TQ đưa thêm ba giàn khoan ra Biển Đông (BBC).  – Trung Quốc đưa thêm 4 giàn khoan vào biển Đông (NLĐ).  - Trung Quốc đưa 4 giàn khoan vào Biển Đông (VOA). – TQ đưa thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông (VNN). 
- Thêm giàn khoan, TQ dần biến Biển Đông thành ao nhà (VNN).  – ‘TQ đang khiêu khích thế giới’ (MTG).  - Bộ NG Trung Quốc: không nên quan tâm quá thái đến hoạt động của bốn giàn khoan tại biển Hoa Nam (Kichbu). – Obama lên tiếng về Biển Đông, Mỹ theo dõi 4 giàn khoan Trung Quốc (GDVN). – Trung Quốc với mưu đồ thống trị biển Đông (Tin Tức).
- Trung Quốc muốn chi 5 tỷ USD để xây đảo tại Trường Sa (NĐH). – Trung Quốc xây đảo nhân tạo để đòi EEZ (NLĐ).  – Xây đảo nhân tạo có cho phép Trung Quốc tuyên bố EEZ? (NYT/ Tin Tức). – TQ xây đảo nhằm lập ADIZ, hiện thực hóa ‘đường lưỡi bò’ (ĐV).  – Chuyên gia Nga: Mỹ đang lo ngại việc TQ xây đảo nhân tạo ở Trường Sa (GDVN). – Chuyên gia cảnh báo Mỹ về đảo phi pháp ở Trường Sa (Zing).
- Báo chí Trung Quốc: Dương Khiết Trì thăm Việt Nam và kêu gọi ‘đứa con hoang đàng’ trở về (Diplomat). “CCTV nói rằng Dương Khiết Trì đến Hà Nội để giúp ‘đưa quan hệ Trung-Việt sớm trở lại lộ trình đúng đắn’… Khi nói chuyện với Việt Nam, Hoàn Cầu viết, Trung Quốc đã “thúc giục ‘đứa con hoang đàng trở về nhà‘.” Theo lối diễn giải này thì dường như Dương Khiết Trì không phải đến Hà Nội để thực sự đối thoại, mà chỉ đơn giản là thuyết giảng“. – Một bản dịch khác: Báo Trung Quốc nói Dương Khiết Trì đến Việt Nam để “Đôn Đốc Đứa Con Hoang Đàng Trở Về Nhà” (Liêm Nguyễn).
- Bị gọi “đứa con hoang” con nợ giết chủ tiệm tạp hóa (NLĐ). Một kẻ bụi đời bị gọi là “con hoang”, còn cảm thấy danh dự bị xúc phạm đến độ đâm chết người gọi mình như vậy. Nếu đảng và nhà nước không cảm thấy bị xúc phạm khi bị gọi là “con hoang”, thì lòng tự trọng của họ còn thấp hơn cả tên bụi đời trong bài trên. – Nó ngủ với mẹ mình bao giờ mà gọi mình là con nhỉ? (Phương Bích).
- Tô Văn Trường: HỌ VẪN CÒN GỌI NHAU LÀ ĐỒNG CHÍ! (BS). “Gọi nhau là ‘đồng chí’  trong hoàn cảnh hiện nay, phải chăng là muốn tái khảng định Việt Nam và Trung Quốc vẫn cùng chung một ý thức hệ vì đồng là cùng và chí là chí hướng hay ý thức hệ. Không lẽ lãnh đạo Đảng và Nhà Nước Việt Nam hiện nay vẫn cố xích lại gần giới cầm quyền và bành trướng Trung Quốc dù bị nó lừa, khinh rẻ, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc gia và bộc lộ rõ mưu đố biến Biển Đông thành ao nhà của chúng?“. – COI TƯỚNG TÌM TRẦN ÍCH TẮC (FB Phu Nguyen).
- TS. Dương Danh Huy, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông: Trung Quốc sa bẫy, Việt Nam cúi đầu? (BBC). “Cho đến nay, chiến lược của Việt Nam để đối phó với Trung Quốc dường như là ‘nó đấm thì mình la, nó xoa thì mình im‘. Nhưng chiến lược đó chỉ có thể dẫn đến việc mất hết từng bước, vì chiến lược của Trung Quốc là ‘đấm, xoa, đấm, xoa’ cho đến khi họ giành được hết“. –  Tại sao CSVN không dám kiện Trung cộng ra trước tòa án quốc tế? (Nguyễn Chính Kết).
- LỌC TIN VỪA CAY VỪA RÁT (Nguyễn Quang Vinh). “Khi Trung Quốc đã tuyên bố biển Đông của nó, Hoàng Sa của nó, tuyên bố ngay cả khi thằng Cúp Mặt Trì sang Hà Nội mà chúng ta vẫn chỉ là tuyên bố không thể với lại có thể thì nó muốn đưa cái gì qua mà không được“. – GS Carl Thayer: Cần đưa vấn đề giàn khoan ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (TN).
- Việt Nam lún sâu vào bãi lầy do Trung Quốc tạo ra (RFA). Phạm Chí Dũng: “Tôi cho là đó là cuộc nói chuyện giữa hai người khiếm thính thì đúng hơn, họ nói họ nghe nhưng họ không hiểu nhau và có vẻ như họ cố tình không hiểu nhau. Nếu gọi Việt Nam là kẻ khiếm thính thì Trung Quốc còn có thể đóng trai trò một người câm nữa. Tại vì cho tới ngày hôm nay thì thêm một giàn khoan nữa đã được kéo vào biển Đông Việt Nam đó là giàn khoan Nam Hải 9…”
- Nguyễn Mộng Hoài: Hỏi ai cũng ù ù cạc cạc (Quê Choa). “Đài truyền thanh xã không được phép và không có chức năng nói về ‘biển đông’, càng không có một tiếng nào chỉ rõ nguy cơ mất nước, nguy cơ bị Trung Quốc xâm lược… Sợ dân chúng hoang mang chăng?… người dân ở cơ sở hầu như vẫn bị đói thông tin, nhất là những thông tin về biển đông. Hỏi ai cũng ù ù cạc cạc. Thế có chán không?
H5- Chủ tịch nước trả lời phỏng vấn độc quyền của TTXVN về Biển Đông (TTXVN). “Tôi xin nhắc lại lời của vua Lê Thánh Tông từng nói với triều thần đã được ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư: ‘Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di!.” Phải tru di những kẻ dâng đất, nhượng biển cho giặc!
- Chủ tịch nước: ‘Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm’ (VNE). – Không chấp nhận nhượng bộ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng (TT).  - ‘Không để tấc biển nào bị xâm phạm’ (VNN). Nhưng không thể nói bằng miệng mà có thể bảo vệ biển, đảo được đâu, ông Chủ tịch nước à!  – Những chuyện chung quanh giàn khoan HD 981 (DLB). – Lời nói và việc làm… (DLB). – Thông điệp loài Đà điểu (DLB). “Bạn nghĩ gì khi nhà đang cháy nhưng lãnh đạo vẫn rung đùi hát Karaoke? Đảng rêu rao gián hoặc trực tiếp là Hoa Kỳ không cho TC múa dùi biển Đông? Dạ nó không múa mà cắm rồi“.
- Tại sao Quốc hội vẫn bình thản? (RFA). “Vấn đề giàn khoan của Trung Quốc và những động thái mới đây của họ đối với Việt Nam thì bất kể một người dân bình thường nào cũng đều cảm thấy bức xúc nếu hiểu vấn đề. Còn những người ở Quốc hội được gọi là đại biều của nhân dân, so nhân dân bầu ra để thay mặt mình đối phó với những vấn đề của đất nước nhưng cho tới hôm nay thì Quốc hội vẫn im lặng, đây là sự im lặng phải gọi là đáng nhục nhã, họ không còn đại diện cho nhân dân nữa. Tiếng nói của họ không phải là tiếng nói của nhân dân“.
- Thư gửi ngài Thủ tướng (Blog RFA). “… mong ngài suy nghĩ lại vì sự nghiệp lâu dài của quốc gia, dân tộc và vì mong mỏi của bản thân tôi: Tên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ghi trên bản vàng lịch sử dân tộc, ông là nhà cách mạng đã giúp dân tộc này thoát khỏi ách độc tài cũng như đã sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro để mở ra kỉ nguyên mới cho Việt Nam thoát khỏi bóng tối Tàu Cộng!
- Phản-biện tài-liệu của Trung-quốc về sự hiện-diện của giàn khoan HYSY 981 trong vùng biển Việt-Nam (Vietpbn). “Trung Quốc gian-trá khi cho rằng ‘Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đã khám phá, phát triển, khai thác và thực hiện thẩm quyền đối với quần đảo Tây Sa’, tức Hoàng Sa của Việt Nam. Không có gì có thể xa sự thật hơn thế, nhất là khi ngay ở câu tiếp theo, văn-thư kia nói là đến ‘năm 1909, Đề đốc Lý Chuẩn của hải-quân [Trung Quốc] đã dẫn đầu chuyến thanh sát quân sự trên quần đảo Tây Sa và tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc bằng cách kéo cờ và bắn một loạt đạn trên đảo Vĩnh Hưng’. (Chúng tôi nhấn mạnh) Thật là nực cười! Vì rõ ràng không thể đòi chủ-quyền đối với quốc-tế kiểu đó được, nhất là khi vào lúc bấy giờ đảo Vĩnh Hưng gần như không ai ở trên đảo!” – Bản tiếng Anh: A REBUTTAL TO CHINA’S POSITION PAPER ON THE PRESENCE OF THE HYSY 981 DRILLING RIG IN VIETNAMESE WATERS (viet-studies).
- CHXHCN Việt Nam có bị ràng buộc bởi công thư 1958? (TN). – Lê Thắng, Cựu SV Luật SG: Có nhứt thiết phải hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng? (Quê Choa).
- Hoàng-Trường Sa: Hòa đàm hay Hòa đờm? (DLB). “Người ta có thể bán trời mà không cần văn tự, nhưng bán nước – dẫu nước đó không phải của mình tức bán lậu, thì không thể không có chứng tích – dẫu là chứng tích u u minh minh liên hoàn, từ công hàm / công thư xã giao thời thế thế thời phải thế, qua sách giáo khoa, bản đồ đến biểu tượng trên cờ quạt”.
- Để cứu được đất nước, chỉ còn một phương cách: CSVN phải từ bỏ quyền lực (Nguyễn Chính Kết). – Công việc cần thiết hiện nay (DLB). “Tình hình VN hiện nay thực sự nguy cấp. Mọi người nên tập trung suy nghĩ để tìm ra phương cách cứu nguy đất nước. Trước mắt, hãy suy nghĩ và đưa ra các phương pháp khả thi và ít thiệt hại để giải thể đảng cộng sản VN. Một người, một nhóm người không thể tìm ra các phương pháp hữu hiệu, nhưng cả nước đồng lòng cùng suy nghĩ và bàn luận, chắc chắn sẽ có các phương pháp hiệu quả để giải thể đảng cộng sản VN“.
- Trung Quốc tham lam và ngang ngược (NLĐ). – Thủ đoạn Trung Quốc dùng để cưỡng đoạt Hoàng Sa (TN).  – Giới học giả lên án Trung Quốc hành động phi pháp (QĐND). – Học giả quốc tế khẳng định TQ ‘vừa ăn cướp vừa la làng’ (MTG).   – Học giả quốc tế: Hãy làm rõ những điều đang diễn ra ở Biển Đông (VNE). - Học giả quốc tế kêu gọi xóa bỏ “đường lưỡi bò” (PLTP).  – Giáo sư Carl Thayer: Trung Quốc vi phạm và huỷ hoại môi trường pháp lý (LĐ).  - Giáo sư Philippines: Trung Quốc không thể mua đạo lý bằng quyền lực đồng tiền (DT).   – Tranh chấp lãnh hải khuấy đục vùng biển Châu Á (VOA).
- Báo Nhật đăng bài viết phản bác Trung Quốc (TP/ DT).  – Căng thẳng với Trung Quốc, Nhật chuẩn bị cho tình huống bắt giữ tù binh (TN).   – TT Philippines sang Nhật bàn cách đối phó TQ? (AFP/ MTG).   – Tập trận Philippines-Mỹ trên Biển Đông gần bãi cạn bị Trung Quốc chiếm (RFI). – Philippines và Mỹ sắp tập trận hải quân (BBC).  – Báo động nguy cơ không – hải chiến ở châu Á (MTG).
- Hiệp định phân định biển Indonesia – Philippines: Những bài học cho các bên tranh chấp ở Biển Đông (NCQT).
- Bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam: Hoa Kỳ phản ứng thuận lợi (RFI).
- Việt Nam cho Nga ưu tiên sử dụng cảng Cam Ranh (RFI).
- Không chỉ là dầu khí mà còn tài nguyên cá (PT).
- ‘Không để phụ thuộc kinh tế TQ’ (BBC).
- Video: CẢ NƯỚC HÃY XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH CHỐNG BỌN TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC  (No-U Saigon).
H3- Bốn nhà hoạt động dân sự tới Geneva (RFA). “Chúng tôi đồng thời cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc, hội đồng nhân quyền và các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tiếp tục quan tâm, chú ý nhiều hơn nữa đến những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và phối hợp với các tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam để có thể có được bức tranh chi tiết và trung thực về nhân quyền ở Việt Nam“.  – Bốn nhà hoạt động dân sự Việt Nam đến LHQ vận động nhân quyền (RFI). – Video: Các nhà hoạt động bí mật tới Geneva bàn về nhân quyền VN (BBC).Giới hoạt động trong nước sang Châu Âu vận động nhân quyền cho VN (VOA).
Những hình ảnh đầu tiên của phái đoàn được gửi về từ Geneva (FB Nguyễn Anh Tuấn). “Chỉ vài giờ nữa thôi chúng ta sẽ biết được chính phủ Việt Nam sẽ chấp thuận và từ chối khuyến nghị nào trong số 227 khuyến nghị họ nhận được vào phiên UPR tháng 2 vừa rồi“.  - VN chấp nhận 80% đề nghị nhân quyền (BBC). – UPR: Việt Nam bác bỏ 45 khuyến nghị (VNUPR).
- Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tố cáo CSVN tại Geneva (DLB).
- Nhà cầm quyền lừa dối gia đình sẽ trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh (DCCT).
- Nguyễn Bắc Truyển: Viết cho những người tù thường phạm (DLB).
- Nguyễn Quốc Khải – Làm Thế Nào Để Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam? (Dân Luận).
- KHÔNG ĐƯỢC LÀM BÁO BẰNG TIỀN DÂN (Ngô Minh). “…mang danh báo đảng, báo ngành, các báo  sống bằng ngân sách nhà nước ấy lại cử phóng viên hàng ngày đi “đọc lệnh” trấn lột doanh nghiệp bằng cái gọi là “quảng cáo”, làm cho chi phí đầu vào của hàng hóa tăng cao, khó bán. Nước ta hiện có  15.000 người có thẻ nhà báo, nhưng sống bằng nghề báo hẳn hoi (có nghĩa sống bằng nhuận bút) hỏi được bao nhiêu người ? Người sống bằng quảng cáo, giàu có xe hơi nhà lầu thì không viết được bài báo nào ! Thật xấu hổ!
- Hội Nhà báo Việt Nam đã bỏ hai chữ “cách mạng”? (Phó nhòm TB). “Ông Thuận Hữu đã bỏ hai chữ “cách mạng” để nhập vào dòng chảy báo chí Việt Nam là một hành động dũng cảm. Đây có phải là việc làm nhằm cách mạng báo chí Việt Nam hiện nay? Xin được chúc mừng ông“.
- Đừng để dân nghĩ nhà báo cũng là lãnh đạo (KP). “Nhiều nhà báo đi công tác, xuống cơ sở, thường tiện thể đi nhờ xe của lãnh đạo. Dân sẽ nghĩ nhà báo cũng là… lãnh đạo. Vai trò là cầu nối của báo chí có khi bị hiểu lệch“.
- Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam (BHC). “Vậy trí thức Việt Nam có đặc điểm gì ? Chúng ta đã từng nghe nói đến tính cách ‘phò chính thống’; và tính cách ‘quan văn’, tựu chung lại là tính ‘thích được chính quyền sử dụng’. Có nhiều người nói là tính cách ‘tuỳ thời’, nghe có vẻ dễ chịu hơn chữ ‘cơ hội’ hay là ‘hèn’ mà một số bạn đồng nghiệp của chúng ta không ngại ngần khẳng định. Nguyên cớ gì mà phải ‘hèn’? Đã ‘hèn’ làm sao có nhân cách ? Thiếu nhân cách liệu có xứng đáng là trí thức ?  Nhiều ý kiến cho rằng bi kịch của giới “trí thức” Việt Nam chính là ở chỗ này !
- ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Một con người chân chính… (Quê Choa).
- Ngô Tự Lập, ĐHQG HN: Tuổi nghỉ hưu: Bộ luật Lao động đang bị diễn giải và áp dụng sai (viet-studies). – Tìm giải pháp để bảo hiểm xã hội “thoát hiểm” (QĐND).
- Bộ trưởng Đinh La Thăng “xử” nhà thầu dùng xe cơi nới thùng hàng (NLĐ). – Bộ trưởng Đinh La Thăng “tuýt còi” việc bổ nhiệm 1 phó TGĐ (NLĐ).  – Bác đề xuất xây thêm tuyến đường sắt khổ 1m (TT).
- Chuyện bán, thuê nhà “trên giấy” ra nghị trường Quốc hội (VnEconomy).
- Có hay không nhiều văn bản trái luật được ban hành để phục vụ lợi ích nhóm? (PT).
- Bộ muốn kiểm toán Vinalines trong năm nay (VnEconomy). – Con đường tiến thân kỳ lạ của Phó TGĐ Vinalines vừa bị bắt (DT).
- Ăn chặn kỳ nam: Nguyên trưởng công an huyện lãnh 10 năm tù (TT). – 4 cựu cảnh sát ăn chặn kỳ nam bị tuyên án tù (VNE).
- Lào đang vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Mekong (MTG). – Số phận sông Mekong như chỉ mành treo chuông! (MTG).
- Đánh giá về ngoại giao Tập Cận Bình (BBC). Tập Cận Bình: “Đại dương và biển ngày càng có vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ở các lĩnh vực chính trị, phát triển kinh tế, quân sự, và công nghệ”.
- Tài Nguyên Nước Cũng bị Quan Chức TQ Bán Kiếm Lời (Video ) (ĐKN).
- Bắc Kinh cho điều tra các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Trung Quốc (RFI).
- Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay: Về bốn người vợ của Mao Trạch Đông (MTG).
- Triều Tiên điện mừng sinh nhật Nữ hoàng Anh, lờ sinh nhật Tập Cận Bình (GDVN).

- Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố “yêu hoà bình” (VnEconomy). Thủ tướng Trung Quốc nói rằng, nước này sẽ ‘kiên trì theo đuổi con đường phát triển hòa bình’ và ‘kiên quyết phản đối mọi hành động thể hiện quyền bá chủ trong các vụ việc trên biển. Trung Quốc kiên định ủng hộ bất cứ hành động nào nhằm bảo vệ hòa bình và trật tự hàng hải, cũng như kiên quyết phản đối bất cứ hành động nào hủy hoại hòa bình và trật tự hàng hải’.”
- Nguyễn Văn Tuấn: Ngôn ngữ của Tàu: xưa và nay (BS). “Nhưng trong số các nước mà Tàu cộng xấc xược, không có nước nào bị nặng nề như Việt Nam. Họ dám xem VN như là đứa con trai hoang đàng thì đủ biết mức độ xấc xược của họ đã đạt đỉnh. Trong thế giới văn minh, không có một nước nào dám xem nước khác là đứa con; chẳng những đứa con, mà còn đứa con hoang đàng. Vừa xem thường, vừa mắng mỏ. Điều đắng lòng là những người đại diện và báo chí của cái nước bị mắng mỏ đó không có một lời đáp trả!
- Báo TQ: Họ Dương gọi Việt Nam ‘đứa con hoang đàng hãy trở về’ (RFA).  – Đứa con đi hoang và tinh thần “yêu nước sâu sắc” (Baron Trịnh). “Vẫn còn vui cười khi bị lũ Tàu-khựa gọi là ‘đứa con đi hoang’, vẫn còn dày mặt đặt bày tinh thần ‘yêu nước sâu sắc’ để mua quan bán chức. So với ngày xưa, bây giờ có khác là mấy? Đến mức gần 500 nghị viên ngồi giữa nghị trường không ai dám ủng hộ ông nghị Nghĩa (đoàn Tp.HCM) để yêu cầu Nghị viện ra một nghị quyết về biển Đông(?). Lẽ nào ở trong thế giới phẳng này, khi mà không còn biên giới về thông tin và tri thức. An-nam vẫn một lần nữa chấp nhận thân phận chư hầu và tình nguyện cống nạp cho Tàu-khựa để giữ hai chữ bình yên?
- Về ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH: Đợi QH ra nghị quyết về biển Đông (FB Vương Trọng). “Giàn khoan là chuyện vặt/ Nhìn lâu rồi cũng quen/ Có gì đà quá thiệt/ Mà bức xúc, rõ phiền! / Bởi vậy nên Nghị quyết/ Phải khởi thảo dần dần/ Đợi Trường Sa mất nốt/ Cùng phản đối một lần!” – Quốc hội cần ra nghị quyết riêng về biển Đông? (PLTP).
- “Đồng chí” cái con khỉ! (Nguyễn Vĩnh). “… chỉ có kẻ lầm lú, hoặc là người cố khép mắt bưng tai thì mới nói/làm theo cách đồng chí với mấy cái tay cầm quyền, lãnh đạo ở Bắc Kinh (suốt từ xưa tới nay chứ chả phải bây giờ)“.
- Thời điểm của canh tân (Hợp Lưu). “Canh tân trở nên cần thiết. Nhưng không phải lúc nào quốc gia cũng có đủ thời gian và đủ khả năng canh tân. Lịch sử là một chuỗi cơ hội mà chỉ những quốc gia nào biết kịp nắm bắt mới có thể giành lấy những cơ hội kế tiếp“.
- LỌC TIN SÁNG THỨ 7 (Nguyễn Quang Vinh).
- Song Chi: Lần thức tỉnh sau cùng? (NV). “Với cái tội bán nước có bằng chứng, có quá trình, tiếp tục một cách lâu dài và đem lại quá nhiều hệ lụy cho đất nước, dân tộc, đảng và nhà nước cộng sản còn lý do nào để có thể tiếp tục độc quyền lãnh đạo đất nước?
- HT Thích Quảng Độ trả lời RFA về bức Thư Ngỏ Chống Ngoại xâm (RFA). “Ngoài dân chủ hoá ra không còn cách nào nữa. Rất dễ. Nhưng mà đối với Đảng Cộng sản thì cái đó lại rất khó. Họ sợ nhất là mất Đảng Cộng sản. Cho nên phải có gì đảm bảo với họ. Toàn dân phải làm sao?  Mà họ không quan tâm đến dân, họ không quan tâm tiếng nói của dân. Họ coi dân như cỏ rác. Ai mà đòi hỏi dân chủ nhân quyền họ bỏ tù, họ bắt. Bao nhiêu người bị bỏ tù mới đây thôi. Cứ nói lên đòi hỏi dân chủ tự do là họ bỏ tù. Cũng như tôi, bản thân tôi quản chế mấy chục năm nay“.
- Phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng, cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneva: ‘Chỉ là mặc cả chính trị trước sức ép’ (BBC).”Họ chỉ sợ nhất là khi tình hình không thể kiểm soát được và có sự can thiệp ở nước ngoài, có sự can thiệp của nươc ngoài thì trong đó tình hình ở trong nước mới có những sự biến chuyển khác biệt được. Chứ còn như tình hình hiện nay thì tôi nghĩ (chính quyền vẫn dùng) cách vừa lỏng, vừa chặt, tức là vừa nghe ngóng tình hình áp lực của dư luận quốc tế, vừa thắt chặt đe dọa, sự đàn áp ở trong nước“.  – Video: Trịnh Hữu Long & Phạm Lê Vương Các trong chuyến đi tham dự UPR của Việt Nam (19-20/6/2014) (Sleepless for VN).
- Phạm Thành: Tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa 22 (BĐX).
- 21 THÁNG 6 – QUÀ NÀO CHO NHÀ BÁO? (Tân Châu). – Tự do báo chí – món quà quý nhất cho các nhà báo Việt Nam ngày 21/6 (Đoan Trang). “Ngày 21/6 năm nào, nhà báo Việt Nam cũng được tặng hoa, quà, khuyến mãi khi mua hàng, v.v. Nhưng có lẽ món quà lớn nhất, tuyệt vời nhất, có giá trị bền vững nhất đối với họ, chính là tự do báo chí, với việc thực hiện những nguyên tắc cụ thể nêu trên“.
- Mạc Văn Trang: CHUYỆN TỰ DO BÁO CHÍ (Tễu). Phan Đăng Lưu “chúng tôi quả quyết rằng tự do báo chí không bao giờ có hại cho nhà cầm quyền. Có hại chăng là một chánh sách cai trị hẹp hòi, đi ngược với sự tiến hóa của dân chúng mà thôi“.
KINH TẾ
- Ngân hàng Nhà nước: Nhiều cổ đông lớn thao túng nhà băng (VNE).
- Ngần ngại việc ngân hàng thu phí “hai mang” (Infonet).  – Hàng chục loại phí ngân hàng trên vai chủ thẻ (Gafin).
- GDP Hà Nội tăng chậm lại, TP HCM vẫn tăng tốc (VNE).
- Kiều hối tiếp tục công phá kỷ lục (ĐTCK).
- Tiếp sức cho doanh nghiệp (NLĐ).
- Vải thiều rẻ như rau muống: Vấn đề cấp bách rồi! (Infonet).
- Tràn lan pin dự phòng “dỏm” tấn công thị trường (DT).
- Mỹ điều tra đinh thép Việt Nam (TBKTST).
- Harley-Davidson ra mắt xe máy điện (BBC).
- Anh và TQ chuyển đổi tiền tệ trực tiếp (BBC).

- Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển: Có khó khăn nhưng chưa đến mức phải điều chỉnh các mục tiêu (CAND).
- Thương lái TQ mua hoa Thanh long miền Trung (RFA). “Nó đi mua hoa thanh long để triệt thị trường thanh long ở đây, thanh long ra hoa, nó mua hoa làm gì có thanh long được. Nó ghê thế mà bộ chính trị của đảng Cộng sản nó không biết gì, nó vẫn muốn hữu nghị, vẫn muốn 4 tốt 16 chữ vàng thì làm sao?”
VĂN HÓA-THỂ THAO
- NGƯỜI KÉO MÀN: Tiểu thuyết kịch NHẬT TIẾN (KỲ 9) (Nhật Tuấn).
- ĐỪNG LAY TÔI NHÉ (Tương Tri).  – CON SÔNG TUỔI NHỎ
- II-VĂN HỌC VIỆT NAM BIỂN NGOÀI -Cuộc di tản ra khỏi Việt Nam, tháng 4. 1975/ Sống và viết trên một quê hương mới (Da Màu).
- Sáng tạo nghệ thuật đích thực: không có khôn và dại (Đẹp).
- THẢO LUẬN VỀ DỊCH THUẬT (4): Dịch thuật (văn học) trong bối cảnh toàn cầu hóa: Một số chiến lược diễn dịch & những hệ hình mới (*) (Văn Việt). – 20 năm Văn học Hải ngoại
- Cụ bà hơn 30 năm trông mộ Vua trên đỉnh Mã Yên Sơn (KP).
- Đội bóng làng (Võ Nhật Thủ).
- Giá Phải Trả Cho World Cup Bóng Đá An Toàn (ĐKN).
- World Cup Brazil 2014 ngày thứ 9 (RFA).  - Thụy Sĩ-Pháp (2-6): Gà trống Gaulois gáy vang (TP).  – Pháp – Thụy Sĩ : Trận quyết định cho vòng 1/8 (RFI).  – Cúp thế giới 2014 : Thua Uruguay, tuyển Anh rộng đường về (RFI). – Huấn luyện viên Anh ‘không từ chức’ (BBC).  – HLV Prandelli: Costa Rica là trắc nghiệm lớn nhất đối với Italia (VOA). – Italy – Costa Rica 0-1: Costa Rica vào vòng 1/8, Anh bị loại  (TTXVN).
- Giải quần vợt Wimbledon 2014: Tứ đại anh hào hẹn hò ở… bán kết (NLĐ).

- Về cuốn “Nguồn gốc người Việt người Mường” của Tạ Đức: Lời cảm ơn của Book Hunter vì sự lên tiếng của Viện trưởng Viện Dân tộc học (BHC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nữ thủ khoa với bài Văn 10 điểm về tình hình biển Đông (DT/ TG).
- TP.HCM: Vì sao ngưng chương trình tiếng Anh Cambridge? (Infonet). - Thay chương trình Cambridge: Đâu là sự thật? (NLĐ).  – Thay chương trình Cambridge: Sự đã rồi! (NLĐ).
- Đa số học sinh không biết cách tiêu tiền (TN). Học sinh tiểu học ở Mỹ đã học qua những khái niệm cơ bản về kinh tế học như: Shortages and Surpluses/ Consumers/Consumption/ Equilibrium Price/ Money/Medium of Exchange/ Scarcity/ Spending… những khái niệm mà học sinh VN có thể chưa bao giờ học nếu lên ĐH không chọn ngành kinh tế. Đây là chương trình dạy về kinh tế cho học sinh từ mẫu giáo tới lớp 5 (bậc tiểu học) ở Mỹ, tại một trường tiểu học: Các khái niệm kinh tế mà học sinh nên biết – Economics Concepts Students Should Know (Ecedweb).
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright: Kinh tế học quà biếu (TBKTSG).
- Hạn chế hành vi gây phản cảm liên quan đến bia tiến sỹ ở Văn Miếu (TTXVN).
- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Gia Tự phải thực hiện đúng quy định (GDVN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tàu Hải quân cứu 27 ngư dân trên tàu cá bị chết máy (TT).
- Từ 1.7, người từ Trung Đông đến VN bắt buộc phải khai y tế (MTG).
- Vì sao tin tặc nhắm vào VietsovPetro và PetroVietnam? (GDVN).
- Công trình quyết toán khống, dân lao đao (NLĐ).
- Điều tra vụ máy bay VietJetAir đi Đà Lạt hạ cánh tại Cam Ranh (TT).
- Gần 40 người đã ăn bọ xít đen dẫn đến ngộ độc ở Lai Châu (LĐ).
- Cùng đường, người vợ trẻ xin kết thúc sự sống của chồng (DT).
- Vụ 2 trẻ đuối nước, cho vào lu để hơ: Nỗi đau tột cùng của 2 gia đình (DT).
- Vụ 3 học sinh chết đuối: Các nạn nhân đều là anh em (KP). – Lời kể của người ông mất 3 cháu nội trong một buổi chiều (DT).
- Hà Nội: “Bắt cóc” để đòi nợ khiến nạn nhân bị sảy thai (DT).
- Kẻ sát nhân quỳ lạy trẻ lên 3 cầu xin tha thứ (aFamily).
- Dạy chim hót ở thủ đô, đút túi tiền tỷ (DT).
- Một làng Trung Quốc bị chỉ trích vì lễ hội ẩm thực thịt chó (RFI).

QUỐC TẾ
- Iraq: Giao tranh dữ dội để giành quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu (VOA). – Irak tan vỡ : Trách nhiệm của Obama hay Bush ? (RFI).  – Tổng thống Obama gởi 300 cố vấn quân sự đến Irak, kêu gọi Thủ tướng Maliki đối thoại (RFI). – Mỹ giải bài toán Iraq, Trung Quốc sẽ mất Iran (MTG). – Không Phải Biển Đông, Mà Là Baghdad… (Alan Phan).
- Tổng thống Ukraina công bố kế hoạch hòa bình cho miền Đông (RFI). – Tổng thống Ukraina công bố kế hoạch hòa bình trong khi duy trì hoạt động quân sự phía đông (LĐ).  – Ukraina chi hơn 50 triệu USD đầu tư cho quân đội (LĐ).
- Theo Liên Hiệp Quốc, số người lánh nạn do xung đột và khủng hoảng đạt mức kỷ lục (RFI). – Làn sóng người tị nạn mới gây quan ngại về xu hướng dài hạn (VOA). – Số người thất tán trên toàn cầu lên tăng cao nhất kể từ Thế chiến Thứ 2 (VOA). – Ảnh: Cuộc đời của người tị nạn (BBC).
- Tokyo đả kích cuộc tập trận bắn đạn thật của Hàn Quốc (RFI). – Hàn Quốc tập trận bắn đạn thật, “phớt lờ” phản ứng dữ dội của Nhật Bản (LĐ).
- Trục xuất lao động nhập cư, kinh tế Thái Lan sẽ trả giá nặng (RFI).
- Cảnh sát Nga khám xét nhà lãnh tụ đối lập Navalny (RFI).
- Quân đội Pakistan tấn công phe nổi dậy trong khu vực bộ tộc (VOA).
- Syria: Bom nổ gần thành phố Hama (VOA).
- Thái Lan, Malaysia bị hạ thứ hạng trong phúc trình về buôn người (VOA).
- MH370 : Vùng tìm kiếm sẽ hướng xuống phía nam Ấn Độ Dương (RFI).
- Máy bay Malaysia Airlines rơi động cơ giữa trời (KP).

* RFA: + Sáng 20-06-2014; + Tối 20-06-2014
* RFI: 20-06-2014

2367. HỌ VẪN CÒN GỌI NHAU LÀ ĐỒNG CHÍ!

Posted by adminbasam on 20/06/2014
Tô Văn Trường
20-06-2014
Anh mắt “rực lửa” của Bộ trưởng Phạm Bình Minh khi bắt tay Ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì rất khí phách, thể hiện phong cách ngoại giao trong quan hệ thực chất hiện nay với Trung Quốc. Tiếc rằng trong bài phát biểu của ai nấy đọc , họ lại vẫn còn gọi nhau là “đồng chí”. Nghe rõ chán!  
Luận bàn hai từ “đồng chí”
Ngôn từ nào cũng phải hợp ngữ cảnh thì mới có sức sống. Dùng sai ngữ cảnh thì nó lãng nhách như Trung Quốc hiện nay đã không dấu giếm bộ mặt xâm lược đối với Việt Nam mà hai bên vẫn gọi nhau bằng “đồng chí” thì chẳng khác nào “sấm giữa trời quang”. Cách gọi đó không chỉ vô duyên, mà còn rất phũ phàng, ghẻ lạnh với các chiến sĩ bảo vệ biển và ngư dân ta đang vật lộn, kiên cường bám biển, không quản ngại hy sinh, gian khổ bị tàu Trung Quốc “đâm húc” ngoài Biển Đông, nhất là từ gần hai tháng nay. Người dân có quyền đặt ra câu hỏi với những người đang giữ trọng trách quản lý điều hành đất nước: phải chăng hai chữ “đồng chí” trong hoàn cảnh nầy chứa đựng sự bí ẩn cũng như “sự kiện Thành đô”, như cụm từ “nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai bên”, “vì đại cục” vv…

Dường như một loạt chữ ĐỒNG như đồng chí, đồng đội, đồng bào… đang bị lặng lẽ thủ tiêu hoặc thay thế bằng đồng tiền và đồng bọn! Thật kinh hoàng! Hay là việc sử dụng từ đồng chí trong ngôn ngữ ngoại giao là để đấu tranh, mang ý nghĩa cao siêu mà dân không hiểu chăng!? Chẳng biết nên hi…hi, ha…ha hay hu…hu đây !!!
Gọi nhau là “đồng chí”  trong hoàn cảnh hiện nay, phải chăng là muốn tái khảng định Việt Nam và Trung Quốc vẫn cùng chung một ý thức hệ vì đồng là cùng và chí là chí hướng hay ý thức hệ . Không lẽ lãnh đạo Đảng và Nhà Nước Việt Nam hiện nay vẫn cố xích lại gần giới cầm quyền và bành trướng Trung Quốc dù bị nó lừa, khinh rẻ, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc gia và bộc lộ rõ mưu đố biến Biển Đông thành ao nhà của chúng?. Nếu duy danh định nghĩa thì Việt Nam và Trung Quốc hiện nay chẳng đồng với nhau về chí hướng cũng như quan điểm tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, có “đồng” chăng là trong một số trường hợp các vị tham nhũng có quyền lợi mờ ám gắn bó với nhau thôi!
Bàn về hai chữ ” đồng chí “, ngay từ hơn 50 năm trước đây, nhà thơ Việt Phương trong bài thơ nổi tiếng mọi thời ” Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi ” (trong tập thơ Cửa mở) đã viết những dòng thơ rất sâu sắc và rất đáng suy ngẫm về hai từ  “đồng chí” này : 
” Ta cứ tưởng đã là đồng chí rồi thì không ai xấu nữa
Trong lòng ta chỉ có chỗ của yêu thương
Đã chọn đường đi không ai dừng ở giữa
Mạc Tư Khoa còn hơn cả thiên đường !”.
Có lẽ đây là dòng thơ bất hủ lột tả sự ngộ nhận tệ hại của cả một thế hệ về hai từ đồng chí. Khác với Việt Phương, nhà thơ Tố Hữu cùng thời, lại mơ mộng, lãng mạn với hai từ “đồng chí” đậm tính cách mạng  trong bài thơ ” Xuân 61″: 
“Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí …”  
Cho đến bây giờ, nếu cứ tiếp tục thực sự vẫn coi Trung Quốc là  đồng chí  thì chắc chắn sẽ bị một “phát đạn đồng chí” bắn thẳng vào tim và hậu quả sẽ thảm khốc và không thể tránh khỏi một dòng máu đỏ!. Việt Nam sẽ chết một cách tức tưởi trong u mê và lú lẫn! Đừng để sau này lịch sử và con cháu viết lại những dòng cay đắng “Ngu thì chết, chứ bệnh tật gì đâu” hay “Chết vì ngu, chết vì lú lẫn”! 
Đại biểu Quốc hội phải như thế!
Liên quan đến tình hình Biển Đông, ngày 19/6, tại nghị trường, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa dõng dạc phát biểu : “Nếu Quốc hội không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về Biển Đông, tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang”.
H1Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đang phát biểu
Tiếng nói khảng khái của đại biểu Trương Trọng Nghĩa “đột phá” trên hội trường phản ánh tâm và tầm của vị đại biểu Quốc hội hiểu thấu lòng dân, đồng thời làm cử tri cả nước thấy nhớ và tri ân các vị đại biểu quốc hội các khóa trước như Nguyễn Quốc Thước, Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông, Phạm Thị Loan vv…
Nhiều cử tri nhắn nhủ với các vị đại biểu Quốc hội hãy hành xử đúng vai trò, vị thế của người đại diện cho dân, “cộng hưởng” cùng với đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Nghị sỹ là cương vị dân cử vào trong nghị trường để có chức năng nghị bàn, nghị luận, chất vấn chứ đâu phải là chỉ cho đủ số, đủ chỗ và … “bấm nút” – kiểu “nghị gật”!
Đại biểu Quốc hội chưa phải là ngự sử nhưng với đại biểu Dương Trung Quốc vừa là nghị sỹ, lại vừa là sử gia chắc chắn ông đã nhìn thấy tấm gương chức quan ngự sử trong những triều đình xưa, cái chức sắc hệ trọng biết chừng nào – khi mà triều đình thay đổi (bây giờ gọi là đảo chính) thì người ta có thể sẽ thay cả loạt các quan chức cũ nhưng riêng quan ngự sử thì cấm chỉ không được động đến (luật bất thành văn), bởi vì quan ngự sử đó chính là pho sách sống của sự thật, của quốc gia! Cho nên, với những vị này thì “lời nói là đọi máu”! 
Sự kiện Biển Đông là thách thức lớn đồng thời tạo cơ hội lớn cho Việt Nam  cải tổ thể chế, đoàn kết và hòa giải dân tộc, thực hiện dân chủ hóa để hòa nhập với cộng đồng thế giới văn minh.  Nếu cứ tiếp tục u mê, lú lẫn và ngộ nhận coi Trung Quốc là đồng chí, là cùng chung một ý thức hệ thì hậu quả sẽ khôn lường. Việt Nam sẽ ngày càng thụt lùi, xa rời thế giới văn minh và lấn sâu vào vũng bùn của Trung Quốc.

Thay cho lời kết
Cái bí ẩn trong từ “đồng chí” cũng như cái bí mật của “Thành Đô”, hay nhận thức chung ở tầm cao, vì đại cục…Muốn giải mật mã này, suy cho cùng chỉ duy nhất có một chữ “KIỆN” có nghĩa là phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về xâm chiếm Hoàng Sa và bành trướng phi lý “đường lưỡi bò” ở biển Đông.
Chỉ có KIỆN thì toàn dân mới biết, sẽ biết người làm sai, nhất là làm rõ “đồng chí”, bốn tốt, 16 chữ chữ vàng…là cái gì. Không kiện là mất lòng dân, mà kiện lỡ nó lòi ra cái gì thì còn có thời gian mà sửa. Kể cả nhận lỗi để thành tâm mà sửa. Chậm trễ, hết thời cơ thì dân tộc ta sẽ mãi mãi bị trầm luân.

2368. Báo chí Trung Quốc: Dương Khiết Trì thăm Việt Nam và kêu gọi ‘đứa con hoang đàng’ trở về

Lê Anh Hùng
20-06-2014
H2

Truyền thông Trung Quốc mô tả chuyến công du của Dương Khiết Trì tới Việt Nam là một thắng lợi ngoại giao và tinh thần đối với Trung Quốc.

Các cơ quan truyền thông nước ngoài (trong đó có The Diplomat) đã không nhìn thấy nhiều hy vọng cho một bước đột phá trong quan hệ Trung–Việt khi Uỷ viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì tới Hà Nội tuần này. “Căng thẳng Việt-Trung không giảm nhiệt”, tờ The New York Times cho hay. BBC chạy hàng tít nổi bật “Hội đàm Việt-Trung bế tắc”, còn Reuters thì đưa tin “Trung Quốc trách mắng Việt Nam vì ‘thổi phổng’ vụ giàn khoan HD981”.
Truyền thông Trung Quốc thì lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác, với vẻ lạc quan lớn hơn nhiều. “Trung Quốc và Việt Nam nhất trí xử lý thoả đáng các vấn đề song phương nhạy cảm”, Tân Hoa Xã đưa tin trong ấn bản Tiếng Anh. “Bắc Kinh và Hà Nội cam kết xử lý bất đồng”, Nhân Dân Nhật Báo nhấn mạnh. Một đoạn video về chuyến công du của Dương Khiết Trì do CCTV thực hiện lại hướng sự chú ý vào tuyên bố của ông ta rằng ngay cả khi quan hệ Trung-Việt tồi tệ hơn rất nhiều so với hiện tại thì hai bên cũng phải nghĩ cách để sớm giải quyết vấn đề. Dựa trên báo chí Trung Quốc thì các cuộc gặp gỡ của Dương Khiết Trì với các nhà lãnh đạo Việt Nam là một bước đi quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu.
Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẵn sàng thoả hiệp. Trái lại, mỗi bài viết đều chứa đựng những tuyên bố quen thuộc của Trung Quốc rằng giàn khoan dầu là chuyện riêng của Trung Quốc, và Việt Nam cần chấm dứt việc quấy nhiễu bất hợp pháp hoạt động của giàn khoan. Thay vào đó, báo chí Trung Quốc lại hàm ý rằng Hà Nội đã thay đổi lập trường. Khác với truyền thông Việt Nam và phương Tây, báo chí Trung Quốc không đưa tin về việc Việt Nam tiếp tục yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan. Thay vì thế, các bài báo của Tân Hoa Xã lại nhấn mạnh rằng Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí “giải quyết thoả đáng các vấn đề song phương”, không quốc tế hoá tranh chấp trên Biển Đông, và không để căng thẳng trên biển ảnh hưởng đến các mối quan hệ song phương lớn hơn.
Dĩ nhiên, nếu Việt Nam thực sự đồng ý “xử lý thoả đáng các vấn đề song phương” theo như định nghĩa của Trung Quốc thì cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu coi như đã qua. Thay vì thế, Hà Nội lại có ý tưởng rất khác về khái niệm “xử lý thoả đáng” – theo cách hiểu của họ, Trung Quốc chính là bên đã hành xử “không thoả đáng” khi xâm phạm chủ quyền trên biển của Việt Nam. Bằng cách phớt lờ việc đề cập đến cách hiểu chung của hai bên trong các bài viết, báo chí Trung Quốc đã tự đặt mình vào thế phải kêu ca khi Việt Nam tiếp tục phản đối giàn khoan.
Báo chí Trung Quốc còn mô tả chuyến công du của Dương Khiết Trì không chỉ là một thắng lợi về mặt ngoại giao mà cả về mặt tinh thần. Tân Hoa Xã nhấn mạnh rằng chuyến đi của Dương Khiết Trì tới Hà Nội bản thân nó đã là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc chủ động tìm kiếm giải pháp cho vấn đề. Theo Tân Hoa Xã, chuyến thăm của Dương Khiết Trì là một bằng chứng về “sự chân thành muốn giải quyết vấn đề thông qua đối thoại cũng như sự cao thượng vĩ đại” của Trung Quốc. CCTV nói rằng Dương Khiết Trì đến Hà Nội để giúp “đưa quan hệ Trung-Việt sớm trở lại lộ trình đúng đắn”.
Giọng điệu của những bài viết trên báo chí Trung Quốc mô tả Dương Khiết Trì như thể một thầy giáo kiên nhẫn được phái đến để xử lý một sinh viên đặc biệt ngang bướng. Thái độ này thể hiện rõ nhất ở Hoàn Cầu, một tờ báo mang đậm màu sắc dân tộc chủ nghĩa. Hoàn Cầu mô tả chuyến thăm của Dương Khiết Trì như một món quà từ Trung Quốc, đem tới cho Việt Nam thêm một cơ hội nữa để “tự kiềm chế mình trước khi quá muộn”. Chức trách của Dương Khiết Trì ở Hà Nội là nhằm “làm rõ vấn đề mấu chốt và những quan điểm khác nhau” về tình hình. Khi nói chuyện với Việt Nam, Hoàn Cầu viết, Trung Quốc đã “thúc giục ‘đứa con hoang đàng trở về nhà’”. Theo lối diễn giải này thì dường như Dương Khiết Trì không phải đến Hà Nội để thực sự đối thoại, mà chỉ đơn giản là thuyết giảng.
Các bài viết trên báo chí Trung Quốc, bất chấp tính tích cực của chúng, nhằm mục đích chuẩn bị tốt cho Trung Quốc trong trường hợp căng thẳng tiếp tục diễn ra âm ỷ. Mỗi câu chuyện đều nhấn mạnh việc Việt Nam quấy nhiễu giàn khoan của Trung Quốc, cũng như thái độ kiên nhẫn và đại lượng của Trung Quốc trong việc xử lý những hành động khiêu khích đó bằng cách cử Dương Khiết Trì sang Việt Nam để hội đàm. Các bài viết còn nhấn mạnh sự đồng thuận mà hai bên đạt được trong các cuộc gặp; những lời lẽ này sẽ được sử dụng để nhằm vào Hà Nội nếu cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra như hiện nay. Truyền thông Trung Quốc đã phát đi một thông điệp mạnh mẽ rằng giờ đây trách nhiệm của Việt Nam là phản ứng đúng đắn trước màn dạo đầu của Trung Quốc, bằng cách chấm dứt những hành động can thiệp và phản đối giàn khoan của Trung Quốc. Chẳng hạn, bài viết trên tờ Hoàn Cầu kết thúc với lời cảnh báo rằng cộng đồng quốc tế sẽ quan sát xem liệu Việt Nam có “nói đi đôi với làm” sau cuộc gặp với Dương Khiết Trì hay không.
Nguồn: The Diplomat

2369. Trung Quốc sa bẫy, Việt Nam cúi đầu?

BBC
Việt Nam dường như chủ động 'đấu chữ' trước
TS. Dương Danh Huy, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
20-06-2014
Việt Nam dường như chủ động ‘đấu chữ’ trước
Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.
Trong cuộc đấu chữ này, Việt Nam đã “khai hỏa” trước. Ngày 2/6/2014 Việt Nam yêu cầu Tổng Thư ký LHQ lưu hành một công hàm cho phiên họp thứ 68 của tổ chức này, phản đối về giàn khoan HD-981, cũng như ghi mệnh đề thường lệ nói rằng “Việt Nam có đầy đủ dẫn chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa”.
Ngày 9/6/2014 Việt Nam gửi thêm một công hàm, có lẽ liên quan đến việc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam.
Sau đó, Trung Quốc “phản pháo” bằng cách gửi đến LHQ một “văn bản về lập trường”.
‘Giành thế thượng phong’
Không chỉ cáo buộc ngược lại Việt Nam, văn bản này còn ghi Trung Quốc đã quản lý Hoàng Sa từ đời Bắc Tống, cũng như đưa ra những vấn đề như công hàm Phạm Văn Đồng, các tuyên bố có hại khác của quan chức và truyền thông của VNDCCH, sách giáo khoa và bản đồ của VNDCCH ghi Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.
Phản công mạnh mẽ của Trung Quốc đã đạt được ba thành công quan trọng cho họ.
Thành công thứ nhất là nó làm cho một số nhà bình luận nghiêng về phía Trung Quốc, hay ít nhất không còn nghiêng về phía Việt Nam như trước. Chúng ta chỉ có thể dự đoán nó có ảnh hưởng gì với thế giới.
Thành công thứ nhì là nó đã đẩy cuộc thảo luận ra khỏi phạm trù của luật biển, nơi Trung Quốc chắc chắn đã vi phạm luật quốc tế, vào phạm trù tranh chấp chủ quyền đảo, nơi có rủi ro pháp lý cho Việt Nam, trong khi Trung Quốc lại có nhiều lợi thế tuyên truyền.
Với hai thành công trên, Trung Quốc đã gây nhiều thiệt hại cho vị trí thượng phong mà Việt Nam đã đạt được trong cuộc tranh thủ dư luận trong suốt tháng trước đó, nếu không muốn nói rằng Trung Quốc đã giành được thế thượng phong.

Bộ Ngoại giao TQ phản ứng liên tục sau những cuộc họp báo của VNBộ Ngoại giao TQ phản ứng liên tục sau những cuộc họp báo của VN
Thành công thứ ba là, với việc nêu ra công hàm Phạm Văn Đồng và các hành vi có hại khác của VNDCCH, Trung Quốc đã đánh một đòn tâm lý mạnh vào lãnh đạo Việt Nam cũng như người dân Việt.
Trong khi Bộ Chính trị Việt Nam còn đang chần chừ về việc kiện Trung Quốc thì đòn này có thể đã làm cho họ thêm bối rối và mất tinh thần, mặc dù thật ra để đơn phương kiện Trung Quốc thì hồ sơ sẽ không phụ thuộc vào Hoàng Sa là của nước nào.
Đòn này cũng làm cho người Việt bị chia trí. Như vậy, khả năng đối phó của Việt Nam trong vấn đề giàn khoan HD-981 bị sút giảm đi nhiều.
Thế nhưng, đòn phản công này của Trung Quốc cũng bao hàm một số rủi ro cho họ. Rủi ro thứ nhất là lập luận của họ có thể bị Việt Nam phản biện trước LHQ. Phản biện của Việt Nam có thể có ba mũi nhọn.
Mũi nhọn thứt nhất, Việt Nam buộc phải phản biện Trung Quốc về công hàm Phạm Văn Đồng và các hành vi có hại khác của VNDCCH.
Mũi nhọn thứ nhì, Việt Nam có thể lập luận cho rằng bất kể Hoàng Sa là của nước nào, vùng đặc quyền kinh tế thuộc Hoàng Sa không thể vươn ra đến các nơi Trung Quốc đã triển khai giàn khoan, cho nên các nơi đó chắc chắn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của đất liền và các đảo ven bờ Việt Nam.
Mũi nhọn thứ ba, dù có yêu sách chồng lấn đi nữa thì việc Trung Quốc đơn phương triển khai giàn khoan trong vùng có yêu sách chồng lấn đã vi phạm Điều 74 của UNCLOS. Hai mũi nhọn sau là để đặt vấn đề vào lại phạm trù của luật biển, nơi Việt Nam có nhiều lợi thế.
Rủi ro thứ nhì là việc tranh cãi qua lại ở LHQ sẽ bác bỏ quan điểm của Trung Quốc là không có tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa.
Rủi ro thứ ba là qua việc đưa lập luận của họ ra trước LHQ, và tranh cãi với Việt Nam trước LHQ, chính Trung Quốc đã tham gia việc quốc tế hóa tranh chấp Hoàng Sa, điều mà họ luôn tránh từ trước đến nay.
‘TQ đã sa bẫy’
Do đó, có thể nói rằng, với phản công mạnh mẽ của họ, và mặc dù đã có một số thành công, chính Trung Quốc đã sa vào bẫy.
Tuy nhiên, bẫy đó sẽ chỉ sập nếu Việt Nam gửi công hàm đến LHQ phản biện lại Trung Quốc. Cho tới nay, phản ứng của Việt Nam mới chỉ là đăng bài báo về lập luận của một cá nhân lên trang web của mình ở LHQ, và họp báo.
Những phản ứng đó rõ ràng là nhẹ ký hơn chính thức đưa ra lập luận phản biện trước LHQ, và cùng lắm chỉ cho thể là biện pháp tạm thời, không thể thay thế được việc đó. Thế giới sẽ có câu hỏi, “Tại sao Việt Nam không chính thức đưa ra lập luận phản biện trước LHQ?”
Vấn đề của Việt Nam không phải là không có lập luận pháp lý để phản biện, mà là ở quá trình chính trị để đi đến quyết định.
Nếu Việt Nam quyết định không phản biện ở LHQ thì Trung Quốc đã “có gan làm giàu” và sẽ chuyển bại thành thắng, trong khi Việt Nam sẽ đi từ thắng và cơ hội đến bại.
Một trong những hệ quả là Việt Nam sẽ bị mất niềm tin của những nước và những người ủng hộ mình trên thế giới, và lãnh đạo Việt Nam sẽ bị mất nhiều niềm tin của người Việt. Như thế, tương lai sẽ càng khó khăn thêm cho Việt Nam.
Có lẽ bất cứ người Việt nào quan tâm về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông cũng mong muốn Việt Nam có công hàm phản biện chính thức trước LHQ. Có lẽ họ đều cho rằng đó là nghĩa vụ của chính phủ trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Người dân không thể tự đưa ra công hàm chính thức trước LHQ – nghĩa vụ của chính phủ là đại diện cho quốc gia trước LHQ và làm điều đó cho họ.
Nhưng chính phủ Việt Nam có sẽ làm không thì vẫn còn là câu hỏi mở.
Cho đến nay, chiến lược của Việt Nam để đối phó với Trung Quốc dường như là “nó đấm thì mình la, nó xoa thì mình im”. Nhưng chiến lược đó chỉ có thể dẫn đến việc mất hết từng bước, vì chiến lược của Trung Quốc là “đấm, xoa, đấm, xoa” cho đến khi họ giành được hết.
Trung Quốc đã “đấm” bằng giàn khoan HD-981, cũng như họ đang “đấm” lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam. Việt Nam đã “la”, nhưng Trung Quốc “la” lại lớn hơn. Và Trung Quốc đã gửi Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì sang “xoa”.
Đáng lẽ Việt Nam phải giật sập bẫy bằng cách gửi công hàm phản biện đến LHQ, nhưng phải chăng thay vào đó Việt Nam sẽ cúi đầu?
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một thành viên sáng lập của nhóm Nghiên cứu Biển Đông.
Nguồn: BBC

2370. Ngôn ngữ của Tàu: xưa và nay

Nguyễn Văn Tuấn
21-06-2014
Ngẫm nghĩ lại việc báo chí của Tàu cộng gọi Việt Nam là một “đứa con trai hoang đàng” kể cũng thú vị nhưng không ngạc nhiên. Thú vị là vì lần đầu tôi nghe họ dùng kiểu ví von này, mà hình như trước đây họ chưa bao giờ đề cập. Không ngạc nhiên là vì (a) các quan chức Tàu cộng vốn đã quen với thói xấc láo và vô giáo dục, và (b) thái độ nhũn nhặn của phía VN. Tôi nghĩ chính vì thái độ của VN mà Tàu lấn lướt tới và khinh thường VN.
Có nhiều bằng chứng cho thấy các quan chức của Tàu cộng quen thói xấc xược với cộng đồng quốc tế. Chúng ta còn nhớ khoảng 3 năm trước đây (2011), các quan chức ngoại giao Phi Luật Tân phải thông báo cho Tàu cộng biết rằng họ cấm cửa một quan chức ngoại giao cao cấp của Tàu tên là Li Yongsheng vì người này quá thô lỗ (1). Thô lỗ đến nỗi người có học bình thường không chịu được và phải cấm cửa như cấm cửa loại thú hoang dơ bẩn.

Nhưng Tàu cộng không chỉ thô lỗ với các nước láng giềng Á châu, mà còn tỏ ra xấc láo với các nước phương Tây như Mĩ, Anh và Úc. Đối với Mĩ, các nhà ngoại giao Mĩ xem các quan chức ngoại giao Tàu cộng như những người lớn chưa trưởng thành nên họ chẳng thèm chấp. Ai lại đi chấp nhất với con nít? Mới đầu năm nay (2/2014), Bộ trưởng ngoại giao Úc là bà Julie Bishop có chuyến viếng thăm chính thức Tàu, và trong một buổi truyền hình trực tiếp, Bộ trưởng Ngoại giao Tàu cộng là Wang Yi tỏ ra rất cay cú với bà Bishop (2). Một quan chức ngoại giao Úc mô tả lời phát biểu của Wang Yi là thô lỗ nhất mà ông ghi nhận trong sự nghiệp 30 năm làm nhà ngoại giao của ông.
Thật ra, Tàu đã quen thói vô lễ từ lâu chứ không phải mới đây. Đọc tài liệu “Minh thực lục” do tác giả Hồ Bạch Thảo có công sưu tập và chú giải (3) chúng ta thấy vua chúa Tàu đã từng dùng những ngôn ngữ xấc xược từ thế kỉ 15. Ví dụ như trong một “chiếu chỉ” viết cho nước Trảo Oa (Java), Minh Thái Tông (tức Thành Tổ) viết:
“Ngươi vốn ở biển nam, làm tròn chức cống, Sứ giả qua lại biết lấy lễ đáp lại, Trẫm riêng khen điều đó. Mới đây bọn ngươi cùng Đông Vương gây việc binh đao ; khiến 170 người của Thiên triều sai đến đều chết, tội lỗi rành rành. Vả lại ngươi và Đông Vương đều được triều đình phong tước, nhưng vì sự tham giận, tự tiện tiêu diệt chiếm nước của Đông Vương, trái đạo trời nghịch mệnh, còn tội nào lớn hơn vậy ! Sắp đem quân đi thảo phạt, thì ngươi sai Á Liệt Gia Ân đến kinh khuyết chịu tội. Trẫm nghĩ ngươi biết hối hận, nên dừng binh không tiến ; nhưng nghĩ đến 170 người chết một cách oan uổng, thì làm sao bỏ qua được ! Bởi vậy ngươi phải nộp 6 vạn lạng vàng bồi thường tính mệnh người chết để chuộc tội, mới bảo hộ được đất đai và nhân dân của ngươi. Nếu không tuân thì không thể tránh được mang quân đi hỏi tội; hãy xem sự việc tại An Nam để làm tấm gương soi ! ”
Còn với Chiêm Thành:
“Thiên tử cho rằng vừa bình định xong, dân mới được yên nghiệp, không nỡ mang quân đi đánh nước man di xa xôi. Chỉ sai sứ sang dụ Chiêm Ba Đích Lại rằng nước ngươi từ lâu bị An Nam độc hại, mấy lần xin phát binh tiễu trừ, Trẫm đã mệnh đem quân bình định, chia nước này thành quận huyện. Ngươi Lại, đáng cảm tạ ân đức, yên phận để giữ đất phong, nếu ăn ở hai lòng trái đạo trời, không chăm sóc kẻ dưới, không chịu trả lại đất An Nam, thì hãy trông bánh xe đổ trước mắt, xem đó để làm răn !”
Đúng là loại ngôn ngữ của bề trên, xấc xược và thô lỗ.
Nhưng đó là thời xưa, thời mà ánh sáng văn minh và bình đẳng chưa soi sáng đến Tàu, thời mà Tàu nghĩ rằng ngoài họ ra chẳng còn ai. Thời đó, các hoàng đế Tàu xem tất cả các nước khác là chư hầu và dân nước khác là thần dân của họ. Mà, thực ra, “các nước khác” ở đây cũng chỉ nằm trong cái radar ngắn của Tàu mà thôi, chứ chắc gì họ biết Âu châu hay Mĩ châu. Do đó, chúng ta có thể “thông cảm” cho sự ngu muội của các hoàng đế Tàu thời đó. Nhưng thời nay, Tàu đã văn minh hơn, đã nhìn thấy thế giới nhiều hơn, và với và xa lộ thông tin internet mà các quan chức của họ vẫn còn quen thói xấc xược thì quả là khó thông cảm. Rất có thể các quan chức Tàu cộng có gien bị đột biến nên mới thể hiện qua thói ăn nói vô phép và xấc láo như thế.
Nhưng trong số các nước mà Tàu cộng xấc xược, không có nước nào bị nặng nề như Việt Nam. Họ dám xem VN như là đứa con trai hoang đàng thì đủ biết mức độ xấc xược của họ đã đạt đỉnh. Trong thế giới văn minh, không có một nước nào dám xem nước khác là đứa con; chẳng những đứa con, mà còn đứa con hoang đàng. Vừa xem thường, vừa mắng mỏ. Điều đắng lòng là những người đại diện và báo chí của cái nước bị mắng mỏ đó không có một lời đáp trả!
Thời xưa, các vua chúa của VN dù lệ thuộc Tàu nhưng không phải hạ mình và nhẫn nhục như hiện nay. Chẳng hạn như trong thời chống Minh, Nguyễn Trãi đã chửi thẳng vào viên tướng Tàu có tên là Phương Chính như sau (4): “Bảo cho mày ngược tặc Phương Chính : Kể đạo làm tướng, lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của. Nay bọn mày chỉ chuộng lừa dối, giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương, việc ấy trời đất không dung, người mà đều giận, cho nên liền năm chinh phạt, hằng đánh hằng thua. Thế mà không biết trước tự cải quá, lại còn bới bẩn cho thêm thối, hối sao cho kịp được ! Huống chi bây giờ nước mùa xuân mới sinh, lam chướng bốc độc, thế không thể chịu lâu được. Nay mày chỉ nắm đại binh mà nấn ná không tiến, khiến quân lính nhiễm lam chướng dịch lệ mà chết, đó là tội ai ? Binh pháp có nói : “ Kẻ nhân giả lấy yếu chế mạnh, kẻ nghĩa giả lấy ít địch nhiều ”. Nay mày muốn đánh, thì nên tiến quân giao chiến, để quyết sống mái, đừng làm khổ cho quân sĩ hai nước làm gì.”
Ôi, chúng ta thật sự cần một Nguyễn Trãi hiện nay.

(1) http://globalnation.inquirer.net/5378/filipino-officials-ban-chinese-diplomat-amid-spratlys-spat
(2) http://www.smh.com.au/federal-politics/political-news/chinas-rebuke-of-julie-bishop-rudest-conduct-seen-in-30-years-says-senior-foreign-affairs-official-20140227-33jid.html
(3) http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/trung-quoc-tung-neu-viec-111anh-chiem-an-nam-111e-gay-ap-luc-voi-cac-nuoc-dong-nam-a
(4) Quân Trung Từ Mệnh Tập, Nhà Xuất bản Khoa Học Xã Hội, 1976 (Theo bản trích trên mạng). Trích lại từ bài viết của tác giả Hồ Bạch Thảo.

2371. Đứa con đi hoang và tinh thần “yêu nước sâu sắc”

Baron Trịnh
21-06-2014
1. An-nam là một dân tộc hãnh tiến cá nhân, lấy công danh làm thước đo cho sự thành đạt của đời người. Vì thế người người đi học, nhà nhà bắt con đi học với mục đích được làm quan. Chủ nghĩa duy chức hằn sâu vào tâm thức từ cần-lao thối tai khai bẹn đến đám em-chã-hưởng-xái thượng tầng.
Ở An-nam, làm quan không khó cũng không dễ. Không khó bởi vì không nhất thiết phải giỏi mới làm được quan. Còn không dễ thì ngược lại, là có giỏi cũng chưa chắc đã được bổ nhiệm làm quan.
An-nam bổ nhiệm quan chức theo chủ nghĩa lý lịch. Tuần tự là: Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, và cuối cùng mới là trí tuệ. Dĩ nhiên thằng quan dốt thì không muốn/dám nhận cấp dưới giỏi hơn, và cái cuối cùng (trí tuệ) đưa vào cho vui, chứ hầu như không có cửa làm quan.
Để duy trì và đảm bảo cơ chế đặc quyền đặc lợi của nhóm lợi ích. Điều tất yếu là những tiêu chuẩn bổ nhiệm quan chức phải được xây dựng phù hợp với chủ nghĩa lý lịch. Tỷ dụ 2 tiêu chuẩn không thể thay thế là phải nằm trong quy hoạch cán bộ nguồn và phải là đảng viên. Ngay cả các nghị viên được bầu bởi cần-lao để tham gia nghị trường cũng không ngoại lệ. Việc ông nghị Nghĩa (đoàn Đà Nẵng) đề xuất xóa bỏ cơ chế đảng cử dân bầu chả khác gì quả bom nổ giữa nghị trường và làm cho khối quan trẻ đang được quy hoạch và cơ cấu tiếp thót tim vì sợ.
Thế nên cần-lao An-nam mới cười không thể khép miệng với dự thảo Nghị định “Quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước” vừa được Bộ Nội vụ công bố, khi tiêu chuẩn đầu tiên là phải có “có tinh thần yêu nước sâu sắc”(?).
Bởi vì lòng yêu nước là thiêng liêng và vĩ đại nhất của con người. Nó được hình thành và nuôi dưỡng từ tình yêu quê hương – đất nước – con người. Vì thế không thể định lượng được “yêu nước nhiều” hay “yêu nước ít”, “yêu nước sâu sắc” hay “yêu nước hời hợt”.
Và mặc dù thể chế này đang do đảng cộng sản lãnh đạo. Nhưng chắc chắc không thể chứng minh được rằng, đảng viên yêu nước hơn những người ngoài đảng. Đất nước này được xây dựng và bảo vệ bởi hơn 93 triệu người dân Việt chứ không phải chỉ của hơn 3 triệu đảng viên.
Vì thế, tiêu chuẩn “yêu nước sâu sắc” đối với chức danh quản lý thể hiện một sự thiểu năng trí tuệ của những kẻ xây dựng dự thảo nghị định. Hoặc họ biết nhưng cố tình đánh tráo khái niệm nhằm bảo vệ cho chủ nghĩa lý lịch của nhóm cầm quyền.
Điều này không thể có trong một xã hội dân chủ, minh bạch và trí tuệ.
2. Nghị định nói trên mới đang ở giai đoạn dự thảo và lấy ý kiến đóng góp. Nhưng có lẽ tinh thần “yêu nước sâu sắc” thì không thể tạm dừng (pause) được. Thế nên mới có chuyện cười ra nước mắt tại Cục quản lý thị trường (Bộ công thương) khi chỉ có 1 vị trí trưởng phòng Phòng chống hàng giả nhưng lại có 2 trưởng phòng người thật việc thật với 2 quyết định đóng dấu đỏ choét.
Giải thích vụ việc trên, ông cục phó Đỗ Thanh Lam viện ra lý do là bị “lỗi kỹ thuật”(?). Chắc là ông Lam với tinh thần “yêu nước sâu sắc” nên nuốt từng lời trả lời chất vấn của ông Luận bộ trưởng Giáo dục và thấm nhuần được cái lý do “lỗi kỹ thuật” để lấm liếm cho những điều khó nói.
Có thể thấy, khả năng lý luận của quan chức An-nam ngày càng hoàn thiện và sâu sắc. Đi từ hiện thực khách quan (lỗi của thằng đánh máy) đến tư duy trừu tượng (lỗi kỹ thuật).
Mới thấy, cái tinh thần “yêu nước sâu sắc” nó khủng khiếp như thế nào trong đám quan chức An-nam.
3. Giáo dục là cơ sở, là nền tảng để hình thành tri thức xã hội. Quan trí, dân trí được giáo dưỡng và bồi đắp thông qua quá trình giáo dục. Một xã hội văn minh và hiện đại bao giờ cũng có nền giáo dục tiên tiến.
Quan trí như trên thì chắc chắn có thể hình dung ra dân trí của cần-lao An-nam như thế nào. Vẫn nhắc lại câu của Tản Đà tiên sinh: “Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn/ Cho nên quân nó dễ làm quan”. Quan dốt thì chỉ thể có trị được dân ngu, và dân ngu thì mới chấp nhận quan dốt.
Hơn một thập kỷ qua, giáo dục xứ An-nam như một cỗ xe không phanh đang lao xuống vực. Nó không còn là lỗi hệ thống trong quản trị giáo dục, mà là một nền giáo dục bát nháo. Những giá trị đạo đức, giá trị học thuật, tư cách người thầy, nhân cách học trò trở nên hổ lốn như một nồi lẩu thập cẩm. Và dĩ nhiên, những chân giá trị của giáo dục cũng bị mai một, thay vào đó là những triết lý nửa nạc nửa mỡ, dở ông dở thằng.
Thế nên tuần trước ông Luận bộ trưởng Giáo dục vừa cho ra một se-ri phát ngôn ấn tượng cực kỳ phi giáo dục và phi học thuật thì tuần này lại đến ông thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển bi bô những điều xuẩn ngốc. Ông Hiển cũng chính là người phát ngôn con số 34 nghìn tỷ đồng gây sóng gió cho bộ Học hồi tháng tư.
Trả lời phỏng vấn về kết quả thi tốt nghiệp năm nay (đạt 98,99%), ông Hiển tuyên bố: “Tỉ lệ tốt nghiệp năm nay đã phản ánh sát chất lượng dạy và học”. Ô hay, nếu chất lượng đã tốt như thế thì sao bộ Học của ông bị từ quan đến dân vả vào mặt bôm bốp thế? Nếu chất lượng đã tốt như thế thì ông Luận đâu phải bấu víu vào cây đũa thần “Nghị quyết 29/NQ-TW” để chống chế với dư luận rằng có thể kéo nền giáo dục từ vũng bùn đứng dậy sáng lòa? Nếu chất lượng đã tốt như thế thì cần gì phải đổi mới, cải cách giáo dục? Nếu chất lượng tốt thế sao lại bọn bán bằng giả, bằng dởm vẫn mọc lên như nấm sau mưa vậy?
Một nền giáo dục mà học sinh là chuột bạch, thầy cô giáo giống như diễn viên hài, quan chức thì thi đua “yêu nước sâu sắc” thì có khác gì cái rạp xiếc không?
Dạy thế, học thế làm sao mà dân trí, quan trí cao được?
4. Sự việc được dư luận trong nước lẫn quốc tế quan tâm nhất trong tuần là chuyến công du của họ Dương xứ Tàu-khựa sang An-nam để họp Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương giữa hai nước. Vấn đề bể Đông là một trong những nội dung được thảo luận trong cuộc gặp của họ Dương với ngoại trưởng họ Phạm xứ An-nam.
Thông tin về nội dung của cuộc hội đàm thì An-nam nói một đằng, Tàu-khựa nói một nẻo. Đầu tiên là ánh mắt “hình viên đạn” của ngoại trưởng Minh làm dân tình cả yêu lẫn ghét chém như chém dưa chuột. Tiếp đến là nụ cười hữu nghị của Tổng bí thư Trọng và cái bắt tay rất chặt của Thủ tướng Dũng. Vấn đề “đại cục” được nhắc tới cả báo ta lẫn báo tàu, nhưng mỗi nơi một phách.
Phân tích diễn biến của cuộc hội đàm, phóng viên báo Reuters giật tít là Tàu-khựa “mắng mỏ” An-nam đã thổi phồng vụ bể Đông (China scolds Vietnam for ‘hyping’ South China Sea oil rig row). Trong khi đó lãnh đạo An-nam lại rất rất lịch sự và nhã nhặn trước những phát biểu trịch thượng và vô lễ đó của họ Dương trong buổi hội đàm lẫn các cuộc gặp cá nhân.
Chưa hết, báo The Diplomat trích dẫn từ báo chí Tàu-khựa nói rằng họ Dương sang An-nam hội đàm với tư cách một người thầy giáo được cử sang dạy dỗ một học sinh ngang bướng (a patient teacher sent to deal with a particularly recalcitrant student). Đồng thời Thời báo Hoàn Cầu của Tàu-khựa xem An-nam như một đứa con đi hoang, và nhiệm vụ của họ Dương là khuyên nhủ đứa con đó quay về nhà, tức là quay về với mẹ Tàu-khựa (China was “urging the ‘prodigal son to return home’”).
Trong khi họ Dương đang còn ở An-nam, phía Tàu-khựa đã thông báo đưa thêm giàn khoan Nam Hải 9 đi vào biển Đông. Chưa hết, ngày 20/6 Tàu-khựa lại thông báo đưa tiếp 3 giàn khoan nữa (Nam Hải 2,4,5) ra biển. Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời một quan chức thuộc đại học Hạ Môn rằng hành động này “sẽ chấn động tâm lý của Việt Nam”.
Bên cạnh đó, báo Economic Observer của Tàu-khựa cho biết, chính quyền Tàu-khựa cho phép dân Tàu được đăng ký quyền sở hữu và sử dụng đất, nhà ở, vùng biển ở những đảo và quần đảo trên biển Đông, bao gồm các hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của An-nam.
Thông tin trên được tổng hợp từ báo tây, nhẽ không có lý do gì để bị định hướng!
5. Hơn 700 năm trước, Hưng Đạo vương đã viết Hịch tướng sỹ, trích rằng:
Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. […] Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm.”.
Vẫn còn vui cười khi bị lũ Tàu-khựa gọi là “đứa con đi hoang”, vẫn còn dày mặt đặt bày tinh thần “yêu nước sâu sắc” để mua quan bán chức. So với ngày xưa, bây giờ có khác là mấy? Đến mức gần 500 nghị viên ngồi giữa nghị trường không ai dám ủng hộ ông nghị Nghĩa (đoàn Tp.HCM) để yêu cầu Nghị viện ra một nghị quyết về biển Đông(?).
Lẽ nào ở trong thế giới phẳng này, khi mà không còn biên giới về thông tin và tri thức. An-nam vẫn một lần nữa chấp nhận thân phận chư hầu và tình nguyện cống nạp cho Tàu-khựa để giữ hai chữ bình yên?
Có lẽ nào???
© 2014 Baron Trịnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét