Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Không Phải Biển Đông, Mà Là Baghdad… - Trách nhiệm chính trị - Đồng chí ta, đồng chí địch

  • VN chấp nhận 80% đề nghị nhân quyền (BBC) - VN tuyên bố chấp nhận 182/227 khuyến nghị về nhân quyền nhưng bác bỏ những đề nghị cụ thể về thả 'tù nhân chính trị' và bỏ án tử hình.
  • Bốn nhà hoạt động dân sự Việt Nam đến LHQ vận động nhân quyền (RFI) - Hôm nay 20/06/2014, Việt Nam phải trả lời cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR tại Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève (Thụy Sĩ). Sự kiện đặc biệt lần này là các luận điểm của chính quyền Việt Nam sẽ gặp phản biện của một phái đoàn xã hội dân sự gồm Tiến sĩ Nguyễn Quang A, sinh viên Phạm Lê Vương Các, luật gia Trịnh Hữu Long và luật sư Nguyễn Thị Vy Hạnh.
  • Bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam: Hoa Kỳ phản ứng thuận lợi (RFI) - Vào lúc căng thẳng Việt– Trung gia tăng, do vụ giàn khoan trên Biển Đông, Hà Nội đã liên tục kêu gọi Washington bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Ngày 18/06/2014, người được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ ở Việt Nam Ted Osius đã đề nghị nên xem xét việc bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
  • Việt Nam cho Nga ưu tiên sử dụng cảng Cam Ranh (RFI) - Trả lời hãng thông tấn Nga Itar-Tass, đại sứ Việt Nam tại Matxcơva cho biết tàu của Nga có quyền ưu tiên sử dụng cảng Cam Ranh, nguyên là một căn cứ quân sự của Mỹ vào thời gian chiến tranh Việt Nam.
  • Tại sao Quốc hội vẫn bình thản? (RFA) - Đã gần hai tháng từ ngày TQ mang giàn khoan HD 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của VN, người dân vẫn trông mong một nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này, tuy nhiên thực tế cho thấy gần 500 đại biểu vẫn quan tâm đến những vấn đề khác hơn là chủ quyền dân tộc bị xâm phạm.
  • Bốn nhà hoạt động dân sự tới Geneva (RFA) - Bốn nhà hoạt động dân sự, gồm 3 người đến từ VN là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, LS Trịnh Hữu Long, blogger Phạm Lê Vương Các và Nguyễn Thị Vy Hạnh đến từ Hoa Kỳ, hiện đang có mặt tại Geneva, để bắt đầu cho chiến dịch vận động nhân quyền tại Châu Âu.
  • Thương lái TQ mua hoa Thanh long miền Trung (RFA) - Nếu như trước đây, nhà buôn Trung Quốc sang Việt Nam mua lá điều non, rễ hồ tiêu, rễ sim, mật gấu, móng trâu, sầu riêng non, đỉa, rong biển cùng hàng loạt các nông sản, hải sản khác khắp ba miền đất nước thì hiện nay, họ tập trung vào miền Trung để mua hoa thanh long trước khi nở một ngày với giá cao tương đương giá trái.
  • Hãy tỉnh táo để nhìn Đảng (RFA) - Hãy nhìn ông Nguyễn Phú Trọng thì thấy ngay mặt trái của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Hơn ba triệu đảng viên Cộng sản dưới quyền của ông Trọng đã có phát biểu nào cho ra hồn khi chính ông thủ lĩnh không thèm nói một lời chống giặc?
  • Cuộc đời của người tị nạn (BBC) - Nhân ngày Người Tỵ Nạn Thế Giới, các nhiếp ảnh gia LHQ từng theo dõi về tình hình nhân đạo ở các cuộc chiến kể về những cuộc đời người tỵ nạn.
  • Cúp thế giới 2014 : Thua Uruguay, tuyển Anh rộng đường về (RFI) - Một ngày sau khi nhà đương kim vô địch Tây Ban Nha bị loại khỏi cuộc chơi, đến lượt một đội bóng lớn khác của châuÂu là tuyển Anh thúc thủ 1-2 trước Uruguay đồng thời bị đẩy gần đến cửa ra của sân chơi thế giới. Trong khi đội bóng Nam Mỹ Colombia đã có vé quyền đi tiếp vào vòng trong sau trận thắng thứ hai trước Côte d’Ivoire 2-1.
  • Tokyo đả kích cuộc tập trận bắn đạn thật của Hàn Quốc (RFI) - Hải quân Hàn Quốc tập trận chung quanh đảo Dokdo mà Nhật Bản gọi là Takeshima. Điểm đặc biệt là lần này tàu chiến Hàn Quốc sử dụng đạn thật gây bất bình cho Tokyo. Một dấu hiệu căng thẳng thường trực là hôm nay Trung Quốc lại đưa tàu xâm phạm vùng biển của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. 
  • Irak tan vỡ : Trách nhiệm của Obama hay Bush ? (RFI) - Irak bên bờ tan vỡ là chủ đề chính được nhiều báo Pháp quan tâm. Le Monde chạy trên trang nhất hàng tựa« Obama hay Bush : Ai đã làm mất Irak ?». Trong hồ sơ này, tờ báo lớn của nước Pháp đề cập đến một loạt chủ đề như : sự chỉ trích của phe bảo thủ nhắm vào đương kim Tổng thống 11 năm sau cuộc chiến do George Bush phát động, phản ứng dè dặt của Barack Obama trong việc hỗ trợ quân sự đối với Irak…Đặc biệt trong hồ sơ này của Le Monde có bài phân tích« Irak, 34 năm bất hạnh», phác họa lại lịch sử của tấn thảm kịch.
  • Bắc Kinh cho điều tra các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Trung Quốc (RFI) - Trung Quốc đã ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra rộng rãi về các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động tại nước này. Báo chí chính thức của Bắc Kinh hôm nay 20/06/2014 thông báo như trên. Theo AFP, đây là dấu hiệu cho thấy quyết tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm tăng cường kiểm soát đất nước. 
  • Trung Quốc sẽ đưa thêm ba giàn khoan đến Biển Đông (RFI) - Chưa tới hai tháng sau khi đặt giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc đẩy nhanh việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông, với việc đưa thêm 3 giàn khoan đến khu vực này, ngoài giàn khoan Nam Hải 9 sẽ đến gần sát vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hôm nay, 20/06/2014.
  • MH370 : Vùng tìm kiếm sẽ hướng xuống phía nam Ấn Độ Dương (RFI) - Cơ quan phụ trách an ninh giao thông củaÚc, hôm nay, 20/06/2014, cho biết, sau khi phân tích các dữ liệu thu thập được qua vệ tinh, việc tìm kiếm chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines bị mất tích ngày 08/03, sẽ hướng xuống phía nam Ấn Độ Dương.
  • Tổng thống Ukraina công bố kế hoạch hòa bình cho miền Đông (RFI) - Hôm nay, tổng thống Petro Porochenko đã công bố kế hoạch hòa bình gồm 14 điểm cho miền Đông Ukraina, nơi mà các trận giao tranhác liệt tiếp diễn. Kế hoạch nói trên được công bố sau cuộc trao đổi thứ hai giữa tổng thống thân phương Tây của Ukraina với tổng thống Nga Vladimir Putin tối qua.
  • Cảnh sát Nga khám xét nhà lãnh tụ đối lập Navalny (RFI) - Luật sư củaông Alexei Navalny - nhà đối lập hàng đầu với điện Kremli hiện đang bị quản thúc tại gia và bị khởi tố nhiều tội danh, hôm nay 20/06/2014 loan báo cảnh sát đã đến khám xét nhà riêng của nhà ly khai này.
  • Pháp - Thụy Sĩ : Trận quyết định cho vòng 1/8 (RFI) - Hôm nay, sau trậnÝ- Costa Rica ( 16 h GMT ), hai đội tuyển Pháp và Thụy Sĩ sẽ gặp nhau vào lúc 19 h GMT, một trận có tính chất quyết định cho vòng 1/8, bởi vì hai đội sẽ tranh nhau vị trí đầu bảng E.
  • Indonesia lo ngại hình thành các nhóm phiến quân mới (RFA) - Một số người Indonesia Hồi giáo tham gia vào cùng lực lượng thánh chiến với Syria và Iraq, đang khiến Jakarta lo ngại khi những người này trở lại quê nhà sẽ tạo thành mạng lưới phiến quân tinh nhuệ.
  • Syria: Bom nổ gần thành phố Hama (VOA) - Truyền thông nhà nước Syria nói một vụ nổ do xe gài bom gây ra đã làm ít nhất 34 người thiệt mạng tại thành phố Hama ở trung bộ Syria
  • “Trên dưới đồng lòng, không việc gì phải sợ” (BaoMoi) - (PL)- Tại buổi tọa đàm “Tình hình an ninh biển Đông hiện nay” ngày 20-6, PGS-TS Lê Văn Cương đã trao đổi, phân tích nhiều vấn đề về tình hình biển Đông như dư luận quốc tế về tình hình biển Đông thời gian gần đây;
  • Trao tiền bạn đọc giúp gia đình cảnh sát biển (BaoMoi) - TT - Chiều 20-6, đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hải Phòng đã trao số tiền 20 triệu đồng tới gia đình đại úy Ngô Đình Hòa (P.Đông Hải 2, Q.Hải An), cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ tại vùng biển Hoàng Sa, Việt Nam.
  • Nơi đảo xa - Khúc tráng ca biển đảo Việt Nam (BaoMoi) - Cách đây vừa tròn 35 năm (1979), bài hát Nơi đảo xa của nhạc sĩ Thế Song được ra đời giữa lúc cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam nổ ra. Và cũng tròn 5 năm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng (1974). Đó là thời gian nhạc sĩ Thế Song đi thực tế sáng tác và tình cờ gặp các chiến sĩ từ đảo Trường Sa trở về tại trạm X48 Quân chủng Hải quân. Nhạc sĩ Thế Song đã cảm thông sâu sắc trước những người lính đảo đầy gian khổ hy sinh nơi đầu sóng ngọn gió. Và ngay đêm hôm đó, ông đã viết về các chiến sĩ Hải quân. Ngày hôm sau về Hà Nội, ông đã hoàn thành xong tác phẩm Nơi đảo xa viết về nơi mà ông chưa hề đặt chân đến. Người được ông đề nghị hát lần đầu tiên là Nghệ sĩ ưu tú Tiến Thành và sau này còn có các ca sĩ khác thu thanh và biểu diễn là Thanh Vinh, Trọng Tấn - Anh Thơ, Anh Bằng, Vũ Thắng Lợi, Tùng Dương và 600 nghệ sĩ hát cùng Trường Sa...
  • Trung Quốc tham lam và ngang ngược (BaoMoi) - Cộng đồng quốc tế có trách nhiệm yêu cầu Trung Quốc từ bỏ mưu đồ độc chiếm biển Đông thể hiện qua yêu sách đường lưỡi bò, cũng như hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam
  • Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền (BaoMoi) - Trang tin điện tử Đài CCTV ngày 20-6 đưa tin, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố nước này sẽ sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
  • Đặc biệt trên báo in ngày 21.6.2014 (BaoMoi) - Thanh Niên với chủ quyền biển đảo; Giá sữa bán lẻ giảm 1-31%; Máy bay đi Đà Lạt hạ cánh xuống… Cam Ranh; Vietnam Airlines dự kiến bán giá khởi điểm 22.300 đồng/cổ phần; Cách làm tốt bài thi ĐH, CĐ; Đưa thí sinh đi thi miễn phí; Hiến tặng gia sản vì chủ quyền Tổ quốc; Những thông tin nóng hổi về World Cup; Mối đe dọa chung trên biển Đông… là những thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo Thanh Niên số ra ngày 21.6.2014.
  • Hải quân Trường Sa cứu ngư dân (BaoMoi) - Tối 20.6, theo Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Đà Nẵng, tàu hải quân Biển Đông 18 đã kéo tàu cá ĐNa 90189 cùng 27 ngư dân về đảo Đá Tây, quần đảo Trường Sa, an toàn.
  • Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Không để mất một tấc đất, tấc biển“ (BaoMoi) - BizLIVE - Trước tình hình dư luận trong nước, quốc tế, nhiều đại biểu Quốc hội bức xúc về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về vấn đề này.
  • Giới học giả lên án Trung Quốc hành động phi pháp (BaoMoi) - QĐND - Sáng 20-6, Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử”, do Trường Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Phạm Văn Đồng phối hợp tổ chức đã diễn ra tại TP Đà Nẵng. Tham dự hội thảo có gần 120 đại biểu là các học giả quốc tế, Việt kiều, các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu của Mỹ, Nga, Pháp, Bỉ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phi-líp-pin,… cùng đại diện một số bộ, ban, ngành và địa phương nước ta.
  • Giàn khoan Nam Hải 9 nằm ở đâu? (BaoMoi) - Đối chiếu trên bản đồ thì vị trí giàn khoan Nam Hải 9 mà Cục Hải sự TQ thông báo thuộc vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, là nơi VN và TQ đang đàm phán phân định ranh giới biển, nhưng chưa đạt thỏa thuận.
  • Việt Nam cảnh giác cao độ với giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc (BaoMoi) - (Seatimes) Từ ngày 18 - 20/6, Trung Quốc lai dắt giàn khoan thứ 2 vào biển Đông, trả lời trước báo giới, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng, TS Trần Công Trục đều tỏ thái độ cảnh giác, cho rằng cần theo dõi chặt chẽ giàn khoan Nam Hải số 9 này sau khi Trung Quốc đã ngang ngược đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam khiến tình hình biển Đông căng thẳng.
  • Học giả quốc tế: Hãy làm rõ những điều đang diễn ra ở Biển Đông (BaoMoi) - Tận dụng báo chí quốc tế nhiều hơn, nộp đơn kiện lên tòa quốc tế, dựa vào sức mạnh đạo đức và luật pháp để có được sự ủng hộ của thế giới, đó là những điều mà Việt Nam nên làm trong đấu tranh chủ quyền ở Biển Đông, theo các học giả dự hội thảo về Trường Sa và Hoàng Sa hôm nay.
  • Trung Quốc với mưu đồ thống trị biển Đông (BaoMoi) - Trong cuốn sách mới nhất của mình có tựa đề “Chảo lửa châu Á: Biển Đông và sự chấm dứt tình trạng ổn định ở Thái Bình Dương”, ông Robert Kaplan - chuyên gia phân tích chính trị của Stratfor, trang mạng chuyên bình luận về các vấn đề an ninh, tình báo - đã giải thích tại sao Trung Quốc và những người láng giềng ở xung quanh biển Đông lại đang rơi vào tình trạnh đối đầu và điều đó có tác động thế nào tới phần còn lại của thế giới.
  • Truyền thông TQ thâm độc khi đưa tin Biển Đông (BaoMoi) - Sau chuyến đi của ông Dương Khiết Trì tới Hà Nội, giới truyền thông Trung Quốc đã có hàng loạt bài viết thể hiện ảo tưởng và mang mưu đồ thâm độc để che mắt dư luận, bôi xấu Việt Nam.
  • Liệu TQ có "rút giàn khoan trong danh dự"? (BaoMoi) - Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, muộn nhất là cuối tháng 7, đầu tháng 8 Trung Quốc sẽ rút giàn khoan Hải Dương 981 nhưng không phải là để giữ thể diện, danh dự trước sự phản đối gay gắt của thế giới mà do những âm mưu, lỳ lợm của nước này trong vấn đề biển Đông.
  • Tàu TQ xâm phạm lãnh hải Nhật Bản (BaoMoi) - Cảnh sát biển Nhật Bản vừa cho biết, 2 tàu hải cảnh của Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc lộ rõ âm mưu độc chiếm biển Đông (BaoMoi) - PNO - Ngày 20/6, Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử” do Đại học Đà Nẵng và Đại học Phạm Văn Đồng phối hợp tổ chức đã diễn ra tại TP Đà Nẵng.

Không Phải Biển Đông, Mà Là Baghdad…

Vì quê hương đang phải đối phó với khủng hoảng Việt-Trung, nhiều người Việt nghĩ rằng tình hình Biển Đông sẽ tạo sóng lớn cho nền kinh tế toàn cầu, hay ít nhất là Đông Á. Gần như 70% các tin chính trong tháng vừa qua của các báo lề phải cũng như của mạng lề trái đều liên quan đến vụ giàn khoan và những phản ứng khác nhau của các lãnh đạo Việt.

Không một chuyên gia kinh tế độc lập nào của Âu Mỹ Nhật quan tâm về cuộc tranh chấp trên vì thực ra GDP của Việt Nam trên tổng số GDP của toàn cầu (85 ngàn tỷ USD vào 2012) nằm dưới 1.1 phần ngàn. Ngay cả với Trung Quốc, dù xẩy ra tình huống nào, ảnh hưởng của vụ tranh chấp cũng sẽ rất giới hạn.

Trong khi đó, cả thế giới đang theo dõi tình hình chuyển động tại Iraq và sự tồn tại của chánh phủ Maliki. Iraq đang cung cấp khoảng 2. 4 triệu b/d hay khoảng 15 % tổng sản lượng dầu của OPEC. Một cuộc nội chiến lâu dài giữa phe Shia và phe Sunni sẽ giảm sâu nguồn cung cấp và giá dầu sẽ tăng mạnh trong vài năm tới.

Dù Mỹ đang năng nổ nhất trong việc can thiệp vào Iraq để giữ cân bằng cho địa chính trỉ, kinh tế Mỹ sẽ vượt thoát dễ dàng các thử thách mới này. Ba lý do: Mỹ đã trở thành nhà cung cấp khí đốt số 1 của thế giới, đã gia tăng lượng sản xuất dầu lên vị trí thứ 3 thế giới (nhờ công nghệ shale oil); và đang giảm thiểu lượng tiêu thụ dầu đáng kể nhờ công nghệ mới về năng lượng như mặt trời, hygrogen…

Trong khi đó, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn thêm vì nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc đã tăng lên đến 1.5 triệu b/d. Hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được các vấn đề kinh tế khác đang đe doạ một hard landing: nợ xấu, bong bóng tài sản, lợi thế cạnh tranh…

Những vấn nạn này có thể bắt Trung Quốc phải điều chỉnh lại các chiến lược về chính trị toàn cầu kể cả có cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Tuỳ vào những phân tích dài hạn hay ngắn hạn, Trung Quốc có thể mạnh bạo hơn về chuyện khai thác dầu; hay có thể hoà hoãn hơn để mua thời gian. Tình huống xấu nhất là phải tạo ra một cuộc chiến tranh giới hạn để người dân Trung Quốc tạm quên đi những đòi hỏi về sinh hoạt kinh tế hay chánh trị.
Alan Phan
Theo blog Góc Nhìn Alan

PS: Để có một góc nhìn sâu hơn về cuộc bạo loạn tại Iraq, xin mời các bạn đọc bài phân tích của một BCA và là một chuyên viên Trung Á của Đại Học Amsterdam.

Các tay súng ISIS được cho là bắn giết không ghê tay

Tham vọng của ISIS

Tiến sỹ Nguyễn Phương Mai, Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam

Thế giới hơn một tuần qua trở nên náo động, thậm chí những trận World Cup cũng không thể làm tạt đi những luồng tin dữ từ Iraq. Tổ chức khủng bố ISIS chiếm được Molsul trong một trận tấn công làm tê liệt quân đội chính quyền, mở rộng vùng chiếm đóng đến tận gót chân thủ đô Baghdad, cướp nhà băng và nhét túi 425 triệu đôla.

Nhiều bản tin vẫn tiếp tục gọi ISIS là một nhánh hoặc một tổ chức trung thành của khủng bố Al-Qaeda. Điều này không những sai mà còn nguy hiểm.

ISIS là ai?

ISIS khởi đầu được thành lập với tên ISI (Islamic State of Iraq – Quốc gia Hồi giáo Iraq) để chống lại chính phủ Iraq theo Hồi giáo Shia và thân Mỹ. Sau rất nhiều chật vật, cuộc khủng hoảng ở Syria nổ ra khiến ISI đổi hướng quyết định tham chiến ở đây, một mũi tên trúng hai đích: vừa tiếp tục được lý tưởng thống nhất cộng đồng Hồi giáo (Sunni) khắp thế giới dưới một thể chế chung, vừa “hợp pháp hóa” chiến tranh vì kẻ thù mới không phải là Mỹ nữa mà là chính quyền phe Hồi giáo Shia của Syria. Cùng với sự chuyển hướng này, tên của ISI đổi thành ISIS (Islamic State of Iraq and Syria – Quốc gia Hồi giáo Iraq và Syria).

Rất ít người biết rằng ISI đã tự động nhập với nhánh Al-Qaida ở Syria mà không hề được phép của người đứng đầu tổ chức Al-Qaida là Al-Zawahiri. Sau một tháng giữ im lặng, Al-Zawahiri đề nghị ISIS rời tổ chức. Lãnh đạo ISIS là Al-Baghdadi không thèm quan tâm, thậm chí ra tay giết luôn người đại diện đàm phán. Cực chẳng đã, vào đầu tháng 2 năm nay, Al-Qaida tuyên bố cắt lìa ISIS khỏi gốc, với lý do được cho là ISIS quá sức man rợ, đến mức một tổ chức khủng bố như Al-Qaida cũng không thể nuốt trôi.

Tuy nhiên, đây chỉ là một lý do. Al-Qaida đương nhiên không thích bị một nhánh đàn em vượt mặt. Thêm nữa, Al-Qaida không muốn ISIS dính mũi vào miếng bánh Syria, giữa tổ chức mẹ và nhánh con có khá nhiều mâu thuẫn về vùng chiếm đóng.

ISIS tiến quân như chẻ tre ở Iraq
Một điều Al-Qaida không ngờ là khi ISIS tách ra, 65% jihadist (chiến binh của Thượng Đế) của Al-Qaida cũng bỏ đi theo ISIS. Trong mắt những kẻ cầm súng vì một lý tưởng tôn giáo thống trị và hợp nhất toàn cầu, ISIS từ một nhánh khủng bố nhỏ bé đã vượt lên trên cơ Al-Qaida và trở thành kẻ cầm cờ tiên phong trong cuộc thánh chiến.

ISIS nguy hiểm như thế nào?

Trước nhất, ISIS hành xử rất hung bạo. Những cuộc xả súng không khoan nhượng vào người đối lập tay không và người dân vô tội khiến ai cũng rùng mình. Là một tổ chức theo Hồi giáo Sunni, ISIS khiến cộng đồng Shia ở Iraq khiếp đảm và tháo chạy. Chủ trương của ISIS với những người chống đối là: “ISIS hay là chết!”

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khiến ISIS trở nên vô cùng nguy hiểm chính là việc tổ chức này không chỉ đơn giản là một nhóm khủng bố thánh chiến với tham vọng toàn cầu như Al-Qaida. ISIS không đánh rồi rút. ISIS đánh và lập nên nhà nước của riêng mình. Điều này khiến cả thế giới bất ngờ vì các tổ chức khủng bố hầu như không có tiền lệ lập quốc. Việc xuất hiện một “quốc gia khủng bố” jihadist state (quốc gia của các chiến binh thánh chiến) là cơn ác mộng không được dự đoán trước.

Nguy hiểm hơn, quốc gia khủng bố này không nằm trong sa mạc mà bao trùm những hố dầu béo bở. Khởi đầu, ISIS chỉ nhận viện trợ từ những quốc gia dầu lửa dòng Hồi Sunni muốn lật đổ chính quyền Syria dòng Hồi Shia. Khi quân đội chính phủ bỏ chạy, ISIS tiếp quản luôn hàng triệu đôla vũ khi tối tân của Mỹ viện trợ. Thử làm một phép so sánh, khi tấn công Tháp Đôi, Al-Qaida là một tổ chức với 30 triệu đô la tiền quỹ, và được coi là giàu có. Hiện nay, túi của ISIS nặng 2 tỷ đôla

ISIS đang chiến đấu để thành lập nhà nước dòng Sunni ở Iraq và Syria
Chưa hết, nếu chỉ nhìn nhận ISIS như một tổ chức khủng bố đơn thuần cũng có nghĩa là sự thiếu kiến thức và đánh giá quá thấp về tầm nhìn của thủ lĩnh Al-Baghdadi. Là môt tiến sĩ Hồi giáo học, Al-Baghdadi tiếp thu tư tưởng cực đoan Wahhabism và Salafism từ Saudi. Những vùng ISIS chiếm đóng và thành lập quốc gia ngay lập tức được ban bố các đạo luật hà hà khắc của Hồi giáo cực đoan: ăn cắp sẽ bị chặt tay, hàng loạt tội bị đưa vào khung hình phạt xử chết trong đó có tội từ bỏ tôn giáo, phụ nữ phải che kín mặt khi ra đường, ai cũng phải cầu kinh 5 lần một ngày, các lăng tẩm và thánh đường dòng Hồi Shia bị phá bỏ, và âm nhạc bị cấm tuyệt đối ở nơi công cộng.

Thu phục người dân

Cùng với các đạo luật đó, các thành phố chiếm đóng nhanh chóng trở lại tình trạng ổn định và an toàn. ISIS không lặp lại các sai lầm của Al-Qaida mà lập tức trấn an dân chúng, tìm cách thu phục niềm tin của những người không chạy trốn. Tại Mosul, ngay khi quân chính phủ rút chạy, mỗi người dân được cấp một thùng gas miễn phí để nấu ăn. Khi những người dân ở đây băn khoăn làm sao họ có thể tin được ISIS, một jihadist trả lời: “Hãy cho chúng tôi thêm thời gian, chúng tôi sẽ nhanh chóng cung cấp số điện thoại. Khi mọi người cần chúng tôi sẽ lập tức giúp đỡ”.

Nhiều nhà phân tích bất ngờ khi nhận thấy ISIS sở hữu một bộ máy công quyền và dân sự khá hoàn chỉnh gồm tòa án, lực lượng cảnh sát, trường học, và các tổ chức từ thiện. Tại vùng Al-Raqqa, ISIS xây dựng chợ, đường sá, các đường dây điện, trạm xá, bưu điện, bến xe…quản lý khí đốt để đảm bảo phân chia công bằng, cùng hàng loạt các hoạt động cứu trợ từ thiện khác, trong đó có cả những hội chợ cho trẻ con với kem và cầu trượt, các bếp ăn miễn phí cho người nghèo, và đặc biệt là mạng lưới tìm gia đình mới cho trẻ mồ côi.

Một điều Al-Qaida không ngờ là khi ISIS tách ra, 65% jihadist (chiến binh của Thượng Đế) của Al-Qaida cũng bỏ đi theo ISIS. Trong mắt những kẻ cầm súng vì một lý tưởng tôn giáo thống trị và hợp nhất toàn cầu, ISIS từ một nhánh khủng bố nhỏ bé đã vượt lên trên cơ Al-Qaida và trở thành kẻ cầm cờ tiên phong trong cuộc thánh chiến.

Quân đội Iraq đã phải tháo chạy trước sự tấn công của ISIS

Trong tình hình nội chiến căng thẳng, ISIS nhận được sự ủng hộ của một phần dân chúng dòng Hồi Sunni khi tạo được sự yên ổn nhất định. Sự cực đoan tôn giáo của ISIS ít nhất cũng có một điểm cộng là thể hiện sự công bằng, điều mà chính quyền độc tài tham nhũng không làm được.

Sự ổn định, công bằng, trong một quốc gia mới yên bình giữa bốn bề khủng hoảng, dù có hạn chế và tạm thời, chính là điều khiến ISIS hoàn toàn khác với các tổ chức khủng bố khác. Sự cực đoan man rợ và việc thành lập quốc gia riêng khiến ISIS trở nên bội phần nguy hiểm.

ISIS sẽ được xử lý thế nào?

Sự lớn mạnh không ngờ của ISIS khiến các kết nối đồng minh bất ngờ thay đổi.

Hiện nay, rất nhiều ánh mắt đổ dồn vào người Kurd. Là một dân tộc dũng mãnh nhưng chịu mất nước, người Kurd sau thế chiến thứ nhất không được thực dân Anh cho lập quốc như đã hứa, mà lãnh thổ bị chia sẻ nằm trải ra trên năm quốc gia khác nhau, trong đó có Iraq. Vùng tự trị của người Kurd luôn an toàn và phát triển, khác hẳn với phần còn lại của Iraq. Những chiến binh người Kurd nổi tiếng thiện chiến với danh hiệu “peshmerga” (kẻ đối đầu với cái chết).

Để thuyết phục người Kurd tham chiến, chính phủ Iraq chắc chắn sẽ phải nhân nhượng các hợp đồng bán dầu, nhất là việc xem xét nhượng lại cho người Kurd thành phố dầu lửa Kirkuk từ xưa vẫn đang tranh chấp.

Mỹ đã phải điều tàu sân bay đến Vùng Vịnh khi cuộc khủng hoảng ISIS nổ ra

Tuy nhiên, sự hợp tác đồng minh bất ngờ nhất có lẽ sẽ đến từ hai kẻ từ xưa tưởng không đội trời chung: Mỹ và Iran.

Iran là quốc gia đầu đàn của Hồi giáo Shia, đồng minh không lay chuyển của độc tài Assad dòng Hồi Shia tại Syria, đương nhiên cũng là đồng minh của chính quyền dòng Hồi Shia tại Iraq.

Mỹ với phương châm không tham chiến, nhưng trong cuộc khủng hoảng ở Syria đã luôn phản ứng tương đối chậm chạm với các diễn biến leo thang quá nhanh tại khu vực. Syria từ một mồi lửa dân chủ kiểu Mùa Xuân Ả Rập đã trở thành địa ngục với sự tham gia và thắng thế của các nhóm khủng bố toàn cầu, đe dọa cả sự an toàn của Mỹ một khi Syria sụp đổ.

Với ISIS, Mỹ và Iran giờ có một kẻ thù chung để bắt tay. Đây sẽ không phải là lần đầu tiên họ hợp tác. Một kẻ thù chung trong quá khứ, Taliban, cũng đã khiến Iran cộng tác với Mỹ vào năm 2002.

Lợi ích quốc gia là bàn đẩy để bản đồ đồng minh thay đổi, cùng chống lại ISIS với tư cách là một thế hệ khủng bố hoàn toàn mới và nguy hiểm gấp nhiều lần.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, hiện đang giảng dạy môn Trung Đông Học tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan và là tác giả cuốn Con Đường Hồi Giáo viết về 12 quốc gia Trung Đông thời hậu Mùa Xuân Ả Rập
Tiến sỹ Nguyễn Phương Mai
Nguồn BBC 

Trung Quốc đưa thêm ba giàn khoan ra Biển Đông

Đàm phán về căng thẳng xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 không có tiến triển đáng kể

Bắc Kinh đưa thêm ba giàn khoan vào Biển Đông, trong lúc Hà Nội giải tán biểu tình phản đối Trung Quốc.

Hãng thông tấn Reuters ngày 20/6 dẫn tọa độ được đăng tải trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết các giàn khoan Nam Hải số 2 và Nam Hải số 5 sẽ được triển khai ở vùng biển giữa miền nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát. Giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.

Trước đó, cơ quan này cũng đã thông báo về việc di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 đến gần bờ biển Việt Nam hơn.

Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, được báo trong nước dẫn lời nói hôm 19/6 rằng tọa độ mới của Nam Hải số 9 "nằm sâu trong thềm lục địa Trung Quốc".

Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) từng thông báo đang có 4 dự án sắp đưa vào sử dụng ở phía đông và tây Biển Đông vào sau giữa năm 2014, theo Reuters.

Hiện vẫn chưa rõ các giàn khoan này có phải là những dự án nói trên hay không.

Động thái mới nhất của Bắc Kinh diễn ra trong lúc đàm phán giữa đại diện hai nước về căng thẳng xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 không có tiến triển đáng kể.

Reuters dẫn lời ông Zhuang Goutu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, nói trên Hoàn cầu Thời báo rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào Biển Đông là “bước đi chiến lược”.

Ông cũng cho rằng "việc gia tăng số lượng giàn khoan chắc chắn sẽ gây chấn động đối với Việt Nam và Philippines”.

Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc chiều tối ngày 19/6 đã bị giải tán nhanh chóng

'Giải tán nhanh chóng'

Trong một diễn biến khác, một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội hôm 19/6 đã nhanh chóng bị giải tán.

Một nhà hoạt động trong nước nói với BBC nhiều người tham gia biểu tình đã bị lực lượng an ninh mặc thường phục bắt giữ.

BBC đã liên lạc với công an phường Lý Thái Tổ, Hà Nội, và được cho biết tất cả những người này đã được trả tự do trong ngày 19/6.

Trả lời BBC ngày 20/6, blogger Lê Thiện Nhân cho biết chiều 19/6, hơn 20 người đã tụ tập trước tượng đài Lý Thái Tổ, hô lớn khẩu hiệu chống Trung Quốc.

"Chi tiết về cuộc biểu tình đã được thông báo trước đó trên Facebook của Câu lạc bộ No-U Hà Nội," ông nói.

"Chỉ 5 phút sau đó, công an xông vào cướp băng rôn và bắt giữ tổng cộng chín người".

"Blogger Anh Chí trong nhóm chúng tôi hô lên 'công an đánh người' thì bị kẹp cổ và bịt miệng lôi đi'.

"Họ tách chúng tôi ra thành các nhóm nhỏ và đẩy lên xe đưa về các đồn công an phường Tràng Tiền và phường Lý Thái Tổ."

"Khi vào đến đồn họ chia từng người ra mỗi phòng và cho nhân viên ra làm việc. Họ nói chúng tôi vi phạm tội gây rối trật tự công cộng, phải bị phạt hành chính."

"Tôi từ chối toàn bộ nội dung họ đưa ra, yêu cầu họ lập biên bản ghi đúng là họ giật băng rôn, bắt tôi về đồn khi tôi đang biểu tình chống trung quốc xâm lược."

Ông Nhân cho biết những người bị bắt giữ đã trở về nhà trong tối 19/6.

Báo Trung Quốc nói chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì là cơ hội cho Hà Nội "kiềm chế trước khi quá trễ"

'Đứa con hoang đàng'

Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu lên cao kể từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền hồi đầu tháng Năm.

Trong khi đó, cuộc đàm phán gần đây giữa đại diện hai nước không mang lại tiến triển đáng kể.

Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Hà Nội hôm 18/6 đã kêu gọi Việt Nam "ngưng quấy nhiễu" hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Trung Quốc và nói hai bên cần "tránh quốc tế hóa" và "không làm phức tạp thêm vấn đề hàng hải hiện nay", theo Tân Hoa Xã.

Truyền thông Việt Nam cho biết Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nói với ông Dương rằng Bắc Kinh đã "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền" của Việt Nam khi đưa giàn khoan vào vùng biển như hiện nay, đồng thời "yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam".

Ngày 19/6, phiên bản tiếng Trung Quốc của Hoàn cầu Thời báo đăng tải một bài xã luận trong đó gọi chuyến thăm của ông Dương là cơ hội để Việt Nam "kiềm chế bản thân trước khi quá muộn".

Bài viết này cũng cho rằng bằng thông qua việc đối thoại với Việt Nam, Trung Quốc đang "thúc giục đứa con hoang đàng hãy trở về nhà".

Bài viết có ý nói ông Dương Khiết Trì sang Hà Nội không phải là đối thoại thực sự mà đơn giản chỉ là huấn thị.
Theo BBC

Báo "Nhân Dân"?

Với nghề báo và nhà báo đúng nghĩa, viết tự do theo tư duy của mình và thực tế cuộc sống xã hội thì viết được rất nhanh và sản phẩm thường hay. Nhưng sẽ rất khó được in, thậm chí có khi còn vô tù vì một bài báo. Viết theo khuôn khổ đã định hướng thì rất khó viết được nhanh. Nhưng bài viết rất dễ được in và thường là nhạt nhẽo.

Nhân "89 năm ngày Báo chí Cách mạng", ngày tờ báo THANH NIÊN của Thanh Niên Đồng minh Hội ra số đầu tiên (21/6/1925 - 21/6/2014), mình post lại bài viết năm ngoái về tờ báo Nhân Dân.

1. Ký ức đọc “Nhân Dân”

“Nhân Dân”, (gọi tắt cho nó gọn), đó là tờ báo in mình tiếp xúc đầu tiên trong “sự nghiệp… đọc báo” của mình.

Những năm 1960s, khi máy bay Mỹ bắt đầu leo thang đánh phá Quảng Bình – Vĩnh Linh. Nhà mình hay có cán bộ về bám cơ sở. Họ thường có báo mang theo. Sau hiệp định Paris lại có Tín dụng xã mượn làm “trụ sở”. Thế là mình được đọc “Nhân Dân” thường xuyên hơn.

Thời ở lính luôn có 30 phút đọc báo mỗi ngày. Nhưng ở bệnh viện tiền phương cái lệ này có châm chước, vì báo cũng không có thường xuyên cho các khoa. Muốn đọc mình hay ghé phòng chính trị để mượn. Khi ra quân, cơ quan mình vẫn còn đọc báo đầu giờ. Đọc tập trung tại mỗi phòng ban. Cũng chỉ có “nhân dân”, “quân đội nhân dân”.

Về tên báo, tiền thân, vốn là tờ “SỰ THẬT”. Không biết vì sao lại đổi sang “Nhân Dân’. Có lẽ vì Sự Thật không phản ánh đúng lối phương pháp tuyên truyền của báo chăng (?). Mình chẳng nhớ từ bao giờ tờ báo in này treo cái câu dài thòng dưới hai chữ “Nhân Dân”: “cơ quan trung ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tiếng nói của đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam”. Sự ngoa ngôn đó mới nảy nòi đâu gần đây thôi. Chứ hồi trước chỉ đơn giản là “cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động/... trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” (xem hình 2).

20/3/1979, dưới "Nhân Dân" chỉ một câu ngắn gọn: "CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM" (đổi sang tên "Công Sản" từ ĐH 4 (1976)

Về hình thức, “Nhân Dân” thời trước chỉ “giấy trắng mực đen”. Màu giấy cũng hun hun không trắng lắm. Tùy trang có từ 4 đến 5 cộtbáo. Thỉnh thoảng có ảnh hoặc tranh minh họa. Vì đen trắng nên chất lượng ảnhcũng không như bây giờ. Kiểu chữ nhỏ nhưng khá rõ ràng. Có từ 4 đến 8 trang. Sau này đến thời kỳ “đổi mới” mới tăng dần số trang.

Nội dung thì cũng chỉ đưa tin tức “sản xuất và chiến đấu” của “hậu phương và tiền tuyến lớn”. Toàn thành tích và chiến thắng; hoặc gương “người tốt việc tốt”, “hai giỏi”. Luôn luôn có cột xã luận trang nhất ở cột đầu tiên bên trái. Tranh châm biếm hay đã kích trang cuối. Tuyệt đối không có mẫu quảng cáo nào. Về nội dung, cho đến bây giờ, Nhân Dân cũng không thay đổi bao nhiêu so với thời đó.

Về phát hành, “Nhân Dân” được “phát không” cho các tổ chức thuộc hệ thống “chính quyền nhân dân”. Gọi “phát không”, có nghĩa là dùng ngân sách nhà nước. Phát hành cũng qua kênh bưu chính nhà nước, nên thường đến tay bạn đọc rất trễ. Hết cả tính thời sự của báo chí, dù thuộc diện “ưu tiên hỏa tốc”.

Trước đây, ngày hôm sau hoặc hai ba ngày sau, “Nhân Dân” mới đến tay cán bộ. Bây giờ tỉnh nào, vùng nào cũng có nhà in kèm “Nhân Dân” và phát hành trong ngày. Nhưng đến trưa hoặc đầu giờ chiều mới đến tay… trực cổng. Vẫn rất trễ so với các nhật báo chủ động kinh doanh như Tuổi Trẻ, Thanh Niên hay Thể Thao Hằng Ngày,... Thực ra, người đọc “Nhân Dân” rất ít, nên cũng chẳng ai cần sớm làm gì.

Bây giờ, hầu hết các cơ quan doanh nghiệp nhà nước đều mua “Nhân Dân”. Có cắt giảm chi tiêu thì “Nhân Dân” cũng phải có hàng ngày. Có những nơi cả năm, chẳng ai sờ tới “Nhân Dân”, vẫn cứ phải mua. Vì “Nhân Dân”là “ngôn luận của đảng”. Nhiều doanh nhân bỏ tiền túi ra mua “Nhân Dân” cốt theo dõi tình hình và “định hướng” chủ trương chính sách của nhà nước. Cũng có thể là lấy le làm đẹp long với nhà nước...

2. Dụng “Nhân Dân” như dụng mộc.

Có hai chuyện mà mình chứng kiến.

Khi ra quân về cơ quan dân sự, mình làm trợ lý giám đốc. Mỗi giao ban đầu tuần, mình để ý một ông phó phòng dáng rất chỉnh chu hay đến sớm. Ông rút trong cái cặp ra tờ “Nhân Dân”. Ông vuốt mái tóc ngược ra sau, rồi vuốt phẳng phiu tờ báo và chăm chú đọc. Có khi đó là số báo của tuần trước.Trong giờ giao ban, tờ báo để trước mặt, ông chăm chú ghi ghi chép chép những lời sếp nói. Thỉnh thoảng ông giơ tay xin phát biểu. Câu mở đầu muôn thuở là “tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của…” (ai đó). Sau một hồi, ổng lại đế thêm câu “theo như báo nhân dân nói…”. Nghĩa là tất tần tật, ông đều lấy “Nhân Dân” làm chuẩn. Nói thế thì chẳng ai dám bảo là nói sai. Thì đấy, vật chứng “Nhân Dân” nằm trước mặt ông đó thôi. “Nhân Dân” nói nghĩa là… đảng nói. Cấm có cãi! He he…

Sau mình mới biết, ổng chẳng phải đảng viên; cũng chẳng có bằng cấp chuyên môn chi. Chỉ láu cá thế mà “sống lâu lên lão làng”. Vì ông là tín đồ của… “Nhân Dân”, và lấy “Nhân Dân” làm… le với mọi người.

Về sau, mình lại chứng kiến một sếp dụng “Nhân Dân”như dụng mộc.

Sếp vốn hiếm khi đọc báo, nhưng vì làm sếp không thể không có… “Nhân Dân” theo mình. Mỗi sáng đến sở làm, văn thư đã đặt “Nhân Dân” lẫn tạp chí, “công văn đến” trên bàn làm việc. Đến cuối ngày, thậm chí cuối tuần, “Nhân Dân” vẫn còn “nguyên đai”. Hôm nào có lịch làm việc với khách tỉnh hoặc thành phố, nhất là khách từ thành ủy, sếp lại lấy “Nhân Dân” để ngay ngắn trước mặt, phía bên trái. Nếu khách ngồi ngay đối diện bên phải, “Nhân Dân” vô tình… đập vào tầm mắt của khách. Nếu ngồi ở bàn nước, “nhân dân” đang ở góc bàn hoặc lăn lóc trên ghế nệm và đang mở trang nào đó. Trang đó lại có nét bút“vòng tròn đỏ”, đánh dấu ở cột xã luận hay tiêu đề một bài báo “giật gân” nhất.Y như cái hình “ông Cụ ngồi ghế mây đọc báo dưới bóng cây”. Ông sếp cũng dùng “Nhân Dân” làm trang sức để lấy le. Hehe…

3. Mô hình tổng công ty.

Hiện nay, hệ thống “tiếng nói… nhân dân” có đều khắp 63 tỉnh thành. Ngoài báo in còn có báo mạng (online/điện tử). Đó là những báo địa phương nhưng có xì-lâu-gân giống hệt nhau và gần giống với “Nhân Dân” trung ương: “tiếng nói/(cơ quan ngôn luận) của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh X, Y”.

Nhưng cái tên “Nhân Dân” thì là độc quyền của trung ương thôi. Các tỉnh thành thì lấy tên địa danh hành chính của mình đặt cho “Nhân Dân” địa phương. Thế nhưng có hai nơi như muốn “ta đây vẫn có sự khác biệt” nên có tên hơi khác các tỉnh.

Ví như ở Hà Nội, “tiếng nói của đảng bộ,… & nhân dân” lại có tên là “Hà Nội Mới”. Vì lỡ mang tên “Hà Nội Mới” nên từ địa giới hành chính đến chính sách của thủ đô cứ thay đổi xoành xoạch theo từng nhiệm kỳ của… đảng bộ Hà Nội Mới. Còn thành phố Hồ Chí Minh thì “tiếng nói… nhân dân” lại là “Sài Gòn Giải Phóng”. Nghĩa là Sài Gòn xưa cứ phải “giải phóng” dài dài mà chẳng biết bao giờ mới được… giải phóng?!

Hằng năm, “Nhân Dân” trung ương vẫn tổ chức cho“nhân dân địa phương” các hội nghị dạng “MICE” theo khu vực. Đó là một hình thái “giao ban” con nhà giàu. Vừa triển khai “chủ đề” vừa vui chơi nghỉ dưỡng có… định hướng. Để đảm bảo tính “thống nhất”, “tư tưởng chỉ đạo từ trung ương đến địa phương”.

Mới đây mình xuôi theo Lý Thái Tổ để ra đê Nghi Tàm lên Ha Noi Club Hotel dự hội thảo. Chạy qua Lò Sũ đến phố gì đó mình thấy cái tên “Công ty TNHH MTV Nhà in Nhân Dân”.

Hệ thống này đích thị là một “tổng công ty” mang tên “Nhân Dân”. Không là tên gọi “doanh nghiệp Nhân Dân” hay “tập đoàn truyền thông Nhân Dân”, nhưng hoạt động như một tổng công ty nhà nước theo mô hình “công ty mẹ công ty con”. Chỉ có cái khác cơ bản nhất với các tờ báo tự chủ tài chính và mang tính kinh doanh là ngốn “ngân sách nhà nước” và (để) đảm bảo “tính đảng” trong sản phẩm của mình.

4. Ai đọc “Nhân Dân”?

Quay trở lại chuyện ai đọc “nhân dân”. Nói gì thì nói, hiện nay ở nông thôn vẫn còn nhiều người yêu mến “Nhân Dân”. Dĩ nhiên là phải miễn phí. Chẳng có giáo chức hay cựu chiến binh nào tự trích đồng hưu ít ỏi của mình ra để mua… “Nhân Dân”. Họ đều quy ra thóc cả. Người mê “Nhân Dân” có khi chỉ vì có con em, bà con mình đã và đang làm việc tại “Nhân Dân”. Gì chứ ở quê mà có người bà con làm việc tại “cơ quan ngôn luận của đảng” là tự hào và hãnh diện lắm.

Làng mình có bà cô vốn là nữ sinh Đồng Khánh đi theo cách mạng rồi trở thành… cán bộ tiền khỡi nghĩa, ở luôn Hà Nội. Con gái đầu của bà có thâm niên làm biên tập viên "ngôn luận của đảng”. Chị học MGU về rồi làm ở đó cho đến lúc hưu. Chức danh cao nhất ngang cấp vụ trưởng là “Trưởng ban biên tập…”.

Bà con anh em ở quê rất tự hào về chị. Khi có bài của chị là mọi người ở quê báo cho nhau tìm để đọc. Về sau, sự nóng lạnh của xã hội, kinh tế, chính trị cũng kéo theo nhiều bức xúc. “Nhân Dân” vẫn được bà con theo dõi. Những chuyện bức xúc mà chưa thấy “Nhân Dân” lên tiếng là cậu em họ của chị bốc máy gọi điện ra chất vấn chị. Sao không thấy “Nhân Dân” lên tiếng? Khổ quá, ngay cả Tổng biên tập cũng phải chờ “ông chủ” bật đèn xanh mới lên tiếng, chứ chị mình thì làm được gì?

Một lần mình ra Hà Nội đến thắp hương cho bà cô. Mình hỏi ông em rễ của chị, chú T. ở quê có còn gọi điện ra chất vấn “Nhân Dân” nữa không? “Hết rồi, “Nhân Dân” của cậu hưu rồi. “Nhân dân” mất hết niềm tìn rồi, chất vấn làm gì nữa”. He he…

5. "Đích" đến cuối cùng của “Nhân Dân”.

Hồi còn ở cơ quan, mình được coi là “mọt sách, mọt báo” vì là người chăm đọc, chăm đi thư viện. Thư viện cũng chẳng cập nhật gì mới, nhất là sách, tài liệu chuyên môn. Nhưng từ lâu, mình phát hiện ra nguồn“tài liệu mới” từ đống báo thải đang chờ… bà “ve chai” ở thư viện cơ quan.

Hàng tuần, tạp vụ hay văn thư dọn dẹp sách báo từ phòng giám đốc rồi tống vào thư viện. Trong đống “ve chai” đó, có những bì thư chứa tài liệu, tạp chí chuyên môn từ nước ngoài gửi cho sếp, chưa hề bóc tem. Nhiều tập “Nhân Dân” phủ bụi nhưng còn “nguyên đai”, y như khi bưu tá phát mỗi ngày. Làm sếp nhà nước bây giờ ai rỗi hơi đâu mà đọc “Nhân Dân”! Lâu dọn dẹp thư viện đống “nhân dân” lại chuyển đổi sở hữu cho bà ve chai.

Có lần một bạn còm trong status của mìnhrằng: “ông bố em 80 tuổi, lão thành cách mạng được thành phố cho chọn một trong ba tờ báo miễn phí: nhân dân, quân đội nhân dân và hà nội mới”. Có lẽ, ngoài được dùng để lấy le và làm cảnh ở các cơ quan công sở, bạn đọc “Nhân Dân” bây giờ chỉ còn mấy cụ hưu trí và “lão thành cách mạng” thôi?

Ở phố biển “quê” mình, từ lâu “tiếng nói của đảng bộ và nhân dân…địa phương” cũng được biếu không cho mỗi đảng viên có danh hiệu 30 tuổi đảng trở lên. Ở khu mình ở, có một cặp đôi trên 80, con cháu ở riêng, lại không có thùng thư báo. Mắt mờ chân chậm chẳng đọc được gì, cũng được phát không hai tờ “nhân dân địa phương”.

Mỗi sáng họ thảy vô thùng báo của mình hai tờ. Các cụ bảo mình giữ một tờ mà đọc còn một tờ các cụ thỉnh thoảng… trải bàn nước khi đến bữa ăn.

Rồi các cụ quy tiên mà báo vẫn đến hàng ngày. Thế là mình hưởng hai suất “40, 50 tuổi đảng” miễn phí đến hơn một năm mới được cho… nghỉ.

Thực ra, địa chỉ nhận cuối cùng của “nhân dân địavphương” là các bà đồng nát, ve chai! He he…

Sang thế kỷ 21, mới có thêm cái câu dài thòng và ngoa ngôn như thế, dưới... "Nhân Dân".

Sao Hồng
Theo FB Sao Hồng

Trách nhiệm chính trị

Nhà nước Mác-Lenin

Về nguồn gốc của nhà nước, Mác cho rằng sự ra đời của nhà nước bắt nguồn từ sự phân công lao động trong xã hội, gắn liền với sự ra đời của chế độ sở hữu tư nhân. Sự phân công lao động (và cùng với nó là chế độ sở hữu tư nhân) làm phát sinh mâu thuẫn giữa lợi ích riêng (lợi ích của cá nhân riêng biệt hay của gia đình riêng biệt) và lợi ích chung (lợi ích tập thể của tất cả các cá nhân liên hệ với nhau). Nhà nước ra đời nhằm giải quyết mâu thuẫn đó, dưới danh nghĩa là đại diện cho lợi ích chung của xã hội. Do chỗ các cá nhân chỉ theo đuổi lợi ích riêng của mình, cho nên cần thiết phải có sự can thiệp và kiềm chế của nhà nước – đại diện cho lợi ích chung. [1]

Điều đặc biệt trong quan niệm của Mác là ở chỗ ông coi nhà nước như một cộng đồng hư ảo, và cái lợi ích phổ biến mà nhà nước là đại diện cũng chỉ là một thứ lợi ích phổ biến mang tính chất hư ảo. Gọi nhà nước là một cộng đồng hư ảo, bởi vì mặc dù về danh nghĩa, nó đại diện cho lợi ích chung của toàn xã hội; nhưng trong thực tế, nó chỉ đại diện cho lợi ích chung của giai cấp thống trị mà thôi. Còn đối với giai cấp bị trị, nhà nước không những là một cộng đồng hoàn toàn hư ảo mà còn trở thành xiềng xích trói buộc. Do đó theo Mác, trong xã hội cộng sản tương lai sẽ không có chính trị bởi vì lúc đó nhà nước đã tiêu vong. Nói cách khác, chính trị sẽ dần dần trở nên thừa thãi và mất hẳn trong xã hội lý tưởng của nhân loại - xã hội cộng sản. [1]

Sau khi dành được chính quyền Lenin đã rất lấn cấn trong việc thành lập một nhà nước mang lại công bằng cho xã hội. Thay vào đó Lenin đẻ ra, và được Stalin triển khai triệt để, một mô hình chính trị xã hội dối trá, bất công, quay lưng lại với giai cấp công nông là giai cấp đã giúp Lenin đạt được chính quyền, và nhất là mâu thuẫn với những gì mà một đảng cộng sản kêu gào. Ngày nay ai cũng có thể thấy rõ là cái mô hình nhà nước CS này đã phá sản.

Chính trị là gì?

Chính trị theo nghĩa rộng là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó. Với cách hiểu như thế thì dù trong xã hội cộng sản, chính trị vẫn còn tồn tại và vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng đối với từng con người cũng như toàn xã hội. Trong bất kỳ xã hội nào thì cũng cần những luật lệ chung để hoạt động nhịp nhàng và khoa học, tránh tình trạng vô tình hay cố ý xâm phạm quyền lợi, lợi ích, tài sản, sức khỏe hay thậm chí tính mạng của người khác hay của cộng đồng. [2]

Từ khía cạnh này thì từ anh nông dân, khoa học gia, thầy giáo, nhà sản xuất và công nhân, v.v... tất cả đều làm chính trị. Một sáng tạo văn chương hay khoa học tốt làm cải thiện lối sống của con người là một đóng góp chính trị. Nhà nông, kinh tế gia giúp giữ hay kéo nguồn vốn về cho nước nhà là một đóng góp chính trị. Dạy dỗ con nên người hữu dụng là một đóng góp chính trị.

Những đóng góp chính trị của mình phải mang lại độc lập tổ quốc, hoà bình nhân loại và dân cường nước mạnh là chính đáng và mọi người nên khẳng định điều này.

Hệ thống chính trị - xã hội cho ai?

Mục đích của một hệ thống chính trị - xã hội cho Việt Nam là
  1. Quyền lợi quốc gia, dân tộc là tối thượng.
  2. Độc lập, Dân Chủ Pháp quyền và Tự Do Hiến Định là chính lộ của Việt Nam.
  3. Tuyệt đối tôn trọng quyền con người, nhất là nhân phẩm.
  4. Lập lại một trật tư xã hội thể hiện văn hoá dân tộc, nêu cao các giá trị xã hội như tình thân, tôn trọng, kính trọng, chia xẽ, đoàn kết và trách nhiệm.
  5. Bỏ và bài hết các chủ thuyết phản dân chủ (chủ nghĩa cộng nô), các tư tưởng lệ thuộc giai cấp (Khổng Nho).
Chúng ta, mỗi người như mọi người, hãy cùng nhau đứng lên đòi quyền làm chính trị hay nói đúng hơn nhận lại trách nhiệm chính trị của mình. Dưới đây là mô hình chính trị - xã hội mà tôi đúc kết được, mong mọi người suy xét và cho biết ý kiến qua hộp thư anhtuanfp@hotmail.com. Mọi đóng góp luôn luôn được biết ơn nhiệt tình.

Mô hình chính trị - xã hội

[1] Mai Thái Lĩnh - Huyền thoại về một nhà nước tự tiêu vong
[2] Khái niệm chính trị
Phạm Anh Tuấn

Tạ Duy Anh - Đồng chí ta, đồng chí địch

Chỉ cần điểm qua cách xưng hô cũng thấy hiện lên một phần lịch sử quan hệ vừa bi vừa hài giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà can dự rõ nhất là danh từ đồng chí.

Tình đồng chí giữa lãnh đạo hai nước đạt độ nồng ấm nhất vào những năm 60 của thế kỷ hai mươi.

Khi đó, mặc dù gần trăm triệu người dân Trung Quốc chết hoặc trước sau cũng chết bởi cuộc đại cách mạng văn hóa, thì nó vẫn không ngăn được Tố Hữu, vì tình đồng chí, viết: Trung Quốc đó bàn tay nào huyền diệu/ Đã nắn lại cả dung nhan dáng điệu/Mặt đồng khô xóa sạch những bờ ngăn/ Như mặt người tươi giãn những đường nhăn.

NV. Tạ Duy Anh
Thân tình đến nỗi, trẻ con Việt Nam cũng gọi ông Mao là “Bác”. Đây là giai đoạn Trung Quốc muốn Việt Nam “đánh Mỹ đến người cuối cùng”, vì thế họ sẵn sàng là “hậu phương bao la của Việt Nam” như lời ông Mao! Nhưng hóa ra từ khi ấy, khi là đồng chí thắm thiết của nhau, khi “cùng chí hướng” giải phóng nhân loại, xóa bỏ biên giới, “Bác Mao” đã chuẩn bị kỹ càng để chiếm đoạt biển đảo của “con cháu Bác” ở bên Việt Nam. Cú lừa để có cái Công hàm 1958 đầy bi hài là một bằng chứng.

Năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, lúc ấy do chính phủ Việt Nam cộng hòa kiểm soát. Vì là đồng chí nên Miền Bắc bắt buộc phải im lặng, như là chẳng liên quan gì đến mình, như là việc của hai quốc gia láng giềng*. Dân chúng miền Bắc không hề có bất cứ thông tin gì, cảm xúc gì vì vậy họ không có chút cảm giác nào về chuyện mất mát lãnh thổ. Hoặc nếu có bộ phận nào biết thì lại thấy như là điều may mắn vì kẻ thù (Việt Nam cộng hòa mà miền Bắc gọi là Ngụy quyền), mất đi một vị trí chiến lược có thể thọc vào sườn hậu phương xã hội chủ nghĩa! Danh từ đồng chí cho phép xác định Trung Quốc là bạn, còn người anh em phía Nam bị mặc nhiên coi là thù! Liệu có biến cố nào bi hài và thê thảm hơn trong lịch sử người Việt?**

Điều gì phải đến sẽ đến, mọi thứ nham hiểm của Trung Quốc nấp sau danh từ đồng chí cuối cùng cũng lộ mặt. Hơn 50 mười ngàn “con cháu bác Mao” (số ước tính của Hoa Kỳ) ở cả hai bên bị chết trong cuộc tắm máu nhau dọc 6 tỉnh biên giới, trong đó cứ một người rưỡi Tầu đổi một mạng An Nam. Năm 1979 Hà Nội ra sách trắng về quan hệ Việt-Trung, tố cáo Trung Quốc phản bội, chơi đểu, lợi dụng Việt Nam khó khăn để mưu thôn tính từ từ. Thế là chẳng có anh em con cháu gì nữa, chỉ đích danh “bè lũ phản độngMao” là những kẻ chủ mưu ăn thịt người Việt, sau khi đã no thịt người Hán. Trong Hiến pháp Việt Nam năm 1980 thậm chí còn ghi rõ Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp, lâu dài, nguy hiểm. Những nhà lãnh đạo Bắc Kinh đương nhiên là những kẻ xâm lược. Có bài báo gọi đám con cháu của Tần Thủy Hoàng là “những con chó Trung Nam Hải”, còn Đặng Tiểu Bình thì là “thằng lùn cao bồi”. Chế Lan Viên, tác giả của câu thơ nôm na nổi tiếng “Bác Mao không ở đâu xa/ Bác Hồ ta đó chính là bác Mao” thì lúc ấy có hẳn cả một bài thơ “Vịnh thằng lùn”, viết về Đặng Tiểu Bình, khá dài, theo thể tự do, trong đó có câu, đại ý: Thằng lùn mặc quần bò/ Thằng lùn thích súc-cù-là…(Có lẽ vì lịch lãm nên nhà thơ không nỡ bảo thằng lùn thích cứt Mỹ nữa thôi!). Bài thơ này, nếu tôi nhớ không lầm thì in trong tập “Hoa trên đá”. Nhưng không riêng Chế Lan Viên- chỉ là nghệ sĩ,- nhạy cảm với thời tiết chính trị, trong vô số phát biểu của các chính trị gia chuyên nghiệp lúc ấy cũng không ngần ngại gọi các đồng chí một thời ở Bắc Kinh là lũ phản động quốc tế, những tên lính gác cho bọn tư bản….

Năm 1985, khi đó tôi đang đóng quân ở Lào Cai, vẫn còn thấy sáng nào hai bên cũng chĩa loa vào nhau qua sông Hồng, một bên réo Tập đoàn phản động Mao-Đặng, gán cho đủ thứ tội, một bên át đi bằng loa công suất lớn gấp bội, ồm ồm chỉ đích danh “bè lũ Lê Duẩn” kèm theo hàng chục kết án. Chúng tôi được quán triệt nhất nhất gọi Trung Quốc là bọn bành trướng Bắc Kinh. Trong 10 bài hát mà mỗi quân nhân phải thuộc hồi ấy, gọi là 10 bài hát điều lệnh, có bài Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới của nhạc sĩ Phạm Tuyên, trong đó có câu: “Quân xâm lược bành trướng dã man”. Ngày nào trước mỗi cuộc tụ tập, liên hoan, tất cả lại đồng loạt gào lên: “Quân xâm lược bành trướng dã man”.

Danh từ “đồng chí” biến mất khỏi mọi văn bản của Việt Nam, khỏi ngôn ngữ đời sống xã hội khi gắn với Trung Quốc. Ai dám cả gan dùng nó để gọi Trung Quốc thì đích thị là kẻ vô loài, thiếu văn hóa chính trị tối thiểu, có dã tâm bán nước. Không ai lại cùng chí hướng với kẻ thù truyền kiếp!

Cho đến sau năm 1990, mà rồi lịch sử sẽ hé lộ và vì thế mà chúng ta biết có cuộc gặp Thành Đô. Các nhà lãnh đạo của chúng ta, những người rõ ràng là rất lép vế trong hội nghị đó, có thể sẽ còn bị lịch sử chế giễu vì mất cảnh giác, khờ khạo nhưng tôi tin là họ có cả phần trong sáng nữa. Họ tin rằng chủ nghĩa xã hội cần phải được bảo vệ bằng mọi giá và xem ra chỉ còn Trung Quốc-dù là gã láng giềng hay chơi bẩn-nhưng khả dĩ làm nơi cố thủ an toàn cho giáo lý Mác. Vì, như ông Nguyễn Đức Bình, nhà lý luận hàng đầu của Đảng khẳng định: “Nếu thời đại hiện nay không còn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới nữa, thì đất nước Việt Nam chúng ta, Đảng Cộng sản Việt Nam từ nay sẽ đi theo con đường nào?”. Tức là số phận dân tộc bị đóng đinh câu rút, phải đi qua duy nhất một con đường hầm tên là “quá độ lên CNXH”, mà một đầu là thần chết! Không có lối thứ hai! Nguy cấp thế kia mà. Dọa nhau thế ai chả sợ, nhất là những người quen đánh nhau hơn là đọc sách! Hoặc quá độ lên CNXH, hoặc chết! Các nước khác, như Nhật, Hàn, Singopore có cả ngàn lối đến tương lai, cũng kệ họ, không được phép ngó nghiêng. Ai bảo sinh ra là người Việt? Những người chủ trương như ông Nguyễn Đức Bình chỉ quên (hoặc cố tình không biết) một điều: các đồng chí Trung Quốc của họ chưa bao giờ coi chủ nghĩa xã hội là thứ gì quan trọng. Chúng ta hãy đọc lời giáo huấn đầy tính mỉa mai sau đây của Mao về giáo lý Mác, với cấp dưới ông ta: “Sở dĩ chúng ta nghiên cứu thuyết Các Mác không phải vì luận điệu tốt đẹp của nó, cũng không phải vì nó đựng một phép thần diệu để trừ ma quỉ. Nó không đẹp, nó cũng không thần diệu. Nó chỉ ích lợi.(TDA nhấn mạnh) Có nhiều người cho nó là thần dược trừ bách bệnh. Chính những người này đã xem thuyết Các Mác là một giáo lý. Phải nói cho những người này hiểu rằng giáo lý của họ không có ích lợi bằng phân bón. Phân bón còn làm giàu ruộng đất, giáo lý không làm được việc đó.”

Hội nghị Thành Đô đã đưa danh từ đồng chí trở lại trong quan hệ hai nước, tạo ra một giai đoạn hòa bình tương đối không thể nói là không quan trọng*** cho Việt Nam, nhưng về cơ bản nó gây nên những thay đổi âm thầm số phận người Việt theo hướng tiêu cực là chính. Vì là đồng chí nên mọi việc lớn bé Việt Nam đều phải tham vấn Trung Quốc. Phụ thuộc toàn diện. (Như tiết lộ mới đây của cụ Nguyễn Trọng Vĩnh về sự can thiệp của Trung Quốc vào vấn đề nội bộ nhất không chỉ của Việt Nam, mà của bất cứ quốc gia nào, là vấn đề chọn nhân sự lãnh đạo đất nước). Trung Quốc âm thầm và ráo riết chuẩn bị mọi mặt để chiếm biển Đông nhưng lấy tình đồng chí làm vật che mắt Việt Nam. Vì tình đồng chí Việt Nam không dám công khai vạch tội Trung Quốc ăn hiếp ngư dân Việt, luôn phải gọi chệch đi. Tầu Trung Quốc rành rành nhưng phải gọi là “tầu lạ”. Suốt bao nhiêu năm Việt Nam không dám chọn bạn tốt để chơi (bất cứ quốc gia nào cũng tốt với Việt Nam hơn Trung Quốc), dù biết là có lợi lâu dài cho đất nước, chỉ đơn giản vì những người bạn ấy đều không cùng hội cùng thuyền với Trung Quốc. Bất cứ ai nhắc đến dã tâm của Trung Quốc cũng bị coi là làm ảnh hưởng đại cục, phá quấy an ninh! Trung Quốc tận dụng triệt để cái hàm thiếc đồng chí để kìm hãm Việt Nam, cả trong đối ngoại lẫn đối nội. Chưa bao giờ danh từ đồng chí mang lại nhiều lợi lộc cho Trung Quốc như giai đoạn hai chục năm vừa qua. Tất nhiên người thiệt hại to lớn là Việt Nam.

Viết đến đây tôi bỗng muốn dừng lại để tìm về nguồn gốc của danh từ đồng chí. Nó là bùa chú gì mà giam hãm Việt Nam trong vòng cương tỏa của Trung Quốc đơn giản đến thế, khiến số phận dân tộc cứ vật vã tơi bời bởi họ lâu đến thế và liệu nó còn tự tung tự tác đến bao giờ?

Hầu như mọi ngôn ngữ lớn đều có từ đồng chí và chắc chắn lúc khởi thủy nó không mang mầu sắc chính trị. Nó được dùng tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước khi xuất hiện những người theo chủ nghĩa cộng sản. Trong những bang hội, những tổ chức xã hội đen có tổ chức, những băng nhóm chính trị hoạt động ngoài vòng pháp luật như Hội tam hoàng ở phương Đông, tổ chứ 3K chuyên giết người tàn bạo ở Mỹ vì phân biệt chủng, các thành viên đều là những người cùng chí hướng. Đảng Quốc Xã của Hitler, các đảng viên cũng xưng với nhau là đồng chí. Tình đồng chí đậm nhất có lẽ thuộc về đảng của Pôn-pốt. Cùng đi ăn cướp cũng là đồng chí. Chỉ đơn giản vì nó là cùng chí hướng, một khái niệm thuần túy ngôn ngữ. Nó chẳng hề có xuất thân danh giá như nhiều người vẫn tưởng. Về sau nó được chính trị hóa và trở nên “linh thiêng” như ta đang thấy.

Sau sự kiện giàn khoan HD-981, số phận của từ đồng chí lại một lần nữa trở nên mong manh và bi hài. Các báo của nhà nước đều dùng từ ông, ngài để gọi các lãnh đạo Trung Quốc. Lần đầu tiên sau hơn 20 năm, Đài truyền hình Việt Nam không dùng từ đồng chí trước tên Dương Khiết Trì khi đưa tin ông này sang Hà Nội. Bởi vì chính Trung Quốc đã làm cho từ đồng chí trở nên rất giả dối, sống sượng, đồng nghĩa với từ lừa lọc. Chả lẽ qua ngần ấy biến cố, lộ rõ bộ mặt đểu cáng, dã tâm độc ác của Trung Quốc, lại vẫn là đồng chí (cùng chí hướng) của nhau thì thật lố bịch? Cả trăm triệu người dân Việt đầy lòng tự trọng “quyết không đổi chủ quyền thiêng liêng lấy thứ hữu nghị viển vông” chắc chắn sẽ cảm thấy bị làm nhục và nổi giận. Xác đồng bào của họ vẫn còn bập bềnh trên biển Đông bởi súng đạn Trung Quốc. Chẳng ai chấp nhận cùng chí hướng với kẻ cướp chính đất nước mình, giết anh em, đồng bào, người thân của mình, ngoại trừ phải gọi rõ ra là đồng chí địch!

Lịch sử quan hệ hai quốc gia suốt hàng ngàn năm qua (ít nhất là đến trước năm 1949) cho thấy chưa bao giờ người Việt cùng chí hướng với người Hán. Đơn giản vì lợi ích lãnh thổ của Trung Quốc luôn đi kèm với việc thôn tính hoặc gặm nhấm Việt Nam. Trong hoàn cảnh phải sống cạnh một gã khổng lồ thì hòa hiếu luôn là điều kiện sống còn để Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhưng cũng chính lịch sử cho thấy, Việt Nam muốn có hòa hiếu thực sự với Trung Quốc thì phải độc lập tối đa với họ. Mà muốn vậy thì Dân tộc phải là lợi ích cao nhất của mọi tính toán chính trị, được thể hiện trong chiến lược quốc gia tầm nhìn hàng trăm năm****, là sản phẩm của tầng lớp trí thức tinh hoa chưa bị nhiễm độc bởi bất cứ khẩu hiệu mang tính phô diễn lập trường nào, nghĩa là hoàn toàn tự do và trong sạch. Không có cách nào khác. Mọi ảo tưởng về sự mật thiết dựa trên tương đồng ý thức hệ hoặc sự gắn bó mang tính đảng phái, rốt cuộc chỉ là cách tự sát từ từ.
-----------------------------------------------------------------------

*Trong một liệu nào đó mà tôi không nhớ, cho rằng sau khi Trung Quốc làm chủ hoàn toàn Hoàng Sa, Hà Nội có gửi điện “cảm ơn” Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã “giải phóng giúp” miền Bắc một phần lãnh thổ khỏi tay kẻ thù? Trung Quốc im lặng. Nếu quả thực có chuyện như vậy thì có thể coi đó là bằng cớ gián tiếp xác định chủ quyền của phía Việt Nam với quần đảo này. Nhưng chưa thấy thông tin chính thức nào xác nhận chuyện đó.

** Quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan y như quan hệ giữa Bắc và Nam Việt Nam về mức độ thù địch và ý thức hệ. Nhưng khi Mao lệnh đánh chiếm Hoàng Sa, chính quyền Đài Loan, dựa theo lợi ích của người Hán, nhanh chóng ngầm tạo điều kiện để hải quân Trung Quốc thuận lợi trong việc di chuyển tiếp cận vị trí tác chiến. Cứ nghĩ thế mà thấy cay đắng cho người Việt mình!

*** Chúng ta cần thêm cả một chút công bằng khi phán xét Hội nghị Thành Đô. Tình thế đất nước lúc đó đã như trứng để đầu gậy, cần phải có hòa bình để tìm cách thoát hiểm. Đáng trách là ở những gì diễn ra sau đó, kéo dài mấy chục năm, bỏ lỡ cơ hội vàng hòa nhập với thế giới văn minh, hiện đại hóa đất nước, tạo sức mạnh cả quân sự, ngoại giao, uy tín quốc tế… đặng xác lập quan hệ bình đẳng với Trung Quốc.

**** Chừng nào còn chưa có một Chiến lược quốc gia trong phát triển, Việt Nam sẽ chỉ là một đất nước nghiệp dư trong giải quyết mọi vấn đề, may ăn, rủi chịu, thua thiệt là chính.
Tạ Duy Anh
(Quê choa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét