Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Hệ thống tòa án giải quyết tranh chấp dưới Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 - Mua điện gấp 3 giá thường: Kẻ nào nối giáo cho Trung Quốc?

Hệ thống tòa án giải quyết tranh chấp dưới Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982

"...Trước mắt thì Việt Nam có thể tiến hành đơn kiện với Tòa án Quốc tế về Luật Biển phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan 981 gần đảo Tri Tôn và cách đảo Lý Sơn 120 hải lý là vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam..."


Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (The United Nations Convention on the Law of the Sea) ra đời tại Montego Bay Jamaica vào ngày 10 tháng 12 năm 1982 và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 11 năm 1994. Hiện đã có 166 quốc gia ký vào Công Ước.

Công Ước phân loại biển và đại dương thành các vùng khác nhau. Thứ nhất là nội thủy nằm phía trong của đường cơ sở (đường thẳng từ những mũi đất nhô ra bờ biển hoặc theo ngấn nước thủy triều thấp nhất ven bờ biển). Lãnh thổ và lãnh hải của quốc gia ven biển gồm có bờ biển, vùng nội thủy cộng với 12 hải lý. Trong vùng tiếp giáp (contiguous zone) gồm có 12 hải lý từ lãnh hải (tức 24 hải lý từ đường cơ sở), quốc gia có thẩm quyển thực thi hệ thống luật pháp của mình đối với một số tội phạm ví dụ như buôn lậu hoặc nhập cư bất hợp pháp. Từ đường cơ sở ra tới 200 hải lý là vùng đặc quyền kinh tế. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và dưới lòng đất đáy biển cùng với quyền tài phán trong các lãnh vực như lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển và bảo vệ và gìn giữ môi trường. Nhưng các quốc gia khác dù có biển hay không có biển được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp và các đường ống ngầm.

Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải 12 hải lý từ đường cơ sở cho đến mép lục địa (continental margin) hoặc cách đường cơ sở 200 hải lý tính theo cái nào có giá trị lớn hơn, nhưng không được vượt quá 350 hải lý hoặc cách đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách 100 hải lý. Quốc gia ven biển có độc quyền khai thác khoáng sản và các thứ nguyên liệu không phải là sinh vật sống. Bên ngoài thêm lục địa là hải phận quốc tế, tài sản chung của nhân loại.

Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công Ước

Công Ước quy định là các quốc gia thành viên khi có tranh chấp về việc diễn giải hoặc áp dụng các điều khoản của Công Ước phải tìm cách thoả thuận và giải quyết tranh chấp bằng một phương pháp hòa bình. Nếu thương lượng không thành công thì các quốc gia tranh chấp có quyền tiến kiện và lựa chọn phương thức xét xử và tòa án gồm có Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice), Tòa án Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea), Tòa Trọng Tài về Luật Biển dưới Phụ lục VII của Công Ước (Annex VII Arbitral Tribunal) hoặc Tòa Trọng Tài Đặc biệt dưới Phụ lục VIII của Công Ước (Annex VIII Special Tribunal). Trong trường hợp các quốc gia tranh chấp không đạt được đồng thuận về thủ tục giải quyết thì Tòa Trọng Tài về Luật Biển được thành lập dưới Phụ lục VII sẽ được áp dụng. Phán quyết của các tòa có giá trị tối hậu và ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Không có thủ tục hoặc cơ chế kháng cáo ngoại trừ các bên tranh chấp cùng đồng ý xin tòa xét lại sự việc.

Tòa án Công lý Quốc tế

Tòa án Công lý Quốc tế được thành lập dưới Hiến Chương Liên Hiệp Quốc ký trong tháng 6 năm 1945 và có hiệu lực từ ngày 24 tháng 10 năm 1945. Trụ sở chính nằm tại The Hague, Hòa Lan. Tòa có 15 vị thẩm phán được các đại biểu Liên Hiệp Quốc và Hội Đồng Bảo An bầu chọn với nhiệm kỳ 9 năm. Tòa có thẩm quyền xét xử mọi tranh chấp giữa các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc (State Member) với điều kiện là các quốc gia thành viên đó đã phê chuẩn chấp nhận thẩm quyền của Tòa. Tới nay thì chỉ mới có khoảng 65 quốc gia thành viên phê chuẩn. Tính tới năm 2013 thì Tòa đã xét xử hơn 150 vụ kiện liên quan tới tranh chấp biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, quan hệ ngoại giao, con tin, tỵ nạn quốc tịch và nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia. Tòa đã công bố hơn 110 phán quyết. Vụ kiện gần đây nhất liên quan tới việc Úc kiện Nhật bản về các chương trình săn cá voi trong vùng biển phía Nam Thái Bình Dương. Ngoài ra, Tòa cũng ban hành phán quyết tư vấn (advisory opinions) khi được các cơ quan Liên Hiệp Quốc yêu cầu. Cho tới nay thì Tòa đã ban hành 25 phán quyết tư vấn. Những phán quyết này không có tính cách ràng buộc về mặt pháp lý đối với các quốc gia thành viên nhưng có thể có nhiều ảnh hưởng về mặt ngoại giao và chính trị.

Tòa án Quốc tế về Luật Biển

Tòa án Quốc tế về Luật Biển được thành lập dưới Phụ lục VI của Công Ước và có trụ sở tại Hamburg, Đức quốc. Tòa có 21 vị thẩm phán được các quốc gia thành viên Công Ước bầu chọn cho mỗi nhiệm kỳ 9 năm. Chánh Án đương nhiệm là Shunji Yanai (Nhật). Trong các quốc gia có tranh chấp tại Biển Đông hiện nay thì chỉ có Cao Chi Quốc (Gao Zhiguo) từ Trung quốc là một thẩm phán của Tòa. Một điểm khác biệt với Tòa án Công lý Quốc tế là đương đơn gồm có nguyên đơn lẫn bị đơn không nhất thiết phải là quốc gia thành viên Công Ước.

Tới nay thì Tòa đã xét xử 22 vụ kiện. Đa số các vụ kiện này liên quan tới đơn xin thả tàu khẩn cấp (prompt release) trong các trường hợp mà tàu bị bắt giữ vì bị coi là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (đánh cá bất hợp pháp) và biện pháp tạm thời (provisional measures) yêu cầu các bên tranh chấp ngưng một số hành động trong khi chờ Tòa xét xử.

Cũng nên nói rõ là Tòa án Quốc tế về Luật Biển chỉ có thể xét xử các vụ tranh chấp về việc diễn giải vá áp dụng các điều khoản của Công Ước về Luật Biển chứ không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ hoặc lãnh hải hoặc ấn định lãnh thổ hoặc lãnh hải vốn thuộc phạm vi thẩm quyền của Tòa án Công lý Quốc tế. Tuy nhiên, trong tiến trình diễn giải và áp dụng các điều khoản của Công Ước thì có lúc Tòa phải có phán quyết liên quan tới việc phân định lãnh hải cũng như vùng đạc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vào ngày 14 tháng 3 năm 2012 thì Tòa đã ra phán quyết về vụ kiện giữa Bangladesh và Miến điện liên quan tới sự tranh chấp về việc khai thác kinh tế trong Vịnh Bengal. Đây là một phán quyết quan trọng và là lần đầu tiên Tòa trình bày những luận cứ pháp lý trong tiến trình giải quyết các tranh chấp về biên giới lảnh hãi và phân định vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa.

Có một điểm quan trọng liên quan tới Công Hàm Phạm Văn Đồng trong vụ kiện này là Bangladesh lập luận rằng biên giới lãnh hải đã được quyết định sau khi hai phái đoàn thương lượng của họ và Miến điện ký vào Biên bản Đồng thuận vào năm 1974 (Agreed Minutes of 1974) và vì vậy Miến điện không được quyền đi ngược lại (estopped) với những điểm đồng thuận đó. Nhưng Tòa phán rằng Biên bản này không hội đủ tiêu chuẩn pháp lý quốc tế trói buộc Miến điện mà chỉ là một dữ kiện ghi nhận những điểm thảo luận và đồng thuận trong phiên họp. Biên bản không có tính cách ràng buộc pháp lý như là một hiệp ước vì người dẫn đầu phái đoàn thương lượng của Miến điện không có thẩm quyền đại diện quốc gia ký kết Hiệp Ước có tính ràng buộc theo Điều 7 của Công Ước và Hiệp Ước Quốc tế Vienna. Hơn nữa, Biên bản này không được bên nào thông qua dưới thủ tục hiến pháp quốc gia để biến nó thành một Hiệp Ước ràng buộc cả hai bên.

Tòa Trọng tài về Luật Biển dưới Phụ lục VII

Nếu các quốc gia thành viên không đồng thuận được việc sử dụng Tòa nào thì Tòa Trọng Tài về Luật Biển được thành lập dưới Phụ Lục VII sẽ được áp dụng. Tòa này có thẩm quyền xét xử mọi tranh chấp liên quan tới Công Ước ngoại trừ những vụ kiện có tính chuyên môn ví dụ như đánh cá, bảo vệ môi trường biển, hàng hải và nghiên cứu khoa học biển. Tòa này có 5 thành viên được chọn lựa từ danh sách thẩm phán Mỗi quốc gia thành viên Công Ước đều được quyền đề cử 4 người với Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc để đưa vào danh sách thẩm phán. Khi có tranh chấp thì các bên chỉ định thẩm phán. Nếu không đồng thuận thì sẽ do Chánh Án Tòa án Quốc tế về Luật Biển chỉ định.

Như mọi người đã biết, vào ngày 30 tháng 3 năm 2004 vừa qua, Phi Luật Tân đã để đơn kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng Tài Thường trực được thành lập dưới Phụ lục VII. Đơn kiện gồm có hồ sơ dài khoảng 4000 trang và nguyên đơn yêu cầu Tòa phán quyến tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" của Trung quốc là bất hợp pháp. Tòa đã yêu cầu Trung quốc hồi đáp trước ngày 15 tháng 12 năm 2014. Cho tới nay thì Trung Quốc đã thông báo là sẽ không tham gia vụ kiện và không công nhận phiên tòa.

Tòa Trọng Tài Đặc biệt dưới Phụ lục VIII

Tòa này có thẩm quyền giới hạn và chuyên môn ví dụ như việc đánh bắt hải sản, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển hoặc hàng hải. Tòa này có sự đóng góp đáng kể của các tổ chức khoa học quốc tế chuyên môn chẳng hạn như Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Chương Trình của Liên Hiệp Quốc về Môi trường (UNEF)… Khi có tranh chấp, một hội đồng đặc biệt dựa trên danh sách chuyên viên sẽ được thành lập để xét xử và giải quyết tranh chấp.

Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration)

Tòa Trọng tài Thường trực được thành lập dưới Công Ước The Hague 1899 và 1907 và cũng có trụ sở tại The Hague Hòa Lan. Thật ra, tên gọi Tòa Trọng Tài Thường trực là không đúng vì tổ chức này không phải là một tòa án theo nghĩa ý nghĩa thông thường mà chỉ là một tổ chức quốc tế cung cấp dịch vụ tài phán và giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Tính tới tháng 2 năm 2012 thì tổ chức này có 115 thành viên. Việt nam là thành viên mới nhất gia nhập ngày 27 tháng 2 năm 2012. Tòa có văn phòng thường trực đón nhận và chuyển đơn kiện (Registry) cho các bên liên hệ trong cuộc tranh chấp.

Như đã trình bày, Phi Luật tân đã tiến hành nộp đơn kiện Trung Quốc với Tòa Trọng Tài Thường Trực được thành lập theo Phụ lục VII của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Nhưng sau đó, Trung Quốc cho biết là họ sẽ không chấp nhận và tham gia vào vụ kiện. Tuy nhiên, một Tòa Trọng tài đã được thành lập gồm có 5 thành viên là Thẩm phán Thomas A. Mensah (Chánh Án-Ghana), Thẩm phán Jean-Pierre Cot (Pháp), Thẩm phán Stanislaw Pawlak (Ba Lan), Giáo sư Alfred H.A. Soons (Hòa Lan) và Thẩm phán Rudiger Wolfrum (Đức). Tòa đã chính thức yêu cầu Trung Quốc nộp hồ sơ phản biện trước ngày 15 tháng 12 năm nay. Cho tới bây giờ thì có dấu hiệu cho thấy là Tòa sẽ vẫn tiến tới xét xử cho dù Trung Quốc không tham dự vào vụ kiện.

Các vị thẩm phán Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển thành lập dưới Phụ lục VII trong vụ kiện giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc

Tòa án nào cho tranh chấp giữa Việt Nam và Trung quốc tại Biển Đông

Tranh chấp giữa Việt Nam và Trung qUốc bao gồm tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và tổng quát hơn là tuyên bố chủ quyền 9 đoạn "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều chưa tuyên bố tham gia và công nhận thẩm quyền của Tòa án Công lý Quốc tế và vì vậy Việt Nam không có cơ sở để kiện Trung Quốc về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Tòa án Công lý Quốc tế. Trong khi đó thì Tòa án Quốc tế về Luật Biển lại không có thẩm quyền xét xử tranh chấp chủ quyền lãnh thổ hoặc lãnh hải.

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia thành viên Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam phê chuẩn Công Ước ngày 25 tháng 7 năm 1994 và Trung Quốc hai năm sau đó vào ngày 7 tháng 6 năm 1996. Trước mắt thì Việt Nam có thể tiến hành đơn kiện với Tòa án Quốc tế về Luật Biển phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan 981 gần đảo Tri Tôn và cách đảo Lý Sơn 120 hải lý là vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nếu Việt Nam và Trung Quốc không đồng thuận thủ tục pháp lý thì Việt Nam có thể nộp đơn kiện với Tòa Trọng Tài Thường trực được thành lập dưới Phụ Lục VII của Công Ước, như Phi Luật Tân đã làm. Ngoài ra Việt Nam cũng có thể tham gia nhập vào vụ kiện của Phi Luật Tân phản đối tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò của Trung Quốc. Đây là yêu sách yếu nhất của Trung Quốc vì tuyên bố này thiếu hoặc không có cơ sở pháp lý. Vì vậy cả Phi Luật Tân lẫn Việt Nam đều có cơ hội thành công cao nhất. Có thể Trung Quốc sẽ không tham gia vào vụ kiện nhưng nếu Tòa phán quyết theo yêu cầu của nguyên đơn thì sẽ có tác động mạnh mẽ về mặt chính trị và ngoại giao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như vạch rõ bộ mặt giả dối "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc trước công luận quốc tế.
Nguyễn Văn Thân
Theo Bauxite Việt Nam

Tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm như cũ?

(TBKTSG Online) - Rất có thể việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được giữ nguyên như cũ, có nghĩa sẽ tiến hành hàng năm, với ba mức như quy định trong Nghị quyết 35.
Nội dung quan trọng trong tuần họp cuối của Quốc hội lần này (kỳ 7, khóa XIII) là biểu quyết thông qua việc sửa đổi Nghị quyết 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu.
Nhiều đại biểu đề nghị, nếu không biểu quyết thống nhất được thì nên giữ nguyên như cách lấy phiếu cũ.
Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ vẫn thực hiện như cũ, thay vì sửa đổi như dự kiến? Ảnh:TL
Theo chương trình chính thức của kỳ họp, việc sửa đổi Nghị quyết 35 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày bế mạc kỳ họp (24/6). Tuy nhiên, khác với một số luật trong chương trình đã được thông qua đúng như lịch đã xếp, nội dung về việc có sửa hay không sửa Nghị quyết 35 và nếu sửa theo hướng nào lại đã và đang gây tranh luận tại Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội sửa nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm theo hướng: mỗi nhiệm kỳ Quốc hội năm năm sẽ chỉ lấy phiếu một lần vào năm thứ ba (thay cho việc lấy phiếu định kỳ hàng năm) và tiếp tục duy trì 3 mức lấy phiếu: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Tuy nhiên, kết quả thảo luận tại hội trường, tại tổ và ý kiến của các đoàn đại biểu đều cho thấy nhiều đại biểu không thống nhất với tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Rất nhiều ý kiến đề xuất mỗi nhiệm kỳ ít nhất phải lấy phiếu hai lần và chỉ cần duy trì 2 mức lấy phiếu: tín nhiệm và không tín nhiệm.
Trước ngày dự kiến biểu quyết thông qua việc sửa đổi nghị quyết này, chưa thấy Quốc hội công bố công khai kết quả thăm dò việc sửa đổi nghị quyết theo hướng nào, dù các phiếu đã được gửi đến các đại biểu Quốc hội từ tuần trước. Kể cả việc có sửa nghị quyết theo hướng nhiều đại biểu đề nghị: hai năm lấy phiếu một lần và hai mức tín nhiệm như phát biểu bên hành lang Quốc hội tuần trước của bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng Ban công tác Đại biểu (Quốc hội) đã đề cập hay không cũng là chưa rõ đã là kết luận sau cùng chưa.
Tuy nhiên, qua nhiều cuộc trao đổi với TBKTSG Online, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nếu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kết quả thăm dò tại Quốc hội vẫn còn khác xa nhau như trên thì cách tốt nhất là Quốc hội nên dừng việc biểu quyết thông qua việc sửa đổi Nghị quyết 35 vào ngày 24/6 tới, lùi nội dung sửa đổi nghị quyết đến kỳ họp thứ 8 vào cuối năm nay để xem xét lại nội dung sửa đổi cho phù hợp và tạo sự đồng thuận cao hơn.
Và để tuân thủ đúng với các quy định, Quốc hội sẽ tiếp tục tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh vào kỳ họp cuối năm (10/2014) như tinh thần Nghị quyết 35 với nội dung lấy phiếu như theo ba mức cũ. Bởi việc lấy phiếu theo cách hiện hành, dù mới thực hiện được một lần nhưng đã và đang nhận được sự đánh giá cao của cử tri và dư luận về hoạt động của Quốc hội.
Quyết định sau cùng của Quốc hội sẽ rõ vào ngày 24/6.
 Lan Nhi

Trung Quốc xuất bản bản đồ dọc xâm phạm chủ quyền 2 quần đảo Việt Nam

(GDVN) - Các thế hệ trẻ Trung Quốc sẽ tiếp tục bị chính quyền nhồi nhét những kiến thức sai lầm, tai hại hòng đạt mục đích, ý đồ bành trướng lãnh thổ của cha ông họ.
Bản đồ "Địa hình Trung Quốc" xuất bản khổ dọc, thể hiện rõ quan điểm bành trướng lãnh thổ, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sắp được đưa vào cấp tiểu học để giảng dạy.

China Times ngày 22/6 đưa tin, một nhà xuất bản ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã đi ngược lại quan niệm truyền thống của bản đồ ngang khi xuất bản 1 bản đồ dọc về địa hình Trung Quốc, trong đó đưa cả 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và bãi cạn Scarborough (mà Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát của Philippines năm 2012) vào bản đồ này.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức xuất bản bản đồ dọc khổ lớn thể hiện chiều rộng 5.200 km, chiều dài 5.500 km, đưa gần như toàn bộ Biển Đông vào trong phạm vi cái gọi là "chủ quyền" mà Bắc Kinh yêu sách, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông, bao gồm Việt Nam.

Bản đồ này được phát hành (bất hợp pháp) vào tháng 3 năm ngoái, trong đó thể hiện các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa với tỉ lệ tương đương với tỉ lệ thể hiện khu vực đại lục thay vì thể hiện thành 1 ô vuông góc phía dưới bên phải bản đồ ngang.

Những thay đổi (bất hợp pháp) trong bản đồ địa hình Trung Quốc đã thể hiện rõ những thay đổi về quan điểm của Trung Quốc từ quốc gia lục địa thành quốc gia đại dương, nhà xuất bản bản đồ (trái phép) này cho biết.

Không chỉ Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã bị Trung Quốc gom vào bản đồ của họ, ngay cả quần đảo Senkaku đang do Nhật Bản kiểm soát cũng bị giới chức Trung Quốc đưa vào bản đồ dọc này để chuẩn bị phân phối cho các trường tiểu học.

Như vậy có thể thấy tham vọng bành trướng lãnh thổ của giới chức Trung Quốc không có gì thay đổi, thậm chí nó còn được đẩy mạnh. Các thế hệ trẻ Trung Quốc sẽ tiếp tục bị chính quyền nhồi nhét những kiến thức sai lầm, tai hại hòng đạt mục đích, ý đồ bành trướng lãnh thổ của cha ông họ
Hồng Thủy

Mua điện gấp 3 giá thường: Kẻ nào nối giáo cho Trung Quốc?

Phản nghịch

Khác hẳn với làn sóng “thủy triều đỏ Trung Hoa” những năm trước, con sóng cuồng bạo tàn dập mang tên HD 981 vào năm nay đã làm rách toạc đáy con thuyền chính trị Việt Nam vốn đã mục nát, khiến bục tung những khoảng tối tăm bẩn thỉu bị khuất tất lâu ngày.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từng được một tờ báo Anh vinh phong là “cậm ấm hư hỏng” do người mẹ đỡ đầu của nó là Bộ Công thương, là tiếp dẫn ngoan ngoãn vô song cho chiến dịch tiếp tay cho Trung Quốc đến mức phản nghịch tình dân tộc.

Đất Việt - tờ báo của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và là một trong những xung kích phản biện vượt qua sợ hãi nhất trong hệ thống truyền thông nhà nước - mới đây đã cùng với GS TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội - hé lộ một “bí mật quốc gia”: từ nhiều năm qua, EVN đã mua điện từ các doanh nghiệp Trung Quốc với giá gấp đến 3 lần mức thông thường của doanh nghiệp Việt Nam.
Thậm chí, EVN mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, vin vào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thái độ kinh doanh bất chấp này đã bất chấp một thực tế là trong thời gian gần đây, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam. Nhưng bởi lối hành xử đầy ngờ vực, EVN đã cố tâm mua điện trong nước với giá chỉ bằng 1/3 giá mua điện của Trung Quốc, kèm theo các điều kiện rất khắt khe.
Đến năm 2013, giới chuyên gia phản biện độc lập đã không còn giữ nổi bình thản: một lượng lớn điện thương phẩm mua từ Trung Quốc với giá cao và có xu hướng tăng nhanh những năm gần đây đã làm méo mó quá nhiều thị trường điện.
Cơ chế độc quyền vong bản đã phát triển đến mức trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất điện của Việt Nam sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện, khi suốt từ năm 2011 khi báo chí Việt Nam dồn dập phẫn nộ trực chỉ vào trách nhiệm của EVN về quan điểm “người Việt dùng hàng Trung”, doanh nghiệp thuộc loại độc trị theo cung cách thời chủ nghĩa tư bản dã man này vẫn quay mặt làm ngơ với hình ảnh tàu Bình Minh bị Trung Quốc cắt cáp và ngư dân Việt bị người “đồng chí tốt” đẩy vào vòng khốn quẫn ngay trên vùng biển quê hương.
Bởi từ một góc nhìn khác, ai cũng biết Trung Quốc sở hữu khối doanh nghiệp có biệt tài “quà cáp” hẩu nhất thế giới.
Ai phải bù lỗ và gánh nợ?
Ở Việt Nam, EVN là một trong những dẫn chứng sống động và dối trá nhất về việc người ta đã mượn lý thuyết kinh tế chỉ huy thời chiến để trục lợi như thế nào vào thời bình. Trong điều kiện nền chính trị độc đảng, thủ đoạn lợi dụng càng trở nên thâm ý hơn. Độc quyền và đặc lợi cũng vì thế đồng nghĩa với tội đồ, đối với nền kinh tế và đời sống dân sinh.
Với trường hợp EVN, đó chính là tội ác.
Năm 2011, vào lúc nền kinh tế Việt Nam dợm chân vào suy thoái, sự đổ bể của hai thị trường chứng khoán và bất động sản đã kéo theo một phát minh không tiền khoáng hậu kể từ thời mở cửa 1990: những doanh nghiệp nhà nước đặc trưng bởi chủ thuyết “giá chỉ có tăng chứ không giảm” như EVN và Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) đã tạo thành cặp song sinh có chung hậu môn. Hàng loạt chiến dịch đầu tư trái ngành của các tập đoàn này vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm rốt cuộc đã tích đọng gánh nợ đến trên 40.000 tỷ đồng.
Trong suốt ba năm qua, toàn bộ số nợ nần đó đã được EVN và Petrolimex tuồn qua tuyến đại tràng để đổ lên đầu người dân đóng thuế.
Nhưng cũng trong suốt ba năm qua, bất chấp những đợt tăng giá điện vô tội vạ của EVN, đã không có bất cứ cuộc kiểm tra nào được làm tới nơi tới chốn. Tất cả những dấu hiệu khuất lấp về tài chính và số lương “nghèo khổ” ít nhất vài chục triệu đồng theo đầu người ở tập đoàn này mà dư luận bức xúc từ năm 2011, đã hầu như không bị cơ quan chủ quản của EVN là Bộ Công thương phản cảm. Không những thế, những lãnh đạo cao nhất của Bộ Công thương như ông Vũ Huy Hoàng vẫn không ngơi nghỉ một chiến dịch khác: PR cho “cậu ấm hư hỏng” của mình.
Đó là một dạng PR không mới, nhưng lại chỉ được dư luận người dân Việt đặt tên chính thức từ năm 2012: PR chính sách. Chủ thể của hoạt động này chính là cái tên “nhóm thân hữu” - một chủ đề mà chưa một ủy viên bộ chính trị nào đủ can đảm hay liêm sỉ để mổ xẻ trước bàn dân thiên hạ.
Cũng không quá khó hiểu là những động thái PR chính sách đã xuất hiện không ít lần, kể cả ở cấp Chính phủ.
Nhóm thân hữu, về bản chất, lại có mối quan hệ ruột rà và móc xích giữa các chính khách ở các cấp khác nhau, từ dưới lên và từ trên xuống. Trong từng trải của người dân Việt Nam, thực tế sinh tồn của các doanh nghiệp lệ thuộc vào chính sách từ nhiều năm qua đã chứng tỏ một nguyên tắc bất thành văn: chỉ có chính sách mới tạo ra được lợi nhuận; để đến lượt mình, lợi nhuận phải quay lại “nuôi” chính sách.
Cũng là “nuôi” các chính khách.
Công nghệ “giết sống”
Giá xăng dầu và điện lực phi mã tất yếu dẫn đến lạm phát đội mồ sống dậy. Trong thực tế, chỉ số tiêu dùng CPI bị tác động không nhỏ và lập tức kích hoạt hàng loạt đợt tăng giá của hàng tiêu dùng, thực phẩm, giá vận tải hành khách và hàng hóa, giá nhà trọ…, làm khốn khó hơn cho đời sống công nhân và dân nghèo vốn đã quá khó khăn.
Đời sống dân sinh ấy cũng liên đới quá đỗi hữu cơ với íty nhất 80% lực lượng vũ trang và gần 3 triệu công chức viên chức nhà nước. Vài năm gần đây, ngay cả cảnh sát giao thông còn bị “đói” thì giới nhân viên an ninh không than thở mới là chuyện lạ.
Thế nhưng đối mặt với tất cả những trớ trêu và nghịch lý tận cùng ấy, lãnh đạo Bộ Công Thương vẫn hầu như khóa khẩu, trong khi vài ba viên chức cấp vụ của bộ này vẫn cố gắng “an dân” bằng thuyết minh việc tăng giá xăng dầu và điện không ảnh hưởng nhiều đến CPI.
Nhưng vào năm 2013, một cuộc thanh tra của Thanh tra chính phủ đã phát hiện trong bảng giá thành của mình, EVN đã hạch toán cả các công trình xây bể bơi, sân tennis và biệt thự vào giá bán điện. Giá bán điện lại được phổ cập cho mặt bằng dân trí thấp kém trong dân chúng. Và thêm một lần nữa, người ta có được bằng chứng về cái được coi là “trận đánh đẹp” của EVN: cuộc chiến bù lỗ vào dân.
Sau khi tăng giá liên tục trong ba năm qua, nợ ngân hàng của EVN đã được rút bớt. Nhưng chỉ là bớt một ít. Với hơn 30.000 tỷ đồng thất bát từ đầu tư trái ngành, EVN luôn phải đối mặt với tương lai phá sản nếu không thanh toán được cho các chủ nợ.
Trong khi đó, một con số lần đầu tiên được công bố là EVN chính là doanh nghiệp vay nợ ngân hàng lớn nhất Việt Nam, với hơn 118.000 tỷ đồng. Đây là mức dư nợ lớn nhất mà hệ thống ngân hàng dành ưu ái cho một tập đoàn nhà nước.
Với nợ nần khổng lồ và số lỗ do đầu tư trái ngành, người ta ước tính EVN phải tăng giá điện liên tục đến năm 2017-2018 thì mới may ra “hòa vốn”.
Thế nhưng cái điểm hòa vốn ăn thịt lẫn nhau ấy lại có thể khiến những người dân nghèo nhất phải quyên sinh. Bởi theo nguyên lý từ thời tư bản dã man, nếu doanh nghiệp độc quyền có được lợi nhuận, nhân dân chắc chắn phải mất đi phần lớn thu nhập của mình; còn nếu doanh nghiệp độc quyền hòa vốn, nhân dân phải chịu lỗ hoặc phá sản.
Không chỉ mất tài sản, người dân còn phải trả giá bằng cả sinh mạng bởi lối hành xử vô lương tâm của những quan chức độc quyền nhà nước. Vụ xả lũ đồng loạt của 15 nhà máy thủy điện ở miền Trung vào cuối năm 2013 đã “giết sống” đến năm chục mạng người nghèo nơi rốn lũ.
Tất cả đều biết cấp trên trực tiếp của các nhà máy thủy điện là EVN, còn thủ trưởng trực tiếp của EVN là Bộ Công thương. Tuy nhiên sau vụ “giết sống” trên, nhiều phóng viên báo chí quốc doanh đành nuốt nhục vì bị cơ quan tuyên giáo “chặn họng”. Nhân quả là đã không có bất kỳ một quan chức vô cảm và vô trách nhiệm nào phải đối mặt với vành móng ngựa, mặc dù chính vào lúc người dân chết chìm trong nước lũ xả trắng mênh mông, Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng còn bận “công du “ ở nước ngoài.
Tán tận lương tâm chắc chắn là từ ngữ hiển thị đầy đủ nhất tâm địa của các doanh nghiệp độc quyền và những quan chức “tận Trung” trong những năm suy thoái kinh tế qua. Kinh tế càng xuống dốc, đời sống người dân càng túng quẫn, thái độ sống chết mặc bay càng lên ngôi, chủ nghĩa thực dụng, lợi nhuận và vong quốc càng “hiển thánh”.
Tận Trung: Kẻ nào nối giáo?
Hãy trở về với câu chuyện tán tận lương tâm dân tộc khi EVN mua điện Trung Quốc cao gấp 3 lần giá bình thường.
Một lần nữa, báo chí nhà nước bùng lên câu hỏi: Những ràng buộc có nghi vấn trong hợp đồng mua bán điện với Trung Quốc và sự cố Hiệp Hòa liên quan tới việc sử dụng thiết bị Trung Quốc mới đây khiến dư luận đặt nghi ngờ về sự hiện diện quá lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam. Phải lý giải điều này như thế nào, khi mà thiết bị Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém, bãi rác công nghệ của thế giới? Liệu có thể đặt nghi vấn về lợi ích nhóm trong việc này?
Ông Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển khẳng định: Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay và thiếu minh bạch trong kinh doanh trên thị trường điện ở Việt Nam, trách nhiệm trong việc này trước hết là do chính cơ chế quản lý kiểu bộ chủ quản lâu nay không được thay đổi, tiếp đó là các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành điện mà cụ thể là Bộ Công thương và cả EVN trong tổ chức và quản lý điện Việt Nam. Mấu chốt của vấn đề phải là nhanh chóng xóa bỏ tình trạng độc quyền của EVN, chấm dứt tình trạng một tay nắm cả mua bán, phân phối, điều độ…
Nhưng xem ra, những câu hỏi trên vẫn còn quá hiền lành trong bối cảnh quyền tự do báo chí vẫn trong “bước đi đầu tiên của thời kỳ đầu tiên của giai đoạn quá độ” ở Việt Nam.
Bởi trong tận cùng của bản chất, tán tận lương tâm quan chức và hậu quả của nó không thể không liên quan đến trách nhiệm của giới lãnh đạo chính phủ, những người đã im lặng hoặc “bật đèn xanh” cho EVN gây nên các chiến dịch tăng giá quốc nội và giảm giá quốc ngoại.
Sau ba năm kể từ lúc các chiến dịch “thủ ác” được kích phát dồn dập và bất chấp oán thán dân tình, kẻ tội đồ EVN đã có đủ thời gian chứng tỏ nó có năng lực gây ra tội ác ghê gớm đến thế nào, kể cả thành tích nối giáo ngoại xâm kinh tế.
Không chỉ bị lên án dữ dội bởi dư luận trong nước, khối u độc quyền doanh nghiệp quốc doanh ở Việt Nam còn bị nhiều chính phủ xã hội dân sự trên thế giới và các tổ chức quốc tế chỉ trích kịch liệt, bởi hiện trạng bệnh hoạn đó đi ngược lại với những cam kết về “xóa độc quyền và hoàn thiện nền kinh tế thị trường” mà Chính phủ Việt Nam đã hùng dũng cam kết trước cộng đồng quốc tế.
Hiện trạng bệnh hoạn trên lại không thể xa cách với bản thông điệp đầu năm 2014 của người đứng đầu chính phủ. Đã sáu tháng trôi qua, cam kết “xóa độc quyền” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không còn mang tăm hơi nào của một thứ quyết tâm sủi bọt.
Phạm Chí Dũng
Tác giả gửi BVN

Dương Vũ - Ai đang làm khánh kiệt đất nước? (phần 6)

Dân Luận: Những thông tin trong bài viết này chúng tôi không có điều kiện để kiểm chứng do vậy xin bạn đọc Dân Luận hãy thận trọng khi sử dụng những thông tin được cung cấp ở đây.
Trước khi quay trở lại một số vấn đề liên quan đến ngân hàng và công an, xin thông tin về việc liên quan đến Cục Trưởng Tài Chính Bộ Quốc Phòng Trung Tướng Phạm Quang Vinh.

Sắp tới đây, Bộ Chính Trị sẽ nghe Phùng Quang Thanh báo cáo về việc bỏ trốn của Phạm Quang Vinh đến nay không hề thấy tăm hơi đâu đồng thời nghe báo cáo về việc thụt kẹt và lình xình tiền nong ở Cục Tài Chính. Tiền nong thanh toán đang là vấn đề căng thẳng trong quân đội. Các tư lệnh rất bực mình và căng thẳng vì tiền không được giải ngân. Việc xin tiền của các đơn vị như đi ăn xin. Nhiều tướng lĩnh phải thốt lên, đi lấy tiền nuôi quân bằng tiền của dân mà cứ như đi ăn xin và họ cảm thấy rất nhục nhã về việc này.
Tiền, vàng và ngân hàng

Sự việc liên quan đến cửa hàng vàng Hoàng Mai đã bộc lộ rõ bản chất ăn cướp của những kẻ mang danh công quyền.

Sự việc diễn ra ngày 24 tháng 4 thì trước đó ngày 22 tháng 4 công an đã đề xuất và ngày 23 tháng 4, chủ tịch Quận Bình Thạnh đã ký quyết định cho khám xét. Rồi thì họ cũng nặn ra cái gọi là nhân chứng Lê Tấn Hiệp nhưng camera lưu giữ hình ảnh chả có hình ảnh nào chứng minh cho hành vi này. Cũng chả có 100 USD nào cả. Cái mà người ta gọi là vật chứng 100 USD chính là tiền từ trong két sắt của bà Hoàng Mai mà công an bắt bà phải mở két khi bà từ ngoài đi về.

Rồi thì cả cái biên bản vi phạm cũng được lập ngày 19 tháng 5, tức sau gần 1 tháng mà chả có chữ ký của người vi phạm. Cái mà người ta gọi là người vi phạm cũng chả biết cái biên bản đó thế nào.

Rồi thì họ căn cứ theo các quy định pháp luật mà điều khoản áp dụng cao nhất trong nghị định 95/2011 NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 2020/2004 NĐ-CP cũng chỉ là phạt cho hành vi vi phạm hành chính trong trong lĩnh vực tiền tệ và hoat động ngân hàng, hành vi mua bán, thanh toán, cho vay ngoại tệ với nhau là từ 50-100 triệu thì họ phạt những 400 triệu đồng.

Một hình thức cố tình bao biện cho hành vi ăn cướp bất thành. Và có thể nói ngắn gọn là cướp bằng được.
Tại sao lại cố tình cướp như vậy?

Để chứng minh cho một quyết định nào đó thì người ta cố phải tìm ra những hành vi, việc làm nào đó chứng mình rằng, quyết định của họ là đúng đắn. Họ chứng mình ở hành vi mua bán ngoại tệ xong lại thu giữ vàng và muốn dằn mặt hệ thống buôn bán vàng trải dài khắp cả nước và thông điệp mà giới buôn vàng nhận thấy là nguy cơ bị cướp đang cận kề. Vi phạm buôn ngoại tệ (nếu có) mà lại đi khám và thu giữ vàng (sau đó buộc phải trả lại khi bị phanh phui).

Ở một đất nước mà vàng được coi là công cụ dự trữ an toàn và là ưu tiên số một cho sự tích cóp thì vàng chính là miếng mồi béo bở cho những hành vi cướp bóc.

Tập đoàn lợi ích của Nguyễn Văn Bình cố chứng minh rằng cần phải cấm buôn bán vàng tự do để ổn định thị trường thì lực lượng công an các cấp sẽ ra tay bảo vệ chính sách đó. Đó là cơ hội không thể tốt hơn cho đám sai nha công quyền tranh thủ cơ hội cướp của nhân dân.

Thực ra bà Hoàng Mai may mắn bởi truyền thông đã mang sự uất ức trong dân chúng về vụ việc đứng ra bảo vệ cho bà ấy chứ không thì bà ấy đã là nạn nhân xấu số bị dìm xác mà không hề thất tăm hơi. Công an thì rất thích sử dụng công cụ cấm đoán để ra tay trục lợi.

Ở vụ việc trên cần nhận thấy hai vấn đề. Vấn đề của việc thâu tóm lợi ích từ vàng và vấn đề trục lợi của công an.

Về việc thay đổi chính sách với vàng, Nguyễn Văn Bình đưa thương hiệu SJC thành vàng thương hiệu quốc gia. Rồi thì thâu tóm vàng trôi nổi, nhập lậu đem đóng dấu thì mỗi một lượng ăn ra 4 triệu đồng.

Ở đầu nhiệm kỳ, Nguyễn Văn Bình tuyên bố nếu chênh lệch vàng thế giới và trong nước trên 400 ngàn đồng/lượng là điều bất bình thường và Bình hứa đưa về dưới mức đó thì nay Bình Ruồi tuyên bố mức chênh hơn 4 triệu vnd/lượng là bình thường. Vậy thì tuyên bố tiền hậu bất nhất, nói ra rồi lại liếm của Bình có được cho là bình thường?

Với Bình, chả phải lo lắng điều gì. Bình tuyên bố: 500 đại biểu quốc hội không ai đủ trình độ để đối đáp với Bình về chính sách tiền tệ cả.

Về phía Chính Phủ, Thủ Tướng phải để Bình đọc và sửa tất cả những phần nào trong các báo cáo liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ.

Rồi đây, Thủ Tướng còn đề xuất đưa Bình lên cao hơn. Có 7 ứng viên cho việc lựa chọn 5 vị trí Phó Thủ Tướng nhiệm kỳ tới có tên Bình cùng những cái tên mới khác như Đinh La Thăng, Đinh Tiến Dũng và Trịnh Đình Dũng.

Việc kiểm soát vàng theo kiểu này chính xác là một hành vi cực kỳ mafia mà Báo Thanh Niên đã tố cáo để rồi Bình yêu cầu Bộ Công An khởi tố người viết và Báo Thanh Niên.

Thủ tướng còn quyết định cấm Hải Quan kiểm hóa việc nhập vàng của nhóm lợi ích này. Và không ai khác, Bình đưa anh ruột mình là Nguyễn Văn Thành tham gia vào lĩnh vực béo bở này.

Việc điều hành chính sách tiền tệ theo kiểu mafia của Bình bị Đặng Thị Hoàng Yến tố cáo trước Quốc Hội để rồi Yến phải trả giá cho sinh mạng chính trị của mình (mất chân đại biểu quốc hội) cũng như sự đe dọa đến cả sự an toàn tính mạng (phải trốn đi Mỹ).

Không phải Yến không có thông tin và cơ sở lý luận cho hành vi của Bình Ruồi.

Vào thời điểm khi còn là Thứ Trưởng Bộ Công An, theo sự chỉ đạo của anh Ba X, Phạm Minh Chính đã phải sang Nga điều đình để phía Nga bỏ qua cho hành vi rửa tiền lên đến 500 triệu USD của Bình mà phía Nga yêu cầu Việt Nam bắt và dẫn độ Bình về Nga. Chính phải sang Nga 2 lần mới thành công trong việc mặc cả với Nga bỏ qua cho hành vi của Bình.

Việc để nền kinh tế kiệt quệ như ngày hôm nay, nợ xấu cao, doanh nghiệp không tiếp cận nguồn vốn nhưng Bình vẫn phát biểu rất lạc quan và cho rằng mọi chuyện rất ổn. Khi bắt đầu kỳ họp Quốc Hội lần này, Bình tuyên bố tiền đồng ổn định và không có lý do điều chỉnh tỷ giá. Nhưng chỉ khi phiên chất vấn của Quốc Hội kết thúc, thậm chí cả khi Quốc Hội vẫn đang họp, Bình đã cho phá giá tiền đồng, điều chỉnh tỷ giá thay đổi. Đúng là hành động của Bình được mô tả như vừa nhổ ra đã liếm ngay tại chỗ. Và Bình không coi các đại biểu Quốc Hội là cái gì. Với Bình, 500 đại biểu Quốc Hội chỉ là nghị gật. Không có gì phải quan tâm.

Sở dĩ, Bình thoát được sự “sát hạch” của Quốc Hội bởi Bình và lớn hơn Bình là Ba X đã bắt Sinh Hùng làm “con tin”. Những sân sau của Sinh Hùng bị kiểm soát đặc biệt. Việc một lần nữa sử dụng con nuôi của Nguyễn Văn Hưởng là Hưng Tano để bắt Phúc Bảo Việt, một đệ tử của Sinh Hùng cho thấy, nhóm Bình và Ba X rất biết sử dụng các đòn “dưới thắt lưng”. Xin nhắc lại là Hưng Tano chính là kẻ đã hối lộ để cài bẫy vợ chồng Nguyễn Văn Chi (Trưởng Ban Kiểm Tra Trung Ương khóa trước) và vợ là Nguyễn Thị Thủy -(Phó Chủ tịch Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam) để mặc cả và thoát được vụ Vinashin trước đây.

Cũng như đối với Vinashin, Bình Ruồi giúp Ba X xóa nợ, dãn nợ và khoanh nợ cho Vinashin thì nay, một lần nữa, Ba X đã ký quyết định và giao Bình thực hiện việc xóa nợ 40 ngàn tỷ cho Vinalines. Thuyền trưởng X và thuyền phó Ruồi đã và đang từ từ xóa đi dấu vết của những con tàu nát mà các anh đã đánh đắm. Chúng tôi đã có trong tay văn bản này, một ngày không xa, chúng tôi sẽ thông tin đầy đủ để hầu quý vị.

Quay trở lại việc Bình nhởn nhơ với các chỉ trích của dư luận cũng như của Quốc Hội, Bình đã dùng một lãnh đạo cấp vụ/cục của Ngân Hàng Nhà Nước tên Hòa (hoặc Hà), một người gốc Thanh Hóa lobby Phạm Quang Nghị hòng dùng ảnh hưởng tới các thành viên Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Hà Nội nhưng cũng đồng thời thêm một phiếu ủng hộ cho việc trở thành Phó Thủ Tướng nhiệm kỳ tới. Không chế Sinh Hùng bằng việc kiểm soát các đệ tử cũng như nhận được sự ủng hộ của Phó Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Như vậy, về phía Bình Ruồi, việc sử dụng tối đa các mối quan hệ và bổ nhiệm những vị trí khác nhau của con cái lãnh đạo cao cấp hoặc có vai trò với Bình đã giúp Bình giải quyết mọi vấn đề.

Về phía Thanh Tra Chính Phủ, Bình bổ nhiệm vụ phó đối với Tạ Thành Long, con trai ông Tạ Hữu Thanh, cố Tổng Thanh Tra Chính Phủ cũng như Bình kiểm soát được khoản nợ khoảng 1000 tỷ của vợ Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ Ngô Văn Khánh đối với Ngân Hàng Nông Nghiệp giúp Bình có được sự an toàn đối với phía Thanh Tra.

Bình Ruồi bổ nhiệm con trai trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa là Tô Huy Vũ là Vụ phó một vụ của Ngân Hàng Nhà Nước. Con trai cố Bộ trưởng Công An Lê Minh Hương là Lê Minh Hưng làm Phó Thống Đốc. Con gái Đoàn Mạnh Giao làm Vụ trưởng Vụ Quan Hệ Quốc Tế. Con trai thứ trưởng Công An Bùi Nam cũng đang là nhân viên của Bình.

Nhưng đặc biệt có một chân bổ nhiệm chỉ để lo lobby báo chí. Đó là Phó Thống Đốc Đào Minh Tú. Tú chỉ lo mỗi việc take care và lobby báo chí. Cụ thể là việc dùng Truyền Hình Quốc Gia VTV làm công cụ tuyên truyền cho Bình. Cô Lê Bình, dưới sự bảo kê của Trần Bình Minh, Lê Bình là công cụ đắc lực của Bình Ruồi trong việc tuyên truyền đến quốc dân đồng bào những gì Bình muốn nói. Bình nói trên sóng quốc gia về một màu toàn hồng cho nền kinh tế thì chỉ vài ngày sau Bình Ruồi sẵn sàng làm ngược lại.

Bên cạnh việc hợp thức hóa buôn lậu vàng và độc quyền lợi ích nhóm về vàng, Bình còn có thế mạnh là rửa tiền và chuyển tiền ra nước ngoài. Trước đây, việc chuyển tiền qua biên giới, Bình làm việc có sự hợp tác với Tổng Cục 2. Tuy nhiên, gần đây, nhận thấy việc làm đó của Bình là vi phạm pháp luật thì TC2 đã dừng nhưng Bình thì không dừng. Có hai kênh chuyển tiền chính là Vietinbank và Bidv cũng một số đầu mối khác. Chả thế mà Công An Hà Nội đã từng bắt một lô hàng trong đó đựng 1 triệu USD của Techcombank chuyển qua đường hàng không nhưng rồi vụ việc rơi vào im lặng. Chả thế mà đại diện của các ngân hàng này ở nước ngoài sống như những ông Hoàng bà Chúa một cách xa hoa tại thủ đô của các nước tư bản lớn. Rồi những dòng tiền này lại quay trở lại Việt Nam mua các tài sản mà theo chỉ đạo của anh Ba X là phải cổ phần hóa càng sớm càng tốt và càng nhiều càng tốt. Và một ngày không xa, tài sản thuộc sở hữu nhà nước sẽ không còn gì cả, không cánh mà bay.
Vấn đề thứ hai là vấn đề liên quan đến vai trò của Công An

Bình làm được và tồn tại được là có sự tiếp tay và trục lợi của những sai nha thích dựa vào những yếu kém và kẽ hở của luật pháp. Tất nhiên sự đồng lòng bảo vệ nhau của cả hệ thống công an.

Nếu như BBC đưa ra thông tin liên quan đến một trợ lý mà ai cũng hiểu là nhắm đến Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang thì thay vì đứng ra công bố rõ ràng và minh bạch thông tin, Trần Đại Quang cho khởi tố cả cơ quan truyền thông nước ngoài là BBC. Công An rất thích dùng khởi tố làm công cụ của trấn áp những ý kiến nào ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Rồi thì việc Báo Pháp Luật Xã Hội tường thuật lại phiên tòa xử Bầu Kiên trích dẫn lời các luật sư nói Gtel, một công ty của Bộ Công An cũng làm ăn không phép. Ngay lập tức cũng bị khởi tố. Nhưng liệu cứ khởi tố như vậy có bịt được miệng dư luận khi đưa những thông tin tham ô tham nhũng và làm ăn bậy bạ của họ ra ngoài ánh sáng không? Dù họ có bất chấp và sẵn sang ngồi xổm lên dư luận thì thông tin minh bạch và sẵn sang chấp nhận gian nan của những người yêu nước tiến bộ sẽ lật rõ bộ mặt của những kẻ đang đục khoét và phá hoại đất nước.

Và người dân càng hiểu rõ thêm bộ mặt thật của những kẻ đang đứng đầu trong lực lượng công an.

Nếu như người dân chỉ cần động đến cái lông chân của một kẻ vô danh tiểu tốt trong ngành công an thì sẽ phải trả giá bằng nhiều năm tù. Nhưng công an cướp bóc, giết người vẫn sẽ được bảo vệ. Nhiều người dân bị chết oan trong đồn công an mà chả ai phải chịu trách nhiệm.

Ngày 12.6.2014, liên ngành Tòa Án, Viện Kiểm Sát và Công An họp án về việc bắt hay không bắt 2 cán bộ công an đã làm sai lệch hồ sơ vụ án liên quan đến hoa hậu quý bà Trương Thị Tuyết Nga của Bệnh Viện Vũ Anh vì lừa đảo. Hai viên công an này một ăn 10 tỷ và một ăn 1,7 tỷ của Tuyết Nga để làm sai lệch vụ án giúp Tuyết Nga không bị bắt. Vụ việc bị phanh phui và 3 bên họp để quyết định có bắt hay không.

Thứ trưởng Công An Lê Quý Vương phát biểu là ai thì cũng cần phải bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật thì Phan Văn Vĩnh đứng lên phản đối, không cho bắt.

Vĩnh chột nói: tôi và anh Vương như nhau, cùng được Thủ Tướng quyết định bổ nhiệm. Anh Vương không hơn gì tôi. Anh Vương phát biểu là ý kiến cá nhân anh Vương. Tôi là Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm, đứng đầu lực lượng cảnh sát và là thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra. Ý kiến của tôi là ý kiến của người đứng đầu và đại diện cho cơ quan cảnh sát điều tra. Tôi phản đối anh Vương và tôi không đồng ý bắt.

Với cách làm như Vĩnh chột, sẽ không có công an nào bị bắt cả.

Mọi án từ, Vĩnh chột báo cáo thẳng Đại Quang và cả hai quyết định mọi chuyện.

Trần Đại Quang vô hiệu hóa các thứ trưởng cho dù họ đều là đệ tử của anh Ba X. Đại Quang sử dụng hai Tổng Cục Trưởng và là thủ trưởng hai cơ quan điều tra là Hoàng Kông Tư và Phan Văn Vĩnh. Đại Quang trấn áp mọi thành phần bằng công cụ truy tố mà hai cơ quan này thực hiện. Phía Viện Kiểm Sát đã có Bùi Mạnh Cường và Trần Công Phàn cùng dân Nam Định hỗ trợ.

Đại Quang đang Nam Định hóa những vị trí chủ chốt của lực lượng điều tra.

Trần Đại Quang đuổi Chánh văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra, một cục trưởng giỏi là Lê Đình Nhường về Thái Bình để thay thế bằng một người Nam Định là phó giám đốc công an Nam Định tên Hưng.

Đại Quang giao cho Cục Trưởng Cảnh Sát Kinh Tế Nguyễn Đức Thịnh mọi công việc liên quan đến kinh tế, chức vụ và tham ô tham nhũng đều do Cục này làm mà không giao cho Cục phòng chống tham nhũng của thiếu tướng Trần Đăng Yến làm. (Thiếu tướng Yến là người Lạng Sơn, không phải Nam Định).

Nhưng một điều cực kỳ nguy hiểm là Đại Quang hành chính hóa C55, Văn Phòng cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol. Chuyển toàn bộ đơn vị này về V12 (Cục Quan hệ Quốc Tế). Tức là Việt Nam chỉ tham gia phần việc có liên quan đến tội phạm quốc tế ở mức như mọi giao lưu quốc tế bình thường mà không phải là một cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm. C55 bị trả thù vì việc C55 đã có văn bản trả lời của phía Mỹ về việc con rể của Ba X là doanh nhân Henry Nguyen (Nguyễn Bảo Hoàng) không chuyển một đồng xu nào về nước và số tiền 3000 tỷ trong Bản Việt là của Nguyễn Thanh Phượng chứ không phải của Bảo Hoàng.

Một phó giám đốc khác của Nam Đinh là Hoàng Thọ Mạnh được điều về Bộ.

Cố vấn cho Trần Đại Quang về truyền thông là Hồng Vinh, cựu phó ban tuyên giáo, cựu tổng biên tập báo Nhân Dân, một người Nam Định. Hồng Vinh viết hoặc ít nhất là biên tập cho các phát biểu của Đại Quang. Đồng thời trợ giúp cho Quang có một người Nam Định khác là Đinh Thế Huynh.

Nhưng tất cả những cái đó để làm gì ngoài mục đích đảm bảo an toàn cho mọi hành vi cướp bóc của phe nhóm này mà Quang có phần và có trách nhiệm bảo vệ?

Đại Quang có một đệ tử tên Lịch ở Bắc Giang. Lịch có giấy phép khai thác than ở Bắc Giang. Nhưng ai cũng biết, ở Bắc Giang có than nhưng chưa khai thác công nghiệp được. Vì thế Lịch thu gom than thổ phỉ để bán cho Trung Quốc.

Trước đây, việc thu phí các tuyến đường cao tốc do tập đoàn Hải Châu thu. Đây là tập đoàn có quan hệ với gia đình Ba X.

Gần đây việc thu này thuộc về công ty Yên Khánh. Chủ công ty là em con dì ruột Trần Đại Quang tên là Hạp. Công ty này thu tuyến Cầu Giẽ Ninh Bình, tuyến Thành Phố Hồ Chí Minh – Trung Lương.

Đây là một miếng mồi béo bở. Và vì là thu thuê trên tuyến Cầu Giẽ Ninh Bình mà Hạp chỉ đạo rút riêng ra ngoài sổ sách 200 triệu đồng mỗi ngày và xóa toàn bộ giữ liệu lưu trữ. Chả thế mà chỉ sau 2 tháng, Hạp đã mua hẳn hai chiếc xe Bentley cho hai bố con. Giá mỗi chiếc cũng hơn 10 tỷ.

Cũng vì thấy sự béo bở mà Tô Dũng, em ruột Tô Lâm cũng đòi thu phí tuyến Hà Nội Lào Cai. (Tô Dũng là chủ của công ty Xuân Cầu, một đại lý buôn xe máy Piaggio). Tô Dũng cũng là người đứng tên cho Tô Lâm với dự án đất 1200ha ở Văn Giang, bên cạnh Ecopark.

Hệ thống công an thì tha hóa. Luôn mang chờ mọi cơ hội để cướp bóc. Đại Quang và dàn lãnh đạo các cấp không lo làm việc, bảo vệ dân chúng, bảo vệ pháp luật mà chỉ lo cướp bóc. Có vấn đề gì lại đổ lỗi cho Việt Tân.

Thiệt hại cho vụ đập phá gần đây mà nhà đầu tư thiệt hại và chính phủ Việt Nam phải đền là 20 ngàn tỷ ở Bình Dương, 10 ngàn tỷ ở Đồng Nai và Vũng Áng. Ở các nước văn minh, Bộ Trưởng Công An, các thứ trưởng, giám đốc công an các tỉnh trên phải bị ít nhất là mất chức cho đến phải ra tòa. Nhưng Công An đã kịp đổ cho Việt Tân. Họ kết tội 3 người của Việt Tân đã đến gặp luật sư Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội để lấy 300 USD mua cờ, in truyền đơn và xúi giục gây bạo loạn ở các khu công nghiệp.

Khi xảy ra, công an các địa phương này không hề có một hành động bảo vệ hay ngăn cản sự phá hoại nào.

Với 3 người, sử dụng ngân sách 300 đô la Mỹ, gây thiệt hại 30 ngàn tỷ (1.5 tỷ đô la Mỹ) trên ít nhất 3 tỉnh (Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh), chắc Việt Tân và 3 thành viên kia hẳn là siêu việt nếu như không muốn nói là trí tưởng tượng của lực lượng an ninh Việt Nam quá vỹ đại.

Trước khi kết thúc chúng tôi xin thông tin thêm về công ty sổ xố điện toán, nơi mà mỗi năm bỏ túi vài trăm triệu đô la đó là của Nguyễn Thanh Phượng, Hưng Tano và của Hoa Lâm Bình Định (tức Trịnh Thị Lâm), người huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Nhưng chúng ta cần biết, việc thông tin để dân chúng biết rõ bản chất thật của những kẻ đang làm khánh kiệt đất nước và cùng nhau đứng lên vạch mặt, tố cáo và phải tiêu diệt chúng. Chúng ta không thể mong chờ thứ lý thuyết suông kiểu như phê và tự phê hòng mong chúng tự sửa chữa. Chúng ta không thể mong chờ, dưới sự dẫn dắt của những kẻ lú lẫn mà có thể tiêu diệt được những con sâu bọ. Càng có cơ hội, càng quyền lực thì chúng càng tha hóa.

Vì thế, chúng ta biết sự thật và phải cùng nhau tự giải phóng khỏi áp bức của những kẻ đang ngày đêm phá hoại đất nước này.
Dương Vũ 
(Dân luận)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét